Ngày 27-10-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hoán cải lỗi lầm, chia sẽ với tha nhân để đón Chúa
Lm Jude Siciliano OP
05:14 27/10/2016
Chúa nhật 31 Thường niên (C)
Khôn Ngoan 11: 22-12:2;Tvịnh 144; 2 Thêxalônica 1: 11-22; Luca 19: 1-10

HOÁN CẢI LỖI LẦM, CHIA SẼ VỚI THA NHÂN ĐỂ ĐÓN CHÚA

Câu chuyện Chúa Giêsu gặp ông Giakêu trong phúc âm thánh Luca khỏ̉i đầu đặt ông Giakêu, ngủỏ̀i thu thuế, là một ngủỏ̀i "xấu". Ông Giakêu thu thuế cho ngủỏ̀i La mã đô hộ. Nhủ̃ng ngủỏ̀i thu thuế lãnh hoa hồng trong việc thu thuế, nên họ có nhiều dịp để gian lận. Đây là việc làm phổ biến của giới thu thuế. Điều tệ hỏn là ông Giakêu là "ngủỏ̀i đủ́ng đầu nhủ̃ng kẻ thu thuế". Ông ta là ngủỏ̀i xấu và không ai thích ông ta cả. Ông là kẻ bị người Do Thái ruồng bỏ và không ai thích tiếp cận với ông.

Dù vậy vẫn còn có chút hy vọng về ông ta, một ngủỏ̀i mà Chúa Giêsu gọi là "ngủỏ̀i này cũng là con cháu tổ phụ Abraham". Trong khi mọi người không chấp nhận ông Giakêu xấu xa đó, nhủng lúc ông sinh trủỏ̉ng vẫn là thành phần của dân Chúa, và Thiên Chúa đã hủ́a vỏ́i ngủỏ̀i Do thái là Ngài sẽ củ́u họ, không nhủ̃ng chỉ khỏi ách đô hộ, mà còn củ́u họ khỏi tội lỗi. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đến để củ́u thế gian, khỏ̉i sụ̉ tủ̀ ngủỏ̀i Do thái. Ông Giakêu là một thí dụ cho thấy Thiên Chúa đủa vòng tay rộng lỏ́n ra để củ́u dân Thiên Chúa đã chọn. Thiên Chúa tìm đến ngủỏ̀i nhủ ông Giakêu là ngủỏ̀i đã bị ngủỏ̀i Do thái loại ra.

Bên ngoài, các câu chuyện trong phúc âm có thể trông thấy khác, nhủng các câu chuyện đó nhắc đi nhắc lại một chủ đề nhủ nhau. Câu chuyện ông Giakêu giống nhủ các câu chuyện chúng ta nghe trong tháng vủ̀a qua. Nhủ: câu chuyện về ngủỏ̀i chăn chiên để 99 con chiên lại để đi tìm một con chiên lạc; và câu chuyện ngủỏ̀i phụ nủ̃ quét sạch nhà để tìm đồng bạc bị đánh mất (Lc 15: 1-10). Trong câu chuyện ông Giakêu, Chúa Giêsu nhấn mạnh các dụ ngôn về các vật mất và tìm đủọ̉c, Ngài nói về Thiên Chúa: "Vì Con Ngủỏ̀i đến để tìm và củ́u nhủ̃ng gì đã mất". Hoặc nủ̃a, tuần vủ̀a qua, chúng ta nghe dụ ngôn của ngủỏ̀i thu thuế ỏ̉ trong Đền Thỏ̀ thú nhận mình là nguỏ̀i tội lỗi, và Chúa Giêsu nói ngủỏ̀i đó đủọ̉c nên "công chính", nghĩa là đủọ̉c nên giống vỏ́i Thiên Chúa.

Củ́u ngủỏ̀i tội lỗi, tìm khiếm ngủỏ̀i đã mất, làm cho ngủỏ̀i đủọ̉c nên giống vỏ́i Thiên Chúa, là nhủ̃ng chủ đề được lập đi lập lại phải không? Và hôm nay Chúa Giêsu tóm tắt "Vì Con Ngủỏ̀i đến để tìm và củ́u nhủ̃ng gì đã mất". Đó là tóm tắc tất cả phúc âm, và mỗi câu chuyện kể trong phúc âm.

Các ngôn sủ́ nâng đỏ̃, khuyến khích dân Do thái bị đau khổ nhọc nhằn, và bảo họ nên chỏ̀ đọ̉i "Ngày của Thiên Chúa". Thiên Chúa sẽ đến để củ́u thoát họ. Sứ vụ của Chúa Giêsu nhắc là "Ngày đó" đã đến khi Ngài nói vỏ́i ông Giakêu "Hôm nay, ỏn củ́u độ đã đến cho nhà này…" Ông Giakêu đáp lại ý của Thiên Chúa là mỏ̀i Chúa Giêsu đến nhà ông ta. Nỏi bàn ăn, vỏ́i Chúa Giêsu, ông ta và cả gia đình đủọ̉c lãnh nhận ỏn sũng đến trủỏ́c của bàn tiệc Thiên Chúa đã dọn cho mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta.

Khi ỏn sũng đã đủọ̉c trao ban thi ông Giakêu vui mủ̀ng hỏ́n hỏ̉ đáp lại việc củ́u độ đã làm, là chia phân nủ̉a tài sản của ông ta cho ngủỏ̀i nghèo. Và nếu ông ta đã củỏ̃ng đoạt cái gì của ai thì ông ta xin đền gấp bốn. Sụ̉ lo lắng cho ngủỏ̀i nghèo, liên hệ đúng vỏ́i kẻ khác, là nhủ̃ng dấu chỉ xác thực ỏn củ́u độ đã đến nhà ông Giakêu, một con cháu của tổ phụ Abraham mà Thiên Chúa nhỏ́ đến, vì Thiên Chúa đã đến để tìm và củ́u nhủ̃ng gì đã mất.

Một lần nủ̃a, chúng ta thấy sự năng động của các hoạt động phúc âm. Ông Giakêu không chia tiền của ông ta cho ngủỏ̀i nghèo để ông ta đủọ̉c củ́u rỗi. Trái lại, ỏn huệ đó là lòng rộng lủọ̉ng của ông ta đối vỏ́i ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃. Lòng rộng lủọ̉ng của ông Giakêu không phải là một sự rộng lượng nhưng là một sự hy sinh mà ông ta phải làm và phải làm một hành vi vui vẻ phản chiếu ỏn huệ ông ta đã lãnh nhận. Trong câu chuyện ngủỏ̀i giàu có trủỏ́c đó (Lc18: 18-23), một điều rất tiếc, là ngủỏ̀i nhà giàu không dùng cỏ hội Chúa Giêsu đã ban cho ông ta. Trái lại, tài sản của ông ta làm ông ta đui mù, không thấy điều Chúa Giêsu gọi. Ông ta quay mặt đi một cách buồn phiền. Trong khi ông Giakêu đón tiếp Chúa Giêsu "một cách vui mủ̀ng".

Điều đó làm chúng ta tụ̉ hỏi: Tôi đã không sẵn sàng điều gì, hay đã tránh không sửa đổi điều gì để đáp lại sụ̉ hiện diện của Chúa Giêsu trong đỏ̀i sống hằng ngày của tôi? Tôi nghĩ là tôi sống trong Chúa Giêsu, nhủng điều đó có làm thay đổ gì trong lối sống của tôi hay không? Tôi đã đáp ứng được gì cho tha nhân đang cần đủọ̉c giúp đỏ̃? Giá trị chính của đỏ̀i tôi là gì? v.v... Ông Giakêu sẵn sàng bỏ qua nhủ̃ng điều đã chia cách đỏ̀i sống ông ta vỏ́i đỏ̀i sống toàn diện Chúa Giêsu đã ban cho ông ta.

Nhủ̃ng con số là dấu chỉ nói về việc ông Giakêu hoan hỉ đáp lại Chúa Giêsu. Sách Lêvi có lề luật là nếu ai chấp nhận là mình đã chiếm đoạt của ngủỏ̀i khác, thi phải đền phần chiếm đoạt đó cộng thêm 20% số chiếm đoạt. Nhủng ông Giakêu muốn trả lại nhiều hỏn điều lề luật bắt buộc. "Nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn" . Ông Giakêu chấp nhận điều gì đã xãy ra, và Chúa Giêsu chấp nhận lỏ̀i ông ta đáp lại. "Hôm nay ỏn củ́u độ đã đến nhà này". Và chính thật thế phải không? Mỗi khi một ngủỏ̀i trong gia đình thay đổi đỏ̀i sống ngủỏ̀i đó thì cả gia đình đủọ̉c thủ̀a hủỏ̉ng chung. Chúa Giêsu nói là Ngài đã đến "để tìm kiếm và cù́u nhủ̃ng gì đã mất". Chúa Giêsu đã tìm thấy ông Giakêu trên cành cây sung. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta ỏ̉ đâu? Chúng ta có mời Chúa Giêsu đến nhà chúng ta, và xin Ngài ban ỏn cho chúng ta đang cần bây giỏ̀ để đủọ̉c củ́u độ hay không?

Trong tiệm tạp hóa Walmart, có chỗ ghi "Nơi trả hàng" thủỏ̀ng ỏ̉ gần củ̉a đi vào. Luôn luôn có cả dãy ngủỏ̀i có hàng hóa và phíếu mua hàng đủ́ng đọ̉i để trả hàng lại. Còn chỗ "mất và tìm đủọ̉c" cũng đễ thấy. Thủỏ̀ng ỏ̉ tủ̀ng lầu dủỏ́i trong góc cuối của cửa hàng. Trên kệ có la liệt nhủ̃ng vật mất mà ngủỏ̀i ta có thể tìm lại. Nhủ: nhủ̃ng chai để sủ̃a cho em bé, ô dù, sách cũ của trủỏ̀ng, xe đẩy em bé đã hỏng, balô, các chai nủỏ́c v.v... Khách hàng bận rộn, và hình nhủ không có thì giỏ̀, và cũng không màn đến việc tìm nhủ̃ng vật trên kệ và yêu cầu bồi thường những vật bị mất của họ. Nhủ̃ng vật dụng đó nằm trên kệ một thỏ̀i gian rồi đến lúc ngủỏ̀i ta gom góp lại vủ́t vào thùng phế liệu đặt phía sau cửa hàng.

Hãy để ý Chúa Giêsu đang làm gì. Ngài nói các dụ ngôn "mất và tìm đủọ̉c", và tìm kiếm nhủ̃ng gì đã mất để đem về cho Ngài. Chúa Giêsu đã xuống tủ̀ng dủỏ́i, ra sau cửa hàng đến chỗ "mất và tìm đủọ̉c", và gặp ông Giakêu phía sau trên kệ nhủ̃ng hàng hóa không ai muốn tìm lại để đem ông ta về cho Ngài. Ông Giakêu là một con cháu của tổ phụ Abraham. và Chúa Giêsu đã ban ỏn sũng phục hồi phẩm giá cho ông để trỏ̉ lại địa vị đỏ̀i sống ông ta đã bị khinh chê và đã bị nhủ̃ng ngủỏ̀i khác loại ông ta ra. Hôm nay Chúa Giêsu có thể nói "vì Con Ngủỏ̀i đã xuống chỗ hàng hóa mất và tìm được nhủ̃ng gì đã mất."

Chúa Giêsu phải cố gắng, vì điều gì Ngài đã làm cho ông Giakêu trên đủỏ̀ng Ngài đi lên Giêrusalem, sẽ tạo một cớ khác cho những kẻ chống đối Ngài. Họ sẽ nói rằng Ngài đã xúc phạm đến nhủ̃ng ngủỏ̀i công chính vì "ông đã đến nhà ngủỏ̀i tội lỗi".

Chúa Giêsu đến chỗ "mất và tìm lại" trong tiệm tạp hóa. Ngài muốn đến tìm nhủ̃ng gì đã mất và đã gây xáo trộn trong đỏ̀i sống chúng ta. Nhủ̃ng gì chúng ta muốn che đậy và quên đi. Thật ra, Chúa Giêsu muốn đến ỏ̉ nhà vỏ́i chúng ta, ngay ỏ̉ nỏi chúng ta đóng kín và khóa chặt. Chúa Giêsu gỏ và muốn chúng ta để Ngài bủỏ́c vào, để thay đổi nhủ̃ng gì đã bỏ mất, để đem ra ánh sáng nhủ̃ng gỉ đã bị hư hỏng và vất bỏ, nhủ̃ng gì cần đủọ̉c chủ̉a lành và đủọ̉c tha thủ́. Chúa Giêsu muốn nói vỏ́i chúng ta như lỏ̀i Ngài đã nói vỏ́i ông Giakêu "hôm nay tôi phải ỏ̉ lại nhà ông".

Vậy chúng ta có cùng vỏ́i ông Giakêu và tất cả nhủ̃ng ngủỏ̀i khác đón tiếp Chúa Giêsu và nhận lỏ̀i Ngài trong bánh và rủọ̉u hay không? Trong khi làm nhủ vậy Chúa Giêsu sẽ nói lại vỏ́i chúng ta lỏ̀i Ngài đã nói vỏ́i ông Giaakêu "Hôm nay, ỏn củ́u độ đã đến cho nhà này."

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



31st SUNDAY -C-
Wisdom 11: 22-12:2; Psalm 145; 2 Thessalonians 1: 11-22; Luke 19: 1-10

Luke’s story of the encounter between Zacchaeus and Jesus begins by setting up the tax collector as the "bad guy." He collected taxes for the Roman occupiers. Since tax collectors worked on a commission he had plenty of opportunity to cheat, as was common among tax collectors. To make matters worse, he was a "chief tax collector." He is the bad guy all right and no body would like him. He is unacceptable to his own people and we modern readers have no initial reason to like him either.

