Ngày 03-11-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nghèo bác ái
Lm Vũđình Tường
17:41 03/11/2019
Zachaeus, một đại phú, người giầu có vì là trưởng phòng thuế, ước ao được nhìn thấy Đức Kitô nhưng ông lại sợ bị dân chúng chế nhạo. Ông suy nghĩ tìm cách để được trông thấy Ngài từ đàng xa. Tính toán tới lui ông tìm được giải pháp thoả đáng. Ông trốn trên cành cây rậm rạp trên đường Đức Kitô đi ngang và từ đó ông có thể nhìn thấy Ngài. Nơi ông trốn bị bật mí. Đức Kitô đến gần, lên tiếng nói với ông

Zaccaeus xuống ngay, vì hôm nay, Ta muốn cư ngụ nhà ông. c.6

Zacchaeus rất đỗi vui mừng và cũng hết sức kinh ngạc bởi Đức Kitô không những đã biết nơi bí ẩn ông đang lẩn trốn mà còn biết cả tên ông nữa. Khi nghe Đức Kitô nói Ngài muốn đến ngụ nhà người trưởng phòng thuế, đám đông tỏ thái độ bất bình bởi hai lí do. Thứ nhất ông trở nên giầu có bởi gian lận tiền thuế của họ. Hơn nữa Đức Kitô còn đến ngụ tại nhà một người có tội công khai với toàn dân, gian tham tiền thuế. Trái lại, Zacchaeus thì vui mừng tột đỉnh bởi Đức Kitô đã không khiển trách, mà còn đón nhận ông với lòng bác ái vô biên, đến ngụ tại nhà ông, một điều mà có mộng mơ ông cũng không dám nghĩ đến. Đáp lại tấm thịnh tình, lòng đại lượng Đức Kitô dành cho, Zacchaeus công khai tuyến bố với mọi người là ông sẽ dùng phân nửa tài sản hiện có phát thí cho người nghèo và nếu ông có làm thiệt hại ai, ông sẽ đền bù gấp bốn lần C.8. Điều này chứng tỏ Zacchaeus thật lòng thống hối ăn năn. Trước đây ông là người nhỏ bé, nhỏ cả về phương diện thể lí lẫn nhỏ về bác ái, nhưng vai trò ông đóng trong xã hội không nhỏ, ông giữ chức lớn, trưởng sở thuế. Về vóc dáng và địa vị trong xã hội ông không thay đổi nhưng về đức ái thì quả là có thay đổi vượt bậc. Nghèo bác ái bởi nghèo tình người, không thương người nên có làm hại người cũng không cảm thấy có tội. Đức Kitô đã thương ông, khơi lại tình thương người trong ông và tình thương đó sống lại cách mạnh mẽ. Zacchaeus không xưng thú tội nhưng việc làm của ông nói rành mạch, rõ ràng là ông thống hối, ăn năn và vui lòng đền bù thiệt hại ông gây ra. Thống hối thực sự đi chung với việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể Zacchaeus làm là từ bỏ phân nửa gia tài kếch xù của mình cho người nghèo, và nếu có làm hại ai, ông vui lòng đền bù gấp bốn lần nhiều hơn điều ông làm thiệt hại. Đền bù gấp bốn lần nhiều hơn luật lúc đó đòi hỏi.

Điều đáng lưu í là đám đông đi theo Đức Kitô một thời gian nhưng không phải tất cả đều rộng lượng với tha nhân. Rõ ràng là trong số đó có người rất bất mãn khi Đức Kitô đến cư ngụ nhà người thu thuế và đồng bàn với họ. Như thế thì đức ái của những người đó cũng không hơn gì đức ái của người thu thuế trước khi ông gặp Đức Kitô. Gặp gỡ Đức Kitô người thu thuế trở nên con người mới, rộng lượng và yêu tha nhân. Một số rong đám đông chưa có tinh thần đó. Đức Kitô dùng cơ hội này dậy cho họ một bài học về tha thứ. Đám đông từ chối đón nhận Zacchaeus vào cộng đoàn của họ. Đức Kitô không những đã đón nhận ông vào số dân Ngài tuyển chọn, và còn ban cho ông ơn cứu độ, và đây cũng là sứ mạng trần thế của Ngài. Đó là tìm kiếm mang về những con chiên lạc. Đức Kitô nói với đám đông

Hôm nay ơn cứu độ đến với gia đình này, bởi người này cũng là con cái Abraham. Con Người đến để tìm kiếm và cứu những chiên đã mất c.10

Đức Kitô cho đám đông thấy tình thương của Ngài cao vời hơn tội của Zacchaeus và tình thương đó dành cho tất cả những tâm hồn biết thống hối, ăn năn, tìm về con đường công chính Ngài hướng dẫn.

TiengChuong.org

Small in moral

Zacchaeus, filthy rich chief tax collector, wanted to see Jesus, but felt ashamed of being seen by the crowd. He thought hard about it, and came to the solution, that if he climbed a tree, from there he would be able to see Jesus from afar when he passed that way. Zacchaeus' secret location was revealed. Jesus looked up in the tree and called him to come down. He was surprised to learn, that Jesus knew him by name, and also knew of his secret hiding place. Zacchaeus was full of joy when he heard Jesus call him by name. The crowd believed that Zacchaeus was a sinner, because his great wealth was extorted from their annual tax. They was in consternation to learn that Jesus was going to stay at the house of the sinner. Jesus gave Zacchaeus more than he could hope for, merely to view him from afar. Jesus took the initiative, came and stayed at his house. Welcoming Jesus to his house was out of his wishful dream when Jesus called to him:

'Zacchaeus, come down. Hurry, I must stay at your house today' v. 6

In responding to Jesus' calling him; he made a public announcement

'Look, sir, I am going to give half of my property to the poor, and if I have cheated anybody I will pay him back four times the amount' v.8

Zacchaeus made no confession of his sin, but his action spoke louder than words. True repentance causes a change of heart, and that was manifested through concrete actions. He was able to detach half of his wealth, giving it for the poor, and if he had harmed anyone, he would repay four times the amount back to the victims. This was much more generous than the penalty prescribed by rules of the land. He did it, not because of pressure from the crowd, but voluntarily, out of his genuine love for Jesus. Zacchaeus was physically and morally small, but as the chief tax collector, he was big in social status. After meeting Jesus his physical appearance and social status were unchanged, but his heart changed. He was able to show his love for the poor, for his victims and became detached from his own wealth. What surprises us all was the reaction of the crowd. The crowd criticised Jesus and were outraged by His behaviour, because Jesus chose to be in the company of sinners, and dined with them. After Zacchaeus' conversion, the crowd was unable to welcome him back to their community. The crowd had followed Jesus for some time, but there was no evidence to show that their hearts had changed, because they continued to label Zacchaeus, whom Jesus had already forgiven as a sinner. Jesus used the occasion to teach them about his great love for sinners, and also of his saving mission for everyone.

'Today salvation has come to this house, because this man too is a son of Abraham; for the Son of Man has come to seek out and save what was lost. v.10

Jesus tried to show the crowd that His great love for Zacchaeus was much more powerful than Zacchaeus' sin, and His saving mission was to save the lost ones. Jesus came to care for those in need, and welcomed those rejected by society.
 
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 32C thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
20:44 03/11/2019
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN. C
(Luca 20; 27-38)
SỐNG LẠI


Không tin sự sống đời sau,
Mắt nhìn thiển cận, nỗi đau quấy rầy.
Tâm tư thắc mắc điều này,
Vợ chồng kết hợp, tình say mặn nồng.
Kết hôn gắn bó tương đồng,
Thủy chung son sắt, đèo bồng xứng đôi.
Sao mà chia cách đơn côi,
Ngày sau sống lại, kết tôi với mình.
Người anh cưới vợ gái trinh,
Chẳng may bệnh chết, mối tình dở dang.
Không con nối dõi gia cang,
Người em kế tiếp, cưới nàng lập hôn.
Tiếp theo năm chú đồng môn,
Bảy người đều chết, mồ chôn mả dài.
Không ai thừa tự quản cai,
Ngày sau vợ chết, nhận ai là chồng.
Chúa rằng sống lại đợi trông,
Không còn cưới gả, vợ chồng lứa đôi.
Đời sau sống mãi tinh khôi,
Nhẹ nhàng thánh thoát, xứng ngôi thiên thần.

Qua hai ngàn năm, đã có hằng tỷ người cùng tuyên xưng một đức tin: Xác loài người ngày sau sẽ sống lại. Bài Phúc âm hôm nay mở lối cho chúng ta về sự sống ngày sau. Những người Sađucêô không tin có sự sống lại. Họ mượn cớ một câu truyện về một gia đình bảy anh em lần lượt cưới cùng một người vợ, sau cùng mọi người chết, vậy ai sẽ là chồng của cô ta. Họ dựa vào lý luận và cuộc sống trần thế để giải đáp về cuộc sống mai hậu. Chúa Giêsu cho chúng ta một câu trả lời xác đáng: Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng, họ sẽ không chết nữa, vì họ giống như thiên thần.

Trong lịch sử các tôn giáo trên thế giới, tôn giáo nào cũng cố gắng tìm giải đáp cho ước vọng sâu xa của con người về cuộc sống ngày sau. Có hai quan điểm chính từ Ấn Độ, Phật Giáo quan niệm cuộc sống như vòng tròn, xoay vần, như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và đi hết vòng này sang vòng khác. Vì thế họ tin vào thuyết luân hồi. Sống kiếp này chưa tốt, đầu thai vào kiếp khác, cho tới khi hoàn hảo sẽ được hưởng lạc trên Niết Bàn. Theo quan điểm Kitô Giáo là quan niệm cuộc đời theo đường thẳng. Mỗi người có khởi đầu và có chấm dứt. Sau khi mãn cuộc đời này sẽ bắt đầu cuộc sống mới. Khi chết hồn và xác tách biệt. Xác tan rã và hồn bất tử chịu sự phán xét về việc lành dữ chúng ta đã làm khi còn ở trần thế. Hồn xác sẽ sống lại vào ngày quang lâm.

Hồn và xác kết hợp làm nên một chủ thể. Phật giáo tin thuyết nhân qủa, gieo gió thì gặt bão, cây nào sinh trái đó và cây tốt sinh trái tốt. Nhìn qủa biết cây và làm tốt sẽ được thưởng. Đạo Công Giáo cũng một niềm tin, nếu chúng ta sống tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc. Làm dữ sẽ bị đoán phạt. Nên cuộc đời trần thế là một chặng đường chuẩn bị cho hạnh phúc mai sau.

Chúa Kitô đã chết và đã sống lại, đó là hoa qủa đầu mùa của những kẻ đã yên giấc. Chúa Giêsu là đầu nhiệm thể, chúng ta là chi thể, đầu đi tới đâu thì thân thể cũng sẽ đi tới đó. Chúa Giêsu nói Ngài về cùng Chúa Cha và dọn chỗ cho chúng ta. Chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta tiến bước trong hy vọng.

Nhìn cảnh vật chung quanh, mùa Thu lá đổi mầu và rụng xuống, để cây trơ trụi, trải qua mùa Đông dài và mùa Xuân tới, cây cối sẽ lại trổ mầm sinh tươi. Chúng ta cũng phải bước qua ngưỡng cửa sự chết mới đạt tới sự sống lại. Như hạt giống gieo xuống đất phải chịu mục nát mới có thể trổ sinh hoa trái. Chúa Giêsu đã nằm xuống qua cái chết, Chúa đã sống lại. Ngài không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Lạy Chúa chúng con tin Chúa là sự sống và là sự sống lại. Chúng ta cùng tuyên xưng trong kinh tin kính: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy. Amen.

THỨ HAI, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 1-6).
GƯƠNG XẤU


Gương mù tật xấu phơi bầy,
Thế gian ô nhiễm, sa lầy bến mê.
Khốn thay phạm tội gớm ghê,
Gây ra gương xấu, bội thề dối gian.
Thà rằng cột cối đá hàn,
Đẩy xô xuống biển, biến tan cõi đời.
Các con cẩn thận giữ lời,
Thực tình hối cải, ơn trời thứ tha.
Dù rằng lỗi phạm qúa ba,
Cũng nên tha thứ, phôi pha xóa nhòa.
Bảy lần trở lại làm hòa,
Thành tâm hối lỗi, giao hòa bỏ qua.
Chúa thương xóa tội người ta,
Con người yếu đuối, xin tha mọi thời.
Lòng tin bé nhỏ trong đời,
Dù bằng hạt cải, khiến dời núi non.

THỨ BA, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 7-10).
ĐẦY TỚ


Ngoài đồng đầy tớ trở về,
Trông nom coi sóc, mọi bề lo toan.
Nấu cơm dọn bữa liên hoan,
Thắt lưng buộc bụng, khôn ngoan vâng lời.
Chu toàn công việc ở đời,
Chủ ông tốt bụng, đôi lời ban khen.
Dù đây bổn phận sang hèn,
Thi hành theo lệnh, con sen trong nhà.
Phúc thay đầy tớ thật thà,
Yêu thương nâng đỡ, mặn mà giúp nhau.
Các con tôi tớ theo sau,
Thực hành lời dậy, hãy mau thưa rằng:
Chúng tôi vô dụng phải chăng,
Làm điều ủy thác, siêng năng thi hành.
Gắng công trách nhiệm hoàn thành,
Vâng theo thánh ý, ơn lành trao ban.

THỨ TƯ, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 11-19).
PHUNG HỦI


Dọc theo biên giới ngoại dân,
Mười người phung hủi, tiến dần hét la.
Đồng thanh cất tiếng từ xa,
Lậy Thầy, thương xót, chữa da phong cùi.
Chúa thương loan báo tin vui,
Hãy đi trình diện, tới lui đền thờ.
Đi đường phong sạch không ngờ,
Trong lòng vui sướng, chẳng chờ đợi ai.
Một người quay lại công khai,
Ngợi khen lớn tiếng, thiên sai bởi trời.
Sấp mình thờ lạy Chúa Trời,
Tạ ơn Thiên Chúa, dâng lời ngợi khen.
Chín người còn lại nhỏ nhen,
Không ai trở lại, ca khen danh Người.
Chúa truyền đứng dậy vào đời,
Đức tin cứu chữa, ơn trời khấng ban.

THỨ NĂM, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 20-25).
NƯỚC TRỜI


Khi nào Nước Chúa tới gần,
Không ai biết trước, vạn vần đổi thay.
Người ta quan sát đêm ngày,
Nước Trời xuất hiện, giữa ngay trần đời.
Sáng lòe như chớp bầu trời,
Ai mà đoán được, cao vời cõi thiên.
Các con mong ước siêu nhiên,
Một ngày thấy được, Chúa Chiên vĩnh hằng.
Con Người sẽ được vinh thăng,
Tới ngày phán xét, sao băng sáng ngời.
Tiên vàn đau khổ cuộc đời,
Loài người xua đuổi, một thời tẩy chay.
Chối từ phỉ báng đắng cay,
Hy sinh chịu chết, ba ngày phục sinh.
Về trời Chúa ngự uy linh,
Tới ngày sau hết, quang vinh khải hoàn.

THỨ SÁU, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 26-37).
SẮN SÀNG


Thời gian thấm thoát thoi đưa,
Chúa Con cứu chuộc, ơn mưa dạt dào.
Nhắc lời Kinh Thánh năm nào,
No-e thoát khỏi, nước trào mưa tuôn.
Địa cầu hồng thủy ngập luôn,
Triều dâng tiêu diệt, ngàn muôn vạn người.
Người ta ăn uống vui đời,
Say mê lạc thú, xa rời chính tâm.
Dưới thời ông Lót cũng lầm,
Con người vui thỏa, tà tâm chống trời.
Sinh diêm mưa lửa mọi nơi,
Tường thành hủy diệt, mọi người ra đi.
Con Người xuất hiện uy nghi,
Thời gian bất chợt, xét suy kỹ càng.
Hãy luôn tỉnh thức sẵn sàng,
Ngày giờ Chúa đến, ca vang đón chờ.

THỨ BẢY, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 18, 1-8).
KIÊN TRÌ


Chúa truyền môn đệ dụ ngôn,
Siêng năng cầu nguyện, kính tôn Chúa Trời.
Thành kia thẩm phán khinh đời,
Cũng không kính nể con người thế gian.
Trong thành bà góa than van,
Minh oan giúp đỡ, phá tan mưu đồ.
Kẻ thù ám hại mưu mô,
Lâu ngày im tiếng, quạnh cô phát phiền.
Ông không kính sợ cõi thiên,
Không thèm kính nể, nhân viên xóm làng.
Sau cùng xét xử nhẹ nhàng,
Quấy rầy nhức óc, chẳng màng thế nhân.
Bất lương thẩm phán trong dân,
Kiêu căng ngạo mạn, thiệt thân có ngày.
Đêm ngày khấn nguyện cùng Thầy,
Sẽ thương giải cứu, ban đầy ân thiêng.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên văn Tài Liệu Cuối Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Toàn Vùng Amazon, Chương III
Vũ Văn An
00:33 03/11/2019
CHƯƠNG III: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG MỚI CỦA HOÁN CẢI VĂN HÓA

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1: 14)

41. Châu Mỹ Latinh có tính đa dạng sinh học mênh mông và tính đa dạng văn hóa lớn lao. Trong đó, Amazon là lãnh thổ gồm rừng và nước, đất hoang và đất ngập nước, thảo nguyên và các dãy núi, nhưng trên hết, là lãnh thổ của vô số dân tộc, nhiều người trong số họ là những cư dân cổ xưa, có tổ tiên ở lãnh thổ, những ngôi làng của hương hoa cổ thời tiếp tục tỏa hương cả Lục địa chống lại mọi tuyệt vọng. Việc hoán cải của chúng ta cũng phải là việc hoán cải văn hóa; chúng ta phải biến mình thành người khác, học hỏi từ người khác. Chúng ta phải có mặt, tôn trọng và nhìn nhận các giá trị của họ, sống và thực hành sự hội nhập văn hóa và liên văn hóa trong việc chúng ta công bố Tin mừng. Phát biểu và sống niềm tin vào Amazon là một thách đố liên tục. Nó nhập thân không những vào nền mục vụ mà cả trong các hành động cụ thể khác đối với người khác, trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tình liên đới và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất. Trong phần này, chúng ta sẽ chia sẻ tất cả các điều đó.



