Ngày 30-10-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Bẩy 31/10: Hai lối sống - Suy Niệm của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
05:04 30/10/2020

Phúc Âm: Lc 14, 1. 7-11

"Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa, và họ dò xét Người. Người nhận thấy cách những kẻ được mời chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng:

"Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: "Xin ông nhường chỗ cho người này", bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến nói với ngươi rằng: "Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên", bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc.

"Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".

Ðó là lời Chúa.
 
Sự hiệp thông giữa các Thánh làm cho chúng ta hiệp nhất hơn bao giờ hết
Phêrô Phạm Văn Trung
12:06 30/10/2020
SỰ HIỆP THÔNG GIỮA CÁC THÁNH LÀM CHO CHÚNG TA HIỆP NHẤT HƠN BAO GIỜ HẾT

José Manuel Fidalgo Alaiz

Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để chăm chút đời sống nội tâm của mình, cầu nguyện, đồng hành và chăm sóc những người thân yêu của chúng ta và những người mà chúng ta mang trong lòng trí của chúng ta, ngay cả khi họ ở xa chúng ta. Điều đó nằm trong tầm tay của mọi người. Đó là cả một chương trình của đời sống tâm linh cho những ngày bị giam hãm và cách ly, những ngày này đang tỏ ra là khó khăn.

Vào ngày từ biệt, trước khi đi chịu cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu đã trìu mến nói với các tông đồ (hay với các bạn của Người, như Ngài quen gọi họ): “Thầy sẽ không để các con mồ côi” (Gioan 14,18). Ngài không muốn họ cảm thấy đơn độc trong những thời điểm khó khăn này. Như thể Ngài muốn nói với họ rằng: Anh em buồn là chuyện bình thường, anh em biết rằng giờ khổ nạn của Ta và của cái chết của Ta trên thập giá đang đến gần; nhưng nỗi buồn của anh em sẽ chỉ thoáng qua. Sau đó, Ngài nói thêm: “Thầy sẽ gặp lại anh em và lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em sẽ không ai lấy khỏi anh em được” (Gioan 16:22).

Cuộc đồng hành tuyệt vời.
Không gì và không ai có thể lấy đi niềm vui từ trái tim của người Kitô hữu, vì biết mình luôn được đồng hành bằng Tình Yêu với một chữ Y viết hoa. Từ tình yêu vô bờ bến và vô điều kiện của một Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên người Kitô hữu ấy, Đấng đã cứu người ấy và đã thường xuyên tha thứ cho người ấy. Từ một Thiên Chúa, vì yêu thương, đã trở thành một người trong chúng ta, rất gần gũi với chúng ta, để chia sẻ lịch sử của chúng ta và chết vì những tội lỗi mà Ngài không phạm phải. Đó là một tình yêu không giới hạn và mạnh hơn cả sự chết. Thiên Chúa - hay Chúa Giêsu Kitô hằng sống - luôn ở với chúng ta. Ngài đã hứa rất rõ ràng: “Và Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Trong hoàn cảnh vất vả rất đặc biệt và khá thảm thương này mà chúng ta đang sống cùng với sự lây lan của đại dịch COVID-19, chân lý về đức tin của chúng ta có thể an ủi chúng ta và lấp đầy chúng ta bằng hy vọng, đặc biệt nếu chúng ta nghĩ về sự hiện diện không ngừng và tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta.

CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ ĐƠN ĐỘC. CHÚA GIÊSU KITÔ ĐANG SỐNG, NGƯỜI Ở GẦN CHÚNG TA VÀ LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚNG TA. ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀI LÀ RẤT THẬT

Chúng ta không bao giờ đơn độc. Chúa Giêsu Kitô đang sống, Ngài ở gần chúng ta và luôn đồng hành với chúng ta. Đó không phải là vấn đề của trí tưởng tượng, sự hiện diện của Chúa là rất thực, sự hiện diện đó có sức mạnh; cá nhân Ngài gần gũi với mỗi chúng ta. Chúa Giêsu, kết hiệp với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, gần gũi với chúng ta hơn chúng ta gần gũi với chính mình: intimior intimo meo, Thánh Augustinô đã nói với tất cả lòng nhiệt thành từ kinh nghiệm riêng của mình.

Những ngày bị giam hãm này là một cơ hội tuyệt vời để thực hiện một chút hồi tâm, cầu nguyện, khám phá hoặc thậm chí tái khám phá sự hiện diện này của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Cùng với Chúa Con, có Chúa Cha và Chúa Thánh Thần: ba ngôi vị thần linh rất gần gũi với tôi và luôn thách thức tôi trong lòng tôi; Đấng đến gặp tôi, Đấng cố gắng bắt đầu một cuộc đối thoại với tôi cách đầy hứng khởi, sáng suốt và bình tâm trở lại - với điều kiện là lắng nghe và chấp nhận ân huệ này. Một cuộc đối thoại vang vọng, đôi khi thậm chí không thể diễn tả được, ở sâu thẳm trong tôi.

Chúng ta được tạo dựng để sống trong sự gần gũi với Ngài. Thiên Chúa là người bạn đồng hành tốt nhất trong tất cả: Ngài thực sự lấp đầy chúng ta với tình yêu và bằng tình yêu của Ngài, Ngài đã mang lại một ý nghĩa mới cho mọi thứ: ngay cả cho đau khổ, thậm chí cho cái chết, đối cho tất cả mọi biến cố, ngay cả đối với những người tưởng như vô dụng một cách tuyệt vọng.

Để mời gọi người phụ nữ Samaria tiếp tục tìm kiếm không ngừng, Chúa Giêsu đã nói với chị: “Nếu chị nhận biết ơn huệ của Thiên Chúa” (Gioan 4,10). Điều gì sẽ xảy ra nếu trong những ngày sống xa tránh không mong muốn này, chúng ta thành công trong việc khám phá thêm một chút ân huệ của Thiên Chúa? Lời mời gọi này không ngừng vang lên trong cuộc sống của chúng ta, lời mời đó kêu gọi chúng ta tìm kiếm ân huệ đó không ngừng, thậm chí gấp đôi nỗ lực của chúng ta khi cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Làm sao Thiên Chúa có thể tước đi những ân huệ của Ngài, ngay khi chúng ta cần chúng nhất, đang khi chúng ta cầu xin Ngài ân huệ ấy ngay lập tức, và khi chúng ta tìm kiếm Ngài?

Sự hiệp thông giữa các thánh
Thiên Chúa cũng làm cho mình hiện diện qua trung gian sự hiện diện của những người khác. Một sự gần gũi vượt xa sự hiện diện thể lý đơn thuần; Sự hiện diện đó mời gọi chúng ta thăm dò những chiều sâu không thể nắm bắt của mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Tình yêu thương gắn kết chúng ta với những người khác. Đó không phải là những gì chúng ta nhận thấy sao, ngay cả khi chúng ta không thể ở bên những người mình yêu thương? Tình yêu vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, nó có thể gắn kết những con người xa cách nhau nhưng thực sự yêu nhau; đó là một tình yêu hợp nhất, mang các đặc điểm của một Ngôi vị, một khuôn mặt mang trong mình tất cả các khuôn mặt của trái đất. Trong kinh “Tin Kính”, chúng ta thường xuyên nhắc lại một chân lý đức tin: “Tôi tin các thánh thông công”.

Sự hiệp thông của các thánh là một thực tế tuyệt vời, nó giống như một từ đồng nghĩa với từ Giáo hội, vì tất cả các tín hữu đều là một thân thể trong Chúa Kitô, Ngài là đầu của thân thể. Sự sống của Chúa Kitô trong Thánh Thần – trải rộng cho tất cả những ai vẫn hiệp nhất với Ngài và hiệp nhất với nhau như những chi thể của cùng một thân thể, như Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói, “Bởi tất cả các tín hữu họp thành một thân thể duy nhất, cái tốt của người này được thông truyền cho các người khác... nên phải tin là có sự hiệp thông những điều thiện hảo trong Hội Thánh. Thành phần quan trọng nhất trong Hội Thánh là Đức Kitô, vì Người là Đầu.... Do đó, sự thiện hảo của Đức Kitô được thông truyền cho tất cả các chi thể và sự hiệp thông này được thực hiện qua các bí tích của Hội Thánh" (T.Tôma Aquinô.,symb.10). "Chỉ có cùng một Thánh Thần duy nhất điều khiển Hội Thánh, nên tất cả những điều thiện hảo Hội Thánh nhận được, tất yếu trở thành vốn chung" (Sách giáo lý Rôma 1,10,24)” (số 947).

TÌNH YÊU THƯƠNG GẮN KẾT CHÚNG TA VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC. ĐÓ CHẲNG PHẢI LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA ĐANG THẤY SAO, NGAY CẢ KHI CHÚNG TA KHÔNG THỂ Ở BÊN NHỮNG NGƯỜI MÌNH YÊU THƯƠNG?

Sách giáo lý cũng nói rằng, “Thuật ngữ "các thánh hiệp thông" có hai nghĩa liên kết chặt chẽ với nhau: "hiệp thông trong các sự thánh" (sancta) và "hiệp thông giữa những người thánh" (sancti). "Sancta sanctis : của thánh cho người thánh". Đây là lời chủ tế xướng lên trong nhiều nghi lễ phụng vụ Đông Phương lúc nâng cao Mình Máu Thánh trước khi cho hiệp lễ. Các tín hữu (sancti) được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Đức Ki-tô (sancta) để tăng trưởng trong sự hiệp thông của Thánh Thần (Koinônia) và truyền sự hiệp thông này lại cho thế giới” (số 948).

Ơn ích linh thiêng tạo thành một “nguồn quỹ chung” trong Giáo Hội, là những ân tứ phổ quát và vô hạn vì chúng đến từ Thiên Chúa, trong Chúa Kitô. Chúa Kitô là nguồn vô tận của những ơn ích này: sự hiệp thông trong đức tin, ân sủng của các bí tích và các ân tứ, các đặc sủng và của cải vật chất, được phân phát cho các chi thể trong thân thể Chúa Kitô, “Trong cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem, các môn đệ "đã chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2,42): 185. Hiệp thông trong đức tin. Đức tin của các tín hữu là đức tin của Hội Thánh nhận từ các tông đồ, đó là kho tàng sự sống sẽ trở thành phong phú khi được chia sẻ. Hiệp thông nhờ các bí tích. "Mọi người đều được hưởng nhờ hiệu quả của các bí tích. Các bí tích kết hiệp chúng ta với nhau và với Đức Kitô, đặc biệt phép Thánh Tẩy là cửa đón mọi người vào Hội Thánh. Hiệp thông trong dân Thánh là hiệp thông nhờ các bí tích... Bí tích nào cũng tạo sự hiệp thông, vì kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa...Hơn mọi bí tích khác, bí tích Thánh Thể đưa chúng ta vào sự hiệp thông trọn vẹn" (Sách Giáo Lý Rô-ma 1,10,24). Hiệp thông nhờ các đặc sủng : trong sự hiệp thông của Hội Thánh, Chúa Thánh Thần "còn ban các ân sủng đặc biệt cho mọi thành phần tín hữu..." để xây dựng Hội Thánh (x. LG 12). Và "Thánh Thần tỏ mình ra nơi mỗi người một cách là vì ích chung" (1 Cr 12,7). "Họ để mọi sự làm của chung" (x. Cv 4,32): "Ki-tô hữu chân chính phải coi tất cả những gì mình có như là tài sản chung của mọi người, luôn sẵn sàng và nhiệt thành cứu giúp kẻ khốn cùng" (x. Sách Giáo lý Rôma 1,10,27). Kitô hữu là người quản lý tài sản của Chúa (x. Lc 16,1.3)” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 949-952).

Hoa trái của các bí tích thuộc về mọi người. Cuộc sống và ân sủng nhận được bởi một trong các thành viên của thân thể sẽ lan tràn trên toàn bộ thân thể. Tất cả những gì tốt đẹp mà tôi nhận được, cũng sẽ tạo âm hưởng nơi mọi người.

Chân lý của đức tin này thực sự có thể giúp tôi cảm thấy kết hiệp với những người khác, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Khi tôi cầu nguyện, điều đó tốt cho tất cả anh chị em trong đức tin của tôi, cho tất cả những người tôi yêu thương, ngay cả khi họ ở xa tôi, và ngay cả khi tôi không biết họ. Mọi sự liên kết tôi với Chúa Kitô, mọi điều đến với tôi từ Ngài đều được chia sẻ cho tất cả mọi người, đều trở thành sự trợ giúp cho tất cả mọi người. Điều này cũng áp dụng cho các bí tích mà ngày nay, ở nhiều nơi, không thể được cử hành cho các tín hữu; nhưng các bí tích tác động lên mọi người. Ngay cả khi chỉ có một Thánh lễ được cử hành trên thế giới, tất cả chúng ta sẽ sống nhờ đó, vì Thánh lễ là cội nguồn hiện thực hóa hoa trái vô hạn của ơn cứu chuộc: cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.

CÁC BÍ TÍCH MÀ NGÀY NAY, Ở NHIỀU NƠI, KHÔNG THỂ ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO CÁC TÍN HỮU VẪN TÁC ĐỘNG ĐẾN MỌI NGƯỜI.

Tình yêu của tôi dành cho Chúa giống như một lời cầu nguyện trong sáng và tin tưởng, điều này cũng áp dụng cho lòng sùng kính của tôi đối với Mẹ Maria, đối với Thánh Giuse, các vị thánh khác nhau, nhưng cũng đối với công việc của tôi và những bổn phận hàng ngày của tôi được thực hiện với tình yêu thương, đối với những khó chịu mà tôi phải nhẫn nại chịu đựng. Mọi thứ đều trở nên ơn ích cho toàn thể Giáo hội, tức là gia đình của tôi, người thân của tôi, bạn bè tôi, v.v. mà còn cho tất cả những ai cần ơn đó nhất, những người mà tôi có thể không biết, nhưng Chúa biết. Hay cho những người đã khuất, nói ngắn gọn là cho tất cả mọi người! Những người bệnh tật, người hấp hối, những người đau khổ trong hoàn cảnh hiện tại, cũng nhận được sự sống thiêng liêng qua sự kết hợp của tôi với Thiên Chúa, nghĩa là qua lời cầu nguyện của tôi, những hy sinh nhỏ bé của tôi, công việc của tôi, những việc phục vụ mà tôi trao cho những người khác, tất cả những chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày được thực hiện bằng tình yêu.

Tình yêu mà tôi đặt vào trong việc giúp đỡ ai đó, an ủi ai đó, làm cho người đó hạnh phúc, nói một cách siêu nhiên, cũng chính tình yêu đó thúc đẩy tôi cầu nguyện và dâng những hy sinh nho nhỏ cho những người có thể không gần tôi về mặt thể xác nhưng rất gần Trái tim của Chúa Giêsu. Mỗi lần như thế là một sự giúp đỡ thực sự, một tình yêu thương thực sự, một hoạt động bác ái hiệu quả.

Gần hơn bao giờ hết
“Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, và không ai trong chúng ta chết cho chính mình” (Rm 14: 7). Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo: "Những hành vi nhỏ nhất của chúng ta được thực hiện trong tình bác ái vang dội vì lợi ích của tất cả mọi người, trong tình liên đới này với mọi người, dù sống hay đã chết, dựa trên sự hiệp thông của các thánh" “Hiệp thông nhờ đức ái : trong mầu nhiệm các thánh hiệp thông, "không ai trong chúng ta sống cho mình cũng như không ai chết cho chính mình" (x. Rm 14,7). "Nếu có một bộ phận nào đau thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui chung. Và anh em là Thân Thể Đức Kitô và mỗi người là một bộ phận" (x. 1Cr 12,26-27). "Đức ái không tìm tư lợi" (x. 1Cr 13,5). Mỗi việc nhỏ nhất làm trong đức ái đều hữu ích cho mọi người, vì mọi người dù sống hay chết đều liên đới với nhau trong mầu nhiệm các thánh hiệp thông. Mọi tội lỗi đều làm tổn thương sự hiệp thông này” (số 953).

