Ngày 28-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dâng Chúa trọn tuổi Xuân con (thơ)
J.B Nguyễn Quốc Tuấn
11:14 28/10/2008
DÂNG CHÚA TRỌN TUỔI XUÂN CON

Con tim nồng tình tự một lời kinh
Lòng nhắc lòng tìm lối vào hạnh phúc
Đếm thời gian đi ngang qua niềm ước
Giật mình thẫn thờ đứng giữa xa hoa
Giơ hai tay ôm đỡ món quà
Chúa trao ban bằng tình yêu khát vọng
Mở ra xem chân trời xao động
Tiếng chim ca khắp lối nẻo ngày xanh
Tiếng nhạc ca bên suối mát lành
Và hình ai xoã tóc mềm soi bóng
Hạnh phúc buông mành
Trái tim bắt đầu nói điều khát vọng !!!

Bình minh đến rồi mây chiều sấm động
Đêm lặng thinh thưa thớt tiếng thở dài
Giọt lệ buồn cuốn tuổi thơ phôi phai
Tháng ngày xa khuất nẻo mờ quê cũ
Tìm tiếng thơ lấp đầy thương nhớ
Ru cơn mơ bằng sóng mắt dâng tràn
Món quà rơi bởi kiều diễm đoan trang
Con tỉnh giấc nhặt lên bật khóc
Hạnh phúc hiện hình từ trong khó nhọc
Trong cô đơn khắc khoải ưu tư.

Trang sách mới mở tự bao giờ
Hương huệ thơm trong từng con chữ
Hạnh phúc giản đơn từ điều bé nhỏ
Một niềm vui dâng hiến ngày mai.
 
Lễ các Thánh Nam Nữ
Lm FX Vũ Phan Long, ofm
11:59 28/10/2008
Lễ các Thánh Nam Nữ

Tóm: Các thánh là những con người như chúng ta, nhưng biết sống trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho anh chị em.

Lễ các Thánh Nam Nữ mời gọi chúng ta mừng kính các thánh. Nhưng một vị thánh là ai ? Làm thế nào trở nên thánh ? Phải chăng m nên thánh thì phải làm được các phép lạ, nhận được những thị kiến, nghe được các lời nói của thế giới bên kia ? Phải chăng phải được Hội Thánh nhìn nhận chính thức, được phong thành thật hoành tráng ? Những điểm này đều có phần đúng trong đời sống các thánh, nhưng nếu hiểu như chúng ta đang hiểu, thì lại phiến diện !

Hội Thánh mời gọi chúng ta thấy sự thánh thiện là một con đường dành cho tất cả mọi người, một tiếng gọi được gửi đến cho mọi người và cho từng người. Một vị thánh không phải là một nhân vật lạ lùng ở một nơi nào thật xa xăm huyền bí ! Vị ấy cũng không phải là một người hùng có khả năng « đội đá vá trời », dù ngài đúng là một « anh hùng », hay là một điển hình đầy ắp các nhân đức, dù đời sống của ngài là một đời sống « nhân đức ». Vị ấy là một người anh em hay một người chị em đã đi trước chúng ta trong đức tin, can đảm và quảng đại sống trọn vẹn đời sống Kitô hữu, và nay vẫn quan tâm đến đời sống chúng ta. Chính vì thế, vị thánh là một gương mẫu sống động về điều mà mỗi người chúng ta phải làm và đều có thể làm, đó là: bước theo Đức Giêsu từng ngày mà làm cho đời sống chúng ta thành một đời sống thánh thiện. « Từng ngày »: chính đây là điểm đòi hỏi sự can đảm, sự « anh hùng », không do nặng nhọc, nhưng do phải bền chí. « Sống thánh thiện » do liên tục quy chiếu mọi sinh họat thuộc đời sống cụ thể của mình về Thiên chúa Ba Ngôi.

Quả thật, để trở nên thánh, không có 1.001 con đường đâu: chỉ cần đáp trả trọn vẹn lại tình yêu của Thiên Chúa bằng cách sống Tin Mừng. Nghĩa là bằng cách đến lượt chúng ta, chúng ta cũng yêu thương những người khác. Theo nghĩa này, các thánh thật sự là những điển hình cho các Kitô hữu. Không phải trong việc bắt chước đời sống của các ngài, nhưng trong việc bắt chước tự do mà các ngài đã vận dụng để bước đi với Chúa Giêsu Kitô. Vị này có thể đã hy sinh mạng sống trong việc tử đạo, vị kia có thể đã thành lập một hội dòng, vị nọ đã hiến tặng cuộc sống mình để phục vụ người nghèo, vị khác nữa lại chỉ là người bảo vệ trong một trường học...

Các thánh đang sống bên Thiên Chúa. Các ngài vẫn đang sống. Đây là ý nghĩa của đại lễ chúng ta mừng hôm nay. Các thánh không hề bỏ sống tình liên đới với nhân loại. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã khẳng định: « Em sẽ sống trên trời mà làm việc lành trên mặt đất ». Chính theo chiều hướng này mà chúng ta phải đọc các phép lạ: các phép lạ là bằng chứng cho thấy một vị thánh vẫn đang quan tâm đến các anh em loài người. Do đó không có gì lạ khi một phép lạ được nhìn nhận như là một trong các yếu tố liên hệ đến việc phong thánh cho một cá nhân.
 
Niềm hi vọng hạnh phúc
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
12:04 28/10/2008
Lễ Các Thánh

NIỀM HI VỌNG HẠNH PHÚC

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Mt 5, 1- 12a)

Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng:

"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao"
.

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Những lời Chúa nói hôm nay thật lạ lùng. Khác hẳn với những gì người đời thường nói. Nhưng đem đến cho ta biết bao niềm hi vọng.

Trước hết là niềm hi vọng hạnh phúc. Cuộc sống trần gian có nhiều khổ đau đến nỗi nhiều người gọi trần gian là thung lũng nước mắt. Ai cũng mơ ước được hạnh phúc. Nhưng hầu như hạnh phúc luôn ở ngoài tầm tay của con người. Với những lời chúc phúc hôm nay, Chúa cho ta biết Chúa đã dựng nên con người để được hạnh phúc. Dù hiện nay ta còn phải chịu nhiều đau khổ, ưu phiền, khốn khó, nhưng những đau khổ, ưu phiền, khốn khó đó sẽ qua đi. Vì cuộc sống này chỉ là tạm bợ. Hạnh phúc Chúa hứa sẽ vĩnh cửu vì cuộc sống đời sau không bao giờ tàn úa.

Tiếp đến là niềm hi vọng Nước Trời. Hạnh phúc ta được không ở tại đời này, nhưng ở trên Nước Trời. Trên Nước Trời ta được hạnh phúc vì được làm chủ nhân Nước Trời. Và trên Nước Trời, ta sẽ được an ủi, được thương xót, được làm con Chúa, được thấy mặt Chúa. Đó là hạnh phúc tuyệt đối không gì có thể so sánh được.

Sau cùng là niềm hi vọng được chính Chúa. Qua những lời chúc phúc, Chúa cho ta hiểu rằng Chúa chính là nguồn mạch sự sống của ta, là tất cả ý nghĩa đời ta, là hạnh phúc của ta. Được Chúa là được tất cả. Chúa là sản nghiệp lớn lao khẽ khiến ta trở nên giàu có. Chúa là niềm an ủi khiến ta không còn sầu khổ. Chúa là hạnh phúc tuyệt đối khiến ta thỏa chí toại lòng không còn khao khát gì nữa. Còn gì hạnh phúc hơn khi ta được chiêm ngưỡng Chúa tỏ tường, được làm con Chúa, được Chúa yêu thương.

Tuy nhiên để đạt được Chúa, bản thân ta phải được thanh luyện theo con đường Tám Mối Phúc. Chính Chúa Giêsu đã đi vào con đường đó. Người đã sống nghèo, đã sống hiền lành khiêm nhường, đã chịu giết hại vì rao giảng Tin Mừng. Người đã mở đường đi vào Nước Trời. Người đã mở đường đi về hạnh phúc.

Các thánh là những người đã đi theo Chúa Giêsu trên con đường thanh luyện. Các ngài đã giặt áo trong máu Con Chiên nên áo của các ngài trắng như tuyết. Các ngài được hưởng hạnh phúc Nước Trời vì các ngài đã chịu thanh luyện trong cuộc sống trên trần gian. Các ngài được chính Chúa vì các ngài đã từ chối không ham mê dính bén những của cải trần gian.

Vì thế, lễ các thánh là lễ của niềm vui. Chúng ta vui mừng vì các thánh chính là thân nhân của chúng ta, là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè của chúng ta.

Lễ các thánh là lễ của niềm hi vọng. Các thánh là người như chúng ta với tất cả những thiếu thốn, những yếu hèn. Các ngài đã đạt tới hạnh phúc Nước Trời. Như thế chúng ta hi vọng cũng sẽ được hạnh phúc Nước Trời như các ngài. Chúng ta còn hi vọng hơn nữa, vì Chúa đã hứa cho ta được hạnh phúc Nước Trời làm sản nghiệp. Lời hứa của Chúa là niềm hi vọng của chúng ta.

Nhưng lễ các thánh cũng là lễ của phấn đấu. Con đường dẫn ta tới Nước Trời là con đường Tám Mối Phúc. Đó là con đường phấn đấu từ bỏ mình, từ bỏ những ham hố tranh dành, chiếm hữu, thống trị. Phấn đấu sống khiêm nhường và nhất là yêu thương xây dựng hòa bình. Khi phấn đấu sống như thế, ta xây dựng Nước Trời từ trần gian, biến trần gian thành nơi hạnh phúc, biến mọi người thành anh em. Khi phấn đấu xây dựng Nước Trời như thế, ta góp phần xây dựng hòa bình trên trần gian.

Lạy các thánh nam nữ ở trên trời, xin cầu cho chúng con.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Tám mối phúc của Chúa đem đến cho ta những niềm hi vọng nào?
2- Lễ các thánh gợi cho ta những tâm tình nào ?
3- Làm thánh là giúp xây dựng xã hội. Bạn nghĩ gì về ý kiến này ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 28/10/2008
HOANG NGUYÊN

N2T


Đại sư xưa nay thường coi nhẹ những bình luận về học thuật, nhưng lại gọi nó là “viên ngọc khôn ngoan”.

Đệ tử hỏi: “Mặc dù chúng nó được gọi là ngọc quý, nhưng tại sao thầy lại coi thường nó ?”

Câu trả lời là: “Con có thể đã nhìn qua bất kỳ châu báu nào, gieo ở trong đất, vẫn còn có thể tiếp tục lớn lên chứ ?”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Ngọc dù là ngọc quý, khi chôn giấu trong đất thì không thể phát sáng được, không thể óng ánh chói lòa con mắt được, bởi vì đất bám vào nó...

Bình luận về học thuật hay một chuyên ngành nào đó, dù người bình luận không có tài ăn nói lưu loát, nhưng giá trị của bài bình luận vẫn cứ là có giá trị trên một vài vấn đề về chuyên môn, cho nên được đại sư ví như là “viên ngọc khôn ngoan”.

Lời Chúa không những là “viên ngọc khôn ngoan” chói sáng, mà còn là ánh sáng vĩnh cửu soi sáng tâm hồn con người biết nhận ra điều chân thiện mỹ, để họ không những sống tốt lành ở trần gian này, mà còn được sự sống vĩnh hằng mai sau trong Nước Trời với Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lời Chúa cứ đem “chôn giấu” trong lòng mà không thực hành thì sẽ không bao giờ tiếp tục lớn lên được, lúc đó tâm hồn sẽ trở thành tình trạng hoang nguyên (lơ là xao nhãng thuở ban đầu).

Thật đáng tiếc và đáng buồn...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:25 28/10/2008
N2T


29. Luôn thực hành việc cầu nguyện, thì trong khi cầu nguyện con sẽ được giúp đỡ để hoàn thành bổn phận mà con nhu cầu.

(Thánh Marcellinus)
 
Chiều rộng của Ơn Cứu Độ: Lễ Các Thánh Nam Nữ
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
21:46 28/10/2008

Chiều rộng của Ơn Cứu Độ

Lễ Các Thánh Nam Nữ



Năm phụng vụ có năm mùa nhưng tựu trung chỉ mừng một mầu nhiệm duy nhất, mầu nhiệm cứu độ: Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta.

Năm mùa phụng vụ đều quy về chính Chúa Kitô là Đấng Cứu độ. Ngài là Con Thiên Chúa nhập thể,đã sinh ra, đã chết, đã sống lại, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha,và gởi Thánh Thần đến với Giáo hội.

Các ngày lễ về các Thánh nói lên thành quả của ơn cứu độ. Mỗi vị Thánh được tôn phong hàng ngày là một bằng chứng sống động về sự thành công của Ơn Cứu Độ.Các ngày lễ này có hai cao điểm:

- Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là chiều cao và chiều sâu của Ơn Cứu Độ.Thiên Chúa cứu độ là cứu cả hồn xác, toàn diện con người “Người đã đoái thương nhìn đến phận hèn tớ nữ…Ngài đã làm những điều cao cả”

- Lễ các thánh Nam Nữ là chiều rộng của Ơn Cứu Độ “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”

Chúng ta mững lễ các Thánh Nam Nữ là mừng Nhà Cha rộng lớn như lòng Thiên Chúa, đủ chổ cho mọi chi tộc trong Israel. Bài đọc 2 trong sách Khải huyền Thánh Gioan viết “đã nghe nói số những kẻ được niêm ấn là 144 ngàn thuộc mọi chi tộc con cái Israel”. 144 ngàn không phải là nhiều.Giáo phận Phan thiết có 149 ngàn giáo dân. Nhưng 144 ngàn trong Khải huyền là một con số tượng trưng, một con số tràn đầy ( 12 x 12 = 144). Số kẻ được niêm ấn là tròn đầy.Và điều tuyệt diệu là trong thị kiến Khải huyền chi tộc nào cũng có số người được niêm ấn như nhau: 12 ngàn thuộc chi tộc Giuđa,12 ngàn thuộc chi tộc Ruben,12 ngàn thuộc chi tộc Gad…không tên họ nào lấn lướt, không tên họ bị loại trừ.Các chi tộc đều được Thiên Chúa kêu mời đầy đủ.

Không chỉ Israel được thương mời mà “Sau đó tôi còn mãi nhìn, thì này một đoàn lũ không biết cơ man nào mà kể, thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc, tiếng nói”. Quả là đang trở thành hiện thực nơi Lời Chúa Giêsu đã thốt lên khi gặp được lòng tin của viên bách quản “Ta bảo thật các ngươi, nhiều kẻ tự phương đông, phương đoài mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacop trong Nước trời”.

Trong ngày lễ Các Thánh, Giáo hội nhìn lên trời có thể vui ca như cô gái Sion “ vui ca lên nào thiếu nữ Sion’.Hãy đưa mắt tư bề, muôn dân đông tây đang tập trung tới ngươi.Con cháu người đang từ đàng xa đổ về.Các thánh đông đảo trong Nhà Cha.Vì vậy, mừng lễ Các Thánh, người Kitô hữu vui tươi trong một nhãn giới lạc quan căn bản là có thể tin rằng Thiên đàng có nhiều chỗ hơn Hoả ngục..Niềm tin tưởng lạc quan của chúng ta lại có vẻ nghịch thường: con đường đi tới phải là con đường hẹp nhưng cửa Nước trời lại được Thiên Chúa mở rộng thênh thang.

Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ,vui mừng hiệp thông với cả bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, tất cả những người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ ( Kinh Tạ Ơn IV)khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời.Giáo hội vẫn mửng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,các linh hồn đang ở luyện ngục.Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú.Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả.Nói cách khác Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang.Thiên đàng mới là bờ bến.Giáo hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn,dâng thánh lễ, làm việc lành chuyển cầu cho các linh hồn. Điều ấy nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong lòng tin.Giáo hội thâm tín rằng:Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thành hoá,thăng hoa con cái Chúa trờ về Nhà Cha, không chỉ được ơn tha thứ mà còn dự tiệc muôn đời.

Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài.Trong muôn loài,có loài hoa,trong loài hoa Thiên Chúa đã tạo ra muôn loại,muôn giống khác nhau.Có thể nói, mỗi vị Thánh là một loài hoa khoe sắc trong vườn hoa thiêng liêng.Có nhiều vị thánh rao giàng Tin mừng.Có thánh tử đạo,có thánh lo bác ái từ thiện,có thánh lo dạy học,có thánh chuyên sống đời cầu nguyện chay tịnh…Nhưng có một điểm chung nơi các thánh,đó là các Ngài đã bắt chước Chúa Kitô,sống cho hạnh phúc của người khác, it khi tìm hạnh phúc hay thú vui cho riêng mình.

Các Thánh không phải là những con người hoàn hảo,thánh thiện,tinh tuyền, không vướng mắc lỗi lầm thiếu sót hay tật xấu nào.Không ai bẩm sinh đã là Thánh.Các Thánh cũng không phải là những siêu nhân, những con người phi thường vượt trên đám đông nhân loại.Các Thánh càng không phải là những người bất thường kỳ dị.Các Thánh là những con người bình thường như mọi người,nhưng các Ngài đã sống những điều tầm thường một cách phi thường.Nhờ Ơn Chúa trợ lực,các Ngài đã cố gắng tiến tới mẫu mực của mình là Chúa Kitô.Bí quyết nên thánh của các Ngài là sống Tám Mối Phúc Thật,là đón nhận ân sủng của Chúa vô điều kiện, hợp tác với ân sủng đó,vâng theo ý Chúa,chọn điều thiện, luyện tập nhân đức.

Có rất nhiều thánh, vì có rất nhiều cách để nên thánh, nhiều con đường nên thánh. Trong bài giảng về Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu đã trình bày tám con đường nên thánh, tám con đường để được hạnh phúc đích thực. Có người nên thánh, vì sống khó nghèo, không ham mê của cải trần gian, chỉ ham mê một điều là thích được Chúa yêu và đáp trả lại tình yêu của Chúa. Có người nên thánh, vì sống hiền lành, tử tế với mọi người, nhịn nhục, yêu thương mọi người không trừ một ai. Có người nên thánh, vì đã phải chịu đau khổ nhiều mà không ngã lòng thất vọng, còn biết dùng những đau khổ của mình, kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, dâng lên cho Thiên Chúa làm của lễ. Có người nên thánh, vì có lòng nhân từ quảng đại và hay tha thứ, có lòng xót thương xót đối với những người đau khổ tinh thần hay thể xác.Có người nên thánh, vì khao khát Chúa, muốn sống công chính đẹp lòng Chúa. Có người nên thánh vì tâm hồn trong sạch, không vươn vấn tội lỗi trần gian, không bị các thứ đam mê xác thịt làm chủ. Có người nên thánh vì hiếu hòa, không gây hấn với ai, mà còn dấn thân hoà giải những người khác, đem lại bình an cho mọi người. Có người nên thánh, vì sống tốt, sống ngay thẳng, trung thành với Chúa và giáo huấn của Người, dù phải bách hại khổ sở, có khi còn bị giết chết nữa.

Mọi cuộc đời, mọi con người đều có thể nên thánh. Có những vị thánh không có tên trong lịch phụng vụ, nhưng vẫn được gần Chúa. Có những vị thánh nông dân chân lấm tay bùn, vất vả nuôi con. Có những vị thánh nội trợ âm thầm, quét nhà nấu bếp mà lòng lúc nào cũng vui. Có những vị thánh là những người con ngoan trong gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương quảng đại đối với anh chị em. Có những vị thánh là nữ tu, là cha là thầy, là giám mục. Có những vị thánh là những con người đam mê chân lý, như những nhà khoa học, những triết gia. Có những vị thánh là những nghệ sĩ làm đẹp cuộc đời bằng nhiều cách khác nhau, mang lại niềm vui cho mọi người.

Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta hân hoan chúc tụng các thánh là những người bạn của chúng ta và xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, để chúng ta nhận ra mình cũng được Chúa mời gọi nên thánh như các ngài, và cố gắng vươn lên giống như các ngài.

Nguyện xin các Thánh Nam Nữ giúp chúng con tâp sống mỗi ngày,thăng tiến trên con đường trọn lành như lời mời gọi của Chúa Giêsu: các con hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh.

Xin cho chúng con luôn ghi nhớ lời Thánh Augustinô: Ông nọ bà kia nên Thánh được,còn tôi tại sao lại không?
 
Chiều rộng của Ơn Cứu Độ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
23:05 28/10/2008
Chiều rộng của Ơn Cứu Độ

Lễ Các Thánh Nam Nữ

Năm phụng vụ có năm mùa nhưng tựu trung chỉ mừng một mầu nhiệm duy nhất, mầu nhiệm cứu độ: Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta.

Năm mùa phụng vụ đều quy về chính Chúa Kitô là Đấng Cứu độ. Ngài là Con Thiên Chúa nhập thể,đã sinh ra, đã chết, đã sống lại, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha,và gởi Thánh Thần đến với Giáo hội.

Các ngày lễ về các Thánh nói lên thành quả của ơn cứu độ. Mỗi vị Thánh được tôn phong hàng ngày là một bằng chứng sống động về sự thành công của Ơn Cứu Độ.Các ngày lễ này có hai cao điểm:

- Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là chiều cao và chiều sâu của Ơn Cứu Độ.Thiên Chúa cứu độ là cứu cả hồn xác, toàn diện con người “Người đã đoái thương nhìn đến phận hèn tớ nữ…Ngài đã làm những điều cao cả”

- Lễ các thánh Nam Nữ là chiều rộng của Ơn Cứu Độ “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”

Chúng ta mững lễ các Thánh Nam Nữ là mừng Nhà Cha rộng lớn như lòng Thiên Chúa, đủ chổ cho mọi chi tộc trong Israel. Bài đọc 2 trong sách Khải huyền Thánh Gioan viết “đã nghe nói số những kẻ được niêm ấn là 144 ngàn thuộc mọi chi tộc con cái Israel”. 144 ngàn không phải là nhiều.Giáo phận Phan thiết có 149 ngàn giáo dân. Nhưng 144 ngàn trong Khải huyền là một con số tượng trưng, một con số tràn đầy ( 12 x 12 = 144). Số kẻ được niêm ấn là tròn đầy.Và điều tuyệt diệu là trong thị kiến Khải huyền chi tộc nào cũng có số người được niêm ấn như nhau: 12 ngàn thuộc chi tộc Giuđa,12 ngàn thuộc chi tộc Ruben,12 ngàn thuộc chi tộc Gad…không tên họ nào lấn lướt, không tên họ bị loại trừ.Các chi tộc đều được Thiên Chúa kêu mời đầy đủ.

Không chỉ Israel được thương mời mà “Sau đó tôi còn mãi nhìn, thì này một đoàn lũ không biết cơ man nào mà kể, thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc, tiếng nói”. Quả là đang trở thành hiện thực nơi Lời Chúa Giêsu đã thốt lên khi gặp được lòng tin của viên bách quản “Ta bảo thật các ngươi, nhiều kẻ tự phương đông, phương đoài mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacop trong Nước trời”.

Trong ngày lễ Các Thánh, Giáo hội nhìn lên trời có thể vui ca như cô gái Sion “ vui ca lên nào thiếu nữ Sion’.Hãy đưa mắt tư bề, muôn dân đông tây đang tập trung tới ngươi.Con cháu người đang từ đàng xa đổ về.Các thánh đông đảo trong Nhà Cha.Vì vậy, mừng lễ Các Thánh, người Kitô hữu vui tươi trong một nhãn giới lạc quan căn bản là có thể tin rằng Thiên đàng có nhiều chỗ hơn Hoả ngục..Niềm tin tưởng lạc quan của chúng ta lại có vẻ nghịch thường: con đường đi tới phải là con đường hẹp nhưng cửa Nước trời lại được Thiên Chúa mở rộng thênh thang.

Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ,vui mừng hiệp thông với cả bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, tất cả những người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ ( Kinh Tạ Ơn IV)khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời.Giáo hội vẫn mửng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,các linh hồn đang ở luyện ngục.Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú.Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả.Nói cách khác Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang.Thiên đàng mới là bờ bến.Giáo hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn,dâng thánh lễ, làm việc lành chuyển cầu cho các linh hồn. Điều ấy nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong lòng tin.Giáo hội thâm tín rằng:Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thành hoá,thăng hoa con cái Chúa trờ về Nhà Cha, không chỉ được ơn tha thứ mà còn dự tiệc muôn đời.

Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài.Trong muôn loài,có loài hoa,trong loài hoa Thiên Chúa đã tạo ra muôn loại,muôn giống khác nhau.Có thể nói, mỗi vị Thánh là một loài hoa khoe sắc trong vườn hoa thiêng liêng.Có nhiều vị thánh rao giàng Tin mừng.Có thánh tử đạo,có thánh lo bác ái từ thiện,có thánh lo dạy học,có thánh chuyên sống đời cầu nguyện chay tịnh…Nhưng có một điểm chung nơi các thánh,đó là các Ngài đã bắt chước Chúa Kitô,sống cho hạnh phúc của người khác, it khi tìm hạnh phúc hay thú vui cho riêng mình.

Các Thánh không phải là những con người hoàn hảo,thánh thiện,tinh tuyền, không vướng mắc lỗi lầm thiếu sót hay tật xấu nào.Không ai bẩm sinh đã là Thánh.Các Thánh cũng không phải là những siêu nhân, những con người phi thường vượt trên đám đông nhân loại.Các Thánh càng không phải là những người bất thường kỳ dị.Các Thánh là những con người bình thường như mọi người,nhưng các Ngài đã sống những điều tầm thường một cách phi thường.Nhờ Ơn Chúa trợ lực,các Ngài đã cố gắng tiến tới mẫu mực của mình là Chúa Kitô.Bí quyết nên thánh của các Ngài là sống Tám Mối Phúc Thật,là đón nhận ân sủng của Chúa vô điều kiện, hợp tác với ân sủng đó,vâng theo ý Chúa,chọn điều thiện, luyện tập nhân đức.

Có rất nhiều thánh, vì có rất nhiều cách để nên thánh, nhiều con đường nên thánh. Trong bài giảng về Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu đã trình bày tám con đường nên thánh, tám con đường để được hạnh phúc đích thực. Có người nên thánh, vì sống khó nghèo, không ham mê của cải trần gian, chỉ ham mê một điều là thích được Chúa yêu và đáp trả lại tình yêu của Chúa. Có người nên thánh, vì sống hiền lành, tử tế với mọi người, nhịn nhục, yêu thương mọi người không trừ một ai. Có người nên thánh, vì đã phải chịu đau khổ nhiều mà không ngã lòng thất vọng, còn biết dùng những đau khổ của mình, kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, dâng lên cho Thiên Chúa làm của lễ. Có người nên thánh, vì có lòng nhân từ quảng đại và hay tha thứ, có lòng xót thương xót đối với những người đau khổ tinh thần hay thể xác.Có người nên thánh, vì khao khát Chúa, muốn sống công chính đẹp lòng Chúa. Có người nên thánh vì tâm hồn trong sạch, không vươn vấn tội lỗi trần gian, không bị các thứ đam mê xác thịt làm chủ. Có người nên thánh vì hiếu hòa, không gây hấn với ai, mà còn dấn thân hoà giải những người khác, đem lại bình an cho mọi người. Có người nên thánh, vì sống tốt, sống ngay thẳng, trung thành với Chúa và giáo huấn của Người, dù phải bách hại khổ sở, có khi còn bị giết chết nữa.

Mọi cuộc đời, mọi con người đều có thể nên thánh. Có những vị thánh không có tên trong lịch phụng vụ, nhưng vẫn được gần Chúa. Có những vị thánh nông dân chân lấm tay bùn, vất vả nuôi con. Có những vị thánh nội trợ âm thầm, quét nhà nấu bếp mà lòng lúc nào cũng vui. Có những vị thánh là những người con ngoan trong gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương quảng đại đối với anh chị em. Có những vị thánh là nữ tu, là cha là thầy, là giám mục. Có những vị thánh là những con người đam mê chân lý, như những nhà khoa học, những triết gia. Có những vị thánh là những nghệ sĩ làm đẹp cuộc đời bằng nhiều cách khác nhau, mang lại niềm vui cho mọi người.

Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta hân hoan chúc tụng các thánh là những người bạn của chúng ta và xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, để chúng ta nhận ra mình cũng được Chúa mời gọi nên thánh như các ngài, và cố gắng vươn lên giống như các ngài.

Nguyện xin các Thánh Nam Nữ giúp chúng con tâp sống mỗi ngày,thăng tiến trên con đường trọn lành như lời mời gọi của Chúa Giêsu: các con hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh.

Xin cho chúng con luôn ghi nhớ lời Thánh Augustinô: Ông nọ bà kia nên Thánh được,còn tôi tại sao lại không?
 
Bài Ca Đức Mến của Thánh Phaolô trong Tang Lễ Sœur Emmanuelle tại Paris
Lê Đình Thông
23:11 28/10/2008
Bài Ca Đức Mến của Thánh Phaolô trong Tang Lễ Sœur Emmanuelle tại Paris

Bài ca Đức Mến mang dấu ấn Năm Thánh Phaolô là bản tụng ca tiễn biệt Sœur Emmanuelle được đọc bằng tiếng Pháp và tiếng Ả Rập trong Thánh Lễ tại Vương CungThánh Đường N.D. de Paris, do Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris cử hành, với sự hiện diện của Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy và phu nhân Tổng Thống Ai Cập Suzanne Moubarak.

Vị nữ tu tận hiến cuộc sống 100 năm của mình thành Trường Ca Đức Mến. Thay cho 100 ngọn nến mừng sinh nhật vào ngày 16-11-2008, Sœur Emmanuelle đã về Nước Chúa ngày 20-10 vừa qua. Bài Ca Đức Mến do cựu Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu Jacques Delors đọc bằng tiếng Pháp và một Linh Mục Liban đọc bằng tiếng Ả Rập.

Bài Ca Đức Mến (1 Cr 12, 31, 13 4-13)

‘‘Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây, tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tự lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. (…) Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.’’

Di chúc của Sœur Emmanuelle

Mở đầu Thánh lễ, Ông Nguyễn Trào (người Việt Nam), Chủ tịch Hiệp Hội Bác Ái ASMAE: Les Amis de Sœur Emmanuelle (Hiệp hội các Người Bạn của Sœur Emmanuelle) do Nữ tu Emmanuelle sáng lập đã tuyên đọc di chúc của Sœur Emmanuelle nói về Tình yêu, về sự quảng đại và lòng sốt mến. Bản di chúc được lắng nghe vì tác giả vừa xả thân vì lý tưởng bác ái, lại vừa là nhà văn trước tác nhiều tác phẩm nổi tiếng. Di chúc gởi những người bạn tâm huyết có đoạn viết như sau:

‘‘Tình Yêu mạnh hơn Sự Chết, mối liên hệ thân hữu mà chúng ta nối lại trong niềm vui có một giá trị hân hoan trường tồn... Tâm hồn tôi và con tim tôi gần gũi với tâm hồn và trái tim của các bạn. Tôi muốn tang lễ này sẽ diễn ra trong không khí vui tươi. Tôi chọn sẵn các bản thánh ca đầy hoan lạc. Các bạn hãy hát lên những ca khúc này bằng niềm vui rộn rã... Tôi cám ơn các bạn về những gì các bạn đã và sẽ làm cho biết bao trẻ em không có cơm ăn áo mặc ở khắp nơì trên thế giới. Triết gia Blaise Pascal đã nói về lòng từ tâm của Thiên Chúa. Phúc cho những ai biết yêu thương, nhường cơm xẻ áo, các bạn sẽ tiến bước trên con đường vĩnh cửu, nơi tôi chờ đón các bạn trong Tình Yêu bao la... Các bạn hãy cùng tôi hát kinh Magnificat dâng kính Đức Mẹ là bài hát khấn dòng của tôi... Yalla ! Hãy tiến bước ! Hãy vui sống trong tình yêu thương. Emmanuelle của các bạn luôn che chở mỗi người trong con tim nhỏ bé.’’

Chân dung của vị nữ tu được đặt dưới chân bàn thờ có bó hoa hồng trắng. Các nữ tu Dòng Đức Bà Sion (Notre-Dame-de-Sion) ngồi hàng ghế đầu.

Tiểu sử Sœur Emmanuelle

Sœur Emmanuelle tên thật là Madeleine Cinquin sinh ngày 16-11-1908 tại Bruxelles (Bỉ), mất ngày 20-10-2008 tại Callian (Var, Pháp), có biệt danh là vị nữ tu thân yêu của những người lượm rác. Cha bà người Pháp, mẹ người Bỉ. Năm lên sáu, bà chứng kiến người cha thân yêu bị chết đuối ngoài biển. Bà nói ơn gọi nữ tu hình thành từ đại tang hiền phụ. Bà theo học Đại Học Công Giáo Louvain Trong thời nay này, bà đến gặp mẹ bề trên Dòng Đức Bà Sion ở Luân Đôn. Bà là tập sinh, học triết và thần học, khấn trọn đời lấy tên là Sœur Emmanuelle, tiếng Do Thái có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng ta.

Sœur Emmanuelle dạy học ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisie. Sau khi đậu cử nhân văn chương tại Sorbonne, vị nữ tu trở lại Istanbul rồi sang Ai Cập dạy học.

Năm 1971, bà noi gương Cha Damien có ý nguyện chăm sóc người cùi ở Le Caire nhưng bất thành. Sau đó, bà sát cánh cùng những người lượm rác ở Le Caire. Năm 1977, Sœur Emmanuelle ấn hành tác phẩm đầu tay lấy tên là Một người đàn bà lượm rác cùng với những người lượm rác. Nhờ các nhà hảo tâm, Sœur Emmanuelle mở trường học, vườn trẻ, trung tâm huấn nghệ ở Le Caire. Năm 1985, bà làm việc từ thiện ở Khartoum (Soudan). Năm 1991, nhân lễ Ngọc Khánh, Tổng Thống Ai Cập Moubarak tặng quốc tịch Ai Cập cho bà để tưởng thưởng về công trình bác ái ở Le Caire. Trở về Pháp, Sœur Emmanuelle cùng cháu gái là Sophia Stril-River chuyên lo cho thanh thiếu niên, viết sách, lập các hiệp hội hoạt động bác ái giúp đỡ những kẻ cùng đinh, những người không cửa không nhà (SDF). Từ 1993, bà nghỉ hưu trong tu việc dòng Đức Bà Sion ở Callian đến ngày từ trần. Sœur Emmanuelle là tác giả chín cuốn sách: Tác phẩm tựa đề là Les Confessions d'une religieuse, Flammarion, phát hành 3 ngày sau khi tác giả qua đời (23 octobre 2008).

Phúc âm theo thánh Mát-thêu (Mt 25 31-36)

Nghi lễ an táng cử hành tại Callian có em dâu và các cháu tham dự. Cha Maurice Franc đã tuyên đọc Phúc Âm theo thánh Mát-thêu đễ tiễn biệt vị chân tu của người nghèo: ’’Vì xưa Ta đói, các người đã cho ta ăn; Ta khát, các người đã cho Ta uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các người đã cho mặc, Ta đau yếu, các người đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các người đến hỏi han.’’ (Mt 25 31-36). Tin Mừng Thánh Mát Thêu phản ảnh trung thực là cuộc đời tận hiến của Nữ tu Emmanuelle xả thân cứu đời, cho cơm ăn áo mặc cho những người thiếu thốn, đến thăm viếng hỏi han những người bần cùng trong xã hội.

Con đường Damas

Con đường của Sœur Emmanuelle chính là con đường Damas, rao giảng Tin Mừng giữa thế giới Ả Rập. Vì vậy, Bài Ca Đức Mến của Thánh Phaolô được đọc bằng tiếng Ả rập trong ngôi thánh đường Notre-Dame de Paris cổ kính của Paris. Con đường Damas trong lãnh thổ Syrie. Năm nay, nước Syrie, đồng cử hành Năm Thánh Phaolô. Đại Lễ khai mạc Năm thánh đã được cử hành tại Thánh đường Thánh Phaolô ở Jdeideh Artouz, ngoại ô Damas. Và sẽ bế mạc ngày 28-6-2009. Khách hành hương lần bước theo Via Recta (Đường Chính Nẻo Ngay), theo chân Thánh Phaolô viếng thăm Thánh Đường Bab Kissane của một trong bảy cửa ô của kinh thành Damas. Hai thiên niên kỷ sau thánh Phaolô, Sœur Emmanuelle đã noi gương thánh nhân, đem Tin Mừng đến các nước Ả Rập bằng cách thực thi Bài Ca Đức Mến.

Paris, ngày 28-10-2008
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC kêu gọi sự giúp đỡ để chấm dứt bạo lực chống lại người Kitô hữu tại Ấn Độ và Irắc
Trần Hoàn Chỉnh
00:41 28/10/2008
Vatican (CNS) – Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà lãnh đạo chính phủ và tôn giáo để chấm dứt những hành động “bạo lực tàn khốc” và bất khoan dung đối với các Kitô hữu thiểu số ở một số nơi trên thế giới đặc biệt là Irắc và Ấn Độ.

Người Công Giáo Iraq cầu nguyện
Ngài kêu gọi các quan chức hãy làm mọi thứ có thể để khôi phục lại luật pháp và sự chung sống hòa bình, ngõ hầu để “những công dân lương thiện có thể trông cậy vào sự bảo vệ đầy đủ của nhà nước”. Đức Thánh Cha đã nói lời yêu cầu khẩn thiết của ngài với khách hành hương tụ họp tại quảng trường Thánh Phêrô trước khi đọc kinh Truyền Tin với họ vào ngày 26 tháng 10.

Ngài nói rằng ngài muốn thu hút sự chú ý của thế giới đến “tấn thảm kịch đang nhận chìm một số quốc gia ở phương Đông, nơi các Kitô hữu là nạn nhân của bất khoan dung và bạo lực tàn khốc, bị giết hại, bị đe dọa và bị buộc phải rời bỏ nhà cửa và lang thang tìm nơi trú ẩn

Ngài nói Irắc và Ấn Độ là hai quốc gia đáng quan tâm nhất. Thêm vào đó ngài muốn ủng hộ lời kêu gọi của các vị lãnh đạo Công Giáo tại Trung Đông, Tây Âu và Ấn Độ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về Lời Chúa ngày 24 tháng 10 vừa qua.

Đức Thánh Cha Bênêđictô nói ngài chắc chắn rằng “sau hàng thế kỷ chung sống trong sự tôn trọng, những bậc tiền nhân đáng kính của Irắc và Ấn Độ đã học được cách đánh giá đúng những đóng góp của các nhóm thiểu số nhưng chăm chỉ và khéo léo. Người Kitô hữu thiểu số cũng đã và đang góp phần vào sự phát triển của chính quốc gia mình”.

Ngài nói rằng người Kitô hữu không đòi hỏi các đặc quyền đặc lợi, nhưng khao khát được tiếp tục sống trong đất nước của họ, cùng với đồng bào của họ như họ đã từng sống

Đức Thánh Cha nói tiếp “vì những nhà lãnh đạo chính quyền và tôn giáo là những mẫu gương và có nhiệm vụ hướng dẫn dân chúng, họ nên thực hiện những hành động dứt khoát và đáng kể trong tình hữu nghị và quan tâm đến các Kitô hữu hay các nhóm tôn giáo thiểu số khác cũng như bảo vệ lợi ích của các nhóm thiểu số”.

Tại Ấn Độ, khoảng 10 tín hữu Công Giáo đã phải chạy trốn khỏi bạo lực chống lại người Kitô hữu bùng nổ ở bang Orissa cuối tháng 8 vừa qua. Nhiều vị lãnh đạo Giáo hội đã lên án những hành động thiếu hiệu quả của chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn hay khởi tố những trường hợp gây bạo động và phá hủy các tài sản của Giáo Hội.

Tại Irắc, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn cho biết gần đây hơn 13 ngàn Kitô hữu phải chạy khỏi thành phố Mosul vì bạo lực bùng phát dữ dội và bị đe dọa. Biểu đồ của báo cáo ngày 24 tháng 10 của tổ chức này cho thấy hơn một nửa dân số Công Giáo của thành phố đã phải rời bỏ nhà cửa đến những thị trấn khác về phía bắc hay những vùng dọc theo biên giới với Syria.

Đức Giám Mục Công Giáo Canđê Rabban Al Qas của Arbil nói với hãng thông tấn AsiaNews tại Rôma rằng làn sóng giết người và những hiểm họa chống lại người Kitô hữu ở Mosul còn đe dọa đến cả những người Hồi giáo ôn hòa, những người mà giờ đây không còn cố gắng để bảo vệ những người láng giềng của họ khỏi sự bất khoan dung tôn giáo nữa.

Có lần họ đã từng mở cửa nhà của họ để cho các Kitô hữu lẩn trốn, những giờ đây, vì lo sợ trước chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa khủng bổ, họ không dám thể hiện ra họ là bạn hay người quen của các Kitô hữu nữa”, Đức Cha nói trong một cuộc gặp gỡ với hãng thông tấn.

Đức Cha Qas cũng nói rằng các lực lượng quân sự và chính quyền Irắc đã không nỗ lực đủ để ngăn chặn làn sóng giết người và những mối đe dọa chống lại người Kitô giáo.

Ngài cũng đã thốt lên đau đớn rằng “Những gì đang xảy ra trong những ngày này là trách nhiệm của họ cũng như của các lực lượng của Mỹ và những đại diện của Liên Hiệp Quốc. Những gì đang diễn ra ở Mosul đang xảy ra đúng ngay trước mắt họ. Những kẻ khủng bố đang giết chóc, đánh bom nhà ở lẫn nhà thờ và đang đánh đuổi những người Kitô hữu mà không có bất cứ một nỗ lực nào dù nhỏ nhất từ giới quan chức của Mosul để bảo vệ những người mà lỗi duy nhất của họ đó là vì họ là những môn đệ của Chúa Giêsu

Đức Cha cũng đề cập đến việc 12 Đức Giám Mục Công Giáo Canđê đã gặp Tổng Giám Mục Phanxicô Chullikatt sứ thần Tòa Thánh tại Irắc ngày 28 tháng 10 để đánh giá tình hình các nhóm Kitô hữu thiểu số tại Irắc.
 
Sứ điệp sau cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới (2)
Vũ Văn An
02:12 28/10/2008
Sứ điệp sau cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa

IV. Đường Lời Chúa: Việc Truyền Giáo

”Luật Chúa ban xuống từ Xion và lời Chúa phán truyền từ Giêrusalem” (Is 2:3). Lời nhập thân của Thiên Chúa “phát xuất” từ nhà của Người, là Đền Thờ, và tiến theo các ngả đường thế giới để gặp gỡ cuộc lữ hành vĩ đại mà con người trần thế đang đi để tìm kiếm chân lý, công bằng và hòa bình. Thực vậy, ngay trong một đô thị tân tiến bị tục hóa khắp hang cùng ngõ hẹp, nơi bất tín và dửng dưng xem ra đang thống trị, nơi sự ác xem ra đang thắng thế sự thiện, đang tạo ra cảm tưởng Babylon sẽ chiến thắng Giêrusalem, người ta vẫn nhìn thấy một hoài mong dấu ẩn, một hy vọng đâm chồi, một xôn xao mong đợi. Như sách Tiên Tri Amos từng viết: “Chúa là Thiên Chúa phán: ngày đang đến để Ta cho đói khát xẩy ra trên toàn xứ: không phải đói thức ăn và khát nước uống, mà là đói nghe lời Thiên Chúa” (8:11). Sứ mệnh truyền bá Phúc Âm của Giáo Hội là để đáp ứng trận đói này.

Chính Chúa Kitô Phục Sinh đã kêu mời, thúc đẩy các tông đồ, lúc đó đang do dự, phải rời bỏ cái chân trời êm ấm của họ: “Các con hãy ra đi và làm muôn dân trở thành môn đệ… và hãy dạy họ giữ các giới răn Ta đã truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Thánh Kinh được kết bằng những lời kêu gọi đại loại như “đừng im lặng”, “hãy nói to lên”, “hãy công bố lời Chúa bất kể lúc thuận tiện cũng như lúc bất tiện”, phải là những lính canh chọc thủng bức màn im lặng của dửng dưng. Các con đường đang mở ra trước chúng ta không phải chỉ là những con đường được Thánh Phaolô và các nhà rao giảng Phúc Âm lúc ban đầu du hành qua mà còn là những con đường mà mọi nhà truyền giáo sau các ngài vẫn đi để gặp gỡ người của mọi miền đất nước xa xôi.

11. Truyền thông đang đem lại một hệ thống bao trùm toàn bộ địa cầu và do đó, lời mời gọi của Chúa Kitô hiện đã có một ý nghĩa mới: “Những gì Ta nói với các con trong bóng tối, hãy nói ra giữa thanh thiên bạch nhật, những điều các con nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà công bố” (Mt 10:27). Lẽ dĩ nhiên, lời thánh phải hết sức trong suốt và được loan truyền qua văn bản in ấn, với các bản dịch thực hiện theo tính đa phức của ngôn ngữ trên hành tinh ta. Nhưng tiếng nói của lời Chúa phải vang vọng trên truyền thanh, trên xa lộ thông tin liên mạng, trên các kênh lưu chuyển vi tính ảo mà như thật, trên Dĩa Cô Đọng (CD), trên Dĩa Truyền Hình (DVD), podcast…Nó phải xuất hiện trên mọi màn ảnh truyền hình và điện ảnh, trên báo chí, và mọi biến cố văn hóa và xã hội.

Hình thức truyền thông mới này, so với hình thức cổ truyền, đã tạo ra văn phạm đặc thù và phong phú riêng của nó và do đó, không những ta cần phải chuẩn bị trách vụ này về phương diện kỹ thuật mà cả về phương diện văn hóa nữa. Trong một thời đại bị thống trị bởi các hình ảnh do các phương tiện bá quyền của truyền thông như truyền hình chẳng hạn dẫn khởi, mẫu mực ưu tuyển của Chúa Kitô vẫn có ý nghĩa và gợi cảm ngày nay. Người vẫn sẽ tìm về với các dấu chỉ, các câu truyện, các điển hình, các kinh nghiệm hàng ngày, các dụ ngôn: “Người nói với họ nhiều điều bằng dụ ngôn… Quả thực, Người không bao giờ nói với họ mà lại không dùng dụ ngôn” (Mt 13:3.4). Khi công bố Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu không bao giời nói trên đầu dân chúng bằng một ngôn ngữ hàm hồ, trừu tượng, trên mây trên khói. Đúng hơn, Người chinh phục họ bằng cách khởi đi từ chính cái nơi chân họ đang đứng, ngõ hầu qua các biến cố hàng ngày,dẫn dắt họ tới mạc khải Nước Trời. Bởi thế, khung cảnh được Thánh Gioan nhắc tới quả có ý nghĩa: “Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt.Các vệ binh trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: ‘Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?’. Các vệ bình trả lời: ‘Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy’” (7: 44-46).

12. Chúa Kitô tiến dọc theo phố phường đô thị và dừng chân tại ngưỡng cửa nhà ta: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3:20). Gia đình, với tường nhà bao bọc bằng niềm vui nỗi khổ, chính là không gian căn bản để lời Thiên Chúa bước vào. Thánh Kinh đầy những câu truyện lớn nhỏ về gia đình, và Thánh vịnh gia đã sinh động mô tả bức tranh thanh thản trong đó người cha ngồi tại bàn, có vợ như cây nho nhiều trái và con cái như “những cành ôliu mơn mởn” bao quanh (Tv 128). Tương tự như thế, từ thuở đầu, Kitô giáo cũng đã cử hành phụng vụ trong sinh hoạt hàng ngày của gia hộ, giống hệt Israel khi trao phó việc cử hành Lễ Vượt Qua cho gia đình (xem Xh 12:21-27). Việc truyền bá lời Thiên Chúa được truyền lại cho các thế hệ con cháu đến nỗi cha mẹ trở thành “các nhà giáo đầu hết của đức tin” (Hiến chế LG 11). Một lần nữa, Thánh vịnh gia nhắc ta nhớ: “Điều chúng tôi đã từng nghe biết, do cha ông kể lại cho mình, chúng tôi chẳng dấu gì con cái cả, sẽ tường thuật cho thế hệ mai sau: sự nghiệp lẫy lừng, quyền uy của Chúa, với những kỳ công Chúa đã làm…hầu đến lượt, thế hệ tương lai cũng sẽ kể lại cho con cháu mình” (Tv 78:3-4.6).

Cho nên, mọi nhà nên có cuốn Thánh Kinh riêng và giữ gìn nó trên nơi dễ thấy và xứng đáng, để đọc và dùng nó cầu nguyện, đồng thời gia đình cũng nên đưa ra các hình thức và mẫu mực giáo dục theo phương thức cầu nguyện, giáo lý và huấn giáo về việc nên dùng Thánh Kinh ra sao để “nam thanh nữ tú, bậc già cả cũng như đoàn trẻ nhỏ” (Tv 148:12) cùng nhau lắng nghe, tìm hiểu, vinh danh và sống lời Chúa. Đặc biệt, phải làm sao để các thế hệ mới, trẻ nhỏ và thiếu niên, tiếp nhận được một nền sư phạm thích đáng và chuyên biệt dẫn họ tới việc cảm nghiệm được sự hấp dẫn của khuôn mạo Chúa Kitô, mở toang cánh cửa trí lòng họ, cũng như qua cuộc gặp gỡ với chứng tá chân thực của người lớn, họ nhận được ảnh hưởng tích cực của bè bạn và của cộng đồng giáo hội.

13. Trong dụ ngôn người gieo giống, Chúa Giêsu nhắc nhở ta rằng có những thứ đất khô cằn, đầy sỏi đá và ngột ngạt gai góc (xem Mt 13:3-7). Ai bước vào phố phường thế giới, đều cũng sẽ thấy những khu ổ chuột nơi đầy đau khổ và nghèo đói, hạ nhục và áp chế, đẩy ra bên lề và khốn quẫn, bệnh tật thể lý và tâm thần cũng như cô đơn lạc lõng. Đôi khi gạch đá trên đường đầy những máu do chiến tranh và bạo động đem tới; tại các lâu đài quyền lực, tham nhũng bắt tay với bất công. Tiếng than của người bị bách hại gióng lên nhân danh lòng trung thành với lương tâm và tín trung với đức tin của họ.

Có những người bị đủ thứ khủng hoảng ở đời vùi giập hay những người bị đời coi là vô nghĩa lại đem lại ý nghĩa và giá trị cho đời. Như “những bóng ma đi đường, như làn gió thoảng ki cóp” (Tv 39:7), nhiều người cảm thấy Chúa im lặng, vắng bóng và dửng dưng đối với họ: “Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giò? Tới bao giờ còn ngoảnh mặt làm ngơ?” (Tv 13:1). Và cuối cùng, đối với ai cũng thế, là mầu nhiệm cái chết.

Tiếng than đau đớn mênh mông từ đất lên trời này được Thánh Kinh liên tục thuật lại, và Thánh Kinh ấy đề nghị cho ta một niềm tin có tính lịch sử và nhập thể. Chỉ cần nghĩ đến các trang sách đầy bạo lực và áp chế, đến tiếng than ai oán và liên tục của Gióp, đến những năn nỉ khẩn cầu hết sức tha thiết của Thánh vịnh gia, đến cơn khủng hoảng nội tâm tế vi trong linh hồn Qoheleth, đến những tố giác mạnh mẽ của các tiên tri chống lại bất công xã hội. Như thế, không tìm cách giảm khinh cho hoàn cảnh, ta thấy có lời kết án tội lỗi căn để hết sức mạnh mẽ ngay từ buổi đầu của nhân loại trong bản văn Sáng Thế (chương 3). Thực thế, “mầu nhiệm sự ác” quả có hiện diện và hành động trong lịch sử, nhưng cũng có lời mạc khải của Chúa bảo đảm rằng trong Chúa Kitô, sự thiện sẽ chiến thắng sự ác.

Nhưng trước hết trong Sách Thánh, khuôn mặt Chúa Kitô, Đấng đã bắt đầu thừa tác vụ công khai của mình với lời công bố hy vọng cho những con người sau rốt của trần gian, là khuôn mặt trổi vượt hơn hết: “Thần trí Chúa ở trên tôi, vì Người đã xức dầu để tôi đem tin mừng cho người nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho người ngồi tù biết họ được tự do, cho người mù biết họ được trông thấy, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19). Người thường đặt bàn tay mình lên những thân xác ốm đau và bệnh hoạn. Lời của Người công bố sự công chính, khích lệ lòng can đảm nơi những con người nát lòng nản chí và đem lại tha thứ cho người có tội. Sau hết, Người tự hạ xuống hàng đốn mạt, “dốc cạn hết” vinh quang, “mặc lấy hình hài nô lệ, trở nên phàm nhân như ta; và vì là một hữu thể giống hữu thể nhân bản ở mọi khía cạnh, Người còn khiêm nhường hơn nữa, đến độ chấp nhận cái chết trên thập giá” (Pl 2:7-8)

Chính vì thế, Người cảm nhận được nỗi sợ của cái chết (“ Người thốt lên: ‘Lạy Cha, nếu đẹp ý Cha, xin cho con khỏi uống chén này’”). Người cảm thấy cô đơn vì bị bạn bè bỏ rơi và phản bội, Người lún thật sâu vào đêm đen của đau đớn cùng cực thể xác trong cơn chịu đóng đinh và nhất là đêm đen câm nín về phần Chúa Cha của Người (“Lạy Chúa, Lạy Chúa con, sao Chúa bỏ rơi con?”) (Mc 15:34) và sau cùng là vực thẳm mà bất cứ con người nào cũng sẽ rơi xuống, vực thẳm của sự chết (“Người kêu to một tiếng rồi trút hơi thở sau cùng”). Định nghĩa của Isaia về người tôi tớ của Chúa có thể áp dụng rất đúng vào Người: “hèn hạ nhất giữa loài người, một con người sầu khổ” (53:3).

Ấy thế nhưng, cũng trong chính cái giây phút cùng khốn ấy, Người vẫn không ngừng là Con Thiên Chúa: trong tình liên đới yêu thương và qua việc tự hiến tế mình, Người gieo hạt giống thần tính vào tính giới hạn và tính mỏng dòn của nhân tính, hay nói cách khác, Người gieo vào đó nguyên lý tự do và cứu độ. Qua việc tự hiến cho chúng ta, Người tuôn đổ ơn cứu chuộc trên đau đớn và chết chóc, vốn được Người mang lấy và sống, và mở ra cho chúng ta hừng đông sống lại. Cho nên, Kitô hữu có sứ mệnh loan báo lời hy vọng thần thánh ấy, bằng cách chia sẻ với người nghèo và người đau khổ xuyên qua chứng tá niềm tin của mình vào nước chân lý và sự sống, thánh thiện và ân sủng, công lý, yêu thương và hòa bình, xuyên qua sự gần gũi yêu thương, một gần gũi không phê phán không kết án, nhưng nâng đỡ, soi sáng, ủi an và tha thứ, theo lời của chính Chúa Kitô: “Hãy đến cùng Ta, tất cả những ai vất vả và đang mang gánh quá nặng, và Ta sẽ cho các con nghỉ ngơi” (Mt 11:28).

14. Dọc trên các nẻo đường thế giới, lời Chúa còn sản sinh cho Kitô hữu chúng ta một cuộc gặp gỡ cũng thâm tình không kém với dân Do Thái, là những người có liên hệ thân thiết với chúng ta qua việc cùng nhìn nhận và yêu mến Sách Thánh Cựu Ước và vì từ Israel “Chúa Kitô đã sinh ra theo huyết thống” (Rm 9:5). Mọi trang trong Sách Thánh Do Thái đều soi sáng cho mầu nhiệm Thiên Chúa và con người.Chúng là kho tàng suy niệm và luân lý, một phác thảo cuộc hành trình dài của lịch sử cứu độ cho tới lúc được hoàn tất trọn vẹn, và mạnh mẽ minh hoạ việc nhập thể của lời Chúa trong các biến cố nhân bản. Chúng giúp ta hiểu trọn vẹn khuôn mặt Chúa Kitô, Đấng từng phán: “Đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ Lề Luật hay các Tiên Tri. Ta đến không phải để hủy bỏ mà là để kiện toàn” (Mt 5:17).

Có một cách để đối thoại với dân Chúa chọn, là “những người được nhận làm dưỡng tử, vinh quang và giao ước đã được ban tặng cho họ; họ cũng được ban Lề Luật, việc thờ phượng Thiên Chúa và các lời hứa” (Rm 9:4), và họ giúp ta làm giầu phương thức giải thích Thánh Kinh nhờ tài nguyên phong phú trong truyền thống chú giải của họ. “Ta giáng phúc cho Ai Cập, dân của Ta, cho Át-sua, công trình tay ta làm ra, và cho Israel, cơ nghiệp của Ta” (Is 19:25). Như thế, Thiên Chúa đã phủ tà áo che chở đầy phúc lành của Người trên mọi dân tộc địa cầu: “Người muốn mọi người được cứu rỗi và đạt tới nhận thức đầy đủ về chân lý” (1 Tm 2:4).

Trên các nẻo đường thế giới, chúng ta, trong tư cách Kitô hữu, cũng được mời gọi không phải rơi vào chủ nghĩa chiết trung, vốn chỉ gây lộn xộn và hạ thấp chính bản sắc thiêng liêng của ta, mà là đi vào cuộc đối thoại biết tôn trọng con người thuộc các tôn giáo khác, bắt đầu là Hồi Giáo, một tôn giáo có truyền thống tôn kính nhiều nhân vật, nhiều biểu tượng và chủ đề của Thánh Kinh, và từng làm chứng cho một đức tin thành kính vào một Thiên Chúa duy nhất, biết xót thương và đầy từ ái, vốn được họ coi là Đấng Dựng Nên mọi loài và là Quan Án của nhân loại.

Kitô hữu cũng tìm thấy một hoà điệu chung với nhiều truyền thống tôn giáo vĩ đại của Đông Phương. Các trước tác thánh của họ dạy ta biết kính trọng sự sống, biết chiêm niệm, biết giữ thinh lặng, biết sống đơn giản, biết từ bỏ mình như Phật Giáo chẳng hạn. Hay như trong Ấn Giáo, họ hiển dương ý thức thánh thiêng, sự hy sinh, việc hành hương, việc chay tịnh, và các biểu tượng thánh. Hay như trong Đạo Khổng, họ dạy ta đức khôn ngoan, gia đình và các giá trị xã hội. Ngay đối với các tôn giáo truyền thống vốn phát biểu các giá trị thiêng liêng qua nghi lễ và văn hóa truyền khẩu, ta cũng phải nhiệt tâm chú ý và dấn thân đối thoại một cách kính cẩn với họ. Đối với những ai không tin Thiên Chúa nhưng cố gắng “làm điều đúng, yêu điều tốt và sống khiêm hạ” (Mk 6:8), ta cũng phải làm việc với họ để tạo ra một thế giới công chính và hoà bình hơn, và trong cuộc đối thoại này, làm chứng một cách chân thực về Lời Chúa, đem lại cho họ những chân trời mới và cao hơn về chân lý và yêu thương.

15. Trong thư của Ngài gửi các Họa Sĩ năm 1999, Đức Gioan Phaolô II nhắc nhở rằng “Sách Thánh đã trở nên một thứ ‘ngữ vựng mênh mông’ (lời Paul Claudel) và ‘bức bản đồ ảnh tượng’ (lời Marc Chagall) mà cả văn hóa Kitô giáo lẫn ngành hoạ đều rút tỉa được” (số 5). Goethe từng xác tín rằng Phúc Âm chính là “tiếng mẹ của Âu Châu”. Như người ta thường nói, Thánh Kinh là “mã số vĩ đại” của nền văn hóa hoàn cầu: một cách lý tưởng, các họa sĩ nhúng cọ sơn của mình vào mẫu tự được lên mầu bằng nhiều truyện ký, biểu tượng và hình ảnh vốn là những trang sách Thánh Kinh. Các nhạc sĩ sáng tác các hòa âm của mình quanh các bản văn thánh, nhất là các Thánh Vịnh. Trong nhiều thế kỷ, các tác giả đã lui về với các truyện xưa đã trở thành dụ ngôn hiện sinh ấy; các thi sĩ tự hỏi về lẽ huyền nhiệm của thần trí, của vô biên, của sự ác, của tình yêu, của sống và sự chết, thường xuyên thu lượm những rung động đầy chất thơ từng lên men cho các trang Sách Thánh. Các tư tưởng gia, những con người của học thuật và xã hội, cũng thường xuyên dùng các quan niệm linh đạo và đạo đức (như Mười Giới Răn chẳng hạn) của Thánh Kinh làm quy chiếu, có khi chỉ như một thứ quy chiếu tương phản. Cả khi một khuôn mặt hay một ý niệm của Thánh Kinh bị bóp méo đi chăng nữa, nó vẫn được nhìn nhận như một yếu tố chủ yếu và có tính tạo thành nền văn minh của Ta.

Vì cũng dạy ta via pulchritudinis hay con đường cái đẹp để hiểu và vươn lên tới Thiên Chúa (như Thánh vịnh 47:7 chẳng hạn đã mời gọi ta: “Hãy học tập âm nhạc, hãy để âm nhạc vang lời ca tụng Chúa”) nên Thánh Kinh không phải chỉ cần thiết đối với tín hữu mà còn đối với mọi người, giúp họ tái khám phá ra các ý nghĩa chân thực trong các biểu thức văn hóa và trên hết, một lần nữa, giúp họ tìm lại được bản sắc lịch sử, văn minh, nhân bản và thiêng liêng của ta. Đây là nguyên ủy cho sự vĩ đại của ta và qua nó, ta có thể tự trình bầy gia sản cao đẹp của ta cho các nền văn minh và văn hóa khác, mà không cần tự ti mặc cảm. Do đó, Thánh Kinh phải được mọi người biết đến và học hỏi, dưới chiều kích đẹp đẽ phi thường cũng như nét phong phú về nhân bản và văn hóa của nó.

Tuy thế, như hình ảnh đầy ý nghĩa của Thánh Phaolô, lời Chúa “không thể bị xiềng xích” (2 Tm 2:9) vào một nền văn hóa; trái lại, nó có hoài bão vượt qua mọi biên giới. Thánh Tông Đồ vốn là một chuyên viên lão luyện trong việc bản vị hóa sứ điệp Thánh Kinh vào các quy chiếu văn hóa khác nhau. Đó là điều Giáo Hội đang được kêu mời để thực hành ngay lúc này đây qua một diễn trình tế nhị nhưng cần thiết, một diễn trình vốn được Huấn Quyền của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI thúc đẩy mạnh mẽ. Giáo Hội có nhiệm vụ làm cho lời Chúa đi sâu vào các nền văn hóa và phát biểu nó theo ngôn ngữ, quan niệm, biểu tượng và truyền thống tôn giáo của các nền văn hóa ấy. Thế nhưng, Giáo Hội phải luôn có khả năng duy trì được bản chất chân thực của nội dung lời Chúa, canh chừng và kiểm soát được các rủi ro của hiện tượng thoái hóa.

Bởi thế, Giáo hội phải làm cho các giá trị mà lời Chúa đang đề nghị với mọi nên văn hóa được sáng lên, để các giá trị ấy được thanh tẩy và mang nhiều hoa trái. Như Đức Gioan Phaolô II đã nói với các Giám Mục Kenya nhân chuyến công du Phi Châu năm 1980, “bản vị hóa thực sự sẽ phản ảnh được việc Nhập Thể của Ngôi Lời, nếu nền văn hóa ấy, một khi đã được Phúc Âm biến cải và tái sinh, từ trong chính truyền thống sinh động của nó, biết nói lên một cách độc đáo cuộc sống, việc cử hành và tư duy Kitô giáo”.

Kết luận

”Rồi tiếng tôi đã nghe từ trời, lại nói với tôi và bảo: ‘Hãy đi lấy cuốn sách mở sẵn trong tay thiên thần đang đứng trên biển và đất’. Tôi đến gặp thiên thần và xin ngài cho tôi cuốn sách nhỏ. Ngài bảo tôi: ‘Cầm lấy mà nuốt đi! Nó sẽ làm cho bụng dạ ông phải cay đắng, nhưng trong miệng ông, nó sẽ ngọt ngào như mật ong’ (Kh10:8-10).

Thưa anh chị em khắp nơi trên thế giới, ta hãy tiếp nhận lời mời trên; ta hãy tới gần bàn tiệc lời Chúa, để được nuôi dưỡng và sống “không bằng cơm bánh mà thôi mà còn bằng mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8:3; Mt 4:4). Như nhà tư tưởng vĩ đại của nền văn hóa Kitô giáo từng nói, Thánh Kinh “đã cung cấp cho ta nhiều đoạn vừa an ủi vừa cảnh cáo đối với mọi hoàn cảnh” (B. Pascal, Pensées, số 532 ấn bản Brunschvicg).

Thực vậy, Lời Chúa, “ngọt hơn mật ong nguyên chất” (Tv 19:11), “Lời Chúa là đèn soi bước chân con, là ánh sáng nẻo đường con đi” (Tv 119:105), nhưng nó cũng “như lửa, Chúa nói thế, như búa đập tan tảng đá” (Gr 23:29). Nó như mưa đem nước cho trái đất, nuôi sống nó và làm nó phát triển, và khi làm thế, Người đã làm cho cảnh cằn cỗi của sa mạc thiêng liêng chúng ta trổ sinh (xem Is 55:10-11). Mà nó còn là “lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người”.

Chúng tôi âu yếm hướng về mọi người đang dấn thân học hỏi, các giáo lý viên và những người khác đang phục vụ lời Chúa để bày tỏ với họ lòng biết ơn sâu xa và đầy thân ái của chúng tôi đối với thừa tác vụ qúy giá và quan trọng của họ. Chúng tôi cũng ngỏ lời với các anh chị em đang chịu bách hại của chúng tôi hay những người đang chịu chết vì lời Thiên Chúa và vì việc họ làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô (xem Kh 6:9): trong tư cách chứng tá và tử đạo, các vị ấy đang nói với ta về “sức mạnh của lời Chúa” (Rm 1:16), về nguyên ủy đức tin của họ, về niềm hy vọng và tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Giờ đây ta hãy cùng nhau im lặng để lắng nghe lời Chúa một cách có hiệu quả và sau khi lắng nghe, ta hãy im lặng lần nữa, để lời ấy tiếp tục ở lại trong ta, sống với ta, và nói với ta. Hãy để nó vang lên lúc khởi đầu ngày sống ngõ hầu Chúa là người nói đầu hết và hãy để nó vang vọng trong ta vào lúc chiều tà để Chúa là người nói sau hết.

Anh chị em thân mến, “Tất cả mọi người đang ở với tôi gửi lời thăm anh chị em. Những lời kính thăm gửi tới những ai yêu mến chúng tôi trong đức tin. Xin ơn thánh Chúa ở cùng tất cả anh chị em!” (Tt 3:15).
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng Trung Quốc đã không tham dự Thượng Hội Đồng
Bùi Hữu Thư
08:59 28/10/2008

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng Trung Quốc đã không tham dự Thượng Hội Đồng



VATICAN CITY, ngày 27 tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Mặc dầu các giám mục Trung Quốc không được phép chính quyền tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Thánh Cha Benedict XVI đặc biệt nhắc đến họ, và cảm tạ Thiên Chúa về tình yêu và lòng trung thành của họ.

Tòa Thánh đã không đạt được một thỏa hiệp với Bắc Kinh để cho phép các giám mục của quốc gia này đến Rôma. Trong số các vị không tham dự Thượng Hội Đồng có Đức Hồng Y Giuse Zen, Tổng Giám Mục Hồng Kông; Đức Giám Mục Giuse Lai Hung-seng ở Ma Cao; và Đức Giám Mục Phêrô Liu Cheng-chung ở Kaohsiung, Đài Loan. Ba vị này là những đại biểu đặc biệt được Đức Thánh Cha chính thức mời.

Đức Thánh Cha nói về các giám mục Trung Hoa trong Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội Đồng ngày Chúa Nhật vừa qua.

Ngài nói, "Tôi muốn nói lên tiếng nói của họ ở đây, và cảm tạ Thiên Chúa vì tình yêu họ dành cho Đức Kitô, sự hiệp thông của họ với Giáo Hội hoàn vũ, và sự trung thành của họ với người kế vị Thánh Tông Đồ Phêrô. Họ hiện diện nơi đây trong kinh nguyện của chúng ta, cùng với các tín hữu được trao phó cho họ chăm sóc.

"Chúng ta hãy cầu xin Đấng Chăn Chiên Tối Cao ban cho họ niềm vui, sức mạnh và lòng nhiệt thành trong công tác mục vụ để khôn ngoan hướng dẫn và hướng mắt nhìn về tương lai của cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc, mà chúng ta hết lòng yêu mến.”

Một sự tái diễn

Năm 2005, bốn giám mục Trung Quốc được mời tham dự thượng hội đồng về Thánh Thể cũng không được phép chính quyền tham gia.

Tại Trung Quốc, chính phủ chỉ cho phép thực thi tôn giáo những ai được họ công nhận và được đăng ký với Văn Phòng Dịch Vụ Tôn Giáo, và dưới sự kiểm xoát của Hội Công Giáo Ái Quốc.

Điều này giải thích sự khác biệt đã được khẳng định giữa Giáo Hội “quốc gia”, hay “chính thức”, và các tín hữu chống lại sự kiểm xoát này và muốn được vâng lời Đức Thánh Cha trực tiếp. Các tín hữu này hợp thành Giáo Hội không chính thức, hay giáo hội thầm lặng (chui.)

Một báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phổ biến tháng vừa qua cho thời kỳ 12 tháng tính tới ngày 30 tháng 6, 2008, khẳng định rằng trong thời kỳ này, việc đàn áp tôn giáo đã gia tăng tại một vài miền tại Trung Quốc.

Hiệp Hội Công Giáo Ái Quốc cho biết có 5 triệu 300 ngàn người đang thờ phượng trong các nhà thờ của họ. Nhưng theo báo cáo trên, ước lượng có thêm 12 triệu người đang đến với các nhà thờ Công Giáo không chính thức và không được hiệp hội của chính phủ công nhận.

Thượng Hội Đồng Giám Mục
Đức Hồng Y Giuse Zen
 
Tóm lược 55 đề nghị của Thượng Hội đồng Giám Mục
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:03 28/10/2008
Vatican (VIS) - Các phiên làm việc của Thượng Hội đồng Giám Mục lần thứ XII đã kết thúc vào sáng ngày 25/10/2008 với việc thông qua 55 đề nghị mà các Nghị phụ đệ trình lên Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Theo lệnh của Đức Giáo Hoàng, phiên bản Ý ngữ tạm thời và không chính thức của các đề nghị đã được Tổng Thư ký đặc biệt của Thượng Hội đồng Giám mục công bố. Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho phép công bố các đề nghị chung kết của Thượng Hội đồng. Thông thường các đề nghị được đệ trình riêng cho Đức Giáo Hoàng để ngài xem xét chuẩn bị cho Tông Huấn, tài liệu đúc kết chính thức của một Thượng Hội đồng Giám Mục.

1. Trong phần đầu tiên của danh sách các đề nghị với tựa đề: “Lời Chúa trong Đức tin của Giáo Hội” bao gồm các đề nghị từ số 3 đến 13, các nghị phụ tập trung vào nhiệm vụ của mục tử nhằm giáo dục cho tín hữu có được kinh nghiệm tốt hơn trong mối quan hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô, qua việc đọc và suy niệm Kinh Thánh.

Sau khi phân tích các mối quan hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước, các đề nghị nêu lên vấn đề người nghèo “không chỉ thiếu thốn về cơm bánh mà còn về Lời của sự sống” thế nào, và họ có quyền ưu tiên biết về Tin Mừng.

Đề cập đến một trong những "thách thức của thế giới hiện đại: sự tiến bộ vũ bão của khoa học trong mối liên quan đến hàng loạt các kiến thức về thế giới tự nhiên, với kết quả nghịch lý là cuối cùng nó có thể che khuất những thông điệp luân lý phát sinh từ đó”, Thượng Hội đồng đòi hỏi các vị mục tử “nhạy cảm với việc tái khám phá luật tự nhiên và các chức năng của nó trong việc đào luyện lương tâm”.

2. Phần hai (các đề nghị từ 14 đến 37) tập trung vào chủ đề: “Lời Chúa trong Đức tin của Giáo Hội”. Về vấn đề Lời Chúa và phụng vụ, nó đề nghị Kinh Thánh phải được đặt ở một vị trí rõ rệt bên trong các nhà thờ, và Lời Chúa phải được công bố một cách rõ ràng bởi những người có “quen thuộc với những động lực của giao tiếp”.

Về vấn đề giảng thuyết - một trong những chủ đề chính của Thượng Hội đồng – các đề nghị nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chuẩn bị tốt, khắc ghi trong tâm trí những bài đọc Kinh Thánh của ngày hôm đó, những gì mà các bài đọc muốn nói với vị linh mục, và những gì vị linh mục phải nói với cộng đoàn trong ánh sáng của hoàn cảnh thực tế của họ. Sự cần thiết cổ võ “lectio divina” (ngẫm đọc Kinh Thánh theo cách đọc, suy ngẫm, cầu nguyện, chiêm niệm) cũng được nhấn mạnh.

Các Nghị phụ khuyến khích giáo dân trong các nỗ lực của họ để chuyển tải đức tin và, trong bối cảnh này, nhấn mạnh đến vai trò không thể thiếu của phụ nữ, nhất là trong gia đình, trong giáo lý và trong thừa tác vụ đọc sách. Họ cũng lưu ý rằng, mặc dù phụng vụ Lời Chúa là là nơi được đặc ân gặp gỡ Chúa Kitô, nhưng nó không bị lẫn lộn với phụng vụ Thánh Thể.

Các đề nghị khác phản ánh đề xuất của chính Đức Giáo Hoàng: rằng, trong chú giải, thật quan trọng khắc ghi trong tâm trí hai phương pháp được trình bày trong Hiến chế Tín lý về Mạc khải “Dei Verbum”: phương pháp lịch sử và phương pháp thần học. Điều này bởi vì, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phát biểu trong một diễn văn trước Thượng Hội đồng: “nếu một khoa chú giải thiếu về đức tin, nhất thiết phát sinh chú giải thực chứng hay thế tục, theo đó thần tính không đi vào lịch sử nhân loại”.

3. Phần thứ ba, và là phần cuối bao gồm các đề nghị từ 38 đến 54 về: “Lời Chúa trong Sứ mạng của Giáo Hội”. Nó liên quan đến các vấn đề như Lời Chúa và nghệ thuật thánh, việc phiên dịch và phát hành Kinh Thánh. Những đề nghị cũng nêu bật tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với loan báo Tin Mừng và cảnh báo chống lại các nguy hiểm của việc đọc Kinh Thánh theo trào lưu quá khích và hiện tượng các giáo phái.

Các chủ đề khác liên quan đến phần này bao gồm đối thoại liên tôn, cổ võ các cuộc hành hương, nghiên cứu Kinh Thánh nơi Thánh Địa, đối thoại với Do Thái giáo và Hồi giáo, mối quan hệ giữa Lời Chúa và bảo vệ môi trường.

Các Nghị phụ kêu gọi củng cố đối thoại liên tôn và nhấn mạnh “rằng tất cả các tín hữu được bảo đảm thực sự tự do tuyên xưng tôn giáo của họ cách riêng tư và công khai, và rằng quyền tự do lương tâm được công nhận”. Các giám mục đề nghị rằng các hội đồng giám mục cần đẩy mạnh các cuộc gặp và đối thoại với người Do Thái. Về vấn đề người Hồi giáo, họ nhấn mạnh “tầm quan trọng của tôn trọng sự sống, và các quyền của người Nam và người Nữ, cũng như sự phân biệt giữa các phạm vi chính trị-xã hội và tôn giáo trong việc thúc đẩy công lý và hòa bình trên thế giới. Phần quan trọng của cuộc đối thoại này sẽ là trao đổi lẫn nhau, tự do tôn giáo và tự do lương tâm”

Trong bản đề nghị đúc kết, được hiến dâng cho Đức Maria Đồng Trinh, mẫu gương đức tin của Giáo Hội, đề nghị rằng các tín hữu cần được khuyến khích hơn nữa đọc Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi
 
Đức Giám Mục giải thích những thách đố đối với người Công Giáo và thảm kịch chiến tranh tại Sudan
Peter Trần Hoàn Chỉnh
11:35 28/10/2008
Rome, 21.10.2008 (CNA) – Đức Giám Mục Antonio Menegazzo của El Obeid, Sudan đã phát biểu thẳng thắn trong tuần này về sự thiệt hại do cuộc nội chiến gây nên cho đất nước Sudan và về những thách đố mà người Kitô hữu thiểu số nơi đây phải đối diện khi sống giữa làn sóng bạo lực ngày càng gia tăng. Ngài kêu gọi các tổ chức quốc tế giúp tìm những giải pháp cho 20 năm xung đột.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Người Quan Sát Rôma, Đức Cha Antonio Menegazzo nói rằng Giáo Hội tại Sudan “rất quan tâm đến thảm họa nhân đạo tại Darfur. Chiến tranh tiếp tục ảnh hưởng đến các nạn nhân vô tội, và các tổ chức quốc tế không thể ngăn chặn được làn sóng bạo lực đang ngày càng gia tăng”.

Ngài nói tiếp “Sau 21 năm nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam, sự bất công và đau khổ ngày càng gia tăng. Mọi thứ không hề được cải thiện sau các hiệp định hòa bình và tình hình ở đây chẳng sáng sủa gì hơn. Liên Hiệp Quốc và Liên minh Châu Âu nên tập trung chú ý đến tình hình hiện nay tại Sudan”.

Đề cập đến tình hình của các tín hữu Công Giáo, Đức Cha Menagazzo lưu ý rằng nhiều người dân Sudan khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, trong khi đó điều này vẫn “hông thể thấm nhập một cách sâu xa ào tâm trí của nhiều người tín hữu, họ vẫn không thể thay đổi tận căn não trạng của họ và văn hóa của họ vẫn không được biến đổi nhiều bởi Lời Chúa.”Ngài nói thêm “chúng tôi không thể tìm thấy một giải pháp cho vấn đề của họ và họ vẫn dễ dàng quay lại nếp sống cũ của họ”.

Đức Cha Menegazzo nói tiếp “ở Sudan, hầu hết những người tân tòng không biết đọc, biết viết, vì thế để chuẩn bị cho việc rửa tội, các giáo lý viên cần giải thích Lời Chúa bằng tranh ảnh, hình vẽ hoặc giảng giải”.
 
ĐTC ngỏ lời với các vị lãnh đạo Giáo Hội Trung Quốc không thể tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục
Peter Trần Hoàn Chỉnh
11:37 28/10/2008
VATICAN (Zenit) - Mặc dù các giám mục Trung Quốc không được chính quyền cho phép tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới nhưng Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI vẫn đặc biệt đề cập đến những vị lãnh đạo Giáo hội tại đây với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì tình yêu và lòng trung thành của họ.

Tòa Thánh đã không thể thỏa thuận được với Bắc Kinh về việc cho phép các vị đại diện Giáo hội tại nước này đến Rôma. Tuy nhiên, các vị lãnh đạo như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân Tổng Giám mục Hồng Kông, Đức Giám Mục Giuse Lai Hung-seng của Macao, và Đức Giám Mục Phêrô Liu Cheng-chung của Cao Hùng, Đài Loan đều tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục. Ba vị lãnh đạo Giáo hội này là những đại diện được Đức Thánh Cha trực tiếp bổ nhiệm.

Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với các vị lãnh đạo Giáo hội tại Trung Quốc tại Thánh Lễ bế mạc của Thượng Hội Đồng Giám Mục như sau:

Tôi muốn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì tình yêu trong Đức Kitô của anh em, vì sự hiệp thông của anh em với Giáo Hội hoàn vũ và lòng trung thành của anh em đối với vị kế nhiệm Thánh Tông Đồ Phêrô”. Ngài nói tiếp “anh em vẫn luôn hiện hiện trong lời cầu nguyện của chúng tôi, cùng với anh chị em tín hữu mà anh em đang chăm sóc”.

“Chúng ta hãy cầu xin vị Mục Tử Tối Thượng ban cho họ niềm vui, sức mạnh và lòng nhiệt thành tông đồ để hướng dẫn cách khôn ngoan và với tầm nhìn của họ dẫn dắt cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc yêu quý của tất cả chúng ta đến một tương lai tươi sáng
”.

Cũng xin được nhắc lại, vào năm 2005 bốn giám mục Trung Quốc đã được mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể và các vị cũng không được chính quyền cho phép tham dự.

Tại Trung Quốc, chính quyền chỉ cấp phép hoạt động tôn giáo cho những vị được nhìn nhận và những nơi đã đăng ký với Văn phòng tôn giáo vụ và đặt dưới sự kiểm soát của Hội Công Giáo yêu nước.

Điều này giải thích cho những khác biệt giữa “Giáo Hội quốc doanh” hay “Giáo Hội chính thức” và giữa những tín hữu chối từ vâng phục Đức Thánh Cha và những tín hữu ao ước vâng lời Đức Thánh Cha. Hệ quả là hình thành nên Giáo Hội không được công nhận hay Giáo Hội hầm trú.

