Ngày 11-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tung cánh chim khắp nơi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:09 11/11/2013
Chúa Nhật XXXIII THƯỜNG NIÊN, năm c
Lc 21,5-19

TUNG CÁNH CHIM KHẮP NƠI

Đền thờ là nơi qui tụ giáo dân, là nơi mọi người được nghe lời của Chúa, là nơi các tín hữu được lãnh nhận các phép bí tích. Thời Chúa Giêsu sống, Hội Đường là nơi Ngài hằng lui tới để đọc Sách Thánh, diễn giảng và sống huynh đệ với nhau. Hôm nay, nhân ngày Chúa Giêsu vào Đền thờ Giêrusalem, có nhiều người đã trầm trồ khen ngợi Đền thờ được trang trí cách rất mỹ thuật bằng đá quí, bằng vật quí. Chúa Giêsu đã nói tiên trị về việc phá hủy Đền thờ…Họ ngạc nhiên, thắc mắc và hỏi Ngài những dấu hiệu nào báo trước việc sẽ xảy ra. Chúa Giêsu đã cho biết có ba dấu chỉ này: một là sự xuất hiện của các tiên tri giả, hai là có chiến tranh loạn lạc xảy ra khắp nơi, ba là các sứ giả Tin Mừng bị bắt bớ.

Thực vậy, theo sử gia Joseph cho biết thì Đền thờ Giêrusalem bị tàn phá, bị san bằng vào năm 70 khi tướng Titô đem quân tới vây chiếm Thành Thánh Giêrusalem trong đó có Đền thờ rất đẹp và lộng lẫy vì đền thờ được xây dựng bằng những đồ vật quí giá, đắt tiền. Đọc lại lịch sử chúng ta được biết Đền thờ Giêrusalem được Vua Hêrôđê Cả xây dựng trong 46 năm từ 19 năm trước Công nguyên cho hiện thời lúc Chúa nói, còn mới và Đền thờ sẽ được khánh thành đưa vào xử dụng vào năm 60 sau Công nguyên. Sử gia Joseph cho chúng ta biết những chi tiết này và cho biết rằng tiền đường Đền thờ được trang trí bằng nhiều hiện vật quí giá, những chiến lợi phẩm thu lượm được qua những trận chiến, tạo nên sự uy nghi của Đền thờ.Đọc lại lịch sử chúng ta cũng hiểu được lời Chúa nói tiên tri rất đúng trước khi Đền thờ Giêrusalem bị phá hủy. Sử gia Joseph đã nói tới các tiên tri giả xuất hiện và chiến tranh lan tràn. Quả thực đúng như thế vì sau cái chết của Hoàng đế Néron thì xẩy ra việc bốn vị tranh giành nhau ngôi Hoàng đế làm cho Đế Quốc Roma lâm vào cuộc nội chiến thật khốc liệt.

Chúa Giêsu tiên báo về việc Đền thờ Giêrusalem bị tàn phá là vì Ngài đã thấy trước sự việc ấy và rồi khi Ngài nói đến sự tàn phá Đền thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu cũng cho nhân loại biết về ngày cùng tận của thế giới, ngày thế mạt nghĩa là ngày tận thế. Khi cho đọc các bài Tin Mừng nói về ngày thế mạt, Chúa Giêsu muốn cho mỗi người nghĩ tới cái chết của chúng ta, nghĩ tới sự cùng tận của thế giới loài người. Mọi công trình, mọi sự ở trần gian này chỉ là tạm bợ, ngay đối với con người thì cuộc sống hôm nay cũng chỉ tạm bợ, mau qua như hoa phù du, sớm nở chiều tàn. Cuối cùng chỉ có Thiên Chúa, con người và những gì thuộc về thiêng liêng là tồn tại mà thôi.

Chính vì thế, tiếp nối những điều Chúa Giêsu loan báo là các tông đồ, những chứng nhân của Chúa sẽ bị bách hại. Quả thực đúng như thế, trong cuộc cấm cách bắt bớ, đặc biệt là đối với các tông đồ như Phêrô và Phaolô, những vị lãnh đạo Giáo Hội và các tông đồ, các môn đệ đã vững vàng làm chứng cho Chúa, họ đã kiên trung, đổ máu, được phúc tử đạo để làm chứng cho tình yêu vô biên của Chúa. Có những vị không được phúc tử đạo nhưng vẫn luôn trung thành với Chúa, do đó, dù họ sống hay chết vẫn cứu được linh hồn của mình.

Vâng, theo Chúa luôn phảy hy sinh, từ bỏ, chiến đấu, nhưng tin vào Chúa, chúng ta an tâm làm chứng cho Ngài. Và rồi mỗi người được Chúa phân chia một công việc tùy theo địa vị của mình, nhưng tất cả luôn được Chúa thương che chở, gìn giữ.

Xin dùng lời của Cha Alain Faucher để kết luận bài chia sẻ này :” Ngay khi Giêrusalem sụp đổ, có lẽ các Kitô hữu tiên khởi đã nghĩ rằng “ Mọi sự đã hết”.Sau đó, những con người đầy quả cảm ấy đã thực hiện một chọn lựa có tính quyết định : ra đi trên khắp nẻo đường thế giới. Nếu hôm nay chúng ta sống những người nam, người nữ Kitô hữu ở mọi nước trên thế giới, là nhờ sự bùng nổ việc loan báo Tin mừng từ sự kiện này. Trong cảnh hỗn loạn ấy, cần phải học cách xoay sở và hoạt động như các môn đệ đích thực “.

Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố đức tin của chúng con, để chúng con sẵn sàng tung cánh chim đi muôn phương, làm chứng cho Chúa phục sinh. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :


1.Lời tiên tri của Chúa Giêsu về Đền thờ Giêrusalem có đúng không ?
2.Đền thờ Giêrusalem bị tàn phá vào năm nào ? Do ai tàn phá ?
3.Khi nói về Đền thờ Giêrusalem bị tàn phá, Chúa Giêsu còn ám chỉ đến gì ?
4.Ba dấu chỉ trước Giêrusalem bị tàn phá ?
 
Các thánh Tử Đạo Việt Nam
LM. Vũ Xuân Hạnh
22:15 11/11/2013
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Hội Thánh tại Việt Nam, kể từ buổi bình mình rao truyền Tin Mừng đến nay, dù chẳng bao giờ mất ơn bình an nội tâm, vẫn chưa bao giờ có một ngày bình yên ngoài thể xác, chưa một ngày tự do hoàn toàn trong việc trung thành thờ phượng Thiên Chúa, chưa bao giờ có tự do tôn giáo.

Tuy nhiên, Hội Thánh của Chúa Kitô tại mảnh đất này dù phải trải qua muôn ngàn lao khổ và phải đối đầu với vô số sức chống đối, vẫn mạnh mẽ tuyên xưng đức tin của mình, vẫn trung thành với lòng kính thờ Chúa đến ngày nay và sẽ còn mãi về sau.

Chỉ là một Hội Thánh còn non trẻ, được khai sinh chừng 500 năm, nhưng Hội Thánh tại Việt Nam đã tự hào vượt lên trên mọi đầu sóng ngọn gió, dù nguy hiểm nhất, dữ dằn nhất, để có được cả một bề dày kinh nghiệm giữ lấy đức tin cho đức tin ngày một tinh ròng đến muôn đời sau. Tất cả là nhờ ơn Chúa, tất cả là do sự linh hoạt mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần.

Theo sử liệu, hạt giống đức tin được ghi nhận trên đất Việt với sự hiện diện của một thừa sai là giáo sỹ Inikhu vào năm 1533. Hạt giống ấy trổ sinh kết quả khởi đi từ cái chết vì đạo tiên khởi của Thầy giảng Anrê Phú Yên năm 1644. Từ đấy, khai màu cho cả một dòng máu Tử đạo không ngơi nghỉ, cứ chảy mãi, chảy mãi đến hôm nay. Đúng như Lời Chúa đã tuyên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét”.

