Ngày 15-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - “Thà Chết Vinh Còn Hơn Sống Nhục”
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
02:01 15/11/2008
“Thà Chết Vinh Còn Hơn Sống Nhục”

Từ ngày tổ tông loài người thoả hiệp với ma qủy quay lưng lại với Thiên Chúa, ma qủy thường dùng chiêu thức này để kiếm thêm đồng minh chống lại Thiên Chúa. Trong vườn địa đàng nó đã nói cùng Adam – Eva: “cứ ăn đi ngươi sẽ bằng Thiên Chúa”. Ông bà đã ăn. Ông bà đã bắt tay cùng sa tan để chống lại Thiên Chúa. Con cháu Adam từ đời này đến đời nọ vẫn còn vô số người vì sự an nhàn bản thân, vì mong tìm kiếm lợi lộc, tìm hư danh trần thế, họ vẫn bằng lòng quay lưng lại với Thiên Chúa để làm tôi cho ma qủy, để tận hưởng khoái lạc mau qua trần gian.

Và cũng từ ngày Con Thiên Chúa từ chối thoả hiệp với sa tan, các môn đệ của Chúa trải qua bao thời đại vẫn còn đó những tấm gương quả cảm, anh dũng can trường từ chối thoả hiệp với sa tan. Họ thà nghèo đói để được bình an tâm hồn hơn là làm chuyện gian ác để có tiền bạc dư thừa mà lòng chẳng chút bình an. Họ chấp nhận vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời vua chúa trần gian, cho dù phải tù đầy, gian truân khốn khó. Họ chấp nhận đánh mất mùa xuân hạn hẹp trần gian để đổi lấy mùa xuân bất diệt thiên đàng.

Hôm nay chúng ta mừng kính 117 thánh tử đạo Việt Nam, là con số tượng trưng cho hơn 130 ngàn vị tiền nhân đã chết trong các đợt cấm đạo tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Họ đã chết không phải vì chống lại triều đình. Họ đã chết không phải vì lỗi công bình bác ái với tha nhân. Họ đã chết vì không chịu thoả hiệp với thế gian. Giữa sự sống và sự chết chỉ cách nhau một lằn ranh. Làn ranh đó chính là cây thập giá. Bước qua thì được thoát khỏi cực hình trần gian. Bước qua thì được trở về với vợ con, với xóm làng, với chức tước vua ban và bổng lột trần gian, nhưng các thánh tử đạo Việt Nam đã không vì thế mà chối Chúa, bỏ đạo. Không thể vì ham sống sợ chết mà phải chà đạp lên thập giá là bỏ cơ hội sống đời đời để đổi lấy cuộc sống lây lất tạm thời trần gian. Các ngài thà chịu đòn roi, thà chịu án tử hình để trung kiên theo Chúa, để lãnh phúc triều thiên vinh quang bất diệt trên quê trời còn hơn là làm tôi mọi cho ma qủy. Như trường hợp ông đội Bường đã thẳng thắn trả lời với quan quân: "Bên đạo chúng tôi ai chết trẻ là đi đường tắt, ai chết già là đi đường trường. Song đàng nào cũng tới quê thật là nước thiên đàng vậy". Thế nên, thánh nhân đã khuyên nhủ các đồng đạo rằng: Chúng ta hãy vui lòng chịu mọi sự khốn khó để giữ nghĩa cùng Chúa cho đến khi nào thánh ý Chúa định thể khác. Nếu quan có hành hạ thì cũng để mặc. Hễ xác chết rồi thì hồn chúng ta bay thẳng về trời, không sợ gì roi đòn. Chịu sự khó như vậy là vác thánh giá theo Chúa Giêsu. Nếu có đau đớn quá thì hãy xin Ðức Mẹ phù trợ cho được bền lòng đến cùng".

Đọc lại tiểu sử các thánh tử đạo Việt nam chúng ta thấy có vô số lời dụ dỗ thật ngọt ngào. Tại Hà Tĩnh, các quan cho gọi những người đứng đầu các họ đạo Công Giáo đến và vẽ hình chữ thập xuống đất rồi bảo họ: "Chúng tôi chẳng muốn bắt ép quí vị điều gì trái nghịch với đạo. Chúng tôi biết đây không phải là thánh giá mà quí vị tôn thờ. Vậy hãy bước qua để chúng tôi có thể trình lại với vua là chúng tôi đã thi hành lệnh, nếu không chúng tôi mắc lỗi trước mặt vua".

Riêng tại Nghệ An, ông quan tỉnh đã nói với người công giáo: "Các ông thật dại dột để mình phải khổ sở. Làm sao chống lại được với lệnh vua? Ðạo ở trong lòng chứ đâu có ở bên ngoài. Tạm chối đi, rồi hai ba tháng sau theo trở lại. Hãy xem thánh Phêrô đã chối đạo ba lần mà vẫn còn được cất nhắc lên cao". Song le, có nhiều phản ứng khác nhau.Có kẻ giả vờ bước qua để sống an nhàn. Có kẻ đã thản nhiên bước qua vì gia đình và dòng họ còn cần đến mình. Nhưng vẫn còn đó nhiều người không chịu bước qua dù chỉ là giả vờ, dù chỉ là tạm thời bỏ đạo rồi khi sóng gió đi qua lại quay lại với Thiên Chúa. Họ đã vui lòng đón nhận mọi khốn khó để nói lên lòng trung thành với đức tin vào Chúa.

Riêng cha anrê Dũng lạc, dù rằng quan quân mở lối thoát bằng việc cho giáo dân đem tiền chuộc Ngài nhưng ngài vẫn cương quyết chối từ. Các giáo dân đã tới trại giam khuyên nhủ cha rằng: "Thưa cha, cha chịu chết thì một mình cha lên thiên đàng, mà nếu cha còn ở lại thì bổn đạo chúng con được nhờ, vậy xin cha nghĩ lại". Nhưng cha Lạc đã cấm họ đem tiền chuộc, cha nói: "Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba, thì đó đúng là thánh ý Chúa định cho tôi như vậy, anh chị em đừng mất tiền chuộc tôi làm gì. tôi cũng như Thánh Phêrô, khi phải bắt lần trước được giáo dân cầu nguyện cho và được về, lần thứ hai giáo dân cũng lo liệu cho được thoát khỏi, nhưng ý Chúa đã định cho tôi phải chết vì Người như thánh Phêrô, thì xin anh em đừng chuộc tôi nữa".

Kính thưa,

Là con cháu các thánh tử dạo Việt Nam, chúng ta luôn tự hào vì có các vị tiền nhân đã quả cảm để sống niềm tin, nhưng liệu rằng chúng ta hôm nay còn mấy ai dám khước từ những thoả hiệp trần gian để trung kiên với đức tin của cha ông để lại? Vẫn còn đó những con người vì chút bổng lộc trần gian đã bỏ đạo, đã chống đối đạo. Vẫn còn đó những con người vì miếng cơm manh áo, vì tương lai của con cái đã chẳng giữ đạo hay theo đạo một cách hời hợt. Có cũng như không. Vẫn còn đó những con người vì tiền mà bán mình, bán con để kiếm đồng đola bất chính. Họ thà rằng lỗi luật Chúa còn hơn là bỏ lỡ cơ hội lấy tiền, lấy bạc. Họ thà rằng mắt mặt với bà con xóm làng còn hơn là mất túi ba gang mà quạ đen ban tặng. Vẫn còn dó những con người bỏ Chúa chứ không bỏ tiền, bỏ Chúa chứ không bỏ tình, bỏ giáo hội chứ không bỏ danh vọng trần gian.

Lạy các thánh TDVN là cha ông của chúng con, xưa các ngài đã dùng máu đáo để bảo vệ đức tin xin gìn giữ chúng con luôn trung kiên theo Chúa, dám khước từ danh lợi thú trần gian để sống làm chứg nhân cho nước trời trong cuộc sống hôm nay.
 
Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
10:48 15/11/2008
“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi!”.
(Bài Giảng của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh tại Nhà thờ Plei Rơhai (ngày 13.11.2008):

Anh chị em Yao Phu thân mến,

“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi!”.

Còn Lời Chúa hôm nay nói gì với chúng ta?

1. “Anh em đừng sợ!” (Mt 10,28) và “anh em hãy sợ”:

Tin Mừng hôm nay nói cho chúng ta thái độ sống của người môn đệ Chúa. Sợ và đừng sợ. Nghĩa là thế nào? Chính Chúa cũng đã giải thích rõ: “Đừng sợ kẻ chỉ giết được thân xác và sợ Đấng giết được cả linh hồn”. Khi sống lại, Chúa Giêsu đã nói ngay cho các môn đệ hai tâm thức này “Bình an cho anh em” và “Anh em đừng sợ!”.

Hẳn anh chị em đã có kinh nghiệm nhiều về đời sống đức tin này. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta “một lòng kính sợ Chúa”. Chính lòng kính sợ này dẫn dắt chúng ta hăng say đến với anh chị em qua đời sống yêu thương phục vụ. Cuộc sống của anh chị em tín hữu thuở Giáo Hội mới thành hình là mẫu gương trổi trang cho chúng ta noi theo.

2. Mẫu gương giáo Hội sơ khai:

Qua bài đọc 2, chúng ta thấy đời sống đạo của anh chị em tín hữu Jerusalem rất sống động và tích cực. Anh chị em sống giữa đời, nhưng “tránh xa thế hệ gian tà” và “đồng tâm nhất trí sống ơn gọi kitô hữu”. Thánh Luca kể rõ: một cuộc sống hài hòa, vui tươi, đượm tinh thần tương thân tương ái, trong nhà thờ cũng như ngoài đường, trong gia đình cũng như ngoài xã hội đến độ “được toàn dân thương mến và ngày càng thêm đông người gia nhập Hội Thánh”. Cụ thể anh chị em đã làm gì?

2.1. Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy.

Hằng ngày anh chị em chuyên chăm nghe lời các Tông đồ giảng dạy.

2.2. “Luôn luôn hiệp thông với nhau”.

Đây là một khía canh nổi bật trong cuộc sống. Vui buồn sướng khổ có nhau. Sống liên đới, sống quan tâm tới nhau, sống giúp đỡ nhau.

2.3. “Siêng năng bẻ bánh”

Siêng năng tham dự thánh lễ và sinh hoạt chung. Thánh lễ trở thành trung tâm ngày sống. Nhiều nơi chưa có nhà thờ, anh chị em cứ giữ thói quen quy tụ tại các gia đình của yao phu để nghe Lời Chúa, nghe Lời Hội Thánh và đón nhận Mình Thánh Chúa.

2.4. “Và cầu nguyện không ngừng”.

Kết quả - chúng ta để ý Thánh Luca ghi chú thêm - “Và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (c.47). Đó là kết quả nhãn tiền của đời sống đạo đức, đời sống theo Tin Mừng Chúa và các tông đồ dạy. Không ơn Chúa, chúng ta chẳng làm nên công trạng gì đâu!

3. Con đường trước mặt: Loan báo Tin Mừng

Tất cả đời sống đạo của chúng ta đều hướng tới việc truyền giáo, tới việc sống sao để ngày càng thêm nhiều người biết và tin nhận Chúa. Truyền giáo là thế đó. Truyền giáo là bản chât của Đạo, của Giáo Hội, của người kitô hữu chúng ta. Không sống tinh thần truyền giáo đời sống đạo chúng ta sẽ trở nên nhạt nhẽo, sẽ bị trôi theo thói đời xấu xa…. sẽ phản lại Tin Mừng…. sẽ dẫn đến hoặc theo nền văn minh sự chết. Không sống tinh thần truyền giáo xứ đạo chúng ta “ảm đạm, nhuốm mầu ích kỷ, thụ hưởng…”, sẽ mất sức sống. (x. Tuyên bố của Hội nghị Cor Unum, họp tại Roma ngày 28.02.2008).

Trong Sứ điệp Ngày quốc tế truyền giáo 19.10 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mạnh mẽ nhắc nhiệm vụ truyền giáo cao cả này bằng những từ rất mạnh mẽ và ấn tượng. Ngài nói: “Nhân dịp Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời anh chị em suy nghĩ về sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng ở thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo vẫn tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả những ai đã được rửa tội, được mời gọi để trở thành “những đầy tớ và tông đồ Chúa Giêsu Kitô” ở đầu thiên niên này”. Nhất là trong thế giới “cần chứng tá hơn lời giảng dạy” hôm nay. Chính Chúa Giêsu cũng đã nói “Người ta cứ dấu này mà nhận các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau”. Đời sống rao giảng kèm theo đời sống bác ái phục vụ là cách rao giảng hữu hiệu nhất. “Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng” (Rm 10,15).

Anh chị em yao phu thân mến,

Nhìn lại một năm qua với 18 khóa tĩnh tâm cho 1.424 anh chị em yao phu (738 thuộc giáo hạt Pleiku và 686 thuộc giáo hạt Kontum) trong đó Jrai có 670 anh chị em tham dự, Sêđăng có 385 tham dự, Bahnar có 314 tham dự và Rơngao có 55 anh chị em. Tạ ơn Chúa. Cuối mỗi khóa, anh chị em đã có những cam kết với quyết tâm cao:

1. Chọn Chúa Giêsu là lẽ sống cuộc đời yao phu: “Con xin chọn Chúa Giêsu là Thầy, là bạn lý tưởng, là niềm vui và là lẽ sống đời con”.

2. Sống gương mẫu trong gia đình và cộng đoàn: “Con xin quyết tâm từ bỏ uống rượu say xỉn để nêu gương sáng cho cộng đoàn và xứng đáng ơn gọi của một yao phu”.

3. Sống khiêm tốn vâng phục là bí quyết đời sống phục vụ: “Con xin hứa vâng lời Đức Giám Mục Giáo Phận, Cha Bề Trên, Cha Phó Bề Trên Hội các chú Yao Phu và cha sở, để các ngài dạy dỗ, hứơng dẫn chúng con đến với Chúa”.

4. Hăng say loan báo Tin Mừng: “Con xin quyết tâm luôn nhiệt tình, siêng năng, chăm chỉ trong bổn phận và rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho Chúa của một Yao Phu, để cộng đoàn giáo xứ con ngày càng vững mạnh, thăng tiến trong đời sống đức tin”.

5. Tôi muốn thêm một điều: “Con xin hứa quan tâm hàng đầu đến việc chăm lo cho có nhiều con em dân tộc dấn thân làm linh mục, tu sĩ trong Hội Thánh Chúa”.

Xin Mẹ Maria, cầu bầu cùng Chúa ban cho anh chị em sự khôn ngoan và lòng hăng say phục vụ công cuộc loan báo Tin Mừng cho đồng loại. Xin Thánh Cuenot Tử đạo dẫn dắt anh chị em sống trọn ơn gọi phục vụ của mình.

Và kết, tôi xin cám ơn những lời cầu và chúc tốt đẹp của anh chị em. Tôi xin anh chị em quan tâm đặc biệt tới mấy điều hàng đầu sau đây.

1. Hãy sống gương mẫu cho con em và cộng đoàn.
2. Để ý lo cho con cái chăm ngoan học tập đến nơi chốn.
3. Đừng quên chuẩn bị cho con cái dấn thân theo đường tu trì.
4. Hãy hăng say loan báo Tin Mừng cho mọi người.
 
Kitô hữu, người được sai đến thế gian
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
10:54 15/11/2008
Kitô hữu, người được sai đến thế gian

(Bài giảng của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh tại Nhà thờ Chính Toà Kontum, ngày 14.11.2008)

Anh chị em rất thân mến,

Dưới ánh sáng Lời Chúa hôm nay, tôi xin chia sẻ đôi điều.

1. Ơn gọi của kitô hữu: Sống chứng nhân Tin Mừng:

- Kitô hữu, người được sai đến thế gian (x. Bài đọc 3):

Qua Lời kinh hiến tế trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha. “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha….” Là vị thiên sai, với tâm tình hiếu thảo, Chúa Giêsu thưa cùng Chúa Cha: “Như cha đã sai con đến trong thế gian, con cũng sai họ đến thế gian, để họ được sự thật thánh hiến và họ thánh hiến thế gian trong sự thật”.

Là thụ tạo bởi Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa, người kitô hữu tiếp tục ở lại giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian. Ở giữa thế gian, dầu bị thế gian ghét bỏ với trăm ngàn gian nan thử thách, người kitô hữu có sứ mạng được sai đến thế gian đề thánh hiến thế gian thoát khỏi ác thần, thoát khỏi lầm lạc, gian dối và hưởng trọn vẹn hạnh phúc người con Chúa.

- Cùng cộng đồng dân Chúa:

Trứơc mặt anh chị em hiện có 12 tiến chức. Anh chị em có suy nghĩ gì không? Tôi xin chia sẻ tâm tình của tôi.

Mừng 100 năm thành lập Hội Yao Phu, mừng 160 năm cha ông dân tộc đón nhận Tin Mừng, thế mà hôm nay không có một tiến chức nào xuất thân từ các gia đình bản địa sắc tộc. Đối với tôi đây là một vấn đề nhức nhối!

Trong số 12 tiến chức thì đã có tới 8 tiến chức từ các giáo phận khác đến. Thật choáng váng! Chẳng lẽ chúng ta tự ru ngủ và an phận sao? Cánh đồng truyền giáo bao la, thợ thì ít. Chúng ta phải cầu xin và cần có những sáng kiến và quyết tâm. Gia đình Phanxicô Xaviê là một giải pháp cho vần đề ơn gọi này. Cần sự tham gia góp phần công sức, tiền của và cả những ngừơi con yêu quý. Đây phải là một trong các công tác ưu tiên và cấp bách hàng đầu của cả giáo phận: của gia đình và xứ đạo, của các cha và của các tu sĩ, của mọi đoàn thể trong gia đình giáo phận.

- Mẫu gương Gia đình Maccabê (x. Bài đọc 1):

Vâng gia đình Maccabê trong bài đọc 1 hôm nay là một tấm gương sống đạo tuyệt vời. Khổ đau và sự chết không giập tắt được niềm tin bất khuất vào tình thương và quyền năng Thiên Chúa. Bà mẹ Maccabê biết giáo dục con cái đi theo đúng con đừơng “chính đạo”. Đứng trứơc cái chết, chúng ta hãy nghe Bà dạy dỗ con cái của Bà: ”Con ơi, con hãy thuơng me: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ”. Bài giáo lý tuyệt vời. Lời tuyên tín hùng hồn, mạnh mẽ, dứt khoát!

Là phận nữ mỏng dòn, là con trẻ dòn thơ dại, bà Maccabê và các con của bà đã sống hùng, sống mạnh, sống thánh như thế trước mọi tra tấn và cả cái chết. Nhờ đâu? Nhờ quyền năng Thiên Chúa (x.Bài đọc 2)? Chúng ta hãy nghe Thánh Phaolô quả quyết:

“Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai sẽ chống lại được chúng ta?...Nhưng trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8,31b-39).

Xin Chúa ban cho các bà mẹ, các ngừơi cha biết giáo dục đào tạo các con cháu như Bà Mẹ Maccabê hôm nay.

2. Với các Yao Phu: Gương sống của anh chị em Yao Phu:

Anh chị em Yao Phu thân mến, cùng anh chị em, cả giáo phận dâng lời cảm tạ và tôn vinh Chúa.

* Cảm tạ và tôn vinh Chúa, vì Chúa đã thương ban cho Giáo Phận Kontum Hội Yao Phu suốt 100 năm qua. Hội Yao Phu là kiệt tác của Chúa Thánh Thần. Hội Yao Phu là kho báu độc đáo của Giáo Phận Kontum. Lịch sử 100 năm là những năm tháng anh chị em sống trọn vẹn cuộc đời tin yêu. Tạ ơn Chúa qua bao thăng trầm của lịch sử, anh chị em vẫn kiên vững trong đức tin và hăng say nhiệt thành phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Hình ảnh sống đạo kiên vững của Gia đình Maccabê chúng ta nghe thuật lại trong Bài đọc 1 hôm nay mãi mãi là tấm gương phản chiếu đời sống nhiều gia đình anh chị em yao phu trong quá khứ.

* Cảm tạ & tôn vinh Chúa, vì Chúa đã cho chúng tá một năm thánh với bao hồng ân Chúa ban; một năm tĩnh tâm, bồi dưỡng sau bao năm đói lời Chúa, đói lời dạy của Mẹ Hội Thánh; một năm để nhìn lại quãng đừơng đi qua và thêm xác tín vào tình thương vô biên của Chúa. Ngài là chủ lịch sử. Ngài có cách chăm lo của Ngài.

Và ngày lễ bế mạc Năm Thánh Yao Phu hôm nay được coi như là khởi đầu một giai đoạn sống đạo mới, giai đoạn truyền đạo mới với những quyết tâm mới.

* Quyết tâm sống gương mẫu người Yao Phu trong gia đình, nơi cộng đoàn, khắp mọi nơi. Cách riêng quyết tâm từ bỏ “tệ nạn say sưa” bấy lâu nay đã làm khổ gia đình và cộng đoàn cùng xã hội.

* Quyết tâm cùng Linh mục quản nhiệm chăm lo cho cộng đoàn được nuôi dưỡng dồi dào Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh.

* Quyết tâm lo cho các con em trong gia đình và cộng đoàn được học hành đến nơi đến chốn không? Học đạo học đời để trở thành người có đời sống hài hòa tốt đẹp cả đời lẫn đạo. Từ đó sẽ có nhiều con em được hướng dẫn và đào tạo trở thành tông đồ, trở thành linh mục tu sĩ thừa sai lo cho công cuộc truyền giáo.

3. Còn các tiến chức:

Còn các tiến chức, các con thân mến. Cám ơn các con đã hang say chọn mảnh đất truyền giáo Tây Nguyên làm noi phục vụ. Cám ơn gia đình các con đã hy sinh dâng hiến các con cho Giáo hội tại Kontum này. Giờ phút long trọng này, Cha nh?c l?i v?i các con

4. Điều Cần Nhớ:

1. Một nhớ: “Hãy nhớ tôi là một con người”. Một con ngừơi mỏng dòn yếu đuối, giới hạn, luôn cần được tôi luyện liên tục theo con đường nên trọn lành để thành người trưởng thành, biết sống hài hòa với mọi người và để phục vụ mọi người.

2. Hai nhớ: Con đừơng nên trọn lành chính là con đường thơ ấu của Hài Nhi Giêsu, con đừơng khó nghèo của Tin Mừng. Hãy cố giữ nếp sống giản đị nhất có thể, nhẹ nhàng nhất có thể, để dễ dàng “trở nên ngừơi của mọi người

3. Ba nhớ: “Tôi là người của Thiên Chúa”. Là ngừơi của Thiên Chúa, nên luôn bám theo Chúa, sống theo Lời Chúa d?y qua Hội Thánh. Hãy để Chúa làm chủ đời sống của mình. Đặc biệt qua đời sống cân đối hài hòa giữa ba chiều kích truyền giáo, phụng tự và bác ái xã hội để.

4. Bốn nhớ: “Tôi là linh mục trên mảnh đất truyền giáo”. Truyền giáo là Bản chất của Đạo, Bản chất của Giáo Hội, Bản chất đời sống đạo. Lại càng là bản chất đời sống linh mục. Lòng hăng say truyền giáo phải nung đốt ngày sống các con. Cần cảm nhận: “Khốn thân tôi, nếu tôi không loan báo Tin Mừng”. Loan báo Tin Mừng là công việc cấp bách và ưu tiên tuyệt đối trong cuộc đời linh mục các con. Tinh thần truyền giáo phải chi phối tất cả ngày sống và đòi hỏi phải sắp xếp mọi sinh hoạt theo bậc thang ưu tiên tuyệt đối này. Mất tinh thần truyền giáo, cuộc đời linh mục sẽ “thu về mình”, sớm bị chai lì và mất sức sống. Cao điểm của đời sống truyền giáo là bác ái yêu thương!

* Lời kết. Xin Chúa thương đón nhận những tâm tình cảm tạ và tôn vinh của gia đình giáo phận. Xin Chúa thương ban cho mọi thành phần trong giáo phận hăng say tiếp bứơc chân loan báo Tin Mừng của cha ông. Và xin Chúa thương ban cho giáo phận thêm nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ, yao phu và tông đồ giáo dân.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 15/11/2008
TÍNH TOÁN TỈ MỈ

N2T


Sư phụ thường cười nhạo mấy đệ tử trước khi quyết định bất cứ việc gì, thì cũng vẫn cứ đào sâu suy nghĩ.

Ông ta nói như thế này: “Nếu con người ta trước khi tiến lên một bước mà được kế hoạch tốt toàn diện, thì cuộc sống của họ, ngay cả khi hao hụt một chân, thì đều vẫn nghi ngờ là không đủ dùng.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Con người ta thường là như thế, cứ mãi suy nghĩ tìm kế hoạch khi chương trình đã định sẵn, là bởi vì con người ta thường lo sợ và không tin vào những tính toán của mình đưa ra. Kế hoạch đã đưa ra rất tốt, đã tính toán lời lỗ, hơn thua, vậy mà khi thua lỗ vẫn cứ than thở thế này thế nọ.

Có một vài người Ki-tô hữu luôn tự hào mình có đức tin, sẵn sàng chịu đựng tất cả những đau khổ buồn phiền xảy đến cho mình, nhưng khi sự việc xảy đến thì vẫn cứ âm thầm oán trách sao mình khổ cực thế này, và có khi than thở là Chúa không có yêu mình.

