Ngày 09-11-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chia sẻ về Truyền Giáo - Gợi ý của Đức Cha Bùi Tuần
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần
19:44 09/11/2010
Đại hội Dân Chúa cuối tháng này chắc sẽ có nhiều gợi ý về Truyền giáo. Chia sẻ sau đây cũng là một gợi ý.

Nội dung chia sẻ gồm 3 phần vắn tắt. Tất cả đều được rút ra từ những tài liệu có uy tín và mới nhất:

I. Hành trang người truyền giáo.

II. Mấy điều nên chú ý ở nơi truyền giáo.

III. Đôi lời cảnh báo.

I. Hành trang người truyền giáo

Người tông đồ thời nay nói chung và người truyền giáo thời nay nói riêng cần có sẵn trong mình 3 nguồn lực này:

a) Sự sống mật thiết với Kinh Thánh và Đức Kitô.

Mật thiết với Kinh Thánh không chỉ là học hỏi, nghiên cứu Kinh Thánh, mà chủ yếu là suy niệm Lời Chúa. Suy niệm này là gặp gỡ Chúa trong Lời Chúa, là lắng nghe Chúa từ Lời Chúa, là đón nhận sự sống thiêng liêng từ Lời Chúa, là để Lời Chúa biến đổi con người của mình. Suy niệm như vậy cần có một sự thinh lặng nội tâm sâu lắng.

Còn mật thiết với Đức Kitô là gặp gỡ Đức Kitô, là ở bên Đức Kitô, là bước theo Đức Kitô, là bắt chước Đức Kitô. Nói tắt một lời là: Có Đức Kitô trong mình. Mật thiết với Đức Kitô như vậy cần có một sự từ bỏ mình chân thực.

b) Một sự cởi mở đối với thời đại của mình.

Người truyền giáo sống tinh thần nhập thế. Họ phải trân trọng, yêu thương con người, đất nước, địa phương mà họ được sai đến. Hiểu biết của họ phải sát cuộc sống. Thí dụ, họ phải biết cuộc sống con người Việt Nam hôm nay là rất phức tạp, chịu nhiều áp lực và biến chuyển mau lẹ. Tất cả không gian và thời gian cụ thể đó phải được người truyền giáo nắm bắt. Phải đồng hành, đồng cảm. Nếu người truyền giáo nói ngôn từ và các vấn đề mà người ta không hiểu và không quan tâm, thì người truyền giáo sẽ tự tách mình ra khỏi môi trường truyền giáo. Tự mình loại mình.

c) Một đời sống đức tin sâu sắc.

Sống đức tin sâu sắc là nhìn con người và lịch sử bằng con mắt của Thiên Chúa. Không đánh giá theo hiện tượng bề ngoài, mà theo giá trị bên trong.

Sống đức tin là với đức tin mà sống tỉnh thức, biết phân định cái gì là đúng, cái gì là sai.

Sống đức tin là nhờ đức tin mà biết chọn cái gì là thánh ý Chúa.

Sống đức tin là nhờ đức tin mà sống phấn đấu, dấn thân cho điều lành, đẩy lùi điều xấu.

Như thế, hành trang người truyền giáo là một tu đức mạnh, một cởi mở rộng và một đời sống đức tin sâu.

II. Mấy điều cần chú ý ở nơi truyền giáo

a) Trước tiên, người truyền giáo để ý tìm những dấu chỉ của Nước Trời nơi mà mình truyền giáo. Chúng ta sẽ căn cứ vào kinh Tám Mối Phúc mà tìm. Với quan sát, chúng ta sẽ khám phá thấy nhiều điều mới lạ. Đó là dấu chỉ của Nước Trời lại được thấy nơi nhiều người ngoài công giáo. Khó nghèo, hiền lành, khát khao điều tốt, biết thương xót người, khiêm tốn và trong sạch. Khám phá đó cho phép chúng ta tin là Nước Chúa đang toả rộng ra ngoài ranh giới Hội Thánh. Nếu không tế nhị, người truyền giáo lại xoá những gì Chúa đang làm, và thay thế vào đó những luật lệ vô bổ. Dứt khoát làm thế là sai.

b) Người truyền giáo để ý nghiên cứu xem sẽ phải làm thế nào, để người ta đọc được và thấy được Tin Mừng nơi Hội Thánh Công giáo.

Nếu họ tiếp xúc với chúng ta, với Hội Thánh, mà họ không cảm được chút gì là thiện cảm với đạo Công giáo, thì chúng ta nên tự xét mình lý do tại sao. Nếu tại ta, tại Hội Thánh, thì chúng ta phải sửa.

c) Trong truyền giáo, chúng ta nên để ý nhiều đến những tiếp xúc cá nhân. Rất nhiều trường hợp, tiếp xúc cá nhân sẽ mang lại nhiều thành công, miễn là người truyền giáo mang sẵn trong mình đủ hành trang đã nói trên đây. Nhiều tiếp xúc cá nhân đã giúp người truyền giáo tái Phúc Âm hoá chính mình.

III. Đôi lời cảnh báo

Tình hình truyền giáo tại Việt Nam hôm nay có ánh sáng và cũng có bóng tối.

Vì nhiều lý do khác nhau, tại nhiều nơi uy tín Hội Thánh đang bị giảm sút, chỗ đứng của Hội Thánh đang bị xuống thấp. Có nơi tình hình khá trầm trọng.

Nhiều người theo đạo. Nhưng cũng nhiều người bỏ Hội Thánh. Hiện tượng đáng ngại nhất là tại rất nhiều nơi, niềm tin vào hàng giám mục và linh mục đang bị lung lay.

Đó là những sự thực đau lòng. Ta nên coi đó là những cảnh báo của Chúa. Cảnh báo chủ yếu là kêu gọi chúng ta suy nghĩ lại về ơn gọi truyền giáo của chúng ta.

Ơn gọi truyền giáo đã được chúng ta đáp ứng thế nào? Thành thực mà nói, thiếu sót nặng nhất của chúng ta không phải là không hội thảo, xây cất, và làm việc từ thiện, mà là thiếu hồn truyền giáo, thiếu lửa truyền giáo, thiếu hành trang truyền giáo, thiếu sáng kiến "Ra khơi".

Năm Thánh Việt Nam là dịp Chúa thanh luyện Hội Thánh Việt Nam chúng ta. Xin hãy khiêm tốn đón nhận ơn thanh luyện. Xin hãy quảng đại cộng tác vào ơn thanh luyện. Xin hãy thanh luyện trong tinh thần tháng 11 phụng vụ, tức là trước những chân lý trọng đại về sự Chúa phán xét và thiên đàng, hoả ngục.

Lạy Chúa, xin cảm tạ Chúa vì ơn thanh luyện rất quý, rất cần cho chúng con.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lãnh đạo Công Giáo đưa ra đề xuất cho việc hòa giải ở Tích Lan
Tiền Hô
09:19 09/11/2010
Một phái đoàn Công Giáo xuất hiện trước một ủy ban của tổng thống để đưa ra những đề xuất về tình trạng khẩn cấp vẫn còn diễn ra ở khu vực phía bắc và phía đông của quốc gia này. Điều này cho thấy là Giáo Hội hỗ trợ giải quyết và đề xuất giải pháp để bảo vệ nhân quyền.

Colombo (AsiaNews) – Người Công giáo, Phật giáo và Anh giáo ở Tích Lan (Sri Lanka) đã đánh giá cao đề xuất của một phái đoàn Công Giáo và kiến nghị của một giám mục Anh giáo ở Colombo, vừa được gửi tới cho Ủy Ban Rút Kinh Nghiệm và Hòa Giải của Tổng thống (LLRC) tại Điện Kadiragama Lakshman, thủ đô Colombo hôm thứ tư tuần qua.

Tình trạng khẩn cấp ở vùng phía bắc và phía đông của đất nước là trọng tâm của cuộc thảo luận tại LLRC, điều đó cho thấy Giáo Hội đang cố gắng tham gia vào giải quyết tình trạng này.

Phái đoàn Công giáo bao gồm:
- Đức Tổng Giám Mục (và là Hồng Y tương lai) Malcolm Ranjith
- Đức Giám mục của Trincomalee (Batticaloa) Kingsley Swampillai
- Cha George Sigamony - giám đốc Caritas Tích Lan
- Cha Ranjith Madurawela - giám đốc trường Công giáo của tổng giáo phận
- Luật sư Shamil Perera
- và Đức Giám mục Anthony Perera - Chủ tịch Ủy ban Công giáo về Công lý - Hòa bình và phát triển con người của quốc gia.

AsiaNews đã nói chuyện với Cha George Sigamony, người đã chuyển đề xuất của ĐHY Ranjith đến Ủy Ban tổng thống. Ngài nói, "Đức Tổng Giám Mục đã nhấn mạnh về một nền văn hóa của hòa bình, đó là một khía cạnh khác của việc dựng xây hòa giải, sự cần thiết về nền giáo dục ba với ngôn ngữ tại các trường học là một bước đầu tiên hướng tới xây dựng lòng khoan dung giữa các cá nhân và cộng đồng". "Một khi trẻ em không được giáo dục trong ba ngôn ngữ, chúng ta sẽ không dễ dàng tìm ra một giải pháp hiệu quả cho vấn đề dân tộc của Tích Lan".

Theo Đức Tổng Giám Mục thì "một chính sách về ngôn ngữ, đặc biệt là trong các trường học là điều quan trọng để giải quyết vấn đề ở khu vực phía bắc và phía đông. Là một phần của quốc gia này, Giáo Hội Công Giáo phải đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hòa bình và thúc đẩy phúc lợi của quốc gia. Các vấn nạn của Tích Lan cũng phải được phân tích chặt chẽ để đưa ra các giải pháp theo cách nhìn và đường hướng Đức Tin của chúng tôi".

Trong văn thư của mình, Đức Cha Swamipillai thì tập trung vào việc thúc đẩy một nền văn hóa của nhân quyền, ghi chú một số vấn đề cụ thể, ví dụ như là số phận của những người bị mất tích và bị giam giữ tại các nhà tù và các trại cải tạo, bảo vệ quyền của các gia đình trong việc thăm thân nhân bị giam giữ sau song sắt nhà tù hoặc dây kẽm gai các trại.

Quan trọng không kém là chính quyền phải cấp giấy chứng tử cho những người bị giết chết trong thời chiến tranh và trả tiền bồi thường đối với tài sản bị mất và thành viên gia đình bị thất lạc. Cha Sigamony cũng đề cập đến người tị nạn hồi hương và cách thức cung cấp đủ nhà ở và hỗ trợ cho người tị nạn.

Tổng thống Mahinda Rajapaksa thiết lập LLRC cuối Tháng Năm vừa qua để điều tra về sự thất bại của giải pháp tiến trình hòa bình mà Na Uy là trung gian từ năm 2002.

Trong 25 năm, Chính phủ Tích Lan và tổ chức "Những Con Hổ Giải Phóng Tamil Eelam" (LTTE) xung đột với nhau trong một cuộc chiến khiến 700.000 người thiệt mạng, gồm cả người Sinhalese và Tamil.
 
Ngày 20/11: Đức Giám Mục Boye Earl sẽ cử hành Thánh Lễ An Táng thai nhi bị giết chết
Tiền Hô
09:20 09/11/2010
LANSING, MI (Catholic Online) - Tổ chức Công dân Phò Sự Sống (Citizens for a Pro-Life Society) vừa ra thông báo, Đức Giám Mục Boye Earl của Giáo phận Lansing sẽ cử hành Thánh Lễ Án Táng cho 17 thai nhi là nạn nhân của phá thai vào ngày 20 Tháng Mười Một năm 2010. Thánh Lễ An Táng sẽ được tổ chức tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Maria, số 219 Đại lộ Seymour - nằm ở góc đường Seymour và Ionian, ngay trung tâm của Lansing, tiểu bang Michigan. Các em bé thai nhi sẽ được chôn cất tại nghĩa trang Thánh Giuse ở Lansing, Michigan.

Tổ chức Công dân Phò Sự Sống nêu trong thông cáo báo chí của họ rằng, "Những em bé bị hủy bỏ này được tìm thấy từ các thùng rác bởi nhà hoạt động phò sự sống Chris Veneklasen vào ngày 26 Tháng Hai năm 2010".

"Các em bị giết vào Tháng Giêng năm nay tại một ổ nạo phá thai mang tên Woman's Choice ở Lansing và bị đổ vào một thùng rác công viên, nơi ổ phá thai tọa lạc. 17 túi chứa những em bé "vẫn còn đánh dấu tên đầy đủ của người mẹ và ngày phá thai". Veneklasen tham gia tìm kiếm thùng rác tại Woman's Choice ở Lansing và một cơ sở của nó tại Saginaw. Một số chất thải y tế và hồ sơ bệnh nhân cũng được phát hiện.
 
Tình hình ở Iraq: Thêm 2 Kitô hữu bị giết, nhà thờ bị thảm sát nay đã mở cửa trở lại, biểu tình trên Facebook.
Tiền Hô
09:21 09/11/2010
Baghdad (Agenzia Fides) – Các nghi thức phụng vụ đã được cử hành trở lại tại Nhà thờ Công giáo Syria mang tên Đức Mẹ Giải Thoát ở thủ đô Baghdad, sau vụ thảm sát các Kitô hữu hôm 31 Tháng Mười, nhưng tín hữu vẫn chưa hết sợ hãi. Theo nguồn tin địa phương thì có hai người Kitô hữu đã thiệt mạng ngày hôm qua tại Baghdad, nhưng trong tình huống nào thì các nhà điều tra vẫn chưa xác định được.

"Như cơm bữa. Người ta không còn ngạc nhiên trước những hành vi bạo lực xảy ra hàng ngày", một linh mục ở Baghdad nói. Trong lúc này, các tín hữu Iraq đang nhận được sự hỗ trợ quốc tế lớn, còn được thể hiện trên các trang web, như là mạng xã hội Facebook.

Hôm Chúa Nhật ngày 7 Tháng Mười Một, một tuần sau vụ thảm sát 58 người, hơn 200 tín hữu đã tham dự Thánh Lễ đầu tiên tại Nhà thờ Đức Mẹ Giải Thoát. Giữa cảnh vệ an ninh bên ngoài, nhà thờ mới được mở cửa trở lại. Bên trong nhà thờ đã được vệ sinh và xếp đặt lại theo thứ tự, mặc dù vẫn còn vết máu trên tường.

Các nguồn tin nói với Fides rằng, các tín hữu đi dự lễ đã mặc trang phục màu đen như là một dấu hiệu của sự tang tóc, và thắp nến để tưởng nhớ các anh chị em bị thiệt mạng. Một cây thánh giá lớn được tạo ra bởi những ngọn nến thắp sáng trên sàn ở giữa lối đi, bên cạnh đó là tên tuổi và hình ảnh của người bị thiệt mạng.

Cha xứ Mukhlas Habash - người đã cử hành Bí Tích Thánh Thể cho biết, các Kitô hữu cầu nguyện cho các nạn nhân và cho cả kẻ đã tấn công mình vì nhớ đến lệnh truyền của Chúa Giêsu "yêu thương kẻ thù của mình", và kêu gọi tất cả mọi người hãy tha thứ cho họ. Cha còn gọi hai linh mục đã bị thiệt mạng là "tử vì đạo". Cha Mukhlas Habash nói, "Tương lai của Kitô hữu Iraq không phải nằm trong tay của con người nhưng trong tay của Thiên Chúa".

Theo một nhân chứng, trong số họ hai linh mục có Cha Thaier Saad Abdal, ngài đã nói với những kẻ khủng bố rằng "Hãy giết tôi đi, đừng giết gia đình này vì có trẻ em" và ngài đã lấy thân mình che chắn cho họ.

Trong khi đó, các Kitô hữu người Iraq ở khắp nơi trên toàn thế giới đang làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe và phản đối các vụ thảm sát tín hữu tại Iraq thông qua Internet. Một chiến dịch lớn đã được tung ra trên mạng xã hội Facebook, với một trang mang tên: "The March Against the Ethnic Cleansing of Iraq's Indigenous Christians” nay đã có 45.000 thành viên.

Kể từ Tháng Sáu năm 2004, đã có 66 nhà thờ bị đánh bom và hàng ngàn người bị thiệt mạng. Kitô hữu Iraq ở nước ngoài tại nhiều thành phố trên toàn thế giới, bao gồm cả Luân Đôn, Cairo, Sydney, Los Angeles, Detroit, Chicago, Las Vegas, Toronto, và các thành phố khác ở Đức, Thụy Điển và Hà Lan đang tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu bảo vệ cho các tín hữu tại Iraq.
 
Hành hương, nghệ thuật, và ý nghĩa tôn giáo
Vũ Văn An
19:00 09/11/2010
Cuộc thăm viếng Tây Ban Nha lần này của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI rõ ràng không có mầu sắc chính trị. Chính vì thế, trên đường tới Santiago de Compostela ngài chỉ suy niệm về ý nghĩa của hành hương và ý nghĩa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc của Gaudí.

Hành hương

Ngày 7 tháng 11, trên chuyến máy bay tới Santiago, để trả lời câu hỏi được Cha Lombardi, đại diện báo chí, nêu ra, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: đã đành Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, đâu cần phải đi đây đi đó mới gặp gỡ Người, nhưng đức tin, trong chính yếu tính của nó, vốn là một cuộc lữ hành. Chính vì thế, trong sứ điệp gửi hội nghị quốc tế về các đền thánh nhóm họp tại chính Santiago de Compostela trước đây, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: ngài luôn sống triều đại của ngài trong tâm tình hành hương. Trên huy hiệu của mình, Đức Bênêđíctô XVI cũng cho vẽ hình vỏ sò, một biểu hiệu của người hành hương.

Về việc đức tin, trong yếu tính, vốn là một cuộc hành hương, Đức Thánh Cha cho hay điều ấy đã được thư Do Thái nhắc đến qua hình ảnh Ápraham, người đã lìa bỏ căn địa của mình để lên đường lữ thứ tìm về tương lai trong suốt quãng đời còn lại. Cái hướng chuyển động ấy nơi Ápraham mãi mãi vẫn còn trong hành vi đức tin, nội tâm trước nhất đã đành, nhưng cũng biểu lộ rõ rệt ra bên ngoài nữa.

Đức Thánh Cha cho hay: đôi khi cần phải bỏ lại phía sau cuộc sống hằng ngày, bỏ lại phía sau cái thế giới hữu dụng, cái thế giới chỉ nhằm các mục tiêu thực tiễn, để nó lại đàng sau để thực sự tiến bước trên ngả đường siêu việt, vượt quá bản thân mình và cuộc sống hàng ngày và nhờ thế tìm được tự do mới, tìm được thời gian suy niệm nội tâm, nhận dạng ra mình, nhìn ra người khác, nhìn ra Chúa và như thế là liên tiếp lên đường hành hương: không phải chỉ để lại đàng sau bản thân mình mà còn lữ hành với nhau nữa. Hành hương là tái hợp, chúng ta cùng đi với nhau để gặp gỡ người khác và nhờ thế cùng tái khám phá lẫn nhau.

Đức Thánh Cha cũng lưu ý tới chiều kích đào tạo tâm linh cho Âu Châu của chuyến hành hương Santiago de Compostela. Ngài cho rằng: thực hiện cuộc hành hương tại đây đang tạo ra và đã từng tạo ra bản sắc chung của Âu Châu. Cả nay nữa, phong trào hành hương này đang được tái sinh, người ta ước mơ được lên đường hành hương thiêng liêng và thực sự, được tìm thấy mình và do đó, tìm thấy thanh tĩnh, tự do, canh tân và tìm thấy Chúa.

Nghệ thuật

Thật thích thú được nghe Đức Thánh Cha nói tới hành hương một cách sâu sắc như thế trong ý nghĩa tôn giáo. Chủ đề thứ hai được cha Lombardi nêu ra và xin Đức Thánh Cha phát biểu ý kiến là công trình nghệ thuật của Antoni Gaudí, nhà kiến trúc sư vĩ đại của Tây Ban Nha thuộc thế kỷ 19. Những ai du hành từ Santiago de Compostela hướng lên phía bắc tới các địa danh như El Cebero (phép lạ Thánh Thể), Garabandal (Đức Mẹ hiện ra với 4 trẻ nữ), Loyola (quê hương Thánh Inhã, đấng sáng lập Dòng Tên), thế nào cũng tạt qua Astorga để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc của Gaudí, tức tòa giám mục sở tại được ông thực hiện trong các năm 1887-1893 nghĩa là đồng thời với Vương Cung Thánh Đường Thánh Gia tại Barcelona. Nhưng không như Vương Cung Thánh Đường này, tòa giám mục Astorga là một công trình đã hoàn tất. Nó lộng lẫy đến độ hình như không vị giám mục nào “dám” cư ngụ trong tòa nhà đó. Hiện nay, nó trở thành địa điểm du lịch quốc tế.

Gaudí là một người Công Giáo nhiệt thành. Nhiệt thành đến độ về cuối đời, ông từ bỏ mọi công trình thế tục, và hiến trọn đời mình cho Đạo Công Giáo và Sagrada Família (Nhà Thờ Thánh Gia). Ông thiết kế nó với 18 ngọn tháp: 12 ngọn kính 12 Tông Đồ, 4 ngọn kính 4 Phúc Âm Gia, 1 ngọn kính Đức Mẹ và 1 ngọn kính Chúa Giêsu. Công trình đang tiến hành, thì tai họa xẩy ra: cháu gái và người cộng tác trung thành liên tiếp qua đời, tiếp theo là nền kinh tế của Barcelona xuống dốc. Năm 1918, người bảo trợ của ông qua đời. Ông trở thành người trầm lặng và lui về sống trong hầm Nhà Thờ Thánh Gia. Ngày 7 tháng 6 năm 1926, ông bị xe điện cán. Vì ăn mặc lôi thôi, túi không tiền, nên ông bị tài xế taxi từ chối chở đi nhà thương. Nhưng cuối cùng, cũng được chở tới một nhà thương thí, không ai nhận ra nhà nghệ sĩ vĩ đại này. Một ngày sau, bạn bè mới tìm thấy ông, nài nỉ đưa ông qua một bệnh viện tốt hơn, nhưng ông từ chối, muốn được ở lại với người nghèo. Ba ngày sau, ông qua đời, được an táng tại Sagrada Família.

Công trình của ông bị chậm lại, một phần cũng vì các bản thiết kế của ông bị nhóm vô chính phủ của thời Nội Chiến Tây Ban Nha hủy hoại năm 1938. Như đã biết, việc hoàn thành ngôi thánh đường này được dự trù vào năm 2026, năm kỷ niệm lần thứ 100 ngày ông qua đời.

Đặc điểm kiến trúc của Gaudí là các góc và đường cong lấy từ thiên nhiên. Thay vì dựa vào các hình kỷ hà, ông thích nhái lại thế người đứng thẳng. Các đường hypecbôn và parabôn lấy từ thiên nhiên rất dễ được tăng cường nhờ các cây thép, giúp cho các thiết kế của ông trông giống như các yếu tố trong thiên nhiên. Ông bảo: “Những ai biết dùng luật Thiên Nhiên làm điểm tựa cho các công trình mới mẻ của mình quả đã cộng tác với Đấng Hóa Công”.

Tính độc đáo của Gaudí khởi đầu bị nhiều người chế nhạo. George Orwell, nhà văn nổi tiếng của Anh, tác giả cuốn “Nineteen Eighty-Four”, nhân chuyến viếng thăm Barcelona hồi Nội Chiến, từng thú nhận là không ưa công trình của Gaudí. Nhưng với thời gian, người ta bắt đầu biết đánh giá đúng đắn công trình ấy và hiện nay, ông được coi là một trong các kiến trúc sư độc đáo nhất trong lịch sử.

Đối với Đức Bênêđíctô XVI, Sagrada Família là dấu chỉ cho thời đại ta. Trong cái nhìn của Gaudí, Đức Thánh Cha nhận thấy có ba yếu tố đáng lưu ý. Nó cho thấy một tổng hợp giữa liên tục tính và sự mới mẻ, giữa truyền thống và sáng tạo. Gaudí có cái can đảm đã đặt mình vào truyền thống vĩ đại của các nhà thờ chính tòa, dám làm sống lại thực tại nhà thờ đó, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người một cách trang trọng. Nhưng lòng can đảm bám lấy truyền thống ấy lại có tính hết sức sáng tạo, nhằm đổi mới chính truyền thống này và nhờ thế đã nói lên cả tính thống nhất lẫn tính tiến bộ của lịch sử. Quả là một điều đẹp đẽ.

Thứ hai, Gaudí nhằm tam thức sau đây: một cuốn sách thiên nhiên, một cuốn sách thánh và một cuốn sách phụng vụ. Ngày nay, một tổng hợp như thế thật hết sức quan trọng. Trong phụng vụ, Sách Thánh trở thành hiện tại, trở thành thực tại ngày nay, không còn là một trước tác của 2,000 năm trước. Nó đang được cử hành và trở thành hiện thực. Và trong việc cử hành Sách Thánh, thiên nhiên lên tiếng nói với ta. Nó gặp gỡ sáng thế và tìm ra đáp ứng chân thực của mình, vì như thánh Phaolô từng nói, sáng thế đang đau khổ, nhưng thay vì bị tiêu diệt, khinh bỉ, nó chờ mong con cái Thiên Chúa tức những người nhìn ra ánh sáng Thiên Chúa nơi nó. Và do đó, sự tổng hợp của Gaudí giữa ý nghĩa của sáng thế, của Thánh Kinh và của thờ phượng quả là một sứ điệp hết sức quan trọng cho thế giới ngày nay.

Cuối cùng, theo Đức Thánh Cha, ngôi nhà thờ chánh tòa này đã thoát thai từ lòng sùng kính hết sức đặc trưng của thế kỷ 19 đối với Thánh Giuse, đối với Thánh Gia Nadarét, đối với mầu nhiệm Nadarét. Lòng sùng kính này tuy đã có từ những năm xưa nhưng có liên quan lớn lao với chúng ta ngày nay vì vấn đề gia đình, vì vấn đề canh tân gia đình như tế bào căn bản của xã hội. Ngày nay, nó là một vấn đề lớn lao. Nó chỉ cho ta biết phải đi đâu để vừa xây dựng xã hội vừa xây dựng sự thống nhất giữa đức tin và đời sống, giữa tôn giáo và xã hội. Gia đình là chủ đề nền tảng được phát biểu tại đây, với ý nghĩa Thiên Chúa đã trở nên người con của một gia đình và Người mời gọi ta gầy dựng và sống cuộc sống gia đình.

Đức tin trong thế giới nghệ thuật và văn hóa

Cha Lombardi sau đó đã đặt câu hỏi: làm thế nào đức tin có thể tìm lại vị thế của mình trong thế giới nghệ thuật và văn hóa ngày nay? Phải chăng điều này cũng là một trong các chủ đề quan trọng của triều đại ngài? Đức Bênêđíctô XVI quả quyết đúng như thế. Ngài luôn nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Đức tin, nhất là đức tin Kitô Giáo, chỉ có được bản sắc đích thực của mình khi cởi mở đối với lý trí. Còn lý trí, nó chỉ có thể trở nên chính nó khi biết vượt quá bản thân mình và vươn tới đức tin.

Nhưng mối liên hệ giữa đức tin và nghệ thuật cũng hết sức quan trọng, vì chân lý, tức mục tiêu của lý trí, luôn được mô tả trong cái đẹp và trở nên chính cái đẹp. Nó tự tìm thấy mình trong cái đẹp. Bởi thế, nơi nào có chân lý, nơi ấy cái đẹp được ra đời. Bất cứ nơi nào con người tự thể hiện mình một cách thích đáng và tốt lành, họ đều tự phát biểu trong cái đẹp. Mối liên hệ giữa chân lý và cái đẹp không thể bị bẻ gẫy và đó là lý do tại sao ta cần cái đẹp.

Trong Giáo Hội, ngay từ buổi ban đầu, nghĩa là ngay thời bị bách hại, nghệ thuật, tranh vẽ, diễn tả bằng hình ơn cứu độ của Thiên Chúa, các bài ca, rồi kiến trúc, tất cả đều đã trở thành yếu tố cấu thành đối với Giáo Hội và luôn vẫn là các yếu tố cấu thành như thế. Nhờ vậy, Giáo Hội chính là mẹ của nghệ thuật từ hàng bao thế kỷ qua. Cả một kho tàng nghệ thuật vĩ đại gồm âm nhạc, kiến trúc, hội họa, đã từ đức tin phát sinh ra trong Giáo Hội.

