Ngày 01-11-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Được hưởng tình yêu
Lm. Minh Anh
00:28 01/11/2020
ĐƯỢC HƯỞNG TÌNH YÊU

“Hãy vui mừng hân hoan,

vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng kính Các Thánh Nam Nữ, những lời của thánh Gioan trong bài đọc thứ hai thật an ủi, “Anh em hãy coi, tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta thế nào”. Các Thánh Nam Nữ và chúng ta đây là những người ‘được hưởng tình yêu’ của Thiên Chúa Cha, được làm con cái, được mời gọi nên thánh như Thiên Chúa, để được ân thưởng trọng đại ở trên trời. Đó là lý do để chúng ta vui mừng và hân hoan.

Những người đã từng vượt biên trải nghiệm thế nào là hiểm nguy và gian khổ để được đặt chân trên đất của một quốc gia khác; họ đi tìm cái sống trong cái chết. Dẫu biết thế, hàng triệu anh chị em của chúng ta vẫn bỏ nước, xuống thuyền trong những thập niên 80, 90s; đó là một sự thật, một sự thật một mất, một còn. Nếu chỉ để được làm công dân của một nước trần gian tạm bợ mà phải sinh tử như thế, thì phương chi là để trở nên một công dân Nước Trời, nơi không bao giờ mất nhưng là đời đời thì phải trả giá hơn biết bao. Vào được nước Thiên Chúa, còn hơn một công dân, chúng ta là quý tử ‘được hưởng tình yêu’ của Cha; đó là đất của trời, của thiên đàng, quê hương vĩnh cửu, là nhà Cha trên trời cũng là nhà của mỗi người. Các thánh đã đi trước chúng ta, các ngài đang vui hưởng thánh nhan Cha trong thiên quốc thiều quang đó.

Thiên Chúa thật độ lượng, Người không loại bỏ ai; bài đọc Khải Huyền nói, “Tôi đã nhìn thấy một đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng”. Đó là các thánh tổ phụ thời Cựu Ước, các thánh tông đồ thời Tân Ước, các thánh tử đạo, các thánh anh hài, bao vị thánh khác qua các thời đại; và cả các thánh hiện đại gần gũi chúng ta như Thánh Gioan 23, Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêxa, song thân của Têrêxa Hài Đồng Giêsu, hoặc như chân phước Carlo Acutis... Tất cả các ngài ‘được hưởng tình yêu’ Thiên Chúa, đang được ân thưởng hiển vinh trên trời cùng triều thần thánh với Đức Mẹ và Thánh cả Giuse.

Ngoài ra, chúng ta không quên, trong số đó, có cả ông bà cha mẹ, những người thân yêu lành thánh ruột thịt của chúng ta. Các ngài đang ngày đêm cầu bàu cũng như thông ơn Chúa xuống cho chúng ta; các ngài ao ước chúng ta nên thánh như các ngài. Nên thánh như các ngài! Đúng thế, vì đó là ơn gọi cao quý đang dành cho chúng ta là những người thông dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa, nên giống như Người, ‘được hưởng tình yêu’ của Người.

Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã rất nhạy bén khi nói rằng, “Tôi muốn dành thiên đàng của tôi để làm điều lành cho trần gian, tôi sẽ làm mưa hoa hồng tình yêu xuống”. Thiên Chúa muốn tất cả những người đã ‘được hưởng tình yêu’ đó chia sẻ công việc tốt lành của Người, tham gia vào kế hoạch thiêng liêng của Người. Tựa một người cha mua một chiếc vòng cổ đẹp cho vợ mình; ông cho những đứa con nhỏ xem và chúng rất hào hứng với món quà ấy; người mẹ đến, người cha yêu cầu các con mang quà cho mẹ. Giờ đây, dẫu món quà là của chồng nhưng, trước tiên, bà mẹ sẽ cảm ơn các con vì đã tham gia trao tặng món quà cho bà. Người cha muốn các con là một phần của sự trao tặng; người mẹ, muốn các con là một phần của việc nhận hưởng với lòng biết ơn.

Anh Chị em,

Bà mẹ ấy là hình ảnh Hội Thánh lữ hành, là tất cả con cái Chúa đang lữ thứ trên trần gian; những đứa con là hình ảnh của Các Thánh Nam Nữ. Cũng thế, Thiên Chúa muốn các thánh chia sẻ việc phân phát các ân tứ đa dạng của Người để ai ai cũng ‘được hưởng tình yêu’; và hành động này khiến trái tim Thiên Chúa ngập tràn niềm vui.

Một trải nghiệm khác mà chúng ta cần lưu ý là các thánh cũng cho chúng ta những mẫu mực của sự thánh thiện, đó là lòng bác ái mà các ngài đã sống khi còn trên dương gian; lòng bác ái đó được sống qua các mối phúc Nước Trời mà Chúa Giêsu nói đến hôm nay. Chứng từ yêu thương và sự hy sinh của các ngài qua tám mối phúc thật không chỉ xảy ra một lần trong lịch sử; đúng hơn, lòng bác ái đó đang sống động và tiếp tục có tác dụng cho phần rỗi chúng ta. Cùng với sự thánh thiện, các ngài đã giặt áo mình, tẩy sạch áo mình hằng ngày trong Máu Con Chiên; nghĩa là, các ngài đã biến những hy sinh, đau khổ khi còn sống thành lễ tế, đã liên kết máu đời mình với Máu hy tế cứu độ của Đức Kitô mà dâng lên Chúa Cha. Như thế, các ngài đã ‘được hưởng tình yêu’ Thiên Chúa không những giờ này, trên thiên quốc, mà ngay khi còn ở trần thế, các ngài đã vui hưởng. Vì thế, lòng bác ái và chứng tá của các ngài đang khích lệ chúng ta; đang tạo ra một mối dây liên kết với chúng ta, đây là mầu nhiệm các thánh thông công, mầu nhiệm tình yêu liên đới cộng hưởng. Lòng bác ái của các ngài cho phép chúng ta yêu mến, ngưỡng mộ và muốn noi gương các ngài.

Để được vậy, phần chúng ta, hãy ra sức nên thánh theo đấng bậc mình. Chu toàn bổn phận với tình yêu là nên thánh; thánh hoá đau khổ thường ngày là nên thánh; vượt qua những bất toàn, hèn yếu của anh em bằng xót thương, tha thứ là nên thánh. Đức Phanxicô nói, “Sự thánh thiện mà Thiên Chúa mời gọi con sẽ lớn lên xuyên qua các cử chỉ nhỏ nhoi của con”; như thế, nên thánh là lắng nghe và chiều theo những đòi hỏi bé nhỏ của Thiên Chúa nhờ sự trợ lực của Thánh Thần.

Anh Chị em,

Đừng sợ người ta coi mình là người đạo đức, hãy ước mơ và xin cho được như thế! Đừng ngại khi người ta cho mình là thánh thiện, hãy tạ ơn và ra sức, sống sao cho được vậy! Có Chúa nâng đỡ, triều thần thánh đang cầu bàu, các thiên thần đang giữ gìn, bao tâm hồn tốt lành đã qua đời hay còn sống đang cầu nguyện cho chúng ta; được Lời Chúa dạy dỗ mỗi lúc, các bí tích nuôi dưỡng, ban ân sủng và thanh tẩy mỗi ngày… thì hà cớ gì mà chúng ta sợ mình không thể nên thánh. Và Anh Chị em, hãy nhìn quanh môi trường mình, biết bao nhiêu thánh đang ngồi bên chúng ta, bao tâm hồn tốt lành Chúa đang cho chúng ta chứng kiến hầu chúng ta bắt chước, bao nhiêu người đang thiếu thốn để chúng ta thực thi Tin Mừng. Hãy yêu lấy việc bổn phận, yêu chứ không phải thích; và hơn thế, hãy cậy trông vào Chúa; hãy kính sợ Chúa, cùng lúc, sợ phạm tội mất lòng Chúa và nhất quyết, thà chết chẳng thà phạm tội, thì rõ ràng chúng ta đang nên thánh vậy. Léon Bloy nói, “Bi kịch thảm hại duy nhất của một đời người, đó là không nên thánh”; Đức Phanxicô thì nói, “Con đừng sợ việc hướng nhìn lên cao hơn, hãy cho phép Thiên Chúa yêu con và giải phóng con”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, trên đời này không có nghề nào nhàn nhã cho bằng nghề làm thánh; cũng không có công việc nào cực nhọc hơn công việc nên thánh. Xin giúp con học biết mỗi ngày làm sao để sớm ra nghề, hầu ‘được hưởng tình yêu’ Chúa đời đời như các thánh hôm nay Giáo Hội mừng kính”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thứ Hai 2/11: Cầu cho các tín hữu đã qua đời. Suy Niệm của Lm. Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
06:25 01/11/2020

Phúc Âm: Ga 6, 51-59

"Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?"

Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".

Ðó là lời Chúa.
 
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:40 01/11/2020
Lễ Các Đẳng Linh Hồn

Bước vào tháng 11, tháng mà Giáo Hội hướng tâm hồn chúng ta về các thực tại mai hậu, tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời “những người đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I), ở nơi luyện ngục, để dâng lễ cầu nguyện cho họ.

Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy : “Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng” (x.GLGHCG 1030). Nơi thanh luyện cuối cùng này Hội Thánh gọi là Luyện ngục…

Hỏi : Luyện ngục là làm sao?

Thưa : Luyện ngục là hình phạt người lành còn mắt tội mọn hay là đền tội chưa đủ.

Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy rằng, giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho những người chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Nơi này, lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện rõ nhất. Nếu không tin vào sự sống mai hậu thì chẳng ai dâng lễ, hy sinh, cầu nguyện cho các linh hồn làm gì. Cho nên, dù đang sống trên dương gian, hay hưởng phúc thiên đàng hoặc đang thanh luyện nơi luyện ngục, tất cả mọi người đều liên đới với nhau trong Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa của mầu nhiệm Các Thánh Thông Công mà chúng ta tuyên xưng và đang thực hành.



Một câu hỏi lớn. Hỏi : Các thánh thông công nghĩa là làm sao?

Thưa. Các thánh ở trên trời cùng các linh hồn ở luyện ngục và các bổn đạo dưới đất đều thông công với nhau. Các bổn đạo tôn kính cầu xin các thánh, và các thánh cầu bầu cho các bổn đạo trước mặt Đức Chúa Trời. Các bổn đạo dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn ở luyện ngục, mà khi các linh hồn ấy đã được lên thiên đàng thì cùng cầu bầu cho các bổn đạo nữa. Các bổn đạo có lòng kính mến Đức Chúa Trời cùng thương yêu nhau thì chẳng những lập công cho mình mà lại làm ích cho kẻ khác nữa. (Sách Bổn Hà Nội tr. 39-40)

Theo dòng lịch sử Hội thánh: Thánh Odilo (962- 1048), viện phụ của đan viện Cluny trong đế quốc Germany, là một tu sĩ rất có lòng đạo đức. Vì thương mến những người đã qua đời, ngài hằng ăn chay, hãm mình và dâng lễ cầu nguyện cho những người ấy ấy. Việc này làm cho các thánh trên trời vui mừng và cũng làm cho ma quỷ trong hỏa ngục phải buồn sầu tức giận. Chính thánh Odilo đã chọn ngày 2 tháng 11 hằng năm để cử hành lễ cầu hồn trong đan viện Cluny của ngài. Về sau Đức Giáo Hoàng Gioan XIV đã thiết lập lễ cầu cho các linh hồn trong Hội Thánh Công Giáo Rôma từ giữa thế kỷ 11.

Nghĩa cử tốt đẹp này đã có trong Cựu Ước: “Ông Giuđa quyên được khoảng 2000 quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc uổng công vô ích. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức, thì đây quả là một ý nghĩ đạo đức và thánh thiện. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,43-46).

Ngay từ những buổi đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người qua đời và dâng lời cầu nguyện cho họ, nhất là dâng lễ, để một khi đã được thanh luyện, họ có thể được vinh phúc hưởng kiếng Thiên Chúa. Hội Thánh cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng ân xá và làm các việc đền tạ cầu cho những người đã qua đời (x.GLGHCG 1031-1032). Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta viếng thăm phần mộ và cầu nguyện cho họ. Vì chúng ta có trách nhiệm phải nhớ đến nhau, cầu nguyện, hy sinh và đền tội thay cho nhau.

Còn tin, còn cầu nguyện, còn chia sẻ một Thánh Thể là còn nhớ đến nhau, thuộc về nhau. Các thánh cùng thông công là ở chỗ đó. Tình yêu thương bác ái dành cho các linh hồn trong lúc này chính là lời cầu nguyện, Lễ Misa và sự hy sinh.

Khi cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Giáo Hội hướng về Chúa Kitô phục sinh, Ðấng đã chết và sống lại để cho tất cả chúng được sống lại. Tin vào sự sống lại của thân xác là nhìn nhận rằng sẽ có một chung cục, một cùng đích cho mọi người.

Đức tin không giải thoát những kẻ tin khỏi sự khổ não phải chết, nhưng đức tin sẽ làm êm dịu với hy vọng : “Nếu có buồn sầu vì số phận phải chết… cũng sẽ được ủi an”. (Kinh Tiền Tụng lễ các linh hồn).

Khi cầu nguyện cho các hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ, cho họ, vì họ mà còn cho chúng ta, những người còn sống. Sự ra đi trước của họ, nhắc nhớ chúng ta về một cõi đi về mà ai ai trong chúng ta cũng phải về, đó là quê trời vinh phúc. Trong khi cầu nguyện cho họ, chúng ta cũng xin Chúa làm cho đức tin vào Con Chúa đã sống lại từ cõi chết được lớn mạnh nơi chúng ta. Nhờ niềm tin vào sự sống đời sau, tin vào Đức Kitô là sự sống lại và là sự sống mà mỗi người chúng ta ngày nay luôn bước tới trong niền hy vọng tiến về đích là nhà Cha hưởng vinh phúc quê trời. Cùng đích này cũng giúp chúng ta sống cuộc sống hiện tại sao cho thật ý nghĩa, xứng danh Kitô hữu của mình.

Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Chúa đời đời. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:13 01/11/2020

12. Ngoài việc vì vinh quang của Thiên Chúa, vì lợi ích của mọi người và vì có liên quan đến bản thân mình, thì tôi sẽ không nói chuyện.

(Thánh Hilarius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 01/11/2020
68. MAU ĐI QUA HẺM NHỎ

Có một chủ nợ đi đòi nợ, đi đã nhiều lần mà không thấy con nợ đâu cả nên nổi trận lôi đình, ra lệnh cho đầy tớ đến nhà con nợ và đợi ở đó, nếu thấy con nợ thì lập tức khiêng về cho chủ nợ.

Đầy tớ tuân lệnh đi phía trước, lúc đầy tớ trói con nợ và khiêng qua đầu phố, thì con nợ lớn tiếng nói:

- “Mau đi qua con hẻm nhỏ kia, nếu bị người khác cướp cáng, thì mọi việc không can gì đến chuyện của tôi đấy nhé !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 69:

Thời nay có nhiều kiểu đòi nợ theo kiểu giang hồ: thuê những tên ma cô, băng nhóm đòi nợ mướn đi đòi nợ, nếu không trả là a lê hấp đập phá tan tành và còn hăm dọa đến tính mạng của con nợ, đó là phường gian ác và đáng nguyền rủa.

Đã cho người khác vay nợ tức là bày tỏ một tấm lòng bác ái, lòng bác ái này còn kéo dài mãi trong lòng con nợ sau khi họ đã trả hết nợ, đó là tình cảm và là sự biết ơn của họ. Nhưng nếu cho người khác vay nợ mà đi đòi nợ như đòi mạng và như quân ăn cướp thì không ai thấy lòng bác ái của mình đâu cả, họ chỉ thấy ông chủ nợ là một kẻ đại gian ác làm giàu trên sự nghèo khổ của người khác mà thôi.

Người Ki-tô hữu biết rất rõ rằng: khi giúp đỡ cho người nghèo có vốn làm ăn thì họ thay mặt Thiên Chúa giúp đỡ người nghèo, cho nên họ không thuê ma cô, băng đảng đòi nợ đi đòi nợ giống như quân ăn cướp, nhưng họ luôn thăm hỏi và chờ đợi cho đến khi người cần giúp đỡ có tiền hoàn trả lại, đó chính là lòng bác ái đích thực vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Các Đẳng Linh Hồn (2/11)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 01/11/2020
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN

(Ngày 2 tháng 11)


Anh chị em thân mến,

Hôm qua (1/11) chúng ta đã mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, các ngài là những người tôi trung của Thiên Chúa, hôm nay (2/11) chúng ta dâng lễ cầu cho các linh hồn trong luyện ngục, các ngài là những người đã sống và tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhưng chưa trọn vẹn, do đó các ngài phải tạm thời chưa được diện kiến Thiên Chúa, và phải đền tội trong luyện ngục cho đến khi đền tội xong...

Giáo lý công giáo dạy chúng ta rằng: có thiên đàng để thưởng người lành, có hoả ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết.

Các linh hồn trong luyện ngục tự mình không thể làm gì được để được Chúa tha tội, ở đó họ chỉ trông mong có một điều là hình phạt mau qua để chóng được hưởng nhan thánh Chúa, do đó họ rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, cần đến những việc lành phúc đức và những hy sinh của chúng ta là những người đang còn sống ở thế gian.

Tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Giáo Hội đã dành hẳn tháng Mười Một trong năm để cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, một tháng với biết bao nhiêu là việc lành mà chúng ta làm, với biết bao nhiêu là thánh lễ mà chúng ta tham dự cách sốt sắng, với biết bao hy sinh mà chúng ta đã thực hiện, thì chắc chắn có rất nhiều linh hồn trong luyện ngục được thoát khỏi hình phạt luyện ngục mà về thiên đàng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.

Tín điều các thánh thông công của Giáo Hội làm cho chúng ta thấy được rõ nhất trong tháng này, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được hiệp thông với các thánh khải hoàn trên trời, chúng ta góp phần giải thoát các linh hồn đang đau khổ trong luyện ngục bằng các lời kinh nguyện và việc lành của chúng ta, và nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta –những tín hữu chiến đấu ở trần gian- được hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Đức Chúa Giê-su.

Anh chị em thân mến,

Ai trong chúng ta cũng đều có người thân qua đời, nếu họ đã được hưởng hạnh phúc thiên đàng, thì họ sẽ cầu bàu cho chúng ta trước toà Thiên Chúa, nếu họ đang bị giam cầm trong luyện ngục thì họ đang rất cần đến lời cầu nguyện và những hy sinh của chúng ta, mỗi thánh lễ, mỗi lời nguyện, mỗi việc lành của chúng ta làm, thì như những giọt nước mát mẻ làm dịu bớt những đau khổ và thâu ngắn thời gian đền tội của họ trong luyện ngục.

Tháng Mười Một cũng là tháng báo hiếu của con cái đối với ông bà cha mẹ đã qua đời. Xin lễ, cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi, làm việc lành phúc đức.v.v... là những cách báo hiếu của chúng ta đối với các ngài vậy.

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngôi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng- Amen.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đau đớn ngọt ngào cuối cùng
Lm. Minh Anh
23:10 01/11/2020

ĐAU ĐỚN NGỌT NGÀO CUỐI CÙNG
“Chính mắt tôi sẽ được ngắm nhìn Người”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, tưởng niệm Các Linh Hồn, đây là dịp chúng ta suy gẫm giáo huấn của Giáo Hội về Luyện ngục, một giáo lý vốn thường bị hiểu lầm. Cha John Paul Thomas sẽ giúp chúng ta hiểu hơn nơi chốn các linh hồn trải nghiệm những ‘đau đớn ngọt ngào cuối cùng’ của mình; để từ đó, linh hồn có thể chiêm ngắm Thiên Chúa trọn vẹn như Gióp, “Chính mắt tôi sẽ được ngắm nhìn Người”.

Luyện ngục là gì? Đó có phải là nơi chúng ta trải qua để chịu trừng phạt vì tội lỗi mình chăng? Hay đó là cách thức Thiên Chúa nhận lại chúng ta vì những sai lỗi chúng ta đã phạm? Hoặc đó chính là là hậu quả cơn giận của Thiên Chúa? Chẳng câu hỏi nào trên đây thực sự trả lời cho câu hỏi về Luyện ngục. Luyện ngục không gì khác hơn là tình yêu Thiên Chúa đốt cháy và thanh luyện cuộc sống của chúng ta; Luyện ngục chính là nơi linh hồn dìm mình trong nỗi ‘đau đớn ngọt ngào cuối cùng’, nơi mà mắt phải bị chói ngợp bởi ánh sáng cực tinh của Thiên Chúa ngời chói.

Khi một ai đó qua đời trong ân sủng Chúa, rất có thể họ không được hoán cải hoàn hảo 100% về mọi mặt; ngay cả các vị thánh vĩ đại nhất; hầu hết các ngài đều có thể để lại một số khiếm khuyết nào đó trong cuộc sống mình. Luyện ngục không gì khác hơn là sự thanh tẩy cuối cùng của tất cả những vướng mắc còn lại dính bén với tội lỗi trong cuộc sống mỗi người; như đôi mắt hãy còn vẩn đục, chưa thể chiêm ngưỡng ánh sáng rực rỡ từ nhan thánh Chúa đang rực chiếu.

Thử tưởng tượng chúng ta có một cốc nước tinh khiết 100%, cốc nước này tượng trưng cho Nước Trời; cũng hãy tưởng tượng chúng ta muốn thêm một lượng nước khác vào cốc đó, nhưng tất cả những gì chúng ta có là nước 99% tinh khiết. Điều này tượng trưng cho một người thánh đã chết với chỉ một chút tội nhẹ. Nếu thêm nước đó vào, bấy giờ, cốc sẽ có ít nữa, một chút tạp chất khi nước hoà chung. Vấn đề là Nước Trời, cốc nước chính gốc, phải tinh khiết 100%, không được lẫn tạp chất. Nước Trời, ở đây, không thể có ngay cả một chút dính bén đến tội lỗi dù nhỏ nhất. Vì vậy, dẫu chỉ 1% không tinh khiết, nước thêm vào này cũng phải được làm sạch; cũng thế, dù đôi mắt tinh anh đến mấy, vẫn còn một chút bóng tối khiến nó chưa quen với ánh sáng, nên nó phải đau.

Một cách lý tưởng, điều này được thực hiện khi chúng ta đang còn ở trần gian; đây chính là tiến trình nên thánh. Nhưng nếu chúng ta lìa đời với bất kỳ một ràng buộc nào, thì đơn giản, quá trình đi vào phúc kiến trọn vẹn cuối cùng với Thiên Chúa vẫn cần thanh tẩy chúng ta khỏi mọi ràng buộc, mọi chút tối còn lại đối với tội lỗi. Tất cả có thể đã được tha thứ, nhưng có thể chúng ta sẽ không dứt bỏ cả những điều đã được thứ tha. Luyện ngục là quá trình đốt cháy những vương vấn cuối cùng, của việc đánh bật chút tối để đôi mắt quen dần với ánh sáng hầu có thể nhìn xem Thiên Chúa rạng ngời; đó là giải thoát 100% mọi thứ liên quan đến tội lỗi. Quá trình đốt cháy, quá trình quen dần với ánh sáng là quá trình trải nghiệm những ‘đau đớn ngọt ngào cuối cùng’. Chẳng hạn, linh hồn có thói quen là thô lỗ hay mỉa mai, thì cả những khuynh hướng này cũng phải được loại bỏ.

Điều này xảy ra thế nào? Chúng ta không biết, chúng ta chỉ biết nó có. Nhưng chắc chắn đó là kết quả của tình yêu thương vô hạn nơi Thiên Chúa, Đấng giải thoát chúng ta khỏi những dính bén này. Có đau đớn không? Rất có thể, nhưng đau đớn theo nghĩa là phải buông bỏ mọi ràng buộc vốn làm rối loạn; và đó là đau đớn. Thật khó để triệt tiêu một thói quen xấu, nó thậm chí còn gây đau đớn ngay trong chính quá trình thanh luyện; thế nhưng, kết quả cuối cùng của sự tự do đích thực là đáng giá so với bất kỳ nỗi đau nào mà linh hồn có thể trải nghiệm. Vì thế, phải, Luyện ngục là đau đớn; nhưng đó là một loại ‘đau đớn ngọt ngào cuối cùng’ cần thiết vì nó sẽ tạo nên kết quả cuối cùng, là một con người 100% hiệp nhất với Thiên Chúa.

Giờ đây, khi đang nói đến sự hiệp thông với các thánh, chúng ta phải hiểu rằng, các linh hồn đang trải qua cuộc thanh tẩy cuối cùng này vẫn hiệp thông với Thiên Chúa, hiệp thông với các thành viên của Giáo Hội lữ hành cũng như với các thánh của Giáo Hội vinh thắng. Mẹ Hội Thánh kêu gọi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn; Thiên Chúa sử dụng những lời cầu nguyện của chúng ta như những công cụ ân sủng của Người; Người cho phép chúng ta và mời chúng ta tham gia vào cuộc thanh tẩy các linh hồn bằng lời cầu nguyện và hy sinh của mình. Điều này tạo nên một mối quan hệ liên đới cộng hưởng với thế giới luyện hình; và không nghi ngờ gì nữa, các thánh trên trời cũng dâng lời cầu nguyện cho cả những ai đang ở trong luyện hình. Việc Chúa làm thật kỳ diệu và đem lại niềm vui lớn lao khi chúng ta chiêm ngắm cách thức Người sắp xếp toàn bộ quá trình này cho mục đích cuối cùng của sự hiệp thông thánh thiện mà tất cả con cái Chúa được kêu gọi để thông phần.

Các linh hồn đang chờ đợi lời cầu nguyện; vì thế, các Thánh lễ, những hy sinh và lời cầu nguyện của chúng ta không chỉ là bác ái, cũng không chỉ là hiếu thảo nhưng còn là cộng tác với Thiên Chúa để chuyển trao ân sủng của Người đến các linh hồn; việc tưởng nhớ đến các linh hồn mang một ý nghĩa cứu rỗi tuyệt vời đến thế là cùng!

Cha Pio Năm Dấu kể, một buổi tối, ngài đang nghỉ ở phòng trực. Vừa đặt lưng, thình lình, một người đàn ông xuất hiện, mình trùm kín. Hốt hoảng, cha Pio bật dậy và hỏi, “Ông là ai, ông muốn gì?”; người khách lạ nói, “Con là Precoco, con chết trong trận hoả hoạn đêm 18/9/1908 tại tu viện này. Con bị cháy trên chiếc nệm rơm lúc đang ngủ say ở phòng số 4, con về từ luyện ngục. Chúa cho con đến xin cha dâng một Thánh lễ cầu cho con vào sáng mai; nhờ Thánh lễ này con mới vào được thiên đàng”. Cha Pio hứa sẽ dâng lễ, ngài kể, “Phần tôi, tôi muốn đích thân tháp tùng linh hồn ấy ra tận cửa, và tôi ý thức rõ ràng mình đã nói chuyện với linh hồn khi ra tới bậc cấp; nhưng vừa đến đó, người ấy bỗng biến mất. Lúc ấy tôi cảm thấy hoảng sợ, tôi chạy đến phòng cha bề trên Paolino; ngài nhận ra nỗi kinh hoàng của tôi. Sau khi nghe tôi giải thích, ngài hiểu và chấp thuận. Vài ngày sau, vì tính tò mò, cha ra toà thị chính Rotondo, xin xem cuốn sổ tử của thành phố năm 1908. Đúng như lời tôi kể, sổ tử tháng 9/1908 ghi, “Ngày 18/9/1908, trong trận hoả hoạn viện tế bần, có một người chết mang tên Pietro di Mauro, tức Nicola Precoco”.

Anh Chị em,

Trên giường hấp hối, Thánh Monica đã nhắn nhủ con trai Augustinô rằng, “Mẹ chỉ xin con một điều, hãy nhớ đến mẹ mỗi khi con tới bàn tiệc thánh”; có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã nghe những lời van xin tương tự từ môi miệng của những người thân trước khi họ lìa đời. Lời cầu nguyện, những hy sinh và các Thánh lễ của chúng ta sẽ giúp cho linh hồn trải qua những ‘đau đớn ngọt ngào cuối cùng’ dễ chịu biết nhường nào!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con cầu nguyện cho các linh hồn hôm nay và suốt đời còn lại của con; xin tuôn đổ lòng thương xót Chúa để họ được giải thoát khỏi mọi ràng buộc tội lỗi; nhờ đó, có thể thanh thoát đi gặp Chúa. Đó cũng là khát khao cuối cùng của linh hồn con; thế nhưng, nhờ ơn Chúa ngay hôm nay, tập sống nên giống Chúa, con quyết nên thánh, quyết đi thẳng, không phải trải qua một nỗi ‘đau đớn ngọt ngào cuối cùng’ nào”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huấn đức của Đức Thánh Cha Lễ Các Thánh 1/11/2020: Hãy hiền lành và khiêm nhượng trong lòng
Đặng Tự Do
08:14 01/11/2020


Chúa Nhật 1 tháng 11, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Lễ Kính Các Thánh Nam Nữ với bài Phúc Âm sau, trích từ Tin Mừng theo Thánh Matthêu:

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:

“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.

“Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”.


Mở đầu bài huấn đức ngắn, trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong ngày lễ trọng kính Các Thánh này, Giáo hội mời gọi chúng ta suy tư về niềm hy vọng lớn lao dựa trên sự phục sinh của Chúa Kitô: Chúa Kitô đã sống lại và chúng ta cũng sẽ sống lại với Người. Các Thánh và các Chân phước là những nhân chứng có thế giá nhất cho niềm hy vọng Kitô giáo, vì các ngài đã sống trọn vẹn chứng tá ấy trong cuộc đời của mình, giữa những hân hoan và đau khổ, các ngài thực hiện các Mối Phúc mà Chúa Giêsu đã rao giảng và ngày nay đang vang dội trong Phụng vụ (x. Mt 5, 1- 12a). Thực ra, Tám Mối Phúc Thật được đề cập đến trong bài Tin Mừng là con đường nên thánh. Giờ đây tôi muốn đề cập đến hai Mối Phúc, thứ ba và thứ hai.

Mối Phúc thứ ba là thế này: “Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an”. Những lời này có vẻ mâu thuẫn, bởi vì khóc không phải là dấu chỉ của niềm vui và hạnh phúc. Những lý do khiến người ta bật khóc và đau khổ là cái chết, bệnh tật, nghịch cảnh đạo đức, tội lỗi và sai lầm: đó là những điều thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, ghi dấu bởi sự mong manh, yếu đuối và những khó khăn. Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta thường được ghi dấu bởi những tổn thương và thử thách gây ra bởi những thái độ vô ơn và hiểu lầm. Chúa Giêsu tuyên bố chúc phúc cho những ai khóc vì những thực tại này và, bất chấp mọi sự, anh chị em hãy tin cậy vào Chúa và đặt mình dưới bóng của Ngài. Các thánh không phải là những người thờ ơ, cũng chẳng phải là những người lòng dạ đã chai sạn vì đau đớn, nhưng các vị là những người biết kiên nhẫn hy vọng vào ơn an ủi của Chúa. Và các ngài đã trải nghiệm được niềm ủi an ấy ngay trong cuộc sống này.

Trong Mối Phúc thứ hai, Chúa Giêsu nói: “Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp”. Anh chị em thân mến, hãy hiền lành! Hiền lành là đặc điểm của Chúa Giêsu, Đấng đã nói về chính Người như sau: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11:29). Những người hiền lành là những người biết cách thống trị bản thân, biết nhường chỗ cho tha nhân, lắng nghe và tôn trọng người khác trong cách sống, nhu cầu và yêu cầu của người ấy. Họ không có ý định lấn át hoặc xem thường người khác, họ không muốn chi phối và quyết định mọi thứ, cũng không áp đặt ý tưởng và lợi ích của mình lên trên hết để làm tổn hại đến người khác. Những người này, những người mà tâm lý thế gian không đánh giá cao, thay vào đó lại quý giá trong mắt Thiên Chúa, Đấng ban cho họ đất hứa, tức là sự sống đời đời làm cơ nghiệp. Mối phúc này cũng bắt đầu từ đây, dưới gầm trời này, và sẽ được viên mãn trên Thiên đàng, trong Chúa Giêsu Kitô. Trong thời điểm này của cuộc sống thế giới, nơi có quá nhiều xung đột, nhân đức hiền hòa này cần thiết biết bao. Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày cũng thế, điều đầu tiên chúng ta thường bộc lộ là tính hiếu chiến, và tâm lý phòng thủ. Chúng ta cần sự hiền lành để tiến bước trên con đường nên thánh. Lắng nghe, tôn trọng, không tấn công, nhưng hiền lành.

Anh chị em thân mến, hãy chọn sự trong sạch, hiền lành và thương xót; hãy chọn phó thác chính mình cho Chúa trong tinh thần thanh bần và yêu mến; dấn thân cho công lý và hòa bình. Tất cả những điều này có nghĩa là đi ngược lại với tâm lý hiện tại của thế giới này, đi ngược lại thứ văn hóa chiếm hữu, đi ngược lại những thú vui vô nghĩa, chống lại sự kiêu ngạo khinh chê những người yếu đuối nhất. Con đường Phúc âm hóa này đã được các Thánh và Chân phước đi qua.

Lễ trọng hôm nay, lễ kính Các Thánh, nhắc nhở chúng ta về ơn gọi nên thánh của từng cá nhân và tất cả mọi người, đồng thời mang đến cho chúng ta những khuôn mẫu chắc chắn cho cuộc hành trình này, mỗi người bước đi theo những cách riêng, không thể lặp lại. Anh chị em hãy nghĩ đến cơ man những ân sủng và những câu chuyện cụ thể xảy ra nơi các thánh. Các ngài không giống nhau, mỗi người đều có cá tính riêng và đã phát triển đời sống thánh thiện theo những sắc thái cá biệt của mình. Mỗi chúng ta đều có thể làm được, hãy đi theo con đường đó. Hãy hiền lành và khiêm nhượng trong lòng và chúng ta sẽ đi đến sự thánh thiện.

Gia đình bao la các môn đệ trung thành của Chúa Kitô có người Mẹ là Đức Trinh Nữ Maria. Chúng ta tôn kính Mẹ với danh hiệu Nữ Vương các Thánh, nhưng trước hết Mẹ là một người Mẹ, là Đấng dạy dỗ mỗi người đón nhận và bước theo Con Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng khao khát nên thánh, và bước đi trên con đường của các Mối Phúc Thật.


Source:Holy See Press Office
 
Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:43 01/11/2020

Cha Michael McGivney, vị sáng lập Hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố, đã được tuyên Chân Phước vào ngày 31 tháng 10, tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hartford, Connecticut. Bây giờ, ngài sẽ được gọi là “Chân Phước Michael McGivney” và ngày lễ kính vị tân Chân Phước sẽ được cử hành vào ngày 13 tháng 8 hàng năm tại Tổng giáo phận Hartford.

Cha McGivney đã chính thức được phong Chân Phước thông qua một tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô được tuyên đọc vào hôm thứ Bảy 31 tháng 10 bởi Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, là đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y Tobin là người chủ tế chính trong Thánh lễ phong Chân Phước tại nhà thờ chính tòa Hartford.

Giảng trong Thánh lễ, Đức Hồng Y nói:

“Cuộc đời của Cha McGivney là một minh họa về cách một linh mục thánh thiện có thể mang lại sự kết nối cần thiết và mật thiết, rất quan trọng trong cuộc sống và sứ mệnh của một giáo xứ”.

Ngài mô tả Chân Phước McGivney là một linh mục yêu thương đàn chiên của mình, và rất vui khi thấy họ làm việc cùng nhau như một cộng đồng.

“Thành tựu nổi bật mà ngài được nhớ đến là việc sáng lập Hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố, vượt lên từ sứ vụ một linh mục giáo xứ của ngài.”

“Tình huynh đệ vĩ đại của 2 triệu người hiện đang trải dài khắp thế giới này được sinh ra từ sự khéo léo mục vụ của một linh mục giáo xứ trong việc đáp ứng những thách thức chồng chất mà đàn chiên của ngài đã phải đối mặt. Bởi vì ngài quá hiểu đàn chiên của mình”.

“Chúng ta hãy bắt chước ngài, đón nhận tiếng Chúa gọi mỗi người chúng ta trong thời đại và theo cách riêng của chúng ta, để trở thành máng chuyển chứa lòng thương xót, và như vậy, chúng ta có thể xứng đáng với gia nghiệp trên trời của chúng ta.”

Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston và Timothy Dolan của New York là các vị đồng tế trong Thánh lễ. Một số tổng giám mục và giám mục khác, bao gồm cả đại diện của Giáo Hội Công Giáo Ukraine, cũng có mặt.

Trong sắc chỉ của ngài, được tuyên đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng “lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng và sự quan tâm quảng đại của Chân Phước McGivney đối với anh chị em của mình đã khiến ngài trở thành một chứng nhân xuất sắc cho tình đoàn kết và tương trợ huynh đệ của người Kitô hữu.”

Đức Thánh Cha kết luận rằng vị linh mục miền Connecticut “được tuyên Chân Phước là nhờ vào các chứng tá anh hùng này.” Bức thư của Đức Thánh Cha đề ngày 13 tháng 9 năm 2020.

Ngày được chọn kính nhớ Chân Phước McGivney hàng năm là ngày 13 tháng 8. Lý do là vì ngài sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 và qua đời ngày 14 tháng 8 năm 1890. Ngày 13 tháng 8 là giữa hai ngày đó.

Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore đã đọc bản dịch tiếng Anh của bức thư. Chân Phước McGivney được thụ phong linh mục tại nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Baltimore vào năm 1877.

Một tấm thảm chân dung của Cha McGivney đã được công bố trong cung thánh của nhà thờ ngay sau khi bức thư được tuyên đọc.

Trước khi bức thư được đọc, Hiệp sĩ Tối cao Carl Anderson đã đọc tiểu sử cuộc đời của vị tân Chân Phước McGivney, và trình bày chi tiết về sứ vụ trên trần thế của ngài.

Sau khi bức chân dung được công bố, Michael “Mikey” McGivney Schachle, là người nhận được phép lạ, cùng với cha mẹ và nhiều anh chị em của mình, đã tặng một mặt nhật có chứa di tích của Cha McGivney cho Đức Hồng Y Tobin.

Trước khi chào đời vào năm 2015, Mikey Schaecle được chẩn đoán gặp phải chứng tràn dịch máu ở thai nhi, một tình trạng hiếm gặp, và thường dẫn đến tử vong. Em đã sống sót sau khi gia đình em cầu nguyện với Cha McGivney. Các bác sĩ đã không thể giải thích được tại sao chứng tràn dịch máu đột nhiên biến mất.

Vatican đã xác nhận là một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Chân Phước McGivney.

Cha McGivney đã thành lập đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố ở New Haven, Connecticut, vào năm 1882. Ban đầu, tổ chức này nhằm hỗ trợ các góa phụ và gia đình họ sau cái chết của người chồng. Tổ chức đã phát triển thành một hội đoàn huynh đệ Công Giáo trên toàn thế giới, với hơn 2 triệu thành viên, thực hiện các công việc từ thiện và truyền giáo trên toàn cầu. Các Hiệp sĩ cũng cung cấp các chính sách bảo hiểm nhân thọ cho các thành viên của mình.

Năm 2018, 16, 000 hội đồng Hiệp sĩ trên toàn thế giới đã quyên góp hơn 185 triệu Mỹ Kim cho các công việc bác ái và đã cung cấp hơn 76 triệu giờ thiện nguyện vào năm 2018, trị giá hơn 1.9 tỷ Mỹ Kim theo định giá của Independent Sector. Công việc tình nguyện của họ bao gồm hỗ trợ cho các Thế vận hội đặc biệt, lái xe chuyên chở thực phẩm cho các gia đình nghèo.

Từ năm 2017 đến 2018, các Hiệp sĩ đã quyên góp và giao 2 triệu Mỹ Kim cho thị trấn Karamles bên Iraq. Các Hiệp sĩ đã giúp các tín hữu Kitô sống sót sau cuộc diệt chủng do bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây ra tái định cư tại quê hương của họ và xây dựng lại tương lai.

Trong một buổi triều yết dành cho Hiệp sĩ tối cao Carl Anderson vào đầu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi các thành viên của tổ chức này là các “nhân chứng trung thành cho sự thánh thiêng và phẩm giá của đời sống con người, ở cả cấp địa phương và quốc gia.”

Ngài cũng lưu ý sự cống hiến của các Hiệp sĩ trong việc giúp đỡ “cả về vật chất và tinh thần, những cộng đoàn Kitô hữu ở Trung Đông đang phải chịu những tác động của bạo lực, chiến tranh và nghèo đói.”

Cha McGivney đã trở thành người thứ tư sinh ra tại Mỹ được tuyên Chân Phước, sau các Chân Phước Stanley Rovers, James Miller và Solanus Casey.

Trong khi Giáo hội đã công nhận ba người phụ nữ sinh ra ở Hoa Kỳ là những vị thánh – là các Thánh Elizabeth Ann Seton, Thánh Katharine Drexel và Thánh Kateri Tekawitha – đến nay chưa có người nam nào được tuyên thánh ở Mỹ.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Caucasus
Thanh Quảng sdb
17:33 01/11/2020
Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Caucasus

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chính quyền Armenia và Azeri, hãy tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra trong lãnh thổ Nagorno Karabakh.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi tha thiết vào ngày Chủ nhật vừa qua (1/1/2020) kêu gọi chấm dứt xung đột giữa người Armenian và Azerbaijan, đang gây ra nhiều tang thương chết chóc!

Phát biểu sau buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trong ngày Lễ trọng kính các thánh, Đức Thánh Cha nói: "trong những ngày lễ này, chúng ta đừng quên những gì đang xảy ra ở Nagorno Karabakh, nơi các cuộc đụng độ vũ trang vẫn liên tục xảy ra vì những cuộc ngưng chiến quá mong manh."

ĐTC chỉ trích "sự gia tăng chiến tranh làm thương hại về số lượng nạn nhân, sự tàn phá nhà cửa, các cơ sở hạ tầng và các nơi thờ tự" ĐTC lưu ý thường dân ngày càng bị tấn công.

Kêu gọi các cơ quan chức năng và cộng đồng quốc tế

Đức Thánh Cha nói: “Tôi tha thiết xin các cơ quan và cộng đồng quốc tế hãy giúp các bên tham chiến hãy ngồi lại, đừng làm cho máu đổ thêm nữa! Hãy cố gắng giải quyết những tranh chấp qua đàm phán chân thành với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài gần gũi với tất cả những nạn nhân đau khổ và ngài cầu xin các thánh cầu bầu cho một nền hòa bình ổn định trong khu vực.

Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm và kêu gọi một giải pháp thỏa hiệp cho cuộc khủng hoảng ở Nagorno Karabakh trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày 28 tháng 9.

Cáo buộc nhau

Trong thực tế Armenia và Azerbaijan cáo buộc nhau đã thả bom và pháo kích các khu dân cư bất chấp hiệp ước đòi buộc đôi bên phải tránh các mục tiêu nơi có dân cư sinh sống trong các vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Các cuộc pháo kích đã được cả hai bên báo cáo vào thứ Bảy trong vòng vài giờ sau thỏa thuận mới nhất về ngừng chiến, mới đạt được sau cuộc hội đàm tại Geneva giữa các ngoại trưởng và đặc phái viên của hai bên Pháp Nga và Mỹ.

Số người chết trong các cuộc giao chiến tàn khốc ở Nam Caucasus trong 25 năm qua đã vượt quá 1.000 sinh linh.
 
Toàn văn Thông điệp Fratelli Tutti, Chương tám, tiếp theo
Vũ Văn An
17:37 01/11/2020

TÔN GIÁO VÀ BẠO LỰC

281. Cuộc hành trình hòa bình là điều khả hữu giữa các tôn giáo. Điểm xuất phát của nó phải là cách Thiên Chúa nhìn sự vật. “Thiên Chúa không nhìn bằng mắt, Chúa thấy bằng trái tim của Người. Và tình yêu của Thiên Chúa như nhau đối với mọi người, không phân biệt tôn giáo. Ngay cả khi họ là những người vô thần, tình yêu của Người vẫn vậy. Khi ngày cuối cùng đến, và có đủ ánh sáng để nhìn sự vật như chúng thực sự là, chúng ta sẽ thấy mình khá đáng ngạc nhiên” [278].

282. Do đó, “Các tín hữu chúng ta cần tìm dịp nói chuyện với nhau và cùng nhau hành động vì lợi ích chung và cổ vũ người nghèo. Điều này không liên quan gì đến việc hạ thấp hoặc che giấu các xác tín sâu sắc nhất của chúng ta khi chúng ta gặp gỡ những người khác có suy nghĩ khác với chúng ta… Vì bản sắc của chúng ta càng sâu sắc, mạnh mẽ và phong phú, chúng ta càng có khả năng làm giàu người khác bằng sự đóng góp thích đáng của chính chúng ta” [279]. Các tín hữu chúng ta được thử thách quay về nguồn của mình, để tập trung vào điều thiết yếu: thờ phượng Thiên Chúa và yêu thương người lân cận, kẻo một số giáo huấn của chúng ta, khi bị lấy ra khỏi bối cảnh, kết cục nuôi dưỡng các hình thức khinh miệt, hận thù, bài ngoại hoặc phủ định người khác. Sự thật là bạo lực không có cơ sở trong các xác tín tôn giáo nền tảng của chúng ta, mà chỉ là trong sự xuyên tạc chúng.

283. Sự thờ phượng khiêm cung và chân thành đối với Thiên Chúa “không đem lại hoa trái kỳ thị, hận thù và bạo lực, mà là hoa trái tôn trọng tính thánh thiêng của sự sống, tôn trọng phẩm giá và tự do của người khác, và cam kết đầy yêu thương đối với phúc lợi của mọi người” [280]. Quả thật, “ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4: 8). Vì lý do này, "chủ nghĩa khủng bố là đáng trách và đe dọa an ninh của người ta - dù họ ở phương Đông hay phương Tây, phương Bắc hay phương Nam - và gieo rắc sự hoảng sợ, kinh hoàng và bi quan yếm thế, nhưng điều này không phải do tôn giáo, cho dù những kẻ khủng bố vốn biến nó thành công cụ. Đúng hơn, đó là do sự tích lũy các giải thích không chính xác về các bản văn tôn giáo và các chính sách liên quan đến đói, nghèo, bất công, áp bức và tự hào. Đó là lý do tại sao cần phải ngưng việc hỗ trợ các phong trào khủng bố bị thúc đẩy bởi việc tài trợ, cung cấp vũ khí và chiến lược, và bởi các mưu toan biện minh cho các phong trào này, thậm chí sử dụng cả các phương tiện truyền thông. Tất cả những điều này phải được coi là tội ác quốc tế nhằm đe dọa an ninh và hòa bình thế giới. Chủ nghĩa khủng bố như thế phải bị lên án dưới mọi hình thức và biểu thức của nó” [281]. Các xác tín tôn giáo về ý nghĩa thánh thiêng của sự sống con người giúp chúng ta “nhận ra các giá trị nền tảng của nhân tính chung của chúng ta, những giá trị mà nhân danh chúng, chúng ta có thể và phải hợp tác, xây dựng và đối thoại, tha thứ và phát triển; điều này sẽ giúp cho các tiếng nói khác nhau hợp nhất trong việc tạo ra một giai điệu cao quý và đẹp đẽ siêu phàm, thay vì những tiếng kêu thét hận thù cuồng tín” [282].

284. Đôi khi bạo lực duy cực đoan được xổ lồng trong một số nhóm, thuộc bất cứ tôn giáo nào, bởi sự hấp tấp của các nhà lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, “điều răn hòa bình được khắc sâu trong các truyền thống tôn giáo mà chúng ta đại diện… Là những nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi trở thành ‘những người đối thoại’ đích thực, hợp tác vào việc xây dựng hòa bình không phải với tư cách là người trung gian mà là những người hòa giải đích thực. Người trung gian tìm cách giảm giá cho mọi người, nhưng cuối cùng là để thu được điều gì đó cho chính họ. Trái lại, người hòa giải là người không giữ lại gì cho mình, nhưng đúng hơn, quảng đại tiêu hao mình đến cùng kiệt, biết rằng điều duy nhất thu được là hòa bình. Mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành nghệ nhân của hòa bình, bằng cách hợp nhất chứ không chia rẽ, bằng cách dập tắt hận thù chứ không duy trì nó, bằng cách mở ra những nẻo đường đối thoại chứ không phải bằng cách xây dựng những bức tường mới” [283].

Một lời kêu gọi

285. Trong cuộc gặp gỡ huynh đệ của tôi với Đại Imam Ahmad Al-Tayyeb, một cuộc gặp gỡ mà tôi vui mừng nhớ lại, “chúng tôi kiên quyết [tuyên bố] rằng các tôn giáo không bao giờ được xúi giục chiến tranh, các thái độ thù hận, sự thù địch và chủ nghĩa cực đoan, cũng như không xúi giục bạo lực hoặc đổ máu. Những thực tại bi thảm này là hậu quả của việc đi lệch ra ngoài các giáo huấn tôn giáo. Chúng là kết quả của sự thao túng chính trị đối với các tôn giáo và những diễn giải của các nhóm tôn giáo, trong quá trình lịch sử, từng lợi dụng sức mạnh của tình cảm tôn giáo nơi trái tim những người đàn ông và đàn bà… Thiên Chúa, Đấng Toàn năng, không cần được được bất cứ ai bênh vực và không muốn tên Ngưới bị sử dụng để khủng bố người ta” [284]. Vì lý do này, tôi xin nhắc lại ở đây lời kêu gọi cho hòa bình, công lý và tình huynh đệ mà chúng tôi đã cùng nhau thực hiện:

“Nhân danh Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng nên mọi con người bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và phẩm giá, và đã kêu gọi họ sống với nhau như anh chị em, đổ đầy trái đất và làm mọi người biết đến các giá trị tốt lành, yêu thương và hòa bình;

“Nhân danh mạng sống con người vô tội mà Thiên Chúa vốn cấm giết khi khẳng định rằng ai giết một người thì coi như giết cả nhân loại, ai cứu một người thì coi như cứu cả nhân loại;

“Nhân danh người nghèo, người túng thiếu, người thiệt thòi và những người thiếu thốn nhất, những người mà Thiên Chúa đã truyền cho chúng ta phải giúp đỡ như một bổn phận bắt buộc đối với mọi người, đặc biệt là những người giàu có và những người có phương tiện;

“Nhân danh trẻ mồ côi, góa phụ, người tị nạn và những người bị đày ải khỏi nhà cửa và đất nước của họ; nhân danh tất cả các nạn nhân của chiến tranh, bách hại và bất công; nhân danh kẻ yếu, những người sống trong sợ hãi, các tù nhân chiến tranh và những người bị tra tấn ở bất cứ nơi nào trên thế giới, bất phân biệt;

“Nhân danh những dân tộc đã mất an ninh, hòa bình và khả thể chung sống với nhau, trở thành nạn nhân của sự hủy diệt, thiên tai và chiến tranh;

“Nhân danh tình huynh đệ nhân bản, tình huynh đệ bao gồm mọi hữu thể nhân bản, hợp nhất họ và làm cho họ bình đẳng;

“Nhân danh tình huynh đệ từng bị xé nát bởi các chính sách cực đoan và chia rẽ, bởi các hệ thống lợi nhuận không ai kiềm chế được hoặc bởi các khuynh hướng ý thức hệ thù hận chuyên thao túng các hành động và tương lai của những người đàn ông và đàn bà;

“Nhân danh tự do, mà Thiên Chúa đã ban cho mọi hữu thể nhân bản, tạo ra họ tự do và đặt họ riêng ra bằng ơn phúc này;

“Nhân danh công lý và lòng thương xót, vốn là các nền tảng của thịnh vượng và đá góc của đức tin;

“Nhân danh mọi người thiện chí hiện diện ở mọi nơi trên thế giới;

“Nhân danh Thiên Chúa và mọi điều đã đề cập trên đây, [chúng tôi] tuyên bố việc chấp nhận nền văn hóa đối thoại làm con đường; hợp tác lẫn nhau làm quy tắc ứng xử; sự hiểu biết lẫn nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn” [285].



286. Trong những trang suy tư về tình huynh đệ phổ quát này, tôi cảm thấy được đặc biệt truyền cảm hứng bởi Thánh Phanxicô thành Assisi, nhưng cũng bởi những người anh chị em khác của chúng ta không phải là người Công Giáo: Martin Luther King, Desmond Tutu, Mahatma Gandhi và nhiều người khác. Tuy nhiên, tôi xin kết thúc bằng cách đề cập đến một người khác có đức tin sâu sắc, người, nhờ dựa vào cảm nghiệm mãnh liệt của mình về Thiên Chúa, đã thực hiện một cuộc hành trình biến đổi để cảm nhận mình như người anh em của mọi người. Tôi muốn nói tới Chân phúc Charles de Foucauld.

287. Chân phúc Charles de Foucault đã hướng lý tưởng hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa của mình vào sự đồng nhất hóa với người nghèo, bị bỏ rơi trong thẳm sâu sa mạc Châu Phi. Trong khung cảnh đó, ngài bày tỏ mong muốn được cảm nhận mình như người anh em của mọi người [286], và đã yêu cầu một người bạn “cầu nguyện cùng Thiên Chúa để tôi thực sự là anh em của tất cả mọi người” [287]. Cuối cùng, ngài muốn trở thành “người anh em phổ quát” [288]. Tuy nhiên, chỉ bằng cách đồng nhất hóa với những người nhỏ bé nhất, cuối cùng ngài mới trở thành người anh em của mọi người. Xin Thiên Chúa linh hứng ước mơ đó trong mỗi người chúng ta. Amen.

Lời cầu nguyện với Đấng tạo dựng

Lạy Chúa, Cha của gia đình nhân loại chúng con,

Cha đã tạo dựng mọi hửu thể nhân bản bình đẳng về phẩm giá:
tuôn đổ vào tâm hồn chúng con một tinh thần huynh đệ
và linh hứng nơi chúng con một giấc mơ gặp gỡ đổi mới,
đối thoại, công lý và hòa bình.

Xin Cha thúc đẩy chúng con tạo ra các xã hội lành mạnh hơn
và một thế giới xứng đáng hơn,
một thế giới không có đói, nghèo, bạo lực và chiến tranh.

Xin cho trái tim chúng con cởi mở đối với mọi dân tộc và các quốc gia trên trái đất.

Xin cho chúng con nhận biết sự tốt lành và vẻ đẹp mà Cha đã gieo nơi mỗi người chúng con,
và do đó tạo nên mối dây hợp nhất, các dự án chung,
và các giấc mơ chung. Amen.


Một lời cầu nguyện đại kết Kitô giáo

Lạy Thiên Chúa, Ba Ngôi tình yêu,
từ sự hiệp thông sâu sắc của sự sống thần thiêng của Chúa,
xin tuôn đổ trên chúng con suối lượng tình yêu huynh đệ.
Xin ban cho chúng con tình yêu phản ảnh trong các hành động của Chúa Giêsu,
trong gia đình Nadarét của Người,
và trong cộng đồng Kitô giáo tiên khởi.

Xin ban ơn để Kitô hữu chúng con biết sống theo Tin Mừng,
khám phá ra Chúa Kitô trong mỗi hữu thể nhân bản,
nhận ra Người bị đóng đinh
trong những đau khổ của những người bị bỏ rơi
và bị lãng quên trong thế giới của chúng con,
và sống lại trong mỗi anh chị em
đang thực hiện một khởi đầu mới.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến chỉ cho chúng con thấy vẻ đẹp của Chúa,
phản ảnh trong mọi dân tộc trên trái đất,
để chúng con có thể khám phá lại điều này là mọi người đều quan trọng và đều cần thiết,
những khuôn mặt khác nhau của một nhân loại được Thiên Chúa rất yêu thương. Amen.


Ban hành tại Assisi, tại mộ của Thánh Phanxicô, vào ngày 3 tháng 10, Vọng Lễ của Thánh Nhân, năm 2020, năm thứ tám triều Giáo hoàng của tôi.

Franciscus

Kỳ tới: Toàn bộ các ghi chú
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cựu chủng sinh Hoan Thiện Huế cứu trợ bà con tại Hoà Ninh, Hà Tĩnh
Trương Trí
08:38 01/11/2020
Tuần trước phóng viên Vietcatholic đã có dịp theo các anh em Gia đình Cựu Chủng sinh Huế chia sẻ với các Giáo xứ bị thiệt hại vì thiên tai. Sáng ngày 31 tháng 10, lại cùng các anh em lớp HT67 Gia đình Cựu Chủng sinh Huế về lại làng quê Hòa Ninh, một xứ đạo thuần nông mà trong đợt lũ vừa qua như một số người già trên 80 tuổi cho biết: đây là đợt lũ lịch sử mà vùng quê này chưa bao giờ có. Bao nhiêu tài sản, lúa má, trâu bò và gia súc đều trôi theo giòng nước lũ.

Xem Hình

Linh mục Phero Nguyễn Xuân Đình quản xứ Hòa Ninh và cũng là Hạt trưởng Hạt Hòa Ninh thuộc Giáo phận Hà Tĩnh cùng Ban Hành giáo rất vui mừng khi được sự quan tâm yêu thương của các vị ân nhân. Ngài thay mặt bà con giáo dân và Ban Hành giáo tỏ bày lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với quý ân nhân qua Cha Hồ Khanh đã trao những món quà cho bà con trong thời điểm khó khăn này. Ngài cùng giáo xứ cầu nguyện cho các vị ân nhân được bình an sức khỏe và đầy hồng ân của Chúa.

Về những vùng quê Quảng Bình, nhìn những ngôi nhà thờ đồ sộ, nhiều đoàn từ thiện đôi lúc không khỏi thắc mắc. Những vùng quê này hầu hết bà con đều là những nông dân quanh năm tay lấm chân bùn, nhưng khi nghe Cha xứ đề nghị xây nhà thờ thì ai cũng hưởng ứng góp phần xây dựng ngôi nhà khang trang làm nơi thờ phương Chúa, thậm chí có gia đình cầm cố giấy tờ nhà cửa để đóng góp việc xây nhà thờ. Việc xây dựng chỉ tốn kém nguyên vật liệu, còn bao nhiêu công cán đều do bà con giáo dân đóng góp.

Khi tận mắt nhìn thấy những con người nơi đây mới nhận ra những sự nghèo khó của họ. Vậy mà có một số Đoàn từ thiện khi thấy ngôi nhà thờ to lớn đã vội quay lưng, họ có biết được sau khi quay lưng thì những giọt nước mắt lăn dài của bà con.

Trương Trí
 
Hình ảnh lễ Các Thánh muà Covid tại Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland TX
Trần Mạnh Trác
16:35 01/11/2020
Xem hình ảnh

Chúng tôi chủ ý tới chụp hình lưu niệm cho các anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm, nhưng “không hẹn mà gặp”, hôm nay là ngày lễ Các Thánh cho nên khi ghi nhận hoạt động tông đồ cuả đoàn, thì vô hình chung, chúng tôi cũng ghi nhận ngày lễ Các Thánh tại giáo xứ, một ngày lễ ảm đạm ở giữa một muà đại dịch và bầu cử, mà tương lai thì còn mờ mịt…

Hai chữ ‘ảm đạm’ có lẽ cũng mô tả đúng về đoàn LMTT cuả chúng tôi. Tháng 3 vừa qua chúng tôi đã phải tiễn chân lần cuối cùng người anh cả cuả đoàn, cụ Nguyễn văn Mai, vị đoàn trưởng tiên khởi. Rồi ngay sau đó, khi cái đau còn chưa được xoa dịu, thì lệnh cách ly cuả đại dịch lại ập xuống và thế là mọi sinh hoạt cuả đoàn đã phải tạm ngưng cho đến nay: không còn những buổi họp hàng tháng, không còn những buổi hát lễ Thánh Tâm thứ Sáu đầu tháng, không còn ăn mừng ngày lễ quan thầy, và cũng không có lễ tuyên thệ long trọng cho đoàn viên mới…

Nhưng một đoàn thể không có hoạt động thì dần dà sẽ chết, do đó khi nhà thờ giáo xứ được mở cửa thì đoàn Liên Minh Thánh Tâm, dù phần đông thuộc loại tuổi có nguy cơ cao, đã đứng ra gánh vác trách nhiệm giữ vệ sinh cho các buổi lễ sáng Chuá Nhật cuả cộng đoàn.

Mỗi Chuá Nhật, anh em cuả đoàn tới sớm hơn 1 giờ, lúc 6:30g sáng, để ‘khử trùng’ mọi ghế ngồi và các nơi công cộng, sau đó giữ nhiệm vụ đo nhiệt độ, giúp khử trùng, kiểm soát ghi danh và hướng dẫn giáo dân đi vào ghế ngồi. Sau lễ anh em lại tiếp tục ‘khử trùng’ bàn ghế để chuẩn bị cho lễ kế tiếp.

Ngày lể Các Thánh hôm nay có một khác thường, đó là số người đi lễ đông hơn mọi khi, có lẽ nhiều người đã không biết trước là phải có chi danh trước, cho nên một số ghế xếp đã được sử dụng ở bên ngoài tiền sảnh để tuân thủ những luật lệ về sự giãn cách.

Công việc phục vụ thì nhiều và đòi hỏi hy sinh, nhưng dù thế vẫn có người có thể cảm thầy rầy rà vì sự hướng dẫn cuả anh em trong đoàn! dù sao thì những việc tông đồ âm thầm đó luôn là những bó hoa thiệng liêng mà các anh em đoàn viên tình nguyện dâng lên cho Thánh Tâm Chuá.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
LM. Giuse Trương Đình Hiền
21:38 01/11/2020
Trong những ngày này, có thể nói được, thế giới đang nóng lên với “hai hồ sơ đời lẫn đạo”:

- Đời (hay “Hồ sơ chính trị”): “Cuộc đua vào Nhà Trắng và sự đối đầu Mỹ - Trung”.

- Đạo (hay “Hồ sơ tôn giáo”): “Tạm ước Vatican-Bắc Kinh và sự cố ‘Moviegate’ ”.

Nói cách khác, cuộc chạy đua nước rút vào “Nhà Trắng” của hai ứng viên đại diện cho hai chính đảng Cọng Hoà - Dân Chủ, và toàn cảnh chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung chính là “điểm nóng” của “địa chính trị thế giới” trong năm 2020 nầy. Trong khi đó, đối sách mục vụ của Vatican với Trung Quốc qua việc gia hạn thêm 2 năm tạm ước giữa Vatican và Bắc Kinh và những phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về “kết hợp dân sự” cho các cặp hôn nhân đồng tính qua cuốn phim tài liệu Francesco vừa được công chiếu tại Rôma (“Moviegate”) lại là một “thời sự nóng bỏng về Công Giáo La Mã thu hút sự quan tâm, nhận định, kiến giải… của nhiều người, nhiều tổ chức trên khắp thế giới.


BÀI 1: Hồ sơ “chính trị Nhà Trắng”: NGỌN ĐUỐC CHO ĐỜI HAY “CÁNH RỪNG ĐANG MỌC”


Trước hết, có một điều gần như ai cũng đồng thuận, đó là: nhân vật Tổng Thống Mỹ chiếm một vị thế và vai trò tối quan trọng trong toàn cảnh “sinh hoạt chính trị” hay “địa chính trị” của cả thế giới, ít nhất, kể từ sau Đệ nhị thế chiến tới nay.

Cũng dễ hiểu thôi, Tổng Thống Mỹ với nhiệm kỳ 4 năm cùng với Nội các chính phủ của mình là chóp đỉnh của “nhánh Hành Pháp”, có trách nhiệm hoạch định và điều phối toàn bộ chính sách đối nội và đối ngoại của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, cường quốc số một thế giới. Và kể từ sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, đặc biệt, sau khi kết thúc “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Đông-Tây, hay giữa “Thế giới Tự do” và “phe Xã hội chủ nghĩa”, vai trò “cầm chịch” cuộc cờ chính trị thế giới của Hoa Kỳ được khẳng định cách dứt khoát nhờ chính sức mạnh tự thân (kinh tế, quân sự, văn hoá…) và thông qua những “uỷ nhiệm” chính thức hay mặc nhiên của rất nhiều tổ chức, liên minh, hiệp ước, quan hệ đối tác… (Liên Hiệp quốc, khối NATO, khối G7, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Ngân hàng thế giới WB…).

Chính vì lẽ đó, cứ mỗi sau 4 năm, thế giới chong mắt hướng về đất nước Hoa Kỳ để theo dõi, bình luận, đánh giá… về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ. Và cho dầu, “một con én không làm nổi mùa xuân”, nhưng, như lịch sử gần đây đã chứng minh: chỉ cần “dự đoán vị Tổng Thống sẽ đắc cử” thôi, thì “lò lửa của sự căng thẳng và cứng đầu của Iran hay Bắc Triều Tiên có thể hạ nhiệt”, đối sách ngoại giao của một số nước cực đoan Hồi Giáo và Israel ở Trung Đông có thể thay đổi, các cuộc đàm phán về hiệp ước giới hạn vũ khí hạt nhân với Nga có thể được nối lại, các thoả thuận với liên minh NATO và quan hệ đối tác với Liên Âu sẽ được cải thiện, cuộc thương thảo đối tác thương mại với Trung Quốc tiếp tục được thương thảo….

Vì thế, chẳng lạ gì cuộc chạy đua đến Nhà Trắng vào ngày 3.11 tới đây của hai ứng viên D. Trump (Cọng Hoà) và J. Biden (Dân Chủ) đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Ai sẽ là “Ông chủ Nhà Trắng” trong nhiệm kỳ 4 năm tới vẫn còn là một “ẩn số” cho tới sau ngày 3.11. Tuy nhiên, dựa vào đường lối chính sách được phản ảnh qua các cuộc vận động tranh cử, đặc biệt, qua các cuộc tranh luận công khai và hệ thống phát ngôn của các cánh truyền thông “tả-hữu”, người ta có thể lượng định rằng:

- Nếu ngài D. Trump tiếp tục thêm nhiệm kỳ 4 năm nữa thì khuynh hướng “bảo thủ và truyền thống để duy trì tư thế siêu cường số một” sẽ ảnh hướng đến đường hướng chính trị và các chính sách của Hoa Kỳ: Mỹ sẽ tiếp tục “cầm chịch” thế giới bằng sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao; xã hội Hoa kỳ tiếp tục được củng cố trên nền tảng luân lý đạo đức truyền thống: tự do tôn giáo, bảo vệ sự sống và nhân quyền, thượng tôn pháp luật và ổn định xã hội…; kinh tế Hoa Kỳ đã đến lúc cần phá thế “chuỗi cung ứng hoàn cầu từ Trung quốc”, ưu tiên phát triển tại nội địa và công bằng giao thương; tiếp tục duy trì tư thế mạnh trong đối sách ngoại giao và quốc phòng hùng mạnh… để đạt tới mục tiêu cuối cùng: “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”…

- Nếu ngài J. Biden trúng cử, khuynh hướng “cấp tiến” xưa nay của Đảng Dân Chủ sẽ chi phối: Đáp ứng yêu cầu hưởng dụng và khát vọng tự do của đại đa số quần chúng, duy trì hệ thống bảo hiểm OBAMACARE, chấp nhận một triết lý chính trị mang chiều hướng “xã hội chủ nghĩa”, một nền đạo đức xã hội cởi mở, cấp tiến, tự do: phá thai, đồng tính…; đấu dịu với các đồng minh và và sẵn sàng thoả hiệp với các đối tác thù nghịch để đôi bên cùng có lợi; tập chú vào đối sách “bảo vệ môi trường sinh thái” và chống “biến đổi khí hậu”, hổ trợ người nghèo, da màu, dân nhập cư, siết chặt thuế khoá các doanh nghiệp công ty ăn nên làm ra, liên minh với các đại gia kinh tế và cánh truyền thông khuynh tả… với mục tiêu cuối cùng: một nước Mỹ giàu có và thế tục !

Thế nhưng, theo nhận định của phần đông những ai từng quan tâm đến chính trường Mỹ quốc, thì cho dù Tổng Thống thuộc Đảng nào, Cộng Hoà hay Dân Chủ, thì chính sách xuyên suốt của Hoa Kỳ về đối nội cũng như đối ngoại cũng đều hướng tới một mục tiêu chung và luôn được điều tiết, kiện toàn, kiểm tra và cân bằng qua hệ thống Tam quyền phân lập: Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp. Và đó chính là nét ưu việt của hệ thống chính trị của Hoa Kỳ mà các nhà lập quốc và kiến quốc đã tiên liệu từng hàng trăm năm trước để ổn định và phát triển cho mãi tới hôm nay.

Tuy nhiên, theo những gì đang diễn ra trong bối cảnh chính trị hiện nay thông qua “hồ sơ tranh cử Tổng Thống” của hai nhân vật đại diện cho hai chính đảng, thế giới mới tận mắt chứng kiến cả một “đầm lầy” nhầy nhụa trong “hồ sơ các chính khách Hoa Kỳ” cùng những “lệch lạc của hệ thống truyền thông cánh tả”, một “đầm lầy” mà vị đương nhiệm Tổng Thống đã từng dị ứng và lấy làm “chướng tai gai mắt” đến độ phải “bỏ cả sự nghiệp kinh doanh thuộc đẳng cấp tỉ phú đô-la” để “tát cạn đầm lầy” theo kiểu “khẩu khí” của một Cao Bá Quát: “xin tống bần quỷ ra đến miền Đông hải,… đeo vòng thư kiếm, quyết xây bạch ốc lại lâu đài; tống cùng thần ra đến đất Côn Lôn,… gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú”[1].

Thật vậy, như một nhà văn Úc – Morris West[2] từng phát biểu trong cuốn tiểu thuyết luận đề “Trong và ngoài tình yêu”[3]: “Con người vốn bất toàn, nên bất cứ cơ cấu nào do con người lập nên cũng đều không toàn thiện”, cho nên, dù cho cơ cấu chính trị của Hoa Kỳ có ưu việt tới đâu thì cũng ẩn chứa những rạn nứt, những vết đen, vết mờ, những “đầm lầy hôi hám”; nhất là nơi chính những con người trong guồng máy chính trị đó mà cụ thể nhất là “quả bom tấn tháng mười” vừa được tờ New York Post tung ra khi “bạch hoá các nội dung email trong ổ cứng máy tính” của con trai cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, Hunter Biden”[4]…

Nếu xâu chuổi các biến cố liên tục diễn ra trên đất Mỹ kể từ khi con “Virus Vũ Hán” hoành hành trên xứ Cờ Hoa: cuộc luận tội Tổng Thống D. Trump của phe Dân Chủ, xuống đường bạo loạn với phong trào BLM (Black lives matter), giật sập các tượng đài, đòi giải thể cơ quan cảnh sát, đe doạ và tấn công các nhóm ôn hoà phò sinh, bi đát hoá và lạm dụng con cờ covid-19 trong ý đồ chính trị, sự khuất tất và chằng chịt các hợp đồng đen tối và phi vụ tham nhũng bất minh của các chính khách và “đại gia công nghệ” (Microsoff, Google…), thiếu trung thực và không còn khả tín của các “đại gia truyền thông” (New York Times, Washington Post, CNN, NBC…), quả thật, xã hội Mỹ đang trải qua một “cơn khủng hoảng chính trị xã hội” trầm trọng mà cuộc bầu cử năm 2020 nầy có thể là một “lựa chọn” một mất một còn, giữa chính và tà, giữa những giá trị truyền thống nền tảng của Mỹ quốc và những khuynh hướng cấp tiến tháo thứ của một thứ “xã hội chủ nghĩa” bị giật dây và lạm dụng bởi đảng Cọng sản Trung quốc[5].

Đứng trước tình trạng khá đen tối và hiểm nguy này, những người thuộc cánh truyền thống bảo thủ sẽ cho rằng “một nhiệm kỳ nữa của Tổng Thống Trump là giải pháp tối ưu”; bởi vì, hình như trong 4 năm qua, chính quyền Tổng Thống Trump mới chi đi được một “đoạn đường ngắn” trong chính sách “Make America Great Again”, mà đoạn đường đó gần như bị phá đổ tan tành bởi con “Cúm Tàu” ! Như vậy, cần phải có 4 năm nữa với một vị Tổng Thống mạnh mẽ quyết đoán, nói được làm được - D. Trump…, để có cơ hội thực hiện chiến lược chính trị và xã hội đầy thách thức trước một Trung Quốc hung hăng muốn qua mặt Mỹ trên cuộc cờ thế giới. Dĩ nhiên, với những ai “cuồng Dân Chủ” thì bất cứ giá nào cựu Phó Tổng Thống J. Biden phải là người nắm quyền để “xây bạch ốc lại cơ đồ” của một nước Mỹ rạn nứt, phân hoá, cục bộ, mất khả năng và uy tín lãnh đạo…

Thôi thì cứ để cho nhân dân Mỹ lựa chọn. Chắc chắn với sự thông minh và kinh nghiệm đầy người của một xã hội tự do dân chủ, cử tri Mỹ hoàn toàn có khả năng lựa chọn đúng vị lãnh đạo tối cao của đất nước họ, bất chấp những “lèo lái, tung hoả mù, kết quả thăm dò…” của cả một hệ thống truyền thông cánh tả “nước trong”, một thứ “đệ tứ quyền” bất khả xâm phạm, cùng với những chiêu trò ma mảnh của các thế lực chính trị “nước ngoài”. Kết quả bầu cử năm 2016 là một bằng chứng rõ nét cho luận chứng trên, mà đã từng có tờ báo mỹ dè bỉu rằng đó là chuyện “ăn may” tình cờ hoạ hiếm như một cú “sét đánh” !

Ở đây chỉ góp thêm một chút nhận định: đâu là ngọn đuốc để để soi đường cho hiện tại và tương lai nước Mỹ.

Con người là một chuyện. Đúng là “Tổng Thống” Mỹ, trong cương vị lãnh đạo tối cao “nhánh Hành Pháp”, có vai trò quan trọng trong việc điều hành hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội… Mỹ quốc cũng như “bang giao quốc tế”. Tuy nhiên, người ta có thể đồng thuận rằng: chính hệ thống “Pháp Quyền” mới là yếu tố quyết định cho sự ổn định, mạnh mẽ và phát triển của xứ “Cờ Hoa”. Nước Mỹ là một đất nước có truyền thống thượng tôn pháp luật; và bản Hiến Pháp Hoa Kỳ đã được xem như là “tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người”[6]. Vì thế không lạ gì, cả lưỡng Đảng Hoa Kỳ, cùng với toàn dân Mỹ, hồi họp và trân trọng cách linh thiêng đặc biệt giây phút Bà Amy Coney Barrett nhậm chức Thẩm Phán Toà Tối Cao Pháp Viện vào tối thứ Hai ngày 26.10.2020 tại Toà Bạch Cung. Điều nầy, có thể nói, được phản ảnh qua chính lời phát biểu của Tổng Thống D. Trump trong đêm nhậm chức ấy: “Đây là một ngày quan trọng đối với Hoa Kỳ, đối với hiến pháp Hoa Kỳ và đối với pháp quyền công bằng và khách quan”[7].

Điều đáng nói ở đây chính là “yếu tố con người” của Vị Tân Thẩm Phán nầy. Là một trí thức uyên bác chuyên ngành Luật, một tín hữu Công Giáo thuần thành và truyền thống, kiên định trong các Giáo huấn nền tảng của Hội Thánh Công Giáo về đức tin và luân lý (Bảo vệ sự sống…); và đặc biệt nhất, là một “người vợ và người mẹ của 7 đứa con” trong một gia đình thuận hoà hạnh phúc. Hồng phúc của dân Mỹ là có được một công dân tuyệt vời như thế, và hệ thống chính trị Mỹ có được một “cán bộ” hoàn mỹ như thế, đúng như Thượng Nghị sĩ Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell nhận định: “Đây là một trong những ứng cử viên sáng giá, được ngưỡng mộ và có trình độ tốt nhất trong thời đại của chúng ta. Thưa các đồng nghiệp, dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn khách quan nào, thì Thẩm phán Barrett đều xứng đáng được xác nhận vào Tối cao Pháp viện”[8].

Vâng, nếu “ngọn đuốc của Nữ thần Tự do” luôn là biểu tượng sáng ngời của một Nước Mỹ “dân chủ pháp quyền và tự do”, thì nền chính thị và xã hội Mỹ hôm nay, một đất nước hùng mạnh nhưng đang trên đã bất ổn và phân hoá trầm trọng, đang cần những “ngọn đuốc” bằng xương bằng thịt như Amy Coney Barrett.

D. Trump hay J. Biden có thể làm vang động nước Mỹ và cả thế giới cách “ồn ào như một cây cổ thụ đang đổ”, nhưng, những con người như bà Amy Coney Barrett sẽ âm thầm gieo một ảnh hưởng sâu đậm để hồi sinh và dẫn dắt nước Mỹ như “một cánh rừng đang mọc”[9].


(Còn tiếp: Bài 2: VÌ SAO CHO ĐẠO HAY “HẠT CẢI ÂM THẦM”


Trương Đình Hiền (2.11.2020)

[1] CAO BÁ QUÁT, bài Tài tử đa cùng phú

[2] Morris Langlo West (1916-1999), một tiểu thuyết gia và nhà viết kịch người Úc, nổi tiếng với các tiểu thuyết The Devil's Advocate (1959), The Shoes of the Fisherman (1963), Ambassador (1965) và The Clown of God (1981)… Các tác phẩm của West thường tập trung vào chính trị thế giới và vai trò của Giáo Hội Công Giáo La Mã trong các vấn đề quốc tế. Trong Đôi giày của người đánh cá, ông mô tả cuộc bầu cử một người Slav làm Giáo hoàng, như một dự báo 15 năm trước cuộc bầu cử lịch sử: vị Giáo Hoàng đến từ Ba Lan: Karol Wojtyła tức Giáo hoàng John Paul II. Cuốn sau đó (Phần II), Những chú hề của Chúa, mô tả một vị Giáo hoàng kế vị đã từ chức để sống ẩn dật, cũng dự báo 32 năm trước khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thoái vị vào năm 2013.

[3] Cuốn Devil’s Advocate được dịch giả Vũ Đình Lưu dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Trong và ngoài tình yêu” (1972); còn cuốn Ambassador, Chu Việt dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Ông Đại Sứ” (1969) viết về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cuộc chính biến 1.11.1963.

[4] Hunter Biden làm gì ở Ukraine và Trung Quốc. Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-54629549

[5] TIẾN SĨ TẠ ĐIỀN: Tổng tuyển cử Hoa Kỳ 2020 phân định thiện ác, chính tà. Nguồn: https://trithucvn.org/the-gioi/ts-ta-dien-tong-tuyen-cu-hoa-ky-2020-phan-dinh-thien-ac-chinh-ta.html

[6] Câu nói của Thủ tương Anh, William Ewart Gladstone (1809-1898). Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Hoa_K%E1%BB%B3

[7] Theo trang BBC NEWS TIẾNG VIỆT. Bài viết: Bà Mamy Coney Barrett trở thành Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Mỹ. Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-54701477

[8] Nguồn: Trang mạng EPOCH TIMES, TIẾNG VIỆT. Bài viết: Bà Amy Coney tuyên thệ nhậm chức Thẩm phán Tối cao Pháp viện. https://etviet.com/us/ba-amy-coney-barrett-tuyen-the-nham-chuc-tham-phan-toi-cao-phap-vien.html

[9] Câu ngạn ngữ của Trung Hoa: “Một cây đổ thì ồn ào hơn một cánh rừng đang mọc”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
21:46 01/11/2020
Tư tưởng hàm chứa trong bức hoạ 117 các vị Tử Ðạo Việt Nam xuất phát từ câu Khải Huyền (7:9): “Tôi thấy đám người rất đông, không ai đếm được, thuộc đủ mọi dân tộc, chi họ, quốc gia và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên con, mặc áo trắng dài, tay cầm ngành thiên tuế và lớn tiếng hô vang: Hoan hô Thiên Chúa.” Theo Thánh Gioan, đám người đông đảo đó, kể cả muôn vàn vị Tử Ðạo trong lịch sử Giáo Hội hoàn vũ đã bỏ mình vì trung kiên với Thiên Chúa, và hiện nay đang vinh hiển trong cõi hoan lạc trường sinh. Còn trong Giáo Hội Việt Nam, 117 Thánh Tử Ðạo đại diện cho hơn 130,000 Kitô hữu đã anh dũng hy sinh mạng sống trong suốt 261 năm bách hại: Từ sắc chỉ cấm đạo đầu tiên năm 1625, cho tới hết thời Văn Thân (1886).

Hình ảnh quốc gia Việt Nam

Được biểu hiện qua mấy hình ảnh: Chùa Một Cột (miền Bắc), Chùa Thiên Mụ (miền Trung) bên cạnh Hoàng Cung tại cố đô Huế nơi các vua chúa khi xưa đã ký 53 Sắc Chỉ bắt bớ đạo Công Giáo, và Chợ Bến Thành (miền Nam).

Hình ảnh Giáo Hội Việt Nam

Được biểu hiện qua năm ngôi thánh đường:

– Saigon: Nơi còn bảo toàn hài cốt một số các vị Tử Ðạo miền Nam.

– La Vang (Huế): Chỗ Ðức Mẹ đã hiện ra an ủi đoàn con bị truy nã vì tin theo Chúa Giêsu Kitô (1789).

– Phát Diệm: Ngôi thánh đường duy nhất theo kiến trúc Á Ðông, và là nơi vị linh mục chánh xứ Trần Lục xưa kia đã một thời bị bách hại (1858),và bị đầy trên Lạng Sơn (1859-1860).

– Bùi Chu: Giáo phận đã đóng góp con số tử đạo nhiều nhất (26 vị trong số 117).

– Hà Nội: Một trong hai giáo phận đầu tiên tại Bắc Việt (1679), là xuất xứ của nhiều vị Tử Ðạo (16 vị, trong đó có Cha Thánh Anrê Dũng Lạc).

Ðứng hàng thứ nhất từ trái qua phải gồm các thánh đại diện cho các giới: Phaolô Lê Bảo Tịnh, Đức Giám Mục G. Hermosilla, Emmanuel Lê Văn Phụng, Thánh Nữ An-nê Lê Thị Thành, Théophane Vénard, Anre Dũng Lạc, Đức Giám Mục Berrio Ochoa và Toma Trần Văn Thiện.

– Ðại diện cho 96 vị Việt Nam gồm LM Anrê Dũng Lạc, Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện, và Cụ gia trưởng Emanuel Lê Văn Phụng.

– Hai Giám Mục G. Hermosilla và V. Berrio Ochoa đại diện cho 11 vị (6 giám mục và 5 linh mục) trong y phục đen trắng của Dòng Ða Minh Tây Ban Nha.

– Linh mục Théophane Vénard đại diện cho 10 vị người Pháp (2 giám mục và 8 linh mục) y phục đen, mang cổ áo có ba gạch trắng của Hội Thừa Sai Paris.

Quỳ một bên đàng trước là Thánh Vinh Sơn Liêm, của Dòng Ða Minh, vị Thánh Linh Mục Tử Ðạo Việt Nam đầu tiên (1773) lúc mới 42 tuổi. Bên kia là Thánh Micae Hồ Ðình Hy, trước kia là Quan Giám Ðốc Nha Tiếp Liệu của triều đình Huế, nhưng vì niềm tin vào Chúa ngài đã bị Vua Tự Ðức truất phế hết mọi chức quyền trước khi bị kết án tử hình.

Riêng về Thánh Nữ An-nê Lê Thị Thành (Ðê), đại diện duy nhất cho nữ giới, khi tử đạo đã được 60 tuổi. Tuy nhiên hoạ sĩ Gordon Faggetter đã xin tô điểm cho thánh nữ trẻ lại vài chục năm để làm nổi bật sắc thái liễu đào và hình ảnh tươi đẹp của vườn hoa Giáo Hội Việt Nam.

Sau hàng thứ nhất và rải rác trên bức hoạ còn 24 linh mục triều, mặc lễ phục trắng, đeo giây “stola” đỏ, và 7 thánh binh sĩ trong y phục Binh Gia, và các bạn tử đạo khác, trong đó một cụ già mặc đại phục hoa gấm, đội khăn xếp đen chính là Thánh Ðaminh Phạm Trọng (Án) Khảm, khi được tử đạo với người con và em chú ruột (1859), ngài thọ 80 tuổi. Dưới chân bức hoạ là các loại khổ hình: Thanh gươm, xiềng xích bằng sắt, thừng thắt cổ, roi đòn, kìm móc da thịt và cái gông (hình chân thang để đeo vào cổ).

Giang sơn gấm vóc và Giáo Hội Việt Nam, tuy mãi tận chân trời xa xăm ngàn dặm, nhưng vẫn là cánh đồng truyền giáo phì nhiêu, vẫn là môi trường hoạt động của những người con anh dũng. Hồi xưa tổ tiên chúng ta đã lấy máu xương tô đắp nền tảng kiên cố này. Ngày nay Giáo Hội Việt Nam - dù đã và đang trải qua “đã nhiều lưu lạc, đã nhiều gian truân” (Kiều), vẫn còn sung sức và mạnh dạn thăng tiến. Vì từ trên trời cao xa, hai cánh tay Chúa Cứu Thế đang mở rộng chở che, chính Ngài đã bảo đảm: “Ở trần gian chúng con sẽ gặp muôn vàn đau khổ, nhưng phải giữ vững niềm tin: Cha đã thắng thế gian” (Gioan 16:33)

Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ (RIP)

-----------------------

Lời người dịch qua tiếng Anh và đăng lại bài này: Cần ghi thêm một sự kiện khá quan trọng, vì gần đây, tôi đã có dịp viếng Nhà Nguyện Đức Mẹ La-Vang, trong tầng hầm của Đền Thánh “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, cạnh Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (Catholic University of America) ở thủ đô nước Mỹ, Washington DC.

Bên trong nhà nguyện, ngoài bức tược Đức Mẹ La-Vang được tạc bằng đá cẩm thạch, còn hai bức tranh được hình thành theo nghệ thuật Mosaic (ghép các miếng đá màu thành bức tranh). Một trong hai bức tranh đó được nghệ nhân dựa theo mẫu của bức họa chính thức về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của họa sĩ Gordon Faggetter (hình 1), tuy bức này có gia tăng về chiều ngang khiến mặt các thánh ở phía sau được rõ hơn (hình 2).

Tuy nhiên, bức Mosaic này đã có những sai lầm nghiêm trọng, thiết nghĩ đây là lỗi của người thuê nghệ nhân thực hiện bức Mosaic đã không thông hiểu hết ý nghĩa của bức họa chính thức. Thứ nhất, vì không được hướng dẫn chính xác nên nghệ nhân này đã tạo bức tranh Mosaic với 7 thánh Giám Mục, thay vì 8 vị. Hai vị có tu phục đen, mang cổ áo có ba gạch trắng của Hội Thừa Sai Paris đã không có mặt trong bức Mosaic.

Thứ hai, chỉ có 10 vị thuộc hội Thừa Sai Paris, 2 Giám Mục và 8 Linh Mục, với tu phục đen và cổ áo có ba vạch trắng, nhưng nghệ nhân đã làm tới gần 20 vị với tu phục này. Mặt khác, các thánh Linh Mục dòng Đa Minh, trong tu phục đen trắng, đã bị “biến mất” gần hết! Các nhà thờ, chùa chiền cũng chỉ là những hình ảnh mờ nhạt, không thể xác định.

Với các lỗi lầm này, những người hướng dẫn khách hành hương và du lịch sẽ không thể nào giải thích cách chính xác và chi tiết về những con số của các thánh Tử Đạo Việt Nam! Nghe nói, giáo dân Việt Nam ở Mỹ đã đóng góp một số tiền lên tới hàng triệu đô để thực hiện nhà nguyện này, nhưng bức tranh chính, nói lên lòng tin anh dũng của các tín hữu Việt Nam, trong nhà nguyện lại sai lạc trầm trọng. Đáng tiếc thay!

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Văn Hóa
Tự Tình Tháng Mười Một Các Đẳng
Sơn Ca Linh
18:05 01/11/2020
Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”

Nối tiếp ngàn năm, qua những nẻo đường xuôi ngược,
Cuốn nhau đi, thiên hạ kẻ trước người sau.
Khố rách áo ôm hay quyền quý sang giàu,
Bến cuối, ga cùng… điểm dừng chân: cổ mộ !

Có rồi không, một thoáng nhạt nhoà như cây cỏ,
Biến tan hoài, bèo bọt, những con sóng xô bờ.
Sáng trên cành nghe ríu rít líu lo,
Hoàng hôn lại lặng thầm trong bóng tối…

Chiếc ghế công viên đổi phiên ai chờ đợi,
Rồi một ngày bỗng trơ trọi đơn côi.
Những hò hẹn, nhung nhớ, hờn giận, bồi hồi…
Gom một túi rải trên đường ký ức…

Cung thời gian rộn rã giọng cười, não nùng tiếng khóc,
Rồi bãi tha ma lặng lẽ khúc côn trùng.
Bon chen, hận thù, chia sẻ, bao dung…
Vó ngựa nhạt dần túi hành trang mang về vĩnh cửu !

Khàn tiếng khóc mắt khô dòng lệ tủi,
Nỗi đau nào rồi cũng lại nguôi ngoai.
Kẻ ở người đi theo núi lở, sông bồi,
Mỗi cuộc bão giông, mỗi đợt rừng thay lá…

Thân thiết hôm qua đã bây giờ xa lạ,
Chẳng đợi thiên thu vội “một cõi đi về”.
Ai hẹn ai “một mai qua cơn mê”,
Chẳng phải “bên anh, bên em”…mà sẽ là “bên ấy” !

Đêm chong đèn đợi còi tàu vang dậy,
Nai nịt hành trang chờ “tiếng trống ngũ liên”.
Chuyến tàu cuối hay vó ngựa đầu tiên,
Thân phận người, cuộc lữ hành miên viễn…!

Tháng “Mười Một” nghe vọng về đau điếng,
Không phải “tuần canh” mà lãnh trọn hung tin.
Kẻ ở người đi, mất mát điêu linh,
Núi lở, sông trôi, phận bọt bèo như cỏ dại !

Hương đã tàn mắt chưa khô dòng lệ,
Người về xa, người đi tiếp cuộc hành hương.
Chỉ mong sao rồi ở cuối độ đường,
Nghe văng vẳng ngoài kia: “Ngài đang đến !”

Sơn Ca Linh (2.11.2020)
 
Về Cội
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
19:30 01/11/2020
VỀ CỘI

Khi ngắm nhìn những chiếc lá xa cành, những người đầu bạc từng trải thường nghĩ đến ngày chúng ta phải từ giã cõi đời này vì trần gian chỉ là nơi tạm trú. “Sinh ký, tử qui”, quan niệm sống – chết của các dân tộc Á đông nói chung và dân tộc Việt nói riêng đã đem lại cho chúng ta những giáo huấn khôn ngoan, những suy tư sáng suốt về cuộc đời. Vì vậy, người ta thường “nói” với người đã khuất “sống khôn chết thiêng” với ngụ ý chỉ có ai biết sống khôn thì mới được chết thiêng!

Như một nốt nhạc trầm rơi vào khoảng không tĩnh lặng khi nhận được tin một người bạn qua đời trong những ngày bận rộn với công việc. Bao kỉ niệm của thời thanh xuân với sức sống căng tràn hiện về lung linh trước mắt. Thời của những nỗ lực vươn lên, của những phấn đấu … để thoát khỏi khó khăn chung của thời bao cấp cộng hưởng với những tình cảm éo le của cuộc sống gia đình.

Bạn cùng tôi đều sinh ra trong gia đình đạo gốc, cùng sinh hoạt gắn bó với nhau ngay từ thuở nhỏ với những lớp giáo lý, giờ kinh buổi lễ …Rồi cùng nhau học tập và trở thành những cô giáo giảng dạy tại chính nơi mình lớn lên. Thay đổi là từ đây, tôi vốn dĩ nhút nhát và an phận thủ thường nên tạm hài lòng với đồng lương ba cọc ba đồng. Bạn thì vốn khôn ngoan và lanh lợi ngay từ nhỏ nên đã trở thành cô giáo nổi danh và được nhiều học trò thụ giáo. Nhất là những năm khi việc dạy thêm, học thêm trở thành phổ biến.

Rồi thì quan hệ tình cảm cũng đến và chín mùi khi bạn thuyết phục được cha mẹ đồng ý cho lập gia đình với người bạn đời không cùng tôn giáo với phép chuẩn cho đời sống hôn nhân “đạo ai người đó giữ”. Tôi biết cha mẹ bạn buồn lắm nhưng vì thương con nên cũng đành chấp nhận và cố gắng thuyết phục được anh chồng để đứa con trai đầu lòng được chịu các phép Bí tích như bao đứa trẻ Công Giáo khác. Cuộc sống vẫn tiếp tục và tình bạn của chúng tôi vẫn khắng khít về cả về phần đời lẫn phần đạo khi vẫn cùng nhau tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng khác.

Nhưng sau khi cha mẹ bạn khuất núi, anh chị em định cư phương xa, công việc càng ngày càng thuận lợi nên bạn tôi đã có điều kiện mua đất xây nhà ở một địa phương khác. Từ đó hiếm khi chúng tôi có dịp gặp nhau vì mỗi người mỗi việc. Buồn thay, nơi ở mới lại xa nhà thờ và bạn tôi lại tham công tiếc việc nên việc giữ đạo cứ từ từ vơi dần và đứa con gái ra đời sau đó cũng không còn được may mắn theo đạo.

Những chiếc lá được sinh ra và nuôi dưỡng bởi chất nhựa từ gốc rễ đưa lên cành. Nhưng cũng có nhiều chiếc bị môi trường xấu tác động, hoặc sâu bọ cắn phá làm cho tự thân nó không hấp thu được nhựa sống. Con người cũng vậy, cũng được sinh ra từ chính cội nguồn của sự sống là Thiên Chúa. Rồi khi lớn lên sinh hoạt giữa dòng đời, có những người bị đam mê trần thế cùng hỉ nộ ái ố của cuộc đời làm cho họ dần dần xa rời Thiên Chúa.

Chính vì vậy, Thánh Kinh đã nhắc bảo chúng ta: ”Hãy nhớ rằng cái chết không trì hoãn đâu, và ngày hẹn của âm phủ, con nào có biết!” (Hc 14,12) và Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo: ”Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” (Mt 24,44).

Khi đến tuổi hưu, bạn vẫn còn là một người hạnh phúc khi con cái thành đạt, nhà cao cửa rộng và vẫn còn tiếp tục đào tạo những lứa học trò kế tiếp. Nhưng tự nhiên trí nhớ của bạn mỗi ngày một sút giảm, mất bao tiền của, đi bao bệnh viện, khám bao bác sĩ vẫn không cải thiện được. Bạn trở nên như đứa trẻ, không còn nhận ra chúng tôi khi gặp dù trong ánh mắt vẫn còn có một chút gì đó lóe lên cùng những giọt lệ. Nhìn bạn mỗi ngày một héo hon như ngọn đèn dầu sắp lụi tàn, chúng tôi quyết định ngỏ lời cùng người chồng với lời cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để thuyết phục cho bạn được chịu các Bí tích cuối cùng và được chôn cất theo nghi thức Công Giáo

Thiên Chúa là khởi thủy, từ Thiên Chúa mới có muôn loài muôn vật, có con người. Và ngay từ khi lấy bụi từ đất nặn ra con người, Thiên Chúa đã nói với họ: ”Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (St 3,19). Mọi người giầu nghèo sang hèn, giỏi dốt ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, rồi cũng có ngày phải rời bỏ cõi đời này để trở lại thân phận bụi đất.