Sử liệu và kinh nghiệm cho thấy, có nhiều lý do dẫn đến sự bách hại Hội Thánh trong quá khứ và hiện tại: ghen tương, đố kỵ, hiểu lầm, nhiều lý do chính trị khác… Nhưng tựu trung, có một lý do vượt trên mọi lý do đã khiến các thánh Tử Đạo Việt Nam nhất định chết, hiên ngang chết, và hạnh phúc vì được chết. Lý do mạnh mẽ đó chính là: Danh Thiên Chúa. Vì Danh Thiên Chúa mà hiến dâng tất cả, đánh đổi tất cả, chịu đựng tất cả. Chính cái chết mới là tiếng nói hùng hồn nhất, lớn lao nhất, làm chấn động nhất, gây ảnh hưởng nhất để điều mà Chúa dạy sớm nên hiện thực: “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến…”.

Vì Danh Chúa mà các thánh Tử Đạo Việt Nam đã chết. Chính vì thế, dù cũng bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn, bị giết hại…, nhưng cái chết hiên ngang của các ngài khác xa mọi cái chết của các tử tội. Đối với các tử tội khác, một khi đã bị tuyên án tử, cái chết là điều không thể trách khỏi, dù họ có ăn năn và quyết tâm chừa tội đi nữa.

Còn đối với các thánh Tử Đạo, dẫu là tại pháp trường, dẫu là một vài giây trước khi thi hành án tử, các thánh Tử Đạo vẫn có thể thoát chết nếu phủ nhận đức tin. Nên cái chết của các thánh Tử Đạo không chỉ là cái chết được biết trước, mà còn là cái chết đã được chuẩn bị trước, một cái chết tự do hoàn toàn.

Các thánh Tử Đạo có đầy đủ mọi chọn lựa. Nhưng giữa sống và chết, các thánh Tử Đạo đã quyết định chọn cái chết để bày tỏ sự quý giá vô cùng của đức tin. Bởi giữ được đức tin là giữ được tất cả. Vì thế, bằng mọi giá, các ngài đã đi đến cùng để bảo toàn đức tin.

Không ai biết chính xác người Công giáo Việt Nam chịu tử đạo từ trước đến nay có số lượng bao nhiêu, vì không thể thống kê hết, chỉ biết rằng đó là một con số khổng lồ. Còn con số nhỏ nhoi, 118 vị hiển thánh và á thánh mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong gồm 8 giám mục, 50 linh mục, 1 chủng sinh. Trong số đó có 86 sáu vị thánh người Việt Nam, 11 vị người Tây Ban Nha, 10 vị người Pháp. Thuộc dòng Đaminh: 11 vị. Thuộc hội Thừa sai Paris: 10 vị.

Các thánh Tử Đạo đã được tuyên phong có đến 59 giáo dân. Trong số này, có nhiều vị là cha gia đình, một bà mẹ. Các ngài thuộc mọi cấp bậc như: 17 thầy giảng, nhiều vị bị bắt và bị sát hại trong khi đang giữ trọng trách trong họ đạo như: Trùm, Biệng, Câu. Các ngài cũng thuộc mọi ngành nghề như: sáu binh sĩ, bốn thầy thuốc, một thợ may, và một số đông là nông dân, thuyền chài.

Danh sách 118 vị được tuyên phong cho thấy có thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo ở thế kỷ XVII. 6 vị chịu tử đạo ở thế kỷ XVIII. 112 vị chịu tử đạo từ năm 1835 đến năm 1862.

Các ngài bị giết chết bằng đủ mọi hình khổ, ngay cả những hình khổ độc ác nhất như: 76 vị chịu xử trảm (chặt đầu), 16 vị chịu xử giảo (xiết cổ), 8 vị chết rũ tù, 6 vị bị thiêu sống, 4 vị bị lăng trì (chặt hết tay chân rồi mới chặt đầu. Có vị còn bị chẻ xác làm 4 phần), một vị bị xử bá đao (lóc 100 miếng thịt), một vị chịu tử thương.

Dù 117 vị được phong hiển thánh cùng chung một ngày, ngày 19.6.1988, do Đức Gioan Phaolô II, nhưng lại được phong chân phước vào bốn dịp khác nhau: 64 vị được Đức Lêô XIII tôn phong năm 1900, tám vị được Đức Piô X tôn phong năm 1906, 20 vị được tôn phong 1909 cũng do Đức Piô X; 25 vị do Đức Piô XII tôn phong năm 1951. Riêng Thầy Giảng Anrê Phú Yên được Đức Gioan Phaolô II tôn phong chân phước năm 2000.

Hôm nay mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, là con cháu của các ngài, chúng ta phải khám phá ra nhiều bài học có lợi cho đức tin mà các ngài để lại.

- Trước hết là bài học về lòng yêu thương. Các thánh Tử Đạo Việt Nam đã ngời sáng khi bày tỏ tình yêu của Chúa Kitô đến cùng. Các ngài không chỉ yêu thương vợ con, cha mẹ, mà còn yêu cả lối xóm, láng giềng, những người khốn khổ bất hạnh.

Các ngài không chỉ yêu đạo Chúa, mà còn yêu thiết tha đối với quê hương, dân tộc, yêu cả vua quan, những người đang coi các ngài là kẻ thù của họ. Các thánh Tử Đạo sẵn sàng tha thứ cho những người bắt bớ, giết chết mình.

Và trên hết, các thánh Tử Đạo Việt nam yêu mến Chúa Kitô, chấp nhận chết cho lý tưởng của mình là chính Chúa Kitô. Các ngài đã khẳng khái trả lời cho vua quan về lẽ sống của mình: “Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước, chúng tôi chết chỉ vì là Kitô hữu” (thánh Phaolô Khoan).

Chúng ta cũng hãy yêu thương nhau, vì đó là lề luật của Chúa. Yêu thương cũng chính là bày tỏ lòng yêu mến Chúa của chúng ta. Vì yêu Chúa, đòi ta phải thực thi tình yêu ấy nơi anh chị em của mình. Tình yêu sẽ làm cho chúng ta dấn thân cách nhiệt thành hơn cho Hội Thánh, cho con người và tất cả mọi nhu cầu giúp thăng tiến đời sống con người. Tình yêu sẽ cho ta biết sống lý tưởng đức tin cách trọn vẹn, cao cả.

- Sau nữa là bài học về lòng mến yêu sự cầu nguyện. Các thánh Tử Đạo Việt Nam là những người yêu mến Chúa trọn tình, vì thế, cũng là những con người của ơn gọi cầu nguyện. Các ngài cầu nguyện cho mình, cho thân nhân bạn bè.

Các ngài luôn xin Chúa tha thứ cho những tội lỗi của bản thân, để các ngài xứng đáng dâng lên Chúa của lễ toàn thiêu là chính mạng sống mà Chúa ban cho các ngài. Các ngài cầu nguyện nhiều cho tổ quốc, cho Hội Thánh, cho tất cả những ai trung thành với Đức tin công giáo. Đặc biệt, các ngài cầu nguyện nhiều hơn nữa cho các nhà lãnh đạo quốc gia để họ biết yêu dân, yêu nước.

Noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hãy luôn luôn sống tâm tình cầu nguyện. Bởi chính đời sống cầu nguyện là phương thế tốt nhất để ta gìn giữ đức tin của mình, gìn giữ chính mình trong tình yêu của Chúa.

Chúng ta không quên cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia, để họ ngày càng thêm khôn ngoan nhận ra đâu là đường lối lãnh đạo theo chân lý, đâu là đường lối lãnh đạo sai lầm, để đừng giết chính đồng bào vô tội của mình như đã từng làm mà lịch sử không bao giờ quên.