Ngày nay, đang có sự bất đồng, nhưng sự bất đồng này chỉ gây hại cho cả nghệ thuật lẫn đức tin: một nghệ thuật mà mất đi gốc rễ siêu việt, không còn hướng về Thiên Chúa nữa, thì chỉ là một nghệ thuật không hoàn chỉnh (dimezzata), thiếu cội rễ sinh tử. Còn đức tin, khi chỉ có thứ nghệ thuật xưa cũ, sẽ không còn là một đức tin của hiện tại nữa. Như thế, cuộc đối thoại hay gặp gỡ giữa nghệ thuật và đức tin đã được ghi khắc vào chính yếu tính sâu sắc nhất của đức tin. Theo Đức Thánh Cha, ngày nay, ta phải làm mọi cách để đức tin tự phát biểu mình ra trong nghệ thuật chân chính, như Gaudí từng làm, vừa liên tục với quá khứ vừa mới mẻ trong hiện tại, và để nghệ thuật không đánh mất sự tiếp xúc của nó với đức tin.

Dù sau đó, Đức Thánh Cha có đề cập đến lý do tại sao ngài ưu ái dành cho Tây Ban Nha ba cuộc tông du liên tiếp, nhưng theo ngài, chủ đích chuyến tông du lần này vẫn chỉ có hai chủ đề: hành hương và cái đẹp, diễn tả chân lý trong cái đẹp, diễn tả sự liên tục giữa truyền thống và canh tân. Cả hai chủ đề đó đều có chung một sứ điệp: hãy lên đường hành trình, đừng đánh mất hành trình đức tin, hãy tìm vẻ đẹp của đức tin, tìm cái mới và cả truyền thống của đức tin nữa, một vẻ đẹp biết mình phải tự diễn tả ra sao, biết phải cam kết ra sao với cái đẹp hiện đại, với thế giới ngày nay.

Cái đẹp mời gọi ta tới tự do và kéo ta ra xa lòng vị kỷ

Trong thánh lễ thánh hiến Nhà Thờ Sagrada Família, Đức Thánh Cha đặc biệt khai triển chủ đề cái đẹp. Đối với ngài, Sagrada Família là một thành tựu tuyệt vời của khoa công trình, của nghệ thuật và của đức tin. Và do đó, ngài đặc biệt nhắc tới “người từng là linh hồn và nghệ nhân của dự án này, Antoni Gaudí, nhà kiến trúc đầy sáng tạo và là một Kitô hữu nhiệt thành luôn giữ cho ngọn đuốc đức tin của mình rực sáng cho tới lúc tận cùng của cuộc đời, một cuộc đời sống trong phẩm giá và tuyệt đối khổ hạnh”.

Như để đề cao mối liên hệ đặc biệt của Gaudí đối với Thánh Giuse, vị thánh mà ông tin tưởng sẽ hoàn thành ngôi thánh đường vốn là tâm huyết sau cùng của ông này, Đức Thánh Cha lưu ý mọi người: vị giáo hoàng đang thánh hiến ngôi thánh đường ấy chính là người có tên rửa tội Giuse!

Nhưng tại sao lại thánh hiến nó? Ngài cho hay: “Ở giữa lòng thế giới, trước Thiên Chúa và nhân loại, với một hành vi đức tin đầy khiêm tốn và hân hoan, chúng ta dâng cấu trúc vật chất hết sức đồ sộ, vốn là hoa trái của thiên nhiên và là thành tựu mênh mông của trí khôn con người từng phát sinh ra công trình nghệ thuật này. Nó sừng sững như một dấu chỉ hữu hình của Thiên Chúa vô hình, Đấng mà vì vinh quang của Người những ngọn tháp kia đang vút cao lên như những mũi tên tiến về ánh sáng tuyệt đối và về Đấng vốn là Ánh Sáng, Vốn Là Chiều Cao và vốn là chính Cái Đẹp”.

Sau đó, Đức Thánh Cha nói tới sự tổng hợp ba chiều kích thiên nhiên, Thánh Kinh và phụng vụ trong công trình của Gaudí (xem phần trên). Ngài cho hay: nhà kiến trúc vĩ đại này “đã biến đá, cây và sự sống con người thành thành phần của ngôi thánh đường đến nỗi cả sáng thế đều cùng tụng ca Thiên Chúa. Nhưng cùng một lúc, ông cũng đã mang các hình ảnh thánh ra bên ngoài để đặt trước con người mầu nhiệm Thiên Chúa như đã được mạc khải qua việc sinh ra, việc chịu khổ, chịu chết và việc sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Bằng cách đó, ông đã góp tay một cách tuyệt vời vào việc xây dựng ý thức nhân bản của ta, một ý thức bám chặt vào thế giới nhưng mở cửa đón nhận Thiên Chúa, để Chúa Kitô soi sáng và thánh hóa. Nhờ thế, ông đã hoàn tất được một trong những trách vụ quan trọng nhất thời ta: vượt qua được sự phân rẽ giữa ý thức nhân bản và ý thức Kitô Giáo, giữa việc sống ở đời tạm này và việc mở cửa đón nhận sự sống đời đời, giữa cái đẹp của sự vật và Thiên Chúa, Đấng vốn là chính cái đẹp”.

Sau khi cho rằng Antoni Gaudí thực hiện việc trên “không bằng lời mà bằng đá, điểm, đường thẳng và mặt phẳng”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “đẹp là một trong những nhu cầu lớn nhất của nhân loại; nó là gốc rễ phát sinh ngành lá hoà bình của chúng ta và là hoa trái phát sinh từ niềm hy vọng của ta. Cái đẹp cũng mạc khải Thiên Chúa cho ta vì, giống như Người, một công trình mỹ thuật chính là một quà tặng hoàn toàn nhưng không; nó mời gọi ta tới tự do và kéo ta ra xa lòng vị kỷ”.

Sau khi đề cập tới sự kiện Thiên Chúa là nền tảng mọi sự, Chúa Kitô là viên đá nâng đỡ toàn bộ sức nặng của thế giới, gìn giữ sự gắn bó của Giáo Hội và hợp nhất mọi thành tựu của nhân loại với nhau và ta có nhiệm vụ phải trình bày với thế giới khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, một Thiên Chúa của yêu thương, của hòa bình, của tự do, của hòa hợp, Đức Giáo Hoàng cho hay: việc thánh hiến Sagrada Família có tầm quan trọng lớn lao giữa một thời người ta cho rằng “họ có thể xây dựng cuộc sống họ mà không cần tới Thiên Chúa, như thể Thiên Chúa chả có gì để nói với họ”.

Ngài bảo: “Trong tuyệt tác phẩm này, Gaudí cho ta thấy: Thiên Chúa mới là thước đo thực sự của con người; bí quyết tạo ra sự độc đáo chân chính hệ ở việc trở về với nguồn cội của mình là Thiên Chúa, như chính lời ông nói. Tại thành phố này, nhờ biết mở tâm trí của mình ra với Thiên Chúa, Gaudí đã có thể sáng tạo ra một không gian đầy cái đẹp, đầy đức tin và đức cậy dẫn con người tới gặp Đấng vốn là sự thật và là cái đẹp. Nhà kiến trúc này diễn tả cảm xúc của ông bằng những lời lẽ sau: ‘ngôi thánh đường là phương tiện duy nhất đáng được dùng để diễn tả linh hồn của một dân tộc, vì tôn giáo là thực tại cao qúy nhất của con người’”.

Từ ý niệm trên, Đức Thánh Cha dẫn thính giả của ngài tới một cái đẹp khác đó là phẩm giá mỗi người và mọi người, một phẩm giá cần được khẳng định và bảo vệ vì “Há anh em không biết rằng anh em là đền thờ Thiên Chúa sao?... Đền thờ Thiên Chúa thì thánh thiện, và anh em chính là đền thờ đó” (1Cor 3:16-17). Muốn bảo vệ cái đẹp này, người ta không thể quên gia đình, vốn cũng là một chủ đề được liên kết chặt chẽ với Sagrada Família. Thánh Gia Nadarét chính là trường của yêu thương, cầu nguyện và làm việc. Ngài cầu mong mọi người trở thành ảnh tượng của cái đẹp thần linh, trở thành ngọn lửa bừng bừng của đức ái, trở thành con đường để thế giới tin vào Đấng Thiên Chúa đã sai tới (xem Ga 6:29). Ngài cũng nguyện ước: công trình nghệ thuât tuyệt vời Sagrada Família trở thành nơi “người nghèo tìm được xót thương, người bị áp bức tìm được tự do đích thực và mọi người có được phẩm giá của con cái Thiên Chúa”.
 
Đức Thánh Cha lưu ý Phụng Vụ là Giáo Huấn về Phúc Âm
Bùi Hữu Thư
20:15 09/11/2010
Ngài nói việc cải cách đích thực là vâng lời Đức Tin

ASSISI, Ý, ngày 9, tháng 11, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi việc yêu chuộng phụng vụ nhiều hơn như một nguồn giáo huấn về “đời sống lành mạnh của Phúc Âm.”

Đức Thánh Cha tuyên bố như vậy trong một lá thư gửi cho Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, vào dịp có buổi họp khoáng đại được tổ chức tại Assisi ngày thứ năm.

Một mục tiêu của đại hội là việc duyệt lại bản dịch sang tiếng Ý của ấn bản Sách Lễ Rôma mới nhất.

Đức Thánh Cha ghi nhận "Các nghi thức biểu hiệu qua lý lẽ tiềm ẩn của chúng, và dậy cho chúng ta về một sự tham gia có ý thức, năng động và có hiệu quả."

Ngài tiếp, "Sự liên hệ giữa kinh nguyện của Giáo Hội (lex orandi) với lề luật của đức tin (lex credendi) nhào nắn tư tưởng và cảm xúc của cộng đồng Kitô giáo, tạo hình cho Giáo Hội, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần."

Đức Thánh Cha khẳng định "Không có lời nào của con người có thể làm được gì mà không cần đến thời gian, ngay cả khi trong trường hợp của phụng vụ, lời này tạo thành một cửa sổ được mở ra vượt tới bên kia thời gian. Do đó, muốn tạo nên lời cho một thực tế vĩnh viễn có giá trị, đòi hỏi phải có sự cân bằng khôn ngoan giữa sự liên tục và đổi mới, của truyền thống và hiện thực."

Ngài tiếp, "Chính sách Lễ Misa được đặt bên trong thể thức này.”

Những người canh giữ

Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng “tất cả mọi người cải cách” đều “vâng lời đức tin.”

Ngài nói, người cải cách “không hành động một cách độc đoàn, người ấy cũng không vơ vào cho mình bất cứ sự thận trọng nào về nghi thức; người ấy không phải là chủ nhân mà là người canh giữ kho tàng do Chúa Kitô thiết lập và gửi gấm cho chúng ta.”

Đức Thánh Cha khẳng định, "Tất cả Giáo Hội hiện diện trong mọi nghi thức phụng vụ: tuân hành theo hình thức của phụng vụ là điều kiện để có sự đích thực của những gì đang được cử hành."

Ngài tiếp, "Chớ gì lý luận này hướng dẫn quý vị, trong những hoàn cảnh luôn biến chuyển của thời gian, để làm cho chính đức tin đã có ngay từ thời sơ khai của Giáo Hội, trở nên trong sáng và thực tiễn hơn."

Đức Thánh Cha nói "Người tín hữu đích thực, trong mọi thời đại, có cảm nghiệm trong phụng vụ về sự hiện hữu, sự siêu việt và công trình của Thiên Chúa.”

Ngài tiếp, "Đó là sự huy hoàng chân chính, một biến cố hạnh phúc, một sự nếm thử thành đô mới và vĩnh cửu, và sự tham dự vào nơi này; đó là một sự nối kết của tạo vật và sự cứu độ, một thiên đàng mở ra trên hạ giới của nhân loại, một sự chuyển dịch từ Lời sang Thiên Chúa; đó là Phục Sinh, trong thập giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô; đó là linh hồn của đời sống Kitô, được mời gọi noi theo, đến sự hòa giải dẫn tới đức bác ái huynh đệ.”

Đức Thánh Cha khẳng định, "Sự lành thánh của Thánh lễ đòi hỏi là chính mầu nhiệm này phải được cử hành và tôn kính một cách có ý thức về sự cao trọng của MìnhThánh, là sự quan trọng và hiệu quả của đời sống kitô, nhưng cũng kêu gọi đời sống của mỗi người trong chúng ta phải trong sạch, sáng sủa và lành thánh, để trở nên những chứng nhân sống động cho hiến lễ hy sinh độc đáo vì tình yêu của Chúa Kitô.”
 
Top Stories
Vietnam: la Sécurité publique empêche un évêque de rendre visite à des communautés chrétiennes isolées
Eglises d'Asie
05:57 09/11/2010
Sur les hauts plateaux du centre du pays comme dans les régions montagneuses du Nord-Ouest, les autorités civiles regardent encore d’un œil soupçonneux les manifestations religieuses et, d’une manière générale, rendent très difficile la naissance de nouvelles communautés. Un incident survenu dimanche dernier, le 7 novembre 2010, dans le diocèse de Kontum, est venu illustrer cette attitude.

L’évêque du diocèse, Mgr Michel Hoanh Duc Oanh, a été directement empêché d’accomplir son ministère pastoral dans une région du diocèse où l’attendaient de nombreux chrétiens toujours sans lieux de culte et sans prêtre. Le récit de cette tournée de l’évêque par un fidèle de la commune de Son Lang a été mis en ligne sur un certain nombre de sites Internet indépendants (1).

La région que l’évêque avait projeté de visiter, ce dimanche 7 novembre, est formée de deux districts isolés de la province de Gia Lai, à savoir Kon Kro et K’Bang. Elle est encore totalement dépourvue de lieux de culte et d’établissements religieux. Il était prévu que l’ordinaire du diocèse se rende dans plusieurs villages pour y prendre contact avec les divers groupes de chrétiens. Dans le district de Kon Kro, il a célébré une première messe dans la commune de Yang Trung. Mais les agents de la Sécurité publique l’attendaient au sortir de la célébration pour le morigéner. Il fut même menacé d’être arrêté s’il procédait à une nouvelle célébration. Selon le témoignage du paroissien, il avait déjà reçu une communication officielle lui interdisant de célébrer la messe à cet endroit, mais les nécessités pastorales avaient conduit l’évêque à passer outre.

Un peu plus tard dans le même district, l’évêque s’est arrêté à la commune de An Trung. Cette fois-ci, à l’issue de la messe, un cadre de la Sécurité vint le rencontrer et dressa un procès-verbal que l’évêque signa de bonne grâce. Dans l’après-midi, Mgr Oanh se rendit à motocyclette dans la commune de Son Lang (district de K’Bang). Parvenu à environ un kilomètre de sa destination, il se retrouva en face d’une troupe de 40 à 50 personnes (2), des hommes de main de la police, menaçants et armés de matraques. Ces derniers ont empêché l’évêque de continuer sa route. Les catholiques du village furent également empêchés de venir à sa rencontre… Il était 4 heures de l’après-midi, la pluie tombait à verse et la troupe d’hommes de main de la police restait toujours aussi agressive. L’évêque se résigna alors à rebrousser chemin. Vers 10 heures du soir, il était de retour à Pleiku, chef-lieu de la province.

L’auteur de ce récit fait remarquer, en premier lieu, qu’en interrompant la visite pastorale de l’évêque, les autorités civiles ont violé le droit de tout citoyen à se déplacer librement. Il souligne ensuite que visiter l’ensemble de son diocèse est un devoir assigné à l’évêque par son Eglise. En reconnaissant officiellement l’Eglise catholique, l’Etat vietnamien a légitimé les obligations que cette dernière demande à ses évêques.

(1) Voir par exemple http://www.vietcatholic.net/News/Html/85101.htm

(2) Dans le jargon de la police, ces groupes sont appelés « foules qui manifestent spontanément ».

(Source: Eglises d'Asie, 9 novembre 2010)
 
En Chine populaire, les chrétiens pourront bientôt lire une Bible en manga directement inspirée d’une version japonaise
Eglises d'Asie
09:23 09/11/2010
Le 8 novembre dernier, en visite à Tokyo, une délégation de l’officiel Mouvement des trois autonomies, qui fédère les Eglises protestantes enregistrées auprès des autorités chinoises, a annoncé que les chrétiens de Chine populaire pourront prochainement lire une Bible en bande dessinée, directement traduite d’une version manga japonaise.

« Les manga sont très populaires auprès de la jeunesse chinoise d’aujourd’hui,. ..

... a expliqué Elder Fu Xianwei, président du Mouvement des trois autonomies, lors d’une conférence de presse organisée sous l’égide de la Société biblique du Japon. Notre Eglise est en discussion avec la Société biblique du Japon pour étudier la possibilité d’imprimer une version chinoise de la Bible en manga. »

Au Japon, la Société biblique japonaise contribue activement à la diffusion de la Bible. Dans un pays où les chrétiens ne représentent pas plus de 1 % de la population, la Bible est un texte qui est loin d’être inconnu et, en juillet 2008, la Société biblique pouvait fêter la vente du dix millionième exemplaire de la « Nouvelle Bible interconfessionnelle », une version publiée en 1987 en collaboration avec l’Eglise catholique et les Eglises protestantes et qui a connu un réel succès, étant lue par environ 80 % des chrétiens japonais. Le projet d’une traduction de la Bible en manga est plus récent et c’est en février 2008 que le premier volume, intitulé Messiah et centré sur la vie de Jésus, a paru. En mai 2008 suivait un deuxième volume, intitulé Apostolos, sur la vie des apôtres, notamment celles de Pierre et Paul. Le cinquième et dernier volume paraîtra en décembre prochain. En couleur, chaque volume compte plusieurs centaines de pages, le style graphique étant immanquablement identifiable au genre ‘manga’.

Pour la période contemporaine, les premiers échanges entre les Eglises du Japon et de Chine populaire remontent à 1983, lorsque le Conseil national chrétien du Japon envoya une délégation sur le continent chinois, à une date où les Eglises chrétiennes commençaient tout juste à renaître de leurs cendres dans la Chine de Deng Xiaoping. En 1984, la partie chinoise envoya à son tour une délégation en visite au Japon et, trois ans plus tard, des professeurs de japonais étaient envoyés en Chine par des Eglises protestantes.

Interrogé par un journaliste au sujet de l’éventuel impact négatif que la querelle sur les îles Diaoyu (Senkaku en japonais) aurait pu avoir sur les échanges entre les Eglises chrétiennes de Chine et du Japon (1), Elder Fu a répondu par la négative. « Notre visite s’est déroulée de manière très paisible », a-t-il précisé, expliquant que lui et les quatre autres membres envoyés par le Mouvement des trois autonomies avaient passé huit jours au Japon, du 2 au 9 novembre, sans incident aucun, les visites se succédant les unes aux autres. La délégation a ainsi visité l’université protestante Rakuno Gakuen, une maison pour personnes âgées et un jardin d’enfants dans le Hokkaido. Le principe d’une visite au Japon avait été fixé il y a plus d’un an, à l’occasion d’une visite en Chine de la Société biblique du Japon, a encore précisé le responsable chinois.

(1) L’arrestation, début septembre 2010, par les gardes côtes japonais du capitaine d’un bateau chinois près des îles Senkaku (Diaoyu en chinois), archipel contrôlé par le Japon mais revendiqué par la Chine, a entraîné une escalade de la tension entre Tokyo et Pékin, malgré la volonté affichée de part et d’autre de vouloir restaurer les liens bilatéraux. Au plus fort de la tension, dans la deuxième quinzaine d’octobre, bon nombre d’échanges et de visites officielles entre les deux pays ont été annulés.

(Source: Eglises d'Asie, 9 novembre 2010)
 
Thailand: Fuyant les combats, plus de 20 000 réfugiés birmans affluent en Thaïlande où l’Eglise catholique tente de leur porter secours
Eglises d'Asie
13:16 09/11/2010
Lundi 8 novembre, des combats meurtriers à l’arme lourde ont éclaté entre les rebelles karens et l’armée birmane dans l’est de la Birmanie, provoquant l’exode massif vers la Thaïlande de plusieurs milliers de réfugiés. Des groupes chrétiens du diocèse de Nakhon,. ..

..., qui couvre la région frontalière avec la Birmanie, organisent l’accueil et l’assistance des populations civiles, essentiellement composés de femmes et d’enfants.

Au lendemain des premières élections organisées depuis vingt ans, dénoncées par la communauté internationale comme étant une mascarade, le maintien de la junte au pouvoir étant acquis d’avance (1), l’état d’urgence a été proclamé dans tout le pays pour 90 jours. Les premiers troubles ont commencé dimanche 7 novembre par des manifestations dans la ville de Myawaddy de plusieurs centaines de rebelles de l’Armée bouddhiste démocratique karen (DKBA), en protestation contre l’exclusion du scrutin de la plupart des minorités ethniques, dont les Karens, officiellement pour des raisons de sécurité.

Des combats à l’arme lourde ont éclaté dès lundi matin dans l’Etat karen pendant que tombaient les premiers résultats des élections, dont le dépouillement complet prendra probablement une semaine. Cependant, dès le mardi 9 novembre, les hauts responsables du régime birman annonçaient déjà un score de 80 % des sièges pour le Parti de la solidarité et du développement de l’Union (USPD), créé afin de les représenter aux élections.

Attendant une accalmie entre les tirs de mortiers pour traverser en bateau la rivière qui sépare les deux pays, les réfugiés continuent d’affluer par vagues, selon les responsables de la province thaïlandaise de Tak. Le passage s’effectue à hauteur de Mae Sot en Thaïlande, tout près de la ville de Myawaddy, en territoire karen de Birmanie, où quelques tirs ont atteint la ville-frontière thaïlandaise. Un peu plus au sud, des populations civiles de Birmanie ont aussi traversé la frontière au col des Trois Pagodes où des affrontements avaient également eu lieu afin de rejoindre le district thaïlandais de Sangkhla Buri.

Selon la Thaïlande, qui avoue craindre « des combats dont la durée s’étendra au moins sur trois mois » et la plupart des analystes, la Birmanie risque fort de retomber dans la guerre civile, à l’état latent depuis plusieurs dizaines d’années. Confirmant ces hypothèses, le média birman en exil Democratic Voice of Burma a annoncé l’alliance de six groupes rebelles des Etats karen, kachin et shan, dont la DKBA.

En Thaïlande, l’accueil des réfugiés birmans a été circonspect, le pays étant coutumier des exodes récurrents de la population de son voisin. De hauts gradés de l’armée thaïlandaise ainsi que les responsables des camps déjà bondés de réfugiés (2) ont indiqué aux agences de presse, espérer pouvoir renvoyer rapidement les civils chez eux et que le rapatriement devrait même commencer à s’effectuer aujourd’hui mardi 9 novembre, les tirs semblant avoir cessé.

« Les populations de Birmanie (Myanmar) se sentent en danger de rester ici tant que le chiffre des victimes du côté birman de l’autre côté de la frontière n’aura pas été confirmé », explique cependant Suree Vinitchop, directrice de l’école Santhawamaitri Suksa tenue par les Sœurs de Saint-Paul-de-Chartres à Mae Sot. A la tête d’une équipe de bénévoles catholiques organisant les secours pour les réfugiés birmans, la directrice reconnaît que les réfugiés sont mal acceptés par la population locale. Son établissement, soutenu par le diocèse de Nakhon, accueille les enfants de migrants birmans et Suree Vinitchop déclare lutter en vain pour que leurs droits, « y compris les plus élémentaires », soient reconnus par l’Etat.

Autrefois considérée comme une terre d’accueil privilégiée, la Thaïlande a ces dernières années considérablement durci sa politique d’immigration et d’asile. Par vagues successives en 2009 et 2010, des milliers de clandestins et de réfugiés (particulièrement en provenance de Birmanie) ont été rapatriés de force. En juillet 2010, la communauté internationale s’est émue du rapatriement manu militari de Birmans d’ethnie kachin, dénonçant le sort qui les attendait de retour dans leur pays dont ils avaient fui les persécutions et l’enrôlement contraint dans les forces armées (3).

(1) Voir EDA 537

(2) Plus de 110 000 réfugiés birmans, essentiellement d’ethnie karen, vivent déjà dans neuf camps thaïlandais à la frontière avec la Birmanie. Certains d’entre eux sont arrivés il y a plus de vingt ans.

(3) Voir EDA 534

(Source:Eglises d'Asie, 9 novembre 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội bác ái Têrêsa GP Thanh Hóa đến với bà con dân tộc H'mông
Thanh Thảo
06:00 09/11/2010
THANH HÓA - Và để chia sẻ với cái đói, cái rét, với cuộc sống lam lũ, vất vả ấy của bà con giáo dân giáo họ PaPúa. Đúng 3h00 sáng ngày 04/11/10, Cha Antôn Vũ Đức Tú phụ trách Hội bác ái Têrêsa, Cha Giuse Phạm Văn Nhân chính xứ Phong Ý, Cha Phaolô Đinh Tiến Thảo phó xứ Phong Ý, quý Sr MTG Thanh Hóa, các bạn SVCG Thanh Hóa cùng một số thành viên trong Hội bác ái Têrêsa đã vượt đường xa đến với bà con giáo dân đem theo tình yêu Đức Kitô qua những món quà ý nghĩa gửi đến bà con giáo dân nơi đây.

Xem hình ảnh

Ở nơi xa xôi hẻo lánh giữa núi rừng hoang vắng, nơi khô cằn sỏi đá kia có ai biết đến một cộng đồng người đang phải đối mặt với cái đói, cái rét, quanh năm chỉ biết đến cuộc sống trên nương, trên rẫy, họ sống trên cao chót vót của những quả đồi ngọn núi, không trình độ, không hiểu biết, cuộc sống nơi đây đã chôn vùi tuổi xuân của họ. Không ai khác đó chính là bà con giáo dân giáo họ PaPúa (thuộc Giáo xứ Phong Ý, Giáo phận Thanh Hóa). Họ là những người không may mắn, cuộc sống của họ thiếu thốn mọi thứ, nghèo nàn, lạc hậu, tất cả trong họ đang dừng lại ở hai từ “MƠ ƯỚC”.

Và để chia sẻ với cái đói, cái rét, với cuộc sống lam lũ, vất vả ấy của bà con giáo dân giáo họ PaPúa. Đúng 3h00 sáng ngày 04/11/10, Cha Antôn Vũ Đức Tú phụ trách Hội bác ái Têrêsa, Cha Giuse Phạm Văn Nhân chính xứ Phong Ý, Cha Phaolô Đinh Tiến Thảo phó xứ Phong Ý, quý Sr MTG Thanh Hóa, các bạn SVCG Thanh Hóa cùng một số thành viên trong Hội bác ái Têrêsa đã vượt đường xa đến với bà con giáo dân đem theo tình yêu Đức Kitô qua những món quà ý nghĩa gửi đến bà con giáo dân nơi đây. Giáo họ PaPúa có từ năm 1993, nơi đây cách thành phố Thanh Hóa khoảng 250km về phía Tây, cách nhà Thờ giáo xứ Phong Ý khoảng 180km. Dốc lên khúc khửu dốc thăm thẳm, đường đi khó khăn, vất vả, nhưng vì lòng yêu mến giáo dân, quý Cha cùng với mọi người đã hy sinh thời gian, công việc, sức lực của mình để đến với bà con giáo dân giáo họ PaPúa, một phần nào đó để chia sẻ cuộc sống khổ sở, vất vả với họ, phần khác cũng là để thể hiện tình tương thân tương ái, hiệp nhất nên một trong Đức Kitô như (Ga 15, 12) đã nói: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.

Trải qua những ngọn đồi trùng trùng điệp điệp, những con dốc lên lên xuống xuống, đường đi quanh co khúc khuỷu, núi non hiểm trở, mà ai đến đây cũng phải nói vui rằng “năm mươi sống năm mươi chết”. Khoảng 9h00 sáng cùng ngày, quý Cha và mọi người đã đến được giáo họ PaPuá, dân tộc H’mông. Đến nơi, quý Cha và mọi người bỡ ngỡ trước sự đón tiếp nồng nhiệt của bà con giáo dân nơi đây, mặc dù rất mệt mỏi, thân thể rã rời, nhưng nhìn thấy những đôi chân trần lon ton chạy về phía quý Cha và mọi người, dường như họ đang khao khát sự quan tâm, tình thương yêu của chúng ta dành cho họ, những ánh mắt vui tươi, những nụ cười trìu mến, những cái bắt tay tình cảm, những lời chào đang còn mang âm hưởng tiếng mẹ đẻ, đã làm tan biến sự mệt mỏi choáng váng mà quý Cha và mọi người vừa trải qua. Sau khi gặp gỡ nói chuyện, thăm hỏi cuộc sống của bà con giáo dân giáo họ PaPúa xong. Khoảng 11h30, quý Cha đã đồng tế hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho bà con giáo dân PaPúa. Thánh lễ được diễn ra trang nghiêm sốt sắng, mọi người tham dự rất đông và hát những bài thánh ca bằng tiếng H’mông rất có hồn, đưa vào lòng người, làm ai đến đây khi ra về cũng không thể quên được.

Sau Thánh lễ, quý Cha đã trao gửi đến bà con giáo dân nơi đây những phần quà như (gạo, đường, chăn màn,...), hy vọng sẽ sưởi ấm họ trong mùa đông giá lạnh này. Vật chất không đáng kể, nhưng qua đó quý Cha muốn gửi đến bà con giáo dân giáo họ PaPúa tấm lòng, tình cảm, sự đồng cảm, cao hơn hết là tình yêu của Đức Kitô.

Biết được hoàn cảnh sống của bà con giáo dân giáo họ Papuá ai trong chúng ta không ai không thương cảm với những khó khăn, vất vả mà bà con nơi đây phải gánh chịu, cũng là kiếp người, cũng được sinh ra trên thế giới này tại sao tôi- bạn lại có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ hơn bà con nơi đây? Đó là điều làm chúng ta phải trăn trở, thiết nghĩ chúng ta thật hạnh phúc và may mắn biết bao khi mà giờ đây tôi – bạn đang trong chăn ấm nệm êm thì bà con nơi núi rừng kia phải đối mặt với cái đói, cái lạnh đến “run cả người”.

Ước mong mọi người có tấm lòng hảo tâm, quảng đại giúp đỡ bà con nơi đây sớm có một cuộc sống ấm no, đầy đủ, hạnh phúc, các em thiếu nhi được đến trường học tập và được hưởng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu, như bao em thiếu nhi ở thành phố, thành thị cũng như nông thôn.

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho họ để họ luôn được bình an trong tình yêu của Thiên Chúa.
 
Linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn tĩnh tâm
GP Lạng Sơn
06:15 09/11/2010
LẠNG SƠN - Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 11 năm 2010, Đức cha Giuse và quý Cha của giáo phận Lạng Sơn đã có những ngày tĩnh tâm năm tại Tòa Giám mục Phát Diệm.

Xem hình ảnh

Sáng sớm ngày 3 tháng 11 năm 2010, trong tiết trời se lạnh của vùng núi phía đông bắc, các anh em linh mục của giáo phận Lạng Sơn từ các giáo xứ cũng như đang làm việc tại Tòa giám mục đã tề tựu đông đủ để cùng dâng thánh lễ đầu ngày với vị chủ chăn của giáo phận là Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân. Sau bữa điểm tâm nhẹ nhàng, có chút vội vàng, các linh mục cùng đồng hành với Đức Cha Giuse trên hai chiếc xe của giáo phận trực chỉ Tòa Giám mục Phát Diệm. Sau hơn 5 giờ đồng hồ, phái đoàn đã đến Tòa Giám mục Phát Diệm và tại đây phái đoàn đã được Đức Cha Giuse chủ nhà của Phát Diệm, cũng là người sẽ hướng dẫn cho anh em linh mục trong đợt tĩnh tâm này, đón tiếp thật thân tình, niềm nở và chu đáo.

Bữa cơm trưa đầu tiên của linh mục đoàn giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng cùng với hai Đức Cha Giuse và quý cha, quý thầy thuộc Tòa Giám mục Phát Diệm diễn ra thật vui vẻ và nồng ấm như xua tan đi không khí se lạnh của đất trời. Dãy phòng mà Đức Cha Giuse chủ nhà dành cho anh em trong đợt tĩnh tâm này nằm lọt thỏm trong một khuôn viên rộng lớn gần 60.000m2 của Tòa Giám mục như một sự gợi mở để anh em linh mục thấy được vai trò nhỏ bé, khiêm tốn trong đời sống phục vụ của mình trước cánh đồng mênh mông của Giáo Hội!

Buổi chiều cùng ngày, toàn thể anh em linh mục và Đức Cha Giuse Giáo phận Lạng Sơn đã bước vào những ngày tĩnh tâm với buổi gặp gỡ chung để cùng chia sẻ những công việc cũng như những dự phóng trong việc mục vụ và phát triển đời sống của Giáo phận.

Sau buổi gặp gỡ là bài giảng mở đầu của Đức Cha Giuse chủ nhà, với những suy tư thật chân tình và những hình ảnh thực tế về đời linh mục thật gần gũi, Đức Cha giảng phòng đã gợi mở cho anh em về hình ảnh của người linh mục trong cơ hội nhìn lại cùng với Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh là Mầu Nhiệm-Hiệp Thông và SứVụ.

Trong bốn ngày ở bên nhau, các anh em linh mục đã được chia sẻ và dẫn dắt đọc lại ý nghĩa của đời linh mục trong suy tư đồng hành cùng Giáo Hội Việt Nam với sáu bài chia sẻ của Đức Cha giảng phòng thật nhiều ý nghĩa và ơn ích thiêng liêng. Có thể nhiều lúc vì công việc mục vụ, truyền giáo mà anh em linh mục đã không còn dành nhiều thời gian suy tư về các văn kiện của Hội Thánh dành cho mình, nên đây là dịp thuận tiện và đầy ý nghĩa để cùng nhau ôn lại, lắng nghe và chia sẻ cho nhau những cảm nhận về đời sống phục vụ của mình trong Giáo Hội.

Cũng trong dịp tĩnh tâm này Đức Cha Giuse giáo phận Lạng Sơn cùng với các anh em linh mục đã kiện toàn một số ủy ban theo cơ cấu của giáo luật trong đời sống của một giáo phận. Trong buổi chiều thứ hai với giờ gặp gỡ chung giữa anh em linh mục và Đức Cha Giuse của giáo phận Lạng Sơn, tất cả đã đồng thuận và bỏ phiếu kín để bầu ra một số ủy ban mới trong giáo phận, đó là:

1. Ban Giáo lý đức tin: cha Giuse Trần Đức Hạnh
2. Ban Phụng vụ: cha Giuse Nguyễn Văn Chung
3. Ban Truyền giáo: cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể
4. Ban Giới trẻ và Thiếu nhi: cha Gioan B. Nguyễn Anh Tuấn (OFM)
5. Ban Bác ái xã hội (Caritas): cha Phêrô Đỗ Văn Tín
6. Phụ trách ơn gọi: cha Giuse Nguyễn Bình Trọng (SDB)
7. Phụ trách truyền thông: cha Giuse Tôn Khánh Duy (OP)

Với hoàn cảnh trước đây khi chưa có nhân sự thì việc thành lập những ủy ban cần thiết cho từng công việc là rất vất vả và khi cử một linh mục nào đó đi dự hội nghị hoặc đi họp theo chương trình của Hội Đồng Giám Mục chỉ là những giải pháp tình thế, nên với số nhân sự hiện nay cho dù cũng còn rất khiêm tốn nhưng Đức Cha Giuse vẫn muốn có những ủy ban cần thiết và cơ bản để phát triển giáo phận! Với việc thành lập những ủy ban này, hy vọng thời gian sắp tới công việc của giáo phận sẽ được nhiều anh em linh mục cộng tác với nhau để xây dựng đời sống của giáo phận được thăng tiến hơn!

Chiều thứ Bảy, ngày 6.11, anh em linh mục giáo phận Lạng Sơn đã kết thúc ba ngày tĩnh tâm với giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn Chúa vì thời gian hồng phúc và ơn thánh, những bài chia sẻ của Đức Cha giảng phòng cũng như những ưu tư của Đức Cha Giuse Lạng Sơn đã khích lệ và động viên anh em linh mục thật nhiều, đó là những hành trang và những nhiệt huyết mà anh em linh mục sẽ mang theo khi trở về với giáo xư cũng như trong những công việc đang đảm nhiệm. Sau giờ Chầu Thánh Thể kết thúc, phái đoàn Lạng Sơn lại tiếp tục lên đường đến Đan viện Châu Sơn để thăm và có những tâm tình cảm ơn cũng như chia sẻ với Đức Tổng Giuse. Những giờ phút gặp gỡ thật cảm động và thân tình. Đức Tổng Giuse cùng với Đức Cha Lạng Sơn và quý Cha đã dành cho nhau sự gặp gỡ trong tình nghĩa gia đình. Mỗi người cùng chia sẻ và nâng đỡ, cũng như có những định hướng cho nhau trên bước đường mục vụ, nhất là trong bối cảnh hiện tại nơi giáo phận truyền giáo Lạng Sơn.

Vào lúc 5h00 sáng Chúa nhật, 7.11, Đức Tổng Giuse, Đức cha Lạng Sơn và quý Cha cùng cử hành thánh lễ tại nguyện đường của Đan viện Châu Sơn, trong sự tham dự của quý thầy trong Dòng và anh chị em giáo dân các giáo xứ lân cận. Bầu khí nơi nguyện đường thật ấm cúng, trang nghiêm và thánh lễ sốt sắng. Đức Tổng Giuse đã chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn phụng vụ bằng một giọng điệu khỏe khoắn và nội dung phong phú, mang nhiều ý nghĩa.

Sau bữa cơm sáng, Đức cha và quý Cha Lạng Sơn đã chào Đức Tổng Giuse và quý Cha, quý Thầy trong Đan viện để trở về giáo phận, kết thúc một hành trình với những ngày tĩnh tâm, những giờ cầu nguyện, những sự sẻ chia và gặp gỡ thân mật, trong Chúa và thấm tình nghĩa gia đình.
 
Giám mục và linh mục đoàn giáo phận Lạng Sơn chào thăm Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Giuse Trần Ngọc Huấn
06:22 09/11/2010
LẠNG SƠN – Vào chiều ngày mùng 6 tháng 11 năm 2010, ngay sau khi kết thúc những ngày tĩnh tâm năm tại Tòa Giám mục Phát Diệm, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân cùng với các linh mục của giáo phận Lạng Sơn đã về Đan viện Châu Sơn để chào thăm Đức nguyên Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Xem hình ảnh

Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí ấm cúng và chan chứa tình nghĩa gia đình. Với Đức cha Giuse cũng như mỗi linh mục tại Lạng Sơn, tình nghĩa đối với Đức Tổng Giuse thật sâu nặng. Tình nghĩa ấy còn trải rộng nơi mỗi người con của giáo phận Lạng Sơn luôn dành cho ngài. Trong những năm tháng gánh vác trách nhiệm coi sóc giáo phận, Đức Tổng Giuse đã thực sự làm hồi sinh và bước đầu phát triển nơi vùng đất truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng còn nhiều khó khăn thách đố.

Thay mặt cho linh mục đoàn và giáo dân Lạng Sơn, Đức cha Giuse đã chào thăm, chúc sức khỏe tới Đức Tổng Giuse. Ngài bày tỏ niềm vui mừng khi cùng với anh em linh mục để tới thăm Đức Tổng trong những ngày tháng ngài nghỉ tại Đan viện này. Đức cha Giuse chia sẻ với Đức Tổng về hiện tình của giáo phận Lạng Sơn và những công việc, những chương trình đang được thực thi. Đức cha Giuse cũng không quên nhắc lại lời mời chân thành tới Đức Tổng Giuse sắp xếp thời gian thuận tiện để về thăm và sống với con cái tại giáo phận Lạng Sơn.

Đáp lại thịnh tình của Đức cha Giuse và quý linh mục Lạng Sơn, Đức Tổng bày tỏ sự cảm động và niềm vui khi gặp lại mỗi người. Cách riêng đối với giáo phận Lạng Sơn, nơi mà Đức Tổng coi như mối tình sâu nặng đầu đời Giám mục của mình, ngài luôn nhớ tới từng người, không chỉ quý linh mục tu sỹ mà từng giáo dân luôn ở trong trái tim của ngài. Ngài bày tỏ sự vui mừng khi thấy rằng dưới sự coi sóc của Đức cha Giuse đương nhiệm, giáo phận Lạng Sơn đang tiếp tục phát triển từng ngày.

Việc giáo phận vừa bầu được một số linh mục đặc trách các Ủy ban của giáo phận cho thấy sự kiện toàn và củng cố về cơ cấu đang ngày một tốt đẹp của giáo phận Lạng Sơn. Đức Tổng Giuse mong muốn mỗi người biết hăng say dấn thân nhiều hơn và sẵn sàng “Ra khơi” theo lệnh truyền của Đức Kitô để đến với mọi người, đem ánh sáng Tin Mừng và Tình Yêu của Chúa cho anh chị em xung quanh mình, nhất là những người dân tộc đơn sơ chất phác của vùng đất truyền giáo Lạng Sơn. Ngài bày tỏ sự tin tưởng giáo phận sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới và công việc truyền giáo cũng như tái truyền giáo sẽ thu được kết quả tốt đẹp.

Vào lúc 5h00 sáng Chúa nhật, mùng 7 tháng 11 năm 2010, tại nguyện đường của Đan viện Châu Sơn Nho Quan, Đức cha Giuse giáo phận Lạng Sơn đã chủ sự thánh lễ, cùng đồng tế với ngài là Đức Tổng Giuse, cha Bề Trên Đan Viện, quý Cha trong Đan viện và linh mục đoàn Lạng Sơn. Thánh lễ được cử hành trang trọng trong ngôi nhà nguyện ấm cúng của Đan viện với sự tham dự của quý thầy và anh chị em giáo dân.

Trong thánh lễ, cộng đoàn Phụng vụ được lắng nghe Đức Tổng Giuse chia sẻ Tin Mừng, bằng một giọng điệu khỏe khắn khi những ý tưởng sâu sắc, có sức lan tỏa, lay động tâm hồn mỗi người.

Sau khi điểm tâm sáng, Đức cha Giuse và quý Cha Lạng Sơn đã chào Đức Tổng Giuse để lên đường trở về giáo phận. Những giờ phút chia tay thật nhiều cảm xúc. Trên hành trình trở về, mọi người cầu nguyện và chia sẻ với nhau về những cảm nghiệm sau ngày tĩnh tâm cũng như khi gặp gỡ Đức Tổng Giuse.
 
Các linh mục giáo phận Thái Bình tĩnh tâm
Trường Giang
13:23 09/11/2010
THÁI BÌNH: Lúc 8 giờ sáng 08/11/2010, các cha trong giáo phận đã tề tựu về Tòa giám mục Thái Bình, để tham dự kỳ tĩnh tâm năm, sau một năm miệt mài phục vụ giáo phận, nơi các giáo xứ.

Xem hình ảnh

Theo chương trình của bề trên giáo phận, kỳ tĩnh tâm năm của các linh mục trong giáo phận năm nay diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 08 – 13/11/2010, với đề tài: “Chỉ Nam Linh Mục Giáo Phận Thái Bình”. Giảng phòng năm nay gồm có cha Tổng đại diện, đức ông Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh giảng phòng ban sáng. Cha G.B. Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức giảng ban chiều. Huấn đức và mục vụ, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ.

Để chuẩn bị cho tuần tĩnh tâm được tốt và có hiệu quả cao, Đức cha và các cha ban tổ chức đã chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phòng ốc, tiện nghi và đồ dùng đến khâu trang trí, tiếp tân, ngoài ra còn có bảng hướng dẫn cụ thể đặt ở nhiều vị trí trong khu khuôn viên Tòa giám mục. Chiều 07/11/2010, sau khi đi làm mục vụ ở Hưng Yên về, Đức cha giáo phận đã đi khảo sát một lượt tất cả mọi công việc chuẩn bị cho kỳ tĩnh tâm này.

Thứ Hai (08/11/2010)

Nay là ngày đầu tiên của kỳ tĩnh tâm năm các linh mục giáo phận Thái Bình, tiết trời hơi se lạnh của mùa đông miền Bắc, nhưng ngay từ sáng sớm các cha đã tề tựu đông đủ tại Tòa giám mục 66 trên tổng số 68 linh mục (đang coi xứ và làm việc tại Tòa giám mục), chỉ có hai cha vắng mặt, vì lý do sức khỏe. Khi trở về ngôi nhà chung Tòa giám mục, trước hết, các cha được nhận sơ đồ các phòng, thời gian biểu, các tài liệu liên quan và phục vụ cho tuần tĩnh tâm. Sau đó các cha sẽ trở về phòng của mình theo sự sắp xếp của ban tổ chức.

8h45, Đức cha giáo phận long trọng khai mạc tuần tĩnh tâm năm của các linh mục giáo phận, tại phòng hội Tòa giám mục. Mở đầu cộng đoàn sốt sáng hát kinh Chúa Thánh Thần, xin Ngài hướng dẫn và soi sáng các linh mục của Ngài trong tuần tĩnh tâm đặc biệt này. Đức cha trích đọc Tin Mừng của thánh Mát thêu, sau đó ngài thông qua chương trình tĩnh tâm cũng như sơ lược diễn tiến suốt hành trình này.

9h15, trong phần giảng một: Đức cha nói về căn tính của người linh mục, đời sống linh mục và linh đạo linh mục giáo phận Thái Bình...

10h30, Đức cha chủ sự thánh lễ kính Chúa Thánh Thần, tại nguyện đường Tòa giám mục. Đức cha quảng diễn đề tài: Tĩnh tâm là gì? Mỗi năm các linh mục trong giáo phận có một dịp để hồi tâm, duyệt xét, tính sổ con người của mình một lần. Điều đó giúp các linh mục thấy được những lầm lỗi thiếu sót của mình, với Chúa, với tha nhân, nhất là với những anh chị em bổn đạo nơi giáo xứ mình đang coi sóc. Yếu tố quyết định là hãy tin vào Chúa Thánh Thần, Người là nhà điêu khắc, người sửa chữa ngôi nhà nội tâm từ trong ra ngoài. Nếu chúng ta thực lòng thì Người sẽ thay đổi, sửa chữa lại cấu trúc ngôi nhà của mỗi chúng ta cho xứng hợp ý Chúa. Kết thúc thánh lễ khai mạc tuần tĩnh tâm, cộng đoàn cùng hát bài “Mẹ ơi giáo phận con đây” trong niềm tin tưởng và phó thác cho Mẹ, xin Mẹ cầu bầu và đồng hành với các con của Mẹ trong suốt tuần tĩnh tâm này.

14h45, góp ý mục vụ. Đức cha giáo phận giới thiệu và đưa ra cách thức làm việc cho có hiệu quả. Kế đến các cha đặc trách các ban ngành, các khối trong giáo phận báo cáo kết quả hoạt động trong năm qua, những ưu khuyết điểm và những đề xuất hay biện pháp khắc phục cho năm tới được tốt hơn, thành công hơn. Đầu tiên hết cha G.B. Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, trưởng khối Ơn Gọi báo cáo, lần lượt đến các khối Giáo Lý (cha Đaminh Đặng Văn Cầu), khối Phụng tự (cha Phê rô Nguyễn Đình Tân), khối Đoàn Thể (Đaminh Đặng Văn Cầu), khối Phục Vụ (cha Thomas Đoàn Xuân Thỏa), khối Quản Trị (cha F.X. Ngô Văn Toan).

17 giờ kinh chiều, sau kinh chiều cha G.B. Nguyễn Sơn Hải hướng dẫn chia sẻ về căn tính linh mục, được gắn liền bốn chiều kích: chiều kích Ba Ngôi, chiều kích Chúa Ki tô, chiều kích Thần Khí và chiều kích Giáo Hội, vì linh mục ở trong Giáo Hội và là người của Giáo Hội.

20 giờ chầu Thánh Thể: Thánh Thể đặt trên bàn thờ với hoa nến lung linh. Sau khi nghe đọc Tin Mừng, cộng đoàn cầu nguyện riêng, hồi tâm và lãnh nhận bí tích hòa giải, phép lành Thánh Thể và giờ kinh tối.

Ngày đầu tiên của tuần tĩnh tâm năm các linh mục đã khép lại. Nguyện xin Thiên Chúa luôn đồng hành và xuống muôn phúc lành trên các linh mục của Chúa trong kỳ tĩnh tâm này.
 
Video Kịch Thánh Tử Đạo Việt Nam Anrê Phú Yên - Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Hoàng Tâm
14:21 09/11/2010
Kịch diễn lại chuyện Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên do đoàn thanh niên Giáo xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu trình diễn vào dịp Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24 tháng 11 năm 2009.

Phần I



Phần II

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Canh thức Vọng Giáng Sinh: Lịch Sử Ơn Cứu Độ
Nguyễn Trung Tây, SVD
03:54 09/11/2010

Canh thức vọng Giáng Sinh: Lịch sử ơn cứu độ



Mẹ ru Con Trời, Ảnh Nguyễn Trung Tây
I. Hoạt Cảnh #1: Vườn Địa Đàng

1. Hoạt Cảnh #1: Vườn Địa Đàng (15’)

  • A. Cảnh Trí: 1 cây nằm bên góc, cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Ađam nằm giữa sân khấu, mặt quay vào trong. Sân khấu tối không có ánh sáng.
  • B. Diễn Viên: 1 Nam vai Ađam. 1 Nữ vai Evà
  • C. Y Phục: Trước khi ăn trái cấm, Ađam: Áo trắng (Áo Giúp Lễ), Evà: Áo trắng (Áo Giúp Lễ). Sau khi ăn trái cấm: Ađam: Áo bà ba đen, quần đen, đầu quấn khăn rằn, Evà: Áo bà ba trắng, quần đen.
2. Lời Dẫn (cho Hoạt Cảnh #1: Vườn Địa Đàng):

(Bắt đầu Hoạt Cảnh #1, nhạc nền #1, Creation trong CD Lifescapes, Yosemite nhè nhẹ nổi lên khoảng 2’ trước khi giọng Nam và Nữ bắt đầu cất lên khai mạc chương trình canh thức).

Nam: Dòng lịch sử cứu độ là dòng lịch sử của tình yêu. Bởi Chúa thương yêu con người, từ trong hỗn loạn, Ngài dựng nên bầu trời trong xanh và trái đất với biển cả sông ngòi. Trên trời cao, Ngài dựng nên vầng hồng soi sáng ban ngày, mặt trăng chiếu rọi ban đêm. Trên mặt đất, Ngài dựng nên Vườn Địa Đàng với hoa thơm cỏ lạ tươi tốt quanh năm, với dòng sông lững lờ reo vui kỳ công của tạo hóa, với chim hót trên cây chào mừng ánh sáng bình minh. Từ bùn đen, Ngài dựng nên tượng đất, Ngài thổi hơi vào, và tượng đất trở thành con người sống, con người được Chúa thương yêu, con người được sống trong Vườn Địa Đàng có hoa thơm cỏ lạ, ngập tràn hương hoa thiên đàng.

Nữ: Từ những ngày đầu tiên, khi Giavê Thiên Chúa dựng nên trời và đất, mặt đất hoang vu không cây cối, không một bóng người. Một giòng suối từ mặt đất vươn cao, tưới ướt đẫm toàn thể địa cầu. Từ trong bùn đất, Thiên Chúa dựng nên tượng đất. Ngài thổi hơi vào, và tượng đất trở thành con người, biết đi, biết nói, và biết cô đơn trống vắng.

(Sau khi giọng Nữ vừa dứt, đèn “spotlight” chiếu vào vai Ađam đang nằm trong tư thế ngủ gần cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Nam từ từ đứng lên, dáng vẻ ngượng nghịu của một người mới biết đi. Nhạc nền, #1, Creation được thay thế bằng #9, Black Bear Ballet, CD Yosemite. Nhạc nền Black Bear Ballet nổi lên trong khi vai Ađam khoan thai đi tới đi lui chung quanh sân khấu hai ba vòng. Sau cùng, vai Ađam dừng lại ngay trước cây Biết Lành Biết Dữ).

Nam: Chúa phán cùng Ađam, “Nhà người có quyền ăn mọi cây cối thuộc về khu vườn, nhưng riêng cây Biết Lành Biết Dữ, nhà người không được đụng tới, bởi vì ngày nào ngươi ăn trái của cây này, nhà ngươi sẽ chết”.

(Vai Ađam từ từ nằm xuống ngủ, dưới gốc cây Biết Lành Biết Dữ).

Nữ: Biết con người cô độc trong vườn Địa Đàng, Thiên Chúa dựng nên từ xương sườn người nam một người con gái. Đích thân Chúa mang người thiếu nữ tới.

(Từ trong hậu trường, Evà xuất hiện, chậm rãi bước tới gần Ađam. Vai Evà lay gọi vai Ađam, và kéo Ađam đứng lên. Cả hai cùng nhảy một điệu nhạc tươi vui theo nhạc nền #9, Black Bear Ballet. Sau cùng Ađam biến mất vào trong sân khấu. Sau khi Ađam bỏ đi, vai Evà chậm rãi tiến lại gần cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Evà bắt đầu diễn theo tình tiết của những giọng đọc Nam #1, Nam #2, và Nữ).

Nam #1: Nơi khu vườn vắng lặng, người thiếu nữ đang đi thơ thẩn lang thang một mình.

Nam #2: Chị Hai.

Nam #1: Người con gái giật mình. Nàng ngơ ngác nhìn quanh quẩn.

Nam #2: Chị Hai.

Nam #1: Một lần nữa, tiếng gọi lại vang lên. Người thiếu nữ dương cao cặp mắt to tròn nhìn lên cành cây trước mặt, hình dạng thân quen của chú nhỏ nhập nhòe, lẫn lộn trong đám lá xanh.

Nữ: Rắn con! La hét om xòm làm người ta sợ hết hồn! Làm gì leo lên đó ngồi như khỉ vậy?

Nam #2: Cả ngày hôm nay chưa ăn gì hết. Đói bụng quá! Em leo lên đây tính kiếm vài trái chín ăn dằn bụng.

Nam #1: Thật là bất ngờ, sau câu nói của chú bé trên cành cây, khuôn mặt hồng hào của người con gái chợt biến đổi dần dần sang màu xanh xám. Trong thinh lặng, chú nhỏ bỗng dưng bật cười, giọng điệu thách thức:

Nam #2: Ha! Ha! Ha! Em biết chị Hai không dám ăn, đúng không? Chị Hai biết tại sao Chúa cấm chị Hai không?

Nam #1: Người thiếu nữ vẫn yên lặng, chú nhỏ tiếp tục nói.

Nam #2: Chúa sợ chị Hai biết sự thật. Coi nè, suốt từ nãy tới giờ em nuốt hơn cả chục trái rồi. Tin em đi, chị không chết đâu mà sợ!

Nữ: Đừng nói chơi nghe rắn con!

Nam #2: Ai giỡn với chị làm chi. Không tin chị ăn thử đi.

(Nhạc nền, #3, The Legend of Hetch Hetchy, CD Yosemite, nổi lên).

Nam #1: Người thiếu nữ ngước nhìn lên cành cây. Trái chín mượt mà nhảy múa mời gọi. Nàng ngơ ngác ngẩng mặt nhìn lên, bầu trời trong xanh cao thẳm xa vời. Nàng đăm chiêu cúi mặt nhìn xuống, đất đen lung linh rộng mở. Nàng xa xôi nhìn về hướng trước mặt, cánh cửa khu Vườn rộng mở thênh thang.

Nam #1: Nàng ngước lên nhìn một lần nữa, trái chín to tròn lơ lửng đong đưa. Mùi thơm của trái chín nương theo gió chiều ngào ngạt bay vào khứu giác của người thiếu nữ. Nàng giơ tay hái một trái gần nhất, bỏ vào miệng. Chưa hết, nàng còn hái một trái khác mang lại cho chàng thanh niên.

(Vai Evà chạy vô sân khấu, quay ra ngay sau đó với vai Ađam. Vai Evà đưa trái táo cho vai Ađam).

Nam #1: Cả hai cùng ăn, và rồi cả hai cùng biết.

(Cả hai vai Ađam và Evà cởi bỏ áo giúp lễ trắng cho rớt xuống sân khấu. Cả hai kinh ngạc và hốt hoảng nhận ra bộ quần áo bà ba nông dân trên người. Cả hai đứng nghiêm gần ngay cây Biết Lành Biết Dữ, mặt buồn, đầu cúi xuống lắng nghe lời phán của Thiên Chúa. Nhạc nền #1, Creation, CD Yosemite nổi lên khoảng nửa phút trước khi giọng Nam #1 đọc).

Nam #1: Giavê Thiên Chúa xuất hiện trong khu Vườn. Và Ngài phán, “Bởi nhà ngươi cãi lời ta, ăn trái cây ta đã cấm, từ nay ngươi sẽ phải mang nặng đẻ đau. Trong đau đớn, ngươi sẽ sinh con đẻ cái. Riêng ngươi, thằng người đất, vì ngươi nghe theo lời vợ, ăn trái cây ta đã cấm nhà ngươi không được đụng đến, từ nay đất đai sẽ bị chúc dữ. Mặt đất sẽ lan tràn gai góc. Ngươi sẽ phải cày sâu cuốc bẫm mới có miếng ăn. Từ bùn đất ngươi đã được ta dựng nên, cũng từ bùn đất nhà ngươi sẽ phải quay về. Ta sẽ sai một thiên thần cầm gươm lửa, gác ngay cổng. Từ nay cánh cửa của Vườn Địa Đàng sẽ được đóng lại”.

(Nhạc nền #1, Creation nổi lớn trong khi cả hai vai Ađam và Evà nắm tay, chạy ra khỏi sân khấu trong hốt hoảng. Sau khi Ađam và Evà biến mất khỏi sân khấu, nhạc nền #1, Creation trở lại âm thanh bình thường, và trở thành nhạc nền cho Hoạt Cảnh #2, Bên Sông Babylon).

II. Hoạt Cảnh #2: Bên Sông Babylon

1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Bên Sông Babylon):

Nữ: Sau khi bị Thiên Chúa mời ra khỏi Vườn Địa Đàng, con người ngày càng đắm chìm trong tội lỗi. Cain giết Abel, án mạng đầu tiên trong dòng lịch sử cứu độ xảy ra. Tội lỗi ngập tràn khắp mặt đất. Bởi thế, Thiên Chúa khiến một trận đại hồng thủy quét sạch tất cả mọi sinh vật trên mặt đất. Nhưng Chúa đã gìn giữ gia đình ông Noah. Sau khi nước hồng thủy khô cạn trên mặt đất, Giavê Thiên Chúa thiết lập nên giao ước đầu tiên với con người. Ngài nói với Noah, “Từ nay sẽ không còn đại hồng thủy tiêu diệt con người nữa”. Nhưng rồi, con cái loài người vẫn tiếp tục ngụp lặn trong tội lỗi. Tháp Babel được dựng nên thách đố quyền năng Thiên Chúa.

Nam: Nhưng dòng lịch sử ơn cứu độ là một dòng lịch sử của tình yêu. Qua tổ phụ Abraham, Chúa bắt đầu thiết lập một dân riêng cho Ngài. Và cũng chính từ dân Do Thái, Chúa mặc khải cho con người biết Chúa thương yêu con người biết bao. Nhưng cũng giống như Ađam và Evà, con người rồi vẫn phản bội Thiên Chúa, thờ phượng tà thần ngoại đạo. Một lần nữa, Thiên Chúa để thành thánh Jerusalem biến thành hoang địa. Chúa lưu đầy dân riêng của Ngài bên Babylon, một đế quốc nằm về hướng đông bắc của vương quốc Do Thái. Chính nơi đây, bên bờ sông Babylon, con người phải nếm mùi tủi nhục của dân lưu vong. Chính nơi đây, bên bờ sông Babylon, ngày lại ngày, họ vọng nhìn về hướng thành thánh Sion, than khóc nỉ non. Bên bờ sông Babylon, cạnh hàng dương liễu, con người ngồi trong bóng tối than khóc.

(Nhạc nền #1, Creation tắt).

2. Trình Diễn Thánh Ca #2: Bên Sông Babylon

(Hoạt cảnh #2 được diễn trong khi ca đoàn trình diễn thánh ca Bên Sông Babylon).

3. Hoạt Cảnh #2: Bên Sông Babylon (5”)

  • A. Cảnh Trí: Hai cây. Bên góc trái, cây Dương Liễu. Bên góc phải, cây Biết Lành Biết Dữ.
  • B. Diễn Viên: 7 người, 3 Nam, 4 Nữ
  • C. Y Phục: Quần áo bà ba lam lũ, dây thừng quấn quanh cổ và người
  • D. Khí Cụ: Đàn cò, đàn guitar
(Sân khấu trống với đèn chiếu vào cây Dương Liễu. Khi ca đoàn bắt đầu hát bài Bên Sông Babylon, Nam #1, tay cầm đàn cò, tiến ra sân khấu thật chậm rãi trong dáng điệu thất vọng và buồn rầu. Vai Nam #1 ngồi xuống cạnh Cây Biết Lành Biết Dữ, gảy đàn cò theo tiểu khúc #1 của thánh ca Bên Sông Babylon).

(2 vai nữ tiến ra sân khấu sau khi Nam #1 ngồi xuống. Cả hai vai nữ dáng điệu buồn rầu. Thật chậm rãi, họ đi tới đi lui chung quanh sân khấu mấy lần rồi ngồi xuống cạnh ngay bên vai Nam #1, lắng tai nghe vai Nam #1 đang tiếp tục gẩy đàn cò).

(Tiếp theo đó, 4 vai còn lại, 2 vai Nam, một người cầm đàn guitar, cùng với 2 vai nữ, bắt đầu tiến ra sân khấu trong giáng điệu thất vọng. 4 vai này cùng tiến về cây Dương Liễu. Vai Nam cầm đàn guitar đứng treo đàn lên cây Dương Liễu, sau đó, đưa tay ngóng nhìn, dáng vẻ đăm chiêu hướng về một góc của sân khấu. 3 người còn lại chia đều ngồi quanh gốc cây Dương Liễu, đầu cúi xuống).

(Sau khi bài thánh ca Bên Sông Babylon chấm dứt, tất cả 7 vai trên sân khấu trở thành bất động, chuẩn bị cho Hoạt Cảnh #3, Trời Cao. Nhạc nền #1, Creation nhè nhẹ nổi lên tiếp nối cho Hoạt Cảnh #3, Trời Cao).


III. Hoạt Cảnh #3: Trời Cao

1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Trời Cao):

Nữ: Sống trong cảnh tăm tối của lưu đầy, con người bắt đầu khóc thương cho thân phận lưu vong của chính mình. Họ ngước mặt lên trời cao, mong chờ những giọt mưa ân sủng tuôn đổ tràn đầy xuống tâm hồn khô cằn, mất hy vọng vào ngày mai. Như những cánh đồng khô cháy trong mùa hạn hán, con người mong đợi từng giờ, từng phút, những giọt nước mát lạnh của trời cao tuôn đổ xuống. Trong từng ngày, từng tháng của đời sống lưu vong bên Babylon, con người mong đợi ngày Thiên Chúa sẽ ra tay cứu độ giải thoát họ khỏi cảnh tù đầy nô lệ. Con người kêu lên, “Trời cao hãy đổ sương xuống”. Con người kêu lên, “Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tội”. Trong thất vọng, tiếng than khóc của họ vang lên tan loãng vào trong bầu trời đen tối của cuộc sống lưu vọng. Tiếng gọi vang lên chín tầng trời xanh. Tiếng gọi của trời cao hãy đổ sương xuống.

(Nhạc nền #1, Creation tắt).

2. Trình Diễn Thánh Ca #3: Trời Cao

(Nhạc nền #1, Creation nhè nhẹ nổi lên cho Hoạt Cảnh #4, Ngôn Sứ Isaiah).

IV. Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah

1. Lời Dẫn (cho Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah):

Nam: Tiếng than khóc của con người cuối cùng đã vang lên tới trời xanh. Và Chúa nghe thấy tiếng van nài của con người. Thiên Chúa sai Ngôn Sứ Isaiah xuất hiện thông báo cho con người biết, ngày hồng ân sẽ tới, ngày con người hân hoan bước ra khỏi đêm đen bóng tối, tiến vào một cõi ngập tràn ánh sáng. Khi Ngôn Sứ Isaiah xuất hiện, ông thông báo cho dân chúng biết, lời than khóc bên bờ sông Babylon của đoàn người lưu vong đã vọng thấu tới tai Giavê Thiên Chúa. Bởi thế mây ân sủng sẽ tuôn đổ xuống trần gian một đấng Cứu Tinh cho muôn dân.

2. Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah (3”)

  • A. Cảnh Trí: 2 cây. 7 người của Hoạt Cảnh #2, Bên Sông Babylon, vẫn bất động
  • B. Diễn Viên: 7 người bất động và 1 vai Ngôn Sứ Isaiah
  • C. Y Phục: Ngôn Sứ Isaiah mặc khăn đống áo dài của đàn ông Việt Nam.
(Nhạc nền #1, Creation tắt, #10, Reprise: One day, CD Yosemite, nổi lên).

(Vai Ngôn Sứ Isaiah tiến ra từ phiá cánh gà. Đứng yên một chút, nhìn 7 người đang bất động. Sau đó ông chậm rãi đi ngang qua sân khấu. Khi vai Ngôn Sứ tiến ra sân khấu, 7 vai bất động trên sân khấu lay động nhìn về vai Ngôn Sứ, ánh mắt đầy ngạc nhiên. 7 diễn viên này dõi nhìn theo những bước chân của diễn viên Ngôn Sứ trong khi ông đi ngang qua sân khấu một vòng. Vai Ngôn Sứ quay lại nhìn 7 người trên sân khấu, rồi đứng giữa sân khấu, mặt quay về khán giả, dáng vẻ đang đọc).


Nam: Ta, Ngôn Sứ Isaiah, báo cho các ngươi biết. Một chồi non sẽ xuất hiện từ gốc cây Jesseh. Và từ rễ nhà của David, một mầm non sẽ mọc lên. Mầm non này chính là Đấng Cứu Thế. Trên Ngài thần khí của Giavê sẽ ngự trị. Thần khí này chính là thần khí của khôn ngoan và trí tuệ. Thần khí này chính là thần khí của mưu lược và anh hùng. Thần khí này chính là thần khí của hiểu biết và khôn ngoan. Ngài sẽ không phân xử theo mắt thấy tai nghe. Người sẽ phân xử công minh cho người bị bóc lột, áp bức. Miệng Ngài sẽ là cây gậy diệt tan bọn cường hào. Hơi thở Ngài sẽ giết chết bọn ác nhân. Tín nghĩa sẽ là đai lưng thắt ngang bụng Ngài. Tín thành sẽ là dây đai Ngài thắt bên hông. Khi Ngài tới, sói sẽ ở với chiên, beo sẽ nằm bên cạnh dê con, bê và sư tử con sẽ ở chung một chuồng, bò và gấu sẽ trở thành bạn bè thân thiết, sư tử cũng như bò cùng đều ăn cỏ, trẻ thơ sẽ chơi ngay bên cạnh hang rắn lục, bé ngây thơ còn bú sữa sẽ thò tay vào hang rắn mãng xà, và không ai sẽ làm hại ai, bởi vì qua Đấng Cứu Thế, vinh quang và bình an của Thiên Chúa sẽ ngự trị trên khắp toàn thể trái đất.

(Vai Ngôn Sứ đi ngang qua sân khấu, rồi biến mất sau hậu trường. 7 vai trên sân khấu dõi nhìn theo bước đi của vai Ngôn Sứ. Sau đó họ lại trở thành bất động. Đèn sân khấu từ từ mờ đi. Nhạc nền #10, One Day tắt. Nhạc nền #1, Creation nổi lên).

V. Hoạt Cảnh #5: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô

1. Hoạt Cảnh #5: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô (3”-5”)

  • A. Cảnh Trí: 2 cây, Dương Liễu và Biết Lành Biết Dữ.
  • B. Diễn Viên: 7 người vẫn ngồi bất động
  • C. Y Phục: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô với áo lông quấn quanh người, vai thắt dây.
(Từ phiá bên hậu trường, vai Gioan tiến ra trong khi giọng Nam bắt đầu đọc).

Nam: Có tiếng kêu trong sa mạc, “Này ta sai thần sứ của ta đi trước mặt các ngươi để dọn đường. Hãy dọn đường cho Chúa, hãy bạt lối cho Người. Mọi thác ghềnh sẽ được lấp đầy. Mọi núi đồi sẽ bị hạ thấp. Mọi đường lối quanh co sẽ trở nên thẳng tắp. Mọi chỗ gồ ghề sẽ trở nên bằng phẳng. Và mọi người sẽ nhìn thấy ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, Chúa chúng ta”.

Nữ: Trong sa mạc, Gioan Tẩy giả xuất hiện rao giảng về ngày cứu rỗi qua bí tích thanh tẩy. Mọi người từ khắp xứ Judea và cả dân thành Jerusalem tiến vào trong sa mạc, xin được Gioan làm phép rửa và thú nhận những lầm lỗi của chính mình. Gioan mình mặc áo lạc đà, ngang lưng thắt dây đai bằng da thú. Ngôn Sứ của bí tích thanh tẩy ăn châu chấu và mật ong. Ngày từng ngày, trong hoang địa bên bờ sông Jordan, Ngôn Sứ Gioan kêu gọi: “Hãy dọn đường cho Chúa. Hãy chuẩn bị tâm hồn bởi ngày Chúa đến đã gần kề lắm rồi”.

(Khi vai Gioan tiến ra, 7 người trên sân khấu thôi bất động. Họ xếp hàng đợi chờ tới phiên mình được thanh tẩy trong nước. Vai Gioan cúi xuống, với hai tay bụm lại như đang múc lấy nước, đứng lên thả cao xuống đầu từng người xin được rửa tội. Trong khi đang nhận nước từ vai Ngôn Sứ, vai nhận phép thanh tẩy quỳ, đầu cúi xuống. Sau khi được thanh tẩy, họ đứng lui ra sau, thành một hàng không cần thẳng. Khi nghe giọng trong hậu trường đọc tới đoạn, “thú nhận những lầm lỗi của chính mình”, các người đã được thanh tẩy, giơ tay đấm ngực. Sau cùng trước mặt các người đã được thanh tẩy, vai Gioan đọc).

Nam: Ta là Gioan Tiền Hô, ta báo cho anh chị em biết, Đấng đến sau tôi sẽ quyền thế hơn tôi. Tôi không xứng đáng cúi xuống mà cởi quai dép cho Ngài. Phần tôi, tôi đã thanh tẩy anh chị em trong nước. Nhưng Ngài, Ngài sẽ thanh tẩy anh chị em trong Thánh Thần.

(Sau đó Gioan Tiền Hô đi đầu dẫn 7 người ra khỏi sân khấu, biến mất đằng sau cánh gà).

VI. Hoạt Cảnh #6: Đêm Bình An

1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Đêm Bình An):

Nữ: Hãy dọn đường, hãy vui lên, vì ngày trọng đại đã tới, ngày Thiên Chúa nhập thể đã tới. Đêm nay, đêm thánh vô cùng. Đêm nay tầng xanh vương hướng dịu dàng của mầu nhiệm Nhập Thể. Đêm nay, đêm bình an. Đêm nay, Thiên Chúa mặc lấy thân xác loài người trong hình ảnh một hài nhi ngây thơ. Trần gian ơi, đây niềm ước mong đã tới. Trần gian ơi, đây giờ Ngôi Hai đã ra đời. Hỡi mùa đông u mê tăm tối, hãy lui đi cho thần nhạc lên ngôi...

2. Trình Diễn Thánh Ca: Đêm Bình An

Diễn Viên: 6 thiên thần và 6 mục đồng

(Trong khi ca đoàn đang hát Đêm Bình An, các thiên thần và mục đồng rước Chúa Hài Đồng đi một vòng chung quanh nhà thờ. Sau cùng các thiên thần và mục đồng đi về phiá cuối nhà thờ, sau đó từ từ tiến lên cung thánh với Linh Mục Chủ tế. Các thiên thần cùng với mục đồng mang Chúa Hài Đồng vào hang đá, và đặt Ngài nằm trên máng cỏ. Thánh Lễ Nửa Đêm bắt đầu).
Giáng sinh Úc Châu, Ảnh Nguyễn Trung Tây


www.nguyentrungtay.com
 
Đặc Ngữ Công Giáo: Góp ý về ba từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - từ nào đúng?
Nguyễn Long Thao
11:08 09/11/2010
Đặc Ngữ Công Giáo: Góp ý về ba từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - từ nào đúng?

Sách viết về Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam có vấn đề đáng chú ý là nhiều tác giả chỗ này dùng từ Thánh Kinh, chỗ khác viết là Kinh Thánh, có chỗ lại viết là Sách Thánh. Xin nêu vài thí dụ điển hình.

- Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sàigòn do nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1997, nơi trang 59,người ta thấy tựa đề của mục 5 viết: “ Kinh Thánh Trong Đời Sống Giáo Hội”. Nhưng chỉ cách đó 15 dòng, sách giáo lý lại viết: “Toàn bộ Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất…”

- Các tác giả phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Việt có khi dùng từ Thánh Kinh, có khi dùng từ Kinh Thánh. Ví dụ: LM Albert Schlicklin thường được gọi là cố chính Linh dịch thánh kinh cựu ước lấy tựa đề: Thánh Kinh Cựu Ước. Các giáo sĩ dòng Đa Minh, LM Gerard Gagnon, LM Nguyễn Thế Thuấn, LM Trần Đức Huân đều lấy tiêu đề cho tác phẩm của mình là Thánh Kinh Tân Ước hay Thánh Kinh Tòan Bộ. Trong khi đó Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn lại đặt tiêu đề Kinh Thánh Tân Ước.

- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một ủy ban lấy tên là Ủy Ban Kinh Thánh. Một Thành viên của ủy ban là Linh Mục Nguyễn Văn Trinh viết tác phẩm Lịch Sử Hình Thành Quyển Thánh Kinh. Chỉ đọc phần dẫn nhập của tác phẩm này, người ta đã thấy Linh Mục dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh.

- Giáo Hội Tin Lành tại Việt Nam cũng dùng lẫn lộn hai từ Thánh Kinh và Kinh Thánh.

- Tác giả Nguyễn Đình Diễn trong tác phẩm Từ Điển Công Giáo Anh Việt, dịch từ Bible: Kinh Thánh.

- Thuật Ngữ Thần Học Anh -Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 dịch từ Bible: Thánh Kinh hay Sách Thánh.

Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam cũng như Tin Lành đều dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh để diễn tả từ mà Anh và Pháp ngữ gọi là Bible, người Tàu gọi là 聖 经 [shèngjìng], và Hy Lạp, Latin là Biblia.

Vậy ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh, Sách Thánh, từ nào đúng? Vì sao lại có hiện tượng hiểu Thánh Kinh là Kinh Thánh? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.

GIẢI NGHIÃ TỪ THÁNH KINH

Thánh Kinh 聖 经 là hai từ Hán Việt. Thánh 聖 có các nghĩa sau: (1) Người có nhân đức cao như Thánh Nhân. (2) Được tôn vinh như thần thánh: Thánh Cung, Thánh Thể, Thánh Địa (3) Thuộc về vua như Thánh Thượng, Thánh Chỉ.

Kinh được viết là 經 hay 经, phát âm là [jìng]. Kinh nếu là danh từ có nghiã là sách có giá trị đặc thù, được coi là phép tắc, khuôn mẫu như: Thi Kinh 詩經, Thư Kinh 書經, Hiếu Kinh 孝經. Với tôn giáo, Kinh cũng có nghiã là sách như Phật Giáo có Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經, Lăng Già Kinh 楞伽經, Bát Nhã Kinh 般若經. Hồi Giáo có Kinh Coran, Ấn Độ Giáo có Kinh Veda. Sách của một triết thuyết cũng gọi là Kinh như, Ngũ Kinh của triết học Khổng Tử. Tóm lại Kinh có nghiã là sách.

Kinh của các tôn giáo có tính chất tín ngưỡng quan trọng, nên chúng có thể mang thêm tĩnh từ Thánh: Thánh Kinh. Về mặt văn phạm, hai chữ Kinh và Thánh đều là từ Hán Việt. Nếu muốn đúng theo văn phạm tiếng Tàu thì phải đặt tĩnh từ Thánh trước danh từ Kinh sau. Vì thế phải nói Thánh Kinh 圣 经 thì đúng văn phạm hơn là nói Kinh Thánh. Thần Học Từ Điển 神学辭典 của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc dịch từ Bible là 聖 经, phát âm là [shèngjìng], Hán Việt đọc là Thánh Kinh. Trong kho tàng ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có từ Thánh Ca, Thánh Thể. Nhưng không ai nói Ca Thánh, Thể Thánh. Trường hợp Thánh Linh có thể nói ngược lại là Linh Thánh, Thánh Thần là Thần Thánh nhưng Linh Thánh khác nghiã với Thánh Linh, Thần Thánh khác nghiã với Thánh Thần.

Còn nếu muốn nói theo tiếng Việt để chỉ Thánh Kinh thì ta có thể nói Sách Thánh. Nếu ta nói Kinh Thánh thay vì Thánh Kinh thì ý nghĩa sẽ khác đi vì Kinh Thánh có nghiã là kinh cầu các thánh. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 định nghĩa Kinh Thánh: Litaniae sanctorum nghiã là Kinh Cầu Các Thánh. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, định nghiã Kinh Thánh là Kinh Cầu Các Thánh. Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm trong mục từ Kinh của tác phẩm Từ Điển Văn Học Việt Nam, tập 1, ấn bản năm 2007 viết rằng từ Thánh Kinh đã hoá Nôm nên từ Kinh Thánh cũng chấp nhận được nhưng nên dùng từ Thánh Kinh thì hơn (trang 728). Riêng Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 không có từ Sách Thánh nhưng đã méo mó định nghiã Thánh Kinh hay Kinh Thánh là Sách giáo lí của đạo Thiên Chúa.

Thánh Kinh là dịch từ chữ Hy lạp Ta Biblia. Ta có nghĩa là những (số nhiều); Biblia nghĩa là sách. Vậy Ta Biblia nghĩa là những sách.Thánh Kinh là bộ sách chứa đựng lời Chúa nói với con người qua các thời đại lịch sử của một dân tộc (Israel), được viết dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều tác giả được sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh gồm 2 bộ: Bộ Cựu Ước gồm 46 quyển, viết về giao ước Chúa ký kết với Dân tộc Israel. Bộ Tân Ước, gồm 27 quyển, viết về giao ước giữa Chúa và loài người, qua Chúa Giêsu. Có 4 sách Phúc Âm là quan trọng nhất, vì ghi lại đời sống và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Từ Cựu Ước và Tân Ước mới có gần đây. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum ghi Cổ Thánh Kinh: Vetus Testamentum và Tân Thánh Kinh: Novum Testamentum tức Cựu Ước và Tân Ước. Trước khi có từ Thánh Kinh, người Công Giáo dùng từ Sấm Truyền: Sách Sấm Truyền.

VÌ SAO THÁNH KINH TRỞ THÀNH KINH THÁNH?

Lý giải thế nào về hiện tượng ngày nay dân chúng Công Giáo cũng như Tin Lành đều hiểu Kinh Thánh đồng nghiã với Thánh Kinh? Chưa có lời giải thích nào cho vấn nạn này. Theo thiển ý, có lẽ ban đầu một vị nào đó đã lầm lẫn gọi Thánh Kinh là Kinh Thánh, rồi từ đó từ Kinh Thánh được phổ thông, được nhiều người chấp nhận nên Linh Mục Trần Văn Kiệm mới có thể viết từ Thánh Kinh đã hóa Nôm. Một khi đã hóa Nôm thì tĩnh từ Thánh có thể đặt sau danh từ Kinh: Kinh Thánh. Một lý giải khác cũng có thể chấp nhận được là ngôn ngữ có thể biến đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây các từ điển Tầu cũng như Hán Việt đều giải thích Tạo Vật 造 物 là Tạo Hóa (creator) nhưng ngày nay người ta hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành, không phải Tạo Hóa.

Kết Luận: Chúng ta nên dùng từ Thánh Kinh thì đúng hơn là Kinh Thánh và nếu muốn nói theo tiếng Việt ta nên dùng từ Sách Thánh.
 
Tin Đáng Chú Ý
Tên miền quốc gia ‘.vn’ nguy hiểm nhất thế giới
Người Việt
09:47 09/11/2010
SANTA CLARA (NV) - Tên miền quốc gia “.vn” bị cho là nguy hiểm nhất thế giới, với tỷ lệ cao nhất thế giới về số trang web có cài virus và các loại nhu liệu phá hoại khác, theo bản báo cáo của một công ty hàng đầu về an toàn mạng.

Chỉ trong một năm, tên miền “.vn” nhảy từ hạng 39 về mức nguy hiểm, lên tới hạng nhất thế giới, theo báo cáo “Mapping the Mal Web” (Vẽ bản đồ mạng web nguy hại) của công ty an toàn mạng McAfee.

Nếu tính chung tất cả các tên miền, bất kể nguồn gốc từ quốc gia nào, thì tên miền “.com” là nguy hiểm nhất, rồi tới “.info”, vì có quá nhiều trang web có tên miền đó.

Riêng trong số các tên miền quốc gia - như “.jp” cho Nhật Bản, “.cn” cho Trung Quốc, “.fr” cho Pháp, tên miền nguy hiểm nhất là tên miền “.vn” của Việt Nam.

Bản báo cáo “Mapping the Mal Web” viết:

“Nếu bạn biết trước là 3 trong 5 trang mạng với một tên miền nào đó là nguy hại, chắc hẳn bạn sẽ chọn một nguồn khác để tải bức hình bạn đang tìm, chẳng hạn.”

Rồi bản báo cáo này viết tiếp:

“Các trang mạng với tên miền '.vn' phải được xem là cắm bảng 'đừng đến.' Năm nay, '.vn' nhảy lên hàng Top 5 trong vị trí tên miền quốc gia nguy hại nhất mạng Internet, với 58% các trang mạng chúng tôi theo dõi, có chứa nhu liệu nguy hại.”

Bản báo cáo này liệt kê các mối nguy nếu vào xem hoặc tải hình, âm thanh, về từ các trang mạng này:

* Trang mạng có thể chứa “malware” - nhu liệu phá máy, trộm dữ liệu,...

* Trang mạng có thể chứa “browser exploits” - lợi dụng kẽ hở trong browser (duyệt trình) để phá hoại.

* “Phishing”: Trang mạng nguy hại nhưng giả làm trang mạng thật, dùng để câu dữ liệu, password, hay để gài nhu liệu nguy hại.

* “Spamminess”: Yêu cầu ghi danh rồi khiến người dùng bị nhận rất nhiều thư rác.

* Trang mạng có thể tự động để người dùng qua một trang mạng nguy hại.

Theo bảng xếp hạng của McAfee, các tên miền nguy hại nhất gồm có: “.com”, “.info”, “.vn” (Việt Nam), “.cm” (Cameroon), “.am” (Armenia).

Các tên miền an toàn nhất là “.travel” (dành cho kỹ nghệ du lịch), “.edu” (giáo dục), “.jp” (Nhật), “.cat” (Catalan Tây Ban Nha), và “.gg” (Guernsey).

Tên miền dành riêng cho chính phủ, “.gov”, rớt từ an toàn nhất năm 2009, xuống hạng 23 năm 2010. Tuy nhiên, mức nguy hiểm không tăng, chỉ có điều các tên miền khác an toàn hơn thôi.

McAfee có khuyến cáo là mức nguy hại được đo cho toàn bộ tên miền, trong đó mỗi tên miền phải có ít nhất 2,000 trang mạng được thử. Một số tên miền có ít trang mạng cũng nguy hiểm không kém, như “.sn” (Senegal) nếu đủ 2,000 trang mạng được thử thì đã chiếm ngôi thứ nhất rồi.

McAfee cũng khuyến cáo thêm là ngay trong các tên miền được xem là an toàn, cũng có những trang mạng nguy hại.

(Source: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=122834&z=157)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đầu Bù Tóc Rối – Bad Hair Day!
Nguyễn Đức Cung
10:27 09/11/2010
ĐẦU BÙ TÓC RỐI – Bad Hair Day!

Ảnh của Nguyễn Đức Cung


Sáng nay chẳng muốn chải đầu

Vì trong tóc rối còn màu tay em.

(Thơ Fujiwara no Atsutada, gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n