Tất cả chúng ta đều hiệp nhất vì chúng ta tham gia vào chính sự sống của Chúa Kitô. Tất cả chúng ta đều giúp đỡ lẫn nhau, và chúng ta đồng hành hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta hợp nhất với các vị thánh trên trời mà chúng ta cầu khẩn, và với những người đã khuất đã rời bỏ chúng ta và những người vẫn cần được thanh tẩy (là những người mà chúng ta cầu nguyện thay cho). Và chúng ta, những người còn sống trên đất, giữa những khó khăn và đau khổ, được kết hiệp với Chúa Kitô. Tất cả đều kết hiệp chặt chẽ với nhau!

Nhờ sự hiệp thông của các thánh, chúng ta có thể thực sự cảm thấy mình có được sự đồng hành tốt lành. Điều đó mang lại cho chúng ta rất nhiều sức mạnh để hành động, rất nhiều an tâm và tin tưởng. Truyền thống của Giáo hội luôn thúc giục các tín hữu cầu khẩn các vị thánh, là những người soi dẫn họ. Nhờ sự hỗ trợ đồng hành của các thánh, nhờ sự kết hợp với Chúa, chúng ta có thể chăm sóc lẫn nhau, được nâng đỡ nhờ sự hiệp thông này giữa các thánh.

TRONG KHOẢNG THỜI GIAN CÓ VẺ NHƯ KHÔNG HOẠT ĐỘNG, CHÚNG TA CÓ THỂ TRAU DỒI RẤT TỐT ĐỜI SỐNG NỘI TÂM CỦA MÌNH VÀ ĐỒNG HÀNH VỚI MỖI ANH EM CỦA MÌNH ĐANG GẶP NGUY HIỂM.

Thánh Josemaría, trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt của chiến tranh và bách hại, cũng phải sống một thời gian bị giam cầm cưỡng chế, ở một nơi chật hẹp và đông đúc, với sự đồng hành của một số người con thiêng liêng của ngài. Điều này xảy ra trong Nội chiến Tây Ban Nha, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1937, trong một căn hộ nhỏ của Honduras Legation ở Madrid. Một vài trích đoạn từ lời rao giảng của ngài vào thời điểm đó đã được truyền tải cho chúng ta.

Một mặt, ngài rất bận tâm và lo lắng về nhiều người thân yêu của ngài và những người đã phải chạy trốn khắp Tây Ban Nha và những người mà ngài không thể duy trì bất kỳ liên lạc nào; mặt khác, ngài vẫn thanh thản, vẫn có một cảm thức siêu nhiên lớn lao và tin cậy vào Thiên Chúa, ngài nói: “Vì sự hiệp thông của các thánh, chúng ta không bao giờ cảm thấy cô đơn vì chúng ta nhận được một dòng chảy trợ giúp linh thiêng liên tục. Suy ngẫm về thực tế này sẽ khiến chúng ta phải tự vấn bản thân, tự hỏi bản thân rằng chúng ta đã cư xử như thế nào ở đây, ở một nơi có vẻ giống một nhà tù. Trong khoảng thời gian có vẻ như không hoạt động đối với chúng ta, chúng ta rất có thể trau dồi được đời sống nội tâm của mình và đồng hành với mỗi anh em của chúng ta đang gặp nguy hiểm.

Chúng ta không còn cách nào khác là cắt giảm các hoạt động của mình, nhưng… đừng cắt giảm tình yêu của chúng ta! Chúng ta hãy không ngừng gửi sự giúp đỡ của mình đến cho tất cả mọi người, nam cũng như nữ, cho toàn thể nhân loại, qua sự hiệp thông của sự sống và tình yêu này, chính là Giáo hội. Chúng ta hãy tận dụng các phương tiện công nghệ để thể hiện sự gần gũi của mình với những người cần nó. Chúng ta đừng mất cảnh giác, trái lại, chúng ta hãy nhân đôi lời cầu nguyện mỗi ngày cho tất cả mọi người: đó sẽ là một sự trợ giúp thiêng liêng thực sự. Chính vì thế, chúng ta sẽ cảm thấy mình có được người đồng hành và được yêu thương hơn bao giờ hết.

Vì thế, nếu các thánh đã đồng hành với chúng ta và nâng đỡ chúng ta từ thiên đàng, như Thánh Josemaría đã nói trong lần suy niệm này, thì Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội của chúng ta sẽ còn chăm sóc chúng ta nhiều hơn nữa. Thật an ủi biết chừng nào khi có thể cầu khẩn Mẹ! Và chúng ta cũng hãy hướng về Thánh Cả Giuse, người được Thiên Chúa đặt làm đầu gia đình của Ngài trên đất, chúng ta hãy xin Thánh Cả Giuse nâng đỡ chúng ta và dạy chúng ta rộng lượng chăm sóc tất cả mọi người, bởi vì chúng ta đang ở trong một đoàn ngũ những người tốt lành như vậy, trong sự hiệp thông của tất cả các thánh và trong tình yêu của Thiên Chúa.

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển nghĩa.

(Nguồn: https://opusdei.org/fr/article/la-communion-des-saints-nous-rend-plus-unis-que-jamais/)
 
Tôi có thể nên thánh chăng?
Lm. Xuân Hy Vọng
12:11 30/10/2020
TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH CHĂNG?

Charles Peguy đã xác quyết rằng: “Bi kịch duy nhất sau cùng của cuộc đời này là: không tìm ra một vị thánh nào”. Nếu quả thật khó đến vậy, thì ai sẽ nên thánh đây! Thiết nghĩ, khái niệm nên thánh trong mỗi chúng ta dường như khác nhau, cho nên điều khó khăn và ít thực hiện được, chẳng phải “khó nên thánh” mà có thể chính suy nghĩ, tư duy bản thân khiến chúng ta khó “trở nên thánh”!

Các thánh chẳng phải là những ánh quang xẹt qua rồi biến mất, và cũng không phải trường hợp được đặc ân ngoại lệ; đúng hơn, họ chính là mẫu gương chuẩn mực cho mỗi người chúng ta. Thực tế cho rằng, theo cảm thức Kinh Thánh về từ ngữ, thì tất cả các tín hữu đều được gọi là thánh nhân (x. Ep 1, 1). Bởi lẽ, hạn từ “sanctus/sancti” hay “sanctity” mang nghĩa nên thánh, trở nên thánh thiện trong đời sống thường nhật và trong đời sống đạo. Hết thảy mọi người, nam hay nữ, già hay trẻ, người lớn hay nhi đồng, trẻ sơ sinh hay còn trong bào thai, xinh đẹp hay xấu xí…đều được gọi mời “trở nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng thánh” (x. Lv 11, 44-45; 19, 2; Mt 5, 48). Nói cho cùng, hạn mục “nên thánh” chẳng phải là một lựa chọn, mà là ơn gọi. Hơn nữa, “làm thánh” không bao giờ là đặc ân chỉ dành cho một số ít, hoặc một nhóm người công chính hay tự xưng mình công chính cả! Vì là ơn gọi nên thánh, tất cả chúng ta đều có chung sứ mệnh “sống thánh thiện, sống chứng nhân” như Chúa kêu mời. Có khác chăng, chỉ là cách thức, hoàn cảnh, môi trường, trách vụ, bậc sống của mỗi người mà thôi.

Ngoài ra, khi xét về mặt ngôn ngữ, chúng ta thường cho rằng từ trái nghĩa với “các thánh” hay “thánh nhân” là “tội nhân” hoặc “người tội lỗi”, như thể “người bất chính” đối nghịch với “người công chính” hoặc “bất nhân” ngược lại với “chính nhân”. Nói cho cùng, thật ra chẳng có đối trọng nào với người tội lỗi trong thế gian này, chỉ có người tội lỗi được cứu hay không được giải thoát do lựa chọn tối hậu của họ mà thôi. Vì chẳng ai dám nhận mình công chính, vẹn sạch trước mặt Chúa cả “Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào ai đứng vững được chăng?” (Tv 130, 3). Do đó, nên thánh không có nghĩa là vô tội, nguyên tuyền, vẹn sạch, nhưng đúng hơn, ơn gọi nên thánh là hồng phúc “loại biệt”, được kêu mời kết hiệp với Thiên Chúa luôn mãi. Tuy sống trong thế gian này, nhưng các thánh nhân “đã hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa…không rập khuôn theo đời này, nhưng cải biến bản thân bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: điều gì tốt, điều gì đẹp lòng Chúa, điều gì hoàn hảo” (x. Rm 12, 1-2). Các thánh nhân trung thành sống với ân sủng “loại biệt” chứ không tách biệt khỏi cộng đoàn, khỏi gia đình, khỏi xã hội, khỏi Giáo hội. Các ngài sống can đảm với ơn gọi nên thánh theo thánh ý Chúa trong thế gian này, chứ không sống rập khuôn theo thế gian hay chạy theo thói đời làm hài lòng thế gian, mà phớt lờ căn tính nên thánh của mình.

Quá nhiều giấy bút viết về những tư tưởng siêu việt, cao quý của chư Thánh rồi, thế thì chúng ta nên đặt ra một câu hỏi vô cùng căn bản: Thánh nhân là ai? Nên thánh là như thế nào? Trước tiên, ai ai trong chúng ta đều ý thức và thừa nhận mình là người tội lỗi. Cũng vậy, một vị Thánh biết bản thân là người tội lỗi, nhưng là hối nhân. Họ nắm vững mọi thông tin chi tiết, cụ thể: họ mang trong mình tội lỗi, thiếu sót (như thể là một tin xấu, tin buồn), nhưng họ trông cậy và tín thác vào ơn cứu độ (như thể là tin vui, tin mừng). Peter Kreeft đã nói: “Thánh nhân là một nhà khoa học chân chính và là triết gia đích thật” (A saint is a true scientist, a true philosopher). Là khoa học gia, các Thánh tìm kiếm chân lý, am hiểu chân lý và theo đuổi chân lý. Và chân lý này không đơn thuần là chân lý khoa học, hay sự thật về cuộc sống, vạn vật, mà là chính Đức Ki-tô “Ta là đường, là sự thật (chân lý) và là sự sống” (x. Ga 14, 6). Đã là nhà khoa học và triết gia chân chính, các ngài cần quan sát tinh tường, suy tư ngọn nguồn, cặn kẽ về chân lý, cho nên cần sự tinh tế và óc thực tế, chứ chẳng ảo tưởng, “sống trên mây”, hoặc bám vào lý tưởng không thực, hay một ý thức hệ nào.

Hơn nữa, các Thánh là những người luôn đặt lý tưởng cao cả của mình vào Thiên Chúa, chứ không nại vào danh vọng, tiền tài, tiếng tăm, hay bất cứ thứ gì chóng qua ở đời này. Chính vì vậy, các ngài đón nhận trọn vẹn mọi đau khổ vì lòng mến kiên vững và dũng cảm, và cũng không quên ôm trọn niềm hân hoan vinh thắng, “vui với người vui, khóc với người khóc” (x. Rm 12, 15). Như chúng ta biết, một trong nhiều tiêu chí của tiến trình phong Thánh, đó là: Thánh nhân phải có niềm vui - Saints must have joy).

Chưa hết, Thánh nhân là người tôi trung của Đức Ki-tô. Người nên thánh cũng có thể gọi là vị chinh phục vĩ đại; không đơn thuần chỉ tuyệt hảo như A-le-xan-đơ, Na-pô-lê-on hay Thành Cát Tư Hãn song pha trận chiến, chinh phục dân nước, chiếm lĩnh lãnh thổ rộng khắp mặt đất này, mà các Thánh chinh phục chính bản thân, chiến thắng bản thân mình. Thật không sai khi triết gia nổi tiếng Pla-tô cũng từng thốt lên rằng: “chiến thắng hiển hách nhất chính là chinh phục bản thân” (To conquer oneself is the best and noblest victory…). Và cứ thế, chúng ta có thể suy tư: nếu ai đó chinh phục cả thế giới này, mà chẳng chiến thắng bản thân mình thì nào ích gì? Hay được cả thế gian này, mà đánh mất chính mình (đánh mất căn tính, đánh mất linh hồn,…) thì lấy gì mà đổi lại được?

Hoà cùng Thánh Phao-lô, ai ai sống nên thánh đều mở rộng tâm hồn dám quả quyết “với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4, 13). Họ đón nhận mọi trạng huống, tình cảnh trong đời dù thiếu thốn hay dư dật, dù no đủ hay đói kém, dù được hậu thuẫn hay bị chống báng, dù đầy đủ hay túng bấn, dù phải gặp cơn quẫn bách hay bình yên…tất cả chỉ là thứ yếu, điều chính yếu và hệ trọng nhất không gì khác là Đức Ki-tô, Ngài là khởi đầu và cùng đích của họ. Các Thánh kết ước với Thiên Chúa, mãi trung thuỷ, trung thành, trung tín cho đến hơi thở cuối cùng. Mặc khác, các ngài rất quả quyết, đôi khi cũng “cứng đầu” chẳng chịu thoả hiệp, thương thuyết hầu thay đổi hoặc hoán đổi chân lý. Các ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống, hơn là thương thảo đánh đổi cuộc sống chóng quá ở trần thế này với sự sống vĩnh hằng trên thiên đàng. Tại điểm này, gương lành nơi chư Thánh tử đạo rõ ràng và sắc nét hơn cả. Lịch sử Giáo hội phát hoạ cho chúng ta thấy: các Thánh dám dùng máu đào mà viết nên “tôi tin kính một Thiên Chúa” (Credo in Deum) khi đối diện với cái chết thảm thương. Vị thánh được nhắc tới đây chính là Thánh Phê-rô miền Vê-rô-na hay được gọi là Thánh Phê-rô tử đạo (sinh vào năm 1206 tại Vê-rô-na, và tử đạo vào 6/4/1252 gần Mi-lan, nước Ý)

Không một lời nói nào, ngôn từ nào có thể diễn tả hết được hồng phúc và ơn gọi nên thánh. Với một số suy tư vắn vỏi này, hy vọng chúng ta một lần nữa gạt bỏ ý nghĩ “ai làm thánh, chứ tôi thì không thể!” Nếu chỉ với sức lực, trí lực, con người của bản thân chúng ta thì hiển nhiên chẳng thể nào rồi, nhưng đây là ơn gọi, là hồng ân Chúa ban cho mỗi chúng ta. Nói cách khác, Ngài là nhân tố chính trong diễn trình nên thánh của mỗi người chúng ta. Giờ đây, chúng ta dám ra khỏi chốn loang phòng an toàn, thoải mái, tiện nghi của mình hay chưa? Chúng ta can đảm gạt bỏ tư tưởng dường như ăn sâu trong tâm khảm “ai kia làm thánh được, chứ tôi thì không bao giờ…tôi biết rõ bản thân tôi mà!”? Qua một loạt biến cố mới đây, chúng ta càng thấy rõ những đấng được phong chân phước (Á Thánh) hay được nâng lên bậc hiển thánh không còn quá xa lạ với chúng ta nữa, giờ đây họ là những ông bố, bà mẹ, những thanh thiếu niên vai mang cặp xách, mặc áo pull, quần jean, chân mang giày thể thao, chứ chẳng phải chỉ những bậc vĩ vọng trong Giáo hội, các Đấng sáng lập dòng tu, tu hội truyền giáo, hay giáo sĩ, tu sĩ nam nữ, những nhà truyền giáo, v.v…mà thôi. Trong số đó, điển hình là: Chân phước Carlos Acutis (15 tuổi), Chân phước Laura Vicuña (12 tuổi), Chân phước Chiara Badano (18 tuổi), Chân phước Pier Frassati Giorgio (24 tuổi), Chân phước Isidore Bakanja (19~24 tuổi), Thánh Nunzio Sulprizio (19 tuổi), Thánh Gabriel Đức Mẹ Sầu Bi (23 tuổi) và còn rất nhiều nữa. Các ngài là “hiền thê” của Đức Ki-tô, đã gắn kết, trung thành và trung tín hoàn toàn vào Ngài. Các ngài dám độc lập, “đứng trên đôi chân” mình, thoát khỏi sự lệ thuộc vào những gì hay những ai ngoài “vị phu quân Giê-su Ki-tô”. Những vị thánh nhân cũng chính là nhà leo núi chuyên nghiệp kỳ tài với nghĩa thiêng liêng; ngược lại, họ khiêm nhường, khiêm hạ, và lặn lội qua đầm lầy đau khổ, đến với những người cùng cực nhất như Thánh Tê-rê-sa miền Cal-cút-ta là chứng nhân sống động của thời đại này.

Sau cùng, thánh nhân là Ki-tô khác (alter Christus), là Ki-tô bé nhỏ hiện diện trong cộng đoàn, trong gia đình, nơi công sở, trong giáo xứ, xã hội, và Giáo hội. Ki-tô nhỏ nhắn ấy cũng đang ẩn mình nơi anh chị em bé mọn, đang phải vật lộn với thiên tai, nhân tai và mọi khốn khó trong cuộc đời này. Tuy thế, các Thánh chẳng bao giờ để kẻ khác chi phối hay chiếm lấy vị thế Thiên Chúa nơi họ, và các ngài cũng không cướp đi vai trò tối thượng ấy để “xưng hùng xưng bá” đối với tha nhân. Chúng ta có thể hồi tưởng câu chuyện về Thánh Phan-xi-cô Át-si-zi. Một lần nọ, ngài hỏi anh em ngài: giả như chúng ta đang được chiêm ngắm cảnh tượng Thiên đàng, và nghe tiếng một người hành khất gõ cửa xin một ly nước mát, thì anh em xử trí thế nào? Vừa nghe xong, mọi người bàn luận sôi nổi, và đưa ra nhiều lời giải đáp. Tuy nhiên, sau đó thánh Phan-xi-cô dạy rằng: nếu dừng việc chiêm ngưỡng ấy lại mà giúp đỡ người hành khất kia chính là hạnh phúc Thiên đàng thật sự, còn nếu như phớt lờ người hành khất ấy, mà tiếp tục đắm chìm trong cảnh tượng Thiên đàng kia, thì lúc ấy chúng ta đang quay lưng lại với chính Thiên nhan Chúa.

Như vậy, Thánh nhân và những ai đang sống nên thánh là người nhìn thấy và nhận ra vị hành khất ấy chính là Giê-su. Xin kính chúc và mừng lễ Chư Thánh Nam Nữ đến tất cả anh chị em - những người đã-đang-sẽ nên thánh giữa đời của tôi!

Lm. Xuân Hy Vọng
 
Chư Thánh nam nữ
Lm. Xuân Hy Vọng
12:13 30/10/2020
CHƯ THÁNH NAM NỮ

Kính thưa quý cộng đoàn Phụng vụ! Mỗi khi Giáo hội hân hoan mừng kính lễ Chư Thánh Nam Nữ, chúng ta được hiệp thông sâu xa vào mầu nhiệm các Thánh thông công, cũng như xác tín niềm hy vọng vào ngày chúng ta được tái ngộ với các ngài trên Thiên đàng.

Trong số Chư Thánh Nam Nữ này không giới hạn những Chân Phước hay bậc Hiển Thánh mà Giáo hội đã-đang-sẽ công bố và đưa vào lịch Phụng vụ hằng năm; hơn thế, họ có thể là ông bà, tổ tiên, những người đã ra đi trước chúng ta, giờ đây các ngài được hưởng thiên nhan Chúa, và đêm ngày cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Chính vì vậy, lễ mừng Chư Thánh Nam Nữ không chỉ là niềm hân hoan của toàn thể Giáo hội nói chung, mà còn niềm vui nơi mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, và trong mỗi người chúng ta nữa.

Phụng vụ hôm nay mở rộng tầm nhìn của chúng ta về cuộc đời của các Thánh, và ơn gọi của mỗi người: được mời gọi nên thánh trong bậc sống của mình. Thoạt đầu, sách Khải Huyền chứng thực “…đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế” (x. Kh 7, 9). Dĩ nhiên, các ngài đã được Thiên Chúa yêu thương, ân ban như Thánh Gio-an Tông đồ đã xác tín trong thư thứ nhất “tình yêu Thiên Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng ta được gọi là con Thiên Chúa và thực sự là thế…và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hoá mình cũng như Người là Đấng Thánh” (x. 1Ga 3, 1. 3). Như vậy, nên thánh chẳng phải bởi sức con người, nhờ vào danh giá, địa vị xã hội, chức tước, tiền của, v.v…, mà tiên vàn hệ tại vào tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa, đồng thời, hồng phúc này khiến chúng ta nỗ lực sống hoán cải bản thân, cố gắng trung thành mỗi ngày thực thi những gì Chúa dạy qua Giáo hội.

Lẽ dĩ nhiên, bậc sống nào cũng có chông gai, thử thách, nẻo đường nào cũng có đoạn gồ ghề, khó khăn. Không ngoại lệ và miễn trừ, con đường nên thánh vất vả, gian nan chẳng kém. ““Những người mặc áo trắng này là ai vậy? Và họ từ đâu mà đến?" …”Thưa ngài, hẳn ngài đã rõ”… "Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên””(x. Kh 7, 13-14). Nhờ vào Bửu huyết Con Chiên, mà các ngài đã trung thành và trung tín đến cùng. Như gương Thánh Phê-rô miền Vê-rô-na (hoặc tên gọi khác là Thánh Phê-rô Tử đạo), ngài đã hy sinh mạng sống, dám lấy máu mình mà khắc “Credo in Deum” (“Tôi tin kính một Thiên Chúa”) ngay tại chỗ bị kết án tử gần vùng đất Mi-lan nước Ý. Các Thánh đã trải qua biết bao gian lao, khó nhọc, tranh đấu với ba thù, nhưng vẫn một lòng noi gương Giê-su Thầy Chí Thánh, chứ không thoả hiệp, khép nép, luồn cúi trước thế lực trần gian. Và sức mạnh này ở đâu mà các ngài có được, nếu không phải từ quyền năng, ân huệ siêu việt mà Thiên Chúa trao ban, nâng đỡ sao! Sức mạnh này chúng ta cũng đã-đang được lãnh nhận mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm Thánh lễ, qua đời sống cầu nguyện, suy gẫm, chiêm ngắm, qua việc sống đạo, qua cử chỉ, hành động bác ái, tha thứ, chia sẻ với tha nhân.

Mặc khác, các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta đã ra đi trước chúng ta không chỉ để lại thương tiếc, đau buồn, nhưng họ để lại gia sản đức tin, gương lành, cảm nghiệm đức tin, v.v…cho chúng ta. Giờ đây, trong hàng ngũ chư Thánh Nam Nữ, có lẽ các ngài đang dõi theo và hằng cầu bầu cho chúng ta cũng sống kiên trung, tín thác và vững bước trên đường lữ thứ trần gian này, với niềm trông cậy được gặp lại các ngài vinh thắng trên Nước Trời. Nhìn lại quảng đời của chư Thánh, chúng ta thấy rõ một điều: mặc dù các ngài sống trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian (x. Ga 15, 19), thay vì làm hài lòng thế gian, các ngài “lội ngược dòng” trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, chứ chẳng rập khuôn theo thói đời trần thế (x. Rm 12, 2; 13, 14). Tám mối Phúc thật là Hiến chương Nước Trời đã được khắc ghi sâu thẳm nơi tâm khảm, lối sống của chư Thánh. Bởi lẽ thường tình, thế gian này thay vì chúc phúc thì lại nguyền rủa những ai sống tinh thần nghèo khó. Chỉ có kẻ lắm bạc nhiều tiền, địa vị trọng vọng được tâng bốc trong xã hội này, chứ còn người nghèo khổ, đơn nghèo thì không có gì để họ màn tới, huống chi là được chúc phúc! Thậm chí, còn rất nhiều vùng hay lãnh thổ vẫn khẳng định: người nghèo không tồn tại trong địa chính trị, trong chương trình nghị sự của họ nữa cơ!!!! Thứ đến, ai ai ít nhiều đều thốt lên hoặc được nghe than rằng: ở đời này hiền lành quá thiệt thân. Nhưng các Thánh lại sống hiền lành, đơn sơ, chân thật theo lòng Chúa muốn, chứ không thoả hiệp làm hài lòng thế gian. Hơn nữa, các Thánh đau buồn vì đã lỗi phạm, đã thiếu sót, đã chưa sống đúng với những gì Chúa mời gọi; trong khi đó thế gian thì xem nhẹ điều này, cứ mặc sức “phạm tội, phạm lỗi, sai lầm” và vui trong nỗi tủi nhục, khổ đau của đồng loại, tha nhân. Thay vì tham vọng, vơ vét, ước muốn những gì trần tục chóng qua, thì các Thánh luôn khao khát sự công chính, công lý, hoà bình, bác ái, hiệp thông, liên đới, công ích trong một xã hội bất công, bất an, hận thù, chia rẽ, bè phái, tư lợi. Chư Thánh đã dám sống ơn gọi “loại biệt” chứ không “tách biệt” bằng cách xót thương người như Chúa là Đấng thương xót (x. Lc 6, 36). Các ngài hằng nỗ lực sống trong sạch, ăn ở thuận hoà, xây dựng hoà bình, và chịu bách hại vì lẽ công chính, nên được chúc phúc và được hưởng gia nghiệp Nước Trời.

Nếu nhìn với nhãn quan trần thế, và đôi mắt của xã hội này, thì Tám mối Phúc thật không phải điều lý tưởng và hệ trọng. Nhưng nếu chúng ta muốn được tham gia vào triều thần chư Thánh Nam Nữ, và trở nên công dân Nước Trời, thì ắt hẳn chúng ta phải sống Tám mối Phúc thật như kim chỉ nam của đời mình. Dĩ nhiên, thế gian này, xã hội mà chúng ta đang sống sẽ không đồng thuận với chúng ta, sẽ chẳng hài lòng với chúng ta, nhưng chúng ta dám “lội ngược dòng”, dám sống Hiến chương Nước Trời như chư Thánh đã ấp ủ, can đảm sống kiên vững hằng ngày không? Mà nếu chúng ta mạnh dạn sống như các ngài thì chúng ta cũng sẽ được liệt kê vào danh sách dài vô tận: các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa.

Lạy chư Thánh Nam Nữ, xin cầu cho chúng con. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:45 30/10/2020

10. Thinh lặng khiến cho người ta yêu quý sự khiêm tốn, và cũng đề cao sự khiêm tốn.

(Thánh Benedict)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:50 30/10/2020
66. DÂN CHÚNG CHỬI THẦY THUỐC

Có một thầy thuốc trong khi chữa bệnh thì làm chết một trẻ em của gia đình nọ, cha mẹ em bé rất phẫn nộ, bèn sai mấy đứa nhỏ trong nhà đến nhà thầy thuốc chửi mắng, nhưng một lúc sau mấy đứa nhỏ liền trở về.

Chủ nhà tức giận chửi:

- “Kêu tụi mày đi chửi nó, sao lại trở về?”

Mấy đứa nhỏ trả lời:

- “Người đến chửi ông ta quá nhiều, tụi tui không sao chen vào được để chửi !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 67:

Bác sĩ chữa bệnh mà để bệnh nhân chết là một sự rủi ro, bởi vì không một bác sĩ nào cố ý để cho bệnh nhân chết, nếu có chăng nữa là vì ông bác sĩ ấy đã không còn có lương tâm và “tấm bằng” bác sĩ của ông ta là đồ dỏm mua gằng giả.

Thời nay có rất nhiều bác sĩ có lương tâm tận tụy với bệnh nhân, đó là những bác sĩ “phổ thông” làm việc theo lương tâm của nghề nghiệp; nhưng có một loại bác sĩ không những làm việc theo lương tâm nghề nghiệp mà thôi, nhưng còn là làm việc vì chính các bác sĩ ấy nhìn thấy Đức Chúa Giê-su đang đau khổ nơi người bệnh, và họ đang tận tụy chữa trị, cứu sống hình ảnh Đức Chúa Giê-su đang đau khổ nơi bệnh nhân ấy.

Thời nay có rất nhiều bác sĩ không có lương tâm nghề nghiệp, họ hành nghề trước hết là vì tiền và sau đó là vì danh vọng. Bởi vì tiền nên họ chữa qua loa với bệnh nhân nghèo và từ chối những bệnh nhân không có tiền, bởi vì danh vọng nên họ coi mạng sống của người nghèo như những “củ khoai” bị thiu thối chữa làm gì thêm mất tiếng tăm của mình...

Thời nay có nhiều bác sĩ (ở Việt Nam ) đi mua bằng bác sĩ rồi hành nghề bác sĩ, thế là họ tiếp tay cho tội ác làm hại mạng sống bệnh nhân, và làm giàu trên mạng sống của người khác, họ là những sứ giả của thần chết.

Người Ki-tô hữu không chửi mắng kiện cáo bác sĩ, bởi vì họ tin rằng sự sống và sự chết đều ở trong tay Thiên Chúa, nhưng họ luôn cầu nguyện cho các bác sĩ chữa bệnh với tâm hồn của Đức Chúa Giê-su, đó là thương xót và không bao giờ từ chối bệnh nhân, dù bệnh nhân ấy mạng sống đã đến hồi chung kết...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Các Thánh Nam Nữ (1.11)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:52 30/10/2020
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ

(Ngày 1.11)

Tin mừng: Mt 5, 1-12.

“Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.


Anh chị em thân mến,

Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, qua thánh lễ này chúng ta càng thấu hiểu hơn nữa về mầu nhiệm các thánh thông công của Giáo Hội, và khi suy niệm đến mầu nhiệm thông công này, chúng ta càng đặt niềm tin tưởng của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh hơn.

Các thánh là những con người như chúng ta, không ai có thể nên thánh nếu không đi qua cuộc sống làm người với những khổ đau hy sinh; không đi qua đau khổ hy sinh thì không thể trở thành một thánh nhân, bởi vì chính Đấng cứu chuộc nhân loại là Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập giá, và cuối cùng chết trên thập giá, hy sinh để chuộc tội cho nhân loại, tức là Ngài đã đi qua đau khổ và dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.

Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có những tham sân si, cũng có kiêu căng, có giận hờn, có ghét ghen, có tham lam, có những tội lỗi mà chúng ta đã phạm hôm nay. Nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn của Chúa và biết quyết tâm đứng lên cố gắng làm lại cuộc đời mình, biết chiến đấu với những cám dỗ, để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa, với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thiên thần trên thiên đàng.

Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, có vị đã từng làm vua, có vị đã từng làm quan, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy giáo, làm nô lệ, có vị làm giáo hoàng, có vị làm giám mục, làm linh mục, phó tế, có các vị là nam nữ tu sĩ.v.v... nghĩa là các ngài có đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội, có những đời sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng các ngài đã có một mục đích để sống, đó chính là phải trở nên thánh, phải trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa trong chính bổn phận hằng ngày của mình.

Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là “Tám Mối Phúc thật” ngay tại trần gian này:

Các ngài giàu có nhưng đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời.

Các ngài bị người khác vu oan giá họa nhưng vẫn hiền lành với họ.

Các ngài đã chia vui với người vui và buồn với người buồn, nên được Thiên Chúa an ủi ngay khi còn ở đời này.

Các ngài mong muốn được trở nên người công chính giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá, nên được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Các ngài biết thương xót người, tức là biết động lòng trước cảnh thương tâm của người khác, nên được Thiên Chúa xót thương.

Các ngài sống trong danh vọng, sống giữa bụi trần với những đam mê của nó, nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa.

Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa.

Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bị tù đày vì các ngài sống và tin vào Đức Chúa Giê-su, Đấng sẽ ban Nước Trời cho những kẻ tin vào Ngài, nên các ngài đã được Nước Trời làm của mình sau khi từ giã cõi đời tạm này...

Anh chị em thân mến,

Các thánh nam nữ đều là những con người như chúng ta, các ngài đã trở nên những vị thánh thì chúng ta cũng có thể trở nên thánh như các ngài, bởi vì nên thánh là đòi hỏi của Phúc Âm và là mục đích sống ở đời của chúng ta –những người Ki-tô hữu.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ trên thiên đàng cầu bàu cho chúng ta, là những người đang trên đường đi về quê trời, được noi gương của các ngài biết quyết tâm đổi mới cuộc sống của mình, biết đứng dậy khi ngã xuống trong tội, biết phục vụ và tha thứ cho nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toàn văn Thông điệp Fratelli Tutti, Chương Bẩy, tiếp theo và hết
Vũ Văn An
17:04 30/10/2020

CHIẾN TRANH VÀ ÁN TỬ HÌNH

255. Có hai tình huống cực đoan có lúc đã được coi như giải pháp trong những hoàn cảnh đặc biệt bi thảm, mà không nhận ra rằng đó là những giải đáp sai lầm không giải quyết được vấn đề mà chúng có ý định giải quyết và cuối cùng không thể làm gì hơn là du nhập các yếu tố phá hoại mới vào kết cấu xã hội quốc gia và hoàn cầu. Đó là chiến tranh và án tử hình.

Sự bất công của chiến tranh

256. “Lòng kẻ mưu điều ác chất đầy chuyện lừa đảo, người cổ võ hoà bình được chan chứa niềm vui” (Cn 12:20). Tuy nhiên, có những người tìm kiếm giải pháp trong chiến tranh, thường xuyên được khuyến khích bởi sự đổ vỡ liên hệ, tham vọng bá quyền, lạm dụng quyền lực, sợ hãi người khác và có xu hướng coi sự đa dạng là một trở ngại [237]. Chiến tranh không phải là bóng ma từ quá khứ mà là mối đe dọa thường trực. Thế giới của chúng ta đang gặp phải những khó khăn ngày càng tăng trên con đường chậm chạp dẫn đến hòa bình mà nó đã khởi diễn và đã bắt đầu đơm hoa kết trái tốt đẹp.

257. Vì các điều kiện tạo thuận lợi cho sự bùng nổ chiến tranh lại một lần nữa gia tăng, tôi chỉ có thể nhắc lại rằng “chiến tranh là sự phủ nhận mọi quyền lợi và là một cuộc tấn công bi đát vào môi trường. Nếu chúng ta muốn một cuộc phát triển con người toàn diện đích thực cho mọi người, chúng ta phải làm việc không mệt mỏi để tránh chiến tranh giữa các quốc gia và dân tộc. Để đạt được mục tiêu này, cần phải bảo đảm nguyên tắc thượng tôn pháp luật không bị thách thức và không mệt mỏi sử dụng thương lượng, hòa giải và trọng tài, như Hiến chương Liên hiệp quốc đã đề xướng, một hiến chương vốn thực sự trở thành quy phạm pháp chế nền tảng” [238]. Bảy mươi lăm năm kể từ khi Liên hiệp quốc được thành lập và kinh nghiệm của hai mươi năm đầu tiên của thiên niên kỷ này đã cho thấy: việc áp dụng đầy đủ các quy phạm quốc tế thực sự chứng tỏ có hiệu quả, và việc không tuân thủ các quy tắc đó là điều gây tai hại. Hiến chương Liên hiệp quốc, khi được tuân thủ và áp dụng một cách minh bạch và chân thành, là một điểm tham chiếu công lý bắt buộc và là một máng chuyển hòa bình. Ở đây không thể có chỗ cho việc ngụy tạo những ý định sai trái hoặc đặt quyền lợi đảng phái của một quốc gia hoặc một nhóm lên trên quyền lợi chung hoàn cầu. Nếu các quy tắc được coi chỉ như các phương tiện được sử dụng bất cứ khi nào nó tỏ ra có lợi thế, và bị bỏ qua khi không có lợi thế, thì các lực lượng vô kỷ luật sẽ xổ lồng gây tổn hại nghiêm trọng cho xã hội, cho người nghèo và người dễ bị tổn thương, cho các mối liên hệ huynh đệ, cho môi trường và cho di sản văn hóa, với những mất mát không thể bù đắp cho cộng đồng hoàn cầu.

258. Chiến tranh có thể dễ dàng được lựa chọn bằng cách viện ra mọi lý do được cho là nhân đạo, phòng thủ hoặc đề phòng, và thậm chí sử dụng đến việc thao túng thông tin. Trong những thập niên gần đây, mọi cuộc chiến tranh đơn nhất đều được coi là “chính đáng”. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói về khả thể phòng vệ chính đáng bằng sức mạnh quân sự, bao gồm việc chứng minh rằng một số “điều kiện nghiêm ngặt của tính hợp pháp về mặt đạo đức” [239] đã được đáp ứng. Tuy nhiên, người ta rất dễ rơi vào cách hiểu quá rộng rãi về cái quyền có thể có này. Vì theo cách này, một số người cũng có thể biện minh một cách sai lầm cả những cuộc tấn công “ngăn ngừa” hoặc các hành vi chiến tranh khó tránh được việc kéo theo “các tội ác và rối loạn còn tệ hơn cả tội ác cần được loại bỏ” [240]. Vấn đề là từ ngày có sự phát triển các vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học, cũng như những khả thể to lớn và ngày càng gia tăng của các kỹ thuật mới, chiến tranh đã có thêm một sức mạnh hủy diệt không ai kiểm soát nổi đang tác hại lên rất nhiều dân thường vô tội. Rõ ràng là “chưa bao giờ loài người có sức mạnh như vậy trên chính mình, nhưng cũng không có gì bảo đảm họ sẽ sử dụng nó một cách khôn ngoan” [241]. Do đó, chúng ta sẽ không thể coi chiến tranh như một giải pháp, bởi vì những rủi ro của nó có lẽ luôn lớn hơn những lợi ích giả định mà người ta vốn gán cho nó. Ngày nay, khi đứng trước thực tại này, người ta rất khó bênh vực các tiêu chuẩn hợp lý, từng chín mùi trong các thế kỷ trước, để nói về một cuộc “chiến tranh chính nghĩa” có thể có. Không bao giờ còn xảy ra chiến tranh nữa! [242].

259. Cần phải nói thêm rằng, với việc gia tăng hoàn cầu hóa, điều xem ra như một giải pháp tức thì hoặc thiết thực cho một phần của thế giới sẽ khởi diễn một chuỗi các hậu quả bạo lực và thường tiềm ẩn, kết cục sẽ gây hại cho toàn bộ hành tinh và mở đường cho các cuộc chiến tranh mới và tồi tệ hơn trong tương lai. Trong thế giới ngày nay, không còn chỉ là những cuộc bùng nổ chiến tranh đơn lẻ ở quốc gia này hay quốc gia nọ; thay vào đó, chúng ta đang trải qua một "cuộc chiến tranh thế giới từng phần", vì vận mệnh của các quốc gia được liên kết chặt chẽ với nhau trên khung cảnh hoàn cầu.

260. Theo lời Thánh Gioan XXIII, “chủ trương cho rằng chiến tranh là một công cụ thích đáng để sửa chữa các vi phạm công lý là điều không còn ý nghĩa gì nữa” [243]. Khi đưa ra quan điểm này trong bối cảnh căng thẳng quốc tế lớn lao, ngài đã nói lên khát vọng hòa bình ngày càng gia tăng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngài ủng hộ niềm xác tín cho rằng các lập luận phò hòa bình mạnh hơn bất cứ tính toán nào về quyền lợi đặc thù và niềm tin tưởng nào vào việc sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, người ta đã không nắm vững các cơ hội do việc kết liễu Chiến tranh Lạnh mang lại vì thiếu viễn kiến đối với tương lai và ý thức chung về vận mệnh chung của chúng ta. Thay vào đó, người ta thấy việc theo đuổi quyền lợi đảng phái mà không đề cao quyền lợi phổ quát là điều dễ dàng hơn nhiều. Bóng ma chiến tranh hãi hùng, do đó, đã bắt đầu có được một nền tảng mới.

261. Mọi cuộc chiến đều khiến thế giới chúng ta trở nên tồi tệ hơn trước. Chiến tranh là một thất bại của chính trị và của nhân loại, một sự đầu hàng đáng xấu hổ, một thất bại nhức nhối trước các thế lực xấu xa. Chúng ta đừng sa lầy vào các cuộc thảo luận lý thuyết, mà hãy chạm vào da thịt bị thương của các nạn nhân. Một lần nữa, chúng ta hãy nhìn vào những vụ giết hại thường dân được coi như “thiệt hại phụ”. Chúng ta hãy hỏi chính các nạn nhân. Chúng ta hãy nghĩ tới những người tị nạn và di tản, những người chịu hậu quả của phóng xạ nguyên tử hoặc các cuộc tấn công bằng chất hóa học, những người mẹ mất con và những cậu bé và cô bé bị tàn tật hoặc tước mất tuổi thơ. Chúng ta hãy nghe những câu chuyện có thật về những nạn nhân bị bạo hành này, hãy nhìn vào thực tại bằng con mắt của họ và lắng nghe những câu chuyện họ kể bằng một trái tim rộng mở. Bằng cách này, chúng ta mới có thể nắm bắt được vực thẳm sự ác ở tâm điểm chiến tranh. Chúng ta cũng sẽ không bối rối khi bị coi là ngây thơ vì lựa chọn hòa bình.

262. Tự chúng, các quy tắc sẽ không đủ nếu chúng ta tiếp tục nghĩ rằng giải pháp cho các vấn đề hiện tại là răn đe bằng sợ hãi hoặc đe dọa vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. Thật vậy, “nếu chúng ta xem xét các mối đe dọa chính đối với hòa bình và an ninh với nhiều chiều kích của chúng trong thế giới đa cực của thế kỷ XXI này, chẳng hạn, như chủ nghĩa khủng bố, các xung đột bất đối xứng, an ninh mạng, các vấn đề môi trường, nghèo đói, thì không ít nghi ngờ sẽ nảy sinh liên quan đến sự bất cập của khả năng răn đe hạt nhân như một giải đáp hữu hiệu cho các thách thức như vậy. Những lo ngại này càng lớn hơn khi chúng ta xem xét các hậu quả thảm khốc về nhân đạo và môi trường sẽ xảy ra sau bất cứ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào, với những hậu quả tàn phá, bừa bãi và không thể kiểm soát được, theo thời gian và không gian… Chúng ta cũng cần tự hỏi mình rằng sự ổn định dựa trên sợ hãi sẽ bền vững ra sao, khi nó thực sự làm tăng nỗi sợ hãi và phá hoại các mối liên hệ tin cậy giữa các dân tộc. Hòa bình và ổn định quốc tế không thể dựa trên cảm thức an toàn giả tạo, dựa trên mối đe dọa hủy diệt lẫn nhau hoặc hủy diệt hoàn toàn, hoặc chỉ dựa vào việc duy trì sự cân bằng quyền lực… Trong bối cảnh này, mục tiêu cuối cùng của việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trở thành một thách thức và mệnh lệnh đạo đức và nhân đạo… Sự liên lập và hoàn cầu hóa ngày một gia tăng có nghĩa là bất cứ giải đáp nào đối với mối đe dọa vũ khí hạt nhân đều phải mang tính tập thể và phối hợp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Sự tin tưởng này chỉ có thể được xây dựng nhờ cuộc đối thoại thực sự hướng đến lợi ích chung chứ không phải để bảo vệ các lợi ích dấu mặt hoặc đặc thù nào” [244]. Với số tiền chi cho vũ khí và các chi tiêu quân sự khác, chúng ta hãy thành lập một quỹ hoàn cầu [245] để cuối cùng có thể chấm dứt nạn đói và tạo điều kiện cho việc phát triển ở các nước nghèo nhất, để công dân của họ không phải dùng đến các giải pháp bạo lực hoặc viển vông, hoặc phải rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn.

Án tử hình

263. Có một cách khác để loại bỏ những người khác, một cách không nhắm vào các quốc gia mà nhắm vào các cá nhân. Đó là án tử hình. Thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố rõ ràng và chắc chắn rằng hình phạt tử hình không phù hợp với quan điểm luân lý và không còn cần thiết xét theo quan điểm công lý hình sự [246]. Không thể lùi bước khỏi chủ trương này. Ngày nay chúng ta tuyên bố rõ ràng rằng “án tử hình là không thể chấp nhận được” [247] và Giáo hội kiên quyết kêu gọi bãi bỏ hình phạt này trên toàn thế giới [248].

264. Trong Tân Ước, trong khi các cá nhân được yêu cầu không được tự mình đoạt lấy công lý (x. Rm 12, 17.19), thì người ta cũng thừa nhận sự cần thiết phải có các thẩm quyền để áp đặt các hình phạt lên những kẻ bất lương (x. Rm 13: 4). (1 Pr 2:14). Thật vậy, “đời sống công dân, được cấu trúc xung quanh một cộng đồng có tổ chức, cần các quy tắc để sống chung, những qui tắc mà việc cố ý vi phạm chúng sẽ đòi phải có biện pháp uốn nắn thích đáng” [249]. Điều này có nghĩa là thẩm quyền công cộng hợp pháp có thể và phải “trừng phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm” [250] và quyền tư pháp phải được bảo đảm “sự độc lập cần thiết trong lĩnh vực luật pháp” [251].

265. Từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, một số người đã rõ ràng phản đối hình phạt tử hình. Thí dụ, Lactantius cho rằng “không nên có ngoại lệ nào cả; việc giết một con người luôn luôn là điều bất hợp pháp” [252]. Đức Giáo Hoàng Nicholas I đã thúc giục để các nỗ lực phải được thực hiện "nhằm giải thoát khỏi án tử hình không những mọi người vô tội, mà cả mọi người có tội nữa" [253]. Trong phiên tòa xét xử những kẻ sát hại hai linh mục, Thánh Augustinô đã yêu cầu thẩm phán không lấy mạng những kẻ sát nhân với lý lẽ này: “Chúng tôi không phản đối việc ngài tước quyền tự do phạm tội ác thêm của những kẻ ác này. Mong muốn của chúng tôi là ngài để lại sự sống cho họ và không làm què cụt bất cứ bộ phận cơ thể nào của họ. Và, đồng thời, bằng các biện pháp cưỡng chế do luật pháp quy định, họ nên được biến đổi từ cơn giận dữ phi lý của họ thành sự thanh thản của những người có tâm trí lành mạnh, và từ việc làm xấu xa của họ thành một việc làm có ích nào đó. Điều này cũng được coi như một việc kết án, nhưng một kết án chỉ bao gồm một tình trạng trong đó sự táo bạo phạm tội không còn được tự do hành động và trong đó người ta có thời gian để ăn năn, phải được coi như một ơn ích hơn là một biện pháp trừng phạt đơn thuần… Hãy trừng phạt điều ác nhưng không quên điều phải có đối với nhân tính; ước chi các tàn ác của những kẻ phạm pháp không trở thành dịp để ngài vui hưởng khoái cảm trả thù, nhưng như những vết thương để ngài quan tâm chữa lành” [254].

266. Sợ hãi và phẫn nộ có thể dễ dàng dẫn đến việc xem hình phạt một cách đầy báo thù và thậm chí tàn nhẫn, thay vì là một phần của diễn trình chữa lành và tái hòa nhập vào xã hội. Ngày nay, “trong một số lĩnh vực chính trị và một số phương tiện truyền thông nào đó, bạo lực và trả thù công cộng và tư riêng được kích thích, không những chống lại những người chịu trách nhiệm vi phạm tội ác, mà còn chống lại những người bị nghi ngờ vi phạm pháp luật, bất kể được chứng minh hay không … Đôi khi có xu hướng cố tình bịa đặt ra kẻ thù: những nhân vật bị rập khuôn đại diện cho mọi đặc điểm mà xã hội tri nhận hoặc giải thích là có tính đe dọa. Các cơ chế tạo ra các hình ảnh này y hệt các cơ chế đã cho phép việc loan truyền những tư tưởng phân biệt chủng tộc trong thời đại của họ” [255]. Điều này càng làm nguy hiểm thêm việc thực hành ngày một gia tăng tại một số quốc gia biện pháp giam giữ ngăn ngừa, bỏ tù không xét xử và nhất là án tử hình.

267. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh điều này “không thể tưởng tượng được việc các quốc gia ngày nay không có biện pháp nào khác ngoài hình phạt tử hình để bảo vệ cuộc sống của những người khác khỏi những kẻ xâm lược bất công”. Đặc biệt nghiêm trọng về phương diện này là các vụ gọi là hành quyết phi tư pháp hoặc phi pháp luật, thực chất là “những vụ giết người do một số quốc gia và các đại diện của họ cố ý thực hiện, thường được coi như các cuộc đụng độ với các tội phạm hoặc được trình bày như là hậu quả không cố tình của việc sử dụng sức mạnh hợp lý, cần thiết và tương xứng khi áp dụng pháp luật ” [256].

268. “Các lập luận chống lại án tử hình rất nhiều và nổi tiếng. Giáo hội đã chính thức kêu gọi phải chú ý đến một số lập luận này, chẳng hạn như khả thể sai sót tư pháp và việc sử dụng các hình phạt như vậy bởi các chế độ toàn trị và độc tài như một phương tiện đàn áp bất đồng chính kiến hoặc đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo và văn hóa, tất cả đều là các nạn nhân mà pháp luật của các chế độ đó coi là 'phạm pháp'. Tất cả các Kitô hữu và những người có thiện chí ngày nay được kêu gọi cố gắng không những để xóa bỏ án tử hình, bất kể hợp pháp hay bất hợp pháp, dưới mọi hình thức, nhưng còn để cải thiện tình trạng nhà tù, vì tôn trọng nhân phẩm của những con người bị tước mất tự do. Tôi muốn liên kết điều này với án tù chung thân… Bản án chung thân là một án tử hình kín đáo” [257].

269. Chúng ta nên ghi nhớ rằng “ngay cả kẻ giết người cũng không đánh mất phẩm giá bản thân của họ, và chính Thiên Chúa cam kết bảo đảm phẩm giá này” [258]. Việc kiên quyết bác bỏ án tử hình cho thấy ta có thể thừa nhận phẩm giá bất khả chuyển nhượng của mỗi con người và chấp nhận rằng họ có một thế đứng ở trong vũ trụ này. Nếu tôi không bác bỏ phẩm giá đó của người tồi tệ nhất trong các phạm nhân, thì tôi sẽ không bác bỏ phẩm giá của bất cứ ai. Tôi sẽ dành cho mọi người khả thể chia sẻ hành tinh này với tôi, bất chấp mọi dị biệt của chúng tôi.

270. Tôi yêu cầu các Kitô hữu còn do dự về điểm này và những người bị cám dỗ muốn chiều theo bạo lực dưới bất cứ hình thức nào, hãy ghi nhớ những lời lẽ trong sách Isaia: “Họ sẽ rèn gươm thành lưỡi cày” (2: 4). Đối với chúng ta, lời tiên tri này đã lấy xương thịt từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng, khi thấy một môn đệ bị cám dỗ dùng bạo lực, đã nói một cách quả quyết: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm”(Mt 26:52). Những lời này vang vọng lại lời cảnh báo cổ xưa: “Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra” (St 9: 5-6). Phản ứng của Chúa Giêsu, xuất phát từ trái tim Người, đã thu hẹp khoảng cách của nhiều thế kỷ để đến với thời đại ta như một lời kêu gọi trường kỳ.

Kỳ tới: CHƯƠNG TÁM: CÁC TÔN GIÁO PHỤC VỤ TÌNH HUYNH ĐỆ TRONG THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA
 
Cuộc tấn công Nice: Đức Tổng Giám Mục Longley cho hay chỉ có lời cầu nguyện và đối thoại mới giải trình được hành động vô nghĩa này.
Thanh Quảng sdb
17:05 30/10/2020
Cuộc tấn công Nice: Đức Tổng Giám Mục Longley cho hay chỉ có lời cầu nguyện và đối thoại mới giải trình được hành động vô nghĩa này.

Tổng giám mục Bernard Longley của Giáo phận Birmingham bày tỏ quan điểm của ngài trước cuộc tấn công ở Nice, mô tả vụ giết người này là vô nghĩa và cho hay chúng ta cần phải quyết tâm bảo vệ hòa bình và các mối quan hệ tốt đẹp ở mọi nơi trên thế giới.

(Tin Vatican)

Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley ở Birminghag, Vương quốc Anh đã cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị khác trên thế giới lên án vụ tấn công bằng dao giết chết ba người hôm thứ Năm (29/10/2020) tại Vương cung thánh đường Đức Bà ở Nice, nước Pháp.

Sau vụ giết người này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi đau buồn và tâm tình cầu nguyện của Ngài cho Giáo hội Pháp.

Hiện nước Pháp đang chìm ngập trong tình trạng báo động đỏ và Tổng thống Emmanuel Macron đã ra lệnh cho hàng nghìn binh sĩ bảo vệ các địa điểm quan trọng cũng như các nơi thờ phượng và trường học.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp là ông Gerald Damarnin hôm thứ Sáu (30/10/2020) cho biết có nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công của bọn khủng bố vào lãnh thổ nước này sau vụ tấn công bằng dao gây tử vong lần thứ hai trong vòng hai tuần qua.

Cuộc tấn công kinh hoàng

Đức Tổng Giám Mục Longley, cũng là Chủ tịch của ủy Ban Đối thoại và Thống nhất của Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales, mô tả những vụ giết người này là "vô nghĩa."

Phát biểu với nữ ký giả Lydia O'Kane, Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài chia sẻ “sự cảm thông của tất cả mọi người ở Vương quốc Anh và tất nhiên trên khắp nước Pháp và thế giới trước nỗi kinh hoàng khi nghe những gì đã xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà ở Nice.”

Quyết tâm bảo vệ hòa bình

ĐTGM nói về một nỗi buồn sâu sắc “đối với đất nước và nhân dân Pháp; cho Giáo Hội Công Giáo và cho tất cả những người có niềm tin ở Pháp, và ý thức về nghĩa vụ của chúng tôi, những người Công Giáo ở Anh quốc và các nơi khác, phải hiệp nhất cầu nguyện cho những người đang đau khổ vì sự kiện! và chúng ta phải quyết tâm thực hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ hòa bình và các mối quan hệ tốt đẹp ở mọi nơi trên thế giới."

Trong những năm gần đây, nước Pháp đã phải hứng chịu nhiều vụ tấn công khủng bố. Thủ đô Paris đã trải qua một loạt các vụ đánh bom và xả súng ngày 13 tháng 11 năm 2015 khiến 130 người thiệt mạng. Năm 2016, một chiến binh Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống đã lái một chiếc xe tải càn quét vào đám đông dân chúng trên bờ biển ở Nice đang kỷ niệm Ngày cách mạng Bastille, khiến 86 người thiệt mạng.

Tấn công vào nhà Chúa

Cuộc tấn công hôm thứ Năm (29/10/2020) diễn ra ngay trong một nhà thờ, giống như cuộc tấn công cách đây 4 năm, trong đó vị linh mục 84 tuổi, Cha Jacques Hamel, bị giết lúc đang cử hành Thánh lễ sáng.

Đức Tổng Giám Mục Longley lưu ý rằng khi ngài nghe tin hôm Thứ Năm, ngay lập tức, ngài liên tưởng tới vụ giết hại cha Hamel. ĐTGM cho hay tiếp rằng bạo lực này xảy ra trong nhà của Chúa, làm mất đi cái “cảm giác bình yên mà rất nhiều người tìm đến các nơi thờ phượng và các thánh đường của chúng ta”.

Đường lối của Chúa là đối thoại

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đường lối của Giáo hội, đường lối của Chúa là “đối thoại, mở ra cuộc trao đổi với nhau”. ĐTGM nói thêm, ngài xác tín rằng những sự kiện khủng khiếp này chỉ có thể được củng cố bằng những cam kết của Giáo hội trong việc đối thoại với những người theo các tín ngưỡng khác nhau qua việc xây dựng một nền văn hóa và xã hội rộng lớn hơn”.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh, trong lúc này, trọng tâm chính là chăm lo cho những người đang đau khổ vì biến cố khủng khiếp này.
 
Bất chấp những thương đau của đại dịch Covid19, Niềm vui Giáng sinh sẽ rạng rỡ: Cây thông Noel và khung cảnh Chúa giáng sinh sẽ được dựng lên ở Quảng trường thánh Phêrô ngày 11 tháng 12
Thanh Quảng sdb
18:09 30/10/2020
Bất chấp những thương đau của đại dịch Covid19, Niềm vui Giáng sinh sẽ rạng rỡ: Cây thông Noel và khung cảnh Chúa giáng sinh sẽ được dựng lên ở Quảng trường thánh Phêrô ngày 11 tháng 12

Vatican thông báo ngày cây thông Noel và khung cảnh Chúa giáng sinh sẽ được dựng lên ở Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 11/12 để thắp sáng niềm tin yêu hy vọng của Giáng sinh cho thời điểm khó khăn năm nay.

(Tin Vatican)

Đại dịch không thể ngăn cản tinh thần của Lễ Giáng sinh, ngày nay, hơn bao giờ hết, điều quan trọng là phải đoàn kết và thông cảm với anh chị em của chúng ta cho đến khi chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Đây chính là trọng tâm của lễ Giáng sinh mà Tòa thánh Vatican năm nay muốn nhóm lên: hy vọng, tin tưởng, tình yêu, gia đình và ý thức rằng Chúa Giêsu đến giữa dân Ngài để cứu rỗi và an ủi chúng sinh.

Vào ngày 11 tháng 12 lúc 16:30 chiều, tuân thủ các quy định y tế về covid-19, như thường lệ, cảnh trí Chúa giáng sinh sẽ được trang trí với bộ tượng từ thành phố Castelli của Ý, nơi mà ngành công nghiệp gốm sứ nổi tiếng từ thế kỷ 16, và cây thông Noel cao 28m thuộc loại thông Picea abies cao hùng vĩ được đưa về từ vùng Kočevje, nước Slovenia.

Buổi lễ cắt băng sẽ do Đức Hồng Y Giuseppe Bertello và Giám mục Fernando Vérgez Alzaga, là Chủ tịch và Tổng Thư ký của Thành phố Vatican chủ trì. Cùng ngày, vào buổi sáng, các phái đoàn từ Castelli và Kočevje sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến để đệ trình chính thức các món quà này.

Cảnh Chúa giáng sinh

Bộ tượng Chúa giáng sinh được tạo nên từ đồ gốm. Đây là một nghệ thuật được các sinh viên và giáo sư của Học viện Nghệ thuật "F.A. Grue", trường nghệ thuật hiện đại về thiết kế, được thực hiện trong thập niên 1965-1975, để giảng dạy về chủ đề Giáng sinh.

Quảng trường Thánh Phêrô sẽ được chiêm ngắm một phần của bộ sưu tập này gồm 54 bức tượng được trưng bày.

Cây Thông

Cây Thông được bứng từ Kočevje, một thị trấn trên sông Rinža, nằm ở khu vực Kočevsko là một trong những lãnh thổ của đất nước Slovenia, nơi thiên nhiên vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn nhất, vì rừng bao phủ 90% lãnh thổ. Từ xa xưa, loại thông này là biểu tượng của sự sinh sôi và trong truyền thống rất phổ biến, nó thường được sử dụng trong các dịp lễ như lễ hội mùng 1 tháng 5 hoặc lễ Giáng sinh.

Loại thông "Sgermova smreka" này là loại cao nhất ở châu Âu, có chiều dài 61,80 mét và nằm trên dẫy núi Pohorje ở Slovenia. Cây thông này có khoảng 300 năm tuổi, tán rộng 3 mét và thân cây to 54 cm và gốc rễ có đường kính hơn một mét.

Cây và khung cảnh Chúa giáng trần sẽ được trưng bày cho đến hết mùa Giáng sinh, nghĩa là kết thúc bằng Lễ Chúa chịu phép Rửa vào Chủ nhật ngày 10 tháng 1 năm 2021.
 
Pháp tiết lộ diễn biến vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Nice. Gương anh hùng của nạn nhân
Đặng Tự Do
19:05 30/10/2020


Công tố viên Jean-Francois Ricard đã có cuộc họp báo công bố các chi tiết liên quan đến vụ thảm sát kinh hoàng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Lên Trời ở thành phố Nice

Người thanh niên đã gây ra cuộc thảm sát này sinh năm 1999 và đến từ Tunisia. Sau khi bị cảnh sát bắn nhiều phát, y vẫn còn sống nhưng đang trong tình trạng thập tử nhất sinh. Căn cứ trên giấy tờ tìm được trên người hung thủ, y tên là Brahim Aouissaoui, 21 tuổi. Y đặt chân đến đảo Lampedusa của Ý vào ngày 20 tháng 9 và bị cách ly 2 tuần lễ tại đó. Chính quyền Ý đã trục xuất y vì không đủ tư cách tị nạn.

Công tố viên Ricard cho biết hắn đến Pháp trên một chiếc xe lửa từ Ý.

Ông cho biết đoạn phim CCTV của nhà ga cho thấy hắn ta đến Nice lúc 6:47 sáng. Khi đến nơi, y vào một nhà vệ sinh, thay đổi quần áo và cẩn thận thay luôn cả giày trước khi bước ra vào lúc 8:13 sáng và đi thẳng đến nhà thờ.

Theo ông Ricard, các đoạn phim giám sát và ghi âm trên điện thoại di động đã cung cấp cho nhà chức trách Pháp tiến trình của vụ tấn công khủng bố. Cảnh sát tin là có kẻ chỉ đường cho y qua điện thoại nên y đến thẳng nhà thờ.

Sau khi đi bộ 400 mét, hắn bước vào nhà thờ ngay trước 8:30 sáng và bắt đầu cuộc tấn công bằng một con dao dài 30 cm.

Cuộc tấn công bên trong nhà thờ kéo dài khoảng 30 phút trước khi cảnh sát địa phương can thiệp.

Công tố viên Ricard cho biết: “Một đội gồm bốn cảnh sát địa phương đã can thiệp. Lời khai của các cảnh sát viên, là những người phản ứng đầu tiên cho thấy rằng tên hung thủ tiến về phía họ với thái độ đe dọa và hét lên 'Allahu Akbar' buộc họ phải sử dụng súng gây tê liệt trước khi phải dùng súng bắn đạn thật bắn nhiều phát để ngăn chặn y đang lừ lừ vung dao tiến về phía họ.”

Cảnh sát sau đó đã khám nghiệm hiện trường và tìm thấy thêm hai con dao, cùng với một cuốn kinh Koran và hai điện thoại.

Ricard cho biết thêm: “Hai trong số ba nạn nhân chết ngay tại chỗ, trong khi người thứ ba chạy ra khỏi nhà thờ vào một quán cà phê gần đó, nơi cô cuối cùng cũng chết”.

Ricard cho biết: “Kẻ hành hung đã được chở đến bệnh viện để tiến hành phẫu thuật, hắn ta bị thương rất nặng và vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Thị trưởng thành phố Nice, là ông Christian Estrosi, là người đã vào tận bên trong nhà thờ. Ông mô tả cảnh tượng là rất kinh hoàng. Hung thủ ra tay rất dã man với người phụ nữ 60 tuổi đang cầu nguyện trong nhà thờ. Y đã cố gắng chặt đứt đầu chị ấy. Các cảnh sát viên cho biết khung cảnh chung quanh giếng rửa tội của nhà thờ nơi chị ấy bị giết rất khủng khiếp.

“Không nghi ngờ gì nữa, cách ra tay tàn bạo được sử dụng để chống lại thầy giáo dũng cảm Samuel Paty ở Conflans Sainte Honorine đã được lặp lại ở đây,” Công tố viên Ricard nói và bày tỏ hy vọng rằng các bác sĩ có thể cứu sống tên hung thủ để giúp trong việc dập tắt các tổ chức khủng bố Hồi Giáo cực đoan trên đất Pháp.

Các cuộc tấn công hôm thứ Năm, rơi vào đúng ngày sinh nhật của tiên tri Hồi Giáo Mohammad, xảy ra vào thời điểm người Hồi giáo đang gia tăng những cuộc biểu tình giận dữ trên toàn cầu chống lại Pháp.

Sau vụ giết hại thầy giáo Paty ở Conflans-Sainte-Honorine vào ngày 16 Tháng 10 vừa qua, tổng thống Emmanuel Macron nói Pháp đã tham gia vào một cuộc chiến “sống còn” đối với Hồi giáo cuồng tín.

Những lời bình luận và sự ủng hộ của ông đối với việc xuất bản những bức tranh biếm họa gây tranh cãi về nhà tiên tri Hồi Giáo của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo đã làm dấy lên các cuộc biểu tình giận dữ trên khắp thế giới Hồi giáo, với những bức ảnh của tổng thống bị đốt cháy và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.

Bà Luciana Lamorgese, Bộ trưởng Nội vụ Ý hôm thứ Sáu xác nhận rằng thủ phạm đã có lệnh trục xuất vào ngày 9 tháng 10 nhưng không cho biết liệu Ý có hành động nào đã được thực hiện để bảo đảm rằng hắn ta tuân thủ quyết định này hay không.

Bà Luciana gọi cuộc tấn công hôm thứ Năm ở Pháp là “một cuộc tấn công vào Âu châu. Đừng quên rằng Lampedusa, Ý, là cửa ngõ vào Âu châu.”

Có vẻ như Ý đang muốn đóng lại trại Lampedusa.

Bốn người lính với súng trường thường xuyên đi ngang qua các nhà thờ ở Nice, trong khi hàng dài giáo dân đến đặt hoa và nến ở lối vào, cầu nguyện cho ba nạn nhân.

Công tố viên Ricard cho biết các nạn nhân gồm Vincent Loques, là ông từ nhà thờ 55 tuổi, một người cha của hai đứa trẻ. Arahmi Ihou, chủ một quán cà phê internet bên cạnh, đã thương tiếc anh ấy là một người “rất tốt với tất cả mọi người - mọi người thuộc mọi quốc tịch”.

Một nạn nhân khác là Simone Barreto Silva, người Brazil, 44 tuổi, là bà mẹ ba con đã chuyển đến Pháp để tham gia một nhóm vũ công do chị gái dẫn đầu và làm công việc chăm sóc người già. Silva là một phụ nữ rất linh hoạt, vui tính và ngoan đạo. Ivana Gomes Amorim, bạn của cô, nói với các phương tiện truyền thông Pháp.

“Đây là nhà thờ của tôi, nơi tôi đã kết hôn và rửa tội cho các con tôi và là nơi tôi đến và cầu nguyện,” giáo dân Eliane Bacchetta nói. “Hôm qua, con gái tôi đã ở đây với đứa con nhỏ của nó, và nó đã ở đó khi sự việc xảy ra - đứa trẻ 4 tuổi bị kinh hoàng rất nặng.”

Các nhân chứng cho biết:

“Mặc dù bị thương, Simone Barreto Silva đã cố chạy và la làng lên báo động, ngăn chặn một thảm kịch lớn hơn.”

Nhờ hành động can đảm này của cô, 4 cảnh sát địa phương đã can thiệp nếu không sẽ có thêm nhiều người phải chết.

Trước khi qua đời, Simone Barreto Silva nói: “Hãy nói với gia đình tôi, tôi yêu mến họ”.

Công tố viên Ricard cho biết nạn nhân thứ ba là một phụ nữ 60 tuổi đã bị chặt đầu. Gia đình nạn nhân chưa muốn cho nêu danh tính.

Trong một diễn biến khác, Pháp cho biết đã bắt được một người đàn ông 47 tuổi là kẻ đã chỉ đường cho thủ phạm để đi từ nhà ga Nice đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Lên Trời của thành phố.


Source:Reuters
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bão Lụt Miền Trung - Tin Cập Nhựt Hóa
Lm Francis Lý văn Ca
03:13 30/10/2020
Bão Lụt Miền Trung - Tin Cập Nhật Hóa.

Linh mục Phaolô Nguyễn Minh Sáng giáo xứ Phù Kinh Địa chỉ: xã Phù Hoá, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Linh mục Phêrô Nguyễn Huy Lưu giáo xứ Xuân Tình Địa chỉ: xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh... vừa gửi cho tôi những hình ảnh cập nhựt hóa bão lụt Miền Trung… kèm bản tin ngắn sau đây:

Xem Hình

Hôm nay, ngày 28 tháng 10 năm 2020, Miền Trung đang phải sống trong sự lo sợ vì cơn bão số 9 đang hoành hành. Trong 2 tuần trước miền Trung bị chìm trong biển nước, nhiều nhà cửa bị trôi, nhiều con đường bị xóa, hàng trăm người bị chết và mất tích. Thật đau thương vì có đến gần 200 người chết và mất tịch, có những người chết đến hôm nay vẫn chưa tìm thấy xác, những cảnh đời đau thương khi phải mất đi những người thân, mất đi tài sản, trâu bò gia sức, gia cầm, nhà cửa… Cơn lũ đi qua, cơn bão số 9 đang càn quét, có thể nó sẽ đem tiếp những cơn lũ quét, làm cho vết thương chưa kịp lành lại càng đau nặng hơn.

Hôm nay, 30.10. chúng tôi nhận thêm những tin buồn thê thảm: “Lệnh Sơ Tán” Theo dự báo của Cơ Quan Khí Tượng Thủy Vân… khoảng 12 giờ trưa ngày 28.10.2020 bão số 9 đã đi vào các tỉnh Quảng Nam đến Bình Định; từ đêm 28.10.2020 đến ngày 31.10.2020 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình mưa rất to. Riêng khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi mưa trên 500mm.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa. Lũ và đảm bảo an toàn tính mạng cho dân cư các vùng trọng yếu dễ bị sạt lở đất, ngập lụt… đến nơi an toàn… 5 địa phương phải tổ chức di dời dân:

• Xã Tân Lộc, người dân ven núi tại thôn Tân Thành.

• Xã Hồng Lộc, người dân ven núi tại thôn Trung Sơn và Trường An.

• Thị Trấn Lộc Hà, người dân tại Chùa Kim Dung, thôn Phú Nghĩa.

• Xã Hộ Độ, người dân tại thôn Nam Hà.

Thời gian Sơ Tán dân yêu cầu trước 10 giờ sáng ngày 29.10.2020… Các địa phương còn lại theo tình hình diễn biến của cơn mưa, lũ chủ động di dân tại các vùng dễ ngâp ủng, ven cửa sông, cửa biển, các hộ gia đình neo đơn, yếu thế…

Sáng hôm nay 30.10.2020, chúng tôi nhận được tin TP Nghệ An và Hà Tĩnh ‘NGẬP NƯỚC NHƯ BIỂN HỒ RỒI’. Hình ảnh trong Link dưới đây, chúng tôi nhận được từ Văn Phòng của TGM Hà Tĩnh.

https://drive.google.com/drive/folders/1-UllaPfUibnxXIyn1DYz-thI4FulLSjK

Mọi đóng góp cho việc cứu trợ trong Địa Bàn GP Hà Tĩnh xin gửi qua địa chỉ đường Link dưới đây cùng đăng lại bức tâm thư của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục Chính Toà GP Hà Tĩnh:

http://vietcatholic.org/Media/keugoi.pdf

Lm Francis Lý văn Ca
 
Văn Hóa
Mầu nhiệm Các Thánh củng thông công
Lm. Xuân Hy Vọng
12:08 30/10/2020
MẦU NHIỆM CÁC THÁNH THÔNG CÔNG

Ai đó đã từng trải lòng:
Một màu tim tím xếp vòng hoa tươi,
Tang thương rủ rượi khóc người
Chia tay từ giã cuộc đời dương gian.
Dẫu còn nguy khó gian nan,
Chan hoà xen lẫn muôn vàn hân hoan.
Giờ này quỳ trước thiên nhan
Cầu thay nguyện giúp bình an tâm hồn
Hằng ngày liên lỉ suy tôn
Hoà cùng thần thánh chẳng còn khóc than.
Vui hưởng vinh phúc thiên đàng
Lữ hành cất bước chứa chan lòng thành
Ngày đêm can đảm hùng anh
Đức tin sáng tỏ vượt nhanh qua ghềnh.
Hy sinh, nguyện gẫm cho nên
Hồng ân Thánh Lễ không quên ghi lòng
Mầu nhiệm chư Thánh Thông Công
Các Đẳng linh hồn hoài mong hợp đoàn.
Ngày nào chẳng còn lo toan
Quây quần bên Chúa hỉ hoan muôn đời.

Lm. Xuân Hy Vọng
Ishigaki, 10. 2019
 
VietCatholic TV
Nữ tu Simone Campbell và trào lưu chống Tổng thống Trump bằng mọi giá bất kể giáo huấn Giáo Hội
Giáo Hội Năm Châu
04:56 30/10/2020


1. Người Công Giáo bỏ phiếu cho Trump có phải chỉ vì một vấn đề duy nhất là chống phá thai

Nữ tu Simone Campbell là người 2 lần tham dự tích cực đại hội Đảng Dân Chủ chính thức đề cử ứng cử viên tổng thống năm 2016 và năm 2020. Dù tầm cỡ bà không thể so sánh với Đức Hồng Y Dolan của New York, nhưng sự tham dự tích cực liên tiếp hai lần của một nhà hoạt động xã hội đã có những đóng góp đáng kể trong 16 năm qua được Đảng Dân Chủ đánh giá cao.

Theo National Catholic Reporter, Bà vốn đứng đầu nhóm tranh đấu xã hội gọi là Các Nữ Tu Trên Xe Búyt từ năm 2004. Nhưng nhóm này được thành lập từ năm 1971 với mục tiêu tranh đấu: bảo vệ môi trường, giảm nghèo và chống đối chiến tranh Việt Nam.

Ngày 20 tháng 10 vừa qua, bà tuyên bố rời vai trò lãnh đạo nhóm. Tuy nhiên, sẽ chỉ rời chức vụ vào tháng 3 năm 2021, vẫn còn dư thì giờ để vận động cho liên danh Biden-Harris, liên danh mà bà cho rằng tranh cử với nhiều vấn đề tích cực, không như liên danh Trump-Pence chỉ mạnh về một vấn đề duy nhất là chống phá thai.

Bà nói với National Catholic Reporter rằng năm 2016, hội đồng quản trị nhóm dự định để bà rời vai trò lãnh đạo vào năm 2018. Nhưng việc bầu Donald Trump làm tổng thống đã thay đổi kế hoạch ấy. “Tôi không thể rời chức vụ. Điều ấy bất khả”. Bà nói như thế, rất tự hào trở thành công cụ chính trị.

National Catholic Reporter vì thế viết rằng “dù Mạng Lưới tránh không ủng hộ các ứng cử viên đặc thù trong các cuộc bầu cử trước đó, năm nay, họ phát động một chiến dịch chuyên biệt nhắm vào Trump vì đã không nhất quán với các giá trị Công Giáo. Một chủ trương chính trong các sứ điệp của họ là khuyến khích người Công Giáo trở thành các cử tri của nhiều vấn đề chứ không chỉ chuyên chú vào việc phá thai”.

Cách nhìn người Công Giáo ủng hộ Trump như các cử tri chỉ chuyên chú vào một vấn đề duy nhất là chống phá thai cũng đã được ít nhất hai Giám Mục Hoa Kỳ chia sẻ là Đức Cha Mark J. Seitz của El Paso, Texas và Đức Cha McElroy của San Diego, California.

Về Đức Cha Seitz, ta có bài “Bishop Seitz: Single-issue voting has corrupted Christian political witness”. Về Đức Cha McElroy, ta có bài “Bishop McElroy: Abortion is a pre-eminent issue for Catholics. But not the only one”. Cả hai bài đều đăng trên tạp chí America của các Cha Dòng Tên Hoa Kỳ, một tạp chí hết lòng vận động cho liên danh Biden-Harris. Và cả hai Giám Mục đều là Giám Mục của các giáo phận ở biên giới Mỹ - Mễ Tây Cơ, nơi có bức tường ngăn cách mà nhìn từ phía nào cũng là để ngăn chặn di dân “không có giấy tờ”.

Nhưng cả Campbell lẫn Seitz và McElroy đều cho rằng họ không chỉ nhìn bức tường mà thôi. Họ nhìn nhiều điều khác. Và họ lên mặt dạy đời đừng chỉ nhìn một điều.

Thậm chí khi đề cập đến hai điểm yếu của liên danh Biden-Harris là ủng hộ phá thai và châm ngòi cho các cuộc tranh luận về các vấn đề vốn được hiến pháp che chở về tự do tôn giáo, Đức Cha Seitz cũng đổ lỗi cho tầm nhìn “một vấn đề” của người Công Giáo. Chúng là những “phát súng ngược” (backfire) đối với tầm nhìn này.

Thực ra, người Công Giáo ủng hộ Trump có phải là các cử tri chỉ chuyên chú vào một vấn đề duy nhất là phá thai hay không? Xin trả lời ngay là không. Chính Đức Cha McElroy, trong bài báo trên, cũng phải thú nhận rằng “Thảm kịch đối với các cử tri Công Giáo, những người vốn là tín hữu và coi trọng đức tin của mình, là, vào lúc này, cơ cấu đảng phái của nền chính trị Hoa Kỳ đã tuyệt đối chia giáo huấn Công Giáo thành hai nhánh. Có một số vấn đề, nói chung, Đảng Cộng Hòa đại diện cho giáo huấn của Giáo Hội tốt hơn nhiều: phá thai là một, trợ tử, nhiều vấn đề về tự do tôn giáo. Và rồi có một số vấn đề trong đó Đảng Dân Chủ [đại diện cho giáo huấn của Giáo Hội]: thay đổi khí hậu, các vấn đề nghèo đói và phân biệt chủng tộc”.

Quả thực ngoài vấn đề chống phá thai ra, người Công Giáo còn ủng hộ những ai, theo họ, tích cực bênh vực tự do tôn giáo, bênh vực quan điểm đứng đắn nhất về định nghĩa hôn nhân và gia đình, bênh vực quyền được chọn hình thức giáo dục thích đáng cho con cái họ. Và trên thực tế, trong đời thực của họ, họ là những người thực sự bênh vực và đấu tranh cho người nghèo, người bị xã hội đẩy qua bên lề, thăng tiến phẩm giá họ... Đức ái của họ bao trùm tất cả mọi người. Những người như Nữ tu Campbell, miệng luôn tự hào về công lý xã hội, thực tế không biết có thực sự giúp đỡ về mọi mặt kể cả nuôi ăn, cung cấp chỗ ở và phương tiện sống cho người nghèo bằng một hội viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus hay không. Khi quyền lợi người nghèo bị chà đạp, họ không ngần ngại đứng về phía người nghèo để tranh đấu dù chống lại những người được họ bầu lên.

Về tự do tôn giáo, Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver từng cho rằng “tự do tôn giáo nằm trên lá phiếu của bạn” (VietcatholicNews, 28/Sep/2020) và “nay là lúc để chúng ta đứng lên giành chỗ đứng cho niềm tin Công Giáo trong đời sống công cộng”. Biden tự hào là người Công Giáo ngoan đạo, lần tràng hạt hằng ngày, nhưng có lúc nào ông lên tiếng phản đối những kẻ đốt phá nhà thờ, đập phá ảnh tượng Thánh, tấn công các linh mục chưa. Những tiểu bang Hoa Kỳ nặng tay nhất với việc thực hành đạo của người Công Giáo nhân dịp Covid-19 do Cộng Hòa hay Dân Chủ lãnh đạo?

Đức Tổng Giám Mục Aquila cho rằng những cuộc tấn công gần đây “nhằm nhục mạ và gạt người Công Giáo ra bên ngoài xã hội và tăng ảnh hưởng của những người không chấp nhận thiết kế của Thiên Chúa dành cho bản chất con người”.

Thành thử, trong cuộc bầu cử sắp tới, theo Đức Tổng Giám Mục Aquila, quan tâm hàng đầu của người Công Giáo là: ai sẽ bảo vệ sự sống con người ở mọi giai đoạn [không phải chỉ ở giai đoạn sắp sinh]? Ai sẽ bảo vệ hôn nhân tự nhiên và gia đình? Và cuối cùng, ai sẽ bảo vệ tự do tôn giáo, bảo vệ lương tâm và quyền của con người được sống theo đức tin của họ trong mọi lĩnh vực xã hội?”.

Như thế, người Công Giáo ủng hộ Trump đâu phải chỉ có một vấn đề duy nhất để xem xét. Với họ, như Đức Tổng Giám Mục Aquila viết, “Không thể là một người Công Giáo tốt mà lại ủng hộ việc phá thai hoặc hỗ trợ tự tử, cổ vũ tình dục không tự nhiên, hoặc tìm cách đẩy những người có đức tin ra khỏi nơi công cộng. Những người làm như vậy – dù là Công Giáo hay không - đang giúp làm rỗng nền văn hóa”.

Trong cuộc phong vấn của Sebastian Gomes đăng trên America ngày 19 tháng 10, 2020, Tiến sĩ George Weigel cho hay cử tri Công Giáo không phải chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất, trái lại họ quan tâm đến nhiều vấn đề: vấn đề phá thai, vấn đề hôn nhân tự nhiên, vấn đề được thi hành trọn vẹn tự do tôn giáo, tự do lương tâm không phải tham gia một số sinh hoạt bị coi là xâm phạm đến các xác tín trong lương tâm của họ.

Ông nhấn mạnh đến tự do tôn giáo khi nhận định rằng “Các cử tri Công Giáo nên cân nhắc không những các ứng cử viên tổng thống cá thể mà cả những gì đảng của họ, cương lĩnh và chính phủ của họ sẽ làm để bảo vệ hoặc xâm hại tự do tôn giáo”.

Theo ông, điều bất hạnh là cương lĩnh Dân Chủ năm 2020 “là một đe dọa thực sự cho tự do tôn giáo. Nó đe dọa tẩy bỏ tự do tôn giáo và rút gọn nó vào việc chọn lựa lối sống bản thân hơn là coi tự tôn giáo như một vấn đề bảo vệ các chuyên gia, thí dụ bác sĩ, y tá, các người cung cấp việc chăm sóc sức khỏe khỏi bị luật pháp đòi phải thực hiện các hành động bị coi là vô luân cách trầm trọng”.

Phò sinh là phò nhiều thứ quyền căn bản khác

Phe ủng hộ Dân Chủ và do đó liên danh Biden-Harris cố tạo hình ảnh méo mó cho người Công Giáo khi gọi họ là các cử tri của một vấn đề duy nhất đó là chống phá thai. Nữ tu Bác sĩ Deirdre “Dede” Byrne từng đã điều chỉnh lối tô vẽ ấy khi cho rằng người Công Giáo phò sinh chứ không chỉ chống phá thai. Họ phò sinh ở mọi giai đoạn của cuộc sống từ lúc tượng thai tới lúc chết tự nhiên. Dĩ nhiên, họ cảm thương và đấu tranh mạnh hơn cả cho lớp người không có bất cứ phương tiện nào trong tay để tự bảo vệ khi chính người mẹ của họ quyết giết họ, đó là các trẻ chưa sinh. Không bảo vệ lớp người này là không hề có ý định tốt lành nào khi bảo vệ những người dù sao cũng có “phương tiện” để tự bảo vệ mình. Có thể để phục vụ chính quyền lợi mình khi tranh cử hay khi muốn đẩy mạnh một ý thức hệ nào đó để có chỗ đứng trong xã hội, để người đời ca ngợi, không biết được!

Tuy nhiên, nguyên việc phò sinh các em bé chưa sinh thôi cũng bao gồm nhiều vấn đề quan trọng khác. Về khía cạnh này, thiển nghĩ Đức Cha Edward Malesic có cái nhìn thấu đáo, một cái nhìn phản ảnh quan điểm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài là Giám Mục giáo phận Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ. Trong thông điệp gửi giáo phận vào ngày 30 tháng 9, 2020, về cuộc bầu cử sắp tới, ngài nhắc lại quyết nghị chung của các Giám Mục Hoa Kỳ khi quả quyết rằng “đe dọa phá thai vẫn là ưu tiên nổi bật hàng đầu (preeminent) của chúng ta vì nó trực tiếp tấn công chính sự sống và vì con số sinh mạng bị hủy diệt”.

Tại sao là một ưu tiên “nổi bật hàng đầu” thì câu trích dẫn trên đã phần nào giải thích rồi, nhưng theo Đức Cha Malesic, nó còn một lý do khác: “giáo huấn nhất quán của Giáo Hội về sự ác nội tại là phá thai còn tìm cách bảo vệ mọi quyền lợi khác nữa. Chúng ta không phải là một Giáo Hội “chỉ có một vấn đề duy nhất”; có những quyền lợi cực kỳ quan trọng khác mà chúng ta phải bảo vệ, chắc chắn như thế; nhưng các quyền lợi phụ trội đó phát xuất từ và là bắt rễ từ quyền nền tảng đối với sự sống”.

Ngài nhắc lại giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II khi quả quyết rằng “Trên hết, những tiếng kêu chung, rất chính đáng đưa ra nhân danh các nhân quyền, thí dụ, quyền có sức khỏe, có nhà ở, có việc làm, có gia đình, có văn hóa, đều giả tạo và ảo tưởng nếu quyền sống, tức quyền căn bản và nền tảng nhất và là điều kiện của mọi quyền bản thân khác, không được bảo vệ một cách cương quyết” (Christifideles laici, No. 38).

Sau đó, ngài nhắc lại hướng dẫn của các Giám Mục Hoa Kỳ trong văn kiện “Forming Consciences for Faithful Citizenship”: “một cử tri Công Giáo không thể bỏ phiếu cho một ứng cử viên ủng hộ một chính sách cổ vũ một hành vi xấu từ trong nội tại, như phá thai, an tử, trợ tử, buộc công nhân hay người nghèo phải chịu các điều kiện sống dưới mức nhân bản, tái định nghĩa hôn nhân một cách vi phạm ý nghĩa yếu tính của nó, hay các hành vi kỳ thị chủng tộc, nếu ý định của cử tri là ủng hộ chủ trương đó... Đồng thời, một cử tri không nên dùng việc ứng cử viên chống đối một sự ác từ trong nội tại để biện minh cho việc dửng dưng hay không lưu ý tới những vấn đề luân lý quan trọng khác liên quan tới sự sống và phẩm giá con người”.

Căn cứ vào các vấn đề liệt kê trên thì những người ủng hộ Trump hay Đảng Cộng Hòa không hề chỉ được một cái “tick” duy nhất như Mạng Lưới đấu tranh hành lang của Nữ Tu Campbell, Giám Mục Seitz hay Giám Mục McElroy, rêu rao. Họ được nhiều cái “tick” nếu không hơn thì cũng không kém những người ủng hộ Biden. Nhưng cái “tick” bao trùm nhiều cái “tick” khác thuộc về họ chứ không thuộc những người như Campbell!

Do đó, Đức Cha Malesic kết luận rằng “khi bỏ phiếu, chúng ta không nên dửng dưng đối với các chủ trương và chính sách có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tự do tôn giáo, làm xói mòn gia đình truyền thống, hay làm khó cho người nghèo có được giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khỏe thỏa đáng. Chúng ta phải thận trọng việc làm thế nào điều chỉnh hệ thống nhập cư đang bị vi phạm, giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn khắp thế giới, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, bảo vệ môi trường và cố gắng đạt được các giải pháp nhân đạo cho cuộc tranh chấp và chủ nghĩa khủng bố hoàn cầu’.

Ngài nhấn mạnh: “nhưng, xin nói rõ ràng, mặc dù có nhiều chính nghĩa được Giáo Hội của chúng ta tranh đấu cho và lớn tiếng nói tới, quyền sống phải được chúng ta dành cho một xem xét tột bậc để người ta có cơ hội bảo đảm được mọi lợi ích khác mà sự sống vốn có thể cung cấp”.

Xét cho cùng, giữa hai điều xấu, ta nên chọn điều ít xấu hơn. Và người Công Giáo không hề là các cử tri chỉ bỏ phiếu vì một vấn đề có tầm quan trọng y như mọi vấn đề khác.

2. Cuộc bầu cử 2020: Một thời khắc Công Giáo mới. Tâm thư của hệ thống truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN.



Hệ thống Truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN, tức là Lời Vĩnh Cửu, vừa đưa ra một bức tâm thư gởi các tín hữu Công Giáo là cử tri trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 11 tới đây.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Ngày 3 tháng 11 tới đây, giống như mọi thứ khác trong năm 2020, sẽ rất khác so với những ngày bầu cử trước đây, khi mùa vận động tranh cử được kết thúc với việc các công dân thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của họ tại thùng phiếu.

Năm nay, việc sử dụng rộng rãi các lá phiếu gửi qua đường bưu điện trong thời kỳ đại dịch có thể trì hoãn việc kiểm phiếu cuối cùng trong nhiều ngày, thậm chí có thể là vài tuần. Sau đó, có những lo ngại rằng một khi các kết quả được công bố, những con số này có thể bị thách thức vì những cáo buộc gian lận bầu cử hoặc đàn áp cử tri. Và dù ai thắng cuộc bầu cử này đi chăng nữa, cũng sẽ có nỗi sợ hãi về tình trạng bất ổn xã hội leo thang sau đó.

Sự hỗn loạn xã hội và cuộc chiến ý thức hệ đang khuấy động đất nước chúng ta trong tám tháng qua đã làm dấy lên những lo ngại về tương lai của chúng ta.

Sự chia rẽ đau đớn đã làm tổn thương gia đình và tình bạn của chúng ta và làm hỏng diễn trình chính trị ở quốc gia này. Cách sống của chúng ta, từ chế độ pháp quyền đến hệ thống chính quyền của chúng ta, đang bị đe dọa. Niềm tin xã hội đã bị phá vỡ khi tình trạng đóng cửa vì đại dịch coronavirus đã làm lỏng lẻo hơn nữa mối liên kết của cộng đồng và khiến hàng triệu người Mỹ rơi vào cảnh khốn cùng về kinh tế.

Làm sao người Công Giáo có thể đưa ra chứng tá trong giờ phút này?

Tương lai của đất nước chúng ta có thể được quyết định bởi cách người Công Giáo làm chứng trước và khi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này. Và chứng tá đó được tìm thấy trong cách chúng ta bền đỗ đón nhận mệnh lệnh yêu thương của Chúa Giêsu Kitô.

Hành động quan trọng nhất mà chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc bầu cử này, và sau khi nó được quyết định, là “hãy yêu mến lẫn nhau”. Chu kỳ bầu cử đã chia rẽ và thách thức những người Công Giáo tốt lành, ngay cả trong các mái gia đình của họ.

Không có tương lai cho quốc gia của chúng ta nếu tình yêu trở nên nguội lạnh - đặc biệt là tình yêu đối với những thai nhi chưa chào đời, đối với người di cư, đối với sự thánh thiêng của cuộc sống người da đen và đối với tất cả những người sống trong nghèo đói và bị loại trừ - nhưng chúng ta có quá nhiều bằng chứng trên khắp đất nước về tình yêu trên thực tế, đang ngày càng lạnh và sự tức giận của mọi người đang ngày càng nóng lên. Tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra tiếp theo, nhưng đặc biệt là những người Công Giáo, những người được Chúa Giêsu Kitô ban huấn lệnh rõ ràng là phải yêu thương người khác - từ kẻ thù của chúng ta (Mt 5:44) cho đến những người lân cận (Lc 10: 25-37) và anh chị em đồng đạo của mình. (Ga 15: 9-17).

Tình yêu là thứ không thể thương lượng trong cuộc bầu cử này, và chỉ có tình yêu mới có khả năng đánh bại những bất ổn và thậm chí những bạo lực đang leo thang trong lòng con người: Tình yêu dành cho mỗi người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, tình yêu đối với kẻ thù chính trị của chúng ta và tình yêu đối với đất nước của chúng ta sẽ ngăn ngừa các rối loạn lớn hơn và giúp thiết lập công lý và hòa bình thực sự trong xã hội. Nhưng tình yêu thương phải bắt đầu từ gia đình, và nó phải bắt đầu bằng việc chúng ta hoàn toàn tuân theo những gì Chúa Giêsu đã truyền.

Khi cuộc bầu cử này kết thúc, người Công Giáo sẽ phản ánh về kết quả. Nhưng dù cử tri lựa chọn thế nào, một số thực tế sẽ vẫn còn:

Chúng ta là một xã hội bị chia rẽ, phân cực và phân tán, và không có cuộc bầu cử nào có thể dễ dàng sửa chữa những rách nát trong nền văn hóa Mỹ.

Chừng nào nạn phá thai vẫn còn ở tâm điểm của sự chia rẽ, chúng ta sẽ là một đất nước tan nát và đau khổ về tinh thần.

Đối với những người Công Giáo, chúng ta được kêu gọi đừng coi cuộc bầu cử là một việc đã xong. Bất kể kết quả như thế nào, đây sẽ là thời điểm để học hỏi các nhân đức quan trọng và sống những nhân đức ấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và trong cách chúng ta tiến về phía trước vào tháng Giêng với chính phủ mà chúng ta đã bầu chọn.

Chúng ta cần tích cực tham gia vào việc liên tục tìm kiếm các cải cách chính trị và xã hội, vì chúng ta đã từng ở trong những thời đại trước đây được đánh dấu bằng các mô hình tương tự liên quan đến bất công xã hội và bất ổn chính trị. Các tổ chức công quyền của chúng ta phản ánh các giá trị và thói quen của người dân Mỹ. Để đổi mới chúng, chúng ta cần tìm kiếm sự hoán cải của chính mình và củng cố các nhân đức của chính mình.

Sứ mệnh bảo vệ nhân phẩm và tự do của con người không kết thúc với bất kỳ cuộc bầu cử nào. Tương tự như vậy, việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo phải được tiếp tục, bất kể người nào chiếm giữ được Tòa Bạch Ốc và đảng chính trị nào nắm giữ đa số tại Thượng viện và Hạ viện.

Cuối cùng, với tư cách là người Công Giáo, chúng ta biết rằng chính trị không bao giờ là tối thượng. Nó không phải là nguyên nhân cho niềm hy vọng của chúng ta, và nó cũng không phải là mục đích cuối cùng của cuộc đời chúng ta. Chúa Giêsu mới là Chúa của chúng ta, mới là niềm hy vọng đích thực của chúng ta. Năm bầu cử này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải làm chứng cho sự thật cứu độ này.


Source:National Catholic Register
 
Cha sở ở Louisville kêu gọi giáo dân tha thứ và cầu nguyện cho một kẻ đốt bàn thờ đã bị cảnh sát bắt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:47 30/10/2020

1. Một người đàn ông bị bắt sau khi phá hoại bàn thờ của một nhà thờ Công Giáo ở Louisville

Cha sở của một nhà thờ Công Giáo ở Louisville xác nhận với các phương tiện truyền thông địa phương rằng một người đàn ông đã bị bắt vì đã làm hỏng bàn thờ của nhà thờ vào hôm Chúa Nhật 25 tháng 10.

Trong một lá thư viết cho anh chị em giáo dân của Nhà thờ Công Giáo Thánh Mạc-tin thành Tours ở Phoenix Hill, Cha Paul Beach cho biết một người đàn ông “có vẻ như đang bị ảnh hưởng bởi một cơn say ma túy” đã vào nhà thờ và làm hỏng bàn thờ.

Cha cho biết một nhân viên bảo vệ đang làm nhiệm vụ đã gọi cảnh sát.

“Cảnh sát đã phản ứng nhanh chóng và đông đủ để khuất phục cá nhân này mà không bị tổn thương. Tôi rất biết ơn vì việc thi hành nhiệm vụ đáng khen ngợi của họ,” Cha Beach viết.

Cha cho biết không có gì bị hư hại bên trong cung thánh nằm trong tình trạng không thể thay thế được và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho người bị bắt. Ngài cũng cho biết nhà thờ tự hào vì luôn mở cửa suốt ngày và mọi ngày.

“Điều đầu tiên tôi yêu cầu anh chị em là cầu nguyện cho linh hồn khốn khổ đã thực hiện những hành vi này, là người rõ ràng là đang gặp rắc rối. Anh ta hiện đang bị cảnh sát giam giữ và sẽ bị truy tố về tội ác của mình. Xuất phát từ lòng bác ái Kitô Giáo, chúng ta phải cầu nguyện cho anh ta.”

Danh tính của nghi phạm không được tiết lộ trong bức thư mục vụ của Cha Beach, cũng như cáo buộc chống lại anh ta.


Source:News Break

2. Đức Cha Mark Seitz, Giám Mục El Paso yêu cầu cầu các linh mục làm nhiều thánh lễ hơn để đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus

Sự gia tăng các trường hợp nhiễm coronavirus trong khu vực đã làm tràn ngập các bệnh viện địa phương tại El Paso, Texas.

“Toàn bộ cộng đồng của chúng ta đang phải rất lo lắng về số lượng các trường hợp dương tính chưa từng có được báo cáo trong các ngày qua. Rõ ràng loại virus này, là mối đe dọa chết chóc đối với nhiều người, đang lây lan chưa được kiểm soát vào thời điểm này,” Đức Cha Seitz cho biết trong một tuyên bố bằng video hôm 22 tháng 10.

Theo AP, các quan chức y tế quận El Paso báo cáo rằng tính đến ngày 25 tháng 10 quận đã có 772 trường hợp nhiễm coronavirus mới, một ngày sau khi có các báo cáo cho rằng đã có 1,216 trường hợp nhiễm bệnh mới được báo cáo trong toàn tiểu bang. Quận El Paso hiện chiếm 20% tổng số ca nhiễm coronavirus mới ở Texas.

Trong một thông báo đưa ra hôm 25 tháng 10, quận El Paso cho rằng các bệnh viện trong khu vực đã được “căng hết công suất” và ban hành lệnh cô lập trong nhà cho người dân El Paso, cùng với lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng. Các bệnh viện địa phương quá tải được báo cáo đã gửi bệnh nhân đến các bệnh viện trong khu vực San Antonio, và thống đốc Texas đã cho phép trung tâm hành chính của thành phố được sử dụng để tăng thêm ít nhất 50 giường bệnh.

Đức Cha Seitz lưu ý trong tuyên bố của ngài rằng, theo các quan chức y tế, các nguồn lây lan chính của coronavirus là các cửa hàng và nhà hàng.

“Tin tức tốt lành duy nhất từ cuộc họp báo của thị trưởng là hiện nay, không có trường hợp nhiễm bệnh nào có nguồn gốc từ bất kỳ nhà thờ Công Giáo nào của chúng ta. Chúng tôi tin rằng giới hạn của chúng ta đối với sức chứa có thể tụ họp trong các nhà thờ, cộng với các quy trình an toàn được áp dụng cẩn thận sẽ tiếp tục bảo đảm rằng mọi người có thể tham dự Thánh lễ mà không gặp rủi ro nghiêm trọng.” Tuy nhiên, ngài lưu ý rằng những người mắc bệnh mãn tính hoặc lớn tuổi và do đó thuộc nhóm nguy cơ cao hơn nên “hạn chế tham gia vào thời điểm này”. Đức Cha cũng khuyến khích các mục tử nên xem xét việc tăng thêm các thánh lễ để giảm bớt số người tham dự trong các thánh lễ.

“Tôi kêu gọi anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho toàn thể cộng đồng của chúng ta và đặc biệt là cho những người bị bệnh vào lúc này, và cho các nhà lãnh đạo của chúng ta. Tôi cũng xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Hãy yêu thương nhau, chúng ta sẽ vượt qua những khoảng thời gian khó khăn này. Xin Chúa phù hộ cho anh chị em.”

Donald “Dee” Margo là thị trưởng El Paso. Ông là một đảng viên Đảng Cộng Hòa nên người ta tin tưởng các con số báo cáo là đúng sự thật. Một số thành phố do đảng Dân Chủ kiểm soát đã đưa ra các con số giả nhằm mục đích chính trị trong cuộc bầu cử sắp đến.


Source:Catholic News Agency

3. Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố kết thúc Tuần Cửu Nhật trước lễ tuyên Chân Phước cho cha McGivney

Hôm 30 tháng 10, các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã kết thúc Tuần Cửu Nhật trước lễ tuyên Chân Phước cho cha McGivney. Trong tuần chín ngày này, các tham dự viên suy tư về những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của cha McGivney, kể cả việc mục vụ, lòng bác ái đối với người nghèo, sự nâng đỡ của cha dành cho đời sống gia đình và Giáo hội tại gia.

Mỗi ngày trong tuần cửu nhật, có những kinh các tín hữu đọc để xin cha McGivney cầu bầu, cũng như suy niệm về các nhân đức cần noi theo. Ngoài ra, cũng có kinh cầu cho việc phong hiển thánh của cha, tức là cần có thêm một phép lạ được Bộ Phong Thánh chứng thực.

Trong thông cáo, ông Carl Anderson, thủ lãnh Hội Hiệp sĩ Colombo, nói rằng: “Chúng ta cầu nguyện để việc phong chân phước cho cha McGivney mang lại nhiều ân phúc, để chúng ta được tấm gương nhân đức của cha soi sáng trong việc thực hành đức tin, qua những hoạt động tốt đẹp, mưu ích cho các gia đình, xứ đạo và cộng đoàn của chúng ta”.

Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney đã được cử hành ngày thứ Bảy 31 tháng 10, tại nhà thờ chính tòa thánh Giuse, ở thành phố Hartford, bang Connecticut.

Hội Hiệp sĩ Colombo do cha McGivney sáng lập năm 1882, hiện nay là một hội nam giáo dân Công Giáo lớn nhất, với gần hai triệu đoàn viên, tại hơn 12 quốc gia, nhất là ở Bắc Mỹ. Năm ngoái, các Hiệp sĩ đã làm việc thiện nguyện hơn 77 triệu giờ và đóng góp 187 triệu Mỹ kim cho các quỹ bác ái.

Cha Michael McGivney sinh tại Waterbury, bang Connecticut năm 1852. Sau khi thụ phong linh mục tại Baltimore năm 1877, lúc 25 tuổi, cha phục vụ cộng đoàn những người Ailen di cư sang Mỹ, ở thành phố New Haven. Trong bầu không khí bài Công Giáo bấy giờ, cha đã thành lập Hội Hiệp sĩ Colombo để giúp đỡ tinh thần cho các nam tín hữu Công Giáo, và hỗ trợ vật chất cho các gia đình bị mất công ăn việc làm.


Source:Catholic News Agency

4. John Allen: Ngoài ‘Moviegate’, vẫn còn những câu hỏi sâu sắc về canh bạc của Vatican với Trung Quốc

John Allen, chủ biên của tờ Crux, ký giả kỳ cựu về các vấn đề liên quan đến Vatican có bài tường trình nhan đề "Beyond ‘Moviegate,’ deep questions remain on Vatican’s China gamble", Ngoài ‘Moviegate’, vẫn còn những câu hỏi sâu sắc về canh bạc của Vatican với Trung Quốc" đề cập đến mối tương quan giữa cuốn phim gây tranh cãi “Francesco” và thoả thuận Vatican - Trung quốc.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Gần 75 năm trước, trong cuốn sách “Civilization on Trial”, “Nền Văn Minh Đang Bị Thử Thách”, Arnold Toynbee đã mô tả những gì các nhà sử học đang cố gắng tìm kiếm khi họ lục lọi trong quá khứ:

“Những thứ tạo nên những hàng tít lớn nằm trên bề mặt của dòng đời, và chúng khiến chúng ta phân tâm không chú ý đến những chuyển động chậm hơn, khó hình dung, không thể cưỡng lại đang hoạt động sâu dưới bề mặt và thâm nhập vào sâu bên trong. Nhưng chính những chuyển động sâu hơn, chậm hơn làm nên lịch sử, và chúng nổi bật lên khi chúng ta nhìn lại quá khứ, khi những sự kiện giật gân chóng qua đã bị thu hẹp về chiều kích, để tương xứng với tỷ lệ thực sự của chúng”.

Nếu đã từng có một tuần mà nhịp đập của Vatican phù hợp hoàn hảo sự tương phản đó, thì điều này đã xảy ra. Hai cốt truyện đang giành giật nhau trong các tường thuật về Vatican, và cho đến nay không có đối thủ: Có một sự điên cuồng trên các phương tiện truyền thông liên quan đến việc thao túng và kiểm duyệt vài giây một phát biểu dài của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự trong một bộ phim tài liệu mới đã áp đảo câu chuyện về việc gia hạn thêm hai năm nữa thỏa thuận Vatican - Trung Quốc liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục.

Hãy thử đoán xem, 100 năm nữa, sự kiện nào trong hai chuyển động này sẽ có vẻ là một “sự kiện giật gân chóng qua” và sự kiện nào là “chuyển động sâu hơn, chậm hơn tạo nên lịch sử”? Và điều gây ngạc nhiên là người ta có thể cho rằng, cả hai câu chuyện đều phản ánh cùng một bản tính rõ rệt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Liên quan đến những gì diễn ra trong câu chuyện Moviegate, giờ đây người ta xác định rằng một đoạn clip từ phim tài liệu “ Francesco” của nhà làm phim người Nga Evgeny Afineevsky, trong đó Đức Giáo Hoàng nói về sự công nhận hợp pháp đối với “sự chung sống dân sự” của người đồng tính thực sự được rút ra từ cuộc phỏng vấn năm 2019 với nhà báo người Mễ Tây Cơ Valentina Alazraki. Phần này không được công bố vào thời điểm đó vì Vatican kiểm soát máy quay phim và kiểm soát việc biên tập đoạn băng trong cuộc phỏng vấn với Alazraki, và khi nó được gửi lại cho cô ấy, phần liên quan đến kết hiệp dân sự đã không còn nữa.

Khám phá đó đã dẫn đến một loạt các tiêu đề trên các tờ báo của Ý về việc Vatican “kiểm duyệt” giáo hoàng, một thực tế có lịch sử lâu đời và nổi bật ở đây - nó đủ để gợi nhớ cách mà tờ Quan Sát Viên Rôma bỏ hẳn hoặc chọn lọc, chỉnh sửa các bình luận của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII về Công đồng Vatican II, đó là chưa kể về những tranh cãi gần đây hơn liên quan đến nỗ lực của Vatican nhằm loại bỏ một phần bức thư của Đức Bênêđíctô XVI liên quan đến một cuốn sách mới.

Rõ ràng, Vatican đang ở chế độ “chữa cháy” hoàn toàn (full damage-control). Hôm thứ Năm, tờ báo Ý Il Fatto Quotidiano đã công bố một bản ghi nhớ nội bộ được gửi cho tất cả các nhân viên truyền thông, trong đó có các mệnh lệnh phải thi hành: “Hiện tại, chúng ta sẽ không đưa ra BẤT KỲ tin tức nào, trên radio hay web. Sẽ không có gì liên quan đến cuốn phim hay giải thưởng hôm nay ở Vatican. Có một cuộc tái xét đang được tiến hành để đối phó với cuộc khủng hoảng truyền thông đang diễn ra và không loại trừ khả năng sẽ có một tuyên bố từ phòng Báo chí Tòa Thánh”.

Đó là vào giữa tuần, và, cho đến thời điểm này, một tuyên bố từ Phòng Báo Chí Tòa Thánh vẫn chưa xuất hiện.

Tuy nhiên, thành thật mà nói không có chi tiết nào trong những điều này thực sự quan trọng ở cấp độ bức tranh lớn, vì Đức Phanxicô đã có thành tích không phản đối các kết hiệp dân sự. Nếu ngài không hài lòng với ấn tượng cho rằng ngài hiện đang công khai ủng hộ điều đó, ngài có thể dễ dàng nói như vậy, nhưng sự im lặng của ngài đang xác nhận ấn tượng ấy hùng hồn không kém.

Trong khi đó, đối với Trung Quốc, tương đối ít có các phản ứng hơn có lẽ vì thực tế là Vatican đã không bỏ lỡ cơ hội nào trong vài tuần qua – bao gồm một cuộc phỏng vấn gần đây của Crux với Đức Tổng Giám Mục người Anh Paul Gallagher, về thực chất là Bộ trưởng ngoại giao của Vatican - để cho chúng ta biết chính xác những gì các ngài muốn làm, đó là việc gia hạn thỏa thuận trong hai năm, và tại sao.

Thỏa thuận với Bắc Kinh, mà các điều khoản vẫn chưa bao giờ được công bố, cho đến nay là một phát triển có những hậu quả dài hạn hơn.

Thứ nhất, Trung Quốc là một siêu cường toàn cầu và khả năng của Vatican trong việc tác động đến chương trình nghị sự toàn cầu trong phần còn lại của thế kỷ 21 sẽ tăng hay giảm một phần là do khả năng can dự một cách hiệu quả với Trung Quốc. Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo Rôma có một hệ thống hành chính chủ yếu là tản quyền, trong đó các giám mục được trao các quyền hạn rất lớn, vì vậy không có bất kỳ hành động nào của Đức Giáo Hoàng quan trọng cho bằng việc quyết định ai được bổ nhiệm. Khi Giáo Hội nhường một phần quyền tự chủ của mình trong việc đưa ra những lựa chọn đó, thì các hệ quả [hay hậu quả] có khả năng là rất lớn.

Thực tế, Vatican đang tung con xúc xắc lịch sử đối với Trung Quốc. Bất chấp sự thất vọng của Rôma với việc thực hiện thỏa thuận, đã được ghi lại rất nhiều trong cuộc phỏng vấn của Crux với Đức Tổng Giám Mục Gallagher, và bất chấp hồ sơ đáng âu lo của Trung Quốc về nhân quyền và tự do tôn giáo, về lâu dài, Vatican đang tin rằng có một giám mục đoàn hiệp nhất tại quốc gia này, được Đức Giáo Hoàng công nhận, theo thời gian, sẽ sản sinh ra một Giáo Hội địa phương mạnh hơn và ổn định hơn.

Đồng thời, Vatican cũng đang trong một canh bạc khi cho Bắc Kinh hầu hết những gì nó muốn trong thỏa thuận này nhằm tiếp tục cuộc đối thoại, đẩy Rôma vào trong một vị thế có thể thúc đẩy dần các nhà chức trách Trung Quốc trên một loạt các mặt trận.

Điều này lại đưa chúng ta đến sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt cả hai cốt truyện: Bản tính của Đức Thánh Cha Phanxicô khi đối mặt với những tác nhân khiếm khuyết về mặt đạo đức, dù là con người hay quốc gia, là tìm cách gặp họ ở nửa đường, hy vọng rằng sự gần gũi sẽ đưa họ đi xa hơn trên con đường.

Liệu điều đó có hiệu quả hay không, về phương diện thái độ và hành vi trong cộng đồng những người đồng tính và chuyển giới, cũng như trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, vẫn còn phải chờ xem. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể nói chắc chắn là những câu hỏi đó, chứ không phải chính xác những gì đã xảy ra trong phòng cắt của “Francesco”, mới là những câu hỏi mà các nhà sử học tương lai có nhiều khả năng suy ngẫm nhất.


Source:Crux