Ngày 23-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cửa sổ tràng chuỗi mân côi
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
20:07 23/10/2010
Cửa sổ tràng chuỗi mân côi

Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã có suy niệm: „ Những mầu nhiệm tràng chuỗi kinh mân côi như những cửa sổ. Ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu dọi xuyên qua đó khiến ta có thể nhìn ngắm thế giới rõ ràng.“

Theo dấu vết suy niệm của ngài, xin cùng ngắm nhìn cuộc đời qua năm khung cửa sổ mầu nhiệm năm sự sáng do chính đức cố giáo hòang lập ra.

Cửa sổ thứ nhất: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Khi bắt đầu khởi sự việc trọng đại công khai thường có lễ nghi nhậm chức long trọng. Nhưng Chúa Giêsu bắt đầu việc loan báo Tin mừng nước Thiên Chúa không như thế. Trái lại Ngài đến sắp hàng xin Thánh Gioan tẩy giả ban cho phép rửa tại bờ sông Giođan ( Mt 3,13-17).

Việc làm này của Chúa Giêsu hoàn toàn ngoài sự mong chờ của mọi người đối với một Đấng cứu thế đến từ trời cao. Nhưng qua đó Chúa Giêsu muốn nói: Con đường phép rửa nơi Thánh Gioan tẩy gỉa bên sông Giođan là con đường của mọi người.

Qua đó Chúa Giêsu nhắn nhủ Ngài là một người sống trong lòng người dân ngoài xã hội. Ngài muốn gần gũi cùng hoàn toàn cho mọi người. Và Ngài cũng cần sự trợ giúp của Trời cao.

Cửa sổ thứ hai: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.

Đời sống con người trải qua những chặng đường khác nhau. Nhưng càng sống trải qua những chặng đường lên xuống, nhất là với việc bổn phận cùng tuổi tác tăng thêm, hầu như ai cũng có kinh nghiệm cùng cảm nghiệm, như bình rượu đời sống của mình cạn dần. Phải, có lúc tưởng chừng như trống không còn gì nữa!

Trong đời sống đạo giáo đức tin phương cách hữu hiệu thi hành làm được để cho bình đời sống được đổ đầy trở lại là lời cầu nguyện.

Đức Mẹ Maria có tâm hồn nhạy cảm với hoàn cảnh bình đời sống cạn hết, như ở tiệc cưới Cana ngày xưa. Khi thóang nhìn thấy hoàn cảnh như thế, Đức Mẹ đã bầu cử xin Chúa Giêsu làm phép lạ cứu giúp cho bình rượu đời sống có tràn đầy trở lại. ( Ga 2,1-12)

Trong đời sống, bình đời sống của con người cũng thường vướng trở vào hòan cảnh trống rỗng cạn ráo. Những lúc đó con người chúng ta cần lời bầu cử của Đức mẹ rất khẩn thiết.

Ngọn nến lung linh cùng lời kinh Kính mừng của chuỗi tràng hạt mân côi là lời cầu xin của con người xin sự cầu bầu trợ giúp của Đức Mẹ cho bình đời sống được đổ tràn đầy trở lại.

Cửa sổ thứ ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.

Chúa Giêsu rao giảng Tin mừng nước Thiên Chúa không bằng những hứa hẹn hay chương trình cải cách lớn lao. Nhưng kêu gọi con người quay trở lại với Thiên Chúa, ăn năn thống hối cùng tin vào tin mừng tình yêu Thiên Chúa. ( Mc 1,14-15).

Lời rao giảng của Ngài nhắm hướng đến lãnh vực đức tin tâm linh. Con người ở thời đại nào cũng đều mong chờ được giải thoát khỏi đau khổ khó khăn trong đời sống không chỉ về đời sống cơm ăn áo mặc, bệnh tật, nhưng muốn còn mong hướng thượng trong lãnh vực tâm linh tận nơi tâm hồn nữa.

Sứ điệp rao giảng của Chúa Giêsu đáp ứng nhu cầu tâm linh trong đời sống của con người: hướng đi cho đời sống hướng tâm hồn lên cao.

Cửa sổ thứ bốn: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được luôn lắng nghe lời Người.

Trong đời sống từ khi còn thơ bé kéo dài liên mãi sang thời gian thành người lớn, ai chúng ta cũng nhìn xem nhiều hình ảnh, nghe nhiều âm thanh tiếng nói.

Nhiều đến nỗi không nhớ hết, làm ta gần như bội thực!

Nhiều đến độ không còn kịp chọn lựa tiêu hóa nữa, khiến ta quên cả chính mình nữa!

Nhiều đến lúc chúng ta không còn có thể, hay không muốn nhìn nghe nữa. Và chúng ta muốn có khoảng không gian cùng thời gian trở về đời sống riêng mình.

Trong những khoảnh khắc thinh lặng đó, ánh sáng của Trời cao chiếu dọi vào tâm hồn lương tâm giúp nhìn lại cùng phân biệt những gì mình đã làm, đã sống.

Những lúc đó con người cảm nhận thấy Chúa gần mình hơn. Và qua đó Lời Chúa có chỗ đứng trong tâm hồn. ( Lc 9,28-35)

Cửa sổ thứ năm: Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Chúa.

Bí tích Thánh Thể là trung tâm của đời sống người Kitô hữu. Qua tấm bánh Thánh Thể, Chúa Giêsu trao hiến chính thân xác ngài trong đôi bàn tay của con người rộng mở đón nhận ngài. Chúa Giêsu biến đổi chính mình qua tấm bánh thánh thể mang đến sức mạnh đức tin cho con người.

Và như thế, Chúa Giêsu luôn gần gũi với con người, cùng là lương thực cho đời sống đức tin của con người. ( Cor 11,23-26).
 
Học hỏi sứ điệp nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo
Dominic Trần
21:46 23/10/2010
1. Ý nghĩa của ngày Khánh Nhật Truyền Giáo là gì?

Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo nhằm:

- Cống hiến cho các cộng đoàn và toàn thể dân Chúa một cơ hội để canh tân quyết tâm rao giảng Tin Mừng;

- Đẩy mạnh đà tiến truyền giáo về chiều rộng cũng như chiều sâu;

- Mời gọi mọi tín hữu sống mãnh liệt ơn gọi truyền giáo qua những tiến trình: giảng dạy giáo lý, mục vụ bác ái, thăng tiến văn hoá, gặp gỡ đối thoại;

- Hun đúc tinh thần truyền giáo nhờ việc kết hợp mật thiết hơn với Chúa Giêsu, thao thức và đồng cảm với Ngài trong ý định yêu thương và cứu độ.

2. Chủ đề của ngày Khánh Nhật Truyền Giáo năm nay là gì?

Chủ đề của ngày Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2010 là “Xây Dựng Sự Hiệp Thông trong Hội Thánh Là Chìa Khóa Của việc Truyền Giáo”.

3. Điều kiện tiên quyết của công cuộc truyền giáo là gì?

Điều kiện tiên quyết cho mọi tín hữu là “cuộc gặp gỡ Tình Yêu Thiên Chúa”. Chính cuộc gặp gỡ này giúp chúng ta được biến đổi, được hiệp thông với Chúa và với nhau, để cùng nhau trở thành một chứng từ đáng tin cậy và thuyết phục.

4. Một cách cụ thể, đâu là điều cấp thiết nhất?

Đó là xây dựng một đức tin trưởng thành, có khả năng gắn bó khắng khít với Chúa trong tình con thảo và có khả năng dấn thân không mệt mỏi cho sứ vụ Nước Chúa.

5. Làm thế nào để nuôi dưỡng đức tin trưởng thành?

Để có đức tin trưởng thành, chúng ta cần siêng năng gặp gỡ và kết hợp với Chúa qua Thánh Lễ, cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, học hỏi giáo lý đức tin, tham dự tích cực vào đời sống cộng đoàn, nhất là đời sống tông đồ bác ái của Giáo hội.

6. Việc mừng ngày Khánh Nhật Truyền Giáo vào tháng Mân Côi có ý nghĩa gì?

Sự trùng hợp này mời gọi chúng ta:

- Học hỏi nơi Mẹ Maria, Ngôi sao truyền giảng Tin Mừng, qua việc đi vào trường học Kinh Mân Côi, để chiêm ngắm kế hoạch yêu thương của Chúa Cha dành cho nhân loại và vâng phục, cộng tác vào kế hoạch cứu độ đó noi gương Đức Mẹ.

- Cầu nguyện cho việc truyền giáo nhờ sự bảo trợ của Mẹ Maria.

7. Đâu là những lý do cho thấy “xây dựng hiệp thông trong Hội thánh là chìa khoá của việc truyền giáo”?

- Trước hết, Thiên Chúa muốn quy tụ và cứu độ hết thảy mọi người trong một Gia Đình của Thiên Chúa, trong đó Thiên Chúa là Cha chung và mọi người là anh chị em của nhau;

- Thứ đến, hiệp thông và liên đới luôn là dấu chỉ sống động và thuyết phục mà các tín hữu có thể làm chứng cho Tin Mừng.

- Sau nữa, trong “một xã hội đa chủng tộc càng ngày càng kinh nghiệm nhiều hơn những hình thức đáng e ngại của sự cô đơn và lãnh đạm”, thì hiệp thông và liên đới càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn, vì đó là “dấu chỉ hy vọng” và là thành tố cần thiết để xây dựng hành tinh này trở thành “Ngôi nhà chung cho mọi dân tộc”.

8. Để sống hiệp thông chúng ta phải làm gì?

Để sống hiệp thông chúng ta cần phải:

- Sám hối và canh tân đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn, giáo hữu cũng như mục tử;

- Sống tâm tình biết ơn vì món quà đức tin, biết ơn vì được Chúa yêu thương và cứu độ, và nỗ lực chia sẻ, trao ban hồng ân đó cho anh chị em mình;

- Sống trong Hội thánh và gắn bó với Hội thánh, vì trong Đức Kitô, Hội Thánh “theo bản chất bí tích, chính là một dấu chỉ và công cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp nhất giữa tất cả mọi người” (Lumen gentium, 1).

9. Hội thánh sống hiệp thông như thế nào?

- Trước hết, nguồn mạch phát sinh sự hiệp thông trong Hội thánh là sự liên kết với Ba Ngôi chí thánh, nhất là xác tín chân lý “Thiên Chúa là tình yêu” và bước theo “con đường tình yêu được mở ra cho tất cả mọi người” để nỗ lực thiết lập một tình huynh đệ phổ quát (Gaudium et spes, 38).

- Thứ đến, sống linh đạo Thánh Thể, một linh đạo liên kết mọi chi thể trong một Thân Thể duy nhất sống động và cũng là linh đạo thúc đẩy chúng ta “bẻ” mình ra để chia sẻ cho thế giới quà tặng Tình Yêu là chính Chúa Giêsu Kitô.

- Sau nữa, Hội thánh sống trọn vẹn sự mầu nhiệm hiệp thông khi bản là “Hội thánh thừa sai”, một Hội thánh “có khả năng mang tất cả mọi người đến hiệp thông với Thiên Chúa” nhờ ơn hiệp nhất của Chúa Thánh Thần.

10. Đâu là lời mời gọi thiết thực mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong sứ điện nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 2010?

Đức Thánh Cha kêu mời các tín hữu:

- Nỗ lực tiến tới một “đức tin trưởng thành”: gặp gỡ cá vị, gắn bó sâu sắc và dấn thân theo Chúa;

- Canh tân quyết tâm rao giảng Tin Mừng, sống mãnh liệt ơn gọi truyền giáo trong đời sống cá nhân và cộng đoàn;

- Xây dựng sự hiệp thông, cộng tác với nhau cách chặt chẽ để cùng nhau “làm cho họ thấy Chúa Giêsu” (làm chứng) và dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng qua đối thoại, liên đới, hợp tác, yêu thương chia sẻ;

- Chiêm ngắm và noi gương Đức Mẹ Maria trong việc tin yêu vâng phục và ngoan nguỳ cộng tác với chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hình Ảnh mừng Lễ Phong Thánh nữ thánh Mary MacKillop tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Janelle Fabio
00:49 23/10/2010
Giáo xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu mừng Lễ Phong Thánh nữ thánh Mary MacKillop vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật ngày 17 tháng 10 năm 2010.

Thánh Lễ Chúa Nhật hôm đó có nhiều phần đặt biệt như:

- Lễ ngoài trời, nơi sân trường học

- Nghi thức làm phép tượng Thánh Mary MacKillop

- Đoàn thanh niên diễn lại chuyện Thánh Mary MacKillop

- Sau lễ cộng đoàn cùng thưởng thức món ăn thuần túy Úc Châu - BBQ

Bấm vào để xem hình ảnh



Bấm vào để xem hình ảnh ở trang xứ đạo
 
Gương Giám Mục anh hùng: Càng bị dọa giết càng nói mạnh
Nguyễn Việt Nam
07:53 23/10/2010
ĐGM Luis Gonzaga Bergonzini và ứng cử viên Dilma Rousseff
Trong lá thư đề ngày 21/10 gởi các Giám Mục Ba Tây, Đức Cha Luis Gonzaga Bergonzini của giáo phận Guarulhos cho biết ngài nhận được những lời hăm doạ sẽ lấy mạng ngài nhưng ngài sẽ vẫn tiếp tục cuộc chiến chống lại chính sách phò phá thai của đảng cầm quyền.

Các quan sát viên ghi nhận đảng cầm quyền của tổng thống Lula da Silva đang tỏ ra lúng túng trước những lời chỉ trích mạnh mẽ của các Giám Mục Ba Tây, đặc biệt trong thời điểm gần kề ngày tổng tuyển cử dự trù diễn ra vào ngày 31/10 tới đây.

Trong một chuyển biến ngoạn mục chứng tỏ những lời chỉ trích của các Giám Mục Ba Tây, mà mạnh mẽ nhất là Đức Cha Gonzaga, đã có hiệu quả rất cao, Dilma Rousseff, nữ ứng cử viên tổng thống của Đảng Công Nhân Ba Tây tuyên bố là cá nhân bà ta không ủng hộ việc hợp pháp hoá phá thai tại Ba Tây và chính bà, nếu được đắc cử tổng thống, sẽ không bao giờ yêu cầu Quốc Hội nước này thông qua luật cho phép phá thai.

Trước đó, bà Dilma Rousseff, người được tổng thống Lula da Silva đưa ra tranh cử cho Đảng Công Nhân của ông, đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ việc hợp pháp hoá phá thai, coi đó là một trong các ưu tiên trong nhiệm kỳ của bà.

Tuy nhiên, những người phò sinh tin rằng việc quay 180o trong lập trường của bà này chỉ là một sách lược nhằm đối phó với các chỉ trích của hàng giáo phẩm Ba Tây.

Đảng cầm quyền tại Ba Tây đã dùng các phương tiện truyền thông có trong tay để mạ lỵ cá nhân Đức Cha Gonzaga cho rằng ngài xen quá sâu vào các hoạt động chính trị của xã hội dân sự.

Về phần mình, Đức Cha Gonzaga giải thích trong thư gởi các Giám Mục rằng những hành động và tuyên bố của ngài “dựa trên lương tâm và Tin Mừng” và rằng ngài không ủng hộ cá nhân một ứng cử viên nào. “Tôi không muốn tạo ra bất cứ mâu thuẫn nào. Nhưng tôi cần phải làm rõ thái độ của một Giám Mục trong việc bênh vực Giáo Hội và các lệnh truyền của Thiên Chúa”.

