Ngày 26-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đời vào đạo
Lm Vũđình Tường
07:23 26/10/2009
Tôi có cơ hội coi qua cuốn DVD phỏng vấn nhiều bạn trẻ trên thế giới vì cảm nghĩ của họ liên quan đến tương lai của Giáo Hội. Hầu như tất cả các bạn trẻ và một số khá đông linh mục cùng chung một lập luận cho là:

Giới trẻ là tương lai của Giáo Hội. (đất nước)

Giới trẻ là rường cột của Giáo Hội. (quốc gia)

Giới trẻ là sức sống của Giáo Hội. (dân tộc)

Giới trẻ là sức mạnh của Giáo Hội. (nhân dân)

Có một thời người ta cổ võ phong trào đạo vào đời. Câu trả lời của giới trẻ hôm nay là thành quả của cổ võ, kêu gọi trên. Thành quả này dường như đi trái với mục đích ban đầu của lời cổ võ đạo vào đời. Xem qua các câu trả lời trên dường như là phong trào đạo vào đời có thành quả là đời vào đạo mà không phải là đạo vào đời. Mục đích của phong trào là mang đạo vời đời với hy vọng sức mạnh và sức quyến rũ của đạo thay đổi đời sống theo tinh thần Phúc Âm. Đạo vào đời. Đạo không đổi đời còn nhận kết quả đời đổi đạo.

Nếu đời đổi đạo thì kêu gọi đạo vào đời là một sai lầm lớn cần chấn chỉnh cho đúng. Phong trào kêu gọi đạo vào đời gây được tiếng vang, đi vào cuộc sống của giới trẻ và nhiều bạn trẻ đã trả lời như trên.

Thực ra câu nói của các bạn trẻ trên là những câu nói của các chính trị gia. Giới trẻ là tương lai của đất nước, quốc gia, dân tộc, nhân dân. Chỉ cần thay hai chữ cuối của câu nói để mang lại ý nghĩa cho tôn giáo. Nếu nhận xét này là đúng thì quả thực đời đổi đạo hơn là đạo đổi đời.

Điều không thể chối cãi là Chúa lập Giáo Hội Ngài không kêu gọi người trẻ làm rường cột Giáo Hội. Chúa không coi tương lai, sức sống, sức mạnh và tương lai của Giáo Hội là do người trẻ quyết định và cổ võ. Chúa lập Giáo Hội trên các tông đồ mà các ông không phải là người trẻ. Thành phần trung niên nếu không muốn nói có cả già nua. Cách đây hai ngàn năm tuổi thọ trung bình dưới sáu mươi. Các tông đồ đều trạc bốn mươi, năm mươi như thế đối với xã hội thời đó họ là thành phần già cả. Chúa lập Giáo Hội trên các người cao niên. Mục đích chính không phải cậy nhờ vào sức mạnh trẻ trung của con người mà cậy nhờ vào sức mạnh trẻ trung của Thánh Thần.

Chúa cho biết sức mạnh Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội, là sức mạnh của Giáo Hội, là rường cột của Giáo Hội. Rường cột, sức sống, sức mạnh, tương lai của Giáo Hội Chúa đặt căn bản trên thần linh, không phải trên khả năng con người, mà là do Thần Khí Chúa ban để Thần Khí hướng dẫn, coi sóc, bảo vệ và mặc khải thêm về những điều Chúa truyền dậy.

Có thể lí luận Giáo Hội không có giới trẻ làm sao có giới già. Lí luận thật đúng và chính xác. Không có trẻ sao có già? Trẻ trong Giáo Hội là trẻ về tuổi tác hay non trẻ về đức tin. Đức Kitô kêu gọi hãy nên trẻ nhỏ để được vào nước trời vì nước trời dành cho những tâm hồn giống như chúng. Như thế trẻ trung trong Giáo Hội không đo lường vào tuổi tác, thời gian sống tại thế mà đo bằng niềm tin. Tuổi của niềm tin không đo bằng tháng năm mà đo bằng tin nhiều ít, nông sâu. Trong Giáo Hội có nhiều người cao niên nhưng Giáo Hội Chúa không bao giờ già vì luôn có những tâm hồn tìm học biết đạo. Phong trào dậy giáo lí tân tòng nơi nào cũng có. Hàng năm luôn có những nghi lễ gia nhập Giáo Hội khắp nơi, khắp chốn. Chính những nhân chứng đức tin này làm trẻ trung Giáo Hội Chúa. Họ nắm giữ một phần tương lai của Giáo Hội.

Giới trẻ là tương lai, rường cột, sức mạnh, sức sống của Giáo Hội. Thiết nghĩ câu này cần đổi ngược lại là Giáo Hội là tương lai, rường cột, sức mạnh và là sức sống thật của nhân loại, không riêng gì cho giới trẻ mà cho toàn thể nhân loại. Ai cũng đi tìm bình an và hạnh phúc thực sự nhưng thay vì tìm nơi tôn giáo, nơi Đức Kitô người ta đi tìm nơi xã hội, mong xã hội ban phát cho những giây phút thoải mái, công việc nhàn hạ. Xã hội làm được công việc đó trong giới hạn của nó. Hạnh phúc thực, bình an thực, niềm vui thực, trường cửu chỉ tìm thấy nơi Chúa Kitô vì Ngài là suối nguồn tình yêu và ai sống trong tình yêu người đó có hạnh phúc. Đức Kitô nói rõ khi Ngài kêu gọi

Hỡi những ai vất vả, gánh nặng hãy đến cùng Ta, Ta sẽ thêm sức, bổ dưỡng cho các ngươi vì ách Ta thì êm ái, gánh Ta thì nhẹ nhàng. Mat 11,29

Chỉ trong Chúa mới có trẻ trung, tương lai, sức mạnh, sự sống và bình an thực sự.
 
Hào quang thiên quốc
LM. Anphong Trần Đức Phương
07:57 26/10/2009
HÀO QUANG THIÊN QUỐC

(LỄ CÁC THÁNH và LỄ CÁC LINH HỒN)

Tháng 11 là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ, tượng trưng cho cuối đời của con người. Vì thế, Giáo Hội dành tháng 11 để hướng tâm trí chúng ta về đời sau và tưởng nhớ đến những vị đã qua đời. “Sinh Ký Tử Quy!”, “Sống Gởi Thác Về!” “Về với Chúa là Cha chúng ta nơi quê hương thật Nước Trời”.

Trong số các vị đã qua đời, có những vị đã được thưởng công trên Nước Chúa, được hưởng hào quang Thiên Quốc, và là các Thánh mà Giáo Hội kính chung vào ngày 1/11 hàng năm. Có những vị còn đang trong Luyện Ngục để đền tội và được thanh luyện để trở nên thánh thiện xứng đáng được hưởng Thánh Nhan Chúa, là Đấng hoàn toàn thánh thiện. Giáo Hội cầu nguyện chung cho các vị đó vào ngày 02/11 (Lễ Các Linh Hồn) và suốt tháng 11 (Tháng Các Linh Hồn), dù chúng ta vẫn nhớ cầu cho các linh hốn ấy trong kinh, lễ hàng ngày.

Tất cả các vị đã được lên Thiên Đàng đều là Thánh. Tuy nhiên, có những vị có đời sống đặc biệt, Giáo Hội lập Lễ kính nhớ riêng, để chúng ta cầu nguyện với các Ngài và noi gương đời sống thánh thiện của các Ngài, như Lễ Thánh Phanxicô Khó Nghèo, Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Nữ Têrêsa Avila mà chúng ta mừng trong tháng 10 vừa qua.

Trong Lễ Các Thánh, Bài Đọc I (Sách Khải Huyền 7: 2-4, 9-140) cho chúng ta thấy “các Ngài thật đông đảo, không thể nào đếm nổi… Các ngài thuộc mọi dân tộc, mọi chi họ, mọi nước và ngôn ngữ…” Các Ngài là những vị Thánh Tông Đồ, các Ngài là những vị đã sống đời sống tu sĩ độc thân, các Ngài cũng là những giáo dân đã sống thánh thiện trong đời sống gia đình.

Theo Bài Phúc Âm (Matthêu 5: 1-12) nói về ‘Tám Mối Phúc Thật’, thì các Thánh là những vị đã có tinh thần khó nghèo, khiêm tốn, hiền lành, nhẫn nhục trong đau khổ, luôn sống công chính, có lòng thương yêu giúp đỡ mọi người, sống đời sống thanh khiết trong bậc tu trì hay đời sống gia đình. Các Ngài luôn sống hòa hợp với mọi người để xây dựng hòa bình. Các Ngài cũng là những vị đã sẵn sàng hiến mạng sống mình để làm chứng cho công bằng xã hội, cho đức tin nơi Chúa. Các Ngài đã sống xứng đáng là con cái của Thiên Chúa là Cha. Các Ngài đã đặt niềm hy vọng nơi Chúa, và luôn lo thánh hóa bản thân để nên giống Chúa là Đấng Cực Thánh (Bài Đọc II: 1 Gioan 3: 1-8).

Trong suốt năm Phụng vụ và đặc biệt trong Tháng 11, Giáo Hội khuyến khích chúng ta năng suy gẫm đời sống tốt lành của các Thánh, và quyết tâm noi gương các Ngài, từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống ham mê lạc thú thế gian, và cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta nên thánh thiện trong việc chu toàn bổn phận hàng ngày và vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự.

Trong số các vị thánh, có những vị lúc đầu đã sống như những “đứa con hoang đàng’ theo đam mê thế tục, nhưng rồi nhờ ơn Chúa giúp, đã ‘quyết tâm sám hối trở về’ và thay đổi hẳn đời sống, như Thánh Augustinô (354-430), Phanxicô Assissi (1181-1226), Thánh Têrêsa Avila (1515-1582, Camillus Lellis (1550-1614), Cha Charles de Foucauld (1858-1916) v.v…

Tất cả là nhờ ơn Chúa, nhưng chính chúng ta phải có “quyết tâm cải sửa và trở về!”

Việc đọc và suy gẫm đời sống các Thánh cũng giúp chúng ta cải thiện đời sống, như Thánh Ignatius Loyola (1491-1556), vị sáng lập Dòng Tên, trong thời gian bị đau ốm, đã đọc sách “Hạnh Các Thánh” và nhờ đó mà nhìn ra được con đường các Thánh đã đi, rồi Ngài “quyết tâm trở về”, quyết tâm sửa đổi đời sống, dâng hiến cả cuộc đời để phục vụ Chúa và Giáo Hội.

Trong tinh thần kính nhớ các vị đã qua đời, trong Tháng 11 này, chúng ta hãy dâng nhiều Thánh Lễ, dâng các hy sinh, hãm mình, các kinh nguyện, nhất là lần chuỗi Mân Côi, viếng nghĩa trang để cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa là Cha chúng ta, cùng với Mẹ Maria và các Thánh. Cũng xin tiếp tục dâng những hy sinh, hãm mình và cầu nguyện nhiều cho các vị Chủ Chăn, các Linh Mục trong “Năm Thánh Linh Mục” này.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Microsoft báo hại hàng ngàn người Tây Úc đi lễ sớm cả giờ đồng hồ
Huy Hoàng
06:59 26/10/2009
Ước lượng có đến hàng ngàn người Công Giáo và Anh Giáo đã đi lễ sớm hơn một giờ đồng hồ hôm Chúa Nhật 25/10 vừa qua. Chuyện bi hài đã xảy ra vì Microsoft không cập nhật chương trình Day Light Saving kịp thời. Không chỉ có Windows XP, Windows Vista và cả hệ điều hành mới ra lò Windows 7 đều báo sai giờ đến 1 tiếng đồng hồ.

Tại Vương Cung Thánh Đường Anh Giáo thành phố Perth, trên đại lộ St. George Terraces, hàng trăm người đã ngồi trước thềm nhà thờ để chờ đợi giờ mở cửa trong gió lạnh của buổi sáng Chúa Nhật. Ông từ nhà thờ, vì không biết xài computer, nên vẫn ngáy kho kho trong ngôi nhà cách đó vài con phố. Những khuôn mặt ngồi chờ trước thềm nhà thờ đều đầy vẻ trí thức, hiện đại, sáng dậy là mở computer lên ngay nên mới có chuyện.

Tiểu bang Tây Úc đã thử nghiệm chương trình Day Light Saving trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, hôm 16/5 trong cuộc trưng cầu dân ý về Day Light Saving, đa số dân chúng đã chống lại đề nghị của chính quyền tiểu bang. Như vậy, Day Light Saving không còn áp dụng cho Tây Úc nữa.

Lý ra Microsoft cần phải cập nhật chương trình Day Light Saving. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết sớm nhất là đến tháng 12 này Microsoft mới làm chuyện đó.

Tạm thời, quý cha và anh chị em tại Tây Úc có thể tự mình điều chỉnh computer cho đúng như sau:

Nhấn thật nhanh hai lần (double click) vào chỗ đồng hồ ở góc dưới bên phải. Cứ nhấn vào các dòng link và các tabs để tìm check box Automatically adjust clock for Daylight Saving Time. Các phiên bản khác nhau của Windows sẽ bố trí ở chỗ khác nhau nên xin quý vị cứ kiên nhẫn nhấn vào các dòng link và các tabs để tìm. Sau khi tìm được thì bỏ dấu check ở đó là xong.
 
Đức Thánh Cha Benedict hài lòng về công việc của Thượng Hội Đồng
Bùi Hữu Thư
12:56 26/10/2009
Hai quyến rũ đã vượt qua: việc chính trị hóa và thiếu thực tế

Rôma, Thứ Hai ngày 26 tháng 10, 2009 (ZENIT.org) – Ngày Thứ Bẩy 24 tháng 10, khi dùng bữa trưa với các Giám mục của Thượng Hội Đồng tại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha khẳng định: “Chúng ta đã làm việc rất tốt, nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa.”

Ngay sau bữa ăn, Đức Thánh Cha đã lên tiếng trình bầy sự hài lòng của ngài về Thượng Hội Đồng, mà chủ đề “là một thách đố khó khăn.”

Chú đề “Hòa giải, công lý và hòa bình,” đang phải đương đầu với những vấn đề trầm trọng của Châu Phi, và có hai nguy hiểm: đó là vấn đề phải xen lấn vào lãnh vực chính trị, và ngược lại, có thể trở nên quá “thiêng liêng” khi đi xa thực tế.

Ngài đã công nhận là các vấn đề được thảo luận, bao gồm “chắc chắn một chiều kích chính trị mạnh mẽ, ngay cho dù hiển nhiên, việc hoà giải, công lý và hòa bình không thể có được nếu không có một sự thanh tẩy kỹ lưỡng trái tim, nếu không có một sự canh tân tư tưởng, một sự thay đổi não trạng; nếu không có một sự đổi mới có kết quả là gặp gỡ Thiên Chúa.”

Ngài tiếp, “Nhưng, ngay khi chính chiều kích thiêng liêng này được sâu xa và có nền tảng, chiều kích chính trị cũng hết sức thực tiễn, vì nếu không có những thực hiện về chính trị, thì các sự đổi mới về tâm linh sẽ không thể nào xẩy ra.”

Chính vì vậy mà “sự cám dỗ có thể là chính trị hóa chủ đề, là nói ít hơn đến các chủ chăn và nói nhiều hơn về chính trị, với một sự thông hiểu chúng ta không có.”

Nguy hiểm khác là “rút lui vào một thế giới hoàn toàn thiêng liêng, vào một thế giới trừu tượng và đẹp đẽ nhưng không thực tiễn.”

Đức Thánh Cha nói, “Ngược lại bài giảng của chủ chăn phải thực tiễn, phải chạm đến thực tế, nhưng phải nằm trong viễn cảnh của Thiên Chúa và Lời Người.” Đây là một thách đố, theo ngài, đã được đối phó một cách thành công.

“Sự suy niệm này mời gọi chúng ta, một mặt phải được nối kết thật sự với thực tại, chú ý vào việc nói đến những gì hiện thực, và mặt kia, không được rơi vào các giải pháp có tính cách chính trị; điều này có nghiã là trình bầy một ngôn ngữ cụ thể nhưng thiêng liêng.”

“Đây là vấn đề to tát của Thượng Hội Đồng, và dường như, nhờ ơn Thiên Chúa, chúng ta đã giải quyết thành công, và đối với tôi, cũng là một cớ sự để tạ ơn vì điều này đã làm cho việc soạn thảo các tài liệu hậu Thượng Hội Đồng được dễ dàng.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cám ơn tất cả các thành viên của Thượng Hội Đồng đã làm việc để xúc tiến các công tác của hội nghị.

Ngài đặc biệt xin mọi người hoan hô các phúc trình viên, theo ngài, đã “gánh trách vụ nặng nề nhất,” đã làm việc ban đêm, ngày Chúa Nhật và trong các lúc nghỉ để ăn trưa. Cũng thế, ngài đã hoan nghênh công việc của các thông dịch viên.

Cuối cùng Đức Thánh Cha tuyên bố là Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson đã nhận lời đề cử của ngài, cũng được công bố cho quần chúng cùng ngày, là làm Chủ Tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình, thay thế Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Hoàng Học Viện Kinh Thánh
LM Trần Đức Anh, OP
14:45 26/10/2009
VATICAN - Sáng 26-10-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 400 người gồm các giáo sư, sinh viên và nhân viên Giáo Hoàng Học Viện Kinh Thánh, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Học Viện.

Cơ sở giáo dục này do Thánh Giáo Hoàng Piô 10 thành lập ngày 9-5-1909 và ủy thác do Dòng Tên đảm trách ngay từ đầu. Trong số hàng trăm sinh viên của Học viện hiện nay cũng có 7 sinh viên Việt Nam, gồm 2 LM thuộc giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh và Phú Cường, 4 LM thuộc các dòng: Phanxicô, Don Bosco, Ngôi Lời và Tên. Ngoài ra cũng có 1 nữ tu thuộc dòng Đa Minh Xuân Hiệp.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, trong tư cách là Đại chưởng ấn của Học Viện Kinh Thánh, và cha Bề trên Tổng quyền dòng Tên, Adolfo Nicolás, Phó Chưởng Ấn.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC đặc biệt cám ơn dòng Tên đã hy sinh nhân lực và tài lực cho công trình giáo dục tại Học viện Kinh Thánh. Trong 1 thế kỷ qua đã có hơn 7 ngàn giáo sư và những người thăng tiến các nhóm Kinh Thánh xuất thân từ học viện này, cũng như nhiều chuyên gia khác về Kinh Thánh, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu cũng như giảng dạy các môn học Kinh Thánh và ấn hành nhiều nghiên cứu có giá trị.

ĐTC đặc biệt đề cao việc nghiên cứu và đọc Kinh Thánh trong sự gắn bó với niềm tin của Giáo Hội. Ngài nói: ”Nếu khoa chú giải Kinh Thánh muốn là thần học, thì phải nhìn nhận rằng đức tin của Giáo Hội chính là một hình thức ”đồng cảm” (sim-patia), và nếu không có thái độ này, Kinh Thánh chỉ là một cuốn sách được đóng kín: Truyền Thống không khép kín lối vào Kinh Thánh, nhưng mở rộng. Đàng khác, qua các cơ chế của mình, Giáo Hội có thẩm quyền đưa ra lời quyết định trong việc giải thích Kinh Thánh. Giáo Hội được ủy thác nhiệm vụ giải thích chính thức Lời Chúa, được viết ra và thông truyền, thi hành quyền bính nhân danh Chúa Giêsu Kitô” (DV 10).

Sau cùng, ĐTC cầu mong rằng trong một thế giới bị tục hóa, Kinh Thánh không những chỉ là linh hồn của Thần Học, nhưng còn là nguồn mạch linh đạo và năng lực đức tin của tất cả các Kitô hữu” (SD 26-10-2009)
 
Giám Mục Anh Giáo: Tôi muốn trở lại Công Giáo – Anh Giáo hết thời rồi
Nguyễn Việt Nam
16:43 26/10/2009
Đức Cha John Hind
Tờ Telegraph trong số ra ngày 24/10/2009 cho biết Đức Cha John Hind, Giám Mục Chisester, Anh quốc đã công bố quyết định trở lại Công Giáo trong một chuyển biến được đánh giá là sẽ tạo ra một làn sóng tan rã của Anh Giáo tại ngay trên đất Anh.

Đức Cha John Hind nói với tờ Telegraph là ngài sẽ rất vui mừng nếu như Tòa Thánh Vatican đồng ý cho ngài trở thành linh mục Công Giáo và ngài giải thích lý do không muốn ở lại trong Anh Giáo là vì những chia rẽ trầm trọng trong Giáo Hội này.

Đức Cha John Hind được coi là một trong những nhân vật cao cấp của Anh Giáo đưa ra lời bình luận theo sau lời công bố của Tòa Thánh về một tông hiến mới liên quan đến việc đón nhận anh chị em Anh Giáo muốn hiệp nhất hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.

Đức Cha John Hind nói thêm rằng ngài sẵn sàng hy sinh chức vụ, lương bổng, và ngôi biệt thự dành cho Giám Mục để được làm người Công Giáo.

Trong một chuyển biến khác làm lung lay thêm hy vọng của Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury, Dr. Rowan Williams, muốn giữ cho Liên Hiệp Anh Giáo đừng tan rã, Giám Mục John Broadhurst của giáo phận Fullham tuyên bố “Anh Giáo hết thời rồi”.

Năm ngoái tờ Telegraph tường thuật là một số giáo sĩ cao cấp Anh Giáo tại Anh đã có những tiếp xúc với Tòa Thánh về triển vọng hiệp nhất. Tòa Canterbury đã bác bỏ nguồn tin này thẳng thừng.

Trong khi đó, hàng trăm giáo sĩ Anh Giáo trong nhóm Forward in Faith đã gặp gỡ tại Westminster và nhận định rằng tông hiến sắp tới của Tòa Thánh là lối thoát duy nhất dành cho họ.
 
Phản Ứng đối với việc Tòa Thánh chào đón anh em Anh Giáo muốn trở về hợp nhất
Vũ Văn An
23:56 26/10/2009
Tiếp theo tuyên bố của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc Đức Thánh Cha sẽ ban hành tông hiến thiết lập các Tòa Bản Quyền Tòng Nhân để đón nhận sự trở về có tính cộng đoàn của anh em Anh Giáo, người ta đọc được khá nhiều phản ứng.

Phản ứng tiêu cực

Trái với nhận định của tờ Wall Street Journal cho rằng: các giáo hội Anh Giáo Phi Châu, hiện chiếm phân nửa tín hữu Anh Giáo hoàn cầu và là các giáo hội có khuynh hướng bảo thủ hay duy truyền thống, sẽ ồ ạt hưởng ứng động thái mới của Vatican, Đài BBC gần đây loan tin: vị đứng đầu Giáo Hội Anh Giáo tại Kenya là Tổng Giám Mục Eliud Wabukala đã bác bỏ sáng kiến của Đức Giáo Hoàng nhằm cho phép những người Anh Giáo bất mãn muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Vị tổng giám mục này cho hay: người Anh Giáo Châu Phi không dễ gì bước vào hiệp thông trọn vẹn với người Công Giáo. Đã đành là khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, người Anh Giáo được quyền duy trì bản sắc tôn giáo đặc thù của mình, và nhiều người trong Anh Giáo hiện rất bất bình về việc Giáo Hội của họ truyền chức linh mục và giám mục cho phụ nữ cũng như cho phép người đồng tính kết hôn, nhưng “Gia đình Thệ Phản hiểu đức tin khác với Công Giáo, nhất là về vấn đề hiểu Phép Thánh Thể và định nghĩa thừa tác vụ”. Mà Giáo Hội Anh Giáo tại Châu Phi lại có tinh thần Thệ Phản rất cao. Mặt khác, theo Tổng Giám Mục Henry Luke Orombi của Uganda, Giáo Hội Anh Giáo tại Châu Phi không có chia rẽ về hai vấn đề đang làm nhức nhối các Giáo Hội Anh Giáo tại Phương Tây tức việc phong chức cho nữ giới và hôn nhân đồng tính.

Phản ứng từ Anh Quốc xem ra cũng không hào hứng lắm đối với động thái của Tòa Thánh. Trước những phỏng đoán sẽ có rất nhiều người Anh Giáo gia nhập Giáo Hội Anh Giáo vào dịp này, một số các vị chức sắc của Giáo Hội Anh Giáo tại Anh cho hay: đó mới chỉ là phỏng đoán. Họ cũng nhấn mạnh tới khía cạnh: tại Anh, các giám mục Anh Giáo thường hành động một cách cá nhân chứ không hẳn đem toàn bộ giáo phận, vốn gồm nhiều quan điểm khác nhau, theo với mình. Chính vì thế, những người này dự đoán rằng con số người Anh Giáo gia nhập Công Giáo sẽ không lớn lắm; vả lại, theo kinh nghiệm đầu thập niên 1990, khi có phong trào phản đối việc phong chức cho nữ giới, chỉ có khoảng 500 người thay đổi tuyên tín mà thôi, và một số không nhỏ sau đó đã trở về với Anh Giáo.

Tim Collard, một tín hữu Anh Giáo và là một nhà ngoại giao Anh từng phục vụ lâu năm tại Trung Hoa và Đức Quốc, nay đã về hưu, nhân dịp này hơi thắc mắc tại sao Giáo Hội Công Giáo muốn lôi kéo phái bảo thủ trong Giáo Hội Anh Giáo trong khi ấy lại tỏ ra sợ thánh lễ bằng tiếng Latinh (mà phái bảo thủ rất thích). Tuy nhiên, ông không đồng ý với một số người coi động thái của Tòa Thánh chỉ là một thứ âm mưu ma mãnh của phe “duy giáo hoàng” (papist) nhằm chia rẽ và phá hoại Giáo Hội Anh Giáo. Trái lại, ông coi việc Đức Bênêđíctô XVI sắp sửa đưa ra có tính cách xóa bỏ ngăn cách và do đó là một điều tốt và ông kính trọng bất cứ ai gia nhập Giáo Hội Anh Giáo nhờ sáng kiến mới này. Có điều ông không tin người Anh Giáo sẽ hàng loạt làm điều đó. Những người sẵn sàng nghe luận điểm giáo hội học của Rôma thì đã bước qua đó từ lâu rồi. Những người thích âm nhạc bình ca hay nền phụng vụ cổ điển như chính ông chắc chắn sẽ ở lại để cố gắng làm cho nền âm nhạc thánh đường trở thành tuyệt diệu (không như ca đoàn nhà nguyện Sistine mà ông coi là kinh hãi). Và những người như ông sẽ chăm chú lắng nghe bất cứ lời nói hợp tình hợp lý nào, nhất là lời nói của Đức Giáo Hoàng, mà theo ông là một nhà thần học Kitô Giáo vĩ đại.

Trong khi đó, nhiều người khác cho rằng vấn đề độc thân của hàng giáo sĩ có thể là một trở ngại khó vượt qua đối với một số người Anh Giáo muốn trở lại Công Giáo. Francis X. Rocca, của Dịch Vụ Tin Tức Tôn Giáo (Religion News Service) nhận định rằng: tuy Giáo Hội Công Giáo, ít nhất từ thập niên 1980, đã có điều khoản chấp nhận các giáo sĩ đã lập gia đình, tuy nhiên điều khoản này hết sức hạn chế. Vatican nhấn mạnh: chỉ những người đàn ông không lập gia đình mới đủ tư cách làm giám mục trong các tòa bản quyền tòng nhân. Mặt khác, chính Đức Hồng Y William Levada, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, từng xác nhận rằng các toà bản quyền tòng nhân sẽ không truyền chức linh mục cho các người đàn ông đã lập gia đình nếu trước đó họ chưa bao giờ tu học tại một chủng viện Anh Giáo, hay sẽ không cho phép các linh mục chưa lập gia đình được lấy vợ sau khi đã thụ phong. Đối với nhiều người, đó là một trở ngại lớn, như nhận định của Giám Mục Anh Giáo Jack Iker ở Fort Worth, người từng muốn gia nhập Công Giáo trước đây: “Tôi thấy việc không có điều khoản vĩnh viễn đối với hàng giáo sĩ có gia đình là một trở ngại nghiêm trọng cho sự hợp nhất”.

Trong bối cảnh này, ai cũng nhìn vào Tổng Giám Mục Rowan Williams, người hiện đứng đầu Hiệp Thông Anh Giáo hoàn cầu, một Hiệp Thông lên tới 80 triệu tín hữu, đứng hàng thứ ba trong các Giáo Hội Kitô Giáo. Theo Dave Kansas, động thái của Đức Giáo Hoàng hiện đang thách thức vị Tổng Giám Mục này. Giống như Đức Bênêđíctô XVI, TGM Williams cũng là một học gỉa thần học có nhiệm vụ hướng dẫn đoàn chiên mình vượt qua một thời đại phức tạp. Nhưng khác với Đức Bênêđíctô XVI, người có thẩm quyền không phân chia trên 1.1 tỷ người Công Giáo, TGM Williams không có đủ phương tiện để vận động được sự hợp tác của các phe phái trong Giáo Hội của ngài. Ngài chỉ có thể thuyết phục vì nói cho cùng nhiều giáo hội trong Hiệp Thông Anh Giáo, kể cả Giáo Hội tại Anh, đều tự trị.

Có điều, trước động thái của Vatican, TGM Williams rất bình tĩnh. Ngài đã cùng Đức TGM Nichols ra tuyên bố chung, coi việc ban hành tông hiến sắp tới như một thành quả của đối thoại trong bốn mươi năm qua giữa hai Giáo Hội và cho biết các đối thoại giữa hai bên sẽ được tiếp tục như thường lệ. Trong một lá thư mới đây gửi các vị lãnh đạo Giáo Hội Anh Giáo, TGM Williams xin lỗi các đồng nghiệp vì đã không cảnh báo họ sớm hơn về động thái này, bởi chính ngài cũng chỉ mới biết tới động thái ấy rất trễ.

Theo Dave Kansas, Hiệp Thông Anh Giáo là dấu vết cuối cùng của Đế Quốc Anh ngày trước. Đức tin đã theo giao thương và cờ đế quốc đi gieo trồng Giáo Hội Anh Giáo tại những nơi xa xăm như Singapore, Tanzania, Canada và South Africa. Nhưng trong hoạch định, Hiệp Thông Anh Giáo vốn chỉ có một cơ cấu lãnh đão khá thụ động, giúp cho nhiều hình thức Anh Giáo khác nhau mặc tình nở rộ trong suốt hơn 470 năm lịch sử.

Tuy nhiên, sự đa dạng trên mỗi ngày một trở nên khó xoay xở. Ít nhất, ngày nay cũng có ba khuynh hướng lớn trong Hiệp Thông này: thệ phản (Evangelicals), Anh Công Giáo (Anglo-Catholics) và Cấp Tiến (Liberals). Quan điểm của các khuynh hướng này nay đã đến chỗ khó lòng nối kết được nữa. Ngay lúc nhậm chức vào năm 2003, TGM Williams đã phải đương đầu với việc Giáo Hội Giám Chức (Episcopal), tức ngành Anh Giáo tại Mỹ, công khai phong chức giám mục cho một người đồng tính, khiến cho Hiệp Thông Anh Giáo rơi vào một tranh chấp mà từ đó không bao giờ giảm cường độ. Để duy trì sự đoàn kết của Hiệp Thông, TGM Williams từng đưa ra phương thức “hai đường rầy”, tức ý niệm cho rằng phe cấp tiến sẽ tìm ra cơ sở chung trên một đường rầy, trong khi phe bảo thủ sẽ tìm thấy cơ sở chung cho mình trên đường rầy kia, dưới một chiếc lều chung Anh Giáo. “Nó giúp người ta rõ ràng về tương lai của hai khuynh hướng này, mặc dù càng nghĩ càng thấy chúng ít có tính lý tưởng, và để có thể nói về chúng không bằng những hạn từ kiểu khải huyền của ly giáo và rút phép thông công nhưng đơn giản như điều chúng hiện là: tức hai phong thái làm người Anh Giáo”. TGM Williams đã viết như thế ngay sau vụ phong chức giám mục cho người đồng tính trên.

Nhiều người Anh Giáo cho rằng đáng lý ngài phải mạnh tay hơn với nhóm cấp tiến. Chắc chắn một điều: phương thức trên càng khó thành công khi Đức Bênêđíctô XVI ban hành tông hiến mới. Có người, và nhất là nhóm cấp tiến, cho rằng đây có thể là điều tốt, vì nó sẽ chấm dứt cảnh “hai mà một, một mà hai” dị thường này, khi đa số những người bảo thủ chấp nhận lời mời của Đức Bênêđíctô mà gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Phản Ứng tích cực

Thực ra, động thái mới không hẳn là sáng kiến của Tòa Thánh. Theo tuyên bố của Đức Hồng Y Levada, thì đây chỉ là một đáp ứng của Tòa Thánh trước lời yêu cầu “trong mấy năm qua” của nhiều nhóm Anh Giáo. Lời Đức Hồng Y: "Chúng tôi cố gắng thoả mãn, một cách đồng nhất và công bình, các yêu cầu muốn hiệp thông đầy đủ từng được các tín hữu Anh Giáo từ nhiều vùng trên thế giới ngỏ với chúng tôi trong mấy năm gần đây. Với đề nghị này, Giáo Hội muốn đáp ứng các mong ước hợp pháp của các nhóm Anh Giáo này trong việc hợp nhất trọn vẹn và hữu hình với Giám Mục Rôma, đấng kế vị Thánh Phêrô”.

Một trong các nhóm ấy chính là Hiệp Thông Anh Giáo Truyền Thống (Traditional Anglican Communion, viết tắt là TAC) mà người đứng đầu hiện nay là TGM John Hepworth, của Adelaide, Nam Úc. Sau nhiều vận động của Nhóm này, ngày 25 tháng 7 năm 2008, Đức HY Levada đã gửi cho Nhóm một phúc đáp với nội dung sau đây:

“Trong một năm qua, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nghiên cứu các đề nghị mà ngài đã đệ trình nhân danh Viện Giám Mục Của Hiệp Thông Anh Giáo Truyền Thống nhân chuyến viếng thăm của ngài tại Thánh Bộ này ngày 9 tháng 10 năm 2007. Vì các tháng mùa hạ đã tới gần, chúng tôi muốn bảo đảm với ngài rằng Thánh Bộ nghiêm chỉnh quan tâm tới triển vọng có được sự hợp nhất có tính cộng đoàn (corporate unity) như đã được đề cập tới trong lá thư trên.

Như ngài chắc chắn đã biết, tình thế bên trong Hiệp Thông Anh Giáo xét chung đã trở nên hết sức phức tạp suốt trong thời gian qua. Ngay khi Thánh Bộ ở vào vị trí có thể trả lời một cách dứt khoát hơn đối với các đề nghị do ngài trình bày, chúng tôi sẽ thông báo cho ngài hay”.

Ngay khi nhận được phúc đáp trên, TGM Hepworth đã gửi thông tri cho Giám Mục Đoàn, Các Đại Diện Tổng Quyền và các phụ tá của TAC, bày tỏ nỗi vui mừng trước viễn ảnh “hợp nhất có tính cộng đoàn” này. Ngài gọi lá thư của Đức HY Levada là đầy “nồng ấm và khích lệ” và cho biết đã hồi âm bức thư ấy bằng cách bày tỏ quyết tâm đạt cho được sự hợp nhất mà chính Chúa Giêsu đã khẩn khoản cầu xin trong Bữa Tiệc Ly, bất chấp mọi thiệt hại cá nhân có thể có. TGM Hepworth xin mọi người “cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho Đức Hồng Y Levada và nhân viên của ngài tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin”.

Thực ra TAC không còn chính thức trực thuộc Hiệp Thông Anh Giáo và Tổng Giám Mục Canterbury nữa, mà đã trở thành một hiệp thông quốc tế độc lập gồm các giáo hội cùng chung một gia tài Anh Giáo. Hiện nay, các giáo xứ của TAC trên khắp thế giới tự nhận mình là người Anh Công Giáo truyền thống (traditional Anglo-Catholics) về phương diện thần học và phụng vụ. Họ được một giám mục đoàn chăm sóc, đứng đầu bởi một giáo chủ được bầu. Nhóm này được thành lập năm 1991. TGM Hepworth đứng đầu nhóm này từ năm 2002. Họ khác Hiệp Thông Anh Giáo về nhiều vấn đề, mà chính yếu là việc truyền chức cho phụ nữ. Ngoài ra còn các vấn đề khác như duyệt xét phụng vụ, chấp nhận đồng tính luyến ái và tầm quan trọng của thánh truyền. Như vừa nói, tháng 10 năm 2007, nhóm chính thức bày tỏ ý muốn hợp nhất trọn vẹn với Tòa Rôma mà không mất các điểm đặc trưng Anh Giáo của mình. Nhóm tuyên bố chấp nhận các tín điều của Giáo Hội Công Giáo, như đã được giải thích trong sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Đáp ứng ngày 20 tháng 10 vừa qua của Tòa Thánh quả đã đáp ứng khát mong của Nhóm này.

Ngay lập tức, TGM Hepworth thông tri cho các giám mục, linh mục và giáo dân của mình, hiện lên tới 400,000 người, tại Anh, Phi Châu, Úc Châu, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Mỹ và Nam Phi hay động thái của Tòa Thánh và bày tỏ “sự xúc động trước lòng đại lượng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI”, gọi “đây là một hành động đầy lòng tốt của Đức Thánh Cha. Ngài đã dâng hiến triều đại giáo hoàng của ngài cho chính nghĩa hợp nhất. Nó vượt quá mộng ước mà chúng ta đã cả gan đề cập tới trong thỉnh nguyện thư hai năm trước đây. Nó vượt quá cả lời cầu nguyện của chúng ta. Trong hai năm ấy, chúng ta đã ý thức được rất rõ các lời cầu nguyện của bạn bè chúng ta trong Giáo Hội Công Giáo. Có lẽ lời cầu nguyện của họ còn dám đi xa hơn lời cầu nguyện của chúng ta”

Nhóm thứ hai là Nhóm Tiến Bước Trong Đức Tin (Forward in Faith, viết tắt là FiF). Đây là một phong trào đang hoạt động tại một số giáo tỉnh của Hiệp Thông Anh Giáo. Xét chung, phong trào này đại biểu cho xu hướng bảo thủ hay duy truyền thống mà ngưòi ta vốn gọi là Anh Công Giáo (Anglo-Catholicism). Họ cực lực chống đối việc phong chức phụ nữ làm linh mục và giám mục cũng như hôn nhân đồng tính.

Nhóm được thành hình năm 1992 như một liên minh các Hội Công Giáo trước đây bên trong Giáo Hội Anh và nhiều nơi khác để chống đối việc phong chức phụ nữ. Nó cũng có khuynh hướng duy truyền thống hơn về phương diện phụng vụ, giáo hội học, Kitô học và thẩm quyền Thánh Kinh. Tính đến năm 2005, phong trào có hơn 800 giáo sứ thành viên trên khắp thế giới.

Năm 2009, có phúc trình cho rằng Đức HY Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục Công Giáo của Vienna, đã gặp gỡ John Broadhurst, TGM của Fulham, hiện là chủ tịch của FiF, theo gợi ý của Đức Giáo Hoàng. Không lạ gì, phản ứng của Nhóm đối với động thái của Tòa Thánh rất phấn khởi. Stephen Parkinson, phát ngôn viên của Nhóm tiên đóan: dịp này sẽ có chừng 1,000 linh mục và hàng trăm nghìn tín hữu của Giáo Hội Anh Giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Theo Parkinson: “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu có giáo phận nào tại Anh trở lại nhưng tôi nghĩ chắc chắn sẽ có nhiều giáo phận tại nơi khác thuộc Hiệp Thông Anh Giáo làm vậy. Giáo phận Papua New Guinea chắc chắn sẽ trở lại, và còn một hay hai giáo phận Mỹ và giáo phận Úc nữa, cũng chắc chắn sẽ trở lại”.

Cùng ngày với tuyên bố của Đức HY Levada, TGM Broadhurst đã phát biểu: “Trước nay người Anh Công Giáo (Anglican Catholics) thường bày tỏ khát mong có được phương thế để hiệp thông trọn vẹn với Tòa Phêrô mà vẫn giữ được toàn vẹn tính trong gia tài Anh Giáo của mình miễn là không đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi hân hoan vì nay Đức Thánh Cha có ý định đưa ra các cấu trúc bên trong Giáo Hội Công Giáo có thể đáp ứng lòng khát mong tận đáy lòng này. Tiến Bước Trong Đức Tin luôn cam kết dấn thân để tìm kiếm hợp nhất trong sự thật, cho nên nồng nhiệt hoan nghinh các sáng kiến này như giây phút quyết định trong lịch sử Phong Trào Công Giáo bên trong Giáo Hội Anh Giáo. Chớ gì chúng nên một!”
 
Top Stories
VIETNAM: à Son La, première messe ''tolérée'' par les autorités
Eglises d'Asie
08:24 26/10/2009
VIETNAM: Son La: après des années d’interdiction, la communauté catholique peut enfin célébrer la messe dominicale

Au cours de ces dernières années, les autorités civiles de Son La, ville de la région montagneuse du Nord-Ouest du Vietnam, se sont rendues tristement célèbres par les entraves qu’elles ont apportées à la liberté de religion et à l’exercice du culte dans cette ville. Elles semblent aujourd’hui vouloir procéder à un changement de cap dans leur comportement à l’égard de la communauté catholique locale, forte de quelque 500 fidèles, venus pour la plupart de la basse région pour gagner leur vie en ville. Ce revirement s’est manifesté avec une certaine ostentation, le samedi 24 octobre dernier. Ce jour-là, le P. Joseph Nguyên Trung Thoai, prêtre chargé de la communauté par l’évêché de Hung Hoa, est venu officiellement présider l’assemblée eucharistique dans la salle mise à la disposition de la communauté par un catholique de la ville, M. Trinh Xuân Thuy.

Les chrétiens de Son La, privés depuis longtemps de leurs droits élémentaires dans le domaine religieux, étaient venus nombreux. La célébration a débuté par une procession traditionnelle en l’honneur de la Vierge Marie et s’est poursuivie par la messe dominicale anticipée. Une délégation importante de la Sécurité, composée de représentants de la province, de la ville et du quartier, s’était invitée aux cérémonies. Les membres de la délégation avaient déclaré auparavant qu’ils avaient l’intention de photographier et de filmer l’événement afin d'en rendre compte aux autorités supérieures. Les policiers étaient également nombreux à l’extérieur où ils avaient pour mission de surveiller les lieux et de prévenir tout désordre (1).

Malgré son caractère quelque peu ostentatoire et indiscret, la présence non agressive de la Sécurité a constitué pour les catholiques une heureuse surprise. Jusque-là, la plupart des rassemblements de la communauté, en particulier les jours de grande fête, avaient donné lieu à des affrontements avec les forces de l’ordre ou avec les hommes de main de celle-ci (2). Lors de la nuit de Noël 2008, les autorités municipales avaient tout simplement décrété le couvre-feu sur le quartier où se réunissait la communauté chrétienne. Pour la fête de Pâques qui avait suivi, les mêmes responsables avaient mobilisé une troupe hétéroclite composée de cadres du gouvernement, de policiers et de désœuvrés recrutés pour la circonstance, afin d’empêcher le prêtre de célébrer l'eucharistie. Depuis l’année 2000, l'évêque du diocèse avait en vain essayer de faire reconnaître cette communauté par les autorités civiles. La réponse reçue était jusqu’ici invariablement la même: « Il n'y a point de besoins religieux à Son La ». Ces entraves à la liberté religieuse avaient même fini par alerter l’attention de la délégation de la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde, en visite au Vietnam au mois de mai dernier (3). La délégation était venue sur place le 19 mai, dans la salle où se réunissent les catholiques. Malgré la présence des autorités civiles, les chrétiens de Son La avaient exposé sans fard la situation de leur communauté religieuse.

Les fidèles de Son La espèrent que cette première célébration autorisée sera le début d’une longue série de messes hebdomadaires et d’une existence normale de leur communauté dont les besoins seront enfin reconnus. Pour le moment, ils attribuent ce premier changement à la lutte persévérante qu’ils mènent depuis plusieurs années auprès des autorités aussi bien locales que centrales, et surtout à la solidarité qui leur a été manifestée par les catholiques du pays et de la diaspora ainsi que par un grand nombre d’associations humanitaires internationales. Il est probable que le rapport (encore non publié) de la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde, aura joué un rôle important dans le déblocage de la situation.

(1) Informations extraites d’un article de J.B.Nguyen Huu Vinh, Vietcatholic, 24 octobre 2009.
(2) Voir EDA 499, 506, 476.
(3) voir le compte rendu de la rencontre dans EDA 508

(Source: Eglises d'Asie, 26 octobre 2009)
 
亚洲主教首次在越南召开会议
Asia-News
16:07 26/10/2009
当局开放态度使之同以公教教育为主题的研讨会反差愈发鲜明。在越南,禁止天主教徒涉足教育领域

胡志明市(亚洲新闻)—亚洲主教团联盟会议首次得以在越南召开。日前,河内政府正式批准在胡志明市总主教区召开亚洲主教团联盟研讨会。十月二十二日至二十六日,来自孟加拉国、印度、日本、老挝、澳门、马来西亚、菲律宾、韩国、斯里兰卡、台湾、泰国以及越南的亚洲国家及地区的四十位枢机主教、主教等出席了会议。

本届研讨会的主题是“公教教育与要理中心是亚洲圣体信仰教会的空间”。鉴于目前越南仍几乎禁止天主教会涉足教育领域,当局的这一开放态度与研讨会主题构成了更加鲜明的反差。

一九七O年,亚洲主教们首次在菲律宾首都马尼拉召开会议,先教宗保禄六世亲临大会后,亚洲主教团联盟从未在越南组织过任何活动。尽管越南主教团始终是这一组织的成员。

日本主教主持了开幕式弥撒圣祭,胡志明市辅理主教讲道,阐述天主教徒肩负的福传使命。东道主胡志明市总主教区总主教范明敏枢机在研讨会上发言时,特别强调了“教育对基督信徒在当今越南社会-经济背景下善度圣体奥迹所发挥的作用”。

本次研讨会,旨在分享公教学校在教学管理、制定教育战略、从事社会活动中的信息、想法、更新以及技术手段。鉴于其特殊的历史情况,越南与会代表无法与其他与会代表阐述相同的路线。

几十年来,政府几乎禁止教会涉足教育领域。一九五四年、一九七五年,公教教育先后在北越、南越遭禁,教育体系由国家统一管理。此前,天主教会开办了两千多所幼儿园和各级教育机构。

目前的统计资料显示,越南政府在教育领域的人力和物力投资远远无法满足需要,孩子们被剥夺了接受正规教育的权利。二OOO年至二OO六年,全国教育投资从每年的7.62亿美元增加到了大约22亿美元。涨幅可观,但仅占国家预算总额的9%。且其中的80%用于支付教职员工的工资;剩余的20%遭到各级官员的瓜分。最终,政府仅支持了50%的教育开支;并仅限于五年初等教育。

由此,迫使家长大笔投资让孩子上补习班或者请家教,增加了教师的收入但却加重了家庭的负担。一位修女表示,“没有补课的孩子深感遭到歧视。他们很难跟上课程、通过考试”。

越南天主教会揭露了这一现象并予以强烈批评。范枢机痛斥这是“教育领域的不诚实和舞弊”。

尽管越南经济、社会发挥了巨变,但教育方面仍然十分敌意天主教。学生被迫加入共青年团、定期参加其活动。此外,越南根本不分教育、宣传和灌输。而其最终目的却是共同的,无外乎向学生灌输无神论、服从党的领导、坚决支持党。由此,严重延误了学生应有的正常教育。

在此背景下,尽管越南天主教会禁止涉足教育,但自今年二月起,美国天主教大学,耶稣会士开办的芝加哥罗耀拉大学与河内教育部合作,率先在越南开设办事处。借此机会,公教大学旨在实现三大主要目标:普及英语,使之成为越南人的第二语言;培训医务人员;制定越南管理专业技术人员的培训计划。今夏,罗耀拉大学提供的越南培训计划已经启动。
 
For the first time a meeting of Asian bishops takes place in Vietnam
Asia-News
16:09 26/10/2009
The Authority’s gesture of openness in striking contrast to the theme of the seminar, dedicated to education in Catholic schools. Vietnam’s Catholics are banned from being involved in the educational sector.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - For the first time ever a meeting of the Federation of Catholic Bishops Conferences of Asia (FABC) has been held in Vietnam. The government allowed a seminar to take place in Ho Chi Minh City October 22 to 26attended by 40 cardinals and bishops from Bangladesh, India, Japan, Laos, Macau, Malaysia, Philippines, South Korea, Sri Lanka, Taiwan and Thailand, and of course Vietnam.

The authority’s gesture of openness however, rendered more stark the contradiction with the theme of the seminar, which was "Catholic Schools and Catechetical Centres as venues of Eucharistic Faith Formation in Asia" since the Vietnamese Church is prohibited from taking part in the field of education.

It should, however, be noted that since its first meeting held in Manila in 1970 in the presence of Pope Paul VI, despite active involvements of Vietnamese bishops in its activities, FABC has never been able to hold any meetings in Vietnam. The meeting was opened with a Mass celebrated by Japanese Archbishop Francis Xavier Osamu Mizobe, SDB, while the auxiliary bishop of Saigon gave a homily on the mission of Catholic evangelization. Of particular significance in the course of the work, the intervention of Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of the host diocese, who explained "The education for Christians to live the mystery of the Holy Eucharist in the socio-economic context of Vietnam today”.

The objective of the seminar was the sharing of information, ideas, innovations and technology tools in the administration, education strategies and social activities of Catholic schools. The Vietnamese participants did their best to contribute to the work, but their interventions could not be in line with those of others, since for decades Catholics have been barred from the field of education, which is monopolized by the state. In North Vietnam, Catholic teaching was banned in 1954 with the seizure of power by the Communist Party. The same happened in 1975 in the South. At that time, Catholics had more than two thousand educational facilities, from kindergarten to the highest levels of education.

Since then, schools across the country are managed solely by the state. On several occasions, especially in major cities, the bishops have called for Catholics to be allowed participate in the educational system, citing the alarming data on the current situation. They warn that Vietnamese children are deprived of the right to have an adequate, effective and honest education.

The statistics show, in fact, the very low level of human and financial resources invested information, due to the lack of recognition by authorities of the importance of the "human factor" and the fundamental role that education plays in socioeconomic development. According to data from the General Office of Statistics, from 2000 to 2006 the state investment for education has increased from 762 million dollars per year to around 2.2 billion dollars, with a significant increase in the last two years. But this represents only 9% of the budget and over 80% of these funds are used to pay the salaries of professors. On average they range from 60 to 100 dollars per month. The remaining 20% of funds for education, they say, tend to end up in the pockets of officials. Today, finally, the government provides for only 50% of school expenses and only for the first five years of school.

The low wages results in an increasing number of professors pushing their students to attend private classes. This increases the income of teachers and expenditure of households. “Those who do not participate in private lessons - adds Sister Marie Nguyen - are said to be discriminated against. For them, in particular, it is difficult to follow lectures and pass exams”.

The phenomenon has become so common as to have aroused the constant condemnation of Church leaders. Cardinal Pham Minh Man, for example, has criticized “the scourge of dishonesty and fraud in the school environment”. Sister Marie Nguyen, who is a social psychologist, shows how "the cost of tuition is a great burden on students and their families. In a country that has 24 million people living in extreme poverty, number of kids who have never attended school or have left school is growing at an alarming rate”. And, she then points out, the phenomenon is particularly worrying among girls.

Nevertheless, although there have been changes in the social and economic areas, education remains resolutely hostile to Catholicism. Students, regardless of their religious beliefs, are forced to enter into associations organized by the Communist Party and regularly attend their meetings. In Vietnam, moreover, there is no great distinction between education, propaganda and indoctrination. All three have the common aim of training future generations to atheism, to obey and fervently support the party. To this end, teachers are encouraged to use their classes as an opportunity to attack religion and whatever goes against the policies of the Party. The schools regulations state that no less than 10% of the classes of all grade levels must be devoted to Marxism-Leninism, but in practice the ideology and politics permeate teaching and the entire school life.

The system is often criticized by the students themselves, who complain about the lack of preparation that it gives to children and young people living in an environment subject to rapid social and economic changes and that they learn purely academic theories that are far from practical.

In this context, even if Catholics schools are prohibited, since February this year, the largest Catholic university in the United States, Loyola University Chicago, run by Jesuits, is the first American university to establish its representative office in Vietnam, in partnership with the Ministry for Education and Formation. Through this office, Loyola wants to work in three areas of special needs: English as a second language, training for health professionals; leadership programs, aimed at professionals and managers; Vietnam study abroad programs for American youth. The first service offered by Loyola, the Vietnam Service Learning Program was launched this summer.
 
Per la prima volta una riunione dei vescovi asiatici si è potuta tenere in Vietnam
Asia-News
16:11 26/10/2009
Il gesto di apertura delle autorità ha reso più stridente il contrasto con il tema del seminario, dedicato all’insegnamento nelle scuole cattoliche. Ai cattolici vietnamiti, infatti è vietato l’intero settore educativo.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Per la prima volta si è potuta svolgere in Vietnam una riunione della Federazione degli episcopati cattolici del’Asia (FABC). Il governo ha infatti consentito che si tenesse a Ho Chi Minh City un seminario al quale hanno preso parte 40 cardinali e vescovi provenienti da Bangladesh, India, Giappone, Laos, Macao, Malaysia, Filippine, Corea del Sud, Sri Lanka, Taiwan e Thailandia, oltre naturalmente al Vietnam.

Il gesto di apertura delle autorità, però, ha reso più stridente la contraddizione con il tema del seminario, svoltosi dal 22 al 26 ottobre, che era “Le scuole cattoliche e i centri per la catechesi come spazio di formazione alla fede eucaristica in Asia”, dal momento che alla Chiesa vietnamita è vietato qualsiasi intervento nel settore dell’educazione.

Va comunque registrato che era dal 1970 quando, presente Paolo VI, i vescovi dell’Asia ebbero a Manila il loro primo incontro, che iniziative della FABC non si svolgevano in Vietnam, malgrado l’attiva partecipazione dei vescovi di tale Paese alla Federazione.

L’incontro è stato aperto con una messa celebrata dal giapponese mons. Francis Xavier Osamu Mizobe, S.D.B., mentre il vescovo ausiliare di Saigon ha tenuto un’omelia sul compito dei cattolici nell'evangelizzare. Di particolare significato, nel corso dei lavori, l’intervento del cardinale della diocesi ospitante, Jean Baptiste Pham Minh Man, che ha illustrato “L’educazione per i cristiani per vivere il mistero della Santa Eucaristia nel contesto socio-economico del Vietnam di oggi”.

Obiettivo del seminario era la condivisisone di informazioni, idee, innovazioni e strumenti tecnologici nell’amministrazione, nelle strategie educative e nelle attività sociali delle scuole cattoliche. I vietnamiti partecipanti hanno fatto del loro meglio per contribuire ai lavori, ma i loro interventi non potevano essere in linea con quelli degli altri, dal momento che da decenni i cattolici sono stati allontanati dal campo educativo, monopolizzato dallo Stato.

Nel Nord del Vietnam, l’insegnamento cattolico è stato bandito nel 1954, con la presa del potere da parte del Partto comunista. Lo stesso è accaduto nel 1975 nel Sud. In quel momento, i cattolici avevano più di duemila strutture educative, dagli asili ai massimi livelli educativi.

Da allora, nell’intero Paese la scuola è gestita unicamente dallo Stato. A più riprese, specialmente nelle maggiori città, i vescovi hanno chiesto che i cattolici possano partecipare al sistema educativo, citando gli allarmanti dati dell’attuale situazione. Hanno messo in guardia sul fatto che i bambini vietnamiti sono privati del diritto di avere una adeguata, effettiva e onesta educazione.

Le statistiche mostrano, infatti, il livello veramente basso delle risorse umane e finanziarie investite nel settore della formazione, dovuto alla mancanza di riconoscimento da parte delle autorità dell’importanza del “fattore umano” e del ruolo fondamentale che l’educazione gioca nello sviluppo socioeconomico. Secondo i dati dell’Ufficio generale di statistica, dal 2000 al 2006 l’investimento statale per l’educazione è salito da 762 milioni di dollari per anno a circa 2,2 miliardi di dollari, con un incremento significativo nell’ultimo biennio. Ma ciò rappresenta solo il 9% del bilancio e più dell’80% dello stanziamento è usato per pagare gli stipendi dei professori. Che mediamente va dai 60 ai 100 dollari mensili. Il restante 20% dei fondi per l’educazione, a quanto si dice, tende a prendere la strada delle tasche dei funzionari. Attualmente, infine, il governo sostìene solo il 50% delle spese scolastiche e solo per i primi cinque anni di scuola.

La pochezza degli stipendi spinge poi un sempre maggior numero di professori a convincere i loro studenti a partecipare a classi private di sostegno. Ciò incrementa le entrate dei docenti e le spese delle famiglie. “Coloro che non partecipano alle lezioni private – aggiunge suor Marie Nguyen – si dice siano discriminati. Per loro, in particolare, è difficile seguire le lezioni e superare gli esami”.

Il fenomeno è divenuto così comune da aver suscitato la costante condanna da parte degli esponenti della Chiesa. Il cardinale Pham Minh Man, ad esempio, ha criticao “la piaga della disonestà e la frode nell’ambiente scolastico”. Suor Marie Nguyen, che è una psicologa sociale, evidenzia come “il costo delle lezioni private è un grande peso per gli studenti e le loro famiglie. In un Paese che ha 24 milioni di persone che vivono in estrema povertà, cresce in modo allarmante il numero di ragazzi che non sono mai andati a scuola o che hanno interrotto gli studi”. E, sottolinea poi, il fenomeno riguarda in modo particolare le ragazze.

Ciò malgrado, sebbene ci siano stati cambiamenti nell’ambiente sociale ed economico, l’educazione resta decisamente ostile al cattolicesimo. Gli studenti, senza riguardo alle loro convinzioni religiose, sono forzati a entrare nelle associazioni organizzate dal Partito comunista e partecipare regolarmente ai loro incontri. In Vietnam, inoltre, non si fa grande distinzione tra educazione, propaganda e indottrinamento.

Tutte e tre hanno il comune obiettivo di formare le future generazioni all’ateismo, per obbedire e portare fervente sostegno al Partito. A tale scopo, gli insegnanti sono incoraggiati a usare le loro lezioni come opportunità per attaccare la religione e qualunque cosa vada contro le politiche del Partito. I regolamenti scolastici stabiliscono che non meno del 10% delle lezioni di tutti i livelli scolastici deve essere dedicato al marxismo-leninismo, ma in concreto l’ideologia e la politica permeano l’intero insegnamento e la vita scolastica.

Il sistema è stato spesso criticato dagli stessi studenti, che lamentano la scarsa preparazione che esso dà a bambini e giovani che vivono in un ambiente soggetto a rapidi cambiamenti sociali ed economici e che imparano teorie puremente accademiche e lontante da applicazioni pratiche.

In questo quadro, anche se ai cattolici è vietato tenere scuole, dal febbraio di quest’anno la più grande università cattolica degli Stati Uniti, la Loyola University Chicago, retta dai Gesuiti, è il primo ateneo americano a stabilire un suo ufficio di rappresentanza in Vetnam, in partnership col Ministero dell’educazione e della formazione. Attraverso tale ufficio, la Loyola vuole lavorare in tre aree di particolare necessità: l’inglese come seconda lingua; formazione per professionisti della salute; programmi per la direzione, diretti a professionisti e amministratori vietnamiti;programmi di studi all’estero per giovani americani. Il primo servizio offerto dalla Loyola, il Vietnam Service Learning Program ha preso il via questa estate.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên giáo xứ Ba Làng, Sầm Sơn, chính tòa Thanh Hóa dâng hoa kính Đức Mẹ Mân Côi
BTV
09:13 26/10/2009
Tình hiệp thông và liên đới giữa các giáo xứ với nhau được thể hiện rõ nét qua những ngày chầu lượt hay các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao... nhưng có lẽ mang ấn tượng và có số lượng người tham gia đông nhất là những buổi rước kiệu và dâng hoa liên giáo xứ với nhau.

Chiều ngày 25.10.2009, tại giáo xứ Chính Tòa Thanh Hóa đã thể hiện tình hiệp thông bằng buổi rước kiệu Đức Mẹ Mân Côi và dâng hoa tập thể của các đội hoa đến từ các giáo xứ Ba Làng và Sầm Sơn.

Xem hình dâng hoa bấm vào đây

Ngay từ sáng sớm công tác chuẩn bị cho buổi rước kiệu và dâng hoa đã được ban tổ chức chuẩn bị cách chu đáo. Đúng 16g.30, sau nghi thức khai mạc của cha thường vụ giáo xứ Chính tòa Giuse Phạm Văn Quế, đoàn rước kiệu đã khởi hành. Đi đầu là thánh giá, nến cao, tiếp đến là đội hoa giáo xứ Ba Làng với 500 giới hiền mẫu mặc đồng phục áo dài trắng; sau đội hoa giáo xứ Ba Làng là đội hoa giáo xứ Sầm Sơn với 200 con hoa cũng mặc đồng phục trắng, cách đặc biệt hơn đội hoa giáo xứ Sầm Sơn có sự tham gia của “quý ông” cùng dâng hoa kính Mẹ với “quý bà”; sau cùng là đội hoa chủ nhà – giáo xứ Chính Tòa với 300 giới hiền mẫu mặc đồng phục xanh, vàng, hoa... Xen kẽ giữa đoàn rước là kiệu hoa, cờ in hình Đức Mẹ và các thánh... tạo nên màu sắc tươi vui và không khí lễ hội mang tính linh thiêng và sốt sắng.

Sau khi rước một vòng xung quanh bờ hồ và vòng ra quốc lộ 1A, các đội hoa tập trung về trước lễ đài và bắt đầu dâng hoa kính Mẹ Mân Côi. Các màn dâng hoa tập thể được mọi người hưởng ứng cách nồng nhiệt bằng những tràng pháo tay để tán thưởng cho tính công phu, nghệ thuật và hoành tráng của những diễn viên không chuyên là các mẹ, các ông đến từ các vùng biển Ba Làng, Sầm Sơn quen cầm câu thả lưới, muối cá hơn là cầm hoa và múa.

Kết thức buổi dâng hoa là thánh lễ đồng tế do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận chủ sự, cùng đồng tế còn có cha Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, cha hạt Mỹ Điện Phaolô Trần Ngọc Loan, cha thường vụ Giuse Phạm Văn Quế, cha phó giáo xứ Chính Tòa Phêrô Ngô Văn Phúc và đông đảo bà con giáo dân tham dự.

Dâng hoa tuy là một hình thức đạo đức bình dân, nhưng nó mang nhiều hiệu quả trong việc thực hành và thể hiện đức tin cách sống động. Hy vọng loại hình đạo đức bình dân này và những cuộc giao lưu liên giáo xứ luôn được duy trì phát huy ngày một đậm đặc hơn trong sinh hoạt mục vụ của giáo phận Thanh Hóa.
 
Đức Giám mục giáo phận Phát Diệm về thăm hạt Bạch Liên
Lm. Phaolô Nguyễn Tất Ứng
10:17 26/10/2009
BẠCH LIÊN - Sáng ngày 26.10.2009, Đức cha Giuse Nguyễn Năng - Giám mục giáo phận Phát Diệm về thăm hạt Bạch Liên. Cùng đi với Đức Cha có cha Phêrô Nguyễn Văn Hiện - Văn phòng TGM; cha Phaolô Phạm Công Trình - Văn phòng TGM và thầy phó tế Vixentê Lê Văn Minh.

Hình ảnh giáo dân Bạch Liên đón tiếp Đức Cha

Các cha và mọi thành phần dân Chúa trong giáo hạt quy tụ về xứ Bạch Liên để đón Đức Cha. Hiện diện trong buổi đón Đức Cha có cha Giuse Vũ Quang Điện - chính xứ Yên Liêu, Quản Hạt Bạch Liên; cha Antôn Nguyễn Đức Điều - chính xứ Quảng Phúc; cha Phaolô Nguyễn Tất Ứng - chính xứ Bạch Liên; Hội đồng giáo xứ, các ông Gia trưởng, các bà Mân côi, giới trẻ và đầy đủ các ban ngành, hội đoàn cùng giáo dân của 7 giáo xứ: Phú Thuận, Yên Liêu, Quảng Phúc, Yên Thổ, Hải Nạp, Quảng Nạp và xứ Bạch Liên.

Giáo hạt Bạch Liên là một giáo hạt có ít giáo dân nhất trong giáo phận Phát Diệm, cả hạt chỉ có trên 6000 người Công Giáo, trong đó:

- Xứ Bạch Liên thành lập năm 1820. Số giáo dân: 768
- Xứ Quảng Nạp thành lập năm 1914. Số giáo dân: 1292
- Xứ Yên Thổ thành lập năm 1920. Số giáo dân: 780
- Xứ Bình Hải thành lập năm 1921. Số giáo dân: trên 500
- Xứ Yên Liêu thành lập năm 1939. Số giáo dân: trên 600
- Xứ Phú Thuận thành lập năm 1942. Số giáo dân: trên 300
- Xứ Quảng Phúc thành lập năm 1943. Số giáo dân: 680
- Xứ Hải Nạp thành lập năm 2007. Số giáo dân: 1400

Giáo hạt Bạch Liên, trước năm 1954 là một giáo hạt có đông giáo dân, đời sống đức tin ở đây rất sốt sắng, sầm uất. Nhưng sau biến cố 1954 giáo dân đa phần đã di cư vào Nam, đời sống đức tin ở hạt này dần trở nên khô khan, buồn tẻ. Khô khan, buồn tẻ phần vì ít giáo dân, phần vì thiếu các linh mục coi sóc, nhất là Đấng bản quyền giáo phận ít khi lui tới!

Hôm nay tinh thần giáo dân ở đây như được sống lại với sự hiện diện của Đức Cha giáo phận:

-Sức sống ấy được thể hiện qua các hội đoàn của 7 giáo xứ và mọi người trong giáo hạt trang phục chỉnh tề, đứng hai bên đường vào nhà thờ Bạch Liên hân hoan chào đón Đức Cha.

-Sức sống ấy diễn tả qua tiếng hát của các bạn trẻ, nụ cười của các cụ già và cả những giọt nước mắt vui mừng vì lần đầu tiên được nhìn thấy Đức Cha!

-Sức sống ấy được diễn tả qua những thao thức của các vị đại diện cho giáo dân của các xứ trong hạt trình lên Đức Cha trong buổi gặp gỡ…

Tất cả như đang chờ đợi, hy vọng sẵn sàng vươn thành cây tươi tốt và sinh hoa kết trái.

Đức cha đã đọc được sức sống đó qua tất cả những gì ngài thấy hôm nay tại hạt Bạch Liên này, và ngài rất vui mừng khi thấy con cái của ngài vẫn còn giữ vững niềm tin mặc dù đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Bài giáo huấn trong buổi gặp gỡ và bài giảng trong thánh lễ, Đức cha kêu gọi các bậc phụ huynh quan tâm tới việc học giáo lý của con cái; mời gọi các bạn trẻ biết đến với Chúa qua các buổi cử hành phụng vụ, nhất là thánh lễ, và hãy siêng năng học giáo lý, đọc và suy gẫm Lời Chúa. Ngài khuyến khích quý vị trong ban hành giáo và các hội đoàn biết cùng mọi người hiệp thông với nhau để cùng nhau xây dựng Hội Thánh.

Cuối thánh lễ, cha Giuse Vũ Quang Điện- quản hạt bày tỏ lòng biết ơn, hiệp thông và vâng phục của các cha và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hạt Bạch Liên đối với Đức Cha.

Kết thúc thánh lễ, mọi người ra về trong tiếng kèn đồng vang dội như thôi thúc hãy lên đường đem sức sống của ngày hôm nay về mọi nẻo đường của cuộc sống. Để rồi sức sống ấy lan rộng tới mọi nhà, tới mọi người. Hy vọng tới một ngày giáo hạt Bạch Liên sẽ đông đúc, sầm uất như hồi nào. Sẽ trở thành cây tươi tốt và sinh nhiều hoa trái.

HIỆN TÌNH BA GIÁO XỨ BẠCH LIÊN - QUẢNG NẠP - HẢI NẠP

I. SƠ LƯỢC về BA GIÁO XỨ

1. Xứ Bạch Liên: Thành lập năm 1820
* Số giáo dân hiện nay: 768
* Gồm có các giáo họ: Trị Sở, Ba Mươi, Yên Duyên, Cát Đằng, Giang Khương, Trinh Nữ.
* Địa bàn hành chính gồm: Xã Yên Thành, xã Yên Đồng và xã Yên Hoà.

2. Xứ Quảng Nạp : Thành lập năm 1914
* Số giáo dân hiện nay: 1292
* Tên các họ: Trị Sở, Cầu Mễ, Hải Nạp, Thổ Hoàng, Cội Gạo, Khai Khẩn.
* Địa bàn hành chính gồm: xã Yên Thắng, huyện Yên Mô và p. Đông Sơn TX Tam Điệp

3. Xứ Hải Nạp : Thành lập năm 2007
* Số giáo dân hiện nay: 1400
* Tên các họ: Trị Sở, Thổ Hoàng
* Địa bàn hành chính gồm: xã Yên Hoà.
* Ngoài ra trong địa bàn 3 giáo xứ còn 1 giáp làng rừng, một giáo điểm gọi là quèn thờ thuộc xã Đông Sơn thị xã Tam Điệp.

* Ba giáo xứ, hiện nay do Cha Phaolô Nguyễn Tất Ứng quản nhiệm

II. NHÂN SỰ & CÁC HỘI ĐOÀN

1. Nhân sự:

1. Ban hành giáo xứ Bạch Liên có: 65 vị
2. Ban hành giáo xứ Quảng Nạp có: 97 vị
3. Ban hành giáo xứ Hải Nạp có: 91 vị
4. Mỗi xứ có 1 ca đoàn, và các ban chuyên trách khác.
5. Ba xứ Có 48 giáo lý viên. (Bạch Liên 19. Quảng Nạp 13. Hải Nạp 16)
6. Có 3 tu sinh và 1 nam đang tìm hiểu dòng Châu Sơn. (Hải Nạp 3; Bạch Liên 1)
7. Có 9 nữ đang tìm hiểu ơn gọi dòng và tu hội. (Quảng Nạp 2; Bạch Liên 7).
8. Ngành Gia trưởng của ba xứ có 658 thành viên
- (Xứ Bạch Liên có: 171 thành viên - Xứ Quảng Nạp có: 248 thành viên- Xứ Hải Nạp có: 239 thành viên).
9. Ngành Mân côi của ba xứ có 765 thành viên
- (Xứ Bạch Liên có: 215 thành viên - Xứ Quảng Nạp có: 251 thành viên- Xứ Hải Nạp có: 299 thành viên).
10. Ngành Giới trẻ của ba xứ có 740 thành viên
- (Xứ Bạch Liên có: 214 thành viên - Xứ Quảng Nạp có: 285 thành viên - Xứ Hải Nạp có: 241 thành viên).
11. Ngành Thiếu nhi của ba xứ có 438 thành viên
- (Xứ Bạch Liên có: 111 thành viên - Xứ Quảng Nạp có: 167 thành viên - Xứ Hải Nạp có: 160 thành viên).

2. Hoạt động của các hội đoàn

- Tất cả các thành viên trong ngành gia trưởng, mân côi, giới trẻ và thiếu nhi dù ở nhà hay đang xa quê đều cùng đọc kinh Mân côi mỗi ngày. Mỗi người ngắm 1 ngắm và lần hạt 1 chục. Với nguyện ước để tất cả liên kết với nhau bằng tràng hạt Mân côi. Tạo thành sức mạnh hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa.
- Gia trưởng góp quỹ hàng tháng để làm quỹ bác ái và chi các công việc trong ngành.
- Mân Côi góp quỹ hàng năm để làm quỹ bác ái và chi các công việc trong ngành.
- Hàng tháng có thánh lễ dành riêng cho gia trưởng vào thứ Tư đầu tháng và thánh lễ dành riêng cho Mân côi vào thứ Sáu đầu tháng, tại nhà thờ xứ.
- Hàng tuần có thánh lễ dành riêng cho thiếu nhi vào sáng Chúa nhật xoay vòng 3 giáo xứ. Thiếu nhi được tổ chức theo hình thức Thiếu Nhi Mân Côi, có khẩu hiệu, tâm niệm và có khăn quàng riêng.

III. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Xứ Bạch Liên: - Có 1 nhà thờ xứ và 3 nhà thờ họ lẻ. 2 họ chưa có nhà thờ.
2. Xứ Quảng Nạp : - Có 1 nhà thờ xứ, 2 nhà thờ họ lẻ, 1 họ chưa có nhà thờ
3. Xứ Hải Nạp: - Có 1 nhà thờ xứ và 1 nhà thờ họ lẻ.
- Riêng giáo họ Cát Đằng thuộc xứ Bạch Liên, hiện nay chưa có nhà thờ, giáo dân còn đang phải dự lễ trong lều bạt được dựng lên ở ven đường đi. Họ Trinh Nữ còn lại 1 cái ao; họ Khai Khẩn không còn đất.

IV. HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ

1. Mục vụ giáo huấn

- Các lớp giáo lý của ba giáo xứ: (có bản thống kê chi tiết đính kèm)
- Khối Khai Tâm: 156 em
- Khối xưng tội: 117 em
- Khối thêm sức: 103 em
- Khối sống đạo: 167 em
- Khối vào đời: 94 học viên
- Các lớp giáo lý học mỗi tuần 2 buổi, một buổi sau thánh lễ thiếu nhi, một buổi tại các giáo họ. Một số lớp phải học tại nhà các chị Giáo lý viên. Riêng lớp vào đời, học mỗi tuần 1 buổi.

- Ngoài ra còn có các lớp giáo lý Dự tòng, và giáo lý hôn nhân được tổ chức tuỳ theo nhu cầu thực tế. Và lớp bồi dưỡng Giáo lý viên học hàng tuần.

2. Mục vụ phụng vụ và các Bí tích
- Các nhà thờ xứ đều có thánh lễ Chúa nhật.
- Các nhà thờ họ lẻ cứ cách 2 tuần có 1 thánh lễ.
- Các họ không có nhà thờ cũng 2 tuần 1 lần cha xứ tới làm mục vụ.

3. Mục vụ thăm viếng:
- Được trao cho ban Gia trưởng và Mân côi

4. Mục vụ truyền giáo:
- Chưa có hoạt động nào mang tính cách truyền giáo một cách rõ rệt.

5. Mục vụ hoà giải các gia đình:
- Được trao cho ban Gia trưởng và Mân côi

V. HOÀN CẢNH HIỆN NAY

1. Các họ ít nhân danh. Ví dụ: Giáo họ Khai Khẩn thuộc xứ Quảng Nạp hiện nay chỉ còn 7 người đang sống tại giáo họ; trong đó có 3 bà già ngoài 80 tuổi.

2. Giáo họ Trinh Nữ còn 40 người giữ đạo. Trong khi có khoảng hơn 100 người đã bỏ đạo từ lâu. Những người bỏ đạo này vẫn còn thuộc một số kinh, nhưng không bao giờ nói tới việc thực thi niềm tin của mình.

3. Dân cư không tập trung, vị trí các giáo họ lẻ cách xa nhà thờ xứ.

4. Có rất đông người Công Giáo đã bỏ đạo từ lâu.

5. Nhiều người rời bỏ quê hương đi làm ăn tạm thời ở các thành phố, điều này ảnh hưởng nặng nề tới các sinh hoạt của giáo xứ, đồng thời cũng phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Nhiều người trẻ ươn lười, thiếu ý chí, mất định hướng vào cuộc sống.

6. Nhiều người Công Giáo kết hôn với người ngoài Công Giáo, nhưng người ngoài Công Giáo không gia nhập đạo. Dẫn tới tình trạng người Công Giáo đó cũng bỏ đạo luôn.

7. Giáo dân chưa hiểu về giáo huấn của Giáo Hội, nên còn nhiều điều bất cập.

8. Số giáo dân của 3 giáo xứ có: 3460 trên tổng số 34614 người

VI. ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ

1. Phát triển các hội đoàn, cụ thể là Gia trưởng, Mân côi, Giới trẻ và Thiếu nhi.
2. Cổ vũ tình hiệp thông giữa các hội đoàn, giữa các họ trong cùng một xứ, giữa các xứ với nhau.

3. Đẩy mạnh công tác truyền giáo bằng cách: Cầu nguyện bằng kinh Mân côi, và bằng cuộc sống chứng tá giữa đời thường.

4. Duy trì sinh hoạt của thiếu nhi qua các lớp giáo lý sau thánh lễ Thiếu nhi và các buổi học giáo lý tại các giáo họ.

5. Duy trì sinh hoạt giới trẻ qua việc đọc Kinh Thánh và học giáo lý vào tối Chúa nhật hàng tuần.

6. Các ngành Gia trưởng và Mân côi hoạt động theo đường hướng đã định.

7. Lưu tâm tới việc hướng dẫn giáo dân tham gia tích cực vào các cử hành phụng vụ, như đọc sách, hát lễ hay chủ sự giờ kinh v.v…
 
Năm linh mục: thăm viếng các cha và các xơ hưu dưỡng
Trọng Phương
19:11 26/10/2009
Trong tinh thần sống năm linh mục, hôm nay ngày Chúa Nhật 30 TN, tức ngày 25-10-2009, anh em chủng sinh Tổ I Phụng Vụ Trường Đại Chủng Viện Vinh – Thanh đã tổ chức đi thăm các Cha Già tại Nhà Hưu dưỡng TGM Xã Đoài, đồng thời anh em chủng sinh đã thăm luôn các Xơ già tại dòng MTG Xã Đoài.

Đến thăm các Cha già, chúng con có dịp tâm sự cùng với các ngài. Cha Hương, một linh mục đã lăn lội nhiều trên bước đường truyền giáo, đã chia sẻ về đời sống của một linh mục về hưu: “Đối với tôi, thật sung sướng và hạnh phúc! Vì được nghỉ ngơi và được đọc sách, nghe đài. Đặc biệt là có nhiều thời gian gặp gỡ Chúa… Ôi thật là hạnh phúc! Cảm ơn Chúa.”

Cha Ninh, một linh mục đã từng rảo bước trên những con đường khô cháy của Quảng bình, đã rất vui khi anh em chúng con đến thăm. Ngài tâm sự rằng về đây hưu mặc dù hơi buồn nhưng lại có cơ hội cầu nguyện nhiều. Và ngài khuyên chúng con là những chủng sinh đang học tại Đại Chủng Viện: “Các Thầy phải luôn kết hợp tu đức với việc học hành.” Ngài ví tu đức và học hành như là 2 tay lái của chiếc thuyền. Nếu thiếu một thì thuyền sẽ dễ chìm hoặc không ra làm sao cả? Và ngài còn nhắn nhủ chúng con khi đi làm việc bác ái: “Bác ái là cửa sổ để người ta nhìn vào Giáo Hội”.

Sau khi thăm các cha già, chúng con đi sang thăm các Xơ già tại nhà hưu dưỡng Mến Thánh Giá Xã Đoài. Khuôn mặt các xơ tỏa rạng niềm vui khi anh em chúng con đến thăm. Các xơ đã chia sẻ thật tình: “Chúng con cảm thấy mình càng già càng khó tính, vì chúng con hay nói, hay gắt gỏng khi thấy điều gì đó không vừa lòng. Chúng con biết mình không còn làm được gì nữa nên chúng con tận dụng mọi giờ giấc để lần chuỗi Mân Côi, siêng năng viếng Chúa”.

Sau khi thăm viếng các Cha già và các xơ già, con cảm nhận rằng cuộc đời dâng hiến cũng không tránh khỏi tuổi già, bệnh tật, những nỗi buồn và cô đơn. Thế nhưng, chúng con vui mừng khi thấy những mẫu gương của những người đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa và đã chấp nhận đi theo Ngài đến cùng và cùng Ngài vác thập giá trên mọi nẻo đường. Chính niềm vui rạng rỡ và tràn ngập trên khuôn mặt của các Cha già và các Xơ già mà chúng con gặp gỡ. Chúng con cảm nghiệm được phần nào lời hứa của Chúa: “Thầy bảo thật anh em, chẳng có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và ở đời sau được sự sống đời đời” (Mc 10, 29-30).

“Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi”. Qua lần gặp gỡ này, chúng con cảm nghiệm được phần nào hồng ân mà anh mù Batimê đã nhận lãnh: thấy và cùng lên đường với Chúa.