Một báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ được đăng tải vào cuối tháng và phản ánh tình hình theo dõi suốt 12 tháng đến 30 tháng 6 năm 2008 đã xác nhận trong suốt thời gian này. Sự ngăn chặn tự do tôn giáo của Trung Quốc đã gia tăng nơi một số vùng.

Theo báo cáo của Hội Công Giáo yêu nước, có khoảng 5,3 triệu người tham gia các hoạt động tôn giáo của Giáo Hội. Nhưng cũng theo báo cáo trên, ước tính có khoảng nhiều hơn 12 triệu người tham gia các hoạt động của các Giáo Hội Công Giáo chưa được công nhận và những Giáo hội này không gia nhập Hội Công Giáo yêu nước của chính quyền.
 
Nhà nước Eritrea sách nhiễu Giáo Hội Công Giáo
Linh Tiến Khải
16:15 28/10/2008
Nhà nước Eritrea sách nhiễu Giáo Hội Công Giáo

Một số nhận định của Linh Mục Giovanni Battista Magoni, Bề trên các cha dòng Pavoniani truyền giáo bên Eritrea, về âm mưu quốc hữu hóa các cơ sở văn hóa giáo dục và y tế của Giáo Hội

Hồi trung tuần tháng 10 vừa qua Văn Phòng Di Trú của chính quyền Eritrea đã quyết định trục xuất 4 thừa sai nước ngoài làm việc tại đây. Đó là linh mục Flavio Paoli, gốc tỉnh Trento Italia, thuộc dòng Pavoniani làm việc tại thủ đô Asmara từ năm 1993; linh mục Angelo Regazzo, dòng Salesien làm việc tại Asmara từ thời chiến tranh giữa Eritrea và Etiopia (1998-2000); nữ tu Donata Maria Moruzzi, gốc tỉnh Piacenza Italia, thuộc dòng các Nữ Tử Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, có giấy cư trú mới được gia hạn; và nữ tu Lucia Andrioletti, thuộc dòng Các Nữ Tu Phan Sinh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ maria. Chị Lucia vì chiếu khán hết hạn nên đã rời Asmara ngày 19 tháng 10 vừa qua. Văn Phòng Di Trú không đưa ra lý do chính xác nà,o và cũng không trao văn thư chính thức, mà chỉ ra lệnh miệng cho 4 thừa sai phải rời khỏi Eritrea trong vòng một tuần lễ.

Đây cũng là điều đã xảy ra hồi tháng 11 năm ngoái cho 14 thừa sai khác. Trong cuộc nói chuyện bằng điện thoại Cha Flavio Paoli, giám đốc ”Nhà Pavoni” trong thủ đô Asmara cho biết cha lo âu cho số phận của các trẻ em bụi đời đang sống tại trung tâm này. Đây là một số nhỏ trên 3.500 trẻ em bị bỏ rơi sống trên vỉa hè thủ sô Asmara được các cha đem về nuôi nấng dậy dỗ. Cha biết trước sau gì cũng sẽ phải rời khỏi Eritrea, và sợ rằng ”Nhà Pavoni” sẽ bị đóng cửa, vì chưa có nhóm nhân viên được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp tục công tác này. Cha cũng lo âu cho số phận của 5.000 trẻ em được nhận nuôi từ xa qua trung gian ”Nhà Pavoni” của dòng.

Thật ra mọi thừa sai nước ngoài đều lo sợ sẽ bị trục xuất, kể từ năm 1995, tức từ khi chính quyền Eritrea có chương trình quốc hữu hóa tất cả mọi cơ sở giáo dục, y tế và bác ái xã hội của các tôn giáo, sau khi đã quốc hữu hóa các cơ sở của các tổ chức phi chính quyền. Sau khi lên nắm quyền hồi năm 1993 tổng thống Issaias Afewerki đã bắt đầu thực hiện chính sách quốc hữu hóa này. Cách đây 3 năm chính quyền Eritrea đã gửi văn thư cho các thừa sai và dòng tu toàn nước buộc phải chuyển giao công việc cho nhân sự người Eritrea. Có tin cho rằng chính quyền Eritrea đã nhận các khoản tiền lớn từ A Arập Saudi, với điều kiện là loại bỏ dần dần sự hiện diện của người tây âu, kiểm soát mọi trung tâm văn hóa đào tạo, và tịch thu các tài sản của người tây âu. Cho dù các Giám Mục công giáo và chính thống đã cực lực phản kháng, nhưng chính quyền vẫn giả điếc làm ngơ. Trước tình trạng này các thừa sai và các nhân viên y tế người Ý chỉ còn hy vọng vào áp lực và sự can thiệp của chính quyền Italia trên chính quyền Eritrea, vì Italia có nhiều quan hệ kinh tế thương mại với Eritrea.

Eritrea hiện có 4 triệu dân, 50% theo Hồi giáo hệ phái Sunnít đa số sống tại miền bắc, số còn lại theo Kitô giáo gồm các Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống Copte và Tin Lành.

Cũng có một thiểu số theo đạo thờ vật linh. Eritrea hiện là một trong các nước nghèo nhất thế giới, vì đứng hàng thứ 157 trên 177 nước nghèo trong danh sách do Liên Hiệp Quốc công bố. Năm ngoái lợi tức bình quân của người dân là 800 mỹ kim một năm.

Năm 1998 việc tranh giành thành phố Bademme, nằm trên biên giới với Etiopia, đã khiến cho chiến tranh bùng nổ giữa hai nước. Cuộc chiến này đã khiến cho 19.000 binh sĩ Eritrea bị thiệt mạng, hàng trăm ngàn người phải di cư, và đẩy đưa Eritrea vào tình trạng suy sụp kinh tế. Sau cuộc chiến chính quyền Eritrea đã trục xuất tất cả mọi người dân gốc Etiopia và tịch biên gia sản của họ. Chiến tranh Etiopia và Eritrea đã kết thúc hồi năm 2000 nhờ ”Hiệp định Algeri”.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Giovanni Battista Magoni, Bề trên các cha dòng Pavoniani truyền giáo bên Eritrea, về âm mưu quốc hữu hóa các cơ sở văn hóa giáo dục và y tế của Giáo Hội.

H: Thưa cha, hồi trung tuần tháng 10 vừa qua chính quyền Eitrea đã ra lệnh cho 4 thừa sai Ý, rời khỏi nước này. Năm ngoái chính quyền cũng đã trục xuất 14 thừa sai kitô. Chính quyền của tổng thống Issaias Afewerki cầm quyền từ năm 1993 tới nay, đã không đưa ra lý do nào để giải thích cho việc trục xuất các linh mục tu sĩ thừa sai và giáo dân dấn thân trong lãnh vực y tế. Cha nghĩ gì về sự kiện này?

Đ: Như mọi người đều biết, các dấn thân của Giáo Hội và của nhiều tổ chức phi chính quyền có tầm quan trọng sinh tử đối với nước Eritrea, nơi có hơn phân nửa tổng số dân phải sống dưới mức nghèo túng. Hiển nhiên là lời ngôn sứ của Kitô giáo đánh động các lãnh vực tôn giáo và tinh thần, nhưng trong một cách thế nào đó, cũng là men đối với tất cả những gì liên quan tới các các quyền con người, sự tự do của con người vv... Vì thế có lẽ đối với một số chính quyền sự kiện này gây khó chịu, vì nó đảo lộn tình hình sẵn có.

H: Thưa cha, tại Eritrea Giáo Hội Công Giáo chỉ là một thiểu số nhưng lại hoạt động rất mạnh và hữu hiệu trong lãnh vực xã hội, có đúng thế không?

Đ: Vâng, đúng thế. Kitô giáo cho thấy sự thiếu sót từ phía chính quyền trong lãnh vực xã hội an sinh và kinh tế của đất nước. Đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách thực thi lời rao giảng của mình qua các công tác thăng tiến an sinh, nối liền ơn thánh với công việc làm, để phát huy và cải tiến cuộc sống của người dân, và vì thế Giáo Hội khiến cho chính quyền khó chịu.

H: Đặc tính của các thừa sai làm việc tại những nước chậm tiến như Eritrea đó là trợ giúp tất cả mọi người không phân biệt ai. Đâu là những lãnh vực hoạt động của các thừa sai tại Eritrea thưa cha?

Đ: Chúng tôi tập trung hoạt động vào lãnh vực giáo dục, qua các trường học, các hoạt động giải trí, các sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt tại những nơi không có các phụ huynh và các cộng đoàn gia đình. Mục đích các hoạt động này là cống hiến cho người trẻ một tương lai, một tương lai không có nhiều mầu hồng, vì các viễn tượng tiếp tục khiến cho người trẻ cảm thấy bị tước đoạt. Nhưng chúng tôi làm tất cả những gì có thể để trợ giúp họ.

H: Tại Eritrea cũng có chiến tranh, một trong biết bao nhiêu trận chiến bị thế giới lãng quên, có đúng thế không thưa cha?

Đ: Vâng. Chiến tranh tại Eritrea đã cướp mất biết bao nhiêu sinh mạng của người trẻ. Giới trẻ bị bắt buộc nhập ngũ và thời gian đi lính kéo dài rất lâu vì thế người trẻ rất khổ đau.

H: Đây có phải là một trong những lý do khiến cho làn sóng người Eritrea di cư đông đảo hay không?

Đ: Đúng thế, chiến tranh cũng là một trong các lý do khiến cho người dân Eritrea bỏ nước ra đi tìm một cuộc sống an bình hơn. Đây qủa thật là sự trốn chạy của những người tuyệt vọng. Họ liều lĩnh băng qua sa mạc để đi tìm tự do, và cũng phải đương đầu với nguy cơ bị các nước khác trả về quê quán, và trong trường hợp đó thì có nguy cơ tới tính mạng.

H: Đối với các thừa sai còn làm việc tại Eritrea thì có hy vọng gì nơi tương lai không. Có thể tiến bước được hay không?

Đ: Chúng tôi đang hoạt động trong chí hướng: nước Eritrea phải được chính người Eritrea trợ giúp. Nghĩa là chúng tôi đã gieo hạt giống và hoa trái là tinh thần đồng trách nhiệm. Chúng tôi hy vọng là các thừa sai cũng được người dân nước này tiếp đón và yêu thương hơn, vì chính các tín hữu Eritrea phải gieo vãi Tin Mừng cho các anh chị em khác, ngay cả khi Tin Mừng không luôn luôn là điều dễ chịu đối với người loan báo cũng như đối với người lãnh nhận.

H: Thưa cha, có phải chính các kitô hữu Eritrea cũng thường phải đau khổ và gánh chịu nhiều bất công trên chính quê hương đất nước của họ không?

Đ: Chắc chắn là họ phải chịu một ít áp lực rồi. Nhưng vấn đề vẫn luôn luôn là tôn giáo bị coi như là một lực lượng làm cùn nhụt lương tâm và bị lấy mất đi ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Nhưng tôi tin rằng tôn giáo đích thật đánh động lương tâm con người nên nó khiến cho thế giới mất ngủ.

H: Theo cha, thế giới, cộng đồng quốc tế có thể làm gì để trợ giúp nhân dân Eritrea cải tiến tình hình trong vùng sừng của Phi châu?

Đ: Tôi tin rằng cộng đồng quốc tế có thể tạo áp lực đối với chính quyền Eritrea để cho chính quyền biết yêu thương dân chúng hơn là chỉ lo duy trì cái ghế quyền bính của họ. Tôi cũng tin vào các hình thức cộng tác kinh tế, vì trong một cách thức nào đó chúng cho phép Eritrea ra khỏi ngõ cụt kinh tế hiện nay. Eritrea là một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới. Vì thế cần phải tìm kiếm sự phát triển giúp người dân Eritrea thoát ra khỏi cảnh thiếu thốn lương thực trầm trọng hiện nay.

(Avvenire 19-10-2008; RG 21-10-2008)
 
Tình hình tự do tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam
Linh Tiến Khải
16:17 28/10/2008
Tình hình tự do tôn giáo trên Thế giới và ở Việt Nam

Bản tường trình của tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” về hiện tình tự do tôn giáo trên thế giới:

Ngày 23 tháng 10 vừa qua tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” đã công bố bản tường trình về hiện tình tự do tôn giáo trên thế giới. Đây là lần thứ 8 tổ chức công bố kết qủa các nghiên cứu và tin tức liên quan tới tình hình tự do tôn giáo. Bản tường trình năm 2008 dài 600 trang và liệt kê danh sách 60 quốc gia vẫn tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo. Bản tường trình đã được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau và được giới thiệu đồng loạt tại Italia, Pháp, Tây Ban Nha và Đức.

Buổi họp báo giới thiệu bản tường trình về hiện tình tự do tôn giáo trên giới hôm 23 tháng 10 vừa qua tại Roma do bà Paola Rivetta điều hợp. Trong số các người tham dự có Linh Mục Joaquin Alliende, Giám đốc tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ”, Linh Mục Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng thông tấn Asianews và hai nhà báo Camille Eid và Marco Politi.

Trong số 13 nước bách hại tự do tôn giáo trầm trọng có 10 nước Á châu là Arập Sauđi, Yemen, Iran, Turkmenistan, Pakistan, Trung Quốc, Bhutan, Myanmar, Lào và Bắc Hàn. Ngoài ra có 15 nước Á châu trên tổng số 24 nước giới hạn tự do tôn giáo, trong đó có Việt Nam.

Ngỏ lời trong dịp này Linh Mục Alliende ghi nhận sự kiện số các quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo gia tăng trên thế giới. Nhưng việc tự do sống lòng tin tôn giáo vẫn luôn luôn là thước đo quyền tự do và công lý, cũng như tình hình dân chủ của một quốc gia. Cha Cervellera, thuộc Hiệp Hội Truyền Ggiáo Nước Ngoài Milano, gọi tắt là PIME, Giám đốc hãng thông tin Asianews, thì ghi nhận rằng cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay khiến cho các chính quyền tây âu coi việc bênh vực và bảo vệ các quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, là hàng thứ yếu. Bên cạnh các thái độ bạo lưc bất khoan nhượng tôn giáo thường có các lý do chính trị nữa, chẳng hạn như trong trường hợp của Ấn Độ. Tại đây các nhóm quyền bính muốn duy trì các thành phần thuộc giai tầng thấp kém hơn trong tình trạng nô lệ để tiếp tục khai thác bóc lột họ trên bình diện kinh tế. Thí dụ điển hình thứ hai là Trung Quốc, nơi nhà nước cộng sản lo sợ các vị lãnh đạo tôn giáo có thể hướng dẫn cuộc phản kháng của xã hội chống lại các lạm dụng của chế độ độc tài đảng trị.

Tuy nhiên trong năm thê thảm vì các cuộc bách hại tôn giáo này, người ta cũng thấy ló rạng một ánh sáng tích cực: đó là vai trò của dư luận công cộng gia tăng mạnh mẽ. Dân chúng tại nhiều nơi đã xuống đường biểu tình phản đối ngọn đuốc Thế Vận Hội Băc Kinh, một ngọn đuốc vấy máu của người dân Tây Tạng. Họ cũng biểu tình phản đối các cuộc đàn áp tàn bạo của nhà nước Myanmar chống lại các tăng ni phật tử, sinh viên học sinh và dân chúng.

Nhà báo Camille Eid, người Libăng, đã đề cập đến tình hình bách hại các kitô hữu và các tôn giáo thiểu số tại Irak. Mặc dù có các áp lực của Tây Âu tình hình đã không khả quan hơn. Ông tố cáo chiến dịch cưỡng bách kitô hữu bỏ gia cư làng mạc và thành phố của họ. Nhà báo Marco Politti, chuyên viên các vấn đề Vaticăng của nhật báo ”Cộng Hòa”, đánh giá cao công việc của tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ trong việc thu thập các chứng cớ liên quan tới các vi phạm quyền tự do tôn giáo trong các năm qua.

Bản tường trình năm 2008 cho thấy tình hình bách hại tự do tôn giáo gia tăng một cách tồi tệ tại Á châu. A Rập Sauđi là quốc gia tuyên bố mình hoàn toàn hồi giáo, vẫn tiếp tục cấm mọi biểu lộ lòng tin công khai không phải là hồi giáo, cấm mang sách Kinh Thánh, thánh giá, tràng hạt và cầu nguyện giữa nơi công cộng.

Tại Bhutan tuy Hiến Pháp cho tự do tôn giáo, nhưng lại có khoản cấm chiêu dụ tín đồ. Ngoài ra chính quyền chỉ thừa nhận Phật giáo là quốc giáo và ngăn cấm các tôn giáo khác. Nhà nước không chỉ ngăn cấm không cho các thừa sai không phải là phật giáo vào Bhutan, mà cũng hạn chế hay không cho phép xây cất các nơi thờ tự không phải là phật giáo. Năm 2005 nhà nước Bhutan thiết định rằng luật Phật giáo được áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo. Nhà nước cấm Giáo Hội Công Giáo cử hành thánh lễ hay cầu nguyện công khai, và không cấp chiếu khán cho các linh mục xin vào Bhutan. Được phép dâng thánh lễ tại tư gia, nhưng việc từ chối cấp chiếu khán cho các linh mục khiến cho phép này trở thành vô hiệu. Thế rồi mọi công dân đều bị bắt buộc phải mặc y phục như chủng tộc Ngalop trong các bàn giấy công, trong các tu viện, trường học và trong các lễ nghi chính thức.

Bên Iran Hồi giáo Shiít và chính quyền là một. Chỉ có 3 tôn giáo thiểu số được nhà nước hồi công nhận là Kitô giáo, Do thái giáo và đạo Zoroastro. Các tôn giáo thiểu số khác kể cả hệ phái hồi Sunnít, Hồi Ahmadi và Ba Hai cũng bị kỳ thị và thường phải gánh chịu nhiều bạo lực. Họ phải sống trong tình trạng tư pháp bấp bênh, trong khi các nhóm được thừa nhận thì sống trong tình trạng ”được che chở” và tất cả chỉ là các ”dhimmi” tức các công dân hạng hai, thường bị chèn ép bất công, thiếu các quyền lợi phát xuất từ sự tự do tôn giáo đích thật và bị bó buộc phải ủng hộ chính sách của nhà nước hồi. Giáo Hội công giáo đông phương Armeni và Canđê và Giáo Hội công giáo Latinh tương đối được tự do làm việc phụng tự, nghĩa là có các nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo, nhưng không thể bầy tỏ lòng tin bên ngoài các nơi thờ tự và cộng đoàn của mình. Mọi diễn tả bề ngoài và mọi hoạt động truyền giáo đều bị cấm ngặt và bị ghép tội chiêu dụ tín đồ. Cả khi tổng thống Ahmadinejad có khoe rằng thiểu số kitô được hưởng bình quyền như tín hữu hồi, nhưng các cộng đoàn kitô phải sống tình trạng ”ghetto”.

Tại Pakistan tuy Đảng Nhân Dân có khuynh hướng đời và hòa hoãn đã thắng cử, nhưng trong hai năm qua các vụ tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số gia tăng. Chúng thường có hình thái “fatwa”, tức án lệnh của tòa án hồi giáo có quyền kết án tử cả các tín hữu không theo Hồi giáo. Các vụ tấn kích vũ trang các nơi thờ tự hay bắt cóc tín hữu các tôn giáo thiểu số cũng gia tăng. Một trong những dụng cụ người hồi hay lạm dụng để thanh toán tư thù là luật phạm thượng đối với Kinh Coran, có thể bị kết án tù chung thân, và nói phạm thượng tới Mahomet, có thể bị kết án tử hay tù chung thân. Ngoài ra còn có luật ”Hudood” phạt đánh đòn hay ném đá các tội ngoại tình, cờ bạc và uống rượu. Rất nhiều kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số khác đã là nạn nhân của các luật bất công này.

Bên Ấn Độ các nhóm ấn giáo cuồng tín ngày càng gia tăng các cuộc bách hại các kitô hữu, đặc biệt trong bang Orissa. Nhưng hiện nay phong trào bách hại cũng lan sang các bang khác như Madhya Pradesh, và cả Kerala ở miền nam Ấn nữa. Trong bang Orissa từ cuối tháng 8 vừa qua đã có hơn 60 kitô hữu thiệt mạng, 18.000 người bị thương, 5.000 căn nhà bị đốt cháy, hàng chục nhà thờ và các trung tâm bác ái xã hội bị phá hủy, và hơn 50.000 tín hữu phải chạy trốn vào rừng hay tới các trại tị nạn.

Tại Trung Quốc nhà nước cộng sản tiếp tục bách hại các Giám Mục, Linh Mục Tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc Giáo Hội thầm lặng hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội hoàn vũ. Các Giám Mục Linh Mục tu sĩ và chủng sinh thuộc Giáo Hội công khai được nhà nước thừa nhận và cho tự do hoạt động cũng chịu nhiều sách nhiễu, và phải thường xuyên học tập, vì đa số các Giám Mục đã xin hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Chính quyền Bắc Kinh cũng bách hại đã man các tăng ni phật tử và nhân dân Tây Tạng.

Tại Bắc Hàn nhà nước cộng sản Bình Nhưỡng vẫn cấm đạo nghiêm ngặt. Người dân chỉ được phép tôn sùng hai cha con Chủ tịch nước là Kim Nhật Thành và Kim Long Nhật. Các kitô hữu và phật tử phải đăng ký trong các tổ chức do nhà nước kiểm soát. Những người không chịu đăng ký bị đàn áp dã man. Từ khi chế độ cộng sản nắm quyền tại Bắc Hàn hồi năm 1953 đến nay khoảng 300 ngàn tín hữu công giáo đã biến mất, cũng không còn linh mục và tu sĩ, vì các vị đã bị sát hại trong các cuộc bách hại. Nhà nước Bắc Hàn chia xã hội thành 51 giai tầng khác nhau. Các tín hữu không chịu gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước điều khiển thuộc các gia tầng thấp nhất và thường xuyên bị áp bức.

Tại Lào, tuy hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng sắc lệnh ban hành năm 2002 bắt buộc mọi hoạt động tôn giáo phải có phép của nhà nước. Chính quyền Lào đặc biệt đàn áp các kitô hữu Hmong. Hồi cuối tháng 7 năm ngoái 2007 đã có 13 tín hữu bị sát hại và các cuộc lùng bắt kitô hữu có sự tham dự của cả 200 binh sĩ cộng sản Việt Nam nữa.

Tại Myanmar tình hình tự do tôn giáo năm 2007 đã trở nên tồi tệ chưa từng thấy. Trong hai tháng 8 và tháng 9 năm ngoái hàng ngàn tăng ni đã xuống đường biểu tình ôn hòa chống lại các bất công và đường lối chính trị sắt máu của chế độ quân đội độc tài nắm quyền từ năm 1962 đến nay. Nhưng nhà nước đã tàn sát các tăng ni và những người biểu tình. Ủy Ban Quân Quản cầm quyền từ năm 1988 tới nay mà không có Hiến Pháp. Tự do tôn giáo không được luật lệ nào bảo vệ, và chính quyền kiếm soát nghiêm ngặt mọi nhóm xã hội và tôn giáo để đừng ai nói tới dận chủ và các quyền con người.

Tại Việt Nam chính quyền cộng sản liên tục tìm mọi cách hạn chế các quyền tự do, ăn cướp đất đai tài sản của các tôn giáo, sách nhiễu, gây khó dễ, kỳ thị đàn áp, vu khống mạ lị các vị lãnh đạo tôn giáo, hành hung và bắt giam các tín hữu và đả thương cả nhà báo quốc tế. Điển hình như trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà trong các tháng qua, đã được các báo đài quốc tế rộng rãi đưa tin.

Bên Indonesia và Phi Luật Tân, các nhóm du kích quân hồi giáo cũng tấn công các kitô hữu, bắt cóc và sát hại các thừa sai kitô.

Tại Nigeria bên Phi châu, tuy Hiến Pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo nhưng từ năm 2000 12 trên tổng số 36 tiểu bang toàn nước đã áp dụng luật Sharia của Hồi giáo cho cả các tín hữu thuộc các tôn giáo khác. Các hành động kỳ thị tôn giáo và bất khoan nhượng thường xảy ra trong các bang có đông dân theo Hồi giáo: các giáo sư và sinh viên kiô bị vu khống nói phạm thượng chống Hồi giáo và phải bỏ trường. Chính quyền cũng cấm xây các nơi thờ tự và nghĩa trang kitô. Giới trẻ kitô bị cưỡng bách theo Hồi giáo còn những tín hữu hồi theo Kitô giáo bị đe dọa sát hại. Trong các ngày từ 18 đến 24 tháng giêng năm 2006 các vụ bạo động đã khiến cho 157 tín hữu thiệt mạng.

Tại Sudan sau khi Hiến Pháp tạm thời và Hiến Pháp cho miền Nam Sudan được chấp nhận năm 2005, có hai hệ thống luật tự do tôn giáo đươc áp dụng cho hai miền Nam Bắc Sudan. Trên lý thuyết tự do tôn giáo được bảo đảm cho tín hữu mọi tôn giáo trong 10 vùng miền Nam Sudan. Trong khi tại 16 vùng miền Bắc Sudan mọi người đều phải tuân giữ luật Sharia của Hồi giáo. Luật này phạt tử hình những ai bỏ Hồi giáo để theo một tôn giáo khác, chặt chân tay những ai ăn trộm ăn cướp, cấm lấy chồng không hồi giáo, và đánh đòn những ai uống rượu.

Bên Cuba Hiến Pháp năm 1976 tuyên bố Cuba là quốc gia vô thần và nhà nước cộng sản hạn chế tối đa việc thực hành đạo. Tuy nhiên cách đây 10 năm chuyến viếng thăm của ĐGH Gioan Phaolo II (21-25 tháng giêng 1998) đã khiến cho Cuba cởi mở hơn với thế giới. Nhưng chế độ vô thần thấm nhiễm tâm thức và cung cách sống của người dân nhất là giới trẻ, vì thế các tín hữu thực hành đạo cũng ủng hộ phá thai và ly dị.

(Avvenire 24-10-2008; ASIANEWS 23-10-2008)
 
Các giám mục lên án nạn tham nhũng tại Philippin
Peter Trần Hoàn Chỉnh
21:54 28/10/2008
Manila (AsiaNews) – Tham nhũng đã trở thành “một thứ bệnh ung thư luân lý và xã hội” và nó phải bị diệt tận gốc bởi những cải cách mạnh mẽ trong nhiều lãnh vực khác nhau của chính quyền là tuyên bố được đưa ra bởi Hội Đồng Giám Mục Philippin. Cũng theo tuyên bố này, các chính sách phải được đưa trên tiêu chuẩn của “sự liêm khiết” và “hỗ trợ cho người nghèo.”

GM Angel Lagdameo
Trong suốt cuộc họp báo được tổ chức hôm nay, Đức Cha Angel N. Lagdameo, Tổng Giám Mục Jaro, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Philippin đã nhắc lại “cuộc khủng hoảng của các thị trường toàn cầu” và tình trạng bấp bênh của nền kinh tế quốc gia. Ngài nhấn mạnh rằng “đã đến lúc xây dựng lại đất nước chúng ta dựa trên cấp độ kinh tế, chính trị và xã hội". Ngài nói tiếp “tham nhũng là nguyên nhân chính của đói nghèo tại Philippin. Nó đã lây lan khắp mọi cơ quan nhà nước cũng như tư nhân và không chỉ xuất hiện ở lĩnh vực kinh tế mà cả các vấn đề xã hội cũng như luân lý.”

Văn kiện được ký bởi Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Philippin và bốn vị giám mục khác là Đức Cha Oscar Cruz, Giám mục Lingayen-Dagupan; Đức Cha Joel Baylon, Giám mục Masbate; Đức Cha Socrates Villegas, Giám mục Balanga và Đức Cha Jose Sorra, Giám mục đã nghỉ hữu của Legazpi.

Đức Tổng Giám Mục Lagdameo cũng kêu gọi các công dân hãy hành động cho “sự thành lập một chính quyền mới” mà chính quyền đó sẽ chống lại “căn bệnh ung thư luân lý và xã hội” như hiện thân của tham nhũng, một hiện tượng ngày càng gia tăng bất chấp những chỉ trích mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo.

Đức Cha Oscar Cruz cũng nói thêm rằng mức độ tham nhũng đã vươn đến chính quyền của Tổng thống Arroyo và không thể đương đầu với nó chỉ bằng tiêu chuẩn của công lý con người, bởi nó đại diện cho một thế lực tội ác và phải bị trừng trị đích đáng.
 
Đức Thánh Cha nói chúng ta chịu ơn Vatican II
Bùi Hữu Thư
22:01 28/10/2008

Đức Thánh Cha nói chúng ta chịu ơn Vatican II



VATICAN CITY, Ngày 28 tháng 10, 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói, Công Đồng Vatican II đã không mất đi sự thích hợp qua các thập niên, nhưng lại “rất thích nghi” với Giáo Hội trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

ĐTC khẳng định như vậy trong một điện văn gửi cho các tham dự viên của một hội nghị quốc tế nhóm họp tại Rôma về “Vatican II và Giáo Triều của ĐTC Gioan Phaolô II.”

Hội nghị này được Phân Khoa Thần Học Thánh Bonaventura và Học Viện Nghiên Cứu Giáo Triều của ĐTC Gioan Phaolô II bảo trợ.

ĐTC Benedict XVI viết, "tất cả chúng ta thật sự là những người mắc nợ biến cố phi thường của giáo hội này,” và điều này đối với ngài thật là một vinh hạnh vì đã được tham dự như một chuyên gia.”

"Làm cho con người thời nay có thể có sự cứu rỗi thiêng liêng là nguyên do thúc đẩy ĐTC Gioan cho triệu tập công đồng này, và chính các nghị phụ đã cùng nhau làm việc trong viễn cảnh đó."

Từ Trái Tim Thiên Chúa

Trong chiều hướng này, ĐTC người Đức ca ngợi vị tiền nhiệm người Ba Lan, và nói rằng “trong công đồng [Gioan Phaolô II] đóng góp đặc biệt với tư cách cá nhân như một nghị phụ cuả công đồng,” và sau đó ngài đã trở nên "bởi Thánh Ý Chúa, người thừa hành chính thức trong những năm của giáo triều của ngài.”

ĐTC Benedict tiếp, Gioan Phaolô II "đã thực sự áp dụng trong tất cả các văn kiện ngài viết, và còn nhiều hơn trong các quyết định và hành động của ngài, những khuyến cáo căn bản của công đồng chung, và đã trở nên một người có khả năng giải thích cũng như là một nhân chứng rõ rệt.”

ĐTC Benedict XVI tiếp, “Công Đồng đến từ trái tim của ĐTC Gioan XXIII, nhưng cuối cùng thì chính xác hơn, phải nói rằng, công đồng đến từ trái tim Thiên Chúa, qua Thánh Ý cứu chuộc của Người, cũng như tất cả các biến cố quan trọng khác trong lịch sử Giáo Hội."

"Di sản của học thuyết muôn mặt chúng ta tìm thấy trong các hiến chương, trong các tuyên cáo và sắc lệnh, thúc đẩy chúng ta đào sâu hơn trong Lời Chúa để áp dụng vào Giáo Hội ngày nay, trong khi chú ý đến nhu cầu của mọi người nam và nữ trong thế giới hiện đại, là những người có nhu cầu khẩn thiết là phải biết và có kinh nghiệm về ánh sáng hy vọng Kitô giáo."

ĐTC bầy tỏ niềm hy vọng của ngài là các tham dự viên của hội nghị đến với “các văn kiện của công đồng để tìm trong đó những giải đáp thỏa đáng cho rất nhiều vấn nạn của thời đại chúng ta."

Ngài kết luận, "Mục đích tối hậu của tất cả mọi hành động của chúng ta là phải hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống. Cũng theo cách này, các nghị phụ của công đồng Vatican II cũng coi mục tiêu tối hậu của tất cả mọi yếu tố trong việc cải cách Giáo Hội, là để hướng dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa hằng sống, được mạc khải trong Đức Giêsu Kitô."
 
Top Stories
Vietnam: Renaissance de l’organisme catholique Caritas
Eglises d’Asie
10:47 28/10/2008
Vietnam: Renaissance de l’organisme catholique Caritas

Après plus de 30 ans d’absence, l’organisme catholique d’action sociale et caritative Caritas, fait sa réapparition officielle, aussi bien au niveau national que dans les diocèses et les paroisses. Munie d’une reconnaissance officielle, mais « circonstanciée », accordée le 2 juillet dernier par le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses, l’association catholique a tenu ses premières assises à Xuan Lôc (1), du 22 au 23 octobre 2008. Dès sa première manifestation publique, Caritas Vietnam, qui remplace l’ancienne Commission épiscopale pour les œuvres caritatives et sociales, a voulu mettre en lumière son enracinement national et ses liens internationaux. La présence du président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyen Van Nhon et de plusieurs autres évêques dont le responsable de l’ancienne commission, soulignait le lien qui unit l’association à l’Eglise du Vietnam et, plus particulièrement, à sa Conférence épiscopale. Les liens internationaux de Caritas Vietnam étaient également mis en valeur par la participation de responsables ou délégués de Caritas internationalis, de Caritas Asia et de nombreux représentants des associations caritatives catholiques dans divers pays du monde. L’ensemble des diocèses du Vietnam avait aussi envoyé à Xuan Lôc les représentants locaux de l’association, au total 96 laïcs et religieux.

Durant ces deux jours de travaux, le comité d’organisation animé par le P. Nguyên Ngoc Son a présenté les structures de l’organisation ainsi que les orientations de ses activités. Différents objectifs ont été fixés, mais la priorité a été donnée à la formation des membres actifs et des bénévoles, à la prévention des fléaux sociaux, aux soins de santé communautaires ainsi qu’à l’assistance apportée aux victimes des diverses catastrophes naturelles. Autant de tâches auxquelles la commission épiscopale pour les œuvres caritatives et sociale, devenue aujourd’hui Caritas, s’employait depuis plusieurs années jusqu’à aujourd’hui. L’organisation de l’association, les rapports reliant la direction nationale aux diocèses et aux paroisses ont été aussi soigneusement précisés, un comité de direction mis en place.

C’est le 21 juillet dernier que Mgr Dominique Nguyên Chu Trinh avait fait connaître la nouvelle aux 26 diocèses du pays. La Commission épiscopale pour les œuvres caritatives et sociales, dont il était responsable, avait reçu l’autorisation du Bureau des Affaires religieuses de porter le nom de Caritas Vietnam aussi bien au plan national que local. Cette autorisation était attendue depuis longtemps. Elle avait été demandée dès la création de la Commission en septembre 2001. Il faut cependant noter que la lettre d’autorisation du Bureau des Affaires religieuses précisait que dans l’état actuel de la loi, l’État vietnamien n’autorisait pas une ONG ou un réseau d’ONG à fonder un groupe annexe au Vietnam. Cette restriction implique que l’autorisation donnée ne concerne que les activités de Caritas au Vietnam et non pas ses rapports avec Caritas Internationalis, le réseau des organisations Caritas dans le monde.

Caritas Vietnam avait été fondée, en juillet 1966, par la Conférence épiscopale du Sud-Vietnam qui en avait confié la responsabilité à Mgr Pierre Marie Pham Ngoc Chi. En 1968, Mgr Philippe Nguyên Kim Dien, nouveau responsable, orienta Caritas Vietnam vers des programmes de développement à long terme. Des membres actifs furent alors spécialement formés pour animer les sections locales. En 1972, sous l’impulsion de Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân, l’association caritative vietnamienne prenait une nouvelle dimension. Elle se donnait pour but la réédification du Vietnam détruit par la guerre. Associée à un certain nombre d’autres organisations, elle prit le nom de COREV (Coopération pour la Réédification du Vietnam). Elle prit de nombreuses initiatives, en particulier la création de villages regroupant des réfugiés de guerre. C’est en juin 1976 que le nouveau pouvoir communiste donna à l’association caritative catholique l’ordre de cesser ses activités.

(1) Voir VietCatholic news, dépêche du 26 octobre 2008

(Source: Eglises d’Asie, 28 octobre 2008)
 
Crackdown in Hanoi
Simon Roughneen, CNR
21:58 28/10/2008
SINGAPORE — Vietnam’s communist authorities have upped the ante in an ongoing dispute with the Catholic Church. Now, they’re calling for the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi.

According to the state-run Vietnam News Agency, Nguyen The Thao, chairman of the Hanoi People’s Committee, told foreign diplomats Oct. 15 that “a number of priests, led by Archbishop Ngo Quang Kiet, took advantage of parishioners’ beliefs and their own low awareness of the law to instigate unrest.”

The unrest he must have been referring to is prayer.

Since late 2007, the archbishop has led prayer vigils across the city, as Vietnam’s 6 million Catholics had been protesting the government’s moves to turn the former apostolic nunciature in Hanoi into a public park.

Last month, however, the government’s reaction to the vigils turned violent, with riot police, stun guns and tear gas used against the gatherings.

Father Peter Khai Van Nguyen is a Redemptorist at the Thai Ha Church in Hanoi, site of one of the vigils and also a location for government-confiscated Church land.

He said that “eight months after promising to restore Church ownership of a building that once housed the office of the apostolic nuncio in Hanoi, Vietnamese authorities suddenly begun demolishing the building, provoking the outrage of Catholic protestors and drawing a heated protest from the city’s archbishop.”

Carl Thayer is a visiting fellow at the Australian National University and is a longtime watcher of Hanoi’s politics. “This land dispute has escalated and turned nasty,” he said. “The state media have vilified and defamed key Catholic leaders. Officials have organized gangs of revolutionary youth and military veterans to attack Catholics holding peaceful prayer vigils and to deface religious statues.”

Secular non-governmental organizations such as Human Rights Watch, which is at odds with Catholic teaching on abortion, have spoken out about the actions of the communist authorities in Hanoi. In a statement released Oct. 4, Elaine Pearson, Human Rights Watch’s deputy director in Asia, said, “This is the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades.”

Relations between the Church and Vietnam are similar to those in China, where the government, not the Church, determines state-run church appointments. Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the Vatican in early 2007.

The latest persecution of the Church comes soon after Vietnam won plaudits for its relaxation of restrictions on religious expression, presaging the country’s entry into the World Trade Organization.

Hanoi then won a U.N. Security Council seat earlier this year, and it teamed up with China and Russia to veto a Security Council resolution condemning Robert Mugabe’s brutal crackdown on the Zimbabwean opposition after elections were held in the African country in spring 2008.

Nina Shea is a commissioner on the U.S. Commission for International Religious Freedom, a bipartisan body set up in 1998 to “monitor the status of freedom of thought, conscience, and religion or belief abroad, as defined in the ‘Universal Declaration of Human Rights’ and related international instruments and to give independent policy recommendations to the president, the secretary of state and the Congress.”

She said that “a clear example of how trade trumped concern for religious freedom occurred in 2006 on the eve of President Bush’s visit to Vietnam for an economic summit, when the State Department removed Vietnam from its short list of the world’s worst religious persecutors.”

That move has more to do with diplomatic and economic exigencies as U.S.-Vietnam trade expands than real progress on religious freedom.

And Catholics are not the only religious group under pressure. According to Shea, “Religious organizations that resist government control of their leaders, religious texts, activities and rites are banned and experience harsh oppression.”

The presence of the autonomous Church is likely seen by the Communist Party as an intolerable challenge to state authority at a time of economic weakness. Vietnam’s rulers have taken a path somewhat akin to China, coupling selective free-market reforms with continued political authoritarianism.

“Party conservatives are invariably concerned about reforming too fast and provoking political instability,” Thayer said. “Now that inflation has risen and social problems have arisen, such as record strikes in the garment and textile industries, party conservatives are once again voicing concerns about political stability. Any activism that is pro-democracy or related to religious freedom is viewed as ‘part of the plot by hostile external forces to overthrow the socialist regime.’”

In early October, the Communist Party Central Committee held a summit meeting to discuss the growing economic crisis and gave the party’s Politburo oversight of the economy until the end of this year, taking policy out of the hands of the Dung government.

Protestant missionaries in Vietnam’s north have also worried the Politburo, with conversions evoking the drift to Catholicism promoted by French missionaries in the 1800s, which undermined the then-Confucian elite in the mainly-Buddhist country.

Some Buddhist movements have also been targets of the government’s ire. Arrests of religious leaders continue, and in its most recent report on Vietnam, the U.S. Commission on International Religious Freedom outlined its view “that in all of the most recent cases of arrest, imprisonment and other detention, religious leaders and religious freedom advocates had engaged in actions protected by international human rights instruments.”

