Ngày 06-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:09 06/11/2013
BẠCH MÃ TRONG LỜI TIÊN TRI
N2T

Theo truyền thuyết, lần hóa thân thứ mười của Tì Thấp Nô chưa xuất hiện, ông ta vẫn cứ đợi lúc thế gian bị diệt vong thì mới xuất hiện, bởi vì cuối cùng tất cả mọi vật trên thế gian đều trở nên vô nghĩa, và cũng không có ai hiểu được là tôn trọng sự hiện hữu của thần, giữa loài người với nhau chỉ có đánh nhau, lòng yêu thương và lòng thương xót đều biến mất, hơn nữa mỗi người đều trở về cuộc sống thời quấn lá cây vỏ cây trước đây.
Lúc ấy, đại thần Tì Thấp Bà sẽ xuất hiện giữa nhân gian, cưỡi một con ngựa màu trắng không vết nhơ, tay ông ta giơ cao một thanh bảo kiếm lấp lánh sáng chói như ngọc bích, trừ khử thế lực cuối cùng của ác thần trên thế gian.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Truyện thần thoại trên đây nhắc nhở cho người đọc biết rằng, muôn vật cuối cùng cũng sẽ bị diệt vong và thế giới trở thành vô nghĩa vì con người sống không còn biết tôn trọng thần thánh, và con người chỉ còn chiến tranh với nhau và không có long yêu thương và thương xót…
Kính Thánh dạy cho chúng ta biết rằng, khi con người phạm tội thì họ đã tự ý lìa bỏ khỏi Thiên Chúa, và tội lỗi sẽ thống trị, khi tội lỗi thống trị thì con người sẽ đối xử với nhau bằng dối trá, bằng chiến tranh, bằng bạo lực, bằng thù hận.v.v…Đức Chúa Giê-su đến thế gian để đem yêu thương và hòa bình đến cho nhân loại, Ngài đến để thế gian được giao hòa với Thiên Chúa, Ngài đến không phải để luận phạt nhưng để cứu chữa…
Thánh Phao-lô trông đồ trong thư thứ hai gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô đã nói: “Thật vậy, Đức Chúa Ki-tô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Ngườ Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết.” (1Cor 15, 25-26)
Đến ngày tận thế thì thế lực mạnh nhất chính là sự chết sẽ bị tiêu diệt và những người đã trải qua thử thách lớn lao và thấm áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7, 14)sẽ được sự sống đời đời, tức là được tham dự và cuộc sống hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa.
Truyện thần thoại đọc để giải trí giúp chúng ta có giây phút thư thả vì làm việc căng thẳng. Nhưng đọc Kinh Thánh thì không những làm cho tâm hồn chúng ta tràn đầy ơn Chúa, tìm được ý Chúa trong cuộc sống, và nhất là biết được tình yêu của Thiên Chúa –qua Đức Chúa Giê-su- trong cuộc sống của chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:11 06/11/2013
N2T

3. Tử đạo là việc cao nhất của đức ái.

(Thánh nữ Terese of Avila)
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tháng các linh hồn: Người còn sống cầu cho các linh hồn
Lm Fx. Nguyễn Hùng Oánh
09:42 06/11/2013
Các linh hồn ở luyện ngục cầu nguyện lại cho người sống ở trần gian được không?

Xin đọc bài báo “Tôi tin các thánh cùng thông công” của M.Létourneau. CSSR đăng trong tạp chí “Đức Bà Hằng Cứu Giúp” trang 211-222, Novembre, 1938 :

Ta đã nói trước rằng các giáo hữu sạch tội thì được chia sự sống cùng Chúa Giêsu. Các giáo hữu đã qua đời mà linh hồn còn ở luyện ngục hay là đã được lên chốn hiển vinh trên thiên đàng, cũng đều được chia sự sống cùng Chúa Giêsu như vậy. Hết các giáo hữu đều làm thánh nên một thân thể lớn lao mà Chúa Giêsu là đầu, như lời thánh Phao lô đã dạy : Cũng như trong một thân thể, ta có nhiều chi thể; thế thì nhiều người chúng ta hợp lại ; chỉ làm nên một thân thể trong Chúa Cơ đốc thôi (Rm XII, 4,3).

Các thân thể lớn lao mà Chúa Giêsu làm đầu, gồm các giáo hữu ở trên mặt đất, gọi là Giáo Hội chiến đấu, bởi vì các giáo hữu ấy hãy còn phải chiến trận để mưu phần rỗi cho mình; lại có các linh hồn ở luyện ngục, gọi là Giáo Hội đau khổ, bởi vì các linh hồn ấy đang phải chịu khổ thống để tẩy sạch hết những vết nhơ bởi tội mình phạm; sau hết là các thánh ở trên trời, gọi là Giáo Hội hiển thắng, bởi vì các thánh ấy đã được dự vào sự hiển thắng của Chúa Giêsu rồi. Cả ba lớp ấy đều được gọi là “thánh”, bởi vì đều đã được phép Rửa tội làm nên thánh thiện, hoặc bởi vì đều đã kết hợp cùng Chúa Giêsu cho đến đời đời, hoặc bởi vì đều được để trở nên bậc thánh.

Các chi thể của Giáo Hội ấy đều có liên lạc cùng nhau, như chân tay trong một thân thể vậy. Bởi vì “mắt không thể bảo tay rằng : “ta chẳng cần ngươi”. Và nếu một chi thể bị đau, tất cả các chi thể khác đều đau với; nếu một chi thể được vinh hạnh, thì hết các chi thể cùng chia sự vinh hạnh với.” (1Cr. XII, 2,26). Cho nên, Giáo Hội chiến đấu thì tôn kính ca tụng Giáo Hội hiển thắng, và lấy lời kêu van than thở mà xin cho ta được những ơn cần để cứu lấy linh hồn ta. Còn Giáo Hội hiển thắng, chẳng yên tâm hưởng hạnh phúc mình đâu, bèn kêu cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục được mau chóng lên thiên đàng, lại giúp đỡ cho các giáo hữu đang cố gắng chiến trận ở thế gian để họ được vững vàng đến nơi hạnh phúc mà các thánh đang được hưởng.

Cả ba Giáo Hội kết hợp ở trong Chúa Giêsu bởi đức bác ái mà cùng tương trợ tương phù lẫn nhau như thế ấy gọi là sự các thánh cùng thông công.

Nhưng các giáo hữu có tội thì có được dự vào các ơn ấy chăng ? Các giáo hữu ấy như những cành khô, không còn sự sống trong mình nữa; nhưng có thể lại trở nên sinh hoạt được; vì thế ta phải cầu nguyện cho họ.

Còn như các kẻ ngoại giáo và hết thảy các người không dự vào Giáo Hội, thì đối với họ, thánh tông đồ Phao lô dạy rằng : “Phải chăm nom đến những người không dự vào Hội thánh, bởi vì việc đó làm đẹp lòngThiên Chúa, đấng cứu chuộc ta, Ngài muốn cho hết thảy mọi người đều được rỗi” (1 Rm II, 3,4).

Các thánh cùng thông công thật là một hội tương tế sán lạn dường nào : các công nghiệp vô cùng của Chúa Giêsu, công nghiệp dồi dào của Đức Bà và các đấng thánh, những lời cầu nguyện của hết thảy các giáo hữu, đều để mưu ích cho cả mọi người!

Vậy ta hãy nghe lời Chúa Giêsu dạy : Ở đời này, ta hãy dùng của cải thế gian và các công việc lành để sắm cho mình những bạn nghĩa thiết trên trời và trong luyện ngục, mà nhờ các bạn nghĩa thiết ấy bầu cử cho ta được vào nước thiên đàng đời đời (Lc XVI,9).

Xin đọc tiếp Sententia probabilis : “Les âmes du purgatoire peuvent intercéder en faveur des autres membres du corps mystique” ( các linh hồn ở luyện ngục có thể bầu cử cho các phần tử khác trong thân thể mầu nhiệm).

Mặc dầu thánh Toma Aquino chống lại chủ trương cho các linh hồn ở luyện ngục bầu cử cho người còn sống (x. S.Th, 2. II,83, II ad 3; cfr2,II,83,4 ad 3), nhưng những công đồng địa phương Vienne 1858 và Utrecht 1865 dạy rằng các linh hồn ở luyện ngục có thể cầu nguyện cho chúng ta còn sống và Đức Giáo Hoàng Lêô XIII cũng dạy như vậy.

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992 dạy : lời cầu nguyện của chúng ta cho các linh hồn ở luyện ngục không những có thể giúp đỡ họ, mà còn làm cho sự chuyển cầu của họ cho chúng ta nên hữu hiệu (số 958).

 
Tuyên xưng đức tin vào sự sống đời sau
Lm. Đan Vinh
09:59 06/11/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG : CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C

2Mcb 7,1-2.9-14 ; 2Tx 2,16-3,5 ; Lc 20,27-38.

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN VÀO SỰ SỐNG ĐỜI SAU

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 20,27-38

(27) Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: “Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gây dựng một dòng giống cho anh hay em mình”. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ? (34) Đức Giê-su đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.

2. Ý CHÍNH: Những người phái Xa-đốc không tin có sự sống lại sau này, nên khi nghe Đức Giê-su giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy qua một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em nhà kia theo luật Thế Huynh của Mô-sê đã tiếp nối nhau lấy cùng một người đàn bà và đều chết mà không có con. Từ đó họ đặt vấn đề: Nếu có chuyện kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Đức Giê-su đã dùng Kinh Thánh để chứng minh có cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này, và còn cho biết cuộc sống ấy như thế nào.

3. CHÚ THÍCH:

- C 27-28: + Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc: Đây là một số người thuộc hàng tư tế phục vụ Đền thờ, là những người không tin có sự sống lại cũng như không tin có đời sau, đang khi người Pha-ri-sêu thì tin kẻ chết sẽ sống lai (x. Cv 23,8), dựa vào lời sấm của ngôn sứ Đa-ni-en như sau: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ. Những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.” (x. Đn 12,2-3). Còn Đức Giê-su luôn khẳng định giáo lý về mầu nhiệm kẻ chết sống lại đối lập với phái Xa-đốc, nên phái này đã đến nêu thắc mắc nhằm phi bác giáo lý kẻ chết sống lại của Đức Giê-su và các người Biệt phái. + Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều Luật này...: Nhằm chế diễu giáo lý về sự sống lại, nhóm Xa-đốc đã trưng ra điều luật “Thế huynh” của Mô-sê nội dung như sau: Nếu người anh lấy vợ mà chết không con, thì em trai của anh ta phải lấy bà chị dâu làm vợ. Đứa con sinh ra đầu tiên sẽ được Luật pháp công nhận là con của người anh đã chết, để cho người anh có con cái nối dòng (x. Đnl 25,5).

- C 29-33: + Vậy nhà kia có bảy anh em trai...: Nhóm này đưa ra câu chuyện giả định chưa từng xảy ra. Sai lầm của nhóm Xa-đốc là đã quan niệm rằng khi sống lại thì người ta cũng sẽ sống y như khi còn sống ở trần gian. Nghĩa là hai người đã là vợ chồng thì khi sống lại sẽ vẫn sống đời vợ chồng với nhau.

- C 34-36: + Con cái đời này cưới vợ lấy chồng: “Con cái đời này” là những người thuộc về trần gian. Câu này có nghĩa là: Vì sự sống của con người ở trần gian có sinh có tử, nên người ta cần phải lấy vợ lấy chồng để sinh con cái nối dòng. + “Nhưng những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết”: Câu này chỉ nhấn mạnh đến việc kẻ lành sống lại để được hưởng vinh quang, và không đề cập đến số phận của kẻ dữ. Thực ra không chỉ những người được Thiên Chúa tuyển chọn và xét xứng đáng mới được sống lại, nhưng là tất cả mọi người: tội lỗi cũng như công chính, đều được sống lại, như thánh Phao-lô đã đề cập trong sách Công Vụ như sau: “Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này là: người lành kẻ dữ sẽ sống lại” (Cv 24,15; x Ga 5,28-29; Mt 25,34-45). + Thì không cưới vợ, cũng chẳng lấy chồng: Họ không dựng vợ gả chồng, một là vì thân xác sẽ được siêu hóa không bao giờ chết và nên giống như các thiên thần; Hai là vì họ trở nên con cái của Thiên Chúa, hay con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và được sự sống mới từ nơi Thiên Chúa (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).

- C 37-38: + Còn vấn đề kẻ chết trỗi dậy...: Đức Giê-su đã dựa vào Thánh kinh để chứng minh có sự sống lại của những kẻ đã chết. Người nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành: Khi hiện ra với Mô-sê trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp (x. Xh 3,6). + Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các Tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp dù đã chết, nhưng qua câu nói với Mô-sê, Thiên Chúa cho biết các vị ấy hiện vẫn đang sống với Chúa.

4. CÂU HỎI: 1)Trong hai nhóm Pha-ri-sêu va Xa-đốc, nhóm nào tin xác lòai người ngày tận thế sẽ sống lại, nhóm nào không tin ? 2)Luật “Thế huynh” của Mô-sê quy định thế nào về việc kết hôn giữa em trai với chị dâu ? 3)Phải chăng chỉ những người lành thánh mới được sống lại vào ngày tận thế, còn những kẻ tội lỗi sẽ chết luôn và không bao giờ sống lại ? 4)Đức Giê-su đã dựa vào bằng chứng nào để khẳng định mọi người sẽ sống lại trong ngày tận thế ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38).

2. CÂU CHUYỆN:

-HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÁI CHẾT:

ĐÊ-VÍT MA-CỚT (David Marcus) là một viên sĩ quan của quân đội Ít-ra-en đã chết trận vào tháng 6 năm 1948. Người ta đã tìm thấy một cuốn nhật ký, trong đó ông đã ghi lại cảm nghĩ của ông về cái chết có thể xảy ra với ông như sau:

“Tôi đang đứng trên một bến cảng ở bờ biển. Trước mặt tôi là một con tàu vừa trương buồm chuẩn bị ra khơi. Con tàu trông mới hùng vĩ và đẹp làm sao ! Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một vệt trắng ở đường chân trời. Lúc đó, có một người bạn đứng cạnh tôi nói to lên rằng: “Xem kìa, con tàu đã biến mất rồi !”. Nhưng thực ra nó đâu có biến mất. Nó vẫn còn ở đó với chiếc buồm màu trắng và thân tàu to lớn đúng như kích thước khi tôi nhìn thấy nó đậu ở bến cảng. Hiện giờ nó đang trên đường đi đến một nơi đã định trước. Kích thước con tàu chỉ nhỏ dần đi trong mắt của tôi và cuối cùng đã biến mất khỏi tầm nhìn hạn hẹp của tôi mà thôi. Rồi ít ngày sau, con tàu đó sẽ tới một bến cảng mới. Tại nơi nó sắp cập bến lại vang lên tiếng nói đầy vui mừng của những người đang chờ đón người thân: “Ồ con tàu chúng ta chờ đợi đã đến rồi kìa !”. Con tàu đó chính là hình ảnh cái chết của mỗi người chúng ta”.

-CẢM NGHIỆM VỀ THẾ GIỚI ĐỜI SAU:

Từ sau khi quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản, bác sĩ TA-KA-SHI NA-GAI (1908-1951) đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhờ sự tận tâm và tấm lòng hy sinh cao cả phục vụ các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ nguyên tử của ông. Sau khi ông chết, người ta đã tìm thấy mấy dòng tâm sự ông để lại, cho biết lý do tại sao từ một người vô thần ông đã trở thành một người tín hữu có đức tin mạnh vào Thiên Chúa như sau:

“Trong kỳ nghỉ Xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường của mẹ tôi khi ấy chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng mở mắt nhìn tôi thở hắt ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương yêu tôi đến cùng. Cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ ràng: Sau khi chết, bà vẫn luôn ở bên tôi là Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn vào trong cặp mắt đó. Tôi, một con người vốn không tin có linh hồn, tự nhiên đã cảm thấy linh hồn mẹ tôi đang có đó; linh hồn mẹ tôi khi chết đã lìa khỏi thân xác nhưng vẫn tồn tại mãi mãi”. Rồi Na-gai viết thêm : ”Từ đó, con người của tôi đã thay đổi hẳn: Dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể khiến tôi tin rằng con người mẹ tôi đã hoàn toàn bị tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên đã mở ra và nhìn thấy thế giới siêu hình”.

3. SUY NIỆM:

Thực tế cho thấy con người ta ai cũng đều phải chết ! Chết là giai đoạn cuối cùng trong bốn giai đoạn cuộc sống của mỗi người chúng ta là: Sinh- lão- bệnh- tử. Nhưng chết là gì và sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu ? Ta phải làm gì để được sống lại trong hạnh phúc vĩnh hằng đời sau ?

1)Chết là gì và chết rồi con người sẽ đi đâu ?:

Chết là khi linh hồn lìa ra khỏi xác. Hầu hết nhân loại đều tin: chết không phải là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng là trải qua một cuộc biến đổi từ cuộc sống vật chất trần gian sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau được diễn tả qua câu nói: ”Sinh ký tử qui” - sống chỉ là ở tạm, chết mới là đi về. Nhưng đi về đâu ? Thưa là đi về với cội nguồn, về cõi vĩnh hằng với Đấng tạo thành nên mình.

Riêng đối với các tín hữu là những người tin vào Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người thì chết là trải qua cuộc biến đổi với Đức Giê-su như lời thánh Phao-lô dạy: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Thánh Au-gút-ti-nô cũng nói lên niềm khát mong được nghỉ yên trong Chúa ở đời sau qua lời cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con vẫn luôn khắc khoải mãi cho đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Còn thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su lúc sắp chết cũng đã nói với các chị em đứng chung quanh về niềm tin của mình vào một cuộc sống vĩnh hằng như sau: ”Em không chết đâu, em sắp đi vào cõi sống”.

2)Hai lập trường đối lập về mầu nhiệm kẻ chết sống lại:

-Trong thời Đức Giê-su, các người Biệt phái (Pha-ri-sêu) tin rằng: ngoài cuộc sống đời này còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau. Còn phái Xa-đốc gồm các tư tế Đền thờ đã không tin có cuộc sống ở đời sau như vậy. Do đó khi nghe Đức Giê-su giảng về sự kẻ chết sống lại, họ đã phi bác bằng việc đặt ra một câu chuyện giả tưởng như sau: Nhà kia có bảy anh em trai, người thứ nhất lấy vợ rồi chết mà không có con. Theo luật “Thế huynh” của Mô-sê, người thứ hai phải lấy người vợ góa đó, nhưng rồi người này cũng chết không con. Tới người thứ ba, tư, năm, sáu, bảy đều lần lượt lấy người vợ góa đó và cũng đều chết mà không để lại một người con nào. Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Mục đích của phái Xa-đốc khi đưa ra câu chuyện này là để chứng minh niềm tin vào sự sống lại là vô lý. Vì nếu còn có một cuộc sống ở đời sau như vậy thì chẳng lẽ người đàn bà ấy lại là vợ của cả bảy anh em nhà đó hay sao ?

-Để trả lời, trước hết Đức Giê-su cho biết tình trạng người ta sau khi sống lại sẽ không cưới vợ lấy chồng. Cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thanh khiết như "các thiên thần". Họ sẽ trở thành "con cái của Thiên Chúa" (Lc 20,34-36). Tiếp đến Đức Giê-su xác nhận sự kẻ chết sống lại là điều chắc chắn vì dựa trên Lời Chúa trong Thánh Kinh: Khi hiện ra với ông Mô-sê trong bụi gai cháy mãi không tàn, Đức Chúa đã tự xưng mình như sau: “Ta là Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp” (Xh 3,6). Câu này hàm ý Thiên Chúa là Đấng hằng sống và điều khiển thế giới người sống. Các tổ phụ dân Do Thái dù đã chết nhưng linh hồn các ngài vẫn đang sống và thân xác các ngài sau này cũng sẽ sống lại.

3) Niềm tin của người tín hữu về cuộc sống đời sau:

Khi đọc kinh Tin kính, các tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm này như sau: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Thánh Phao-lô cũng đã khẳng định về một cuộc sống mới trong Đức Ki-tô: ”Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi , thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế ! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,19-20). Cuộc sống của chúng ta nơi trần gian là cuộc hành trình về quê trời. Cuộc sống ấy sẽ ra sao tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta trên trần gian theo nguyên tắc : “gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy”.

4) Thể hiện đức tin vào mầu nhiệm này thế nào?:

- Một là không nên sợ chết: Những người không có đức tin sẽ rất sợ chết vì cho rằng chết đi là hết. Nếu người tín hữu sợ chết là tự mâu thuẫn với niềm tin của mình về một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại về cái chết anh dũng của Phó tế Tê-pha-nô tử đạo như sau: “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giê-su đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” (Cv 7,55-56).

- Hai là phải chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu: Nếu một người chỉ lo kiếm tiền rồi lại tim cách hưởng thụ các nhu cầu vật chất thể xác thì sẽ chỉ gặt hái được thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Muốn đạt được hạnh phúc lâu dài cần phải có đức tin và sống phù hợp với đức tin ấy như câu ngạn ngữ tây phương sau đây:

“Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một ngày, hãy mua cho mình một một bộ quần áo mới.

Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một tuần, hãy giết thịt một con heo.

Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một năm, hãy lập gia đình với người mình yêu.

Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một đời, hãy sống một cuộc sống lương thiện.

Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc muôn đời, hãy sống như một tín hữu tốt lành”.

Người tín hữu tốt sẽ luôn sống giới răn mến Chúa yêu người theo lời Chúa dạy trong “Tám Mối Phúc Thật” (x. Mt 5,3-12). Thánh Phao-lô cũng cho biết có sự thưởng phạt người lành kẻ dữ trong ngày tận thế: ”Ngày đó Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm” (Rm 2,6).

- Ba là năng cầu nguyện cho các người thân qua đời: Hằng năm, Hội thánh dành riêng tháng Mười Một để khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho ông bà cha mẹ đã qua đời. Đây cũng là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về bốn sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Chính sự chết dạy cho chúng ta biết phải sống như thế nào. Niềm tin vào Thiên đàng hay hỏa ngục sẽ giúp chúng ta tránh những đam mê hạnh phúc giả tạo đời này và động viên chúng ta can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải để đền tội và đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” để về quê trời đời sau. Trong tháng này, khi làm các việc lành cầu nguyện cho các linh hồn là chúng ta thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại và cuộc sống vĩnh hằng đời sau.

4. THẢO LUẬN: Ngày nay nhiều người chỉ biết đi tìm thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua trong những thú vui nhục dục và những đam mê bất chính. Bạn sẽ làm gì giúp bạn bè và người thân nhận ra tình trạng sa đọa của họ để hồi tâm sám hối và sống cuộc đời bác ái yêu thương để tuyên xưng đức tin cụ thể vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi đọc kinh Tin kính, tuy miệng con tuyên xưng mầu nhiệm kẻ chết sống lại và tin có sự sống đời sau, nhưng trong thực hành, con lại thường lỗi đức công bình khi có cơ hội, gây ra bao thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, mà không nghĩ đến việc con sẽ phải đền trả khi ra trước tòa Chúa phán xét sau này. Dường như đức tin của con mới chỉ là thứ đức tin lý thuyết và không đủ mạnh để ngăn cản con khỏi sống ích kỷ và tội lỗi. Trong Tin mừng hôm nay, Chính Chúa đã khẳng định rằng: Thân xác lòai người sau này sẽ sống lại. Khi ấy người ta sẽ không còn cưới vợ lấy chồng, không còn bon chen kiếm sống như ở trần gian, nhưng mọi người sẽ trở nên giống như các thiên thần của Thiên Chúa và được sống trong hạnh phúc muôn đời.

- LẠY CHÚA, con muốn rằng: ngay từ bây giờ con sẽ thuộc trọn về Chúa. Con xin dâng lên Chúa tất cả tâm tư, cùng những niềm vui nỗi buồn và những ước vọng của con. Xin Chúa thương nhận và ban xuống dồi dào hồng ân cứu độ cho con. Xin cho con luôn phó thác cuộc sống trong tay Chúa và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, với niềm tin rằng chúng đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của con.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH
 
Bí tích hòa giải
Linh Tiến Khải
11:49 06/11/2013
Sự hòa giải liên tục trong cuôc sống kitô, tự nó, đã thuộc trật tự bí tích rồi, bởi các cấu trúc giao ước trong nhiệm cuộc cứu độ mới. Trong nền tảng nó là bí tích và Giáo Hội trong nghĩa ơn thánh khiến cho kẻ có tội cảm nhận được sự hối lỗi đích thật đụng chạm tới con người như là chi thể của Giáo Hội hay đang tiến tới với Giáo Hội. Bởi vì Giáo Hội là bí tích triệt để, nghĩa là dấu chỉ và dụng cụ của sự hòa giải, mà Thiên Chúa muốn ký kết với thế giới chấp nhận tất cả mọi sự dưới quyền của một thủ lãnh duy nhất là Chúa Kitô. Ngoài ra sự hòa giải cũng là bí tích, bởi vì sự hối lỗi chân thành có chiều kích chuyên biệt của bí tích sám hối. Thật thế, sự hối hận tạo ra tất cả một năng động mở ra trong thời gian theo một lộ trình dài ngắn ít nhiều và phức tạp tùy từng người và tùy các hoàn cảnh, lộ trình kết thúc với bí tích giải tội. Trong bối cảnh này bí tích giải tội là tột đỉnh của năng động hoán cải và hòa giải nội tâm và ngoại tại được sống một cách cụ thể trong cuộc sống thường ngày và nó được dự phóng như là việc cử hành của Chúa Giêsu Kitô nhờ ơn thánh của nó mà lộ trình hoán cải và hòa giải đã có thể thực hiện. Sự hòa giải bí tích bao gồm một con đường trước đó, có mục đích và nội dung là việc từ từ trở về với Thiên Chúa và với các anh chị em khác: sự hoán cải là việc thành toàn, là cực kết thúc con đường ấy.

Như thế, bí tích sám hối không phải là một cử chỉ đơn độc, mà được móc nối và điều kiện hóa bởi một lộ trình có thể được gọi là khai tâm cho sự sám hối, khai tâm cho việc hòa giải. Xét cho kỹ, bí tích sám hối tác động trên một nền tảng có tính cách bí tích và Giáo Hội, làm thành nền lõi cuộc sống chúng ta. Trong một nghĩa nào đó, nó đến để thánh hiến một cuộc sống sám hối và hòa giải thường hằng. Nói một cách khác, nó đến để thực hiện một sự hiện diện tích cực trên nền của một sự hiện diện bình thường, trong nghĩa bí tích sám hối giống như một điểm quy tụ, nơi người ta tập trung cuộc sống sám hối mọi ngày. Sự khác biệt giữa các dấu chỉ của mọi ngày và dấu chí bí tích đó là dấu chỉ bí tích đưa chúng ta tới chỗ xác nhận tuyệt đối sự chắc chắn chúng ta được Thiên Chúa yêu thương. Và điều này có nghĩa là bí tích sám hối cũng là một món quà mới: nó không chỉ có nghĩa là Thiên Chúa đã làm, mà cũng có nghĩa là nó đến trao ban cho chúng ta một cái gì mới từ phía Thiên Chúa, là Đấng qua bí tích sám hối hoàn thành việc hòa giải Người đã bắt đầu; hòa giải tội nhân với chính Thiên Chúa và với Giáo Hội, mà họ là chi thể. Đây là món qùa tuyệt đối mới mẻ, được thực hiện trong bí tích: món qùa mới, bởi vì nó là sự diễn tả cuối cùng của một cuộc gặp gỡ tiệm tiến giữa Thiên Chúa và con người, là dấu ấn đóng trên một sự hòa giải đã bắt đầu từ cả hai phía, trong dấu chỉ của sự thành toàn vĩnh viễn. Nó là một món qùa mới bởi vì nó là điểm tới của một lộ trình, mà vì chiều kích bí tích của nó ngay từ điểm khởi hành vì sự kiện các cấu trúc của giao ước, nó đã chỉ có thể hiện hữu trong việc hướng tới chính bí tích. Chính trong viễn tượng này mà chúng ta duyêt xét một cách ngắn gọn cấu trúc của bí tích sám hối.

