Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:07 07/11/2014
TIẾNG HÓT CỦA CHIM HOÀNG ANH
Ở Nhật có một phương pháp để nuôi chim hoàng anh rất đặc biệt: khi mùa xuân sắp đến, thì lên núi tìm những con chim hoàng anh vừa mới nở trong trứng ra. Lợi dụng trước lúc chúng chưa hề nghe qua bất cứ tiếng chim rừng nào hót, thì để một con chim hoàng anh lớn có tiếng hót nghe rất vui tai một bên, để cho con chim hoàng anh nhỏ ấy lớn lên từng ngày đều nghe tiếng hót rất hay của con chim hoàng anh lớn ấy.
Qua một thời gian thì đem con chim hoàng anh lớn ấy rời khỏi đó, con chim nhỏ sau khi lớn lên thì tiếng hót của nó nghe rất hay và vui tai như con chim hoàng anh lớn vậy.
Nhưng nếu đi bắt một con chim nhỏ về nuôi, bởi vì nó đã nghe qua tất cả tiếng hót của các loại chim rừng, nên tiếng hót của nó rõ ràng là khác với con chim mới nở hót rất nhiều.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Giáo dục trẻ em là bổn phận của tất cả mọi người, nhưng quan trọng nhất và cần thiết nhất chính là gia đình, bởi vì gia đình chính là trường học đầu tiên của các em, mà cha mẹ chính là những thầy cô giáo trực tiếp dạy dỗ các em.
- Có những gia đình cha mẹ mãi lo kiếm tiền, và giao việc dạy dỗ con mình cho cái TV (truyền hình), thế là chúng nó mới mấy tuổi đầu đã nhiễm những thói xấu của truyền hình.
- Có những gia đình gia đình giàu có, cha mẹ coi tiền bạc và danh vọng hơn cả con cái, thế là khoán trắng chúng nó cho nhà trường để rảnh tay kiếm tiền, rồi một ngày kia đau khổ vì con đã trở thành kẻ phạm pháp.
“Trăm năm trồng người”, nhưng nếu trồng nơi đất (gia đình) xấu và cây con (con cái) bị xiêu vẹo mà không nắn lại thì khi lớn lên khó mà uốn nắn lại được, bởi vì trẻ em như con chim hoàng anh mà người Nhật nuôi dạy khi chúng nó mới nở từ trong trứng ra, dễ dàng hấp thụ được những gì mà những người chung quanh nó nói hoặc làm.
Các lớp giáo lý ở nhà thờ là nơi lý tưởng nhất để con em mình phát triển cả nhân cách lẫn đạo đức, cha mẹ nên đem con mình “trồng” ở đó thì sau này sẽ nghe và thấy tiếng hót (đức hạnh) của chúng nó, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Hãy để con trẻ đến với Ta...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Ở Nhật có một phương pháp để nuôi chim hoàng anh rất đặc biệt: khi mùa xuân sắp đến, thì lên núi tìm những con chim hoàng anh vừa mới nở trong trứng ra. Lợi dụng trước lúc chúng chưa hề nghe qua bất cứ tiếng chim rừng nào hót, thì để một con chim hoàng anh lớn có tiếng hót nghe rất vui tai một bên, để cho con chim hoàng anh nhỏ ấy lớn lên từng ngày đều nghe tiếng hót rất hay của con chim hoàng anh lớn ấy.
Qua một thời gian thì đem con chim hoàng anh lớn ấy rời khỏi đó, con chim nhỏ sau khi lớn lên thì tiếng hót của nó nghe rất hay và vui tai như con chim hoàng anh lớn vậy.
Nhưng nếu đi bắt một con chim nhỏ về nuôi, bởi vì nó đã nghe qua tất cả tiếng hót của các loại chim rừng, nên tiếng hót của nó rõ ràng là khác với con chim mới nở hót rất nhiều.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Giáo dục trẻ em là bổn phận của tất cả mọi người, nhưng quan trọng nhất và cần thiết nhất chính là gia đình, bởi vì gia đình chính là trường học đầu tiên của các em, mà cha mẹ chính là những thầy cô giáo trực tiếp dạy dỗ các em.
- Có những gia đình cha mẹ mãi lo kiếm tiền, và giao việc dạy dỗ con mình cho cái TV (truyền hình), thế là chúng nó mới mấy tuổi đầu đã nhiễm những thói xấu của truyền hình.
- Có những gia đình gia đình giàu có, cha mẹ coi tiền bạc và danh vọng hơn cả con cái, thế là khoán trắng chúng nó cho nhà trường để rảnh tay kiếm tiền, rồi một ngày kia đau khổ vì con đã trở thành kẻ phạm pháp.
“Trăm năm trồng người”, nhưng nếu trồng nơi đất (gia đình) xấu và cây con (con cái) bị xiêu vẹo mà không nắn lại thì khi lớn lên khó mà uốn nắn lại được, bởi vì trẻ em như con chim hoàng anh mà người Nhật nuôi dạy khi chúng nó mới nở từ trong trứng ra, dễ dàng hấp thụ được những gì mà những người chung quanh nó nói hoặc làm.
Các lớp giáo lý ở nhà thờ là nơi lý tưởng nhất để con em mình phát triển cả nhân cách lẫn đạo đức, cha mẹ nên đem con mình “trồng” ở đó thì sau này sẽ nghe và thấy tiếng hót (đức hạnh) của chúng nó, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Hãy để con trẻ đến với Ta...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:11 07/11/2014
N2T |
21. Tất cả những yêu mến của con người đều là vì yêu mến Đức Chúa Giê-su, nhưng yêu mến Đức Chúa Giê-su không phải là vì duyên cớ khác.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ cung hiến thành đường Latêranô
Lm. Đan Vinh
10:47 07/11/2014
LỄ CUNG HIẾN THÁNH ÐƯỜNG LATÊRANÔ
Ngày 09/11
1. LỜI CHÚA: Ga 2,13-22
13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Do-thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem.14 Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.15 Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.16 Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán."17 Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. 18 Người Do-thái hỏi Đức Giê-su: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế? "19 Đức Giê-su đáp: "Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại."20 Người Do-thái nói: "Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? "21 Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người.22 Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói.
2. TÌM HIỂU:
1) Lịch sử của và cấu trúc thánh đường La-tê-ra-nô:
Vương cung Thánh đường thánh Gio-an La-tê-ra-nô là một trong những ngôi thánh đường đầu tiên của Hội thánh Công Giáo. Thánh đường này được hoàng đế Con-stan-ti-nô xây dựng và được thánh hiến vào năm 324 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Đây là nhà thờ chánh tòa của Giám Mục thành Rôma là Đức Giáo Hoàng, và được mang danh là “Mẹ của mọi nhà thờ” trên thế giới. Cũng giống như các đền thờ khác, thánh đường La-te-ra-nô đã nhiều lần bị hỏa hoạn. Đến thế kỷ thứ 16, đã đươc xây dựng lại như ngày nay dưới thời Đức Giáo Hoàng Sis-tô V (1585-1590).
Thánh đường La-tê-ra-nô có chiều dài 130 m, chia thành 5 gian. Gian chính dài 87 m, rộng 16 m, có tượng 12 tông đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào thánh đường, bên phải có cây đàn phong cầm vĩ đại với 2000 ống. Sau tòa giảng là Giếng rửa tội mà theo truyền thuyết, tại đây hoàng đế Con-stan-tine đã được Đức Giáo Hoàng Sil-ves-tro ban bí tích rửa tội. Phía ngoài bên trái nhà thờ, có cây tháp cao tới 47 mét làm bằng đá hoa cương màu đỏ.
2) Về đại lễ Vượt Qua của đạo Do thái :
Đối với dân Do thái, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm biến cố dân Do thái vượt qua biển Đỏ do Mô-sê lãnh đạo để về Đất Hứa là xứ Ca-na-an. Lễ Vượt qua được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Ni-san, tức tháng 4 Dương lịch. Mọi người Do thái từ 12 tuổi đều tham gia cuộc hành hương về Giê-ru-sa-lem tham dự đại lễ. Cả những người Do thái tản mác khắp thế giới cũng về tham dự ngày đại lễ quan trọng nhất trong năm này. Dầu ở đâu, người Do thái vẫn ước mơ được về dự lễ Vượt Qua tại thành Giê-ru-sa-lem quê nhà ít nhất một lần trong đời. Trong thời gian giảng đạo, vào dịp lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đều về thủ đô dự lễ cùng với các môn đệ.
3) Thuế Đền Thờ là thuế nào ?
Đây là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên hằng năm phải đóng vào đên thờ Giê-ru-sa-lem. Mỗi năm, người Do thái phải đóng thuế đền thờ trị giá nửa đồng siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật. Đồng siếc-lơ là loại tiền đơn giản do đền thờ phát hành, Các đồng tiền này phân biệt với đồng tiền Rô-ma: Trên đồng tiền này không có hình và ký hiệu của hoàng đế Rô-ma như tiền Rô-ma lưu hành ngoài xã hội. Để tạo điều kiện giúp người dân đóng thuế cho đền thờ, các tu tế cho lập các bàn đổi từ đồng tiền Rô-ma sang đồng tiền Đền thờ. Tiền huê hồng từ tiền Rô-ma sang đồng siếc-lơ băng một phần tư ngày công lao động. Do đó số tiền thuế Đền thờ và số lợi tức do việc đổi tiền mang lại là rất lớn.
4) Tại sao Đức Giê-su nổi giận và Người đã làm gì với bọn người này ? :
- Điều khiến Đức Giê-su nổi giận là những tệ nạn bóc lột khách hành hương với giá cắt cổ của bọn con buôn do các thượng tế cấp phép hoạt động. Thật là tồi tệ khi tôn giáo đã bị bon đầu mục và đám con buôn Do thái lạm dụng trục lợi bất chính, gây bao thiệt hại cho người nghèo..
- Bên cạnh bàn đổi tiền, một số người lại mang bò, chiên, bồ câu đến bán cho khách thập phương dâng vào đền thờ. Luật này quy định các con vật được dâng làm của lễ phải lành lặn không mang tỳ vết. Các con vật trước khi dâng phải qua cuộc kiểm định. Tuy nhiên mỗi con vật được mua bán trong đền thờ lại đắt gấp 15 lần so với bên ngoài.
- Chính những điều này đã khiến Đức Giê-su bức súc nổi giận. Người đã lấy các đoạn dây thừng bện lại làm roi và đuổi bọn con buôn cùng đoàn vật là chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người cũng làm tung tóe và lcòn ật đổ bàn ghế của chúng.
5) Phải đánh giá thế nào về cơn giận của Đức Giê-su ?
- Trong Tin mừng rất ít khi Đức Giê-su tỏ thái độ nóng giận. Trừ vài ba trường hợp nặng lời quở trách thói giả hình của người Pha-ri-sêu (x. Mt 23,13-32), hay trách mắng Si-mon Phê-rô (x. Mt 16,23), còn Đức Giê-su luôn tỏ ra bình thản trước các biến cố xảy ra: Người đón nhận nụ hôn phản bội của môn đồ Giu-đa (x. Mt 26,50); im lặng trước những lời vu cáo buộc tội của các đầu mục Do thái trước thượng hội đồng Do thái (x. Mt 26,59-63), im lặng khi bị cáo gian trước tòa Phi-la-tô (x.Mt 27,12); Người cũng cầu xin Chúa Cha tha tội và bào chữa lỗi cho những kẻ hành hạ Người “vì họ không biết việc họ làm” (x Lc 23,34).
- Vậy tại sao Đức Giê-su lại nỗi giận, xua đuổi con buôn ra khỏi đền thờ và nói: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16), vì: "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện, còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13).
Qua những từ: Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a xưa đã trách mắng dân Do thái ( x Gr 7,11).
- Đức Giê-su đã làm một cuộc thanh tẩy Đền thờ do lòng yêu mến nhà Chúa, như lời thánh vịnh: "Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10). Về sau dân Do thái đã quyết định giết Đức Giê-su khi xét xử Người trước thượng hội đồng và tòa Phi-la-tô (x Mt 26,65-66).
3. SUY NIỆM:
1) Vai trò của nhà thờ thời Cựu Ước và Tân Ước:
Trong thời Cựu ước, đền thờ và hòm bia giao ước là những nơi đặc biệt dành riêng cho việc thờ phượng như lời Đức Chúa: “Từ nay Ta sẽ ghé mắt nhìn và lắng tai nghe lời cầu nguyện dâng lên ở nơi đây. Vì Ta đã chọn và thánh hoá nhà này, để muôn đời Danh Ta ngự tại đây” (2 Sb 7,15-16). Điều này giải thích thái độ nổi giận của Đức Giê-su với những người đổi tiền bạc trong đền thờ, vì họ đã biến nhà thờ phượng Chúa Cha thành nơi buôn bán (x. Ga 2,16). Trong thời Tân Ước, Đức Giê-su có lần đã khẳng định với người phụ nữ Sa-ma-ri-a: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem… Giờ những người thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,21-23). Tuy nhiên, nhà thờ và nhà tạm vẫn luôn là nơi cầu nguyện, cử hành việc phụng tự và là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa.
2) Tại sao Hội thánh mừng kính một ngôi thánh đường bằng vật chất ? :
Hôm nay là lễ cung hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô. Có người thắc mắc: tại sao Hội thánh lại mừng kính mừng một ngôi thánh đường, thay vì thờ kính Chúa, Đức Mẹ hay các thánh như thường lệ ? Sở dĩ Hội thánh mừng kính thánh đường La-tê-ra-nô, vì là nhà thờ chính toà của Đức Thánh Cha, và là biểu hiệu của hai điều quan trọng này: Một là nói lên sự hiệp nhất của các tín hữu, là nơi liên kết mọi thành phần trong cộng đoàn trở thành thân mình mầu nhiệm của Chúa là Hội thánh. Trong đó Đức Giê-su là đầu, và mọi tín hữu đều là anh em của nhau. Hai là thánh đường là nơi sinh hoạt đức tin: Hằng ngày hằng tuần, các tín hữu hội họp trong nhà thờ để cùng cầu nguyện và làm việc thờ phượng tạ ơn và cầu xin các ơn lành hồn xác.
3) Phải chăng chỉ cần giữ đạo tại tâm, không cần phải đến nhà thờ? :
Có những người cho rằng Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi, nên người ta có thể cầu nguyện với Ngài bất cứ lúc nào và ở đâu, chứ không cần phải đến nhà thờ mới thờ phường được.
Thực ra, nên nhớ rằng: loài người chúng ta có 5 giác quan, nên cần phải có những biểu hiệu bên ngoài như nhà thờ, bàn thờ, tượng ảnh, đèn nến... để khơi dạy đức tin và tâm tình đạo đức trong lòng của các tín hữu. Chính khi đến nhà thờ hiệp thông cầu nguyện sẽ được Chúa nhậm lời. Ngoài ra, nhờ có nhà thờ hữu hình mà các tín hữu cũng được nâng đỡ rất nhiều về đức tin. Khi làm việc thờ phượng chung tại nhà thờ, người tín hữu sẽ được ăn hai của ăn là Lời Chúa và Mình thánh Chúa. Ngoài ra khi bị khô khan, nếu biết cậy trông và phó thác mọi sự trong quyền năng của Chúa khi cầu nguyện tại nhà thờ thì đức tin của chúng ta sẽ ngày một tăng cường.
4) Vai trò quan trọng của nhà thờ đối với đức tin:
a) Nhà thờ là trung tâm sinh hoạt đức tin của người tín hữu: Nhà thờ là nơi gắn liền mọi sinh hoạt đức tin: Từ khi mới sinh, ta đã được cha mẹ đưa đến nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội. Đến tuổi khôn, chúng ta được xưng tội, rước lễ lần đầu và thêm sức trong nhà thờ. Khi lỡ sa ngã phạm tội, chúng ta đến nhà thờ để được lãnh ơn giao hòa với Chúa qua bí tích giải tội. Khi lập gia đình, đôi thanh niên nam nữ cùng nhau đến nhà thờ cử hành bí tích hôn phối. Khi một người đươc gọi lên chức thánh, chúng ta đến nhà thờ chính toà tham dự thánh lễ truyền chức phó tế và linh mục. Khi bị bệnh nặng có nguy cơ tử vong, chúng ta đến nhà thờ xin linh mục ban bí tích xức dầu bệnh nhân, hoặc mời linh mục đến tư gia hay bệnh viện ban các bí tích sau hết. Rồi khi nhắm mắt lìa đời, thân xác chúng ta lại được người thân rước ra nhà thờ tham dự thánh lễ an táng trước khi được chôn cất tại nghĩa trang hay hỏa thiêu và được gửi tro cốt vào trong nhà chờ phục sinh.
b) Thái độ phải có khi vào nhà thờ:
-Về y phục: Nhà thờ không những là nhà của Thiên Chúa, mà còn là nhà của Hội thánh, trong đó mỗi tín hữu là một thành viên. Khi đến gặp gỡ một nhân vật quan trọng, chúng ta phải ăn mặc lịch sự đẹp đẽ. Cũng vậy, khi đến gặp Chúa Giê-su tại nhà thờ, chúng ta cần chuẩn bị một tâm hồn thanh sạch, với thái độ trang nghiêm phù hợp, để biểu lộ niềm tin tưởng và yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa và chắc chắn sẽ làm vui lòng Ngài.
-Cử chỉ tôn kính: Thánh đường Công Giáo nếu được cung hiến sẽ trở thành nơi thờ phượng chung. Trong thánh đường luôn có Chúa Giê-su Thánh thể hiện diện trong nhà tạm, nên cần phải biểu lộ đức tin bằng cử chỉ tôn kính như bái gối, cúi mình. Người Do thái hay Hồi giáo khi đến Đền thờ luôn tỏ thái độ tôn kính đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật, bằng việc để giày dép ở ngoài nhà thờ.
- Thờ Chúa trong tâm hồn: Mỗi người tín hữu đều có bổn phận biến tâm hồn trở thành một nhà thờ, xứng đáng cho Chúa vào ngự trị. Trong ngôi thánh đường thiêng liêng này, mỗi người chúng ta có bổn phận thắp lên ngọn nến đức tin, giúp chúng ta vững bước trên đường tin yêu phó thác. Trái tim của chúng ta phải là bàn thờ, mỗi ngày được dâng lên Chúa của lễ cao quý là tâm tình yêu mến biết ơn kèm theo những việc lành cụ thể để kết hiệp với lễ vật cao trọng nhất là Chúa Giê-su, đã dâng mình trên thánh giá xưa, nay tiếp tục tái hiện trong bí tích Thánh thể trên bàn thờ để nhờ đó chúng ta sẽ nhận được ơn cứu độ.
- Xây dựng tâm hồn trở thành đền thờ của Thiên Chúa: Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và được cung hiến khi chúng ta chịu phép rửa tội như lời thánh Phaolô: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3,16). Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá. Bởi vì đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Giê-ru-sa-lem đi nữa thì một ngày kia, cũng sẽ bị sụp đổ như lời Đức Giê-su: "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6). Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Người ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người.
5) Dốc quyết: Đền thờ nói tới ở đây chính là thân thể của Đức Giê-su mà mỗi tín hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa Giê-su chính là một đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa đích thực, trong tinh thần và chân lý (Ga 4,24). Mỗi người quyết tâm làm gì để biến thân xác nên đền thờ dâng kính Thiên Chúa?
4. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Tin mừng lễ kính đền thờ La-tê-ra-nô hôm nay cho thấy Chúa đã nổi giận thẳng tay xua đuổi bọn con buôn ra khỏi đền thờ, vì họ đã làm ô uế đền thờ khi biến một nơi dành để thờ phượng Thiên Chúa thành nơi buôn bán đầy xảo trá bất công và gian ác. Xin Chúa cũng hãy ngự vào lòng con mỗi lần con dự lễ và rước lễ, xin hãy xua đuổi các tội lỗi và các thói hư ra khỏi lòng trí chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng trở thành ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa. Amen.
LM ĐAN VINH - HHTM
Ngày 09/11
1. LỜI CHÚA: Ga 2,13-22
13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Do-thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem.14 Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.15 Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.16 Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán."17 Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. 18 Người Do-thái hỏi Đức Giê-su: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế? "19 Đức Giê-su đáp: "Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại."20 Người Do-thái nói: "Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? "21 Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người.22 Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói.
2. TÌM HIỂU:
1) Lịch sử của và cấu trúc thánh đường La-tê-ra-nô:
Vương cung Thánh đường thánh Gio-an La-tê-ra-nô là một trong những ngôi thánh đường đầu tiên của Hội thánh Công Giáo. Thánh đường này được hoàng đế Con-stan-ti-nô xây dựng và được thánh hiến vào năm 324 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Đây là nhà thờ chánh tòa của Giám Mục thành Rôma là Đức Giáo Hoàng, và được mang danh là “Mẹ của mọi nhà thờ” trên thế giới. Cũng giống như các đền thờ khác, thánh đường La-te-ra-nô đã nhiều lần bị hỏa hoạn. Đến thế kỷ thứ 16, đã đươc xây dựng lại như ngày nay dưới thời Đức Giáo Hoàng Sis-tô V (1585-1590).
Thánh đường La-tê-ra-nô có chiều dài 130 m, chia thành 5 gian. Gian chính dài 87 m, rộng 16 m, có tượng 12 tông đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào thánh đường, bên phải có cây đàn phong cầm vĩ đại với 2000 ống. Sau tòa giảng là Giếng rửa tội mà theo truyền thuyết, tại đây hoàng đế Con-stan-tine đã được Đức Giáo Hoàng Sil-ves-tro ban bí tích rửa tội. Phía ngoài bên trái nhà thờ, có cây tháp cao tới 47 mét làm bằng đá hoa cương màu đỏ.
2) Về đại lễ Vượt Qua của đạo Do thái :
Đối với dân Do thái, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm biến cố dân Do thái vượt qua biển Đỏ do Mô-sê lãnh đạo để về Đất Hứa là xứ Ca-na-an. Lễ Vượt qua được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Ni-san, tức tháng 4 Dương lịch. Mọi người Do thái từ 12 tuổi đều tham gia cuộc hành hương về Giê-ru-sa-lem tham dự đại lễ. Cả những người Do thái tản mác khắp thế giới cũng về tham dự ngày đại lễ quan trọng nhất trong năm này. Dầu ở đâu, người Do thái vẫn ước mơ được về dự lễ Vượt Qua tại thành Giê-ru-sa-lem quê nhà ít nhất một lần trong đời. Trong thời gian giảng đạo, vào dịp lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đều về thủ đô dự lễ cùng với các môn đệ.
3) Thuế Đền Thờ là thuế nào ?
Đây là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên hằng năm phải đóng vào đên thờ Giê-ru-sa-lem. Mỗi năm, người Do thái phải đóng thuế đền thờ trị giá nửa đồng siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật. Đồng siếc-lơ là loại tiền đơn giản do đền thờ phát hành, Các đồng tiền này phân biệt với đồng tiền Rô-ma: Trên đồng tiền này không có hình và ký hiệu của hoàng đế Rô-ma như tiền Rô-ma lưu hành ngoài xã hội. Để tạo điều kiện giúp người dân đóng thuế cho đền thờ, các tu tế cho lập các bàn đổi từ đồng tiền Rô-ma sang đồng tiền Đền thờ. Tiền huê hồng từ tiền Rô-ma sang đồng siếc-lơ băng một phần tư ngày công lao động. Do đó số tiền thuế Đền thờ và số lợi tức do việc đổi tiền mang lại là rất lớn.
4) Tại sao Đức Giê-su nổi giận và Người đã làm gì với bọn người này ? :
- Điều khiến Đức Giê-su nổi giận là những tệ nạn bóc lột khách hành hương với giá cắt cổ của bọn con buôn do các thượng tế cấp phép hoạt động. Thật là tồi tệ khi tôn giáo đã bị bon đầu mục và đám con buôn Do thái lạm dụng trục lợi bất chính, gây bao thiệt hại cho người nghèo..
- Bên cạnh bàn đổi tiền, một số người lại mang bò, chiên, bồ câu đến bán cho khách thập phương dâng vào đền thờ. Luật này quy định các con vật được dâng làm của lễ phải lành lặn không mang tỳ vết. Các con vật trước khi dâng phải qua cuộc kiểm định. Tuy nhiên mỗi con vật được mua bán trong đền thờ lại đắt gấp 15 lần so với bên ngoài.
- Chính những điều này đã khiến Đức Giê-su bức súc nổi giận. Người đã lấy các đoạn dây thừng bện lại làm roi và đuổi bọn con buôn cùng đoàn vật là chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người cũng làm tung tóe và lcòn ật đổ bàn ghế của chúng.
5) Phải đánh giá thế nào về cơn giận của Đức Giê-su ?
- Trong Tin mừng rất ít khi Đức Giê-su tỏ thái độ nóng giận. Trừ vài ba trường hợp nặng lời quở trách thói giả hình của người Pha-ri-sêu (x. Mt 23,13-32), hay trách mắng Si-mon Phê-rô (x. Mt 16,23), còn Đức Giê-su luôn tỏ ra bình thản trước các biến cố xảy ra: Người đón nhận nụ hôn phản bội của môn đồ Giu-đa (x. Mt 26,50); im lặng trước những lời vu cáo buộc tội của các đầu mục Do thái trước thượng hội đồng Do thái (x. Mt 26,59-63), im lặng khi bị cáo gian trước tòa Phi-la-tô (x.Mt 27,12); Người cũng cầu xin Chúa Cha tha tội và bào chữa lỗi cho những kẻ hành hạ Người “vì họ không biết việc họ làm” (x Lc 23,34).
- Vậy tại sao Đức Giê-su lại nỗi giận, xua đuổi con buôn ra khỏi đền thờ và nói: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16), vì: "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện, còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13).
Qua những từ: Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a xưa đã trách mắng dân Do thái ( x Gr 7,11).
- Đức Giê-su đã làm một cuộc thanh tẩy Đền thờ do lòng yêu mến nhà Chúa, như lời thánh vịnh: "Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10). Về sau dân Do thái đã quyết định giết Đức Giê-su khi xét xử Người trước thượng hội đồng và tòa Phi-la-tô (x Mt 26,65-66).
3. SUY NIỆM:
1) Vai trò của nhà thờ thời Cựu Ước và Tân Ước:
Trong thời Cựu ước, đền thờ và hòm bia giao ước là những nơi đặc biệt dành riêng cho việc thờ phượng như lời Đức Chúa: “Từ nay Ta sẽ ghé mắt nhìn và lắng tai nghe lời cầu nguyện dâng lên ở nơi đây. Vì Ta đã chọn và thánh hoá nhà này, để muôn đời Danh Ta ngự tại đây” (2 Sb 7,15-16). Điều này giải thích thái độ nổi giận của Đức Giê-su với những người đổi tiền bạc trong đền thờ, vì họ đã biến nhà thờ phượng Chúa Cha thành nơi buôn bán (x. Ga 2,16). Trong thời Tân Ước, Đức Giê-su có lần đã khẳng định với người phụ nữ Sa-ma-ri-a: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem… Giờ những người thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,21-23). Tuy nhiên, nhà thờ và nhà tạm vẫn luôn là nơi cầu nguyện, cử hành việc phụng tự và là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa.
2) Tại sao Hội thánh mừng kính một ngôi thánh đường bằng vật chất ? :
Hôm nay là lễ cung hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô. Có người thắc mắc: tại sao Hội thánh lại mừng kính mừng một ngôi thánh đường, thay vì thờ kính Chúa, Đức Mẹ hay các thánh như thường lệ ? Sở dĩ Hội thánh mừng kính thánh đường La-tê-ra-nô, vì là nhà thờ chính toà của Đức Thánh Cha, và là biểu hiệu của hai điều quan trọng này: Một là nói lên sự hiệp nhất của các tín hữu, là nơi liên kết mọi thành phần trong cộng đoàn trở thành thân mình mầu nhiệm của Chúa là Hội thánh. Trong đó Đức Giê-su là đầu, và mọi tín hữu đều là anh em của nhau. Hai là thánh đường là nơi sinh hoạt đức tin: Hằng ngày hằng tuần, các tín hữu hội họp trong nhà thờ để cùng cầu nguyện và làm việc thờ phượng tạ ơn và cầu xin các ơn lành hồn xác.
3) Phải chăng chỉ cần giữ đạo tại tâm, không cần phải đến nhà thờ? :
Có những người cho rằng Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi, nên người ta có thể cầu nguyện với Ngài bất cứ lúc nào và ở đâu, chứ không cần phải đến nhà thờ mới thờ phường được.
Thực ra, nên nhớ rằng: loài người chúng ta có 5 giác quan, nên cần phải có những biểu hiệu bên ngoài như nhà thờ, bàn thờ, tượng ảnh, đèn nến... để khơi dạy đức tin và tâm tình đạo đức trong lòng của các tín hữu. Chính khi đến nhà thờ hiệp thông cầu nguyện sẽ được Chúa nhậm lời. Ngoài ra, nhờ có nhà thờ hữu hình mà các tín hữu cũng được nâng đỡ rất nhiều về đức tin. Khi làm việc thờ phượng chung tại nhà thờ, người tín hữu sẽ được ăn hai của ăn là Lời Chúa và Mình thánh Chúa. Ngoài ra khi bị khô khan, nếu biết cậy trông và phó thác mọi sự trong quyền năng của Chúa khi cầu nguyện tại nhà thờ thì đức tin của chúng ta sẽ ngày một tăng cường.
4) Vai trò quan trọng của nhà thờ đối với đức tin:
a) Nhà thờ là trung tâm sinh hoạt đức tin của người tín hữu: Nhà thờ là nơi gắn liền mọi sinh hoạt đức tin: Từ khi mới sinh, ta đã được cha mẹ đưa đến nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội. Đến tuổi khôn, chúng ta được xưng tội, rước lễ lần đầu và thêm sức trong nhà thờ. Khi lỡ sa ngã phạm tội, chúng ta đến nhà thờ để được lãnh ơn giao hòa với Chúa qua bí tích giải tội. Khi lập gia đình, đôi thanh niên nam nữ cùng nhau đến nhà thờ cử hành bí tích hôn phối. Khi một người đươc gọi lên chức thánh, chúng ta đến nhà thờ chính toà tham dự thánh lễ truyền chức phó tế và linh mục. Khi bị bệnh nặng có nguy cơ tử vong, chúng ta đến nhà thờ xin linh mục ban bí tích xức dầu bệnh nhân, hoặc mời linh mục đến tư gia hay bệnh viện ban các bí tích sau hết. Rồi khi nhắm mắt lìa đời, thân xác chúng ta lại được người thân rước ra nhà thờ tham dự thánh lễ an táng trước khi được chôn cất tại nghĩa trang hay hỏa thiêu và được gửi tro cốt vào trong nhà chờ phục sinh.
b) Thái độ phải có khi vào nhà thờ:
-Về y phục: Nhà thờ không những là nhà của Thiên Chúa, mà còn là nhà của Hội thánh, trong đó mỗi tín hữu là một thành viên. Khi đến gặp gỡ một nhân vật quan trọng, chúng ta phải ăn mặc lịch sự đẹp đẽ. Cũng vậy, khi đến gặp Chúa Giê-su tại nhà thờ, chúng ta cần chuẩn bị một tâm hồn thanh sạch, với thái độ trang nghiêm phù hợp, để biểu lộ niềm tin tưởng và yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa và chắc chắn sẽ làm vui lòng Ngài.
-Cử chỉ tôn kính: Thánh đường Công Giáo nếu được cung hiến sẽ trở thành nơi thờ phượng chung. Trong thánh đường luôn có Chúa Giê-su Thánh thể hiện diện trong nhà tạm, nên cần phải biểu lộ đức tin bằng cử chỉ tôn kính như bái gối, cúi mình. Người Do thái hay Hồi giáo khi đến Đền thờ luôn tỏ thái độ tôn kính đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật, bằng việc để giày dép ở ngoài nhà thờ.
- Thờ Chúa trong tâm hồn: Mỗi người tín hữu đều có bổn phận biến tâm hồn trở thành một nhà thờ, xứng đáng cho Chúa vào ngự trị. Trong ngôi thánh đường thiêng liêng này, mỗi người chúng ta có bổn phận thắp lên ngọn nến đức tin, giúp chúng ta vững bước trên đường tin yêu phó thác. Trái tim của chúng ta phải là bàn thờ, mỗi ngày được dâng lên Chúa của lễ cao quý là tâm tình yêu mến biết ơn kèm theo những việc lành cụ thể để kết hiệp với lễ vật cao trọng nhất là Chúa Giê-su, đã dâng mình trên thánh giá xưa, nay tiếp tục tái hiện trong bí tích Thánh thể trên bàn thờ để nhờ đó chúng ta sẽ nhận được ơn cứu độ.
- Xây dựng tâm hồn trở thành đền thờ của Thiên Chúa: Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và được cung hiến khi chúng ta chịu phép rửa tội như lời thánh Phaolô: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3,16). Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá. Bởi vì đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Giê-ru-sa-lem đi nữa thì một ngày kia, cũng sẽ bị sụp đổ như lời Đức Giê-su: "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6). Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Người ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người.
5) Dốc quyết: Đền thờ nói tới ở đây chính là thân thể của Đức Giê-su mà mỗi tín hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa Giê-su chính là một đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa đích thực, trong tinh thần và chân lý (Ga 4,24). Mỗi người quyết tâm làm gì để biến thân xác nên đền thờ dâng kính Thiên Chúa?
4. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Tin mừng lễ kính đền thờ La-tê-ra-nô hôm nay cho thấy Chúa đã nổi giận thẳng tay xua đuổi bọn con buôn ra khỏi đền thờ, vì họ đã làm ô uế đền thờ khi biến một nơi dành để thờ phượng Thiên Chúa thành nơi buôn bán đầy xảo trá bất công và gian ác. Xin Chúa cũng hãy ngự vào lòng con mỗi lần con dự lễ và rước lễ, xin hãy xua đuổi các tội lỗi và các thói hư ra khỏi lòng trí chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng trở thành ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa. Amen.
LM ĐAN VINH - HHTM
Con người và tâm hồn ta là Đền Thờ của Chúa
Lm. Bosco Dương Trung Tín
19:36 07/11/2014
Con người và tâm hồn ta là Đền Thờ của Chúa
Hãy đem những thứ này đi, đừng biến Nhà Cha Ta thành nơi buôn bán. (Ga2,16)
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ ngày thánh hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô, là Đền Thờ được xây dựng đầu tiên trong Giáo Hội vào năm 320. Qua đó, Giáo Hội cũng cho thấy Giáo Hội là Đền Thờ của Thiên Chúa mà mỗi người chúng ta là những viên gạch xây nên Đền Thờ đó. Thứ đến, mỗi người ky-tô hữu cũng là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, là Đền Thờ của Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đã nói trong bài đọc 2 rằng :”Đền Thờ là nơi thánh. Đền Thờ đó chính là anh em”(x.1Cor3,17). Đền Thờ là nơi thánh, vì nơi đó có Thiên Chúa ngự trị.
Đức Giê-su đã nói :” Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện” mà (x.Mt21,13). Chúng ta đừng biến Đền Thờ Thiên Chúa thành nơi buôn bán. Nơi đây chỉ dành cho một việc duy nhất là cầu nguyện mà thôi. Bởi đó, chúng ta phải chú ý khi đến Nhà Thờ, nơi đây là để cầu nguyện chứ không được làm việc gì khác.
Giáo Hội không chỉ kính nhớ đến Đền Thờ vật chất, là những tòa nhà nguy nga, sang trọng, nơi đó, những người tín hữu cùng hội họp nhau để cầu nguyện, mà còn là làm cho chúng ta chú ý đền Đền Thờ thiêng liêng là mỗi người ky-tô hữu chúng ta nữa. Khi được rửa tội là chúng ta được trở nên Đền Thờ của Thiên Chúa, là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, trong tâm hồn, trong con người của ta có Chúa. Do đó mà chúng ta cũng phải giữ gìn Đền Thờ của ta nữa, đừng để nơi đó thành nơi buôn bán mà phải là nơi để cầu nguyện.
Chúa luôn ở trong tâm hồn chúng ta, nên mỗi khi cần hay rảnh rỗi, chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa. Như mỗi sáng khi thức dậy; những lúc nghỉ ngơi khi làm việc; những lúc vui, lúc buồn; những khi thành công hay thất bại và mỗi tối trước khi đi ngủ. Để từ nơi Chúa, ơn Chúa sẽ tuôn chảy trong con người của ta, giúp ta sinh nhiều hoa trái và công việc của ta làm có giá trị; không chỉ cho phần xác của chúng ta mà thôi, nhưng còn cho phần hồn của chúng ta nữa. Như trong bài đọc 1 trích sách tiên tri Ê-dê-ki-en miêu tả:”Mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ có nước chảy ra từ Thánh Điện. Trái thì dùng làm lương thực; còn lá thì để làm thuốc”(x.Ed47,12). Cây đó là con người của chúng ta. Nước là ân sủng của Chúa. Trái là tâm hồn của chúng ta
và lá là thân xác của chúng ta. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm, con người của chúng ta sẽ sinh hoa trái mới nhờ ân sủng của Chúa. Tâm hồn của chúng ta sẽ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Thân xác của chúng ta sẽ tươi tốt, khỏe mạnh.
Vậy hôm nay khi kính nhớ Đền Thờ La-tê-ra-nô, ta hãy nhớ đến hai Đền Thờ: một là Giáo Hội hoàn vũ hay Giáo Phận, Giáo Xứ mà những ngôi Đền Thờ, những ngôi Thánh Đường là biểu tượng, để mỗi người chúng ta cùng nhau xây dựng Giáo Hội, xây dựng Giáo Phận, xây dựng Giáo Xứ. Hai là mỗi người chúng ta là Đền Thờ của Chúa. Ta hãy nhớ Chúa luôn ở trong tâm hồn của ta và hãy cầu nguyện với Ngài.
Đặc biệt trong thánh 11, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Đức Giê-su đã nói :” Hãy phá Đền Thờ này đi, Ta sẽ xây lại trong 3 ngày”(x.Ga2,19). “Đức Giê-su nói Đền Thờ này là thân xác của Người”(x.Ga2,21). Xây lại trong 3 ngày nghĩa là 3 ngày sau Chúa sống lại. Các linh hồn đã qua đời, Đền Thờ thân xác của các Ngài đã bị phá hủy rồi và đang chờ ngày sống lại trong ngày sau hết. Bởi đó chúng ta hãy cầu nguyện cho các ngài, để các ngài nhận được sự sống đời đời và được sống lại trong ngày sau hết, theo như ý Chúa, theo như kế hoạch cứu độ của Chúa:”Thật vậy ý của Cha Tôi là tất cả những ai thấy và tin vào người Con thì được sống muôn đời và Tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”(x.Ga6,40).
Vậy chúng ta hãy biến tâm hồn của chúng ta thành nơi để cầu nguyện và biến con người của chúng ta thành con người luôn nguyện cầu. Vì con người và tâm hồn của chúng ta là Đền Thờ của Chúa. Amen.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Hãy đem những thứ này đi, đừng biến Nhà Cha Ta thành nơi buôn bán. (Ga2,16)
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ ngày thánh hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô, là Đền Thờ được xây dựng đầu tiên trong Giáo Hội vào năm 320. Qua đó, Giáo Hội cũng cho thấy Giáo Hội là Đền Thờ của Thiên Chúa mà mỗi người chúng ta là những viên gạch xây nên Đền Thờ đó. Thứ đến, mỗi người ky-tô hữu cũng là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, là Đền Thờ của Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đã nói trong bài đọc 2 rằng :”Đền Thờ là nơi thánh. Đền Thờ đó chính là anh em”(x.1Cor3,17). Đền Thờ là nơi thánh, vì nơi đó có Thiên Chúa ngự trị.
Đức Giê-su đã nói :” Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện” mà (x.Mt21,13). Chúng ta đừng biến Đền Thờ Thiên Chúa thành nơi buôn bán. Nơi đây chỉ dành cho một việc duy nhất là cầu nguyện mà thôi. Bởi đó, chúng ta phải chú ý khi đến Nhà Thờ, nơi đây là để cầu nguyện chứ không được làm việc gì khác.
Giáo Hội không chỉ kính nhớ đến Đền Thờ vật chất, là những tòa nhà nguy nga, sang trọng, nơi đó, những người tín hữu cùng hội họp nhau để cầu nguyện, mà còn là làm cho chúng ta chú ý đền Đền Thờ thiêng liêng là mỗi người ky-tô hữu chúng ta nữa. Khi được rửa tội là chúng ta được trở nên Đền Thờ của Thiên Chúa, là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, trong tâm hồn, trong con người của ta có Chúa. Do đó mà chúng ta cũng phải giữ gìn Đền Thờ của ta nữa, đừng để nơi đó thành nơi buôn bán mà phải là nơi để cầu nguyện.
Chúa luôn ở trong tâm hồn chúng ta, nên mỗi khi cần hay rảnh rỗi, chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa. Như mỗi sáng khi thức dậy; những lúc nghỉ ngơi khi làm việc; những lúc vui, lúc buồn; những khi thành công hay thất bại và mỗi tối trước khi đi ngủ. Để từ nơi Chúa, ơn Chúa sẽ tuôn chảy trong con người của ta, giúp ta sinh nhiều hoa trái và công việc của ta làm có giá trị; không chỉ cho phần xác của chúng ta mà thôi, nhưng còn cho phần hồn của chúng ta nữa. Như trong bài đọc 1 trích sách tiên tri Ê-dê-ki-en miêu tả:”Mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ có nước chảy ra từ Thánh Điện. Trái thì dùng làm lương thực; còn lá thì để làm thuốc”(x.Ed47,12). Cây đó là con người của chúng ta. Nước là ân sủng của Chúa. Trái là tâm hồn của chúng ta
và lá là thân xác của chúng ta. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm, con người của chúng ta sẽ sinh hoa trái mới nhờ ân sủng của Chúa. Tâm hồn của chúng ta sẽ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Thân xác của chúng ta sẽ tươi tốt, khỏe mạnh.
Vậy hôm nay khi kính nhớ Đền Thờ La-tê-ra-nô, ta hãy nhớ đến hai Đền Thờ: một là Giáo Hội hoàn vũ hay Giáo Phận, Giáo Xứ mà những ngôi Đền Thờ, những ngôi Thánh Đường là biểu tượng, để mỗi người chúng ta cùng nhau xây dựng Giáo Hội, xây dựng Giáo Phận, xây dựng Giáo Xứ. Hai là mỗi người chúng ta là Đền Thờ của Chúa. Ta hãy nhớ Chúa luôn ở trong tâm hồn của ta và hãy cầu nguyện với Ngài.
Đặc biệt trong thánh 11, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Đức Giê-su đã nói :” Hãy phá Đền Thờ này đi, Ta sẽ xây lại trong 3 ngày”(x.Ga2,19). “Đức Giê-su nói Đền Thờ này là thân xác của Người”(x.Ga2,21). Xây lại trong 3 ngày nghĩa là 3 ngày sau Chúa sống lại. Các linh hồn đã qua đời, Đền Thờ thân xác của các Ngài đã bị phá hủy rồi và đang chờ ngày sống lại trong ngày sau hết. Bởi đó chúng ta hãy cầu nguyện cho các ngài, để các ngài nhận được sự sống đời đời và được sống lại trong ngày sau hết, theo như ý Chúa, theo như kế hoạch cứu độ của Chúa:”Thật vậy ý của Cha Tôi là tất cả những ai thấy và tin vào người Con thì được sống muôn đời và Tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”(x.Ga6,40).
Vậy chúng ta hãy biến tâm hồn của chúng ta thành nơi để cầu nguyện và biến con người của chúng ta thành con người luôn nguyện cầu. Vì con người và tâm hồn của chúng ta là Đền Thờ của Chúa. Amen.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Hãy sống xứng đáng với đền thờ Thiên Chủa trong mỗi chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
21:45 07/11/2014
LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LATÊRANÔ –
Êdêkien 47: 1-2, 8-9, 12; Tvịnh 45; I Côrintô 3: 9-11; Gioan 2: 13-22
HÃY SỐNG XỨNG ĐÁNG VỚI ĐỀN THỜ Thiên Chúa TRONG MỖI CHÚNG TA
Trong lớp Anh văn năm thứ nhất ở đại học có chương trình chỉ cách trình bày tổng quát toàn truyện của một cuốn tiểu thuyết như thế nào. Thí dụ như trong sách "Absalom, Absalom" của tác giả William Faulkner, hai đoạn văn nhập đề, hay là nên để nhiều thì giờ xét một đoạn văn thôi cũng đủ để bày tỏ tiểu thuyết ấy thuộc về loại gì và hé mở toàn thể câu chuyện trong sách ngay cả đến phần cuối cùng.
Đây không phải là lớp học về văn chương, nhưng là về phúc âm. Nhưng phúc âm cũng dùng lời văn. Bởi thế chúng ta xem xét phúc âm như một sách văn học để giúp hiểu thêm. Vì câu chuyện Chúa Giêsu tẩy uế Đền Thờ đến ngay ở phần đầu trong phúc âm thánh Gioan, và nằm ra ngoài phần lịch sử sứ vụ của Chua Giêsu. Phúc âm thánh Mátthêu, thánh Maccô, và thánh Luca đều để câu chuyện ấy sau khi Chúa Giêsu vinh quang vào thành Jêrusalem, ngay trước ngày Ngài chịu thương khó và chịu chết. Theo những người bán nhà đất thi vấn đề quan trọng luôn là "địa điểm, địa điểm, địa điểm". Điều này đặt vào câu chuyện chúng ta đang xem xét thì địa điểm tẩy uế Đền Thỏ̀ ỏ̉ gần ngay phần đầu trong phúc âm thánh Gioan cho biết chủ điểm của phúc âm ấy.
Trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem vào dịp lễ Vủọ̉t Qua. Chúa Giêsu có thể lên Đền thỏ̀ để làm lễ tẩy uế theo truyền thống để sù̉a soạn mủ̀ng lễ. Chúa Giêsu vào sân Đền Thỏ̀, trông thấy các ngủỏ̀i buôn bán súc vật và đổi tiền là công việc cần thiết hằng ngày ò̉ Đền Thỏ̀. Súc vật cần để tế lễ. và đổi ra tiền Do thái để trả thuế Đền Thỏ̀. Vì thế việc buôn bán súc vật và đổi tiền là nhù̃ng điều cần thiết hằng ngày ỏ̀ Đền Thỏ̀.
Vậy thì điều gì làm Chúa Giêsu tù́c giận? Điểm chính mà Chúa Giêsu muốn nói khi Ngài bảo các ngủỏ̀i buôn bán và đổi tiền "Đem tất cả nhủ̃ng thủ́ này ra khỏi đây..." Đây là một câu chuyện khác về địa điểm: Buôn bán súc vật và đổi tiền thủỏ̀ng xảy ra ỏ̉ ngoài Đền Thỏ̀, ỏ̉ các địa điểm khác. Nhủng Thầy cả Caipha đã cho phép các việc buôn bán và đổi tiền ỏ̉ trong sân Đền Thỏ̀. Đó là điều các ngôn sủ́ không cho Đền Thỏ̀ làm. Sách của ngôn sủ́ Dacaria kết thúc nhủ sau: "và mọi nồi niêu ỏ̉ Giêrusalem và ỏ̉ Giuđêa sẽ đủọ̉c hiến thánh cho Đức Chúa các cỏ binh. Tất cả nhủ̃ng ai muốn tế lễ sẽ đến mà nấu nủỏ́ng. Ngày ấy sẽ không còn phủỏ̀ng lái buôn nỏi nhà Đức Chúa các cỏ binh nủ̃a." (Da 14: 21)
Chúa Giêsu hành động theo thị kíến của ngôn sủ̉ Dacaria về ngày cánh chung khi không còn cần đến nhủ̃ng phủỏ̀ng lái buôn nỏi nhà Thiên Chúa. Hành động Chúa Giêsu tiên báo ngày cánh chung, ngày thụ̉c hiện điều các ngôn sủ́ loan báo trủỏ́c.
Các môn đệ Chúa Giêsu thấy việc Ngài làm thì nhỏ́ lỏ̀i đã chép trong Kinh Thánh: "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69). Đó là thánh vịnh than thỏ̉, diễn tả đủ́c tin của một ngủỏ̀i cầu xin khi đỏ̀i sống của ngủỏ̀i đó vì hy sinh cho Thiên Chúa đã phải đặt ngủỏ̀i đó ra khỏi gia đình và cộng đoàn, và ngủỏ̀i đó bị sỉ báng, chê bai. Chúng ta sẽ tìm thấy thêm điều này trong đỏ̀i sống và sứ vụ của Chúa Giêsu trong suốt phúc âm thánh Gioan. Điểm nói về ngày cuối cùng đã đủọ̉c bày tỏ ngay lúc đầu. Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá, hình ảnh thánh vịnh 69 sẽ trỏ̉ lại nhủ: "của ăn tôi, chúng bỏ thuốc độc vào. Tôi khát, chúng cho uống giấm" (Tv 69: 22).
Đền Thỏ̀ sẽ bị tàn phá, nhủng Chúa Giêsu hiến thân Ngài cho chúng ta, Đền Thỏ̀ thật sụ̉, nỏi Thiên Chúa ngụ̉ trị vỏ́i danh thánh Ngài thật sụ̉. Các ngủỏ̀i Do thái chống đối Chúa Giêsu chỉ trích ngài và hỏi: "Đền Thỏ̀ này phải mất 46 năm mỏ́i xây xong, có thể nào mà nội trong 3 ngày ông xây lại đủọ̉c sao?". Khi Đền Thỏ̀ bị tàn phá đâu có một ngủỏ̀i nào ỏ̉ trủỏ́c mặt Thiên Chúa để thỏ̀ phủọ̉ng Thiên Chúa thật sụ̉? Ngay ỏ̉ đoạn đầu phúc âm thánh Gioan đã trả lỏ̀i câu hỏi đó. Chúa Giêsu là nỏi Thiên Chúa ngụ̉ trị, và là Đền Thỏ̀ hằng sống dụ̉ng nên bỏ̉i kẻ chết. Chúng ta không còn tìm đến Đền Thỏ̀ bầng đá để biết là nỏi Thiên Chúa ngụ̉ trị ỏ̉ trần gian. Nhủng chúng ta tìm đến thân xác bị khốn khổ trên cây thánh giá. Chúa Giêsu vủ̀a là Thầy cả Thủọ̉ng tế, và là hiến lễ đủọ̉c chấp nhận dâng lên Thiên Chúa.
Vỏ́i Đền Thỏ̀ bằng đá bị phá tan, chúng ta, Kitô hủ̃u nhìn vào một sụ̉ hiểu biết mỏ́i về Chúa Kitô và cộng đoàn của chúng ta. Chúng ta gọi chúng ta là "giáo hội", vì chúng ta không phải là một tòa nhà mà là một hình thể gồm các tín hủ̃u hàn gắn lại vỏ́i nhau bỏ̉i niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. "Đền Thỏ̀" mỏ́i này gồm tất cả các dân tộc. Không ai bị loại ra ngoài hay bị xa cách nhủ các ngủỏ̀i ngoại trủỏ́c kia phải đủ́ng phía ngoài khu vực thỏ̀ phủọ̉ng trong Đền Thỏ̀. Thánh Phaolô hôm nay nhắc chúng ta: "Anh em có biết anh em là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên không?" .Nhủ̃ng sụ̉ chia rẻ trủỏ́c kia đã đủọ̉c xóa bỏ qua Chúa Kitô, và chúng ta, Đền Thỏ̀ sống động mà hòi thỏ̉ là Chúa Thánh Thần, ỏ̉ trong chúng ta và ỏ̉ giủ̃a chúng ta.
Bỏ̉i thế, chúng ta có thể làm sao nói việc thay thế Đền thỏ̀ xây lên bỏ̉i thân thể Chúa Giêsu mà vẫn mủ̀ng lễ một "Đền Thỏ̀" bằng đá ỏ̉ Rôma? Vì sao chúng ta lại mủ̀ng một đền thỏ̀ bằng đá? Thánh Đường Lateran là một trong 4 Thánh Đường chính ỏ̉ Rôma: thánh Đường thánh Phêrô, thánh Đường Đủ́c Bà Cả, và thánh Đường thánh Phaolô ngoài thành. Đất của thánh Đường Lateran là của một gia đình ngủỏ̀i Rôma mà vua Constantine tịch thu. Thánh Đường này xây trên nền đất này để dâng kính thánh Gioan Tẩy Giả, sau này dâng cho thánh Gioan Tông đồ và cho Chúa Giêsu. Ngày lễ hôm nay nhắc ngày dâng hiến Thánh Điện. Nhủng điều quan trọng chính là hôm nay chúng ta mủ̀ng một đền thỏ̀ dụ̉ng trên đá sống động. Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhỏ́ là "anh em là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên". Hôm nay thánh Phaolô nói vỏ́i cộng đoàn tín hủ̃u nhắc chúng ta nhỏ́ là nỏi Thiên Chúa ngụ̉ trị không phải là một thánh điện nguy nga đầy đá quý, nhủng là nỏi Thiên Chúa thánh thiện ngụ̉ giủ̃a chúng ta. Nếu chúng ta là "ngôi nhà của Thiên Chúa" thì đó không phải là việc bán thỏ̀i gian thật sụ̉. Thánh Phaolô dùng hình ảnh tủọ̉ng trủng nói về đỏ̀i sống ngủỏ̀i Kitô hủ̃u nhủ trong thỏ Phaolô viết cho tín hủ̃u Rôma: "anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động."(Rm 12: 1).
Thật là một thủ̉ thách cho chúng ta phải không? Đỏ̀i sống chúng ta nhủ một cộng đoàn sống động tự phát triển lên không dựng xây dụ̉a vào đền bằng đá. Thời buổi này chúng ta lo lắng về việc người tín hữu ngày càng bỏ́t tham dự vào phụng vụ giáo hội, nhất là các bạn trẻ. Chúng ta sẽ sống nhủ thế nào? Trong lúc người tín hữu không đến nhà thỏ̀, và khi họ "đi nhà thỏ̀" họ có trông thấy được Thiên Chúa ngụ̉ giửa cộng đoàn tín hủ̃u chăng. Vì thế chúng ta cần phải để ý đến cách hành xử và cách giao tiếp của chúng ta trong cộng đoàn và vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i bên ngoài, vì ngủỏ̀i ta đang quan sát và lắng nghe chúng ta. Những người Do Thái bao gồm Chúa Giêsu là một cộng đoàn tôn giáo; cũng như các tín hữu; họ đã không làm gì để tiêu diệt thói trần tục của họ trong đền thờ, vì vậy bây giờ cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta phải làm gì để không xúc phạm nơi thánh đó là nhà thờ. Đôi khi chúng ta có vẻ như đã chăm sóc nhiều về các hình thức như: lễ phục, các ngai toà các thánh mà quên đi cách chúng ta đối xử với những người xung quanh. Nếu đền thờ của chúng ta là thánh thì chúng ta phải phản ánh được sự thánh thiện của đời sống kitô hữu, qua cách chúng ta đối xử với nhau.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
DEDICATION OF THE LATERAN BASILICA -
Ezekiel 47: 1-2, 8-9, 12; Psalm 46; I Corinthians 3: 9-11; John 2: 13-22
I learned in freshman English class that how a novel begins gives clues to the whole book. So, for example, we spent two classes on the opening paragraph of William Faulker’s, "Absalom, Absalom!" Our professor said that to really do it justice we could have spent even more time on that one paragraph, "But we have to move on." We learned that the opening paragraph reveals the literary style of the novel as well as giving hints to the whole upcoming story – even the ending.