Tính toám tỉ mỉ là điều tốt, lo xa là người có trí, nhưng sự việc xảy ra không phải do mình quyết định, do đó mà khi lên kế hoạch cho tương lai, cho chương trình của mình, thì người Ki-tô hữu luôn nhớ rằng: chính Chúa là chủ mọi kế hoạch, mà kế hoạch và chương trình của Thiên Chúa thí ai mà biết được, cho nên họ -người Ki-tô hữu- thường luôn phó thác mọi việc cho Thiên Chúa là như thế. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.

Hãy lên kế hoạch cho tương lai thật chu đáo, hãy vạch chương trình cho cuộc sống hết sức tỉ mỉ, nhưng hãy đem kế hoạch hoặc chương trình ấy phó thác trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.

Đó là cách làm việc và suy nghĩ của người có đức tin vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 15/11/2008
N2T


5. Lúc nào anh nói đủ rồi, thì lúc đó anh sẽ bị thương vong.

(Thánh Augustine)
 
Xin xét lại ngày mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
LM. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
19:50 15/11/2008
XIN XÉT LẠI NGÀY MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 20 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN), xin được nêu lên một điều lắm người vẫn than phiền.

Ngày 24-11 được chọn làm lễ kính CTTĐVN là để ghi nhớ ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam nhằm gián tiếp khẳng định lòng trung thành của giáo đoàn Việt Nam với Tòa Thánh Phêrô, thế nhưng suốt 20 năm qua mấy ai đã nhắc đến ý nghĩa này? Ngay cả Đại Hội Dân Chúa mừng 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam hình như cũng không quan tâm gì đến (Xem bản đề cương “Giáo Hội tại VN”). Đang khi đó ngày 24-11 hết sức bất tiện cho Dân Chúa tại Việt Nam.

1. XIN TRẢ LẠI GIÁO LÝ CÁNH CHUNG

Năm nào, việc kính trọng thể Lễ CTTĐVN cũng lấn mất chỗ của Chúa Nhật 33 Thường Niên. Chúa Nhật này không mang tên một ngày lễ riêng nhưng có đặc điểm là các bài đọc luôn nói về mầu nhiệm cánh chung. Đã 20 năm qua, giáo dân Việt Nam không còn được nghe giảng về cánh chung. Nếu chúng ta cứ tiếp tục mất cơ hội nói về cánh chung, chúng ta cũng mất mát rất nhiều trong tâm hồn tín hữu. Liệu việc mừng trọng thể vào Chúa Nhật 33 Thường Niên có gián tiếp gây phản tác dụng?

2. XIN TRẢ LẠI GIÁO LÝ ĐẠO HIẾU

Phía trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình Công Giáo có trưng bày ảnh CTTĐVN. Thật rất ý nghĩa khi gắn liền Đạo Hiếu với các vị tổ phụ trong đức tin. Ngày 24-11 nằm trong tháng các đẳng linh hồn nhưng tại sao không nói được gì với người Việt Nam về Đạo Hiếu, một nhịp cầu then chốt của hội nhập văn hóa và truyền giáo?

Trước kia, khi các vị Tử Đạo Việt Nam chưa được tuyên phong hiển thánh, chỉ có một lời nguyện cho nội bộ Giáo Hội Việt Nam, vỏn vẹn 3 dòng nhưng hết sức sâu sắc về Đạo Hiếu. Trong dịp phong thánh, khi viết bộ lễ CTTĐVN, người ta đã vất bỏ một viên ngọc mà không ngờ. Thiết tưởng tổng cộng các lời ca, lời nguyện, kinh tiền tụng và toàn bộ các giờ kinh phụng vụ của ngày lễ 24-11 vẫn không nói được nhiều hơn lời nguyện ngắn của ngày lễ 1-9 trước đây. Lời nguyện bị lãng quên ấy như sau:

“Lạy Chúa, Chúa đã làm cho xuất hiện trên toàn cõi Việt Nam rất nhiều chứng nhân anh dũng cho Chúa: Vì lời các đấng ấy bầu cử, xin Chúa thương ban cho mọi dân tộc nhận biết chỉ có Chúa là Cha thật và phụng sự Chúa với hết tình con thảo.”

Chỉ vài dòng ngắn ngủi đủ ghi lại cả một lịch sử bi hùng và lý do sâu xa nhất cho việc tuyên xưng đức tin của người Công Giáo Việt Nam. Nó vừa đầy ắp kỷ niệm về Đạo Hiếu, vừa vạch ra được một linh hạnh cho người Việt và cả trách nhiệm góp phần truyền giảng Tin Mừng cho thế giới. Nó là một lời nguyện hết sức đại đồng chứ không mang tính cục bộ như lời nguyện hiện hành (Con chưa kịp kiểm chứng nơi các sách lễ ngoại ngữ lời nguyện lễ CTTĐVN như thế nào, nhưng con nghĩ người nước ngoài khó mà đọc sát những ý tưởng trong lời nguyện tiếng Việt mà chúng ta đang đọc).

Ước gì hạt ngọc quý báu ấy sớm được đem lại vào phụng vụ, ít ra là cho giờ Kinh Chiều I.

3. XIN TRẢ LẠI THÁNG 9

Trước lễ phong thánh, Giáo Hội Việt Nam có một tháng kính CTTĐVN: Tháng 9. Sau lễ phong thánh, tháng này biến mất không kèn không trống. Nhưng phải hỏi xem, trong tâm tư một giáo dân, tháng 9 ấy và ngày lễ 24-11, bên nào có âm hưởng sâu xa hơn? Để lập lại tháng 9 ấy, cần chuyển lễ CTTĐVN về lại với tháng 9.

4. XIN TRẢ LẠI CHÚA NHẬT ĐẦU THÁNG 9

Hơn 20 năm đã qua, mọi người đã quá rõ không gì lay chuyển được tấm lòng trung thành của Giáo Hội Việt Nam đối với Tòa Thánh Phêrô. Việc khẳng định sự trung thành ấy bằng ngày 24-11 có còn cần thiết không?

Nếu chúng ta không thể xin thay đổi ngày lễ CTTĐVN trong lịch phụng vụ toàn cầu, ít ra cần xin một biệt lệ là mừng trọng thể lễ ấy trên lãnh thổ Việt Nam vào Chúa Nhật đầu tháng 9. Đầu tháng 9, không chỉ để khỏi lấn mất giáo lý cánh chung của tháng 11 nhưng còn để đem lại ánh sáng phục sinh cho nỗi buồn tháng 7 âm lịch của người Việt.

Trong lúc chờ đợi, để khỏi lấn mất giáo lý cánh chung, thiết tưởng dù cử hành trọng thể lễ CTTĐVN, vẫn nên đọc các bài đọc Lời Chúa của Chúa Nhật 33.

Hướng đến Đại Hội Dân Chúa 2010, con xin được nêu lên những thao thức trên đây, vì ích lợi sâu xa và lâu bền cho Giáo đoàn Việt Nam. Kính mong được nhiều người tham gia ý kiến và được các Bề Trên lưu tâm.

Qui Nhơn, ngày kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 16-11-2008
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
22:01 15/11/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (57)

561. Ngày Phán Xét Chung nói lên sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa.

Thiên Chúa an bài, sắp đặt mọi sự một cách khôn khéo lạ lùng, nhưng hiện giờ, nào ai có hiểu?
Thiên Chúa điều khiển vận mạng của từng người, từng gia đình, từng dân tộc. Thiên Chúa điều khiển tất cả lịch sử của loài người một cách lạ lùng, nhưng hiện giờ, nào ai có hiểu?
Thiên Chúa đầy khôn ngoan trong việc dùng sự dữ để đem lại sự lành, dùng đau khổ để đem lại hạnh phúc, dùng tội lỗi để đem lại công chính, nhưng hiện giờ, nào ai có hiểu?
Tất cả những sự khôn ngoan lạ lùng đó sẽ được tỏ ra trong Ngày Tận Thế, trong Ngày Phán Xét Chung, làm mọi người phải bỡ ngỡ, thán phục.

562. Ngày Phán Xét Chung nói lên sự công bình vô cùng của Thiên Chúa.

Thiên Chúa vô cùng công bình trong việc tạo dựng trời đất muôn loài, trong việc cứu chuộc muôn loài.
Nhưng ở đời nầy, người ta thắc mắc rất nhiều về sự công bình của Thiên Chúa: tại sao kẻ vô tội phải bị đối xử một cách bất công, phải chết oan? Tại sao người lành phải lao đao khốn cực? …
Trong ngày tận thế, chúng ta mới được trả lời một cách thoả đáng về sự công bình của Thiên Chúa: lúc đó, chúng ta mới thấy rõ ai đáng thưởng thật, ai đáng bị phạt thật.

563. Ngày Phán Xét Chung là ngày toàn thắng cuối cùng và dứt khoát của Chúa Giêsu.

Hiện nay, công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu có những thất bại…
Hiện nay, Giáo Hội là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, có những khó khăn…
Hiện nay, những ai tin theo Chúa Giêsu gặp những chống đối…
Nhưng đến ngày tận thế, trong cuộc phán xét chung, Chúa Giêsu là Vua vinh hiển sẽ làm cho Giáo Hội, vị hôn thê của Ngài, được huy hoàng, sẽ làm cho những ai đã tin theo Ngài, được oai vang. Lúc đó, con rắn, là ma quỷ, sẽ bị đạp dập đầu một lần dứt khoát, và những ai đã từng theo ma quỷ, sẽ bị đày xuống hoả ngục khốn nạn đời đời, trong lửa không hề tắt.

564. Đã có Phán Xét Riêng rồi, tại sao còn Phán Xét Chung nữa?

Bởi vì trong Ngày Phán Xét Riêng, gương xấu của người tội lỗi chưa bị phạt xứng đáng: họ chết, nhưng sự dữ họ đã gieo cho loài người (qua sách vở, báo chí, hình ảnh họ để lại, …) vẫn còn kéo dài cho đến ngày tận thế. Bởi thế, người dữ cần phải bị lột mặt nạ công khai trong Ngày Phán Xét Chung để bị mọi người ghê tởm.
Bởi vì trong Ngày Phán Xét Riêng, công nghiệp của người lành chưa được thưởng một cách xứng đáng: họ chết, nhưng sự lành họ đã gieo cho loài người (qua sách vở, báo chí, hình ảnh họ để lại, …) vẫn còn kéo dài cho đến ngày tận thế. Bởi thế, người lành cần phải được tuyên dương công khai trước mặt mọi người.
Thật, Thiên Chúa thưởng thì thưởng cho đến cùng! Mà phạt, thì phạt cho đến hết!

565. Chúa cho chúng ta biết Ngày Tận Thế để làm gì?

Không phải để hù doạ chúng ta mà Chúa cho chúng ta biết sẽ có Ngày Tận Thế, nhưng vì yêu thương chúng ta. Chúa báo cho chúng ta biết trước sẽ có Ngày Tận Thế để chúng ta dọn mình chờ đợi ngày vô cùng quan trọng đó.
Chúng ta hãy cám ơn Chúa vì đã cho chúng ta biết ngày đó. Và chúng ta hãy đón chờ ngày đó bằng một cuộc sống ăn năn đền tội, trở lại với Chúa ngay từ bây giờ.

566. Người cầm quyền trong dân phải là người đầy tớ của dân.

Lãnh tụ Nelson Mandela cảm động và thành tâm nói quốc dân đồng bào của mình:
- “Tôi đứng đây, không phải trong cương vị của một vị lãnh tụ, mà chỉ là một người đầy tớ giản dị của các bạn – nhân dân của tôi.”
“Sự hy sinh anh dũng của các bạn đã mang lại cho tôi cơ hội được đứng ở đây ngày hôm nay.”
“Vì thế, tôi xin trao tặng cả cuộc đời còn lại của mình cho các bạn.” (Thay Thái Độ - Đổi Cuộc Đời)

567. Mười hai cách làm cho người khác nghe theo mình

1. Chỉ có một cách thắng trong một cuộc tranh biện, là tránh nó đi.
2. Trọng ý kiến của người. Đừng bao giờ bảo họ rằng họ lầm.
3. Nếu bạn lầm, bạn hãy vui vẻ nhận ngay đi.
4. Nên ôn tồn ngọt ngào, không nên xẵng.
5. Đặt những câu hỏi làm sao cho tự nhiên người ta phải đáp “có”.
6. Để người ta nói cho thoả thích đi.
7. Để cho họ tin rằng chính họ phát khởi ra ý kiến mà bạn đã dẫn khởi ra cho họ.
8. Thành thật gắng sức xét theo quan điểm của người khác.
9. Ai cũng thèm khát được người khác quý mến, hiểu biết và thương hại mình nữa. Vậy bạn tặng họ những thứ đó đi.
10. Gợi tới tình cảm cao thượng của người khác.
11. Kích thích thị giác và óc tưởng tượng của người khác.
12. Thách đố, khêu gợi tức khí những người có tâm huyết. (Đắc Nhân Tâm – Bí Quyết Thành Công)

568. Khi nói, khi viết, phải thật đàng hoàng, đừng có gian xảo!

Mỗi người chúng ta phải tự kiểm điểm lòng mình, giữ gìn hết sức lời nói, nghiêm khắc với ngòi bút của mình và luôn luôn vươn lên tìm sự giản dị.
Đừng có luẩn quẩn! Đừng có úp mở! Đừng có những lời lẽ nhiêu khê, cầu kỳ!
Hãy sống cho ra người, nói cho ra nói!
Một tiếng đồng hồ thành thật có khi còn ích lợi cho đời hơn là sống hàng năm mà bịp bợm, điêu toa, giả dối. (Cái Đẹp Giản Dị)

569. Yên lặng, tĩnh mịch là yếu tố tạo ra sức khoẻ.

Yên lặng, tĩnh mịch là yếu tố tạo ra sức khoẻ, êm đềm, thảnh thơi.
Starr Daily nói:
- “Không có người đàn ông hay đàn bà nào tôi quen biết, đã có thói quen thực hành yên lặng mà lại thấy yếu đuối bệnh hoạn cả. Tôi thấy rằng tôi bị lo âu, xao xuyến là khi tôi không làm sao dung hoà được sự hoạt động và nghỉ ngơi.”
Starr Daily thường cho sự yên lặng và sức mạnh tinh thần có liên quan mật thiết với nhau, và coi như là một.
Biết nghỉ ngơi do việc thực hành hoàn toàn yên lặng, đó là một liều thuốc có giá trị rất cao. (Tư Tưởng Tích Cực - Một Sức Mạnh Diệu Kỳ)

570. Hãy để cho mọi người có đường thoát lui!

Khi phát hiện hạ thuộc hay trẻ thơ có lỗi lầm, nên đại độ bao dung. Song, phù hợp nhất, là bằng lời khuyên giải nhẹ nhàng mà uyển chuyển.
Trong Binh Pháp Tôn Tử, có thể hiện:
- “Khi bao vây kẻ địch, không thể bốn bề canh gác vững như thành đồng, mà nên “nới lỏng” một phương cho kẻ địch có đường thoát chết.”
“Kẻ địch bị công kích, khi không đường tẩu thoát, tất phải quyết liệt sống mái, một mất một còn.”
“Quyết tâm phản kháng mãnh liệt, kiên cường, ắt chiến sự kéo dài, khó giành chiến thắng.”
“Nếu để cho đối phương một con đường sống, ắt quyết tâm tử chiến của chúng sẽ yếu đi, sức chiến đấu không thể kéo dài, dễ bại vong.”
Đạo lý trên cũng thích ứng trong quan hệ con người. Là con người quá “nghiệt ngã”, “khắt khe”, đẩy người khác đến con đường cùng, ắt sẽ gây nên thất bại đau thương.
Cần “mở” cho nhau một con đường sống.
Không để cho con người có chốn dung thân, khác nào như lấp hang chuột. Mọi đường đều bị bịt kín, tất mọi đồ vật đều bị cắn hỏng. (Trí Tuệ Của Sự Thành Công)
 
Nén Bạc Tình Thương
Tuyết Mai
22:02 15/11/2008
Nén Bạc Tình Thương

Tôi nghe rất nhiều người hỏi nhau rằng có nên cho hay không cho những con người nghèo khổ thường thấy đứng ở đầu ngã tư đường cầm tấm bảng "Work for food" có nghĩa là "Làm việc cho miếng ăn" hay cũng có nghĩa là họ xin tiền để sinh sống, nhưng thực sự những người này là những con người có được tiền trợ cấp của chính phủ hằng tháng. Họ có thể là những cựu chiến binh tật nguyền hay không tật nguyền nay đã về hưu, không đủ tiền để sinh sống, phải cầm bảng đứng trước những ngã tư đường xin tiền từ những anh chị em có tấm lòng hay thương cảm. Một tấm lòng mà không cần thắc mắc rằng họ có thật tình cần đồng bạc dư thừa của chúng ta hay không? Hay họ là những con người gian manh, lừa bịp chúng ta bằng cách hằng ngày ra đứng đó dưới trời nóng bức của mùa hè cháy nắng da người, hay họ phải đứng đó vào mùa đông giá lạnh không nơi nương tựa, chỉ chờ vào lòng hảo tâm của chúng ta mà thôi!

Thường thì khi chúng ta thấy những con người bề ngoài nhìn đáng thương này! Ta quay cửa xe xuống và cho họ được bao nhiêu? Một tờ giấy một đồng? Hay là những đồng tiền cắc mà ta muốn được bỏ đi cho rộng xe? Ai trong chúng ta có lòng hảo tâm mà cho họ hơn được 1 đồng đôla? Tôi nghĩ rằng có nhưng rất hiếm phải không thưa anh chị em?

Tôi cũng thường nghe rất nhiều người, của nhiều gia đình, thường nói với nhau như thế này! Ba mẹ bên nhà bây giờ già rồi, ăn uống là bao nhiêu, cứ gởi về nhiều quá ông bà có xài gì cho hết đâu, mà chỉ toàn là đem cúng Chùa hay Nhà Thờ hết. Trong khi đó chúng ta bên đây làm ăn thật cực khổ, làm được một đồng thì đáng với công của một đồng. Làm thêm giờ (OT) cả năm trời mà cũng chẳng thấy có dư. Họ thường than thở với nhau như thế mỗi khi họp mặt nhau lại để bàn về bố mẹ già bên VN. Hoặc trường hợp của một gia đình mà qua người quen tôi được biết là ông bà già này có được 7, 8 người con bên Mỹ, nghe nói đứa nào cũng ăn nên làm ra, có nhà có cửa, gia đình đứa nào cũng rất khấm khá, nhưng rất vô phúc cho bố mẹ của chúng, là vì đứa nào cũng nghĩ về bố mẹ của chúng như trên, mà rốt cục bố mẹ già bên nhà cứ ngồi ngóng chờ tiền viện trợ của các con bên này, hết năm nọ qua tháng kia, mà chẳng thấy một đồng xu nào của các con gởi về cho bố mẹ sinh sống trong lúc tuổi già. Phụng sự thì các con chẳng còn đứa nào còn ở gần để mà phụng sự, trong khi trước kia có bao nhiêu tiền thì ông bà lo chạy chọt đủ nơi đủ chỗ để mong sao cho có đủ tiền cho hết thảy chúng nó vượt biên, chưa kể có đứa phải chạy tiền nhiều lần mới chạy thoát, thế mà bây giờ ông bà phải sống trong cảnh thiếu thốn cùng cực như ngày nay vậy đây! Ai không biết rõ tình cảnh của hai ông bà thì cứ khen nào là hai ông bà có phước đức lớn quá! Chúa thật thương hai ông bà, bây giờ con cái nó báo hiếu cho, mặc sức mà ăn. Quả hai ông bà thật có phước đức lớn lắm!??? Chúc mừng, chúc mừng. Nhưng ai sẽ hiểu cho rằng sau những lời chúc mừng đó, mà hai ông bà về nhà khóc với nhau, thương cho số phận hẩm hiu của mình? Thà để chúng nó cứ ở gần bên mà giờ này còn có con cái nó lo cho ở cái tuổi già, được bao nhiêu thì cũng đỡ bấy nhiêu, còn hơn là bây giờ bữa no bữa đói như thế này!

Có thể nhiều người trong chúng ta không nghĩ rằng mình là những con người như trên, nhưng thưa anh chị em, có biết, có nghe, có thấy, chúng ta mới tin những chuyện trên đó là sự thật 100%.

Nhân bài đọc của tuần này Chúa dậy chúng ta về những nén bạc làm lời hay làm lợi cho Chúa, thiết tưởng chúng ta sẽ hiểu Chúa đòi hỏi ở chúng ta về những nén bạc gì? Có phải đó là những nén bạc tình thương mà Chúa sẽ đòi hỏi nơi chúng ta khi gặp Chúa ở ngày sau hết? Tôi và anh chị em cứ thử tưởng tượng xem nhé! Chúa ban cho chúng ta có người được 5 nén, có người được 2 nén, có người thì được 1 nén, theo khả năng riêng Chúa ban cho chúng ta. Còn ai độ lượng và rộng rãi cho bằng Thiên Chúa của chúng ta? Ngài chỉ đòi hỏi về phần lời mà chúng ta ăn nên làm ra bởi vốn chúng ta cũng không có, thì có phải tất cả chúng ta nhận nơi Ngài là nhưng không hay không? Thế mà đến nông nỗi nào mà chúng ta lại nỡ sống một cách thật ích kỷ, chẳng mảy may biết thương cảm những người bất hạnh, khốn khổ, và nghèo đói sống cạnh bên đời của chúng ta mỗi ngày? Nếu chúng ta có những đứa con như thế ta chắc phải khổ sở và thất vọng vô cùng, thưa có phải không?

Có thể đời thường chúng ta hay suy xét người qua cái bề ngoài của người ta, chưa chắc đã đúng như vậy đâu thưa anh chị em. Xin hãy xét anh chị em mình qua trái tim của mình, bởi những cái chúng ta Cho người, thường là của dư của thừa. Đâu biết được, một ngày nào đó bất cứ lúc nào, Chúa Giêsu cũng sẽ thử lòng chúng ta mà ra đứng đấy! Ông Giêsu này có thể cũng vạm vỡ, cũng chẳng thấy cụt tay, cụt chân, cũng ăn mặc chẳng rách rưới lắm! Xem thử trái tim chai lạnh của chúng ta sẽ ra sao!? Ngoảnh mặt làm ngơ như không thấy!? Hoặc sẽ dè bỉu và mắng chửi trong lòng là cái thứ vô dụng, không đi làm ăn, mà chỉ thích đứng xin tiền lẻ. ... Tôi xin anh chị em hãy cẩn thận, bởi đói rách, hôi thối, bẩn thỉu, cụt tay, cụt chân, thiếu phần gì đó trên thân thể, mới đủ để đánh động lương tâm và trái tim bằng sắt của tất cả chúng ta hay sao!???????

Xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta những ơn cần thiết cho linh hồn đời đời của chúng ta, bởi đó mới là cùng đích và là ý Thiên Chúa mong muốn, để chúng ta có thể làm đẹp lòng Chúa, ngay từ bây giờ và đến muôn đời sau. Hạnh phúc thay cho tôi và cho anh chị em biết chia sẻ và chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu, luôn sống khôn ngoan, tỉnh thức, và cầu nguyện, để khi bất chợt Chúa gọi chúng ta không hoang mang, không hoảng hốt, và sợ hãi như người đầy tớ vô dụng mà Chúa dậy chúng ta trong bài đọc của ngày hôm nay, Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyện phiếm thời 'Forum'
Gioan Lê Vinh
09:58 15/11/2008
CHUYỆN PHIẾM THỜI FORUM

Không phải là vô lý khi Bill Gates nói với giới trẻ Singapore cách đây vài năm, rằng các bạn thuộc về “Generation I”, thế hệ I, và ông giải thích, là thế hệ của Internet. Thật vậy, trong thời đại này, việc ứng dụng của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông đi cùng với nó đã mở cho con người một thế giới thật hơn mà cũng ảo hơn, một thế giới gần nhau hơn mà cũng xa vời vợi, một thế giới yêu thương hơn mà lại cũng dễ đổ vỡ hơn. Tại sao thế?

Chúng tôi không phân tích những tiện ích mà máy tính và mạng lưới điện toán mang lại cho loài người nói chung, mà chỉ xin dừng lại chỗ “Forum”, diễn đàn. Lướt một vòng các forum, thiên hạ tá hoả nhìn thấy có đủ loại forum, thượng vàng hạ… sữa melamine. Có những forum để ca ngợi lòng thương xót Chúa, nhưng cũng có forum cho thiên hạ bêu xấu Hội Thánh và các môn đệ của Chúa Kitô; có những forum đề cao đạo học, nhưng cũng có forum ăn chơi trác táng; có forum dạy cách buôn vàng, bán ngoại tệ, nhưng cũng có forum bàn về cách đổi điện thoại cho hợp thời v.v… Quả thật, tất cả thế giới thật của con người đã gom vào trên cái màn hình nhỏ xíu ấy, phơi bày tất cả những gì tâm can con người có thể nghĩ đến được. Và cũng do vậy mà nó lại ảo vô cùng, bởi vì có khi thực tại ấy chưa hình thành thì đã thành hoang tưởng. Những forum ấy kéo con người lại với nhau. Cha Teilhard de Chardin thật nhìn xa trông rộng khi ngài viết: “Tất cả những gì lên cao thì gặp nhau”. Có thể nói "forum" đem con người lại gần nhau, tụ hội cùng nhau. Nhưng nếu không kéo nhau lên đến Chân, Thiện, Mỹ thì cái gần nhau ấy sẽ hoá ra là cái gần giả tạo, cái gần để cám dỗ nhau, cái gần của Eva và con rắn. Và đã gần mà không “đăng”, không “hội”, không tụ lại trong một lý tưởng chung thì sự đổ vỡ là tất yếu.