Điểm thứ nhất, bí tích sám hối là việc Giáo Hội thời sự hóa lời cứu độ. Sách mới về bí tích sám hối khẳng định rằng: ”bí tích sám hối phải bắt đầu từ việc lắng nghe lời Chúa, bởi vi chính với lời Người Thiên Chúa mời gọi sám hối và đưa tới chỗ hoán cải con tim”. Việc thời sự hóa lời Chúa này của Giáo Hội giúp chúng ta khám phá ra rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước: Người đã hướng tới con người trước, và đã cho nó chia sẻ ước muốn thiết lập một giao ước với nó; Người đã đưa ra sáng kiến hòa giải trước với thế giới tội lỗi. Người đã làm tất cả những gì có thể để cho con người trở về với Người, đến độ nó chỉ là bước cuối cùng hầu như tự nó mà đến: gắn bó trong đức tin với một tình yêu tha thứ. Chính lời Chúa khiến cho chúng ta ý thức được rằng mình là kẻ tội lỗi. Nó là mạc khải giúp chúng ta hiểu khía cạnh sâu xa của cuộc sống con người trong các chiều kích siêu nhiên đích thật của nó, và chính trong trường học này mà chúng ta có thể hiểu một cách thực sự ý nghĩa của tội lỗi và ơn tha thứ. Nhưng dưới ánh sáng lời Chúa điều đầu tiên mà người tội lỗi hiểu không phải là tội của mình, mà là Thiên Chúa của tình yêu, của lòng lành, của tình thương xót; và trong mức độ, trong đó nó hiểu chương trình tình yêu của Thiên Chúa, nó cũng sẽ tìm ra hạt giống của tội lỗi, của sự hoán cải và hòa giải.

Chỉ có chiều sâu của tình yêu cho phép đo lường đươc chiều sâu của tội lỗi. Các tội sẽ không trầm trọng như vậy, nếu Thiên Chúa không là tình yêu. Nhưng thật kinh khủng là những kẻ tội lỗi đối với Đấng đã yêu thương chúng ta như vậy. Việc xét mình khi đó trở thành việc đọc hiểu cuộc sống chúng ta dưới ánh sáng của lời Chúa, và các niềm hy vọng lớn lao, mà tiếng gọi của Người mở ra cho chúng ta. Đây không phải là một thực hành tự tố cáo đổ lỗi và làm cho chúng ta trở thành cứng nhắc trong một lương tâm xấu, dẫn đưa tới chỗ hối hận như là một khép kín trong chính mình, nhưng trái lại nó là một việc đọc hiểu đưa chúng ta tới chỗ hối hận, đau đớn, nhưng hy vọng nơi tình yêu nhân từ xót thương của Thiên Chúa. Việc đọc hiểu trở lại cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa này đem theo một tư tưởng lạc quan và tích cực của việc cáo tội. Đây không phải là một tố cáo nặng nề các lỗi lầm, mà là một việc xưng thú được thực thi dưới ánh sáng lòng thương xót của Thiên Chúa, và nó bao gồm ba chiều kích: thừa nhận các tội lỗi đã phạm chống lại Thiên Chúa, chúc tụng Thiên Chúa và khẳng định đức tin.

Việc xưng tội trước hết là một hành động của một hối nhân: điều này diễn tả và thực hiện một cách hoàn toàn nhân bản sự hối hận linh hoạt họ. Khi diễn tả một cách không quanh co, sự hối hận đối với một lỗi lầm, chúng ta ý thức được một cách sâu xa hơn điều đã làm, và sự sám hối cũng sâu xa hơn. Trong lúc hối nhân xưng thú tội lỗi của mình với Thiên Chúa, họ không chỉ muốn thừa nhận các lỗi lầm của mình, nhưng cũng muốn được ơn tha thứ, bằng cách khẩn nài trong lòng của toàn thể Giáo Hội cùng với các anh chị em khác và dưới sự hướng dẫn của Chúa Kitô. Như thế việc tố cáo tội lỗi được thu nhận trong một cử chỉ đức tin và lời chúc tụng mà thánh vịnh 50 là một diễn tả kiểu mẫu. Tác giả thánh vịnh là vua Đavít thân thưa với Chúa: ”Lậy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy. Vâng con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trước mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai... Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm. Lậy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con Thần Khí Thánh của Ngài. Xin ban cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, vá lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con... Lậy Thiên Chúa con thờ là Thiên Chúa cứu độ, xin tha chết cho con, con sẽ tung hô Ngài công chính. Lậy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận. Lậy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê”.

Tín hữu tuyên xưng sự thánh thiện của Thiên Chúa và ý thức được rằng mình ở dưới mức mô thức thánh thiện là Thiên Chúa, Đấng mời gọi mọi người sống thánh thiện: ”Các ngươi phải thánh thiện vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Lv 19,2). Chúa Giêsu cũng lập lại giáo huấn này của sách Lêvi: ”Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Tín hữu tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng công chính, không trong nghĩa trả thù báo oán, nhưng trong nghĩa bẻ gãy nó và kết thúc với cuộc sống tội lỗi. Tín hữu tuyên xưng sự chắc chắn của tình yêu Thiên Chúa và ơn tha thứ của Ngài: Chúa Kitô đã mạc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là tình yêu, xưng tội và nói lớn tiếng lên rằng chúng ta tin nơi tình yêu thương xót ấy. Như vậy việc xưng thú tội lỗi là một cử chỉ phụng tự đích thực. Xưng thứ tội lỗi là loan báo sự thánh thiện, lòng thương xót, sự công thẳng của Thiên Chúa. Xưng thú có nghĩa là xưng ra các tội riêng của mình, tạ ơn, chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa và lòng lành của Người. Cùng một từ diễn tả cùng một thực tại: xưng thú rằng mình là kẻ có tội có nghĩa là loan truyền rằng Thiên Chúa là thánh, là Đấng thương xót và công bằng.

Điểm thứ hai là sám hối, xá giải và lời cầu hữu hiệu của toàn thể Giáo Hội. Qua dấu chỉ của toàn thể cộng đoàn Giáo Hội Thiên Chúa ban ơn tha tội cho hối nhân đáp lại dấn thân sám hối, dấu chỉ sự hoán cải của họ. Sự can thiệp này qua trung gian Giáo Hội được biểu lộ ra bằng nhiều cách, nhưng đặc biệt là qua vị linh mục thừa thác đọc các lời hữu hiệu của việc tha tội. Công thức tha tội diễn tả sự tin tưởng nơi đức tin của Giáo Hội, thánh hiến và nâng cao sự sám hối của tội nhân, bằng cách làm cho họ tham dự vào công trình cứu chuộc được Giáo Hội tiếp tục. Chính Giáo Hội, qua vị thừa tác của mình đọc lên lời tha tội này như việc biểu lộ hữu hiệu tình yêu phục sinh của Thiên Chúa. Sự hữu hiệu của lời đó đến từ sự kiện các giám mục và linh mục đã có và đã đọc lên trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô và trong Thần Khí của Người. Nhưng việc dùng quyền tha tội của các vị thừa tác phẩm trật không tách rời khỏi sự cộng tác của cộng đoàn.

Lời cầu nguyện của cộng đoàn được đức ái đồng hành chỉ là lời cầu nguyện và lòng bác ái của Chúa Kitô trên trời, được làm cho trở nên hữu hình và hiện diện cho một người xác định, trong một thời điểm xác định, tại một nơi xác định của lịch sử. Trong suốt lịch sử giao động và sinh động của bí tích sám hối chúng ta có thể kiểm thực sự can thiệp này của cộng đoàn cho người có tội. Giáo Hội hướng về Thiên Chúa để xin ơn tha thứ cho các anh em và con cái mình, nâng đỡ các hối nhân trong cố gắng hoán cải của họ, trợ giúp họ nhổ tận gốc rễ tội lỗi và các dấu vết của nó trong cuộc sống. Việc phục hồi hiện thực được trong đường hướng này như được trình bày trong sách bí tích sám hối mới rất là ý nghĩa. Như thế, sự hòa giải bí tích của tín hữu kitô tội lỗi là một cử chỉ của toàn thể cộng đoàn, chứ không phải chỉ là của giáo quyền. Sự can thiệp của vị thừa thác với và bên trong cộng đoàn khiến cho việc trung gian của Giáo Hội được rõ ràng hơn, và đưa nó tới sự hữu hiệu của bẩy bí tích.

(Thần Học Kinh Thánh bài số 1173)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dòng Tên Hoa Kỳ có thêm 18 tân Phó tế
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
10:02 06/11/2013
Dòng Tên Hoa Kỳ có thêm 18 tân Phó tế

Dòng Tên đã truyền chức Phó tế cho 18 tu sĩ trong tháng 10 vừa qua tại Chestnut Hill, Massachusetts và Santa Clara, California. Trong tiến trình huấn luyện của Dòng Tên, việc truyền chức phó tế là bước cuối cùng để chuẩn bị cho việc truyền chức linh mục.

Ngày 12 tháng 10, Đức Hồng Y Seán Patrick O’Malley, O.F.M Cap., Tổng giám mục Boston, đã truyền chức Phó tế cho 8 thầy Dòng Tên và 1 thầy Dòng Chúa Cứu Thế tại nhà nguyện thánh I-nhã nằm trong khuôn viên Đại học Boston. 9 tân phó tế này hiện đang là sinh viên tại Phân khoa Thần học thuộc Đại học Boston nơi họ đang hoàn tất việc huấn luyện về thần học và mục vụ. Có khoảng 600 người tham dự Thánh lễ trong đó có gia đình của các tân chức, thành viên của cộng đoàn Dòng Tên tại Đại học Boston, cộng đoàn dòng Chúa Cứu Thế, các sinh viên, giảng viên và nhân viên của Phân khoa thần học.

Ngày 19 tháng 10, 10 tu sĩ Dòng Tên khác cũng được truyền chức Phó tế tại nhà thờ Mission thuộc Đại học Dòng Tên Santa Clara. Chủ tế Thánh Lễ truyền chức là Đức Cha Robert McElroy, Giám mục phụ tá giáo phận San Francisco.

Các tân phó tế được truyền chức để thi hành sứ vụ phục vụ bàn thánh và Lời Chúa, một giai đoạn chuyển tiếp của tiến trình huấn luyện để trở thành linh mục, vì thế họ được thi hành sứ vụ công bố Lời Chúa, giảng dạy và cử hành các bí tích Rửa Tội, Hôn Nhân và nghi thức an táng các Kitô hữu.

Chuyển ngữ từ jesuit.org: Chỉnh Trần, S.J.
 
ĐTC: Không có tình yêu tất cả mọi ơn không ích lợi gì cho Giáo Hội
Linh Tiến Khải
11:47 06/11/2013
Không có tình yêu, tất cả mọi ơn không ích lợi gì cho Giáo Hội, bởi vì ở đâu không có tình yêu thương, thì có sự trống rỗng, một sự trống rỗng được lấp đầy bởi sự ích kỷ. Sống sự hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp thông bác ái có nghĩa là không tìm lợi lộc cho riêng mình, mà chia sẻ các khổ đau và các vui mừng của các anh chị em khác (x. 1 Cr 12,26), sẵn sàng mang các gánh nặng của những người yếu đuối và nghèo nàn hơn và biến chúng trở thành các niềm vui và khổ đau của chính mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với ngài tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 6-11-2013.

Trong buổi tiếp kiến, đã có hàng trăm người tàn tật trong đó có rất đông các trẻ em. Đức Thánh Cha đã dành ra hơn một giờ đồng hồ để chào thăm, hôn, vuốt ve và an ủi họ. Cũng có một phái đoàn trong sắc phục thời trung cổ rất đẹp với trống và cờ giàn hàng chào danh dự rước Đức Thánh Cha lên khán đài.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển khía cạnh thứ hai của sự hiệp thông trong Giáo Hội: đó là sự hiệp thông với các điều thánh thiện, nghĩa là các thiện ích thiêng liêng. Hai khía cạnh gắn liền nhau, thật vậy sự hiệp thông giữa các kitô hữu lớn lên nhờ việc tham dự vào các thiện ích thiêng liêng. Một cách đặc biệt, Đức Thánh Cha nói, chúng ta duyệt xét các Bí Tích, các đặc sủng và tình bác ái (x. GLGHCG ss. 949-953). Chúng ta lớn lên trong sự hiệp nhất, trong sự hiệp thông với các Bí tích, với các đặc sủng mà mỗi người có bởi vì Chúa Thánh Thần đã ban chúng cho họ với tình bác ái.

Trước hết là sự hiệp thông với các Bí Tích. Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Các Bí Tích diễn tả và thực hiện một sự hiệp thông hữu hiệu và sâu xa giữa chúng ta, bởi vì trong các Bí Tích chúng ta gặp Chúa Kitô Cứu Thế, và qua Người, gặp gỡ các anh em khác trong đức tin. Các Bí tích không phải là các vẻ bề ngoài, không phải là các nghi thức. Các Bi Tích là sức mạnh của Chúa Kitô, có Chúa Giêsu Kitô trong các Bí Tích. Khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, trong Bí Tích Thánh Thể có Chúa Giêsu sống động, chính Ngài sống động quy tụ chúng ta, làm cho chúng ta trở thành cộng đoàn, làm cho chúng ta thờ phượng Thiên Chúa Cha.

Mỗi người trong chúng ta, qua các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, được tháp nhập vào Chúa Kitô và hiệp nhất với toàn cộng đoàn các tín hữu. Vì thế nếu một đàng Giáo Hội ”làm ra” các Bí Tích, đàng khác chính các Bí Tích ”làm ra” Giáo Hội, xây dựng Giáo Hội, bằng cách sinh ra các con cái mới, kết hiệp họ với dân thánh của Thiên Chúa, bằng cách củng cố sự tùy thuộc của họ.

Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong các Bí tích trao ban cho chúng ta ơn cứu rỗi, mời gọi chúng ta ”ra đi”, và thông truyền cho người khác một sự cứu rỗi mà chúng ta đã có thể trông thấy, sờ mó được, gặp gỡ, tiếp đón; và nó thật là đáng tin cậy, bởi vì là tình yêu. Trong cách thế đó, các Bí Tích thúc đẩy chúng ta trở thành thừa sai, và dấn thân tông đồ đem Tin Mừng vào trong mọi môi trường, cả những môi trường thù nghịch nhất, làm thành hoa trái đích thật nhất của một cuộc sống kiên trì lãnh nhận các Bí Tích, trong việc tham dự vào sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa, là Đấng muốn ban tặng ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Ơn thánh của các Bí Tích dưỡng nuôi trong chúng ta một đức tin mạnh mẽ và tươi vui, một đức tin biết kinh ngạc trước các ”sự kỳ diệu” của Thiên Chúa và biết chống trả lại các ngẫu tượng của thế giới.
Khía cạnh thứ hai là sự hiệp thông của các đặc sủng. Đức Thánh Cha nói:

Chúa Thánh Thần phân phát cho các tín hữu nhiều quà tặng và ơn thánh thiêng liêng. Sự phong phú ”tuyệt vời” này trong các ơn của Chúa Thánh Thần có mục đích xây dựng Giáo Hội. ”Đặc sủng” là một từ hơi khó. Các đặc sủng là các món qùa mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta: người thì được món qùa là như vậy, hay có tài khéo này hoặc khả năng khác... Nhưng chúng là các món qùa, mà Người ban cho chúng ta không để bị cất dấu đi: Người ban cho chúng ta để chia sẻ với các ngươi khác.

Chúng không được ban cho lợi ích của người nhận chúng, nhưng cho lợi ích của dân Chúa. Trái lại, nếu một ơn, một trong các món qùa này dùng để tự khẳng định chính mình, thì cần phải nghi ngờ rằng đây là một đặc sủng đích thực hay được sống một cách trung thành. Thật ra, các đặc sủng là các ơn thánh đặc biệt, các gợi hứng và các thúc đẩy nội tâm, nảy sinh trong lương tâm và trong kinh nghiệm của các người nhất định, được mời gọi dùng các ơn đó để phục vụ cộng đoàn. Một cách đặc biệt các ơn thiêng liêng này là để mưu ích cho sự thánh thiện của Giáo Hội và sứ mệnh của Giáo Hội. Tất cả đều được mời gọi tôn trọng các đặc sủng ấy nơi chúng ta và nơi người khác, tiếp nhận chúng như các khích lệ ích lợi cho sự hiện diện và công việc phong phú của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã cảnh cáo: ”Anh em đừng dập tắt Thần Khí” (1 Tx 5,19). Đừng dập tắt Thần Khí, Đấng ban cho chúng ta các món qùa đó, các tài khéo, các nhân đức, các điều xinh đẹp biết bao khiến cho Giáo Hội lớn lên.

Rồi Đức Thánh Cha nêu lên vài câu hỏi như sau: Đâu là thái độ của chúng ta trước các ơn này của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có ý thức được rằng Thần Khí Chúa tự do ban chúng như Người muốn không? Chúng ta có coi các đặc sủng ấy như là một sự trợ giúp thiêng liêng, qua đó Chúa nâng đỡ đức tin của chúng ta, củng cố nó và cũng củng cố sứ mệnh của chúng ta trong thế giới hay không?

Khía cạnh thứ ba của sự hiệp thông với các điều thánh thiện, nghĩa là sự hiệp thông của tình bác ái. Sự hiệp nhất giữa chúng ta làm ra tình bác ái là tình yêu. Khi trông thấy các kitô hữu tiên khởi, các người ngoại giáo nói: ”Mà những người này yêu nhau biết chừng nào! Họ không ghét nhau, không bép xép người này chống người kia. Thật là tốt đẹp! Tình bác ái đó là tình yêu của Thiên Chúa mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta trong con tim.

Các đặc sủng quan trọng trong cuộc sống của cộng đoàn kitô, nhưng chúng luôn luôn là các phương thế giúp lớn lên trong tình bác ái, trong tình yêu, mà thánh Phaolô đặt lên trên tất cả mọi đặc sủng (x. 1 Cr 13,1-13). Thật vậy, không có tình yêu thì cả các ơn ngoại thường nhất cũng là hư vô. Nhưng người này chữa lành dân chúng, có đặc tính này, có nhân đức này chữa lành dân chúng. Nhưng ông ta có tình yêu trong con tim không? Có tình bác ái không? Nếu có thì tiến lên, nhưng nếu không, thì không phục vụ Giáo Hội. Không có tình yêu, tất cả mọi ơn không lợi gì cho Giáo Hội, bởi vì ở đâu không có tình yêu thương, thì có sự trống rỗng, một sự trống rỗng được lấp đầy bởi sự ích kỷ. Và tôi xin hỏi anh chị em nhé: nếu tất cả chúng ta đều ích kỷ, chỉ ích kỷ, thì có thể sống trong hòa bình được không? Có thể sống trong hòa bình không, nếu mọi người chúng ta là một người ích kỷ? Có thể hay không có thể? Người ta trả lời là không. Không thể được. Vì thế, cần có tình yêu để hiệp nhất chúng ta, cần có tình bác aí. Cử chỉ bé nhỏ nhất của tình yêu thương có các hiệu qủa tốt cho mọi người. Và Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Vì vậy sống sự hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp thông bác ái có nghĩa là không tìm lợi lộc cho riêng mình, mà chia sẻ các khổ đau và các vui mừng của các anh chị em khác (x. 1 Cr 12,26), sẵn sàng mang các gánh nặng của những người yếu đuối và nghèo nàn hơn. Tình liên đới huynh đệ này không phải là một hình ảnh hùng biện, một kiểu nói, nhưng là phần toàn vẹn của sự hiệp thông giữa các tín hữu kitô. Nếu chúng ta sống nó, chúng ta sẽ là dấu chỉ trong thế giới, chúng ta là ”bí tích” tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta là bí tích tình yêu cho nhau và cho tất cả mọi người! Đây không chỉ là tình bác ái, cái bác ái tiền lẻ mà chúng ta có thể cống hiến cho nhau, nhưng là cái gì sâu xa hơn: đó là một sự hiệp thông khiến cho chúng ta có khả năng bước vào niềm vui và khổ đau của người khác để biến chúng trở thành niềm vui và khổ đau của chúng ta một cách chân thành.

Đức Thánh Cha nói thêm: Thường khi chúng ta quá khô khan, thờ ơ, xa cách và thay vì thông truyền tình huynh đệ, chúng ta thông truyền sự khó chịu, chúng ta thông truyền sự lạnh lùng, chúng ta thông truyền sự ích kỷ. Và với sự khó chịu, với sự lạnh lùng, với sự ích kỷ có thể làm cho các giáo đoàn lớn lên không? Có thể làm cho toàn Giáo Hội lớn lên không? Không. với sự khó chịu, với sự lạnh lùng với sự ích kỷ Giáo Hội không lớn lên: nó chỉ lớn lên với tình yêu thương, với tình yêu thương đến từ Chúa Thánh Thần. Chúa mời gọi chúng ta rộng mở cho sự hiệp thông với Người trong các Bí Tích và trong tình bác ái, để sống một cách xứng đáng với ơn gọi kitô của chúng ta.

Và bây giờ tôi xin cho phép mình xin anh chị em một cử chỉ bác ái. Anh chị em yên tâm, sẽ không có việc quyên tiền đâu. Một cử chỉ bác ái. Trước khi đến quảng trường tôi đã đi thăm một bé gái một tuổi rưỡi bị bệnh rất nặng. Cha mẹ em cầu nguyện và xin Chúa ban sức khỏe cho bé gái xinh đó. Bé tên là Noemi. Bé cười, thật tội nghiệp. Chúng ta hãy làm một cử chỉ bác ái. Chúng ta không biết em, nhưng em là một bé gái đã được rửa tội, là một người trong chúng ta, một kitô hữu. Chúng ta hãy làm một cử chỉ bác ái đối với em, và trong thinh lặng trước hết chúng ta xin Chúa giúp em trong lúc này và ban cho em sức khỏe. Trong thinh lặng, một chút, rồi chúng ta đọc Kinh Kính Mừng. Và bây giờ tất cả chúng ta cầu xin Đức Mẹ cho sức khỏe của Noemi.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đọc kinh Kính Mừng. Rồi ngài nói: xin cám ơn anh chị em vì cử chỉ bác ái này.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Top Stories
Holy Land: Patriarch Twal: Israeli demolitions sabotage peace
Fides News
17:46 06/11/2013
Jerusalem - "There is no justification for the demolition, but when the municipality and the Israeli government enact demolitions and displace people from their homes, these practices increase hatred and endanger the future of peace". With these words, the Patriarchal Vicar of Jerusalem Fouad Twal condemned the recent demolition of a house built on a property of the Latin Patriarchate carried out by the Bulldozers of the Jerusalem Municipality, accompanied by Israeli Security forces. The Patriarch’s statement came during his visit to inspect the demolished home on Tuesday afternoon, November 5th. The Patriarch was also in the company of Bishops William Shomali and Giacinto Boulos Marcuzzo, together with a group of priests and lawyers of the Latin Patriarchate and several consuls of foreign countries, including those of Italy and Belgium.

The demolished property is near the checkpoint that separates Jerusalem from Bethlehem, and belonged to the Latin Patriarchate long before 1967. The legal tenants of the property, Mr. Salameh Abu Tarbush and his family, composed of 14 members, were taken by surprise by the demolition at five in the morning. "We are the rightful/lawful owners", added Patriarch Twal "and you will hear our voice before all governments worldwide, and we will take legal action in appropriate courts to rectify this injustice, to bring back justice and rebuild this home".The Red Cross is providing the family with tents and assistance.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân VN từ Bỉ, Hoà Lan, Pháp và Đức tham dự Lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm tại tu viện Saint Andre - Vương quốc Bỉ
Nguyễn Xuyên
11:06 06/11/2013
BRUGES, VƯƠNG QUỐC BỈ - Có chừng 600 người đến từ Pháp, Đức, Hà Lan và Bỉ… tham dự lễ giổ 50 năm cố Tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu tại tu viện Benedictine Saint André ở thành phố Bruges.

Lễ Giỗ do viện phụ René Forbe bề trên đan viện tổ chức; ngoài ra còn có cha Nguyễn Xuyên, cha Nguyễn Ngọc Long ở Đức, cha Trần Đức Hùng ở Hà Lan, cha Nguyễn Gia Thịnh ở Ấn độ, và một linh mục người Bỉ. Phía thân nhân của Cụ Cố Tổng thống có bà Charlotte Ngô Đình Luyện đến từ Paris, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện cùng phu quân đến từ Toulouse, bà Nguyễn Thị Thu Hồng cùng phu quân đến từ Canada… và một số các cháu của Cụ Cố.

Trước thánh lễ có phần dâng hương trước bàn thờ Cụ Gioan Baotixita dành các cháu của Cụ, các thân nhân và các đại diện cộng đoàn.

Phần thuyết trình và chiếu phim về cuộc đời Cụ Cố Gioan Baotixita vào lúc 13g30. Trong bài nói chuyện, Viện phụ René Forbe cho biết, năm 1954, Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống 6 tháng tại đây như một đan sĩ: Thầy Gioan Baotixita Odilot Ngô đình Diệm; đồng thời ngài công bố cho mọi người thấy bức thư của Cụ Ngô Đình Diệm xin làm đan sĩ tại đan viện này. Tuy nhiên sau đó, Cụ đã hy sinh ý riêng của mình để trở về giúp đất nước.

Cha viện phụ René Forbe công bố bức thư của Cụ Ngô Đình Diệm xin làm đan sĩ tại đan viện này.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng đã thay mặt đại gia đình có bài phát biểu và lời cám ơn Cha Bề trên Đan viện, các cha và tất cả mọi người. Lễ Giỗ kết thúc lúc 17g.

BÀI GIẢNG NGÀY LỄ GIỖ 50 NĂM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ CÁC BÀO ĐỆ
02/11/2013 - TẠI TU VIỆN SAINT-ANDRE – VƯƠNG QUỐC BỈ


Kính thưa gia đình,
Kính thưa quý cha, quý sơ,
Thưa anh chị em thân mến,

Lẽ ra sự xum họp trong buổi chiều mùa thu hôm nay nơi đây, cũng chỉ để dành riêng cho gia đình người quá cố, theo như truyền thống Giáo Hội, luôn khuyến khích các tín hữu đi viếng mộ người thân trong dịp lễ cầu cho các Linh Hồn mồng 2/11 hàng năm, nếu điều kiện cho phép họ và nhất là nếu họ còn nhớ đến. Và như thế, họ sẽ âm thầm lặng lẽ đi ra phía sau tu viện này, đến khu vườn nhỏ phủ kín cỏ xanh, ẩn khuất dưới hàng liễu rũ, rồi dừng lại nơi cây thánh giá có khắc giòng tên của thầy Gioan-Baotixita Odilon, (tên Vị Thánh cùng Dòng đã lập ra ngày Lễ Các Linh Hồn 02/11 hàng năm cho Giáo Hội vào năm 998), là Tên Mới thầy được nhận lãnh trong ngày khấn sống theo luật Dòng Thánh Biển Đức 10/02/1954.

Lẽ ra cuộc đời thầy Gioan-Baotixita Odilon nếu tiếp tục ở đây, cũng âm thầm trầm lặng như bao vị khổ tu khác trong Dòng, ngày 5 buổi, đến cầu kinh tại ngôi nhà thờ này, khởi sự với Giờ Kinh Khuya lúc 4 giờ sáng, rồi trong ngày sống theo phương chỉ của Dòng, Ora et Labora - Cầu Nguyện và Làm việc, êm đềm cặm cụi cho đến khi xuôi tay nhắm mắt, rồi ra đi ấm áp trong tiếng kinh cầu, trong lời hát thánh vịnh của cộng đoàn hiện diện...

Và còn bao nhiêu lẽ ra khác,
Nhưng không, thưa anh chị em, chiều hôm nay chúng ta thật đông đảo, gốc từ mọi miền đất nước, đến từ mọi vùng trời Ấu. Chúng ta không đến nơi đây viếng mộ một người thân đã chết, không kính viếng một trợ sĩ dòng Biển Đức quá cố, nhưng cùng về nơi chốn tích lịch sử này, một địa danh đã gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp và cuộc đời của 1 con người, chính là để Gặp Gỡ con người ấy trong khung cảnh tu viện mà người đã sống qua.

Thật vậy, tại nơi tu viện này, chúng ta có thể gặp gỡ chính con người đó, và còn hơn nữa để từ nơi đây, khám phá ra một góc cạnh của cuộc đời người, một góc cạnh ít được nhắc tới, nhưng lại có tầm quan trọng chỉ đạo, định hướng cho suốt cuộc đời của chính người trong những năm sau đó. Góc cạnh xem ra chi tiết này, nhưng lại có sức đánh bật mọi xuyên tạc, mọi hạ giá người mà hôm nay, tôi cung kính gọi người là Vĩ Nhân để, với sự cử hành lễ Giỗ 50 năm cho người hôm nay, trả lại và bồi đắp cho người cái chân dung đích thực phải có của bậc vĩ nhân. Vĩ nhân đó chính là Tổng Thống Gioan-Baotixita Odilon Ngô Đình Diệm mà đã có một thời sống tại tu viện này. Góc cạnh đó chính là đời sống đạo đức và chiều sâu tâm linh của người.

Nếu buổi sáng định mệnh hôm ấy, sáng ngày mồng 2 tháng 11 của 50 năm trước, trước giờ định mệnh oan nghiệt, mà tôi gọi là tín hiệu loan báo sự cáo chung tự do, của dân chủ, của chính nghĩa dân tộc Việt Nam trên phần đất mà người đã dầy công gầy dựng, chỉ có mấy chục phút quỳ nơi bàn quỳ nhà thờ Cha Tam, sốt sắng Dự lễ, Rước lễ trong giờ phút hấp hối đó, mà còn được người dân Việt khắc bảng ghi dấu trên ghế quỳ, để trở thành nơi kính viếng của bao người VN trên quê nhà, thì thưa anh chị em, chúng ta đang là những người hạnh phúc đến chừng nào, bởi cái ghế mà anh chị em đang ngồi, có thể chính là nơi Vĩ Nhân nhân ấy đã ngồi, bởi Bàn Thờ này, Nhà Tạm kia vẫn là nơi cụ âm thầm vào tâm sự với Chúa, cầu nguyện hàng ngày, không khí này người đã thở, không gian này vẫn đọng lưu bóng dáng người...

Mỗi khi về nơi đây, lòng tôi luôn dạt dào xúc động, như hình bóng người đang ở giữa chúng ta, cũng cùng một xúc động như ngày vừa lên 11 khi nghe tin cái chết đau thương của người, khi chứng kiến những giòng nước mắt bàng hoàng thương tiếc, chứng kiến nỗi tuyệt vọng của bao bậc cha anh trước tin người mất, thì giờ này xin cho phép tôi, và tôi cũng xin phép Giáo Hội, cho tôi được gọi nơi đây, tu viện Saint André này, chính là vườn Gietshimani của người. Vườn Giếtshimani Saint-André này cũng là để, như Chúa Giêsu, dọn mình cho sẵn sàng đi vào một cuộc thương khó của con người, từ khi về chấp chánh cho đến khi hoàn tất sự hy sinh là tận hiến thân xác và cuộc đời minh cho dân tộc, cho quê hương bằng cái chết thảm thương trên chiếc xe bọc sắt M-113 định mệnh.

Thêm vào những hình ảnh, vào chân dung mà rồi đây, lịch sử Việt Nam sẽ công bằng trả lại cho cuộc đời một con người dành cả một đời tận tuỵ phục vụ đất nước, cũng như sẽ ghi ơn cả một gia đình đã dâng bao người con ưu tú cho quê hương, như sự thật đang từng bước rạng tỏ toả sáng, dù đã nửa thế kỷ qua đi, thì tôi muốn từ chính nơi tu viện này, thêm vào cho người điều mà lúc nãy tôi gọi là góc cạnh tâm linh, để chân dung của người được thêm phần trọn hảo. Chân dung đó đến từ những hình ảnh của Lời Chúa hôm nay.

Hình ảnh thứ nhất có được từ sách Khôn Ngoan, đó là hình ảnh của Người Công Chính. Á Đông chúng ta gọi là Chính Nhân Quân Tử. Sách Khôn Ngoan nói về Người Công Chính trong Bài Đọc 1 (Kn 3,1-9) vừa nghe như sau: Người Công chính ở trong tay Chúa. Đau khổ sự chết không làm gì được Họ. Đối người đời thì hình như các ngài đã chết và như đi vào cõi diệt vong, nhưng thật ra các ngài sống trong bình an và vẫn không hề chết. Thiên Chúa đã thử thách họ như thử vàng trong lửa, và chấp nhận họ như của lễ toàn thiêu. Khi đến lúc, họ sẽ sáng chói và chiếu toả như ánh lửa chiếu qua bụi lau vì họ đã tin tưởng ở Chúa và trung thành với Chúa trong tình yêu. Tất cả cuộc đời Tổng Thống Diệm chẳng phải là như vậy đó sao ? Và người chẳng đang không hề chết nơi sự hiện diện của chúng ta nơi đây và nơi mọi người Việt Nam khắp nơi trên thế giới đó sao ?

Hình ảnh thứ hai được Thánh Phaolô diễn tả trong Thư gửi Giáo đoàn Roma trong Bài Đọc 2 (Rm 6, 3-9), là hình ảnh của Người Tín Hữu, của kẻ trọn vẹn thuộc về Chúa Kitô nhờ bí tích Rửa Tội, nhờ cùng sống, cùng chết và cùng được mai táng với Chúa Kitô. Cả cuộc đời của TT Diệm chẳng phải là như vậy đó sao ?

Hình ảnh thứ ba nơi bài Phúc Âm (Ga 12, 20-33), được Chúa Giêsu nói đến như một điều kiện của người môn đệ đích thực của Ngài, đó là hình ảnh của Hạt Lúa: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, sẽ nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Cả cuộc đời của Tổng Thống Diệm chẳng đã là hạt lúa nuôi dân cho đến chấp nhận rựa mục, là hy sinh chính mình cho làm trổ sinh thật nhiều bông hạt đó sao ?

Thưa cụ, dù đã nửa thể kỷ qua đi, nhưng hôm nay chúng con về còn đây để tưởng nhớ và thương tiếc cụ, để kính dâng lên cụ niềm tri ân sâu xa của bao người con dân Việt Nam, và với hy lễ toàn thiêu của Chúa Kitô chúng con cùng nhau dâng trong Thánh Lễ này, để chuộc lại những lỗi lầm và chuộc lại giá máu phải trả khi làm đổ máu Người Công Chính. Vì tình yêu bao la cụ luôn dành cho dân nước Việt Nam, xin cụ tha thứ cho những bậc cha anh chúng con. Họ không biết việc họ làm. Và xin cho từ những giọt máu đào của cụ và của những người anh em cụ đổ ra, được trổ sinh ra muôn ngàn bông hạt, cho một Việt Nam thoát ách cộng sản, cho một Việt Nam tự do, thanh bình, dân chủ và thịnh vượng.

Lm Nguyễn Xuyên

LỜI CÁM ƠN CỦA BÀ NGUYỄN THỊ THU HỒNG
ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
TẠI TU VIỆN SAINT-ANDRE – BRUGGE - VƯƠNG QUỐC BỈ - 02/11/2013


Kính trọng cha Bề trên René, quý Cha, quý Nam nữ tu sĩ
Quý cộng đoàn Saint-André,
và toàn thể quý vị cùng anh chị em thân mến,

Trước tiên, thay mặt cho đại gia đình và anh chị em VN hiện diện nơi đây, con xin phép bày tỏ niềm tri ân sâu xa của chúng con đối với cha Bề trên René và cộng đoàn Saint-André đã mở rộng cửa tu viện đón tiếp chúng con nhân ngày lịch sữ VN hôm nay. Chúng con cũng xin cha Nguyễn Xuyên, cha Nguyễn Ngọc Long, cha Trần đức Hưng đã phối trí tổ chức các cộng đoàn VN từ Bỉ, Hoà Lan, Pháp và Đức có thể đến tham dự buổi lễ này. Chúng con cũng không quên gửi lời cảm tạ tất cả quý vị hiện diện nơi đây. Đặc biệt các anh chị trong ban tổ chức Bàn thờ Tổ quốc, ban ẩm thực, ban phụng vụ và các ca đoàn.

Cuộc hội ngộ của bà con giữa lòng cung thánh thanh tịnh trang nghiêm này, để cùng nhau hồi tâm suy gẫm về sức kiên cường, niềm tự hào dân tộc, lòng can đảm, tinh thần trách nhiệm của tiền nhân tổ tiên chúng ta, của các anh hùng nam nữ dân tộc đã anh dũng hy sinh tánh mạng cho đất nước chúng ta.

Nhớ lại ngày thắm máu của cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu cách đây 50 năm, chúng ta hôm nay cũng nên tự đặt câu hỏi: « Đâu là sứ điệp mà nhị vị muốn nhắn gửi chúng ta ? »

Hơn 59 năm trước, đan viện này không những đã đón tiếp Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, mà còn là nơi trú ngụ an bình, một cung thánh đích thực cho Người, được kiên vững trong sự hiện diện của Thiên Chúa, được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện và tình bạn hữu, Người đã khần hứa để trở thành một đan sĩ: Thầy Gioan Baotixita Odilon Ngô đình Diệm. Và cũng chính từ nơi đây, trong lòng cung thánh này, bất chấp nhiều do dự, nhiều xao xuyến đối diện với tương lai, Người đã can đảm đứng lên theo đuổi tiếng gọi của bổn phận và trách nhiệm đối với quê hương dân tộc. Người đã được cộng đoàn Saint-André đồng hành và nâng đỡ. Thưa Cha René, chúng con hết lòng cảm tạ. Vì vậy, tối hôm qua, chúng con, những thân nhân trong gia đình cụ Ngô Đình Diệm, đã đến đan viện để cám ơn các tu sĩ và Cha Bề Trên tại tu viện này.

Năm 1954, sau khi hiệp định Genève kết thúc, Việt nam ví như một bà mẹ không còn đủ thì giờ than khóc và chôn cất các con. Gia sản của bà đã bị chia đôi thành hai mảnh. Từ đấy gây nên hận thù. Miền Bắc quằn quại dưới chế độ cộng sản, còn miền Nam thì trạng huống thế nào ?

Từ văn phòng ở dinh Độc lập, một người đã nỗ lực hàn gắn tái thiết mảnh đất miền Nam nơi mình sinh trưởng. Đó là cụ Ngô Đình Diệm. Vâng, chính cụ Ngô đình Diệm là kẻ thừa kế mảnh đất miền Nam, lúc bấy giờ đã rách nát bởi một chính sách bảo hộ thực dân, lại còn liên tiếp giặc giã triền miên. Các cầu cống đường sá đã bị phá vỡ vì bom đạn. Các tuyến liên lạc bị hư hỏng. Nạn thất nghiệp và làn sóng di cư của trên 1 triệu người tuôn vào từ miền Bắc đã làm khánh kiệt nền kinh tế. Quân đội quốc gia thiếu định hường, thiếu huấn luyện, tinh thần suy sụp. An ninh bị phiến loạn Bình xuyên kiểm soát. Khắp nơi mọi người đã dự đoán rằng chính quyền của thủ tướng Ngô Đình Diệm không sống quá 6 tháng.

Nhưng sự thực thế nào thì chắc quý vị đa rõ. Cụ Ngô Đình Diệm được hỗ trợ bởi niềm tin vào Thiên Chúa, bởi những nguyên lý sống của Khổng Mạnh, được nâng đỡ bởi anh em trong gia đình cũng như bởi các cộng sự viên quốc gia, cụ đã cố gắng tìm mọi cách để bù đắp sự cân bằng các nhu cầu quan trọng và tối thiết của cá nhân, của xã hội và quốc gia, hầu tránh khỏi những lạm dụng do chủ thuyết Mac-xít và chủ nghĩa tự do phóng túng sai lệch. Đây qủa là một công tác cân bằng cực kỳ khó khăn, nó đòi hỏi những hy sinh đích thực, những sách lược đặc biệt nhiều khi đến nghiêm khắc.

Thuyết Nhân Vị và sứ điệp Phúc âm đã hướng dẫn Người trong nỗ lực tìm kiếm một sự phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân, và cho toàn dân người Việt, một dân tộc tuy đau khổ vì bị bóc lột, nhưng luôn luôn tự hào, được Thiên Chúa chúc phúc và yêu thương.

Trong suốt đời mình, cụ Ngô Đình Diệm đã noi gương sáng của thân phụ, làm môn đệ đích thực của Đức Kitô trong thế giới chính trị. Người yêu kính Thiên Chúa hết sức, hết lòng, hết trí của mình và Người yêu thương dân tộc, quê hương đến nỗi phải hy sinh cả chính mạng sống của mình.

Chúa Giêsu đã phán « Sự thật sẽ giải thoát chúng con » (Jn8: 32), cụ Ngô Đình Diệm luôn luôn vui hưởng sự giải thoát này, vì Người đã luôn luôn sống dưới ánh sáng của Sự Thật.

Cũng như nhiều sử gia và đồng bào thương mến, đại gia đình người Viêt đã khóc và sẽ còn khóc than về sự thiếu hiểu biết, về những lầm lỗi và tội phạm của quá khứ. Nhưng Đức Tin và di sản tổ quốc của chúng ta, giúp chúng ta hướng nhìn về tương lai với một viễn ãnh trong sáng và đầy hy vọng. Chúng ta xác tín rằng lịch sử sẽ vén màn mọi bí ẩn, sẽ tiết lộ tất cả những gian manh, những phản bội, và cho thấy bộ mặt thật của sự dữ chung quanh buổi sáng tang thương ngày 2 tháng 11 năm 1963.

Hôm nay, một lần nữa chúng ta phó thác vào tay Chúa vận mệnh của dân tộc chúng ta, một dân tộc, hơn bao giờ hết, rất khao khát Tình thương, Công lý và Hoà bình.

Chúng ta đồng thanh nói với tất cả các chiến sĩ anh hùng ấy rằng: « Qúy Vị không hề bị lãng quên », bởi vì giấc mơ của quý vị cũng chính là mơ ước của chúng tôi.

Xin qúy Cha và quý Vị anh chị em nhận nơi đây lòng tri ân sâu xa của chúng con.

Encore une fois, à Vous cher Père René et toute la Communauté Saint-André, notre profonde gratitude.

Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các thành tựu và thách đố của Vatican II về Thánh Kinh
Vũ Văn An
00:19 06/11/2013
Ngày 18 tháng Mười Một năm 2015 sẽ là ngày kỷ niệm 50 năm công bố Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa” tức Hiến Chế Dei Verbum. Văn kiện này là một trong bốn đại hiến chế của Công Đồng Vatican II (1962–65). Năm nay, ngày 4 tháng Mười Hai sẽ là ngày kỷ niệm 50 năm hiến chế đầu tiên trong số bốn hiến chế này, đó là Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh. Vào dịp này, chắc chắn sẽ có rất nhiều bài báo đề cập tới phụng vụ. Còn đối với văn kiện về mạc khải, cho tới nay, nó chỉ thu hút được một số lượng thảo luận khá khiêm tốn, dù vốn được coi như một hiến chế có tính khai phá nhất (seminal) trong mọi văn kiện của Công Đồng.

Thiển nghĩ, ít nhất, Hiến Chế này cũng đạt được ba thành tựu chính sau đây, đồng thời đặt ra cho Giáo Hội Công Giáo ba thách đố lớn.

