Ngày 05-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Khôn ngoan và khờ dại
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:08 05/11/2011
Chúa nhật 32 thường niên A

Tháng 11, tháng cuối năm phụng vụ. Tại các nghĩa trang, người tín hữu thường đến thắp nhang, cắm cành hoa tươi, đọc kinh cầu nguyện trước phần mộ người đã qua đời. Người còn sống cầu nguyện cho người đã chết. Người đã an giấc ngàn thu nhắn nhủ người đang sống về lý lẽ cuối cùng của cuộc sống làm người. Bầu khí phụng vụ tháng 11 hướng về cùng đích của cuộc sống làm người. Đó chính là Cánh Chung. Chúa Giêsu dùng hình ảnh đám cưới để nói về Cánh Chung. Đây là dịp của niềm vui chứ không phải là nổi buồn, hạnh phúc chứ không đau khổ.

Bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay nói đến lễ cưới và các trinh nữ. Năm cô trinh nữ khôn ngoan với thái độ sẵn sàng và năm cô trinh nữ khờ dại với việc chểnh mảng ngu ngơ là những biểu tượng của những cách sống của con người (GLCG # 1950). Nếu ví cuộc đời là lữ quán thì chúng ta chỉ là những người khách trọ qua đường. Chúng ta phải có thái độ nào thích hợp đối với cuộc sống trần gian? (Lumen Gentium, 48, 50, 68; GLCG # 972).

Khôn ngoan hay khờ dại được đánh giá bằng việc con người có sẵn sàng và chuẩn bị hay không.

1. Khôn và dại theo Thánh kinh

Khôn ngoan theo Thánh kinh có hai chiều kích.

Tự nhiên: khôn ngoan là một thứ nhận thức giỏi, thông minh, thận trọng và tài khéo để hướng dẫn cuộc sống đạt tới hạnh phúc chân thực. Đó là sự khôn ngoan của những nhà lãnh đạo có tài quản trị, những quân sư có tài giáo dục và thuyết phục, những hiền triết có tài lập ra những lý thuyết triết học, đạo đức, cũng như các nhà khoa học kỹ thuật có tài phát triển nền văn minh thế giới.

Tổ phụ Giuse vừa có tài kinh tế vừa có tài giải đáp những ước mơ của lòng người, đã được vua Ai cập chọn làm Thủ tướng. Môisê vừa có tài lãnh đạo vừa có tài thuyết phục kẻ thù cũng như đồng bào. Salomon được khen ngợi là " Người khôn ngoan hơn sự khôn ngoan của tất cả người Trung đông và Ai cập" (1V 5, 9-14).

Siêu nhiên: khôn ngoan là ân ban của Thiên Chúa. Daniel đã chúc tụng Thiên Chúa là " Đấng ban khôn ngoan cho hạng khôn ngoan, ban trí thức cho người hiểu biết" (Dn 2, 21). Khi mười hai tông đồ triệu tập các tín hữu lại để chọn bảy phó tế, các ngài đã nói : "Hỡi anh em hãy xét và chọn lấy giữa anh em bảy người được tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan" (Cv 6, 3)

Sự khôn ngoan đích thực là sống theo luật Thiên Chúa " Luật Chúa làm cho Israel trở thành dân tộc khôn ngoan và thông thái" (Đnl 4, 6). Ai yêu chuộng học hỏi và sống luật Chúa sẽ trở nên khôn ngoan : "Cố tổ tôi tên là Giêsu, hầu như hiến cả mạng sống vào việc đọc lề luật, các tiên tri cùng các sách của cha ông, đã nên quán xuyến, lão luyện và phát hứng biên soạn đôi điều liên quan đến giáo huấn và khôn ngoan" (Hc 1, 7-12)

Luật Chúa chính là lời Chúa như mười giới răn Chúa ban trên núi Sinai. Chính lời Chúa mới là sự khôn ngoan và hạnh phúc thật. Tác giả Thánh vịnh 119 đã cảm thấy sự tuyệt diệu đó: " Lời Ngài là hạnh phúc đời con, lời Ngài là ánh sáng đời con, lời Ngài là chứa chan hy vọng, lời Ngài tôi quý hơn nghìn vàng muôn bạc, lời Ngài xin cứu sống tôi, lời Ngài là ơn cứu độ tôi" (Tv 119, 72. 103-105. 154-155. 165). Lời khôn ngoan hạnh phúc chính là Ngôi Lời nhập thể, là Đức Giêsu Kitô (Ga 1, 1-14). Đức Giêsu đã xác nhận rõ mình là sự khôn ngoan tuyệt vời đó khi Ngài nói : "Trong cuộc phán xét nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên cùng với những người thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, mà đây còn hơn vua Salomon nữa" (Lc 11,31).

Người khôn ngoan là người nghe và sống lời Chúa. Người dại khờ là người chỉ nghe mà không đem ra thực hành. Chúa Giêsu dạy: " Vậy phàm ai nghe các lời này của Ta và thi hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá... và phàm ai nghe các lời này của Ta mà không thi hành, thì ví được như người dại xây nhà trên cát." (Mt 7, 24. 26). Mạnh mẽ hơn, Chúa Giêsu còn khẳng định: "Không phải mọi kẻ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa" là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ý Cha Ta, Đấng ngự trên trời." (Mt 7, 21)

2. Thái độ khôn ngoan.

Khôn ngoan là một ân ban Thiên Chúa trao tặng cho con người để họ biết cách sống theo đường lối của Ngài. Người khôn ngoan là biết sống theo sự hướng dẫn của Đấng Tối Cao (GLCG # 2500).

Năm cô trinh nữ khôn ngoan mang theo bình dầu, họ có chuẩn bị cho trường hợp chàng rể đến muộn. Họ luôn sẵn sàng chờ đón chàng rể đến. Chàng rể là hình ảnh Chúa Giêsu đến trần gian. Người đến nhiều lần với chúng ta trong cuộc đời và đến trong ngày sau hết của từng người. (x. 2 Tim 4,6 ; 2Pr 1,14).

Khôn ngoan là một ơn ban quý báu của Chúa. Nó giúp con người biết cách sống thế nào cho phải, biết tìm kiếm những gì đáng tìm, và biết học hỏi suy nghĩ những gì đáng học hỏi. Ơn khôn ngoan quý báu ấy, Chúa sẵn sàng ban cho những ai thao thức kiếm tìm. Bài đọc I mời gọi chúng ta hãy khao khát yêu chuộng đức khôn ngoan. Thức khuya dậy sớm tìm kiếm, suy niệm đức khôn ngoan thì sẽ được chiêm ngưỡng, gặp gỡ đức khôn ngoan, sẽ được minh mẫn toàn hảo, được đức khôn ngoan niềm nở xuất hiện và sẽ hết mọi nhọc nhằn, trút hết mọi lo âu. (Kn 6, 12-16).

Cuộc đời kitô hữu khác nào như một cuộc nghinh đón chàng rể và chàng rể đây chính là Đức Kitô, vị thẩm phán. Tin Mừng nói chàng rể sẽ “đến chậm”, nghĩa là đến vào lúc người ta không ngờ. Rồi khi chàng rể đến, chàng sẽ “đóng cửa lại”. Ý nghĩa thiêng liêng của câu nói là : người ta chỉ chết một lần, không có cơ hội làm lại cuộc đời nếu đã không có sự chuẩn bị, như năm cô trinh nữ khôn ngoan.

Sự khôn ngoan của các cô trinh nữ là luôn tỉnh thức, tay cầm đèn cháy sáng trong tay và mang theo dầu dự trữ. Ngày xưa, dân Chúa chuẩn bị vượt qua Biển Đỏ cũng có thái độ như thế. Có thể hiểu “đèn cháy sáng” là luôn sống dưới ánh sáng hướng dẫn của Chúa và “dầu dự trữ” là những việc lành phúc đức như “của gởi về đời sau”.

Văn sĩ E. Hemingway có viết một quyển tiểu thuyết, nhan đề “ngư ông và biển cả”, kể lại cuộc vật lộn uổng công của lão ngư phủ người Cuba tên là Xăngtiagô với biển khơi. Ông câu được một con cá kình, nhưng vì cá quá to, ông đành phải cột cá bên mạn thuyền để kéo vào bờ. Buồn thay, trên đường về, lũ cá mập đã đánh ra hơi và xúm vào rỉa thịt. Khi về tới bến, con cá to chỉ còn là bộ xương mà thôi.

Không thể nào trình diện Chúa với hai bàn tay trắng.

3. Thái độ khờ khạo.

Lễ cưới theo nghi thức Tây phương, cô dâu đóng vai trò quan trọng với nghi thức rước dâu. Khi cô dâu xuất hiện, mọi người đều hướng mắt về cô dâu lộng lẫy trong trang phục lễ cưới tiến lên bàn thờ với đoàn rước và tiếng nhạc hoan ca. Chú rể chỉ đứng chờ đợi sẵn trên cung thánh đón tiếp cô dâu.

Trong nghi thức đám cưới Do thái, chú rể là người quan trọng. Mọi người phải chờ đợi và đón chú rể. Nếu lễ cưới vào ban đêm, chú rể phải đi tới nhà cô dâu để thương lượng với người cha hay anh em của cô dâu về quà cáp, của hồi môn…vào lúc mặt trời lặn. Thời đó chưa có đồng hồ, nên không thể định rõ giờ giấc để đón rước chàng rể từ nhà cô dâu về nhà chú rể được. Hơn nữa, theo phong tục, chú rể thường cố ý trì hoãn và kéo dài cuộc thương lượng để cô dâu và những nàng phù dâu phải chờ đợi trong hồi hộp và ngạc nhiên. Vì suốt ngày tiệc tùng, dạ vũ, nên chờ đợi đến khuya thường mệt mỏi và buồn ngủ. Mười cô trinh nữ được mời tham dự có bổn phận phải chuẩn bị sẵn sàng đèn đuốc để thắp sáng đường đi rước chú rể, cô dâu và khách đến tiệc cưới. Đây là một vinh dự rất đặc biệt cho các cô trinh nữ được mời.

Các cô dại không hề chuẩn bị gì cho trường hợp đó. Theo tập tục cưới hỏi của người Do Thái, chú rể sẽ đến nhà cha cô dâu để đón cô về nhà mình. Những cô trinh nữ phù dâu có nhiệm vụ cầm đèn cùng với cô dâu đón chú rể, làm thành một đám rước cô dâu về nhà chú rể, và ở đó, một tiệc cưới linh đình sẽ được tổ chức. Một khi đã nhận nhiệm vụ, các cô trinh nữ đó có nhiệm vụ phải chuẩn bị mọi thứ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó của mình.

Năm cô khờ dại chưa chuẩn bị sẵn sàng, không mang theo đủ dầu cần thiết, khi chú rể đến họ hết dầu. Các cô trinh nữ khờ dại, vì sự thiếu chuẩn bị đúng đắn của mình, đã bị loại khỏi niềm vui của tiệc cưới và không thể làm gì để thay đổi thực tế bi đát đó được nữa.

Giống như các cô trinh nữ khôn ngoan, các cô trinh nữ khờ dại cũng được mời gọi đi đón chàng rể rồi vào dự tiệc cưới. Các cô biết chàng rể chắc chắn sẽ đến. Các cô cũng tha thiết mong chờ chàng rể đến. Điều các cô thiếu là một sự chuẩn bị sãn sàng và đầy đủ những thực tại cần thiết để có thể thực hiện được lời mời gọi và nhiệm vụ dàng cho các cô và nhờ đó được thỏa lòng mong ước của mình. Các cô mang đèn nhưng không mang dầu theo. Sai lầm của các cô không phải ở chỗ các cô không hướng lòng về biến cố chàng rể đến, mà là ở chỗ các cô đã không có sự chuẩn bị phù hợp cho biến cố đó. Được mời gọi làm thành viên của đoàn đón chàng rể thôi, chưa đủ. Biết rằng chàng rể sẽ đến vào một lúc nào đó thôi, chưa đủ. Còn phải có sự chuẩn bị thích hợp nữa.

4. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng.

Cuộc đời và thế giới này rồi sẽ chấm dứt. Chúa sẽ đến ngày kết thúc đời người và dẫn vào dự tiệc Nước Trời. Mỗi người đều có đèn trong tay. Quan trọng là mình có chuẩn bị để ngọn đèn ấy cháy sáng vào lúc chung cuộc không. Quá muộn nếu đến lúc ấy chúng ta mới vội vã đi mua dầu.

Thiên Chúa muốn đưa con người vào tiệc cưới Nước Trời. Con người cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về số phận đời đời của mình. Không ai có thể làm thay cho mình được.

Giờ phút long trọng và quyết định, đó là lúc chàng rể xuất hiện, lúc ấy mỗi người chuẩn bị đèn cháy sáng của mình. Đến lúc này mới thấy là ai khôn và ai dại, ngọn đèn của các cô khôn ngoan vẫn còn cháy sáng còn ngọn đèn của các cô khờ dại đã tắt từ lâu. Vào phút giây long trọng ấy, không ai có thể giúp mình được. Các cô khờ dại không thể xin dầu của ai được. Người khôn ngoan biết xác định cùng đích cuộc đời của mình và chuẩn bị những gì cần thiết để đạt được cùng đích đó. Người khờ dại không biết phải chuẩn bị những gì.

Ai cũng phải đối diện với ngày cuối cùng cuộc đời là giờ chết, phút giây ấy không ai giúp ai. Mỗi người theo sự khôn ngoan hay khờ dại đón nhận số phận chung cuộc.

Người ta cứ tự hỏi: Bao giờ chàng rể đến? Bình dầu thì cứ vơi dần! Màn đêm buông xuống, đôi mắt cũng nặng trĩu theo! Chờ đợi bao giờ cũng mệt mỏi căng thẳng!

Biết rằng đèn cháy sáng thì dầu cạn dần. Tình yêu chờ đợi mãi cũng mòn mỏi. Lời kinh có khi cũng phôi pha. Cây đàn có lúc cũng quên mất nốt nhạc. Hãy kín múc dầu tình yêu nơi suối nguồn yêu thương chính là Bí tích Thánh Thể. Nơi đó, chúng ta không chỉ nhận được dầu tình yêu, dầu ân sủng, mà còn được trao ban chính mình Người làm của ăn, để chúng ta tỉnh thức mà chờ đợi Người dẫn đưa ta vào tiệc cưới Nước Trời.
 
Sẵn Sàng, Bài Học Của Sự Khôn Ngoan
Lm. Phêrô Hồng Phúc
20:08 05/11/2011
SẴN SÀNG, BÀI HỌC CỦA SỰ KHÔN NGOAN

Tin Mừng hôm nay nhắc đến mười cô trinh nữ được chia ra làm hai thành phần, đó là năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại (x. Mt 25, 1-13). Thoạt nhìn chúng ta không phân biệt được, vì các cô đều đi đón chàng rể, các cô đều cầm đèn cháy sáng trong tay. Vậy điều gì đã cho chúng ta nhận ra năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại? Đó là vấn đề thời gian. Nếu như chàng rể tới sớm từ buổi chiều tối thì có lẽ cả mười cô đều vào đón chàng rể mà không có ai phải đứng ngoài. Nhưng vì chàng rể đến muộn nên xảy ra tình trạng phân biệt: những cô khờ dại là những cô không mang theo dầu, còn cô khôn ngoan là những cô đã mang dầu tiếp liệu theo.

Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của dụ ngôn Mười Cô Trinh Nữ để thấy được rằng, những người chịu phép rửa tội mang danh là người Kitô hữu, họ được Chúa ban cho đức tin, đức cậy và đức mến, gọi là ba nhân đức đối thần. Nếu vừa chịu phép rửa tội xong mà tất cả các tín hữu đều được rước về thiên đàng luôn thì có lẽ chẳng có thể phân biệt được người dại và người khôn và cũng không cần phải hai chữ tỉnh thức. Nhưng rửa tội mới chỉ là bắt đầu để đi vào đời sống đức tin. Thánh Giacôbê là người đã dạy rất rõ rằng: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”(Gcb 2,17). Vì thế với những người mang dầu theo là những người được mệnh danh là đức tin có việc làm. Còn những người chỉ có ghi danh rửa tội hoặc là Xưng tội Rước lễ lần đầu, cao hơn một chút nữa là Thêm sức, rồi bắt đầu đi vào tìm nghề nghiệp, học hành đỗ đạt… Dần dần đức tin bị phai nhạt, dầu của ngày chịu phép rửa tội không đủ để nuôi sống đức tin cậy mến của họ, họ chết yểu theo với thời gian. Chỉ có người nào sống đức tin thực sự, thực hành mỗi ngày thì những người đó mới được đón chàng rể.

Ai cũng hiểu chàng rể là ai? Thánh Phaolô diễn giải: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ktô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5,25). Và vì thế chúng ta đi đón chàng rể là chính Đức Kitô. Nhưng không biết chàng rể đến vào lúc nào. Chính trong tình trạng đó, Chúa Giêsu khuyên dạy là hãy tỉnh thức. Tỉnh thức ở đây đồng nghĩa với sự khôn ngoan. Bởi vì năm cô khôn ngoan kia đã dự phòng cho sự về khuya của chàng rể. Năm cô khôn ngoan kia đã dự phòng cho đèn khỏi bị tắt. Biết dự phòng như vậy, đó là tỉnh thức. Trong cuộc đời, người Kitô hữu cũng phải có những dự phòng cho đời sống đức tin của mình không bị lụi tắt. Vậy phải dự phòng những gì? Chúng ta vẫn nghe lời Thánh vịnh: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước,là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105).

Hàng ngày, người Kitô hữu đọc ra từ Lời Chúa để tìm thấy ánh sáng và sự khôn ngoan giúp cho đức tin của họ tăng tiến. Hàng ngày, người Kitô hữu đến với các phép bí tích bằng tình thương, ân sủng của Chúa thì đức tin được lớn lên, đức cậy thêm vững vàng và lòng mến thêm nồng nàn. Như vậy, mỗi ngày người Kitô hữu phải tích cực chuẩn bị cho mình bằng những nhân đức Kitô hữu, bằng một đời sống sẵn sàng để khi Chúa đến trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Kitô hữu đều có đủ điều kiện được vào Nước Trời. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chưa sẵn sàng. Nhưng sự sẵn sàng của mỗi người được thể hiện khác nhau. Có những người chỉ sẵn sàng đối phó. Họ nghĩ rằng khi nào tôi ốm đau, tôi gần chết, tôi sẽ ăn mày các phép trong đạo. Rồi cái chết bất thình lình, cái chết không ngờ cuốn trôi đi tất cả. Có những người thì sẵn sàng sống theo cách bị động “Nước đến chân rồi mới nhảy” và không kịp. Có những người thì sống sẵn sàng, nhưng nghĩ rằng thời gian còn rất lâu, khi nào có dấu hiệu thì tôi sẽ bắt đầu, và có nhiều khi – khi mà họ mở mắt ra, nhận ra sự thật thì người ta đang vuốt mắt cho mình rồi! Nói tóm lại, sự sẵn sàng phải ngay từ hôm nay, không có điều kiện, không phải sẵn sàng là đặt câu hỏi “Khi nào? Khi nào?” mà là điều Chúa dạy: “Điều Thầy dạy các con là hãy tỉnh thức”(Lc 21,36).

Sẵn sàng, đó chính là bài học của sự khôn ngoan. Bài học khôn ngoan cho chúng ta thấy thời gian là sự sống đang qua đi. Người nào biết tôn trọng thời gian, tôn trọng sự sống thì người đó sẽ biết trân trọng giữ gìn. Còn những người khờ dại là những người để cho thời gian trôi qua, hưởng thụ vật chất, hưởng thụ tuổi xuân, tìm những cái mới và cố gắng để sĩ diện với bạn bè. Họ để thời gian trôi qua trước mắt không hề tiếc nuối, không hề tiết kiệm và cũng không hề chuẩn bị cho ngày ra đi của mình. Nghĩa là không đầu tư cho sự sống đời đời. Vì vậy thời gian cứ trôi qua và đời sống của họ cũng trôi theo dòng chảy. Người khôn ngoan, người tỉnh thức, người sẵn sàng không phải là người đầu cơ tích trữ, cũng không phải là người học rộng hiểu sâu, cũng không phải là người may mắn, nhưng là biết thực hành Lời Chúa dạy ngay từ hôm nay: “Điều Thầy dạy các con là hãy tỉnh thức”.

Lạy Chúa Giêsu,

Năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan
vẫn đang hiện diện ở giữa thời đại của chúng con,
thậm chí là ở ngay giữa gia đình của chúng con,
và đôi khi chúng con nghĩ rằng
ở ngay trong trạng thái tâm hồn của chúng con.
Có những lúc chúng con tỉnh thức và sẵn sàng.
Có những lúc chúng con ngủ mê
để cho thời gian và sự sống qua đi.
Ngày hôm nay,
Lời Chúa vang lên dạy chúng con tỉnh thức,
để nhất là trong tháng các linh hồn này,
xin cho chúng con biết làm nhiều việc lành phúc đức,
biết sống một đức tin trưởng thành,
biết lấy lời Chúa làm ánh sáng chiếu soi.
Xin cho chúng con học được bài học của khôn ngoan
và người khôn ngoan là người được cùng với chàng rể
vào dự tiệc cưới Nước Trời. Amen.


LM. Phêrô Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Kitô Giáo và tình hình chính trị tại Syria
Vũ Văn An
00:04 05/11/2011
Khi cuộc khủng hỏang Syria vừa nổ ra đầu năm nay, thái độ nói chung của người Kitô Giáo tại Syria là ngờ vực. Theo Tiến Sĩ Samuel Gregg, Giám Đốc Nghiên Cứu của Viện Acton tại Michigan, nói chung, người Kitô Giáo không muốn tham gia cuộc nổi dậy chống lại chế độ Assad bởi vì việc chọn lựa giữa Bashar al-Assad và Phong Trào Huynh Đệ Hồi Giáo không phải là một chọn lựa đơn giản, dễ dãi (www.acton.org, 27 tháng 10, 2011).

Để giúp ta hiểu phần nào mối liên hệ phức tạp giữa Kitô Giáo và chế độ đang bị phe Hồi Giáo Sunni đa số tìm cách lật đổ tại Syria, Ký Giả Ray J. Mouawad trong một bài đăng trên tờ Middle East Quaterly, số Mùa Đông năm 2001, (http://www.meforum.org/17/syria-and-iraq-repression) có trình bày sơ lược lịch sử hình thành ra mối liên hệ này.

Theo Mouawad, Kitô Giáo Syria bao gồm hầu hết các giáo phái của tôn giáo này, nhưng cổ xưa nhất và có tính định chế liên tục nhất phải kể đến Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp với số tín hữu 503,000 người, có tòa thượng phụ riêng đặt tại Damascus và 6 giáo phận. Thứ đến là Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp với số tín hữu 118,000 người, một giáo hội tách rời khỏi Giáo Hội Chính Thống vào thế kỷ thứ 18. Giáo hội này hiện có 5 giáo phận.

Các giáo hội Kitô Giáo khác tại Syria gồm các cộng đồng từng chạy trốn các cuộc thảm sát và đầy ải diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ thời Thế Chiến I. Trong số này, có Giáo Hội Chính Thống Ácmêni (112,000), Giáo Hội Công Giáo Ácmêni (25,000), Giáo Hội Chính Thống Syria (89,000) và Giáo Hội Công Giáo Syria(22,000). Năm 1933, còn có thêm các Kitô hữu Assyrian (17,000) và người Công Giáo Kanđê (7,000) chạy trốn khỏi sự bách hại tại vùng Mosul, do quân đội mới thành lập của Iraq gây ra.

Trong số các cộng đồng tị nạn nói trên, chỉ có Giáo Hội Chính Thống Syria là có tòa thượng phụ riêng đặt tại Damascus. Người Công Giáo Syria tuy có một vài giáo phận tại đây nhưng tòa thượng phụ của họ được đặt tại Libăng. Ngoài ra, còn có nhiều giáo hội Kitô Giáo khác như Maronite (28,000), Latinh (11,000) với đại diện tông tòa tại Aleppo và sứ thần Tòa Thánh tại Damascus.

Về chính trị, ta biết chế độ Ba’th lên cầm quyền tại Syria năm 1963, thoạt đầu chủ yếu có khuynh hướng thế tục. Lý thuyết gia Michel ‘Aflaq của nó vốn là một người Chính Thống Hy Lạp và dựa vào ý thức hệ thế tục, đảng này không chính thức thừa nhận Hồi Giáo là quốc giáo. Nhưng, do áp lực của phe Hồi Giáo cực đoan, từ năm 1973, tôn giáo của người đứng đầu nhà nước Syria phải là Hồi Giáo.

Tuy nhiên, rõ ràng người Kiô hữu tại Syria hưởng được nhiều quyền lợi trong khuôn khổ ý thức hệ thế tục hiện hành hơn là dưới hệ thống cai trị duy Hồi Giáo do những người Sunnis quá khích chủ trương, nhất là nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo. Trước năm 1982, là năm quân đội Syria dẹp tan cuộc nổi loạn của phong trào này tại Hama, Nhóm này vốn làm áp lực bắt nhà nước phải đưa các định chế của mình vào khuôn khổ Hồi Giáo.

Vì cuộc nổi loạn trên và vì áp lực của ngoại quốc, Assad đã phải thay đổi chiến thuật đối với Hồi Giáo. Để tránh phong trào đấu tranh tôn giáo khỏi nổi dậy, ông ta đã ve vãn phe Hồi Giáo bình dân làm phương tiện hợp pháp hóa chế độ của mình dưới mắt phe Hồi Giáo đa số Sunni. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng tiêu cực đối với người Kitô Giáo và thái độ của họ đối với chế độ; trên thực tế, họ vẫn coi chế độ hiện hành là người bảo vệ họ. Họ được phép dễ dàng tu sửa hay xây dựng các nhà thờ mới, được cầu nguyện và rước xách ở nơi công cộng mà không bị sách nhiễu. Họ được hưởng nhiều tự do tôn giáo hơn thời Đế Quốc Ottoman trước năm 1918. Tôn giáo của họ không bị liệt kê trên thẻ căn cước. Luật lệ hoàn toàn thế tục, ngoại trừ các vấn đề bản thân thuộc quyền các tòa án đặc biệt và thay đổi tùy theo từng cộng đồng. Thứ Sáu là ngày nghỉ chính thức, nhưng vì người Kitô Giáo, nên công việc chỉ bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật. Mọi ngày lễ nghỉ của Kitô Giáo đều là ngày nghỉ chính thức của quốc gia và hàng giáo sĩ được miễn quân dịch. Nói chung, người Kitô Giáo hậu thuẫn chế độ, nhất là sau biến cố Hama, vì ý thức rằng chế độ là người bảo vệ họ chống phe Hồi Giáo quá khích.

Cộng đồng 'Alawi, cộng đồng mà cả Tổng Thống Hafiz al-Assad (1970-2000) lẫn con trai Bashar, đương kim tổng thống, vốn thuộc về, là cộng đồng quá nhỏ (khoảng 3 triệu 5, trong tổng số dân 21,906,000 người) không tự mình cai trị đa số theo Sunni, vốn chiếm hơn 70% tổng số dân, mà không dựa vào sự ủng hộ của các nhóm thiểu số khác, trong đó có người Kitô Giáo. Tuy thế, sự tham gia của người Kitô Giáo vào nền chính trị và hành chánh của Syria khá hạn chế. Họ không chiếm được chức vụ chủ chốt nào trong các ngành như mật vụ, cảnh sát đặc biệt và quân đội… Họ thích khu vực tư nhiều hơn. Tuy nhiên, trong các lãnh vực chuyên môn, sự đóng góp của họ khá đáng kể: phát ngôn viên phủ tổng thống, phụ tá bộ trưởng dầu hỏa, tổng giám đốc bộ tài chánh, tổng giám đốc bộ ngoại thương…

Mission impossible

Tin tức mới nhất cho thấy sự căng thẳng giữa Liên Đoàn Ả Rập và chế độ Bashar al-Assad. Theo tin của Asia-News, ngày 26 tháng 10 vừa qua, đại biểu của Liên Đoàn đã tới Damascus để giúp chính phủ Syria và phe đối lập tìm được thỏa thuận về việc tổ chức “Hội Nghị Đối Thoại Quốc Gia” dự tính vào tháng 11 này. Trưởng đoàn đại biểu là Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani, thủ tướng Qatar. Nhưng sứ mệnh của đoàn được nhiều người đánh gía là “mission impossible”.

Ngày 16 tháng 10, chính phủ cũng như giới truyền thông Syria chỉ trích sứ bộ này một cách nặng nề. Họ phản đối vì hai lý do: Qatar cầm đầu sứ bộ trong khi nước này là nước Ả Rập đầu tiên cho triệu đại sứ của mình về; thứ hai, Cairo được chọn làm nơi diễn ra Hội Nghị. Syria muốn hội nghị được tổ chức ngay tại Syria. Nhưng vào tuần trước, Syria đã phải chấp nhận đề nghị của Liên Đoàn. Duy có giới truyền thông của nhà nước là vẫn ngầm phản đối bằng cách phớt lờ đề nghị trên. Họ cũng phớt lờ cả lời cảnh cáo của hai đồng minh Nga và Iran.

Đài truyền hình và báo chí Syria, ngày 26 tháng 10, có thông báo chuyến viếng thăm của đặc phái viên Trung Hoa là Wu Sike, nhưng không nhắc chi tới lời phê phán của phía Trung Hoa: “Chúng tôi tin rằng chính phủ Syria nên thực hiện các cam kết cải tổ của họ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và mọi bên nên tích cực tham dự vào diễn trình chính trị một cách xây dựng”.

Phe đối lập cũng chỉ trích sứ bộ của Liên Đoàn, gọi nó là vô nghĩa: “Không ai có quyền nói chuyện với một chế độ mà bàn tay đã nhuốm máu người dân lành Syria”.

Trong khi ấy, một cuộc biểu tình lớn (cuộc biểu tình thứ ba) được tổ chức tại Quảng Trường Omayya tại Damascus để ủng hộ Tổng Thống Assad và sự thống nhất quốc gia. Truyền hình nhà nước vội vàng tường trình rằng số người tham dự cuộc biểu tình này lên đến hơn một triệu. Đại sứ Hoa Kỳ Robert Ford đã rời thủ đô Syria vì lý do an ninh. Nguồn tin Hoa Kỳ cho hay ông từng nhận được sự đe dọa tới tính mạng. Mới trình ủy nhiệm thư cuối tháng Giêng, đầu tháng 3, ông đã minh nhiên ủng hộ các cuộc biểu tình chống chế độ. Trong khi đó, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh càng ngày càng có tính bạo lực hơn, con số người chống đối mỗi lúc một gia tăng, trong đó, có nhiều binh sĩ.

Thực vậy, các cuộc bạo động không những làm thiệt mạng thường dân và các người tranh đấu (theo LHQ, hiện lên đến 3,000 người) mà cả binh sĩ nữa. Truyền hình nhà nước chiếu cả tang lễ của các binh sĩ này.

Tình hình ấy buộc các vị Giám Mục Công Giáo Syria phải tiến hành cuộc họp thường niên tại Damascus vào các ngày 7-9 tháng này. Cuộc họp này đáng lẽ đã được tổ chức hồi tháng 4 vừa qua. Các giám mục sẽ thảo luận về “tình hình tại Syria và Các Giáo Hội Công Giáo” dưới sự chủ tọa của Đức Grêgôriô III, Thượng Phụ Melkite Hy Lạp.

Cho đến nay, hầu như mọi giám mục Công Giáo và Chính Thống đều đã tỏ bày sự ủng hộ đối với Tổng Thống Assad. Đức Grêgôriô III là vị giáo phẩm duy nhất tỏ niềm hy vọng mỏng manh là chế độ sẽ lắng nghe các đòi hỏi của giới trẻ Syria. Dù các nhà lãnh đạo Công Giáo bị một nhóm nhỏ tín hữu chỉ trích, nhưng nói chung, người Công Giáo Syria tỏ ra hoài nghi phe đối lập, sợ rằng họ rơi vào ảnh hưởng của phe Hồi Giáo cực đoan, một khi chế độ xụp đổ.

Tình hình sẽ tồi tệ hơn

Ngày 16 tháng 10, 2011 hãng tin ACN News cho hay một vị giám mục theo nghi lễ Maronite nói rằng tình hình người Kitô Giáo tại Syria sẽ tồi tệ hơn dưới một chính phủ mới. Đó là Đức Cha Samir Mazloum của giáo phận Bhekke Tại Libăng, thuộc Tòa Thượng Phụ Maronite ở Antioch. Ngài phát biểu mối quan tâm của mình trong một cuộc họp mới đây do cơ quan bác ái Công Giáo quốc tế Aid to the Church in Need (ACN) tổ chức. Theo ngài, một tân chế độ “có thể còn độc tài và cuồng tín hơn cả chế độ Assad”. Ngài cho rằng Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo hiện nay “rất mạnh và được chuẩn bị cực kỳ tốt để chiếm quyền”. Trong trường hợp họ thành công, ngài sợ họ sẽ cho áp dụng Luật Sharia, rất bất lợi cho người Kitô Giáo, sẽ biến người Kitô Giáo thành công dân hạng nhì, mất hết bình đẳng và quyền sống bình thường. Ngài cũng sợ họ sẽ trả thù các Kitô hữu.

Ngài cho rằng tình thế của Kitô hữu dưới chế độ Assad trong 30 năm qua là “chấp nhận được”, một tình thế mà với biến cố thay đổi triệt để sẽ bị người quá khích giải thích là “hợp tác với chế độ Assad” và do đó được dùng để gây phẫn nộ chống Kitô hữu. Đức Cha Mazloum cho rằng sở dĩ tình thế kia “chấp nhận được” là vì chế độ hiện nay do phe thiểu số thành lập, tức phe Alawi, để các nhóm thiểu số không bị ngược đãi.

Nhưng không vì thế mà Đức Cha Mazloum không ủng hộ các đòi hỏi dân chủ hóa và bảo vệ nhân quyền của người biểu tình. Giáo Hội Maronite chỉ có khoảng 35,000 tín hữu tại Syria. Họ hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.

Nội chiến

Trước đó vào ngày 12 tháng 10, hãng tin Catholic News Service tường thuật lời phát biểu của Đức Ignatius Joseph III Younan, Thượng Phụ Giáo Hội Công Giáo Syriac. Thượng Phụ cho rằng các áp lực hiện nay đối với chính phủ Syria có thể mang lại các hậu quả rất xấu, nhất là đối với các Kitô hữu, vì chúng sẽ dẫn tới rối loạn. Và nhiên hậu, rối loạn sẽ dẫn tới nội chiến. Theo ngài, nội chiến ở Syria không những sẽ là cuộc tranh chấp giữa các phe phái chính trị để chiếm quyền, mà còn giữa các tuyên tín tôn giáo nữa; cuộc chiến tranh nhân danh Thiên Chúa còn tồi tệ hơn cuộc tranh chấp chính trị nhiều. “Đó là điều chúng tôi lo sợ”.

Tuy nhiên, Thượng Phụ Younan cũng nhấn mạnh rằng Syria cần nhiều cải cách, như một hệ thống cai trị đa đảng và quyền tự do ngôn luận chẳng hạn. Theo ngài, “Giáo Hội luôn ủng hộ cải cách” và không ủng hộ một chế độ đặc thù nào. Nhưng các cải cách này phải được thực hiện qua đối thoại và cần thiết phải có một đảng thứ ba trung lập để làm gạch nối giữa chính phủ và phe đối lập. Thượng phụ cho rằng các nước Tây Phương nên giúp đẩy mạnh các cải cách dân chủ thực sự hơn là thay đổi hệ thống chính trị, vô tình đẩy người ta vào “một hệ thống chưa ai biết tới trong đó việc tôn trọng các quyền dân sự không hề có”. Các quyền dân sự này không những bao gồm quyền tự do ngôn luận, mà cả quyền tự do tôn giáo cho mọi người nữa. Tóm lại phải có một xã hội dân sự biết thi hành bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của LHQ năm 1948, chứ không hẳn một xã hội chỉ biết dựa vào nguyên tắc đa số thắng thiểu số, nhất là đa số này hoàn toàn bác bỏ sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước.

Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, tổng đại diện Toà Thượng Phụ Maronite ở Beirut và là cựu TGM của Haifa tỏ ra lo lắng đối với khẩu hiệu xuất hiện lần đầu trong cuộc nổi dậy tại Syria hồi tháng 3: “Kitô hữu về Beirut; Alawi về nằm hòm”. Đã đành đây chỉ là khẩu hiệu, nhưng nó quả là một khẩu hiệu có ý nghĩa.

Nếu thay đổi không diễn ra một cách hòa bình, “thì nguy cơ sẽ đi từ một chế độ áp bức tới một chế độ bạo tàn hơn, nhất là hiện nay, bầu khí đang có khuynh hướng thiên về cực đoan trong toàn vùng”.

Phản ứng của Tòa Thánh

Bản tin của EWTN News ngày 10 tháng 8 năm nay thuật lại lời một viên chức hàng đầu của Sứ Bộ Giáo Hoàng, một cơ quan của Tòa Thánh nhằm hỗ trợ Kitô hữu tại Trung Đông. “Tôi nghĩ điều đang xẩy ra Syria vào lúc này là điều hãi hùng. Tình thế xem ra đang hết còn nằm trong tay ta”. Đó là phát biểu của Sami El-Youssef, hiện làm việc cho sứ bộ trên tại Giêrusalem.

Lời phát biểu trên được đưa ra sau khi các lân bang và đồng minh của Syria bắt đầu lên tiếng kết án việc Tổng Thống Bashar al-Assad dùng quân đội dẹp các cuộc biểu tình chống chính phủ. Thực vậy, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, hụych toẹt nói với chính phủ Syria phải chấm dứt “trò dã man” này. Thông điệp thẳng thừng ấy đã được ngoại trưởng Thổ, Ahmet Dayutoglu, đem đến Damascus nhân chuyến viếng thăm mới đây. Thổ vốn có 500 dặm biên giới chung với Syria.

Cũng tại Damascus, người ta còn thấy các đại diện của Ấn Độ, Nam Phi và Brazil nữa. Tất cả tới đây để thúc giục việc chấm dứt bạo lực. Trong khi đó, các nước Saudi Arabia, Kuwait và Bahrain đã quyết định triệu hồi đại sứ của mình.

El-Yousef cho rằng tình hình ấy khiến Kitô hữu lo lắng vì họ vốn bị coi là về phe với chế độ hiện nay. Cho nên việc thay đổi chế độ sẽ có hậu quả tiêu cực đối với Kitô hữu Syria.

Còn sứ thần Tòa Thánh tại Syria, Đức Ông Mario Zenari, thì tin rằng Kitô Hữu Syria, hiện chiếm 10% dân số, có thể thực sự đóng vai trò độc đáo làm trung gian cho một thỏa hiệp hòa bình. Ngài nói với Đài Phát Thánh Vatican ngày 8 tháng 8 rằng: “Kitô hữu vốn có đặc điểm này: làm cây cầu bắc giữa các nhóm sắc tộc khác nhau, một cây cầu để tìm ra giải pháp cho hoà giải và hòa hợp” (http://www.ewtnnews.com/catholic-news/World.php?id=3753#ixzz1ch1ZWNyp)

Phần Đức Bênêđíctô XVI, ngài chỉ lên tiếng một cách tổng quát về nhu cầu hoà giải và tôn trọng nhân quyền tại Syria. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo ngày 8 tháng 8, ngài vắn tắt nói rằng: “Với niềm lo lắng sâu xa, tôi đang theo dõi các biến cố đầy bạo lực đang càng ngày càng lan rộng tại Syria”. Rồi ngài kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho cố gắng hòa giải tại Syria đồng thời thúc giục cộng đồng quốc tế làm mọi cách để tìm ra “một kế hoạch hòa bình cho xứ sở này xuyên qua thương thảo và đối thoại xây dựng”.
 
Ấn Độ: Các Giám Mục đòi Thủ tướng bang Karnataka trả công lý cho các Kitô hữu bị bắt
Phạm Kim An
06:30 05/11/2011
Ấn Độ: Các Giám Mục đòi Thủ tướng bang Karnataka trả công lý cho các Kitô hữu bị bắt

Bangalore - Ngày 28-10, một phái đoàn các Giám mục bang Karnataka, Ấn Độ, dẫn đầu là Đức Tổng Giám mục Bernard Moras, tổng giáo phận Bangalore, và Đức Giám mục Aloysius Paul D'Souza, giáo phận Mangalore, đã gặp Thủ tướng Sadananda Gowda để yêu cầu ông phải thu hồi tất cả các vụ kiện đang chờ xử lý chống lại một số Kitô hữu trẻ tuổi.

Đức Tổng Giám mục Moras, và Chủ tịch Diễn Đàn Kitô hữu Thống nhất bang Karnataka đã đòi hỏi rằng các vụ kiện phải được thu hồi sớm nhất có thể, bởi vì 150 thanh niên vô tội đang bị điều tra và giới hạn quyền tự do cá nhân của họ.

Đức Tổng Giám mục Moras nhắc lại rằng Bộ trưởng Nội vụ Ashok, sau khi tham khảo ý kiến với Thủ tướng Yeddyurappa trước đây, đã hứa rằng ông sẽ hành động trong vòng 45 ngày, nhưng thật ra không có gì xảy ra cả. Ngài yêu cầu Thủ tướng đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự trong cuộc họp tiếp theo của Chính quyền bang. Thủ tướng Chính phủ đã hứa với Đức Tổng Giám mục Moras và Đức Giám mục giáo phận Mangalore, rằng ông sẽ thu hồi các vụ kiện chống lại các bạn trẻ càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Sadananda Gowda cho biết ông hiểu sự lo lắng của cộng đồng Kitô hữu, nhưng việc thu hồi các vụ kiện cần có thời gian, bởi vì các báo cáo cảnh sát phải được xác minh bởi công tố viên, và chính phủ phải có quyết định sau cùng.

Ngày 10-10, một nhóm thuộc Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), Hội Kitô hữu Ấn Độ (Christian Okkutta Bharath) đã gặp Thống đốc bang Karnataka, Ngài HR Bhardwaj, yêu cầu ông can thiệp để kiểm soát các mối quan hệ giữa các chính trị gia, cảnh sát và quan chức chính phủ, trong việc bách hại chống lại các mục sư Tin Lành và tín hữu của họ trong bang.

Phái đoàn đã bày tỏ trong một bản ghi nhớ gửi Thống đốc: "Sau các cuộc tấn công mở và táo bạo chống lại chúng tôi trên toàn bang trong hơn ba năm qua, giờ đây các kẻ cuồng tín sử dụng các phương pháp tinh vi và xảo quyệt hơn, để chống phá và chinh phục các Kitô hữu trong bang, với lý do cáo buộc là Kitô hữu ép buộc người Ấn giáo trở lại đạo”. Theo hội, cảnh sát là đồng lõa với các kẻ cuồng tín này, “vì lựa chọn mục tiêu là Kitô hữu và các cộng đoàn của họ trong một số khu vực của bang”.

Biên bản ghi nhớ nhấn mạnh các cuộc tấn công vào nhà thờ, và nói rằng cảnh sát thường làm việc trong thỏa thuận với các phần tử cực đoan Sangh Parivar. Bản ghi nhớ viết: "Đôi khi cảnh sát, không có nguyên nhân nào, có thể đột nhập và phá hoại các buổi lễ, tấn công người tham dự, bắt và tạm giữ các vị mục tử trong nhiều giờ, và cáo buộc họ với nhiều cớ khác nhau".

Ông Sajan K George, chủ tịch của Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), nói với hãng tin AsiaNews rằng thật là đáng tiếc, mặc dù đã có nhiều cuộc họp với Thủ tướng bang, bầu khí của chủ nghĩa khủng bố vẫn tiếp tục chống lại các cộng đồng Kitô hữu, và công lý cho các nạn nhân của làn sóng bạo lực chống lại cộng đồng Kitô hữu là chậm và không hiệu quả. Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ báo cáo có 37 vụ tấn công chống lại các Kitô hữu ở bang Karnataka kể từ tháng 1-2011 đến nay. (AsiaNews 4-11-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC Biển Đức XVI được tôn vinh bởi quê hương của bà ngoại Ngài
Nguyễn Trọng Đa
06:31 05/11/2011
ĐTC Biển Đức XVI được tôn vinh bởi quê hương của bà ngoại Ngài

ROMA – Nơi chào đời của bà ngoại và bà cố ngoại của ĐTC Biển Đức XVI công nhận Ngài là một công dân danh dự.

Bà ngoại và bà cố ngoại của ĐTC Biển Đức XVI sinh ra tại Naz-Sciaves (Natz-Schabs, trong tiếng Đức), ở khu vực Alto Adige của nước Ý.

Tại buổi triều yết chung vào tuần tới, một phái đoàn của Naz-Sciaves sẽ đến Roma để trao cho ĐTC Biển Đức XVI giấy chứng nhận chính thức công dân danh dự.

Thành phố Naz-Sciaves, có khoảng 2.500 người dân, đã mừng người công dân danh dự mới vào ngày 22-10 qua. Đức Giám mục Ivo Muser, giáo phận Bolzano và Bressanone, chủ sự lễ làm phép một tấm bảng kỷ niệm trên bức tường "mas Toell" trong làng Rasa, nơi bà ngoại và bà cố ngoại của Đức Giáo Hoàng đã sinh ra. Đức Giám mục giáo phận cũng chủ tế một Thánh lễ tại đó.

Năm 2010, khi cây Giáng sinh từ Luzon đã được lắp đặt tại Quảng trường thánh Phêrô ở Roma, ĐTC Biển Đức XVI đã nói với một nhóm khách hành hương đến từ Alto Adige rằng bà cố ngoại và bà ngoại của Ngài đã chào đời tại làng Rasa.

ĐTC Biển Đức XVI đã là một công dân danh dự của thành phố Bressanone, cách làng Rasa khoảng 5km (3dặm), từ năm 2008. Thành phố chào đón Ngài trong kỳ nghỉ hè của Ngài tại chủng viện thành phố vào tháng 8 năm ấy.

Bào huynh của ĐTC Biển Đức XVI, Đức Ông Georg Ratzinger, kể rằng bà ngoại của các Ngài mong nhớ quê hương cho đến khi qua đời. Trong cuốn sách của Đức Ông, "Mein Bruder, der Papst" (Em tôi, Giáo Hoàng), Ngài nói rằng bà thường nói: “Giá mà bà có chút nước từ quê hương mình, bà sẽ được chữa lành”.

Ngài viết: “Bà ngoại xác tín rằng nước ở Tyrol là rất khác với nước ở Bavaria. Bà cũng nghĩ rằng căn phòng nhỏ của bà đầy cỏ vùng Tyrol là bổ dưỡng cho đàn gia súc của bà hơn một xe đầy cỏ vùng Bavaria. Bà thật sự là một con người vĩ đại yêu quê hương Tyrol. (Zenit.org 4-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giáo viên Công giáo cần ý thức trách nhiệm
Trầm Thiên Thu
20:29 05/11/2011
“Đội ngũ giảng viên tại các trường đại học Công giáo cần phải có một ý thức trách nhiệm trong nghiên cứu học tập của họ”, một quan chức Vatican cho biết khi đến thăm ĐH Công giáo Fu Jen, một trong ba Viện giáo dục cao cấp tại Đài Loan do Công giáo điều hành.

<--- Đức TGM Saviô Hon Tai-fai (bên trái) gặp gỡ với Đức TGM Phêrô Liu Cheng-chung (giữa) và Hiệu trưởng Bernard Li của ĐH Công giáo Fu Jen.

Đức TGM Saviô nói: “Nghiên cứu học thuật là không chỉ mở rộng cơ sở dữ liệu mà nên mở rộng cuộc sống”. Thư ký Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc đã nói chuyện với khoảng 50 thánh viên ban giám hiệu vào ngày 24-2-2011, khi ngài đến Đài Loan trong một chuyến viếng thăm mục vụ.

Đức TGM Saviô là nhà thần học, ngài đã cảnh báo về những thách thức mà các trường ĐH Công Giáo đang phải đối mặt, chẳng hạn như chuyện đạo đức và tục hóa.

Ngài lưu ý rằng việc phá thai thường bị cấm nhưng hiện nay nhiều nước đã hợp pháp hóa nó. Sự tục hóa đã tạo ra sự mất cân bằng giữa tâm linh và vật chất. Các trường đại học nên quan tâm nhiều hơn, quan tâm đến người đồng tính và hướng dẫn động thái của họ.

Chính phủ Đài Loan đã yêu cầu các trường đại học địa phương cởi mở về bình đẳng giới, đặc biệt là cho phép thành lập các nhóm sinh viên đồng tính luyến ái.

Đức TGM Saviô nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo đã duy trì sự thánh thiện của hôn nhân, ngài lưu ý rằng các gia đình được hình thành bởi người đồng tính sẽ làm suy yếu chức năng của một gia đình khi tạo ra các vấn đề xã hội, chẳng hạn như đẻ thuê.

Ngoài các lần đối thoại với các thành viên đội ngũ nhân viên, Đức TGM Saviô cũng đã gặp gỡ Ban giám hiệu của trường đại học.

(Chuyển ngữ từ UCANews)
 
Top Stories
Letter of Hanoi Archbishopric on the violent incident at Hanoi Redemptorist Monastery
Rev. Alfonse Pham Hung
07:58 05/11/2011
THE ARCHBISHOPRIC OF HANOI

40 Nha Chung St. Hanoi

Nov. 4, 2011

To: Fr. Joseph Nguyen Van Phuong, C.Ss.R Pastor of Thai Ha parish

Dear Fr. Joseph and all brothers and sisters at Thai Ha parish.

His Excellency Archbishop Peter Nguyen Van Nhon thanks you for the letter dated Nov. 3, 2011 to inform him of the incident taking place at 14:45 on the same day when "a group of about 100 people... pushing their way into the courtyard of Thai Ha parish church, with loud speakers in their hands blaring curses at the religious and the priests. They had scuffles with priests, religious and parishioners" (excerpt from the letter). The Archbishop would like to share with you all priests and brothers and sisters at Thai Ha his thoughts as follow:

1.The Archdiocese of Hanoi always asserts and respects the ownership rights of the Redemptorist Order on the 61,455 square meter piece of land located at 189 Nguyen Luong Bang, Dong Da, Hanoi, including the facility and the land lots being used by the state agencies in this area.

2. The Archdiocese of Hanoi decries the uncultured and unlawful actions of those who intruded into the courtyard of the Thai Ha church and monastery with words of such offensive provocative and violent nature as described above.

The Archdiocese of Hanoi is always in communion in prayers with the Thai Ha monastery and parish, invoking Our Lady of Perpetual Help and St. Alfonsus' intercession, pleading to God our Father of mercy in granting your monastery and parish peace, your legitimate rights respected, your land and property disputes to be resolved in fairness, truth and mutual compassion.

In Christ,

Rev. Alfonse Pham Hung

Chancellor of the Archdiocese
 
Catholic Bishops decry violence against Redemptorists in Hanoi
J.B. An Dang
23:25 05/11/2011
Promptly responding to the violence against Redemptorists by pro-government thugs on Thursday, bishops in Vietnam condemn the excessive use of violence by the government in handling land disputes with the Church.

"The Archdiocese of Hanoi decries the uncultured and unlawful actions of those who intruded into the courtyard of the Thai Ha church and monastery with words of such offensive, provocative, and violent nature as described above," wrote Fr. Alfonse Pham Hung, the archdiocesan Chancellor on behalf of Hanoi Archbishop Peter Nguyen Van Nhon in a statement dated Nov. 4.

The letter was to response to a report filed by Fr. Nguyen Van Phuong, pastor of Thai Ha parish on the Nov 3 incident in which hundreds of police, militiamen, and thugs pushed their way into the courtyard of Thai Ha parish church, with loud speakers in their hands blaring curses at the religious and the priests. The thugs violently physically and verbally attacked priests, religious and parishioners while the police looked on. Only when parishioners acted in self-defence, those policemen jumped in to attack the parishioners -the victims- instead of protecting them.

Noting the recent spiteful campaign of state-run media to distort the legitimate rights of Thai Ha Parish and Redemptorists in demanding the requisition of their land, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum Diocese stated that priests and laypeople of Thai Ha have their rights and duties to protect Church properties.

"The authorities have been 'borrowing' countless properties from us, namely Yao Phu Cuenot School, Hieu Dao Church, Minh Duc School for 'work'. Should these premises be misused, we too must speak out" wrote the prelate in his statement to priests, religious, and faithful of his diocese in order to set the record straight on the false allegations made by state-run media outlets.

In the Nov 3 incident what's troubling the religious communities and the public at large was a report from those who had witnessed the trouble makers who terrorized Thai Ha community coming to Thai Ha directly from the office of the local People's Committee and later returned to the same office after their mission had been accomplished, as laid out in the protest letter sent to the People Committees of the local district and the city of Hanoi by Thai Ha parish and Redemptorist monastery.

Despite mass public protests by Vietnamese Catholics and expressions of concern from around the world, the Vietnamese government has resorted to violence in handling disputes with religions. Catholic leaders have repeatedly stated that they have been dismayed seeing the destruction of sacred symbols of faith and brutally physical and verbally attacks against faithful of religions by police, militiamen, and hired gangs. These are two major ingredients forming the common policy of the government in handling disputes with religions that have been employed at Hanoi nunciature, Thai Ha (in the archdiocese of Hanoi), Tam Toa, Bau Sen (diocese of Vinh), Loan Ly (archdiocese of Hue), and Con Dau (diocese of Da Nang).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Assisi! Assisi! Hoà bình – Hiệp nhất dấu yêu ơi!
Têrêxa Hồng Nhung
20:27 05/11/2011
Têrêsa Hồng Nhung

“Phúc cho ai xây dựng hòa bình,

vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9)

I. Nhìn cảnh hiện tại, nhớ chuyện xưa

Sự kiện trọng đại đánh dấu 25 năm “Tinh Thần Assisi”, ngày 27.10.2011 năm nay khiến Hồng Nhung chợt nhớ lại một tài liệu mà Hồng Nhung đã đọc cách nay rất lâu, khi ấy Hồng Nhung còn là một cô gái thanh xuân và còn là một phật tử chánh tông con nhà nòi, nhãn hiệu “teen” nai vàng ngơ ngác! Trong đó tác giả, tức người có duyên để cho “người cõi trên” nhập vô, liền “xuất khẩu thành thơ”, rồi ghi ra thành tập thơ nhằm răn đời dạy thế. Các trang thơ lục bát gieo vần rất chuẩn Hồng Nhung đã quên mất rồi. Hồng Nhung chỉ còn nhớ có đoạn thơ mang đại ý như sau:

Tuy đất nước Việt Nam nhỏ bé, và không sao sánh kịp với các cường quốc. Nhưng ngày sau, vào thời mạt pháp (thời sắp tận thế) sẽ có nhiều nước trên thế giới quay tụ về xin quy phục. Các giáo phái với nhiều sắc phục khác nhau cũng sẽ xúm xít bên nhau, thương yêu nhau, như anh em một nhà. Ngày ấy, sẽ có một cảnh Quần Tiên Hội xảy ra, tuy ở giữa thế, mà nhìn giống như cảnh tiên ở trên trời. Ai tốt lành rồi thì được mời vào mà dự. Người còn vướng mắc tội lỗi thì đứng bên ngoài mà nghe tiếc ngẩn tiếc ngơ…Người được vào dự cuộc Quần Tiên Hội cũng không phải toàn là người thánh thiện. Bên ngoài nhìn hiền lành mà trong tâm trí còn mang nặng sự phân chia phải trái trắng đen, còn lên án kẻ kia người nọ, chưa bỏ được các thói tham sân si, đó là dấu chỉ họ sẽ còn chịu sự sàng lọc của cơ Trời nữa….

Hồng Nhung đem chuyện mình vừa đọc thưa lại với ba mẹ, bị ông bà mắng cho một trận nên thân! Ba Hồng Nhung nói, con còn nhỏ cứ lo chuyện học hành, ngày sau làm cô giáo, làm cô bác sĩ khám bệnh, cho sướng cái thân. Nếu con còn đọc mấy cái thứ tầm phào chuyên vu vơ chuyện trên mây trên gió đó, ba sẽ đánh đòn con! Dĩ nhiên Hồng Nhung nào dám đọc lung tung nữa. Nhưng không hiểu tại sao Hồng Nhung vẫn nhớ cái cảnh “tiên trên trời” ấy cho tới hôm nay, và nhớ một cách sống động nhất là vào những giờ phút Hồng Nhung được ngồi dự ngày Đại lễ “Kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ Assisi, 1986 – 2011”, tại hội trường Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận TP Hồ Chí Minh.

Hồng Nhung cũng nhớ lại chuyện xảy ra hồi thuở bé, mới là ác liệt hơn: Vào dịp hè Hồng Nhung hay được cha mẹ cho đi chơi với lũ trẻ con hàng xóm. Đứa là con của nhà theo đạo Thiên Chúa cố tình chọc ghẹo đứa là con của nhà theo đạo Cao Đài, bằng cách đọc vang lên các câu thơ:

“Đạo Thiên Chúa có lúa ăn hoài.

Đạo Cao Đài ăn hoài hết gạo.

Nhịn đói. Chết không được đi đầu thai.”

Rồi có đứa là con của nhà theo đạo Tin Lành cũng muốn khiêu khích đứa là con của nhà theo đạo Phật mà không biết đọc câu thơ gì. Nó liền chạy về hỏi chị của nó. Một lúc sau nó chạy trở ra với gương mặt cong kênh, và với đôi môi vênh váo. Nó đọc thơ mà như nó hét thông báo cháy nhà tới nơi:

“Ba cô đội gạo lên chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư

Sư về sư ốm tương tư

Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu”

Và, mười lần như một, tiếp theo cái vụ trêu chọc nhau của bọn con nít là tới phiên người lớn làm ông bà cha mẹ mà lại đi đánh nhau, chửi nhau, thoá mạ nhau thậm tệ, vì bênh vực con em mình bị đứa khác mang cái vụ đạo tốt – đạo xấu ra mà bôi bác khiến họ tức gần ói máu! Cũng từ đó, có nhiều gia đình trong xóm bên này này ra mặt căm ghét gia đình trong xóm bên kia, đến đỗi người ta có thể giết chết nhau được.

Mãi cho đến hôm nay, ít người chịu lắng lòng mà hiểu ra Đạo chính là con đường; con đường đưa dẫn nhân sinh về tới cuộc sống bình yên và hạnh phúc đời đời. Trên con đường đi ấy, Thượng Đế đã cho đoàn con của Ngài có rất nhiều phương tiện để đi. Chọn một chuyến đi vòng vèo, quanh bên này, quẹo qua bên kia, với phương tiện đơn sơ đầy vất vả hay chọn một chuyến đi thẳng, với phương tiện tối tân, êm ái, có hoa thơm cỏ lạ dọc đường, có Người theo chăm sóc tận tình chu đáo, là hoàn toàn tùy duyên, tùy ý thích cá nhân.

Đón tiếp

Vì vậy, rõ ràng là “sáng kiến” của Dòng thánh Phanxicô tại Việt Nam và Ban đối thoại liên tôn của Tổng giáo phận Sài Gòn, cùng tổ chức một ngày 27.10.2011 Assisi yêu thương, cao quí và linh thiêng, với sự góp mặt đầy đủ của các Chức Sắc đại diện các tôn giáo khác nhau, theo Hồng Nhung là một “sáng kiến xuất thần”! Có từ Ơn Chúa Thánh Thần, không chỉ là để nhớ lại và cám ơn thiết tha nồng hậu vị Thánh Phanxicô Assisi, mà còn là một nhịp khởi đầu lại mau mắn và hân hoan để cùng nhau xây dựng hoà bình, dẹp tan hết biết bao hiềm thù chia rẽ giữa các tôn giáo, do định kiến của lòng người quá nhỏ hẹp, nhất là gẫm suy chưa tới. Vâng! Assisi Hòa Bình, Hòa Bình khắp nơi, hy vọng sẽ thành sự thật như mong đợi của toàn thể nhân loại trên địa cầu.

Viết đến đây, Hồng Nhung cũng chợt nhớ tới tập Kịch thơ năm hồi – cũng mang tên Quần Tiên Hội của cố nhà thơ lừng danh Hàn Mặc Tử, được nhà thơ Đơn Phương sắp xếp và viết thêm cho hoàn tất công trình mà Hàn Mặc Tử đành bỏ dở dang, do Nhà Xuất Bản Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1991, có đoạn nghĩ cho sâu suy cho cùng, có lẽ sẽ nhận ra có gì đó, phù hợp với ngày 27.10. 2011, ngày Tinh Thần Hòa Bình Assisi:

“Chơi vơi trăng gió chơi vơi lạ

Tiếng sáo tâm tình chao động sương

Ơ kia, trong đám mây là lạ

Năm nhánh hoa thơm, ngọc phải nhường

Không đâu mà có hương trong đá

Chập chờn thanh sắc uốn thanh mai

Có gì là lạ xen vô lá

Xôn xao khí lạ chốn bồng lai”

(Hàn Mặc Tử)

II. Ngồi bên nhau – càng thấy thông cảm và yêu thương nhau hơn

Chương trình “Chung tay xây dựng Bình An – Kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ Assisi” đã được thông báo trước và diễn ra không có gì thay đổi như sau:

1. Bắt đầu 7 giờ sáng ngày 27.10.2011, Ban Tổ Chức đón tiếp quý quan khách. Mỗi vị khách được phát tài liệu, nước uống cùng bảng tên.

2. Quý quan khách lần lượt tiến vào hội trường để ổn định chỗ ngồi. 8 giờ, linh mục Giuse Phạm văn Bình, ofm, cha sở nhà thờ thánh Phanxicô Đakao, làm MC, cùng với một chị trong Ban Mục Vụ Đối thoại liên tôn. Hai người giới thiệu sơ qua về chương trình chung của ngày Đại lễ 27.10.2011.

3. 8 giờ 15, MC kính mời Đức Giám Mục Phụ Tá Phêrô Nguyễn văn Khảm lên long trọng tuyên bố khai mạc. Cha Khảm lúc nào cũng thế, dáng đi khiêm nhượng, giọng nói êm êm, ngọt ngào, thu hút.

4. 8 giờ 30, Lm. P.X Bảo Lộc lên khán đài giới thiệu về “Mục Vụ Đối thoại liên tôn”. Ngài lần lượt trình bày cho biết đối thoại là gi? Đối thoại liên tôn là gì? Những nỗ lực đối thoại liên tôn trên thế giới.

5. 9 giờ 15, mọi người thích thú lắng nghe cha Giám Tỉnh Dòng Phanxicô, cha P.X. Vũ Phan Long, ofm. trình bày về “Lịch sử và ý nghĩa Tinh thần Assisi”. Sau khi ôn lại một vài nét lịch sử của ngày 27.10. 1986, Ngài hướng dẫn cho biết tinh thần Assisi là gì.

6. 10 giờ 00, mọi người giải lao và tham quan triển lãm gồm các sách của các tôn giáo, những bức điêu khắc và các tấm hình ghi lại những cuộc thăm viếng gặp gỡ liên tôn. Trong ảnh ta thấy gương mặt ai cũng an nhiên, miệng nở nụ cười hòa bình khi được ngồi gần bên nhau.

7. 10 giờ 30, mọi người trở vào lại hội trường, ổn định chỗ ngồi, để nghe Lm. Gioan TC Nguyễn Phước, ofm. giới thiệu tinh thần hoà bình của thánh Phanxicô qua những slides hình ảnh hấp dẫn, nhờ đó người ta hiểu được tại sao Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chọn thành phố Assisi làm nơi hội ngộ các nhà lãnh đạo tôn giáo để cùng nhau quyết tâm xây dựng hoà bình.

8. 11 giờ 15 một vở kịch ngắn, rất cảm động, do các Thầy Phanxicô trình diễn, minh hoạ tinh thần hoà bình và đối thoại liên tôn của thánh Phanxicô: trong bầu khí chiến tranh, hận thù, thánh Phanxicô Assisi đã đến gặp trực tiếp Vua Hồi Giáo để chia sẻ với ngài bình an của Đức Giêsu Kitô. Các “diễn viên” không chuyên đã thu hút được người xem. Hồng Nhung chúc mừng quí thầy phan sinh nhé!

9. 11giờ 30 theo chương trình là giờ cơm trưa, nhưng không có cơm. Mỗi người được phát cho một hộp vuông đựng 3 thứ bánh cao cấp, một trái quít ngọt, một chai nước khoáng, lại còn có một hộp sữa nữa. Ôi! Đúng là một buổi ăn trưa no nê dành cho các vị “Tiên trên trời” trong ngày “Quần Tiên Hội” vô cùng náo nức và vui vẻ này. Nhưng toàn thể “Tiên trên trời” không được ngồi ăn buổi trưa ngay trong hội trường đâu nhé! “Tiên trên trời” thuộc cấp cao như quí cha, quí sơ, được “ưu tiên” ngồi trong mát, có bàn ghế đàng hoàng. Còn chúng tôi, bậc giáo dân, và cả số thầy trẻ thầy già Dòng hèn mọn khó nghèo, và đại diện các cộng đoàn tu sĩ khác nữa, cũng thuộc hàng “Tiên trên trời” đấy, nhưng ở cấp dưới một chút, nên chúng tôi tha hồ đi lang thang trên sân Trung Tâm Mục Vụ giữa trưa nắng gắt để chọn chỗ ưng ý như dưới các gốc cây, trên thềm bên hông các phòng ốc, mà ngồi ăn theo kiểu nước lụt, hay ngồi bẹp, tùy ý! Ấy vậy, ai Chúa cũng yêu thương, ở đâu Chúa cũng ban phước lành, nên chúng tôi được giờ ăn trưa “dã ngoại” vô cùng lý thú!!

Buổi chiều cùng ngày mới là càng hấp dẫn hơn nữa đây, vì có sự hiện diện đông đảo của đại diện các thành phần tôn giáo bạn. Có hoạt cảnh múa đồng đội của các Sơ Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ.

1. 13giờ 30, hai MC chia nhau giới thiệu các nhân vật quan trọng đến tham dự.

2. 14giờ 00, bắt đầu bài chia sẻ “Sống ‘Tinh Thần Assisi’ trong hoàn cảnh hiện nay” của cha Phó Giám Tỉnh Dòng Phanxicô – Lm. Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, ofm. Một bài gởi gắm sự nhắn nhủ rất sáng giá.

3. 14 giờ 45, khởi sự cho các cuộc bộc bạch của đại diện các tôn giáo. Vì thời gian có hạn, nên mỗi “đấng” được MC kính cẩn mời lên Lễ đài để phát biểu trong vòng 6 phút. Nếu quá hạn sẽ có một tiếng chuông nhỏ báo động. Sơ Mai Thành, Dòng Đức Bà, tuy đã có cao “một tí” tuổi, nhưng vẫn còn đầy lòng sốt mến, Sơ đã được 2 lần chuông nhắc nhở, mà Sơ vẫn nhìn vào trong với hai ngón tay giơ cao xin thêm hai phút nữa, để Sơ nói cho hết kỷ niệm về một con người đầy tình bác ái và có tinh thần đối thoại liên tôn. Nhóm cử tọa là giới trẻ ngồi ở phía gần cuối hội trường hình như cũng “very hot” theo Sơ Mai Thành. Họ tặng cho Sơ nhiều tràng cười vui như pháo nổ!

4. 15giờ 45, mọi người chú ý lắng nghe Đức Hống Y GB Phạm Minh Mẫn lên phát biểu ý kiến. Ngài nêu cao “Tinh Thần Hòa Bình Assisi”, và ngài cho rằng việc nắm chặt tay nhau giữa các tôn giáo để cùng chung xây dựng cuộc sống Bình An cho nhân loại, là việc làm rất cần thiết đã được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng và khuyến khích từ 25 năm qua. Cũng trên tinh thần như vậy, Đức Hồng Y mời gọi mọi người hôm nay biết sống tha thứ và yêu thương nhau chân thật. Vì chỉ có Tình Yêu Thiên Chúa và sự tha thứ vô điều kiện mới xóa sạch được nhiều nỗi khổ đau giữa nhau.

5. 16giờ 00, là giờ phút làm xúc động biết bao trái tim yêu Hòa Bình, yêu Sự Thật: Sau khi Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn cùng Đức Cha Phaolô Bùi văn Đọc, Giám Mục Mỹ Tho lên đốt trầm hương trong chiếc bình lư hương to được đặt giữa bên trên Lễ đài, là giây phút linh thiêng mầu nhiệm dành cho 6 đại diện tôn giáo lên cầu nguyện cho Hòa Bình. Mọi người hiệp thông cầu nguyện một cách sốt sắng chân thành và tha thiết… Cuối cùng cả hội trường vang lên bài ca Hòa Bình rất quen thuộc của thánh Phanxicô Assisi:

“Lạy Chúa từ nhân

-Xin cho con biết lắng nghe và phụng sự Chúa trong mọi người

-Lạy Chúa! Xin hãy dùng con như khí cụ Bình An của Chúa

-Để con đem yêu thương vào nơi oán thù

-Đem thứ tha vào nơi lăng nhục

-Đem an hòa vào nơi tranh chấp

-Đem chân lý vào chốn lỗi lầm

………………”

Hồng Nhung tin trái tim của tất cả các vị Chức Sắc đại diện các tôn giáo bạn hiện diện hôm nay đều bị xúc động mãnh liệt khi đứng nghe trọn bài ca bất hủ này. Cốt lõi của bài ca không có gì khác ngoài sự mời gọi mọi người sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự nghiệp của Nhà Chúa để được yêu thương và tha thứ, mang yêu thương tha thứ đến cho mọi người xung quanh, làm cho ai cũng thường xuyên nở trên đôi môi nụ cười hiền hòa nhân hậu, đó cũng là giây phút tái tạo lại một thiên đàng tại thế vậy!

III. Những gì còn đọng lại trong tâm hồn, sau ngày 27.10.2011 lịch sử ấy

Tiệc vui nào cũng đến lúc tàn, ngày hội ngộ nào rồi cũng phải có lúc chia tay. Hồng Nhung về tới nhà rồi mà hình ảnh các màu áo luôn hiện trong tâm trí: màu vàng nghệ áo cà sa, màu nâu Phanxicô, màu trắng, màu đen kèm viền màu tím hoa sen…v…v…Tất cả các màu áo hội tụ bên nhau xôn xao lay động. Nhìn giống như một vườn hoa, có đủ loại hoa, đủ sắc màu. Hoa, là hương thơm của Thượng Đế. Hoa, làm cho vũ trụ tươi mát và hài hòa. Hoa, làm tăng vẻ đẹp khắp mọi nơi. Hoa, giúp cho người tiếp cận say đắm và quên mất mọi ưu phiền.

Và Hồng Nhung nghĩ rằng Chúa mời gọi chúng ta đến dự ngày “Chung tay xây dựng Bình An” và “Kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ Assisi 1986-2011” tại Trung Tâm Mục Vụ hôm 27.10.2011 vừa qua không phải chỉ để ngắm cảnh xem hoa…rồi ra về, rồi chấm hết, mà Ngài gọi chúng ta đến để giao cho mỗi người chúng ta một trách nhiệm cụ thể hơn trong việc góp phần xây dựng bình an và hòa bình hôm nay.

Qúi vị và các bạn có đang thoáng lo âu hay có chút run sợ về một trách nhiệm mà Chúa đã giao không vậy? Xin bình thường lại đi! Vì theo Hồng Nhung, Chúa sẽ không gởi đến chúng ta sự gì mới lạ đến vượt ngoài khả năng đâu. Âu đó cũng chính là những công việc “thường ngày ở huyện” của mỗi người chúng ta thôi mà. Nhưng Chúa muốn tất cả chúng ta thường suy nghĩ và thao tác mọi công việc thường nhật một cách tích cực hơn và duy với tình yêu mà thôi.

Làm linh mục

thì phải giữ cho “hot” và cho đúng vai trò của một Tư Tế Thừa Tác.

Làm Ma-sơ

thì phải giữ đức hạnh “em hiền lành và thánh thiện như ma-sơ”.

Làm vợ làm chồng

thì phải giữ một đời sắt son chung thủy bên nhau cho đến tóc bạc răng long.

Làm người bạn tri âm tri kỷ

phải giữ cho đúng nghĩa chữ Tín chữ Trung.

Làm người con

phải biết hiếu thảo với cha mẹ; và vâng lời thầy cô.

Làm người nấu ăn

phải biết giữ mình sạch sẽ, và biết chăm chút từng món ăn cho gia đình.

Làm người vệ sinh chùi toilet

phải biết lấy sự ngăn nắp sạch sẽ mà đặt lên trên uy tín của mình.

v…v….và ….v…v…

Sống như thánh Phanxicô Assisi, nhìn ai cũng thấy được Đức Kitô trong người ấy. Và có Con Một Chúa đang ngự trị trong lòng mình, thì còn gì đâu nữa để mà hờn, mà trách, mà chỉ trích và đi bôi xấu nhau? Hòa bình không phải là cái chuyện gì xa vời. Bình an cũng không phải là hai từ hoa mỹ và thiếu thực tế. Hòa bình ngay tại chỗ. Bình an ngay tại chỗ. “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”. Mọi sự Tốt – Xấu là hệ tại lòng mình.

Chiến tranh giữa hai người hay giữa hai khối lớn sẽ phải có, nếu hai bên đối nghịch quyết chí đánh nhau. Chiến tranh có thể sẽ là không, khi một bên muốn đánh, còn một bên chỉ biết nói đến sự yêu thương và hòa bình. Làm con người ai cũng yêu thích bình an và hạnh phúc. Chỉ có loài ác thú mới đi ăn tươi nuốt sống đồng loại của mình mà thôi. Lạy Chúa! Mặc dù con mang thân tội lỗi và yếu hèn. Nhưng xin Chúa hãy sử dụng con như một “khí cụ bình an” của Chúa. Amen.

Sài Gòn, 02.11.2011
 
Thánh lễ khai mạc Đền kính Bốn Thánh Tử Đạo Hải dương ở Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
20:54 05/11/2011
HỐ NAI - Lúc 18 giờ chiều thứ Sáu 04/11/2011, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc đã chủ sự lễ khai mạc tại Đền Kính Bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương thuộc Giáo Hạt Hố Nai.

Xem hình ảnh

Cùng dâng lễ với Ngài có cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản Hạt Hố Nai. Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Hòa, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam. Qúy cha Dòng Thánh Thể và quý cha trong Hạt.

Dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn hành hương đến từ các nơi xa gần.

Theo truyền thống Đền Thánh, chương trình tam nhật Kính Bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương năm nay, Thánh lễ khai mạc chiều thứ sáu do Đức Cha Giáo Phận chủ tế. Thánh lễ chiều thứ Bảy do Linh mục Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Thể chủ tế. Thánh lễ sáng Chúa nhật do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh Giáo Phận Kontum chủ tế. Đặc biệt trước Thánh lễ chiều chúa nhật dành cho các bạn trẻ có Chương Trình Diễn Nguyện do các Bạn Trẻ và Tu sĩ các Hội Dòng cũng như các Ca sĩ Công Giáo trình bày.

Trong bài giảng lễ khai mạc, Đức Cha giáo phận đã chia sẻ với cộng đồng phụng vụ:

“ Cô giáo lớp kia hỏi các học sinh: Các em có biết cái gì có nhiều nhất trong thiên nhiên không?. Một em học sinh đứng lên không do dự và thưa: Thưa cô đó là cây thập giá. Cả lớp ngỡ ngàng vì câu trả lời, không phải là cây thập giá mà là nước, là khí, là ánh sáng.

Riêng em bé phát biểu, cô tôn trọng ý kiến của em và để cho em được giải thích, em nói: Với em, em thấy được rằng cây thánh gía có mặt ở khắp nơi, trên nóc nhà thờ, trên bàn thờ, tại nghĩa trang, tại các cổng của tu viện, trên các bàn thờ trong gia đình, và đặc biệt trước khi thức dậy, khi tối đi ngủ, trước khi ăn, khi làm việc gì thì cũng làm dấu thánh giá; Như vậy thánh giá không phải là có nhiều nhất hay sao.

Vâng, với tuổi lên tám của em, em chưa thể cảm nhận được ý nghĩa lớn lao kỳ diệu trong thế giới này, thế giới mà em không thể sờ bằng tay, không thể thấy bằng mắt, nhưng với sự tồn tại và hiện hữu trong vũ trụ, tuy nhiên, câu trả lời của em cũng là câu chứa đựng chân lý đức tin của mầu nhiệm thập giá mà chúng ta hằng suy niệm.

Trước hết Thánh Giá là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Thật vậy, một người Kito hữu, Thánh Giá có một ý nghĩa rất quan trọng, Thánh Giá không chỉ là huy hiệu của người tín hữu, Thánh Giá không chỉ là dấu chỉ của người thuộc về Chúa Kito; Nhưng trên hết, Thánh Giá còn là hiện thân ơn cứu chuộc, là phương thế cuối cùng ban ơn cứu độ, là chứng tích tình yêu Thiên Chúa.

Chính nhờ Thánh Giá và ngang qua Thánh Giá Chúa Giesu đã bước vào cõi chết để đưa con người trở về cuộc sống. Chính nhờ Thánh Giá và ngang qua Thánh Giá Chúa Giesu đã hiến mình làm của lễ đền tội cho nhân loại khi con người trở về giao hòa với Thiên Chúa. Chính nhờ Thánh Giá và ngang qua Thánh Giá Chúa Giesu trong cuộc tử nạn, tình yêu của Thiên Chúa đã được biểu lộ.

Vì lẽ đó, vượt qua thời gian và không gian Thánh Giá luôn luôn là dấu hiệu bất khả phân ly đối với người tín hữu, Thánh Giá luôn luôn là biểu hiệu tượng trưng cho niềm tin, là niềm vinh dự của những người thuộc về Chúa Kito và Thánh Giá chính là bằng chứng tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Thứ hai, biểu tượng ý nghĩa của Thánh Giá, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã khước từ xúc phạm Thánh Giá liều hy sinh mạng sống của mình. Thật vậy, dưới thời bách đạo, các Vua Chúa đã dùng Thánh Giá làm phương tiện để thách thức niềm tin của người tín hữu, họ yêu cầu những người Kito hữu bước qua Thánh Giá, trà đạp lên Thánh Giá, xúc phạm Thánh Giá.

Thế nhưng với trăm ngàn thử thách, những cách bắt bớ hiểm nguy, các ngài vẫn một lòng tín trung Thánh Giá, biết bao nhiêu lời đe dọa, bao nhiêu hành hạ đòn vọt, bao nhiêu gươm đao gông cùm, tất cả đều không thể khuất phục được các ngài.

Đối diện với Thánh Giá, chính là lúc các ngài đặt mình trước làn ranh của sự sống và sự chết, giữa người tin và không tin, giữa vinh quang thế trần và vinh quang thiên quốc, giữa hạnh phúc tạm bợ đời này và hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.

Quả vậy các ngài vẫn tín trung với Chúa đến giây phút cuối cùng, giữa trăm ngàn khổ cực Thánh Giá là đối tượng các ngài mến yêu tôn kính, Thánh Giá luôn là niềm vinh dự là sức mạnh nâng đỡ các ngài. Vì thế dù mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một cực hình, nhưng Thánh Giá đã trở nên mẫu số chung cho các ngài, trở thành tiếng nói chung của tất cả những người lấy máu mình để làm chứng cho sự thật.

Lòng yêu mến Thánh Giá của các ngài đã làm nên bản trường ca hào hung xuyên suốt dòng lịch sử của Hội Thánh Việt Nam. Cái chết vì yêu mến Chúa Giesu, yêu mến thánh giá của các ngài đã trở thành bài ca khải hoàn, bài ca chiến thắng, bài ca ngàn trùng diễn tả lòng tín trung sắt son của các Thánh Tử Đạo. Các ngài đã ngã xuống để ngàn người hiên ngang đứng lên trong tình yêu và sự thật. Thân xác các ngài vùi sâu trong lòng đất của bao người được trưởng thành trong đức tin, đó chính là ý nghĩa của câu: ‘Giọt máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống sinh ra nhiều Tín Hữu’.

Cộng đồng phụng vụ thân mến,

Khi đọc lại cuộc đời của các Thánh Tử Đạo Hải Dương chúng ta có thể khẳng định rằng các ngài chính là những con người luôn thiết tha say mê thập giá Chúa Giesu, bằng chứng là các ngài luôn sẵn sàng vác Thánh Giá trong bậc sống của mình để làm chứng cho Chúa Giesu và cho đức tin của ngài.

Thật vậy, lòng sống động của người mục tử, bất chấp sự bắt bớ của Triều Đình, Thánh Giám Mục Heronimo Liêm vẫn âm thầm đi lại an ủi khích lệ giáo dân và ban các bí tích cho họ, dù biết rằng cái giá mình phải trả cho các việc mình làm chính là hy sinh mạng sống của mình. Còn Thánh Valentino Vinh, trong vai trò của người lãnh đạo cộng đoàn, Thánh Valentino Vinh đã ròng rã gần ba năm trời ẩn trú dưới hầm trú để điều hành giáo phận, huấn luyện các chủng sinh, khuyên bảo khích lệ giáo dân sống đạo qua các thư của ngài gởi. Bằng đức tin anh hùng và đời sống chứng tá, Thánh Linh mục Phero Bình, đã ngày đêm tận tụy lo cho đoàn chiên, giảng dậy giáo lý, ban bí tích, thăm viếng bệnh nhân, người nghèo và đến với những người lương dân để mời gọi họ gia nhập đạo. Với tấm lòng trung kiên, trung hiếu, Thầy giàng Giuse Nguyễn Duy Khang đã luôn tín trung với Chúa và hiếu thảo với các vị mục tử, trong ngục dù gông cùm xiềng xích, Thầy luôn vui lòng chấp nhận và xin Chúa ơn trung thành.

Như vậy yêu mến Thánh Giá trong bậc sống của mình chính là một tấm gương sống động của các Thánh Tử Đạo Hải Dương.

Với các ngài:

• Yêu mến Thánh Giá là yêu mến con đường Chúa Giesu đã đi.
• Yêu mến Thánh Giá là yêu mến chính Đấng chịu treo trên thập giá.
• Yêu mến Thánh Giá chính là con đường trở nên người môn đệ tín trung của Chúa.
• Yêu mến Thánh Giá được thể hiện cách cụ thể qua việc từ bỏ ý riêng, bước vào con đường hẹp, sống theo ý Chúa trong hoàn cảnh của bậc sống mình.

Trong đó, với ý nghĩa mà chúng ta vừa nêu, Thánh Lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Hải Dương

hôm nay, chúng ta được mời gọi bước theo Chúa Giesu đi con đường Thập Giá để làm chứng cho Chúa, cho sự thật, cho Tin Mừng.

Chúng ta phải luôn tâm niệm Lời Chúa Giesu nói với chúng ta:’Ai muốn theo Ngài hãy từ bỏ chính mình vác Thập Giá đi theo’. Cuộc sống của chúng ta hôm nay, không thiếu gì Thánh Giá, Thánh Giá trong công ăn việc làm, Thánh Giá trong bậc sống, Thánh Giá sự thách đố của trào lưu xã hội. Nhất là ở trong vùng chúng ta, biết bao nhiêu cám dỗ đang hiện ra trước mắt chúng ta, nhất là đối với các trẻ em, các Game cũng như là các trò chơi điện tử.

Người môn đệ của Chúa Giesu không có con đường nào khác ngoài con đường yêu mến Thánh Giá, từ bỏ chính mình để vác Thập Giá theo Chúa.

Nhờ lời cầu nguyện của Các Thánh Tử Đạo Hải Dương xin cho chúng con biết yêu mến Thánh Giá Chúa trong cuộc đời, xin cho chúng con biết đón nhận những nghịch cảnh, những trái ý.

Vì tình yêu Chúa dành cho, Chúa Giesu và cho Hội Thánh để chúng con được trở nên những chứng nhân sự thật vì tình yêu Chúa Amen”.

Thánh lễ khai mạc thật sốt sắng, nghiêm trang. Bầu trời tối nay có trăng sao, mát mẻ. Cung đàn tiếng hát ca đoàn thật du dương, thánh thiện, bởi lời ca tôn vinh các thánh tử đạo nhẹ nhàng đi vào lòng người tín hữu mang nặng giòng máu tử đạo là con cháu của các Ngài.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ. Cha Anton Nguyễn Minh Thuấn, thay mặt Cộng Đoàn Dòng Thánh Thể, Ban hành giáo, Cộng Đoàn Giáo Xứ Hải Dương. Dâng lời cảm ơn Đức Cha, Cha Quản Hạt, Cha Bề Trên Giám Tỉnh, Qúy Cha đồng tế, Qúy Tu sĩ nam nữ, Qúy chức, Qúy Cộng Đoàn hành hương gần xa, Qúy ân nhân, Ban âm thanh, Ban tây nhạc, Anh chị em Ca đoàn, Qúy Chính Quyền các Cấp.

Sau thánh lễ Cộng đoàn hân hoan tiến vào trong Nguyện Đường hôn kính Xương Thánh.
 
CGVN Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng và Ngân khánh cộng đoàn
FX. Trần Văn Minh
20:40 05/11/2011
Melbourne - Vào lúc 17 giờ 30 chiều Thứ Bảy Ngày 5 Tháng 11 Năm 2011. Thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn Liêm Bổn mạng cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh VSL. Đã được long trọng tổ chức tại Lễ đài Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm, số 95 Mount Alexander Rd. Flemington.

Xem hình ảnh

Thánh lễ do Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne chủ tế cùng Linh mục Raphael Võ Đức Thiện quản nhiệm cộng đoàn và các Linh mục Lê Công Bình, LM Thinh, LM Cường cùng đồng tế.

Trong một ngày nắng đẹp trời trong. Mọi người hân hoan cùng với các ban ngành, đoàn thể, các hội đoàn, cộng đoàn giáo dân và quan khách cùng về tham dự thánh lễ thật đông đủ để mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Bổn mạng cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.

Tại khuân viên trung tâm, nơi có lễ đài được trang hoàng đẹp đẽ hơn thường lệ. Ngoài cổng chính, Quốc kỳ Úc và Cờ Vàng ba sọc đỏ Việt Nam phất phới bay cùng với các cờ đuôi nheo giăng dọc theo hàng rào khuân viên và không thể thiếu một băng rôn “Chào mừng ngày lễ hội Thánh Vinh Sơn Liêm 2011.” Trước lễ đài phiá trên cao, một băng rôn màu đỏ với hai hàng chữ trắng mang nội dung. Cộng đoàn hân hoan mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm.

Trên lễ đài, một bàn thờ với tượng Cha Thánh được trang trí giưã lễ đài với hoa nến thật trang trọng. Giưã sân một đội trắc ăn mặc đồng phục trắng thắt giây lưng vàng đỏ làm hàng rào danh dự đón rước đoàn đồng tế từ cổng tam quan nguyện đường sang lễ đài.

Đúng 17 giờ 30 theo chương trình. Một đội dâng hương gồm 6 chị mặc áo dài truyền thống Việt Nam và ba vị quan viên áo tấc, kính cẩn lên dâng hương trước bàn thờ, cùng với tiếng chiêng trống. Người dẫn chương trình đang đọc văn tế để kính nhớ đến các Thánh tử đạo Việt Nam và Thánh Vinh Sơn Liêm là bổn mạng cộng đoàn.

Bài ca nhập lễ thật hào hùng ca ngợi sự hiên ngang cuả các Thánh tử đạo đã anh dũng hy sinh làm chứng tá đức tin cuả người theo đạo Chuá.

Buổi lễ bắt đầu với phần chào mừng quan khách, và chào mừng Đức cha Vinh Sơn đã đến dâng lễ cùng cộng đoàn.

Trong phần chia sẻ lời Chuá, Đức cha đã nói về gương cha Thánh Vinh Sơn Liêm đã hiên ngang chịu chết vì Đạo Chuá mà cộng đoàn đã vinh dự chọn ngài làm bổn mạng. Đặc biệt, Đức cha cũng hết lòng ca ngợi Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm, một cộng đoàn Việt Nam lớn mạnh về đủ mọi mặt.

Ngài nói, chỉ có những cộng đoàn lớn như Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm mới có những đoàn thể phát triển vững mạnh, những ơn gọi được đáp lại và dâng hiến mà Ngài nói Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm là một cộng đoàn có nhiều linh mục và tu sĩ trong TGP xuất thân từ cộng đoàn.

Đức cha cũng chia sẻ bài phúc âm Chuá nhật 32 thường niên với dụ ngôn năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại tượng trưng cho những Ki Tô hữu thiếu tinh thần Ki Tô hữu. Và những người Ki Tô hữu biết lắng nghe và làm theo lời Chuá như năm cô khôn ngoan biết tích trữ dầu để khi đến ngày sau hết, có đủ dầu thắp sáng bước theo Chuá vào nước Trời.

Sau phần chia sẻ, Ca đoàn hát kinh cầu Các Thánh, trong niềm vui hân hoan trong ngày kính mừng lễ bổn mạng. Cộng đoàn lại được đón nhận mười hai giáo hữu tân tòng gia nhập Giáo hội Chuá. Mười hai tân tòng được Đức cha Vinh Sơn ban bí tích rưả tội và bí tích thêm sức trước cộng đoàn dân Chuá.

Phần thánh nhạc phụng vụ trong buổi lễ mừng bổn mạng do Ca đoàn Babylon phụ trách. Đây là một ca đoàn lớn cuả Cộng đoàn và cũng là ca đoàn Việt Nam lớn trong TGP Melbourne. Với lời ca tiếng hát thật điêu luyện. Lời ca, tiếng đàn, hoà quyện vào nhau trầm bổng mà không thiếu phần hào hùng anh dũng cuả các anh linh tử đạo, làm tôn những cung điệu các bản Thánh ca phục vụ cho buổi lễ thật sống động nhịp nhàng.

Tiếp theo sau khi chịu phép mình Thánh Chuá. Đại diện các tân tòng đã lên cảm ơn và dâng quà tặng đến Đức cha, cha quản nhiệm và các vị phụ trách hướng dẫn cho họ được gia nhập vào Hội Thánh Chuá. Đức cha và cha quản nhiệm cũng có món quà nhỏ nhỏ để tặng lại các tân tòng. Và ngài cũng chụp hình chung kỷ niệm với mọi người.

Cuối cùng, Đức cha Vinh Sơn ban phép lành cuối lễ và phát biểu một vài ý kiến nhận xét về cộng đoàn, về các đoàn thể mà Ngài thấy thật là long trọng như hội trắc với các em nhỏ thật xinh, muá cùng với các vị lớn hơn. Sau lễ, cộng đoàn như thường lệ mọi năm, cũng tổ chức các gian hàng bán thức ăn, giải khát. Với các ca đoàn trong cộng đoàn phụ trách phần văn nghệ và các trò chơi giải trí, các gian hàng bán thức ăn với giá tượng trưng gây quỹ để làm những công việc từ thiện.

Buổi lễ hội mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Năm 2011 kết thúc khi trời đã vào đêm trong một ngày thật đẹp với niềm hân hoan, vui mừng cuả mọi thành phần Dân Chuá trong cộng đoàn trong ngày hội lớn.
 
Thánh Lễ Tạ ơn Khấn dòng tại Lào Cai
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
20:47 05/11/2011
Hưng Hóa - Ngày 05 tháng 11 năm 2011, Đức cha Gioan Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, chủ tế Thánh lễ tạ ơn Khấn Dòng của Dì Maria Nguyễn Thanh Xuân tại giáo họ Cam Đường, giáo xứ Lào Cai, Giáo phận Hưng Hóa. Cùng đồng tế với Đức cha có Cha Piô Ngô Phúc Hậu, Cha Giuse Vũ Quốc Hội, quản nhiệm giáo xứ An Thịnh; Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ giáo xứ Lào Cai; Cha Giuse Nguyễn Văn Cường, phó xứ Lào Cai.

Tham dự Thánh lễ còn có quí Dì hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, quí Hội đồng giáo xứ và đại diện cho 27 giáo họ trong Giáo hạt Lào Cai và đông đảo ân nhân - thân nhân. Đặc biệt, còn rất nhiều người lương dân cũng đi tham dự vì tò mò, xem Thánh lễ Tạ ơn Khấn Dòng như thế nào.

Thời tiết rất thuận lợi để tổ chức Thánh Lễ. Có thể nói Thiên Chúa đã nhận lời cầu nguyện của đương sự, gia đình, giáo họ và giáo xứ cầu xin.

Được biết, Dì Maria Nguyễn Thanh Xuân là con út trong gia đình có 8 anh chị em. Ngay từ nhỏ, Dì đã rất thích đời sống âm thầm lặng lẽ. Dì được anh chị em, bạn bè và thầy cô thương mến.

Đúng 9h00, đoàn đồng tế bắt đầu tiến về lễ đài. Với tiếng kèn ngân vang, với lời dẫn tha thiết, Thánh lễ như được chú ý hơn. Với lời hát du dương, “hân hoan trong ngày tận hiến. Ngày tận hiến hát khúc tạ ơn” , Thánh lễ trang trọng hơn. Đúng vậy, vì đây là Thánh lễ Tạ ơn Khấn Dòng đầu tiên của giáo xứ Lào Cai.

Ngay từ đầu lễ, Đức cha có lời chào tất cả mọi thành phần có mặt trong Thánh lễ và nói về mầu nhiệm ơn gọi. Những người theo đuổi ơn gọi này, không chỉ phải cố gắng bản thân mà còn phải nghe tiếng vọng từ trời cao, từ nơi Thiên Chúa.

Phần phụng vụ Lời Chúa được diễn ra rất sốt sáng. Sau khi công bố Tin Mừng, Đức cha Gioan diễn giảng Lời Chúa cách rõ ràng và xúc tích. Ngài đã nêu lên một điểm suy tư, đó là lí do huyền bí nào đã hấp dẫn được người trẻ hôm nay trên con đường theo Chúa? Phải chăng đó là:

1. Thứ tiếng gọi huyền bí mà con người được Thiên Chúa tuyển chọn cảm nhận được.
2. Sức hấp dẫn thần bí ấy đã từng lôi kéo các thánh đi theo Đức Kitô.
3. Đó là huyền nhiệm của tình yêu, tình yêu của Thiên Chúa đã từng làm nên những điều kỳ diệu trong suốt dòng lịch sử Hội Thánh và thế giới.

Có thể nói ngài hiểu giáo xứ Lào Cai hơn ai hết. Vì thế, ngài ý thức được tầm quan trọng của việc nâng tầm nhận thức về ơn gọi tu trì cho giáo dân giáo xứ Lào Cai và khuyến khích ơn gọi trong giới trẻ nơi đây. Ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa nhưng phải có sự công tác của đương sự mới sinh hoa kết quả.

Sau phép lành Thánh lễ, Dì Maria Nguyễn Thanh Xuân đã có lời cám ơn Đức cha, quí Cha đồng tế, quí Thầy, quí Dì, quí khách và toàn thể cộng đoàn. Hình như với sự khiếm tốn vốn có và sự xúc động dâng cao, với lời cám ơn, Dì đã làm cho tất cả mọi người hiện diện xúc động.

Cuối cùng, Đức cha thay mặt cho quí Cha đồng tế và mọi thành phần có mặt cám ơn và động viên mọi người góp công, góp sức để nuôi dưỡng ơn gọi, nhất là qua lời cầu nguyện. Ngài cũng không quên cám ơn mọi người đã quảng đại góp công, góp sức để xây dựng ngôi nhà Chúa được khang trang sạch đẹp.

Thánh lễ Tạ ơn được diễn ra cách tốt đẹp và sốt sáng. Hi vọng rằng ơn gọi của giáo hạt Lào Cai nói chung và giáo xứ Lào Cai nói riêng sẽ được triển nở như lòng Chúa và Giáo Hội mong muốn.

Sau Thánh lễ, gia đình thiết đãi Đức cha, quí cha, quí Thầy, quí Dì, quí khách bữa tiệc thịnh soạn ngay khuôn viên nhà thờ. Mọi người đều vui mừng. Cám ơn Chúa vì cuộc hội ngộ này. Cám ơn Chúa vì những ơn Chúa ban cho giáo xứ
 
Tòa Giám Mục Kontum hiệp thông với TGP Hà Nội về vụ Thái Hà
VP TGM Kontum
22:52 05/11/2011
Tòa Giám mục Kontum

Kính thưa Quý Cha và Quý Vị,

Trong những ngày qua đã có nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận đã hỏi về việc Giáo xứ Thái Hà đã làm gì để truyền thông của Chính Quyền Nhà Nước như Đài Truyền Hình và Đài Truyền Thanh, báo chí đã tuyên truyền rằng Giáo xứ Thái Hà (Dòng Chúa CứuThế Hà Nội) đã sai phạm “về vấn khiếu nại xin ngưng việc sử dụng đất của Giáo xứ Thái Hà tại Bệnh Viện Đống Đa (nơi Nhà nước mượn của Giáo Hội) để xây dựng khu xử lý chất-nước thải”.

Việc đó cũng giống như Chính Quyền “đang mượn” nhiều cơ sở của chúng ta như Trường Yao Phu Cuenot, Nhà thờ Hiếu Đạo,Trường Minh Đức…v.v… “để làm việc” nếu Nhà Nước sử dụng sai mục đích chúng ta cũng lên tiếng như thế mà thôi.

Xin gửi đến Quý Cha, Quý vị thư (đính kèm) hiệp thông và khẳng định quyền sở hữu đất của Giáo xứ Thái Hà (Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội) của Toà Tổng Giáo phận Hà Nội để hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà (Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội), cho Tổng Giáo phận Hà Nội; và đặc biệt cho Giáo phận chúng ta được sớm trao trả lại các cơ sở tôn giáo để chúng ta phụng sựChúa và Giáo Hội trong công bằng, chân lý và sự thật.

Hiệp thông trong Chúa Kitô,

VP TGM Kontum
 
Vụ bệnh viện Đống Đa - Thái Hà: những ẩn số chính quyền chưa lường được
Thợ Gặt
23:07 05/11/2011
HÀ NỘI - Người ta đồn rằng: chính quyền quyết tâm làm đến cùng vụ bệnh viện Đống Đa hiện đang thuộc quyền sở hữu của tu viện dòng Chúa cứu thế Thái Hà vì tình hình có nhiều thuận lợi.

Tu viện St. Paul bị phá dỡ tháng 5-2011
Các nhân vật có tiếng gai góc như linh mục Nguyễn Văn Khải cũng đã được gửi ra nước ngoài du học. Linh mục Vũ Khởi Phụng Bề trên dòng CCT Thái Hà ốm yếu đang phải đi dưỡng bệnh. Thủ lĩnh tinh thần của Tổng giáo phận Hà Nội là TGM Ngô Quang Kiệt đã từ nhiệm về tĩnh dưỡng ở Châu Sơn từ hơn một năm nay và được thay bằng TGM Nguyễn Văn Nhơn- người được coi là “dễ thân thiện với chính quyền”. Bởi vậy, sau khi TGM Nhơn nhậm chức, một vị lãnh đạo của Hà Nội đã vui mừng thông báo rằng: từ nay chúng ta có thể kê cao gối mà ngủ vì chắc chắn sẽ không còn xảy ra những vụ tương tự như Thái Hà, Khâm Sứ năm 2007-2009 nữa.

Có lẽ vì quá yên tâm với vị lãnh đạo mới của Toà TGM Hà Nội nên chính quyền đã có triển khai xây dựng bệnh viện St. Paul (số 72 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) vốn là cơ sở của dòng thánh Phaolô hồi tháng 5-2011. Lập tức, hàng loạt đơn kiến nghị phản đối được gửi tới chính quyền Hà Nội trong đó có 2 văn thư kiến nghị khẩn cấp do chính TGM Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn ký. Chính quyền giật mình, vội tìm cách xử lý. Người ta đi tìm ông Luật sư Dương Văn Đàm - nghe đâu đã thay mặt giáo hội Công giáo bàn giao bệnh viện St. Paul cho Nhà nước năm 1956. Nhưng ông Đàm đã chết cả chục năm rồi. Vả lại ông có còn sống cũng chẳng ai cho ông cái quyền đại diện phía Công giáo cả, mặc dù lúc đó ông là Phó Chủ tịch Uỷ ban liên lạc Công giáo. Vậy là phải tổ chức hai cuộc họp giữa đại diện Toà giám mục Hà Nội và phía chính quyền. Một giải pháp dung hoà được đưa ra. Bệnh viện chính quyền vẫn xây vì phục vụ công ích và hơn nữa chính TGM Ngô Quang Kiệt đã tuyên bố: “các cơ sở làm bệnh viện St. Paul, Việt Đức chúng tôi không đòi”. Cây Thánh giá sẽ được đặt trên nóc ngôi nhà 5 tầng cao nhất. Bệnh viện sẽ bố trí một phòng làm nơi cầu nguyện cho các bệnh nhân Công giáo và là nơi linh mục có thể đến ban phép xức dầu cho bệnh nhân. Bệnh viện vẫn giữ tên St. Paul như cũ và tượng Thánh Phaolô vẫn được bảo tồn trong khuôn viên.

Vậy là ổn thoả bệnh viện St. Paul. Chính quyền làm tiếp bệnh viện Đống Đa và nghĩ rằng cùng lắm là lại thoả thuận giữ nguyên cây Thánh giá trên nóc bệnh viện là xong. Nhưng xem ra vụ này khó trôi. Dòng CCT Thái Hà không phản đối việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải vì đấy là việc của bệnh viện. Bao nhiêu bệnh viện trên địa bàn thành phố làm nhà máy xử lý nước thải, dòng CCT Thái Hà đâu có ý kiến gì. Vấn đề là cơ sở của bệnh viện này cho đến nay vẫn là sở hữu hợp pháp của nhà dòng. Trong thời gian vừa qua (gần nhất là đến năm 2007), bệnh viện muốn sửa chữa, xây dựng bất cứ công trình gì, thậm chí chỉ cưa một cây si bị đổ do gió bão, giám đốc bệnh viện cũng viết giấy xin phép nhà dòng và cam kết sẽ giữ nguyên hiện trạng để hoàn trả nhà dòng khi nhà nước trả lại cơ sở này cho nhà dòng. Nhưng nay chính quyền làm ngược lại với cách truyền thống là ra “thông báo” và buộc nhà dòng phải chấp hành. Ngay cả “giấy mời” linh mục Nguyễn Văn Phượng- chính xứ Thái Hà cũng rất mệnh lệnh “đúng giờ x phải có mặt, không được cử ai đi thay”… Linh mục Phượng có phải là tội phạm đâu mà “mời” như vậy. Hơn nữa lại đúng vào ngày lễ buộc ngày 1tháng 11là lễ các Thánh, ngày 2 tháng 11 là lễ các linh hồn. Nhà thờ Thái Hà những ngày lễ lớn 5 lễ, kín lịch cả ngày, không cho người đi thay thì ai thay cho linh mục dâng lễ?

Bất ngờ nhất với chính quyền là sau khi nhận được báo cáo của xứ Thái Hà về vụ việc chiều ngày 30- 4 do các cựu chiến binh, hội người cao tuổi được chính quyền tổ chức xông vào nhà thờ Thái Hà gây hấn, Toà TGM Hà Nội đã ngay lập tức có văn thư trả lời ngày 4-11-2011. Bức thư dù chỉ do linh mục chánh văn phòng Nguyễn Hùng ký nhưng là truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Đức TGM Hà Nội. Có vị cán bộ đã kêu lên: Cái ông này sinh ngày 1 tháng 4 nên không thể tin được.

TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn có lẽ là ẩn số lớn nhất đối với chính quyền Hà Nội lúc này. Có thể năm ngoái khi chân ướt, chân ráo ra Thủ đô lạ người, lạ đất nên ngài phải im lặng quan sát. Nay đã biết người, biết ta nên ngài phải phản ứng. Hơn nữa, lâu nay, ngài vẫn mang tiếng là “thân thiện qúa mức với chính quyền”, bây giờ ngài có cơ hội để khẳng định mình trước dư luận. Có người còn suy đoán rằng, ngài sắp phải làm đơn nghỉ hưu theo luật định (ngài sinh 1- 4-1938) nên nếu ghi được điểm trước giáo dân và Toà thánh có khi lại còn được vinh thăng Hồng y và còn lưu lại chức TGM cả chục năm nữa cũng nên.

Nhưng ẩn số ở đây không chỉ là TGM Hà Nội. Sau lá thư của Toà TGM Hà Nội gửi cho Thái Hà, Toà giám mục Kontum cũng ta thư hiệp thông và cũng ngỏ ý muốn “xin lại” những cơ sở của giáo phận đang bị “mượn” mãi mà không trả. Một số giáo phận khác trong những ngày tiếp theo cũng sẽ lên tiếng như vậy... Phản ứng dây chuyền này sẽ tạo ra một áp lực cho Hà Nội khi hội đàm phái đoàn Toà thánh tại hội nghị vòng ba ở Hà Nội vào tuần tới. Mặt khác nó nói lên tinh thần hiệp thông và đoàn kết một cách cụ thể của Giáo hội Việt nam mà người giáo dân và Tòa thánh có thể dễ dàng nhận ra được...

Một ẩn số nữa là tinh thần đoàn kết của giáo dân Thái Hà lên rất cao. Có lẽ chưa có biến cố nào làm cho giáo dân gắn kết thành một khối bền vững như thế. Người ta chia nhau túc trực nhà thờ ngày đêm và quyết tâm bảo vệ tài sản giáo hội dù có phải trả giá bằng tù đày thậm chí bằng cả sinh mạng mình. Tối thứ bảy 5-11-2011, linh mục Nguyễn Văn Phượng một lần nữa xin mọi người bình tĩnh, hiệp thông bằng lời cầu nguyện theo tinh thần bất bạo động để làm chứng cho sự thật và công lý. Cả rừng người đã vỗ tay hồi lâu tán thưởng, đồng thuận. Nếu chứng kiến giây phút đó, có lẽ chính quyền sẽ có giải pháp hợp lý hơn cho vụ việc bệnh viện Đống Đa.
 
Văn Hóa
Tử đạo Việt Nam
Trầm Thiên Thu
20:30 05/11/2011
Máu hồng các thánh tử đạo
Hạt giống sinh các tín đồ
Minh chứng một lòng son sắt
Xả thân vì Chúa Kitô

Từng người theo nhau tiến bước
Hiên ngang giữa chốn pháp trường
Hiến dâng mạng sống không tiếc
Tình yêu bất chợt vô thường

Tiền nhân Việt Nam anh dũng
Đức tin rạng soi sáng ngời
Dù nơi tù đày chết rũ
Dù gươm chém cho đầu rơi

Gông cùm, lăng trì đâu sá
Voi giày, ngựa xéo cũng cam
Tin yêu tận trung với Chúa
Các thánh tử đạo Việt Nam

Dân con Nước Việt cảm tạ
Lòng Chúa Thương Xót vô biên
Đã cho Nước Việt bé nhỏ
Có được bao vị thánh hiền

Cúi xin tiền nhân tử đạo
Cầu thay nguyện giúp cháu, con
Noi gương các ngài chu đáo
Vững lòng tin yêu sắt son.