And Vietnam is playing hardball not just with the Church. A prominent journalist was jailed for his role in exposing a multimillion dollar corruption scandal in which aid money donated from the World Bank and the European Union, among others, was used by senior and middle-ranking transport officials to bet on soccer matches in England.

Nguyen Viet Chien, a reporter with the daily newspaper Thanh Nien, was sentenced to two years in jail for exposing the scandal, work which the courts declared to be an “abuse of democratic freedoms.”

Other reporters, apparently eager to appease the government after Chien’s incarceration, have begun concocting stories that a majority of Vietnam’s Catholics are at odds with those attending the prayer vigils, even as support gatherings spring up at Catholic churches elsewhere in Vietnam.

Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, in a pastoral letter sent to all Catholic priests, religious and faithful of the Archdiocese of Saigon, described the state-run media coverage of the vigils as “serving the privileges of the powerful, and of parties, not the common good of the nation.”

Long Le teaches Vietnamese studies at the University of Houston. He outlined the government’s approach to freedom of religion.

“Vietnam promotes the country’s religious traditions to draw foreign travelers to Vietnam’s cathedrals, temples and pagodas, while religious groups are still being persecuted,” he said.

Cardinal Pham Minh Man said in a statement: “There has been distorted or truncated information as in the land dispute at the former apostolic nunciature. Coming from our desire to actively contribute to the country’s stable and sustainable development, we would like to share these thoughts with our fellow Christians and all people of good will and sincere hearts.

“We firmly believe that when we together work to build the country on the basis of justice, truth and love, Vietnam our country will become more prosperous, bring happiness and wealth to everyone and construct a better world.”

National Catholic Register, By Simon Roughneen, Posted 10/28/2008, Copyright © 2007 Circle Media, Inc. All rights reserved.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sự hiện diện Phan Sinh ở 'trái tim'' Việt Nam
Quang Huyền
11:52 28/10/2008
SỰ HIỆN DIỆN PHAN SINH Ở “TRÁI TIM” VIỆT NAM

Hè 2008 vừa qua, tôi được may mắn ra Hà Nội nhân dịp tham gia chương trình tập huấn cho GTPS miền Hà Nội, cùng với cha Nguyễn Phước và một vài thầy dòng Phan sinh. Lần đầu tiên đặt bước chân lên “trái tim” của Tổ quốc đã để lại trong tôi nhiều kỷ khó phai. Tôi đã có nhiều ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến này. Trong số đó, sự hiện diện Phan sinh ở “trái tim” của Tổ quốc là điều đánh động tôi nhiều nhất. Đây là một sự hiện diện có rất nhiều ý nghĩa về một sự sinh sôi và nảy nở tinh thần Phan sinh trong lòng đất Việt thân yêu.

1. Dấu vết Cha Anh thuở xưa.

Thử nhắm mắt và nghĩ về cội nguồn của Đạo Chúa hiện diện trên đất Việt, chúng ta nhận thấy thấp thoáng bóng dáng của những tà áo nâu đã từng xuất hiện ở Địa Phận Đàng Ngoài vào những ngày đầu tiên của công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. Trong Đại Việt Sử ký tác giả đã nhắc đến một vị giáo sĩ tên là I-ri-khu vào truyền đạo đầu tiên ở phía Bắc. Ngày này người ta biết đến anh tánh của vị giáo sĩ này là một anh em Phan sinh, người Bồ Đào Nha là nhà truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam thời năm 1533 thời Vua Lê Trang Long. Có lẽ việc ghé lại Việt Nam của giáo sĩ I-ri-khu chỉ mang tính thăm dò nhiều hơn là thiết lập một công cuộc truyền giáo. Kể từ đó, người ta hiếm thấy sự xuất hiện của anh em Phan sinh trong các cuộc truyền giáo ở địa phận đàng ngoài. Phải chăng anh em Phan Sinh đang tập trung nhân lực cho một địa bàn rộng lớn là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác như Philiphin, Thái Lan, Cămphuchia? Rõ ràng hơn là sự hiện diện suất 200 năm truyền giáo của anh em Phan sinh ở Niềm Nam Việt Nam lúc bấy giờ là Vương Quốc Chămpa. Tuy vậy, dấu vết Phan sinh vẫn được các giáo sĩ hội thừa sai Paris gieo rắc trên mảnh đất Hà Thành này.

Trước hết, phải kể đến sự hiện diện của các dấu tích ở trong các nhà thờ cổ kính ở vùng Hà Nội (1882-1886). Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó khi nhìn lên các ảnh tượng của các thánh Phan sinh được tôn kính trong nhà thờ như: thánh Phanxicô Assisi, thánh Antôn, thánh Clara. Tượng thánh Antôn và Phanxicô được dành một vị trí đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội là một dấu tích cụ thể nhất. Còn ở trong nhà thờ Hàm Long (1934), một ngôi nhà thờ cổ kính khác ở trung tâm Hà Nội thì tượng thánh Phanxicô, thánh Clara và thánh Antôn được thờ ở những nơi trang trọng nhất trong nhà thờ. Tinh thần Phan sinh còn thể hiện ở sự nhỏ bé, khiêm nhường, đơn giản trong kiến trúc của nhà thờ cổ này. Có lẽ từ rất sớm các nhà thừa sai đã gieo rắc tinh thần đơn sơ, hoà bình và yêu thương Phan sinh vào trong đời sống đạo của tín hữu ở Hà Nội.

Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy nhiều dấu vết Phan sinh còn sót lại ở các ngôi nhà thờ cổ ở Hà Tây qua việc thờ ảnh tượng các thánh Phan sinh như ở nhà thờ Tấn Độ (1918 – 1935). Đây là một điều kỳ lạ minh chứng một cách hiển nhiên sự hiện diện của tinh thần Phan sinh từ xa xưa ở mảnh đất này và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nếu ngược trở lại vùng Bùi Chu, Phát Diệm chúng ta không thấy các dấu vết Phan sinh trong các nhà thờ cổ, nhưng là những dấu vết Đa minh.

Chúng ta cũng không thể quên thời kỳ từ sau năm 1929, khi những tà áo nâu xuất hiện trên mãnh đất Việt thân yêu thì phong trào thành lập Dòng Ba cũng diễn ra từ Bắc chí Nam: “Các anh em Pháp cũng đã lập hoặc hướng dẫn lập các HĐĐ Dòng Ba. Kể từ Bắc xuống Nam. Ở Hà Nội (Hàm Long), do Cha Trịnh Như Khuê (Dòng Ba sau được phong Giám Mục, Hồng Y). Ở Thanh Hoá, do Cha Léonerl Ramon. Ở Vinh, Nghệ An, do Cha Joseph Vermeulen, ở Thuận Nghĩa Nghệ An, Cha Joseph Vermeulen và ông Gilbert Trần Đình Phúc. Ở Huế, Đức Khâm Sứ Dreyer và ông Gioan Baotixita Tống Viết Toại. Tại Miền Nam do ông Jacques Lê Văn Đức và Cha Maurice Bertin. Ở Sài Gòn do Cha Joseph Vermeulen lập một HĐĐ người Pháp. Ở Nha Trang, anh em cũng đã lập Dòng Ba”. (Trần Phổ, Lịch sử Phòng AEHM Việt Nam, thời kỳ 1929-1954). Đây là thời kỳ dấu ân phan sinh trở nên đậm nét và sống động ở miền đất Hà Thành.

Những dấu vết về một thời có sự hiện diện của các dấu tích và những anh em Phan sinh trên mảnh đất Thăng Long vẫn còn in dấu trên các ngôi nhà thờ cổ và nhất là trong lòng sùng kính của người giáo dân Hà Nội qua bao đời nay, và vẫn còn tiếp tục khắc ghi trong tim những người con của vị Thánh Nghèo.

2. Sự hiện diện sống động hôm nay.

Chúng ta nhận thấy tinh thần Phan sinh không chỉ thể hiện trong các kiến trúc cổ và việc tôn thờ ảnh tượng ở Hà Nội, mà còn được thể hiện một cách sống động nơi các anh chị em Phan sinh Dòng Ba và GTPS. Chính những anh chị em Phan sinh Tại Thế ở các huynh đệ đoàn Miền Hà Nội đã kéo dài và làm phong phú sự hiện diện của tinh thần vị Thánh Nghèo ở mảnh đất Thăng Long huyền bí này. Tất cả những điều ấy được viết lên trong những trang sử của Dòng Ba miền Hà Nội và nhất là trong tâm hồn của những con người yêu mến và thực hành tinh thần Phan sinh trong xứ sở của mình.

Các anh chị em Dòng Ba sẽ tồn tại mãi cùng với những tên tuổi lớn của Giáo Hội Việt Nam như: Đức Cố Hồng Y tiên khởi Trịnh Như Khuê, Đức Cố Hồng Y Trịnh Văn Căn và nay là Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng. Những biểu hiện bên ngoài chó chúng ta thấy các dấu ấn hèn mọn đơn sơ Phan sinh vẫn còn được thể hiện nơi tinh thần và đời sống của rất đông các anh chị Dòng Ba Phan sinh tại Giáo phận Hà Nội, Hà Tây và một số giáo phận lân cận khác.

Với tôi, những nụ cười an vui, những cái bắt tay thân thiện, những sự chia sẻ thật tình của các anh chị em Phan sinh Tại Thế và các bạn GTPS trong dịp hè vừa qua là bằng chứng hiển nhiên nói lên sự hiện diện của anh chị em Phan sinh ở Hà Thành. Những nét trẻ trung, thông minh và vui tươi luôn toát lên trên khuôn mặt của các bạn Trẻ Phan sinh Miền Hà Nội là một niềm hy vọng sống động cho dòng chảy Phan sinh được lưu thông và tuôn đổ tinh thần Phan sinh vào trong dòng chảy của lịch sử một nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Dòng chảy này càng làm phong phú thêm đời sống kitô hữu ở Thủ đô, nơi mãnh đất mà hiện nay đang có nhiều bất công ập đến trên đời sống đức tin của người công giáo.

Sự hiện diện Phan sinh ở “trái tim” Tổ quốc đã và đang làm phong phú và đẹp thêm nét đẹp của vườn hoa Kitô hữu Việt Nam chung và vườn hoa Phan sinh Việt Nam nói riêng. Thiết nghĩ, để cho sự hiện diện Phan sinh ở mảnh đất Nghìn Năm Thăng Long này được phong phú và thiết thực hơn trong công cuộc xây dựng Giáo Hội Việt Nam hôm nay, cần phải có thêm sự hiện diện của anh em Dòng Nhất, chị em Dòng Nhì và chị em Dòng Ba Tại Viện nữa. Đó cũng là một sự mong mỏi từ rất lâu của các anh chị em Phan sinh Tại Thế và GTPS miền Hà Nội. Hy vọng rằng, những ước mơ chính đáng của các anh chị em ấy sẽ sớm trở thành hiện thực trong một tương lai gần.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng Sản Hà Nội lộng ngôn và lộng quyền
Vi Anh
00:36 28/10/2008
Cộng Sản Hà Nội lộng ngôn và lộng quyền

Ngày 15/10/2008, Chủ tịch Uy Ban Nhân Dân Hà nội (UBNDHN), Ong Nguyễn thế Thảo gởi thơ mời đại diện ngoại giao đoàn có mặt trong nước Việt Nam Cộng sản để thông báo việc UBNDHN "đề nghị thuyên chuyển" Đức Tổng Giám Mục Hà nội Ngô quang Kiệt "ra khỏi Giáo phận Hà Nội". Đây rõ rệt là hành động trái với tập tục ngoại giao và vi phạm tự do tôn giáo rõ rệt nhứt của CS Hà nội khi đã chỉ đạo để cho nhà cầm quyền địa phương, UBNDHN lộng ngôn, lộng quyền đối với quốc tế cũng như đối với tôn giáo.

Một, UBNDHN đã lộng ngôn và lộng quyền đối với ngoại giao đoàn. Hầu hết các nước trên thế giới phân quyền ngoại giao cho chánh quyền trung ương. Chánh quyền địa phương, tiểu bang không có nhiệm vụ ngoại giao với các nước. Uy Ban Nhân dân đô tỉnh thị của chế độ CS Hà nội là nhà cầm quyền địa phương, nên UBNDHN mời ngoại giao đoàn là hạ cấp, hạ thể các toà đại sứ. Theo tập tục ngoại giao quốc tế, ngoại giao đoàn làm việc, "quan hệ" với nhà cầm quyền hay chánh quyền quốc gia, chánh phủ trung ương, chớ không làm việc với nhà cầm quyền địa phương hay chánh quyền địa phương, dù là nhà cầm quyền đó là nhà cầm quyền thủ đô đi nữa. Người đại diện ngoại giao chỉ trình quốc thư với quốc trưởng và làm việc với Bộ Ngoại giao. Tối thiểu Bộ Ngoại Giao của một nước mới có tư cách triệu tập đại sứ hay đại diện đại sứ đến Bộ để hoặc phản kháng bằng miệng hoặc yêu cầu chuyển công hàm về nước. Việc chánh phủ của nước Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa VN để UBNDHN mời ngoại giao đoàn mới đây để thông báo và giải thích đề nghị của UBNDHN thuyển chuyển Đức Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt đã minh thị nói lên chế độ Đảng Nhà Nước CS Hà nội không coi tập tục ngoại giao ra gì cả.

Hai, về nội trị. Trước nhứt, UBNDHN đã vi phạm trầm trọng nguyên tắc tách bạch giữa thần quyền và thế quyền mà các nước văn minh đã đồng thuận trong ngoại giao cũng như nội trị khi UBNDHN "đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Hà nội". Đức Tổng Giám mục không phải là công chức, toà Tổng Giám mục Hà nội không phải là công sở thống thuộc, nội thuộc hay ngoại thuộc, của UBNDHN. Việc đề nghị hay thuyển chuyển như vậy là lạm quyền, vượt quyền, việt quyền. Việc mời ngoại giao đoàn để công bố đề nghị hay giải thích để nghị đó là lộng ngôn, lộng hành, nó nói lên cái ngu dốt hành chánh, pháp lý, ngoại giao của UBNDHN.

Thứ đền UBNDHN cũng đã lạm quyền đại diện dân khi nhơn danh dân chúng đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô quang Kiệt. UBNDHN dù cho được Đảng cử dân bầu đi nữa, nếu có đại diện dân thì đại diện cho thế quyền, chớ làm sao đại diện cho thần quyền được. Hơn nữa UBNDHN dựa vào cái gì để nói người dân Hà nội không chấp nhận Đức Tổng Giám mục. Có thăm dò, có thỉnh nguyện thư đủ chữ ký, có kiến nghị hợp pháp của các tổ chức và cá nhân chưa. Hay đó chỉ là ý kiến của những công an, mật vụ giả dạng côn đồ hành hung giáo dân cầu nguyện, hò hét đòi " giết" Đức Tổng Giám mục, mà " báo đài" của Đảng Nhà Nước dùng hết công suất, mở cả chiến dịch khích động chống Công Giáo lâu nay như thời Vua Minh Mạng "bài Gia tộ giáo" vậy. Hay đó là ý kiến chủ quan, "duy ý chí" của một vài người trong Uy Ban, của Thành Uy. Dù sai đi nữa, mũi vại lái phải chịu đòn, Đảng Nhà Nước trung ương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, mà Bộ Chánh trị Đảng CSVN là có quyền lực cao nhứt phải chịu trách nhiệm năng nhứt.

Ba, dù Thủ Tướng Dũng có dự sự khi công du Tây Âu đến viềng Đức Tổng Giám mục khi giáo dân cầu nguyện lần đầu, chánh phủ Nguyễn tấn Dũng kỳ này im lặng để cho UBNDHN đối phó. Tại sao?

Là để hạ cấp, giảm thiểu vấn đề coi như chuyện của địa phương, coi là "tranh chấp đất đai" mà Ô Đại sứ Mỹ đã bỏ công về Cali "giải độc" cho CS Hà nội. Dù răng thực chất và thực sự, trên pháp lý cũng như thực tế, Toà Khâm sứ là tài sản của Vatican, thuộc vấn đề ngoại giao của hai pháp nhân công pháp là quốc gia VNCS và Vatican. CS Hà nội thăm dò để thử xem quốc gia Vaican, Giáo Hội Công Giáo La Mã, Giáo Hội Công Giáo VN có quyết liệt không, và áp lực quốc tế có mạnh không. Nếu mạnh thì tương nhượng, đổ cho địa phương là UNBDHN sai chớ không phải trung ương sai. Và lúc đó trung ương chuyển bại thành thắng, lấy việc nhượng bộ, trả lại Toà Khâm sứ để đặt điều kiện gì đó với quốc gia Vatican và Giáo Hội La Mã.

Keo đầu UBNDHN đã thắng. Khuôn viên Toà Khâm sứ và linh địa Thái Hà, trong vòng mấy ngày CS Hà nội đã dùng cường quyền, bạo lực biến thành hai công viên cho dân chúng. Và CS Hà nội lấy cái gọi là công ích đó để khích động dân chúng không Công Giáo chống Công Giáo. Đó là tạo "tiền đề, duyên cớ" để bứng gốc người lãnh đạo Công Giáo ở Hà nội, sau khi đã giải tán được quần chúng giáo dân Công Giáo cầu nguyện bằng nhiều hình thức trấn áp, roi điện, lựu đạn cay, chó săn người, đổ chất dơ lên tượng thờ. Nhưng tệ hại nhứt là dùng trò dơ dáy mà nhà cầm quyền đáng gọi là chánh quyền không bao giờ làm: dùng côn đồ hành hung dân chúng, chiến thắng bằng bá đạo và bạo lực.

Nhưng CS Hà nội chẳng những không chia rẽ giáo quyền Công Giáo VN được, không cách ly Đức Tổng Giám mục Hà nội ra khỏi Hội Đồng Giám mục VN được, mà còn bị Hội Đồng Giám Mục VN giương Thánh Giá lên làm chứng nhân cho công lý trong cuộc đấu tranh cho quyền của tôn giáo trong xã hội VN. Hội Đồng Giám Mục VN phổ biến hai văn thư có tính đấu tranh nguyên tắc, tôn giáo là một cái quyền sống, chớ không phải ân huệ xin cho. Bị bất thần, thiếu chuẩn bị Đảng Nhà Nước CS phản ứng quá đà qua hành động UBNDHN mời ngoại giao đoàn thông báo và giải thích đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô quang Kiệt.

Tưởng cũng còn nhớ Đức TGM Ngô quang Kiệt là người chấp nhận đau thương để các tôn giáo ở VN, trong đó có Công Giáo, được tự do. Khi Chủ Tịch UBND Hà nội mời Đức TGM đến để bàn về cuộc cầu nguyện đòi Toà Khâm sứ và linh địa Thái Hà, Ô Chủ Tịch UBND Hà nội có nói Đảng Nhà Nước đã tạo điều kiện để giúp đỡ tôn giáo. Đức TGM đỡ lời liền -- tôn giáo là một cái quyền của người dân -- không có chuyện xin cho giữa nhà cầm quyền và tôn giáo.

Theo Giáo sư Thần học Nguyễn Đăng Trúc, Đại học Strasbourg, Pháp, hai văn thư ấy của Hội Đồng Giám mục VN là phản ứng mạnh mẽ nhất của những người đứng đầu giáo hội Công giáo VN đối với nhà cầm quyến suốt mấy mươi năm qua. Phân tích văn thư, Giáo sư cho thấy lần này Hội Đồng Giám mục "không đặt vấn đề dựa vào luật nhà nước để nói mà là thẩm quyền đại diện về tôn giáo. Thư cũng không gửi cho một cơ quan đảng nào mà trực tiếp cho một cơ quan hành chính nhà nước. Về nhận định tình hình cho thấy rõ nhà nước không độc quyền về các giá trị đạo đức, giáo dục, mà giáo hội đứng ra như một hữu trách về giá trị hoặc là giá trị quốc tế phổ quát mà tôn giáo có bổn phận phải tuyên dương. Về hình thức là tuyên dương sứ mệnh của mình như là một thành phần trong xã hội (trích phóng sự Đài Á Châu Tư phỏng vấn Gs Trúc).

Đó là một dấu chỉ cho thấy công cuộc đấu tranh bằng cầu nguyện cho công lý, do những chứng nhân công lý như Đức TGM và giáo dân Công Giáo Hà nội được hầu hết người Việt và các tôn giáo bạn hậu thuẫn -- sự nghiệp đó không ngừng sau khi UBNDHN xây dựng và khánh thành cấp tốc hai công viên ở khuôn viên Toà Khâm sứ và linh địa Thái Hà.

(Nguồn: Vi Anh, Việt Báo, Thứ Hai, ngày 27.102008)
 
Từ Ngọn Nến Thái Hà
Nguyễn Hữu Tân
08:28 28/10/2008
Từ Ngọn nến Thái Hà
Nhạc và lời: Nguyễn Hữu Tân
Nghe bản nhạc này do chính tác giả trình bầy



Từ ngọn nến thắp lên, sôi sục lòng dân thái Hà
Nhiều nhọn nến thắp lên, khắp nơi chung một lời ca.
Ðòi nhân quyền, tự do, dân chủ,
Đòi lại nhà đất cho dân oan,
Đòi vẹn toàn lãnh hải, biên cương.
Hỡi bọn vô thần bán đât, buôn dân.

Cùng một nỗi xót xa, uất nghẹn lòng dân Thái Hà.
Nhiều ngọn nến thắp lên, sớt chia đau thương ngày qua.
Lời nguyện cầu rền vang sông núi,
Niềm tin bền vững mãi trong tim.
Rằng những gì Chúa đã cho con,
Sẽ là muôn đời của Chúa cho con.

Thái Hà ơi, hồng ân Thiên Chúa còn mãi muôn đời.
Thái Hà ơi, hào quang chân lý rực sáng muôn đời.
Những gì của dân ta, hãy trả lại cho dân ta,
Những gì của ông cha, vẫn muôn đời của ông cha,
Và những gì của Thái Hà vẫn muôn đời trong lòng dân Thái Hà.

Từ ngọn nến thắp lên, sáng rọi niềm tin thái Hà
Nhiều nhọn nến thắp lên, khắp nơi chung một niềm tin.
Vì nhân quyền, tự do, dân chủ
Vì mảnh vườn, mái lá dân oan
Vì vẹn toàn lãnh hải vbiên cương
Quyết dạ chung lòng lấy lại quê hương.
 
Xin hãy Ghi Công Những Nạn Nhân Thái Hà đang bị Nhà cầm quyền Hà nội đưa ra tòa
Ngày Mới
11:25 28/10/2008
Xin hãy Ghi Công Những Nạn Nhân Thái Hà đang bị Nhà cầm quyền Hà nội đưa ra tòa

Kính thưa quý cha cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà,

Hai câu hỏi quý cha đưa trên website dcctvn.net:

  • 1. Nếu giáo dân Thái Hà phá vài mét tường rồi sau đó nhà nước mang cơ giới đến ủi bình địa hơn hột hecta thì tại sao nhà nước lại bảo họ có tội nhỉ?
  • 2. Và nếu họ gây ồn ào mất trật tự như chính quyền hô hoán thì chính quyền sẽ xử sao khi sau đó máy móc của nhà nước gầm rú suốt ngày đêm?

Để trả lời cho hai câu hỏi trên con nghĩ ta cần biết thông tin sau:

Năm 2005 ông Nguyễn Văn Hiện khi còn là Chánh án tối cao Quốc hội có nói, Việt Nam còn hơn 10.000 vụ án oan sai (VietnamNet ngày 26/11/2005). Mới đây ông Trần Thế Vượng, trưởng ban Dân vận của Quốc hội cũng nói trong một phiên họp Quốc hội ở Hà Nội rằng, còn hơn 6000 đơn thư đề nghị bồi thường oan sai chưa được xem xét (VietnamNet, thứ sáu, 24/10/2008).

Như vậy hệ thống luật pháp cũng như toà án của nhà nước VN rất tồi và có nhiều “bóng đen”. Chắc chắn vụ khởi tố tám giáo dân trong vụ đòi đất Thái Hà sẽ là vụ án oan sai nối dài những án oan sai đã có (vì toà án VN xét xử không dự trên luật pháp cũng như không quan tâm đến bằng chứng nhưng theo sự sắp xếp, chỉ đạo từ trên). Do đó ta sẽ chẳng có phương kế gì hay để lật lại vấn đề. Theo con, Viện kiểm sát Nhân dân Quận Đống Đa đã ra bản Cáo trạng dành cho những giáo dân bị họ khởi tố, vậy sao quý cha không làm một bản “Công trạng” để nói lên sự thật và cũng là cách làm cho vụ án này bớt oan sai?

Chắc chắn quý cha viết bảng Công trạng cho những người này sẽ chi tiết và rõ ràng hơn nhưng con mạo muội và hình dung nó có thể như thế này chăng:

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
GIÁO XỨ THÁI HÀ


Hà nội, ngày 27 tháng 10 năm 2008

CÔNG TRẠNG


- Căn cứ vào sự thật lịch sử trên mảnh đất tại số 178 Nguyễn Lương Bằng
- Căn cứ vào những gì diễn ra xung quanh vụ đòi đất của Giáo xứ Thái Hà trong những năm qua và đặc biệt trong tháng 8 và 9 năm 2008.
- Căn cứ vào lương tâm con người, nơi không một điều luật, không một thế lực thù ghét nào có thể bóp chết.

Trên cơ sở sơ kết quả cuộc điều tra đã được xác định như sau:

Sau năm 1954, lợi dụng chức quyền trong tay, một số cán bộ nhà nước cùng Sở quản lý nhà đất Hà Nội đã chiếm bất hợp pháp (cướp) khu đất tại phố Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội mà không đếm xỉa đến chủ quyền là Giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Để có gì chia chác, Sở quản lý nhà đất Hà Nội đã giao diện tích đất này cho Xí nghiệp Thảm len Hà Nội sử dụng. Sau một thời gian, Xí nghiệp Thảm len Hà Nội làm ăn thua lỗ nên đã bán lại khu đất này cho Công ty may Chiến thắng với danh nghĩa là “sáp nhập”.

Công ty may Chiến thắng làm ăn cũng chẳng khá hơn Xí nghiệp Thảm len nên đã cổ phần hoá. Nói cổ phần hoá cho vui chứ thực chất là một nghệ thuật biến tài sản công thành tư. Một khi sản xuất ít, bòn rút lại nhiều thì không thể làm ăn có lãi. Đến năm 2007, Công ty cổ phần may Chiến thắng không còn khả năng hoạt động và đây là lúc các quan chức từ trên xuống dưới có ý định bán khu đất cho tư nhân để chia chác nhau.

Biết được việc làm sai trái của Xí nghiệp Thảm len và Công ty may Chiến thắng cũng như một số quan chức, năm 1996 Linh mục Giuse Vũ Ngọc Bích đã có lá đơn khiếu lại liên quan đến khu đất này và những năm sau đó các linh mục Giáo xứ Thái Hà đều có đơn khiếu lại.

Từ đó đến nay, 12 năm trời trôi qua nhưng chính quyền vẫn không có những bước đi tích cực, thoả đáng đối với nguyện vọng của các linh mục và bà con giáo dân Giáo xứ Thái Hà.

Để khu đất không bị rơi vào tay tư nhân, không để cho những quan chức mất chất chia chác tài sản của cha ông mình, đầu năm 2008 cho đến nay bà con giáo dân xứ Thái Hà đã phản đối mạnh mẽ bằng cách cầu nguyện với tinh thần bất bạo động.

Phớt lờ tất cả, không đến xỉa gì đến những bằng chứng mà các linh mục và giáo dân xứ Thái Hà đã cung cấp, chính quyền Hà Nội đã lên kế hoạch bôi nhọ, xuyên tạc sự thật, dùng bạo lực để đàn áp.

Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật, người dân qua phương tiện thông tin nhà nước đã biết được giáo dân Thái Hà đang trải qua những khó khăn mà nhiều người trong họ cũng đã nếm phải nên rủ nhau kéo tới. Hàng ngàn giáo dân và đông đảo linh mục, giáo mục đã đến bày tỏ tình hiệp thông, liên đới với giáo dân Thái Hà và cầu nguyện cho công bằng, sự thật được sáng tỏ.

Phóng lao phải theo lao, chính quyền Hà Nội không loại trừ thủ đoạn nào để đàn áp các linh mục và bà con giáo dân, họ thuê côn đồ đến hành hung và đàn áp tinh thần kiểu “du kích” khi lần lượt bắt giam và khởi tố những người tham gia cầu nguyện.

Đứng trước sự phản đối mạnh mẽ từ người Công giáo cũng như ngoài Công giáo trong và ngoài nước, chính quyền Hà Nội nhanh chóng biến khu đất thành một vườn hoa công cộng.

Đối với những anh chị em bị chính quyền bắt giữ và khởi tố, sau khi tìm hiểu đã biết được sự thật như sau:

Chị Ngô Thị Dung: là giáo dân Giáo xứ Thái Hà nên ngay từ đầu đã biết được sự thật là thế nào, ai cướp đất của cha ông mình và chúng đang chia chác ra sao. Do vậy chị đã có những đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh đòi đất. Không chỉ tích cực cùng với bà con đọc kinh cầu nguyện, chị còn chịu khó dọn dẹp vệ sinh quanh khu đất. Đạp đổ những bất công, cướp bóc trắng trợn, chị cùng với nhiều người khác dùng gạch đập một đoạn tường mà Công ty may Chiến thắng đã dựng nên cách bất hợp pháp trên khu đất của cha ông mình.
Chị bị bắt ngày 24/9/2008 và hiện đang bị giam tại Trại giam Hà Nội.

Ông Lê Quang Kiện: là giáo dân. Thời gian đã cho ông những kinh nghiệm và biết đâu là sự thật. Ông tích cực cầu nguyện cho sự thật. Không chỉ có thế, đôi lúc ông còn có công chăm sóc hoa nến cho Đức Mẹ tại khu đất. Ngày 15/8/2008, ông cùng với các linh mục, giáo dân Thái Hà đạp đổ “bước tường bất công” để tiến vào khu đất.
Ông bị bắt giam từ ngày 28/8/2008 đến ngày 08/10/2008.

Chị Nguyễn Thị Nhi: Do đã trải qua những đau khổ của kẻ mất đất nên dù ở tận Hoà Bình chị đã cùng với một số chị em khác ra Hà Nội để hiệp thông với Toà tổng Giáo mục Hà Nội và bà con giáo dân xứ Thái Hà. Chị đã có kinh nghiệm đòi đất, vạch mặt kẻ tham nhũng nên chị trở thành đối tượng nguy hiểm đối với chính quyền Hà Nội.
Chị bị bắt ngày 28/8/2008 đến nay chưa được thả và không biết bị giam ở đâu.

Bà Lê Thị Hợi: là giáo dân xứ Thái Hà. Hàng ngay bà cùng chồng vẫn tới nhà thờ giáo xứ cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Khi giáo xứ đòi đất bà là một người tích cực. Cũng như chị Dung, bà không chỉ tham gia đọc kinh cầu nguyện nhưng còn tích cực tham gia những công việc khác. Những người tích cực chịu khó như bà tuy không nguy hiểm gì đối với chính quyền nhưng bà lại trở thành đối tượng để chính quyền răn đe, đàn áp tinh thần những giáo dân khác.
Bà bị bắt giam từ ngày 28/8/2008 đến ngày 08/10/2008.

Bà Nguyễn Thị Việt: Là giáo dân trong xứ, bà không thờ ơ với những gì đang xảy ra cho giáo xứ mình. Bà cũng như những người kia, dù có bị đe doạ nhưng không hề sợ hãi. Bà làm tất cả những gì có thể để bảo vệ sự công bằng cho cho giáo xứ.

Ông Phạm Chí Năng: Là giáo dân nhưng không thuộc xứ Thái Hà. Mặc dù nhà cách Hà Nội hàng chục cây số nhưng ông vẫn hay tới Thái Hà tham dự thánh lễ. Ông đã đến nơi có đầy đủ thông tin hai chiều, nơi sự thật không bị bóp méo nên ông hiểu rõ vấn đề. Ngày 15/8/2008 ông đã tham gia vào đoàn cầu nguyện tại khu đất và có công đập vài viên gạch trên “bức tường bất công”. Không sợ thế lực nào, ông còn quay lại khu đất để cùng với giáo dân Thái Hà cầu nguyện.
Ông bị bắt giam từ ngày 17/9/2008 đến ngày 30/9/2008.

Anh Nguyễn Đắc Hùng: là giáo dân trẻ ở tận Thanh Oai nhưng khi biết được sự thật anh Hùng đã tới giáo xứ Thái Hà để cầu nguyện cùng với bà con tại khu đất. Anh là một trong ít người trẻ có công đạp đổ “bức tường bất công”.
Anh bị bắt giam từ ngày 02/10/2008 đến ngày 08/10/2008.

Anh Nguyễn Thanh Hải: Là người trẻ nhất trong số những người bị chính quyền khởi tố. Trong vụ việc đòi đất vừa rồi, anh cũng đã góp công sức mình vào. Không chỉ tham gia cầu nguyện, anh anh cũng như những người ở trên còn có công đạp đổ “bức tường bất công”.

Từ những gì đã biết được như trên, Kết luận:

Khu đất tại số 178 Nguyễn Lương Bằng là của giáo xứ Thái Hà nhưng đã bị nhà nước chiếm dụng cách bất công và bất hợp pháp để giao cho Xí nghiệp Thảm len Hà Nội. Xí nghiệp này lại bán lại cho Công ty may Chiến thắng cách bất hợp pháp. Sau một thời gian làm ăn thua lỗ, cán bộ Công ty may Chiến thắng đã lập kế hoạch bán cho tư nhân để lấy hàng trăm tỷ đồng chia chác, đút túi.
Từ những việc làm sai trái, bất chấp lương tâm của những người này, các linh mục và giáo dân xứ Thái Hà đã lên tiếng và quyết tâm không để cho khu đất của tổ tiên mình bị chia chác bằng những lá đơn tố cáo, những buổi đọc kinh cầu nguyện trong ôn hoà.

Không cần đối thoại hay để ý đến những chứng cứ rõ ràng các linh mục và giáo dân đã đưa để giải quyết dựa trên pháp luật, chính quyền Hà Nội đã dùng mọi thủ đoạn từ xuyên tạc thông tin, đàn áp bằng vũ lực cho đến bắt giam, khởi tố những người vô tội.

Trước sự phản ứng dữ dội từ dư luận trong nước đến dư luận nước ngoài, chính quyền Hà Nội không còn con đường nào tốt hơn đành biến khu đất đang tranh chấp thành vườn hoa công cộng.

Mặc dù sự thật chưa được đền đáp thoả đáng nhưng hiện tại khu đất đã không bị rơi vào tay tư nhân và đó là một thắng lợi trước mắt.

Như vậy có đủ căn cứ đế xác định những người sau đây đã có những công lao nhất định trong vụ việc đòi đất tại số 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội và đấu tranh cho công bằng, sự thật:

1- Chị Ngô Thị Dung
sinh năm: 1954
nơi ở: số 306 C3 TT Vĩ Hồ, phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội

2- Ông Lê Quang Kiện
sinh năm: 1945
nơi ở: Số 8 ngõ 162A Tôn Đức Thắng, P. Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội.

3- Chị Nguyễn Thị Nhi
sinh năm: 1962
nơi ở: tỉnh Hoà Bình

4- Bà Lê Thị Hợi
sinh năm 1947
nơi ở: số 8 ngách 62 ngõ Quan Trạm, P. Phổ Quan, Đống Đa, Hà Nội

5- Bà Nguyễn Thị Việt
sinh năm 1949
nơi ở: A2 tổ 8 TT Thuỷ Tinh, P. Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

6- Ông Phạm Chí Năng
năm sinh: 1958
nơi ở: khu 9, thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội

7- Anh Nguyễn Đắc Hùng
năm sinh: 1977
nơi ở: thôn Đầm, xã Tân Hoà, Quốc Oai, Hà Nội

8- Anh Thái Thanh Hải
năm sinh:1987
nơi ở: 63-B14 TT Nam Đồng, P.Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

Những việc làm và nỗi oan ức đã và sắp phải chịu của chị Ngô Thị Dung, ông Lê Quang Kiện, chị Nguyễn Thị Nhi, bà Lê Thị Hợi, bà Nguyễn Thị Việt, ông Phạm Chí Năng, anh Nguyễn Đắc Hùng, anh Thái Thanh Hải đã làm cho khu đất tại số 178 Nguyễn Lương Bằng không bị chia chác và bóc trần bộ nặt giả dối của chính quyền Hà Nội.

Quyết định:
- Ghi ơn những anh chị em trên và xin mọi người tích cực giúp đỡ, cầu nguyện cho họ.
- Kể từ nay, những anh chị em này là nạn nhân sự bất công xã hội chúng ta đang sống mà cụ thể là nạn nhân của sự bất công trong việc đi tìm công bằng, sự thật tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.


Lm. Chính xứ Thái Hà
ký tên, đóng dấu


Chào quý cha, quý thầy, kính chúc quý cha, quý thầy và bà con giáo dân xứ Thái Hà luôn bình an trong Chúa và Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp. Chúng con sẽ luôn đồng hành cùng quý cha, quý thầy và bà con giáo dân bằng lời cầu nguyện cũng như bằng lời nói, việc làm cụ thể để cuộc đấu tranh cho công bằng và sự thật đã được khơi lên đem lại kết quả tốt đẹp cho tất cả những ai đang bị oan khuất.
 
Các giáo dân sẽ phải trả giá cho việc chống tham những!?
Gioan Nguyễn Thạch Hà
11:31 28/10/2008
CÁC GIÁO DÂN SẼ PHẢI TRẢ GIÁ CHO VIỆC CHỐNG THAM NHŨNG!?

Những ngày qua, dư luận xã hội không ngớt bức xúc về vụ việc hai nhà báo chống tham nhũng phải ngồi tù. Câu chuyện hai nhà báo kiên trì, khẳng khái trong cuộc chiến chống tham nhũng phải ra trước vành móng ngựa biến những lời kêu gọi chống tham nhũng của chính phủ trở thành trò hề.

Ai cũng biết việc chính phủ cộng sản kêu gọi chống tham nhũng thực chất chỉ là khẩu hiệu, mị dân, nhằm che đậy tình trạng tham nhũng vốn đã trở thành quốc nạn.

Ai cũng biết việc chính phủ cộng sản kêu gọi chống tham nhũng chỉ là để vuốt ve dư luận, chứ thực chất họ sẽ không bao giờ thực hiện, bởi vì, chống tham nhũng là chống đảng Cộng sản và bởi chỉ có đảng viên mới có cơ hội và có quyền tham nhũng.

Những nhà báo và những giáo dân Thái Hà vì quá tin tưởng vào câu khẩu hiệu “toàn dân tích cực chống tham nhũng”, nên đã phải trả giá.

Các giáo dân giáo xứ Thái Hà đang bị giam hay tại ngoại cũng sẽ phải chịu một bản án như kịch bản đã xảy ra với hai nhà báo lão thành hăng hái chống tham nhũng. Người nhận tội sẽ được hưởng án treo và người không nhận tội - vì thực ra tất cả họ vô tội, sẽ phải chịu cảnh tù đầy.

Hai vụ án có một diễn tiến giống nhau. Sau khi bắt giam các nhà báo, chính quyền bắt đầu chơi các xếp của các tờ báo: tước thẻ nhà báo, cách chức, thuyên chuyển. Sau khi bắt các giáo dân Thái Hà, chính quyền Hà Nội cũng tiến hành một việc tương tự: ra “văn bản láo” cảnh cáo các linh mục và đề nghị thuyên chuyển các linh mục ra khỏi Hà Nội.

Hai vụ án có nhiều tình tiết giống nhau. Sau khi khởi tố, các điều tra viên không biết có thể khép họ vào tội gì. Câu nói của ông Đoàn Văn Lê - cán bộ điều tra Công an quận Đống Đa, nói với một giáo dân Thái Hà minh chứng điều đó: “Một đàn gà thả vào vườn vồ được con nào, con ấy chết” . Câu nói này cũng cho thấy sự lúng túng của cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận Đống Đa.

Trong vụ việc Thái Hà, các điều tra viên đã nhiều lần đề nghị với Viện kiểm sát thay đổi tội danh, bởi tất cả những tội danh khép cho các giáo dân vô tội thì đều không đủ yếu tố cấu thành tội. Cuối cùng, vào phút chót, sau khi Chính quyền phá nốt bức tường dài vài trăm mét, và cưỡng chiếm khu đất 178 Nguyễn Lương bằng – khu đất còn đang trong vòng tranh tụng - bất chấp pháp luật, thì Viện Kiểm sát mới chính thức huỷ và thay đổi tội danh của các bị cáo.

Trong vụ việc Thái Hà, tội trạng lớn nhất của các linh mục và giáo dân Thái Hà chính là đã can đảm đứng lên tố cáo chính quyền tham nhũng và tự mình cầu nguyện chống tham nhũng.

Ai cũng biết khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng bị Nhà nước cưỡng chiếm từ năm 1961. Cuối năm 2006, khu đất được các quan chức dùng mọi thủ đoạn hô biến nhằm tư túi. Đầu năm 2008, giáo dân thắp nến cầu nguyện. Các quan tham thấy vậy nên hoảng sợ và tìm mọi cách để che đậy hành vi tham lam này. Theo thông tin của một số cán bộ, công nhân viên công ty cổ phần May Chiến Thắng, khi thấy giáo dân kiên quyết đòi lại quyền lợi và khi thấy vụ tham nhũng có thể bại lộ, Công ty May Chiến thắng đã phải chi ra 300 triệu để bồi dưỡng cho các quan chức quận Đống Đa - người nhiều nhất 20 triệu và ít nhất 5 triệu, lấy kinh phí để dàn xếp vụ Thái Hà. Tuy nhiên, vụ việc đã không dễ dàng chìm xuồng, trái lại nó đã được đẩy lên một cao trào mới do những hành xử bất nhân của các cấp chính quyền. Trong cuộc gặp giữa UBND thành phố Hà Nội với giáo xứ Thái Hà, khi bà Phùng Thị Tý – Giám đốc Công ty Chiến thắng, phản đối việc chính quyền thu hồi khu đất, thì ông Vũ Hồng Khanh – Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đã cướp lời: “Bà về nói với các nhân viên như vậy, còn nếu bà muốn biết lý do khác thì lên Thanh tra thành phố họ nói cho mà nghe” .

Trong vụ việc Thái Hà cơ quan chống tham nhũng của chính phủ thay vì cảm ơn giáo dân Thái Hà đã có công phát hiện và tố cáo tham nhũng thì lại quay lại chống những người chống tham nhũng bằng cách bắt giam các giáo dân và kết án họ. Việc ông Trương Vĩnh Trọng, trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng của chính phủ, ngày 20/9/2008 tới thị sát linh địa Đức Bà và ngày hôm sau 21/9/2008 chỉ đạo công an thuê đầu gấu, thả con nghiện tấn công giáo dân Thái Hà, là một minh chứng khác cho thấy chính quyền cộng sản tham nhũng sẽ dùng mọi thế lực để đè bẹp những người chống tham nhũng.

Bản cáo trạng các giáo dân Thái Hà đã tự tố cáo hành vi bao che cho tội trạng tham nhũng của chính quyền. Vẫn những luận điệu kết án các giáo dân vi phạm pháp luật trong khi những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước như báo chí, truyền thanh, truyền hình, việc UBND thành phố cưỡng chiếm khu đất bất chấp pháp luật, việc ông Nguyễn Thế Thảo ngu ngơ ra văn bản cảnh cáo các giáo sĩ nhà thờ Thái Hà, thì lại không được nhắc tới.

Sắp sửa có một vụ án kết tội những người chống tham nhũng được xử mà người bình thường cũng đã đoán trước được kết quả phiên xử. Phiên toà này, giống như vụ xử hai nhà báo, không phải do toà xử mà do “Ban Văn Hoá Trung ương” xử với những khung án đã được áp đặt trước. Việc ra toà và quan toà công bố tội trạng chỉ là hình thức.

Ông Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc Công an thành phố Hà nội, trong cuộc gặp mặt với các linh mục nhà thờ Thái Hà ngày 23/8/2008, đã từng nói: “Tôi không muốn các giáo dân vô tội phải vào tù” . Ai cũng biết các giáo dân này vô tội. Ngay các điều tra viên Công an quận Đống Đa, sau khi điều tra cũng đã biểu tỏ một thái độ như vậy. Bản cáo trạng thì vừa thiếu sự thật, vừa yếu pháp lý để có thể kết tội người giáo dân.

Thế nhưng những giáo dân này vẫn sẽ phải vào tù, bởi vì họ dám lên tiếng cho sự thật và lẽ công bình; dám cả gan phát hiện, tố cáo và cầu nguyện chống tham nhũng.

Vụ án Thái Hà nếu xử sẽ lại là một màn kịch vụng về của Chính quyền cộng sản, tố cáo bộ mặt nham hiểm, vô luân của chế độ cộng sản, đồng thời sẽ là thời khắc tôn vinh những anh hùng của thời đại mới- những giáo dân can đảm, kiên trung trong công lý và sự thật.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008
 
Giấc mơ huyền diệu
Bảo Giang
11:40 28/10/2008
Giấc mơ huyền diệu

Tôi hốt hoảng, la không thành tiếng khi thấy cái cùm ấn vào cổ chân. Mồ hôi đẫm áo. Tôi choàng tỉnh giấc. Nửa mơ nửa tỉnh. Qúai lạ, tại sao lại có cái còng ấn vào chân thế này? Rõ ràng là tối hôm qua tôi còn ngồi nói chuyện với bạn bè trước khi vào giường, có lý nào cái xã hội này cũng có lệ gõ cửa nhà vào ban đêm? Lạ, lạ qúa!

Tôi từ từ co cái chân lên và lấy tay rờ nắn khắp cổ chân một lượt… Tôi biết mình vừa ngủ mơ….Nhưng sau cơn mơ, lòng tôi đau đớn qúa. Tôi đã xa cái thiên đường của thằng Chí Phèo những mấy chục năm rồi, còn ngủ mơ hoảng hốt như thế. Hỏi người dân tôi vẫn phải sống với nó thì giấc ngủ còn kinh hoàng đến mức độ nào?

Rồi tôi ngủ lại. Tôi thấy một đoàn người dài như bất tận. Họ nối bước nhau mà đi. Đi trong nỗi hân hoan. Đầu ngẩng cao, đôi mắt ngời sáng. Họ đi trong tiếng ca vang:

Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hòa vào nơi tranh chấp
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan
Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng
Ðể con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm
Ðem niềm vui đến chốn u sầu..."

(Kim Long)

Tôi như lạc vào vùng đất lạ, ngất ngây giữa trời mới và đất mới. Chân cố bước, miệng réo gọi nhưng không thể nào theo kịp đoàn người đi như chạy trước mặt. Hết lớp này, đến lớp khác vượt lên trong tầm mắt tôi. Giữa lúc tôi thở dốc vì hụt hơi, tôi muốn ngừng lại. Một người còn khá trẻ, chững chạc, đến trao cho tôi một tập giấy và hỏi:

-Anh có đi không, chúng tôi lên đường để bảo vệ cho niềm tin và công lý đây.

- Có… có… cho tôi đi với.

Anh ta nhìn tôi, rôi nắm lấy cánh tay tôi. Tự nhiên, tôi thầy bước chân như bay bổng và theo kịp với đà tiến của đoàn người trước mặt. Người ấy vừa đi vùa hát và còn bảo như nhắc nhở tôi rằng:

1 - Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt, người khai mở cánh cửa đi tìm Công Lý trong ôn hòa có thể sẽ là mục tiêu của nhà nước vô đạo lý dùng luật của kẻ cướp khởi tố và Ngài có thể sẽ bị, dù tòa ra phán quyét không đủ cơ sở kết tội, thì Việt cộng cũng từ điểm tựa ấy, dùng áp lực ngoại giao để đẩy Ngài ra khỏi tổng giáo phận Hà Nội đấy.

2. Nhớ nhá, cuộc đối thoại mà nhà nước này bày ra, chẳng qua chỉ là cái báng vẽ, hoặc chỉ là việc giúp phưong tiện cho nhà nước có cơ hội tuyên truyền cho chúng mà thôi. Bằng chứng là những hiệp định Geneve hay Paris về Việt Nam cũng chỉ là những mảnh giấy lót đường, dối trá trong lúc chúng yếu thế, nó không bao giờ có tính thật trong thực hành. Ngay cái hình hài vỏ bọc chúng đến gặp Đức Giáo Hoàng hay đến thăm tòa Giám Mục Hà Nội hôm nào cũng không đi ra ngoài sự vận động tuyên truyền đánh bóng của chúng để che dấu một dã tâm thật lớn ở bên trong. Nay cũng thế, cuộc gặp gỡ với Đại Diện của HDGM Việt Nam cũng chỉ giúp cho nhà nước thêm cơ sở tuyên truyền một chiều, gây bất lợi nếu như không nói là tạo ra nghi ngờ cho dân chúng mà thôi. Bởi vì ngưòi ta có nghe được phía bên Đại Diện HĐGM Việt Nam phát biểu và có ý kiến ra sao đâu..

3. Nhớ rằng, chuyện đòi lại đất ở Toà Khâm Sứ là chuyện nhỏ. Nhưng việc đòi lại công lý cho toàn dân nói chung và công bằng với ngưòi công giáo ở Hà Nội nói riêng, là một đòi hỏi chính đáng, phải lẽ và phải làm. mặc dù, giáo hội công giáo không có nhu cầu chính trị, nhưng có nhu cầu xã hội và phãi tự bảo vệ cả chủ chăn lẫn đoàn chiên của mình đấy nhá.

- Thưa Ngài, đòi đất à? Trên thực tế, nếu có bán cũng chẳng chia chác được bao nhiêu, chúng còn không trả, làm sao chúng có thể trả cho dân tôi của vô gía là Công Lý được nhỉ?

- Cứ bảo nhau mà đi, rồi sẽ có câu trả lời. Này nhá,

1. Khởi đầu ta sẽ phát động chiến dịch rộng rãi trên toàn dân. Các Giáo Phận, các Tòa Giám Mục và các giáo sứ, các nhà dòng nam, nữ trên cả nước và cả hải ngoại nữa, sẽ thay phiên nhau, liên tục tổ chức những cuộc hội thảo và thắp nến hiệp thông và bảo vệ chính nghĩa của Toà Giám Mục Hà Nội và Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong việc đòi hỏi Công Lý và Nhân Quyền cho con ngưòi. Ta không có báo đài, truyền hình thì phải dùng báo miệng và cùng thắp sáng lên niềm tin với nhau và cho nhau.

2 Kế đến, toàn thể Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và từng cá nhân qúy Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục, bề trên các nhà dòng nam, nữ đều lên tiếng công khai, trên báo chí, truyền hình của nhà nưóc cũng như tư nhân và qua báo chí công bố chính thức rằng:

a. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ hưóng đi và lời công bố của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trước UBND Hà Nội vào ngày 20/9/2008. Chúng tôi đòi buộc nhà nước phải thi hành đạo lý với dân tộc, phải trả lại lẽ công bằng cho con ngươi và trả tự do vô điều kiện cho tất cả những giáo dân bị giam cầm trái phép vì đi cầu nguyện.

b. Rồi toàn thể Hội Đồng và từng vị Giám Mục ký một văn thư và gởi phái đoàn sang toà thánh Vatican khẳng định một điều rằng: Chúng con sẵn sàng vào tù vì Công Lý vì đức tin. Chúng con không chấp thuận việc phải chuyển đổi sang địa phận khác vì ý muốn của chính quyền vô đạo lý này. Cũng thế, chúng con tha thiết xin Toà Thánh chấp nhận cho Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thành chứng nhân của Tin Mừng và Công Lý, hơn là chấp nhận áp lực ngoại giao để điều Ngài ra khỏi tông tòa hiện tại. Trường hợp Ngài bị bắt và giam giữ trái phép. Chúng con thành khẩn xin Toà Thánh không Bổ Nhiệm bất cứ một vị nào khác về Tông Tòa Hà Nội thay thế Phẩm Hàm và chức vụ của Ngài

c. Rối Hội Đồng sẽ long trọng công bố những bản văn này cho toàn thể giáo dân Việt nam hưởng ứng, thi hành và đồng thuận cuộc trưòng chinh vì đức tin, vì Công Lý..

3. Khi HĐGMVN tỏ thái độ dứt khoát như thế, chác chắn nhà nước không dám vọng động bắt Đức Cha Kiệt hay áp lực đưa Ngài ra khỏi Hà Nội. Nói cách khác, khi Hội Đồng và qúy chức sắc lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vững mạnh trên đường đi tìm Công Lý thì Việt Cộng có thách cũng không dám bắt tất cả các Tổng Giám Mục, Các Giám Mục và bề trên của các nhà dòng. Theo đó, chiến dịch này nên bắt đầu từ thành phố Sài Gòn rồi đến Xuân lộc và lan ra cả nước mới khả dĩ là ngọn trào dâng. Một mình Hà Nội thì chỉ như một bông hoa hồng đặt trên bàn mà thôi.

- Thưa Ngài, dưới bứớc chân của đoàn người đi vì Công Lý, tôi không sợ là dân tôi không đòi lại được Công Lý. Nhưng vào lúc này hình như không có người dẫn đường, Đức Tổng Hà Nội chỉ thắp sáng lên niềm tin cho dân thôi, Ngài không có nhu cầu chính trị. Nên khi Cộng tàn rồi, ai lãnh đạo đây? Chẳng lẽ lại hết đảo chánh đến chỉnh lý hay sao? Khéo mà dân chúng không có ngày ngũ yên!

- Vậy anh muốn sống với đôi dép râu của họ hay sao?

- Không, dứt khóat là không rồi. Làm sao ngủ yên với đôi dép râu cho được. Nhưng ông… Ngài cũng phải tìm giúp chúng tôi một người chứ? Chúng tôi cần có một Josuê. Bởi vì Ngài biết đấy, mấy chục năm qua, dép râu, nón cối đã tàn phá nền luân lý xã hội, làm niềm tin hoàn toàn chết trong nhau rồi, nên chúng tồi chẳng biết đi theo ai.

- Nan… vạn nan nhỉ? Tuy thế, anh cũng chẳng nên lo chuyện bò trắng răng! … chuyện gì phải đến sẽ đến…cứ vững tâm mà đi…

- Lạy Ngài… Ngài lại nói chuyện kiểu huề vốn mất rồi. Xin Ngài cho chúng tôi thấy một vài dấu chỉ về Josuê như thế nào chứ?

- Cái nhà anh này lôi thôi qúa, đi tìm Công Lý mà còn phải lựa chọn người để đi chung nữa hay sao?

- Vâng trăm lạy Ngài, dân tôi đã bị lừa trắng mắt ra nhiều lần rồi. Mỗi lần bị nhầm là tàn đến nữa phần đời. Một Hồ…. Hồ chí Phèo đã là một thảm hoạ cho dân tôi hơn nửa thế kỷ qua. Nay lại nhầm một … chí Phèo khác thì… tôi thà ngồi lại bên đường này mà gào réo trời đất còn hơn là đứng lên mà đi để rơi xuống hố…

- Anh thật cứng đầu. Người ấy cần gí phải là nam hay là nữ, cần gì phải gìa hay trẻ, cần gì phải nhà cao võng ngọc. Miễn là ngươi ấy biểu lộ được một nhân tâm sáng tỏ, có tài, có đức. Có lòng thương dân thương nước, có lòng biết ơn và đền ơn, biết giữ gìn xây dựng Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung là đủ rồi…

- Lạy Ngài…. Người như thế thì kiếm ở đâu ra bây giờ…

- Thôi, ta phải đi đây…. phần anh hãy vui lên mà đi… ngày nắng Công Lý sẽ không còn là xa…

Nghe thế, tôi mừng qúa, phục xuống bên đường rồi oà lên mà khóc. Nước mắt dàn dụa trên mặt. Ôi những giọt nước mắt long lanh hạnh phúc. Hạnh phúc vì chính những giọt nước mắt ây đã tẩy rửa khỏi tâm trí tôi bao nhiêu nỗi nghi ngờ hèn kém:

Nào là nghi ngò về một khuynh hướng thụ động đang lan tràn là… với “Bài quan điểm” ấy là đủ rồi, không cần phải hành động gì nữa. Nhà tôi khó cháy, tôi chưa cần nước, hoặc giả, coi thế mà ngày nay đã khá hơn những năm trưóc rồi, chúng tôi đã xin, đã trình danh sách cho nhà nươc và đã được phép truyền chức cho các tân chức… Cuộc sinh hoạt như thế là hài hòa tốt đời, đẹp đạo lắm. Hơn nữa, tôi được ra hải ngoại mà không bị một ngăn trở gì, vẫn có bổn đạo kính mến và nhà nước đã hứa rằng thì là …. sau khi Đức Tổng Ngô Quang Kiệt rời Hà Nội, nâc thang mây lại với tay chèo, xin và chờ được cho phép về Hà Nội…

Nào là lo sợ rằng, chuyện Toà Khâm Sứ, trang Công Lý do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt mở ra với chến dịch cầu nguyện trong ôn hòa, dù không muốn thì cũng bị khép lại trong đau thương như là một câu chuyện cổ tích. Riêng người mở ra thì bị khép lại trong nỗi cô đơn tột cùng…

Nào là từ đây sẽ hết đuốc soi đường…. dân tôi lại tăm tối với đôi dép râu của Chí Phèo …. Ôi đau thương cho đến bao giờ.

May làm sao, hạnh phúc làm sao, nhờ lời dẫn trong giấc mơ, những bi quan ấy đã rời bỏ tôi. Tôì hân hoan đứng dậy mà đi. Đi trong nước mắt và đi trong tiếng hát với đoàn hùng binh là dòng máu của 117 vị thánh tử đạo của Việt Nam dẫn đường. Tôi bỏ quên tôi. Tôi múa, tôi ca trong dòng người đang tiến bước đi tìm công lý, đi tìm tự do, an bình và hạnh phúc trong Bài Ca Ngàn Trùng:

Đây Bài Ca Ngàn Trùng,
Nguyện dâng về Thiên Chúa,
Bài ca thấm nhuộm máu hồng
Từng lớp lớp đang tiến lên hy sinh vì Tình Yêu…

Bài ca vinh thắng hòa vang,
Đây bài ca vang hòa đất trời
Trống vang lừng ngàn đời tiến dâng…

Không có tình yêu nào trọng đại cho bằng chết vì yêu.
Nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao,
Từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường….

Đây bài ca ngàn trùng,
Nguyện dâng về Thi6n Chúa,
Bài ca thấm nhuộm máu hồng,
Từng lớp lớp đang tiến lên, hy sinh vì tình yêu
…”
(Hoàng Khánh- Kim Long)

Cùng đi với đoàn người hôm nay, tôi tin rằng: Bước đi soi sáng và chiếu dọi Công Lý của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt không bao giờ cô lẻ. Hơn thế, Ngài sẽ không bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn vì đoàn người đang lớp lớp cùng tiến lên hy sinh vì Đại Nghĩa Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý cho dân tộc Việt Nam.
 
Thực tiễn hóa và vun xới cây cầu nguyện đòi Công lý cho Người Dân Việt Nam
Hồng Lĩnh
12:33 28/10/2008
Thực tiễn hóa và vun xới cây cầu nguyện đòi Công lý cho Người Dân Việt Nam

Bước đầu của một hành trình dài dẵng

Với những hy sinh, nếu cần, ngay cả tính mạng vì công lý và hòa bình cho toàn dân Việt, giáo dân và linh mục nam nữ tu sĩ Tổng giáo phận Hà Nội cùng với giáo xứ Thái Hà đã đi tiên phong đối đầu với bạo lực CSVN ngay tại thủ đô. Các cuộc cầu nguyện vừa qua phải đuợc xem là khởi điểm của cuộc hành trình dai dẵng. Một hành trình cần phả có. Tuy bước đầu do các thành phần của GHCGVN chủ xướng. Một đột khởi đòi công lý và hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam không phân biệt giai cấp và tôn giáo. Cũng vào dịp nầy các nhà quan sát mục kích sự xuất hiện cùa hai nhân vật nỗi bật và có tầm vóc quốc nội và quốc tế. Đó là TGM Ngô Quang Kiệt và các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ởThái Hà. Với thái độ "Chí công vô tư", sự xuất hiện của các Vị đã tỏ ra có khả năng hội tụ và thu hút hơn bao giờ hết từ trước tới nay.

Sau những ngày đấy sôi động đối đầu vừa qua. Nay bên ngoài xem ra có vẻ lắng dịu. Một lắng dịu cần phải đuợc quan tâm và rút tỉa. Một đòn bẩy cần được nắm lấy cho việc tái tổ chức cấp bách hầu nắm thế chủ động trong hành động cho những ngày sắp tới. Đây là khởi điểm của một hành trình chứ không phải một đột biến nhất thời và giới hạn. Thúng bột vĩ đại dân tộc bắt dầu giậy men. Hồ hởi tiến lên cho Việt Nam có ngày mai tươi sáng.

Một hành trình, bên cạnh hành tình đầy gian nan đòi Dân Chủ và Tự Do đã được khởi xướng từ 33 năm nay, đòi công lý và hòa bình theo tinh thần Phúc Âm, đòi Nhân Quyền và Tự Do tôn giáo theo Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc mà CSVN đã ký kết và không thi hành. Một bội ước qua dan dối đối với cộng đồng quốc tế. TKS và Thái Hà làm nổi bật vi phạm Nhân Quyền của con dân Việt, quyền của sự sống, bởi cái quái thai khủng khiếp cuối đuờng của Marx là đàng CSVN. Nay tiêu tan tất cả chiêu bài lừa đảo từ truớc tới nay của CSVN: «Độc lập, giải phóng, thống nhất và độc đạo lừa phỉnh phát triển kinh tế và NQ 36 dan dối » và kể từ đây CSVN hết chiêu bài mới. Cái quái thai CSVN rơi vào thế bị động cầm cự. Gió đã đổi chiều.

Các ghi nhận của các quan sát viên bàng quan

Các nhà quan sát vừa thán phục và phẫn nỗ khi nhìn vào thực tế của cuộc hành trình nầy. Một đối đầu giữa niềm tin vào công lý trực diện với trần truồng của vô thần thuộc loại bất nhân tán tận lương tâm của loài lang sói. Một đối đầu giữa thiện và ác. Một đối đầu không cân xứng thuộc phạm trù phương tiện tự vệ.

Phía Giáo dân cầu nguyện

Trong ôn hòa bất bạo động, dưới nắng mưa, đức tin và con người nối kết với nhau trước tôn nhan Thiên Chúa nhiệm mầu. Sinh tử xin phó thác vào tay Chúa Cả Ba Ngôi. Niềm tin ấy tạo sức mạnh và chịu đựng với tha thứ.

Phía CSVN đàn áp

Chủ trương đàn áp đi từ vũ lực trần truồng qua truyền thông múa gậy vườn hoang và có hệ thống. Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Không từ chối bất cứ một phương tiện nào, kể cả tồi tài và bất nhân, miễn sao đem lại chiến thắng. Một chiến thắng của dan dối và cướp bóc. Một đấu tố bỏ vạ cáo dan có sách lưọc lấy từ Staline và Mao Trạch Đông cũng như từ tâm điạ muông thú.

Một tính sổ của các cuộc cầu nguyện vừa qua

Mất mát

1.- Một số ảnh tượng đã bị CSVN, qua ông tiếm danh Nguyễn Thế Thảo và tuớng Nguyễn Đức Nhanh, làm ô uế và bị tịch thâu.

2.- Một số anh chị em Giáo dân bị thương. Một số chừng 8 người bị Nhà cầm quyền CSVN bắt đem đi và gần đây sẽ bị cái tòa án, công cụ của đảng CSVN, kết án với các bản án định trước, soạn thảo và ra lệnh cho dụng cụ tòa án, dựa trên các chiêu bài mập mờ vu vơ «phá hoại bất động sản của Giáo Hội mà CSVN đã ăn cuớp và có ý lật đổ chế độ thổ tả CSVN ».

3.- Một số Giáo dân bị áp đảo tinh thần qua các triệu tập làm việc tại trụ sở CA.

4.- TGM Ngô Quang Kiệt bị truyền thông thể chế độc thoại bỏ vạ cáo gian, qua thông tin Nhà nước ùa theo đấu tố. Giống các vụ đấu tố của CCRĐ. Các linh mục DCCT Thái Hà bị CA gây nhiễu nhương. Nay các vị xem như bị quản thúc tại gia và bị bao vây bởi các phương tiện ngó trộm và kiềm soát ra vào.

5.- Hai vùng đất TKS và DCCT bị CSVN tạm chiếm được mau chóng và lén lút làm thành hai công viên. Hiện thời Giáo xứ Thái Hà xem như mất 95% tài sản mà Giáo xứ có từ truớc là 60.000 mét vuông. Nay chỉ còn khoàng 2.700 mét vuông !

Thành quả tạo được cho dân tộc VN và Giáo dân

Đối nội

1.- Giáo dân TKS và Thái Hà đã đẩy CSVN vào chỗ phải lòi cái đuôi gian ác và độc đoán với mọi thủ đoạn hầu muốn duy trì sự độc quyền của CS tại Việt Nam.

2.- Các cuộc cầu nguyện ấy mang tính cách mới mẻ. Một cao trào đấu tranh mang tính quần chúng. Góp phần nâng cấp và đẩy cuộc đấu tranh triệt hạ chế độ cộng sản vào một khúc ngoặt quan trọng.

3.- Tiếng nói dứt khoát của HĐGM, khẳng định vị thế, thái độ và lập trường của tập thể Công giáo dân Việt Nam đối với những vấn đề của đất nước hôm nay và ngày mai. Thái độ nầy, ngoài hướng Phúc âm công bằng và bác ái, theo đúng các điều khoản của Tuyên Ngôn Nhân Quyền của LHQ về tư hữu và con người mà CSVN đã ký kết.

4.- Rồi đây, vì đảng và nhà nước cộng sản vẫn tiếp tục ngoan cố, tiếp tục dở thói lọc lừa, lấy bạo lực để trấn áp nhân tâm, lấy truyền thông một chiều, bóp méo sự thật để huyễn hoặc công luận, thì khi ấy làn sóng cầu nguyện ôn hòa, cầu nguyện với bất bạo động không còn chỉ giới hạn trong các khuôn viên nhà thờ Công giáo mà sẽ lan rộng tới các hội đường Tin lành, các thánh thất Cao đài, Hòa hảo và chốn thiền môn Phật giáo. Toàn dân và toàn Giáo đi lên. Có thể nói, CSVN đang bị đặt vào hoàn cảnh tứ bề thọ địch.

5.- SVN cai trị dưa trên sợ sệt và chia rẽ dân tộc thành các nguyên tử. Nay các cuộc cầu nguyện chứng tỏ cho CSVN biết: «Hết sợ sệt và tập hợp toàn dân thành khối đông đặc từ quốc nội tời hải ngoại».

6.- Các cuộc cầu nguyện tại TKS và Thái Hà đã tạo được -- tuy CSVN đã cố bôi bác qua truyền thông độc thoại của chúng -- cảm tình và kính trọng của các thành phần khác tôn giáo và không tôn giáo của cộng đồng dân tộc trong và ngoài nước. Một hiệp thông của người Việt với nhau trên toàn thế giới. Tất cả đã nhìn thấy mục tiêu cao cả của cầu nguyện, qua hai miếng đất bị cuớp giật, một tiến trình đòi công lý cho toàn dân. Dân oan khiếu kiện nay không còn lẻ loi nữa!

7.- Qua các thư ủng hộ chính ngay của cán bộ đảng CSVN dấu tên hay của các du sinh gừi về TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục Giáo xứ Thái Hà, một tình trạng “xuất huyết” càng ngày càng trầm trọng trong đảng đã rõ.

8.- Tại hải ngoại, mặt nạ của Nghị Quyết 36 và các trình diễn về vẻ đẹp của quê hương do CSVN chủ xướng và đài thọ bị vỡ tan tành. Các diễn đàn đồng loạt gừi lửa về Việt Nam và thông tin đồng loạt yễm trợ. Các buổi cầu nguyện và tuyên cáo hiệp thông dồn đuợcdập gửi vể TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục Thái Hà cũng như Giáo dân trong cơn hoạn nạn. Ngoài ra không biết bao nhiêu cuộc vận động với các nuớc dân chủ cho cuộc hành trình cầu nguyện đòi công lý. Ly dán và tạo cô lập các Giáo dân cũng như các thành phần lãnh đạo của GHCGVN do CSVN toan tính bị NVHN tấn công từ nhiều mặt và nhiều phía để giải vây. Mặt nạ đàn áp tôn giáo nay rơi từng mãnh.

9.- Một căn bản chưa từng thấy. Các họ đạo từ thành thị tời thôn quên hẻo lãnh đống thanh tụ tập cầu nguyện và hiệp thông vời TGM Ngô Quanh Kiệt, các linh mục Thái Hà và Giáo dân TKS và Thái Hà. CSVN nay rơi vào thế da beo hay da cọp. CSVN đang chơi trò thấu cáy cho những ngày còn lại của sự hiện diện của chúng trên đất Việt. Nguời dân bắt đầu vào các diễn đàm hải ngoại để có tin tức tin cây hơn. Hệ thồng truyền thông nói láo của chế độ đang bị dân chúng chế nhạo.

Đối ngoại

Nghị Quyết của Nghị Viện Âu-Châu

« Với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt, Nghị Viện Âu Châu đã tuyên bố hoãn vô thời hạn việc ký kết các thỏa ước hợp tác với Việt Nam cho tới khi nào những vi phạm về nhân quyền vẫn chưa chấm dứt. »

« Nghị Viện Âu Châu đưa ra một nghị quyết mạnh mẽ với một đa số áp đảo như thế là do lần này các nhà ngoại giao tại Châu Âu được chứng kiến tận mắt và được nghe tận tai những thông tin do chính ông Nguyễn Thế Thảo chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội cung cấp trong cuộc tiếp kiến ở Hà Nội trong tuần qua. Những lời giải thích của Nguyễn Thề Thảo xem ra đang mang lại một tác dụng hoàn toàn ngược lại với những toan tính của nhà cầm quyền cộng sản ». Bánh lái truyền thông của thể chế CSVN và các tàn ác do đàn áp nay quay ngược đánh trả lại tồi tăm mặt mũi vào CSVN ! Gậy ông đập lưng ông !

« Nghị quyết được thông qua tại Nghị Viện Âu-Châu với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt phán quyết »:

1.-« Tự do hội họp và báo chí, cũng như việc truy nhập vào Internet đang bị hạn chết gắt gao tại Việt Nam, trong khi đó các nhóm tôn giáo và các nhóm thiểu số - như Công Giáo, Phật Giáo, và các nhóm thiểu số người Thượng và Khmer chịu phân biệt đối xử và bách hại.

2.- Việt Nam cần phải thực hiện tốt hơn việc bảo đảm nhân quyền theo thỏa ước hiện nay.

3.- Trước hết, điểm qua thỏa thuận hợp tác hiện nay giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam, Nghị Viện Âu Châu nhấn mạnh rằng “việc đối thoại về nhân quyền giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam cần phải đưa đến những tiến triển cụ thể tại Việt Nam” và “yêu cầu Hội Đồng Bộ Trưởng và Ủy Ban Âu Châu đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, chú tâm đến điều 1 của Hiệp Định Hợp Tác trong đó quy định rằng sự hợp tác phải dựa trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc và những quyền căn bản”. Nghị Viện kêu gọi Ủy Ban Âu Châu “đề ra những chuẩn mực đánh giá cho những dự án phát triển hiện nay nhằm bảo đảm việc tuân thủ với cam kết về nhân quyền và dân chủ.”

4.- Hoãn vô thời hạn việc ký kết cho tới khi nào những vi phạm vẫn chưa chấm dứt. Tiếp đến, các Thành Viên Nghị Viện Châu Âu thúc giục Ủy Ban Âu Châu và Hội Đồng Bộ Trưởng trong các thương thảo hiện nay với Việt Nam về một thỏa hiệp mới liên quan đến Đối Tác và Hợp Tác với Âu Châu “phải nêu với phía Việt Nam yêu cầu phải chấm dứt việc vi phạm có hế thống tính dân chủ và các nhân quyền trước khi hoàn tất thỏa hiệp.”

5.- Cụ thể, Nghị Viện, là cơ quan có vai trò tư vấn trong việc hoàn tất thỏa hiệp mới, muốn Việt Nam phải

5.1.- Hợp tác tích cực với những cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bằng các mời Ủy Ban Phúc Trình về Khoan Dung Tôn Giáo thăm Việt Nam.

5.2.- Thả ngay những người bị giam cầm vì biểu tỏ hòa bình các niềm tin về chính trị hay tôn giáo.

5.3.- Cho các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo mà không bị nhà cầm quyền can thiệp.

5.4.- Hủy bỏ các điều khoản trong luật pháp Việt Nam kết tội những hoạt động bất đồng chính kiến dựa trên cơ sở của các tội danh được định nghĩa mơ hồ là “xâm phạm an ninh quốc gia.”

5.5.- Chấm dứt việc kiểm duyệt và kiểm soát các cơ quan truyền thông trong nước ».

Bộ Ngoại Giao Liên Bang Thúy-sĩ Tuyên Cáo

1.- Bảo vệ và phát huy Nhận Quyền, đã được nằm sâu trong Hiến Pháp của Liên Bang Thúy-sĩ, như một mục tiêu của chính trị ngoại giao của Quốc gia Thúy-sĩ, và lẽ đương nhiên.

2.- Chúng tôi đặt một tầm quan trọng lớn lao vào chính trị ấy. Cho tiến trình nêu trên, từ nhiều năm qua, quốc gia Thúy-sĩ đã dấn thân vào việc cải thiện tình trạng Nhân Quyền trên toàn thế giới. Một chú ý đặc biệt tới quyền toàn vẹn thề xác, tự do tôn giáo và các quyền của thành phần thiểu số.

3.- Quốc gia Thúy-sĩ tích cực tham gia vào các tổ chức Nhân Quyền của các tổ chức quốc tế như ONU và OSCE để bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo cũng như lấy các biện pháp ngăn ngừa bất cứ một hình thức nào đó không dung túng tôn giáo.

4.- Ngoài ra, chính quyền Thúy-sĩ tham gia vào các đối thoại nhị phương liên quan tới các vi phạm tự do tôn giáo với những nước bị quan tâm về vấn đề nầy. Từ nhiều năm quốc gia Thúy-sĩ đã liên tiếp đối thoại với Việt Nam về Nhân Quyền, tự do tôn giáo và quyền thiếu số xem như hai trọng tâm.

5.- Bộ chúng tôi đang theo giõi tình trạng các Giáo dân Công Giáo tại Việt Nam và theo sát tình trạng tỗng quát Nhân Quyền và sẽ tiếp tục làm việc một cách tích cực để bảo vệ và thăng tiến Nhân Quyền.

Quan điểm của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về tình hình Thái Hà-Tòa Khâm Sứ từ Giám Mục Thomas G. Wenski

1.- Chúng tôi gửi bức thư đến Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Đà Lạt kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam để bày tỏ tình liên đới trứơc những căng thẳng gần đây khi chính quyền Việt Nam cho xe ủi đến san bằng khuôn viên Toà Khâm Sứ cũ tại Hà Nội và cũng để biểu hiện sự hiệp thông đối với Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trứơc những lời lên án đáng tiếc của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Ngài.

2.- Chúng tôi muốn bày tỏ tinh thần đoàn kết với các vị Giám mục Việt Nam để chứng minh với các Ngài rằng thế giới biết rõ những áp lực các Ngài đang phải chịu đựng, để nói với các Ngài rằng chúng tôi đang hàng ngày cầu nguyện cho các Ngài, xin Chúa ban cho các Ngài sức mạnh để kinh qua thử thách này.

3.- Riêng việc CSVN đấu tồ TGM Ngô Quang Kiệt. Chúng tôi phản đối sự tố cáo đó, điều đó không xác thực. Chúng tôi hy vọng chân lý và sự thật sẽ sớm tỏ hiện với Đức Tổng Ngô Quang Kiệt và các anh em trong cộng đồng Công giáo ở Hà Nội.Thật đáng tiếc rằng các cơ quan truyền thông của nhà nứơc đang nỗ lực khuấy động dư luận chống lại Đức Tổng bằng việc chỉ trích và cắt xén lời nói của Ngài, và thậm chí ngay cả Thủ tướng cũng đưa ra những lời phát biểu lăng mạ Ngài nói riêng và cả Giáo hội nói chung, chỉ bởi Đức Tổng là một vị chủ chăn chân chính. Nhà nứơc Việt Nam đã hiểu lầm Ngài.

4.- Thật ra hồi tháng 6, Vatican đã cử một phái đoàn đến Việt Nam, và cuộc thảo luận giữa đôi bên đã tạo ấn tựơng là chính phủ Việt Nam sẽ hướng tới dần dần hoàn trả cho Giáo hội những tài sản bị quốc hữu hoá trứơc đây. Thế nhưng giờ đây, nhà nứơc Việt Nam lại đột ngột quay lưng đổi ý là một điều đáng ngạc nhiên và đáng tiếc.

5.- Tôi nghĩ cách mà chúng tôi đang làm đây là kêu gọi sự chú ý, đánh động sự quan tâm trong cộng đồng quốc tế rộng rãi hơn nữa về tình hình căng thẳng tại Việt Nam. Dĩ nhiên Việt Nam muốn hội nhập với thế giới và bây giờ đã thiết lập bang giao song phương với Mỹ.

6.- Tôi nghĩ rằng chính phủ Hà Nội phải hiểu rằng nếu muốn trở thành hội viên của cộng đồng quốc tế, thì phải tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, vốn đựơc nhiều nước trên thế giới hết sức đề cao.

Chính trường Hoa Kỳ:

Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer và nhiều dân cử Orange County đã chính thức gởi thư đến Tổng Thống George W. Bush yêu cầu ông có biện pháp can thiệp và chỉ trích chính quyền Việt Nam đàn áp giáo dân giáo xứ Thái Hà. Trong lá thư, bà Boxer cũng chỉ trích chính quyền Việt Nam dọa bắt Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và công an CSVN hành hung trưởng hãng tin AP tại Hà Nội, nhà báo Ben Stocking, khi ông chụp hình giáo dân Thái Hà cầu nguyện. “Những hành động này thật đáng trách,” bà Boxer viết.

Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer đã yêu cầu Tổng Thống Bush phải ra một tuyên bố của chính quyền Hoa Kỳ chỉ trích những hành động này của Việt Nam và nhân đôi nỗ lực bắt buộc Việt Nam phải có cách giải quyết vấn đề này một cách thiện chí và thỏa đáng đối với giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Các cuộc cầu nguyện tại TKS và Thái Hà, qua đàn áp của CSVN, đã gây xúc động và ủng hộ của dư luận thế giới qua các các đại diện của dân hay do dân cử.

Cần vun xới cây cầu nguyện đễ giữ ngọn lửa thiêng "Ngọn lửa thiêng" và cây cầu nguyện đã đâm nhành

Giáo dân tổng giáo phận Hà Nội và giáo dân Thái Hà đã tạo được những buổi cầu nguyện tuyệt đối ôn hòa, bất bạo động như lời kêu gọi của đức TGM Ngô Quang Kiệt. HĐGMVN đã lên tiếng và xác nhận vị trí. Những buổi cầu nguyện ôn hòa của TKS và Thái Hà nay đã vượt khỏi phạm vi Thái Hà, Hà Nội và đã tỏa lan qua các đơn vị hàng ngàn giáo xứ Công giáo trên khắp ba miền đất nước. Nhất là được sự hưởng cứng đồng loạt của tín đồ các tôn giáo bạn. Tại hải ngoại một khí thế yểm trợ và hiệp thông trào dâng như sóng vỗ. Khát vọng đòi công lý và tự do cho toàn dân Việt nay đang đi vào thực tiển. Các tiên đoán phản công của CSVN để diệt cây cầu nguyện.

CSVN sẽ phản công ác liệt. Một số phỏng đoán như sau:

1.- CSVN sẽ dùng tất cả mọi thủ đoạn để đe dọa và cô lập Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục DCCT ra khỏi Hà Nội.

2.- CSVN chủ mưu gây xung đột tôn giáo. Dùng Phật Giáo chống lại Công giáo. Ly gián Công giáo với khối dân tộc. Tiến Sĩ Lê Tuấn Huy với lời cảnh báo rằng nếu thật sự có ý đồ dùng Phật Giáo chống lại Công Giáo, thì đây là tai họa lớn nhất cuả VN vào thế kỷ 21 này.

3.- Theo tác gỉa Hoàng Hiệu (Nguoivietboston), các điểm sau đây rất có thể. CSVN có thề dùng đám tu sĩ quốc doanh để chỉ chích, tấn công Công Giáo, thậm chí có thể tấn công vào cơ sở tôn giáo, hay Giáo dân.

4.- CSVN giết người rồi đổ vấy cho Công Giáo giết. Có khi chúng giết cả đảng viên hay các cựu công an bất bình chế độ. Một mũi tên trúng hai mục đích. Cộng sản thường triệt để áp dụng thủ đoạn này.

5.- Cho đặc công hay bọn nghiện ngập đột nhập các tu viện nhà thờ vào ban đêm để lấy cắp tài liệu, đồ vật, hoặc để đặt máy nghe trộm. Không loại trừ khả năng chúng có thể giết các tu sĩ rồi dựng hiện trường giả. Hiện tại chúng có những khí cụ ám sát bằng hơi độc rất tinh vi, dấu hiệu của người chết như bị lên một cơn tăng huyết áp đột ngột, nhồi máu cơ tim.

6.- Dùng các đoàn thể liên tục thay phiên nhau vào các cơ sở tôn giáo để gây phiền nhiễu, gây mệt mỏi cho các tu sĩ giáo dân. Chúng cho phóng viên đi kèm và sẵn sàng thu lại những sơ xuất nhỏ nhất để vu cáo bôi nhọ.

7.- Dùng vi trùng gây bệnh dịch để tấn công cơ sở tôn giáo đông người, rồi lấy cớ dập dịch để ém người vào trong, hết dịch cũng không rút đi. Xin lưu ý: Thủ đoạn này chúng đã thực hiện với người Thượng ở Tây Nguyên.

8.- Lấy cớ đo đạc định vị lại đất đai tài sản của các cơ sở tôn giáo rồi vào trong lục soát hoặc gây mất thời gian, mất tập chung vào các việc phụng vụ, cầu nguyện của tu sĩ giáo dân. Xin lưy ý: Thủ đoạn này chúng đã làm với Tòa TGM HN nhân lễ Noel.

9.- Chúng có thể tiếp tục cho lưu manh côn đồ, thương binh, chợ búa đến các cơ sở tôn giáo để gây nên một vụ ẩu đả lớn vừa để vu cáo, đe doạ Công Giáo, vừa để lấy cớ can thiệp. Mức độ tấn công có thể tăng dần để thăm dò phản ứng cũng như để điều chỉnh lại cách thức thực hiện.

10.- Chúng có thể tiếp tục cho in truyền đơn vu chống chính quyền rồi tìm cách ném vào các cơ sở tôn giáo hay giả làm giáo dân đi phân phát cho giáo dân trong các buổi lễ. Lấy cớ can thiệp bắt bớ đàn áp.

11.- Chúng cũng có thể cho các cán bộ thuộc ban tôn giáo, hoặc qua trung gian đến thương lượng, nhưng thực chất chúng không có tâm muốn giải quyết công việc một cách ngay thẳng. mà tìm sơ hở, tìm cách “câu giờ” mà thôi.

Cần phải tiếp tục nối kết và chung nhau áp lực với CSVN bằng mọi phương tiện sẵn có:

Các vận động ngoại giao tại hải ngoại chỉ có giá trị khi những Giáo dân tại quốc nội của các giáo xứ hay họ đạo của đất nước, đang trực diện với bạo quyền, cương quyềt nuôi ngọn lửa đòi công lý.

Hợp nhất với HĐGMVN xem như là cột trụ trong tiến trình đòi hỏi Công lý và Nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam cũng như hải ngoại đồng một lòng một trí trong hành trình đòi Công Lý cho Việt Nam.

Nối kết với các thành phần Tôn giáo khác để cùng nhau gióng lên tiếng nói chung đòi hỏi Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho người dân Việt.
 
Giáo dân Việt Nam tại Giáo phận Oakland, California, thắp nến hiệp thông với Giáo hội Việt Nam
Bùi Văn Phú
13:29 28/10/2008
OAKLAND - Như nhiều nơi tại hải ngoại đang bày tỏ sự hiệp thông với người công giáo ở quê nhà và Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp gian nan thử thách, Giáo đoàn Việt Nam Giáo phận Oakland vừa có đêm thắp nến cho công lí và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Buổi cầu nguyện diễn ra tại nhà thờ St. Felicitas, thành phố San Leandro, vào tối thứ Sáu 17-10 với sự tham dự của Linh mục Tổng quản George Mockel đại diện Giám mục Giáo phận Allen Vigneron, nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ người Việt và khoảng 500 giáo dân. Đêm thắp nến được sự hướng dẫn của Linh mục Đồng Minh Quang, chánh xứ Nhà thờ Chánh toà Ánh sáng Chuá Kitô. Chương trình gồm ba phần: hướng về quê hương, chầu Thánh Thể và cầu nguyện trước đài Đức Mẹ.

Xem hình ảnh Đêm Thắp Nến

Trong phần hướng về quê hương, người tham dự được nghe ca khúc “Con có một tổ quốc” lời của cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, nhạc của Linh mục Đỗ Bá Công. Sau đó là phần chiếu ảnh diễn biến sự việc đã xảy ra tại Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội trong hơn một năm qua, từ những buổi cầu nguyện của giáo dân; gặp gỡ, thăm hỏi giữa Giám mục Ngô Quang Kiệt và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; đến cảnh công an cảnh sát đánh đập, bắt giam giáo dân tụ họp cầu nguyện, việc di chuyển Thánh Giá, tượng ảnh tôn giáo để cấp tốc biến hai nơi này thành những vườn hoa, công viên.

Cuối cùng là bài phát biểu thẳng thắn của Tổng giám mục Kiệt trước Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vào cuối tháng Chín vừa qua mà đã bị truyền thông trong nước bóp méo sự thật để vu khống và lên án ngài.

Người tham dự đêm thắp nến đã được nghe lại băng ghi âm toàn bộ bài phát biểu của Giám mục Kiệt, theo đó ngài đã đưa ra những ý muốn giải quyết những tranh chấp, bất đồng giữa giáo hội và nhà nước trong tinh thần hoà bình, tôn trọng nhau về cả tình và lí. Ngài nói lên một điều là mang hộ chiếu Việt Nam ra nước ngoài không được thế giới nể trọng và đó là nỗi bức xúc phải làm gì đó cho đất nước phát triển, tiến bộ hơn.

Lời phát biểu của Giám mục Kiệt đã nhận những tràng pháo tay của người tham dự đêm cầu nguyện.

LM Đồng Minh Quang
Cha Võ Ngọc Sơn sau đó đọc thư Hội đồng Giám mục Việt Nam, do Giám mục Chủ tịch Nguyễn Văn Nhơn kí tên, gửi lãnh đạo nhà nước xác định quan điểm về những việc làm của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã không vi phạm giáo luật. Trong một thư khác, hội đồng giám mục cũng xác định lập trường yêu cầu nhà nước trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân. Tiếp theo là thư của linh mục chủ tịch Ủy ban Công lí và Hoà bình Quốc tế thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ bày tỏ lòng hiệp thông và tình liên đới với Giáo hội Việt Nam trong việc đòi hỏi công lí.

Kế tiếp, Linh mục Lê Trung Khuê phát biểu nếu Giám mục Ngô Quang Kiệt có phải hy sinh bây giờ thì ngài cũng chỉ noi gương 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam. Sự hi sinh đó không chỉ cho Giáo hội Công giáo mà là cho cả dân tộc Việt. Cha Khuê nhắc đến Giám mục Oscar Romero của Giáo phận thủ đô San Salvador, Nam Mỹ là một mục tử của người nghèo đã phải chết vì họng súng của những kẻ lãnh đạo độc tài. Ngài không chỉ chết vì đạo mà đã hy sinh cho cả dân tộc El Salvador.

Đến dự buổi cầu nguyện với người công giáo Việt, Linh mục Tổng quản George Mockel đã chia sẻ lời phúc âm khi Thiên Chuá nói với con người: “Đừng sợ”, như khi Thiên thần truyền tin cho Mẹ Maria, cho Thánh Giuse, hay khi Chuá nói với các tông đồ đang lao đao trên biển vì sóng dữ. Ngài nhắc lại cuộc đời của cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô II với câu nói đầu tiên lúc lên ngôi cũng là: “Đừng sợ hãi chi.”

LM Tổng quản GP Oakland (thứ nhì từ trái) George Mockel
Cha Mockel nhắc lại chuyện lãnh đạo Liên Xô đã từng hỏi Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn. Vài thập niên sau, kết quả ra sao thế giới đã rõ. Sinh trưởng ở nước Ba Lan cộng sản, Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã làm xụp đổ chế độ cộng sản không bằng những sư đoàn quân lính mà là những binh đoàn với đức tin và sự cầu nguyện. Lời nhắn nhủ của cha tổng quản với người công giáo Việt là phải hết lòng cầu nguyện, cùng với đức tin và tình liên đới thì sẽ vượt qua khó khăn.

Chủ nhật vừa qua, trong thánh lễ tiếng Việt tại nhà thờ chính toà Oakland, Giám mục Giáo phận Allen Vigneron đã hiện diện cùng giáo dân để cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam.

Sang phần rước nến tại đài Đức Mẹ trước nhà thờ, đại diện sáu cộng đoàn Việt đã dâng lên lời cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam được vững vàng, phát triển; cho tự do tôn giáo tại quê nhà, cho truyền thông trong nước biết tôn trọng sự thực; cho giới lãnh đạo Việt Nam “không tìm kiếm vinh quang và lợi tức cho cá nhân và gia đình mà lo phục vụ đời sống người dân và đất nước”. Đặc biệt Giáo đoàn Oakland đã dâng lời cầu nguyện cho giáo dân và Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt được “thần trí khôn ngoan, sáng suốt, thánh thiện để giảng dạy, sống đức tin công giáo và bảo vệ tài sản giáo hội.”

Buổi hiệp thông cầu nguyện kết thúc khi mọi người cùng hát vang bản thánh ca “Kinh hoà bình”.

Bào huynh của Giám mục Ngô Quang Kiệt là ông Ngô Phong Hải từ San Jose đã đến tham dự buổi thắp nến cầu nguyện. Hỏi về tình trạng hiện nay của Giám mục Kiệt, ông nói ngài đang trong tình trạng bị giam lỏng. Ông không thể trực tiếp liên lạc được bằng điện thoại hay thư điện tử mà phải qua những luồng tin gián tiếp. Ông Hải nói vì tình hình quanh khu vực và an ninh bản thân, Giám mục Kiệt trong những tuần qua không thể rời toà tổng giám mục. Lần sau cùng hai anh em ông gặp nhau là vào muà hè qua ở San Jose.

Trước tình hình tranh đấu căng thẳng giữa công giáo và nhà nước, nhiều buổi hiệp thông cầu nguyện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam và đặc biệt là cho Tổng giáo phận Hà Nội và Giám mục Ngô Quang Kiệt đã được tổ chức trong nhiều cộng đoàn từ Quận Cam, San Jose đến Houston, mỗi nơi đã có nhiều nghìn người tham dự.
 
Chúa cũng sắp phải ra tòa!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
13:34 28/10/2008
Chúa cũng sắp phải ra tòa!

Chiều tối nay 28/10, trên BBC Việt ngữ có bản tin “Kết thúc điều tra giáo dân Thái Hà”, với nội dung là về bản cáo trạng luận tội 8 giáo dân Thái Hà liên quan đến vụ đập đổ bức tường. Bản tin còn có đăng kèm tấm hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp quen thuộc, trên tay Mẹ là Chúa Giêsu. Bức ảnh này đã được giáo dân treo trên một cành cây trong khu đất tranh chấp từ khi bùng nổ vụ việc.

Cáo trạng nhà nước thì bảo truy tố giáo dân, nhưng nhìn vào tấm ảnh trên, sau lưng lại là cảnh hoang tàn đổ nát, tôi chợt nghĩ, chính quyền Hà Nội sắp sửa truy tố Chúa và Đức Mẹ ra tòa mới đúng hơn.

"Bởi nếu không vì "cái tội" tin vào Chúa và Đức Mẹ quá mạnh mẽ, chắc chắn tám giáo dân hiền lành của giáo xứ này đã chẳng có lý do gì để phải ra hầu tòa nay mai."

Tuyên án “Thái Hà”, những điều đáng suy gẫm…

Cái giá mà đức TGM Ngô quang Kiệt, các tu sĩ, giáo dân Hà Nội phải trả cho những bắt bớ giam cầm, vu oan, hăm dọa của chính quyền, mai này có được bao nhiêu, ý nghĩa nhiều hay ít, hoặc thậm chí là vô nghĩa, điều đó là tùy thuộc vào chính mỗi người trong chúng ta, những ai khát khao đi tìm sự thật và công lý, còn tiếp tục dấn thân hay lùi bước?

Dẫu sao, giáo phận Hà Nội ít nhất đã làm được mấy việc:

- Nếu không có những “khổ giá” mà tu sĩ, giáo dân giáo phận này phải gánh chịu, việc mua bán sang nhượng bất hợp pháp hai mảnh đất của giáo hội tại xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ắt đã êm xuôi trót lọt, xã hội chồng chất thêm những bất công, giả dối mới.

- Nhờ có sự kiện Thái Hà-TKS, rất có thể nhiều họ đạo, dòng tu khác khắp cả nước đã sực nhớ lại những tài sản của mình, cũng đã có lúc được nhà nước chiếu cố “tạm mượn” nhân danh việc công này lợi chung nọ. Ánh sáng từ vài trăm ngọn nến ban đầu được thắp lên ở xứ Thái Hà-TKS, đã cũng đã có dịp lan tỏa đến rất nhiều nhà thờ họ đạo trong những ngày qua và hy vọng rồi đây sẽ còn có thêm nhiều ngàn, vạn ngọn nến khác được thắp lên để rọi vào những giai đoạn giáo hội bị chìm trong tăm tối trước kia.

- Cuối cùng, sự kiện Thái Hà-TKS là lời kêu gọi mọi người hãy quan tâm, để ý đến đất nước mình nhiều hơn. Một đất nước mà những quyền căn bản lẽ ra mọi người VN đều được hưởng, đã bị chính quyền lấy mất. Vì chưa hay biết, hàng triệu người dân trong nước vẫn lầm lũi sống, theo cách nói của tôn giáo, đó là cảnh đời người chìm đắm trong bể khổ trầm luân. Chỉ nhờ những biến cố như Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, nhiều người mới có dịp ngộ ra vài sự thật và hình hài cuộc sống quanh mình tốt xấu ra sao.

Mọi chính đảng, kể cả Dân chủ hay Công hòa của Mỹ, sẽ không bỏ lỡ cơ hội trở thành độc tài nếu họ phát hiện ra người dân quá thờ ơ về quyền lợi chính trị của chính mình.

Tội danh “phá hoại của công”, vì sao thay đổi?

Nguyên nhân rất có thể có dính dáng đến một “khúc quanh” quan trọng đã diễn ra khi mà những bình luận về tính hợp pháp của mớ giấy tờ liên quan đến mảnh đất 178 Nguyễn Lương Bằng, do Tp.Hà Nội trưng ra lên đến cao điểm hôm giữa tháng 9, với sự góp tiếng của cả một vài luật sư trong nước.

Cụ thể mớ giấy tờ trên đã bị nhiều người phát hiện ra những dấu hiệu ngụy tạo nhằm đối phó dư luận, tức giấy tờ giả. Có người còn tinh ý phát hiện ra phần mềm Microsoft Word của hãng MicroSoft đã từng có ở Hà Nội từ những năm 60 trước cả nước Mỹ, qua kiểu dáng “phông” chữ máy tính thể hiện trên một trong số những tờ giấy quan trọng của họ.

Nhưng ngay hôm sau mọi bàn luận đã bị bỏ lửng bởi những tiếng gầm rú và đập phá trong sân Tòa Khâm Sứ của các phương tiện cơ giới đủ loại từ sáng sớm ngày 19/9.

Có một câu hỏi xin được nêu lên, vì sao Tp.Hà Nội phải gấp rút “bẻ cua” dư luận?

Nhớ lại vào ngày 28/8, khi hay tin quận Đống Đa bắt bớ một số giáo dân để khởi tố họ vi phạm tội “phá hoại của công” về tội đập phá bức tường của xí nghiệp Dệt hôm 15/8, tôi đã chúc mừng giáo xứ Thái Hà trong một bài viết. Lý do là để việc buộc tội giáo dân nghe sao cho “tâm phục khẩu phục” không còn cách nào khác, chính quyền phải chứng minh cho được C.Ty May Chiến Thắng đang là chủ hợp pháp mảnh đất.

Muốn vậy, ít nhiều gì tòa án cũng sẽ phải đụng đến cái mớ ‘giấy lộn’ cái nọ đá cái kia mà Tp.Hà Nội vừa mới ‘nhá’ ra cho các cha Thái Hà xem, trong khi những giấy tờ thật có từ thời Pháp mà các cha DCCT đang giữ mặt mũi chúng ra sao, đối với chính quyền cho đến nay, vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Vụ án xử Cha Lý ở Huế còn ít người biết vả lại cũng không có mục tranh cãi về giấy tờ “ly kỳ” như ở Thái Hà lần này do vậy tình hình sẽ khác đi rất nhiều. Qua đồng hồ counter đếm số người truy cập theo dõi vụ việc trên các website VietCatholic, Chuacuuthe.com hàng trăm ngàn lượt mỗi ngày, nhà nước VN thừa hiểu sẽ có hàng triệu cặp mắt tập trung xăm soi vào vụ xử, và cả đống thủ tục giấy tờ giả mạo của mình nếu có một tòa án như vậy xảy ra.

Ngoài ra cũng không thể loại trừ luôn cả việc gây nên những tranh cãi về nghị quyết NQ23/QH/2003 bị nhiều luật sư cho là “bất hợp pháp” nhưng nhà nước vẫn dùng làm căn cứ để tuyên bố “không có cơ sở xem xét mọi khiếu kiện về đất đai trước ngày 1/7/1991” là vấn đề hết sức ‘nhạy cảm’ trong hoàn cảnh khiếu kiện tràn lan như hiện nay.

Có vẻ như sau khi giới lãnh đạo Csvn nhận ra ông Chủ tịch Ng Thế Thảo của Tp.Hà Nội đang làm một hết sức phiêu lưu với mớ giấy lộn kia. Sẽ rất ‘không ổn’ nếu cứ tiếp tục tạo cớ cho dư luận xoáy sâu vào giấy tờ thủ tục, vốn luôn là yếu huyệt đối với một chế độ mà ngay cả sự tồn tại của họ cũng không có được nhờ chứng nhận bầu cử tự do đàng hoàng.

Càng để chuyện bàn tán này diễn ra lâu và nhiều chừng nào, càng có nguy cơ những việc làm không hay ho như với Cha Bích ở Thái Hà lượt phải ‘phơi mình’ lâu trước công luận thêm chừng nấy. Và với phương tiện tìm kiếm thông tin hết sức hiệu quả như hiện nay, chính quyền nào từng có những việc làm khuất trong quá khứ như vậy làm sao tránh khỏi “có tật giật mình” chẳng cảm thấy lo lắng?

Vì lẽ đó những việc xăm soi này cần phải nhanh chóng chấm dứt và nó đã chấm dứt thật kể từ ngày 19/9. Thay cho mớ giấy lộn kia, trong đầu mọi người kể từ lúc đó là những hình ảnh đau lòng về cảnh Tòa Khâm Sứ đang bị xày xới tung lên, bị đập phá !

Trên đây chỉ là những suy đoán dựa vào diễn tiến vụ việc, nhưng tỏ ra có logic sau khi công an đã thay đổi tội danh cho các giáo dân Thái Hà can dự vào chuyện đập phá bức tường hôm 15/8, từ "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo điều 143 xuống chỉ còn "Tội gây rối trật tự công cộng" theo điều 245.

Điều này có nghĩa, vụ xử cũng sẽ chẳng cho ai bất kỳ cơ hội đả động đến mớ giấy lộn kia nữa. Lý do đơn giản đó có thể là một sự né tránh, “tốt khoe xấu che” có ai muốn đem những vết sẹo trên người mình ra khoe trước thế gian?

Nguyện xin Chúa và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp che chở những người tám người con xứ Thái Hà và xin được chia sẻ những nỗi âu lo cùng các giáo dân anh dũng của giáo phận Hà Nội.

Sàigòn, 28/10/2008
 
Đức cha Nguyễn Văn Sang nói về Giáo Hội Việt Nam
Trần Văn Cảnh
17:01 28/10/2008
Đức cha Nguyễn Văn Sang nói về Giáo Hội Việt Nam

PARIS - Chủ nhật 26.10.2008. Trên đường công du mục vụ Âu Châu, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục địa phận Thái Bình đã ghé thăm giáo xứ Việt Nam Paris, chủ tế cử hành thánh lễ và chia sẻ Lời Chúa. Lời Chúa hôm nay, 26.10.2008, chủ nhãt XXX thường niên (năm A) trích Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 22, 34-40). “Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?”Đức Giê-su đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy".

Chia sẻ tin mừng với cộng đoàn giáo dân, Đức Cha Nguyễn Văn Sang không nói gì khác hơn là lập lại giáo lý «TÌNH YÊU” của Lời Chúa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy". Nhưng « ngôn ngữ nói ra sự phong phú của tâm hồn”. Đức cha có ngôn ngữ diễn tả được lòng mình và đánh động được lòng người.

Sau lễ, nhiều người đến hỏi tôi “Đức Cha Sang là ai vậy? Ngài Nghĩ gì về Giáo Hội Việt Nam hiện nay”. Tôi chỉ vắn tắt trả lời: Ngài là Giám Mục Địa Phận Thái Bình, rất lo lắng cho đoàn chiên Chúa và cởi mở với lương dân, đối thoại với mọi người. Cai quản Địa phận có đường lối và nhìn tương lai có đường hướng. Câu hỏi của mấy người bạn tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, cũng là dịp để tôi tìm biết thêm về Đức Cha Nguyễn Văn Sang. Sau đây, trước khi trích lời Đức cha nói về Giáo Hội Việt Nam, xin ghi một vài điều về đời sồng của Ngài.

1. Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang kỷ niệm, trong năm 2008 này, 50 năm lễ vàng linh mục, 27 năm giám mục và 18 năm giám mục chính tòa giáo phận Thái Bình.

Sinh ngày 08.01.32, tại Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội, nhập tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, rồi Đại chủng viên Xuân Bích Liễu giai; vào Nam và được Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê gọi trở về Hà Nội tháng 10.54, thầy Nguyễn Văn Sang đã được thụ phong linh mục ngày 12.04.1958. Cha được bổ nhiệm phó xứ Hàm Long, kiêm giáo sư tiểu chủng viện. Sáu năm sau, 1964 cha được trao trách nhiệm Thơ Ký Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, kiêm giáo sư đại chủng viện. Năm 1978 cha Nguyễn Văn Sang được bổ nhiệm chánh xứ nhà thờ chính tòa Hà Nội.

Ngày 24.03.1981 Ngài được bổ nhiệm giám mục phụ tá. Được tấn phong ngày 22.04.1681 tại Nhà thờ Lớn Hà Nội do Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức cha Nguyễn Văn Sang được bổ nhiệm Tổng Đại Diện giáo phận ngày 05.04.1981, kiêm Giám Đốc Đại Chủng Viện Hà Nội.

Ngày 18.06.1990, Đức cha Nguyễn văn Sang được Tòa Thánh thuyên chuyển về làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Thái Bình. Sáu tháng sau, ngày 03.12.1990, ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Tòa Thái Bình.

Đức cha Nguyễn văn Sang là vị giám mục thứ sáu cai quản giáo phận Thái Bình, tách ra từ Giáo Phận Bùi Chu từ ngày 09.03.1936, sau các Đức cha: Jean Casado Obispo Thuận (1936-1941), Santos Ubierna Ninh (1942-1966), Đaminh Đinh Đức Trụ (1960-1982), Guiuse Đinh Bỉnh (1982-1989) và Giuse Trịnh Văn Căn (1989-1990).

Với khẩu hiệu Giám mục « Chân lý trong Tình thương”, Đức cha Nguyễn Văn Sang đã đưa ra một chương trình mục vụ 3 điểm: 1- Nâng cao trình độ các linh mục và đào tạo các thợ gặt tương lai; 2- Hết sức quan tâm trợ giúp, tạo điều kiện để các họ đạo có tài chánh kinh phí sửa sang, kiến thiết các nơi thờ phượng; 3- Thiết lập và điều hành chương trình « Xóa đói giảm nghèo”.

Trong nhiều công nghiệp mà Đức cha đã làm cho giáo phận Thái Bình, người ta đặc biệt phải nhớ đến công trình xây cất Nhà Thờ Chính Tòa mới, khánh thành vào ngày 13.10.2007, trước sự hiện diện của « 25 Ðức Giám mục, các linh mục trong các giáo phận và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa trong nước cũng như hải ngoại. Cùng về dự lễ còn có sự hiện diện của các vị đại diện chính quyền Trung Ương và các ban nghành trong tỉnh Thái Bình”. (Xin xem http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news528.htm).

Đức cha Nguyễn Văn Sang tham gia rất tích cực vào Hội Đồng Giám Mục: Tổng Thư Ký 6 năm (1983-1989), Phó Chủ Tịch 6 năm (1989-1995), Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục về Giáo Dân 9 năm (1995-2003). Có thể nói rằng: trong HĐGM VN hiện nay, Đức cha Nguyễn Văn Sang là một trong những vị nhiều kinh nghiệm nhất về đạo và đời.

Một số kinh nghiệm đã được chép ra thành sách. Những sách quan trọng mà Đức cha đã biên soạn là:

• Bước Đường Hành Hương I, 1989, 440 trang;
• Bước Đường Hành Hương II, 1989, 270 trang;
• Kỷ Niệm về Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, 1990, 156 trang;
• Hồi ký Manila, 1994, 45 trang;
• Kỷ Yếu Năm Thánh Giáo Phận Thái Bình, 1996, 250 trang;
• 5 năm phục vụ Dân Chúa tại Thái Bình, 1996, 690 trang;
• Hồi Ký Năm Thánh Giáo Phận Thái Bình, 1997, 430 trang;
• Tin mừng cho người nông thôn, 1999, 500 trang;
• Tĩnh tâm, 1999, 154 trang;
• Tĩnh Tâm với Chúa Giêsu, 1999, 154 trang;
• Rao giảng tin mừng theo cung cách Việt Nam, 2000, 480 trang,…

(Xin xem Lm Trần Anh Dũng, «Hàng Giám Mục Việt Nam 1933-2003», Paris: Đắc Lộ Tùng Thư, 2005, trang 390-393)

2. Đức Cha Nguyễn Văn Sang nghĩ gì về «Hiện tình và Hướng tiến tương lai của Giáo Hội Việt Nam”

Chọn khẩu hiệu « Chân lý trong tình thương”, Đức cha Nguyễn Văn Sang đã tìm ra một cách xử sự khôn ngoan là đối thoại. Đối thoại là phương pháp đã giúp Đức cha hỗ trợ giải quyết nhiều khó khăn tôn giáo với Chính quyền ở Việt Nam, nhờ đó, Đức cha càng ngày càng được tín nhiệm.

Trong những năm gần đây, Đức cha Nguyễn Văn Sang viết nhiều bài đăng trên Vietcatholic. Trong những bài viết về hiện tình và hướng tiến tương lai cho Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt có hai bài đưa ra một cái nhìn tổng hợp, vắn gọn mà rõ rệt. Đó là bài « Vai trò của người giáo dân Việt Nam dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II, trong môi trường xã hội Việt Nam thực tại”, phổ biến hai ngày trên VietCatholic News, Chúa Nhật 25/09/2005 và Thứ Ba 15/11/200; và bài « Ðức tin của các tín hữu vùng châu thổ sông Hồng”, phổ biến trên VietCatholic News, Thứ Năm 01/04/2004. Bài thứ hai dường như có cái nhìn xa hơn và rộng hơn, đã được Đức cha trình bày trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu.

Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Á châu 1998, Đức cha Nguyễn Văn Sang đã phát biểu về « Sự thực hành đức tin của các tín hữu Việt Nam tại vùng châu thổ sông Hồng”. Mười năm sau, 2008, trong chương trình chuẩn bị Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam muốn chuẩn bị kỷ niệm 350 năm (1659-2009) thiết lập Giáo Hội Tông Tòa và 60 năm (1960-2010) thành lập Giáo Hội Chính Tòa ở Việt Nam. Trong dịp này, Giáo Hội Việt Nam muốn nhận định quá khứ và hiện tại, hầu đưa ra đường hướng cho tương lai. Những điều Đức Cha Nguyễn Văn Sang đã nêu ra, về tình hình sống đạo của các tín hữu miền Châu thổ sông Hồng vào năm 1998 và về đường hướng tương lai có còn tính chất thời sự không? Xin trích bài thuyết trình của Đức Cha Nguyễn Văn Sang để chia sẻ:

A. Sự thực hành Ðức Tin lúc khởi đầu và hiện tại

Không kể những Nhà Truyền Giáo lác đác tới Việt Nam từ năm 1533, việc rao giảng Ðức Tin được hệ thống hóa với các Cha Dòng Tên từ năm 1615 ở miền Nam và 1627 ở miền Bắc.

Các Ngài có tổ chức những tín hữu đầu tiên thành các cộng đoàn như các làng xã lúc đó, trao cho họ một Ban Hành Giáo, có ông Trùm đứng đầu và một số cộng tác viên. Các Thừa Sai qua lại một năm vài lần để dạy Giáo Lý và ban các Bí Tích. Như vậy, dù sau đó các Ngài bị trục xuất ra khỏi Nước, cộng đoàn Tín Hữu vẫn sống động, tự tổ chức, tự cai quản nhờ giáo dân. Cuộc thi hành Ðức Tin lúc đó sốt sắng đầy Thánh Linh. Trong cuốn ký sự của Cha A-lếch-sơn de Rốt đã viết:

"Tôi có thể nói thật rằng: không gì đã làm cho tôi cảm động hơn là thấy trong Nước này có bao nhiêu Giáo Hữu là có bấy nhiêu Thiên Thần và ơn phép Rửa Tội đã ban cho họ tất cả cùng một Tinh Thần để cộng tác trên các Tông Ðồ và các Vị Tử Ðạo thời sơ khai".

Cha Courtelin viết cho Ðức Cha Lambert de la Motte rằng: "Tôi giải tội ở đây một nghìn lần thì thấy số tội nặng bằng một lần xưng tội ở Pháp", nhất là họ đạt tới dấu chỉ duy nhất để nhận ra Môn Ðệ Chúa Kytô: Luôn yêu thương nhau.

Sau 5 năm giảng Tin Mừng ở Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam lúc đó, năm 1632, Linh Mục Dòng Tên Vaspar d'Amaral trong bản tường trình gửi về Rôma, đã tả vẽ Cộng Ðoàn Giáo Hữu đầu tiên của thành phố đó như sau:

"Cộng Ðoàn Kytô ở đây vào khoảng 1,000 người. Họ yêu thương nhau đến nỗi những người chung quanh không biết gọi tên Cái Ðạo mới này là gì, nên đã gọi họ là Những Người Theo Ðạo Yêu Thương Nhau"

Trong bài này tôi không thể tóm lược 300 năm lịch sử Giáo Hội Việt Nam, nên xin giới hạn vào 50 năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, để nhìn vào Ðức Tin của Tín Hữu miền Châu Thổ Sông Hồng như sau:

- Tham dự các lễ nghi Phụng Vụ và lãnh nhận các Bí Tích, đây là một cách thực hành Ðức Tin đạt tỷ lệ cao, nếu không phải là nhất thế giới, thì cũng vào số những nơi cao nhất.

Các Tín Hữu miền Bắc Việt Nam có thói quen họp nhau đọc kinh sáng, trưa, chiều ở Nhà Thờ Xứ, Họ, nhất là vào mùa Chay.

Họ giữ ngày Chúa Nhật và lễ trọng 95% ở nông thôn và 80% ở thành thị.

Một ngày 3, 4 lễ, mà lễ nào cũng đông nghịt nhất là các ngày Khai Mạc, Bế Mạc Năm Toàn Xá ở địa phương, ở một Giáo Phận nho nhỏ, con số người tới tham dự cũng từ 100 tới 200 ngàn người. Họ đi từ những làng mạc xa xôi bằng xe đò, xe máy, xe đạp, kể cả đi bộ, tới địa điểm hành lễ từ một giờ sáng và ở lỳ đó tới 12 giờ trưa, mặc cho trời nắng, trời mưa, rất trật tự và im lặng không ai xô đẩy, bị thương, hay mất trộm cắp gì, gây ra niềm thán phục cho Chính Quyền và đồng bào Lương Dân. Về việc lĩnh thụ các Bí Tích nhất là phép Rửa Tội làm cho các Linh Mục phải coi sóc nhiều xứ Ðạo đông đúc, đôi khi khiếp sợ.

Tín hữu miền này có ưu điểm và khuyết điểm là thích xưng tội riêng và năng xưng tội. Các Cha phải ngồi Tòa vào các dịp lễ trọng nhất là Mùa Hoa, hầu như cả ngày, nhiều khi thâu đêm.

- Tham dự các lễ nghi bán Phụng Vụ, như rước kiệu, kèn trống, dâng Hoa, chầu Thánh Thể, v.v... cũng rất đông đúc và sốt sắng.

Việc sùng kính Ðức Mẹ, nhất là tràng hạt Mân Côi được đề cao và thực hành chăm chỉ. Người ta kể lại một phụ nữ Công Giáo đi chợ: đầu đội thúng gạo, tay trái dắt đứa con nhỏ, tay phải lần Tràng Hạt Mân Côi, người qua đường nhìn thấy lẩm bẩm: "Mê tín như vậy làm sao có thể cải tạo được". Một số Nhà Văn chống Tôn Giáo khi đề cập tới sự thực hành Ðức Tin quá say mê như vậy đã kết luận một cách bi quan rằng:

"Những thói quen đó giống như lớp váng đóng trên ao tù, một vài hòn gạch ném xuống, lớp váng đó tan ra trong chốc lát, rồi lại hội tụ nguyên như cũ"

- Sự ham học hỏi Lời Chúa và Giáo Lý.

Có sự an ủi vui mừng cho các chức bậc trong Giáo Hội Việt Nam là từ ít lâu nay, Nhà Nước Việt Nam tạo điều kiện cho việc in ấn sách Tôn Giáo dễ dàng hơn, nên Giáo Hội đã cho xuất bản một số sách dịch Kinh Thánh Tân Cựu Ước, sách Lễ, sách Kinh Phụng Vụ, sách Giáo Lý, v.v... Người giáo dân rất ham học hỏi Lời Chúa và chịu khó truy tìm Giáo Lý gây ra những phong trào rộng lớn trong các Giáo Phận miền Bắc.

- Sự thực hành Ðức Tin trong đời sống thường ngày, tuy có nhiều khuyết điểm, song đa số các tín hữu sống giữ trọn các Giới Răn của Chúa và Giáo Hội, trung thành với Ðức Thánh Cha, nghe lời các Giám Mục trong Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, tránh xa các tệ nạn xã hội, ít ly dị, ít phá thai, gia đình hòa thuận, con ngoan, trò giỏi, nam nữ thanh niên sống trong sạch có lý tưởng cao cả, cuộc sống của họ gương mẫu đến nỗi, các vị trong Chính Quyền nhiều nơi xác nhận: "Vùng nào có nhiều đồng bào Công Giáo sinh sống, vùng đó an ninh, trật tự, ít có tệ nạn xã hội". Ðấy là một lý do họ để cho việc giảng dạy và học Giáo Lý dễ dàng hơn, vì học biết Giáo Lý, theo họ, sẽ hạn chế được tệ nạn xã hội, ai cũng mong muốn cho xã hội Việt Nam đổi mới.

- Thực hành Ðức Tin trong các công việc xã hội: Tín Hữu miền Bắc sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa hơn nửa thế kỷ rồi (1945-1998), nên đã hòa mình vào cuộc sống như mọi người trong các làng xã thị thành, học hành trong các trường học, lao động nơi đồng ruộng, xí nghiệp nhà máy, nhiều người ở trong quân đội và hợp tác với mọi người Việt Nam để xây dựng một Nước: "Dân giầu Nước mạnh xã hội Công Bằng và Văn Minh”như khẩu hiệu Nhà Nước đề ra, và "Sống Phúc Âm giữa lòng dân Tộc”như chủ trương trong bức thư của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam 1980.

Ðặc điểm nổi bật trong cuộc sống xã hội, là Tình Yêu Thương dành cho mọi người, nhất là những người nghèo khó bệnh tật. Công việc Từ Thiện trước đây xuất phát từ người có Ðạo Kytô bị coi như "tàn dư của tiểu tư sản, đế quốc, mua chuộc nhân tâm", nay đã cổ vũ, được công nhận và lan rộng khắp nơi, với khẩu hiệu đề ra "Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện".


B. Hướng Về Tương Lai

1. Sự thực hành Ðức Tin của tín hữu miền châu thổ Sông Hồng khiến Cộng Ðoàn trở thành cây cao bóng cả, cành lá xum xuê, trỉu quả, song bộ rễ chưa sâu. Ðức Tin còn thủ cựu cổ truyền, bám quá nhiều vào hình thức bên ngoài.

Phải tạo Ðạo Lý vững vàng, đó là Một Nền Văn Minh của Tình Yêu. Kính Chúa phi thường và chan hòa Yêu Thương lẫn nhau, nhất là đây đó trong Giáo Hội Việt Nam đã manh nha những dấu hiệu của Chia Rẽ.

Lòng Bác Ái phải rộng khắp tới mọi người trong xã hội Việt Nam, phải biến thành cụ thể phục vụ, nhất là đối với người nghèo.

2. Là thành phần thiểu số trong xã hội, phải triệt để khai thác quan niệm anawim những người nghèo và Ðàn Chiên nhỏ (pusillus grex) khiêm nhường, tự hạ rút kinh nghiệm cay đắng từ hình ảnh Giáo Hội hành tiến trong dĩ vảng của lịch sử Dân Tộc.

3. Xây dựng đối thoại chân thành với mọi cộng đoàn tôn giáo, kể cả với những người vô thần. Ðối thoại không tìm cái chia rẽ, song cái tốt chung để xây dựng.

Ðối thoại để công nhận và tôn trọng dấu chỉ Cứu Ðộ của Thiên Chúa trong các Cộng Ðoàn khác, để chia sẻ và hiệp thông bầu không khí đạo đức, huyền nhiệm của các tôn giáo cổ truyền Á Ðông. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải cổ vũ cuộc sống các Dòng Tu, đào sâu nội tâm đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi để đối lại trào lưu vật chất hưởng thụ trong xã hội.

4. Ðẩy mạnh hội nhập Văn Hóa không phải là con đường một chiều song là tiến trình làm phong phú cả hai phía. Hội nhập văn hóa trong mọi lãnh vực... làm sao cho sự thực hành Ðức Tin không xa lạ với đồng bào và người Công Giáo cảm thấy giữ Ðạo như ở nhà (at home).

5. Liên hệ với các Giáo Hội trên hoàn cầu, nhất là Âu Châu, không phải như mẹ con, nhưng như anh chị em: giúp đỡ tinh thần vật chất như những người chia sẻ, hiệp thông không phải như ban ơn, bố thí: xin hiểu biết và thông cảm cho Giáo Hội và cần có Thánh Linh hướng dẫn để biết tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh môi trường khác xa với quan niệm và thực tế của nhiều người.

6. Hy vọng vào đường lối cởi mở và đổi mới trong nhiều lãnh vực Nhà Nước Việt Nam sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cụ thể hơn nữa để việc thực hành Ðức Tin của đồng bào Công Giáo miền châu thổ Sông Hồng miền Bắc Việt Nam được ngày càng hoàn hảo góp phần xây dựng Ðất Nước.

Kết Luận

Trên đây là bức tranh khái quát về việc thực hành Ðức Tin của các tín hữu Công Giáo Việt nam ở miền châu thổ Sông Hồng Bắc Việt Nam.

Bức họa có nhiều điểm sáng tươi, đẹp đẽ, song không phải không có những vùng chập chờn bóng tối, chúng tôi mong Hội Nghị giúp đỡ đóng góp những tích cực để xây dựng một Giáo Hội Việt Nam cùng với các Giáo Hội khác ở Á Châu, thành người đồng hành với dân Tộc mình trên con đường phục vụ Con Người, nhất là người nghèo bằng cách khắc họa rõ rệt và sống theo Ðức Kytô là Ðấng Cứu Thế với Sứ Mệnh Tình yêu và Phục Vụ nơi miền Á Châu: "Ðể cho họ có sự sống và sống dồi dào sung mãn"

Xin cám ơn các vị đã lắng nghe.


Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
Giám mục Thái Bình, Việt Nam


(Xin xem http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=17159)

LỜI KẾT

Sự nghiệp của một chủ chăn 50 năm linh mục và 27 năm giám mục quả là đa dạng và phong phú. Người chủ chăn ấy tuổi đời dẫu đã 77, nhưng nhờ hồng ân Chúa vẫn tráng kiện, vẫn minh mẫn và vẫn nhiệt tình.

Sau thánh lễ, Đức cha Nguyễn Văn Sang đã dùng cơm và nói chuyện với năm giảng viên khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân của Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình của Giáo Xứ Việt Nam Paris.

Mở đầu buổi nói chuyện, Đức Ông Mai Đức Vinh đã chúc Đức Cha « Ad multos annos”, “Trường Thọ”, để phục vụ Dân Chúa, hầu họ được sống và sống dồi dào hơn.

Paris, ngày 28 tháng 10 năm 2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tuyên ngôn của các Giám mục Công giáo California nhằm ủng hộ dự luật 8
Nguyễn Kim Ngân
11:12 28/10/2008
TUYÊN NGÔN CỦA CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO CALIFORNIA NHẰM ỦNG HỘ DỰ LUẬT 8:

Về Việc Sửa Đổi Hiến Pháp để Phục Hồi Định Nghĩa về Hôn Nhân

Dẫn nhập:

Thiên hạ đang nóng lòng khao khát thay đổi. Đổi thay không còn thuần túy là “hương vị” của cuộc đời, nói theo ngạn ngữ của Tây phương. Thay đổi đã trở thành lẽ sống còn: Thay đổi hay là chết! Tôn chỉ thượng thặng của một ứng cử viên Tổng Thống hiện nay đang xoáy sâu vào điểm này. Phải thay đổi chứ! Đương nhiên! Dứt khóat! Chẳng lẽ cứ để ù ù cạc cạc, trì trệ hoài như thế này sao?

Thực ra từ ngàn xưa thay đổi vẫn là quy luật của vũ trụ, của thiên nhiên, cũng như của loài người. “Bạn không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”—một triết gia thượng cổ Hy lạp đã bảo thế--bởi lẽ làn nước trong xanh kia vẫn tiếp tục tràn qua thân thể bạn, để rồi chảy xuôi mãi, không bao giờ trở lại. Trịnh Công Sơn cũng có những lời văn vẻ tương tự: ‘vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên…bốn mùa thay lá, thay hoa, thay mãi đời ta.’ Qủa vậy, có bao giờ ta níu kéo thời gian được đâu? Hôm qua đã lui vào quá khứ để rồi mãi mãi trở thành lịch sử. Dẫu có “hoành tráng” đến như Thế vận hội Bắc Kinh vừa qua chăng nữa, rồi cũng phải bế mạc! Vận động trường “Tổ chim” có “ấn tượng” mấy chăng nữa, rồi cũng phải đóng cửa để làm…chuyện khác. Thay đổi hóa ra là điều kiện của kiếp làm người! Vì là điều kiện thành ra nó cũng đem đến trăm đắng ngàn cay cho kiếp nhân sinh. Ngày nào dọn vào căn nhà mới (chưa vị tất là mới tinh, nhưng dù sao vẫn là quá đẹp so với căn chung cư ọp ẹp vừa vẫy tay từ gĩa!), ta thấy cuộc đời ôi đẹp làm sao. Nhưng rồi chỉ vài ba năm sau, căn nhà lý tưởng của mình đã trở thành túp lều lụp xụp so với căn nhà trên triền đồi người bạn vừa đóng escrow tuần qua. Hóa ra cái gì mình có, dù có đẹp đến mấy rồi cũng ‘xuống cấp.’ Chẳng thế mà lúc nào bồn cỏ nhà hàng xóm cũng xanh hơn bãi cỏ nhà mình đó sao? Cơm nguội ở nhà ăn mãi đâm ngán, chỉ mong ra tiệm để được thưởng thức một tô phở tái, kèm theo ly cà phê nóng mà cô tiếp viên ‘còn nóng hơn cả cà phê’ bưng ra. Cái bẫy thay đổi, đổi thay nằm ở chính cái nghịch lý ấy.

Trớ trêu hơn nữa: chỉ vì ‘có mới nới cũ,’ thành ra từ điều kiện và nhu cầu, đổi thay đã trở thành cái mốt thời thượng, không phải chỉ dưới hình thức thuần túy tân trang: mắt, môi, má, cằm, bụng, đùi…nhưng là thay đổi thực sự, toàn diện, tận gốc, một lần cho tất cả, không khoan nhượng, tuyệt...nòi, tại một địa điểm lừng danh thế giới: Thái Lan.

Chủ trương ‘thay đổi hay là chết’ đưa người ta đi đến chỗ thay đổi chỉ để đổi thay, bất chấp hậu quả và liên lụy: kiếm cô bồ nhí thế chỗ cho mụ vợ ‘sầu giá’ nhà quê; hoặc tìm kép nhí dung dăng trên phố thay cho thằng chồng vũ phu, chỉ biết biếu em ‘cái chai em cầm’ thay cho hột soàn cà rá. Tiêu biểu cho những đổi thay loại này chính là cao trào sửa đổi chính định nghĩa của hôn nhân. Lường trước được hệ quả khủng khiếp của thái độ cực đoan này, các Giám Mục California đã lên tiếng chính thức cảnh giác về nguy cơ trào lưu đánh đổ hôn nhân truyền thống hầu áp đặt một bản chất khác cho hôn nhân, cũng như lên tiếng bênh vực cho cơ chế nền tảng vốn khai sinh ra tế bào kết tinh thành xã hội loài người. Vì tầm mức quan trọng của nó, Dự Luật 8 được đem ra trưng cầu dân ý vào tháng 11, 2008 tại California, cùng với việc tuyển chọn nhân vật nắm giữ chức vụ cao nhất của cường quốc này. Xin mời bạn đọc theo dõi bản lược dịch tuyên ngôn của các Giám Mục California về vấn đề hết sức quan trọng này.

Mùng Một tháng Tám, 2008

“Chỉ có tảng đá tình yêu hoàn toàn và không thể đảo ngược giữa người nam và người nữ mới có khả năng trở thành nền tảng của một xã hội vốn là mái ấm cho cả nhân loại.” (Lời ĐGH Bênêđictô XVI công bố nhân khóa hội thảo về Hôn nhân và Gia đình, tại Viện Gioan Phaolô II, ngày 11 tháng Năm, 2006).

Vấn đề Dự Luật 8 đặt ra trước mắt chúng ta hôm nay chính là “Hôn Nhân”—một cơ chế cổ xưa, nhưng vẫn tân kỳ, của loài người, vốn có trước cả Giáo hội lẫn chính quyền. Lịch sử cho thấy rằng hôn nhân tiềm tàng ở bên trong các xã hội bền vững, triển nở và nồng ấm. Cho dù có những khác biệt về văn hóa, điều không hề thay đổi chính là: hôn nhân là mối tương quan lý tưởng giữa một người nam và một người nữ nhằm mục đích sinh sản và tiếp nối nòi giống nhân loại.

Ngày 15 tháng Năm, 2008, Tòa Án Tối Cao Pháp Viện California đã phán quyết rằng luật lệ hiện hành.định nghĩa hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là vi hiến. Sự thay đổi triệt để trong chính sách chung này sẽ gây ra nhiều hậu quả sâu xa cho xã hội, bởi vì: (1) nó hạ giảm khía cạnh thực tế về sinh học và hữu cơ của hôn nhân—điều này cho thấy nó đã bén rễ sâu xa đến thế nào vào trong miền đất của văn hóa, ngôn ngữ, và luật pháp của chúng ta, cũng như nó hoàn toàn phớt lờ đi lối thông hiểu phổ cập về từ ngữ hôn nhân; và (2) nó hạ thấp từ ngữ “hôn nhân” xuống ngang tầm với “sự hùn hạp”—tức là một sắp xếp có tính chất khế ước thuần túy của người lớn giữa các cá nhân trên 18 tuổi. Trẻ em—nếu có—không còn là lý lẽ tiên quyết có tính xã hội của thể chế này nữa.

Với tư cách là thầy dậy đức tin, chúng tôi mời gọi toàn thể tín hữu Công giáo hãy cẩn trọng uốn nắn lương tâm mình, bằng cách quy hướng về nguồn mạc khải Kinh Thánh, về sự khôn ngoan của Truyền Thống, về kinh nghiệm và viễn kiến của các bậc thánh nhân nam nữ, cũng như về điều có thể lãnh hội được chỉ nhờ vào lý trí mà thôi.

Thâu tóm lại giáo huấn về hôn nhân, Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo số 1603 và 1604 dậy rằng: Thiên Chúa chính là tác giả của hôn nhân. Ơn gọi hôn nhân được ghi khắc vào tận bản chất của người nam và người nữ khi họ được khai sinh từ bàn tay Thiên Chúa. Hôn nhân không hề là một thể chế thuần nhân cho dù nó phải kinh qua nhiều biến thiên suốt dòng thời gian trong các nền văn hóa, cơ cấu xã hội, và các thái độ linh thiêng khác nhau. Phúc lợi của cá nhân và của xã hội nhân lọai lẫn Kitô giáo đều kết chặt với tình trạng lành mạnh của đời sống hôn nhân và gia đình.

Với ý nghĩ ấy, các Giám Mục chúng tôi xin gửi đến quý tín hữu Công giáo vài lời khuyên nhủ khi đáp ứng lại trước sự thay đổi triệt để này trong chính sách chung của California về hôn nhân.

Trước hết, việc kết hợp đồng tính không hề là một với kết hợp dị tính. Hôn nhân giữa người nam và người nữ không chỉ bao gồm sự bổ túc tình dục như tự nhiên sắp đặt, mà còn bao gồm khả năng sinh sản nữa. Phúc lợi lý tưởng của trẻ em là được sinh ra từ một hôn nhân truyền thống và được nuôi dậy bởi một người cha và một người mẹ. Chúng tôi nhìn nhận rằng có những người cha, người mẹ độc thân, và chúng tôi ngưỡng mộ những hy sinh cao cả của họ trong việc dưỡng dục con cái.

Thứ đến, chúng tôi muốn nhắc nhở rằng hôn nhân phản ảnh mối tương quan của Thiên Chúa đối với chúng ta—và hôn nhân kiện toàn, làm phong phú và duy trì nhân loại. Khi hoàn hợp trong hôn nhân, người nam và người nữ tự hiến mình cho Thiên Chúa như đồng tạo-hóa của một hữu thể nhân sinh mới. Bất cứ một nếp sống ghép đôi nào—cho dù có thể mang lại sự an ninh và tình bạn cho các cá nhân liên hệ--đều không phải là hôn nhân. Chúng ta cần hỗ trợ cho hôn nhân truyền thống như chính ngọn nguồn khai sinh nền văn minh chúng ta, như chính nền tảng của một xã hội có khả năng trở thành mái ấm cho mọi con người, và như phản ánh mối tương quan của ta với Thiên Chúa.

Kế nữa, ta cần nhớ rằng, là con cái Thiên Chúa, mang phẩm giá con người, chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Việc bảo vệ lối thông hiểu truyền thống về hôn nhân không bao giờ có hàm ý khinh miệt những người anh chị em chúng ta—ngay cả khi họ có ý kiến bất đồng.

Tiếp đến, ta phải cầu nguyện và tìm ra một giải pháp công bằng cho vấn đề rất quan trọng cho phúc lợi của toàn thể gia đình nhân loại này.

Tiếp nữa, là công dân tiểu bang California, ta cần nắm lấy cơ hội để đảo ngược phán quyết của Tòa Án Tối Cao Pháp Viện. Trong kỳ tổng tuyển cử tháng Mười Một năm nay, sẽ có Dự Luật 8 được đưa ra như sau: “Chỉ duy hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mới có giá trị hoặc được nhìn nhận tại California.” Nói như thế chỉ có nghĩa là xác nhận định nghĩa có tính lịch sử, hợp luận lý, và hữu lý về hôn nhân—chứ không hề lấy đi bất kỳ một phúc lộc nào từ các sắp xếp mang tính khế ước khác.

Sau cùng, chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích các tín hữu Công giáo triệt để ủng hộ cả về tài lực lẫn nhân lực cần thiết để làm sao cho Dự Luật 8 được thông qua. Hãy nhớ thực thi quyền công dân và đi bầu đông vào tháng Mười Một sắp tới.
 
Barack Obama với Bộ Máy Điều Hành Chính Quyền
Anthony Lê
13:33 28/10/2008
Barack Obama với Bộ Máy Điều Hành Chính Quyền

WASHINGTON.- Gần đây giới báo chí theo khuynh hướng trần tục và khuynh tả phóng khoáng (far-left liberal) đã đề nghị sơ lược ra danh sách các vị sẽ nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chánh phủ của Barack Obama như sau:

George Soros
Tổng Trưởng Thương Mại (Secretary of Agriculture) sẽ là Thượng Nghị Sĩ Tom Harkin, thành viên của Đảng Dân Chủ theo đướng lối khuynh tả đến từ tiểu bang Iowa, và hiện đang giữ chức vụ Chủ Tịch về Ủy Ban Nông Nghiệp của Thượng Viện, vốn chẳng ban hành ra được điều gì có lợi cả cho giới nghề nông ở Hoa Kỳ.

Viên Chưởng Lý (Attorney-General) sẽ là Bà Michelle Obama - vợ của Ông. Còn nếu không thì Ông sẽ chú ý tới Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy đến từ tiểu bang Vermont - một vị Thượng Nghị Sĩ của Đảng Dân Chủ chuyên chú trọng rất nhiều đến quyền lợi của những tên tội phạm (criminals).

Tổng Trưởng Quốc Phòng (Secretary of Defense) sẽ là vị Dân Biểu thuộc Đảng Dân Chủ đến từ tiểu bang Ohio là Dennis Kucinich, người đã từng gọi Ngũ Giác Đài bên kia bờ sông Potomac là Bộ An Bình (Department of Peace) của nước Mỹ.

Tổng Trưởng Giáo Dục (Secretary of Education) sẽ là Giáo Sư William Ayers đến từ trường Đại Học Illinois. Ông Giáo Sư này nguyên là tên khủng bố bỏ bom đánh sập các Tòa Nhà của chính phủ như Ngũ Giác Đài, U.S. Capitol và trụ sở của Đồn Cảnh Sát ở New York, và đã giết hại biết bao nhiêu con người vô tội. Người tự gọi mình là cháu ruột của Ông tổ Marxist của Cộng Sản, và có lúc lại tự coi mình như là người theo Chủ Nghĩa Vô Chánh Phủ (anarchist). Ông và Obama muốn đầu độc tâm thức của giới trẻ Hoa Kỳ với những luận điệu tuyên truyền theo khuynh hướng cực tả, nhằm xúi giục họ nổi lên chống phá chính quyền.

Tổng Trưởng Năng Lượng (Secretary of Energy), không ai khác hơn là Ông tổ đã sáng tạo và phát minh ra cả mạng Internet và Nạn Ấm Toàn Cầu (Global Warming), đó là vị cựu Phó Tổng Thống Al Gore.

Tổng Trưởng về các Dịch Vụ Sức Khỏe và Nhân Sự (Secretary of Health and Human Services) sẽ là Ông Jack Kevorkian - một Bác Sĩ chuyên nghiên cứu về bệnh học. Người nổi tiếng với phương thức Cái Chết Êm Ái, và cũng là người chống lại Sự Sống một cách rất mạnh mẽ. Ông này đã từng vào tù, và do đó rất thích hợp để thi hành các chính sách chống lại Sự Sống của Obama.

Tổng Trưởng Nội An (Secretary of Homeland Security) không ai khác hơn và sẽ làm cho Obama cảm thấy an toàn hơn đó là Bà Bernadine Dohrn - vợ của Ông Bill Ayers - người bạn thân nhất của Obama. Bà này là một dạng khủng bố nội địa đã có thành tích gở rất nhiều cuốn lịch trong khám.

Charles Rangel
Tổng Trưởng Ngoại Giao (Secretary of State) không ai xứng đáng hơn là vị cựu Giáo Sư Noam Chomsky của viện Đại Học MIT ở Massachusetts. Ông này được biết đến là một nhà bất đồng chánh trị khét tiếng, một người theo Chủ Nghĩa Vô Chánh Phủ và một học giả về Chủ Nghĩa Xã Hội của Cộng Sản. Người mạnh mẽ muốn hòa bình với Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam, sẽ là ứng cử viên thích hợp để thi hành chính sách ngoại giao với những sáng kiến rất nhu nhược và hèn nhát của Obama.

Tổng Trưởng Ngân Khố (Secretary of Treasury) sẽ là George Soros, mặc dầu Obama liên tục đề cập tới tên của Warren Buffett. Soros là một tên tỉ phú điên rồ gốc Hungary, người đã đích thân bỏ ra hàng chục triệu để cho Obama được thắng cử. Soros là người nổi tiếng tấn công vào hệ thống ngân hàng của Anh Quốc để kiếm lời, rồi sau đó tài trợ cho chế độ Xô Viết để đem quân tàn sát và reo rắc Chủ Nghĩa Cộng Sản ra khắp thế giới. Về việc tài trợ cho các tổ chức Phá Thai, Ông đánh bại Warren Buffett ở cấp tỉ đôla.

Hai vị Chánh Án của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ, không ai có đủ khả năng giết hại các Trẻ Em ở cấp độ hàng triệu triệu mà không hề một chút tiếc thương và đau lòng, không những tại Hoa Kỳ lẫn trên thế giới, như nữ Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton và Bà Dân Biểu Nancy Pelosi. Hai Bà sẽ làm rung chuyển cả Tòa Án Tối Cao của Hoa Kỳ, biến Hoa Kỳ lẫn Thế Giới trở thành những Quốc Gia của Sự Chết và Bóng Tối.

Về chức vụ Trưởng Ngân Sách Tòa Bạch Ốc (White House Budget Directors), Obama sẽ ưu tiên chọn Barney Frank, người sẽ bảo đảm quyền lợi cho các Tổ Chức Đồng Tính Luyến Ái; và Charlie Rangel - vị Dân Biểu da đen đến từ vùng Harlem của New York, người đã từ so sánh việc cắt giảm thuế cho người dân lao động cũng giống với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vậy.

Và sau cùng vị Giám Đốc đặc trách Các Tổ Chức Dựa Trên Đức Tin (Faith-Based Organizations) không ai khác hơn đó là Louis Farrakhan - vị lãnh đạo của Nhóm Quốc Gia Hồi Giáo (Nation of Islam), để các tổ chức khủng bố cực đoan của Hồi Giáo có ngân sách để mà tha hồ sát phạt và quét sạch trọn cả Kitô Giáo, Công Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Ấn Độ Giáo, vân vân...để chỉ có Hồi Giáo thống lãnh toàn bộ địa cầu mà thôi, như Kinh Koran tuyên báo như vậy.
 
Trước ngày bầu cử: Chút suy tư nhỏ về đạo làm người.
Nguyễn Kim Ngân
15:53 28/10/2008

TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ

Chút suy tư nhỏ về đạo làm người



Trong cuộc bầu cử lần này, ngoài việc bầu chọn Tổng Thống và Phó Tổng Thống, vốn rất gay cấn, lại còn một số những dự luật cũng được đem ra bình bầu gay go không kém. Nhiều người, trong nỗi bất mãn về kinh tế và an sinh xã hội, chỉ ngong ngóng trông chờ ngày đăng quang của một vị tân Tổng Thống, có bàn tay phù thủy, chỉ trong tích tắc phục hồi ngay lại bức tường chứng khoán vừa sập đổ, cho ngân hàng lại có tiền rừng bạc bể, cho người cầy có ruộng, cho kẻ vô gia cư có nhà, và nhất là cho giá xăng rẻ rề trở lại. Do đó, có khi cho “qua phà” lập trường đạo đức của các ứng cử viên cũng như lơ là không ý thức hết tầm quan trọng của mấy cái dự luật thòng theo trong lần bầu cử này.

Tuy nhiên khi thấy một số các đấng cao cấp trong Hội Thánh, và nhất là Hội Đồng Giám Mục California vào cuộc, người ta nhận ra ngay rằng cuộc bầu cử năm nay thực sự là một cuộc chiến, cuộc chiến văn hóa—tạm gọi như thế--giữa một bên là những kẻ chủ trương duy thế tục còn bên kia là những tín hữu truyền thống thuần thành. Nói khác đi, đây là một cuộc chiến mang tính tôn giáo. Ở đáy sâu, đang thấy diễn ra cuộc xung đột sống mái giữa hai phe: tôn giáo và chống tôn giáo. Phe tôn giáo, nói chung, mang nặng mầu sắc bảo thủ luân lý—họ là những người chống phá thai, hôn nhân đồng tính, an tử, v.v. Hẳn nhiên đối với họ tôn giáo hết sức quan trọng, không thể coi nhẹ, mà phải hết sức nghiêm chỉnh: đó là tôn giáo truyền thống, tôn giáo “thời xưa.” Họ là những tín hữu Tin Lành bảo thủ, những tín đồ Công giáo dấn thân, có thể kể cả các Kitô hữu Chính Thống Đông Phương cũng như Do Thái Chính Thống. Họ gặp nhau ở việc tuyên xưng một niềm tin dựa vào các hệ thống tôn giáo chất đầy nội dung giáo lý cũng như các quy tắc luân lý nghiêm nhặt. Ngược lại, đối thủ của họ là những nhà chủ trương duy thế tục hoặc là những tín đồ của một thứ tôn giáo khai phóng—cũng tạm gọi như thế--theo nghĩa là một tôn giáo đứng giữa, trung lập, đứng chàng hảng giữa chủ nghĩa duy thế tục và tôn giáo truyền thống.

Vấn đề bây giờ là: liệu tôn giáo ‘thời xưa’, nhất là Kitô giáo ‘cổ xưa’, trong đó phải kể đến Công giáo truyền thống, còn có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng nào trong đời sống xã hội Hoa Kỳ này chăng? Bốn trăm năm đã qua kể từ ngày đợt dân di cư đầu tiên từ Anh Quốc đặt chân đến đất nước này. Nhóm duy thế tục có một chủ trương dứt khoát: phải dứt điểm đối với tôn giáo. Thật ra, họ không hề màng đến chuyện các tín hữu truyền thống có giữ đạo, có đi lễ nhà thờ, có giữ luật lệ tôn giáo, có sống theo luân lý đạo đức hay không. Đó là việc riêng tư cá nhân, họ bảo thế. Nói nôm na là họ không “care,” đèn nhà ai nấy sáng. Điều họ muốn là thế này: các luật lệ hay giá trị tôn giáo phải “đi chỗ khác chơi,” không được bén mảng đến công sở, chính quyền, luật pháp, học đường, chỗ công cộng, và phải xéo ra xa, càng xa càng tốt.

Ta thử đặt vấn đề theo kiểu tam đoạn luận cho dễ hiểu lối lý luận của họ:

1) Nếu Kitô giáo là đạo thật, thì phá thai, đồng tính, tự tử, an tử, v.v. đều là sai quấy xét về mặt luân lý.

2) Nhưng phá thai, đồng tính, tự tử, an tử, v.v. lại không phải là sai quấy, xét về mặt luân lý.

3) Thế thì Kitô giáo chẳng hề là đạo thật!

Thật ra cần phải chú thích một chút trước khi bàn thêm đó là: Kitô giáo đại khái có hai phần chính: tín lý (Chúa hiện hữu, Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu vừa là Chúa thật vừa là người thật, v.v.) và luân lý (không cưới xin mà ăn ở với nhau, phá thai, đồng tính, tự tử, an tử...đều là sai quấy). Bỏ đi phần nào cũng không đuợc. Khi nhóm duy thế tục chủ trương bảo vệ và ‘hợp pháp hóa’ những thói tục đi ngược lại với chủ trương luân lý Kitô giáo nêu trên, họ đã mặc nhiên khai chiến với Kitô giáo. Cuộc chiến này, khi diễn ra trong bối cảnh bầu cử, nó tức khắc được chính trị hóa, thậm chí còn được kinh tế hóa nữa.

Thường thì khi nói đến tôn giáo, hoặc các chức sắc, người ta dễ gán cho cái nhãn “bảo thủ” là xong chuyện. Lập trường Giáo Hội Công giáo ư? Bảo thủ. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ư? Cực kỳ bảo thủ! Dán nhãn xong, người ta quay đi, và yên tâm làm những điều mình muốn. Cứ như bảo thủ không chỉ đồng nghĩa với cổ hủ hay hủ lậu (tất nhiên), tụt hậu, cứng nhắc, không thức thời (rõ ràng là thế), mà còn bất công, bất nhân, bất nghĩa, bất nhẫn và thiếu cảm thông nữa. Chỉ còn một lựa chọn: cách tân, cấp tiến, khai phóng, tự do, thông thoáng, thích nghi, và tiến bộ. Toàn là những hình dung từ của một thời tuổi trẻ khai phá, dấn thân lên đường, và năng nổ đi làm cách mạng.

Đến đây thì phải can ngăn bởi lẽ lịch sử đã chứng minh rõ ràng con người giống y như một thứ quả lắc đồng hồ, hết đong đưa từ thái cực này lại chuyển sang thái cực khác. Cứ thế, không ngưng nghỉ, và bởi đó cứ hết bất cập lại rơi vào cực đoan. Nếu nói theo kiểu triết học thì hết ‘duy’ này lại đến ‘duy’ kia, tỉ như hết ‘duy tâm’ lại đến ‘duy vật,’ hết ‘duy linh’ lại đến ‘duy thực.’ Thật khó mà giữ được đao trung dung: “In medio stat virtus” (nhân đức là ở giữa).

Hẳn nhiên, sống là thích ứng (“lâu rồi đời mình cũng quen”) và canh tân để tiến bộ (“nhật tân, nhật tân, nhật nhật tân”). Tuy thế, thái độ quay lưng lại với quá khứ, khinh thường những lời răn dậy của các bậc thánh hiền, bất cần và bất chấp luân thường đạo lý, v.v. là điều không thể chấp nhận. Bởi lẽ, tất cả những kho tàng khôn ngoan mà cha ông để lại, những điều căn dặn của các bậc tiền bối đều là những di sản vô giá, chất ngất đạo lý làm người, đã được thực hành, đúc kết và truyền đạt lại cho hậu thế chỉ nhằm giúp cho con người mỗi ngày càng sống tử tế, tốt đẹp hơn, có lòng nhân ái hơn, có tình cảm hòa hợp đoàn kết hơn, tóm lại là giúp con người sống thành người hơn. Như vậy, ngọai trừ trường hợp không còn muốn sống cho ra người nữa thì ta mới đạp đổ truyền thống đạo đức, nề nếp gia phong, và nguồn đạo lý căn cơ mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Theo ý nghĩa này, bảo thủ không hề là cổ hủ, hay hủ lậu, mà là một kế tục, bảo tồn và phát huy truyền thống cao quý và tốt đẹp như là di sản khôn ngoan cao quý tích lũy được bằng chính kinh nghiệm xương máu của các bậc tiền bối mong gửi lại cho các thế hệ tiếp nối như di sản tinh thần. Không ai sống mà không nhờ đến người khác. Như thế ‘bảo thủ’ chỉ là từ ngữ khác của ‘truyền thống,’ vốn là sự đồng hóa tự phát với quá khứ để thấu hiểu hiện tại, không hề đứt đoạn mà cứ mãi liên tục trong đời sống xã hội, và đồng thời không hề đoạn tuyệt với quá khứ, coi nó như lạc hậu cổ hủ. Chối bỏ truyền thống không chỉ cho thấy sự ngu muội ấu trĩ của thế hệ hậu sinh, mà còn cho thấy sự vô ơn không thể biện minh được của lũ hậu duệ vô tâm đáng trách. “Bảo thủ” do đó--không xấu như ta tưởng--chính là giữ gìn và lưu truyền những gì qúy báu vô giá mà cha ông để lại cho hậu thế.

Paul Claudel sánh truyền thống với hình ảnh một người đi bộ. Để bước tới, người ấy phải một chân nhấc lên trên mặt đất, nhưng chân kia vẫn còn phải ở dưới đất, chứ nếu hai chân đều nâng bổng ở bên trên mặt đất cả, thì làm sao bước tới được? Hiểu theo nghĩa này, truyền thống là chuyển động vươn xa hơn bảo thủ, và là căn bản để tiến bộ.

Đến đây nếu bạn bảo rằng: “cái đó quý với anh thì anh giữ, còn nó không qúy với tôi thì tôi chẳng cần” thì có lẽ mình phải ngồi xuống xem lại với nhau những gì mình cùng coi là qúy báu và vô giá. Đó là chưa hề nói đến những luật ghi khắc trong đáy tim con người khi được Thiên Chúa tạo dựng, và cũng chưa hề nói tới Kinh Thánh, Thánh truyền và những lời dậy của Huấn Quyền trong Hội thánh.

Thật đáng rùng mình khi nghĩ đến ngày người ta hợp pháp hóa tất cả, hết hôn nhân đồng tính đến hôn nhân của loài người với loài…thú (tại sao không?); hết nhân danh tự do lựa chọn để phá thai, kể cả khi đã ‘đủ lông đủ cánh”, để nhân giống con người, để cho an tử thoải mái, cho đến một ngày không xa, người ta sẽ được cấp giấp phép để đi thanh toán nhau (“license to kill”). Vực thẳm diệt vong—không chỉ về mặt tâm linh, mà ngay cả về phần thể lý—đang mở ra, sâu hoắm, dưới chân con người.

Dù kết quả ra sao chăng nữa, bài học đã được ghi chép xuống: Tất cả những thái độ vừa nói đều do việc con người từ khước Thiên Chúa mà ra. Khi đã tự ý lạm dụng tự do, một quà tặng cao qúy nhất Thượng Đế đã ban cho con người, để chống lại chính hóa công của mình, thì con người sẽ không còn hy vọng gì nữa. Một khi đã “nghỉ chơi” với Thiên Chúa, con người sẽ chỉ loay hoay một mình rồi đi đến chỗ tự hủy bởi không còn lẽ sống. Rồi con người sẽ đi đến chỗ hủy họai lẫn nhau bởi tha nhân đã đương nhiên biến thành địạ ngục. Khi đã đuổi xua Thiên Chúa ra khỏi đời mình, con người chắc chắn cũng sẽ từ chối chính nhân phẩm và giá trị của mình. Khi đó sẽ chỉ còn lại nỗi tuyệt vọng mịt mùng, ngàn trùng, cho từng cá nhân mỗi người, và cho cả loài người. Có phải ngày tận thế đang kề trước ngõ?

“Ta không thèm làm người, thà làm chim trên rừng hoang vắng;

Ta không cần làm người, thà làm mây bay bốn phương trời…

Ta chỉ cần một người cùng với ta đợi chết mỗi ngày…”

Những lời ca trên đây trong bài “Hãy ngước mặt nhìn đời” của Lê Hựu Hà không dưng phù hợp để kết thúc vài dòng suy tư nhỏ này. Phải, khi bạn không thèm, không cần, hoặc không còn muốn làm người nữa, thì chỉ còn một con đường là đợi… chết mỗi ngày. Và lời cầu xin trung thực nhất tiếp theo sau phải là “cầu xin ban phước kiếp sau được tha làm người” (“Xin được tha làm người”—của cùng tác giả).

Nhưng nếu mỗi ngày bạn hằng cảm tạ Chúa đã “cho con được làm người,” lại cho “Ngôi Hai xuống thế làm người chịu nạn chịu chết” cho bạn (Kinh Cám Ơn), thì tới nước này, chỉ còn có thể trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ mới cứu thế giới nói chung, và nước Mỹ nói riêng, thoát qua được “con trăng” này mà thôi.

Tham khảo:

What is Tradition? Yves Congar, O.P.—The Introduction to The Meaning of Tradition. www.ignatiusinsight.com

Cuối Tháng Mân Côi 2008
 
Giáo Dân và Cộng Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ cần tham gia bầu cử Tổng Thống .
Đỗ Trọng An
17:16 28/10/2008
Giáo Dân và Cộng Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ cần tham gia bầu cử Tổng Thống.

Chỉ còn vỏn vẹn một tuần lễ nửa, tòan thể Hoa Kỳ sẽ có cuộc bầu cử quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ và cả thế giới vào ngày 4 tháng 11 năm 2008.

Một số tiểu bang đã bắt đầu bỏ phiếu sớm.

Trang web Vietcatholic.net rất bận rộn với các tin tức quan trọng từ quê nhà VN liên quan đến những tranh đấu cho Công Lý-Hòa Bình, đặc biệt hôm nay đã loan những tin nóng bỏng liên quan đến vụ xử án 8 giáo dân cầu nguyện ôn hòa tại Hà Nội. Cùng với tin Giáo Hội Hòan Vũ với lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican, và những bài suy niệm xúc tích. Hòa nhịp với đời sống tại Hoa Kỳ, VietCatholic còn đăng lọat bài hướng dẫn bầu cử, nhất là “Cẩm Nang về Bầu Cử Xã Hội và Trách Nhiệm của Lương Tâm Công Giáo”. Trong bài viết dài 36 trang hòan chỉnh này, tác giả Anthony Lê đã phân tích từ gốc đến ngọn, mọi khía cạnh của cuộc bầu cử năm nay dựa trên Tín lý Công Giáo theo các tài liệu từ Thánh Kinh, Bộ sách Giáo Lý, Giáo luật,..Kẻ viết bài này đã in ra để nghiền ngẫm và học hỏi. Thiết nghĩ độc giả nên dành thời gian để tham khảo tài liệu phong phú này.

Bài viết ngắn này xin được ghi lại vài yếu tố nhỏ, vắn gọn và thực tế nhất về cuộc bầu cử lần này:

I/ Tại sao chúng ta phải đi bầu?

Rất đông người Việt nhập cư và các con cháu chúng ta đã mang quốc tịch Hoa Kỳ. Do đó đi bầu là trách nhiệm và quyền lợi của chúng ta.

Sách Giáo Lý còn buộc:

“ Người Công Giáo có trách nhiệm và bổn phận về mặt đạo đức và luân lý để giúp cổ võ nên những thiện ích chung cho cả nhân loại qua việc thực thi các quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của mình như là người công dân trong xã hội dân sự”.

Nói như thế, Giáo dân và Cộng Đòan dân Chúa, nhất là Quí Linh Mục và các đấng bậc có trách nhiệm vận động mọi người tham gia bầu cử.

Có nhiều lập luận cho rằng ta chỉ có một số nhỏ, so với dân số đông đảo hơn 200 triệu của Hoa Kỳ thì chả đáng gì, thật ra thống kê cho thấy tất cả các phiếu bầu đều quan trọng, nhất là trong cuộc bầu cử Tỗng Thống Mỹ gay go lần này.

Tại các nơi có đông ngươì Việt cư ngụ, như California, Texas,…chắc chắn lá phiếu của chúng ta sẽ đem lại tiếng nói và quyền lợi cho cộng đồng ta.

Tại các nơi có ít người Việt, nhưng tại các tiểu bang đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng Thống, như Ohio, Virginia, Florida, Michigan,…mỗi lá phiếu của mỗi người lại càng đóng góp quan trọng vào vận mệnh của chúng ta, của Hoa Kỳ và thế giới trong cuộc bầu cử lần này.

Ví dụ như tại bang Ohio, chúng ta có ít nhất 4 cộng đòan Công giáo VN tại 4 thành phố lớn ( Cincinnati, Dayton, Columbus va Cleveland). nếu cộng các lá phiếu của 4 cộng đòan này, con số phiếu bầu cũng không phải nhỏ nhoi gì. Nhất là theo các bình luận của các chuyên gia rằng Tỗng Thống Hoa Kỳ nào cũng phải thắng tại Ohio thì mới đắc cử được. Lời bình luận này cho thấy tầm quan trọng của mỗi lá phiếu, nhất là những nơi trọng yếu như Ohio.

II/ Bầu cho ai?

Câu trả lời ngay thẳng là bầu cho ai tùy ý mình lựa chọn theo lương tâm Công Giáo.

Theo ghi chú của Thánh Bộ Giáo Lý về việc tham dự của người Công giáo trong sinh hoạt chính trị, mục số 4: “ Lương Tâm Công Giáo không cho phép ta bầu phiếu cho một kế họach chính trị hay luật lệ trái ngược với căn bản đạo đức, luân lý và đức tin”.

Trong kỳ bầu cử Tổng Thống kỳ này, trên phiếu bầu có 6 liên danh, nhưng trên thực tế, ta có thể bỏ qua 4 liên danh không thể nào thắng trong cuộc bầu cử và chỉ chú ý đến hai liên danh có thể đắc cử là Mc.Cain (Cộng Hòa) và Obama (Dân Chủ). Nếu ta bỏ phiếu cho 4 liên danh kia thì coi như ta mất đi phiếu bầu vô ích.

Cả hai liên danh Mc.Cain-Palin và Obama-Biden đều đưa ra những chương trình làm việc, hứa hẹn đủ điều liên quan đến nhiều phương diện kể cả Quốc Phòng, Kinh tế và thuế khóa, bảo hiểm sức khoẻ, giáo dục,…Tất cả đều là những chương trình phức tạp, mà có lẻ khi trình bày quí ứng cử viên cũng có khi cảm nhận được rằng có lẻ chẳng thực hiện được, vì còn có vai trò của quốc hội và tình hình cũng như hòan cảnh cho phép. Ví dụ như cả hai bên cùng hứa giảm thuế để lấy lòng dân, nhưng ngân sách quốc gia đang thiếu hụt trầm trọng, thì chuyện ấy gần như không thể thực hiện được, hay giảm thuế đầu này thì lại tăng thuế đầu nọ…

Nói như thế trong số các kế họach đề ra của cả Mc Cain-Palin và Obama-Biden, ta khó có thể lượng định và so sánh, để đạt cho mình tiêu chuẩn và lựa chọn. Kế hoach nào cũng được đằng này thì mất đằng kia. Các UCV có thể hứa hẹn những điều họ sẽ làm, những điều này ta không thể thẩm định được vì thuộc về tương lai, chuyện chưa xảy ra.

Nhưng có 2 tiêu chuẩn mà theo kẻ viết bài ta có thể dễ dàng nhận ra để lựa chọn phiếu bầu. Theo như hướng dẫn của Thánh Bộ Giáo Lý từ Vatican, để lựa chọn phiếu bầu là tiêu chuẩn căn bản về đạo đức, luân lý và đức tin. Thêm vào đó tư cách đạo đức của các ứng cử viên, đặc biệt xét xem các vị này đã hành xử trách nhiệm của mình trong quá khứ, vì chuyện đã xảy ra rồi thì ta có thể thẩm định được, đặc biệt ta cần chú trọng đến cách hành xử của họ đối với Việt Nam mình.

Chúng ta thử cùng nhau khảo sát hai liên danh ứng cử Tổng Thống theo hai tiêu chuẩn này sau đây:

Khi được hỏi, đời sống con người bắt đầu từ lúc nào, TNS Mc.Cain trả lời nhanh chóng và thẳng thắn: ‘băt đầu từ lúc thụ thai”, do đó ông chủ trương tôn trọng sự sống con người và chống tệ nạn phá thai. Để nhấn mạnh đường lối này, ông đã chọn Thống Đốc Alaska, là bà Palin một người có lòng cậy trông Chúa mãnh liệt. Chỉ 5 tháng trước chính bà Palin đã cương quyết chống lại lời khuyên phá thai của bác sĩ, vì từ chối giết con mình khi cháu còn là bào thai trong cung lòng mình, lúc ấy thử nghiệm cho thấy cháu bé sẽ bị bệnh di truyền Down, là căn bệnh không thể chữa được và cha mẹ sẽ phải săn sóc cháu cả đời vì chậm trí khôn và các tật bẩm sinh khác.

Trong khi đó, khi hỏi TNS Obama câu hỏi rằng sự sống con người khởi sự lúc nào, ông ta trả lời vòng quanh và nói rằng vượt trên trí khôn của mình, cho là không biết. Thật ra. ông ta chủ trương phò phá thai. Ông ta chọn ông Biden là một người tự xưng là người Công giáo, nhưng lại cũng có chủ trương tự do phá thai, lại còn tự cho rằng ông ta ủng hộ phá thai là vì ông ta hành động theo đúng với đức tin công giáo của mình. Sau lòi phát biểu lầm lạc của ông này, đã có 2 vị Hồng Y, 2 vị Tỗng Giám Mục và 10 vị Giám Mục Hoa kỳ lên tiếng phản bác. Đặc biệt ĐGM W. Francis Malloly của địa phận Wilmington, Dl của Joe Biden đã mạnh mẻ lên tiếng Vạ Tuyệt Thông cho Joe Biden.

Anthony Lê trong bài viết trích dẫn nêu trên, đã nêu các dữ kiện đạo đức,, mà chuyện Phò Sinh như vừa nêu ra làm thí dụ dẫn chứng, đã đi đến kết luận: “Mc.Cain càng gần gũi và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng truyền thống và thủ cựu lâu đời bao nhiêu, thì khuynh hướng hành động của ông càng sát nút hơn với những giãng dạy của Giáo hội, Đức Tin và Lương Tâm Công Giáo của chúng ta”.

Về liên danh Obama-biden, Anthony Lê viết:”Thành tích của hai UCV này hòan tòan ĐI NGƯỢC LẠI với những giãng dạy về luân lý và đạo đức truyền thống của Giáo hội Và Đức Tin Công Giáo”.

Nói như vậy, nếu xét về Lương Tâm Công Giáo, ta đã chọn được liên danh để bỏ phiếu.

Xét về phía VN mình, Mc Cain nguyên là phi công bị bắn rơi tại Hà Nội và bị giam tại Hỏa Lò, dù bị CSVN tra tấn đánh đập đến độ mang tật, ông đã từ chối VC tha về sớm vì có Bố là Đô Đốc Tư Lệnh Thái Bình Dương, mà chấp nhận ở lại cùng với đồng đội cho đến khi cùng thả về. Vì quá am tường CSVN, ông đã tranh đấu cho các bạn tù VNCH trong trại cải tạo và nhập cảnh theo diện H.O. những năm gần đây khi còn là TNS trong quốc hội Mỹ. Chắc chắn TNS Mc. Cain có quá thừa kinh nghiệm để ứng xử với CSVN, nhất là về nhân quyền, công lý và tư do cho nhân dân VN.

Trong lúc Mc.Cain đã lăn lộn với đời như một anh hùng nơi sa trường, thì Obama chỉ là cậu bé lêu lỏng, liên kết với nhưng thành phần xấu chống phá khủng bố cực đoan có tên Weatherman Underground và là bạn rất thân với William Ayers là người lãnh đạo phong trào đó. Nhóm này đã đánh bom rất nhiều vào tòa nhà chính phủ, kể cả Ngũ Giác Đài, giết chết vô số thường dân và cảnh sát vô tội. Obama là người theo Hồi Giáo, giả đò chuyển sang Kitô giáo vì lý do chính trị. Obama có lẻ chẳng biết và chẳng quan tâm gì đến VN mình.

Người UCV Phó Tỗng Thống của Obama là Biden, ngay từ những ngày khốn khó của VN mình vào tháng tư đen 1975 và những năm sau nửa, Biden là thành viên của Ủy ban Ngọai giao Thượng Viện Hoa Kỳ đã lớn tiếng chống đối giúp đỡ và nhập cư tị nạn VN mình vào Hoa Kỳ.

Như thế, xét về cả hai tiêu chuẩn căn bản, là Lương Tâm Công Giáo và Việt nam mình, ta không thể ủng hộ và bỏ phiếu cho liên danh dân chủ của Obama-Biden, dù cả hai ông này có hứa hẹn ngọt ngào đến đâu thì cũng chỉ là câu chuyện đầu môi chót lưỡi.

III/ Vai trò thực tế của Giáo Dân và CĐCGVN tại Hoa Kỳ

1/ Cuối tuần này nhân dịp lễ Các Thánh Nam Nữ và Lễ Các Đẳng Linh Hồn,

Chúng ta cùng cầu nguyện xin Chúa soi sáng dân chúng tại Hoa Kỳ được sáng suốt lựa chọn theo lương tâm và trách nhiệm của mình.

2/ Chúng ta nhắc nhở khuyến khích lẫn nhau đi bầu thật đông vào thứ ba 4/11/08, trong dịp trò truyện, tụ họp vui chơi Halloween hay tham dự Thánh lễ Kính Các Thánh Nam Nữ.

3/ Xin các Cha Quản Nhiệm, giới chức lảnh đạo tại các Cộng Đòan Công Giáo VN nhắc nhở bà con đi bầu thật đông và hãy bầu theo Lương Tâm Công giáo và tâm tình ‘Ăn Quả Nhớ kẻ Trồng Cây” của VN mình trong các Thánh Lễ cuối tuần này và các tờ thông tin, trang web của cộng đòan.

Nguyện Xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc bầu cử này, cho Hoa Kỳ và cho tất cả chúng ta xứng đáng là những khí cụ bình an của Người nơi trần gian.

(Thứ ba 25/10/08, một tuần trước ngày bầu cử, 4/11/08)
 
Ai sẽ là Tổng Thống Hoa Kỳ
Lê Phát Minh
17:20 28/10/2008

Ai Sẽ Tổng Thống Hoa Kỳ?



Cuộc vận động tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay nhiều việc xảy ra ngoài dự đoán của nhiều người trong đó có cựu Đệ Nhứt Phu Nhân Hillary Clinton. Khi quyết định ra tranh cử bà nghĩ rằng trong nội bộ đảng Dân Chủ không ai có thể vượt qua bà để đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống, và bà cũng vững tin rằng bà sẽ trở thành nữ Tống Thống Hoa Kỳ đầu tiên dù ứng viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa là ai, bởi đa số dân chúng nghĩ rằng chính phủ đảng Cộng Hòa không thành công trong cuộc chiến tranh Iraq và muốn thay đổi!?. Bỗng nhiên một người da màu mới chập chững vào chính trường chưa đầy 4 năm ghi danh tranh cử Tổng Thống đó là Thượng Nghị Sĩ Barack Hussein Obama. Đối thủ của bà với lý lịch không mấy gì hợp với quan niệm truyền thống đạo đức gia đình của người Hoa Kỳ từ trước tới nay, bỗng nhiên vượt qua bà trên mọi lãnh vực: tài chánh thu vào một cách dễ dàng, giới trẻ, nữ giới và hẳn nhiên 99% người Mỹ gốc Phi Châu ủng hộ ứng viên Obama và lại được nhiều nhân vật uy tín của đảng Dân Chủ yễm trợ, trong đó có Thượng Nghị Sĩ Ted Kennedy, John Kerry…

Trong khi đó bà Hillary Clinton phải chật vật về tài chánh và đã phải vay nhiều triệu Mỹ kim để tiếp tục cuộc chạy đua tới giờ phút chót hy vọng lật ngược thế cờ với sự thắng lợi tại các tiểu bang lớn nhiều cử tri đoàn. Nhưng cái đau nhứt của bà Hillary là cuối cùng rồi cũng phải chịu thua (vì qui luật riêng của đảng Dân Chủ không giống như đảng Cộng Hoà và luật bầu cử của Liên Bang Hoa Kỳ, mà chia cử tri đoàn theo tỷ lệ phần trăm do cử tri bỏ cho mỗi ứng viên) cùng với món nợ nhiều triệu Mỹ kim trên vai mà phải tuyên bố ủng hộ và đi vận động tranh cử cho liên danh Obama-Biden vì con đường chính trị của bà ở tương lai trong đảng Dân Chủ.

Đảng Cộng Hòa, ngay trong ngày đầu Đại Hội, tất cả giới truyền thông đều đổ xô khai thác tin nóng bỏng của cơn bảo Gustav cấp 5 sắp đổ vào vùng vịnh Mexico, nhứt là tại thành phố New Orleans, Louissiana, nơi mà 3 năm trước đây bị thiệt hại vì bão Katina tới nay vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Mọi người những tưởng Đại Hội đảng Cộng Hòa sẽ bị nhận chìm bởi cơn bảo này vì bị giới truyền thông bỏ quên. Nhưng, hình như Thượng Đế còn thương, bảo Gustav đã giảm cường độ, đổi hướng không vào thẳng New Orleans mà yếu dần trước khi đổ vào phiá Tây New Orleans, vùng duyên hải phía Nam tiểu bang Louisiana; gây thiệt hại nặng, nhưng tương đối nhẹ hơn dự đoán, cho các tiểu bang Louisiana, Mississippi và Texas, … Cho nên ngày thứ nhì đại hội đảng Cộng Hòa mới trở thành tin nóng của giới truyền thông, nhứt là với sự xuất hiện của bà Sarah Palin, Thống Đốc Tiểu Bang xa xôi Alaska trong vai trò ứng viên Phó Tổng Thống.

Đối với đảng Cộng Hòa, từ tiến trình đầu tiên của cuộc vận động tranh cử 2008, chưa lần nào nội bộ của họ đoàn kết như lần nầy. Về bất đồng quan điểm ủng hộ phá thai và chống phá thai, đồng tính luyến ái, chống đồng tính luyến ái đã là một vấn đề nhức nhối trong những lần Đại Hội đảng Cộng Hòa trước đây khi đưa ra cương lĩnh (platform) xác định đường lối sẽ được thi hành bởi chính phủ mới để thu hút cử tri, đã từng gây nhiều tranh cãi, chia rẽ nội bộ trong quá khứ. Nhưng lần đại hội này mọi khuynh hướng bất đồng gần như được dẹp bỏ qua một bên, sau khi Thượng Nghị Sĩ John McCain, ứng viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa tuyên bố chọn và lần đầu tiên giới thiệu bà Sarah Palin, Thống Đốc tiểu bang Alaska làm ứng viên Phó Tổng Thống trong cuộc vận động tranh cử tại Ohio.

Trong bầu không khí sôi nổi, toàn thể đại hội nhiệt liệt ủng hộ trước sự xuất hiện của bà Thống Đốc Sarah Palin chấp nhận đề cử ứng viên Phó Tổng Thống. Trước khí thế phấn khởi của đại hội, đài Fox News phỏng vấn bà Mary, một đại biểu tiểu bang California cư dân San Francisco, một trong những người có xu hướng ủng hộ tự do phá thai:

- Tại sao bà ủng hộ bà Thống Đốc Sarah là người có chủ trương Bảo Thủ làm ứng viên phó Tổng Thống, trong khi bà đã từng chủ trương ủng hộ khuynh hướng tự do phá thai?

Bà trả lời:

- Đây là lần đầu tiên nữ giới được đề cử vào chức vụ này, thành ra quan điểm khác nhau chỉ là một việc nhỏ…..

Sau đại hội đảng Cộng Hòa, theo sự thăm dò của giới truyền thông lúc bấy giờ mức tín nhiệm liên danh McCain-Palin của cử tri vượt hơn liên danh Obama-Biden 7-8 điểm, bởi hấp lực của hiện tượng mới và sự trẻ trung của bà Thống Ðốc Sarah Palin. Ngoài ra cuộc chiến giữa Nga và Georgia đã làm cho nhân dân Hoa Kỳ thấy rõ tham vọng của Nga muốn khôi phục lại vai trò của Liên Bang Sô trước đây, thế đương đầu vẫn còn tiềm phục, muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế cũng như vai trò lãnh đạo của một cường quốc quân sự số một của Hoa Kỳ người ta cảm thấy cần người kinh nghiệm như Thượng Nghị Sĩ McCain.

Nhưng một sự kiện quan trọng khác lại xảy ra là cuộc khủng hoảng tài chính đã làm đảo ngược mọi quyết định của cử tri, “công việc làm và túi tiền là trên hết” vì họ nghĩ rằng Thượng Nghị Sĩ Obama có nhiều khả năng về kinh tế hơn và chỉ có ông và đảng Dân Chủ mới có thể vực lại nền kinh tế đang khủng hoảng. Vì vậy mức tín nhiệm của cử tri đối với liên danh Obama-Biden theo sự thăm dò của giới truyền thông đã lại vượt hơn liên danh McCain-Palin tới 10 điểm và hiện tại chỉ còn chưa đầy 2 tuần lễ nữa là tới ngày bầu cử, mọi người đều nghĩ rằng liên danh McCain-Palin khó lật ngược thế cờ, nhứt là sau khi một nhân vật lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng Hoà, từng giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng dưới thời Tổng Thống Bush cha và Ngoại Trưởng trong nhiệm kỳ đầu của đương kim Tổng Thống George W. Bush là Tướng Colin Powell vừa tuyên bố ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Obama.

Những Điều Nghịch Lý

Trên thế giới ngày nay không một quốc gia Tây Phương nào tôn trọng giá trị đạo đức xã hội bằng nước Mỹ, chúng ta chỉ nhìn riêng về lãnh vực tôn giáo: Nơi hành lễ, thờ phượng của các tôn giáo vẫn tiếp tục xây dựng lên, tín đồ các tôn giáo đến đền, chùa, nhà thờ trong ngày cuối tuần hay các dịp lễ tôn giáo không thuyên giảm mà còn có khuynh hướng gia tăng, trong khi đó các quốc gia ở Âu Châu, nhiều nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã bị bỏ hoang vì thiếu con chiên và Linh Mục…!

Thế mà nhiều sự việc liên quan đến vấn đề nhạy cảm của xã hội Hoa Kỳ, như vấn đề kỳ thị, tệ đoan xã hội, sự lừa đảo, gian lận gần như không ảnh hưởng đến quyết định của cử tri Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử lần này: Có phải là những nghịch lý hay chăng?

a. Như việc ban vận động tranh cử của bà Hillary Clion nêu lên bằng chứng cụ thể với những hình ảnh và lời tuyên bố đầy cực đoan, kỳ thị chủng tộc và nguyền rủa chính quốc gia cưu mang mình của Mục Sư Jeremiah Wright (… lên án chính sách đối ngoại áp đặt của Hoa Kỳ và cho cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 là đương nhiên và những lần thuyết giảng khác nguyền rủa Hoa Kỳ… không, không, chúa không phù hộ nước Hoa Kỳ, ….Godam American…). Trong khi đó TNS Obama lại liên hệ mật thiết với vị Mục Sư này trên 20 năm và chính vị Mục Sư này làm lễ hôn phối cho vợ chồng ông. Thượng Nghị Sĩ Obama chỉ đính chính là ông không biết và nghe những lời thuyết giảng này của Mục Sư Jeremiah Wright vì ông không có mặt. TNS Obama không có mặt nhưng không thể không biết, bởi những lời thuyết giảng đầy khích động thù hận và kỳ thị được tái diễn trong nhiều lần thuyết giảng khác nhau. Thế mà những người ủng hộ TNS Obama vẫn tin và chấp nhận giải thích không hợp lý này!? Và sau cùng vì áp lực dư luận bất lợi cho cuộc tranh cử, ông mới tuyên bố rời bỏ nhà thờ của Mục Sư Wright.

b. Tờ báo New York Times đặt vấn đề tư cách và đạo đức của Thượng Nghị Sị Obama, khi ông liên hệ lâu dài với ông William Ayers, người một thời là lãnh đạo của tổ chức khủng bố Underground Weathermen, chống chiến tranh Việt Nam và đã đặt bom nhiều nơi trên nước Mỹ trong đó có Ngũ Giác Đài, Thủ Ðô Washington, và New York…và vụ nổ bom tại San Francisco, California gây tử thương một cảnh sát và bị thương nhiều người. Trong quyển sách tựa đề “Fugitive Days” của ông Ayers phát hành ngày 11 tháng 9 năm 2002 trong đoạn đã viết: “Tôi không hối hận những vụ đặt bom. Tôi nghĩ chúng tôi đã làm chưa đủ” (I don’t regret setting bombs. I feel we didn’t do enough).(1)

Trong cuộc vận động đầu tháng 10-2008 tại Englewood, Colorado và tại Crason và Costa Mesa California ứng viên Phó Thổng Thống Sarah Palin nêu lại vấn đề này và đặt câu hỏi tại sao TNS Obama lại làm bạn với kẻ khủng bố?

Khi giới truyền thông hỏi thì TNS Obama nói ông chỉ biết mặt chứ không quen và lúc ông Bill Ayers phạm tội ông chỉ mới 8 tuổi không biết gì về vấn đề này. Nhưng khi báo chí phanh phui, trong thời gian ông ra tranh cử Thượng Nghị Sĩ, chính ông Bill Ayers gây quỹ tranh cử cho ông, thì TNS Obama cho biết vì ông và ông Bill Ayers cùng dạy chung Đại Học Illinois of Chicago và hai người cùng thành viên trong HĐ Quản Trị của hiệp hội bất vụ lợi Chicago Annenberg Challenge. Nhưng sự thật TNS Obama đã quen biết ông Ayers từ lâu, đã cùng làm việc chung trong Hội Ðồng Quản Trị của hiệp hội Wood Fund và sau đó là Chủ Tịch Hội Ðồng Quản Trị Hiệp Hội Chicago Annenberg Challenge do ông Ayers sáng lập (2). Tóm lại TNS Obama thiếu thành thật trong sự liên hệ giữa ông và nhân vật khủng bố Bill Ayers.

Ngoài ra trong một phóng sự của đài Fox News, phỏng vấn một số nhân vật tại Đại Học Columbia ở New York cho biết Thượng Nghị Sĩ Obama theo học Cử Nhơn tại trường Đại Học nầy và trong thời gian đó TNS Obama đã quen ông Bill Ayers. Sau đó theo đề nghị của ông Bill Ayers, TNS Obama trở lại Michigan thành lập chi nhánh Hiệp Hội bất vụ lợi Acorns, sau một năm chi nhánh Acorns thành hình và hoạt động tốt, coi như cuộc thử thách đã được chấp nhận và TNS Obama được một học bổng của một Bác Sĩ người Saudi Arabia qua sự giới thiệu của ông Bill Ayers (vị Bác Sĩ này là người trong tổ chức Hồi Giáo chống Mỹ) và được ông John L. McKnight, giáo sư tại Ðại học Northwestern University trước đây trong nhóm cực tả Democratic Socialist of America viết thư tiến cử giới thiệu vào Ðại Học Harvard. Tóm lại qua các dữ kiện trên, cho thấy TNS Obama thiếu thành thật trong sự liên hệ giữa ông và ông Bill Ayers, người từng trong tổ chức khủng bố chống lại chính quê hương mình.

Nhưng giới truyền thông thiên tả của Hoa Kỳ và những người ủng hộ TNS Obama không quan tâm đến sự kiện này và mức ủng hộ không giảm mà còn gia tăng?! Quả là một điều nghịch lý?!

c. Hiệp Hội Acorns mà Thượng Nghị Sĩ Obama là thành viên và là Luật Sư cố vấn cho Acorns. Hiệp Hội Acorns có thể nói là ngoại vi của đảng Dân Chủ có 1,200 cơ sở trên 110 thành phố khắp nước Mỹ có 400 ngàn hội viên. Trên tư cách pháp lý là một tổ chức xã hội bất vụ lợi, nhưng trên thực tế hỗ trợ cho lợi ích chính trị của đảng Dân Chủ. Trường hợp Thượng Nghị Sĩ Obama, sau khi tốt nghiệp Ðại Học Luật Harvard năm 1992, ông tham gia vận động tranh cử cho bà Thượng Nghị Sĩ Carol Moseley Braun trong công tác điều hành thực hiện ghi danh cử tri với mục tiêu nhắm vào người Mỹ gốc Phi Châu và lôi kéo hơn 125 ngàn cử tri ghi danh kết quả bà Carol Moseley Bruan, là người phụ nữ da đen đầu tiên đắc cử vào Thượng Viện Hoa Kỳ.

Từ những kinh nghiệm này cho nên Ban Vận Ðộng Tranh Cử của TNS Obama trao 832 ngàn Mỹ kim cho hiệp hội Acorns đứng ra điền đơn giúp cho những người có lợi tức thấp chưa có thẻ cử tri, mục tiêu nhằm vào người Mỹ da đen, kết quả thực hiện trên 1.3 triệu ghi danh bầu cử. Nhưng trong 1.3 triệu cử tri này đã bị khám phá có nhiều lý lịch gian trá xảy ra trên 12 tiểu bang: Indiana, Michigan, Nevada, Missouri,… và đặc biệt tại những tiểu bang có tỷ lệ cử tri ủng hộ hai liên danh Cộng Hoà và Dân Chủ ngang ngửa như tiểu bang Florida, Ohio, Nevada …. riêng tại Ohio theo lời tuyên bố của bà Jennifer, Bộ Trưởng Nội Vụ Tiểu Bang Ohio có tới 200 ngàn hồ sơ khai man lý lịch do hội Acorns thiết lập hồ sơ gian lận. Ðược biết trong những hồ sơ này có tên những người đã chết, hoặc những người chưa tới tuổi bỏ thăm, trong đó có 1 bé gái 7 tuổi, hoặc cư dân của tiểu bang khác…

Sự gian trá này ai cũng thấy rõ mục đích của hiệp hội Acorns; tuy nhiên theo sự thăm dò số người ủng hộ TNS Obama không thay đổi, quả là một điều nghịch lý của nhiều nghịch lý trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay?!

d. Ban vận động tranh cử của TNS Obama cho rằng bà Thống Ðốc Sarah Palin không đủ kinh nghiệm trong vai trò Phó Tổng Thống, trong khi đó bà Sarah Palin dù chưa nhiều năm thâm niên, nhưng đã điều hành nhiều cơ cấu công quyền, trước khi đắc cử Thống Ðốc Tiểu Bang Alaska. Trong khi đó TNS Obama chưa một ngày điều hành một cơ sở thương mại, một cơ sở công quyền dù là Thị Xã hay một hiệp hội (ông chưa bao giờ nắm chức vụ Ðiều Hành). Thế mà nhiều cử tri chỉ thấy tài ăn nói giỏi của TNS Obama mà tin rằng ông sẽ là một Tổng Thống giỏi?! Chuẩn bị giao cho lèo lái con thuyền quốc gia trước bối cảnh an ninh nhiễu nhương trên thế giới và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh chưa hồi kết thúc.

Hiện tượng này giống như một chàng trai trẻ thao thao bất tuyệt vỗ ngực cho rằng mình đủ tài năng lèo lái con thuyền vượt biển trong cơn sóng gió đến bờ nơi vùng đất hứa, và mọi người tin tưởng trao con thuyền cho chàng trai trẻ. Trong khi chàng trai này chưa một lần đi thuyền, chưa bao giờ học điều khiển, lèo lái con thuyền. Như vậy con thuyền đó sẽ đi về đâu?

Nếu TNS Obama đắc cử Tổng Thống trong cuộc bầu cử lần này, với kinh nghiệm chưa có, chắc chắn phải dựa vào những cố vấn có khuynh hướng Cực Tả mà ông quen biết từ ngày còn cấp sách đến trường gồm những người trong thập niên 70 là thành viên của các nhóm Student Of America Democratic Society, Communist Party USA, Democratic Socialist of America và nhóm khủng bố Weathermen Underground đó là: Frank Marshall Davis, đảng viên đảng Cộng Sản Hoa Kỳ. Trong quyển sách Dreams From My Father của TNS Obama có đề cập đến Frank Marshall Davis như một cái gì có liên hệ mật thiết…bởi có tư tưởng giống cha của ông là Barack Obama Sr. Kế đến một nhân vật cực tả khác đó là bà Alice Palmer, cựu Dân Biểu Tiểu Bang Illinois, bà có chân trong trong tổ chức có tên Hội Đồng Hoà Bình của Liên Sô trong thập niên 70. Tiếp theo Giáo Sư John L. McKnight, thuộc nhóm cực tả Democratic Socialist of America, người đề bạt và giới thiệu cho Obama vào Đại Học Harvard đã đề cập bên trên, rồi Giáo Sư Bill Ayers …..Như vậy nước Mỹ sẽ đi về đâu? Với chủ đề “Thay Đổi” trong cuộc tranh cử của TNS Obama?

Có phải “Thay đổi” từ một cường quốc Kinh Tế, Quân Sự số 1 Thế Giới trở thành cường quốc số 2, số 3!? Thay đổi từ chủ nghĩa Tư Bản sang chủ nghĩa Xã Hội? (theo chính sách thuế khóa của ông lấy bớt tiền của những người chịu khó làm việc có lợi tức cao sang cho người lợi tức thấp ít chịu làm việc hoặc không chịu làm việc. Cũng như ông đã nói chính phủ sẽ điều hành chương trình y tế không cần đến các công ty Bảo Hiểm trong cuộc tranh luận lần thứ nhì. . ).

Những Luồng Sóng Ngầm

Hãy nhìn qua cuộc khủng hoảng tài chánh hiện tại của Hoa kỳ - Một ưu điễm bất ngờ cho TNS Barack Obama-. Một trong những nguyên nhân chính đưa đến cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay đã đến từ chính sách Người Dân Có Nhà của Tổng Thống Bill Clinton. Chuẩn bị cho cuộc tranh cử nhiệm kỳ hai, Tổng Thống Clinton chỉ thị cho ông Robert E. Rubin, Bộ Trưởng Tài Chính thực hiện chương trình, tạo điều kiện dễ dàng giúp cho người có lợi tức thấp có thể vay tiền mua nhà và những người mua nhà đầu tiên được trợ cấp 5 ngàn mỹ kim… Ðể thực hiện chương trình này khỏi gặp trở ngại, Tổng Thống Clinton đã đưa ông Daniel Mudd vào chức vụ Giám Ðốc Ðiều Hành công ty Fannie Mae và ông Richard Syron Giám Ðốc Ðiều Hành Công Ty Freddie Mac là hai viên chức trong Bộ Tài Chánh. Và kể từ đấy đã có sự móc nối nhịp nhàng giữa Fannie Mae, Freddie Mac với Hiệp Hội Acorns.

Với đạo luật mới, những người có lợi tức thấp, nhứt là người Mỹ da đen có cơ hội làm chủ được căn nhà. Với sự vận động của hiệp hội Acorns, hai công ty tài chánh lớn Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các món nợ xấu này cho các ngân hàng, chính vì vậy nhiều ngân hàng đã quá dễ dãi trong việc xét credit người vay nợ như trước đây và theo đà đó, dịch vụ cho vay đã đem lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng. Và họ đua nhau khuyến khích cho vay với những phần huê hồng nhiều triệu Mỹ kim cho các viên chức điều hành ngân hàng.

Song song với chương trình người dân có nhà này đã giúp cho kỹ nghệ xây cất bùng phát, đã tạo thêm hàng triệu việc làm cho các ngành nghề liên hệ, đã đưa nền kinh tế đi lên và kết quả Tổng Thống Clinton tái đắc cử nhiệm kỳ hai.

Nhưng cũng kể từ đó nền mống thị trường tài chánh bắt đầu bị những món nợ xấu sói mòn dần cùng những món tiền tự thưởng cho nhau của thành phần lãnh đạo các công ty Fannie Mae, Freddie Mac, các ngân hàng, tín dụng, đầu tư…?! Riêng trong đệ nhứt tam cá nguyệt năm 2008 Fannie Mae lỗ 5 tỷ Mỹ kim, thế mà Hội Đồng Quản Trị của công ty thưởng cho ông Daniel Mudd 5 triệu Mỹ kim?! Không biết có phải đây là hình thức cấu kết nhau để tham nhũng hay không?!

Trong cuộc phỏng vấn ngày 6-10-2008 của phóng viên Bara Vaida thuộc National Journal Staff: Ông Lanny Griffith nguyên cố vấn Tổng Thống Bush cho biết trong năm 2003 Tổng Thống Bush đã lưu ý đến hệ quả xấu từ hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac cần phải điều chỉnh để chận lại nguy cơ khủng hoảng tài chánh. Và ông Griffith được chỉ thị liên lạc Quốc Hội về vấn đề này. Ông Griffith đã liên lạc với Dân Biểu Richard Baker (CH-La) chủ tịch Tiểu Bang Tài Chánh, Dân Biểu James Leach (CH-Iowa), Dân Biểu Barney Frank (DC-Ma) đưa ra dự luật Federal Housing Enterprise Regulatory Reform Act (S.190) với mục đích kiểm soát hai công ty Fannie Mae, Freddie Mac và kết quả dự luật được thông qua ở Hạ Viện nhưng bị chận tại Thượng Viện, vì sự chống đối của tất cả các Nghị Sĩ thuộc đảng Dân Chủ và một số Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hoà bởi sự vận động của hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac.

Ðầu năm 2005 Thượng Nghị Sĩ Chuck Hagel (CH-Nebraska), TNS Elizabeth Dole (CH-N.Carolina) TNS John Sununu (CH-NH), giới thiệu lại dự luật S.190 của Hạ Viện đưa lên trước đây nhưng không được sự hưởng ứng của đồng viện. Nên dự luật được sửa đổi lại hoặc thêm một số điều luật để dễ thuyết phục đồng viện và dự luật này được gọi là Government Sponsored Enterprise (GSE) với các vị TNS Mel Martinez (CH-Florida), TNS John McCain (CH-Ariz) ký tên đồng bảo trợ. Dự luật (GSE) nhằm mục đích để giám sát hai công ty Fannie Mae, Freddie Mac và Frederal Home Loan Bank nhứt là các vốn cho vay thuộc loại Secondary Housing Finance đã đưa ra thị trường chứng khoáng, nhằm ngăn chặn sự lừa gạt cổ đông, theo đó hàng năm phải kiểm toán (audit) chứng từ các dịch vụ của Fannie Mae và Freddir Mac. Dự luật GSE được thông qua Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viên, lúc đó Thượng Nghị Sĩ Richard Shelby (CH-AL) là chủ tich Ủy Ban Tài Chánh, nhưng một lần nữa gặp sự chống đối của toàn thể Nghị Sĩ đảng Dân Chủ thành ra không đủ túc số đưa ra phiên họp khoáng đại Thượng Viện và dự luật GSE của Thượng Nghị Sĩ Chuck Hagel giống như số phận dự luật S.190 của Hạ Viện trước đây. Và sau khi Ðảng Dân Chủ nắm đa số tại Thượng Viện từ năm 2006 vấn đề này bị bỏ qua không nhắc tới. (3)

Qua những dữ kiện trên, cuộc khủng hoảng tài chánh hiện tại do lỗi của ai, hẳn nhiên không phải do Tổng Thống Bush, bởi ông đã quan tâm và vận động Quốc Hội để đưa ra luật ngăn chận cuộc khủng hoảng này ngay từ năm 2003, vì đó là trách nhiệm và quyền hạn là của Quốc Hội. Và lỗi đó do Quốc Hội đã không nhìn rõ nguy cơ do khuyết điểm của đạo luật từ thời Tổng Thống Clinton đưa ra. Nếu đã là lỗi của Quốc Hội, thì ai là thủ phạm chính? Chính là các vị Thượng Nghị Sĩ của đảng Dân Chủ!

Thế mà nữ Dân Biểu Nancy Pelosi (DC-CA), Chủ Tịch Hạ Viện và hầu hết thành phần lãnh đạo đảng Dân Chủ lúc nào cũng rêu rao, chỉ trích chính sách kinh tế của Tổng Thống Bush đã đưa đến cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay. Và đại đa số người dân bình thường Hoa Kỳ đã tin như vậy và cho rằng Tổng Thống Bush và đảng Cộng Hoà làm kinh tế dở hơn Dân Chủ và muốn thay đổi.

Nếu chúng ta nhìn lại hơn 7 năm rưởi cầm quyền của Tổng Thống Bush, trong 6 năm đầu sẽ thấy rõ hơn:

- Thời gian cuối nhiệm kỳ Tổng Thống Clinton phát triển kinh tế chậm lại, lúc đó thị trường chứng khoáng chỉ còn khoảng 8500 điểm (lúc cao nhứt trên 10,000 điểm). Để thúc đẩy phát triển kinh tế trở lại, Tổng Thống Bush đã đưa ra chính sách nâng đở giới Tiểu Công Thương Kỹ Nghệ (Small Business) qua chính sách giảm thuế, và cũng nhờ nền tảng căn bản vững chắc này mà nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau biến cố 9/11 năm 2001.

- Giá xăng cao nhứt chỉ tới 2.19 Mỹ kim một gallon

- Thất nghiệp cao nhứt chỉ tới 4.5%

- Thị Trường Chứng Khoáng có lúc lên trên 14.000 điểm

- Mọi người dân đều sống thoải mái, thừa tiền mua sắm, du lịch, v.v…

Nhưng bản chất thích thay đổi “Change” và trong mùa bầu cử năm 2005 họ đã dồn phiếu cho đảng Dân Chủ, và đảng Dân Chủ nắm đa số lưỡng viện Quốc Hội đầu năm 2006.

Trong hai năm qua chúng ta thấy gì?! Quốc Hội luôn luôn gây trở ngại nhiều chương trình của Hành Pháp đưa ra. Như những trường hợp tôi vừa nêu bên trên, dự luật S.190 của Hạ Viện, dự luật GSE của TNS Hagel để chận đứng nguy cơ sụp đổ tài chánh, đã bị bức tử và kết quả từ năm 2006 tới nay:

- Lòng tin của giới đầu tư sụt giảm, thị trường chứng khoán sụt thê thảm từ trên 14 ngàn điểm năm 2006 nay còn hơn 8 ngàn điểm

- Giá xăng có lúc lên tới 4 Mỹ kim 1 gallon

- Thất nghiệp hiện nay lên tới 6.5%

- Hơn 766 ngàn căn nhà người dân bị ngân hàng tịch thu

- Nhiều Ngân Hàng lớn bị phá sản

Mọi người đều đổ tội cho Tổng Thống Bush. Nhưng nên nhớ mọi vấn đề do Quốc Hội quyết định, Hành Pháp không có thẩm quyền kiểm soát mọi lãnh vực nếu Quốc Hội không cho phép, như dự luật S.190 của Hạ Viện và GSE của Thượng Viện bị bức tử.

Ai Sẽ Vào Toà Bạch Ốc?

Theo sự thăm dò mức ủng hộ của cử tri mới nhứt, Liên danh Obama-Biden dẫn đầu hơn liên danh McCain-Palin 10 điểm và từ nay đến ngày bầu cử 4 tháng 11 chỉ còn chưa đầy 2 tuần lễ. Như vậy, có thể Thương Nghi Sĩ Barack Obama sẽ là Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ! Coi như lịch sử Hoa Kỳ sẽ lật qua một trang sử mới? Nhưng trang sử mới này tốt hay xấu, thế hệ sau sẽ phải nhận lãnh.

Bởi chính sách đối ngoại hay đối nội của người lãnh đạo quốc gia, nhứt là tại Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng lớn và lâu dài, và nếu là chánh sách xấu không dễ dàng sửa đổi. Như trường hợp quyết định sai lầm của Tổng Thống Jimmy Carter vấn đề Iran. Khi phong trào Hồi Giáo nổi lên chống đối nhà vua Iran Mohammad Reza Pahlvai do Giáo Sĩ Ayatolla Khomeini lưu vong tại Pháp lãnh đạo. Lúc bấy giờ Tổng Thống Carter và nội các của ông cho rằng đó là phong trào dân chủ đòi lật đổ chế độ, nên bỏ rơi chế độ quân chủ này. Kết quả toàn thể nhân viên Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Iran bị bắt làm con tin 444 ngày kể từ ngày 4 tháng 11 năm 1979 đến 20 tháng 1 năm 1981, vì Hoa Kỳ không chịu giao nhà vua Iran đang trị bệnh tại New York cho nhà cầm quyền mới của Iran.(4)

Do quyết định sai lầm của Tổng Thống Jimmy Carter đã tạo dựng nên một chính quyền Hồi Giáo cực đoan, quá khích tại Iran và luôn luôn chống lại quyền lợi của Hoa Kỳ cũng như các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ tại trung tâm chiến lược Trung Đông. Một vết thương nhức nhối của thế giới sau gần 30 năm chưa giải quyết được.

- Truyền thống tôn trọng tự do dân chủ của nhân dân Hoa Kỳ đặt trên nền tảng tôn trọng giá trị đạo đức, công bằng xã hội và cải tiến không ngừng để lành mạnh hoá xã hội. Nạn kỳ thị chủng tộc bị đẩy lùi vào quá khứ, để chống tinh thần bệnh hoạn này bởi luật pháp và luân lý xã hội.

- Tự do cá nhân, quan niệm sống của mọi người đều được tôn trọng nếu không gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, một khi cá nhân tham gia vào lãnh vực chính trị, xã hội thì vấn đề tiêu chuẩn đạo đức được đặt ra.

Qua các sự kiện vừa trình bày ở mục những điều nghịch lý, cho thấy Thượng Nghị Sĩ Obama quả là người quá phóng khoáng, trong quá khứ thời niên thiếu ông ghiền ma túy, và bây giờ ông thân cận với những người mà quan niệm đạo đức xã hội Hoa Kỳ không chấp nhận, như: Mục Sư Jeremial Wright, ông Bill Ayers. Lập trường của ông lại chấp nhận phá thai và đồng tính luyến ái.

- Hiệp hội Acorns liên hệ với TNS Obama và đã nhận lãnh 832 ngàn Mỹ kim của ban vận động tranh cử của ông lại gian dối trong việc thực hiên ghi danh đầu phiếu, nhằm mục đích giúp ông thắng cử theo con đường thiếu dân chủ và công bằng.

- Theo sự thăm dò của giới truyền thông, hơn 90 phần trăm người Mỹ da đen ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Obama. Và mới đây Tướng Colin Powel, đảng viên kỳ cựu Cộng Hoà, người Mỹ gốc da đen, từng được đưa vào những chức vụ quan trọng, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, Ngoại Trưởng trong nhiệm kỳ đầu của đương kim Tổng Thống Bush, lại tuyên bố ủng hộ liên danh Obama-Biden. Ðiều này cho mọi người thấy rõ sự ủng hộ này mang tính chất sắc tộc hơn là quan điểm chính trị, và yếu tố này đã làm thức tỉnh những người Mỹ gốc Âu Châu có tinh thần phóng khoáng và đảng tính phải suy nghĩ lại việc xử dụng lá phiếu của mình.

Từ đây tới ngày bầu cử chưa đầy hai tuần lễ, nhưng nhiều yếu tố bất ngờ có thể xảy ra, chính vì vậy liên danh Obama-Biden lo sợ kêu gọi người ủng hộ ông đi bỏ phiếu sớm để không còn thay đổi được ý kiến.

Qua 33 năm sống trên đất nước này, người viết nhận thấy nhân dân Hoa Kỳ dù quan niệm sống nặng về cá nhân, nhưng giá tri đạo đức xã hội vẫn được tôn trọng, đề cao và cũng là cây thước làm chuẩn để họ đánh giá chọn người đại diện cho mình bất cứ ở lãnh vực và vị trí nào trong guồng máy cai trị đất nước.

Vì vậy, dù sự thăm dò của giới truyền thông, liên danh Obama-Biden đang dẫn đầu hơn liên danh McCain-Palin 10 điểm, nhưng lần này chưa hẳn đúng bởi bản chất cuộc bầu cử năm nay nhiều việc xảy ra ngoài dự đoán của mọi người. Và nếu quả thật giá trị truyền thống đạo đức xã hội Hoa Kỳ còn được đề cao, tin chắc rằng liên danh McCain-Palin sẽ là người thay thế Tổng Thống George W. Bush tại Tòa Bạch Ốc trong nhiệm kỳ 2009-2013. Hãy chờ xem!.

Long Beach, California, ngày 24 tháng 10 năm 2008

Lê Phát Minh

Ghi chú:

(1) New York Times ngày 5 tháng 10 năm 2008

(2) Chicago Sun Times ngày 18 tháng 4 năm 2008

(3) Công báo Thượng Viện ngày 28 tháng 7 năm 2005

(Article Posted: 07/28/2005 1:12:53 PM)

Hagel Legislation to Strengthen Oversight of Fannie Mae & Freddie Mac

Passes Senate Banking Committee.

(4) Wikipedia The Free Encyclopedia Website
 
Thông Báo
Mới tham dự Đêm Thánh Ca ''Tưởng Nhớ Và Tri Ân''
LM LM Đaminh Đinh Ngọc Lễ
12:38 28/10/2008

Thư Mời


Mùa Báo Hiếu về, mỗi người lại có những giây phút nghĩ đến tình Cha Nghĩa Mẹ,
là những bậc sinh thành dưỡng dục còn sống cũng như đã khuất.
Trong tâm tình đó, giáo xứ Hà Nội - Xóm Mới sẽ tổ chức Đêm Thánh Ca với chủ đề:

"Tưởng Nhớ Và Tri Ân"


với sự cộng tác của các Dòng Nữ, Nhóm bạn trẻ DONBOSCO Sài Gòn,
các Anh Chi Em Ca Sĩ công giáo và Ca Đoàn Giáo xứ Hà Nội trình diễn,
vào lúc 20 giờ 00, thứ bảy, ngày 01 tháng 11 năm 2008
tại Giáo Xứ Hà Nội, hạt Xóm Mới
49/7 đường thống nhất, phường 13,
Quận Gò Vấp, TPHCM

Trân trọng kính mời Quí Cha, Quí Tu Sĩ Nam Nữ
cùng tất cả mọi thành phần tham dự. Rất hân hoan được đón tiếp Qúi vị.

Trân trọng kính mời
Chánh Xứ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sắc Thu
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
00:14 28/10/2008

SẮC THU



Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.

Anh nhặt cho em chiếc lá đỏ

Trên cành phong vừa rụng sáng nay

Ôi anh! đẹp quá mùa thu tới

Em nhốt đầy lòng gió heo may.

(Trích thơ của Trần Mộng Tú)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền