Ngày 14-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Các Thánh Tử Đạo VN: Những chiến sĩ bất khuất anh dũng bảo vệ đức tin cho con cháu Lạc Hồng
LM. Antôn Đoàn Minh Hải
09:21 14/11/2011
Các Thánh Tử Đạo VN:Những chiến sĩ bất khuất anh dũng bảo vệ đức tin cho con cháu Lạc Hồng

Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội Việt Nam kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là hạt lúa mì rơi xuống đất, thối đi để sinh nhiều bông hạt là Hội Thánh Việt Nam hôm nay. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những chiến sĩ bất khuất anh dũng bảo vệ đức tin cho con cháu Lạc Hồng. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những người đã chết cho chúng ta được sống. Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ký ngày 09.10.2009 viết như sau: “ Năm thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể tại Sở Kiện thuộc Tồng Giáo Phận Hà Nội vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo đã nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hy sinh cả mạng sống. Máu các ngài đổ ra đã tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt giống làm nảy sinh nhiều cộng đoàn tín hữu trên đất nước Việt Nam. Khai mạc Năm Thánh vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo mời gọi chúng ta tạ ơn Chúa về hồng ân đức tin đã lãnh nhận, tri ân các bậc tiền nhân, các ân nhân và chứng nhân đã gieo vãi và vun trồng hạt giống đức tin trên quê hương đất nước này, đồng thời ý thức giá trị cao quý của hồng ân đức tin để sống và làm chứng cho Tin Mừng, tích cực xây dựng Giáo Hội Chúa Ki tô trong môi trường Chúa sai chúng ta đến.”

Thưa Anh chị em!

Nhìn vào con số 117 vị tử đạo Việt Nam được tuyển chọn từ con số 130 ngàn người bị giết: có 96 người Việt Nam, 11 người Tây Ban Nha, 10 người Pháp. Người nước ngoài có 8 giám mục và 13 linh mục. Người Việt Nam có 37 linh mục và 59 giáo dân. Trong số 59 vị này có 1 chủng sinh, 14 thày giảng, 44 vị là các quan và lính, lý trưởng và cai đội, trùm và dân thường, đặc biệt là một bà mẹ liễu yếu đào tơ A nê Đê.

Con số 117 vị đã được phong thánh bị giết với các hình khổ rất dã man: 75 vị bị chém đầu, 22 vị bị thắt cổ, 10 vị bị tra tấn và chết rũ tù, 6 vị bị thiêu sống, 3 vị bị phân thây từng mảnh, 1 vị bị xẻo từng miếng.

Thời kỳ xảy ra các cuộc tử đạo là từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, kéo dài 235 năm, có tất cả 42 cuộc bách hại lớn nhỏ: 7 lần thời chúa Nguyễn tại Miền Nam, 16 lần thời chúa Trịnh tại Miền Bắc, 6 lần thời Tây Sơn tại Miền Nam và 3 lần tại Miền Bắc, 6 lần đời vua Minh Mệnh, 2 lần đời vua Thiệu Trị và 5 lần đời vua Tự Đức.

Trong số 117 vị được phong chân phước 4 lần:

Đức Lê Ô XIII phong 64 vị ngày 27.05.1900

Đức Pio X phong 8 vị ngày 15.04.1906

Đức Pio X phong 2 vị ngày 02.05.1909

Đức Pio XII phong 25 vị ngày 29.04.1951

Và thật là vinh quang, vào lúc 9 giờ sáng giờ Roma(tức 15 giờ Việt Nam), ngày 19.06.1988, trước 8000 người Việt Nam từ 40 nước trên thế giới kéo về Roma, 11000 người Tây Ban Nha, 3000 người Pháp, rất đông giáo dân Italia và khách các nước, tại quảng trường Thánh Phê rô, Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II, có 22 Hồng Y Giám Mục, trong đó có 1 Giám Mục Việt Nam cùng đồng tế, đã phong Hiển Thánh cho 117 vị chân phước nói trên cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ kính mừng, chứ không chỉ mừng trong nước Việt Nam như xưa nữa. Thật là vinh quang cho Hội Thánh tại Việt Nam.

Thưa anh chị em!

Tại sao vua chúa quan quyền lại giết, lại bách hại đạo Công Giáo? Thưa, vì Chúa Ki tô đã tách Giáo Hội ra khỏi thế gian, cho nên thế gian ghét Giáo Hội. Chúa đã nói trước tất cả những điều này rồi, con đường Chúa mời gọi là đường hẹp, là đường thánh giá. Vua chúa quan quyền thế gian không lèo lái lợi dụng được Giáo Hội, rồi cho rằng đạo Chúa lập dị với đường lối của vua chúa thế gian. Chúng ta có thể nhìn vào bản án của Chúa Gieessu để thấy rõ lập luận của thế gian. Chúa Giê su bị kết án 2 tội: nói lộng ngôn và xưng mình là vua. Chúa là Chúa, Chúa xưng mình là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, Chúa là vua nhưng là Vua Nước Trời. Chúa nói đúng, Chúa nói thật, chứ đâu phải lộng ngôn. Các Thánh Tử Đạo cũng bị kết án không vâng lệnh vua mà còn theo đế quốc, và làm việt gian phản động. Nhưng đọc Truyện Các Thánh thì thấy quá rõ các ngài chết vì tình yêu Thiên Chúa, chết vì đức tin, chết để bảo vệ đức tin, chết để duy trì đức tin cho chúng ta hôm nay và mãi mãi. Các ngài chết để minh chứng cho Tình Yêu lớn nhất “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”

Thưa anh chị em!

Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúng ta xin các thánh cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta biết nghe theo tiếng Chúa và Hội Thánh mời gọi, biết nhiệt tâm làm chứng cho Chúa như các ngài. Làm chứng hôm nay không còn tử đạo như xưa nữa nhưng cũng phải hy sinh đến rướm máu để sống công bằng và bác ái, tôn trọng tài sản và danh dự của mọi người không phân biệt Giáo – Lương, phục vụ những người nghèo khó và bất hạnh, luôn niềm nở tiếp đón mọi người Chúa cho mình gặp gỡ để có thể chia sẻ cảm thong, để có thể nói năng nhã nhặn và lịch sự, và can đảm giữ gìn Ơn Thánh Chúa kẻo sa vào các tệ nạn xã hội và sốt sắng nhiệt thành tham gia Phụng Vụ Giáo Hội nơi mình đang sống trong sự hiệp thong với đại gia đình là Hội Thánh… Thực hành được những điều này là cũng đang tử đạo mỗi ngày để Danh Chúa được vinh quang. Amen.

Linh mục Anton Đoàn Minh Hải – Giáo xứ Cồn Thoi - Phát Diệm.

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:01 14/11/2011
KHÔNG THẤY TÔI ĐÂU CẢ
N2T

Một người công sai, áp giải một tội phạm là hòa thượng đi sung quân, khi đi được nửa đường thì trú tại một phạm điếm, hòa thượng dùng rượu phục cho công sai uống đến say không biết trời đất là gì. Sau đó, lấy chìa khóa mở tay mình ra và còng vào cổ anh ta, lấy dao cạo trọc đầu và lấy áo quần của mình cho công sai mặc, còn mình thì mặc áo quần của công sai rồi bỏ trốn.
Qua ngày hôm sau, người công sai tỉnh lại, không thấy tội phạm, anh ta vội vàng gượng đứng lên thì đột nhiên phát hiện dây xích đang trói nơi cổ mình, anh ta lại rờ lên đầu, đầu trọc thùi lụi không có tóc, anh ta lại nhìn trên thân mình thì thấy mình mặc áo hòa thượng. Thế là anh ta vội vàng luôn miệng nói:
- “Hòa thượng thì vẫn ở đây, nhưng không thấy tôi đâu cả !”

Suy tư:
Có nhiều người Ki-tô hữu khi đi xưng tội thì trước hết trách người này người nọ, vì họ thế này thế kia nên mình mới phạm tội: nào là vì họ nói xấu con nên con phê bình họ, nào là thái độ của họ làm “ngứa mắt” con nên con chửi họ, nào là vì cái thằng đó nó ăn cắp đồ của con nên con ăn cắp lại, nào là cái con nhỏ kia nó tán tỉnh con nên con phạm tội.v.v…mà ít người biết đấm ngực thú tội lỗi tại con, lỗi tại con, lỗi tại con mọi đàng.
Chỉ thấy tội của người khác mà không thấy tội của mình, thì cũng giống như người công sai chỉ thấy hòa thượng (là chính mình mặc áo hòa thượng, đầu không tóc và bị cùm) mà không thấy chính mình đang mặc áo hòa thượng bị cùm và đầu trọc không có tóc.
Thấy tội của mình, biết được tật xấu và khuyết điểm của mình thì có hai cái lợi: một là dễ dàng sửa đổi thói xấu và khuyết điểm của mình, hai là dễ dàng thông cảm với người khác khi họ có điều sai lỗi với mình.
Người luôn nhìn thấy tội và những khuyết điểm của mình, thì sẽ có một cuộc làm hòa với Thiên Chúa trong bí tích Giải Tội rất là bình an và hạnh phúc.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 14/11/2011
N2T

15. Trên thiên đàng thường thường có hai loại đói khát và no đủ, nhưng điều kỳ diệu là thành phần đói khát ấy quyết không để cho người ta đau khổ, loại no đủ ấy cũng không là nhân tố làm cho người ta chán nản.

(Thánh Gregory)
 
Cha Ta chúc phúc
Lm Vũđình Tường
16:28 14/11/2011
Chúa Nhật 34 thường niên. Năm A. Lễ Chúa Kitô Vua

Mt 25, 31-46


Ngày nay nói đến vua chúa ai cũng cho là chuyện của thời đã qua. Xưa kia hình ảnh vua chúa, quan quyền cao trọng bao nhiêu ngày nay bị lơ là bấy nhiêu. Quốc gia nào còn giữ được truyền thống hình ảnh hoàng gia sống động cũng chỉ là giữ hình thức truyền thống xưa. Gọi là hình thức vì người trong hoàng tộc không hưởng đặc ân như xưa. Nếu thực tài họ cũng làm việc như những công dân khác và cùng trách nhiệm pháp lí như mọi người. Thiếu tài không thực sự lãnh đạo, cũng chẳng quyền thế. Đại đa số hình ảnh vàng son thời vua chúa ngày nay đóng khung, lộng kiến trong lâu đài bảo tàng viện.

Câu hỏi đặt ra cho các Kitô hữu ngày lễ kính Chúa Kitô vua vì thế có lỗi thời chăng? Với Kitô hữu có danh, không thực hành đời sống đạo thì đại lễ, lễ kính, lễ nhớ. Tất cả đều lỗi thời vì đối với họ tôn giáo là lỗi thời. Với Kitô hữu chân chính, sống thực hành niềm tin thì ngày lễ kính Chúa Kitô vua là một ngày hết sức đặc biệt. Đặc biệt vì nhiều lí do. Lí do quan trọng hơn cả vì Ngài là vua tình yêu. Tình yêu ban sự sống. Sự sống vĩnh cửu. Chỉ có Đấng chiến thắng sự chết mới ban sự sống vĩnh cửu. Mừng lễ Chúa Kitô vua chính là mừng lễ Ngài chiến thắng tử thần. Chiến thắng này không phải riêng cho Ngài mà cho chính chúng ta. Mừng vua chúng ta chiến thắng khải hoàn. Người hưởng thành quả của chiến thắng là chính chúng ta. Lễ mừng kính Ngài là lễ tạ ơn Ngài thắng trận thay cho chúng ta.

Lí do thứ hai để mừng kính do tiên tri Êdekia đưa ra. Đó là tạ ơn một chủ chiên hiền từ, nhân lành, đầy lòng xót thương. Lòng nhân từ của chủ chiên tỏa lan đến toàn đàn chiên, bao gồm cả chiên mạnh khoẻ đến chiên đau bệnh, chiên trong ràn và chiên ngoài ràn.

Chính Ta sẽ chăn dắt các chiên Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ, Chúa là Thiên Chúa phán như thế. Ta sẽ tìm con chiên đã mất, sẽ đem con chiên lạc về, sẽ băng bó con chiên bị thương tích, sẽ lo chữa con chiên bị ốm đau, con nào mập béo, Ta sẽ chăm sóc, và sẽ chăn dắt nó trong sự công chính Ed 34,15

Lí do thứ ba để mừng vì hãnh diện, Đức Kitô chiến thắng điều mà toàn thể nhân loại thua, sợ, cố tránh nhưng không tránh được. Điều nhân loại mong tránh thì Thiên Chúa của sự sống đè bẹp dưới chân. Hình ảnh này rất gần với hình ảnh xưa kia Đức Trinh Nữ đạp đầu kẻ thù của nhân loại là con rắn, hình ảnh của satan. Người Con duy nhất của Mẹ là Đức Kitô đặt kẻ thù dưới chân. Kẻ thù đây là tử thần. Chính Ngài đã chiến thắng sự chết. Sự chết không còn làm chủ nữa, chúng không còn tác oai, tác quái nhưng đã bị đặt vào đúng vị trí, đúng chỗ của nó.