Với tâm tình cầu nguyện, chúng ta biết ơn Hội Thánh đã cưu mang và sinh ra chúng ta trong ơn Chúa, từ đó chúng ta biết đáp trả lại tình yêu vô cùng của Chúa bằng tất cả đời sống chứng tá của mình, dẫu phải hiến dâng mạng sống.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hiến thân cho chúng con. 118 vị Tử Đạo Việt Nam nói riêng, tất cả các vị Tử Đạo tại Việt Nam từ xưa đến nay nói chung, đã nhìn lên Thánh Giá Chúa, học đòi bắt chước gương can đảm nên đã chấp nhận hy sinh đến cùng. Xin cho chúng con là con cháu các ngài, biết trung thành gìn giữ đức tin là gia sản quý giá mà các ngài để lại, cách hết sức trọn vẹn, để hoàn thành cách tốt đẹp nhất hiến lễ cuộc đời chúng con. Amen.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha liên đới với nhân dân Philippines
Lm. Trần Đức Anh OP
10:49 11/11/2013
VATICAN. ĐTC chia buồn với Philippines về thiên tai siêu bão Hayan. Ngài kêu gọi quảng đại giúp đỡ các nạn nhân, và đóng góp 150 ngàn mỹ kim cho việc cứu trợ.

ĐTC đã bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 10-11-2013 và Đức TGM Pietro Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng đã nhân danh ngài gửi điện đến Tổng Thống Benigno Aquino III, trong đó Đức TGM cho biết ”ĐTC Phanxicô rất đau buồn vì sự tàn phá và thiệt hại nhân mạng so siêu bão gây ra. Ngài chân thành liên đới với những người bị thương tổn vì thiên tai này và hậu quả sau đó. Ngài nghĩ đến những người đang khóc thương những người thân yêu bị thiệt mạng và những người bị mất gia cư. ĐTC cầu nguyện cho Philippines đồng thời khích lệ các chính quyền dân sự và các nhân viên cứu trợ cấp thời, đang giúp đỡ các nạn nhân bão này. Ngài cầu xin Chúa chúc lành, ban sức mạnh và ơn an ủi cho quốc dân Philippines.”

Hôm 11-11-2013, Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) đã nhân danh ĐTC gửi giúp phần đóng góp đầu tiên là 150 ngàn mỹ kim, qua Giáo Hội tại Philippines để nâng đỡ các nạn nhân bão lụt. Cử chỉ này là sự biểu lộ cụ thể tâm tình gần gũi và liên đới của ĐTC.

Mặt khác, HĐGM Italia dành 3 triệu Euro để cứu trợ các nạn nhân bão Hayan ở Philippines.

Trong thông cáo công bố tại Roma, Đoàn Chủ tịch HĐGM Italia nhắc lại lời ĐTC Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 10-11-2013. Ngài nói: ”Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với nhân dân Philippines và dân chúng tại miền này bị bão kinh khủng. Rất tiếc là con số các nạn nhân rất cao và thiệt hại rất lớn. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người anh chị em chúng ta bị nạn, và tìm cách chuyển sự trợ giúp cụ thể của chúng ta cho họ”.

Đáp ứng tình liên đới đã được ĐTC Phanxicô bày tỏ, Đoàn Chủ tịch HĐGM Italia đã dành ngay ngân khoản 3 triệu Euro rút từ số tiền ”8 phần ngàn” (tiền các tín hữu đóng cho Giáo Hội) mang lại, để cứu trợ khẩn cấp.

Ngoài ra, LM Francesco Soddu, Giám đốc Caritas Italia, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trợ giúp cụ thể và cấp thời. Giờ đây bão đó gây thiệt hại tại các nước khác nữa như Việt Nam và Lào. Caritas Italia đã dành 100 ngàn Euro cho việc cứu trợ khẩn cấp.

Cũng tại Italia, Quỹ Di dân của Công Giáo kêu gọi cầu nguyện và liên đới với những đau khổ và lo âu của Cộng đoàn Công Giáo Philippines tại Italia. Hiện nay có 150 ngàn người Philippines sinh sống và làm việc ở Italia, phần lớn là tín hữu Công Giáo. Roma có 34 ngàn và Milano có 35 ngàn người Philippines và là hai thành phố có cộng đoàn kiều dân này đông đảo nhất.

Theo thống kê sơ khởi có khoảng hơn 10 ngàn người thiệt mạng vì siêu bão tại Philippines, nhất là tại các đảo Leyte và Samar; 800 ngàn người phải di tản, phần lớn bị mất hết sản nghiệp và gia cư. Các nạn nhân khác ở cấp độ khác nhau vào khoảng hơn 9 triệu 500 ngàn người. Ngoài ra, sở khí tượng Philippines cho biết bão Zoraida sẽ thổi đến miền bắc thành phố Tacloban ở nước này với sức gió 50 cây số giờ.

Tổ chức Caritas của Công Giáo Thụy Sĩ đã dành 500 ngàn quan, tương đương với gần 550 ngàn mỹ kim để góp phần cứu trợ các nạn nhân siêu bão tại Philippines. Tổ chức bác ái Misereor của HĐGM Đức dành ngay ngân khoản 50 ngàn Euro để góp phần cứu trợ.

Hôm 11-11-2013 Đức TGM José Palma, Chủ tịch HĐGM Philippines cũng mời gọi các tín hữu toàn quốc cầu nguyện và quảng đại đóng góp để trợ giúp các nạn nhân (Tổng hợp 11-11-2013)
 
Top Stories
Vatican: First contribution of 150,000 dollars for aid to the Phipippines
VIS
12:54 11/11/2013
Vatican City, 11 November 2013 (VIS) – Pope Francis, through the Pontifical Council “Cor Unum” has decided to send an aid contribution of 150,000 dollars to assist the population of the Philippines, devastated by the passage of the typhoon Haiyan which violently struck the country this weekend, in particular affecting the islands of Leyte and Samar and causing, according to unconfirmed estimates, more than ten thousand deaths.

This sum, which will be distributed by the local Church in the regions most affected by the disaster, will be used to support aid work for the assistance of displaced persons from the flooded areas, and it is intended as a first and concrete expression of spiritual nearness and paternal encouragement on the part of the Supreme Pontiff in relation to the people and territories devastated by the floods.
 
Vietnam: «Notre façon de penser est occidentale»
Mgr. Paul Bui Van Doc
15:39 11/11/2013
«Orientations pastorales de l’Eglise du Christ au Vietnam - Exposé de Mgr Paul Bui Van Doc à l’assemblée des supérieurs majeurs des congrégations religieuses présentes au Vietnam »

Mgr Paul Bui Van Doc a prononcé cet exposé le 5 novembre 2013 au cours de l’assemblée des supérieurs majeurs qui se tenait cette année, dans un monastère salésien, à Duc Trong, dans le diocèse de Dalat. Plusieurs évêques y participaient. Certes, c’est loin d’être la première fois que cet évêque intervient sur ce sujet, à savoir l’orientation de la pastorale générale de l’Eglise au Vietnam, mais, cette fois-ci, les circonstances étaient particulières. Il vient d’être nommé archevêque coadjuteur de Saigon et élu par ses pairs président de la Conférence des évêques du Vietnam. A ce titre, il va jouer un rôle particulier dans l’animation et la mise en œuvre de la pastorale générale pendant la durée de son mandat de trois ans. De fait, l’exposé prononcé devant les supérieurs majeurs contient à la fois la ligne directrice de son action à venir et les points forts sur lesquels il veut attirer l’attention du peuple de Dieu au Vietnam.

Comme il le rappelle dans son introduction, la ligne directrice de la pastorale à venir de l’Eglise au Vietnam existe déjà. Elle a été tracée lors de la dernière assemblée des évêques; elle est toute orientée vers la « nouvelle évangélisation », une évangélisation qui aura successivement pour support la famille, les communautés paroissiales et religieuses et, enfin, la société tout entière.

