Ngày 11-11-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 12/11: Nước Thiên Chúa ở giữa các ông. Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
05:15 11/11/2020

Phúc Âm: Lc 17, 20-25

"Nước Thiên Chúa ở giữa các ông".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến", thì Người đáp lại rằng: "Nước Thiên Chúa không đến để cho người ta quan sát, và người ta sẽ không nói được: "Này nước trời ở đây hay ở kia". Vì nước Thiên Chúa ở giữa các ông". Chúa lại phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có ngày các con ước ao thấy được một ngày của Con Người mà không được thấy. Người ta sẽ bảo các con: "Này Người ở đây và này Người ở kia", các con chớ đi đến và đừng tìm kiếm. Vì như chớp sáng loè từ chân trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ đến trong ngày của Người như vậy. Nhưng tiên vàn Người phải chịu đau khổ nhiều, và bị dòng dõi này xua đuổi".

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 11/11/2020

21. Một câu nói có thể làm cho người ta nộ khí xung thiên, một câu nói có thể làm tổn thương thấu tim của người hảo tâm và tăng thêm sự phiền phức cho mọi người.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 11/11/2020
80. KHÔNG THỂ TRÚNG TUYỂN

Có một thí sinh lên kinh thành để thi, đi giữa đường thì rương áo quần bị rơi, khăn đầu cũng rơi luôn.

Tên tiểu đồng liên tiếp nói:

- “Khăn đầu rớt xuống đất rồi kìa !”

Thí sinh ấy nhướng cao mày nói:

- “Hai chữ “rớt (rơi) đất” thật không tốt, nên nói là “cập đệ” (trúng tuyển) ! (1)

Tiểu đồng vừa gật đầu vừa lượm khăn và rương áo quần lên, nói:

- “Từ này về sau không thể “cập đệ” được rồi !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 81:

Nói thật thì mất lòng, nói quanh co thì sợ hiểu lầm và có khi phản tác dụng, cho nên con người ta thường hay lấy cớ là “tính tui nó như vậy” ai nghĩ sao thì nghĩ, để bắt bẻ nhau.

Có những người Ki-tô hữu thích nói thẳng nói thật nên họ có ít bạn bè vì bạn bè không thích nói thẳng nói thật, những người Ki-tô hữu này không lấy đó làm buồn nhưng coi đó là một niềm vui, vì tuy ít bạn nhưng bạn bè hiểu tính nết của nhau, đó là một trong những điều hạnh phúc khi kết bạn.

Con người ta thường thích bắt bẻ nhau từng lời nói, nhưng không mấy ai thành thật chấp nhận những ưu điểm của người khác để khuyến khích và giúp đỡ, bởi vì không ai tự nhận mình là người có nhiều khuyết điểm hơn người khác.

Thử nói lời khuyến khích và khen ngợi tha nhân mà xem, bạn sẽ thấy tâm hồn của mình thật bình an và vui vẻ, bởi vì đó chính là niềm vui của Thánh Thần vậy...

(1) 地 đọc là “ti” nghĩa là đất, 第 cũng đọc là “ti” nghĩa là đệ; 落地 (lạc đất) nghĩa là “rơi xuống đất”; 及第 (cập đệ) nghĩa là “trúng tuyển”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hiến dâng để sống tinh thấn Tử Đạo
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:48 11/11/2020
HIẾN DÂNG ĐỂ SỐNG TINH THẦN "TỬ ĐẠO"
(LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)

Ngày lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam là ngày Hội của Đức tin người Công Giáo Việt Nam. Bởi từ khởi đầu truyền giáo đến nay, chưa từng có một khoảnh khắc bình an đúng nghĩa để giữ đạo và sống đạo, người Công Giáo Việt Nam vẫn bất khuất trước mọi đầu sóng ngọn gió để đạt một gia sản đức tin quá đỗi lớn lao cho đến hôm nay, chắc chắn sẽ còn mãi về sau.

Người Công Giáo Việt Nam vui mừng, hãnh diện vì đức tin của mình. Ngày Hội của Đức tin hàng năm là ngày người Công Giáo Việt Nam vừa ôn lại quá khứ để học đòi bắt chước tấm gương kiên trung của cha ông, vừa là ngày mà họ trang trọng khẳng định với mọi người, nhất là với những ai thù ghét, luôn muốn đặt đức tin Công Giáo trở thành mục tiêu tiêu diệt, rằng: Sức mạnh của đức tin là sức mạnh chiến thắng trên mọi chiến thắng!

Ngày Hội của Đức tin nhắc nhở từng người con của Hội Thánh Việt Nam, hậu duệ của các thánh Tử Đạo, phải ý thức đức tin của mình, phải lấy tấm gương quyết một lòng sống và chết cho đức tin của các ngài mà soi rọi, mà học tập, mà rút tỉa kinh nghiệm… cho chính đời sống Kitô hữu của mình.

Qua chính tấm gương của các thánh Tử Đạo Việt Nam, ta thấy Đức tin luôn luôn có những đòi hỏi. Đòi hỏi rõ ràng nhất là đòi hỏi HIẾN DÂNG.

Thư gởi tín hữu Do Thái đã từng ca ngợi Chúa Kitô: “Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu độ vĩnh viễn cho chúng ta” (Dt 9, 12).

Hoặc nơi khác, thư gởi tín hữu Do Thái viết tiếp: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10, 5-7).

Nếu Chúa Kitô, người Thầy, đã tận hiến chính mình, đến lược mọi tín hữu, một khi đã tin Chúa Kitô, đi theo Người, cũng được mời gọi hiến dâng mình trong từng ngày sống để thánh hóa mình, để thu ngắn cánh đồng truyền giáo, để tôn vinh danh Chúa, mưu cầu hạnh phúc đời đời cho con người, để Hội Thánh tiếp tục trường tồn và phát triển.

Trong đời sống, hiến dâng mình là đón nhận Thánh Ý, vui sống với Thánh Ý qua từng ngày sống, từng biến cố, từng hoàn cảnh đời mình.

Hiến dâng mình còn là nỗ lực băng mình phục vụ Chúa, phụng sự Nước Trời bằng tất cả khả năng, tất cả mọi công tác, tất cả mọi hy sinh, tất cả mọi đóng góp mà việc mở mang Nước Chúa cần đến chúng ta.

Hiến dâng mình là ta tự thánh hóa từng giây phút sống, thánh hóa ngay giây phút hiện tại mà Chúa ban, để mỗi giờ khắc trôi qua trong đời ta đều là giờ khắc thánh, đưa ta đến gần Chúa, đến gần ơn cứu độ của Người.

Hiến dâng mình là can đảm nghe thấu tiếng kêu của người đau khổ, kẻ góa bụa, nạn nhân của bóc lột, của bất công, của sự lủng đoạn công lý…

Ta không tự bịt mắt trước hoàn cảnh của người cô thân, người bị bỏ rơi, người thiếu thốn, người cơ hàn… đang cần sự trợ giúp vì thiếu thốn cả tình yêu, tinh thần, lẫn vật chất.

Chúa Kitô đã từng chỉ cho ta cách hiến dâng mình để tự thánh hóa: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Mt 16,24).

Thập giá ấy chính là trách nhiệm, là nỗ lực, là trung thành đến cùng qua tất cả mọi lao tác, mọi phận vụ, mọi chiều kích, dẫu có phải vượt qua chông gai, vượt qua đau đớn.

Vác thập giá chính là hiến dâng mình trong đức tin, để biến thời gian sống của ta thành thời gian thánh và biến đời ta thành đời hy tế ích lợi cho anh chị em.

Ta sống là sống với Chúa, sống với anh chị em.Vì thế, trong đức tin, ta hiến dâng là hiến dâng cho Chúa và cho anh chị em.

Như Chúa Kitô hiến tế cho trần thế, các thánh Tử Đạo Việt Nam noi gương Chúa Kitô hiến dâng chính mình. Các ngài hiến dâng cái quý giá nhất trong cuộc đời này, đó là mạng sống, là sự sống của bản thân.

Các thánh Tử Đạo trở thành tấm gương và bài học sống động để chúng ta, hậu duệ của các ngài, thời này sang thờii khác noi gương bắt chước.

Ngày lễ trọng đại kính mừng các thánh Tử Đạo Việt Nam là ngày hạnh phúc, ngày hãnh diện, ngày vui mừng, ngày Hội lớn nhắc nhở chúng ta về một truyền thống đức tin không biết sợ hãi hay khuất phục, không bao giờ cúi đầu, nhưng luôn luôn bình tĩnh đón nhận dẫu phải trải qua những bàn tay dã man nhất, luôn luôn ung dung tự tại dẫu phải đối diện với trăm ngàn đe dọa hiểm độc nhất, luôn luôn ngẩng cao đầu đến nỗi những kẻ sắt máu nhất sẵn sàng lao vào giết hại mình bất cứ lúc nào cũng phải bạt nhược, khiếp đảm.

Ngày Hội Đức tin nằm trong bối cảnh năm Đức tin, lại càng là dịp giúp mọi con cái các thánh Tử Đạo, là tất cả các Kitô hữu Việt Nam, ra sức nêu cao tinh thần đức tin quật cường của Cha Ông!

Chúng ta phải đi trên con đường của Cha Ông, để không bao giờ hỗ thẹn với tinh thần đức tin của các ngài.

Chúng ta không được phép lỗi hẹn với Tiền Nhân.
 
Chân Thành
Lm Vũđình Tường
22:54 11/11/2020
Dụ ngôn quà tặng, hay tài năng xác định tất cả những gì tốt lành con người có đều là của Chúa ban. Đó có thể là khôn ngoan, trí thông minh, nghệ thuật ca múa, kịch nghệ, sức khoẻ và ngay cả đời sống. Tất cả đều đến từ Thiên Chúa. Ngài mong đợi con người phát triển những tài năng đó, trước hết để nuôi thân và quan trọng hơn hết làm sáng Danh Chúa qua phục vụ đồng loại là Dân Chúa. Thiên Chúa không mong đợi con người lập những kì công vĩ đại, nhưng qua việc bác ái đơn giản, Thiên Chúa biến những việc đơn giản, nhẹ nhàng đó thành kì công, vĩ đại, mang lại ích lợi cho dân Ngài. Mọi tham vọng mong đạt được thành quả ngoài giới hạn khả năng con người đều là những việc làm vô bổ. Tham vọng đó không đến từ Thiên Chúa mà do khao khát riêng của con người. Cố gắng chứng minh Thiên Chúa không hiện hữu là một tham vọng hoài công, ngoài khả năng con người. Bởi nếu không có Ngài, sẽ chẳng có ta và khả năng hạn hẹp của ta không thể nào hiểu được tình yêu của Ngài.

Chân thành, thành tín dẫn ta đến gặp Chúa. Ẩn nấp sau bất trung và gian dối là đường dẫn đến diệt vong. Chân thành, thành tín là đường ngay thẳng, tốt lành. Chúng là ánh sáng soi sáng tâm trí ta, là đường lành hướng dẫn ta hành động công chính và là đường lối của Thiên Chúa. Kêu gọi dân chúng tiết kiệm khi về hưu dưỡng, người ta nói 'Thành công vĩ đại có nguồn gốc từ thành công nhỏ'. Chân thành, thành tín trong việc nhỏ tiếp sức niềm tin lớn là tinh thần bài đọc hôm nay.

Dụ ngôn kể vị chủ kia trước khi đi xa gọi gia nhân đến trao của cải của ông cho họ coi sóc. Mỗi gia nhân nhận được tuỳ theo khả năng cuả họ. Thời gian chủ trở về không xác định, nhưng việc chủ trở về là chắc chắn. Hai gia nhân đầu yêu mến chủ và sẵn sàng phục vụ hết khả năng mình. Họ thành công trong việc làm lợi cho chủ. Điều này cho biết chủ đánh giá xác thực tài năng của hai gia nhân. Chủ rất vui và trao cho họ thêm nhiều hơn nữa để họ tiếp tục làm lợi cho chủ. Người gia nhân còn lại tin vào phán đoán của nguời khác cho chủ là 'Người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế tôi sợ, chôn giấu yến bạc của ông. Của ông, xin trả lại ông'. c.25. Người gia nhân này đâu biết khi anh ta phê phán chủ anh cách hà khắc lại là phê phán chính bản thân anh. Lời phê phán vay mượn này không phải do anh biết về chủ mà nghe người ta nói về chủ và anh tin vào điều đó. Bởi đặt niềm tin sai chỗ nên anh hành động sai. Sợ hãi về chủ làm tê liệt chí khí anh. Chính sợ hãi làm cho con người anh ra hèn nhát, yếu đuối, sợ không dám mạo hiểm. Hy sinh, mạo hiểm là thực tế trong cuộc sống. Không thật sự hy sinh, sao có tình yêu thật. Không dám mạo hiểm, không việc gì được thực hiện. Ông chủ muốn gia nhân học mạo hiểm từ ông bởi khi giao tài sản cho gia nhân là một mạo hiểm lớn. Ông chủ đã đi con đường mạo hiểm đó tiến đến thành công.

Gia nhân thành tính luôn làm việc hết khả năng, dù chủ ở gần hay khi khuất mặt, họ vẫn chăm chỉ làm việc vì họ không coi mình là người làm thuê mà làm việc của chủ như việc của chính họ, bởi hành động của họ được hướng dẫn bởi con tim chân thành. Gia nhân bất trung ghét công việc nhưng lại thích quyền hành. Đối xử với người khác bằng quyền lực là dấu chỉ của yếu kém, bất tài nên dùng quyền lấn át người khác. Dùng quyền xử tệ với nhau làm cho gánh nặng cuộc đời trở nên nặng nề. Chủ thưởng cho gia nhân thành tín và phạt nặng gia nhân bất trung. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết dùng tài năng Chúa ban để làm sáng Danh Chúa qua phục vụ tha nhân.

TiengChuong.org

Honesty

The parable of the talents says whatever talents we have; it is God, Who has given them in the first place. The word 'talent' has broad meanings: life, wisdom, memory, skills, etc.... God expects us to develop the talents to their potential. God doesn't ask us to do anything big, complicated, but something small and simple. Simple good things God magnifies to be mountains. Any attempt to work on something beyond the human capacity is not from God, but from a human's desire. Project claiming to 'prove' the non-existence of God certainly fail, such matters are beyond human capacity.

Honesty and truthfulness lead us to God. Dishonesty and lies are the hidden roads leading to life- ruin and destruction. Honesty and truthfulness are signs of God's goodness. They are the lights of our hearts, the rules of thumb for our actions, and the Christian ways of life. 'From small things, big things grow' is the motto on television promoting for a super scheme. Honesty and truthfulness in small things cemented great trust in today's Gospel.

The parable tells a story. The Master entrusted different amounts of talents to his servants. Each received talents according to his ability. The Master's returning time was unknown, but his return was certain. The first two servants loved their Master, and loved the tasks assigned. They performed well, and proved their Master was right about his judgment on their abilities. The Master was happy. He praised them for their honesty, and rewarded them with more talents. However, one servant, who had no love for his Master, failed the Master's expectation. From his own words, we know his heart. 'I had heard you were a hard man, reaping where you have not sown and gathering where you have not scattered; so I was afraid, and I went off and hid your talent in the ground. Here it is, it was yours, you have it back'. vs. 24-25. This servant judged his Master harshly. The judgement was not from his own knowledge of the Master, but was dictated from others. He was in a bad company, and received ill advice. Second, the servant didn't realize that he didn't judge his Master, but rather he judged himself. Third, fear caused him to act recklessly. It paralysed his ability to take a risk, even though risk- taking is part of living. Risk and sacrifice are realities of life. Without genuine sacrifice there is no true love; without taking risks no good things are done. Living itself is a big risk, and it is worth taking. The Master expected the servants to learn from him, to take a risk. Entrusting the talents to his servants was a risky business, and yet the Master went down that path.

Faithful servants work hard, whether the Master is near or far. They don't see themselves as paid servants, but do the work as of their own, and do it with joy, because love in their hearts dictates their lives. Dishonest servants hate to work, but love power. They abuse their power over other workers, and neglect their duty. Such behaviour would make life a heavy burden for others.
The Master rewarded the honest servants with more talents, and punished the dishonest ones. We pray for wisdom to use our talents wisely as our loving God expects us to do.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thủ tướng Anh lên tiếng về một trường hợp thương tâm: Cảnh sát bắt giữ một người có hiếu với mẹ
Đặng Tự Do
16:18 11/11/2020


Một câu chuyện diễn ra vào tuần trước đang gây náo động tại Anh: Một y tá nghỉ hưu ở Anh đã bị cảnh sát dùng vũ lực bắt giữ vì đưa người mẹ đau yếu của mình ra khỏi viện dưỡng lão.

Y tá đã nghỉ hưu Ylenia Angeli, 73 tuổi, có người mẹ là bà Tina Thornborough, 97 tuổi, hiện đang sống trong viện dưỡng lão Northgate House ở thành phố Yorkshire bên Anh.

Sau khi dự lễ cầu cho các linh hồn hôm 2 tháng 11, Y tá Angeli cùng với con gái mình là Leandra Ashton, 42 tuổi, đến thăm bà Tina tại viện dưỡng lão.

Trong suốt 9 tháng trời qua, vì đại dịch coronavirus, mỗi lần Angeli đến thăm mẹ, bà chỉ được nhìn thấy mẹ mình qua cửa sổ. Lần này cũng vậy. Tuy nhiên, những lần trước, mắt bà Tina còn hấp háy và khuôn mặt lộ vẻ vui mừng. Lần này, bà có vẻ không còn nhận ra con gái mình đến thăm.

Sốt ruột trước tình trạng suy thoái nhanh chóng của người mẹ, Angeli khẩn khoản xin cô y tá trực cho vào thăm mẹ mình xem tình hình cụ thể của bà cụ như thế nào.

Cô y tá trực giảng giải về các biện pháp ngăn ngừa coronavirus để biện minh cho quyết định không cho Angeli vào thăm mẹ. Cô phản kháng và nói rằng: “Tôi cũng là y tá, đừng nói những chuyện nhảm nhí với tôi.”

Khi không thuyết phục được cô y tá chỉ biết đến các mệnh lệnh mà không còn chút tình người nào, Angeli quyết định xông vào. Tình yêu dành cho mẹ mình mang lại cho người phụ nữ 73 tuổi sức mạnh đến mức xô được người y tá mới 30 tuổi sang một bên và đẩy cửa bước vào. Y tá trực chống cự không lại, chạy đi gọi điện kêu cảnh sát.

Dù đã 73 tuổi, Angeli vẫn cố gắng bế người mẹ 73 tuổi chạy ra ngoài. Con gái của bà là Ashton phụ với mẹ khiêng bà ngoại lên xe bỏ chạy.

Hai mẹ con dừng lại ở một công viên để nghỉ ngơi và xem tình trạng của bà cụ ra sao.

Ashton cho biết: “Bà tôi có vẻ rất hạnh phúc khi được ở một nơi khác và được ở bên cạnh chúng tôi, bà nhìn xung quanh và cố gắng hôn chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn đưa bà về nhà và chăm sóc cho bà trong thời gian cách ly.”

Trong khi họ đang hàn huyên với nhau thì cảnh sát rượt đến nơi. Họ nhất quyết bắt bà cụ đưa về viện dưỡng lão trong khi hai mẹ con bà Angeli nhất quyết đòi đưa mẹ và bà ngoại về nhà chăm sóc.

Người đi đường đã ghi lại cảnh giằng co và tung lên các mạng xã hội như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Cảnh sát đã dùng vũ lực còng tay bà Angeli và đẩy lên xe hơi giữa những tiếng la ó phản đối của đám đông dân chúng.

Trong khi đó Ashton giải thích với mọi người:

“Mẹ tôi là một y tá. Mẹ tôi là một y tá có đầy đủ năng lực và mong muốn được chăm sóc cho mẹ ruột của mình. Và ở đây, chúng ta chứng kiến người ta đã sử dụng thời gian đáng kinh ngạc của cảnh sát để đưa cụ bà 97 tuổi của chúng tôi trở lại viện dưỡng lão, nơi bà đang suy sụp, nơi chúng tôi đã không thể gặp bà trong chín tháng qua.”

Cảnh sát viên Humberside của Yorkshire, nói rằng viện dưỡng lão đã báo cáo hành động của Angeli là “một vụ hành hung” nên họ phải hành động.

Cùng với những người thiện nguyện khác, hai mẹ con bà Angeli đang đấu tranh với viện dưỡng lão và chính quyền địa phương để đưa mẹ về nhà.

“Tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để đưa mẹ tôi về nhà,” bà nói.

“Nếu vẫn thất bại, tôi sẵn lòng đi tù”.

Phản ứng trước những chỉ trích trên các phương tiện truyền thông về cách hành xử thiếu tình người của viện dưỡng lão và cảnh sát, Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận rằng đoạn video được lưu hành trên các mạng xã hội là “đáng buồn. “

“Đó rõ ràng là những cảnh đau buồn,” ông nói.

“Chúng tôi hoàn toàn hiểu tình hình hiện tại khó khăn như thế nào đối với các gia đình và những người có người thân yêu đang trong các viện dưỡng lão và đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ công bố các hướng dẫn mới liên quan đến các chuyến viếng thăm.”

“Nhưng nó phải được thực hiện theo cách an toàn vì có những rủi ro cho cư dân, thành viên gia đình và nhân viên, và chúng ta cần bảo đảm họ được an toàn”.

Michael Robinson của Phong Trào Phò Sinh Scotland nói với LifeSiteNews rằng thời điểm xảy ra vụ bắt giữ là một “sự mỉa mai tàn nhẫn”.

Ông giải thích:

“Đó là một sự mỉa mai tàn nhẫn vì cùng ngày xảy ra vụ bắt giữ này, Bộ trưởng Y tế Anh cho biết tình trạng cách ly áp dụng cho mọi người, không ai được phép xuất cảnh, trừ ra những ai muốn ra nước ngoài để được trợ tử. Đó là dấu chỉ rõ ràng của một nền văn hóa sự chết. Người ta coi rẻ mạng sống và tình cảm của người già. Họ muốn những người già biến đi khỏi cuộc đời này càng nhanh càng tốt.”


Source:Life Site News
 
Đức Thánh Cha làm phép tượng Đức Mẹ trong cuộc hành hương
Thanh Quảng sdb
17:12 11/11/2020
Đức Thánh Cha làm phép tượng Đức Mẹ (Ảnh Vải Đức Mẹ hay làm phép lạ) trong cuộc hành hương

Nhân dịp kỷ niệm 190 năm sự kiện Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với Thánh Catherine Laboure ở Paris, Pháp.

(Tin Vatican)

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm phép một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được trao tặng cho ngài vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày 11/11/2020. Một phái đoàn nhỏ do linh mục Tomaž Mavrič, Bề trên Tổng quyền của Dòng Truyền giáo, thường được gọi là Dòng thánh Vincent, đã dâng cho ĐTC một bức tượng, nhân dịp kỷ niệm 190 năm từ khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Laboure người Pháp.

Dòng Truyền giáo, một tu hội được thánh Vincent de Paul thành lập ở Pháp vào năm 1625, cho biết qua một thông cáo báo chí rằng phái đoàn đang thực hiện cuộc hành hương Thánh mẫu, mang các tượng Đức Mẹ đến cho các cộng đồng khác nhau ở Ý. Giữa một thời điểm mà cả thế giới đang trải qua một thời kỳ khó khăn vì đại dịch Covid-19, và trong lúc thế giới đang bị giao động bởi những tranh chấp ở mọi lục địa, thì cuộc hành hương Đức Mẹ là “một cuộc hành trình loan báo tình yêu thương của Thiên Chúa cho thế giới”.

Thánh Catherine Labouré, một nữ tu trẻ của Dòng Nữ Tử Bác ái Thánh Vincent de Paul, đã 3 lần nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria vào năm 1830 tại Paris. Đức Mẹ đã tiên báo về những tai họa ập xuống nước Pháp và những thảm họa của thế giới, nhưng Mẹ cũng đảm bảo với Thánh Catherine rằng ân sủng sẽ được ban cho tất cả những ai cầu nguyện với lòng tin và nhiệt thành. Đức Trinh Nữ yêu cầu sơ hãy may những ảnh vải Đức Mẹ mà đeo và Mẹ hứa “tất cả những ai đeo chúng sẽ nhận được những ân huệ lớn lao”.

Công bố của Dòng thánh Vincent cho hay trước những biến đổi khủng khoảng sâu sắc và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, lại càng trở nên trầm trọng hơn vì cơn đại dịch. Thực tại ấy đã và đang mời gọi chúng ta tập trung vào thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Thế giới những người nghèo lần thứ 4 vào Chủ nhật ngày 15 tháng 11 tới đây, trong thông điệp ấy, ĐTC lưu ý rằng bất chấp những hạn chế về quyền tự do, mất công ăn việc làm và xa cách những người thân yêu, sự thiếu xót được tiếp cận với các cá nhân với nhau, vì cơn đại dịch gây ra làm chúng ta cảm thấy nghèo nàn và yếu kém hơn. Tuy thế, tình hình mới đã mở ra những chân trời mới đòi hỏi chúng ta cần có một tình huynh đệ mới, có khả năng giúp đỡ và trân quý lẫn nhau.

Do đó, con cái của thánh Vinh Sơn, vẫn luôn trung thành với Lời Chúa và được soi dẫn bởi đặc sủng trải qua các thế kỷ, vẫn mời gọi họ phục vụ Thiên Chúa nơi người nghèo, và qua sáng kiến của cuộc hành hương Đức Maria này, nhắc nhở tất cả chúng ta, ngay cả ngày hôm nay, Thánh Mẫu Trinh Maria vẫn luôn mời gọi chúng ta đến nương nhờ vào sự chở che của Mẹ.
 
Tạp chí First Things: Những người yêu mến sự thật cần ủng hộ việc tái kiểm phiếu sau quá nhiều các gian lận trắng trợn
Đặng Tự Do
17:51 11/11/2020
Russell Ronald Reno, chủ biên của tạp chí First Things có bài nhận định sau về nỗ lực đòi hỏi công lý của Đảng Cộng Hòa sau quá nhiều các gian lận trắng trợn trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 vừa qua.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump tiếp tục thách thức kết quả bầu cử. Việc kiện tụng đang được tiến hành không “ăn mòn các thể chế của chúng ta” như nhiều phương tiện truyền thông mô tả. Trái lại là đàng khác. Các vụ kiện được đệ trình ở Pennsylvania, Michigan, Georgia, và những nơi khác đang đòi hỏi việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật. Các vụ kiện ấy không làm suy yếu hoặc sói mòn luật pháp chúng ta.

Tôi có thể hiểu tại sao các đảng viên Đảng Dân chủ và những người chống Tổng thống Trump muốn bác bỏ tuyên bố của ông ấy rằng chiến thắng giả định của Biden phụ thuộc vào việc đếm các lá phiếu bất hợp pháp. Họ muốn ứng cử viên của họ chiến thắng. Và họ không muốn chiến thắng của Biden bị lu mờ bởi những nghi ngờ về tính hợp pháp của nó.

Nhưng chúng ta nên bác bỏ những tuyên bố của họ cho rằng những thách thức pháp lý của Tổng thống Trump bằng cách nào đó đang gây hại cho các thể chế chính trị. Về cơ bản, những thách thức pháp lý có khả năng tăng cường hơn là làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta.

Nếu các vụ kiện không có giá trị, chúng sẽ bị bác bỏ, trong một số trường hợp bởi chính các thẩm phán do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm. Quá trình xem xét và phân xử này bổ sung tính hợp pháp cho kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.

Trong trường hợp các vụ kiện dường như có cơ sở và các thẩm phán ra lệnh xem xét các lá phiếu và kiểm lại các phiếu bầu, chúng ta có khả năng nhận được kết quả chính xác hơn. Điều này có thể không ảnh hưởng đến kết quả. Nhưng nó sẽ chiếu sáng những điểm rắc rối trong hệ thống bầu cử của chúng ta và sẽ thúc đẩy những cải cách trong tương lai.

Vào năm 2000, các luật sư đã đến Miami và cả nước đã tranh luận về tình trạng “bất phân thắng bại”. Đã có những người biểu tình la hét và những lời nói giận dữ được tung ra. Các phe phái của Gore và Bush đã làm tăng áp lực bằng những tuyên bố cường điệu về việc “đánh cắp cuộc bầu cử”. Nhưng pháp quyền đã thắng thế. Tòa Án Tối Cao cuối cùng đã quyết định có lợi cho Bush.

Thoát ra từ tình trạng không mấy sáng sủa này, các quan chức bầu cử của Florida đã bắt tay vào cải cách. Ngày nay, Florida báo cáo rất sớm và chính xác. Có lẽ những thách thức pháp lý ở Arizona, Pennsylvania và những nơi khác sẽ tạo ra những cải cách tương tự.

Tranh tụng cũng có thể giúp chúng ta hiểu được liệu các lá phiếu gửi qua thư có đưa ra những thách thức nào đối với an ninh bầu cử hay không. Chúng ta càng biết nhiều về những gì đã diễn ra tốt đẹp và những gì đã diễn ra kém hiệu quả trong cuộc kiểm phiếu năm 2020, chúng ta càng có khả năng cải thiện hệ thống cho các cuộc bầu cử trong tương lai, mang lại cho nền dân chủ của chúng ta một tính hợp pháp còn cao hơn nữa.

Sau cuộc bầu cử năm 2016 và chiến thắng sít sao của Tổng thống Trump tại các tiểu bang xôi đậu quan trọng, các đảng viên Đảng Dân chủ và những người chống Tổng thống Trump đã hò hét rằng chiến thắng của ông có được là nhờ sự can thiệp của Nga, nhưng thực ra chiến thắng ấy là do tài điều phối trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump. Các phương tiện truyền thông chính mạch đã dành hai năm để đưa tin. Một số người tin những cáo buộc liên quan đến ảnh hưởng của Nga, nhưng những người khác dù hoài nghi giả thuyết này, hay thậm chí biết là sai, vẫn cố tình lặp lại các cáo buộc ấy vì họ muốn làm suy yếu tính hợp pháp của nhiệm kỳ tổng thống Trump.

Các vụ kiện tụng kéo dài về kiểm phiếu ở Philadelphia, Atlanta và những nơi khác sẽ giúp ngăn chặn các thuyết âm mưu tai hại đang chế ngự trí tưởng tượng của những người theo chủ nghĩa đảng phái cực đoan. Nếu các luật sư tranh luận một cách tỉnh táo trong các phòng xử án của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo theo quan điểm bảo thủ hay cấp tiến sẽ có những hiểu biết chi tiết và chắc chắn hơn về các kiếu nại và phản khiếu nại liên quan đến các hành vi gian lận. Điều này sẽ cho phép chúng ta thực hiện tinh thần đảng phái có trách nhiệm hơn trong tương lai so với những gì cánh tả đã làm sau cuộc bầu cử năm 2016, [chẳng hạn như việc liên tục đàn hặc Tổng thống Trump trong suốt nhiệm kỳ vừa qua của ông, là điều thực sự làm suy yếu quốc gia].

Newt Gingrich và Rudy Giuliani đã tuyên bố rằng cuộc bầu cử này là “gian lận.” Tuyên bố gay cấn này có thể biện minh được, xét vì tính chất phân tán và hỗn loạn của hệ thống bầu cử của chúng ta. Nhiều người nhận định rằng các thế lực chính trị vào năm 2020 đã làm tất cả những gì có thể để bảo đảm chiến thắng cho Biden. Chúng ta cũng đã biết từ năm 2016 rằng các thế lực to lớn phản đối Trump đã làm mọi cách để chống lại ông ấy và đuổi ông ta ra khỏi cuộc sống chính trị công cộng.

Hoạt động chống Tổng thống Trump của họ đã đầu độc đời sống công chúng hơn nhiều so với những dòng tweet thâm thúy của tổng thống. Những hoạt động ấy hợp pháp hóa sự thông đồng giữa các đảng viên Dân chủ và các cơ quan tình báo của chúng ta. Nó đã khuyến khích một nền báo chí đảng phái chưa từng có trong đời chúng ta và cấp giấy phép cho nhiều người trong giới tinh hoa được giáo dục tại các đại học trứ danh của chúng ta bày tỏ thái độ thù địch khắc nghiệt đối với những cử tri của Tổng thống Trump. Nếu những kẻ điên rồ nhất ấy làm theo cách của họ, thì rồi đây không chỉ bị thất cử mà thôi, Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông sẽ phải chịu hàng loạt các vụ trả thù liên tục, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện pháp lý để cân bằng tỷ số chính trị. [Tổng thống Trump có quá nhiều kẻ thù khi ông buộc hàng loạt các công ty Mỹ tại Trung Quốc phải đưa công việc trở lại Hoa Kỳ cho các công nhân của chúng ta. Bao nhiêu tỷ tỷ lợi nhuận đã bị mất vì chính sách “American first” của ông ấy. Đây là lúc để trả thù, đây là thời cơ để cân bằng tỷ số].

Với cường độ cuồng loạn chống Tổng thống Trump trong giai cấp thống trị chính trị của chúng ta, tôi có khuynh hướng tin vào những tố cáo gian lận. Có thể tưởng tượng được rằng các quan chức bầu cử ở một số khu vực pháp lý cảm thấy họ có quyền — và thậm chí là có nghĩa vụ — phải đặt ngón tay lên bàn cân có lợi cho Biden. Tất nhiên, điều đó vẫn chưa có nghĩa là các cuộc lá phiếu bất hợp pháp đã đưa Biden vượt lên Tổng thống Trump ở các bang xôi đậu quan trọng.

Nhưng suy đoán suông thì không đủ. Chúng ta cần bình tĩnh và cho phép các luật sư đưa ra trường hợp khiếu nại của họ trong các phòng xử án. Nhu thế hầu chắc, chúng ta sẽ sớm hiểu rõ hơn về giá trị của những thách thức từ chiến dịch Tổng thống Trump. Những thách thức ấy không làm suy yếu hệ thống chính phủ của chúng ta, nhưng ánh sáng của các vụ kiện sẽ mang lại cho chúng ta sự tin tưởng cao hơn khi cử tri đoàn bỏ phiếu vào ngày 14 tháng 12.


Source:The First Things
 
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Giáo Hoàng: Cầu nguyện như dưỡng khí sự sống
Vũ Văn An
19:09 11/11/2020

Theo tin Zenit, trong buổi tiếp kiến trực tuyến ngày 11 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hình như được ai đó nói với ngài rằng ngài nói quá nhiều về việc cầu nguyện, điều đó không cần thiết. Và, đúng như dự đoán, ngài đã bác bỏ lời khuyên này.

Có lẽ để bảo vệ danh tiếng của người phê bình, ngài đã không nhắc đến tên hoặc địa điểm nhưng trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, ngài tiếp tục dạy về sự cần thiết của việc cầu nguyện. Bài giáo lý đã được phát tuyến trực tiếp từ Thư viện thuộc Tông Điện, với số lượng khán giả trực tiếp bị hạn chế do đại dịch coronavirus.

Sau đây là bài giáo lý đầy đủ của Đức Thánh Cha, dựa vào Bản Tiếng Anh do Vatican cung cấp:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện. Có người nói với tôi: “Đức Thánh Cha nói quá nhiều về sự cầu nguyện. Điều ấy không cần thiết". Vâng, nó cần thiết. Vì nếu chúng ta không cầu nguyện, chúng ta sẽ không có sức mạnh để tiến tới trên đường đời. Cầu nguyện giống như dưỡng khí của sự sống. Cầu nguyện kéo xuống cho chúng ta sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn dẫn chúng ta về phía trước. Vì lý do này, tôi nói rất nhiều về việc cầu nguyện.

Chúa Giêsu đã nêu gương về sự cầu nguyện liên tục, kiên trì thực hành nó. Đối thoại liên tục với Cha của Người, trong im lặng và trong hồi tâm, là điểm tựa trong toàn bộ sứ mệnh của Người. Các sách Tin Mừng cũng tường thuật những lời huấn dụ của Người cho các môn đệ, để họ có thể kiên trì cầu nguyện không mệt mỏi. Sách Giáo lý nhắc lại ba dụ ngôn trong Tin Mừng Luca nhấn mạnh đặc điểm này của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu (xin xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2613).

Trước hết, lời cầu nguyện phải kiên trì: giống như người trong dụ ngôn, phải tiếp đón một người khách bất ngờ vào lúc nửa đêm, đến gõ cửa một người bạn và xin anh ta một ít bánh. Người bạn trả lời: “Không!”, Vì anh ta đã ở trên giường rồi - nhưng người bạn nhất quyết và nài nỉ cho đến khi buộc được bạn mình đứng dậy và cho anh ta một ít bánh mì (xem Lc 11: 5-8). Quả là một yêu cầu kiên trì. Nhưng Thiên Chúa kiên nhẫn với chúng ta hơn thế, và ai gõ cửa Trái tim Người một cách đầy đức tin và kiên trì sẽ không thất vọng. Thiên Chúa luôn đáp ứng. Luôn luôn. Cha chúng ta biết rõ chúng ta cần gì; sự nài nỉ là điều cần thiết không phải để thông tri cho Người hoặc để thuyết phục Người, nhưng cần thiết để nuôi dưỡng ước muốn và kỳ vọng trong chúng ta.

Dụ ngôn thứ hai là về người đàn bà góa đến gặp quan tòa để được giúp đỡ trong việc đòi công lý. Quan tòa này thật thối nát, ông ta là một người không chút áy náy lương tâm, nhưng cuối cùng, bực tức trước sự nài nỉ của bà góa, ông đã quyết định chiều lòng bà ta (xem Lc 18:1-8)… Ông ta nghĩ: “Nhưng, tốt hơn nên giải quyết vấn đề này và làm cho bà ấy khuất khỏi lưng mình để bà ấy không tiếp tục đến làm phiền mình nữa”. Dụ ngôn này làm chúng ta hiểu rằng đức tin không phải là một sự lựa chọn nhất thời, mà là một thiên hướng can đảm trong việc kêu cầu Thiên Chúa, thậm chí “tranh luận” với Người, chứ không cam chịu điều tệ hại và bất công.

Dụ ngôn thứ ba trình bày một người biệt phái và một người thu thuế đến Đền thờ để cầu nguyện. Nhưng người đầu tiên hướng về Thiên Chúa khoe khoang công trạng của mình; người kia thì cảm thấy không xứng đáng ngay cả việc bước vào đền thánh. Trong khi Thiên Chúa không nghe lời cầu nguyện của người đầu tiên, tức là của những người kiêu căng, thì Người đã chấp nhận lời cầu nguyện của người khiêm nhường (x. Lc 18: 9-14). Không có lời cầu nguyện chân chính nào nếu không có tinh thần khiêm tốn. Chính lòng khiêm nhường dẫn chúng ta đến việc cầu nguyện.

Giáo huấn của Tin Mừng rất rõ ràng: chúng ta cần cầu nguyện luôn luôn, ngay cả khi mọi chuyện xem ra đều vô ích, khi Thiên Chúa dường như câm và điếc và dường như chúng ta chỉ mất thì giờ. Cho dù bầu trời phủ mây đen, Kitô hữu cũng vẫn không ngưng cầu nguyện. Lời cầu nguyện của một Kitô hữu luôn vững bước với đức tin của họ. Có rất nhiều ngày trong cuộc đời chúng ta khi đức tin dường như là một ảo ảnh, một nỗ lực vô dụng. Có những khoảnh khắc tăm tối trong cuộc đời chúng ta, và trong những khoảnh khắc đó, đức tin dường như chỉ là ảo ảnh. Nhưng việc thực hành cầu nguyện có nghĩa là chấp nhận cả nỗ lực này. “Thưa cha, con cầu nguyện nhưng không cảm thấy gì… Cảm giác như trái tim con khô cằn, trái tim con khô khan”. Nhưng chúng ta phải tiếp tục cố gắng trong những khoảnh khắc khó khăn, những khoảnh khắc trong đó chúng ta không cảm thấy gì. Nhiều vị thánh đã trải qua đêm đen của đức tin và sự im lặng của Thiên Chúa - khi chúng ta biết và Chúa không đáp lại - và những vị thánh này đã kiên trì.

Trong những đêm đen của đức tin ấy, người cầu nguyện không bao giờ cô độc. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ là một nhân chứng và là người dạy cầu nguyện; Người còn hơn thế nữa. Người chào đón chúng ta trong lời cầu nguyện của Người để chúng ta có thể cầu nguyện trong Người và qua Người. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Vì lý do này, Tin Mừng mời gọi chúng ta nhân danh Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha. Thánh Gioan cung cấp cho chúng ta những lời lẽ sau đây của Chúa: “Bất cứ điều gì các con xin nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm, hầu cho Chúa Cha được vinh hiển trong Chúa Con” (14:13). Và Sách Giáo Lý giải thích rằng “việc biết chắc các lời thỉnh cầu của chúng ta sẽ được lắng nghe là dựa trên lời cầu nguyện của Chúa Giêsu” (n. 2614). Nó đem lại đôi cánh mà lời cầu nguyện của con người luôn mong muốn sở hữu.

Ở đây, làm sao chúng ta có thể không nhớ lại những lời của Thánh vịnh 91, tràn đầy tín thác, phát xuất từ một tấm lòng hy vọng mọi sự sẽ đến từ Thiên Chúa: “Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân : lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ. Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng hay mũi tên bay giữa ban ngày, cả dịch khí hoành hành trong đêm tối, cả ôn thần sát hại lúc ban trưa” (câu 4-6). Chính trong Chúa Kitô, lời cầu nguyện tuyệt vời này được hoàn thành, và trong Người, nó tìm thấy sự thật trọn vẹn của nó. Không có Chúa Giêsu, lời cầu nguyện của chúng ta có nguy cơ bị giản lược thành nỗ lực của con người, phần lớn sẽ thất bại. Nhưng Người đã tiếp nhận vào chính Người mọi tiếng kêu, mọi rên rỉ, mọi hân hoan, mọi khẩn cầu… mọi lời cầu nguyện của con người. Và chúng ta đừng quên rằng Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta; chính Người dẫn chúng ta tới việc cầu nguyện, Người dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Người là hồng phúc mà Chúa Cha và Chúa Con đã ban cho chúng ta để phát huy cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Và khi chúng ta cầu nguyện, chính Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong tâm hồn chúng ta.

Chúa Kitô là tất cả cho chúng ta, ngay cả trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Thánh Augustinô đã nói điều này bằng một cách diễn đạt đầy soi sáng mà chúng ta cũng tìm thấy trong Sách Giáo Lý: Chúa Giêsu “cầu nguyện cho chúng ta với tư cách là linh mục của chúng ta, cầu nguyện trong chúng ta với tư cách là Đầu của chúng ta, và được chúng ta cầu nguyện với trong tư cách là Thiên Chúa của chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận tiếng nói của chúng ta trong Người và tiếng của Người trong chúng ta ”(n. 2616). Đây là lý do tại sao Kitô hữu nào cầu nguyện sẽ không sợ gì cả, họ tín thác vào Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho chúng ta như một hồng phúc và là Đấng cầu nguyện trong chúng ta, thúc đẩy việc cầu nguyện. Xin Chúa Thánh Thần, Thầy cầu nguyện, dạy chúng ta con đường cầu nguyện.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Của Tổng Giáo Phận Sài Gòn và Giáo Phận Đà Nẵng - cứu Trợ Bão Lũ tại Quảng Nam
Tô-ma Trương Văn Ân
18:43 11/11/2020
Hưởng ứng lời mời gọi của Ủy ban Bác ái Xã hội – Caritas Việt Nam, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam: “ thiết tha kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa, trong nước cũng như ở hải ngoại tích cực cầu nguyện và quảng đại giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua những khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai”.

Xem Hình

Ngày 11 / 11 / 2020, Cha Fx Assisi Lê Quang Đăng – Phó Tổng Linh Nguyền Việt Nam, Tổng Linh Nguyền Tổng Giáo phận ( TGP) Sài Gòn và Ban Điều hành Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình ( CTTTHN GĐ) TGP Sài Gòn, đã phối kết hợp với Cha Giuse Vũ Dần – Tổng Vấn nguyền Việt Nam, Tổng Linh Nguyền CTTTHN GĐ Giáo phận Đà Nẵng và Ban Điều Hành CTTTHN GĐ Giáo phận Đà Nẵng, Đại diện các Song Nguyền và n nhân thân nhân đến hỗ trợ, chia sẻ với các gia đình khó khăn tại các Giáo xứ: Ái Nghĩa, Phú Hương, Hoằng Phước, Hà Tân và Thành Mỹ của Giáo phận Đà Nẵng, Đây là những Giáo xứ trong số nhiều Giáo xứ bị thiệt hại nặng, trong những đợt bão lũ của tháng 10 và đầu tháng 11 / 2020 vừa qua.

“ Hơn 1 tháng nay, khu vực Chúng con bão chồng bão- lũ chồng lũ, ngày nào cũng mưa, ngập khắp ruộng đồng nhà cửa, các khu vực dân cư bị chia cắt” Cha Gioan Baotixita Trần Ngọc Tuyến– Quản xứ Hoằng Phước – Giáo phận Đà Nẵng, xã Đại Hồng – Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam, cho chúng tôi biết khi tiếp Đoàn !

Thật vậy, Đoàn Chúng tôi đi trên đường đến Thành Mỹ - Huyện Nam Giang – Tỉnh Quảng Nam, chỉ có con đường không ngập nước, thi thoảng xe lội dòng nước cuồn cuộn chảy băng qua đường, đường lở xói, có đoạn tường chắn vách núi đổ sập, còn 2 bên đường nước mênh mông trắng xóa. Hoàn lưu của cơn Bảo số 12 (ETAU) mưa như trút nước xuống đoàn xe chúng tôi. Con sông Vu Gia thơ mộng hiền hòa, nay cuồn cuộn gào thét, cuốn phăng tất cả trên đường đi.

Cha Đaminh Phan Châu Bảo – Quản xứ Phú Hương ( Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam) cho biết: ” nước đã ngập đồng, Bà con nghèo bị nạn không thể đến nhận quà hỗ trợ được” Chúng tôi đã để Quà lại tại Nhà mục vụ, nhờ Cha và Quý Ban ngành chuyển giúp đến Bà con, không phân biệt Lương Giáo.

Khi liên lạc qua điện thoại với Cha An-tôn Lâm Trọng Thi – Quản xứ Hà Tân ( xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam), Cha An-tôn cho biết: ” nước sâu và chảy xiết, bị chia cắt hoàn toàn, không thể đến được”. Chúng tôi phải để Quà tại Nhà mục vụ Giáo xứ Hoằng Phước và nhờ Cha Gioan Baotixita- Quản xứ Hoằng Phước chuyển giúp đến Giáo xứ Hà Tân khi nước rút.

Hành trình cuối cùng trong ngày là Giáo Họ biệt lập Thành Mỹ ( Thị trấn Thành Mỹ, Huyện Nam Giang, Tỉnh Quảng Nam) - Giáo phận Đà Nẵng. Thành viên trong Đoàn thật sự ngỡ ngàng và xúc động, khi tận mắt chứng kiến ngôi Nhà nguyện của Giáo họ đổ sập hoàn toàn. Chúng tôi cay cay khóe mắt khi nghe Cha Gioan B Trần Văn Thọ ( Dòng Truyền Giáo- Mẹ Thiên Chúa, Quý Cha và Quý Thầy đến nhận Giáo điểm Thành Mỹ từ năm 2005), nhận những phần quà và tâm tình:” Cộng đoàn chúng con như những con kiến, tích góp …..nay không còn gì! “ vậy mà Cha đã làm Chúng tôi xúc động hơn: “ Bà con sắc tộc Cơ-tu ở vùng này nghèo và khó khăn lắm, Bà con không có Đạo…. xin Quý Cha và quý Anh chị trong Đoàn, cho Con dành tất cả các phần quà hiện vật và hiện kim này…. Để cho những bà con đó”. Mặc dù Đoàn Chúng tôi và một số cá nhân có chia sẻ với Cha một ít để phụ thêm tiền vật liệu xây dựng lại nhà nguyện của Giáo Họ, nhưng chẳng thấm vào đâu!

Chia tay các Giáo xứ để trở về lại đời thường, Chúng tôi vui mừng vì cơn bão lũ tình người khắp mọi nơi tuôn tràn về Miền Trung, những đoàn xe cứu trợ, những chia sẻ tấm chân tình cảm thông với nhiều cung bậc cảm xúc ! Ước mong có nhiều n nhân mở lòng hơn với những cảnh đời bất hạnh….

Xin cám ơn Quý n nhân, Quý Song Nguyền đã Quảng đại và yêu thương, chia sẻ với Bà con hoạn nạn trong bão lũ !

Xin Chúa qua tay n nhân từ khắp nơi, tái tạo lại cho Giáo Họ Thành Mỹ có nơi Thờ phượng xứng hợp, là nơi qui tụ tình Chúa và tình người.

Ước mong lắm thay !

Tô-ma Trương Văn n
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Liên Hiệp Âu Châu Và EVFTA
Hà Minh Thảo
09:49 11/11/2020
Tháng 10/2010, Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch Liên hiệp Âu châu (LHÂC) đã đồng thuận khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Liên hiệp Âu châu và Việt Nam (EVFTA, European Union-Vietnam Free Trade Agreement).

Tháng 06/2012, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại LHÂU đã tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định này. Tháng 12/2015, cuộc đàm phán kết thúc và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định và tháng 06/2017: Hoàn thành công tác này.

Tháng 09/2017: LHÂC đề nghị đối tác tách đôi thành:

- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp ngoại quốc. Với Hiệp định này, LHÂC có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA, Investment Protect Agreement) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. IPA phải được sự phê chuẩn vừa từ Nghị viện Châu Âu lẫn của Cơ quan Lập pháp các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Tháng 06/2018: Việt Nam và LHÂC đã đồng thuận việc tách riêng này thành hai hiệp định.

Ngày 17.10.2018, Ủy ban Âu châu (European Commission, Hành pháp LHÂC) đã chính thức chấp thuận EVFTA và IPA. Ngày 25.06.2019: Hội đồng Âu châu (European Council gồm Tổng thống và Thủ tướng) đã phê duyệt cho phép ký hai Hiệp định này. Ngày 30.06.2019: hai Hiệp định đã được ký kết. Ngày 12.02.2020: Nghị viện Âu châu (European Parliement) đã thông qua cả hai hiệp định.

Lợi ích mà EVFTA hy vọng mang lại là thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cải thiện quy mô xuất khẩu của nhiều ngành thế mạnh như nông sản, dệt may, thủy sản. Kể từ ngày 01.08.2020, EVFTA đã chính thức có hiệu lực.

I./ NGHỊ VIỆN ÂU CHÂU TỰ ÐỂ BỊ GẠT.

A.- Ðể các dân biểu Nghị viện Âu châu (NVÂC), Cơ quan Lập pháp này đã đề chọn dân biểu âu châu Jan Zahradil (Czech) làm báo cáo viên các cuộc đàm phán thương mại giữa LHÂC và Việt Nam, đã có các liên hệ bất chính với Cộng đảng Việt, vi phạm Bộ quy tắc ứng xử NVÂC. Ông được chúng giao chưÙc Chủ tịch Hội đồng tư vấn cho Liên đoàn các hiệp hội người Việt hải ngoại ở Âu châu (FOVAE) năm 2016. Như vậy, các báo cáo của ông có có trung thực không? Sau khi báo EU Observer cáo buộc sự cộng tác này, ông đã phải từ chức ngày 10.12.2019.

B.- Quà champagne. Ngày 21.01.2020, Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Âu châu (UBTMQT/NVAC) đã thông qua các khuyến nghị của báo cáo viên về hai Hiệp định nói trên. Bằng 29 phiếu thuận, 6 chống và 5 trắng, cuộc biểu quyết được tiếp tục tại phiên họp khoáng đại.

Dân biểu Saskia Bricmont, đã bỏ phiếu ‘chống’, nói: « Tôi thật sự sốc khi các đồng viện chỉ tuân theo tiếng gọi từ các chính phủ mặc dù có những nỗ lực từ phía Cộng đồng người Việt hải ngoại và các Tổ chức phi chính phủ quốc tế như Tổ chức theo dõi Nhân Quyền (Human Right Watch), Phóng viên không Biên giới (Reporters Sans Frontière), Ân Xá Quốc tế (Amesty International) tố cáo về tình trạng đàn áp Nhân Quyền tại Việt Nam». Bà cho rằng việc thông qua hai hiệp định này là mâu thuẫn với nghị quyết về Tù nhân Chính trị mà chính NVÂC đã biểu quyết tháng 11/2018. Theo tổ chức ‘Người Bảo vệ Nhân quyền’, hiện Việt Nam đang giam giữ 239 Tù nhân Lương tâm; riêng năm 2019, họ đã bắt giữ 38 người hoạt động trong nước và một người ở ngoại quốc. Những tù nhân lương tâm này thường bị kết án bởi các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự. Đây là các điều khoản bị quốc tế chỉ trích là mù mờ.

Trước đó, ngày 20.01.2020, dân biểu Ellie Chowns, người Anh, thành viên UBTMQT/NVÂC, đã viết: « Ngày mai, UBTMQT/NVÂC bỏ phiếu về EVFTA. Hôm nay, tôi nhận được ở văn phòng quà champagne từ đại sứ quán Việt Nam. Hoàn toàn không phù hợp và trắng trợn. Tôi sẽ trả lại cho họ, giải thích rằng thả tù nhân chính trị sẽ ảnh hưởng tới tôi hơn... ».

Phản hồi trên Twitter, đại sứ Việt Nam Vũ Quang Minh viết: « Tây hay Ta thì cũng có kẻ thiếu văn hoá kém văn minh… Người đã viết và đăng tin này mới là người phải tự xấu hổ vì thiếu lịch sự và vô văn hóa, cả văn hóa giao tiếp lẫn văn minh chính trị. Nếu đại sứ quán Việt Nam có tặng thì cũng là chúc Tết năm mới thông thường, không có gì đặc biệt hay có âm mưu mua chuộc đút lót, giá trị quà quá nhỏ. Ngay cả nếu người nhận không hài lòng thì họ có thể gửi trả lại hoặc từ chối nhận khi được đưa đến. Việc đăng kiểu này chỉ là một chiêu đánh bóng chính trị rẻ tiền, thiếu văn hoá. Hy vọng đây không phải tin thật. Không thì bà này xấu hổ chết, và nên từ chức ». Cuối bài, ông Minh nói bà Chowns là kẻ nói láo mà ông viết trẹo chữ Anh là ‘a lier’ thay vì ‘a liar’, ngụ ý bà Chowns đã nhận được rượu từ lâu nhưng giờ rồi mới lên tiếng.

Ðáp lời, bà Chowns viết : « Tôi nghĩ những lời của vị đại sứ bôi bẩn ông ấy chứ không phải tôi ». Về ngày nhận quà biếu, bà nói bà thấy quà ở văn phòng tại Brussels, Bỉ hôm 20/1 vì trước đó NVAC họp ở Strasbourg, Pháp, nên bà đã mặt ở đó. Bà biết rằng một số dân biểu khác đã nhận được quàtừ trước Giáng Sinh và bà không hiểu sao bà chỉ nhận được tuần này. Ngày trao quà không phải là vấn đề. Vấn đề là khi tặng quà như vậy, thứ mà tôi hiểu là chai champagne vô cùng đắt, cho các thành viên Uûy ban trước quyết định về một hiệp định thương mại, ấn tượng tạo ra là các vị này có thể bị gây ảnh hưởng. Nếu không thì tặng quà như vậy để làm gì? »

Việc trao đổi thông điệp giữa đôi bên được nhiều ngàn người đọc và góp ý mà, đáng lưu tâm là câu hỏi : « Ðây là quà tặng lần đầu tiên hay thường lệ? ». Nguyên tắc đạo đức, người đưa hối lộ lẫn người nhận đều mang tội.

C.- Cũng ngày 21.01.2020, Đại sứ LMÂC Giorgio Aliberti tại Hà Nội, đã gặp Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn để thảo luận về quan hệ LHÂC và Việt Nam. Theo đó, ông Aliberti đã nhắc lại mối quan ngại sâu sắc của LMÂC về sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm và việc sử dụng bạo lực với bất kỳ hình thức nào, như đã được tuyên bố bởi Người Phát ngôn Cơ quan Ngoại giao EU. Thế mà các nghị sĩ không biết gì về việc cụ Lê Ðình Kình, 84 tuổi, bị 3.000 cộng quân xã súng bắn chết khi ngủ. Ðể sự việc được công bằng và minh bạch, thiết tưởng ông cũng cần nghe lời trình bày từ phía nạn nhân và nhân chứng.

Không biết Phái đoàn LHÂC tại Việt Nam đã góp ý cho LHÂC ra sao về EVFTA và tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng nhiều người vẫn nhớ rằng vào thời ông Bruno Angelet làm Trưởng phái đoàn này, đã là một trong những đại diện ngoại giao các nước hoạt động mờ nhạt nhất về nhân quyền, hầu như không có tác động nào đến nhà nước Việt Nam để cải thiện nhân quyền. Cá nhân ông Bruno là đề tài cho nhiều dư luận về việc hắn quá gần gũi với giới quan chức cộng đảng Việt, nên thường nói tốt cho chính quyền cộng sản trong khi né tránh các vụ đàn áp nhân quyền.

Do đó, kết quả 8 lần đối thoại nhân quyền LHÂC - Việt Nam trong những năm qua đã gần như số không. Có thể cho rằng đến 95% những khuyến nghị LHÂC về cải thiện nhân quyền đã bị nhà nước Việt Nam bỏ qua, sau khi hứa hẹn ngọt lịm. Một vài nội dung mà họ thực hiện về nhân quyền chỉ là giới tính - một vấn đề vô thưởng vô phạt mà không làm ảnh hưởng gì tới lãnh vực chính trị của chế độ độc đảng và độc tài ở Việt Nam.

D.- Sự kiện khác, ngày 10.11.2019, đôi tuần sau khi UBTMQT/NVÂC đến Việt Nam, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã gửi kiến nghị kêu gọi NVAC hoãn phê chuẩn EVFTA cho đến khi Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn Nhân Quyền.. Hôm 21.11.2019, ông đã bị bắt và bị khởi tố về tội ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước’ theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Ðã gần một năm tạm giam, ông chưa được xét xử.

Ð.- Với ngần đó cảnh cáo đến từ mọi giới, kể cả từ các đồng viện, họ vẫn bỏ ngoài tai để rồi bây giờ, LHÂC phải đi phản đối…

Ngày 12.02.2020, NVÂC đã phê chuẩn EVFTA với 401 thuận, 192 chống, 40 trắng và EVIPA với 407 thuận, 188 chống và 53 trắng. Phát biểu trước khi đầu phiếu, dân biểu Raphael Glucksmann (Pháp) nhắc đến trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt và đề nghị NVAC hoãn việc thông qua EVFTA cho đến khi nhà báo Phạm Chí Dũng được trả tự do vì ông bị bắt do viết thư cho chúng ta. Dân biểu Emmanuel Mauriel (Pháp) chỉ trích Thỏa hiệp Thương mại này ‘không mang lại lợi ích cho công dân bình thường mà chỉ làm lợi một phần nhỏ các công ty muốn tận dụng lao động ở nước ngoài’.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ngày 26.05.2020, ra thông cáo báo chí về việc hai thành viên quan trọng, Phạm Chí Thành và Nguyễn Tường Thụy, của Hội Nhà báo Độc lập tại Việt Nam bị công an hôm 21.05.2020.

RSF yêu cầu trả tự do ngay cho hai nhà báo độc lập vừa nêu; đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại với Việt Nam, trong đó có LHÂC và Hoa Kỳ, cần áp lực Hà Nội chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này. Việc bắt giữ nhị vị đưa ra một cảnh báo vô cùng đáng sợ cho những người đang cố duy trì hoạt động tranh luận công khai tại Việt Nam.

Ông Phạm Chí Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, bị bắt ngày 21.05.2020, từng làm việc cho Đài Tiếng Nói Việt Nam và là tác giả Việt Nam hiện nay có tên ‘Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo’. RSF đang xếp Việt Nam thứ 175/180 trong danh sách Tự do Báo chí Thế giới.

VOA ngày 28.05.2020 đưa tin : « Ủy ban về bắt giữ người tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (Working Group on Arbitrary Detention- viết tắt WGAD) xác định Hà Nội đã vi phạm luật pháp quốc tế khi bắt giam blogger Phan Kim Khánh. Ủy ban này khẳng định ông Khánh bị bắt giữ chỉ vì đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận, Tổ chức nhân quyền Freedom Now cho biết trong một thông cáo báo chí : « Phan Kim Khánh đã bị giam cầm sai trái hơn 3 năm trong các điều kiện vô nhân đạo ».

Thật đáng trách các dân biểu đã ủng hộ VNCS khi VNCS đã từng tạo ra các biến cố chấn động :

- với Hòa Lan qua vụ Trịnh Vĩnh Bình. Xin xem nội vụ qua VOA;

- với Ðức qua vụ Trịnh Xuân Thành mà nước này vừa bị mất tiền viện trợ chống khủng bố lẫn tiền đào tạo công an VNCS. Thủ tướng Ðức bị buộc phải bỏ qua vụ này để được buôn bán với VNCS.

Chưa hết, siêu vi Corona-19 gây chết người và kinh tế đình trệ cho nhiều nước LHÂU khiến chính phủ các này phải khuyến khích người dân tiêu thụ hàng sản xuất trong nước.

II./ THẤT VỌNG VÌ BỊ THẤT HỨA.

A.- LHÂC phản đối án tử hình.

Ngày 18.09.2020, một Tuyên bố chính thức từ LHÂC nêu quan điểm của mình :

« Ngày 14.09.2020, Tòa án Nhân dân Hà nội tuyên án tử hình đối với các bị cáo Lê Ðình Công và Lê Ðình Chức vì liên quan đến cuộc đối đầu bi thảm giữa người dân và lực lượng an ninh tại xã Ðồng Tâm ngày 09.01.2020.

LMÂC phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình thức này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo,; và việc bãi bỏ hình phạt này là câàn thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối sự sử dụng hình phạt tử hình. LHÂC hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ.

Các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này. LHÂC và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn pháp quyền và được hưởng đầy đủ quyền được xét xử công bằng, như qui định tại Ðiều 14 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

[Lập trường trên đây thật đáng đề cao. Nhưng vô cùng tiếc, các định chế Hành pháp và Lập pháp LHÂC đã dễ dàng thông qua khi biết hay không trường hợp anh Hồ Duy Hải bị tử hình oan sai từ, ngày 01.12.2008 đến nay, trong một vụ án giết người mà các hung khí được mua từ chợ về làm vật chứng. Còn đáng thương hơn nữa khi biết mẹ phải tán gia bại sản và em gái nạn phải bỏ việc làm để Kêu Oan cho Hải.]

B.- LHÂC đặt vấn đề với bộ công an…

Ngày 05.11.2020, một tháng sau ngày chị Phạm Ðoan Trang bị công an bắt giam, các Ðại sứ Giorgio Aliberti (LMÂC) và các nước Liên Âu khác tại Hà Nội có cuộc gặp với đại diện Bộ Công an để làm việc về vụ bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền này. « Quyền tự do bày tỏ và tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và cần phải được tôn trọng », Đại sứ Aliberti viết trên Twitter và, sau đó, các Ðại sứ khác chỉ chép lại như vậy trên Twitter của mình. Cuộc can thiệp chỉ có thế thôi.

Giới thẩm quyền chính trị tự nhận là Thế giới Tự do luôn đề cao Nhân Quyền, nhưng khi Mua Bán (có mùi euros), thì họ quên điều đó. Ðúng thời điểm hiện nay, EVFTA hình thành thật đẹp đã không còn trong tay họ, nhưng kết quả tốt xấu đang trong tay siêu vi Corona–19 cực kỳ dã man, nhưng không nhận quà champagne.

Hà Minh Thảo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ave Maria
Nguyễn Trung Tây Lm.
12:17 11/11/2020
AVE MARIA
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao thần nhạc sáng hơn trăng
Thơm tho bay cho tới cõi thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể!
Ave Maria
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)
 
VietCatholic TV
Lợi dụng tình hình bất ổn của thế giới, Trung Quốc thẳng tay bách hại các tôn giáo
Giáo Hội Năm Châu
05:13 11/11/2020

Như VietCatholic đã đăng tải những chi tiết cụ thể về cuộc bách hại đức tin Kitô tại Hoa Lục trong những bài viết và đoạn phim trước đây, quý anh chị em tín hữu và độc giả khắp nơi hẳn sẽ tự hỏi 'Liệu đây có phải là ác ý của nhà cầm quyền cộng sản tại đây dành riêng cho Thiên Chúa Giáo, hay đây chỉ là một phần của chiến dịch quy mô hơn, nhằm xoá bỏ tận gốc mọi ý thức hệ hữu thần hiện đang tồn tại trên đất nước Trung Quốc?”

Dưới đây là bài tổng hợp được trích dịch từ hai bản tường trình cuả ký giả từ hai hãng truyền thông khác nhau chỉ trong vòng hai ngày. Cả hai cùng tường trình về một âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Trung Cộng nhằm từng bước triệt hạ và xoá sổ hai tôn giáo lớn khác là Hồi Giáo và Phật Giáo. Mời quý anh chị em giáo hữu và độc giả cùng theo dõi sau đây.

Trong bài viết đăng trên Reuters vào ngày 29 tháng Mười vừa qua, ký giả Tử Luân Thiên (Yew Lun Tian, 紫轮天) cho biết, người dân tại xứ sở có truyền thống Phật Giáo lâu đời là Tây Tạng hiện đang đối diện với nguy cơ nhà cầm quyền Trung cộng dùng đặc quyền về kinh tế để kiểm soát và trói buộc người Phật giáo Tây Tạng vào nếp suy nghĩ và giá trị mới mang tính cách Trung Hoa hơn là Tây Tạng truyền thống. Nói cụ thể, Trung Cộng đang dần dà biến những tín đồ Phật tử ngoan đạo trở thành những người công dân hướng về mục đích vật chất hơn là chú trọng vào Phật pháp như trước đây.

Theo ông Thập Ma Thế Đạt (Che Dhala, 什么达拉) chủ tịch của Uỷ Ban Tự Trị Tây Tạng, do bọn cầm quyền dựng lên, là “Tây Tạng vốn có những thói quen xấu do ảnh hưởng của tôn giáo là chuyên nhấn mạnh về đời sau, làm suy giảm hẳn ý muốn hưởng thụ của đời này”

Trưởng làng Sái Thu Đường (Caiqutang, 蔡秋堂),là ông Dekyi Paldron kể rằng, hiện chính quyền Trung Cộng đang đưa ra điều kiện cho những cư dân Tây Tạng nghèo nào muốn dọn vào cư ngụ miễn phí trong các khu dân sinh do nhà nước cung cấp thì không được lập bàn thờ Phật trong nhà, với lý do nếu họ đã được hưởng lợi từ nhà nước vô thần cộng sản thì không được “hai mặt”, và làm thế sẽ” không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của những trẻ em trong gia đình” khi bắt chúng phải bị nhồi nhét vào một phòng ngủ để dành chỗ làm nơi thờ phượng.

Cũng nên biết, Trung Quốc đã xua quân tiến chiếm Tây Tạng và biến quốc gia nhỏ bé này thành một khu tự trị của họ từ năm 1950,. Điều mà Trung Quốc gọi là “ cuộc giải phóng hoà bình” đã khiến cho vị lãnh đạo tinh thần của quốc gia Phật giáo hiền hoà này là Đức Dalai Lama phải chạy sang lánh nạn tại Ấn Độ từ đó tới nay.

Dưới chiêu bài “cắt giảm đóng góp cho tôn giáo” và “đầu tư vào khả năng thu nhập và vào con cái”, nhà cầm quyền Trung Cộng đã ra sức tẩy xoá ý tưởng độc lập về chủ quyền và hình ảnh vị lãnh đạo tinh thần Phật Giáo đáng kính ra khỏi nếp suy nghĩ của người Tây Tạng bằng những khẩu hiệu tuyên truyền treo đầy rẫy khắp nơi, gỡ bỏ hình ảnh Đức Dalai Lama bằng hình ảnh Tập Cận Bình.

Những gia đình sống theo khuôn mẫu do nhà cầm quyền sắp đặt sẽ được gọi là “gia đình 5 sao”, sẽ được khen thưởng và nhận những phần thưởng như bột giặt, khăn tắm v.v..Ngược lại, những ai không tuân thủ, tên tuổi họ sẽ bị bêu riếu và khiển trách trước phiên họp làng. Nhà nước thúc ép người dân Tây Tạng ngưng cầu nguyện với thần Phật mà chỉ nên đóng góp cho đảng bộ và những chương trình đảng đưa ra nếu muốn hưởng tiền trợ cấp của chính quyền địa phương.

Nhận định về chính sách này của nhà cầm quyền Trung Cộng, cô Maya Wang thuộc văn phòng Quan Sát Nhân Quyền tại đây phát biểu: “Nỗ lực của chính quyền Trung Quốc đưa ra, nhằm ép buộc người Tây Tạng phải thay đổi nếp sống của họ mà đi theo đường lối chính quyền phê chuẩn, chính là một vi phạm về nhân quyền căn bản, gồm cả quyền tự do tư tưởng và tôn giáo của họ”.

Trong bài viết của mình đăng trên trang The Telegraph hôm 31 tháng Mười, phóng viên Sophia Yan vẽ ra một khung cảnh ảm đạm của một tôn giáo khác tại Trung Cộng là Hồi Giáo, nơi cũng đang từng ngày hứng chịu những hệ quả tai hại của chiến dịch đàn áp tôn giáo ngày càng lộ liễu và hung hãn của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc.

Nạn nhân mới nhất của chiến dịch này là việc gỡ bỏ mái vòm cũng như những vật phẩm biểu tượng Hồi giáo tại các đền thờ Hồi Giáo khắp nơi, đặc biệt tại tỉnh Gansu, nơi có một trung tâm sinh hoạt tôn giáo nổi tiếng nhất Trung Quốc, vốn được mệnh danh là “Tiểu thánh địa Mecca”, và được thay thế bằng những biểu tượng hoặc kiến trúc thuần Hoa do nhà nước chỉ định.

Hành động này không khác gì việc gỡ bỏ các tượng ảnh Chúa và Đức Mẹ trong các nhà thờ Công Giáo mới đây, và có vẻ như là một phần của chủ trương bài trừ tôn giáo có hệ thống, của nhà cầm quyền cộng sản trên diện rộng. Tại Tân Cương (Xinjiang, 新疆) nơi có những trại cải tạo dành để tra tấn, và nhồi nhét lý thuyết cộng sản cho những lao động khổ sai người đạo Hồi thật man rợ, không khác gì những trại tù cải tạo cộng sản dành cho quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hoà sau 1975. Tại đây, những cựu tù đã kể cho phóng viên The Telegraph nghe về cảnh tra tấn bằng roi điện, nhằm ép buộc nạn nhân tuyên hứa sẽ trung thành với đảng cầm quyền, hoặc phải lao động cực khổ với đồng lương chết đói. Các giáo sĩ Hồi Giáo bị buộc phải theo học những khoá đào tạo của nhà nước để bị tẩy não, bắt phải tuân thủ theo chính sách tôn giáo mà họ nói là có “lập trường chính trị đúng đắn”.

Những biện pháp đối xử dã man với những tín đồ trên, đã khiến giới chức ngoại giao quốc tế tỏ ra quan ngại. Cô Christina Scott, phụ tá giám đốc văn phòng ngoại giao vụ Anh Quốc tại đây đã nói:” Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những giới hạn định sẵn cho Hồi Giáo và các tôn giáo khác tại Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy tôn trọng quyền Tự do Tôn giáo hay Đức tin, theo tinh thần Hiến pháp và trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc”.

Để giải thích cho sự ngược đãi và khuynh đảo các tôn giáo một cách trắng trợn tại quốc gia này, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc là giáo sư Dru Gladney thuộc đại học Ponoma cho rằng “Trung Quốc rất lo ngại những ảnh hưởng và thế lực tôn giáo từ bên ngoài”. Giáo sư nói: “khi bạn tuyên bố trung thành với một quyền bính nào không thuộc Trung Quốc là bạn đã trở thành một mối đe doạ cho quyền lực chính trị của họ. Cho nên, dù là Đức Dalai Lama, Đức Giáo Hoàng hay vị lãnh đạo Pháp Luân Công chăng nữa, nhà nước cũng sẽ không cho phép”.

Giáo sư David Stroup thuộc đại học Manchester thì cho rằng, Chủ tịch đảng Tập cận Bình hiện đang tập trung quyền lực và sức mạnh vào tay mình. Họ Tập từng công khai thề nguyền rằng ông ta sẽ “Hán hoá tôn giáo” [*] khi thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” nhằm thiết lập sự ổn định lâu dài về chính trị cho đảng Cộng Sản của ông ta.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng chiến dịch áp bức tôn giáo như thế sẽ trở nên phản tác dụng về lâu về dài vì, như lời giáo sư Gladney cảnh báo: “nó sẽ tạo sự bất mãn nơi các cộng đồng Hồi Giáo, và sẽ thúc đẩy nhiều người tìm kiếm những giải pháp cực đoan hơn nữa”.

[*] https://www.telegraph.co.uk/news/2020/09/28/chinas-xi-jinping-says-happiness-rise-uighur-heartland-face/


Source:Reuters
Source:The Telegraph
 
Ngoại trưởng Pompeo: Chúng tôi sẽ đếm lại và tổng thống Trump sẽ làm thêm nhiệm kỳ thứ hai
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:17 11/11/2020

1. Ngoại trưởng Pompeo: Chúng tôi sẽ đếm lại và tổng thống Trump sẽ làm thêm nhiệm kỳ thứ hai

Trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Ba giờ Washington DC, tức là sáng thứ Tư theo giờ Việt Nam, trả lời một ký giả về vấn đề chuyển giao chính quyền. Ngoại trưởng Pompeo nói: “Sẽ có một sự chuyển giao chính quyền suôn sẻ sang chính quyền Trump thứ hai,” chứ không phải cho chính quyền Biden.

Chi tiết này gây hoang mang cho những người ủng hộ ông Joe Biden và bà Kamala Harris. Họ nghi ngờ rằng chính quyền của Tổng thống Trump có thể đã có những bằg chứng chắc chắn trong tay mạnh đến mức có thể bác bỏ kết quả hiện nay.

Tổng thống Donald Trump đã ngụ ý rằng ông sẽ tiếp tục chống lại kết quả bầu cử. Điều này ngăn chặn trong nhiều ngày các bước cần thiết để chuyển giao chính phủ cho ông Joe Biden và báo hiệu cho chính quyền của mình rằng bất kỳ động thái nào liên quan đến việc công nhận ông Joe Biden đều đang bị hoãn lại.

Việc ông Trump từ chối chấp nhận kết quả bầu cử đã khiến các quan chức cấp cao trong chính phủ lan truyền thông tin rằng bất kỳ sự hợp tác nào với nhóm của ông Biden đều bị cấm.

Nhà ngoại giao hàng đầu của quốc gia, Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã từ chối chấp nhận chiến thắng của ông Biden với tư cách là Tổng thống đắc cử trong các bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao. Thay vào đó, ông nói rằng sẽ có “một sự chuyển đổi suôn sẻ sang một chính quyền Trump thứ hai”.

Tòa Bạch Ốc, mặc dù đưa ra rất ít hướng dẫn chính thức hoặc rõ ràng, nhưng các viên chức trong chính phủ liên bang đã tuyên bố rằng không nên thực hiện bất kỳ bước nào theo chiều hướng là ông Trump đã thua cuộc bầu cử.

“Thế giới nên có niềm tin rằng quá trình chuyển đổi cần thiết để bảo đảm rằng Bộ Ngoại giao hoạt động ngày hôm nay, thành công ngày hôm nay, cũng sẽ hoạt động với một tổng thống nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng và cũng sẽ thành công sau buổi trưa ngày hôm đó”, ông Pompeo nói tại một cuộc họp.

Việc miễn cưỡng bắt đầu quá trình chuyển đổi chính thức đã khiến nhóm của ông Biden ngày càng lo lắng. Họ đang cân nhắc các bước pháp lý để buộc quy trình cho phép họ tiếp cận với tiền và thông tin liên bang.

Cho đến nay vẫn chưa có một quyết định chính thức của General Services Administration rằng ông Biden đã thắng cuộc bầu cử. Vì thế, nhóm Biden vẫn chưa sờ tay được vào số tiền hơn 6 triệu Mỹ Kim tiền tài trợ. Nhóm Biden cũng chưa được phép liên hệ với các cơ quan trong chính phủ liên bang để bàn bạc về việc chuyển giao quyền hành.

Trong khi đó, Tổng thống Trump tweet rằng:

“CHÚNG TÔI ĐANG TẠO TIẾN BỘ LỚN. KẾT QUẢ BẮT ĐẦU ĐẾN TRONG TUẦN SAU. LÀM CHO MỸ LẠI TUYỆT VỜI!” tổng thống Trump đã tweet vào tối thứ Ba.

Trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc các công nhân vẫn tiến hành công việc sửa chữa bãi cỏ theo ý kiến của Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump.

Bên ngoài, những người ủng hộ Joe Biden chụp ảnh gần hàng rào an ninh ở phía bắc Tòa Bạch Ốc và la hét các khẩu hiệu ủng hộ ông Joe Biden và bà Kamala Harris.


Source:WUNC

2. Thủ tướng Anh lên tiếng về một trường hợp thương tâm: Cảnh sát bắt giữ một người có hiếu với mẹ

Một câu chuyện diễn ra vào tuần trước đang gây náo động tại Anh: Một y tá nghỉ hưu ở Anh đã bị cảnh sát dùng vũ lực bắt giữ vì đưa người mẹ đau yếu của mình ra khỏi viện dưỡng lão.

Y tá đã nghỉ hưu Ylenia Angeli, 73 tuổi, có người mẹ là bà Tina Thornborough, 97 tuổi, hiện đang sống trong viện dưỡng lão Northgate House ở thành phố Yorkshire bên Anh.

Sau khi dự lễ cầu cho các linh hồn hôm 2 tháng 11, Y tá Angeli cùng với con gái mình là Leandra Ashton, 42 tuổi, đến thăm bà Tina tại viện dưỡng lão.

Trong suốt 9 tháng trời qua, vì đại dịch coronavirus, mỗi lần Angeli đến thăm mẹ, bà chỉ được nhìn thấy mẹ mình qua cửa sổ. Lần này cũng vậy. Tuy nhiên, những lần trước, mắt bà Tina còn hấp háy và khuôn mặt lộ vẻ vui mừng. Lần này, bà có vẻ không còn nhận ra con gái mình đến thăm.

Sốt ruột trước tình trạng suy thoái nhanh chóng của người mẹ, Angeli khẩn khoản xin cô y tá trực cho vào thăm mẹ mình xem tình hình cụ thể của bà cụ như thế nào.

Cô y tá trực giảng giải về các biện pháp ngăn ngừa coronavirus để biện minh cho quyết định không cho Angeli vào thăm mẹ. Cô phản kháng và nói rằng: “Tôi cũng là y tá, đừng nói những chuyện nhảm nhí với tôi.”

Khi không thuyết phục được cô y tá chỉ biết đến các mệnh lệnh mà không còn chút tình người nào, Angeli quyết định xông vào. Tình yêu dành cho mẹ mình mang lại cho người phụ nữ 73 tuổi sức mạnh đến mức xô được người y tá mới 30 tuổi sang một bên và đẩy cửa bước vào. Y tá trực chống cự không lại, chạy đi gọi điện kêu cảnh sát.

Dù đã 73 tuổi, Angeli vẫn cố gắng bế người mẹ 73 tuổi chạy ra ngoài. Con gái của bà là Ashton phụ với mẹ khiêng bà ngoại lên xe bỏ chạy.

Hai mẹ con dừng lại ở một công viên để nghỉ ngơi và xem tình trạng của bà cụ ra sao.

Ashton cho biết: “Bà tôi có vẻ rất hạnh phúc khi được ở một nơi khác và được ở bên cạnh chúng tôi, bà nhìn xung quanh và cố gắng hôn chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn đưa bà về nhà và chăm sóc cho bà trong thời gian cách ly.”

Trong khi họ đang hàn huyên với nhau thì cảnh sát rượt đến nơi. Họ nhất quyết bắt bà cụ đưa về viện dưỡng lão trong khi hai mẹ con bà Angeli nhất quyết đòi đưa mẹ và bà ngoại về nhà chăm sóc.

Người đi đường đã ghi lại cảnh giằng co và tung lên các mạng xã hội như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Cảnh sát đã dùng vũ lực còng tay bà Angeli và đẩy lên xe hơi giữa những tiếng la ó phản đối của đám đông dân chúng.

Trong khi đó Ashton giải thích với mọi người:

“Mẹ tôi là một y tá. Mẹ tôi là một y tá có đầy đủ năng lực và mong muốn được chăm sóc cho mẹ ruột của mình. Và ở đây, chúng ta chứng kiến người ta đã sử dụng thời gian đáng kinh ngạc của cảnh sát để đưa cụ bà 97 tuổi của chúng tôi trở lại viện dưỡng lão, nơi bà đang suy sụp, nơi chúng tôi đã không thể gặp bà trong chín tháng qua.”

Cảnh sát viên Humberside của Yorkshire, nói rằng viện dưỡng lão đã báo cáo hành động của Angeli là “một vụ hành hung” nên họ phải hành động.

Cùng với những người thiện nguyện khác, hai mẹ con bà Angeli đang đấu tranh với viện dưỡng lão và chính quyền địa phương để đưa mẹ về nhà.

“Tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để đưa mẹ tôi về nhà,” bà nói.

“Nếu vẫn thất bại, tôi sẵn lòng đi tù”.

Phản ứng trước những chỉ trích trên các phương tiện truyền thông về cách hành xử thiếu tình người của viện dưỡng lão và cảnh sát, Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận rằng đoạn video được lưu hành trên các mạng xã hội là “đáng buồn. “

“Đó rõ ràng là những cảnh đau buồn,” ông nói.

“Chúng tôi hoàn toàn hiểu tình hình hiện tại khó khăn như thế nào đối với các gia đình và những người có người thân yêu đang trong các viện dưỡng lão và đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ công bố các hướng dẫn mới liên quan đến các chuyến viếng thăm.”

“Nhưng nó phải được thực hiện theo cách an toàn vì có những rủi ro cho cư dân, thành viên gia đình và nhân viên, và chúng ta cần bảo đảm họ được an toàn”.

Michael Robinson của Phong Trào Phò Sinh Scotland nói với LifeSiteNews rằng thời điểm xảy ra vụ bắt giữ là một “sự mỉa mai tàn nhẫn”.

Ông giải thích:

“Đó là một sự mỉa mai tàn nhẫn vì cùng ngày xảy ra vụ bắt giữ này, Bộ trưởng Y tế Anh cho biết tình trạng cách ly áp dụng cho mọi người, không ai được phép xuất cảnh, trừ ra những ai muốn ra nước ngoài để được trợ tử. Đó là dấu chỉ rõ ràng của một nền văn hóa sự chết. Người ta coi rẻ mạng sống và tình cảm của người già. Họ muốn những người già biến đi khỏi cuộc đời này càng nhanh càng tốt.”


Source:Life Site News