Lí do thứ tư mừng phần thưởng tương lai của mỗi chúng ta. Phúc âm đưa ra hình thời sinh tiền sống bác ái, yêu thương; khi chết cũng sẽ được yêu thương bồi đắp. Bác ái, yêu thương diễn tả qua hành động cụ thể trong cuộc sống và được chính Chúa Cha chúc phúc.

Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta.

Hình ảnh của những con chiên đau khổ, thương tật trong sách tiên tri Êdekia giờ trở thành hình ảnh của những con người bất hạnh vì ốm đau, bệnh tật, gây nên bởi cô đơn, buồn thảm. Hình ảnh con người ốm o, gầy còm, ho sặc sụa, khát khô họng được nhắc đến như hình ảnh chiên lạc. Bàn tay nâng đỡ vỗ về của chủ chiên được trao sang bàn tay của mọi người. Những bàn tay làm công việc của bàn tay chủ chiên. Chính vì làm công việc của chủ chiên mà chủ chiên chúc phúc, đón nhận và ban thưởng. Chủ chiên chia phần gia nghiệp nước trời của mình cho những ai cùng cộng tác, lao tác, chia sẻ công việc của chủ chiên vì thợ thì đáng hưởng công. Phần thưởng thứ hai dành cho những bàn tay nâng đỡ, vỗ về chiên đau bệnh, chiên lạc đến từ Thiên Chúa Cha. Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc đến lãnh thưởng. Ân phúc Thiên Chúa ban thưởng đến từ Thiên Chúa Cha. Đây là nguyên nhân nữa để mừng kính ngày lễ Đức Kitô vua.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời của ĐTC Biển Đức XVI vào giờ kinh Truyền Tin ngày 13-11-2011
Nguyễn Trọng Đa
08:54 14/11/2011
Lời của ĐTC Biển Đức XVI vào giờ kinh Truyền Tin ngày 13-11-2011

"Đức ái là của cải nền tảng"

ROMA - "Đức ái là của cải nền tảng, mà không ai không thể làm cho nó trẩy sinh hoa trái, và không có nó, mọi quà tặng khác đều là vô ích”, - ĐTC Biển Đức XVI tuyên bố như thế khi giải thích Tin mừng ngày chủ nhật 13-11, trước khi đọc Kinh Truyền tin với mọi người hiện diện ở Quảng trường thánh Phêrô, Roma. ĐTC kêu gọi những người đã rửa tội hãy tỉnh thức.

Nói bằng tiếng Ý, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến Ngày Đái tháo đường Thế giới (WDD), và Ngài kêu gọi hãy tôn trọng đất đai. Nói bằng tiếng Đức, Ngài chào mừng việc phong Chân phước cho một linh mục tử đạo thời Đức Quốc xã, cha Carl Lampert. Nói bằng tiếng Ba Lan, Ngài ca ngợi tình đoàn kết của Giáo Hội với các Kitô hữu ở Sudan.

Lời ĐTC Biển Đức XVI bằng tiếng Ý trước khi đọc kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Lời Chúa ngày Chủ Nhật hôm nay – Chủ Nhật áp chót của năm phụng vụ - cảnh báo chúng ta về bản chất tạm thời của sự tồn tại trên trần thế, và mời gọi chúng ta sống như khách hành hương, hướng cái nhìn của chúng ta về mục tiêu, về Thiên Chúa Đấng đã tạo dựng chúng ta, và bởi vì Ngài dựng nên chúng ta cho Ngài (x. Thánh Âu Tinh, Tự thú 1,1), Ngài là vận mệnh cuối cùng của chúng ta và ý nghĩa của cuộc đời chúng ta. Giai đoạn buộc phải có để đạt đến thực tại sau cùng này là sự chết, tiếp theo là cuộc phán xét chung. Thánh tông đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng "ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2), nghĩa là không báo trước. Sự nhận thức việc Chúa Giêsu quang lâm vinh hiển thúc đẩy chúng ta sống trong một thái độ tỉnh thức, trong khi chờ đợi Chúa tỏ hiện bằng cách luôn nhớ đến việc Chúa đến lần đầu.

Trong dụ ngôn nổi tiếng những yến bạc – do thánh sử Mátthêu kể lại (xem Mt 25,14-30) - Chúa Giêsu nói về ba người đầy tớ, được ông chủ giao phó của cải, khi chủ sắp đi xa. Hai trong số họ là người tốt, bởi vì họ làm lợi gấp đôi số yến bạc được giao. Trái lại, người đầy tớ thứ ba đào lỗ chôn giấu yến bạc của chủ. Sau khi trở về nhà, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ, và trong khi ông hài lòng với hai đầy tớ đầu, ông tỏ ra thất vọng với người thứ ba. Thật vậy, đầy tớ này đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất, và không làm cho yến bạc sinh lợi, nên khai không tốt với chủ: người ấy cư xử như là ông chủ sẽ không trở về nữa, làm như sẽ không có ngày ông chủ không kêu anh ta tính sổ với ông.

Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ của mình biết sử dụng tốt các quà tặng của Ngài: Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người đi vào cuộc đời, và giao cho các yến bạc, đồng thời giao cho một nhiệm vụ phải chu toàn. Sẽ là ngớ ngẩn khi nghĩ rằng các quà tặng ấy là buộc phải có, cũng như sự từ chối sử dụng chúng sẽ là thiếu mục đích trong cuộc đời.

Khi bình giải về đoạn Tin Mừng này, Thánh Grêgôriô Cả đã nhận xét rằng Chúa không quên ban cho mỗi người quà tặng đức ái, quà tặng tình yêu. Ngài viết: "Vì vậy, anh em thân mến, thật là cần thiết cho anh em áp dụng việc giữ đức ái, trong mọi hành dộng mình làm” (Bài Giảng về Tin mừng, 9, 6). Và sau khi nhấn mạnh rằng đức ái thật sự là yêu thương bạn bè, cũng như yêu thương kẻ thù, Ngài nói thêm: “Nếu ai thiếu đức ái, người ấy mất mọi sự lành mình có, người ấy không làm lợi yến bạc đã nhận, và bị ném ra ngoài, trong bóng tối "(như trên).

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đón nhận lời mời gọi tỉnh thức này, mà Kinh thánh đã nhiều lần mời gọi chúng ta. Đó là thái độ của người biết rằng Chúa sẽ quang lâm, và muốn nhìn thấy trong ta các hoa trái của tình yêu của mình. Đức ái là của cải nền tảng, mà không ai không thể làm cho nó trẩy sinh hoa trái, và không có nó, mọi quà tặng khác đều là vô ích (1 Cr 13,3). Nếu Chúa Giêsu yêu thương chúng ta đến độ hiến mạng của Ngài cho chúng ta (x. Ga 3,16), làm sao chúng ta không yêu mến Thiên Chúa với toàn con người chúng ta, và yêu mến nhau hết sức hết lòng (x. 1 Ga 4:11)? Chỉ bằng cách thực hành đức ái mà chúng ta có thể dự phần vào niềm vui của Chúa chúng ta.

Xin Mẹ Maria dạy chúng ta một sự tỉnh thức tích cực và vui mừng, trên đường đi đến cuộc gặp gỡ với Chúa.

Lời của ĐTC Biển Đức bằng tiếng Ý sau kinh Truyền Tin:

Hôm nay là Ngày Đái tháo đường Thế giới (WDD), một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến nhiều người, kể cả những người trẻ tuổi. Tôi cầu nguyện cho tất cả anh chị em bị bệnh ấy, và cầu cho những người chia sẻ hàng ngày các khó khăn của họ, cũng như cho nhân viên y tế và các tình nguyện viên hỗ trợ họ.

Hôm nay, Giáo Hội Ý mừng Ngày Tạ Ơn. Nhìn vào các hoa trái của đất đai mà Chúa đã ban cho chúng ta trong năm nay, chúng ta nhận ra rằng lao động của con người sẽ là vô ích nếu Chúa không làm cho nó sinh hoa kết quả: "Chỉ với Thiên Chúa, có một tương lai cho các cánh đồng của chúng ta". Trong khi dâng lời tạ ơn, chúng ta hãy cam kết tôn trọng đất đai mà Thiên Chúa đã giao cho chúng ta.

Lời của ĐTC Biển Đức bằng tiếng Pháp:

Anh chị em hành hương nói tiếng Pháp thân mến, hôm nay Chúa mời gọi chúng ta nhận biết các quà tặng mà Ngài đã làm cho ta. Chúa giao cho mỗi người trách nhiệm làm cho các quà tặng sinh hoa kết trái, để mỗi người sẽ là muối đất và ánh sáng cho thế giới.

Lời này của Chúa Kitô hướng dẫn các công việc của Khoá họp đặc biệt thứ hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục châu Phi. Tôi muốn trao Khoá họp này cho mọi người trong khi tôi sẽ đi thăm nước Benin, để củng cố đức tin và đức cậy của các Kitô hữu ở châu Phi và các vùng đảo lân cận.

Tôi phó thác cho lời cầu nguyện của anh chị em chuyến đi này và người dân của lục địa châu Phi quí mến, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi sự bất an và bạo lực.

Xin Đức Mẹ châu Phi đồng hành và nâng đỡ các nỗ lực của tất cả những người làm việc cho hòa giải, công lý và hòa bình! Tôi xin chúc lành cho anh chị em!

Lời của ĐTC Biển Đức bằng tiếng Đức:

Tôi gửi lời chào thân ái đến các người hành hương và du khách nói tiếng Đức. Đặc biệt. tôi hiệp nhất với các tín hữu tham dự chiều nay, tại Dornbirn, lễ phong chân phước cho linh mục tử đạo Carl Lampert. Vào thời đen tối của chủ nghĩa Đức Quốc xã, Ngài nhìn thấy rõ ràng ý nghĩa của lời Thánh Phaolô: "Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối" (1 Tx 5,5). Trong cuộc thẩm vấn vốn có thể dẫn Ngài đến sự tự do, Ngài đã làm chứng với niềm xác tín: "Tôi yêu Giáo hội của tôi. Tôi vẫn trung thành với Giáo hội của tôi, và trung thành với chức linh mục. Tôi đang ở bên cạnh Chúa Kitô và tôi yêu mến Giáo Hội của Ngài". Chúng ta hãy phó thác cho sự cần bầu của Chân phước mới này, để chúng ta cũng có thể cùng ngài tham dự vào niềm vui mừng của Chúa.

Lời của ĐTC Biển Đức bằng tiếng Ba Lan:

Tôi thân ái chào mừng anh chị em Ba Lan. Hôm nay, theo sáng kiến của Hiệp hội "Trợ giúp Giáo hội đang gặp khó khăn” (AED), anh chị em sẽ cử hành tại Ba Lan ‘Ngày Đoàn kết với Giáo hội bị đàn áp’. Năm nay, nhờ lời cầu nguyện và quà tặng của anh chị em, anh chị em nâng đỡ đặc biệt Giáo hội ở Sudan. Tôi cầu chúc rằng Ngày này làm cho anh chị em nhạy cảm với thảm kịch đói nghèo của con người và các cuộc đàn áp, sự cần thiết tôn trọng phẩm giá con người và quyền tự do tôn giáo. Tôi chúc lành cho mọi người hiệp nhất với lời cầu nguyện này. (Zenit.org 13-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Pakistan: ''Hòa giải'' giữa các nhóm thiểu số tôn giáo và các tổ chức Hồi giáo ở tỉnh Sindh
Phạm Kim An
08:56 14/11/2011
Pakistan: "Hòa giải" giữa các nhóm thiểu số tôn giáo và các tổ chức Hồi giáo ở tỉnh Sindh

Hyderabad – Sự ‘hoà giải’ giữa các nhóm thiểu số tôn giáo đang được cố gắng đạt được, đặc biệt là nhân danh cộng đồng Ấn giáo và các nhóm Hồi giáo, sau vụ sát hại bốn người Ấn giáo (một bác sĩ và ba thành viên y tế) trong một bệnh viện ở Chak, phía bắc tỉnh Sindh, Pakistan.

Vụ sát hại có thể được thực hiện bởi một số thành viên của một nhóm Huynh Đệ Hồi giáo địa phương (cảnh sát đã bắt giữ 13 kẻ tình nghi), do sự tranh cãi liên quan đến một cô gái Ấn giáo bị bắt cóc và cải đổi sang đạo Hồi. Các nhóm thiểu số Ấn giáo và Kitô giáo đã phát động một cuộc biểu tình công khai và cuộc đình công tuyệt thực, để yêu cầu có sự bảo vệ của chính phủ, vốn bị cáo buộc không hành động gì.

“Liên minh các Nhóm Thiểu số Toàn Pakistan" (APMA), hiệp hội lớn nhất bảo vệ các nhóm thiểu số ở Pakistan, được thành lập bởi ông Shahbaz Bhatti, một người Công giáo, cựu Bộ trưởng liên bang bị ám sát, đã can thiệp bằng cách tổ chức một số cuộc họp hòa giải, trong đó có các thành viên của cộng đồng Ấn giáo, lãnh đạo Hồi giáo, một số Kitô hữu, thành viên của các cơ quan dân sự, với mục tiêu hòa giải.

Ông Paul Bhatti, hiện là Chủ tịch của “Liên minh các Nhóm Thiểu số Toàn Pakistan" (APMA), em trai của Bộ trưởng bị sát hại, và là Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề thiểu số tôn giáo, nói với Fides: "Ở giai đoạn này, chúng ta cần phải làm việc cho hòa giải, làm dịu các căng thẳng xã hội và tôn giáo. Sự việc đã xảy ra là bất hạnh, và là một thất bại cho nhà nước. Tổng thống Pakistan Ali Zardari đã đảm bảo có sự bảo vệ tốt hơn".

Ông Bhatti xác định gốc rễ của vấn đề nằm trong chương trình giáo dục: "Là “Liên minh các Nhóm Thiểu số Toàn Pakistan" (APMA), mục tiêu của chúng tôi là giúp hình thành một chương trình giáo dục mới ở Pakistan, xóa bỏ não trạng hận thù và bất khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo, vốn đã được giảng dạy tại các trường tiểu học". (Agenzia Fides 11-11-2011)

Phạm Kim An
 
Đức Thánh Cha xin mọi người cầu nguyện cho chuyến đi Bénin của ngài
Bùi Hữu Thư
11:40 14/11/2011
Chuẩn bị cho chuyến tông du ba ngày (18-20 tháng 11)

ROME, Chúa nhật 13 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) Đức Thánh Cha Benedict XVI xin các tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho chuyến tông du ba ngày của ngài tại Bénin, vào cuối tuần này (từ 18 đến 20 tháng 11, 2011).

Sau kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13 tháng 11 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, và dưới một bầu trời đầy nắng đẹp, Đức Thánh Cha thực sự đã nói bằng tiếng Pháp: “Je confie à votre prière ce voyage et les habitants du cher continent africain, particulièrement ceux qui connaissent l’insécurité et la violence.” – “Tôi trao gửi chuyến đi này và những người dân yêu quý của đại lục Châu Phi này và nhất là những người đã có kinh nghiệm về sự bất an của bạo lực, cho lời cầu nguyện của quý vị.”

Đức Thánh Cha đã nhắc rằng chuyến đi của ngài sẽ là dịp để lập lại với người dân Phi Châu tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục với chủ đề của thượng hội đồng giám mục Phi Châu lần thứ hai đã được tổ chức tại Rome từ ngày 4 đến ngày 25 tháng 10, năm 2009: “Giáo Hội Phi Châu phục vụ cho sự hòa giải, công lý và hòa bình. ‘Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian ' (Mt 5, 13.14)".

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh điều này trong khi diễn giải dụ ngôn về các nén bạc: “Hôm nay Thiên Chúa mời gọi chúng ta nhìn nhận những quả tặng Chúa đã ban cho chúng ta. Người trao cho chúng ta trách nhiệm phải làm cho các quà tặng này sinh hoa trái, để mỗi người trở thành muối đất và ánh sáng cho thế gian. Lời Chúa Kitô đã hướng dẫn công trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu lần thứ hai. Tôi muốn trao gửi đến tất cả quý vị lời này trong khi tôi sắp sửa đi Bénin để tăng cường đức tin và niềm hy vọng của các tín hữu Phi Châu và các đảo kế cận.”

Đức Thánh Cha đã kết luận: “Xin Đức Mẹ Phi Châu đồng hành và hỗ trợ cho các nỗ lực của tất cả mọi người đang hoạt động cho sự hòa giải, công lý và hòa bình!”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã bầy tỏ sự quan tâm của ngài về các dân nước tại Phi Châu trong diễn từ của ngài, khi ngài gợi đến sáng kiến của tổ chức “Trợ Giúp Giáo Hội đang bị khủng hoảng” (l’Aide à l’Eglise en détresse): “Quý vị đã tổ chức tại Ba Lan Ngày Tương Trợ với Giáo Hội bị Bách Hại. Năm nay, qua lời cầu nguyện, và những dâng cúng, quý vị đặc biệt yểm trợ cho Giáo Hội Soudan. Tôi cầu chúc là “Ngày Này” sẽ giúp cho tất cả mọi người trở nên nhậy cảm đối với thảm kịch của sự nghèo khó của nhân loại, và những sự bách hại, cũng như sự cần thiết phải tôn trọng phẩm giá con người và quyền tự do tôn giáo. Tôi chúc lành tự đáy lòng cho tất cả những ai hiệp thông với lời cầu nguyện này.”
 
Top Stories
Vietnam: Deux adeptes du Falungong au Vietnam ont été condamnés à des peines de prison ferme pour diffusion illégale d’informations vers la Chine
Eglises d'Asie
11:33 14/11/2011
Pour la première fois au Vietnam, le 10 novembre dernier, à l’issue d’un procès qui a duré une demi-journée, deux adeptes du Falungong ont été condamnés à des peines de prison. Selon les déclarations de leur avocat, Me Trân Dinh Triên, à l’Agence France-Presse, les deux membres du mouvement, Vu Duc Trung, 31 ans, directeur d’une entreprise high-tech, et son beau-frère, Le Van Thanh, 36 ans, ont été condamnés respectivement à trois ans...

... et à deux ans de prison ferme pour diffusion illégale d’information sur un réseau de télécommunications. Ils étaient accusés d’avoir participé à des émissions radiophoniques sur ondes courtes à destination de la Chine, intitulées « La Voix de l’espérance ». Ces émissions, qui avaient débuté en 2009, traitaient généralement des violations des droits de l’homme, de la corruption, et de la persécution du Falungong en Chine (1).

Les deux hommes avaient été mis en garde à vue en juin 2010. Un premier procès avait été prévu au mois d’avril 2011. Il avait été reporté à une date ultérieure en raison des pressions internationales qui, selon le centre d’information du Falungong, s’étaient exercées sur les autorités vietnamiennes à cette époque. La nouvelle date des débats du tribunal avait été ensuite fixée au 6 octobre suivant. Il a fallu cependant attendre le 10 novembre pour que le procès puisse enfin avoir lieu dans une très grande discrétion. Jusqu’à, présent, semble-t-il, la presse officielle n’en a pas fait mention. En revanche, les agences de presse internationales ainsi que les sites et les blogs indépendants, à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, ont aussitôt diffusé les déclarations de l’avocat des deux adeptes du Falungong.

Contrairement à la Chine où le mouvement Falungong est officiellement considéré comme une « secte illégale et nuisible », aucune disposition de la législation vietnamienne ne s’oppose, en principe, à son existence et à ses activités. Mais depuis plus d’un an, la surveillance et la répression des membres de la secte se sont intensifiées. A Hanoi comme à Saigon, des séances de méditation collective des adhérents du mouvement ont été dispersées, parfois brutalement, par les forces de l’ordre. Selon un document publié par le centre de documentation du Falungong, cette répression accrue « est directement liée à la pression exercée par le Parti communiste chinois sur les autorités vietnamiennes » (2). Ce même texte affirme que les deux hommes jugés le 10 novembre ont été arrêtés par la Sécurité vietnamienne à la suite d’une note diplomatique adressée par l’ambassade de Chine au ministre vietnamien de la Sécurité. La note dénonçait les émissions de « La Voix de l’espérance » diffusées depuis le Vietnam vers la Chine et recommandait de neutraliser les activités du Falungong au Vietnam.

Dans les jours qui ont précédé le procès, le Falungong a multiplié les séances de méditation collective et la Sécurité vietnamienne a accentué sa pression. A deux jours du procès, le 8 novembre, la police de Hanoi a frappé et arrêté une trentaine de disciples du Falungong, alors que ceux-ci protestaient silencieusement et pacifiquement sur le trottoir bordant l’ambassade de Chine populaire à Hanoi. Ils protestaient contre le procès prévu pour le surlendemain. Un communiqué publié par Amnesty International, le 9 novembre, a qualifié cette intervention policière de « violation des droits à la liberté d’expression et de réunion pacifique » (3).

Selon des sources propres au mouvement Falungong, recueillies par Amnesty International, les policiers auraient d’abord aspergé d’eau les manifestants. Ceux-ci n’ayant pas bougé, ils les ont alors roués de coups de pieds et amenés de force dans des véhicules de la police. Les manifestants arrêtés ont été, semble-t-il, conduit dans un stade de Hanoi puis dispersés dans divers centres de détention de la capitale.

(1) Après avoir été un temps encouragé par les autorités chinoises, au même titre que bon nombre de groupes de qi gong, le Falungong est devenu la cible d’une répression impitoyable en Chine populaire depuis qu’en 1999, le mouvement a pris au dépourvu le gouvernement en organisant une grande démonstration pacifique à Pékin, à l’extérieur des murs qui abritent la haute direction du Parti communiste. La réaction du gouvernement a été de classer le Falungong parmi les « religions hétérodoxes » (xiejiao, dont la traduction officielle du gouvernement est « culte malfaisant ») et de lancer un ensemble de mesures très musclées. Ces mesures ont conduit à une nouvelle extension de l’appareil de sécurité nationale, notamment à la création du Bureau « 610 » (ainsi désigné, parce que reprenant les chiffres de la date de sa création, le 10 juin 1999). Cette police secrète court-circuite le système judiciaire pénal normal en ne rendant compte directement qu’à la direction du Parti. Elle coordonne la recherche d’informations, les arrestations, les poursuites et les incarcérations, souvent sans même l’excuse d’un examen judiciaire. Elle a des unités qui pénètrent dans tous les échelons de la société. Bien qu’à l’origine, elle ait été crée pour détruire un « culte malfaisant », elle a maintenant étendu son pouvoir aux dissidents politiques et aux autres manifestations qui menaceraient la suprématie du Parti. Cette organisation a été il y a peu rebaptisée « Bureau de la Sécurité d’une Société harmonieuse ».
(2) Voir à l’adresse : http://fr.infofalungong.net/content/view/449/1/
(3) On peut trouver le communiqué à l’adresse suivante : http://www.amnesty.org/en/news/viet-nam-falun-gong-practitioners-detained-over-meditation-protest-2011-11-09

(Source: Eglises d'Asie, 14 novembre 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tại Hongkong Mừng Bổn Mạng Lần Thứ 5.
Louis Nguyễn Hiếu
09:59 14/11/2011
Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tại Hongkong Mừng Bổn Mạng Lần Thứ 5.

Cùng hiệp thông với toàn thể Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà trong ngày mừng Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cộng đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam tại HongKong với khoảng 150 giáo dân và hơn 20 tu sĩ nam nữ từ khắp HongKong đổ về Giáo xứ thánh Giuse cùng vui mừng, hân hoan dâng thánh lễ tạ ơn trong ngày lễ bổn mạng và cũng là mừng sinh nhật lần thứ 5 của cộng đoàn.

Cộng đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại HongKong được gọi là sinh nhật lần thứ 5, không phải CĐ người Việt Nam tại HongKong thành lập mới được 5 năm, nhưng CĐ các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày nay là hậu thân của Cộng Đoàn Hy Vọng ngày trước, nay được mang tên Cộng đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nói đến đây, xin mời mọi người dừng lại đôi chút để tìm hiểu về lịch sử Cộng đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúng tôi.

Từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, dòng người Việt khắp đất nước lần lượt ra đi tìm phương trời tự do cho riêng mình. Mảnh đất HongKong là một trong những nơi trung chuyển cho những người ra đi tìm phương trời tự do đó. Ngày 16/6/1988 chương trình nhân đạo tại
HongKong cho người tị nạn khép lại, và sau ngày này, người tị nạn tới Hongkong bị phân loại. Cũng từ đó, nhiều vấn đề về người Việt tị nạn nảy sinh. Cùng trong năm, Linh Mục Phêrô Lê Văn Thắng (MEP) được Giáo Phận HongKong đề cử đặc trách phụ trách cho người tị nạn Việt Nam.

Thời gian trôi qua, những người Việt tị nạn đến HongKong, sau này bằng nhiều hình thức được lưu lại định cư tại HongKong. Với sự giúp đỡ và chăm sóc của linh mục Stephano Trần Đạt Minh là linh mục tiên khởi giáo xứ thánh Giuse; nơi cộng đoàn người Việt đang sinh hoạt ngày nay, cùng linh mục Phêrô Lê Văn Thắng cùng các linh mục khác, người Việt tị nạn còn lưu lại dần tìm được cuộc sống tự do tại HongKong. Vào năm 1994 Cộng Đoàn người Việt tại Hongkong mang trong mình một hy vọng vào ngày mai tươi sáng đã được linh mục Trần Công Vang Dòng Chúa Cứu thế thành lập với tên gọi “Cộng Đoàn Hy Vọng”. Từ đó mỗi chủ nhật hành tuần tại nhà thờ thánh Giuse vào lúc 12.30pm đều có Thánh Lễ tiếng Việt được cử hành, và đây cũng là thánh lễ tiếng Việt duy nhất tại Hongkong cho đến hôm nay.

Cộng đoàn dần lớn lên, người Việt tại HongKong cũng dần ổn định và hội nhập vào cuộc sống mới tại Hongkong. Năm 2007 linh mục Dominico Trịnh Văn Thục, một linh mục Việt Nam đến tu học tại HongKong đã chính thức đặt tên mới cho cộng đoàn hy vọng thành Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cộng đoàn mang tên CĐCTTĐVN cũng là một lời nhắn nhủ cho tất cả những người Công Giáo Việt Nam đang sinh sống tại HongKong: là sống chứng nhân Tin Mừng của Chúa dạy giữa cuộc sống hiện đại đầy cạm bẫy tội lỗi này, phải sống tử đạo trong thời hiện đại mới bằng cách dấn thân phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh em mình, và luôn phải tỉnh thức để tránh vấp ngã trong chủ nghĩa hưởng thụ vật chất ngày nay. Cộng đoàn các Thánh tử Đạo Việt Nam tại HongKong dần lớn mạnh, dần phát triển. Tuy số giáo dân người Việt tại HongKong chỉ khoảng hơn 200 người, nhưng các con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam luôn nỗ lực sống tinh thần Các Thánh Tử Đạo xưa, với lòng mến Chúa, yêu người, chia sẻ và quan tâm nhau.

Hôm nay cộng đoàn mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là bổn mạng cũng là sinh nhật lần thứ 5 của mình. Nhìn lại quãng đường tuy ngắn ngủi đó, nhưng cũng đã bắt đầu sinh hoa kết trái, và đã có được hoa trái đầu mùa, trong năm 2011, cộng đoàn đã hân hoan đón nhận hai chị tân tòng đầu tiên gia nhập cộng đoàn. Trong Thánh Lễ bổn mạng hôm nay, cha chủ tế Phêrô Lâm Minh (MEP); là cha Tổng đại điện giáo phận và cũng là cha hiện đang trực tiếp chăm sóc cho các cộng đoàn công giáo người Việt tại HongKong và Macao, nhắn nhủ trong bài giảng: “tiền, vàng, của cải vật chất không thể mua được nước trời, đời sống xa hoa không thể đổi được ơn cứu rỗi(...), và chúng ta phải sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ quan tâm cho nhau, đó mới là tinh thần sống Phúc Âm, nhờ đó Ơn cứu rỗi và Nước Trời mới hiện hữu ở giữa ta”.

Sau Thánh Lễ là một buổi quây quần bên nhau trong bữa tiệc thân mật “đậm chất Việt”, và cùng chia sẻ về cuộc sống của nhau, cùng sinh hoạt trong chương trình tìm hiểu cộng đoàn, và thực thi đời sống hiệp thông và bác ái như thêm tay phát triển những sinh hoạt của giáo xứ và quyên góp giúp đỡ cho trẻ nghèo khó tại Việt Nam.

Trong niềm yêu mến, tin tưởng và quyết tâm sống chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa như các Thánh tử đạo ngày xưa, cộng đoàn ra về mang trên mình một sứ vụ: sống Tin Mừng của Chúa, thực hiện tình yêu thương và phục vụ giữa dòng đời tấp nập hôm nay. Và cùng hẹn gặp lại nhau trong thánh lễ Chủ nhật hàng tuần.

HongKong 14/11/2011

Louis Nguyễn Hiếu
 
Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội: về Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các Bạn trẻ
+ GM Giuse Vũ Văn Thiên
11:39 14/11/2011
Bài chia sẻ của Giám mục Hải Phòng

Các bạn trẻ thân mến,

Với sáng kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II, ngày Giới trẻ Thế giới đã được tổ chức 26 lần, ở cấp giáo phận cũng như ở tầm mức quốc tế. Những Đại hội tổ chức ở tầm mức quốc tế quy tụ hàng triệu bạn trẻ xung quanh Đức Thánh Cha, vị Cha chung của Giáo Hội công giáo. Như chúng ta đã biết, Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2011 này đã được tổ chức tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 8 vừa qua. Khoảng 2 triệu bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới để tham dự biến cố đặc biệt này, trong số đó có khoảng 100 tham dự viên đến từ Việt Nam.

Theo thong lệ, mỗi dịp ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các bạn trẻ qua một Sứ điệp. Nội dung của các sứ điệp đều nhằm mời gọi các bạn trẻ sống và củng cố đức tin. Sứ điệp năm nay của Đức Thánh Cha mang chủ đề: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Trong dịp hội ngộ của các bạn trẻ miền Bắc lần thứ IX này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của Sứ điệp, để suy tư và thực thi giáo huấn của Đức Thánh Cha.

I-Một thế giới rất cần có Thiên Chúa

Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng kế vị Thánh Phê-rô, Đức Bê-nê-đi-tô XVI là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Có lẽ vì thế mà ưu tư lớn nhất của Ngài trong cương vị Giáo Hoàng là củng cố đức tin nơi các tín hữu. Ngài lo lắng trước một thế giới đang muốn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, gạt bỏ Ngài khỏi cuộc sống con người. Trong Sứ điệp nhân ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26, Đức Thánh Cha đã viết: “Có một xu hướng duy đời (laiciste) mạnh mẽ muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người và xã hội, toan tính kiến tạo một “thiên đường” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng một thế giới không có Thiên Chúa là “một hỏa ngục” trong đó, trổi vượt những ích kỷ, chia rẽ trong các gia đình, oán thù giữa cá nhân và các dân tộc, thiếu tình thương, niềm vui và hy vọng”. Ý tưởng này, chúng ta còn có thể thấy rải rác trong các giáo huấn của Đức Thánh Cha. Trong Thông điệp “Chúng ta được cứu rỗi nhờ niềm hy vọng”, Đức Thánh Cha đã quả quyết: “Một nền nhân bản vắng bóng Thiên Chúa sẽ là một nên nhân bản phi nhân” (Thông điệp Spe Salvi, số 78). Thực thế, con người thời nay đang muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ. Đây là một thảm họa cho thời đại chúng ta. Một khi không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, người ta không còn chuẩn mực đạo đức. Con người sẽ sống theo những tham vọng đam mê của mình. Một thế giới không có tôn giáo sẽ giống như một chiếc xe xuống dốc không phanh. Thế giới vắng bóng Thiên Chúa chỉ còn lại những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì mình mà quên lãng tha nhân.

Cũng theo Đức Thánh Cha, tất cả mọi cuộc khủng hoảng mà nhân loại đang chứng kiến hôm nay đều là hậu quả của cuộc khủng hoảng đức tin. Thực vậy, khi không còn xây dựng đời mình trên nền tảng đức tin, người ta không còn thực thi tình liên đới và hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn cầu. Khi không còn tin Thiên Chúa hiện hữu, người ta không cần quan tâm đến đạo đức, lương tâm, nên hậu quả là cuộc khủng hoảng luân lý thê thảm đang diễn ra trong xã hội, khiến gia đình ly tán, huynh đệ tương tàn, hận thù chồng chất, trộm cắp hoành hành nhiễu nhương bất chấp luật pháp đạo đời. Khi không tin Chúa là cha của mọi vật mọi loài, người ta cũng không muốn nhận mọi người xung quanh là anh chị em với mình, và hậu quả là những mưu mô dối trá trong tương quan giữa con người với tha nhân.

II-Đức tin, một vấn đề riêng tư?

Một trong những nguyên nhân làm cho đời sống đức tin bị mai một, đó là nhiều người coi đức tin hay tôn giáo là vấn đề riêng tư, cá nhân, không cần người khác can thiệp. Đây là một quan niệm rất nguy hiểm. Đức Thánh Cha đã viết: “Nền văn hóa hiện nay, tại một số miền trên thế giới, nhất là tại Tây Phương, có xu hướng loại trừ Thiên Chúa hoặc coi đức tin chỉ là một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng - như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình -, người ta nhận thấy một sự “che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình”.

Một khi coi đức tin là vấn đề riêng tư của mỗi người thì sẽ không còn các hội đoàn. Người ra cũng sẽ không cần những sinh hoạt đạo đức chung của một xứ đạo hay một cộng đoàn nữa. Cha mẹ cũng sẽ mất quyền nhắc nhở con cái sống đức tin và thực hành lời khuyên của Tin Mừng. Một khi đức tin bị coi là vấn đề riêng tư, không ai có quyền nhắc nhở thúc giục người khác, vì họ viện cớ tôn trọng tự do và sự chọn lựa của mọi người”.

Đức tin công giáo là sự tự do chọn lựa của mỗi người. Tuy vậy, đức tin ấy phải được tuyên xưng trong Giáo Hội, với Giáo Hội và như Giáo Hội dạy. Trong kinh tin kính, mặc dù chúng ta tuyên xưng với đại từ ở ngôi thứ nhất số ít: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng”, thì chúng ta không tuyên xưng đức tin một cách đơn lẻ, nhưng mỗi tín hữu đều hợp với cả Giáo Hội để tuyên xưng đức tin của mình. Bởi lẽ đồng thời với việc tuyên xưng đức tin nơi Thiên Chúa, người tín hữu cũng tuyên xưng đức tin vào Giáo Hội. Chính trong Giáo Hội và với Giáo Hội mà họ có một đức tin tinh tuyền, không sai lầm.

Đức tin vừa mang tính riêng tư (tôi tin) vừa mang tính cộng đồng (chúng tôi tin). Một đức tin trọn vẹn phải hàm chứa hai đặc tính đó. Khi tuyên xưng đức tin một cách riêng tư, tôi muốn khẳng định tôi hoàn toàn tự do chấp nhận và hiểu điểu tôi tin. Đức tin của tôi không phải là thái độ xu thời theo phong trào hoặc để hài lòng người khác. Khi tuyên xưng đức tin cùng với cộng đoàn Giáo Hội, tôi chấp nhận Giáo Hội là người quản lý kho tàng đức tin và có quyền giải thích đức tin theo như ý của Chúa. Đức Thánh Cha đã lên tiếng báo động một hiện tượng của xã hội hôm nay là nhiều người chủ trương xếp hạng đức tin vào số những hành vi thuần thúy cá nhân. Nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có chủ trương đó. Khi cha mẹ nhắc nhở đi lễ, lĩnh nhận các bí tích, nhiều bạn trẻ đã kiếm cớ thoái thác và trả lời: “đây là việc riêng tư của mỗi người, cha mẹ cứ lo phần của cha mẹ, còn chúng con sẽ lo phần của chúng con”. Khá nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có lý luận theo cách này. Cũng vậy, nhiều bạn trẻ cho rằng bây giờ chưa phải là lúc tham gia những thực hành đạo đức mà chờ sau này về già mới lo giữ đạo. Đây là một quan niệm lệch lạc và nguy hiểm về đức tin. Thực thế, thời gian và cuộc sống lại không chờ cho đến lúc chúng ta về già. Những gì đang xảy đến xung quanh chúng ta lại đòi hỏi chúng ta cần có ơn khôn ngoan để xử sự đúng mức, với tư cách là một người tín hữu. Lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta hãy nghiêm túc suy nghĩ về quan niệm cũng như cách thực hành đức tin của mình: Phải chăng tôi giữ đạo chỉ vì nể cha mẹ. Phải chăng tôi tránh né những vấn đề liên quan đến những thực hành đạo đức, vì cho rằng đây là tự do cá nhân của mỗi người? Hy vọng chúng ta, sau khi dự Đại Hội này sẽ trưởng thành hơn trong đức tin, thiện chí sống đức tin của mình trong mọi môi trường của cuộc sống.

III-Đức tin và việc làm

Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã nhiều làm lên án những người Biệt phái. Người gọi họ là những kẻ giả hình vì họ nói mà không làm. Thánh Gia-cô-bê cũng khẳng định đức tin và việc làm phải đi đôi với nhau, vì “đức tin không có việc làm sẽ là một đức tin chết. Đức tin không việc làm sẽ giống như những tiếng thanh la não bạt vang dội, như những chiếc thùng rỗng kêu to mà không đem lại giá trị gì. Một khi có đức tin vững mạnh, những việc chúng ta làm sẽ đem lại hiệu quả vững bền. Một khi có những việc làm chân chính, đức tin của chúng ta sẽ được củng cố. Đức tin tạo nền tảng vững chắc cho hành động và hành động tốt chính hoa trái của đức tin. Đức Thánh Cha viết trong Sứ điệp: “Được xây dựng trên Chúa Kitô, nghĩa là đáp lại một cách cụ thể tiếng gọi của Thiên Chúa, bằng cách đặt niềm tín thác của chúng ta nơi Ngài và mang Lời Ngài ra thực hành. Chính Chúa Giêsu đã cảnh giác các môn đệ: “Tại sao các con gọi Thầy ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa!’ mà lại không làm điều Thầy nói?” (Lc 6,46).

Trong Giáo Hội miền Bắc của chúng ta, do ảnh hưởng một nền giáo dục không có tôn giáo, và do quá thiếu linh mục, nên đức tin của chúng ta chỉ dừng lại như một lý thuyết hoặc như một thói quen. Nhiều người có đạo vẫn sốt sắng tham gia các hội đoàn, vẫn lĩnh nhận các bí tích thường xuyên, nhưng lối sống của họ trong cuộc đời lại không ăn nhập gì với đức tin mà họ tuyên xưng, Chính vì thế mà đức tin và việc làm nơi họ là hai vấn đề tách biệt, không có liên quan với nhau. Có những bạn trẻ vẫn tham gia ca đoàn hay các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ, nhưng đồng thời cũng tham gia băng đảng, nghiện ngập, trộm cắp. Một số tín hữu vẫn tuyên xưng mình là người công giáo nhưng vẫn đua theo thói đời như ly dị, phá thai, sống giả dối và bất công.

Tại các nước Âu Mỹ, men Tin Mừng thấm nhập nơi cuộc sống của con người. Có thể họ ít đến nhà thờ hơn chúng ta, nhưng họ tôn trọng công ích, bảo vệ môi trường, giữ đức công bằng và sống theo một lương tâm ngay chính. Khi thực hành một lối sống như vậy, họ gắn liền đức tin với hành động, làm cho cả hai khía cạnh trở nên một thực tại duy nhất. Khi biết kết hợp giữa đức tin và việc làm, đức tin sẽ được minh chứng qua hành động, hành động sẽ được soi sáng bởi đức tin.

IV-Bạn trẻ và sứ vụ truyền giáo trong Giáo Hội

Trong Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa, các Giám mục Việt Nam thể hiện tâm tình ưu ái đặc biệt đối với các bạn trẻ công giáo Việt Nam. Các ngài mời gọi họ cộng tác trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Quả thực, loan báo Tin Mừng là trách nhiệm của tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. Thư chung đã trích dẫn ý tưởng của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong Tông huấn “Ki-tô hữu giáo dân, ở số 46”: “Giáo Hội tại Việt Nam ý thức rằng người trẻ không chỉ là tương lai nhưng còn là chính hiện tại của Giáo Hội. Do đó, mục vụ giới trẻ vừa phải nhìn người trẻ như đối tượng cần được chăm sóc vừa phải xem họ như những chủ thể, sứ giả loan báo Tin Mừng, đặc biệt trong môi trường của giới trẻ” (Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa của HĐGM Việt Nam, số 44). Như thế, các bạn trẻ được tin tưởng mời gọi tham gia sứ vụ đặc biệt này của Giáo Hội. Đây là sứ vụ mà Đức Ki-tô đã trao phó cho các môn đệ trước khi Người về trời.

Để tham gia vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, trước hết bạn trẻ phải truyền giáo cho chính mình, tức là sống đức tin. Thực thế, một khi đức tin của chúng ta vững vàng và trưởng thành, chúng ta mới có thể giúp người khác sống đức tin. Một cách cụ thể, bạn trẻ phải chuyên cần học hỏi giáo lý, tham dự thánh lễ chúa nhật và lễ trọng, năng lĩnh nhận các bí tích và tham gia các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ hay cộng đoàn mình đang sống.

Để truyền giáo cho người khác, bạn trẻ cũng cần có một lương tâm ngay thẳng và một cuộc sống lương thiện. Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã để lại cho chúng ta một phương châm thực hành: “Người thời nay sẵn sàng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là nhân chứng” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41). Quả thực, những việc làm cụ thể thì có sức thuyết phục người khác và dẫn đưa họ về với Chúa hơn là những bài giảng hùng hồn nhưng lại thiếu thực hành. Khi có một lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tôn trọng công ích, tôn trọng và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống của mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Nhờ lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tiêu diệt sự gian dối, ích kỷ, đem lại cho cuộc đời sự thanh bình và bác ái theo tinh thần của Tin Mừng Đức Giê-su đã dạy.

Thưa các bạn,

Trên đây là một vài suy tư về Sứ điệp của Đức Thánh Cha. Ước mong những chia sẻ này giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, nhờ đó chúng ta có thêm nghị lực và tình yêu nơi cuộc sống hiện tại, cùng nhau xây đắp nền văn mình tình thương và sự sống. Mến chúc các bạn luôn bình an, thánh đức để đem sức trẻ xây dựng một cuộc sống an vui, là hình ảnh của Nước trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Xin Chúa đồng hành cùng các bạn trong mọi nẻo đường của cuộc sống. Cám ơn các bạn đã đọc những dòng suy tư này.
 
Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội: Giới trẻ và Truyền thông Công giáo
+ GM Giuse Nguyễn văn Đệ
11:53 14/11/2011
Bài chia sẻ của Giám mục Thái Bình

A. GIỚI TRẺ VÀ TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO

TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?

Để hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của truyền thông công giáo, ta cần hiểu truyền thông xã hội nói chung và truyền thông công giáo nói riêng, ta cần hiểu 3 yếu tố cấu thành truyền thông như sau:

I. CHỦ THỂ TRUYỀN THÔNG VÀ NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

1. Chủ truyền thông là ai? Ai đứng sau truyền thông, chủ đích của chủ thể truyền thông?

Chủ truyền thông có thể là một người hay một nhóm người hay một một tập thể, tư nhân hay công cộng, chính trị hay tôn giáo

Hoàn toàn được tự do truyền thông hay bị giới hạn

2. Mục đích chính của chủ truyền thông

+ Mục đích chính của chủ truyền thông: tùy thuộc ý đồ cuối cùng của chủ truyền thông, có thể kín đáo, riêng tư, âm thầm hay công khai, lộ liễu.

+ Mục đích và ý hướng của chủ truyền thông: có thể tốt, ngay lành, muốn tốt, muốn thiện ích và hạnh phúc cho mọi người hay mục đích xấu, ác ý, dã tâm, độc hại, thiêt hại tinh thần hay thể chất, trực tiếp hay gián tiếp, hiện tại hay tương lai, trung thực hay gian dối, lừa đảo v.v.

II. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

1. Các loại phương tiện

Ngày càng có nhiều phát minh hiện đại, về chất lượng và số lượng, vô cùng phong phú: đủ mọi thứ loại từ cổ chí kim, tất cả đều có thể trở thành phương tiện giao lưu, trao đổi, thông thương v.v.
Có loại truyền thông đơn giản, có loại phức tạp, có loại bằng lời nói, có loại bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, diễn cảm, bằng biểu tượng, qui định, qui ước với nhau.
Có loại trên 93% truyền thông được diễn tả bằng nét mặt.
Số lượng và chất lượng truyền thông ngày càng tuyệt vời, kỳ diệu, vượt khỏi mọi trí tưởng của nhiều người .

2. Các loại tân tiến, tiện lợi và hiện đại nhất hiện nay

Loại nghe, nhìn, xem cực nhanh, cực tốt: Internet, điện thoại di dộng, Ipad, Apple …
Loại phổ biến, thông dụng, đáp ứng được mọi đối tượng, mọi trình độ: báo chí, sách vở, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, băng đĩa v.v.
Một loại đặc biệt được mọi người ưa thích, cách riêng các bạn trẻ, đang yêu, đó là điện thoại cố định hay di động.

3. Giá trị tinh thần và vật chất của các phương tiện truyền thông

Giá trị khoa học, kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật: vô cùng lớn lao
Giá trị luân lý, đạo đức, tinh thần, cá nhân và xã hội: tuỳ thuộc chủ nhân và thụ nhân của truyền thông, tự nó các phương tiện truyền thông vô thưởng vô phạt!
Hậu quả tiêu cực hay tích cực tùy thuộc ý đồ của chủ nhân truyền thông và khả năng lựa chọn sử dụng của thụ nhân truyền thông!

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG NHẮM ĐẾN

Truyền thông nhắm đến ai, cho ai và vì ai, mục đích gì?

1. Đối tượng chung gồm: mọi thành phần, tầng lớp xã hội, không phân biệt, giới hạn.

Truyền thông phục vụ mọi người, mọi thành phần, mơi nơi, mọi thời gian khắp nơi trên thế giới, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khao khát trau dồi hiểu biết về kiến thức, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, văn minh nhân loại trên khắp thế giới .

2. Đối tượng ưu tiên: giới trí thức, công nghệ, sinh viên học sinh, thương mại v.v.

Đáp ứng mọi nhu cầu tri thức hiểu biết, khoa học, kỹ thuật, cao cấp của giới trí thức, sinh viên, học sinh .

3. Đối tượng trẻ thơ, thanh thiếu niên, học sinh, vị thành niên

Truyền thông đáp ứng, cung cấp, giúp đỡ cho trẻ thơ, thiếu nhi, học sinh hiểu biết mọi nhu cầu, khát vọng, khám phá, trí hiểu, trí tò mò, thắc mắc của trẻ thơ, các em thiếu nhi và học sinh, sinh viên.

Nhưng truyền thông cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực, tai hại lớn cho tâm hồn trẻ thơ, các em thiếu nhi, học sinh nếu không được hướng dẫn, giúp các em phân biệt, lựa chọn cách khôn ngoan và hữu ích các chương trình muôn mặt của các phương tiện truyền thông!

A. GIỚI TRẺ VÀ TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO?

Truyền thông công giáo là gì? Truyền thông công giáo cũng bao gồm 3 yếu tố cấu thành quan trọng làm thành bản chất của truyền thông Công giáo như sau:

I. CHỦ THỂ TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO: BA NGÔI THIÊN CHÚA

1. Chủ thể truyền thông công giáo

Chủ thể truyền thông Công giáo là chính Chúa Cha: Chúa Cha tự mặc khải mình, tự thông truyền mình qua kế hoạch tạo dựng và cứu chuộc muôn loài muôn vật
Chúa Giêsu Kitô: Con Thiên Chúa xuống thế thực hiện ý định của Thiên Chúa Cha: cứu chuộc, đền tôi, tha tội cho mọi người!
Chúa Thánh Thần: tiếp nối và hoàn tất kế hoạch của Chúa Cha và Chúa con: thánh hoá mọi người

2. Mục đích chính của chủ truyền thông công giáo

Mục đích của Ba Ngội Thiên Chúa: tự thông truyền tình yêu cho nhau và thông truyền tình yêu cho nhân loại.
Chúa Cha sai con của mình xuống thế không phải để luận phạt thế gian, mà để cứu rỗi thế gian.

II. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO

1. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: vừa là chủ thể truyền thông vừa là Đấng truyền thông, vừa là nội dung truyền thông!
2. Ngoài ra Chúa Giêsu chủ truyền thông còn lập ra Giáo hội và các bí tích để qua đó truyền thông và tiếp nối truyền thông Tình Yêu Chúa đến cho mọi người!

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NHẮM ĐẾN CỦA TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO

1. Truyền thông công giáo nhắm đến tất cả mọi người. Mọi người đều là con cái của Chúa, cách riêng người tội lỗi, người nghèo đói, cùng cực .
2. Chúa Giêsu được xức dấu tấn phong để “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm, cho người mù, kẻ bị áp bức”. (Lc 4,18)

IV. GIÁO HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG

1. Nguồn gốc Truyền thông công giáo

Truyền thông công giáo khởi sự từ Thiên Chúa, do sáng kiến tình yêu của Thiên Chúa, được thể hiện và đạt đỉnh cao nơi Chúa Giêsu Kitô, được lưu truyền và tiếp nối theo lệnh truyền của Chúa qua Giáo hội cho đến ngày tận thế!

2. Giáo Hội với các phương tiện truyền thông

Qua nhiều văn kiện, cách riêng qua Vat. II Giáo hội đã đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn cần thiết trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để thông truyền Chúa, loan báo Tin mừng Chúa cho mọi người! Sắc lệnh Truyền Thông ( số 4 ):

Cân nhắc nội dung những gì cần và được truyền thông;
Chú ý đến mục đích và các đối tượng và thời gian liên quan đến việc truyền thông.
Phải tự đào tạo cho mình một lương tâm ngay thẳng.
Thông tri đúng lúc, đúng sự thật, các biến cố và các sự kiện,
Kêu gọi các tín hữu đừng ngần ngại, mà hãy hăng say sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội vào các công việc tông đồ khác nhau .
Cũng cần và can đảm nói lên những bất công, oan trái mà một số người có chức quyền, có thế lực chỉ muốn che đậy, khoả lấp.

C. ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG TRÊN GIỚI TRẺ

Tự nó việc truyền thông, nội dung và phương tiện kỹ thuật truyền thông không hoàn toàn tốt mà cũng không hoàn toàn xấu, nó tuỳ thuộc vào cách người sử dụng và người tiếp thu, tùy điều kiện, môi trường thích hợp của mỗi người!

1) Vài con số đáng lưu ý

Cả nước có 89% làng xã có truyền dẫn cáp đồng và 95,9%, truyền dẫn cáp quang:

- Số làng xã có thuê bao internet: 87%
- Gia đình có điện thoại cố định: 65%.
- Mật độ điện thoại là 19,2 (thuê bao/100 dân) .
- Điện thoại di động tính bình quân trên toàn quốc là 37,5%.
- Gia đình có máy thu thanh: giảm chỉ còn 10,7%
- Gia đình có máy thu hình tăng: 90,4%
- Gia đình sử dụng Internet: mật độ 30%
- Gia đình có máy tính cá nhân: 12,6% - Hànội 28% - Đà nẳng 32% - HCM 44%
- Gia đình có nối mạng: 8,2% - Hà nội 22% - Đà Nằng 21% - HCM 33%
- Người dùng internet trong các hộ gia đình: 14,6%
- Loại hình thức truyền thông: rất khác nhau và đa dạng: cá thể, phi cá thể v.v

2) Ảnh hưởng tich cực của truyền thông, cách riêng Internet trên giới trẻ!

Không ai chối cãi các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ đến các sinh hoạt xã hội và con người, đã trở thành thực sự một quyền lực trong thế giới hôm nay: Chúng tạo ra dư luận, chi phối dư luận, kiểm soát dư luận,

- Truyền thông chi phối cách suy nghĩ, chọn lựa và hành động của mỗi người chúng ta.
- Có thể nói chúng ta bị “thống trị” một cách êm ái dễ chịu vì chúng biết sử dụng những kỹ thuật khéo léo đến nỗi ta không còn ý thức về điều đó nữa.
- Tốc độ, chất lượng, đa dạng, phong phú, khả năng chuyển tải, lan rộng, lan xa, thấm sâu vào mọi sinh hoạt con người và xã hội
- Ảnh hưởng rất lớn đến độ thay đổi cả bản chất của con người và xã hội nhất là người trẻ về mặt tâm lý, văn hóa , đạo đức và những thói quen của con người.

Kỹ thuật mới - tương quan mới

- Đem lại cho con người nhiều cơ hội để có một tương quan rộng hơn, phong phú hơn, làm cho cuộc sống đáng yêu hơn, ý nghĩa hơn!
- Dù đang ở đâu, nơi đâu, ai ai cũng có thể liên lạc giao tiếp được với nhau cách dễ dàng thuận lợi, nhanh chóng, cách riêng những lúc khẩn cấp!

3) Ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông, cách riêng với Internet trên giới trẻ!

Đối với tâm hồn trẻ thơ, thiếu nhi học sinh, tuổi vị thành niên, và cả một số người lớn: Giới trẻ cách riêng các em thiếu nhi lầm tưởng về cuộc sống, gia đình xã hội, mọi cái đều lý tưởng, đẹp như mơ, gọi là thế giới ảo. Với internet, mọi cái đều lý tưởng, tuyệt đối, dễ tạo cho người trẻ một ảo ảnh về cuộc sống, mơ hồ xa thực tế, dẫn đến nhiều đổ vỡ cá nhân và gia đình!

- Ảnh hưởng tiêu cực về các mối giao tiếp giữa tình bạn, tình yêu: không thích, không vừa ý, thì giận dỗi, thù hận và bất bao dung.
- Truyền thông tiêu cực sa đà khai thác những bản năng, hạ đẳng, thú tính yếu kém nơi con người: cách riêng lời nói, hình ảnh dâm ô, làm mất phẩm giá con người, vẻ đẹp sâu kín của giới tính con người,
- Ảnh hưởng của các loại đồ chơi kỹ thuật, các chương trình Internet, điện thoại di động với nhiều chức năng mới, và nhiều hình thức lưu trữ, chuyển tải thông tin sai trái, độc hại v.v..
- Cuộc sống các em thiếu nhi, học sinh ngày càng bị lệ thuộc vào máy móc; phẩm giá các em và giá trị cuộc sống các em đang có nguy cơ bị “biến chất” trầm trọng.

Giới trẻ phát triển dị dạng không đồng đều về tinh thần và vật chất

- Dị dạng về quan điểm, não trạng, lối sống, vô cảm: lợi lộc trên hết, dễ dãi, hưởng thụ, thiếu nghị lực, ý chí, nhân bản, luân lý, đạo đức kém, thiếu bản lĩnh, thiếu trách nhiệm, kêu ca, đòi hỏi, thiếu cố gắng, nghị lực.
- Thích dễ dãi, nhàn nhã, hưởng thụ: chỉ cần nhắp chuột, web, chat, ngồi hàng giờ trước vi tính, tivi, không vận động, thể dục thể thao, chỉ ngồi hưởng thụ, tâm linh ủy mị èo uột, buông thả!
- Cách riêng các trang mạng đen, đồi trụy, độc hại, một chiều v.v. tấn công trí tò mò trẻ em, làm cho các em bị ám ảnh bởi hình ảnh bạo lực và khiêu dâm, bệnh hoạn, kích thích bản năng thú tính, bi thảm kịch, quan hệ bạn bè dễ dãi, bừa bãi những mối tình chớp nhoáng, kỹ thuật mạng, trần trụi, vội vã, lạm dụng và hư ảo.
- Tốn nhiều giờ, nhiền tiền bạc trên internet tới mức độ bị nghiện, ghiền mê game, quên mọi bổn phận, học hành thất bại, tuyệt vọng, tự tử. Hậu quả, một lối sống cá nhân, ích kỉ, bị bỏ rơi, thiếu tình thương gia đình, trường học, Giáo xứ, Giáo hội!

Căn bệnh thời đại của người trẻ! khủng hoảng ước mơ

- Dưới tác động của truyền thông, một số người trẻ có nguy cơ tưởng tượng quá đáng về các nhân vật ảo, thế giới ảo, cuộc sống ảo, người hùng ảo, mọi sự đều ảo, ám ảnh đến tâm thức và cuộc sống người trẻ.
- Thường xuyên làm quen với các hình ảnh chết chócc bạo lực, làm người trẻ sống và giải quyết cuộc sống xa và sai với thực tế, lạc lõng, lệch lạc, hoặc quá hưng phấn, thần kinh căng thẳng, hoặc quá bi quan đi đến tự vẫn!
- Nghiện mạng! Sự dễ dàng tiếp cận với các phương tiện truyền thông tối tân, cách riêng với internet, với điện thoại, với di động, với vi tính, được nối kết với mọi tầm mức thế giới và sự thâm nhập của Internet, đã làm cho nhiều trẻ em, học sinh, cả 1 số người lớn mắc bệnh “nghiện mạng” hành hạ, họ dành rất nhiều thời gian cho “chat” (tán gẫu trên mạng),
- Game on-line” (các loại trò chơi trên mạng), tạo cho họ các “mối tình ảo”, các giải trí “rẻ tiền” và nhiều loại thông tin “lá cải”, đó là chưa kể đến các nạn nhân của những trò gian lận, lừa đảo trên mạng, cờ bạc trên mạng, các chương trình khiêu dâm và bạo lực, thư nặc danh…
- Tuổi trẻ mỏng dòn, dễ hư hỏng, dễ bị đánh mất tuổi thơ, sớm trở thành người lớn trước tuổi, làm cho người trẻ trở nên ích kỉ, chỉ biết bản thân, thích đánh bóng mình thờ ơ với cuộc sống, thiếu cởi mở với tha nhân, mặc kệ nó,
- Người trẻ ngày càng khép kín, khó khăn trong giao tiếp, thiếu tin tưởng, vô cảm, cô đơn, lạc lõng, chỉ có màn hình, chỉ có internet, vi tính, phòng riêng, tiện nghi đầy cám dỗ và quyến rũ.

D. GIẢI PHÁP

Trách nhiệm giáo dục

- Trách nhiệm gia đình: cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên của các em, cần quan tâm đề phòng, ngăn ngừa, hướng dẫn, cho con cái trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, nội dung các chương trình truyền thông, cách riêng các phim ảnh, báo chí, tiểu thuyết, đồi truỵ v.v.
- Trách nhiệm nhà trường: cần đầu tư, giáo dục, đào tạo người trẻ với chương trình nội dung phong phú, toàn diện, để giúp người trẻ phát triển, toàn diện, quân bình, tiệm tiến theo từng giai đoạn và lứa tuổi cuộc sống của người trẻ, để người trẻ ngày càng trưởng thành, ý thức và tự trách nhiệm trong việc nhận định và lựa chọn các chương trình và phương tiện truyền thông đại chúng!
- Trách nhiệm xã hội: xã hội nói chung và các chủ truyền thông xã hội nói riêng có một trách nhiệm vô cùng quan trọng, chi phối tác động lớn lao đến đời sống văn hoá và tinh thần của người trẻ, cách riêng các chương trình truyền thông như phim ảnh, băng hình và các môi trường xã hội đen, đầy cạm bẫy, ăn chơi, trác táng, sa đoạ, buông thả, vô định hướng.
- Trách nhiệm Giáo hội, Giáo xứ: trước một xã hội đầy thách đố và cạm bẫy đen tối, dễ dàng ảnh hưởng tiêu cực đến các em, đầu độc tâm hồn các em trẻ thơ, Giáo hội phải hết sức quan tâm, đem hết công sức đầu tư cho việc giáo dục người trẻ ngày từ những năm thơ ấu.

Giáo dục dự phòng:

- Giao dục dự phòng xuất phát từ trái tim mục tử của Chúa Giêsu, một mục tử hiểu biết, yêu thương, quan tâm đến từng con chiên một, không để bất kì con chiên nào đi lạc, con nào ốm đau, con nào bị thương, người mục tử đều hiểu rõ, biết rõ từng con, chứ không chỉ biết chung chung.
- Giáo dục dự phòng là giáo dục nhìn xa thấy rộng, thấy trước, chuẩn bị trước, đề phòng trước tất cả mọi nguy hiểm vật chất hay tinh thần có thể xảy ra cho người trẻ khỏi bị thiệt hại, khỏi bị thương tích.
- Giáo dục dự phòng đòi hỏi nhà giáo dục sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh cực nhọc đến cả chết để bảo vệ con cái của mình khỏi hiểm nguy.

Giáo dục Truyền thông Công giáo: Loan truyền Tin Mừng Chúa bằng mọi phương tiện.

- Nếu truyền thông Công giáo còn rất nhiều hạn chế về phương tiện truyền thông và cơ chế truyền thông hiện nay, truyền thông công giáo còn rất nhiều phương tiện khác ít tốn kém, nhưng hiệu quả cao như:
- Truyền giáo bằng truyền thông:
- Truyền thông bằng chính đời sống chứng nhân Đức Kitô của các bạn trẻ tại nơi mình sinh sống: trường học, nhà trọ, xí nghiệp, bàn giấy v.v.
- Mỗi bạn trẻ công giáo chọn lấy 1 bạn chưa biết Chúa Kitô để truyền thông ân sủng bằng việc cầu nguyện cho bạn đó, gặp gỡ, thăm viếng, mời họ tham dự các dịp đại lễ Công giáo như Noel, Phục sinh với mục đích làm quen, thông truyền Chúa cho họ.

- Truyền thông Công giáo bằng nhiều loại hình xã hội tích cực hiệu quả và bổ ích như: các việc từ thiện, bác ái xã hội, trạm xá y tế, khám chữa bệnh, nhà tình thương cho người già, các em cô nhi, khuyết tật, lỡ lầm; các cuộc thăm viếng uỷ lạo v.v.
- Các loại hình văn hoá nghệ thuật như: các buổi trình diễn thánh ca, kịch nghệ, thi thơ ca nhạc, các loại băng hình, video, DVD, CD, tờ buớm, sách báo công giáo v.v.
- Các loại hình thể dục, thể thao, cắm trại, du ngoạn, hội chợ v.v. tất cả đều có thể trở thành những phương tiện truyền thông công giáo để thông truyền Chúa đến với mọi người và đưa mọi người về với Thiên Chúa.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Truyền thông Công giáo là gì?
2. Truyền thông Công giáo gồm những yếu tố chính nào?
3. Bạn có thể làm gì cho truyền thông công giáo?
4. Trong các phương tiện truyền thông hiện nay, Bạn thích phương tiện truyền thông nào nhất? Bạn có thể làm gì với phưong tiện truyền thông này trong việc loan truyền Chúa?
5. Bạn hãy kể các loại phương tiện truyền thông thích hợp, dễ dàng, thuận lợi trong việc thông truyền Chúa đến cho nhiều người!
6. Bạn đã làm gì để thông truyền Chúa đến cho mọi người?
 
Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội: Tình Bạn
+ GM Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
11:57 14/11/2011
Bài nói chuyện của Giám Mục Bắc Ninh

Các bạn trẻ thân mến,

Chào các bạn đến từ khắp nơi trong 10 giáo phận của giáo tỉnh Hà Nội. Chúng ta đang đứng giữa trời đất Quan Họ, nơi mà một nhạc sĩ đã diễn tả là ‘một làn nắng cũng mang điệu dân ca’. Trước hết mời các bạn cùng nhau hát lên tình bạn của chúng ta qua bài Trống Cơm: Tình bằng có cái trống cơm…

Thú thật với các bạn tôi sinh ra trong giáo phận Bắc Ninh, nhưng cho đến ngày về Bắc Ninh năm 2008, chỉ hiểu biết rất sơ sài về văn hóa Quan Họ. Tôi đã phải học và hỏi nhiều người, nhiều nơi. Tôi đã đọc một số tác phẩm về Quan Họ Bắc Ninh. Đặc biệt tôi đọc gần 300 bài Quan Họ cổ. Và như thế, tôi đã phát hiện ra một di sản văn hóa của nhân loại ngay trên mảnh đất mình sống. Thực sự tôi đã ngỡ ngàng về cái hay cái đẹp trên đất Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam.

Chúng ta thường nghĩ đến Quan Họ như những bài dân ca mượt mà, thắm thiết. Thật ra có cả một không gian văn hóa Quan Họ mà các bài dân ca là những diễn tả xuất phát từ trái tim người Quan Họ. Qua các bài hát Quan Họ cổ, tôi thấy trọng tâm là tình bạn. Hai Bọn Quan Họ, một nam một nữ từ hai làng kết nghĩa với nhau. Họ coi nhau như anh chị em ruột thịt, gọi nhau là liền anh, liền chị. Vì thế họ không kết hôn với nhau, chỉ sống với nhau bằng tình bạn. Cha mẹ của hai bọn coi tất cả bạn Quan Họ của con mình là con cái trong gia đình. Đã có vô số những bọn Quan Họ kết nghĩa như vậy. Họ đến với nhau, ca hát với nhau, chỉ để diễn tả tình bạn thâm sâu và trong sáng. Họ đón tiếp nhau trong trang phục đẹp, lịch sự. Họ chào đón nhau bằng tất cả trái tim chân thành. Rồi họ hát với nhau, theo kiểu đối đáp. Họ thường hát với nhau trọn một ngày, đôi khi mấy ngày liền, chỉ hát cho nhau nghe, không có khán giả, không có trình diễn. Như nhà thơ Nguyễn Khuyến nói: “Bác đến chơi đây ta với ta”, nghĩa là chỉ có tình bạn.

Văn hóa Quan Họ đã có từ hơn ngàn năm. Đó là nơi những người nông dân chân lấm tay bùn bán mặt cho đất bán lưng cho trời: chính họ là tác giả. Đó là nơi diễn ra nhiều trận chiến, vì sát cạnh kinh đô Thăng Long. Dù vậy, trong Quan Họ, không có bóng dáng của sự vất vả, than vãn, tranh cãi, súng đạn, thù hận. Tất cả những gì là tính toán, giành giật, thô lỗ, hơn thua đều hoàn toàn xa lạ với văn hóa Quan Họ. Lời ca trong các bài Quan Họ. Người ta xưng hô với nhau là người, tôi, hay em. Chứa đựng trong những lời hát dung dị như thi vị là những tình cảm chân thành. Các liền anh liền chị Quan Họ quý mến nhau, tôn trọng nhau, nói với nhau bằng những từ ngữ tao nhã, ý nhị. Không có đổi chác, lọc lừa, nhờ vả, chỉ có tình bạn, một tình bạn vượt trên mọi cái nhỏ nhen, vượt qua mọi thứ rào cản của xã hội, để sống với nhau bằng trái tim với trái tim. Chúng ta có thể nghi ngờ là một cái nhìn như vậy hình như ngây thơ trước bao sóng gió của cuộc sống nhiều bon chen. Nhưng nói cho cùng có lẽ đó là mơ ước của mọi người, nhất là các bạn trẻ. Chính cái nhìn lạc quan ấy làm cho cuộc sống vốn nhiều gian nan có được những bông hoa tô điểm để mọi người thấy mặt đất này là một sân chơi của tình bạn và mở ra một hướng tiến cho những người cảm thấy mình ‘đầu thai lầm thế kỷ’.

Trong Thánh Kinh, có một tình bạn thật đẹp giữa Gionathan và Đavít, giữa một hoàng tử và một chú bé chăn cừu. Khi vua cha là Saulê muốn giết Đavít, chính Gionathan đã dẫn đường cho Đavít trốn thoát. Khi Gionathan chết, Đavít đã khóc: “Gionathan, anh hỡi, lòng tôi se lại vì anh… Tình anh đối với tôi thật diệu kỳ hơn cả tình nhi nữ” (2 Sm 1,27). Một tình bạn không ranh giới, không tính toán thiệt hơn. Trong văn học dân gian Việt Nam có một tình bạn cũng thật đẹp giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Trong tình bạn này, vai trò của Châu Long thật là tuyệt: trung thành với chồng và cũng vì hết lòng với chồng, lại hết lòng giúp bạn của chồng thi đỗ để làm quan. Một tình bạn không muốn bạn thua kém mình, nhưng cả hai cùng thành đạt.

Hai tình bạn trên đây có thể nói là rất Quan Họ. Ước gì chúng ta cũng biết sống với nhau Quan Họ như vậy, và giúp mọi người sống văn hóa Quan Họ, để mọi ngày chúng ta có những tình bạn trong sáng, thủy chung, nâng con người lên những tầm cao của cuộc nhân sinh. Trong tâm tình ấy, chúng ta cùng nhau hát lên tình bạn Chúa Giêsu đối với chúng ta và xin cho tình bạn ấy được mở rộng đến với mọi người.

Hãy nắm nắm tay nhau…
 
Thống kê số lượng các bãn trẻ tham gia Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội IX
ĐHGT Hà Nội
12:02 14/11/2011
 
Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội IX: Lời Tri Ân của Giới Trẻ
ĐHGT Hà Nội
12:07 14/11/2011
LỜI TRI ÂN CỦA GIỚI TRẺ CUỐI THÁNH LỄ

Trọng kính Đức Tổng Phêrô,
Trọng kính Quý Đức Cha,
Kính thưa Quý Cha Tổng Đại Diện,
Kính thưa: quý Cha Bề Trên, Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu Sĩ, Quý Khách và toàn thể Cộng Đoàn.

Thay lời cho hơn 20 ngàn bạn trẻ trong toàn giáo tỉnh Hà Nội, chúng con xin được tỏ bày tâm tình của giới trẻ chúng con.

Bây giờ và mãi mãi, chúng con xin được tạ ơn Thiên Chúa vì Chúa luôn yêu thương chúng con. Nhờ Chúa, chúng con được làm người và được sinh ra trên Đất Mẹ Việt Nam.

Nhờ Chúa, chúng con đã có bao niềm vui. Nhờ Chúa, chúng con đã vượt qua bao khó khăn. Nhờ Chúa, chúng con có được những thành công và hy vọng về hạnh phúc viên mãn.

Nhờ Chúa và trong Chúa, tại Đại Hội Giới Trẻ lần thứ IX, được tổ chức tại miền đất Kinh Bắc, chúng con đã có những giờ sống chan chứa niềm vui. Chúng con xin được kính dâng lên Chúa muôn ngàn lời tạ ơn.

Chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức Tổng Phêrô và Quý Đức Cha đã dành cho chúng con nhiều yêu thương. An tình và công ơn của các Đấng dành cho chúng con thật lớn lao. Chúng con xin khắc cốt ghi tâm mọi lời giáo huấn và hết lòng tri ân Đức Tổng, Quý Đức Cha.

Chúng con xin trân trọng cảm ơn Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu Sĩ, Quý An Nhân trong 10 giáo phận và toàn thể Cộng Đoàn đã đồng hành, hi sinh, nâng đỡ… chúng con để chúng con có được những ngày hội thật vui và dồi dào ân sủng của Thiên Chúa.

Chúng con cũng nhận thấy chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã tạo nhiều điều kiện, các cơ quan ban ngành thật nhiệt tình cộng tác, phối hợp làm việc với Ban Tổ Chức để lo cho giới trẻ chúng con, góp phần thành công cho Đại Hội. Qua Đức Cha và giáo phận Bắc Ninh, chúng con xin được gửi nhiều lời cảm ơn và kính chúc tốt lành tới các cấp chính quyền Quê Hương Quan Họ.

Chúng con đặc biệt cám ơn Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh. Và chúng con tâm thành cảm ơn Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Ban Tổ Chức Đại Hội, các Bạn Trẻ Bắc Ninh và mọi thành phần trong giáo phận đã tổ chức Đại Hội cho chúng con.

Qua Đại Hội, chúng con nhận thấy: Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Ban Tổ Chức, các Bạn Trẻ và mọi thành phần trong giáo phận Bắc Ninh đã không còn tiếc chúng con bất cứ điều gì: từ vật chất, đến tinh thần… Tất cả đã dành cho chúng con.

Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Ban Tổ Chức, các Bạn Trẻ và mọi thành phần trong giáo phận Bắc Ninh đã đón tiếp chúng con thật thân tình và tổ chức Đại Hội thật chu đáo.

Đến Bắc Ninh, giờ chúng con đã hiểu “một làn nắng cũng mang điệu dân ca” có ý nghĩa như thế nào. Làn nắng trên miền đất Kinh Bắc, không chỉ “mang điệu dân ca” mà còn thấm đẫm tình người và chứa chan hồng ân Thiên Chúa.

Đức Cha Bắc Ninh, Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Ban Tổ Chức Đại Hội, các Bạn Trẻ giáo, lương Bắc Ninh đã để nhớ, để thương cho chúng con. Vì thế nên, giờ chia tay chưa đến, mà sao tâm hồn chúng con đã đong đầy nỗi nhớ, niềm thương, lưu luyến… Chưa xa Bắc Ninh, mà bao bạn trẻ trong 9 giáo phận đã bịn rịn, khóc thầm.

Không lưu luyến Bắc Ninh sao được, vì tình người Bắc Ninh đậm đà quá, tha thiết quá! Không lưu luyến Bắc Ninh sao được, vì giới trẻ chúng con chỉ có chưa đầy 24 giờ được sống trên đất Kinh Bắc thì sao thoả được những khát khao của chúng con?!

Giới trẻ chúng con muốn tìm hiểu, muốn khám phá về Bắc Ninh, một miền đất chỉ có diện tích 822,7 km2 (là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước), sao lại là miền đất: địa linh nhân kiệt, miền đất của hơn 600 tiến sĩ, danh nhân lịch sử, văn hoá?

Chúng con muốn tìm hiểu về quê hương của Thánh Gióng; về Cô Tấm; Về câu chuyện chàng Trương Chi có giọng hát hay - nàng Mỵ Nương xinh đẹp, si tình… trong tương quan thần bí với những làn điệu Dân Ca Quan Họ. Chúng con muốn được gặp gỡ, giao lưu nhiều hơn với các Liền Anh, Liền Chị có giọng ca mượt mà, say đắm, có tình bạn cao đẹp.

Chúng con muốn về thăm làng Diềm, chùa Tiêu, chùa Dam, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Lim, chùa Trăm Cửa, chùa Dâu, Đền Đô ….Chúng con muốn thăm sông Cầu “nước chảy lơ thơ”, thăm sông Đuống “Một dòng lấp lánh - Nằm nghiêng nghêng…”, thăm sông Như Nguyệt chặn giặc ngoại xâm phương Bắc, thăm núi Thiên Thai có hình rồng uốn lượn chín khúc…

Chúng con muốn dự những lễ hội và tìm hiểu những sinh hoạt văn hoá dân gian phong phú nhất Đất Việt nơi quê hương Quan Họ….

Chúng con muốn được nghe Đức Cha của Giáo Phận Quan Họ kể nhiều hơn về lịch sử giáo phận Bắc Ninh trong đời sống Đức Tin; về các thánh tử đạo Bắc Ninh, về 100 vị Đầu Mục Bắc Ninh tử đạo trong một ngày…

Bất kỳ khi nào có thể, chúng con sẽ nói cho mọi người biết về một Bắc Ninh đậm đà bản sắc Dân Tộc; một Bắc Ninh địa linh, nhân kiệt; một Bắc Ninh - Việt Nam thu nhỏ đầy trân trọng và tự hào. Chúng con sẽ tự hào kể cho mọi người biết về Bắc Ninh – một Giáo Phận Quan Họ giàu truyền thống trong việc sống đạo và loan báo Tin Mừng. Chúng con sẽ mời mọi người về thăm Bắc Ninh. Và nếu có dịp, đến hẹn, chính chúng con sẽ trở về Bắc Ninh để không chỉ thăm Kinh Bắc, nhưng còn tìm hiểu về toàn thể Giáo Phận trong 12 tỉnh, để làm tròn ước mơ của chúng con.

Kính thưa Đức Tổng, Quý Đức Cha, Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu Sĩ và toàn thể cộng đoàn,

Chúng con nhận thấy rằng: sự thương yêu, chăm sóc, lo toan của Đức Tổng, Quý Đức Cha, Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu Sĩ và toàn thể cộng đoàn dành cho giới trẻ chúng con thật sâu nặng và lớn lao. Qua các ngài, chúng con nhận thấy tình yêu và sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là Đấng xa lạ nhưng Ngài thật gần gũi, thân tình. Thiên Chúa luôn ở cùng chúng con.

Chúng con thật tự hào về truyền thống Cha Ông, về Đất Mẹ Việt Nam; đồng thời chúng con ý thức rằng: đã đến lúc chúng con đặt ra vấn đề: chúng con không nên đòi hỏi quê hương, đất nước, Giáo Hội làm gì cho chúng con, nhưng chúng con phải đặt vấn đề: mỗi người trẻ chúng con phải làm gì, cống hiến gì cho quê hương đất nước, cho Giáo Hội; giới trẻ chúng con là thế hệ phải tiếp bước Tổ Tiên để viết tiếp những trang sử vẻ vang cho Đất Mẹ và Giáo Hội Việt Nam.

Với chúng con, Đại Hội Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ IX không khép lại, nhưng mở ra và tiếp sức cho chúng con, để chúng con lên đường với những quyết tâm: sống nhiệt thành, sống hiệp nhất, sống kiên vững, yêu thương và phục vụ.

Chúng con quyết tâm sống Tình Bạn thật thân tình, thật thắm thiết với Chúa Giêsu. Và từ Tình Bạn Giêsu, lấy Chúa Giêsu làm khuôn mẫu, chúng con sẽ tiếp tục dệt nên những tình bạn chân thành, cao đẹp trong cuộc đời.

Trong cuộc sống thường ngày và nhất là trong những ngày Đại Hội tại Giáo Phận Bắc Ninh, chúng con không thể không có những thiếu sót cách này, cách khác. Chúng con kính xin các Đấng và toàn thể cộng đoàn đại xá cho chúng con. Xin tiếp tục thương yêu, cầu nguyện và nâng đỡ chúng con.

Nguyện xin Thiên Chúa ban dồi dào ân sủng trên Đức Tổng, Quý Đức Cha, Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu Sĩ, Quý Khách, cộng đoàn và toàn thể giới trẻ chúng con. Xin Chúa chúc lành cho Kinh Bắc, chúc lành cho toàn thể giáo phận Bắc Ninh và gia đình nhân loại.

Chúng con xin đồng kính tri ân!

Bắc Ninh, ngày 12 tháng 11 năm 2011
Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội
 
Giao lưu và tặng quà tại bệnh viện phong gia liễu Quả Cảm
Hiền Lâm
12:16 14/11/2011
Bắc Ninh, sáng ngày 13.11.2011, ngay sau ngày Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội, các bạn trẻ giáo xứ Chính Tòa Bắc Ninh trong nhóm ve chai kết hợp với nhóm thiện nguyện của công ty Nano Tech đã đến thăm, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Bệnh Viện Phong Da Liễu Quả Cảm. Cũng tại đây, không hẹn mà gặp, nhóm thiện nguyện mang tên LaLa cũng có chung một mục đích ấy. Thế là “ba cây chụm lại” tạo nên một “hậu đại hội giới trẻ” thật vui và ý nghĩa cho gia đình phong Quả Cảm.

Xem hình ảnh

Vẫn trong những màu áo đồng phục rực rỡ màu da cam của các bạn sinh động viên trong ngày Đại Hội, các bạn trẻ trong nhóm ve chai giáo xứ Chính Tòa Bắc Ninh đã tập kết từ sớm đợi nhóm các anh chị thuộc công ty Nano Tech để lên đường.

Quả Cảm là điểm đến của nhiều đoàn thiện nguyện gần xa. Thật tình cờ, tới nơi chúng tôi đã gặp được nhóm LaLa cũng đến đây mang chung một ý tưởng và hành động: phục vụ-yêu thương. Khuôn viên bệnh viện Quả Cảm vốn thanh bình và yên tĩnh hôm nay đã không còn giữ được sự yên lặng. Sự hiện diện của các thành viên trong ba nhóm Ve Chai giáo xứ Chính Tòa Bắc Ninh; công ty Nano Tech và nhóm Lala đã làm cho bầu khí nóng lên bởi những vũ điệu, bài hát, và nhiều tiết mục văn nghệ nhằm mang đến cho các cụ, các bệnh nhân nơi đây một niềm vui và hạnh phúc.

Bầu khí rộng ràng vui tươi ấy không chỉ đóng khung trong không gian của nhà văn hóa bệnh viện, nhưng các nhóm đã tản ra, đến tận phòng - khu của các cụ bệnh nhân già yếu để thăm hỏi, tặng quà và múa hát cho các cụ nghe. Đến với các bệnh nhân hôm nay, bên cạnh những gói quà, các nhóm còn có sáng kiến nấu những “nồi cháo đoàn kết” bằng những vật liệu mua sẵn. Vì thế, ngoài những người có năng khiếu văn nghệ ở lại cống hiến cho mọi người những giây phút thư giãn, bổ ích, các chị em đảm đang, khéo tay hay làm khác thì sà vào bếp “thiết kế” những nồi cháo thật ngon.

Lúc rảnh rỗi, tìm hiểu chúng tôi đã được biết thêm những thông tin bổ ích cũng như mục đích mà các nhóm đến đây. Trước hết là nhóm ve chai của giáo xứ Chính Tòa Bắc Ninh, gồm các bạn trẻ đang còn đi học, các chủng sinh, quí sơ và cha Gioa Kim Nguyễn Đức Thành trưởng đoàn. Hoạt động của nhóm ve chai: hàng tuần các em tập họp nhau vào ngày Chúa Nhật, đi thu gom đồ phế liệu về bán gom tiền làm quĩ cho những hoạt động từ thiện, với mong muốn san sẻ cho vơi đi những nỗi đau và bất hạnh của những người kém may mắn hơn mình. Tiếp đến là nhóm thiện nguyện Nano Tech do chị Nguyễn Thị Thu Hà trưởng đoàn. Các thành viên gồm hầu hết các anh chị không Công Giáo nhưng có một tấm lòng nhân ái và quảng đại. Nhóm là đại diện của công ty đem đến các bệnh nhân ngoài sự đóng góp vật chất của các thành viên, ban lãnh đạo và công đoàn của công ty còn là tình thương và sự trân trọng được gửi gấm qua những món quà. Và sau cùng là nhóm thiện nguyện LaLa do anh Nguyễn Ngọc Tuấn trưởng đoàn. Nhóm gồm các bạn trẻ sinh viên từ nhiều nơi đang học tập tại các trường Đại Học ở Hà Nội. Các bạn thành lập nhóm với mục đích giúp đỡ nhau và đem niềm vui đến cho người khác. Nhóm hoạt động bằng cách đi vận động nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức hảo tâm. Để có được những phần quà tuy đơn sơ, nhưng đằng sau là bao nhiêu nỗ lực hy sinh của nhiều người và chất chứa bao nhiêu tình người trong đó. Ngoài ra, chúng tôi còn quan sát thấy một điều thật thú vị: trên logo áo mặc, hay gắn trên xe của các đoàn: Nhóm ve chai: “Thầy gọi anh em là bạn” đó là một câu Kinh Thánh, chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ vừa qua; nhóm Nano Tech: “Always smile” (mỉm cười luôn) và nhóm LaLa: “Born to laugh” (được sinh ra để vui cười). Theo tôi, tất cả đều có chung một lý tưởng sống, một nhịp đập của trái tim đó là tình yêu thương và sự sẻ chia nỗi đau của đồng loại.

Sau những giờ gặp gỡ, giao lưu văn nghệ, thăm hỏi và tặng quà, hương thơm hấp dẫn từ những nồi cháo hành thơm phức bốc lên như báo cho biết giờ ăn đã đến. Rời nhà văn hóa, tất cả mọi người kéo đến khu bếp và nhà ăn. Các thành viên mỗi người một việc, người thì dọn bàn, lau bát, múc cháo, bưng bê giúp các cụ già… Chẳng mấy chốc, các phần cháo đã được chia cho các cụ, còn lại mọi người ngồi quây quần bên nhau, những bát cháo thơm hương của gia vị: thịt hành, cà rốt… mới ngon và hấp dẫn làm sao! Nhưng có lẽ gia vị làm cho những thìa cháo hôm nay trở nên thơm ngon và đậm đà hơn đó chính là gia vị của tình thân ái, tình bạn, tình người.

Chia tay ra về, bác Nguyễn Đức Tâm, Cô Nguyễn Thị Xuân đại diện cho các bệnh nhân gửi lời cám ơn tới tất cả những người đại diện và những người vắng mặt, và không quên nhận xét: “hôm nay quả là một hậu đại hội” thật vui và ý nghĩa của gia đình phong Quả Cảm. Còn chúng tôi, những người đã quen hay mới quen lần đầu dường như đã trở nên thân quen và gần gũi từ lúc nào. Mọi người chia tay nhau mà không quên nhắc nhớ: “đến hẹn lại lên” các bạn nhé. Ước mong sao những mục tiêu và khẩu hiệu mà các bạn đã chọn cho nhóm sẽ luôn là động lực thúc đẩy các bạn biến thành hành động cụ thể. Thế giới và môi trường sống của mỗi chúng ta sẽ vơi đi những muộn phiền, bất hạnh và sẽ thay vào đó là những niềm vui, niềm hy vọng nếu mỗi người đều biết sống cho đi. Một khi biết cho đi, hạnh phúc sẽ đến gõ cửa tâm hồn bạn. Vì những lúc cho đi chính là lúc chúng ta được nhận lãnh.
 
Ôi ! Đẹp làm sao hạt lúa Giám Mục Stêphanô Cuénot Thể
Lm Giuse Trương Đình Hiền
21:42 14/11/2011
ÔI ! Đẹp làm sao "Hạt lúa Stêphanô"

Cảm nhận nhân ngày giáo phận Qui Nhơn mừng kỷ niệm 150 năm tử đạo của Thánh Stêphanoo Thể 14/11/1861-14/11/2011


Cách đây gần 2000 năm, Thầy Giêsu của chúng ta đã nói : “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24)

Và kể từ dạo ấy cho đến mãi hôm nay ; kể từ “hạt lúa đầu tiên Giêsu” gieo vào lòng đất xứ Palestina mà dấu ấn đau thương của buổi chiều Thứ Sáu trên đỉnh đồi Núi Sọ vẫn chưa phai mờ, đã có hàng hàng lớp lớp những “hạt lúa con người” cả nam lẫn nữ, những hạt lúa trẻ thơ hay những cụ già, những chàng trai hiên ngang với đầy mộng ước, hay những thiếu nữ tài sắc nghiêng thành…đã chấp nhận đi trên “nẻo đường hạt lúa”, chấp nhận dấn thân “gieo đời mình vào mảnh đất cuộc sống” để sẵn sàng “mục nát giữa dòng đời”, để tình yêu Giêsu và Tin Mừng cứu độ của Ngài được đơm hoa kết trái.

Cách đây đúng 150 năm, 14.11.1861, chính trên vùng đất Bình Định thân thương nầy, “hạt lúa Giám Mục Stêphanô Cuénot Thể đã chấp nhận “gieo vào lòng đất”, chấp nhận chết đi trong cảnh ngục tù để hoàn tất cuộc đời, hy lễ và sứ vụ của “người mục tử” nhân hiền.

Sáng hôm nay, 14.11.2011, trên chính tại mảnh đất mà ở đó, Thánh Giám Mục Stêphanô đã dâng thánh lễ cuối cùng trước khi bị bắt, để sau đó vào chính đêm 14.11.1861, ngài đã tắt hơi trong cảnh ngục tù, cộng đoàn Dân Chúa Giáo Phận Qui Nhơn, với hai Đức Cha : Đức Cha chính Phêrô Nguyễn Soạn, Đức Cha phó Matthêu Nguyễn Văn Khôi, cùng với đông đảo các linh mục trong giáo phận, các chủng sinh, tu sĩ nam nữ và giáo dân xa gần, đã tề tựu nơi đền thánh dâng kính Thánh Stêphanô- Vĩnh Thạnh, hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa và tôn vinh Thánh Tử Đạo Stêphanô Thể. Trong dịp đặc biệt nầy, Giáo Phận Kontum đã cử cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Văn Đông, cùng một số anh chị em giáo dân dân tộc đến chia sẻ niềm vui như một cuộc hành hương tìm về cội nguồn, nơi phát xuất công cuộc truyền giáo tại Tây Nguyên, để nói lên lời chứng sống động về hoa trái của người khai phá mở đường là chính vị thánh mà hôm nay kỷ niệm : Stêphanô Cuénot Thể.

Thánh lễ được bắt đầu với nghi thức dâng hương tưởng niệm sốt sắng được âm vang trong lời ca "Nhớ ơn tiên tổ" : "Cây có cội, nước có nguồn, thì ta có tổ tiên. Hạt gống xưa nát mục ngày nào, giờ đơm hoa kết trái tràn trào. Gương anh hùng, gương trung thành ngàn năm không phai. Stêphanô, mục tử kính yêu, bao nhiêu năm qua gương anh hùng vẫn sáng lên. Con cháu giờ nầy xin theo bước chân ngài mà yêu mến Chúa sắt son trung thành...".

Thánh lễ được tiếp nối với bầu trí trang nghiêm, sốt sắng. Đức cha chủ tế, Phêrô Nguyễn Soạn, cũng là người giảng giải Lời Chúa, đã nêu bật những biến cố quan trọng và những nhân đức, công nghiệp rạng ngời của vị thánh Giám Mục Tử Đạo Stêphanô, đồng thời mời gọi cộng đoàn Dân Chúa Giáo Phận nỗ lực tiếp bước theo chân vị thánh Bổn Mạng của Giáo Phận để ra đi gieo trồng Lời Chúa.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui sâu lắng cùng với những tia nắng sáng dịu ấm áp giữa một ngày đầu Đông, mà thường khi, trong những ngày nầy, tại đây, bầu trời luôn xám xịt và lạnh ngắt với những cơn mưa lũ, nước bạc ngập đầy đồng, con nước mà cách đây 150 đã thấm ướt một con người bị nhốt trong cũi trên đường đến nhà tù Bịnh Định, để sau đó 3 tuần, đã trở thành của lễ hiến dâng, thành "hạt lúa mục nát giữa dòng đời". Ôi, đẹp làm sao hạt lúa Stêphanô !
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chợ Quê
Nguyễn Ngọc Liên
22:52 14/11/2011
CHỢ QUÊ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Dăm mẹt cá tôm từ sông đến
Mấy mẹt rau tươi dưới ruộng lên
Bánh đa, bánh đúc chồng có ngọn
Điếu thử thuốc lào kêu ròn tan...
(Trích thơ của Thi Ngẫu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền