Ngày 16-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhân quả
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:10 16/11/2011
Chúa nhật 34 A

Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái (Mt 25,33).

"Nhân" là nguyên nhân, "Quả" là kết quả. Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt do mầm ấy phát sinh. Trong nhân có qủa và trong qủa có nhân. Chính trong Nhân hiện tại có hàm chứa cái Qủa tương lai. Nhân thế nào thì Qủa thế ấy. Thưởng phạt ngày sau đều tùy thuộc vào những hành động tốt hoặc xấu của chúng ta thực hiện ngày hôm nay. Nói chung, ai trong chúng ta cũng muốn được hưởng hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau. Chúng ta biết con đường lên thiên đàng là thiên đàng mà. Nếu chúng ta muốn được hưởng an lạc ngày sau, chúng ta phải sống vui tươi và an bình ngày nay. Biết rằng cuộc đời ai cũng có những sự chen lẫn giữa vui sướng và khổ sầu. Sự khổ đau trong cuộc sống không phải luôn luôn là sự tiêu cực. Vì sự đau khổ cần thiết như là những thử thách để giúp ta tinh luyện cho cuộc đời sáng thêm. Ví như lửa thử vàng, gian nan thử đức vậy.

Kết thúc Năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng Đại Lễ Chúa Kitô Vua, Vua Các Vua, Chúa Các Chúa. Chúa Giêsu là trung gian giao hòa giữa trời với đất. Ngài đã nhập thể để rao truyền tin mừng cứu độ. Chính Ngài là trung tâm và là cốt lõi của tất cả mọi sự hiện hữu. Ngài mở lối dẫn chúng ta vào hưởng niềm vui hạnh phúc Nước Trời. Con đường Chúa đi là con đường yêu thương trong khổ giá. Muốn lãnh nhận ơn cứu độ, chúng ta phải dõi theo lối bước của Ngài. Hai giới răn nồng cốt tóm kết tất cả lề luật là yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh chị em như chính mình. Đức yêu thương được thể hiện qua sự giúp đỡ, chia sẻ, thăm viếng và sống tình bác ái với nhau. Con đường đức ái là con đường tuyệt hảo dẫn vào quê trời.

Chúa Giêsu dẫn bước chúng ta vào cuộc sống thật ngày sau qua dụ ngôn phân định Chiên và Dê. Chiên và dê chỉ là hình ảnh tượng trưng gởi theo một sứ điệp nói về sống bác ái vị tha. Chiên dê, phải trái, bên này bên kia hay thiên đàng hỏa ngục là ranh giới để phân biệt tốt xấu, lành dữ và thưởng phạt. Phúc thay những ai được xếp vào hàng bên phải: Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ (Mt 25, 34). Không phải tự nhiên hùa theo đám đông mà được ơn cứu độ. Mỗi người phải phấn đấu từng ngày để nên trọn lành. Chúng ta có thể quan sát hình ảnh một thửa ruộng trong đó có lúa và cỏ dại. Khi chủ ruộng vun xới chăm sóc cả hai lúa và cỏ đều được hưởng phân bón và tưới gội đồng đều. Lúa và cỏ cùng chung hưởng nắng ban mai, sương sớm và mưa nguồn. Phát triển tốt nhưng kết qủa thì khác nhau, lúa trổ sinh bông hạt và được thu hoặch cho vào kho lẫm. Còn cỏ dại bị người ta chà đạp và thu gọn đem thiêu đốt.

Theo giáo lý Nhà Phật, nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả và nếu không có Quả thì không có Nhân. Cũng chính trong cái Quả hiện tại, đã có hình bóng của Nhân quá khứ. Vì thế, mỗi vật đều có thể gọi là nhân hay quả: Đối với quá khứ, thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và qủa tiếp nối nhau và đắp đổi nhau như những vòng trong sợi dây chuyền. Nhân qủa đi đôi và ảnh hưởng tới nhau như gieo gió thì gặt bão. Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng tại sao những người làm ác mà họ vẫn sống phây phây lại giầu có sung sướng, trong khi những người hiền lành, đạo đức lại rơi vào cảnh túng quẫn và khổ đau. Câu trả lời là đời sống tạm này chưa kết thúc, chúng ta chưa thể kết luận thế nào là hạnh phúc thật.

Một Nhân không thể sinh ra Qủa, mà phải nhờ vào môi trường vạn vật chung quanh. Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có một Nhân nào có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều Nhân khác. Sự liên đới trùng trùng điệp điệp giữa muôn loài làm thành bước tiến của thiên nhiên vạn vật. Không có thụ tạo nào đứng riêng biệt một mình trong vũ trụ. Nói rằng hạt lúa sanh ra cây lúa, là nói một cách giản dị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sanh ra gì được cả, nếu để một mình nó giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất nước và nhân công. Có biết bao nhiêu yêu tố để hình thành một chuỗi Nhân Quả. Trong bất cứ một loài thụ tạo nào cũng có mỗi liên hệ chằng chịt với thế giới hiện hữu chung quanh.

Về phương diện tinh thần, những tư tưởng và hành vi trong quá khứ, tạo cho ta những tính tình tốt hay xấu trong hiện tại. Tư tưởng và hành động quá khứ là Nhân, tính tình và nếp sống trong hiện tại là Quả. Tính tình và nếp sống hiện tại là Nhân, để tiếp tục tạo ra hành động trong tương lai là Quả. Nhân Qủa tiếp nối không ngừng qua những hành vi chúng ta thực hiện hằng ngày. Chúng ta có thể thay đổi và sửa sai những lầm lỡ trong qúa khứ để tạo thành Nhân tốt. Không bao giờ trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Mỗi ngày chúng ta có thể tạo nhân tốt, hậu qủa sẽ tốt. Sống trong xã hội, con người phải tương trợ và có ảnh hưởng lẫn nhau. Tục ngữ nói: Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Một người làm phúc, muôn người đều được hưởng nhờ. Một cây trổ hoa, cả vườn cây thơm hương.

Sống bác ái vị tha là một bổn phận cao quý của con người. Chúng ta thường gặp thấy các Tăng Ni Phật Giáo đi khất thực. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Khất thực là xin vật thực của người đời để nuôi thân mà cũng còn có bổn phận nhắc nhở chúng sinh làm việc phúc đức. Trong Đạo Công Giáo, Kinh Bổn có dạy thương người có mười bốn mối, thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn. Cho kẻ khát uống. Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Cho khách đỗ nhà. Chuộc kẻ làm tôi. Chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người. Mở dạy kẻ mê muội. Yên ủi kẻ âu lo. Răn bảo kẻ có tội. Tha kẻ dể ta. Nhịn kẻ mất lòng ta. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Đây là những mối phúc quan trọng giúp đỡ tha nhân về vật chất và tinh thần. Thật ngạc nhiên khi chúng ta nghe Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói về ngày phán xét. Ngài phán xét về thực hành đức yêu thương hơn là về những sa ngã phạm tội khác. Được thưởng hay bị phạt đều tùy thuộc vào việc thực hành mười bốn mối này.

Con người không thể nên tốt một mình, nhưng phải tương trợ lẫn nhau mà sống. Người ta thường nói: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Ba yếu tố kết thành sự thành công. Chúng ta cần có tha nhân để cùng chia sẻ nâng đỡ, cần có cuộc sống xã hội để cộng tác xây dựng và cần có người đồng hành để chung vai sát cánh gánh vác công việc. Ngày phán xét sau cùng, thẩm phán sự sống sẽ hỏi chúng ta về sự liên đới Nhân Qủa giữa người với người. Với những người tạo Nhân tốt qua việc bác ái, sẽ được nghe những lời an ủi: Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước (Mt 25, 35).

Bất cứ vị thánh nào cũng có trái tim yêu thương rộng mở. Các Ngài biết chia sẻ và dâng hiến. Hiến dâng cuộc đời cho Chúa và phục vụ tha nhân. Không có sự liên đới với tha nhân, chúng ta khó có thể nên trọn lành. Tha nhân tốt hoặc xấu vẫn có thể sẽ giúp chúng ta nên tốt lành. Chúng ta có thể tìm tựa nương đức ái nơi những người khốn cùng, nghèo đói, cô đơn, bệnh hoạn, tù đầy và thất vọng. Họ chính là hình ảnh của Đấng đã dám thí mạng vì yêu. Giúp đỡ những kẻ bé mọn và cùng khốn nhất là chúng ta đang làm cho chính Chúa, Chúa Giêsu đã phán: Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta' (Mt 25, 36).

Thật đáng phải run rẩy và sợ hãi khi chúng ta phải đối diện với sự phán xét sau cùng. Thiên Chúa nhân từ nhưng công bằng vô cùng. Giờ phán xét sẽ không có một ai khác chống lưng cho chúng ta. Chúng ta cũng không còn điểm tựa nào khác để biện hộ. Sự thật phơi bầy trước tôn nhan chói lòa của Tạo Hóa. Chúng ta gieo Nhân nào thì sẽ được gặt Qủa đó. Trong cuộc lữ hành trần thế, biết bao lần chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau khổ, đói khát và cùng quẫn của anh chị em, giờ đây chúng ta phải đối diện: Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: 'Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng (Mt 25,41).

Ngày phán xét, Chúa sẽ không chất vấn chúng ta về bao nhiêu việc vĩ đại đã thực hiện. Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời (Lc 10,20). Thiên Chúa không đếm bao nhiêu giờ chúng ta đã đọc kinh, cầu nguyện, lần hạt, tụ họp sinh hoạt… Chúa sẽ nhìn xem trái tim của chúng ta đã mở rộng yêu thương đến mức nào. Chúng ta đã chia sẻ gì cho những kẻ bé mọn nhất của Chúa. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta qua ý muốn của Chúa, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Chúa lại dành quyền cho chúng ta lựa chọn. Hạnh phúc thay những ai được Chúa cho đứng về phía bên phải: Còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu" (Mt 25,46).

Lạy Chúa, đã rất nhiều lần chúng con đã thưa rằng: Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu? (Mt 25,44). Chúa trả lời: Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta'. (Mt 25,40). Xin Chúa khơi dậy lòng yêu thương bác ái nơi tâm hồn, để chúng con biết cùng chia sẻ. Chúng con cảm tạ danh Chúa muôn ngàn đời. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 16/11/2011
NGỦ NGÀY
N2T

Một thầy giáo ngủ gật ban ngày, ngủ một giấc thì tỉnh dậy và nói với học trò:
- “Thầy đi gặp Châu công”.
Qua ngày hôm sau, học trò của ông ta cũng ngủ gật, ông ta cầm thước đánh học trò tỉnh dậy, nói:
- “Tại sao trò lại như thế ?”
Học trò trả lời:
- “Con cũng đi gặp Châu công”.
Thầy giáo hỏi:
- “Vậy thì Châu công nói với trò những gì ?”
Học trò nói:
- “Châu công nói: hôm qua ông ta không có gặp thầy”.

Suy tư:
Làm việc nhiều mệt mỏi mất ngủ thì ngủ gật, đó là chuyện thường tình chẳng có gì phải xấu, cũng không có gì mà phải đi nói dối học trò là mình đi gặp Châu công !
Ở đời có nhiều người vì sĩ diện mà nói dối cách trắng trợn; có người vì ham chơi bời mà nói dối vợ con; có người vì lợi ích cá nhân mình mà nói dối tập thể, có người vì tham ô mà nói dối; có người vì để che lấp cái sai trái của mình mà nói dối…
Nói dối là tội, nhưng nói dối trẻ em thì tội lớn hơn, bởi vì khi nói dối trẻ em là người lớn đã dạy cho trẻ em biết nói dối như mình. Chúa Giê-su đã nghiêm khắc lên án những người làm cớ vấp phạm cho trẻ em như sau:
“Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin vào Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn”. (Mt 18, 6)
Nói thầy mệt quá nên có ngủ gật thì chắc chắn học trò yêu mến thầy giáo của mình, hơn là nói thầy đi gặp Châu công…
Đã ngủ rồi thì còn gặp ai nữa, chỉ có kẻ vì sĩ diện mới nói láo như thế mà thôi. Ha ha ha…
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 16/11/2011
N2T

16. Trên thiên đàng con yêu quý tất cả, không có thứ gì mà con không muốn.

(Thánh Anselm)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ấn Độ: Giáo hội Công giáo bang Kerala phát động chương trình giúp các gia đình đông con
Phạm Kim An
06:07 16/11/2011
Ấn Độ: Giáo hội Công giáo bang Kerala phát động chương trình giúp các gia đình đông con

Kochi - Giáo hội Công giáo bang Kerala, Ấn Độ, đã phát động một chương trình để khuyến khích và giúp đỡ các gia đình đông con (bốn con và nhiều hơn nữa). Được gọi là Jeevasamridhi, chương trình này được đưa ra bởi Tổng giám mục Mar George Alencherry, Tổng Giáo phận Kochi.

Chương trình dự trù như là một biện pháp đối phó với Bộ luật Phụ nữ Kerala năm 2011, một dự luật đệ trình tại cơ quan lập pháp bang, vốn sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát sinh sản đối với những người muốn có nhiều hơn hai con.

Trong số các biện pháp, dự luật đề xuất phạt tiền 10.000 rupee (200 USD) và ba tháng tù cho bất cứ ai không tôn trọng qui định hai con trong mỗi gia đình.

Dự luật cũng kêu gọi kiểm duyệt bất kỳ tổ chức xã hội, tôn giáo, học thuật hay chính trị nào cố gắng ngăn cản việc thi hành, hoặc có một lập trường chống lại dự luật.

Linh mục Paul Thelakat, phát ngôn viên của Thượng Hội Đồng Syro-Malabar và Tổng Giáo Phận Ernakulam-Angamaly, nói: “Đối với Giáo Hội, luật này đi ngược lại tự do lương tâm của cặp vợ chồng”.

Phát biểu với hãng tin AsiaNews, cha nói: "Chỉ có các cặp vợ chồng có quyền quyết định có bao nhiêu con mà họ muốn có. Chúng tôi bảo vệ quyền này, không chỉ cho các Kitô hữu, mà còn cho tất cả các công dân Ấn Độ. Không chính quyền nào có thể can thiệp với quyền thánh thiêng, đó là các cặp vợ chồng phải quyết định họ muốn có bao nhiêu con".

Cha nói thêm: “Đối với Giáo hội Công giáo, các bậc cha mẹ nào chọn có nhiều con là người quảng đại trong mắt của Thiên Chúa và con người. Họ lưu tâm đến tiếng nói của tương lai, đó là tiếng nói của đạo đức". (AsiaNews 15-11-2011)

Phạm Kim An
 
Vấn đề môi trường chi phối hội nghị các Giám mục Nhật và Hàn Quốc
Nguyễn Trọng Đa
06:08 16/11/2011
Vấn đề môi trường chi phối hội nghị các Giám mục Nhật và Hàn Quốc

Đối với hội nghị chung lần thứ 17, các Giám mục Công giáo của Nhật và Hàn Quốc đã lên kế hoạch họp tại Kanazawa, trong Giáo phận Nagoya ở miền trung đảo Honshu (Nhật), nhưng trận động đất ngày 11-3 và thảm họa tiếp theo của nó buộc các Giám mục dời chỗ họp đến Sendai, ngay trung tâm của khu vực Tohoku bị ảnh hưởng. Ngoài các vấn đề liên quan đến việc cứu trợ cho người dân bị ảnh hưởng, hội nghị giữa hai Hội đồng Giám mục chủ yếu tập trung vào các vấn đề môi trường.

Được khởi xướng từ năm 1995, và tổ chức luân phiên giữa hai nước, các cuộc họp hàng năm giữa các Giám mục Công giáo Hàn Quốc và Nhật là một phần của quá trình hòa giải giữa hai quốc gia, vốn chia sẻ chung một lịch sử cận đại vẫn được đánh dấu bởi chấn thương của thực dân và chiến tranh.

Trong những năm qua, các Giám mục đã thiết lập mối quan hệ tin cậy và chưa bao giờ ngần ngại nắm bắt các vấn đề nhạy cảm xã hội, chẳng hạn việc tiếp nhận người di cư (năm 2008) hoặc nạn tự tử (năm 2010), các trao đổi của các Ngài được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm của các Ngài trong một bối cảnh xã hội, vừa giống nhau một phần (một nền kinh tế phát triển), nhưng còn là môi trường tôn giáo hơi khác nhau (trong khi Thiên Chúa giáo có sự hiện diện mạnh mẽ tại Hàn Quốc, các Giáo hội Kitô giáo là một thiểu số rất nhỏ tại Nhật).

Năm nay, từ ngày 11 đến ngày 13-11, hai mươi Giám mục Hàn Quốc đã di chuyển đến Sendai để gặp gỡ mười bảy Giám mục Nhật. Do các hoàn cảnh cụ thể, thảm họa ngày 11-3 là trung tâm của các cuộc tranh luận. Các Giám mục Nhật đã cám ơn Giáo Hội Hàn Quốc vì sự hỗ trợ đem tới trong những ngày và những tuần lễ sau trận động đất, nhất là gửi nhiều người tình nguyện, nhưng hội nghị bàn bạc chủ yếu đến lập trường mà các Giám mục Nhật vừa chọn, khi các Ngài kêu gọi nước Nhật loại bỏ năng lượng hạt nhân. Quả thế, ngày 10-11, Giáo Hội Nhật đã yêu cầu chính phủ Nhật đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trong nước, để cho thảm kịch bị tạo ra bởi tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa.

Các cuộc họp giữa hai Hội đồng Giám mục đều diễn ra kín, không phản ứng nào của các Giám mục Hàn Quốc về lập trường trên đây của các Giám mục Nhật được tiết lộ. Tuy nhiên, các Giám mục Hàn Quốc giải thích với Hội đồng Giám mục Nhật các lý do cho việc các Ngài phản đối dự án "Điều chỉnh bốn con sông", một chương trình lớn của chính phủ để nạo vét lòng của bốn con sông lớn ở Hàn Quốc, và xây dựng các đập và nhà máy thuỷ điện trên các sông ấy. Các người chống đối dự án này tố cáo các thiệt hại không thể đảo ngược đối với môi trường và hệ sinh thái của các sông, và người Công giáo, những người thuộc nhóm chống đối mạnh nhất cho dự án, đã lôi kéo được đại diện các tôn giáo khác cùng tham gia chống đối dự án với mình. Tuy nhiên, về vấn đề điện hạt nhân, các Giám mục Hàn Quốc đã không tham gia bàn bạc, trừ vài ngoại lệ.

Trước khi kết thúc hội nghị và chọn ngày họp cho hội nghị năm tới, vỗn sẽ diễn ra tại Hàn Quốc, các Giám mục hai nước đã nhất trí nói rằng cần tiếp tục trao đổi với nhau về các vấn đề môi trường, vì đây là các vấn đề ưu tiên chọn lựa của xã hội ở Nhật và ở Hàn Quốc.

Trong cả hai nước, phản ứng của các chính phủ cho sự kiện rằng hai nước phải nhập khẩu hầu như tất cả các nguồn năng lượng của họ là sự lựa chọn năng lượng hạt nhân dân sự. Hiện nay, tỉ lệ điện hạt nhân ở cả hai nước là gần như nhau: 33% ở Hàn Quốc (với 21 lò phản ứng đang hoạt động và năm lò đang được xây dựng) và 30% tại Nhật (trước tai nạn Fukushima, 54 lò phản ứng đang hoạt động).

Trong cả hai quốc gia, cho đến nay, phong trào chống điện hạt nhân là tương đối yếu (ngoài việc phản ứng mạnh mẽ của người dân địa phương Hàn Quốc trước các dự án xây dựng nhà máy điện mới, hoặc các trung tâm lưu trữ chất thải phóng xạ). Và ở cả hai nước, các nhà công nghiệp đã đầu tư rất nhiều để kiểm soát ngành công nghiệp hạt nhân, nhằm đề xuất các nhà máy của họ xuất khẩu điện.

Trong bối cảnh hậu tai nạn Fukushima, nơi mà sự chọn lựa điện hạt nhân đang trở nên ngày càng bị công luận chống đối, các Giám mục của Giáo Hội Nhật và Hàn Quốc muốn làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe. (Eglises d'Asie 15-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Peru: Thánh tích của Chân Phước Gioan Phaolô II đến miền nam Peru
Phạm Kim An
06:10 16/11/2011
Peru: Thánh tích của Chân Phước Gioan Phaolô II đến miền nam Peru

Lima, Peru – Người Công giáo trong giáo phận Tacna-Moquegua, ở miền nam Peru, đã hân hoan chào đón một thánh tích của Chân Phước Gioan Phaolô II, là một lọ máu của Đức Cố Giáo Hoàng.

Việc tôn vinh và đặt thánh tích đã diễn ra tại nhà thờ chính tòa Tacna ngày 12-11, trong đó một vị trí đặc biệt đã được chuẩn bị trên bàn thờ cho thánh tích, để thánh tích được tôn kính dễ dàng bởi cộng đồng địa phương.

Khu vực bàn thờ có một tranh vẽ huy hiệu Giáo hoàng của ĐTC Gioan Phaolô II, và huy hiệu Toà thánh. Tranh cũng được tô điểm với phương châm Giáo hoàng của Ngài “Totus Tuus" (Tất cả của con là của Mẹ), mà Ngài đã chọn lúc Ngài đăng quang Giáo hoàng vào năm 1978, như một dấu chỉ tình yêu dành cho Đức Trinh Nữ Maria.

Thánh tích của Chân Phước Gioan Phaolô II là một quà tặng của ĐTC Biển Đức XVI dành cho Giáo phận miền nam Peru. (CNA 15-11-2011)

Phạm Kim An
 
Mỹ: Một Giáo hạt tòng nhân sẽ được thành lập ngày 1-1-2012
Nguyễn Trọng Đa
06:13 16/11/2011
Mỹ: Một Giáo hạt tòng nhân sẽ được thành lập ngày 1-1-2012

BALTIMORE, Maryland – Các người Anh giáo tại Hoa Kỳ, đang tìm kiếm sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, sẽ có một Giáo hạt tòng nhân dành cho họ vào ngày 1-1-2012 tới.

Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Washington, DC, loan báo tin này ngày 15-11, trong cuộc họp toàn thể mùa thu của Hội đồng Giám mục Công giáo Mỹ (USCCB) tại Baltimore.

Đức Hồng Y Wuerl là phái viên của Toà thánh cho việc thực hiện Tông hiến ‘Các nhóm Anh giáo’ (Anglicanorum Coetibus) tại Mỹ. Văn kiện này là tông hiến năm 2009 của ĐTC Biển Đức XVI, cung cấp một phương thức cho các nhóm tín hữu Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo, thông qua việc thành lập các Giáo hạt tòng nhân, một loại hình mới của cơ cấu Giáo luật.

Các Giáo hạt tòng nhân là khu vực địa lý tương tự như các giáo phận, nhưng thường trong phạm vi quốc gia. Giáo hạt tòng nhân đầu tiên được thành lập ở Anh; Giáo hạt tòng nhân ở Mỹ sẽ là Giáo hạt tòng nhân thứ hai.

Tín hữu trong các giáo xứ của Giáo hạt tòng nhân là người Công giáo, nhưng vẫn giữ các yếu tố của di sản Anh giáo và các việc thực hành phụng vụ Anh giáo. Họ được dẫn dắt bởi một "Đấng bản quyền", vị này sẽ có một vai trò tương tự như một Giám mục, nhưng vị ấy có thể là một Giám mục hay linh mục.

Giáo hạt tòng nhân đầu tiên ở Mỹ sẽ được chính thức thành lập ngày 1-1-2012. (Zenit.org 15-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thành lập Giáo sĩ đoàn Anh giáo Hoa Kỳ
Trầm Thiên Thu
20:32 16/11/2011
CatholicCulture.org (16-11-2011) – ĐHY Donald Wuerl đã thông báo rằng ĐGH Bênêđictô XVI sẽ thành lập một Giáo sĩ đoàn (Ordinariate) cho những người Mỹ theo Anh giáo muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo. Hai cộng đoàn Anh giáo – một ở Texas, một ở Maryland – đã hiệp thông trọn vẹn trong 2 tháng qua và hy vọng sẽ là thành phần của Giáo sĩ đoàn.

ĐGH Bênêđictô XVI đã thiết lập Hội Giáo sĩ riêng Đức Mẹ Walsingham ở Anh và Wales hồi tháng 1-2011.

Giáo sĩ đoàn Hoa Kỳ sẽ được thành lập ngày 1-1-2012. ĐHY Wuerl nói tại kỳ họp mùa Thu của HĐGM Hoa Kỳ: “Lúc đó, tôi cho rằng một giáo sĩ sẽ được gọi tên. Nếu giáo sĩ của Giáo sĩ đoàn mới đã kết hôn, người đó có thể được thụ phong linh mục, nhưng không được làm giám mục”.

ĐHY Wuerl nói thêm: “Từ đó, một Giáo sĩ đoàn sẽ chọn dùng Sách lễ Rôma hoặc Sách Thờ phượng Chúa (Book of Divine Worship) đã được Hội Dự phòng Mục vụ (Pastoral Provision) hoặc các giáo xứ Anh giáo sử dụng”.

ĐHY Wuerl cũng thông báo rằng 67 giáo sĩ Anh giáo ở Hoa Kỳ đang muốn trở thành linh mục Công giáo. Bộ Giáo lý Đức tin đã chấp thuận 35 đơn của họ.

ĐHY Wuerl thông báo rằng ĐGM Kevin Vann của GP Fort Worth, Texas, đã được bổ nhiệm làm đại diện giáo sĩ cho Pastoral Provision – quy trình được Vatican thiết lập năm 1980 cho phép các tín đồ Anh giáo gia nhập Giáo hội Công giáo. Theo điều khoản của Pastoral Provision có hơn 100 linh mục Anh giáo – đa số đã kết hôn – trở thành linh mục Công giáo. ĐGM Vann kế vị Đức TGM John Myers của GP Newark, New Jersey, là đại diện giáo sĩ.

Pastoral Provision khác với Giáo sĩ đoàn Anh giáo. Các giáo sĩ Anh giáo đã gia nhập Giáo hội Công giáo theo điều khoản của Pastoral Provision đã bị thu hút vào các giáo phận hiện có. Tuy nhiên, sự kết hợp chặt chẽ được liệu trước giữa 2 dạng trổi vượt đối với các giáo sĩ Anh giáo.
 
Top Stories
Pope: in the struggle between good and evil, evil seems stronger, but ''love wins, not hate''
AsiaNews
10:01 16/11/2011
At the General Audience, Benedict XVI illustrates Psalm 110 concluding his series of catechesis dedicated to these biblical prayers. In Church tradition it is seen as a fundamental Messianic text. Jesus, "priest eternal, holy, innocent, unstained, can save those who through him are close to God."

Vatican City (AsiaNews) - "There is a lot of evil in the world ", but in the permanent battle between good and evil, "the winner is the Lord" and "despite all the negative things in history, Christ wins not evil, love not hate”. Benedict XVI drew this comforting certainty from the reading of Psalm 110, which he outlined today before 20 thousand people in St. Peter's Square for the general audience.

Today's commentary on Psalm 110, read and cited as particularly important messianic text, concludes, the Pope said, the series of reflections that he has devoted to these "precious prayers" of the Bible "that reflect the various situations of life, states of mind that we have toward God. "

Psalm 110, "perhaps originally related to the enthronement of a Davidic king" in Church tradition opens up "to larger dimensions and thus becomes a triumphant celebration of the Messiah." In the prayer, God "enthrones the King in glory, making him sit at his right, a sign of great honor and an absolute privilege." The king thus "participates in the Divine Stewardship, of which he is mediator with the people."

This glorification of the king was taken on in the New Testament as a messianic prophecy, so the verse is among the most commonly used by New Testament authors. "Jesus himself mentions this verse about the Messiah to show that the Messiah is more than David, he is David’s Lord and Peter takes it up again in his Pentecost speech announcing that the king enthroned is realized in Christ’s resurrection. Christ, in fact, is the Lord enthroned, the Son of Man seated at the right hand of God who comes on the clouds of heaven, as Jesus himself says during his trial before the Sanhedrin. "

Among the king celebrated in Psalm and God "there is indissoluble bond, the two governments together." "The exercise of power is a commission that the king receives directly from the Lord, a responsibility that must live in dependency and obedience, thus becoming a sign, within the people, of the powerful presence and providence of God."

Then there is the verse in Psalms that says " You are a priest forever in the manner of Melchizedek." Melchizedek, said Benedict XVI, was the priest king of Salem who blessed Abraham and offered bread and wine after the successful military campaign conducted by the patriarch to save his nephew Lot from the hands of the enemy who had captured him. "In his figure, royal and priestly power converge and are now being proclaimed by the Lord in a statement that promises eternity: the king celebrated in the Psalm will be a priest for ever, the mediator of God's presence among his people, through the blessing that comes from God and which in the liturgical action meets man's blessing. The Epistle to the Hebrews makes explicit reference to this verse chapter 7 is entirely focused on it, elaborating its reflection on the priesthood of Christ. Jesus is the true and final priest who completes the features of the priesthood of Melchizedek, rendering them perfect. "

"In the Lord Jesus resurrected and ascended into heaven, where he is seated at the right hand of the Father, the prophecy of our Psalm is accomplished and the priesthood of Melchizedek is completed, because it is rendered absolute and eternal, a reality that knows no sunset. And the offering of bread and wine, made by Melchizedek in Abraham's time, finds its fulfillment in the Eucharistic gesture of Jesus, who in the bread and wine offers himself, and having overcome death, brings life to all believers. Priest eternal, holy, innocent, unstained, he, as we can read in the Letter to the Hebrews, can save those who through Him approach God; he is ever-living to intercede for them ".

At the end of the Psalm is the triumphant king who, "supported by the Lord" scatters his enemies and judges the nations. "The sovereign, protected by the Lord, breaks down every obstacle and proceeds safely to victory. It tells us: yes, there is much evil in the world, there is an ongoing battle between good and evil and evil seems to be stronger. No! The Lord, our true King and Priest, Christ, is stronger because he fights with the power of God and despite all those things which make us doubt a positive outcome for history, Christ wins and good wins, love wins, not hatred. "
 
The Church and Media: Exploring a New Continent
Traci Osuna
10:04 16/11/2011
Book Looks at Opportunities in 'God's Gift to Humanity'

ORLANDO, Florida, NOV. 15, 2011 (Zenit.org).- The Internet is undoubtedly the largest, most influential source of information in the world today. Yet, in some quarters, there is still suspicion of the Web and its content. There are those suspicious that these "young people's gadgets" -- Facebook, Twitter, YouTube -- are mere time wasters. But to a growing number, including both Pope John Paul II and Benedict XVI, the Internet is a way to guide people to God and a vital tool for today's evangelization.

In his book "The Church and New Media: Blogging Converts, Online Activists and Bishops Who Tweet," author Brandon Vogt addresses the new media and the benefits these tools have in bringing people closer to God and the Church.

As a recent convert to Catholicism, Vogt says it was his own experience in learning about the Church through such tools as blogs and YouTube that helped him gain a new perspective on Catholicism.

"I was born and raised in the evangelical church and just three years ago I entered the Catholic Church," he said, explaining how the Internet played a major role in his step: It was the immediate and personalized responses he received to his questions and the interactive nature of the Internet that fueled his need to know more, to discover the truth and combat the stereotypes he had grown up with as a Protestant.

"In college, I was involved with an evangelical college ministry and was really embedded in the Protestant culture," he said. "And I was exploring Catholicism, but I really had no one to turn to. I had all these questions about the Catholic Church, but I didn't know any Catholics. So, where did I turn? If it wasn't for the Internet, probably no one."

Vogt shared how he would read the posts of Catholic bloggers or visit Catholic Web sites and could comment on or ask questions about various topics of discussion. He appreciated the direct and timely answers he received from the bloggers or other readers. "That's the optimal way for the media to spark conversion: invite people to ask questions and very carefully, very charitably, to slowly walk through a lot of their difficulties and struggles."

Vogt suggested that the interactive and conversational nature of the Internet will draw converts to the Church, as well as bring young people into a more active role. He proposes that those groups or institutions using new media to broadcast their message, much like a newspaper or radio, where the communication is one-way, are not using the Internet to its full potential.

"New media is all about conversation," the author stated. "People, especially young people, who use these new media tools, don't just want to be fed information, they want to dialogue, critique, converse, wrestle with, answer and respond to anything that's posted on-line."

In the process of writing "The Church and New Media," Vogt says he reached out to many on-line friends that he both admired and looked to for guidance when he was undergoing his own conversion. "I purposefully wanted the book not to be something that I just wrote myself; not to be a perspective from one person, one view of this new media revolution. So I gathered some of these on-line friends, each contributed a chapter of their expertise, so it's really multivalent and presents a vast and diverse view of how new media can be used to serve the Church."

Vogt explained that the contributors to the book represent a broad spectrum of those involved in using new media: from those with leadership roles in the Church to lay professionals and stay-at-home moms. "We have a spread of every different take we could find on this new media revolution to show how vast, how diverse it really is."

Among the 12 writers who contributed to the book are Cardinal Sean O'Malley, archbishop of Boston, who wrote the "Forward"; Father Robert Barron, noted Catholic speaker, author, and founder of Word on Fire; Jennifer Fulwiler, Catholic columnist, and frequent guest on Catholic radio and television, who converted to Catholicism after being raised an atheist; Shawn Carney, co-founder of "40 Days for Life," and Archbishop Timothy Dolan of New York, who contributed the "Afterward."

Vogt says that, as he was planning the organization of the book, he approached some of the bloggers and Facebook friends he had been following for the last few years. "I targeted experts who I thought might be [willing] to write a chapter on the subject and, thankfully, every single person I asked gave me an enthusiastic yes," he reported. "It was a thrilling experience for me because this is kind of a dream team of [my] personal heroes. … It was a phenomenal opportunity to write a book with so many people that I admire."

Just landed

Along with the opportunities new media bring to the Church, there is also an increased awareness that we still have a lot to learn about this medium. Vogt explained that the Catholic Church as a whole, and particularly the institutional arm, has been relatively slow in employing these tools.

"If you look at the new media world as Pope Benedict XVI has, at what he calls the 'digital continent,' then the broad Church right now is taking her first step onto this continent," he says. "She's departed the ship and she has her foot on this new land and is beginning this exploration. …"

He referenced the fact that many Catholic organizations or groups have Facebook pages, Twitter accounts, or utilize YouTube to spread the Word of God. In the past few months, the Vatican launched a brand new Web site, www.news.va, which integrates the latest news from the Vatican and the global Church, with social media capabilities that appeal to the younger generation.

