Ngày 13-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Các Thánh Tử Đạo - Chứng nhân của ba nhân đức đối thần
LM. Giuse Nguyễn Thành Long
05:52 13/11/2009
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO - CHỨNG NHÂN CỦA BA NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN

Trong khoa tu đức, người ta chia tử đạo ra thành 3 lọai: tử đạo đỏ (…), tử đạo trắng (…) và tử đạo xanh (…). “Tử đạo đỏ” là tử đạo theo nghĩa hẹp, tức là đổ máu vì niềm tin của mình. Các thánh tử đạo Việt Nam thuộc hàng tử đạo theo nghĩa hẹp này, tức là “tử đạo đỏ”. Việt Nam hiện đang tạm giữ kỷ lục về con số các vị hiển thánh tử đạo: 117 vị cộng với một vị chân phước là thánh Anrê Phú Yên. Dĩ nhiên, đó chỉ là con số các vị được tuyên phong, còn nếu nói về con số chưa được tuyên phong thì cao gấp ngàn lần (khoảng 300.000 người, nghĩa là gấp 2 lần số giáo dân giáo phận Phan Thiết chúng ta). Cũng cần nói thêm, truyền thống Giáo hội vẫn tin rằng tất cả các thánh sau khi chết vẫn phải thanh luyện ít nhiều, ngoại trừ các thánh tử đạo theo nghĩa hẹp. Ngay sau khi chết, các ngài được diễm phúc lên thẳng thiên đàng liền mà không cần phải qua lửa luyện tội nữa.

Trở lại với khái niệm tử đạo. Thực ra từ ngữ “tử đạo” ban đầu có nghĩa là làm chứng. Như vậy người tử đạo có nghĩa là người làm chứng, tức “chứng nhân”. Thế thì ta có thể tự hỏi rằng các thánh tử đạo là chứng nhân của những điều gì ?

- Trước hết, các ngài là những chứng nhân của đức tin, một đức tin kiên trung:

Đức Giêsu đã nói với các môn đệ của Người rằng: “Anh em hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp anh em cho công nghị, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Anh em sẽ bị điệu ra trước vua chúa và quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết” (Mt 10,17-18).

Trải qua 300 năm, với 53 sắc dụ cấm đạo dữ dội, Giáo Hội Việt Nam đã sống chính kinh nghiệm bị bách hại mà lời Chúa đã tiên báo. Hơn mười vạn tổ tiên chúng ta đã đổ máu mình ra vì Chúa Kitô. Các ngài đã chịu đủ mọi cực hình: bị xiềng xích, lao tù, bị tra tấn, bỏ đói, bị chém đầu, bị thắt cổ, bị bá đao, phanh thây, bị kìm kẹp, bị voi dày, bị thiêu sống, bị buộc đá thả trôi sông, bị tống cổ ra khỏi nhà cửa, làng mạc, sống vất vưởng trong rừng sâu nước độc: chết đói, chết khát, chết bịnh và bị dã thú ăn thịt,… Tuy nhiên điều đáng nói là mặc dù các ngài đã bị tước đoạt quyền sống, nhưng vẫn không chối bỏ đức tin. Đến nỗi vua chúa, quan quyền, những kẻ bày ra đủ mọi cực hình tàn bạo để hành hạ các ngài, phải sững sờ kinh ngạc và kính phục lòng tin sắt đá của các ngài.

Các ngài vui lòng đón chịu mọi cực hình đau đớn và hiên ngang tiến ra pháp trường nhận cái chết thương đau để minh chứng cho niềm tin và lòng trung thành của mình đối với Thiên Chúa và với Đức Kitô. Cái chết của các ngài làm sáng lên đức tin anh dũng kiên trung. Tuy miệng lưỡi đã im tiếng, nhưng sự việc còn vang dội sâu xa, các ngài như vẫn đang nói, đang giảng thuyết; lời rao giảng của các ngài vẫn vượt không gian thời gian, như một kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện:

“Chẳng một lời, một lẽ

Chẳng nghe thấy âm thanh

Mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu

Và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Tv 18,45).

- Thứ đến, các ngài là những chứng nhân của lòng mến, một lòng mến nồng nàn:

Đức Thánh Cha GP II, trong Tông sắc Mầu Nhiệm Nhập Thể đã viết: “Ghi niệm về các vị tử đạo là một dấu hiệu bền vững cho chân lý về tình yêu của Kitô giáo,….. Vị tử đạo, đặc biệt vào thời đại của chúng ta, là dấu chỉ tình yêu lớn lao nhất, thâu tóm mọi giá trị khác” (MNNT, 13).

Nếu việc tử đạo là minh chứng cho lòng tin, thì tình yêu chính là động lực của việc tử đạo. Các ngài sẵn sàng đón nhận mọi cực hình, mọi gian lao đau khổ, và cuối cùng là cái chết, không phải vì các ngài có máu anh hùng hảo hán, cũng không phải vì muốn được nổi tiếng…, nhưng là vì tình yêu đối với Đức Kitô. Vì tình yêu Đức Kitô, các ngài đã sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì mình có, kể cả mạng sống. Vì tình yêu Đức Kitô, các ngài đã khao khát hiến thân từng giây phút đời mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân: “Khi tử đạo, người môn đệ đồng hóa với Thầy mình, Đấng đã tình nguyện đón nhận cái chết để cứu độ thế giới. Và người môn đệ nên giống Người trong việc đổ máu” (LG, 42). Trong thư gởi các chủng sinh, thánh Phaolô Lê bảo tịnh đã viết: “Vì cháy lửa yếu mến Chúa, tôi thà chịu chết và chịu phân thây để chứng tỏ lòng tôi yêu mến Chúa”.

Quả thế, các ngài đã không xem việc tử đạo như là một cực hình đau khổ, nhưng lại coi đó như một quà tặng tình yêu mà Thiên Chúa đã ưu ái ban phúc cho mình, nên cương quyết dành lấy nhành lá vạn tuế khải hoàn. Chính vì thế, Giáo Hội luôn coi việc tử đạo như một ân huệ lớn lao và là một bằng chứng cao cả về đức ái.

- Sau nữa, các ngài là những chứng nhân của niềm hy vọng, một niềm hy vọng sáng ngời:

Bị lăng nhục, hành hạ, tra tấn và bị kết án tử, nhưng các vị tiền bối tử đạo vẫn khẳng khái hiêân ngang, vui tươi, bình an và chứa chan hy vọng về một cuộc sống bất diệt. Các ngài nhẫn nại và can trường trong đau khổ vì đã có được Đức Kitô là nền tảng đích thực của niềm hy vọng hằng sống: “Các con hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12). Thánh Bảo tịnh đã nói lên điều xác tín đó: “Giữa cơn bão táp của bách hại, tôi đã một đã thả một cái neo vào tận ngai Thiên Chúa, đó là niềm hy vọng sống động trong lòng tôi”. Đau khổ và cái chết chỉ là cuộc thử thách và thanh luyện để Thiên Chúa đón nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, các vị tử đạo đã trở nên chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, là dấu chỉ hy vọng cho thế giới, khi lấy chính cái chết của mình diễn tả chân lý về sự sống bất diệt và hạnh phúc trường cửu ở nơi Thiên Chúa.

(Xin được mở ngoặc ở đây một chút: Có người nói rằng làm thánh tông đồ, thánh hiển tu, thánh giáo hoàng, giám mục, thánh đồng trinh… thì khó, chứ còn làm thánh tử đạo thì dễ. Vì chỉ cần chấp nhận để cho người ta chém một cái là bay vèo lên đài vinh quang dành cho các thánh tử đạo. Sự thật có dễ như thế không ? Thực ra cả cuộc đời, các ngài đã sống tinh thần tử đạo rồi. Đức tin, đức cậy, đức mến của các ngài đã được tôi luyện nhiều trong cuộc sống rồi. Vì nếu cả cuộc đời không tin Chúa hay đức tin non yếu, thì đến lúc gặp gian lao, tù đày, tra tấn, các ngài sẽ không giữ vững được đức tin đâu. Nếu cả cuộc đời chỉ yêu mến thế gian, xác thịt, tiền tài, danh vọng… thì đến lúc bị đưa ra đọan đầu đài, không đủ sức mạnh để chọn lựa Chúa đâu. Cả cuộc đời không biết hy sinh là gì, thì đến lúc đau khổ thử thách tới, buông súng đầu hàng ngay là cái chắc, chứ chưa nói đến cái chết).

“Máu các vị tử đạo là hạt giống đức tin”. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trở nên hạt giống được gieo vào lòng đất, chịu mục nát, thối rữa, để có thể trổ sinh vô số bông hạt đức tin. Các ngài là những chứng nhân đã gieo hạt giống ân sủng trong nước mắt, để hôm nay hứa hẹn một mùa thu hoạch dồi dào. Tất cả những gian lao đau khổ, máu và nước mắt của các vị tử đạo hướng đến mùa lúa vàng của Thiên Chúa, trên cánh đồng Giáo Hội: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv125,5-6).

Ngày nay, Cây Đức Tin của Giáo Hội Việt Nam đã đâm rễ sâu trong lòng đất Việt, được nuôi dưỡng bằng mầm đất thấm máu các vị tử đạo, cây đó đang lớn mạnh, cành lá sum xuê, hoa trái dồi dào, khác nào cây trồng bên suối nước được diễn tả trong sách Khải huyền: “Những chòm cây hằng sống, có quả mười hai lần, mỗi tháng một lần”.

Là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta đã sống đức tin, đức mến và đức cậy như thế nào ? Chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là con cháu các ngài chưa ?
 
Vinh Quang
Lm Vũđình Tường
06:36 13/11/2009
Một số khoa học gia tiên đoán trái đất bị nổ tung vào một ngày rất gần. Lí do giải thích cho tiên đoán trên dựa vào tốc độ di chuyển thần tốc của hàng hà sa số tảng đá khổng lồ bay tự do trong vũ trụ.

Những tảng đá này là thành quả còn sót lại của những vụ nổ nhiều triệu năm về trước. Giả như một tảng đá nào đó va chạm vào trái đất. Trái đất sẽ tan thành tro bụi.

Lí do khác cũng khá bi quan cho sự tồn vong của nhân loại. Chỉ cần một trong số hàng triệu triệu hành tinh bay lệch khỏi trục quay bình thường một vài độ. Kết quả sẽ tạo ra các vụ đụng chạm giây chuyền hàng loạt của các hành tinh khác, kèm theo tiếng nổ long trời, lở đất. Toàn thể vũ trụ rung chuyển và trái đất chắc chắn sẽ đi vào cõi thiên thu.

Phản ứng

Khi nghe những tiên đoán này. Kẻ đặt trọn niềm tin vào khoa học sống trong lo âu, kinh hãi. Tin là tiên đoán khoa học có thể trở thành sự thật trong tương lai gần. Họ không tìm ra lối thoát. Dù không muốn đối diện điều tiên đoán, cũng không thể chối bỏ. Biết ngày mai bấp bênh, tương lai đen tối vì không biết ngày nào, giờ nào điều tiên đoán trên sẽ thành sự thật. Bất lực trước cái chết dù biết điều đó sẽ đến.

Phản ứng của thành phần không tin thần thánh cũng chẳng khá gì hơn. Sống nửa tin, nửa ngờ. Nhóm tôn thờ các thần linh khác như tổ tiên, tà thần cũng rất ái ngại. Mặc dù đặt niềm tin vào thần linh nhưng vẫn phập phồng lo sợ cho số kiếp. Biến cố nếu xảy ra dường như quá vĩ đại, vượt khỏi khả năng giúp đỡ của thần linh họ tin theo. Liệu thần linh đủ linh diệu tránh khỏi diệt vong hay cùng chung số phận với nhân loại.

Điều lo ngại của đại đa số là lời tiên đoán dẫn đến cảnh chết thảm khốc của cả nhân loại mà không có lấy một tia hy vọng sống sót, dù là hy vọng trong mong manh. Ngành khoa học chịu bó tay. Tín đồ tin vào khoa học và tự tin vào khả năng, khôn ngoan loài người đều tuyệt vọng.

Với Kitô hữu

Trừ khổ đau ra, tiên đoán của khoa học gia không mang lại điều chi mới mẻ cho các Kitô hữu. Hai ngàn năm trước Đức Kitô đã có lần manh nha về một biến cố long trời, lở đất. Ngài quan tâm, lo lắng cho con người. Biết họ sẽ run sợ trước các biến cố xảy đến nên báo trước cho họ chuẩn bị tinh thần đón nhận biến cố trọng đại đó là tin vui Ngài đến lần thứ hai. Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô báo trước Ngài sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang, cũng gọi là ngày Quang Lâm.

Trong những ngày ấy, sau cơn gian nan lớn lao, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến Mc 13,24tt.

Mừng vui

Tin vui cho những ai vững tin, phó thác đời mình vào Chúa. Đức Kitô không tiên đoán nhưng báo trước. Điều Ngài báo trước rất khác với tiên đoán khoa học. Khoa học vẽ bức tranh kinh hoàng, thê lương, thảm hại, chết chóc và diệt vong.

Đức Kitô đưa ra hình ảnh sống động, mừng vui cho người có đức tin. Vinh quang của Ngài cũng là vinh quang của kẻ trung tín trong tình yêu, lòng mến sắt son.

Ngày đó chắc chắn sẽ xảy ra như lời Ngài loan báo nhưng không ai biết trước. Kitô hữu được cho biết là sẽ có những hiện tượng khác thường xảy ra từ trời cao. Là con người khó tránh khỏi lo lắng, sao xuyến khi thấy hiện tượng khác thường. Cảm giác kinh sợ nhìn lằn chớp rực trời, nghe tiếng nổ khủng khiếp vang dội khắp không trung và chứng kiến các hiện tượng lạ chưa từng xảy ra trong đời.

Nếu không tránh khỏi lo âu, phiền muộn, cũng chớ thất vọng. Những ai sống tinh thần phó thác, tin yêu, trung thành làm chứng nhân cho Đức Kitô sẽ được cứu. Kitô hữu trung tín nên mừng vui, hoan ca, nhảy múa đón chào. Hãy ngẩng đầu cao đón chào Vua trời đất.

Tuyển chọn

Đức Kitô không tiên đoán số phận trái đất hẩm hiu. Ngài nhắc đến dấu chỉ bất thường xuất hiện từ không trung. Ngài không đưa ra hình ảnh tàn phá, chết thảm. Trái lại Ngài đến ban vinh quang. Ơn cứu độ đến từ trời cao, do Con Chúa đầy quyền năng và vinh quang, ban tặng, trọng thưởng cho những ai thực thi đức ái, sống yêu thương và thứ tha.

Con Chúa không xuất hiện một mình nhưng có các thiên sứ đi cùng. Thiên sứ làm công việc qui tụ, không phải tất cả mọi thành phần, mà là qui tụ những kẻ được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ đầu mặt đất đến cuối chân trời. Những ai chọn sống tinh thần mến Chúa, yêu người sẽ thuộc thành phần tuyển chọn.

Vua tình yêu đến qui tụ con dân thuộc về nước trời. Họ được chọn vì thành công trong thử thách, sống thực thi đường lối Chúa. Tình yêu Chúa cao vời, mãnh liệt. Ai sống trong tình yêu Chúa không run sợ trước đầu sóng, ngọn gió vì tình yêu Chúa mạnh hơn sự chết. Không mãnh lực nào hủy diệt được tình yêu. Công dân nước trời sẽ mừng vui khi thấy Vua trời xuất hiện. Ngài xuất hiện có tiếng sấm rền vang, có chớp trời chiếu sáng và các vì sao nhảy múa đón chào.

Kẻ xa lánh đường lối Chúa coi ngày đó là kinh hoàng, khiếp đảm; trái lại kẻ trung tín sống vui mừng, hân hoan vì ơn cứu độ được ban cho.
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 33 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
16:47 13/11/2009
Thứ hai Chúa nhật 33 thường niên

Lc 18,35-43

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là ánh sáng trần gian. Chúa mang đến cho nhân loại ánh sáng của tin yêu và hy vọng. Chúa mang đến cho những người nghèo, người bị bỏ rơi, người bất hạnh áng sáng của tình yêu thương. Chúa mang đến cho những người tội lỗi, những người thất vọng ánh sáng của tha thứ và bình an. Xin Chúa cũng ban cho chúng con ánh sáng của linh hồn biết tìm về chân thiện mỹ, biết sống theo đường ngay nẻo chính, biết nhận ra đâu là điều đẹp ý Chúa, và nhận ra mọi người là anh em. Xin cho chúng con luôn bước đi trong ánh sáng Chúa, để mai sau được chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa đời đời.

Lạy Chúa, Chúa đã đốt lên ngọn lửa nơi tâm hồn anh mù để anh nhận ra Chúa. Xin Chúa cũng nhóm lên ngọn lửa tình yêu nơi trái tim chúng con, để chúng con thấy Chúa đang hiện diện bên chúng con qua những ơn lành hồn xác, qua những người bên cạnh để chúng con biết sống một đời tạ ơn Chúa và yêu mến tha nhân. Xin tháo gỡ khỏi tâm trí chúng con những màn che của đam mê dục vọng, của ích kỷ tầm thường, của ghen tương gian ác để tâm hồn chúng con luôn thanh cao và trong sạch.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, sự mù lòa tâm hồn còn khốn nạn hơn thể xác. Xin giải thoát chúng con khỏi sự mù lòa thiêng liêng, để chúng con luôn bước đi trong ánh sáng lời Chúa và trong đường ngay nẻo chính. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 33 thường niên

Lc 19,1-10

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là Đấng chúng con hết lòng tôn thờ. Chúa là Đấng ban tặng cho chúng con sự sống và niềm tươi vui hoan lạc. Xin cho chúng con mỗi lần đón rước Mình Máu Thánh Chúa cũng được đổi mới tâm hồn nên thanh sạch, không vương vấn tội lỗi. Xin giúp chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, để chúng con cũng biết hiến dâng mạng sống mình thành niềm vui cho tha nhân.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã ban cho Gia Kêu niềm vui được sống bên Chúa. Chúa còn cho Gia Kêu cơ hội tìm thấy niềm vui qua sự chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo đói. Xin cho chúng con biết nắm lấy chìa khóa của sự bình an là lòng quảng đại, để chúng con biết sống bác ái với tha nhân, biết tìm niềm vui qua những nghĩa cử yêu thương mà chúng con dành cho nhau.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết hoán cải mình mỗi ngày nên hoàn thiện trong tình nghĩa với Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ đùa giỡn hay lạm dụng lòng nhân từ của Chúa, nhưng luôn biết cộng tác vơi ơn Chúa và thành tâm trở về với Chúa. Xin đừng để lòng tham khiến chúng con xa Chúa và sống ti tiện với anh em. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 33 thường niên

Lc 19,11-27

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con muôn vàn ơn lành hồn xác. Chúng con được nuôi dưỡng trong tình thương quan phòng của Chúa. Chúng con có thể nói: tất cả là hồng ân. Sự sống, sức khỏe, thời giờ đều là ân ban mà Chúa ban tặng cho chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận với lòng cảm mến tri ân, và biết sử dụng ân huệ Chúa ban theo thánh ý Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn tin tưởng chúng con. Chúa còn trao cho chúng con rất nhiều nén bạc là những tài năng, hoàn cảnh, thời giờ. Chúa muốn chúng con sinh lời cho Chúa. Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những thiếu sót của chúng con. Đã bao lần chúng con phung phí tài trí cho những đam mê tội lỗi. Đã bao lần chúng con hoang phí thời gian cho những thú vui mau qua. Đã bao lần chúng con bỏ lỡ cơ hội làm sáng danh Chúa trong địa vị của mình. Xin giúp chúng con biết tự hối bản thân, biết chỉnh đốn lại cách sống, biết dùng cuộc đời cho đúng mục đích là làm sáng danh Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sinh lời nén bạc Chúa trao để chúng con đáng đươc Chúa thưởng công trong Nước Chúa. Xin giúp chúng con đừng vì lười biếng mà xao nhãng việc Chúa, nhưng luôn biết chu toàn bổn phận làm con Chúa với niềm trung tín sắt son. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 33 thường niên

Lc 19,41-44

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Năm xưa Chúa rất buồn khi nhìn thấy tương lại xụp đổ của thành thánh Giê-ru-sa-lem. Và có lẽ hôm nay Chúa cũng rất buồn khi nhìn thấy tâm hồn chúng con tan nát rã rời trong đam mê tội lỗi, trong thất vọng chán chường, trong hận thù chia rẽ. Chúa còn buồn hơn khi thân xác chúng con là đền thờ của Chúa đang bị tục hoá, bị xúc phạm bởi lối sống buông thả, tội lỗi của chúng con. Xin Chúa Giê-su thánh Thể ngự trị trong tâm hồn chúng con, chiếm đoạt tâm hồn chúng con nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Xin gìn giữ linh hồn và thân xác chúng con trong ân nghĩa của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa luôn nhắc nhở chúng con: mọi sự rồi sẽ qua đi, thân xác này sẽ hư nát. Xin cho chúng con biết tuân giữ lời Chúa để sau khi kết thúc cuộc sống này chúng con được Chúa đón nhận vào sự sống vĩnh cửu đời sau. Xin giúp chúng con biết gìn giữ phẩm giá cao đẹp của hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con bằng đời sống thanh thoát khỏi những đam mê lầm lạc, bằng sự loại bỏ trong tâm hồn chúng con những ý hướng tội lỗi, những lối sống hưởng thụ bất chính. Xin nhắc cho chúng con luôn nhớ rằng: thân xác là đền thờ của Chúa, để chúng con kính trọng thân xác của mình và tha nhân.

Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả nhân loại tin nhận Chúa để được ơn cứu độ. Xin cho anh chị em lương dân biết nhận ra Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống và cùng tin nhận nơi Chúa. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 33 thường niên

Lc 19,45-48

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc vì được trở nên đền thờ cho Chúa ngự trị. Chúng con biết rằng: Chúa ưa thích cõi lòng chúng con hơn mọi đền đài nguy nga tráng lệ. Chúa muốn chúng con dành chỗ nhất cho Chúa ngự trị trong cõi lòng chúng con. Xin giúp chúng con biết dọn mình xứng đáng mỗi khi được rước Chúa. Xin tháo gỡ khỏi tâm hồn chúng con những quyến luyến tạo vật tầm thường để tâm hồn chúng con dành trọn vẹn cho Chúa.

Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những bộn bề trăm chiều của lòng trí chúng con. Chúng con còn để tâm hồn mình ngổn ngang bởi những đam mê tội lỗi, những tư tưởng thiếu thanh cao, những suy nghĩ tầm thường. Tâm hồn chúng con chưa dành cho Chúa vị trí số một. Chúng con còn để cho những lôi kéo của danh lợi thú trần gian làm chủ tâm hồn mình. Xin giúp chúng con đừng vì những quyến luyến thụ tạo tầm thường mà đánh mất sự trong sạch của tâm hồn là đền thờ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và phụng sự Chúa hết lòng hết trí khôn.

Lạy Chúa, xin cho chúng con một tâm hồn thanh thoát khỏi những đam mê trần gian. Xin gột rửa linh hồn chúng con trong ơn thánh của Chúa để nhờ đó chúng con nên tinh tuyền xứng đáng là đền thờ của Chúa. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 33 thường niên

Lc 20,27-40

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc vì được Chúa viếng thăm. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đi vào cuộc đời chúng con. Chúa chiếm trọn thân xác tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con được ở trong tình Chúa. Xin giúp chúng con biết hưởng nếm sự ngọt ngào từ sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Chúa muốn chúng con trở nên bất tử khi chúng con sống yêu thương nhau. Tình yêu ví tựa như hơi thở là dấu chỉ sự sống. Con người phải biết sống yêu thương tựa như con người cần không khí để thở. Chúa chính là Thiên Chúa của kẻ sống vì Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa vượt không gian và thời gian. Tình yêu Chúa bất tử như chính Chúa là Đấng hằng hữu. Xin cho chúng con biết họa lại hình ảnh của Chúa qua đời sống yêu thương, bác ái và dấn thân. Xin cho chúng con biết khôn ngoan tìm kiếm giá trị vĩnh cửu bằng việc lành phúc đức hơn là những hoan lạc trần gian mau qua.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, xin ban cho chúng con sự sống của Chúa để chúng con biết sống cho tình yêu và vì tình yêu với tha nhân. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 13/11/2009
XẠ THỦ QUYẾT ĐẤU

N2T


Hai người xạ thủ chuẩn bị quyết đấu, thế là những người trong quán rượu ồn ào di động dành ra một không gian. Trong hai xạ thủ, một người thì lùn không đáng để mắt đến, nhưng lại là một xạ thủ chuyên nghiệp; người kia thì là một hán tử khỏe mạnh cao lớn, đột nhiên anh ta lên tiếng phản đối:

- “Đợi chút xíu, rất là không công bằng, bởi vì cái bia anh ta bắn khá lớn.”

Anh xạ thủ lùn đề xuất ý kiến rất nhanh, anh ta nói với chủ quán:

- “Dùng phấn vẻ trên mình đối phương phạm vi hình thể con người của tôi, nếu viên đạn của tôi rơi ngoài phạm vi ấy thì bỏ không tính điểm.”

(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Đã là xạ thủ thì mục tiêu to nhỏ đều không thành vấn đề, và khi quyết đấu sống chết thì người xạ thủ lùn hay cao, nhỏ con hay to lớn thì lại càng không thành vấn đề, vấn đề là hành động rút súng nhanh và chính xác.

Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng vậy, trên đường tu đức thì người lớn người nhỏ không thành vấn đề, và người theo đạo lâu năm hay mới chịu bí tích Rửa Tội thì không thành vấn đề, vấn đề là yêu mến thực hành Lời Chúa và sống làm chứng nhân cho Tin Mừng hay không mà thôi. Bởi vì có nhiều người theo đạo lâu năm, gọi là đạo gốc đạo “dòng” nhưng cuộc sống của họ như người không có tín ngưỡng, nhưng có những người mới được Rửa Tội mà cuộc sống của họ như là người biết Chúa lâu rồi.

Ma quỷ khi “bắn” (cám dỗ) người Ki-tô hữu thì không coi người ấy là lớn hay nhỏ, là lùn hay cao, nhưng nếu người Ki-tô hữu càng đạo đức thánh thiện, thì ma quỷ càng gia tăng cám dỗ, càng yêu mến Chúa và càng làm gương sáng thì chúng nó càng “bắn” (cám dỗ) ác liệt hơn những người khác...

Vũ khi của người Ki-tô hữu khi quyết đấu với cám dỗ của ma quỷ là: cầu nguyện, đón nhận các bí tích, nhất là bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể, lần hạt Mân Côi.v.v...đó là những vũ khí rất hiện đại cho mọi thời đại của người Ki-tô hữu chúng ta.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 33 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 13/11/2009
CHỦ NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 13, 24-32.

“Thiên Chúa sẽ tập họp những kẻ được Người chọn tuyển chọn từ bốn phương”.


Bạn thân mến,

Gần cuối năm phụng vụ, Giáo Hội cho chúng ta nghe và suy niệm lại bản văn về ngày cuối cùng của nhân loại, hay nói cách khác, ngày Chúa Giê-su xuống thế lần thứ hai và cũng là ngày Ngài tỏ sự công bình của Ngài cho nhân loại thấy qua việc phán xét người sống kẻ chết, để cho chúng ta suy gẫm và kiểm điểm lại đời sống của mình –cho đến hôm nay- có phù hợp với Tin mừng của Chúa hay không ?

Ngày 21.9.1999 miền trung và các vùng phụ cận trong đảo quốc Taiwan bị động đất nặng nề, một biến cố chưa từng xảy ra từ một trăm năm trở lại, mọi người đều kinh hoàng vì những tai hại và mất mát khủng khiếp, và rồi hình như ai cũng có cùng một ý nghĩ: tận thế đến nơi rồi...