This is not a literature class, it’s about the gospel. But the gospels are also literary creations and so our examination of them as literature can help us interpret them. Since the narrative of Jesus cleansing the Temple comes at the beginning of John’s Gospel we can look for clues, not only about the passage, but how it suggests the whole gospel from beginning to end.
The story’s location, early in John, sets it apart in the chronology of Jesus’ ministry. Matthew, Mark, and Luke all placed the cleansing account after Jesus’ triumphant entrance into Jerusalem, just before his passion and death. As real estate people stress, "Location, location, location." Which, when applied to our case, the unique location of the cleansing near the beginning of John sets the tone for the entire gospel.
Jesus is in Jerusalem for the Passover, one of three Passover observances in John. He would have gone to the Temple for purification rites, as was the custom, in preparation for the feast. Jesus enters the Temple precincts and notices the merchants selling animals and changing money – necessary for the Temple’s daily activities. Animals were needed for the sacrifices and secular money had to be exchanged for Jewish currency to pay the Temple tax. So, the services provided by the merchants were necessary for the Temple’s daily functioning.
Then what’s the problem for Jesus? The clue is what he says as he drives out the merchants, "Take these out of here...." It’s another matter of location. The selling of animals and the exchange of money used to happen outside the Temple in other locations, but Caiaphas had allowed the activities within the Temple confines. But that’s not how the prophets saw Temple observance. Zechariah’s prophetic book ends with these words: "And every pot in Jerusalem and in Judah shall be holy to the Lord of hosts; and all who come to sacrifice shall take them and cook in them. On that day there shall no longer be any merchant in the house of the Lord of hosts." (14:21)
Jesus is acting out Zechariah’s prophetic vision about the end time, when there would be no need for merchants in God’s house. Jesus’ actions announced the arrival of the time of fulfillment anticipated by the prophets.
The disciples observe what is happening and interpret Jesus’ actions through Psalm 69, "Zeal for your house will consume me." It’s a psalm of lament and expresses a faith prayed by someone whose life of dedication to God has set them apart from family and community and made them an object of derision and dishonor. We will discover more of this in Jesus’ life and ministry as we move through John’s gospel. Hints of the ending are already present in the beginning. When Jesus is crucified images from Psalm 69 will return. For example, "They put gall in my food and in my thirst they gave me vinegar to drink" (Psalm 69:22).
The Temple will eventually be destroyed, but Jesus is offering himself to us, the true Temple, where God’s presence and holiness are focused. His opponents mock Jesus; how in three days could he rebuild a Temple that had been under construction for 46 years? When the Temple was destroyed where could a seeker go to be in God’s presence and worship the true God? John, at the beginning of this gospel, has already begun to answer the question. Jesus is the place where God dwells and is the living Temple raised from the dead. We no longer look upon stone edifices is see God’s presence on earth, but upon the broken body of Jesus on the cross. He is both the high priest and the acceptable offering to God.
With the physical Temple gone we Christians look to a new understanding of Christ and our community. We call ourselves "church," yet we are not a building but a body of believers cemented together by our faith in Jesus Christ. This new "building" includes all people. No one is to be excluded or separated as the Gentiles were from worshiping in the Temple. "Do you not know that you are the temple of God and that the Spirit of God dwells in you?" – Paul reminds us today. Former alienations have been resolved in Christ and we are the living building whose life breath is the Spirit of God within and among us.
Then how can we talk about the replacement of the Temple made by Jesus’ body and still be celebrating this feast of a "temple" of stone in Rome. Why are we celebrating a building? St. John Lateran is one of the four major basilicas in Rome (along with St. Peter, St. Mary Major, St. Paul outside the Walls). The land was owned by a Roman family and seized by Constantine. The Basilica built on the land was dedicated to St. John the Baptist – later to St. John the Evangelist, and Our Lord. Today’s feast marks the dedication of the church, but more importantly, today we celebrate the church built of living stones.
"You are God’s building...", Paul reminds us. Today Paul addresses the believing community to remind us that God’s dwelling place is not a splendid, bejeweled building, but God’s holy people where God comes to live among us. If we are "God’s building" then this is not a part-time reality. Paul is using a metaphor here for the Christian life, similar to what he said in Romans 12:1: "Present your bodies as a living sacrifice."
Isn’t that a challenge to us? Our individual survival and flourishing as a community does not depend on a place or stone building. We worry these days about the declining church participation, especially by our younger generation. How will we survive? People may not be attending church, but they do "go to church," when they experience a faithful people in whom God dwells. So we need to be attentive to our behavior within the community of believers and among those outside, because people are listening and watching.
The Jewish people including Jesus himself, had a great reverence for the Temple. Now the community is the focus of that reverence and just as believers in the past would do nothing to destroy our profane the Temple, so now our life and community must do nothing to desecrate the holy place that is the church. Sometimes we seem to have more care for how we treat vestments, the vessels and sanctuary settings than we do with how we treat those around us. If our Temple is holy then we must reflect that holiness by holy living, manifested to our world by how we treat one another.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Có nguy cơ về sự hiện diện của những Ki-tô hữu vô thần
Bùi Hữu Thư
16:40 07/11/2014
Huấn từ ngày 7 tháng 11, 2014
ROME, 7 tháng 11, 2014 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã kịch lịệt đả kích các Ki-tô hữu sống như “các kẻ thù của Thập Giá Chúa Ki-tô”, “những Ki-tô hữu vô thần” được che phủ bởi một lớp “vẹc-ni Ki-tô giáo”, trong Thánh Lễ ngày thứ sáu 7 tháng 11, 2014 tại nhà nguyện Thánh Mác-ta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Trong bài đọc 1 (Pl 3, 17-21; 4, 1), Thánh Phao-lô nói về “hai hạng người Ki-tô” ngày nay vẫn có. “Cả hai đều tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, ca tụng Thiên Chúa và được mệnh danh là Ki-tô hữu.”
Nhưng loại người thứ hai “cư xử như những kẻ thù của Thập Giá Chúa Ki-tô. Đây là những Ki-tô hữu trần tục, Ki-tô có danh hiệu, mang trên mình vài ba điều có dinh líu đến Ki-tô giáo, và chỉ có thế thôi”.
Những “Ki-tô hữu vô thần này “ là những “kẻ vô thần được đánh vài lớp vẹc-ni Ki-tô giáo để ra vẻ mình là người Ki-tô” nhưng lại không tuân theo “các đòi hỏi của đạo giáo”.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Ngày hôm nay vẫn còn biết bao nhiêu người như thế.” Ngài khuyên mọi người “chú ý để không sa vào con đường của các Ki-tô hữu vô thần, những Ki-tô hữu bề ngoài”. Cũng cần chú ý đến chước cám dỗ là quá quen thuộc với sự tầm thường”, dẫn đưa tới “sự đổ nát” vì trái tìm trở nên nguội lạnh. Ngài lưu ý mọi người phải thức tỉnh khi nhắc “lời mạnh mẽ” của Thiên Chúa với những người hâm hấp: “Vì ngươi hâm hấp, Ta sẽ phải mửa người ra khỏi miệng Ta.”
“Người công dân của trần thế” có tên họ là “trần tục” và định mệnh cuối cùng của họ là “sự hư mất”: “Những Ki-tô hữu đánh vẹc-ni sẽ có hậu quả xấu … “Đức Thánh Cha đã trình bầy những dấu chỉ nội tâm cho biết khi người ta lao vào con dốc trơn tuột của sự trần tục: “quá mê say đồng tiền, danh dự và sự kiêu sa.”
Trái lại, những ai “tìm cách yêu mến Chúa và phục vụ người khác thì dịu dàng, hiền lành, và là người chỉ biết phục vụ, họ đang đi đúng đường. Thẻ tùy thân của họ tốt: vì xuất xứ từ trên Trời.” “Quyền công dân của các Ki-tô hữu” thực vậy là “từ trời cho” vì đưa họ đến gặp gỡ Đức Ki-tô.”
Đức Thánh Cha đã nhắc đến Phúc Âm ngày hôm nay, về người quản gia bất lương (Lc 16, 1-8) : ‘Làm sao tên quản gia đã có thể lừa đảo« ông chủ như vậy? Có phải là xẩy ra ngày một ngày hai không? Không phải vậy. Từ từ thôi. Một chút tiền cho bồi, một chai rượu rồi dần dần tới sự tham nhũng. Con đường trần tục của của những kẻ thù của Thấp Giá Thánh Ki-tô là như vậy, sẽ dẫn tới sự tham nhũng. Và họ kết cuộc như người quản gia, sẽ ăn cắp thẳng tay.”
Cũng như Thánh phao-lô, Đức Thánh Cha khuyến mọi người “hãy vững tâm trong Chúa Ki-tô” trong thài độ “của Thập Giá Chúa Ki-tô: khiêm nhường, nghèo nàn, hiền lành, và phục vụ kẻ khác, thờ phượng và cầu nguyện”, không để cho tâm hồn bị trơn trượt về “hư không, về sự tham nhũng.”
Ngài đã đặt vài câu hỏi để xét mình: “Tôi có cái gì trần tục bên trong con người tôi không? Có gì là vô thần không? Tôi có thích khoe khoang không? Tôi có yêu tiền bạc không? Tôi có thích kiêu ngạo không? Gốc rễ của tôi từ đâu? Tôi là công dân nước nào” Nước Trời hay trái đất? Tôi có tinh thần trần tục không?”
ROME, 7 tháng 11, 2014 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã kịch lịệt đả kích các Ki-tô hữu sống như “các kẻ thù của Thập Giá Chúa Ki-tô”, “những Ki-tô hữu vô thần” được che phủ bởi một lớp “vẹc-ni Ki-tô giáo”, trong Thánh Lễ ngày thứ sáu 7 tháng 11, 2014 tại nhà nguyện Thánh Mác-ta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Trong bài đọc 1 (Pl 3, 17-21; 4, 1), Thánh Phao-lô nói về “hai hạng người Ki-tô” ngày nay vẫn có. “Cả hai đều tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, ca tụng Thiên Chúa và được mệnh danh là Ki-tô hữu.”
Nhưng loại người thứ hai “cư xử như những kẻ thù của Thập Giá Chúa Ki-tô. Đây là những Ki-tô hữu trần tục, Ki-tô có danh hiệu, mang trên mình vài ba điều có dinh líu đến Ki-tô giáo, và chỉ có thế thôi”.
Những “Ki-tô hữu vô thần này “ là những “kẻ vô thần được đánh vài lớp vẹc-ni Ki-tô giáo để ra vẻ mình là người Ki-tô” nhưng lại không tuân theo “các đòi hỏi của đạo giáo”.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Ngày hôm nay vẫn còn biết bao nhiêu người như thế.” Ngài khuyên mọi người “chú ý để không sa vào con đường của các Ki-tô hữu vô thần, những Ki-tô hữu bề ngoài”. Cũng cần chú ý đến chước cám dỗ là quá quen thuộc với sự tầm thường”, dẫn đưa tới “sự đổ nát” vì trái tìm trở nên nguội lạnh. Ngài lưu ý mọi người phải thức tỉnh khi nhắc “lời mạnh mẽ” của Thiên Chúa với những người hâm hấp: “Vì ngươi hâm hấp, Ta sẽ phải mửa người ra khỏi miệng Ta.”
“Người công dân của trần thế” có tên họ là “trần tục” và định mệnh cuối cùng của họ là “sự hư mất”: “Những Ki-tô hữu đánh vẹc-ni sẽ có hậu quả xấu … “Đức Thánh Cha đã trình bầy những dấu chỉ nội tâm cho biết khi người ta lao vào con dốc trơn tuột của sự trần tục: “quá mê say đồng tiền, danh dự và sự kiêu sa.”
Trái lại, những ai “tìm cách yêu mến Chúa và phục vụ người khác thì dịu dàng, hiền lành, và là người chỉ biết phục vụ, họ đang đi đúng đường. Thẻ tùy thân của họ tốt: vì xuất xứ từ trên Trời.” “Quyền công dân của các Ki-tô hữu” thực vậy là “từ trời cho” vì đưa họ đến gặp gỡ Đức Ki-tô.”
Đức Thánh Cha đã nhắc đến Phúc Âm ngày hôm nay, về người quản gia bất lương (Lc 16, 1-8) : ‘Làm sao tên quản gia đã có thể lừa đảo« ông chủ như vậy? Có phải là xẩy ra ngày một ngày hai không? Không phải vậy. Từ từ thôi. Một chút tiền cho bồi, một chai rượu rồi dần dần tới sự tham nhũng. Con đường trần tục của của những kẻ thù của Thấp Giá Thánh Ki-tô là như vậy, sẽ dẫn tới sự tham nhũng. Và họ kết cuộc như người quản gia, sẽ ăn cắp thẳng tay.”
Cũng như Thánh phao-lô, Đức Thánh Cha khuyến mọi người “hãy vững tâm trong Chúa Ki-tô” trong thài độ “của Thập Giá Chúa Ki-tô: khiêm nhường, nghèo nàn, hiền lành, và phục vụ kẻ khác, thờ phượng và cầu nguyện”, không để cho tâm hồn bị trơn trượt về “hư không, về sự tham nhũng.”
Ngài đã đặt vài câu hỏi để xét mình: “Tôi có cái gì trần tục bên trong con người tôi không? Có gì là vô thần không? Tôi có thích khoe khoang không? Tôi có yêu tiền bạc không? Tôi có thích kiêu ngạo không? Gốc rễ của tôi từ đâu? Tôi là công dân nước nào” Nước Trời hay trái đất? Tôi có tinh thần trần tục không?”
Đức Thánh Cha nói: Đừng lo sợ trước những ân sủng nhưng không của Chúa
Đặng Tự Do
17:54 07/11/2014
Trong bài giảng sáng thứ Ba 4/11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng nói chung con người lo sợ trước những ân sủng nhưng không của Thiên Chúa. Chúng ta tìm cách thoái thác để đừng theo Ngài. Đồng thời, chúng ta thường nghĩ mình là trung tâm của thế giới này.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên dụ ngôn được kể trong bài Phúc Âm trong ngày kể về một người kia tổ chức bữa tiệc lớn trong đó ông mời rất nhiều người. Cố nhiên là chúng ta ai cũng muốn được mời đi ăn tiệc nhưng có những yếu tố nào đó khiến cho 3 người khách mời không thích và những người khách này tiêu biểu cho nhiều người trong chúng ta.
Một người nói rằng ông phải đi thăm ruộng của mình, ông ta cần phải nhìn thấy nó để cảm nhận hương vị ngọt ngào của “sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào” và ông thích những điều này hơn là ngồi cùng bàn với người khác. Người thứ hai vừa mới mua năm con bò và do đó ông bận lắm và không muốn lãng phí thời gian với những người khác. Lý do khước từ của người cuối cùng là vì ông ta vừa kết hôn và không muốn mang cô dâu đến với bữa tiệc. Ông muốn giữ tất cả tình cảm của cô cho chính mình mà thôi: đó là sự ích kỷ ".
Đức Thánh Cha nhận xét là: "Cuối cùng con người coi trọng sở thích riêng của mình hơn là việc chia sẻ bữa ăn tối với nhau: Họ không biết ý nghĩa của việc ăn mừng với nhau". Trong một xã hội ai cũng coi trọng đến lợi ích cá nhân của mình, người ta sẽ nghĩ rằng trên cõi đời này làm gì có cái chuyện nhưng không. Đời là phải có qua có lại!
"Nếu lời mời được thay đổi đi, chẳng hạn nói: 'Hãy đến, tôi có một, hai hoặc ba người bạn kinh doanh từ nước ngoài, chúng ta có thể làm điều gì đó với nhau’, lúc đó không ai có lý do nào để từ chối cả. Nhưng điều khiến họ bị sốc là sự nhưng không. Điều này xảy ra vì theo Đức Thánh Cha "khá thường xuyên chúng ta có những kinh nghiệm đau khổ trong cuộc sống của mình". Cho nên, cũng như các môn đệ trên đường Emmau hoặc như Thánh Tôma, người ta muốn có cái gì trong một giới hạn tâm lý nào đó để có thể tin. Ngài đưa ra một câu tục ngữ phổ biến: Khi "đề nghị mà tuyệt vời như vậy ngay cả các Thánh cũng đem lòng ngờ vực", bởi vì "phần thưởng là quá lớn nên khi Thiên Chúa ban cho chúng ta một bữa tiệc như thế này," chúng ta nghĩ rằng "tốt hơn là đừng có dây dưa vào làm gì ".
"Chúng ta cảm thấy an toàn hơn trong tội lỗi của chúng ta, trong giới hạn của chúng ta, vì chúng ta cảm thấy như đang ở nhà. Rời khỏi nhà của chúng ta để đáp trả lời mời của Thiên Chúa, đi đến nhà của Thiên Chúa, với những người khác hả? Thôi, tôi sợ lắm. Và tất cả các Kitô hữu chúng ta đều có nỗi sợ hãi này tiềm ẩn bên trong ... nhưng không chôn kín. Là Công Giáo, nhưng chút ít thôi, đừng quá Công Giáo. Tin tưởng vào Chúa, nhưng chút đỉnh thôi, đừng nhiều quá. Cái não trạng ' đừng nhiều quá ' này đánh dấu cuộc sống của chúng ta, nó hạ thấp chúng ta ".
Chúng ta cũng không thích cái vị thế “là một trong số những người khác” vì lòng tự ái khiến chúng ta muốn mình là trung tâm của mọi sự. Điều đó gây cho chúng ta những khó khăn để lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu, tiếng nói của Thiên Chúa. Khi anh chị em tin rằng cả thế giới này đang xoay quanh anh chị em thì anh chị em không có chân trời, bởi vì anh chị em đã trở thành chân trời của riêng mình.
"Một điều làm tôi suy nghĩ nhiều là khi các đầy tớ báo cáo với chủ của mình là không ai muốn đến dự tiệc, thì người chủ tức giận vì thấy mình bị người ta xem thường. Ông sai tôi tớ của mình đi kêu những người nghèo, những người tàn tật, ông đã sai đầy tớ đến những quảng trường và các đường phố để buộc mọi người đến với bữa tiệc. Quá thường khi Chúa đã làm như thế với chúng ta qua các thử thách, rất nhiều những thử thách".
"Buộc họ phải đến, vì đây là lễ ăn mừng nhưng không. Buộc con tim, linh hồn họ phải tin vào sự nhưng không của Thiên Chúa, phải tin rằng ân sủng của Thiên Chúa là cho không, ơn cứu rỗi không thể mua được: Đó là một ân sủng tuyệt vời, là tình yêu của Thiên Chúa ... là quà tặng lớn nhất! Nhưng chúng ta có một chút lo sợ và đây là lý do tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể nên thánh thiện bằng ý chí riêng của mình và chúng ta trở thành những kẻ có chút Pelagian trong đầu".
Pelagius, sinh năm 380 và qua đời năm 418, là một nhà đạo đức học khổ hạnh. Ông tin rằng con người có thể nên thánh bởi ý chí tự do của mình mà không đến cần ân sủng của Chúa. Những người theo thuyết của Pelagius được gọi là những người Pelagian. Thánh Augustionô bác bỏ thuyết này. Ngài nói là con người không thể đạt đến sự thánh thiện nếu không có ân sủng của Chúa vì từ lúc lọt lòng chúng ta đã là những người tội lỗi, với một con tim và một ý chí đầy tội lỗi (Mẹ con cưu mang con trong nguồn mạch tội lỗi. Thoát sinh trong kiếp tội nhân, con hằng sợ hãi u sầu – Chúa Nhân Từ - Nhạc của linh mục Kim Long).
Đức Giáo Hoàng kết luận: Chúa Giêsu "trả giá cho bữa tiệc bằng sự sỉ nhục cho đến chết trên cây thánh giá. Và đây là ân sủng nhưng không thật cao cả. Khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nên nghĩ về thánh giá như một lời mời gọi đến bữa tiệc. Vâng, lạy Chúa, con là một tội nhân, con có nhiều thứ, nhưng con nhìn lên Chúa và đi đến bữa tiệc của Chúa Cha. Con tín thác. Con sẽ không phải thất vọng, bởi vì Chúa đã trả giá cho mọi thứ. Ngày nay, Giáo Hội đòi hỏi chúng ta không phải sợ sự nhưng không của Thiên Chúa .Thay vào đó chúng ta phải mở lòng chúng ta ra, làm mọi thứ có thể để đến dự bữa tiệc Chúa dọn sẵn cho chúng ta."
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên dụ ngôn được kể trong bài Phúc Âm trong ngày kể về một người kia tổ chức bữa tiệc lớn trong đó ông mời rất nhiều người. Cố nhiên là chúng ta ai cũng muốn được mời đi ăn tiệc nhưng có những yếu tố nào đó khiến cho 3 người khách mời không thích và những người khách này tiêu biểu cho nhiều người trong chúng ta.
Một người nói rằng ông phải đi thăm ruộng của mình, ông ta cần phải nhìn thấy nó để cảm nhận hương vị ngọt ngào của “sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào” và ông thích những điều này hơn là ngồi cùng bàn với người khác. Người thứ hai vừa mới mua năm con bò và do đó ông bận lắm và không muốn lãng phí thời gian với những người khác. Lý do khước từ của người cuối cùng là vì ông ta vừa kết hôn và không muốn mang cô dâu đến với bữa tiệc. Ông muốn giữ tất cả tình cảm của cô cho chính mình mà thôi: đó là sự ích kỷ ".
Đức Thánh Cha nhận xét là: "Cuối cùng con người coi trọng sở thích riêng của mình hơn là việc chia sẻ bữa ăn tối với nhau: Họ không biết ý nghĩa của việc ăn mừng với nhau". Trong một xã hội ai cũng coi trọng đến lợi ích cá nhân của mình, người ta sẽ nghĩ rằng trên cõi đời này làm gì có cái chuyện nhưng không. Đời là phải có qua có lại!
"Nếu lời mời được thay đổi đi, chẳng hạn nói: 'Hãy đến, tôi có một, hai hoặc ba người bạn kinh doanh từ nước ngoài, chúng ta có thể làm điều gì đó với nhau’, lúc đó không ai có lý do nào để từ chối cả. Nhưng điều khiến họ bị sốc là sự nhưng không. Điều này xảy ra vì theo Đức Thánh Cha "khá thường xuyên chúng ta có những kinh nghiệm đau khổ trong cuộc sống của mình". Cho nên, cũng như các môn đệ trên đường Emmau hoặc như Thánh Tôma, người ta muốn có cái gì trong một giới hạn tâm lý nào đó để có thể tin. Ngài đưa ra một câu tục ngữ phổ biến: Khi "đề nghị mà tuyệt vời như vậy ngay cả các Thánh cũng đem lòng ngờ vực", bởi vì "phần thưởng là quá lớn nên khi Thiên Chúa ban cho chúng ta một bữa tiệc như thế này," chúng ta nghĩ rằng "tốt hơn là đừng có dây dưa vào làm gì ".
"Chúng ta cảm thấy an toàn hơn trong tội lỗi của chúng ta, trong giới hạn của chúng ta, vì chúng ta cảm thấy như đang ở nhà. Rời khỏi nhà của chúng ta để đáp trả lời mời của Thiên Chúa, đi đến nhà của Thiên Chúa, với những người khác hả? Thôi, tôi sợ lắm. Và tất cả các Kitô hữu chúng ta đều có nỗi sợ hãi này tiềm ẩn bên trong ... nhưng không chôn kín. Là Công Giáo, nhưng chút ít thôi, đừng quá Công Giáo. Tin tưởng vào Chúa, nhưng chút đỉnh thôi, đừng nhiều quá. Cái não trạng ' đừng nhiều quá ' này đánh dấu cuộc sống của chúng ta, nó hạ thấp chúng ta ".
Chúng ta cũng không thích cái vị thế “là một trong số những người khác” vì lòng tự ái khiến chúng ta muốn mình là trung tâm của mọi sự. Điều đó gây cho chúng ta những khó khăn để lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu, tiếng nói của Thiên Chúa. Khi anh chị em tin rằng cả thế giới này đang xoay quanh anh chị em thì anh chị em không có chân trời, bởi vì anh chị em đã trở thành chân trời của riêng mình.
"Một điều làm tôi suy nghĩ nhiều là khi các đầy tớ báo cáo với chủ của mình là không ai muốn đến dự tiệc, thì người chủ tức giận vì thấy mình bị người ta xem thường. Ông sai tôi tớ của mình đi kêu những người nghèo, những người tàn tật, ông đã sai đầy tớ đến những quảng trường và các đường phố để buộc mọi người đến với bữa tiệc. Quá thường khi Chúa đã làm như thế với chúng ta qua các thử thách, rất nhiều những thử thách".
"Buộc họ phải đến, vì đây là lễ ăn mừng nhưng không. Buộc con tim, linh hồn họ phải tin vào sự nhưng không của Thiên Chúa, phải tin rằng ân sủng của Thiên Chúa là cho không, ơn cứu rỗi không thể mua được: Đó là một ân sủng tuyệt vời, là tình yêu của Thiên Chúa ... là quà tặng lớn nhất! Nhưng chúng ta có một chút lo sợ và đây là lý do tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể nên thánh thiện bằng ý chí riêng của mình và chúng ta trở thành những kẻ có chút Pelagian trong đầu".
Pelagius, sinh năm 380 và qua đời năm 418, là một nhà đạo đức học khổ hạnh. Ông tin rằng con người có thể nên thánh bởi ý chí tự do của mình mà không đến cần ân sủng của Chúa. Những người theo thuyết của Pelagius được gọi là những người Pelagian. Thánh Augustionô bác bỏ thuyết này. Ngài nói là con người không thể đạt đến sự thánh thiện nếu không có ân sủng của Chúa vì từ lúc lọt lòng chúng ta đã là những người tội lỗi, với một con tim và một ý chí đầy tội lỗi (Mẹ con cưu mang con trong nguồn mạch tội lỗi. Thoát sinh trong kiếp tội nhân, con hằng sợ hãi u sầu – Chúa Nhân Từ - Nhạc của linh mục Kim Long).
Đức Giáo Hoàng kết luận: Chúa Giêsu "trả giá cho bữa tiệc bằng sự sỉ nhục cho đến chết trên cây thánh giá. Và đây là ân sủng nhưng không thật cao cả. Khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nên nghĩ về thánh giá như một lời mời gọi đến bữa tiệc. Vâng, lạy Chúa, con là một tội nhân, con có nhiều thứ, nhưng con nhìn lên Chúa và đi đến bữa tiệc của Chúa Cha. Con tín thác. Con sẽ không phải thất vọng, bởi vì Chúa đã trả giá cho mọi thứ. Ngày nay, Giáo Hội đòi hỏi chúng ta không phải sợ sự nhưng không của Thiên Chúa .Thay vào đó chúng ta phải mở lòng chúng ta ra, làm mọi thứ có thể để đến dự bữa tiệc Chúa dọn sẵn cho chúng ta."
Các Giám Mục Kenya đau buồn vì chính quyền nước này âm thầm triệt sản một số rất đông phụ nữ
Đặng Tự Do
18:11 07/11/2014
Trong bản tin đánh đi hôm 7 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết các Giám Mục Công Giáo của Kenya đau buồn trước viễn ảnh đen tối của đất nước. Các Giám Mục tố cáo rằng một số đông các phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản đã bị triệt sản mà không hề hay biết trong một âm mưu của chính quyền nước này được ngụy trang dưới một chiến dịch tiêm phòng được tài trợ bởi UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới.
Hơn 2 triệu phụ nữ trẻ ở Kenya đã được tiêm phòng như một phần của chiến dịch quốc tế nhằm chống lại bệnh uốn ván. Tuy nhiên, vắc-xin được tiêm cho những phụ nữ trẻ cũng chứa một chất có tác dụng triệt sản. Các Giám Mục nói với thông tấn xã Fides rằng "chúng tôi tin rằng đó là một chương trình ngụy trang cho âm mưu kiểm soát dân số."
Các cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng vắc-xin chứa HCG, một hormone được sản xuất bởi phụ nữ trong thời kỳ mang thai bình thường. Khi HCG được tiêm vào trước khi mang thai, nó khiến cơ thể của người phụ nữ sản xuất các kháng thể sẽ gây ra sẩy thai.
Sau các thử nghiệm trên những phụ nữ được chích vắc-xin uốn ván, các nhân viên y tế Công Giáo báo cáo rằng HCG có trong tất cả những người đã được xét nghiệm, không sót một ai. Các thử nghiệm đã được thực hiện sau khi nhân viên y tế nhận thấy rằng vắc-xin được chích cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khác với các loại vắc-xin chích cho trẻ em, người già và nam giới.
Bộ y tế Kenya tiếp tục phủ nhận chuyện này.
Hơn 2 triệu phụ nữ trẻ ở Kenya đã được tiêm phòng như một phần của chiến dịch quốc tế nhằm chống lại bệnh uốn ván. Tuy nhiên, vắc-xin được tiêm cho những phụ nữ trẻ cũng chứa một chất có tác dụng triệt sản. Các Giám Mục nói với thông tấn xã Fides rằng "chúng tôi tin rằng đó là một chương trình ngụy trang cho âm mưu kiểm soát dân số."
Các cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng vắc-xin chứa HCG, một hormone được sản xuất bởi phụ nữ trong thời kỳ mang thai bình thường. Khi HCG được tiêm vào trước khi mang thai, nó khiến cơ thể của người phụ nữ sản xuất các kháng thể sẽ gây ra sẩy thai.
Sau các thử nghiệm trên những phụ nữ được chích vắc-xin uốn ván, các nhân viên y tế Công Giáo báo cáo rằng HCG có trong tất cả những người đã được xét nghiệm, không sót một ai. Các thử nghiệm đã được thực hiện sau khi nhân viên y tế nhận thấy rằng vắc-xin được chích cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khác với các loại vắc-xin chích cho trẻ em, người già và nam giới.
Bộ y tế Kenya tiếp tục phủ nhận chuyện này.
Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Pakistan sau khi hai người Công Giáo bị thiêu sống
Đặng Tự Do
18:45 07/11/2014
Ủy ban công lý và hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan lên tiếng tố cáo chính quyền nước này “thất bại trong việc bảo vệ quyền được sống của công dân”. Tuyên bố của ủy ban đưa ra hôm 6 tháng 11 là để bày tỏ sự bất bình của các Giám Mục nước này trước việc một đám đông Hồi Giáo quá khích đã đánh què chân hai vợ chồng người Công Giáo và sau đó ném họ vào một lò nung gạch để thiêu sống họ.
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ 44 người liên quan tới vụ giết người khủng khiếp này. Những người chứng kiến cho biết hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, trong khi dọn dẹp nhà chị Shama Bibi, 31 tuổi, tìm thấy những giấy tờ cũ của người cha chồng. Chị đem đốt những giấy tờ này thì một người làm chung là Muhammad Irfan la làng lên là chị đã đốt một bản sao của kinh Qu'ran. Một đám đông khoảng 300 người Hồi Giáo kéo đến vây quanh chị và chồng là anh Shahzad Bibi, 35 tuổi. Chúng bắt họ đưa đến một lò làm gạch. Tại đây chúnh đánh đập hai vợ chồng què chân rồi quăng vào lò lửa nung gạch.
Chị Shama Bibi đang có thai và là mẹ của 4 người con nhỏ.
Shahbaz Sharif, Thống đốc bang Punjab và là anh trai của Thủ tướng Chính phủ Pakistan Nawaz Sharif-- đã cho mở một cuộc điều tra về trường hợp tử vong và ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ các khu phố Kitô giáo để đề phòng bạo loạn.
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ 44 người liên quan tới vụ giết người khủng khiếp này. Những người chứng kiến cho biết hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, trong khi dọn dẹp nhà chị Shama Bibi, 31 tuổi, tìm thấy những giấy tờ cũ của người cha chồng. Chị đem đốt những giấy tờ này thì một người làm chung là Muhammad Irfan la làng lên là chị đã đốt một bản sao của kinh Qu'ran. Một đám đông khoảng 300 người Hồi Giáo kéo đến vây quanh chị và chồng là anh Shahzad Bibi, 35 tuổi. Chúng bắt họ đưa đến một lò làm gạch. Tại đây chúnh đánh đập hai vợ chồng què chân rồi quăng vào lò lửa nung gạch.
Chị Shama Bibi đang có thai và là mẹ của 4 người con nhỏ.
Shahbaz Sharif, Thống đốc bang Punjab và là anh trai của Thủ tướng Chính phủ Pakistan Nawaz Sharif-- đã cho mở một cuộc điều tra về trường hợp tử vong và ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ các khu phố Kitô giáo để đề phòng bạo loạn.
Hai vợ chồng anh chị Shahzad và Shama Bibi |
Tranh chấp Hồi Giáo - Do Thái Giáo khốc liệt tại Núi Đền, Jerusalem
Đặng Tự Do
19:24 07/11/2014
Núi Đền (Temple Mount) trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.
Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.
Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.
Trong cuộc đụng độ hôm thứ Tư 4 tháng 11, một đám đông người Palestine từ bên trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, đã ném đá và pháo vào các lực lượng an ninh trước chuyến thăm theo dự trù của một nhóm người Do Thái. Cảnh sát chống bạo Israel đáp trả bằng cách bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông.
Azzam Khabib, viên chức Hồi Giáo tại núi Đền nói là các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã kêu gọi Israel không cho phép người ngoài Hồi giáo vào khu vực vì tình hình đang căng thẳng. Tuy nhiên, ông cho biết khoảng 300 cảnh sát Israel đã đi vào khu vực vào sáng sớm, gây ra các vụ đụng độ.
Ngay sau khi cuộc đụng độ hôm thứ Tư, một tài xế người Palestine đã đâm chiếc xe van của mình vào một đám đông chờ đợi cho một chuyến tàu, giết chết viên cảnh sát và làm bị thương hơn một chục người khác. Một cuộc tấn công tương tự cũng đã diễn ra vào hai tuần trước.
Buổi tối thứ Tư, một người tài xế khác cũng bất ngờ tông vào một nhóm lính Do Thái làm 3 người bị thương. Hung thủ sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh Do Thái vào ngày thứ Năm.
Jordan đã triệu hồi đại sứ về nước để phản đối Do Thái.
Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.
Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.
Trong cuộc đụng độ hôm thứ Tư 4 tháng 11, một đám đông người Palestine từ bên trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, đã ném đá và pháo vào các lực lượng an ninh trước chuyến thăm theo dự trù của một nhóm người Do Thái. Cảnh sát chống bạo Israel đáp trả bằng cách bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông.
Azzam Khabib, viên chức Hồi Giáo tại núi Đền nói là các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã kêu gọi Israel không cho phép người ngoài Hồi giáo vào khu vực vì tình hình đang căng thẳng. Tuy nhiên, ông cho biết khoảng 300 cảnh sát Israel đã đi vào khu vực vào sáng sớm, gây ra các vụ đụng độ.
Ngay sau khi cuộc đụng độ hôm thứ Tư, một tài xế người Palestine đã đâm chiếc xe van của mình vào một đám đông chờ đợi cho một chuyến tàu, giết chết viên cảnh sát và làm bị thương hơn một chục người khác. Một cuộc tấn công tương tự cũng đã diễn ra vào hai tuần trước.
Buổi tối thứ Tư, một người tài xế khác cũng bất ngờ tông vào một nhóm lính Do Thái làm 3 người bị thương. Hung thủ sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh Do Thái vào ngày thứ Năm.
Jordan đã triệu hồi đại sứ về nước để phản đối Do Thái.
Tâm linh và trực tuyến
Vũ Văn An
21:12 07/11/2014
Theo ký giả Cathy Lynn Grossman của Religion News Service, thì gần như một nửa người Mỹ trưởng thành (46 phần trăm) cho biết họ từng thấy có người chia sẻ “một điều gì đó về đức tin” trên Internet vào tuần trước.
Và một trong năm người (20 phần trăm) cho biết họ là thành phần của hoạt động tâm linh trực tuyến trên các trang hoặc các áp dụng thuộc hệ thống xã hội: chia sẻ niềm tin của mình trên Facebook, xin cầu nguyện trên Twitter, nhắc đến việc mình đã đi nhà thờ trên tin nhắn…
Greg Smith, phụ tá giám đốc nghiên cứu tôn giáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, nhận định: “chỉ nguyên con số những người thấy đức tin được thảo luận trực tuyến cũng đủ là điều rất đáng lưu ý rồi”.
Các mục sư của các siêu thánh đường đang được rất nhiều người theo dõi trực tuyến. Joel Osteen của Nhà Thờ Lakewood đã cho tải các buổi lễ của mình tại Houston lên liên mạng. Rick Warren của Nhà Thờ Saddleback hiện có 1.8 người ghi chữ “like” (thích) trên facebook của ông. Còn Đức GH Phanxicô thì có hơn 4.6 triệu người nói tiếng Anh, chủ yếu là người Mỹ, theo dõi trương mục Twitter @Pontifex của ngài.
Không phải chỉ có những người theo tôn giáo mới tìm đức tin trên liên mạng; 50 phần trăm những người “vô tín ngưỡng” (nones) cũng thế; họ là những người tự cho mình không thuộc bất cứ tôn giáo nào, gồm từ người vô thần tới người tâm linh mơ hồ. Và 7 phần trăm những người này cho biết họ đăng tải các nhận định của họ trên liên mạng. David Silverman của Hội Vô Thần Mỹ, với trương mục Tweeter @MrAtheistPants, có hơn 29,000 người theo dõi.
Ấy thế nhưng, theo Smith, tất cả những cuộc thảo luận kỹ thuật số về đức tin này xem ra vẫn không thay thế được các sinh hoạt ngoại tuyến (offline) như đi nhà thờ chẳng hạn.
Một cuộc thăm dò về “Tôn Giáo và Các Phương Tiện Điện Tử” vừa được Pew phát hành cho thấy 40 phần trăm cũng đã chia sẻ đức tin của họ trong khung cảnh đời thực.
Smith cho hay: “những người thường năng đi nhà thờ nhất chính là những người thường tham dự các sinh hoạt về tôn giáo trên liên mạng nhất”.
Hai nhóm sau đây có số người đi nhà thờ đông nhất và đẫn đầu trên liên mạng.Trong số người Mỹ trắng theo Tin Lành, 34 phần trăm cho biết họ chia sẻ đức tin trên liên mạng, và 59 phần trăm cho biết họ đích thân chia sẻ đức tin. Người Thệ Phản Mỹ Da Đen cũng rất hăng hái chia sẻ đức tin: 30 phần trăm trên liên mạng và 42 phần trăm đích thân.
Cuộc thăm dò trên cũng đo lường việc tham dự đức tin trên “truyền thông cũ” như sau:
• 23 phần trăm xem truyền hình về tôn giáo
• 20 phần trăm nghe truyền thanh về tôn giáo
• 19 phần trăm nghe nhạc rock Kitô giáo.
Người ái mộ truyền thông cũ dĩ nhiên cũng lớn tuổi hơn. Những người trên 50 thích coi truyền hình về tôn giáo gấp hai lần hơn người trẻ hơn.
Còn truyền thông mới, gồm trực tuyến và các áp dụng, thì lôi cuốn 58 phần trăm những người chưa tới 50; trong khi chúng chỉ lôi cuốn được 31 phần trăm các bậc đàn anh đàn chị của họ.
Cuộc thăm dò không đưa ra bất cứ dữ kiện nào chỉ khuynh hướng. Đây là lần đầu tiên dự án tôn giáo của Pew tìm hiểu vấn đề này.
Tuy nhiên các phát kiến của cuộc thăm dò rất ăn ý với cuộc thăm dò năm 2011 của dự án liên mạng cũng do Pew. Cuộc thăm dò này cho thấy tín hữu cũng là những người năng tham gia không những vào sinh hoạt tôn giáo mà cả sinh hoạt dân chính và từ thiện nữa. Họ cũng tham dự vào kỹ thuật và các sinh hoạt trực tuyến như bất cứ ai khác.
Cuộc thăm dò mới về các phương tiện điện tử, với 3,217 người tham dự, đã được tiến hành trực tuyến và bằng thư từ trong khoảng thời gian 1 tháng từ 30 tháng Năm tới 30 tháng Sáu, bằng cách sử dụng mẫu American Trends Panel chọn đại diện một cách tình cờ trong cả nước. Biên tế sai lầm là cộng trừ 2.2 phần trăm.
Và một trong năm người (20 phần trăm) cho biết họ là thành phần của hoạt động tâm linh trực tuyến trên các trang hoặc các áp dụng thuộc hệ thống xã hội: chia sẻ niềm tin của mình trên Facebook, xin cầu nguyện trên Twitter, nhắc đến việc mình đã đi nhà thờ trên tin nhắn…
Greg Smith, phụ tá giám đốc nghiên cứu tôn giáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, nhận định: “chỉ nguyên con số những người thấy đức tin được thảo luận trực tuyến cũng đủ là điều rất đáng lưu ý rồi”.
Các mục sư của các siêu thánh đường đang được rất nhiều người theo dõi trực tuyến. Joel Osteen của Nhà Thờ Lakewood đã cho tải các buổi lễ của mình tại Houston lên liên mạng. Rick Warren của Nhà Thờ Saddleback hiện có 1.8 người ghi chữ “like” (thích) trên facebook của ông. Còn Đức GH Phanxicô thì có hơn 4.6 triệu người nói tiếng Anh, chủ yếu là người Mỹ, theo dõi trương mục Twitter @Pontifex của ngài.
Không phải chỉ có những người theo tôn giáo mới tìm đức tin trên liên mạng; 50 phần trăm những người “vô tín ngưỡng” (nones) cũng thế; họ là những người tự cho mình không thuộc bất cứ tôn giáo nào, gồm từ người vô thần tới người tâm linh mơ hồ. Và 7 phần trăm những người này cho biết họ đăng tải các nhận định của họ trên liên mạng. David Silverman của Hội Vô Thần Mỹ, với trương mục Tweeter @MrAtheistPants, có hơn 29,000 người theo dõi.
Ấy thế nhưng, theo Smith, tất cả những cuộc thảo luận kỹ thuật số về đức tin này xem ra vẫn không thay thế được các sinh hoạt ngoại tuyến (offline) như đi nhà thờ chẳng hạn.
Một cuộc thăm dò về “Tôn Giáo và Các Phương Tiện Điện Tử” vừa được Pew phát hành cho thấy 40 phần trăm cũng đã chia sẻ đức tin của họ trong khung cảnh đời thực.
Smith cho hay: “những người thường năng đi nhà thờ nhất chính là những người thường tham dự các sinh hoạt về tôn giáo trên liên mạng nhất”.
Hai nhóm sau đây có số người đi nhà thờ đông nhất và đẫn đầu trên liên mạng.Trong số người Mỹ trắng theo Tin Lành, 34 phần trăm cho biết họ chia sẻ đức tin trên liên mạng, và 59 phần trăm cho biết họ đích thân chia sẻ đức tin. Người Thệ Phản Mỹ Da Đen cũng rất hăng hái chia sẻ đức tin: 30 phần trăm trên liên mạng và 42 phần trăm đích thân.
Cuộc thăm dò trên cũng đo lường việc tham dự đức tin trên “truyền thông cũ” như sau:
• 23 phần trăm xem truyền hình về tôn giáo
• 20 phần trăm nghe truyền thanh về tôn giáo
• 19 phần trăm nghe nhạc rock Kitô giáo.
Người ái mộ truyền thông cũ dĩ nhiên cũng lớn tuổi hơn. Những người trên 50 thích coi truyền hình về tôn giáo gấp hai lần hơn người trẻ hơn.
Còn truyền thông mới, gồm trực tuyến và các áp dụng, thì lôi cuốn 58 phần trăm những người chưa tới 50; trong khi chúng chỉ lôi cuốn được 31 phần trăm các bậc đàn anh đàn chị của họ.
Cuộc thăm dò không đưa ra bất cứ dữ kiện nào chỉ khuynh hướng. Đây là lần đầu tiên dự án tôn giáo của Pew tìm hiểu vấn đề này.
Tuy nhiên các phát kiến của cuộc thăm dò rất ăn ý với cuộc thăm dò năm 2011 của dự án liên mạng cũng do Pew. Cuộc thăm dò này cho thấy tín hữu cũng là những người năng tham gia không những vào sinh hoạt tôn giáo mà cả sinh hoạt dân chính và từ thiện nữa. Họ cũng tham dự vào kỹ thuật và các sinh hoạt trực tuyến như bất cứ ai khác.
Cuộc thăm dò mới về các phương tiện điện tử, với 3,217 người tham dự, đã được tiến hành trực tuyến và bằng thư từ trong khoảng thời gian 1 tháng từ 30 tháng Năm tới 30 tháng Sáu, bằng cách sử dụng mẫu American Trends Panel chọn đại diện một cách tình cờ trong cả nước. Biên tế sai lầm là cộng trừ 2.2 phần trăm.
Hai vợ chồng thị trưởng xa hoa của Mễ Tây Cơ bị bắt trong một căn nhà mạt hạng
Đặng Tự Do
21:44 07/11/2014
Tảng sáng ngày thứ Ba 4 tháng 11, hai vợ chồng Jose Luis Abarca, nguyên thị trưởng Iguala, và vợ là Maria de los Angeles Pineda đã bị bắt tại một căn nhà tồi tàn trong một xóm lao động tại thủ đô Mexico cách căn nhà sang trọng của họ ở Iguala gần 200km.
Jose Luis Abarca là con của một người bán hàng tạp hóa nhỏ tại Iguala. Đang học Y Khoa, y bỏ học để đi bán quần áo và nón rơm trên đường phố. Sau đó, y làm chủ một thương nghiệp nhỏ trước khi bước vào đời sống chính trị vào năm 2012 khi tham gia vào đảng Dân Chủ Cách Mạng, một đảng cánh tả tại Mễ Tây Cơ. Chẳng mấy chốc, y được bầu làm thị trưởng vì người dân đã chán ngấy những chính trị gia tham ô.
Năm ngoái các thành viên trong đảng của y đã tố giác y giết chết một nhà hoạt động nhân quyền nhưng cảnh sát đã không truy tố y vì không có bằng chứng.
Cảnh sát và sinh viên đã xô xát với nhau dữ dội trong cuộc biểu tình hôm 26 tháng 9. Cho đến buổi tối cùng ngày có 6 người bị thiệt mạng và 25 người bị thương và 43 sinh viên bị mất tích.
Một số thành viên của bọn buôn bán ma túy Guerreros Unidos bị cảnh sát liên bang bắt giữ sau đó đã khai ra ít nhất là 30 viên chức cảnh sát là những người đã lùa các sinh viên lên những chiếc xe tải và sau đó giao nộp họ cho bọn buôn bán ma túy nói rằng họ là những thành viên của một phe đảng ma túy khác đang cạnh tranh thị trường với bọn Guerreros Unidos. Phe đảng ma túy này đã thiêu sống các sinh viên và chôn họ trong các ngôi mộ tập thể. Đến nay người ta đã tìm thấy thi thể của 28 sinh viên. 15 sinh viên khác vẫn chưa biết sống chết ra sao.
Cảnh sát liên bang đã chiếm 13 đồn bót cảnh sát trong vùng bắt giữ 36 sĩ quan và cảnh sát viên địa phương bị tình nghi có liên quan trong vụ này. Hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã lập tức bỏ trốn tại thủ đô Mexico City.
Chỉ trong vòng 2 năm cầm quyền, hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã là chủ nhân của 17 tòa nhà trong thành phố Iguala, kể cả một thương xá lớn. Cảnh sát liên bang không loại trừ khả năng hai vợ chồng Jose Luis Abarca chính là những kẻ cầm đầu nhóm buôn bán ma túy Guerreros Unidos chứ không phải chỉ lạm dụng quyền hành móc ngoặc với nhóm buôn bán ma túy này.
Jose Luis Abarca là con của một người bán hàng tạp hóa nhỏ tại Iguala. Đang học Y Khoa, y bỏ học để đi bán quần áo và nón rơm trên đường phố. Sau đó, y làm chủ một thương nghiệp nhỏ trước khi bước vào đời sống chính trị vào năm 2012 khi tham gia vào đảng Dân Chủ Cách Mạng, một đảng cánh tả tại Mễ Tây Cơ. Chẳng mấy chốc, y được bầu làm thị trưởng vì người dân đã chán ngấy những chính trị gia tham ô.
Năm ngoái các thành viên trong đảng của y đã tố giác y giết chết một nhà hoạt động nhân quyền nhưng cảnh sát đã không truy tố y vì không có bằng chứng.
Cảnh sát và sinh viên đã xô xát với nhau dữ dội trong cuộc biểu tình hôm 26 tháng 9. Cho đến buổi tối cùng ngày có 6 người bị thiệt mạng và 25 người bị thương và 43 sinh viên bị mất tích.
Một số thành viên của bọn buôn bán ma túy Guerreros Unidos bị cảnh sát liên bang bắt giữ sau đó đã khai ra ít nhất là 30 viên chức cảnh sát là những người đã lùa các sinh viên lên những chiếc xe tải và sau đó giao nộp họ cho bọn buôn bán ma túy nói rằng họ là những thành viên của một phe đảng ma túy khác đang cạnh tranh thị trường với bọn Guerreros Unidos. Phe đảng ma túy này đã thiêu sống các sinh viên và chôn họ trong các ngôi mộ tập thể. Đến nay người ta đã tìm thấy thi thể của 28 sinh viên. 15 sinh viên khác vẫn chưa biết sống chết ra sao.
Cảnh sát liên bang đã chiếm 13 đồn bót cảnh sát trong vùng bắt giữ 36 sĩ quan và cảnh sát viên địa phương bị tình nghi có liên quan trong vụ này. Hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã lập tức bỏ trốn tại thủ đô Mexico City.
Chỉ trong vòng 2 năm cầm quyền, hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã là chủ nhân của 17 tòa nhà trong thành phố Iguala, kể cả một thương xá lớn. Cảnh sát liên bang không loại trừ khả năng hai vợ chồng Jose Luis Abarca chính là những kẻ cầm đầu nhóm buôn bán ma túy Guerreros Unidos chứ không phải chỉ lạm dụng quyền hành móc ngoặc với nhóm buôn bán ma túy này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội nghị thường niên 2014 Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam
Lm Giuse Phan Trọng Quang
10:17 07/11/2014
HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN 2014
LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM
Hội Nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2014 được tổ chức tại Trung tâm Don Bosco K’Long, thuộc giáo phận Đà Lạt từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 11 năm 2014, với chủ đề: “ Được Thánh hiến để thi hành Sứ vụ”.
Xem Hình
1. Có 147 đại biểu tham dự là các Bề trên và đại diện Bề trên thuộc các đơn vị Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Tông đồ trong toàn quốc.
2. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2014 vui mừng chào đón Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà Lạt đến chủ sự Thánh lễ Khai mạc và các thuyết trình viên là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ / HĐGMVN; Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy Ban Gíao dục Công Giáo /HĐGMVN; Lm Vinh sơn Phạm Xuân Hưng,OP; Linh mục Vinh sơn Phạm Đình Khoan, SJ; Linh mục Giuse Nguyễn Thịnh Phước, SBD và Sr. Thecla Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà.
3. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, các Bề trên đã lắng nghe những đề tài chia sẻ và thuyết trình về một số vấn đề liên quan đến đời sống và sứ vụ của đời sống thánh hiến:
-Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ/ HĐGMVN chia sẻ với Hội nghị về “Hiện trạng đời sống Tu trì tại Việt Nam”, giải đáp thắc mắc về cách thức tổ chức “Năm đời sống Thánh hiến”, gợi ý các sinh hoạt trong năm đời sống Thánh hiến và trình bày về nội quy của Ủy Ban Tu Sĩ đã được HĐGMVN phê chuẩn.
-Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy Ban Gíao dục Công Giáo/HĐGMVN đã trình bày đề tài: “Giáo huấn của Giáo Hội về thánh hiến và sứ vụ”
-Linh mục Vinh sơn Phạm Xuân Hưng, OP đã trình bày đề tài: Nhận định về Thánh hiến và Sứ vụ của Tu sĩ”
-Linh mục Vinh sơn Phạm Đình Khoan, SJ đã trình bày đề tài: “Cộng đoàn Tu sĩ thi hành sứ vụ”
-Linh mục Giuse Nguyễn Thịnh Phước, SDB đã trình bày đề tài “ Đào tạo người Tu sĩ để thi hành sứ vụ.”
-Linh mục Giuse Giuse Trần Hòa Hưng, Giám tỉnh Dòng Don Bosco, Chủ tịch LHBTTCVN chia sẻ về đề tài: “Quyền bính và Sứ mạng”
-Nữ tu Thecla Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà đã trình bày đề tài: “Hướng dẫn cộng đoàn để thi hành sứ vụ”
4. Hội nghị cũng đã nghe Ban Điều Hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam báo cáo Tổng kết hoạt động và về Quỹ tài chánh của Liên Hiệp trong năm 2014.
5. Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các Bề trên thảo luận với các đề tài được gợi ý từ các bài chia sẻ và thuyết trình của Quý Đức Cha, Quý Cha và Qúy Soeur.
6. Sau khi thảo luận và trao đổi chung tại Hội trường với sự chủ sự và hướng dẫn của Cha Chủ tịch Liên Hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, Hội nghị đã đúc kết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Liên Hiệp trong thời gian tới; những vấn đề đào tạo và huấn luyện giới Tu sĩ, đặc biệt là đối với các Tu sĩ trẻ; đồng thời đề ra các sinh hoạt cụ thể trong năm đời sống Thánh hiến, cũng như thảo luận về việc chuẩn bị tổ chức Đại hội Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp nhiệm kỳ V vào năm 2015 và giao trách nhiệm cho Ban Điều Hành đưa ra chương trình và kế hoạch thực hiện.
7. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2014 đã khép lại, nhưng những thành quả và bầu khí hiệp thông huynh đệ đầy tình thân ái của Hội nghị chắc chắn sẽ đem lại cho các thành viên của Liên Hiệp một niềm vui và một sự hứng khởi mới trong sứ vụ phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội và phục vụ tha nhân, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy những người sống đời Thánh hiến tại Việt Nam, càng ngày càng trở nên những chứng nhân loan báo Tin Mừng giữa thời đại hôm nay.
Lm Giuse Phan Trọng Quang
Tổng thư ký LHBTTCVN
LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM
Hội Nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2014 được tổ chức tại Trung tâm Don Bosco K’Long, thuộc giáo phận Đà Lạt từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 11 năm 2014, với chủ đề: “ Được Thánh hiến để thi hành Sứ vụ”.
Xem Hình
1. Có 147 đại biểu tham dự là các Bề trên và đại diện Bề trên thuộc các đơn vị Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Tông đồ trong toàn quốc.
2. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2014 vui mừng chào đón Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà Lạt đến chủ sự Thánh lễ Khai mạc và các thuyết trình viên là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ / HĐGMVN; Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy Ban Gíao dục Công Giáo /HĐGMVN; Lm Vinh sơn Phạm Xuân Hưng,OP; Linh mục Vinh sơn Phạm Đình Khoan, SJ; Linh mục Giuse Nguyễn Thịnh Phước, SBD và Sr. Thecla Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà.
3. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, các Bề trên đã lắng nghe những đề tài chia sẻ và thuyết trình về một số vấn đề liên quan đến đời sống và sứ vụ của đời sống thánh hiến:
-Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ/ HĐGMVN chia sẻ với Hội nghị về “Hiện trạng đời sống Tu trì tại Việt Nam”, giải đáp thắc mắc về cách thức tổ chức “Năm đời sống Thánh hiến”, gợi ý các sinh hoạt trong năm đời sống Thánh hiến và trình bày về nội quy của Ủy Ban Tu Sĩ đã được HĐGMVN phê chuẩn.
-Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy Ban Gíao dục Công Giáo/HĐGMVN đã trình bày đề tài: “Giáo huấn của Giáo Hội về thánh hiến và sứ vụ”
-Linh mục Vinh sơn Phạm Xuân Hưng, OP đã trình bày đề tài: Nhận định về Thánh hiến và Sứ vụ của Tu sĩ”
-Linh mục Vinh sơn Phạm Đình Khoan, SJ đã trình bày đề tài: “Cộng đoàn Tu sĩ thi hành sứ vụ”
-Linh mục Giuse Nguyễn Thịnh Phước, SDB đã trình bày đề tài “ Đào tạo người Tu sĩ để thi hành sứ vụ.”
-Linh mục Giuse Giuse Trần Hòa Hưng, Giám tỉnh Dòng Don Bosco, Chủ tịch LHBTTCVN chia sẻ về đề tài: “Quyền bính và Sứ mạng”
-Nữ tu Thecla Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà đã trình bày đề tài: “Hướng dẫn cộng đoàn để thi hành sứ vụ”
4. Hội nghị cũng đã nghe Ban Điều Hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam báo cáo Tổng kết hoạt động và về Quỹ tài chánh của Liên Hiệp trong năm 2014.
5. Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các Bề trên thảo luận với các đề tài được gợi ý từ các bài chia sẻ và thuyết trình của Quý Đức Cha, Quý Cha và Qúy Soeur.
6. Sau khi thảo luận và trao đổi chung tại Hội trường với sự chủ sự và hướng dẫn của Cha Chủ tịch Liên Hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, Hội nghị đã đúc kết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Liên Hiệp trong thời gian tới; những vấn đề đào tạo và huấn luyện giới Tu sĩ, đặc biệt là đối với các Tu sĩ trẻ; đồng thời đề ra các sinh hoạt cụ thể trong năm đời sống Thánh hiến, cũng như thảo luận về việc chuẩn bị tổ chức Đại hội Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp nhiệm kỳ V vào năm 2015 và giao trách nhiệm cho Ban Điều Hành đưa ra chương trình và kế hoạch thực hiện.
7. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2014 đã khép lại, nhưng những thành quả và bầu khí hiệp thông huynh đệ đầy tình thân ái của Hội nghị chắc chắn sẽ đem lại cho các thành viên của Liên Hiệp một niềm vui và một sự hứng khởi mới trong sứ vụ phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội và phục vụ tha nhân, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy những người sống đời Thánh hiến tại Việt Nam, càng ngày càng trở nên những chứng nhân loan báo Tin Mừng giữa thời đại hôm nay.
Lm Giuse Phan Trọng Quang
Tổng thư ký LHBTTCVN
Đôi cảm tưởng về hội nghị Liên Hiệp Các Bề Trên Thượng Cấp tại VN năm 2014
LM. Ngô Sĩ Đinh, O.P.
13:01 07/11/2014
Đôi cảm tưởng về các đề tài chia sẻ, thay cho bản đúc kết
Chủ đề đại hội năm nay “được thánh hiến để thi hành sứ vụ”, nhấn mạnh đến mối tương quan giữa hai chiều kích “thánh hiến” và “sứ vụ”. Đề tài này được gợi hứng từ hội nghị Liên hiệp Bề trên Thượng cấp năm 2013, khi nhiều ý kiến đề nghị phải suy nghĩ thêm về tương quan giữa thánh hiến và sứ vụ trong đời sống tu trì.
Xã hội Việt Nam đang dần dần có những cởi mở hơn về mặt kinh tế, văn hoá, và cả đôi chút về tôn giáo. Hy vọng nhiều cánh cửa sẽ còn được mở ra nữa so với hiện nay. Trong bối cảnh đó, người tu sĩ phải tham gia như thế nào ? Thiết tưởng đề tài này là một vấn đề khá bức bách.
Ai cũng biết thánh hiến và sứ vụ là hai chiều kích của một thực tại ơn gọi, như hai mặt của đồng tiền. Nhưng nếu đồng tiền có hai mặt thì cũng có mặt phải mặt trái. Khi người trọng tài bóng đá tung đồng tiền lên, thì cũng có phe thắng phe thua. Do đó, nói một thực tại có hai mặt, thì cũng đồng nghĩa với việc nói rằng người ta có thể đề cao mặt này hơn mặt kia, hay thậm chí chỉ nhìn thấy một mặt… Đó mới là vấn đề.
Các bài thuyết trình đều nhắc nhở cần phải nhấn mạnh đến cả hai chiều kích thánh hiến và sứ vụ. Thánh hiến để thi hành sứ vụ, sứ vụ là con đường tiếp nối và thể hiện đời sống thánh hiến. Người tu sĩ được thánh hiến không phải một cách chung nhưng là để thi hành một sứ vụ của cộng đoàn hay hội dòng. Thế nhưng trong thực tế, việc quên đi “mặt kia” của đời tu vẫn là một cám dỗ lớn mà chúng ta không thể nhắm mắt bịt tai. Cha Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng đã dùng hình ảnh biển lớn để nói lên hoàn cảnh xã hội hiện nay mà các dòng tu tại Việt Nam đang đối diện. Chúng ta giống như những chiếc thuyến manh đang chèo từ giòng sông nhỏ ra biển lớn. Mặc dù một người anh em tu sĩ đến từ Italia nói rằng các dòng tu việt nam hiện nay không phải ở trong các giòng sông nhỏ đâu.
Trong số các cuốn tập ghi chép mà ban tổ chức gởi đến quý bề trên, có một số tập được “khuyến mãi” thêm tài liệu ngắn “hiểm hoạ khi đi biển và cách xử lý”. Có vẻ tài liệu này rất phù hợp trong khuôn khổ hội nghị suy nghĩ về sứ vụ trong đời sống thánh hiến. Xã hội đang mở ra, chúng ta như đang đứng trước biển lớn. Ai cũng biết biển lớn thì có nhiều cá hơn, nhưng cũng nhiều sóng gió hơn. Biển lớn có nhiều làn gió mới nhưng cũng chứa đựng nhiều hiểm nguy hơn. Do đó, càng ra khơi càng gặp nhiều nguy hiểm nếu không được chuẩn bị. Chuẩn bị thế nào ? Các buổi thảo luận nhóm đã trao đổi rất nhiều về sự chuẩn bị này. Xin ghi lại một vài điểm chính.
1. Đừng quá tham lam vội vàng.
Đứng trước “biển lớn” vô số sứ vụ tông đồ đang thúc bách người tu sĩ, chúng ta cần thận trọng. Tài liệu “hiểm hoạ khi đi biển…” nhắc nhở đừng phơi nắng lâu quá, đừng ăn no quá hay đói quá, đừng khởi động nhiều quá trước khi xuống biển.
Nhiều ý kiến lưu ý phải cẩn thận khi lựa chọn sứ vụ. Chúng ta không thể làm hết mọi việc, hoặc mọi việc cùng một lúc. Có khi phải can đảm hy sinh một số dự án vì khả năng nhân sự của hội dòng, hoặc vì dự án đó không phù hợp với đặc sủng của hội dòng.
Chẳng hạn gần đây khi có thông tin nhà nước sắp cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia lãnh vực giáo dục, đã có những băn khoăn rằng nếu khi điều đó được hiện thực thì rất có thể xảy ra tình trạng trăm hoa đua nở, dòng dòng mở trường, xứ xứ mở trường, giáo phận cũng mở trường… Đó là chuyện tương lai, còn chuyện hiện tại, mở cộng đoàn mới trong các vùng sâu vùng xa, nhiều giáo xứ đang ngỏ lời nhờ các tu sĩ đến tham gia mục vụ, rồi giới trẻ, văn hoá, đại học, bệnh nhân, di dân… ấy là chưa nói đến sứ vụ truyền giáo ở nước ngoài, bao nhiêu sứ vụ đang mở ra. Chúng ta cần thận trọng, phải lưu tâm nhận định những sứ vụ mới đó có bảo đảm được chiều kích thánh hiến của anh chị em tu sĩ chúng ta hay không, ấy là chưa nói đến việc chúng ta mở ra một dự án, nhưng liệu có nuôi được dự án đó lâu dài không. Bài của cha Phước SDB còn nhấn mạnh đến việc phải dám từ bỏ một số sứ vụ hấp dẫn.
2. Phải được trang bị.
Môi trường nào cũng có ánh sáng và bóng tối. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo đã lưu ý đừng mơ tưởng một môi trường đầy ánh sáng điều chỉ có trên thiên đàng. Do đó, cần phải trang bị cho các tu sĩ trước khi ra biển lớn.
Tài liệu “hiểm hoạ khi đi biển…” khuyên không nên xuống biển khi nước biển lạnh dưới 18 độ Mặc dù tin vào ân sủng của Thiên Chúa, nhưng cũng đừng liều lĩnh gởi các tu sĩ trẻ đến những môi trường nguy hiểm cho đời sống thánh hiến vốn là bản chất ơn gọi của họ. Cần phải biết khả năng của mình để tự đề phòng.
Tài liệu trên cũng nhắc không cho trẻ em xuống biển nếu không mặc phao. Một điểm rất được nhấn mạnh trong các bài thuyết trình cũng như trong các bản đúc kết hội thảo là cần phải lưu ý đến công việc đào tạo các tu sĩ. Đừng vì nhu cầu công việc mà hối thúc các tu sĩ vào sứ vụ khi chưa đủ thời gian đào luyện. Phải chuẩn bị các tu sĩ trẻ để họ có đủ khả năng phù hợp khi được giao một sứ vụ.
Chuẩn bị bằng khả năng sống lời khấn, khả năng trí thức, cũng như sự quân bình tình cảm, tâm tình gắn bó với đặc sủng của Hội dòng. Sự trang bị này còn phải được tiếp nối bằng sự hỗ trợ của cộng đoàn, đặc biệt của các bề trên, sự đồng hành trong cảm thông. Một câu nói của Nick Stinnet được cho là châm ngôn cho các bề trên trong việc đồng hành với anh chị em đang thi hành sứ vụ: “khi bạn có một cuộc sống gia đình vững chãi thì bạn biết rằng bạn được yêu thương, chăm sóc và coi trọng… Tình yêu thương và tôn trọng sẽ mang lại cho bạn những nguồn nội lực để có thể đối phó với cuộc đời và thành công hơn.”
3. Dòng chảy ngược
Nếu sứ vụ là mục đích của đời sống thánh hiến thì một điều không thể quên là phải nhận ra những dấu hiệu của những mối đe doạ. Dù tin vào ơn Chúa, dù đã được trang bị, nhưng không thể không lưu ý tới một mối nguy hiểm.
Nguy hiểm lớn nhất khi ra biển là gặp những giòng chảy ngược. Đâu là những giòng chảy ngược trong đời sứ vụ của các tu sĩ. Các ý kiến nhấn mạnh đến nguy cơ tư nhân hoá các dự án, các sứ vụ, tư túi hoá các mối liên hệ tình cảm cũng như tài sản.
4. Nhận ra mối nguy hiểm.
Nơi nước sâu thường có màu sậm hơn, có vẻ xanh hơn. Oái oăm là chỗ đó. Nhất là chỗ nước sâu thường có vẻ giòng nước êm hơn, mặt nước phẳng lặng hơn. Thực là những mối hiểm nguy rình rập cả trong những hoàn cảnh có vẻ êm ái, an toàn nhất. Nhận ra những chỗ nước sâu đầy hiểm nguy cho dù bên ngoài êm ả, đó là một trách nhiệm của bề trên trong việc đồng hành với các tu sĩ trên đường sứ vụ.
5. Tóm kết
Phải can đảm ra biển lớn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên Kitô hữu phải lên đường, dám chấp nhận hiểm nguy. Thà lên đường mà gặp hiểm nguy còn hơn ngồi trong nhà đóng cửa an toàn nhưng sẽ trở bệnh vì không khí tù tối. Ra khơi để chài lưới các linh hồn, đó là sứ vụ của Giáo Hội. Thực là những lời kêu gọi tha thiết. Nhưng ngày cuối cuộc hội nghị, nghe tin một linh mục tại Vũng Tàu vừa mất tích trong khi tắm biển, mọi người đều bàng hoàng thương tiếc và cũng lo lắng. Phải chăng Chúa đang nhắc nhở chúng ta phải hết sức lưu ý khi ra biển lớn. Hăng say với sứ vụ mà lơ là việc thánh hiến thì cũng giống như ra biển mà thiếu đề phòng. Thiết tưởng đề tài này được đặt ra không phải chỉ nhắc đến việc đời tu gồm hai chiều kích thánh hiến và sứ vụ, nhưng thực thế, dường như chiều kích thánh hiến dễ bị sứ vụ che khuất. Đó là điểm đáng lưu ý. Thông tin cuối cùng, dường như Ban điều hành cũng tỏ ra ngại ngùng trước ý kiến đề nghị tổ chức đại hội năm tới 2015 tại một vùng biển !
Ngô Sĩ Đình, OP.
Xã hội Việt Nam đang dần dần có những cởi mở hơn về mặt kinh tế, văn hoá, và cả đôi chút về tôn giáo. Hy vọng nhiều cánh cửa sẽ còn được mở ra nữa so với hiện nay. Trong bối cảnh đó, người tu sĩ phải tham gia như thế nào ? Thiết tưởng đề tài này là một vấn đề khá bức bách.
Ai cũng biết thánh hiến và sứ vụ là hai chiều kích của một thực tại ơn gọi, như hai mặt của đồng tiền. Nhưng nếu đồng tiền có hai mặt thì cũng có mặt phải mặt trái. Khi người trọng tài bóng đá tung đồng tiền lên, thì cũng có phe thắng phe thua. Do đó, nói một thực tại có hai mặt, thì cũng đồng nghĩa với việc nói rằng người ta có thể đề cao mặt này hơn mặt kia, hay thậm chí chỉ nhìn thấy một mặt… Đó mới là vấn đề.
Các bài thuyết trình đều nhắc nhở cần phải nhấn mạnh đến cả hai chiều kích thánh hiến và sứ vụ. Thánh hiến để thi hành sứ vụ, sứ vụ là con đường tiếp nối và thể hiện đời sống thánh hiến. Người tu sĩ được thánh hiến không phải một cách chung nhưng là để thi hành một sứ vụ của cộng đoàn hay hội dòng. Thế nhưng trong thực tế, việc quên đi “mặt kia” của đời tu vẫn là một cám dỗ lớn mà chúng ta không thể nhắm mắt bịt tai. Cha Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng đã dùng hình ảnh biển lớn để nói lên hoàn cảnh xã hội hiện nay mà các dòng tu tại Việt Nam đang đối diện. Chúng ta giống như những chiếc thuyến manh đang chèo từ giòng sông nhỏ ra biển lớn. Mặc dù một người anh em tu sĩ đến từ Italia nói rằng các dòng tu việt nam hiện nay không phải ở trong các giòng sông nhỏ đâu.
Trong số các cuốn tập ghi chép mà ban tổ chức gởi đến quý bề trên, có một số tập được “khuyến mãi” thêm tài liệu ngắn “hiểm hoạ khi đi biển và cách xử lý”. Có vẻ tài liệu này rất phù hợp trong khuôn khổ hội nghị suy nghĩ về sứ vụ trong đời sống thánh hiến. Xã hội đang mở ra, chúng ta như đang đứng trước biển lớn. Ai cũng biết biển lớn thì có nhiều cá hơn, nhưng cũng nhiều sóng gió hơn. Biển lớn có nhiều làn gió mới nhưng cũng chứa đựng nhiều hiểm nguy hơn. Do đó, càng ra khơi càng gặp nhiều nguy hiểm nếu không được chuẩn bị. Chuẩn bị thế nào ? Các buổi thảo luận nhóm đã trao đổi rất nhiều về sự chuẩn bị này. Xin ghi lại một vài điểm chính.
1. Đừng quá tham lam vội vàng.
Đứng trước “biển lớn” vô số sứ vụ tông đồ đang thúc bách người tu sĩ, chúng ta cần thận trọng. Tài liệu “hiểm hoạ khi đi biển…” nhắc nhở đừng phơi nắng lâu quá, đừng ăn no quá hay đói quá, đừng khởi động nhiều quá trước khi xuống biển.
Nhiều ý kiến lưu ý phải cẩn thận khi lựa chọn sứ vụ. Chúng ta không thể làm hết mọi việc, hoặc mọi việc cùng một lúc. Có khi phải can đảm hy sinh một số dự án vì khả năng nhân sự của hội dòng, hoặc vì dự án đó không phù hợp với đặc sủng của hội dòng.
Chẳng hạn gần đây khi có thông tin nhà nước sắp cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia lãnh vực giáo dục, đã có những băn khoăn rằng nếu khi điều đó được hiện thực thì rất có thể xảy ra tình trạng trăm hoa đua nở, dòng dòng mở trường, xứ xứ mở trường, giáo phận cũng mở trường… Đó là chuyện tương lai, còn chuyện hiện tại, mở cộng đoàn mới trong các vùng sâu vùng xa, nhiều giáo xứ đang ngỏ lời nhờ các tu sĩ đến tham gia mục vụ, rồi giới trẻ, văn hoá, đại học, bệnh nhân, di dân… ấy là chưa nói đến sứ vụ truyền giáo ở nước ngoài, bao nhiêu sứ vụ đang mở ra. Chúng ta cần thận trọng, phải lưu tâm nhận định những sứ vụ mới đó có bảo đảm được chiều kích thánh hiến của anh chị em tu sĩ chúng ta hay không, ấy là chưa nói đến việc chúng ta mở ra một dự án, nhưng liệu có nuôi được dự án đó lâu dài không. Bài của cha Phước SDB còn nhấn mạnh đến việc phải dám từ bỏ một số sứ vụ hấp dẫn.
2. Phải được trang bị.
Môi trường nào cũng có ánh sáng và bóng tối. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo đã lưu ý đừng mơ tưởng một môi trường đầy ánh sáng điều chỉ có trên thiên đàng. Do đó, cần phải trang bị cho các tu sĩ trước khi ra biển lớn.
Tài liệu “hiểm hoạ khi đi biển…” khuyên không nên xuống biển khi nước biển lạnh dưới 18 độ Mặc dù tin vào ân sủng của Thiên Chúa, nhưng cũng đừng liều lĩnh gởi các tu sĩ trẻ đến những môi trường nguy hiểm cho đời sống thánh hiến vốn là bản chất ơn gọi của họ. Cần phải biết khả năng của mình để tự đề phòng.
Tài liệu trên cũng nhắc không cho trẻ em xuống biển nếu không mặc phao. Một điểm rất được nhấn mạnh trong các bài thuyết trình cũng như trong các bản đúc kết hội thảo là cần phải lưu ý đến công việc đào tạo các tu sĩ. Đừng vì nhu cầu công việc mà hối thúc các tu sĩ vào sứ vụ khi chưa đủ thời gian đào luyện. Phải chuẩn bị các tu sĩ trẻ để họ có đủ khả năng phù hợp khi được giao một sứ vụ.
Chuẩn bị bằng khả năng sống lời khấn, khả năng trí thức, cũng như sự quân bình tình cảm, tâm tình gắn bó với đặc sủng của Hội dòng. Sự trang bị này còn phải được tiếp nối bằng sự hỗ trợ của cộng đoàn, đặc biệt của các bề trên, sự đồng hành trong cảm thông. Một câu nói của Nick Stinnet được cho là châm ngôn cho các bề trên trong việc đồng hành với anh chị em đang thi hành sứ vụ: “khi bạn có một cuộc sống gia đình vững chãi thì bạn biết rằng bạn được yêu thương, chăm sóc và coi trọng… Tình yêu thương và tôn trọng sẽ mang lại cho bạn những nguồn nội lực để có thể đối phó với cuộc đời và thành công hơn.”
3. Dòng chảy ngược
Nếu sứ vụ là mục đích của đời sống thánh hiến thì một điều không thể quên là phải nhận ra những dấu hiệu của những mối đe doạ. Dù tin vào ơn Chúa, dù đã được trang bị, nhưng không thể không lưu ý tới một mối nguy hiểm.
Nguy hiểm lớn nhất khi ra biển là gặp những giòng chảy ngược. Đâu là những giòng chảy ngược trong đời sứ vụ của các tu sĩ. Các ý kiến nhấn mạnh đến nguy cơ tư nhân hoá các dự án, các sứ vụ, tư túi hoá các mối liên hệ tình cảm cũng như tài sản.
4. Nhận ra mối nguy hiểm.
Nơi nước sâu thường có màu sậm hơn, có vẻ xanh hơn. Oái oăm là chỗ đó. Nhất là chỗ nước sâu thường có vẻ giòng nước êm hơn, mặt nước phẳng lặng hơn. Thực là những mối hiểm nguy rình rập cả trong những hoàn cảnh có vẻ êm ái, an toàn nhất. Nhận ra những chỗ nước sâu đầy hiểm nguy cho dù bên ngoài êm ả, đó là một trách nhiệm của bề trên trong việc đồng hành với các tu sĩ trên đường sứ vụ.
5. Tóm kết
Phải can đảm ra biển lớn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên Kitô hữu phải lên đường, dám chấp nhận hiểm nguy. Thà lên đường mà gặp hiểm nguy còn hơn ngồi trong nhà đóng cửa an toàn nhưng sẽ trở bệnh vì không khí tù tối. Ra khơi để chài lưới các linh hồn, đó là sứ vụ của Giáo Hội. Thực là những lời kêu gọi tha thiết. Nhưng ngày cuối cuộc hội nghị, nghe tin một linh mục tại Vũng Tàu vừa mất tích trong khi tắm biển, mọi người đều bàng hoàng thương tiếc và cũng lo lắng. Phải chăng Chúa đang nhắc nhở chúng ta phải hết sức lưu ý khi ra biển lớn. Hăng say với sứ vụ mà lơ là việc thánh hiến thì cũng giống như ra biển mà thiếu đề phòng. Thiết tưởng đề tài này được đặt ra không phải chỉ nhắc đến việc đời tu gồm hai chiều kích thánh hiến và sứ vụ, nhưng thực thế, dường như chiều kích thánh hiến dễ bị sứ vụ che khuất. Đó là điểm đáng lưu ý. Thông tin cuối cùng, dường như Ban điều hành cũng tỏ ra ngại ngùng trước ý kiến đề nghị tổ chức đại hội năm tới 2015 tại một vùng biển !
Ngô Sĩ Đình, OP.
Văn Hóa
Làm điều gì đó
Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:41 07/11/2014
Làm điều gì đó
Em thân mến,
Có lẽ em cũng đồng ý với tôi là sống mà không làm gì, chẳng giúp ích gì cho chính mình và cho cuộc đời là một cuộc sống vô giá trị. Cuộc sống ấy mới tẻ nhạt và ngán ngẩm biết bao. Ngược lại, sống mà biết chú tâm đến hiện tại, hy vọng ở tương lai, thì sẽ mang đến cho ta nhiều niềm vui và hạnh phúc. Bởi đó, tôi thấy hoàn cảnh của em lúc này không khác gì một kẻ đang sống thừa ra, đến nỗi phiền muộn cho chính em và cho cả gia đình em nữa. Tôi viết cho em để chia sẻ chút tâm tình của mình để mong em hiểu và quẳng gánh lo âu đi mà vui sống.
Em chào đời trong niềm vui vô bờ của đôi vợ chồng đã quá tuổi tứ tuần. Đã từ lâu, cha mẹ em mong chờ được nghe tiếng nói cười của trẻ thơ để gia đình được thêm phần ấm áp. Nên từ ngày có em, cha mẹ đã dồn hết tình thương và niềm hy vọng cho em. Họ chỉ mong em học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn và sống vui cuộc sống của mình. Niềm hạnh phúc và thành công của em cũng là động lực và niềm hân hoan cho chính họ. Ngày từng ngày, họ không quản ngại hy sinh cho em, chỉ mong sao một ngày nào đó, em có thể tự tin bước vào dòng đời cách vững chãi. Đó là ước mong chính đáng của bậc làm cha làm mẹ, em à. Hạnh phúc nào bằng khi cha mẹ thấy con mình thật sự trưởng thành trong cuộc sống. Em hãy thử một lần cố gắng cảm nhận niềm vui và ước vọng cha mẹ đã dành cho em lớn biết chừng nào!
Em thân mến,
Tôi đang viết những dòng này khi mặt trời đã đi ngủ và cũng là lúc em lang thang với chúng bạn nơi đầu đường góc phố. Em đốt cuộc đời trong những cuộc chơi thâu đêm và ly bì trong ngày dài ngao ngán. Đáng lẽ tuổi của em phải là thời gian của học trò hồn nhiên và say mê, đàng này em lại tự ban cho mình quyền được chơi bời lêu lỏng. Ăn chơi đâu cho ta được hướng đi đúng đắn, đâu tặng cho ta một cuộc sống bình an. Đành rằng cái nghèo cứ bám chặt lấy gia đình em, nhưng điều ấy đâu cho phép em chôn vùi hay quên lãng tình thương và niềm hy vọng của cha mẹ, hoặc phớt lờ đi những lời khuyên thống thiết của họ được. Nếu ta để thời gian bay qua như mây khói thì tương lai mờ mịt sẽ chào đón ta. Nếu em vẫn tiếp tục thả trôi cuộc đời, thì ai dám bảo đảm tương lai tốt đẹp sẽ tươi cười với em. Em gọi chuyện lạm dụng tình thương của cha mẹ để bòn rút tiền của rồi lao vào vòng xoáy của game online hay tiêu xài phung phí là đền ơn báo hiếu sao? Nếu em cứ dửng dưng, vô cảm với cuộc đời thì hạnh phúc làm sao mỉm cười với em được. Cuộc sống của em như thế không chỉ là sức nặng ghê gớm cho chính em mà còn là nỗi buồn lớn lao cho cha mẹ em nữa.
Cuộc đời chỉ cho ta có một lần để sống. Nếu ta không biết nâng niu, trân trọng cho cuộc sống của mình vào lúc này, ta sẽ chẳng có một cơ hội nào khác để làm lại cả. Có bao giờ em một lần ngẫm nghĩ về cuộc đời mình lúc này và hướng đi sắp tới của em trong tương lai chưa? Em cần mạnh mẽ để đứng lên chọn cho mình một thái độ sống phù hợp với tuổi trẻ của mình. Không ai có thể quyết định hay sống thay cho em được! Khi ta đứng lên để vươn đến những điều tốt đẹp, tôi tin rằng em có thể vượt qua bóng tối của hiện tại và mở ra cánh cửa tương lai tươi mới đang chào đón em.
Em biết đấy, thất bại không phải là dấu chấm hết để buông xuôi mọi sự. Em hãy tạm gác quá khứ u buồn của mình, để can đảm đứng lên làm điều gì đó tốt hơn mới quan trọng. Và “Đừng bao giờ để ai đó nói rằng con không thể làm điều gì đó. Kể cả ta. Con có một giấc mơ, hãy đi mà bảo vệ nó. Khi người ta không làm được việc gì, họ thường bảo con rằng: con cũng không làm được. Con muốn gì đó, hãy đi mà đạt lấy. Chấm hết!”. Đó là những lời chân thành của Will Smith dành tặng cho con của ông ta; đó cũng là lời mời gọi dành cho em: hãy làm một điều gì đó thật tốt cho mình và ích cho đời. Với em việc tốt bây giờ là đừng làm cho cha mẹ mình phải u buồn nặng gánh vì mình nữa, và thật tốt để tập tành những điều giản dị trong hoàn cảnh cụ thể của em.
Cầu chúc cho em có đủ can đảm để bắt đầu lại, và nhẫn nại làm từ những điều nho nhỏ trong tin yêu và hạnh phúc.
Thử Đức, 7-11-2014
Phạm Đình Ngọc
Em thân mến,
Có lẽ em cũng đồng ý với tôi là sống mà không làm gì, chẳng giúp ích gì cho chính mình và cho cuộc đời là một cuộc sống vô giá trị. Cuộc sống ấy mới tẻ nhạt và ngán ngẩm biết bao. Ngược lại, sống mà biết chú tâm đến hiện tại, hy vọng ở tương lai, thì sẽ mang đến cho ta nhiều niềm vui và hạnh phúc. Bởi đó, tôi thấy hoàn cảnh của em lúc này không khác gì một kẻ đang sống thừa ra, đến nỗi phiền muộn cho chính em và cho cả gia đình em nữa. Tôi viết cho em để chia sẻ chút tâm tình của mình để mong em hiểu và quẳng gánh lo âu đi mà vui sống.
Em chào đời trong niềm vui vô bờ của đôi vợ chồng đã quá tuổi tứ tuần. Đã từ lâu, cha mẹ em mong chờ được nghe tiếng nói cười của trẻ thơ để gia đình được thêm phần ấm áp. Nên từ ngày có em, cha mẹ đã dồn hết tình thương và niềm hy vọng cho em. Họ chỉ mong em học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn và sống vui cuộc sống của mình. Niềm hạnh phúc và thành công của em cũng là động lực và niềm hân hoan cho chính họ. Ngày từng ngày, họ không quản ngại hy sinh cho em, chỉ mong sao một ngày nào đó, em có thể tự tin bước vào dòng đời cách vững chãi. Đó là ước mong chính đáng của bậc làm cha làm mẹ, em à. Hạnh phúc nào bằng khi cha mẹ thấy con mình thật sự trưởng thành trong cuộc sống. Em hãy thử một lần cố gắng cảm nhận niềm vui và ước vọng cha mẹ đã dành cho em lớn biết chừng nào!
Em thân mến,
Tôi đang viết những dòng này khi mặt trời đã đi ngủ và cũng là lúc em lang thang với chúng bạn nơi đầu đường góc phố. Em đốt cuộc đời trong những cuộc chơi thâu đêm và ly bì trong ngày dài ngao ngán. Đáng lẽ tuổi của em phải là thời gian của học trò hồn nhiên và say mê, đàng này em lại tự ban cho mình quyền được chơi bời lêu lỏng. Ăn chơi đâu cho ta được hướng đi đúng đắn, đâu tặng cho ta một cuộc sống bình an. Đành rằng cái nghèo cứ bám chặt lấy gia đình em, nhưng điều ấy đâu cho phép em chôn vùi hay quên lãng tình thương và niềm hy vọng của cha mẹ, hoặc phớt lờ đi những lời khuyên thống thiết của họ được. Nếu ta để thời gian bay qua như mây khói thì tương lai mờ mịt sẽ chào đón ta. Nếu em vẫn tiếp tục thả trôi cuộc đời, thì ai dám bảo đảm tương lai tốt đẹp sẽ tươi cười với em. Em gọi chuyện lạm dụng tình thương của cha mẹ để bòn rút tiền của rồi lao vào vòng xoáy của game online hay tiêu xài phung phí là đền ơn báo hiếu sao? Nếu em cứ dửng dưng, vô cảm với cuộc đời thì hạnh phúc làm sao mỉm cười với em được. Cuộc sống của em như thế không chỉ là sức nặng ghê gớm cho chính em mà còn là nỗi buồn lớn lao cho cha mẹ em nữa.
Cuộc đời chỉ cho ta có một lần để sống. Nếu ta không biết nâng niu, trân trọng cho cuộc sống của mình vào lúc này, ta sẽ chẳng có một cơ hội nào khác để làm lại cả. Có bao giờ em một lần ngẫm nghĩ về cuộc đời mình lúc này và hướng đi sắp tới của em trong tương lai chưa? Em cần mạnh mẽ để đứng lên chọn cho mình một thái độ sống phù hợp với tuổi trẻ của mình. Không ai có thể quyết định hay sống thay cho em được! Khi ta đứng lên để vươn đến những điều tốt đẹp, tôi tin rằng em có thể vượt qua bóng tối của hiện tại và mở ra cánh cửa tương lai tươi mới đang chào đón em.
Em biết đấy, thất bại không phải là dấu chấm hết để buông xuôi mọi sự. Em hãy tạm gác quá khứ u buồn của mình, để can đảm đứng lên làm điều gì đó tốt hơn mới quan trọng. Và “Đừng bao giờ để ai đó nói rằng con không thể làm điều gì đó. Kể cả ta. Con có một giấc mơ, hãy đi mà bảo vệ nó. Khi người ta không làm được việc gì, họ thường bảo con rằng: con cũng không làm được. Con muốn gì đó, hãy đi mà đạt lấy. Chấm hết!”. Đó là những lời chân thành của Will Smith dành tặng cho con của ông ta; đó cũng là lời mời gọi dành cho em: hãy làm một điều gì đó thật tốt cho mình và ích cho đời. Với em việc tốt bây giờ là đừng làm cho cha mẹ mình phải u buồn nặng gánh vì mình nữa, và thật tốt để tập tành những điều giản dị trong hoàn cảnh cụ thể của em.
Cầu chúc cho em có đủ can đảm để bắt đầu lại, và nhẫn nại làm từ những điều nho nhỏ trong tin yêu và hạnh phúc.
Thử Đức, 7-11-2014
Phạm Đình Ngọc
Kinh vọng trầm
Trầm Thiên Thu
09:45 07/11/2014
Chúa ơi! Sao mãi lặng im
Dù con cầu nguyện và tin cậy Ngài?
Con vô duyên lại bất tài
Loanh quanh ngày tháng lạc loài, lênh đênh…
Cúi xin Thiên Chúa thương tình
Lắng nghe đây nỗi niềm Kinh Vọng Trầm
Năm canh sáu khắc thì thầm
Ngày đêm con vẫn luôn thâm tín Ngài
Cuộc đời con dẫu đắng cay
Nguyện xin được trọn vẹn ngày-tháng-con
Mong Ngài thương chút phận hèn
Để con thể hiện đúng Tôn Ý Ngài
Chúa ơi! Kinh Vọng Trầm này
Xin thương thánh hóa phút giây chân thành
KINH YÊU BÊN GIÁO ĐƯỜNG
Chuông buông trầm như lời kinh sám hối
Kiếp phù sinh bao khắc khoải ưu tư
Bên giáo đường thao thức khúc thụy du
Hạt-bụi-tôi tìm bay về bên Chúa
Biết theo ai khi không còn Ngài nữa
Nỗi chán chường chồng chất giữa đam mê
Hạt kinh nào chưa trọn vẹn sớm trưa
Nên ngày tháng vẫn chông chênh tội lỗi
Xin thắp lên một ngọn-nến-sám-hối
Soi sáng lòng trong dòng chảy oan khiên
Bước trần gian vẫn bọt bèo vô duyên
“Lỗi tại tôi” một triệu lần chưa sạch
Lạy Thiên Chúa, con như một chiếc bách
Giữa biển đời muôn sóng gió dạt xô…
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nốt Nhạc Bỏ Quên
Diệp Hải Dung, Australia
21:22 07/11/2014
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Rồi như một nốt nhạc buồn rơi.
Tôi đến chung thân với cuộc đời.
Đam mê, sầu đắng, yêu thương, giận.
Muôn kiếp tình si đổ xuống tôi. .
(Trích thơ của Lê Đình Viễn Lan)