A cette ligne commune déjà adoptée par la Conférence des évêques, le nouveau président a ajouté un certain nombre de points. Il a en particulier rappelé les deux références essentielles, l’une à l’universalité de l’Eglise, la seconde à son enracinement particulier sur la terre du Vietnam. Elle est l’Eglise catholique au Vietnam et, pour cela, entraîné dans le mouvement pour la pauvreté et la simplicité, lancé aujourd’hui dans l’Eglise par le pape François. Son enracinement au Vietnam lui impose le devoir d’acculturation, qui, selon le nouveau président de la Conférence épiscopale, n’en est encore qu’à ses débuts.

Ce texte a été mis en ligne sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam à l’adresse suivante: http://www.hdgmvietnam.org/duong-huong-muc-vu-cua-giao-hoi-chua-kito-tai-viet-nam/5540.63.8.aspx

Il a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.



Le sujet qui m’a été suggéré par l’assemblée est le suivant: « Quelle est l’orientation pastorale actuelle de l’Eglise au Vietnam ? ». Ce thème a fait l’objet des débats de la Grande Assemblée du peuple de Dieu en 2010, dans le cadre du schéma: « Eglise au Vietnam, Mystère – Communion – Mission ». Il a ensuite pris une forme concrète dans la Lettre commune publiée à l’issue de la grande assemblée sous le titre: « Ensemble, consolidons la civilisation de l’amour et de la vie ». Cette lettre commune a présenté l’orientation pastorale de l’Eglise au Vietnam pour plusieurs années, avec un programme d’activités concrètes s’étalant de l’année 2010 jusqu’à l’année 2013. Lui a succédé la campagne pour la nouvelle évangélisation, proposée dans la récente Lettre commune rédigée par la Conférence épiscopale, le 10 octobre 2013, au cours de son assemblée plénière: «La nouvelle évangélisation exige que soit révisé l’ensemble des activités pastorales sous tous leurs aspects. Ce qui signifie que nous devons procéder à la transformation aussi bien de nos mentalités que de nos orientations et des méthodes utilisées dans notre action pastorale » (Lettre commune du 10 octobre 2013, & 4). La lettre présente également un programme pastoral s’étalant sur trois années: année 2014, évangélisation de la vie familiale; année 2015, évangélisation de la vie des paroisses et des diverses communautés; année 2016, évangélisation de la vie sociale.

L’Eglise du Vietnam est, en vérité, l’Eglise de Jésus-Christ au Vietnam, l’Eglise universelle au Vietnam, l’Eglise une et sainte, catholique et apostolique au Vietnam, l’Eglise catholique latine dont le chef est le pape François, elle est associée à l’ensemble des évêques catholiques du monde, elle est présente et œuvre concrètement sur le territoire du Vietnam. Pour cette raison, son orientation est l’orientation commune de l’Eglise, même si, au Vietnam, il y a, bien évidemment, des caractéristiques particulières, des adaptations à l’environnement culturel et social.

C’est dans cette perspective à la fois commune et particulière que nous devons placer « l’orientation pastorale actuelle de l’Eglise au Vietnam ». Je me contenterai de souligner un certain nombre de points d’ordre général, dans l’esprit du concile Vatican II, de l’enseignement de l’Eglise post-conciliaire, plus particulièrement celui du pape François, notre bien-aimé pontife.

1.) L’Eglise des pauvres, pour les pauvres

L’Eglise des pauvres

L’Eglise fondée par Jésus-Christ est née au milieu des gens pauvres; elle est composée en grande partie de pauvres. C’est pourquoi ceux-ci doivent avoir leur place et faire entendre leurs voix dans l’Eglise. Ils ne peuvent pas toujours rester à une place subalterne, impuissants à se faire entendre.

L’Eglise pour les pauvres

On peut être pauvre matériellement, culturellement, spirituellement, moralement. Il y a aussi ceux qui sont méprisés, opprimés, les malades, les affamés, les vieillards, les faibles et les isolés. L’Eglise doit se préoccuper davantage de ces catégories de personnes. Elle doit leur dispenser des soins particuliers, les accompagner, partager leur vie, partager ses ressources avec elles, leur assurer son aide quand elles en ont besoin.

Cette priorité de la pauvreté a pour premier corollaire la vie pauvre et dépouillée des diverses composantes de l’Eglise ayant une vocation spéciale, comme les prêtres séculiers et les religieux, les diocèses et paroisses, les ordres et les congrégations religieuses. « Que l’on diminue la construction d’établissements de trop grandes dimensions et que l’on allège les dépenses somptuaires ! »

2.) L’Eglise de tous et pour tous (c’est le sens du mot « catholique »)

L’Eglise tous

Elle est l’Eglise du Christ et de tous ceux qui veulent se faire ses disciples. Elle n’appartient en propre à personne, ni à la hiérarchie, ni au clergé ou aux religieux, mais à tous les membres du peuple de Dieu.

Autre corollaire de la même priorité: il est nécessaire qu’il y ait une collaboration plus étroite, plus riche, plus variée entre les congrégations religieuses et le clergé séculier. Il faut également développer au maximum le rôle des laïcs dans l’Eglise, faire en sorte que tout le monde puisse constater notre véritable identité, à savoir « des disciples du Christ » qui, avec les autres disciples, forment le corps unique du Christ.

L’Eglise pour tous

L’Eglise est tournée vers tous, sans exception, y compris ceux qui ne croient pas encore en Dieu. C’est pour cela que le dialogue avec toutes les catégories de personnes est absolument nécessaire. C’est la voie que le Christ lui-même a tracée. L’Eglise doit converser avec tous, partager avec tous selon la volonté du Christ. La voie suivie par le pape François est très claire: « Dialogue, discernement et engagement. »

3.) Une Eglise engagée dans l’annonce de l’Evangile

Avant nous, les missionnaires étrangers, les prêtres, religieux et laïcs du pays ont jeté toutes leurs forces dans l’annonce de l’Evangile. Mais, comme dans beaucoup d’autres endroits du monde, l’annonce de l’Evangile s’est, en partie, arrêtée.

L’Eglise au Vietnam, aujourd’hui, n’a pas encore achevé cette annonce. On a accompli certes des efforts dispersés, mais ceux-ci ne se sont pas poursuivis et n’ont pas reçu d’orientation générale. Nous avons besoin d’un « courageux retournement ». Il faut véritablement du courage pour passer d’une pastorale de maintien (NdT: en français dans le texte), qui préserve et protège un statut et des institutions, à une pastorale missionnaire authentique (NdT: en français dans le texte).

L’Eglise est destinée à tous ceux qui ont besoin de la grâce du salut, une grâce dont chacun a besoin, même s’il n’en a pas conscience, qu’il ne soit pas encore chrétien ou qu’il le soit déjà. C’est pourquoi il existe une « évangélisation » et une « nouvelle évangélisation ». Nous avons besoin d’une nouvelle ardeur, de méthodes et d’orientations nouvelles, d’une nouvelle façon de nous exprimer pour annoncer l’Evangile. Il est nécessaire que nous évangélisions tous les domaines et tous les endroits qui ont encore besoin d’être éclairés. Cette lumière est un besoin pour les « banlieues », entendue au sens propre comme au sens figuré, pour tous les « coins et recoins de l’être », pour tous les aspects de la vie.

4.) L’acculturation

Pour évangéliser et évangéliser à nouveau aussi bien en largeur qu’en profondeur, il nous faut accomplir un pas de géant dans le processus d’acculturation.

Si nous avons besoin de réaliser un effort hors du commun et d’accomplir un pas de géant, c’est parce que, depuis longtemps, l’Eglise au Vietnam a quelque peu oublié cette dimension d’inculturation, aussi bien dans sa vie que dans l’annonce de l’Evangile.

Certes, nous ne devons pas être complexés et considérer la religion chrétienne dans notre pays comme une religion étrangère importée comme le pense un certain nombre de gens. Des efforts considérables ont été accomplis par nos ancêtres et par les missionnaires au cours des siècles écoulés. Cependant, si nous considérons la situation actuelle, nous devons reconnaître « une carence certaine ». En particulier, dans le domaine de la pensée: notre façon de penser est occidentale et, encore plus, les religieux et les prêtres séculiers sont envoyés faire des études en Occident. Les Eglises, les monastères sont édifiés selon les canons de l’architecture occidentale.

Dans le domaine de la liturgie, il n’y a pas eu non plus d’acculturation notable. Le langage ecclésiastique que nous utilisons est encore étranger et difficilement compréhensible pour ceux qui ne connaissent pas encore le Seigneur. Naturellement, l’acculturation doit être comprise dans un double sens: elle consiste à apporter l’Evangile dans une culture pour la faire progresser de l’intérieur. Elle signifie aussi: introduire la culture dans l’annonce de l’Evangile, pour que sa voix soit adaptée aux oreilles du peuple vietnamien. Naturellement, nous devons tenir compte du fait que les gens à qui nous parlons sont des Vietnamiens d’aujourd’hui. La société vietnamienne est encore une société pluriculturelle et comporte de nombreuses ethnies.

5.) L’Eglise contribue à l’édification de la société

L’Eglise contribue activement aux œuvres sociales non pas à la manière des associations caritatives ou des organismes non gouvernementaux, mais à cause de la dimension sociale de l’Evangile.

L’amour et la vérité sont les deux critères essentiels qui identifient les contributions de l’Eglise dans tous les domaines sociaux, plus particulièrement dans l’éducation, les soins de santé. Elle s’efforce d’apporter sa contribution à l’amélioration de l’environnement aussi bien physique que spirituel. Mais son apport le plus grand et le plus original, c’est « l’annonce de la bonne nouvelle de l’amour de Dieu », la présentation du tendre visage du Christ à tous.

La pastorale de l’Eglise doit être une pastorale de la tendresse (NdT: en français dans le texte). Témoignant de la tendresse de Dieu tout particulièrement à l’égard des pécheurs, nous devons exalter et mettre en œuvre une pastorale de la miséricorde (en français dans le texte). Les membres du peuple de Dieu et surtout les pasteurs doivent être de nouveaux « consolateurs » (alter Paraclitus). Il faut consoler et apaiser le peuple de Dieu et tous les hommes, leur rapporter joie et bonheur. Pour parler concrètement, l’Eglise aujourd’hui doit se préoccuper des conséquences néfastes des transformations climatiques sur notre planète, des cataclysmes naturels qui s’abattent sans discontinuer sur notre pays, des fléaux sociaux qui troublent la vie de nombreuses familles et plus particulièrement de la jeunesse.

6.) Le renouvellement de notre vie et de notre façon de faire

Il est nécessaire que soient renouvelées la manière de vivre et les façons de faire de chaque composante du peuple de Dieu, tout particulièrement celle du personnel d’Eglise. Nous devons porter notre attention sur la qualité beaucoup plus que sur la quantité. Il faut renforcer et intensifier « la vie de prière » des membres du peuple de Dieu, surtout celle du clergé régulier et des religieux. En effet, aujourd’hui, les effets négatifs de la tendance à la sécularisation sont particulièrement lourds et se font sentir même à l’intérieur des monastères, dans les séminaires, dans la vie familiale comme dans la vie paroissiale.

Nous devons insister encore davantage sur l’approfondissement de la foi, sur la rencontre de Dieu dans la vie, sur la place de la Parole de Dieu et des sacrements. Nous insisterons surtout sur le renouvellement de la pastorale du sacrement du baptême et de la réconciliation. Le plus important reste l’exemple lumineux qui est donné depuis le cœur même de l’Eglise, particulièrement celui des pasteurs, des formateurs, des supérieurs de communauté, des parents à l’intérieur des familles.

En dehors de l’orientation qui a été tracée dans la lettre commune de la Conférence des évêques du Vietnam, j’ai souligné un certain nombre de points pour éviter la méprise de ceux qui pensent que l’Eglise du Vietnam ne pénètre pas assez profondément dans le concret de la vie, mais se contente de parler d’une façon générale. Nous sommes tout à fait conscients qu’il est nécessaire d’amener la lumière du Christ, la lumière de la foi (Lumen Fidei) dans la vie concrète de la société d’aujourd’hui, mais nous ne pouvons que souligner un certain nombre de points fondamentaux.

Le reste, c’est l’œuvre de tous les chrétiens qui veulent être des disciples authentiques du Christ. Mettre ces quelques points en relief ne signifie pas que nous allons abandonner toutes les bonnes choses que nous avons l’habitude de réaliser ou que nous allons laisser tomber les catégories de personnes qui ne sont pas mentionnées dans cet entretien. Par exemple, parler davantage des pauvres ne signifie pas abandonner les autres, les chefs d’entreprise ou ceux qui jouissent de bonnes conditions de vie. Dans l’Eglise catholique, nous avons l’habitude d’englober plutôt que d’exclure. Faire une chose sans en exclure une autre, se préoccuper d’une catégorie de personnes sans s’écarter les autres.

(Source: Eglises d’Asie, 11 novembre 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Rửa tôi Tân tòng tại giáo xứ Mẹ Thiên Chúa GP Phan Thiết
Pet. Nguyễn Anh Tuấn
09:52 11/11/2013
PHAN THIẾT - Hôm nay, Chúa Nhật XXXII Thường Niên (10/11), giáo xứ Mẹ Thiên Chúa thật sự tưng bừng, tràn ngập trong những niềm vui, phải gọi là niềm vui 5 trong 1: Bế Mạc Năm Đức Tin; Rửa Tội thêm 13 Tân Tòng; Hợp Thức Hóa 3 đôi Hôn Phối; trao Bằng giáo lý hôn nhân cho 20 bạn trẻ; thăm viếng, trao tặng bàn thờ, làm phép nhà, làm phép bàn thờ cho các gia đình tân tòng mới rửa tội. Đây là một ngày thật có ý nghĩa đối với giáo xứ Mẹ Thiên Chúa.

Hình ảnh

Trước hết, hòa cùng nhịp sống của giáo phận, giáo xứ đã hân hoan cử hành thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin của Giáo Hội thật là ngày đáng ghi nhớ. Đây là cơ hội để cha quản xứ và bà con giáo dân tạ ơn Chúa vì hồng ân đức tin mà mình đã lãnh nhận trong suốt một năm qua. Đồng thời, Năm Đức Tin đã kết thúc không có nghĩa là mỗi người không còn thực hành đức tin trong đời sống nữa, mà việc sống đức tin vẫn phải được tiếp tục được kéo dài cho đến suốt đời người Kitô hữu.

Niềm vui thứ hai là cũng trong Thánh lễ, giáo xứ đã hân hoan đón nhận 13 Tân tòng gia nhập Đạo Công Giáo. Sau một thời gian các anh chị em này được học biết về Giáo Lý. Trong số những học viên trở lại, có Chị Thủy là một trường hợp “đặc biệt nhất”. Có thể nói, trước khi học Giáo lý, Chị Thủy là một người theo đạo Phật và chưa biết chút gì về Chúa cả, chưa biết Đạo là gì? Thế nhưng sau khi được học biết Chúa, chị Thủy đã tự nguyện về nhà “thỉnh các tượng Phật” đi gửi lại cho Nhà Chùa và cất bàn thờ “Ông Địa, thần tài” sau một thời gian chị để thờ cúng. Để rồi từ nay, cuộc đời của chị chỉ có một mình Chúa mà thôi. Thật là một mẫu gương đức tin sống động và khiến cho nhiều người xúc động, trong ngày bế mạc Năm Đức Tin của Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa.

Bên cạnh đó, còn có hai gia đình và hai đứa con nhỏ cũng từ căn cứ 8, sau khi nhận ra Chúa và tình thương mà giáo xứ đã dành cho gia đình khi có lễ an táng của người bố cách đây khoảng hai tháng, thì cả hai gia đình con trai và dâu đã tự nguyện xin trở lại đạo và miệt mài, chuyên chăm học hỏi giáo lý, mặc dù là đường rất xa đến với nhà thờ Mẹ Thiên Chúa, khoảng 8 đến 10 cây số để đến học giáo lý hằng đêm sau thánh lễ. Đây là những mẫu gương của đức tin.

Niềm vui thứ ba, cũng trong thánh lễ, cha xứ cũng hợp thức hóa cho 3 đôi hôn phối sau một thời gian họ đã sống chung với nhau, dù chưa có đủ những điều kiện thích hợp để hôn nhân của mình thành sự trước mặt Chúa và Hội Thánh. Để rồi từ hôm nay, tình yêu của các anh chị sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và trổ sinh những hoa trái thánh thiện.

Niềm vui thứ bốn, cũng trong thánh lễ, cha xứ cũng trao bằng Giáo lý Hôn Nhân cho các anh chị đã theo học khóa Giáo Lý Hôn Nhân cách đầy đủ và chuyên cần. Để rồi trong tương lai, các anh chị sẽ có đủ hành trang để bước vào đời sống hôn nhân gia đình cách vững vàng và biết nuôi dưỡng đời sống hôn nhân của mình ngày một thăng tiến theo ý Chúa muốn.

Niềm vui cuối cùng là cũng vào buổi sáng sau thánh lễ, cha xứ cùng với Hội Đồng Mục Vụ và ban truyền giáo đã đi thăm các gia đình Tân tòng, trao tặng bàn thờ, làm phép nhà và bàn thờ cho các gia đình tân tòng vừa được rửa tội sáng nay. Việc làm này nói lên tình yêu thương và sự quan tâm của cha xứ và hội đồng mục vụ, ban truyền giáo cũng như mọi người trong giáo xứ dành cho các anh chị Tân Tòng mới trở lại nầy.

Ước mong “niềm vui 5 trong 1” của Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa sẽ là bước đệm, để mỗi thành phần dân Chúa biết nỗ lực dấn thân vào sứ mạng mà giáo xứ và Giáo Hội đang cần: đó là trở nên muối đất và ánh sáng cho trần gian bằng đời sống của mình.
 
Đời sống hiện nay của người Thượng Việt Nam tại Mỹ
Thanh Trúc / RFA
10:43 11/11/2013
Nhiều ngàn người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam, bỏ chạy qua Campuchia vì sợ bị bắt giữ và bị cấm đạo, không dễ dàng hòa mình ngay vào cuộc sống mới khi sang định cư tại Hoa Kỳ. Nhưng có một điều không thể chối cãi là họ được tự do nhóm họp để cầu nguyện, thờ phượng và phát triển đời sống tâm linh như mơ ước khi bỏ trốn ra khỏi nước.

Thiếu nữ người Thượng ở North Carolina
Không sợ khổ, chỉ sợ phải bỏ đạo

Sau tháng Tư 1975, một số ít người Thượng vùng Cao Nguyên Trung Phần dạt sang Hoa Kỳ theo làn sóng di tản, được đưa về tiểu bang North Carolina, nơi có phong thổ và khí hậu tương đối giống vùng núi rừng của Việt Nam.

Tháng Hai năm 2000, sau cuộc biểu tình rầm rộ đòi đất và đòi tự do tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên, hàng ngàn người Thượng lại băng rừng vượt núi sang Campuchia lánh nạn. Họ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Campuchia cấp qui chế tị nạn.

Đến tháng Sáu 2002, Hoa Kỳ cho phép gần một nghìn người Thượng về định cư tại các thành phố Raleigh, Charlotte và Greensboro thuộc tiểu bang North Carolina. Đây là đợt định cư nhân đạo lớn nhất trong lịch sử tiếp nhận người tị nạn của North Carolina nói riêng.

Mỹ là nước có tự do tôn giáo, cho nên số đồng bào Thượng qua đây gồm Tin Lành và Công Giáo thì họ thoát khỏi kềm kẹp về vấn đề tôn giáo, nhất là phía Tin Lành.

Tính đến lúc này, số người Thượng qui tụ về Notrh Carolina khoảng hơn 12.000. Từ hoàn cảnh sống vốn không mấy dễ chịu khi còn ở trong nước, những người ra đi vẫn cả quyết họ không sợ khổ sợ đói mà chỉ sợ phải bỏ đạo theo lệnh của chính quyền. Ông Ron Nay, giám đốc tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở Raleigh, North Carolina, cho biết:

“Người Thượng ở Hoa Kỳ, cả Tin Lành và Công Giáo, được tự do thờ phượng Chúa. Mỹ là nước có tự do tôn giáo, cho nên số đồng bào Thượng qua đây gồm Tin Lành và Công Giáo thì họ thoát khỏi kềm kẹp về vấn đề tôn giáo, nhất là phía Tin Lành. Cuộc sống hàng ngày họ làm vất vả nhưng họ an nhàn về vấn đề tinh thần.

Đúng ra ở North Carolina thì Tin Lành nhiều hơn Công Giáo, đương nhiên số nhà thờ Tin Lành cũng đông hơn, bởi vì nhà thờ nào quá trên hai ba trăm thì đương nhiên phải mở nhà thờ khác, tất cả cùng một chí hướng là thờ phượng Chúa, thế thôi. Còn bên Công Giáo thì nhóm chung với người Mỹ, tuy nhiên cũng giảng theo tiếng mẹ đẻ của họ.”

Bà Key Rebold, chuyên viên cố vấn về vấn đề thổ dân, phụ trách Kế Hoạch Phát Triển Cho Người Thượng trong tổ chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi, nói bằng vào kinh nghiệm bao năm làm việc với người Thượng ở North Carolina, bà có thể xác nhận cộng đồng người Thượng theo đạo Tin Lành ở North Carolina là một tập thể lớn:

“Có thể nói không phải là tất cả nhưng rất đông người Thượng là tín đồ Tin Lành thuần thành. Nhiều người chăm đi nhà thờ, nhiều nhóm cùng một bộ tộc thì họp nhau lại thành một nhà nguyện riêng.”

Người Thượng ở North Carolina, USA
Đối với người Thượng, đức tin và sự thờ phượng là một sinh hoạt quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày:

“Nhiều nhóm Tin Lành có mục sư riêng của họ, đó là những người được đi học Kinh Thánh ở đây hoặc đã từng là nhà truyền đạo bên Việt Nam, thâm chí một vài người còn được đi học về thần học ở Hoa Kỳ. Đó là chưa kể một số nhà thờ Tin Lành của người Thượng còn có mối liên kết chăt chẽ với những tổ chức Tin Lành lớn và hoạt động tích cực trong nước Mỹ.

Thiết tưởng điểm đặc biệt và đáng chú ý nơi người Thượng theo đạo Tin Lành mà tôi nhận thấy là đức tin của họ gần như gắn kết với nguồn gốc bộ tộc. Thí dụ những nhóm Tin Lành người J’rai, người Ê Đê hay người K’hor tự hình thành một nhà thờ cho bộ tộc của mình. Cũng có trường hợp các nhóm bộ tộc khác nhau tổ chức gây quĩ và trong mấy năm đã xây được một nhà nguyện lớn với một cộng đoàn hoạt động tích cực.”

Không dễ hòa nhập

Xây dựng một cuộc sống bình thường cho đồng bào Thượng ở North Carolina không dễ dàng, bà Key Rebold giải thích tiếp, đa số trình độ học vấn không cao, đi làm với đồng lương ít ỏi, nhưng chính những sinh hoạt đức tin và tôn giáo mang họ về với thực tế của cuộc sống mới:

“Tôi đã thấy nhiều người không ngần ngại đóng góp cho nhà thờ, Giáng Sinh hay Phục Sinh là những buổi lễ qui tụ cả ngàn người Thượng, họ từ nhà thờ ở Charlotte ở Greensboro kéo xuống Raleigh để gặp nhau và cùng cầu nguyện, rồi thì người từ Raleigh hay Charlotte lại kéo về Greensboro ngày hôm sau trong những buổi lễ tương tự và ngược lại. Người Thượng theo đạo Tin Lành gắn bó với đức tin và nhà thờ của họ như vậy đấy.”