Nhưng, như Chúa Giê-su đã loan báo đó không phải là ngày tận thế, nhưng là báo trước ngày Con Người xuất hiện để phán xét, để thưởng công và luận tội. Càng có những điềm thiêng dấu lạ, càng có những hiện tượng khủng khiếp thì càng nhận ra tình thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, cho nên trong những trận động đất khủng khiếp, trong những trận hoả hoạn tàn khốc và chiến tranh khốc liệt xảy đến, đều là lời của Thiên Chúa cảnh báo cho chúng ta: hãy làm hoà với Thiên Chúa, hãy ăn năn sám hối và thay đổi cuộc sống, nếu không, chúng ta cũng sẽ bị tiêu diệt cách khốn nạn hơn thế nữa. Thiên Chúa không hấp tấp khi trừng phạt, nhưng rất mau mắn trong việc tha thứ, và chữa lành cho chúng ta là những con người luôn phản bội lại tình yêu của Ngài.

Con người thời nay biết dùng các phương tiện khoa học tối tân để đề phòng và chặn đứng các phi đạn từ trên không trung, con người cũng biết dùng khoa học để dự báo thời tiết và các công trình khác về vũ trụ cũng như về những việc có liên quan đến đời sống của con người... Nhưng nhân loại không chịu dùng trí khôn của mình để nhận ra ngày giờ của Thiên Chúa gần đến qua những biến cố xảy ra trên thế giới, đó chính là điều mà Chúa Giê-su muốn nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay vậy.

Bạn thân mến,

Ngày Chúa Giê-su đến trong vinh quang của một vị Thiên Chúa chưa xảy ra, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, Ngài đã rất nhiều lần đến viếng thăm chúng ta qua người bạn lâu năm gặp lại, Ngài cũng đã nhiều lần đến nhờ chúng ta rộng tay giúp đỡ qua người nghèo khó, Ngài cũng đang đau đớn nơi các bệnh nhân đang cần sự an ủi của chúng ta...

Nếu hôm nay chúng ta biết dùng trí khôn và lòng bác ái để nhận ra Thiên Chúa qua các hoàn cảnh ấy, thì ngày quang lâm của Ngài, chúng ta nhất định sẽ không bị hổ ngươi bẻ mặt trước bàn dân thiên hạ...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:48 13/11/2009
N2T


10. Đối với việc phản đối của con người và sự vất vả nhọc nhằn thì không nên suy nghĩ quá nhiều, chỉ nên hiểu là nó đến từ Thiên Chúa thì nên và vui vẻ chịu đựng chúng nó.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 13/11/2009
N2T


287. Chúng ta không phải vì tư tưởng mà sống, trái lại, chúng ta suy nghĩ là vì chúng ta có thể sống được.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tham dự hội nghị thượng đỉnh quốc tế về an ninh thực phẩm:
Bùi Hữu Thư
13:32 13/11/2009
Một thời điểm đặc biệt theo lời tổng giám đốc FAO

Rôma, thứ sáu 13 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Việc Đức Thánh Cha Benedict XVI tham dự hội nghị thượng đỉnh quốc tế về an ninh thực phẩm sắp tới của Tổ Chức Thực Phẩm và Canh Nông (FAO), theo ông Jacques Diouf, tổng giám đốc của tổ chức Liên Hiệp Quốc về an ninh thực phẩm, “mang một tầm quan trọng đặc biệt.”

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về an ninh thực phẩm sẽ được tổ chức tại trụ sở của FAO tại Rôma từ ngày 16 đến 18 tháng 11 năm tới, sẽ thấy có sự tham dự của rất nhiều vị quốc trưởng cũng như các lãnh đạo của các tổ chức quốc tế. Đức Thánh Cha sẽ tham dự vào buổi sáng ngày thứ hai 16 tháng 11.

Trong ấn bản ngày 13 tháng 11 của tờ báo L'Osservatore Romano, ông Jacques Diouf đã nhắc đến sự tham dự của Đức Thánh Cha Benedict XVI: “Sự hiện diện của giới chức cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo giúp cho hội nghị có một chiều kích thiêng liêng mạnh mẽ để đối phó với nạn đói kém trên thế giới.”

Ông nhấn mạnh: “Điều này rất quan trọng vì nạn đói không chỉ có tính cách kinh tế; mà còn có tính cách đạo lý nữa, đòi hỏi một sự tranh đấu hàng ngày tại tất cả mọi tầng lớp. Điều này cũng đòi hỏi một sự cam kết mạnh mẽ về chính trị, dựa trên đạo lý đòi hỏi sự kính trọng con người và phẩm giá của họ tại trung tâm của mọi hành động.”

Đối với Jacques Diouf, “Trong tất cả mọi nỗi đau khổ thế giới ngày nay phải gánh chịu, nạn đói kém vẫn là thảm kịch ghê gớm nhất và không thể chịu đựng nổi.” Ông cũng trích lời Đức Thánh Cha Benedict XVI (tháng 6, 2008): “Cần nhắc nhớ mạnh mẽ là nạn đói và thiếu dinh dưỡng không thể chấp nhận trong một thế giới, trên thực tại, có những tầm mức sản xuất, nguồn liệu và kiến thức đầy đủ để chấm dứt những thảm kịch như vậy và những hậu quả của chúng.”

Ông giám đốc FAO cũng khẳng định: “Những lời này chứng tỏ, sự cần thiết phải có sự đồng quan điểm giữa Giáo Hôi Công Giáo và FAO về vấn đề nền tảng này. Giáo hội luôn luôn gánh vác bổn phận là xoa dịu những nỗi đau của những ai nghèo đói nhất, và châm ngôn của FAO là Fiat Panis, được hiểu là ‘cơm bánh cho tất cả mọi người.’”

Ông Diouf kết luận: “Sự tham dự của Đức Thánh Cha Benedict XVI tại thượng đỉnh là một thời điểm hết sức đặc biệt vì cho phép đưa việc tranh đấu chống nạn đói trong thế giới tới một mức độ trách nhiệm chung và đạo lý, vượt trên các điện văn chính trị và các tiện ích riêng của các quốc gia và các miền. Đây là những quyền sống đầu tiên của con người.”
 
Gương mục tử: Linh mục hiến 'thận thánh' để cứu con chiên
Trần Mạnh Trác
15:02 13/11/2009
Dallas, Texas, ngày 13 tháng 11 2009 / 11:32 (CNA). - Một phụ nữ Texas cần thay thận đã nhận được một quả thận từ vị linh mục giáo xứ của mình. Bà đã gọi đây là một "thận thánh", trong khi vị linh mục nói món quà chỉ là một cố gắng sống theo gương của Chúa Kitô.

Theo tờ Dallas Morning News, bà Carrie Gehling đã bị mất cả hai chân vì bệnh tiểu đường và đã bị bốn cơn đau tim, cần được ghép thận sau nhiều năm lọc thận. Hồ sơ y tế của bà ghi nhận bà là ứng viên có nguy cơ cao và cần thiết tìm một người hiến tặng vẫn còn sống.

Bà Gehling, 45 tuổi, đã nhờ cậy cha xứ của mình tại St Rita là Đức Ông Mark Seitz tìm giùm.

Đ.Ô. Seitz, suy nghĩ 'Tại sao không phải là tôi? "

Thử nghiệm đã chứng tỏ ngài là một người xứng hợp. Bà Gehling, khi biết ngài sẽ là người tặng, cho biết bà sẽ gọi món quà là "quả thận thánh thiện của bà."

Một phát ngôn viên của giáo xứ Dallas cho biết việc ghép thận buổi sáng thứ ba đã tốt đẹp và cả hai bệnh nhân đang phục hồi.

Đ.Ô. Seitz, 55 tuổi, nói với Dallas Morning News, là ngài coi việc hiến tặng là một biểu lộ của nhiệm vụ linh mục của mình.

"Chúng tôi noi gương Người đả hy sinh sự sống của mình cho chúng tôi. Nếu Người có thể cho đi cuộc đời cuả mình, thì tôi cũng có thể cho đi một quả thận. "

Một bài viết của Đ.Ô. Seitz nói rằng ngài đã biết bà Gehling hơn sáu năm qua.

"Tôi rất ngưỡng mộ lòng dũng cảm của bà trong khi đối phó với bệnh tiểu đường và với tất cả các hiệu ứng của căn bệnh khủng khiếp này. Qua bao nhiêu thử nghiệm và đau khổ và giới hạn, lâu giờ lọc thận và tất cả khó khăn, bà ấy vẫn tiếp tục chiến đấu. Không chỉ thế thôi, nhưng bà ấy đã tiếp tục tình yêu Thiên Chúa, tin tưởng vào lòng nhân từ của Người và tiếp cận với những người khác trong tình yêu. Ai có thể không cảm hứng từ một nhân chứng Đức tin như thế này? "

Vị linh mục kể lại rằng Ngài, bà Gehling và mẹ cuả bà đã đi hành hương đến ngôi đền San Juan de los Lagos ở vùng biên giới Texas / Mexico.

"Nhiều giải đáp cho lời cầu nguyện đã được tìm ra tại nơi thánh này," Đ.Ô. Seitz giải thích. "Chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi trong ngày nhờ một máy bay của một giáo dân và chúng tôi dâng Thánh lễ ở đó. Tôi đã không ngờ rằng chưa đầy một năm sau cuộc hành hương đó là tôi sẽ kết thúc một phần của câu trả lời cho lời cầu nguyện của bà. "

Nhưng không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái cho bà Gehling, bà nói với Dallas Morning News rằng khi bà mới 20 bà đã bị mất niềm tin một thời gian sau khi người cha qua đời vì đau tim.

"Một ngày kia, tôi tỉnh dậy và nghĩ, 'mình thật là khùng?'", Bà nói. "Nếu mà cha tôi còn sống sau cơn đau tim, thì ông sẽ chỉ sống như một loài thảo mộc. Vậy những gì Chúa đã làm thì quả là tốt nhất.”

"Cho nên chỉ có một cách duy nhất để nói: Vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời vậy."

Trước cuộc giải phẫu, bà nói những người nghĩ rằng bà sẽ không qua khỏi là vì họ không biết bà.

"Tôi còn muốn thực hiện nhiều điều trong cuộc sống ", bà nói.

Giáo dân tại St Rita đã tổ chức lần hạt đặc biệt vào đêm trước.

Buổi chiều ngày thứ Năm Đ.Ô. Seitz đã viết một bài tại trang web của tạp chí CaringBridge.org cuả bệnh nhân. Ngài nói là các ống chuyền nước đã được cất đi và ngài có cảm giác "làm người hơn một chút mỗi ngày."

Những lời cầu nguyện đã "nâng tôi lên" và đã cho ngài sự bình an trong thời gian giải phẫu.

"Tôi cảm thấy có một niềm vui lớn khi biết rằng bà Carrie đã khá hơn. Bà ấy nói rằng bà ấy cảm thấy khoẻ hơn mọi ngày trong 15 năm qua.”

"Tôi đã nói với bà ấy rằng bắt buộc là phải thế rồi. Vì bà ấy đã không nhận được một quả thận chỉ được xếp hạng nhì! "

Tám phút sau Bà Gehling viết lên web một mục khác, nói rằng "Không có từ ngữ nào có thể nói lên lời cảm ơn. Làm thế nào để có thể nói lời cảm ơn với một người đã cho bạn một cuộc sống mới? "
 
Tổng giám mục Anh Giáo Truyền Thống thế giới hy vọng thông hiệp với Giáo Hội Công Giáo trong mùa Phục Sinh
Trần Mạnh Trác
19:25 13/11/2009
OTTAWA (CNS 13-11-09)- Tổng giám mục của Anh giáo truyền thống cho biết ngài hy vọng các giáo đoàn sẽ có hành động về quyết định hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo trước Phục Sinh.

Đức Tổng Giám mục John Hepworth cho biết ngài đã phản ứng "với niềm hân hoan" khi Tông Hiến được công bố ngày 9 tháng 11 để thiết lập cấu trúc cho Anh giáo được thông hiệp đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo.

Vị tổng giám mục mô tả Tông hiến là "rộng lượng ở mọi đường mọi ngõ" ("generous at every turn") trong việc mô tả những di sản Anh giáo, quy định về tín điều và ngôn ngữ mục vụ.

"Chúng tôi đã được yêu cầu biểu dương các di sản văn hóa phong phú cho toàn thể giáo hội, chứ không chỉ giữ riêng cho bản thân," ngài nói trong một cuộc phỏng vấn từ Úc.

Công đồng Anh giáo truyền thống (The Traditional Anglican Communion ) bao gồm các giáo đoàn đã rời Công đồng Anh giáo lớn hơn (larger Anglican Communion ) vì vấn đề truyền chức cho phụ nữ và người đồng tính. Anh giáo truyền thống là một trong những nhóm lớn nhất của Anh giáo có nhiều khả năng nắm lấy cơ hội hiệp thông đầy đủ với Vatican.

TGM Hepworth hy vọng một phản ứng tích cực từ các thành viên Anh giáo truyền thống trên khắp thế giới. Như đã biết, hôi đồng Anh giáo truyền thống tại vương quốc Anh đã bỏ phiếu chấp nhận Tông hiến ngay cả trước khi Tông hiến này được công bố. TGM Hepworth nói ngài đã nghe từ các nhà thờ trên khắp thế giới một "thông điệp mạnh mẽ rằng 'chúng tôi muốn (sự hiệp thông này) và chúng tôi muốn nó ngay khi nào có thể được.’"

TGM Hepworth đã phân phối một thời khoá biểu để các giám mục Anh giáo truyền thống tổ chức một loạt các hội nghị (synods) khu vực và quốc gia bắt đầu từ đầu năm 2010.

"Tôi muốn tất cả các cuộc bỏ phiếu làm xong trong Mùa Chay," TGM Hepworth nói. "Sau đó, tôi hy vọng các giám mục của chúng tôi có thể họp tại Roma sau lễ Phục Sinh và trình lên các phiếu ‘thuận’ và nhận lấy lời khuyên về những việc cần làm tiếp theo."

Trong khi TGM Hepworth muốn đi nhanh, ngài cho biết cấu trúc trong tông hiến không yêu cầu bất kỳ ai phải đi vội vàng. "Không có hạn chót; nó có thể là rất xa trong tương lai,".

"Nếu (đức giáo hoàng) cũng thoả thuận với các nhóm khác một cách sáng tạo và nồng nhiệt và đầy lòng mục tử như ngài đã xử với chúng tôi, thì ngài sẽ là giáo hoàng của một (Thiên chúa giáo) thống nhất," TGM Hepworth nói.

Vị TGM mô tả cơ cấu ‘những Hạt tòng nhân‘ trong Tông hiến, qui định thẩm quyền cho một giáo phận mà không bị ràng buộc bởi một khu vực địa lý là "cấp tiến".

"Đó là một cơ cấu giáo hội hiện đại, mà phần còn lại của giáo hội trong thực tế sẽ phải xét đến," ngài nói. Nó mở đường cho các nhóm khác có thể hiệp thông một cách thiết thực.

Hai chi tiết trong Tông hiến đã thu hút sự chú ý nhất, đó là những quy định về khả năng phục vụ trong cơ cấu mới cho các linh mục đã lập gia đình và cho các giám mục đã kết hôn.

Chuẩn mực vẫn là đời sống độc thân, ngài nói, nhưng có một điều khoản dành cho nam giới đã lập gia đình được tấn phong ‘từng trường hợp một’ với sự chấp thuận của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Hepworth nói.

"Nó sẽ được thực hiện theo qui định mà ‘mỗi Hạt’ sẽ khai triển và hội nghị các giám mục sẽ trình lên Tòa Thánh để phê duyệt", ngài nói.

"Nếu không có linh mục đã lập gia đình, thì sẽ là rất khó khăn trong giai đoạn này để duy trì các Hạt Anh giáo trong tương lai," ngài nói thêm. "Người Anh giáo Chúng tôi đi vào hiệp thông với Tòa Thánh sẽ cần (thời gian) đễ hiểu biết sâu sắc thêm về đời sống độc thân cuả linh mục."
 
Top Stories
Hebei: l’évêque coadjuteur de Baoding explique les raisons de son adhésion à l’Association patriotique des catholiques chinois
Eglises d'Asie
10:00 13/11/2009
CHINE: Hebei: l’évêque coadjuteur de Baoding explique les raisons de son adhésion à l’Association patriotique des catholiques chinois

Les informations faisant état de la récente adhésion de Mgr Francis An Shuxin, évêque coadjuteur du diocèse de Baoding, dans le Hebei, à l’Association patriotique des catholiques chinois (1) ont été confirmées par l’intéressé lui-même. Lors d’entretiens téléphoniques accordés à l’agence AsiaNews (2) et à l’agence Ucanews (3), Mgr An a confirmé son adhésion à l’Association patriotique, expliquant que sa décision était motivée par son désir de voir renforcée l’unité dans son diocèse, un bastion de l’Eglise catholique en Chine où la communauté « clandestine » est particulièrement forte.

Mgr An Shuxin a déclaré avoir accepté d’adhérer à l’Association patriotique en juillet dernier, non pour en prendre la tête, comme dans nombre d’autres diocèses de Chine populaire où l’évêque du lieu préside la représentation locale de l’Association patriotique, mais pour en être l’un des cinq vice-présidents, la présidence étant assumée par un prêtre de Baoding, le P. Joseph Yang Yicun. Il a ajouté qu’il assumait également dorénavant la fonction de directeur du Comité pour les Affaires de l’Eglise, structure chargée de coordonner les contacts avec l’administration chinoise.

Agé de 60 ans, Mgr An a justifié sa décision par le fait de se sentir « démuni » face aux divisions, qu’il a qualifiées de « cruelles », au sein de la communauté catholique et ajouté qu’il espérait que son geste pourrait « aider au développement du diocèse ». « J’ai adhéré à l’Association patriotique pour le bien du diocèse afin de répondre à l’urgence de l’évangélisation », a-t-il précisé à l’agence AsiaNews.

Très conscient du fait que le pape Benoît XVI, dans sa Lettre aux catholiques chinois de 2007, a écrit que les « agences étatiques » exerçant un pouvoir sur l’Eglise en dehors du contrôle du Saint-Siège étaient « incompatibles avec la doctrine catholique », Mgr An a expliqué que bien que l’Association patriotique était sans conteste possible une agence étatique, le fait que les évêques et les prêtres y occupent des positions-clefs était une manière d’amener ces structures dans le giron de l’Eglise, le seul objectif poursuivi étant de contribuer à préserver la foi et les intérêts de l’Eglise. « Nous demeurons soumis au pape dans la foi et la doctrine de l’Eglise. Je n’ai rien promis à quiconque, sinon d’accepter d’assumer cette position au sein de l’Association patriotique », a-t-il déclaré à l’agence Ucanews, ajoutant que l’expérience des autres évêques dans d’autres diocèses avait démontré qu’« il n’[était] pas possible de travailler normalement si vous ne parven[iez] pas à vous faire reconnaître par les autorités. »

Appartenant à la communauté « clandestine » de Baoding, Mgr An Shuxin a passé dix ans en détention, de 1996 à 2006. En août 2006, il était libéré, suscitant la surprise et l’incompréhension d’une bonne part des prêtres et des fidèles « clandestins » de Baoding. Dans l’entretien accordé à Ucanews ces jours-ci, Mgr An reconnaît bien volontiers que sa décision a été incomprise par les siens. « Après ma libération, en 2006, j’ai refusé d’adhérer à l’Association patriotique. J’ai changé d’avis après avoir lu la Lettre du pape », explique-t-il. Il ajoute en substance que la Lettre du pape laisse la décision de s’enregistrer ou non auprès des autorités civiles aux évêques placés à la tête des diocèses, ceux-ci agissant en consultation avec leurs prêtres et en ayant soigneusement pesé les conséquences de leurs actes. Il précise que, ces derniers temps, il a pris soin de communiquer régulièrement avec le Saint-Siège sur la situation du diocèse de Baoding et que la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, à Rome, a répondu positivement à ses efforts en vue de parvenir à la réconciliation de la communauté catholique locale.

Selon le P. Yang Yicun, les autorités locales de Baoding ont transmis à l’échelon national du Bureau des Affaires religieuses la décision de Mgr An d’adhérer à l’Association patriotique. Une réponse est attendue prochainement de Pékin, qui donnerait à l’évêque coadjuteur de Baoding un plein et entier statut officiel.

Selon les observateurs, si les déclarations de Mgr An ont le mérite de clarifier sa situation, elles n’apportent pas de précision sur les chemins de réconciliation que pourraient emprunter les catholiques de Baoding. Une trentaine de prêtres reconnaîtraient à ce jour l’autorité de Mgr An. Une soixantaine d’autres la rejetteraient, ou, à tout le moins, exprimeraient leur désaccord avec la décision de l’évêque d’adhérer à l’Association patriotique, courroie de transmission du régime chinois sur l’Eglise catholique de Chine. Ils mettent notamment en avant le fait que Mgr An n’aurait pas dû accepter une quelconque position officielle tant que l’évêque en titre, Mgr James Su Zhimin, demeure en détention. Agé de 77 ans, Mgr Su Zhimin a été arrêté en octobre 1997 et on est sans nouvelles de lui depuis cette date, mis à part le fait qu’il a été brièvement entraperçu dans un hôpital de Baoding en novembre 2003.

(1) Voir EDA 517

(2) AsiaNews, 11 novembre 2009.

(3) Ucanews, 12 novembre 2009
 
Hongkong: la campagne « Dieu dans le bus » montre le clergé catholique sous un jour inhabituel
Eglises d'Asie
12:43 13/11/2009
CHINE Hongkong: la campagne « Dieu dans le bus » montre le clergé catholique sous un jour inhabituel

Près d’un million et demi d’usagers viennent d’avoir le privilège de découvrir les membres du clergé catholique s’adonnant à leurs passe-temps favoris dans une série de vidéos diffusées dans les bus de Hongkong.

Réalisés par le Centre audio-visuel diocésain (DAVC), dont la réputation de créativité est bien établie, les films, d’une durée de deux minutes chacun, montrent l’évêque de Hongkong, Mgr John Tong Hon, ainsi que six autres membres de son clergé dans leurs activités de loisir. On y voit le prélat catholique se détendre au basket ou jouer du violon, tandis que le P. Philip Chan Tak-hung impressionne un jardin d’enfants avec ses tours de magie ou que Paul Yeow Yu-hong, diacre, pratique le tai-chi à l’épée.

Cette série de mini-reportages, intitulée « God on the bus », s’inscrit dans une démarche d’évangélisation, explique Loura Foo, responsable de l’opération. Une partie seulement de ces vidéos montrent les membres du clergé dans leurs activités « extra-professionnelles », l’autre moitié étant consacrée à l’exercice de leur sacerdoce. Selon Loura Foo, cette présentation plus personnelle du clergé donne « une bonne image » de l’Eglise et vise à encourager les vocations.

Les « clips-vidéos » de l’Eglise catholique ont été diffusés tous les vendredis, samedis et dimanches du 2 octobre au 8 novembre dans les quelque 1 600 bus de Hongkong équipés d’écrans vidéo. Selon l’agence Ucanews (1), ils ont été téléchargés ensuite sur youtube, le principal site Internet d’hébergement et de téléchargement de vidéos dans le monde.

Le programme « God on the Bus » existe depuis 2001, mais la série de cette année a spécialement été conçue en fonction de l’Année du Prêtre. Loura Foo rapporte que les mini-films ont reçu un bon accueil auprès des usagers des transports en commun, ajoutant que si l’on compare avec les autres programmes religieux diffusés sur des chaînes câblées, le temps d’antenne dans les bus est « bien moins cher, pour un public bien plus large ».

(1) Ucanews, 12 novembre 2009.
 
Vietnam must promote social work and social workers
Asia-News
16:58 13/11/2009
Scholars, experts and representatives of national and international organisations meet at Dong Thap University. Discussions emphasise the need to support this professional activity, which was first recognised in the country in 1992. Support for the country’s 300,000 Aids patients, found in all 63 of the country’s provinces, is an example of what can be done.

Dong Thap (AsiaNews) – Dong Thap University held a conference on 10-12 November to mark the International Day of Social Work (12 November). Titled ‘Social Workers and Social Change’, the event sought to highlight the importance of this professional activity, which is relatively new in Vietnam since it began to be taught in 1992. About 347 delegates attended, representing ten international non-governmental organisations (NGOs) and three branches of Caritas from Saigon, Xuan Loc and Phu Cuong. There were also some Catholic priests and women religious, 50 lay Catholics as well as representatives of 12 social work centres and 7 universities from Hanoi, Hue and Ho Chi Minh City.

“Since 1987, Vietnam has moved from a bureaucratic administrative system to an open-door market economy to develop its national economy,” said the vice president of the Hoa Binh Vocational School in Xuan Loc Diocese.

“This has had positive repercussions like economic development,” he said, “but has also had negative aspects. The gap between rich and poor has widened in both urban and rural areas. The school system has not been prepared in time to face globalisation; curricula, educational material and books to pursue international integration are inadequate.”

In speaking to the conference, Fr Nguyen Cong Anh said, “Currently in Ho Chi Minh City, some programmes are helping 5,000 children with food, shelter and schooling; another 20,000 children from the city’s poorest communities are also getting some assistance. But these are stop-gap measures.” Instead, “we now need concrete actions and sustainable solutions to social problems. Social workers must work with parents, communities, mass and religious organisations, and this requires the cooperation of local and international NGOs.”

“In Vietnam, 300,000 people are living with Aids, in every one of the country’s 63 provinces,” a member of Action Aid Viet Nam said. “About 97 per cent of all wards and municipalities in the country have HIV-AIDS patients. If we do not have enough social workers and the right policies to fight the spread of the pandemic, we could find ourselves with one person infected for every 60 households. We’ll have a new case every minute, and women living in families will also be at risk,” she explained.

In concluding the proceedings, Dong Thap University’s deputy rector emphasised the relevant and useful role social workers play in the country’s development. However, he lamented the lack of means available to Vietnamese universities to train social workers, including not enough experienced educators. In addition, he said that the existing curricula are too theoretical and burden students with too many subjects.

Social work has done a lot for society, and has been pro-active in trying to understand and support social change. Dung, project officer at international NGO, told AsiaNews that “the role of social worker means helping individuals, groups and communities to identify issues, solve problems, act as people’s advocate, help social work develop in the field and contribute to the overall human development of the country.” for this reason, “we need to cooperate with international NGOs and religious groups in order to find solutions to the problems that today affect Vietnam.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao: Ngày hành hương dành cho Hội Đồng Mục Vụ các Giáo Xứ
LM Giuse Nguyễn Hữu An
07:18 13/11/2009
Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Ngày hành hương dành cho Hội Đồng Mục Vụ các Giáo Xứ.

Tháng 11, tháng của mùa thu, tháng cầu nguyện đặc biệt cho các tín hữu đã qua đời.

Tháng cuối cùng của Niên Lịch Phụng Vụ, nhắc nhớ đến giờ phút mỗi người sẽ ra khỏi cuộc đời này mà không ai biết được lúc nào và cách nào. Niềm tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh cho mỗi người luôn vui sống cuộc sống hàng ngày.

Tháng cuối của Năm Thánh Đức Mẹ TàPao, Hội Đồng Mục Vụ các Giáo Xứ hành hương kính viếng Mẹ.