Tôi không muốn nhắc lại Thái Hà như kim chỉ nam của các bài viết, sợ đã nhắc đến quá nhiều, nhưng xin phép được chọn Thái Hà như một tiếng gọi của công lý. Tiếng gọi ấy đã vang lên đến tận cùng bờ cõi đất (cf. TV. 19). Ngày xưa, Giuse bị anh em bán cho lái buôn Ai cập, chia rẽ đau thương là thế, lại biến thành ơn huệ cho dân Thiên Chúa, và họ đã được cứu nhờ biết “đến cùng Giuse” (cf. St. 41). Người viết bài này không muốn so sánh dân Việt tan tác muôn nơi như Giuse ngày xưa ra đi để chuẩn bị cho ngày dân Chúa cần tìm đến, nhưng trong số những người Việt ra đi ấy, có những con người, những cộng đoàn nhiệt tâm làm cho tiếng công lý của Thái hà vang đến các hang cùng ngõ hẻm của các nước thế gian. Dầu vậy nếu không có tinh thần trách nhiệm và ý thức về những gì mình phóng lên forum thì bỗng chốc có thể biến biến cái ảo thành cái thật, cái thật thành cái ảo, cái gần gũi thành xa cách và cái đổ vỡ đến tận cùng của mọi đổ vỡ.

Tại sao các forum lại thu hút con người đến thế? Một trong những lý do là cái ảo của nó. Khi anh vào forum, anh dùng một cái “nick” và một giọng điệu xa lạ với chính con người anh hiện diện trên cõi trần này. Hoặc là anh là chính anh, nhưng mức độ an toàn khá cao, vì không ai có thể phản ứng ngay với những điều anh đề cập. Và nếu cần thì anh phủ nhận dễ dàng sau đó, và rồi khi “offline” thì ngay cả con người thật của anh trên forum và con người thật ở ngoài đời, xin nhấn mạnh cả hai cùng thật, có khi lại hoà làm một trong một cách thức thật khác, lại rất khác với chính anh. Rồi ai cũng quên đi. Forum mà. Nhưng ít ai chú ý rằng cái mình viết ra, dù ít người đọc, mà ít thật, chỉ năm mười người, vẫn có ảnh hưởng đến một tình cảm, một trái tim và ngay cả một cuộc đời.

Tôi gọi những dòng chữ này là chuyện phiếm, vì cũng chỉ là vài ý nghĩ khi xem qua những diễn đàn. Nhưng ước chi những người tham gia vào các forum, dù không phải viết văn viết báo gì cả, nhưng cũng hiểu rằng có một tâm hồn thiện chí muốn đọc lời đó. Hãy trao cho nhau tiếng yêu thương, tiếng chân thành. Và cũng xin hiểu rằng người mà bạn muốn nhắm đến, một người bạn cũ hay một linh mục của Chúa Kitô, một em bé hay một anh chàng bạn ghét, vẫn mang một nhân vị được giá Máu Chúa Kitô cứu chuộc, và nhân vị ấy đang hướng về Siêu Việt (cf. Học Thuyết Xã Hội của GHCG, chương 1).
 
Người Do Thái Và Người Công Giáo đều muốn bình tĩnh về vấn đề ĐGH Piô XII
Đỗ Hữu Nghiêm
21:55 15/11/2008
Tuyên Ngôn Chung Thúc Đẩy Tôn Trọng Lẫn Nhau

BUDAPEST, Hung Gia Lợi 14/11/2008 (Zenit.org). Phát biểu chung xác định rõ căng thẳng gay gắt về các vấn đề tranh cãi lá trái với ước nguyện của Ban Điều Hợp Do Thái Và Công Giáo công tác muốn hai tôn gío ngày càng xích gần lại nhau.

Phát biểu diễn ra vào lúc bế mạc cuộc họp mặt lần thứ 20 của Ủy Ban Liên Lạc Công giáo Do Thái Giáo Quốc Tế, thuộc Ủy Ban Tòa Thánh Về Quan Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái và Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn, diễn ra Chủ Nhật đến Thứ Tư tại Budapest.

Người ta có quả quyết đặc biệt về các tường trình và phát biểu về vai trò Giáo Hoàng Piô XII đóng trong việc nói chống lại việc tàn sát dã man hàng loạt (holocaust).

Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Thống Nhất Kitô giáo - Hội Đồng này giám sát Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo Với Người Do Thái - và Rabbi David Rosen, các đồng chủ tịch của Uỷ Ban, đều tuyên bố: “Chúng tôi nhắc lại cam kết và chúng tôi quan hệ trên nền tảng lòng tôn trọng và tính nhạy cảm hỗ tương. Đôi khi bất đồng giữa chúng tôi có thể xảy ra, không thể tránh được, nhưng luôn phải diễn dịch thế nào phản ảnh được tinh thần này và không phải bằng ngôn ngữ chỉ làm căng thẳng nặng nề thêm.”

Hồng Y Kasper quả quyết trong cuộc họp rằng các phe Do Thái Giáo rõ ràng có quan tâm liên quan đến Tòa Thánh ở các cấp cao nhất.

Ngày 30/10/2008, Ủy Ban Do Thái Giáo Quôc Tế Về Tham Vấn Liên Tôn tại cuộc tiếp kiến giáo hoàng với Giáo Hoàng Biển Đức XVI yêu cầu tất cả các tư liệu lưu trữ phải có sẵn cho học giả tái duyệt độc lập, trước khi Toà Thánh làm những quyết định có ảnh hưởng sâu rộng, liên quan đến các nhân vật và chính sách trong thời kỳ Thế Chiến II.

Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, Giám Đốc Phòng Báo Chí Vatican, về sau chẳng bao lâu nói rõ rằng Tòa Thánh đang làm việc để liệt kê danh mục các tài liệu lưu trữ liên hệ, ngõ hầu có thể mở cho chuyên gia tái duyệt. Nhưng cha cảnh giác là nguyên số lượng các tài liệu (khoảng chừng 16 triệu từ triều giáo hoàng 1939-1958) có thể cần sáu đến bẩy năm, nhằm chuẩn bị theo tốc độ tiến bộ hiện hành.

 
Hiện Tượng Bất Thường Gọi Là “Hôn Nhân Đồng Tính”?
Đỗ Hữu Nghiêm
21:58 15/11/2008
Hiện Tượng Bất Thường Gọi Là “Hôn Nhân Đồng Tính”?

I. Luật pháp bình thường hợp thức một hiện tượng bất thường, “hôn nhân đồng tính”.

Tối Cao Pháp Viện California, Hoa Kỳ, hôm 15 tháng 5 năm 2008 hủy bỏ luật cấm công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính. Phán quyết này sẽ đưa California thành tiểu bang thứ nhì cho người đồng tính kết hôn. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Tiểu Bang California cũng như Hiệp Hội Bảo Vệ Gia Đình đều chống lại phán quyết nầy. Một liên minh tôn giáo và cáctổ chức có khuynh hướng bảo thủ cũng sẽ đưa ra một dự luật để cử tri California thông qua trong kỳ bầu cử ngày 4/11/2008 và đưa lệnh cấm hôn nhân giữa người đồng giới tính vào hẳn trong hiến pháp tiểu bang California. Những người nầy cổ võ cho một tu chính án để đưa vào hiến pháp, định nghĩa rõ ràng hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ mà thôi.

II. Hiện tượng “hôn nhân đồng tính” theo Kinh Thánh

Kinh Thánh Cựu Ước.

Tính dục đồng giới hay đồng tính luyến ái không phải là điều mới lạ nhưng đã có từ xưa vì bản tính tội lỗi của con người. Trong tiếng Anh có danh từ sodomy mô tả những hành động kết hợp tội lỗi giữa những người nam với nhau tức là tội Sôđôma. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, thuật ngữ này phát xuất từ tên thành phố Sôđôma là thành phố tội lỗi đã bị Chúa hủy diệt bằng lửa. Khi Chúa sai hai thiên thần đến giải cứu gia đình cháu ông Ábraham cư ngụ tại Sôđôma thì dân thành Sôđôma đã đòi có những hành động tội lỗi với hai thiên sứ mà họ nghĩ là hai người đàn ông.

Khi con dân Chúa đi qua sa mạc vào Đất Hứa, Chúa đã ban luật lệ cho họ và một trong những điều luật đó là:

Chớ ăn nằm với người nam như người ta ăn nằm với người nữ; đó là một điều quái gở. Nếu một người nam ăn nằm với một người nam khác, hay một người nữ ăn nằm với một người nữ khác, thì hai người đó hẳn phải bị xử tử, vì họ đã làm một điều gớm ghiếc; máu họ sẽ đổ lại trên mình họ (Lêvi ký 18:22; 20:13).

Thánh Kinh Tân Ước,

Thánh Phaolô đã viết trong thư gửi các tín hữu tại Rôma, thủ đô đế quốc Lamã lúc bấy giờ, mô tả về tình trạng tội lỗi của con người. Ông viết:

Chúa đã để mặc họ làm tình đáng xấu hổ. Cả đàn bà cũng đổi cách quan hệ tự nhiên ra cách phản tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, bỏ cách quan hệ tự nhiên với phụ nữ mà làm tình dục với nhau, đàn ông làm điều đồi bại với đàn ông. Chính họ phải chịu trừng phạt tương ứng với lầm lạc của mình (Thư Rôma 1:26-27).

Trong thư gởi cho tín hữu tại Corinthô, ông viết:

Những kẻ tà dâm, thờ thần tượng, ngoại tình, đồng tính luyến ái, trộm cắp, tham lam, say sưa, chưởi rủa, cướp giật sẽ không được thừa hưởng nước Chúa (Thư I Cor 6:10).

III. Lập luận của nhóm người chủ trương hôn nhân đồng tính hiện nay

Giáo huấn Kinh Thánh nói rất rõ về hành động tội lỗi này, nhưng những người chủ trương hôn nhân đồng tính lập luận như sau:

1. Họ bảo rằng Kinh Thánh chỉ lên án các hành động đồng tính của người tội lỗi, nhưng nếu hai người đồng phái tính yêu thương nhau thật sự thì không sao

Điều quan trọng là khi con người cho rằng tình thương có thể chấp nhận tất cả, nhưng ta phải hiều tình yêu chân thật là tình yêu có khuôn phép theo luật tự nhiên của Chúa. Chúa Giêsu nói: “Nếu các người yêu mến Ta thì hãy giữ các điều răn của Ta” (Phúc Âm Gioan 14:15). Thánh Phaolô nói: “Yêu thương là làm trọn luật pháp” (Thư Rôma 13:10). Yêu thương chân thật quan tâm đến phúc lợi người mình yêu và phúc lợi lớn nhất của con người là tuân theo luật Chúa, không phải đi ngược lại luật của Ngài.Vì thế yêu thương thật là yêu phù hợp với luật Chúa.

2. Lý luận thứ hai của những người tính dục đồng giới là họ nói rằng họ bẩm sinh như vậy, không thể làm khác hơn

* Lý luận lành mạnh hay biện hộ chiều theo sở thích dục vọng kỳ quặc của con người

Thật ra đây chỉ là một lý luận biện hộ tương tự câu ta thường nghe: “Tính tôi như vậy đó, không đổi được.” Dù con người sinh ra với bản tính tội lỗi nên ai cũng có xu hướng xấu. Nhưng có xu hướng xấu không có nghĩa là cứ sống như vậy. Xu hướng xấu hay tội lỗi của con người có nhiều hình thức. Một số người có thể có tính hay gian dối, một số khác có thể là cộc cằn, dễ nổi giận, dễ mang mặc cảm hay tham lam… Như thế ai cũng đều có những xu hướng xấu nhưng cho đó là bẩm sinh rồi tiếp tục sống như vậy là không đúng. Ngoài ra Kinh Thánh cũng cho thấy tính dục đồng giới là trái lại với tự nhiên.

** Trật tự tự nhiên

Tự nhiên là nói đến mẫu mực Chúa đã thiết lập. Từ đầu, Thiên Chúa dựng nên một người nam và một người nữ và hôn nhân được thiết lập trên căn bản đó. Phải chăng con người tội lỗi luôn luôn muốn chống lại chương trình và ý định của Đức Chúa Trời? Vì thế họ chủ trương đi theo đường lối trái với tự nhiên tức là ngược lại với khuôn mẫu Chúa đã thiết lập. Kinh Thánh nói về tính dục đồng giới bắt đầu với phần mô tả về tính phản loạn của con người: tôn thờ tạo vật thay vì Tạo Hóa. Vì không tôn thờ Tạo Hóa cho nên người ta gạt bỏ mọi tiêu chuẩn của Chúa để sống theo dục vọng của mình.

Lịch sử cho thấy rằng xã hội đi vào băng hoại và sụp đổ là xã hội dung túng tội ác, nhất là tội tính dục đồng giới. Hoa Kỳ ngày nay đang trên bờ diệt vong, nếu cứ tiếp tục đi theo chiều hướng nay. Người ta phải dựa vào ba yếu tố trong Kinh Thánh là đức tin, hy vọng và tình thương.

Bằng đức tin, ta chấp nhận khuôn mẫu và tiêu chuẩn của Chúa: chung thủy một vợ, một chồng giữa nam và nữ (đơn hôn và vĩnh hôn bao lâu hai người còn sống). Đức tin đó cũng giúp chúng ta tiếp nhận ân sủng của Chúa để sống một đời trong sạch.

Bằng hy vọng, ta biết rằng điều gì ta tiếp nhận thì cũng có thể từ bỏ. Những tật hư thói xấu mà ta cho rằng bẩm sinh hay tự nhiên đều có thể bỏ đi được như kinh nghiệm cho thấy.

Bằng tình thương, ta có thể chấp nhận người khác, không phải chấp nhận trong ý nghĩa dung dưỡng tội lỗi, nhưng chấp nhận trong yêu thương để dẫn dẫn người khác đi theo khuôn mẫu tốt đẹp của Chúa.

Chúa luôn an bài một chương trình tốt đẹp cho con người, chỉ vì tội lỗi, con người muốn nổi loạn muốn ngược lại ý định tốt đẹp đó. Quay về với Thiên Chúa đầy tình thương và chấp nhận giải pháp của Ngài là đức tin chúng ta cần có. Đức tin đem lại hy vọng và tình yêu thật.

IV. Chú thích về hiện tượng đồng tính ái nam ái nữ trong cơ thể bẩm sinh của con người

Trong tất cả những điều bình thường phải nói, có hiện tượng bất thường ta quan sát thấy trong xã hội loài người: có một số người bẩm sinh có hai bộ phận ái nam và ái nữ trong cùng một bộ phận sinh dục. Người ta không giải thích trọn vẹn được hiện tượng xấu hay bất thường nơi con người trong xã hội và do đó cũng không hiểu được sự bất thường trong cấu trúc cơ thể con người.

Đối với những cá nhân như thế, phải có luật lệ bất thường cho những người bất thường của giáo hội cũng như xã hội dân sự là công nhận những người đồng tính ái nam ái nữ có quyền lấy nhau.

Trong trường hợp ấy thì mục đích hôn nhân là sinh con cái không thể có, nhưng có thể tạo cơ hội cho những người đó có thể hưởng thú vui xác thịt theo cảm giác đồng tính ái nam ái nữ.

Những người đồng tính ái nam ái nữ cũng có những biểu hiện tâm lý khác thường, nên cảm qiác tình dục của họ cũng bất thường mà người bình thường không giống như họ.

Một ý tưởng thay cho kết luận

Chúa dựng nên con người bình thường là được hưởng thú vui xác thịt trong trật tự tự nhiên. Thú vui đó không phải là ích kỷ. Không kể những người tự nguyện sống trinh khiết không vợ không chồng. Nhưng nếu từ cấu trúc bẩm sinh tự nhiên, cơ thể của con người đã có hiện tượng bất thường tự nhiên là cơ thể có bộ phận sinh dục ái nam ái nữ phải được giáo hội và xã hội quan tâm một cách lành mạnh trong toàn thể tinh thương đối với con người trọn vẹn.
 
Top Stories
Vietnam: les catholiques résistent au Parti
François Hauter/LeFigaro
09:04 15/11/2008
Vietnam: les catholiques résistent au Parti

Alors que le pouvoir communiste défend les privilèges des corrompus du régime, l'Église est le refuge des petites gens.

Credits photo: AP
Ce n'est pas encore la situation de rupture de la Pologne des années 1980 ni une gentille comédie genre Don Camillo contre Peppone. Mais au Vietnam, l'Église catholique s'est imposée depuis quelques mois comme la seule force capable de s'élever contre le régime de Hanoï, et de le faire plier.

En plein centre de la capitale, à deux cents mètres de la cathédrale, dans le quartier touristique, les terrains occupés à l'époque de la colonisation française par la délégation apostolique, devaient être destinés à accueillir une boîte de nuit, puis un supermarché. Ainsi en avait décidé le Parti communiste qui testait évidemment la capacité de résistance de l'Église sur ce dossier. Il en a été pour ses frais: des milliers de fidèles, des jours durant, sont venus occuper les lieux, en un sit-in pacifique et silencieux.

Au Vietnam, depuis la révolution, c'était du jamais-vu. Le 19 septembre dernier, le Parti cédait: il faisait boucler le quartier par des policiers armés de fusils et de matraques, il envoyait des bulldozers raser les murs de clôture de cet endroit si symbolique pour les catholiques. Le surlendemain, dix mille croyants, accompagnés de l'ensemble des élèves du grand séminaire, se rassemblaient sur les lieux, entonnant la «prière pour la paix» de saint François d'Assise. Et, finalement, chacun sauvait la face, puisque l'endroit était finalement transformé… en jardin public.

Grâce à Dieu, l'ancienne nonciature ne deviendrait pas un petit commerce. Grâce au Parti communiste, l'État vietnamien démontrait qu'il ne cédait pas aux pressions des représentants du Vatican.

Entre puissances qui se jaugent depuis un demi-siècle, les communistes et les évêques vietnamiens se connaissent bien. À Hanoï, ils vivent une cohabitation forcée et tendue, plus souvent douloureuse que chaleureuse pour les chrétiens.

Six millions de catholiques

Les six millions de catholiques du pays (ils constituent 7 % des 85 millions d'habitants) sont très unis derrière le cardinal de Hô Chi-Minh-Ville, Jean-Baptiste Pham Minh Manh, les 26 évêques et l'archevêque de Hanoï, Mgr Ngô Quang Kiet.

En face, les communistes sont divisés en deux camps: les vieux conservateurs, alignés sur le Parti communiste chinois. Et les plus jeunes, favorables à un appui plus affirmé sur les États-Unis, afin d'éviter au Vietnam de tomber dans les griffes du tigre chinois, l'ennemi séculaire et détesté. Comme le souligne un jeune journaliste de Hanoï, «les Américains sont nos ennemis d'il y a trente ans, les Français ceux d'il y a soixante ans, et les Chinois le sont en permanence depuis quatre mille ans».

Le conflit actuel entre catholiques et communistes porte sur des terrains et des bâtiments confisqués par le Viet Minh en 1954. Un petit retour en arrière est nécessaire pour en comprendre l'enjeu. Après les accords de Genève de 1954 et la partition du pays en deux, un million de Nord-Vietnamiens, dont 600 000 chrétiens, rejoignirent le Sud, comme le permettaient ces accords. Mais, à Hanoï, l'Église catholique se retrouva nue, ses derniers prêtres étant souvent emprisonnés ou persécutés, au point de leur faire perdre la raison. Au milieu des années 1980, suivant avec cinq ans de retard la Chine, le Parti vietnamien commença à tolérer une libéralisation économique qui devait attirer des investissements étrangers, et supposait donc le respect de quelques libertés individuelles. Jusqu'au milieu des années 1980, les églises avaient été fermées par les communistes. Puis ce fut le desserrement de l'étreinte.

Aujourd'hui, 350 000 catholiques fréquentent assidûment les églises à Hanoï, et 550 000 autres à Haiphong. «Dans le passé, nous n'avions pas la possibilité d'évangéliser les païens, explique Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, évêque de Than Hoa; désormais nos séminaires sont absolument pleins. Notre Église est l'unique communauté au sein du peuple qui ose élever la voix. Seuls les catholiques osent manifester publiquement !»

Ce renversement du rapport de forces entre les idéologues du PC et les croyants a bien sûr accompagné le décollage économique du Vietnam, devenu le «petit dragon» de la région. Le pays est maintenant inondé de capitaux venant du Japon, de la Corée, de Taïwan, de Singapour et - c'est nouveau - de Dubaï et d'Arabie saoudite. «Il y a pour 40 milliards de projets immobiliers en cours au Vietnam, dont la construction d'un nouveau Dubaï», explique un diplomate européen. «Le Vietnam est devenu la lessiveuse des capitaux louches de la planète», ajoute un économiste, à Hanoï.

Dans le quartier Hoan Kiem, autour de la cathédrale construite par les Français, le terrain se négocie 20 000 dollars par mètre carré, trois fois les prix du centre de Bangkok.

Naturellement, dans ce système où une administration de type soviétique s'accommode fort bien d'un protocapitalisme à la Dickens, l'Église a demandé à retrouver ses propriétés confisquées. Il y en a des milliers dans le pays.

À Huê, l'ancienne capitale impériale, le petit séminaire est devenu l'hôtel de luxe de la ville. Une église de Hanoï est transformée en entrepôt. À Dalat, la chapelle de l'université est surmontée d'une étoile rouge. Le carmel de Hanoï s'est métamorphosé en hôpital. Un établissement de sœurs, à Hô Chi-Minh-Ville, est maintenant une discothèque; le noviciat de Hué, un supermarché. Chaque parcelle de terrain vaut de l'or. «Les vieux chrétiens soutiennent l'Église dans cette bataille, car la restitution des propriétés de l'Église créerait un précédent, le Parti communiste serait obligé de rendre des myriades de biens à leurs anciens propriétaires», explique un diplomate anglo-saxon.

Le Parti ne cède donc rien, mais il n'en est pas pour autant en position de force. Car l'économie mijote, elle sent le brûlé, elle menace d'imploser. Certes, dans les rues de Hanoï, les nouveaux bourgeois étalent leurs richesses, ils paradent en Porsche Cayenne; les marques de luxe se disputent les galeries des hôtels cinq étoiles; et la ville, sous les pelleteuses des promoteurs, perd de son charme ancien. Mais, sur ce marécage d'un pays mal géré, dont les comptes publics restent opaques, l'inflation explose à 27 % par an, les cabanes des miséreux sur les rives du fleuve Rouge poussent comme la mauvaise herbe,… et le curé de la cathédrale baptise 9 000 enfants par an, tant l'Église attire des jeunes couples, tant elle est devenue populaire.

Le salaire d'un ingénieur est de 100 euros par mois, celui d'un ministre de 250 euros et, comme le remarque Hoang, un jeune cadre brillant, «ça ne met pas à l'abri de la tentation, car il faut au moins 300 euros mensuels pour faire vivre sa famille». Le Vietnam vit donc une schizophrénie, entre la réalité des ministres qui roulent en berline et se font construire des palais, et une réalité d'un pouvoir n'ayant plus la moindre autorité morale. De petites scènes dans les rues le racontent: voyez ce motocycliste sifflé par un policier et qui poursuit en riant son chemin, alors que le policier s'épuise à vouloir le rattraper, sous les quolibets de la foule.

Dans ce paysage d'après-communisme sans lois ni droits, l'Église distribue aux pauvres, elle tance les puissants, elle fait figure de refuge. Le delta du Mékong est le théâtre le plus spectaculaire de ce renouveau de la foi: de petites villes y bâtissent d'immenses cathédrales. À Hanoï, il suffit que l'archevêque place la statue de la Vierge Marie derrière une grille pour que des foules viennent s'y presser.

Une liberté de ton absolue

Rien de surprenant donc à ce que les catholiques sèment une belle zizanie jusqu'au sein même du Parti communiste. Cela s'est traduit cet automne par des attaques violentes de la propagande d'État contre l'archevêque de Hanoï, Mgr Joseph Ngô Quang Kiet. «Les réclamations de terrains se sont répandues au Vietnam, dit-il, parce que la loi ne reconnaît pas le droit de propriété, et que cela ouvre la voie à de multiples cas de corruption.»

La cause est entendue: l'Église défend les droits des petites gens; le Parti, les privilèges des corrompus. Tous les évêques rencontrés se signalent par une liberté de ton absolue vis-à-vis du pouvoir, comme si ce dernier avait perdu de sa capacité de nuisance.

Ce Parti est, dans tous les cas, entré dans l'une de ses dernières convulsions, puisque les communistes vietnamiens conservateurs sont obligés aujourd'hui de s'appuyer sur leurs camarades chinois pour l'emporter sur le clan des réformistes. Le premier ministre, qui avait rencontré le pape Benoît XVI à Rome l'an dernier, est affaibli par ces réactionnaires. Triste fin pour un PC longtemps couvert de gloire, mais qui, pour tenir face au pays, a besoin de se faire protéger par la Chine, l'ennemi de quatre mille ans.

(Source: Par François Hauter, envoyé spécial à Hanoï, Le Figaro 13/11/2008)
 
Pro-government thugs attack Hanoi Redemptorist Monastery
J.B. An Dang
20:34 15/11/2008
A crowd in great numbers attacked Hanoi Redemptorist Monastery on Saturday night while government officials tried to prevent rescue efforts.

Hanoi Redemptorist Monastery was suffered a new wave of attacks on Saturday Nov. 15 while hundreds of street gang, backed by the People Committee of Quang Trung precinct, attacked its chapel.