Bộ mặt của Giáo hội nơi các dân tộc Amazon

42. Có một thực tế đa văn hóa trong các lãnh thổ Amazon; thực tại này đòi hỏi một cái nhìn bao gồm mọi người và sử dụng các biểu thức giúp người ta nhận diện và nối kết mọi nhóm người, và phản ảnh các danh tính được công nhận, tôn trọng và cổ vũ cả trong Giáo hội lẫn trong xã hội; tất cả phải thấy nơi các dân tộc Amazon một đối tác giá trị để đối thoại và gặp gỡ. Hội nghị Puebla đã nói tới những khuôn mặt sống ở châu Mỹ Latinh và chứng thực rằng nơi các dân tộc bản địa, có một cuộc kết hôn dị chủng từng phát triển và còn tiếp tục phát triển qua các gặp gỡ và hiểu lầm giữa các nền văn hóa khác nhau, vốn tạo nên lục địa. Khuôn mặt này cũng là khuôn mặt của Giáo hội tại Amazon; đó là một khuôn mặt được nhập thể trong lãnh thổ của nó, một khuôn mặt truyền giảng tin mừng và mở ra nhiều nẻo đường để các dân tộc cảm thấy được đồng hành trong các diễn trình khác nhau của đời sống tin mừng. Các cư dân bản làng cũng có một ý thức truyền giáo đổi mới nhằm thực hiện sứ mệnh tiên tri và Samaritanô của Giáo hội, một sứ mệnh cần được củng cố bằng việc cởi mở đối thoại với các nền văn hóa khác. Chỉ một Giáo hội truyền giáo được hòa nhập và hội nhập văn hóa mới làm cho các giáo hội bản địa đặc thù phát sinh, với khuôn mặt và trái tim Amazon, bắt nguồn từ các nền văn hóa và truyền thống riêng của các dân tộc, hợp nhất trong cùng một đức tin vào Chúa Kitô và đa dạng trong cách sống, phát biểu và cử hành đức tin này.

a.Các giá trị văn hóa của các dân tộc Amazon

43. Chúng ta tìm thấy những lời dạy về sự sống nơi người Amazon. Các dân tộc bản địa và những người đến sau đó, những người hình thành nên bản sắc của họ trong việc sống chung, đã đóng góp các giá trị văn hóa trong đó chúng ta khám phá ra nhiều hạt giống của Lời Chúa. Trong rừng rậm, không chỉ thảm thực vật đan xen nhau, loài này duy trì loài kia, các dân tộc cũng liên kết qua lại với nhau trong một mạng lưới liên minh mang lợi ích lại cho mọi người. Rừng rậm sống bằng các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau và điều này diễn ra trong mọi lĩnh vực của sự sống. Nhờ vậy, sự cân bằng mong manh của Amazon được duy trì trong nhiều thế kỷ.

44. Suy nghĩ của người bản địa cung ứng một viễn kiến có tính toàn diện hóa về thực tại, một viễn kiến có khả năng hiểu được nhiều nối kết hiện có giữa tất cả những gì được tạo dựng. Điều này tương phản với luồng tư tưởng phương Tây đang thịnh hành, một luồng tư tưởng có xu hướng phải phân mảnh mới hiểu được thực tại, nhưng lại không có khả năng nói rõ toàn bộ các mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của nhận thức. Việc quản lý theo truyền thống những gì thiên nhiên cung ứng cho họ đã được thực hiện theo cách mà ngày nay chúng ta quen gọi là nền quản trị bền vững. Ngoài ra, chúng ta còn tìm thấy nhiều giá trị khác nơi các dân tộc bản địa, như: tính hỗ tương, tình liên đới, ý thức cộng đồng, bình đẳng, gia đình, tổ chức xã hội và ý thức phục vụ.

b. Giáo hội hiện diện và là đồng minh của các dân tộc trong lãnh thổ của họ

45. Tham lam đất đai là gốc rễ các cuộc xung đột dẫn đến việc diệt sắc tộc, cũng như sát nhân và kết tội các phong trào xã hội và các nhà lãnh đạo của họ. Việc phân định và bảo vệ đất đai là nghĩa vụ của các quốc gia và chính phủ tương ứng của chúng. Tuy nhiên, phần khá lớn các lãnh thổ bản địa không được bảo vệ và những vùng đã được phân định đang bị xâm chiếm bởi các mặt trận khai khoáng, như khai thác mỏ, khai thác rừng, các dự án hạ tầng lớn, trồng những loại cây bất hợp pháp và các trang trại lớn cổ vũ độc canh và chăn nuôi gia súc vĩ đại.

46.Do đó, Giáo hội cam kết trở thành đồng minh của các dân tộc Amazon, tố cáo các âm mưu chống lại cuộc sống của các cộng đồng bản địa, các dự án ảnh hưởng đến môi trường, thiếu phân định lãnh thổ của họ, cũng như mô hình kinh tế trấn lột và phát triển diệt sinh thái. Sự hiện diện của Giáo hội, giữa các cộng đồng bản địa và truyền thống, cần ý thức rằng việc bảo vệ đất đai không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống.

47.Cuộc sống của người bản địa, người mestizo, người dân ven sông, nông dân, quilombolas và / hoặc con cháu người gốc Châu Phi và các cộng đồng truyền thống đang bị đe dọa bởi sự hủy hoại, khai thác môi trường và vi phạm có hệ thống các quyền lãnh thổ của họ. Điều cần là bảo vệ các quyền tự quyết, phân định lãnh thổ và được tham khảo trước, tự do và được hướng dẫn. Những dân tộc này có “các điều kiện xã hội, văn hóa và kinh tế phân biệt họ với các thành phần khác của cộng đồng quốc gia, và bị cai trị hoàn toàn hoặc một phần bởi phong tục và truyền thống của họ hoặc bởi luật pháp đặc biệt” (Conv. 169 ILO, điều 1, 1a). Đối với Giáo hội, việc bảo vệ sự sống, cộng đồng, trái đất và quyền lợi của người bản địa là một nguyên tắc tin mừng, trong việc bảo vệ phẩm giá con người: “Phần tôi, tôi đến để họ được sống và sống dồi dào” (Ga 10: 10b).

48.Giáo hội cổ vũ sự cứu rỗi toàn diện của con người, trân qúi nền văn hóa của người bản địa, nói về các nhu cầu sống còn của họ, đồng hành với các phong trào của họ trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi của họ. Việc phục vụ mục vụ của chúng ta tạo nên một việc phục vụ cho cuộc sống viên mãn của các dân tộc bản địa, một điều khiến chúng ta phải loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa và tố cáo các tình huống tội lỗi, các cơ cấu của cái chết, bạo lực và các bất công, cổ vũ liên văn hóa, đối thoại liên tôn và đại kết (Xem DAp 95).

49. Vấn đề các dân tộc bản địa trong các vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV) hoặc các dân tộc bản địa trong các vùng Cô lập có Tiếp xúc Ban đầu (PIACI) cần một chương chuyên biệt. Ở Amazon, có khoảng 130 dân tộc hoặc phân bộ dân tộc không duy trì các tiếp xúc có hệ thống hoặc lâu dài với xã hội bao quanh họ. Các lạm dụng và vi phạm có hệ thống trong quá khứ khiến họ phải rời cư đến những nơi khó tiếp cận hơn, tìm kiếm sự bảo vệ, cố gắng bảo toàn quyền tự chủ và tự ý chọn cách hạn chế hoặc tránh liên hệ với phía thứ ba. Ngày nay, cuộc sống của họ tiếp tục bị đe dọa bởi việc xâm chiếm lãnh thổ của họ do các trận tuyến khác nhau và bởi số nhân khẩu thấp của họ, họ vẫn gặp nguy cơ bị thanh trừng sắc tộc và biến mất. Trong cuộc gặp gỡ với Người bản địa ở Puerto Maldonado vào tháng 1 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng họ là những người “dễ bị tổn thương nhất trong số những người dễ bị tổn thương (..) Anh chị em hãy tiếp tục bảo vệ các anh em dễ bị tổn thương hơn này. Sự hiện diện của họ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể có những sự thiện chung theo nhịp độ của lòng tham tiêu thụ” (Fr. PM). Việc ưu tiên chọn bảo vệ PIAV / PIACI (vùng Cô lập Tự nguyện và vùng Cô lập có Tiếp xúc Ban đầu) không miễn cho các Giáo hội địa phương khỏi trách nhiệm mục vụ đối với họ.

50. Trách nhiệm này phải được biểu lộ trong các hành động chuyên biệt để bảo vệ quyền lợi của họ, được cụ thể hóa trong các vận động gây ảnh hưởng để các quốc gia đảm nhận việc bảo vệ quyền lợi của họ qua việc bảo đảm về mặt pháp lý và bất khả xâm phạm đối với các lãnh thổ mà họ chiếm giữ theo cách truyền thống, bao gồm cả việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tại các khu vực, nơi chỉ có họ in dấu hiện diện, một sự hiện diện không chính thức được xác nhận, và thiết lập ra các cơ chế hợp tác song phương giữa các quốc gia, khi các nhóm này chiếm hữu các khu vực xuyên biên giới. Tôn trọng quyền tự quyết của họ phải được bảo đảm mọi lúc, cũng như quyền tự do quyết định của họ về loại liên hệ họ muốn thiết lập với các nhóm khác. Do đó, điều cần là tất cả dân Chúa, và đặc biệt các thị trấn lân cận đối với các lãnh thổ của PIAV / PIACI (vùng Cô lập Tự nguyện và vùng Cô lập có Tiếp xúc Ban đầu), phải trở nên nhậy cảm đối với việc tôn trọng những người này và đối với tầm quan trọng dành cho tính bất khả xâm phạm đối với lãnh thổ của họ. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nói ở Cuiaba năm 1991: “anh chị em Bản địa thân yêu, Giáo Hội đã và sẽ luôn ở bên cạnh anh chị em để bảo vệ phẩm giá của con người, quyền có cuộc sống bình yên và riêng tư của họ, tôn trọng các giá trị của truyền thống, phong tục và văn hóa của họ”.

Các nẻo đường cho một Giáo hội hội nhập văn hóa

51.Với việc Nhập thể, Chúa Kitô đã bỏ qua đặc quyền là Thiên Chúa của Người và trở thành con người trong một nền văn hóa cụ thể để tự đồng nhất mình với toàn thể nhân loại. Hội nhập văn hóa là việc nhập thể Tin Mừng vào các nền văn hóa bản địa (những gì không được hội nhập là không được cứu chuộc” Thánh Irênê, xem Puebla 400) và, đồng thời, là việc dẫn nhập các nền văn hóa này vào đời sống của Giáo hội. Các dân tộc là những nhân vật chủ động trong diễn trình này, được các tác nhân và Mục tử của họ đồng hành.

a.Việc sống đức tin được phát biểu trong lòng đạo đức bình dân và giáo lý hội nhập văn hóa

52.Lòng đạo đức bình dân là một phương thế quan trọng liên kết nhiều dân tộc Amazon với kinh nghiệm tâm linh, nguồn gốc văn hóa và sự hòa nhập cộng đồng của họ. Chúng là những biểu hiện mà người dân dùng để phát biểu đức tin của họ, qua hình ảnh, biểu tượng, truyền thống, nghi lễ và các á bí tích khác. Các cuộc hành hương, rước kiệu và các lễ quan thầy phải được đánh giá cao, đồng hành, cổ vũ và đôi khi phải được thanh tẩy, vì xét rằng đây là những giây phút truyền giáo ưu hạng, những giây phút phải dẫn ta đến chỗ gặp gỡ Chúa Kitô. Việc tôn kính Đức Maria bắt rễ rất sâu tại Amazon và toàn bộ châu Mỹ Latinh.

53. Chính sách phi giáo sĩ trị là đặc trưng của các Huynh đoàn và các nhóm liên kết với lòng đạo đức bình dân. Giáo dân đảm nhận vai trò lãnh đạo hầu như khó có trong các phạm vi khác của Giáo hội, với sự tham gia của các anh chị em thực hiện các việc phục vụ và cầu nguyện trực tiếp, những buổi chầu phép lành, các bài hát thiêng liêng truyền thống; lãnh đạo các tuần cửu nhật, tổ chức các buổi rước kiệu, cổ vũ các lễ quan thầy v.v ... Điều cần thiết là “tổ chức việc dạy giáo lý cho thích đáng và đồng hành với đức tin vốn có trong lòng đạo bình dân. Một cách cụ thể có thể là cung ứng một diễn trình khai tâm Kitô giáo... dẫn đến việc chúng ta ngày càng giống Chúa Giêsu Kitô, tạo nên việc từ từ có được các thái độ của Người” (DAp 300).

b. Mầu nhiệm đức tin được phản ánh trong một nền thần học hội nhập văn hóa

54. Thần học Bản Địa, thần học có khuôn mặt Amazon và lòng đạo đức bình dân vốn là sự phong phú của thế giới bản địa, của nền văn hóa và linh đạo của nó. Khi một tác nhân truyền giáo và mục vụ dùng lời lẽ của Tin Mừng Chúa Giêsu, họ tự đồng nhất với nền văn hóa và cuộc gặp gỡ qua đó phát sinh việc làm chứng, việc phục vụ, việc loan báo và việc học ngôn ngữ. Thế giới bản địa, với những huyền thoại, những trình thuật, nghi lễ, bài ca, điệu nhảy và những biểu thức tâm linh làm phong phú thêm cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa. Hội nghị Puebla vốn nhìn nhận rằng “các nền văn hóa không phải là những mảnh đất trống rỗng, thiếu giá trị đích thực. Việc truyền giảng tin mừng của Giáo hội không phải là một diễn trình phá hủy, mà là một diễn trình củng cố và làm vững mạnh các giá trị đó: một đóng góp vào sự phát triển ‘các hạt giống của Lời Chúa” (DP 401, xem GS 57) vốn có trong các nền văn hóa.

Các nẻo đường cho một Giáo hội liên văn hóa

a.Tôn trọng các nền văn hóa và quyền của các dân tộc

55. Tất cả chúng ta được mời tiếp cận các dân tộc Amazon như những người bình đẳng, tôn trọng lịch sử, các nền văn hóa của họ, phong cách “sống tốt” của họ (PF 06.10.19). Chủ nghĩa thực dân đã áp đặt nhiều cách sống chuyên biệt của một số dân tộc trên những dân tộc khác, kể cả về kinh tế, văn hóa lẫn tôn giáo. Chúng ta bác bỏ thứ truyền giảng tin mừng theo phong cách thực dân. Công bố Tin mừng của Chúa Giêsu ngụ ý nhận ra các hạt giống của Lời Chúa vốn hiện diện trong các nền văn hóa. Việc truyền giáo mà chúng ta đề nghị hôm nay cho Amazon là lời công bố hội nhập văn hóa nhằm tạo ra các diễn trình liên văn hóa, các diễn trình cổ vũ đời sống Giáo hội với bản sắc và khuôn mặt Amazon.

b. Cổ vũ đối thoại liên văn hóa trong một thế giới hoàn cầu

56. Trong trách vụ truyền giảng tin mừng của Giáo hội, một việc không nên nhầm lẫn với chủ nghĩa cải đạo, chúng ta phải bao gồm các diễn trình rõ ràng của việc hội nhập văn hóa trong các phương pháp và kế hoạch truyền giáo của chúng ta. Đề nghị cụ thể cho các trung tâm nghiên cứu và mục vụ của Giáo hội là, trong liên minh với các dân tộc bản địa, người ta sẽ nghiên cứu, thu thập và hệ thống hóa các truyền thống của các nhóm sắc tộc Amazon nhằm phát huy một nỗ lực giáo dục bắt đầu từ bản sắc và văn hóa của họ, giúp đỡ việc cổ vũ và bảo vệ các quyền của họ, duy trì và lan truyền giá trị của họ trong khung cảnh văn hóa Mỹ Latinh.

57. Các hành động giáo dục bị chất vấn ngày nay bởi nhu cầu hội nhập văn hóa. Đó là một thách đố tìm kiếm các phương pháp và nội dung phù hợp với các dân tộc nơi mà thừa tác vụ giáo huấn sẽ được thực hiện. Trong mối liên kết này, việc nhận thức ngôn ngữ, niềm tin và khát vọng của họ, các nhu cầu và hy vọng của họ rất quan trọng, cũng như việc xây dựng tập thể các diễn trình giáo dục mang bản sắc văn hóa của các cộng đồng Amazon, cả về hình thức lẫn nội dung, nhấn mạnh tới việc đào tạo về nền sinh thái toàn diện như một trục ngang.

c. Các thách đố đối với y tế, giáo dục và truyền thông

58.Giáo hội đảm nhận như một nhiệm vụ quan trọng việc cổ vũ giáo dục về y tế phòng ngừa và cung ứng việc chăm sóc sức khỏe ở những nơi mà sự chăm sóc của Nhà Nước không với tới. Việc này đòi hỏi các sáng kiến tổng hợp có lợi cho sức khỏe của người Amazon. Điều cũng quan trọng là cổ vũ việc xã hội hóa kiến thức tổ tiên trong lĩnh vực y học cổ truyền của riêng từng nền văn hóa.

59. Trong số các phức tạp của lãnh thổ Amazon, chúng ta nhấn mạnh tính mong manh của giáo dục, nhất là trong các dân tộc bản địa. Mặc dù giáo dục là một nhân quyền, phẩm chất giáo dục hiện bất cập và việc bỏ học là điều rất thường xuyên, nhất là bởi các bé gái. Giáo dục truyền giảng tin mừng, cổ vũ cải tạo xã hội, làm mọi người có khả năng có ý thức phê phán lành mạnh. Một nền giáo dục học đường tốt ngay từ nhỏ sẽ gieo những hạt giống có thể tạo ra những hiệu quả suốt cả đời” (LS 213). Nhiệm vụ của chúng ta là cổ vũ giáo dục vì tình liên đới, một thứ tình bắt nguồn từ việc ý thức được nguồn gốc chung và tương lai chung của mọi người (xem LS 2202). Điều cần thiết là đòi các chính phủ thi hành một nền giáo dục công cộng, liên văn hóa và song ngữ.

60. Thế giới, ngày càng hoàn cầu hóa và phức tạp, đã khai triển một mạng lưới thông tin chưa từng có. Tuy nhiên, luồng thông tin tức thời như vậy không đồng nghĩa với một nền truyền thông hoặc nối kết tốt hơn giữa các dân tộc. Chúng ta muốn cổ vũ ở Amazon một nền văn hóa truyền thông có thể cổ vũ đối thoại, văn hóa gặp gỡ và chăm sóc “ngôi nhà chung”. Được động viên bởi một hệ sinh thái toàn diện, chúng ta muốn tăng sức mạnh cho các lĩnh vực truyền thông đã hiện hữu trong vùng, do đó khẩn cấp cổ vũ một cuộc hoán cải sinh thái toàn diện. Để làm được như thế, điều cần là hợp tác với việc đào tạo các tác nhân truyền thông bản xứ, nhất là Bản Địa. Không những họ là những người đối thoại ưu tuyển cho việc truyền giảng tin mừng và cổ vũ nhân bản trong lãnh thổ, mà, ngoài ra, họ còn giúp chúng ta truyền bá nền văn hóa ‘sống tốt’ và chăm sóc sáng thế.

61. Với mục đích khai triển các nối kết khác nhau với toàn bộ Amazon và cải thiện nền truyền thông của nó, Giáo hội mong muốn tạo ra một mạng lưới truyền thông giáo hội Toàn Vùng-Amazon, bao gồm các phương tiện khác nhau được sử dụng bởi các Giáo hội đặc thù và các cơ chế giáo hội khác. Sự đóng góp của họ có thể có tiếng vang và giúp đỡ trong việc hoán cải sinh thái của Giáo hội và hành tinh. REPAM có thể hợp tác với việc tư vấn và hỗ trợ các diễn trình đào tạo, theo dõi và tăng cường truyền thông trong Toàn Vùng -Amazon.

Các nẻo đường mới cho việc hoán cải văn hóa

62.Trong mối liên kết này, chúng ta đề nghị việc tạo ra một mạng lưới nhà trường giáo dục song ngữ cho Vùng Amazon (tương tự như mạng lưới Faith and Joy [Đức Tin và Niềm Vui]), một mạng lưới nêu rõ các đề nghị giáo dục đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng, tôn trọng, trân qúi và hội nhập trong chúng bản sắc văn hóa và ngữ học.

63. Chúng ta muốn duy trì, nâng đỡ và phát huy các kinh nghiệm giáo dục song ngữ, liên văn hóa, vốn hiện hữu trong các thẩm quyền tài phán của Amazon và mời gọi các trường Đại học Công Giáo để họ làm việc và cam kết với mạng lưới.

64. Chúng ta sẽ tìm kiếm các hình thức giáo dục mới, hợp qui (conventional) hay bất hợp qui, chẳng hạn như giáo dục hàm thụ, phù hợp với nhu cầu nơi chốn, thời gian và con người.

Kỳ tới: Chương IV
 
Phán quyết của Chánh án Weinberg vể kháng cáo của ĐHY Pell , phần Ghi chú
Vũ Văn An
16:46 03/11/2019
Dưới đây là phần ghi chú khá dài của Phán Quyết Weinberg; chúng tôi cho đăng tải để độc giả nào muốn có thể tra cứu thêm các trích dẫn của thẩm phán Weinberg và để thấy tính nghiêm túc trong phán quyết của ông. Hy vọng rằng phán quyết của ông sẽ được Tòa án Tối cao của Úc nhận làm của mình

Ghi chú

[124] Đương đơn đã bị kết án về tội danh xâm nhập tình dục của một đứa trẻ dưới 16 tuổi và bốn tội danh thực hiện một hành vi không đứng đắn với, hoặc với sự có mặt của, một đứa trẻ dưới 16 tuổi.

[125] Đây là khía cạnh chủ chốt trong bằng chứng của người khiếu nại. Như sẽ thấy, nó rất mâu thuẫn với bằng chứng được đưa ra bởi một số nhân chứng cho thấy: phòng áo của các Linh mục luôn ‘có sinh hoạt như tổ ong’, trong những khoảnh khắc ngay sau khi Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật kết thúc.

[126] Như sau này xuất hiện, nó phải hoặc là ngày 15 hoặc là ngày 22 tháng 12 năm 1996.

[127] DPP v Pell (Phán quyết Bằng chứng số 3) [2018] VCC 1231 (Phán quyết bằng chứng số 3). Phán quyết liên quan đến một đơn xin của công tố theo điều 38 của Đạo luật chứng cớ 2008 xin được đối chất một số nhân chứng sẽ được mời dựa trên cơ sở họ "không thuận lợi." Cơ sở chung là phán quyết đó cũng áp dụng cho phiên tòa thứ hai.

[128] Phán quyết Bằng chứng số 3, [62]. Thẩm phán xét xử lưu ý rằng ông Gibson đã rút lại chủ trương ban đầu của mình, đó là 10 phút trên các bậc thềm vẫn cho phép đương đơn có thời gian thực hiện các hành vi phạm tội được chỉ rõ liên quan đến biến cố đầu tiên. Một số nhân chứng đưa ra bằng chứng về chủ đề này nói rằng họ nhớ đương đơn đã làm như vậy trong cả hai ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996. Những người khác nói rằng đó là thực hành bất biến của ông ta trong việc làm như vậy trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Khi một bằng chứng ngoại phạm được đưa ra bởi bên bào chữa, về bản chất, như trong vụ án này, nghĩa vụ thuộc về công tố phải loại bỏ bất cứ ‘khả thể hợp lý’ nào cho rằng bằng chứng ngoại phạm có thể là sự thật. Xem Ủy ban Tư pháp của New South Wales, Criminal Trial Courts Bench Book, [6-000]; và nói chung, Hội đồng Xử án Victoria, Criminal Charge Book, 1.7.70; R v Murray [2002] HCA 26; (2002) 211 CLR 193, 201–2 [23].

[129] Phán quyết Bằng chứng số 3, [62]. Một lần nữa, thẩm phán xét xử đã nói rõ rằng nếu có nghi ngờ hợp lý về việc liệu đương đơn có ở một mình hay không và không được tháp tùng hoặc bởi Portelli hoặc bởi Potter vào ngày hôm đó hay không, điều này ‘có thể có tính tử vong cho lý lẽ công tố’. Hiển nhiên, đó sẽ là như vậy.

[130] Người khiếu nại chỉ có thể nói rằng cả hai biến cố xảy ra vào năm 1996, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật được cử hành bời đương đơn.

[131] Johnson v Miller [1937] HCA 77; (1937) 59 CLR 467, 489-90 (Dixon J).

[132] Tất nhiên, ngày có thể là một yếu tố của hành vi phạm tội nếu, thí dụ, chính tuổi của người khiếu nại có tính yếu tố.

[133] Xem SKA v The Queen [2011] HCA 13; (2011) 243 CLR 400, 409 [23] (French CJ, Gummow and Kiefel JJ) (‘SKA,). Xem thêm, R v Pfitzner (1976) 15 SASR 171, 175 (Bray CJ), R v H (1995) 83 A Crim R 402 và WGC v The Queen [2007] HCA 58; (2007) 233 CLR 66. Trong tất cả các trường hợp này, ngày của ngày bị cáo buộc là vi phạm có tầm quan trọng căn bản đối với việc xử lý vụ kiện cụ thể.

[134] Đã xảy ra việc ngay sau Thánh lễ vào hai ngày đó, có những buổi diễn tập cho toàn bộ ca đoàn. Chúng được lên kế hoạch trong khoảng thời gian từ 12 giờ 00 đến 12 giờ 30. Trước khi có phiên tòa, người khiếu nại không bao giờ đề cập đến các buổi diễn tập này, và không có ký ức nào về chúng. Tuy nhiên, trình thuật mà ông ta đưa ra về các di chuyển của ông ta, và của cậu bé kia, sau điều bị cáo buộc là lạm dụng tình dục, không dễ dàng có thể được hòa hợp với sự kiện là những buổi diễn tập diễn ra vào những ngày đó.

[135] Thật vậy, không có bằng chứng nào từ người khiếu nại về việc ông ta đã từng nói với bất cứ ai về những gì đương đơn đã bị tố cáo là làm, cho đến ít nhất là năm 2014. Không có bằng chứng pháp y, hoặc bằng chứng khách quan nào khác, để hỗ trợ trình thuật của ông ta. Không có sự thừa nhận, minh nhiên hay mặc nhiên, mà công tố có thể dựa vào. Vụ án được xây dựng xung quanh người khiếu nại mà thôi.

[136] Trong quá khứ, trong các vụ án bị cáo buộc là lạm dụng tình dục, các bồi thẩm đoàn đã được cảnh báo, bằng những lời lẽ mạnh mẽ, về sự nguy hiểm của việc kết án trong trường hợp không có sự chứng thực hỗ trợ. Luật pháp đã thay đổi về phương diện này. Điều đó làm cho nhiệm vụ của các tòa phúc thẩm trung gian được trao cho nhiệm vụ phải xem xét lại sự an toàn của các bản án trong những trường hợp như vậy thành một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và nặng nề.

[137] Đạo luật tố tụng hình sự năm 2009 (‘CPA,) điều 360 (a). Hiện nay, đã thành thông thường việc bằng chứng của các người khiếu nại trong các phiên tòa liên quan đến điều bị cáo buộc là xúc phạm tình dục được đưa ra từ các địa điểm khác hơn phòng xử án thực sự. Bằng chứng như vậy thường được đưa ra bằng cách cho chơi lại lời khai được ghi âm sẵn của những nhân chứng đó.

[138] Đạo luật tố tụng hình sự năm 2009 (CPA) điều 362 (3). Một số nhân chứng khác, mà bằng chứng được ghi âm trong phiên tòa đầu tiên, không buộc phải đưa ra bằng chứng trước bồi thẩm đoàn trong phiên tòa thứ hai. Bằng chứng được ghi âm của họ chỉ đơn giản được chơi lạc cho bồi thẩm đoàn thứ hai.

[139] Đạo luật tố tụng hình sự năm 2009 (CPA) điều 360 (d). Có khả năng việc tiết lộ những gì xảy ra trong quá trình tiến hành phiên xử tại tòa án (in camera) sẽ cấu thành tội khinh miệt tòa án.

[140] Xem Đạo luật Báo cáo các tố tụng tư pháp 1958, điều 4 (1A). Như hiện hành, bản ghi chép bằng chứng của người khiếu nại trong vụ kiện này không có sẵn cho bất cứ ai ngoài các bên, và, trên thực tế, Tòa án này.

[141] Trí nhớ của Potter dường như đã được nhắc nhở khi cung cấp câu trả lời này.

[142] Như sẽ được thảo luận sau trong những lý do này, ông Gibson đã cố gắng rất nhiều về câu trả lời đó, trước bồi thẩm đoàn, gợi ý rằng điều đó có thể có nghĩa là đương đơn đã không bắt đầu thực hành việc chào hỏi giáo dân sau Thánh lễ cho đến năm 1997. Bên bào chữa đệ trình rằng đây là một sự bóp méo bằng chứng của Potter.

[143] Trong bối cảnh này, ‘bằng chứng ngoại phạm’, tất nhiên, có nghĩa là bị cáo nói ‘Tôi đã ở một nơi khác vào thời điểm hành vi phạm tội này được cho là đã được thực hiện". Theo bên bào chữa chủ trương, một trong những vấn đề chính trong vụ án này là đương đơn đứng trên các bậc thềm, bên ngoài Nhà thờ Chính tòa, nói chuyện với giáo dân vào thời điểm mà ông ta bị cho là đang thực hiện các hành vi phạm tội bao gồm trong biến cố đầu tiên. Đây luôn là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, nó càng trở nên chủ chốt hơn khi, cuối cùng, người ta thấy rõ ràng là những ngày duy nhất để biến cố đầu tiên có lẽ đã xẩy ra là hoặc ngày 15 hoặc ngày 22 tháng 12 năm 1996. Đó là những ngày mà đương đơn có thể viện dẫn bằng chứng tích cực về điều tương đương với 'bằng chứng ngoại phạm'.

[144] Thừa tác viên mang bình hương.

[145] Mallinson nói rằng ông đã nhìn thấy đương đơn trong hành lang phòng áo, cả hai ở một mình và được tháp tùng lẫn nhau. Ông cũng nói rằng ông đã thấy đương đơn mặc và cởi áo lễ. Tuy nhiên, ông không nói rằng ông đã thấy đương đơn ở một mình, trong khi mặc áo lễ.

[146] Điều này có ý nghĩa quan trọng vì Finnigan ngừng tham gia ca đoàn vào ngày Giáng sinh năm 1996. Thành thử, Finnigan phải đề cập đến thực hành của đương đơn vào tháng 12 năm đó. Ông không thể đề cập đến người tiền nhiệm của đương đơn, Tổng Giám mục Little, người không bao giờ có thực hành đó.

[147] [1994] HCA 63; (1994) 181 CLR 487 (‘M’).

[148] M, 493.

[149] M, 492-4. Xem thêm, R v Baden-Clay [2016] HCA 35; (2016) 258 CLR 308, 329 Than30 [65] - [66] (French CJ, Kiefel, Bell, Keane và Gordon JJ) (‘Baden-Clay’).

[150] M, 494 (bỏ trích dẫn).

[151] [2002] HCA 53; (2002) 213 CLR 606 (‘MFA’).

[152] Như sẽ thấy, đây từng là một câu hỏi gây tranh cãi mà Tòa án Tối cao đã xem xét nhiều lần. Chánh án Brennan, trong vụ Chamberlain (No 2) v The Queen [1984] HCA 7; (1984) 153 CLR 521, 604 (‘Chamberlain (No 2)’), đưa ra quan điểm cho rằng một tòa án phúc thẩm trung gian nên thực thi quyền hành của mình để thay thế một bản án tha bổng bằng một bản án mà bồi thẩm đoàn đã đạt được chỉ trong những hoàn cảnh 'phi thường'. Làm khác đi, là tòa án đó đã ‘tiếm đoạt các chức năng của bồi thẩm đoàn’. Như sẽ thấy, quan điểm có tính hạn chế cao đó đã không thắng thế, và một cách tiếp cận rộng rãi hơn đối với câu hỏi liệu một bản án có nên được đặbị bác bỏ như là không hợp lý hiện nay được công nhận là đúng hay không.

[153] 7 Edw 7, c 23.

[154] MFA, 620 [45].

[155] (1998) 194 CLR 106.

[156] (1998) 197 CLR 250.

[157] MFA, 621 [48] - [49] (bỏ các chú thích).

[158] Cũng có thể nói cùng một điều về việc tiếng Anh sử dụng kiểu nói ‘hoài nghi lẩn khuất’ (lurking doubt) thay thế cho tội lỗi của bị cáo. Xem R v Cooper [1968] 3 WLR 1225.

[159] MFA, 623-4 [57] - [61] (McHugh, Gummow và Kirby JJ, Gleeson CJ, Hayne và Callinan JJ đồng ý).

[160] (1997) 191 CLR 439 (‘Jones’).

[161] Ibid 452 (Gaudron, McHugh và Gummow JJ).

[162] Ibid 442 (Brennan CJ), trích dẫn Whitehorn v The Queen [1983] HCA 42; (1983) 152 CLR 657, 687 (Dawson J, Gibbs CJ và Brennan J đồng ý).

[163] [2007] HCA 30; (2007) 230 CLR 559 (‘Libke’).

[164] Ibid 596-7 [113] (bỏ trích dẫn) (nhấn mạnh trong bản gốc).

[165] [1984] HCA 7; (1984) 153 CLR 521.

[166] Dù sao, Hayne J trong phán đoán của mình trong vụ Libke ở 596-7 đã ghi chú vụ M ở 492-3, mà không thêm bớt hay bình luận chi. Điều đó cho thấy ông không coi việc ông phát biểu thử nghiệm liên hệ khác biệt đáng kể so với đa số trong vụ M.

[167] Tình trạng chính xác của nhận xét Hayne J, trong vụ Libke, dù sao, bị làm cho phức tạp bởi sự kiện: Gleeson CJ, trong những lý do ngắn gọn, nói rằng ông đồng ý, vì những lý do được Hayne J đưa ra, rằng kháng cáo nên bị bác bỏ. Chánh án Heydon cũng đồng ý với Hayne J, mặc dù bản chất phán quyết của ông ta chỉ xử lý tác phong của công tố viên. Ông không hề đề cập đến lập luận hầu như không nhấn mạnh rằng bản ‘không an toàn hoặc không thỏa đáng’.

[168] [2019] VSCA 52 (‘Tyrrell’).

[169] Ibid [70]. Đơn của Giám đốc Công tố xin phép đặc biệt để kháng cáo chống lại phán quyết của Tòa án này trong vụ Tyrrell đã bị bác bỏ, trên giấy tờ, vào ngày 7 tháng 8 năm 2019. Xem The Queen v Tyrrell [2019] HCASL 220. Xem thêm, Connolly (a pseudonym) v The Queen [2019] VSCA 125.

[170] [1998] HCA 2; (1998) 193 CLR 1 (‘Palmer’).

[171] Palmer (Brennan CJ, Gordon và Gummow JJ, McHugh J không đồng ý ở 28-9, Kirby J đồng ý ở 42-3).

[172] Palmer (Brennan CJ, Gordon và Gummow JJ, McHugh J đồng ý ở 29-31, Kirby J không đồng ý ở 33-6).

[173] Palmer, 12 [14].

[174] Palmer, 30 [75].

[175] [2011] HCA 13; (2011) 243 CLR 400 (‘SKA,).

[176] French CJ, Gummow và Kiefel JJ, Heydon và Crennan JJ không đồng ý.

[177] Hoặc có lẽ, nói cách khác, như là các vấn đề ‘một cách hoàn hảo’ (quintessentially) đối với bồi thẩm đoàn.

[178] [2014] HCA 28; (2014) 88 ALJR 779.

[179] [2016] HCA 12; (2016) 256 CLR 482.

[180] [2016] HCA 30; (2016) 259 CLR 380.

[181] [2016] HCA 35; (2016) 258 CLR 308.

[182] X7 v Australian Crime Commission [2013] HCA 29; (2013) 248 CLR 92, 124 [59].

[183] Baden-Clay, 329-330, [65] - [66] (bỏ các trích dẫn). Cả hai đoạn văn có ảnh hưởng sâu xa (seminal) trong vụ M, 494 và trong MFA, 621-3, được chuyên biệt trích dẫn trong một chú thích cho phần trích dẫn được nêu ở trên. Những đoạn đó đã được Tòa án Tối cao phê duyệt rõ ràng và áp dụng.

[184] [2017] HCA 25; (2017) 91 ALJR 698 (‘GAX’).

[185] [2008] VSCA 75; (2008) 18 VR 644.

[186] R v Shah [2007] SASC 68, [4] (Doyle CJ).

[187] Morabito v The Queen [2007] NSWCCA 126, [34] (Mason P).

[188] Có thể là, như với dòng thẩm quyền xử lý cơ sở kháng cáo này tại Tòa án tối cao, cơ sở đã thành công phần nào một cách thường xuyên hơn ở Tòa án này hơn đôi khi người ta nghĩ. Giáo sư Jeremy Gans, người đã viết nhiều về chủ đề này, đã nhận diện một số điển hình trong đó Tòa án này, trong những năm gần đây, đã hủy bỏ các bản án và thay thế bằng các bản án tha bổng. Một số điển hình bao gồm Omot v The Queen [2016] VSCA 24; Tandy (a pseudonym) v The Queen [2016] VSCA 229; Mejia (a pseudonym) v The Queen [2016] VSCA 296; Gant v The Queen [2017] VSCA 104; Daniels (a pseudonym) v The Queen [2017] VSCA 159; Debresay v The Queen [2017] VSCA 263; Wade (a pseudonym) v The Queen [2018] VSCA 304; Tyrrell v The Queen [2019] VSCA 52; and Conolly (a pseudonym) v The Queen [2019] VSCA 125. Chủ trương ở các tiểu bang khác, đặc biệt New South Wales, nói chung cũng tương tự. Xem, thí dụ, Wood v The Queen [2012] NSWCCA 21; (2012) 84 NSWLR 581, trong đó một bản án tội sát nhân đã được đặt sang một bên và một vụ tha bổng được vào sổ. Gần đây nhất, xin xem Daaboul v The Queen [2019] NSWCCA 191, một vụ án liên hệ tới những lời kết tội bất nhất trong đó Bathurst CJ kết luận rằng, ông hoài nghi về tội lỗi của đương đơn vi phạm tình dục, đây là một hoài nghi mà bồi thẩm đoàn cũng phải có, vì áp dụng vụ M.

[189] Việc nhắc đến ‘tâm trí của vị thẩm phán đặc thù đó’ phải được hiểu là liên hệ đến một cách tiếp cận chủ quan đối với bằng chứng đó, vì dĩ nhiên, những tâm trí hợp lý đôi khi có thể dị biệt đối với cách tiếp cận này.

[190] Mặc dù hạn từ ‘không thể’ (bất khả) được sử dụng cùng khắp, nhưng điều rõ ràng được bên bào chữa tìm cách truyền đạt là ‘không thể một cách thực tiễn’.

[191] Hạn từ 'được chấp nhận', trong bối cảnh này, chỉ bao gồm sự chấp nhận từ phía bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng của Portelli liên quan đến 'bằng chứng ngoại phạm' là 'có thể một cách hợp lý'. Đó là vì 'bằng chứng ngoại phạm' nhất thiết phải là một câu trả lời hoàn chỉnh đối với lý lẽ công tố, chứ không chỉ đơn thuần là sự phủ nhận một mẩu bằng chứng gián tiếp đơn nhất, bất kể quan trọng đến mức nào, mà công tố đã dựa vào.

[192] Thực thế, chủ trương phần lớn giống như chủ trương được thảo luận bởi Tòa án Tối cao trong vụ SKA.

[193] Xem cách tổng quát, R v Small (1994) 33 NSWLR 575, 595-6.

[194] Nghĩa là một vấn đề mà tôi sẽ trở lại sau trong những lý do để phán xét.

[195] Việc có phải là một tuyên bố công bằng về bằng chứng của Portelli hay không sau này sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những lý do này, điều đang được đệ trình nhân danh đương đơn là, sau khi suy nghĩ ngắn gọn về vấn đề, Portelli đã có thể nhớ lại rằng đó là một cuộc Rước kiệu ở bên ngoài.

[196] Dường như không có bất cứ bằng chứng nào để hỗ trợ cho sự tranh chấp đặc thù đó.

[197] Hầu như không cần phải nói rằng bằng chứng của loại đó không thể được chuyển thành bằng chứng tích cực rằng đương đơn đã không được tháp tùng bởi Portelli hoặc người khác. Tuy nhiên, có bằng chứng của David Dearing cho thấy ông ta có thể nhớ việc nhìn thấy Đức Tổng Giám Mục mặc áo lễ, và không có người tháp tùng, trong khu vực phòng áo, dù tại một thời điểm không xác định.

[198] Trong số đó thường có từ 6 đến 12.

[199] Một lần nữa, phải nhớ rằng Finnigan rời chức vụ của mình tại Nhà thờ Chính tòa vào Giáng sinh năm 1996. Điều đó đã làm cho bằng chứng của ông, liên quan đến các thực hành được tuân thủ trước khi ông rời chức vụ, có tầm liên quan quan yếu, và có thể được cho là có tính gỡ tội mạnh mẽ.

[200] Một lần nữa, bằng chứng này khó hòa hợp với trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên.

[201] DPP v Pell (Sentence) [2019] VCC 260 (‘các nhận định kết án) [65]–[67].

[202] Có thể nghĩ rằng nhận xét của thẩm phán xét xử về việc đương đơn không có dấu hiệu suy yếu tinh thần đã được điều hướng về phía một đệ trình nhằm mục đích tuyên án rằng ông ta có thể đã không hành động hợp lý vào thời điểm đó. Nhận xét đó không liên quan gì đến việc đánh giá của quan tòa về mức độ trơ trẽn của hành vi phạm tội, hoặc tác phong đó nguy hiểm như thế nào.

[203] Thật khó để nhìn thấy điểm nhận xét đó, vì bằng chứng của người khiếu nại là ông không có ký ức nào về những buổi diễn tập này.

[204] Xem [514] các lý do của tôi để phán xử.

[205] Đúng là người khiếu nại đã không sử dụng hạn từ “vạch” (parted) trong các bằng chứng tại phiên tòa. Ông cũng không làm như vậy trong các tuyên bố ban đầu của mình với cảnh sát. Tuy nhiên, ông có nói tại phiên điều trần, rằng đương đơn ‘đã kéo một cái gì đó ra’ và để lộ dương vật của mình. Xem [434] - [435] về các lý do để tôi phán xử.

[206] (nhấn mạnh trong bản gốc).

[207] Nên lưu ý rằng bằng chứng của người khiếu nại tại phiên điều trần cho thấy rằng ông ta khá không chắc chắn là ở đâu, một cách chính xác, trong hành lang phòng áo, biến cố thứ hai đã xảy ra. Ông ta nhận diện một số vị trí có thể có khi được yêu cầu chỉ ra bằng cách vẽ chỗ nào nơi hành lang đã xảy ra cuộc tấn công ông ta.

[208] Hạn từ ‘tính khả tín’ (credibility) thường được sử dụng để phản ảnh tính chân thực, hay việc nói sự thực của một nhân chứng. Điều đó tương phản với tính đáng dựa vào (reliability) của bằng chứng của nhân chứng đó.

[209] Sir Richard Eggleston, Evidence, Proof and Probability (Weidenfeld and Nicolson, 2nd ed, 1983) 192–3.

[210] Pate (a Pseudonym) v The Queen [2019] VSCA 170, [69] (‘Pate’).

[211] Sự đệ trình cuối cùng đó dường như liên hệ đến một kết luận không hợp lý (non sequitur). Câu hỏi liệu phán quyết của bồi thẩm đoàn có không hợp lý hay không không thể được giải đáp bằng cách nhắc đến sự kiện bồi thẩm đoàn đã kết án.

[212] Chưa bao giờ được làm rõ ràng, qua việc chất vấn thêm, chính xác điều gì đã gây cho người khiếu nại buồn khổ biểu kiến như vậy. Tất nhiên, vì bản chất buộc tội của một phiên tòa hình sự, không thể làm ngơ khả thể bị buồn khổ. Cũng có thể buồn khổ xuất phát từ một nguyên nhân nào đó khác với việc làm sống lại một trình thuật trung thực và đau thương của việc bị lạm dụng tình dục. Ngoài ra, phải nhớ rằng có thể có những lý do vững chắc tại sao, từ góc độ pháp y, một người đối chất được cố vấn sai trong việc dò la các khả thể này. Hơn nữa, điều 32C của Đạo luật Bằng chứng (Các điều khoản Linh tinh) năm 1958 áp đặt các hạn chế đáng kể đối với một việc đối chất có thể ảnh hưởng đến chủ đề đó.

[213] Tất nhiên, không nên quên rằng một bồi thẩm đoàn khác, tại phiên tòa đầu tiên, đã xem xét về căn bản cùng một bằng chứng được đưa ra bởi người khiếu nại như bằng chứng ông đưa ra cho bồi thẩm đoàn trong phiên tòa thứ hai. Bồi thẩm đoàn đầu tiên đó đã không thể đồng ý, ngay cả khi được chỉ đạo rằng họ có thể đưa ra một phán quyết đa số. Điều đó có thể gợi ý rằng việc đệ trình của ông Boyce về bản chất không thể trả lời cách thuyết phục được trong bằng chứng của người khiếu nại có thể là một điều gì đó nói quá đáng.

[214] Michael Kirby, ‘Judging: Reflections on the Moment of Decision’ (1999) 18 Australian Bar Review 4, 7–8; Michael Kirby, ‘Where does the truth lie? The Challenges and Imperatives of Fact-Finding In Trial, Appellate, Civil and Criminal Courts And International Commissions of Inquiry’ [2018] UNSW Law Jl 12; (2018) 41(2) University of New South Wales Law Journal 293, 298.

[215] Thí dụ, Wigmore on Evidence (1970) Macnaughton Revision Vol III § 276 nói đến việc bồi thẩm đoàn phán định tính đáng tin bằng cách lưu ý đến sự 'sẵn sàng và nhanh chóng' trong các câu trả lời của nhân chứng hoặc ngược lại, 'sự thẳng thắn hoặc lảng tránh' trong các câu trả lời của ông ta , 'sự thẳng thắn của việc nói lập lờ [equivocation]’, 'sự sẵn sàng hoặc miễn cưỡng' để trả lời các câu hỏi, 'các im lặng', 'các giải thích' và 'các mâu thuẫn.' Xem, thí dụ, các quan điểm của Toàn Tòa về tầm quan trọng tiềm tàng của thái độ ứng xử trong R v Simic [1979] VicRp 49; [1979] VR 497.

[216] Fox v Percy [2003] HCA 22; (2003) 214 CLR 118, 129 [31] (Gleeson CJ, Gummow và Kirby JJ) (‘Fox v Percy’). Các quan tòa lưu ý rằng gần đây người ta đã ý thức rằng nghiên cứu khoa học đang đặt nghi ngờ đối với giá trị của thái độ ứng xử dùng làm cơ sở để đánh giá tính khả tín. Điều này không ‘loại bỏ các nguyên tắc lâu đời về tính khả tín của nhân chứng; nhưng nó có xu hướng làm giảm các dịp trong đó các nguyên tắc này được coi là quan yếu’.

[217] Xem, thí dụ, Loretta Re, ‘Oral v Written Evidence: The Myth of the ‘Impressive Witness’’ (1983) 57(12) Australian Law Journal 679. Bài viết này phản ảnh các quan điểm tương tự với các quan điểm được nêu trong Ủy ban Cải cách Luật pháp Úc, Evidence (Interim Report No 26, vol 1, 1985) [797]–[800], từng dẫn đến Luật Chứng cớ Thống nhất (Uniform Evidence Law).

[218] Lord Patrick Devlin, The Judge (Oxford University Press, 1st ed, 1979) 63, trích dẫn Chánh án McKenna, ‘Discretion’ (1974) 5(1) The Irish Jurist 1, 10 với sự chấp thuận.

[219] Có lẽ ‘ngôn ngữ thân xác’ có thể hỗ trợ cho một người quan sát được đào tạo nhiều hơn cho một bồi thẩm viên dân thường, hoặc thậm chí cả một thẩm phán có kinh nghiệm. Trọng điểm đơn giản chỉ là: người ta cần thận trọng khi nói rằng một điều gì đó, ‘trong cốt lõi’ (quintessentially) là một vấn đề dành cho bồi thẩm đoàn bởi vì nó liên quan, đến một mức độ đáng kể, tới việc đánh giá thái độ ứng xử. Đó là điểm khởi đầu của việc phân tích về giá trị chứng minh, chứ không phải kết luận mà cuối cùng người ta sẽ đạt đến.

[220] Société d’avances Commerciales (Société Anomyne Egyptienne) v Merchants’ Marine Insurance Co. (‘The Palitana’) (1924) 20 Lloyds L Rep 140, 152. Nhận xét của vị này được Tòa án Tối cao trích dẫn trong vụ Fox v Percy, 129 [20].

[221] Các hồ sơ đương thời, được bảo tồn bằng điện tử hoặc bằng văn bản, là một thí dụ về ‘bằng chứng khách quan’ như vậy. Cũng thế, các di chuyển có thể được theo dõi bằng cách truy tìm các liên kết điện thoại di động với các tháp đặc thù. Điều thông thường là lưu ý đến các cảnh do CCTV ghi lại, và sử dụng dụng cụ nghe và bằng chứng do viễn thông ghi lại trong các phiên tòa hình sự. DNA, bất chấp hoàn toàn được biện minh hay không, được coi là một loại riêng về phương diện có thể dựa vào được. Hiện nay người ta rộng rãi nhìn nhận rằng bằng chứng nhận dạng thường không đáng dựa vào, mặc dù bản chất thuyết phục của nó khi được đưa ra bởi các nhân chứng cho rằng mình chắc chắn, nhưng có thể được chứng minh là đã bị nhầm lẫn.

[222] Khi đặt cơ sở cho các đệ trình của mình hoàn toàn dựa trên sự đáng tin và đáng dựa vào của người khiếu nại, ông Boyce đã không đề cập đến hình thức tiêu chuẩn của việc trao trách nhiệm cho bồi thẩm đoàn vốn qui định việc đánh giá các nhân chứng, như đã được nêu trong Criminal Charge Book [1.6.1], [3.5.1] của Hội Xét Xử Victoria. Ngày nay, các thẩm phán xét xử dự kiến sẽ chỉ đạo các bồi thẩm đoàn, cả khi bắt đầu phiên tòa, lẫn trong lúc trao trách nhiệm cuối cùng, rằng họ không nên vội đi đến kết luận dựa trên cách một nhân chứng đưa ra bằng chứng của họ. Các bồi thẩm đoàn được nói rằng ngoại hình có thể lừa dối. Điều quan trọng, họ được cảnh giác rằng ‘có quá nhiều biến số khiến cho cách thức qua đó một nhân chứng đưa ra bằng chứng trở thành nhân tố duy nhất, hoặc thậm chí là nhân tố quan trọng nhất’ trong quyết định của họ. Thẩm phán xét xử trong vụ án hiện tại đã cho bồi thẩm đoàn sự chỉ đạo đó. Các thành viên của Tòa án này, theo tôi, nên tiếp cận vấn đề về sự đáng tin và đáng dựa vào của người khiếu nại theo y như cùng một cách.

[223] Có một khối lượng đáng kể các tài liệu học thuật xử lý điều đôi khi được mô tả là ‘hội chứng trí nhớ sai’. Các trường hợp như vậy có thể hiếm gặp, nhưng chúng đã được chứng minh là có thật.

[224] R v Beech (Newcastle Crown Court, Goss J, 26 July 2019), [1]. Trường hợp của Beech chắc chắn là một ví dụ hiếm hoi về việc giả mạo thành công các cáo buộc thuộc loại này. Tuy nhiên, nó không duy nhất.

[225] Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các phán quyết của bồi thẩm đoàn, tập trung vào mức độ chúng nên được coi là đáng nghi vấn hoặc đáng nghi ngờ. Phân tích thuyết phục nhất trong số này là của John Baldwin và Michael McConville, Jury Trials (Clarendon Press, 1979). Phương pháp học được áp dụng nói chung là hợp lý, và chắc chắn có sức thuyết phục hơn so với phương pháp trước đây được sử dụng trong Harry Kalven Jr and Hans Zeisel, The American Jury (Little, Brown and Company, 1966). Baldwin và McConville dành cả một chương cho điều họ mô tả là "những kết án đáng nghi ngờ". Qua khảo sát một nghiên cứu đặc thù, họ nhận thấy một số bản án ở Anh, nơi ít nhất hai trong số các nhóm sau: thẩm phán, công tố viên, và cảnh sát, không đồng ý với các phán quyết của bồi thẩm đoàn, và dám sẽ tha bổng. Họ lập luận, một cách vững chắc, rằng những kết quả này cho thấy các phán quyết trong những trường hợp đó là đáng bị tra vấn.

[226] Mặc dù, có thể nói rằng ngay cách đặt vấn đề đó cũng có khả năng gây hiểu lầm và gây bất lợi cho bên bào chữa.

[227] Rupert Cross, Evidence (Butterworths, 3rd ed, 1967) 30. Xem cách chung chung, Joy v Phillips, Mills & Co. Ltd [1916] 1 KB 849, 854 (Phillimore LJ).

[228] Wigmore on Evidence (1983) Tillers Revision Vol IA § 92.

[229] Ibid § 93.

[230] Hãy xem cách chung, vụ Palmer, nơi bằng chứng của một chứng cớ ngoại phạm được cho là vững chắc nhưng không hề có tính giải quyết (disposotive) vẫn đủ thuyết phục được Tòa án Tối cao rằng bản án ấy không an toàn và không thỏa đáng.

[231] Đã có những thí dụ về những người bị buộc tội dựa vào điều quen được gọi là bằng chứng tương tự về sự kiện để lôi kéo người khác vào việc thực hiện hành vi phạm tội bị cáo buộc, và đã gỡ được tội. Xem R v Chee [1980] VicRp 32; [1980] VR 303, và Re Knowles [1984] VicRp 67; [1984] VR 751 nơi, trong cả hai trường hợp, bên bào chữa dựa vào mô hình hành vi ứng xử của người khác như là bằng chứng gián tiếp của một loại gỡ tội.

[232] [1985] HCA 66; (1985) 159 CLR 507.

[233] Meyer (a pseudonym) v The Queen [2018] VSCA 140, [182] (‘Meyer’).

[234] Stephen Odgers, Uniform Evidence Law (Thomson Reuters, 12th ed, 2016), 194.

[235] Trong vụ Meyer, đa số (Priest và Kaye JJA) đã nói rõ rằng, theo ý kiến của họ, phép để đối chất một nhân chứng bất lợi theo điều 38 nên được đưa ra trong những điều kiện hạn hẹp, để chỉ tập trung vào các vấn đề đưa ra đưa đến kết luận rằng bằng chứng được đưa ra là bất lợi cho lý lẽ được đưa ra bởi bên gọi nhân chứng, hoặc có lẽ việc sử dụng một tuyên bố, hoặc các tuyên bố, không nhất quán trước đó để công kích tính đáng tin.

[236] [2002] NSWCCA 186; (2002) 54 NSWLR 474, 488 [73].

[237] Evidential Ruling No 3, [1].

[238] Evidential Ruling No 3, [4].

[239] Evidential Ruling No 3, [30]–[32](bỏ chú thích).

[240] Evidential Ruling No 3, [56]–[60] (nhấn mạnh trong nguyên bản).

[241] Evidential Ruling No 3 [65].

[242] Evidential Ruling No 3 [72].

[243] Những chủ đề này là: (1) đương đơn ở một mình tại thời điểm vi phạm, (2) đương đơn không chào đón giáo dân trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ, (3) các lễ phục được mặc bởi đương đơn có thể được xoay xở để lộ dương vật, (4) người khiếu nại và cậu bé kia có thể vào hành lang phòng áo, và (6) người khiếu nại và cậu bé kia sẽ có thể thoát khỏi đám rước mà không bị phát hiện. Chủ đề 5 liên quan đến khả năng người khiếu nại và cậu bé kia lấy được rượu trong phòng áo của các Linh mục, và rõ ràng, ít quan trọng hơn các chủ đề còn lại được quan tòa nhận diện.

[244] Evidential Ruling No 3[112].

[245] Evidential Ruling No 3 [114]–[116], [119].

[246] Cuối cùng, đệ trình của ông Gibson với bồi thẩm đoàn rằng việc đương đơn đứng trên các bậc thềm sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật có thể không khai triển cho đến năm 1997, sớm nhất, có vẻ khó hòa giải với việc quan tòa giới hạn về việc đối chất, như đã trình bày trong phán quyết.

[247] Evidential Ruling No 3 [129].

[248] Những phán quyết này bao gồm phán quyết về điều 38, và quan trọng là phán quyết riêng về sự hoạt động của Điều 32C của Đạo luật Chứng cớ (Các Điều khoản Linh tinh) năm 1958. Phán quyết đó, được đưa ra trước phiên tòa đầu tiên, có hiệu quả là người khiếu nại không thể bị đối chất về bất cứ trao đổi thông tin bí mật nào trong quá khứ rằng có thể có giữa ông ta và một bác sĩ hoặc cố vấn y tế, phát sinh từ bất cứ vấn đề sức khỏe tâm thần nào mà ông ta có thể có. Không có thách thức nào đối với phán quyết đó trước Tòa án này. Có thể nên lưu ý rằng một hạn chế không giống như thế về việc đối chất dường như hiện hữu ở New South Wales, liên quan đến điều 293 (3) của Đạo luật Tố tụng Hình sự 1986 của Tiểu Bang đó, mà gần đây đã được cho là ngăn chặn việc đối chất một người khiếu nại trong một vụ hiếp dâm về con số các cáo buộc hiếp dâm bị chứng minh là sai lầm mà cô đã thực hiện trong quá khứ. Xem R v RB [2019] NSWDC 368.

[249] (1893) 6 R 66.

[250] Có lẽ là một từ ngữ tốt hơn là từ ngữ “một cách vô thức”.

[251] Như tôi đã nói, Điều này là lựa chọn của công tố viên, chứ không đơn giản là phán quyết của thẩm phán xét xử về việc áp dụng điều 38.

[252] [1973] HCA 30; (1973) 129 CLR 460

[253] [1996] HCA 22; (1996) 186 CLR 427.

[254] Điều 360 của CPA quy định về ‘các sắp xếp thay thế’ cần làm để một nhân chứng đưa bằng chứng trong diễn trình tố tụng hình sự liên quan đến cáo buộc phạm tội tình dục. Điều 360 (a) cho phép các bằng chứng đó được đưa ra từ một địa điểm ở xa. Điều 360 (d) chỉ cho phép những người được tòa án chỉ định có mặt trong khi nhân chứng đang đưa ra bằng chứng. Chính trên cơ sở đó, bằng chứng của ông đã được đưa ra trong phòng xử, và không được cung cấp cho công chúng.

[255] Xem [415] các lý do để tôi phán xử.

[256] Thí dụ: John May, người đã đưa ra bằng chứng về việc đóng chai rượu lễ được sử dụng tại Nhà thờ Chính tòa vào năm 1996, chỉ đơn giản có bản ghi lại bằng chứng đó được mở cho bồi thẩm đoàn coi tại phiên tòa thứ hai.

[257] Xem chung về điểm này, Pate [70] - [77] (Priest JA).

[258] Chủ trương này phần nào bị làm ra tồi tệ (compounded) bởi sự kiện có những hạn chế về mặt lập pháp đối với mức độ mà các vấn đề có thể liên quan đến vấn đề này có thể được thăm dò. Xem, thí dụ, điều 32C của Đạo luật Bằng cớ (Các điều khoản Linh tinh) năm 1958, là điều khoản, như tôi đã nói, đã được viện dẫn trong trường hợp này. Tôi không chỉ trích sự kiện đó. Đây là một vấn đề dành cho Quốc hội, và không dành cho ai khác.

[259] Rõ ràng nhất, theo điều 98 của Đạo luật Chứng cớ, xử lý với bằng chứng trùng hợp.

[260] Xem, thí dụ, bài báo có ảnh hưởng của Giáo sư Lawrence Tribe ‘Trial by Mathematics: Precision and Ritual in the Legal Process’ ('Xử bằng Toán học: Sự Chính xác và Nghi thức trong diễn trình Pháp lý') (1971) 84 Harvard Law Review 1329. Tác giả đề cập đến sự thích đáng của việc cho phép các lập luận có tính thống kê hoặc rõ ràng có tính duy cái nhiên được cổ vũ trong tương quan với diễn trình tìm hiểu sự kiện. Ông cảnh cáo chống lại việc lạm dụng các lập luận như vậy và trích dẫn không những phiên tòa tai tiếng năm 1899 xử Alfred Dreyfus, mà cả điều vẫn còn là vụ án hàng đầu về chủ đề này ở Hoa Kỳ, People v Collins 68 Cal 2d 319, 320 (Cal, 1968) ('People v Collins').

[261] Eggleston (n 209).

[262] Điều này giả định rằng trên thực tế, những ‘điều’ đó thật sự độc lập với nhau, một giả định không thể được đưa ra đối với mọi điều này. Thí dụ, chắc chắn sẽ có sự chồng chéo trong cuộc tấn công vào tính đáng dựa vào của bằng chứng Portelli, về việc đương đơn vẫn đứng ở các bậc thềm đàng trước, và bằng chứng của ông ta về việc đương đơn không bao giờ bị để ở một mình khi mặc áo lễ. Bỏ qua sự chồng chéo đó có thể rơi vào lỗi toán học được Tòa án Tối cao California nhận diện trong việc đảo ngược việc kết án phần lớn dựa vào bằng chứng có tính xác suất toán học trong vụ People v Collins.

[263] Xin nói với lòng tôn trọng, điều đó không hoàn toàn chính xác. Nếu trình thuật của Portelli được chấp nhận, ông ta sẽ ở chính vị trí đó.

[264] Như đã được nhấn mạnh trước đây, không có biến cố nào khác được liệt kê cho Nhà thờ Chính tòa vào chiều ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, hoặc vì vấn đề đó, ngày 23 tháng 2 năm 1997.

[265] Tất nhiên, bằng chứng của McGlone, có một khía cạnh quan trọng khác. Nếu được chấp nhận về cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, thì việc này sẽ hữu hiệu làm nổ tung lý thuyết của công tố rằng thói quen gặp gỡ các giáo dân trên các bậc thềm không khai triển cho đến một thời điểm sau đó, vào năm 1997.

[266] Tòa án Tối cao trong vụ Jones v The Queen (1997) 191 CLR 439, 453 đặc biệt nói rằng đây là một phương thức suy luận hợp pháp và thích đáng.

[267] (2001) 52 NSWLR 82. Dường như quy tắc này chưa bao giờ thực sự được tuân theo ở Victoria.

[268] Theo nghĩa cổ điển, bên bào chữa đã chống đỡ điều Lord Denning mô tả là gánh nặng chứng minh 'tạm thời' hoặc 'chiến thuật' khi họ tìm cách đưa ra một nghi ngờ hợp lý về tội lỗi qua một lập luận dựa trên 'bằng chứng ngoại phạm' theo nghĩa lỏng lẻo nhất của thuật ngữ đó, nhờ đó phủ nhận cơ hội. Xem Lord Denning, ‘Presumptions and Burdens’ (1945) 61 Law Quarterly Report 379, 380. Giáo sư Cross đề cập đến việc ‘hoán chuyển’ gánh nặng chứng minh liên quan đến các vấn đề thuộc loại này như là ‘có tính chiến thuật’, trong yếu tính muốn gợi ý rằng bằng chứng nhằm thoả mãn ‘gánh nặng tạm thời’, sẽ được dẫn dắt như một vấn đề chiến thuật, chứ không phải vấn đề pháp lý. Phân tích này giống như một gánh nặng bằng chứng hiển nhiên.

[269] [1984] HCA 7; (1984) 153 CLR 521.

[270] [1989] HCA 16; (1989) 166 CLR 409.

[271] Xem thêm, R v Chai [2002] HCA 12; (2002) 76 ALJR 628, trong đó Tòa án Tối cao nhấn mạnh sự cần thiết của một tòa án phúc thẩm phải xử lý tất cả các cơ sở có thể ảnh hưởng đến bất cứ phiên xử lại nào.

[272] [2019] HCA 5.
[273] Xem cách chung, Rosemary Pattenden, Judicial Discretion and Criminal Litigation (Clarendon Press, 2nd ed, 1990) 136–8, trong đó tác giả bác học này cho rằng để cho công bằng, một thẩm phán xét xử được quyền hạn chế luật sư, trong nhiều việc khác, việc áp dụng 'các chiến thuật xét xử đáng ngờ'.

[274] Trong vụ Jago v District Court of New South Wales [1989] HCA 46; (1989) 168 CLR 23, Mason CJ đã nói đến một ‘khiếm khuyết căn bản’, đi đến tận ‘gốc rễ của phiên tòa’. Nghĩa là, về yếu tính, cùng là một khái niệm như khái niệm mà đương đơn tranh luận dưới Cơ sở 3.

[275] Điều 22.

[276] Điều 29.

[277] Điều 30.

[278] Điều 31.

[279] [1987] HCA 31; (1987) 163 CLR 221.

[280] [1999] HCA 50; (1999) 199 CLR 40.

[281] (Gleeson CJ, Gaudron, Gummow và Callinan JJ, McHugh J không đồng ý, Kirby J không đồng ý).

[282] Bản Ghi nhớ Giải thích, Criminal Procedure Bill 2008, 78.

[283] Tôi nhận thấy có thể tìm được một hỗ trợ nào đó cho lối giải thích của ông Boyce, về các điều 210 và 217 trong Legislative Guide to the Criminal Procedure Act 2009 do Bộ Tư pháp phát hành. Đó là một tài liệu mà ta có thể lưu ý, theo Interpretation of Legislation Act 1984, khi can dự vào một nhiệm vụ diễn giải. Sách Hướng dẫn đó đặc biệt đề cập đến điều 210 như là đã được ban hành để xác định thời điểm bắt đầu phiên xử.

[284] R v Talia [1996] VicRp 33; [1996] 1 VR 462.

[285] [1998] HCA 28; (1998) 194 CLR 355.

[286] Trong một số khía cạnh của luật pháp, nơi đòi phải có sự hiện diện, điều đôi khi được mô tả là ‘sự hiện diện xây dựng’ đã được coi là thoả mãn yêu cầu này. Xem, thí dụ, cuộc thảo luận về ‘sự hiện diện’ trong bối cảnh đồng phạm hình sự trong Peter Gillies, The Law of Criminal Complicity (Lawbook, 1980), 46. Tác giả đề cập đến vụ R v Manners [1837] EngR 247; (1837) 173 ER 349, 349, như nguồn của học thuyết ‘hiện diện xây dựng’, trong luật pháp Anh.

[288] Một cách tiếp cận linh hoạt hơn để lồng vào 1 điều khoản những chữ vốn không có ở đó được cho là được phản ánh trong vụ Bermingham v Corrective Services Commission of New South Wales (1988) 15 NSWLR 292 (McHugh JA). Mặt khác, một quan điểm phần nào hạn chế hơn có vẻ đã được đưa ra trong vụ R v Young (1999) 46 NSWLR 681, [11] - [16] (Spigelman CJ), DPP v Chan [2001] NSWCA 249; (2001) 52 NSWLR 56, và có lẽ, tại Tiểu bang này trong vụ Victorian Work Cover Authority v Wilson [2004] VSCA 161; (2004) 10 VR 298, [25]–[28] (Callaway JA). Xem cách chung, Dennis C Pearce và Robert S Geddes, Statutory Interpretation in Australia (LexisNexis Butterworths, 8th ed, 2014), 76.

[288] Harris (M) Ltd, Petitioners 1956 SLT 367, 368–9 (Lord Sorn).

[289] [2019] NSWCCA 156 (‘Amagwula’).

[290] Quan Tòa đề cập đến R v Williams [1976] 1 QB 373, 379F (‘Williams’), trong đó Tòa Phúc thẩm cho rằng bị cáo có quyền từ bỏ quyền được luận tội. Trong trường hợp đó, bị cáo đã nghe bản cáo trạng được đọc, và cũng nghe một lời tuyên bố của thư ký với hiệu quả là ông ta đã không nhận tội. Tuyên bố đó thực tế không chính xác, nhưng bị cáo đã không phản đối. Tòa án nhận xét rằng 'sự khăng khăng minh nhiên nói mình không có tội bởi chính bị cáo không còn là một biện pháp bảo vệ công lý cần thiết nữa, nơi đó là lời biện hộ có chủ đích, và nơi các vụ kiện tiếp theo là chính những gì chúng đã là nếu bị cáo tự thực hiện lời lời bào chữa bằng những từ ngữ rõ ràng'.
 
Ánh nhìn nhân từ của Chúa Giêsu dẫn Gia-kêu tới sự hoán cải
Thanh Quảng sdb
18:43 03/11/2019
Ánh nhìn nhân từ của Chúa Giêsu dẫn Gia-kêu tới sự hoán cải

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng ánh mắt nhân từ của Chúa luôn dành cho chúng ta, ngay cả trước khi chúng ta nhận ra nhu cầu cứu rỗi của chính mình.
Tin vatican
Tại buổi kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 3/11/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin mừng nói về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với ông Gia-kêu ở Giê-ri-cô.
Ông Gia-kêu là một người thu thuế, vì thế mà ông bị coi là tội nhân công khai. Khi nghe tin Chúa Giê-su đến Giê-ri-cô, ông muốn nhìn xem Chúa Giê-su là ai - ông ấy không mong gặp Chúa, nhưng chỉ tò mò, ông ấy muốn gặp người mà ông ta đã nghe nói đã làm rất nhiều điều tuyệt vời... Vì ông ta là một người lùn thấp bé nên ông đã chạy đi trước và trèo lên một cây cao để nhìn được Chúa.

Ánh nhìn nhân ái của Chúa Giêsu
Khi Chúa Giêsu đến gần, Ngài nhìn lên và thấy Gia-kêu. Cái nhìn đầu tiên không phải của Gia-kêu, mà là của Chúa Giêsu; cũng vậy ánh mắt thương xót của Chúa nhìn đến chúng ta trước khi chính chúng ta nhận ra nhu cầu cần được cứu rỗi của mình. Và ĐTC nói, chính với cái nhìn thiêng liêng này mà Gia-kêu đã được hoán cải một cách kỳ diệu. Chúa Giê-su đã không trách cứ ông mà còn nói với Gia-kêu rằng Chúa muốn ghé trọ ở nhà ông. ĐTC nói “Đây là ý muốn của Chúa Cha và Chúa Giêsu thực thi ý của Cha Ngài.
Trong Tin Mừng, chúng ta nghe có người xì xào phản đối Chúa Giêsu, vì Người đến nhà của một người tội lỗi. Chúng ta cũng có thể bị kết án lây bởi quyết định này của Chúa Giêsu. Nhưng sự khinh khi của dân chúng chỉ loại trừ Gia-kêu và khiến ông ta phạm thêm nhiều tội hơn.
Một mặt Thiên Chúa kết án tội lỗi nhưng Ngài lại tìm cách cứu kẻ có tội! Những ai chưa bao giờ cảm thấy Chúa tìm kiếm họ, thì cũng khó mà cảm nghiệm được tình thương vĩ đại và phi thường của Chúa thể hiện qua những hành động và lời nói khi Chúa Giêsu tiếp xúc với ông Gia-kêu.

Gặp gỡ trong tình yêu
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chính trong tình thương xót chia sẻ và rộng mời của Chúa Giêsu đã làm cho ông Gia-kêu hoán cải. Ngay lập tức, ông ta đã quyết tâm như thế nào? Khi tiếp xúc với Giêsu, Gia-kêu đã được biến đổi để quyết tâm thương giúp người nghèo, đền bồi những bất công ông đã làm… Ông đã biến những đồng tiền vun góp bất công tham lam thành những hành động bác ái vị tha…
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận những chia sẻ của ngài bằng khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria ban cho chúng ta hồng ân biết luôn nhìn ra ánh mắt yêu thương nhân ái của Chúa Giêsu dành cho chúng ta, để chúng ta cũng biết xót thương những người tội lỗi, để họ cũng được trở về với Chúa như lời Chúa đã phán Ngài đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã mất'.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Bài giảng của Lm. Antôn Đặng Hữu Nam về 39 nạn nhân chết bên Anh
Jos. Vĩnh SA
18:33 03/11/2019
Cha Nam hiện đang làm chánh xứ giáo xứ Mỹ Khánh, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, giáo phận Vinh

XEM VIDEO CLIP

Bài giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân bị chết ngạt trong thùng xe tải ở Anh quốc, trong đó có rất nhiều người Việt Nam.
 
Đại Hội Tuyên Úy Đòan VN Tại Pháp Kỳ 42
Pt Phạm Bá Nha và Pt Giang Minh Đức
21:34 03/11/2019
Năm nay có 25 tuyên úy đến họp, đa số trẻ và trong đó có 5 cha trẻ đến lần đầu, trong tổng số 32 cộng đoàn có tuyên úy VN, tại Pháp, với chủ đề “Đời sống mục tử dựa trên Thánh Kinh, thần học và văn hóa VN ”do Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng từ Roma qua thuyết trình. Ngoại trừ GXVN Paris, các Tuyên Úy đều làm việc cho giáo xứ Pháp, kiêm thêm thời gian ngắn cho người Việt. Ban Điều Hành tổ chức, giữ chỗ ăn ở, đưa rước, in tập kinh phụng vụ và vui hát…: Cha Đại Diện Gilbert Nguyễn Kim Sang, Cha Dominique Nguyễn Xuân Nghĩa, tuyên úy Lyon.

Trong những ngày họp, nghị sự Đại Hội được chia làm 4 phần vụ chính.

1. Sinh hoạt thiêng liêng: Thánh Lễ, kinh Phụng vụ. Dâng lễ mỗi ngày tại nhà nguyện hội Prado do Chân Phước Linh Mục Antoine Chevrier (1826-1879) sáng lập. Trên cung thánh có vòng chữ ‘‘Exemplum Dedi Vobis, Thày đã làm gương cho anh em’’(Je vous ai donné l’exemple) và chung quanh trên tường đầy bức họa người nghèo, cùng khổ từ muôn phương nhìn về đồi cao Thánh Giá, khao khát nhận ra Ánh Sáng Tin Mừng. Có một bức họa, bên trái, ghi : Porte de Ciel, Étoile de la Mer, Je Te salue Marie. Chân Phước Antoine Chevrier nói một câu thời danh : ‘C’est dans la pauvreté que le prêtre trouve sa force, sa puissance et sa liberté (Trong sự khó nghèo, linh mục tìm thấy sức mạnh, lòng quả cảm và tự do).

Thánh lễ và kinh phụng vụ hàng ngày, đều hướng về tâm tình ‘‘Tán Tụng Hồng n’’:

Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la

Xin dâng lời cảm mến, hòa theo tiếng hát dâng lên

Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ, con xin dâng lời cảm tạ

Cho đời con vững một niềm tin. Xin dâng lời cảm mến…

(Xin đọc bài giảng của Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng, sau bài này)

2. Thuyết trình và thảo luận, 8.10.19, theo chủ đề “Đời sống Mục Tử dựa trên Thánh Kinh, thần học và văn hóa VN’’ do ĐÔ Giuse Hoàng Minh Thắng thuyết trình. Nội dung phác họa qua Thánh Kinh căn tính người mục tử: Phó thác, lắng nghe, khiêm nhường, sống nghèo, gắn bó với Chúa Kitô, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nêu gương cho giáo dân.

3. Đón tiếp, ĐC Lyon Emmanuel Gobillard và PTVV Jean Pierre Berthet, phụ trách Mục Vụ Ngoại Kiều Lyon (ACLAAM)

- Sáng 9.10.19, đón chào Đức Cha Lyon, Emmanuel Gobillard: Giảng lễ, ĐC nhấn mạnh, cầu nguyện mỗi ngày như Chúa dạy trong kinh lạy Cha. Không phân biệt, sắc tộc ngôn ngữ mọi người có thể chung lời thốt lên ‘‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’’(x. Lc 11, 1-4). Sau lễ ĐC gặp các tuyên úy : ĐC nhấn mạnh đến mục vụ giới trẻ hiểu và dễ dàng chấp nhận đón rước người tỵ nạn vì bác ái.

- Sáng 10.10. 2019, gặp Ptvv Jean Pierre Berthet, chủ tịch phụ trách Mục Vụ Ngoại Kiều thuộc Giáo phận Lyon. Thày trình bày rõ công việc mục vụ Hiệp Hội Công Giáo Đón Tiếp và Trợ Giúp các gia đình người tỵ nạn đến trong Giáo phận (ACLAAM, Ass. Catholique pour l’Acceuil et l’Accompagnement des Migrants)

4. Gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm mục vụ

Dịp lễ Thăng Thiên năm nay TUĐ tổ chức khóa học cho Giới Trưởng Thành ở Strasbourg tốt đẹp. Có khỏang 60 người đến tham dự và tìm hiểu chủ đề : Gia đình, nơi giáo dục Đức Tin và Ơn Gọi do cha Giuse Nguyễn Văn Ziên thuyết trình. Các Tuyên úy trao đổi kinh nghiệm mục vụ. Lo lắng và băn khoăn những nơi không có chủ chăn. Có những mục tử làm việc quá sức ảnh hưởng tới sức khỏe. Không ai thay thế. Các tuyên úy đồng tín nhiệm Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang tiếp tục làm Đại Diện TUĐ, một nhiệm kỳ nữa. Hoan hô tinh thần dũng cảm và hy sinh của người đại diện vì anh em.

Hai bữa cơm thân thiện: Chiều 8.10.19, tại nhà Sr Thiên n thuộc Dòng Đức Bà Truyền Giáo (Notre Dame des Missions). Sau lễ chung, trưa 9.10.19, có mặt Đức Cha giáo phận, cộng đoàn Lyon khoản đãi bữa cơm huynh đệ. Vui thật là vui. Ra về vẫn nhớ hương vị quê hương

Chiều 10.10.19, viếng vương cung thánh đường Notre Dame de Fourviere và nhà thờ chính tòa Lyon, công trình xây cất từ 1643. (xem tờ quảng cáo tại chỗ). Được biết di tích Fourvière thuộc Unesco. Hàng năm có tới 2, 5 triệu người viếng thăm. Các Tuyên Úy cũng có đến viếng nhà bà Pauline Jaricot. Trong nhà nguyện có hài cốt thánh Tử Đạo VN linh mục Phêrô Lê Tùy (1773-1833) và kinh Kính Mừng bằng tiếng VN.

Chung vui, tối, mừng kỷ niệm thụ phong linh mục hoặc khấn dòng: Sr Agathe Nhàn 60 năm, cha Nghiệp 50 năm, Cha Thể và cha Thông 40 năm, Cha Sơn 30 năm, sr Thoa 20 năm và Thày Sơn 10 năm Ptvv.

Có những cái người mục tử lo lắng mà không ai biết. Đó là lo cho những ai ‘‘tìm Nước Chúa’’

Đừng lo, đừng lo gì ngày mai

Hãy lo, hãy lo tìm Nước Chúa

Chúa sẽ Người ban cho ta

Hạnh phúc, hạnh phúc muôn đời.

Năm tới TUĐ sẽ họp tại Bordeaux, tuần lễ thứ hai tháng 10.2020, chủ đề ‘Mục Vụ Lời Chúa’

Đại Hội TUĐ VN họp sau ngày 4.10.2019, ngày mà ĐGH truyền chức cho 4 GM tại Roma và 5.10.2019, ĐGH chủ sự trao mũ Đỏ cho 13 tân Hồng Y. Đ. Ô Hoàng Minh Thắng nhắc lại lời ĐGH khi có dịp: Xin các linh mục, tu sỹ hãy luôn có ‘‘mùi chiên’’… Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ’. (Lc 22,26) (Bài giảng lễ truyền chức 4.10.19)

Sau đây xin đọc bài giảng của Đức Ông Hoàng Minh Thắng, trong lễ Chúa Nhật 27 / C

(Ml 3, 13-20a ; TV 1 ; Lc 11, 5-13)

Hè qua, trong chuyến du hành từ Medugorje (Bosnie-Herzégovine, liên bang Nam Tư cũ) sang tới Balan, con được dịp đến viếng trại tập trung của Đức quốc xã Auschwitz và đặc biệt vào thăm bảo tàng viện, để chứng kiến tận mắt về những dấu tích thảm thương để lại của hàng triệu người Do Thái bị tàn sát. Nhìn các đống giầy, quần áo, đồ chơi trẻ con …mà Đức quốc xã chưa kịp phá hủy. Con không cầm được cảm xúc và rợn mình vì tàn ác của con người.

Và bài đọc 1 hôm nay cho chúng ta thấy lời tiên tri Malakhi muốn nói với dân Do Thái xưa và chúng ta, những người đang sống trong xã hội vô thần ngày càng suy thoái và đắn mất dần dần giá trị căn bản con người là tình yêu. Sống thánh thiện, có lương tri, tốt lành… nhưng được lợi ích gì ? Vì kẻ độc ác và giầu sang đang hưởng hạnh phúc. Nhìn quá khứ của thời thống trị Đức quốc xã, ta thấy cả một thế hệ con người đã tôn vinh mình lên hàng Thiên Chúa để dùng quyền thế mà tàn sát triệt để anh em mình và gán cho họ cái tên ‘kẻ thù’ để làm cớ lên án họ.

Xã hội ngày nay cũng có xu hướng như vậy, vô ơn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống con người, gia đình, học đường và giáo xứ...Cho nên trong các hiến pháp của các nước khối u Châu, người ta đang biến đổi dần và lập lại lịch sử khi xưa dưới nhiều hình thức vì họ từ chối nguồn cứu độ của Chúa. Sống ngay lành làm gì ? Sống lý tưởng Kitô để làm gì ? Kẻ gian ác, có tiền, có quyền… mới mới là những người sống yên vui hạnh phúc. Còn những mục tử như chúng ta thì bị cho là nghèo lý luận, suy tư và hành xử. Bởi tâm thức đó mà chúng ta nhìn về nước VN càng xót xa hơn nữa. Bây giờ, VN cái gì là hấp dẫn giới trẻ nhất ? Phải chăng là tiền bạc, chức vị và công danh… ? Thế còn những giá trị căn bản thì sao ?

Điều lo lắng nhất của các mục tử là giới trẻ đang ngày càng đi theo lý tưởng của xã hội duy vật, hưởng thụ, nhất thời, vô thần. Trong những ngày vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu đề tài : Đời sống mục tử dựa trên Thánh Kinh, thần học và văn hóa VN. Đề tài không xa chúng ta, với những gì chúng ta thường nghĩ. Những gì mà thiên sứ Malakhi nói với dân Do Thái xưa, từ biết bao thế kỷ, bây giờ đang tái diễn dưới nhiều hình thức. Các cha, các thày, các sơ, có người đã phải đi mấy trăm cây số lặn lội đến đây xum vầy họp hành, nhưng không than phiền, mà vẫn vui cười hy sinh phục vụ và trân qúy nhau hầu cùng góp công góp sức vun trồng những gì có thể làm được cho Giáo Hội với khả năng Chúa ban cho mỗi người. Ôi, qúy thay !

Chiều qua, con lại được dịp đi thăm cha sở Ars, nhìn thấy xác trong quan tài của Ngài với giường thô sơ, đôi giầy mộc mạc, chiếc mũ cũ kỹ…Tất cả những vật dụng mà Ngài dùng, con nhớ đến trại tập trung của Đức quốc xã Auschwitz mà chạnh lòng.

Bài học ở đây cho ta thấy, cuối cùng thì kẻ giết biết bao nhiêu người vô tội khác cũng phải tự tử. Không nói đâu xa, Nã Phá Luân Hoàng Đế Pháp, một thời đánh đông dẹp bắc, tưởng rằng sẽ đặt cả u Châu dưới giầy của mình. Nhưng nào ngờ cuộc đời lại chịu chết đơn độc tù tội ở đảo Sainte Hélène. Và chính trong ngày cuối đời, khi người ta hỏi ngày nào hoàng đế hạnh phúc nhất, thì ông trả lời : Đó là ngày tôi được chịu Phép Rửa Tội

Một vài dữ kiện như vậy nhắc nhở chúng ta phải kiên trì sống đức tin. Trước tình trạng mà dân u Châu ngày càng đánh mất đức tin, nguồn cội, người mục tử trong xã hội ngày nay càng phải có thái độ lì lợm. Càng lì với Chúa bao nhiêu thì chúng ta càng được Chúa yêu thương bấy nhiêu. Chúa nói : Hãy gõ sẽ mở… Vậy chúng ta hãy gõ mạnh cửa chừng nào tốt chừng ấy. Nếu kéo thêm Đức Mẹ đến gõ cửa nữa thì chắc chắn Chúa sẽ mở ngay.

Đức tin ở u châu nói chung và Pháp nói riêng, ngày càng đi xuống thì chúng ta càng cần gõ cửa thật nhiều, thật mạnh. Không có người đến cầu nguyện ư ? Xin cứ mở cổng nhà thờ. Không có ai chầu Thánh Thể ư ? Xin cứ đặt Mình Thánh Chúa. Chúa sẽ dùng cách để lôi kéo người ta đến và Ơn Chúa sẽ soi sáng cho những việc chúng ta làm…

Nhân đức của mục từ là lì lợm. Là mục tử, chúng ta càng phải làm việc nhiều, mà làm việc nhiều thì càng bị chỉ trích, càng có thái độ lì lợm hơn nữa : Kiên trì không nản chí. Tuyên úy đoàn cần hiệp ý nhau để gõ cửa nhà Chúa, hầu được ơn sinh thêm nhiều hoa trái.

(Limonest, thứ Năm, 10.10. 2019

Ptvv Giuse Giang Minh Đức ghi
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cảnh sát thành phố Đức, bắt 37 người Việt trốn trên ôtô lạnh dưới 20 độ, ra lệnh khẩn cấp với người Việt.
Anh Ngọc
16:02 03/11/2019
Chiếc xe 1 bị bắt hôm 28/10 (Photo: Bild)
Tin Đức quốc -- Cảnh sát Đức chặn bắt ba ôtô chở 37 người Việt từ Đông Âu nhập cư trái phép vào nước này. Ba chiếc xe chở người Việt nhập cư lậu bị phát hiện khi cảnh sát liên bang Đức tiến hành một cuộc kiểm tra an ninh trên đường cao tốc A17, thành phố Dresden hôm 28/10.

Chiếc xe đầu tiên, chở 13 người Việt bị cảnh sát chặn bắt tại đường cao tốc A17, thành phố Dresden, Đức.
Chiếc xe 2 bị bắt hôm 28/10 (Ảnh: Bild)
Chiếc xe đầu tiên bị bắt hôm 28/10/2019.

Vào 16h50, tại bãi đỗ Am Heidenholz, họ chặn một chiếc xe mang biển số Czech do tài xế người Ukraine, 31 tuổi điều khiển. Trên xe, họ phát hiện hai người Việt ở sau cốp và 13 người khác ngồi trên băng ghế.

Một giờ sau đó, một chiếc xe khác chở 15 người Việt không có giấy tờ hợp pháp tiếp tục bị chặn bắt. Tài xế 22 tuổi, người Hungary cũng bị bắt ngay tại chỗ.

Đến 23h45 cùng ngày, giới chức phát hiện thêm 9 người Việt khi kiểm tra một chiếc VW do tài xế người Ukraine, 47 tuổi, điều khiển. Hai người đàn ông và ba phụ nữ Việt đều không có giấy tờ nhập cư.

Chiếc xe thứ ba, chở 9 người Việt, bị cảnh sát chặn bắt tại đường cao tốc A17, thành phố Dresden, Đức hôm 28/10/2019.

Cảnh sát liên bang đang điều tra những kẻ buôn người đứng sau các vụ nhập cư lậu này. Hiện chưa rõ 3 chiếc xe bị bắt có liên quan tới nhau hay không.

Chiếc xe 3 bị bắt hôm 28/10 (Ảnh: Bild)
Sự việc gây chú ý sau vụ 39 người di cư được phát hiện chết trên xe container sau khi từ Bỉ đến Anh rạng sáng 23/10. Các cơ quan của Việt Nam đang tích cực phối hợp với giới chức Anh để xác minh danh tính và quốc tịch của các nạn nhân này sau khi hàng chục gia đình ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trình báo có con mất tích cùng thời điểm tại châu Âu.

Đức là một trong những điểm đến của nhiều người Việt nhập cư bất hợp pháp và đi qua các nước Đông Âu nằm trong khối Schengen là tuyến đường vượt biên tới Đức phổ biến nhất được các đường dây buôn người sử dụng.

Năm 2018, Đức đã bắt hơn 38.000 người nhập cư lậu, trong đó chủ yếu là bằng đường bộ và đi qua biên giới Czech, theo tờ DW.

(Nguồn: Anh Ngọc theo Bild)
 
Văn Hóa
Suy niệm tháng các Linh Hồn
Đinh Văn Tiến Hùng
21:18 03/11/2019
Suy niệm tháng các Linh Hồn

“ Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Kitô đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an nghỉ trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Kitô. “ ( Trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Thesalonia )

“…Lạy Chúa nhân từ ! Xin thương đoàn tụ con cái Cha đang tản mát khắp nơi. Xin thương cho ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đã qua đời và tất cả những ai ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để cùng nhau hưởng vinh quang Chúa muôn đời. “

Lời Hiệp thông vị Linh mục chủ tế đọc trong Thánh Lễ hàng ngày, Giáo Hội nhắc chúng ta luôn nhớ đến những người đã qua đời- đặc biệt tháng 11 cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện ngục- sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa trên Nước Hằng Sống.

Truyền thống tốt đẹp này do Viện Phụ Đan Viện Chiny, nước Đức khởi đầu từ ngày 2/11/998.

Đến Thế kỷ 10, Đức Giáo Hoàng Gioan 10 thiết lập Lễ Cầu cho các Linh Hồn trong toàn Giáo Hội.

Tại Ba Lan, đêm Lễ Cầu Hồn đèn Thánh đường thắp sáng nhắc mọi người nhớ cầu nguyện cho các Linh Hồn sớm được giải thoát khỏi Luyện Hình.

Nước Hungary có tục lệ cao quí vào ngày 2/11, các trẻ em mồ côi được tập trung tại Nhà thờ lãnh quà , đồ chơi và dùng bữa ăn đầm ấm dưới sự săn sóc đầy tình thương của tín hữu.

Riêng tại Việt Nam, rất tôn trọng chữ hiếu, dịp Tết mọi người kéo nhau lên nghĩa trang viếng mộ ông bà, cha mẹ, anh chị em và họ hàng đã qua đời, mang hoa đèn đặt trên mộ, sơn quét sạch sẽ, rồi đọc kinh cầu nguyện. Ngày 2/11, đi viếng nhà thờ, đọc kinh lãnh ơn Toàn xá chỉ cho các linh hồn.

Năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành giáo lý về Lễ Cầu Hồn với 3 điểm chính :

-Cần có Luyện Ngục : Dù người qua đời trong ơn nghĩa Chúa vẫn còn vướng mắc tì ố, cần phải thanh tẩy trước khi vào Thiên Đàng là nơi Sách Khải Huyền đã minh định ;

“ Người ta sẽ đem vinh hiển và giáu sang của các dân tộc đến đó. Kẻ ô uế, làm điều gian ác, dối trá, không thể được vào, nhưng chỉ những kẻ đã được ghi tên trong Sách Sự Sống của Chiên Con.” (KH.21 : 26 & 27)

-Luyện Ngục để thanh tẩy: là dấu hiệu sau cùng của người được Thiên Chúa tuyển chọn.

-Người sống cứu người chết : bằng cầu nguyện, xin lễ, bố thí, lãnh ơn xá chỉ cho người qua đời.

Đặc ân trong ngày này các Linh Mục được phép làm 3 Thánh Lễ chỉ cho các Linh Hồn.

Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế ‘Vui Mừng và Hy vọng’ đã xác quyết :

“Chúa Giêsu đã mang lại chiến thắng khi Người sống lại và nhờ cái chết của Người, Người giải phóng chúng ta khỏi sự chết, đồng thời làm cho con người có khả năng hiệp thông với anh chị em đã qua đời trong ân sủng Chúa Kitô và làm cho chúng ta hy vọng rằng người ấy đã thực sự trong Chúa.”

Giáo Hội giành riêng tháng 11 cầu cho các Linh Hồn, đồng thời cũng dạy chúng ta một bài học quí giá :

- Cuộc sống chúng ta hiện nay là để chuẩn bị cho sự chết ngày mai.

- Cái chết là ngưỡng cửa để ta bước vào đời sống vinh hiển.

- Nhớ đến người chết chính là tình yêu hiệp thông, sự báo hiếu công ơn người đã gây dựng, giúp ta trong cuộc sống trần thế.

Trong Cựu Ước, sách Ma-ca-bê 2 chương 12 nói đến việc nhớ ơn người đã qua đời :

“Vì tưởng nhớ, cầu nguyện cho người đã an nghỉ được giải thoát khỏi Luyện Hình là một việc đạo đức.”

Ngoài ra, còn cho chúng ta hiểu biết thêm những sự việc liên quan đến ngày Lễ Cầu Hồn như :

- Luyện ngục không phải là nơi đầy đọa với những cực hình như Hỏa ngục, nhưng là nơi để thanh lọc trọn vẹn khỏi những tì ố trước khi lãnh nhận phúc Trường Sinh hưởng Nhan Thánh Chúa- Linh Hồn nơi Luyện Ngục chịu những hình phạt tạm thời do tội lỗi mình gây ra. Gọi là những Linh Hồn đáng thương không thể tự mình lập công để giải thoát hay giảm nhẹ đau khổ, mà tùy thuộc vào lời cầu nguyện và việc lành của các tín hữu nơi trần thế, cùng lời chuyển cầu lên các Thánh cầu xin Thiên Chúa. Chúng ta phải tin là Luyện Ngục có thật, vì khi Đức Mẹ hiện ra tại Mễ Du đa cho Vicka Jacob được thị kiến Thiên Đàng- Luyện Ngục và Hỏa Ngục.

- Thánh Lễ không thể mua ít hay nhiều bằng tiền bạc, vì Thánh Lễ là vô giá như ngụ ngôn trong Phúc Âm nói về bà góa nghèo dâng cúng chỉ 2 đồng nhưng được Chúa ca ngợi vì lòng thành của bà :

“Đức Giêsu vừa ngó lên thấy những kẻ giàu bỏ tiền vào rương, lại thấy một bà góa nghèo bỏ vào 2 đồng tiền. Ngài phán rằng: quả thật ta bảo cùng các ngươi, bà góa này đã bỏ vào nhiều hơn mọi người khác, vì những người kia đều lấy của dư mình mà làm của dâng, nhưng bà này thiếu thốn mà đã dâng của mình có để nuôi chính mình.” ( Lc.21: 1- 4 )

- Ơn Toàn xá : được lãnh nhận khi xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, để nhượng cho các Linh Hồn ( Muốn hiểu rõ hơn về Ơn Toàn Xá, xin tham khảo theo Cẩm nang Ân Xá của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ban hành năm 2006 hay trao đổi với các Linh Mục sở tại để hiểu rõ hơn. )

- Các Thánh cùng thông công :

Các Thánh là Giáo Hội Khải hoàn.

Giáo Hữu là Giáo Hội Chiến đấu.

Linh Hồn là Giáo Hội Đền tội.

Ba Giáo Hội được Chúa Thánh Linh kết hợp làm một Đại gia đình con cái Chúa trong tình thương yêu trợ giúp và cầu nguyện cho nhau.

Sử liệu của các cha dòng Capuchino đã ghi lại hình phạt các Linh hồn trong Luyện Ngục phải chịu qua câu

truyện như sau :

‘Cha Hippolyte de Calvo là tôi tớ tín trung của Thiên Chúa và đặc biệt cha có lòng thương xót các linh hồn. Năm ấy cha được bề trên gởi đến Flandres, một thành phố biên giới giữa Pháp và Bỉ, để mở một tu viện cho dòng. Trong số các tu sĩ đi với cha có một thày rất đạo đức. Nhưng vừa tới nơi thi thày ngã bệnh và qua đời.

Sáng hôm sau, cha đang quì cầu nguyện trong nhà thờ, bỗng cha thấy vị tu sĩ mới quá cố xuất hiện, dưới hình bóng một người phủ đầy lửa. Vị tu sĩ thú tội cùng cha với lời rên rỉ não nề về một lỗi nhẹ thày đã quên xưng tội lúc còn sống. Thày thưa xin cha cho con việc đền tội và ban phép lành giải thoát con khỏi đau đớn trong lửa Luyện ngục.

Xúc động trước sầu khổ của vị tu sĩ, cha vội nói ngay: ‘Nhân danh quyền được Chúa cho phép, tôi xin tha tội và chúc lành cho thày. Còn việc đền tội xin thày ở lại Luyện nguc cho đến giờ Kinh Thứ Nhất, tức khoảng 8 giờ sáng nay.

Cha nghĩ là mình đã khoan hồng khi ra việc đền tội cho thày chỉ ở lại Luyện ngục vài giờ. Nào ngờ khi vừa nghe xong án lệnh, thày như rơi vào tình huống tuyệt vọng. Thày vừa chạy vòng vòng trong nhà thờ

vừa kêu khóc thảm thiết : ‘Ôi tấm lòng không đại lượng! Ôi người cha không biết cảm thương một người đau khổ trong Luyện ngục! Sao cha lại trừng phạt một cách khủng khiếp một lỗi nhẹ mà nếu cón sống, hẳn cha chi ra một đền tội cỏn con. Thật cha chẳng biết gì những kinh hoàng các linh hồn phải chịu trong

Luyện ngục.’ Nghe lời trách móc của tu sĩ, cha dựng tóc gáy, cảm thấy hối hận và tìm cách vớt vát sự vô ý của mới mình. Bỗng cha nghĩ ra diệu kế, vội đánh chuông tụ họp các tu sĩ trong nhà thờ. Khi các tu sĩ có mặt đông đủ, cha kể lại câu chuyện vừa mới xảy ra và cùng cộng đoàn đọc Kinh Giờ Một cầu cho thày quá cố sớm thoát khỏi lửa Luyện hình.

Từ ngày đó cho đến khi qua đời, trong 20 năm cha Hippolyte không bao giờ quên truyện đã xảy ra. Trong các bài giảng cha luôn nhắc lại câu của Thánh Anselmo :

“Sau khi chết, hình phạt nhẹ nhất đón chờ ta trong lửa Luyện hình, trở thành lớn lao hơn tất cả những gì mà trí khôn ta có thể tưởng tượng khi còn sống nơi trần thế.”

Kinh Vực Sâu.

“Lạy Chúa tôi ! Tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi. Xin hãy khứng nhận lời tôi kêu xin.

Hãy lắng nghe tiếng tôi cầu xin. Nếu Chúa tôi chấp tội nào ai rỗi được. Bởi Chúa tôi hằng có lòng lành, cùng vì lời Chúa tôi phán hứa, tôi đã trông cậy Chúa tôi. Linh hồn tôi cậy vì lời hứa ấy, vì đã trông cậy Chúa tôi. Những kẻ làm dân Đức Chúa Trời đêm ngày, hãy trông cậy Người cho liên. Vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy.

Lạy Chúa tôi ! Xin ban cho các linh hồn được nghỉ yên đời đời và được sáng soi vô cùng.

Lạy Chúa tôi ! Xin cứu lấy các linh hồn cho khỏi tù ngục và được nghỉ yên-Amen.

Đinh Văn Tiến Hùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ếch Ngồi Đáy Giếng
Nguyễn Đức Cung
22:37 03/11/2019
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Ếch ngồi đáy giếng lâu ngày
Nghĩ rằng vũ trụ tròn xoay giếng này
(nđc)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 04/11/2019: Các đề nghị chính trong Tài Liệu Cuối Cùng Thượng Hội Đồng Amazon
Giáo Hội Năm Châu
18:05 03/11/2019
Thượng Hội Đồng Giám Mục Toàn Vùng Amazon đã kết thúc. Chương trình Giáo Hội Năm Châu kỳ này xin được dành để tóm tắt các đề nghị chính được đưa ra trong Tài Liệu Cuối Cùng.

1. Hoán cải Toàn diện

Ngay từ đầu, tài liệu đã khuyên chúng ta bước vào một “cuộc hoán cải toàn diện thực sự”, với một cuộc sống đơn giản và đạm bạc, theo cách của Thánh Phanxicô Assisi, để dấn thân vào việc liên kết hài hòa với “ngôi nhà chung”, vốn là công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Sự hoán cải như vậy sẽ dẫn dắt Giáo hội trở thành một Giáo hội “luôn di động”, bước vào trái tim của mọi dân tộc Amazon. Tiếng nói Amazon là một thông điệp về sự sống được phát biểu qua một thực tại đa sắc tộc và đa văn hóa, được tượng trưng nơi những khuôn mặt đa dạng sống trong đó. “Sống tốt”, và “làm tốt” là lối sống của người dân Amazon. Điều này có nghĩa là sống hòa hợp với chính mình, với người khác và với đấng tối cao, trong một liên thông đạt duy nhất giữa toàn bộ vũ trụ, để tạo ra một dự án sống trọn vẹn cho mọi người.

Tuy nhiên, bản văn không quên nhiều nỗi buồn và bạo lực lớn hiện đang làm tổn thương và biến dạng Amazon, đe dọa chính sự sống của nó: tư hữu hóa các của cải tự nhiên; các mô hình sản xuất có tính trấn lột; nạn phá rừng đã ảnh hưởng đến 17% toàn vùng; ô nhiễm từ các ngành công nghiệp khai khoáng; thay đổi khí hậu; buôn bán ma túy; nghiện ngập; buôn lậu; việc kết tội các nhà lãnh đạo và bảo vệ lãnh thổ; các nhóm vũ trang bất hợp pháp. Trên cơ sở rộng lớn hơn, có câu truyện cay đắng về di dân ở Amazon ở nhiều bình diện khác nhau: tính di động truyền thống của các nhóm bản địa trong lãnh thổ của họ; buộc dân cư bản địa phải di cư; di dân quốc tế và người tị nạn. Tất cả các nhóm này cần được chăm sóc mục vụ xuyên biên giới, bao gồm quyền được tự do đi lại. Chúng ta đọc thấy, vấn đề di dân nên được đối đầu một cách có phối hợp bởi các Giáo hội ở biên giới. Ngoài ra, một công việc chăm sóc mục vụ thường trực phải được xem xét cho các di dân đang trở thành các nạn nhân của nạn buôn người. Tài liệu Thượng Hội Đồng cũng mời chúng ta chú ý đến việc di cư cưỡng bức của các gia đình bản địa ở các trung tâm đô thị, nhấn mạnh rằng hiện tượng này đòi “một đáp ứng mục vụ chung” ở các khu ngoại vi. Do đó, có lời khuyên thành lập các nhóm truyền giáo, phối hợp với các giáo xứ, sẽ có thể đối phó với khía cạnh này, cung ứng các nền phụng vụ hội nhập văn hóa và tạo điều kiện dễ dàng cho việc hội nhập các cộng đồng này vào các thành phố.

2. Đối thoại đại kết và liên tôn

Thượng hội đồng không quên nhiều nhà truyền giáo đã dành cả cuộc đời của họ để truyền bá Tin Mừng ở Amazon; những trang vinh quang nhất trong lịch sử đó đã được các vị tử đạo viết. Đồng thời, Tài liệu nhắc nhớ rằng việc loan báo Chúa Kitô trong vùng thường được thực hiện trong thông đồng với các quyền lực đàn áp người dân. Vì lý do này, ngày nay, Giáo hội có “cơ hội lịch sử tự tách mình” khỏi “các thế lực thực dân mới, bằng cách lắng nghe các dân tộc Amazon và thực hiện một cách minh bạch hoạt động tiên tri của mình”.

Trong bối cảnh này, cả đối thoại đại kết lẫn liên tôn đều rất quan trọng. Bản văn viết, đó là “nẻo đường truyền giảng tin mừng không thể thiếu ở Amazon”. Một mặt, nó phải lấy điểm xuất phát từ Lời Chúa để khởi diễn những nẻo đường hiệp thông thực sự. Mặt khác, liên quan đến đối thoại liên tôn, Tài liệu khuyến khích sự hiểu biết lớn hơn về các tôn giáo và giáo phái bản địa, để các Kitô hữu và người ngoài Kitô giáo, có thể cùng nhau hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của họ. Vì lý do này, những khoảnh khắc gặp gỡ, nghiên cứu và đối thoại giữa các Giáo Hội Amazon và các tín đồ của các tôn giáo bản địa được đề nghị.

3. Nhu cầu cấp thiết cho thừa tác mục vụ bản địa và thừa tác vụ giới trẻ

Tài liệu tiếp tục nhắc nhớ sự cần thiết của một nền mục vụ bản địa, một nền mục vụ sẽ có một vị trí chuyên biệt trong Giáo hội: thực thế, điều cần thiết là phải tạo ra và duy trì “việc ưu tiên chọn các sắc dân bản địa”, và tạo ra một xung lực truyền giáo lớn hơn nơi các ơn gọi bản địa, để Amazon có thể được chính người Amazon truyền giảng tin mừng.

Hơn nữa, phải dành chỗ cho tuổi trẻ Amazon, với cả ánh sáng lẫn bóng tối của họ: đang bị chia rẽ giữa truyền thống và canh tân; đang đắm chìm trong cuộc khủng hoảng dữ dội về các giá trị; nạn nhân của những thực tại đáng buồn như nghèo đói, bạo lực, thất nghiệp, các hình thức nô lệ mới và khó tiếp cận giáo dục. Bản văn nhận định rằng họ thường kết thúc trong tù, hoặc tự tử. Tuy nhiên, những người Amazon trẻ tuổi có cùng ước mơ và hy vọng như những người trẻ tuổi khác trên thế giới - và Giáo hội, được kêu gọi trở thành sự hiện diện tiên tri, phải đồng hành với họ trên hành trình của họ, để ngăn chặn việc danh tính và lòng tự trọng của họ khỏi bị nguy hại hoặc bị phá hủy. Đặc biệt, Tài liệu gợi ý “một thừa tác vụ tuổi trẻ đổi mới và can đảm”, với một thừa tác mục vụ luôn tích cực, tập chú vào Chúa Giêsu. Thực vậy, những người trẻ tuổi là một nguồn cứ liệu thần học (theological “locus”) và là các nhà tiên tri của hy vọng, họ muốn trở thành những người chủ đạo, và Giáo hội Amazon muốn thừa nhận chỗ đứng của họ. Do đó, có lời mời cổ vũ các hình thức truyền giảng tin mừng mới, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, và giúp đỡ những người bản địa trẻ tuổi đạt được tính liên văn hóa lành mạnh.

4. Bảo vệ đất đai và bảo vệ sự sống

Bản văn viết, việc bảo vệ đất đai “không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống”, và đặt căn bản trên nguyên tắc tin mừng bảo vệ phẩm giá con người. Do đó, cần phải tôn trọng các quyền tự quyết, phân định lãnh thổ của họ và tham khảo ý kiến trước của người dân bản địa về việc sử dụng đất đai của họ. Một điểm chuyên biệt được dành riêng cho các sắc dân bản địa trong các vùng cô lập tự nguyện, mà con số lên khoảng 130 ở Amazon ngày nay. Thường là nạn nhân của thanh lọc sắc tộc, Giáo hội phải thực hiện hai loại hành động, một có tính mục vụ và loại kia áp dụng áp lực để các chính quyền quốc gia chịu bảo vệ quyền lợi và tính bất khả xâm phạm của các lãnh thổ của những dân tộc này.

5. Thần học bản địa và lòng đạo đức bình dân

Do đó, theo quan điểm hội nhập văn hóa - nghĩa là nhập thể Tin Mừng vào các nền văn hóa bản địa - nền thần học bản địa đã được dành chỗ và cả lòng đạo đức bình dân nữa, mà các cách phát biểu của nó phải được đánh giá cao, đồng hành, phát huy và đôi khi phải “thanh tẩy”, vì chúng là những khoảnh khắc ưu hạng của việc truyền giảng tin mừng, một sự truyền giảng phải dẫn đến một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Việc loan báo Tin Mừng không phải là một diễn trình hủy diệt, mà là một diễn trình tăng trưởng và củng cố những “hạt giống của Lời Chúa” trong các nền văn hóa. Từ đó, có sự bác bỏ mạnh mẽ “lối truyền giảng tin mừng theo phong cách thuộc địa” và “duy cải đạo” để tiếp nhận lối loan báo hội nhập văn hóa nhằm cổ vũ một Giáo Hội có bộ mặt Amazon, biết tôn trọng và bình đẳng trọn vẹn với lịch sử, văn hóa và lối sống của người dân địa phương. Về phương diện này, Tài liệu của Thượng Hội Đồng đề nghị rằng các trung tâm nghiên cứu trong Giáo hội nên nghiên cứu và thu thập các truyền thống, ngôn ngữ, tín ngưỡng và khát vọng của người bản địa, khuyến khích nền giáo dục dựa trên bản sắc và văn hóa của chính họ.

6. Tạo ra một mạng lưới truyền thông giáo hội Toàn Vùng Amazon

Tài liệu viết tiếp, cả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dự án giáo dục này nên cổ vũ kiến thức cổ xưa về y học cổ truyền trong mọi nền văn hóa. Đồng thời, Giáo hội cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những nơi mà các chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia không với tới. Ngoài ra còn có lời kêu gọi mạnh mẽ phải có việc giáo dục về tình liên đới, đặt căn bản trên ý thức về nguồn gốc chung và tương lai chung của mọi người, cũng như một nền văn hóa truyền thông nhằm cổ vũ đối thoại, gặp gỡ và chăm sóc “ngôi nhà chung”. Một cách chuyên biệt, bản văn của Thượng Hội Đồng đề nghị tạo ra một mạng lưới truyền thông giáo hội Toàn-Vùng Amazon; một mạng lưới học thuật về giáo dục song ngữ và các hình thức giáo dục mới, và thậm chí cả học hàm thụ nữa.

7. Các phó tế vĩnh viễn

Việc cổ vũ, huấn luyện và hỗ trợ các phó tế vĩnh viễn được mô tả là khẩn cấp. Phó tế, dưới quyền của Đức Giám Mục, là để phục vụ cộng đồng, và ngày nay có nghĩa vụ cổ vũ sinh thái toàn diện, phát triển con người, chăm sóc về mục vụ và xã hội và phục vụ những người gặp phải tình huống dễ bị tổn thương và nghèo đói, khiến họ giống như Chúa Kitô. Do đó, cần phải nhấn mạnh vào sự đào tạo liên tục, được đánh dấu bằng học tập học thuật và thực hành mục vụ, trong đó vợ và con cái ứng viên cũng tham gia. Thượng hội đồng quy định rõ, giáo trình đào tạo nên bao gồm các chủ đề ủng hộ đối thoại đại kết, liên tôn giáo và liên văn hóa; lịch sử Giáo hội tại Amazon; cảm giới và tính dục; vũ trụ quan bản địa; và sinh thái toàn diện. Nó khuyến nghị rằng các đội đào tạo gồm các thừa tác viên thụ phong và hàng giáo dân và việc đào tạo các phó tế vĩnh viễn trong tương lai trong các cộng đồng bản địa sống dọc theo các dòng sông được khuyến khích.

8. Việc đào tạo các linh mục

Việc đào tạo các linh mục nên được hội nhập văn hóa: cần phải chuẩn bị các mục tử biết sống Tin Mừng; biết giáo luật; biết cảm thương, theo gương Chúa Giêsu; sống gần gũi với mọi người; có khả năng lắng nghe, chữa lành và an ủi, mà không tìm cách áp đặt bản thân; biểu lộ sự dịu dàng của Chúa Cha. Trong lĩnh vực đào tạo chức linh mục, Tài liệu hy vọng bao gồm các môn học như sinh thái toàn diện, thần học sinh thái, thần học sáng thế, thần học bản địa, linh đạo sinh thái, lịch sử Giáo hội Amazon và nhân chủng học văn hóa Amazon. Thượng hội đồng khuyến cáo rằng các trung tâm đào tạo, thích đáng hơn, nên được đưa vào thực tế của Amazon, và những người trẻ không phải người Amazon nên có cơ hội tham gia vào việc đào tạo như vậy ở khu vực Amazon.

9. Tham dự bí tích Thánh Thể và việc phong chức linh mục

Việc tham dự Thánh Thể là trung tâm của cộng đồng Kitô giáo. Thế nhưng, Thượng hội đồng nhận định, nhiều cộng đồng giáo hội trong lãnh thổ Amazon gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận Bí tích Thánh Thể. Có thể cả nhiều tháng hoặc thậm chí cả nhiều năm, một linh mục mới có thể trở lại cộng đồng để cử hành Thánh lễ hoặc ban các Bí tích Hòa giải và Xức dầu. Tài liệu tái khẳng định việc đánh giá cao luật sống độc thân như một hồng phúc của Thiên Chúa, vì nó cho phép linh mục cống hiến trọn vẹn con người của ngài cho việc phục vụ cộng đồng, và tài liệu làm mới lại lời cầu xin cho có nhiều ơn gọi vào lối sống độc thân. Nhìn nhận rằng, “kỷ luật này không được yêu cầu bởi chính bản chất của chức linh mục”; và xem xét khoảng rộng mênh mông của lãnh thổ Amazon và sự khan hiếm các thừa tác viên thụ phong, Tài liệu cuối cùng đề nghị “các thẩm quyền có năng quyền thiết lập các tiêu chuẩn và tư thái, trong khuôn khổ của Lumen gentium 26, để phong chức linh mục cho những người đàn ông phù hợp, những người đã tạo lập hợp pháp một gia đình ổn định, được cộng đồng tôn trọng, những người đã sống chức phó tế vĩnh viễn một cách có hiệu quả và là những người đã nhận được một sự đào tạo thỏa đáng về chức linh mục để duy trì đời sống của cộng đồng Kitô giáo qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích ở những vùng xa xôi nhất của Amazon. Tài liệu xác định rằng, về phương diện này, “một số vị ủng hộ phương thức phổ quát hơn đối với chủ đề”.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 3/11/2019
VietCatholic Network
20:26 03/11/2019

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 3/11/2019.

2- Ngày lễ Các Thánh, Đức Thánh Cha nói tất cả chúng ta được mời gọi nên thánh.

3- Thiết lập lễ Đức Trinh nữ Maria Loreto vào ngày 10 tháng 12.

4- Vatican giới thiệu tập sách “Điện ảnh và các Giáo hoàng”.

5- Tài khoản Twitter của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có gần 50 triệu người theo dõi.

6- ĐHY Filoni nói: Tháng Truyền giáo Ngoại là tiếp tục hành trình hoán cải.

7- Thay vì Halloween, hơn 20 giáo xứ Tây Ban Nha cử hành “Holywins”.

8- Quy chế “Con đường công nghị” về cải cách Giáo Hội Công Giáo Đức.

9- Một công ty Đài Loan ủng hộ Thông điệp “Laudato si” của Đức Thánh Cha Phanxico.

10- Giáo hội Hàn Quốc khởi động chiến dịch mỗi ngày một Thánh lễ vì hòa bình.

11- Đức Giám Mục Vinh gởi Thư Mục tử về 39 nạn nhân ở Anh.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Cát Bụi Hư Vô.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
 
Hoa Nghĩa Trang – Suy niệm tháng các linh hồn - Lm. Nhà văn Nguyễn Tầm Thường
Giáo Hội Năm Châu
23:45 03/11/2019
Nghĩa trang có nhiều loại hoa. Chúng khác nhau ở tên gọi mà giống nhau ở một sự kiện: Hoa nghĩa trang là hoa ở lại với người sống chứ làm sao theo người chết ra đi được. Trong không gian lạnh, trong vùng tối không còn bầu trời của huyệt mộ làm sao người chết biết đến màu sắc của hoa? Vì thế, hoa ân tình hay hoa xã giao thì cũng chỉ người sống nhìn thấy hoa thôi.

Bi thương của con người trong kiếp sống nhân sinh là kẻ sống có thể lấy hoa thật tiễn đưa người chết bằng những tâm tình giả. Bi thương của người chết là có những tâm tình thật, nhưng kẻ đã miền miệt ra đi rồi thì chẳng bao giờ nhìn thấy hoa.

Hoa nghĩa trang vẫn là hoa chỉ kẻ sống nhìn thấy thôi. Chết là đi vào thế giới khác rồi. Hoa hãy ở lại, giã từ hoa.

Lời của một đóa hoa.

Tôi là đóa hoa hồng. Tôi ra đời trong một thửa đất miền quê. Chúng tôi vui với gió và nắng. Bình minh lên, chúng tôi thức dậy chào một ngày mới. Nắng trang điểm cho chúng tôi rực lên sắc đỏ, mướt lên màu xanh. Chiều về chúng tôi chờ sương đêm. Những giọt sương trong và mát như suối tiên xoa trên da chúng tôi nước tinh khiết của trời. Rồi ngày mai nắng lại làm những cánh hoa chúng tôi óng ả. Chúng tôi sống êm dịu với sương đêm và nắng ngày. Thế rồi, bỗng đến một bình minh khắc nghiệt.

Tôi đang sống tuổi thần tiên nhất trong đời thì có người đến bứng khỏi thửa vườn rất thân mến dấu yêu. Tôi không biết mình bị đem đi những đâu, bị đưa qua những chốn nào. Một sáng nọ, khi tôi thấy ánh mặt trời thì chung quanh tôi hoàn toàn khác lạ. Nơi tôi ở không phải là khu vườn miệt quê nữa. Tôi không còn thở hơi của đất, hương nồng của cỏ. Các loại hoa chung quanh tôi cũng bàng hoàng như thế. Tôi đang được bày bán ở một chợ hoa. Và từ đó, định mệnh chúng tôi bắt đầu.

Chỗ nào con người muốn sang trọng huy hoàng, họ đem chúng tôi đến. Chúng tôi trở nên nhan sắc cho con người. Ai trong chúng tôi cũng băn khoăn về duyên số của mình. Riêng tôi, tôi không biết mình sẽ lại trôi dạt một chuyến đò nữa đi đâu. Nghe chuyện con người nói với nhau khi họ đến chợ hoa, chúng tôi mới biết thế giới của con người rất phức tạp chứ không như khu vườn của tôi ngày xưa. Và, họ đang có một định mệnh cho tôi.

Có những cành hoa sẽ theo cô dâu về nhà chồng. Trên tay người thiếu nữ xinh nào đó, chúng sẽ làm cho người con gái ấy mơ màng duyên dáng. Có những đóa hoa còn trang trọng hơn nữa, chúng sẽ ở trên bàn thờ, gần chỗ của Thượng Ðế. Có bông hoa thì hạnh phúc vì tình yêu ban đầu tặng nhau. Chúng được đưa lên môi nồng nàn. Chúng cũng ban hương cho những nụ hôn của các đôi tình nhân thêm mộng mị. Chung quanh chúng tôi là một thế giới bí mật của loài người. Chúng tôi tự hỏi mình, rồi hỏi lẫn nhau:

Nơi nào hạnh phúc nhất?

Tôi chưa bao giờ có kinh nghiệm về định mệnh này. Chẳng thấy đóa hoa nào đã ra đi rồi trở lại kể cho chúng tôi hay. Tôi biết có những đóa hoa được tặng cho các danh nhân lỗi lạc. Ước mơ một đời làm hoa như tôi là một ngày nào đó, sau khi người nghệ sĩ trình tấu một tình ca tuyệt vời, tôi được trao tặng và người nghệ sĩ giơ tôi lên cao trước hàng ngàn bàn tay ngưỡng mộ. Ôi! hạnh phúc biết mấy!

Tôi cũng nghĩ, biết đâu tôi được cắm trong bình ngọc quý, êm ả ru đời trong phòng một cô thiếu nữ mới lớn. Tôi sẽ rình mò lén nghe cô nhỏ viết nhật ký. Bao nhiêu tưởng tượng thần thoại đi về trong giấc ngủ của tôi.

Tôi là loài hoa cũng lãng mạn, đôi khi tôi thích những chân trời màu tím, và có nước mắt. Nhất là nước mắt của tình yêu, nó dịu dàng làm sao! Một ngày nọ, tôi bồi hồi quá đỗi khi biết mình sắp về vùng trời có nước mắt và màu tím. Mầu tím hôm nay là tím ở trong lòng. Màu tím của một nghĩa trang. Tôi chưa bao giờ biết nghĩa trang. Tôi chỉ bâng khuâng hiểu rằng nơi đó có biệt ly và sầu nhớ. Tôi yêu những khung trời có nỗi đau ngọt ngào, vì tôi nghĩ rằng trong nước mắt sẽ có nhớ, có thương. Tôi hân hoan giã từ bè bạn đi theo định mệnh của tôi ra nghĩa trang.

Tôi được trân trọng đưa vào khung trời cô đơn này. Bây giờ tôi hiểu cô đơn cũng có nhiều thứ. Có cô đơn của một cánh lá chiều hoang. Nó biệt ly thầm lặng, lững thững một mình tìm nỗi sầu. Có cô đơn của một cánh chim lẻ bạn. Nó man mác trong hồn niềm thương. Có cô đơn của thập giá. Nó linh thiêng dũng cảm. Trong nghĩa trang, tôi hiểu thêm những cô đơn khác, và nhất là nỗi cô đơn trong tôi.

Khi cành hoa đứng một mình trong vườn hoa, cô đơn của nó là cô đơn chờ mong, đẹp như cô đơn của người thiếu nữ. Cô đơn của người thiếu nữ mới lớn là cô đơn làm cho kẻ khác cô đơn. Khi những cô đơn ấy tìm nhau thì cô đơn âm lên những giai điệu ngọt ngào thích thú. Nhưng cô đơn của tôi trong nghĩa trang này là cô đơn của một bông hoa thật đã thành đóa hoa giả.

Tôi yêu màu tím của biệt ly, nhưng tôi không gặp màu tím thương nhớ ở đây. Tôi muốn là bông hoa tím nối dài thương nhớ của người ra đi và kẻ ở lại. Tôi muốn là bông hoa ân tình làm vòng khăn tang cho thương tiếc. Tôi yêu những dòng nước mắt có nhớ, có đau, nhưng tôi chỉ gặp thờ ơ. Tôi muốn là bông hoa cho người ra đi. Tôi muốn theo người đã vĩnh biệt để vào thế giới vĩnh hằng bên kia. Nhưng tôi chỉ được đem tới đây để làm vui người sống. Thế giới của con người kỳ lạ quá. Trong nghĩa trang này tôi đã thấy: Có những người con khi mẹ còn sống thì quên lãng thờ ơ. Rồi ngày mẹ chết, cũng ôm một đóa hoa cho nhân thế khen mình hiếu trung. Có những vợ chồng lúc còn sống, thầm ao ước được một bông hoa, mà sao hiếm hoi quá. Khi chết rồi họ đem ra nghĩa trang những vòng cườm lặng lẽ.

Những đóa hoa đem ra mộ huyệt mà chỉ là của người sống làm vui lòng người sống với mục đính tư lợi cho mình thì đấy là những đóa hoa giả hình. Khi tôi phải làm cánh hoa như thế thì nỗi cô đơn trong tôi sầu buồn chất ngất.

* * *

Hỡi bạn ơi, để tìm vẻ đẹp của loài hoa chúng tôi, không phải là chưng hoa, tặng hoa mà là nhìn thấy tiếng nói của Thượng Ðế trong hồn hoa. Loài hoa chúng tôi không chối từ người gian dối hay người thành thật. Hoa không chọn lựa là hoa cưới hay hoa nghĩa trang. Hoa chấp nhận ở trên bàn thờ cũng như trong phòng trà. Chúng tôi yêu đời sống bằng trái tim của Thượng Ðế. Vẻ đẹp của hoa là làm đẹp bất cứ nơi nào mình tới, bất cứ thửa vườn nào mình được ươm trồng. Con người thích hoa mà sao chẳng thấy vẻ đẹp sâu thẳm trong màu sắc của chúng tôi. Thượng Ðế dựng nên chúng tôi để nói về lòng thật thà, bao dung. Sự thật thà là vẻ đẹp Thượng Ðế yêu quý.

* * *

Tôi không là hoa giả. Tôi là đóa hồng với tất cả sự sống Thượng Ðế đã ban tặng. Tôi bị gọi là giả, bởi, tôi rơi trong tay người giả dối, họ đem tôi ra đây với những ý nghĩ giả dối mà thôi. Tôi đang ở trong nghĩa trang. Tôi đã nghe nhiều bài điếu văn tiễn người chết. Nhưng chết rồi làm sao nghe? Rất nhiều khi chỉ là lời của kẻ sống mượn người chết mà tìm vinh quang cho nhau. Tại sao thân phận tôi lại là đóa hoa của người sống muốn làm vui lòng người sống? Tôi thấy những bài điếu văn tiễn người chết nhưng lại cố ý là để lấy lòng người sống vô duyên thế nào thì thân phận làm hoa nghĩa trang của tôi cũng vô duyên như thế. Có những chuyện đời chỉ vì nghi lễ tiễn đưa người chết không làm cho người sống được tiếng khen mà tâm tình gia tộc bị đổ vỡ. Có người đến nghĩa trang vì xã giao, vì lý do chính trị, vì chuyện làm ăn. Ôi! ở ngoài nghĩa trang này có nhiều ý nghĩ tâm tình khác nhau lắm.

Tôi đang cô đơn vì tôi chỉ là cành hồng của người sống mượn người chết mà lợi dụng nhau. Nỗi cô đơn ấy xót xa, vì linh hồn người chết rất tủi, không muốn nhìn tôi, họ không nhận tôi vì tôi không thuộc về họ. Còn người sống sẽ bỏ tôi ngoài nghĩa trang rồi ra về, họ quên tôi.

Chết mà không được nhớ là chết lần thứ hai, thì sống mà không được nhớ là chết hai lần trong một lúc. Vì thế tôi đang sống, nhưng trong tôi là hai nỗi chết.

* * *

Chúa trang điểm trái đất bằng vẻ đẹp của hoa. Chung quanh con có biết bao nhiêu hoa. Hoa mọc ngoài đường. Hoa mọc ngoài đồng. Hoa trên bàn thờ. Hoa bên hàng rào. Chúng là ngôn ngữ thật nên thơ. Nếu con biết đứng nhìn cành thiên lý trong một chiều êm ả, con sẽ nghe được sự đơn sơ cần thiết trong cuộc sống. Nhìn đóa sen trong ao, con sẽ thấy sự thanh tao cần thiết trong cõi đời. Hương bưởi thoang thoảng bên ngõ nhà ai một tối trời nào đó, sẽ đưa con về ý nghĩ trong đêm đen vẫn có vẻ diễm kiều của đêm đen. Trong những hoàn cảnh khó khăn vẫn có vẻ đẹp của cuộc sống.

Hoa không chọn nơi nào đẹp mới tới, mà, bất cứ nơi nào tới hoa sẽ làm đẹp nơi đó. Hoa thành thật. Hoa bao dung. Ngôn ngữ loài hoa nghĩa trang thật xót xa. Con muốn cầu xin cho con nhìn hoa mà biết ý nghĩa cuộc sống trên đời.

Hãy cho nhau cánh hoa lúc còn sống, khi chết rồi thì cả rừng hoa đem ra nghĩa trang cũng chẳng ý nghĩa gì.