Xem hình hành hương bấm vào đây

Từ sáng sớm hàng ngàn người đã tề tựu về bên Mẹ TàPao. Mặt trời đang lên. Ngàn vạn sợi tơ nắng lung linh phủ đầy đỉnh núi. Sương tan dần trong nắng mai. Gió nhẹ thổi mây lững lờ trôi bồng bềnh. Một con đường mới đổ rộng thoáng dẫn vào lễ đài. 2.700 thành viên HĐMV các Giáo xứ hối hả tiến lên núi chuẩn bị giờ kinh hạt dâng Mẹ. “TàPao điểm hẹn của tình thương. TàPao nơi Mẹ trao tín thư, gọi rừng già lìa xa hoang vu. Cây khô chồi nảy mầm sự sống. Khúc cảm tạ rộn rã thinh không. Avê Maria”. Lời ca được hàng ngàn người hát lên vang vọng núi rừng trong nắng sớm. Những lời khấn xin với Đức Mẹ của khách hành hương được gom thành lời kinh nguyện dâng lên trước nhan Mẹ từ ái.

Đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cùng 80 linh mục hiệp dâng thánh lễ.

Đức Cha Giuse chủ tế và giảng lễ. Ngài suy niệm câu chuyện “Tiệc cưới Cana”.

“Họ hết rượu rồi”, chủ đề ngày hành hương tháng 11, là lời của Đức Mẹ nói lên trong đám cưới tại Cana. Giữa lưng chừng bữa tiệc đông vui, khi chủ đang hân hoan và khách đang cao trào “dzô dzô, 100% cạn chén chúc mừng”. “Họ hết rượu rồi”, câu nói rất ngắn khiến thính giả hôm nay tha hồ mà đoán già đoán non xem hàm ngụ ở đó là những tâm tình gì và muốn kí thác ở đó một tâm sự gì. “Họ hết rượu rồi”, câu nói ngắn qúa nên nhiều người muốn nối thêm cho đầy đủ. Các ông lưu linh “sáng ít ly chiều y lít” thì thích kiểu diễn tả thất vọng “họ hết rượu rồi, mình đành về thôi”; các bà nội trợ chọn kiểu diễn tả can ngăn “họ hết rượu rồi, uống vừa chứ”; còn các bạn trẻ ham vui lại khoái kiểu diễn tả rủ rê lai rai “họ hết rượu rồi, mình đi tăng hai”. Nhưng như Phúc Âm hôm nay ghi lại, câu nói chỉ có vài chữ mà diễn tả trọn cả tấm lòng từ bi nhân hậu dịu hiền của Đức Maria dành cho đám cưới Cana hôm qua cũng như trong mọi người chúng ta hôm nay trong cuộc sống lữ hành.

“Họ hết rượu rồi”, trước hết là “một thông tin khẩn cấp”. Đối với dân nào không biết chứ với dân Do thái, rượu là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa cộng đồng, nhất là trong những dịp tập trung gia đình họ hàng, bạn bè, hàng xóm đông đúc như trong một lễ cưới. Thánh Kinh bảo “rượu làm hoan lạc lòng người”. Thế là đúng lúc lòng người đang ắp đầy hoan lạc ấy lại nhận được một tin sét đánh “họ hết rượu rồi”. Trong tư cách là vị khách được mời chẳng dính dáng gì đến việc tổ chức, Đức Maria đã ghi nhận tình cảnh lúng túng của đám cưới và thông tin khẩn cấp đến người nhà của mình là Chúa Giêsu. Nhưng dù chỉ là một thông tin nội bộ gia đình, cũng là thông tin đầy đủ của người quan sát tinh tường có một trực giác bén nhạy và ghi nhận chính xác. Trộm nghĩ, với kỹ thuật Nano hiện đại cũng chỉ ghi nhận được sắc nét đến thế là cùng, và nếu Đức Maria là nhà báo thì chắc hôm nay Mẹ sẽ là phóng viên có tin “hot” nhất, ăn khách nhất, được nhiều đài cầu cạnh ký hợp đồng nhiều nhất.

Nhưng Đức Mẹ đâu phải là phóng viên khẩn cấp, Mẹ là người nữ mang trái tim nhân hậu nên lời nói “Họ hết rượu rồi” của Mẹ còn là một lời “thông cảm chuyển cầu”. Nếu chỉ là thông tin thần túy, chắc Mẹ đã nói với ông MC chủ tiệc, đằng này khi nói nhỏ với Giêsu con mình thì ắt hẳn, thông tin kia đã biến thành lời chuyển cầu khởi đi từ một trái tim biết rung cảm trước nỗi niềm đầy vơi của người khác, có thể nói là một lời trắc ẩn cảm thông chia sẻ kêu cầu để sẵn sàng ra tay phù hộ cứu giúp. Và Đức Mẹ đã ra tay ngoạn mục như con thoi qua lại đôi đàng: một đàng là các gia nhân tiệc cưới và đàng khác là Giêsu con yêu dấu của đời mình. Mẹ chạy đàng này một chút để thông tin ký thác sự việc rồi chạy đàng kia một chút để bảo ban dặn dò làm theo y lời. Mẹ sáng kiến, Mẹ ân cần, Mẹ quán xuyến, Mẹ từ nhân. Mẹ tế nhị gới thiệu Chúa Giêsu là con của Mẹ cho mọi người và tận tâm dẫn đưa người ta đến gặp Giêsu Con Thiên Chúa làm người cũng chính là Đấng Cứu Độ mọi người dương thế.

Như vậy, “Họ hết rượu rồi” tưởng chỉ là lời ghi nhận tình hình cuối cùng nhưng lại là lời “thông truyền ơn phúc”. Thật vậy, như Phúc Âm kể lại, sau khi đôn đáo ngược xuôi vất vả miệng nói tay làm, “vác tù và cho ông hàng tổng” và vui vẻ “lấy việc nhà người ta làm việc nhà mình”, Mẹ chẳng những đã giải quyết êm thắm sự cố đầy kịch tính của tiệc cưới, mà cón đem lại niềm vui rượu ngon cho mọi người và một niềm hạnh phúc cho một gia đình vào những phút chênh vênh nhất. Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ đầu tiên “nước lã hóa rượu ngon” và đã thông truyền ơn phúc thỏa lòng đám cưới khởi đi từ thông tin đầy thông cảm của Đức Mẹ. Nước lã tình yêu nhân sinh đã trở thành rượu ngon bí tích cao đẹp một đời. Nước lã bước chân chập chững của các môn đệ đã trở thành rượu ngon hành trình sứ vụ trong niềm tin bền vững. Sau đó. Đức Mẹ âm thầm rút lui vào hậu trường và vui mừng thấy Giêsu lớn lên trong lòng tin và trong tình yêu của các môn đệ cũng như của mọi người.

Chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay.

Xưa tại Cana chẳng ai khấn cầu Mẹ, Mẹ còn ra tay giúp đỡ tận tâm, tận tình, tận lực để thông truyền ơn phúc là phép lạ đầu tay của Chúa Giêsu. Nay đoàn con khắp nơi về hành hương bên Mẹ với tâm sự trĩu nặng và lời khẩn cầu ký thác, chắc chắn Mẹ sẽ ghi nhận tất cả và chuyển cầu có hiệu quả.

Xưa Mẹ biết rõ đám cưới hết rượu. Nay lắng nghe lời khấn cầu, Mẹ cũng biết đời sống con người đang cạn kiệt sinh khí. Có những gia đình hết rượu khi cha mẹ con cái chẳng còn bình an sống sum họp chia sẻ yêu thương. Có những tình yêu lứa đôi hết rượu khi người ta chẳng còn thiết tha cảnh thuận vợ thuận chồng. Có những mái nhà hết rượu bỗng thành hoang lạnh khi con cái làm buồn lòng cha mẹ khiến cảnh trên thuận dưới hòa không còn giữ lại được nữa. Có những tuổi trẻ hết rượu lao đầu vào lối sống ăn xài vội vã hoặc sát phạt đỏ đen. Có người hết rượu vì đau bệnh triền miên, có người lại hết rượu vì gặp cảnh thất vọng vì bị phản bội, oan sai, vu cáo…Và còn có cơ man những cảnh hết rượu riêng chung lung tung dẫy đầy trong xã hội. Mẹ biết rõ và Mẹ sẽ chuyển cầu dẫn ta đến với Chúa Giêsu để nhận lấy ơn lành. Đến với Mẹ Tàpao đây, đoàn hành hương sẽ nhớ lấy châm ngôn của Mẹ để mãi thêm tin yêu hy vọng: “đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tụy,đi dặn dò kỹ lưỡng”.

Riêng với các vị trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận và các Giáo Xứ, hôm nay đối diện với lời “Họ hết rượu rồi”, chắc các vị cũng chung lòng đặt niềm hy vọng vào Đức Mẹ để sớm thấy Mẹ đã đồng hành với các vị từ lâu rồi. Xưa Mẹ dặn dò các gia nhân tiệc cưới kỹ lưỡng, nay Mẹ cũng dặn dò các vị hãy làm theo lời Chúa và chăm chút đổ đầy nước nhiệt tình vào những chum đá cuộc đời rồi phép lạ rượu ngon Chúa sẽ ban cho.

Để cụ thể hóa niềm tin tưởng trông cậy nơi Đức Mẹ, mời cộng đoàn hãy cùng chung tiếng hát: “Mẹ nguồn cậy trông…”.

Bài giảng kết thúc bằng khúc ca hy vọng. Cả biển người hòa vang nhịp tin yêu tín thác: “Mẹ nguồn cây trông cho người thất vọng. Mẹ là niềm tin cho người lữ thứ. Mẹ là niềm vui cho người buồn đau. Mẹ là nghỉ ngơi cho người đơn côi”.

Cuối thánh lễ, ĐGM làm phép ảnh tượng và nước. Ngài ban phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá.

Ban tổ chức thông báo chương trình lễ bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ TàPao.

Tối ngày 7.12, kiệu tượng Đức Mẹ từ trên núi đến lễ đài. Sau đó tiến hoa dâng Mẹ. Phát thưởng các giải văn thơ nhạc họa về Đức Mẹ TàPao, phụ diễn các tiết mục ca hát múa tạ ơn Mẹ. Sáng 8.12, lễ bế mạc trọng thể.

Từng đoàn hành hương tiếp tục lên núi viếng thánh tượng Đức Mẹ Tàpao.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Dòng Thánh Tâm: Thánh Tâm Mãi Đợi Người Về Chốn Xưa
Ts. LM Antôn Huỳnh Đầy
10:06 13/11/2009
Thánh Tâm mãi đợi người về chốn xưa

Trường tôi in bóng dòng sông
Hương Giang một dãi buồn trông bến đò
Bao nhiêu thế hệ học trò
Ra đi sông vắng câu hò mênh mang...


Thưa quý Cựu Tu Sinh, Học Sinh cùng Quý Ông Bà và Anh Chị Em kính mến,

Trong tình thân hữu, chúng tôi xin được cùng Quý Vị tìm về chốn xưa của Dòng Thánh Tâm ngày ấy, để sống lại một thời sôi động êm ấm thuở nào.

Vào ngày 09 tháng 10 năm 1925, tại Trường An, trên một đồi cao vọng xuống bên dòng Sông Hương Giang thơ mộng, Đức Cha Eugène Marie Joseph Allys (Lý), Giám mục Giáo phận Huế đã chính thức thành lập Dòng Thánh Tâm và đặt cử Cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn làm Bề Trên tiên khởi coi sóc, nhằm chuyên lo Giáo dục và Truyền Giáo cho dân nghèo.

Trong mười năm đầu của Hội Dòng, nhờ sự cộng tác của Cha Phó Bề Trên Nguyễn văn Thích cùng với Cha giáo sư Ngô Đình Thục, Cha Hồ Ngọc Cẩn đã xây dựng được 4 trường tiểu học: Thánh Đệ-ni (Trường An), Giuse (Phủ Cam), Sohier (Kim Long) và Phanxico (Lại Ân). Ngoài ra còn có cơ sở Nhà In Thánh Tâm để in sách báo và tài liệu Công giáo của giáo phận Huế, do Quan Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài dâng cúng.

Năm 1948, do sự thỉnh cầu của linh mục Simon Hoàng Văn Tâm, Dòng Thánh Tâm thân hành ra Quảng Bình thiết lập một cơ sở mới tại Tam Tòa, gồm có một chi nhánh Tu viện và một cơ sở Giáo dục, gồm hai bậc Tiểu học và Trung học, có tên: Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng, lấy danh xưng của Chơn Phước Mathêô Nguyễn Văn Phượng mà đặt cho trường.

Năm 1954, đất nước chia đôi, anh em Thánh Tâm quay về Huế, tiếp tục mở thêm các trường: Nghĩa Thục Thánh Tâm (Trường An), Nhân Vị (Lăng Cô), Bình Minh, Thánh Mẫu Thiên An. Tại Quảng Trị có các trường: Thánh Tâm (Thạch Hãn), Thánh Tâm (La Vang Hữu) và Tương Lai (Lai Hà).

Thời cuộc vần xoay, nên từ sau năm 1972, anh em Thánh Tâm vào Sài Gòn, mở các trường: Thánh Tâm (Thị Nghè), Thánh Tâm (19 Bis Trần Cao Vân - Quận I) và Vinhsơn Liêm (Gò Vấp – Xóm Mới) để tiếp tục sứ mạng của mình.

Trải qua bao cuộc bể dâu, anh em Thánh Tâm vẫn chung sức chung lòng chu toàn sứ mệnh “Giáo Gảng Viên” của Đức Cha Tổ Phụ, đào tạo nên bao người con ưu tú cho Giáo Hội và Tổ Quốc mến thương.

Nhưng từ sau năm 1975, trong hoàn cảnh mới của đất nước, mọi nỗ lực của Hội Dòng nhằm chung tay chăm lo Giáo dục cho trẻ em nghèo đều tạm ngưng, vì chính phủ đã quản lý tất cả các cơ sở trường lớp. Ngay cả Ngôi Nhà Mẹ do Đức Cha Tổ Phụ thành lập cũng cùng cảnh ngộ...

Hiện nay, trước những nhu cầu ngày một bức thiết về giáo dục trong xã hội, nên anh em Thánh Tâm đang nỗ lực xây dựng một Lưu Học Xá, nhằm hổ trợ và tiếp tục sứ mạng giáo dục học sinh, sinh viên trong điều kiện chung của đất nước.

Khởi đi từ bàn tay trắng, sau những biến cố thăng trầm của đất nước, Nhà Dòng quyết định xây một Lưu Học Xá với diện tích 1.734 m2, gồm 6 tầng lầu đủ chổ cho 300 học sinh lưu trú, ngay trong khu vực Nhà Trung ương Dòng Thánh Tâm, 67 Phan Đình Phùng-Huế (Trên phần đất của gia đình Cụ Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài dâng cúng). Dự án này xem ra lắm phần nan giải. Thế nhưng, cậy vào sự quan phòng của Thánh Tâm Chúa, qua việc rộng tay giúp đỡ của quý Cựu Tu Sinh, Học Sinh cùng quý Ông Bà và Anh Chị Em gần xa thì căn nhà Lưu Học Xá Dòng Thánh Tâm - Huế hy vọng sẽ sớm hoàn thành, hầu đáp ứng nhu cầu giáo dục cấp thiết hiện nay.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Quý Vị. Xin Thánh Tâm Chúa trả công bội hậu cho Quý Vị đời này và đời sau.

Chúa nói: “Giúp bát nước lã, Chúa trả công lớn” (Mt 10,14)

Huế, ngày 01 tháng 11 năm 2009

Kính thư
Tm. Anh Em Dòng Thánh Tâm

Đã ký
Ts. Lm. Antôn Huỳnh Đầy

Tổng Phụ Trách

Mọi liên lạc xin gởi về:

Antôn Huỳnh Đầy
67 Phan Đình Phùng - Huế - Việt Nam
ĐT: 0907 563 346
Email: anthuynhday2003@yahoo.com


---===Dong Thanh Tam Hue===---

Email: dongthanhtam@gmail.com
Website: http://dongthanhtam.net
ĐT: +84.914.194.390 +84.54.3825048
 
Quý Đức cha: Giuse Nguyễn Chí Linh, Giuse Nguyễn Văn Yến và Giuse Vũ Văn Thiên thăm và tặng quà tại giáo phận Quy Nhơn.
Vân Sơn
10:18 13/11/2009
Quý Đức cha: Giuse Nguyễn Chí Linh, Giuse Nguyễn Văn Yến và Giuse Vũ Văn Thiên thăm và tặng quà tại giáo phận Quy Nhơn.

Trong tin thần tương thân tương ái với bà con bị lũ lụt tại Miền Trung, chiều ngày 11.11.2009, đúng 18g30, phái đoàn cứu trợ do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh - giám mục giáo phận Thanh Hóa trưởng đoàn cùng với các Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến - phó chủ tịch Caritas Việt Nam, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên - giám mục giáo phận Hải Phòng; quý cha đặc trách bác ái xã hội trong hai giáo phận Hải Phòng và Thanh Hóa đã rời Tòa giám mục Thanh Hóa lên đường đi cứu trợ bà con bị nạn tại giáo phận Quy Nhơn. Danh sách các Đức cha đi cứu trợ còn có Đức Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, nhưng rất tiếc, vào phút cuối Đức Tổng và Đức cha Ngân bận công việc đột xuất nên các ngài đã không đi, bù lại các ngài nhờ phái đoàn chuyển quà cứu trợ và lời thăm đến bà con bị nạn.

Xem hình cứu trợ bấm vào đây

Sau chuyến hành trình gần 20 tiếng đồng hồ ngồi xe, phái đoàn đến giáo xứ Mằng Lăng – quê hương của á thánh Anre Phú Yên. Mặc dù bão lũ đã qua hơn một tuần, nhưng hậu quả của nó để lại thật thảm hại. Trên đường đi phái đoàn gặp nhiều cảnh tang thương: nhà cửa xiêu vẹo đổ nát, đường xá bị lũ phá ngổn ngang gặch đá, mùi hôi thối của xác động vật chết vẫn nồng nặc...

Đến giáo xứ Mằng Lăng, phái đoàn kết hợp cùng đoàn Caritas Việt Nam do cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn tổng thư ký ủy ban Bác Ái Xã Hội Caritas Việt Nam làm trưởng đoàn cùng với cha Giuse Nguyễn Văn Uy phụ trách Caritas Xuân Lộc, Cha Gioan Võ Đình Đệ phụ trách Caritas giáo phận Qui Nhơn, Cha Phêrô Trương Minh Thái phụ trách Caritas giáo hạt Phú Yên phát quà và hàng cứu trợ cho bà con giáo dân nơi đây.

Mặc dù với chuyến hành trình dài thâu đêm từ Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, nhưng khi đến nơi các Đức cha đã bắt tay vào làm việc ngay, phát quà, thăm viếng và ủy lạo bà con giáo dân. Tuy rằng những món quà phái đoàn đưa đến không thể bù đắp được những mất mát bà con giáo dân phải gánh chịu, nhưng sự hiện diện của quý Đức cha nơi lâm nạn đã thể hiện được tình hiệp thông, sự tương tương ái mà các mục tử dành cho con chiên của mình.

Rời giáo xứ Mằng Lăng, ba chiếc xe nối đuôi nhau về Tòa giám mục Quy nhơn thăm Đức Cha Nguyễn Soạn và trao cho ngài một số tiền là quà của phái đoàn, của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và số tiền ba ý lễ của quý cha trong ba giáo phận Thanh Hóa, Bắc Ninh và Phát Diệm quyên góp trong dịp tĩnh tâm năm vừa qua tại Phát Diệm, để ngài thay phái đoàn phát cho bà con nơi lâm nạn mà phái đoàn không thể đến được.

Đúng 16g 30, phái đoàn lên xe rời Tòa giám mục Quy Nhơn.

Chuyến đi lịch sử của quý Đức Cha trong hành trình hơn 2.000 cây số đường dài với khoảng thời gian chưa đầy ba ngày hai đêm, đã phản ánh thật rõ nét tình yêu thương hiệp nhất trong Giáo Hội Việt Nam. Ước gì những cánh tay yêu thương ấy sẽ được nối dài mãi trên mọi miền đất nước, để tình yêu mà Đức Giêsu đã mang xuống thế được lan xa, lan rộng đến mọi nơi và cho mọi thời.
 
Thiệp mời: Giáo Xứ Hào Phú, Ninh Bình Phát Diệm khánh thành và cung hiến thánh đường
LM Gioan Đỗ Văn Khoa
10:42 13/11/2009
 
Chương trình Đại Hội Truyền Thống Sinh Viên Công Giáo TGP Hà Nội
Ban Tổ Chức
12:52 13/11/2009
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI TRUYỀN THỐNG SINH VIÊN CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI NĂM 2009

Chủ đề: THẮP SÁNG TIN YÊU VÀ HY VỌNG

Bài hát chủ đề: “ Hãy Thắp Sáng lên” - Nhạc sỹ Lê Đức Hùng

(để nghe, xin click vào tên bài hát)

I. Thời gian:

- Từ 13h00 thứ 7 ngày 14/11 đến 15h00 chúa nhật ngày 15/11/ 2009

II. Địa điểm:

- Giáo xứ Thạch Bích - Giáo phận Hà Nội.

+ Địa chỉ: Xã Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội.

III. Thành phần tham dự:

- Các nhóm sinh viên thuộc Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội: Nhóm Vinh, Thanh Hóa, Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Hà, Nam Định, Hà Nam, Hà Thành, Thạch Bích, Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Xuân Mai, Xuân Hòa, Cổ Nhuế, Di Trạch, Thái Nguyên.

IV. Khách mời:

- Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ.

- Quý Ân nhân, Quý Anh Chị cựu sinh viên.

- Quý hội đồng Giáo xứ và giáo dân Thạch Bích.

V. Ý Nghĩa - Tinh Thần - Chủ Đề Đại Hội Truyền Thống SVCG TGP Lần Thứ XII:

Đại hội truyền thống là dịp để chúng mình nhắc nhớ nhau về bản chất và ơn gọi của Người Sinh Viên Công giáo. Bản chất và ơn gọi ấy biểu hiện qua tên gọi - danh tính của chúng ta: Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội.

Là Người Công giáo, nghĩa là chúng mình là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian, như chính Đức Giêsu đã chỉ định (Mt 5,13-14). Là Người Sinh Viên Công giáo, nghĩa là chúng mình được tín nhiệm trao cho những “nén bạc” là cơ hội và khả năng thăng tiến bản thân trên nẻo đường tri thức, và được tin tưởng giao phó nhiệm vụ làm cho những nén bạc ấy sinh lời lãi gấp trăm, trong môi trường đại học cũng như trong trường đời. Là Người Sinh Viên Công Ggiáo Tổng Giáo phận Hà Nội, nghĩa là chúng mình đang được trau dồi tri thức và rèn dũa bản thân trong một môi trường giao thoa và đối thoại: giữa truyền thống cổ kính của nền văn hoá lúa nước Bắc Việt và sự mới mẻ hiện đại của thế giới kỹ thuật số - internet, giữa niềm tin Kitô Giáo và chủ thuyết vô thần… Tắt một lời, là người Sinh Viên Công giáo Tổng Giáo phận Hà Nội, chúng mình được mời gọi vừa gìn giữ bản chất làm muối làm men giữa đời vừa đối thoại với các nền văn hoá, các luồng tư tưởng, các lối nghĩ - nếp sống; vừa gìn giữ muối tin - yêu vừa sống giữa môi trường đại học và ướp cho môi trường ấy không những không bị hư hoại mà còn dậy lên men tin - yêu và hy vọng.

Thế nhưng trong thực tế, không ít lần chúng mình bị chao nghiêng giữa đường đời ghập ghềnh chênh vênh; lắm phen chúng mình không còn giữ được chất muối trong mình, đã để cho bao tạp chất ô nhiễm thâm nhập vào và đã để cho mình bị biến chất: cũng gian dối trong học hành thi cử, cũng bị cuốn hút vào thế giới kỹ thuật số và quên Chúa - quên tha nhân… Rất có thể chúng mình đang trở nên “muối bị nhạt đi” mất rồi. “Muối là cái gì tốt” (Mc 9,50). Muối đã nhạt đi có nghĩa là điều gì tốt nơi mình đã phai nhạt, đã nhạt nhoà theo năm tháng. Muối đã nhạt đi thì trở nên vô dụng, nó thậm chí không được dùng làm phân bón ruộng (Lc 14,35). Chúng mình vẫn là những Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, nhưng muối trong chúng mình đã nhạt - cái gì tốt nơi chúng mình đang tàn phai, thì phải chăng chúng mình đang là “hàng giả”, kém chất lượng. Mặc dù vậy, vẫn còn có đó hy vọng được ướp lại cho muối nơi chúng mình thêm mặn mà và cho cái gì tốt nơi chúng mình trổ sinh những cái gì tốt hơn nữa, bằng cách chúng mình xích lại gần nhau để giúp nhau giữ lấy chất muối, chất men tin - yêu, để truyền lửa hy vọng cho nhau và nối lửa ấy cho đời.

Nếu một đốm lửa đã có thể làm bùng cháy lên nhiều ngọn lửa, thì càng nhiều đốm lửa chúng mình càng có thể làm bùng cháy lên nhiều ngọn lửa hơn nữa; nếu chỉ một ít men đã có thể làm cho cả khối bột dậy men, thì cả khối men chúng mình càng có thể làm dậy men cả một môi trường lớn - môi trường đại học và nhà trọ sinh viên nơi đô thị. Ước mong sao khi đến với đại hội lần thứ XII này, mỗi sinh viên chúng mình đều được ướp lại độ mặn của muối tin - yêu Giêsu và thắp sáng lại lửa hy vọng nơi Người.

VI. Chương trình cụ thể:

· Ngày 14 tháng 11

- 13h00: Tập trung + Nhận nơi nghỉ trọ.

Chấm điểm thi đua về sự đúng giờ của các nhóm từ 13h00

- 14h30: Khai mạc Hội Thi SV-09

- 16h30: Diễu hành + Giới thiệu các nhóm sinh viên.

- 17h30: Thánh lễ khai mạc.

- 18h30: Ăn tối.

- 19h45: Văn nghệ chào mừng Đại Hội Truyền Thống Lần Thứ XII

- 21h15: Cầu nguyện theo cộng đoàn Taize.

- 21h45: Đốt lửa trại.

- 22h30: Giao lưu giữa các trại.

- 23h30: Nghỉ đêm.

· Ngày 15 tháng 11

- 5h00: Báo thức.

- 5h30: Chào buổi sáng.

Tập trung tại các trại

- 6h00 - 9h30: Trò chơi lớn - thi đua, đối kháng.

Ăn sáng trong thời gian chơi

- 9h30 - 10h00: Xưng tội.

Ai xưng tội thì nói với BTC để sắp xếp Cha giải tội

- 10h15: Rước đoàn đồng tế.

- 10h30: Thánh lễ bế mạc.

- 11h45: Bữa cơm thân mật.

- 12h45 - 13h15: Có thể chụp ảnh lưu niệm chung.

- 13h15 - 14h30: Đi cảm ơn giáo dân và dọn dẹp vệ sinh.

- 14h30 - 15h00: Lượng giá và chia tay.

VII. Tổ chức và phân nhiệm:

Hội Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội là mái nhà chung của chúng ta. Do vậy, Đại Hội Truyền Thống Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội là “sân chơi” chung của chúng ta, là dịp họp mặt truyền thống của cả “đại gia đình”. Nói cách khác, chúng mình cùng chung tay dựng xây “tổ ấm”, cùng góp sức gầy dựng “sân chơi”. Chúng ta là những người đồng tổ chức, nên đại hội năm nay diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào cách chúng ta cộng tác với nhau ở nhiều cấp độ: cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm.

Nhưng dù sao, để việc tổ chức được tươm tất, chúng ta vẫn cần có những bạn nhiệt tình, sẵn sàng hy sinh thời gian và công sức cho lợi ích chung. Vì lẽ đó, sẽ có những bạn có những vai trò nhất định trong công cuộc tổ chức đại hội. Thế nên, để việc tổ chức được tươm tất và việc cộng tác với nhau trong các việc chung được suôn sẻ, chúng ta nhất chí với nhau một nguyên tắc làm việc: Cá nhân chịu trách nhiệm và chỉ huy, nhưng mọi người trong tập thể cùng chung tay làm việc.
- Điều phối chung:

+ Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng hội sinh viên TGP Hà Nội.
+ Chị Maria Goreti Trần Thị Hoài - Phó hội sinh viên TGP Hà Nội.
+ Chị Teresa Trần Thị Kiều - Thư ký hội sinh viên TGP Hà Nội.
+ Anh Đaminh Nguyễn Văn Tiền - Trưởng nhóm SV Thạch Bích.

- Ban phụng vụ: Anh Lưỡng, Chị Giang

+ Chuẩn bị và tổ chức phụng vụ Thánh lễ khai mạc và bế mạc: Photo bài hát, lời dẫn lễ, lời nguyện cho đại hội; phân chia người đọc các bài đọc trong Thánh lễ, giúp lễ, tổ chức - điều phối việc cho rước lễ.
Phổ biến các bài hát cho các nhóm để các nhóm chuẩn bị và học hát; phân công người đọc và tập đọc từ trước.
Cộng tác với thầy Hoàng tổ chức cầu nguyện cho cộng đoàn khi kết thúc văn nghệ, phút hồi tâm cho sinh viên khi tàn lửa, nghi thức lên đường cuối Thánh lễ bế mạc.
- Hát lễ khai mạc: Ca đoàn sinh viên Công giáo Vinh.
- Hát lễ bế mạc: Ca đoàn sinh viên Công giáo Bùi Chu.
- Dâng lễ vật: Mỗi nhóm 1 người ( Sơ Hoa và Sơ Phương phụ trách)
- Ban lễ tân: Anh Thịnh + 12 SV Thạch Bích + Mỗi nhóm 1 SV nam và 1 SV nữ.

+ Trang phục lễ tân: Nữ mặc áo dài - Nam mặc áo sơ mi trắng, quần tây, giầy tây.

+ Phối hợp với BTC, liên hệ nhà trọ và lên kế hoạch phân chia nơi trọ cho các nhóm-trại.

Tổ chức đón tiếp và phân chia nơi trọ: đặt một bàn tiếp tân ở gần trại chỉ huy-hoặc phía cuối nhà thờ, để các nhóm tiện liên hệ; có đội ngũ tiếp tân ứng trực để dẫn đường cho mỗi trưởng nhóm-trại đi nhận nhà trọ; nếu được, có bản sơ đồ các nhà trọ.

- Ban truyền thông: Anh Nghinh, Chị Hà

+ Bảng tin-báo tường giới thiệu các bài viết về cuộc thi: Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội Với Năm Thánh Linh Mục.

Trước đại hội, ban huấn giáo phổ biến chương trình và khuyến khích các nhóm tìm hiểu về năm thánh linh mục qua các đề tài: ơn gọi-thiên chức linh mục, đời sống bí tích và phụng vụ của người Công giáo; khuyến khích viết bài chia sẻ-trao đổi các đề tài nói trên và gửi cho ban truyền thông.
Ban truyền thông nhận các bài viết, đánh giá và giới thiệu trên websites, đặc biệt giới thiệu trên bảng tin hoặc báo tường trong đại hội
- Ban văn nghệ + Sân khấu: Anh Quyết, Chị Thu.

+ Theo sự điều động của BTC, chuẩn bị sân khấu, lên chương trình và thực hiện chương trình văn nghệ chào mừng đại hội.
- Ban âm thanh + Ánh sáng: Anh Tâm + Ban điện xứ Thạch Bích.

+ Chuẩn bị: Thiết kế đường điện ra cho các trại, sân khấu và khu vực đốt lửa trại.
- Ban sinh hoạt: Anh Sử, Chị Liên + Nhóm Lửa Thiêng.


+ Chuẩn bị: Phổ biến cho các nhóm kiến thức về mật thư, dấu chỉ đường, nội dung thi SV-09
Tổ chức một trò chơi lớn trong phạm vi rộng-giáo xứ Thạch Bích; trò chơi kết thúc với phần ăn nhẹ (nước-trái cây-bánh) để các nhóm nghỉ ngơi chuẩn bị lễ.

+ Gặp Thầy Tín để làm chương trình sinh hoạt
- Ban huấn giáo: Thầy Tín và các Sơ

+ Lên đề cương nội dung tìm hiểu về năm thánh linh mục và phổ biến cho các nhóm tự tổ chức tìm hiểu: ơn gọi-thiên chức linh mục, đời sống phụng vụ và bí tích của người Công giáo.
Tổ chức hội thi SV-09; tổ chức hội thi sao cho giảm bao nhiêu có thể tính đối kháng-hơn thua, thay vào đó là tinh thần học hỏi, hiểu biết hơn và sống năm thánh thiết thực hơn.
- Ban giám khảo Hội Thi SV09: Thầy Hoàng và các Sơ

+ Phối hợp với ban huấn giáo và ban sinh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động có tính thi đua, theo tinh thần và nội dung thi đua nói trên.
- Ban trang trí khuôn viên nhà thờ: Anh Thiện + Giáo dân xứ Thạch Bích
- Ban trật tự và coi xe: Anh Tuân + Giáo dân xứ Thạch Bích.
- Ban ẩm thực: Anh Thịnh + Giáo dân xứ Thạch Bích.
- Ban y tế: Chị Thủy.

+ Liên hệ BTC, chuẩn bị một căn phòng trong khuôn viên nhà thờ Thạch Bích làm phòng y-tế, chuẩn bị dụng cụ sơ cứu, ứng trực để giúp các trại viên cần giúp đỡ về y tế.
Tìm biết trước: trạm y tế địa phương… để phòng khi có chuyện bất trắc.
- Ban vệ sinh môi trường: Nhóm sinh viên Thạch Bích và Công Nghiệp

+ Theo sự điều động của BTC, dọn vệ sinh-chuẩn bị nơi chốn; nhắc các nhóm-trại trong việc dọn vệ sinh trong và sau đại hội; rà soát và dọn vệ sinh lần cuối, sau khi kết thúc chương trình.

VIII. Tính thi đua và nội dung thi đua:

Với ý nghĩa và tinh thần đại hội như nói ở trên, tinh thần thi đua của chúng ta phải gắn liền với tình huynh đệ, chứ không nặng tính đối kháng hơn thua. Thêm vào đó, chúng ta không chỉ thi đua trong những chương trình thi hay trò chơi đối kháng, mà còn và nhất là chúng ta thi đua nhau về nghĩa đệ huynh, về việc sống tinh thần đại hội: thắp sáng tin-yêu và hy vọng. Vì thế, nội dung thi đua trong Đại Hội Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội lần thứ XII này sẽ bao gồm các đề mục, theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Tổ chức nhóm-trại theo chương trình chung của đại hội, chăm sóc trại viên (trong suốt quá trình diễn ra đại hội).

- Hội thi SV09 với chủ đề: Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội Với Năm Thánh Linh Mục (trước đại hội: chương trình học hỏi và viết bài; trong thời gian diễn ra đại hội: hội thi SV09).

- Trò chơi thi đua (sáng chủ nhật 15/11, từ 6h00 đến 9h30).

IX. Các Nhóm - Trại:

- Chuẩn bị một tiết mục văn nghệ; sau khi tổng dợt, BTC và ban văn nghệ xác định tiết mục nào sẽ trình diễn trong chương trình văn nghệ cho công chúng và tiết mục nào sẽ thể hiện trong chương trình đốt lửa, chia sẻ với nhau (đăng ký tiết mục trước ngày 30/9, mỗi tiết mục không quá 8 phút và BTC sẽ tổng dợt lần 1 vào 15h00 ngày 18/10, tại Đền Thánh Gierado - Thái Hà).

- Chuẩn bị vật dụng và hoàn tất việc dựng trại trước 12h00 ngày thứ 7, 14/11.

- Logo nhóm, bản văn giới thiệu logo nhóm (MC sẽ đọc và giới thiệu nhóm khi các nhóm diễu hành khai mạc đại hội).

- Bảng tin hoặc báo tường giới thiệu nhóm và sinh hoạt của nhóm (trình bày trước trại để giới thiệu về nhóm mình cho các tham dự viên).

- Chuẩn bị vật dụng và tổ chức việc mua sắm-nấu ăn bữa tối thứ 7 và sắp xếp việc chăm sóc trại viên và tổ chức trại viên tham dự chương trình; chuẩn bị-nấu ăn và cộng tác với ban ẩm thực của đại hội để tổ chức bữa ăn trưa ngày chúa nhật 15/11.

X. Kinh phí đóng góp:

- Ngoài sự giúp đỡ của Quý Cha, Quý ân nhân, Quý vị hảo tâm thì mỗi sinh viên tham dự đại hội còn phải đóng góp thêm cho BTC là: 40.000đ (đóng cho các trưởng nhóm sinh viên)

Nguyện xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng con!

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009

BAN TỔ CHỨC

Liên hệ: Email: nguyentiendatbc@yahoo.com
Điện thoại: 0976265717

 
Buổi tĩnh tâm BĐH hội SVCG TGP Hà Nội chuẩn bị khai mạc đại hội Thống SVTGP Hà Nội lần thứ XII
Ban Tổ Chức
12:57 13/11/2009
Buổi tĩnh tâm BĐH hội SVCG TGP Hà Nội chuẩn bị khai mạc đại hội Thống SVTGP Hà Nội lần thứ XII

Cập nhật ngày: 10/11/2009, Trong hai ngày vừa qua ngày 8 và ngày 9 tháng 11, BĐH HSV TGP Hà Nội với sự có mặt của các ban ngành trong Hội và đại diện của 21 nhóm SVCG trong toàn Giáo Tỉnh Hà Nội đã đến tham dự buổi họp với BĐH Giáo Xứ Thạch Bích cùng giờ Cầu Nguyện Tĩnh Tâm sốt sáng chuẩn bị tâm hồn cho Đại Lễ Truyền Thống lần thứ XII sắp tới.

Để chuẩn bị cho Đại hội Truyền Thống sẽ diễn ra trong tâm tình trang nghiêm sốt sáng, BĐH đã tổ chức giờ cầu nguyện và tĩnh tâm cho các thành viên trực tiếp tham gia tổ chức chương trình Đại Lễ sắp tới. Đây là hoạt động thường kì diễn ra trước mỗi dịp đại lễ Truyền Thống của HSV. Giờ tĩnh tâm thực sự có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân khi tham dự, giúp mọi người có được tâm hồn bình an để chuẩn bị bước vào giai đoạn “nước rút” trước giờ khai mạc Đại Lễ.
 
Bài thuyết trình: ''Đối diện với môi trường TP.HCM theo tinh thần Phaolô''
Lm FX Vũ Phan Long, OFM
17:11 13/11/2009
Bài thuyết trình: "Đối diện với môi trường TP.HCM theo tinh thần Phaolô"

WGPSG (28.10.2009) -- Vào lúc 8g30 ngày 28.10.2009 tại Toà Tổng Giám mục đã diễn ra buổi hội thảo "Đối diện với môi trường Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Phaolô" với thuyết trình viên là Cha Phanxicô Vũ Phan Long, OFM. Tại buổi hội thảo, với tâm tình mục tử, Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn, các Đức Cha, quý Bề trên dòng, quý Cha Đại Chủng Viện và quý Cha đặc trách mục vụ giáo phận đã cùng trao đổi, góp ý bổ sung, thực hành. Dưới đây là nguyên văn Bài thuyết trình của Cha Phanxicô Vũ Phan Long:

Đối diện với môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Phaolô


Bài thuyết trình tại Tòa Tổng Giám mục TPHCM, 28-10-2009

Dưới ánh sáng của tinh thần Phaolô, chúng ta có thể “đọc” và “hiểu” thế nào, và làm gì cho môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi này có giống chăng với câu hỏi hẳn đã nảy ra trong tâm khảm thánh Phaolô khi đứng trước thế giới Hy-lạp, tức thế giới ngoại giáo mênh mông? Trong Diễn từ cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2008, trong khung cảnh Năm Phaolô, ĐGH Bênêđictô XVI đã tung ra một tiếng gọi khẩn cấp để đương đầu với các hoàn cảnh mới của sứ vụ “ad gentes”: “Năm Phaolô cung cấp cho chúng ta cơ hội làm quen với vị Tông đồ trứ danh ấy, đấng có ơn gọi là công bố Tin Mừng cho Lương Dân, thể theo những gì Đức Chúa đã loan báo cho ngài: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đến với các dân ngoại ở phương xa” (Cv 22,21). Làm thế nào mà lại không nắm lấy cơ hội được cống hiến bởi Năm thánh đặc biệt cho các Hội Thánh địa phương, cho các cộng đoàn Kitô hữu và cho các tín hữu từng cá nhân, để phổ biến cho tới những biên giới xa xăm nhất của thế giới lời loan báo Phúc Âm, quyền năng của Thiên Chúa nhằm cứu độ bất cứ ai tin (Rm 1,16)?”

1. Tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô

“Thánh Phaolô đối với chúng ta không phải là một gương mặt của quá khứ, mà chúng ta nhắc đến với lòng tôn kính. Ngài cũng là thầy chúng ta, đối với chúng ta là tông đồ và người loan báo Đức Giêsu Kitô”. Nói tóm, thánh Phaolô đã có thể băng qua mọi biên giới tôn giáo và văn hóa mà đưa Tin Mừng hội nhập văn hóa và công bố Tin Mừng tại các “arêôpagô” văn hóa và xã hội học, bởi vì, nhờ ân sủng và ơn gọi, ngài đã biết đón tiếp Chúa Kitô và sống điều này trong sự hiệp thông với các giáo đoàn địa phương, đặc biệt với Nhóm Mười Hai. Chúng ta tự hỏi: Làm thế nào mà thánh tông đồ có thể đi tới một xác tín phải nói là khó tin, khi ngài viết trong thư 2 Cr: “Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (6,2)? Để khám phá ra được “ngày hôm nay” này, thánh nhân đã phải thực hiện một hành trình không đơn giản. Bởi nếu có người nào, về phương diện con người, ít được chuẩn bị nhất để trở thành Kitô hữu và tông đồ của Chúa Kitô, người ấy hẳn phải là Saolô, một Pharisêu trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, hết sức thù ghét các Kitô hữu (x. Pl 3,5-6; Cv 22,4; 26,9-11).

a) Đối với thánh Phaolô, truyền giáo là một vấn đề tình yêu

Khởi đi từ cuộc gặp gỡ có sức biến đổi với Chúa Kitô phục sinh trên đường Đamát (“thấy Đức Kitô”: 1 Cr 9,1), thánh Phaolô đáp trả bằng một tình yêu chung thủy bền chặt (x. Gl 2,20b). Quả thật, đối với ngài, “tình yêu Đức Kitô – tình yêu của Đức Kitô đối với ngài, và tình yêu của ngài đối với Đức Kitô – thôi thúc” (2 Cr 5,14) ngài say mê dấn thân. Không có thách đố nào, một arêôpagô nào có thể tách ngài khỏi tình yêu của Đức Kitô (x. Rm 8,35-39; 14,8; 2 Cr 11,24-29), bởi vì sức mạnh của ngài nằm nơi Đức Kitô phục sinh và Lời hằng sống của Người. Thánh Phaolô tận tụy loan báo Tin Mừng trong tình yêu (Gl 2,20b), bởi vì tất cả những gì không giúp yêu mến Đức Kitô hoặc làm cho Đức Kitô được yêu mến thì đều là “thiệt thòi” (Pl 3,7). Ngài thấy mình vừa là “tôi tớ” vừa là “tông đồ” (Rm 1,1; Ep 1,1; Cl 1,23), “người mắc nợ” Tin Mừng (1 Cr 9,16; 2 Cr 11,7).

Chúng ta cần những tông đồ say mê Chúa Kitô, như thánh Phaolô, liên tục gặp gỡ Chúa Kitô và gặp gỡ anh chị em. Chúng ta cần những nhà thừa sai và mục tử xác tín mình “mắc nợ” Tin Mừng, để ra sức đáp trả, trả nợ chứ không phải là thi ân giáng phúc! Khi đó, các tông đồ ra đi mà loan báo một Tin Mừng toàn vẹn (Tài liệu: arêôpagô 1, “Loan báo Tin Mừng toàn vạn bằng chứng tá đời sống”), đó là về một Đấng đang sống, Đức Giêsu Kitô.

b) Làm chứng về niềm hy vọng

Tin Mừng về ơn cứu độ thánh Phaolô loan báo là một Tin Mừng về niềm hy vọng, khiến mọi người cảm thấy niềm vui sâu xa: “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12,12). Niềm hy vọng này có một tên, “Đức Kitô Giêsu” (1 Tm 1,1). Chính vì thế, ngài luôn sẵn sàng ra đi để nêu một chứng từ cụ thể và trọng yếu: “Chúng ta/tôi đã đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4,10; x. 2 Tm 1,1). Ngài đã khẳng định: “không có Đấng Kitô, xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa của Thiên Chúa, không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12).

Chúng ta cần những chứng nhân say mê Chúa Kitô để có thể làm chứng về niềm hy vọng chân thật (Tài liệu: arêôpagô 9, “Niềm hy vọng”).

c) Tôn trọng và hòa mình với mọi người

Tôn trọng những ân ban của mỗi dân tộc (x. 1 Tx 5,21), đặc biệt các di sản văn hóa và tôn giáo của họ: có những điểm giống nhau và khác nhau. Nếu sống vào ngày hôm nay, hẳn thánh tông đồ vẫn nói: “Tôi mắc nợ người Hy-lạp cũng như người man di, người thông thái cũng như người dốt nát” (Rm 1,14) và “Tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người… Tôi đã trở nên yếu với người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả chomọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1 Cr 9,19.22).

Chúng ta cần những tông đồ, khi dấn thân vào sứ vụ “ad gentes”, biết tôn trọng di sản văn hóa, di sản tinh thần của mọi tầng lớp dân chúng, trân trọng từng con người. Đây là chỗ cần quan tâm đến hiện tượng “toàn cầu hóa” với nét tích cực và tiêu cực (Tài liệu: arêôpagô 2, “Toàn cầu hóa”).

d) Xây dựng các cộng đồng Hội Thánh trong sự hiệp thông

Trong khi gắn bó với Chúa Kitô và Tin Mừng, thánh Phaolô đã tìm cách thiết lập những tế bào sống động (= các cộng đoàn mới) trong một phần lớn Đế quốc, dọc theo các hành trình truyền giáo của ngài, với một số cộng sự viên thân tín, rồi thăm viếng và thông tin cho mỗi cộng đoàn biết sự phát triển của các cộng đoàn khác. Bằng cách đó, ngài tạo nên một ý thức Hội Thánh về sự hiệp thông và truyền giáo. Ngài cũng vun đắp cho sự hiệp thông giữa các giáo đoàn và Hội Thánh-Mẹ Giêrusalem, đặc biệt qua việc lạc quyên để giúp người nghèo (x. Rm 15,27). Ngài làm tất cả các công việc đó với một thái độ khiêm nhường, kenosis, tực sự khiêm nhường và phục vụ nhưng-không và quảng đại, vì xác tín rằng việc truyền giáo bén rễ trong sự nhận biết khiêm nhường, trong sự tin tưởng và trong tình yêu đới với Chúa Kitô (x. 2 Cr 5,14; Rm 8,35).

Chúng ta cần những nhà thừa sai có cái nhìn cởi mở và toàn diện, chứ không cục bộ. Các vị này cần biết tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội và có khả năng đối thoại liên tôn và liên văn hóa (Tài liệu: arêôpagô 3, 7 và 8, “Truyền thông xã hội, đối thoại liên tôn và liên văn hóa”).

e) Cái giá phải trả: đau khổ do bị nghi ngờ về tư cách và bị bách hại, trăn trở về các giáo đoàn

Thư 1 Tx cho ta nghe ra những lời người ta ví ngài với giới triết gia khuyển nho, lang thang nay đây mai đó, thô lỗ và bần tiện, làm ăn bằng cách bán các sứ điệp (1 Tx 2,2-6). Thư 1 Cr cho ta nghe ra được là các quyền tông đồ của ngài bị đặt thành vấn đề (1 Cr 9,15-18.19-23). Thư 2 Cr cho thấy ngài đấu tranh chống lại những kẻ bôi bác tư cách của ngài (2 Cr 11,23-27). Thư Pl chứng tỏ ngài đang bị chèn ép vì những kẻ ghen tị (Pl 1,15). Chúng ta cũng nghe ra các lo toan trăn trở của ngài cho các giáo đoàn (x. 1 Tx 3,3; 2 Cr 11,28-29; Gl 4,14-20; Rm 14,1-4.13-21 …). Cộng vào đó, là những đau khổ do chính bản thân yếu đuối của ngài (Rm 7,14.20-24; 2 Cr 4,7; 12,1-10 …).

Chúng ta cần những nhà truyền giáo có lý tưởng nhưng cũng rất thực tế, biết chấp nhận bị bách hại dưới nhiều dạng (Tài liệu: arêôpagô 18, “Bách hại và tử đạo”).

Hội thảo: "Đối diện môi trường theo tinh thần Phaolô"

Xin"click" lên hình để xem các hình trong album này

2. Arêôpagô ở Athêna: Áp dụng tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô

a) Arêôpagô thời thánh Phaolô

Athêna của Hy-lạp lúc đó là trung tâm lịch sử, văn hóa và triết học của thế giới cổ xưa. Tại đây, Kitô giáo đối diện trực tiếp với việc tôn thờ ngẫu thần ngoại giáo, triết học Hy-lạp và sự tò mò trí thức. Đây là thế giới duy vật, nhưng cũng giữ một quan hệ với thế giới vô hình: Đền thờ cho Thần vô danh. Dường như chẳng ai là duy vật và vô thần hoàn toàn?

Tại Arêôpagô (Hl: Areios pagos: “quả đồi của thần chiến tranh Arès”, phía tây bắc Athêna. Arêôpagô là tên một quả đồi, rồi sau này chỉ nơi và chính đại hội các nhà trí thức, các triết gia Hy-lạp), thánh Phaolô đã cảm thấy bị thôi thúc, bị “thách thức”, trình bày Tin Mừng cứu độ cho thế giới Hy-lạp này, một thế giới vừa rất trí thức vừa quờ quạng trong hướng phải theo. Ngài đã trình bày một bài diễn từ chuẩn bị kỹ lưỡng (Cv 17,22b-31), một bài giáo lý phù hợp với hoàn cảnh, tham chiếu rõ ràng (Cv 17,28), với ngôn ngữ thích hợp và hiểu được (RM 37). Thế nhưng ngài đã vấp phải thái độ dửng dưng của các thính giả, nên đã thất bại. Dù vậy nhạy cảm truyền giáo và cách ứng xử của ngài rất gợi ý cho chúng ta.

b) Arêôpagô ngày nay: Trách nhiệm của chúng ta

Nhận dạng ra và nêu lên các “arêôpagô mới” (= các cánh đồng Phúc Âm hóa mới, ở bên kia các biên cương của đức tin; các hoàn cảnh mới của sứ vụ “ad gentes”) là một bổn phận phải chu toàn hầu thực hiện được “bài sai truyền giáo”.

Đặc điểm của một “arêôpagô” đã được Đức Phaolô VI trong Tông huấn Loan báo Tin Mừng (1975) giới thiệu với những điểm mấu chốt như sau: “Đối với Hội Thánh, vấn đề không phải chỉ là rao giảng Phúc Âm trong những mảnh đất địa dư ngày càng rộng lớn hơn hoặc cho những dân tộc ngày càng đông đảo hơn, nhưng cũng là đạt tới và như là đảo lộn bằng sức mạnh của Tin Mừng các tiêu chuẩn phê phán, các giá trị quyết định, các điểm thu hút chú ý, các chiều hướng suy tư, các nguồn gợi hứng và các điển hình sống của nhân loại, đang mâu thuẫn với Lời Chúa và kế hoạch cứu độ” (EN 19).

Trong một chiều hướng tương tự, Đức Gioan-Phaolô II đã viết trong Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu chuộc (RM 1990): “Thiên Chúa mở ra cho Hội Thánh những chân trời của một nhân loại sẵn sàng hơn với việc đón nhận hạt giống Tin Mừng” (RM 3).

“Arêôpagô” là “các môi trường mới trong đó người ta phải công bố Tin Mừng” (RM 37). Và Đức Gioan-Phaolô II kể ra các “arêôpagô” của thời đại chúng ta: “thế giới truyền thông” hoặc các “phương tiện truyền thông” trong một thế giới từ nay đã trở thành một “ngôi làng lớn”, “phúc âm hóa nền văn hóa hiện đại” hoặc “nền văn hóa mới”, “các quyền của con người và của các dân tộc, nhất là các quyền của các người thiểu số”, “thăng tiến phụ nữ và trẻ em”, “bảo toàn tạo thành”, “các quan hệ quốc tế” (RM 37). Xem các “thách đố” trong TMA (1994) ss. 36-38.

Muốn vậy, “đà lao mới mẻ về sứ vụ ad gentes đòi hỏi có các nhà thừa sai thánh thiện. Không đủ nếu chỉ canh tân các phương pháp mục vụ, hoặc tổ chức tốt hơn và phối hợp tốt hơn các lực lượng của Hội Thánh, hoặc thăm dò tinh tế hơn các nền tảng Kinh Thánh và thần học của đức tin: phải làm dấy lên một “đà lao thánh thiện” mới nơi các nhà thừa sai và trong toàn thể cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt nơi những người là cộng sự viên gần gũi nhất của các nhà thừa sai” (RM 90). Tông thư Novo Millennio Ineunte (2001) thì mời trở thành những “chứng nhân tình yêu” để có thể đương đầu với các thánh đố hiện tại (ss. 42-47)

Nói tóm, có thể gọi một “arêôpagô mới” là một “lãnh vực văn hóa và xã hội học mới của việc phúc âm hóa”, hay là “vấn đề phải quan tâm”, hay “một thách đố”. Cũng có thể nghĩ đến các dấu chỉ thời đại” (= “thời điềm”).

3. Đối diện với môi trường TPHCM

Đôi khi chúng ta than thở về tình trạng sa sút khủng khiếp của thời đại chúng ta về phương diện luân lý. Tuy nhiên, khi đọc các Thư Phaolô, chúng ta nhận ra khung cảnh đáng buồn thánh tông đồ đã phác ra như là khung cảnh hoạt động của ngài: những con người buông theo dục vọng, sống trong ô nhơ; những con người chạy theo đam mê tủi hổ, theo lối phán đoán lệch lạc tới độ thực hiện những hành vi vô luân; nhưng con người sống theo khuynh hướng bất công, gian ác, tham lam, quỷ quyệt, chỉ toàn nghĩ đến ghen tị, giết chóc, cãi cọ, gian trá, tội lỗi; những con người thích bôi nhọ, nói xấu kẻ khác, thù nghịch với Thiên Chúa, phỉ báng, kiêu ngạo, huyênh hoang, hướng về điều dữ, phản loạn chống lại cha mẹ, điên cuồng, thiếu chân thật, không biết xót thương (x. Rm 1,24.26-31). Cái thế giới ngọai giáo này, thánh Phaolô phải giựt khỏi lưới giăng của thuyết duy vật, khỏi lối sống theo dục vọng, ích kỷ, và đưa quay trở về với Đạo giáo của Đấng chịu đóng đinh, với nền luân lý khắc khổ của Bài giảng trên núi, về với đức ái không tìm tư lợi, biết tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả (x. 1 Cr 13,4.7). Hơn nữa, trong thế giới Do-thái, còn có sự tương phản nổi bật giữa tính cách tuyệt vời của Lề Luật được Thiên Chúa ban và lối sống đáng trách của một số lớn; giữa mạc khải được ban cho cha ông và nền giáo huấn được đề nghị trong các trường lớp của các kinh sư; và có một dân tộc bị chia rẽ giữa các phe phái đấu tranh với nhau thật hung tợn, bị thúc đẩy hoặc do bởi một khuynh hướng ái quốc, hoặc một khuynh hướng tìm thỏa hiệp với nhà cầm quyền Rôma.