Có thể nói cuộc sống làm nên ý nghĩa của sự chết. Khi sự sống bắt đầu thì nó cũng đã hàm chứa một điểm dừng. Đó là đích đến của một chuyến đi xa nhất, quan trọng nhất của đời người. Chuyến đi cô đơn nhất trở về nơi cội nguồn trong cuộc lữ hành trần thế.

Chết là một án lệ dành cho mỗi người và không ai có thể trốn tránh được. Người Công Giáo chúng ta tin rằng con người có linh hồn bất tử, và khi chết, linh hồn của mình sẽ trở về cùng cội nguồn Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình. Bởi thế, chết là một cuộc “lá rụng về cội” lớn lao nhất, quan trọng nhất và ta phải chuẩn bị cho ngày đó như thế nào?

Có chiếc lá chao nghiệng mấy vòng rồi rụng xuống gốc, nhưng cũng có những chiếc lá bị gió cuốn đi vòng vèo nơi xa lắc. Lá rụng nhưng chưa về cội! Cũng thế, nếu lá rụng chưa chắc đã về cội thì con người khi chết cũng chưa chắc sẽ được về cùng Chúa. Về được với Chúa hay không, cái đó còn tùy ở cách sống của mỗi người và lòng từ bi xót thương của Thiên Chúa.

Như một phương thuốc mầu nhiệm, nét mặt bạn tôi trở nên thanh thản sau khi được chịu các Bí tích cuối đời. Có lẽ chính giờ phút đó Lòng Chúa Thương Xót đã mở ra với bạn và Chúa Thánh Thần đã soi sáng để người chồng đồng ý nhờ chúng tôi liên hệ tiến hành an táng bạn theo nghi thức Công Giáo. Tạ ơn Chúa, thế là sau bao năm bị những cơn gió cuộc đời đưa đẩy, bạn tôi đã được Chúa thương cho rụng về cội.

Bạn ơi! Xin vĩnh biệt bạn. Xin Thánh Tâm Chúa Giêsu là phần rỗi các Linh hồn xót thương đón nhận bạn về nơi nguồn cội. Ở đó có ông bà, cha mẹ, những người đi trước …đã bao năm chờ bạn quay về.
 
VietCatholic TV
10 năm trước, đề xuất pháp lý cho các kết hiệp dân sự của Đức Phanxicô đã bị các GM Argentina bác bỏ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:07 01/11/2020

1. 10 năm trước, đề xuất khung pháp lý cho các kết hiệp dân sự của Đức Phanxicô đã bị các Giám Mục Á Căn Đình bác bỏ

Sau những nhận xét trong một bộ phim tài liệu mới được phát hành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về các kết hiệp dân sự, vị Tổng Giám Mục hiệu tòa của La Plata, Á Căn Đình, đã hồi tưởng lại cuộc tranh luận vào năm 2010 về các kết hiệp dân sự diễn ra trong Hội Đồng Giám Mục, trong khi cơ quan lập pháp của nước này chuẩn bị thông qua dự luật hôn nhân đồng giới.

Trong một bài bình luận gửi đến ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Đức Tổng Giám Mục Héctor Aguer lưu ý rằng “tuyên bố gần đây của Đức Giáo Hoàng về việc thúc đẩy một luật cho các kết hiệp dân sự giữa những người cùng giới tính, nghĩa là, đề xuất ban cấp cho họ một khung pháp lý, đã gây ra một sự chấn động, trong Giáo hội và bên ngoài Giáo hội”

Lời bình luận của Đức Tổng Giám Mục được đưa ra sau những căng thẳng trong Giáo Hội liên quan đến “Francesco”, một bộ phim tài liệu được công chiếu tại Rôma vào tuần trước, trong đó Đức Phanxicô kêu gọi hình thành luật cho các kết hiệp dân sự. Ngài nói:

“Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”.

Đạo diễn Evgeny Afineevsky nói rằng Đức Giáo Hoàng đã nói với ông như trên trong một cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, đó là một lời nói láo. Những nhận xét này xảy ra trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 do mạng truyền hình Televisa của Mễ Tây Cơ thực hiện.

Kể từ sau vụ “moviegate” này, đã có thông tin rộng rãi rằng Đức Phanxicô ủng hộ ý tưởng về luật kết hiệp dân sự ngay khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires, như một sự thỏa hiệp trong cuộc tranh luận vào năm 2010 ở Á Căn Đình về hôn nhân đồng giới.

Tuần trước, Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernandez, Tổng Giám mục đương nhiệm của La Plata, đã đăng trên Facebook rằng “ Những gì Đức Giáo Hoàng đã nói về chủ đề này là những gì ngài cũng đã nói khi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires”.

Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng trước khi trở thành giáo hoàng, Đức Hồng Y Bergoglio lúc đó “dù không gọi nó là 'hôn nhân' đã luôn nhìn nhận rằng trên thực tế có những sự kết hợp rất chặt chẽ giữa những người cùng giới tính, tự bản thân chúng không ngụ ý quan hệ tình dục, nhưng đó là các kết hiệp rất mãnh liệt và ổn định”.

“Điều này có thể được tính đến trong luật và được gọi là ‘kết hiệp dân sự’ - unión civil - hoặc ‘luật sống chung dân sự’ - ley de convivencia civil, không phải là hôn nhân,” Đức Tổng Giám Mục Fernandez viết.

Đức Tổng Giám Mục Aguer, người lãnh đạo Tổng Giáo phận La Plata từ năm 2000 đến năm 2018, đã nhắc lại cuộc tranh luận hồi năm 2010 về các kết hiệp dân sự.

“Đức Hồng Y Bergoglio, khi đó đang là Tổng Giám Mục Buenos Aires, đã đề xuất trong một phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình về việc nhà nước nên ủng hộ tính hợp pháp của các kết hiệp dân sự của những người đồng tính luyến ái, như một sự thay thế khả thi cho những gì đã được gọi là - và bây giờ vẫn đang được gọi là – ‘hôn nhân bình đẳng’”.

“Vào thời điểm đó, lập luận chống lại ngài cho rằng vấn đề không phải chỉ đơn thuần là về phương diện chính trị hay xã hội học, nhưng nó còn liên quan đến một phán xét đạo đức. Do đó, Giáo Hội không nên cổ xuý việc ủng hộ các luật dân sự trái với trật tự tự nhiên như thế. Cũng cần lưu ý rằng giáo huấn này đã được nêu ra nhiều lần trong các văn kiện của Công đồng Vatican II. Phiên họp toàn thể các giám mục Á Căn Đình đã bác bỏ đề xuất đó và bỏ phiếu chống lại đề xuất này,” Đức Tổng Giám Mục Aguer nói.

Ngài nói thêm rằng “vào năm 2003, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố rằng ‘sự tôn trọng đối với những người đồng tính luyến ái không thể dẫn đến việc chấp thuận hành vi đồng tính luyến ái hoặc công nhận về mặt pháp lý các kết hiệp đồng tính’”.

Ngay cả khi các kết hiệp dân sự có thể được lựa chọn bởi những người không phải là các cặp đồng tính, như anh chị em ruột hoặc bạn bè thân thiết, thì Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng các mối quan hệ đồng giới “có thể tiên đoán sẽ xảy ra và được pháp luật chấp thuận”, và các kết hiệp dân sự “sẽ che khuất một số giá trị đạo đức cơ bản và làm mất đi giá trị của định chế hôn nhân.”

Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận rằng: “Sự thừa nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính hoặc đặt những kết hiệp ấy ngang hàng với hôn nhân không chỉ có nghĩa là chấp thuận cho những hành vi lệch lạc, với hậu quả là biến nó trở thành một mô hình trong xã hội ngày nay, mà còn làm che lấp những giá trị cơ bản thuộc về di sản chung của nhân loại”.

Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những người xác định là người đồng tính “phải được đối xử với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và tế nhị. Cần tránh mọi dấu chỉ phân biệt đối xử bất công đối với họ. Những người này được kêu gọi để thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống của họ và, nếu họ là các Kitô hữu, họ được mời gọi kết hiệp với sự hy sinh trên Thập tự giá của Chúa những khó khăn mà họ có thể gặp phải do tình trạng của họ.”

Sách Giáo Lý nhấn mạnh thêm rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái “một cách khách quan là rối loạn”, “hành vi đồng tính luyến ái là trái với quy luật tự nhiên”, và “những người tự nhận mình là người đồng tính nữ hay đồng tính luyến ái nam, giống như tất cả mọi người, họ được kêu gọi giữ đức khiết tịnh”.

Đức Tổng Giám Mục cho biết theo quan điểm của ngài, Sách Giáo lý đề xuất “ một con đường thăng tiến tâm linh hướng tới việc đạt được đức khiết tịnh, thông qua việc thực hành các nhân đức tự chủ, cầu nguyện và lãnh nhận các ân sủng bí tích để đạt đến tự do nội tâm”.

Đức Cha Aguer nhấn mạnh rằng “sự chấp thuận của Giáo Hội đối với các ‘kết hiệp dân sự’ sẽ gây ra tình trạng tan loãng Kitô Giáo và hạ thấp tính nhân bản của xã hội”.

Khẳng định sự tôn trọng của những đối với Đức Giáo Hoàng, nhưng Đức Tổng Giám Mục nói rằng theo quan điểm của ngài, nhận xét của giáo hoàng trong một bộ phim tài liệu “không có tính cách huấn quyền”.

“Tôi so sánh nó với các cuộc trò chuyện mà các giáo hoàng có trong các chuyến đi với các nhà báo trên máy bay. Chúng có thể thú vị, nhưng chúng thiếu các thông số kỹ thuật phù hợp với thể loại huấn quyền; mặc dù được đưa ra bởi một cá nhân có thế giá, những nhận xét ấy chỉ là những ý kiến cá nhân.”

Đức Cha Aguer nói thêm rằng “trong trường hợp một vấn đề có liên quan đến một số giáo huấn Công Giáo nhất định, nếu Đức Thánh Cha có ý định đưa ra một sự thay đổi nào đó, điều hợp lý cần đòi buộc là ngài phải trình bày điều đó rõ ràng với thẩm quyền và lý lẽ xác đáng”.

Đức Tổng Giám Mục đã cảnh báo chống lại một xu hướng mà ngài gọi là “thần tượng hoá Giáo hoàng” nơi một số người Công Giáo, và nói rằng đó là một “hành vi không lành mạnh”. Ngài lưu ý rằng “những hậu quả ban đầu” đối với những nhận xét của Đức Thánh Cha “đã gây ra những phản ứng trái ngược nhau, làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng chia rẽ giữa các tín hữu, và làm sâu sắc thêm ‘sự rạn nứt’ đang tồn tại một cách không thể phủ nhận được trong Giáo Hội”.


“Tôi hy vọng rằng các nhà thần học, các Hồng Y và Giám Mục với sự khôn ngoan hơn và quyền hạn hơn tôi, sẽ mang lại một số ánh sáng cho những khoảnh khắc đen tối này.”

Đức Tổng Giám Mục Aguer nói thêm: “thật đau đớn khi nghĩ đến những thiệt hại về tinh thần mà các tín hữu phải gánh chịu do khuynh hướng trái tự nhiên của họ gây ra nếu Giáo hội lại đi ủng hộ việc công nhận các kết hiệp dân sự, được nhà nước công nhận như quyền có gia đình; điều này sẽ gây trở ngại cho tiến trình chữa lành đã được mô tả trong Sách Giáo Lý”.

“Chúng ta mắc nợ những người này một lòng thương xót từ chân lý,” ngài nói.

Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục thúc giục người Công Giáo cầu nguyện, và mời gọi “hy vọng, là nhân đức thứ thắp sáng những mặt trời trong đêm đen của chúng ta”.


Source:Catholic News Agency


2. Các nữ tu dòng Con Cái Đức Mẹ bị tấn công ác liệt vì ủng hộ Tổng thống Trump

Một nhóm các nữ tu Công Giáo đã bảo vệ sự ủng hộ của họ đối với Tổng thống Donald Trump sau khi nhiều người trên mạng xã hội chỉ trích các chị rất ác liệt vì đã tham dự một trong những cuộc vận động tranh cử của tổng thống vào cuối tuần qua.

Ba nữ tu đã đeo khẩu trang y tế với dòng chữ “MAGA”, tên viết tắt của cụm từ đặc trưng trong cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Trump “Make America Great Again” – “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Các chị đứng phía sau lưng tổng thống khi ông tổ chức một cuộc biểu tình ở Circleville, Ohio, vào hôm thứ Bảy 24 tháng 10. Hình ảnh của những nữ tu này nhanh chóng được lan truyền. Một nữ tu cầm cuốn Kinh thánh trong khi các chị khác cầm tràng chuỗi Mân Côi.

Theo Breitbart, các nữ tu thuộc dòng Children of Mary – Con Cái Đức Mẹ, là “một Cộng đồng phục vụ Giáo hội để làm giảm Khát khao Chúa Giêsu được yêu thương trong Bí tích Cực Thánh”.

Cuộc tấn công cường tập nhắm vào ba nữ tu này phản ánh bầu không khí chính trị phân cực. Các nữ tu đã trở thành mục tiêu tấn công của những người dùng mạng xã hội để chống Tổng thống Trump; trong khi những người ủng hộ tổng thống vui mừng vì sự hiện diện của các chị tại cuộc biểu tình.

Dòng Con Cái Đức Mẹ giải thích với tờ The Washington Examiner lý do đằng sau sự ủng hộ của họ đối với tổng thống. Nhà dòng cho biết: “Chúng tôi, trong tư cách là các tín hữu Công Giáo, coi đó là một nhiệm vụ của chúng tôi, một nhiệm vụ đáng được thi hành một cách hân hoan, là hỗ trợ một tổng thống phò sinh, cổ vũ Tin Mừng Sự Sống, bất kể đảng phái nào”. Các nữ tu nhấn mạnh niềm tin của các chị rằng vấn đề quan trọng nhất của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là “sự xấu xa tự bản chất của việc lấy đi mạng sống con người bằng cách phá thai”.

Trong khi các nữ tu dòng Con Cái Đức Mẹ, như nhiều người Công Giáo khác, coi phá thai là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước đang phải đối mặt, một cuộc thăm dò gần đây từ EWTN và RealClear Opinion Research cho thấy hầu hết cử tri Công Giáo không chỉ xem phá thai là vấn đề duy nhất nhưng họ ủng hộ Tổng thống Trump vì cả các vấn đề khác nữa, bao gồm tự do tôn giáo, kinh tế và việc làm, chăm sóc sức khỏe và bất ổn dân sự.

Bản thân Biden, một người Công Giáo, đã gây phẫn nộ vì việc ủng hộ việc phá thai của ông ta. Một linh mục trong một nhà thờ ở Nam Carolina đã từ chối không cho ông ta rước lễ.

Các “nữ tu MAGA”, cụm từ được dùng nhiều trên các phương tiện truyền thông trong những ngày này, không phải là những nữ tu duy nhất công khai tuyên bố ủng hộ tổng thống vì chính nghĩa phò sinh của ông.

Nữ tu Deirdre Byrne, nguyên đại tá quân y quân đội Hoa Kỳ, đã xuất hiện tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa vào mùa hè này. Chị ca ngợi Tổng thống Trump là “tổng thống phò sinh nhất mà quốc gia này từng có”, trong khi than thở liên danh Biden-Harris là liên danh “chống lại sự sống kinh hoàng nhất từ trước đến nay, thậm chí còn hỗ trợ cho việc phá thai muộn đầy kinh hoàng và giết chết các trẻ sơ sinh”.


Source:Christian Post
 
Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Giáo Hội Năm Châu
16:11 01/11/2020

1. Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!

Theo tin Thông tấn xã Á châu, Vị Hồng Y tân cử của nước Brunei, đang điều hành một giáo phận chỉ có ba linh mục trong một Quốc gia Hồi giáo nhỏ bé, mà cộng đồng người Phi, những người có niềm tin đi lao động, chiếm một con số đáng kể, đây là một giáo phận có con số linh mục ít nhất thế giới.

Ba linh mục và Giám mục Cornelius Sim, đại diện tông tòa của xứ Brunei, chăm sóc người Công Giáo trong một đất nước quân chủ Hồi giáo duy nhất còn sót lại trên thế giới.

Giám mục Sim nói vài ngày trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô nâng ngài lên là một trong 13 tân Hồng Y vào ngày 25 tháng 10 rằng “Chúng tôi là một trong những giáo phận nhỏ nhất ở châu Á”.

"Chúng tôi hy vọng sẽ có ơn gọi linh mục và tu sĩ" như một phần chương trình phát triển của giáo phận, nơi có khoảng 21.000 người Công Giáo sinh sống nhưng phần đa những người này là những người di dân hay đi lao động.

Nhiều người trong Giáo hội cho việc chọn Đức cha Sim vào hàng ngũ Hồng Y đoàn là một trong nỗ lực “đi ra các vùng ngoại vi” của Đức Thánh Cha Phanxicô, người muốn nói lên rằng tất cả các cộng đồng dù nhỏ bé, đều quan trọng trong đời sống của Giáo hội.

Brunei là một quốc gia có diện tích 5.700 cây số vuông, nằm trọn trong đảo Borneo, tiếp giáp với Mã Lai và Nam Dương. Dù là một quốc gia nhỏ, nhưng Brunei là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, dù dân số Brunei chỉ có 429.000 người, là một trong những quốc gia có dân số thấp nhất ở châu Á. Tiếng Malay là ngôn ngữ chính, nhưng tiếng Anh và tiếng Hoa được sử dụng rộng rãi.

Khoảng 2/3 dân số Brunei là người Hồi giáo do Quốc vương Hassanal Bolkiah cai trị. Đất nước theo luật Sharia áp dụng cho người Hồi giáo

Khoảng 10 phần trăm dân chúng là vô thần, 13 phần trăm theo đạo Phật và một số nhỏ có tín ngưỡng bản địa. Kitô giáo chiếm khoảng 10% dân số, một nửa trong số này là người Công Giáo.

Cha Arin Sugit, phụ tá giám mục tại Nhà thờ Đức Mẹ Assumption ở thủ đô Bandar Seri Begawan giải thích với Thông tấn xã Á châu rằng đa số người Công Giáo là người di dân.

Khoảng 70 phần trăm người Công Giáo của giáo phận là công nhân từ Phi. 20% khác đến từ các nước khác như Indonesia, Ấn Độ và Malaysia. Cha ấy cho hay chỉ có khoảng 10% là người Bruneians bản địa.

Giám mục Sim cho biết: “Giáo phận của Ngài may mắn khi có một giáo đoàn người Phi đông đảo làm cho Giáo hội được phong phú và sống động. "Những ngưới Phi sống niềm tin của họ, với lòng sùng đạo mộ mến, làm phong phú cho đời sống đạo của Giáo phận và đức tin của chúng tôi rất nhiều."

Cha Sugit được thụ phong năm 2008. Hai linh mục khác của giáo phận là Cha Paul Shie, thụ phong năm 1999 và Cha Robert Leong, thụ phong năm 2003.

Người Công Giáo được tự do thực hành đức tin trong khuôn khổ nhà thờ và tại tư gia, nhưng việc phô trương đức tin nơi công cộng thì bị hạn chế.

Chẳng hạn, Cha Sugit cho hay có khoảng 5.000 tới 6000 người tham dự Thánh lễ tại thánh đường Đức Mẹ Lên trời vào mỗi ngày Chủ Nhật.

Các nhà truyền giáo dòng Phanxicô đã mang đức tin Công Giáo đến Brunei vào năm 1587. Brunei trở thành một đại diện tông tòa riêng biệt, một giáo hạt biệt lập trước khi được nâng lên hàng giáo phận vào năm 2004.

Trước đó, Brunei là một phần của Giáo phận Miri thuộc Malaysia. Giám mục Sim được chịu chức linh mục cho địa phận Miri vào năm 1989.

Bước đầu để tách Brunei thành một giáo phận là do thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đặt nó là một giáo hạt vào năm 1997 và bổ nhiệm Cha Sim làm Đại diện Tông tòa.

Giáo phận của Ngài, Giám mục Sim nói, đã có "một khởi điểm rất khiêm tốn, nên chúng tôi phải nỗ lực làm phong phú bằng có thêm các cộng đồng đức tin khác."

Miri là thành viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Malaysia, Singapore và Brunei. Hồng Y Anthony Soter Fernandez, tổng giám mục hưu trí của Kuala Lumpur, đã từng nắm giữ chức chủ tịch.

Hội đồng giám mục bao gồm ba quốc gia không có vị Hồng Y nào ngoài Hồng Y Fernandez 90 tuổi, hiện đang đau yếu và đã quá quyền được bỏ phiếu bầu chọn giáo hoàng. Theo giáo luật thì chỉ các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được quyền bầu chọn giáo hoàng.

Giám mục Sim, năm nay 69 tuổi, sẽ trở thành một vị Hồng Y đầu tiên từ bán đảo Borneo và sẽ là người có quyền biểu quyết để bầu giáo hoàng cho đến năm 2031.

2. Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe

Bộ phim về cuộc đời của Cha Thánh Maximilian Kolbe bắt đầu được trình chiếu vào đêm thứ Hai ngày 26 tháng 10 tại Los Angeles dưới tiêu đề “Hai vương miện”. Đây là một cuốn phim đào sâu về cuộc đời và vén mở những sự thật chưa hề được nói tới về vị thánh tuyệt vời và anh hùng Maximilian Kolbe, một linh mục dòng Phanxicô.

“Bộ phim nói về một con người, mà ngoài sức tưởng tượng và không thể tin được vì đã tình nguyện chết thay cho một người bạn, là chồng và là cha ở cùng trại tử thần Auschwitz của Đức! Cha Kolbe là một người đã siêu vượt lên trên mọi biên giới con người để hiến mạng mình thay cho một người khác”.

“Lòng dũng cảm, đức tin và niềm xác tín của cha đã thực hiện sứ mệnh của mình, làm cha trở thành một người duy nhất và độc nhất được quí mến.”

Phim đã được dàn dựng với sự tham gia của ông “Kazimierz Piechowski, người đã sống với Cha Maximilian trong thời gian ở trại tử thần đó, Ông Kazimierz đã tự thú: “những lời cha ấy nói với anh ta lúc bấy giờ đã biến đổi anh ta như thế nào và hướng đạo anh ta trong bình diện thiêng liêng trong suốt cuộc đời của anh ta.”

3. Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria.

Thứ Bảy (24/10/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các sinh viên và giáo sư của khoa Thần học Giáo hoàng về “Thánh Mẫu Học” ở Rôma, ĐTC chia sẻ những suy tư của mình về tình mẫu tử và nữ tính của Đức Maria.

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Maria là mẫu hình của mọi người mẹ và người phụ nữ. Trường của Mẹ là một trường của đức tin và cuộc sống, và Mẹ truyền đạt bằng ngôn ngữ cuộc sống con người và Kitô giáo.

Đức Thánh Cha đã chia sẻ suy tư này trước khoảng 200 sinh viên và giáo sư của Khoa Thánh Mẫu Học Giáo Hoàng "Marianum" ở Rôma, do các cha Dòng các Tôi tớ Đức Mẹ điều hành. Học viện này nổi tiếng về Thánh Mẫu học và Đại học xuất bản một tạp chí nổi tiếng về Thánh mẫu học Đức Maria.

Đức Thánh Cha nói bằng cách đi vào trung tâm của bí ẩn đời Mẹ, chúng ta khám phá ra những điều kỳ diệu trong vai trò và nữ tính của Mẹ. Bà chị họ Elizabeth nhận chân ra Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, và Chúa Giêsu muốn chúng ta tiến bước trong cuộc đời với những tâm tình tốt nhất của những người mẹ.

Đức Thánh Cha nói: “Đức Mẹ đã giúp Thiên Chúa trở thành người anh em giữa chúng ta, và với tâm tình của một người Mẹ, Mẹ có thể làm cho Giáo hội và thế giới trở nên một thế giới huynh đệ hơn,”. Giáo hội cần tái khám phá lại con tim tình mẫu tử của mình, một trái tim nhịp đập cho sự hiệp nhất; nhưng Mẹ cũng cần Trái đất của chúng ta, để làm nhà cho tất cả con cái Mẹ.

Trích dẫn thông điệp mới nhất của mình, Fratelli tutti, ĐTC nói, Đức Mẹ “muốn tái sinh ra một thế giới mới, nơi tất cả chúng ta là anh chị em, nơi dung thân cho tất cả những ai mà xã hội gạt bỏ ra ngoài” (số 278).

"Chúng ta cần tình mẫu tử, những người tạo ra và tái tạo cuộc sống bằng sự dịu dàng, bởi vì chỉ có món quà, sự quan tâm và chia sẻ mới giữ được gia đình nhân loại với nhau."

“Những lợi nhuận và lợi nhuận một mình không đủ mang lại tương lai, trái lại chúng còn làm tăng thêm sự bất bình đẳng và bất công. Thay vào đó, các bà mẹ thì lo cho mọi người con như trong gia đình và vun góp hy vọng cho con cái”.

Là một người mẹ, Đức Maria dạy chúng ta biết nghệ thuật gặp gỡ và cùng tiến bước. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha khen ngợi tạp chí Marianum nơi nuôi dưỡng các truyền thống thần học và tâm linh khác nhau để mời gọi và nối kết mọi người lại với nhau như một đại gia đình, do đó góp phần vào cuộc đối thoại đại kết và liên tôn.

Nói về vai trò phụ nữ của Đức Maria, Đức Thánh Cha nói, “Là một người Mẹ, Mẹ làm cho Giáo hội thành một gia đình, và là một người nữ, chúng ta làm thành một dân tộc”. Điều này giải thích lòng đạo đức bình dân tự nhiên đối với Đức Mẹ, và Đức Thánh Cha khuyến khích môn Thánh Mẫu Học đào sâu và cổ súy lòng tôn sùng Mẹ, nhưng đôi khi cũng cần chấn chỉnh việc tôn sùng Mẹ, hầu làm sáng tỏ "những dấu chỉ về Đức Mẹ" để được rực sáng qua các thời đại.

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ, ĐTC nói đây là điều cần thiết cho Giáo hội và cho thế giới. ĐTC lấy làm tiếc là nhiều người phụ nữ đã không được đối xử đúng với phẩm giá của họ.

"Một Người phụ nữ đã đưa Chúa vào trần thế thì những người phụ nữ khác cũng có khả năng cống hiến vào lịch sử những món quà."

ĐTC kết thúc bằng nhấn mạnh, "Thiên tài và phong cách của Đức Mẹ thật là cần thiết."
 
Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:41 01/11/2020

Chúa Nhật 1 tháng 11, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Lễ Kính Các Thánh Nam Nữ với bài Phúc Âm sau, trích từ Tin Mừng theo Thánh Matthêu:

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:

“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.

“Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”.


Mở đầu bài huấn đức ngắn, trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong ngày lễ trọng kính Các Thánh này, Giáo hội mời gọi chúng ta suy tư về niềm hy vọng lớn lao dựa trên sự phục sinh của Chúa Kitô: Chúa Kitô đã sống lại và chúng ta cũng sẽ sống lại với Người. Các Thánh và các Chân phước là những nhân chứng có thế giá nhất cho niềm hy vọng Kitô giáo, vì các ngài đã sống trọn vẹn chứng tá ấy trong cuộc đời của mình, giữa những hân hoan và đau khổ, các ngài thực hiện các Mối Phúc mà Chúa Giêsu đã rao giảng và ngày nay đang vang dội trong Phụng vụ (x. Mt 5, 1- 12a). Thực ra, Tám Mối Phúc Thật được đề cập đến trong bài Tin Mừng là con đường nên thánh. Giờ đây tôi muốn đề cập đến hai Mối Phúc, thứ ba và thứ hai.

Mối Phúc thứ ba là thế này: “Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an”. Những lời này có vẻ mâu thuẫn, bởi vì khóc không phải là dấu chỉ của niềm vui và hạnh phúc. Những lý do khiến người ta bật khóc và đau khổ là cái chết, bệnh tật, nghịch cảnh đạo đức, tội lỗi và sai lầm: đó là những điều thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, ghi dấu bởi sự mong manh, yếu đuối và những khó khăn. Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta thường được ghi dấu bởi những tổn thương và thử thách gây ra bởi những thái độ vô ơn và hiểu lầm. Chúa Giêsu tuyên bố chúc phúc cho những ai khóc vì những thực tại này và, bất chấp mọi sự, anh chị em hãy tin cậy vào Chúa và đặt mình dưới bóng của Ngài. Các thánh không phải là những người thờ ơ, cũng chẳng phải là những người lòng dạ đã chai sạn vì đau đớn, nhưng các vị là những người biết kiên nhẫn hy vọng vào ơn an ủi của Chúa. Và các ngài đã trải nghiệm được niềm ủi an ấy ngay trong cuộc sống này.

Trong Mối Phúc thứ hai, Chúa Giêsu nói: “Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp”. Anh chị em thân mến, hãy hiền lành! Hiền lành là đặc điểm của Chúa Giêsu, Đấng đã nói về chính Người như sau: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11:29). Những người hiền lành là những người biết cách thống trị bản thân, biết nhường chỗ cho tha nhân, lắng nghe và tôn trọng người khác trong cách sống, nhu cầu và yêu cầu của người ấy. Họ không có ý định lấn át hoặc xem thường người khác, họ không muốn chi phối và quyết định mọi thứ, cũng không áp đặt ý tưởng và lợi ích của mình lên trên hết để làm tổn hại đến người khác. Những người này, những người mà tâm lý thế gian không đánh giá cao, thay vào đó lại quý giá trong mắt Thiên Chúa, Đấng ban cho họ đất hứa, tức là sự sống đời đời làm cơ nghiệp. Mối phúc này cũng bắt đầu từ đây, dưới gầm trời này, và sẽ được viên mãn trên Thiên đàng, trong Chúa Giêsu Kitô. Trong thời điểm này của cuộc sống thế giới, nơi có quá nhiều xung đột, nhân đức hiền hòa này cần thiết biết bao. Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày cũng thế, điều đầu tiên chúng ta thường bộc lộ là tính hiếu chiến, và tâm lý phòng thủ. Chúng ta cần sự hiền lành để tiến bước trên con đường nên thánh. Lắng nghe, tôn trọng, không tấn công, nhưng hiền lành.

Anh chị em thân mến, hãy chọn sự trong sạch, hiền lành và thương xót; hãy chọn phó thác chính mình cho Chúa trong tinh thần thanh bần và yêu mến; dấn thân cho công lý và hòa bình. Tất cả những điều này có nghĩa là đi ngược lại với tâm lý hiện tại của thế giới này, đi ngược lại thứ văn hóa chiếm hữu, đi ngược lại những thú vui vô nghĩa, chống lại sự kiêu ngạo khinh chê những người yếu đuối nhất. Con đường Phúc âm hóa này đã được các Thánh và Chân phước đi qua.

Lễ trọng hôm nay, lễ kính Các Thánh, nhắc nhở chúng ta về ơn gọi nên thánh của từng cá nhân và tất cả mọi người, đồng thời mang đến cho chúng ta những khuôn mẫu chắc chắn cho cuộc hành trình này, mỗi người bước đi theo những cách riêng, không thể lặp lại. Anh chị em hãy nghĩ đến cơ man những ân sủng và những câu chuyện cụ thể xảy ra nơi các thánh. Các ngài không giống nhau, mỗi người đều có cá tính riêng và đã phát triển đời sống thánh thiện theo những sắc thái cá biệt của mình. Mỗi chúng ta đều có thể làm được, hãy đi theo con đường đó. Hãy hiền lành và khiêm nhượng trong lòng và chúng ta sẽ đi đến sự thánh thiện.

Gia đình bao la các môn đệ trung thành của Chúa Kitô có người Mẹ là Đức Trinh Nữ Maria. Chúng ta tôn kính Mẹ với danh hiệu Nữ Vương các Thánh, nhưng trước hết Mẹ là một người Mẹ, là Đấng dạy dỗ mỗi người đón nhận và bước theo Con Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng khao khát nên thánh, và bước đi trên con đường của các Mối Phúc Thật.


Source:Holy See Press Office