Ngày 29-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:56 29/10/2013
ĐẠI THẦN TÌ THẤP NÔ BIẾN THÀNH CON RÙA
N2T

Đại thần Tì Thấp Nô là hóa thân của tất cả những gì là lương thiện và nhân từ, năng lực của ông ta rất kiên cường, theo truyền thuyết nói thì ông ta đã từng hóa thân làm mười loại hình không giống nhau để xuống trần gian cứu thế giới.
Lần thứ nhất khi lụt đại hồng thủy nhấn chìm thế giới thì có rất nhiều trân châu báu vật chìm dưới đáy biển, điều này làm cho các thiên thần kinh hoàng bất an, sự tồn vong của vũ trụ cũng rơi vào nguy cơ khủng khoảng. Do đó, đại thần Tì Thấp Nô biến thành con rùa Khố Nhi Mã lặn sâu xuống đáy biển sâu tìm kiếm báu vật, lúc ấy các thiên thần và A Tu La muốn lấy ngọn núi Man Đà La làm gậy khuấy biển làm cho nước biển biến thành biển sữa, để tinh luyện thành nước cam lồ trường sinh bất tử, nhưng ngọn núi Man Đà La quá nặng,.
Con rùa Khố Nhi Mã đang dưới đáy biển cõng núi Man Đà La lên, làm cho việc tinh luyện nước cam lồ thành công và cũng tìm được các báu vật, khiến cho vũ trụ được an toàn không đi vào diệt vong.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Trong các truyện thần thoại đông tây đều có cùng chung một ý tưởng là con người muốn đi tìm nguồn gốc của mình và sự sinh tồn của vũ trụ, do đó mà người xưa đã tưởng tượng ra những vị thần có sức mạnh vô địch để bảo vệ trời đất, và là nơi nương tựa của con người.
Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho ông Mô-sê biết Ngài là Đấng hiện hữu, hằng có và đời đời, là Thiên Chúa của Áp-bra-ham, của I-gia-ác, của Gia-cóp và là Thiên Chúa của các tổ phụ. Chính Ngài tạo dựng nên vũ trụ này và luôn bảo vệ chăm sóc nó và trao nó cho con người tiếp tục thay mặt Ngài để làm cho bộ mặt vũ trụ ngày càng đẹp hơn.
Đại thần Tì Thấp Nô vì yêu thương nên đã hóa thân làm con rùa để cứu các thần và vũ trụ, đó là câu chuyện cảm động của thần thoại. Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa, vì yêu thương nhân loại tội lỗi nên đã hạ mình làm con người sinh ra trong hang đá nghèo hèn, chịu chết trên thập giá và sống lại để cứu chuộc loài người...
Trên thế gian này không ai có thể tìm được thuốc trường sinh bất tử, bời vì tất cả mọi người ai cũng đều phải chết. Nhưng tất cả những ai tin vào Đức Chúa Giê-su và thực hành lời dạy của Ngài thì sẽ tìm được lương thực trường sinh, đó chính là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su,bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: Thịt Ta chính là của ăn, Máu Ta thật là của uống, ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời... (Ga 6, 50-56)
Cuộc sống đời đời với Thiên Chúa trong Nước Trời sẽ được thực hiện ngày tại trần gian này, đó là mỗi khi chúng ta đi tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:59 29/10/2013
N2T

18. Nếu quả thật con có ý thực hiện lời hứa với Đức Chúa Giê-su, vào cửa hẹp, đạp đường lớn, liên tục đi theo Ngài, như thế, con sẽ phải ràng buộc sự ăn uống của con.

(Thánh John Climacus)
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện
Bùi Hữu Thư
11:04 29/10/2013
ROME, 28 tháng 10, 2013 (Zenit.org) – Ngày 28 tháng 10, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến bà Aung San Suu Kyi, nhân vật chống chính phủ Miến Điện, và là người được ân thưởng Giải Hòa Bình.

Theo Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng Truyền Thông Tòa Thánh, cuộc gặp gỡ dã diễn ra trong bầu khí “rất hòa điệu” giữa Đức Thánh Cha và “nhân vật biểu tượng nổi danh trong thế giới Châu Á.”

Các trao đổi giữa hai vị đề cập đến các chủ đề Đức Thánh Cha ưa thích, như “dân chủ và hòa bình”, “nền văn hóa của sự gặp gỡ”, và đối thoại giữa các tôn giáo.

Đức Thánh Cha đã bầy tỏ lòng hâm mộ của ngài “về những nỗ lực của bà Aung San Suu Kyi trong việc phát triển nền dân chủ tại quê hương của bà, và cam đoan với bà về sự can thiệp của Giáo Hội đối với vần đề này, và nhất quyết không có một sự phân biệt gì, vì Giáo Hội luôn phục vụ cho tất cả, bằng những hoạt động bác ái.”

Trong buổi họp báo với bà Emma Bonino, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Ý, bà Aung San Suu Kyi đã nhắc đến cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha, bà nói: “Ngài đã nói với tôi rằng, những tâm tình xúc động như lòng phẫn uất và sợ hãi làm cho đời sống và phẩm giá con người bị giảm thiểu. Chúng ta cần phải quý giá tình yêu và sự thông hiểu lẫn nhau để có thể làm cho đời sống của các dân tộc được cải tiến hơn.”

Cuộc viếng thăm Rôma của bà Aung San Suu Kyi được tổ chức trong khuôn khổ của một chuyến chu du Âu Châu. Là biểu tượng cho nhân quyền và dân chủ, bà Aung San Suu Kyi, đã được ân thưởng giải thưởng Hoả Bình Nobel năm 1991 – Tuy nhiên mãi đến năm 2012 bà mới được chính thức tiếp nhận – bà cũng được ân thuởng Giải Sakharov của Liên Hiệp Âu Châu năm 2013.
 
Hội nghị Hướng Đạo Công Giáo Á Châu - Thái Bình Dương
Lm Vinh Sơn Trần Hoà
08:36 29/10/2013
HỘI NGHỊ HƯỚNG ĐẠO Công Giáo Á CHÂU-HÁI BÌNH DƯƠNG

Hướng đạo Công Giáo Á Châu Thái Bình Dương (ICCS-APR) họp mỗi năm một lần để gặp gỡ, thông tin và dự kiến chương trình hoạt động trong năm. Năm nay Văn phòng tổ chức cuộc họp tại Manila, Philippines với chủ đề “Keep the Lamp Burning”, từ 21-24 tháng 10 năm 2013. Thành phần tham dự có hơn 10 nước, đông nhất là phái đoàn Philippines. Phái đoàn Việt Nam gồm 04 thành viên anh Thuỳ, chị Thuỷ, chị Thảo và tôi.

Chúng tôi tới Manila khá sớm, tối Chúa Nhật 20.10. Nơi đón tiếp chúng tôi là toà nhà 17 tầng của Hướng đạo Phi (Boys Scouts of the Philippines), vừa làm văn phòng sinh hoạt, vừa làm khách sạn đón khách HĐ các nơi đến Manila. Cách làm này cũng rất tiện lợi.

Mới ra khỏi khu xuất nhập cảnh, chúng tôi đã thấy cha Peterson Tổng Tuyên uý HĐ Phi và anh chị em đang đứng ở hành lang phía trước. Lúc đó khoảng 18 giờ. Rất tận tình, cha đưa chúng tôi tới tiệm ăn người Hoa ngay trên đường về khách sạn. Các món ăn khá nhiều, nhưng không sao ăn được vì vừa bỡ ngỡ, lại xen lẫn hồi hộp và cảm động khi mới đặt chân đến xứ người.

Đã có một số phái đoàn đến trước chúng tôi. Đêm đầu tiên đã đưa chúng tôi vào giấc ngủ thật êm ả sau một chuyến đi. Sáng hôm sau chúng tôi dùng điểm tâm tại quán ăn gần nhà, cũng đủ các món : gà rôti, bánh bao, cơm chiên, heo nướng, patê, xúc xích…chúng tôi định bụng sẽ ăn trưa ở đây, nhưng rồi mắc đi xa nên gặp đâu ăn đó cho tiện.

Buổi sáng thứ Hai 21.10 thật tuyệt vời! Chúng tôi nhanh chân dạo phố, dừng lại trước Toà Thị trưởng Manila, gặp ngay bữa đang chào cờ. Có tới vài trăm cảnh sát, nhân viên nai nịt gọn gàng, nghiêm trang đứng chào cờ. Chúng tôi cũng đi vào chào cờ với họ. Lạ thay, sau hồi kèn gióng lên như báo hiệu một ngày mới, mọi người đứng nghiêm làm dấu, đọc kinh bằng tiếng địa phương. Chúng tôi không rõ kinh gì, nhưng cũng nghiêm trang hiệp thông với lòng đầy cảm phục : Họ công khai tuyên xưng đức tin mà không e ngại. Sau kinh là thượng kỳ, quốc ca và đọc lời tuyên thệ. Chúng tôi cũng để tay lên ngực cung kính chào cờ.

Tiếp tục khám phá Manila, chúng tôi rán đi cho nhanh, vì tối nay đã vào Hội nghị rồi. Manila khá rộng, khu đô thị có tới 17 triệu dân. Cả nước có số dân đông hơn Việt nam, 92 triệu người. Rảo bước trên những con phố thênh thang, chúng tôi tưởng chừng mình bước đi trên đường Lê Lợi, Hàm Nghi Saigon trước đây, cũng tấp nập người đi kẻ lại, hàng hàng, quán quán chen chúc nhau. Càng đi lại càng thích thú, bụng bảo dạ: Giá mình có thêm được mấy ngày ở đây thì thú vị biét mấy! Tôi đã đến Manila nhiều lần, nhưng mỗi lần có cái thú riêng của nó. Ai chưa đi, nên đi cho biết.

Chiều 21.10, chúng tôi bước vào ngày Hội. Buổi khai mạc là bữa cơm thân mật tại nhà hàng siêu thị SOM gần Trụ sở. Lát lát lại có các phái đoàn bạn xuất hiện làm bữa ăn kéo dài mãi đến khuya. Trước lạ, sau quen, ai ai cũng rán sổ ra vài câu tiếng Anh thân mật. Anh Anthony Thng, người Singapore, Tổng Thư ký HĐCG Châu Á-Thái Bình Dương (ICCS-APR) rất hiếu khách và tận tình cứ ngồi xuống đứng lên giới thiệu các phái đoàn. Anh giới thiệu tôi 39 tuổi, tôi nói No, 68. Mọi người cười ồ, sao trẻ thế ! Chị Thuỷ được anh chiếu cố kể nhiều chuyện tếu những lần đi Họp bạn HĐ ở Thái Lan. Mọi người cứ rả rích vừa ăn, vừa chờ phái đoàn mới đến. Anh Thuỳ là phát ngôn viên của chúng tôi, lúc nào cũng cười cười nói nói, xem ra có nhiều bạn thân quen ở đây. Chị Thảo có vẻ bỡ ngỡ, có lẽ là lần đầu chị đi Phi?

Buổi điểm tâm sáng thứ Ba, phòng ăn rực lên với đủ thứ mầu khăn, áo từ các Hội HĐ các nước. Thánh lễ khai mạc do ĐC Rolando Tirona, GM Manila, ĐC Leopoldo Jaucan, Chủ tịch UBGT Phi và các cha Tuyên uý các nước cử hành. Sau Thánh lễ là phần giới thiệu phái đoàn các nước, chụp hình chung. Đề tài “Giới trẻ, đối tượng và tác nhân Tân Phúc âm hoá” (Youth as target an agent of New Evangelization” do ĐC Jucan trình bầy đã cuốn hút sự quan tâm, tranh luận giữa các thành viên tham dự. Các đề tài “Phát triển các thành viên ICCS”, “Chương trình Hội nghị ICCS năm 2014 tại Hàn Quốc”, “Họp bạn HĐ thế giới và việc tham gia của ICCS Á châu” , “Trang Web của ICCS-APR”, “Cuộc hành hương của anh chị em HĐCG tới Việtnam” và các thông tin, sinh hoạt khác do các khách mời và Ban Tổ chức ICCS-APR trình bầy…Những ngày ở Manila thật vui và bổ ích, chúng tôi học hỏi được nhiều điều : Hiểu biết, trao đổi thông tin, hoạt động của các tổ chức HĐCG Á Châu. Những buổi hàn huyên sau giờ họp thật chân tình và bổ ích : Ai cũng muốn biết hội bạn sinh hoạt ra sao, có những thuận lợi, khó khăn gì, có những kinh nghiệm Tông đồ gì chia sẻ cho nhau…

Ngoài giờ các hội họp, tham quan, gặp gỡ là cuốn hút nhất, đặc biệt là được xem phòng trưng bầy Lịch sử 500 năm Truyền giáo của Giáo Hội Phi (1521-2013). Người Phi còn lưu giữ khá nhiều cổ vật áo lễ, sách lễ, sách đạo, nhà tạm, tranh ảnh nghệ thuật, ghế, bàn, chuông, trống… Có lẽ chưa có Giáo phận nào ở Việt nam sưu tập và lưu giữ nhiều tư liệu như ở đây.

Cuộc gặp gỡ, thăm viếng để lại nhiều cảm xúc nhất là được tiếp cận Phó Tổng Thống Phi, cũng là Chủ tịch HĐ Phi tại Lâu đài Cây dừa (Coconut Palace). Ông xuất hiện như một người Anh em trong Phong trào hơn là một Quan chức Chính phủ, rất đơn sơ, khiêm tốn và chân tình. Ông tiếp chúng tôi tới gần hai tiếng đồng hồ tại tư dinh. Một số đoàn HĐCG Phi cũng là điểm đến của chúng tôi : Đoàn HĐ giáo xứ Thánh Augustino, giáo xứ Our Lady of Remidies…

Bữa tiệc chia tay (Farewell party) tại Zamboanga Restaurant khá phong phú và thịnh soạn, có biểu diễn vũ khúc truyền thống dân tộc Phi. Ngồi trên máy bay nhìn lại Manila, chúng tôi thấy lòng rười rượi buồn, nửa nhớ, nửa thương, nước mắt cứ trào ra từ lúc nào không hay. Tôi tự nhủ : Thôi! Hãy dâng lên Chúa những người anh chị em yêu dấu, xin ngài thương yêu ấp ủ và cho chúng tôi biết học hỏi và trao gởi cho nhau nhiều điều tốt hơn nửa.

Saigon cuối Tháng Mân Côi

Lm Vinh Sơn Trần Hoà

Tuyên uý-Linh hướng HĐCG/Saigon.
 
Top Stories
La diocesi di Vinh contro il verdetto di condanna dei due parrocchiani di My Yen
Asia-News
07:16 29/10/2013
In un comunicato ufficiale, i vertici ecclesiastici attaccano le modalità in cui si è svolto il processo. L’opinione pubblica sostiene i due attivisti, che si battono per i diritti e la libertà religiosa. Biasimo per la mancata comunicazione ai familiari del dibattimento in aula. Tuttavia, secondo esperti di diritti potrebbero arrivare nuovi processi (e condanne) a carico dei due.

Vinh (AsiaNews) - La diocesi di Vinh condanna con forza il verdetto che ha portato al carcere i due cattolici della parrocchia di My Yen, protagonisti della lotta per la libertà religiosa e dei diritti umani. In un comunicato ufficiale diffuso il 26 ottobre, la curia attacca senza mezzi termini "il modo in cui si è svolto il cosiddetto 'processo pubblico' contro i parrocchiani di My Yen" da parte del Tribunale del popolo della provincia di Nghe An. Accuse pesanti anche nei confronti della sentenza che, per i media di Stato, "punisce il crimine" commesso dai due uomini; in realtà, essa "non sorprende l'opinione pubblica" vietnamita e internazionale su come "il governo gestisce questi casi: incolpando civili [innocenti], per coprire il malaffare dei funzionari pubblici".

Il 23 ottobre scorso i giudici della Corte di Vinh, capoluogo della provincia di Nghe An, hanno condannato il 53enne Ngo Van Khoi a sette mesi di prigione e Nguyen Van Hai, 43 anni, a sei mesi in cella. L'udienza è durata circa tre ore, durante un processo a porte chiuse di cui nemmeno la famiglia era stata avvertita. Il loro arresto aveva innescato una serie di proteste di piazza, represse con la forza dalla polizia e scontri di vario livello fra funzionari governativi ed esponenti della ledersi cattolica, fra cui lo stesso vescovo di Vinh mons. Paul Nguyen Thai Hop.

I vertici della diocesi di Vinh affermano che "l'opinione pubblica è assolutamente contraria al verdetto ingiusto e ambiguo" dei giudici ai danni dei parrocchiani di My Yen, arrestati nel giugno scorso e detenuti per settimane senza nemmeno un capo di imputazione formale. Dopo mesi di carcere e (vane) promesse di rilascio, essi sono stati condannati per "disturbo dell'ordine pubblico" al termine di un processo lampo di poche ore.

La diocesi nel suo comunicato conferma inoltre che la famiglia non ha ricevuto alcuna notifica del dibattimento in aula, sebbene "una tale notifica sia necessaria" per mandare a giudizio gli imputati, soprattutto in un caso come questo di "rilevanza pubblica". Di contro, per i media ufficiali le procedure adottate dalle autorità sono state "trasparenti" e l'opinione pubblica "ha approvato" l'esito del procedimento in aula. P. Paul Nguyen Van Hieu, firmatario del documento, ricorda infine che "la diocesi di Vinh continua a rivolgersi alle autorità chiedendo il rilascio incondizionato di Ngo Van Khoi e di Nguyen Van Hai" e che sia garantito loro il "risarcimento danni".

Tuttavia, secondo alcuni esperti di diritto vietnamita la vicenda dei due parrocchiani di My Yen non si è conclusa con la condanna a sette e sei mesi di carcere; anzi, essi rischiano di venire processati di nuovo in base ad altri capi di accusa, che sfoceranno in nuove - e ancor più pesanti - condanne. La comunità locale è ancora sotto shock per il verdetto e urla a gran voce la loro innocenza. L'apparente "mitezza" della sentenza potrebbe confermare i dubbi delle autorità giudicanti, che hanno voluto impartire una condanna simbolica; in realtà, dietro vi potrebbe essere un "disegno oscuro" della leadership locale che finirà per punire con mano ancor più pesante i due uomini.

Come spiega il dissidente e avvocato Nguyên Van Dai a Eglise d'Asie (EdA), il primo verdetto è servito a "testare" la reazione dell'opinione pubblica, vagliandone la forza e la portata. La condanna è basata sul reato di "disturbo dell'ordine pubblico", ma restano tuttora aperti altri tre capi di imputazione: sequestro illegale di persona, distruzione di beni e ferite volontarie. Se dovessero arrivare altri processi, e altre condanne, la durata della detenzione per i due cattolici sarebbe di gran lunga più elevata. Una conferma indiretta arriva dall'agenzia di Stato vietnamita, che in un dispaccio afferma: "Per quanto concerne gli altri capo di imputazione, la magistratura inquirente li ha stralciati dal fascicolo principale per giudicarli poi in un secondo momento [...]".
 
Vinh diocese against the conviction of two parishioners from My Yen
Asia-News
17:01 29/10/2013
In an official statement, Church leaders attack the manner in which the trial was held. The public supports the two activists, who were actively involved in promoting human rights and religious freedom. Church leaders also slam the authorities for failing to inform the defendants' families about the trial. For some legal experts, the accused could be tried (and convicted) on other charges.

Vinh (AsiaNews) - In a strongly worded communiqué released on 26 October, the Diocese of Vinh slammed the verdict against two members of the Catholic parish of My Yen, leading figures in the struggle for religious freedom and human rights. Church leaders did not mince words in attacking the manner of their conviction, and the so-called public trial by the People's Court in Nghe An province. They also strongly criticised state media for saying that the punishment fit the crime, when both local and international public opinion know that "such cases are handled by the government, which tries (innocent) civilians to cover up misdeeds by public officials".

On 23 October, a court in Vinh, capital of Nghe An province, sentenced Ngo Van Khoi, 53, and Nguyen Van Hai, 43, to seven and six months in prison respectively. The three-hour trial was held in camera, and the defendants' families were informed and so were not present.

When the two men were arrested, a series of protests followed, forcibly suppressed by police. Their detention also triggered confrontations at various levels between government officials and Church leaders, including Vinh Bishop Mgr Paul Nguyen Thai Hop.

For Church leaders in Vinh, "public opinion is absolutely against the unfair and ambiguous verdict" the judges inflicted on the My Yen parishioners. Arrested last June, they were held for weeks without being formally charged. After months in prison and (empty) pledges of release, they were convicted of "causing public disorder" after a swift trial.

In its statement, the diocese noted that the family was not informed about the trial, even though "a notification is required" in such cases, especially if they are high profile.

Vietnam's official media instead praised the authorities for the "transparent" trial, noting also that public opinion was in favour of its outcome.

For its part, "the Diocese of Vinh has continued to petition the authorities to release Ngo Van Khoi and Nguyen Van Hai unconditionally, and compensate them for the damages they suffered," said Fr Paul Nguyen Van Hieu, author of the press release.

Local Catholics are still in shock over the verdict, loudly claiming their innocence.

For some experts in Vietnamese, the two parishioners' legal problems may not be over with just seven and six months in prison. In fact, they are likely to go to court again on other counts, with possibly new and even longer sentences.

The court's "light", almost symbolic sentence might be hide darker schemes. Local authorities could be more heavy-handed in punishing the two men.

Speaking to Eglises d'Asie (EDA), dissident lawyer Nguyen Van Dai said that the first verdict was meant to "test" the reaction of public opinion, and assess its intensity and extent.

Convicted of "causing public disorder", the two defendants could still be tried on three more counts, namely 'illegal detaining people', 'deliberately vandalising citizens' property', and 'deliberately causing injures'. If this were the case, they could expect even longer sentences.

This was in fact indirectly confirmed by Vietnam's state news agency when it reported, "Regarding the [other] charges [.. . ], there will be another trial.
 
Văn Hóa
Mân Côi Hoa Tình Yêu
Trầm Hương Thơ
08:39 29/10/2013
"MÂN CÔI" HOA TÌNH YÊU

Cuối tháng mười con dâng lời cảm tạ
Mùa hoa lòng muôn triệu đóa nở tươi
Tháng "Mân Côi" yêu mến Mẹ mỉm cười
Dâng bất tận cho đời đang thánh hiến

Vườn "Mân Côi" thắng ác tà nguy biến
Bước huy hoàng hãnh tiến về nẻo ngay
Đường Mẹ đi dẫn bước con đêm ngày
Con có Mẹ hăng say đời vượt khó

Bến "Tình Yêu" Người đang chờ ta đó
Em thì thầm nói nhỏ với "Tình Yêu"
Anh Giêsu chí ái thương Anh nhiều
Lòng thanh thản bước đều theo Ánh Sáng

Hoa Mân Côi đâu chỉ nở một tháng
Mà suốt đời tim lai láng tình duyên
Hoa đơn sơ nhưng có vạn uy quyền
Muôn sóng cả nhưng thuyền đời vẫn vững

Mẹ chỉ đường cho ta vượt qua những,
chỗ nguy nan Mẹ đứng dẫn con qua
Lời Mân Côi đưa con đến tận nhà
Trong ân sủng tình Cha đời vĩnh phúc.

Trầm Hương Thơ

29.10.2013
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tràng Hoa Dâng Mẹ
Diệp Hải Dung
21:13 29/10/2013
TRÀNG HOA DÂNG MẸ
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Cuối tháng mười con dâng lời cảm tạ
Mùa hoa lòng muôn triệu đóa nở tươi
Tháng "Mân Côi" yêu mến Mẹ mỉm cười
Dâng bất tận cho đời đang thánh hiến.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)