Những đặc điểm đó có khác với những đặc điểm của môi trường TPHCM chăng?

a) Lãnh vực các ơn gọi trong chiều kích truyền giáo (Tài liệu: arêôpagô 12, “Chiều kích truyền giáo của các ơn gọi”)

Đây là lãnh vực có thể cấp bách nhất và là thách đố lớn nhất: giúp sống ơn gọi Kitô hữu và các ơn gọi chuyên biệt (giáo dân, tu sĩ, linh mục) trong chiều kích truyền giáo. Thánh Phaolô rất quan tâm đến điểm này (x. Ep 5,21tt; Cl 3,5–4,1). Muốn vậy, điều đầu tiên là mỗi người phải sống ơn gọi như là “một lời đáp trả tích cực chấp nhận dự phóng của Thiên Chúa trên mỗi người và cộng tác với dự phóng này; một lời đáp biết đón tiếp sáng kiến yêu thương của Chúa và trở thành một đòi hỏi luân lý bắt dấn thân, một sự tôn vinh dành cho Thiên Chúa và một sự cộng tác tròn đầy vào chương trình Người theo đuổi trong lịch sử”. Chúng ta phải giúp nhau thực hiện:

- Ơn gọi Giáo dân. Ơn gọi này là tháp nhập vào trong các cơ cấu xã hội, mỗi người thể theo các trách nhiệm riêng phải chu toàn trong thế hiệp thông với Hội Thánh (GS 43; AA 38, 43.).

- Ơn gọi Tu sĩ. Sống Tin Mừng triệt để theo đoàn sủng để làm chứng về sự thánh thiện: “Đời sống thánh hiến là một ký ức sống động của cách sống và hành động của Đức Giêsu như là Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Cha người và với anh chị em Người” (VC 1, 22; x. PC).

- Ơn gọi Linh mục. Linh mục là dấu chỉ nổi bật về vị Mục Tử nhân hậu. “Ân huệ thiêng liêng mà các linh mục đã nhận được dịp chịu chức chuẩn bị họ, không phải cho một sứ vụ giới hạn, nhưng cho một sứ vụ cứu độ có tầm mức vũ hoàn, “cho tới tận cùng trái đất” (Cv 1,8); quả thật, “thừa tác vụ linh mục tham dự vào các chiều kích phổ quát của sứ vụ được Chúa Kitô giao phó cho các tông đồ” (PO 10; PDV).

- Phụ nữ. Đức Giêsu kính trọng các phụ nữ và cũng gọi họ đi theo Người (Mulieris dignitatem) và giao cho họ sứ mạng (MD 16). “Người đàn ông là vị Tông đồ cảm thấy có nhu cầu vận dụng điều theo bản tính là thuộc phái nữ để diễn tả chân lý của việc tông đồ của mình” (MD 22).

Khi giúp mỗi thành phần dân Chúa sống ơn gọi riêng, lại cần lưu ý đến hai điểm:

(1) Lãnh vực “Tân phúc âm hóa” (Tài liệu: arêôpagô 17)

Đây là một tiếng gọi hãy có lòng nhiệt thành trở lại của các tông đồ, để áp dụng những phương pháp và các cách diễn tả mới, miễn là nội dung Tin Mừng được giữ nguyên vẹn.

Trong Thông điệp RM, Đức Gioan-Phaolô nói đến việc “tái phúc âm hóa” (RM 33). Đây là các hoạt động khác nhau nhằm giúp cho các thành viên trong Hội Thánh sống Tin Mừng cách sống động hơn. Đây là những họat động cần thiết, đặc biệt trong các xứ Kitô giáo lâu đời, nhưng cũng liên hệ đến các Hội Thánh trẻ hơn, trong đó, có những nhóm người đã được rửa tội đã đánh mất cảm thức về đức tin, hoặc không còn nhìn nhận mình như là thành viên của Hội Thánh nữa, vì họ sống một cuộc sống không phải là Kitô hữu” (RM 33; x. Pl 4,4-9).

Vào thời đại hôm nay, Hội Thánh nói đến việc “Tân phúc âm hóa”. Các hoạt động “tân phúc âm hóa” vẫn có thể được thực hiện trong các xứ Kitô giáo lâu đời, nhưng được đặc biệt áp dụng cho các lãnh vực truyền giáo mới (các arêôpagô mới). Khi đó, chúng ta cần vận dụng cho sâu sắc và thông minh hai phương cách, là chứng tá đời sống và đối thoại liên tôn (Tài liệu: arêôpagô 7, “Đối thoại liên tôn”). Trong giáo xứ, hẳn là nên vận dụng các hội đoàn, các nhóm Kinh Thánh và cầu nguyện, các cuộc hành hương, các phong trào tông đồ… để vừa làm công việc “tái phúc âm hóa” vừa làm công việc “tân phúc âm hóa”, cả hai cách “phúc âm hóa” này đều nhắm làm chứng về niềm hy vọng ta có nơi Đức Giêsu Kitô (Tài liệu: arêôpagô 9, “Niềm hy vọng”).

Khi dấn thân trong các hành trình truyền giáo, thánh Phaolô vừa làm công việc “tân phúc âm hóa”, tức là đưa Tin Mừng đến cho những nơi chưa biết Chúa Kitô, vừa làm công việc “tái phúc âm hóa”, nghĩa là giúp các giáo đoàn ngài đã thành lập sống đời sống đạo sâu sắc hơn.

(2) Lãnh vực HT bị bách hại và tử đạo (hiên ngang làm chứng - Tài liệu: arêôpagô 18, “Bách hại và tử đạo”)

Vấn đề không phải là có mặc cảm bị bách hại, nhưng là biết đương đầu với mọi tình huống trong một tinh thần đức tin, đức cậy không lay chuyển với một khả năng thực sự biết yêu thương, hiến mạng sống và tha thứ (Pl 2,12-15).

Cuộc gặp gỡ giữa Kitô giáo với các nền văn hóa và các tôn giáo không thể nào không trong một thái độ “hư vô hóa” bằng khiêm nhường và thập giá, vì vâng theo giới răn yêu thương (x. Ga 13,35). Đây là kenosis của Chúa Kitô (x. Pl 2,6tt), là điều thánh Phaolô đã sống và đã giúp các giáo đoàn cũng như các cộng sự viên của ngài sống

b) Lãnh vực giới trẻ công giáo (Tài liệu: arêôpagô 10, “Giới trẻ”)

Những người trẻ, tương lai của chúng ta, dễ “bị khủng hoảng về niềm hy vọng, do sống trong những bối cảnh xã hội văn hóa không có những xác tín, những giá trị và những quy chiếu chắc chắn”, và lại “phải đương đầu với những khó khăn dường như vượt quá sức lực họ”.

Làm sao trong tôn giáo họ có thể gặp Chúa Kitô như một người bạn, không ai thay thế được (Vấn đề giáo lý): Phải giới thiệu cho họ “Chúa Kitô, người hùng đích thực, khiêm tốn và khôn ngoan, vị ngôn sứ của chân lý và của tình yêu, người bạn đồng hành và bằng hữu của người trẻ”; cần giáo dục cho có một đức tin trưởng thành, hầu tránh rơi vào các “giáo phái” và “xu hướng cuồng tín” (Tài liệu: arêôpagô 6, “Các giáo phái”).

Cần tận dụng những biến động văn hóa xã hội để giúp người trẻ tái khám phá ra các giá trị chân thực của Tin Mừng, và đưa Tin Mừng đến cho bạn bè: “Làm thế nào chuyển sứ điệp của Chúa Kitô đến những người trẻ không phải là Kitô hữu, tương lai của các lục địa?” (RM 37). Nếu dấn thân như vậy, “họ sẽ có trước mắt một đời sống hấp dẫn; họ sẽ biết được niềm hạnh phúc chân thật là được loan báo Tin Mừng cho những anh chị em họ sẽ lôi kéo trên còn đường đi tới ơn cứu độ” (RM 80).

TPHCM đầy những người trẻ và trẻ em. Người trẻ đầy nhiệt thành; nhưng cũng có vài điểm yếu: nghe mà không nghe gì; không nói hết ý mình muốn; thiếu sự thẳng thắn…. Cần gặp gỡ đối nhân; phải giúp đỡ họ có khi một chút về tài chánh, để họ có thêm giờ mà sống sứ mạng người trẻ Kitô hữu. Các trẻ em là những con người yếu đuối nhất, nên rất cần được quan tâm.Hiện đang có một tệ đoan: các em bé bị chăn dắt vào nghề ăn xin…

c) Lãnh vực gia đình (Tài liệu: arêôpagô 15, “Gia đình”)

Đây là arêôpagô có nhiều bấp bênh nhất. Là tế bào căn bản của xã hội, gia đình được kêu gọi làm cộng đoàn truyền giáo đầu tiên. “Tương lai của thế giới và Hội Thánh đi qua gia đình”.

Để gia đình sống được chiều kích truyền giáo, “các cha mẹ phải dùng lời nói và gương sáng làm những người đầu tiên giúp con cái biết đức tin và phải trau dồi ơn gọi cho mỗi đứa con, đặc biệt ơn gọi thánh” (LG 11). “Gia đình có ơn gọi loan báo, cử hành và phục vụ Tin Mừng sự sống” (Evangelium vitae 92). “Gia đình có sứ mạng trở thành ngày một hơn điều nó là, tức là cộng đồng sự sống và tình yêu” (FC 17).

Tại TPHCM, những vấn đề ly dị, phá thai, đời sống gia đình bấp bênh (do vợ chồng không gặp nhau vì đi làm; cha mẹ con cái không gặp nhau…). Những lời thánh Phaolô khuyên để ý đến từng thành phần trong gia đình khiến chúng ta cần có một chương trình chăm sóc mục vụ vừa bao quát vừa chi tiết.

d) Lãnh vực giáo dục (Tài liệu: arêôpagô 16, “Giáo dục”)

Lãnh vực này nằm khá xa tầm vói của chúng ta. Thế mà giáo dục là để làm ra con người và phát triển con người toàn diện: vấn đề người trẻ, truyền thông xã hội (Tài liệu: arêôpagô 3, “Truyền thông xã hội”) và lãnh vực văn hóa xã hội (Tài liệu: arêôpagô 8, “Đối thoại liên văn hóa”).

Tại TPHCM, dường như chúng ta không thể làm được bao nhiêu trong lãnh vực giáo dục? Mở nhà trẻ? Chúng ta bổ sung và giúp cha mẹ bổ sung vào nền giáo dục ở nhà trường thế nào? Một TP quá sức xô bồ và hỗn độn: chạy xe không nhường nhau, căng thẳng, chạy trên lề đường; không biết nói lời “cám ơn” và “xin lỗi”; lương tâm dường như đang bị tê liệt dần (buôn gian bán đắt; vấn đề vệ sinh lương thực (không chỉ là vấn để của các con buôn); giết người cướp của dễ dàng…); vấn đề tôn trọng môi trường (không biết xử lý rác rưới; xả rác bừa bãi; phóng uế tự do); lấy đất của nông dân để làm sân golf...

Vấn đề huấn giáo? Phải chăng chỉ là thủ tục: cho rước lễ lần đầu, cho thêm sức, cho làm lễ cưới? Chúng ta giúp những người học gặp Chúa Kitô thế nào? Chúng ta giáo dục lương tâm giáo dân thế nào? Mầu nhiệm cứu độ có một chiều kích toàn diện. Về lịch sử, Hội Thánh vẫn coi “lịch sử (và ý nghĩa của lịch sử) là như một arêôpagô phải phúc âm hóa”.

e) Lãnh vực các Hội Thánh địa phương: trở thành thừa sai (Tài liệu: arêôpagô 11, “Hội Thánh địa phương truyền giáo”)

Làm thế nào để các Hội Thánh địa phương (giáo phận, giáo hạt; giáo xứ) có thể đương đầu một cách thích ứng và hữu hiệu, bằng những phương tiện riêng, với các tình huống khác nhau và với nhiều thách đố? Tuy nhiên, “Hội Thánh của Thiên Chúa” không chỉ là một tổng số các Hội Thánh địa phương, nhưng các Hội Thánh địa phương là sự thể hiện Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa, Hội Thánh này đi trước các Hội Thánh địa phương trong đó Hội Thánh của Thiên Chúa tự diễn tả ra và tự thể hiện”. “Hội Thánh địa phương, trong khi buộc phải diễn tả cách hoàn hảo tối đa Hội Thánh toàn cầu, phải biết rõ ràng rằng mình cũng đã được sai đến với những người không tin vào Chúa Kitô mà đang sống với mình trên cùng một miền đất, để nhờ chứng tá đời sống của mỗi tín hữu và của cả cộng đoàn, trở nên một dấu chỉ cho họ thấy Chúa Kitô” (RM 20).

Tại TPHCM: Phải chăng chúng ta quan tâm xây dựng đời sống nội bộ hơn là mở ra với người ngoại chung quanh? Như thế, an toàn hơn? Và cũng đơn giản hơn? Chúng ta thiếu nhân sự tông đồ? Phải chăng do không đánh giá tình trạng thực tế của mỗi địa phương: cứ nghĩ tới nhân sự của nơi khác, chứ không tận dụng người tại chỗ và đào tạo. Thế mà mỗi Hội Thánh địa phương phải vững mạnh để đương đầu được với các tình huống văn hóa và xã hội học riêng của mình, và phải dùng người tại chỗ, dù vẫn không đánh mất chiều kích hiệp thông phổ quát. Chúng ta có chính sách nào trong việc xây dựng và nuôi dưỡng nhân sự (cán bộ)?

g) Lãnh vực những người nghèo mới (Tài liệu: arêôpagô 3, “Truyền thông xã hội” và 14, “Bệnh nhân”)

Sứ mạng Kitô giáo luôn luôn là một sứ mạng nhằm phục vụ những người nghèo và người giàu không phân biệt: giải thoát người nghèo khỏi tình trạng bần cùng và áp bức, để có thể sống đúng nhân phẩm của họ; giúp người có của biết chia sẻ với người khác (x. Cv 4,32). Tuy nhiên, đức ái luôn buộc “chọn lựa ưu tiên đối với người nghèo” (NMI 49). Đức Giêsu đã đến vì người nghèo (Lc 4,18; x. Is 61,1). Cần một sự trợ giúp thiêng liêng đặc biệt tạo nên bởi sự gần gũi huynh đệ và lắng nghe. Giúp phúc âm hóa các bệnh nhân và giúp các bệnh nhân truyền giáo.

“Chứng tá Tin Mừng mà thế giới nhạy cảm với nhất là chứng tá về sự chú ý đến những con người và về lòng bác ái đối với những người nghèo, những người nhỏ bé và những người đau khổ” (RM 42). “Hội Thánh là gia đình của Thiên Chúa ở trong thế giới. Trong gia đình này, không một ai lại phải chịu đau khổ vì thiếu những gì cần thiết. Đồng thời, đức ái-agapê vượt quá các biên giới của Hội Thánh; dụ ngôn người Samari nhân hậu vẫn là một tiêu chí đo lường, buộc phải có tình yêu thương phổ quát đối với người nghèo gặp “tình cờ”, dù họ là ai” (Deus Caritas est, 25).

Trong TPHCM, hiện có những dạng người nghèo mới nào? – Người di cư (Tài liệu: arêôpagô 4, “Di dân”); vô gia cư; đĩ điếm; người bệnh SIDA; các bệnh viện quá tải: Các phòng khám Công giáo đang làm được gì? …

h) Lãnh vực môi trường sống (Tài liệu: arêpagô 5, “Văn hóa hậu hiện đại”)

Môi trường sống của TPHCM đang bị “ô nhiễm” trầm trọng: ô nhiễm bụi và khói, ô nhiễm tiếng động, rác rưới do dân cư quá đông và xô bồ (hơn 7 triệu). Nhưng đây lại là một môi trường nhanh nhạy với các tiến bộ kỹ thuật. Chúng ta phải làm gì để đưa lại ánh sáng cho tình trạng này? Phải làm gì để các thọ tạo của Thiên Chúa được tôn trọng và giúp phát triển đúng mức? Chúng ta nghĩ đến tâm trạng của thánh Phaolô khi đứng trước thế giới ngoại giáo, để rồi viết ra những câu mô tả tình trạng sa đọa nặng nề của loài người trong Thư Rôma (x. Rm 1,18-32).

Kết luận

Đã “được” Đức Kitô chinh phục (x. Pl 3,12) vào ngày đáng ghi nhớ ấy trên đường đi Đamát, thánh Phaolô chẳng còn một lý tưởng nào khác, một khát vọng nào khác, ngoài việc bằng mọi cách chinh phục tối đa người ta, Dân ngoại cũng như Do-thái, về cho Chúa Kitô. Đó chính là động lực mạnh mẽ nhất đã thôi thúc ngài đi hoạt động tới độ không biết mệt mỏi. Đó cũng phải là động lực mạnh mẽ nhất thôi thúc Giáo Hội và chúng ta hôm nay, khi đứng trước những vấn đề và những trách nhiệm không khác những vấn đề và trách nhiệm đã đè nặng trên vai thánh tông đồ ngày xưa.

Chúng ta ước mong có những tâm tình của thánh Phaolô, thật ra là những tâm tình của Đức Kitô Giêsu (x. Pl 2,5; “chạnh lòng thương”, Mt 15,32) khi đứng trước đám đông đói khát niềm hy vọng (x. Ga 7,37), để truyền đạt Tin Mừng và giúp anh chị em chúng ta truyền đạt Tin Mừng cho nhau. Lấy dung mạo thánh Phaolô làm mẫu mực, chúng ta hiểu rõ hơn rằng “loan báo Tin Mừng, trước tiên chính là làm chứng, cách đơn giản và trực tiếp, về vị Thiên Chúa, được Đức Giêsu Kitô mạc khải, trong Chúa Thánh Thần” (x. EN 26).

Nhưng với thánh tông đồ, chúng ta cần có óc thực tế: “Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10; 13,4). Mãi mãi đời tông đồ là một kinh nghiệm sâu sắc về cặp song đối: sự yếu đuối của con người và quyền năng của Thiên Chúa.

------------------------------------------------------

Ghi chú:

1) Thuật ngữ “Tài liệu” trong bài thuyết trình: Xin quy chiếu về Saint Paul et les nouveaux Aréopages, « Instrumentum Laboris », Plénière de la Congrégation pour l’Évangélisation des Peuples (16-18 novembre 2009). Ủy Ban LBTM của Giáo phận đã dịch dưới nhan đề Thánh Phaolô và những “Mặt bằng truyền giáo” mới.

2) Tên các Văn kiện của Huấn quyền, dù gọi đủ tên hay viết tắt, chúng tôi giữ nguyên kiểu gọi trong ngôn ngữ gốc, để quý độc giả dễ tham khảo theo « Tài liệu » trên.

Sinh Hoạt Giáo Phận
 
Khóa Canh Tân Đời Sống Hôn Nhân 8 tại Dallas, Texas
Dominic Thiện
17:29 13/11/2009
Khóa Canh Tân Đời Sống Hôn Nhân 8 tại Dallas, Texas

Mùa Thu tại vùng bắc Texas có lẽ không được tô màu đẹp bằng những nơi như Virginia hoặc đông bắc Hoa Kỳ. Nhưng khách từ xa vẫn có thể cảm nghiệm được nét “thu về” qua vài cánh lá vàng phơi mình đó đây trên các sân vườn. Mặc dù mùa Thu chứa đựng sự mệt mỏi và héo tàn, nhưng nó cũng có thể giúp làm tươi lại những cuộc tình đã một thời sống động. Đấy cũng là lòng ao ước của những cặp vợ chồng và các anh chị GĐ Đồng Hành.

Tại thành phố Dallas vào dịp cuối tuần qua, 06/11/09 – 08/11/09, các anh chị em ban MVGĐ Đồng Hành đã tổ chức khoá Canh Tân Đời Sống Hôn Nhân lần thứ 8. Được biết đây là khoá tham dự đông nhất (53 cặp) mà được thực hiện lần đầu tại vùng Dallas-Ft. Worth và phụ cận, với sự cộng tác đặc biệt của GX Th. Phêrô. Tổng cộng các tham dự viên và BTC là hơn 150 người, trong đó có cha Âu Q. Thanh (Tuyên Úy), cha Uông Q. Lượng (Tư Vấn Hôn Nhân), 2 nữ tu, 2 thầy phó tế, và cha sở Phạm V. Chinh cũng như Cha Nguyễn Thành Liêm, CT LĐCGVNHN. Cha xứ Chinh đã điều động các giáo dân để giúp ban tổ chức thể hiện buổi canh tân rất chu đáo với đầy đủ các phương tiện từ đồ ăn, thức uống, đến hệ thống audio-visual, phòng họp, và nơi cầu nguyện. Quả là một đóng góp lớn cho một xứ đạo Việt khi phải hy sinh không nấu ăn gây quỹ hằng tuần hầu có thể phục vụ các anh chị em tham dự khóa.

Khi nói về CTĐSHN, thì có những nhận xét không đúng vì hiểu lầm. CTĐSHN không phải là một dịp để được nghe các cặp vợ-chộng “kể tội” nhau, và nó càng không là dịp để “dạy đời” các tham dự viên. Các đề tài chia sẻ trong khóa không chứa đầy các từ ngữ/giáo lý chuyên môn về hôn nhân, và cũng không do các linh mục hoặc tu sĩ thuyết giảng.

Từ “tán dương” (celebrate) có lẽ là chữ kép hợp nhất để diễn tả các sinh hoạt trong một khóa CTĐSHN do nhóm Đồng Hành thực hiện. Khi tán dương, ăn mừng hay khen ngợi một việc gì hoặc một công trình nào đó, người ta xét lại cái quá trình để rồi cảm kích, suy tư về những kinh nghiệm và định lại hướng đi tương lai. Quả vậy, các sinh hoạt trong khóa CTĐSHN được soạn thảo và thi hành với mục đích giúp các tham dự viên nhìn lại cuộc sống hôn nhân qua nhiều khía cạnh khác nhau, và từ đó ý thức thêm về những điểm mà có thể cải tiến hầu dẫn tới hạnh phúc và bình an tâm hồn. Những khía cạnh hôn nhân được các cặp đã từng trải đứng ra và “bẻ bánh cuộc đời” để san sẻ lại cho các tham dự viên.

Lối bẻ bánh cuộc đời của họ hơi giống như Đức Giêsu xưa kia đã “kể truyện” để đưa Tin Mừng vào lòng dân chúng. Những mẫu chuyện đời được phân phát ra thành các đề tài như: chịu đựng, khám phá cái tôi trong “chúng tôi”, đàm thoại, tha thứ, ân ái, nền tảng, gia đình và v.v... Lồng vào những đề tài chia sẻ và hội thảo nhóm, các cặp tham dự những nghi thức cầu nguyện, thắp nến hiệp nhất, và tha thứ cho nhau giống như xưa Chúa Giêsu xóa dấu trên cát khi tha tội người đàn bà ngoại tình. Có những cặp đã thì thầm bên tai nhau khá lâu để chia sẻ những lời tha thứ và thông cảm về những đau khổ mà thời gian đã làm họ gây ra cho nhau một cách vô tình. Có vài tham dự viên chia sẻ những bức thư tình chan chứa lời âu yếm và đau lòng khi không gần nhau. Những lời yêu thương mà đã bị cuộc sống cay cuồng làm cho họ quên đi cách bộc lộ để rồi tình yêu hôn nhân bị héo mòn một cách âm thầm. Cũng có bức thư nói lên sự đau khổ vì đã đổ vỡ nhưng qua buổi CTĐSHN, họ đã xét lại và ao ước hàn gắn vết thương để cùng trở lại với nhau trong quãng đường còn lại. Thật cảm phục, và cũng thật tội nghiệp vì khóa đã cho mọi người cảm nghiệm được nhiều cái đau khổ trong cuộc sống hôn nhân mà có thể tránh được.

Sau những đề tài khá nặng về chất lượng hôn nhân, tối thứ Bảy, BTC đã tạo cơ hội cho các cặp được mừng lại tiệc cưới của họ bằng buổi celebration trịnh trọng. Mọi người mặc đồ đẹp, chụp hình riêng từng cặp và bước vào một bữa tiệc rất thịnh soạn không kém gì nhà hàng bốn sao. Trong bầu khí vui tươi và tạm gạt các lo lắng về việc làm/gia đình con cái, các cặp tình nhân được nếm lại giây phút thời mới quen nhau giống như những buổi hò hẹn tại các nhà hàng.

Mọi sinh hoạt trong 2 ngày rưỡi của khóa được xếp đặt chặt chẽ, liên tục và quan trọng là không buồn ngủ. Họ tận dụng các cách thức để giúp các người tham dự hấp thụ và cảm nghiệm một cách sống động. Trong 10 đề tài, 5 nghi thức cầu nguyện và thánh lễ, không ít thì nhiều, các người tham dự đều bị đánh động phần nào. Sự đánh động này một phần là do các cặp chịu mở lòng để Chúa Thánh Thần tác động. Phần kế là do nhóm các anh chị hỗ trợ sau lưng bằng lời cầu nguyện liên bỉ.

Quả vậy, theo lời chia sẻ của các cặp vợ chồng ngày cuối khóa, có lẽ bài chia sẻ làm nhiều người suy nghĩ nhất về những đau khổ trong cuộc sống gia đình là đề tài “Khi Thịnh Vượng Cũng Như Lúc Gian Nan”; một bài dễ nhớ và rất thông dụng là chủ đề “Đối Thoại Trong Hôn Nhân”. Bài học dí dỏm nhưng lại thực tế là “Ân Ái Trong Hôn Nhân”. Tóm lại, các anh chị em tham dự khóa CTĐSHN 8 đã ra về với những viên gạch mà có thể giúp họ tiếp tục xây nền móng của gia đình họ. Những viên đá này là đức tin, tình yêu, lòng tha thứ và hy sinh, những mơ ước và vui đùa (humor). Dĩ nhiên viên gạch đàm thoại sẽ được tận dụng nhiều hơn để giúp các cặp vợ chồng phá đi những hiểu lầm. Trong bài cuối cùng, anh/chị trưởng của BTC có khuyên các cặp hãy cố gắng làm sao để “trở thành những dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa” tại mái ấm gia đình. Gia đình chỉ có thể là điểm tựa khi có sự hiện diện của Thiên Chúa, tức là sự yêu thương và cho đi của mỗi người.

Trước khi tham dự, có lẽ hơn một nửa số người nghĩ rằng khóa này chỉ là buổi hội thảo giống như những buổi khác. Nhưng sau khóa, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm [không gì tốt bằng khi được tha thứ], bình an và phấn khởi hơn. Phấn khởi vì biết được rằng đời sống hôn nhân của họ nằm trong kế hoặch của Thiên Chúa. Vì vậy cuộc sống hôn nhân Công Giáo của họ khác thường, và ân sủng của bí tích hôn phối đủ để họ vượt qua những trở ngại trong cuộc đời. Điều quan trọng là không nản lòng, nhưng luôn trông cậy vào Chúa và liên kết với Người qua Thánh Thể và đời sống cầu nguyện. Thiếu Chúa thì sẽ mất tất cả.

Mùa Thu vùng Dallas năm nay sẽ không như những mùa trước. “Đấng cho mưa đúng thời đúng buổi” đã dùng khóa CTĐSHN như làn “mưa xuân tưới gội đất đai” khô cằn để rồi họ sẽ tiếp tục yêu thương và “thành một xương thịt.”

Dominic Thiện

Tham dự viên khóa CTĐSHN 8 – ‘09
 
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Huế, Đất Thánh
LM. Minh Anh
18:26 13/11/2009
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

HUẾ, ĐẤT THÁNH


Các bạn trẻ thân mến,

“Những giọt máu rơi xuống lòng Đất Mẹ,
như hạt giống Nước Trời mong ngày đơm bông…
Xác các ngài chết chôn dưới lòng Đất Mẹ,
Như lễ tế thấp hèn dâng về thiên cung”.

Hẳn không ít nhà thờ sẽ hào hùng cất lên bài ca Những Giọt Máu Trong Lòng Đất Mẹ nhân ngày mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đất Mẹ ở đây, với tác giả Phương Anh, là Việt Nam dấu yêu; nhưng với bạn, với tôi, đó còn là Huế, là Sài Gòn, là Hà Nội… với những gì đặc trưng nhất của nó.

Đức Giêsu, hạt giống tình yêu của Thiên Chúa, hạt giống Nước Trời, đã được gieo vào lòng đời, đã chết đi, đã thối đi và qua hơn hai ngàn năm, cả một đồng lúa chín vàng bát ngát. Hôm nay, tôi cũng muốn chia sẻ cùng các bạn những hạt giống trên Đất Mẹ quê tôi, Huế của tôi, với một nguyện ước nhỏ muốn ngỏ với các bạn, là người con của Huế hay một khi đến Huế “nắng bùn hoá đá, mưa đá hoá bùn” này, các bạn biết rằng, các bạn còn là những khách hành hương đang rảo bước hoặc đang sống trên một miền Đất Thánh vậy.

Chúng ta thử nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế, tiêu biểu bởi lẽ Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đang sừng sững đó đây những thánh tích mà nếu vô tình, chúng ta đến Huế hay thậm chí ở ngay trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một nơi du lịch không hơn không kém với những danh lam thắng cảnh như bao nơi khác.

Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự, nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền. Nhưng đối với một số lớn du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng đất thánh, ở đó, máu các vị tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường. Với đất thiêng Huế, Cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách của ngài đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có viết:

“Tang thương tràn cả đất thiêng,
Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,
Dõi nhìn với cả lòng thành,
Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,
Mới hay dưới những rụng rơi,
Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành”.

Với ngài, đất Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường. Đất mà hồn thiêng các vị cha ông tử đạo của chúng ta đã trở thành làn sinh khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương đất thánh, một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng.

Ngay hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Hương giang, Phu Văn Lâu duyên dáng, các bạn có biết đó là nhà niêm sắc chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo?

Chúng ta nghe ngài viết tiếp: “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua. Thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Đức Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được quý trọng biết bao!”.

Tác giả nói đến các tòa án nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa bị tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là tiệm cà phê Tỳ Bà Trang.

Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất thời bấy giờ của xứ An Nam dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần bước vào thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó bây giờ là trường Tiểu Học Tây Lộc ở số 7 đường Trần Quốc Toản.

Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường tiểu học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng, cổ mang gông, chân mang xiềng đã bị kéo lê đi.

Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du. Ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh đô Huế mất hết 6 tuần lễ, để rồi ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, sau bảy phát súng thần công quy tụ dân chúng đến chứng kiến, vua Minh Mạng ném cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết.

Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Chánh Toà Phủ Cam, ngài chết ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc, mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó.

Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẽ bảnh bao, áo xống nghiêm túc, môi ngậm ống điếu.

Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:

“Mẹ sao trí con sao trung bấy,
Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,
Tôi vì Chúa phải đầu rơi,
Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy”.

Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu. Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hòa, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy, người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu. Và còn bao nhiêu vị khác nữa…

Mừng kính các đấng anh hùng tử đạo, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ ơn Chúa đã ban cho dải đất Thần Kinh thân yêu này những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, để nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa. Đồng thời ý thức rằng, chúng ta không có cơ hôi để chết vì đạo như các ngài ngày xưa, nhưng xã hội hôm nay đang cho chúng ta bao cơ hội để sống vì đạo. Sống vì đạo hôm nay cũng khó khăn không kém như chết vì đạo năm xưa. Để trung thành với Chúa và Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết kiệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém việc chịu tử hình.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng của bao bậc anh hùng, các thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần, xin cho chúng con biết tựa nương vào Chúa để can đảm chọn lựa mỗi ngày. Amen.

Mời đọc tác phẩm HUẾ CỔ, VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI tại:

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailbook&id=461&ib=378

Lm. Minh Anh (Gp. Huế).
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phép lạ thần thánh hay phép lạ con người?
Hồng Lĩnh
17:19 13/11/2009
Phép lạ thần thánh hay phép lạ con người?

(Bức tường Bá Linh sập, khối CS quốc đổ)

Một chiều dài của tiến trình duy vật của thế kỷ 19 dẫn tới CS

Tại Âu-Châu, sau một chiều dài lịch sử phát triển mạnh của tôn giáo, với kỷ nghệ hóa của thế kỷ XIX, con người có vẻ hưóng về duy vật. Duy vật xem vật chất xây dựng tất cả thực tại và chống đối duy tâm. Duy tâm xem thần trí chế ngự vật chất. Không nên lẫn lộn sự chống đối ấy với với sự chống đối giữa lý tưởng và thực tế. Nói chung, duy vật bác bỏ sự hiện diện của linh hồn, thần trí sự sống vĩnh hằng và sự hằng hữu của đứng tạo hóa (Chúa). Duy vật xem tâm linh, tư duy và các xúc cảm là những hậu quả máy móc vật chất. Đối với duy vật, sự chết của thân thể vật chất lôi theo sự biến mất của tâm linh và cảm giác hiện hữu. Duy vật xem thế giới là kết qủa của máy móc vật thể, không mục tiêu và vô nghiã và tâm linh chỉ là một ảo mộng.

Thế kỷ XIX là thế kỷ của kỷ nghệ hóa. Mức tăng trưởng rất lớn vào đợt đầu xảy ra giữa các năm 1920 tới 1850 và đợt thứ hai bắt đầu từ năm 1880 trở đi. Kỷ nghệ hóa cần nhiều cơ xưởng mà ở đó các công nhân làm việc trong những điều kiện vô nhân bản. Một loại duy vật không vô thần.

Karl Marx là một triết gia và sinh vào năm 1818. Ông ta gặp Engels vào năm 1844. Karl Marx nhắm bảo vệ tả phái và khuyến khích các thợ thuyền nỗi loạn chống tự bản bóc lột qua giá trị thặng dư. Một loại duy vật vô thần.

Thế kỷ XIX cũng có thể xem là thế kỷ của đụng độ giửa duy vật không vô thần và duy vật vô thần. Nhưng duy vật không vô thần đã đạt được một số cải thiện cho thợ thuyền. Vào năm 1864 quyền đình công đuợc cho phép tại Pháp. Trước đó các đình công bị cấm chỉ. Tại Đức bảo hiểm xã hội được bắt đầu vào năm 1884. Vào năm 1919 làm việc tối đa tám giờ được luật pháp quy định tại Pháp. Nghiệp đoàn lao động bắt đầu có vào đầu thế kỷ XIX để ủng hộ các thợ thuyền thuờng bị các chủ bóc lột. Khi Marx viết cuốn Tư Bản Luận, Marx không đoán được hướng thay đổi ấy cho thợ thuyền. Nên CS chỉ có thành công tại Nga và không thành công tại các nước khác tại Âu-Châu qua một cuộc cách mạng vô sản.

Con người lang lang đó đây của Lénine

Vladimir Ilitch Oulianov (nga ngữ: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов ) sinh ngày 22/04/ 1870 ( lịch grégorien) hay 10/04/1870 (lịch julien) và tạ thế ngày 21/01/1924, đuợc nhiều người biết tới qua tên Lénine (Ле́нин). Ông ta tham gia hoạt động cho đảng Thợ Thuyền Xã Hội Dân Chủ Nga, khối Đệ II Quốc Tế. Sau đó ông thành lập và điều khiển đảng Bolchevik và một trong các nhà lãnh đạo cuộc cánh mạng tháng 10. Ông ta là kiến trúc sư Liên Bang Xô Viết: Từ tên Lénine sinh ra danh từ Léninisme. Thân sinh ông ta là Ilia Nikolaïevitch Oulianov (1831-1886), thuộc ý thức hệ quân chủ ôn hòa. Ông lo giáo dục tại Nga và được vào qúy tộc vào năm 1882 do Nga hoàng ban tặng. Mẹ của Lénine là bà Maria Alexandrovna Blank (1835-1916) chỉ lo nội trợ và con cái. Lénine có người anh tên là Alexandre Oulianov bị treo cổ vào ngày 11/05/1887 tại một đoạn đầu đài dựng ngay tại sân của pháo đài của thành phố Schlüsselburg gần Saint-Pétersbourg, vì đã tham gia vào toan tính ám sát Nga hoàng Alexandre Đệ III. Như phần đông dân Nga, nguồn gốc chủng tộc và tôn giáo của Lénine thuộc lai giống. Xuất thân từ một gia đình có văn hóa, giòng dõi Kamoult do ông bà bên nội. Ba nội là dân Đức thuộc hệ phái Tin Lành Lüther và con cháu giòng giống Do Thái trở lại đạo Chính Thống do bố của mẹ. Chính Vladimir Oulianov (Lénine) được rửa tội vào đạo Chính Thống Nga. Nên Lénine là một con người có đạo Thiên Chúa giống Staline.

Lúc học, ông Lénine rất giỏi tiếng La Tanh và tiếng Hy Lạp. Hai cái chết liên tiếp hai năm của thân sinh vào năm 1886 và anh đầu là Alexandre vào năm 1887 đã cực đoan hóa Lénine. Ông ta kinh tởm lối cách mạng lãng mạn của đám người luật lệ. Sau đó cùng năm Lénine bị bắt và bị đuổi ra khỏi Đại Học Kazan, vì đã tham gia biểu tình của sinh viên. Ông ta sau đó tự học và thi đậu cử nhân luật vào năm 1891 và hành nghề luật tại Samara.

Về hoạt động, Lénine saz đó trở về Saint-Pétersbourg và đâm đầu vào phổ biến các ý tưởng cách mạng và học thuyết Marx. Lập hội lập hè và thống nhất 20 nhóm Marxisme đã có tại Moscou. Từ đó sinh ra Tập Hợp tranh đấu gỉai phóng giai cấp thợ thuyền. Phong trào được Lénine xem là bầu thai của đảng cách mạng lãnh đạo đấu tranh chống tư bản và chính phủ chuyên chế và độc đoán.

Vào đầu năm 1895, Lénine lang thang qua Thúy-Sĩ để gặp các ông Gueorgui Plekhanov et Pavel Axelrod của tiểu tồ Marxisme Nga. Tại đây Lénine âm thầm chẳng gây được một tí ảnh hưởng hay ủng hộ nào cả. Vào tháng tháng 12 1895, Lénine bị bắt tại Nga và bị giam tù 14 tháng trước khi bị đày 3 năm tại làng Chouchenskoïe Sibérie. Sau khi ra khỏi tù, Lénine lại qua Âu-Châu và tham gia lập tờ báo Iskra ( Tia Lửa). Lénine tham gia tích cực đảng Thợ Thuyền Dân Chủ Xã Hội (POSDR) và 1903 cầm đầu cánh « Bolcheviks » của đảng ấy, sau khi có sự chia cắt với các Mencheviks. Tháng 5/1905 Lénine được bầu vào Trung Ưng đảng do đại hội thứ III. Rồi năm 1907 lại chạy trốn qua Phần Lan vì lý do an ninh. Ông ta tham gia tờ báo Pravda ( Sự Thật). Sau khi loại được Alexandre Bogdanov khỏi cánh Bolchevik, Lénine qua Paris từ tháng 7/1909 tới tháng 6/1912. Hai dân chủ Thúy-sĩ và Pháp là hai quốc gia cho Lénine nương náu. Cho Lénine một giây thừng để treo cổ tư bản và dân chủ !

Con đường phản bội tổ quốc Nga và cấu với giặc Đức của Lénine và ông Hồ bắt chước sau nầy

Khi thấy đại chiến thứ I là một cuộc thư hùng giữa các đế quốc cạnh tranh chia nhau thế giới (đề quốc là bực cao nhất của tư bản), Lénine tìm cách dùng chiến tranh nầy như là một đấu tranh giữa các giai cấp.

Khi cách mạng bùng nổ vào tháng 2/1917 tại Nga sau khi Nga hoàng Nicolas II đổ, Lénine còn ở tại Montreux Thúy-Sĩ như bao kẻ ly hương khác gốc Nga. Sau khi đã thiết kế ra nhiều lộ trình khó khăn, Lénine từ bỏ Thúy-sĩ để về Pétrograd Nga. Lénien băng qua Đức còn chiến tranh với Nga. Ông ta cùng đi với một nhóm cách mạng Nga gồm đủ khuynh huớng tam bành lục tặc. Chuyến xe lử mà Lénine dùng là một xe lửa với quyền bất khả xâm phạm ngoại giao gọi và có «niêm phong ».

Giai thoại ấy tạo một bút chiến. Một số tố cáo Lénine đã bị chính phủ Đức mua chuộc. Thật thế, chính phủ Đức đã tổ chức và đài thọ cho Lénine và phân bộ lưu vong Bolchevik trở về Nga. Trong hồi ký, cựu tư lệnh chiến truờng Erich Ludendorff của Đức quốc có ghi lại là ông ta hy vọng cuộc cách mạng tại Nga vào lúc ấy sẽ dẫn tới sự phân hóa quân đội Nga hoàng. Sự trở lại Nga của các nhà cách mạng sẽ thuận lợi cho một ký kết hòa bình riêng biệt với Đức.

Vế điểm phản bội tổ quốc làm lợi cho giặc và cùng loài vô tổ quốc như Lénine, ông Hồ cũng dâng đảo và đất liền cho bọn xâm lăng Hán triều để có súng đạn đánh VNCH.

Lénine chết vì bệnh giang mai (Syphilis), chứng cớ là bác sĩ của Lénine cho Lénine thuốc Salvarsan, vào thời điểm tại thị truớng chỉ có thư thuốc ấy để trị giang mai và cũng cho Lénine thêm loại thuốc Iodure de Potassium, thứ thuốc hay dùng trị bệnh ấy. Đảng cộng sản Nga dấu diếm điểm nầy qua các bàn cãi có tính cách tung hỏa mù.

Mãi sau nầy qua một khám nghiệm của hai bác sĩ tâm lý và thần kinh đảm nhiệm, hai bác đã đi tới kết quả được phổ biến trong Journal of Neurology là Lénine đã chết vì giang mai. Còn ông Hồ chết vì bệnh gi? Nhưng xác của Lénine được tẩm thuốc thơm và nằm trong lăng mộ Lénine tại quảng truờng đỏ Moscou.

Lý do đặc biệt nào đã cho phép Lénine chỉ thành công tại Nga

Cuộc cách mạng Nga là cuối đường của những biến cố xảy ra vào năm 1917, đã dẫn tới việc lật đổ chế độ Nga hoàng vào tháng giêng, rồi thành lập chế độ Léninisme vào tháng mười. Nhưng đâu là những lý do thuận tiện cho cuộc cách mạng ấy?

Lý do xa tạo cách mạng 1917:

Trước năm 1917, Nga từ mười thế kỷ bị đặt dưới chế độ chuyên chế đàn áp của Nga hoàng. Vào năm 1861, việc Nga hoàng Alexandre II bại bỏ nô lệ làm xuất hiện những rạn nứt của chế độ lạc hậu phong kiến. Sau khi được giải thoát, các nộ lệ bị đẩy ra thành phố. Ở đó họ là những lao công cho cách mạng kỷ nghệ.

Vào đầu thế kỷ XX, nước Nga có một phát triển kỷ nghệ ngoạn mục. Sự phát tiển ấy kéo theo một phát triển thành thị và một sôi sục lớn về văn hóa: trật tự củ của hội bị rung chuyển, làm trầm trọng những khó khăn của kẻ nghèo. Kỷ nghệ nở hoa, giai cấp thợ thuyền tập trung tại thành phố lớn. Nhưng, sự phồn thịnh ấy của xứ sở không mang lợi lộc cho dân chúng. Kinh tế nói chung còn cổ hủ. Vào năm 1913 tại Nga, gía sản xuất kỳ nghệ tại Nga hơn Pháp 2.5 lần, hơn Đức 6 lần, hơn Mỹ 14 lần. Kỷ nghệ hóa xứ sở thật tàn bạo và khó chấp nhận đối với từng lớp dân quê đột ngột bị bần cùng hóa. Lớp thợ thuyền do kỷ nghệ hóa sinh ra, mặc dầu yếu về số luợng, được tập trung vào các trong các khu tập trung kỷ nghệ tạo dễ dàng ganh đua cách mạng và đảng viên Bolchevik chun vào khích động.

Nước Nga luôn là một xứ nông nghệp là chính (85 % dân số là nông dân). Nếu một phần của nông dân, lớp người koulaks, trở thành giàu có và tạo ra thành phần nông dân trung lưu. Họ ủng hộ chế độ. Còn số nông dân không có ruộng đất lại tăng lên. Sự kiện ấy tạo ra một lớp vô sản dệ thụ cảm các ý tưởng cách mạng. Sau khi có thể có thêm một ít vốn liếng văn hóa qua trường trại được mở rộng vài năm truớc, một phần thợ thuyền bị tư tưởng marxisme xâm nhập và ý thức hệ cách mạng. Như quyền lực Nga hoàng nằm bất động. Petrograd là ổ cách mạng vào các năm 1905 và 1917, tại thời điểm của các thể kỷ XIX và XX, các phong trào sinh viên hay thợ thuyền, dân quê hay thượng lưu đã thử lật đổ chính phủ vả thất bại. Nhiều nhà cách mạng bị tù tội hay lưu đày, nhiều số kác trốn thoát được và sống lưu vong. Với tình trạng ấy, cuộc cách mạng 1917 chỉ là kết cục của một liên tục của các nỗi dậy. Những cải cách cần thiết, mà các nỗi loạn của dân quê, các mưu sát chính trị, các hoạt động nghị trường của Douma, không thành công đem vào đuợc. Cuối cùng đã tới bằng một cuộc cách mạng do vô sản chủ động. Nhưng cũng tại Nga hoàng bị lấm chiến và không thức thời nên Lénine mới làm được như vậy. Một cuộc cách mạng vừa vô thần và duy vật hết chổ nói.

Lý do gần tạo cách mạng tháng giêng 1917

Các thất trận liên tiếp của Nga trong Đệ I thế chiến là một trong các lý do tạo ra cách mạng tháng giêng của 1917. Khi vào lâm chiến, tất cả các đảng ủng hộ, trừ đảng Xã Hội Dân Chủ (POSDR), đảng độc nhất tại Âu-Châu với đảng Xã hội Serbe từ chối bỏ phiếu cho ngân quỹ chiến tranh. Song le cũng báo trước ý định là đàng sẽ không tìm cách phá hoại cố gắng cho cuộc chiến. Vào lúc sơ khởi, sau vài chiến thắng ban đầu, quân Nga sau đó bị nhiều thất trận tại Đông Phổ. Tiếp tế khí giới và thực phầm què quặt do các sưởng sản xuất không đủ, hệ thống xe lửa lũng củng. Tại chiến trường số quân nhân tử trận lên tới 1'700'000 và số quân nhân bị thương xấp xỉ 5’ 950’ 000. Nên nhiểu nỗi loạn xảy ra. Tinh thần lính tráng bệ rạc và thảm thương. Các sĩ quan tỏ ra thiếu khả năng. Một số đơn vị xung trận với đạn dược không hợp với cở súng. Chỉ có khiển trách và hình phạt thân thể thông dụng trong quân đội.

Nạn đói gào thét và hàng hóa hiếm hoi. Kinh tế Nga bị cắt khỏi thị trường Âu-Châu. Hạ viện Nga Douma, do hai đảng Tự Do và Cấp Tiến chiếm giữ, khuyến cáo Nga hoàng Nicolas II thành lập một chính phủ lập hiến. Nhưng Nga hoàng làm ngơ và đang ở chiến trường xa xôi. Nên mất liện hệ với thực trạng của xứ sở. Rồi cố vấn của bà hoàng hậu là Raspoutine lại bị ám sát.

Tháng hai 1917 là tháng tập hợp tất cả điều kiện cho một cuộc nỗi loạn quần chúng. Nga hoàng dùng quân đội đàn áp tạo ra một chuỗi rối loạn kéo dài cho tới tháng mười. Cung điện Mùa Đông bị tấn công vào đêm 24 rạng 25 tháng 10 của. Sau đó Lénine, chiến thắng vào 7 tháng 11, tuyến bố lập trật tự Xã Hội và tàn sát cũng như đày ải. Vô thần và duy vật bắt đầu gieo rắc đau khổ cho nhân loại kể từ ngày 7/11/1917 (lịch grégorien) hay 25/10/1917 (lịch julien, hai lịch khác nhau 13 ngày) cho tới ngày tàn là 25/12/1991, tiếp theo biến cố bức tường Bá Linh đổ vào đêm 9/11/1989.

Ai là đạo diễn đã hạ màn Đệ III quốc tế CS?

Bức tường Bá Linh đổ vào đêm 9/11/1989 và kéo theo sụp đổ giây chuyền, như một tòa nhà xây bằng các tấm Cartes, cả khối Đông Âu và sau cùng làm tan hàng CS Nga. Một kết cục như một nhiệm mầu của những giai thoại xảy ra tại nhiều chổ và không cùng thời đểm trước đó.

Các giai thoại từ phía CS

1.- Một loạt biến cố liên tiếp xảy ra một cách khác thường. Nói tới các TBT của đảng Bolchevik, sau triều đại dài lê thê và hiếu thắng của Leonid Illich Brejnev (1964-1982), TBT Youri Andropov lên nắm quyền. Vì bệnh hoạn, ông nắm quyền chỉ võn vẹn có hai năm (1982-1984). Rồi TBT Constantin Tchernenko mắc bệnh chết ẻo, nên không thọ hơn (1984-1985). Sau Tchernenko là TBT Mikhaïl Gorbatchev (1985-1991).

2.- Vừa lên nắm quyền, Mikhaïl GORBATCHEV lấy một quyết định táo bạo. Một quyết định xem như là bẻ khóa và thả trôi anh em chủ nghĩa khối Đông Âu. Qua một cuộc phỏng vấn gần đây tại Genèv2 (12/10/2009) do ba kỷ gỉa của báo Figaro thực hiện,Ông GORBATCHEV đã thổ lộ một bí mật như sau: «Khi người tiền nhiệm của tôi là ông Konstantin Tchernenko qua đời vào năm 1985, các lãnh tụ của các quốc gia thuộc thỏa ước phòng thủ Varsovie tới phúng điếu tại Moscou.

Chúng tôi họp nhau lại tại văn phòng của tôi. Tôi cám ơn họ và nói thẳng với với mấy vị ấy: Chúng ta sẽ không làm gì hết có thể làm rối reng mối liên lạc của chúng tôi với qúy vị. Chúng tôi tôn trọng những bó buộc, những qúy vị phải chịu trách nhiệm chính trị của qúy vị, của qúy quốc, và chúng tôi chịu trách nhiệm chính trị của chúng tôi, của xứ sờ chúng tôi.

Vào năm 1985, chính tôi đã hứa là chúng tôi (Liên Xô) không can thiệp và chúng tôi đã không bao giờ can thiệp. Nếu chúng tôi đã can thiệp, thời có lẽ ngày hôm nay tôi đã không có ở đây với các ông. Cai đó tôi có thể cam đoan với các ông.

3.- Vào năm 1986, TBT Gorbatchev cho thi hành hai chiến lược Glasnost ( trong sáng trong thông tin) và Pérestroïka tại Liên Bang Xô Viết. Chiến lược thứ hai nhắm vào cải tổ (hay tái phối trí) Liên Bang Xô Viết: « Thay đổi dân chủ, mở cựa xứ sở, cải tổ chính trị Liên Bang Xô Viết cũng như kinh tế, trả lại tự do đi lại cho người dân, tiến dẫn tự do ngôn luận và tôn giáo ». Hai quyết định xem như làm nổ chính cái nôi của CS tại Nga và làm tiêu luôn CS tại Đông Âu.

4.- Tiếp theo TBT GORBATCHEV cải thiện mối giao hảo giữa Mỹ và Liên Bang Xô Viết. Các mối giao hảo đã bị gián đoạn suốt trong sáu năm kéo dài từ phần cuối của Brejnev qua Anhdropov và Tchernenko. Cùng lúc ông ta đặt khái niệm xây dựng chung sống hòa bình dừơi mái nhà chungÂu-Châu và đặt vấn đề thống nhất Đức quốc.

5.- Tuy vào tháng 01/1989 TBT Honecker Đông Đức còn hung hăng tuyên bố: « Bức tuờng Bá Linh sẽ còn hiện diện chừng 50 tới 100 năm nữa ». Nhưng vào ngày 07/10/2009, Honecker tiếp đón Gorbatchev vào dịp Đông Đức kỷ niệm sinh nhật thứ 40 thành lập Dân Chủ Cộng Hòa Đống Đức, Gorbatchev trước khi chi tay đã tặng cho Honecker một cái hôn báo hiệu sự chết của CS Đông Đức và một gáo nước lạnh vào mặt: « Đồng chí Honecker, chiến tranh lạnh đã chấm dứt! Sao không thấy gì hết ? ».

Trong khi xứ sở của Honecker thật ra đang mất thăng bằng trầm trọng bởi những phong trào dân chủ hóa tại Ba Lan và Hung Gia Lợi và 11 ngày sau, Honecker bị hạ từng công tác toàn diện do quyết định của trung ương đảng SED. Ví lý không chịu thay đổi gì hết và cứng đầu cũng như ngoan cố trước dư luận quần chúng.

6.- Ngày 02/05/1989, cảnh sát biên giời Hung Gia Lợi cắt rào thép gai để cho 100’ 000 dân Đông Đức qua Áo.

7.- Đêm 09/11/1989 vào lúc 18.57 giờ, ông Günter Schabowski, phát ngôn viên của trung ương đảng CS Đông Đức, tuyên bố cụt lũn, tại truyền hình, lệnh cho phép tự do qua lại tại Bá Linh và không chuẩn xác gì thêm..

8.- Ngày 03/12/1989 Honecker bị khai trừ ra khỏi đảng. Năm sau bị pháp luật tố cáo các tội: «phản bội, lạm dụng quyền hành và tham nhũng ». Lâm trọng bệnh, Honecker được nhà thương quân đội Xô Viết tại Đông Đức cho nương náu trước khi được bí mật chyển qua Nga vào ngày 13/03/2009.

Sợ bị Boris Yeltsin nỗi chứng trả lại cho Đức, Erich Honecker vào ngày 12/12/1991 xin tị nạn vào tòa đại sứ Chí Lợi. Nhưng vẫn bị áp giải vế Bá Linh vào ngày 29/07/1992 và bị truy tố về tội giết người - nạn nhân bị tàn sát tại bức tường- và bị tống tù. Sau khi phiên tòa bắt đầu xử vào ngày 12/1171992 và bị đình chỉ vào ngày 13/0171993 vì lý do vì Honecker bị ung thư gan.

Sau đó Honnecker đi qua Chí Lợi và mất tại đó. Ngày 31/05/1994 một ngàn đồng chí cộng sản Chí Lợi bao quanh quan tài và hát bài quốc tế cộng sản như một vinh danh chót cho một kẻ không bao giờ chối bỏ niềm tin của ông ta.

9.- Đêm 09/11/1989 bức tuờng Bá Linh đổ.

10.- Ngày 01/12/ 1989 TBT Chủ Tịch Gorbatchev tời thắm Giáo Hoàng Jean-Paul II tại Vatican

11.- Ngày 07/02/1990, giải thể vai trò lãnh đạo của đảng CS Liên Xô.

12.- Ngày 31/06/1990 Đức quốc thống nhất.

13.- Ngày 01/07/1991 giải tán tổ chức khối phòng thủ Varsovie.

14.- Lợi dụng Chủ Tịch và TBT Gorbatchev nghỉ mát tại Crimée, ngày 18/08/1991 bộ trưởng quốc phòng Dimitri Yazov, phó chủ tịch Gennadi Yanaïev, Oleg Baklanov, giám đốc KGB Vladimir Krioutchkov, thủ tướng Valentin Pavlov và một số khác đảo chánh tại Moscou. Nhưng thất bại. TT Elisine cứu TBT và Chủ Tịch Gorbatchev. Sau đó hai ông đồng tình cho CS Nga đi tàu suốt và nhất định cho đi.

15.- Ngày 24/08/1991 Gorbatchev từ chức Chủ Tịch và TBT Xô Viết.

16.- Ngày 06/11/1991 giải tán đàng CS Liên Bang Xô Viết.

17.- Ngày 26/12/1991 giải tán Liên Bang của 15 Cộng Hòa Liên Sô Viết.

18- Ngày 31/12/1991 giải tán quân đội Xô Viết. Cái dùi cui củ bạo lực CS.

Các giai thoại trên, tuy xảy ra tại nhiều nơi và vào thời điểm khác nhau, xem ra có một bàn tay nhiệm mầu nào đó đang lái đi cùng một hướng: Giả thể CS Quốc Tế.

Các giai thoại từ phiá các dân chủ

1.- Cố TT Reagan từ lúc nhận chức vào ngày 20/01/1981 không ngừng thổi lạnh và thổi nóng vào các liện lạc với khối CS Đệ III Quốc Tế.

2.- Trong một buổi họp tại Nhà Trắng. Theo báo cáo của CIA, chiến tranh nguyên tử do CS gây ra sẽ không có. Nhưng nếu có chiến tranh cổ điển, thời khối CS sẽ thắng. Vì khối CS vượt hẵn Mỹ về tại phạm trù khí giới cổ điển và số người nguời. Cố TT Reagna rầu rầu và hỏi: «chúng ta hơn CS cái gì?». CIA đáp: «hơn tiền ». Cố TT Reagan nói: « như vậy phải làm cho CS kệt quệ kinh tế vì phải chạy theo chúng ta ». Nên ngày 23/03/1983 cố TT Reagan tuyên bố chương trình phòng thủ Star War và tăng ngân quỹ quốc phòng một cách chóng mặt.

3.- Cố vấn Zbignieww Brzezinski của TT Carter cảnh báo: Mỹ rất mạnh về tình báo quân sự, trái lại Vatican rất giỏi về thẩm định tình hình chính trị tại Ba Lan. Vì Vatican có đuờng giây liên lạc rất đặc biệt với dân Ba Lan. Trong mục tiêu làm rồi loạn CS Ba Lan và ủng hộ Công Đoàn Độc Lập Solodarnocs, Mỹ và Vatican hợp tác trao đổi tin tức qua một Holy Alliance. Mặt khác Cố TT Reagn cươung quyết dùng biện pháp chế tài đối với CS Ba Lan.

4.- Từ ngày 2-10/06/1979, Cố Giáo Hoàng Jean-Paul II về thăm quê hương Ba Lan của Ngài với câu nói bất hủ « Các Con Đứng Sợ ». Có lẽ là cố Giáo Hoàng có xem thông điệp Fatima nói về Nga và trong bá n và bá n nghi nên tạm nói vậy (xin xem đoạn sau »

6.- Vào năm 1982 cố TT Reagan ngang tàng bước qua làn chỉ trắng phân chia Tây và Đông Bá Linh.

7.- Vào năm 1987, cố TT Reagan có mặt tại cựa Brandebourg Bá Linh và bảo TBT Chủ Tịch Gorbatchev: «Tear Down This Wall».

8.- Cũng vào năm 1987, Cố TT Reagan và TBT Chủ Tịch Gorbatchev ký kết tài giảm khí giới nguyên tử.

9.-Ngày 31/08/1980 thành lập Công Đoàn Độc Lập Solidarnosc do Lech Walsela.

10.- Vào tháng 01/1981, cựu TT Lech Walesa tới Vatican thăm viếng Giáo Hoàng Jaen-Paul II.

Trước khi Lénine thành công tại Nga đạo diễn nào đả loan báo Nga sẽ trở lại ?

Lénine thành công tại Nga vào ngày 7/11/1917 và trước đó khoảng 4 tháng, ngày 13/07/1917, tại Fatima Đức Mẹ đã gửi cho nhân loại một thông điệp qua ba em bé chăn chiên mù chữ: Lucia Dos Santos sinh ngày 22/03/1907, Françoia Marto sinh ngày 11/06/1908 và Jacinthe Marto sinh ngày 10/03/1910. So với năm 1917, ba em bé chăn chiên còn rất nhỏ và chỉ có 10, 9 và 7 tuổi thôi.

Thông điệp gồm ba phần do chị Lucia trao lại cho tòa Thánh Vatican với xác định thời giờ cho phép mở. Nhưng thông điệp nầy lại trở thành ba bí mật Fatima, vì tòa Thánh Vatican do dự phổ biến, vì nhiều lý do, nhất là bí mật thứ ba, Giáo Hoàng Jean XXIII không phổ biến, rồi tới Paul VI cũng không, mãi tới năm 2000 Giáo Hoàng Jean-Paul mới quyết định cho phổ biến. Vì các vị cũng run lắm.

Chị Lucia viết phần thứ nhất vào năm 1935, phần thứ hai vào năm 1937 và phần ba vào năm 1941. Hai phần đầu được phỏ biến sớm hơn phần ba. Trong ba phần, chỉ có phần thứ hai liên quan tới Nga.

Phần đầu liên quan tới sự có hỏa ngục và cảnh rùng rợn của hỏa ngục. Trong phần hai, Mẹ Maria báo tin chấm dứt đại chiến thư I, làm sao để có hòa bình, đại chiến thứ hai bùng nổ, dấu hiệu báo trước cũng như sự trở lại của Nga. Còn phần ba Đức Mẹ cho ba em bé chăn chiên thấy một viễn ảnh khủng khiếp. Những để cắt nghiã ám chỉ sự kiện gì thời có nhiều giải thích khác nhau. Hiện đang là một vấn nạn.

Đặt trọng tâm vào bí mật thứ hai liên quan tới nuớc Nga được loan báo vào năm 1942. Cũng vào một lần hiện ra trong sáu lần tất cả kéo dài từ tháng năm tới tháng mười của năm 1919, Đức Mẹ loan báo riêng cho chị Lucia hay là Mẹ sẽ đưa hai em François và Yacinthe về thiên đường rất sớm và chỉ lưu lại lâu hơn tại trần thế chị Luica, để chị hòan tất sứ mệnh truyền đạt thông điệp Fatima cho loài người.

« Vous avez vu l'enfer où vont les âmes des pauvres pécheurs. Pour les sauver, Dieu veut établir dans le monde la dévotion à mon Cœur immaculé. Si l'on fait ce que je vais vous dire, beaucoup d'âmes seront sauvées et on aura la paix. La guerre va finir. Mais si l'on ne cesse d'offenser Dieu, sous le pontificat de Pie XI en commencera une autre pire encore.

Lorsque vous verrez une nuit illuminée par une lumière inconnue, sachez que c'est le grand signe que Dieu vous donne, qu'Il va punir le monde de ses crimes par le moyen de la guerre, de la faim et des persécutions contre l'Église et le Saint-Père.

Pour empêcher cette guerre, je viendrai demander la consécration de la Russie à mon Cœur immaculé et la communion réparatrice des premiers samedis. Si on accepte mes demandes, la Russie se convertira et on aura la paix; sinon elle répandra ses erreurs à travers le monde, provoquant des guerres et des persécutions contre l'Église. Les bons seront martyrisés, le Saint-Père aura beaucoup à souffrir, diverses nations seront détruites.

À la fin, mon Cœur immaculé triomphera. Le Saint-Père me consacrera la Russie, qui se convertira, et il sera concédé au monde un certain temps de paix. »

Các con đã thấy hỏa ngục mà các linh hồn của các kẻ tội lội đáng thương đi vào. Để cứu thoát các linh hồn ấy, Chúa muốn kiến lập sự tôn sùng trái tim vô nhiễm nguyên tội của Mẹ trên thế giới. Nếu nhạn loại thi hành điều Mẹ nói với các con, nhiều linh hồn sẽ được cứu thoát và thế giới sẽ có hòa bình. Chiến tranh sắp chấm dứt (đại chiến thứ I 1914-1918). Nhưng nếu loài người không chấm dút xúc phạm tới Chúa, dưới triều đại Giáo Hoàng Phê Rô XI một chiến tranh xấu xa hơn sẽ bắt đầu.

Khi các con sẽ thấy một đêm đuợc soi sáng bởi một ánh sáng kỳ lạ. Các con phải biết rằng đó là dấu tín rõ ràng mà Chúa báo cho các con hay là Ngài sắp giáng phạt thế giới vì các trọng tội của con người bằng chiến tranh, đói kém và các ngược đại đối vời Giáo Hội và Giáo Hoàng.

Để ngăn chặn chiến tranh ấy, Mẹ sẽ tới xin sự dâng hiến nước Nga cho trái tim vô nhiễm nguyên tội của Mẹ và rước lễ sửa đổi những thứ bảy đầu tháng. Nếu loài người thỏa mãn các yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không Nuớc Nga sẽ gieo rắc những sai trái trên thế giới, tạo chiến tranh và các bách hại chống Giáo Hội. Các kẻ ngay lành sẽ tử đạo, Giáo Hoàng sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt.

Cuối cùng trái tim Mẹ sẽ thắng. Giáo Hoàng sẽ tận hiến nước Nga cho trái tim Mẹ, nước Nha sẽ trở lại và thế giới sẽ có một thời gian hòa bình.

Phù hợp giữa các lời loan báo và các thể hiện xảy ra

1.- Về sự ra đi sớm của hai em François và Yacinthe, em François bị bạo bệnh cúm và mất vào năm 1919, hưởng dương 11 tuổi, còn em Yacinthe cũng bị bao bệnh và mất năm 1920, hưởng dương 10 tuổi. Điều này có sự trùng hợp.

2.- Riêng chị Lucia có sứ mệnh truyền đạt thông điệp qua đời vào ngày 13/02/2005, hưởng thọ 88 tuổi. Điểu này cũng trùng hợp.

3.- Báo tin vào năm 1917 là đại chiến thứ I sẽ sắp chấm dứt. Thật thế đại chiến nầy chấm dứt vào năm 1918. Điều nầy cũng trùng hợp.

4.- Báo tin vào năm 1917 là sẽ có một đại chiến kinh khủng hơn đại chiến thứ I là đại chiến 1939-1945. Điều nầy cũng có sự trùng hợp.

5.- Báo tin chiến tranh sẽ xảy ra dưới triều đại Phê Rô XI. Giáo Hoàng Phê Rô được bầu vào ngày 06/02/1922 và mất vào ngày 10/02/1939. Còn đại chiến thứ II bùng nổ vào ngày 01/09/1939 khi quân Đức xâm lăng Ba Lan. Điều nầy cũng trùng hợp.

6.- Báo tin sẽ có ánh sáng kỳ lạ báo hiệu chiến tranh và ánh sáng nầy đã xảy ra vào đêm 26/01 rạng 27/01/1938 tại giữa Âu Châu. Ánh sáng nầy gọi là rạng đông bắc cực (Aurore Boréal) có tính cách huyền bí mà các khoa học gia cho là do hiện tượng nhiễu loãn từ truờng chỉ xảy ra tại bắc cực thôi và sự thường không xảy ra tại trời Âu-Châu.

7.- Lời Mẹ báo cuối cùng là nước Nga sẽ trởi lại và thật thế nước Nga đã tử bỏ CS vào ngày 26/12/1991.

Lời kết

Câu chyện sập đổ khối Quốc Tế CS có nét nhiệm mầu và đột biến. Khó thấy trước ngay chính cho các kịch sĩ đóng vai chính như Giáo Hoàng Jean-Paul II, Reagan, Gorbatchev, Bush và Kohl. Họ cũng ngỡ ngàng lắm.

Bảy lời báo trước của Đức Mẹ vào trưa ngày 13/07/1917 tại Fatima cho ba em bé chăn chiên đã xảy ra. Một trùng hợp xem ra hòan hảo và nhiệm mầu qua ống kính con người. Nhất là sự kiện CS Nga có một lực luợng võ khí kinh khủng và đã tan rã không mất một viên đạn. Sự việc nầy qúa sức tưởng tuợng và làm kinh ngạc con người.

Nay kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh sập đổ trong một đêm 09/1/1989.

Một vấn đề cần được nêu ra. Thành phần chính của màn bi hùng kịch nầy gồm Đức Mẹ loan báo với ba em bé chăn chiên tại Fatima và 5 đạo diễn hay 5 kịch sĩ.

Ngoài Đức Mẹ với 3 em bé chăn chiên, 5 nhận vật ấy là: Giáo Hoàng Jean-Paul II, TT Reagan và TT Bush cha, Chủ Tịch và TBTGorbatchev và cuối cùnh là Thủ Tuớng Kohl.

Đức Mẹ đã nhắn gửi là Mẹ sẽ làm cho Nga CS trở lại. Tuy không báo biến cố ấy sẽ xảy ra vào thời điểm nào và do ai là các kịch sĩ chính. Nhưng xem raĐức Mẹ đóng vai chủ động thay đổi tình thế. Nên Đức Mẹ phảo là đạo diện của màn bi hùnhg kịch nầy.

Cố Giáo Hoàng Jean-Paul II biết trước lời loan báo Fatima, và có thể vì thế khi qua Ba Lan, Ngài đã nói «Các con đừng sợ ». Khi ấy Nga còn qúa mạnh. Nhưng Giáo Hoàng Jean-Paul II không biết CS có đổ hay không. Cho nên Cố Giáo Hoàng Jean-Paul không phải là nhà đạo diễn cho màn bi hùng kịch ầy. Một vai trò quan trọng kịch sĩ không chối cãi.

Cố TT Reagan không nghĩ là CS sẽ đổ, dầu có Holy allicance va Star War. Nên chỉ là một kịch sĩ quan trọng. Chứ chưa phải là đạo diễn.

TBT và Chủ Tịch Gorbatchev, khi đem chiến lược Perestroïka, không có viễn kiến cáo chung CS Nga. Nên ông ta là mộ kịch sĩ chủ chốt. Nhưng không phải là dạo diễn.

TT Bush cũng ngỡ ngàng vì biến cố, tuy có biết ít nhiều. Nên chì là một trong các kịch sĩ của màn bi hùng kịch thôi.

Thủ Tuớng Kohl chỉ lo lắng cho việc thống nhất nước Đức là chính và lo lắng không biết có thành công không trong đêm bức tuờng Bá Linh đổ. Hơn nữa đêm ấy ông ta đang có mặt tại Ba Lan. Nên ông chỉ là một trong 5 kịch sĩ thôi.

Qua các sự trùng hợp kể trên và với quyền bính nhiệm mầu, Đức Mẹ phải là đạo diễn của màn bi hùng kịch và đã dùng 5 kịch sĩ ấy đễ diễn xuất để tiêu diệt luôn một thể vừa duy vật và vô thần.
 
Văn Hóa
Thơ: Mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam !
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:24 13/11/2009
Mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam !

Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Dòng máu đào đổ ra tô thắm
Cây đức tin ngát xanh ngàn dặm
Quê hương Việt toả bóng Phúc Âm

Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Vì danh Chúa, hy sinh mạng sống
Vì anh em, con tim mở rộng
Đón gian nan điển chứng lòng nhân

Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đã tiên phong trên đường công lý
Tìm sự thật giữa vùng áp chế
Mây hung thù giăng kín, bền gan

Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Nay vui lãnh triều quang vĩnh phúc
Thương đoàn con, sáng soi dẫn bước
Trên con đường thập giá hôm nay !

 
Thơ, Nam Úc Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Jos. Vĩnh SA
17:33 13/11/2009
Nam Úc

Mừng Kính 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam


Lòng cung kính thần tâu lên Bệ hạ

Ba mươi năm thần một dạ trung kiên

Dưới ba triều vua vẹn chữ tôi hiền

Yêu Tổ quốc hơn tình tiền danh vọng

Nay thần chịu mọi cực hình đau khổ

Được giống Đức KITÔ đổ máu ra

Thà rơi đầu quyết không chiụ bước qua

Cây THÁNH GIÁ hơn ngọc ngà thân xác

Ôi Hiển Thánh Micae Thái Bộc*

Hồ đình Hy tràn ơn lộc CHÚA TRỜI

Sắp đầu rơi hồn vẫn thấy thảnh thơi

Tin theo CHÚA sống một đời đức hạnh

Và Thánh nữ ANÊ tù hoang lạnh

Lê thị Thành với sức mạnh đức tin

Chết rũ tù không một tiếng van xin

Khuyên con cháu vững niềm Tin nơi CHÚA

TÔMA Thiên đời trai thơm giống lúa

Chẳng mơ màng lời hứa hẹn quyền cao

Lê văn Phụng không hờn oán cấu cào

Đã chữa bệnh cho cai tù tàn ác

Còn nhiều nữa những anh hùng tín thác

Vào Tin Mừng quyết bỏ xác hy sinh

Cho cháu con phúc hưởng ánh bình minh

Gương Tử Đạo theo bóng hình THIÊN CHÚA

Những mầm giống muôn đời không héo úa

Máu các Ngài làm lời CHÚA nẩy sinh

Không hôi tanh nhưng tỏa ngát hương tình

Loài Hoa Qúi bỏ mình cho lý tưởng

Đàn chúng con những người đang thụ hưởng

Nhưng đôi lần cũng tưởng đã quyên đi

Danh vọng tiền tài mê muội ngu si

Cho thân xác những bước đi tội lỗi

Xin xót thương dù hồn con cằn cỗi

Mở sáng đường cho bóng tối tan xa

Làm chứng nhân ôi THIÊN CHÚA bao la

Không khuất phục những gian tà cuồng bạo

MARIA MẸ NỮ VƯƠNG TỬ ĐẠO

Xin dắt đàn con cao ngạo đứng lên

Không hận thù nhưng không sợ khiếp rên

Trước bạo lực phá tan niềm yêu CHÚA




G. Nguyễn Cung
 
Chuyện phiếm: Chuyện 50 đồng
Trà Lũ
19:58 13/11/2009
Chuyện phiếm: Chuyện 50 đồng

Sáng nay thấy lá phong cuối vườn đổi màu tôi mới giật mình: Mùa thu đến thật rồi ư ? Mới tết Trung Thu đây mà, mới lễ Tạ Ơn Thanksgiving đây mà. Thời gian đi lẹ thế sao. Vừa mới tuần qua đây thôi, lâu la gì đâu, phe liền ông chúng tôi mới họp nhau ở quán cà phê Starbucks ngã tư đầu đường luận về chú Cuội mà. Phe quân tử chúng tôi ai cũng tội nghiệp chú. Chú tốt như thế mà vẫn bị gọi là thằng. Chú tốt vì chú tìm được cây thuốc cứu nhân độ thế mà. Chỉ tại con mụ vợ vô phép tè vào gốc cây thuốc nên cây bay lên trời, may mà chú níu kịp rễ cây nên chú bay lên kịp. Ông Trời thương chú cô đơn nên cho chú ngồi gốc cây để làm bạn với chị Hằng. Chú có nói dối hồi nào đâu mà ngôn ngữ trần gian bảo chú nói dối có tiếng, nói dối như cuội !

Ông ODP còn thêm chi tiết. Ông trích lời Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Cụ Yên Đổ đã không gọi Cuội là thằng, nâng cuội lên chức ông, nhưng lại ghép cho Cuội cái tội ‘dê’ với đàn bà trong làng nên họ đẻ ra một lũ con tầm bậy. Thực ra thì Cuội chưa hề làm cái việc ‘dê’, Cuội ngồi trên cao mới chỉ nhìn thấy sự đời hớ hênh bên dưới mà thôi. Ấy thế mà đàn bà có bầu ngay. Kinh thật.

Đầu làng Ngang có một vũng lội
Có đền ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó vén quần lên. . .
Từ đó đường Ngang sinh ra đời
Toàn là những thằng nói dối...


Đó là chuyện của nhóm chúng tôi tuần trước. Ôi chao, lẹ thế, mới mà.

Tôi nhớ mãi buổi đó vì khi nhâm nhi đến ly cà phê thứ hai thì chúng tôi bỏ chuyện Chú Cuội mà bàn sang chuyện thời sự. Nào chuyện Hoa Kỳ vừa có những hành động rất đẹp mắt là phá bỏ một số đập thuỷ điện trên sông Klamath chảy dọc theo biên giới California và Oregon. Hoa Kỳ đã làm theo nguyện vọng của những tổ chức bảo vệ môi sinh và nguyện vọng người Da Đỏ. Bỏ thuỷ điện rồi thay bằng quạt gió và năng lượng mặt trời. Phục Hoa Kỳ qúa chứ.

Giá mà cái anh Trung Cộng biết theo gương Hoa Kỳ mà bỏ việc xây đập ngăn nước sông Mekong thì hay biết mấy. Cụ Chánh nói ngay: Ấy, chính vì cái tội ngang ngược phá dòng sông Mekong mà trời sắp phạt Trung Cộng đến nơi. Ông trời đã báo trước rồi đó. Nghe đến đây thì đa số phe liền ông chúng tôi sửng sốt: Cụ Chánh nói trơì báo tin hồi nào ? Cụ nói ngay: Trời báo tin hồi đầu tháng 10, ở thủ đô Hoa Kỳ mà. Phe liền ông vẫn tối dạ, chả hiểu gì. Cụ liền kể chuyện cái buổi mà đông đảo dân Tàu hồ hởi kéo đến thủ đô DC để làm lễ chào cờ mừng 60 năm thành lập chế độ CS. Đến đây thì cả nhóm nhớ ra biến cố thời sự này. Chắc các cụ có xem phóng sự truyền hình trên mạng chứ ? Bữa đó có lễ thượng kỳ trước công viên lớn của thủ đô Hoa Kỳ. Hai cột cờ cao vòi vọi. Cờ Hoa Kỳ được trịnh trong kéo lên trước, oai hùng và lồng lộng. Sau đó là cờ TC. Cờ đỏ vừa kéo lên một đoạn thì thiên hạla một tiếng lớn. Cờ treo ngược ! Thế là lá cờ đỏ đã kéo được lưng chừng phải hạ xuống. Sửa xong rồi kéo lên. Cờ bị cuộn chặt không chịu mở ra. Lại kéo xuống để điều chỉnh. Lần thứ ba kéo lên cũng vẫn không được. Mãi lần thứ bốn lá cờ đỏ TC mới lên được. Cờ treo ngược, cờ không mở, điềm gì đây, các cụ ?

Nghe đến đây thì ông ODP phát biểu: Cụ Chánh nói đúng. TC gặp nạn đến nơi rồi. Đó là do tội phá dòng Mekong, con sông sinh mạng của Lào- Cao Mên- Thái Lan-VN, và tội cướp đất Hoàng Sa và Trương Sa của VN. Lãnh thổ VN đã được ghi rõ trong sách trời. Ngày xưa danh tướng Lý Thường Kiệt đã chép rõ:

Nam quốc sơn hà nam đế cư / Nước Nam là đất của vua Nam ở
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư / Sách trời đã chép rõ như vậy
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Cớ sao tụi bay dám xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư / Nhất định tụi bay sẽ chết thảm


Ông H.O. nói thêm: Cụ Lý Thường Kiệt nói rất đúng, trước sau gì rồi chúng sẽ thảm bại. Bác ODP ơi, người Tàu là dân tin tướng số ghê lắm, chắc họ sợ cái điềm gở cờ treo ngược này mà không dám nói ra đó thôi. Dân VN mình cũng vậy, cũng tin dữ lắm. Bên nhà VC giấu nhẹm tin này, dân chúng không được thấy cái phóng sự cờ treo ngược và cờ không mở nên không biết được tin gở này. Lý do VC giấu nhẹm tin này là vi chúng sợ làm mất mặt quan thày. Lâu nayVC sợ TC môt phép. Bọn Tàu cướp đất cướp biển của ta,VC đã nín khe. Nay lại mới có một tin kinh hoàng này nữa nói lên cái hèn của mấy ông Hà Nội: VC vừa ra lệnh cho bộ giáo dục gạch bỏ bài hùng ca ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi trong các sách giáo khoa. Các cụ còn nhớ bài văn Tuyên Ngôn Độc Lập bất hủ này chứ, cái bài Nguyễn Trãi viết để Vua Lê Lợi tấu trình tổ tiên và bá cáo cho toàn dân biết đã dẹp tan quân Tàu xâm lăng. Lý do phải gạch bỏ: bài thơ phỉ báng TC !

Nhiều chuyện VC nghe như chuyện hoang đường, nhiều khi thấy phi lý như chuyện tiếu lâm. Tôi mới đọc trên intrenet bài viết của Đặng Xuân Khánh, một vị tự xưng sinh sau 1975, còn ở trong nước. Vì phải nghe hoài bài Đảng dạy rằng ‘Thập niên 1970 chế độ Mỹ Nguỵ ở miền Nam cùm kẹp dân khủng khiếp, nên quân ta phải vào phải phóng miền Nam’, bèn có thắc mắc: Nếu ta vào giải phóng miền Nam thì tại sao mỗi khi bộ đội ta đánh đến đâu thì không hề thấy dân chúng chạy về phiá bộ đội để được giải phóng, mà toàn thấy dân chúng gánh gồng chạy về phía Mỹ Ngụy để được tiếp tục cùm kẹp. Tại sao lại thế ? Trước 1975, không hề thấy đồng bào Miền Nam vượt biên trốn ra Bắc, hay sau 1975 toàn thấy dân Miền Nam bỏ thiên đàng XHCN liều mạng vượt biên ra nước ngoài. Tại sao lại thế ?

Ông ODP nói tiếp: Gần đây, nhiều cán bộ VC đã mở mắt. Cứ nghe Chế Lan Viên, một thi sĩ theo CS, về cuối đời đã nhận ra mình lầm:

Ai ? Tôi ?
Mậu Thân 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm còn sống 30
Ai chiụu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó ?
Tôi ?
Tôi – người đã viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
Trong mọi cuộc xung phong


Mà thôi, không nói chuyện VC nữa. Chuyện này dài vô cùng và nhức đầu vô cùng.

Cái ly cà phê đã đưa chúng ta đi xa qúa mất rồi. Đầu bài tôi chỉ có ý nói là thời gian đi lẹ qúa, Tháng Mười chưa cười đã tối, Thế mà đã miên man.