Đối với người Thượng theo Thiên Chúa Giáo, tự do thờ phượng là liều thuốc cứu rỗi họ. Từ thành phố Raleigh, North Carolina, linh mục Trần Công Vang, người sáng lập tổ chức Việt Tộc, khẳng định:

“Một trong những nâng đỡ cần thiết cho đồng bào là đời sống tâm linh. Người Ê Đê, người J’rai, người B’nar, người K’hor, người Mạ, người Lạch qua bên này buôn làng không còn nữa, họ sống rải rác lẫn lộn với người Mỹ người Spanish người Việt thì còn chăng điểm tựa là đời sống tâm linh, nhà thờ là nơi chốn để về, để chia sẻ, để nâng đỡ nhau.

Ngay ở Charlotte có một số anh chị em họ đi với cộng đoàn Việt Nam, một số anh chị em đi lễ Mỹ ở nhà thờ Saint Patrick, và rải rác một số ở vùng Greenboro thì tới dự lễ chung với anh chị em địa phương hoặc là Mỹ hoặc là Việt.”

Riêng tại Raleigh, từ năm 2010, nhận thấy nơi đây có một cộng đồng người Công Giáo J’rai và B’nar khá đông, giám mục William của nhà thờ Saint Joseph đã vận động đưa linh mục Trần Công Vang về Raleigh:

“Đức ông William rất thương đồng bào dân tộc, vì thế ông tìm cách đưa mình về để từ đó lập nên một cộng đồng anh chị em người J’rai với thánh lễ riêng cho họ, nó bắt đầu thành hình như vậy cũng trên ba năm rồi.”

Ba năm qua, người Thượng ở Raleigh và những vùng phụ cận đi nhà thờ Saint Joseph, dự Thánh lễ và hát Thánh ca bằng tiếng J’rai hoặc tiếng B’nar:

“Nhờ sự nâng đỡ, khuyến khích và yêu thương của vị chủ chăn đó, những người giáo dân trong đó có lòng yêu thương và họ mở rộng tâm hồn để đến với cộng đồng người dân tộc. Điều đo quan trọng lắm.”

Nơi nào có vị chủ chăn thương quí con chiên, bất kể màu da và nguồn gốc, nơi đó cộng đồng anh chị em người Thượng dễ hội nhập và mau trưởng thành hơn. Đó là trường hợp may mắn của người Thượng theo Thiên Chúa Giáo ở Raleigh, North Carolina, linh mục Trần Công Vang kết luận.

(Nguồn: RFA)
 
Lễ Giỗ 50 Năm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Perth, Australia
Phạm Ngọc Sơn
14:41 11/11/2013
 
Đường hướng mục vụ của Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam
TGM Phaolô Bùi Văn Đọc
15:51 11/11/2013
Đường hướng mục vụ của Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam

Bài nói chuyện của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc
với Hội nghị các Bề trên Thượng cấp các Hội dòng có mặt tại Việt Nam

K’Long, 05-11-2013

ĐÀ LẠT - Từ ngày 05 đến 07-11-2013, Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các bề trên Thượng cấp tại Tu viện Don Bosco K’Long, Đức Trọng - Lâm Đồng. Đến chia sẻ với Hội nghị có Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sau đây là bài nói chuyện của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục trong ngày khai mạc.

Chủ đề được Hội nghị gợi ý cho tôi là: “Đường hướng mục vụ hiện nay của Giáo Hội Việt Nam”. Chủ đề này đã được bàn thảo trong Đại hội Dân Chúa năm 2010, với Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm–Hiệp thông–Sứ vụ, và đã được cụ thể hóa trong Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa đề ra định hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong nhiều năm, với chương trình hành động cụ thể từ năm 2010 đến năm 2013. Định hướng đó được tiếp nối với nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa” trong Thư Chung mới đây của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa, ngày 10 tháng 10 năm 2013.

“Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa đòi hỏi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là phải thực hiện cuộc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ” (HĐGMVN, Thư Chung ngày 10/10/2013, số 4). Thư chung còn đưa ra kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm:

– Năm 2014, Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;
– Năm 2015, Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;
– Năm 2016, Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.

Giáo Hội Việt Nam đúng ra là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ tại Việt Nam, Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền tại Việt Nam; Giáo Hội Công Giáo La tinh, mà người đứng đầu là Đức Thánh Cha Phanxicô cùng với toàn thể các Giám mục Công Giáo trên thế giới, hiện diện và hoạt động cụ thể tại địa phương Việt Nam. Do đó đường lối là đường lối chung, mặc dù tại Việt Nam, thì đương nhiên phải có những “cái riêng”, phù hợp với môi trường văn hóa và xã hội ở Việt Nam.

Trong cái nhìn vừa chung, vừa riêng như thế, chúng ta có thể nói tới “Đường hướng mục vụ hiện nay của Giáo Hội Việt Nam”. Tôi chỉ đề ra một vài dấu nhấn khái quát theo tinh thần của Công Đồng Vatican II, tinh thần của Giáo huấn của Giáo Hội hậu Công đồng, và đặc biệt là của Đức Thánh Cha Phanxicô yêu dấu của chúng ta:

1. Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo:

– Của người nghèo: Giáo Hội do Chúa Giêsu Kitô thiết lập, xuất thân từ những nguời nghèo, bao gồm phần lớn là những người nghèo, thì trong Giáo Hội, người nghèo phải có chỗ đứng, có tiếng nói. Người nghèo không thể mãi là những người thấp cổ bé miệng.

– Cho người nghèo: Nghèo vật chất, nghèo văn hóa, nghèo tâm linh, nghèo giá trị, những người bị khinh thường, bị ức hiếp, những người tật bệnh đói khổ, người già yếu cô đơn. Giáo Hội phải lưu tâm nhiều hơn đến những hạng người này, chăm sóc đặc biệt hơn, đồng hành với họ, chia sẻ nếp sống của họ, chia sẻ của cải cho họ, trợ giúp thực tế khi họ cần.

Những hệ luận thực tế là: nếp sống khó nghèo của các thành viên có ơn gọi đặc biệt như giáo sĩ và tu sĩ, các giáo phận và giáo xứ, các Dòng tu, “bớt xây dựng các cơ sở có quy mô quá lớn và tốn kém quá nhiều”.

2. Giáo Hội của mọi người và cho mọi người (ý nghĩa của từ “Công Giáo”).

– Của mọi người: Giáo Hội là của Chúa Kitô và của mọi người muốn là môn đệ Chúa Kitô. Giáo Hội không là của riêng ai, không phải của hàng giáo phẩm hay hàng giáo sĩ, giới tu sĩ, mà là của mọi thành phần Dân Chúa. Cần có trách nhiệm liên đới của mọi thành phần Dân Chúa.

Hệ luận thực tế là cần có một sự hợp tác chặt chẽ hơn, phong phú và đa dạng hơn giữa các Dòng tu và các giáo sĩ triều. Cần phát huy tối đa vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội: làm cho mỗi người nhận ra cương vị của mình là “môn đệ của Chúa Kitô”, cùng với những người môn đệ khác, làm thành một Thân Thể Duy Nhất của Chúa Kitô.

– Giáo Hội là cho mọi người, không phân biệt một ai. Giáo Hội hướng tới mọi người, kể cả những người chưa tin Chúa. Chính vì thế mà sự đối thoại với mọi hạng người, là hết sức cần thiết, và đó là đường lối của Chúa Kitô. Giáo Hội phải nói chuyện với mọi người, trao đổi với mọi người, theo như ý muốn của Chúa. Đường lối của Đức Thánh Cha Phanxicô rất rõ ràng: Đối thoại, Phân định và Dấn thân đến những “vùng ven”.

3. Giáo Hội dấn thân loan báo Tin mừng:

Trước đây, các nhà truyền giáo nước ngoài và các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong nước đã nỗ lực rất nhiều trong việc loan báo Tin mừng. Nhưng nói chung, giống nhiều nơi khác trên thế giới, công việc loan báo Tin mừng đã có phần khựng lại.

Giáo Hội tại Việt Nam trong thời hiện đại, chưa chu toàn đầy đủ sứ vụ loan báo Tin mừng. Có những cố gắng còn rời rạc, chưa được nối kết và hướng dẫn. Cần phải có một sự “chuyển mình thật mạnh dạn”, thật can đảm chuyển từ một loại “mục vụ bảo trì” (pastorale de maintien), gìn giữ và bảo vệ cơ chế, cơ sở, sang một “mục vụ truyền giáo” đích thực (pastorale missionnaire).

Giáo Hội là Giáo Hội cho tất cả những ai cần “ơn cứu rỗi”, mà mọi người đều cần, dù ý thức hay không: những người chưa là Kitô hữu cũng như những người đang là. Chính vì thế mà có việc Phúc-Âm-hóa và việc Tân Phúc-Âm-hóa. Cần có một nhiệt tình mới, một phương pháp hay đường hướng mới, một cách diễn đạt mới trong việc loan báo Tin mừng. Cần phải Phúc-Âm-hóa mọi lãnh vực; những nơi nào chưa có đầy đủ ánh sáng, phải có ánh sáng (Ánh sáng Chúa Kitô), như những “vùng ven”, hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng; mọi “ngóc ngách của hữu thể”, mọi bình diện của cuộc sống.

4. Hội nhập văn hóa:

Để có thể Phúc-Âm-hóa và Tân Phúc-Âm-hóa cả chiều rộng, lẫn chiều sâu, cần có một “cố gắng vượt bậc” trong tiến trình “hội nhập văn hóa”.

Sở dĩ phải cố gắng tối đa và vượt bậc, vì lâu nay Giáo Hội tại Việt Nam hơi quên lãng khía cạnh “hội nhập văn hóa” trong việc sống và loan báo Tin mừng. Một đàng, chúng ta không nên mặc cảm và coi Đạo Chúa trên Đất Việt là Đạo ngoại lai như một số người nghĩ, vì đã có những cố gắng đáng kể của cha ông chúng ta và của các nhà truyền giáo trong những thế kỷ qua. Đàng khác, nếu nhìn hiện trạng như hôm nay, thì phải công nhận “một thiếu sót lớn”. Riêng trong lãnh vực “tư duy”, chúng ta còn tư duy theo kiểu Tây phương nhiều hơn: các tu sĩ, giáo sĩ đều được gởi du học bên Tây. Các nhà thờ, tu viện, đều được xây dựng theo kiểu bên Tây. Lãnh vực Phụng vụ cũng chưa hội nhập gì đáng kể. Ngôn ngữ nhà đạo mà chúng ta sử dụng, còn xa lạ và khó hiểu đối với những người chưa biết Chúa. Hội nhập văn hóa dĩ nhiên phải được hiểu theo đa chiều: đưa Tin mừng vào văn hóa, để thăng tiến văn hóa từ bên trong (thăng hóa); đưa văn hóa vào “công việc loan báo Tin mừng”, để có được tiếng nói phù hợp với dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên điều cần lưu ý là những người mà chúng ta nói với là “những người Việt Nam của ngày hôm nay”. Xã hội Việt còn là xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc.

5. Giáo Hội góp phần xây dựng xã hội:

Giáo Hội góp phần tích cực vào các công việc xã hội, không giống như những hội từ thiện, hoặc những tổ chức phi chính phủ, nhưng vì chiều kích xã hội của Tin mừng.

Tình yêu và Chân lý là hai tiêu chuẩn cốt yếu của mọi đóng góp của Giáo Hội, trong các lãnh vực xã hội, đặc biệt là giáo dục, y tế. Giáo Hội cố gắng góp phần tích cực để lành mạnh hóa môi trường vật chất và tâm linh. Phần đóng góp lớn nhất và độc đáo nhất vẫn là loan “Tin mừng về Tình yêu của Thiên Chúa”, giới thiệu “Gương mặt dịu dàng” của Chúa Giêsu cho mọi người.

Mục vụ của Giáo Hội phải là mục vụ của tình thương dịu dàng (pastorale de la tendresse), làm chứng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa, một cách đặc biệt đối với các tội nhân. Cần đề cao và thi thành “mục vụ của lòng thương xót của Thiên Chúa (pastorale de la miséricorde). Mọi thành phần Dân Chúa, nhất là các mục tử, cần phải là những “Đấng an ủi khác” (alter Paraclitus): Hãy ủi an Dân Chúa và mọi người, hãy mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người. Một cách thực tế, Giáo Hội hôm nay cần phải để ý tới những ảnh hưởng tai hại của sự biến đổi khí hậu đến hành tinh của chúng ta, những thiên tai liên tiếp ập vào các miền thuộc Đất nước chúng ta, các tệ nạn xã hội làm hại tới cuộc sống của nhiều gia đình, nhất là giới trẻ.

6. Canh tân nếp sống và cách làm việc:

Cần mạnh dạn triệt để canh tân nếp sống và cách làm việc của mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là của các thừa tác viên trong Hội thánh; cần chú trọng tới chất lượng của việc đào tạo nhiều hơn là số lượng. Phải củng cố và tăng cường “đời sống cầu nguyện” nơi mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là nơi các giáo sĩ và tu sĩ, vì ngày nay ảnh hưởng xấu của khuynh hướng “duy thế tục” quá nặng nề, ngay cả trong tu viện, chủng viện, trong đời sống gia đình cũng như giáo xứ.

Cần nhấn mạnh nhiều hơn nữa đến chiều sâu đức tin, đến sự gặp gỡ Chúa trong cuộc sống, đến chỗ đứng của Lời Chúa và bí tích. Một cách đặc biệt, cần sự canh tân mục vụ bí tích khai tâm và bí tích Hòa giải. Quan trọng hơn cả vẫn là sự cần thiết phải có gương sáng trong lòng Hội thánh, nhất là gương sáng của các mục tử, các nhà đào tạo, các bề trên trong cộng đoàn, các phụ huynh trong gia đình.

Các vị Bề trên Thượng cấp thân mến,

Ngoài đường hướng đã được vạch ra trong Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi đề ra một vài dấu nhấn, để tránh sự hiểu lầm có thể có nơi một số người nghĩ rằng Giáo Hội tại Việt Nam không đi vào “thực tế đời sống”, mà chỉ nói chung chung. Chúng tôi rất ý thức “cần phải đưa Ánh sáng Chúa Kitô”, đưa “Ánh sáng Đức tin” (Lumen Fidei) vào trong cuộc sống thực tế của xã hội hôm nay, nhưng chúng tôi cũng chỉ có thể nhấn mạnh một số điều cơ bản. Phần còn lại là công việc của mỗi người Kitô hữu muốn là người môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

Nói đến những dấu nhấn không có nghĩa là bỏ những điều tốt lành mà xưa nay chúng ta quen thực hiện, hoặc bỏ qua những hạng người không được đề cập đến trong bài nói chuyện này. Ví dụ, nói nhiều đến người nghèo không có nghĩa là bỏ các doanh nhân hay những người có điều kiện sinh sống tốt. Trong Giáo Hội Công Giáo, chúng ta vẫn có thói quen “bao hàm”, chứ “không loại trừ” (làm điều này, không bỏ điều kia, lo cho những hạng người này, không bỏ rơi những hạng người khác).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Soi Bóng
Lê Trị
22:47 11/11/2013
SOI BÓNG
Ảnh của Lê Trị
Thu sang trong nắng hanh vàng
Gió lay mơn trớn nhẹ nhàng lá rơi
Mây thu ửng sắc lưng trời
Hồ thu soi nắng sáng ngời thủy tinh.
(Trích thơ của Hoàng Trùng Dương)