"[The Church has] got a long way to go [on this digital continent] and she needs to learn to run on this land rather than saunter across it, but we're making our first strides, which is good," Vogt reflected.

The author added that his mission since writing the book has been to help those in the Church, from priests and bishops to communication directors, become more comfortable with using new media. He says that people constantly are asking, "How do I get started? Which tools do I use?"

"My advice is always the same: Just pick one," he says. "Don't feel like you have to do all of them and become super-effective in all of them instantaneously."

Vogt suggested parishes ease their way onto the "digital continent" by doing something small, such as starting a blog and posting an article once a week or creating a Facebook page and adding a few comments each week. "Just take small steps, but take the steps. … Move forward instead of staying stagnant."

With both Pope John Paul II and Benedict XVI referring to the Internet and technology as "a gift from God to humanity" it seems only fitting that the Church use new media to its fullest extent to reach the people who use it the most: youth.

"Young people have always been the most difficult demographic to reach across the board," Vogt proposed. However, he added, this is the same group that is most active on these new media tools, such as Facebook, Twitter, You Tube and blogs.

"So I think these tools are really a gift from God in the sense that, at this particular time in history, they have the potential to act as a bridge for this distant demographic and the Church, who so desperately wants them."

To help the young people get more involved, Vogt says that many churches and youth groups are recruiting tech-savvy teens to manage their parish Facebook or Twitter accounts. "Anything that you can do to invite young people deeper into parish life strengthens their relationship with Christ and the Church."

Lastly, Vogt wants to assure those who still see the Internet in a negative light to consider Pope John Paul II's message in his last apostolic letter, "The Rapid Development."

"In the very last letter he wrote before he died…[which] explicitly dealt with the Internet and new technology … [the Pope said] 'Do not be afraid of new technologies …' I think that is the voice that the Church as a whole needs to hear ringing in her ears over and over again."

On the Net: The Church and New Media: www.amazon.com/gp/offer-listing/1592760333/ref=as_li_tf_tl?ie=UTF8&tag=zenit0a-20&linkCode=am2&camp=217145&creative=399373&creativeASIN=1592760333
 
Hanoi: nuit de veille à la paroisse de Thai Ha, où les autorités se préparent à entamer les travaux de construction malgré le refus des prêtres et les fidèles
Eglises d'Asie
11:47 16/11/2011
Aujourd’hui, 16 novembre 2011, aux alentours de 21h00 (heure locale), les forces de l’ordre ont investi les lieux où les autorités ont décidé de construire la station d’épuration des eaux usées de l’hôpital de Dông Da. Le terrain appartient à la congrégation des rédemptoristes de Hanoi et a été « emprunté » par l’Etat il y a plusieurs décennies. Cette initiative a lieu alors que, depuis plusieurs semaines, par toutes sortes de manifestations, ...

... les religieux rédemptoriste ont fait connaître publiquement et sans ambiguïté non seulement leur refus de voir entamer des travaux de construction sur leur propriété, mais encore leur volonté de récupérer l’ensemble de la propriété spoliée. Ils ont même suspendu un panneau lumineux à la façade de leur monastère où leurs revendications sont inscrites en lettres fluorescentes. Ce panneau est d’ailleurs encore illuminé aujourd’hui.

Selon des dépêches mises en ligne immédiatement par plusieurs sites indépendants (Vietcatholic News, VRNs), la population catholique de la paroisse et des environs est en train d’être alertée et accoure déjà en grand nombre pour protéger le monastère rédemptoriste. Selon les sources, les religieux du monastère et les fidèles de la paroisse se préparent à veiller toute la nuit pour protéger la propriété, qui a été solennellement reconnue comme appartenant à la congrégation rédemptoriste par une lettre de l’archevêché de Hanoi en date du 4 novembre 2011 (1).

Dans la matinée, on avait appris que le supérieur général de la congrégation des rédemptoristes, à l’occasion d’une réunion des supérieurs provinciaux de langue anglaise à Rome, avait envoyé une lettre au supérieur de la province vietnamienne, l’assurant des prières et du soutien total de toute la congrégation.

(1) Voir la dépêche EDA du 9 novembre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/laffaire-de-la-paroisse-de-thai-ha-prend-un-tour-decisif

(Source: Eglises d'Asie, 16 novembre 2011)
 
Vietnam government to solve Church land dispute at Thai Ha by force
J.B. An Dang
16:36 16/11/2011
A large number of police have been deployed to protect building workers constructing a hospital sewage treatment plant on the land of Hanoi Redemptorist Monastery despite strong protests of Redemptorists and their faithful.

At 10:30 pm local time on Nov. 16, dozens of police moved into the area of dispute inside Hanoi Redemptorist Monastery blocking all the roads. More police are reported to be deployed today. The move signifies the resolution of Vietnam government to solve Church land dispute at Thai Ha by force.

Hanoi Redemptorists disclosed on Wednesday that local authorities and Dong Da Hospital “invited them” to have a talk on the dispute. But, the talk turned out to be a chance for officials to ridicule them. All the officials attending the meeting were those of low levels who came just to talk “none sense”, said a Hanoi Redemptorists’ representative.

Movements of police, and security forces in the capital during Wednesday put Hanoi Redemptorists and their faithful at Thai Ha on alert on a government’s plan to solve the dispute at Thai Ha by force as it did at Hanoi nunciature on Sep. 19, 2008.

For years, Redemptorist priests and their faithful have requested for the requisition of their land illegally seized by the state.

What has repeatedly named as "public property" on the state claims was actually purchased by the Redemptorists in 1928 for the sole purpose of building a monastery and a church. The Redemptorist monastery was dedicated on May 7, 1929 and the church 6 years later. After the communist took control over North Vietnam, the local government had nibbled piece by piece on the monastery and parish land. The area occupied by the monastery had been reduced from 61,455 square meters down to 2,700 square meters.

On Jan. 6, 2008, parishioners protested a State plan to sell their land to private estate developers for profit. In response, after a series of attacks, arrests and even putting on trials against parishioners, the government hastily converted the land into a public park.

Since July this year, Redemptorist priests and their faithful have protested a plan to convert another piece of their land into a hospital sewage treatment system. The construction of such a sewage treatment system right next to the church and the monastery has been seen by many as a plot to take revenge on Redemptorist priests and their faithful.

At 14:45 on November 3, 2011 a group of about 100 people, who, from nowhere, broke into the courtyard of Thai Ha parish church with two loud speakers in their hands cursing at our religious, priests, and parishioners, before physically attacking them. The intruders also insulted and threatened to kill many clergy and parishioners. More outrageously, they even used sledgehammers to smash the church's properties. They only abandoned their act of terror, and withdrew when the bells started tolling and countless people from the neighbouring parishes came to rescue.

During the last four months, state-run media system has also been employed by the communist government of Vietnam to repress and sully the will for justice, peace, and truth of our brother and sister parishioners of Thai Ha, Hanoi.

In another development, on Wednesday, Nov. 16, from Rome, Fr. Michael Brehl, C.Ss.R, the Superior General of Redemptorists sent a letter of communion to Fr. Vincent Pham Trung Thanh, the Provincial Superior of Vietnam Province expressing his concerns on recent attacks on the Redemptorist Monastery in Hanoi and his regret that Fr. Vincent was not able to be present in a meeting with all the English-speaking Redemptorist Provincials Superiors in Rome, Italy (November 11-19).

The Vietnamese government has prevented Fr. Vincent from leaving the country.

“I want to assure you that we keep you in our prayers, and hope that the [Vietnamese] government will soon permit you to participate again in meetings outside Vietnam. This is important for all Redemptorists because we are an international Congregation. These meetings strengthen the bonds of brotherhood among us, and provide an important means of communication,” wrote the Superior General of the Order.
 
Australian Vietnamese Catholic Community denounces Vietnamese Communist government’s “extreme actions”
Australian Vietnamese Catholic Community
16:47 16/11/2011
Press Release
(For Immediate Release)
Australian Vietnamese Christian Association Inc.
Melbourne, Wednesday 16 Nov 2011



Australian Vietnamese Catholic Community denounces Vietnamese Communist government’s “extreme actions”


Melbourne, Nov. 19, 2011. The Australian Vietnamese Catholic Community has strongly denounced acts of state-sponsored terrorism against the Catholic Church in Vietnam on the part of the Vietnamese Communist government and appealed to the Australian government to do all it can in order that these acts be ceased immediately and human rights be respected.

“The Vietnamese government have orchestrated a series of attacks using gangs of thugs and the state-controlled media to physically harm and denigrate priests and faithful of the Redemptorist-led parish in Thaiha, Hanoi which has rightfully and peacefully defended their rights and their property. Furthermore, many of the faithful have been intimidated, harassed and even detained” says Bishop Vincent Long Van Nguyen, Auxiliary Bishop of Melbourne.

To illustrate the urgency of the situation, he adds "The latest incident is especially serious. On November 3rd, hundreds of intruders broke into the courtyard of the church. They used loud speakers to insult and threaten to kill priests and parishioners. They even used sledgehammers to damage the monastery. These outrageous acts were carried out in the presence of security agents and followed by distorted reporting by the state-controlled media in Vietnam.”

“Not only the faithful,” Fr Anthony Nguyen, Chairman of Australian Vietnamese Christian Association Inc said, “Catholic leaders have also been threatened. After a series of interviews with church groups, journalists and parishioners in the country, Amnesty International believes that senior church officials are at risk of arrest.”

Bishop Vincent appeals with a passion: “As a member of the UN Security Council, Vietnam must be held accountable for these abuses. We the Vietnamese Catholic Community in Australia ask the Australian government to intervene on our behalf and ensure that acts of state-sponsored terrorism be ceased in Thaiha and that human rights are upheld in Vietnam for all its citizens.”

The Vietnamese Catholic Community in Victoria will hold a Candlelight Vigil to pray for the Catholic Church in Vietnam in front of the Parliament House,
Saturday 19 Nov 2011 from 7.30pm to 8.30pm.


Contacts:
Hung Chau
Spokesperson, Australian Vietnamese Christian Association Inc
0411 806 848
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle mừng lễ Bổn Mạng.
Nguyễn An Qúy
06:35 16/11/2011
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle mừng lễ Bổn Mạng.

SEATTLE. Hôm nay Chúa nhật 33 mùa thường niên ngày 13 tháng 11, toàn thể các cộng đoàn Công giáo Việt Nam trên khắp thế giới đều cùng với Giáo Hội Việt Nam mừng kính lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đặc biệt Giáo dân thuộc Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Seattle lại cùng nhau cử hành ngày lễ trọng đại này trong niềm vui mừng ngày Bổn Mạng Giáo xứ cộng với niềm vui của một kỷ niệm mang tính lịch sử, đó là mừng ngày thành lập Giáo xứ vừa tròn một năm.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sau biến cố năm 1975 xẩy ra, nhiều giáo dân Việt Nam đã qui tụ về chung quanh thành phố Seattle, họ tìm đến với nhau và đã tạo dựng được một tập hợp thành một Cộng Đồng giáo dân Việt Nam. Sau bao phen di chuyển nơi thờ phượng từ điạ điểm này qua địa điểm khác trong nhiều năm tháng để cùng nhau cử hành nghi thức phụng vụ mang tính hồn Việt. Vào khoảng gần cuối năm 1984, cơ sở thờ tự lại được dời về một nhà thờ Tin Lành, tọa lạc tại số 1230 East Fir St., Seattle mà hiện nay là nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Từ ngôi nhà thờ tin lành này, toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã nổ lực đóng góp, kể cả những người cư ngụ ở Bellingham, giáp Canada, và Vancouver, giáp Portland, đã cùng nhau xây dựng một ngôi nhà thờ tuy không rộng lớn nhưng đã có phần ổn định tương đối như hôm nay. Đặc biệt tất cả người Việt tha phương lại cùng tâm niệm noi theo gương các anh hùng tử đạo Việt Nam nên họ đã chọn tước hiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đặt tên cho ngôi Thánh Đường này. Ngày 10 tháng 7 năm 1988, ngôi Thánh đường được chính thức thánh hiến với tên gọi như đã nêu ở trên trong một thánh lễ đại trào do Ðức TGM Hunthausen chủ tế. Theo năm tháng, qua sự lớn mạnh của người Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle, địa điểm ngôi thánh đường này là Trung Tâm mục vụ của người công giáo Việt Nam với danh hiệu Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam gồm 11 Cộng Đoàn gồm những giáo dân cư ngụ rải rác từ Bắc đến Nam dọc theo xa lộ I-5. Ngày 19 tháng 11 năm 2010 Đức Tổng Giám Mục Brunett đã ký Sắc lệnh thành lập Giáo xứ Tòng nhân tại Trung Tâm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Linh mục chánh xứ tiên khởi là linh mục Gioakim Đào Xuân Thành được bổ nhiệm và đã chính thức nhậm chức trong một nghi thức long trọng dưới sự chủ lễ của Đức TGM Brunett được cử hành trọng thể vào Chúa Nhật ngày 21 tháng 11 năm 2010. Hôm nay Giáo xứ vừa mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng của Giáo xứ và cũng mừng Giáo xứ được thành lập vừa tròn một năm.

Dù thơì tiết hôm nay khá lạnh, nhưng đông đảo giáo dân từ xa cũng đã tề tựu về chung vui với giáo xứ trong ngày lễ trọng đại của Giáo xứ. Thánh lễ được cử hành tại Hội trường của trường AKI KUROSSE.

Đúng 10giờ 30, linh mục chánh xứ ngỏ lời chào mừng toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa hiện diện đồng thời ngài thông báo và mời mọi người theo dõi phần diễn nguyện về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do các em Thiếu Nhi cùng với anh chị em các Ca Đoàn phụ trách với thời gian 1 giờ đồng hồ.

Xem hình

Tất cả chương trình diễn nguyện được gói ghém trong 1 tiếng đồng hồ nhưng đã trình bày khá đầy đủ về ý nghĩa của ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với những tiết mục khá linh động. Đặc biệt hoạt cảnh việc tử đạo qua hình ảnh kiên cường không sợ chết của vị Thánh trẻ Tôma Thiện và các vị khác đã trị xử trảm dưới thời bắt đạo.

Đúng 11 giờ 30, phần diễn nguyện chấm dứt để chuẩn bị Thánh Lễ. Thánh Lễ được khởi đầu bằng phần nghi thức hướng về Các Thánh Tử Đạo VN với ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang chậm rãi kéo dài làm tăng thêm vẻ thiêng liêng đã đưa toàn thể cộng đoàn dâng lễ cùng hướng về lễ đài nơi có bàn thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách sốt sắng. Bàn thờ Các Thánh Tử Đạo được bày trí rất trang trọng trên lễ đài. Ba hồi chiêng trống vừa dứt, nghi đoàn cùng với các linh mục trong đoàn Đồng Tế tiến lên lễ đài, đồng thời linh mục đoàn tiến đến niệm hương trước bàn thờ Các Thánh Tử Đạo VN.

Chủ tế Thánh Lễ là linh mục Chánh Xứ Đào Xuân Thành cùng đồng tế gồm linh mục Francis Nguyễn Sơn Miên , linh mục Giuse Nguyễn Phi đến từ Canada và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế.

Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế đã giới thiệu linh mục đoàn và chào mừng cộng đoàn dâng lễ cùng với sự hiện diện của các soeur Dòng Mến Thánh Giá , Soeur Lý , kết thúc lời chào mừng, ngài nói : xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau .( tiếng vỗ tay vang dội khá dài)

Cha chủ tế Đào Xuân Thành phụ trách giảng lễ. Trong phần chia sẻ lời Chúa, ngài đã nhấn mạnh đến những gương anh hùng của Các Thánh Tử Đạo VN. Sau khi lời ngỏ chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dâng lễ, ngài nói:

“ Hôm nay chúng ta cùng với nhịp đập của con tim trong niềm vui chung của Giáo Hội Việt Nam mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của chúng ta. Các vị tử đạo Việt Nam là những hạt giống đã sinh ra hoa trái.. Giáo Hội Việt Nam đã chịu nhiều bách hại qua các triều đại bắt đạo từ thời Văn Thân đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Lịch sử ghi nhận có đến 130 ngàn người đã anh dũng chịu chết vì đạo. Giáo Hội đã tuyên phong tượng trưng cho 11 7 vị Hiển Thánh, trong đó có 8 giám mục, 50 linh mục, 16 thầy giảng, 1 chủng sinh và 42 giáo dân. Đó là các thành phần của dân Chúa , nói lên sự can đảm, sự đồng nhất, và quyết tâm theo Đức Kitô. Tất cả đều hân hoan chấp nhận đau khổ để cùng tiến tới sự sống đời đời. Đó là niềm kêu hảnh, đó là đích tuyệt đỉnh, đó là niềm vinh quang của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta là những người con cháu của các ngài, chúng ta là những phần tử của một gia đình Giáo hội. Chúng ta là những phần tử nối tiếp từ ông bà, cha mẹ và các bậc tổ tiên đều mang dòng máu của các vị anh hùng tử đạo Việt nam…Chúng ta cũng nhìn thấy những mẫu gương của người cha, người mẹ, những người lớn tuổi những người trẻ cũng đang sống đạo nhờ được nuôi dưỡng đức tin bởi các ngài..

Trong các vị Thánh tử đạo Việt Nam có Bà Thánh Đê tức Thánh Anê Lê Thị Thành , Bà là một người mẹ có sáu người con, bà bị bắt và đã bị tra tấn dã man. Khi một người con đến thăm bà còn bị giam trong ngục, bà đã căn dặn rằng: con về con nói với anh chị em con hãy coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, đọc kinh sáng tối mỗi ngày, cầu nguyện cho mẹ vác Thánh Giá của Chúa đến cùng. Không bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Thiên Đàng…Ngoài ra còn có Thánh Emmanuel Phụng một ông Trùm họ cũng đã nhắc con cái về hình ảnh Thánh Giá, khi ra pháp trưòng ông đã đeo vào cổ người con gái ảnh Thánh Giá và nói: Con ơi hãy nhận lấy kỷ vật của ba. Đây là Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô. Ảnh này quý hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé.

Qua đó chúng ta thấy rất cảm động, món quà của người cha, người mẹ trao tặng lại cho con cái không phải là vàng bạc mà là Thánh Giá Chúa Kitô, là giáo lý, là đức tin, là cầu nguyện và sống hiệp thông được nuôi trồng trong đức tin. Trong Đức tin đó mà Thánh Tôma Thiện chúng ta vừa chứng kiến trên sân khấu qua hoạt cảnh mà các em đã diễn đạt rất cảm động. Một người trẻ hiên ngang trong đức tin, trên đường tìm nơi đi tu đã bị bắt. Người trẻ Tôma Thiện này đã nhìn thấy tương lai không phải là của cải vật chất, nên ngài đã bám vào Đức Kitô cho nên khi bị bắt, một ông quan đã nói với ngài : này chú, chú có một tương lai sáng lạng, sao lại chịu cực hình, sao lại chịu chết, chú hãy bước qua Thập Giá rồi sẽ được tất cả. Nhưng ngài đã khẳng khái nói rằng: không, đây là đức tin của tôi là Đức Kitô. Hôm nay chúng ta xem hoạt cảnh đó rất là cảm động…

Chúng ta cảm động và tự hào vì trong Giáo Hội chúng ta luôn có những tấm gương hy sinh, can đảm của các ngài…Hôm nay chúng ta mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam , chúng ta cám ơn Chúa đã cho chúng ta có một dòng máu đức tin chảy suốt từ ông bà tổ tiên, từ cha mẹ đến chúng ta, và mỗi người chúng ta cũng được kêu gọi như các vị tử đạo Việt nam . Chúng ta sống đức tin, đức tin đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa cương quyết. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có một chọn lựa vì Chúa mà thôi. Thế gian này và của cải đó chỉ là phù du . Khi chúng ta nghe lời Chúa; được lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì đặng ích gì. Các vị đã luôn luôn trân quý những gì Chúa dạy và thực hiện góp phần vào việc nuôi trồng, nuôi trồng đức tin, nuôi trồng ơn gọi chính trong gia đình. Chúng ta hôm nay đang sống đời sống của người Công giáo, mà là người Công giáo chúng ta luôn luôn bị thách đố, luôn sống trong tình trạng bị bách hại khi chúng ta làm chứng cho Chúa. Mặc dù chúng ta không phải bị đổ máu đào như các vị tử đạo ngày xưa, nhưng mà chúng ta thực sự đổ máu đào trong những hy sinh gian khổ của mình. Có những chọn lựa mà trước mắt chắc chắn một bên chúng ta đạt được về tiền bạc, công việc, danh vọng, và một bên kia là sự sống niềm tin, chúng ta thấy không có bằng chứng gì hết. Nhiều người nói: sao mà dại thế, nhưng mà Chúa Kitô đã dạy chúng ta và chúng ta tin lời của ngài: ai mà xấu hổ vì Thầy trước mặt người đời, thì Thầy cũng sẽ xấu hổ với họ trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời…Hôm nay chúng ta nhìn lại, chúng ta có sự chọn lựa rồi. Chúng ta phải làm gì cho Giáo xứ chúng ta, cho Giáo Hội chúng ta có những chứng nhân đức tin thì đây là cơ hội để chúng ta tiếp tục hy sinh, chọn lựa nuôi trồng đức tin trong gia đình . Có những bạn trẻ đến tâm sự và họ có rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn như: vì sao sống với nhau trước hôn nhân là có tội ? Vì sao đồng tính luyến ái lại không được cho phép, chúng ta tôn trọng đến hình ảnh của mọi người, sao Giáo Hội lại khắc khe như vậy?

Trong cuộc đời, những gì các bạn trẻ đặt ra ngày hôm nay nhắc chúng ta phải giúp các bạn trẻ hiểu về chiều sâu đức tin của mình. Có lớp giáo lý, có các chương trình sinh hoạt. Chúng ta cần luôn luôn nâng đỡ các chương trình này. Giáo lý, là nền tảng của đời sống Kitô giáo và đức tin là món quà đặc biệt, mà nếu chúng ta không cộng tác với Chúa để mà vun trồng đức tin trong gia đình, trong Giáo Xứ, đó là sự sai lầm và chúng ta đã mất đi những gì quý báu mà cha ông chúng ta để lại. Vì vậy Giáo xứ chúng ta kêu mời tất cả ông bà anh chị em dù bận bịu, dù phải đi làm nhưng mà phải sắp đặt thế nào đó, để giúp cho con cái của mình đi học giáo lý . Người lớn của chúng ta, nếu có cơ hội học thì chúng ta phải giúp cho con cái mình học nhiều hơn nữa. Chính chúng ta phải đào sâu mỗi ngày để chính con cái chúng ta được học hỏi như chúng ta nữa. Chúng ta cần cái gì, nền tảng của Giáo xứ là giáo lý, là phúc âm, là đời sống đạo đức, là cầu nguyện. Cho nên ngày hôm nay trong niềm vui của giáo xứ, chúng ta cũng luôn luôn khắc khoải làm sao để cho giới trẻ chúng ta được đào sâu trong đức tin và chúng ta cùng bước. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những người đã yêu và yêu đến cùng. Chúng ta thương thì thương cho trót. Chúng ta hãy cố gắng gìn giữ đức tin. Xin Chúa chúc lành cho gia đình cho giáo xứ. Khi chúng ta biết vun trồng đức tin trong giáo xứ mình. Mọi công việc chúng ta làm, chúng ta luôn chia sẻ vào sứ vụ với Chúa Kitô, đó là rao giảng tin mừng..Chúng ta tạ ơn công lao của các vị tử đạo đã cho chúng ta biết vun trồng đức tin trong gia đình, trong giáo xứ. Nguyện xin Chúa Kitô cho chúng ta được can đảm để thực hiện những công trình làm vinh danh Chúa.

Trước lời nguyện kết lễ, cha chánh xứ đã cử hành một nghi thức khá quan trọng, đó là phần giới thiệu các thành viên phục vụ của ba Cộng Đoàn thuộc Giáo Xứ. Như đã đề cập phần trên khi thành hình Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Seattle mà nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Trung Tâm thì Cộng Đồng có 11 Cộng Đoàn gồm những giáo dân Việt nam sống rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng khi Trung Tâm được nâng lên hàng Giáo Xứ thì chỉ còn lại ba Cộng Đoàn trực thuộc giáo xứ. Bởi vậy nhân dịp mừng ngày Giáo xứ đầy năm, cha chánh xứ muốn củng cố lại lực lượng nòng cốt của ba Cộng Đoàn để cùng làm việc chung và tạo sức mạnh cho Giáo Xứ. Cha chánh xứ đã đọc tên các vị phục vụ trong ba Cộng Đoàn gồm CĐ Mông Triệu, CĐ Fatima và CĐ Mân Côi. Tất cả các thành viên của ba Cộng Đoàn đều bước lên lễ đài và cử hành nghi thức tuyên hứa đơn giản.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, chánh xứ cùng các linh mục đồng tế và các vị đại diện của Giáo xứ đã cắt chiếc bánh tượng trưng cho ngày vui trọng đại này.

Thánh lễ chấm dứt lúc 1 giờ 3o. Mọi người vui vẻ tiến đến Bàn tiếp tân để nhận hộp bánh mừng ngày vui của Giáo xứ và ra về thoải mái.

Nguyễn An Quý
 
Ngày Nhà Giáo 2011: Thư gửi Thầy Cô Giáo Xứ Tuy Hòa
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
07:42 16/11/2011
Gọi Tiếng Thầy Với Tất Cả Tin Yêu : Thư Gởi Thầy Cô Thuộc Giáo Xứ Tuy Hòa Nhân Ngày Nhà Giáo 2011

Quý Thầy, Cô, và tất cả những ai đã từng tham gia công tác giáo dục rất thân mến,

Tôi xin viết lại mấy câu thơ đã viết trong đoạn cuối của “bức thư ngày Nhà Giáo năm ngoái - 2010, để mở đầu cho bức thư ngỏ của năm nay - 2011 :

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ... (Bài thơ “Thầy” trong website yeuchame.com)


Không biết, trong xã hội Việt nam hôm nay còn có được bao em học trò “dễ thương, lễ phép” như thế nữa ; không phải chỉ “lễ phép, dễ thương” với thầy cô chỉ trong “mùa nhà giáo”, để rồi trước và sau cái thời điểm “trả lễ thầy cô”, thì chỉ còn lại những thái độ vô lễ, những lời nói xúc phạm, những cử chỉ vong ân của cả một thế hệ học sinh mà nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh đã bực bội thốt lên trong bài thơ “Quê hương và chủ nghĩa” :

Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố


Thế nhưng, cho dầu cả xã hội nầy có biến những thế hệ học sinh trở thành những công dân bất hảo, thì đối với những thầy cô mang căn cước Kitô, vẫn cứ phải xã thân để làm trọn sứ vụ “làm thầy, làm cô”, một ơn gọi cao quý và cần thiết cho xã hội muôn nơi và muôn thuở, như xác quyết của Giáo Hội qua “Tuyên Ngôn giáo dục Kitô giáo” của Công Đồng Vatican II :

Các nhà giáo dục, nhờ liên kết với các bạn đồng nghiệp và với các học sinh trong tình bác ái và thấm nhiễm tinh thần tông đồ, sẽ làm chứng cho một vị Thầy duy nhất là Chúa Kitô bằng đời sống cũng như bằng lời giảng dạy. … Thánh Công Ðồng cũng tuyên bố rằng chức vụ của nhà giáo là một hoạt động tông đồ đích thực, rất thích hợp và cần thiết cho thời đại chúng ta, đồng thời là một phục vụ chính đáng cho xã hội.

Trong khi xã hội đương thời càng ngày càng biến môi trường giáo dục trở nên môi trường kinh doanh và kiếm lợi nhuận, các thầy cô đua nhau vận dụng mọi kẻ hở trong cơ chế giáo dục phản tiến bộ để móc túi các học sinh, thì các thầy cô Công Giáo cần phải luôn tỉnh thức để mình khỏi bị cuốn vào vòng xoáy của vật chất và lợi nhuận bất chính. Giáo dục, theo quan điểm của Giáo Hội được minh xác qua văn kiện của Công Đồng Vatican II, là một đòi hỏi thiết yêu của mỗi một con người sinh ra trong trần thế. Gia đình, xã hội, trong đó có Giáo Hội, và mọi cơ cấu liên quan, đều phải có trách nhiệm cống hiến một nền giáo dục toàn diện và thích hợp cho mỗi người. Việc giáo dục trong đời sống con cái Chúa lại càng được chú trọng và quan tâm cách đặc biệt :

Mọi Kitô hữu, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới, được gọi là con Thiên Chúa và quả thực như thế, nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội ngày càng ý thức hơn về hồng ân Ðức Tin đã nhận lãnh trong khi họ được hứơng dẫn để dần dần hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi. Nền giáo dục ấy còn giúp họ biết cách thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4,23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như huấn luyện họ biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Eph 4,22-24). Nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tuổi sung mãn của Chúa Kitô (x. Eph 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể. Hơn nữa, vì ý thức được ơn kêu gọi của mình, chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của mình (x. 1P 3,15) cũng như phải giúp cải tạo thế giới theo tinh thần Kitô giáo. (GDKTG số 2)

Cho dù ngày nay, trong đất nước Việt Nam nầy, không còn các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý dành riêng cho Giáo Hội, (chỉ có một ít các trường mẫu giáo mầm non do các dòng nữ phụ trách), thì trách nhiệm “chuyển tải và làm chứng” một phương cách giáo dục theo tinh thần Phúc Âm vẫn phải được những người tham gia công tác giáo dục và các thầy cô Công Giáo ý thức và thể hiện bằng mọi cách. Đây không là một việc tùy tiện nhưng là một đòi hỏi cốt yếu trong sứ vụ “ngôn sứ” mà nhiệm tích Thánh Tẩy đã ân ban và chính Đức Kitô đã truyền lệnh :

"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được.Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời." (Mt 5,13-16)

Ước mong sao mọi thầy cô Công Giáo, cho dù ở cấp bậc nào, địa vị nào, môi trường nào, đều trở nên những “Chứng Nhân” cho Thầy Giêsu chí thánh ; chứng nhân của sự thật, tình thương, lòng bao dung quảng đại, sự liêm khiết tín trung, sự công bằng và trách nhiệm. Bời vì, chỉ trong tư cách “chứng nhân” mà thiên chức thầy cô mới không bị xói mòn và giữ mãi vẽ đẹp cao quý, để các thế hệ học sinh và muôn người còn “Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu”, hay như lời của Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI phát biểu :

“Con người ngày hôm nay tin các chứng nhân hơn các thầy dạy. Nếu họ có tin các thầy dạy, bởi vì đó chính là các chứng nhân”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư của cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế
Rev. Michael Brehl, C.Ss.R.
08:56 16/11/2011
Kính gửi: Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R.
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam


Cha Vinh Sơn thân mến,

Xin chào thăm cha nhân danh Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta! Như cha đã biết, tất cả các Bề trên Giám Tỉnh nói tiếng Anh đang họp nhau tại Rôma, Italia từ ngày 11 đến 19/11/2011. Hôm nay, chúng tôi có mặt ở Đền Thánh Giêrađô tại Materdomini. Tất cả chúng tôi sẽ nhớ đến cha và Tỉnh Dòng Việt Nam trong lời cầu nguyện.

Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi cha không thể có mặt với chúng tôi dịp này, do bởi nhà cầm quyền sở tại đã ngăn cản cha rời khỏi Việt Nam. Thật là đáng tiếc. Rất nhiều Bề trên Giám tỉnh muốn nói chuyện trực tiếp với cha.

Tôi muốn đoan chắc với cha rằng chúng tôi sẽ luôn cầu nguyện cho cha, và hy vọng nhà cầm quyền sớm trả quyền tự do đi lại để cha có thể tham gia các cuộc hội họp bên ngoài Việt Nam. Đây là điều quan trọng đối với tất cả các tu sĩ DCCT, vì chúng ta là một Dòng Quốc tế. Những cuộc hội họp ấy sẽ thắt chặt mối dây huynh đệ giữa chúng ta với nhau, và mang lại một phương thế quan trọng để trao đổi ý kiến với nhau. Tuy nhiên, tôi đoan kết với cha rằng sự vắng mặt của cha thực sự càng làm những mối giây huynh đệ của chúng ta thêm sâu sắc, đặc biệt trong lời cầu nguyện.

Chúng tôi rất khâm phục sự dấn thân của Tỉnh Dòng Việt Nam, cách riêng sự dấn thân của chính Cha Giám tỉnh, để cổ vũ cho những nỗ lực kiến tạo công lý và hòa bình cho những anh chị em tại Việt Nam, là những người đang chịu đau khổ vì bạo lực, vì bất công, và vì những nỗ lực của chế độ cộng sản, một thể chế luôn vi phạm hay xem thường các nhân quyền. Chúng tôi đã theo dõi những thông tin về những tấn công mới đây của nhà cầm quyền đối với Tu viện DCCT Hà Nội. Chúng tôi cầu nguyện để công lý đích thực sẽ thắng thế và các quyền của tất cả anh em chúng ta cũng như của anh chị em giáo dân được hoàn toàn tôn trọng.

Nguyện xin Đức Giêsu Cứu Thế, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và gương sáng Thánh An Phong mang lại cho anh em sức mạnh và niềm hy vọng, hôm nay và mãi mãi.

Trong Chúa Cứu Thế,

(V. Rev.) Michael Brehl, C.Ss.R.

Bề trên Tổng Quyền

V. Rev. Vincent Pham Trung Thành, C.Ss.R.
Provincial Superior,
Redemptorist Province of Vietnam


Dear Fr. Vincent,

Greetings in the name of the Lord Jesus Christ our Redeemer! As you know, we are presently meeting with all the English-speaking Redemptorist Provincials Superiors in Rome, Italy (November 11-19). Today, we are at our house in Materdomini, at the Shrine of St. Gerard. All of us will remember you and the Province of Vietnam in our prayers today.

We are very sorry that you are not able to be present with us because the Vietnamese government has prevented you from leaving the country. This is most unfortunate. Many of the Provincial Superiors would have liked to speak with you directly.

I want to assure you that we keep you in our prayers, and hope that the government will soon permit you to participate again in meetings outside Vietnam. This is important for all Redemptorists because we are an international Congregation. These meetings strengthen the bonds of brotherhood among us, and provide an important means of communication. However, let me assure you that your absence actually deepens our fraternal bonds, especially in prayer.

We admire the commitment of the Province of Vietnam, and your own personal commitment, to support all efforts for justice and peace, especially for those in Vietnam who suffer from violence, from injustice, and from the efforts of those in the communist regime who do abuse or ignore human rights. We have read the articles published about the recent attacks on the Redemptorist house in Hanoi. We pray that true justice will prevail and that the rights of all confreres and parishioners will be fully respected.

May Jesus our Most Holy Redeemer, the prayers of Our Mother of Perpetual Help, and the example of St. Alphonsus bring you strength and hope, today and always.

Your brother in the Most Holy Redeemer,

(V. Rev.) Michael Brehl, C.Ss.R.
Superior General
 
SOS: Đêm nay nhà cầm quyền Hà Nội đưa quân tới Thái Hà
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
09:10 16/11/2011
Bây giờ là 21 giờ 45 phút giờ Hà Nội ngày 16 tháng 11 năm 2011. Tin từ Hà Nội cho hay nội trong đêm nay, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ đưa quân tới quyết thi công trạm xử lý nước thải ngay trên phần đất của Tu viện DCCT Hà Nội đang bị mượn làm bệnh viện Đống Đa, bất chấp sự phản đối của các linh mục và giáo dân Thái Hà, là chủ sở hữu hợp pháp của Tu viện DCCT Hà Nội.

Điều đó cho thấy nhà cầm quyền không hề biết đối thoại. Buổi gặp gỡ giữa Nhà thờ Thái Hà và bệnh viện Đống Đa chỉ là trò lừa bịp. Nhà cầm quyền luôn sử dụng bạo lực để vi phạm pháp luật và cưỡng chiếm tài sản của công dân.

Hiện nay giáo dân khắp nơi được báo động đã kéo nhau về bảo vệ Tu viện DCCT Hà Nội. Đêm nay bảng điện tử sẽ tiếp tục chạy nội dung “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà” và giáo dân cũng như các linh mục, tu sĩ Thái Hà sẽ phải thức trắng đêm để canh giữ tài sản của họ và đề phòng đám côn đồ do nhà cầm quyền sai tới tấn công họ.

Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin về vụ việc đêm nay.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
ĐGH Leo XIII và Tông thư Tân Sự
Trầm Thiên Thu
09:18 16/11/2011
ĐGH Leo XIII (2/3/1810 – 20/7/1903) sinh trưởng tại Ý, tên thật là Vincenzo Gioacchino Raffaele Luigi Pecci, là vị giáo hoàng thứ 256 của Giáo hội Công giáo La Mã, cai quản Giáo hội từ 1878 tới 1903. Ngài là vị GH cao niên nhất – trị vì tới tuổi 93, và có triều đại GH dài thứ ba – sau vị tiền nhiệm là ĐGH Piô IX và ĐGH Gioan Phaolô II.

Ngài nổi tiếng về thông tuệ, về sự phát triển các giáo huấn xã hội qua Tông thư Rerum Novarum (Tân sự – nói về đời sống của giới lao động nghèo) và nỗ lực xác định vị trí của Giáo hội với sự quan tâm tới cách suy nghĩ hiện đại. Ngài ảnh hưởng tới Thánh mẫu học (Mariology) của Giáo hội Công giáo và thúc đẩy tôn sùng Kinh Mân Côi và Áo Đức Bà (scapular). Ngài đã “lập kỷ lục” với 11 tông thư về Kinh Mân Côi, phê chuẩn 2 Áo Đức Bà và là vị GH đầu tiên hoàn toàn ủng hộ khái niệm về Đức Maria là Đấng trung gian (mediatrix).

Ngày 15-5-1891, ĐGH Leo XIII công bố Tông thư Rerum Novarum, một tài liệu mà lịch sử coi là tông thư về xã hội hiện đại đầu tiên. Tài liệu này giới thiệu các giáo huấn “cách mạng” đối với thời đó, trở nên nền tảng của xã hội Công giáo hiện đại. Dùng nhiều tư tưởng xuất hiện trong Công đoàn Fribourg, Rerum Novarum đã làm nổi bật nỗi khó khăn của giới công nhân, quyền của con người đối với sự nghèo khổ của họ (một tranh luận ngược với xã hội chủ nghĩa), và vai trò của nhà nước can thiệp để ngăn chặn nỗi khổ của giai cấp này bằng cách áp dụng mức trung dung giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, tông thư này còn bênh vực mức lương đủ sống để công nhân không gặp khó khăn, và quyền tổ chức của công nhân, đồng thời thúc đẩy quyền của giáo hội được nói về các vấn đề xã hội.

Hầu như ngay từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng năm 1878, ĐGH Leo XIII đã có nhiều tuyên bố chính thức về lao động và điều xấu của thời đó, những điều đó đã tiến báo về Rerum Novarum. Tông thư này nêu bật nhân phẩm và giá trị của công việc, cả về ý nghĩa trừu tượng và thực tế. Ngài biện luận rằng gánh nặng đè trên đôi vai công nhân phải được giảm bớt.

Điều gì thúc đẩy ĐGH Leo viết tông thư đầu tiên về xã hội? Lý do thứ nhất là thần học và luân lý. Ngài tin rằng Giáo hội là cơ quan hướng dẫn luân lý thì phải giữ vai trò quan yếu trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Thứ hai là từ viễn cảnh mục vụ, ngài sợ rằng Giáo hội sẽ mất giới công nhân bị các phong trào xã hội chủ nghĩa thu hút nếu Giáo hội không lên tiếng. Cuối cùng là từ chiều kích Giáo hội, ngài không muốn vị trí của Giáo hội trong xã hội bị yếu thế hơn các sự kiện và phong trào nổi bật ở Âu châu hồi thế kỷ XIX.

Ngài “thổi” tinh thần mới vào triều đại giáo hoàng, biểu hiện trong nhiều vị trí hòa giải với chính phủ, bằng cách quan tâm rằng Giáo hội không đối nghịch với khoa học và bằng cách nhận thức cả nhu cầu mục vụ lẫn nhu cầu xã hội của thời đại.

Ngài là con thứ 6 của một gia đình bình thường. Sau thời gian học ở Viterbo và Rôma, ngài hoàn tất việc học tại Accademia dei Nobili Ecclesiastici (Học viện Giáo sĩ Quý tộc) ở Rôma. Năm 1837, ngài thụ phong linh mục và tham gia công việc ngoại giao của Tòa thánh. Các bề trên mau chóng nhận thấy năng lực của ngài: linh động, minh bạch và nghị lực – dù tướng tá ngài mảnh khảnh. Thế nên tiến trình thăng cấp mau chóng: Ngài được bổ nhiệm làm Đại diện (tương đương thủ hiến) tại Benevento năm 1838 và năm 1841 được bổ nhiệm làm Đại diện quan trọng hơn tại Perugia, rồi được bổ nhiệm làm khâm sứ Tòa thánh tại Bỉ vào tháng 1-1843 và không lâu sau được thăng cấp tổng giám mục.

Việc lưu trú của ngài tại Bỉ, dù chỉ 3 năm, nhưng là thời gian quan trọng trong cuộc đời của vị giáo hoàng tương lai này. Ngài phát hiện người Công giáo trong chính phủ lập hiến hiện đại có thể hữu ích thế nào nhờ hệ thống nghị viện từ sự tự do báo chí, nhưng đại sứ giáo hoàng tại Bỉ đã đình chỉ công việc của GM trẻ Pecci. Ngài có sáng kiến và độc lập trong vài tình huống tinh tế, nhưng lúc đó ngài bị phê phán dữ dội, vua Leopold I coi ngài là “không ngoan ngoãn” như người đại diện tiền nhiệm và sớm triệu hồi ngài về.

Đầu năm 1846, ngài được bổ nhiệm làm giám mục GP Perugia, một giáo phận nhỏ mà ngài “bị giữ chân” 32 năm, dù ngài được bổ nhiệm làm hồng y năm 1853. Ngài chịu đựng “sự khó hiểu” này và nỗ lực nhiều để được lòng Rôma, nhưng vô ích: Ngài bị chỉ trích dữ dội là đối nghịch với Tòa thánh đối với cuộc Cách mạng Rôma năm 1848. Ngài muốn tránh những xung đột vô ích với chính phủ Ý sau việc sáp nhập Umbria năm 1860 khiến Rôma nghi ngờ ngài khá bất công về sự cảm thông tự do và thờ ơ với sự tôn trọng thế quyền.

Ngài nỗ lực tái tổ chức hệ thống giáo phận của mình, cải thiện tâm linh và trí tuệ của các linh mục trong giáo phận. Ngài vẫn có nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. Ngài bận rộn với việc canh tân triết học Kitô giáo và đặc biệt nghiên cứu sách của thánh Thomas Aquinas, học giả triết gia thế kỷ XIII, mà ngài được tu sĩ Dòng Tên là giáo sư Giuseppe giới thiệu. Ngài cân nhắc vấn đề quan hệ giữa Giáo hội với xã hội và càng tin rằng giáo quyền đã sai lầm khi có thái độ sợ sệt, tiêu cực đối với tham vọng của thời đại. Kết quả của sự im lặng chín muồi được người đương thời nhận ra trong thư mục vụ ngài viết năm 1877-1878, đã thu hút sự chú ý của cả những người ngoài biên giới Ý. Năm 1877, ngài được chú ý và được bổ nhiệm làm Hồng y Thị thần (*), tức là người quản lý Giáo hội khi giáo hoàng qua đời.

Triều đại Giáo hoàng

Khi ĐGH Piô IX qua đời tháng 2-1878, tên Pecci thường được nhắc đến trong số những người có thể được chọn làm giáo hoàng kế vị (principal papabili). Ngài được hầu hết các hồng y không phải người Ý ủng hộ, họ ấn tượng vì ngài có tính tự chủ và năng lực. Hồng y Pecci được bầu giáo hoàng ngày 20-2-1878, sau 3 lần bỏ phiếu. Ngài tuyên bố ngài chọn danh hiệu Leo XIII để nhớ ĐGH Leo XII, người mà ngài luôn khâm phục về sự quan tâm giáo dục, về thái độ hòa giải với thế quyền, và về sự mong ước liên kết với cá Kitô hữu đã tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma. Tuổi tác và sức khỏe của vị tân giáo hoàng khiến người ta nghĩ rằng triều đại giáo hoàng của ngài sẽ ngắn. Thế nhưng ngài đã cai quản Giáo hội suốt phần tư thế kỷ.

Triều đại giáo hoàng của ĐGH Piô IX, vị tiền nhiệm của ĐGH Leo XIII, đã dài và gây tranh luận. Ngay sau khi bắt đầu triều đại giáo hoàng, ĐGH Piô IX đã mạnh mẽ và cương quyết, cả về việc cai quản Giáo hội lẫn việc đối nghịch với chính phủ Ý vì đã sáp nhập Tòa thánh. Dù triều đại giáo hoàng của ĐGH Leo XIII có tinh thần mới, vị tân giáo hoàng vẫn “cứng đầu” như vị tiền nhiệm về luật tối cao của giáo hoàng và vẫn coi truyền thống Kitô giáo là lý tưởng. Ngài phản ứng mạnh như ĐGH Piô IX để chống lại Hội Tam Điểm (Freemasonry, một hội bí mật mà các giáo hoàng đều coi là đối nghịch với Kitô giáo) và chủ nghĩa tự do thế tục. Khi cai quản Giáo hội, ngài tiếp tục nêu bật sự tập trung quyền vào giáo hoàng hơn là nhà nước và tái củng cố quyền của sứ thần tòa thánh. Ngoài ra, ĐGH Leo XIII còn theo ĐGH Piô IX trong việc khuyến khích lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài đổi mới cách kết án chủ nghĩa duy lý (rationalism – thuyết cho rằng lý lẽ là nguồn đầu tiên của kiến thức và của chân lý tâm linh) và theo đuổi việc tái thành lập triết học của thánh Thomas Aquinas (Tiến sĩ Giáo hội). Năm 1899, ngài kết án phong trào thân Mỹ (Americanism), một phong trào mập mờ đối với việc hòa giải văn hóa Công giáo và văn hóa Mỹ.

Tuy nhiên, In other respects, chắc chắn rằng triều đại giáo hoàng của Đức Leo XIII nổi bật với tinh thần mới. Khi quan hệ với chính phủ, ĐGH Leo XIII đã tỏ ra rất quan tâm ngoại giao. Ngài đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận nhờ ngoại giao, dù khả năng của ngài hạn chế về lĩnh vực này. Dù ngài thích chính trị, nhưng sự vĩ đại thật của ĐGH Leo XIII là ngài không làm chính trị. Ngài cũng đồng cảm với tiến bộ khoa học và nhu cầu bày tỏ công khai của Giáo hội Công giáo đối với các tiến bộ như vậy, ngài vẫn là mục tử quan tâm sự sống vĩnh hằng của Giáo hội và rao truyền sứ điệp đó tới khắp thế giới.

Mối quan tâm đổi mới cách đối thoại giữa Giáo hội và thế giới được thể hiện trong nhiều tông thư của ngài đưa ra những hướng dẫn cho người Công giáo khắp thế giới. Năm 1893, tông thư Providentissimus Deus (Thiên Chúa Quan phòng), nay đã lỗi thời nhưng là công việc tiên phong, vạch định khá rộng các quy luật mà người Công giáo nên hiểu về Kinh thánh. Trong vài huấn thị, ngài khuyên rằng Giáo hội và nhà nước sống chung hòa bình trong khung của xã hội hiện đại. Tông thư Rerum Novarum cho thấy rằng giáo hoàng đã nhận thức vấn đề của giới lao động. Ngài cố gắng ủng hộ cách tổ chức của giáo dân và quan tâm cách đối thoại mới với người ngoài Công giáo, như được thể hiện trong cách quan tâm mà ngài cố gắng tạo sự liên kết giữa Anh giáo và Công giáo Rôma, trong cách tôn trọng truyền thống của Giáo hội Đông phương.

Trong những năm cuối triều đại giáo hoàng của ĐGH Leo XIII, cho đến khi ngài trút hơi thở cuối cùng, vẫn có “sự cứng nhắc” trong chính sách của Giáo hội và thái độ dè dặt đối với sự dân chủ Kitô giáo. Do đó, ngài tiếp tục giành được uy tín cho giáo hoàng, như đã thấy càng ngày càng có nhiều nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, ngay cả các nước không theo Kitô giáo. Ngài là người có biệt tài thông minh, khí chất mạnh mẽ, nhận thức sâu sắc về chính mình, và sáng suốt khi quan hệ công chúng. Dù triều đại giáo hoàng của ngài không đem lại ngay nhiều sự thay đổi về mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo với xã hội, nhưng đã mở đầu nhiều thái độ mới và chín muồi trong các thập niên sau.

Một lý do thôi thúc ĐGH Leo XIII viết Rerum Novarum là thời đó đã giao giới lao động nghèo cho những nhà tuyển dụng vô nhân đạo và những đối thủ tham lam (a. 6). Ngài thấy giới lao động nghèo không được giúp đỡ (a.66) và không được bảo vệ để chống lại bất công và bạo lực (a. 32). Ngài cảm thông với những người nghèo, những người có “trái tim chán nản” (a. 37).

Có một xu hướng mạnh dưới chủ nghĩa tư bản là phân xử người nghèo một cách khắc nghiệt. ĐGH Leo XIII không đồng ý cách đó. Ngài cảm thấy đa số giới lao động sống trong điều kiện khốn khổ (a. 5). Người nghèo phải lao động để họ có thể thoát nghèo và để có phương tiện cần thiết để sống (a. 9), và đa số giới lao động nghèo muốn có diều kiện an toàn hơn khi làm việc cực nhọc, không bất công đối với ai (a. 55). Tuy nhiên, ngài biết rằng giới lao động nghèo ghen với người giàu (a. 7), và ngài nghĩ rằng đầu óc của giới lao động nghèo bị kích thích và luôn sẵn sàng nổi loạn (a. 66).

Ngài cẩn thận chỉ ra rằng người nghèo bình đẳng về dân quyền như người giàu (a. 49), và công việc của họ là nguồn tài sản quốc gia (a. 51). Khi đề cập các vấn đề này, ngài thách thức vị trí của những người khinh thường người nghèo, coi người nghèo là gánh nặng của xã hội. Thậm chí còn quan trọng hơn là ngài thách thức vị trí của những người dùng tôn giáo để ủng hộ sự chèn ép người nghèo. ĐGH Leo XIII là giáo hoàng của người nghèo, như Thiên Chúa nghiêng lòng về phía người nghèo (a. 37). Tuy nhiên, ngài ủng hộ người nghèo về thái độ và hành động giống như Chúa.

Ngài xác nhận, giới lao động nghèo nên được giải phóng khỏi sự độc ác của những người tham lam (a. 59). Những người tìm cách giúp đỡ người nghèo có thể hành động thao 3 cách: Hợp tác giúp đỡ bằng vật chất, hợp tác với các tổ chức cá nhân để giúp đỡ công nhân, và hợp tác với các tổ chức để chăm sóc những người phải lệ thuộc (a. 68).

Nói về giới lao động nghèo, ĐGH Leo XIII nói nhiều đến mối quan tâm của ngài về trật tự xã hội. Ngài muốn người nghèo hiểu rằng những người cùng đinh trong xã hội không được coi ngang hàng với người cao nhất (a. 26) và sự nghèo khổ không là điều hổ thẹn (a. 37). Chịu khổ và chịu đựng đó là con người (a. 27), thậm chí đau khổ thể hiện trong sự nghèo nàn, và dù sao, điều được tính từ viễn cảnh của tính vĩnh hằng không là mức độ chúng ta có mà là cách dùng những gì chúng ta có (a. 33). Người nghèo biết rằng không được làm tổn hại tài sản, con người hoặc chủ nhân (a. 30), và không được cướp tài sản của người khác (a. 55) vì quyền tư hữu phải được bảo vệ (a. 23).

Sứ điệp gởi người nghèo vế điểm này có vẻ nhắm tới việc an ủi người nghèo, khuyến khích họ chấp nhận vị thế của mình trong xã hội mà không “cay cú” (rancor) và không làm hại người khác. ĐGH Leo XIII còn quan tâm về sự hài hòa xã hội, ngài muốn giúp đỡ người nghèo trong việc duy trì trật tự tốt. Nhưng có điều khác khiến ngài quan tâm nhất: Tài sản của người nghèo. Ngài nói với họ rằng họ nên chấp nhận những gì mình có như nhà cửa, quần áo, an ninh, và sống mà không thấy khổ sở (a. 51). Ngài nói rõ rằng họ đừng cam chịu bị đối xử bất công như thể là điều tất nhiên không thể tránh, và họ phải vùng lên giành quyền lợi ngay khi họ duy trì trật tự xã hội tốt. Hãy bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng hãy tránh bạo lực và đừng bao giờ nổi loạn (a. 30); đòi hỏi của bạn phải hợp lý (a. 37); hãy đưa ra yêu cầu với lý do (a. 82); hãy thành lập công đoàn (a. 69) nhưng đừng đình công (a. 56). Sứ điệp về việc duy trì trật tự tốt phải rõ ràng và không được sai lầm, đó cũng là sứ điệp về việc vùng lên giành quyền lợi. ĐGH Leo XIII muốn giới lao động bảo vệ quyền lợi của mình, đưa ra yêu cầu, và các phương tiện chính để làm vậy là thành lập công đoàn. Khi cố gắng đòi quyền lợi, giới lao động nên liên minh với chính phủ, ĐGH Leo XIII nói rõ rằng giới lao động nên được chính phủ quan tâm đặc biệt (a. 54).

Thành phần hoạt động xã hội trong chương trình của ĐGH Leo XIII về việc đối xử với giới lao động phải phù hợp với thành phần luân lý. Ngài cảm thấy luân lý Kitô giáo phải được tái lập (a. 82) về nhân phẩm đích thực trong cách sống luân lý (a. 37). Đối với công nhân, luân lý có trong khi hoàn tất công việc (a. 30), trong khi góp phần vào những điều tốt chung (a. 50), trong khi hài hòa làm việc với chủ nhân giàu có (a. 28), và trong khi không cấu kết với những người xấu (a. 30). ĐGH Leo XIII kết hợp trách nhiệm của công nhân với trách nhiệm Kitô giáo toàn cầu khi thể hiện tôn giáo và sống giản dị, ngài tuyên bố rằng “nếu xã hội loài người có thể được chữa lành, chỉ có trở lại với đời sống Kitô giáo và các huấn sẽ chữa lành” (a. 41).

Tông thư Rerum Novarum cũng có sứ điệp dành cho những người giải quyết với giới lao động. Ngay đầu tông thư, ĐGH Leo XIII tuyên bố rằng giới lao động phải được quan tâm (a. 5). Điều này khiến ngài đề xuất không can thiệp vào chuyện của những người mà công nghiệp không là gánh nặng luân lý về tài sản của công nhân. Đối với ĐGH Leo XIII, chủ nhân phải có luân lý rõ ràng: Không được đối xử với công nhân như nô lệ (a. 31); phải tôn trọng nhân phẩm của công nhân (a. 31); không dùng con người để hưởng lợi (a. 31); không chèn ép người nghèo vì tư lợi (a. 32). Phương pháp đối với chủ nhân đòi hỏi cao về luân lý nhưng rất thực tế: Người ta cần người nghèo nên phải làm việc hài hòa (a. 28). Đối xử bất công với công nhân là vô luân lý, đồng thời bất lợi cho việc làm chủ và quản lý.

Chủ nhân không được bắt làm việc không thích hợp (a. 31). Họ phải công bằng với công nhân (a. 32), và họ không được làm thiệt hại tiền bạc của công nhân hoặc chỉ coi trọng tài sản của mình (a. 32). ĐGH Leo XIII kết hợp trách nhiệm của chủ nhân với việc cân nhắc mối quan tâm tôn giáo và tâm linh của công nhân (a. 31), và kiềm chế công nhân khỏi ảnh hưởng tham nhũng (a. 31). Kết quả của sự kết hợp này là sứ điệp về mối quan tâm đối với công nhân là một con người hoàn toàn, một con người có những nhu cầu thể lý, tâm linh, tâm lý, luân lý, và gia đình.

Vì chủ nhân có của cải, ĐGH Leo XIII có điều để nói với họ về tài sản và vị trí của họ trong xã hội là những người giàu. Ngài cảnh báo họ về cạm bẫy của sự giàu có, ngài chỉ ra rằng tài sản không làm người ta hết buồn và nó là rào cản bước tới hạnh phúc vĩnh hằng (a. 34). Trong tầm nhìn vĩnh hằng, vấn đề không là mức độ chúng ta có mà là cách chúng ta sử dụng những gì chúng ta có (a. 33), và chúng ta sẽ phải tường trình với Chúa về tài sản của chúng ta (a. 34). Những người giàu có tài sản là để vì sự hoàn thiện của họ và vì lợi ích của người khác (a. 36), và họ được khuyến khích để chia sẻ của cải khi họ thấy người khác thiếu thốn: Khi nhu cầu đến cực độ, đòi hỏi công lý; nói cách khác, nhu cầu thuộc về bác ái (a. 36).

ĐGH Leo XIII cũng nói với những người giàu điều mà ngài đã nói với giới lao động nghèo: Luân lý Kitô giáo phải được tái lập (a. 82), vì nhân phẩm đích thực ở trong cách sống luân lý (a. 37). Luân lý đối với người giàu có trong những điều kiện với “tinh thần kiêu ngạo” của họ (a. 37) và “chuyển tới sự tử tế” (a. 37). Họ phải quan tâm tới trách nhiệm của họ (a. 82), nghĩa là họ không được đàn áp công nhân bằng bất công hoặc vô nhân đạo (a. 53).

ĐGH Leo XIII nói trong Rerum Novarum về nhiều vấn đề đặc biệt liên quan điều kiện của công nhân.

Công nhân có quyền thành lập công đoàn, quyền này ngoài quyền của chính phủ (a. 72). SỰ kết hợp mà ĐGH Leo XIII hình dung ra có thể chỉ thuộc về công nhân hoặc của công nhân và chủ nhân (a. 69), ngài mơ về một xã hội hài hòa mà các mức độ xã hội cùng hợp tác hơn là cạnh tranh. Tông thư này mạnh mẽ ủng hộ công đoàn, nói rằng mức tăng của họ được mong muốn (a. 69). Mục đích của công đoàn là sự thuận lợi riêng của những điều được kết hợp đó (a. 71), để công nhân dùng công đoàn của họ tạo an toàn về thể lý, tâm hồn và tài sản (a. 76). Cùng với thế giới quan của ĐGH Leo XIII, tông thư này nói rằng mục đích chính của công đoàn là sự hoàn thiện về luân lý và tôn giáo (a. 77). Cách hướng dẫn và cách tổ chức khôn ngoan là chủ yếu đối với thành công của công đoàn (a. 76). Các thành viên được tự do chấp nhận cách tổ chức và quy luật, nhưng họ nên nhớ rằng tổ chức phải phù hợp với mục đích (a. 76). Hoạt động đúng đắn của công đoàn liên quan văn phòng, ngân quỹ, và sự quyết định (a. 78), công đoàn nên tìm cách bảo đảm rằng mỗi công nhân có đủ việc làm công nhân nghèo được giúp đỡ (a. 79).

ĐGH Leo XIII rất muốn công nhân giành quyền lợi, nhưng ngài cũng muốn có sự hài hòa và hòa bình trong xã hội, đình công là xấu và không được phép (a. 56), ngài đặt hy vọng vào khả năng của các chủ nhân và nhân viên để phân định mọi thứ một cách thân thiện nhờ sự giúp đỡ của chính phủ và Giáo hội.

Mức lương phải có sự thỏa thuận của chủ nhân và nhân viên; họ phải vượt qua ước muốn cá nhân của chủ nhân; và họ phải thỏa mãn quyền an toàn để hỗ trợ cuộc sống (a. 61-62). Mức lương không bao giờ thiếu sức hỗ trợ công nhân tằn tiện và liêm khiết (a. 63): Công nhân phải nhận mức lương đủ để sống và hỗ trợ vợ con (a. 65). Nếu công nhân nhận mức lương ít hơn, chịu lép vế: Người đó là nạn nhân của công lý (a. 63). Công việc không được kéo dài làm nhụt tinh thần hoặc cơ thể phải mệt mỏi (a. 59). Các yếu tố cấu thành được liệt kê là: Bản chất công việc; tình trạng thời gian và vị trí; tình trạng thể lý của công nhân (a. 59).

Công nhân nên “ngừng tay vào những lúc nhất định và nghỉ ngơi” (a. 59), và công nhân phải có “nhiều thời gian rảnh rỗi để hồi phục sau khi lao tâm lao tứ với công việc mệt nhọc” (a. 60). Viết về tuần làm việc 7 ngày, ĐGH Leo XIII dùng trách nhiệm tôn giáo là vũ khí đấu tranh để có tuần làm việc 6 ngày, và ngài nhất quyết rằng nên có thời gian nghỉ ngơi kết hợp với tôn giáo (a. 58).

Phải quan tâm đặc biệt tới phụ nữ và trẻ em, không được đối xử bất công với họ ở nơi làm việc (a. 60), và phải tạo điều kiện an toàn sức khỏe cho công nhân ở nơi làm việc, nhất là ở các nhà máy (a. 64).

ĐGH Leo XIII nhấn mạnh đến quyền làm chủ tài sản. Quyền tư hữu phải được duy trì nguyên trạng (a. 23) và phải được coi là điều thiêng liêng (a. 65). Tuy nhiên, là sai trái đối với quyền tư hữu bị hạn chế ở một số người, và tài sản riêng phải được lan rộng trong nhiều người nhất (a. 65). Cùng với điều này, ĐGH Leo XIII tuyên bố rằng nên có “sự phân chia công bằng về tài sản” (a. 66), nói cách khác, nên có ít tài sản chỉ có trong tay người giàu và nên giảm thiểu số người nghèo.

Mục đích là tạo hạnh phúc chung và riêng (a. 48). Chính phủ bảo vệ cộng đồng và các thành phần trong cộng đồng (a. 52), và chính phủ nên bảo vệ công bằng mỗi người và mỗi tầng lớp công dân (a. 49). Bảo vệ công bằng đối với các công dân nghĩa là chính phủ nên cân nhắc cẩn trọng đối với những người yếu thế và nghèo khổ (a. 54), và sự quan tâm đặc biệt này nên kể cả giới lao động nghèo (a. 54).

Chính phủ nên tìm cách cải thiện tình trạng của người lao động (a. 48) vì một phần nhiệm vụ của chính phủ là bảo vệ hạnh phúc và lợi ích của người lao động (a. 49), và vì tư lợi của chính phủ để cải thiện tình trạng của người lao động (a. 51). Sự quan tâm của chính phủ đối với công nhân nên bao gồm sự bảo vệ tinh thần của người lao động (a. 57). Chính phủ nên tránh can thiệp về các vấn đề lương bổng, giờ giấc, và điều kiện làm việc (a. 64), vì các ấn đề này thuộc lĩnh vực thỏa thuận của chủ nhân và công nhân. Chính phủ không có quyền cấm công đoàn (a. 72), nhưng có thể phản đối, ngăn chặn, và giải tán công đoàn khi mục đích không trùng khớp với luân lý, công lý, hoặc lợi ích quốc gia (a. 72). Là người trông coi trật tự xã hội, chính phủ nên tránh để xảy ra đình công (a. 56), nhưng nên tìm cách loại bỏ những nguyên nhân gây đình công (a. 56). Chính phủ cũng nên bảo vệ tài sản cá nhân: “Dân chúng phải được giữ trong ranh giới trách nhiệm luân lý của họ” (a. 55).

Chính phủ phải cho phép tự do hành động đối với các cá nhân và gia đình (a. 52). Chính phủ không thể loại bỏ tư sản nhưng có thể kiểm soát, mặc dù nên tránh đánh thuế nặng (a. 67). Quyền dân sự không nên tùy tiện đưa vào sự riêng tư của các gia đình, nhưng chính phủ có thể và nên tạo sự giúp đỡ công khai đối với các gia đình gặp nhiều khó khăn (a. 21). Chính phủ có thể phục hồi quyền trong các gia đình, nhưng chăm sóc con cái họ không là việc của chính phủ (a. 21). Công quyền nên can thiệp khi “có sự tổn thương hoặc mối đe dọa các điều tốt chung hoặc lợi ích của các nhóm cá nhân, mà tổn thương này không thể sửa đổi hoặc ngăn ngừa bằng cách khác” (a. 52). Đặc biệt là quyền của luật pháp nên được sử dụng nếu cuộc đình công hoặc bãi công đe dọa an ninh trật tự, nếu đời sống gia đình bắt đầu tan rã, nếu các cơ hội thực hành tôn giáo không được cung cấp cho công nhân, nếu điều kiện lao động đe dọa tình trạng luân lý, hoặc “nếu giai cấp chủ nhân đàn áp giới lao động bằng bất công hoặc làm thoái hóa họ bằng những điều kiện nguy hại tới nhân vị hoặc nhân phẩm con người” (a. 53).

Nếu Giáo hội bị coi thường, sự phấn đấu của con người sẽ vô ích (a. 25). Những đóng góp của Giáo hội để giải quyết các vấn đề xã hội bao gồm:

a. Giáo hội trích các giáo huấn từ Phúc âm sẽ giải quyết hoặc cải thiện vấn đề (a. 25).
b. Giáo hội điều chỉnh cuộc sống và luân lý của con người (a. 25).
c. Giáo hội cải thiện điều kiện làm việc của công nhân qua các giáo huấn (a. 25), vì Giáo hội nổi trội về lòng thương xót (a. 43) và các xã hội tôn giáo quan tâm các dạng nghèo khổ của con người (a. 44).
d. Giáo hội tìm cách đoàn kết các tầng lớp để bảo vệ lợi ích của công nhân (a. 25). Giáo hội có thể đưa người giàu và người nghèo xích lại với nhau (a. 29), và Giáo hội tìm cách nối kết 2 tầng lớp xã hội này thành tình láng giềng và tình bằng hữu thân thiện nhất (a. 33).
e. Giáo hội chỉ ra cách chữa lành và thực hành liệu pháp (a. 40).

(Chuyển ngữ từ NetPlaces.com và Shc.edu)

(*) Camerlengo (từ nguyên tiếng Ý): Hồng y Thị thần, giám chức quản lý tông tòa, thị tùng viên, hầu cận. Có ba giám chức ở Roma mang tước hiệu này: 1. Hồng ty thị thần của Giáo hội công giáo, phụ trách văn phòng quản lý thu nhập và tài sản của Toà thánh, xác thực cái chết của Đức Giáo hòang, chỉ huy các công việc chuẩn bị và điều hành cơ mật viện để bầu vị Giáo hoàng mới; 2. Hồng y thị thần của Hồng y đòan, phụ trách tài sản và nguồn thu nhập của Hồng y đoàn, chủ sự thánh lễ cầu cho Hồng y qua đời, ghi chép và lưu giữ mọi hồ sơ của Hồng y đòan; 3. Giám chức thị thần của hàng giáo sĩ Roma, do các kinh sĩ và các cha chính xứ ở Roma bầu chọn, để chủ tọa các hội nghị của họ và làm trọng tài trong các vấn đề ưu tiên (chú thích của người dịch).
 
Tôn giáo và cái ách cộng sản: Chia ra để trị
Bảo Giang
09:21 16/11/2011
Tôn giáo và cái ách cộng sản

VI. Chia ra để trị.


Cuộc tuyên truyền vĩ đại chống tôn giáo của hệ thống Mác- Lê được Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng là những cá nhân thiếu hẳn đạo đức, và văn hóa dân tộc đã khua chiêng đánh trống, thúc “ nhân dân là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định." (đ/t, ts việt cộng, Nguyễn văn Quang), vào cuộc đấu tố đồng bào Việt Nam với khẩu hiệu : “đào tận gốc, trốc tận rễ” bọn “ trí phú địa hào” vào những năm 1955-56 được nhà nước Việt cộng đánh gía là thành công đến long trời lở đất!

Gọi là “ thành công” vì cuộc đấu tố man rợ này ngoài việc Việt Minh giết chết hơn 170 000 người, nó còn làm biến dạng cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Trong đó phải kể đến sự kiện người Việt Nam luôn bị nhà nước khủng bố, và bị đẩy vào cuộc sống bất an bằng cuộc tuyên truyền: " Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân " với chủ đích là truyền đi những tín hiệu gian dối và gây ra chia rẽ ở trong mọi tầng lớp dân chúng.

Và gọi là “thành công” vì nó đã đánh đổ đạo đức và luân lý của xã hội Việt Nam. Theo Vladimir Bukovsky- một nhà văn Liên Xô, đồng thời là người chuyên nghiên cứu về tội ác của các chính quyền cộng sản, kể lại trong“Câu chuyện Sô Viết”: “…Rồi họ bắt đầu giết khoảng 10% dân số, họ chọn lựa rất kỹ lưỡng. Họ làm việc này không chỉ để tiêu diệt kẻ thù. Họ giết người để thiết lập lại cơ cấu xã hội. Một phương pháp xây dựng xã hội. Tất cả trí thức, những công nhân tốt nhất, các kỹ sư tốt nhất đều bị họ giết hết”. (RFA online ngày 14-5-2010). Có lẽ cần phải thêm vào đoạn văn trên một điểm nữa là: Họ muốn xây dựng một xã hội theo tiêu chuẩn phi nhân, giả dối và tội ác theo định chế chống lại con người.

Tại sao Marx- Engles, rồi Lênin chọn vô thần, gian dối để chống lại cuộc sống đạo hạnh của các Tôn Giáo và muốn hủy diệt đời sống nhân bản của con người? Có hai cách lý giải:

Thứ nhất: Về bản thân, theo bản tiểu sử, Marx làm bạn nối khố với cái nghèo khổ về vật chất. Tại Anh, gia đình của Marx đã phải sống vô cùng nghèo khổ. Marx có 5 người con nhưng 3 người đã chết non. Marx nhiều khi phải sống nhờ vào sự giúp đở của người khác và không có trú sở nhất định. Marx dù có học vị tốt, nhưng không đắc dụng trong xã hội. Có thể đây là một điểm tâm lý bị ức chế, cho Marx có cái nhìn cay đắng về chính quyền tư bản và tôn giáo. Về phía chính quyền, dù sao Marx cũng phải e dè. Với tôn giáo lại khác, dưới nhãn quan cay đắng của Marx, Tôn Giáo không phải là Thần Linh nhưng là cấp lãnh đạo, cấp tăng lữ của tôn giáo. Một giai cấp xem ra, không lao động mà hưởng lợi nhuận khá nhiều! Từ đó, Tôn giáo thành điểm nhắm của Marx, và Lênin đem áp dụng vào xã hội để thu hút sự chú ý và ủng hộ của quần chúng nghèo, nhẹ dạ. (vì thực tế trong xã hội cũng có nhiều người không thích sự giàu sang của nền quân chủ và Tôn Giáo?)

Về lý thuyết: Marx đã đem tính vật chất trong biện chứng ra để moi tìm lấy một định nghĩa méo mó với chủ đích đả kích giới tăng lữ, nhắm lôi kéo thêm người ủng hộ. Nhưng khi cho rằng ” Tôn Giáo là thuốc phiện của nhân dân”, mà không hề nhắc đến khía cạnh có những ích lợi, thực nhuận trong vật chất của thuốc phiện, Marx trở thành kẻ dối trá, hoặc là kẻ phi nhân bản. Bởi lẽ, trong tính vật chất của thuốc phiện ngoài cái hại vì qúa độ nó có những lợi nhuận nhất định. Hơn thế, nó còn mang tính khả dụng, có ích, nếu người ta biết tiết chế, liều lượng. Nhưng Marx đã không dám nói đến phần đặc tính này. Như thế, phần định nghĩa về tôn giáo theo tiêu chuẩn vật chất của Marx chỉ mang gía trị của một cuộc lừa dối, bịp bợm tuyên truyền. Bởi vì:

Nếu Tôn Giáo là “thuốc phiện” của nhân dân. Thì đây phải là loại thuốc phiện có đặc tính êm ái, nhằm đưa con người thoát khỏi những giới hạn của vật chất. Hơn thế, có khả năng giúp con người tìm được an vui và hạnh phúc trong cuộc sống, hơn hẳn phần vật chất do con người tạo ra. Bởi vì, dù có giàu sang tột cùng, hay nghèo khổ tận căn, chẳng một ngươi nào mà không kêu Trời ơi cứu tôi, giúp tôi trong những lúc nguy nan, bệnh hoạn! Đó là lợi nhuận đích thực của Tôn Giáo.

Trong khi đó, dù có ca tụng cái biện chứng duy vật cách mấy đi chăng nữa, qua duy lý và thực hành, ngừơi ta cũng có được một cái định nghĩa khá chính xác về cộng sản như sau: Cộng sản là loại thuốc phiện có độc, dùng để mê hoặc “nhân dân” của chúng vào gian dối, tội ác. Nó nhắm tới cùng đích là phân rẽ và phá huỷ đời sống nhân bản, thiện hảo của con người. Về thực hành, nó đẩy con ngưòi vào cuộc sống bạo lực, bất an. Đó là lý do tại sao chủ thuyết cộng sản đã bị loài người lên án và cụ thể là, năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định “chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại”.

Đó là cái nhìn khách quan rất vật chất về Tôn Giáo và cộng sản. Đến diện tinh thần của Tôn giáo và của cộng sản, người ta càng thấy rõ hơn thái cực dị biệt, đối chọi nhau: Tôn giáo dựa trên tính công bằng, bác ái, độ lượng, tình yêu thưong để đi tìm đến hạnh phúc, chân lý. Trong khi đó cộng sản dựa trên căm thù đấu tranh, chia rẽ, chiếm đoạt để đi đến bạo lực, tội ác và bất công. Từ những khác biệt căn bẳn này, câu hỏi trên được trả lời đơn giản là: Nếu không hạ được tôn giáo, cộng sản không thể tồn tại. Thực tế đã chứng minh, cộng sản không bao giờ hạ được tôn giáo. Trái lại, chúng đang cố bám víu vào tôn giáo để sống còn. ( tôi sẽ trở lại phần này sau).

Thật vậy, mọi người được sinh ra đều có bản năng là Người và là người có đạo. Đó là Đạo làm Người. Đạo làm Người tựa trên những điều luật nhân bản, chân thật và cầu tiến. Giống như Đạo Ông Bà trong xã hội Việt Nam ta là: Yêu thương, bảo vệ nhau và làm lành lánh dữ. Yêu Thương để tồn sinh. Bảo Vệ để phát triển. Làm lành lánh dữ để được sống an bình, hạnh phúc. Một sắc dân nào, một gia đình nào, một tổ chức nào, không biết giữ cái Đạo làm Người thì không thể tồn tại! Một tổ chức chủ trương tiêu diệt Đạo làm Người, chủ thuyết ấy phải chết. Cộng sản cũng không có ngoại lệ. Tôn giáo thì sao?

Từ khi có con người, Tôn Giáo đã xuất hiện và được định nghĩa là Đường, là Đạo, là những phương thức tốt nhất để giúp con người thực hành Đạo làm Ngừơi cho hoàn thiện, tiến bộ hơn. Hoặc Tôn Giáo được coi là nguồn cội của Công Lý, của Sự Thật luôn dẫn con người hướng tới đích Chân Thiện Mỹ, ngõ hầu, đem lại một đời sống an bình cho con người, dù đang ở giữa những thác loạn hay thiếu thốn vật chất. Như thế, Tôn giáo không phản Đạo Làm Người,

Trong khi đó, cộng sản chủ trương bài xích, triệt hạ tôn giáo, triệt tiêu những phương thế giúp con người hoàn thiện trong cách làm người, nó phải được coi là một tổ chức phi nhân, chối bỏ cái bản thể Người và Đạo làm Người, đi ngược lại quyền sống của con người. Cái tinh thần chủ đạo của tổ chức này là gian dối, gây tội ác, cũng giống như niềm vui của kẻ trộm cướp, không nằm trong tiếng cười, và cuộc sống an bình, hạnh phúc của người khác, nhưng là những vũng máu và thân xác của các nạn nhân khi chúng đến.

Đó là lý do tại sao, ngày nay đi đến bất cứ nơi đâu, trong bất cứ một tổ chức nào, hay trong bất cứ một câu chuyện nào, nguòi ta đều nói đến những nỗi đau thương, những thống khổ mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu vì cái nạn cộng sản vô thần. Nhưng còn đau thương hơn cả những câu chuyện ấy là, ngưòi ta không biết làm cách nào để ngăn chặn, chấm dứt được sự chia rẽ trong lòng dân tộc, là hậu qủa khốc hại do sách lược chia ra để trị của tập đoàn cộng sản đã áp đặt vào xã hội Việt Nam sau ngày cướp được chính quyền từ 1945. Trái lại, sự chia rẽ xem ra càng lúc càng nhiều, càng nghiêm trọng. Tệ hơn, càng được mở rộng ra ở mọi nơi, mọi chốn. Nó có ở trong mọi tập thể, mọi tầng lớp. Nó có ở bất cứ nơi nào có dấu chân của ngưòi Việt. Nó làm cho cuộc sống tinh thần của dân tộc với quê hương càng lúc càng như đi vào cỏi chết trong nỗi vui mừng của cộng sản. Có thể nói một cách khẳng định rằng: Sự bị chia, xé ra thành những mảnh vụn, rời, trong cuộc sống của tập thể Việt Nam hôm nay là một nỗi đau thương khôn nguôi, là một vết thương không lành trong dòng sinh mệnh của dân tộc. Nhưng lại là một chiến thắng đầy “ vinh quang ngạo mạn” của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh. Tại sao?

Tại vì tất cả mọi hành động của đảng và nhà nước gọi là Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt cộng đều nhắm vào một chủ đích duy nhất: Gian dối, lừa bịp và làm phân rẽ, tách ly tập thể người Việt Nam ra thành từng mảnh vụn, rời. Nếu không hoàn thành công tác này, chủ nghĩa cộng sản, nói kiểu vật chất của Mao trạch Đông, không đáng gía bằng một cục phân! Nhưng trong nhất thời, Việt cộng đang ở trên đỉnh của ngạo mạn

Thật ra phương pháp chia ra để trị không phải đến thời Việt Minh mới có. Nhưng trước đó, thực dân Pháp cũng đã từng áp dụng những phương cách chia rẻ dân ta ra thành từng mảng, thành từng phần để cai tri cho dễ. Nay dẫu thực dân không còn, nhưng vết tích của cuộc phân rẽ vẫn còn tồn tại với các danh xưng: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. Lúc trước, mỗi kỳ, chịu nhận một thứ luật lệ khác nhau. Nay, mỗi kỳ là một kỳ thị lẫn nhau!

Tuy thế, sự việc bị chia ra để trị của thực dân thật không đáng vài phân, vài lượng nếu đem xo sánh với cái sách lược phân hóa, chia rẽ, xé nát hàng ngũ người Việt Nam ra thành những mảnh vụn, rời. Hay bằm nát tập thể dân tộc Việt ra như tương của Việt cộng hôm nay. Bảo là nát như tương còn lạ nhẹ đấy. Bởi vì, có thể còn tệ hơn tương trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng nữa. Lý do, tương là hình thức phải biến hóa từ đậu để tạo thành một món ăn khác, ngon, hữu ích. Nhưng khi ngưòi Việt Nam bị bằm nát ra, nó không còn có khả năng để tái hợp lại với nhau để tạo nên một thế lực, sức mạnh mới. Trái lại, mỗi một nhân sự Việt Nam sau khi bị nghiền nát đã biến thành những cá thể rời, và tự mọc gai để bảo vệ lấy cái đơn lẻ của mình. Hay tự hủy mình bằng cách chui vào trong một lô cốt do chính mình đào, xây, rào thật kỹ lưỡng bằng đủ các loại vật liệu như giây thép gai, chông nhọn. Hay tệ hơn, trở thành những tên mật thám vô hồn, làm việc cho cộng sản để tự tồn. Tại sao lại như thế? Đơn giản là sợ hãi cái hệ thống khủng bố của chúng.

I. Sách lược phát triển và kiểm soát hệ thống làm phân hóa đồng bào của Việt cộng.

a. Học tập, truyên truyền, bưng bít, tạo tin tức giả để gây hoang mang.

Sau ngày cưóp được công quyền (1945), nhan nhản trên hè phố, thành thị đến các đường làng của thôn xóm, đâu đâu cũng có những khẩu hiệu kêu vang lẫy lừng như: ” Đoàn kết, toàn dân đoàn kết.”, “Đoàn kết, đại đoàn kết”, “ hỡi những ngưòi vô sản hãy đoàn kết lại”. Qủa là dân ta chưa mấy khi nhìn thấy nhiều bảng hiệu như thế. Tuy nhiên, đa phần người dân có nhìn thấy những cái khẩu hiệu ấy cũng như không.

Đến khi cuộc cải cách ruộng đất, gọi là mùa đấu tố nổ ra với khẩu hiệu: ”người cày có ruộng” người dân mới thực sự trắng mắt ra trước sách lược “ chia ra để trị”, hoàn toàn trái ngược với những khẩu hiệu của nhà nước rêu rao. Tuy thế, phần vì sợ hãi, áp lực, kích động, phần vì miếng mồi “người cày có ruộng”, một số nông dân đã “đoàn kết” sau lưng nhà nước để đánh đổ giai cấp địa chủ ở nông thôn, và trí thức ở thành thị.

Nói cho ngay, nông dân là những người tạo ra sản xuất ở nông thôn, nhưng thực tế, có khi cả đời chả có mảnh đất nào trong tay, nay theo nhà nước tham gia cải cách, mở cuộc hận thù với địa chủ, “lôi cổ chúng ra mà đấu” (lời thơ của Xuân Diệu) để lấy lại đất đai cho mình làm chủ, ai mà không muốn? Tuy nhiên, muốn đấu tranh thắng lợi thì phải đấu cho có bài bản.Theo đó, nông dân buộc phải tham gia những cuộc học tập cách đấu của nhà nước do “đội” hướng dẫn. Phải chỉ tay vào cái cột, cái gốc cây mà đấu cho nhuần nhiễn trước khi gặp “người thật”.

Chuyện kễ, học xong, “ một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa mà chị săn sóc hàng ngày. Chị nói với bố: “ông có biết tôi là ai không”? Người cha ngậm ngùi nhìn đứa con dút ruột của mình và nói:” thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ” ( Lời chứng của một Giám Mục). t.383. Hoàn cảnh nào đã tạo ra những loại ngôn ngữ như thế? Có thể vì mỉa mai cái nhà nước này mà chị hỏi. Nhưng câu trả lời rõ ràng là tố cáo sự đau khổ và phẫn uất tận cùng của người cha già vì cho rằng đứa con yêu qúy của mình đã đi theo Việt cộng. Đã học được cách đấu bố mẹ của Hồ do đội hướng dẫn trong các buổi học tập nên về nhà hạch sách ông! Hẳn nhiên, đây là một trong những kết qủa của học tập trong mùa đấu tố. Hỏi xem, Đạo Nghĩa cha con ở đâu nhỉ?

Rồi tạo nghi ngờ để gây chia rẽ giữa người đồng thôn, đồng xóm: “ vào buồng họp, đội nghiêm nghị truyên bố: “ kẻ dịch nó ngồi ngay trước mắt ta” những người ngồi trước giật mình. Lúc sau đội lại nói: “ kẻ địch nó ngồi đằng sau chúng ta”. người ngồi sau thất đảm. Ngồi đâu cũng sợ hãi, ( trái, phải đều) không yên. Thế rồi ai cũng phải phát biểu. Không có truyện thì bịa truyện, nói dối, vu cáo. Ăn không nói có…. Là đường lối là chính sách”. (Chứng từ của một Giám Mục.)

Kế đến, những buổi học tập về đêm đều có phần điểm danh. Việc điểm danh thường gây ra một sức ép rất lớn với những người đến trễ. Bởi lẽ, “đội” trong cuộc học tập đã tung tin trước và ám chỉ những kẻ đến trễ là những người do thằng địch gài lại để phá hoại cuộc sống an ninh và sách lược cải cách của nhà nước. Thế là từ hôm sau, chẳng ai dám vắng mặt, chẳng ai dám đến trễ. Kẻ đến trễ, kẻ vắng mặt được nhìn bằng ánh mắt hoài nghi. Đã bị hoài nghi là có vấn đề. Đây không phải là những câu chyện vu vơ. Nhưng là sách lược càng tạo ra nhiều nghi ngờ, hoang mang cho các đối tượng vốn đã đầy những hoang mang càng tốt. Bởi vì nhà nước đã có sẵn chủ đích xử dụng cái đòn nghi ngờ và hoang mang ấy cho việc gì.

2. Giết người để trấn áp và tạo ra sợ hãi,

“ Sát nhất nhân, vạn nhân cụ”. Giết một người cho vạn người sợ hãi! Việt cộng đã rập khuôn theo bài bản này. Hơn thế, chúng giết ngưòi ngay trước mặt những người khác. Có thể nói là, xuyên suốt chiều dài của đất nươc, không có làng nào, xã nào, từ sau ngày cộng sản có mặt trên đất nước ta đến ngày 30-5- 1975 mà không có người bị Việt cộng sát hại vào ban đêm. Họ là ai? Nhiều ngưòi là những viên chức của chính phủ, hay những người từng làm việc trước kia. Họ cũng có thể là những địa chủ, hương chức, có tiền của, có uy tín ở trong vùng. Tuy nhiên, sau khi sát hại những người này, Việt cộng luôn luôn gán, ghép cho nạn nhân cái tội ghê gớm như: Gián điệp, Việt gian hoặc là cường hào ác bá. Hai chữ Việt gian đã làm rụng tóc của nhiều người sống ở các miền quê. Ấy là chưa kể đến rất nhiều thành phần bất hảo trong làng trong xóm bỏ làng đi theo Việt Minh. Sau này, khi chúng trở về thì trăm kẻ như một, trở thành những kẻ qũy hãi thần kinh. Tuy nhiên, những việc giết người đơn lẻ ấy chưa tạo thành mùa đấu tố.

Phải chờ đến sau ngày cướp được chính quyền, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng mới trở mặt. Khi các cuộc học tập đã chín mùi. Nghĩa là khi một số nông dân đã thực sự dính đòn đấu tranh của nhà nước, sẵn sàng đấu tố thành phần địa chủ, phú nông để “người cày có ruộng” theo lời nhà nước. Việt cộng liền cho tổ chức các cuộc đấu tố dưới dạng tòa án nhân dân, mà quan toà, thẩm phán đều là những bần cố nông, một chữ không biết. Quan toà chỉ nghe những lời tố cáo gian trá, rồi đọc án tử cho nạn nhân như đã được học tập để giúp nhà nước triệt hạ cho hết những mầm mống có thể gây nguy hại cho chế độ về sau. Hoặc giúp chúng quyét cho sạch luân thường đạo lý ra khỏi xã hội. Kết qủa là, chả làng nào, xã nào mà không đạt chỉ tiêu 5% trên tổng số dân số trong vùng bị đấu tố do nhà nước quy định từ trước. Đa phần những trưòng hợp này các nạn nhân đều bị án tử hình hoặc bị đày đi biệt xứ. Nhiều người có đi và không có về.

Ngưòi xưa đã bảo: Giết một ngưòi làm cho hàng vạn ngưòi sợ. Ở đây, Hồ chí Minh không giết một ngưòi, nhưng trong mùa đấu tố, Hồ đã giết 172000 ngàn người dân Việt Nam. Và trong cuốn “Death by Government” (Chết do Chính Phủ), Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại Học Yale và Đại Học Hawaii, đã liệt kê 10 chính phủ gây chết chóc nhiều nhất cho dân chúng (most murderous regimes) trong thế kỷ 20. Nhà nước Việt cộng đứng hàng thứ sáu và có số ngưòi bị giết là 1,670,000 ( một triệu sáu trăm bảy mươi nàn người). Với con số nạn nhân khủng khiếp như thế thì ngưòi Việt Nam ta sẽ phải sợ Hồ và Việt cộng cho đến mấy mươi đời đây?

Nghe con số đã phát khủng hoảng, nhưng còn tệ hơn thế, bản án vừa nêu ra thì có khi, ngay lập tức, hoặc ngày hôm sau sẽ thi hành bản án. hoặc năm ba người bị hành quyết một lần. Mọi ngưòi trong làng, trong thôn lại phải đi chứng kiến cuộc hành hình tên “ác ôn”! Khi viên địa chủ bị bắn gục, bác đảng mặt đỏ như vang, còn dân chúng thì mặt xanh như tàu lá chuối. Đôi chân muốn qụy xuống bất cứ lúc nào. Thay cho lời nói là những đôi mắt trắng dã nhìn nhau. Rồi lo sợ chuyện ấy như tai họa sẽ đổ xuống trên đầu mình. Nhiều người đã tự biến thành những con chi chi trong tay đội sai khiến. Ngưòi khác trông thấy mặt “đội” lại tưởng là ma qủy hiện hình.

Rồi khi trông thấy “đội” đứng nói chuyện với ai đó ở gần nhà là vỡ mật, vãi cả ra quần. Mà “đội” lại thường lân la đến nhà này, nhà kia hỏi chuyện. Nên chuyện sợ hãi chẳng có lúc nào ngưng nghỉ. Không muốn sợ cũng phải sợ. Sợ bóng sợ gío, sợ vạ lây! Sợ trở thành một thói quen. Sợ theo dây chuyền ở trong nhà, trong xã hội, nơi làm việc. Sợ ăn vào máu làm cho cuộc sống hoàn toàn bất an. Có thể nói, đây là thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam, trong đó, người dân Việt đã bị Hồ chí Minh dồn ép, đẩy vào đáy vực của những kinh hoàng, dối trá và tội ác.

Gọi là dối trá và tội ác vì sức loài ngưòi không thể tưởng tượng ra được những trò nham nhở, bá đạo của Hồ chí Minh đã trở thành những cái “tội” để kết liễu nhiều mạng ngưòi. Trường hợp cha Thu, thư ký của Đức Cha Tĩnh là một thí dụ diển hình. Ngài bị vu cáo tội “ khoan đê”. Nói cho rõ, Ngài bị vu cáo là đã dùng cái khoan gỗ của thợ mộc,( khoan to bằng ngón tay và dài khoảng 4ocm), mà khoan vào cái đê đắp ở bên sông ngăn lũ, làm cho đê bị vỡ. Ai nghe đến tội danh này cũng phải bật cười và bảo là chuyện trẻ con. Nhưng không, dưới thời man rợ của Hồ chí Minh, nó đã thành tội “ khoan đê” và Ngài đã bị sử bắn!

Cái chết của Ngài hẳn nhiên là bi thương. Tuy nhiên, không phải chỉ người chết mới bị vất vào cõi cô đơn, thanh vắng, nhưng ngay ngưòi còn sống, cũng không ai dám lại gần, thăm hỏi vì sợ “ lây vạ”.“Ông Chuân, ông có ngươi em là Cao làm hiệu trưởng trường Lục Quân, con trai làm cán bộ Trung Ương những người này sợ liên ca quan, không dám hỏi han gì tới ông. Chỉ có đám trẻ, gặp ông ở đường làng, chúng đến giật râu ông và bảo:” chào ông bà nông dân đi” Ông Chuân cũng phải khoanh tay chào lũ trẻ:” Con chào ông bà nông dân ạ” ( lời chứng của một Giám Mục, tr 386.)

Những ngưòi bị giết là ai? Đa phần họ là ân nhân của những ngưòi trong xóm thôn. Là địa chủ, hộ giàu có, dĩ nhiên, cũng là kho lúa, gạo cho Việt Minh vơ vét mỗi khi chúng về làng. Họ tuy có ngưòi ăn kẻ ở, nhưng cũng từng gúp đỡ dân làng về nhiều mặt, kể cả cơm ăn, thuốc uống và tổ chức những lờp học cho con cái dân làng đến học không phải trả tiền. Nhưng vì cái uy tín và cái tên của họ, nên họ phải chết. Có trách là trách cái số họ không may. Bởi vì những uy tín cá nhân ấy sẽ là một đố kỵ, không thề tồn tại khi Hồ chí Minh đã về làng. Nghĩa là không thể có hòn đá nào có thể chồng cao hơn hòn đá “bác”!

b. Việc cài đặt người để thực thi và kiểm soát những phản ứng trong trong dân chúng

Việc giết người, lấy của, rồi lại lấy của từ tay nông dân, từ những người vừa được cấp phát cái tấm bảng “ làm chủ ruộng đất” tuy không có ai dám lên tiếng phản đối. Nhưng nó đã gây ra những bất mãn như những đợt sóng ngầm. Tuy thế, nó đã không có dịp bùng nổ. Bởi vì, cộng sản đã cài đặt một hệ thống mật báo rất tinh vi.

“Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Ngưòi gìa vì sống lâu trong thôn xóm. Họ biết nhiều, hỏi gì họ cũng nói, kể lại cho ngưòi khác nghe. Đó còn là niềm vui của họ. Tuy thế, ngưòi già không đắc dụng trong thời cộng sản. Bởi vì mật đã vỡ, chuyện gì họ cũng không biết. Như thế, chỉ còn lại nửa phần sau. Nên ngoài những kẻ theo đóm ăn tàn, làm chỉ điểm cho nhà nước. Việt cộng triệt để khai thác và dùng tính trẻ thơ, biết gì, nghe gì đều nói thuộc lòng lại như vậy để làm những “mật báo viên” cho sách lược kiểm soát và gây chia rẽ trong các gia đình và trong làng xóm. Hệ thống này do công an và cán bộ nhà trường trách nhiệm. Cán bộ trường vừa dỗ ngọt, vừa đe dọa học sinh:

- “Ngoan nào, con noí cho cô nghe, hôm nay nhà con ăn cơm gì? Có ai đến chơi không? Mấy người đến? Có ở lại qua đêm à? Nhà có làm cơm đãi khách không? Bố mẹ con với họ nói chuyện gi? Noí đi, cô cho điểm tốt.

- Nhà con ăn cơm thịt. Mẹ con giết gà, làm lông xong thì đem lông ra góc vườn chôn kẻo đội nom thấy. Có hai ngưòi lạ thôi. Họ rủ bố con đi đâu con nghe không rõ. Tại họ nói nhỏ lắm. Đến lúc đi ngủ, mẹ con còn dặn là không được nói cho ai nghe nhá…

Thế là nhà nước có đầy đủ những bằng chứng để mời gia chủ lên đồn công an. “ Con của ông bà đã tố cáo với nhà trường, ông còn muốn cãi gì. Chẳng lẽ nó lại đi vu oan cho bố mẹ nó à”? Sau lần làm việc, có người đã đi không về. Cô tôi kể lại câu chuyện ở Thuỵ Anh. Nhiều người đã sống dở, chết dở vì mùa đấu tố. Đến khi chúng khai thác trẻ con thì nhà nào nhà nấy đều thấy là hết đường sống.

Cô bảo, ở trong nhà, chẳng lẽ không nói câu gì, nhưng nói là ở ngoài họ nắm được hết. Trường hợp được đánh gía nhẹ thì bị đưa ra học tập công khai cho người khác nghe làm gương. Có kẻ thì đi tù. Kết qủa, chả một nhà nào còn khách khứa ra vào, kể cả khách là hàng xóm, hay ngưòi thân trong tộc. Người quen, đứng bên đường nói chuyện năm ba câu cũng bị dòm ngó, đặt vấn đề. Khi khách đến nhà mà không có phép của đội của tổ là rầy rà lớn. Phần trẻ thì thích vui chơi, tối sớm muốn đi đâu theo hội, theo đoàn thì đi, chả ai dám cấm cản. Cấm cản là mang họa vào nhà. Còn dặn bảo thì mấy đứa để vào lỗ tai, mà nói cho ngay là chẳng dám dặn bảo gì. Nhất là chuyện về lễ nghĩa. Qủa thật, dùng con để đấu tố cha mẹ và gia đình thì có lẽ, không có ai giỏi bằng Hồ chí Minh?

d. Thực hiện chế độ hộ khẩu, lý lịch để kiểm soát, phân ly các gia đình.

Trong nhà, Việt cộng đã gài được mật báo viên. Vào xã hội, cái hộ khẩu, cái lý lịch ba đời thật sự là chuyện dở khóc, dở cười dưới thời Hồ.

Việc khai hộ khẩu cho một gia đình, lẽ ra, chỉ là một công việc bình thường như người miền nam thiết lập tờ khai gia đình trước năm 1975. Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, nó mang một ý nghĩa khác, nhất là sau vụ di cư vào nam năm 1954. Theo đó, việc khai hộ khẩu cũng phải học tập và hàng xóm phải bổ túc thiếu xót cho nhau. Nghĩa là người này khai thiếu xót thì người nào biết phải khai thêm vào cho nó đúng ý nhà nước. Trong hộ khẩu phải kê khai lý lịch, liên hệ của mọi thành viên trong gia đình. Có ngưòi sống, có người chết. Những ngưòi sống nay đang ở đâu và làm gì? Có ai vào nam không? Người chết, chết trong trường hợp nào? Trường hợp không nhớ rõ thì phải nhờ hàng xóm, người quen bổ túc khai lại cho. Nói cách khác, trong thời Hồ, nhà hàng xóm có thể làm tờ khai “hộ khẩu” cho mình và trái lại cũng như thế.

Nói toạc ra là, dưới thời Hồ chí Minh, người hàng xóm có nhiệm vụ tố cáo người bên cạnh nhà mình. Gia đình họ có mấy người, có ai là viên chức của chế độ trước, hay có ngưòi theo thằng địch vào nam hay không? Theo dó, việc khai lý lịch và làm hộ khẩu theo phương thức này đã tạo ra muôn vàn những hận thù giữa người lối xóm, đồng thôn với nhau. Người này bới móc ngưòi kia, chẳng mấy ai chịu ngồi yên khi mình bị moi móc đến mấy đời. Nên hàng xóm, láng giềng đã tìm mọi cách vu vạ cáo gian cho nhau theo sự chỉ đạo của tổ, công an khu vực. Kết qủa của sách lược này là tình nghĩa trong xóm thôn, tình hàng xóm, việc láng giềng qua lại với nhau đã chấm hết. Thay vào đó là những hận thù chia rẽ sâu sắc trong làng, trong xóm thôn, tổ dân phố. Phần nhà nước thì nắm được toàm bộ lý lịch chi tiết của từng gia dình. Cứ theo tờ hộ khẩu, bản lý lịch ấy để phân chia theo thành phần mà theo dõi. Nếu có… lỡ giết nhầm, còn hơn là bỏ xót!

(Kỳ sau: Hoàn thành cuộc “cải cách”.)
 
Thông Báo
Mời tham dự Đêm Thánh Nhạc Kỷ Niệm 50 Năm bài hát: “Kinh Hòa Bình''
Catarina Nguyễn Kim Oanh
09:47 16/11/2011
HOUSTON - Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã sáng chế ra thuật ngữ Tinh Thần Assisi vào năm 1986 khi ngài quyết định mời gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo hoàn cầu tới Assisi cùng cầu nguyện với ngài cho hòa bình thế giới.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nhắc lại biến cố 27 tháng 10 năm 1986 và gọi nó là “một trực giác tiên tri và một thời điểm hồng ân”. Ngài cho rằng sự liên hệ giữa Tinh Thần Assisi và Thánh Phanxicô Assisi không còn gì rõ ràng hơn khi ngài tuyên bố: “Việc chọn cử hành cuộc gặp gỡ tại Assisi thực sự đã được thúc đẩy do chứng tá của Phanxicô, một con người của hòa bình, một con người mà rất nhiều người, dù thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác, vẫn đều ngưỡng mộ”. Và ngày 28 tháng 10 năm 2011vừa qua, Ngài đã mời các vị lãnh đạo tôn giáo trên thế giới cùng đến Assisi để cầu nguyện cho hoà bình.

Bài Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assisi là một bài kinh bất hủ, đã được chàng trai trẻ Kim Long viết thành một bản Thánh Ca bất hủ của thánh ca Việt Nam cách đây một nửa thế kỷ. Bài ca bất hủ đó, hơn bao giờ hết, được lan rộng khắp từ Bắc chí Nam trong nước, tràn ra đến hải ngoại. Nơi nào có tiếng nói Việt Nam, là nơi đó có tiếng hát Kinh Hoà Bình của Kim Long vang lên. Nhất là khi quyền tự do tôn giáo là quyền tự do nền tảng của con người bị tấn công, bị xúc phạm, thì lời kinh đó lại càng thấm thía đến tận tâm hồn của người cầu nguyện, người hát, và cả người nghe, dù có tôn giáo hay không có tôn giáo.

Nhân dịp kỷ niệm tác phẩm tuyệt vời này được phổ biến hơn 50 năm trong địa hạt thánh ca Việt Nam, chúng con - Hội Đồng Giáo Dân và những anh chị em ca trưởng của các ca đoàn trong các Giáo Xứ, các cộng đoàn thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Galveston-Houston - đứng ra tổ chức Đêm Thánh Nhạc Kỷ Niệm 50 Năm bài hát: “Kinh Hòa Bình”.

Chương trình sẽ có sự tham dự đặc biệt của chính tác giả, Linh Mục Nhạc Sư Kim Long, nhờ đó chúng ta có thể nghe được những lời tâm sự và cùng chia sẻ với tác giả những kỷ niệm vui buồn suốt hơn 50 năm cống hiến không ngừng nghỉ trong ơn gọi sáng tác Thánh Ca.

Địa điểm: Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, 12320 Old Foldtin Road - Houston, TX 77086
Thời gian: 5:00 chiều Chúa Nhật ngày 04 tháng 12 năm 2011

Trân trọng kính mời Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Phó Tế, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý vị Ân Nhân, cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa đến tham dự và cầu nguyện với chúng con trong chương trình Đêm Thánh Ca Kỷ Niệm 50 Năm bài hát “Kinh Hòa Bình” rất đặc biệt này.

Sự hiện diện của quý vị là sự khích lệ và niềm vinh hạnh cho chúng con.

Nguyện xin Thiên Chúa – qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Maria và Thánh Phanxicô Assisi ban muôn phúc lành cho Quý vị.

Cha Linh hướng: Linh mục Dao-Kim
Trưởng Ban Tổ Chức: Bà Catarina Nguyễn Kim Oanh
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dân Việt Nam, tgp Galveston-Houston
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nguyện
Joseph Ngọc Phạm
22:21 16/11/2011
NGUYỆN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Xin cho con đức Khôn ngoan sáng suốt
Biết phân biệt tốt xấu để ứng tùy
Con không xin giàu có khỏi gian nguy
Nhưng trọn đời theo Chúa đi đường hẹp.
(Trích thơ của Cao Trí Dũng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền