Ngày 11-11-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Viếng mộ
Hiền Lâm
09:45 11/11/2010
Cảmh trời ảm đạm buổi sớm mai
Nhụy vàng hoa sứ đã tàn phai
Dạo bước thẫn thờ quanh nghĩa địa
Buồn lòng tôi hát khúc bi ai.

Một tiếng thở dài tôi chợt nghĩ
Đến lúc thân này phải ra đi
Thân phận A-đam mang án tội
Làm sao thoát được lưới âm ty.

… Thân phận con người thật mong manh
Hôm nay còn đương tuổi xuân xanh
Ngày mai đã trở nên già cỗi
Ngày kia nằm dưới lớp cỏ tranh

Hôm nay viếng mộ các cha anh
Tưởng nhớ hồn ai ở luyện hình
Cúi đầu con thân thưa cùng Chúa
Thương tặng các ngài phúc trường sinh.
 
Ân sủng giúp chúng ta đối phó với thử thách cuộc đời
Jos. Tú Nạc, NMS
09:51 11/11/2010
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên – Năm C (Malachi 4: 1-2; Psalm 98; 2 Thessalonians 3: 7-12; Luke 21:5-19)

Tư tưởng của những kẻ “ngạo mạn và bất lương” phải gánh chịu những hình phạt đích đáng là một điều rất hấp dẫn. Hầu hết những phim ảnh và sách báo đáp ứng những mong muốn rất người này và khi một bộ phim kết thúc trong sự mơ hồ hoặc thậm chí cái ác đắc thắng, chúng ta cảm thấy một cảm giác đau buồn và trạng thái bồn chồn lo lắng. Chúng ta muốn một vũ trụ đạo đức, trật tự và ổn định.

Những dòng tâm tư này đã được Malachi diễn tà tài tình và khéo léo. Nhưng họ cũng có thể bị chịu đựng nhựng hoài nghi, thất vọng và hờn oán. Malachi – có nghĩa là “sứ giả của tôi” – đã tiên đoán vào thời điểm sau đó sự trở lại của những người lưu đày từ Babylon. Mặc dù một ngôi đền thờ trong số những loại đã được trùng tu, nó vẫn chỉ là cái bóng yếu ớt của một thời đã qua. Thành phố ấy vẫn còn hoang tàn và tồi tệ hơn hết tất cả. Việc thực hành tôn giáo của Israel thiếu nhiệt tình và bị tổn thương nghiêm trọng, ít nhất dưới cái nhìn của Malachi. Quốc gia này cũng bị rách nát bởi tham nhũng, bè phái và lãnh đạm, thờ ơ. Thời Đại Messiah đã tiên đoán trong Isaiah không được cụ thể hóa và giờ đây chỉ là giấc mơ hão huyền.

Những lời thôi thúc hô hào của Malachi là thanh phần khác nhau “lửa và lưu huỳnh” có triển vọng thiêu hủy và trừng phạt dành cho những kẻ đồi bại, xấu xa nhưng đưa ra lời hứa hẹn cho những người chân chính và trung thành. Sách Malachi tràn đầy những kỳ vọng cứu thế. Trong thực tế, Malachi giới thiệu tiên tri Elijah như là vị tiên tri người mà quay trở lại mở ra một kỷ nguyên Đấng Cứu Thế và chuẩn bị đất nước cho việc viếng hăm của Thiên Chúa. Một kỳ vọng dành cho thời kỳ Tân Ước sau này. Tiếng gọi trước sự chuyển đổi và một sự cam kết cho công lý và lòng từ bi chỉ như cấp thiết nhất thời sau đó thậm chí còn hơn thế nữa. Nhưng những lời hô hào của công lý và thánh thiện không cần phải kèm theo với những sự đe dọa binh đao. Thiên Chúa không hủy diệt bất cứ ai – chúng ta thực hiện điều đó khá tốt mà không có sự trợ giúp thiêng liêng. Những kẻ độc ác cuối cùng cũng tự mang vào mình sự hủy diệt. Nhưng chúng ta, cá nhân cũng như một cộng đồng, được đưa ra để đối diện với những gì mà chúng ta đã tạo ra. Không chỉ thế, vì chẳng bao giờ có biên giới cụ thể và minh bạch giữa người thiện và kẻ ác. Chúng ta thường không tốt như chúng ta muốn tin và những kẻ ác cũng không luôn thất vọng như chúng ta nghĩ.

Thiên Chúa cho chúng ta sự hướng dẫn và ân sủng để đối phá với những thử thách của cuộc đời một cách khôn ngoan và ý thức trách nhiệm.

Bản tính loài người thường tìm con đường phản kháng tối thiểu. Có những người trong cộng đồng Ki-tô giáo sơ khai, những người mà đã lợi dụng đủ mọi phương cách trong những mạch nguồn được chia sẻ. Không chỉ thế, họ đã tính toán rằng ngay khi Chúa Chúa Trời trở lại thực sự chẳng cần sử dụng đến năng lực lao động nào – quá đễ dàng để bôi xóa những thứ khác. Luôn luôn có những người chỉ biết hưởng thụ thay vì ban phát. Nhưng đó không phải là cách thuộc những công trình vũ trụ của Thiên Chúa. Chúng ta ai nấy đều mong đợi được đóng góp những khả năng thiết thực của chúng ta. Và cho đến lúc Chúa chúng ta trở lại, không một ai biết đến điều đó sẽ xảy ra khi nào và tất cả những vấn đề Chúa thấy chúng ta thực hiện những gì mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải làm.

Nhưng tảng đá lớn, nhưng tòa nhà đồ sộ, những tổ chức và cơ cấu, tất cả những thứ đó có thể bị quét sạch và Chúa Giê-su đã cảnh báo. Những môn đệ của Người không thể bám víu vào những khía cạnh thuộc đức tin tôn giáo mà đối với những nguyên tắc họ là người đại diện. Đoạn trích này viết sau khi thành Jerusalem và Đền Thờ bị tiêu hủy vào năm 70 sau công nguyên, và Thánh Lu-ca đang cố gắng diễn giải ý nghĩa thần học về sự kiện khủng khiếp này. Nó rất phù hợp với kết quả tự nhiên của một cuộc nổi dậy không thận trọng chống lại một đế quốc hà khắc và tàn nhẫn. Cách diễn tả của Thánh Lu-ca về một số dấu hiệu cảnh báo thời gian kết thúc không mấy gì ích lợi: nạn đói, chiến tranh, động đất và vân vân … luôn ở cùng chúng ta và sẽ mãi cùng chúng ta cho đến một lúc nào đó xảy ra. Cho dù sự hành hạ và ngược đãi không là một thực tế đối với hầu hết chúng ta, vẫn có những thời gian và không gian nơi mà người ta được kêu gọi trước nhưng đau khổ chân thành vì đức tin. Sự đầu cơ ở giờ phút cuối cùng là một công việc kinh doanh vô ích và mất tập trung.

Chúa Giê-su đã cho họ nhưng lời khuyên tuyệt vời mà ngày nay vẫn còn được áp dụng và mãi mãi về sau: đừng để bị dẫn lầm đường, lạc lối bởi những tiếng nói mâu thuẫn. Đừng sống trong sợ hãi. Hãy mãi tập trung vào đức tin và lý tưởng của mình. Hãy giữ vững lập trường và can đảm. Đối với sự hủy diệt thiêng liêng của kẻ ác, Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng Thiên Chúa yêu thương và chúc phúc cho cả hai: người thiện cũng như kẻ ác, và mong muốn sự cứ rỗi của tất cả và chúng ta cũng nên vậy. Đó là tất cả mọi lời khuyên hữu ích cho cuộc sống trong những lúc hoang mang và hoảng sợ.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Xin cho đọc kinh
Peter Trần Trung Lương
16:28 11/11/2010
XIN CHO ĐỌC KINH

Ở hải ngoại này cũng như ở trong nước, các dịp lễ trọng thì ca đoàn đóng vai chính và bao sân. Ca đoàn hát từ đầu lễ đến cuối lễ. Giáo dân tham dự hoàn toàn thụ động. Thay vì cầu nguyện nói chuyện với Chúa thì giáo dân trở thành khán giả và thính giả ngồi nghe hát và xem hát. Tôi có hỏi nhiều người làm gì và nghĩ gì khi ca đoàn hát thì đại đa số đều trả lời là khi nhạc đoàn vừa thổi kèn đánh trống vừa hát thì giáo dân chia trí, trong đầu không hề hợp ý với lời hát của ca đoàn, trái lại trong đầu thường nghĩ tới nhiều thứ, như: chà, sao bè nữ ít người và hát nhỏ quá; chà, cô ca trưởng mặc áo dài đẹp qúa; chà, nhạc trưởng bắt nhịp đẹp qúa; chà, sao chỗ này kèn thổi lớn qúa, đàn đánh mạnh qúa. Đây mới là chia trí về ca đoàn. Nếu bắt kịp và hiểu lời ca, thì giáo dân lại chia trí: chẳng hạn: sao lại kêu Chúa là Ngài. Tiếng Ngài xa lạ và khách sáo. Chúng ta là con Chúa, trong tiếng Việt có bao giờ con cái gọi Cha Mẹ mình là NGÀI bao giờ đâu. Sao sai tiếng Việt qúa vậy.

Có lần tôi đem vấn đề ‘xưng hô với Chúa là Ngài trong các bài hát ở nhà thờ’ hỏi một vị có thẩm quyền thì được vị này trả lời: Tiếng ‘Ngài’ đã được dùng quen rồi. Đa số các bài ca đều kêu Chúa là Ngài, và vì quen qúa rồi, nên bây giờ không sửa được.

Theo tôi nghĩ thì dù là quen bao lâu đi nữa, nếu ngôn ngữ trong phụng vụ dùng sai thì vẫn phải sửa. Ta không thể vịn vào lý do ‘đã quen’ mà tiếp tục dùng sai mãi. Có một điều khá đặc biệt là tiếng Ngài chỉ năng dùng trong các bài hát, còn trong các bài kinh thì may qúa ta vẫn thưa với Chúa, vẫn kêu Chúa là Chúa, là Cha, không thấy dùng tiếng Ngài bao giờ.

Xin trở về đề tài chính là việc đọc kinh. Nhiều người cứ vịn vào câu ‘ Hát là cầu nguyện hai lần’ để hát nhiều, hát hết cả buổi lễ. Tôi xin những ai hay trích dẫn câu này nên xét lại ý nghĩa thực sự của nó. Không phải bài hát nào cũng là lời cầu nguyện sốt sắng. Rất nhiều bài hát có điệu nhạc tầm thường, nhiều lời ca nhạt nhẽo, khuôn sáo, vô duyên, vô nghĩa. Rồi không phải hát bất cứ chỗ nào, hát bất cứ lúc nào cũng là cầu nguyện hai lần.

Quý vị cứ để ý mà xem, càng lễ trọng thì càng hát nhiều. Nhiều cha xứ và nhiều giáo dân đã quen như vậy rồi. Giáo dân hoàn toàn thụ động. Trong thánh lễ có Kinh Cáo Mình và Kinh Tin Kính là những lời không phải ta nói trực tiếp với Chúa, mà là ta nói trực tiếp với người chung quanh, ta nói với cộng đoàn, rằng ta công khai nhận mình đầy tội lỗi, rằng ta công khai tuyên xưng các điều mình tin trong đạo. Trong các kinh khác thì ta xưng là CON, chủ từ là Con, còn 2 kinh này, chủ từ là TÔI rõ ràng. Bởi vậy phải để cho tôi tuyên xưng, tôi nói ra, chứ không phải để tôi ca hát. Xưa nay Kinh Tin Kính thường được ca đoàn hát rất trọng thể, nhiều bè, còn cộng đoàn thường ngồi thụ động để nghe hát.

Trong các lễ trọng, ca đoàn thường hát suốt buổi lễ, giáo dân im lặng hoàn toàn. Tôi có xem DVD lễ Khai Mạc Năm Thánh ở VN, giáo dân dự lễ đông đến mấy trăm ngàn người, và thấy đám đông vĩ đại này đã im lặng và thụ động từ đầu lễ đến cuối lễ. Giá mà nửa triệu người có mặt này mà được cất tiếng đọc chung một lời kinh Cáo Mình, Kinh Thương Xót, Kin Tin Kính, Kinh Lạy Cha, thì sự sốt sắng sẽ lớn biết là chừng nào. Nó sẽ đánh động lòng mọi người. Chúa nghe lời cầu xin lớn tiếng của gần nửa triệu người con mà cầm lòng được sao.

Tôi thường nhận được nhiều DVD và hình ảnh các đại lễ của cộng đoàn CGVN. Nơi nào cũng cờ quạt kèn trống rình rang, thật lình đình hoành tráng, ca đoàn hát lễ từ đầu đến cuối. Tôi coi đây là những buổi trình diễn văn nghệ, nhiều tính cách khoa trương, không giúp giáo dân cầu nguyện. Giáo dân đông nghẹt nhưng phải thụ động. Nhiều người có vẻ như đến dự buổi văn nghệ. Thấy những hình ảnh đại lễ như vậy, xin thú thực là lòng tôi không thấy xúc động chút nào. Tôi có tìm đọc những tài liệu nói về những lý do làm cho các tân tòng theo đạo Công Giáo. Qua những tài liệu này, tôi không hề thấy có lý do nhập đạo vì đã đi nhà thờ dự các đại lễ có đàn hát trọng thể, mà đa số theo đạo là vì gương mấy linh mục, mấy bà sơ, mấy giáo hữu, lặn lội đi thăm viếng và giúp đỡ lớp người nghèo khổ bệnh tật ở các vùng xa vùng sâu.

Tôi viết những dòng này không hề có ý xúc phạm tới ai mà chỉ để bày tỏ lòng ao ước : Trong các lễ trọng, xin cho giáo dân được đọc kinh, được cùng nhau mở miệng chung lời cầu nguyện. Xin cho giáo dân được đọc Kinh Cáo Mình, Kinh Xin Chúa Thương Xót, Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha. Xin ca đoàn bớt hát, bớt tấu nhạc, bớt độc diễn. Có như vậy thì giáo dân đi nhà thờ mới đích thực là ‘cùng dâng lễ’ với chủ tế, cùng cầu nguyện với cộng đoàn.

Toronto, Trọng Đông Canh Dần
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 11/11/2010
SAY KHÔNG VÌ RƯỢU

N2T


Nhà văn học Âu Dương Tu thời Bắc Tống đã có làm thái thú Trù Châu. Hồi ấy thành Trù Châu hướng tây nam có một ngọn núi Lang Da phong cảnh rất đẹp, trong núi có một cái đầm nước trong gọi là “suối Nhưỡng”, bên suối nước có một cái đình theo truyền thuyết thì cái đình này do một hòa thượng tên là Trí Tiên ở trong núi dựng nên, Âu Dương Tu lại đặt tên cho cái chòi này là “Túy Ông đình”.

Âu Dương Tu thường cùng với khách đến đình này uống rượu, nhưng chỉ cần uống một chút thôi thì đã say rồi, vậy thì tại sao phải uống rượu chứ ? Bởi vì “say không vì rượu”, uống rượu hoàn toàn không phải là mục đích chủ yếu, mà là mượn rượu để tìm hứng thú thanh tao, đến đình là để thưởng thức phong cảnh đẹp của sơn thủy, tha hồ ôm lấy thiên nhiên bao la mới mẻ vào lòng.

(Túy Ông đình ký)

Suy tư:

Có người say vì uống quá nhiều rượu, nên mất cả lý trí chửi vợ đánh con làm rộn hàng xóm; có người say không vì rượu nhưng vì người đẹp, cho nên sa đả trong hoan dâm mất hết tư cách, mất cả tiền bạc lẫn hạnh phúc của gia đình; có người say không vì người đẹp nhưng vì tiền, cho nên có nhiều lần họ đánh mất danh dự sĩ diện để được tiền; có người say không vì tiền nhưng say máu, cho nên họ giết người không ghê tay, đánh người không mỏi tay và quan trộng nhất là khi say máu thì không còn tình người nữa, vì lương tri đã cất cánh bay xa khỏi tâm hồn của họ rồi.

Non nước hữu tình làm cho người ta say trong cảnh thiên nhiên của trời đất như thế nào, thì người Ki-tô hữu cũng biết say trong men tình ái của Chúa Giê-su Ki-tô như vậy, bởi vì khi rước lễ là họ được kết hiệp với Ngài trong bí tích Thánh Thể: suối nguồn của yêu thương.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:17 11/11/2010
N2T


26. Nếu con nhớ, ngay cả một câu tào lao cũng đều bị phán xét, thì nhất định con sẽ không lấy làm đau khổ khi tĩnh lặng.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cam Bốt: Giáo hội Công giáo hỗ trợ rất nhiều cho nền giáo dục đại học
Tiền Hô
09:47 11/11/2010
UCANews, 11 Tháng Mười Một 2010 - Sok Pongsametrey, 28 tuổi, đang làm quản lý dự án trong một công ty điện toán ở Nam Vang. Tại đây, anh nhận được một mức lương hàng tháng là 800 Mỹ Kim. Nhưng theo anh, anh sẽ không thể hoàn tất việc học của mình nếu không có được sự giúp đỡ của một Trung tâm Sinh viên Công giáo. "Nếu không có trung tâm như vậy, tôi sẽ phải vật lộn rất khó khăn để mưu sinh", anh nói.

Kim Khonlang - một sinh viên Đại học Hoàng gia về Luật và Kinh tế cũng cảm ơn tinh thần hỗ trợ của trung tâm này. "Trung tâm Sinh viên Công giáo làm thay đổi cuộc sống của tôi".

Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Cam Bốt như Sok và Kim, có được một tấm bằng đại học là một thách thức lớn vì nghèo đói tràn lan. Tuy nhiên, giáo dục đại học đang rất quan trọng vì nó mới có thể giúp họ kiến thiết quốc gia từ tình trạng kém phát triển. Cam Bốt chịu hậu quả từ nhiều thập niên xung đột dân sự vốn đã kết thúc từ những năm 1990.

Trung tâm Sinh viên Công giáo ở Nam Vang đã được thành lập cách đây hơn 10 năm để tạo cơ hội cho những sinh viên nông thôn nghèo có thể hoàn thành việc giáo dục đại học. Trung tâm cung cấp cho họ học bổng, chỗ ở và tiếp cận với các giá trị Kitô giáo.

"Giáo Hội địa phương cần phải đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực trong nước", Cha John Even Ashley - điều phối viên của Trung tâm Sinh viên Công giáo nói. Vị linh mục này còn cho rằng, Giáo hội muốn nhìn thấy một tương lai với các chuyên gia được hấp thụ các giá trị Kitô giáo để phục vụ quốc gia.

Kể từ năm 1999, đã có 127 sinh viên được trung tâm hỗ trợ, nay đang làm việc tại các công ty và các tổ chức phi chính phủ khác nhau. Hằng năm, có khoảng 12 sinh viên được nhận vào trung tâm sau khi vượt qua kỳ kiểm tra. Họ nhận được một suất học bổng lưu học tại một trường đại học ở Nam Vang, được ở tại trung tâm và sử dụng miễn phí các phương tiện như máy điện toán và internet. Hiện nay, có 49 sinh viên đang sống tại trung tâm, và không phải tất cả đều là người Công giáo.

Cung cấp một môi trường thuận lợi cho sinh viên đại học là ưu tiên của trung tâm, bà Hun Saren - giám đốc trung tâm nói. "Chúng tôi duy trì kỷ luật chặt chẽ, cung cấp sự hỗ trợ tâm lý và đào tạo vệ sinh".

Đức Ông Paul Tep Im tại Battambang, miền tây bắc Cam Bốt nói, thành công của trung tâm này đã làm xuất hiện thêm các trung tâm Công giáo tương tự ở Nam Vang như Trung tâm Sinh viên Thánh Clair, Trung tâm Công lý Giáo dục Giới Trẻ.
 
Nepal: Các nữ tu dạy cho giới trẻ kỹ năng làm thư ký kế toán
Tiền Hô
09:47 11/11/2010
UCANews, 11 Tháng Mười Một - Một nhóm những bạn trẻ cảm thấy mình may mắn khi được học về điện toán và những kỹ năng thư ký kế toán tại Tu viện Dòng Nữ Tu Bác Ái Thánh Anna, ngoại ô thủ đô Kathmandu (Nepal).

Rufina Ghale là một trong những sinh viên theo học tại đây bốn giờ mỗi ngày, cô nói, "Tôi bắt đầu học đã được hơn hai tháng rồi... chúng tôi phải [đánh máy] đạt ít nhất là 30 từ trong một phút. Nó rất thú vị". Khóa học gồm tám học phần (modules), bao gồm kỹ năng giao tiếp, quản lý văn phòng, phát triển nhân cách và nhiều thứ khác.

Theo các nữ tu, chi phí khóa học trong mười tháng đã được giảm đi một nửa từ 16,000 xuống còn 8,000 Rupees (khoảng từ 360 xuống 180 Mỹ Kim) để tạo mức giá phải chăng hơn cho sinh viên.

"Chúng tôi bắt đầu khóa học thư ký kế toán này từ năm 2009... Tôi hạnh phúc vì một số sinh viên trong làng đã tham gia khóa học của chúng tôi", Chị Carjeese Mary - người đã truyền đạt các kỹ năng thư ký kế toán hơn 12 năm nói. Các chị nói thêm rằng, họ đã mua một máy phát điện để đối phó với việc cắt giảm điện trong năm nay. Nhưng họ nói là cũng linh động bằng cách dạy "lý thuyết" trong khi mất điện.

Một cộng đoàn khác là Dòng Nữ Tu Suy Tôn Thánh Thể, đã mở một lưu xá trong khu tu viện của họ ở miền nam Kathmandu để dành cho các nữ sinh viên.

Theo Đức Giám mục Anthony Sharma ở Nepal, ngài cảm thấy hạnh phúc với những gì mà các nữ tu Dòng Thánh Anna và Dòng Suy Tôn Thánh Thể đã khởi sự. "Tôi lo ngại cho các nữ sinh viên từ những làng quê khi đến Kathmandu... Tôi đã nói với các chị em nữ tu khác nhau là hãy giúp đỡ cho họ", Đức Cha nói.

Nhiều nữ sinh viên ở Kathmandu nhận làm việc bán thời gian tại các sòng bạc hoặc các vũ trường để hỗ trợ chi phí cho bản thân.

Các khóa học thư ký kế toán trên chỉ là một trong ba dự án của Dòng Nữ Tu Bác Ái Thánh Anna ở Nepal. Từ năm 2006, các chị em nữ tu cũng đã được giảng dạy tại Học viện của Dòng Tên ở Godavari, giúp hình thành nên trung tâm cứu tế Godavari.
 
Pakistan: Thêm một Kitô hữu bị kết án tử hình bởi ''luật báng bổ'' của Hồi giáo
Tiền Hô
09:48 11/11/2010
New Delhi, 11 Tháng Mười Một (AsiaNews) - "Chúng ta cần phải bảo vệ sự sống cho Asia Bibi, Kitô hữu người Pakistan vừa bị kết án tử hình vì 'luật báng bổ', và đây là lý do tại sao phải khẩn cấp phát động một chiến dịch bảo vệ nhân quyền gửi đến các nhà lãnh đạo và quan chức chính phủ... Chúng ta không thể giữ im lặng được". Đây là lời kêu gọi mà Giáo sư Ali Asghar Engineer, một học giả về Hồi giáo người Ấn Độ đưa ra thông qua AsiaNews. Thông điệp này gửi cho AsiaNews để yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động để cứu cô Asia Bibi, bằng một chiến dịch tương tự đã từng được tung ra cứu sống Sakineh - người phụ nữ Iran bị kết án tử hình về tội ngoại tình.

Cô Asia bị kết án tử hình ngày 7 Tháng Mười Một bởi một tòa án ở Punjab. Cô bị bắt vì 'báng bổ' vào Tháng Sáu năm 2009, sau khi cô cãi nhau với một số đồng nghiệp để bảo vệ tôn giáo của mình.

Sự việc là: có một phụ nữ - cũng là công nhân nông nghiệp như Asia và hai cô con gái - đã chịu từ bỏ Kitô giáo để theo Hồi giáo. Asia Bibi đã nói với người phụ nữ này về việc Chúa Giêsu đã chết trên thập giá cho tội lỗi của nhân loại, và hỏi người này rằng tiên tri Muhammad đã làm được gì cho họ. Người phụ nữ này đã đánh Asia và cô con gái cô rồi tố giác lên lãnh tụ Hồi giáo địa phương và một nhóm người cáo buộc cô tội 'báng bổ'. Cảnh sát canh giữ cô khỏi một đám đông hung dữ. Nhưng sau hơn một năm tù giam, nay cô đã bị kết án tử hình.

Giáo sư Asghar nói rằng, "Pakistan ngày càng trở nên rõ ràng là một trường hợp ở Á Châu dùng luật chống phỉ báng làm công cụ thuận lợi trong tay của bất cứ ai muốn nhắm vào mục tiêu là các nhóm tôn giáo thiểu số. Luật báng bổ, tức là không theo Hồi giáo, được đưa ra và hợp pháp hóa trong chế độ độc tài của tướng Ziaul-Haq, và nó ít theo những tiêu chuẩn trong giáo lý luật Hồi giáo cổ điển".

Giáo sư Asghar còn là Giám đốc Trung tâm Xã hội và Chủ nghĩa thế tục, ông nói, "Luật này thật đáng xấu hổ, nó được sử dụng để chống lại cộng đồng tôn giáo thiểu số, do những phần tử muốn thúc đẩy hận thù cá nhân, bởi những động cơ tiền bạc, chính trị hoặc thậm chí là đầu cơ đất đai. Suy luận một cách gián tiếp thì những ai bị bắt bởi luật báng bổ thì chẳng có gì là liên quan đến tôn giáo cả".

Lời kêu gọi của ông Ali Asghar Engineer đưa ra gần như đồng thời với lên án phán quyết trên của Hội đồng Liên Kitô hữu Ấn Độ (AICC). Trong một tuyên bố ngày hôm qua do ông John Dayal - Tổng thư ký người Công giáo của AICC đưa ra, yêu cầu chính phủ Ấn Độ đẩy nhanh vấn đề này lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Chính phủ Pakistan và với các tổ chức quốc tế để bảo vệ sự sống của người phụ nữ ấy".

Nói với AsiaNews, Giáo sư Asghar chỉ thẳng vào chính phủ: chính phủ Pakistan có trách nhiệm đảm bảo việc bảo vệ các nhóm thiểu số. Chúng tôi "không chỉ lên án những hành vi tàn ác chống lại nhân loại. Chúng tôi phải nói là rất bất mãn khi các chính phủ của nhiều quốc gia lại im lặng, chúng tôi lên án cả những động thái đó. Vì lý do trên, điều cần thiết là bắt đầu một chiến dịch quốc tế để ngăn chặn điều này".

Trong số các thông điệp đã gửi đến AsiaNews, có một thông điệp nói: "... những ai bây giờ làm ngơ (hoặc giả vờ làm ngơ) là đã thêm một vụ bức hại và bất công cho một Kitô hữu... Sự im lặng và thờ ơ của thế giới, có cả nhiều Kitô hữu (nay đã quen với sự khủng bố các Kitô hữu trên thế giới) là một bản án tử hình thứ hai".
 
Nam Hàn: hội nghị thượng đỉnh G20, Đức Giáo Hoàng gửi thư kêu gọi
Tiền Hô
09:49 11/11/2010
UCANews, 11 Tháng Mười Một 2010 - Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh G20 (nhóm 20 quốc gia phát triển) được tổ chức tại Seoul, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã kêu gọi lãnh đạo thế giới xem xét các giải pháp cho "sự phát triển đích thực và không thể thiếu của con người".

Đức Giáo Hoàng viết, "Hội nghị thượng đỉnh này tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề khá phức tạp, do đó đòi hỏi sự hợp tác của toàn bộ cộng đồng quốc tế, dựa trên sự công nhận các giá trị cơ bản và trọng tâm của phẩm giá con người". Ngài nhấn mạnh rằng, các giải pháp được thông qua sẽ chỉ được tiến hành khi họ hướng vào một mục tiêu chung.

Nam Hàn là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2010, đây là một diễn đàn kinh tế toàn cầu nhằm ổn định thị trường tài chính thế giới.

Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các nhà lãnh đạo G20 tìm kiếm "các giải pháp lâu dài, bền vững" bằng cách ghi nhận "những nguyên nhân sâu xa hơn về cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính" và suy xét hậu quả của các biện pháp đã áp dụng để vượt qua cuộc khủng hoảng chính nó.

Vào hôm 10 Tháng Mười Một, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Hàn đã công bố lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi đến Tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak, ông là chủ tịch của hội nghị thượng đỉnh này. Theo Văn phòng Tổng thống Nam Hàn, đây là lá thư đầu tiên của Đức Giáo Hoàng gửi cho một chủ tịch của G20. "Lá thư này cho thấy kỳ vọng của Đức Giáo Hoàng về vai trò của Nam Hàn trong cộng đồng quốc tế", văn phòng bình luận.
 
Công bố Tông Huấn ”Verbum Domini” về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội
LM Trần Đức Anh OP
11:51 11/11/2010
VATICAN - Sáng 11-11-2010, Tông Huấn của ĐTC Biển Đức 16, Verbum Domini (Lời Chúa), đúc kết thành quả Thượng HĐGM năm 2008, đã được công bố tại Roma.

Văn kiện đã được giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, với sự hiện diện của ĐHY Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, ĐHY Tân cử Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, và Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM Thế giới.

Tông Huấn dài gần 200 trang với 124 đoạn: ngoài phần nhập đề và kết luận, được chia làm 3 phần tương ứng với Chủ đề Thượng HĐGM thế giới hồi tháng 10 năm 2008 về đề tài ”Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”:

- Phần I nói về Lời Chúa: Thiên Chúa nói, sự đáp trả của con người với Thiên CHúa, và tiếp đến là sự chú giải Kinh Thánh trong Giáo Hội.
- Phần II: Lời Chúa trong Giáo Hội. Giáo Hội tiếp nhận Lời Chúa; Phụng vụ là nơi ưu tiên của Lời Chúa; Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội: việc mục vụ kinh thánh, giảng thuyết, việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, lectio divina..
- Phần III: Lời Chúa cho thế giới. Phần này nhấn mạnh đến sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh, loan báo Lời cứu độ của Chúa cho thế giới; Lời Chúa và sự dấn thân của Giáo Hội trong thế giới: giới trẻ, người di dân, người nghèo; Lời Chúa và văn hóa, Lời Chúa và việc đối thoại liên tôn.

Cùng với Văn bản Tông Huấn Lời Chúa, Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới cũng công bố một bản tóm lược nội dung văn kiện giáo huấn này của ĐTC.

Tóm lược Tông Huấn

”Tái khám phá vị trí trung tâm của Lời Chúa” trong đời sống bản thân và Giáo Hội, tiếp đến là ”sự cấp thiết và sự tươi đẹp” của việc loan báo Lời Chúa để cứu độ nhân loại như ”những chứng nhân đầy xác tín và đáng tin cậy của Chúa Phục Sinh”: đó là tổng hợp sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 trong Tông Huấn hậu Thượng HĐGM ”Verbum Domini”, Lời Chúa, đón nhận những suy tư và đề nghị được THĐGM nên lên trong khóa họp tại Vatican hồi tháng 10 năm 2008 về đề tài ”Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”. Văn kiện, dài gần 200 trang, là một lời kêu gọi tha thiết được ĐGH gửi tới các vị mục tử, các thành viên đời sống thánh hiến và các giáo dân, ”ngày càng quen thuộc hơn với Kinh Thánh”, và không bao giờ quên rằng ”nơi căn cội của mọi linh đạo Kitô chân chính và sống động đều có Lời Chúa được loan báo, đón nhận, cử hành và suy niệm trong Giáo Hội” (121).

ĐTC Biển Đức 16 khai triển những suy tư của ngài đi từ Lời Tựa của Tin Mừng theo Thánh Gioan đặt chúng ta đứng trước ”mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra qua hồng ân Lời Ngài.. Lời của Ngài đã nhập thể (Ga 1,14). Đó là tin mừng” (1). ĐGH quả quyết: ”Trong một thế giới thường cảm thấy Thiên Chúa như thừa thãi và xa lạ, không có điều ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên này: đó là tái mở ra cho con người ngày nay cánh cửa dẫn đến Thiên Chúa, vị Thiên Chúa đang nói và thông truyền cho chúng tình thương của Ngài để chúng ta được sự sống dồi dào” (2).

ĐTC giải thích rằng ”Thiên Chúa nói và can thiệp trong lịch sử để mưu ích cho con người”, và chỉ khi nào con người cởi mở đối thoại với Đấng Sáng Tạo nên mình, thì mới có thể hiểu được bản thân và thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của mình. ”Thực vậy, - Tông Huấn viết - Lời Chúa không chống lại con người, không bóp nghẹt những ước muốn chân chính của con người, trái lại Lời Chúa soi sáng, thanh tẩy và đưa những ước muốn ấy đến chỗ viên mãn.. Rất tiếc là trong thời đại chúng ta ngày nay, có một ý tưởng rất được phố biến, nhất là tại Tây Phương, cho rằng Thiên Chúa xa lạ với đời sống và các vấn đề của con người và hơn nữa, sự hiện diện của Chúa có thể đe dọa quyền tự quyết của con người”. Trong thực tế, ”chỉ có Thiên Chúa mới đáp ứng khát vọng trong tâm hồn mỗi người!”.

Đối với ĐGH, ”về phương diện mục vụ, điều rất quan trọng là trình bày Lời Chúa trong khả năng của Lời này đối thoại với các vấn đề của con người trong đời sống thường nhật.. Việc mục vụ của Giáo Hội phải cho thấy rõ Thiên Chúa lắng nghe những nhu cầu và tiếng kêu của con người như thế nào” để mang lại cho con người ”hạnh phúc vĩnh cửu trọn vẹn” (22-23). Theo nghĩa đó, cần giáo dục các tín hữu nhìn nhận rằng ”căn cội của tội lỗi chính là không lắng nghe Lời Chúa và không đón nhận, trong Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, ơn tha thứ mở cho chúng ta ơn cứu độ” (26).

Văn kiện nhắc lại Công đồng chung Vatican 2 đã đẩy mạnh việc tái khám phá Lời Chúa trong đời sống của Giáo Hội (3), và tái khẳng định sự tôn kính sâu xa đối với Kinh Thánh, ”tuy rằng đức tin Kitô không phải là một ”tôn giáo của Sách”: Kitô giáo là ”tôn giáo của Lời Chúa”, không phải ”một lời được viết ra và câm nín, nhưng là Lời nhập thể và sống động” (7), dưới ánh sáng của Lời này, ”bí nhiệm về thân phận của con người được sáng tỏ chung cục” (6). Thực vậy, Chúa Giêsu Kitô là ”Lời chung kết của Thiên Chúa”: Vì thế, ”chúng ta không nên chờ đợi một mạc khải công khai nào khác trước khi Chúa tỏ hiện trong vinh quang”. Trong bối cảnh ấy, ”cần giúp các tín hữu phân biệt rõ ràng Lời Chúa khác với những mạc khải tư”, vai trò của các mạc khải này ”không phải là. . bổ túc Mạc Khải chung cục của Chúa Kitô, nhưng là giúp sống mạc khải ấy một cách trọn vẹn hơn trong một thời điểm lịch sử nào đó”. Mạc khải tư là ”một trợ giúp được ban tặng, nhưng không bắt buộc phải sử dụng mạc khải ấy” (14).

Giải thích Lời Chúa

Về việc giải thích đúng đắn Lời Chúa, ĐGH nhấn mạnh rằng ”không có sự hiểu biết chân chính nào về Mạc khải Kitô giáo ở ngoài hoạt động của Chúa Thánh Linh” (15), như thánh Giêrônimô đã nói: ”Chúng ta không thể hiểu được Kinh Thánh nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh, Đấng linh hứng Kinh Thánh” (16): đây là một sự hiểu biết tăng trưởng với thời gian, nhờ sự trợ giúp của Thánh Linh, nhờ Truyền Thống sinh động của Giáo Hội và Huấn Quyền của Hội Thánh, Huấn Quyền này có thẩm quyền ”giải thích chính thức Lời Chúa, được viết ra hoặc truyền lại” (33). ”Môi trường nguyên thủy để giải thích Kinh Thánh là đời sống Giáo Hội”, xét vì ”không có lời ngôn sứ nào tùy thuộc sự giải thích của tư nhân” (29); vả lại, thánh Giêrônimô luôn nhắc nhở rằng ”chúng ta không bao giờ đọc Kinh Thánh một mình. Chúng ta gặp quá nhiều cánh cửa khép kín và dễ rơi vào sai lầm” (30).

Nghiên cứu Kinh Thánh

ĐGH phân tính hiện tình nghiên cứu Kinh Thánh và nhận xét rằng ”Phần lớn hiệu năng mục vụ trong hoạt động của Giáo Hội và đời sống thiêng liêng của các tín hữu tùy thuộc quan hệ phong phú giữa khoa chú giải và thần học” (31). ĐGH nhìn nhận sự đóng góp quan trọng của ”khoa chú giải phê bình lịch sử” và các phương pháp khác (32), nhưng ngài cũng cảnh giác về nguy cơ lớn ngày nay do ”một thứ chủ thuyết nhị nguyên” giữa khoa chú giải Kinh thánh và thần học: một bên là khoa chú giải chỉ giới hạn trong vào phương pháp phê bình lịch sử, và trở thành một ”khoa chú giải bị tục hóa”, trong đó tất cả đều bị thu hặp vào ”yếu tố phàm nhân”, đến độ phủ nhận ”lịch sử tính của các yếu tố thần thiêng”; và bên kia là một nền thần học ”có xu hướng thiêng liêng hóa ý nghĩa của Kinh Thánh và không tôn trọng đặc tính lịch sử của mạc khải”.

ĐGH cầu mong có sự ”hiệp nhất giữa hai cấp độ” giải thích, xét cho cùng nó đòi phải có ”một sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí”, làm sao để đức tin không bao giờ trở thành một thứ ”duy tín”, với hậu quả là người ta đọc Kinh Thánh theo chủ thuyết duy căn (fondamentaliste) - hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen - và ngoài ra cần có một lý trí ”tỏ ra cởi mở, không tiên thiên phủ nhận tất cả những gì vượt quá mức độ của lý trí (33-36). Vì thế, ĐTC Biển Đức 16 mong muốn rằng trong lãnh vực giải thích Sách Thánh, ”sự nghiên cứu được tiến triển” mang lại thành quả cho khoa Kinh Thánh và cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu” (19) và đồng thời có thể mở rộng cuộc đối thoại giữa các vị mục tử, các nhà chú giải và thần học (45) với ý thức rằng, trong lãnh vực này, ”Thánh Truyền, Kinh Thánh và Huấn quyền của Hội Thánh, do sự xếp đặt rất khôn ngoan của Thiên Chúa, đều có liên hệ mật thiết với nhau đến độ không thực tại nào hiện hữu mà không có thực tại khác” (47).

Ngoài ra Tông Huấn nhấn mạnh rằng ta ”chỉ có thể hiểu Kinh Thánh nếu sống Kinh Thánh” (47): thực vậy ”sự giải thích Kinh Thánh sâu xa nhất đến từ những người để cho Lời Chúa uốn nắn mình”, nghĩa là từ các thánh. ”Học hỏi với các ngài, đó là một con đường chắc chắn để thực hiện một sự giải thích Lời Chúa một cách sống động và hữu hiệu” (48-49). Và nhắc đến Mẹ Maria, ”Hình ảnh của Giáo Hội lắng nghe Lời Chúa nhập thể trong Mẹ”, ĐGH nhắn nhủ ”các học giả ngày càng đào sâu quanhệ giữa Thánh Mẫu học và thần học về Lời Chúa” (27).

Kinh Thánh và đại kết, liên tôn

Tông Huấn cũng nhấn mạnh ”vị thế trung tâm của những nghiên cứu Kinh Thánh trong việc đối thoại đại kết”, đánh giá cao sự cổ võ ”những buổi cử hành đại kết lắng nghe Lời Chúa” vì ”việc cùng lắng nghe Kinh Thánh thúc đẩy. . đối thoại bác ái và làm tăng trưởng cuộc đối thoại về chân lý” (46).

ĐGH tái khẳng định rằng ”mạc khải Cựu Ước tiếp tục có giá trị đối với các tín hữu Kitô chúng ta” vì đó Lời Chúa. Ngài viết: ”Căn cội của Kitô giáo ở trong Cựu Ước và Kitô giáo luôn nuôi dưỡng mình nhờ căn cội ấy” (40). Từ đó có một ”quan hệ đặc biệt giữa các tín hữu Kitô và Do thái, một quan hệ không bao giờ có thể bị quên lãng” và phải dẫn đưa các tín hữu Kitô đến một ”thái độ quí mến dân Do thái”. ”Một lần nữa tôi muốn tái khẳng định rằng cuộc đối thoại với người Do thái là điều quí giá dường nào đối với Giáo Hội” (43).

Đàng khác, ”Giáo Hội cũng nhìn nhận như thành phần thiết yếu trong việc loan báo Lời Chúa việc gặp gỡ, đối thoại và cộng tác với mọi người thiện chí, đặc biệt là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác của nhân loại, tránh những hình thức tôn giáo pha trộn lẫn nhau và thái độ duy tương đối (117).

Thượng HĐGM nhắc lại rằng Giáo Hội nhìn người ”Hồi giáo với lòng quí chuộng, họ là những người cũng nhìn nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa duy nhất”, và mong muốn có sự phát triển đối thoại dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau, đào sâu những giá trị như ”tôn trọng sự sống”,”các quyền bất khả nhượng của người nam và người nữ cũng như sự bình đẳng nam nữ”, và sự đóng góp của các tôn giáo cho công ích, để ý đến ”sự phân biệt giữa lãnh vực xã hội chính trị và lãnh vực tôn giáo” (119). Vì thế, ĐGH bày tỏ ”sự tôn trọng của Giáo Hội đối với các tôn giáo cổ kính và những truyền thống tinh thần của các đại lục”, ”chứa đựng những giá trị có thể tạo điều kiện rất dễ dàng cho sự cảm thông giữa con người và các dân tộc với nhau” (119). Nhưng ngài cũng nhấn mạnh rằng ”cuộc đối thoại sẽ không được phong phú nếu nó không bao gồm cả. . tự do tuyên đứng tôn giáo của mình công khai hoặc riêng tư cũng như tự do lương tâm” (120).

Lời Chúa và phụng vụ

Tông Huấn cũng bàn đến tương quan giữa Lời Chúa và phụng vụ: ”đây là lãnh vực ưu tiên trong đó Thiên Chúa.. nói với dân Ngài ngày nay, đang lắng nghe và đáp lại”; ”Khi ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội” thì chính Chúa Kitô “nói” (52). Nhưng cần giáo dục các tín hữu hiểu sự thống nhất giữa Lời Chúa và Bí tích trong mầu nhiệm Giáo Hội. Thực vậy, ”trong quan hệ giữa Lời Chúa và các cử chỉ bí tích, hoạt động của chính Thiên Chúa được biểu lộ dưới hình thức phụng vụ trong lịch sử nhờ ”tính chất đào luyện của chính Lời Chúa. Quả thế, Trong lịch sử cứu độ, không có sự tách biệt giữa điều Thiên Chúa nói và làm.. Cũng vậy, trong hoạt động phụng vụ, chúng ta đứng trước Lời Chúa thực hiện điều mà Chúa nói” (53).

ĐGH tái yêu cầu ”chăm sóc kỹ lưỡng hơn việc công bố Lời Chúa”: các độc viên ”phải thực sự có khả năng và được chuẩn bị thi hành công tác này. Họ cần được chuẩn bị về mặt Kinh Thánh và phụng vụ cũng như về mặt kỹ thuật” (58).

Tiếp đến ĐGH cũng kêu gọi cải tiến ”phẩm chất các bài giảng”: cần phải tránh những bài giảng chung chung và trừu tượng, làm lu mờ đặc tính đơn sơ của Lời Chúa, cũng như tránh những điều rông rài thu hút sự chú ý về giảng viên thay vì vào trong tâm sứ điệp Tin Mừng. Phải giúp các tín hữu thấy rõ rằng điều mà vị giảng thuyết quan tâm đó là trình bày Chúa Kitô, và Ngài phải ở trung tâm của mọi bài giảng” (59). Vì thế, ĐGH tái khẳng định nên soạn một cuốn Cẩm Nang dọn bài giảng ”để giúp các thừa tác viên chu toàn nghĩa vụ của mình một cách tốt đẹp hơn” (60).

Ngoài ra, Tông Huấn cũng bày tỏ mong ước Phụng vụ các Giờ Kinh ”ngày càng được phổ biến nơi Dân Chúa.. nhất là việc đọc Kinh Ngợi Khen và Kinh Chiều. Sự phổ biến này giúp các tín hữu quen thuộc với Lời Chúa (62).

Lấy lại một số bài phát biểu của các nghị phụ, ĐGH nhấn mạnh giá trị của sự thinh lặng trong các buổi cử hành: thực vậy, ”Lời Chúa chỉ có thể được công bố và lắng nghe trong thinh lặng, bên ngoài cũng như trong nội tâm. Thời nay không tạo điều kiện thuận lợi cho sự hồi niệm và nhiều khi người ta có cảm tượng có một sự sợ hãi phải rời bỏ các phương tiện truyền thông đại chúng, dù là trong một lúc mà thôi. Vì thế,ngày nay cần giáo dục Dân Chúa về giá trị của sự thinh lặng” (66). Rồi Tông Huấn cũng nêu lên một số lời nhắn nhủ: ”đừng bao giờ lơ là vấn đề âm thanh âm hưởng, trong sự tôn trọng các qui luật phụng vụ và kiến trúc” để giúp các tín hữu chú ý hơn” (68); ”không bao giờ được thay thế các bài đọc rút từ Kinh Thánh bằng những văn bản khác, dù chúng có ý nghĩa thế nào đi nữa về phương diện mục vụ hoặc tu đức” (69); cần cổ võ những bài thánh ca lấy hứng từ Kinh thánh, biết diễn tả vẻ đẹp của Lời Chúa nhờ một sự hòa hợp giữa lời và nhạc.” Về vấn đề này cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của nhà bình ca (70); sau cùng, ”nên đặc biệt chú ý đến những người khiếm thị và khiếm thính (71).

Dân Chúa và Kinh Thánh

ĐGH cùng với các nghị phụ nồng nhiệt mong ước có một ”vận hội mới về lòng yêu mến của toàn thể mọi thành phần Dân Chúa đối với Kinh Thánh, đến độ từ sự chăm chỉ đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh họ đào sâu chính quan hệ với Chúa Giêsu” (72). Các vị yêu cầu tăng cường việc mục vụ Kinh Thánh, việc mục vụ này cũng có giá trị đáp trả hiện tượng lan tràn của các giáo phái vốn phổ biến một sự đọc Kinh Thánh một cách xuyên tạc và lợi dụng, đồng thời cần cổ võ sự phổ biến các cộng đoàn nhỏ, trong đó người ta thăng tiến việc huấn luyện, cầu nguyện và hiểu biết về Kinh Thánh theo đức tin của Giáo Hội” (73).

Cần có một ”sự huấn luyện thích hợp dành cho các tín hữu Kitô, đặc biệt là các giáolý viên, duy trì sự chú ý đến việc tông đồ Kinh Thánh (75). Toàn thể Dân Chúa, bắt đầu từ các GM, phải tái khởi hành từ việc lắng nghe Lời Chúa. ĐGH đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đối với các đan sĩ nam nữ các dòng chiêm niệm, ”qua đời sống cầu nguyện, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, đang nhắc nhở cho chúng ta rằng con người không phải chỉ sống bằng cơm bánh, nhưng còn bằng mọi lời xuất phát từ miệng Thiên Chúa”.

Về phần các gia đình, Thượng HĐGM mong ước rằng mỗi nhà đều có cuốn Kinh Thánh, giữ gìn một cách xứng đáng, để có thể đọc và dùng để cầu nguyện”. Tông Huấn cũng nêu cao thiên tài của nữ giới trong việc nghiên cứu Kinh Thánh và vai trò không thể thiếu được của phụ nữ trong gia đình, trong việc giáo dục, dạy giáo lý và trong việc thông truyền các giá trị”. Văn kiện mời gọi thực hành lectio divina, và cổ võ những kinh nguyện kính Đức Mẹ như kinh Mân Côi, kinh truyền tin, giúp suy niệm các mầu nhiệm thánh được kể lại trong Kinh Thánh. Văn kiện cũng trưng dẫn một số kinh nguyện cổ kính của Đôngphương Kitô giáo, như thánh ca Đức Mẹ Akathistos và Parklesis (78-88).

Kinh Thánh và truyền giáo

ĐGH nhấn mạnh lời kêu gọi của Thượng HĐGM ”hãy củng cố và tăng cường ý thức truyền giáo trong Giáo Hội”, với ý thức rằng ”điều được mạc khải trong Chúa Kitô thực là ơn cứu độ tất cả mọi dân tộc”; ”con người cần niềm Hy Vọng cao cả để có thể sống hiện tại của mình, niềm hy vọng lớn lao là một vị Thiên Chúa có một khuôn mặt loài người và Ngài yêu thương chúng ta cho đến cùng” (Ga 13,1). Vì thế Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo. Chúng ta không thể riêng giữ cho mình những lời sự sống đời đời được ban cho chúng ta trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô: những lời ấy dành cho tất cả mọi người và cho mỗi người. Mỗi người thời nay dù biết hay không, họ đang cần việc loan báo ấy.. Chúng ta có trách nhiệm thông truyền điều mà chúng ta đã từng nhận lãnh” (91-92). ”Vì thế, việc truyền giáo của Giáo Hội không thể bị coi như một điều tùy ý hoặc thêm vào cho đời sống Giáo Hội.. Đây không phải là loan báo một lời an ủi, nhưng là một lời có sức xâm nhập mạnh mẽ, kêu gọi hoán cải, làm cho cuộc gặp gỡ với Chúa có thể diễn ra, và nhờ đó một nhân loại mới được triển nở” (93).

Tông Huấn tái khẳng định rằng sứ mạng loan báo Lời Chúa là nghĩa vụ của tất cả mọi tín hữu đã chịu phép rửa. ”Không Kitô hữu nào có thể cảm thấy xa lạ với trách nhiệm ấy”. ”Ý thức này phải được khơi dậy trong mỗi gia đình, giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội và phong trào của Giáo Hội”. Đặc biệt Thượng HĐGM biết ơn và nhìn nhận rằng các phong trào của Giáo Hội và các cộng đoàn mới, trong Giáo Hội, là một lực lượng mạnh mẽ để rao giảng Tin Mừng thời nay, thúc đẩy phát triển những hình thức mới để loan báo Tin Mừng” (94).

”Giáo Hội không thể chỉ giới hạn vào một thứ mục vụ bảo trì, dành cho những người đã biết Tin Mừng của Chúa Kitô. Đà tiến truyền giáo là một dấu chỉ rõ rật về sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội”. Cần có một ”sự loan báo minh thị”: Giáo Hội phải đi tới mọi người với sức mạnh của Thánh Linh (Xc 1 Cr 2,5) và tiếp tục hành động như ngôn sứ bảo vệ quyền và tự do của con người được lắng nghe Lời Chúa, tìm những phương thế hữu hiệu nhất để công bố Lời Chúa, cả khi có nguy cơ bị bách hại. Giáo Hội mắc nợ đối với tất cả mọi người, món nợ loan báo Lời cứu độ”: với bao nhiêu dân tộc chưa biết Lời Chúa và những người cần tái được rao giảng Lời Chúa với sức thuyết phục nhờ những chứng nhân đáng tin nhiệm của Tin Mừng”. ĐGH cảm động nghĩ tới tất cả những người bị bách hại vì Chúa Kitô, tới ”bao nhiêu anh chị em ngày càng quên mình vì loan báo chân lý tình thương của Chúa được mạc khải cho chúng ta trong Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại”.

Đặc biệt ĐTC Biển Đức viết: ”Chúng tôi thân ái liên đới sâu xa với các tín hữu thuộc tất cả các cộng đoàn Kitô ở Á, Phi. . ngày nay đang có nguy cơ mất mạng hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội vì đức tin.. Đồng thời chúng tôi không ngừng lên tiếng để các chính phủ bảo đảm cho tất cả mọi người quyền tự do lương tâm và tôn giáo, và cả quyền được công khai làm chứng về đức tin của mình” (95-98).

Kinh Thánh và sự dấn thân xã hội

Ngoài ra, ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở rằng việc lắng nghe Lời Chúa không dẫn sự trốn chạy khỏi thế gian nhưng đưa tới sự dấn thân mạnh mẽ hơn để làm cho thế giới trẻ nên công bằng và dễ ở hơn. Chính Lời Chúa tố giác rõ ràng những bất công và thăng tiến tình liên đới và bình đẳng. Sự dấn thân cho công lý và biến đổi thế giới là yếu tố cấu thành công cuộc rao giảng Tin Mừng. Hẳn thật, Giáo Hội không có nghĩa vụ trực tiếp kiến tạo một xã hội công bằng hơn, cho dù Giáo Hội có quyền và nghĩa vụ can thiệp vào những vấn đề luân lý và đạo đức liên quan tới ích lợi của con người và các dân tộc. Nghĩa vụ chủ yếu của giáo dân, được giáo dục trong trường của Tin Mừng, là can thiệp trực tiếp vào hoạt động xã hội và chính trị, thăng tiến các quyền của mỗi người, dựa trên luật tự nhiên, được ghi khắc trong tâm khảm con người, và những quyền ấy có tính chất ”phổ quát, bất khả vi phạm và bất khả nhượng”. Lời Chúa cũng là ”một nguồn mạch hòa giải và an bình”. ĐGH quả quyết: ”Một lần nữa tôi muốn tái khẳng định rằng tôn giáo không bao giờ có thể biện minh cho sự bất bao dung hoặc chiến tranh. Không thể sử dụng bạo lực nhân danh Thiên Chúa!” (99-103).

Người trẻ, di dân và người nghèo

Tiếp đến Tông Huấn đề cập đến vấn đề loan báo cho người trẻ, người di dân, người đau khổ và người nghèo. Sự quan tâm đến giới trẻ bao gồm can đảm loan báo rõ ràng.. Họ cần những chứng nhân và thầy dậy, đồng hành và hướng dẫn họ yêu thương và để họ thông truyền Tin Mừng nhất là cho những người đồng lứa tuổi, và qua đó họ trở thành những người loan báo một cách chân chính và đáng tin cậy”.

Các phong trào di dân ”mang lại cơ hội mới mẻ để phổ biến Lời Chúa. Về vấn đề này các Nghị phụ đã quả quyết rằng người di dân có quyền được nghe Lời Huấn Giáo được đề nghị cho họ chứ không áp đặt. Nếu họ là Kitô hữu, họ cần được giúp đỡ thích hợp về mục vụ để củng cố đức tin.

Tiếp đến, Tông Huấn khuyên nhủ nên gần gũi người đau khổ: ”Lời Chúa cũng tỏ lộ cho chúng ta những hoàn cảnh này, được sự dịu dàng của Thiên Chúa bao trùm một cách huyền nhiệm. Đức tin nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Lời Chúa giúp chúng ta coi đời sống con người là đáng sống cả khi đời sống ấy bị suy yếu”. Sau cùng, là những người nghèo, ”việc phục vụ bác ái không bao giờ được thiếu trong các Giáo Hội chúng ta, nó phải luôn gắn liền với việc loan báo Lời Chúa và việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Giáo Hội không bao giờ được làm người nghèo thất vọng: ”Các vị mục tử được kêu gọi lắng nghe họ, học hỏi nơi họ, hướng dẫn họ trong đức tin và khích lệ họ trở thành những người kiến tạo lịch sử của họ”. Và Tông huấn cũng nói đến mối quan hệ giữa Lời Chúa và việc bảo tồn công trình sáng tạo của Chúa (104-108).

Kinh Thánh và văn hóa

Tông Huấn kêu gọi ”mở một cuộc gặp gỡ mới mẻ giữa Kinh Thánh và các nền văn hóa”. ĐGH viết: ”Tôi muốn lập lại với mọi giới văn hóa rằng họ không có gì phải sợ khi cởi mở đối với Lời Chúa; Lời Chúa không bao giờ phá hủy văn hóa đích thực, nhưng là một sự kích thích trường kỳ để tìm kiếm những kiểu diễn tả nhân bản ngày càng thích hợp và ý nghĩa hơn. Ngoài ra, cần phải hoàn toàn phục hồi ý nghĩa Kinh Thánh như một bộ luật lớn về văn hóa. Tông Huấn mong muốn có sự cổ võ kiến thức về Kinh thánh trong các trường học và đại học, vượt thắng những thành kiến cũ và mới. Văn kiện bày tỏ sự quí chuộng, và ngưỡng mộ của toàn thể Giáo Hội đối với những nghệ sĩ say mê thẩm mỹ, để cho mình được Kinh Thánh gợi hứng, giúp nhận thức các thực tại vô hình và vĩnh cửu trong không gian và thời gian. Tông huấn kêu gọi sự dấn thân rộng rãi và có phẩm chất cao hơn trong giới truyền thông để nổi bật tôn nhan Chúa Kitô và để tiếng Ngài được lắng nghe. Đặc biệt Tông Huấn nhấn mạnh vai trò ngày càng gia tăng của Internet, đây là một diễn đàn mới trong đó Tin Mừng vang dội, nhưng với ý thức rằng thế giới tiềm thể không bao giờ có thể thay cho thế giớ thực tại (109-113).

Khi nói về việc rao giảng Tin Mừng cho các nền văn hóa, ĐGH nhận xét rằng Lời Chúa biểu lộ một tính chất liên văn hóa sâu xa, có khả năng gặp gỡ và làm cho các nền văn hóa gặp gỡ nhau.. Nhưng ”sự hội nhập văn hóa không được lẫn lộn với những tiến trình thích ứng hời hợt và càng không bị lẫn lộn với sự hòa đồng làm mất đi tính chất độc đáo của Tin Mừng để làm cho Tin Mừng dễ được chấp nhận hơn. ”Lời Chúa biến đổi những giới hạn của của mỗi nền văn hóa tạo nên sự hiệp thông giữa các dân tộc khác nhau, mời gọi họ đi tới một tình hiệp thông bao quát, thực sự là phổ quát, nối kết tất cả mọi người, hiệp nhất tất cả làm cho chúng ta trở thành anh em với nhau” (114-116)

ĐGH kết luận rằng thời đại chúng ta ngày nay ngày càng phải trở thành một thời đại tái lắng nghe Lời Chúa và tái truyền giảng Tin Mừng, vì ngày nay, Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn còn nói với chúng ta: ”Các con hãy đi khắp thế gian, và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). Khi loan bao Lời Chúa trong sức mạnh của Chúa Thánh Linh, chúng ta cũng muốn thông truyền một nguồn mạch vui mừng đích thực, không phải niềm vui hời hợt và chóng qua, nhưng là niềm vui nảy sinh từ ý thức rằng chỉ có Chúa Giêsu mới có lời ban sự sống đời đời (Ga 6,68)” (121-124)

LM Trần Đức Anh OP chuyển ý
 
Top Stories
Pope Encourages G-20 Summit to Resolve Crisis
Zenit
12:53 11/11/2010
Stresses Goal of Authentic Human Development

VATICAN CITY, NOV. 10, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI is urging the Group of 20 world leaders to find lasting, sustainable and just solutions to the global economic crisis.

The Pope stated this in a message sent to Korean President Lee Myung-bak on the occasion of the two-day G-20 summit, which begins Thursday in Seoul, South Korea.

The Pontiff acknowledged that this 6th summit "seeks solutions to quite complex questions, on which the future of upcoming generations depends and which therefore require the cooperation of the entire international community."

This cooperation, he said, is "based on the acknowledgement -- which is shared and agreed by all peoples -- of the primary and central value of human dignity, the final objective of the choices themselves."

"The Catholic Church, in accordance with its specific nature, regards itself as involved and shares the concerns of the leaders who will take part in the Seoul Summit," the Holy Father said.

He continued, "I therefore encourage you to tackle the numerous serious problems facing you -- and which, in a sense, face every human person today -- bearing in mind the deeper reasons for the economic and financial crisis and giving due consideration to the consequences of the measures adopted to overcome the crisis itself, and to seek lasting, sustainable and just solutions."

"In doing so," Benedict XVI affirmed, "it is my hope that there will be a keen awareness that the solutions adopted, as such, will work only if, in the final analysis, they are aimed at reaching the same goal: the authentic and integral development of man."

"The world's attention focuses on you," he stated, "and it expects that appropriate solutions will be adopted to overcome the crisis, with common agreements which will not favor some countries at the expense of others."

The Pope asserted, "It is decisive for the very future of humanity to show the world and history that today, thanks also to this crisis, man has matured to the point of being able to recognize that civilizations and cultures, like economic, social and political systems, can and must converge in a shared vision of human dignity, which respects the laws and requirements placed in it by God the Creator."

He added that "the G-20 will respond to the expectations placed in it and grant real success to future generations, if taking into consideration the various and sometimes contrasting problems afflicting the peoples of the earth, it is able to set out the characteristics of the universal common good and demonstrate its willingness to cooperate in order to attain it."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thuyết trình: Cái chết và sự sống đời đời tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn
Nguyễn Hoàng Thương
09:30 11/11/2010
Cái chết và sự sống đời đời

Sống và chết có lẽ là mối ưu tư của mỗi con người khi được sinh ra sống trên dương thế. Có nhiều câu hỏi đặt ra, có nhiều cách suy nghĩ cho câu trả lời về vấn đề này. Sống sao cho vừa lòng người, sống sao cho xứng đáng một đời người để trọn kiếp nhân sinh? Chết rồi đời người sẽ đi về đâu, linh hồn và thể xác rồi sẽ ra sao? Từ thời tạo dựng đến nay, có biết bao nhiêu nỗ lực để kéo dài sự sống, để thân xác được trường sinh bất tử nhưng rồi cũng hoài công vô ích. Đối với người Công Giáo, Thiên Chúa là sự sống và là sự sống lại, vì thế sống trên dương thế cần phải có sự kết hợp với Chúa Giêsu, tin rằng Chúa hiện diện và đồng hành với mình cho đến tận thế. Khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, người Kitô đã thật sự tham dự vào đời sống trên trời của Chúa Kitô Phục Sinh và phải kiên vững đời sống đức tin đến lúc nhắm mắt lìa đời, bằng không nếu sống mà không có sự kết hợp với Đức Giêsu, ngay bây giờ đã là chết. Chết về thể lý chỉ là một sự chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian để bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống đời sau trên Thiên Quốc.

“NÓI VỀ CHẾT & SỐNG” là đề tài mà Linh mục Giuse Lê Minh Thông, OP – Tiến sĩ Thần học Kinh Thánh tại Université Catholique de Lyon, Pháp – đã chọn để thuyết trình tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn chiều hôm thứ Bảy 6/11/2010 do Ban Mục Vụ Gia Đình tổ chức. Bằng cách trình bày mô tả thật sinh động bức tranh của đoạn Tin Mừng Gioan 11,1-54, cha đã làm do các tham dự viên được học thêm một cách đọc Tin Mừng, theo đó có thể hiểu được câu chuyện Đức Giêsu làm cho Lazarô sống lại, một câu chuyện xảy ra trước khi Đức Giêsu bước vào cuộc thương khó, biết được sứ điệp viết cho ai và nhận ra sứ điệp nói với chúng ta, những người đọc.

Xem hình buổi thuyết trình

Mở đầu buổi thuyết trình cha Giuse cho hay cần phải nhìn thẳng vào cái chết để mà vui sống, cái chết không ghê sợ đối với người chết nhưng lại ghê sợ đối với người sống. Cần nhìn lại điều mà Đức Giêsu nói về chết và sống như thế nào.

Trước khi phân tích vấn đề cần phải nói đến cách đọc Kinh Thánh: Hãy nhìn vào bản văn như một bức tranh để rồi chiêm ngắm, thưởng thức và cảm nhận bức tranh đó. Khi nghe đọc Kinh Thánh, lắng nghe từng câu từng chữ của đoạn Kinh Thánh nhưng cảm nhận đó là một bức tranh với từng chi tiết một, không chi tiết nào dư thừa, trong đó có chỗ tối, có chỗ sáng, có nhân vật nói nhưng cũng có nhân vật im lặng và làm sao nối kết từng chi tiết nhỏ đó với nhau. Cần phải nhận biết rằng mỗi câu chuyện trong Kinh Thánh luôn chuyển tải một sứ điệp nào nào đó cho người đọc.

Trong đoạn văn Ga 1,11-54, chuyện Lazarô ra khỏi mồ chỉ là ánh sáng lóe lên trong đêm tối khi mà xuyên suốt đoạn văn chỉ nói về cái chết. Không phải chỉ có Lazarô chết, Đức Giêsu làm cho Lazarô sống lại để rồi người ta quyết định giết Đức Giêsu. Bản văn cho thấy đó không phải là cái chết bình thường, mà là nói về cái chết còn khủng khiếp hơn cái chết thể lý, và bản văn cũng nói nến sự sống nào đó còn có giá trị hơn nhiều sự sống thể lý.

Bản văn Ga 11,1-54 nhìn ở mức độ câu chuyện, đó có thể là câu chuyện buồn, vì từ cái chết của Lazarô kéo dài, rồi lóe lên Lazarô sống lại để rồi chính Đức Giêsu lại phải đối diện với cái chết. Tính hài hước của đoạn văn nằm ở chỗ người làm cho người khác sống lại nhưng lại không giữ được mạng sống của mình. Chưa hết, qua đến chương 12, các Thượng Tế quyết định giết cả Lazarô bởi vì anh mà nhiều người đã tin vào Đức Giêsu. Lazarô là nhân vật trọng tâm vì tất cả mọi người nói về anh, nói với nhau về sự chết của anh nhưng anh lại là nhân vật không hề lên tiếng. Tính hài hước ở nhân vật này nằm ở chỗ đau ốm, chết, được Đức Giêsu kêu ra khỏi mồ, sống lại, ăn một bữa, sau đó lại chết. Ở Cấp độ mạc khải thì trả lời cho bế tắc của cái chết, câu trả lời mà ngay cả chúng ta cũng không dám nghĩ tới. Đức Giêsu đến Bêtania để cứu người nhưng lại đi vào chỗ chết. Người ta chỉ nghĩ rằng Đức Giêsu đã không làm cho Lazarô khỏi phải chết chứ không nghĩ rằng làm cho Lazarô sống lại.

Bản văn đã dùng từ ngữ rất phong phú khi nói về sự chết và sự chết được nói rất nhiều, rất chi tiết: bệnh, ngủ, chết, giấc ngủ, ném đá, phá hủy, hủy diệt, sự chết, giết chết, xác chết, người chết, khóc lóc, khóc thương... Ngược lại sự sống được nói đến rất ít nhưng rất quan trọng: sống lại, sự sống lại, sống, sự sống, bên cạnh đó là một số từ cũng liên quan đến sự sống: vinh quang, tôn vinh, yêu mến, thương mến. Trong khi sự chết bao trùm lên các nhân vật trong bản văn, Đức Giêsu minh chứng sự sống mạnh hơn cái chết bằng cách gọi Lazarô ra khỏi mồ trên cái nền là sự khóc thương, sự khát khao của người còn sống. Làm thế nào để chuyển biến từ sự chết thành sự sống? Tin là đề tài trọng tâm của đoạn văn, chỉ nhờ hành động tin mới có thể cho phép đi từ sự chết đến sự sống và không bao giờ chết hay không phải chết đời đời.

Có thể nói, qua đoạn văn, “chết” và “sống” mang hai ý nghĩa là “chết” và “sống” về thể lý, nó nói đến nỗi đau khi chết về thể lý và ước ao được sống về thể lý, nhấn mạnh đến việc kêu Lazarô ra khỏi mồ là làm cho Lazarô sống lại về thể lý. Nhưng sứ điệp ở bên trong là “chết” và “sống” liên quan đến tin hay không tin vào Đức Giêsu.

Đức Giêsu bị những người chống đối dọa giết và Thượng Hội Đồng quyết định giết Người là chết về thể lý. Nhưng khi Đức Giêsu tuyên bố: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (11, 25) thì sự sống ở đây không còn là sự sống thể lý nữa mà là sự sống đời đời. Đối với những người tin vào Đức Giêsu cũng vậy, họ “sẽ không bao giờ chết nữa” (11,26),

Chết và sống của Lazarô là dấu chỉ, tuy nhân vật này không nói lời nào nhưng hiện diện khắp nơi trong bản văn: bị bệnh, chết, sống lại, ăn rồi chết (Ga 12,10). Lazarô hiện diện như là dấu chấm hỏi cho người đọc. Cái chết và sống lại về thể lý của Lazarô là vô ý nghĩa khi sống lại rồi sau đó lại chết.

Chết và sống của Đức Giêsu: Khi Đức Giêsu đi về Giuđê là đi về chỗ chết. Qua câu chuyện làm cho Lazarô sống lại Đức Giêsu đã trả lời, đã giải thích về cái chết của chính mình. Đức Giêsu nói về ý nghĩa của sự sống và sự chết, nói về quyền của mình trên sự chết và sự sống. Về mặt mạc khải đây là điểm rất quan trọng, Đức Giêsu nói về ý nghĩa cái chết của Người cho chúng ta có niềm tin: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”, mạch văn cho thấy Đức Giêsu nói về cái chết của chính mình trước khi Người bước vào cái chết, vì phải chết thì mới sống lại được. Đề tài sự sống được Đức Giêsu khẳng định một cách mạnh mẽ ở 11,23-26 với các từ liên quan đến sự sống như tôn vinh, tình yêu. Đức Giêsu đã không sống lại theo kiểu Lazarô, không đề cao sự sống và sự chết về thể lý, nhưng đề cao một sự sống khác, đề cao một cái chết khác. Đức Giêsu sống lại là sự sống không lệ thuộc vào thời gian và không gian, sự sống của Thiên Chúa, Người về với Cha nhưng mà Người đồng thời ở với các môn đệ.

Chết và sống của người tin: Sự thật lịch sử là Đức Giêsu đã chết trên thập giá, sự thật này có thể giết chết người tin, làm cho niềm tin bị lung lay, người tin phải là người chấp nhận lịch sử, chính niềm tin là chìa khoá đón nhận mạc khải giúp cho chúng ta đón nhận mạc khải. Bản văn còn nói cho người đọc, chính chúng ta cũng như Mácta và Maria về khát vọng sống. Cuộc sống của con người như ngọn đèn trước gió, rất mong manh, phải ý thức được sứ điệp của bản văn là mời gọi chúng ta chấp nhận cái chết thể lý cũng như Đức Giêsu đã chấp nhận cái chết thể lý trên thập giá. Đức Giêsu đã nói đến cái chết của Lazarô như là giấc ngủ của người đã chết thì nhờ chính niềm tin của chúng ta làm cho cái chết thể lý trở thành giấc ngủ, con người vẫn sống nếu tin vào Đức Giêsu.

Dấu lạ Lazarô ra khỏi mồ là một bảo chứng cho sự sống lại của người tin, ai tin thì sẽ không bao giờ chết nữa vì đã có sự sống đời đời nơi mình và đây là mạc khải lớn lao cho con người trước bế tắc của sự chết.

Sứ điệp từ bản văn cho thấy: ban đầu Đức Giêsu không đến cứu Lazarô mời gọi chúng ta chấp nhận thân phận con người; Đức Giê su làm cho Lazarô sống lại vì dấu lạ đó nói về cái chết và sự sống của chính Người, dấu lạ ra khỏi mồ là một dấu chỉ cho người tin. Đức Giêsu trao cho chúng ta sự sống mà cái chết chỉ là giấc ngủ.

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, dù đã chết cũng sẽ được sống và tất cả những ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin điều đó không?”. Nếu tin và sống lời này thì ngay bây giờ chúng ta đã được giải thoát khỏi sự chết, ngay bây giờ đã có sự sống của Thiên Chúa, nhờ niềm tin mà chúng ta sống cuộc đời nhẹ nhàng ở đời này. Cái chết thể lý có thể là nỗi đau lớn cho con người nhưng câu trả lời của Đức Giêsu lại càng lớn hơn nữa.

Tin Mừng Gioan mời gọi chúng ta sinh nhiều hoa trái nghĩa là giữ vững niềm tin và sống niềm tin trong cuộc đời. Ngay bây giờ những người tin vào Đức Giêsu đã có sự sống đời đời, chúng ta có dám tin và làm cho người khác cũng tin như vậy không?

Tham khảo: Bản văn Gioan 1,1-54 do Cha Lê Minh Thông dịch sát bản văn Hy Lạp

1 Có một người bệnh là La-da-rô ở Bê-ta-ni-a, làng của Mác-ta và Ma-ri-a, em chị ấy.

2 Ma-ri-a là người đã xức dầu thơm cho Chúa, và lau chân Người bằng tóc của mình. Em của cô ấy là La-da-rô bị bệnh.

3 Vậy các chị sai người đến nói với Người: "Thưa Thầy, người Thầy thương mến bị bệnh".

4 Nghe vậy, Đức Giê-su nói: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng vì vinh quang của Thiên Chúa, để qua đó Con Người được tôn vinh",

5 Đức Giê-su yêu mến Mác-ta, em cô ấy và La-da-rô.

6 Tuy nhiên, sau khi nghe tin anh ấy bệnh, Người còn ở lại nơi Người nơi đang ở thêm hai ngày.

7 Sau điều đó, Người nói với các môn đệ: "Chúng ta cùng trở lại Giu-đê".

8 Các môn đệ nói với Người: "Thưa Ráppi, mới đây những người Do-thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại đi đến đó sao?"

9 Đức Giê-su trả lời: "Ban ngày chẳng có mười hai giờ sao? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng của thế gian này.

10 Còn nếu ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh sáng ở nơi mình".

11 Người đã nói những điều ấy, và sau đó, Người nói với các ông: "La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc; nhưng Thầy đi để đánh thức anh ấy".

12 Các môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc, anh ấy sẽ được cứu",

13 Đức Giê-su nói về cái chết của anh ta, nhưng họ tưởng rằng Người nói về giấc ngủ thường.

14 Bấy giờ Người mới nói rõ ràng với các ông: "La-da-rô đã chết.

15 Thầy mừng cho anh em, để anh em tin, Thầy đã không có mặt ở đó. Nhưng chúng ta cùng đi đến với anh ấy".

16 Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô, nói với đồng môn: "Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để chết với Thầy!"

17 Khi đến nơi, Đức Giê-su nhận thấy anh ấy đã ở trong trong mồ bốn ngày rồi.

18 Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem khoảng 15 dặm.

19 Nhiều người trong những người Do-thái đến với Mác-ta và Ma-ri-a để an ủi các cô về người em.

20 Vậy khi Mác-ta nghe biết Đức Giê-su đến, cô ấy ra gặp Người. Còn Ma-ri-a ngồi ở nhà.

21 Mác-ta nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.

22 [Nhưng] bây giờ con biết rằng: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Thầy.”

23 Đức Giê-su nói với chị ấy: “Em chị sẽ sống lại.”

24 Mác-ta nói với Người: “Con biết rằng em con sẽ sống lại, trong sự sống lại vào ngày sau hết.”

25 Đức Giê-su nói với chị ấy: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, dù đã chết cũng sẽ được sống,

26 và tất cả những ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin điều đó không?”

27 Chị ấy nói với Người: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin rằng Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.”

28 Nói xong điều đó, cô ấy đi và gọi Ma-ri-a, em của cô. Cô ấy nói nhỏ: "Thầy đến rồi và Thầy gọi em".

29 Nghe vậy, cô Ma-ri-a vội đứng lên và đến với Người.

30 Lúc đó, Đức Giêsu chưa vào làng, nhưng Người vẫn ở chỗ cô Mác-ta đã gặp Người.

31 Vậy những người Do-thái đang ở với Ma-ri-a trong nhà chia buồn với cô ấy, thấy Ma-ri-a vội vã đứng dậy đi ra, họ đi theo cô ấy, vì tưởng cô ấy đi ra mộ để khóc.

32 Khi Ma-ri-a đến gần Đức Giê-su, vừa thấy Người, cô ấy liền phủ phục dưới chân Người và nói: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết".

33 Khi Đức Giê-su thấy cô ấy khóc, và những người Do-thái đi với cô ấy cũng khóc, Người thổn thức trong tâm trí và xao xuyến.

34 Người nói: "Các người đặt anh ấy ở đâu? " Họ nói với người: "Thưa Thầy, hãy đến và hãy xem."

35 Đức Giê-su khóc.

36 Vậy những người Do-thái nói: "Xem kìa! Ông ta thương anh ấy biết mấy!"

37 Nhưng vài người trong nhóm họ nói: "Ông ấy đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết sao?"

38 Đức Giê-su lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Đó là một cái hang và có phiến đá đậy lại.

39 Đức Giê-su nói: "Đem phiến đá này đi". Mác-ta, chị người chết, nói với Người: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì đã bốn ngày".

40 Đức Giê-su nói với chị ấy: "Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?"

41 Vậy họ đem phiến đá đi. Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã lắng nghe con.

42 Phần con, con biết rằng: Cha hằng lắng nghe con, nhưng vì đám đông đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con".

43 Nói xong điều đó, Người kêu lớn tiếng: "La-da-rô, hãy ra ngoài".

44 Người chết liền ra, chân và tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giê-su nói với họ: "Hãy cởi ra cho anh ấy, và hãy để cho anh ấy đi".

45 Nhiều người trong những người Do-thái – những người đến với – thấy những gì Người đã làm, đã tin vào Người.

46 Nhưng vài người trong nhóm họ đến với những người Pha-ri-sêu và nói cho họ những gì Đức Giê-su đã làm.

47 Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói: "Chúng ta phải làm gì đây vì người này làm nhiều dấu lạ?

48 Nếu chúng ta cứ để ông ấy như thế tất cả sẽ tin vào Ông ấy, và người Rô-ma sẽ đến, họ sẽ hủy diệt nơi thánh và dân tộc chúng ta”

49 Một người giữa họ là Cai-pha, thượng tế năm ấy, nói với họ: "Các ông không biết gì cả,

50 các ông cũng chẳng nghĩ rằng: Điều lợi cho các ông là một người chết cho dân và toàn thể dân tộc không bị tiêu diệt."

51 Điều đó, ông ấy không tự mình nói ra, nhưng vì là thượng tế năm ấy, ông ấy tiên báo là Đức Giê-su sắp phải chết cho dân tộc,

52 và không chỉ cho dân tộc mà thôi, nhưng còn để con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi quy tụ về một mối.

53 Vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người.

54 Vậy Đức Giê-su không đi lại công khai giữa những người Do-thái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, vào một thành gọi là Ép-ra-im, và Người ở lại đó với các môn đệ.

Sài Gòn, ngày 10/11/2010,
 
Các thánh Tử Đạo: Chứng nhân của lòng tin, lòng mến và lòng hy vọng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:34 11/11/2010
Trong khoa tu đức, khái niệm “tử đạo” theo nghĩa rộng được chia thành 3 lọai: tử đạo đỏ (chịu chết khi chấp nhận đổ máu vì đức tin), tử đạo trắng (chấp nhận chết đi cho nhục dục, cho ý riêng) và tử đạo xanh (hy sinh cuộc đời khi dấn thân truyền giáo ở những nơi xa xôi hẻo lánh, nơi rừng thiêng nước độc…). “Tử đạo đỏ” là tử đạo theo nghĩa hẹp, tức là đổ máu vì niềm tin của mình. Các thánh tử đạo Việt Nam thuộc hàng tử đạo theo nghĩa hẹp này, tức là “tử đạo đỏ”. Việt Nam hiện đang tạm giữ kỷ lục về con số các vị hiển thánh tử đạo: 117 vị, cộng với một vị chân phước là thánh Anrê Phú Yên. Dĩ nhiên, đó chỉ là con số các vị được tuyên phong, còn nếu nói về con số chưa được tuyên phong thì cao gấp ngàn lần (khoảng 130.000 người). Cũng cần nói thêm, truyền thống Giáo hội vẫn tin rằng tất cả các thánh sau khi chết vẫn phải thanh luyện ít nhiều, ngoại trừ các thánh tử đạo theo nghĩa hẹp. Ngay sau khi chết, các ngài được diễm phúc lên thẳng thiên đàng liền mà không cần phải qua lửa luyện tội nữa.

Có người bảo rằng làm thánh tông đồ, thánh hiển tu, thánh giáo hoàng, giám mục, thánh đồng trinh… thì khó, chứ còn làm thánh tử đạo thì dễ. Vì chỉ cần chấp nhận để cho người ta chém một cái là bay vèo lên đài vinh quang dành cho các bậc anh hùng tử đạo. Sự thật có dễ như thế không ? Thiết nghĩ không dễ như một số người lầm tưởng. Trái lại trong suốt cả cuộc đời, các ngài đã sống “tinh thần tử đạo” rồi. Đức tin, đức cậy, đức mến của các ngài đã được tôi luyện nhiều trong cuộc sống rồi. Vì nếu cả cuộc đời không tin Chúa hay đức tin non yếu, thì đến lúc gặp gian lao, tù đày, tra tấn, chắc chắn các ngài sẽ không giữ vững được đức tin. Nếu cả cuộc đời chỉ yêu mến thế gian, xác thịt, tiền tài, danh vọng… thì đến lúc bị đưa lên đọan đầu đài, chắc hẳn các ngài cũng không đủ sức mạnh để chọn lựa Chúa đâu. Và nếu cả cuộc đời không biết hy sinh là gì, thì đến lúc đối diện với đau khổ thử thách, các ngài sẽ buông súng đầu hàng ngay là cái chắc, chưa nói đến cái chết.

Trở lại với khái niệm “tử đạo”. Thực ra từ ngữ “tử đạo” ban đầu có nghĩa là “làm chứng”. Như vậy người tử đạo có nghĩa là người làm chứng, tức “chứng nhân”. Thế thì ta có thể tự hỏi rằng các thánh tử đạo là chứng nhân của những điều gì ?

- Trước hết, các ngài là những chứng nhân của đức tin, một đức tin kiên trung. Đức Giêsu đã nói với các môn đệ của Người rằng: “Anh em hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp anh em cho công nghị, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Anh em sẽ bị điệu ra trước vua chúa và quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết” (Mt 10,17-18).

Trải qua 300 năm, với 53 sắc dụ cấm đạo dữ dội, Giáo Hội Việt Nam đã sống chính kinh nghiệm bị bách hại mà lời Chúa đã tiên báo. Hơn mười vạn tổ tiên chúng ta đã đổ máu mình ra vì Chúa Kitô. Các ngài đã chịu đủ mọi cực hình: bị xiềng xích, lao tù, bị tra tấn, bỏ đói, bị chém đầu, bị thắt cổ, bị bá đao, phanh thây, bị kìm kẹp, bị voi dày, bị thiêu sống, bị buộc đá thả trôi sông, bị tống cổ ra khỏi nhà cửa, làng mạc, sống vất vưởng trong rừng sâu nước độc: chết đói, chết khát, chết bịnh và bị dã thú ăn thịt,… Tuy nhiên điều đáng nói là mặc dù các ngài đã bị tước đoạt quyền sống, nhưng vẫn không chối bỏ đức tin. Đến nỗi vua chúa, quan quyền, những kẻ bày ra đủ mọi cực hình tàn bạo để hành hạ các ngài, phải sững sờ kinh ngạc và kính phục lòng tin sắt đá của các ngài.

Các ngài vui lòng đón chịu mọi cực hình đau đớn và hiên ngang tiến ra pháp trường nhận cái chết thương đau để minh chứng cho niềm tin và lòng trung thành của mình đối với Thiên Chúa và với Đức Kitô. Cái chết của các ngài làm sáng lên đức tin anh dũng kiên trung. Tuy miệng lưỡi đã im tiếng, nhưng sự việc còn vang dội sâu xa, các ngài như vẫn đang nói, đang giảng thuyết; lời rao giảng của các ngài vẫn vượt không gian thời gian, như một kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện:

Chẳng một lời, một lẽ
Chẳng nghe thấy âm thanh
Mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu
Và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển
” (Tv 18,45).

- Thứ đến, các ngài là những chứng nhân của lòng mến, một lòng mến nồng nàn. Đức Thánh Cha GP II, trong Tông sắc Mầu Nhiệm Nhập Thể đã viết: “Ghi niệm về các vị tử đạo là một dấu hiệu bền vững cho chân lý về tình yêu của Kitô giáo,….. Vị tử đạo, đặc biệt vào thời đại của chúng ta, là dấu chỉ tình yêu lớn lao nhất, thâu tóm mọi giá trị khác” (MNNT, 13).

Nếu việc tử đạo là minh chứng cho lòng tin, thì tình yêu chính là động lực của việc tử đạo. Các ngài sẵn sàng đón nhận mọi cực hình, mọi gian lao đau khổ, và cuối cùng là cái chết, không phải vì các ngài có máu anh hùng hảo hán, cũng không phải vì muốn được nổi tiếng…, nhưng là vì tình yêu đối với Đức Kitô. Vì tình yêu Đức Kitô, các ngài đã sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì mình có, kể cả mạng sống. Vì tình yêu Đức Kitô, các ngài đã khao khát hiến thân từng giây phút đời mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân: “Khi tử đạo, người môn đệ đồng hóa với Thầy mình, Đấng đã tình nguyện đón nhận cái chết để cứu độ thế giới. Và người môn đệ nên giống Người trong việc đổ máu” (LG, 42). Trong thư gởi các chủng sinh, thánh Phaolô Lê bảo tịnh đã viết: “Vì cháy lửa yếu mến Chúa, tôi thà chịu chết và chịu phân thây để chứng tỏ lòng tôi yêu mến Chúa”.

Quả thế, các ngài đã không xem việc tử đạo như là một cực hình đau khổ, nhưng lại coi đó như một quà tặng tình yêu mà Thiên Chúa đã ưu ái ban phúc cho mình, nên cương quyết dành lấy nhành lá vạn tuế khải hoàn. Chính vì thế, Giáo Hội luôn coi việc tử đạo như một ân huệ lớn lao và là một bằng chứng cao cả về đức ái.

- Sau nữa, các ngài là những chứng nhân của niềm hy vọng, một niềm hy vọng sáng ngời. Bị lăng nhục, hành hạ, tra tấn và bị kết án tử, nhưng các vị tiền bối tử đạo vẫn khẳng khái hiên ngang, vui tươi, bình an và chứa chan hy vọng về một cuộc sống bất diệt. Các ngài nhẫn nại và can trường trong đau khổ vì đã có được Đức Kitô là nền tảng đích thực của niềm hy vọng hằng sống: “Các con hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12). Thánh Bảo tịnh đã nói lên điều xác tín đó: “Giữa cơn bão táp của bách hại, tôi đã một đã thả một cái neo vào tận ngai Thiên Chúa, đó là niềm hy vọng sống động trong lòng tôi”. Đau khổ và cái chết chỉ là cuộc thử thách và thanh luyện để Thiên Chúa đón nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, các vị tử đạo đã trở nên chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, là dấu chỉ hy vọng cho thế giới, khi lấy chính cái chết của mình diễn tả chân lý về sự sống bất diệt và hạnh phúc trường cửu ở nơi Thiên Chúa.

“Máu các vị tử đạo là hạt giống đức tin”. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trở nên hạt giống được gieo vào lòng đất, chịu mục nát, thối rữa, để có thể trổ sinh vô số bông hạt đức tin. Các ngài là những chứng nhân đã gieo hạt giống ân sủng trong nước mắt, để hôm nay hứa hẹn một mùa thu hoạch dồi dào. Tất cả những gian lao đau khổ, máu và nước mắt của các vị tử đạo hướng đến mùa lúa vàng của Thiên Chúa, trên cánh đồng Giáo Hội: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv125,5-6).

Ngày nay, Cây Đức Tin của Giáo Hội Việt Nam đã đâm rễ sâu trong lòng đất Việt, được nuôi dưỡng bằng mầm đất thấm máu các vị tử đạo, cây đó đang lớn mạnh, cành lá sum xuê, hoa trái dồi dào, khác nào cây trồng bên suối nước được diễn tả trong sách Khải huyền: “Những chòm cây hằng sống, có quả mười hai lần, mỗi tháng một lần”.

Là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta đã sống đức tin, đức mến và đức cậy như thế nào ? Chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là con cháu các ngài chưa ?
 
Cảm xúc về một cuộc gặp gỡ tại giáo xứ Cồn Nâm và Giáp Tam
LM Phêrô Văn Phú
10:47 11/11/2010
QUẢNG BÌNH - Có thể nói, chuyến thăm của Cha phó Giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Viên và hơn 60 thầy lớp C Đại chủng viện Vinh Thanh vào ngày Chủ Nhật 07/11/2010 là một sự kiện đặc biệt quan trọng đối với giáo dân hai giáo xứ Cồn Nâm và Giáp Tam (Quảng Bình). Khi được cha quản xứ thông báo về chuyến thăm này, mọi người không ai bảo ai, đều mang trong mình một niềm háo hức, giáo xứ như được sưởi ấm bởi một bầu không khí ấm áp, hiện rõ niềm vui.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Cồn Nâm là một trong 4 giáo xứ mẹ trên đất Quảng Bình. Mặc dù niên đại hình thành của giáo xứ với tên gọi là Nội Hà xưa kia chưa xác định được cụ thể từ năm nào, nhưng Cha Thánh Điểm đã từng coi sóc ở đây 30 năm.

Đúng như tên gọi vốn đã trở nên quen thuộc, giáo xứ Cồn Nâm được định vị trên một vùng cồn bãi cách biệt ở giữa sông. Như một con thuyền lớn được neo đậu giữa biển nước nhưng con thuyền đó cũng đầy bấp bênh và nguy hiểm nơi đầu sóng nước. Trên vùng cồn này diện tích khoảng 3km2 với 508 hộ giáo dân và 3480 khẩu. Ngoài ra, giáo xứ còn có 3 giáo họ đạo ở bên kia bờ sông với khoảng 1500 giáo dân. Có lẽ ai đã từng có dịp ghé thăm vùng cồn này đều cảm thông và thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của những con người sinh sống nơi đây. Chính sự cách biệt về mặt địa lý, tính phức tạp của yếu tố dân cư, đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo của giáo dân, đặc biệt là những gian khổ trong công tác mục vụ cho các vị chủ chăn, khi các ngài phải coi sóc giáo xứ nhà với 6 họ đạo kết hợp với việc kiêm nhiệm một xứ đạo khác (xứ Giáp Tam).

Những khó khăn đó càng chồng chất thêm, với trận lũ lụt kép đầy kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử hồi đầu tháng 10 vừa rồi, sẽ in vào tâm thức mỗi một giáo dân trong giáo xứ cách riêng một dấu ấn, có thể đó là một ký ức buồn xen lẫn sợ hãi nhưng cũng cảm thấu được tình người thấm đậm và tình thương của Thiên Chúa thật bao la. Nước lũ ập đến và dâng lên một cách thật nhanh, nhanh một cách không ai ngờ hay nghĩ tới. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ từ chập tối, toàn bộ vùng cồn đã bị chìm ngập giữa biển nước cuồn cuộn, trắng xóa. Hoàn toàn bị cô lập, mọi người chỉ còn biết tìm đến nơi nào cao nhất như những nóc nhà hay là các nhà thờ. Cha xứ chúng con trong hai ngày đêm sống ở trên gác đàn đã không ngừng liên lạc và lo lắng cho những con chiên của mình. Chúng con thiết nghĩ rằng, nếu nước lũ tiếp tục dâng lên thì số phận của những con người ở vùng cồn giờ không biết ra sao? Trong bóng tối mịt mù, mưa to gió lớn, tưởng chừng không còn lối thoát, chúng con cảm thấy bất lực, nhỏ bé, mỏng manh, trước sức tàn phá của thiên nhiên. Cha xứ và giáo dân chúng con cùng nhau cầu nguyện và phó thác mọi sự vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Thánh Ngài.

Vốn là một trong các Giáo xứ mẹ ở trên đất Quảng Bình nhưng trải qua bao biến cố thăng trầm của dòng lịch sử, làm nên nhiều sự đổi thay. Đã có một thời gian dài, đời sống đạo của chúng con xem ra như là bị o ép dưới nhiều thế lực. Nhưng nhờ vào sự dìu dắt, chỉ dạy tận tình, đầy tâm huyết của các vị chủ chăn mà Thiên Chúa đã thương gửi đến qua Mẹ hiền Giáo hội và Giáo phận, đã từng bước giúp chúng con nhận thức được Đạo thánh Chúa, hiểu rõ hơn về Giáo hội, giúp chúng còn dần đi vào chiều sâu của đời sống đức tin.

Đối với mỗi người giáo dân, với chuyến thăm và tặng quà đặc biệt này, họ cảm nhận “Lịch sử của giáo xứ như được sang trang bởi vì chúng con được chiêm ngưỡng “khuôn mặt dịu hiền” của Giáo hội. Cha xứ chúng con cũng được sưởi ấm lại khi được Quý Cha, Quý Thầy, từ “vườn ươm” ơn gọi của Giáo phận đến với Ngài. Sự hiện diện đông đảo của quý cha, quý thầy ngày hôm nay sẽ là một sự kiện có một không hai đi vào lịch sử xứ nhà. Sự hiện diện của quý cha, quý thầy đã nung nấu lên trong chúng con ngọn lửa đức tin và lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội. Ngọn lửa đó mang đến một bầu không khí ấm áp, làm xóa đi nỗi ám ảnh và cô đơn của chúng con qua đợt lũ lụt kinh hoàng vừa rồi. Đó cũng là nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn lao giúp giáo xứ chúng con vững bước trong tương lai” (trích bài phát biểu của đại diện Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ).

Mặc dù chỉ diễn ra vào buổi trưa ngày Chủ Nhật, một khoảng thời gian thật ngắn ngủi. Nhưng có lẽ chuyến thăm đã để lại trong lòng của người ra đi hay những người ở lại một tâm tình, một niềm cảm xúc trào dâng. Dư âm của chuyến thăm vẫn còn kéo mãi đối với bà con giáo dân hai giáo xứ Cồn Nâm và Giáp Tam, một sự lưu luyến và lòng khát khao được sẽ chia được cảm thông.

Địa chỉ liên hệ:
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Phú
Nhà Thờ Cồn Nâm, Email: pheronguyenvanphu@gmail.com
 
Lễ mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hướng về Huế
Lm. Minh Anh
10:58 11/11/2010
Các bạn trẻ thân mến,

Những giọt máu rơi xuống lòng Đất Mẹ,
như hạt giống Nước Trời mong ngày đơm bông…
Xác các ngài chết chôn dưới lòng Đất Mẹ,
Như lễ tế thấp hèn dâng về thiên cung
”.

Hẳn không ít nhà thờ sẽ hào hùng cất lên bài ca Những Giọt Máu Trong Lòng Đất Mẹ nhân ngày mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đất Mẹ ở đây, với tác giả Phương Anh, là Việt Nam dấu yêu; nhưng với bạn, với tôi, đó còn là Huế, là Sài Gòn, là Hà Nội… với những gì đặc trưng nhất của nó.

Đức Giêsu, hạt giống tình yêu của Thiên Chúa, hạt giống Nước Trời, đã được gieo vào lòng đời, đã chết đi, đã thối đi và qua hơn hai ngàn năm, cả một đồng lúa chín vàng bát ngát. Hôm nay, tôi cũng muốn chia sẻ cùng các bạn những hạt giống trên Đất Mẹ quê tôi, Huế của tôi, với một nguyện ước nhỏ muốn ngỏ với các bạn, là người con của Huế hay một khi đến Huế “nắng bùn hoá đá, mưa đá hoá bùn” này, các bạn biết rằng, các bạn còn là những khách hành hương đang rảo bước hoặc đang sống trên một miền Đất Thánh vậy.

Chúng ta thử nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế, tiêu biểu bởi lẽ Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đang sừng sững đó đây những thánh tích mà nếu vô tình, chúng ta đến Huế hay thậm chí ở ngay trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một nơi du lịch không hơn không kém với những danh lam thắng cảnh như bao nơi khác.

Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự, nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền. Nhưng đối với một số lớn du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng đất thánh, ở đó, máu các vị tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường. Với đất thiêng Huế, Cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách của ngài đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có viết:

Tang thương tràn cả đất thiêng,
Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,
Dõi nhìn với cả lòng thành,
Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,
Mới hay dưới những rụng rơi,
Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành
”.

Với ngài, đất Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường; đất mà hồn thiêng các vị cha ông tử đạo của chúng ta đã trở thành làn sinh khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương đất thánh, một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng.

Ngay hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Hương giang, Phu Văn Lâu duyên dáng, các bạn có biết đó là nhà niêm sắc chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo?

Chúng ta nghe ngài viết tiếp: “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua. Thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Đức Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được quý trọng biết bao!”.

Tác giả nói đến các tòa án nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa bị tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là tiệm cà phê Tỳ Bà Trang.

Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất thời bấy giờ của xứ An Nam dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần bước vào thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó bây giờ là trường Tiểu Học Tây Lộc ở số 7 đường Trần Quốc Toản.

Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường tiểu học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng, cổ mang gông, chân mang xiềng đã bị kéo lê đi.

Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du. Ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh đô Huế mất hết 6 tuần lễ, để rồi ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, sau bảy phát súng thần công quy tụ dân chúng đến chứng kiến, vua Minh Mạng ném cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết.

Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Chánh Toà Phủ Cam, ngài chết ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc, mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó.

Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẽ bảnh bao, áo xống nghiêm túc, môi ngậm ống điếu.

Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:

Mẹ sao trí con sao trung bấy,
Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,
Tôi vì Chúa phải đầu rơi,
Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy
”.

Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu. Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hòa, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm đất và máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy, người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu. Và còn bao nhiêu vị khác nữa…

Mừng kính các đấng anh hùng tử đạo, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ ơn Chúa đã ban cho dải đất Thần Kinh thân yêu này những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, để nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa. Đồng thời ý thức rằng, chúng ta không có cơ hội để chết vì đạo như các ngài ngày xưa, nhưng xã hội hôm nay đang cho chúng ta bao cơ hội để sống vì đạo. Sống vì đạo hôm nay cũng khó khăn không kém như chết vì đạo năm xưa. Để trung thành với Chúa và Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết kiệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém việc chịu tử hình.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng của bao bậc anh hùng, các thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần, xin cho chúng con biết tựa nương vào Chúa để can đảm chọn lựa mỗi ngày. Amen.
 
Truyền thông Công giáo và sứ mệnh Truyền giáo
Paul Minh Nhật
11:02 11/11/2010
TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO và SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

1. Truyền thông Công Giáo - phương tiện loan báo Tin Mừng

Loan báo Tin Mừng - một sứ mệnh khẩn thiết và trọng đại mà Chúa Giê-su đã trao phó lại cho Giáo Hội thi hành. Giáo Hội ý thức được sứ mệnh trọng đại đó, vì thế Giáo Hội không ngừng mời gọi, thúc dục con cái mình hăng hái dấn thân loan báo Tin Mừng. Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã nói: “Toàn thể hội thánh đón nhận lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 5). Vậy tất cả hội thánh có tính thừa sai và phúc âm hoá, sống trong một tình trạng truyền giáo liên lỉ. Làm Kitô hữu nghĩa là làm những người thừa sai tông đồ, khám phá ra Đức Kitô chưa đủ, phải mang Người đến cho người khác nữa !”. (Xem: Nói với bạn trẻ hôm nay). Lệnh truyền này không chỉ dành cho hàng Giáo sĩ, Tu sĩ, nhưng cho tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực, trong mọi thời kì.

"Vì Giáo hội Công giáo được Chúa Kitô thiết lập để mang lại ơn cứu độ cho hết mọi người do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, nên Giáo hội Công giáo cũng nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người sử dụng chúng cách đúng đắn.

Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền sử dụng và sở hữu bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc phục vụ ơn cứu độ các linh hồn."(Xem: Sắc lệnh Inter Mirifica của Công đồng Vatican II về các phương tiện truyền thông xã hội, số 4).

Để thực hiện được nhiệm vụ truyền giáo đầy thử thách đó trong thời đại ngày nay. Giáo Hội dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần đã có những sáng kiến và can đảm sử dụng các phương tiện mới.
ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone nói với các tham dự viên trong Hội Nghị Thế Giới Truyền Hình Công Giáo: “Giáo Hội không còn đặt vấn đề là có nên sử dụng phương tiện truyền thông hay không mà là Giáo hội phải sử dụng nó thế nào để hoàn thành tốt hơn và trung thành thi hành mệnh lệnh truyền giáo của chính Chúa Giêsu và làm thế nào có thể đáp ứng một cách thích hợp cho nhu cầu của thời đại chúng ta”. (Xem: http://vietcatholic.net/News/html/38129.htm)

Trong bài viết giới hạn này chúng ta cùng lược qua một vài thống kê về tình hình sử dụng internet - một phương tiện truyền thông mới, phác thảo ra những thách đố, và lược qua những nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để chúng ta có một động lực, một chuẩn mực để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.

2. Truyền thông Công Giáo - một chân rời rộng mở

Nói đến truyền thông là nói đến một lĩnh vực rất phong phú, nó bao gồm sách, báo, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, internet,…
Ngày nay không ai có thể phủ nhận được rằng “Các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến nỗi đối với nhiều người, đó chính là phương thế chính yếu để thông tin và giáo dục, để hướng dẫn và kêu gọi con người trong những ứng xử của mình với tư cách một cá nhân, gia đình hay xã hội”. (Xem: Huấn thị Thời đại mới, số 1)
Trong bài này xin đưa ra một vài số liệu thống kê, cụ thể là những thống kê về số người Công Giáo và những người sử dụng internet - một phương tiện truyền thông mới trên phạm vi toàn cầu và cách riêng ở Việt Nam để mọi người chúng ta có một cái nhìn tổng quát và thêm động lực dấn thân vào lĩnh vực truyền thông mới này.

Thống kê dân số Công Giáo thế giới

Chúa Nhật truyền giáo năm nay(24/10/2010), Thông tấn xã Fides đã công bố các số liệu về các hoạt động truyền giáo trên khắp thế giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo niên giám của Tòa Thánh như sau:
· Dân số thế giới là: 6,698,353,000, tăng 81.256.000 so với năm 2007
· Dân số Công Giáo là: 1.165.714.000, tăng 19.058.000 so với năm 2007
(Xem: Bảng thống kê về Giáo hội Công Giáo: http://vietcatholic.org/News/Html/84679.htm)

Thống kê dân số Công Giáo ở Việt Nam

Năm 1970, theo thống kê của Thánh Bộ Truyền giáo, dân số Việt Nam là 38.113.000 trong đó có 2.491.839 người tín hữu, người Công giáo chiếm 6,5% dân số (Xem: PX. Đào Trung Hiệu, O.P., Cuộc lữ hành đức tin, II, tr. 237-251.)

Theo số liệu từ trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì tỉ lệ còn rất nhỏ: 6,1% trên tổng số 78,2 triệu dân (Xem: http://hdgmvietnam.org/dan-so-cong-giao-tai-chau-a/2000.57.7.aspx).

Theo số liệu từ Catholic Hierarchy thì số người Công Giáo là 5.658.000 người trên tổng số là 82.321.000 dân, chiếm 6,87% dân số vào năm 2005.
(Xem: http://www.catholic-hierarchy.org/country/sc1.html)

Năm 2009, dân số Việt Nam (tính đến ngày 1-4-2009) là 85.846.977 người, số người Công giáo (tính đến ngày 31-12-2009) là 6.281.151 người, tỷ lệ khoảng 7,3%. (Xem: http://truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=131&ctl=ViewNewsDetail&mid=511&NewsPK=4502).

Thống kê về số người sử dụng internet

Sau đây là một vài thống kê về số người sử dụng internet theo số liệu của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, được cập nhật đến ngày 30 tháng 6 năm 2010.

Trên toàn thế giới

· Tổng số dân là: 6.845.609.960 người.
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 360.985.492 người
· Số người sử dụng internet năm 2010 (tính đến 30/06/2010): 1.966.514.816 người.
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 28.7 %
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 444.8 %
(Xem: http://www.internetworldstats.com/stats.htm)

Ở Việt Nam

· Tổng số dân: 89.571.130 người
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 200.000 người
· Số người sử dụng internet năm 2010(tính đến 30/06/2010): 24.653.553 người
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 27.5%
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 12.0345%
(Xem: http://www.internetworldstats.com/asia.htm#vn )

Một vài thống kê về Dân Chúa trên internet

Vào ngày 3.1.2006, cơ quan thông tấn bán chính thức của Vatican là Fides đã đưa tin rằng:
· Trang www.totustuus.it, cũng tìm được hầu như trên 50,000 trang nối kết
· Một trang www.siticattolici.it có 10,000 trang nối kết
· 2,500 trang thuộc các giáo xứ,
· 2,000 trang tổ chức và các nhóm Công giáo tư nhân,
· 1,222 trang thuộc các Dòng tu và các tổ chức đạo,
· 589 trang nói về tổ chức Công giáo
· 403 trang thuộc các Đại học hay Trung tâm văn hóa Công giáo và
· 353 trang liên hệ tới Truyền thông Công giáo.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Truyền Giáo: Nhiệm vụ của Truyền Thông Công Giáo
Paul Minh Nhật
11:01 11/11/2010
1. Truyền thông Công Giáo - phương tiện loan báo Tin Mừng

Loan báo Tin Mừng - một sứ mệnh khẩn thiết và trọng đại mà Chúa Giê-su đã trao phó lại cho Giáo Hội thi hành. Giáo Hội ý thức được sứ mệnh trọng đại đó, vì thế Giáo Hội không ngừng mời gọi, thúc dục con cái mình hăng hái dấn thân loan báo Tin Mừng. Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã nói: “Toàn thể hội thánh đón nhận lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 5). Vậy tất cả hội thánh có tính thừa sai và phúc âm hoá, sống trong một tình trạng truyền giáo liên lỉ. Làm Kitô hữu nghĩa là làm những người thừa sai tông đồ, khám phá ra Đức Kitô chưa đủ, phải mang Người đến cho người khác nữa !”. (Xem: Nói với bạn trẻ hôm nay). Lệnh truyền này không chỉ dành cho hàng Giáo sĩ, Tu sĩ, nhưng cho tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực, trong mọi thời kì.

"Vì Giáo hội Công giáo được Chúa Kitô thiết lập để mang lại ơn cứu độ cho hết mọi người do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, nên Giáo hội Công giáo cũng nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người sử dụng chúng cách đúng đắn.

Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền sử dụng và sở hữu bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc phục vụ ơn cứu độ các linh hồn."(Xem: Sắc lệnh Inter Mirifica của Công đồng Vatican II về các phương tiện truyền thông xã hội, số 4).

Để thực hiện được nhiệm vụ truyền giáo đầy thử thách đó trong thời đại ngày nay. Giáo Hội dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần đã có những sáng kiến và can đảm sử dụng các phương tiện mới.

ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone nói với các tham dự viên trong Hội Nghị Thế Giới Truyền Hình Công Giáo: “Giáo Hội không còn đặt vấn đề là có nên sử dụng phương tiện truyền thông hay không mà là Giáo hội phải sử dụng nó thế nào để hoàn thành tốt hơn và trung thành thi hành mệnh lệnh truyền giáo của chính Chúa Giêsu và làm thế nào có thể đáp ứng một cách thích hợp cho nhu cầu của thời đại chúng ta”. (Xem: http://vietcatholic.net/News/html/38129.htm)

Trong bài viết giới hạn này chúng ta cùng lược qua một vài thống kê về tình hình sử dụng internet - một phương tiện truyền thông mới, phác thảo ra những thách đố, và lược qua những nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để chúng ta có một động lực, một chuẩn mực để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.

2. Truyền thông Công Giáo - một chân rời rộng mở

Nói đến truyền thông là nói đến một lĩnh vực rất phong phú, nó bao gồm sách, báo, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, internet,…

Ngày nay không ai có thể phủ nhận được rằng “Các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến nỗi đối với nhiều người, đó chính là phương thế chính yếu để thông tin và giáo dục, để hướng dẫn và kêu gọi con người trong những ứng xử của mình với tư cách một cá nhân, gia đình hay xã hội”. (Xem: Huấn thị Thời đại mới, số 1)

Trong bài này xin đưa ra một vài số liệu thống kê, cụ thể là những thống kê về số người Công Giáo và những người sử dụng internet - một phương tiện truyền thông mới trên phạm vi toàn cầu và cách riêng ở Việt Nam để mọi người chúng ta có một cái nhìn tổng quát và thêm động lực dấn thân vào lĩnh vực truyền thông mới này.

Thống kê dân số Công Giáo thế giới

Chúa Nhật truyền giáo năm nay(24/10/2010), Thông tấn xã Fides đã công bố các số liệu về các hoạt động truyền giáo trên khắp thế giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo niên giám của Tòa Thánh như sau:

· Dân số thế giới là: 6,698,353,000, tăng 81.256.000 so với năm 2007

· Dân số Công Giáo là: 1.165.714.000, tăng 19.058.000 so với năm 2007

(Xem: Bảng thống kê về Giáo hội Công Giáo: http://vietcatholic.org/News/Html/84679.htm)

Thống kê dân số Công Giáo ở Việt Nam

Năm 1970, theo thống kê của Thánh Bộ Truyền giáo, dân số Việt Nam là 38.113.000 trong đó có 2.491.839 người tín hữu, người Công giáo chiếm 6,5% dân số (Xem: PX. Đào Trung Hiệu, O.P., Cuộc lữ hành đức tin, II, tr. 237-251.)

Theo số liệu từ trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì tỉ lệ còn rất nhỏ: 6,1% trên tổng số 78,2 triệu dân (Xem: http://hdgmvietnam.org/dan-so-cong-giao-tai-chau-a/2000.57.7.aspx).

Theo số liệu từ Catholic Hierarchy thì số người Công Giáo là 5.658.000 người trên tổng số là 82.321.000 dân, chiếm 6,87% dân số vào năm 2005.

(Xem: http://www.catholic-hierarchy.org/country/sc1.html)

Năm 2009, dân số Việt Nam (tính đến ngày 1-4-2009) là 85.846.977 người, số người Công giáo (tính đến ngày 31-12-2009) là 6.281.151 người, tỷ lệ khoảng 7,3%. (Xem: http://truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=131&ctl=ViewNewsDetail&mid=511&NewsPK=4502).

Thống kê về số người sử dụng internet

Sau đây là một vài thống kê về số người sử dụng internet theo số liệu của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, được cập nhật đến ngày 30 tháng 6 năm 2010.

+ Trên toàn thế giới

· Tổng số dân là: 6.845.609.960 người.

· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 360.985.492 người

· Số người sử dụng internet năm 2010 (tính đến 30/06/2010): 1.966.514.816 người.

· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 28.7 %

· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 444.8 %

(Xem: http://www.internetworldstats.com/stats.htm)

+ Ở Việt Nam

· Tổng số dân: 89.571.130 người

· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 200.000 người

· Số người sử dụng internet năm 2010(tính đến 30/06/2010): 24.653.553 người

· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 27.5%

· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 12.0345%

(Xem: http://www.internetworldstats.com/asia.htm#vn )

Một vài thống kê về Dân Chúa trên internet

Vào ngày 3.1.2006, cơ quan thông tấn bán chính thức của Vatican là Fides đã đưa tin rằng:

· Trang www.totustuus.it, cũng tìm được hầu như trên 50,000 trang nối kết

· Một trang www.siticattolici.it có 10,000 trang nối kết

· 2,500 trang thuộc các giáo xứ,

· 2,000 trang tổ chức và các nhóm Công giáo tư nhân,

· 1,222 trang thuộc các Dòng tu và các tổ chức đạo,

· 589 trang nói về tổ chức Công giáo

· 403 trang thuộc các Đại học hay Trung tâm văn hóa Công giáo và

· 353 trang liên hệ tới Truyền thông Công giáo.
 
Thông Báo
Giới Thiệu Đêm Dạ Ca Giáng Sinh 2010 tại Sydney
Lm. Paul Chu Văn Chi
06:09 11/11/2010
 
Văn Hóa
Thơ Mùa Vọng: Vọng Giêsu - Gíang Sinh - Tình Ngôi Hai - Tâm sự mùa đông
Trầm Thiên Thu
19:13 11/11/2010
VỌNG GIÊSU

Ngày đêm con đợi trông Ngài

Khác chi đất hạn mong trời mưa tuôn

Hồn con khắc khoải, cô đơn

Ngày tháng u buồn vì vắng Giêsu

Tim con giá lạnh bốn mùa

Khát Ơn Cứu độ xuất từ Ngôi Hai

Con tương tư Chúa suốt trời

Năm canh sáu khắc miệt mài chờ mong

Hết Xuân Hạ lại Thu Đông

Kiên tâm hy vọng không ngừng, Chúa ơi!

Xin trời mưa Đấng Cứu đời

Giải thoát muôn loài khỏi chốn lầm mê

Cây đời con quá cằn khô

Nôn nao khát vọng Giêsu đêm ngày

Mùa Vọng 2010

GIÁNG SINH

Thiên Tử giáng trần thương cứu độ

Thế nhân hạnh phúc đón hồng ân

Giêsu dẫu chính là Đức Chúa

Nhưng vẫn vui mang kiếp phàm nhân

TÌNH NGÔI HAI

Nào ai đã hiểu hết đâu

Ngôi Hai giáng thế vì yêu nhân trần

Con là bụi cát mọn hèn

Mà Ngài vẫn mãi yêu con tuyệt vời

Dù con yếu đuối một đời

Dù con bội bạc, buông lời hứa suông

Giêsu vẫn trọn yêu thương

Tình Ngôi Hai quá vô thường, vô biên

TÂM SỰ MÙA ĐÔNG

Đêm mầu nhiệm

Những vì sao lấp lánh vui

Dòng thánh ca ngọt ngào ru lòng người

Bình an huyền diệu!

Hồi tưởng bao lần kiêu ngạo

Tôi đã quên mình là bụi cát nhỏ nhoi

Lang thang đường trần ngược xuôi

Bước hành khất mà vẫn “chảnh”

Mùa đông vô tình phả hơi sương lạnh

Ảo ảnh lặng lẽ biến tan

Chợt nhớ lại sau chuỗi lãng quên

Nhận ra mình vô ơn bội nghĩa!

Ôi bao la tình yêu Thiên Chúa

Ngôi Lời bỏ trời cao giáng thế vì tôi

Mặc xác phàm và chịu cảnh đơn côi

Tứ cố vô thân mà không than trách

Đêm hồng ân tôi bừng giấc

Nghe âm vang điệp khúc Đêm Thánh Vô Cùng

Tình Chúa dạt dào vô thủy vô chung

Vẫn thương tội-nhân-tôi mãi mãi

Xin cảm tạ Đức Giêsu nhân ái

Đã giáng sinh cho trời đất giao hòa

Đôi mắt phàm tục mù lòa

Được mở ra để chiêm ngưỡng Nguồn Sáng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Vẫn Trên Cành
Nguyễn Bá Khanh
11:13 11/11/2010
LÁ VẪN TRÊN CÀNH

Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Bởi chiếc lá thương càng chưa muốn rụng

Thì ưu ái sao không luyến hồn xuân.

(Trích thơ của Hồng Vinh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n