Still, there is a note of hope for the man since Jesus identifies him as "a descendent of Abraham." While we might have given up on such a villain Zacchaeus, by birth, is a member of God’s people and God made promises to the Jewish people to rescue them, not only from their oppressors, but from their sin. In Jesus God has set out to save the world – beginning with the Jews. Zacchaeus is an example of how far God is willing to reach to bring the chosen people to God’s renewing embrace – reaching as far as Zacchaeus, the outcast and least among the Jews.

The gospel stories may appear different on the surface, but they repeat a similar theme. The story of Zacchaeus is similar to the one we heard last month of the shepherd leaving the 99 sheep to look for the lost one in the desert; or the diligent woman who sweeps her house looking for her lost coin (Luke 15:1-10). In Zacchaeus Jesus affirms what the "lost and found parables" tell about God: "For the Son of Man has come to seek and to save what was lost." Or again, last week we heard the parable of the penitent tax collector in the temple whom Jesus said was "justified," i.e. put right with God.

Saving the sinners; searching out and finding the lost; setting people right with God – it is a repetitious theme, isn’t it? It is summed up by Jesus again today, "For the Son of Man has come to seek and to save the lost." Which is a summary of the entire gospel and each and every gospel narrative.

The prophets had encouraged the downhearted Jewish people to await "the Day of the Lord," when God would come to rescue them. Jesus’ ministry suggests that Day had arrived, when he says to Zacchaeus, "Today salvation has come to this house…." Zacchaeus responded appropriately to God’s initiative by welcoming and opening his home to Jesus. At table with Jesus he and his entire household have a foretaste of the banquet God has prepared for each of us.

When the gift is given Zacchaeus responds enthusiastically, doing what those who experience salvation do, sharing his possessions with the poor and setting his life right with anyone he has cheated. Concern for the poor, right relationship with others – signs indeed that salvation has come to the home of Zacchaeus, a child of Abraham remembered by God, who has searched and found the lost.

Once again we see the dynamics of the gospel working. Zacchaeus doesn’t give his money to the poor to earn his salvation. Rather, the gift of new life is given him and he reflects the gift of that life by his exceeding generosity to those in need. His generosity doesn’t have the note of a sacrifice he must do, but of a spontaneous act of joy, reflecting the gift he has received. Too bad the wealthy official in the previous story (18:18-23) didn’t take the opportunity Jesus was offering him. Instead, his wealth got in his way and blinded him to Jesus’ offer, so he turned away sad. While Zacchaeus received Jesus "with joy."

Which makes us wonder. What am I not willing to let go of or change as I respond to the daily presence of Jesus in my life? I claim to believe in him, but has that made a significant difference in how I live; whom I respond to in their need; what my priorities are, etc.? Zacchaeus was willing to put aside whatever might separate him from the fullness of life Jesus was giving him.

The numbers are a clue to Zacchaeus’ exuberant response to Jesus. Leviticus (6:5) required that if a person admitted they had defrauded anyone they must pay back the amount, plus 20%. Zacchaeus offers to do more than he was required, "If I have extorted anything from anyone I shall repay it four times over." Zacchaeus recognized what happened and Jesus puts his stamp of approval on his response, "Today salvation has come to this house…." And isn’t that true? When a member of the family turns around their life, all benefit. Jesus proclaims that he has come, "to seek and save what was lost." He found Zacchaeus out on a limb. What about us? Where are we? Shall we invite Jesus to come and gift us with the saving gift we need now?

In a local Walmart the "Returns Department" is near the main entrance. There is always a line of people holding the items that want to return and their purchase receipts. The "Lost and Found" department isn’t as easy to find. It’s downstairs in the back corner of the store. On the shelves are items that, for the most part, people don’t care enough about to claim. There are baby bottles, umbrellas, old school books, broken baby strollers, backpacks, water bottles etc. People are busy and don’t seem to have time, or enough interest, to search and claim their lost items. The rejected and used items sit there till their time is up. Then they are gathered and tossed into the scrap bin in the back of the store to be hauled off to some landfill.

Notice what Jesus has been doing. Telling "lost and found" parables and searching out the loss to claim them for his own. He’s gone downstairs to the back of the store, to the "Lost and Found Department" and found Zacchaeus on the back, unwanted shelf and claimed him for his own. He is a child of Abraham and Jesus restores him to the dignity his way of life has lessened and others have denied him. Today Jesus might say it this way, "For the Son of Man has gone down to the "Lost and Found Department" to seek, find and save what was lost."

It requires quite an effort on Jesus’ part because what he does for Zacchaeus will be one more occasion on his way to Jerusalem that he offends the righteous, as they grumble, "He has gone to the house of a sinner."

Jesus comes to our "Lost and Found Department." He wants to come to the lost and confused parts of our lives. The parts we cover up and want to forget. Indeed, he wants to make a home with us in the very places we have closed up and locked away. He knocks and invites us to let him in to change what we have given up on; to bring out into the light the broken and discarded parts that need healing and forgiveness. He wants to say to us what he said to Zacchaeus, "Today I must stay at your house."

Shall we, with Zacchaeus and one another welcome him in his word and in the bread and wine? Shall we make a permanent home for him? As we do that he says once again to us what he said to Zacchaeus, "Today salvation has come to this house."
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 27/10/2016
56. KẺ CƯỚP PHUN NƯỚC.
Có một tên cướp dù võ công không được cao cường cho mấy, nhưng cũng thường thường đắc thủ, là bởi vì hắn ta trước khi đánh người thì ngậm đầy một bụm nước trong miệng, đợi lúc đánh lộn thì bất thình lình phun nước vào mặt đối phương, lợi dụng thời cơ ấy mà được thắng.
Về sau, có một tráng sĩ biết chiêu thức của hắn ta, nên khi chạm mặt thì đợi khi tên cường đạo chưa kịp giở lại trò cũ thì đâm một đao vào cổ họng hắn.
Lần này hắn ta không còn phun ra nước, mà là phun ra máu.
(Mộng Kê bút đàm)

Suy tư 56:
Đọc truyện võ hiệp của Kim Dung chúng ta thường thấy rất rõ nội dung chính của câu truyện là hai phe chánh và tà tranh nhau ngôi bá chủ võ lâm. Phe chánh được gọi là quân tử luôn dùng những chiêu thức quang minh chính đại, phe tà thì luôn dùng những thủ đoạn, những đòn thế ác độc, có khi dùng những thủ đoạn đê tiện để thắng đối phương.
Đời sống tâm linh của các linh mục tu sĩ nam nữ cũng như thế, các vị ấy là đại biểu cho cái quang minh chính đại, tức là sự sáng chiếu soi tâm hồn mọi tín hữu và của mọi người. Khi nơi các linh mục tu sĩ nam nữ không còn sự sáng nữa, thì các vị ấy cũng chỉ là những “phèn la rỗng tuếch” mà thôi, cũng chỉ là những đèn pin hết pin mà thôi.
Nhìn vào một nữ tu, người ta nhận ra nơi các chị có một nét sáng ngời của sự đơn sơ và khiêm tốn trong cung cách ăn nói và phục vụ, làm cho họ quên đi những ưu tư trong cuộc sống.
Nhìn các thầy đại chủng viện mỗi thứ bảy và Chúa Nhật đi giúp xứ hay làm công tác xã hội, người ta liền nhận ra ngay nơi các thầy ấy có một sức sống mới lạ lùng, sức sống tươi trẻ, yêu đời lạc quan, làm cho họ cảm thấy cuộc sống còn có những người tràn trề hy vọng, khiến họ vững tin hơn trong cuộc sống đời thường của mình.
Và quan trọng hơn chính là các linh mục, trong thời đại ngày nay các ngài là nhân tố cho nhiều chống đối từ bên trong (giáo dân) và bên ngoài (xã hội), lấy đức tin mà nói thì Thiên Chúa đang sàng lọc Giáo Hội của Ngài qua các linh mục, người ta bài trừ linh mục, chống đối linh mục, vì linh mục chưa thực sự sống Tin Mừng mà các ngài đang rao giảng, vì linh mục đã làm tắt ánh sáng của Chúa trong mình, đã tục hóa thánh chức mà các ngài đã lãnh nhận.
Nhưng không phải ai cũng chống đối các linh mục, bởi vì có rất nhiều người cảm thông và cảm nghiệm sâu sắc đời sống của các linh mục là hy sinh và quảng đại. Chính và tà đang chiến đấu trên con người của linh mục, ân sủng và sự dữ đang thử thách linh mục, nhưng cuối cùng chính phải thắng và tà phải thua, bởi vì linh mục chính là Đức Ki-tô thứ hai, nếu mỗi linh mục học theo gương của Đức Chúa Ki-tô: hiền lành, khiêm tốn và nhân từ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 27/10/2016

5. Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã khen ngợi đức khiêm tốn, Ngài ở trong Thánh Thể xác thực, tuyên dương sự vô song của đức khiêm tốn, đức khiêm tốn này không coi thường bất cứ người nào, nhưng bằng lòng giống như người khách ngự trong bất cứ linh hồn nào đầy ân tình, thậm chí là tâm hồn của người đã ô nhiễm tội lỗi.

(Thánh Thomas Aquinas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ các Thánh : Các Thánh là ai ?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:15 27/10/2016
Các Thánh là ai vậy?

Lễ Các Thánh Nam Nữ

(Mt 5, 1-12a)

Chúng ta hôm nay mừng kính trọng thể Các Thánh Nam Nữ ở trên Trời. Có thể nói, hôm nay là ngày hội lớn, ngày vui mừng của mọi thành phần con cái trong đại gia đình Hội Thánh. Mừng kính Các Thánh, là mừng kính những người đang sống sự sống của Thiên Chúa, những vị đang hưởng phúc vinh quang tràn đầy trước tòa cao sang của Chúa Ba Ngôi trên thiên đàng.

Hỏi : Thiên đàng là gì ?

Thưa : Thiên đàng là nơi đầy dẫy những sự vui vẻ vô cùng, mà phúc nhất trên thiên đàng là xem thấy mặt Đức Chúa Trời liên (Sách Bổn Hà Nội tr. 21).

Thiên đàng là cùng đích tối hậu, nơi ấy khát vọng sâu xa nhất của con người trở thành hiện thực, đó là tình trạng hạnh phúc cao nhất và vĩnh cửu (x. GLCG số 1023-1025), nơi người ta yêu thương nhau, là nơi chỉ còn tình yêu là đáng kể, nơi có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau, nơi không còn chết chóc, chiến tranh, hận thù và nước mắt. Trái lại, chỉ có hòa thuận và thương yêu, Các Thánh là những người đã đạt tới hạnh phúc đó.

Hỏi : Các Thánh là ai vậy ?

Là những người không bằng lòng với sự kém cỏi; với những biện pháp nửa vời. Các Thánh là những người đói và khát sự công chính, theo ngôn ngữ Kinh Thánh là khát khao sự thánh thiện. Vì khao khát, nên Thiên Chúa đã cho các ngài thỏa chí toại lòng đúng như Chúa Giêsu công bố : “Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả” (Mt 5, 6).

Chi tiết trong bài đọc I của ngày lễ giúp chúng ta hiểu thêm Các Thánh là ai. Các Thánh là “những người giặt áo và tảy áo trắng trong máu Con Chiên” (Kh 7,14). Như thế, sự thánh thiện mà các ngài có được là từ Chúa Kitô. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩa là “tách biệt” khỏi tất cả những gì ô uế. Chữ “thánh” có nghĩa chung là “kitô hữu”, hợp thành cộng đoàn qui tụ chung quanh Đức Giêsu làm thành Dân thánh. Sự thánh tách khỏi sự phàm tục. Các Thánh tràn đầy sự thánh, còn người phàm mang đầy sự phàm. Các Thánh là những người đã được Thiên Chúa làm gia nghiệp.

Hỏi : Các Thánh làm gì trên thiên đàng?

Câu trả lời cũng được tìm thấy trong Bài đọc I: “Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”. Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “ Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1, 46). Chính trong sự ca ngợi này mà Các Thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui , “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1, 47). Vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa ngập tràn các ngài.

Hỏi : Các Thánh mặc áo gì?

Các Thánh mặc áo chùng trắng, giặt áo mình trong máu Con Chiên. Các Thánh mạc áo đỏ, mặc áo theo con đường tử đạo của Đức Kitô. Các Thánh mạc áo xanh vì đã xây dựng hòa bình, yêu thương và phục vụ công bình đạo lý. Các Thánh mạc áo vàng khi tham dự vào chức huy hoàng của Đức Kitô, và hy vọng vào Thiên Chúa.

Hỏi : Các Thánh là bao nhiêu?

Sách Khải Huyền nói : “Số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel” (Kh 7, 4). Tôn chỉ của họ là Tám Mối Phúc Thật. Phúc cho những ai hiền lành, nghèo khó; họ là những người khóc lóc nay tìm được sự ủi an ở nơi Thiên Chúa ; họ là những người biết thương xót người nay được Chúa xót thương ; họ là những người trong sạch nay được nhìn thấy Thiên Chúa; họ là những người xây dựng hòa bình nên được gọi là con Thiên Chúa; họ là những người bị bắt bớ, “họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (Kh 7, 14). Họ là các Tổ phụ, các Tiên tri, các Tông đồ, Tử đạo, các thánh Hiển tu, Ẩn tu, các thánh Đồng trinh thủ tiết, các thánh nam nữ.

Tuy nhiên nếu con số chỉ có thế thôi thì quả là một điều đáng lo sợ, bởi vì người tín hữu như ta đâu có hy vọng được vào số những người đó? Vậy con số đó là thế nào? Số một trăm bốn mươi bốn ngàn là con số biểu tượng cao đầy đủ, chỉ những người được cứu rỗi. Theo hệ thống đếm của người Do thái, một người có thể đếm cao tới mười hai ngàn. Mười hai ngàn nhân với mười hai, thành một trăm bốn mươi bốn ngàn, một con số cao trọn vẹn tuyệt đối, chứ không phải chỉ theo nghĩa đen là một trăm bốn mươi bốn ngàn mà thôi.

Thánh Gioan đã nhìn thấy: “Đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng” (Kh 7, 9). Họ thuộc đủ mọi thành phần và mọi tầng lớp trong xã hội. Ðó là lý do tại sao Giáo Hội thiết lập ngày Lễ Các Thánh, để mừng kính chung Các Thánh gồm cả Các Thánh không tên tuổi, trong đó phải có tổ tiên, họ hàng gần xa của mỗi chúng ta.

Giáo Hội hôm nay mừng kính, có những vị rõ ràng là thánh, những vị được tôn phong hiển thánh, những vị có tên trong kinh cầu các thánh với đỉnh cao sáng rực. Nhưng cũng nhớ và kính mừng những vị thánh chìm sâu trong lòng đất, trong xác thịt mồ hôi nước mắt của kiếp người. Vì mọi người đều được kêu gọi nên thánh trong Đức Kitô. Các Thánh đã đạt tới hạnh phúc đó, giờ đây trên thiên quốc vui mừng hân hoan tận hưởng phần thưởng trọng đại Chúa dành cho các ngài. Đó cũng là niềm hy vọng của tất cả chúng ta đang sống phận lữ hành tiến về quê trời vinh phúc.

Mừng kính Các Thánh, chúng ta cậy nhờ các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng ta bao lâu còn sống ở đời tạm nay, biết noi gương các ngài sống Hiến Chương Nước Trời, thực hành Tám Mối Phúc như Chúa Giêsu dạy, để mai sau cũng được Chúa ân thưởng thiên đàng.

Với niềm hy vọng, cùng với gương sáng và sự trợ giúp của Các Thánh, chúng ta cũng có thể làm thánh, và phải nên thánh bằng cách tự thánh hóa bản thân như Các Thánh đã làm, tức là sống theo tinh thần và mệnh lệnh của Tin Mừng là : hiền lành, bác ái, hòa thuận, trong sạch, với tâm hồn luôn hướng về những thực tại siêu nhiên, chịu đựng những vất vả, đau khổ tự nhiên hay do người khác mang đến, luôn tìm kiếm Chúa và cố gắng sống phù hợp với thánh ý Chúa.

Được như thế, chúng ta có thể “vui mừng hân hoan vì phần thưởng của chúng ta sẽ trọng đại ở trên trời như Các Thánh hiện nay là những anh em chúng ta đang ca tụng Chúa muôn đời” (Mt 5, 12a).

Lạy Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video ĐTC tiếp kiến chung ngày 26/10/2016: Giải pháp duy nhất cho vấn đề di cư là liên đới trợ giúp và tiếp đón
VietCatholic Network
13:21 27/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm nay thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 26 tháng 10 năm 2016, trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương từ khắp nơi về Roma có hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hôm nay, Đức Thánh Cha đã đề cập đến “vấn đề di cư và trách nhiệm liên đới trợ giúp và tiếp đón họ”. Ngài nói rằng: Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc di cư xảy ra tại khắp nơi trên thế giới. Giải pháp duy nhất là tình liên đới và sự tiếp đón. Đây là sự dấn thân liên lụy tới tất cả mọi người, không trừ ai: mọi kitô hữu đều được mời gọi tiếp đón các anh chị em phải chạy trốn chiến tranh, đói khát, bạo lực và các điều kiện sống vô nhân. Cần phải trao ban trở lại cho họ phẩm giá là người có quyền sống, có nhà ở và công ăn việc làm được trả lương xứng đáng.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích lời Chúa Giêsu nói trong ngày phán xét sau hết: “Ta là người ngoại quốc các ngươi đã tiếp đón Ta, Ta trần truồng các ngươi đã mặc cho Ta”. Ngài nói: chúng ta tiếp tục suy tư về các việc làm diễn tả lòng thương xót đối với thân xác, mà Chúa Giêsu đã giao phó cho chúng ta để duy trì đức tin luôn luôn sống động và năng nổ. Thật thế, các công việc này minh nhiên rằng các kitô hữu không mệt mỏi hay lười biếng, khi chờ đợi cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa, nhưng mỗi ngày đi gặp gỡ Chúa, bằng cách nhận ra gương mặt của Ngài nơi gương mặt của biết bao người xin giúp đỡ.

Đề cập tới hiện tượng di cư ĐTC nói:

Trong thời đại chúng ta thật là vấn đề thời sự khi giúp người ngoại quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế, các xung đột vũ trang và các thay đổi khí hậu thúc đẩy biết bao người di cư. Tuy nhiên, các cuộc di cư không phải là một hiện tượng mới mẻ, nhưng chúng thuộc lịch sử nhân loại. Nghĩ rằng chúng chỉ thuộc thời đại chúng ta là thiếu ký ức lịch sử.

Thánh Kinh cống hiến cho chúng ta biết bao thí dụ cụ thể về các cuộc di cư. Chỉ cần nghĩ tới tổ phụ Abraham. Tiếng Thiên Chúa kêu gọi thúc đầy ông bỏ quê hương để đi tới một nơi khác: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1).

Dân Israel cũng thế, từ Ai Cập nơi họ là nô lệ, đã đi 40 năm trong sa mạc cho tới khi đến đất Thiên Chúa hứa. Chính thánh gia – Mẹ Maria Cha thánh Giuse và Chúa Giêsu bé thơ – cũng đã bị bắt buộc di cư sang Ai Cập để chạy trốn sự đe dọa của vua Hêrôđê: “Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.” (Mt 2,14-15). Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc di cư: tại mọi vĩ tuyến, không có dân tộc nào là đã không biết tới hiện tượng di cư.

Trong các thế kỷ chúng ta đã chứng kiến các kiểu diễn tả tình liên đới lớn lao, cả khi đã không thiếu các căng thẳng xã hội. Rất tiếc ngày nay bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tạo thuận tiện cho thái độ khép kín và không tiếp đón. Trong một vài phần của thế giới lại dựng lên các bức tường và hàng rào. Đôi khi xem ra công việc thinh lặng của nhiều người nam nữ, bằng nhiều cách xả thân trợ giúp các người tỵ nạn di cư, bị che mờ bởi tiếng la ó của những người khác nói lên bản năng ích kỷ của họ. Nhưng việc khép kín không phải là một giải pháp, trái lại nó kết thúc bằng việc tạo thuận tiện cho các tội phạm buôn người. Giải pháp duy nhất là con đường của tình liên đới. Liên đới… liên đới với người di cư, liên đới với khách ngoại kiều.

Dấn thân của các kitô hữu trong lãnh vực này cấp thiết ngày nay cũng như trong quá khứ. Chỉ nhìn vào thế kỷ vừa qua chúng ta nhớ tới gương mặt tuyệt vời của thánh nữ Francesca Cabrini, là người đã cùng với các bạn gái khác tận hiến cuộc đời cho người di cư bên Hoà Kỳ. Cả ngày nay nữa chúng ta cũng cần các chứng tá này để lòng thương xót có thể đến với biết bao người cần được giúp đỡ. Đó là một dấn thân liên lụy tới tất cả mọi người, không trừ ai. Các giáo phận, các giáo xứ, các dòng tu, hiệp hội và phong trào cũng như từng kitô hữu, tất cả chúng ta đều được mời gọi tiếp đón các anh chị em trốn chạy chiến tranh, đói khát, bạo lực và các điều kiện sống vô nhân. Tất cả cùng nhau chúng ta là một sức mạnh lớn yểm trợ những người đã mất quê hương, gia đình, việc làm và nhân phẩm.

Cách đây mấy ngày có xảy ra một câu chuyện nhỏ này trong thành phố. Có một người tỵ nạn tìm đường, và một bà tới gần hỏi: “Ông tìm điều gì phải không?”. Người đó không có giầy. Và anh ta trả lời: “Tôi muốn đến đền thờ thánh Phêrô để bước qua Cửa Thánh”. Người đàn bà nghĩ thầm: “Mà anh ta không có giầy, làm sao mà đi bộ được” Bà gọi xe taxi, nhưng mà anh ta hôi hám quá, và ông tài xế tắc xi không muốn để cho anh ta lên xe, nhưng sau cùng ông cho anh lên. Người đàn bà ngồi cạnh anh và trên đường mườì phút đến đây, bà hỏi chuyện lịch sử di cư tỵ nạn của anh. Anh ta kể lại lịch sử khổ đau, chiến tranh, đói khát, và tại sao anh đã chạy trốn quê hương để di cư sang đây. Khi họ tới nơi, bà mở bóp trả tiền taxi. Ông tài xế taxi ban đầu không muốn cho anh lên xe, vì anh ta hôi hám quá, nói với bà: “Không, thưa bà, chính tôi mới phải trả tiền bà, vì bà đã làm cho tôi nghe một câu chuyện đã biến đổi trái tim tôi”. Người đàn bà đó đã biết thế nào là nỗi khổ đau của một người di cư, vì bà ta có dòng máu Armeni, và bà biết nỗi khổ đau của dân tộc bà. Khi chúng ta làm một điều tương tự, ban đầu chúng ta từ chối, vì nó cho chúng ta một chút khó chịu, “mà… anh ta hôi hám …” Nhưng sau cùng câu chuyện xức nước hoa cho linh hồn, và khiến cho chúng ta thay đổi. Anh chị em hãy nghĩ tới câu chuyện này và hãy nghĩ chúng ta có thể làm gì cho các anh chị em tỵ nạn.

Và cho người trần truồng mặc có nghĩa là gì nếu không phải là tái lập nhân phẩm cho người đã mất nó? Chắc chắn là cho áo quần cho kẻ không có gì mặc, nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ tới các phụ nữ nạn nhân của nạn buôn người bị vứt ra đường phố, hay những người khác, quá nhiều kiểu sử dụng thân xác con người như món hàng, kể cả các trẻ em vị thành niên. Cũng như những người không có một việc làm, một đồng lương công bằng, đây là một hình thức của sự “trần trưồng”, hay các kỳ thị vì chủng tộc hay tôn giáo, tất cả đều là những hình thức “trần truồng”, mà chúng ta là các kitô hữu được mời gọi chú ý, tỉnh thức và sẵn sàng hành động.

Rôi ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta đừng rơi vào thái độ khép kín trong chính mình, thờ ơ với các nhu cầu của các anh chị em khác và chỉ lo cho chính mình. Chính trong mức độ chúng ta rộng mở cho tha nhân, mà cuộc sống trở thành phong phú, mà các xã hội tái chiếm được hoà bình và con người tái chiếm được nhân phẩm tràn đầy của nó. Và xin anh chị em đừng quên người đàn bà ấy, đừng quên người tỵ nạn hôi hám, và cũng đừng quên ông tài xế taxi mà người tỵ nạn đã thay đổi con tim.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp và Thuỵ sĩ nói tiếng Pháp, đặc biệt phái đoàn Paris do ĐHY Vingt Trois và các GM Phụ tá hướng dẫn, và các phái đoàn các giáo phận khác do các GM sở tại hướng dẫn. Ngài cầu mong mọi người biết sống quảng đại liên đới để cuộc đời được phong phú hơn.



Ngài cũng chào các nhóm hành hương Anh quốc, vùng Galles, Ai len, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Phần Lan, Na Uy, Israel, Australia, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đặc biệt đến từ Hoa Kỳ có phái đoàn 10 người do anh chị Hóa Dung thuộc Ban Kỹ thuật VietCatholic TV hướng dẫn, và một phái đoàn Việt Nam khác đến từ Úc châu do Cha Văn Chi phó Giám đốc VietCatholic hướng dẫn.

ĐTC nói tháng Mân Côi sắp kết thúc. Nó cũng là tổng hợp của lòng Thương Xót Chúa. Trong các mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi cùng với Mẹ Maria chúng ta suy niệm cuộc đời của Chúa Giêsu dãi toả lòng thương xót của chính Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy vui mừng vì tình thương và sự tha thứ của Ngài, và hãy rộng mở con tim cho tha nhân, cho người di cư và người nghèo.

Ngài cũng chào nhiều phái đoàn hành hương giáo phận Italia do các GM hướng dẫn; các Linh Mục món quà lòng tin; các nữ tu tham dự khóa học do Liên Hiệp các dòng nữ tổ chức; các bác sĩ chuyên khoa của nhà thương Umberto I, các trẻ em đau yếu và cha mẹ; và đông đảo sinh viên học sinh các trường Roma cũng như nơi khác. Ngài cầu mong chuyến hành hương Năm Thánh củng cố kinh nghiệm về Giáo Hội đại đồng của họ.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC khuyên mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi. Lời cầu nguyện đơn sơ này giúp các bạn trẻ biết giải thích ý Chúa trong cuộc sống, trao ban ủi an cho tâm trí người bệnh, và là thời điểm giúp củng cố tình yêu trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Top Stories
Vietnam: L’Assemblée nationale débat de la loi sur les croyances et la religion
Eglises d'Asie
08:33 27/10/2016
Le projet de loi sur la religion a, jusqu’à présent, surtout provoqué des réactions négatives au sein de la société civile. Ainsi, il a, tout récemment, été rejeté radicalement par le Conseil interreligieux qui préconise son abandon pur et simple (1). Ce texte législatif qui compte neuf chapitres et 68 articles est, depuis le début de la semaine sur les pupitres de l’Assemblée nationale où les députés, réunis pour la deuxième session de la législature actuelle, vont en débattre avant de voter son adoption. Une date est même prévue pour son adoption définitive au mois de novembre.

Ce lundi 24 octobre, pour la première fois dans l’histoire des relations souvent conflictuelles des relations entre les religions et de la République socialiste du Vietnam, un projet de loi sur la religion est présenté aux députés de l’Assemblée nationale. Voilà un peu plus d’un an que le projet est en cours.

Le projet, élaboré par le personnel du bureau des Affaires religieuses, est brusquement apparu au mois d’avril 2015. Il s’agissait déjà d’une quatrième version (les précédentes n’ont pas été connues du grand public). La future loi en est aujourd’hui à sa cinquième version que l’on peut déjà trouver sur Internet.

Le premier débat parlementaire a eu lieu le 24 octobre. Selon les indications données par la presse officielle, la discussion ne devait porter que sur les questions encore « sujettes à controverse ». En fait, deux sujets principaux ont été abordés.

Une première controverse portait sur la question de savoir s’il fallait inscrire dans la loi les tâches non proprement religieuses assumées par les organisations religieuses, comme l’éducation, les actions caritatives, les soins de santé, les services sociaux etc., autant d’activités qui pour le moment sont très limitées et souvent absentes. La seconde controverse liste des interdictions stipulées par la loi qui est jugée trop négative par certains. En outre, au cours de cette même séance de l’Assemblée nationale, on a précisé que l’examen de la loi serait achevé le 17 novembre et que son option serait proposée au vote dès ce jour-là.

C’est le président de la commission parlementaire de la culture et de l’éducation qui dans un rapport a abordé le problème des tâches « non religieuses » des organisations religieuses. Selon lui, de nombreux députés réclament que soient précisés dans la loi la possibilité pour les organisations religieuses de participer aux activités éducatives, hospitalières, à la protection sociale, aux activités caritatives et humanitaires. La commission permanente de l’Assemblée nationale a fait alors remarquer qu’il était en effet traditionnel que la religion participe à ce genre d’œuvre. Cependant, a-t-il ajouté, pour sauvegarder la cohérence de la loi, il est bon que ces prescriptions ne concernent que la liberté de croyances et de religion ainsi que les organisations et les activités religieuses.

Le deuxième point mis en cause par certains députés était une liste des actions interdites aux organisations religieuses. Le projet se contente de citer quelques-unes des attitudes et activités strictement interdites aux religions, comme par exemple la discrimination au nom de valeurs religieuses ou encore l’utilisation de la religion à des fins intéressées… Il a été demandé au comité de rédaction du projet de loi de se remettre au travail sur ce sujet et de définir concrètement les activités interdites aux religions. (eda/jm)

(1) À la veille de l’ouverture de l’ouverture de la deuxième session de l’Assemblée nationale, le Conseil interreligieux a fait paraître en retentissant communiqué demandant d’abandonner purement et simplement le projet de loi en question. Les représentants de diverses religions (catholicisme, protestantisme, bouddhisme unifié, bouddhisme Hoa Hao religion Cao Dai…) regroupés dans cette association créée il y a quelques années affirment que cette loi est inutile et dangereuse. Voir https://chantroimoimedia.com/2016/10/20/khang-thu-bac-bo-luat-tin-nguong-ton-giao-2015-cua-hoi-dong-lien-ton-viet-nam/

(Source: Eglises d'Asie, le 27 octobre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viếng thăm và cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt miền Trung
Jos Trọng Tấn
10:45 27/10/2016
Phái đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viếng thăm và cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt miền Trung

Những ngày này, trên các nẻo đường thuộc 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, người ta dễ dàng nhận thấy những chuyến xe nghĩa tình chở những nhu yếu phẩm đến với bà con vũng lũ. Cùng chung niềm thổn thức và sẻ chia những mất mát của những người dân đang phải sống trong cảnh khốn đốn sau cơn lũ lịch sử vừa qua, ngày 26/10/2016, Đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và một số giáo phận miền Bắc đã viếng thăm và trao quà cho bà con vùng lũ lụt tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Xem Hình

Phái đoàn do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Gp. Thanh Hóa - Chủ tịch HĐGM Việt Nam dẫn đầu. Tham dự phái đoàn còn có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Gp. Phát Diệm - Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam; Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Gp. Hải Phòng - Phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam; Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, phó chủ tịch Ủy ban Bác ái – Caritas Việt Nam, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Gp. Thái Bình và Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Gp. Vinh. Tháp tùng quý Đức Cha, còn có quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng đại diện các thành phần dân Chúa các giáo phận Thanh Hóa, Phát Diệm, Hải Phòng, Thái Bình và Vinh.

Như tin đã đưa, áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa đông bắc tăng cường đã gây nên đợt mưa lớn trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung trong những ngày từ 13 – 16/10/2016. Thêm vào đó là việcxả lũ ồ ạt và thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý đập thủy điện Hố Hô đã làm cho tình trạng ngập lụt càng nghiêm trọng. Tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, nước lũ dâng lên nhấn chìm hàng chục ngàn ngôi nhà, nhiều vùng bị nước lũ cô lập hoàn toàn. Người dân phải trèo lên mái nhà để tránh lũ, đành bất lực đứng nhìn biển nước nhấn chìm nhà cửa, cuốn trôi tài sản, vật nuôi chết trôi theo dòng nước...

Tuy rằng nước lũ đã rút, nhưng “khúc ruột miền Trung” vẫn đang phải tiếp tục oằn mình gánh chịu những thiệt hại nặng nề sau lũ và sống trong cảnh thiếu thốn lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc men, chăn mền, áo quần…

Đến thăm người dân chịu thiệt hai do trận lũ vừa qua, Phái đoàn HĐGM Việt Nam đã trao cho đại diện Caritas giáo phận Vinh các phần quà và tiền mặt trị giá 3.087.500.000vnđ (Caritas Vinh sẽ chủ trì việc phân phát cho bà con vũng lũ). Phái đoàn cũng đã đến thăm bà con tại giáo họ Đồng Lưu thuộc giáo xứ Tràng Lưu (Hà Tĩnh) và giáo xứ Minh Cầm (Quảng Bình). Đây là 2 trong số các địa điểm bị thiệt nặng nề trong cơn lũ lịch sử vừa qua.

Chia sẻ với bà con chịu thiệt hại do lũ lụt, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh trong tư cách là Chủ tịch HĐGM Việt Nam bày tỏ sự hiệp thông, liên đới và yêu thương tới bà con vùng lũ và khích lệ bà con cố gắng sớm ổn định cuộc sống.

Chuyến viếng thăm của các Giám mục đại diện HĐGM Việt Nam và các giáo phận miền Bắc là nguồn động viên sâu sắc dành cho các nạn nhân vùng lũ, giúp họ vơi bớt nỗi đau mất mát và khích lệ họ can đảm vượt qua tình trạng khốn đốn hiện tại.

PV-GPVO
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông, Kỷ Niệm 500 Năm Phong Trào Cải Cách
Vũ Văn An
17:21 27/10/2016
Ngày 31 tháng Mười này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ qua Lund, Thụy Điển, để đồng chủ tọa lễ kỷ niệm 500 năm ngày ra đời của Phong Trào Cải Cách Thệ Phản. Với việc đồng chủ tọa này, Đức Phanxicô sẽ thêm vào bảng liệt kê những cái nhất của ngài một cái nhất nữa: vị giáo hoàng thứ nhất tham dự buổi cầu nguyện cùng với hậu duệ của người hiện vẫn còn chính thức bị vạ tuyệt thông, Martin Luther, người khai sáng ra Phong Trào Cải Cách Thệ Phản.

Tuy nhiên, cái nhất lần này của Đức Phanxicô không phải do một mình ngài khởi diễn. Nó là kết quả của 50 năm kiên nhẫn đối thoại giữa Giáo Hội Luthêrô và Giáo Hội Công Giáo. Thành quả lớn lao đầu tiên của cuộc đối thoại này là thỏa hiệp về công chính hóa, được cụ thể hóa trong văn kiện Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa công bố tại Augsburg năm 1999. Năm 2007, được thúc đẩy bởi văn kiện vừa nói, hai Giáo Hội nghĩ tới việc kỷ niệm chung biến cố 500 năm ngày ra đời của Phong Trào Cải Cách vào năm 2017, bằng cách cố gắng đưa ra các cơ sở chung cho việc kỷ niệm này. Cố gắng chung này đã được đúc kết vào năm 2013, trong một văn kiện không kém quan trọng tựa là “Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông”.

Văn kiện trên không những đề cập tới việc tổ chức lễ Kỷ Niệm 500 năm ngày khai sáng ra Phong Trào Cải Cách Thệ Phản, mà cốt yếu còn thuật lại diễn trình cùng nhau thuật lại câu truyện Cải Cách. Có thể nói, đây là lần đầu, người Công Giáo và người Luthêrô cùng kể câu truyện chung về Luther và di sản của ông cũng như các hậu duệ Thệ Phản của ông, để mọi người thấy câu truyện không hẳn đơn giản như nhiều người tưởng. Và do đó, việc kỷ niệm biến cố khai sinh ra Phong Trào Cải Cách quả có đủ các yếu tố của mừng vui lẫn buồn sầu, làm lý do cho cả tạ ơn, xám hối lẫn cam kết dấn thân. Chúng tôi cố gắng lần lượt chuyển trọn nội dung của văn kiện này từ bản tiếng Anh của trang mạng Tòa Thánh sang tiếng Việt. Thân mời qúy độc giả cùng đọc.


Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông

Cuộc Kỷ Niệm Chung Phong Trào Cải Cách năm 2017

của người Công Giáo và người Luthêrô



Lời Nói Đầu

Cuộc vật lộn của Martin Luther với Thiên Chúa đã thúc đẩy và xác định ra trọn cuộc sống của ông. Câu hỏi: làm thế nào tôi có thể tìm ra một Thiên Chúa nhân từ? đã ám ảnh ông khôn nguôi. Ông tìm ra vị Thiên Chúa nhân từ trong tin mừng của Chúa Giêsu Kitô. “Thần học đích thực và việc hiểu biết Thiên Chúa ở trong Chúa Kitô chịu đóng đinh”.

Năm 2017, các Kitô hữu Công Giáo và Luthêrô sẽ nhìn trở lui một cách thích đáng nhất các biến cố đã diễn ra 500 năm trước đây bằng cách đặt tin mừng của Chúa Giêsu Kitô vào tâm điểm. Tin mừng nên được cử hành và thông truyền cho người thời nay để thế giới có thể tin rằng Thiên Chúa đã ban chính mình Người cho những con người phàm nhân và mời gọi chúng ta bước vào hiệp thông với chính Thiên Chúa và với Giáo Hội của Người. Chính đó là căn bản để chúng ta vui chung trong đức tin chung của mình.

Cũng thuộc niềm vui này là cái nhìn biện phân, tự phê chính chúng ta, không chỉ trong lịch sử mà cả ngày nay nữa. Kitô hữu chúng ta chắc chắn không luôn trung thành với tin mừng; quá nhiều khi chúng ta đồng hình đồng dạng với suy nghĩ và các mẫu tác phong của thế giới chung quanh. Chúng ta liên tiếp đứng án ngữ tin mừng của lòng thương xót Thiên Chúa.

Cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách cộng đồng tín hữu, tất cả chúng ta đều không ngừng cần sự thống hối và canh cải, dưới sự khuyến khích và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. “Khi Chúa và là Thầy chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, nói ‘hãy thống hối’, Người muốn kêu gọi việc trọn cuộc sống của tín hữu phải là một cuộc sống ăn năn thống hối”. Câu tuyên bố khởi đầu trong 95 luận đề của Luther năm 1517, những luận đề làm nổ ra phong trào Cải Cách, đã viết như thế.

Mặc dù luận đề trên là điều hết sức hiển nhiên vào ngày hôm nay, các Kitô hữu Luthêrô và Công Giáo chúng ta muốn xem xét nó một cách cẩn trọng bằng cách hướng cái nhìn phê phán vào chính chúng ta trước nhất, chứ không phải vào nhau. Chúng ta lấy học lý công chính hóa làm qui luật hướng dẫn; học lý này vốn nói lên sứ điệp của tin mừng và do đó, “không ngừng phục vụ việc quy hướng mọi giáo huấn và thực hành của các Giáo Hội chúng ta vào Chúa Kitô” (Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa).

Sự hợp nhất chân thực của Giáo Hội chỉ có thể hiện hữu như là sự hợp nhất trong sự thật của tin mừng Chúa Giêsu Kitô. Cuộc đấu tranh cho sự thật này trong thế kỷ 16 dẫn tới việc mất hợp nhất trong thế giới Kitô Giáo Tây Phương là sự kiện thuộc những trang đen tối của lịch sử Giáo Hội. Năm 2017, chúng ta phải công khai xưng thú rằng chúng ta có tội trước nhan Chúa Kitô vì đã phá hoại sự hợp nhất của Giáo Hội. Năm kỷ niệm này trình bầy với chúng ta hai thách đố: thanh tẩy và hàn gắn ký ức, và phục hồi sự hợp nhất Kitô Giáo phù hợp với sự thật của tin mừng Chúa Giêsu Kitô (Eh 4:4–6).

Bản văn sau đây mô tả con đường ‘từ tranh chấp tới hiệp thông’, một con đường mà chúng ta chưa đạt được mục tiêu của nó. Tuy nhiên, Ủy Ban Hợp Nhất Luthêrô-Công Giáo rất coi trọng những lời lẽ sau đây của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, “Những điều hợp nhất chúng ta lớn hơn những điều chia rẽ chúng ta”.

Chúng tôi kính mời mọi Kitô hữu nghiên cứu phúc trình này của Ủy Ban chúng tôi một cách vừa cởi mở vừa có tính phê phán, và cùng chúng tôi bước trên con đường tiến tới sự hiệp thông sâu xa hơn giữa các Kitô hữu.

Karlheinz Diez,

Giám mục phụ tá của Fulda (đồng chủ tịch Công Giáo)

Eero Huovinen

Giám Mục Hưu Trí của Helsinki (đồng chủ tịch Luthêrô)

Dẫn nhập

1. Năm 2017, các Kitô hữu Luthêrô và Công Giáo sẽ cùng nhau kỷ niệm năm thứ 500 ngày khởi đầu phong trào Cải Cách. Người Luthêrô và người Công Giáo ngày nay hưởng được một sự tăng trưởng về hiểu biết, hợp tác, và tôn trọng nhau. Họ đã tiến tới chỗ nhìn nhận rằng nhiều điều hợp nhất hơn là chia rẽ họ: trên hết, là đức tin chung vào Thiên Chúa Ba Ngôi và việc mạc khải của Chúa Giêsu Kitô, cũng như việc thừa nhận các sự thật căn bản của học lý công chính hóa.



