Ngày 11-11-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:43 11/11/2015
59. THÊM CHỮ ĐƯỢC CON LỪA
N2T

Đại thần nước Ngô là Gia Cát Cẩn, mặt của ông ta dài như mặt con lừa.
Một hôm, Ngô vương là Tôn Quyền bày yến tiệc khoản đãi bá quan văn võ, kêu người dắt lại một con lừa nhỏ, trên mặt lừa treo lên một phiếu thăm dài, phía trên phiếu đề bốn chữ: “Gia Cát Tử Du.”
Đứa con bảy tuổi của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Khác quỳ ngay trước mặt Tôn Quyền thỉnh cầu:
- “Xin đại vương cho phép tôi viết thêm hai chữ nữa, được chứ ?”
Sau khi được Tôn Quyền cho phép, đứa bé viết thêm hai chữ “con lừa của” dưới chữ “Gia Cát Tử Du” ,(có nghĩa là: con lừa của Gia Cát Tử Du諸葛子瑜之驢)。Tôn Quyền rất vui mừng bèn đem con lừa thưởng cho nó.
(Tam quốc chí)

Suy tư 59:
Sách Tin Mừng của thánh Lu-ca đã viết về Đức Chúa Giê-su lúc Ngài mười hai tuổi như sau: “Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta”.
Tuổi mười hai là tuổi tò mò, hiếu kỳ, là khỉ con hay bắt chước hành động và lời nói của người chung quanh, nhất là những người thân trong gia đình. Nó tò mò coi chị hai đánh phấn thoa son, có dịp là bắt chước; nó kinh ngạc vì thái độ la lối thoá mạ của anh ba anh tư trong nhà; nó càng không hiểu tại sao cha mẹ nó thường chưởi nhau và có khi cha đánh mẹ...
Trẻ em là niềm vui của mọi người trong gia đình, là sợi giây nối kết tình yêu giữa chồng vợ, là giọt nước mát lòng chế ngự sự bất bình nóng giận của vợ chồng, nói tóm lại, trẻ em là thiên thần đang đem niềm vui của Thiên Chúa cho chúng ta.
Do đó mà chúng ta có bổn phận phải bảo vệ, chăm sóc và làm gương sáng cho trẻ em, mà gương sáng nhất đối với trẻ em chính là cha mẹ: cha mẹ là thần tượng thứ nhất của trẻ em, và thật bi thảm khi có một em bé không còn tấm gương sáng để soi, không còn một thần tượng để bắt chước, bởi vì cha mẹ đã ly dị...
Thiên Chúa không “độc quyền” ban sự khôn ngoan cho trẻ em, nhưng Ngài –trước hết- là ban cho cha mẹ, để qua sự khôn ngoan của cha mẹ mà các em được học sự khôn ngoan của Ngài; Thiên Chúa cũng không trực tiếp ban ân sủng cho trẻ em, nhưng qua đời sống tốt lành của cha mẹ, con cái sẽ nhận được ân sủng của Ngài...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:45 11/11/2015
N2T

8. Con ở trong tu viện, nhưng nếu một người ăn mày được ơn Chúa thu dụng và muốn con thu nhận tất cả, thì đều là ân tứ của người khác bỏ ra.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Luôn sống Lời Chúa hằng ngày
Lm Jude Siciliano OP
17:18 11/11/2015
Chúa Nhật 33 THƯỜNG NIÊN (B)
Đanien 12: 1-3; T.vịnh 15; Do Thái 10: 11-14,18; Máccô 13: 24-32

LUÔN SỐNG LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

Suốt lịch sử dân Israel các ngôn sứ dùng những hình ảnh rõ ràng, đôi khi hơi quá mạnh trong lỏ̀i văn "cánh chung" để nói về ngày tận cùng. Thỏ̀i giỏ̀ vỏ́i họ có vẽ dủ̉ tọ̉n và phải giúp dân chúng qua khỏi các thủ̉ thách về thỏ̀i tận cùng để nghĩ đến lỏ̀i Thiên Chúa đã hủ́a là sẽ lo lắng cho họ. "cánh chung" có nghĩa là "hạ màn". Các ngôn sứ hy vọng với lời văn hùng biện họ có thể mở bức màn để các người nghe họ nhìn một chút vào tương lai khi Thiên Chúa hành động cho họ. Đó là lời văn chúng ta nghe trong bài phúc âm hôm nay với những hình ảnh như mặt trời trở nên tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, và các ngôi sao từ trời sa xuống. Tất cả những gì dựa trên vũ trụ sẽ bị xoay chuyển.

Đanien, trong bài đọc thứ nhất của chúng ta, sử dụng ngôn ngữ khải huyền mang lại hi vọng cho những người trong thời gian lưu đầy gian khó ở Babylon. Ông cam đoan với những người lưu vong bất lực, "thời đó dân ngươi sẽ thoát nạn, nghĩa là tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa". Một số nhà truyền giáo theo trào lưu sử dụng ngôn ngữ cánh chung răn đe người dân của họ sẽ trở về "con đường thẳng và hẹp". Gọi phương pháp dùng từ của họ là "trào lưu cánh chung”.

Ở Hoa kỳ, xa lộ 95 chạy dọc theo bờ biển miền đông. Bên xa lộ có một bảng quảng cáo ở tiểu bang North Carolina tiên đoán Chúa Giêsu sẽ trở lại một ngày gần đây. "Ngài sẽ đến. Bạn đã sẵn sàng chưa?". Tôi cũng thấy có nhiều bảng tương tự trước các nhà thờ ở các tiểu bang miền nam. Những quảng cáo đó đặt câu hỏi cho tôi. Mặc dù Chúa Giêsu chưa trở lai sau 2000 năm, vì sao các nhà thờ đó lại vững tin Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ hai một cách sốt dẻo cho giáo dân? Điều gì làm cho họ trở lại nhà thờ? Làm sao mà dân chúng không bỏ ý chờ đợi, và làm sao mà họ vẫn giữ hy vọng trong lúc chờ đợi - chờ đợi trong một thời gian quá lâu dài như thế?

Văn chương về thời cánh chung phản ảnh các dữ kiện và thời gian lúc các văn bản ấy được soạn thảo. Khi thánh Mácco viết về Giêrusalem bị quân đội La mã bao vây tàn phá, các tín hữu Kitô giáo bị thả làm mồi cho sư tử trong vận động trường, Chúa Giêsu vẫn chưa trở lại trong vinh quang như họ mong đợi. Vậy việc các Giáo Hội tiên khởi mong đợi Chúa Giêsu trở lại có phải là việc phung phí năng lực hay không? Các tín hữu thời bấy giờ hiểu lời Chúa Giêsu một cách hẹp hòi hay không? Và giáo dân thời nay tin tưởng là, trong khi chờ đợi lâu dài việc Chúa Giêsu trở lại, chúng ta không tưởng tượng được vì sao Chúa Giêsu lại để lâu đến thế, dù sao Ngài cũng sẽ trở lai, phải không? Vậy việc tin tưởng và hy vọng về việc Chúa Giêsu sẽ trở lại ảnh hưởng thế nào đến Đức tin chúng ta đang có bây giờ?

Phúc âm thánh Mácco viết lối 30 năm sau khi Chúa Giêsu qua đời. Tín hữu vẫn giũ niềm tin là Ngài sẽ trở lại ngay. Khi Chúa Giêsu nói "nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu", Ngài không nói chung về các lời của Ngài. Ngài nói đến những điều Ngài vừa nói. Chúng ta có thể dựa vào lời Ngài nói và sự chắc chắn Ngài cho chúng ta biết. Trong khi Chúa Giêsu "nói rõ" là không biết "ngày và giờ" ngày tận cùng sẽ đến, nhưng Ngài tin chắc là sẽ xãy ra. Cộng đoàn tín hữu thánh Máccô đang bị bách hại dử dội, và lời cam đoan là "Con Người". Sẽ đến trong đám mây có lẽ đã giúp họ trong đau khổ, và giúp họ khỏi nghi ngờ, và được cam đoan là Thiên Chúa không quên họ và Thiên Chúa sẽ nói lời cuối cùng.

Ngoại trừ một số tín hữu đặt niềm tin chinh vào việc Chúa Giêsu trở lai, phần đông các tín hữu đã đặt niềm tin ấy qua một bên. Ai có thể biết được những sự việc lớn lao ấy sẽ xãy đến lúc nào, khi màn sự sống sẽ khép kín lại, và Chúa Giêsu sẽ đến đầy quyền năng và vinh quang? Nhưng, ngày cánh chung sẽ xãy ra, và hy vọng đó sẽ cho chúng ta thêm tin tưởng để đời sống Kitô hữu sẽ tốt đẹp, mặc dù phải qua những thử thách trầm trọng. Thiên Chúa sẽ thắng và Đức tin sẽ giúp chúng ta chú trọng đến những gì sẽ tồn tại trong đời sống chúng ta.

Thánh Mácco miêu tả ngày tận cùng trong lời văn thời cánh chung viết trong thời đó. Trước đó, trong đoạn 13, Chúa Giêsu đã báo trước về chiến tranh giữa các nước, cơn đói kém, và động đất (Mc13:7-9). Nhưng, Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta coi những tai ương vạ gió đó như là khởi đầu của các cơn đau khổ sẽ đến (Mc 13:8 b). Đó là những dấu hiệu của thời mới khi việc Thiên Chúa làm sẽ toàn thắng, và Nước Trời sẽ được viên mãn. Ngay cả lời miêu tả hôm nay về "các cơn đau đớn", khi "mặt trời sẽ ra tối tăm" và "các quyền lực trên trời bị lay chuyển", chúng ta vẫn được cam đoan là mặc dù với những sụp đổ của những gì chắc chắn, lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ thắng. Thiên Chúa sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.

Rồi Chúa Giêsu dùng hình ảnh để cam đoan với các Kitô hữu bị hoang mang. Trước đó trong phúc âm Chúa Giêsu rủa cây vả (Mc11: 12-14). Nhưng bây giờ Ngài dùng thí dụ cây vả sắp trổ bông là dấu chỉ Triều Đại Thiên Chúa sẽ đến kỳ viên mãn.

Những người chú trong đến thời cánh chung, chờ đợi những dấu chỉ lớn trong vũ trụ giữa các dân tộc là dấu chỉ việc trở lai của Chúa Kitô và ngày tận cùng của thế giới. Họ cho họ là những người được tuyển chọn và họ mong đợi Chúa Giêsu sẽ đến trong các sự việc xãy ra trên thế giới để khởi đầu 1000 năm Ngài cai trị trong hạnh phúc. Kết quả của những chờ đợi đó, làm họ bỏ qua những hiệu quả của sự cố gắng của người phàm để xây dựng một thế giới mới.

Trong khi ngày cánh chung chưa xãy ra, vậy chúng ta sẽ làm gì trong lúc chờ đợi? Chúa Giêsu chưa đến, dù vậy Ngài đã nói đến khởi đầu của thời cánh chung. Qua Chúa Kitô, thế giới sai lầm, áp bức và thất vọng đang bị thua trận. Hình như chúng ta đang sống lúc không gần ngày tận cùng, nhưng trong lúc chúng ta chưa biết khi nào ngày đó sẽ đến, chúng ta tin vào Triều Đại Chúa Giêsu đã khởi đầu và đã toàn thắng. Trong lúc chờ đợi, chúng ta nghe lời Chúa Giêsu cam đoan, và chúng ta làm việc Ngài đã giao cho chúng ta là giúp vượt qua thời đại cũ để đạt đến thời đại đã hứa.

Đáp lai lời Chúa Giêsu dạy, chúng ta nên làm như Ngài đã làm: giúp người khác biết tình yêu thương của Thiên Chúa, giúp chấm dứt sự bất công và áp bức, tìm đến những người bị sa thải và chán nản, những người cô đơn và trẻ con chưa sinh ra, giúp người trong lao tù và người bị loại ra ngoài. Có việc phải làm vì chúng ta đã nghe Chúa Giêsu, Đấng tiên tri mở màn cho chúng ta thấy sự viên mãn của Triều Đại Thiên Chúa.

Sắp đến mùa vọng, lời kinh nguyện của chúng ta chứng tỏ lòng chúng ta mong ước Chúa Giêsu mau chóng trở lai như chúng ta cầu xin "xin Chúa Giêsu đến, xin Ngài hãy đến"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


33rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Daniel 12: 1-3; Psalm 16; Hebrews 10: 11-14,18; Mark 13: 24-32

Throughout Israel’s history the prophets used vivid, sometimes extreme images, "apocalyptic language," about the end times. Their times were scary and it would take a lot to turn people’s gaze away from their trials to God’s promised care for them. "Apocalypse" means "an unveiling" and the prophets hoped, by their exuberant language, to draw the veil back so their hearers could get a glimpse into the future when God would exert power on their behalf. That’s the kind of language we hear in today’s gospel with its images of: a darkening sun, the moon not giving off light and the unshakable, predictable stars, falling from their positions in the sky. All that was relied on will crumble.

Daniel, in our first reading, uses apocalyptic language to give hope to people during the devastating Babylonian captivity. He reassures the helpless exiles, "at that time your people shall escape, everyone who is found written in the book."
Some fundamentalist preachers use apocalyptic language to scare their people back to "the straight and narrow". Call their approach "apocalyptic fundamentalism."

On US Highway 95 which runs the length of the East Coast, there used to be a billboard in North Carolina predicting Jesus’ imminent return. "He’s coming! Are you ready?" I also saw many signs like that posted in fronts of churches throughout the South. They raised questions for me. Since Jesus still hasn’t returned after 2000 years, how do those churches keep the message of the Second Coming alive among their worshipers? What keeps them returning to church? How come people haven’t given up on their expectations and how do they keep their hopes alive in the meanwhile – in the very long "meanwhile"?

Apocalyptic literature reflects the conditions and times in which it was written. When Mark wrote Jerusalem was being attacked by the Roman army; Christians were being fed to the lions and Jesus still had not returned in glory as they had expected. Was the early church’s expectation in Jesus’ imminent return misspent energy? Misguided faith? Were they taking a very narrow interpretation of Jesus’ words? Are people today, who hold onto the belief that "the End is near," just a fringe element among Christians? Perhaps. But don’t they reflect an important belief that, while Jesus is long in coming and while we can’t imagine what’s taking him so long, nevertheless, he will return? How does holding onto our hope in his future return affect our faith now?

Mark’s Gospel was written over 30 years after Jesus’ death. Christians still clung to the belief in his approaching return. When Jesus says, "but my words will not pass away," he’s not speaking in general about his words. He is referring to what he just said: we can rely on his words and the certainty they give us. While Jesus professed ignorance about "that day or hour" he is certain it will happen. Mark’s community was under severe persecution and Jesus’ reassurance that the "Son of Man" would come in the clouds would have helped them in their suffering and doubts and assured them that God had not forgotten them and would have the last word.

Except for some Christians, who put front and center belief in Jesus’ return, most Christians have put that belief more to the side. Who knows when the great event will happen, when the curtain of life will be drawn closed and Jesus will come victorious? But it will happen and that hope can give us more conviction to live the best Christian lives we can, even under the greatest trials. God will be victorious and that faith can help us focus our daily lives and what really lasts.

Mark’s description of the end incorporates phrases used from apocalyptic writings of his day. Earlier in chapter 13 Jesus had warned of wars, famines and earthquakes (13:7-9). But he also instructs us to see these disasters as the beginning of something new (13: 8b). They are signs of a new time when God’s ways will prevail, when the kingdom will come in its fullness. Even in today’s description of "tribulation," when the "sun will be dark" and "the powers in the heavens will be shaken," we are reassured that, despite the collapse of all that seems solid, God’s mercy will prevail. God will gather the people from "the four winds, from the end of the earth to the end of the sky."

Jesus then uses a reassuring image for beleaguered Christians. Earlier in this gospel he cursed the fig tree that wasn’t blooming (11:12-14). He now refers to a fig tree that is about to bloom, a sign of God’s reign coming to fullness.

Apocalyptic fundamentalists await the great cosmic battle among the nations that will mark the return of Christ and the end of the world. They count themselves among the saved and expect Jesus to intervene in world events to begin a thousand-year reign of happiness. As a result of these expectations they discount the effectiveness of any human efforts to build a new world.

the apocalypse has not occurred, what are we to do while we wait? Jesus has not yet come to end our world, still he has introduced the beginning of its end. Through Christ the world of misdirection, dominance and deception is being defeated. We seem to be nowhere near the final closure, but while we don't know when, we do believe the kingdom Jesus has inaugurated will be victorious. In the meanwhile we hear his words of reassurance and we do the work he's given us to do to help overcome the former age and bring about the promised one.

In response to Jesus’ teaching we must do as Jesus himself did: help people know the love of God; put an end to injustice and exploitation; reach out to the rejected and depressed; the lonely and unborn; prisoners and the despised. There is work to be done for we have heard Jesus, the prophet, unveil what we can help bring about – the fullness of God’s kingdom.

Soon it will be Advent, when our prayers, will express our yearning for Jesus to return in haste, as we pray, "Come Lord Jesus, come!"
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, Tường Trình Sau Cùng, Nhập đề
Vũ Văn An
21:01 11/11/2015
Sau đây là bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lúc kết thúc Phiên Họp Thường Lệ Lần Thứ 14 (4 tới 25 tháng Mười năm 2015) về chủ đề “Ơn Gọi và Sức Mệnh Gia Đình trong Giáo Hội và trong Thế Giới Ngày Nay” (Theo Bản Tiếng Anh của Đức Cha Michael G. Campbell, Giáo Phận Lancaster, Anh).

Các chữ viết tắt

AA: Công Đồng Vatican II, Sắc Lệnh Apostolicam Actuositatem (18-11-1965)

AG: Công Đồng Vatican II, Sắc Lệnh Ad Gentes (7-12-1965)

CCC: Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (15-8-1997)

CiV: Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in Veritate (29-6- 2009)

DC: Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Bản Văn Luật Lệ, Huấn Thị Dignitas Connubii (25-1-2005)

DCE: Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est (25-12- 2005)

DeV: Thánh Gioan Phaolô II, Thông Điệp Dominum et Vivificantem (18-3-1986)

GS: Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes (7-12-1965)

EdE: Thánh Gioan Phaolô II, Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia (17-4-2003)

EG: Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium (24-11-2013)

EN: Chân Phúc Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (8-12-1975)

EV: Thánh Gioan Phaolô II, Thông Điệp Evangelium Vitae (25-3-1995)

FC: Thánh Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22-11-1981)

IL: Phiên Họp Đặc Biệt Lần III của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Tài Liệu Làm Việc (24-6-2014)

LF: Đức Phanxicô, Thông Điệp Lumen Fidei (29-6-2013)

LG: Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium (21-11-1964)

LS: Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato Si' (24-5-2015)

MV: Đức Phanxicô, Tự Sắc Misericordiae Vultus (11-4-2015)

NA: Công Đồng Vatican II, Sắc Lệnh Nostra Aetate (28-10-1965)

NMI: Thánh Gioan Phaolô II, Tông Thư Novo Millennio Ineunte (6-1-2001)

RM: Thánh Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio (7-12-1990)

VS: Thánh Gioan Phaolô II, Thông Điệp Veritatis Splendor (6-8-1993)

NHẬP ĐỀ

1. Chúng tôi, các nghị phụ, hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thượng Hội Đồng, xin cám ơn ngài vì đã kêu gọi chúng tôi cùng suy nghĩ với ngài, và dưới sự hướng dẫn của ngài, về ơn gọi và sứ mệnh của gia đình ngày nay. Chúng tôi xin khiêm nhường dâng lên ngài thành quả các lao công của chúng tôi, vì biết rằng nó có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi có thể quả quyết rằng chúng tôi đã luôn nghĩ tới các gia đình thế giới với những hân hoan và hy vọng của họ, với những buồn sầu và đau đớn của họ. Các môn đệ của Chúa Giêsu luôn biết rằng “không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại” (GS 1). Chúng tôi xin tạ ơn Chúa vì lòng trung thành đại lượng của rất nhiều gia đình trong việc hưởng ứng ơn gọi và sứ mệnh của họ, dù gặp nhiều trở ngại, hiểu lầm và đau khổ. Toàn thể Giáo Hội xin khích lệ các gia đình này; vì, nhờ kết hợp với Chúa mình và được sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội này luôn biết rằng mình có lời sự thật và hy vọng để hiến tặng mọi người. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở điều này khi cử hành lễ khai mạc giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình thượng hội đồng dành cho gia đình này: “Thiên Chúa không dựng nên các hữu thể nhân bản để họ sống buồn sầu hay cô độc, mà để họ chia sẻ cuộc hành trình của họ với một người khác hòng bổ túc cho họ… Chúa Giêsu đã tóm lược kế hoạch này bằng những lời sau đây: “Ngay từ thuở sáng thế, Thiên Chúa đã dựng nên họ có nam có nữ; vì lý do này, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình và kết hợp với vợ và cả hai sẽ nên một thân xác. Bởi thế, họ không còn là hai, mà chỉ còn là một thân xác” (Mc 10: 6-8; xem St 1:27; 2:24)”. Thiên Chúa “kết hợp trái tim một người người đàn ông và một người đàn bà yêu nhau, nối kết họ trong sự hợp nhất và bất khả tiêu. Điều này có nghĩa: đối tượng của cuộc sống hôn nhân không phải chỉ là sống với nhau mãi mãi, mà còn yêu nhau mãi mãi nữa! Bởi thế, Chúa Giêsu đã tái lập trật tự nguyên thủy và và là trật tự phát sinh (…). Chỉ ở trong ánh sáng sự điên rồ nhưng không của tình yêu vượt qua của Chúa Giêsu, ta mới hiểu được sự điên rồ nhưng không của cuộc sống hôn nhân một vợ một chồng cho tới chết” (Bài giảng Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng, ngày 4 tháng Mười năm 2015).

2. Là cung lòng của hân hoan và thử thách, Gia đình là trường học đầu tiên và tốt nhất của nhân loại (xem GS 52). Bất chấp các dấu hiệu khủng hoảng trong định chế gia đình thuộc nhiều bối cảnh khác nhau, ước nguyện có gia đình vẫn sinh động nơi các thế hệ trẻ trung. Là nhà chuyên môn về nhân loại và luôn tin tưởng vào sứ mệnh của mình, Giáo Hội xác tín công bố “Tin Mừng gia đình”: một tin mừng được tiếp nhận cùng một lúc với mạc khải của Chúa Giêsu Kitô và được giảng dậy một cách liên tục bởi các Giáo Phụ, các thầy dậy linh đạo, và Huấn Quyền của Giáo Hội. Gia đình mang một tầm quan trọng đặc biệt đối với Giáo Hội đang lữ hành: “Lớn lao thay là tình yêu qua đó Thiên Chúa khởi sự đồng hành với nhân loại, Người bắt đầu bước đi với dân của Người cho tới lúc họ trưởng thành thì Thiên Chúa ban cho họ dấu hiệu vĩ đại nhất của tình yêu của Người, đó là chính Con Một của Người. Và Người đã sai Con của Người tới đâu? Tới một cung điện? Để thiết lập một doanh nghiệp? Người sai Con Một Người tới một gia đình. Thiên Chúa đã bước vào thế giới trong một gia đình. Và Người đã có thể làm thế vì gia đình này có một trái tim biết mở cửa cho tình yêu, nó luôn để cửa mở rộng” (Đức Phanxicô, Diễn Văn tại Buổi Cử Hành Các Gia Đình, Philadelphia, 27 tháng Mười, 2015). Các gia đình ngày nay được mời gọi trở nên “các môn đệ truyền giáo” (Xem EG, 120). Trong chiều hướng này, điều cần là gia đình phải được tái khám phá như là chủ thể không thể miễn chước đối với việc truyền giảng Tin Mừng.

3. Đức Giáo Hoàng đã triệp tập Thượng Hội Đồng Giám Mục để suy nghĩ về thực tại gia đình. “Việc tụ tập quanh Giám Mục Rôma trong hợp nhất vốn đã là một dịp đầy ơn thánh, trong đó, tính hợp đoàn giám mục trở nên hiển hiện trong cuộc hành trình thiêng liêng và trong việc biện phân mục vụ” (Đức Phanxicô, Diễn Văn tại Buổi Canh Thức cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình, 4 tháng Mười, 2014). Trong vòng 2 năm, đã diễn ra Phiên Toàn Thể Ngoại Thường (2014), và Phiên Tòan Thể Thường Lệ (2015), cả hai đảm nhiệm việc lắng nghe các dấu hiệu xuất phát từ Thiên Chúa và từ lịch sử nhân loại, trong sự trung thành với Tin Mừng. Thành quả cuộc gặp gỡ thứ nhất của Thượng Hội Đồng, trong đó Dân Thiên Chúa đóng góp phần khá quan trọng, đã được trình bầy trong Bản Relatio Synodi (Tường Trình Của Thượng Hội Đồng). Cuộc đối thoại và suy nghĩ của chúng tôi đã được gợi hứng bởi một phương thức ba nhánh: lắng nghe thực tại gia đình ngày nay, theo viễn ảnh đức tin, trong các phức tạp gồm đủ cả ánh sáng lẫn bóng tối của thực tại này. Mắt nhìn chặt vào Chúa Kitô, để có thể tái suy nghĩ mạc khải với một nét tươi mát và hứng khởi đổi mới, một mạc khải từng được lưu truyền trong đức tin của Giáo Hội. Gặp gỡ Chúa Thánh Thần để biện phân các nẻo đường dẫn tới việc canh tân Giáo Hội và xã hội trong nghĩa vụ của các định chế này đối với gia đình, vốn đặt căn bản trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Ngoài việc làm sao để đáp ứng các vấn đề thời nay, trước hết, gia đình được Thiên Chúa mời gọi ý thức được một cách mới mẻ bản sắc truyền giáo của mình. Phiên họp của Thượng Hội Đồng được phong phú hóa nhờ sự hiện diện của các cặp vợ chồng và các gia đình trong cuộc thảo luận trực tiếp có liên quan tới họ. Trong khi gìn giữ thành quả của Phiên Họp trước, là phiên dành để bàn về các thách đố của gia đình, chúng tôi đã hướng chú ý của mình vào ơn gọi và sứ mệnh của nó trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay.

Còn tiếp
 
Tại Florence, năm thứ “duy” bị Đức Phanxicô phê phán
Vũ Văn An
15:41 11/11/2015
Ngày 10 tháng 11, trong Đại Hội Công Giáo Ý lần thứ năm tổ chức ở Florence, với chủ đề “Tân Chủ Nghĩa Nhân Bản Trong Chúa Giêsu Kitô”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với các tín hữu tụ họp tại Nhà Thờ Chính Tòa của Thành Phố.

Ngài nói với họ rằng tìm giải pháp cho các cơn bệnh và các vấn nạn của Giáo Hội dựa vào “chủ nghĩa duy bảo thủ và chủ nghĩa duy cực đoan” là điều hoàn toàn vô dụng. Ngài cũng cảnh cáo chống lại một đức tin “giam mình trong chủ nghĩa duy chủ quan”.

Ngài nhấn mạnh rằng cả chủ nghĩa duy Pêlagiô (Pelagianism), một ly giáo bác bỏ tội nguyên tổ, lẫn chủ nghĩa duy ngộ đạo (Gnosticism), một chủ nghĩa bác bỏ thần tính của Chúa Kitô, đều là những cám dỗ sẽ đánh bại chủ nghĩa nhân bản Kitô Giáo chân thực.

Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chủ nghĩa duy Pêlagiô “thúc đẩy Giáo Hội đừng khiêm nhường, đừng vị tha và đừng được hưởng phúc. Và nó làm thế với bộ dạng của một chủ nghĩa tốt lành”. Nhưng ngài cho hay: một phương thức như thế, chỉ “đem ta tới chỗ tin tưởng vào các cơ cấu, các cơ quan, tới việc đặt kế hoạch hoàn hảo vì nó hoàn toàn trừu tượng”.

Và theo ngài, “nó cũng dẫn ta tới chỗ tiếp nhận một phong thái kiểm soát, cứng ngắc, vụ luật. Luật mang đến cho phe Pêlagiô sự an toàn để cảm thấy mình ở thế thượng phong hơn, có hướng đi chính xác hơn. Đó là sức mạnh của nó, chứ không phải ánh sáng từ hơi thở Chúa Thánh Thần”.

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Khi đương đầu với những căn bệnh hay vấn nạn của Giáo Hội, điều hoàn toàn vô dụng là đi tìm giải pháp nơi chủ nghĩa duy bảo thủ và chủ nghĩa duy quá khích, trong việc phục hồi các tập quán và những hình thức lỗi thời, vô nghĩa cả về mặt văn hóa”.

Ngài nói thêm rằng tín lý Kitô Giáo “không phải là một hệ thống khép kín, hết khả năng tạo ra các câu hỏi, các bận tâm, nhưng nó sống động, làm người ta không yên, sinh động hóa người ta. Gương mặt của nó không cứng nhắc, cơ thể nó động đậy và phát triển, da thịt nó mềm mại: đó là da thịt của Chúa Giêsu Kitô”.

Theo Đức Phanxicô, “việc cải tổ Giáo Hội, mà Giáo Hội thì semper reformanda (luôn cần cải tổ), là điều hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa duy Pêlagiô”. Ngài nói rằng việc cải tổ này không được hoàn tất nhờ thay đổi cơ cấu, mà có nghĩa là “được tháp nhập và bén rễ vào Chúa Kitô, tự để ta được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Rồi mọi sự khác đều khả hữu cùng với óc khéo léo và óc sáng tạo của ta”.

Cám dỗ thứ hai sẽ đánh bại chủ nghĩa nhân bản Kitô Giáo là cơn cám dỗ của chủ nghĩa duy ngộ đạo. “Nó dẫn ta tới chỗ tin tưởng vào lối suy luận rõ ràng, hợp luận lý học, nhưng không còn nhìn ra sự mềm mại của da thịt anh chị em mình”.

Trích dẫn tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, ngài bảo: sự quyến rũ của chủ nghĩa duy ngộ đạo “là sự quyến rũ của một đức tin tự khóa mình vào chủ nghĩa duy chủ quan, một chủ nghĩa chỉ ảnh hưởng ‘tới một kinh nghiệm nào đó hay một số ý niệm và một số tín liệu nào đó nhằm an ủi và soi sáng, nhưng cuối cùng giam hãm người ta trong các suy nghĩ và cảm quan của họ’”.

Đức Giáo Hoàng nói thêm: “sự khác nhau giữa tính siêu việt Kitô Giáo và bất cứ hình thức duy tâm linh ngô đạo nào đều nằm trong mầu nhiệm Nhập Thể. Không đem ra thực hành, không đưa Lời vào thực tại, là xây nhà trên cát, là ở mãi trong các ý niệm lý thuyết và sẽ thoái hóa thành những thân mật không sinh hoa trái, khiến cho năng động tính của Lời thành vô sinh”.

Ngược lại, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh ba cảm quan hay tình cảm cần thiết đối với chủ nghĩa nhân bản Kitô Giáo, ba cảm quan vốn nói lên “tâm tư Chúa Giêsu Kitô”. Ngài liệt kê chúng là đức khiêm nhường, vô vị lợi, tức không bị ảnh hưởng bởi các động lực vị kỷ, cũng không mưu cầu tư lợi bản thân mà là quyền lợi của người khác, và được hưởng phúc, được hưởng niềm vui của Tin Mừng.



Đức Phanxicô cho hay: “sống gần gũi người ta và cầu nguyện là hai chìa khóa để sống chủ nghĩa nhân bản Kitô Giáo” nghĩa là “được lòng dân, khiêm nhường, đại lượng, hạnh phúc”.

Theo ngài “mất tiếp xúc với dân trung thành của Thiên Chúa, ta sẽ mất cả nhân loại và không đi tới đâu hết”.

Ngài nói thêm: “ta chỉ có thể nói tới chủ nghĩa nhân bản bằng cách khởi đi từ tính trung tâm của Chúa Giêsu, khám phá nơi Người các đặc điểm của gương mặt con người chân chính. Và khởi đi từ việc chiêm ngắm gương mặt của Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, một gương mặt vốn tái tạo nhân tính ta, một nhân tính vốn tan nát vì gian khổ đời người hay bởi tội lỗi mà ra. Ta không nên thuần hóa sức mạnh của gương mặt Chúa Kitô”.

Ngài nói rằng gương mặt là “hình ảnh sự siêu việt của Người” nhưng thêm rằng ở đây ngài không muốn “vẽ ra một hình ảnh trừu tượng về ‘tân chủ nghĩa nhân bản’, một ý niệm nào đó về con người, mà muốn trình bầy một cách đơn sơ một cố đặc điểm của chủ nghĩa nhân bản Kitô Giáo vốn là các tâm tư tình cảm của Chúa Giêsu Kitô. Đây không phải là các cảm giác chóng qua có tính trừu tượng mà đúng hơn biểu thị cho một sức mạnh ấm áp nội tâm giúp chúng ta có thể sống và đưa ra các quyết định”.

Đức Giáo Hoàng đề cao các Mối Phúc là các mối “giúp chúng ta sống cuộc sống Kitô hữu về phương diện thánh thiện. Chúng rất vắn, đơn giản nhưng thực tiễn. Xin Chúa ban cho ta ơn thánh để hiểu điều đó, hiểu sứ điệp của Người!”.

Ngài khuyên các tín hữu Ý “luôn tiếp nhận tinh thần của những nhà thám hiểm vĩ đại”, không sợ sệt trước “các biên giới và sóng cả”. Hãy trở nên một Giáo Hội “tự do và cởi mở trước các thách đố của hiện tại, không bao giờ ở thế phải chống chế vì sợ mất một điều gì đó. Và hãy gặp gỡ người ở đường phố, theo con đường của Thánh Phaolô: ‘với người yếu, tôi trở thành người yếu, để được lòng người yếu. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người để bằng đủ mọi cách tôi cứu được một số’ (1 Cor 9:22)”.

Ngài cũng nhấn mạnh thêm rằng điều quan trọng là phải “luôn nhớ rằng” sẽ “không có chủ nghĩa nhân bản đích thực nào mà lại không cung cấp tình yêu làm sợi dây nối kết các hữu thể nhân bản”, bất kể sợi dây này có “bản chất liên ngã, thân mật, xã hội, chính trị hay tri thức”.

“Điều trên đặt căn bản trên nhu cầu đối thoại và gặp gỡ, để cùng với người khác, xây dựng một xã hội dân chính”.

Trong bài nói chuyện, Đức Giáo Hoàng nói đùa với các người tham dự rằng ngài sẽ không trình bầy với họ một danh sách dài gồm nhiều cơn cám dỗ: “không như 15 điều tôi trình bầy với Giáo Triều Rôma” (Xem Diễn Văn với Giáo Triều Rôma, 22 tháng 12, 2014).
 
ĐHY Parolin phê bình các cuộc tấn công chống Giáo Hội
Lm. Trần Đức Anh OP
10:39 11/11/2015
VATICAN. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, phê bình các cuộc tấn công ”cuồng điên” của một số cơ quan truyền thông chống Giáo Hội.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Amedeo Lomonaco hôm 10-11-2015, về vụ mới đây hai cuốn sách đăng tải những tài liệu mật của Tòa Thánh bị lấy trộm, quen gọi là ”Vatileak 2” và chương trình cải tổ của ĐTC Phanxicô, ĐHY Parolin nói: ”Nếu chúng ta đọc báo chí, chúng ta thấy những cuộc tấn công ấy có lẽ thiếu hợp lý, ít suy nghĩ, đầy cảm xúc, nếu không muốn nói là ”cuồng điên” (isterici). Có một câu tục ngữ nói rằng: Chúa biết viết thẳng những đường cong. Chắc chắn, tôi không tin rằng những cuộc tấn công ấy có thiện ý tốt. Đó là những cuộc tấn Công Giáo Hội. Chúng có thể được diễn ra hoặc biến thành một điều tốt nếu chúng ta cũng biết đón nhận chúng với tinh thần hoán cải và trở về với Tin Mừng như Chúa yêu cầu chúng ta. Tôi sẽ tìm cách đón nhận khía cạnh này vì tất cả chúng ta đều luôn luôn cần sự hoán cải”.

Về những đối kháng mà ĐTC nói là gặp phải trong chương trình của ngài cải tổ giáo triều và Giáo Hội, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhận xét rằng: ”Thay đổi sự việc luôn luôn là điều khó khăn vì tất cả chúng ta đều bị cám dỗ muốn tiếp tục ở trong sự yên hàn, trong sự quen thuộc hàng ngày đều đều của chúng ta. Theo chiều hướng này cần vượt thắng những đối kháng. Định nghĩa những đối kháng đó là điều tự nhiên thì quá nhẹ, nhưng định nghĩa chúng là bệnh hoạn thì quá nặng. Đó là những đối kháng có thực. Tôi nghĩ rằng cần đương đầu với những đối kháng ấy trong tinh thần xây dựng, để chúng được biến đổi. Tôi tin rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề này là biến đổi những đối kháng bình thường đứng trước những thay đổi thành những dụng cụ để cải tổ. Và tất cả chúng ta đều muốn có sự cải tiến. Sự cải tiến ấy chính ĐTC đã yêu cầu cần thực hiện cho giáo triều Roma”.

Mặt khác, hôm 10-11-2015, cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, lại phải lên tiếng cải chính những tin ”thất thiệt” của một số báo chí Italia cho rằng trong khuôn khổ các cuộc điều tra tại Vatican, một số Hồng Y hoặc giám chức cũng bị hỏi cung trong những ngày qua. Cha Lombardi gọi những tin này là ”Hoàn toàn sai lầm, không có căn cứ nào cả”.

Cha Lombardi cũng bác bỏ một số thông tin về ĐHY Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống đốc quốc gia thành Vatican: báo chí nói rằng ĐHY Bertello đã tiếp xúc với chính quyền Italia, về vấn đề thất thoát các tài liệu. LM giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh nói: ”Những tin này cũng hoàn toàn là sai” (SD 10-11-2015)
 
ĐTC Phanxicô gặp gỡ 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu ngày thứ tư 11-11-2015
Linh Tiến Khải
10:40 11/11/2015
Chung sống chia sẻ là phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình. Nó là hàn thử biều giúp đo lường các tương quan, và đuợc thể hiện tràn đầy trong Bí Tích Thánh Thể, khi tín hữu chia sẻ với nhau Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, là lương thực dưỡng nuôi tình yêu đích thạt và bền lâu.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với gần 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ ngày thứ tư 11-11-2015. Đa số các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu. Từ Phi châu có phái đoàn Ghana, Từ Á châu có các đoàn hành hương Nam Hàn và Nhật Bản. Trong khi từ Brasil có các đoàn hành hương Aracaju, Divinopolis, Pernambuco và Sao Paolo. Cũng có vài nhóm tín hữu Việt Nam đến từ Đan Mạch và tiểu bang California Hoa Kỳ.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý: tinh thần chung sống chia sẻ trong gia đình. Ngài nói: Đây là một phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình mà người ta học từ ngay những ngày đầu của cuộc sống. Nó là thái độ chia sẻ các thiện ích của cuộc sống, và người ta hạnh phúc vì có thể làm như vậy. Nhưng chia sẻ và biết chia sẻ là một nhân đức qúy báu. Biểu tượng của nó, “hình ảnh” của nó là gia đình tụ họp chung quanh bàn ăn. Việc chia sẻ bữa ăn, và vượt ngoài thực phẩm – việc chia sẻ tình yêu thương, các câu chuyện, các biến cố… là một kinh nghiệm quan trọng. Khi có một lễ, một ngày sinh nhật, một ngày kỷ niệm, người ta tìm lại nhau chung quanh một bàn ăn. Trong một vài nền văn hóa người ta cũng có thói quen làm điều này trong dịp tang chế, để gần gũi với người đau khổ vì mất thân nhân. ĐTC khẳng định thêm như sau:

Việc chung sống chia sẻ là một hàn thử biểu chắc chắn giúp đo lường các tương quan: nếu trong gia đình có điều gì đó không ổn, hay một vết thương ẩn kín, thì người ta hiểu ngay tại bàn ăn. Một gia đình mà hầu như không bao giờ ăn chung với nhau, hay tại bàn ăn không nói chuyện với nhau, nhưng nhìn truyền hình hay nhìn điện thoại di động, thì đó là một gia đình “ít có tính cách gia đình”. Khi người ta sử dụng máy vi tính hay điện thoại di động mà không nói chuyện với nhau, thì gia đình ít có tính cách gia đình. Khi con cái gắn chặt với mày vi tính hay điện thoại di động ở bàn ăn, và người ta không lắng nghe nhau, đó không phải là gia đình, đó là một nhà trọ.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta tất cả đều hiết rằng Kitô giáo có một ơn gọi đặc biệt chung sống chia sẻ. Chúa Giêsu thích giảng dậy tại bàn ăn, và đôi khi Ngài trình bầy Nước Thiên Chúa như một bữa tiệc. Chúa Giêsu cũng lựa chọn bàn ăn để trao ban cho các môn đệ sứ điệp tinh thần của Ngài- ngài làm điều đó trong bữa ăn chiều - cô đọng trong cử chỉ tưởng niệm cuộc Hiến Tế của Ngài: trao ban Mình và Máu làm Của Ăn và Của Uống cứu độ, dưỡng nuôi tình yêu đích thật và bền lâu.

Trong viễn tượng này, chúng ta có thể hiểu rằng trong Thánh Lễ gia đình ở trong nhà mình, chính vì nó đem tới Thánh Thể kinh nghiệm chung sống chia sẻ và rộng mở cho ơn thánh của việc sống chung chia sẻ đại đồng, của tình yêu của Thiên Chúa đối với thế giới. Khi tham dự bí tích Thánh Thể, gia đình được thanh tẩy khỏi cám dỗ khép kín trong chính mình, được củng cố trong tình yêu, trong lòng trung thành và nới rộng các biên giới của tình huynh đệ theo trái tim của Chúa Kitô.

Nhận xét về thời đại ngày nay ĐTC nói: Trong thời đại ngày nay, bị ghi dấu bởi biết bao nhiêu khép kín và qúa nhiều bức tường ngăn cách, việc chung sống chia sẻ, do gia đình sinh ra và được bí tích Thánh Thể nới rộng, trở thành một cơ may nền tảng. Bí tích Thánh Thể và các gia đình được Thánh Thể nuôi dưỡng có thể chiến thắng các khép kín đó và xây dựng các cây cầu tiếp đón và bác ái. Phải, Bí tích Thánh Thể của một Giáo Hội tại gia, có khả năng tái trao ban cho cộng đoàn men hoạt động của việc chung sống chia sẻ và sự tiếp đón nhau, là một trường học bao gồm nhân bản không sợ hãi các đối chiếu.

Ký ức về các nhân đức gia đình giúp chúng ta hiểu. Chính chúng ta đã thừa nhận và còn thừa nhận rằng các phép lạ nào có thể xảy ra khi một bà mẹ trông nom chú ý, nuôi nấng và săn sóc con cái của người khác, ngoài con cái của mình. Cho tới ngày hôm qua đây chỉ cần một bà mẹ là đủ trông nom mọi đứa trẻ trong sân! Còn nữa, chúng ta biết rõ một dân tộc có sức mạnh nào, khi các người cha coi con cái như một thiện ích được chia sẻ, họ hạnh phúc và hãnh diện che chở con cái họ. Tiếp dến ĐTC ghi nhận các bối cảnh xã hội ngày nay như sau:

Ngày nay nhiều môi trường xã hội đặt ra các chướng ngại cho sự chung sống chia sẻ trong gia đình. Thật thế, ngày nay nó không dễ dàng. Chúng ta phải tìm ra cách thế tái phục hồi nó: nói chuyện với nhau tại bàn ăn, lắng nghe nhau tại bàn ăn. Không thinh lặng, cái thinh lặng ấy không phải là thinh lặng của các nữ đan sĩ, nó là sự thinh lặng của tính ích kỷ: mỗi người có cái của mình hoặc là truyền hình hay máy vi tính… và người ta không nói với nhau nữa. Không, đừng thinh lặng. Hãy thu hồi sự chung sống chia sẻ trong gia đình miễn là bằng cách thích ứng nó với thời đại. Việc chung sống chia sẻ xem ra trở thành một điều mà người ta buôn bán, nhưng như vậy nó trở thành một điều khác. Việc nuôi dưỡng không chỉ luôn luôn là biểu tượng của một sự chia sẻ công bằng các của cải, có khả năng đạt tới những người không có cơm bánh và tình yêu thương. Tại các nước giầu chúng ra bị giản lược vào chỗ tiêu tiền cho việc ăn uống qúa độ, rồi lại sửa chữa việc thái quá ấy. Và dịch vụ vô nghĩa này khiến cho chúng ta không chú ý tới cái đói đích thật của thân xác và của linh hồn. Khi không có sự chung sống chia sẻ, thì có ích kỷ, mỗi người nghĩ tới chính mình. Tệ hơn nữa là việc quảng cáo đã khiến cho nó trở thành một ăn bữa nhỡ buồn chán và một ước muốn ăn bánh ngọt. Trong khi có quá nhiều anh chị em ở bên ngoài bàn ăn. Thật là hơi đáng xấu hổ phải không?

Chúng ta hãy nhìn vào mầu nhiệm Tiệc Bí Tích. Chúa bẻ bánh Mình và đổ Máu Ngài cho tất cả mọi người. Thật thế, không có chia rẽ nào có thể chống lại Hy Lễ hiệp thông này. Chỉ có thái độ giả dối, đồng lõa với sự dữ có thể loại trừ khỏi nó. Mọi xa cách khác không thể chống lại quyền năng không được che chở của bánh được bẻ ra và rượu được đổ ra này, là Bí Tích Thân Mình duy nhất của Chúa. Liên minh sống động của các gia đình kitô đi trước, nâng đỡ và bao gồm, trong năng động của tính hiểu khách của nó, các mệt nhọc và niềm vui thường ngày, cộng tác với ơn của Bí Tích Thành Thể, có khả năng tạo dựng sự hiệp thông luôn mới mẻ với sức mạnh bao gồm và cứu rỗi.

Kết thúc bàì huấn dụ ĐTC nói: Như thế gia đình kitô sẽ cho thấy chân trời rộng rãi của nó, là chân trời của Giáo Hội, Mẹ của tất cả mọi người, của tất cả những người bị bỏ rơi và loại trừ, trong tất cả mọi dân tộc. Chúng ta hãy cầu nguyện để sự chung sống chia sẻ này của gia đình có thể lớn lên và chín mùi trong thời gian ơn thánh của Năm Lòng Thương Xót sắp tới.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương và chúc mọi người có các ngày thăm viếng Roma nhiều bổ ích và ơn thánh. Chào các nhóm ba Lan ngài nói hôm qua Ba Lan cử hành ngày lễ độc lập. Trong bối cảnh này tôi xin lập lại lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói tại Varsava ngày mùng 2 tháng 6 năm 1979 rằng: “Không có Chúa Kitô, thì không hiểu được lịch sử của dân nước Ba Lan”. Anh chị em hãy kiên trì trung thành với Tin Mừng và truyền thống của Cha ông trong việc phục vụ quê hương anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Ba lan và từng người trong anh chị em.

Chào các tín hữu Slovac tháp tùng các Giám Mục về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh, đặc biệt là các linh mục, chủng sinh và tu sĩ nam nữ, ĐTC cầu mong chuyến viếng thăm Roma củng cố ý thức tuỳ thuộc Giáo Hội đại đồng của họ. ĐTC xin họ tháp tùng các Giám Mục với lời cầu nguyện sốt sắng và đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Chào các đoàn hành hương nói tiếng Ý ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội kình nhớ thánh Martino Giám Mục thành Tours bên Pháp, một gương mặt rất bình dân, đặc biệt tại Âu châu, mẫu gương của việc chia sẻ với người nghèo. Năm tới dịp kỷ niệm 1700 năm thánh nhân sinh ra trùng với Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Ngỏ lời với người trẻ, các anh chị em đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC xin Chúa giúp các bạn trẻ trở thành những người thăng tiến lòng thương xót và sự hòa giải; nâng đỡ các bệnh nhân không mất niềm tin tưởng cả trong những lúc khổ đau; và ban cho các đôi tân hôn biết tìm ra trong Tin Mừng niềm vui đón nhận mọi sự sống, nhất là sự sống yếu đuối không được bênh đỡ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành Tòa Thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, Tường Trình Sau Cùng, Phần I, chương 1
Vũ Văn An
21:00 11/11/2015
PHẦN I

Giáo Hội trong cuộc đối thoại với gia đình

4. Mầu nhiệm tạo dựng sự sống trên trái đất làm ta hết sức thán phục và ngạc nhiên. Gia đình xây dựng trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà là một nơi tuyệt vời và không thể thay thế được của tình yêu bản vị, một tình yêu có khả năng lưu truyền sự sống. Tình yêu không thể bị giản lược thành một thứ ảo tưởng tạm bợ, tình yêu cũng không phải là một cùng đích trong chính nó, tình yêu tìm kiếm sự đáng tin cậy của một “anh/em” có bản vị. Trong đoan hứa yêu nhau hỗ tương, lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, tình yêu mong được lâu dài suốt đời, cho tới tận lúc chết. Uớc nguyện nền tảng muốn lập nên những mạng lưới yêu thương, vững chắc và liên thế hệ trong gia đình tự xuất hiện một cách liên tục và đầy ý nghĩa, vượt lên trên mọi ranh giới văn hóa và tôn giáo cũng như các thay đổi xã hội. Trong sự tự do của lời “có” được tự do trao đổi suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, tình yêu của Thiên Chúa vừa hiện diện vừa được cảm nghiệm. Đối với đức tin Công Giáo, hôn nhân là một dấu hiệu thánh thiêng qua đó, tình yêu Thiên Chúa dành cho Giáo Hội của Người được thể hiện. Gia đình Kitô hữu, do đó, là thành phần sống động của Giáo Hội: một “Giáo Hội tại gia”.

Cặp vợ chồng và cuộc sống hôn nhân không phải là các thực tại trừu tượng, chúng mãi bất toàn và dễ bị thương tổn. Vì lý do này, ý chí hoán cải, trở về, luôn là điều cần thiết, để tha thứ và để bắt đầu lại. Trong trách nhiệm làm mục tử của mình, chúng tôi quan tâm tới cuộc sống các gia đình. Chúng tôi muốn lắng nghe thực tại cuộc sống họ và các thách đố của họ, và đồng hành với họ bằng đôi mắt yêu thương phát xuất từ chính Tin Mừng. Chúng tôi muốn mang tới cho họ sức mạnh và giúp họ đảm nhiệm sứ mệnh hôm nay của họ. Chúng tôi muốn đồng hành với họ bằng một tấm lòng rộng mở trong chính các âu lo của họ, giúp họ can đảm và hy vọng, bắt đầu với lòng thương xót của Thiên Chúa.

Chương 1

Gia đình và bối cảnh văn hóa nhân học
Bối cảnh văn hóa xã hội

5. Vâng phục điều Chúa Thánh Thần đòi hỏi nơi mình, chúng tôi tiếp cận các gia đình ngày nay trong tính đa dạng của họ, vì biết rằng “Chúa Kitô, Ađam mới… mạc khải trọn vẹn con người cho chính Người” (GS 22). Chúng tôi chú ý tới các thách đố hiện thời đang ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của cuộc sống. Chúng tôi biết rõ xu hướng chính của các thay đổi văn hóa và nhân học, mà vì chúng các cá nhân ít được các cơ cấu xã hội trợ giúp hơn so với quá khứ trong cuộc sống xúc cảm và gia đình của họ. Mặt khác, điều cũng bó buộc không kém đòi phải làm là xem xét các phát triển của chủ nghĩa duy cá nhân quá trớn, đang phá hoại các dây nối kết trong gia đình, tạo ra lý tưởng muốn đề cao một chủ thể được xây dựng theo ý muốn riêng của người ta, làm suy yếu sức mạnh của bất cứ dây nối kết nào. Chúng tôi nghĩ tới các cha mẹ, các ông bà, các anh chị em, các thân nhân gần xa, và tới sợi dây nối kết giữa hai gia đình do hôn nhân tạo nên. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên thực tại sống này: sức mạnh của các dây nối kết gia đình vẫn tiếp diễn khắp nơi để giữ cho thế giới tiếp tục sống. Vẫn liên tiếp còn có sự tận tụy lớn lao, biết quan tâm tới phẩm giá mọi con người: đàn ông, đàn bà, và trẻ em, mọi nhóm và thiểu số sắc tộc, như bảo vệ việc gia tăng quyền lợi của mọi con người nhân bản ngay bên trong gia đình. Lòng trung thành của họ sẽ không đáng tôn vinh nếu họ không xác nhận một niềm tin rõ ràng vào giá trị của cuộc sống gia đình, nhất là tin tưởng vào ánh sáng Tin Mừng ngay trong các nền văn hóa khác nhau. Chúng tôi biết rõ các thay đổi mạnh mẽ do các biến động văn hóa và nhân học mang đến cho mọi khía cạnh của cuộc sống, và chúng tôi vẫn luôn xác tín rằng gia đình là hồng phúc của Thiên Chúa, là nơi Người biểu lộ sức mạnh của ơn thánh cứu rỗi của Người. Ngay bây giờ, Chúa vẫn mời gọi người đàn ông và người đàn bà bước vào hôn nhân, đồng hành với họ trong cuộc sống gia đình, và ban chính Người cho họ như một hồng phúc khôn tả; đó là một trong các dấu chỉ thời đại cho ta thấy: Giáo Hội đang được mời gọi “tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại và giải thích chúng dưới ánh sáng Tin Mừng; như vậy mới có thể giải đáp một cách thích ứng với từng thế hệ những thắc mắc muôn thuở của con người về ý nghĩa cuộc sống hiện tại và mai hậu cũng như về mối tương quan giữa hai cuộc sống ấy. Do đó, cần phải biết và hiểu thế giới chúng ta đang sống với những chờ đợi, mong ước và cả tính chất thường là bi thảm của nó” (GS 4).

Bối cảnh tôn giáo

6. Đức tin Kitô Giáo vẫn mạnh mẽ và sống động. Ở một số nơi trên thế giới, người ta có thể thấy ảnh hưởng tôn giáo bị sa sút đáng kể trong môi trường xã hội, một việc gây nhiều hậu quả đối với cuộc sống gia đình. Xu hướng này có khuynh hướng đẩy chiều kích tôn giáo vào phạm vi tư riêng và trong gia đình, và mang theo nó nguy cơ gây trở ngại cho chứng tá và sứ mệnh của các gia đình Kitô Giáo trong thế giới ngày nay. Trong khung cảnh xã hội tiêu thụ tân tiến, người ta có nguy cơ đặt mọi hy vọng vào việc mưu cầu thái quá sự thành công xã hội và sự thịnh vượng kinh tế. Ở những vùng khác của thế giới, các hậu quả tiêu cực của trật tự kinh tế thế giới bất công đang dẫn tới nhiều hình thức sùng đạo nơi những người quá khích về tôn giáo và chính trị, họ thường thù nghịch đối với Kitô Giáo. Bằng cách tạo ra bất ổn và gieo rắc vô trật tự và bạo động, họ là nguyên nhân gây ra những khốn cùng và đau khổ lớn lao cho đời sống các gia đình. Giáo Hội được mời gọi đồng hành với sự sùng đạo sống động trong các gia đình để hướng nó tới ý nghĩa Tin Mừng.

Thay đổi nhân học

7. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau, mối liên hệ và sự thuộc về là hai giá trị quan trọng để tạo nên bản sắc cho các cá nhân. Gia đình cung hiến cho con người khả năng tự thể hiện mình và góp phần vào việc phát triển người khác trong xã hội nói chung. Cùng một bản sắc Kitô Giáo và Giáo Hội nhận được khi chịu Phép Rửa đã trổ bông trong vẻ đẹp của cuộc sống gia đình. Trong xã hội ngày nay, ta có thể chứng kiến nhiều thách đố khác nhau và các thách đố này tự biểu lộ nhiều ít tại các nơi khác nhau trên thế giới. Trong một số nền văn hóa, không ít người trẻ tỏ ra chống đối bất cứ cam kết dứt khoát nào liên quan tới các liên hệ cảm giới, và thường quyết định sống với một người bạn đường trong những mối liên hệ bất thường. Sinh suất giảm, và hậu quả của nhiều yếu tố khác, trong đó có việc kỹ nghệ hóa, cuộc cách mạng tình dục, việc sợ thặng dư dân số, các vấn nạn kinh tế, việc xuất hiện não trạng ngừa thai và phá thai. Xã hội tiêu thụ cũng có thể làm người ta không muốn có con chỉ để được tự do và duy trì lối sống riêng của mình. Một số người Công Giáo thấy khó có thể sống theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân và gia đình, và khó thấy được sự nhân lành trong kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa dành cho họ nơi giáo huấn này. Tại một số nơi trên thế giới, hôn nhân đang sa sút, trong khi ấy, ly thân và ly dị thì càng ngày càng trở nên thông thường hơn.

Các mâu thuẫn văn hóa

8. Các điều kiện văn hóa có ảnh hưởng tới gia đình cho ta thấy một hình ảnh khác tại nhiều nơi trên thế giới, cũng như dưới ảnh hửơng rộng lớn của truyền thông. Một đàng, hôn nhân và gia đình rất được qúy chuộng và vẫn còn ý niệm trổi vượt này là gia đình biểu tượng cho một nơi an toàn dành cho các tâm tư sâu sắc và đem lại thỏa mãn hơn cả. Đàng khác, các lối hình dung này nhiều khi chỉ là những hoài mong thái quá và do đó là những yêu sách hỗ tương quá đáng. Các căng thẳng phát sinh từ nền văn hóa chiếm hữu và hưởng thụ có tính cá nhân chủ nghĩa thái quá tạo ra nơi gia đình một cảm thức nôn nóng và ưa gây hấn. Cũng cần phải nhắc đến thứ viễn kiến duy nữ, luôn tố cáo chức phận làm mẹ như một cái cớ nhằm bóc lột phụ nữ và làm cho họ không tự thể hiện được một cách trọn vẹn. Ngoài ra, còn có khuynh hướng càng ngày càng coi việc sinh con chỉ là một phương tiện để tự thể hiện mình, một điều phải đạt cho được bằng bất cứ cách nào. Ngày nay, một thách đố văn hóa rất có ý nghĩa đang thóat thai từ ý thức hệ “phái tính”, một ý thức hệ bác bỏ sự khác nhau và tính hỗ tương tự nhiên giữa người đàn ông và người đàn bà. Cứ đà này, ta sẽ có một xã hội không khác nhau về phái tính, và do đó tước mất nền tảng nhân học của gia đình. Một ý thức hệ như thế dẫn tới những dự án giáo dục, những kế hoạch pháp luật chỉ biết cổ vũ bản sắc cá nhân và thân mật cảm giới hoàn toàn tách rời khỏi sự dị biệt sinh học giữa nam và nữ. Bản sắc con người bị giản lược vào chọn lựa cá nhân, một chọn lựa thay đổi với thời gian. Trong viễn kiến đức tin, sự khác nhau của con người vế giới tính mang theo nó hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa (xem St 1:26-27). “Điều này cho ta hay: không phải chỉ người đàn ông, ngay trong họ, mới là hình ảnh của Thiên Chúa, mà cả người đàn ông và người đàn bà, như một cặp, cũng là hình ảnh của Thiên Chúa… Ta có thể nói rằng: không có sự phong phú hóa hỗ tương trong mối liên hệ này, trong tư tưởng và hành động, trong tâm tư và việc làm, trong cả đức tin nữa, thì cả hai đều sẽ không thể hiểu được cách sâu sắc làm đàn ông và làm đàn bà thực sự có nghĩa gì. Nền văn hóa hiện đại ngày nay đã mở ra những không gian mới mẻ, những tự do mới mẻ và những sâu sắc mới mẻ để phong phú hóa cái hiểu về sự dị biệt này. Nhưng nó cũng đem vào nhiều nghi vấn và khá nhiều ngờ vực…Loại bỏ sự khác nhau này… là vấn nạn, chứ không phải là giải pháp” (Đức Phanxicô, triều kiến chung, 15 tháng Tư, 2015).

Các tranh chấp và căng thẳng xã hội

9. Phẩm tính cảm giới và thiêng liêng của cuộc sống gia đình bị đe dọa nặng nề bởi việc gia tăng tranh chấp, thiếu tài nguyên, và các phong trào di dân. Các cuộc bách hại tôn giáo đầy bạo lực, nhất là chống lại các gia đình Kitô hữu, đã làm cho nhiều vùng của hành tinh trở thành hoang địa hoàn toàn, tạo nên nhiều phong trào và làn sóng tị nạn khổng lồ, gây nhiều áp lực nặng nề cho các quốc gia tiếp nhận họ. Các gia đình nào trải qua các thử thách này thường thường bị buộc phải mất gốc và lâm vào thế gần như bị tan vỡ. Lòng trung thành với đức tin của các Kitô hữu, sự kiên nhẫn của họ và sự gắn bó của họ đối với xứ sở nguyên gốc là điều đáng ca ngợi về đủ mọi phương diện. Các cố gắng của các nhà cầm quyền chính trị và tôn giáo để truyền bá và bảo vệ nền văn hóa nhân quyền vẫn chưa đủ. Vẫn còn cần phải tôn trọng quyền tự do lương tâm và cổ vũ việc sống chung hòa hợp giữa mọi công dân dựa trên quyền công dân, quyền bình đẳng và công lý. Các chính sách bất công về kinh tế và xã hội, ngay trong các xã hội phồn thịnh, vẫn đang đè nặng lên việc dưỡng dục con cái cũng như chăm sóc người bệnh và người cao niên. Việc lệ thuộc rượu chè, ma túy, bài bạc nói lên xiết bao các mâu thuẫn và bất ổn xã hội, ảnh hưởng tới cuộc sống các gia đình. Việc tích lũy của cải trong tay một ít người và việc tẩu tán tài nguyên vốn được dành cho các dự án gia đình đã làm gia tăng cảnh nghèo của nhiều gia đình trong rất nhiều khu vực trên thế giới.

Sự mỏng manh và sức mạnh của gia đình

10. Trong cuộc khủng hoảng văn hóa và xã hội ngày nay, gia đình, cộng đồng căn bản của con người, đang chịu nhiều đau khổ vì sự yếu đuối và mỏng manh của mình. Tuy nhiên, nó vẫn biểu lộ được khả năng tìm được nơi mình lòng can đảm để đương đầu với các thiếu sót và trách nhiệm của các định chế đối với việc đào tạo con người, phẩm chất các mối liên kết xã hội, việc chăm sóc các thành viên yếu đuối nhất. Bởi thế, điều đặc biệt chủ yếu là phải đánh giá đúng mức sức mạnh của gia đình để có thể hỗ trợ sự mỏng manh của nó. Xét trong nền tảng, sức mạnh này nằm ở khả năng yêu thương của gia đình và khả năng dạy dỗ việc yêu thương nhau. Bất kể gia đình bị thương tổn ra sao, nó vẫn luôn có thể lớn mạnh bằng cách khởi đi từ tình yêu.

Còn tiếp
 
ĐGH Phanxicô: Để có gia đình vững chắc, hãy cất điện thoại và tắt màn hình.
Giuse Thẩm Nguyễn
22:02 11/11/2015
Tại buổi tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Để có gia đình vững chắc, hãy cất điện thoại và tắt màn hình.

Vatican News: “Để có nền tảng gia đình vững chắc, hãy cất điện thoại cầm tay và tắt máy truyền hình” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố như vậy trong buổi tiếp chung khách hành hương tại quảng trường Thánh Phê-rô vào ngày thứ tư, 13 tháng 11 năm 2015.

Khi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để cùng ăn, cùng uống, bầu không khí gia đình sẽ ấm lên và giúp cho gia đình gắn bó với nhau hơn. Cho nên đừng để cho điện thoại cầm tay, hay máy truyền hình làm xa cách các thành viên trong gia đình.

Chúng ta thường hay gặp cảnh vài người ngồi bên nhau mà ai cũng chíu đầu vào cái điện thoại của mình hay cảnh gia đình ông chồng thì dán mắt vào truyền hình theo dõi trận đấu banh mặc cho bà vợ hay con cái muốn nói gì, làm gì cũng chẳng hề quan tâm.

Ngồi ăn với nhau chưa hẳn đã gần nhau. Bạn đã bao giờ có kinh nghiệm này chưa ?Trong bữa cơm gia đình các con vừa ăn vừa nhắn tin trên điện thoại. Không ai nói với nhau một lời . Ai cũng như ăn vội, ăn cho xong, dù bà mẹ đã chăm chút để có những món ăn ngon mà mọi người ưa thích. Bữa ăn trở nên nguội lạnh và mọi người đều bị cuốn hút vào thế giới ảo của mình: điện thoại và máy truyền hình.

Trong buổi triều kiến tuần trước, Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở về sự tha thứ trong gia đình, hãy tha thứ như lời dạy của Chúa trong kinh Lạy Cha và hôm nay Ngài nhắc đến tầm quan trọng của việc gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Sự gần gũi không những chỉ là ngồi lại với nhau, cùng ăn uống nhưng nhất là dành thời gian cho nhau,cùng chia sẻ, cùng lắng nghe, cùng tâm sư giữa các thành viên trong gia đình.

Thành viên trong gia đình cần dành thời gian cho nhau, để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau. Người gặp khó khăn cần thổ lộ cho gia đình biết để chia sẻ, để giúp đỡ. Người có niềm vui hãy cùng chia vui với mọi người. Chính sự lắng nghe chia sẻ và cùng ở bên nhau là chất keo gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau.

Đức Giáo Hoàng nói “ Một gia đình không ngồi ăn cùng nhau nhưng ai cũng bận rộn với cái điện thoại của mình, cái máy tính, hay cái màn ảnh truyền hình của mình thì rất khó là một gia đình êm ấm.”

Rất nhiều gia đình rơi vào thảm trạng nguội lạnh, đi đến đổ vỡ là do quá bận rộn với điện thoại và máy truyền hình. Con cái không nghe lời cha mẹ, cha mẹ không có thì giờ quan tâm đến con cái cũng chỉ vì ai cũng dành quá nhiều giờ cho các công cụ điện tử của mình.

Điện thoại cầm tay, máy tính, truyền hình là những dụng cụ điện tử, là phương tiện truyền thông không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của thời đại chúng ta, tuy nhiên nếu chúng ta mãi mê với những thứ đó mà quên đi con người, quên đi những liên hệ mật thiết gắn bó giữa các thành viên trong gia đình thì chúng ta đã đi vào một thế giới ảo, tự cô lập mình để làm nô lệ cho dụng cụ máy móc vật chất.

Phải biết làm chủ thời gian của mình, nhất là những giờ sinh hoạt, ăn uống, giải trí chung với gia đình. Để để đối phó với căn bệnh “ toàn thời gian cho điện thoại, máy tính, truyền hình”, nhiều gia đình đã tự hạn chế thời gian xử dụng những phương tiện này bằng cách lập thời khắc biểu rõ ràng cho mọi người, và chú tâm đến sự trao đổi, đối thoại giữa các thành viên trong gia đình.

Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến bí tích Thánh Thể như là một sự hiệp nhất.

Chúa Giê su đã lập ra phép Thánh Thể và qua thánh lễ như là một bàn ăn, nơi đó mọi người quây quần bên nhau, chia sẻ cùng tấm bánh, chia sẻ cùng chén rượu. Có sự liên hệ tương đồng giữa gia đình và thánh lễ. Sự hiện diện bên nhau chính là ý nghĩa của mái ấm gia đình, gia đình trong lòng Giáo Hội, và là dấu ấn của tình yêu Thiên Chúa. Nói một cách khác Phép Thánh Thể là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người và giữa con người với nhau từ đó chúng ta biết được những nhu cầu của người khác.

Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc rằng những bữa ăn chung trong gia đình đã dần biến mất trong nhiều xã hội và chúng ta thường quá hoang phí thực phẩm trong khi có nhiều anh chị em khác trên nhiều miền của thế giới lại bị đói.

Kết thúc phần huấn từ, Đức Giáo Hoàng kêu gọi cầu nguyện cho các gia đình và toàn thể Giáo Hội để mọi người nên hiệp nhất, gắn bó với nhau vì lợi ích của toàn thể nhân loại, đặc biệt trong năm thánh của lòng thương xót tới đây bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 đến 20 tháng 11 năm 2016.
 
Top Stories
Vatican: media coverage on leaked documents partial and imprecise
Vatican Radio
16:11 11/11/2015
2015-11-11 Vatican - A communiqué released on Wednesday by the Holy See Press Office said that in the past few days partial and imprecise information has appeared in the secular press regarding the content of confidential documents pertaining to APSA, the Office that administrates the patrimony of the Holy See.

Reiterating that APSA continues to and always has collaborated with the competent authorities, the communiqué explains that leaked information appears to suggest that the institution has been used for illegal financial activities.

The Vatican Judiciary Authority – it continues – has opened an investigation into the leaking of these documents, and that APSA, which is not under investigation, continues to carry out its activities within full respect of the rules and regulations in force.
Also on Wednesday, a press release published by the Congregation for the Evangelization of Peoples describes the insinuations proffered by some media as “unacceptable.”

The Congregation for the Evangelization of Peoples – also known as Propaganda Fide – says it is perfectly in line with Pope Francis’ reform of the Curia and it is committed to respect the will of donors who throughout the years have contributed to the funding of its missionary mandate.

It denies accusations of renting out luxury apartments or of owning smart hotels and points out that all of its properties, which were donated to the Congregation in favour of Missions, are rented at market rate value, or even at lower rates for those in difficulty, and in full respect of Italian real estate legislation.

It also specifies that the Congregation complies with Italian legislation regarding property taxation.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM José Carballo, Tổng Thư Ký thánh bộ Đời Sống Thánh Hiến thăm TGP Huế và các dòng tu
Trương Trí
10:11 11/11/2015
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC JOSÉ CARBALLO TỔNG THƯ KÝ THÁNH BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN THĂM TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ VÀ CÁC DÒNG TU

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam theo lời mời của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, Đức Tổng Giám mục José Carballo, Tổng Thư ký Thánh bộ Đời sống Thánh hiến của Tòa Thánh đã đến thăm Tổng Giáo phận Huế và các Hội Dòng ở tại Huế.

Xem Hình

Sáng ngày 10/11/2015, đại diện các Dòng tu tại Huế do Cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Tâm Huế dẫn đầu, cùng với Bề trên các dòng tu Nam Nữ đã về sân bay Phú Bài đón Đức Tổng Giám mục José Carballo và phái đoàn Ban Điều hành Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam. Đức Tổng Giám mục José Carballo rất cảm động trước tình cảm của các tu sĩ Nam Nữ dành cho Ngài, và sẵn sàng chụp những tấm hình lưu niệm ngay tại ga sân bay.

Đến thăm và dâng Thánh lễ đồng tế tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế:

Về đến Tòa Tổng Giám mục Huế, hầu như tất cả mọi thành viên của các Hội Dòng đều hiện diện tại sân Trung tâm Mục vụ để chào mừng Đức Tổng Giám mục José Carballo và phái đoàn Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam. Sau khi tặng hoa và chào hỏi cộng đoàn Tu sĩ, Đức Tổng Giám mục đã chào thăm Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.

Ngay sau đó, tại Hội trường Trung tâm Mục vụ, Ngài đã gặp gỡ Liên Tu sĩ Giáo phận Huế, Ngài thật sự hết sức bất ngờ trước sự đón tiếp nồng nhiệt của Cộng đoàn Liên Tu sĩ Huế.

Liên Tu sĩ Huế đã có những tiết mục giới thiệu về ơn gọi tại Giáo phận Huế: “Ngôi nhà Giáo phận Huế dù được xây nên giữa vùng đất eo hẹp, khắc nghiệt về khí hậu của miền Trung. Thế nhưng Thiên Chúa đã an bài cho Giáo phận nhiều ơn gọi thánh hiến, những em bé mẫu giáo được mang những bộ tu phục của từng Hội Dòng và Cộng đoàn Dòng tu được giới thiệu trước phái đoàn. Đặc biệt nhất là tiết mục nêu lên những sứ vụ của mỗi Hội Dòng đều hướng về một Tình Yêu đối với những mãnh đời bất hạnh, khổ đau đang lăn lóc trên mọi nẽo đường, mà mỗi tu sĩ đang ôm lấy để sẻ chia, nâng đỡ. Vì người tu sĩ trong thời đại hôm nay phải là muối, là men, là ánh sáng cho mọi người.

Cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Tâm Huế, Đặc trách Liên Tu sĩ Tổng Giáo phận Huế, phát biểu chào mừng:

“Hôm nay, một niềm vui lớn cho Liên Tu sĩ Huế và Cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận, khi được đón tiếp Đức Tổng Giám mục José Carballo, Tổng Thư ký Thánh bộ Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ của Tòa Thánh, đến viếng thăm trong năm Tân Phúc âm hóa Đời sống Thánh hiến này. Đây quả là một khích lệ lớn lao được trao ban từ Mẹ Giáo Hội, từ Đức Thánh Cha Phanxicô, và từ Thánh Bộ”.

Cha Đặc trách Liên Tu sĩ Huế cũng đã trình lên Đức Tổng Giám mục Carballo về thực tại ơn gọi trong Giáo phận, có 941 Khấn sinh; 133 Tập sinh; 90 Tiền Tập sinh và gần 400 Đệ tử của 4 Hội Dòng thuộc quyền Giáo phận và 5 Cộng đoàn thuộc quyền Giáo hoàng, ngoài ra còn có 4 cộng đoàn Tu hội Đời.

Cha Đặc trách thay mặt Liên Tu sĩ Huế cảm ơn cuộc viếng thăm đầy ý nghĩa của Đức Tổng Giám mục Carballo và xin chuyển đến Đức Thánh Cha Phanxicô tâm tình kính yêu của Cộng đoàn và lời cầu nguyện hằng ngày của Cộng đoàn cho Đức Thánh Cha. Xin Đức Thánh Cha luôn nhớ đến và chúc lành cho Cộng đoàn Liên Tu sĩ chúng con.

Đáp lời tại buổi chào đón, Đức Tổng Giám mục Carballo tỏ lòng cảm ơn Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và Hiệp hội Liên Tu sĩ Việt Nam đã tạo điều kiện cho Ngài đến Huế để cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc khi chứng kiến những thực tại của Đời sống Thánh hiến và Tu trì của các Hội Dòng tại Giáo phận Huế này. Ngài cũng cảm nhận được Đời sống Thánh hiến tại Việt Nam hết sức trẻ trung, và hết lòng cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và toàn thể Cộng đoàn.

Ngài mời gọi mọi người hãy sống đời sống Thánh hiến trong năm Tân Phúc âm hóa Đời sống Thánh hiến này với tất cả thực tại đam mê và hướng về tương lai với niềm hy vọng. Ngài nhắc nhũ: với tâm tình biết ơn, trước hết chúng ta phải nhận biết những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi một người cũng như mỗi Hội Dòng chúng ta. Chúng ta phải hết lòng đam mê và hết lòng yêu thương trong đời sống thánh hiến, đặc biệt là các bạn trẻ. Vì khi chúng ta biết yêu thương thật sự, chúng ta khó có thể mắc sai lầm. Là người Kitô hữu, chúng ta phải biết hy vọng, vì chúng ta tin rằng: đối với Thiên Chúa thì không gì là không thể làm được.

Lòng biết ơn, lòng đam mê và niềm vui hy vọng, ba điều đó chúng ta luôn ghi nhớ, chắc rằng Chúa sẽ không bao giờ quên chúng ta.

Ngay sau cuộc gặp gỡ là Thánh lễ đồng tế trọng thể do Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Giáo phận Huế chủ tế.

Mở đầu Thánh lễ, Ngài nói: Chúng ta đang sống những tháng cuối cùng của năm Tân Phúc hóa Đời sống Thánh hiến. Liên Tu sĩ Việt Nam đã tích cực thảo luận và học hỏi để phục vụ nhu cầu của Chúa và của Giáo Hội. Hôm nay, chúng ta hân hoan đón chào Đức Tổng Giám mục José Carballo, Tổng Thư ký Thánh bộ Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ, nói lên tình yêu thương của Mẹ Giáo Hội và của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đến và mang theo Phép lành của Đức Thánh Cha, mang theo thông điệp của Đức Thánh Cha: Mỗi Tu sĩ phải hiệp thông và mang niềm vui đến cho mọi người.

Trong bài giảng lễ, trước hết Đức Tổng Giám mục Carballo chào mừng Cộng đoàn bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em”, đáp lại là những tràng vỗ tay của Cộng đoàn. Sau đó, qua phiên dịch của Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Đức Tổng Giám mục Carballo chia sẻ:

Bây giờ sắp kết thúc năm Đời sống Thánh hiến, chúng ta phải đặt câu hỏi: Giáo Hội đang cần gì ở chúng ta? Đức Thánh Cha luôn đặt trọng tâm Lời Chúa trong đời sống chúng ta, Phúc âm Chúa Giêsu là trọng tâm của đời sống thánh hiến. Chúng ta đến đây, không phải cứng nhắc tuân theo những sự chỉ dẫn của người sáng lập ra Hội Dòng, mà chúng ta phải tuân theo lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta phải luôn nhớ rằng: Phúc âm là lý tưởng sống của chúng ta. Phúc âm không phải là một chủ thuyết mà là lý tưởng để chúng ta đem ra thưch hành. Lời dạy của Đức Thánh Cha là chúng ta phải xem Phúc âm như là Kim Chỉ Nam của đời sống chúng ta. Đức Thánh Cha cũng dạy chúng ta phải lấy Đức Kitô làm mẫu gương trong đời sống thánh hiến của chúng ta. Đức Thánh Cha cũng mời gọi các bạn trẻ hãy thánh hiến đời mình cho Chúa Giêsu. Do đó, các tu sĩ hãy nói với các em đang tìm hiểu tu đức hãy học theo gương Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha cũng mời gọi các bạn trẻ hãy mở rộng tâm hồn mình để Chúa Kitô vào ngự, phải biết đón nhận Chúa Giêsu để mang Người đến với người khác. Chúng ta không thể truyền giáo nếu chúng ta không có Chúa Giêsu trong tâm hồn chúng ta. Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta là những người thánh hiến phải luôn trung thành với Chúa Giêsu và mang niềm vui đến với mọi người. Và Đức Tổng Giám mục cũng bày tỏ niềm vui khi thấy trong Giáo phận Huế này có rất nhiều bạn trẻ đi theo ơn gọi đời sống thánh hiến.

Viếng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang:

Ngay sau bữa cơm trưa tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, Đức Tổng Giám mục Carballo và phái đoàn đã lên đường ra viếng Đức Mẹ La Vang.

Dưới cái nắng oi bức của cuối mùa Thu, không như mọi năm bây giờ đã là mùa mưa. Đức Tổng Giám mục Carballo kính cẩn dâng lên Mẹ La Vang lẵng hoa tươi thắm. Ngài sốt sắng và cung kính cầu nguyện thật lâu trước Linh đài Đức Mẹ.

Ngài cũng đã đi thăm công trường đang xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang.

Thăm Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng:

Từ Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang quay trở về Huế, Đức Tổng Giám mục Carballo đã đến thăm Hội dòng Con Đức Mẹ Đi viếng. Trước sự đón tiếp nồng nhiệt và hân hoan của các nữ tu, Ngài hết sức cảm động và chia sẻ: Hội Dòng tiếp nối tình yêu thương của Mẹ Maria, ngay khi nhận lời Truyền tin của Sứ thần: mang thai con Thiên Chúa, Mẹ đã lập tức mang niềm vui vừa nhận được đến với mọi người, trước hết là người chị họ của mình. Ngài mời gọi chị em của Hội Dòng hãy noi gương Mẹ, học hỏi ở Mẹ, mang tình yêu thương đến với tất cả những ai đang sầu khổ.

Đại diện Hội Dòng đã trình lên Đức Tổng Giám mục bằng tiếng Ý của Ngài những nét hoạt động của Hội Dòng từ lúc mới hình thành cho đến hiện tại. Nữ tu Maria Martha Lê Thị Lệ, Tổng Bề trên Hội Dòng nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục và bày tỏ lòng mến yêu và phục tùng đối với Đức Thánh Cha. Đồng thời gởi tặng Đức Tổng Giám mục món quà kỷ niệm của Hội Dòng trong dịp Ngài đến thăm hôm nay.

Thăm Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm và Phòng khám Từ thiện Kim Long:

Đức Tổng Giám mục tiếp tục đi thăm Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm, được sự đón tiếp hết sức chân tình của toàn thể Hội Dòng. Với trình độ tiếng Ý thật lưu loát, nữ tu Maria Têrêsa Phạm Thị Bích Thủy đã trình bày với Ngài những nét sinh hoạt của Hội Dòng. Ngài đã đi thăm nơi ở của Hội Dòng và chứng kiến niềm vui của toàn thể Hội Dòng đối với Ngài.

Ngài cũng đã đến thăm Phòng khám từ thiện Kim Long do Hội Dòng coi sóc. Ngài hết sức xúc động trước những bệnh nhân và người tàn tật đang được Hội Dòng chăm sóc, để từ đó Ngài nhắc nhỡ chị em trong Hội Dòng: “Hãy nhìn thấy cuộc đời đau khổ của anh chị em này như nhìn thấy Chúa Giêsu đang chịu đóng đinh trên Thập giá”.

Ngài cũng đã ghi lại những cảm nhận của Ngài trong sổ Lưu bút của Phòng Khám.

Thăm Dòng Kín Carmel:

Đến thăm Dòng Kín Carmel Huế, nơi mà các chị em sống đời sống chiêm niệm và cầu nguyện, cách ly với xã hội bên ngoài. Ngài cảm nhận được sự hy sinh cao quí mà chị em dành cho Giáo Hội. Ngài nhắc nhỡ chị em hãy luôn nhớ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha của chúng ta.

Ngài cũng đã lắng nghe những chia sẻ của chị em và ban Phép lành của Đức Thánh Cha và chụp hình lưu niệm với chị em.

Thăm Hội Dòng Mến Thánh giá Huế:

Về đến Hội Dòng Mến Thánh giá thì trời bắt đầu tối, trong anh nến lung linh chào mừng, các em thanh tuyển sinh và nữ tu hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám mục Carballo. Một vũ điệu Trống dân tộc được các nữ tu biễu diễn mang lại niềm vui và cởi bỏ sự mệt mõi trong suốt một ngày làm việc. Nữ tu Tổng Bề trên Hội Dòng Têrêsa Trần Thị Tùy thay mặt Hội Dòng trình lên Đức Tổng những nét sinh hoạt của Hội Dòng, và hy vọng rằng trong dịp mừng kỷ niệm 300 năm thành lập Hội Dòng vào năm 2019, Đức Tổng Giám mục sẽ trình lên Đức Thánh Cha để cho Hội Dòng được khai mở Năm Thánh.

Hội Dòng đã trao tặng Ngài bức hình của chính Ngài trước Nhà Mẹ của Hội Dòng, Ngài rất vui mừng đem khoe với mọi người.

Thăm Đan viện Thiên An Huế:

Mặc dù đã tối và thời gian đang vội vã, Đức Tổng Giám mục Carballo và phái đoàn cũng đã đi thăm Đan viện Thiên An. Ngài đã đi một vòng thăm ngôi Nhà thờ hầm nỗi tiếng và ngôi Nhà thờ trên mặt đất, nơi mà các Hội đoàn thường đến tổ chức tĩnh tâm và cầu nguyện. Ngài cũng đã lắng nghe đại diện Đan viện trình bày một số nét sinh hoạt của Đan viện. Ngài cùng với các Linh mục và Đan sĩ chụp hình lưu niệm tại Nhà thờ.

Tại Hội Dòng Thánh Tâm Huế, kết thúc chuyến viếng thăm:

Sau một ngày vất vả rồi cũng về đến được Hội Dòng Thánh Tâm Huế lúc 19 giờ 15 phút. Vội vả gặp gỡ cộng đoàn tại Nhà thờ và chụp hình lưu niệm. Ngài cảm thấy rất hối tiếc vì thời gian đã hết, chuẩn bị về sân bay, không ngồi lâu được với Hội Dòng và tâm sự với Cha Bề trên Tổng quyền và Đặc trách Liên Tu sĩ Huế, trong lúc đó suốt cả ngày Cha Bề trên đã dẫn Ngài đi khắp mọi nơi trên Giáo phận Huế này. Đức Tổng Giám mục hết lòng cảm ơn Cha Bề trên Tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy vì tất cả những gì mà Cha đã làm cho Liên Tu sĩ Huế. Tuy vậy, Đức Tổng Giám mục Carballo cũng đã kịp chụp hình lưu niệm với Hội Dòng.

Bữa cơm vội vả để chia tay cho kịp về sân bay Phú Bài, Đức Tổng Giám mục và phái đoàn quyến luyến và xúc động chia tay mọi người trước khi bước vào phòng cách ly của Ga Hàng không, kết thúc một ngày làm việc cực nhọc nhưng đầy hân hoan và niềm vui.

Trương Trí
 
Họp hội đồng đại biểu Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức
Trầm Hương Thơ
19:25 11/11/2015
HỌP HỘI ĐỒNG ĐẠI BIỂU LIÊN ĐOÀN Công Giáo VN TẠI ĐỨC QUỐC

Như thường lệ hằng năm vào tháng 11 sẽ có 2 ngày họp Hội Đồng Đại Biệu của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức. Năm nay theo thơ mời của Ban Chấp Hành chúng tôi những đại biểu vùng của toàn nước Đức tìm đến làng Großeibstadt thuộc miền trung-nam Đức Quốc để tham dự họp Hội Đồng Đại Biểu lần thứ 28 vào hai ngày cuối tuần 07- 08 tháng 11. 2015.

Hôm nay với sự hiện diện của Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu đại diện Hội Đồng Tuyên Úy, Lm Dom. Mguyễn Mạnh Nam, 5 thành viên BCH. 2 vị tư vấn cùng 30 đại biểu,đến từ 8/11 vùng của toàn nước Đức.

Đúng 14h ông chủ Tịch có đôi lời chào mừng và khai mạc phiên nhọp với bài hát "Cầu Xin Chúa Thánh Thần" và ba kinh, sau đó anh Tổng thơ ký Nguyễn Duy Hoàng chào mừng và giới thiệu BCH. cũng như toàn thể đại biểu hiện diện hôm nay, đặc biệt có 2 đại biểu của vùng mới thiết lập và cha Lê Phan được Đúc Giám Mục cắt cử là Tuyên Úy.

- Cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu thay mặt Hội Đồng Tuyên Úy trân trọng chào mừng mọi người, cha cũng thông báo một tin vui cho vùng thủ đô Berlin nơi Lm. Antôn Đỗ Ngọc Hà tuyên úy nay đã được ĐGM chuẩn cho được là giáo xứ. Đây thực sự là một tin rất vui cho cộng đồng Berlin cũng như toàn mọi người.

- Ông phó Chủ Tịch nội vụ Phạm Anh Tuấn Tú trường trình báo cáo về tất cả những hoạt động của BCHLĐ trong năm qua.

- Ông Chủ tịch GB. Phùng Khải Tuấn trình bày cùng nhìn lại Đại Hội năm qua, với những khó khăn gặp phải nơi địa điểm ở Hassfurt. Ông cũng thay mặt BCH. tri ân tới tất cả các vùng đã đóng góp tích cực trong vấn đề công tác tổ chức, đặc biệt là gánh nặng của vùng cha Vicent Trần Văn Bằng, cha Đom. Nguyễn Mạnh Nam, và cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu. Tất cả mọi bàn tay xây dựng nên một Đại Hội thành công tốt và đã để lại ấn tượng đẹp cho Hội Đồng thành phố cha sở và họ đạo giáo dân người Đức nơi đó.

- Mọi người nêu ý kiến rút ưu khuyết đểm trong bầu khí thật là cởi mở trong một "luồng gió mới" trong sáng và nhẹ nhàng.

- Ông Thủ qũy Dương Văn Đá tường trình báo cáo chi thu tài chánh trong năm. v.v...

Ông chủ tịch GB Phùng Khải Tuấn thông báo sơ về chủ đề và Logo của Đại Hội 2016 sau khi đã bàn họp với Hội Đồng Tuyên Úy thì đại hội lần thứ 40 sẽ là chủ đề "Lòng Chúa Thương Xót".

Cha Stêphanô Lưu hướng dẫn giải thích về chủ đề đại hội. Với 2 khuôn mặt Chúa Cha, Chúa Con và con chiên nhỏ.

Tông sắc Dung mạo lòng thương xót (Misericordiae Vultus)

Ngày 13.03.2015, nhân kỷ niệm hai năm được bầu làm Đấng kế vị Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã loan báo Năm Thánh ngoại thường.

Ngày 11.4.2015, ĐGH ban hành tông sắc "Dung mạo lòng Chúa thương xót" ngài công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, kéo dài từ ngày 08.12.2015, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đến ngày 20.11.2016, lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Tông sắc thực sự là một tổng hợp thần học về lòng thương xót, đồng thời trình bày hướng đi của Năm Thánh. Lòng thương xót không phải là một từ ngữ trừu tượng, nhưng là từ ngữ diễn tả dung nhan Thiên Chúa cũng như đời sống và hành động của Chúa Giêsu, đồng thời là phương cách thể hiện tính khả tín của Giáo Hội.

Về việc tổ chức Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Năm Thánh cần được cử hành trước hết trong từng giáo phận như cơ hội thuận lợi để canh tân đời sống mục vụ. Phải quan tâm đặc biệt đến chiều kích thiêng liêng của Năm Thánh, cũng như việc loan báo Tin Mừng và đời sống của những người mang danh Kitô hữu.

Đây cũng là chủ đề của năm thánh theo Tông Chiếu về sắc chỉ "Lòng Chúa Thương Xót".

Tại sao lại Mở cửa năm thánh? Vì ngài nhìn thấy sự nguy hiểm của gia đình và trái đất ngày nay. Ngài muốn cho chúng ta nhìn ra được LCTX. vì chỉ có Thiên Chúa mới có hiệu lực cứu rỗi chúng ta mà thôi. Năm thánh sẽ mở cửa để lãnh ơn toàn xá.

Hội Đồng Tuyên Úy đã bàn họp và sẽ có một cây Thánh Giá để giới trẻ sẽ rước cây Thánh Giá qua những vùng và chặng cuối cùng sẽ tới vùng Berlin nơi Lm. Antôn Đỗ Ngọc Hà là cha xứ và sau cùng là giới trẻ cùng nhau tham dự ngày Đại hội giới trẻ thế giới ở Krakau Ba Lan năm 2016.

Hội đồng Đại Biểu cũng đã bầu BTC cho đại hội năm thứ 40. Mọi công tác đều được các vùng nhận lãnh trách nhiệm một cách mau chóng, vui vẻ trong ngày thứ bảy. Phải nói thêm rằng những năm về sau này những công tác phân chia rất nhịp nhàng và mau chóng được các vùng đón nhận với trách nhiệm hăng say và hoàn thành rất tốt. Buổi họp chấm dứt vào lúc 21g30.

Sau kinh tối là một buổi liên hoan nho nhỏ để mọi người có dịp tâm sự vui buồn v.v...

Sáng Chúa Nhật sau giờ kinh sáng và điểm tâm.

Ban Chấp Hành thông báo một số vấn đề cần bàn họp tiếp tục những gì còn lại của ngày hôm qua chưa xong.

- Vấn đề tài chính tương lai của Liên đoàn Công Giáo.

- Vấn đề tu chính nội quy. ?.

- Vấn đề yêu cầu của giới trẻ.

- Nhu cầu tâm linh của giới trẻ.

- Sự hiện diện của vị đại ân nhân người Việt tỵ nạn của ông bà Neu deck là khách đặc biệt trong Đại Hội Công Giáo năm 2016.

- Lời cảm ơn của ông chủ tịch LĐCGVN tới Lm tuyên úy đoàn và các vùng v.v...

-11 Giờ chấm dứt chương trình họp để cùng nhau sang nhà thờ dâng thánh lễ.

-Lời nhập lễ của linh mục Stêphanô:

Chúng ta cũng nhau kết thúc trong nhà Chúa để cùng nhìn lại 2 ngày họp qua, và nắm tay nhau thú nhận những sai sót, những gì chưa hoàn hảo để đồng hành bước tới tương lai. Chúng ta cùng hiệp thông với Giáo Hội Đức nơi đây để Lòng Thơng Xót Chúa tha thứ những lỗi lầm và ơn Ngài sẽ hướng dẫn và nối kết chúng ta và nhân loại trong tình thương của Ngài.

Bài Tin mừng theo theo thánh MC 12, 41-44: Bà góa nghèo bỏ tiền vào hòm nhiều nhất.

Nếu chúng ta có cái nhìn vào trái tim nhau để xây dựng cộng đồng thì chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn. Cái đó rất cần cho những việc làm của chúng ta. Đây là bài học cho mọi việc làm của chúng ta. Từ những đồng xu nhỏ bé tròn công việc làm của mình. Tôi mời gọi chúng ta cùng tạ ơn Chúa để xây dựng lên Liên Đoàn Công Giáo của chúng ta. Chúng ta cùng nhớ đến những người làm việc mà đã qua đời v.v...

Xin Chúa Chúc lành cho chúng ta.

Sau thánh lễ chụp hình lưu niệm trở về hội trường dùng bữa cơm trưa dọp dẹp rồi chia tay. Cùng hẹn nhau trong ngày Đại Hội Chúa Thánh Thần năm 2016. Những cánh chim sứ mạng sau 2 ngày lại lên đường vượt hằng mấy trăm km để trở vê nhà trong hân hoan với những trách nhiệm trong yêu thương và phục vụ theo con đường của Chúa Giêsu và Giáo Hội.

Trầm Hương Thơ
 
Bề trên 24 Hội Dòng Mến Thánh Giá thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An, Mỹ Tho
Têrêsa Mai An
21:56 11/11/2015
QUÝ BỀ TRÊN TRONG 24 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ ĐẾN THĂM HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN AN

Từ ngày 09 đến 21tháng 11 năm 2015 phái đoàn gồm cha Phi Khanh Vương Đình Khởi - cha Cố vấn của nhóm Nghiên Cứu Linh Đạo Mến Thánh Giá, quý Dì Tổng Phụ Trách (TPT) và quý Dì đại diện TPT của 24 Dòng Mến Thánh Giá (MTG), nhóm Nghiên Cứu Linh Đạo Mến Thánh Giá thực hiện chuyến viếng thăm xuyên Việt. Lúc 08g30, 11.11.2015, Đoàn đã đến thăm Hội dòng MTG Tân An ngụ tại 382, Quốc lộ 1, Phường 4, Tp. Tân An, Long An. Đoàn vừa đến cổng Nhà dòng, Dì TPT và quý Dì trong Ban Tổng Cố Vấn ra đón phái đoàn trong sự niềm nở và vui tươi. Từ cổng vào nhà Dòng, ngôi nguyện đường đã được mở toang cửa, phái đoàn vào viếng Chúa trong giây lát và di chuyển vào phòng khách nhà Dòng.

Xem Hình

Dì TPT dòng MTG Tân An -Maria Nguyễn Thị Kiều Nương- thay mặt Hội dòng có đôi lời chào mừng cha và quý bề trên trong 24 Hội Dòng MTG đã đến thăm Hội dòng nhỏ bé này. Vì chuẩn bị cho Tổng Tu Nghị sắp tới, nên Dì TPT không tháp tùng với phái đoàn trong chuyến xuyên Việt lần này. Dì nêu sơ lượt về nhân sự, những hoạt động, và sinh hoạt của Chị Em trong Hội dòng. Dì cũng nói lên niềm cảm thông với Hội dòng MTG Thủ Thiêm trong biến cố vừa qua.

Dì Mary Hiền – Dòng MTG Chợ Quán- với tư cách là người “Mẹ” của Dòng MTG Tân An, Dì cũng giới thiệu với Đoàn về sinh hoạt của những Hội dòng miền Tây sông nước: MTG Tân An, MTG Cái Mơn, MTG Cái Nhum, MTG Cần Thơ…

Sau những câu chuyện trao đổi thân thương, phái đoàn tham quan Hội dòng, từ phòng học, nhà ăn, nhà bếp… Trở về phòng hội, Dì Mary Hiền thay mặt cho phái đoàn nói lên tâm tình tri ân Hội dòng MTG Tân An đã tiếp đón, và phái đoàn gởi tặng cho Hội dòng món quà ý nghĩa đó là “cây Gia phả Dòng Mến Thánh Giá”, để ghi dấu ngày gặp gỡ chuyến xuyên Việt này; và hơn nữa, để những con cái MTG biết về nguồn gốc của mình.

Trước khi ra về lúc 10g30, phái đoàn chụp hình lưu niệm tại tiền đường Nhà dòng, và nhận phép lành của Chúa từ Cha đồng hành phái đoàn xuyên Việt.

Têrêsa Mai An
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phải tuân theo luật phụng vụ hơn tục lệ địa phương.
Nguyễn Trọng Đa
09:27 11/11/2015
Giải đáp phụng vụ: Phải tuân theo luật phụng vụ hơn tục lệ địa phương.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con đang tập cho các em giúp lễ tại một giáo xứ. Trước đây con được huấn luyện theo nghi thức Thánh lễ “cũ”. Vì vậy, con luôn quy chiếu đến Sách Lễ, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), và cuốn Ceremonies of the Modern Roman Rite, Revised (Nghi thức nghi lễ Rôma hiện đại, bản duyệt lại) của Giám mục Elliott trước khi tập hoặc sửa lỗi cho các em giúp lễ. Có sự hướng dẫn gia tăng về tuân theo “các tục lệ địa phương” hơn là sửa lỗi. Thưa cha, có sự linh động đến mức nào trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma? Linh mục có thể sửa đổi hoặc “diễn giải tùy ý” Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không? – K. R., Virginia Beach, Virginia, Mỹ.


Đáp: Trong trường hợp này, nó tùy thuộc vào loại tục lệ địa phương nào mà chúng ta đang nói tới.

Một hình thức của tục lệ địa phương có thể thực sự là luật phụng vụ quốc gia, vốn đã được Tòa Thánh phê chuẩn. Trong trường hợp ấy, không có sự vi phạm luật, nhưng là sự áp dụng luật cách đặc biệt vào hoàn cảnh địa phương. Thí dụ, bản văn Latinh của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói rằng các linh mục không được rời cung thánh khi chúc bình an. Hội Đồng Giám Mục Mỹ xin phép miễn chuẩn đặc biệt cho luật này, và sự miễn chuẩn ấy được ghi vào bản dịch tiếng Anh được xuất bản tại Mỹ.

Các truyền thống địa phương khác cần phải có hiệu lực của luật qua tục lệ hợp pháp. Theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo (Catholic Encyclopedia), “một tục lệ là một luật bất thành văn được giới thiệu bởi các hành vi liên tục của tín hữu, với sự đồng ý của nhà làm luật hợp pháp. Tục lệ có thể được xem như một sự việc và như một luật. Là một sự việc, nó là sự lặp đi lặp lại tự do các cử chỉ liên quan đến cùng một việc; là một luật, nó là kết quả và hệ luận của sự việc ấy. Danh từ custom (tục lệ) phái sinh từ chữ consuesco hoặc consuefacio, có nghĩa một hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần. (Cap. Consuetudo v, Dist. i.)”.

Toàn bộ luật liên quan đến tục lệ được tìm thấy trong Bộ Giáo Luật 1983. Xin mời đọc:

Ðiều 23: Một tục lệ do cộng đồng tín hữu du nhập chỉ có hiệu lực pháp lý một khi được nhà lập pháp chuẩn y, dựa theo những quy tắc của các điều kiện sau đây.

Ðiều 24 §1: Không tục lệ nào trái ngược với thiên luật có thể có hiệu lực pháp lý.

§2: Tục lệ trái ngược hoặc ở ngoài Giáo Luật cũng không có hiệu lực pháp lý, nếu nó không hợp lý. Tuy nhiên, tục lệ nào đã bị minh thị bài bác thì không còn phải là hợp lý nữa.

Ðiều 25: Không tục lệ nào có thể có hiệu lực pháp lý nếu không được tuân hành do một cộng đồng ít nhất là có khả năng thụ nhận một luật, với ý định du nhập luật lệ.

Ðiều 26: Trừ khi được đặc biệt chuẩn y bởi nhà lập pháp có thẩm quyền, một tục lệ trái luật hay ngoại luật chỉ đạt được hiệu lực pháp lý nếu đã được tuần hành hợp lệ trong khoảng thời gian ba mươi năm tròn và không gián đoạn. Tục lệ trái ngược với một điều luật có kèm khoản ngăn cấm các tục lệ tương lai thì chỉ có giá trị nếu đã được một trăm năm hay là đã từ lâu đời.

Ðiều 27: Tục lệ là nguồn giải thích tốt nhất của luật pháp.

Ðiều 28: Ðừng kể quy định của điều 5, một tục lệ trái luật hay ngoại luật bị thu hồi do một tục lệ hay luật tương phản. Tuy nhiên, nếu không nói minh thị, thì luật không thu hồi các tục lệ đã có trăm năm hay lâu đời; cũng như luật phổ quát không thu hồi các tục lệ địa phương. (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Điều 5 được nhắc đến ở trên đây nói như sau:

“Ðiều 5 §1: Các tục lệ, dù phổ quát dù địa phương, còn hiện hành mà trái ngược với các điều luật và bị bài bác do các điều của Bộ Luật này, thì sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn, và không được phép phục hồi nữa. Các tục lệ khác (trái luật) cũng bị coi là hủy bỏ, trừ khi Bộ Luật đã dự liệu minh thị cách khác, hay vì là những tục lệ đã được trăm năm hoặc đã lâu đời mà Bản Quyền nhận thấy không thể bãi bỏ được, xét theo hoàn cảnh địa phương và nhân tâm; như vậy chúng có thể được dung túng.

§2: Các tục lệ dù phổ quát hay địa phương ở ngoài luật và còn hiện hành, thì được duy trì“ (Bản dịch Bộ Giáo Luật, như trên).

Như đã thấy, các điều luật phân biệt nhiều loại khác nhau của tục lệ. Trước hết, có các tục lệ "trái ngược luật"; nghĩa là chúng đi ngược lại lời của luật hoặc là bất hợp pháp.

Thứ đến, có các tục lệ "ở ngoài luật”; đó là các tục lệ điều hành sự thực hành ở những khu vực mà chính luật giữ thinh lặng. Trong từ ngữ Latinh pháp lý, cụm từ praeter legem (“ở ngoài luật”) nói đến một việc, vốn không được điều hành bởi luật và do đó là hợp pháp.

Một số chuyên viên phụng vụ lập luận rằng hình như không thể thiết lập một tục lệ trái với luật liên quan đến phụng vụ, bởi vì nhà lập pháp, trong trường hợp này là Tòa Thánh, đã dành mọi yếu tố thiết yếu liên quan đến phụng vụ cho sự phê chuẩn dứt khoát của mình. Vì thế, họ lập luận rằng không thể chu toàn các điều kiện của Điều luật 23 về sự phê chuẩn của nhà lập pháp, trừ khi trong trường hợp của các tục lệ đã có một trăm năm hay là đã từ lâu đời.

Đàng khác, huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu độ, năm 2004) mô tả một loạt sự lạm dụng trong việc cử hành Thánh lễ. Trong tám lần khác nhau, huấn thị bác bỏ một số lạm dụng nghiêm trong, và thường dùng công thức: “Một việc cho phép như thế phải bị dứt khoát bác bỏ, và không tục lệ nào có thể chứng minh việc cho phép như vậy” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Điều này ít nhất bao hàm rằng Thánh Bộ Phượng Tự nhận định khả năng rằng một số lạm dụng phụng vụ sẽ có sức mạnh như luật vậy. Hình như đây là một vấn đề mở giữa các chuyên viên giáo luật, và vì đây không phải là lĩnh vực của tôi, nên tôi chỉ biết là có một cuộc tranh luận về vấn đề ấy.

Nếu quả đúng là các tục lệ đã có một trăm năm hay là đã từ lâu đời có thể thắng thế, thì bởi vì sắc lệnh phê chuẩn lần xuất bản thứ nhất của Sách Lễ mới là từ năm 1970, lần xuất bản thứ ba là từ năm 2000, và sự phê chuẩn bản dịch Anh ngữ là từ năm 2011, người ta thường không thể nói về các tục lệ lâu đời như thế nữa. Cũng thế, các sắc lệnh này thường chứa các câu như “mọi sự trái ngược bất kể”, mà một số chuyên viên giáo luật xem như là sự hủy bỏ mặc nhiên luật trước đó và sự thay thế nó bằng luật mới, mặc dầu như là luật phổ quát, nó không thể hủy bỏ các tục lệ hợp pháp nếu có.

Ngay cả nếu một giáo phận hoặc một giáo xứ có thể triển khai một tục lệ phụng vụ hợp pháp trái với luật phụng vụ, thật khó xác định liệu một cộng đoàn có ý định du nhập một luật như được đòi hỏi bởi Điều luật 25. Và cũng khó chứng tỏ sự sử dụng liên tục sự thực hành này như Điều 26 đòi hỏi.

Thí dụ, Điều 528.2 nói như sau về bổn phận của cha sở (quản xứ, chánh xứ): “Cha Sở cố gắng để Bí Tích Thánh Thể trở nên trung tâm của cộng đoàn giáo xứ; làm sao cho mọi tín hữu được nuôi sống nhờ việc cử hành sốt sắng các bí tích, cách riêng là thường xuyên lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Thống Hối; ngoài ra, hãy cố gắng hướng dẫn các tín hữu biết cầu nguyện, kể cả việc cầu nguyện trong các gia đình, và biết tham dự cách có ý thức và tích cực vào việc phụng vụ, mà chính Cha Sở phải là người lo điều hành trong giáo xứ mình, dưới quyền của Giám Mục giáo phận, và phải canh chừng đừng để xẩy ra những lạm dụng” (Bản dịch Bộ Giáo luật, như trên).

Như thế, thật là đủ cho một cha sở khi chu toàn bổn phận của ngài là loại trừ sự lạm dụng của tục lệ. Ngay cả nếu tục lệ được du nhập trễ hơn, khoảng thời gian 30 năm tròn phải được khởi đầu lại.

Một lần nữa, không tục lệ nào có thể thắng thế, nếu đã bị bác bỏ một cách đặc biệt. Chẳng hạn, huấn thị Redemptionis Sacramentum chính thức bác bỏ các tập tục sau đây: linh mục bẻ bánh lúc truyền phép (số 55); linh mục hoặc phó tế tự mình thay đổi các bản văn của Phụng Vụ thánh (số 59); các tín hữu không có chức thánh giảng trong cử hành Thánh Thể (số 65); phân phát bánh lễ chưa truyền phép hay những đồ vật khác có thể ăn được hay không, giống như khi rước lễ (số 96); đình chỉ cử hành Thánh Lễ để khuyến khích “chay tịnh Thánh Thể” (số 115); các bình thánh, dùng để đựng Mình và Máu Thánh Chúa, phải được làm hoàn toàn đúng với các quy tắc của truyền thống và của các sách phụng vụ (số 117); thừa tác viên có chức thánh không được phép cử hành Thánh Lễ mà không mặc lễ phục phụng vụ, hay chỉ mang dây stola trên áo thụng (số 126); khi số các thừa tác viên có chức thánh hiện diện trong cử hành là đủ, kể cả cho việc rước lễ, thì không được phép cử các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ (số 157).

Huấn thị này liệt kê nhiều lạm dụng ngoài các điều bị bác bỏ cách đặc biệt, và đôi khi dùng các cụm từ ngữ như “Sự lạm dụng này cần bị dứt khoát bác bỏ”. Rõ ràng rằng nhà lập pháp xem mọi thực hành lạm dụng được nhắc đến trong văn kiện là không hợp lý (xin xem Điều luật 24.2 ở trên), và vì thế chúng phải bị chấm dứt. Thật khó lập luận cho sự thực hành liên tục của chúng như là tục lệ hợp pháp, sau khi văn kiện này được công bố.

Khi giải quyết các tục lệ ở ngoài luật, có thể có chỗ nhiều hơn cho các tục lệ hợp pháp phát triển. Linh mục Mark Gantley, một chuyên viên giáo luật, nêu ra thí dụ khả hữu sau đây trên mạng EWTN: “Một người lập luận rằng việc sử dụng một “cây nến hiệp nhất” trong một lễ cưới là một sự thực hành hợp pháp, dựa vào một tục lệ vốn ở ngoài luật. Luật không qui định và cũng không cấm sử dụng cây nến hiệp nhất. Do đó, tục lệ hợp pháp sử dụng một cây nến hiệp nhất có thể đáp ứng các đặc tính của một tục lệ hợp pháp, miễn là nó đáp ứng các đòi hỏi khác của luật nữa”.

Vì vậy, sau khi xem xét những điều trên đây, tôi có thể nói rằng bạn đọc của chúng ta (tức người nêu câu hỏi cho bài này) nói chung nên tuân theo Qui Chế Tổng Quát Lễ Rôma trong mọi lĩnh vực, khi các tài liệu phụng vụ là rõ ràng, và bạn nên tập cho các người giúp lễ một cách thích hợp theo đó. Đây cũng là cách thức tốt nhất để bảo đảm một sự cử hành phụng vụ Công Giáo cách trung thực.

Nếu có các truyền thống hay tục lệ địa phương trong các lĩnh vực mà Qui Chế Tổng Quát Lễ Rôma giữ thinh lặng hoặc không nói gì đặc biệt, thì bạn nên theo truyền thống địa phương.

Cha sở không phải là một thẩm quyền pháp lý, và do đó không thể thực hiện việc giải thích trung thực hoặc chính thức cho Qui Chế Tổng Quát Lễ Rôma. Chỉ có Tòa Thánh mới có thẩm quyền này. Cha sở có thể và thường phải giải thích cách thức áp dụng Qui Chế Tổng Quát Lễ Rôma cho sự tổ chức đặc biệt của việc xây dựng giáo xứ, nhưng không thể thay đổi những gì được xét là thiết yếu.

Như Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu độ) kết luận:

“186. Tất cả mọi tín hữu của Đức Kitô phải cố hết sức tham dự, cách đầy đủ, ý thức và tích cực vào Phép Thánh Thể Chí Thánh, họ phải hết lòng tôn sùng Phép Thánh Thể bằng những hành động sùng kính và bằng đời sống. Các Giám Mục, linh mục và phó tế, trong khi thi hành sứ vụ thánh, phải tự lương tâm hỏi mình về tính xác thực và tính trung thành của các hành động mà các ngài thực hiện nhân danh Đức Kitô và Giáo Hội trong cử hành Phụng Vụ thánh. Mỗi thừa tác viên có chức thánh phải tự vấn mình, và còn một cách nghiêm túc, về điểm có tôn trọng các quyền của giáo dân, họ tin tưởng phó thác mình và con cái của họ cho các ngài chăm sóc theo sứ vụ của các ngài, với xác tín các ngài chiếu cố đến họ thi hành với cả lương tâm những chức vụ này mà Giáo Hội, do sự ủy nhiệm của Đức Kitô, có ý định chu toàn bằng việc cử hành Phụng Vụ thánh. Quả nhiên, mỗi người phải luôn luôn nhớ rằng mình là người phục vụ Phụng Vụ thánh” (Bản dịch Huấn thị, như trên). (Zenit.org 10-11-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Hiệp thông: Thân mẫu Cha Philipphê Lê Văn Năng qua đời tại Phú Tảo
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
09:27 11/11/2015
Văn phòng TGM Xuân Lộc

Kính thưa Đức Cha Phó, Đức Ông Tổng Đại diện,
Quý Cha Quản hạt, Quý Cha, Quý Bề trên, Quý Tu sĩ nam nữ,

Trong tình hiệp thông, chúng con kính báo:

Bà cố Maria Nguyễn Thị Phải sinh năm 1925 tại Kampuchia,
Thân mẫu Cha Philipphê Lê Văn Năng, Chánh xứ Biên Hòa, Quản hạt Biên Hòa,
vừa được Chúa gọi về lúc 10g00, ngày 11.11.2015 tại tư gia thuộc giáo xứ Phú Tảo. Hưởng thọ 90 tuổi.

Thành lễ an táng sẽ được cử hành vào lúc 8g30 thứ Bảy, 14.11.2015 tại Thánh đường giáo xứ Biên Hòa.

​​Xin hiệp thông cùng ​Cha Quản hạt Philipphê và ​Quý T​ang quyến trong lời cầu nguyện cho ​Bà cố Maria sớm được về hưởng ​hạnh phúc muôn đời bên Chúa.

Vp. TGM kính báo.
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
 
Hiệp thông: Thân phụ Cha Giuse Phạm Thanh Bình qua đời tại Kẻ Sặt
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
09:29 11/11/2015
Văn phòng TGM Xuân Lộc

Kính thưa Đức Cha Phó, Đức Ông Tổng Đại diện,
Quý Cha Quản hạt, Quý Cha, Quý Bề trên, Quý Tu sĩ nam nữ,

Trong tình hiệp thông, chúng con kính báo:

Ông cố Giuse Phạm Văn Ngọc, sinh năm 1933 tại Hải Dương,
Thân phụ của cha Giuse Phạm Thanh Bình, Chánh xứ Bảo Thị,
cũng vừa được Chúa gọi về tại tư gia thuộc Giáo xứ Kẻ Sặt, hưởng thọ 82 tuổi.

Thánh lễ an táng sẽ được cử hành tại Thánh đường giáo xứ Kẻ Sặt vào lúc 8g30 thứ Bảy, 14.11.2015.

Xin hiệp thông cùng Cha Giuse và Quý Tang quyến trong lời cầu nguyện cho Ông Cố Giuse sớm được về hưởng hạnh phúc muôn đời bên Chúa.

Vp. TGM kính báo.
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
 
Văn Hóa
Gia đình
Trầm Thiên Thu
09:32 11/11/2015
GIA ĐÌNH

Có cha, có mẹ thì hơn
Không cha, không mẹ như đờn đứt dây
Ca dao giản dị mà hay
Cách nói chất đầy ý nghĩa sâu xa
Chiếc nôi hạnh phúc đơn sơ
Thế nhưng thâm thúy, đậm đà yêu thương
Gia đình là chính thiên đường
Ngay trên trần thế vô thường, người ơi!
Chúa Giêsu đã làm người
Trong gia đình nhỏ sống đời phàm nhân
Tháng ngày vất vả, gian nan
Lao động chuyên cần tạo dựng Thánh Gia
Sớm khuya có Mẹ, có Cha
Làm Con nên Chúa vẫn lo vâng lời
Trần gian là cõi con người
Ba chìm, bảy nổi,… cuộc đời lênh đênh
Nhưng còn có một gia đình
Đó là Hồng Phúc mông mênh cõi trần
Cảm tạ Thiên Chúa từ nhân
Ai cũng có phần là Tổ Ấm riêng
Gia đình là chốn thiêng liêng
Công ơn cha mẹ vô biên, tuyệt vời!

CHIẾC NÔI CUỘC ĐỜI

Con mất Cha như nhà không có nóc
Âm thầm khóc, tiếng nấc nghẹn tủi thân
Con mất Mẹ phải lót lá mà nằm
Buồn mồ côi khát khao một mái ấm
Gia đình là hoa yêu thương tươi thắm
Gia đình là nguồn hạnh phúc chứa chan
Nơi sum họp, chia sẻ mọi vui buồn
Ôi, chiếc nôi cuộc đời tuyệt vời quá!
 
Phù Vân & Vô Thường
Nguyễn Trung Tây
18:55 11/11/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Phù Vân & Vô Thường



Tháng Mười Một, tháng của mùa thu và của chớm đông. Lá vàng và tuyết trắng nhắc nhở những người còn đang đi trên mặt đất về những người đã nằm xuống trở về với cát bụi. Tháng Mười Một, tháng của các linh hồn thổi gió lạnh buốt nhắc nhở nhân sinh về cuộc sống phù du vô thường. Phù du vô thường nhắc nhở người Kitô hữu câu chuyện nổi tiếng của ông Job trong dòng lịch sử Cựu Ước, một câu chuyện có lẽ vẫn còn làm nhiều người lắc đầu ngán ngẩm cho cuộc sống nhân sinh. Từ một người giàu có, nhà cao cửa rộng, thóc lúa đầy kho, ruộng đồng thẳng cánh, con đàn cháu đống, gia nhân rộn ràng, nhưng chỉ qua một đêm, tự nhiên ông Job thức dậy nhận ra tay mình tay trắng, đúng như ông bà mình đã từng nói,

Bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay.

Đúng như thế, theo như tác giả Sách Ông Job, vào một buổi sáng không dự liệu, không tiên đoán, không ai ngờ, tin dữ liên tiếp đập trống khua chiêng gõ cửa nhà người giàu có khét tiếng của phương Đông. Ông phú hộ Job mở hai cánh cửa ra chỉ để ngỡ ngàng nhận được bao nhiêu hung tin. Dư thừa như lá vàng héo khô mùa thu, như tuyết trắng bay bay mùa đông, hung tin thay phiên nhau mở miệng hét to, gào lớn, báo tin bẩy người con trai, ba người con gái, và tất cả gia nhân cũng như gia súc của người giàu có giờ này đã hoàn toàn tan biến thành tro bụi. Hung tin mở máy phóng thanh ồn ào thông báo cho ông Job biết trộm cướp, lửa trời, và cuồng phong nắm tay nhau ném đá giật sập nhà cửa ruộng nương và giết chết hết tất cả đầy tớ cùng mười người con thân yêu của ông Job. Chỉ trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, tất cả vật chất sung mãn tràn đầy trong nhà một người giàu có bỗng dưng trở nên trống vắng thiếu thốn trắng tay, đúng như Sách Giảng Viên đã từng nói,

Phù vân nối tiếp phù vân.
Tất cả chỉ là phù vân (Giảng Viên 1:2).


Phù vân là hơi nước tụ họp gặp mặt nhau trên bầu trời. Từ những dòng sông ngòi cong mình uốn khúc và ngũ đại dương bao la xanh đậm, hơi nước nho nhỏ bốc cao lơ lửng ngập ngừng. Hơi nước của sông gặp gỡ hơi nước của biển. Cả hai cộng lại hóa ra tơ trời. Ngàn vạn sợi tơ của trời đan kết lụa là dệt ra mây trắng lững lờ trôi nổi bồng bềnh. Mây trời nối tiếp mây trời, lang thang nối tiếp lang thang. Mặt trời bình minh phương Đông vươn cao ném tung xuống cõi trần gian hơi nóng. Hơi nóng tỏa nhiệt đốt cháy mây trời, tẩy xóa phù vân. Phù vân biến thành vô thường. Vô thường tiếp nối phù vân. Phù vân nối tiếp vô thường chầm chậm loãng tan biến mất. Có đó rồi mất đó. Mất đó rồi lại hiện ra. Hiện ra rồi lại biến mất, y như hơi nước, y như tơ trời, y như phù vân, y như vô thường, y như cuộc sống nhân sinh thoáng hiện thoáng mất.

Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!

Những chú khủng long T-Rex của 65 triệu năm về trước đang cúi đầu gầm gừ nhai xé thịt tươi đỏ máu của đồng loại cũng đâu ngờ thiên tai đang rớt xuống trên đầu. Chỉ trong thoáng chốc, vẩn thạch từ không gian đâm sầm vào mặt quả địa cầu xanh lơ. Lửa đỏ từ trời rớt xuống. Cát bụi trở về cát bụi. Trời và đất khoác lên mầu áo tối đen. Tối đen thổi tắt ánh sáng mặt trời. Tối đen buông màn giăng mắc che phủ địa cầu. Khủng long T-Rex biến mất nhường chỗ cho con người thấp nhỏ đứng lên trên hai bàn chân. Giờ này khủng long và những chú T-Rex chỉ còn lại xương khô hóa thạch sừng sững vươn cao đe dọa trong Viện Bảo Tàng. Những chú khủng long to lớn, sức mạnh đập xuống tan đá vụn sỏi tưởng chừng như là trường tồn vĩnh cửu rồi cũng biến dạng hóa thành cát bụi. Khi vẩn thạch của vũ trụ ghé vào viếng thăm, triệu triệu ngôi mộ lăng tẩm của khủng long ngổn ngang gò đống trải rộng thênh thang khắp mặt địa cầu.

Cuộc sống nguyên thủy đã là phù phiếm. Bản chất của nhân sinh là hoang đường. Tất cả mọi người đều đã được sinh ra trong tro bụi. Và rồi, một ngày nào đó, chúng ta nhắm mắt lại trở về với bụi tro. Khi nằm xuống, không ai trong chúng ta mang theo được bất cứ một thứ gì về bên kia thế giới, ngoại trừ đôi tay trắng. Tài sản bao nhiêu năm ký cóp chắt chiu để dành, vàng bạc hột xoàn kim cương một hộp, con cái sanh ra đầy nhà, nhà cửa chung cư chập chùng xếp lớp của bao nhiêu năm trả góp, tính toán chi li từng đồng, hà tiện dành dụm từng xu, nhịn miệng bóp bụng từng tô phở rồi cũng chẳng mang theo được. Khi quay về với cát bụi, chúng ta biến tan vào trong hư vô tịch mịch y như phù vân trên trời. Khi chúng ta nằm xuống, tay trắng lại hoàn trắng tay. Tất cả đều trở nên vô thường, có đó rồi mất đó, đúng như con trai của Vua Đavít đã từng nói,

Mọi chuyện đều có lúc, Mọi việc đều có thời.
Một thời để sinh ra và một thời để chết đi
(Giảng Viên 3:1-2).


Ngày xưa có một ông phú hộ rất thành công trên thương trường. Ông làm ăn ngày càng phát đạt, lúa thóc đầy kho, nhiều tiền nhiều của. Một hôm hứng chí với những thành quả mình đã đạt được, người nhà giàu mở miệng nói,

— Bây giờ phải làm chi đây để mà hưởng thụ, ăn chơi sung sướng? Thôi, thì mình sẽ làm như thế này. Việc đầu tiên là sẽ phá những kho thóc cũ đi, xây dựng những kho thóc mới, lớn hơn, đẹp hơn, huy hoàng hơn. Và rồi ta sẽ nói, “Hồn ta ơi, hãy vui lên, hãy hưởng thụ”.

Nhưng Trời Cao nói với ông phú hộ,

— Ngốc ơi là ngốc! Đêm nay ta sẽ lấy mạng của nhà ngươi đi, thì nhà ngươi làm được cái chi với tất cả những tài sản thóc lúa trong vựa?

Câu chuyện vừa rồi không phải là câu chuyện cổ học tinh hoa, nhưng là câu chuyện của Tin Mừng trong Luca 12:13-21, ý muốn diễn giải và trình bày tính chất phù vân và vô thường của cuộc sống.

Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã từng than thở về nét phù vân và vô thường của cuộc đời qua câu truyện của tố nga Đạm Tiên, một người con gái đẹp, khi còn sống, người người tấp nập ghé nhà thăm viếng nâng niu đóa quốc sắc thiên hương. Nhưng rồi, cuối cùng cành hoa vàng ngọc cũng nằm xuống. Ngàn vàng một đóa hoa quỳnh bị vùi dập bên đường, trở thành nấm mộ hoang cỏ dại, để rồi đúng ngày

Thanh Minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,


Hai nàng Kiều cùng đi qua. Thấy ngôi mộ bỏ hoang trống vắng,

Sè sè nắm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh,


Thúy Kiều mới hỏi em trai là Vương Quan,

Rằng: “Sao trong tiết Thanh Minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế này?


Ý Thúy Kiều muốn nói hôm nay là ngày tảo mộ mà tại sao ngôi mộ này lại hương khói lạnh tanh không nhang không khói y như một ngôi mộ hoang? Vương Quan mới nói với nàng Kiều là người này hồi xưa đẹp nổi tiếng, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc, quay đầu liếc nhìn một cái thành quách nghiêng ngả, quay đầu liếc nhìn thêm một lần nữa, quốc gia suy tàn. Nhưng rất tiếc, người hoa chết sớm. Bởi không thân nhân, không thân thích, không họ hàng, cho nên thân xác của hoa lý hoa quỳnh bị chôn vùi nông cạn bên vệ đường. Để rồi tới ngày hôm nay, ngày của tảo mộ, hội của đạp cỏ xanh, không ai nhìn ngó, không ai thương tiếc cắm cho một cây nhang để linh hồn ở dưới cõi tuyền đài bớt tẻ lạnh. Lắng nghe câu chuyện của người con gái năm xưa, Thúy Kiều đầm đìa những hạt lệ, than ngắn thở dài, “Ôi! Cuộc sống sao quá là phù vân và vô thường”.

Đó là nói chuyện của hồi xưa. Còn chuyện bây giờ, câu chuyện của thiên niên kỷ thứ ba. Hoa Kỳ là một quốc gia giầu có, một cường quốc dẫn đầu trên thế giới gần như về mọi mặt, kinh tế, thể thao, phim ảnh, và ca nhạc. Nói về kinh tế, nhiều người trên thế giới vẫn mơ ước một ngày sẽ tới, một ngày người ta được đặt chân lên vùng đất hứa Hoa Kỳ, một ngày người ta cúi xuống nhặt vàng bạc ngọc ngà và đô la xanh xanh trên những con đường phố của Hiệp Chủng Quốc. Nói tới thể thao, không ai có thể quên được trong kỳ Thế Vận Hội vừa qua tại Hy Lạp, Hoa Kỳ mang về gần hết những huy chương vàng và huy chương bạc của Thế Vận Hội 2004. Nói về ca nhạc, ai trên thế giới mà lại không biết đến Michael Jackson, Madona, hoặc mới đây Britney Spears và siêu nhạc Rap Eminem. Nói về điện ảnh, ai lại không biết những bộ phim và siêu sao nổi tiếng của Holywood, thủ đô điện ảnh của Hoa Kỳ và của cả thế giới. Để đạt được tới địa vị độc tôn trên thế giới ngày hôm nay, người Hoa Kỳ ai ai cũng phải làm việc không ngừng nghỉ. Không ai trên vùng đất hứa có thể thoát khỏi bàn tay sắt bọc nhung êm của vòng quay làm việc tại thiên đàng hạ giới Hiệp Chủng Quốc. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hiệp Chủng Quốc, gia đình Việt Nam sống trên vùng đất mới cũng bị cuốn hút vào trong guồng máy khổng lồ của siêu cường. Cứ sáng sáng chúng ta mở mắt ra, đề máy xe, chạy vào trong những siêu xa lộ. Chúng ta chạy riết, chạy riết, mà vẫn không biết khi nào sẽ phải tách ra khỏi dòng xe cộ ngược xuôi. Vợ chồng Việt Nam, khi mới đặt chân trên vùng đất mới, ai cũng cần phải có một cái nhà. Để đạt được căn nhà mơ ước, bố mẹ làm ngày 8 tiếng. Hết 8 tiếng chúng ta làm thêm 2 tiếng. 2 tiếng cộng lại hóa ra 4 tiếng. 4 tiếng cộng lại hóa ra 8 tiếng của ngày thứ Bẩy cuối tuần. Thứ Bẩy đóng lại mở ra Chúa Nhật, lại thêm 8 tiếng. Sau nhà là TV. Sau TV là bộ ghế sa-lông bằng da. Nhà có rồi, mình cũng cần một cái xe hơi đắt tiền nằm trong nhà để xe chứ. Cứ thế, cuộc sống cuốn hút chúng ta xoáy sâu cuộn tròn vào trong cơn lốc, quên mất đi cuộc sống này thật là phù vân và vô thường.

Bởi những cám dỗ của vật chất, chúng ta cứ như những người mất trí nhớ. Sáng sớm chúng ta mở máy xe lên xa lộ, đạp ga chạy không ngừng nghỉ, chạy tới, chạy miết, chạy quên luôn cái ngã rẽ xa lộ mà mình phải lái ra, cái ngã rẽ đó dẫn chúng ta về lại căn nhà thân thương của mình, nơi đó có cha có mẹ, có vợ có chồng, có con đang ngồi mong chờ ngóng đợi. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, thiên niên kỷ thứ ba lại ngập tràn bóng dáng của những thiếu phụ Nam Xương. Đêm đêm bóng dáng của bà Vũ thị Thiết lại chập chờn thoáng ẩn thoáng hiện trên vách tường. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, tiếng than thở của thiếu niên Trương Đản trên vùng đất mới vẫn còn vang vọng đâu đây,

— Bố đâu rồi? Mẹ đâu rồi? Con không cần tiền và quần áo đẹp. Con cần bố. Con cần mẹ.

Bạn thân,

Cuộc sống này nguyên thủy đã là phù phiếm, đã là phù vân, đã là vô thường. Nhưng tạ ơn Chúa và tạ ơn cho niềm tin, chỉ có trong Thiên Chúa, con người mới sống trường sinh, sống vĩnh viễn, sống tràn đầy, và sống sung mãn. Tháng Mười Một trong niên lịch phụng vụ nhắc nhở bạn và tôi về những linh hồn Kitô hữu đã nằm xuống; những linh hồn của ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cháu, và họ hàng; những linh hồn không bao giờ tan mất bởi họ nằm xuống trong niềm tin vào Thiên Chúa. Vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của nhân loại, Đức Kitô Phục Sinh đã sống lại, Đức Kitô đã chiến thắng tử thần và lẽ vô thường của cõi nhân sinh. Bởi vì Ngài sống lại trong vinh hiển, Đức Giêsu Phục Sinh đã thay đổi lại thân phận phù vân của con người. Bởi niềm tin vào Đức Kitô, linh hồn của những người tín hữu đã nằm xuống sẽ không bao giờ tan biến vào trong cõi hư vô như phù vân. Và cũng bởi niềm tin, bạn và tôi cũng không sống một đời sống vô thường, bởi vì chúng ta có một niềm tin sắt son vào một Đức Kitô Phục Sinh.

Vào một ngày kia, ông Job bừng con mắt dậy thấy mình trắng tay. Ngày hôm sau, ghẻ lở viếng thăm, thân xác héo tàn. Nhưng người giàu có của phương Đông năm xưa vẫn không mất niềm tin, nhưng vẫn tiếp tục tin tưởng vào sự quan phòng của Giavê Thiên Chúa. Và đúng như vậy, cuối cùng Thiên Chúa lại ban cho người trắng tay dư thừa ân sủng trời cao và ân phúc trần thế, bởi niềm tin của chính ông ta vào một Thiên Chúa quan phòng.



□ Lời Nguyện

Lạy Chúa, cuộc sống này vô thường và phù vân. Nhưng tạ ơn Chúa đã ban cho con niềm tin vào Chúa. Và bởi niềm tin vào Chúa, tháng Mười Một của các linh hồn, của lá thu vàng và tuyết đông trắng, của phù vân và vô thường không làm con thất vọng và muộn phiền, nhưng càng thêm tin tưởng vào bàn tay quyền năng, nhân diện từ bi, và tình yêu khoan dung của một Thiên Chúa chậm bất bình, tràn đầy vị tha.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giờ Giáo Lý: Tôn Sùng Thánh Thể
Nguyễn Bá Khanh
22:28 11/11/2015
GIỜ GIÁO LÝ: Tôn Sùng Thánh Thể
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Chính Ngài là bánh trường sinh
Bởi Trời ban xuống cho mình thần lương
Linh hồn đón nhận thơm hương
Sống trong sung mãn minh tường đúng sai.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 03 – 09/11/2015: Trung Quốc nới lỏng chính sách một con, thắt chặt chính sách tôn giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:18 11/11/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha vẫn hy vọng có thể đến thăm Cộng Hòa Trung Phi dù súng nổ suốt ngày đêm tại thủ đô Bangui

Sau vài tháng lắng đọng, tháng Chín vừa qua, đột nhiên có hai người Hồi Giáo bị giết chết ngay tại thủ đô Bangui. Bạo lực lập tức bùng lên làm hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trước khi một lực lượng quốc tế khôi phục lại được trật tự.

Đầu tháng Mười, đột nhiên lại có hai người Hồi Giáo bị giết chết. Bạo động lại nổ ra làm 4 Kitô hữu bị giết và khoảng 20 người bị thương tại Bangui trong một cuộc tấn trả thù cho cái chết của hai người Hồi giáo này. Vụ bạo động đã khiến cuộc bầu cử Quốc Hội lập hiến và cuộc bầu cử tổng thống được dự trù vào ngày 4 tháng 10 và 18 tháng 10 phải dời đến 6 và 13 tháng 12.

Hôm thứ Năm 29 tháng 10, tổng thống lâm thời Samba Penza đã sa thải hai vị Bộ trưởng quốc phòng và an ninh công cộng vì tình trạng bất ổn kéo dài.

Đêm thứ Bẩy 31 tháng 10, giao tranh dữ dội đã xảy ra tại các quận có đông người Kitô hữu tại thủ đô Bangui. Phát ngôn viên chính phủ cho biết:

“Một số ngôi nhà bị đốt cháy và tiếng súng hạng nặng vang lên tại các quận Kitô Giáo đang bị bao vây bởi những người Hồi giáo vũ trang.” Ông nói thêm: “Chưa rõ có bao nhiêu người bị thiệt mạng.”

Các nhân chứng cho biết hàng trăm người bỏ chạy khỏi thủ đô Bangui. “Đàn ông, phụ nữ và trẻ em chạy tứ tán”.

Một nhà ngoại giao cho biết một số đơn vị của Liên Hiệp Quốc và các lực lượng Pháp đã can thiệp nhằm giải cứu các Kitô hữu và bảo vệ cho một tu viện dòng Comboni nơi dân chúng chạy loạn đang tá túc.

Nữ tổng thống lâm thời Samba Penza cho biết chính phủ của bà hiện chỉ còn biết trông cậy vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và binh lính Pháp để “ngăn chặn bạo lực hiện nay và đặc biệt là để bảo vệ những người cảm thấy bị bỏ rơi.”

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11, kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Anh chị em thân mến, những biến cố đau thương trong những ngày gần đây làm cho tình hình ở nước Cộng hòa Trung Phi trở nên căng thẳng hơn và làm dấy lên trong tôi một sự quan tâm rất lớn. Tôi tha thiết kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tình trạng bạo lực đang diễn ra tại đây. Tôi đặc biệt hiệp thông cách thiêng liêng với các cha Dòng Thánh Comboni thuộc giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở Bangui, đã đón nhận một số lượng lớn những người tị nạn. Tôi muốn diễn tả tình hữu nghị đoàn kết của tôi đối với Giáo Hội, với các tôn giáo khác và tất cả mọi người ở Trung Phi. Chúng ta hãy cố gắng hết sức để vượt qua sự chia cắt và quay trở về con đường hòa bình. Và để diễn tả sự liên đới thân mật của toàn thể Giáo Hội với Cộng hòa Trung phi, chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong đất nước ấy, tuy đang chịu những đau đớn, khổ cực của chiến tranh bao lực; nhưng luôn cố gắng trở nên chứng tá của lòng thương xót và sự hòa giải. Chúa Nhật ngày 29 tháng 11, tôi dự định sẽ mở Cửa Thánh của thánh đường ở Bangui, và tôi hy vọng sẽ thực hiện được điều đó trong cuộc viếng thăm mục vụ sắp tới ở Trung Phi.”

Trong quá khứ các vị Giáo Hoàng đôi khi đã phải hủy bỏ các chuyến tông du vì tình trạng an ninh ở các nước sở tại. Năm 1979, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phải hủy bỏ chuyến tông du tới Ái Nhĩ Lan sau khi Lord Louis Mountbatten bị ám sát chết hôm 27 tháng 8 năm 1979, chỉ không đầy một tháng trước chuyến viếng thăm của ngài. Năm 1994, ngài cũng phải hủy bỏ chuyến tông du Bosnia vì tình hình an ninh trong chiến tranh Bosnia. Khi ngài đến Sarajevo vào ngày 13 tháng Tư 1997, người ta khám phá kịp thời một quả bom được đặt trên lộ trình của ngài.

2. Tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục dù Trung Quốc nới lỏng chính sách một con

Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã quyết định nới lỏng chính sách một con rất tàn bạo của họ và cho phép các bậc cha mẹ có hai con.

Chính sách một con đã được áp dụng từ năm 1979 để ngăn chặn sự tăng trưởng dân số của Trung Quốc. Chính sách này dẫn đến những vi phạm nhân quyền trầm trọng và tràn lan bao gồm cả phá thai, triệt sản cưỡng bức và giết chết các trẻ sơ sinh.

Hiện nay, một mặt Trung Quốc phấn chấn trước một nền kinh tế đang phát triển. Mặt khác quốc gia này âu lo về áp lực ngày càng tăng của tình trạng dân số bị lão hóa, tức là tình trạng người già chiếm phần lớn dân số. Trung Quốc cũng đang phải đối diện với sự mất cân bằng trong xã hội vì nam giới đông hơn nữ giới; và nước này có một nhu cầu cần nhiều công nhân trẻ trong lao động.

Trong bối cảnh này cộng sản Trung Quốc đã từng bước nới lỏng chính sách một con tàn bạo của mình trong một số trường hợp. Trong diễn biến mới nhất, Tân Hoa Xã chính thức công bố rằng, nói chung, các gia đình có thể có hai đứa con.

Tuy nhiên, ông Steven Mosher của Viện Nghiên cứu Dân số Hoa Kỳ, người đã từng phơi bày những hành vi tàn bạo trong chính sách dân số “một con” của Trung Quốc, dự đoán rằng những vi phạm nhân quyền sẽ tiếp tục ngay cả khi chế độ Bắc Kinh cho phép các gia đình lớn như trong xã hội Đài Loan.

Ông Steven Mosher nói: “Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng những hạn chế của nó về việc sinh con, ta cần lưu ý rằng sự thay đổi chính sách này không phải bởi vì các quan chức cấp cao đã đột nhiên hình thành một lương tâm ngay thẳng. Động lực chính cho sự thay đổi này là trình trạng lực lượng lao động đang bị thu hẹp lại, trong khi số lượng người về hưu không ngừng tăng cao.”

“Để đối phó với sự suy giảm nhân khẩu học đó”, Mosher nói tiếp, “chính phủ Bắc Kinh sẽ di chuyển nhanh chóng từ việc cho phép các cặp vợ chồng có đứa con thứ hai tới việc ép buộc dân chúng phải có những gia đình đông đúc hơn. Một chính phủ xăm xoi vào việc kiểm soát khả năng sinh sản của người dân sẽ làm bất cứ điều gì nó có thể làm để sản xuất số lượng trẻ em nó nghĩ rằng cần thiết.”

Theo Mosher ước tính, chính sách một con, từ năm 1979 đến nay đã dẫn đến 336 triệu ca phá thai hàng năm.

3. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa lên án việc công nhân “hôn nhân đồng tính” tại Mỹ

Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoan nghênh những cố gắng bảo vệ các các nguyên tắc luân lý Kitô giáo của Hiệp hội truyền giáo Billy Graham. Ngài đưa ra lập trường trên trong cuộc gặp gỡ ông William Franklin Graham, chủ tịch của Hiệp hội truyền giáo này.

Đức Thượng Phụ 4- nhận xét rằng:

“Cuộc sống tâm linh và tôn giáo ở phương Tây đã trải qua những thay đổi căn bản trong những năm gần đây. Nền văn minh phương Tây và các nước phương Tây không còn đồng hóa với truyền thống Kitô giáo nhưng theo đuổi một ý tưởng xây dựng một xã hội trong đó các giá trị đạo đức của Kitô giáo không thể chiếm ưu thế nữa.”

“Và sau đó, các chính sách lập pháp được ban hành ở nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, cho phép hôn nhân đồng tính, coi nó ngang bằng với hôn nhân tự nhiên mà Chúa đã ban cho chúng ta trong các điều răn. Những người không muốn tuân theo những chính sách này có thể bị đàn áp, bị ngồi tù. Hôm nay, các Kitô hữu nào nêu cao tầm quan trọng của các giá trị luân lý Kitô giáo phải sẵn sàng trở thành những chứng tá anh hùng của đức tin sống động dưới các hình thức bách hại khác nhau... Tuy nhiên, những chứng tá này cho chúng tôi một dấu chỉ của hy vọng, đó là ngày nay vẫn còn có những Kitô hữu phương Tây chia sẻ những nguyên tắc đạo đức này với Giáo Hội Chính thống Nga”

4. Ơn toàn xá đặc biệt cho các thành viên của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định ban một ơn toàn xá đặc biệt cho các thành viên của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô và cả các thành viên giáo dân trong phong trào Regnum Christi, tức “Vương quốc Chúa Kitô”, nhân dịp năm thánh kỷ nhiệm năm thứ 75 ngày thành lập.

Các thành viên có thể được một ơn toàn xá, nếu, trong ngoài việc hoàn thành các điều kiện thông thường, họ lặp lại lời thề của mình, tham gia vào các hoạt động thể hiện lòng từ bi về tâm linh hay thể xác, tham gia vào việc truyền giáo, hoặc dạy bảo và tìm hiểu giáo lý Kitô giáo.

Phong trào Đạo Binh Chúa Kitô đã được cha Marcial Maciel Degollado người Mễ Tây Cơ thành lập vào năm 1941 khi ngài mới 21 tuổi. Phong trào đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành một dòng tu. Cha Maciel có thời đã có được một ảnh hưởng rất mạnh mẽ tại Rôma. Tuy nhiên, tháng Năm năm 2006, một số báo chí tại Italia đã cáo buộc cuộc sống hai mặt của ngài.

Sau những cuộc điều tra, ngày 1 tháng 5 năm 2010, Tòa Thánh công bố cha Maciel đã phạm vào những hành vi “nghiêm trọng và vô luân” và bị buộc phải lui về ẩn dật để sám hối tại Hoa Kỳ và sau đó qua đời năm 2008 thọ 87 tuổi.

Tháng 7 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chỉ định Đức Hồng Y Velasio De Paolis, dòng Scalabrini, giám đốc sở tài chính Tòa Thánh, làm đặc sứ của ngài để giải quyết các vấn đề của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.

Ngoài nhiệm vụ giám đốc Sở tài chính Tòa Thánh Đức Hồng Y De Paolis cũng là thành viên Tòa Thượng Thẩm của Tòa Thánh, cố vấn của 3 cơ quan trung ương. Ngài cũng là chuyên viên giáo luật, đặc biệt trong lãnh vực đời tu

Đức Hồng Y De Paolis kết thúc công việc của mình vào tháng 2 năm 2014, sau cuộc bầu cử vị tổng quyền mới của dòng. Tháng Bảy năm ngoái, Tòa Thánh đã cử thêm cha Gianfranco Ghirlanda, chuyên viên giáo luật của Tòa Thánh giúp đỡ trong việc chuẩn bị hiến chế mới của dòng. Hiến chế này đã được chuẩn y vào tháng 11 năm ngoái. Dòng đang từng bước hoạt động bình thường và phát triển trở lại.

Theo thống kê vào cuối tháng 12 năm 2014, dòng hiện có 4 Giám Mục, 944 linh mục, 781 thầy, 734 chủng sinh hoạt động tại 22 quốc gia.

Tại Mễ Tây Cơ, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô điều hành mạng lưới trường Đại Học Anahuac. Ngoài ra, dòng còn có các trung tâm giáo dục khác như tiểu chủng viện, chủng viện, các trường từ tiểu học đến đại học tại Venezuela, Colombia, Chí Lợi, Ba Tây, Á Căn Đình, Israel, Hàn Quốc, Ba Lan, Ireland, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Canada, và Phi Luật Tân.

5. Giáo Hội tại Ấn hoan nghênh quyết định của chính phủ Ấn Độ hạn chế việc đẻ thuê

Chính phủ Ấn Độ vừa đưa ra một chính sách mới nhằm hạn chế sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp đẻ thuê đang phát đạt tại tiểu lục địa này.

Theo đề xuất của chính phủ, phải được quốc hội phê duyệt, chỉ những cặp vợ chồng Ấn Độ vô sinh mới được phép mướn người đẻ thuê. Người nước ngoài sẽ không còn được phép thuê một phụ nữ Ấn Độ mang thai hộ.

Ấn Độ có những yếu tố dẫn đầu thế giới trong ngành “công nghiệp” đẻ thuê. Đất nước này có quá nhiều những phụ nữ nghèo - những người cả đời cũng không thể kiếm được số tiền $7.500 Mỹ Kim khi nhận mang thai mướn. Bên cạnh số tiền lớn đó, họ còn được chăm sóc y tế. Vì thế, mỗi năm có ít nhất 1,000 phụ nữ Ấn Độ trở thành những bà mẹ thay thế.

Đức Cha Thomas Dabre, Giám Mục giáo phận Poona, là chủ tịch ủy ban giáo lý Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, chào đón đề xuất này của chính phủ. Ngài nói: “Việc thuê mướn cơ thể không phù hợp về mặt đạo đức theo giáo huấn Công Giáo bởi vì nó thương mại hóa cơ thể con người. Đẻ mướn vi phạm sự thánh thiện của hôn nhân và chinh sự sống con người vì nó là điều trái tự nhiên”

6. Đức Thánh Cha ca ngợi liên minh quốc tế chống lại nạn buôn người

Trong một thông điệp gởi nhóm Santa Marta, một liên minh quốc tế được thiết lập để chống lại nạn buôn người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã điểm qua những tiến bộ của sáng kiến này và hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm “giải thoát các nạn nhân của các hình thức nô lệ mới, đưa họ về với gia đình, trả tự do cho những người bị giam cầm, lột mặt nạ những kẻ buôn người và những ai tạo ra thị trường này.”

Nhóm Santa Marta được chính Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập vào năm ngoái, tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và quan chức cảnh sát từ các quốc gia khác nhau. Nhóm đang họp trong tuần này ở Tây Ban Nha, theo lời mời của Nữ hoàng Sofia.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi sự chú ý đến các cam kết quốc tế nhằm diệt trừ nạn buôn người, trong đó có một tuyên bố được đưa ra trong cuộc gặp gỡ các thị trưởng tại Vatican vào tháng Bảy vửa qua, cũng như một kế hoạch đã được Liên Hiệp Quốc phê duyệt cho những mục tiêu phát triển bền vững trong đó bao gồm một nỗ lực nhằm chấm dứt mọi hình thức nô lệ, lao động trẻ con, và buôn bán người.

7. Năm Thánh kỷ niệm 100 năm ngày mất của Chân phước Charles de Foucauld.

Cha Charles de Foucauld qua đời ngày 01 tháng 12 năm 1916 tại Tamanrasset, miền nam Algérie. Tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày mất của ngài, tại Nazareth đã khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm Chân phước Charles de Foucauld.

Cha đã sống trong đan viện Xitô Ðức Bà Thánh Tâm ở Akbès, Syria, sau đó đến sống tại Thánh Ðịa. Thông thạo tiếng Ả Rập và Do Thái, cha luôn cầu nguyện với sách Tin Mừng bằng tiếng Ả Rập. Tại Nazareth, cha đào sâu đời sống tu đức vốn sẽ hướng dẫn cuộc đời cha, một đời sống tu đức lấy mầu nhiệm Nhập Thể làm trung tâm, để từ đó khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống thường ngày, mọi lúc và mọi nơi. Ðối với Chân phước Charles de Foucauld, chìa khoá để sống nền tu đức đó chính là tình huynh đệ.

Ngày nay, tại Nazareth, có một cộng đoàn Tiểu Ðệ Chúa Giêsu hiện diện ngay trong ngôi nhà mà Chân phước Charles de Foucauld từng sống. Họ chuyên cần đào sâu và thực hành huấn lệnh của Tin Mừng. Các Tiểu Ðệ này phục vụ tại bệnh viện Thánh Gia Nazareth với nhiệm vụ đồng hành thiêng liêng cho các bệnh nhân và nhân viên của bệnh viện.

Trong Năm Thánh sẽ có nhiều hoạt động như: học sinh trong các trường Kitô giáo sẽ được mời thăm viếng ngôi nhà của Chân phước Charles de Foucauld, 24 giờ cầu nguyện cho hoà bình - dự kiến được tổ chức vào đầu tháng Mười Hai năm 2015, một cuộc gặp gỡ liên tôn vào tháng Ba năm 2016. Ngoài ra còn nhiều sáng kiến và cử hành khác trong Năm Thánh này cũng được công bố tại nhiều quốc gia, nơi có sự hiện diện của gia đình thiêng liêng của Chân phước Charles de Foucauld, trong đó có các Tiểu Ðệ và Tiểu Muội Chúa Giêsu.

8. Hội nghị các tôn giáo vì Hoà bình của châu Âu

“Ðón nhận nhau, từ sợ hãi đến tin tưởng”: đó là chủ đề của Hội nghị các tôn giáo vì Hoà bình của châu Âu diễn ra tại Castel Gandolfo từ ngày 28 tháng 10 và kết thúc vào ngày 1 tháng 11. Hội nghị này nằm trong khuôn khổ của kỷ niệm năm mươi năm Tuyên ngôn Nostra Aetate.

Các thách đố châu Âu ngày nay phải đối diện kể ra không ít: sợ mất căn tính cá nhân, căn tính văn hoá và tôn giáo do hiện tượng toàn cầu hoá, sự gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái, gia tăng chứng sợ Hồi giáo, những tình cảm chống Kitô giáo và bài ngoại. Ðể trả lời, chúng ta cần những dấu hiệu tích cực, xuất phát từ những hành động tốt, từ những ý tưởng khôn ngoan và sáng tạo.

Trong ngày thứ hai của Hội nghị, Ðức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại liên tôn, đã có bài phát biểu với các tham dự viên.

Ðức Hồng Y Tauran nhắc nhở: Theo Nostra Aetate, “chúng ta không thể yêu mến Chúa mà lại không yêu thương đồng loại, chúng ta cũng không thể yêu đồng loại mà lại không mến Chúa”; và ngài nói tiếp: “Chúng ta không thể yêu mến Chúa hay đồng loại mà lại không biết Chúa, không biết đồng loại; và chúng ta không thể biết Chúa và đồng loại mà lại không hiệp thông với Chúa và với đồng loại. Sự thiếu tin tưởng lẫn nhau là do thiếu hiểu biết nhau”.

Những khẳng định này chỉ có thể hiểu được với đầy đủ ý nghĩa của chúng trong bối cảnh chung của châu Âu đang mang nặng dấu ấn của sự lo sợ đánh mất căn tính của mình, của sự gia tăng tinh thần bài ngoại và kỳ thị chủng tộc dưới mọi hình thức. Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Ðối thoại liên tôn muốn đem lại thuốc chữa cho những căn bệnh này.

Ðức Hồng Y giải thích: “Sứ vụ đích thực của tôn giáo là hoà bình bởi vì tôn giáo và hoà bình đi đôi với nhau. Không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào lại không biết đến thứ văn hoá của sự phi nhân hoá và của bạo động, hay lại đi rao giảng và ủng hộ thứ văn hoá ấy”.

“Cầu nguyện, các thực hành đạo đức và các hành động vì công lý và hoà bình, có thể đánh thức tâm can chúng ta để vượt qua cái nhìn bị phân cực nhìn các đồng loại của mình như những con người khác biệt”. Ðức Hồng Y Tauran khẳng định: “Chính vì vậy mà thách đố khẩn thiết ngày nay, đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo, là biến nghi kỵ, thiếu tin tưởng, thiếu khoan dung thành một nền văn hoá mới đặt nền tảng trên sự tôn trọng, và thấu hiểu lẫn nhau, trên sự bất bạo động, trên tình liên đới và trên việc giải quyết các mâu thuẫn một cách hoà bình”.

Kết thúc bài phát biểu, Ðức Hồng Y Tauran mời gọi: “Vì di sản thiêng liêng của chúng ta thật lớn lao, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để chữa lành những chứng bệnh xã hội và văn hoá này, thông qua đối thoại và hợp tác”.

9. Hội Đồng Giám Mục Pháp khích lệ việc chào đón những người di cư và tị nạn

Giữa các tin tức theo đó Pháp sẽ đón nhân thêm hơn 30,000 người tị nạn, Ủy Ban Liên Đới Quốc Gia của Hội Đồng Giám Mục Pháp đã kêu gọi các giáo phận tại Pháp cung cấp các dịch vụ cho các gia đình nhập cư.

Trong thông cáo Hội đồng nhắc lại rằng “lịch sử thiêng liêng của chúng ta bắt đầu với một người nhập cư, đó là tổ phụ Abraham, rồi đến cuộc Xuất Hành và Thời Lưu Đày, và cuối cùng ngay trung tâm lịch sử của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Đấng không có chỗ gối đầu”.

Từ đầu năm cho đến ngày 10 tháng 9 năm nay, 432,761 người, phần lớn là người Syria, đã lũ lượt tràn vào Âu Châu. Ít nhất có tới 2,748 người bị thiệt mạng trên đường vượt biển Địa Trung Hải. Số người di cư và tị nạn vẫn tiến tục tràn vào Âu Châu.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05/11 – 11/11/2015: Chung quanh vụ lấy cắp tài liệu của Tòa Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:02 11/11/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha lên án vụ lấy cắp tài liệu của Tòa Thánh

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 8 tháng 11 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ lên án vụ lấy cắp các tài liệu của Tòa Thánh và công bố trên hai cuốn sách vừa được phát hành trong tuần qua.

Cuốn thứ nhất có tựa đề: “Via Crucis” nghĩa là “Đàng Thánh Giá” của ký giả Gianluigi Nuzzi, khi xuất bản bằng Anh ngữ thì lấy tựa đề là “Merchants in the Temple” nghĩa là “Những con buôn trong đền thờ”. Cuốn thứ hai có tựa đề “Avarizia” nghĩa là “Hà tiện” của ký giả Emiliano Fittipaldi.

Trong tiến trình cải tổ giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đã cho mở một cuộc khảo sát nhằm cắt giảm các khoản chi tiêu ngõ hầu có thể sử dụng các nguồn tài nguyên của Tòa Thánh vào những mục đích có lợi nhất. Những tài liệu và những băng ghi âm những cuộc họp trong tiến trình khảo sát này bị một số thành viên trong ủy ban khảo sát này trong đó có linh mục Lucio Angel Vallejo Balda, và bà Francesca Chaouqui lấy cắp trao cho hai ký giả Gianluigi Nuzzi và Emiliano Fittipaldi.

Đức Thánh Cha nói:

“Anh chị thân mến,

Tôi biết rằng nhiều người trong anh chị em bị hoang mang vì những tin được truyền đi trong những ngày qua liên quan đến những tài liệu mật của Tòa Thánh bị lấy cắp và phổ biến.

Vì thế, tôi muốn với anh chị em rằng, trước hết việc lấy cắp các tài liệu này là một tội phạm. Đó là một hành vi đáng trách, chẳng giúp ích gì. Chính tôi đã yêu cầu thực hiện cuộc khảo sát này, và cả tôi cũng như các cộng sự viên của tôi đã biết rõ nội dung các tài liệu ấy, và các biện pháp đã được đề ra và chúng đã bắt đầu mang lại những thành quả, một số kết quả đã được nhìn thấy.

Do đó, tôi muốn tái khẳng định với anh chị em rằng sự kiện đau buồn này chắc chắn không ngăn cản tôi thực hiện những cải tổ đang tiến hành với các cố vấn của tôi và với sự hỗ trợ của tất cả anh chị. Đúng vậy, với sự hỗ trợ của toàn thể Giáo Hội, vì Giáo Hội được canh tân bằng lời cầu nguyện và sự thánh thiện hằng ngày của mỗi tín hữu đã chịu phép rửa.

Vì thế, tôi cám ơn anh chị em và xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho Giáo Hội, đừng để mình bị xáo trộn hay hoang mang nhưng tiến bước trong niềm tín thác và hy vọng.”

Theo đuổi lối tư duy dựa trên những giả định đã được đề cập trong những bài chẳng hạn như “Ai là kẻ thù của Đức Phanxicô”, Gianluigi Nuzzi lập luận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang phải “chiến đấu” vất vả nhằm thay đổi giáo triều Rôma; trong một cuộc chiến gần như vô vọng.

Trong khi đó Emiliano Fittipaldi tấn công vào một số vị Hồng Y như Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Hồng Y George Pell cho rằng các vị chi tiêu những khoản tiền lớn cho các cơ quan và nhà ở của mình.

John L. Allen của tờ Cruz cho biết ba điểm chính sau đây:

Những chi tiêu của Tòa Thánh thật ra không nhiều. Tổng số chi tiêu cho quốc gia thành Vatican rộng 108 mẫu tây chỉ khoảng 700 triệu Mỹ Kim hàng năm. Trong khi tài khoá 2014-2015 của trường Đại Học Notre Dame Hoa Kỳ là 1.5 tỷ, nghĩa là hơn gấp đôi ngân sách Tòa Thánh. Những con số chi tiêu của Tòa Thánh không phải là quá lớn đến mức vượt ngoài khả năng kiểm soát một cách hiệu quả.

Những con số thống kê được trình bày trong hai cuốn sách là những con số thống kê của hai năm trước. Không thể dùng những con số ấy để chứng minh rằng công việc cải tổ trong hai năm qua không đạt được các thành quả. Sau khi thực hiện cuộc khảo sát, uỷ ban khảo sát này, gọi tắt là COSEA, đã được giải tán vào đầu năm 2014 sau khi đã trình bày các kiến nghị lên Đức Thánh Cha. Từ đó, nhiều cơ quan đã được hình thành như Ủy Ban Kinh Tế Tòa Thánh, Bộ Kinh Tế Tòa Thánh, và các cơ quan thanh tra độc lập khác; cùng với các tiến trình và các chuẩn mực mà các cơ quan của Tòa Thánh phải tuân thủ.

Điều đáng nói là những con số thống kê trình bày trong hai cuốn sách không phải là thành quả điều tra gì của hai ký giả này. Chính Đức Thánh Cha ra lệnh mở cuộc khảo sát này trong tiến trình minh bạch hoá và tối ưu hoá các chi tiêu của Tòa Thánh.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone phủ nhận cáo buộc cho rằng ngài đang sống trong một dinh thự lớn và sang trọng và cho biết ngài cư ngụ trong một tòa nhà với đông đảo các nhân viên Tòa Thánh.

Trong một tuyên bố của Bộ Kinh Tế, Đức Hồng Y George Pell đã mạnh mẽ chỉ trích hai cuốn sách này “về những sai sót và vu cáo”. Trái với những cáo buộc đã được đưa ra, chi tiêu của Bộ Kinh Tế trong năm hoạt động đầu tiên 2014 thấp hơn ngân sách đã được thông qua.

Mặc dù phải chi phí cho việc thiết lập các văn phòng mới, Bộ Kinh Tế theo chỉ thị của Đức Hồng Y Pell đã cắt giảm tối đa các chi tiêu và ghi lại tất cả các chi phí. Ngài nhận xét rằng Bộ Kinh Tế là “một trong số rất ít đơn vị tại Vatican tự đề xuất một sự cắt giảm trong tổng chi ngân sách năm 2015 của mình”.

2. Nhận định của Cha Federico Lombardi về hai cuốn sách nói về việc quản lý tài chính của Tòa Thánh

Vatican đã đánh giá thấp tầm quan trọng của những tuyên bố mới của hai ký giả người Ý về sự quản lý tài chính yếu kém của Tòa Thánh, và chỉ ra rằng hầu hết các thông tin chứa trong hai cuốn sách mới về đề tài này là lỗi thời, vì nó chỉ liên quan đến một thời gian trước khi cuộc cải cách kinh tế của Tòa Thánh được đặt ra.

Trong một cuộc họp báo ngày 04 tháng 11, Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, lưu ý rằng “một số thông tin trong hai bộ sách này đã được công bố.” Ngài cũng nhận xét rằng hai cuốn sách, dựa trên các tài liệu bí mật bị rò rỉ, là “kết quả của các hoạt động bất hợp pháp.”

Các tài liệu bị rò rỉ trước tiên đến từ Ủy ban tham khảo về tổ chức cơ cấu kinh tế-hành chính của Tòa Thánh gọi tắt là COSEA. Ủy ban này đã được thiết lập bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm đề nghị các cải cách kinh tế, và sau đó được giải thể sau khi thực hiện xong các khuyến nghị của mình. Vì vậy, các thông tin đã được thu thập theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, và nhằm thúc đẩy sự minh bạch và tối ưu hoá việc sử dụng các tài nguyên của Tòa Thánh.

Phát ngôn viên Tòa Thánh nhận xét rằng các báo cáo tài chính luôn đòi hỏi một sự lý giải thận trọng, và có thể có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của các khoản chi tiêu. Một trong những ví dụ điển hình là cáo buộc về việc sử dụng trái mục đích “Quỹ đồng tiền thánh Phêrô”.

Ký giả Gianluigi Nuzzi cáo buộc rằng “Quỹ đồng tiền thánh Phêrô” được hình thành để quyên góp từ anh chị em giáo dân Công Giáo trên thế giới và thường được quảng cáo là nhằm hỗ trợ cho các tổ chức từ thiện của Đức Giáo Hoàng, nhưng trong thực tế đã được dùng để bù đắp các khoản thâm hụt của Tòa Thánh. Theo Nuzzi, với mỗi đô la quyên góp được hầu như chỉ có 20 cents được dùng để giúp đỡ người nghèo.

Công bằng mà nói, Tòa Thánh khẳng định nhiều lần rằng quỹ này được thành lập để hỗ trợ các hoạt động của Đức Giáo Hoàng, và tùy ý ngài sử dụng sao cho có lợi nhất.

Cha Lombardi cho biết thật là sai lầm khi cho rằng Quỹ đồng tiền thánh Phêrô chỉ được dùng để trả cho các chi phí văn phòng tại Vatican. Quỹ này thực tế được dùng cho tất cả các chi phí của Tòa Thánh trên toàn cầu, bao gồm cả chi phí hành chính.

Cha Lombardi nói rằng mặc dù có những tiến bộ mà Tòa Thánh đã thực hiện theo hướng cải cách tài chính, và bất chấp những cam kết của Đức Thánh Cha Phanxicô về mục tiêu đó, việc rò rỉ mới đã có hệ quả đáng tiếc trên phạm vi toàn thế giới, tạo ra những ấn tượng xấu về Tòa Thánh một cách bất công.

3. Bài giảng của Đức Thánh Cha trước 52 ngàn tín hữu tại Florence

Trong thánh lễ trước 52 ngàn tín hữu tại Florence, trung Italia, Đức Thánh Cha mời gọi Giáo Hội quan tâm và gần gũi dân chúng, đồng thời gắn bó với Chúa Kitô.

Trong cuộc viếng thăm mục vụ tại Florence ngày 10-11, sau khi gặp gỡ các Giám Mục và 2500 đại biểu của 220 giáo phận toàn nước Italia, Đức Thánh Cha đến Vương cung thánh đường Đức Mẹ Truyền Tin gần đó để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin và viếng thăm các bệnh nhân tại đây, rồi ngài tiến qua quán ăn cạnh đó tên là “thánh Phanxicô người nghèo” do Caritas Florence đảm trách. Tại đây Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với 60 người nghèo thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó có 30 người Italia.

Sau khi nghỉ trưa tại tòa Tổng Giám Mục, lúc gần 15 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đến Sân vận động “Artemio Franchi”. Ngài tiến qua các lối đi để chào thăm 52 ngàn tín hữu ngồi chật thao trường. Đồng tế với ngài có các Giám Mục của 220 giáo phận Italia và hơn 300 linh mục. Lễ đài tại đây do các tù nhân tự nguyện làm để tặng Đức Thánh Cha.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã diễn giảng bài Tin Mừng ghi lại lời Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: người ta bảo Thầy là ai? Và các con nói Thầy là ai? Sau cùng là lời tuyên xưng của thánh Phêrô: Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống!

Từ những ý tưởng đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải quan tâm đến con người và cuộc sống của họ: duy trì một sự tiếp xúc lành mạnh với thực tại, nghĩa là với cuộc sống cụ thể của dân chúng, những đau buồn và vui mừng của họ, là cách thức duy nhất để có thể giúp đỡ, huấn luyện và đả thông với họ. Các môn đệ của Chúa Giêsu không bao giờ được quên mình đã được chọn từ đâu nghĩa là từ nơi dân chúng, và không bao giờ được rơi vào cám dỗ có thái độ xa cách, như thể những điều dân chúng nghĩ và sống chẳng liên hệ gì đến mình.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng: điều quyết định đối với căn tính và sứ mạng của chúng ta là biết Chúa Giêsu trong sự thật, chỉ như thế chúng ta mới có thể nhìn thấy chân lý trong thân phận con ngừơi của chúng ta và mới có thể góp phần nhân bản hóa trọn vẹn xã hội.

Đức Thánh Cha cũng nói với các tín hữu rằng: “Anh chị em thân mến, ngày nay cũng vậy, niềm vui của chúng ta là chia sẻ niềm tin và cùng nhau thưa với Chúa Giêsu: “Đối với chúng con, Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Niềm vui của chúng ta cũng là đi ngược dòng và vượt lên trên dư luận thông thường, dư luận này ngày nay cũng như thời xưa, không nhìn thấy nơi Chúa Giêsu một Đấng vượt lên trên một vị ngôn sứ hoặc một tôn sư. Niềm vui của chúng ta là nhận ra nơi Chúa Giêsu sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng được Chúa Cha sai đi, là Chúa Con đến để trở thành dụng cụ cứu độ nhân loại. Sự tuyên xưng đức tin này mà Simon Phêrô xướng lên vẫn có giá trị đối với chúng ta. Sự tuyên xưng ấy không phải chỉ là nền tảng ơn cứu độ chúng ta, nhưng cũng là con đường qua đó ơn cứu độ được thể hiện và là mục tiêu phải tiến tới”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới khía cạnh bác ái của thuyết nhân bản mà thành Florence đã từng chứng kiến. Thuyết này luôn có một khuôn mặt bác ái. “Thiên Chúa và con người không phải là hai thái cực đối nghịch nhau: cả hai vẫn luôn tìm kiếm nhau, vì Thiên Chúa nhận ra nơi con người chính hình ảnh của Ngài và con người chỉ nhận ra mình khi nhìn Thiên Chúa. Đó là sự khôn ngoan đích thực và sách Huấn Ca mô tả như đặc tính của người bước theo Chúa. Đó là sự khôn ngoan của thánh Lêô Cả, người miền Toscana này, kết quả của sự đồng qui các yếu tố khác nhau: lời nói, trí tuệ, kinh nguyện, giáo huấn, ký ức. Thánh Lêrô cũng nhức nhở chúng ta rằng không thể có sự khôn ngoan chân thực nếu không ở trong mối liên hệ với Chúa Kitô và trong việc phục vụ của Giáo Hội”.

Sau khi kết thúc thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng bay về Vatican lúc quá 6 giờ chiều, kết thúc cuộc viếng thăm tron ngày tại hai giáo phận Prato và Florence.

Cuộc viếng thăm được hơn 850 ký giả đăng ký để theo dõi và tường thuật.

4. Không thể rao giảng chống nghèo đói khi bản thân mình sống xa hoa

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, một nhà lãnh đạo Giáo Hội không thể thuyết giảng chống lại nghèo đói nếu bản thân mình “sống như một Pharaoh”. Ngài đưa ra lập trường trên đây trong một cuộc phỏng vấn, dành cho một tờ báo Hà Lan được điều hành bởi những người vô gia cư.

Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên một vị Giáo Hoàng dành cho một tờ báo Hà Lan. Bài phỏng vấn trên tờ Straatnieuws cũng xuất hiện trong các ấn phẩm của 112 tờ báo khác tại quốc gia này.

Khi được hỏi liệu ngài có một thông điệp đặc biệt nào cho người vô gia cư không, Đức Thánh Cha trả lời: “Có hai điều làm tôi suy nghĩ. Chúa Giêsu đã đến trong thế giới này như là một người vô gia cư, và tự bần cùng hoá chính mình. Thứ hai là Giáo Hội muốn ôm ấp tất cả mọi người và khẳng định rằng mọi người đều có quyền có một mái nhà che đầu.”

Về những nỗ lực của Hội Thánh để giải quyết nghèo đói, Đức Thánh Cha nói rằng có hai cám dỗ. Đầu tiên là cám dỗ cứ nói về sự nghèo khổ trong khi bản thân mình sống trong giàu sang. Thứ hai, là cám dỗ “thỏa hiệp với các chính phủ”. Đôi khi và trong một số trường hợp nhất định nào đó, Giáo Hội có thể liên minh với các chính phủ, nhưng Đức Giáo Hoàng cảnh báo chống lại nguy cơ băng hoại. Ngài nhắc nhớ rằng tại Á Căn Đình, một quan chức về hưu của chính phủ đã ước tính rằng chỉ có 35% ngân sách dành cho các chương trình giảm nghèo thực sự là dành cho người nghèo; 65% ngân sách dành cho người nghèo tại quốc gia này chỉ nhằm vỗ béo cho những kẻ vốn đã giàu lại được giàu thêm.

Khi được hỏi liệu Giáo Hội có thể bán ra các tác phẩm nghệ thuật trong các viện bảo tàng của mình để gây quỹ cho người nghèo, Đức Thánh Cha nói: “Đó không phải là những kho tàng của Giáo Hội, nhưng là những báu vật của nhân loại” Lấy ví dụ, tượng Mẹ Sầu Bi của Michelangelo, Đức Thánh Cha nói: “Tác phẩm này được lưu giữ trong một nhà thờ nhưng nó thuộc về nhân loại.” Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng thường xuyên bán ra hoặc làm quà xổ số nhiều tặng phẩm đã được trao tặng cho Đức Giáo Hoàng, và sử dụng tiền thu được để giúp đỡ người nghèo.

Khi được hỏi là liệu có hy vọng chấm dứt được nạn nghèo đói trên thế giới hay không, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: “Tôi muốn một thế giới không có người nghèo. Chúng ta phải chiến đấu cho điều này. Nhưng tôi là một người tín hữu và tôi biết rằng tội lỗi luôn luôn ở trong chúng ta.”

5. Kitô hữu lũ lượt chạy trốn khỏi thành phố Sadad, Syria

Các cuộc tấn công mới của quân khủng bố Hồi Giáo IS đã khiến hàng ngàn Kitô hữu trong thành phố Sadad phải bỏ nhà cửa chạy trốn.

Đức Tổng Giám mục Boutros Selwanos Alnemeh của tổng giáo phận Homs nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ rằng cư dân của thành phố Sadad, nơi phần đông dân chúng là Kitô hữu, đã phải bỏ nhà cửa chạy trốn sau khi quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được một ngôi làng gần đó hồi đầu tuần này và tập trung một lực lượng đông đảo nhằm tấn công thẳng vào thành phố này. Đức Tổng Giám Mục nói “Nếu Sadad thất thủ, chúng tôi sẽ mất trung tâm Kitô giáo trong giáo phận của mình.”

Khoảng 15,000 Kitô hữu được báo cáo đã chạy tìm nơi trú ẩn ở Homs và các thành phố khác, để lại hầu hết tài sản của gia đình phía sau khi vội vàng trốn thoát vòng vây quân khủng bố Hồi Giáo IS. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đang phải vật lộn tìm nhà ở tạm cho những người tỵ nạn, đặc biệt là khi mùa đông đang ập đến.

Sadad đã là một thành trì Kitô giáo trong nhiều thế kỷ. Người dân thành phố vẫn nói tiếng Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu đã sử dụng. “Mất đi thành phố này thật là một điều trăn trở”, một linh mục phụ tá cho Đức Tổng Giám Mục nói. “Chúng tôi thật sự đang lo sợ mất đi những di sản văn hóa quan trọng của chúng ta.”

6. Đức Thánh Cha tiếp 23 ngàn người thuộc Viện Hưu Bổng Italia

Sáng 7 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 23 ngàn người gồm các vị lãnh đạo và nhân viên sở hưu bổng toàn quốc Italia. Ngài tố giác các hệ thống kinh tế chỉ mưu lợi lộc cho một thiểu số mà gây hại cho đa số người khác.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhân viên của sở hưu bổng quốc gia Italia được một vị Giáo Hoàng tiếp kiến chung ở Quảng trường thánh Phêrô.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nói đến những thay đổi và nhiều thách đố đe dọa quyền hưu bổng của các công nhân viên: nhiều khi họ phải về hưu sớm, hoặc việc về hưu như thế bị thương lượng và tan loãng với thời gian. Ngoài ra còn có nhu cầu phải trợ giúp những người bị mất việc hoặc không bao giờ có công ăn việc làm.

Đức Thánh Cha nói:

“Công tác khó khăn của anh chị em là góp phần để không thiếu những tài trợ cần thiết cho sự sống còn của các công nhân thất nghiệp và gia đình họ. Trong những quan tâm ưu tiên của anh chị em, ước gì công việc làm của phụ nữ, trợ giúp chức phận làm mẹ của họ cũng được anh chị em chú ý. Ngoài ra, ước gì không bao giờ thiếu sự bảo đảm cho tuổi già, bệnh tật, những tai nạn nghề nghiệp, và không bao giờ thiếu quyền được hưu bổng”.

Đức Thánh Cha cũng đề cao phẩm giá của lao công và nhấn mạnh rằng: “Lao công không thể trở thành một công cụ trong một cơ chế sa đọa làm tiêu tán tài nguyên hầu đạt tới lợi nhuận ngày càng nhiều hơn; lao công không thể kéo dài hoặc thu ngắn tùy theo lợi nhuận của một thiểu số và của những hình thức sản xuất hy sinh các giá trị, các quan hệ và các nguyên tắc. Điều này có giá tri đối với nền kinh tế nói chung: đó là không thể sử dụng những phương thế như nọc độc mới, trong đó người ta chủ trương gia tăng lợi tức bằng cách thu hẹp thị trường công việc, và vì thế tạo thêm những người bị loại trừ”

7. Đức Thánh Cha khích lệ các Trung Tâm trợ giúp cuộc sống ở Italia

Đức Thánh Cha khuyến khích các Trung Tâm trợ giúp cuộc sống ở Italia tiếp tục hành động như những người Samaritano nhân lành trong cuộc sống xã hội ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 6-11, dành cho 510 người thuộc các Trung Tâm trợ giúp cuộc sống từ nhiều nơi ở Italia tựu về Roma để tham dự hội nghị nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập tổ chức này.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Từ 40 năm nay, anh chị em là những thành viên Phong trào bênh vực sự sống, cố gắng noi gương người Samaritano nhân lành. Đứng trước những hình thức đe dọa sự sống con người, anh chị em nỗ lực hoạt động để trong xã hội không còn những người bị loại trừ, những người bị gạt bỏ, sống trong những điều kiện bấp bênh. Nhờ hoạt rộng sâu rộng của các Trung tâm trợ giúp sự sống phổ biến trên toàn Itallia, anh chị em mang lại cơ hội hy vọng và hồi sinh cho bao nhiêu người”.

Đức Thánh Cha khích lệ các thành viên tiếp tục là những người Samaritano nhân lành và ngài nói: “Anh chị em đừng mệt mỏi trong việc bảo vệ những người yếu thế nhất, họ có quyền được sinh ra, cũng như bênh vực những người đang yêu cầu một cuộc sống lành mạnh và xứng đáng hơn. Đặc biệt cần kiên trì làm việc, ở các cấp độ khác nhau, để thăng tiến và bảo vệ gia đình, là tài nguyên đầu tiên của xã hội, nhất là về hồng ân con cái và khẳng định phẩm giá của phụ nữ. Về điểm này, tôi muốn nhắc đến sự kiện trong các hoạt động của anh chị em, anh chị em luôn đón nhận mọi người, không phân biệt tôn giáo và quốc tịch”.

8. Huấn dụ của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Công Giáo toàn quốc Italia

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ Giáo Hội tại Italia sống khiêm tốn, gần gũi thực tại dân chúng, đừng để mình bị ám ảnh tìm quyền bính và vinh danh, và đừng chỉ cậy dựa vào sức riêng mình.

Trên đây là nội dung bài huấn dụ dài của Đức Thánh Cha sáng thứ Ba 10 tháng 11 tại Đại Hội Công Giáo toàn quốc Italia lần thứ 5, tiến hành trong Nhà thờ chính tòa Florence.

Giã từ thành phố Prato lúc 9 giờ 20 phút, Đức Thánh Cha đáp trực thăng đến thành phố Florence chỉ cách đó 30 cây số đường chim bay. Tổng giáo phận này hiện do Đức Hồng Y Giuseppe Bertori cai quản và hiện có 850 ngàn tín hữu Công Giáo.

Đến nơi ngài đã viếng thăm giếng rửa tội nổi tiếng rồi tiến vào Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Bông Hoa cạnh đó. Tại đây các Giám Mục và 2500 đại biểu của 220 giáo phận Italia đã dành cho Đức Thánh Cha một cuộc tiếp đón nồng nhiệt.

Chính tại nơi đây từ chiều 9-11 vừa qua, đã khai diễn Đại hội Công Giáo toàn quốc Italia lần thứ 5 với chủ đề “Trong Chúa Giêsu Kitô, một thuyết nhân bản mới”.

Trong công nghị này, các đại biểu bàn về những biến chuyển về văn hóa và xã hội thời nay, ngày càng ảnh hưởng đến tâm thức và phong tục của con người, nhiều khi tước bỏ những nguyên tắc và giá trị cơ bản đối với cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội. Trong bối cảnh đó, Đại hội tìm kiếm hướng đi và những đề nghị cụ thể cho việc mục vụ của Giáo Hội.

Sau lời chào của Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, đã có 3 chứng từ được trình bày với Đức Thánh Cha, một phụ nữ, một đôi vợ chồng và đặc biệt là cha Bledar Ximli, người Albani, nguyên là một thiếu niên sinh trưởng trong một gia đình vô thần, vượt biên sang Italia, sống dưới các gầm cầu và ăn ở các quán ăn của Caritas, nhưng rồi cậu bé được 1 cha sở tiếp đón, giúp học hành và tìm công ăn việc làm. Anh ta trở lại đạo và về sau đã đi tu làm linh mục.

Trong bài huấn dụ dài tiếp đó, Đức Thánh Cha đi từ nhận xét về bức bích họa tại vòm nhà thờ chính tòa Florence diễn tả cảnh phát xét chung: sự kiện Chúa Kitô từ người bị quan Philatô xét xử trở thành Chúa Giêsu ngồi trên ngai thẩm phán, vị thẩm phán từ bi thương xót.

Ngài nói:

“Trong ánh sáng của vị Thẩm Phán từ bi ấy, chúng ta quì gối thờ lạy, và chân tay chúng ta được vững mạnh. Chúng ta chỉ có thể nói về thuyết nhân bản đi từ vị trí trung tâm của Chúa Giêsu, khám phá nơi Ngài những nét trong khuôn mặt chân thực của con người. Chính từ sự chiêm ngắm tôn nhan Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, chúng ta mới tái tạo nhân tính của chúng ta, kể cả nhân tính bị phân hóa vì những mỏi mệt của cuộc sống hoặc bị tội lỗi ghi dấu.

Đi từ tiền đề trên đây, nhất là từ tôn nhan một vị Thiên Chúa đã nhận lấy thân phận người tôi tớ, bị tủi nhục và vâng phục cho đến chết (Xc Ph 2,7), Đức Thánh Cha đã rút ra những hệ luận cho cuộc sống của Kitô hữu, 3 tâm tình mà các môn đệ của Chúa cần phải có:

- Trước tiên là tâm tình khiêm tốn: “Mỗi người trong anh chị em, với tất cả lòng khiêm tôn, hãy coi người khác trọng hơn mình” (Ph 2.3), thánh Phaolô đã nói như thế với các tín hữu thành Philiphê. Tiếp đến thánh nhân nói: Chúa Giêsu không coi là một “đặc ân” sự kiện Người là Thiên Chúa (Ph 2,6). Đức Thánh Cha nhận xét rằng: ở đây có một sứ điệp rõ ràng. Sự ám ảnh muốn bảo tồn danh tiếng, địa vị và ảnh hưởng của mình, không thể thuộc vào số những tâm tình của chúng ta. Chúng ta phải tìm vinh danh Thiên Chúa, và vinh danh này không trùng với vinh danh của chúng ta. Vinh quang của Thiên Chúa tỏa sáng rạng ngời trong sự khiêm hạ của hang đá máng cỏ Bêlem hoặc trong thập giá ô nhục Chúa Kitô, luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên.

- Một tâm tình khác của Chúa Giêsu mang lại hình thái cho thuyết nhân bản Kitô là thái độ vô vị lợi. Thánh Phaolô yêu cầu: “Mỗi người đừng tìm tư lợi, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Ph 2,4). Vì vậy, thay vì tư lợi, chúng ta phải tìm hạnh phúc cho người cạnh chúng ta. Nhân tính của Kitô hữu là luôn đi ra ngoài. Nhân tính ấy không phải là tự yêu mình, tự tham chiếu mình. Khi con tim chúng ta giàu có và mãn nguyện về mình, thì không còn chỗ cho Thiên Chúa nữa. Vì thế, chúng ta hãy tránh khép mình trong những cơ cấu mang lại một sự bảo vệ giả tạo, trong những qui luật biến chúng ta thành những thẩm phán không biết mủi lòng, trong những tập quán làm cho chúng ta yên hàn (EV 49).

Nhiệm vụ của chúng ta là làm việc để thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn và tranh đấu. Đức tin của chúng ta có tính chất cách mạng, có sự thúc đẩy đến từ Chúa Thánh Linh. Chúng ta phải theo sự thúc đẩy ấy để ra khỏi mình, để trở thành những người theo Tin Mừng của Chúa. Bất kỳ cuộc sống nào đều được định giá theo khả năng hiến thân.

- Tâm tình thứ ba của Chúa Giêsu Kitô là hạnh phúc. Kitô hữu là người hạnh phúc, là người mang trong mình niềm vui Phúc Âm. Trong các mối phúc thật, Chúa chỉ cho chúng ta con đường cần đi theo. Khi theo con đường ấy, loài người chúng ta có thể đạt tới hạnh phúc chân thực nhất, hạnh phúc nhân trần và thần linh... Các mối phúc thật chúng ta đọc trong Tin Mừng bắt đầu với một lời chúc phúc và kết thúc bằng một lời hứa an ủi... Để được hạnh phúc, để nếm hưởng sự an ủi của tình bạn với Chúa Giêsu Kitô, cần có một con tim rộng mở. Hạnh phúc là một sự đánh cuộc vất vả, với những từ bỏ, lắng nghe và học hỏi, và những hoa trái của nó được gặt hái trong thời gian, mang lại cho chúng ta một niềm an bình khôn sánh: “Các người hãy nếm hưởng xem Chúa tốt lành dường nào!” (Tv 34,9).

Khiêm tốn, vô vị lợi, hạnh phúc, đó là 3 nét mà hôm nay tôi muốn trình bày cho anh chị em để suy niệm về thuyết nhân bản Kitô nảy sinh từ nhân tính của Con Thiên Chúa. Những nét này cũng có những hệ luận đối với Giáo Hội tại Italia ngày nay, Giáo Hội ngày hôm nay đang nhóm họp để đồng hành.

Đức Thánh Cha giải thích: Những nét này nói với chúng ta rằng chúng ta không được để cho mình bị ám ảnh vì quyền lực, cả khi quyền lực ấy có vẻ hữu ích và thực dụng theo hình ảnh xã hội của Hội Thánh. Nếu Giáo Hội không có những tâm tình của Chúa Giêsu, thì sẽ bị lạc hướng, mất ý nghĩa. Những tâm tình của Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng một Giáo Hội nghĩ đến mình và những lợi lộc của mình thì thật là buồn. Sau cùng, những mối phúc thật chính là cái gương soi trong đó chúng ta nhìn thấy chính mình, cái gương giúp chúng ta biết mình có đang đi đúng đường hay không.

Một Giáo Hội có 3 nét vừa nói - khiêm tốn, vô vị lợi, hạnh phúc - là một Giáo Hội biết nhận ra hoạt động của Chúa trong thế giới, trong nền văn hóa, trong cuộc sống thường nhật của dân chúng.

Tiếp tục bài huấn dụ tại Đại Hội Công Giáo Italia, Đức Thánh Cha nói đến 2 trong số nhiều cám dỗ mà Giáo Hội cần tránh.

Trước tiên là cám dỗ cậy vào sức riêng mình. Cám dỗ này thúc đẩy Giáo Hội không còn khiêm tốn, vô vị lợi và hạnh phúc. Thái độ này làm cho chúng ta tin tưởng nơi các cơ cấu, các tổ chức, các kế hoạch hoàn hảo, trừu tượng. Nó cũng thường làm cho chúng ta thích kiểm soát, cứng cỏi, duy luật lệ. Qui tắc luật lệ mang lại cho người cậy sức riêng mình cảm tưởng an ninh, nghĩ mình cao trọng hơn, có một đường hướng chính xác, trong đó họ tìm được sức mạnh cho mình, không phải trong sự nhẹ nhàng của làn gió Chúa Thánh Linh thổi. Đứng trước những tai ương và các vấn đề của Giáo Hội, thật là vô ích khi tìm kiếm những giải pháp trong thái độ bảo thủ và duy căn, cực đoan, trong sự tái lập những đường lối hành xử và hình thức lỗi thời, chẳng có ý nghĩa kể cả về phương diện văn hóa. Đạo lý Kitô không phải là một hệ thống khép kín, không có khả năng tạo nên những câu hỏi, nghi ngờ, vấn nạn, nhưng nó sinh động, biết làm cho ta bất an, linh hoạt. Đạo lý Kitô không có khuôn mặt cứng nhắc, nhưng có một thân thể chuyển động và phát triển, có thịt mềm: được gọi là Chúa Giêsu Kitô.

Trong chiều hướng đó, Đức Thánh Cha mời gọi Giáo Hội tại Italia hãy để cho mình được hơi thở mạnh mẽ đưa dẫn, và vì thế mà nhiều khi bất an. Hãy luôn đón nhận tinh thần của những nhà đại thám hiểm của mình, say mê di chuyển trên các con tàu trên biển khơi và không kinh hãi vì các biên giới và bão tố.

- Cám dỗ thứ hai Đức Thánh Cha kêu gọi cảnh giác đó là cám dỗ của thuyết ngộ đạo, làm cho người ta tin tưởng nơi lý luận hợp lý rõ ràng, nhưng làm cho ta mất đi sự dịu dàng của thân mình người anh em. Sức thu hút của thuyết ngộ đạo là sự thu hút của một đức tín khép kín trong thái độ chủ quan, trong đó người ta chỉ quan tâm đến một kinh nghiệm nào đó hoặc một loạt những lý lẽ và kiến thức, mà ta coi là có thể củng cố và soi sáng, nhưng trong đó chủ thể rốt cuộc bị khép kín trong những lý lẽ hoặc tâm tình của mình” (EV 94).

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ toàn thể Giáo Hội tại Italia hãy bao gồm những người nghèo về mặt xã hội, những người nghèo ấy có một chỗ ưu tiên trong dân Chúa, và khả năng gặp gỡ và đối thoại để tạo điều kiện cho tình thân hữu xã hội tại đất nước anh chị em, tìm kiếm công ích.

Sự đứng về phía người nghèo là “một hình thức đặc biệt của quyền tối thượng trong việc thực thi đức bác ái Kitô, được toàn thể truyền thống của Giáo Hội làm chứng” (Gioan Phaolô 2, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 42).

Đức Thánh Cha nói: “Tôi cũng đặc biệt khuyến khích anh chị em có khả năng đối thoại và gặp gỡ. Gặp gỡ không phải là thương thuyết. Thương thuyết là tìm cách rút được phần của mình trong cái bánh chung. Không phải vậy, nhưng là tìm kiếm công ích cho tất cả mọi người.. . Chúng ta phải luôn nhớ rằng không có một thuyết nhân bản đích thực nếu không coi tình thương như một mối giây liên kết con người với nhau, về phương diện liên chủ thể, cũng như vầ mặt xã hội, chính trị hoăc trí thức.

Ngoài ra, anh chị em hãy nhớ rằng cách đối thoại tốt nhất không phải là nói và thảo luận, nhưng là làm một cái gì chung, cùng nhau kiến thiết, xây dựng: không phải một mình giữa các tín hữu Công Giáo, nhưng cũng với tất cả mọi người thiện chí.

Sau cùng, Đức Thánh Cha đề nghị rằng trong những năm tới đây, trong mỗi cộng đoàn, mỗi giáo xứ hoặc hội đoàn, trong mỗi giáo phận và giáo hạt, hãy tìm cách tổ chức những công nghị để cùng nhau đào sâu Tông thư “Niềm vui Phúc Âm” để rút ra từ đó những tiêu chuẩn thực hành, và để thực thi những quyết định. Tôi chắc chắn về khả năng của anh chị em hoạt động trong tinh thần sáng tạo để cụ thể hóa những nghiên cứu học hỏi ấy.

Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các tham dự viên Đại hội Công Giáo toàn quốc Italia kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh Cha.

9. Các Giám Mục tại Thánh Địa cảm thấy khích lệ trước con số đông đảo các tín hữu hành hương

Kết thúc cuộc họp hai ngày tại Jerusalem từ 3 đến 4 tháng 11, Hội Đồng Các Vị Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa cho biết các ngài “thấy nhẹ nhõm vì khách hành hương vẫn tiếp tục đến thăm khu vực với số lượng lớn” trong tháng Chín và tháng Mười.

“Chúng tôi lặp lại lời mời gọi, đã được đưa ra trước đây nhiều lần với tất cả những ai muốn đi lại dọc theo những bước chân của Chúa Kitô: Anh chị em đừng sợ”

Các Giám Mục cũng cho biết các ngài sẽ tăng cường các tòa giải tội và các cha giải tội với nhiều ngôn ngữ hơn để giúp cho các khách hành hương dễ dàng đón nhận Bí Tích Hoà Giải trong Năm Thánh lòng thương xót sắp tới.

Liên quan đến Thượng Hội Đồng về gia đình vừa bế mạc tại Vatican, các giám mục nhấn mạnh “sự cần thiết và cấp bách phải tăng cường việc chuẩn bị cho các cặp vợ chồng trẻ sắp kết hôn, để hướng dẫn họ có những suy tư sâu xa về ý nghĩa, vẻ đẹp và ơn gọi hôn nhân Công Giáo. Các cặp vợ chồng, giữa những khủng hoảng trong đời sống gia đình, cần được đi kèm và hỗ trợ hơn bao giờ hết. “

Các giám mục cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những thay đổi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tiến trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu và nói rằng các ngài “hy vọng có thể tìm hiểu thêm” về làm thế nào để thực hiện tiến trình này trong bối cảnh của Thánh Địa.

10. Các Giám Mục Colombia chỉ trích việc thông qua dự luật cho các cặp đồng tính nhận con nuôi

Khẳng định mạnh mẽ rằng không phải mọi thứ luật pháp cho phép đều là phù hợp với đạo đức, Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia chỉ trích quyết định của tòa án tối cao nước này đã hợp pháp hoá việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính với tỷ số 6-2.

Đức Tổng Giám Mục Luis Augusto Castro Quiroga của tổng giáo phận Tunja nói rằng “Giáo Hội tôn trọng phẩm giá của những người có khuynh hướng tính dục đồng giới và không chống lại việc nhìn nhận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.”

Tuy nhiên, ngài nói quyết định của tòa án làm “tổn thương trẻ vị thành niên”. Nơi tốt nhất cho sự hình thành “tâm lý, tình cảm, đạo đức, và luân lý, hạnh phúc của trẻ em là trong một gia đình được hình thành bởi một người nam và một người nữ.”

Đức Cha kết luận bằng cách kêu gọi các gia đình mở cửa để đón nhận con nuôi bất chấp những khó khăn về mặt kinh tế.

11. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Ba Lan

Sáng thứ Hai 9 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Tổng thống cộng hòa Ba Lan, Ông Andrzej Duda.

Sau đó, Ông đã hội kiến với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, có Đức Ông Antoine Camilleri, người Malta, Thứ trưởng ngoại giao, hiện diện.

Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Trong các cuộc hội kiến thân mật, có nói đến sự đóng góp tích cực của Giáo Hội Công Giáo cho đã hội Ba Lan, và cả trong cuộc viếng thăm Đức Thánh Cha sẽ thực hiện tại Cracovia nhân dịp Ngày Quốc tế giới trẻ sắp tới.”

Tiếp đến, các vị cũng đề cập đến một số vấn đề có liên hệ tới hai bên, như sự thăng tiến gia đình, nâng đỡ các giai tầng xã hội túng thiếu nhất, và việc tiếp đón người di dân.

Sau cùng, các vị cũng thảo luận về một số vấn đề liên hệ tới Cộng đồng quốc tế, như hòa bình và an ninh, cuộc xung đột tại Ucraina và tình trạng ở Trung Đông.

Thông báo cho cho biết, sau khi hội kiến riêng với tổng thống Duda, Đức Thánh Cha đã gặp phu nhân Agata cùng với ái nữ Kinga và đoàn tùy tùng của Tổng thống gồm 10 người. Trong dịp này, tổng thống Ba Lan đã tặng Đức Thánh Cha ảnh Đức Mẹ Đen ở Czestochowa với khung trang trí rất đẹp. Ông nói: “Xin Đức Mẹ bảo vệ Đức Thánh Cha”.

Đức Thánh Cha đã tặng lại Tổng thống một mề-đai hòa bình, và ngài giải thích ý nghĩa. Ngài cũng tặng tổng thống thông điệp Laudato Sì về việc bảo vệ thiên nhiên và Tông huấn Evangelii gaudium (Niềm vui Phúc Âm). Ngài đích thân trao tặng các mềđai và tràng chuỗi mân côi cho những người thuộc đoàn tùy tùng.

Trước khi giã từ tổng thống Ba Lan, Đức Thánh Cha nói: “Tôi rất hài lòng vì được đích thân gặp Tổng thống và xin Tổng thống cầu nguyện cho tôi”.

Chiều ngày 8-11, Phái đoàn của Tổng thống Ba Lan đã tham dự thánh lễ tại mộ của thánh Gioan Phaolô 2 trong Đền thờ Thánh Phêrô do Đức Tổng Giám Mục Zygmund Zimowski, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, chủ sự.

12. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp những người đoạt giải Nobel Hòa bình

Giải thưởng Nobel Hòa Bình 2015 đã được trao cho Ủy Ban Đối Thoại Quốc Gia Tunisia về những gì Ủy ban Nobel gọi là “những đóng góp quyết định nhằm xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Tunisia trước sự trỗi dậy của cuộc Cách Mạng Hoa Lài năm 2011.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng được đề cử hai lần vì những hoạt động không mệt mỏi của ngài cho hòa bình trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo một truyền thống ít nhiều có màu sắc cực đoan, chưa một vị Giáo Hoàng nào được trao giải Nobel về hòa bình.

Cả linh mục Mussie Zerai, người điều hành mạng lưới cứu người vượt biển Đại Trung Hải, đã cứu hàng ngàn người tị nạn cũng không được trao giải.

Trong cuộc tiếp kiến sáng thứ Bẩy 7 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các ông Mohamed Fadhel Mahfoudh, Abdessatar Ben Moussa, Wided Bouchamaoui, và Houcine Abbassi.

Bốn vị này đại diện cho Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia; Liên đoàn Công nghiệp, Thương mại và thủ công mỹ nghệ Tunisia; Liên đoàn Nhân quyền Tunisia, và Luật sư đoàn Tunisia. Bốn tổ chức này đã giúp thành lập một hiến pháp mới và bầu cử tổng thống năm ngoái sau một loạt các vụ ám sát chính trị vào năm 2013.

Trong cuộc họp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi họ là “những kiến trúc sư của hòa bình”, khen ngợi họ đã hoàn thành công việc của mình “bằng tay và trái tim”; và ca ngợi những phương pháp họ sử dụng cho các cuộc đối thoại nhằm mang lại sự ổn định cho Tunisia.

Những người đoạt giải Nobel, về phần mình, cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp họ, và gọi ngài là “con người đích thực của hòa bình.” Các vị đã tặng Đức Giáo Hoàng một bức chân dung của Mahatma Gandhi.

13. Tòa Thánh cổ võ sự cộng tác giữa Kitô và Ấn giáo về môi sinh

Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cổ võ sự cộng tác giữa các tín hữu Kitô và Ấn giáo để thăng tiến một “nền sinh thái học nhân bản”.

Trong sứ điệp công bố hôm 6-11-2015, nhân dịp đại lễ Diwali của Ấn giáo, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, chúc mừng các tín hữu Ấn giáo trong dịp Đại lễ Ánh Sáng này, đồng thời nhận xét rằng trong khi Ấn giáo nhấn mạnh về sự hiệp nhất giữa thiên nhiên, con người và thần linh, Kitô giáo dạy rằng trái đất là món quà của Thiên Chúa trao tặng tất cả mọi người..Và trong tư cách là những người gìn giữ công trình sáng tạo, tất cả chúng ta có sứ mạng cương quyết bảo tồn thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm”.

Và Đức Hồng Y Tauran mời gọi các tín hữu Ấn giáo cùng với các Kitô hữu hợp tiếng với những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác cũng như những người thiện chí để nỗ lực thăng tiến một nền văn hóa hòa hợp trong chính chúng ta, với tha nhân, với thiên nhiên và với Thượng Đế”

14. 1 triệu 800 ngàn lượt khách thăm gian triển lãm của Toà Thánh tại Expo 2015

Triển lãm quốc tế tại Milano, Italia- với diện tích 1 triệu mét vuông và hơn 140 nước tham gia với chủ đề: “Nuôi dưỡng trái đất, năng lượng cho cuộc sống” đã bế mạc vào ngày thứ Bảy, 31 tháng 10 năm 2015. Trong 6 tháng, đã có hơn 20 triệu lượt khách thăm khu triển lãm này; riêng gian triển lãm của Toà Thánh đã có 1 triệu 800 ngàn lượt khách tham quan.

Expo 2015 muốn đưa ra lời giải đáp thiết thực cho sự sống còn của nhân loại: bảo đảm lương thực thực phẩm sạch và cung cấp đầy đủ cho mọi người nhưng vẫn tôn trọng thiên nhiên.

Theo Văn phòng triển lãm quốc tế , trong số các gian triển lãm có diện tích dưới 2,000 mét vuông, gian triển lãm của Toà Thánh thể hiện rõ nét nhất chủ đề của Expo 2015. Hôm thứ Sáu 30 tháng 10 năm 2015, trước ngày bế mạc triển lãm, Văn phòng triển lãm quốc tế đã bất ngờ trao giải cho gian triển lãm của Toà Thánh. Ðón nhận giải thưởng này, Ðức ông Luca Bressan, đại diện cho ủy ban văn hoá, bác ái, truyền giáo và hoạt động xã hội của Tổng giáo phận Milano, nói rằng giải thưởng là một dấu hiệu chứng tỏ “sức mạnh truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô đã có thể đi vào không gian công cộng lớn như Triển lãm thế giới”.

Gian triển lãm khiêm tốn nằm ngay trung tâm của khu triển lãm, với hai câu trích dẫn Kinh Thánh bằng 13 thứ tiếng “Xin ban cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” và “Không chỉ sống bằng bánh”. Bên trong gian trưng bày, phía bên trái là một bức tường với hình ảnh khuôn mặt của những người tị nạn chiến tranh, đói khát và khốn khổ, phía bên phải trình bày cho thấy Giáo Hội đã giúp đỡ những người cơ nhỡ như thế nào. Ở giữa căn phòng là hai kiệt tác Bữa Tiệc Ly của Tintoretto và của Rubens. Với gian hàng này, Toà Thánh nêu bật “ý niệm về bánh”, như lời giải thích của Ðức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá. Ngài nói, bánh là lương thực cơ bản vốn rất thường thiếu hụt, nhưng cũng cần phải nhấn mạnh chiều kích thiêng liêng của bánh nữa.

Dù mang tầm vóc nhỏ bé giữa những kiến trúc hoành tráng hơn, gian triển lãm của Toà Thánh vẫn làm nên hình ảnh độc đáo bởi sức mạnh của thông điệp được gửi đi. Không có lương thực hay vật dụng gì để bán, nhưng lại có món quà lưu niệm để trao tặng. Một triệu tấm huy hiệu mang hình Đức Giáo Hoàng đã được tặng cho khách viếng thăm. 10 ngàn nhà tài trợ được nhận Thông điệp Laudato si' của Ðức giáo hoàng. Ðổi lại, gian triển lãm của Toà Thánh cũng nhận được tổng cộng 150 ngàn euro tiền quyên góp cho quỹ trợ giúp những người tị nạn ở Jordan. Ðức Hồng Y Ravasi nhận định: “Với những khoản đóng góp này, có thể nói rằng gần như gian triển lãm của chúng tôi đã thi hành một chức năng mục vụ”.

Tại Expo 2015, còn có một gian triển lãm khác thuộc Giáo Hội, đó là của Caritas, với khoảng 250 ngàn lượt khách tham quan. Nhờ sự diện diện của Tổ chức Caritas, lương thực không bán được tại Expo đã không bị lãng phí. Mỗi ngày 11,800 bữa ăn có chất lượng được trao cho những người nghèo, những người vô gia cư và những người gặp khó khăn trong Tổng giáo phận Milano.

Expo quốc tế lần tới sẽ diễn ra tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, vào năm 2020.

15. Đức Thánh Cha bị vấp trên những bậc thang của lễ đài được đặt trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô

Hôm thứ Bẩy 7 tháng 11, trong buổi tiếp kiến 23 ngàn người gồm các vị lãnh đạo và nhân viên sở hưu bổng toàn quốc Italia tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị vấp trên những bậc thang của lễ đài được đặt trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô. Biến cố này khiến báo chí Ý rộ lên những đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ngài.

Đức Thánh Cha đã chống tay xuống để giữ thăng bằng và hai người cận vệ đã giúp ngài đứng dậy.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 9 tháng 11, Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, bác bỏ những đồn đoán liên quan đến sự việc. Ngài chỉ ra rằng Đức Thánh Cha đã tiếp tục tiếp kiến công chúng, chương trình theo dự trù đã không bị gián đoạn, và ngài còn nán lại để chào thăm các du khách, không có dấu hiệu gì là ngài bị chấn thương.