Government officials prevented a priest from rescuing the chapel
Police also prevented Catholics from rescuing the chapel
“At 10 pm local time, on Saturday night, a delegate of the People Committee of Quang Trung precinct came to Hanoi Redemptorist Monastery asking for an urgent meeting with Redemptorists while hundreds of people attacked our Saint Gerardo Chapel,” Fr. Joseph Nguyen Van That, vice superior of Hanoi Redemptorist Monastery reported.

The vice superior believed that the purpose of the “urgent meeting” at 10pm was nothing but a plot to prevent any efforts from the Redemptorists to rescue the chapel from destruction. “It was an organized attack at nighttime of the government aiming at Hanoi Redemptorist Monastery,” he warned.

In an urgent email, sent to Redemptorists in Vietnam, Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, the secretary of Vietnam Redemptorist Province, reported the incident asking his confreres to pray intensively for Redemptorists in Hanoi at this very difficult time.

Condemning “the organized attack at nighttime of the government,” Fr. Joseph Dinh reported further that Hanoi Redemptorists rang bells to summon nearby parishioners to rescue the monastery. Thousands of Catholics and nearby parish priests rushed to the site to stop the gang from destroying the chapel.

At first, hundreds of police with stun guns prevented Catholics to get inside the chapel in an obvious attempt to buy time for the gang to ransack it. Parishioners only could flow in when they were far outnumbered the police.

A parishioner reported that at a point of time, a group of gang who were ransacking the chapel ran out to ask a police if they could destroy it. They were instructed to “wait for an order from higher ranking officials.”

It was the second time Saint Gerardo Chapel was attacked by government’s thugs. On Sunday Sep. 21, the chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn down to rubble. The thugs “yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel,” wrote Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a letter sent to People’s Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district.

In addition, “the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” he added.

Fr. Matthew Vu went on expressing his deep concerns about the incident as “everything happened clearly in front of a large number of officials, police, security personnels, anti-riot police 113, and mobile police – those who in charge of keeping security and safety in the region – but they did nothing to protect us.”

“All statues of Our Lady where protestors pray every day were destroyed. They [the gang] threw rubbles inside the yard of the monastery,” the letter added.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐHY Phạm Minh Mẫn: tình thương biến mọi Kitô hữu thành dấu chứng tình yêu
+ ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn
07:29 15/11/2008
Bài giảng của ĐHY Phạm Minh Mẫn trong Lễ tấn phong tân giám mục

Thưa quí anh em giám mục, quí anh chị em tu sĩ và giáo dân rất thân mến, thưa quí khách,

1. Bài Tin Mừng theo thánh Gioan ( Gioan 21,15-19) hôm nay, tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu Phục Sinh hỏi Phêrô đến những ba lần: “Anh có mến Thầy không?” và cả ba lần, Phêrô đều thưa “Có” Sau đó Chúa Giêsu bảo Phêrô “Hãy theo Thầy”. Lời Chúa trong câu chuyện đó muốn nói gì với mỗi Kitô hữu, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân? Xin cho phép tôi chia sẻ vài cảm nghĩ, mong góp phần thắp sáng niềm tin và gợi ý cho mọi người cầu nguyện trong thánh lễ hôm nay.

2. Môn chú giải Thánh Kinh cho biết rằng Chúa Giêsu hỏi ba lần là nhằm giúp Phêrô xóa bỏ ba “không” trong thời gian trước là ba lần Phêrô đã chối Thầy. Đồng thời hỏi và thưa ba lần cũng nhằm xác định rõ: lòng mến Chúa là điều kiện cơ bản và tất yếu đối với người môn đệ quyết tâm theo Chúa đến cùng.

3. Môn tu đức học và tâm lý học nhấn mạnh: muốn theo Chúa đến cùng, người môn đệ phải có con tim luôn đầy tình mến Chúa yêu người, và tình yêu đó phải hiện diện trong suốt chiều dài cuộc đời của họ cho đến mãi mãi.

4. Môn ngữ học cho biết hai lần đầu Gioan sử dụng từ “agapê” nhằm lưu ý đến một yếu tố nền tảng trong tình yêu cứu độ là ý chí từ bỏ và hy sinh. Lần thứ ba khi sử dụng từ “philo”, Gioan muốn ám chỉ tình yêu của người mục tử tốt. Đó là một tình yêu mở rộng đáp ứng nhiều nhu cầu của đoàn chiên, chiên trong đàn và chiên ngoài đàn, chiên đau yếu và chiên lạc. Đáp ứng qua thái độ lắng nghe và đồng cảm, qua việc bỏ công tìm kiếm, tận tụy chăm sóc, thân tình chia sẻ, hy sinh mạng sống để bảo vệ chiên…Tôi cảm thấy tình yêu đó còn phải mở rộng đến mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, giàu nghèo, tín ngưỡng…

5. Theo môn hình học ba chiều, Phaolô đã mô tả chiều cao, chiều sâu, chiều rộng của tình yêu vô biên của Cha trên trời. Hình ảnh ba chiều đó gợi cho đời mục tử của tôi những cảm nghĩ này:

- Về chiều cao, đối với mọi Kitô hữu là con Cha trên trời, tình yêu mà Thiên Chúa cứu độ đã đổ vào lòng họ từ ngày lãnh bí tích thánh tẩy, trước hết và trên hết mời gọi họ sống hiếu thảo và trung thành đối với Cha trên trời: trong mọi tình huống của cuộc đời, họ có trách nhiệm vừa là từ bỏ ý riêng, vừa tìm thi hành thánh ý Cha trên trời. Và ý Cha trên trời là mọi người được sống và sống dồi dào trong yêu thương và an bình.

- Về chiều sâu, đối với mọi người Kitô hữu, là người được ơn thông dự vào chức tư tế của Chúa Kitô, tình yêu đó mời gọi họ từ bỏ nếp sống con người cũ, để mặc lấy con người mới, mang một quả tim mới, quảng đại hy sinh mạng sống, và cống hiến cả sự sống, để mở đường cho mọi người anh em đồng bào và đồng loại tiến đến sự sống dồi dào, và sống hạnh phúc trường sinh.

- Về chiều rộng, đối với các mục tử, tình yêu đó mời gọi họ không ngừng mở rộng con tim, lắng nghe và đồng cảm với mọi gia đình, bao dung và chia sẻ vui buồn, lo âu và hy vọng của mọi người anh em đồng bào và đồng loại. Đồng thời cũng mời gọi mọi Kitô hữu mở rộng tình bác ái huynh đệ tương thân tương trợ đến với mọi người, đặc biệt đến với người lâm cảnh nghèo khổ, túng thiếu, bị bỏ rơi…

6 Tôi ghi lại những cảm nghĩ này trước hết như lời nhắc nhở cho bản thân mình. Đồng thời cũng nhằm nói lên niềm mong ước và lời cầu chúc chân thành của tôi đối với anh chị em, đặc biệt đối với vị tâm giám mục cùng những cộng sự viên thân thiết của tôi.

7 Trong thánh lễ hôm nay cũng như trong thời gian tới, xin anh chị em hãy hiệp ý khẩn cầu Chúa thương đổ vào lòng mọi người, đặc biệt là vị Tân Giám Mục cũng như bản thân tôi, tràn đầy Thánh Thần là cội nguồn tình, với niềm hy vọng: - tình thương của Đấng Chí Tôn giàu lòng thương xót sẽ chan hòa mặt đất này – đồng thời mà ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã mang đến, sẽ bùng cháy lên, và biến mọi Kitô hữu thành dấu chứng tình yêu cứu độ của Cha trên trời, đối với cộng đồng dân tộc chúng ta cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.

Chân thành cám ơn anh chị em.
 
Ngày Yao Phu tại Plei Rơhai giáo phận Kontum
Tòa GM Kontum
11:10 15/11/2008
KONTUM - Ngày thứ I (12.11.2008): Vào những ngày trung tuần tháng 11 khí trời Cao Nguyên, cách riêng vùng Tây Nguyên Gialai – Kontum được coi là thời điểm đẹp nhất: cái lạnh đầu Đông nhẹ nhàng đến, bầu trời thanh thoát như ôm trọn lấy bao tâm tình muốn được sớt chia, cây cối nhẹ rung như mời goị và báo hiệu cho mọi người hãy chuẩn bị đón lấy sức sống mới. Đây cũng là những ngày tuyệt đẹp của Giáo Phận Kontum, những ngày Kết Thúc Năm Thánh Yao Phu với những niềm vui, rạo rực cho hành trình truyền giáo trong những tháng ngày tiếp nối.

Dù không dõi theo từng bước trong Năm Thánh, nhưng ai đến với Giáo Phận trong những ngày này, hẳn cũng cảm nghiệm phần nào niềm vui của toàn Giáo Phận: những chú Yao Phu từ khắp nơi đổ về, các Linh mục, Tu sĩ chạy đây, chạy kia. Ngay từ sáng sớm ngày 12.11, khi mặt trời vừa ló rạng, hằng ngàn Yao Phu lần lượt tuôn về nhà thờ Plei Rơhai, Kontum, điểm đến đầu tiên trong những ngày Kỷ Niệm đáng nhớ này. Sau khi đến đây, các chú Yao phu làm thủ tục nhận thẻ, học nội quy cho ngày sinh hoạt. Đến trưa, theo ban tổ chức cho biết con số các chú Yao Phu đã về dự là 1.471 người. Cùng đi với các chú Yao Phu là sự đồng hành của những người thân, tính ra phải đến hơn 2.000 người có mặt tại nhà thờ Plei Rơhai.

Chiều ngày 12.11, các chú Yao phu lần lượt lên chia sẻ cho đồng đạo về những chứng từ Chúa đã làm cho mình tại những nơi mình sống. Họ đã chia sẻ, chứ không phải giảng cho nhau. Họ nói lên nỗi lòng của mình khi được gặp Chúa qua những sự kiện, những biến cố tại các thôn làng của mình. Cái tựu trung ở đây, họ cùng gặp nhau ở một điểm là Chúa đã làm nơi họ bao điều kỳ diệu, cái thần chung chung trong không gian văn hoá của họ nay là Thiên Chúa độc nhất vô nhị, một Thiên Chúa nghiêm minh nhưng rất nhân từ; Và họ nhận ra Vị Thiên Chúa này là có thật, Vị Thiên Chúa làm chủ đời họ, làm chủ lịch sử. Qua những chia sẻ, ai nấy cảm thấy như gần nhau hơn trong việc sống niềm tin nhiều thách thức, nhưng là một kinh nghiệm gặp gỡ nhau, gặp gỡ Chúa để tiếp sức cho sức sống mới, hành trình niềm tin nối tiếp niềm tin.

Tối ngày 12.11, các Chú Yao Phu mỗi vùng, từ Krông Pa điểm cuối của tỉnh Gialai đến Đăk Glei, huyện đầu của tỉnh Kontum, cách xa nhau hàng trăm km lên trình bày văn hoá cồng chiêng của mình cho anh chị em đồng đạo, người xem có thể nhìn thấy nơi đây một không gian văn hoá đa dạng, nhưng hài hoà trong cách diễn đạt niềm tin của mình vào một Thiên Chúa duy nhất. Mỗi sắc dân: Bahnar hay Jarai, Sêđang hay Rơngao, Jé hay Stiêng… đều có những âm trầm, âm bổng khác nhau, khi nghe, nếu không phân biệt tưởng chừng chỉ là một loại ching chiêng, nhưng biết nhận thức về âm nhạc Tây Nguyên, người xem đọc được nơi đó hồn thiêng văn hoá cồng chiêng đậm nét bản sắc này đa dạng và phong phú. Cái hồn thiêng văn hoá đa dạng phi vật thể của vùng rừng núi Tây Nguyên giờ đây như đã được thanh tẩy và hoà tan, hoà nhập tinh thần kitô giáo; cái hoang sơ nhưng đầy nét nhân ái trong cung cách làm người, làm con Chúa thể hiện trong từng tiếng cồng, tiếng chiêng… Đêm càng về khuya tiếng ching chiêng lại vang xa hơn, cao hơn, cao mãi như đã đụng đến hồn thiêng sông núi của Thiên Chúa tối cao. Nhưng cuộc vui nào cũng tàn, gần giữa đêm, các Chú Yao Phu “gác kiếm” nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ngày hôm sau có một ngày sống mãnh liệt hơn, tình thân hơn. Kết thúc một ngày gặp gỡ giao lưu văn hoá đầy ý nghĩa, đậm sắc Tây Nguyên và tình thân ái đồng đạo Kitô.

Ngày thứ II (13.11.2008): NGÀY YAO PHU tại PLEI RƠHAI

Sáng hôm nay, các Yao Phu bắt đầu ngày mới với những sinh hoạt nhóm, tập hát và cầu nguyện chung với nhau.

Vào lúc 10g00, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận đã chủ sự thánh lễ, cùng đồng tế có đông đảo linh mục và tu sĩ tham dự. Thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho các Yao phu đã qua đời.

Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha Micae nói: “Anh chị em Yao Phu thân mến, Hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây để chuẩn bị cho ngày đại lễ bế mạc Năm Thánh Yao Phu ngày mai. Tạ ơn Chúa, suốt năm qua, anh chị em đã có dịp nhìn lại cuộc đời sống phục vụ của mình và chuẩn bị cho những ngày phục vụ sắp tới. Tất cả chúng ta đều thấy quyền năng Chúa đã thể hiện nơi con người mỏng dòn của chúng ta. Xin Chúa thương ban cho chúng ta sự khôn ngoan, lòng cản đảm và tinh thần phục vụ hết tình cho cộng đoàn, cho cộng việc truyền bá Tin Mừng khắp mọi nơi.”

Sau bài Tin Mừng, Đức Cha Micae đã chia sẻ (*) Lời Chúa dựa trên đoạn Tin Mừng Mt 10,28, Đức Cha Micae giải thích từ ngữ “Đừng Sợ”, đừng sợ thế gian, thế lực ma quỷ, thế lực đen tối…. Nó vừa mang ý nghĩa “đừng sợ” về tinh thần lẫn thể xác, những đau đớn chóng qua ở thế gian này chẳng là gì… mà là sợ mất phần rỗi đời đời. Có sợ là kính sợ Thiên Chúa. Chỉ có kính sợ Thiên Chúa mới đem lại bình an và phần rỗi cho con người. Kế đến, Đức Cha mời gọi các Yao Phu hãy sống tinh thần của các kitô hữu tiên khởi, một cuộc sống hài hoà giữa đời sống vật chất và tinh thần, đặc biệt là chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, hiệp thông cầu nguyện và siêng năng bẻ bánh. Điểm cuối cùng, Đức Cha nói về cái cụ thể nhất mà người Yao Phu luôn thao thức và sống là Loan báo Tin Mừng; cho dù khó khăn thử thách, nhưng đó phải là “ưu tiên tuyệt đối”, ưu tiên số một. Và ngài mời gọi các Yao Phu hãy chú tâm giáo dục đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ trong cộng đoàn địa phương của mình.

Sau thánh lễ, các Yao phu nghỉ ngơi và ăn trưa. Buổi chiều, anh chị em hành hương về nhà thờ chính toà, chặng đường từ nhà thờ Plei Rơhai sang nhà thờ chính toà hơn 5 km, là dịp anh em vừa đi vừa lần chuỗi lòng thương xót, vừa đi lại chặng đường Thánh Giá mà Thầy Giêsu Chí Thánh đã đi; vừa đi vừa nhìn lại hành trình đức tin theo Chúa của mình, là dịp để tạ ơn Chúa và biết ơn Cha Anh đã đi trước, để lại một kho tàng vô giá về lòng tin, về giá trị đạo đức hôm nay và cũng là dịp để nhìn lại chặng đường lịch sử đã đi qua, với nhiều khó khăn, nhiều mất mát. Nhưng cái được là lòng tin, là sự rèn luyện trong đức tin và Chúa vẫn là Thiên Chúa tốt lành, Thiên Chúa tình thương vẫn hiện diện trong lòng mỗi người và lòng Giáo Hội.

Sau khi đến nhà thờ chính toà, anh em Yao Phu chầu Thánh Thể và nhận phép lành đại xá.

Sau cơm chiều và nghỉ ngơi, anh em Yao Phu bước vào chương trình diễn nguyện thánh ca đậm nét văn hoá Tây Nguyên. Chương trình diễn nguyện theo diễn tiến lịch sử việc hình thành Giáo phận, những tiết mục văn nghệ hát múa, kịch… như lồng vào lịch sử hình thành Giáo phận hơn gần 160 năm qua, từ lời sai đi của Đức Cha Cuenot Thể, đến những thừa sai đã hy sinh tại mảnh đất này… như dệt lên một bản anh hùng ca Tử Đạo Tây Nguyên. Những sắc áo thổ cẩm, những mặt nạ quỷ thần rừng rú, những lời thần chú bi ai đã nhường lại cho bộ mặt nhân từ của Thầy Giêsu chí thánh, với những tấm lòng nhân ái đến với con người tại xứ sở này. Phải nói đến nét chính của đêm diễn nguyện này là đã làm nổi bật nét văn hoá cồng chiêng phi vật thể đa dạng và phong phú của các sắc dân Tây Nguyên; hiếm khi có một lễ hội diễn tả được như thế, nó không đơn lẻ, đơn điệu, nhưng đã hoà nhập vào nhau trong tinh thần Kitô giáo; một tinh thần hiệp nhất, hiệp thông và chia sẻ.

Đêm diễn nguyện khép lại trong ân thánh. Đức Cha Micae, Cha Tổng Đại Diện, Các Cha hạt trưởng, các Cha Bề Trên, các Nữ Tu Bề Trên, nam nữ tu sĩ linh mục và hàng ngàn người xem đọng lại trong lòng nhiều ký ức và ấn tượng về miền rừng núi Tây Nguyên này.

Dòng người đến giờ này vẫn còn quy tụ về Nhà thờ Chính Toà càng đông, cho dù phải ngủ ngoài trời, họ vẫn vui vẻ, thời tiết hôm qua thì se se lạnh, hôm nay ấm hơn. Hình như lòng trời lại ấm hơn khi thấy lòng người hiệp nhất, đông đảo tuôn về trung tâm thờ tự của mình.
 
Giáo phận Kontum có thêm 12 tân linh mục
Tòa GM Kontum
11:18 15/11/2008
KONTUM - Sáng sớm ngày 14.11, ngày chính lễ, từ rất sớm hàng ngàn người lại tiến về nhà thờ Chính Toà trong tiếng cồng chiêng, đan quyện với tiếng trống làm rộn ràng cho những bước chân của anh em ở vùng Tây Nguyên thượng ngàn này. Ai ai cũng hồ hởi, cũng vui, đã nhiều lần tham dự thánh lễ đại trào, nhưng hôm nay vẫn diễn ra một cách đặc biệt, đặc biệt không phải chỉ đông vui với ngày Đại lễ kết thúc Năm Thánh Giáo phận, mà là ngày khai mở lại, tăng thêm những sức sống mới cho muôn người; và nhất là trong ngày này, ngày có thêm những hoa quả phục vụ mới, Giáo phận có thêm 12 tân Linh mục. Tưởng khép lại năm thánh là hết, nhưng không, mọi tín hữu trong Giáo Phận qua suốt năm học hỏi, tìm hiểu, đều cảm nhận đây là thời điểm mở ra cho một mùa lúa bội thu, nhờ những tay thợ mới được Chúa sai đến và nhất là hàng ngũ Yao Phu được củng cố.

Không vui làm sao được, với con số gần 250.000 tín hữu từng ngày chờ mong thêm những mục tử, nay đã có; không vui làm sao được khi con số trong hàng Linh mục của Giáo Phận tăng lên con số 76; không vui làm sao được khi những Yao Phu đang ngày càng tăng; không vui làm sao được khi những tay thợ này sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều bông hạt cho Chúa. Vui, nhưng phải quỳ gối và cầu nguyện nhiều hơn nữa, để cánh đồng của Chúa không phải là 250.000 bông hạt đã trổ sinh trong Chúa Kitô, mà còn hơn 1.350.000 bông hạt đang chờ đợi dòng nước mát Kitô tưới gội, đang trông chờ làn gió mát Thần Khí thổi đến. Một so sánh như đã cho chúng ta thấy vừa vui lại vừa lo, vui vì nhiều ơn huệ đã có và đang có, lo vì phải ra sức gặt hái cánh đồng lúa được Chúa trao phó với nhiều thử thách cam go.

Thánh lễ bế mạc và phong chức cho 12 linh mục do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ sự, có sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung và hơn 200 linh mục đồng tế; đông đảo tu sĩ nam nữ và hàng ngàn giáo dân tham dự. Khởi đầu, Đức Cha Micae, Giám mục Giáo phận chào cộng đoàn: “Trọng kính Đức Cha Phêrô quý mến, Kính thưa Cha Tổng, Quý Bề Trên, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Quý Yao Phu, Quý Chức cùng cộng đồng dân Chúa.

Thay mặt Giáo Phận Kontum, chúng tôi xin kính chào quý Cha Bề Trên, Quý Cha, Quý Bề Trên và quý khách. Xin cùng chúng tôi dâng lời cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho Giáo Phận Kontum, cách riêng cho Giáo Phận Kontum một Hội Yao Phu vừa tròn 100 tuổi và có thêm 12 tiến chức Linh mục hôm nay. Chúa là chủ lịch sử. Ngài viết chữ thẳng trên đường cong. Ngài luôn hiện diện và dìu dắt đoàn con trên đường chứng nhân Tin Mừng tình yêu. Xin hiệp ý cầu cho Giáo Phận Kontum thêm nhiều linh mục, tu sĩ, tông đồ giáo dân như các Yao Phu hơn nữa để phục vụ Tin Mừng yêu thương của Chúa.”

Trong bài giảng của Đức Cha Micae, khởi đầu nhắc đến ơn gọi của kitô hữu là sống chứng nhân Tin Mừng. Kế đến, với 12 tiến chức trước mặt, ngài nói lên tấm lòng mục tử của mình, ngài cảm thấy vui vì có thêm 12 tân linh mục, nhưng cũng “xót” vì trong số đó có 8 vị từ Giáo phận khác đến, trong giáo phận chỉ có 4 vị; càng đau lòng và choáng váng hơn nữa vì sau 160 năm loan báo Tin Mừng, lần này không có một vị nào là sắc tộc bản địa. Điều ngài muốn nói ở đây là toàn thể Giáo phận chưa dấn thân cách triệt để việc giáo dục, việc dâng hiến người địa phương; Ngài mời gọi mọi tín hữu hãy quyết tâm đầu tư cho lãnh vực đào tạo linh mục, nam nữ tu sĩ trong giáo phận, nhất là người bản địa: “Đây phải là một trong các công tác ưu tiên và cấp bách hàng đầu của cả giáo phận: của gia đình và xứ đạo, của các cha và của các tu sĩ, của mọi đoàn thể trong gia đình giáo phận.”

Việc sống đạo, sống đức tin, được ngài nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh, phải là điều được lưu tâm không ngừng. Ngài dùng hình ảnh bà mẹ có 7 người con bị chết vì đức tin, như là mẫu gương giáo dục đức tin và sống đức tin của mỗi tín hữu.

Kế đến, ngài nói lên tâm tình biết ơn anh chị em Yao Phu suốt những ngày tháng qua, Giáo phận còn và đức tin anh chị em nơi vùng sâu xa còn và tiến triển, là có phần đóng góp không nhỏ của Yao phu. Và Ngài mời gọi các Yao Phu: “Ngày lễ bế mạc Năm Thánh Yao Phu hôm nay được coi như là khởi đầu một giai đoạn sống đạo mới, giai đoạn truyền đạo mới với những quyết tâm mới. Quyết tâm sống gương mẫu người Yao Phu trong gia đình, nơi cộng đoàn, khắp mọi nơi. Cách riêng quyết tâm từ bỏ “tệ nạn say sưa” bấy lâu nay đã làm khổ gia đình và cộng đoàn cùng xã hội. Quyết tâm cùng Linh mục quản nhiệm chăm lo cho cộng đoàn được nuôi dưỡng dồi dào Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh. Quyết tâm lo cho các con em trong gia đình và cộng đoàn được học hành đến nơi đến chốn không? Học đạo học đời để trở thành người có đời sống hài hòa tốt đẹp cả đời lẫn đạo. Từ đó sẽ có nhiều con em được hướng dẫn và đào tạo trở thành tông đồ, trở thành linh mục tu sĩ thừa sai lo cho công cuộc truyền giáo.”

Sau cùng Đức Cha nhắn nhủ các tiến chức: 4 Điều Cần Nhớ:

1. Một nhớ: “Hãy nhớ tôi là một con người”. Một con người mỏng dòn yếu đuối, giới hạn, luôn cần được tôi luyện liên tục theo con đường nên trọn lành để thành người trưởng thành, biết sống hài hòa với mọi người và để phục vụ mọi người.

2. Hai nhớ: Con đường nên trọn lành chính là con đường thơ ấu của Hài Nhi Giêsu, con đừơng khó nghèo của Tin Mừng. Hãy cố giữ nếp sống giản đị nhất có thể, nhẹ nhàng nhất có thể, để dễ dàng “trở nên ngừơi của mọi người”.

3. Ba nhớ: “Tôi là người của Thiên Chúa”. Là người của Thiên Chúa, nên luôn bám theo Chúa, sống theo Lời Chúa dạy qua Hội Thánh. Hãy để Chúa làm chủ đời sống của mình. Đặc biệt qua đời sống cân đối hài hòa giữa ba chiều kích truyền giáo, phụng tự và bác ái xã hội để.

4. Bốn nhớ: “Tôi là linh mục trên mảnh đất truyền giáo”. Truyền giáo là Bản chất của Đạo, Bản chất của Giáo Hội, Bản chất đời sống đạo. Lại càng là bản chất đời sống linh mục. Lòng hăng say truyền giáo phải nung đốt ngày sống các con. Cần cảm nhận: “Khốn thân tôi, nếu tôi không loan báo Tin Mừng”. Loan báo Tin Mừng là công việc cấp bách và ưu tiên tuyệt đối trong cuộc đời linh mục các con. Tinh thần truyền giáo phải chi phối tất cả ngày sống và đòi hỏi phải sắp xếp mọi sinh hoạt theo bậc thang ưu tiên tuyệt đối này. Mất tinh thần truyền giáo, cuộc đời linh mục sẽ “thu về mình”, sớm bị chai lì và mất sức sống. Cao điểm của đời sống truyền giáo là bác ái yêu thương!”

Thánh lễ đã diễn tiến thật trang nghiêm và sốt sắng. Sau thánh lễ, 12 tân linh mục đã nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và biết ơn của mình với Giáo phận, các ngài cũng đã đoan hứa sẽ suốt đời phục vu Giáo Hội, cách riêng vâng phục Giám Mục Giáo phận, đấng bản quyền của họ.

Kết thúc thánh lễ, một đại diện Yao Phu đã chân thành cám ơn Quý Đức Cha, Quý Cha trong năm qua đã tận tình giúp tĩnh tâm, học hỏi lời Chúa… nhờ có Năm Thánh này, học được gặp nhau, gần Chúa hơn… và họ hứa sẽ trung thành với ơn gọi của mình, như lời Đức Cha đã nhắn nhủ trong bài giảng về tinh thần của Bà Mẹ trong bài đọc 1 sách Macabê quyển thứ hai. Kế tiếp là tân linh mục Đaminh Trần Văn Vũ đã đã diện các tân chức cám ơn tất cả cộng đoàn hiện diện.

Sau hết, Đức Cha Micae nhắn nhủ 3 điểm:

1. Xin toàn thể Giáo phận tiếp tục cầu nguyện cho ơn gọi Yao phu tiếp tục triển nở, được đào tạo; cụ thể là cầu nguyện cho Giáo Phận và Chính Quyền có cách giải quyết, đối thoại tốt nhất để ngôi trường lịch sử Cuenot 100 năm tuổi được trả lại cho Giáo phận.

2. Ngài kêu gọi mọi tín hữu, những người thành tâm thiện chí dồn hết tâm sức để đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân. Mục đích này là tối cần thiết, cấp bách để có nhân sự rao giảng Tin Mừng. Đây là ưu tiên tuyệt đối và cấp bách.

3. Cách riêng Ngài nhắn nhủ các Tân Linh mục hãy là những người mục tử khiêm tốn, cụ thể là đi con đường Giêsu đã đi, con đường Bét-lem, con đường nghèo khó, vâng phục và tự hạ; một Con Người sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết trên đồi.

Kết thúc lễ Kỷ niệm năm thánh Yao Phu 100 năm và truyền chức linh mục đã để lại trong lòng người dân miền núi Tây Nguyên, cách đặc biệt du khách gần xa về một trăn trở cho Giáo Hội, một day dứt cho việc đào tạo ơn gọi, một sự thôi thúc cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Kết thúc năm thánh Yao Phu bắt đầu mở ra một giai đoạn mới, nhiều thách đố mới, thách đố về lòng tin, thách đố về bao nhiều ngăn trở từ xã hội và môi trường chung quanh. Nhưng tin vào Chúa, anh em hãy vững tiến! Đừng sợ!
 
Tĩnh Huấn Liên Đoàn Công Giáo Miển Trung Đông Hoa Kỳ
Bùi Hữu Thư
19:35 15/11/2008

Tĩnh Huấn Liên Đoàn Công Giáo Miển Trung Đông Hoa Kỳ



Arlington, VA, ngày 15 tháng 11, 2008:
Hôm nay, ngày thứ bẩy 15/11/08, khoảng 130 linh mục tu sĩ và quý chức trong các cộng đoàn giáo xứ trong Miền Trung Đông Hoa Kỳ đã tụ họp tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington, Virginia để tham dự một buổi tĩnh huấn thường niên được tổ chức cho các quý chức trong Miền. Đây là năm thứ ba Miền Trung Đông có tổ chức sinh hoạt này. Năm 2006 khóa tĩnh huấn được tổ chức tại Giáo Xứ Thánh Helena, Philadelphia, Pennsylvania, năm 2007 tại Giáo Xứ Nữ Vương Việt Nam, Maryland, và năm nay tại Virginia. Đây là sáng kiến của cha cố Đinh Công Huỳnh với sự hỗ trợ của Đức Ông Trịnh Minh Trí, Chủ Tích Miền.

Các công đoàn tham dự gồm có: Giáo xứ Nữ Vương Việt Nam, Maryland, Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Richmond, VA, Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington,VA, Cộng Đoàn Đức Mẹ Lavang, Reston, VA, Cộng Đoàn Thánh Thomas Aquinas, Phila, Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang, Phila, Cộng Đoàn Thánh Giuse, Phila, Cộng Đoàn Đức Mẹ Thăm Viếng, Phila, Cộng Đoàn Đức Mẹ Lên Trời, Phila, Cộng Đoàn Thánh Helena, Phila.

Chuyến xe buýt từ Phila đã khởi hành từ lúc 5 giờ sáng để đến nơi cho kịp. Các nơi khác phải lái xe từ 1 đến 2 tiếng. Mọi người đã tề tựu tại Arlington, VA trước lúc 11 giờ. Riêng Cộng Đoàn Thánh Alice của cha Phêrô Nguyễn Xuân Quýnh phút chót phải huỷ bỏ chuyến đi vì có thánh lễ an táng ông Phêrô Phạm Văn Hoa mới bị thảm sát tại Upper Darby. Ngoài ra, vì có tang lễ bà cụ Anna Nguyễn Thị Thân lúc 10 giờ sáng tại giáo xứ CTTĐ, nên buổi tĩnh huấn phải dời lại vào lúc 11 giờ 30.

Hai giảng viên là Linh Mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy với đề tài “Tinh Thần và Trách Nhiệm của quý Chức” và Linh Mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng với đề tài “Trao Đổi Kinh Nghiệm Mục Vụ”. Cha Hy đã giảng rất đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của các quý chức trong các Hội Đồng Mục Vụ, Hội Đồng Tài Chánh, các ban ngành đoàn thể, ca đoàn. Cha luôn luôn dẫn chứng bộ giáo luật để minh định vai trò tham vấn của các Hội Đồng Mục Vụ hay Hôi Đồng Giáo Xứ. Trong phần giải đáp thắc mắc cha cũng giải thích cặn kẽ các thắc mắc về vai trò của thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa, việc ăn uống trước khi rước lễ, việc trao Mình Thánh cho bệnh nhân, việc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua và rất nhiều câu hỏi khác.

Cha Vượng bàn về “Những nguyên tắc chung cho cha xứ, cha phó, thầy sáu, Hội Đồng Mục vụ và các ban ngành đoàn thể theo giáo phận” và “Những yếu tố giúp cho cộng đoàn thành lập một hay nhiều hội đoàn thành công, phát triển vững chãi và lớn mạnh, đồng thời mang chiều kích đoàn kết, hiệp thông và xây dựng.”

10 vị chủ tịch giáo dân trong Miền đã họp riêng 40 phút với Đức Ông Trí và ông Bùi Hữu Thư, chủ tịch Giáo Dân Miền. Moi người chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, bầu cử, thành lập các đoàn thể, cùng nêu lên các thành qủa và các trở ngại.

Bữa ăn trưa được Miền Trung Đông đài thọ qua sự cung cấp của nhà hàng Thần tài với 6 món ăn thật ngon miệng. Việc sắp xếp hội trường được sự giúp đỡ của anh em Liên Minh Thánh Tâm, và đặc biệt là Đoàn Thanh Sinh Công Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington. Các em đã bầy bàn ghế từ tối thứ sáu, lo vật dụng cho bữa ăn và đi lấy thức ăn từ nhà hàng về. Các em cũng cùng với các anh Liên Minh Thánh Tâm dọn dẹp hội trường khi chấm dứt. Biểu ngữ chào mừng Ban Chấp Hành và Quý Chức trong Miền Trung Đông do anh Ngô Hoàng Văn, uỷ viên tài chánh thực hiện. Trong bữa ăn, các tham dự viên được giúp vui qua các bài hát Karaoke với anh Nguyễn Mạnh Hùng (VA), cha xứ Vượng (VA), Ông Đinh Văn Chính (Phila), anh Đỗ Thanh Liêm và chị Phan Phương Thảo (MD).

Thánh lễ bế mạc được cử hành vào lúc 3 giờ 45 chiều, các cha cầu nguyện cho các linh hồn trong Miền đã qua đời, đặc biệt là cha Giuse Vũ Như Huỳnh, Cha Đa Minh Trần Duy Nhất, Đức Ông Phêrô Nguyễn Thanh Long và ông Phêrô Phạm Văn Hoa mới qua đời. Mọi người chụp hình lưu niệm sau thánh lễ và chúc nhau ra về bình yên. Tạ ơn Chúa đã ban cho mọi người một ngày bổ ích về tinh thần, thoải mái về vật chất, và mang về rất nhiều kiến thức qua lời giảng dậy của các cha và chia sẻ của các quý chức khắp nơi. Hẹn gặp lại vào tháng 6, 2009 nhân dịp hành hương Mẹ La Vang do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức. Đức ông Trí cũng hẹn trở lại với giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington năm 2010 sau khi giáo xứ hoàn tất việc xây cất.

Đức Ông Trí chào mừng quan khách
Cha Xứ Nguyễn Đức Vượng
Cha Cố Đinh Công Huỳnh cầu nguyện cho linh hồn Phêrô Phạm Van Hoa
Cha Huỳnh giới thiệu Cha Nguyễn Khắc Hy
Quang cảnh hội trường
Quang cảnh hội trường
Hình chụp chung dưới Hội Trường trước khi cha Hy phải ra về
Các vị chủ tịch trong Miền Trung Đông
Thánh Lễ Bế Mạc
Hình chụp trước cung thánh trước khi ra về
 
Phong chức Linh mục và Phó tế tại Dòng Tên Việt Nam
Phêrô Trần Hoàn Chỉnh
22:17 15/11/2008
Phong chức Linh mục và Phó tế tại Dòng Tên Việt Nam

Thủ Đức (14/11/2008) – Tại giáo xứ Hiển Linh, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J đã dâng Thánh Lễ Tạ Ơn nhân dịp về thăm lại Nhà Dòng sau khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm giám mục Giáo Phận Bắc Ninh. Đức Cha Cosma là linh mục Dòng Tên Việt Nam đầu tiên được Tỏa Thánh bổ nhiệm làm giám mục. Đặc biệt, trong Thánh Lễ Tạ Ơn này còn có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giám mục Giáo Phận Thanh Hóa và Giám quản Giáo Phận Phát Diệm, quý cha Giáo Phận Bắc Ninh, quý bề trên, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý thân hữu của anh em Dòng Tên.

Nhân dịp này, Đức Cha Cosma cũng trao thừa tác vụ linh mục cho hai thầy Phó tế Anrê Phạm Hòa Lạc, S.J. và Đaminh Phạm Minh Thắng, S.J. cùng tác vụ Phó tế cho thầy Phêrô Đỗ Quang Dũng, S.J.

Trong tâm tình ngỏ với các tân chức, Đức Cha Cosma đã nhắn nhủ các tân chức về tinh thần phục vụ trong khiêm hạ với việc Ngài dùng hình ảnh con lừa Đức Giêsu cưỡi vào thành Giêrusalem để nhấn mạnh rằng các tân chức hôm nay cũng chính là những con lừa cho Đức Kitô.

Cuối Thánh Lễ, cha Tôma Vũ Quang Trung, S.J. Bề trên Giám tỉnh thay mặt anh em Dòng Tên nói lên lời tri ân chân thành đến Đức Cha Cosma, Đức Cha Giuse, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý thân nhân gia đình các tân chức và cộng đoàn Dân Chúa.

Sau đó, cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh đại diện Giáo Phận Bắc Ninh nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Cha Giám Tỉnh và anh em Dòng Tên Việt Nam vì đã “tặng” cho Giáo Phận Bắc Ninh một người con ưu tú là Đức Cha Cosma.

Trong lời đáp từ, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J. ngỏ lời cám ơn Đức Cha Giuse, quý bề trên, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý thân hữu và đặc biệt là anh em Dòng Tên đã đón tiếp trong tinh thần huynh đệ yêu thương.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo hội công giáo kháng cự lại chính quyền
Nguyễn Văn Quang
08:57 15/11/2008
Giáo hội công giáo kháng cự lại chính quyền

«Vào lúc mà chính quyền cộng sản bảo vệ quyền lợi của thành phần tham nhũng trong chế độ, thì giáo hội là chỗ nương tựa của những người thấp cổ bé miệng».

Hiện nay chưa phải là tình hình đoạn giao như ở Ba Lan trong những năm 1980, mà cũng chẳng phải là một hài kịch dễ thương như kiểu Don Camillo chống lại ngài thị trưởng cộng sản Peppone. Nhưng ở Việt Nam, từ mấy tháng qua, Giáo Hội Công Giáo đã bắt buộc phải đứng ra như là một thế lực duy nhứt có khả năng chống lại chế độ Hà Nội, và bắt buộc chế độ phải nghe theo.

Hình AP: Thái Hà
Ngay trung tâm thủ đô, cách thánh đường chánh tòa khoảng hai trăm thước, giữa khu du lịch, trên đất đai thuộc Giáo Hội từ thời thuộc địa Pháp, người ta dự trù mở một hộp đêm và một siêu thị. Đó là quyết định của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng là để trắc nghiệm khả năng đối kháng của Giáo Hội về hồ sơ này. Bụng làm, dạ chịu, vậy là Đảng ta phải lãnh đủ, vì ngày này qua ngày nọ, hàng ngàn giáo dân đã đến chiếm địa điểm liên hệ và tổ chức một cuộc biểu tình ngồi, ôn hòa và thầm lặng.

Ở Việt Nam, kể từ ngày cách mạng thành công hồi 1945 đến nay, đó là hiện tượng chưa từng thấy. Ngày 19 tháng Chín vừa qua, Đảng đã không nhượng bộ, đem công an trang bị súng và dùi cui đến bao vây khu đất, đưa xe ủi đến phá sập tường rào bao quanh địa điểm đầy tính tượng trưng của dân công giáo. Ngày hôm sau, mười ngàn tín đồ, với sự tham dự của toàn thể môn sinh của đại chủng viện, tề tựu tại địa điểm, đọc bài "kinh cầu nguyện cho hòa bình" của Thánh François d'Assise. Rồi, chung cuộc lại, thể diện bên nào nấy giữ, vì cuối cùng nơi chốn đó đã biến thành...công viên.

Nhờ ơn Chúa, Tòa Khâm Sứ ngày xưa không biến thành một địa điểm thương mại bé nhỏ. Nhờ Đảng cộng sản, nhà nước Việt Nam cho thấy mình không chịu áp lực của những người đại diện Tòa Thánh Vatican.

Giữa những thế lực đã từng đọ sức nhau từ một nửa thế kỷ qua, những người cộng sản và các giám mục Việt Nam đã biết rành thực chất của nhau. Ở Hà Nội, hai bên đã tồn tại trong một thế chung sống bắt buộc và căng thẳng, thường là đau khổ chớ chẳng phải mặn nồng đối với người công giáo.

Sáu triệu giáo dân của đất nước (7% của 85 triệu dân chúng) rất đoàn kết đàng sau Đức Hồng Y Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn, hai mươi sáu Giám Mục và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức Cha Ngô Quang Kiệt.

Phía bên kia, những người cộng sản chia ra làm hai phe, phe bảo thủ già nua, chạy theo Đảng cộng sản Trung Quốc. Còn những người cộng sản trẻ hơn, thì chạy theo hậu thuẩn của Mỹ để cho đất nước Việt Nam khỏi rơi vào móng vuốt của con cọp Bắc Kinh, kẻ thù truyền kiếp và dễ ghét của Việt Nam. Theo như nhận xét của một nhà báo trẻ ở Hà Nội thì "Mỹ là kẻ thù của chúng tôi cách nay ba mươi năm, Pháp cách nay sáu mươi năm, còn Trung Quốc là kẻ thù liên tục từ bốn ngàn năm nay".

Cuộc xung đột hiện nay giữa người công giáo và cộng sản, liên hệ đến đất đai và nhà cửa do Việt Minh tịch thu hồi 1945. Tưởng nên trở về quá khứ để hiểu vấn đề một cách tường tận hơn.

Sau Hiệp Định Genève năm 1954 và việc chia đôi đất nước, một triệu người Bắc, trong số đó có sáu trăm ngàn người công giáo, di cư vào Nam, theo thỏa hiệp ghi trong Hiệp Định. Nhưng, ở Hà Nội, giáo hội công giáo gần như chẳng còn gì, linh mục còn ở lại thường bị cầm tù hay bị truy hại, đến đổi họ gần như bị mất trí.

Giữa những năm 1980, sau năm năm lưỡng lự, Việt Nam theo gương của người anh cả Trung Quốc nên cũng bắt đầu cởi mở kinh tế, lôi cuốn được một số đầu tư ngoại quốc và dè dặt tôn trọng một số tự do cá nhơn. Đến giữa những năm 1980, các nhà thờ miền Bắc đều bị cộng sản đóng cửa. Sau đó tình trạng hạn chế được cỡi mở hơn.

Ngày nay, ba trăm năm mươi ngàn người công giáo chuyên cần đi nhà thờ Hà Nội, và năm trăm năm mươi ngàn ở Hải Phòng. Theo Giám Mục Joseph Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa, thì trước kia Giáo Hội không thể truyền bá Phúc Âm cho những người ngoại đạo, giờ đây, trái lại, các chủng viện đều đầy ắp người. Đức Cha Linh cho rằng Giáo Hội công giáo là cộng đồng duy nhứt, trong quần chúng nhơn dân, dám nói lên tiếng nói của mình. Chỉ có công giáo mới mạnh dạn biểu tình công khai.

Tương quan lực lượng giữa những nhà tư tưởng của Đảng cộng sản và tín đồ đã được đảo ngược, nhứt định là nhờ kinh tế phát triển, để cho Việt Nam trở thành "con rồng nhỏ" trong khu vực. Ngày nay, đất nước đã tràn ngập vốn đầu tư từ Nhựt Bổn, Triều Tiên, Đài Loan, Tân Gia Ba, và mới đây, từ Dubaï và A-Rạp Xê-Út. Một nhà ngoại giao Tây phương cho biết là hiện đang có dự án bất động sản lên tới bốn mươi tỷ, trong đó có việc xây dựng một Dubaï mới. Một nhà kinh tế ở Hà Nội tiết lộ là Việt Nam đã trở thành nơi rửa tiền mờ ám của hành tinh.

Trong khu Hoàn Kiếm, quanh nhà thờ do người Pháp xây cất trước kia, một thước vuông đất lên tới 20.000 Mỹ kim, gấp ba lần giá cả của trung tâm Băng Cốc. Dĩ nhiên, trong một chế độ với nền hành chánh xô-viết chạy theo chủ nghĩa tư bản phôi thai thì Nhà Thờ phải tìm cách thu hồi lại những tài sản của mình đã bị tịch thu. Trên đất nước Việt Nam có hằng hà sa số những loại tài sản như vậy.

Ở Huế, đế đô cũ của Việt Nam, một chủng viện nhỏ đã trở thành khách sạn sang trọng của thành phố. Một nhà thờ ở Hà Nội đã biến thành kho hàng. Ở Đà Lạt, người ta đã treo một ngôi sao đỏ trên đỉnh nhà nguyện của viện đại học. Tu viện Hà Nội đã lột xác thành nhà thương. Một cơ sở của các dì phước ở thành phố Hồ Chí Minh, nay đã thành nơi nghe dĩa ca nhạc, trường dòng Huế thành siêu thị!

Mỗi miếng đất giá bằng vàng khối. Một nhà ngoại giao Anh giải thích: "Những người công giáo lão thành ủng hộ Giáo Hội trong cuộc tranh đấu này, vì việc hoàn trả tài sản của Giáo Hội sẽ tạo ra một tiền lệ. Đảng cộng sản sau đó sẽ bị bắt buộc phải hoàn trả không biết bao nhiêu là tài sản cho những người sở hữu chủ cũ."

Như vậy là Đảng cộng sản không chịu hoàn trả gì hết, nhưng không vì vậy mà Đảng ở thế mạnh. Vì kinh tế đang âm ỉ, có mùi khét, sắp bùng nổ đến nơi. Y như rằng, trên đường phố Hà Nội, những nhà tư bản mới, phô trương sự giàu có sung túc của mình, họ nghinh ngang chễm chệ trên những chiếc xe hơi hiệu Porsche Cayenne, những mặt hàng sang trọng tranh chỗ trên những cửa hiệu trong hành lang các khách sạn năm sao, và thành phố Hà Nội, dưới tác động của mấy xe ủi đất của nhà thầu xây cất, đã mất đi vẻ duyên dáng xa xưa.

Vậy mà, trên vũng lầy của một đất nước không khéo quản lý, với những chi thu công cộng mờ ám, lạm phát hàng năm lên tới 27%, nhà chòi của dân nghèo mọc lên hai bờ sông Hồng như cỏ dại, và cha xứ nhà thờ rửa tội 9.000 đứa bé trong một năm, vì Giáo Hội thu hút những cặp thanh thiếu niên, và vì nhà thờ đã lôi cuốn được quần chúng.

Lương tháng kỷ sư được 100 Euros một tháng, lương bộ trưởng được 250 Euros và, theo một cán bộ xuất sắc thì "với đồng lương như vậy làm sao khỏi bị cám dỗ, vì mỗi tháng ít ra cũng phải có 300 Euros mới đủ cho một gia đình". Việt Nam sống trong một cảnh hoảng loạn tâm thần, giữa hai cái thực tế, một là của những ngài tổng bộ trưởng đi xe con bóng loáng, tự tạo dinh thự cho mình và hai là của một thế lực chẳng còn chút thẩm quyền đạo đức. Hãy nhìn cảnh tượng hàng ngày trên đường phố cũng đủ thấy. Một người đi xe gắn máy bị công an huýt còi, nhưng cứ thản nhiên mĩm cười chạy đi, trong khi thày công an mệt mỏi rượt đuổi, dưới cảnh chế nhạo của đám đông trên đường.

Trong bối cảnh thời hậu-cộng sản, vô luật lệ và chẳng quyền hành gì, Giáo Hội ban bố cho kẻ nghèo hèn, trêu cợt người quyền thế, nên được coi như nơi chốn nương thân. Vùng châu thổ sông Cữu Long cho thấy một khung cảnh ngoạn mục về sự cải tiến của đức tin đó. Những thành phố nhỏ bé mà lại xây dựng lên những giáo đường thênh thang. Ở Hà Nội, chỉ cần Đức Tổng Giám Mục đặt tượng Đức Mẹ đàng sau hàng rào cũng đủ để dân chúng tụ tập đến đó cầu nguyện.

Thế thì đừng ngạc nhiên khi công giáo tạo bất hòa ngay bên trong Đảng cộng sản Việt Nam. Tình hình đó thể hiện, hồi mùa thu năm nay, qua việc bộ máy tuyên truyền nhà nước đả kích mạnh mẽ Đức Cha Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, người đã tuyên bố: "Khiếu kiện đất đai đã phổ biến ở Việt Nam vì luật pháp nhà nước không công nhận quyền sở hữu, cho nên tình trạng đó tạo điều kiện cho nhiều vụ tham nhũng."

Như vậy là phủ binh phủ, huyện binh huyện, Giáo Hội binh vực quyền lợi của người dân ngắn cổ bé miệng còn Đảng ta thì bảo vệ đặc quyền đặc lợi của cán bộ tham nhũng. Tất cả các giám mục đều có một thái độ tự do tuyệt đối so với thế lực cầm quyền, như chừng thế lực này đã mất đi khả năng gây phiền hà.

Trong mọi trường hợp, Đảng đang bước vào một thời kỳ khó khăn xã hội cuối cùng, vì lẽ những người cộng sản bảo thủ Việt Nam ngày nay bị bắt buộc phải dựa vào những đồng chí Trung Quốc để trấn áp phái cải cách. Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã được Đức Giáo Hoàng Benoît XVI tiếp kiến năm ngoái ở La Mã, đã bị phe chống đối làm cho suy yếu đi. Một hồi kết cuộc buồn tênh của một Đảng cộng sản, từ lâu nay đã tràn ngập vinh quang, mà phải cầu cạnh Trung Quốc, kẻ thù của bốn ngàn năm, che chở để đương đầu lại chính đất nước mình!

(Nguồn: Par François Hauter, envoyé spécial à Hanoï, Le Figaro 13/11/2008)
 
Tin cấp báo: Đang giửa đêm nay, Thái Hà lại bị tấn công!
PV VietCatholic
11:38 15/11/2008
THÁI HÀ - Linh mục Giuse Nguyễn văn Thật, phó bề trên Tu viện DCCT Thái Hà vừa báo tin cho Tỉnh Dòng và cho VietCatholic biết tin lúc 22g30 tối ngày Thứ Bảy 15/11/2008 (giờ Việt Nam) tin khẩn báo như sau:

"Vào lúc khoảng 22 giờ, chính quyền phường Quang Trung, quận Đống Đa, công an khu vực do ông Ca, phó chủ tịch dẫn đầu, có ông chủ tịch Mặt trận, ông Hưng, công an khu vực đã đến Tu viện gặp các linh mục trong tu viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, trong khi đó họ cho người đến đập phá Đền thánh Giêrađô. Hiện tại chuông Nhà thờ đã được kéo lên và bà con giáo dân đang kéo đến rất đông. Đây là cuộc tấn công có tổ chức của chính quyền vào Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà đang lúc nửa đêm. Xin khẩn báo và xin mọi người cầu nguyện cho Thái Hà trong cơn nguy cấp".

Đang khi đó một giáo dân từ Thái Hà viết email cho VietCatholic thông báo như sau:

"Bây giờ là 23h đêm tại Thái Hà. Cộng đoàn dân Chúa đã kéo về nhà thờ Thái Hà khá đông. Quan sát, chúng tôi cũng thấy một số linh mục trong giáo hạt Hà Nội cũng trở về Thái Hà. Đám người gây rối đang tìm cách lỉnh đi. Những vị chính quyền Phường, hay Quận gì đó cũng đã tìm cách đi ra khỏi Tu viện. Nhưng những nhân viên an ninh chìm đi lẫn vào trong giáo dân. Hiện tại, giáo dân đang tụ tập trong nhà thờ cũng như ngoài sân nhà thờ. Họ lẩm nhẩm đọc kinh khẩn nguyện trong ôn hòa và bình tĩnh. Các linh mục và tu sĩ mặc áo dòng đen, đeo thánh giá lớn, đang cùng một số giáo dân cố gắng gìn giữ bầu khí ôn hòa trong nguyện cầu.

Xem ra lúc này, đám dân gấy rối đã rút đi nhiều khỏi cổng đền Giêrađô. Khá đông trong số họ đã kéo nhau ra cổng bệnh viện và phố Nguyễn Lương Bằng
."

Tiếp theo đây, thông tín viên của VietCatholic từ Thái Hà đưa tin như sau:

THÁI HÀ LẠI BỊ TẤN CÔNG

Hồi 22 giờ ngày 15 tháng 11 năm 2008, một đám người hung hăng kéo đến đòi phá Đền Giêrađô. Truớc đó, một toán công an mặc cảnh phục đã đứng đầy đường lối vào Nhà thờ Thái Hà, phía trong, đám nguời kéo đến đòi phá cổng đền. Họ hô lớn tiếng đòi phá cổng đền Giêrađô.

Trong đám đông lố nhố, hung hãn, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của ông Trần Văn Quang - Chủ tịch UBND phường Quang Trung; ông Minh - Trưởng Công an phường Quang Trung; ông Hoan - Chủ tịch MTTQ phường; một số rất đông các chiến sĩ công an mặc sắc phục.

Trong cảnh hỗn loạn, Nhà thờ Thái Hà đã phải đổ một hồi chuông thật dài.

Chúng tôi thấy một số giáo dân quì gối trước tượng Mẹ Công lý tha thiết khẩn nài sự bình an xuống trên giáo xứ. Nhiều phụ nữ vừa cầu nguyện vừa khóc. Tiếng nấc nghẹn ngào của những phụ nữ này hoà trong tiếng chuông ngân, tiếng la hét của một số người tự xưng là công dân phường làm cho bầu khí thật ngột ngạt, đầy mầu sắc chết chóc.

Đám quần chúng sau một hồi la hét, một số tự nhiên xông vào đánh nhau. Sau đó chúng đuổi nhau vào nhà thờ gây náo loạn. Những thanh niên này đầy mùi rượu.

Một nhóm người bắt đầu phá đền Giêrađô thì có một người lớn tuổi nói rằng: “Chờ sự chỉ đạo”.

Giáo dân kéo đến ngày một đông và sau đó đám người kia phải giải tán.

Sau đó, Công an Hưng - phụ trách hộ tích hộ khẩu, quay lại cổng đền định vào nhà thờ thì bị nhân dân phản đối và truy vấn về những hành động vừa rồi của đám người kia, thì anh ta bỏ đi.

Chưa biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
 
Tình hình Thái Hà từ 0 giờ15 đến 1giờ 15 sáng ngày 16 tháng 11 năm 2008 (giờ Hà Nội)
PV. Vietcatholic
19:43 15/11/2008
Tình hình Thái Hà từ 0 giờ15 đến 1giờ 15 sáng ngày 16 tháng 11 năm 2008 (giờ Hà Nội)

Bây giờ là 0h15 ngày 16/11/2008 tại Thái Hà. Đám đông được bảo kê của công an và chính quyền đã đi khỏi Đền Giêrađô. Đèn điện trong khu vực Đền dường như tắt hết. Một số giáo dân cho biết, đến lúc này dường như Đền Thánh chưa bị hư hại gì. Các thanh niên nam nữ Công Giáo ở trong khuôn viên nhà thờ vẫn còn khá đông. Họ ngồi cầu nguyện trước tượng Nữ Vương Công Lý. Một số nhóm khác đang ngồi hướng mắt ra phía trước cổng nhà thờ, canh chừng những kẻ gian đột nhập. Tiếng kinh nguyện của các cụ già dường như đã dịu lại, dường như không con những tiếc nấc nữa. Các cháu nhỏ cũng theo cha mẹ mình đến nhà thờ cầu nguyện cho sự bình yên của giáo xứ đêm nay. Xung quanh nhà thờ, bóng đèn điện được bật sáng. Các ngọn nến trước ngai tòa Nữ Vương Công Lý được thắp lên. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức trong đêm nay, nếu có thêm những động thái phức tạp tại Thái Hà.

Bầu khí Thái Hà lúc này (1h15 ngày 16/11/2008) đã bình yên trở lại. Những kẻ gây rối cũng đã rút khỏi trụ sở phường Quang Trung. Một số giáo dân cho biết, họ đã nhận được mặt của những kẻ gây rối đêm nay. Trong khuôn viên nhà thờ hiện tại vẫn còn những nhóm thanh niên thiếu nữ túc trực và cầu nguyện trước tượng Nữ Vương Công Lý. Các cụ già nằm nghỉ ngay hành lang Tu viện. Các em nhỏ đã theo cha mẹ về nhà nghỉ đêm. Một số thanh niên vừa mới biết chuyện qua thông tin trên Internet, bây giờ mới phóng xe tới. Họ dựng xe trong khuôn viên Tu viện và ra cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ. Đèn điện ngoài cổng nhà thờ vẫn được bật sáng. Các bóng đèn xung quanh nhà thờ thì đã được tắt đi. Cảnh vật xung quanh nhà thờ và Tu viện im lìm trong bóng đêm. Có lẽ từ giờ đến sáng, Thái Hà sẽ được bình yên vô sự. Ước mong lắm thay!
 
Chính quyền tấn công nhà thờ Thái Hà ngày lễ Các thánh Tử Đạo Việt Nam
Gioan Nguyễn Thạch Hà
20:15 15/11/2008
THÁI HÀ - Hà Nội, 0giờ45, ngày 16 tháng 11 năm 2008

Điện thoại khắp nơi báo tin giáo xứ Thái Hà tiếp tục bị tấn công trong ngày lễ Các thánh Tử đạo Việt Nam. Mấy chị hàng xóm ngoại giáo ở gần nhà thờ đã gọi điện bảo chúng tôi: “Mày lên nhà thờ mà xem chúng nó đang làm gì nhà thờ chúng mày đấy. Chúng nó hết liêm sỉ rồi”.

Chúng tôi tức tốc chạy tới nhà thờ. Ngay đầu cổng bệnh viện Đống Đa, chúng tôi gặp một nhóm công an mặc sắc phục, mặt lạnh như tiền, nhưng không che dấu được vẻ hoang mang, lo lắng.

Trước cổng Đền Thánh Giêrađô, một đám đông hỗn loạn, đang hò hét, đòi phá cổng đền. Trong đám người này, chúng tôi nhận thấy những khuôn mặt rất quen thuộc đã từng hò hét đòi giết Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục nhà thờ Thái Hà. Ngoài các vị lãnh đạo phường Quang, chúng tôi thấy có sự hiện diện của ông Hoan - Chủ tịch UBMTTQ phường Quang Trung; bà Chung, bà Thoa, bà Cầu… thuộc hội Phụ nữ phường. Những cán bộ Phụ nữ này rất hung hãn, la hét, chửi bới.

Khi thấy đám đông hung hăng đòi phá cổng đền, một người lớn tuổi đã nói: “Phải chờ sự chỉ đạo ở trên”. Sau đó, một số công an lui về phía bên trong Bệnh viện Đống Đa. Họ nói: “Chúng ta tránh đi, chờ bọn Điện lực xuống hỗ trợ”. Có lẽ sau một hồi không thấy ai xuống hỗ trợ, đám đông đã tự động giải tán và kéo nhau về phường Quang Trung. Nhiều người lương dân trong khu vực cho biết: “Nhóm người này được phường Quang Trung tổ chức tụ tập tại phường Quang Trung ngay từ buổi chiều.”

Chúng tôi có gặp một số linh mục và được các ngài cho biết, đây là lần thứ hai Đền thánh Giêrađô bị đám người hung hãn đòi phá. Một lần vào ngày 21/9/2008 - một ngày kinh hoàng đối với giáo dân và các linh mục Thái Hà và ngày hôm nay - 15/11/2008, ngày lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các vị linh mục còn cho biết, một số người tự xưng là công dân đi theo ông Ca phó chủ tịch phường Quang Trung vào trong nhà thờ. Khi bị các linh mục truy vấn về tư cách, thì họ ú ớ và bỏ về.

Cũng cần biết khu đất đền Giêrađô toạ lạc là khu đất của nhà thờ Thái Hà. Ngôi đền hiện thời được nhà thờ cải tạo từ ngôi đền cũ vào cuối năm 2007. Các công văn chính quyền gửi nhà thờ Thái Hà khẳng định khu đất đền Giêrađô không nằm trong thuở đất cha Vũ Ngọc Bích “bàn giao???” cho Nhà nước quản lý.

Nhiều giáo dân chúng tôi gặp cho biết họ rất bức xúc về sự việc vừa qua. Nhiều người trong số họ sẵn sàng cho cuộc tử đạo nếu đền Giêrađô bị chính quyền cưỡng đoạt. Họ đã một lần vì sự bình yên của quê hương nên chấp nhận để nhà cầm quyền cưỡng đoạt cách phi pháp khu đất hiện đang là công viên 1/6.

Bây giờ là 0giờ45, giờ Hà Nội, nhà thờ Thái Hà tạm yên. Một số giáo dân cùng các linh mục vẫn đang tiếp tục đọc kinh cầu nguyện tại sân nhà thờ. Đêm nay, họ lại thức để mong chờ công lý và quyền từ do tôn giáo rực sáng trên quê hương Việt Nam.

Bầu khí Thái Hà lúc này (1h15 ngày 16/11/2008) đã bình yên trở lại. Những kẻ gây rối cũng đã rút khỏi trụ sở phường Quang Trung. Một số giáo dân cho biết, họ đã nhận được mặt của những kẻ gây rối đêm nay. Trong khuôn viên nhà thờ hiện tại vẫn còn những nhóm thanh niên thiếu nữ túc trực và cầu nguyện trước tượng Nữ Vương Công Lý. Các cụ già nằm nghỉ ngay hành lang Tu viện. Các em nhỏ đã theo cha mẹ về nhà nghỉ đêm. Một số thanh niên vừa mới biết chuyện qua thông tin trên Internet, bây giờ mới phóng xe tới. Họ dựng xe trong khuôn viên Tu viện và ra cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ. Đèn điện ngoài cổng nhà thờ vẫn được bật sáng. Các bóng đèn xung quanh nhà thờ thì đã được tắt đi. Cảnh vật xung quanh nhà thờ và Tu viện im lìm trong bóng đêm. Có lẽ từ giờ đến sáng, Thái Hà sẽ được bình yên vô sự. Ước mong lắm thay!
 
Cuộc thương khó mở màn ngày lễ Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lạc Việt
21:46 15/11/2008
CUỘC THƯƠNG KHÓ MỞ MÀN NGÀY LỄ THÁNH TỬ ĐẠO

Lúc này là 0 giờ 30, còn khoảng 100 giáo dân Thái Hà đang canh thức ở sân nhà thờ, trước tượng Đức Mẹ.

Giáo xứ một lần nữa lại trải qua một cơn kinh hoàng khi bị những người lạ khủng bố nhà thờ và tu viện trong sự hiện diện của các cán bộ và công an.

Sự kiện diễn biến từ chập tối: Khoảng 19 giờ cha Bề trên-Chính xứ Mát Thêu Vũ Khởi Phụng đang cử hành thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam và cầu nguyện cho công lý và sự thật, đặc biệt cho giáo xứ An Bằng.

Cũng thời điểm ấy, thanh niên đã tụ họp ở trụ sở của Đoàn Thanh Niên, ngay cổng nhà thờ Thái Hà hát hò inh ỏi. Trong khi đó, các khu vực gần nhà thờ các cảnh sát và dân chúng tập trung tại đồn CA phường Quang Trung, cách nhà thờ khoảng 500 m, tại khu Linh địa Đức Bà mà nay đã bị cưỡng chiếm làm vườn hoa, tại phố Đức Bà, phía sau đền thánh Giêrađô.

Khoảng 22 giờ, tức là giờ đóng cổng nhà thờ, xuất hiện một đám đông khoảng 50 người đi đến khu vực cửa Đền Giêrađô. Một số là người của hội phụ nữ phường Quang Trung. Có khoảng 20 dân phòng, cảnh sát và cả công an như ông Hưng CA khu vực, ông Minh va ông Bình. CAQ Đống Đa cũng hiện diện ở phía trước và rất đông cảnh sát cơ động ở phía sau Đền Giêrađô, trên phố Đức Bà.

Họ đốc thúc nhau “đeo băng” vào để “làm việc”. Họ hò hét và chửi bới các giáo dân và linh mục. Họ đập cửa nhưng không có búa nên không ăn thua.

Một số giáo dân lập tức quay phim chụp ảnh. Đám người hung hăng kia, đến sinh sự với các giáo dân và đòi tấn công những người quay phim chụp ảnh. Họ các đòi đánh nhưng bị giáo dân ngăn chặn.

Lập tức có một số người tự hô là bị đánh, rồi một số nằm vật xuống và ăn vạ. Trong khi đó, các máy quay phim và chụp ảnh của nhóm người kia bắt đầu họat động. Có bà còn lao vào túm lấy một chú đệ tử đứng gần rồi hô hoán rằng bị giáo dân đánh. Đám đông hỗn độn vài phút.

Ngay lúc ấy chuông nhà thờ đổ bất thường một hồi dài. Khoảng 15 phút sau khi nghe tiếng chuông, giáo dân bắt đầu đến nhà thờ khá đông. Có sự hiện diện của giáo dân các giáo xứ Thái Hà, Hàng Bột, Hàm Long và Nhà thờ Chính Tòa. Cả cha Giuse Nguyễn Văn Lý, chính xứ Hàm Long, quản hạt Hà Nội cũng có mặt.

Trong lúc nhóm người đang đến sinh sự, gây rối và ăn vạ ỏ ngòai cổng Đền Giêrađô, thì một nhóm cán bộ và thuờng dân kéo vào nhà thờ đòi gặp các linh mục để “làm việc”. Nhóm này có các cán bộ và công an phường quen mặt như ông Ca, ông Hoan CT MTTQ Phường, ông Quang, Bình, Cường (CAQ).

Nhóm thường dân và cán bộ này gặp cha Nguyễn Văn Thật ở sân nhà thờ. Họ kết án giáo xứ xây dựng trên đất Đền Giêrađô và họ đòi vào phòng khách để làm việc. Một người mang thường phục hung hăng nhất. Ông này yêu cầu cha Thật “làm việc” với các cán bộ. Cha Nguyễn Văn Thật nói: “Ông lấy tư cách gì để yêu cầu các linh mục làm việc”. “Tư cách công dân”- người ấy nói. “Công dân thì không đủ tư các làm việc ở đây!”-Cha Thật trả lời.

Thế là họ cứ lao vào phòng khách ở tầng trệt tu viện. Tại đây họ gặp cha Bề trên-Chính xứ Vũ Khởi Phụng.

Trong lúc ấy, tiếng hô, tiếng đập ở Đền Giêrađô càng ngày càng nhanh, mạnh và nhiều hơn. Linh mục Nguyễn Văn Thật, phát hiện ra âm mưu thâm độc của các cán bộ, ngài nói: “Các ông cho một nhóm người đến đòi làm việc với các linh mục, một nhóm khác đi phá Đền ngoài kia, các ông vi phạm tự do tôn giáo, yêu cầu các ông đi về, làm việc gì để đến mai ban ngày. Bây giờ đêm rồi các linh mục cần ghỉ ngơi!”

Đám người tấn công đền bằng tay không vẫn hung hăng. Thấy thế các cha yêu cầu ai là giáo dân thì vào nhà thờ. Biện pháp này cùng với những hồi chuông trống và thái độ cương quyết của các linh mục đã khiến các giáo dân rút về nhà thờ thay vì đứng ở cổng Đền như trước.

Lúc này giáo dân ngồi dọc ngõ 180 phía trước và bên hông nhà thờ để bảo vệ. Ông CA Hưng cũng ở đó, nhiều giáo dân đang chất vấn viên công an này về cái thói vô đạo của bkhi dẫn đầu đòan người đến khủng bố tu viện trong đêm khuya.

Trong khi ấy một số “thanh niên” mặc thường phục lao xe máy đến đứng ở cổng chính nhà thờ thám thính. Khoảng một chục dân phòng khác đứng trước cửa bệnh viện, cách xa cổng nhà thờ khoảng 40 m. Còn ngay tại Đền Giêrađô có mấy ông trung niên đang bày cờ ra đánh giữa đường, dưới ánh điện của Đền Thánh Giêrađô. Mấy người này cũng đang tìm cách gây hấn với các giáo dân.

Cha Khải ra bên ngoài nhà thờ mời gọi mọi người rút vào nhà thờ cầu nguyện. Các giáo dân cứ đẩy ngài vào bên trong vì sợ những kẻ xấu lợi dụng cơ hội cắn trộm. Khi các giáo dân đã vào hết trong sân nhà thờ, ngài mời gọi mọi người tĩnh lặng, cầu nguyện và tỉnh thức; tránh để bị người ta lợi dụng và cũng để mỗi người đứng vững trong cơn thử thách, vì “ma quỷ thù địch của anh em đang rảo quanh tìm mồi cắn xé”. Ngài cũng nhắc nhở những người hiện diện phải đón nhận sự kiện đau thương này như một cơ may để tạ ơn Chúa, vì giáo xứ đã được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa.

Khoảng 1 h 30 chúng tôi đi vòng một hồi quanh khu vực thì thấy mọi sự đã êm. Cảnh sát cơ động sau Đền Giêrađô đã lủi đi đâu không rõ. Các dân phòng phía trước bệnh viện lối dẫn vào cổng nhà thờ cũng hết. Ngoài Linh địa Đức Bà xe cảnh sát không còn. Riêng đồn Ca phường và Trụ sở UBND phường Quang Trung điện vẫn sáng choang. 2 giờ đêm 16.11 đến nhà thờ giáo dân vẫn đang đầy ở sân canh thức./.

Lạc Việt CSSR
 
Hà Nội, nước lớn rồi đấy!
Nam Hải
22:32 15/11/2008
Đi trong nước lũ tìm Công Lý, Mở lối cho dân hưởng Thái Hòa!

Cuộc tranh đấu đòi Công Lý của giáo dân Hà Nội triển nở qua chíến dịch cầu nguyện trong ôn hòa do Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khai mở coi như đã đi vào một ngã rẽ và để lại nhiều dấu ấn khó phai mờ:

A. Phần vật chất.

Sau ngày 19-9-2008, cả hai khu đất ở Toà Khâm Sứ và Linh Địa Thái Hà, không quay trở về với nguyên chủ là Tòa Gíám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà. Nhưng các quan, cán tham ô của nhà nuớc Việt cộng cũng hoàn toàn thất bại, trắng tay, không thể hoàn thành cuộc “ cách mạng” cướp công thổ của nhà Chúa rồi vẽ họa đồ, chia lô bán lấy tiền bỏ túi riêng. Đây là cuộc ăn cướp thất bại nhục nhã nhất của Việt cộng sau hơn sáu mươi năm áp đặt chế độ vô đạo trên toàn cõi Việt Nam. Một bài học quan cán Việt cộng phải nhớ đời!

B. Mặt tinh thần.

Cuộc tranh đấu vì Công Lý ấy, đến nay chưa có dấu hiệu ngưng lại hay tàn lụi. Trái lại, còn nhiều ảnh hưởng và có nhiều cơ hội vươn lên với những dấu ấn đặc biệt, không dễ gì mờ phai trong lòng người dân Việt. Bơi vì:

· Lời mời gọi đi tìm Công Lý. “Nếu ai vì cầu nguyện mà phải đi tù, thì tôi sẽ đi tù thế cho họ (TGM Ngô Quang Kiệt).

Ngày nay người ta có được một cơ hội thật tốt để chứng thực gía trị

lời nói của vua Quang Trung khi dẫn quân ra bắc là: “Ngòi bút của Ngô Thời Nhiệm có sức mạnh như trăm vạn binh”

Thật vậy, sau hơn sáu mươi năm miệt mài theo đuổi sách lược khủng bố nhân dân, nhà nước Việt cộng đã hãnh diện là tác gỉa và đã đứng trên đỉnh vinh quang của hàng trăm ngàn cái chết oan khiên từ bắc chí nam do sách lược bạo tàn của họ gây ra. Theo sách lược ấy, khi thì chúng lặng lẽ đến gõ cửa rồi bịt mắt, bịt mặt ngưòi dân, dẫn đi trong đêm tôí. Khi thì chúng nhân danh đảng khua chiêng đánh trống múa dao mở hội đấu tố người giữa ban ngày. Kết qủa của cả hai phương án này đều giống nhau: Người bị dẫn đi, không có lối quay về. Riêng người ở lại thì chỉ biêt nhìn nhau bằng đôi mắt trắng và lòng nghi kỵ. Ngay vợ chồng, cha con anh em còn không dám tin nhau, nói chi đến tình hàng xóm láng giềng, bạn hữu.

Vì thế, người ta thường cho rằng, dưới cái gọng kìm ác độc ấy, nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ có cơ hội tụ họp lại với nhau chừng mươi, lăm người để đòi lại những gì đã bị Việt cộng cướp mất. Và dĩ nhiên, khi nhìn cảnh sống trong lo sợ tột cùng của cà nhân dân, nhà nước Việt cộng hãnh diện và tự hào lắm. Bởi vì, bất cứ nơi nào có dấu ấn của cái dép râu là nơi ấy, ngoài cái chết là nỗi lo sợ và dôi trá của cán cộng dẫn đầu.

Nay, dẫu như cái lòng độc ác vô đạo của Hồ chí Phèo vẫn còn ở trên đỉnh cao trong hệ tư tưởng của đảng cộng, nhưng cái thời hoàng kim của đôi dép râu xem ra đã tận số. Nó đến ngày tận số, vì ngưòi dân đã đạp đổ sự sợ hãi. Họ đã lấy lại niềm tin và nắm lấy tay nhau đi lên theo tiếng gọi Công Lý. Tiếng gọi Công Lý bước đầu nghe như rất xa lạ, vì không có âm thanh sắt máu, va chạm từ những con dao độc ác quen thuộc, nhưng là tiếng khai mở từ trong lòng người chân thật: “Nếu ai vì cầu nguyện mà bị bắt vào tù, tôi xin đi thay cho người ấy”! Cao cả thay, nghĩa khí thay! Vã uy dũng thay. Tiếng nói ấy loan truyền đi, hàng ngàn, hàng vạn bước chân đã từ muôn phương, tụ về một điểm đề cùng nhau khai mở đường Công Lý, để nhìn thấy ánh sáng của ngày Tự Do đã khởi đầu.

· Những bưóc chân Khai Phá.

Sau lời mới gọi vì công lý ấy, hình ảnh thân ái, đơn giản khi đến thăm từng gia đình nạn nhân của cuộc bạo hành công lý do nhà nước vô đạo thực hiện, đã biến vị Tổng Giám Mục thành tượng đài không thể bị xô đổ trong tầm mắt mọi người.

Thật vậy, người ta rất khó có thể đem so xánh những bước chân đồng cảm trong nhịp đau thương ở trong lòng vị Tổng Giám Mục, khi Ngài đến thăm từng gia định nạn nhân của cuộc bạo hành công lý do nhà nước chủ trương, với những buớc chân dũng cảm của Abraham Lilncon trên đường giải phóng dân nô lệ, xem dấu chân nào mang tính vĩ đại hơn cho một giai đoạn của lịch sử. Bởi vì, tuy có chung một mục đích tìm công lý, nhân quyền cho con người thoát khỏi mọi áp bức bất công, nhưng hai vị thế hoàn toàn khác nhau. Một bên thì có đủ mọi quyền lực trong tay, và chỉ phải đối đầu với các thế lực chuyên quyền, phe phái, tiền bạc. Một bên thì quyền không, thế không, lực cũng không, chỉ có một tâm hồn vời vợi nhưng lại phải đối đầu với một hệ thống bất công đến từ cường quyền bao cấp từ trên xuống dưới, chúng đã thạo nghề tạo ác, chà đạp nhân phẩm con người từ mấy chục năm qua…

Kết qủa của bưóc chân Khai Phá là: Một người đã chết vì đòn thù từ những tập đoàn phe nhóm cá nhân bị mất quyền lợi. Đổi lại, dân nô lệ được giải phóng khỏi kiếp đời tăm tồi để làm người. Và một ngưòi thì cho đến nay, vẫn đang là mục tiêu chính của cuộc đấu tố cuồng bạo, vô đạo, bất nhân, bât nghĩa do nhà cầm quyền Việt cộng chủ trương.

Cuộc đấu tố bất nhân này chưa biết đi về đâu, nhưng chừng như đường Công Lý của vị Giám Mục này đang theo đuổi mỗi lúc một thêm sáng tỏ. Sáng tỏ như bước chân, sắn quần qúa gối, lội nước đi thăm dân chúng trong những ngày lụt lũ tại Hà Nội vừa qua. Sự không e ngại mưa gió, hơn thế, dũng cảm không nao núng trước những lời đe dọa ám hại đến tính mạng từ những kẻ điên cuồng do nhà nước chỉ huy đã như một dấu chỉ, hoặc như lời nói lên ý nghĩa là không ngừng nghỉ trong việc đi tìm Công Lý, Nhân Quyền và đời sống ấm no cho dân. Tinh yêu dân, thương nước ấy đã mạnh hơn sự chết, Ngài còn sợ chi nữa. Riêng phía nhà nước, không biết họ có lợi dụng, hay xấu hổ vì cái hình ảnh “ săn quần lên qúa gối, lội nước đến thăm dân khốn cùng” của Ngài Tổng Giám Mục mà mở thêm trường đấu tố khác để cho nhà nước thêm “ uy tín” hay không nhỉ?

· Tuyên ngôn Công Lý:

Nếu đựợc, tôi xin gọi bài phát biểu ứng khẩu của vị Tổng Giám Mục vào ngày 20/9/2008 trưóc UBND thành phố Hà Nội là một Tuyên Ngôn vì Công Lý. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên, sau hơn sáu mươi năm, tiếng nói của Công Lý đã trổi dậy, làm rúng động nhân tâm và trấn áp bạo ác ở chính cái hang ổ cao cấp nhất của chúng. Và bởi vì, bài phát biểu đã nói lên cái Dủng của chính nhân. Cái Trí của bậc trí gỉa. Cái Nghiêm, Minh của bậc quân tử và Nhân, Lễ, Nghĩa, Trung, Tín của người trượng phu vì dân vì nươc theo truyền thống của dân tộc Việt..

Thật vậy, một người dú chỉ ở trình độ tiểu học, hay mới qua khung cửa tập đọc, tập đánh vần, đều có thể đọc và hiểu được bài phát biểu của vị Tổng Giám Mục Hà Nội là lời Tuyên Ngôn vì Công Lý đầy Trung Can Nghĩa Đảm đã được công bố trước bạo quyền Việt cộng với chủ đích giáo huấn con người như sau:

a/ Tôn trọng Nhân Quyền. Tôn giáo là một thứ Dân Quyền tự nhiên của người dân phải được có, và nhà nước phải tôn trọng quyền tự do Tôn Giáo của nhân dân. Tôn Giáo không phải là một thứ đặc ân, Xin – Cho. để cạnh tranh hay trao đổi theo chủ đích của nhà nước.

b/ Tôn trọng luật pháp: Đã gọi là nhà nước pháp quyền thì “ Chúng ta phải sống theo pháp luật.” Nghĩa là, mọi người phải biết tôn trọng luật pháp, và mọi thay đổi đều phải có văn bản pháp lý chứng minh. Nói cách khác, chính quyền phải bảo vệ luật pháp, bảo vệ sự an toàn cho nhân dân, chứ chính quyền không phải là “ kẻ cướp vào nhà chúng tôi, rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?!

Đối với người được học hành khá hơn, hoặc đọc thông viết thạo thì nhận định và đánh giá bài phát biểu ứng khẩu tại chỗ ấy, đáng được coi là một Tuyên Ngôn Lịch Sử của những người đi tìm Công Lý, Công Đạo cho dân trong thời đại này. Bởi lẽ, bài phát biểu không chỉ gói trọn tình, lý. Gói trọn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung mà còn phải được coi là một bài Công Dân Giáo Dục cần thiết cho mọi người, mọi thời. Bởi vì:

Người phát biều không hẳn chỉ là người có nhiệt tình với nhân dân và đất nước. Nhưng ông ta còn là một người có lòng yêu nước yêu dân thiết tha, đã gạt bỏ sự tuyên tryền gỉa dối, để nhìn thẳng vào thực tại là: Việt Nam dưới thời xã hội chủ nghĩa đã không tíến, trái lại còn tụt hậu.

  • Tụt hậu về văn hóa, họ đưa xã hội vào đường cùng, luẩn quẩn trong những ngôn từ lừa bịp đấu tố nhân dân, trong lúc xã hội bên ngoài đã tiến rất xa trên tất cả mọi phương diện. từ kinh tế cho đến kỹ thuật.
  • Tụt hậu về luân lý đạo đức, đưa đến việc từng mỗi cá nhân hay tập thể không còn biết tôn trọng đạo đức làm người, trái lại, phải “ nói dối nhau mà sống”, trong lúc tất cả mọi xã hội bên ngoài đều tôn trọng và bảo vệ Nhân Quyền và Dân Quyền là nền tảng phát triển toàn diện xã hội.
  • Tụt hậu về ý thức Độc Lập đân tộc, Dân Chủ, đưa đến việc cấp lãnh đạo đua nhau ký những công hàm, hiệp định thư nhường biển nhường đất đai của tiền nhân cho ngoại thù, rồi để cho ngoại thù tự tung tự tác chiếm đất, lấn biển giết hại lương dân hành nghề sinh sống trên biển.
Đó là những nỗi nhục, không phải là sự tự hào của ngày hôm nay. Có biết nhìn nhận cái nhục ấy, thì mới khả dĩ gạt bỏ được chúng và dẫn đất nước đi lên. Trái lại, nguyện vọng của nhân dân, nhà nước không thèm để ý tới, tệ hơn thế, còn hỗ trợ cho những bạo hành, lấn chiếm từ quyền sở hữu về tài sản đến những dân quyền làm người rồi độc chiếm quyền lãnh đạo bao cấp cho cán bộ đảng viên tạo ra ác nghiệp cho dân, thì đây được coi là bản cáo trạng đầy lòng nhân ái, nhà nươc nên nghiêm chỉnh mà học tập trưóc khi qúa muộn.

Riêng với những người bị mù chữ, không biết đọc không biết viết, nhưng nếu được nghe trọn vẹn bài nói chuyện ấy, tôi tin rằng, phản ứng của họ cũng rất đơn giản như đời lao nhọc của họ:

- Phải, Ông ấy nói nhời nói phải! Ông ấy trách nhà nước lằm ăn như một bọn cướp là phải lắm. Bởi lẽ đất của người ta, muốn lấy muốn chiếm thì cũng phải có lý do và bàn việc trao đổi thuận mua vừa bán chứ. Có nhà nước nào lại nửa hôm nửa đêm đem chó nghiệp vụ đến vây nhà, chiếm đất của dân như thế bao giờ? Tôi thấy chỉ cần đưa tay hái trộm một trái cây trong vườn nhà người khác đã là một chuyện nhục nhã rồi. Nhưng quan, cán làm trộm cướp thì không biết nhục nhã là cái gì, bác ạ!

- Cái nhà bác này nói chuyện mới hay chứ! Quan, cán nhà nước mà biết làm chuyện lễ nghĩa như thế thì đã ra cái giống người!

Thật vậy, theo bản thống kê của Bộ GD&ĐT Việt cộng, tính đến tháng 6, cả nước có hơn 140.000 người trong độ tuổi 15-25 không biết chữ. Ở độ tuổi 25-35, con số này là gần 250.000 người. Tỷ lệ mù chữ nhiều nhất rơi vào độ tuổi trên 36, với gần 1,3 triệu người. Với gần 235.000 người, Hà Nội hiện là địa phương có số người mù chữ nhiều nhất nước ! Tuy nhiên, mù chữ, không biết đọc không biết viết vẫn sống ra ngươi và nên người.

Ở đây, tuy bảng thống kê không nói rõ số lượng cán cộng trong các ngành, cơ sở hay guồng máy lãnh đạo nhớn nhỏ của Hà Nội có bao nhiêu người mắc nạn mù lòng mù chữ. Nhưng với con số 235,000 người ở Hà Nội được xác định là mù chữ thì ít nhất cũng phải có đến 5 hay 7% con số ấy là các cán bộ lãnh đạo của nhà nước. Bởi lẽ, tính vào số tuổi thì đa phần câp lãnh đạo đã trên 36 tuổi. Trường hợp nhìn vào công việc thì con sô`cán bộ bị mù chữ mù lòng chắc chắn cao hơn 5, 7% nhiều. Và đó chính là lý do, chúng luôn gây họa cho dân.

Giải thích cho lý luận này, người ta cho rằng, bài phát biểu không qúa dài, không qúa khó, chỉ cần lực học ở cấp tiẻu học là hiểu bài phát biểu này mang ý nghĩa gì. Từ chỗ hiểu biết, người ta có thể mở ra con đường đối thoại để hài hòa đưa đất nước đi lên như vị Tổng Giám Mục và toàn dân mong ước.

Tiếc thay, thành phần ngồi nghe trực tiếp thì như vịt nghe sấm, hoặc gỉa, nghe được chữ đực chữ cái, nên không hiểu biết gì. Áy là chưa kể đến việc mù lòng từ trên xuống dưới, nên khi đọc lại thì nhìn thấy mặt chữ là mắt hoa, nhức đầu, chóng mặt, nên mới xảy ra cái tệ hại đọc được chữ này bỏ xót chữ kia. Kết qủa, bài nói chuyện của vị Giám Mục bị cắt bỏ từng đoạn, và Nguyễn thế Thảo thành chủ tịch ủy ban đấu tố thì điên cuồng ra lệnh mở cuộc đấu tố Ông Giám Mục này trên tất cả các mặt trận, từ truyền thông báo chí, đài truyền hình, phát thanh cho đến bọn đầu gấu, chó nghiệp vụ nhập công tác bao vây và đập phá hàng rào của Toà Giám Mục và diên loạn đòi giết người, bất chấp luật pháp của nhà nước do chính họ đẻ ra.

Mà buồn cười là giữa lúc nhà nước Việt cộng đang ở trên đỉnh cao của cuộc lừa bịp chữ nghĩa và đấu tố Công Lý, các Blogger, báo điện, tin đài từ trong nước ra hải ngoại và các thông tấn ngoại quốc như BBC đồng loạt cho truyên đi nguyên bản bài phát biểu của vị Tổng Giám Mục trước UNND thành phố vào ngày 20/9/2008. Trước cảnh phơi trần này, nhà nước và Chí Phèo bỗng biến thành đầu trộm đuôi cướp, biến thành mặt mo, trò hề cho thiên hạ!

- Còn may đấy bác ạ, nhờ bản thông kê của bộ giáo dục công bố là Hà Nội có đến 235,000 ngàn ngừơi bị nạn mù chũ ra đời kịp thời để cứu nguy cho các cán bộ nhớn đấy. Tuy bản thống kê không nói, nhưng được coi như là một cử chỉ phân trần, xin lỗi toàn dân vì cán bộ, các cấp của ta thô lỗ, đọc không thông viết không thạo nên mới có sự kiện cho đọc chữ này mà không đọc những chữ khác để gây ra …. hiểu nhầm, chứ thực ra thì các quan, cán không độc ác như Yahoo, Google tuyên truyền!

- Theo tôi thì nhà nước ta anh hùng lắm, há phải sợ vài ba cái tên Google với lại Yahoo sao? Có chăng là sợ Ông Giời đấy thôi.

- Bác lại nói nhời nói phải. Giữa lúc nhà nươc, rồi UBND thành phố, các ban ngành thông tin, báo chí, đài, công an, chó nghiệp vụ dồn hết nỗ lực, tập trung vào sự kiện ” hại một ngưòi để hù doạ trăm vạn ngươi” thì Ông ấy đổ mưa lũ xuống. Hà Nội đang nóng bỗng nhiên lụt! Lụt cả tuần, làm tắt báo, đài, làm cho chuột nhớn chuột bé chết ình chết thối nổi lềnh bềnh trên mặt Hà Nội. Ngửi mùi ô uế chắng ma dại nào dám ra khỏi nhà gọi là tham quan cho biết sự tình. Nhưng, lại chỉ có một mình ông Giám Mục ấy sắn quần lên qúa gối, bình thản chống gậy lội nước bì bõm mà đi thăm dân, bất chấp mưa dầm gió rét, bất chấp cả hiểm nguy đến tính mạng vì những đòn thù đấu tố của nhà nước đang rình rập dáng xuống.

- Kính phục! Kính phục!

- Lạ, lạ thật.

Không có một bạo lực nào có thể ngăn cản được bước chân đi gieo Công Lý ấy. Nếu Abraham Lilncon đi vào lòng thế giới vì đã giải phóng dân nô lệ, thì hẳn nhiên, Ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng sẽ đi vào lòng lịch sử Việt Nam như là người khai mở cuộc tranh đấu đòi lại Công Lý và Nhân Quyền cho dân trong tiếng gọi ôn hòa. Riêng kẻ đạo diễn cuộc đấu tố vào mùa lũ thì chẳc là theo rác rưởi trôi dạt vào vũng bùn hôi tanh nào đó chăng?
 
Lại cắn trộm ban đêm, một cách hành động của ''tà quyền''
Song Hà
22:36 15/11/2008
LẠI CẮN TRỘM BAN ĐÊM, MỘT CÁCH HÀNH ĐỘNG CỦA "TÀ QUYỀN"

Như thường lệ, buổi lễ tối thứ 7 của Giáo xứ Thái Hà hôm nay lại đông nghịt người. Đoàn người đã ra về hầu hết, chỉ còn một số người đang cầu nguyện dưới chân Mẹ Công Lý Thái Hà.

Thình lình, cũng như mọi lần trước, chính quyền Phường Quang Trung lại giở bài cũ: Cắn trộm ban đêm. Một đám người láo nháo được sự bảo trợ của chính quyền và Công an Phường đã được huy động đến để phá đền Giêrađô. Đám người này bao gồm các cán bộ chính quyền và công an phường, “hội phụ nữ”, một số người sống lâu năm(!), một số thanh niên không mang quân phục chỉ đội mũ của lực lượng vũ trang… Lẫn trong đám đông, còn có cả một số giáo gian như tên Tâm, cựu giáo dân, phó Chủ tịch cái gọi là “UBĐK Công giáo quận Đống Đa” – kẻ đã tháo huy hiệu để trả lời phỏng vấn hôm “khánh thành vườn hoa 1-6” để kiếm mấy chục ngàn.

Chưa rõ đám người này được thuê bao nhiêu tiền cho chuyến đi đêm nay? Theo thông tin từ đám “đám quần chúng” được thuê những lần trước, mỗi người được trả từ 50-100.000 đồng (từ 3-6$) tiền đóng vai nhân dân yêu nước cho mỗi ca.

Đám người hò hét, chửi bới vu cáo giáo dân ồn ào khi hát Thánh Ca trong lễ (Hình như họ chưa bao giờ nghe hát Thánh ca nên bây giờ mới bức xúc?)

Chắc được trả tiền trách nhiệm cao với chức vụ Hội phụ nữ phường nên bà này lớn tiếng thoá mạ tôn giáo nhất. Bị những người khác phản đối dữ dội, bà này tỏ ra bất chấp. Bà ta cho rằng, đồng bào công giáo đi lễ được trả tiền (!). Người ta bảo mụ rằng “nếu đi lễ được trả tiền, thì vẫn tốt hơn đi chửi được trả tiền, tốt hơn bán lương tâm và nhân cách để được trả tiền.

Một người chụp ảnh đền Giêrađô bị một phụ nữ giật máy ảnh nhưng không thể giật được liền nại ra rằng cấm chụp ảnh. Người đó trả lời “đây chẳng có ai có quyền cấm chụp ảnh”. Biết giở bài cướp không xong, một thanh niên chạy lại giả vờ ngã xuống đất và kêu là bị đánh sau đó xông vào nhà thờ. Đám người hò hét đòi xông vào nhà thờ, không cho đóng cửa lại.

Vở diễn bị đánh không thành công, công an hộ khẩu phải vào lôi ra.

Một kẻ sống khá lâu (thường gọi là nhiều tuổi – kẻ đội mũ mềm trong ảnh), lớn tiếng đòi xông vào nhà thờ đánh, bắt người, nhưng giáo dân đã đóng cổng lại.

Chủ tịch mặt trận Phường - ông Hoan là người có mặt chỉ đạo vụ quần chúng này từ đầu. Khi đám người này hò nhau phá cổng đến Giêrađô, một người đã chạy vào báo “Khoan, chờ chỉ đạo”.

Giáo dân kéo đến ngày một đông, chuông nhà thờ đổ hồi, các lương dân xung quanh nghe tiếng đã gọi điện thoại báo cho các giáo dân ở xa, những nẻo đường khuya Hà Nội lại rộ lên tiếng xe máy chạy vội vã về Thái Hà.

Việc này diễn ra công nhiên trước lực lượng công an hùng hậu đang đứng canh chừng.

Họ định làm gì thì giáo dân đã biết. Khi công an phụ trách Hộ khẩu đến định vào nhà thờ, bị bà con xúm vào chất vấn cho tối mặt đã không nói được lời nào bỏ về.

Những lời chất vấn chúng tôi nghe được như sau, có lẽ công an không thể giải thích được, nên gửi vào đây để nhờ chính quyền Hà Nội trả lời hộ:

- Đám người này từ đâu ra? Ai huy động họ? Nếu chính quyền không huy động họ, việc tụ tập đông người phá phách gây rối trật tự công cộng này mà công an và chính quyền đứng chứng kiến, họ có bị truy tố như mấy giáo dân Thái Hà đang bị tù tội kia không? Ai cấp phép cho họ tụ tập đông người nơi công cộng mà không bị giải quyết, xử lý kịp thời?

- Nếu họ “tự phát” như cách giải thích của chính quyền thường dùng, thì công an sẽ làm gì. Nếu ngày mai có những đám quần chúng tự phát khác đến nhà quan chức Hà Nội và nhà nước để đập phá nhà cửa khi họ biết những tài sản đó từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra. Không có quan chức nào không chứa một tài sản khổng lồ mà ai cũng biết với đồng lương hiện nay, không có phép màu nào làm cho nó sinh ra được những tài sản khổng lồ như vậy. Chẳng hạn, ông Giám đốc Công an Thành phố với bao nhiêu ngôi nhà, khách sạn… do người nhà đứng tên, nếu có đám quần chúng tự phát đến phá có được công an bảo trợ không?

- Đám quần chúng tự phát ngang nhiên dẫm đạp pháp luật trước mũi công an và chính quyền, ai sẽ là người chịu trách nhiệm theo luật của chính Nhà nước này ban hành? Những công an và cán bộ kia ăn lương của dân, không hoàn thành nhiệm vụ của mình là đảm bảo trật tự an ninh, họ vẫn thăng lương và vẫn lên quan chức cao hơn không?

- Nếu ngày mai, có đám quần chúng thật sự bức xúc đến nhà những tên giáo gian kia, những kẻ phản bội lại chính cộng đồng mình, làm chó săn cho những kẻ khốn nạn bán rẻ lương tâm và vu cáo người ngay lành lấy mấy chục ngàn, thì chính quyền có cho là hợp pháp không?

- Đám người ô hợp này “chờ sự chỉ đạo” của ai? Có phải “các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài” chỉ đạo họ gây nên những bất ổn xã hội hay không? Bộ máy nhà nước với lực lượng khổng lồ bao gồm công an và chó có bó tay trước những “thế lực thù địch” này không?

- Tại sao đám người được công an và chính quyền bảo lãnh này thường được huy động ban đêm? Chỉ có loài cú vọ, loài chuột cống mới đi kiếm ăn ban đêm. Chỉ có những kẻ lương tâm bất chính làm những việc không đàng hoàng mới đi làm ban đêm. Vậy con bài này Hà Nội định diễn trước cộng đồng để bán đi nốt chút liêm sỉ hiếm hoi của mình đến bao giờ? Họ định diễn lại vở làm vườn hoa khi ba giờ sáng như trước?


Ngày mai, ngày kia, những gì sẽ xảy ra với cộng đồng Thái Hà bé nhỏ? Toàn thể Giáo hội và nhân dân cả nước cũng như cộng đồng quốc tế cần cảnh giác trước những mưu đồ đen tối của những thế lực phá hoại đất nước này bằng việc chà đạp luật pháp và bán rẻ lương tâm chính mình.

Một chính quyền đã kết hợp với con nghiện, thì chính quyền đó có là “chính quyền” hay đang biến thành một “tà quyền” ngang nhiên. Và tà quyền đang thể hiện bản chất của mình trước nhân dân và cộng đồng thế giới.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gia Tô Bí Lục Tân Thời
Vũ Văn An
01:59 15/11/2008
GIA TÔ BÍ LỤC TÂN THỜI

Năm 1981, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội tại Hà-Nội cho xuất bản cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục với phụ đề Ghi Chép Những Chuyện Kín của Ðạo Gia Tô Tây Dương. Trang bìa sau và trang thứ tư của Sách ghi là “Lưu Hành Nội Bộ” với số lượng phát hành lên đến 20,500 bản và lời ghi: “sách in ngoài chỉ tiêu kế hoạch”.

Nếu có một chút liêm sỉ tối thiểu, hẳn cái gọi là Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội kia phải tự khai tử từ lâu rồi vì đã cho phổ biến một tác phẩm quái dị theo một cung cách có một không hai ấy. Một độc giả, chỉ cần học bậc trung học phổ thông, cũng đủ khám phá thấy cái tính sai sự thực lịch sử đến buồn cười của người giới thiệu, giải thích và ghi chú tác phẩm và do đó của cả cái gọi là Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội kia! Một thí dụ: trong lời giới thiệu, Ngô Ðức Thọ viết rằng “Vào cuối thế kỷ XVIII, giám mục khâm mạng toà thánh ở Việt-Nam phán quyết giải tán dòng Tên, sáp nhập giáo đồ vào dòng Ðôminic (tức Ðômingo)” (tr.12). Thế kỷ XVIII, giữa Việt-Nam và Vatican, đâu có liên hệ ngoại giao, mà bảo là có khâm mạng toà thánh. Còn việc phán quyết giải tán Dòng Tên mới nực cười, giải tán một hội dòng đâu phải là thẩm quyền của một khâm mạng tòa thánh! Thôi cũng cho là chấp nhận đi, vì ba cái thứ lẩm cẩm ấy thuộc lãnh vực chuyện thiên hạ, dốt cũng đâu có sao. Nhưng còn chuyện của mình thì sao. Xin nghe Ngô Ðức Thọ viết thêm: đây là “một tác phẩm truyện ký dã sử” do bốn giáo sĩ dòng Tên là Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Ðường, Nguyễn Bá Am, và Trần Ðình Hiên cùng soạn. Cả bốn người cùng sống vào khoảng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Hai người đầu là “hai giám mục địa phận Nam-Chân (nay là vùng Hải Hậu, Hà Nam Ninh)”. Hai người sau là “hai thầy cả trẻ quê ở Hải Dương” (tr.12). Ai cũng biết Giám Mục Việt-Nam tiên khởi là Nguyễn Bá Tòng, chỉ được tấn phong năm 1933 bởi Giáo Hoàng Piô XI. Chỉ có Ngô Ðức Thọ là mù tịt, dù trong phần Tài Liệu Tham Khảo ở cuối Sách, ông ta có kê khai ít nhất hai cuốn Lịch Sử về Giáo Hội Việt-Nam, đó là các cuốn Lịch Sử Ðạo Thiên Chúa ở Việt-Nam, xuất bản dưới quyền duyệt chính của linh mục L. Cadière và cụ Nguyễn Văn Tố, Huế, Ðại Việt thiện bản, 1944, và cuốn Lịch Sử Truyền Giáo ở Việt-Nam, của Nguyễn Hồng, Hiện Tại 1959.

Chỉ có thể kết luận đây là một kế hoạch rẻ tiền nhằm bóp méo sự thật, bôi lọ không phải một Giáo hội mà là một tôn giáo với gần hai ngàn năm lịch sử. Chỉ lạ, nó đã được Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội cho xuất bản. Họ đui hay họ cố ý đui để gieo mầm sai lạc. Chúng tôi vẫn cứ thắc mắc như thế từ những năm cuốn sách này xuất hiện. Nhưng, tưởng chỉ có cái thứ đại diện cho trí tuệ loài người của Cộng Sản Việt-Nam mới trâng tráo như thế, không ngờ, ngay trong xã hội Tây Phương, vẫn có những thứ Tây Dương Gia Tô Bí Lục. Tại Hoa Kỳ, một nhóm người Việt nào đó đã cho in lại cuốn sách trên và tại Úc này, có hiệu sách đã cho quảng cáo nó trên một tờ tuần san ở Melbourne. Nhưng chuyện còn lạ hơn nữa, đó là những cuốn loại Tây Dương Gia Tô Bí Lục do chính các tác giả Tây Phương công bố. Chúng tôi muốn nói đến hai cuốn sách: một là vở kịch Vị Ðại Diện (The Representative) của Rolf Hochhuth xuất bản năm 1963, hai là cuốn Giáo Hoàng Hitler (Hitler’s Pope) của John Cornwell, xuất bản năm 1999.

1. VỊ ÐẠI DIỆN

Vị Ðại Diện (Der Stellvertreter) là một vở kịch của Rolf Hochhuth, được trình diễn lần đầu tại Berlin ngày 20 tháng 2 năm 1963 và tại London ngày 25 tháng 9 cùng năm.Vở kịch gây một tiếng vang mạnh trong dư luận thế giới và tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi mấy chục năm qua. Trong vở kịch này, Hochhuth tố cáo Ðức Piô XII đã im hơi lặng tiếng không chống lại chính sách diệt Do-Thái của Hitler và do đó khiến thân phận người Do-Thái trở nên tồi tệ. Lời tố cáo ấy được người đóng vai linh mục dòng Tên Fontana nói lên: “Một Ðại Diện Ðức Kitô khi thấy tận mắt những điều này mà vẫn im hơi lặng tiếng chỉ vì chính sách quốc gia, mà vẫn trì hoãn dù chỉ một ngày… một giáo hoàng như thế… chẳng phải là một tội phạm sao?”.

Nếu lời kết án ấy nguyên tuyền chỉ là lời nói giả tưởng của một nhân vật kịch, thì phản ứng chẳng có chi mạnh. Ðàng này, Hochhuth lại muốn chứng minh rằng lời kết án ấy là lời kết án của lịch sử. Nên ông đã in thêm 46 trang tài liệu vào kịch bản. Trong số các tài liệu này, trích đoạn của văn hào công giáo Francois Mauriac đáng chú ý hơn cả. Trích đoạn đó như sau: “Chúng ta chưa được cái an ủi nghe đấng kế vị Người Miền Galilea, Simon Phêrô, kết án việc đóng đinh hằng hà sa số những ‘người anh em của Chúa.’ bằng một ngôn từ bất hàm hồ và rõ nghĩa chứ không bằng những ám chỉ ngoại giao … một tội ác cỡ này phải là trách nhiệm của những chứng nhân không chịu lên tiếng chống lại nó dù lý do của sự im lặng ấy là thế nào chăng nữa”. Lời tố cáo này vì thế đã gắn liền tên tuổi đức Piô XII vào cuộc tranh luận chung quanh Sự Im Lặng của Ngài trước tội ác tầy trời của Ðức Quốc Xã trong Thế Chiến Hai.

Thực ra Rolf Hochhuth là ai và kịch bản của ông ra đời trong hoàn cảnh nào? Theo Tiến Sĩ Joseph L. Lichten, một chính khách và một học giả Ba-Lan gốc Do-Thái, Giám Ðốc Quốc Tế Sự Vụ của Liên Ðoàn Chống Phỉ Báng B’nai B’rith, Rolf Hochhuth chỉ là một đứa trẻ (sinh năm 1931) dưới thời Ðức Piô XII và động lực chính của ông là sáng tác ra một vở kịch hay, chứ không phải một hồ sơ chính xác cho nên viễn tượng lịch sử của ông không đủ để phê phán chính đáng về các hành động của Ðức Piô XII. Mặt khác, ai cũng biết vở kịch này được trình diễn chỉ mấy tháng sau ngày bế mạc phiên đầu của Công Ðồng Vatican II và trước đó vụ xử Adolf Eichmann tại Do-Thái. Biến cố đầu đặt Giáo Hội Công Giáo lên hàng đầu trong dư luận thế giới và mở ra cả một kỷ nguyên hồi sinh tươi trẻ. Các lực lượng thù địch của Giáo hội ấy không muốn nằm im. Một trong các lực lượng đó chính là Nhà Nước Cộng Sản Nga. Ta biết ngay từ những năm 1944, cơ quan ngôn luận Nga Sô, Izvestia, đã từng kết án Vatican đồng loã với Hitler và Mussolini. Lời kết án này đã bị truyền thông Mỹ như tạp chí New York Times lên án nặng nề. Quốc Hội Tiểu Bang New York, trong phiên họp ngày 8 tháng 3 năm đó, cũng đồng thanh phản đối lời kết án kia, cho rằng cả đức Piô XI lẫn đức Piô XII đều từng lên án chủ nghĩa Phát-Xít lẫn chủ nghĩa Quốc Xã và “mọi hình thức cai trị độc tài khác trong cả các tuyên bố công lẫn tư từ năm 1931”. Hình thức cai trị độc tài khác dĩ nhiên là chế độ Cộng Sản, và sau khi hai chế độ đầu bị diệt vong, nền độc tài sau tỏ ra còn tàn bạo hơn chúng nhiều lần (nhận định của sử gia H. Philip) và do đó tiếp tục bị đức Piô XII lên án. Moscow trả đũa bằng cách đưa ra những trận phản công chống Vatican với luận đề chính là đức Piô XII muốn đi với Quốc Xã để chống lại Cộng Sản Nga. Biến cố sau (vụ xử Eichmann) làm thế giới bàng hoàng vì lần đầu tiên các tội ác chống người Do-Thái được miêu tả một cách hãi hùng, khiến dư luận thế giới phẫn nộ và cả một phong trào đi tìm giải thích xuất hiện. Những nhà trí thức và sử gia Do-Thái như Ben Hecht và Hannah Arendt đặt ra những nghi vấn đại loại như “Tại sao người Do-Thái, qua các lãnh tụ của chính họ, đã cộng tác với Quốc Xã trong việc tự hủy diệt chính mình?”, “Tại sao hàng triệu người Do-Thái đã đi vào cái chết của mình như những con chiên đi vào lò sát sinh?”. Arendt cho rằng sự đồng loã (complicity) của các nhà Zionist trong thảm kịch này là một trong “những trang đen tối nhất” trong lịch sử dân tộc họ. Nhiều người thấy những chất vấn ấy thật khó mà trả lời trực diện. Họ lên đường đi tìm con chiên thế tội và đức Piô XII, nay đã chết, trở thành mục tiêu thuận tiện để trút hận và giúp người ta quên đi vấn đề đồng lõa của những người Zionists do các nhà bất đồng chính kiến nêu ra (Xem William Hughes, Pope Pius XII: Victim of the Christian-Bashers).

Con chiên thế tội

Phải chăng chính trong môi trường trên, kịch bản của Rolf Hochhuth đã được viết ra và được chào đón như một thứ hỏa mù làm mờ đi hình ảnh Vatican II và tạo nên một thứ chiên chuộc tội (scapegoat) cho lương tâm Ðức Quốc và cả lương tâm một số nhà Zionists. Rolf Hochhuth vốn là người Ðông Ðức. Ðông Ðức lúc ấy dưới ảnh hưởng nặng nề của Liên Sô và vừa thiết lập xong Bức Tường Bá-Linh! Một điều đáng lưu ý là Hocchuth cũng xuất bản một kịch bản khác tố cáo Churchill giết người, nhưng kịch bản ấy không gây được tiếng vang nào. Vì nó không phù hợp với cái mảnh đất mầu mỡ đi tìm chiên thế tội lúc ấy.

Trở lại với tác phẩm của Hochhuth, tiến sĩ Lichten, trong tác phẩm Một Vấn Ðề thuộc Phán Ðoán: Giáo Hoàng Piô XII và Người Do-Thái (A Question of Judgment: Pius XII and the Jews), nhận xét rằng do cố tình bỏ qua (by lacunae), dụng ý chỉ muốn chứng minh luận đề của mình, tác phẩm của Hochhuth có tính thiên vị và đưa ra những kết luận bất công. Thí dụ như trong ấn bản tiếng Anh, trang 312, Hochhuth cho rằng những điều Donati phúc trình cho Trung Tâm Tài Liệu Do-Thái Hiện Ðại về thái độ chính thức của các viên chức ngoại giao Tòa Thánh cần được trích dẫn. Mùa Thu năm 1942, Donati có một thư ngắn nhắc đến hoàn cảnh người Do-Thái tại Miền Nam Nước Pháp nhờ linh mục dòng Capuchin là Cha Marie-Benoit chuyển cho Ðức Giáo Hoàng, trong đó ông kêu gọi sự giúp đỡ của ngài. “Nhưng sự giúp đỡ ấy không được đưa ra”. Thực tế, Tiến Sĩ Lichten cho hay Trung Tâm này tại Paris có rất nhiều tài liệu cho thấy nhiều người Do-Thái, đồng đạo của Angelo Donati, một người Ý gốc Do-Thái, đã được cứu sống nhờ những liên hệ giữa ông ta và Vatican. Mặt khác, khi trích Francois Mauriac, Hochhuth đã cố tình bỏ không trích những câu giữa của Mauriac: “Chắc chắn các lực lượng chiếm đóng có thể mang lại những áp lực không thể cưỡng lại được, chắc chắn sự im hơi lặng tiếng của Ðức Giáo Hoàng và các hồng y của ngài là một bổn phận kinh khủng nhất; điều quan trọng là phải tránh cho được những bất hạnh có khi còn tệ hơn nữa”. Ðiều ấy cho thấy Mauriac hiểu rõ thế lưỡng nan khủng khiếp của Ðức Piô XII. Khi bị chất vấn về điểm này, Hochhuth đã phải nhìn nhận và do đó đã cho thêm những câu ấy trong ấn bản tiếng Anh. Còn bản tiếng Ðức vẫn giữ nguyên.

Hocchuth cũng trích phúc trình của Ðại sứ Ðức cạnh Toà Thánh, Baron von Weizsacker, để kết án đức Piô XII, mà câu có giá nhất đối với ông ta là: đức Giáo Hoàng “đã không để mình bị dụ vào chỗ đưa ra bất cứ lời tuyên bố phô trương nào chống lại các vụ đầy ải người Do-Thái… Ngài đã làm những gì có thể làm, trong vấn đề tế nhị này cũng như trong các vấn đề khác, để không gây hại cho các mối liên hệ với chính phủ Ðức”. Phúc trình này có thật. Nhưng phải hiểu nó trong ngữ cảnh các hành xử cũng như thái độ của chính Weizsacker. Ông theo đuổi một chính sách cố ý đánh lừa chính các chủ nhân ông của mình bằng cách tự ý giải thích các đáp ứng của Ðức Giáo Hoàng với mục đích để che chở ngài khỏi nguy cơ rất có thể bị bắt giam. Cho nên khi Vatican gửi phản kháng lệnh bắt con tin đến ông, ông đã không chuyển các phản kháng ấy về Berlin, vì nghĩ rằng dù sao các phản kháng ấy cũng chả ai tại đó thèm đọc. Người ta phải tự hỏi vì lẽ gì con trai ông sau này trở thành Tổng Thống nổi danh của Cộng Hòa Liên Bang Ðức!

Thực ra những người chống đối Ðức Piô XII trong đó có Hochhuth không quên các cố gắng không ngừng nghỉ của Ngài trong việc trợ giúp người Do-Thái trong chiến tranh. Ðiều họ muốn nói là sự im hơi lặng tiếng đối với chế độ Hitler. John Lucas, trên National Review, số ngày 22 tháng 11 năm 1999, cho hay người ta phê phán không phải những điều đức Piô XII đã làm mà là những gì Ngài đã không làm. Khảo sát một con người vì những gì người ấy không nói hay không làm là một trách vụ khó khăn khi nói đến việc truy tầm sự thật. Mà thực ra, Ngài có im hơi lặng tiếng hay không? Không hẳn, những người chống đối cho rằng ngài có lên tiếng, nhưng ngôn từ xử dụng chỉ là những ngôn từ chung chung, trừu tượng, hàm hồ theo lối ngoại giao, không trực tiếp lên án Quốc Xã, không nêu đích danh chúng. Ðiều này đúng, nhưng người ta phải xét xem tại sao Ngài đã chọn không lên tiếng như vậy? Tiến Sĩ Lichten cho hay trong nền văn hóa Tây Phương, nguyên động lực là “yếu tố yếu tính trong bất cứ cuộc tranh luận nào về sự trung chính của một con người”.

Im lặng hay không im lặng

Ðúng là Ðức Piô XII đã chọn không nêu đích danh chế độ Quốc Xã trong các lời kết án công khai của mình, dù những lời kết án ấy có rất nhiều và ai cũng hiểu chúng nhắm vào chế độ tàn ác ấy, kể cả bọn Quốc Xã (Phúc Trình của Văn Phòng An-Ninh Quốc Xã Trung Ương Gestapo ngày 22/01/1943: “Giáo Hoàng đã bài bác Trật Tự Mới cho Âu Châu của Quốc Xã…Tuy Giáo Hoàng không nêu đích danh Quốc Xã tại Ðức, nhưng diễn văn của ông là một cuộc trường chinh chống lại tất cả những gì chúng ta chủ trương… Ở đây, ông ta rõ ràng lên tiếng nhân danh người Do-Thái”). Thực ra, tư chất học giả tự nhiên thúc đẩy ngài cầm bút soạn thảo văn kiện có đầu có đuôi chính thức lên án chủ nghĩa Quốc Xã, như đức tiền nhiệm của ngài đã làm với thông điệp Mit brennender Sorge (Với Nỗi Lo Âu Nẫu Lòng). Linh-Mục Peter Gumpel S.J., một sử gia và là thỉnh nguyện viên phong chân phước cho Ðức Piô XII xác nhận trong bài báo Ðức Piô XII Như Ngài Thực Sự Là (Pius XII As He Really Was): “Ðức Piô XII đã soạn một bản văn công khai phản đối việc bách hại người Do-Thái. Nhưng ngay trước khi bản văn được gửi cho Osservatore Romano, có tin trình cho ngài hay những hậu quả thảm hại trong sáng kiến của các giám mục Hòa-lan. Ngài kết luận rằng việc phản đối công khai, thay vì làm nhẹ số phận người Do-Thái, thực ra lại đã gia tăng sự bách hại chống lại họ và ngài quyết định không muốn chịu trách nhiệm về việc tự mình can thiệp để rồi cũng có cùng những hậu quả và có khi còn tệ hơn nữa. Nên ngài đã hủy bản văn kia đi” (xem Christopher McGath, Pius XII and the Holocaust). Trong thư gửi giám mục von Preysing, chính Ngài nhắc đến sự kiện này: “Ta để các giám mục (địa phương) cân nhắc các hoàn cảnh trong việc quyết định có nên tự chế hay không, để tránh sự dữ tệ hơn (ad majora mala vitanda). Việc tự chế đó nên làm nếu những tuyên bố công khai của các giám mục liều mình sẽ đem đến các nguy cơ trả thù và cưỡng bức. Ðó là một trong những lý do, chính Ta cũng tự chế các công bố công khai của Ta. Kinh nghiệm Ta có trong năm 1942 trong các tài liệu Ta công bố để phân phát cho các tín hữu đã biện minh cho thái độ của Ta”. Ngài cũng từng tâm sự với linh-mục Pizzo Scavizzi: “Ðôi khi ta nghĩ đến việc rút phép thông công, để nghiêm khắc lên án trước con mắt của toàn thế giới cái tội ác diệt chủng quá khủng khiếp. Nhưng sau nhiều cầu nguyện và nước mắt, Ta hiểu ra rằng lời kết án như thế chỉ đưa lại thất bại trong việc cứu giúp người Do-Thái, vì rất có thể nó sẽ khiến cho hoàn cảnh của họ ra tồi hơn… Hiển nhiên một phản đối công khai sẽ đem lại cho Ta lời khen ngợi và lòng ngưỡng phục của thế giới văn minh, nhưng có khi nó đưa người Do-Thái khốn khổ đến cơn bách hại còn tồi tệ hơn nữa”.

Tưởng nên nhắc lại biến cố thảm khốc xẩy ra tại Hòa-lan năm 1942. Ðược gợi hứng bởi thông điệp Opere et Caritate (bằng việc làm và bằng đức ái), và dù bị Nhà Nước đe doạ không được lên tiếng, nếu không sẽ lãnh hậu quả, các giám mục Hòa-lan cho công bố thư chung đề ngày 19/04/1942 để đọc trong mọi nhà thờ trong nước. Trong thư chung này, các ngài lên án “việc đối xử bất nhân và bất công nhằm vào người Do-Thái bởi những nhà cầm quyền trong đất nước chúng ta”. Quốc Xã trả lời bằng cách ruồng bố bất cứ tu sĩ, nữ tu, linh mục nào dù chỉ có một giọt máu Do-Thái trong người. Hơn 300 nạn nhân bị đưa tới Auschwitz và lập tức bị đẩy vào phòng hơi ngạt, trong đó có Edith Stein, nữ tu Carmelite, triết gia và huyền nhiệm học, người vừa được Giáo Hội tôn phong hiển thánh. Kết quả hành động anh hùng của hàng giáo phẩm Hòa-lan là 79 phần trăm người Do-Thái tại xứ này gồm 110,000 đàn ông, đàn bà và trẻ em đã bị thảm sát, một tỉ lệ cao nhất trong bất cứ quốc gia Tây Âu nào dưới ách thống trị của Quốc Xã. Thành ra, vấn đề ở đây chỉ là vấn đề phán đoán. Phán đoán có thể sai mà cũng có thể đúng. Nếu đối tượng của phán đóan chỉ là những điều trừu tượng, thì sai với đúng chẳng thành vấn đề, nhưng nếu đối tượng của phán đóan là mạng sống con người, thì không ai cho phép ta khinh xuất được. Nó bắt ta phải thận trọng lựa chọn và cái lựa chọn đúng nhất vẫn là ad majora mala vitanda (để tránh sự dữ tệ hơn). Chứng cớ rành rành. Hitler và đồng bọn, như nhận xét của Tiến Sĩ Lichten, không phải là những con người văn minh. Nên không thể đùa dỡn với chúng. Ngày 24 tháng Giêng năm 1943, Ngoại trưởng Quốc Xã, Joachim von Ribbentrop, chỉ thị cho Ðại Sứ Diego von Bergen thông báo cho Ðức Giáo Hoàng hay nếu Ngài hành động chống lại Ðệ Tam Quốc Xã (Reich), “Nước Ðức sẽ không thiếu các phương tiện trả đũa bằng võ lực”. Ðe doạ ấy được von Bergen chuyển cho Ðức Piô XII hai ngày sau. Không thể khinh xuất để cái tỉ lệ thảm sát khủng khiếp của Hòa-lan cũng được áp dụng tại các nơi khác của Tây Âu. Mặt khác, đã đành là có nhiều lời yêu cầu Ðức Piô lên tiếng công khai tố giác Quốc Xã, nhưng cũng không thiếu người cầu mong ngài đừng làm như vậy, oái oăm thay, họ lại chính là những nạn nhân trực tiếp của Quốc Xã. Ta hãy nghe Ðức Cha Jean Bernard, bị cầm tù tại Dachau và sau đó là giám mục Luxembourg, tâm sự: “Các linh mục bị cầm tù run sợ mỗi lần nghe tin có một thẩm quyền tôn giáo nào đó lên tiếng phản đối, đặc biệt là Vatican. Chúng tôi hết thẩy có cảm tưởng là các cai ngục bắt chúng tôi phải đền tội một cách nặng nề vì những lời phản đối ấy… Các mục sư Tin-Lành là những người hay bất bình nhất ‘lại cái ông giáo hoàng ngây thơ và các giám mục ẩu tả của các anh không giữ được miệng nữa rồi… Sao họ không lên tiếng một lần rồi ngậm miệng lại cho rồi. Cứ làm mã anh hùng để bọn này chịu trận!’”.

James Atkin trong bài How Pius XII Saved Jewish Lives, có kể một cặp vợ chồng Do-Thái từng bị giam tại trại tập trung nhưng sau trốn qua được Tây Ban Nha nhờ sự giúp đỡ của Ðức Piô XII cho hay “không ai trong chúng tôi muốn Ðức Giáo Hoàng lên tiếng phản đối công khai. Chúng tôi đều là những kẻ trốn chạy, mà kẻ trốn chạy đâu muốn người ta chỉ vào mình. Gestapo chắc chắn sẽ bị khích động hơn và sẽ gia tăng việc lùng bắt. Một khi Ðức Giáo Hoàng lên tiếng phản đối, Rome sẽ lập tức trở thành nơi kéo chú ý. Tốt hơn, Ðức Giáo Hoàng nên giữ im lặng. Lúc ấy chúng tôi đều nhất trí như vậy, và cả bây giờ nữa chúng tôi vẫn xác tín như thế”.

Một điểm nữa, ta cần phải để ý đến bản chất của những tên đầu sỏ Quốc Xã. Trên kia chúng tôi đã đề cập đến khía cạnh chúng không phải là những con người văn minh, nên lý lẽ chỉ làm chúng nổi sùng. Một lên án của Giáo Hoàng liệu có làm chúng dừng bước hay không, nhất là những người này không tin tưởng gì các nguyên tắc của Kitô Giáo, coi cái Ðạo ấy chẳng qua chỉ là Ðạo của những kẻ yếu đuối khiếp nhược? Nhiều người tỏ ra hoài nghi. Họ trích dẫn lời của Joseph Goebbels viết trong nhật ký của hắn rằng: “Một khi chúng tôi đã nắm được quyền hành, chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Họ sẽ phải kéo xác chết chúng tôi ra khỏi các phủ bộ”

(Còn tiếp)
 
Văn Hóa
Xác quyết
Tuyết Mai
08:46 15/11/2008
Xác Quyết

Yêu nhau yêu cả một đời!?
Một đời dương thế một đời của ta?
Mong anh đừng nghĩ chi xa,
U minh là cõi hồn ma hoang đường.

Em không tin có nơi đó!
Em ra đi chỉ mong được đến cõi muôn đời,
Có hạnh phúc có tình yêu,
Có Đức Chúa Trời là Ba Ngôi Thiên Chúa,
Đức Mẹ, các Thánh, cùng tất cả anh chị em,
Sẽ yêu nhau tha thiết đến vô tận vô cùng.

Bởi tất cả chúng ta đều là con cái,
Của cùng một Cha chung trên trời,
Em muốn đôi ta sẽ mãi được cùng sống,
Chung với nhau đến muôn thuở muôn đời.
Đó mới thật là tình yêu miên viễn,
Mới thật là của nhau và thuộc về nhau,
Yêu thương sẽ không bao giờ còn là chia cách,
Sẽ được sống mãi trọn đời em với anh.

Nên em không muốn anh suy nghĩ về nơi ấy nữa!
Một cõi u minh lạnh lẽo chẳng ai vui sướng gì!?
Chúng ta hãy luôn cố gắng sống,
Một cuộc sống nơi trần thế có ý nghĩa,
Lý tưởng, thương yêu, đùm bọc lấy nhau.
Cố gắng để luyện tâm đức, bác ái, luôn thứ tha,
Thực thi những Điều Răn Chúa truyền dậy,
Đấy là trọn vẹn những gì Chúa trông mong.
Như vàng ròng được thử qua biển lửa,
Lửa đốt cho vàng tẩy sạch đi hết những bợn nhơ,
chỉ còn lại những gì là tinh nguyên là tinh chất.

Hãy cùng nhau ta bước đi trong hoan ca,
Hãy cố gắng sống nốt một đời cho tốt đẹp,
Đem hạnh phúc ấm no đến cho muôn người,
Những người mà em muốn nói đến. ...
Là những anh chị em tật nguyền khốn khổ,
Đang sống thiếu thốn chung quanh ta.

Họ là những con người có cuộc sống bất hạnh,
Bị xã hội ruồng bỏ và khinh khi,
Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ họ?
Hãy cùng nhau ta trọn đời thờ phượng một Đấng,
Một Đấng Muôn Đời Hằng Hữu đầy Quyền Năng,
Chứ không ai thờ người mà có cùng thịt xương như mình,
Và Đấng quyền năng đó mới thật sự cho ta hạnh phúc.

Em muốn cho anh biết em không thiên vị,
Nhưng em muốn mách bảo cho anh tìm đúng Đường để theo.
Anh có Tin Đức Mẹ Maria muôn đời Vô Nhiễm?
Có nghĩa Mẹ phải được Chúa Tác Tạo theo cách riêng?
Để cưu mang Con Đức Chúa Trời trong cung lòng của Mẹ,
Chả phải như mẹ thường trần thế đâu anh!

Đức Chúa Trời là Đấng mà ta không cần phải thắc mắc,
Nhất là thắc mắc Quyền Năng Của Ngài,
Bởi có nhiều người họ không Tin Đức Mẹ,
Ngài là Đức Nữ Đồng Trinh muôn đời đồng trinh,
Là Ái Nữ mà Thiên Chúa Cha muôn đời yêu dấu,
Không điều gì Mẹ xin cùng với Chúa Cha,
Mà Chúa Cha từ chối không nhậm lời,
Và cả Chúa Con Giêsu cũng yêu Mẹ,
Bởi Ngài chỉ có một Mẹ vô cùng kính yêu.

Hy vọng với một ít kiến thức em học được,
Muốn cho anh biết để tỏ tường,
Chứ con người ai cũng có sự tự do,
Bởi Chúa ban cho có tự do mới hơn được loài cầm thú!?
Và nhất là theo Chúa ta phải tình nguyện để được theo,
Theo Chúa hay không tùy anh tìm hiểu để nhận biết,
Kẻo phí một đời tìm kiếm những gì là. ... hư không.

Cả đời em luôn tri ân Chúa Mẹ vô cùng,
Em sẽ cầu nguyện nhiều thêm cho anh,
Cho một quyết định vô cùng quan trọng và chính xác,
Để cuộc đời còn lại. ... của anh,
Ta sẽ từ đây đi chung một con Đường,
Thiên Đàng là Nơi ta cùng triệt để tìm kiếm,
Là Nơi ta phải. ... tìm về,
Là một Nơi sẽ muôn đời cho ta thiên thu hạnh phúc.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Súng Trắng
Lm. Tâm Duy
00:18 15/11/2008

BÔNG SÚNG TRẮNG



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Muốn ăn bông súng mắm kho

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm!

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News