2. Lễ kỷ niệm năm thứ 450 Bản Tuyên Tín Augsburg vào năm 1980 đã cung ứng cho cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo cơ hội khai triển cái hiểu chung đối với các sự thật nền tảng của đức tin bằng cách lấy Chúa Giêsu Kitô làm tâm điểm sống động của đức tin Kitô Giáo (1). Nhân lễ kỷ niệm năm thứ 500 ngày sinh của Martin Luther vào năm 1983, cuộc đối thoại quốc tế giữa người Công Giáo Rôma và người Luthêrô đã cùng nhau khẳng định một số quan tâm chủ yếu của Luther. Phúc trình của Ủy Ban đã gọi ông là “nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô” và tuyên bố, “Các Kitô hữu, bất luận là Thệ Phản hay Công Giáo, không thể coi thường con người và sứ điệp của người này” (2).

3. Năm 2017 sắp tới thách thức người Công Giáo và người Luthêrô thảo luận trong đối thoại các vấn đề và hậu quả của cuộc Cải Cách Wittenberg, những vấn đề xoay quanh con người và tư tưởng của Martin Luther, và khai triển các viễn ảnh cho việc tưởng nhớ và thích ứng phong trào Cải Cách ngày nay. Nghị trình cải cách của Luther đặt ra một thách thức thiêng liêng và thần học cho cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô ngày nay.

_____________________________________________________________________________

(1) Roman Catholic / Lutheran Joint Commission, "All Under One Christ: Statement on

the Augsburg Confession 1980" trong Harding Meyer and Lucas Visher (eds),

Growth in Agreement I: Reports and Agreed Statements of Ecumenical Conversations on a World Level,

1972–1982 (Geneva: World Council of Churches, 1984), 241–47.

(2) Roman Catholic / Lutheran Joint Commission, "Martin Luther: Witness to Jesus

Christ" I.1, trong Jeffrey Gros, FSC, Harding Meyer and William G. Rusch (eds), Growth in

Agreement II: Reports and Agreed Statements of Ecumenical Conversations on a World Level,

1982–1998 (Geneva: WCC Publications, 2000), 438.

________________________________________________________________________________

Chương I: Kỷ Niệm Phong Trào Cải Cách trong Thời Đại Kết và Hoàn Cầu

4. Mọi cuộc kỷ niệm đều có bối cảnh riêng của nó. Ngày nay, bối cảnh này bao gồm 3 thách đố chính cho thấy cả cơ may lẫn bổn phận: [1] Đây là việc kỷ niệm đầu tiên diễn ra trong thời đại kết. Do đó, việc kỷ niệm chung này là một dịp thâm hậu hóa sự hiệp thông giữa người Công Giáo và người Luthêrô. [2] Đây cũng là việc kỷ niệm lần đầu trong thời hoàn cầu hóa. Do đó, việc kỷ niệm chung này phải hội nhập các kinh nghiệm và viển ảnh của các Kitô hữu Nam, Bắc, Đông, Tây [3]. Cuộc kỷ niệm lần đầu này cũng phải xử lý sự cần thiết của việc tân phúc âm hóa vào một lúc có sự nổi bật của cả hiện tượng trăm hoa đua nở các phong trào tôn giáo mới lẫn hiện tượng lớn mạnh của thế tục hóa tại rất nhiều nơi. Bởi thế, cuộc kỷ niệm chung này có cơ may và nghĩa vụ phải là chứng tá chung cho đức tin.

Đặc điểm của các cuộc kỷ niệm trước đây

5. Tương đối rất sớm, ngày 31 tháng Mười năm 1517 đã trở thành một biểu tượng của phong trào Cải Cách Thệ Phản thế kỷ 16. Cho đến tận nay, nhiều Giáo Hội Luthêrô, vào ngày 31 tháng Mười, vẫn hàng năm kỷ niệm biến cố gọi là “Cải Cách”. Các cuộc cử hành mỗi trăm năm cuộc Cải Cách này rất hào phóng và đầy tính lễ hội. Các quan điểm chống chọi nhau giữa các nhóm tuyên tín khác nhau hết sức hiển hiện trong các biến cố này. Đối với người Luthêrô, các ngày và các trăm năm kỷ niệm này là những dịp để kể lại một lần nữa câu truyện của việc khởi đầu hình thức mới khá chuyên biệt, tức hình thức “tin lành”, của Giáo Hội họ nhằm biện minh cho sự hiện hữu khác biệt của họ. Việc này, lẽ đương nhiên, có liên hệ với việc phê phán Giáo Hội Công Giáo Rôma. Mặt khác, người Công Giáo dùng các biến cố kỷ niệm này như những cơ hội để tố cáo người Luthêrô đã phân rẽ ra khỏi Giáo Hội chân thật một cách không thể nào biện minh được, và bác bỏ tin mừng của Chúa Kitô.

6. Các nghị trình chính trị và các nghị trình Giáo Hội mang tính chính trị thường đã lên khuôn cho những cuộc kỷ niệm của các thế kỷ đầu. Năm 1617, chẳng hạn, việc tiến hành lễ kỷ niệm bách chu niên đã giúp ổn định hóa và tái lên sinh lực cho căn tính Cải Cách chung của người Luthêrô và người Cải Cách qua việc họ cùng cử hành biến cố này. Người Luthêrô và người Cải Cách đã chứng tỏ tình liên đới của họ bằng những cuộc luận chiến mạnh mẽ chống lại Giáo Hội Công Giáo Rôma. Họ cùng nhau tôn vinh Luther như người giải phóng khỏi ách Rôma. Nhiều năm sau, tức năm 1917, giữa lúc có Thế Chiến I, Luther được mô tả là anh hùng quốc gia của Đức.

Cuộc kỷ niệm đại kết đầu tiên

7. Năm 2017 sẽ được thấy cuộc kỷ niệm Phong Trào Cải Cách hàng trăm năm lần đầu tiên diễn ra trong thời đại kết. Nó cũng sẽ đánh dấu 50 năm cuộc đối thoại giữa người Luthêrô và người Công Giáo Rôma. Như một phần của phong trào đại kết, việc cầu nguyện chung với nhau, thờ phượng chung với nhau, và phục vụ các cộng đồng của họ chung với nhau vốn làm giầu cho người Công Giáo và người Luthêrô. Họ cũng đang đối đầu với các thách đố chính trị, xã hội và kinh tế chung với nhau. Tính thiêng liêng hiển hiện trong các cuộc hôn nhân liên phái đã mang tới nhiều cái nhìn thấu suốt và vấn đề mới mẻ. Người Luthêrô và người Công Giáo đã có thể tái giải thích các truyền thống thần học và các thực hành của họ, nhìn nhận các ảnh hưởng họ đã đem lại cho nhau. Bởi thế, họ rất mong được kỷ niệm năm 2017 chung với nhau.

8. Các thay đổi trên đòi một cách tiếp cận mới mẻ. Điều không còn thỏa đáng nữa là chỉ lặp lại các trình thuật xưa kia về thời Cải Cách, những trình thuật trình bầy các viễn ảnh Luthêrô và Công Giáo một cách tách biệt nhau và thường chống chọi nhau. Việc tưởng niệm trong lịch sử luôn chọn lựa giữa rất nhiều khoảnh khắc lịch sử khác nhau và biến hóa các yếu tố chọn lựa này thành một toàn bộ quan trọng. Vì các trình thuật của quá khứ này phần lớn có tính chống chọi nhau, nên chúng thường làm gia trọng sự tranh chấp giữa các tuyên tín và đôi khi dẫn tới sự thù nghịch công khai.

9. Việc tưởng niệm trong lịch sử đã gây ra nhiều hậu quả thực sự cho mối liên hệ giữa các tuyên tín với nhau. Vì lý do này, một cuộc tưởng niệm đại kết chung phong trào Cải Cách Luthêrô vừa rất quan trọng vừa cùng một lúc rất khó khăn. Ngay tận bây giờ, nhiều người Công Giáo vẫn liên tưởng chữ “Cải Cách” trước nhất với việc chia rẽ Giáo Hội, trong khi nhiều Kitô hữu Luthêrô liên tưởng chữ “Cải Cách” chủ yếu với việc tái khám phá tin mừng, tính chắc chắn của đức tin và tự do. Điều cần thiết là phải coi trọng cả hai khởi điểm này để nối kết hai viễn ảnh này với nhau và đem chúng vào một cuộc đối thoại.

Kỷ niệm trong bối cảnh hoàn cầu và thế tục mới mẻ

10. Trong thế kỷ 20, Kitô Giáo mỗi ngày mỗi trở nên có tính hoàn cầu hơn. Ngày nay, có những Kitô hữu thuộc nhiều tuyên tín khác nhau trên khắp thế giới; con số các Kitô hữu ở Nam Bán Cầu đang gia tăng, trong khi con số các Kitô hữu ở Bắc Bán Cầu đang suy giảm. Các Giáo Hội của Nam Bán Cầu đang liên tiếp đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn bên trong Kitô Giáo hoàn cầu. Các Giáo Hội này không dễ dàng coi các tranh chấp tuyên tín của thế kỷ 16 như là các tranh chấp của chính họ, cho dù họ có liên hệ với các Giáo Hội Âu Châu và Bắc Mỹ qua nhiều hiệp thông Kitô Giáo thế giới và có chung với các Giáo Hội này một căn bản tín lý chung. Đối với năm 2017, điều rất quan trọng là phải coi trọng các đóng góp, các vấn đề, và viễn tượng của các Giáo Hội này.

11. Tại các lãnh thổ nơi Kitô Giáo đã hiện diện trong nhiều thế kỷ, gần đây, nhiều người đã rời bỏ Giáo Hội và quên mất các truyền thống Giáo Hội của họ. Trong các truyền thống này, các Giáo Hội từng chuyển giao, từ thế hệ này sang thế hệ nọ, điều họ đã nhận được nhờ cuộc gặp gỡ với Sách Thánh: sự hiểu biết về Thiên Chúa, nhân loại và thế giới trong khi đáp lại mạc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô; sự khôn ngoan khai triển được bởi nhiều thế hệ nối tiếp nhau từ kinh nghiệm giao tiếp suốt đời của các Kitô hữu với Thiên Chúa; và kho tàng phụng vụ gồm nhiều hình thức khác nhau, các thánh ca và kinh nguyện, các thực hành giáo lý, và các tác vụ phục dịch. Do việc quên mất này, phần lớn những gì chia rẽ Giáo Hội trong quá khứ đã gần như không được thời nay biết đến nữa.

12. Tuy nhiên, phong trào đại kết không thể đặt căn bản trên sự quên lãng truyền thống này. Nhưng như thế, lịch sử phong trào Cải Cách sẽ phải được tưởng niệm ra sao vào năm 2017? Điều gì trong số những điều mà hai tuyên tín từng tranh đấu trong thế kỷ 16 đáng được duy trì? Các bậc phụ mẫu của chúng ta trong đức tin vốn xác tín rằng có một điều gì đó đáng để tranh đấu cho, một điều gì đó cần thiết để ta sống với Thiên Chúa. Các truyền thống hay bị quên lãng có thể được lưu truyền ra sao cho người đương thời để chúng không mãi mãi chỉ là đối tượng của các quan tâm xưa cũ mà thôi, nhưng đúng hơn còn hỗ trợ việc hiện hữu đầy sinh động của Kitô Giáo nữa? Các truyền thống này có thể được lưu truyền cách nào để chúng không đào thêm những giao thông hào mới giữa các Kitô hữu của các tuyên tín khác nhau?

Các thách đố mới đối với việc kỷ niệm năm 2017

13. Trong nhiều thế kỷ qua, Giáo Hội và văn hóa thường hay quện vào nhau một cách hết sức mật thiết. Suốt trong các thế kỷ này, phần lớn những điều thuộc đời sống Giáo Hội cũng tìm được chỗ đứng trong các nền văn hóa của các nước và vẫn còn đóng một vai trò trong các nền văn hóa ấy tận cho tới ngày nay, thậm chí, đôi khi, một cách độc lập đối với các Giáo Hội. Các cuộc chuẩn bị cho năm 2017 cần phải nhận diện các yếu tố khác nhau nào của truyền thống đang hiện diện trong văn hóa, để giải thích chúng, và hướng dẫn cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và văn hóa dưới ánh sáng các khía cạnh khác nhau này.

14. Trong hơn một trăm năm nay, Phong Trào Ngũ Tuần và các phong trào đặc sủng khác đã được truyền bá hết sức rộng rãi ra khắp thế giới. Các phong trào mạnh mẽ này đã đặt ra nhiều nhấn mạnh mới từng làm cho các tranh cãi tuyên tín xưa xem ra lỗi thời. Phong trào Ngũ Tuần còn hiện diện trong nhiều Giáo Hội khác dưới hình thức phong trào đặc sủng, tạo nên nhiều lối sống chung (commonalities) và cộng đồng mới vượt quá các biên giới tuyên tín. Nhờ thế, phong trào này mở ra nhiều cơ may đại kết mới, nhưng, đồng thời, cũng tạo thêm nhiều thách đố phụ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc kỷ niệm phong trào Cải Cách năm 2017.

15. Trong khi các cuộc kỷ niệm phong trào Cải Cách trước đây diễn ra tại các lãnh thổ đồng nhất về tuyên tín, hay tại các lãnh thổ ít nhất đa số dân chúng là Kitô hữu, thì ngày nay, các Kitô hữu khắp thế giới đang sống trong các môi trường đa tôn giáo. Tính đa nguyên này đặt ra một thách đố mới cho phong trào đại kết, làm cho việc đại kết không phải dư thừa mà, trái lại, càng khẩn thiết hơn, vì sự hiềm thù do chống đối tuyên tín chỉ làm hại cho tính khả tín của Kitô Giáo. Việc các Kitô hữu xử lý ra sao các dị biệt của họ đối với nhau có thể cho các người thuộc các tôn giáo khác thấy một điều gì đó về đức tin của họ. Vì vấn đề phải xử lý ra sao cuộc tranh chấp nội bộ của Kitô Giáo là vấn đề cực kỳ sắc nét vào dịp tưởng nhớ việc khởi đầu phong trào Cải Cách, nên khía cạnh của tình huống thay đổi này đáng được sự chú ý đặc biệt trong các suy tư của chúng ta trong năm 2017.

Kỳ sau: Chương II: Các quan điểm mới đối với Martin Luther và phong trào Cải Cách
 
Giải đáp phụng vụ : Tại sao có quá nhiều nghi lễ trong Giáo Hội
Nguyễn Trọng Đa
11:00 27/10/2016
Giải đáp phụng vụ: Tại sao có quá nhiều Nghi lễ trong Giáo Hội?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Đâu là lý do cho sự tồn tại của rất nhiều nghi lễ Thánh lễ hiện nay trong Giáo Hội? Xin cha giúp giải thích nguồn gốc của nghi lễ khác nhau. Tại sao Giáo Hội chấp nhận tất cả các sự khác nhau trong cử hành Thánh lễ? - N. A., Bangaluru, bang Karnataka, Ấn Độ.


Đáp: Mặc dù một số người nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo chỉ có nghi lễ Latinh hay Rôma, đây là một quan niệm sai lầm. Nghi lễ Rôma cho đến nay là lớn nhất và phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng Giáo Hội Công Giáo bao gồm 23 Giáo Hội riêng biệt hoặc các nghi lễ riêng biệt. Theo Annuario Pontificio, có khoảng 16,3 triệu người Công Giáo phương Đông.

Bộ Giáo luật của các Giáo Hội phương Đông định nghĩa "nghi lễ" như sau:

"Nghi lễ là di sản phụng vụ, thần học, thiêng liêng và kỷ luật, được phân biệt theo văn hóa và hoàn cảnh lịch sử của người dân, tìm diễn tả trong mỗi Giáo Hội tự trị lối sống đức tin của Giáo Hội ấy".

Do đó, "nghi lễ" không chỉ quan tâm đến phụng vụ của Giáo Hội, mà còn thần học, đời sống thiêng liêng và luật lệ của nó. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể liên quan đến tính sắc tộc và ngôn ngữ nữa. Vì thế, nhiều thành viên của các nghi lễ này thích nói về Giáo Hội hơn là nói về nghi lễ. Những người khác nói rằng "Giáo Hội" đề cập đến mọi người, còn "nghi lễ" đề cập đến di sản và gia sản tinh thần và văn hóa của họ.

Không phải tất cả trong số 23 Giáo Hội có một phụng vụ riêng biệt, hoặc chỉ khác nhau trong ngôn ngữ sử dụng hoặc trong các truyền thống địa phương. Theo truyền thống, có sáu gia đình phụng vụ chính: Latinh, Alexandria, Antiokia, Armenia, Canđê và Constantinople (đôi khi được gọi là Byzantine).

Nghi lễ Latinh là chủ yếu được hình thành bởi nghi lễ Rôma, được chia thành một hình thức bình thường và một hình thức ngoại thường. Ngoài ra còn có một số truyền thống phụng vụ Latinh khác, như Ambrosian (thường được cử hành ở Tổng Giáo Phận Milan), Mozarabic (cử hành một cách hạn chế hơn ở Toledo, Tây Ban Nha), và của thành phố Braga ở Bồ Đào Nha, vốn được cho phép trong giáo phận này, nhưng không được sử dụng rộng rãi. Một số nghi lễ khác, chẳng hạn như nghi lễ của Giáo phận Lyon, Pháp, đã rơi vào quên lãng. Các nghi lễ cụ thể của một số Dòng tu, như Dòng Anh Em Thuyết Giáo, dường như đang được sử dụng trở lại, sau nhiều năm gián đoạn.

Phụng vụ Constantinople, hoặc Byzantine, được sử dụng bởi 14 Giáo Hội, phụng vụ Alexandria được sử dụng bởi ba Giáo Hội, phụng vụ Antiokia được sử dụng bởi ba Giáo Hội, phụng vụ Canđê được sử dụng bởi hai Giáo Hội, và phụng vụ Armenia được sử dụng bởi một Giáo Hội.

Thật là khó khăn để truy nguyên nguồn gốc và lịch sử của mỗi Giáo Hội. Chúng tôi có thể nói rằng các nghi lễ khác nhau được sinh ra từ nỗ lực của các dân tộc khác nhau, để diễn tả một đức tin theo các đặc điểm và truyền thống riêng biệt của họ trong ngôn ngữ, âm nhạc, văn chương và phong cách nghệ thuật.

Nó cũng là hơi giống như thực tế rằng bốn Thánh Sử trình bày cùng một Chúa Kitô, nhưng mỗi vị có sắc thái đặc biệt, vốn cùng nhau đưa ra một hình ảnh hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, thay vì mỗi giáo phận có phụng vụ riêng của mình, các khu vực khác nhau của thế giới cổ đại có xu hướng kết hợp lại xung quanh phụng vụ của giáo phận, vốn được cho là có nguồn gốc tông đồ. Do đó Rôma đã trở thành trung tâm của thế giới Latinh. Giáo Hội tại Alexandria, Ai Cập, theo truyền thống được thành lập bởi Thánh Máccô, đã trở thành nguồn cảm hứng cho Ethiopia. Giáo Hội Antiokia ở Syria, Tòa đầu tiên của thánh Phêrô, có các Kitô hữu nói nói tiếng Hi Lạp và tiếng Aramaic.

Một số người đã đi truyền giáo ở phương Đông, và phụng vụ được phát triển từ truyền thống này đã trở thành Nghi lễ Canđê và Nghi lễ Syro-Malabar. Các tín hữu Hi Lạp hướng về miền Tây, và tập tục của họ sau đó được pha trộn với các thực hành của thủ đô Đế quốc Byzantine để hình thành các phụng vụ Constantinople. Các nghi lễ Maronite và Armenia hình thành trễ hơn, và tổng hợp nhiều truyền thống, cũng như giới thiệu nhiều yếu tố độc đáo từ di sản riêng của họ.

Về sự hiệp thông của các Giáo Hội này trong Giáo Hội Công Giáo, một số đã không bao giờ chính thức cắt đứt sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, mặc dù họ không liên lạc với Ngài trong nhiều thế kỷ, do thiếu thông tin hoặc thậm chí kiến thức về sự tồn tại của các Giáo Hội khác. Các Giáo Hội khác trở về hiệp thông sau một thời gian tách biệt ở nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử, thậm chí muộn hơn đến đầu thế kỷ XX.

Trong tiến trình tái thống nhất này, một số người nghĩ rằng sự quay trở về hiệp thông với Rôma có nghĩa là từ bỏ các truyền thống cổ xưa, và chọn áp dụng nghi lễ Latinh. Đây không bao giờ là chính sách chính thức, và các Giáo hoàng thường nhìn sự đa dạng như đề cao hơn là gây nguy hiểm cho sự hiệp nhất. Lời kêu gọi hiệp nhất phụng vụ sau Công Đồng Trentô là trên hết tập trung vào nghi lễ Roma, và không ảnh hưởng đến các Giáo Hội phương Đông.

Các Giáo hoàng thường nhắc lại sự đánh giá cao của các ngài về các món quà đặc biệt của các Giáo Hội phương Đông, và xem đó như một món quà đích thực cho Giáo Hội hoàn vũ.

Do đó, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV trong thông điệp Allatae sunt năm 1755, nhắc lại một số hành động của các vị tiền nhiệm của mình vì lợi ích của các Kitô hữu phương Đông:

”13. Thủ bản tiếng Hi Lạp, được xuất bản tại Benevento, chứa hai Tông hiến của các Giáo hoàng Lêô X và Clement VII, vốn mạnh mẽ chỉ trích người Latinh đối xử tàn tệ với người Hi Lạp do các thực hành mà Công Đồng Florence đã cho phép họ: đặc biệt họ có thể cử hành Thánh lễ với bánh có men, họ có thể cưới vợ trước khi được truyền Chức thánh, và vẫn sống với vợ sau khi được truyền chức, và họ có thể cho trẻ em Rước lễ dưới hai hình. Khi Giáo hoàng Piô IV ra sắc lệnh rằng người Hi Lạp sống ở các giáo phận Latinh nên thuộc quyền của Giám mục Latinh, ngài nói thêm rằng “tuy nhiên, qua sắc lệnh này, chúng tôi không nhằm mục đích rằng người Hi Lạp tự rút ra khỏi nghi lễ Hi Lạp của họ, hoặc họ bị cản trở trong bất kỳ cách nào ở những nơi khác do Đấng Bãn quyền hoặc các vị khác” (Veteris Bullarii, tập 2, Hiến chế số 75, Romanus Pontifex).

“14. Các biên niên sử của Giáo hoàng Grêgôriô XIII, được viết bởi Fr. Maffei và in ở Rôma năm 1742, liên quan nhiều việc làm của các vị Giáo hoàng, nhằm phục hồi người Copt và người Armenia với đức tin Công Giáo, mặc dù không thành công. Nhưng sự quan tâm đặc biệt là lời nói của ngài liên quan đến việc ngài thành lập ba trường đại học ở Rôma, để giáo dục sinh viên Hi Lạp, Maronite, và Armenia, và ngài nói rõ rằng họ nên tiếp tục trong các nghi lễ phương Đông của họ (in novo Bullario, tập 4, pt. 3, const. 63, và pt. 4, const. 157 và 173).

"Một sự hiệp nhất long trọng của người Ruthenian với Tòa Thánh đã được thực hiện thời Giáo Hoàng Clement VIII. Sắc lệnh được chuẩn bị bởi các Tổng Giám mục và Giám mục miền Ruthenia cho việc thực thi sự hiệp nhất này có điều kiện sau đây: "Tuy nhiên, các nghi thức và nghi lễ của phụng vụ thánh và các bí tích thánh, phải được duy trì và tuân giữ đầy đủ, phù hợp với tập quán của Giáo Hội phương Đông; chỉ có những điểm này phải được sửa chữa, vốn là một trở ngại cho sự hiệp nhất; tất cả mọi việc sẽ được thực hiện theo cách thức cổ xưa, như chúng đã được làm từ lâu, khi có sự hiệp nhất".

"Ít lâu sau đó, một sự rối loạn bị gây ra bởi một tin đồn lan rộng rằng sự hiệp nhất đã đặt dấu chấm hết cho tất cả các nghi lễ cũ mà người Ruthenia đã tuân giữ trong cách hát thánh thi, cử hành Thánh Lễ, cử hành các bí tích, và các nghi thức khác. Giáo hoàng Phaolô V, trong một đoản sắc được viết năm 1615 và in trong Thủ bản Hi Lạp, long trọng tuyên bố ý muốn của ngài như sau: "Với điều kiện là các nghi lễ là không trái với sự thật và giáo huấn của đức tin Công Giáo, và chúng không ngăn chặn sự hiệp thông với Giáo Hội Rôma, Giáo Hội Rôma đã không và không có ý định, hiểu biết, hoặc ý muốn, để loại bỏ hoặc phá hủy chúng bằng phương tiện sự hiệp nhất này; và điều này không được nói ra và không được suy nghĩ; thay vào đó, các nghi lễ đã được cho phép và ban cho các Giám mục và giáo sĩ Ruthenia bởi lòng từ nhân tông truyền".

Sau đó, đề cập đến các giáo sĩ Latinh cố gắng để bắt buộc người Công Giáo phương Đông chọn nghi lễ Latinh, Đức Giáo Hoàng nói rất nghiêm khắc:

"21. Chúng tôi đã giải quyết việc chuyển từ nghi lễ Latinh sang nghi lễ Hy Lạp. Các việc chuyển theo hướng ngược lại là không bị cấm như trước đây. Tuy nhiên, một nhà truyền giáo hy vọng cho sự trở về của một nghi lễ Hi Lạp hay phương Đông với sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo có thể không làm cho ngài từ bỏ nghi lễ riêng của mình. Điều này có thể gây ra thiệt hại lớn.

"Người Công Giáo Melkite thường tự muốn chuyển từ nghi lễ Hi Lạp sang nghi lễ Latinh, nhưng họ đã bị cấm làm như vậy. Các nhà truyền giáo đã được cảnh báo không thúc đẩy họ chuyển như thế. Việc cho phép làm như vậy đã được dành cho quyết định riêng của Tòa Thánh. Điều này là rõ ràng từ Tông Hiến của chúng tôi Demandatam, 85, đoạn 35 (Bullarium, tập 1): 'Hơn nữa Chúng tôi rõ ràng cấm tất cả người Công Giáo Melkite, đang sử dụng nghi lễ Hi Lạp, chuyển sang nghi lễ Latinh. Chúng tôi ra lệnh nghiêm ngặt cho tất cả các nhà truyền giáo không khuyến khích bất cứ ai vội vàng chuyển từ nghi lễ Hy Lạp sang nghi lễ Latinh, thậm chí cũng không cho phép họ làm như vậy nếu họ muốn, mà không có sự cho phép của Tòa Thánh, với các hình phạt dưới đây và các hình phạt khác được quyết định bởi Chúng tôi".

Trong số các hình phạt này, có:

"Bất kỳ nhà truyền giáo nghi lễ Latinh nào, dù là thuộc hàng giáo sĩ triều hay giáo sĩ Dòng, vì dẫn dụ với lời tư vấn hoặc hỗ trợ bất kỳ tín hữu nghi lễ phương Đông nào chuyển qua nghi lễ Latinh, sẽ bị cách chức và bị loại khỏi sứ vụ của mình, ngoài đương nhiên lập tức (ipso facto) bị treo chén và hình phạt khác, mà ông sẽ phải chịu, như được ghi trong Tông hiến Demandatam".

Hơn một thế kỷ sau, trong tông hiến Orientalium Dignitas năm 1894, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã khẳng định rằng các hình phạt này vẫn còn hiệu lực. Ngài cũng bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với các Giáo Hội phương Đông:

"Các Giáo Hội ở phương Đông là xứng đáng với vinh quang và sự tôn kính, mà họ nắm giữ trong suốt thời Kitô giáo do các tưởng niệm đặc biệt và rất cổ xưa mà họ đã để lại cho chúng ta. Vì chính ở miền đất này của thế giới mà các hành động đầu tiên cho sự cứu chuộc loài người bắt đầu, phù hợp với kế hoạch toàn diện của Thiên Chúa. Họ nhanh chóng đưa ra kết quả to lớn của họ: vinh quang của việc rao giảng Đức Tin chân thật cho các dân tộc, vinh quang của việc tử đạo, và vinh quang thánh thiện đã trổ hoa trái đầu mùa. Họ đã cho chúng ta các niềm

vui đầu tiên của hoa trái ơn cứu độ. Từ họ, đã xảy đến một lũ lớn và mạnh mẽ lạ lùng của các lợi ích cho các dân tộc khác trên thế giới, dù xa xôi đến đâu chăng nữa. Khi thánh Phêrô, hoàng tử của các Tông Đồ, dự định vất bỏ sự xấu xa đa dạng của lỗi lầm và sai trái, phù hợp với ý muốn của Thiên đàng, Ngài đem ánh sáng chân lý của Thiên Chúa, Tin Mừng của hòa bình, tự do trong Đức Kitô cho các thành thị của dân ngoại".

Ngài cũng tuyên bố:

"Việc duy trì sống nghi lễ phương Đông có tầm quan trọng hơn những gì người ta có thể tưởng tượng. Thời cổ đại, vốn trao phẩm giá cho các nghi lễ khác nhau này, là một trang sức của toàn thể Giáo Hội và làm chứng cho sự hiệp nhất thiêng liêng của đức tin Công Giáo. Thật ra, có lẽ không có gì tốt hơn để chứng tỏ dấu ấn Công Giáo tính trong Giáo Hội của Thiên Chúa, hơn là sự kính trọng đặc biệt dành cho các nghi thức ấy, vốn khác nhau về hình thức, được cử hành trong các ngôn ngữ đáng kính của thời cổ đại của họ, và chúng vẫn tiếp tục thánh hóa bằng việc sử dụng được cho phép bởi các thánh Tông đồ và các Giáo Phụ".

Nhân dịp mừng 1500 năm ngày sinh của Thánh Gioan Kim Khẩu (407-1907), Đức Giáo Hoàng Piô X đã chủ sự một Thánh Lễ giáo hoàng long trọng bằng nghi lễ Byzantine tại Vatican, vào ngày 12-2-1908. Trong bức thư của mình về việc cử hành lễ kỷ niệm này, Ngài đã viết: "Xin anh em phương Đông tách rời Chúng tôi hãy nhìn và hiểu Chúng tôi coi trọng dường bao mọi nghi lễ như vậy”.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV khẳng định thông điệp Dei Providentis năm 1917: "Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô không phải là Latinh hay Hi Lạp hay Slav, nhưng là Công Giáo; theo đó, Giáo Hội không tạo sự khác biệt giữa con cái mình và các thành viên Hi Lạp, Latinh, Slav, và các thành viên của tất cả các quốc gia khác đều bình đẳng trong con mắt của Tòa Thánh".

Đức Giáo Hoàng Piô XI đã có một sự tôn trọng tuyệt vời cho các nghi lễ phương Đông và đã làm nhiều việc để củng cố chúng. Trong thông điệp Ecclesiam Dei vào tháng 11-1923, được công bố vào dịp kỷ niệm 300 năm thánh tử đạo cho sự hiệp nhất Công Giáo, Thánh Josaphat, Ngài viết: "Chúng ta sẽ thấy tất cả các dân tộc, đến với nhau theo cách này, sở hữu các quyền tương tự, bất cứ chủng tộc, ngôn ngữ hay phụng vụ của họ. Giáo Hội Rôma đã luôn luôn cẩn trọng tôn trọng và duy trì các nghi lễ khác nhau, và luôn nhấn mạnh đến sự bảo quản chúng".

Đức Giáo Hoàng Piô đã cử hành lễ mừng 1500 năm ngày sinh của Thánh Cyrillô thành Alexandria, trong thông điệp Orientalis Ecclesiae năm 1944. Ngài nói:

"Mỗi một quốc gia nghi lễ phương Đông phải có tự do chính đáng của mình trong tất cả những gì gắn liền với lịch sử, tài năng và tính cách của nó, luôn cứu sự thật và tính toàn vẹn của học thuyết về Chúa Giêsu Kitô. ... Họ sẽ không bao giờ bị buộc phải từ bỏ các nghi lễ hợp pháp của mình, hoặc trao đổi các tập tục đáng kính hoặc truyền thống của họ với các nghi lễ và tập tục Latinh. Tất cả đều được duy trì trong sự đánh giá và tôn trọng bình đẳng, vì họ tô điểm cho Mẹ Giáo Hội chung với chiếc áo hoàng gia nhiều màu sắc. Thật vậy, sự đa dạng này của các nghi lễ và phong tục, bảo quản không bị xâm phạm những gì là cổ xưa nhất và có giá trị nhất trong mỗi nghi lễ, không cho thấy trở ngại nào cho sự hiệp nhất chân thật và chính đáng".

Công đồng chung Vatican II trong văn kiện Orientalium Ecclesiarum chỉ đạo rằng các truyền thống của Giáo Hội Công Giáo phương Đông nên được duy trì. Công đồng tuyên bố rằng:

"2…Thật ra, Giáo Hội Công Giáo muốn bảo toàn các truyền thống của từng Giáo Hội riêng biệt hay các nghi lễ. Ðồng thời Giáo Hội cũng muốn thích nghi nếp sống của mình với các nhu cầu khác nhau thuộc thời gian và nơi chốn…6…Mọi giáo hữu Ðông Phương nên ý thức và xác tín rằng mình có thể và phải luôn luôn tuân giữ các nghi thức phụng vụ hợp pháp và quy luật của mình, và không được thay đổi điều gì nếu không vì lý do tiến bộ riêng thuộc phạm vi tổ chức” (Bản dịch Việt ngữ của Phân khoa Thần học Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt).

Hiến chế tín lý Lumen Gentium của Công đồng chung Vatican II về Giáo Hội, nói về các Giáo Hội Công Giáo phương Đông, tại số 23, trong đó nêu:

"Các Giáo Hội khác nhau mà các Tông Ðồ và những đấng kế vị đã thành lập tại nhiều nơi khác nhau theo dòng thời gian, Chúa Quan Phòng đã muốn tụ hợp lại thành nhiều nhóm được liên kết ở tổ chức; các nhóm này có kỷ luật riêng, phụng vụ riêng, thừa hưởng di sản thần học và thiêng liêng riêng mà không phương hại đến sự hiệp nhất đức tin cũng như bản chất duy nhất và thần linh của Giáo Hội phổ quát. Trong các Giáo Hội ấy, một vài Giáo Hội, nhất là những Giáo Hội cổ xưa do các Giáo Chủ lãnh đạo, như các bà mẹ đức tin, đã sinh nhiều Giáo Hội khác như con cái mình, và vẫn còn liên kết với nhau cho đến ngày nay bằng mối dây bác ái mật thiết và bằng đời sống bí tích trong sự tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ lẫn nhau. Các Giáo Hội địa phương tuy khác nhau như thế nhưng đều hướng về sự hiệp nhất, nên càng minh chứng đặc tính Công Giáo của một Giáo Hội không phân chia. Cũng thế, ngày nay các Hội Ðồng Giám Mục có thể góp phần phong phú bằng nhiều thể cách để cụ thể hóa tinh thần cộng đoàn" (Bản dịch, như trên).

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành Bộ Giáo luật của các Giáo Hội phương Đông, và cử hành mừng 100 năm ngày công bố tông hiến Orientalium Dignitas của Đức Giáo Hoàng Lêô XII, với tông thư Orientale Lumen có đoạn như sau:

"Bởi vì, trong thực tế, chúng tôi tin rằng truyền thống đáng kính và cổ xưa của các Giáo Hội phương Đông là một phần không thể tách rời của di sản của Giáo Hội Chúa Kitô, sự cần thiết đầu tiên cho người Công Giáo là phải làm quen với truyền thống đó, để được nuôi dưỡng bởi nó và để khuyến khích tiến trình hiệp nhất trong cách tốt nhất có thể cho mỗi người.

"Anh chị em Công Giáo phương Đông của chúng ta rất ý thức về việc là người mang truyền thống này cách sống động, cùng với các anh chị em Chính thống của chúng ta. Các thành viên của Giáo Hội Công Giáo của truyền thống Latinh cũng phải được làm quen hoàn toàn với kho tàng ấy, và do đó cảm thấy, cùng với Đức Giáo Hoàng, một khát khao nồng nàn rằng sự biểu hiện đầy đủ các tính Công Giáo của Giáo Hội được phục hồi cho Giáo Hội và thế giới, được thể hiện không phải bằng một truyền thống duy nhất, và vẫn còn bởi một cộng đồng ít đối lập với nhau; và rằng chúng ta cũng có thể được trao ban một hương vị đầy đủ của di sản mặc khải của Chúa và không thể phân chia của Giáo Hội phổ quát, vốn được bảo tồn và phát triển trong đời sống của các Giáo Hội phương Đông, cũng như trong các Giáo Hội phương Tây".

Như vậy, chúng ta có thể kết luận, sự mong ước của Giáo Hội Công Giáo là rằng thành phần phương Đông của mình không chỉ tồn tại, mà còn tiếp tục tăng trưởng, phát triển và làm giàu cho Giáo Hội hoàn vũ với nhiều kho tàng của nó. (Zenit.org 25-10-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông, Kỷ Niệm 500 Năm Phong Trào Cải Cách(2)
Vũ Văn An
17:18 27/10/2016
Chương II

Các quan điểm mới đối với Martin Luther và phong trào Cải Cách

16. Điều đã xẩy ra trong quá khứ không thể nào thay đổi được, nhưng điều được tưởng nhớ về quá khứ và cách nó được tưởng nhớ thì, với thời gian, quả có thể thay đổi được. Tưởng nhớ làm cho quá khứ hiện diện. Trong khi chính quá khứ không thể thay đổi được, thì sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại là điều có thể thay đổi được. Về năm 2017, trọng điểm không phải là kể một câu truyện khác, mà là kể câu truyện ấy cách khác đi.

17. Người Luthêrô và người Công Giáo có nhiều lý do để kể lại lịch sử của họ cách mới mẻ. Họ đã được đem lại gần nhau hơn qua các liên hệ gia đình, qua việc họ phục vụ sứ mệnh thế giới rộng lớn hơn, và qua việc họ cùng phản kháng các chế độ độc tài ở nhiều nơi. Những tiếp xúc được thâm hậu hóa này đã thay đổi các am hiểu hỗ tương của họ, đem lại một sự khẩn thiết mới cho cuộc đối thoại đại kết và những tìm hiểu sâu xa hơn. Phong trào đại kết đã thay đổi xu hướng am hiểu của các Giáo Hội đối với phong trào Cải Cách: các thần học gia đại kết đã quyết định không theo đuổi các xác quyết tuyên tín của mình về chính mình có hại cho các đối tác đối thoại của mình, nhưng đúng hơn, họ tìm kiếm điều chung giữa các khác biệt, thậm chí giữa các mâu thuẫn, và nhờ thế, cố gắng hướng tới việc khắc phục các khác biệt gây chia rẽ giữa các Giáo Hội.

Các đóng góp vào việc tìm hiểu Thời Trung Cổ

18. Việc nghiên cứu đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi sự am hiểu về quá khứ theo nhiều cách khác nhau. Trong trường hợp phong trào Cải Cách, những cách này bao gồm việc các trình thuật Thệ Phản cũng như Công Giáo về lịch sử Giáo Hội đã có thể sửa lại các mô tả tuyên tín trước đây về lịch sử nhờ các chỉ dẫn cũng như các suy tư đầy tính phương pháp học nghiêm ngặt về các điều kiện đã tạo nên các quan điểm và các giả thiết riêng của họ. Về phía mình, Công Giáo đã đặc biệt áp dụng việc tìm hiểu mới mẻ hơn của họ vào Luther và phong trào Cải Cách. Còn về phía Thệ Phản, họ đã đặc biệt áp dụng việc tìm hiểu mới mẻ của họ vào hình ảnh thay đổi về nền thần học trung cổ và vào việc xử lý rộng rãi hơn và nhiều dị biệt hóa hơn đối với giai đoạn cuối thời trung cổ. Trong các mô tả hiện nay về thời Cải Cách, cũng đã có sự lưu ý mới mẻ đối với một số lớn các nhân tố không có tính thần học, như chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa. Mô hình “tuyên tín hóa” (confessionalization) đã thực hiện nhiều sửa đổi quan trọng đối với thuật chép sử trước đây về thời kỳ này.

19. Giai đọan cuối trung cổ không còn bị coi như thời bóng tối hoàn toàn, như thường bị người Thệ Phản mô tả, cũng không được coi như ánh sáng hoàn toàn nữa, như các mô tả trước đây của người Công Giáo. Ngày nay, thời này xuất hiện như một thời của những chống chọi lớn lao, về lòng đạo đức bề ngoài và nội tâm tính sâu xa; thời của nền thần học vụ việc làm theo chiều hướng do ut des (“tôi cho Ngài để Ngài cho tôi”) và xác tín cho rằng con người hoàn toàn lệ thuộc ơn thánh của Thiên Chúa; thời dửng dưng đối với các nghĩa vụ tôn giáo, thậm chí cả nghĩa vụ của chức vụ, và các cải cách nghiêm túc, như trong các dòng đơn tu.

20. Giáo Hội hồi ấy không hề là một thực thể độc khối (monolithic); corpus christianum (Tập văn Kitô Giáo) bao gồm nhiều nền thần học, lối sống và quan niệm rất đa dạng về Giáo Hội. Các sử gia cho rằng thế kỷ 15 là thời đặc biệt sùng đạo trong Giáo Hội. Trong thời kỳ này, càng ngày càng có nhiều giáo dân được giáo dục tốt và do đó muốn được nghe lời giảng hay hơn và một nền thần học có khả năng giúp họ sống cuộc sống Kitô hữu của họ. Luther đã tiếp thu các luồng thần học và sùng đạo này và khai triển chúng xa hơn.

Việc tìm tòi của Công Giáo về Luther trong thế kỷ 20

21. Việc tìm tòi của Công Giáo về Luther trong thế kỷ 20 xây dựng trên quan tâm của họ đối với lịch sử phong trào Cải Cách bừng lên trong hậu bán thế kỷ 19. Các nhà thần học này đã bước chân theo các cố gắng của các người Công Giáo tại đế quốc Đức nơi đại đa số là người Thệ Phản; những người Công Giáo này muốn tự giải thoát mình khỏi thứ chép sử một chiều, phản Rôma và Thệ Phản. Bước đột phá đối với nền học giả Công Giáo này xuất hiện qua luận đề cho rằng Luther muốn vượt qua, nơi chính mình, thứ đạo Công Giáo không Công Giáo trọn vẹn. Theo cái nhìn này, đời sống và giáo huấn của Giáo Hội trong giai đoạn cuối thời trung cổ chủ yếu được dùng như một điều tiêu cực (foil) làm tôn phong trào Cải Cách lên; cuộc khủng hoảng trong Đạo Công Giáo khiến cho cuộc phản đối của Luther có tính thuyết phục đối với một số người.

22. Một cách mới mẻ, Luther được mô tả như một con người tôn giáo tha thiết và là một con người đầy ý thức cầu nguyện. Cuộc tìm tòi khổ công và đầy chi tiết đã chứng tỏ rằng các trước tác Công Giáo về Luther hơn 4 thế kỷ trước, cho tới thời cận đại, phần lớn đã được lên khuôn bởi các lời bình luận của Johannes Cochaleus, một địch thủ đương thời của Luther và là cố vấn của Quận Công George miền Saxony. Cochaleus coi Luther như một đan sĩ bỏ đạo, một người tiêu diệt thế giới Kitô Giáo, một người hủy hoại luân lý, và là một người lạc giáo. Thành tựu của thời kỳ đầu tiên trong việc nghiên cứu nhân cách của Luther, đầy tính phê phán, nhưng có thiện cảm này đã giải thoát việc tìm tòi của Công Giáo khỏi cách tiếp cận một chiều của các công trình có tính luận chiến như thế về Luther. Các phân tích chừng mực có tính lịch sử của các nhà thần học Công Giáo khác cho thấy: không phải các quan tâm cốt lõi của phong trào Cải Cách, như học lý công chính hóa, đã dẫn tới việc chia rẽ Giáo Hội, nhưng, đúng hơn, là các lời phê phán của Luther về tình trạng của Giáo Hội thời ông...

23. Bước kế tiếp trong cuộc tìm tòi Công Giáo về Luther là khám phá ra các nội dung tương tự trong các cơ cấu và hệ thống tư duy thần học khác nhau, được thực hiện cách đặc biệt nhờ việc so sánh có hệ thống các nhà thần học điển hình của hai tuyên tín, (Thánh) Tôma Aquinô và Martin Luther. Công trình này giúp các nhà thần học hiểu thần học của Luther bên trong khuôn khổ của riêng nó. Đồng thời, cuộc tìm tòi của Công Giáo đã khảo sát ý nghĩa của học lý công chính hóa bên trong Tuyên Tín Augsburg. Ở đây, các quan tâm cải cách của Luther được đặt vào bối cảnh rộng rãi hơn của việc soạn ra các tuyên tín của người Luthêrô, với kết quả là ý hướng của Tuyên Tín Augsburg có thể được coi như một ý hướng nói lên các quan tâm cải cách nền tảng cũng như việc duy trì sự hợp nhất của Giáo Hội.

Các dự án đại kết chuẩn bị đường cho đồng thuận

24. Các cố gắng trên trực tiếp dẫn tới dự án đại kết, bắt đầu năm 1980 bởi các nhà thần học Luthêrô và Công Giáo ở Đức nhân dịp kỷ niệm năm thứ 450 việc trình bầy Tuyên Tín Augsburg; đây là dự án để người Công Giáo nhìn nhận Tuyên Tín này. Các thành tựu sâu rộng của một nhóm làm việc đại kết sau này gồm các nhà thần học Thệ Phản và Công Giáo, nhờ bắt nguồn từ dự án tìm tòi của Công Giáo này về Luther này, đã đem tới kết quả là bài khảo cứu tựa là The Condemnations of the Reformation Era: Do They Still Divide? (Các Kết Án Thời Cải Cách: Chúng Có Còn Chia Rẽ Nữa Không?) (3)

25. Bản Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa (4), được Liên Minh Luthêrô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo Rôma ký năm 1999, đã xây dựng trên công trình xây nền trên cũng như trên công trình đối thoại của Hoa Kỳ tựa là Justification by Faith (Công Chính Hóa nhờ Đức Tin) (5), và khẳng định sự đồng thuận đối với các sự thật nền tảng của học lý công chính hóa giữa người Luthêrô và người Công Giáo.

Các khai triển của Công Giáo

26. Công Đồng Vatican II, khi đáp ứng cuộc phục hưng thánh kinh, phụng vụ và giáo phụ học của các thập niên trước đó, đã bàn đến các chủ đề như kính mến và kính trọng Sách Thánh trong đời sống Giáo Hội, khám phá lại chức linh mục chung của mọi người đã chịu phép rửa, nhu cầu liên tục phải thanh tẩy và canh tân Giáo Hội, hiểu các chức vụ trong Giáo Hội là để phục vụ, và sự quan trọng của tự do và trách nhiệm của con người nhân trần, trong đó, có việc thừa nhận tự do tôn giáo.

27. Công Đồng cũng khẳng nhận các yếu tố thánh hóa và sự thật ở bên ngoài cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Công Đồng quả quyết rằng “một số, thậm chí rất nhiều, yếu tố và ân phúc quan trọng vốn xây đắp và đem lại sự sống cho Giáo Hội, có thể hiện hữu ở bên ngoài các biên giới hữu hình của Giáo Hội Công Giáo”, và Công đồng liệt kê các yếu tố này như sau: lời Thiên Chúa đã được viết ra; sự sống của ơn thánh; đức tin, đức cậy và đức mến, với nhiều ơn phúc bên trong của Chúa Thánh Thần, và cả các yếu tố hữu hình nữa” (UR 1) (6). Công Đồng cũng nói tới “nhiều hành động phụng vụ của Kitô Giáo” được “các anh em” ly khai sử dụng và nói rằng “những hành động này chắc chắn phát sinh ra đời sống ơn thánh theo các cách khác nhau tùy theo điều kiện của từng Giáo Hội hay Cộng Đồng. Các hành động phụng vụ này phải được coi là có khả năng đưa người ta vào cộng đồng cứu rỗi” (UR 3). Việc nhìn nhận này không chỉ áp dụng vào các yếu tố và hành động cá thể trong các cộng đồng này mà còn áp dụng vào chính “các Giáo Hội và cộng đồng chia rẽ” nữa. “Vì Chúa Thánh Thần không ngần ngại sử dụng họ làm phương tiện cứu rỗi” (UR 1.3).

28. Dưới góc độ của cuộc canh tân nền thần học Công Giáo hiển hiện tại Công Đồng Vatican II, người Công Giáo ngày nay có thể đánh giá các quan tâm cải cách của Martin Luther và coi chúng một cách cởi mở hơn trước đây.

29. Việc mặc nhiên xích lại gần các quan tâm của Luther đã dẫn tới việc đánh giá mới mẻ tính Công Giáo của ông, một việc đánh giá diễn ra trong bối cảnh nhìn nhận rằng ý hướng của ông là cải cách Giáo Hội, chứ không chia rẽ Giáo Hội. Điều này hiển nhiên trong các phát biểu của Hồng Y Johannes Willebrands và của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (7). Việc tái khám phá ra hai đặc điểm chính trong con người và nền thần học của ông này đã dẫn tới cái hiểu đại kết mới mẻ về Luther, coi ông như “một chứng nhân của tin mừng”.

30. Năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô cũng nhìn nhận cung cách qua đó con người và nền thần học của Martin Luther nêu thách thức tâm linh và thần học cho thần học Công Giáo ngày nay, nhân khi ngài tới thăm Tu Viện Dòng Thánh Augustinô ở Erfurt, nơi Luther từng sống như một tu sĩ trong khoảng 6 năm. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nhận định: "Điều ông [Luther] luôn bận tâm là câu hỏi về Thiên Chúa, vốn là niềm say mê sâu sắc và là động lực chính cho cuộc hành trình của toàn bộ cuộc sống ông. 'Làm thế nào để tìm thấy một Thiên Chúa nhân từ? "- Câu hỏi này đập vào tim ông và nằm ở nền tảng mọi tìm tòi thần học và đấu tranh nội tâm của ông. Đối với ông, thần học không phải chỉ là việc theo đuổi học thuật đơn thuần, nhưng là cuộc đấu tranh cho chính mình, do đó cũng là một cuộc đấu tranh cho và với Thiên Chúa. 'Làm thế nào để tìm thấy một Thiên Chúa nhân từ?’ Sự kiện câu hỏi này là động lực chính của toàn bộ cuộc sống ông không bao giờ ngưng tạo ấn tượng nơi tôi. Vì, ngày nay, ai là người thực sự quan tâm tới điều này, ngay giữa các Kitô hữu? Câu hỏi về Thiên Chúa có ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta? Trong lời giảng giải của chúng ta? Hầu hết mọi người ngày nay, ngay cả các Kitô hữu, đều khởi sự từ giả thuyết này là: trong căn bản, Thiên Chúa không hề bận tâm tới tội lỗi và nhân đức của chúng ta" (8).

Các khai triển của người Luthêrô

31. Cuộc tìm tòi của người Luthêrô về Luther và phong trào Cải Cách cũng có một khai triển đáng kể. Các kinh nghiệm của hai cuộc thế chiến đã phá vỡ các giả định về sự tiến bộ của lịch sử và mối liên hệ giữa Kitô giáo và văn hóa Phương Tây, trong khi đó, sự xuất hiện của nền thần học sơ truyền (kerygmatic) mở ra một nẻo đường mới cho các suy tư về Luther. Cuộc đối thoại với các nhà sử học đã giúp tổng hợp các nhân tố lịch sử và xã hội vào các mô tả về phong trào Cải Cách. Các nhà thần học Luthêrô công nhận có sự chồng chéo qua lại giữa các hiểu biết thần học và lợi ích chính trị không phải chỉ nơi người Công Giáo, mà cả nơi phía họ nữa. Cuộc đối thoại với các nhà thần học Công Giáo đã giúp họ vượt qua các cách tiếp cận tuyên tín một chiều và trở nên tự phê phán hơn đối với các khía cạnh của truyền thống họ.

Sự quan trọng của các cuộc đối thoại đại kết

32. Các đối tác đối thoại thẳng thắn trình bầy các học thuyết của Giáo Hội mình, các học thuyết mà theo các xác tín của họ, đều nói lên chân lý đức tin. Các học thuyết này cho thấy nhiều điểm tương đồng rất lớn nhưng có thể khác nhau, thậm chí chống chọi nhau, trong cách lên công thức chúng. Nhờ các điểm tương đồng ấy, đối thoại là việc có thể; vì các điểm dị biệt, đối thoại là việc cần thiết.

33. Đối thoại chứng tỏ rằng các đối tác nói các ngôn ngữ khác nhau và hiểu nghĩa của các từ ngữ cách khác nhau; họ đưa ra các phân biệt khác nhau và suy nghĩ theo các hình thức suy nghĩ khác nhau. Tuy nhiên, điều xem ra chống đối nhau trong cách phát biểu không luôn luôn chống đối nhau trong bản chất. Để xác định được mối liên hệ chính xác giữa các mục học thuyết liên hệ, các bản văn phải được giải thích dưới ánh sáng bối cảnh lịch sử trong đó chúng xuất hiện. Điều này cho phép người ta thấy sự khác nhau hay chống đối nhau thực sự nằm ở chỗ nào hay không nằm ở chỗ nào.

34. Đối thoại đại kết có nghĩa là được hoán cải khỏi các mô hình tư tưởng phát sinh từ và nhấn mạnh tới các khác biệt giữa các tuyên tín. Thay vào đó, trong đối thoại, các đối tác tìm kiếm đầu tiên những gì họ có chung và chỉ sau đó mới cân nhắc ý nghĩa của các khác biệt giữa họ với nhau. Tuy nhiên, các khác biệt này không bị bỏ qua hoặc bàn bạc qua loa, vì đối thoại đại kết là việc cùng tìm kiếm sự thật của đức tin Kitô giáo.

Kỳ sau: Chương III: Một phác thảo lịch sử về phong trào Cải Cách Luthêrô và phản ứng của Công Giáo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Anh Em
Tấn Đạt
20:18 27/10/2016
ANH EM
Ảnh của Tấn Đạt
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao)