Ngày 09-10-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin đáng chú ý: Chủ Tịch Kim Jong-un mời Đức Giáo Hoàng thăm Bắc Hàn
Nguyễn Long Thao
13:45 09/10/2018
Seoul, Hàn Quốc. - Tất cả các hãng truyền thông quốc tế hôm nay đều nhanh chóng đưa tin Chủ Tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn ngỏ lời mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Bình Nhưỡng. Chính quyền Nam Hàn cho biết như vậy trong bản tin phổ biến vào ngày thứ Ba 9 tháng 10, 2018.

Tin trên làm giới truyền thông quôc tế sửng sốt vì từ đời ông cố là Kim Nhật Thành đến đới cháu là Kim Jong-un đều là những người bị thế giới lên án là đã đàn áp tự do một cách tồi tệ nhất.

Lời mời của Chủ Tịch Kim Jong-un được chuyển tiếp qua Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in là một tín hữu Công Giáo sẽ đến Vatican trong hai ngày vào tuần tới để tìm kiếm sự trợ giúp của Đức Giáo Hoàng trong việc giảm bớt mối căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng Thống Moon đã gặp ông Kim Jong-un trong tháng trước tại Bình Nhưỡng

Chủ Tịch Kim Jong-un nói với Tổng Thống Nam Hàn rằng nếu Đức Thánh Cha viếng thăm Bình Nhưỡng, chúng tôi sẽ chào đón Ngài một cách rất nồng nhiệt.

Hiện nay chưa có bình luận nào từ Vatican về việc liệu ĐGH Phanxicô có nhận lời mời của Bắc Hàn hay không.

Nguyễn Long Thao
 
40,000 thanh niên ở Vacsava cầu nguyện cùng nhau cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Đặng Tự Do
16:45 09/10/2018
Khoảng 40,000 thanh niên đã tụ họp hôm thứ Bảy tại sân vận động quốc gia ở Vacsava (Warsaw) để cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đang diễn ra tại Rôma trong tháng này.

Cuộc gặp gỡ kéo dài 12 giờ vào ngày 6 tháng 10 bao gồm cầu nguyện, hội nghị, và các chứng từ, cũng như các buổi hòa nhạc và các buổi trình diễn nghệ thuật. Một thông cáo từ Hội đồng Giám mục Ba Lan đã cho biết như trên.

Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên từ 3 đến 28 tháng 10 tập trung vào những người trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi. Ba vị Giám Mục Ba Lan tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục là Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, Tổng Giám Mục Poznań, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan; Đức Cha Marek Solarczyk, Giám Mục Phụ Tá Warszawa-Prague, Chủ tịch Ủy Ban Thanh niên Hội đồng Giám mục Ba Lan; và Đức Cha Grzegorz Ryś, Tổng Giám Mục Łódź, Chủ tịch Ủy Ban Tân Phúc Âm Hoá Hội đồng Giám mục Ba Lan.

Các Giám Mục Ba Lan tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục đã tham gia thảo luận các chủ đề như những mối quan hệ giữa các thế hệ, các phương tiện truyền thông xã hội, thể thao và chăm sóc mục vụ cho giới trẻ.

Các nhà tổ chức cho biết cuộc gặp gỡ các thanh niên tại sân vận động quốc gia là cuộc họp lớn nhất của những người trẻ tuổi được tổ chức trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

“Chúng tôi muốn hiệp thông về tinh thần với Thượng Hội Đồng Giám Mục và cầu nguyện cho sự thành công của biến cố này,” Cha Rafał Jarosiewicz, trong ban tổ chức sự kiện này nói.

“Buổi lễ đặc biệt hướng tới những người đã lạc mất Thiên Chúa ở đâu đó trên con đường cuộc sống, cũng như những người biết Ngài nhưng cần phải được củng cố và muốn tiến lên phía trước.”

Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Vacsava cảm ơn những người trẻ sau Thánh lễ tại cuộc gặp gỡ này vì sự hiệp thông của họ đối với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

“Đây là một Thượng Hội Đồng về các con và cho chúng con! Các con là niềm hy vọng của Giáo Hội. Các con là niềm hy vọng của thế giới,” Đức Hồng Y Nycz nói.

Ngoài các cuộc gặp gỡ cầu nguyện, một nhóm thanh niên được chỉ định tiếp tục theo dõi và cầu nguyện cho ý chỉ của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên tại đền thờ Jasna Góra ở Częstochowa. Đền thờ này là nơi có hình ảnh Đức Mẹ Czestochowa, còn được gọi là “Đức Mẹ Đen”, được người Ba Lan tôn kính và là một địa điểm hành hương cho người Công Giáo khắp châu Âu.

Thông cáo báo chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết hơn 122,000 thanh niên khắp Ba Lan đã cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên trong các cuộc gặp gỡ cầu nguyện và các sự kiện khác dành riêng cho người trẻ.


Source: Catholic Herald - 40,000 young people in Warsaw pray together for synod
 
Phủ tổng thống Nam Hàn xác nhận Kim Chính Ân mời Đức Thánh Cha thăm Bắc Hàn và đã gặp chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hàn quốc
Đặng Tự Do
17:18 09/10/2018
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ thăm chính thức Tòa Thánh vào ngày 17 và 18 tháng 10. Trong dịp này, tổng thống sẽ gửi một thông điệp từ lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân (Kim Jong-un) tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Tôi sẽ nhiệt liệt chào đón Đức Giáo Hoàng nếu ngài thăm Bình Nhưỡng”.

Kim Eui-kyeom, người phát ngôn của Blue House, phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết: “Tổng thống Moon sẽ thăm chính thức Tòa Thánh vào ngày 17 và 18 tháng 10”. Ông giải thích về chuyến viếng thăm như sau: “Tổng thống muốn tái cầu xin sự chúc lành và ủng hộ của Tòa Thánh đối với tiến trình hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên; cũng như muốn thảo luận về những phương cách cải thiện sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Nam Hàn trong cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Ông nói thêm: “Ông Kim đã nói với tổng thống Moon: ‘Tôi sẽ nhiệt liệt chào đón Đức Giáo Hoàng nếu ngài đến thăm Bình Nhưỡng’. Và tổng thống Moon sẽ chuyển thông điệp này đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Phát ngôn viên Kim Eui-kyeom cũng đã đưa ra tin tức về một cuộc họp diễn ra giữa Kim Chính Ân và Đức Cha Hyginus Kim Hee-Joong, Tổng giám mục Gwangju và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc.

“Tôi muốn bổ sung thêm”, người phát ngôn tiếp tục nói – “ông Kim đã gặp Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Hàn, là Đức Tổng Giám Mục Hee-Joong, trên Núi Paektu. Đức Tổng Giám Mục nói với ông Kim rằng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đang nỗ lực hướng tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tôi sẽ chuyển tin tức này đến Tòa Thánh. Khi nghe những lời này từ Đức Tổng Giám Mục, ông Kim trả lời: ‘Xin Đức Cha vui lòng làm như thế’”.

Trong quá khứ, Bắc Hàn cũng đã từng mời Đức Giáo Hoàng sang thăm nước này. Trong bài Prominent Defector on N.Korea's Relationship with Religion, tờ The Chosunilbo cho biết như sau:

Một cuốn hồi ký của Thae Yong-ho, nhân vật số 2 tại Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở London và bây giờ là một nhà tranh đấu chống chế độ, đã bán được 50,000 bản chỉ trong 10 ngày.

Cuốn sách phơi bày những khía cạnh của chế độ mà Thae chứng kiến tận mắt, rất phong phú với những sự kiện bất ngờ về một chế độ kín như bưng mà người ta chỉ có thể đoán mò qua các giai thoại, tin đồn và những hình thái suy luận có lý.

Một khía cạnh thú vị là mối quan hệ của Bắc Triều Tiên với tôn giáo. Trong số những đề tài được Thae thuật lại, là câu chuyện Bắc Triều Tiên đã xây dựng một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng.

Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.

Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những người cộng sản cực đoan. Ảnh dưới đây là một cảnh trong nhà thờ giả và giáo dân toàn bộ đều là là cộng sản giả dạng tín hữu.

Thae thuật lại rằng theo thời gian, một số người đóng giả để quay phim đã thực sự bắt đầu tìm hiểu Kitô giáo.

Thae cho biết: “Bắc Triều Tiên rất quyết liệt với tôn giáo. Ở các nước cộng sản châu Âu, nhà nước thắt chặt quyền tự do tôn giáo, nhưng họ không phá hủy các nhà thờ. Thậm chí có những nơi thờ phượng vẫn còn được hoạt động ít nhiều. Nhưng tại Bắc Triều Tiên, cộng sản đã phá hủy tất cả các nơi thờ phượng và đổ thừa cho máy bay ném bom của Mỹ. Các nhà lãnh đạo từ Kim Nhật Thành trở xuống đều muốn người ta đừng tôn thờ thần nào khác ngoài những vị thần là Kim Nhật Thành và con cháu của hắn. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng Đảng Công nhân nói rằng chỉ có giáo lý của các lãnh tụ nhà họ Kim mới là những lời hướng dẫn thực sự.”

Chính vì thế, khi muốn chứng minh với Tòa Thánh sự hiện hữu của người Công Giáo, họ phải cấp tốc làm nhà thờ giả.

Tuy nhiên, có lẽ các thủ thuật này không qua mặt được vị Giáo Hoàng Ba Lan là người đã từng phải sống trong một chế độ cộng sản. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã không xảy ra.

Các quan sát viên quốc tế cho rằng cái khó khăn lớn nhất của Kim Chính Ân hiện nay là tình trạng kinh tế kiệt quệ vì bị cô lập, và nỗi lo sợ bị Trung Quốc lật đổ nhằm có một ảnh hưởng sâu đậm hơn tại Bắc Triều Tiên. Chính vì thế, trong năm 2017, Kim Chính Ân lời qua tiếng lại với tổng thống Mỹ Donald Trump, kể cả với những đe dọa chiến tranh hạt nhân. Tất cả các động thái này đều nhằm kích thích mong muốn thương thảo của đối phương, và tối hậu là thoát ra được tình trạng cô lập như hiện nay.


Source: Servizio Informazione Religiosa - South Korea: President Moon to visit Pope Francis on 18 October with invitation from Kim Jong-un to visit Pyongyang
 
Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ: Phúc Trình đầu tiên của các nhóm ngôn ngữ
Vũ Văn An
19:34 09/10/2018
Theo tin Zenit, sáng ngày 9 tháng 10, trong Phiên Họp Toàn Thể lần thứ 5 của Thượng Hội Đồng thường lệ lần thứ 15 về người trẻ, các phúc trình của 14 nhóm nhỏ đã được trình bầy tại Đại Sảnh, phản ảnh phần thứ nhất của Tài Liệu Làm Việc.



Sau đây là nguyên văn các phúc trình nói trên, căn cứ vào bản tiếng Anh do Toà Thánh cung cấp:

Nhóm Tiếng Anh A

Khi bắt đầu công việc của mình, nhóm chúng tôi suy nghĩ về tâm thái và âm sắc của Phần Một, nhất là dưới ánh sáng đoạn 3. Đoạn này giải thích rằng “trong bước đầu tiên này, chúng ta nên tập trung vào việc nắm bắt các thực tại cụ thể: khoa học xã hội cung cấp một đóng góp thiết yếu… nhưng, điều họ cần nói phải được nhìn và đọc lại dưới ánh sáng của đức tin và kinh nghiệm của Giáo Hội”.

Có gợi ý cho rằng chiều kích đức tin, quan điểm Kitô học có thể mạnh mẽ hơn, làm cho rõ ràng việc chúng ta đang suy nghĩ từ trái tim và ánh sáng của đức tin về các thực tại cụ thể của người trẻ - giống như Chúa Gêsu nhìn một cách đầy yêu thương vào kinh nghiệm sống của người thanh niên giầu có, và như Người gặp hai môn đệ trên đường Emmaus. Mối liên hệ rõ ràng là chìa khóa của cuộc gặp gỡ với giới trẻ.

Chúng tôi đã đưa ra một “mô thức” (modus) cho Đoạn 3, gợi ý phải làm sâu sắc diễn trình “nhận ra; diễn giải; chọn lựa" để, như tông huấn Evangelii Gaudium nói, bao gồm "không những việc nhận biết và biện phân các thần khí, mà còn - và điều này có tính quyết định - lựa chọn các chuyển động của tinh thần tốt và bác bỏ các chuyển động của tinh thần xấu "(EG 51).

Nhóm chúng tôi đề nghị rằng các trích dẫn từ những người trẻ tại Đại Sảnh và tại cuộc Gặp Gỡ Tiền Thượng Hội Đồng sẽ giúp mang lại sức sống cho bất cứ tài liệu cuối cùng nào của Thượng Hội Đồng, cũng như cung cấp các điển hình làm nở rộ các phong trào tuổi trẻ “trang lứa nói với trang lứa” ở nhiều nơi trên thế giới.

Chúng tôi cho rằng các phần khác nhau nói về thế giới kỹ thuật số có thể được gom lại với nhau giúp cho một suy nghĩ thấu đáo hơn về chủ đề này, bao gồm cả tiềm năng của nó đối với sứ mệnh và việc tân phúc âm hóa. Chúng tôi đề nghị rằng một suy nghĩ như vậy có thể bao gồm việc bàn đến sự hấp dẫn có tính thúc ép của ‘văn hóa màn hình’ bao gồm phim ảnh, các tiểu phẩm (mini-series) và trò chơi điện tử. Chúng tôi tỏ ý lo ngại về việc khai thác người trẻ trên liên mạng, bao gồm việc thu thập dữ kiện về họ, đánh cắp căn tính và mưu đồ bất lương (scam).

Tất nhiên, như người trẻ tại cuộc gặp gỡ Tiền Thượng Hội Đồng đã phát biểu, phải nhìn nhận rằng Kỹ Thuật và đặc biệt là Truyền thông xã hội giờ đây cần được hiểu như một phần vĩnh viễn trong cuộc sống và bản sắc người trẻ. Chúng mở ra các cơ hội giáo dục trực tuyến, và cả các khả thể mới để trao đổi thông tin, lý tưởng, giá trị và quan tâm chung, là những điều "có tiềm năng hợp nhất mọi người vượt mọi khoảng cách địa dư hơn bao giờ hết" (xem tóm tắt tiền Thượng Hội Đồng 4).

Vì chúng tôi thấy các đoạn 52-53 có phần hàm hồ khó hiểu, chúng tôi đã đề nghị một mô thức (modus) tái lên khuôn các đoạn này để phản ánh tầm quan trọng của con người nhân bản và cơ thể con người. Chúng tôi nhận thấy tài liệu thiếu một tuyên cáo về đức trong sạch, một điều có thể đạt được và tốt cho các người trẻ của chúng ta.

Nhóm chúng tôi tin rằng Giáo hội được kêu gọi đáp ứng mong ước của nhiều người trẻ muốn có các điểm tham chiếu ổn định, các bến neo hoặc bàn đạp (stepping stones) giúp họ lèo lái đường đi của họ qua các thông điệp thường mâu thuẫn nhau đập vào mắt họ từ mọi hướng mọi phương. Từ kho tàng giáo huấn của mình, bao gồm “kho báu” học thuyết xã hội, Giáo Hội có thể cung ứng cho họ lý do để sống và hy vọng. Giáo Hội làm điều này với người trẻ cách tốt nhất là tránh lối tiếp cận duy luân lý hay bút chiến - như thể chúng ta có mọi câu trả lời “làm sẵn” - nhưng thay vào đó là đồng hành với người trẻ trong bầu khí vui tươi và đầy phiêu lưu khám phá.

Tại cuộc gặp gở tiền Thượng Hội Đồng, người trẻ nói với chúng ta rằng họ không muốn "chỉ là các khán giả" trong xã hội, mà là "những người tham gia tích cực". Do đó, việc chúng ta lắng nghe và chú ý tới họ không được thụ động, mà phải làm cho họ tham gia vào diễn trình “thượng hội đồng”, cả ở địa phương lẫn ở mọi bình diện trong Giáo Hội.

Chúng tôi được Briana, thiếu nữ trẻ đến từ Mỹ, người đã nói chuyện với chúng tôi ở Đại Sảnh, gợi hứng để suy ngẫm về các trải nghiệm của chính chúng tôi được làm người trẻ - đối với một số người trong chúng tôi, thì việc này xẩy ra hơi lâu hơn một chút so với những người khác! Đối với nhiều người trong chúng tôi, chứng tá vui tươi của các linh mục đáng kính và đáng tin cậy lúc chúng tôi còn trẻ đã giúp gợi hứng cho ơn gọi của chúng tôi.

Tuy nhiên, bối cảnh để biện phân ơn gọi đã thay đổi hoàn toàn. Nhóm chúng tôi đề nghị rằng vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo Hội không thể bị đọc lướt qua một cách hời hợt trong một vài câu ngắn ngủi. Niềm tin tưởng bị tan vỡ, chấn thương và sự đau khổ suốt đời của các nạn nhân; các thất bại thảm khốc về phía quản trị; sự im lặng và bác bỏ liên tục của một số người về các tội ác và tội lỗi khủng khiếp này - những vấn đề này đã lớn tiếng kêu gọi phải được nêu lên cách công khai bởi Thượng Hội Đồng. Chúng tôi cảm thấy cũng như trấn an người trẻ và gia đình của họ rằng các diễn trình và qui tắc bảo đảm an toàn của chúng ta hiện nay mạnh mẽ và nghiêm ngặt, Thượng Hội Đồng này cũng tạo cơ hội để chúng tôi chuẩn bị cho tháng 2 năm 2019 bằng cách nói từ cõi lòng chúng tôi về việc chúng tôi, trong tư cách nghị phụ Thượng Hội Đồng, cảm nhận ra sao về sự phản bội khủng khiếp đối với tuổi trẻ và mọi tín hữu này. Chúng tôi không nên sợ khi làm như thế.

Nếu những người trẻ và gia đình họ tự hỏi mình: liệu các linh mục và các giám mục của chúng ta có đáng tin cậy không? Nếu các linh mục sợ phục vụ giới trẻ, thì làm sao Thượng Hội Đồng của chúng ta có thể nhận ra thông điệp cho rằng người trẻ, đức tin của họ và việc biện phân ơn gọi của họ là điều quan trọng đối với chúng ta?

Như một thành viên trong Nhóm của chúng tôi nhắc nhở chúng tôi: “Tin tưởng đến, thì đến từ từ, vì cuốc bộ, nhưng khi rời bỏ, thì rời bỏ trên lưng ngựa! Tin tưởng phải được xây dựng lại, mỗi người một lúc ”.

Nhưng có cách nào khác để xem xét tất cả các điều này không? Điều gì sẽ xảy ra nếu bây giờ, vì sự mỏng dòn của mình, chúng ta tìm kiếm sự âu yếm của lòng Chúa thương xót, và nhắm tìm ra các cách mới mẻ để liên hệ với người trẻ, như một Giáo Hội khiêm nhường hơn, đang đối diện với thực tại này?

Dù sao, sự thánh thiện và sự mỏng dòn vẫn nối kết với nhau. Người trẻ của chúng ta phối hợp năng lực to lớn với sự mỏng dòn lớn lao. Họ bị bão tố tàn bạo của cuộc đời vùi giập. Quá nhiều người trong số họ bị các vấn đề sức khỏe tâm thần và tự ý kết liễu đời mình. Họ cần biết rằng một ai đó đang ở kia chờ họ. Chúng ta, trong tư cách các cộng đồng Kitô hữu, có thể cung cấp cho họ nơi để họ tìm ra ý nghĩa và mục đích; chúng ta có thể nói thầm với sự mỏng dòn của họ: Thiên Chúa yêu bạn bất kể ai khác làm cho bạn xuống tinh thần. Bạn hãy đặt niềm tín thác của bạn vào Thiên Chúa.

Có lẽ những cơn bão mà chúng ta đang chịu đựng trong Giáo Hội có thể giúp chúng ta bước đi cách khiêm nhường hơn với người trẻ của chúng ta, để lắng nghe họ một cách có hiểu biết và tương cảm. Tại cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng, người trẻ nói rằng họ muốn một Giáo Hội “làm chứng cho tính chân chính trên con đường tiến đến sự thánh thiện, một điều bao gồm việc thừa nhận các sai lầm và xin được tha thứ. Người trẻ mong đợi các nhà lãnh đạo Giáo Hội – người được tấn phong, các tu sĩ và giáo dân – trở thành các điển hình mạnh mẽ nhất của điều này ”(Xem tóm tắt cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng số 7 trang 2).

Tóm lại, nếu chúng ta chân chính và dễ bị tổn thương, thì người trẻ, trên con đường tiến tới sự thánh thiện, cũng được tự do trở thành chân chính và dễ bị tổn thương.

Dĩ nhiên, chúng ta phải tuân phục các đòi hỏi của công lý, nhưng đối với một xã hội đôi khi chỉ tìm kiếm thứ xét xử tức khắc (summary judgment), trừng phạt và “các chiếc đầu trên đĩa”, chúng ta cũng phải tìm ra cách tìm kiếm sự tha thứ, và giúp đỡ các nạn nhân tìm được sự chữa lành và hòa giải.

Đón đọc: Phúc Trình của Nhóm Tiếng Anh B
 
Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ: Phúc trình Nhóm B nói tiếng Anh
Vũ Văn An
22:47 09/10/2018
Tương tác với tuổi trẻ thế giới



Nhóm nhỏ của chúng tôi, vì ý thức rằng tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng Giám mục được trình lên Đức Giáo Hoàng, nên đã xem xét việc Thượng hội đồng muốn tự trình bày mình ra sao với người trẻ. Trong chính nó, việc mời gọi người trẻ tham gia một cách chú ý nhiều hơn là khởi đầu được chúng ta xem xét trong Thượng hội đồng này.

Điều trên cùng với việc thông tin liên lạc quan trọng hiện đang được tiến hành.

Chúng tôi đề nghị một giải pháp gồm hai yếu tố.

Thứ nhất, một loạt các thông điệp nhỏ, cập nhật, có lẽ vào cuối mỗi tuần lễ của Ủy ban Thông tin. Để giới trẻ dễ tiếp cận, các thôg điệp này nên có một thành phần dưới dạng video và ngắn (dưới 3 phút). Bất kỳ bản văn nào cũng phải dưới 400 chữ và được kèm theo hình ảnh ('Điều gì không có hình ảnh, điều đó không xảy ra'). Các thông điệp này nên được thực hiện bằng ít nhất các ngôn ngữ chính của Thượng Hội đồng.

Thứ hai, một thông điệp của Thượng Hội Đồng cho Tuổi Trẻ Thế Giới. Về đặc tính, Thông điệp này nên có tính gợi hứng và truyền giáo. Nó nên dựa trên thánh kinh và bắt đầu từ Chúa Kitô. Chúng ta hình dung ra một thông điệp đơn giản, trực tiếp, trung thực chứa đựng các yếu tố như:

· Chúng tôi muốn lắng nghe các bạn

· Chúng tôi xin lỗi vì những thất bại của chúng tôi

· Chúng tôi yêu thương các bạn và có niềm tin nơi các bạn

· Chúng tôi muốn cùng bước đi với các bạn trong hy vọng

Chúng tôi đề nghị rằng hai Nghị Phụ Thượng hội đồng, với hai Dự Thính Viên Trẻ (được chọn bởi các dự thính viên giữa họ với nhau), sẽ được yêu cầu soạn thảo một bản văn.

Tông huấn

Hơn nữa, chúng tôi hy vọng Đức Thánh Cha, một lần nữa. sẽ nhân cơ hội này viết một Tông huấn, bao gồm kinh nghiệm của Thượng Hội Đồng. Một vài người trẻ sẽ đọc Tông Huấn, nên chúng tôi khuyến khích Đức Thánh Cha xem xét việc công bố một trợ cụ giúp người trẻ đọc Tông Huấn và gia tăng sự quan tâm của họ đối với nó (một cuốn “hướng dẫn nghiên cứu”?). Và hơn nữa, chúng tôi xin Đức Thánh Cha, với sự giúp đỡ của các chuyên gia thích đáng, làm cho cả Tông Huấn lẫn trợ cụ có tính tương tác. Thí dụ, chúng có thể kết thúc mỗi phần chính bằng một số câu hỏi trực tiếp và để ngỏ (open-ended) có thể giúp người trẻ trong các suy tư của họ và có thể được sử dụng để cổ vũ việc chia sẻ ý nghĩ bản thân trong các nhóm nhỏ. Ngoài ra, ở cuối mỗi phần chính có thể có mã số Trả Lời Nhanh (QR code hay Mã vạch) dẫn người trẻ đến một trang web đặc biệt (i) có phòng trò chuyện nơi người trẻ có thể gặp gỡ và thảo luận các câu hỏi, và (ii) cũng có thể có các video gợi cảm ngắn, một số có thể là một thông điệp trực tiếp của Đức Giáo Hoàng.

Chúng tôi cũng mời Đức Thánh Cha xem xét 'dò đường' (road testing) hoặc biến một phiên bản cô đọng của Tông Huấn, thậm chí ngay chính Tông Huấn, thành hình thức tập huấn (workshopping) với một số người trẻ.

Có lẽ nếu điều trên thành công, mọi tài liệu chính của giáo hội nên được trình bày với những đặc điểm thân thiện với giới trẻ như vậy.

Bản văn

Các đề nghị của chúng tôi phần lớn xoay quanh việc làm phong phú thực tại đã được trình bày trong bản văn và thỉnh thoảng cung cấp một số cân bằng.

Một số cuộc thảo luận hăng say hơn đã xoay quanh:

Vai trò được người trẻ đóng như những người chủ đạo

Tuổi trẻ đã tham gia phong trào đại kết và đối thoại liên tôn bằng cách sống, học tập, vui chơi, cầu nguyện và làm việc với và bên cạnh những người khác. Đôi khi điều này cố ý. Tài liệu thường bỏ lỡ cơ hội nhận ra vai trò được người trẻ đã và đang đóng như các tác nhân tích cực, ví dụ trong các lĩnh vực đại kết và đối thoại liên tôn, đặc biệt ở châu Á (được thảo luận trong các số 10, 24 và 25). Chúng tôi cũng đề nghị rằng vai trò không thể thiếu của người trẻ như các tác nhân tích cực trong đời sống Giáo Hội và xã hội được thừa nhận và nhấn mạnh.

Nhiều cách thức hành động và được đào tạo của gia đình

Trong nhiều trường hợp và địa điểm, gia đình vẫn rất còn là Giáo hội tại gia cũng như một thực tại xã hội học hay sinh học. Đó là nguồn suối và người nuôi dưỡng đệ nhất đẳng của đời sống tâm linh. Các hậu quả của việc tan vỡ gia đình và việc giảm bớt sự truyền đạt mối liên hệ với Chúa Giêsu đã được nắm vững nhưng khía cạnh tích cực này không được nhìn nhận đầy đủ lắm.

Ngoài ra, có nhiều hình thức khác của gia đình hơn là gia đình hạt nhân hoặc đại gia đình. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận trong nhóm nhỏ của chúng tôi về việc gom nhóm không lý tưởng căn cứ vào viễn ảnh Kitô giáo. Phải chăng giới lãnh đạo trong Giáo Hội đòi các giám mục và linh mục phải công bố sự thật của Tin Mừng bằng cách phủ nhận rằng đây là các gia đình? Hay liệu giới lãnh đạo của chúng ta đòi chúng ta phải đồng hành với người trẻ trong thực tại họ thấy họ ở trong đó? Có lẽ đây không phải là các thực tại mâu thuẫn nhau: Thánh Gioan kể lại rằng Chúa Giêsu vừa chấp nhận người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình vừa đề nghị một điều khác. Liệu chúng ta có thể vừa chấp nhận và thậm chí tôn trọng đơn vị gia đình mà một người trẻ tìm thấy mình ở trong vừa chia sẻ lý tưởng Tin Mừng cho họ hay không?

Ngoài ra, gia đình nguồn gốc không phải là bối cảnh gia đình duy nhất cho những người thuộc nhóm tuổi này. Có những người trẻ đang chuẩn bị hoặc bước vào hôn nhân trong giai đoạn này của cuộc đời họ. Đồng thời, nhiều gia đình được lãnh đạo bởi những người trong nhóm tuổi đang được xem xét ở đây.

Đức tin và khát khao đức tin sâu sắc hơn của nhiều người trẻ

Instrumentum Laboris (Tài Liệu Làm Việc) nắm vững thực tại này: có nhiều người trẻ tự tách xa khỏi Giáo Hội và khỏi cả mối liên hệ với Thiên Chúa. Trong nhóm chúng tôi, có sự quan tâm lớn tới nhu cầu cần chú ý và đánh giá cao sự cởi mở của giới trẻ đối với đức tin. Tài liệu yếu trong lĩnh vực này. Chúng ta không đồng hành với một chiếc ly rỗng. Đã có những hồng phúc trong lãnh vực này hiện diện nơi người trẻ mà chúng ta muốn nhận ra, đồng hành, củng cố và gửi tới Giáo Hội và thế giới. Khi chúng ta đồng hành, năng động tính là dẫn dắt một con người đến một điều hơn (the more).

Nhiều người trẻ của chúng ta khát khao một điều hơn. Một số trong họ đang khát và biết họ đang khát gì. Nhiều người khác khát nhưng không biết điều mình khát là gì. Những người trẻ này đang ở một nơi khó khăn hơn nhiều.

Tình bằng hữu

Có một đoạn nói về các mối liên hệ đồng trang đồng lứa trong một phần dưới tiêu đề các mối liên hệ liên thế hệ nhưng không nói gì về tình bằng hữu. Nhóm chúng tôi có cảm giác rất mạnh mẽ này là thực tại tình bằng hữu và tầm quan trọng của nó đối với các nhu cầu của người trẻ cần được nhìn nhận trong tài liệu mà thượng hội đồng này sẽ cho công bố. Tình bạn là điều người trẻ của chúng ta khao khát. Họ tìm thấy cộng đồng qua điều này và họ tìm thấy gia đình theo cách này.

Đón đọc: Phúc Trình Nhóm C nói tiếng Anh
 
Top Stories
Apostolic Nuncio in Australia: Catholic journalists should focus more on the beauty of the Church
J.B. An Dang
20:36 09/10/2018
Thousands of Vietnamese Catholics in Australia brave freezing rain and strong winds to take part in a 3-day Marian festival at Bringelly, Sydney, Australia from October 5 to 7. It was part of the celebration of the 30th year of the canonization of 117 Vietnamese martyrs, and of the 220th year of Marian apparitions in La Vang.

Participants prayed fervently for the Synod of Bishops for Young People, The Faith, and Vocational Discernment being held in Rome during these days; and for the Church in Vietnam which has been persecuted up to now.

They also kept the Church in Australia in the heart of their prayer. The media focus on the Church was unprecedented amidst sexual abuse scandals, and at a time when Australia is in the midst of some landmark discussions.

The Apostolic Nuncio to Australia (the Holy Father’s Representative in Australia), His Excellency Most Reverend Adolfo Tito Yllana, and Auxiliary Bishop Terry Brady of Sydney attended the event and presided over the celebrations of Eucharist with the concebration of Bishop Vincent Nguyễn Văn Bản of Ban Mê Thuột, Diocese, Vietnam, and dozens of Vietnamese priests from Australia and USA.

Archbishop Adolfo Tito Yllana had a very good and interesting meeting with a group of VietCatholic journalists, who were covering the event.

“I am really happy that I could meet you because you are doing a great work for sharing with the Catholics through your network, the VietCatholic, the message of good things that are happening in the Catholic community and I hope that you continue with perseverance what you are doing and I congratulate you,” he said.

The nuncio went on lamenting on the fact that the Church in Australia is unfairly represented in the media: “There are talking, many times, about here the Catholic Church is not doing well. No, it's wrong. Those who say that do not know the Catholic Church in Australia.”

For the nuncio, one of the reasons is that: “There are many, many good things that nobody knows because we don't talk about them.”

“Discover the good things because there are so many, many good things happening in the Church in Australia... And I really congratulate and appreciate what you are doing because you are bringing to Catholic audiences and may be beyond Christian audiences the reality of the Church and I pray for more success in what you are doing”, the prelate encouraged Catholic journalists.

“We are not the prophets, we are the network. We're not the network of doom, we are the network of good news, the Gospel, the blessing, the good things. Let them come out, let them shine,” he concluded.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney.
Diệp Hải Dung
09:51 09/10/2018
Chiều thứ Sáu 05/10/2018 hàng ngàn giáo dân trong Cộng Đồng và các tiểu bang Melbourne, Adelaide, Brisbane, Perth, Thủ đô Canberra, đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự 3 ngày Đại Hội Thánh Mẫu với chủ đề "Bên Mẹ Dịu Hiền" và cùng với Giáo Hội Việt Nam mừng kỷ niệm 30 năm tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney điều hành tổ chức.

Xem Hình

Đúng 3 giờ chiều mọi người đều tập trung trước Lễ Đài. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha long trọng tuyên bố khai mạc giờ đền tạ nguyện kinh Lòng Chúa Thương Xót ngày Đại Hội Thánh Mẫu. Sau giờ kinh nguyện tất cả mọi người tham dự nghi thức Chặng Đàng Thánh Giá đặc biệt do Phong Trào Cursillo diễn nguyện để tưởng nhớ lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc nhân loại..qua sự điều hợp của Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Tổ Chức Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu, cùng với anh Trần Văn Hòa. Ngàn ngàn người theo Con Đường Chúa Đã Đi Qua rất sốt sắng và linh động...Những chặng đàng Chúa Ngã 3 lần, Mẹ gặp Chúa vác Thánh Giá, Ông Simong vác đỡ Thánh Giá Chúa...Với đoàn người Do Thái lũ lượt theo sau...Tạo thành một bầu khí sống động...Tới Chặng thứ 12...Thánh Giá có người đóng vai Chúa Giêsu bị treo lên...Lúc Ngài chịu chết, âm thanh vang dội những tiếng sấm vang rền...Bầu trời tối lại...Người lính Roma dùng lưỡi đòng đâm và nương long Chúa...Máu và nước từ từ nhỏ xuống...Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản cùng cả đoàn người quỳ gối rưng rưng giọt lệ...Sốt sắng cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam và cho các gia đình...Hang đá mồ Thánh đơn lạnh...Đoàn diễn nguyện táng xác Chúa...Chặng Đàng Thánh Giá sống động đã làm cho nhiều người thổn thức...Những giọt nước mắt thông cảm và đồng hành với Chúa Tử Nạn...

Đúng 7 tối, Thánh Lễ khai mạc Đại Hội tại Lễ Đài do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Giáo Phận Parramatta Chủ Tế, Đức Cha Nguyễn Văn Bản Giám Mục Giáo Phận Ban Mê Thuột và quý Cha cùng đồng tế với khoảng 28 Cha và 2 Giám Mục. Đặc biệt các em Thiếu Nhi Thánh Vũ Giáo Đoàn Georges Hall dâng lên Đức Mẹ những đóa hoa rất đặc sắc.

Thánh lễ kết thúc, mọi người tham dự kiệu cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô từ Lễ Đài do Đức Cha Nguyễn Văn Bản chủ sự....Cả 3000 ánh nến cung nghinh Thánh Thể...Kết thành một chuỗi nến sáng trang trọng lung linh...Đoàn cung nghinh vang hát suy tôn Thánh Thể...Cả mội khu vực sáng lên niềm yêu thương cảm mến...Mọi người sốt sắng cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam, cho các gia đình và mỗi cá nhân...Thánh Thể tới Lễ Đài...Giờ chầu trọng thể với tiếng hát ngân vang tôn thờ...Ánh sáng đặc biệt trên bàn thờ linh thiêng...Đức Cha chủ sự ban Phép Lành Thánh Thể... Sau đó, Thánh Thể Chúa được đưa về Nhà Nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các Cộng Đồng, Giáo Đoàn, các Hội Đoàn Đoàn Thể cùng thay phiên nguyện kinh Chầu Thánh Thể Chúa suốt đêm.

Thứ Bảy 06/10/2018. Sáng thứ 7, sau giờ kinh phụng vụ buổi sáng lúc 7 giờ, do Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản Chủ sự, mọi người đi ăn sáng. Đúng 9 giờ, mọi người tiến về các buổi Hội Thảo tại 3 Lều Cùng Mẹ Tạ Ơn Thiên Chúa, Lều Giới Trẻ Và Tương Lai, và Lều Gia Đình Hạnh Phúc, do qúy Cha Vũ Thành, Cha Nguyễn Hoài Chương từ Hoa Kỳ, Đức Cha Nguyễn Văn Bản, cùng Quý Cha từ các Tiểu Bang: Cha Trần Ngọc Tân, ĐO Nguyễn Minh Tâm, Cha Bùi Xuân Mỹ, Cha Vũ Minh Nguyên, Cha Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, Cha Trần Hữu Đức... cùng điều hợp với những đề tài “ Gia Đình Hạnh Phúc, Giới Trẻ và Tương Lai, và Cùng Mẹ Tạ Ơn Thiên Chúa.” Điểm đặc biệt là sau các bài thuyết trình, các chứng nhân chia sẻ rất sinh động của đời thường với 3 nghệ sĩ từ Hoa Kỳ MC Nam Lộc, Nữ Ca sĩ Diễm Ngân và Nam Ca sĩ Thiên Tôn, cùng Tiến Sĩ Hà Cao Thắng, Chị Hương Thủy, Luật Sư Thúy Định, Ông Nguyễn Văn Thanh, Chị Hồng Hải... đã cùng chia sẻ về cảm nghiệm đời sống của chính mình. Sau đó, giờ Hội Thảo chung. Mọi người đã đặt nhiều câu hỏi về đời sống hàng ngày và đời sống Đức Tin, đã được ĐGM và Quý Cha trong panel giải đáp một cách thỏa đáng.

Chấm dứt 2 chương trình thuyết giảng và hội thảo sáng và chiều, mọi người cùng tiến về Nhà Nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để cung nghinh Hiền Mẫu La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ra Lễ Đài dâng Thánh Lễ kính Đức Mẹ do Đức Cha Terry Brady, Giám Mục Phụ Tá TGP Sydney Chủ Tế, ĐGM Vincent Nguyễn Văn Bản và 26 Cha cùng đồng tế.

Thánh lễ kết thúc, mọi người tham dự buổi Đại Nhạc Hội Tạ Ơn Mẹ La Vang với sự góp mặt của Nữ Ca sĩ Diễm Ngân, Trung Tâm Asia Hoa Kỳ, Nam Ca sĩ Thiên Tôn, Trung Tâm Thúy Nga Hoa Kỳ, Ca Nhạc Sĩ Nam Lộc, phối hợp nhịp nhàng với với 3 Liên Đoàn Trẻ, Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo. Chương trình được điều hợp do các MC Trường Giang, Khiết Ngân, Thanh Huyền, MC Nam Lộc từ Hoa Kỳ. Chương trình Đại Nhạc Hội Tạ Ơn Mẹ La Vang rất đặc sắc, kết hợp với kỹ thuật cao của giàn âm thanh ánh sáng và nghệ thuật sân khấu rất đặc biệt...Khai mạc cho đêm văn nghệ Đại Nhạc Hội Tạ Ơn Mẹ La Vang, Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh cùng Đức Cha Nguyễn Văn Bản, ĐO Nguyễn Minh Tâm, Cha Vũ Minh Nguyên, Cha Trần Ngọc Tân, Cha Bùi Sơn Lâm, dẫn đoàn con Mẹ từ 5 hướng, đại diện cho 5 Châu Lục về Bên Mẹ Dịu Hiền với cả 100 ngọn đuốc sáng trên tay...3 Đại Kỳ Đức Mẹ, Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, và Đại Kỳ Úc trang trọng rước lên theo mô hình Olympic...12,000 ánh sáng chemical do các em TNTT phát cho mọi người khoảng trên 8000 người tham dự...Cả khung trời vang hát Lạy Chúa chúng con về từ 4 phương trời...Dòng ánh sáng tiến về sân khấu trang trọng và hân hoan... Ngọn nến Đức Tin Và Tạ Ơn sừng sững trên sân khấu...Khi 5 giòng ánh sáng đổ về...Mọi người cùng hát Mẹ Ơi Trước Nhan Mẹ Con Dâng Về Mẹ...Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adolfo Tito Yllana và Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản cùng Quý Cha đốt lên Ngọn nến Đức Tin Và Tạ Ơn của Đại Hội trong niền hân hoan tuyệt vời. 3 Đại Kỳ trải dài trên gần Lễ Đài với 100 ánh đuốc và ngàn ngàn ánh sáng... Nghi thức chào cờ Úc Việt và cung nghinh cờ Đức Mẹ trang trọng với sự điều hợp của Linh Mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi rất ngoạn mục và đặc sắc. Ngoài những nhạc phẩm Thánh Ca, nữ ca sĩ Diễm Ngân và nam ca sĩ Thiên Tôn trình bày những nhạc phẩm tình ca và quê hương đã được hơn 8000 người tán thưởng nồng nhiệt. Lồng vào phần văn nghệ có thêm phần xổ số raffle may mắn.

Chúa Nhật 07/10/2018. Sáng Chúa Nhật, sau giờ kinh nguyện buổi sáng lúc 7 giờ với Đức Khâm Sứ và Đức Cha Nguyễn Văn Bản, mọi người tập trung tại 3 lều hội thảo, để cùng nhau chia sẻ và hội thảo sôi nổi. Sau đó, mọi người thưởng lãm văn nghệ với MC Nam Lộc, 2 ca sĩ Diễm Ngân, Thiên Tôn, đến từ Hoa kỳ cùng với anh chị em nghệ sĩ tại Sydney trình diễn rất đặc sắc.

Đúng 2pm mặc dù trời có mưa nhưng khoảng trên 10,000 người vẫn tập trung trong khuôn viên Trung Tâm chung quanh đài Đức Mẹ làm giờ Đền Tạ. Sau đó, cuộc cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ La Vang trên con tầu vượt biên và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam về Lễ đài. Cuộc cung nghinh rất long trọng và quy mô. Đặc biệt trong Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang năm nay, BTC thực hiện 9 kiệu hoa rất ý nghĩa của các Giáo Đoàn và Hội Đoàn Đoàn Thể cùng tham dự cuộc kiệu và Kiệu Hiền Mẫu La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Mọi người đều sốt sắng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng nguyện xin Mẹ chúc lành cho bản thân cho gia đình, Cộng Đồng và quê hương Việt Nam.

Kiệu Thánh Tượng về đến Lễ đài và an vị, đoàn Thánh Vũ Giáo Đoàn Georges Hall dâng lên Mẹ 5 sắc hoa cuộc đời tôn vinh Mẹ. Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adolfo Tito Yllana, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám Mục Giáo Phận Ban Mê Thuột, quý Cha đến từ Hoa Kỳ, Hongkong, Việt Nam và qúy Cha tại Úc Châu và tất cả mọi người đã đến tham dự Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang được tổ chức tại Trung Tâm này. Đồng thời Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adolfo Tito Yllana, Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản và cùng 28 Cha hiệp dâng Thánh tạ ơn.

Trong bài giảng Đức Khâm Sứ Tòa Thánh đã nói về những danh hiệu của Đức Mẹ như bên Bồ Đào Nha, Philippines….và tại Việt Nam, Đức Mẹ La Vang là Hiền Mẫu của người Việt Nam. Đức Khâm Sứ nhấn mạnh về gương nhân đức của Đức Mẹ để chúng ta noi theo để sống đẹp lòng Chúa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. anh Trần Anh Vũ Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney, đại diện Ban Tổ Chức và Ban Điều Hành, ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adolfo, ĐGM Nguyễn Văn Bản, qúy Cha, quý Tu Sĩ nam Nữ, quý ông bà và toàn thể quý vị. Đặc biệt qúy vị quan khách từ các tiểu bang Brisbane, Melbourne, Adelaide. Perth, Thủ đô Canberra và Wollongong, qúy Giáo đoàn bạn Granville, Bass Hill, Fairfield, Plumpton, Cambelltown... đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly tham dự Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang và Thánh Lễ bế mạc hôm nay. Ban Tổ Chức cũng cám ơn qúy anh chị thiện nguyên viên, HĐMV, Liên Ca Đoàn và đặc biệt Cha Paul Văn Chi đã giúp cho 3 ngày Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu được chu đáo và thành công tốt đẹp.

Thánh lễ kết thúc với Ơn Toàn Xá đặc biệt trao ban, và tất cả mọi người nhận được món qùa lưu niệm do Ban Tổ Chức và Ban Điều Hành Đại Hội Thánh Mẫu kính tặng.

Diệp Hải Dung
 
Mừng lễ các Thánh Tử Đạo VN dịp 30 năm Phong Thánh tại Vùng Bắc Đức với Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi
Giáo dân Bắc Đức
15:25 09/10/2018
Borsum - Một mảnh quê hương trên đất khách - vào sáng thứ bẩy của đầu Thu làng Borsum lại rộn rã đón chào từng đoàn dân Chúa từ các tỉnh thành vùng Bắc Đức về đây tham dự "Đại Lễ Mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam". Từ chiều ngày thứ sáu một nhóm anh chị thiện nguyện và 25 Huynh Trưởng đã có mặt tại Trung tâm mục vụ để gặp gỡ và phụ giúp việc trang trí nhà thờ cùng khuôn viên sân trường tiểu học Borsum.



Sáng sớm tiết trời sau hè hơi se lạnh, mặt trời chiếu vài tia nắng yếu ớt trên cành cây, báo hiệu một ngày nắng ráo đang đón chờ tất cả mọi người. Khoảng 10g nhà thờ đã thật đông với độ chừng 600 tín hữu đến tham dự thánh lễ. Trên gác đàn Ca Đoàn Tổng Hợp Bắc Đức chưa bao giờ tập họp đông như thế với hơn 50 ca viên đang tập dợt lần cuối.

Xem Hình



10g30 nhạc khúc "Tiếng nhạc oai hùng" trỗi lên hùng mạnh, làm cho muôn tấm lòng bổng dưng đều hướng về quê hương Việt Nam yêu dấu. Đoàn cờ đi đầu với thánh giá nến cao, đoàn giúp lễ, đoàn huynh trưởng và cuối cùng đoàn Dâng Hoa rước đón Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giáo Phận Qui Nhơn làm chủ tế và 6 Linh Mục đồng tế cùng tiến lên cung thánh. Giây phút linh thiêng này làm cho mọi người gợi nhớ hơn về "giây phút lịch sử trọng đại của Giáo Hội VN" vào ngày Phong Thánh, 19.06.1988 tại Rôma.

Mặc dầu Tháng Hoa đã qua đi, nhưng Dâng Hoa kính Mẹ Maria vào mỗi dịp hội ngộ vào tháng 9 tại Borsum đã là một truyền thống tốt đẹp của Cộng Đoàn Công Giáo Bắc Đức. Trong lời ca dịu dàng của nhạc khúc: "Cánh hoa tuyệt vời" từ đĩa CD và phần hợp xướng của Ca Đoàn Tổng Hợp Bắc Đức qua bài "Hoan Ca Maria" 28 em thanh thiếu niên tiến lên cung thánh dâng hoa tôn kính Đức Mẹ.



Mở đầu Thánh Lễ cha chủ nhà Paul Phạm Văn Tuấn ngỏ lời hân hoan chào đón tất cả giáo dân đến tham dự Thánh lễ, cũng như lời chào mừng đến cha Gioan B. Nguyễn Kim Ngân đang du học tại Roma và sắp trở về phục vụ giáo hội quê nhà, cha Gioan Nguyễn Huy Hoàng - Thiếu Tá không quân - hiện đang phục vụ tại căn cứ quân sự Mỹ ở Ramstein Air Base gần Frankfurt và 3 cha bạn người Đức cùng với thầy Nguyễn Gia Hoà đang theo học chương trình thần học ở TGP Freiburg. Đặc biệt cha Paul Phạm Văn Tuấn gởi lời chào mừng đến Đức Cha Mattheo Nguyễn Văn Khôi, GP Qui Nhơn, ngài đến như một cầu nối quan trọng giữa Giáo Hội quê nhà và Cộng Đoàn Bắc Đức. Đồng thời Cha Paul Phạm Văn Tuấn cũng đọc lá thư của Tân Giám Mục GP Hildesheim, Dr. Heiner Helmer, gởi đến chào mừng Đức Cha Matthêô và giáo dân Việt Nam vùng Bắc Đức trong ngày lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tiếp lời cha Paul Phạm Văn Tuấn, Đức Cha Khôi cũng gởi lời cảm ơn đến Giám Mục Dr. Heiner Helmer, đồng thời Ngài cũng chân thành cám ơn Cộng Đoàn Bắc Đức đã hiệp ý đóng góp 5.100 Euro với Giáo phận Qui Nhơn trong trận thiên tai lũ lụt năm 2017 vừa qua.



Tình hiệp nhất của cộng đoàn dân Chúa cũng được thể hiện qua phần Phụng Vụ Lời Chúa khi bài đọc I được đọc bằng Việt ngữ và bài đọc II được đọc bằng Đức ngữ. Mừng kính ngày kỷ niệm Tôn Phong Hiển Thánh cho 117 anh hùng Tử Đạo là nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đối với chúng ta. Trong bài giảng Đức Cha Matthêô Khôi đã lập lại một đoạn trong bài giảng của Đức Thánh GH Gioan Phaolô II của 30 năm trước và cũng là lời của Bài Đọc I, khi Đức Thánh GH viết: "Anh em, tức là những người tín hữu VN chúng ta, là giòng giống của những người được tuyển chọn, anh em hãy nghe lời sách khôn ngoan. Trong ngày phán xét họ sẽ lung linh như những viên đá chiếu trên đồng cỏ từ đông sang tây. Những tia sáng tựa như ánh đèn phản chiếu mùa quang minh rực rỡ. Chính Chúa Kitô đưa anh em vào cuộc thương khó và tử nạn bằng thập giá của Ngài, hôm nay anh em hãy tham gia vào cuộc cứu độ trần gian mà chính Ngài đã vạch ra". Thánh Giáo Hoàng đã cho chúng ta thấy một lời giải thích rất là rõ ràng về cái chết của Các Vị Tử Đạo. Đức Cha Khôi cũng dẫn giải bài đọc II của Thánh Phaolô gởi tín hữu Corintô để nhấn mạnh về niềm tin của các vị anh hùng tử đạo. Thập giá là tối thượng của lòng tin và cũng là thử thách của lòng tin, của lòng yêu mến. Vì yêu Chúa nên các vị Tử Đạo đã chọn thập giá Chúa Kitô. Các Ngài chọn đau khổ và vượt qua đau khổ để chứng minh cho đức tin của mình. Các Ngài đã chọn cái chết để chứng minh tình yêu của các Ngài với Chúa Kitô. Vào ngày 19.08 của 30 năm trước chỉ có hơn 8.000 giáo dân Việt Nam sống tại hải ngoại tụ tập về Giáo Đô Rôma tham dự Đại lễ Phong Hiển Thánh do Đức Thánh GH II chủ tế. Ngày đó không một giáo dân, không một tu sĩ nam nữ, không một Giám mục của Giáo Hội quê nhà được tham dự và chứng kiến khoảnh khắc trọng đại ấy, nhưng hạt giống đức tin do cha ông chúng ta gieo trồng và tưới bằng máu tử đạo vẫn không mai một. Đức Cha Khôi cũng nhắn nhủ: "Là con cháu của Các Thánh tử Đạo Việt Nam chúng ta tự hào về tiền nhân của chúng ta, chúng ta hãy tiếp bước các Ngài sống kiên trung theo Chúa, tử đạo hằng ngày trong công việc bổn phận của chúng ta".



Sau bài giảng là phần tưởng niệm nhớ đến Đức cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận dịp giỗ thứ 16 của ngài. Khi ca đoàn tổng hợp hát vang bài "Con có một tổ quốc" tất cả mọi người cùng hướng về chân dung của Ngài được đặt bên trái bàn thờ. Bức ảnh Ngài lúc còn trong tù Giang Xá, mặc áo thun ba lỗ rất đơn sơ mộc mạc, ngồi bên bàn, cầm bút đang viết tưởng chừng như Ngài vẫn còn hiện diện và đang nhắn nhủ chúng ta: "Là người Công Giáo Việt Nam con hãy yêu tổ quốc gấp bội. Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con. Cha mong giòng máu ái quốc tuôn tràn trong huyết quản con". Cảm động, linh thiêng và trào dâng lòng yêu nước nơi mọi người hiện diện!!!



Sau Thánh Lễ mọi người qua trường tiểu học Borsum để cùng liên hoan với nhau. Dân làng Borsum đã quen với sinh hoạt của Cộng Đồng Việt Nam nên cũng đến tham dự và chung vui với chúng ta. Có sự hiện diện của Đức Cha Khôi và là ngày kỷ niệm 30 năm ngày Phong hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo nên buổi họp mặt chung vui cũng đặc sắc hơn những năm qua. Chương trình văn nghệ với 32 tiết mục qua sự góp mặt của các anh chị em nghệ sĩ và ban nhạc Các Thánh Tử Đạo diễn ra thật sôi nổi. Mở đầu đầu chương trình văn nghệ là tiết mục mục hợp ca của Ca Đoàn Tổng Hợp qua 2 nhạc phẩm "Triệu con tim" với phần Solo ngắn của cha Tuấn và nhạc phẩm "Phải lên tiếng" kêu gọi tinh thần gìn giữ biển đảo VN. Tiếp theo những nét đẹp của quê hương, những thuần phong mỹ tục của đất mẹ được các anh chị em đủ mọi lúa tuổi thể hiện qua các bài dân ca, những bài múa và những bản tình ca. Sôi động nhất là phần đấu giá chiếc áo thun mà Cha Paul Tuấn đang mặc trên người. Chiếc áo có Logo hình chữ S và hình các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được phát hành chỉ một lần cách đây đúng 30 năm. Hai ân nhân chấp nhận giá 500 €. Ngoài ba món đặc biệt là bánh canh, thịt nướng và chè thì món chả ốc cũng được ủng hộ nhiệt tình. Hàng bánh ngọt năm nay cũng phong phú hơn vì có thêm bánh bao, bánh da lợn, bánh gai và xôi vị. Tổng kết tiền quyên trong nhà thờ và từ quầy ẩm thực là 3.018 €. Số tiền này đã được thông báo từ lâu để đóng góp thêm vài viên gạch nhỏ vào công cuộc tái thiết lại Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương thuộc Giáo Phận Hải Phòng, nơi Thánh Giuse nguyễn Duy Khang đã bị chém đầu tử đạo. Ngoài ra có sự hiện diện của Đức Cha Matthêô Khôi, nhiều tấm lòng rộng mở quyên góp ngay liền được 3.310 € + 105 US cho Giáo Phận Qui Nhơn. Khoảng 16g Đức Cha Khôi từ giã giáo dân Cộng Đoàn Bắc Đức để đến Hòa Lan chuẩn bị về lại Việt Nam.



Khoảng 18g buổi họp mặt Vùng Bắc Đức hằng năm dần tan. Cha tuyên uý cám ơn tất cả mọi người đã bỏ thời gian, công, sức, tiền của để ngày lễ diễn ra thật tốt đẹp. Cuối cùng mỗi người một tay nhanh chóng thu dọn sạch sẽ sân trường. Tạ ơn Chúa, Mẹ Maria và các Thánh Tử Đạo VN đã ban cho chúng ta một ngày lễ tốt đẹp với nắng ấm trời trong và tràn đầy hồng ân của Năm Thánh. Xin Chúa nhân từ luôn tuôn đổ ơn thiêng lên cha Tuyên úy để Ngài luôn vững niềm tin mà RA KHƠI.

(Chấm Nhỏ Bắc Đức)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ân xá và người lạm dụng hưởng ân xá.
Nguyễn Trọng Đa
09:38 09/10/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con đang băn khoăn liệu có các giới hạn cho lòng từ bi của Chúa chúng ta đối với các đại xá không. Con đang đề cập đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, vốn ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác. Liệu có thể một kẻ lạm dụng tình dục thanh thiếu niên và chủng sinh trong nhiều năm trước đây, và sau đó chỉ đi xưng tội và được hưởng một đại xá, và một khi đã hoàn thành, liệu người ấy sẽ lên thiên đàng ngay, nếu người ấy qua đời một thời gian ngắn sau đó không? Cách nào đó việc này dường như là không đúng, phải không cha?. - T. B., Courtenay, British Columbia, Canada.


Đáp: Có lẽ câu hỏi này có thể giúp chúng ta đi sâu hơn vào mục đích của các ân xá trong đời sống của Hội Thánh và cá nhân Kitô hữu.

Trong các năm qua, chúng tôi đã giải thích một số khía cạnh liên quan đến ân xá, đặc biệt là các bài trả lời ngày 15-2 và ngày 1-3-2005.

Trong bài viết đó, chúng tôi đã trình bày giáo lý chung và các điều kiện hưởng ân xá:

"Số 1471 của Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo giải thích: “Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh".

"Số 1479 nói thêm: “Vì các tín hữu đã qua đời đang chịu thanh luyện cũng là thành phần của cộng đoàn Dân Thánh, một trong những cách chúng ta có thể giúp họ là nhờ các ân xá để họ được tha các hình phạt tạm thời trong luyện ngục” (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng Giáo Phận Sài Gòn).

“Tài liệu nhắc nhở các tín hữu rằng để hưởng được một đại xá, họ cần tuân giữ ‘các điều kiện thông thường’ như sau:

“1.Với một lần xưng tội, đương sự có thể lãnh nhận nhiều ơn toàn xá; nhưng với một lần rước lễ và một lần cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, đương sự chỉ có thể lãnh nhận một ơn toàn xá mà thôi.

“2.Ba điều kiện (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) có thể được chu toàn nhiều ngày trước hay sau khi hoàn thành việc được hưởng ân xá; tuy nhiên, nên rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng vào chính ngày mà đương sự hoàn thành việc được hưởng ân xá.

“3.Việc cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng được chu toàn khi đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Kính Mừng theo ý của Ngài; tuy nhiên các tín hữu được tự do đọc tất cả các kinh khác theo lòng đạo đức và sùng mộ của mỗi người.

"4. Có linh hồn hoàn toàn dứt bỏ dính bén tới mọi hình thức tội. Đây là điều kiện khó khăn nhất, vì ngay cả việc dính bén tới tội nhẹ cũng ngăn cản khả năng hưởng ân xá. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều kiện là không phải không có tội nhẹ, nhưng là sự dính bén tới tội; nghĩa là, không có tội nào mà linh hồn không muốn từ bỏ”.

Trong khi lòng thương xót của Chúa là vô hạn, và không tội lỗi nào nằm ngoài sự tha thứ của Chúa, ngoại trừ những người cứng đầu không chịu ăn năn, có sự khác biệt rõ ràng giữa các điều kiện cần thiết để nhận được sự xá giải và các điều kiện để hưởng ân xá.

Từ những gì chúng ta đã thấy ở trên, sự không dính bén tới tội nhẹ cũng là điều kiện để hưởng một ân xá. Vì vậy, đó là lý do để thấy rằng một người vẫn còn dình bén tới tội rất nặng sẽ không thể hưởng ân xá.

Do đó, một kẻ lạm dụng tình dục người khác, hoặc bất cứ ai, thường phạm tội trọng, có thể đạt đến mức ăn năn cần thiết cho việc xá giải. Điều này đòi hỏi sự sám hối thực sự cho tội lỗi đã phạm, và sự dốc lòng chừa chân thành là không phạm tội nữa. Như vậy, việc xưng tội tạo cơ hội cho người ấy sám hối và bắt đầu lại. Nó không biến người ấy thành thánh nhân.

Người ấy vẫn có thể có các vết thương sâu thẳm và các tật xấu nguy hiểm, và vẫn dính bén tới tội mặc dù không muốn cam kết. Việc hoán cải của một người như vậy, ngay cả khi chân thành, thường sẽ đòi hỏi nhiều hơn là làm một hành vi để hưởng một đại xá. Một sự hoán cải như thế thường đòi hỏi nhiều năm cầu nguyện, hy sinh, và thật sự sầu buồn về sự thiệt hại nặng nề và thậm chí không thể khắc phục được đã gây ra cho người khác.

Qua nhiều thế kỷ, Hội Thánh chắc chắn đã thấy nhiều cuộc hoán cải bất ngờ và tận căn, và trong ánh sáng này, kịch bản được mô tả bởi người đọc của chúng ta trên đây là có thể diễn ra trên lý thuyết, nhờ ơn đặc biệt của Thiên Chúa.

Các cuộc hoán cải triệt để và hoàn toàn như thế chỉ là ngoại lệ, và hầu hết các người đã từ bỏ cuộc sống nhiều tội lỗi, đã tiếp tục đấu tranh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi dấn thân vào cuộc đấu tranh này, đúng là việc thực hiện các hành vi tâm linh kết hợp với các ân sủng, và tìm kiếm bất cứ ân sủng nào mà họ có thể hưởng, có thể giúp các linh hồn ấy vượt qua sự nản lòng nản chí, chữa lành vết thương và vượt qua sự dính bén tới tội của họ. Bằng cách này, sự cố gắng để hưởng ân xá không phải là một thông hành miễn phí, nhưng là một phần của quá trình hoán cải thật sự.

Ngoài ra, việc xưng rội không tạo ra sự khác biệt cho hậu quả vật chất của tội trọng, đặc biệt nếu tội cũng là một hành vi hình sự, vốn đòi hỏi sự mất địa vị, danh tiếng và thậm chí sự tự do nữa. Tuy nhiên, có thể rằng một người chấp nhận hình phạt do tội ác chỉ như là sự chuộc tội cho các hành vi tội lỗi của mình, có thể biến nó thành một cách thức thanh lọc và đổi mới tâm linh cho người ấy.

Một cách khác để nhìn vào vấn đề là từ viễn tượng của một đời sống Kitô hữu. Chúa Kitô đã đặt ra mức khá cao cho đời sống Kitô hữu, và nhờ đó để đạt được nước thiên đàng. Chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng hết linh hồn, và yêu tha nhân như chính mình ta, để trở nên hoàn hảo như Cha trên trên trời của chúng ta là Đấng hoàn hảo. Và chúng ta được lệnh yêu thương lẫn nhau như cách Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta.

Điều này có nghĩa rằng là Kitô hữu, chúng ta phải sống cuộc đời của mình như là một quá trình liên tục của việc tự hiến cho yêu thương, từ bỏ hẳn cái tôi của mình, sống bác ái trong rất nhiều sự kiện bình thường trong cuộc sống của chúng ta, cho đến khi chúng ta hoàn toàn kết hiệp với Chúa Ba Ngôi trên thiên đàng. Trong tiến trình này, tội lỗi của chúng ta làm cho chúng ta xa rời mục tiêu của mình.

Một cách thức để xem xét giáo lý về luyện ngục là rằng, bởi vì hầu hết chúng ta không đạt được sự trọn lành Kitô giáo hoàn toàn trong cuộc đời này, và chúng ta thậm chí sẽ tạo ra các trở ngại cho tình yêu này qua tội của mình, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta cơ hội để đạt được nó sau khi chết .

Do đó, một ân xá là trước hết một hành vi thương xót đối với người đã chết, trong việc giúp họ đạt được sự hoàn thiện chung cuộc trong tình yêu.

Trong trường hợp của người đang sống, Hội Thánh ban ân xá trước tiên để khuyến khích các người Công Giáo, khi đang phấn đấu sống một cuộc sống Kitô giáo đầy đủ, tiếp tục thực hiện các hành vi tinh thần và vật chất ấy, nhằm giúp họ tăng trưởng trong tình thương một cách nào đó. Trong một số tình hình, như đã đề cập ở trên, ân xá cũng có thể giúp một số linh hồn đang trên đường phục hồi tâm linh của họ. (Zenit.org 9-10-2018)

Nguyễn Trọng Đa
 
VietCatholic TV
Thông điệp của Sứ thần Tòa Thánh tại Australia gởi các linh mục, ký giả VietCatholic
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:58 09/10/2018
Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc Australia đã diễn ra trong 3 ngày từ thứ Sáu mùng 5 đến Chúa Nhật mùng 7 tháng 10.

Trong dịp này, các phóng viên của VietCatholic tham dự và tường trình về Đại Hội Thánh Mẫu đã phỏng vấn nhiều linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân và đã phát hình trong những ngày qua.

Đặc biệt, Sứ thần Tòa Thánh tại Australia là Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana và Đức Cha Terry Brady, Giám Mục Phụ Tá Sydney có dành cho các ký giả VietCatholic là Phương Thảo - Melbourne và Thúy Nga - Perth 2 cuộc phỏng vấn.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana sinh ngày 6 tháng 2 năm 1948 tại thành phố Naga, Phi Luật Tân. Ngài được thụ phong linh mục tại Tổng giáo phận Caceres vào tháng 3 năm 1972. Sau đó, trong thời gian theo học tại Đại Học Giáo Hoàng Latêranô ngài nhận được cả hai bằng tiến sĩ về giáo luật và dân luật và bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình sau khi hoàn tất chương trình học tại trường ngoại giao Tòa Thánh. Kế đến, ngài đã phục vụ tại Ghana, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Li Băng, Hung Gia Lợi và Đài Loan.

Ngày 13 tháng 12 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục hiệu tòa Montecorvino và được cử làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Papua New Guinea. Ngài được thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Tổng Giám Mục vào ngày 6 tháng Giêng năm 2002 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Pakistan.

Hơn 4 năm sau đó, vào ngày 20 tháng 11 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã bổ nhiệm ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo.

Ngày 17 tháng 2 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Úc thay cho Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher nay là Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Cuộc phỏng vấn với Sứ thần Tòa Thánh tại Australia đã kéo dài gần một giờ về những đề tài như lòng mộ mến Đức Mẹ tại quê hương Phi Luật Tân của ngài, Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, tuổi trẻ tại Úc và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Australia. Sau cuộc phỏng vấn này, Đức Sứ Thần Tòa Thánh cho biết ngài muốn gởi một thông điệp video đến Ban Giám Đốc và các ký giả của VietCatholic.

Sau đây là thông điệp của Đức Sứ Thần Tòa Thánh Adolfo Tito Yllana qua lời dịch của Như Ý.

Transcript:

The first message I would say is this: I am really happy that I could meet you because you are doing a great work for sharing with the Catholics through your network, the VietCatholic, the message of good things that are happening in the Catholic community and I hope that you continue with perseverance what you are doing and I congratulate you.

Second, if I may be allowed to say, to suggest, of course in the name of Pope Francis, in the world on the internet when you open it’s 90%, I may be wrong, is always the unpleasant things but there are many, many good things that nobody knows because we don't talk about them. You are in Perth, you are in your Melbourne, you are in Sydney you know that if you go out of the very centre within Victoria, within West Australia, within the New South Wales so many things are happening which are excellent and good, and it gives us encouragement. And I hope you discover more and saying this, because in my now three years and a half I have visited communities almost all over Australia and I am being inspired by what I see in the communities the good things that are happening. There are talking, always many times, about here the Catholic Church is not doing well. No, it's wrong. Those who say that do not know the Catholic Church in Australia because they have not seen the communities around Australia the Aboriginal communities, the Australian communities and far off maybe it's very part that they don't see them, but I've seen them I have lived with them.

And so, that is a second message, discover the good things because there are so many, many good things happening in the Church in Australia. There are many things that are challenging there are many things perhaps we would consider unpleasant but 95 percent there is more than that that is happening. What is reported, as you know it may be solely 5% as if that is the whole picture. An I really congratulate and appreciate what you are doing because you are bringing to Catholic audiences and may be beyond Christian audiences the reality of the Church and I pray for more success in what you do because you really you're witnessing to what you are, you share the good things with people, the good news that is what we call the Gospel. We are not, we are not the prophets we are the network. We're not the network of doom, we are the network of good news, the Gospel, the blessing, the good things. We talk about the sunshine, we talk about the rain, we talk about the shower but the good things. Let them come out, let them shine.

Thông điệp đầu tiên tôi muốn nói là: Tôi thực sự vui mừng được gặp gỡ anh chị em vì anh chị em đang làm một công việc tuyệt vời là chia sẻ với người Công Giáo qua mạng lưới của anh chị em, là VietCatholic, thông điệp về những điều tốt đẹp đang xảy ra trong cộng đồng Công Giáo và tôi hy vọng rằng anh chị em tiếp tục với sự bền đỗ những gì anh chị em đang làm và tôi chúc mừng anh chị em.

Điều thứ hai, xin cho phép tôi được đề cập, được đề nghị, tất nhiên nhân danh Đức Giáo Hoàng Phanxicô, rằng trong thế giới internet khi anh chị em mở ra 90%, tôi có thể không chính xác về con số này, nhưng đại loại, luôn luôn có rất nhiều những điều khó chịu. Nhưng thực ra, có rất nhiều những điều tốt đẹp mà không ai biết đến bởi vì chúng ta không nói về những điều ấy. Chị đang ở Perth, chị đang ở Melbourne, anh chị em đây đang ở Sydney, anh chị em biết rằng nếu anh chị em ra khỏi trung tâm chỉ nội trong tiểu bang Victoria, chỉ nội trong Tây Úc, hay New South Wales, rất nhiều điều đang diễn ra tuyệt vời và tốt đẹp và đem lại cho chúng ta sự khích lệ. Và tôi hy vọng anh chị em hãy khám phá nhiều hơn và nói về những điều này, bởi vì trong ba năm rưỡi của tôi trong tư cách Sứ Thần Tòa Thánh tại Australia, tôi đã đến thăm các cộng đồng gần như khắp nước Úc và tôi được truyền cảm hứng từ những gì tôi thấy trong cộng đồng những điều tốt đẹp đang xảy ra. Người ta nói, luôn luôn và lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng Giáo Hội Công Giáo ở đây không làm tốt. Nhưng điều đó là sai. Những người nói như thế không biết Giáo Hội Công Giáo ở Úc vì họ không thấy các cộng đồng xung quanh nước Úc, cộng đồng thổ dân, những cộng đồng Úc Châu khác nữa, nhưng tôi đã thấy và đã sống với họ.

Và như vậy, đó là một thông điệp thứ hai, hãy khám phá những điều tốt đẹp bởi vì có rất nhiều, rất nhiều điều tốt đẹp xảy ra trong Giáo Hội ở Úc. Có rất nhiều thách đố, có nhiều điều có lẽ chúng ta có thể xem là khó chịu nhưng 95 phần trăm, hay nhiều hơn nữa là những điều tốt đẹp đang xảy ra. Những gì được tường trình, như anh chị em biết, có thể chỉ 5 phần trăm thôi nhưng người ta mô tả như thể đó là toàn bộ hình ảnh.

Tôi thực sự chúc mừng và đánh giá cao những gì anh chị em đang làm vì anh chị em đang mang đến cho khán giả Công Giáo, và có thể vượt ra ngoài khán giả Kitô giáo, thực tế của Giáo Hội và tôi cầu nguyện cho sự thành công hơn nữa của anh chị em về những gì anh chị em đang làm vì anh chị em thực sự đang đưa ra chứng tá của mình, anh chị em chia sẻ những điều tốt đẹp với mọi người, những tin tốt lành, là những gì chúng ta gọi là Tin Mừng. Chúng ta không phải, chúng ta chắc chắn không phải là những tiên tri, chúng ta là mạng lưới. Chúng ta không phải là mạng lưới của sự chết, của diệt vong, của những điều thê thảm, chúng ta là mạng lưới của những tin tức tốt lành, của Tin Mừng, của phước lành, của những điều tốt đẹp. Chúng ta nói về trời nắng, trời mưa, giông gió nhưng như những điều tốt đẹp. Hãy để những điều ấy được tỏ lộ, được tỏa sáng.

Nhân dịp này, Như Ý cũng muốn làm rõ một chi tiết tế nhị sau.

Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana là Sứ Thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) chứ không phải Khâm Sứ Tòa Thánh như một vài báo cáo đã hiểu nhầm.

Khâm Sứ Tòa Thánh (Apostolic Delegate) là đại diện của Đức Thánh Cha để liên hệ với hàng giáo phẩm địa phương. Ngài không làm công việc ngoại giao. Chức danh này chỉ dùng tại các nước không có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh.

Sứ Thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) là một chức vụ cao hơn. Sứ Thần Tòa Thánh vừa là đại diện của Đức Thánh Cha để liên hệ với hàng giáo phẩm địa phương vừa làm công việc ngoại giao đối với chính phủ nước sở tại.

Ngày 15 tháng 4, 1914, Đức Giáo Hoàng Piô thứ X ra sắc lệnh cử Đức Cha Ceretti là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Úc Đại Lợi.

Ngày 5 tháng 3, 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và chính phủ của thủ tướng Gough Whitlam ký hiệp định thư thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ. Hai ngày sau đó (7/3/1973), Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nâng Đức Tổng Giám Mục Gino Paro lên hàng Sứ Thần Tòa Thánh với chức danh là Apostolic Pro-Nuncio.

Có chữ Pro (Apostolic Pro-Nuncio) vì từ năm 1965 đến 1991 Tòa Thánh dùng chức danh Apostolic Nuncio cho các vị Sứ Thần Tòa Thánh là Niên trưởng ngoại giao đoàn tại quốc gia sở tại. Những vị Sứ Thần Tòa Thánh không phải là Niên trưởng ngoại giao đoàn thì dùng title Apostolic Pro-Nuncio. Sau năm 1991, Tòa Thánh gọi tất cả những vị Sứ Thần Tòa Thánh Niên trưởng ngoại giao đoàn hay không đều là Apostolic Nuncio.