Đi xa hơn việc mạ lỵ, trong tuần qua những kẻ cảm thấy bị phương hại bởi những chỉ trích mạnh mẽ của các Đức Giám Mục Ba Tây, đã gởi cho Đức Cha Gonzaga và tất cả các Giám Mục trong bang Sao Paulo những lá thư doạ giết.

“Những lá thư ấy đang nằm trong tay cảnh sát, “ Đức Cha Gonzaga tiết lộ như thế. Ngài nói thêm rằng “chúng tôi không nao núng.”

Không chỉ bị tấn kích từ bên ngoài, các Giám Mục chống lại trào lưu phò phá thai của đảng cầm quyền đau đớn thay còn bị tấn công từ phía những người anh em của họ.

Thông Tấn Xã Công Giáo Catholic News Agency cho biết các tuyên bố mạnh mẽ của các Giám Mục chống lại Đảng Công Nhân đã gây ra một cuộc tranh cãi bên trong Hội Đồng Giám Mục Ba Tây. “Những khuôn mặt như Giám Mục Demetrio Valentini của giáo phận Jales, người khét tiếng tôn sùng thần học giải phóng MácXít, đã gây sức ép buộc Đức Cha Gonzaga phải im lặng.”

Bản tiếng Anh của Catholic News Agency: Brazilian bishop who received death threat renews commitment to defend life:
 
TGM New York phản ứng mạnh đối với tờ The New York Times
Trần Mạnh Trác
08:18 23/10/2010
Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan đã phản biện mạnh mẽ với tờ báo New York Times.

Vị lãnh đạo tinh thần của người Công Giáo New York - được ca tụng là luôn luôn vui vẻ hòa nhã - đã viết lên blog một bài tóe lửa chỉ trích tờ NY Times là đã bất kính với cố Hồng Y John Joseph O'Connor và hỗn xược với các nữ tu trong hai bài bình luận nghệ thuật mới đây trong số ra ngày 15.

"Tờ The New York Times vẫn thường xuyên xúc phạm đến sự nhạy cảm Công giáo một cách tầm thường", Đức Tổng Dolan viết, là "đó là điều mà họ sẽ không bao giờ giám nghĩ đến khi viết về các cộng đồng Do Thái, da đen, Hồi giáo hay đồng tính"

The NY Times ca tụng một cuộc triển lãm nghệ thuật tại vùng West Village do nhóm AIDS ACT UP tổ chức, họ trưng hình của cố HY O'Connor bên cạnh một bao cao su.

"Một trong những áp phích mà họ cho là đáng xem là của Đức Hồng Y O'Connor, trông na ná như một bao cao su, bị gọi là một 'cặn bã' ('scumbag')", Đức Tổng Dolan nhấn mạnh.

Đây là một điều đặc biệt kinh khủng, ĐT Dolan lưu ý, bởi vì ĐHY O'Connor "đã dành nhiều buổi tối lặng lẽ chăm sóc cho các bệnh nhân AIDS" và đã mở hai trạm y tế AIDS tại các bệnh viện của thành phố New York để chăm sóc cho họ "khi mọi người khác bỏ rơi họ."

ĐT Dolan cũng đập tờ NYTimes về bài bình luận đánh giá vở kịch "The Sister Divine," tại vùng East Village.

Đức Tổng tố cáo tờ báo là quảng bá, "cái cười rẻ tiền có ý làm tổn hại đến thanh danh của những người phụ nữ cao quý nhất."

"Họ có biết rằng đây là những nữ tu? và họ mang ra chế nhạo và riễu cợt (snickering,)?"

Trong một tuyên bố, tờ NYTimes cho biết họ bình luận các sự kiện văn hóa "ngay cả khi một số có thể không đồng ý với nội dung."

Tuy nhiên Đức Tổng Dolan đã không đồng ý, trong cuộc phỏng vấn với CBS, ngài đặt câu hỏi:

"Nếu họ nói," Ồ, không, chúng tôi làm điều đó tất cả mọi lúc, "Tôi sẽ hỏi, 'Hãy chỉ cho tôi khi bạn làm điều đó với cộng đồng Hồi giáo, với cộng đồng người Do Thái, với người Mỹ vốc Phi Châu, hoặc với cộng đồng đồng tính, '"

Ngài kết luận "Họ không làm điều đó vì họ biết đó là vượt ra ngoài giới hạn."
 
Sứ điệp Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông
LM. Trần Đức Anh OP
10:46 23/10/2010
VATICAN - Thượng HĐGM đặc biệt về Trung Đông sẽ kết thúc sáng chúa nhật 24-10-2010, với thánh lễ trọng thể do ĐTC Biển Đức 16 đồng tế với các nghị phụ tại Đền thờ Thánh Phêrô sau 2 tuần lễ nhóm họp khẩn trương tại Vatican về chủ đề ”Hiệp thông và chứng tá. ”Đông đảo những người trở thành tín hữu đều một lòng một ý với nhau” (Cv 4,32).

Sáng thứ bẩy, 23-10-2010, Thượng HĐGM Trung Đông đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 14 trước sự hiện diện của ĐTC và cũng là phiên cuối cùng, và đã thông qua chung kết 44 đề nghị. Các đề nghị này được thu gọn từ gần 200 đề nghị do 10 nhóm nghị phụ đề ra trong các phiên họp nhóm trước đây, và được đệ trình ĐTC vào cuối khóa họp.

Các đề nghị này đặc biệt liên quan đến sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông, tình hiệp thông của Giáo Hội và chứng tá của cac tín hữu Kitô. Các đề nghị cũng nhắc đến sự bách hại các tín hữu Kitô và vấn đề xuất cư, đồng thời loại bỏ trào lưu cuồng tín và cực đoan, bài Do thái, chống Do thái giáo, thái độ quá khích và bạo lực nhân danh tôn giáo.

Phiên họp sáng hôm qua được chia làm 2 phần: phần đầu trình bày danh sách chung kết các đề nghị, và phần hai là bỏ phiếu. Giống như các Thượng HĐGM gần đây, ĐTC Biển Đức 16 đã cho công bố ngay nội dung các đề nghị này.

Sau phiên họp, vào lúc 1 giờ trưa, các nghị phụ cùng với các dự thính viên và chuyên gia, cũng như các đại biểu thuộc các Giáo Hội Kitô Anh em đã dùng bữa trưa huynh đệ với ĐTC.

Sau đây là một số đoạn nổi bật trong Sứ điệp dài mà 185 nghị phụ của Công nghị Giám Mục này gửi đến Cộng đoàn Dân Chúa, qua đó các vị nói đến những thách đố của Giáo Hội tại Trung Đông, và gửi những lời kêu gọi, nhắn nhủ các các thành phần tín hữu, và cả các vị lãnh đạo chính quyền và cộng đồng quốc tế.

Nhập đề

1. Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.

THĐGM Trung Đông là một lễ Hiện Xuống mới đối với chúng tôi. “Lễ Hiện xuống là một biến cố nguyên thủy, nhưng cũng là một năng động trường kỳ, THĐGM là một thời điểm đặc biệt trong đó hành trình của Giáo Hội và ơn thánh của Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống có thể được canh tân” (ĐTC Biển Đức 16, bài giảng thánh lễ khai mạc THĐGM 10.10.2010).

Chúng tôi đến Roma gồm các Thượng Phụ và các GM thuộc các Giáo Hội Công Giáo ở Đông phương với tất cả các gia sản tinh thần, phụng vụ, văn hóa và giáo luật của chúng tôi, chúng tôi mang trong tâm hồn những ưu tư và những mong đợi của các dân tộc chúng tôi.

Lần đầu tiên chúng tôi tụ họp trong THĐGM quanh ĐTC Biển Đức 16 cùng với các HY và TGM đặc trách các cơ quan trung ương Tòa Thánh, các vị Chủ tịch các HĐGM trên thế giới có liên hệ tới các vấn đề Trung Đông, và với các đại diện của Giáo Hội Chính Thống và các cộng đồng Tin Lành, với các khách mời người Do thái và Hồi giáo.

Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với ĐTC Biển Đức 16 vì sự ân cần quan tâm và những giáo huấn soi sáng hành trình của Giáo Hội nói chung và của các Giáo Hội Đông phương chúng tôi nói riêng, nhất là vấn đề công lý và hòa bình. Chúng tôi cám ơn các HĐGM vì tình liên đới, hiện diện giữa chúng tôi trong các cuộc hành hương tại các nơi thánh, và sự viếng thăm của các vị nơi các cộng đoàn chúng tôi. Chúng tôi cám ơn các vị vì đã tháp tùng các Giáo Hội chúng tôi trong những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Chúng tôi cám ơn các tổ chức Giáo Hội đã nâng đỡ chúng tôi bằng sự trợ giúp hữu hiệu.

Chúng tôi đã cùng nhau suy tư dưới ánh sáng của Kinh Thánh và Truyền Thống sinh động về hiện tại và tương lai của các tín hữu Kitô và các dân tộc tại Trung Đông. Chúng tôi đã suy tư về những vấn đề thuộc miền này trên thế giới nơi mà Thiên Chúa, trong mầu nhiệm tình thương của Ngài, đã muốn là chiếc nôi của kế hoạch cứu độ mọi người. Thực vậy, từ miền này đã khởi sự ơn gọi của Tổ phụ Abraham. Tại đó, Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria nhờ hoạt động của Chúa Thánh Linh. Tại đó Chúa Giêsu đã công bố Tin Mừng sự sống và Nước Trời. Tại đó, Ngài đã chết để cứu chuộc nhân loại và giải thoát họ khỏi tội lỗi. Tại đó, Ngài đã sống lại từ cõi chết để ban sự sống mới cho mỗi người. Tại đó đã nảy sinh Giáo Hội, từ đó ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận bờ cõi trái đất.

Mục đích đầu tiên của THĐGM thuộc lãnh vực mục vụ. Chính vì thế chúng tôi đã luôn nghĩ tới cuộc sống, những đau khổ và hy vọng của các dân tộc chúng tôi và các thách đố họ phải đương đầu mỗi ngày, với xác tín rằng ”Niềm hy vọng không làm thất vọng, vì tình thương của Thiên Chúa đã được đổ tràn trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh được ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Bởi vậy, chúng tôi gửi sứ điệp này cho anh chị em rất yêu quí và chúng tôi muốn đây là một lời kêu gọi hãy kiên vững trong đức tin, được xây dựng trên Lời Chúa, sự cộng tác hiệp nhất và hiệp thông trong chứng tá tình thương trong mọi lãnh vực của cuộc sống.

I. Giáo Hội tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tá qua lịch sử

2. Tại Đông Phương đã nảy sinh cộng đoàn Kitô đầu tiên. Từ Đông phương họ đã ra đi sau Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống để rao giảng Tin Mừng cho toàn thế giới. Tại đó cộng đồng Kitô tiên khởi đã sống giữa những căng thẳng và bách hại, ”kiên trì trong giáo huấn của các Tông Đồ và trong tình hiệp thông, trong việc bẻ bánh và cầu nguyện”(Cv 2,42). Tại đó các vị tử đạo đầu tiên đã lấy máu đào tưới gội nền tảng của Giáo Hội sơ khai. Tiếp nối các vị, các ẩn sĩ đã làm cho các sa mạc đầy hương thơm thánh thiện và niềm tin của các vị. Tại đó các Giáo Phụ Đông phương đã tiếp tục dùng giáo huấn nuôi dưỡng Giáo Hội Đông phương và Tây phương. Từ các Giáo Hội chúng tôi, trong những thế kỷ đầu tiên và các thế kỷ sau đó, các thừa sai đã ra đi hướng về miền Viễn Đông và Tây phương để mang ánh sáng của Chúa Kitô. Chúng tôi là những người thừa kế của các vị và chúng tôi phải tiếp tục thông truyền sứ điệp của các vị cho các thế hệ mai sau.

Các Giáo Hội chúng tôi không ngừng cung cấp các thánh, các linh mục, những người thánh hiến và phục vụ hữu hiệu trong nhiều tổ chức góp phần xây dựng các xã hội và các đất nước chúng ta, hy sinh bản thân vì con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và là người mang hình ảnh của Ngài. Một số Giáo Hội chúng tôi ngày nay vẫn không ngừng gửi các thừa sai, mang Lời Chúa Kitô tới các góc trời khác nhau. Công việc mục vụ, tông đồ và thừa sai ngày nay đòi chúng ta phải nghĩ ra một nền mục vụ để cổ võ ơn gọi linh mục và tu sĩ, và bảo đảm cho Giáo Hội mai sau.

Ngày nay chúng ta đang đứng trước một khúc quanh lịch sử: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đức tin ở Đông phương chúng ta từ 2 ngàn năm nay, Ngài kêu gọi chúng ta hãy can đảm kiên trì, chăm chủ và kiên quyết sứ điệp của của Chúa Kitô và làm chứng cho Tin Mừng của Ngài là Tin Mừng tình thương và hòa bình.

Những thách đố và mong đợi

3.1 Ngày nay chúng ta đang đứng trước nhiều thách đố. Thách đố đầu tiên đến từ bản thân và các Giáo Hội của chúng ta. Điều mà Chúa Kitô yêu cầu chúng ta là hãy đón nhận và sống đức tin của chúng ta trong mọi lãnh vực của đời sống. Điều mà Ngài yêu cầu các Giáo Hội chúng ta là củng tố tình hiệp thông giữa lòng mỗi Giáo Hội tự quản và giữa các Giáo Hội Công Giáo thuộc các truyền thống khác nhau, ngoài ra, cần làm tất cả những gì có thể trong kinh nguyện và bác ái để đạt tới sự hiệp nhất tất cả các tín hữu Kitô cũng như thi hành lời nguyện của Chúa Kitô ”Xin cho chúng được nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, và cả họ cũng ở trong chúng ta, để thế gian tin rằng chính Cha đã sai con” Ga 17,21).

3.2. Thách đố thứ hai đến từ bên ngoài, từ những điều kiện chính trị và an ninh tại các quốc gia chúng ta và từ sự đa nguyên tôn giáo.

Chúng tôi đã phân tích những gì liên quan đến tình hình xã hội và an ninh tại các đất nước chúng tôi ở Trung Đông. Chúng tôi đã ý thức về ảnh hưởng cuộc xung đột Israel và Palestine trên toàn vùng, nhất là trên dân tộc Palestine đang phải chịu đau khổ vì những hậu quả cuộc chiếm đóng của Israel: tình trạng thiếu tự do đi lại, bức tường chia cách và những hàng rào quân sự, các tù nhân chính trị, sự phá hủy nhà cửa, sự xáo trộn đời sống kinh tế và xã hội và hàng ngàn người tị nạn. Chúng tôi đã suy tư về đau khổ và bất an mà những người Israel đang phải chịu. Chúng tôi đã suy tư về tình trạng của Jerusalem, Thành Thánh. Chúng tôi lo âu về những sáng kiến đơn phương có nguy cơ làm thay đổi dân số và qui chế của Thành này. Đứng trước tất cả những điều đó, chúng tôi thấy rằng một nền hòa bình công chính và chung kết là phương thế cứu độ duy nhất cho tất cả mọi người, mưu ích cho toàn vùng và các dân tộc tại đây.

3.3. Trong các phiên họp và các kinh nguyện, chúng tôi đã suy tư về những đau khổ khốc liệt của dân tộc Irak. Chúng tôi đã nhớ đến các tín hữu Kitô bị sát hại tại Irak, những đau khổ trường kỳ của Giáo Hội tại Irak, các con dân của Giáo Hội này bị trục xuất và phân tán trên thế giới, chúng tôi cùng mang với họ những mối lo lắng về đất nước và tổ quốc của họ.

Các nghị phụ đã bày tỏ tình liên đới với nhân dân và Giáo Hội tại Irak và mong ước rằng những người xuất cư, bị bó buộc phải rời bỏ quê hương, có thể được cứu giúp cần thiết tại nơi họ đến, để họ có thể trở về quê hương xứ sở của họ và sống trong an ninh.

3.4. Chúng tôi đã suy tư về những quan hệ giữa các công dân, Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo. Tại đây chúng tôi muốn khẳng định rằng theo cái nhìn Kitô của chúng ta về sự việc, một nguyên tắc tiên quyết phải điều hành các quan hệ này là: Thiên Chúa muốn chúng ta là những tín hữu Kitô trong và cho các xã hội chúng ta tại Trung Đông. Sự kiện sống chung giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo là kế hoạch của Thiên Chúa về chúng ta và là sứ mạng cũng như ơn gọi của chúng ta. Trong lãnh vực này, chúng ta hãy cư xử dưới sự hướng dẫn của giới răn yêu thương và nhờ sức mạnh của Thánh Linh ở trong chúng ta.

Nguyên tắc thứ hai điều hành các quan hệ ấy là sự kiện chúng ta là thành phần của các xã hội chúng ta. Sứ mạng của chúng ta dựa trên đức tin của chúng ta và nghĩa vụ của chúng ta đối với các tổ quốc đòi chúng ta phải góp phần xây dựng đất nước của mình cùng với mọi công dân Hồi giáo, Do thái và Kitô hữu.

II. Hiệp thông và chứng tá giữa lòng các Giáo Hội Công Giáo Trung Đông

Với các tín hữu của các Giáo Hội Trung Đông.

4.1. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Các con là muối đất, là ánh sáng thế gian” (Mt 5,13.14). Anh chị em tín hữu rất thân mến, sứ mạng của anh chị em là, nhờ tin, cậy, mến, trở thành ”muối” mang hương vị và ý nghĩa cho đời sống trong các xã hội anh chị em, trở thành ”ánh sáng” soi chiếu bóng đen và thành ”men” biến đổi các tâm trí. Các tín hữu Kitô đầu tiên ở Jerusalem chỉ là một thiểu số. Dầu vậy, họ đã có thể mang Tin Mừng cho đến tận bờ cõi trái đất, nhờ ơn Chúa ”Đấng hoạt động cùng với họ và củng cố Lời họ bằng những dấu chỉ tháp tùng họ” (Mc 16,20).

4.2. Chúng tôi chào mừng anh chị em, các tín hữu Kitô Trung Đông và cám ơn anh chị em vì tất cả những gì anh chị em đã thực hiện trong gia đình và xã hội, trong các Giáo Hội và quốc gia của anh chị em. Chúng tôi chào mừng sự kiên trì của anh chị em giữa những khó khăn, cơ cực và lo lắng.

4.3. Hỡi các linh mục thân mến, là những cộng tác viên của chúng tôi trong sứ vụ huấn giáo, phụng vụ và mục vụ, chúng tôi lập lại tình bạn và lòng tín nhiệm của chúng tôi đối với anh em. Xin anh em tiếp tục nhiệt thành và kiên trì thông truyền cho các tín hữu của mình Tin Mừng sự sống và Truyền thống của Giáo Hội qua lời giảng dạy, huấn giáo, linh hướng và gương lành. Hãy củng cố đức tin của dân Chúa để niềm tin này trở thành một nền văn minh tình thương. Hãy ban cho họ các bí tích của Giáo Hội để họ ước mong canh tân đời sống. Hãy tập hợp họ trong sự hiệp nhất và bác ái với ơn của Chúa Thánh Linh.

- Các tu sĩ nam nữ và những người được thánh hiến giữa đời thân mến, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với anh chị em và chúng tôi cùng cảm tạ Chúa với anh chị em vì hồng ân các Lời khuyên Phúc Âm - khiết tịnh được thánh hiến, thanh bần và vâng phục, qua đó anh chị em hiến dâng bản thân, theo Chúa Kitô Đấng mà anh chị em muốn làm chứng về tình yêu và lòng yêu thương đặc biệt. Nhờ những sáng kiến tông đồ khác nhau của anh chị em, anh chị em thực là một kho tàng đích thực và là sự phong phú của các Giáo Hội chúng ta, và là một ốc đảo tinh thần trong các giáo xứ, giáo phận và giáo điểm của chúng ta.

- Chúng tôi hiệp ý với các ẩn sĩ, đan sĩ nam nữ đã dâng hiến đời mình cho việc cầu nguyện trong các đan viện chiêm niệm, thánh hóa những giờ trong ngày và đêm, mang trong kinh nguyện của mình những ưu tư lo lắng và nhu cầu của Giáo Hội. Qua chứng tá cuọc sống, anh chị em mang lại cho thế giới một dấu chỉ hy vọng.

4.4. Hỡi các tín hữu giáo dân, chúng tôi bày tỏ lòng quí mến và tình bạn của chúng tôi với anh chị em. Chúng tôi đánh giá cao những gì anh chị em được thực hiện cho các gia đình và xã hội, Giáo Hội và tổ quốc của anh chị em. Hãy kiên vững giữa những thử thách và khó khăn. Chúng tôi đầy lòng biết ơn Chúa vì những đoàn sủng và tài năng mà Ngài đã ban cho anh chị em và qua đó, anh chị em tham gia nhờ bí tích rửa tội và thêm sức vào công việc tông đồ và sứ mạng của Giáo Hội, làm cho lãnh vực trần thế được thấm nhiễm tinh thần và các giá trị Tin Mừng. Chúng tôi mời gọi anh chị em làm chứng tá bằng cuộc sống Kitô chân chính, thực hành đạo một cách ý thức và giữ các tập quán tốt. Hãy can đảm nói sự thật với tinh thần khách quan.

- Chúng tôi mang anh chị em trong kinh nguyện những người đang chịu đau khổ trong thân xác, linh hồn và tinh thần, những người bị áp bức, phải rời bỏ quê hương, bị bách hại, các tù nhân và những người đang bị cầm giữ. Hãy kết hiệp những đau khổ của anh chị em với đau khổ của Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc và hãy tìm trong thập giá của Ngài lòng kiên nhẫn và sức mạnh. Nhờ những công phúc do các đau khổ của mình, anh chị em đạt được cho thế giới tình thương yêu từ bi của Thiên Chúa.

- Chúng tôi chào từng người trong các gia đình Kitô của anh chị em và với lòng quí mến, chúng tôi nhìn ơn gọi và sứ mạng của các gia đình là tế bào sinh động của xã hội, là trường học tự nhiên về các nhân đức và các giá trị luân lý đạo đức và nhân bản, và là Giáo Hội tại gia, dạy cầu nguyện và đức tin, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng tôi cám ơn các cha mẹ và các ông bà vì giáo dục con cháu, noi gương thiếu nhi Giêsu ”càng thêm tuổi càng thêm không ngoan và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và loài người” (Lc 2,52). Chúng tôi dấn thân bảo vệ gia đình qua việc mục vụ gia đình nhờ các lớp chuẩn bị hôn nhân và các trung tâm tiếp đón, tư vấn mở cho mọi người, nhất là các cặp vợ chồng gặp khó khăn, và chúng tôi đòi hỏi các quyền căn bản của gia đình.

Các nghị phụ Thượng cũng gửi những lời khích lệ và bênh vực chị em phụ nữ, các trẻ em, trào tham các vị hữu trách các trường Công Giáo và các trung tâm giáo dục khác. Các vị không quên các tín hữu Công Giáo đã di cư ra nước ngoài và viết:

Gửi các tín hữu của chúng tôi ở hải ngoại

5. Xuất cư đã trở thành một hiện tượng chung. Kitô hữu, người Hồi giáo và Do thái xuất cư và vì cùng những nguyên nhân do tình trạng bất ổn về chính trị và kinh tế. Ngoài ra, Ktiô hữu bắt đầu cảm thấy bất an, tuy ở các cấp độ khác nhau, tại các nước Trung Đông. Các tín hữu Kitô hãy tin tưởng nơi tương lai và tiếp tục sống tại quê hương yêu quí của mình.

Chúng tôi chào thăm các tín hữu rất quí mến tại các nước khác nhau. Chúng tôi xin Chúa chúc lành cho anh chị em. Chúng tôi xin anh chị em hãy giữ cho luôn sinh động trong tâm trí và trong những quan tâm của anh chị em những kỷ niệm về tổ quốc và Giáo Hội của anh chị em. Anh chị em có thể góp phần vào sự tiến triển và tăng trưởng của quê hương đất nước và Giáo Hội nguyên quán bằng lời cầu nguyện, bằng tư tưởng, các cuộc viếng thăm và bằng nhiều phương thế khác, dù anh chị em ở xa.

Hãy luôn bảo tồn những thiện ích và đất đai mà anh chị em có tại quê hương, đừng bội bỏ hoặc bán chúng đi. Hãy giữ gìn tài sản như một gia sản cho anh chị em và một phần tổ quốc ấy mà anh chị em vẫn gắn bó, yêu mến và nâng đỡ. Lãnh thổ thuộc về căn tính và sứ mạng của một người, nó là môi trường không gian sinh tử cho những người ở lại và những người một ngày kia sẽ trở về. Đất đai là một thiện ích công cộng, một thiện ích của cộng đoàn, một gia sản chung, Nó không thể bị thu hẹp vào những lợi lộc cá nhân từ phía những người sở hữu đất đai và một mình quyết định tùy ý giữ hay bỏ đi đất đai. (....)

Các nghị phụ cũng ngỏ lời với các tín hữu nhập cư làm việc tại Trung Đông, và các cộng đồng Chính Thống và Tin Lành, việc cộng tác và đối thoại với người Do thái và Hồi giáo.

III. Sự tham gia của chúng ta vào đời sống công cộng: những lời kêu gọi chính quyền và các vị hữu trách của đất nước:

10. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của quí vị dành cho cho công ích và phục vụ xã hội chúng ta. Chúng tôi tháp tùng quí vị bằng lời cầu nguyện và xin Thiên Chúa hướng dẫn bước đường của quí vị. Chúng tôi ngỏ lời với quí vị về tầm quan trọng của sự bình đẳng giữa mọi công dân. Các tín hữu Kitô là những công dân nguyên thủy và đích thực,trung thành với tổ quốc của họ và trung tín đối với mọi nghĩa vụ quốc gia. Điều tự nhiên là họ có thể được mọi quyềncông dân, tự do lương tâm và phụng tự, tự do trong lãnh vực giảng dạy và giáo dục, cũng như trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông.

Chúng tôi thỉnh cầu quí vị hãy gia tăng nỗ lực để tái lập hòa bình công chính và lâu bền trong toàn vùng Trung Động và để chấm dứt cuộc chạy đua võ trang. Đó là điều dẫn tới an ninh và thịnh vượng kinh tế, chấm dứt sự xuất huyết do việc xuất cư làm cho các đất nước chúng ta bị mất đi những sức lực sinh tử. Hòa bình là một hồng ân quí giá mà Thiên Chúa đã ủy thác cho con người và những ”kiến tạo hòa bình sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9)

IV. Kêu gọi cộng đồng quốc tế

11. Công dân của các nước Trung Đông đang kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt là LHQ, hãy làm việc chân thành cho mọt giải pháp hòa bình công chính và chung kết trong vùng Trung Đông và qua việc áp dụng các nghị quyết của Hội đồng bảo an LHĂ, để chấm dứt sự chiếm đóng trên các lãnh thổ khác nhau của Arập.

Như thế, nhân dân Palestine có thể có một tổ quốc độc lập và có chủ quyền, có thể sống tại đó trong phẩm giá và ổn định. Quốc gia Israel có được hưởng hòa bình và an ninh trong biên giới được quốc tế nhìnnhận. Thành Thánh Jerusalem có thể tìmđ ược một qui chế đúng đắn tôn trọng đặc tính của mình, sự thánh thiêng, gia sản tôn giáo đối với mỗi đạo trong ba tôn giáo Do thái, Kitô và Hồi giáo. Chúng tôi hy vọng giải pháp hai quốc gia trở thành thực tại và không phải chỉ là một giấc mơ mà thôi.

Irak có thể chấm dứt những hậu quả của cuộc chiến tranh sát nhân và tái lập an ninh bảo vệ mọi công dân của mình với tất cả mọi thành phần xã hội, tôn giáo và chủng tộc.

Liban có thể được hưởng chủ quyền trên lãnh thổ của mình, củng cố sự đoàn kết quốc gia và tiếp tục ơn gọi là một kiểu mẫu sống chung giữa cac tín hữu Kitô và Hồi giáo, qua việc đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo, và thăng tiến tự do công cộng.

Chúng tôi lên án bạo lực và khủng bố, bất kỳ từ đâu tới, và bất kỳ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo nào. Chúng tôi lên án mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, bài Do thái, bài Kitô giáo, ghét bỏ Hồi giáo và chúng tôi kêu gọi các tôn giáo hãy đảm nhận trách nhiệm của mình trong việc thăng tiến đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh trong vùng Trung Đông và trên thế giới.

Trong phần kết luận, các nghị phụ Thượng HĐGM Trung Đông nhìn nhận rằng ”cho đến nay chúng tôi chưa làm tất cả những gì trong khả năng của mình để sống tốt đẹp sự hiệp thông giữa các cộng đoàn. Chúng tôi đã không hoạt động đủ để củng cố anh chị em tín hữu trong đức tin va mang lại cho họ lương thực tinh thần mà họ cần giữa những khó khăn. Chúa mời gọi chúng ta hãy hoán cải bản thân và tập thể.

Ngày hôm nay, chúng tôi lại đầy niềm hy vọng, can đảm và quyết tâm, mang sứ điệp này của Thượng HĐGM và những đề nghị để cùng nhau nghiên cứu và mang ra thực hành trong các Giáo Hội chúng ta, mỗi người theo bậc của mình. Chúng tôi hy vọng rằng nỗ lực mới này có tính chất đại kết.

Chúng tôi gửi đến anh chị em lời kêu gọi khiêm tốn và chân thành này để cùng nhau chúng ta chia sẻ con đường hoán cải hầu để cho mình được ơn của Chúa Thánh Linh đổi mới và trở về cùng Thiên Chúa.
 
Top Stories
Cardinal Van Thuân Seen as Model of Hope
Carmen Elena Villa / Zenit
17:34 23/10/2010
Vietnamese Support Cardinal's Canonization Cause

ROME, OCT. 22, 2010 (Zenit.org).- The diocesan phase of the canonization process opened today in Rome for Cardinal François Xavier Nguyen van Thuân (1928-2002), who is remembered by his countrymen as an example of hope.

The opening ceremony took place at midday in the Conciliation Hall of the Lateran Palace in Rome, presided over by Cardinal Agostino Vallini, the Pope's vicar for the Diocese of Rome, and Cardinal Peter Turkson, current president of the Pontifical Council for Justice and Peace.

Also, Cardinal Turkson presided over a Eucharistic celebration in memory of the Servant of God in the Roman church of Santa Maria della Scala, of which he was the titular bishop. Attending the ceremony were members of the dicastery, cardinals, bishops, relatives, friends and others who had the opportunity to know the cardinal during his life.

The diocesan phase of the canonization process will involve gathering documentation of the life, writings, virtues and sanctity of Cardinal van Thuân.

While serving as the coadjutor archbishop of Ho Chi Minh, the prelate was arrested in 1975 and detained for 13 years in a Communist re-education camp in Vietnam. In 1988, he was liberated and forced into exile. Pope John Paul II welcomed him to Vatican City and entrusted him with responsibilities in the Roman Curia.

The Vietnamese archbishop served as vice-president of the Pontifical Council for Justice and Peace in 1994, and was its president from 1998 to 2002. He was made a cardinal in 2001. He died in September 2002.

Countrymen

The majority of the faithful who took part in the celebrations for the opening of Cardinal van Thuân's canonization cause were Vietnamese residents in Rome. Vietnam has a Catholic population of 7 million (6% of the population), making it the second largest Catholic population in Asia after the Philippines.

ZENIT spoke with Sister Cecilia, who knew the cardinal personally, and who often visited him in his apartment in Rome, where he always received his compatriots with special kindness.

"When he fell ill we went to visit him in the hospital," she recalled. "His death was a very hard moment although we knew that the suffering he lived here on earth had greater meaning. Truth and forgiveness triumphed."

Father Cuong Pham recalled that when Cardinal van Thuân traveled to New York he would visit the Vietnamese Catholics who resided there, in the parish of the Most Precious Blood, in the city's Chinese neighborhood.

The priest recalled that Cardinal van Thuân was a "very gentle and humble" person "with a good sense of humor." He said that many young people "admired him and wanted to imitate him."

For Salesian Brother Domenico Nam, the cardinal was "a great example of hope, after so many years in prison," and he said that the Church in his country "finds itself in a very difficult situation because of the Communist regime."

However, there are "many Catholic families that pray together. Devotion to Cardinal van Thuân is spreading among them," and this generates "many vocations" as fruits.

For Sister Assunta, of the Institute of Mary Help of Christians, what was most admirable about Cardinal van Thuân was his "immense charity," as well as his "very profound hope."

He was a person who was able to give "true justice: that of forgiveness," the religious said, adding that when she was very young she saw him sometimes in Saigon (today Ho Chi Minh City).

"I pray every day to imitate his virtues in my consecrated life," said Sister Assunta.

After completing the diocesan phase, the Vatican phase would begin which would involve a commission of theologians determining whether or not Cardinal van Thuân lived the virtues to a heroic degree. Should this be the case, he would be declared Venerable. A miracle through his intercession would be then be needed for his cause to advance toward beatification.

13 years

Cardinal Van Thuan was born in 1928 in Hue, a small city located on the central coast of Vietnam. He received his priestly ordination in 1953. He was bishop of Nha Trang from 1967 to 1975, the year in which Pope Paul VI appointed him archbishop coadjutor of Saigon (today Ho Chi Minh). He was arrested that same year.

He was in prison for 13 years, nine of which were in total isolation. He celebrated Mass daily with three drops of wine -- he said he needed it as medicine for stomach pains -- and a drop of water in the palm of his hand.

While there he wrote books in which he recounted his experiences during his captivity with reflections on the value of forgiveness and the need to live the present time with realism. He also wrote on the power of prayer and love of the Eucharist. Among his writings are

"Prayers of Hope, Words of Courage," "Five Loaves & Two Fish," and "The Road of Hope: A Gospel from Prison." He also wrote "Testimony of Hope: The Spiritual Exercises of Pope John Paul II."

The cause of his beatification was introduced on Sept. 16, 2007, five years after his death, which is the shortest period of time allowed to initiate the process of beatification.
 
Six robbed and beaten Catholics of Con Dau to be tried
Emily Nguyen
19:54 23/10/2010
Vietnamese Catholics have just started a campaign to pray for six Catholics who will be tried in the next few days, strongly denouncing the continual manipulation of the justice system by the Vietnamese communist government as it keeps using public court as a tool for persecuting and terrorizing those who refused to stay quiet in their quest to fight for the truth and justice.

In Hanoi, thousands of Catholics have gathered at Thai Ha’s Redemptorist Monastery on Saturday to put their support behind six parishioners of Con Dau, Da Nang who will be tried on Oct. 27. Some special services have been held to pray for four men and two women of Con Dau parish who were charged with numerous offenses, typically “disturbing public order, disorderly conduct, and attacking state security officers”.

In Sydney, Australia, a candlelight vigil on Saturday evening, Oct. 23, to pray for the 6 defendants drew thousands of Catholics.

What concerns Vietnamese Catholics the most is that the upcoming trial of the six Catholics of Con Dau is merely a political show of the Vietnamese government who has been struggling to mask the real picture of human and religious rights abuse in Vietnam.

This can be seen evidently in the 16 page report of the Bureau of Investigation of Cam Le, Da Nang which will be used as a legal document to trial the six parishioners according to the Vietnam Criminal Code. Catholics, whose lands were robbed unjustly and themselves were beaten brutally by police, are denounced of “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it.”

Despite the fact that Vietnamese police have been well notorious for their violence against their victims (and, in fact, beat to death a parishioner of Con Dau), the Bureau and State media have praised the law enforcement officers for their patience and self-constraint depicting them as victims of an organized gang of parishioners who were lured into violence by the six parishioners to be tried.

The confrontation between local Catholics and government authorities in Con Dau parish broke out at the start of this year, when the latter decided to demolish all the houses in the parish (established 135 years ago) to give way to a tourist resort. The land was seized without proper compensation or offer of relocation.

A particularly coveted area is the cemetery; a 10-hectare area located a kilometre from the parish church. Once listed among the government’s protected sites, its value has recently shot up, wetting the appetite of real estate speculators.

On May 4 when police attacked mourners attending the funeral of Maria Tan, an 82-year-old woman, in order to prevent her burial. The clashes lasted more than an hour and led to the arrest of about 70 people.

In a pastoral letter released the day after the incident, Mgr Joseph Chau Ngoc Tri, bishop of Da Nang, slammed the police “for their manhunt” during which they detained people who did not even take part in the funeral.

The authorities eventually arrested six parishioners for “disorderly conduct” and “attacking state security officers”.

In the latest episode, police beat to death Nam Nguyen, 43, on July 3 and terrorized others in a threatening tactic.

A month later, 40 Catholics who had been hunted by police had no other choice than fleeing to Thailand to take refuge. Thanks no doubt to a remarkable international support of the Vietnamese diaspora in the world, especially in the United States and a number of humanitarian organizations, they have been registered as asylum-seekers by the High Commissioner for refugees to the United Nations and met a U.S. delegation investigating their request.

In the latest development, a few days before the trial, on Oct. 22, Hanoi human right lawyers Duong Ha and Cu Huy Ha Vu, who on many occasions have expressed their support for the cause of the six Catholic defendants by voluntarily providing legal aids for them, were denied the permission to defend for them.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ ơn tại thánh đường Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời Cao Mộc
Trường Giang
08:41 23/10/2010
THÁI BÌNH - 9 giờ 30 sáng 21/10/2010, tại thánh đường Đức Maria hồn xác lên trời giáo xứ Cao Mộc diễn ra thánh lễ tạ ơn hết sức long trọng, với sự hiện diện của Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, quý cha trong giáo phận, quý cha quê hương Cao Mộc miền Nam, quý nam nữ tu sĩ, quý khách xa gần, quý đồng hương miền Nam và hàng ngàn giáo dân các xứ họ lân cận cùng tham dự.

Hình ảnh thánh lễ tạ ơn

Đôi dòng tiểu sử giáo xứ Cao Mộc

Giáo xứ Cao Mộc tọa lạc tại thôn Cao Mộc, xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 30km về hướng Đông - Bắc. Cao Mộc được bao quanh bởi con sông Diêm Hộ, từ xa nhìn lại giáo xứ Cao Mộc như một cù lao màu mỡ, được phù sa bồi đắp làm xanh tươi những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Cũng tại dòng sông này mà những nhà truyền giáo đã để lại cho hậu thế một di sản Đức Tin không bao giờ phai nhạt được! Vậy thì Tin Mừng được gieo vào mảnh đất Cao Mộc từ năm nào? Cho tới nay không có một tài liệu nào ghi lại chính xác, chỉ biết theo truyền khẩu vào cuối thể kỷ 17, đầu thế kỷ 18, linh mục tên gọi là cha thánh Hàn đang truyền đạo ở vùng này. Một hôm trên đường đi xức dầu cho bệnh nhân, cha gặp một lễ hội của làng. Sau khi đi kẻ liệt về cha đã dừng lại tại đó và ngửa mặt lên trời cầu xin ơn Chúa, cuối cùng bằng mọi lời lẽ khôn ngoan, cha đã giảng giải và thuyết phục được dân chúng tin vào niềm tin tươi sáng là Thiên Chúa Duy Nhất. Từ đó dân chúng trong vùng xin rửa tội và theo đạo gần như toàn tòng. Vào năm Ất Hợi (1815), lúc cha Quang đang coi xứ Tào Xá (Cao Mộc mới có đạo), Đức cha Định ở Bùi Chu đổi xứ Tào Xá thành xứ Cao Mộc và cha Quang đã sang Cao Mộc coi sóc, ngài xây dựng nhà thờ đầu tiên trên làng Cao Mộc và nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm quan thày. Nhờ hồng ân Thiên Chúa, giáo xứ Cao Mộc từ khi được thành lập, lúc nào cũng được bề trên giáo phận ưu ái cử các cha về trông nom coi sóc. Ngôi thánh đường hiện tại vừa được đại tu là ngôi thánh đường thứ ba, xây dựng năm 1855.

Thành quả Đức Tin

Giáo xứ Cao Mộc là một trong những giáo xứ lớn và có bề dầy lịch sử trong giáo phận Thái Bình. Theo dòng thời gian, từ giáo xứ mẹ Cao Mộc sinh ra nhiều giáo xứ khác như:

Giáo xứ Thuần Túy, giáo xứ Phương Xá, giáo xứ Tràng Lũ, giáo xứ Tân Hưng, giáo xứ Đông Khê, giáo xứ Phương Mai.

Hiện nay giáo xứ Cao Mộc còn lại 5 họ lẻ trực thuộc, đó là: Giáo họ Tào Xá, Thân Thượng, Rồi Công Tây, Rồi Công Đông và họ nhà xứ Cao Mộc, với tổng số hơn 1000 tín hữu, được phân bỗ trên hai huyện Đông Hưng và Quỳnh Phụ.

Từ khó khăn đến thành công

Năm 1954 cha Phê rô Trần Gia Vĩnh, chánh xứ Cao Mộc đã cùng hơn 3000 giáo dân Cao Mộc di cư vào miền Nam. Đoàn chiên bám trụ nơi quê mẹ còn lại rất ít ỏi, đời sống kinh tế quá khó khăn, ngôi nhà thờ và các công trình của giáo xứ bị xuống cấp trầm trọng. Trong những thời khắc này, Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ và các đấng kế vị ngài đều cử các cha về trông nom, coi sóc giáo xứ Cao Mộc, dù rằng ngôi nhà thờ của giáo xứ đã xuống cấp, nhưng điều kiện giáo xứ quá khó khăn nên không có thể đại tu được.

Ngày 25/04/2008, Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình có bài sai cha Phê rô Đinh Văn Hùng về nhiệm sở giáo xứ Cao Mộc. Một linh mục trẻ, năng động và nhiệt huyết với công trình nhà Chúa. Sau hơn một năm về coi sóc giáo xứ, ngày 17/09/2009 cha xứ, hội đồng giáo xứ và giáo dân Cao Mộc đã làm lễ khởi công đại tu ngôi thánh đường. Cha xứ kêu gọi những người con của Cao Mộc đang sinh sống khắp nơi từ miền Bắc đến miền Nam và cả hải ngoại hãy hướng về quê mẹ Cao Mộc thân yêu bằng những lời cầu nguyện, đồng thời góp công sức, tiền của, chung tay đại tu ngôi thánh đường cổ kính, rộng lớn và có nhiều ý nghĩa to lớn mà tổ tiên đã để lại.

Hơn một năm cha xứ Phê rô Hùng và từng người con xứ Cao Mộc, cùng sự cộng tác trong tình liên đới xóm làng của những bà con lương dân thôn Cao Mộc, vào đầu tháng 10 – Tháng Mân Côi thì công trình đại tu ngôi thánh đường được hoàn tất cách tốt đẹp, trong niềm vui mừng của con dân Cao Mộc hai miền Nam Bắc.

Thánh lễ tạ ơn

Hôm nay, trong niềm vui khôn tả của những người con giáo xứ Cao Mộc vừa hoàn thành công trình đại tu ngôi thánh đường to lớn và đẹp đẽ của mình, lại được đón vị chủ chăn giáo phận về thăm và làm mục vụ. Khi Đức giám mục về tới đầu làng, cha chánh xứ cùng mọi người từ trẻ em đến các cụ già đều hồ hởi, nô nức ra đón chào vị cha chung của giáo phận: tay cầm hoa, miệng hô vang khẩu hiệu: “Hoan hoa Đức cha giáo phận đã về thăm giáo xứ chúng con, hoan hô, hoan hô...”

Ngôi nhà thờ vừa được đại tu rộng lớn là thế, nhưng hôm nay trở nên chật chội, mọi người ngồi chen chúc khi nghe Đức cha Phê rô chia sẻ những thông tin của giáo phận trong thời gian qua, nhất là chương trình mục vụ của giáo phận trong năm phụng vụ mới 2011. Đức cha sẽ dự định đi thăm viếng gần 400 giáo họ trực thuộc các giáo xứ trong toàn giáo phận Thái Bình. Trong cuộc gặp gỡ thân thiện tình gia đình con cái Chúa, hôm nay còn có sự hiện diện của cha Đaminh Nguyễn Văn Thược và cha Giuse Tự, gốc Cao Mộc, hiện đang coi sóc các giáo xứ thuộc giáo phận Long Xuyên, các ngài nói lên tấm lòng của người con xa quê, nay được về thăm nơi đất mẹ, với bao vui mừng đan xen nghẹn ngào. Nhân đây hai cha quý hương đại diện những người con xa quê cám ơn sự quan tâm của Đức cha giáo phận, cha chánh xứ và bà con Cao Mộc quê mẹ. Cha chánh xứ Phê rô Hùng đại diện giáo dân liên xứ, nhất là khu Nam xứ Cao Mộc nói lên một thao thức lớn nhất là có được một cây cầu bắc qua sông Diêm Hộ, nối liền nhà xứ Cao Mộc và các họ, các xứ khu Nam, thuộc xã Đông Cường, Đông Xá...để việc đi lại, giao thương và tham dự thánh lễ của giáo dân được thuận tiện, không bị cách trở.

9 giờ 30, Đức cha và đoàn đồng tế từ khuôn viên giáo xứ tiến ra thánh đường, theo một đoàn rước thật dài với nhiều sắc màu, đó là các em thiếu nhi Thánh Thể, hội các bà mẹ, hội gia trưởng, ca đoàn liên xứ, đội trống, đội kèn của nhiều giáo xứ cùng về góp thêm phần long trọng như: Tân Hưng, Đông Khê, Phương Mai, Minh Đức, Rồi Công Tây, Rồi Công Đông... Đoàn rước tiến bước xung quanh hồ rồi trở về quảng trường và tiến vào cung thánh.

Mở đầu thánh lễ, Đức cha thay mặt cho toàn giáo phận chúc mừng cha xứ và giáo xứ Cao Mộc đã hoàn thành tốt đẹp việc đại tu ngôi thánh đường khang trang và đẹp đẽ này. Đức cha ca ngợi những công lao và những hi sinh của các bậc tiền nhân, mà lớp cháu con được tận hưởng một di sản lớn lao như ngày hôm nay. Đó là một kho tàng Đức Tin vô giá và một công trình kiến trúc đồ sộ, đặc sắc bởi ngôi thánh đường cổ kính, với những đường nét và hoa văn tinh xảo. Nói đến Cao Mộc là người ta nghĩ ngay đến một bề dầy lịch sử, và một quá khứ hào hùng trong việc bảo vệ và giữ gìn kho tàng Đức Tin của các bậc tiền nhân.

Trong bài giảng Đức cha mời gọi cộng đoàn phụng vụ nói chung và giáo dân Cao Mộc nói riêng cùng suy niệm một đề tài: “Thiên Chúa và tổ tiên nói gì với Cao Mộc ?” Hơn hai trăm năm về trước tổ tiên đã để lại biết bao ngôi đền thờ Đức Tin còn sống động đến ngày hôm nay. Đồng thời các ngài đã xây dựng một ngôi đền thờ vật chất đồ sộ, mà cha xứ và giáo dân Cao Mộc vừa mới đại tu xong. Đây là một công trình như thách thức những người trẻ, thế hệ con cháu của các tiền nhân anh hùng. Hỏi rằng ngày hôm nay chúng ta là con cháu, chúng ta đã làm được những gì cho giáo xứ và cho Giáo Hội? Sau vài chục năm nữa chúng ta làm được những công trình gì để lại cho những thế hệ sau chúng ta? Đức cha trích dẫn tư tưởng thông điệp của của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolo II, hãy khởi sự lại, bắt đầu từ mỗi gia đình, từ các bậc cha mẹ... Những gia đình là những hạt nhân tốt thì giáo xứ mới phát triển tốt, giáo xứ phát triển tốt thì giáo phận mới phát triển tốt được! Xây dựng ngôi đền thờ vật chất đồ sộ như thế này đã phải tốn rất nhiều tiền của, nhưng còn dễ hơn xây ngôi đền thờ tâm hồn. Do vậy, công trình thiêng liêng mà chúng ta chưa xây dựng được thì ngôi đền thờ vật chất có nguy nga, lộng lẫy đến mấy cũng vô nghĩa...

Trước khi nhận phép lành trọng thể cuối thánh lễ, cha Phê rô Đinh Văn Hùng, chánh xứ Cao Mộc đại diện cho những con dân Cao Mộc bày tỏ lòng biết ơn Đức giám mục Chính Tòa, đã yêu thương, quan tâm giáo xứ Cao Mộc và chủ tế thánh lễ tạ ơn trọng đại này. Cha xứ cũng bày tỏ lòng biết ơn Đức cha tiền nhiệm F.X. Nguyễn Văn Sang, ngài đã quan tâm nhiều đến giáo xứ Cao Mộc; các cha đồng tế, quý khách xa gần, quý thân nhân, ân nhân hai miền Nam-Bắc và hải ngoại, cùng tất cả những ai đã góp để làm nên công trình đại tu thánh đường và thánh lễ tạ ơn hôm nay.
 
Cộng Đoàn Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị ở Fairfield mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:50 23/10/2010
SYDNEY - Chiều thứ Bảy 23/10/2010 các Hội Đoàn và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Fairfiled Heights tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị Quan Thầy của Giáo Đoàn.

Hình ảnh lễ mừng

Kiệu tượng Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị đặt trong khuôn viên nhà thờ sau khi Cha Michael Chính xứ xông hương kiệu tượng Thánh Lê Đăng Thị cuộc kiệu cung nghinh Thánh Lê Đăng Thị, dẫn đầu là Cờ Úc Việt và Cờ Hội Thánh, kế tiếp là các Hội Đoàn Đoàn Thể, Quan Khách và Giáo Dân, cuộc kiệu rất trang nghiêm và sốt sắng. Sau khi kiệu Thánh Lê Đăng Thị rước vào trong nhà thờ an vị trên cung thánh, Cha Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Giáo Đoàn xông hương kiệu và Ban Mục Vụ tuyên đọc sơ lược tiểu sử về Thánh Giuse Lê Đăng Thị. Ngài là một Cai Đội nhưng rất có lòng yêu mến Chúa và bất chấp mọi thủ đoạn hành hạ tra khảo của quan quân triều đình. Ngài chọn cái chết để vinh danh Chúa và làm gương cho hậụ thế.

Thánh lễ gồm có quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Cha Michael Chính xứ Fairfiled cùng đồng tế.

Trong bài giảng Cha Tuyết nói về cách thức cầu nguyện trong bài Phúc Âm của Thánh Luca hôm nay. Chúa Giêsu đã kể một dụ ngôn về người Biệt Phái và người thu Thuế cùng cầu nguyện trong đền thờ. Người Biệt Phái thì cho rằng mình là người công chính không như những kẻ tội lỗi như người thu Thuế. Ngược lại người thu Thuế thì đứng xa xa không dám ngước mặt lên và đấm ngực cầu nguyện “Xin Chúa thương xót tôi là kẻ tội lỗi..” (Lc.18: 9-14) Một đàng cầu nguyện một cách tự hào, còn một đàng cầu nguyện một cách khiêm cung và nhận biết mình là kẻ có tội. Cha khuyên nhủ mọi người hãy khiêm cung cầu nguyện để được gần gũi Chúa và xin ơn Chúa thánh hóa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn. Cha Michael Chính xứ Fairfiled cũng chúc mừng Giáo Đoàn và khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất có lòng sốt sắng. Sau cùng ông Trần Đình Hy Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Fairfield ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn Fairfiled.

Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn Fairfield Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị.
 
Giáo phận Long Xuyên khai mạc Lễ họp mặt kể chuyện về Chúa Giêsu
Joseph Nguyễn Kỳ
08:54 23/10/2010
LONG XUYÊN - Chiều nay, 14:30 (giờ VN) ngày 23 tháng Mười, 2010, GP. Long Xuyên đã khai mạc Lễ họp mặt kể chuyện Đức Chúa Giê-su lần I tại Nhà thời Đức Mẹ - Tân Hiệp.

Thành phần tham dự buổi lễ gồm có:

- Đức Cha Gui-se Trần Xuân Tiếu – Giám Mục Địa phận
- Đai diện các tôn giáo bạn
- 240 đại biểu Linh mục, Tu s, Chủng sinh thuộc Giáo phận
- 940 đại biểu giáo dân từ các xứ họ

Mục đích của cuộc họp măt là để thể hiện 5 mục tiêu của Năm Thánh 2010 cho toàn Giáo Hội Việt Nam. Đồng thời thể hiện 3 mục đích chính của Giáo phận Long Xuyên:

- Nhìn lại 50 năm LBTM (1960 – 2010) của Giáo phận để đúc kết những kinh nghiệm hướng tới tương lai. Từ đó tạo ý thức và sự quyết tâm cho cộng đồng Dân Chúa toàn giáo phận đối với LBTM của mọi Ki-tô hữu, và tổ chức việc LBTM cho phù hơp với tình hình thực tế.

Trong bài phát biểu, ĐC Giu-se Giám mục Địa phận đã nhấn mạnh vai trò của từng thành phận Dân Chúa đối với đối với đời sống tâm linh trước tình hình xã hội thực tế.

Buổi Lễ Khai mạc đã kết thúc vào lúc 3:30 cùng ngày.
 
Bài giảng Thánh lễ Đại Hội Truyền giáo tại TTMV Saigòn
+ GM Phaolô Bùi Văn Đọc
09:25 23/10/2010
Lời Chúa (Hc 35,15b-17.20-22a; 2 Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9-14)

1. Giáo Hội tự bản chất có sứ vụ truyền giáo (x. AG,2). Chúa Giêsu Phục Sinh, khi hiện ra với các Tông đồ, đã trao sứ vụ của Người lại cho Giáo hội: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy sai anh em” (Ga 20,21). “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hay nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22).

Chúa Giêsu đã trao sứ vụ truyền giáo lại cho chúng ta, và Người cũng đã ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, không trừ một ai, cho mọi thành viên của Giáo hội, mọi người đã chịu Phép Rửa và trở thành môn đệ của Chúa.

2. Có lẽ một số đông người Công giáo Việt Nam chưa hiểu mình có sứ mạng truyền giáo, chưa xác tín về sứ mạng, chưa đón nhận sứ mạng từ nơi Chúa. Dịp Đại hội Truyền giáo của Giáo phận Sài Gòn hôm nay, chúng ta hãy nhắc lại cho nhau lệnh truyền của Chúa:

Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ” (Mc 16,15-16).

Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền dạy cho anh em” (Mt 28,19-20).

Chúa Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thư ba, từ cõi chết sống lại và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân. Chính anh em là chứng nhân về những điều ấy” (Lc 24,46-48).

3. Cả bốn sách Tin Mừng cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa của việc truyền giáo, thấy nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hội.

Trước hết, truyền giáo là loan báo Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Ngài không những đã hăng say loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người Ngài gặp gỡ, mà còn hy sinh mạng sống để làm chứng cho tình yêu đó. Hơn thế nữa, Ngài mạc khải tình yêu đó, nhập thể tình yêu đó nơi chính bản thân mình. Ngài là hiện thân của Tình Yêu Thiên Chúa. Nơi Ngài tình yêu đó đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì thế sứ điệp Tin Mừng Nước Thiên Chúa trở thành Tin Mừng Phục Sinh, Niềm Hy vọng cho toàn thể nhân loại.

4. Truyền giáo còn bao gồm việc thiết lập và xây dựng Giáo hội, bắt đầu bằng việc gầy dựng những cộng đoàn các môn đệ của Chúa. Rồi mạnh dạn thúc đẩy các cộng đoàn ấy “làm chứng cho Chúa” hoặc bằng lời nói, hay bằng những việc lành, bằng chính đời sống huynh đệ, đời sống bác ái yêu thương, như lời Chúa dạy: “Cứ dấu này, người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).

5. Dĩ nhiên cách truyền giáo trong thế giới hôm nay không thể nào rập khuôn với những cách làm của cha ông, vì sứ vụ của chúng ta là đưa Tin Mừng của Chúa vào các môi trường khác nhau của xã hội hôm nay. Có những môi trường rất khó thâm nhập, mặc dù chính những nơi ấy rất cần những hạt giống Tin Mừng, như môi trường giáo dục, môi trường y tế, môi trường kinh doanh, môi trường xã hội đen, môi trường của những con người khốn khổ …, cả môi trường chính trị nữa.

Chúng ta không truyền giáo bằng cách áp đặt, cưỡng chế những người khác theo chúng ta. Chúng ta cũng không mua chuộc bằng tiền của, hay bằng quyền lợi, bằng những hứa hẹn. Chúng ta cũng không dụ dỗ, như người ta dụ dỗ vị thành niên.

6. Truyền giáo hôm nay phải là giới thiệu, là trình bày, là minh họa, là thuyết phục. Chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho những người chúng ta gặp. Chúng ta đừng sơ: sự nhút nhát của chúng ta có hậu quả rất lớn. Nhiều người mất cơ hội để biết Chúa. Hãy mạnh dạn như anh em Tin Lành. Họ ít khi bỏ lỡ cơ hội để nói về Chúa.

Một thống kê khá chính xác ở Trung Quốc cho thấy một sự khác biệt quá lớn giữa sự dấn thân truyền giáo của anh em Tin Lành và người Công Giáo: năm 1815, cách đây gần 200 năm, số người công giáo ở Trung Quốc là 215.000 người, số người Tin lành chỉ có 20 người. Hơn 10.000 người Công giáo mới có 1 người Tin Lành. Nhưng thống kê năm 2006 cho biết ở Trung Quốc có 12 triệu người Công giáo, và có tới 36 triệu người Tin Lành, có nghĩa là 3 người Tin Lành mới có 1 người Công giáo.

7. Hãy dùng mọi phương tiện lành mạnh chúng ta có được để loan báo Tin Mừng, phần còn lại Chúa Thánh Thần sẽ bổ túc cho, vì Chúa Thánh Thần mới là tác nhân chính của việc truyền giáo. Ngài sẽ làm những việc lớn lao mà chúng ta không ngờ, miễn là chúng ta tự nguyện trở nên khí cụ trong tay Ngài. Chính Chúa Giêsu, khi hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ đã nói về sứ mạng làm chứng của Chúa Thánh Thần: “Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Cha. Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27).

8. Chúng ta chỉ có thể cùng với Chúa Thánh Thần làm chứng cho Chúa Giêsu, khi chúng ta có “ở với Người”, gần gũi với Người, mặc dù chúng ta không thấy Người. Chính vì thế mà đời sống cầu nguyện rất cần thiết để chúng ta có thể loan báo Tin Mừng. Tất cả chúng ta đều là những con người yếu đuối tội lỗi, hãy cầu nguyện cách khiêm nhường như người thu thuế (Publicano) trong Tin Mừng Luca hôm nay, chắc chắn Thiên Chúa sẽ nhậm lời chúng ta, vì như sách Huấn Ca viết: “Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường vọng lên tới các từng mây” (Hc 35,16).

Hãy làm sao để có thể nói được ít nhất là một phần nào như Phaolô: “ Chúa đã phù hộ cha và ban sức mạnh cho cha, để nhờ cha mà lời rao giảng được hoàn tất, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng” (2 Tm 4,17).

Giám mục Giáo phận Mỹ Tho
 
Về Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận
Đoàn Xuân Lộc / BBC
09:26 23/10/2010
Về Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận

Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận, đầu năm 2002. Ngài được phong Hồng y năm 2001.

Hôm nay 22/10, Giáo phận Roma chính thức mở án điều tra phong chân phước cho Đức Hồng y (ĐHY) Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình.

Với việc mở án điều tra này, cùng với Mẹ Teresa Calcutta và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Hồng y Thuận là một trong những trường hợp hiếm hoi được mở hồ sơ phong chân phước chỉ ít năm sau khi qua đời.

Đâu là những yếu tố dẫn đến việc Đức Hồng y Thuận được nhận vinh dự và hồng phúc đó và sớm như vậy?

13 năm tù giam

ĐHY Thuận sinh tại Phủ Cam, Huế ngày 17/04/1928. Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Văn Ấm và thân mẫu là bà Ngô Đình Thị Hiệp, em ruột của tổng thống Ngô Đình Diệm.

Ngài được thụ phong linh mục năm 1953 và sau đó được cử đi du học tại Roma và đậu bằng tiến sỹ tại đó năm 1959. Năm 1967 – khi mới 39 tuổi, Ngài được chọn làm Giám mục Giáo phận Nha Trang.

Tám năm sau, vào ngày 24/04/1975, Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị.

Nhưng rồi thay vì vào Sàigòn để nhận nhiệm sở mới Ngài bị bắt, và cũng từ đó bắt đầu một ‘cuộc hành trình gian khổ’ với 13 năm tù giam, tại nhiều trại giam khác nhau, trong đó có chín năm biệt lập, mà không một bản án, không một lần xét xử.

Nhưng cũng chính vì những năm tháng tù đày đó và đặc biệt những gì Ngài cảm nhận và sống trong những ngày lao tù khổ cực ấy, thế giới biết đến Ngài và Giáo hội tôn vinh Ngài.

Hình chụp lúc ở tù. Sau 13 năm trong trại, TGM Nguyễn Văn Thuận được thả năm 1988.

Sống giây phút hiện tại

Một trong những đức tính của ĐHY Thuận được nhiều người biết đến đó là Ngài luôn đón nhận và vui sống ‘giây phút hiện tại’, dù đó có thể là những giây phút cô đơn, đau khổ, cùng cực nhất.

Theo ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, một trong những cuốn sách của Ngài được phát hành rộng rãi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Ngài được mời vào Dinh Độc Lập và bị bắt tại đó chiều 15/08/1975. Tối hôm công an đưa Ngài về lại Nha Trang và bị quản thúc tại làng Cây Vông.

Sống xa đoàn chiên trong lúc cô đơn, dày vò, Ngài đã chọn cho mình một quyết định: “sống phút hiện tại và làm cho nó đầy tình thương”, tuy đó không hoàn toàn là một cảm hứng đột xuất, mà là một xác tín Ngài đã ấp ủ ngay từ lúc còn ở tiểu chủng viện.

Trong lúc băn khoăn suy nghĩ, một tia sáng đến với Ngài: “Con hãy bắt chước Thánh Phaolô. Khi Ngài ở tù, không hoạt động tông đồ được, Ngài đã viết thư cho các giáo đoàn”.

Và cũng từ đó, trong suốt hơn một tháng rưỡi, nhờ những tờ lịch cũ mà một bé trai bảy tuổi mang tới, Ngài đã viết “Sứ điệp từ ngục tù” cho giáo dân. Đó là những suy nghĩ, cảm nhận và kinh nghiệm của Ngài về cuộc sống nói chung và đời sống đức tin nói riêng.

Những góp nhặt đó được gói gọn lại trong “Đường Hy Vọng”, một cuốn sách không thể thiếu đối với người Công giáo Việt Nam và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Trong cuốn sách đó, Ngài viết: “Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại. Sống trong tình yêu Chúa cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất”.

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình ngày 24 tháng 6 năm 1998.

Chứng nhân của Hy vọng

Và nhờ luôn ‘sống giây phút hiện tại’ đó Ngài không chỉ vượt qua những năm tháng tù giam mà còn luôn yêu thương, bao dung, tha thứ, không trách móc hay oán hận bất cứ ai dù bị bất công đối xử, bị đầy đọa, khổ nhục.

Đó cũng là một đức tính khác của ĐHY Thuận.

Trong Thánh lễ an táng của Hồng y Thuận hồi năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại lời nói của Đức Hồng y: “Trong vực thẳm những đau khổ của tôi, tôi không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, tôi không hề loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi”.

ĐGH cũng nhắc lại chúc thư tinh thần của ĐHY: “Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ tôi đã trải qua cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse”.

Nhưng có thể nói điều làm cho nhiều người ngưỡng mộ Ngài đó là dù phải sống những năm tháng tù đày, đen tối, Ngài luôn lạc quan, hy vọng.

Cách đây ba năm, khi chính thức chấp nhận việc mở hồ sơ phong chân phước cho ĐHY, ĐGH Benedict XVI đã nói:

“Đức Hồng y Thuận là một con người của Hy Vọng, Ngài sống bằng Hy Vọng, Ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai Ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Ngài đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý.

“Niềm hy vọng ấy đã nâng đỡ Ngài khi bị cô lập, khi phải xa cách cộng đoàn giáo phận trong 13 năm. Niềm hy vọng đã giúp Ngài nhận thấy trong sự vô lý của các biến cố xảy ra cho mình, có một kế hoạch của Chúa Quan Phòng – Đức Hồng y không hề được xét xử trong thời gian lâu dài bị giam cầm”

Được Giáo hội tôn vinh

Vì những bất công, khổ cực Ngài phải chịu trong lao tù, và trên hết vì những gì Ngài cảm nhận và sống trong năm tháng giam cầm đó, thế giới ngưỡng mộ và Giáo hội tôn vinh Ngài.

Được thả ngày 23/11/1988, và ba năm sau đó (1991) sang Roma chữa bệnh nhưng bị từ chối cho trở lại Việt Nam, Ngài buộc phải ở lại Roma.

Năm 1994. Ngài được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Và bốn năm sau đó Ngài được chọn làm Chủ tịch hội đồng này.

Từ trước đến giờ chưa một người Việt Nam nào được trao một trọng trách như vậy tại Vatican.

Vào tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000 – Năm Thánh của Giáo hội, Ngài được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II mời giảng tĩnh tâm cho Ngài và giáo triều. Chủ đề của bài giảng tĩnh tâm là ‘Hy vọng’.

Đức Hồng y Thuận qua đời ngày 16/09/2002. Khi hay tin Ngài mất, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng Thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã tuyên bố với báo chí: “Một vị Thánh vừa qua đời”.

Ba năm sau, đúng vào dịp tưởng nhớ năm năm ngày mất của Đức Hồng y Thuận, Tòa Thánh đã chính thức mở hồ sơ phong chân phước cho Ngài. Và ngày 22/10 này, án điều tra phong chân phước của Ngài được chính thức bắt đầu.

Đó không chỉ là tin vui cho Giáo hội Việt Nam mà cho Giáo hội toàn cầu cũng như những ai yêu chuộng công lý, hòa bình.

Ngoài ra, Đức Hồng y Thuận cũng được các nước trên thế giới, tổ chức quốc tế khác vinh danh bằng cách trao giải thưởng hay lập các tổ chức, quỹ, giải thưởng mang tên hay nhân danh Ngài.

Tác giả: Đoàn Xuân Lộc, Nghiên cứu sinh về quan hệ quốc tế
 
Thánh Lễ Tạ Ơn ngày Mở Án Phong Chân Phước Tôi Tớ Chúa ĐHY Thuận tại Nhà thờ chính tòa Saigòn
Fx. Phan Dương
09:32 23/10/2010
SAIGÒN - Cùng hiệp thông với Giáo Phận Rô-ma, vào lúc 5 giờ chiều ngày 22 tháng 10 năm 2010, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn đã diễn ra thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cùng với Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận nhân ngày Tòa Thánh mở án phong chân phước cho Ngài. Đến tham dự thánh lễ tạ ơn hôm nay, có đông đảo các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Đây là dịp quan trọng để mọi tín hữu Việt Nam dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ. Cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban cho Giáo hội Việt Nam một vị mục tử nhân lành, một chứng nhân đức tin, chứng nhân hy vọng, tha thứ và yêu thương. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc để mọi người hiệp thông với nhau và cầu nguyện cho án phong chân phước của ĐHY Phanxicô Xavie được diễn tiến tốt đẹp.

Chủ tế trong thánh lễ là ĐGM phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn Phê-rô Nguyễn Văn Khảm. Cùng đồng tế với ngài có các linh mục đến từ các Hội Dòng như: Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Đồng Công, Dòng Đức Mẹ Lên Trời…

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.

Trong bài giảng lễ hôm nay, ĐGM Phụ tá Phê-rô đã giúp cộng đoàn nhìn lại tấm gương sáng ngời về chứng nhân đức tin, hy vọng và yêu thương của Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Ngài nói: “Đức Cố Hông Y Phanxicô là niềm vinh dự của toàn thế giới, cách riêng đối với Giáo hội và đất nước Việt Nam. Niềm vinh dự ấy đặc biệt hơn khi Giáo Hội mở án phong chân phước cho Ngài…” Ngài nói thêm: “Trên thê giới này, có rất nhiều người ngưỡng mộ Đức Cố Hồng Y của chúng ta. Nhưng tại sao người ta lại ngưỡng mộ Ngài ? Người ta không ngưỡng mộ vì tài năng tri thức của Ngài, cho dù Ngài rất thông minh. Người ta cũng không ngưỡng mộ tài lãnh đạo của Ngài, cho dù ngài là người lãnh đạo tài ba… Nhưng người ta ngưỡng mộ Đức Cố Hồng Y của chúng ta là vì họ nhận ra được nơi Ngài hình ảnh một chứng nhân của niềm hy vọng và yêu thương…”

Tiếp tục bài giảng, ĐGM Phụ tá Phê-rô đã soi sáng cho cộng đoàn hiểu rõ hơn về đời sống đức tin và niềm hy vọng của Đức Cố Hồng Y Phanxicô bằng chính cuộc đời của Ngài…

Thánh lễ được tiếp tục bằng lời nguyện giáo dân và phụng vụ Thánh Thể như thường lệ…

Sau khi kết thánh lễ, có đông đảo tu sĩ và giáo dân đứng trước di ảnh của Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xavie để cầu nguyện với Ngài.

Với nụ cười rất hiền luôn nở trên môi, Ngài đã và đang ghi vào trong tâm hồn nhiều người Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung một tình yêu thương mới, một niềm hy vọng mới và một tấm gương sáng ngời về đời sống đức tin.

Cộng đoàn ra về trong tâm tình tạ ơn, hân hoan và phấn khởi. Mỗi người ai cũng muốn nói lên rằng “giờ nay, nhờ lời bầu cử của Ngài và theo thánh ý Thiên Chúa, xin Chúa ban cho chúng con được ơn đang khẩn cầu, với niềm hy vọng thấy Ngài sớm được vinh hiển trên bàn thờ…” (Kinh Xin Ơn với Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bức thư chung không gửi
Trần Khánh Hòa
09:45 23/10/2010
BỨC THƯ CHUNG KHÔNG GỞI

LTT: Đây chỉ là một tài liệu giả tưởng, được hư cấu để chuyển tải một sứ điệp tư riêng của cá nhân. Vì thế, nội dung và chủ đích không liên hệ gì tới Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Trần Khánh Hòa

Đồng bào Việt Nam kính mến,

Anh chị em tín hữu Công Giáo Việt Nam thân yêu,

Chúng tôi, toàn thể các thành viên của HĐGMVN, có mặt cũng như vắng mặt trong cuộc Đại Hội lần thứ XI (từ ngày 4-6.10.2010), xin kính chuyển đến toàn thể quốc dân đồng bào Việt Nam và toàn thể anh chị tín hữu Công Giáo Việt Nam lời chào chúc kính mến và đầy thân ái trong tình thương hiệp nhất huynh đệ của Chúa Kitô.

Lời đầu tiên trong Bức Thư Chung đặc biệt nầy, chúng tôi xin được hiệp lời cùng toàn Dân Chúa kính dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ vì muôn vạn hồng ân Chúa đã thương ban cho dân tộc và đất nước chúng ta, đặc biệt cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trải qua bao thăng trầm suốt hơn 400 năm kể từ khi cha ông ông chúng ta đón nhận Tin Mừng vẫn tồn tại và không ngừng phát triển mà việc cử hành Năm Thánh 2010 như là một điểm qui chiếu cần thiết và đầy ý nghĩa.

Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một cơ cấu mà cách đây đúng 50 năm (24.11.1960), đã được Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập, như một dụng cụ “thích thời và tối lợi” [1]để phục vụ đồng bào và Dân Chúa Việt Nam thân yêu, xin được đồng thanh dâng lên Chúa tâm tình tri ân cảm tạ cùng lòng sám hối ăn năn. Cảm tạ vì quảng đường 50 năm đồng hành cùng Dân tộc và Giáo Hội tại Việt Nam trong tư cách là những chủ chăn để chăm sóc và hướng dẫn cuộc hành trình đức tin của mọi thành phần Dân Chúa; ăn năn sám hối vì bao nhiêu thiếu sót, lỗi lầm mà trong thân phận con người, chúng tôi đã không tránh khỏi, đã khiến làm giảm đi bao nhiêu cơ hội để Dân Chúa được nhờ, Dân tộc được lợi.

Trong lần Đại Hội lần thứ XI quan trọng nầy: cuộc Đại Hội Giám Mục Việt Nam chuẩn bị cho 2 biến cố trọng đại của Năm Thánh 2010: Đại Hội Dân Chúa (cuối tháng 11.2010) và Bế Mạc Năm Thánh (đầu tháng 1.2011), chúng tôi muốn được ngỏ lời với Quốc dân đồng bào và với anh chị em tín hữu Công Giáo Việt Nam những điều hệ trọng đang là mối ưu tư trăn trở của tất cả những ai là những người Việt Nam ái quốc và những tín hữu Công giáo trung thành với căn tính kitô hữu của mình.

1. Trước hết, chúng tôi muốn khẳng định một lần nữa “mệnh lệnh” và “quyền” mà chúng tôi đã lãnh nhận từ Chúa Kitô, đó là: “dạy dỗ mọi dân nước, thánh hóa mọi người trong chân lý và chăn dắt họ” [2].

Vì mang thân phận con người với những giới hạn và bất toàn, chúng tôi rất ý thức rằng: chúng tôi chưa thực thi đến nơi đến chốn mệnh lệnh và quyền đã được Chúa Kitô trao phó; nhất là trong những giai đoạn và thời điểm mà Đất Nước và Giáo Hội cần được soi sáng và định hướng bởi việc thực thi mệnh lệnh và uy quyền nầy. Vì thế, chúng tôi xứng đáng lãnh nhận những lời trách móc và phàn nàn về thái độ “im lặng khó hiểu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam” đến từ nhiều thành phần trong Dân Chúa và từ những anh chị em thiện chí khác không chia sẻ cùng một niềm tin.

Tuy nhiên, chúng tôi thiết tưởng: sau khi đã lắng nghe và “biện phân” [3] đủ mọi ý kiến và phản ảnh về các vấn đề hệ trọng đến vận mệnh của Đất Nước và Giáo Hội, thời điểm nầy mới thật chín mùi và cần thiết để chúng ta cùng nói lên những quan điểm, tâm tư cùng nguyện vọng chính đáng của những người công dân Việt Nam ái quốc và của những tín hữu Công Giáo Việt Nam trưởng thành và trách nhiệm.

2. Quan điểm và nguyện vọng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trước các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sự tồn vong và phát triển của Tổ Quốc.

Đại diện cho cộng đồng tín hữu Công Giáo Việt Nam và liên đới với mọi thành phần công dân Việt Nam trong và ngoài nước, những người đang có chung một ước nguyện và thiện chí xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh, dân chủ và độc lập, chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tuyên bố:

a/. Đã đến lúc Đất nước Việt Nam cần một thể chế chính trị đa nguyên dân chủ, thể hiện ý chí, ý muốn và nguyện vọng của toàn dân tộc. Chỉ có thể chế nầy mới tạo được một guồng máy lãnh đạo hiệu quả, đẩy lùi tệ hại tham nhũng, tập họp sức mạnh của toàn dân, thoát khỏi áp lực của ngoại bang, gìn giữ sự tồn vong và bảo đảm sự phát triển dài lâu cho Tổ Quốc. Một thể chể chế chính trị độc tài-đảng trị sẽ dẫn Tổ Quốc đến chỗ lầm than, lòng người ly tán, tham nhũng hoành hành và khiếp nhược trước áp lực của ngoại bang.

b/. Đã đến lúc xã hội Việt Nam cần một bầu khí tự do, trong sáng, cởi mở, không bị trói buộc bởi một ý thức hệ, một chủ thuyết hay một tín ngưỡng tôn giáo nào. Hãy trả lại cho môi trường giáo dục-học đường bầu khí lành mạnh, vui tươi, hướng thiện và bồi đắp toàn diện con người mang bản sắc dân tộc và tiếp thu chọn lọc những tiến bộ và văn minh của thế giới. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các tôn giáo phát triển, xích lại gần nhau và cùng tích cực đóng góp vào thiện ích chung. Đưa ý thức hệ Mác-Lê, tư tưởng Bác Hồ vào đúng vị trí trong kho tàng những đóng góp quý báu của tư tưởng nhân loại để tham khảo chứ không phải để áp đặt lên toàn bộ sinh hoạt chính trị-xã hội.

c/. Đã đến lúc người dân Việt Nam cần được hưởng và thực thi những quyền tối thượng của con người đã được nêu trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hôm nay, quyền được phát biểu và bảy tỏ lập trường, chính kiến, ý kiến phản biện… phải được tôn trọng. Phải trả tự do cho những người thành tâm thiện chí tranh đấu cho lẽ phải, dân chủ, nhân quyền và bênh vực độc lập chủ quyền cho Đất Nước. Văn hóa, văn học, báo chí, sách vở…chỉ có thể phát triển lành mạnh, đúng hướng trong một môi trường xã hội cởi mở, khoan dung, tự do và dân chủ.

d/. Đã đến lúc môi trường sinh thái của Đất Nước cần được chăm sóc và bảo vệ nghiêm túc. Dừng lại tức khắc những dự án khai thác mang nguy cơ hủy hoại, tàn phá môi trường, đe dọa sự sống, gây hậu quả thiên tai và đại họa cho các thế hệ tương lai…(Như dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, các dự án thủy lợi bất hợp lý, dự án điện hạt nhân không cần thiết…). Cùng với việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đó là việc bảo vệ chăm sóc đời sống của nông dân và công nhân lao động, môi trường định cư và sinh kế cho các đồng bào dân tộc thiểu số. Bất cứ chương trình qui hoạch nào cũng phải nhắm đến lợi ích ưu tiên cho người nghèo và sự hưởng dụng công bình tài nguyên, lợi tức trong xã hội.

e/. Đã đến lúc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và cương quyết bảo vệ hiệu quả lãnh địa, lãnh hải của Tổ Quốc. Quyền lợi và sự tồn vong của Đất Nước, Dân Tộc phải vượt lên mọi mưu đồ quyền lợi của phe đảng và những âm mưu chính trị mang tính ý thức hệ hay đảng phái. Quân đội là sức mạnh của dân tộc và có mục tiêu bảo vệ Đất Nước khỏi ngoại xâm chứ không bao giờ trở thành lực lượng bao che cho sự lộng quyền của phe đảng chính trị. Cần phát huy sức mạnh và sự tự hào dân tộc cho giới trẻ, học sinh, sinh viên, phát triển công nghệ quốc phòng hợp lý, song song với một nền ngoại giao khôn ngoan và uyển chuyển, tranh thủ sự tín nhiệm và hỗ trợ của mọi quốc gia và tổ chức quốc tế.

Khi tuyên bố 5 điều trên, Hội Đồng Giám Mục Việt nam muốn thể hiện cụ thể và tích cực tinh thần đồng hành và hội nhập của Giáo Hội theo đúng giáo huấn của Công Đồng Vatican II[4], theo tinh thần của bức Thư Chung 1980[5] của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và nhất là theo định hướng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong thông điệp xã hội Caritas in veritate mới được ban hành ngày 7.7.2009:

“Giáo hội không đưa ra những giải pháp kỹ thuật [10] và cũng không đòi hỏi “nhúng tay vào chính trị của Nhà Nước bằng bất cứ cách nào” [11]. Dù vậy, Giáo hội phải chu toàn trong mọi thời gian và mọi hoàn cảnh sứ mạng phục vụ chân lý nhằm xây dựng một xã hội xứng với con người, với phẩm giá và ơn gọi của họ.”[6]

3. Định hướng mục vụ cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam

Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đã khai mạc Năm Thánh 2010 vào ngày 24.11.2009 để long trọng mừng hai biến cố: 350 năm thành lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên tại Việt nam (1659-2009) và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam (1960-2010). Và như vậy, cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam đã đi gần tới cuối chặng đường Năm Thánh với hai biến cố quan trọng sắp được cử hành: Đại Hội Dân Chúa tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 21-25.11.2010 và đại lễ Bế Mạc năm Thánh là Trung Tâm Đức Mẹ La Vang từ ngày 4-6.1.2011.

Cùng với mọi thành phần tín hữu Công Giáo Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chúng tôi hy vọng rằng, từ kết quả của Năm Thánh, Giáo Hội Việt nam sẽ tìm ra những định hướng mục vụ đúng đắn và thích hợp cho cuộc hành trình sống đạo của những tháng ngày tiếp theo.

Như vậy, để có được những kết quả thiêng liêng và mục vụ như lòng Chúa mong muốn hầu đáp ứng các yêu cầu và khát vọng của mọi thành phần trong và ngoài Giáo Hội, cũng như để góp phần xây dựng một Đất Nước Việt Nam giàu mạnh, một Giáo Hội Việt Nam năng động trưởng thành, điều cần thiết hôm nay và lúc nầy đó chính là:

a/. Sự nỗ lực của tất cả chúng ta, các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và mọi thành phần Dân Chúa, cải biến cuộc sống cho càng ngày nên giống Chúa Kitô, đặc biệt trong đời sống cầu nguyện, khó nghèo và bác ái,[7] để như lời khuyến dụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Sứ điệp gửi Đức cha Chủ tịch HĐGMVN nhân dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam:

“…nhằm mang tới cho toàn thể xã hội Việt Nam những giá trị Phúc Âm như bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng. Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương Chúa Kitô, thì chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ, vượt xa hơn ý nghĩa luân lý theo truyền thống như người ta thường hiểu, khi mà các giá trị ấy bén rễ sâu vào Thiên Chúa là Đấng luôn ước mong điều thiện hảo cho mọi người và muốn cho mọi người được hạnh phúc.”[8]

b/. Tích cực tham gia xây dựng Giáo Hội trong tinh thần trách nhiệm và khoan dung bằng những việc làm cụ thể, những ý kiến xây dựng, những đóng góp quảng đại đáp ứng mọi yêu cầu và mọi sinh hoạt của Giáo Hội Việt Nam. Cuộc Đại Hội Dân Chúa sắp tới sẽ là một cơ hội thuận lợi và thích hợp để tất cả mọi thành phần Dân Chúa thể hiện chiều kích tham gia và hiệp thông như định hướng và ước nguyện của Năm Thánh 2010. Đặc biệt, chúng tôi sẵn sàng đón nhận và lắng nghe những ý kiến góp ý của anh chị em về cơ cấu tổ chức, cách điều hành và hoạt động của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để trong những ngày sắp tới Hội Đồng Giám Mục Nam có được một cơ cấu tổ chức tốt hơn, một cách điều hành linh hoạt hơn và một chương trình làm việc năng động và hiệu quả hơn. Trong dịp nầy, chúng tôi cũng xin thông báo cùng anh chị em một vài thay đổi nhỏ về nhân sự trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (như danh sách được đính kèm).

c/. Trong khi Bức Thư Chung nầy được gởi đến anh chị em thì cùng lức một số tỉnh Miền Trung thân yêu như Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tỉnh, Nghệ An đang đối diện với thiên tai lũ lụt mang theo những thiệt hại to lớn về nhân mạng, nhà cửa, mùa màng. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xin được chia sẻ với mỗi gia đình và từng nạn nhân nổi đau thiệt hại và mất mát to lớn; đồng thời sẽ điều động và phối hợp với các Tòa Giám Mục, cùng với tổ chức Caritas của các giáo phận đề xuất các phương án cứu trợ cụ thể.

Tuy nhiên, trong giữa cơn gian nan thử thách, niềm tin luôn dạy chúng ta phải vững lòng cậy trông nơi tình thương Thiên Chúa. Đó là cách sống đã trở thành chứng từ sống động nơi con người của Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Vị Tôi Tớ Chúa sẽ được Tòa Thánh chính thức mở án phong Chân Phước vào ngày 22.10.2010. Chúng ta vui mừng cảm tạ hồng ân bao la Thiên Chúa.

Kính thưa toàn thể đồng bào và cộng đồng Dân Chúa Việt Nam,

Trước khi kết thúc bức Thư chung của Đại Hội lần thứ XI nầy, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chúng tôi một lần nữa muốn minh định rằng: sứ mệnh rao truyền chân lý Phúc Âm và hướng dẫn Dân Chúa sống phù hợp với Tin Mừng đó chính là “mệnh lệnh” và “quyền” mà chúng tôi được lãnh nhận từ nơi Chúa Kitô. Cho dù các văn bản định hướng có khác nhau tùy theo những yêu cầu cấp thiết của con người và của Hội Thánh, nhưng nội dung và chủ đích cơ bản vẫn như lời chỉ dẫn của Sắc Lệnh Nhiệm Vụ Giám Mục của Công Đồng Vatican II:

« Các Ngài phải trình bày giáo thuyết Kitô giáo một cách thích hợp với những nhu cầu của thời đại, nghĩa là đáp ứng những khó khăn và những vấn đề đang làm cho mọi người xao động và khắc khoải nhất. Các ngài cũng phải coi sóc giáo thuyết đó bằng cách dạy cho chính các tín hữu biết bênh vực và phổ biến nó. Trong việc giảng truyền giáo thuyết này, các Ngài phải tỏ lòng ân cần từ mẫu của Giáo Hội đối với hết mọi người, tín hữu cũng như lương dân, và phải đặc biệt lưu tâm đến những người nghèo khổ, những kẻ hèn kém, mà Chúa đã sai các Ngài rao giảng Phúc Âm cho họ. »[9]

Chúng tôi cũng lượng giá rằng: nội dung bức Thư Chung nầy có thể sẽ làm dị ứng cho một số đối tượng, nhất là đối với chính quyền dân sự trong thể chế chính trị độc tài đảng trị của Việt nam hiện nay, một thể chế luôn bóp ngặt mọi tư tưởng và ý kiến khác biệt để biến tất cả thành một công cụ phục vụ cơ cấu độc tài đó. Tuy nhiên, chúng tôi muốn lặp lại chính lập trường của Giáo Hội Công Giáo được minh thị trong Sắc Lệnh có liên quan đến chính sứ mệnh của chúng tôi như sau:

« Trong việc chu toàn nhiệm vụ tông đồ nhằm cứu rỗi các linh hồn, các Giám Mục tự mình được hưởng quyền tự do đầy đủ và hoàn toàn, cũng như quyền độc lập đối với bất cứ quyền hành dân sự nào. Vì thế, không được phép trực tiếp hay gián tiếp ngăn trở việc thi hành nhiệm vụ thuộc phạm vi Giáo Hội của các ngài, hoặc không cho các ngài tự do liên lạc với Tòa Thánh, với những Thẩm Quyền khác trong Giáo Hội và với những kẻ thuộc quyền. »[10]

Với một chính quyền dân sự chính đáng và hợp pháp, nhiệm vụ của chúng tôi chính là cọng tác và xây dựng đồng thời hướng dẫn Dân Chúa thi hành nhiệm vụ công dân cách ý thức và trách nhiệm.

« Thực ra, các Chủ Chăn Thánh, trong khi chuyên tâm săn sóc việc thiêng liêng cho đoàn chiên, thực sự cũng lo đến công việc thăng tiến và nền thịnh vượng của xã hội trần thế, bằng cách cộng tác hữu hiệu với các chính quyền dân sự để thực hiện mục đích trên trong phạm vi chức vụ và hợp với cương vị Giám Mục; và bằng cách nhắn nhủ đoàn chiên vâng phục các luật lệ chính đáng và tôn trọng các quyền bính hợp pháp. »[11]

Riêng đối với anh chị em trong gia đình Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện để Hội Đồng Giám Mục Việt Nam luôn là một khối duy nhất, là dụng cụ hữu hiệu và dấu chỉ cụ thể cho mối hiệp thông giữa lòng Giáo Hội Việt Nam và với Giáo Hội hoàn vũ. Xin cầu nguyện cho mỗi giám mục chúng tôi mỗi ngày trở nên thánh thiện hơn để luôn xứng đáng là những Tông Đồ của Chúa Kitô trong thiên niên kỷ mới.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

BC: Vì bức thư nầy được tìm thấy trong thùng rác của một Tòa Giám Mục dưới dạng viết tay, nên không thấy có chữ ký của vị giám mục nào.

Trần Khánh Hòa

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Tông Hiến “Venerabilium Nostrorum” của ĐGH Gioan XXIII về việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.

[2] Sắc lệnh về Nhiệm vụ của Giám Mục trong Giáo Hội (CHRISTUS DOMINUS), số 2.

[3] Diễn từ chào mừng Đức Cha Nhơn nhậm chức Phó Tổng Giám Mục Hà Nội của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh ngày 7.5.2010

[4] Hiến chế “Vui Mừng và Hy vọng” của Công Đồng Vatican II

[5] Thư chung 1980: Đồng hành cùng Dân Tộc.

[6] Thông điệp Caritas in veritate của ĐGH Bênêđictô XVI, số 9

[7] Bài viết của ĐGM Phêrô Bùi Tuần trên báo CG & DT số 1780: “Truyền giáo tại Việt Nam hôm nay”.

[8] Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Đức cha Chủ tịch HĐGMVN nhân dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam.

[9] Sắc lệnh về Nhiệm vụ của Giám Mục trong Giáo Hội (CHRISTUS DOMINUS), số 13.

[10] Sắc lệnh về Nhiệm vụ của Giám Mục trong Giáo Hội (CHRISTUS DOMINUS), số 19.

[11] Sắc lệnh về Nhiệm vụ của Giám Mục trong Giáo Hội (CHRISTUS DOMINUS), số 19.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bút ký: Dọc đường Ai Cập
Sr. Minh Du
23:01 23/10/2010
Xin nhấn vào đây để xem thêm những hình ảnh dọc đường Ai Cập

Cuộc hành hương của đoàn chúng tôi khởi đầu từ Roma, từ những ngày tháng đầu tiên Đức Giêsu rời các môn đệ của mình về trời để các tông đồ bắt đầu nối tiếp công việc dang dở của Thầy. Giáo Hội Roma những ngày đầu đầy nước mắt và bi tráng, Roma với những thế kỷ thịnh vượng và một Roma hôm nay với bao nhiêu triệu người mơ ước được đến một lần để thả lòng chiêm ngưỡng bao kiệt tác nghệ thuật và bao vết tích lịch sử...

Chia tay Roma để trở về nơi chốn những ngày tháng lưu lạc của Thầy Giêsu từ ngày mới lọt lòng Mẹ - Ai Cập-. Nơi đây tôi được đến viếng thăm nhiều ngôi nhà thờ thánh tích của Chính Thống Giáo, đặc biệt là nhà thờ nơi Gia Đình Thánh Gia đã lưu lại. Tuy nhiên, điều đánh động lòng người viết và khách hành hương chính là leo núi Sinai.

Từ Cairo về đến đan viện thánh Catarina dưới chân núi Sinai đi bằng xe buýt đến 8 giờ đồng hồ. Hai bên đường chỉ toàn núi đá và sa mạc rộng lớn. Thỉnh thoảng ẩn hiện bờ biển Địa Trung Hải với những làn gió khuyến mãi mát mẻ.

Trên đường đi chúng tôi ghé vào thăm giểng nước tại Marah nơi mà Môisê đập cây gậy vào tảng đá biến nước mặn thành nước ngọt. Bây giờ chỉ còn lại cái giếng cạn cho khách hành hương dừng lại năm phút chụp hình lưu niệm và đón làn gió mát Địa Trung Hải cũng như thư giãn vài ba động tác trước khi tiếp tục cuộc hành trình dài mà thôi.

Chín giờ tối, chúng tôi có mặt tại nhà khách thánh Catarina, nơi còn lưu lại thánh tích là xương của Ngài. Cũng trong khuôn viên tu viện này là giếng nước nơi Môisê gặp cô Dorothea người vợ tương lai và bụi gai không cháy nơi Môsê được Giavê hiện ra hướng dẫn ông dẫn dân từ Ai Cập về Đất Hứa. Đặc biệt nơi đây những tảng đá lớn khi đập vỡ ra người ta phát hiện những hoa văn tự nhiên như những bụi cây trên mặt đá rất đẹp.

Ăn tối xong và về đến phòng cũng đã 10g đêm. Nhà nghỉ đơn giản chỉ có cái giường ngủ mà thôi. Khách đến đây nghỉ lại chủ yếu để lại hành lý để có thể thong dong leo núi chứ không ai ở lại đây lâu. 12g30 phút sáng chúng tôi được đánh thức để leo núi.

Ngọn núi Sinai cao 2285m, phải mất 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới chạm đến nơi có 750 bậc dẫn lên núi. Khởi hành lúc 1g15 sáng và lên đến đỉnh lúc 5g sáng. Trên đường đi chúng tôi gặp rất nhiều nhóm. Các nhóm lầm lũi lên núi trong bầu khí hoang lạnh của ngọn núi đá. Chỉ thấy le lói ánh đèn pin loang loáng và tiếng mời chào đi lạc đà của dân địa phương.

Khách hành hương chọn đi bộ nhiều hơn lạc đà. Ai cũng muốn có cảm giác mình đang trên đường hành hương, muốn hưởng trọn vẹn giây phút hành hương thực sự trong đời mình, muốn hành hương bằng chính đôi chân của mình hơn là lạc đà. Trên vai tôi là chiếc ba lô con chứa một chai nước và vài thứ nho nhỏ cần thiết mà thôi và cây gậy là vật không thể thiếu. Tuy nhiên đường lên núi bụi bặm và cùng đi với lạc đà nên mùi của lạc đà quyện lẫn với đất bụi xông lên nồng nồng. Đi mới một đoạn ngắn mà mọi người đã có vẻ mệt mỏi, vài người từ bỏ ý định đi bộ và mướn lạc đà. Rồi những thứ trên vai trở nên nặng nề hơn. Tôi chợt nghĩ. Hành trình hành hương này giống như cuộc đời một tín hữu. Trên đường lên núi, ai cũng chỉ trang bị đủ đồ cá nhân cho mình và không thể giúp người khác được vì một mình đã là quá nặng. Những ngày lưu lạc trên trần gian mình cũng phải tự trang bị đủ những món quà cần thiết chuẩn bị cho ngày gặp Giavê. Tôi không thể nhờ người khác làm giùm việc lành để rồi kể công với Chúa được.

Chúng tôi được cha trưởng đoàn Giuse Đồng Văn Vinh dâng lễ trên đỉnh ngọn núi Môisê trong những giờ khắc đầu tiên của ngày mới khi bình minh bắt đầu ló rạng. Thánh lễ đơn giản trên những phiến đá chứng nhân từ những ngàn năm trước vẫn còn đây. Chung quanh chúng tôi là biết bao người ngồi chờ bình minh. Thánh lễ được dâng trong tâm tình cầu nguyện cho những ai có lòng ước ao được lên núi nhưng không có cơ hội vì nhiều lý do. Có lẽ vì vậy mà những đôi chân lên núi không mỏi chăng hay vì nhặt vài viên đá nhỏ cho mình và bạn bè để ghi dấu bước chân hành hương lên Núi Thánh hôm nay ?

Chia tay Ai Cập nơi có biển Đỏ… tất cả một dọc dài lịch sử của Dân Thánh trong lòng Ai Cập. Đế thấy những kim tự tháp hùng vĩ vẫn còn đó sừng sững với thời gian như là lời minh chứng hùng hồn cho một thời lầm than nô lệ của dân được tuyển chọn. Để thấy sự cực khổ trong sa mạc hoang vu 40 năm trường mà Dân Riêng lạc lối, để thấy lịch sử Thánh của hôm qua vẫn còn đó như lời mời gọi Dân được tuyển chọn đừng thờ bò vàng mà hãy quay về với Giavê và vẫn còn đó hình bò vàng in trên núi Sinai như lời kêu gọi.
 
Văn Hóa
Chuyện con đường
Trầm Thiên Thu
08:43 23/10/2010
Con đường lặng trầm mình trong biển nắng
Mặc tháng ngày đi qua
Chở đầy nỗi khổ mỗi chuyến mưa sa
Chỉ thân thiện với sỏi đá
Con thân quen đi, về trên đó
Cả lúc an vui, cả khi u buồn
Bất chợt thấy mình vô ơn
Cúi đầu, chân chợt vướng dây mắc cở
Không gian có thêm chiều-thương-nhớ
Thời gian còn có khoảnh-khắc-chờ-mong
Hụt chân mới biết mình còn thở
Con vội khép nép thuộc lòng bài-học-yêu-thương
Bài học Chúa dạy mà con coi thường
Cứ vùi mình trong đam mê vị kỷ
Cứ ảo tưởng rồi nản chí, ngã qụy
Chợt bừng tỉnh giấc mộng du
Ôi, Thiên Chúa thật nhân từ!
Hạt-bụi-con không bao giờ khả dĩ hiểu thấu
Tội-nhân-con vẫn được Ngài yêu dấu
Không trải nghiệm nào ai dám tin
Tạ ơn Ngài là Con Đường Tâm Linh
Đã không nỡ bỏ mặc con hư vô mãi mãi.
 
Dạy trẻ giá trị sống
Trầm Thiên Thu
08:45 23/10/2010
Chân thật, công bình, cảm thông, yêu thương và tự tin là các giá trị sống mà cha mẹ cần truyền cho con cái. Dù chưa biết nói, trẻ vẫn có thể tiếp thu những tinh hoa của giá trị sống chủ yếu. Nhờ 5 giá trị sống, trẻ có thể sống tốt khi trưởng thành.

1. CHÂN THẬT. Hãy giúp trẻ phản ánh sự thật. Trẻ rất “vô tư” khi thiếu chân thật. Chúng vẫn biết mình đã làm điều gì đó sai trái nhưng chưa biết “mẹo lừa dối”. Đó là cơ hội tốt để giáo dục trẻ. Nếu lúc này cho trẻ biết rằng chân thật tốt hơn giả dối, trẻ sẽ bớt khuynh hướng nói dối trong tương lai.

Đừng phản ứng mạnh khi trẻ nói dối, hãy khéo léo tìm cách giúp trẻ nói thật. Đó là khuyến khích trẻ chân thật. Chị Mai thấy đứa con trai 4 tuổi viết bậy lên tường phòng khách, chị liền hỏi con, và nó nói nó vẽ con ngựa. Chị cười: “Mẹ nghĩ vậy là không đúng. Sao con không hỏi ý mẹ?”. Nó hiểu ra và cùng mẹ lau sạch tường. Chị Mai khen con đã chân thật, nhưng nó phải chịu “kỷ luật” là tối không được xem phim hoạt hình để “đền tội”.

Trẻ tưởng tượng rất phong phú. Đó là lĩnh vực kỳ diệu trong tính cách trẻ chưa đi học. Cha mẹ cần phân biệt cho trẻ biết thế nào là “nói dối đùa” để trẻ không lẫn lộn.

2. CÔNG BÌNH. Hãy khuyến khích trẻ “chuộc lỗi”, đó là dạy trẻ biết lẽ công bình. Bé An 4 tuổi và bé Sơn 3 tuổi cùng chơi giả làm ngựa. Sơn đẩy chị mạnh làm chị đau. Người cha bắt em xin lỗi chị. Như vậy đủ chưa?

Để giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của sự công bình, cha mẹ cần khuyến khích trẻ sửa lỗi. Người cha có thể đề nghị bé Sơn đi lấy dầu gió xoa cho bé An để tỏ động thái hối lỗi, đồng thời vẫn cần có lời xin lỗi. Nhờ vậy trẻ có thể nhận ra hậu quả của mình đã gây ra cho người khác. Đó là bước đầu tiên trẻ biết đến trách nhiệm, biết phải cư xử đúng đắn với người khác.

Nếu cha mẹ la rầy hoặc có quyết định bất công, có thể trẻ sẽ không khâm phục. Cách cư xử công bình của cha mẹ sẽ dạy trẻ nhiều hơn bất kỳ cách la rầy nào.

3. CẢM THÔNG. Hãy dạy trẻ nghĩ đến người khác. Trẻ dưới 5 tuổi rất ích kỷ. Chúng khó đặt mình vào vị trí của người khác, nhưng như vậy không có nghĩa là không thể dạy trẻ biết nhận biết giá trị của sự cân nhắc. Hãy tìm cơ hội để nói với trẻ về sự tử tế. Trẻ sẽ mau chóng tiếp thu các lời nói đẹp và các động thái tốt, rồi trẻ sẽ biết áp dụng. Có nhiều cách phản ứng để khuyến khích trẻ biết cân nhắc và quan tâm người khác.

Cha mẹ có thể nói chuyện về các cảm xúc và các động thái, rồi hỏi trẻ là đúng hay sai. Nếu trẻ nói “không đúng” thì hỏi trẻ tại sao cảm thấy vậy. Với các cách ứng xử khác nhau, trẻ sẽ quen dần và thấm nhuần, vì trẻ đang là trang giấy trắng, hãy “vẽ” lên đó những lời tốt và các hình đẹp.

4. TỰ TIN. Hãy nuôi dưỡng lòng tự tin ở trẻ. Bé Thành luôn muốn làm chiếc cầu hoặc xây nhà cao tầng. Tư tưởng hay nhưng nó không sao xếp được với những lon nước ngọt và băng keo. Nó 4 tuổi nên còn vụng về. Chị Liên nói: “Con sẽ làm được khi con lớn hơn”. Nhưng nó không chịu, chị đành để nó làm lại, còn chị phụ dán băng keo. Xong “công trình”, khuôn mặt nó rạng rỡ hẳn.

Tin vào ý tưởng và khả năng của trẻ là điều quan yếu để xây dựng lòng tự tin ở trẻ. Trẻ sẽ sẵn sàng nỗ lực, vì trẻ biết nếu thất bại thì cũng không bị chê trách. Nhờ tự tin mà trẻ có thể xử lý các thử thách gặp phải trên đường đời. Nếu trẻ nhút nhát và lưỡng lự, hãy giúp trẻ loại bỏ ý nghĩ tiêu cực bằng cách nói: “Không sao, thua keo này bày keo khác. Ba/mẹ biết con có thể làm được”. Đồng thời cho trẻ biết các gương vượt khó sống động đời thường. Cách khẳng định tích cực khả dĩ tạo hiệu quả kỳ diệu.

Cứ để trẻ làm những việc đơn giản để quen dần công việc, trẻ sẽ khéo léo dần và biết sống có trách nhiệm với gia đình, đồng thời trẻ cũng cảm thấy “dám” tin vào khả năng của chính mình.

5. YÊU THƯƠNG. Hãy giúp trẻ sống quảng đại. Trẻ thường khó “cho đi”, nhưng nếu cha mẹ khéo léo giúp đỡ thì trẻ sẽ “mở” lòng quảng đại. Nhân chi sơ tính bổn thiện. Hãy cho trẻ thấy lòng quảng đại của cha mẹ để trẻ học tập yêu thương. Cha mẹ chăm sóc ông bà chu đáo, trẻ sẽ biết kính trọng người trên.

Đừng bỏ phí ngày nào qua đi mà trẻ không có bài học yêu thương từ cha mẹ. Bài học đó trở nên quan yếu từ những lời đơn giản nhất như “xin lỗi”, “cảm ơn”, “làm ơn…”. Một phương trình đơn giản: Cha mẹ càng làm đầy căn nhà bằng những tiếng cười, lời yêu thương và các động thái cao quý thì trẻ càng dễ dàng thể hiện tình thương với người khác. Yêu thương là bài học sống giá trị nhất, như một danh nhân đã nói: “Chỉ những ai có lòng yêu thương thì mới xứng đáng nhận danh hiệu con người”.
 
Hôn nhân hạnh phúc do đâu?
Trầm Thiên Thu
08:45 23/10/2010
Nghiên cứu của ĐH Tây Bắc (đăng trên tạp chí Psychological Science) cho thấy rằng những người yêu nhau mà có tính chuyện “ăn đời ở kiếp” với nhau thì sẽ thỏa mãn vầ mối quan hệ nhiều hơn nếu họ tin một người sẽ luôn hiện diện để động viên nâng đỡ.

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn thắc mắc không biết điều gì làm cho hôn nhân bền vững và họ mất nhiều công sức tìm hiểu. Chỉ riêng ở Mỹ thì tỷ lệ ly hôn lên tới 50%, một con số báo động. Điều tra về vấn đề này cho thấy rằng vài tháng đầu, thậm chí vài năm đầu, có thể rất thú vị đối với các đôi vợ chồng. Đó có thể là một trong các lý do chính người ta muốn kết hôn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì tương lai có vẻ không phải không có mây mù che khuất ánh sáng hôn nhân. Một số người thấy không thể xử lý cá tính hoặc thói quen của người bạn đời.

Khi người ta hẹn hò, mối quan tâm chính về mối quan hệ là mọi thứ có xuôi chèo mát mái tới cuối đời hay không. Người ta tin rằng hạnh phúc với người bạn đời tùy vào mối quan hệ có phát triển cả chiều sâu và chiều rộng hay không, hai người có hỗ trợ mơ ước của nhau hay không. Khi kết hôn, người ta nghĩ rằng người bạn đời tốt nhất là người hiểu rằng các thành tựu lý tưởng vẫn quan trọng và hỗ trợ cuộc sống hôn nhân hàng ngày.

Một nhóm điều tra thuộc ĐH Tây Bắc, do TS tâm lý Daniel Molden làm trưởng nhóm, đã thực hiện việc nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Họ so sánh 77 cặp vợ chồng và 92 đôi đang yêu nhau. Họ điền vào bản tham khảo ý kiến về mức độ hiểu nhau, mức độ hỗ trợ nhau và trách nhiệm đối với nhau – kể cả mức độ thỏa mãn nhau, mức độ thân mật và mức độ tin tưởng nhau. Kết quả cho thấy chính hôn nhân đã thay đổi mọi thứ.

Dựa trên bản trả lời, các nhà tâm lý thấy rằng họ tin người bạn đời sẽ luôn khuyến khích họ và đồng lao cộng khổ với họ. Tuy nhiên, vấn đề quan yếu không phải là “tôi” hay “chúng tôi” mà là chuyện phê bình chỉ trích nhau về các vấn đề cơ bản thường nhật.

Nhiều cặp vợ chồng ly hôn đã nói rằng họ không thể xử lý các cư xử hoặc thái độ của người kia. Trong một số trường hợp, đó là thói quen bỏ bê gia đình, không chăm sóc nhau một thời gian dài. Một số người ích kỷ, cho mình là “số dzách”, khiến họ không hiểu hoặc coi thường người bạn đời. Hầu như mọi người bắt đầu mối quan hệ đều bắt đầu bày tỏ tư tưởng, lòng tin, cảm xúc và hy vọng vào người bạn đời. Điều này có thể tạo ra nỗi thất vọng nhiều vì họ cầu toàn.

Theo TS Molden, những người sắp kết hôn nên nghĩ về cách người bạn đời ủng hộ điều họ muốn đạt được, nhưng cũng nên nghĩ về cách người bạn đời ủng hộ bổn phận của minh nữa. Nhờ vậy mà hôn nhân hạnh phúc hơn và thỏa mãn hơn”.

(chuyển ngữ từ The Times of India)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Giữa Núi Rừng
Joseph Nguyễn Tro Bụi
11:05 23/10/2010
THU GIỮA NÚI RỪNG

Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi


Rừng núi sang thu đổi áo màu

Xanh, vàng, tím, đỏ kết chung nhau

Ngàn trùng vun vút thâu tầm mắt

Rạo rực, rừng thu đổi áo màu.

(Joseph Nguyễn Tro Bụi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n