Ba thành tựu

“Dei Verbum” coi mình như tiếp nối của hai công đồng trước đây từng bàn tới Thánh Kinh: Công Đồng Trent (1545-63) và Công Đồng Vatican I (1869-70), và giống hai Công Đồng này, nó cũng dành rất nhiều chỗ để nói về ngữ cảnh rộng lớn của Thánh Kinh: sáng kiến của Thiên Chúa trong việc liên hệ với nhân loại. Ý Thiên Chúa muốn có mối liên hệ đích thân với con người trên thế giới đã giải thích cho việc Người tự tỏ mình ra, một việc được ghi lại trong Thánh Kinh. Việc tự mạc khải này mời gọi con người đáp trả và mang lại hiệu quả là tạo ra một dân riêng gắn bó với Thiên Chúa và gắn bó với nhau. Trong “Dei Verbum" số 2 ta đọc thấy rằng “Thiên Chúa vô hình (xem Cl 1:15; 1Tm 1:17), vì tình yêu sung mãn, đã ngỏ lời với con người nam nữ như những bạn bè (xem Xh 33:11; Ga 15:14-15) và đi lại di chuyển giữa họ (xem Br 3:38), để mời gọi và tiếp nhận họ vào tình hiệp thông với Người”. Thánh Kinh nói về mối liên hệ này với nhiều chi tiết cụ thể và một cách hết sức thích thú trong diễn tiến lịch sử của nó (“nhiệm cục mạc khải”). Tuy nhiên, “Dei Verbum” tiến xa hơn các công đồng trước đó khi làm nổi bật khía cạnh tương quan của mạc khải. Mạc khải này không phải chỉ là việc thông truyền các mệnh đề chính xác, vì các việc làm và lời nói trong Thánh Kinh nói về Thiên Chúa, trong đó, lời nói và việc làm soi sáng lẫn nhau. Các đặc điểm khác của “Dei Verbum” là nhấn mạnh tới ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần dành cho các tín hữu đọc Thánh Kinh, và đặc biệt nhấn mạnh tới mạc khải của Chúa Kitô.

“Dei Verbum” nhấn mạnh tới việc lời Thiên Chúa không phải chỉ nói với các cá nhân, mà còn tạo ra cộng đồng, tạo ra Giáo Hội. Minh xác bản chất cộng đồng hay bản chất Giáo Hội của Thánh Kinh là thành tựu thứ hai của “Dei Verbum”. Bản chất mối liên hệ của Thánh Kinh với Giáo Hội trở nên một vấn đề được tranh luận trong phong trào Cải Cách Thệ Phản của thế kỷ 16. Công Đồng Trent trả lời chủ trương “chỉ có Thánh Kinh” (Sola scriptura!) của Martin Luther, một chủ trương ông đưa ra vì tin rằng Giáo Hội Công Giáo đã để truyền thống của con người làm loãng hẳn Tin Mừng. Việc Công Đồng Trent minh giải các vai trò liên hệ của Thánh Kinh và Giáo Hội sau đó đã bị hiểu lầm, coi chúng như hai nguồn riêng biệt của mạc khải (Thánh Kinh và Thánh Truyền), trong khi, theo sử gia John W.O’Malley, Dòng Tên, trong cuốn Trent: What Happened at the Council, Trent thực sự chỉ nói tới các truyền thống (số nhiều) từ nguồn tông truyền (chứ không phải nguồn kỷ luật hay nguồn Giáo Hội).

Công Đồng mặc nhiên công nhận hai máng chuyển thông qua đó sứ điệp của Chúa Kitô và của các tông đồ được chuyển đi, nhưng không nói rõ mối liên hệ giữa chúng với nhau. Dựa vào Công Đồng Trent, “Dei Verbum” nhấn mạnh sự thống nhất giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền, dù công đồng hiểu thánh truyền theo hai nghĩa khác nhau: như một truyền thống tĩnh tụ và như một diễn trình. Tuy nhiên, thay vì xem chúng như đối nghịch nhau, hiến chế tiếp nhận phương thức “cả hai/và” (both/and): “Cả hai [Thánh Kinh và Thánh Truyền], vì cùng vọt lên từ giếng khơi thần linh, nên một cách nào đó đã hội tụ thành một giòng chảy duy nhất hướng về cùng một cùng đích” (số 9). Sau đó, hiến chế đưa vào một yếu tố khác nữa nhưng không giải thích chi iết: huấn quyền Giáo Hội, vì được ủy thác “nhiệm vụ giải thích chân thực Lời Thiên Chúa”, nên “không đứng trên Lời Thiên Chúa mà là phục vụ Lời Thiên Chúa bằng việc chỉ giảng dạy những gì đã được trao cho” (số 10). Như thế, “Dei Verbum” giải thích Thánh Truyền vừa như một diễn trình vừa như “các truyền thống”.

Công Đồng Trent cũng bàn tới các bản dịch Thánh Kinh, vì lúc ấy ngành in ấn đã bắt đầu xuất hiện, đem lại cho Âu Châu rất nhiều bản dịch. Công Đồng này chỉ ngăn cấm các bản dịch nặc danh mà thôi và làm ngơ các bản dịch khác, trong đó có các bản của Thệ Phản. Trent tuyên bố Bản Phổ Thông bằng tiếng La Tinh là bản “đích thực” (authentic). Lời tuyên bố này sau đó đã bị hiểu lầm vì vô tình người ta đã biến Bản Phổ Thông thành bản Thánh Kinh chính thức của Giáo Hội Công Giáo. Như Thông Điệp của Đức Piô XII “Divino Afflante Spiritu” (1943) từng dạy và linh mục John W. O’Malley, S.J., giải thích chi tiết hơn trong cuốn Trent trên đây, hạn từ đích thực thời Công Đồng Trent chỉ có nghĩa là: trong số muôn vàn bản dịch Thánh Kinh hồi ấy, Bản Phổ Thông là bản đáng tin cậy trong việc giảng thuyết và giảng dạy, cần được tôn kính vì vốn được sử dụng lâu đời trong Giáo Hội La Tinh. Các nghị phụ công đồng hiểu rất rõ rằng với thời gian, nhiều sai lầm đã tích tụ nơi bản văn này, nên đã chỉ thị rằng bản này sẽ không được in thêm nữa cho tới khi được sửa lại toàn diện. Giống Công Đồng Trent, “Dei Verbum” tuy nhìn nhận tính đáng kính của Bản Bẩy Mươi, nhưng đã tái khẳng định giáo huấn của “Divino Afflante Spiritu” là giáo huấn khuyên các học giả Thánh Kinh nên sử dụng các nguyên bản Hípri và Hy Lạp của Thánh Kinh để dịch thuật. Trong những năm gần đây, đã có nhiều mưu toan muốn đặt để Bản Bẩy Mươi làm tiêu chuẩn cho việc dịch thuật, nhưng các mưu toan này đã bị các hướng dẫn của “Dei Verbum” loại bỏ.

Thành tựu thứ ba của “Dei Verbum” là ủng hộ một cách quân bình cả hai phương thức và phương pháp giải thích truyền thống và hiện đại. Một đàng, nó mạnh mẽ khẳng định tính linh hứng và tính vô ngộ của Thánh Kinh, tái định nghĩa chúng, thêm điều này “sự thật mà Thiên Chúa muốn ghi lại trong các sách thánh là vì phần rỗi của chúng ta” (số 11). Với những lời lẽ này, “Dei Verbum” làm minh nhiên điều vốn mặc nhiên trong định nghĩa thời danh về linh hứng trong 2Tm 3:16-17. Hiến chế cũng khẳng định sự quan tâm cao độ của truyền thống Kitô Giáo vào nghĩa chiểu tự (literal sense), “điều các tác giả thánh muốn phát biểu và điều Thiên Chúa muốn tỏ lộ qua lời lẽ của họ”, và thúc giục ta biết đánh giá các hình thức văn chương do các tác giả thánh này sử dụng (số 12). Hiến chế còn khuyên các nhà giải thích hiện đại lưu ý tới việc bản văn ăn khớp ra sao với toàn bộ Thánh Kinh Kitô Giáo (ngữ cảnh Thánh Kinh) và nên biết rõ lịch sử tiếp nhận nó trong Kitô Giáo. Như thế, “Dei Verbum” là một mô thức tôn kính đối với các phương thức truyền thống và là mô thức cởi mở đối với những phương pháp mới mẻ.

Ba thách đố

“Dei Verbum” khuyến khích người Công Giáo năng đọc Thánh Kinh và là một nhân tố lớn trong việc bác bỏ nền thần học tân kinh viện từng thống trị tư duy Công Giáo và Thệ Phản tới tận giữa thế kỷ 20. Nhưng nếu nhìn vào chương cuối cùng có tính thực tiễn của “Dei Verbum” là chương phấn khởi khuyến khích người Công Giáo năng đọc Sách Thánh, ta sẽ thấy ta được nhắc nhở một cách rõ ràng phải nhớ các thách đố ở đàng trước.

Thứ nhất, nó thách đố người Công Giáo thường xuyên đọc Sách Thánh và chăm chú nghe Sách Thánh khi được công bố trong phụng vụ. Đúng như chờ đợi, “Dei Verbum” thúc đẩy các linh mục, các phó tế và các giáo lý viên “siêng năng đọc sách thiêng liêng và cẩn thận học tập” Sách Thánh (số 25). Nhưng trong một cố gắng đầy ý nghĩa muốn thoát ra ngoài các thái độ phản Thệ Phản của trung tuần thế kỷ 20, hiến chế “mạnh mẽ” (tiếng La Tinh: vehementer) khuyên mọi tín hữu đọc và học hỏi Sách Thánh theo kiểu cầu nguyện, cậy trông vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Thuật ngữ La Tinh quen dùng chỉ phương thức đọc một cách suy niệm này là lectio divina (thần độc?), nghĩa là “đọc theo lối được thần linh hướng dẫn”. Điều chắc chắn là hiện nay, người Công Giáo đang thực hành phương thức này nhiều hơn bao giờ hết, nhưng đa số vẫn chưa tự nuôi sống mình hàng ngày bằng lời Thiên Chúa, bỏ uổng biết bao nhiêu ngọc ngà châu báu chứa đựng trong Thánh Vịnh, Tin Mừng, Thư Thánh Phaolô, văn chương Khôn Ngoan và các sách khác của Bộ Thánh Kinh.

Một nhắc nhở hơi đáng buồn cho thấy việc đọc Sách Thánh quan trọng như thế nào đối với việc phát triển Giáo Hội Công Giáo là Cuộc Thăm Dò Lãnh Địa Tôn Giáo năm 2008 của cơ quan Nghiên Cứu Pew. Cuộc thăm dò này cho thấy trong mấy năm gần đây, Giáo Hội Công Giáo đã mất đi 1/3 số thành viên. Phân nửa số người rời bỏ Giáo Hội Công Giáo sau đó không đi theo bất kỳ tôn giáo nào khác, tuy nhiên phân nửa kia đã gia nhập các Giáo Hội Thệ Phản. Trong số phân nửa theo Thệ Phản này, lý do được nhiều người trưng dẫn nhất (71%) để lìa bỏ Giáo Hội Công Giáo là “các nhu cầu thiêng liêng của họ không được thỏa mãn” đặc biệt là nhu cầu được thờ phượng một cách có ý nghĩa và được nuôi dưỡng bằng việc đóc Sách Thánh. Sau nghi nghiên cứu dữ kiện, linh mục Thoams Reese, Dòng Tên, đã đi đến kết luận mạnh mẽ sau đây trong một bài báo đăng trên tờ The National Catholic Reporter ngày 18/4/2011: “Giáo Hội cần có một chương trình giáo dục Thánh Kinh ồ ạt... Giáo Hội cần nhìn nhận rằng hiểu biết Thánh Kinh quan trọng hơn là học thuộc lòng giáo lý. Làm cho người Công Giáo chịu đọc các bài đọc Sách Thánh của ngày Chúa Nhật trước khi đi tham dự Thánh Lễ đã đủ là một cuộc cách mạng rồi. Không đọc và không cầu nguyện bằng Sách Thánh, bạn không phải là một Kitô hữu trưởng thành. Người Công Giáo nào trở thành Kitô hữu phúc âm đều hiểu việc này”.

Nói cho đúng, hiện nay, tại Hoa Kỳ, ta đang có nhiều tài nguyên Công Giáo tuyệt vời về Thánh Kinh như Bộ Nghiên Cứu Thánh Kinh Little Rock, Chương Trình Học Hỏi Thánh Kinh Dòng Phaolô, Bộ Chú Giải Thánh Kinh Collegeville, Truyền Thông Bây Giờ Bạn Biết (Now You Know Media), các dịch vụ cung cấp bài giảng có xu hướng Thánh Kinh và các tài nguyên diễn giảng và kỹ thuật số của nhiều cao đẳng và đại học Công Giáo. Ngoài ra, chúng ta cũng đang có nhiều bộ Thánh Kinh dùng cho nghiên cứu rất tốt, trong đó, có bộ Nghiên Cứu Thánh Kinh Công Giáo [The Catholic Study Bible (Oxford University Press)]. Trước Vatican II, khó lòng có những tài nguyên như thế này. Do đó, vấn đề không phải là thiếu tài nguyên, mà là thiếu quyết tâm, đặt kế hoạch và trí tưởng tượng.

Đức tin và sự dấn thân của người Công Giáo có thể được thâm hậu hóa nhờ đọc Sách Thánh thường xuyên và theo lối cầu nguyện. Điều quan trọng là đặt kế sách cho một chiến thuật thực tiễn để tạo ra việc thay đổi thái độ và thực hành nơi người Công Giáo. Một hội nghị toàn quốc có thể đặt kế hoạch cho các giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, biện pháp tức khắc thiển nghĩ là nhấn mạnh tới việc cá nhân đọc Sách Thánh trong các chương trình tân phúc âm hóa khắp nước.

Thách đố thứ hai của “Dei Verbum” là khai triển một nền thần học biết đặt nặng tầm quan trọng hơn nữa của Cựu Ước. Các học giả xưa nay đa số vẫn thường nhất trí rằng chương bốn, tựa là “Cựu Ước”, vốn là chương yếu nhất trong hiến chế. Lẽ dĩ nhiên, không ai trông mong một văn kiện của Công Đồng lại có thể đi quá bên kia sự nhất trí của các học giả vào lúc nó được soạn thảo. Nhưng viễn tượng Kitô học của “Dei Verbum”, dù hợp pháp và quan trọng thật đó, nhưng đã làm lu mờ các phần không có tính thiên sai khác trong Cựu Ước, và đến một mức nào đó, nó đã giới hạn Cựu Ước vào chức năng tiên báo của nó mà thôi. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiểu toàn bộ Cựu Ước cả trong giá trị riêng của nó lẫn như là thành phần cấu tạo ra Thánh Kinh Kitô Giáo.

Thách đố thứ ba liên quan tới lời khuyên người Công Giáo đọc Sách Thánh trong ngữ cảnh Giáo Hội phát sinh từ chủ nghĩa chính thống cực đoan (fundamentalism). Chủ nghĩa này là một hiện tượng tương đối hiện đại, phát nguyên từ Anh và Mỹ trong hai thế kỷ 19 và 20, nhằm phản ứng chống lại điều bị các người tin theo coi là làm sói mòn Kitô Giáo cổ truyền do các phát kiến của khoa học (nhất là thuyết biến hóa), do cách giải thích Thánh Kinh theo lối phê bình lịch sử, và riêng tại Mỹ, do các di dân tới làm loãng hẳn nền văn hóa Thệ Phản vốn thống trị xưa nay. George Marsden mô tả chủ nghĩa chính thống cực đoan như là “một liên minh lỏng lẻo, đa dạng, và hay thay đổi gồm nhiều đồng chiến binh hợp nhất với nhau nhờ sự đối nghịch triệt để đối với các mưu toan duy hiện đại muốn đưa Kitô Giáo vào hàng ngũ tư duy hiện đại” (Fundamentalism and American Culture, 2006). Dù có nhiều dị biệt trong các giải thích cực đoan về Thánh Kinh, các chủ trương sau đây được coi là căn bản: Thánh Kinh là nguồn duy nhất của Lời Thiên Chúa; nó tự giải thích và bất khả ngộ; các tiên tri viết cho thời ta, chứ không viết cho thời họ, và do đó, các phê phán của họ có thể áp dụng trực tiếp vào cuộc sống hiện nay, không cần lưu ý tới ngữ cảnh lịch sử hay thể loại văn chương của Thánh Kinh. Các sách thuộc loại khải huyền như Đanien và Khải Huyền là những bản văn ưa chuộng, cho phép các giả thuyết cực đoan chính sau đây: thế giới được đánh dấu bằng nhị nguyên thiện chống ác mà không có cơ sở ở giữa; sự ác đang gia tăng trên thế giới; lịch sử được tiền định; và trận chiến vũ trụ trong tương lai giữa Thiên Chúa và Satan sẽ đem Nước Thiên Chúa tới.

“Dei Verbum” chống lại quan điểm trên với việc nhấn mạnh tới đặc điểm lịch sử của mạc khải Thánh Kinh, truyền thống Giáo Hội và nền nghiên cứu mẫn cảm đối với lịch sử. Lời phê bình Công Giáo có thế giá nhất là văn kiện của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, tựa là “Việc Giải Thích Thánh Kinh Trong Giáo Hội” (1993). Vì bác bỏ, “không chịu lưu ý tới đặc tính lịch sử của mạc khải Thánh Kinh, [chủ nghĩa cực đoan] đã tự làm cho mình không đủ khả năng tiếp nhận trọn vẹn chân lý của chính sự nhập thể” và “vì quá gắn bó với nguyên tắc ‘chỉ có Sách Thánh mà thôi’, chủ nghĩa cực đoan đã tách biệt việc giải thích Thánh Kinh ra khỏi thánh truyền... Nó thất bại không hiểu ra rằng Tân Ước lên hình tượng bên trong Giáo Hội Kitô Giáo và nó là Sách Thánh của Giáo Hội này, một Giáo Hội mà sự hiện hữu đi trước cả việc soạn ra các bản văn này”.

Cuối cùng văn kiện trên cảnh cáo rằng “phương thức cực đoan rất nguy hiểm, vì nó quyến rũ đối với những người muốn tìm nơi Thánh Kinh các giải đáp có sẵn cho các nan đề của đời sống. Nó có thể lừa dối những người này, đem lại cho họ nhiều giải thích đạo hạnh nhưng ảo tưởng, thay vì cho họ biết rằng Thánh Kinh không nhất thiết chứa đựng câu trả lời tức khắc cho mỗi một và mọi nan đề”.

Nhiều người Công Giáo, rõ ràng không biết gì tới các trước tác cực đoan phản Công Giáo, nên đã coi các cách tiếp cận cực đoan đối với Thánh Kinh như là cách thế duy nhất chính xác và hợp truyền thống để đọc Thánh Kinh. Làm thế nào thuyết phục được những người Công Giáo như thế chịu tiếp nhận cách thức thực sự hợp truyền thống và chính xác của “Dei Verbum”? Đây là một số việc nên làm: phải tự mình đọc Thánh Kinh và sẵn sàng cho biết điều gì được mình coi là bổ ích trong Thánh Kinh; làm chứng hơn là biện luận. Khích lệ mục tử của mình chịu giảng về Thánh Kinh và mời gọi các người trong giáo xứ chịu tham gia học hỏi Thánh Kinh. Và sau đây là một số việc không nên làm: đừng biện luận với những người cực đoan hay châm chọc họ, nhưng hãy xử với họ một cách nghiêm túc.

Bất chấp các thách đố này và nhiều thách đố khác, người Công Giáo nên vui mừng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố “Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Thiên Chúa”. Các nghị phụ công đồng nhìn nhận tính tuyệt vời của văn kiện, nên đã chấp thuận nó với tỷ số 2,344 phiếu thuận, 6 phiếu chống. Các độc giả nghiêm túc ngày nay cũng trân quí âm sắc tích cực của nó, cách tiếp cận quân bình và lòng tôn kính của nó đối với lời Thiên Chúa.

Viết theo linh mục Richard J. Clifford, S.J., The Achievements and challenges of Vatican II on Scripture, America, Số 11 Nov. 2013. Linh mục Clifford hiện là giáo sư Cựu Ước tại Cao Đẳng Thần Học Boston, nguyên chủ tịch Hội Thánh Kinh Công Giáo Mỹ.
 
Giải đáp phụng vụ: Giờ chầu Thánh Thể được thực hiện như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:55 06/11/2013
Giải đáp phụng vụ: Giờ chầu Thánh Thể được thực hiện như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi : Trong chủng viện của chúng tôi, mỗi lần chúng tôi tổ chức Giờ chầu Thánh Thể, thì Giờ này thường diễn tiến như sau: 1) Đặt Mình Thánh Chúa, hát bài O Salutaris Hostia, kinh mở đầu, 2) đọc các kinh khác, như Phụng Vụ Các Giờ Kinh, lần chuỗi, thánh ca, 3) hát Tantum Ergo, Lời nguyện Thánh thể, phép lành với Mình Thánh Chúa, cất Mình Thánh Chúa vào nhà chầu, hát bài kết thúc. Một số trong chúng tôi thích có một Giờ chầu đơn giản, thinh lặng vào buổi sáng, không có thêm các kinh nguyện. Liệu làm như thế được không, hoặc liệu đưa thêm vào vài việc đạo đức hay kinh nguyện khác có được không? - S. M. , Canada.


Đáp: Người có công cổ vũ Giờ chầu Thánh Thể hàng ngày là Tôi Tớ Chúa Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen. Ngài thực hiện việc này, đôi khi với sự hy sinh cá nhân tuyệt vời, suốt trong hơn 60 năm.

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng phần lớn các giờ chầu Thánh Thể này được thực hiện trước Chúa Kitô ngự trong nhà tạm, chứ không trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ. Đúng vậy, nhà tạm là nơi tự nhiên cho thời gian dài của việc cầu nguyện trong thinh lặng, trước sự hiện diện của Chúa Kitô.

Đây là một sự thực hành mà nhiều linh mục vẫn tiếp tục làm ngày nay, và nhiều Giám mục khuyến khích các linh mục của mình noi theo gương này.

Giờ chầu trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ cũng rất được khuyến khích, nhưng các giờ chầu Thánh thể, đặc biệt là trong thời gian tương đối ngắn, là chủ yếu hành vi công khai, mà trong đó sự hiện diện của Chúa Kitô được công bố và tôn vinh.

Một trong các tài liệu đầu tiên trong lĩnh vực này là huấn thị Eucharisticum Mysterium (Mầu nhiệm Thánh thể, ngày 25-5-1967). Về giờ chầu Thánh Thể ngắn, số 62 của Huấn thị nói:

"Nếu giờ chầu Thánh Thể là ngắn, thì Hào quang hoặc Bình thánh được đặt trên bàn thờ. Nếu giờ chầu là trong một khoảng thời gian dài, thì nên dùng một bệ cao, đặt trong một vị trí nổi bật; tuy nhiên, cần lưu ý là không quá cao hoặc quá xa.

"Trong giờ chầu, tất cả cần được sắp xếp để cho tín hữu có thể tham gia chăm chú vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Chúa chúng ta.

"Để cổ vũ việc cầu nguyện cá nhân, có thể đọc các đoạn trích từ Kinh Thánh, cùng với bài suy niệm hoặc bài diễn giảng Lời Chúa để giúp tín hữu hiểu hơn nữa về Mầu nhiệm Thánh Thể. Cũng cần có các phút thinh lặng thánh vào thời điểm thích hợp.

"Cuối giờ chầu, có phép lành với Mình Thánh Chúa.

"Nếu ngôn ngữ địa phương được sử dụng, thay vì hát Tantum Ergo trước phép lành, có thể hát một thánh ca Thánh Thể, theo qui định của Hội đồng Giám mục".

Ngoại trừ một số chi tiết nhỏ, tài liệu này là cơ sở cho nhiều luật sau đó có liên quan đến giờ chầu Thánh Thể. Chẳng hạn, nghi thức chầu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nói:

"89. Các giờ chầu ngắn nên được sắp xếp như thế nào, để phép lành với Mình Thánh Chúa diễn ra sau một thời gian hợp lý dành cho việc đọc lời Chúa, các bài hát, kinh nguyện, và một khoảng cầu nguyện thinh lặng. Còn việc đặt Mình Thánh Chúa chỉ cốt để ban phép lành là bị cấm”.

Do đó, rõ ràng là về việc chầu ngắn, chẳng hạn Giờ chầu với Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ, chủng viện nên đi theo đúng luật phụng vụ.

Về các hoạt động có thể được thực hiện trong giờ chầu, quyển "Compendium Eucharisticum" (Tổng lược Bí tích Thánh Thể), do Thánh Bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí tích ấn hành năm 2009, đưa ra nhiều gợi ý cho các bài hát và kinh nguyện, cũng như khả năng khôi phục lại một số tập quán cũ đã bị loại ra khỏi nghi thức.

Ví dụ, Thánh Bộ đã phục hồi câu tung hô "Panem de caelo praestitisti eis. R. Omne delectamentum in se habentem" (Chúa đã ban bánh bởi trời cho nhân loại. Đáp: Bánh có đủ mọi mùi thơm ngon) sau thánh ca Tantum Ergo, hoặc bài hát khác khi ban Phép lành và trước kinh nguyện "Deus qui nobis sub sacramento.., Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho chúng con bí tích Mình và Máu Chúa… "

“Compendium Eucharisticum” cũng cung cấp một số kinh cầu và lời nguyện để sử dụng trong giờ chầu, chẳng hạn như Kinh cầu Thánh Tâm, Kinh cầu Máu Châu Báu, Kinh cầu Chúa Giêsu Kitô Linh Mục và Hy lễ, và Kinh cầu Iesu dulcis Memoria (Thật dịu dàng biết bao khi tưởng nhớ Chúa Giêsu) dựa trên một bài thánh ca cổ. Ngoài ra, còn có ba kinh cầu, được soạn thảo để chuẩn bị cho Đại Năm Thánh 2000: Kinh cầu Chúa Giêsu Kitô; Kinh cầu Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa và con người, và Kinh cầu Chúa Giêsu Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Các văn bản này đã được công bố bởi Ủy ban Trung ương chuẩn bị Đại Năm Thánh. Các văn bản này có thể được tìm thấy, trong nhiều nguồn khác, trong tờ báo cơ quan chính thức của Bộ Phượng Tự, Notitiae 32 (1996) (613-618).

Tiếc thay, cho đến nay bộ sưu tập hữu ích này của các bản văn Thánh Thể vẫn chưa được dịch từ tiếng Latinh ra hầu hết các ngôn ngữ hiện đại.

Cuối cùng, những gì chúng tôi đã nói không loại trừ khả năng thời gian dài cầu nguyện thinh lặng trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ. Tuy nhiên, các tài liệu chính thức dự đoán khả năng này trước hết, trong bối cảnh của các giờ chầu kéo dài hoặc giờ chầu vĩnh viễn, mà trong đó mọi người thay nhau thờ lạy Chúa Kitô ngự trong Hào quang. (Zenit.org 5-11-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tháng các linh hồn: Lung linh ánh nến gọi mời
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
09:49 06/11/2013
LUNG LINH ÁNH NẾN GỌI MỜI

Sau hơn năm tháng thi công với mong ước có nơi khang trang, sạch đẹp cho các linh hồn chờ ngày Phục Sinh. Chiều ngày lễ các Thánh, nghĩa trang giáo xứ tôi nhộn nhịp hẳn lên với Thánh Lễ tạ ơn, làm phép tượng đài Đức Mẹ Sầu bi, bàn thờ và khánh thành nhà hài cốt. Cụm công trình mới được xây dựng rực sáng trong buổi chiều tà và những phần mộ được sửa sang sạch sẽ, trang hoàng nến hoa và nghi ngút khói hương như dấu chỉ sự hiệp thông giữa kẻ sống – người chết. Thánh Lễ đồng tế trọng thể chiều nay thể hiện sự hiệp thông của Giáo Hội lữ hành nơi trần thế và Giáo Hội đang thanh luyện nơi luyện ngục cùng Giáo Hội vinh thắng trên thiên quốc chuyển thông các công phúc cho nhau trong Mầu Nhiệm Giáo Hội cùng thông công.

“Con người có tổ, có tông,

như cây có cội như sông có nguồn”

Người Việt Nam thường lấy chữ hiếu làm trọng, nhà có người qua đời được gọi là “nhà hiếu”. Chữ hiếu cũng đã được cha ông ta nâng lên thành đạo: Đạo Hiếu. Với đạo Công Giáo, Giáo Hội luôn nhắc các tín hữu hãy nhớ công sơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên: “Hỡi con, lệnh cha con truyền, hãy lo tuân giữ, lời mẹ con dạy, chớ bỏ ngoài tai.” (Cn 6,20), “Mỗi người trong các ngươi phải kính sợ cha mẹ.” (Lv 19,3), “Đáng nguyền rủa thay kẻ khinh dể cha mẹ!” (Đnl 27,16) và mạnh mẽ hơn “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó.” (Lv 20,9).

Vì thế, Giáo Hội Công Giáo, đã dành trọn tháng 11 hằng năm là tháng cuối cùng trong niên lịch Phụng vụ, để cầu nguyện cho các linh hồn đồng thời để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những ngày cuối cùng của thế giới và của mọi người chúng ta. Trong tháng này, nhiều hoạt động mang tính hiếu nghĩa được thực hiện như: xin lễ cầu cho ông bà tổ tiên, viếng nghĩa trang, chỉnh trang những ngôi mộ cho mới hơn ...

Khi thắp nén nhang, cây nến chắc hẳn lòng ta không khỏi bùi ngùi khi tưởng nhớ những người đã khuất. Đối với người đời, chết là hết, là trở về với cát bụi vì “… hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi …”. Vâng, đời người như một cơn gió thoảng, mây bay "Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,2) nhưng từ chỗ phù vân ấy, người Công Giáo “nhận ra rằng mọi sự Thiên Chúa làm sẽ tồn tại mãi mãi. Không có gì để thêm, chẳng có gì để bớt. Thiên Chúa đã hành động như thế để phàm nhân biết kính sợ Người” (Gv 3,14).

Qua giáo huấn của Giáo Hội chúng ta đã được biết: có thiên đàng để thưởng người lành, có địa ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết. Các linh hồn chính là những người trước đó đã từng sống kiếp làm người với những tội lỗi như chúng ta: tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân …. Họ là những người đã ra đi trước chúng ta để trở về nơi mà họ đã được Thiên Chúa tạo dựng từ bụi đất.

Khi cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta thể hiện lòng biết ơn, tinh thần hiệp thông, liên đới trong đức ái. Khi thực hiện mầu nhiệm tín điều các thánh cùng thông công, có lẽ không gì quý hơn là chúng ta cầu nguyện cho họ, bởi vì họ chưa được về cùng Chúa, nên họ còn bị giam cầm trong luyện ngục để thanh luyện cho tinh ròng trước khi được diện kiến tôn nhan Chúa cách trọn vẹn.

Dòng người đổ về nghĩa trang mỗi lúc một đông hơn và từng tốp quây quần bên cạnh các ngôi mộ của người thân hướng về bàn thờ trên lễ đài. Thắp cây nến trên mộ phần người cha và người em đã ra đi trước tôi. Ánh sáng tỏa chiếu từ ngọn nến trước di ảnh cha và em tôi là ánh sáng của cây nến đức tin vào Thiên Chúa - đã được thắp từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh - mà ngày xưa họ đã tiếp nhận ngày lãnh nhận Bí Tích rửa tội. Ánh sáng đó còn là lời cầu nguyện, lòng yêu mến biết ơn và tưởng nhớ. Ánh sáng đó còn nói lên lòng tin tưởng: tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Sự tin tưởng càng được rõ nét hơn trong bài giảng ứng khẩu của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ ngoài trời tại nghĩa trang Verano của Roma ngày 1/11/2013: “Hôm nay chúng ta nhớ đến những anh chị em chúng ta đã sống trước chúng ta và bây giờ đang ở trên trời, họ ở đó vì họ đã được rửa sạch bằng máu Chúa Kitô. Đó là hy vọng của chúng ta, và niềm hy vọng này không làm chúng ta thất vọng. Nếu chúng ta sống cuộc sống của chúng ta cùng với Chúa, Người sẽ không bao giờ làm chúng ta thất vọng”.

Thánh lễ đã xong, hoàng hôn đang bàng bạc phủ xuống trên Thánh giá nơi lễ đài trung tâm nghĩa trang. Một số người như không muốn rời xa giây phút hiệp thông linh thiêng đã trở lại tụ tập cùng nhau bên mộ người thân của mình cất lên những lời kinh nguyện cuối trước khi trở về. Những lời kinh kết thúc râm ran: "Giêsu - Maria - Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn" hàm chứa tất cả các đẳng linh hồn trong luyện ngục cũng như hết tất cả các linh hồn trong Giáo Hội lữ hành nơi trần thế; các linh hồn tội lỗi cũng như các linh hồn vô tội, những người hấp hối, những kẻ vô thần ...

Trời nhá nhem tối, mọi người lục tục ra về khi những ngọn nến hình như sáng hơn trên mỗi ngôi mộ. Những ánh nến lung linh như những con mắt dõi theo từng bước chân của những người thân nhắc nhở sự hiệp thông trong lời cầu nguyện và chờ đợi gặp nhau trong ngày Phục Sinh sau hết như lời Chúa Giê-su đã phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết" (Ga 11, 25-26)

Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Tháng các linh hồn 2013
 
Tháng các linh hồn: Lời kinh chiều Emmaus
Lê Đình Bảng
10:16 06/11/2013
LỜI KINH CHIỀU EMMAUS

Từ vực thẳm, tôi trông lên, lạy Chúa
Mảnh trời riêng, sao rét mướt linh hồn
Suốt dặm dài, xa tít tắp Sion
Chong mắt đợi, đêm muộn màng, góa bụa

Tôi nghe đáy hồn mình đương trở gió
Tiếc thời gian không đủ để làm người
Giữa bời bời xô dạt những dòng khơi
Trăm bến đỗ, thuyền đi, chưa kịp tới

Tôi nghe rõ mỗi gập ghềnh, trôi nổi
Trĩu trên vai gánh nặng của đời mình
Của phận người, của một kiếp phù sinh
Như thiếu phụ nửa khuya chờ trở dạ

Từ vực thẳm, tôi nhìn lên, xa qúa
Bóng mây che, che khuất cửa thiên đường
Sao nhọc nhằn,mải miết những chiều sương
Nghe gió thở ướt đầm rung ngực áo

Thuở nhan sắc đỏ rực trời hoa gạo
Trách mà chi, muôn ảo ảnh lụa là
Khi lòng mình buồn, ngã rẽ năm ba
Lúc đi giữa hai hàng cây thắp nến

Em lặng lẽ quỳ bên tôi cầu nguyện
Ngày chia xa, chưa kịp chạm tay gần
Lại một mùa Chay tím ngát hoa xoan
Những khóc giấu với yêu thầm chưa ngỏ

Từ vực thẳm đáy hồn tôi, lạy Chúa
Những cơn mê dằng dặc, bão không mùa
Những mạch ngầm u uất của nghìn xưa
Hoa có rụng, xin rụng vàođất sạch

Làm hương khói gửi qua miền thể phách
Và hơi may reo ngoài nội trăng tà
Mỗi nhạt nhòa, rơi rớt, mỗi phù hoa
Cả vũ trụ mênh mông trong hạt cát

Tôi nghe rõ nhịp đầy vơi, khoan nhặt
Từ cõi hư không, từ nẻo vô thường
Nơi đầu ghềnh, nơi cuối bãi mù sương
Những còn mất, những xa gần, khép mở

Từ vực thẳm, con kêu lên, lạy Chúa
Chở che tôi, dù ngọn lửa, tim đèn
Để bằng lòng chịu sự khó cho nên
Chỉ có tiếng thơm mới bay ngược gió

Ngài cứ đến, cửa nhà tôi mở ngỏ
Xác hồn tôi đang khô khát, nghẹn lời
Lạy Chúa Trời, xin ghé mắt thương tôi
Cây lau dập, vướng chân người qua lại

Đừng để tôi ra biếng lười, ươn ái
Ngày tháng rong rêu, se cát dã tràng
Nỗi đau đời, xin chịu lụy riêng mang
Sống hay thác, trông nhờ ơn cứu độ

Từ thăm thẳm luyện hình, than lửa đỏ
Tôi van xin, tôi hạn hán mong mưa
Mỗi đoạn đường còn in dấu tuổi thơ
Mỗi ngọn cỏ cũng thì thầm nỗi nhớ

Đến muông thú, chim trời còn có tổ
Chỉ mình tôi không viên đá gối đầu
Emmaus hề, chiều đã muộn, về đâu?
Xin ở lại cùng tôi, vâng lạy Chúa

Chiều đã muộn, đêm chập chờn ngoài cửa
Tôi mong manh, tôi dễ vỡ vô cùng
Chỉ đụng hờ, chỉ một sợi tơ rung
Tôi đợi Chúa hơn đợi vàng đủ tuổi.
 
Các tạp ghi về Công Đồng Vatican II
Vũ Văn An
20:54 06/11/2013
Trong khi các vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội hoàn vũ được đem ra khảo sát tại Công Đồng Vatican II, người ta thấy phụ diễn khá nhiều sinh hoạt nhân bản khiến họ nghĩ tới các quốc hội và nghị viện khắp thế giới.

Các phiên họp toàn thể của công đồng thường bắt đầu đúng 9 giờ mỗi sáng. Vào giờ đó, các giám mục đi tìm chỗ ngồi dành sẵn cho mình để tham dự Thánh Lễ.

Thánh Lễ khởi đầu mỗi ngày làm việc này được cử hành hầu như theo một nghi lễ khác nhau mỗi ngày. Với các bài hát của nhiều ngôn ngữ cổ xưa, các Thánh Lễ này quả là một bài học qúy giá, giúp các nghị phụ nhớ rằng mọi sự không phải chỉ là Tây Phương hay La Tinh trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Sau Thánh Lễ, là việc cung nghinh Tin Mừng tại giữa bàn thờ. Mỗi ngày, một vị giám mục thuộc các vùng khác nhau của thế giới thay phiên nhau rước Sách Tin Mừng dọc chiều dài của phòng Công Đồng, có hai người cầm nến đi hai bên.

Tất cả các nghi thức này diễn ra trong khoảng 40 phút. Sau đó là những giọng ho khàn và tiếng xào xạc của giấy tờ, một dấu hiệu cho thấy toàn thể hội đường đã yên vị để bắt đầu một ngày làm việc. Vào lúc này, vị tổng thư ký của công đồng thường công bố một vài điều tuy có liên quan tới toàn thể hội đường nhưng nằm ngoài các đề tài của nghị trình. Thí dụ, ngài có thể lưu ý một ngày lễ hay loan báo một văn kiện sắp được phân phối.

Rồi ngài đọc tên các nghị phụ trước đó đã yêu cầu được lên tiếng trong phiên họp… Các Hồng Y, thường gồm 6 vị, là những người phát biểu đầu tiên, sau đó là các tổng giám mục, giám mục, bề trên cả các hội dòng… Xem ra, chỉ có Hồng Y mới có quyền lên tiếng mà không cần phải xin phép tổng thư ký trước. Ít có ngày không có một vài nghị phụ từ chối phiên nói của mình, thường là vì điều ngài muốn nói đã được một vị khác nói trước đó rồi. Tuy nhiên, ngài vẫn dành quyền nộp bản văn soạn sẵn nơi văn phòng tổng thư ký để nó được một ủy ban công đồng xem sét ngõ hầu tu chỉnh một dự luật đang được bàn cãi.

Vào khoảng 11 giờ, tại các gian cánh của vương cung thánh đường Thánh Phêrô, người ta thấy xuất hiện những cảnh tượng giống như tại các hành lang và phòng để mũ áo của Thượng Viện Mỹ, chỉ trừ không có những chiếc áo dòng mầu tím và những hàng cột cẩm thạch mà thôi.

Ở đấy, trong khi các loa phóng thanh giúp các ngài tiếp tục theo dõi các cuộc tranh luận đang diễn ra tại gian chính, thì từng nhóm các vị giám mục say sưa tham dự những cuộc truyện trò hào hứng, họp, tan, tái nhóm với các thành viên khác, rồi tản mác thành những tiểu nhóm đôi, ba.

Công đồng cũng có phòng để mũ áo và phòng cà phê riêng. Loa phóng thanh tại phòng cà phê thỉnh thoảng lại khiến 20 hoặc 30 giám mục vội vàng quay trở lại ghế ngồi chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu sắp diễn ra.

Dù các nghị phụ được chỉ thị phải hạn chế việc phát biểu cảm nghĩ về phản ứng của công đồng, nhưng phản ứng bột phát đôi khi bỗng nhiên vẫn nổ ra. Có một lần duy nhất, các nghị phụ đã vỗ tay ầm ĩ, nhưng được kêu gọi giữ trật tự ngay sau đó. Có những lúc khác, nhiều tiếng xầm xì nghe rõ được phát ra khi một diễn giả “nổi tiếng” tiến tới micrô.

Trong các phiên họp toàn thể, đôi khi các nghị phụ được chứng kiến những giờ phút đặc biệt. Có thể đó là một tuyên bố lý thú hay một đề nghị đầy gay cấn được đưa ra. Những lúc như thế, không ai bảo ai, mọi nghị phụ như nhất tề nghiêng mình về phía trước cùng một lúc; mọi cử động và âm thanh đều ngưng đọng, và mọi con mắt và tâm trí của 2,000 nghị phụ đều cùng chú mục vào giọng nói của một vị duy nhất.

Ban chủ tọa công đồng, được luân phiên giữa 10 vị Hồng Y, là một ban rất hoạt động. Mỗi vị Hồng Y trong số 10 vị này thay phiên nhau chủ tọa các phiên họp toàn thể mỗi ngày.

Các nghị phụ được hoàn toàn tự do phát biểu, chỉ hạn chế về thời gian (10 phút) và đề tài mà thôi (vấn đề đang bàn). Nếu một trong hai giới hạn này bị vượt qua, vị chủ tọa sẽ rung chuông và nói một câu đại khái như “Habe excusatum, Pater, sed tempus jam elapsum est” (Xin lỗi nghị phụ, nhưng thời gian đã hết) hay “Non pertinet ad rem” (Điều đó không liên quan gì tới chủ đề đang bàn).

Đôi khi cũng có chuyện vui đùa xẩy ra, như có lần vị chủ tọa nhắc nhở một diễn già rằng “thì giờ là tiền bạc” hay có vị chủ tọa kia châm chích một diễn giả là “đã giảng thuyết cho các vị giảng thuyết”.

Đôi khi sự vui đùa do chính diễn giả tạo nên, dù cố ý hay không. Như có diễn giả kia, vì cao hứng bênh vực việc sử dụng tiếng La Tinh trong Thánh Lễ quá, nên đã khẩn khoản: “Ít nhất cũng xin qúy nghị phụ để yên kinh ‘Kyrie’ cho chúng tôi” mà quên mất rằng “Kyrie” đâu phải là tiếng La Tinh!

Phiên họp toàn thể thường kết thúc vào lúc 12 giờ 15. Sau đó, nếu thời tiết nắng ráo, thì các bậc thềm vương cung thánh đường Thánh Phêrô tràn ngập mầu tím đỏ từng dòng suôi chẩy ra công trường. Còn nếu thời tiết xấu, như thường xẩy ra vào những ngày đầu đông lạnh giá, thì các cửa ra vào chật ních các giám mục đang vất vả mặc áo mưa và trương dù
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hàng Nón
Dominic Đức Nguyễn
22:29 06/11/2013
HÀNG NÓN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ai làm cái nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.
(Ca dao)