Tháng trước làng tôi mừng lễ Tạ Ơn ở nhà anh chị John. Tháng này chúng tôi họp làng ở nhà cụ Chánh tiên chỉ. Cụ gốc Bắc Kỳ, nấu ăn đã ngon, đã Bắc Kỳ qúa sức, nay có thêm cụ B.95 cũng chính quán Bắc Kỳ làm phụ tá. Hai cụ Bắc Kỳ mà hợp tài hợp sức nấu ăn thì món ăn ngon sẽ ngon quên chết. Các cụ có biết hai vị tiền bối đã cho dân làng ăn món gì không ? Thưa, hai cụ tráng bánh cuốn thanh trì ăn với đậu phụ rán. Món này xơi nóng đã ngon lắm, nay hai cụ còn cho thêm một chút xíu dầu cà cuống vào bát nước mắm, thì chời ơi, ngon chơi vơi luôn. Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế Cao Xuân và Tôn Nữ chưa biết thưởng thức hương vị cà cuống, được hướng dẫn một hồi lâu rồi mới thấy chơi vơi như bọn tôi. Tôi nói một chút xíu dầu cà cuống, các cụ có biết cái chút xíu này là bao nhiêu không ? Thưa không phải là một giọt đâu. Dầu cà cuống đắt hơn vàng mà. Cụ Chánh lấy cái đầu que tăm nhúng vào ve dầu rồi chấm vào mỗi chén nước mắm một cái, tự nhiên phép lạ đã xảy ra. Hương vị thơm hẳn lên. Sau bánh cuốn, dân làng được đãi món bún thang. Món này gốc Bắc Kỳ rõ ràng. Mỗi tô lại được một chút xíu cà cuống từ que tăm. Ngon quên chết. Đúng là ăn Bắc mặc Kinh.

Thấy dân làng xuýt xoa về mùi vị cà cuống, Cụ Chánh nói thêm: Các bạn nhớ kỹ nha, chỉ con cà cuống đực mới có dầu. Cà cuống sống ở các bờ lau sậy, cứ tối thấy ánh đèn là bay ra. Cả nhà cà cuống bay ra. Con đực con cái cuốn lấy nhau. Cái chất tinh hoa của con đực tiết ra liền được loài người thu lấy ngay. Cô Cao Xuân nghe nói tới cái ‘ chất tinh hoa’ của con đực thì không hiểu là cái chất gì bèn lên tiếng hỏi. Cụ B.95 liền ghé tai nói nhỏ một câu. Chắc câu này có phép thần. Cô Cao Xuân lại rỉ tai mấy vị khác, thế là phe các bà cười rũ ra rồi đấm nhau thùm thụp.

Thấy dân làng không những thích hương vị cà cuống trong chén nước mắm và tô bún thang, mà có vẻ như còn thích ngẫm nghĩ về cái gốc của dầu cà cuống, Ông ODP như được hứng khởi bèn bắt sang phần thời sự.

Ông nói: Chắc vì được ăn cái tinh hoa bổ dưỡng của cà cuống như vậy mà dân VN hiện nay nổi tiếng khắp nơi về các sự thông thái. Sự thông thái này đã làm cả thế giới bái phục. Nhiều lắm.

Chẳng hạn cái máy rút tiền ATM ở góc đường, ở tiệm tạp hóa, ở nhà hàng. Nó thật là tiện dụng qúa sức. Bạn có biết ai sáng chế ra cái máy thần này cho cả thế giới dùng không ? Thưa, đó là Tiến Sĩ Đỗ Đức Cường, dân Việt phe ta đấy. Ông này thông minh từ bé. Thủơ xưa là kỹ sư Đại Học Kỹ Thuật Phú Thọ miền Nam,rồi ông học thêm làm bác sĩ, rồi ông bước thêm vào vòng nghiên cứu khoa học. Máy ATM được ông sáng chế ra khi ông làm cho hệ thống Ciybank. Hiện ông được phong là Đại sứ thiện chí của LHQ.

Chẳng hạn Công trình xây cất Hibernia Platform để hút dầu và bơm dầu ngoài khơi Newfoundland ở Canada. Đây là một đồ án năm 1997 đã xử dụng 5.000 nhân công và xây cất trong 7 năm, được báo Time liệt vào danh sách những kỳ công ở Bắc Mỹ. Cả một quần thể nhà máy vĩ đại như trái núi được xây trên đất liền rồi kéo ra biển. Nghe như chuyện thần tiên. Đồ án này là của thiên tài VN mang tên Kỹ Sư Phạm Ngọc Quỳ. Cái tuyệt vời là ông Quỳ đã phát huy đồ án ở Paris rồi đem xây cất cho hệ thống dầu lửa Canada ở Bắc Mỹ. Bạn cứ vào mạng, mỡ Hibernia Platform là thấy KS Quỳ hiện ra ngay. Ông này cũng có gốc là Kỹ Sư Kỹ Thuật Phú Thọ của miền Nam chúng ta đó. Tuyệt diệu chưa !

Và cứ thế, làng tôi nói tới bao nhiêu thiên tài VN.

Rồi phần thời sự Canada. Tin đầu tiên là tin Canada có 11 trường đại học được ghi trong danh sách 200 đại học hàng đầu của thế giới. Uy tín qúa chứ. Chả thua gì Hoa Kỳ. Rồi tin Canada sẽ rút quân khỏi chiến trường A Phú Hãn vào năm 2011 vì theo truyền thống, quân đội Canada chỉ dùng để bảo vệ hoà bình chứ không để đánh nhau. Và đây là một tin ‘rất Canada’: mạng con rùa Canada gía trị hơn 20 triệu đồng. Chuyện xảy ra ở thành phố Burnaby thuộc bang B.C. miền tây Canada. Thành phố này có chương trình vét bùn ở đáy hồ để phát triển kỹ nghệ du lịch, với ngân sách là 20 triệu. Nhưng chính quyền tỉnh bang đã ngăn không cho thi hành vì làm như vậy sẽ động tới môi trường sống của họ hàng nhà con rùa có tên là Rùa Sọc ( Western Painted Turtle ). Rõ ràng mạng con rùa qúy hơn mạng du lịch. Nó gần giống như tin con chó đẻ thì chủ nhân được nghỉ ‘hộ sản’. Các cu biết tin này chứ. Tôi đọc báo thấy nói rằng công ty điện thoại Virgin Mobil bên Úc cho nhân viên, nếu có chó đẻ con, được nghỉ ‘hộ sản’ để ở nhà săn sóc cho con vật yêu dấu. Đáng nể qúa.

Và đây là tin rất địa phương: Tháng 8 và tháng 9 vừa qua, công nhân đổ rác ở Toronto đình công 39 ngày, ngân sách thành phố tự nhiên có thêm 33 triệu ! Lý do là ai đình công thì khỏi lĩnh lương. Hiện nay hội đồng thành phố đang bàn về việc xử dụng số tiền 33 triệu này, hoặc gửi cho dân chúng, hoặc hạ thuế thổ trạch. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao kỳ đó chính quyền không chịu ngồi vào bàn điều đình. Thì ra mỗi ngày qúy vị phụ trách đổ rác đình công là mỗi ngày thành phố tiết kiệm được gần một triệu đồng tiền lương và xăng nhớt!

Cũng tại địa phương Toronto này vừa có một buổi ra mắt sách đẹp mắt. Không có đông người dự vì toàn là khách mời kén chọn. Quý hồ tinh, bất qúy hồ đa. Ban tổ chức là Học Viện Công Dân. Học Viện này do GS Nông Đức Trường, Cô Nguyễn Phúc Anh Lan, và bằng hữu ở Texas chủ trương. Học viện có mục đích truyền bá các kiến thức căn bản về bổn phận cũng như quyền lợi của công dân. Năm ngoái, Học Viện đã ra mắt cuốn Khế Ước Xã Hội của J.J. Rousseau, năm nay ra mắt cuốn Iliad của Homer và Vài Tư Tưởng Về Giáo Dục của John Locke, bản dịch của 2 nhà giáo uy tín: GS Đỗ Khánh Hoan và GS Dương Văn Hóa. Các cụ biết Homer và Locke chứ. Homer là ông tổ thi ca thế giới gốc Hy Lạp cách đây 3.000 năm, và Locke gốc Anh cách đây gần 400 năm. Ngày xưa học tiếng Anh tiếng Pháp, khi học đến câu ‘đẹp như nàng Helen’ thì tôi chả biết Helen là ai. Nay đọc Homer mới biết Helen là người đẹp thành Troa, là nguyên nhân gây ra chiến tranh.

Anh John phụ trách mục thời sự này thông minh vô cùng. Anh biết chuyện dài văn chương thường làm Cụ B.95 ngán nên anh đã xin chấm dứt phần thuyết trình và trả diễn đàn cho phe các bà. Cụ B.95 liền xin tiếng cười. Cụ bảo mỗi lần họp làng là được cười thỏa thích, đầu óc nhẹ nhàng, hết mọi buồn phiền, tối về ngủ ngon, giấc ngủ đầy mộng lành.

Ông H.O. xin làng bàn về đề tài còn đang dang dở là hội Sợ Vợ. Cả làng vỗ tay hoan hô ý kiến này. Chị Ba Biên Hoà xung phong lên tiếng đầu tiên. Rằng làng đã bàn nhiều về chuyện ăn cơm và ăn phở tức là chuyện anh chồng vừa có vợ vừa có bồ nhí. Tôi mới được đọc một bài so sánh rất hay. Nó hơi thiên vị bồ nhí một tí, nhưng nó vạch rõ những điều xấu có thật nơi các bà vợ. Chị em chúng ta nên nhận lỗi và cải thiện. Mình mà cải thiện tốt thì mình sẽ hơn bồ nhí. Từ chỗ hơn này thì chồng ta không còn có lý do gì mà cưng bồ nhí, cưng mèo, thích phở nữa. Bài có đầu đề là Mèo hơn Vợ, như sau:

- Mèo không bao giờ cáu gắt, quát tháo ầm ĩ hay gầm gừ như vợ ở nhà. Mèo luôn luôn dịu dàng, âu yếm, nũng nịu, lời ngọt như mật.
- Mèo bao giờ cũng sạch sẽ thơm tho và chải chuốt chứ không đầu bù tóc rối như vợ
- Mèo biết mơn trớn vuốt ve
- Mèo ăn uống nhỏ nhẹ, từ tốn, lắng nghe chứ không thuyết giáo hay phán xét chồng trong bữa ăn
- Mèo luôn tỏ ra vâng lời chứ không muốn thống trị như vợ
- Mèo không lục túi khám xét hay càu nhàu khi đi làm về trễ
- Mèo không bao giờ chì chiết và làm mất mặt chồng nơi đám đông
- Mèo không bao giờ cào cấu, hoặc nếu có lỡ tay thì đó là dấu hiệu yêu đương, chứ vợ mà cào cấu thì chỉ có từ chết đến trọng thương

Khi Chị Ba tuyên bố bài nghiên cứu chấm hết thì cả hai phe trong làng đều vỗ tay râm ran. Phe liền ông cũng như phe liền bà đều công nhận những nhận xét trên đây thật là chính xác. Các bà tuyên bố sẽ xét mình lại và xin cải thiện đời sống. Chị Ba được hoan hô nhiệt liệt như vậy bèn nói tiếp. Tôi cũng vừa đọc được một chuyện cười gay cấn như thế này: Có anh chồng kia thấy mình khổ sở quá vì cả ngày đi làm vất vả, còn vợ thì ở nhà thảnh thơi. Anh cho là bất công. Anh xin Chúa cho anh được đổi giống, đổi vai trò, anh ta sẽ là vợ, và vợ anh ta sẽ là chồng. Chúa liền đồng ý. Và phép lạ đã xảy ra. Sáng sớm hôm sau, vừa thức dậy, anh thấy mình đã là đàn bà, cơ thể đã biến thành cơ thể đàn bà, bây giờ anh ta là bà vợ thực sự. Và công tác người vợ bắt đầu: làm bữa ăn sáng cho chồng. Đánh thức con cái, giúp chúng rửa mặt thay quần áo, cho chúng ăn sáng và làm bữa ăn trưa cho chúng mang theo, rồi chở chúng đi học, rồi về nhà quét dọn và giặt giũ quần áo, rồi đi ngân hàng lấy tiền, rồi đi chợ, về nhà cất các thức ăn vào tủ lạnh, ngồi trả các thứ bills, rồi sắp xếp lại phòng ngủ, hút bụi, lau nhà lau bếp, tắm rửa cho chó cho mèo, ăn vội mấy miếng rồi chuẩn bị đi đón con, về tới nhà giúp con làm bài, và ủi đồ. Rồi chuẩn bị bữa ăn tối, got khoai tây, rửa rau, mở lò. Chồng về tới nhà là lo dọn bàn ăn. Cả nhà ăn xong là thu dọn chén đĩa, xếp quần áo đã giặt, lo tắm rửa cho con và đưa chúng vào phòng ngủ. Mãi 9 giờ mới được ngả lưng trên giừơng. Mệt phờ nhưng vẫn chưa xong. Chồng đòi tòm tem. Phải nhắm mắt chiều.

Sáng sớm hôm sau, khi anh vừa thức dậy thì anh liền thưa với Chúa: Con đã lầm lẫn khi ghen tị với vợ. Con không làm nổi vai trò người vợ. Vậy xin Chúa cho con trở lại giống đực, được trở lại làm chồng. Chúa liền đáp: Ta sẽ con được như vậy, nhưng con phải chờ 9 tháng 10 ngày nữa vì đêm qua con đã thụ thai !

Các ông nghe xong chuyện này thì có vẻ tư lự. Còn phe các bà thì vỗ tay râm ran khen là câu chuyện đúng sự thực 100%. Thấy không khí có vẻ gay cấn, anh John nhảy vào ngay. Anh xin kể chuyện ngày lễ Tạ Ơn vừa qua tại Toronto, ở trung tâm Scott Mission, một cơ quan bác ái của giáo hội Tin Lành. Đây là nơi nổi tiếng vì đã phục vụ dân nghèo và dân không nhà từ 1941 đến nay. Trụ sở chính đặt tại đường Spadina, ngay phố Tàu. Mỗi ngày tặng 2 bữa ăn nóng cho bất cứ ai đến xin ăn. Lại còn có nhà giữ trẻ miễn phí. Lại còn có máy giặt quần áo cho các gia đình nghèo. Đặc biệt mỗi năm vào dịp lễ Tạ Ơn thì tổ chức bữa ăn lớn, miễn phí, rất trọng thể, đón tiếp bất cứ ai. Lễ tháng 10 vừa qua, trung tâm này đã đón chào và phục vụ 300 bữa ăn nóng. Đây là bữa ăn truyền thống gồm xúp bí đỏ, rau xà lát, và gà tây, khoai chiên, và món tráng miệng bánh táo. Trung tâm bác ái này nhận được sự giúp đỡ đặc biệt về tài chính của nhiều nhà thờ, nhiều cơ quan thực phẩm, và nhiều cá nhân có lòng. Ngoài thực phẩm, trung tâm còn được sự tiếp tay của nhiều thiện nguyện viên. Đây là một nét đặc trưng Canada. Nhiều người rảnh rỗi đã tới đây làm việc thiện nguyện: giúp văn phòng, giúp giữ trẻ, giúp nấu ăn, giúp dọn bàn ăn và rửa chén.

Báo ‘24 Metro’ đăng một trang lớn bức hình bà con nghèo đang ăn trưa, ai cũng ngồi bàn thoải mái, trước mặt là những khay thức ăn nóng hổi, sau lưng là những thiẹn nguyện viên giúp chạy bàn. Cô Susan Kroker vừa làm vừa nói: Bạn không thể chỉ nói bác ái bằng miệng. Bạn phải tỏ tình yêu tha nhân bằng việc làm. Chính Chúa Giêsu đã nói: Mời các con vào thiên đàng ngay vì Cha đói các con đã cho cha ăn, Cha khát các con đã cho Cha uống. Có người hỏi: Con có thấy Chúa đói hay khát bao giờ đâu, Chúa liền đáp: Khi các con cho người đói ăn người khát uống thì các con đã làm việc đó cho chính cha !

Nghe tới đây thì ông ODP xin góp một chuyện cho kẻ đói ăn.

Rằng có vị du khách cao niên người Việt kia, trên một chuyến bay nội địa đã ngồi gần 10 quân nhân Canada. Vì là bay trong nội địa nên các hãng chỉ cho nước uống chứ không cho thức ăn nếu khách ngồi hạng bình dân. Đến giờ ăn trưa thì cô tiếp viên phi hành đẩy xe thức ăn đi bán. Bán chứ không cho. Giá mỗi gói thức ăn là $5. Mười quân nhân đều lắc đầu không mua vì cho là mắc qúa. Họ bảo nhau nhịn để về tới căn cứ se ăn. Vị du khách này động lòng. Ông thấy 10 anh lính này bằng tuổi con ông, lứa tuổi đang lớn. Các bạn trẻ này là những người đang bảo vệ quê hương gấm hoa Canada, ta không thể để họ đói được.. Ông liền lẳng lặng mở ví lấy $50 rồi đưa cho cô tiếp viên phi hành, xin cô trao cho mỗi quân nhân một gói ăn trưa. Các bạn lính trẻ vui vẻ tiếp nhận quà tặng và ăn uống vui vẻ. Chỉ phút sau, việc bao ăn này tới tai phi hành đoàn. Phi công trưởng liền xuống bắt tay ông. Nhiều người vỗ tay. Lúc sau ông đứng lên đi lại cho giãn gân cốt thì có 2 hành khách dúi vào tay ông mỗi người 25 đồng, nói đây là sự tiếp sức với ông. Khi ra khỏi máy bay lại có thêm một hành khách nữa cũng dúi vào tay ông $25. Tổng cộng ông có trong tay $75. Khi lấy hành lý, ông trao $75 này cho nhóm quân nhân và nói: Để các bạn mua thêm nước uống. Mặt quân nhân nào cũng vui vẻ rạng rỡ và cảm động. Ông nghĩ trong lòng: 10 quân nhân này là biểu tượng sức mạnh của Canada, là tương lai của Canada. Chúng ta phải mang ơn các quân nhân trẻ này chứ. Số tiền nhỏ $50 đã làm các bạn lính sung sướng, đã tạo ra sự yêu thương và cảm thông giữa con người, đã làm hành khách vỗ tay và bắt tay. Lời quá chứ...

Người có hành vi bác ái đẹp mắt này chính là tác giả thuật câu chuyện trên liên mạng trung tuần tháng Mười, ký tên Nguyên Trần, cư dân của Toronto.

Ông Nguyên Trần ơi, chuyện của ông đẹp và cảm động qúa. God bless you.


ĐẦY TIẾNG CƯỜI ĐẦY KIẾN THỨC

Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu

2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:

MIỀN ĐẤT AN LẠC

Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và

500 CHUYỆN CƯỜI

những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,

khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001

Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:

-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)

Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada

Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.
Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.

Trà Lũ

 
Chuyện Bác Chuyện Em: Khi nào tận thế?
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
20:41 13/11/2009

Chuyện Bác Chuyện Em: Khi nào tận thế?

Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra khắp nơi. Bác và Em có thể sống ở một thôn làng Việt Nam. Bác và Em cũng xuất hiện tại Hoa Kỳ, và tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Em đi tu mà Em cũng có thể đã lập gia đình.

Bác gõ cửa, rồi bước hẳn vào trong phòng,

— Ông đang tí toáy viết chi vậy?

— Vâng, quan bác tới chơi! Thong thả cho em mấy phút nhé. Gớm, bận quá, cứ y như người có con mọn.

Bác cộ mắt,

— Ông, cái tật cứ ưa ăn nói vớ vẩn vẫn chưa chừa. Ông đi tu mà ở đâu lại chui ra con mọn ở đây?

Em chép miệng,

— Khổ, thì biết. Em đang viết di chúc đây.

— Ông nom mặt còn trẻ thế kia mà đã viết di chúc rồi. Đau ốm ra sao? Người dạo này nom có vẻ khí xanh xao đấy nhé. Hay dám lại ung thư, lao phổi thời kỳ thứ ba rồi, cho nên đang dọn đường ăn mày ơn chết lành.

— Bác cứ nói, trẻ hay già, khỏe hay ốm, thì mình cũng vẫn phải cẩn thận, cẩn tắc vô ưu là thế. Nhưng cái di chúc này là viết cho nhà dòng chứ không phải cho em. Cha bề trên dậy sao thì phận em là bề dưới cứ theo như vậy mà chấp nhời.

— Đến là hay. Nhìn cái trán bướng như thế kia mà cũng biết vâng nhời cha bề trên nhỉ.

— Quan bác cứ ưa đùa dai. Chuyện nhà dòng chứ đâu phải chuyện bỡn.

— Thôi đừng viết di chúc nữa. Đi mà trình với cha bề trên, có viết di chúc hay không thì cũng thế. Tận thế tới nơi rồi.

Em chỉ chỉ ngón tay qua khung cửa sổ,

— Bác tới mà nói với cha bề trên. Đó, đó, cái cánh cửa có chậu hoa xương rồng màu đo đỏ đấy. Phòng cha bề trên đấy. Này, cẩn thận. Gặp ngài, ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu, ông ấy lại mắng cho mấy mắng thì ráng mà chịu, đừng có càm ràm là em không bảo trước.

Bác làm mặt nghiêm,

— Không, quan bác là không có nói đùa. Sáng hôm nay, trên đường đi làm, lái xe tới phố Bolsa, tự nhiên tớ thấy thiên hạ xúm xít đứng lại, đông lắm. Tưởng chi, hóa ra có cái ông người Mỹ, khoảng ba mươi là cùng, mặt mũi nom cũng sáng sủa lắm, lại còn thắt cái cà-vạt hẳn hoi đàng hoàng, đang đứng ngay trước phố Phước Lộc Thọ, tay giơ cao thánh giá miệng nói sang sảng, “Giao thừa 2010! Ngày tận thế!”. Cứ thế, thiên hạ dừng xe lại đông như kiến, tắc nghẽn cả giao thông.

Em giọng kịch,

— Lạ nhỉ! Ông Mỹ con, tới phố Phước Lộc Thọ, giảng về tận thế... Mà ông ấy giảng như thế nào, thưa quan bác?

Bác giọng hứng khởi,

— À, thì thấy ông ấy tay cầm loa, miệng hét cứ tướng lên: “Trái đất ấm dần. Giao thừa 2010, nước biển dâng lên. Tận thế! Tận thế!”.

— Rồi bác có tin hay không? (Chép miệng) Mà nom cái mặt khẩn trương thế kia thì chắc là tin như tin kinh tin kính rồi.

— Thì biết đâu, thấy cái nhà ông ấy nói cũng có lý lắm. Này, ông cứ để ý mà xem, gần cả chục năm nay rồi, mùa đông châu Âu là cứ ấm dần, rồi tsunami Nam Á, rồi sóng thần Katrina bên Mỹ, bão Ketsena mới đây bên Việt Nam. Nói đâu xa, ngay tại Mỹ mình đây nè, trời mùa hè mùa đông cả chục năm nay rồi, cứ lẫn lộn nhập nhằng như xôi đậu đen, chẳng biết đâu mà mò.

Em giọng chua chua,

— Thế rồi quan bác đã dọn đường ăn mày ơn chết lành hay chưa?

— Biết gì đâu mà dọn. Bởi thế mới ghé vào nhà dòng hỏi ý ông đây.

— Bác hỏi em cái gì?

— (Gắt gỏng) Ơ hay, thì đã nói rồi đấy, cái ông Mỹ đó nói có đúng hay không?

— Đúng cái gì?

— Ông đến là điếc lác, thì vừa mới kể xong, ông Mỹ ông ấy nói là tận thế năm 2010… Có đúng hay không?

— Đến là vớ vẩn! Bác chỉ lo chuyện bò trắng răng!

— Là làm sao?

— Này nhá, em nhớ đâu cái hồi giao thừa năm 2000, thiên hạ cứ nhao nhao lên cả với nhau tận thế tới nơi rồi. Em có mấy ông bạn còn cẩn thận đi mua nến phép cất giữ trên bàn thờ hẳn hoi. Rồi giao thừa năm 2000, nhưng cũng có thấy chết ông tây bà đầm nào đâu. (Chép miệng) Rõ là khổ! Bây giờ lại tới phiên ông Mỹ phố Phước Lộc Thọ và quan bác. Rõ chán chuyện mấy ông!

— Ông nói thế nghe sao được. Mình con nhà có đạo phải biết lo cho cái phần hồn được ăn mày các phép bí tích trước ngày tận thế chứ. Lỡ phỏng tận thế kéo tới thiệt, lúc đó biết đầu mà lường…

Em như đã hiểu chuyện, nói rõ ràng,

— Quan bác ơi, tận thế với không tận thế. Đức Giêsu, Ngài đã nói rõ ràng hẳn hoi là có ai mà biết ngày nào là ngày tận thế, vậy thì còn nói chi tới cái ông Mỹ cà-vạt dở hơi ở Phước Lộc Thọ của bác...

— (Nghiêm trọng) Lại cái tật chưa chừa, cứ ưa ăn nói linh tinh. Không sợ lọt tới tai cha bề trên, ông ấy nghe được, lại mắng cho mấy mắng.

— Gớm, quan bác làm gì mà phải lôi cha bề trên ra đây hù dọa em. Em nói có sách mách có chứng. Đây, sách Phúc Âm đây, mời quan bác nom nom hộ em một cái. Mở cuốn Phúc Âm của thánh Máccô đấy nhé. Không, không phải cuốn đó. Cuốn đầu tiên là của thánh Mátthêu. Cuốn tiếp theo mới là của Máccô. Đó, đó, đúng rồi. Rồi, bây giờ bác mở Chương 13, câu 32 hộ em một cái. Bác nom thấy chưa. Đó, về cái ngày tận thế chính Đức Giêsu cũng đã từng xác nhận là, “Không ai biết, ngay cả thiên thần trên trời và Chúa Con, ngoại trừ…” (Mark 13:32) một người. Mà quan bác biết người này là ai hay không?

Bác nhìn em không trả lời. Em chậm chạp trả lời,

— Thì còn ai, Người này chính là Thiên Chúa Cha đó.

Bác tay cầm Kinh Thánh đoạn Mark 13:32, miệng đọc lẩm bẩm,

— Sao lại có thể như thế được nhỉ.

— Thôi, làm gì mà cứ đứng tần ngần ra đó tựa như ăn trộm rình nhà bị bắt quả tang vậy. (Đứng lên, vỗ vai) Quan bác đã thấy chưa. Nếu ngay cả Chúa Con còn không biết ngày giờ tận thế, vậy thì quan bác tin vào cái ông Mỹ ở khu phố Phước Lộc Thọ làm chi.

Bác tần ngần, lại hỏi tiếp,

— Vậy ông đã coi cái phim về ngày tận thế người ta đang chiếu ở rạp chửa?

Em nhìn lên,

— Quan bác nói phim nào?

— Thì cái phim 2012 đấy, cháu nó mới đưa đi coi trong rạp ngày hôm qua, nom đến là hãi hùng!

Em hiểu chuyện,

— Vâng, phim 2012, em có coi rồi.

— Vậy rồi ông nghĩ sao về ngày tận thế 2012…

— Khổ quá, bác đi coi phim giả tưởng mà cứ làm như đi tham dự thuyết trình về nghiên cứu khoa học.

Em gấp lại tờ giấy, đứng lên,

— Thôi, lâu quá rồi, em không gặp bác. Bác lên xe em đèo, bác và em mình ra phố Bolsa ăn phở.

Thấy bác vẫn còn đứng đó, vẻ ngần ngại, em vỗ vai bác,

— Bác tin nhời em nói đi. Mà nếu bác còn nghi ngờ, thì ngày mai Chúa Nhật, bác đi lễ nghe cha giảng, thế nào ngài cũng nói về bài Phúc Âm Máccô chương 13 cho coi…

— Sao ông biết?

— Khổ, cái bác này… Em ở trong nhà dòng, Chúa Nhật Phúc Âm bài nào em mà lại chẳng rõ… Thôi, nào bác lên đây, em đèo. Lè lẹ đi bác, em đói bụng lắm rồi.

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thong Dong
Nguyễn Bá Khanh
23:21 13/11/2009

THONG DONG



Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Cõi ta một bể vô thường

Rong chơi ngày tháng con đường nhẹ tênh...

(Nguyễn Bá Khanh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền