Ngày 17-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Kitô – Vua của người sống đời phục vụ
Lm Jude Siciliano, OP
06:31 17/11/2011
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN A - LỄ CHÚA KITÔ VUA
Êdêkien 34: 11-12, 15-17; Tv 23; 1Côrintô 15: 20-26, 28; Matthêu 25: 31-46

Quý vị đã bao giờ đi dự một buổi họp không có lịch trình rõ ràng và tổ chức bết bát chưa? Trong lúc bực tức quý vị có muốn hỏi: “Ai chịu trách nhiệm ở đây vậy?” Đó có thể cũng là câu hỏi mà chúng ta dành cho bài đọc thứ nhất trích sách Êdêkien. Quý vị có thể biết bối cảnh mà ông viết đoạn sách này không? Ông nói đến những con chiên bị lạc, bị thương, bệnh tật và yếu đau. Cựu Ước thường sử dụng kiểu ám chỉ đến những con chiên như biểu tượng nói về dân Israel. Đối với họ mọi sự ra như xáo trộn hết cả nên và họ có lẽ muốn biết “Ai sẽ chịu trách nhiệm ở đây?”

Êdêkien là một ngôn sứ trong suốt thời lưu đày ở Babylon. Các vị vua của Israel xuống cấp, kém cỏi, bất tài và khinh suất khiến đất nước sụp đổ rơi vào tay dân Babilon. Những nhà lãnh đạo Israel được kỳ vọng là những mục tử tốt lành để bảo vệ, dẫn dắt và che chở cho dân – nhưng họ đã thất bại. Họ chỉ biết chăm lo cho chình mình và bỏ mặc sự an nguy của dân.

Chẳng phải thế giới sẽ khác hẳn nếu tất cả những nhà lãnh đạo và thủ lãnh của các nước xem vai trò của mình như “những nhà lãnh-đạo-mục-tử”, như những nhà lãnh đạo lý tưởng được mô tả trong Sách Thánh? Họ không nên chỉ biết vun vén quyền lực và của cải cho riêng mình. Họ phải luôn biết đặt mối quan tâm hàng đầu đến dân, nhất là những ai bị dễ bị tổn thương. Chẳng phải điều đó đòi hỏi họ phải thật khiêm nhường sao? Đó không phải là một đức tính có thể thắng những cuộc tranh luận chính trị hay gây được thanh thế giữa thế lực của thế giới.

Êdêkien được gọi để phê phán những mục tử của Israel vì những việc làm thái quá và những sai sót của họ đối với đàn chiên. Thiên Chúa, qua lời của ngôn sứ, lên án các nhà lãnh đạo của Israel. Nhìn vào hoàn cảnh của dân, cả chúng ta cũng sẽ thắc mắc như Êdêkien: “Thế ai chịu trách nhiệm ở đây?” Câu trả lời của ông là – “Chính Thiên Chúa”. Hãy đếm những lần đại từ “Tôi” được sử dụng trong bài đọc này. (Tôi đếm được mười một lần). Rõ ràng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì mà các nhà lãnh đạo được xem như mục tử của Israel đã không làm. Thiên Chúa sẽ trông nom săn sóc đoàn chiên đã bị tản mác, chán chường và tuyệt vọng.

Dụ ngôn của Êdêkien có lẽ đã mang lại cho những người Israel đang bị lưu đày một tin rất vui! Khi mà Thiên Chúa nổi giận với những nhà lãnh đạo kém cỏi, thì Người lại sẽ đến như mục tử nhân từ chăm sóc đàn chiên của Thiên Chúa. Những người đi lưu đày không thể làm gì được nhưng nghe biết rằng Mục tử của họ sẽ không chỉ chăm sóc vết thương cho họ mà còn dẫn đưa họ về quê hương Israel và ở đó sẽ vẫn tiếp tục chăm sóc họ. Như đối với những “con cừu và dê”, những nhà lãnh đạo bất tài, Thiên Chúa sẽ lưu tâm đến họ, “Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê.” Chúng ta sẽ thấy vì sao bài đọc này được chọn để đọc chung với bài Tin mừng hôm nay, bài mô tả một Mục Tử, Đấng sẽ đến để phán xử và tách chiên ra khỏi dê.

Trong Đức Giêsu, lời Thiên Chúa hứa sẽ chăn dắt đàn chiên nghèo đói đã được thành toàn. Ngài là Mục Tử tốt lành, Đấng đi tìm những con chiên lạc để đưa về đàn. Ngài nói rằng Ngài có thể hy sinh tính mạng vì đàn chiên – và Ngài đã làm y như vậy. Hôm nay, chúng ta cử hành luật của Đức Giêsu trong cuộc đời của chúng ta , vì Ngài là Vua-Mục-Tử, trong Ngài ma quỷ bị tiêu diệt và triều đại của Thiên Chúa sẽ được thành toàn.

Cái chết không phải là bằng hữu của con người chúng ta. Tuy nó có thể đưa đến chỗ kết thúc một cuộc đời đầy đau khổ, nhưng nó lại không phải là một “ân huệ” như nhiều người vẫn tưởng thế. Cái chết gây đổ vỡ, chia cắt và nhấn chìm cuộc đời chúng ta. Với cái chết của người thân yêu chúng ta cố gắng hết sức để mang lại tình trạng bình thường. Nhưng cái chết đã đến bất thình lình, như kẻ trộm lén lút, chúng ta có lẽ đã không “điều khiển” hay “cố gắng hết sức làm gì đó”. Điều giúp chúng ta hy vọng và dám nhìn vào bộ mặt của cái chết là niềm tin của chúng ta vào sự phục sinh.

Trong thư 1Côrintô, thánh Phaolô nói đến những người phủ nhận sự phục sinh. Họ có thể chấp nhận sự phục sinh của Đức Giêsu, nhưng lại gặp khó khăn khi nối kết nó với đời sống của chính họ. Trong chương 15, ngài rao giảng Đức Kitô như là người chiến thắng thần chết. (Vì thế bài đọc này được chọn cho lễ kính Chúa Kitô Vua). Thánh Phaolô cho chúng ta biết Đức Kitô đã chiến thắng tất cả quyền lực sự dữ - “mọi quyền lực và sức mạnh”. Bài đọc thứ hai ngày hôm nay là cách thánh Phaolô mô tả những gì sẽ đến. Nhưng ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng vương quốc đã đến với sự phục sinh từ cõi chết, “hoa quả đầu mùa của những kẻ đã yên giấc”.

Khi Đức Giêsu trở lại, vương quốc sẽ đến trong tình trạng hoàn hảo và “mọi sự sẽ quy phục Đức Kitô”. Vì thế, thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng sự chết không có quyền lực tối cao, dù nó có tỏ ra mạnh mẽ đến đâu hay tỏ ra thế nào. Trong ánh sáng của Đức Kitô chúng ta có thể đối diện với sự chết và trỗi dậy trong vinh quang của Ngài.

Hình ảnh chủ yếu về Đức Kitô trong Giáo hội sơ khai là Mục Tử Nhân Lành. Một trong những trình bày nghệ thuật sớm nhất về Đức Kitô là hình một mục tử trẻ vác một con chiên trên vai. Điều đó thích hợp vì Đức Kitô đã hoàn trọn việc tiên báo rằng Thiên Chúa sẽ đến để chăn dắt dân – như Êdêkien hôm nay cho chúng ta biết. Trong suốt thế kỷ ban đầu của Kitô giáo có vô số chứng nhân chết vì niềm tin, đã được kiên vững nhờ Đức Kitô Mục Tử của họ.

Sau khi hoàng đế Constantine của Rôma trở lại (đầu thế kỷ thứ IV, ngày giờ cụ thể thì vẫn còn tranh cãi), ông tuyên bố Kitô giáo là quốc giáo của Đế Quốc Rôma. Cuối cùng thì sự bách hại của Rôma đối với Giáo hội đã qua và, kết quả là, Giáo hội có tầm ảnh hưởng trên khắp Đế Quốc.

Nhưng sức mạnh và ảnh hưởng cũng ăn mòn Giáo hội khi nó du nhập những biểu hiện bên ngoài cũng như cấu trúc tổ chức của Đế Quốc. Hình ảnh quen thuộc về Đức Kitô đã bị chuyển từ Mục Tử thành Vua, với quyền trượng, vương miện và ngai vàng. Chẳng có gì sai lầm trong việc kính thờ Đức Kitô như Vua của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng trong các Tin mừng Đức Giêsu công bố vương quyền của Ngài trong việc phục vụ. Ngài không bao giờ mô tả quyền hành giống như những người được cho là các nhà lãnh đạo của thế giới, những kẻ “thống trị” người khác. Ngài nói với các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly rằng họ phải đi theo Ngài bằng cách phục vụ người khác.

Như thường lệ, chúng ta thường bám chặt Tin mừng và luôn hướng nhìn lên vị Vua mà chúng ta là thần dân của Ngài. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta hay đâu là những ưu tiên mà người đầy tớ của vua sẽ có được và chúng ta sẽ sống ra sao – cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, đón tiếp khách lạ, cho kẻ rách rưới ăn mặc, chăm sóc người ốm đau và thăm viếng kẻ bị tù đày.

Trong các vương quốc trần thế, những người ở trên và quanh ngai vàng là những kẻ có ảnh hưởng lớn trên sân khấu thế giới, đến từ giai cấp cao trong xã hội, hay đã có những hành động oai hùng trong các trận chiến. Nhưng những người được Đức Kitô mời vào trong vương của Ngài lại được đền đáp vì những hành động anh hùng và phi thường khác nhau. Chúa Kitô Vua yêu thương họ vì họ noi gương cuộc sống của Ngài bằng cách chăm sóc những kẻ bé mọn là anh chị em của Ngài.

Lưu ý bối cảnh của sự phán xử cởi mở ra sao. “…Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người”. Trong Sách Thánh “các dân thiên hạ” ám chỉ đến toàn thể thế giới. Mọi dân từ khắp bốn phương trời sẽ đến và bước vào trong vương quốc của Đức Kitô. Chúng ta có lẽ đã quá hẹp hòi trong viễn cảnh về việc ai là thành phần của vương quốc, hạn chế số thành viên của Giáo hội và những người cũng tin như chúng ta. Dụ ngôn không quá hạn chế, người ta sẽ được mời vào là những người thậm chí đã không nhận ra Đức Kitô trong những kẻ bần cùng mà họ từng phục vụ. Họ chỉ thấy cần giúp đỡ những ai họ thấy thương cảm.

Mọi người đều được mời gọi vào trong vương quốc của Thiên Chúa. Theo như dụ ngôn thì vương quốc hiện diện bất cứ nơi đâu khi con người hành động đầy yêu thương đối với người khác. Giữa những người trong vương quốc, một số người trong chúng ta được kêu gọi trở nên dấu chỉ hiển hiện hơn về Đức Kitô trong thế giới. Đấy là các phần tử của giáo hội; những người tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô. Nhưng lưu ý trong dụ ngôn, chúng ta sẽ không có quyền thỉnh cầu Đức Kitô Vua chúng ta nếu như không sống thực tại của vương quốc như dấu chỉ của sự hiện diện của Đức Kitô trong thế giới này.

Đức Kitô đã và luôn ở giữa chúng ta và chúng ta phục vụ Ngài. Chúng ta vâng phục, phục vụ, trung tín và yêu mến Ngài vì Ngài là Vua của chúng ta. Trong Tiệc Thánh Thể, Vua mục tử quy tự chúng ta từ khắp nơi, thấy được sự đói khát thiếu thốn của chúng ta và đã chuẩn bị dọn sẵn cho chúng ta một yến tiệc. Khi đã được no thỏa, chúng ta sẽ lại trở nên những tôi tớ của Đức Kitô trong vương quốc của Ngài.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

CHRIST THE KING (A)
Ezekiel 34: 11-12, 15-17; Psalm 23; 1Corinthians 15: 20-26, 28; Matthew 25: 31-46

Have you ever been at a meeting that lacked a clear agenda and was poorly run? Out of frustration did you want to say, "Who’s in charge here?" That might be a question we could put to Ezekiel in today’s first reading. Can you sense the background out of which he is writing? He makes reference to strayed, injured, wounded and sick sheep. References to sheep in the Old Testament are usually symbols for the people of Israel. Things sound chaotic for them and perhaps they too would like to raise the question, "Who’s in charge here?"

Ezekiel was a prophet during the Babylonian exile. Israel’s kings had been corrupt, incompetent and precipitated the nation’ s collapse under the Babylonians. The leaders of Israel were supposed to be good shepherds who protected, led and defended the people–and they failed. They took care of themselves and neglected the people’s welfare.

Wouldn’t it be a different kind of world if all the rulers and leaders of the nations saw their role as "shepherd-rulers," like those idealized in the Scriptures? They wouldn’t amass power and wealth for themselves. They would always have the interest of the people, especially the most vulnerable, as their prime concern. That would require great humility wouldn’t it? Not a virtue that wins political debates or prestige among the world’s powerful.

Ezekiel was called to criticize Israel’s shepherds for their excesses and failures towards the flock. God, speaking through the prophet, condemns Israel’s leaders. Looking around at the people’s condition we too might ask Ezekiel, "Who’s in charge here?" His answer – "God is." Count the number of "I" statements in the reading. (I count eleven.) God is clearly going to do what Israel’s so-called shepherds did not do. God will shepherd the scattered, dismayed and defeated flock.

What good news Ezekiel’s prophecy must’ve been to the exiled Israelites! While God is angry at their failed leaders, God will come as a compassionate Shepherd to attend God’s flock. The exiles couldn’t help but hear that their Shepherd was not only going to tend their wounds, but would lead them from their exile back home to Israel and there continue to care for them. As for the "rams and goats," the false leaders, God will see to them, "I will judge between one sheep and another, between rams and goats." We can see why this reading was selected to go with today’s gospel which depicts the Shepherd who would come to judge and separate the sheep from the goats.

In Jesus, God’s promise to shepherd the needy flock was fulfilled. He was the good Shepherd who searched for the lost sheep to carry them back to the flock. He said that he would lay down his life for his sheep – and he did. Today we celebrate Jesus’ rule in our lives, for he is our Shepherd-King and in him evil will be destroyed and God’s reign will be complete.

Death is no friend to us humans. While it might bring an end to a pain-filled life, still it is not the "blessing" some people call it. Death shatters, separates and presses down on our lives. With the death of someone we love we make adjustments to carry on and do our best to return to some semblance of normality. But had death not intruded, like a sneak thief, we wouldn’t have had to "carry on" or had to "make the best of things." What gives us hope and vision in the face of death is our belief in the resurrection.

In First Corinthians Paul has been addressing those who deny the resurrection. They can admit to Jesus’ resurrection, but are having trouble linking it to their own. In chapter 15 he is announcing Christ as the conqueror of death. (Hence the choice of this reading for the feast of Christ the King.) Paul tells us Christ has conquered all evil powers – "every authority and power." Today’s second reading is Paul’s way of describing what is to come. But he also reminds us that the kingdom has already come with Jesus’ resurrection from the dead, "the first fruits of those who have fallen asleep."

When Christ returns the kingdom will have come in its completeness and "everything will be subjected to Christ." So, as powerful as death is and contrary to appearances, Paul reminds us death does not have the last word. In the light of Christ we can face death and rise to glory with him.

A key image for Christ in the early church was as the Good Shepherd. One of earliest artistic representation of Christ was that of a young shepherd carrying a lamb on his shoulder. That was fitting since Christ has fulfilled God’s anticipated coming to shepherd the people – as Ezekiel tells us today. During the first centuries of Christianity countless martyrs died for their faith, sustained by Christ their Shepherd.

After the Roman Emperor Constantine converted (early 4th century, the exact date is disputed), he declared Christianity to be the religion of the Roman Empire. Finally the Roman persecution against the church was over and, as a result, the church’s influence spread throughout the Empire.

But power and influence also had a corroding effect on the church as it took on the trappings and structure of the Empire. The popular image of Christ changed from the Shepherd to the King, with scepter, crown and throne. There is nothing wrong with worshiping Christ as our King. But we remember that in the gospels Jesus proclaimed his kingship in terms of service. He never described prerogatives similar to those claimed by the rulers of the world who "lord it over" others. He told his disciples at the Last Supper (John 13ff.) that they must follow him by serving others.

As always, we keep ourselves rooted in the gospel and focus our gaze on the King in whose dominion we are subjects. Today’s gospel tells us what priorities the king’s servants are to have and how we are to live – feeding the hungry, giving water to the thirsty, welcoming strangers, clothing the naked, caring for the sick and visiting prisoners.

In earthly kingdoms those closest to the throne are the ones with influence on the world stage, come from the highest echelons of society, or have performed heroic deeds in battle. But those welcomed by Christ into his kingdom are acknowledged for heroic and mighty deeds of a different kind. Christ the King identifies with them because they mirrored his life by caring for the least of his sisters and brothers.

Notice how expansive and inclusive the judgment scene is. "… all the nations will be assembled before him." In Scripture "the nations" refers to the whole world. Into Christ’s kingdom will come people from the four corners of the earth. We might have too narrow a perspective of who is part of the kingdom, limiting membership to the church and those people who believe as we do. The parable is not so limiting: people will be invited in who didn’t even recognize Christ in the needy they served. They just helped and aided those whom they saw with eyes of compassion.

All are called into God’s kingdom. According to this parable the kingdom is present whenever people act lovingly towards others. Among those in the kingdom, some of us are called to be more visible signs of Christ in the world. These are members of the church; those who profess faith in Christ. But note the parable: we will have no claim on Christ our King if we fail to live the reality of the kingdom as concrete signs of Christ’s presence in the world.

Christ is already in our midst and him we serve. To him we have given obedience, service, loyalty and love, for he is our King. At this Eucharist our shepherd King gathers us from far, sees our hungers and prepares a banquet at his table for us. Once nourished we will leave to again be servants of Christ in his kingdom.
 
Lễ Chúa Kitô Vua: một tước hiệu dễ bị ngộ nhận
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa
08:21 17/11/2011
Chúa Nhật XXXIV Thường niên A – (Mt 25,31-46)

Tin Mừng thánh Matthêu chương XXV mẹ Hội Thánh đưa vào trong Thánh Lễ cuối năm Phụng vụ, dễ bị ngộ nhận như là gai chướng. Sự gai chướng dễ bị ngộ nhận này không nguyên chỉ vì tước hiệu Vua vũ trụ mà Hội Thánh suy tôn Thầy Chí Thánh và còn cả nơi nội dung lời giảng dạy của Người qua dụ ngôn “cuộc phán xét chung”.

Hình ảnh của một minh quân trong lịch sử quả là hiếm hoi so với nhiều ông vua gian ác, độc tài, chuyên chế. Nghĩ đến thể chế phong kiến người ta dễ có cái nhìn không mấy thiện cảm. Đã là quân chủ với một ông vua cai trị kiểu cha truyền con nối thì sự chuyên chế hà khắc thường xảy ra. Thế mà Hội Thánh vẫn không ngần ngại suy tôn Chúa Kitô với danh hiệu Vua vũ trụ. Qua danh hiệu này Hội Thánh không chỉ nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Kitô trên mọi vật mọi loài thọ tạo, hữu hình và vô hình, mà còn tuyên bố với mọi người về niềm hạnh phúc và vinh dự của mọi loài thọ tạo khi có Đức Kitô làm vua của mình.

Đã là loài thọ tạo thì phải thần phục Đấng dựng nên mình. Tuy nhiên chúng ta không sống tâm tình thần phục như nguời nô lệ. Đấng xứng đáng là Vua, là chủ tể của chúng ta đã tự nguyện làm anh cả giữa loài người. Đấng tạo thành đã tự nguyện trở nên con của loài người. Và đặc biệt Người đã chọn hạnh phúc của con người, của từng người làm vinh quang của chính Người. Có thể nói không ngoa ngữ chút nào rằng Người tự nhận số phận của con người, của từng người, nhất là những người yếu thế, kém phận, làm số phận của chính Người.

Chúa Kitô làm vua của một vương quốc mà trong đó mọi người từ cổ chí kim đều là con dân của Người. Chúng ta hãnh diện và vui mừng vì vương quốc mà Chúa Kitô thống trị là một vương quốc mà trong đó “dân vi quý, dân vạn đại”. Chúng ta vui mừng và hãnh diện trong vương quốc này vì vị Vua cai trị chúng ta là Đấng có thể nói theo kiểu phàm nhân rằng “luôn lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ”. Chúng ta lại càng hãnh diện và vui mừng vì vương quốc Chúa Kitô thiết lập là một vương quốc mà trong đó không một ai là đáng bỏ đi, không một ai là thành phần hạ đẳng.

Khi các ngươi làm hay không làm điều tốt cho một trong những kẻ bé mọn này là các ngươi đã làm hay đã không làm cho chính Ta x.Mt 25,31-46). Hiến pháp, luật lệ của vương quốc này thật đơn giản. Đó là phải sống cho có lòng, có tâm với nhau, đặc biệt với người anh chị em yếu thế, kém may mắn cận kề chúng ta.

“Thầy bảo thật cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Và Chúa Giêsu đã quảng diễn sự phải “công chính hơn” này là không được phép loại bỏ bất cứ một ai dù chỉ là trong cung cách hành xử hay trong tâm trí. Không loại bỏ tha nhân chưa đủ, Người còn đòi hỏi phải biết liên đới với tha nhân trong hạnh phúc của họ. “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Dĩ nhiên, nếu vì lỗi của ta thì việc bỏ của lễ lại để đi làm hòa trước đã, là điều dễ hiểu. Còn nếu không phải do lỗi của ta mà do lỗi của người anh em, thì ta cũng phải làm như thế. Nếu không làm thì ta sẽ mắc phải món nợ tình yêu, vì ta thờ ơ với số phận của người anh em mình. Người có lỗi, người có tội là một trong những bé mọn mà ta cần quan tâm nâng đỡ. Mẹ Hội Thánh đã hiểu chân lý này khi dạy chúng ta những mối thương người: “Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo; Răn bảo kẻ có tội…”

Không ai có thể lên trời “một mình”. Không ai có thể làm con dân Nước trời với sự ích kỷ, với thái độ bàng quan, hững hờ trước người anh em. Mặc dù vẫn có đó sự gai chướng của hình ảnh vị quân vương trần thế của quá khứ lịch sử, thế nhưng đã đón nhận chân lý trong niềm tin thì chúng ta cùng với toàn thể thụ tạo phải thần phục tuyệt đối Đấng tạo thành nên mình. Đã con thần dân của vương quốc tình yêu thì ta phải sống theo thể chế và luật lệ của vương quốc ấy mà thôi. Luật lệ và thể chế ấy không gì hơn là sự hiệp thông liên đới huynh đệ trong tình yêu của Vị Vua trên các vua đã yêu thương chúng ta trước đến độ hiến dâng cả mạng sống vì chúng ta. Lịch sử cho thấy đã từng có biết bao người xưa lẫn nay can đảm đón nhận sự gai chướng ít nhiểu bị ngộ nhận khi thần phục Đấng là Vua Vũ Trụ nhưng rồi họ đã cảm nghiệm nó thật là “êm ái và nhẹ nhàng” (x.Mt 11,28-30).
 
Đức Giêsu Kitô Vua
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
08:24 17/11/2011
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP

Hôm nay là ngày Chúa nhật cuối năm phụng vụ, Giáo hội hướng lòng chúng ta về ngày chung thẩm, ngày mà mọi người sẽ qua đi và vũ trụ sẽ ra tro. Ngày đó không ai biết được nhưng chỉ biết một điều là ngày ấy Chúa Giêsu sẽ xuất hiện lần thứ hai với dáng vẻ uy nghi của một vị Vua Thẩm phán, có các thiên thần hầu cận, để phán xét kẻ sống và kẻ chết như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin kính.

Ngài sẽ phán xét thế nào ? Ngài sẽ phán xét theo tiêu chuẩn Ngài đã đề ra trong bài Tin mừng hôm nay : Tình yêu đối với tha nhân. Ngài đã đồng hóa Ngài với tha nhân trong nhiều dụ ngôn. Những ai thể hiện tình yêu ấy đối với Ngài qua tha nhân thì sẽ được thưởng, còn ai không yêu thương Ngài qua tha nhân thì sẽ bị phạt, đúng như quan niệm của dân gian :”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” : việc lành việc dữ sau cùng đều có thưởng phạt.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Ez 34,11-12.15-17

Lịch sử đen tối của dân Israel đã cho thấy Thiên Chúa đã đặt một số người làm mục tử để chăm sóc Israel là đoàn chiên của Chúa. Nhưng những người này chểnh mảng với nhiệm vụ chăn dắt mà chỉ lo tìm lợi riêng, do đó, họ đã dẫn chiên đến một tai họa lớn : dân Israel bị bắt cầm tù rải rác khắp đế quốc Babylon. Họ đã bị xa cách nhau, phải tiếp xúc với dân ngoại đạo, họ đã thấy cô đơn và bị bỏ rơi.

Vì thế, qua miệng tiên tri Ezéchiel, Thiên Chúa cho họ biết rằng chính Thiên Chúa sẽ đi tìm họ, tập họp họ lại và lấy lại đoàn chiên khỏi tay những mục tử xấu ấy và chính Ngài sẽ chăm sóc họ như mục tử chăm sóc đoàn chiên mình.

+ Bài đọc 2 : 1Cr 15,20.26a-28

Thánh Phaolô đưa ra cho tín hữu một so sánh : Adong cũ đã làm hỏng con người và làm cho con người phải chết. Chúa Kitô là Adong mới đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, giải thoát con người và ban cho con người sự sống mới. Do đó, Chúa Giêsu trở nên thủ lãnh nhân loại để đưa con người vào Nước Trời.

Và đến ngày cách chung, Chúa Giêsu Kitô Vua đã chiến thắng mọi kẻ thù và nắm quyền trên mọi loài mọi vật, sẽ trao lại cho Thiên Chúa Cha tất cả vương quyền và Ngài sẽ cho tất cả những ai tin Ngài được sống lại và cùng hưởng vinh quang với Ngài.

+ Bài Tin mừng : Mt 25,31-46

Dụ ngôn mà thánh Matthêu mô tả bằng hình ảnh có tính cách khải huyền về ngày phán xét sẽ diễn ra trong ngày sau cùng. Khi đó, Đức Giêsu sẽ xuất hiện như một vị Vua thẩm phán đầy uy quyền, có các thiên thần hầu cận. Ngài sẽ tách biệt người lành kẻ dữ ra hai bên như người mục tử tách chiên ra khỏi dê để xét xử công minh.
Tiêu chuẩn của cuộc xét xử là luật yêu thương. Ngài đã đồng hóa Ngài với tha nhân : những ai thể hiện tình yêu cụ thể với những người khốn khổ bé mọn tức là thể hiện tình yêu đối với Ngài và sẽ được trọng thưởng. Ngược lại, những ai không thể hiện tình yêu đó đối với tha nhân tức là không yêu thương Ngài thì sẽ bị trừng phạt.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Đức Kitô Vua Thẩm phán
I. BỐI CẢNH NGÀY LỄ

Hôm nay là Chúa nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu Vua để nhắc nhở cho mọi người hãy suy tôn, phục vụ và theo Ngài, đồng thời phải chuẩn bị tâm hồn chờ đợi Chúa đến trong ngày tận thế với tư cách là vị Vua Thẩm phán để xét xử kẻ sống và kẻ chết.

Đức Giáo hòang Piô XI đã thiết lập lễ này vào ngày 11.12.1925 trong bầu khí tạ ơn và hân hoan của Năm thánh 1925. Ngài thiết lập lễ này vì vào những thập niên đầu thế kỷ 20, thế giới phải đối diện với trào lưu tục hóa và các chủ thuyết khác. Về phía Giáo hội, qua việc mừng kính tước hiệu là Vua của Chúa Kitô, Giáo hội khẳng định niềm tin trước sau như một của mình là tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô trên mọi con người, mọi gia đình, mọi xã hội và trật tự nhân loại.

Ngoài ra, để điều chỉnh một số lệch lạc trong đời sống đạo nơi một số con cái, Giáo hội là Mẹ nhắc nhở cho mọi người rằng Chúa Kitô không chỉ là người Anh hay người Bạn đồng hành mà Ngài còn là “Vua trên các vua, Chúa trên các chúa. Ngài là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời”.

II. MỘT NƯỚC CẦN CÓ VUA

Người ta thường nói :”Kim chỉ phải có đầu”, trong một tập thể không thể có cảnh “cá mè một lứa” được, nhất là trong một nước. Hầu hết các dân tộc thời xưa đều mơ ước và tin rằng vua của họ là con Trời, vì chỉ có con Trời mới là toàn năng công minh, thấu suốt mọi sự, mới giúp dân, ban ơn cho dân muôn phần tốt đẹp. Họ thường gọi Vua là Thiên tử, Trời có mắt, đèn Trời soi sáng, xin Trời phù hộ.

Bên phương Đông, Đức Khổng Tử đã thấy rõ vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, vua Văn làm vua theo mệnh Trời, cho nên vương quốc thời cổ đại của các ngài thật là tốt đẹp và lý tưởng tưởng.

Kinh thư viết :”Thiên hựu hạ dân, tác chi quân, tác chi sư” : Trời giúp dân, đặt vua cai trị, đặt thầy dạy dỗ (Thái hệ thượng 7). Nhận biết Trời đặt mình làm vua, các ông hết lòng hết sức vâng theo mệnh Trời để giúp dân. Vua Vũ Vương viết :”Duy kỳ khắc tướng Thượng Đế, sủng tuy tứ phuơng” : Chỉ vì phục vụ Thượng Đế, giúp nhân dân bốn phương.

Bên Tây phương, Ba tư, Ai cập, Hy lạp hay La mã đều coi vua là con Thần Trời. Dân Do thái khi chưa có vua, họ đòi tiên tri Samuel :”Thế nào cũng phải có vua cho chúng tôi”(1Sm 8,19). Và ai được chọn làm vua đều được thánh hiến bằng xức dầu tấn phong, trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa. Thiên Chúa nói với tiên tri Nathanael :”Hãy đi nói với Đavít :Ta là cha nó, nó sẽ là con Ta”(2Sm 7,5.14 và Tv 2,7). Nếu vua trung thành thực hiện sự công chính trong vương quốc và bảo đảm thịnh vượng cho toàn dân, Thiên Chúa sẽ bảo vệ vua khỏi tay quân thù” (Tv 20,21 và 45,4-8). (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm A, tr 192).
Truyện : Nữ hoàng Elizabeth lên ngôi
Năm 1952, lễ đăng quang của nữ hoàng Anh Elizabeth là một nghi thức long trọng nhất của thế kỷ 20. Ba triệu người đứng chật các đường phố Luân đôn. Từ các thuộc địa Anh, các đoàn đại biểu trong sắc phục địa phương cũng có mặt. Nữ hoàng ngự giá trên chiếc xe ngựa bằng vàng. Hơn 10 sư đoàn trong quân đội hoàng gia diễn hành. Năm trăm chiếc khu trục cơ nhào lộn trên không.

Vua chúa và các nhà lãnh đạo hầu hết đều có mặt mang theo tặng vật cho vị tân nữ hoàng. Nhưng có lẽ quà tặng cao qúi nhất mà thế giới tặng cho nữ hoàng là ngọn cờ nước Anh lần đầu tiên được một người Tân tây lan cắm trên đỉnh Everest ở độ cao 8.846 mét vào chính ngày áp lễ đăng quang.

III. ĐỨC GIÊSU XƯNG MÌNH LÀ VUA

1. Nơi Đức Giêsu xưng vương

Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng hồ hởi muốn tôn Ngài làm vua, nhưng Ngài đã lẩn tránh vì Ngài không muốn cho dân chúng hiểu Ngài làm vua theo kiểu thế gian. Ngài chỉ nhận mình là Vua khi đứng trước toà án Philatô, với dáng vẻ tang thương tiều tụy, Ngài khẳng định Ngài là Vua : “Ông nói phải, Tôi là Vua”. Chính Philatô cho Ngài ngồi ở Gabata, ghế dành cho quan tòa. Như vậy, vô tình Philatô công nhận Ngài là Vua và Ngài sẽ xét xử dân Do thái.

Ngoài ra, ông còn truyền viết tấm bảng treo trên đầu Chúa Giêsu với hàng chữ I.N.R.I (Jesus Nazareth Rex Judaeorum) có nghĩa là Giêsu Nazareth vua dân Do thái, tức là công nhận Đức Giêsu là Vua. Ngai vàng của Ngài là cây thập giá. Từ trên cao, Chúa nhìn xuống thần dân, giang hai tay ra để ôm lấy dân Ngài. Và diễn từ nhận chức của Ngài là :”Xin tha cho họ” và cao điểm là :”Mọi sự đã hoàn tất”.

2. Vương quốc của Ngài

Vương quốc của Ngài không có tính cách chính trị . Vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian như các vua chúa ở trần gian. Vương quốc mà Ngài lập ra không có lãnh thổ hay tài nguyên vì vương quốc ngài là vương quốc thiêng liêng nên vô biên giới và vĩnh cửu, nước không thuộc thời gian nhưng thuộc thời cánh chung. :”Nuớc Người sẽ không bao giờ cùng”(Kinh Tin Kính).

IV. ĐỨC GIÊSU LÀ VUA MỤC TỬ

Đức Giêsu là Vua không theo nghĩa như các vua trần gian, nhưng Ngài xưng mình là Vua Mục tử nhân lành. Ngài tụ họp những con chiên bị phân tán, tìm con chiên lạc, băng bó chiên bị thương tích, chữa lành chiên bị đau ốm, chăn dắt chăm sóc đoàn chiên theo đường công chính (Bài đọc I). Chính Đức Giêsu đã tuyên bố :”Ta là mục tử nhân lành, Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta”(Ga 10,10). Ngài còn nói thêm :”Ta đến để cho chiên Ta được sống và được sống dồi dào. Chính Ta là mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì chiên”.

Ờ Nước Trời, Đức Giêsu là Vua đích thực muôn đời vì Ngài đã hạ mình xuống làm tôi trung vâng lời Chúa Cha hiến mình chịu chết trên thập giá để cứu chuộc muôn dân, đưa muôn dân về với Thiên Chúa Cha trong nước vĩnh phúc hằng sống. Thánh Phaolô đã phải ca tụng :”Chính vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài, và ban cho cho Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu để trên trời dưới đất và hoả ngục phải bái quì khi nghe danh thánh Giêsu” (Pl 2,6).
Nếu Đức Kitô là Vua Mục tử thì vương quốc của Ngài là vương quốc tình thương. Đặc điểm của công dân trong nước này là những con người bất hạnh, khổ đau. Chính Đức Kitô, vị Vua Mục tử, đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé mọn nghèo khổ :”Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tiêu chuẩn để xác định một người thuộc vương quốc của Ngài là chính những hành động của tình thương.

V. ĐỨC GIÊSU LÀ VUA THẨM PHÁN

1. Ngài đã khẳng định vậy

Trong kinh Tin kính chúng ta vẫn tuyên xưng :”Và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Lòng tin của Hội thánh đã được xây dựng trên lời Chúa :”Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái”(Mt 25,31).

Ngai uy linh có nghĩa là ngai vinh quang, người Do thái quan niệm ngai vinh quang chỉ dành cho Thiên Chúa, các ngai khác dành cho các Tông đồ (Mt 19,28). Khi nói Chúa ngự lên ngai uy linh là một cách mạc khải Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

2. Ngài phán xét như thế nào ?

a) Dựa trên tình thương

Sự phán xét của Ngài không tùy thuộc vào kiến thức của chúng ta có, sự may mắn hay tiếng tăm của chúng ta đạt được, nhưng tùy theo vào sự giúp đỡ mà chúng ta đã làm cho người khác. Cha Mark Link nói :”Khi Chúa đến, Ngài không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Ngài sẽ cân đo trái tim của chúng ta yêu thương ra sao”.

Những điều Chúa nêu ra là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, tiếp đón khách lạ, an ủi người bệnh, thăm viếng kẻ bị tù... Đó là những việc mà ai cũng có thể làm, đó là những sự giúp đỡ đơn giản cho mọi người cần đến mà chúng ta vẫn gặp hằng ngày. Không có ví dụ nào mở ra con đường đi tới vinh quang cho những người tầm thường nhất bằng ví dụ này.

Người Á đông chúng ta tuy không biết Thiên Chúa, nhưng có một quan niệm rất chính xác và cao sâu về Ông Trời : Ông Trời là chủ tể của mọi loài, không ai sống ngoài tầm kiểm soát của Ông Trời, sống theo ý Trời thì có phúc, làm ngược ý Trời thì bị phạt. Hai câu phản ảnh rõ nhất quan niệm trên là “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” : Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt được. Và còn một câu khác nữa cũng nói lên quan niệm ấy :”Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong : Người sống theo Trời thì còn, người nghịch với Trời thì mất.

Dù là dân đen hay vua chúa, dù nghèo hay giầu, dù trẻ hay già... cuối cùng rồi thì ai cũng chết và trình diện trước mặt Chúa, Vua Trời. Khi đó Vua Trời sẽ xét xử cuộc sống mỗi người dựa trên Luật Yêu thương. Người nào sống yêu thương là “thuận thiên” và sẽ được “tồn” trong hạnh phúc vĩnh hằng. Kẻ sống mà không yêu thương là kẻ “nghịch thiên” và sẽ bị “vong” vĩnh viễn trong cõi trầm luân. (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 564)
b) Giúp đỡ không tính toán

Tất cả những người giúp đỡ không nghĩ rằng họ đã giúp đỡ Chúa Giêsu và tích trữ công đức đời đời cho mình. Họ giúp vì không thể không giúp, đó là bản chất tự nhiên không tính toán, phát xuất từ lòng yêu thương thật. Trái lại những người không muốn giúp đỡ người khác thường tỏ ra :”Nếu chúng tôi biết là anh thì chúng tôi đã sẵn lòng giúp”. Cũng có những người ra tay giúp đỡ nếu họ được người ta khen ngợi, cám ơn và công bố ra cho nhiều người biết, như thế không phải là họ giúp đỡ ai mà chỉ để chiều theo lòng tự ái tự tôn của họ. Giúp đỡ như vậy không phải là rộng lượng nhưng là ích kỷ trá hình. Sự giúp đỡ đẹp lòng Chúa phải là sự giúp đỡ không vì mục đích nào ngoài sự giúp đỡ vì tình thương.

Truyện : Thánh Martinô thành Tours.
Ông là một quân nhân La mã và một Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, khi ông đi vào một thành phố, có người hành khất chặn ông lại xin bố thí , Martinô không có tiền, nhưng ông thấy người hành khất xanh xao và run rẩy vì lạnh, Martinô đã cho những gì ông có : ông cởi chiếc áo nhà binh đã sờn rách và xé một nửa cho người hành khất. Tối hôm ấy ông nằm mơ thấy thiên đàng có các thiên sứ đang bao quanh Chúa Giêsu và Ngài đang mặc nửa chiếc áo lạnh nhà binh của ông. Một thiên sứ hỏi Chúa Giêsu :”Tại sao Ngài mặc chiếc áo sờn rách đó ? Ai đã cho Ngài áo đó”? Chúa Giêsu trả lời :”Martinô, tôi tớ của Ta đã cho Ta”.

c) Cho đi thì sẽ được

Tất cả những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho Chúa mà những gì chúng ta làm cho Chúa thì không thể mất được. Những gì chúng ta làm cho tha nhân, dù nhỏ mọn như một chén nước lã thì cũng có phúc trước mặt Chúa. Trái lại, những gì chúng ta không làm cho tha nhân tức là không làm cho Chúa, mà đã không làm cho Chúa là một điều có lỗi. Do đó, Chúa sẽ xét xử chúng ta theo nguyên tắc :”Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng” : có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt. Được thưởng hay bị phạt là do chúng ta định đoạt lấy, không ai có thể làm thay cho chúng ta được..

Truyện : Cho đi thì sẽ được lại
Một ngày mùa đông lạnh giá, Lady Grey, một phụ nữ qúi tộc người Anh, rất giầu có, đã cải trang làm một người hành khất đi ăn xin từng nhà trong thành phố Luân đôn. Đến một số nhà, bà bị xua đuổi một cách tàn nhẫn. Một vài nơi khác, bà chỉ được bố thí cho những thứ thừa thãi vất đi. Điều lạ là tất cả những người ấy là những gia đình giầu có. Thế rồi bà tìm đến một căn nhà lụp xụp nghèo nàn. Tại một túp lều xiêu vẹo, bà được một ông lão tàn tật ân cần mời vào sưởi ấm bên bếp lửa và cùng chia nhau một khúc bánh mì đen.

Hôm sau chính người nữ qúi tộc ấy sai các gia nhân đến tận nhà mời những người mà bà đã đến ăn xin tối hôm trước tới dự một bữa tiệc tại dinh thự của bà. Tất cả khách được hướng dẫn vào một phòng chiêu đãi sang trọng và mỗi người được đặt chỗ ngồi riêng dọn sẵn. Bấy giờ ai nấy thấy trước mặt mình là những món ăn y như những thứ mà họ đã đem bố thí cho “bà ăn mày” : chỗ thì củ khoai thối, chỗ thì miếng bánh mốc không ăn được, có nơi là một cốc nước lã bẩn thỉu, lại có nơi chỉ là chiếc đĩa trống không. Duy chỉ có chiếc đĩa trước mặt ông lão tàn tật đầy ắp những món ăn ngon lành sang trọng. Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì bà qúi tộc xuất hiện và tuyên bố :”Hôm qua tôi đích thân đi ăn xin từng nhà để hiểu biết hơn về lòng nhân ái của qúi vị. Hôm nay tôi chỉ đáp lễ bằng cách dọn ra mời qúi vị những thứ mà qúi vị đã cho tôi. Tôi tin rằng qúi vị cũng sẽ được tiếp đãi như vậy trong bữa tiệc mai sau truớc mặt Thiên Chúa là Đấng bây giờ đang đứng trước nhà qúi vị để trông chờ tấm lòng nhân ái của qúi vị” (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, năm A, tr 139).

Nghe xong câu truyện trên đây, nhất là qua bài Tin mừng của Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, chúng ta thấy cả hai đều qui về một mục đích là nêu cao và làm sáng tỏ một vấn đề hết sức hệ trọng trong đời sống đạo đức : đó là yêu thương giúp đỡ tha nhân, đặc biệt với những kẻ hẩm hiu cùng khốn là yêu thương chính Chúa và Chúa chỉ căn cứ vào đó mà đối đãi lại với chúng ta.

Nếu Thiên Chúa là Tình yêu và yêu thương là chính bản tính của Ngài, thì đạo của Ngài hẳn phải là đạo yêu thương. Vì thế, Chúa dạy chúng ta phải sống yêu thương và Chúa coi những việc chúng ta làm cho người khác là chúng ta làm cho chính Ngài.

Rồi trước khi chấm dứt cuộc đời rao giảng Tin mừng ở trần gian, Chúa còn quả quyết :”Ta bảo thật, những gì các ngươi làm cho một trong những người bé nhỏ của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta”. Như vậy, Chúa Giêsu tiếp tục nhập thể nơi người anh chị em, và Ngài tiếp tục nhập thể nơi mỗi người Kitô hữu hôm nay. Ngài cần đến đôi tay chúng ta để phục vụ. Ngài cần đến môi miệng chúng ta để nói lời an ủi khuyến khích. Ngài cần đến trí hiểu và con tim chúng ta để sống tình liên đới yêu thương. Ngài cần đến đôi chân chúng ta để đến với mọi người.

Laudetur Christus Rex in saecula saeculorum.
Ngợi khen Chúa Kitô Vua đến muôn thuở muôn đời

 
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa
Trần Ngọc Mười Hai
23:04 17/11/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa

“Ngày nào anh yêu em,”

“anh đã quen trong cay đắng tuyệt vời,

ngày nào em yêu anh,

em hẳn quên với trời hạnh phúc mới.”

(Trần Thiện Thanh – Mùa Đông Của Anh)

(Lc 12: 51-53)

Không cần biết, ngày yêu em, anh có quen với “cay đắng tuyệt vời”, không? Chẳng cần hỏi: hồi yêu anh, em có quên cõi “trời hạnh phúc mới”, nữa rồi chăng? “Cay đắng”, “Lạnh giá”, “ngừng thở” như lời người nghệ sĩ viết lên thành câu nhạc/hát lên thành nỗi niềm ấy, phải chăng là niềm phúc hạnh/đắng cay, trong cuộc đời?

Sự thật thì, cuộc đời của nhiều người vẫn đầy tràn những đắng cay, lạnh giá, như câu hát:



“Em ơi, Đông lại về từ trăm năm lạnh giá,

Tim anh như ngừng thở, từ sau ân tình đó…

Em nghe không? Mùa Đông, Mùa Đông?..

(Trần Thiện Thanh – bđd)



Mùa Đông của đời người, hay mùa Đông của anh, phải chăng là mùa của đắng cay/lạnh giá, khiền “tim anh như ngừng thở”? Mùa Đông ở nhà Đạo, có phải là mùa của khờ khạo, rẽ chia, nhiều phân cách? Phân và cách, như ý nghĩ của nhiều người khi nghiên cứu Sách thánh, có lời khuyên?

Trước khi tìm câu trả lời cho đích đáng từ Đấng bậc rất vị vọng, tưởng cũng nên nghe vội câu truyện kể để dẫn nhập cho những câu nhiều người hỏi về phân chia, tách lìa, những lỗi tội như sau:



“Truyện rằng:

Ở lớp giáo lý bỏ túi tại trường nọ, vị giáo lý viên hỏi đám học trò bé nhỏ những câu hỏi tưởng chừng cũng nhỏ cũng bé, mà sao các bé em lại cứ nghĩ là to tát, rất như sau:

-Nào các em! Muốn được Đức Chúa yêu thương thứ tha cho mình những lỗi cùng tội, thì ta phải làm gì?

Cả lớp nhao nhao em nào cũng giơ tay xin trả lời. Một em hiên ngang đứng dậy nói:

-Dạ, trước nhất là phải phạm tội ạ!”



Dĩ nhiên, lời mới vừa trả là của con trẻ, chẳng giống ai. Nhưng, điều đó cho thấy là cả đến đám trẻ cùng người lớn nay đã có những nhiều nhận định gây thắc mắc, và cũng khang khác khá nhiều, thời hồi trước. Thắc mắc của thời trước, cũng như thời bây giờ là thắc mắc tương tự như lời thư gửi đến toà soạn tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney hôm rồi, như sau:



“Thưa Cha. Nhiều lần giở Kinh Sách đọc trước đèn, sao con thấy dù có ánh sáng của ngọn đèn soi tỏ, vẫn không đủ để thấy được ý nghĩa đích thực về quan niệm lập trường rất đúng nơi Lời của Chúa khi Ngài bảo: Ngài đến với thế gian không phải để mang hoà bình, mà là chia rẽ giữa cha mẹ với con, vợ với chồng. Mỗi lần nghe đọc đoạn này, con thấy như có cái gì không ổn khiến con nghèn nghẹn hay sao ấy. Vậy ta phải hiểu giáo huấn của Chúa thế nào về chuyện này?” (trích thư của một độc giả rất hiền và cũng lành rất ít hỏi)



Thắc mắc/hỏi han, đâu liên can gì chuyện hiền lành, ở khắp chốn. Chí ít, là chốn Đạo/đời vẫn có nhiều người từ vua quan/lãnh chúa đến thứ dân vẫn cứ hỏi và cứ hát những câu những lời rất hỏi han như sau:



“Trời lập đông chưa em, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi?

Để mặc anh lang thang, ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới?

Đêm chia ly em về, đường khuya em bật khóc…

Anh xa em thật rồi, làm sao quên mùi tóc?

Em hỡi em!

Có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?

(Trần Thiện Thanh – bđd)



Thật ra, hỏi như thế chỉ để anh, để em và để chúng ta không còn mang trong mình những thành kiến không nên có, mà thôi. Hỏi như thế, là hỏi những chuyện thường xảy ra ở huyện nhà Đạo và huyện dân gian, ở nơi đó có bậc vị vọng vẫn chờ người đến hỏi, để rồi có cơ hội mà giải đáp. Dù, thắc mắc ấy/lời hỏi nọ có nhiêu khê, diệu vợi về Lời Chúa, thì đấng bậc vẫn ra tay giúp giùm để mọi người còn dễ thở, rất như sau:



“Rõ ràng đây là một trong những đoạn sách rất gây hoang mang, ngỡ ngàng cũng không ít. Thôi, để tôi xin có đôi lời trích dẫn ít chương đọan Phúc Âm, mà giải toả. Trước nhất, tưởng cũng nên trích dịch nguyên văn đoạn nói về vấn đề này, ở ngay đây:



"Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba.3 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng." (Lc 12: 51-53)



Nếu đưa đoạn này ra khỏi bối cảnh lời lẽ của Kinh thánh, ắt là ta sẽ nghĩ rằng Chúa Giêsu đến Ngài chỉ đem đến những bất bình cùng cãi tranh thôi; và như thế,ta cũng sẽ thôi không còn theo chân Chúa nữa.Thế nhưng, như một bạn đồng nghiệp rất khoa bảng chuyên chú giải Thánh Kinh của bổn báo đã từng nói: “Nếu ta lấy bất cứ câu Kinh thánh nào đem ra khỏi bối cảnh Lời Chúa, ắt hẳn còn lại chỉ là những chương đoạn ngớ ngẩn, chẳng nghĩa lý!” Và, đây là một trong những cái-gọi-là vớ vẩn, vẩn vơ ấy.



Bởi thế nên, ta hãy đưa bản văn/câu nói ấy vào với bối cảnh của toàn bộ Sách Tân Ước, mới được. Làm thế, ta sẽ hiểu được rằng Đức Giêsu thực sự đến với trần gian con người là để mang cho họ sự bình an và hiệp nhất.



Để bắt đầu, ta hãy nghe về lời loan báo tin vui gửi đến các mục đồng về việc Chúa giáng hạ làm người, lúc mà triều thần thánh trên thiên quốc đồng thanh hát rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.".” (Lc 2: 14)



Cùng một kiểu như thế, ta đến với trình thuật về Bài Giảng Trên Núi, ở đó Chúa ca tụng những ai đem hòa bình đến với người khác, qua lời khuyên: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.”(Mt 5: 9)



Quan trọng hơn, ta cứ nhìn vào những gì Chúa nói về sứ vụ Thiên sai của Ngài: “Bình an Ta để lại cho anh em; bình an mà Ta ban cho anh em, thế gian này không thể cho được như Ta đã ban cho anh em.” (Yn 14: 27) Xem như thế, rõ ràng là Chúa đến, Ngài đích thị là để mang bình an cho mỗi người.Rõ hơn nữa, hiển nhiên là Ngài chẳng khi nào lại muốn thấy sự rẽ chia, mà đúng hơn phải là sự kết hợp hiệp thông. Vào buổi tiệc Tạ Từ, Ngài nguyện cầu cùng Cha Ngài, rằng: “Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. (Yn 17: 20)



Và, có điều là ta cứ tưởng là mình hiểu biết hết những lời bí nhiệm trong đoạn mà chị vừa trích dẫn, xem ra đã nghịch chống lại các đoạn văn khác chăng?



Trước hết, nên nhớ rằng chính Đức Giêsu là dấu tích của sự “mâu thuẫn, rẽ chia”. Khi Ngài có mặt ở đền thánh Giêrusalem, cụ già Simêon đã tiên đoán về Ngài rằng: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng” (Lc 2: 34)



Nhằm rao giảng sự thật cần nắm vững, Chúa đã gặp biết bao nhiêu là chống đối rất đáng kể trong suốt cuộc đời Ngài và cuối cùng Ngài cũng bị dẫn đến cái chết do chính bàn tay của những người không sẵn sàng chấp nhận giáo hấn của Ngài được.



Đồ đệ theo chân Ngài cũng thế, các vị đều đã gặp nhiều chống đối. Thánh Phaolô liệt kê một loạt những nỗi khổ mà thánh nhân phải chịu khi rao giảng Tin Mừng (2Cr 11: 12-28). Và chính Hội thánh của Chúa cũng bị bách hại trước nhất là từ những người Do thái, rồi sau đó từ đế quốc La Mã suốt 250 năm.



Thế nhưng, tại sao Chúa lại nói về sự rẽ chia ngay trong gia đình? Là bởi vì, cũng thế, điều này thường là kết quả khi thành viên trong gia đình tin vào Lời Chúa, trong khi đó người kia lại không. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết đến chuyện hễ có ai hồi hướng trở về với niềm tin nơi Đạo Chúa, thường thì người ấy dễ bị thành viên khác trong gia đình hoặc toàn bộ gia đình mình khích bác, cấm cửa không cho về lại với gia đình.



Tin Mừng theo thánh Mátthêu, có nhiều đoạn Chúa cũng ám chỉ chuyện này. Sau khi nói về mẹ chồng sẽ chống lại nàng dâu, Ngài còn bảo: “Kẻ thù của mình chính là người nhà.” (Mt 10: 36) Chúa còn trích dẫn lời của tiên tri Micah, khi ông nói: “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà lại hoá ra thù địch.” (Mic 7: 6)



Và từ đó, Ngài nói tiếp: "Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.” (Mt 10: 37)



Thế thì, nếu có ai khám phá ra sự thật ở Tin Mừng rồi đến mà thực thi Lời dạy của Chúa, hẳn nhiên là người đó yêu Chúa hơn gia đình mình và họ sẽ nghe theo tiếng gọi của Chúa, dù cho có phải gặp nhiều chống đối rẽ chia, từ phía gia đình.



Hiển nhiên là, Chúa đâu nào đã mang sự chia rẽ đến với ai bao giờ. Ngài chỉ muốn nói: Ngài biết là đôi lúc những người theo chân Ngài sẽ gặp phải chống đối. Sẽ có sự rẽ chia, và ly cách.



Điều Chúa mang đến, Ngài đã nói rõ điều đó, chính là sự bình an và hiệp nhất: bình an trong tâm hồn cho tất cả những ai theo chân Ngài. Hiệp nhất, tất cả mọi dân con đồ đệ của Ngài.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly, 6/11/2011, tr. 12)



Nghe đấng bậc giải đáp thắc mắc rất ở trên, bần đạo lại cứ liên tưởng đến ca từ, vẫn thấy hát:



“Ngày nào ta xa nhau,

anh bước sâu trong vũng tối nhạt nhòa

Từng mùa Đông theo qua,

Anh đã quen với đường đời băng giá.”

(Trần Thiện Thanh – bđd)



Bóng tối nhạt nhòa đây, chính là sự đông cứng, xót xa, như câu ca của nghệ sĩ còn cứ hát:



“Xưa hôn em một lần,

Rồi đau thương tràn lấp.

Anh yêu em một ngày và xa em trọn kiếp

Nên anh yêu mùa Đông,

Nên anh yêu mùa Đông,

Ôi! Mùa Đông của anh!”

(Trần Thiện Thanh – bđd)



Hẳn là Mùa Đông của anh, nay đà xảy đến khiến anh phải ôm phải ấp chỉ vì anh đã trót hôn em một lần. Hôn chỉ một lần thôi, mà rồi đau thương tràn ngập. Ôi thôi mùa Đông. Của anh. Của người.Mùa Đông thì như thế. Vẫn cứ đem lại bóng tối nhạt nhòa. Băng giá. Chia xa. Còn Mùa Xuân trọn kiếp do Đức Chúa mang lại vẫn kết hợp, rất hài hòa. Bình an.

Về những chia xa, nhạt nhòa của Mùa Đông hay mùa hạ nhiều nắng rẽ phân, hoặc thu qua đầy ảm đạm, bần đạo nhớ về lời của thầy dạy môn Kinh thánh từng dặn dò: Khi đọc Kinh thánh, nhớ đừng hiểu từng chữ, rất nghĩa đen. Hoặc đối chiếu với khoa học lịch sử, ở bên ngoài; mà phải đặt lời lẽ trình thuật theo ý hướng và chủ đích của thánh sử khi viết Tin Mừng ấy.

Theo vị thày dạy của bần đạo, thì thánh sử Mát-thêu viết lên Tin Mừng của mình, hồi 80 hay 85 sau Công nguyên, đem vào đó nhiều dụ ngôn/truyện kể, là để trình và thuật về tình hình của cộng đoàn Hội thánh thời mình sống. Thời tiên khởi, là thời có nhiều bách hại, phân hóa. Tách lìa. Ngài viết là muốn để lại lời khuyên răn, khích lệ hơn là chứng cứ lịch sử Lời Chúa nói. Nói theo kiểu văn hoa thêu thùa nhiều tính chất thi ca/âm nhạc, là nói như nghệ sĩ trích ở trên vẫn hát và nói những rằng:



“Anh chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái.

Anh chỉ là người say, bên đường em nhìn thấy.

Anh đi đi, người điên không biết nhớ,

Và người say không biết buồn…”

(Trần Thiện Thanh – bđd)



Tiếc rằng bần đạo không còn trẻ như tác giả bài ca “Mùa Đông của anh”, khi anh yêu Mùa Đông ấy, đã thấy “rất cay đắng tuyệt vời”. Vì không còn cái tuổi rất trẻ của mùa Xuân, nên bần đạo và bạn bè thân quen cùng trang lứa, nay cũng thấy phần nào mùa Đông của tình yêu. Yêu mình và yêu người. nên, mới thấm thía lời của thánh nhân vẫn trình và thuật về Hội thánh thời tiên khởi, cũng rất cay đắng, tuyệt vời dù phân rẽ. Phân rẽ đến độ, thánh sử thấy mình “như ngừng thở”, bèn phải viết lên những lời “thơ” khá ai oán, rẽ chia. Kình chống.

Nói cho cùng, như các cụ xưa nay từng nói “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, có thể đó cũng là tâm trạng của thành viên trong thánh hội thời tiên khởi, nên mới có những lời như thế, gán cho Chúa.

Nói nào ngay, lâu nay đấng bậc vị vọng của tờ The Catholic Weekly là linh mục John Flader nổi tiếng cứng rắn, chững chạc, hoặc “cựu trào” như nhận xét của một số người “vẫn chưa già nhưng không còn trẻ’ đã từng gán cho “đức ngài” cái mũ chụp ấy. Tuy nhiên, đức thày quan niệm rất không sai, khi bảo rằng: “Chúa đâu nào đã mang sự chia rẽ đến với ai bao giờ. Ngài chỉ muốn nói: Ngài biết là đôi lúc những người theo chân Ngài sẽ gặp phải chống đối. Sẽ có sự rẽ chia, và ly cách.”

Nói cho rõ, thì chính ra phải nói: thánh sử Mát-thêu là người viết lên trình thuật có lời lẽ rất “đắng cay tuyệt vời” vào thời điểm những 50 năm sau ngày Chúa chịu nạn, cũng là để diễn tả tâm trạng của các thành viên trong nhóm hội rất thánh, là Hội thánh. Nói như thế, không chỉ để khuyên răn, hoặc đưa chứng cứ mà để nói lên một sự thật rất đau lòng. Và, cũng là sự thật rất mất lòng.

Để minh họa cho những sự thật đau lòng hay mất lòng, cũng nên kể về một dụ ngôn thời đương đại, rất như sau:



“Bố mẹ cô gái nọ thấy con mình nay đến tuổi cần có người trông nom và ở cạnh “lúc vui cũng như khi buồn”, bèn mở một cuộc tuyển lựa… chàng rể.Trong số các chàng trai đến dự thi tuyển để được chuẩn nhận làm rể thảo, Chàng trai thứ nhất, hiên ngang khoe:

-Dạ! Tài khoản của con trong ngân hàng tròm trẻm chỉ độ triệu đô, thôi.

-Cũng được. Thế còn anh B này thì sao?

-Dạ! Con chỉ có mỗi biệt thự trị giá hai triệu đô, cũng tạm sống ạ.

-Thế cũng được. Thế còn anh trai trẻ này, có những gì?

-Dạ thưa bác! Cháu chả có gì ra hồn cả ngoài mỗi đứa con đang nằm trong bụng của con gái bác.

Chánh chủ khảo nghe thế cũng “tá hỏa!”, nhưng thấy anh này cũng không đến nỗi tệ, vì dám nói lên một sự thất…rất mếch lòng…”



Dù truyện kể, không là chân lý hoặc nguyên tắc để sống, mà chỉ nói lên tình hình hiện tại ở một số huyện dân gian, tại nhà khiến ta cần chú ý, thế thôi. Nhưng người kể truyện lại rút ra được một bài học rất thấm, đó là: Muốn thắng các địch thủ rất kếch xù trong khi mình chẳng có lấy một xu, thì chỉ còn cách duy nhất là “có tay trong”, mới hòng thắng. Và, người kể lại cứ thêm: Đây không phải là chân lý sống, nên cũng đừng thắc mắc hoặc hỏi han, tại sao thế.

Thật đúng thế. Cuộc đời người, có những chuyện không thể cứ mãi hỏi han: sao như thế? Sao lại thế? Mà, hãy cứ nhìn thẳng vào sự thật, rồi hiên ngang dấn bước, để còn sống.

Nói cho cùng, không thể kể cho nhau nghe: thế nào là nguyên tắc, hoặc chân lý sống ở đời. Cho bằng cứ kiếm tìm chân lý ấy, rồi sẽ sống. Vì, chân lý hay sự thật sẽ được phơi bày trên mái nhà. Chí ít, lại là sự thật như câu hát của người. Ở đời, rằng:



“Những cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý…

Nhưng người vẫn tìm nhau, trong vòng tay tình ý.

Như đôi ta, niềm yêu xưa chỉ còn

Một vì sao anh lẻ loi.”

(Trần Thiện Thanh – bđd)



Vì “sao” kia, có là anh hay là em rất lẻ loi, có là cuộc tình dương gian hoặc gì đi nữa thì cũng chẳng nghĩa lý chi khi mà “người người vẫn cứ tìm nhau, trong vòng tay tình ý” rất tế nhị. Bởi đời người là như thế. Người đời là như vậy. Nên, hãy cứ thương yêu cho trọn. Yêu thương, như Chúa vẫn thương yêu con người. Ngài không cách ly, chia lìa hoặc rẽ đám bất cứ một ai. Chí ít, là đồ đệ của Ngài, dân con Nước Trời. Ở mọi nơi.



Trần Ngọc Mười Hai

Nay không còn trẻ gì nữa

Nhưng vẫn cứ kiếm tìm

một cuộc tình chí lý rất thân thương

Nơi nhà Đạo.

Với con người.





Suy niệm Chúa Nhật thứ 34 thường niên Lễ Kitô Vua năm A 20.11.2011



“Em trở về đây với Bướm Xuân,”

“Cho tôi mơ ước một đôi lần.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 25: 31-46

Hôm nay đây, Bướm Chúa của Mùa Xuân đã trở về với hình dạng của Đức Vua. Vua vũ trụ. Vua của mọi tâm hồn, như tình tự được thánh sử ghi nhanh ở trình thuật.

Trình thuật, nay có thánh sử rất Mát-thêu ghi về đoạn cuối cuộc sống công khai của Đức Kitô, trước khi Ngài vào với nỗi thống khổ, và rồi sau đó, đã Phục Sinh, để vực dậy hết muôn người.Thánh Mát-thêu làm công việc ấy bằng cung cách của người kể dụ ngôn về ngày sau hết, có phán xét. Đọc trình thuật hôm nay, hẳn rằng người nghe lại liên tưởng đến dụ ngôn của những chiên con và dê hiền. Phụng vụ Hội thánh lại dùng trình thuật hôm nay để mừng kính Đức Kitô Vua, tức Vị Chánh Án vào ngày phán xét cuối cùng.

Nhìn vào ngôn ngữ mà người Công giáo thường sử dụng xưa nay, thì chữ “Vua” không là từ ngữ dễ nghe và dễ chấp nhận cho bằng danh xưng khác. Đã có lúc, danh xưng “Vua” của Đức Chúa được coi như một biểu ngữ nhằm nói lên các giá trị đạo đức hầu đối chọi với ý nghĩa rất chúa của các vua quan ở đời. Thời nay, người người thấy mình không dễ gì thấy được sự khác biệt giữa tính chất rất “vua” của tín hữu Đạo Chúa.

Trình thuật thánh Mát-thêu hôm nay, Đức Giêsu được gán tặng bằng nhiều danh xưng như Con Người, Chúa Chiên (tựa như vua Đavít), Đức Vua, Đức Chúa, Người Con ngự trên ngai vàng cùng Thiên Chúa Cha, vv… Bằng vào các danh xưng ấy, Đức Giêsu Kitô được con dân mọi người tôn kính như vị Chánh Án mọi dân tộc. Và hôm nay, người đọc sẽ thấy Ngài sử dụng quyền tài phán của Chánh Án. Đó là lý do mà thánh sử coi Ngài là “Đức Kitô rất Vua”. Và, điều đó ăn khớp với mọi hiểu biết của chúng ta khi nghĩ về vị Vua của vũ trụ. Bởi, Ngài chính là vị Chánh Án có trọng trách phán xét tất cả những gì con người làm, hoặc không làm.

Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa có nói Ngài sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Cũng thế, các bản văn tuyên tín khác cũng có nói dân con mọi người sẽ phải trả lẽ về những gì mình làm. Thánh Kinh của người Do Thái còn tỏ cho thấy “Ngày của Đức Chúa” là ngày mà vị Chánh án đứng lên để phán và xét. Thêm vào đó, truyền thống giáo hội còn dạy con dân phân biệt việc phán xét vào ngày chung cục cuộc đời của mỗi người với việc phán xét hết mọi người vào ngày thế tận. Nhưng, chẳng một ai, kể cả Đức Kitô, biết được thời điểm với nơi chốn xảy đến công cuộc phán xét chung cuộc ấy. Nên, việc này chỉ được kể bằng ngôn từ rất biểu trưng và thông thường rất dễ sợ.

Kể, bằng biểu trưng hay biểu tượng, là nói trước mọi việc trước khi việc ấy xảy đến. Và, trình thuật về sự việc này được giảng rao khắp nơi và khắp chốn, để người Do thái cũng như dân ngoại sẽ hồi hướng trở về. Cả Enoch lẫn Elijah cũng về lại. Ngày ấy sẽ là ngày Cánh Chung, Phản-Kitô sẽ ngự trị một thời gian. Và, không gian vạn vật sẽ chuyển đổi đến rối mù, lửa từ trong/ngoài địa cầu sẽ bốc cháy. Và rồi, có tiếng loa kèn phát lên báo hiệu sự sống lại của muôn loài và khi ấy Con Người cũng sẽ xuất hiện giữa mây trời, rất bảng lảng. Rồi, người người cứ như thể bảo nhau: ngày thế tận đã kề cận. Thế nhưng, lẽ thường tình của con người lại hay chống đối những chuyện như thế. Và, phần đông sẽ không tin rằng chuyện đó là sự thật như đinh đóng cột. Hay nhất là bảo: ta chẳng hiểu gì về việc ấy.

Chẳng hiểu, vì ngôn từ biểu tượng mà thánh Mát-thêu sử dụng chỉ để kể về một gặp gỡ rất riêng tư thân tình giữa Đức Kitô và mỗi một người, khi ta chết. Vào lúc ấy, Ngài muốn biết, không chỉ mỗi việc cuộc sống của ta ra thế nào, nhưng còn nhắn nhủ rằng ta đã làm gì cho lịch sử của con người, tức đóng góp được bao nhiêu cho nhân loại. Lúc thánh Mát-thêu viết lên trang sử này, lên giấy, ngài muốn tỏ bày lập trường để ta biết, là: mỗi người chúng ta cũng nên cải thiện lối hành xử của chính mình, ở đây. Bây giờ. Thánh nhân không mô tả những gì sắp đến cho bằng ngài muốn xác chứng những gì phải xảy ra, ngay bây giờ.

Thánh Mát-thêu diễn tả việc ấy qua ảnh hình và biểu tượng về chiên lành và dê hiền. Ở Do thái thời xưa, chiên lành chịu đựng cơn lạnh hay hơn dê hiền. Bởi thế nên, dê hiền cần được bảo vệ nhiều hơn. Bằng vào mầu sắc, chiên con thường mầu trắng. Còn, dê hiền lại là mầu đen. Ở dụ ngôn, chiên lành đứng bên phải, tức phía rất phải. Còn, dê hiền ở bên trái tức trái rõ đành rành. Đặc biệt hơn, bằng vào biểu tượng thánh sử viết, thì thú đàn ở phiá bên phải, vẫn phải lẽ. Còn dê hiền, là kẻ xấu nên mới trái. Thế nhưng, dưới tầm nhìn của Chúa, thú đàn dù có trái, vẫn rất phải.

Công việc của Chánh án, là tách chiên khỏi dê theo tiêu chuẩn nào đó. Tiêu chuẩn đây, không là 10 điều giáo luật, vì khi bị phán xét không ai bị cật vấn điều đó. Nhưng tiêu chuẩn phán xét, là phán đoán và xét nét về 6 công tác từ thiện rất cổ điển về lòng thương xót mà người Do thái có thói quen gọi đó là hành xử đầy yêu thương.Cũng chỉ là: lo cho cái ăn, thức uống, đón tiếp mời chào, cho áo mặc, trông nom chăm sóc và viếng thăm đỡ đần. Vấn đề là, người người được hỏi có làm thế trong đời mình không?

Thật ra, đó còn là nội qui cuộc sống cộng đoàn do thánh Mátthêu đặt, ở Tin Mừng chương 18: “Không được để con trẻ lạc lõng, mất mát. Không được để thành viên cộng đoàn bị bỏ rơi, cô độc”. Phán và xét, còn là hỏi: anh/chị có tuân giữ nội qui ấy không? Nếu có, anh/chị là chiên lành. Nếu không, anh/chị sẽ là dê hư. Ở đây, thánh Mát-thêu và -Đức Giêsu- đặt tầm quan trọng vào nội qui giản đơn ấy cho cộng đoàn Kitô hữu thời tiên khởi. Để sau này, sẽ không có ai bị án phạt về những gì mình đã làm hoặc định làm; mà về những gì mình quên làm và không bao giờ chịu làm những việc như thế.

Người tốt lành không làm việc đó vì họ thấy người có nhu cầu như chính người anh, người chị của mình. Đức Giêsu nói: nếu người làm điều tốt lành ít là cho người anh, người chị ấy của mình, thì tức là làm cho Chúa. Họ là người thân của Chúa. Ta làm cho người của Chúa, chứ không phải cho người của ta. Thế nên, phán xét tích cực là phán và xét xem ta có mừng đón vào nhà mình, những người của Chúa, thuộc gia đình Ngài, vì họ nhìn ta như là người trong số họ.

Khi nói đến việc phán xét nói chung, ta bao gộp tất cả mọi người. Vậy thì, “nội qui của cộng đoàn” không chỉ là cho người Do thái hoặc cho cộng đoàn Mátthêu thời tiên khởi hoặc những người thuộc giáo phái nào đó, thôi. Mà là, tất cả. Nội qui ấy, là để mọi người biết mà thực hiện. Nội qui được viết trong tâm khảm của mỗi người. Cho mọi văn hóa, sắc tộc. Mọi thời khắc của lịch sử nhân loại. Nội qui rất chung và sẽ có phán xét cũng rất chung như thế.

Chúa có cách để giáo huấn để họ hiểu rằng cuộc sống đích thực không cần lời nói, hoặc thể chế, dù thể chế ấy là Hội thánh. Chúa thiết lập trong ta bản năng riêng của mội người. Cho mỗi người. Bản năng ấy, giúp ta mở lòng ra với người đang thiếu thốn, có nhu cầu. Dù ta là người thế nào đi nữa, Chúa cũng sẽ phán và xét chính ta, về tất cả điều đó. Phán và xét, xem ta có làm những việc giùm giúp như thế không. Chính đó là ý nghĩa của phán xét chung.

Chương 28 cuối Tin Mừng, thánh Mathêu viết: Đức Giêsu truyền lệnh cho nhóm người bé nhỏ của Ngài hãy ra đi mà trở nên đồ đệ của Ngài đến với muôn dân. Không cần biết họ thuộc sắc tộc nào. Có lý lịch ra sao. Họ từ đâu đến. Ngài dạy họ làm những việc như thế bằng cách quan sát xem họ có làm những điều Ngài dạy trong đời mình hay không. Tức, dạy họ sống biết giữ nội qui đề ra cho cộng đoàn của Ngài, như thánh Mátthêu từng ghi lại. Nếu họ làm theo điều Ngài dạy, thì Ngài sẽ ở với họ suốt mọi ngày, cho đến ngày thế tận.

Đọc trình thuật hôm nay, có thể có người nghĩ là thánh Mátthêu muốn tách chia chiên khỏi dê, để dễ bề phân biệt. Nhưng sự thật, đó không là phân và tách mà là đến với nhau như đàn trẻ lạc được tìm thấy. Là, ra đi mà tìm đến với họ. Ra đi, để ở giữa những người từng lỗi phạm nay bị bỏ rơi, quên lãng. Ra đi, giang tay mà chào đón tất cả mọi người, đưa họ về với hòa giải và hòa hoãn. Thế đó, không là tách chia, phân biệt. Mà là, thuộc về nhau. Ở với nhau. Mà là, tất cả ràng buộc vào với nhau để tiến vào với cộng đoàn Nước Trời Hội thánh.

Trong tâm tình cảm kích những điều thánh sử ghi về Đức Kitô Vua, ta lại ngâm lên lời rằng:

“Em trở về đây để nắng hồng,

Hồn xưa còn đẹp ý xưa không?

Trăng tình chưa nguyện lời Hoa Bướm,

Em chẳng về đây để ngỏ long.”

(Đinh Hùng – Bướm Xuân)

Là Bướm Xuân hay Bướm của Mùa Xuân, Ngài vẫn là Vua Vũ Trụ, nơi lòng người. Nay, Ngài trở về để Bướm và Xuân nên một. Một thân. Một mình. Thứ Mình rất thánh của Chúa Xuân.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá lược dịch.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Biển Đức XVI được trao giải “Nguyệt Quế” hàn lâm Ba Lan
Phạm Kim An
08:26 17/11/2011
ĐTC Biển Đức XVI được trao giải “Nguyệt Quế” hàn lâm Ba Lan

ROMA - ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp nhận giải "Nguyệt quế” hàn lâm Ba Lan.

Đây là một giải thưởng khoa học thừa nhận sự đóng góp của ĐTC Biển Đức XVI-Joseph Ratzinger trong các lĩnh vực thần học và văn hóa.

Trong buổi tiếp kiến ngày 16-11, ĐTC đã cảm ơn bằng tiếng Ba Lan các "Viện trưởng xuất sắc" của các Đại học Wrocław, Opole, Czestochowa và Zielona Góra.

ĐTC bày tỏ sự "biết ơn" của Ngài cho giải Nguyệt Quế mà các vị trao tặng Ngài. Ngài thấy trong sự “công nhận” này một biểu hiện của "sự đánh giá cao cho việc dấn thân của Giáo hội trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa".

ĐTC đã ban phép lành cho các ngài Viện trưởng, các cộng đồng học thuật của các vị và gia đình các vị.

Việc trao giải thưởng cho ĐTC nằm trong khuôn khổ của việc mừng 200 năm ngày thành lập Đại học Wroclaw, vốn mừng lễ kỷ niệm trong những ngày này.

Trước đây, giải Nguyệt quế hàn lâm được thành lập năm 2003 để tôn vinh ĐTC Gioan Phaolô II, nhân vật đầu tiên nhận giải. Ngày nay, giới trí thức Ba Lan cảm thấy "vinh dự" rằng ĐTC Biển Đức XVI đã chấp nhận việc trao giải cho Ngài, theo báo chí Ba Lan và trang web của trường Đại học Wroclaw. (Zenit.org 16-11-2011)

Phạm Kim An
 
Pakistan: Một Giám Mục và một Mục sư Tin lành buộc phải rời khỏi đất nước, do các cáo buộc sai lầm về phạm thượng
Phạm Kim An
08:28 17/11/2011
Pakistan: Một Giám Mục và một Mục sư Tin lành buộc phải rời khỏi đất nước, do các cáo buộc sai lầm về phạm thượng

Lahore - Đức Giám mục Tin Lành Pervaiz Joseph và Mục sư Baber George đã buộc phải chạy trốn ra nước ngoài, bởi vì các vị là nạn nhân của các tố cáo sai lầm về phạm thượng, và bị đe dọa giết chết bởi các người cực đoan Hồi giáo, cũng như các nhà lãnh đạo của một tổ chức được chính phủ Pakistan tài trợ. Đây là tin được nói với hãng tin Fides bởi Mục sư Mustaq Gill, Chủ tịch ‘Hội Tin lành Phát triển pháp lý’ (LEAD), một hiệp hội Kitô hữu của tất cả các giáo hội, trong đó đặc biệt có các luật sư, và cung cấp sự hỗ trợ pháp lý và bảo vệ các Kitô hữu ở Pakistan.

Theo Chủ tịch ‘Hội Tin lành Phát triển pháp lý’ (LEAD), Hội "đã tổ chức việc xuất cảnh cho hai lãnh đạo, do mạng sống các vị gặp nguy hiểm, và hiện nay cung cấp một nơi trú ẩn an toàn cho gia đình các vị".

Mục sư Gill giải thích với hãng tin Fides: “Đây là một câu chuyện rất buồn và là một biểu tượng của cuộc bách hại, mà các Kitô hữu đang phải chịu nhân danh luật chống phạm thượng, vì Giám mục Pervaiz Joseph là một nhân vật nổi tiếng, và tham gia nhiều vào cuộc đối thoại liên tôn và hòa bình, ở cấp quốc gia và cấp tỉnh tại Punjab".

Đức Giám Mục và Mục sư, cả hai làm việc tại Thành phố Lahore (Punjab), trong vòng bảy năm qua đã gặp một số lãnh đạo chính trị và lãnh đạo Hồi giáo, đang đối mặt với một số vấn đề liên quan đến luật chống phạm thượng và thân phận của các Kitô hữu.

Mục sư Gill giải thích: "Trong vài tuần qua, trong một cuộc trao đổi quan điểm, các vị bị cáo buộc sử dụng các từ ngữ khinh bỉ đối với Tiên tri Muhammad, một hành vi phạm tội mà cả hai vị đều không làm trong bất kỳ cách nào".

Một nguồn tin của Fides cho biết, Đức Giám mục là người đại diện Kitô hữu của tổ chức "Hội đồng Hòa bình Quốc tế vì sự Hoà hợp Liên tôn" (IPCIH), nhận tiền tài trợ từ chính phủ Pakistan. Chính vị lãnh đạo của Hội đồng, Haji Rana Tahir Rehmat, cùng với các nhà lãnh đạo Hồi giáo khác của phong trào Hồi giáo ‘Sunni Tehreek’, đã đưa ra các cáo buộc sai lầm về phạm thượng cho Giám mục, bất hợp pháp hoá ngài và xoá bỏ những năm tháng làm việc với nhau.

Theo một số người, hai lãnh đạo Kitô hữu đã trở thành không được ưa chuộng trong Hội đồng, bởi vì các ngài quyết định thành lập một hiệp hội mới để bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng Kitô giáo ở Pakistan.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides, ông Akram Gill, người Công giáo, Quốc vụ khanh trong “Bộ Hoà hợp Liên bang”, đảm bảo rằng "ông sẽ tìm biết tất cả các thông tin cần thiết về vụ việc và sẽ có hành động thích hợp", khi ông tái khẳng định sự cam kết của chính phủ Pakistan về đối thoại liên tôn . (Agenzia Fides 15-11-2011)

Phạm Kim An
 
Indonesia: Ở Papua nhân quyền bị vi phạm
Nguyễn Trọng Đa
08:29 17/11/2011
Indonesia: Ở Papua nhân quyền bị vi phạm, tổ chức phi chính phủ bị cản trở, theo một tổ chức Phan sinh

Geneva – Tỉnh Papua của Indonesia đang trải qua "sự lạm dụng nghiêm trọng về quyền dân sự và quyền chính trị, cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa", trong khi các phương tiện thông tin đại chúng đang bị bịt miệng để che giấu sự thật: - các kết luận này được nói trong Báo cáo mới "Nhân quyền ở Papua năm 2010 / 2011", được công bố tại Geneva (Thuỵ Sĩ) bởi ba tổ chức phi chính phủ, “Phan sinh Quốc tế” (Franciscans International, FI) - tổ chức phi chính phủ của đại gia đình Phan sinh tại Liên Hiệp Quốc -, "Mạng lưới dựa vào đức tin về Tây Papua” (FBN) và “Ủy ban Nhân quyền châu Á"(AHRC).

Báo cáo, được gửi đến hãng tin Fides, dự định gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế và Liên Hiệp Quốc về sự đàn áp quân sự đang diễn ra ở tỉnh Papua của Indonesia (hoặc tỉnh Irian Jaya), nơi mà quân đội Indonesia đã có hành động chống lại những người tham gia ‘Đại hội nhân dân Papua’, với hơn 300 vụ bắt giữ - một chiến dịch truy tìm kiếm những người gọi là ‘thủ lĩnh ly khai’ vẫn tiếp tục, ảnh hưởng bừa bãi đến dân thường.

Mô tả "thực tế đáng buồn về các lạm dụng ở Papua”, mục tiêu của Báo cáo là nâng cao nhận thức về tình hình nhân quyền ở Papua và giúp tạo ra một "vùng đất hòa bình". Đặc biệt, tài liệu nhấn mạnh các khó khăn mà xã hội dân sự và các nhà hoạt động gặp phải, họ là người bảo vệ nhân quyền ở Papua, các nạn nhân của quấy rối, đe dọa và giam giữ tùy tiện về các cáo buộc "Makar" ("Phản bội"), trong khi văn bản nói rằng "họ thực thi quyền tự do ngôn luận trong cuộc đấu tranh vì công lý và trách nhiệm".

Báo cáo cũng tố cáo chính sách của chính phủ Indonesia "nhằm làm mất uy tín, hạn chế và gây nguy hiểm cho công việc của các tổ chức nhân quyền quốc tế hoạt động tại Papua", trong đó có việc họ bị từ chối "tiếp cận các phương tiện truyền thông quốc tế, do sự lèo lái của bộ máy quan liêu". Kết quả của các thái độ như vậy là một số tổ chức đã buộc phải rút khỏi đất nước, chẳng hạn như Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ (ICRC) và "Lữ đoàn hòa bình quốc tế" (PBI).

Trong khi chính phủ Indonesia tuyên bố rằng "sự bảo vệ nhân quyền là một ưu tiên quốc gia", tổ chức phi chính phủ “Phan sinh Quốc tế" trả lời trong một thông báo gửi hãng tin Fides rằng, "các tuyên bố chính trị là không đủ để đối mặt với các sự vi phạm nhân quyền tại Papua, bởi vì thực tế là một bầu khí khủng bố đang phổ biến nơi người dân địa phương".

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Indonesia hãy trả tự do ngay cho tất cả các tù nhân chính trị, chấm dứt ngay sự đe dọa, quấy rối và bạo lực chống lại các người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Papua, hãy bắt đầu một cuộc đối thoại chính đáng với xã hội dân sự quốc gia và quốc tế, vì hoà bình của tỉnh Papua. (Agenzia Fides 16-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC: Lễ Chúa Kitô Vua: Con Một Thiên Chúa, linh mục cao trọng và hoàn hảo
Jos. Tú Nạc, NMS
09:12 17/11/2011
LỄ KI-TÔ VUA

Anh chị em thân mến,

Trong những bài giáo lý của chúng ta về lời nguyện Ki-tô giáo, giờ đây chúng ta trở lại với Thánh Vịnh 110, một trong những “thánh vịnh hoàng tộc” trứ danh, được liên kết nguyên thủy với sự đăng quang của một vương quốc David. Giáo Hội đọc Thánh Vịnh này như một lời tiên tri của Đức Ki-tô, vị vua cứu thế và là linh mục đời đời, sống lại từ cõi chết và ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Thánh Phê-rô trong diễn từ của mình vào ngày Lễ Hiện Xuống (Acts 2:32-36), đã ứng dụng lời này trước chiến thắng của Chúa vượt qua cái chết và lời tán tụng của ngài trong vinh quang. Từ thời cổ đại, câu thứ ba đầy bí ẩn của Thánh Vịnh này đã được làm sáng tỏ như một dẫn chứng tình nghĩa tử thánh thiện của vị vua này, trong lúc câu thứ tư nói về người như “một linh mục đời đời, theo lệnh của Melchizedek.” Thư gửi tín hữu Hebrew đặc biệt đả áp dụng hình tượng này cho Đức Ki-tô, Con một Thiên Chúa và là vị linh mục cao trọng hoàn hảo của chúng ta, người mà hằng sống để tạo sự trung gian cho tất cả những ai, qua Người, đến với Đức Chúa Cha (Heb. 7: 25). Những câu cuối của Thánh Vịnh phô diễn vị vua đắc thắng như thực hiện sự phán xét bao trùm mọi dân tộc. Khi chúng ta nguyện Thánh Vịnh này, chúng ta tung hô sự chiến thắng của Chúa và là vị vua của chúng ta đã sống lại, trong khi phấn đấu để sống mãi mãi tràn đầy nhân phẩm linh mục huy hoàng, nơi chúng ta là chi Thể của Người.

(“Những bài giáo lý của Đức Thánh Cha” – News.VA)
 
Giáo hội Kerala đòi công lý cho nữ tu Valsa John
Trầm Thiên Thu
09:18 17/11/2011
ẤN ĐỘ (UCANews.com, 17-11-2011) – Các vị lãnh đạo Giáo hội ở Kerala đã bất bình về việc giết nữ tu Valsa John, người đấu tranh nhân quyền cho các bộ lạc, ngày 16-11-2011.

Nữ tu Valsa John 53 tuổi, thuộc Dòng Bác ái Chúa Giêsu và Mẹ Maria (Sisters of Charity of Jesus and Mary), đã bị giết chết tại quận Pakur hẻo lánh thuộc bang Jharkhand, Đông Ấn.

Theo tường trình, một nhóm người khoảng 50 người tụ họp trước nhà nữ tu Valsa vào sáng sớm ngày 16-11-2011 và giết chết bà. Theo tin ban đầu, nũ tu Valsa bị bắn chết.

Đức TGM George Alencherry, trưởng Giáo hội Syro-Malabar, và ĐGM Bosco Puthur đã đến thăm gia đình nữ tu Valsa John ở Vazhakala, gần Kochi, trung tâm thương mại của Kerala. Sau khi chia buồn, Đức TGM đã kính viếng thi hài nữ tu Valsa.

Ngài nói: “Nữ tu Valsa đã dành cuộc đời mình cho người nghèo, không ngừng chiến đấu và bảo vệ quyền lợi cho họBà đã cho thế giới thấy cách quan tâm chăm sóc người nghèo và tận hiến cuộc đời cho Giáo hội và đức tin”. Ngài cũng kêu gọi trách nhiệm đòi công lý cho bà.

M. J. Baby, em trai nữ tu Valsa, nói rằng ông đã cảnh báo bà đừng trở lại Jharkhand khi bà về thăm gia đình vào một ngày nghỉ hồi cuối tháng 8-2011. Ông Baby nói: “Tôi đã nói với chị tôi đừng trở lại chỗ đó sau khi chị tôi nói về những lời đe dọa”.

Gia đình bà tin rằng bà bị giết bởi những người có liên quan công ty mỏ mà bà đã phản đối.

Khi ca ngợi nữ tu Valsa, Đức TGM Maria Calist Soosapakiam, chủ tịch Hội đồng Công giáo Latin của Kerala, nói: “Với đời sống gương mẫu và can đảm chống lại cái ác, nữ tu Valsa John đã cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần tái cống hiến cuộc đời mình vì đức tin và hoạt động vì người nghèo”.
 
Một việc sử dụng hình ảnh Đức Giáo Hoàng ‘không thể chấp nhận được’
Nguyễn Trọng Đa
09:40 17/11/2011
Một việc sử dụng hình ảnh Đức Giáo Hoàng ‘không thể chấp nhận được’

Toà thánh phản đối mạnh mẽ

ROMA - Tòa thánh Vatican phản đối việc sử dụng hình ảnh "không thể chấp nhận được" của ĐTC Biển Đức XVI, trong chiến dịch quảng cáo cho một nhãn hiệu quần áo của Ý, vốn không được nêu tên, nhưng rất nổi tiếng vì cách thức khiêu khích cho mục đích thương mại của công ty ấy. Các phong trào Công giáo đã kêu gọi tẩy chay nhãn hiệu này.

Linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã đưa ra chiều 16-11 một tuyên bố về một "chiến dịch quảng cáo vốn sử dụng hình ành không đúng cách của ĐTC Biển Đức XVI".

Cha Lombardi phiền trách: "Chúng tôi dứt khoát phản đối việc sử dụng hình ảnh của Đức Thánh Cha một cách không thể chấp nhận, vì hình ảnh bị chế tác và khai thác trong khuôn khổ của một chiến dịch quảng cáo cho mục đích thương mại".

Cha lên án "một sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng đối với ĐTC Biển Đức XVI, một sự xúc phạm đến tình cảm của các tín hữu, một minh chứng rõ ràng về cách thức, trong thế giới quảng cáo, người ta có thể vi phạm các quy tắc cơ bản về tôn trọng con người, nhằm thu hút sự chú ý thông qua hành động khiêu khích”.

Cha Lombardi nói thêm: “Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh đang đánh giá các bước làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, để đảm bảo một sự bảo vệ chính đáng cho việc tôn trọng hình ảnh của ĐTC Biển Đức XVI". (Zenit.org 16-11-2011).

Trước đây giới quảng cáo hay dùng cách ghép hình của các chính trị gia như Tổng Thống Obama ôm hôn ông Hồ Cầm Đào trong mục tiêu quảng cáo thương mại. Nay thì họ đã bắt đầu dùng hình ảnh của các vị lãnh đạo tôn giáo trong mục tiêu này. BBC loan tin Tòa Thánh đã yêu cầu các luật sư áp dụng thủ tục pháp lý thích đáng để ngăn chận hành động quảng cáo bất chính này.

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC Bênêđictô XVI: Suy Niệm Thánh Vịnh 110
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
14:42 17/11/2011
“Chúng ta được mời gọi nhìn đến Đức Kitô và Hiểu Ý Nghĩa của Vương Giả Thật”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười tám về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI, được ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Thứ Tư ngày 16 tháng 11, năm 2011. Hôm nay, ĐTC kết thúc loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh với Thánh Vịnh 110.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn kết thúc những bài giáo lý về cầu nguyện bằng Thánh Vịnh qua bài suy niệm về một trong những "Thánh Vịnh vương đế" nổi tiếng nhất, một bài Thánh Vịnh mà Chính Chúa Giêsu đã trích dẫn và các tác giả Tân Ước đã đề ra rất nhiều và đọc khi nói về Đấng Thiên Sai, Đấng Kitô. Đó là Thánh Vịnh 110 theo truyền thống Do Thái, và 109 theo truyền thống La-Hy, một Thánh Vịnh rất được Hội Thánh xưa kia và các tín hữu thuộc mọi thời đại ưa thích. Từ ban đầu, kinh nguyện này có thể đã được nối kết với lễ đăng quang của một vua thuộc nhà Đavít, nhưng ý nghĩa của nó vượt xa những hoàn cảnh đặc biệt của của những biến cố lịch sử và mở rộng các chiều kích, nên càng ngày càng trở nên kinh nguyện mừng Đấng Mêsia vinh thắng và được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa.

Thánh Vịnh mở đầu bằng một tuyên bố long trọng:

“Chúa phán cùng chúa tôi:

"Hãy ngồi bên hữu Ta, cho đến khi Ta đặt quân thù con làm bệ dưới chân con"(câu 1).

Chính Thiên Chúa đưa đức vua lên ngôi trong vinh quang, đặt người ở bên hữu Ngài, một dấu chỉ vinh dự cao sang nhất và đặc quyền tuyệt đối. Như thế đức vua được công nhận là chia sẻ quyền làm chủ của Thiên Chúa, và trở thành người trung gian cho dân chúng. Chủ quyền của đức vua cũng được thực hiện trong việc chiến thắng các đối thủ, là những kẻ bị chính Thiên Chúa đặt dưới chân đức vua. Việc chiến thắng quân thù là của Chúa, nhưng đức vua được tham gia vào, và việc chiến thắng của đức vua trở thành một chứng từ và các dấu chỉ của quyền năng Thiên Chúa.

Việc tôn vinh vương quyền được diễn tả ở đầu Thánh Vịnh đã được hiểu trong Tân Ước như như một lời tiên tri về Đấng Thiên Sai, vì vậy câu này là một trong những câu được các tác giả Tân Ước sử dụng nhiều nhất, vừa nói đến một cách rõ ràng hay ám chỉ. Chính Chúa Giêsu đã trích dẫn câu này khi Người nói về Đấng Mêsia, để chứng tỏ rằng Đấng Mêsia còn cao trọng hơn cả vua Đavid, Người còn là Chúa của vua Đavid (x. Mt 22, 41-45, 12 Mk, 35-37, Lc 20, 41 - 44). Và Thánh Phêrô lại dùng câu này trong bài giảng thuyết vào ngày Lễ Ngũ Tuần, trong khi công bố rằng lễ đăng quang của đức vua đã được thể hiện trong sự Phục Sinh của Đức Kitô, và rằng giờ đây Đức Kitô đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha, như Đấng chia sẻ Chủ Quyền của Thiên Chúa trên thế gian (x. Cv 2: 29-35).

Thực sự Chính Đức Kitô, là Chúa được lên ngôi, là Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa và đến trong mây trời, như Chúa Giêsu đã nói về chính Mình trong phiên tòa trước Công Nghị (x. Mt 26:63-64; Mc14: 61-62; cũng x. Lc 22: 66-69). Người là vua thật, là Đấng nhờ sự sống lại đã vào trong vinh quang bên hữu Đức Chúa Cha (x. Rm 8:34; Ep 2:5; Col 3:1; Dt 8:1; 12: 2 ), được đặt trên các thiên sứ, ngự trên trời, trên tất cả mọi quyền lực, với tất cả mọi đối thủ của Người bị đặt ở dưới chân Người cho đến khi kẻ thù cuối cùng, là sự chết, bị tiêu diệt vĩnh viễn (1 Cor 15:24 -26, Ep 1:20-23, Dt 1:3-4,13; 2:5-8; 10:12-13, 1 Pr 3:22). Và chúng ta hiểu ngay rằng đức vua này, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chia sẻ Chủ Quyền của Ngài, không phải là một trong những người kế nhiệm vua Đavid, nhưng là một vua Đavid mới, Con Thiên Chúa, Đấng chinh phục tử thần và thực sự chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa. Người là vua của chúng ta, Người cũng cho chúng ta sự sống đời đời.

Như thế, giữa đức vua mà Thánh Vịnh của chúng ta tôn vinh và Thiên Chúa, có một mối quan hệ bất khả phân ly, cả hai Vị cùng nhau cai trị với một quyền cai trị duy nhất, đến nỗi Tác Giả Thánh Vịnh có thể xác nhận rằng Chính Thiên Chúa đưa Người vương trượng của vua, ban cho Người nhiệm vụ cai trị các quân thù của Người, như được đọc trong câu thứ hai:

“Từ Sion, Chúa ban vương trượng quyền bính cho Người:

Để Người làm bá chủ giữa lòng quân địch.”

Việc thực thi quyền bính là một nhiệm vụ mà đức vua trực tiếp nhận được từ Chúa, một trách nhiệm mà Người phải thi hành trong phụ thuộc và vâng lời, do đó trở thành một dấu hiệu chỉ sự hiện diện uy dũng và quan phòng của Thiên Chúa giữa dân chúng. Việc thống trị quân thù, vinh quang và chiến thắng là những hồng ân nhận được biến đức vua thành đấng trung gian của chiến thắng của Thiên Chúa trên sự dữ. Người cai trị trên các quân thù bằng cách biến đổi chúng, nghĩa là Người chinh phục chúng bằng tình yêu của Người.

Vì vậy, trong câu tiếp theo, chúng ta tôn vinh sự cao cả của đức vua. Thực ra, câu 3 tạo ra một số khó khăn trong việc giải thích. Trong văn bản gốc tiếng Do Thái, đoạn văn nói về việc triệu tập quân đội mà dân chúng đáp ứng một cách quảng đại, bằng cách tụ họp đông đảo chung quanh nhà vua trong ngày lễ đăng quang của ngài. Bản dịch tiếng Hy Lạp của Bản Bảy Mươi, vào thế kỷ thứ ba hay thứ hai trước Đức Kitô, lại nói về việc làm con Thiên Chúa của đức vua, đến việc sinh ra hoặc phát sinh từ Chúa, và đây là giải thích mà toàn thể truyền thống Hội Thánh chọn, vì lý do đó mà câu này được diễn tả như sau:

“Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh,

vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh.

Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện,

tự lòng Cha, Cha đã sinh Con."

Sấm ngôn này của Thiên Chúa nói về đức vua, do đó khẳng định việc sinh ra bởi Thiên Chúa, tràn ngập huy hoàng và huyền nhiệm, một nguồn gốc bí mật và nhiệm mầu, liên kết với vẻ đẹp huyền bí của bình minh và sự kỳ diệu của sương mai, mà trong ánh sáng đầu tiên của ngày mới, chiếu trên những cách đồng làm cho chúng sinh hoa kết quả. Như vậy bằng một cách nào đó, trong sự kết nối bất khả phân ly với các thực tại trên trời, có một phác họa về hình ảnh đức vua Đấng thật sự đến từ Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai, là Đấng mang lại sự sống thần linh cho dân Người và là trung gian hòa giải của sự thánh thiện và ơn cứu độ. Ở đây chúng ta thấy rằng điều này không thực hiện được bởi một vị vua thuộc dòng Đavid, nhưng bởi Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng thật sự đến từ Thiên Chúa; Người là ánh sáng mang lại sự sống thần linh cho thế gian.

Với hình ảnh khiêu gợi và bí ẩn này, đoạn đầu của bài Thánh Vịnh được kết thúc, và được tiếp nối bởi một sấm ngôn khác, mở ra một viễn cảnh mới có chiều kích tư tế liên quan đến vương đế.

Câu 4 viết:

“Chúa đã thề ước, và sẽ chẳng rút lời:

Con là Thượng Tế muôn đời theo dòng Melkixêđê.”

Melkixêđê là vua tư tế của Salem, người đã chúc lành cho ông Abraham cùng đã hiến tế bánh và rượu sau chiến thắng quân sự của tổ phụ để cứu cháu ngài là ông Lót khỏi tay quân thù đã bắt được ông (x. St 14). Trong nhân vật Melkixêđê, quyền lực của vua và tư tế đồng quy và giờ đây được Chúa công bố trong một tuyên ngôn hứa hẹn vĩnh cửu: Đức vua mà Thánh Vịnh tôn vinh là một thượng tế muôn đời, một trung gian hòa của sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người, qua những phúc lành đến từ Thiên Chúa và sự đáp trả chúc tụng của con người trong hành vi phụng vụ.

Thư gửi tín hữu Do Thái làm rõ về câu này (x. 5:5-6,10; 6:19-20) và toàn thể chương 7 đặt trọng tâm vào nó bằng cách khai triển suy niệm về việc áp dụng nó vào chức tư tế của Đức Kitô. Thư gửi tín hữu Do Thái nói với chúng ta về Chúa Giêsu trong ánh sáng của Thánh Vịnh 110 (109), Chúa Giêsu là vị tư tế đích thực và cuối cùng, là Đấng làm tròn những đặc điểm của chức tư tế của Melkixêđê, bằng cách làm cho chúng nên hoàn hảo.

Melkixêđê, như đã nói trong Thư gửi tín hữu Do Thái, là ngưởi "không cha, không mẹ, không có phả hệ" (7:3a), do đó không phải là một tư tế theo quy luật triều đại của chức tư tế Lêvi. Vì thế ông "tiếp tục là một tư tế đến muôn đời" (7:3c), tiền trưng cho Đức Kitô, Vị Thượng Tế hoàn hảo "đã trở nên tư tế, không do đòi hỏi của luật về huyết thống, nhưng do quyền năng của một sự sống bất diệt"(7:16). Trong Chúa Giêsu, phục sinh và lên trời, nơi Người ngự bên hũu Thiên Chúa, lời tiên tri trong Thánh Vịnh của chúng ta đã thành sự thật và chức tư tế của Melkixêđê được hoàn thành vì nó được trở nên tuyệt đối và vĩnh cửu, cùng trở thành một thực tại không bao giờ phai tàn (x. 7, 24). Và việc dâng bánh và rượu, được thực hiện bởi ông Melkixêđê trong thời ông Abraham được hoàn thành trong hành động Thánh Thể của Chúa Giêsu, là Đấng tự Mình hiến tế dưới hình bánh và rượu, và là Đấng sau khi đã chiến thắng sự chết, đem lại sự sống cho tất cả các tín hữu. Một tư tế muôn đời, "thánh thiện, vẹn toàn, vô tội" (7:26), Người có thể, như Thư gửi tín hữu Do Thái nói, "vĩnh viễn đem ơn cứu độ đến cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Vì Người hằng sống để chuyển cầu cho họ." (7:25).

Sau sấm ngôn của Thiên Chúa trong câu 4, với lời thề trang trọng của Ngài, khung cảnh của Thánh Vịnh thay đổi, và thi sĩ, trong khi thưa trực tiếp với đức vua, công bố: "Chúa ở bên hữu Ngài" (câu 5a). Nếu trong câu 1, chính đức vua là đấng ngự bên hữu Thiên Chúa như dấu chỉ của uy tín và danh dự tối cao, thì giờ đây Chính Chúa tự đặt Mình bên hữu đức vua để bảo vệ Người bằng thuẫn mộc của Ngài trong trận chiến và cứu Người khỏi mọi nguy hiểm. Đức vua vẫn an toàn, vì Thiên Chúa là Đấng bảo vệ Người và hai Đấng cùng nhau chiến đấu và đánh bại mọi sự dữ.

Vì vậy những câu cuối cùng của Thánh Vịnh mở ra một thị kiến về đức vua vinh thắng, là đấng được sự hỗ trợ của Chúa, sau khi đã nhận được quyền lực và vinh quang từ Ngài (x. câu 2), chống lại quân thù bằng cách tiêu diệt các đối thủ của Người và xét xử các dân tộc. Cảnh này được mô tả với màu sắc mạnh mẽ để biểu thị cho đặc tính bi thảm của cuộc chiến và sự trọn vẹn của chiến thắng của đức vua. Đức vua, được Chúa bảo vệ, đập tan mọi chướng ngại và an toàn tiến đến chiến thắng. Người nói với chúng ta: phải, trên thế gian có rất nhiều sự dữ, có một trận chiến không ngừng giữa thiện và ác, và có vẻ như điều ác mạnh hơn. Không, Chính Chúa mạnh hơn, Đức Kitô, Đức Vua đích thực và Thượng Tế của chúng ta, bởi vì Người chiến đấu với tất cả quyền năng của Thiên Chúa và bất chấp tất cả những gì làm cho chúng ta nghi ngờ kết quả tích cực của lịch sử, Đức Kitô chinh phục và sự thiện chinh phục, tình yêu chinh phục chứ không phải sự ghen ghét.

Ở đây chúng ta đi vào hình ảnh gợi ý và thế giới huyền nhiệm là điều đưa Thánh Vịnh đến kết thúc, cũng là một lời khó hiểu:

“Dọc đường, Người sẽ uống từ nơi mạch suối,

nên sẽ ngẩng đầu thật hiên ngang.” (câu 7).

Ở giữa một mô tả về trận chiến, chúng ta thấy hình ảnh của đức vua đứng lại trong một giây phút ngưng chiến và nghỉ ngơi, làm thỏa cơn khát ở một dòng suối, tìm thấy trong đó sự khuây khỏa và sức mạnh mới, để có thể tiếp tục cuộc hành trình chiến thắng của mình, với đầu ngẩng cao như dấu hiệu dứt khoát chiến thắng.

Rõ ràng một lời bí ẩn như thế là một thách thức cho các Giáo Phụ của Hội Thánh vì những diễn giải khác nhau mà các ngài đưa ra. Ví dụ, Thánh Augustinô nói: "dòng suối này là con người, là nhân loại, và Đức Kitô uống tại dòng suối này qua việc làm người; như thế, qua việc mặc lấy bản tính loài người, Người ngẩng đầu lên và bây giờ là Đầu của Nhiệm Thể Người. Người là Đầu của chúng ta; Người chiến thắng cách dứt khoát" (x. Enarratio trong Psalmum, CIX, 20: PL 36, 1462).

Các bạn thân mến, theo cách giải thích của Tân Ước, truyền thống của Hội Thánh luôn coi trọng Thánh Vịnh này như một trong những văn bản quan trọng nhất về Đấng Thiên Sai. Và một cách nổi bật, các Giáo Phụ đã liên tục đề cập đến một điểm chính của Kitô học: Đức Vua mà Tác Giả Thánh Vịnh đề cập đến là Đức Kitô, Đấng Mêsia, Đấng thiết lập Nước Thiên Chúa và đánh bại mọi quyền lực thế gian. Người là Ngôi Lời được sinh ra bởi Đức Chúa Cha trước mọi tạo vật, trước rạng đông, Chúa Con đã nhập thể, đã chết và đã sống lại, và đang ngự trên trời, là vị Tư Tế muôn đời trong mầu nhiệm bánh và rượu, ban ơn tha tội và hòa giải với Thiên Chúa, là Đức Vua ngẩng đầu lên nhờ chiến thắng sự chết bằng sự sống lại của Người.

Thật là đủ để nhớ lại một đoạn trong bài chú giải về Thánh Vịnh này của Thánh Augustinô, người đã viết: "Cần phải biết rằng Con Một Thiên Chúa, Đấng đến giữa loài người, Đấng mặc lấy nhân tính và trở thành người ta qua bản tính mà Người mặc lấy: Người đã chết, đã sống lại, đã lên trời và đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Cha đã thực hiện lời hứa của Ngài đối với muôn dân ... Cho nên, tất cả những điều này phài được tiên tri; phải được công bố trước; phải được ra dấu như được tiền định rằng sẽ xảy ra, vì nếu chùng xảy ra bất ngờ có thể gây ra lo sợ, nhưng thay vào đó, sau khi được loan báo, thì những điều này có thể được chấp nhận nhờ đức tin, niềm vui và sự tiền liệu. Thánh Vịnh này là một trong những lời hứa ấy, lời tiên tri chắc chắn và rõ ràng về Đức Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta; cho nên chúng ta không có một chút lý do gì để nghi ngờ việc Đức Kitô được loan báo trong Thánh Vịnh này"(x. Enarratio in Psalmum CIX, 3: PL 36, 1447).

Vậy thì biến cố Vượt Qua của Đức Kitô là thực tại mà hướng về đó Thánh Vịnh mời gọi chúng ta nhìn đến Đức Kitô để sống trong phục vụ và trong món quà tự hiến, trong một con đường vâng phục và yêu thương "cho đến cùng" (x. Ga 13:1 và 19:30). Vì thế, khi cầu nguyện bằng Thánh Vịnh này, chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cũng tiếp tục con đường của Người trong việc theo Đức Kitô, Đấng Mêsia Vương Giả, sẵn sàng cùng Người leo núi Thánh Giá để cùng với Người chúng ta có thể đạt đến vinh quang, và chiêm ngưỡng Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha, như Đức Vua chiến thắng, và Vị Tư Tế nhân từ ban ơn tha tội và ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Và nguyện xin cho chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên Chúa đã trở thành "một giòng giống được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, và dân tộc thánh thiện" (x. 1Pr 2:9), có thể hân hoan múc nước từ giếng cứu độ (x. Is 12: 3) và loan báo cho toàn thế giới những kỳ công của Đấng đã "gọi chúng ta ra khỏi nơi tối tăm mà vào ánh sáng tuyệt diệu của Ngài" (1 Pr 2: 9).

Các bạn thân mến, trong bài giáo lý cuối cùng này, tôi muốn giới thiệu đến các bạn một số Thánh Vịnh, những kinh nguyện có giá trị này mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh, phản ánh những hoàn cảnh khác nhau cuộc sống và tình trạng khác nhau của linh hồn mà chúng ta có thể có trong tương quan với Thiên Chúa. Cho nên, tôi muốn một lần nữa mời các bạn cầu nguyện bằng những Thánh Vịnh, có thể tạo thành thói quen sử dụng Phụng Vụ Giờ Kinh của Hội Thánh, Kinh Sáng vào buổi sáng, Kinh Chiều vào buổi chiều, Kinh Tối trước khi đi ngủ. Mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa chỉ có thể được thêm phong phú trong cuộc hành trình hàng ngày của mình với Ngài và được thực hiện với đức tin lớn lao và lòng tin tưởng. Cám ơn.
 
Gẫm sự đời: Khi người tàn tật có chân trong Nghị viện Quốc hội Đài loan
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
20:44 17/11/2011
Gẫm sự đời: Khi người tàn tật có chân trong Nghị viện Quốc hội Đài loan

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

Thời gian gần đây, tình hình chính trị tại Taiwan khi ngày bầu cử Tổng Thống và nghị viên Quốc hội gần kề càng lúc càng nóng bỏng, quyết liệt xen lẫn nhiều điều thú vị. Chúng ta hãy xem bầu khí chính trị ở đất nước bé nhỏ này nóng bỏng, quyết liệt và thú vị như thế nào?

1. Một nền dân chủ nóng bỏng, tràn đầy sức cạnh tranh.

Taiwan là một đảo quốc nhỏ bé với dân số 23 triệu dân từ lâu được biết đến như một quốc gia phát triển về kinh tế và công nghệ điện toán, đứng vào hàng Topten trong bản đồ kinh tế thế giới và là một trong bốn con rồng kinh tế tại Á Châu chỉ đứng sau Nhật Bản và Hàn Quốc mà thôi. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây Taiwan còn là một quốc gia tiến bộ về mặt dân chủ, tôn trọng về mặt nhân quyền và sâu sắc về mặt công bình xã hội.

Nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng dân chủ ở đất nước này đã đi quá đà, quá mức cần thiết. Đây là một nhận xét có phần tiêu cực nhưng nhìn chung nhờ nó và có nó, người dân ở đất nước này không cảm thấy bị "ngột ngạt" khi cất lên tiếng nói xây dựng, thậm chí phản đối những chính sách của chính phủ khi họ cho rằng chính sách đó không có lợi cho đất nước và lợi ích của người dân. Do đó mọi chiến lược phát triển kinh tế của đất nước này, chính phủ mà người đứng đầu là Tổng Tống phải minh bạch và công khai hóa trước bàn dân thiên hạ và vì thế nhiều chính sách của chính phủ đã không thể thực hiện khi người dân hay các đảng phái chính trị khác phát hiện mờ ám, đi đêm, cấu kết, thủ đoạn làm lợi cho tổ chức hay cá nhân nào đó. Một đất nước khi mà Tổng Thống của họ mới vừa rời khỏi chức vụ 3 tháng trời đã bị Toà án tối cao gửi trát đến tận nhà, còng tay tống giam vào ngục và sau đó bị xử 19 năm tù về tội lợi dụng chức vụ tham nhũng đủ cho thấy người dân nơi đây thật sự được hít thở bầu khí dân chủ và sự tự do như thế nào.

Về mặt nhân quyền của đất nước này cũng đáng để thế giới phải ngả mũ bái phục. Trước hết, chưa bao giờ tổ chức nhân quyền thế giới (Human Rights) lên tiếng phàn nàn về tình trạng nhân quyền ở đất nước bé nhỏ này; trái lại, họ luôn ca ngợi và kêu gọi các quốc gia thiếu hay không có nhân quyền hãy nhìn vào đất nước này để làm gương và đi theo sự tiến bộ của nhân loại. Nơi công cộng, người dân luôn biết nhường chỗ, nhường lối đi cho một cụ già, một em bé, một thai phụ hay một người tàn tật và tuyệt nhiên không hề có sự chen lấn hay cướp giật xảy ra nơi những chỗ đông người. Nơi bệnh viện hay công sở, nhân viên luôn niềm nở và lịch sự phục vụ công dân. Sự niềm nở và lịch sự của họ đã khiến một vị Linh mục truyền giáo tại đây phải thốt lên : " Chúa ôi, họ lịch sự và đáng yêu làm mình ngượng ngùng quá!". Còn nơi nhà tù thì sao? Khi mới lên Linh mục, tôi có một thời gian phụ trách công việc mục vụ trại tù. Đối tượng để tôi đến phục vụ là những tù nhân thụ án chung thân và tử hình, điều đó cũng đủ nói lên mức độ nghiêm trọng của những tù nhân nơi đây nguy hiểm như thế nào. Lần đầu tiên đi vào trại giam, mặt dù phải qua nhiều cửa kiểm tra cẩn thận mới đến được chỗ giam của tù nhân, nhưng khung cảnh bên ngoài cũng như bên trong trại tù không làm cho tôi sợ hãi mà là một cảm giác an bình thư thái đến lạ lùng. Nếu không có các song sắt, chả ai nghĩ đó là trại tù nơi giam những tội phạm nguy hiểm. Bên ngoài là những hoa viên do bàn tay của những tù nhân chăm sóc đẹp như những công viên trong thành phố; bên trong là những tù nhân được đối đãi hết sức tử tế và tôn trọng. Bằng chứng là các khẩu phần thức ăn của họ đếu được bộ phận an toàn thực phẩm của chính phủ kiểm tra và giám sát. Bởi chính phủ nước này cho rằng, để tù nhân thiếu chất, sinh bệnh thì ai khổ? Dân khổ chứ ai! Vì một bộ phận tiền thuế của người dân được đưa vào đây nếu cho tù nhân ăn uống đấy đủ vệ sinh cũng rẽ hơn nhiều so với chi phí thuốc men điều trị khi tù nhân bị bệnh. Rồi khi tù nhân bị bệnh cần phải đưa đi khám để điều trị, vì tính chất nguy hiểm của tù nhân nên phải cùm tay chân. Nhưng khi cùm tay chân tù nhân, chính phủ lại sợ tù nhân bị xước chân xước tay thì lại tốn thưốc men, vì thế bên ngoài là chiếc còng, còn bên trong là tấm khăn bông mịt màng để tù nhân di chuyển không bị chấn thương! Đây không phải là nhân quyền nghĩa là quyền con người được tôn trọng thì còn là gì hả bạn?

2. Một nền dân chủ quyết liệt và thú vị.

Từ khi Tổng Thống Mã Anh Cửu đồng thời cũng là chủ tịch Quốc Dân Đảng lên nắm quyền lãnh đạo, bấu khí chính trị tại nơi đây ngày một khởi sắc và thú vị. Đặc biệt cách đây mấy ngày khi Quốc Dân Đảng công bố bảng danh sách các ứng viên Nghị viên Quốc hội đã làm cho người dân nơi đây thật sự phấn khởi và xúc động. Phấn khởi bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đa số các ứng viên không phải là đảng viên Quốc Dân Đảng mà là các chuyên gia cao cấp về các lĩnh vực khác nhau trong xã hội được chính phủ trải thảm mời vào Quốc hội để mưu ích cho sự tiến bộ của quốc gia và nâng cao đời sống cũng như phẩm giá của người dân; Xúc động bởi đây cũng là lần đầu trong lịch sử, một người tàn tật được đưa vào Quốc hội để đại diện cho quyền lợi của tầng lớp nghèo khổ, bệnh tật và thân cô thế cô. Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội nước này có một phụ nữ ngồi xe lăn để cùng với các Nghị viên khác bàn việc quốc sự. Người phụ nữ đó có quý danh thật đẹp: Dương Ngọc Hân, 37 tuổi hiện đang giữ chức thư ký trưởng của một hiệp hội căn bệnh hiếm gặp mà cô là một thành phần trong số ấy (xem ảnh). Và hôm qua (17/10) lần đầu tiên cô được vào diện kiến Tổng Thống. Điều làm cho cô và nhiều người dân nơi đây thật sự xúc động là khi Tổng Thổng quỳ xuống để đàm đạo với cô. Đây được xem là cử chỉ như cô chia sẻ trên đài TVBS tối qua cho thấy Tổng Thống thật sự tôn trọng và đứng về phía những người đau khổ và tàn tật. Điều đó làm cho cô và tất cả những người đau khổ và tàn tật cảm thấy ấm lòng và quyết tâm nguyện đem hết khả năng của mình để phục vụ đất nước và cách riêng phục vụ những kẻ yếu thế trong xã hội. Khi được hỏi cô có sợ không khi bước vào con đường chính trị với nhiều thủ đoạn mờ ám luôn rình rập? Nghị viên tương lai Dương Ngọc Hân tươi cười trả lời : " Vợ chồng tôi là tín hữu Công Giáo, lấy minh triết để hộ thân không phải là niềm tin của chúng tôi. Vì tình yêu và chính nghĩa, hy sinh chính mình không hề sợ hãi!"

Câu trả lời thật tuyệt vời! Với một người có niềm tin sắt đá như Dương Ngọc Hân cũng như với một vị lãnh đạo đầy tâm huyết, thực sự vì lợi ích quốc gia và nâng cao nhân phẩm của công dân như Tổng Thống Mã Anh Cửu, tôi nghĩ rằng đất nước này sẽ còn tiến bộ và đi xa hơn nữa trên con đường hoàn thiện và phát triển.

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
 
Top Stories
Hanoi, poliziotti decisi a usare la forza contro i redentoristi di Thai Ha
Asia-News
07:20 17/11/2011
Da ieri sera l’area attorno al convento è blindata. Previsto per oggi l’arrivo di nuovi poliziotti. I redentoristi temono un attacco violento e ricordano la distruzione della Nunziatura di Hanoi nel 2008.

Hanoi (AsiaNews) – Il governo vietnamita vuole risolvere con la forza la disputa sui terreni del convento redentorista di Thai Ha. Da ieri sera decine di poliziotti bloccano l’accesso alle strade. Al momento l’area intorno al convento è blindata e per oggi è previsto l’arrivo di nuove forze di sicurezza. Con questa mossa il governo vuole impossessarsi una volta per tutte del terreno della comunità, dove è in programma la costruzione di un impianto per il trattamento delle acque usate dal vicino ospedale. Fedeli e sacerdoti, temono un attacco della polizia come quello che il 19 settembre 2008 ha distrutto gli edifici della nunziatura di Hanoi.

I sacerdoti redentoristi raccontano che il governo non solo vuole appropriarsi con la forza delle terre, ma mira anche a ridicolizzare la comunità. Ieri sera, autorità locali e responsabili dell’ospedale hanno invitato i rappresentati della comunità di Thai Ha a una riunione per risolvere la controversia. Tuttavia l’incontro era presenziato da funzionari di basso livello senza alcun potere, che hanno ridicolizzato i sacerdoti costringendoli ad ascoltare discorsi senza alcun senso. E questo mentre i la polizia circondava l’area del convento.

Nei giorni scorsi il governo vietnamita ha impedito a P. Vincent Pham Trung Thanh al superiore provinciale dei Redentoristi di partecipare a un incontro dell’ordine organizzato a Roma dal 11 al 19 novembre. Ieri, p. Michael Brehl, superiore generale, ha inviato una lettera al sacerdote esprimendo le sue preoccupazioni sui recenti attacchi contro la comunità.

Da anni, i sacerdoti e i fedeli di Thai Ha denunciano la requisizione illegale dei terreni da parte dello Stato. Lo scorso 3 novembre centinaia di poliziotti e militari con cani e picchiatori, seguiti da una troupe della televisione statale hanno attaccato il convento, urlato insulti con i megafoni, lanciato pietre e fracassato il portone. L’assalto è stato interrotto dall’intervento dei fedeli delle parrocchie vicine, che sono accorsi in massa richiamati dalle campane della chiesa di Thai Ha.

Ciò che lo Stato rivendica come "proprietà pubblica" appartiene di diritto alla comunità Redentorista dal 1928. Con la salita al potere del governo comunista del Vietnam del Nord nel 1945, l’amministrazione di Hanoi ha rosicchiato pezzo per pezzo i terreni della parrocchia. Negli anni la proprietà dei redentoristi è passata da 61.455 mq a soli 2.700 mq. La disputa sui terreni ha raggiunto il suo apice fra il 2008 e il 2009, quando migliaia di cattolici hanno manifestato per giorni davanti al convento chiedendo il fermo degli espropri. La contesa si è conclusa con un ulteriore esproprio da parte dello Stato e la condanna di otto cattolici in un processo farsa per disturbo dell’ordine pubblico.
 
Vietnamese Oppression of Religion
Luke A Donnellan MP Victoria Australia
07:26 17/11/2011
When I visited Vietnam in 2006 I had a fair idea of what to expect from the authorities, but I was blown away by just how strict and tense the environment was. I was followed in the streets and intimidated by police and I’m now banned from returning to Vietnam - all for just meeting with people whose peaceful religious beliefs are deemed a threat by the country’s paranoid government.

Article 18 of the Universal Declaration of Human Rights reads:

“Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.”

Sadly the Vietnamese Government continues to ignore internationally agreed norms and continues to use fear and violence to excuse itself from criticism and to quash anyone who it suspects of ‘anti-government’ activities.

All religious activities in Vietnam have to be registered and approved by the government. Catholic groups even have to seek permission to help the poor in their local neighbourhoods. This is the government’s way of making sure that they can observe everything that happens in religious groups and can keep a close eye on every person who attends. Often the government decides to refuse permission for groups to meet, leaving those who are committed to their faith with no option but to meet in secret, hiding their faith from their community and their government.

Many religious prisoners are kept in confinement year after year in Vietnam. Prisoners are kept in extremely uncomfortable conditions and are denied access to family, friends, legal advice or a fair trial. Stories emerge month after month of people being arrested in the middle of the night. Those arrested are usually subject to extreme violence, sometimes even torture, and are then detained and taken away to secret locations where their family are unable to reach them and where they have no way of knowing where they are or when they will be freed.

A case that is very worrying for me personally is that of Father Nguyen Van Ly. I met Father Ly in 2006 and can say that he is a gentle, peaceful and caring man, who has dedicated much of his life to democracy, freedom and faith. He’s now been imprisoned for a total of more than 15 years for his beliefs and actions.

I am especially worried for Father Ly because in 2010 he suffered from a stroke and was released from prison to receive medical care. Vietnam’s poor reputation for treatment of prisoners was not helped, when, despite Amnesty International’s pleas Farther Ly was returned to prison in July of this year.

I am also deeply concerned about recent actions against parishioners in the Thai Ha parish in Hanoi. Reports have surfaced that in early November, over one hundred people; many plains clothes police officers and military personnel attacked the parish and threatened the lives of parishioners. The incident, along with the 2008 ransacking of the Thai Ha parish provide evidence of a consistent campaign by government officials against the church and its members to freely assemble and undertake their regular religious worship and good work.

I have continued to call for the immediate release of Father Ly and all other religious and political prisoners in Vietnam and I condemn the recent actions against Thai Ha parish. I hope that with time, pressure from the Vietnamese people and the international community will force the Communist Government to release religious and political prisoners, to stop intimidation against religious organisations and to behave like a truly free and fair democracy.

Buoyed by the internet and information technology, we’ve seen political change sweep through the Middle-East this year. With people’s increasing access to information and communications it’s becoming more and more difficult for governments to oppress their people and hide their human rights violations from the international community.

I hope that the Vietnamese people and their friends around the world will soon lift the veil on the injustices committed in Vietnam and that the Vietnamese people will soon see the society that they deserve. A society where people can be free to participate in democratic government, free to practice their religious beliefs as they see fit and free to live peacefully without fear.
 
Vietnam: Décès de Mgr Alexis Pham Van Lôc, évêque émérite du diocèse de Kontum
Eglises d'Asie
16:29 17/11/2011
Un faire-part de l'évêché de Kontum vient d'annoncer le décès de Mgr Alexis Pham Van Lôc, évêque émérite du diocèse. Il a été rappelé à Dieu dans l'après-midi du 17 novembre 2011, à l'âge de 92 ans...

... Retiré depuis 1995, il avait été ordonné évêque coadjuteur au mois de mars 1975 par Mgr Paul Seitz, alors ordinaire du lieu. Lorsque ce dernier avait été expulsé par les nouvelles autorités au mois d'octobre 1975, il l’avait remplacé à la tête du diocèse de Kontum.

Mgr Alexis Lôc était originaire de la célèbre paroisse de Phu Cam dans le diocèse de Huê, où il était né le 17 mars 1919. En 1943, il avait rejoint le diocèse de Kontum, à cette époque en plein élan missionnaire. L'ordination sacerdotale en 1951 fut l'occasion pour lui de revenir dans son diocèse d'origine, où l'évêque de Huê, Mgr Jean-Baptiste Urrutia, lui conféra le sacerdoce. Il consacra ensuite une grande partie de son ministère sacerdotal à la formation des jeunes séminaristes du diocèse et fut directeur du petit séminaire pendant 12 ans.

À l'approche de la fin de la deuxième guerre du Vietnam, devinant son issue probable, Mgr Paul Seitz, le choisit comme remplaçant et le consacra évêque en mars 1975. Au mois d'octobre suivant, il deviendra évêque titulaire. Après avoir administré le diocèse avec sagesse pendant une période très difficile de son histoire, il envoya en 1995, à l’âge de 76 ans, sa demande de retraite au Saint-Siège. Il a alors été remplacé par Mgr Pierre Trân Thanh Chung qu'il avait lui-même consacré en 1981. L'actuel évêque de Kontum est aujourd’hui Mgr Michel Hoang Duc Oanh.

Sur le diocèse de Kontum, qui s'étend sur une bonne partie des hauts plateaux du centre Vietnam, vivent de nombreux peuples appelés traditionnellement « montagnards », qui forment aujourd'hui une grande part de sa population catholique. En 2010, le nombre des fidèles s'élevait à plus de 260 000. Ils étaient répartis dans 74 paroisses, desservies par plus de 92 prêtres. L'institution la plus originale du diocèse de Kontum fut celle des catéchistes (giao phu), formés avant le changement de régime de 1975, dans une institution spécialement conçue pour eux, l'école Cuenot (1).



(1) Voir EDA 398 et 474

(Source: Eglises d'Asie, 17 novembre 2011)
 
Vietnam sewage plan sparks religious tension
AFP
16:40 17/11/2011
HANOI — Religious tensions have flared in Vietnam after communist authorities moved in to start work on a sewage reservoir that Catholics say is on church land.

Riot police were seen at a roadblock leading to the site down a narrow street near the Thai Ha Redemptorist parish church in central Hanoi.

Father Matthew Phung said up to 300 people held a prayer vigil Wednesday night inside the church grounds as authorities began work on the reservoir to service a public hospital in what, years ago, was a monastery.

Officials began seizing property from Vietnamese churches more than 50 years ago when the communists took power in what was then North Vietnam, after the defeat of French colonisers.

The church says the authorities took over the three-storey monastery building almost 40 years ago and the reservoir project is just the latest example of the state whittling away their land.

Phung told AFP tensions were at their highest since 2008 when Thai Ha parishioners held a series of rallies calling for the return of other church property seized by the state.

He said up to 20,000 worshippers crowd into what is left of the church compound for services every weekend, so they would like their monastery back to give them more space.

"We have nothing against it except it is our property," said Phung, the monastery rector.

The rallies in 2008 led to the court conviction of eight people for property damage and disturbing public order, but in the latest incident Phung said parishioners would only react with prayer.

Vietnam has Southeast Asia's second-largest Roman Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.

The Vatican and Vietnam do not have diplomatic relations but in recent years have begun a reconciliation, although the land issue remains a point of contention.

Religious activity remains under state control in Vietnam but the government says it always respects the freedom of belief and religion.

Officials could not immediately comment on the Thai Ha dispute.
 
Hanoi: Police ready to use force against Thai Ha Redemptorists
Asia-News
16:42 17/11/2011
The convent area is surrounded since last night. More police are expected today. Redemptorists fear a violent attack, cognizant of what happened to the Hanoi nunciature in 2008.

Hanoi (AsiaNews) – The Vietnamese government plans to solve by force the dispute over the Redemptorist convent in Thai Ha. Dozens of police agents began to block roads to the site last night. More security forces are expected today. With the move, the government wants to grab the property once and for all in order to build a water treatment plant for the nearby hospital. Parishioners and priests fear an attack like that of 19 September 2008 when police tore down the buildings of the Hanoi nunciature.

According to Redemptorist priests, the authorities do not only want to seize the land by force, but also want heap scorn on the community. Last night, local government and hospital officials invited representatives of the Thai Ha parish to come to a meeting to discuss the dispute. However, the government side was represented by low-level and powerless officials who mocked the priests and forced them to listen to silly speeches. All this, as police cordoned off the convent area.

A few days ago, the authorities also prevented Fr Vincent Pham Trung, Redemptorist Provincial Superior, from attending a meeting in Rome on 11-19 November.

Yesterday, Superior General Fr Michael Brehl wrote a letter to the priest expressing his concerns over the attacks against his community.

For years, priests and members of the Thai Ha community have complained about the illegal seizures of Church land by the state.

On 3 November, hundreds of police agents and military, with dogs and truncheons, attacked the convent. A crew from state TV came with them. Using loudspeakers, the attackers hurled insults and stones at the convent, breaking its main door. Only the quick intervention of faithful from neighbouring parishes brought in by tolling bells stopped the attack.

What the state claims as “public property” was purchased by Redemptorists in 1928. When the Communists took over in 1945, the authorities gradually whittled away parish-owned land. Thus, the area occupied by the monastery went from 61,455 m2 to 2,700 m2.

The dispute reached its apex in 2008 and 2009 when thousands of Catholics demonstrated for days on end in front of the convent demanding an end to the seizures.

Their efforts came to naught as more land was taken and eight Catholics brought to court for disturbing the public order.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long trình bày trên SBS Radio Australia tình hình giáo xứ Thái Hà
SBS Radio Australia
05:56 17/11/2011
1. Quan hệ giữa Khoa Học và Đức Tin là một trong các chủ đề thường được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đề cập đến. Trong khi nhiều người thường nói đến “sự đối chọi không thể tránh được giữa đức tin siêu tự nhiên và tiến bộ khoa học”, ngay từ thời còn là Hồng Y Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng “Kitô Giáo không chứa đựng bên trong một sự đối chọi với những tiến bộ khoa học”.

Giáo Hội không sợ hãi các tiến bộ khoa học nhưng luôn luôn khích lệ những tiến bộ chân thật giúp cải thiện và nâng cao đời sống con người toàn diện.

Bạn có biết những điều này không?

- Học viện Giáo Hoàng về Khoa Học tại Vatican có 80 thành viên. Đa số trong họ là những khoa học gia hàng đầu trong lãnh vực chuyên môn của họ. Một phần ba trong số các vị này là những người đã từng giật giải Nobel.

- Mỗi năm Tòa Thánh bỏ ra hàng triệu Mỹ Kim tài trợ cho công ty NeoStem để nghiên cứu khả năng điều trị bệnh tiểu đường, cao mỡ trong máu, huyết áp cao, mù lòa vân vân bằng các tế bào gốc trưởng thành.

Và còn nhiều điều khác nữa sẽ được trình bày trong cuốn video này.

Giáo Hội luôn ủng hộ các nghiên cứu khoa học nếu như những nghiên cứu này là một sự tìm kiếm chân lý cách chân thành. Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người, ban cho họ lý trí và đặt họ cai quản muôn loài. Như thế, con người trở nên người cai quản tạo vật và ‘trợ thủ’ của Thiên Chúa. Những tiến bộ khoa học giúp dự đoán, kiểm soát và cai quản thiên nhiên chính xác và hiệu quả hơn trong quá khứ. Đó chính là một phần trong kế hoạch của Tạo Hóa.

Điều đáng tiếc là nhiều người đã đi xa đến độ cho rằng tại sao lại phải kêu cầu đến sự can thiệp của Thiên Chúa trên các hiện tượng mà khoa học đã chứng tỏ có cùng khả năng như thế?

Thật ra, con người không thể đặt một niềm tin trọn vẹn và vô điều kiện nơi khoa học và kỹ thuật chẳng hạn như cho rằng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật có thể giải thích mọi thứ và thoả mãn bản ngã và mọi nhu cầu tâm linh của mình. Khoa học không thể thay thế triết học và mạc khải để đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi cấp thiết của con người như những vấn nạn về ý nghĩa của cuộc sống và sự chết, những giá trị tối cao và bản chất của chính các tiến bộ.

Những kết luận nhà khoa học đưa ra cần phải được hướng dẫn bởi sự thật và một sự nhìn nhận chân thật về cả sự chính xác lẫn những giới hạn không thể tránh khỏi của phương pháp khoa học. Chắc chắn rằng điều này có nghĩa là tránh đừng đưa ra cách không cần thiết những tiên đoán gây chấn động khi chưa đủ dữ liệu, hay đừng khoa trương khả năng tiên đoán thực sự của khoa học. Nhưng đồng thời điều này cũng có nghĩa là tránh điều ngược lại, chẳng hạn sự im lặng xuất phát từ sợ hãi khi đứng trước vấn nạn thực sự. Ảnh hưởng của các nhà khoa học trong việc hình thành công luận trên cơ sở kiến thức là rất quan trọng không thể bị xói mòn bởi sự hấp tấp cũng như việc theo đuổi sự hời hợt của công chúng.

2. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cổ võ việc nghiên cứu tế bào gốc từ mô trưởng thành và ngài phê việc hủy hoại phôi thai người để rút lấy tế bào gốc dùng vào việc nghiên cứu.

Đức Thánh Cha bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 12-11-2011, dành cho 250 tham dự viên Hội nghị quốc tế tại Vatican về đề tài: “Các tế bào gốc từ mô trưởng thành: khoa học và tương lai của con người và văn hóa”.

Hội nghị kéo dài 3 ngày, từ 9 đến 12-11-2011, do Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa phối hợp, với sự cộng tác của tổ chức có tên là “Tế bào gốc phục vụ sự sống” (Stem for life) ở Mỹ, nhắm mục đích cổ võ việc nghiên cứu và gây ý thức nơi quần chúng về việc chữa bệnh nhờ dùng các tế bào gốc từ các mô trưởng thành.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha phê bình não trạng thực dụng ngày nay, sẵn sàng chấp nhận bất kỳ phương thế nào có thể, để đạt tới mục tiêu mong muốn, mặc dù có những hậu quả thê thảm. Ngài nói: “Khi thấy mục tiêu rất đáng mong ước là khám phá việc trị liệu các bệnh do sự thoái hóa gây ra, thì nhiều nhà khoa học và chính trị gia thường gạt bỏ những vấn nạn về luân lý đạo đức và tiến hành bất kỳ nghiên cứu nào có vẻ đạt được sự tiến bộ trong lãnh vực này. Những ai cổ võ việc nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai người với hy vọng đạt được những kết quả ấy, thì phạm lỗi lầm trầm trọng vì chối bỏ quyền sống bất khả nhượng của mọi người từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Sự hủy hoại nhân mạng không bao giờ là điều có thể biện minh được bằng lợi ích mà nó có thể mang lại cho người khác.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng việc nghiên cứu những tế bào gốc rút từ mô trưởng thành như máu từ giây nhau lúc mới sinh, hoặc từ bào thai chết tự nhiên, thì không gặp phải những vấn đề luân lý đạo đức như thế”.

Ngài cũng đề cao tầm quan trọng của sự đối thoại giữa khoa học và luân lý đạo đức để đảm bảo cho những tiến bộ y khoa không bao giờ phải trả giá không thể chấp nhận được về tổn hại nhân mạng. Đức Thánh Cha cho biết “Giáo Hội đóng góp vào cuộc đối thoại ấy bằng cách giúp huấn luyện lương tâm cho phù hợp với lý trí ngay thẳng và dưới ánh sáng chân lý mạc khải. Khi làm như thế, Giáo Hội không cản trở tiến bộ của khoa học, trái lại, Giáo Hội hướng dẫn tiến bộ ấy theo chiều hướng thực sự có kết quả và có lợi cho nhân loại. Thực vậy, Giáo Hội xác tín rằng tất cả những gì thuộc con người, kể cả việc nghiên cứu khoa học, không những được đức tin đón nhận và tôn trọng, nhưng còn được thanh tẩy, thăng hoa và hoàn hảo hóa nữa”.

Đức Thánh Cha không quên lưu ý về nhu cầu của những người vô thương thế tự vệ và khẳng định rằng: “Giáo Hội không chỉ nghĩ đến những hài nhi chưa sinh ra, nhưng cũng nghĩ đến những người không dễ dàng có được những phương thức trị liệu đắt tiền. Bệnh tật chẳng kiêng nể một ai, và đức công bằng đòi phải hết sức cố gắng để những thành quả nghiên cứu khoa học phục vụ tất cả những người có quyền được hưởng chúng, bất luận phương tiện của họ như thế nào. Ngoài những khía cạnh hoàn toàn là luân lý đạo đức, còn có những vấn đề về mặt xã hội, kinh tế, chính trị cần được giải quyết để đảm bảo, làm sao cho những tiến bộ về y khoa đi song song với việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe một cách chính đáng và công bằng nữa”

3. Đời sống trên dương thế của chúng ta chỉ là “tạm bợ” nên chúng ta phải sống “như một người hành hương, luôn dõi mắt ngóng trông về cùng đích tối hậu là Thiên Chúa, Đấng tạo nên chúng ta. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta cuộc sống này, và ban tặng cho ta những tài năng trong khi ủy thác cho chúng ta một sứ vụ” đó là tình bác ái. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 để nhận định như trên trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13 tháng 11.

Trích dẫn thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Thessalonica, Đức Thánh Cha nói: “ngày Thiên Chúa đến giống như kẻ trộm trong đêm”, nói tắt một lời là không có gì báo trước. Điều này được liên kết với “cái chết và sự phán xét Chung Thẩm diễn ra sau đó”. Đức Thánh Cha nói thêm: “Ý thức rằng Ngài lại đến trong vinh quang khích lệ chúng ta sống một cuộc sống với một thái độ cảnh giác, và chờ đợi Chúa lại đến với một ký ức sống động về biến cố giáng thế làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa”.

Liên hệ đến dụ ngôn người chủ ra đi trao các nén vàng cho các đầy tớ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 33 quanh năm, Đức Thánh Cha nói:

“Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ Ngài phải biết dùng tài năng Chúa ban: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta cuộc sống này, và ban tặng cho ta những tài năng trong khi ủy thác cho chúng ta một sứ vụ phải hoàn thành. Thật là điều dại dột khi nghĩ rằng những tài năng ấy tùy vào chúng ta và không dùng chúng để đạt đến cùng đích của đời mình thì thật là một điều lãng phí”.

Trích dẫn tháng Grêgôriô Cả, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “vì Chúa đã ban cho chúng ta lòng bác ái của Ngài và tình yêu của Ngài, do đó, điều cần thiết là anh em hãy dồn mọi nỗ lực để duy trì tình bác ái, trong mọi việc anh em làm”. Sau khi khẳng định rằng lòng bác ái chân thật bao gồm tình yêu dành cho cả bằng hữu lẫn kẻ thù, Đức Thánh Cha nói tiếp: “Nếu ai không có nhân đức này, thì người ấy đánh mất đi mọi sự tốt lành của mình, người ấy bị tước bỏ mọi tài năng đã nhận được và bị ném ra ngoài vào chốn tối tăm.”

Đức Thánh Cha kết luận rằng “lòng bác ái là sự thiện nền tảng mà không ai được lơ là và không có lòng bác ái thì mọi tài năng khác trở nên vô ích. Nếu Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta đến độ thí mạng sống mình, thì làm sao chúng ta lại dám không yêu Chúa hết mình và không yêu anh em bằng cả trái tim? Chỉ khi nào chúng ta thực thi lòng bác ái chúng ta mới có thể dự phần vào niềm vui của Chúa chúng ta. Cầu xin Đức Mẹ Đồng Trinh Maria dạy dỗ chúng ta trở nên tích cực và hân hoan tỉnh thức trên con đường kết hiệp với Chúa chúng ta”.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã chào hàng chục ngàn khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đặc biệt chào thăm một nhóm đông đảo khách hành hương Phi Luật Tân. Nói với các khách hành hương người Đức, Đức Thánh Cha đã nhắc đến linh mục Carl Lampert thành Dornbirn là vị tử đạo đã được tôn phong mà Giáo Hội kính nhớ hàng năm vào ngày 13 tháng 11.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng khi bị mật vụ Quốc Xã hỏi cung lần cuối có tính chất quyết định là ngài có được trả tự do hay không, thánh Carl Lampert đã nói: “Tôi yêu mến Giáo Hội. Tôi luôn trung tín với Giáo Hội và ơn gọi linh mục của mình. Tôi đứng về phía Chúa Kitô và yêu mến Giáo Hội của Ngài.” Chính vì câu trả lời cứng cỏi này mà ngài đã bị đưa ra tòa và bị xử bắn lúc 4 giờ chiều ngày 13 tháng 11 năm 1944.