Ngày 22-10-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phép lần hạt Mân Côi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:07 22/10/2016
Tháng 10, Tháng Mân Côi cầu nguyện cùng Mẹ bằng Kinh Mân Côi

Ai trong chúng ta cũng đều biết Kinh Mân Côi là kinh chính Đức Mẹ, đã nhiều lần hiện ra trên thế giới đặc biệt ở Fatima và Lộ Đức. Đức Mẹ đã truyền cho Lucia, Phanxicô, Jacinta và Bernadette :” hãy ăn năn sám hối và chuyên cần lần Chuỗi Mân Côi “. Đây là hình thức rất đơn giản, dễ đọc, dễ cầu nguyện và dễ truyền bá. Chính vì thế, chúng ta là những môn đệ của Chúa, không thể nào quên được hình thức cầu nguyện với kinh Mân Côi. Đặc biệt, chúng ta còn phải làm gương và dạy những người khác yêu mến kinh Mân Côi và yêu mến tràng chuỗi Mân Côi.

Trong bài này, tôi muốn dùng những lời nhắn nhủ của Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng và của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giáo phận Sàigòn, để khơi lên trong lòng các môn đệ Chúa và nơi lòng các tín hữu yêu mến Tràng Hạt Mân Côi và siêng năng cầu nguyện với Kinh Mân Côi.

1.Ngày 13.5.1917, Lucia, Phanxicô và Giacinta chăn cừu tại đồi Cova da Iria. Sau bữa trưa, các trẻ cùng nhau lần chuỗi Mân Côi. Bỗng đâu một luồng chớp làm gián đoạn giờ kinh, và các em vội vã sửa soạn trở về, nhưng rồi lại có một luồng chớp sáng hơn khiến các em phải chú ý. Các em nhìn thấy một vầng cầu sáng lơ lửng trên cây sồi, và giữa vầng sáng ấy có một thiếu nữ xinh đẹp bận trang phục trắng, tay phải cầm chuỗi Mân Côi. Khi được hỏi, thiếu nữ cho biết đã từ trời xuống. Sau đó thiếu nữ xin các trẻ hãy trở lại nơi ấy vào những ngày 13 trong năm tháng kế tiếp, và hứa sẽ xưng danh vào tháng 10. Trước khi đi khỏi, thiếu nữ dặn các trẻ hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Ngày 13.10.1917, một đám đông hơn 70.000 người chờ đón sự kiện Đức Mẹ hiện ra. Một trận mưa tầm tã làm mọi người ướt át và biến vũng đất trở thành lầy lội ngay trước khi các trẻ đến nơi để chào kính Đức Mẹ.

Khi hiện đến, Đức Mẹ xưng mình là Đức Nữ Mân Côi. Sau đó, Đức Mẹ mở bàn tay ra và có những tia sáng chiếu thẳng lên mặt trời. Lúc Lucia kêu lên, “ Hãy nhìn mặt trời,” và đám đông nhìn vào mặt trời mà mắt vẫn không hề hấn gì. Họ thấy mặt trời bay lượn, co giãn, thay đổi mầu sắc, và sau đó lao xuống trái đất. Khi mặt trời trở về chỗ cũ trên bầu trời, dân chúng bỗng thấy y phục và khu đất lại hoàn toàn khô ráo.

2.Ngày 11 tháng 2 năm 1858, Bernadette cùng đi mót củi với chị và bạn. Khi đến bờ sông, Bernadette nghe thấy tiếng xì xào; lúc quay lại hang đá phía sau, Bernadette nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp mặc áo trắng đang vẫy mình. Sau khi Bernadette lần chuỗi Mân Côi, thị kiến chấm dứt. Bernadette trở lại hang đá ba ngày sau đó và được xuất thần khi thấy Đức Mẹ hiện ra.

………………………………………………………………………………………

Ngày 25.3.1858, Bernadette hỏi và được Đức Mẹ trả lời, “ Ta là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm “. Tuy chưa bao giờ nghe được những lời như thế, nhưng Bernadette cũng trình lại với Cha Sở, và cuối cùng Ngài đã tin việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette tại hang đá.

Từ ngày 01 tháng 3 năm 1858, hằng triệu người đã tuốn đến Lộ Đức để tắm và được chữa lành dưới dòng suối kỳ diệu. Trong tổng số khoảng 5.000 vụ lành bệnh lạ lùng tại Lộ Đức, Giáo Hội đã chính thức công nhận 65 phép lạ. Nhưng phép lạ lớn nhất có lẽ chính là vô vàn những vụ chữa lành tinh thần và thiêng liêng mà năm triệu tín hữu hành hương tuốn về Lộ Đức hằng năm đã cảm nghiệm được.

- Chúng ta có thể đọc thêm về thánh Đaminh, vị thánh của Kinh Mân Côi ( lễ ngày 8/8 ).
- Đức Cố Hồng Y Tụng đã nói về Kinh Mân Côi như sau :” Phép lần hạt Mân
Côi là một phương cách cầu nguyện đơn sơ, dễ dàng và rất cao trọng, đẹp lòng Chúa, đẹp lòng Đức Mẹ, và sinh nhiều lợi ích cho ta. Khi lần hạt, chúng ta đọc những Kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh là những Kinh vắn tắt, ai cũng thuộc, lại là những Kinh trọng nhất trong Đạo.

Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu đã đặt ra để dạy ta cầu nguyện. Kinh ấy tóm lại những điều cao cả nhất, cần thiết nhất mà ta phải xin cùng Thiên Chúa. Trong Kinh ấy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha. Đó là một tước hiệu tốt đẹp thân ái, có sức yên ủi tâm hồn và làm cho ta vững lòng tin cậy mỗi lần đọc Kinh Lạy Cha. Chúng ta nhớ mình có một người Cha nhân lành, quyền phép, hằng săn sóc đến ta. Nếu Chúa gìn giữ từ con chim trên trời, từ bông hoa ngoài ruộng cho đến sợi tóc trên đầu ta, thì có lẽ nào Chúa không săn sóc ta là con cái Người. Như con thuyền giữa cơn sóng gió, thả neo bám chặt vào đất, thì chúng ta sống giữa ba đào trần thế, cũng lấy lòng tin cậy, cũng bám chặt vào tình yêu Chúa, chắc sẽ không chìm đắm.

Kinh Kính Mừng gồm những lời Thiên thần chào Đức Mẹ, lời bà thánh Isave chúc tụng Đức Mẹ và lời Giáo Hội hoan hô cầu xin Đức Mẹ, thiết tưởng không có lời nào xứng đáng hơn tỏ lòng con cái tôn kính Đức Mẹ, không có lời nào đẹp lòng Đức Mẹ, có sức đánh động lòng Đức Mẹ thương xót ta cho bằng những lời trong Kinh Kính Mừng. Khi xưng ra : Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa “ Là Đấng đầy ơn phúc “ là “ Đấng được Thiên Chúa ở cùng “. Chúng ta nhắc đến tước hiệu cao sang nhất, những ân huệ quí trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ, làm cho Người có phúc chẳng những hơn mọi người phụ nữ mà hơn mọi người thế gian. Khi xưng mình là kẻ có tội chúng ta như trình bày hoàn cảnh khốn nạn của ta., và nại đến lòng từ mẫu của Đức Mẹ, xin Người thương xót ta khi còn sống cũng như trong giờ chết.

Kinh Sáng Danh là một bài ca tuyệt diệu chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn gốc vạn vật, và là cứu cánh chung cùng của mọi loài. Khi đọc Kinh Sáng Danh, chúng ta như góp tiếng cùng kẻ lành dưới đất, các thánh trên trời để ca tụng vinh quang Chúa Ba Ngôi, đồng thời chúng ta hy vọng sau này sẽ được hát bài ca tuyệt diệu đó muôn đời trên Nước Hằng Sống.

Đó là những Kinh chúng ta đọc trong khi lần hạt. Những Kinh ấy đọc đi đọc lại như kết thành Vành Hoa Mân Côi thơm dịu, dâng kính Đức Mẹ Chúa Trời. Khi ngoài miệng ta đọc những Kinh ấy, thì tâm trí ta suy ngắm 15 mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Ta thấy cuộc đời Chúa và Đức Mẹ có những lúc vui mừng, có những ngày gian khổ. Nhưng các sự vui mừng gian khổ đó đã được thánh hóa để nên nguồn mạch sinh ra ơn ích cho ta, và nên gương sáng cho ta noi theo. Suy ngắm những sự mầu nhiệm trong phép lần hạt, chúng ta sẽ học với Chúa Giêsu và Đức Mẹ để biết ở nhẫn nại trong đau khổ, tin cậy trong gian nan, hướng tâm hồn về trời trong vui mừng.

….Nhiều Đức Giáo Hoàng xưa nay đã ca tụng phép lần hạt và khuyên giục người ta lần hạt. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã nói về phép lần hạt trong 17 văn kiện. Ngài nói:” Muốn được Thiên Chúa cứu chữa cho khỏi những cơn khó khăn của thời đại ngày nay, Ta nghĩ không có gì hiệu nghiệm hơn là việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa. Vậy Ta khuyên các giáo hữu hãy tập thói quen đạo đức lần hạt Mân Côi hoặc công khai hoặc trong gia đình “. Đức Thánh Cha Piô XI lấy sự lần hạt Mân Côi như một phương pháp rất hiệu nghiệm để giúp con cái Giáo Hội giữ vững Đức tin, giữ lòng trung thành với Chúa và Giáo Hội. Đức Thánh Cha Piô XII cũng dạy :” Muốn đứng vững trước những khó khăn ngày nay, không có phương thế nào hợp hơn là việc lần hạt Mân Côi thường ngày trong gia đình. Thật là quang cảnh vừa cảm động vừa đẹp lòng Chúa, khi buổi tối đến những gia đình Công Giáo, người ta nghe thấy những lời ngợi khenĐức nữ Vương trên trời. Lúc ấy lời Kinh chung sẽ hợp lại trước mặt Đức Mẹ, tất cả mọi tâm hồn trong gia đình, từ cha mẹ tới con cái vừa nghỉ việc trong ban ngày, kết hợp họ với những người vắng mặt và những kẻ đã qua đời ràng buộc họ trong tình yêu thân mật với Đức Mẹ Maria như một người mẹ yêu dấu ở giữa đoàn con, để đổ xuống cho họ mọi ơn hòa thuận, bình an trong gia đình “. Đức Thánh Cha Gioan XXIII cũng khuyên chúng ta lần hạt Mân Côi. Người dạy rằng :” Ngày nào chúng ta không cầu nguyện thì cũng như mặt trời không có ánh sáng, như vườn hoa không có hoa. Ôi Kinh Mân Côi thật cao đẹp biết bao ! Kinh Mân Côi là Kinh của con trẻ trong sạch, của người bệnh nhân, của người trinh nữ dâng mình cho Chúa trong cảnh Tu viện tĩnh mịch hay trong cuộc đời Tông đồ, là Kinh của đàn ông và của người đàn bà, là Kinh của người cha và người mẹ trong gia đình, là Kinh của các gia đình nền nếp gia tộc cổ truyền “.

Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc viết :” Tràng hạt Mân côi là một trong những kho tàng thiêng liêng quý giá của Hội Thánh Công Giáo. Kinh Mân côi đã nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của biết bao nhiêu người Công Giáo trải qua các thế hệ. Đó là kinh dành cho mọi hạng người không phân biệt, dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay giám mục, dù là những con người đạo đức thánh thiện hay những con người yếu đuối tội lỗi, dù là những bậc trí thức uyên thâm hay những con người bình dân ít học”.

Kinh Mân Côi là lời kinh dễ đọc, dễ dùng, nhưng có tác dụng rất thực tế và rất sâu. Trước hết, xét về số lượng lời kinh, đọc ít cũng được, đọc nhiều cũng được. Có người chỉ đọc 10 kinh, có người đọc những 150 kinh. Đọc ở nhà cũng được, khi đi đường cũng được. Lúc nằm ngủ cũng được, khi thức dậy cũng được. Khi mệt nhọc cũng được, lúc khỏe khoắn cũng được.

Mức độ cơ bản nhất của việc đọc Kinh Mân Côi là tay cầm tràng hạt mà lòng nghĩ tới Chúa, nghĩ tới Đức Mẹ. Nhờ Kinh Mân Côi, chúng ta tiếp xúc với Mẹ Maria, với Chúa Giêsu. Có khi chỉ là một tiếp xúc rất sơ đẳng, sự tiếp xúc của lòng muốn. Có những con người rất yếu đuối và hay chia trí, đầu óc bị chi phối bởi trăm công ngìn việc, cầm tràng hạt với thiện chí muốn gặp Chúa. Có những con người rất cao siêu, thanh thoát, tay cầm tràng hạt mà tâm hồn say sưa ngây ngất kết hiệp với Chúa. Đối với những tâm hồn đạo đức thánh thiện, các kinh Kính mừng là những nốt nhạc đệm cho bài tình ca của tâm hồn.

Kinh Mân Côi còn quý giá về một phương diện khác nữa, đó là bản tóm lược Sách Tin Mừng. Những người Kitô hữu đích thực phải là những con người thấm nhuần Tin Mừng. Lần hạt Mân Côi là một cách rất thực tế, rất phù hợp với tâm thể lý của con người, giúp cho việc từ từ thấm nhuần các chân lý Phúc Âm, các mầu nhiệm trong Lịch Sử Cứu Độ . Chính vì thế kết hợp các Kinh Mân Côi với từng câu Kinh Thánh trong các sách Tin mừng là một điều rất đáng làm, và chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho rất nhiều người ( KINH THÁNH với Tràng Hạt Mân Côi ).

Tháng Mân Côi, chúng ta siêng năng hơn, sốt sắng hơn lần chuỗi trong gia đình, trong Nhà thờ và mọi nơi chúng ta đến, chúng ta đi,chúng ta dừng bước. Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói :” Không hình ảnh nào đẹp bằng hình ảnh một gia đình quây quần bên nhau trước bàn thờ Chúa để lần chuỗi Mân Côi chung “.

Xin cho mọi người Công Giáo luôn biết yêu mến Chúa, yêu mến Đức Mẹ bằng việc sốt sắng lần hạt Mân Côi không những trong tháng mười mà trong suốt cuộc hành trình đức tin ở trần thế này. Amen.
 
Vọng Giáng Sinh 2016
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:05 22/10/2016
Vọng Giáng Sinh 2016

Thư chung HĐGMVN gửi cộng đồng Dân Chúa năm 2016, các Đức Giám Mục Việt Nam viết trong số 4 như sau :”… Hòa với nhịp sống của Hội Thánh toàn cầu cũng như Hội Thánh Á Châu, chúng tôi đề nghị chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm ( 2016 – 2019 ) với những điểm nhấn cho từng năm :

- Năm 2016-2017 : Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân ;
- Năm 2017-2018 : Đồng hành với các gia đình trẻ ;
- Năm 2018-2019 : Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

Chính Chúa Giêsu cũng có một Gia đình, đã sống với cha mẹ của Ngài là Thánh Giuse và Mẹ Maria ở Nadarét 30 năm và câu chuyện được kể thế này:


“ NGÔI LỜI ĐÃ TRỞ NÊN NGƯỜI PHÀM
VÀ CƯ NGỤ GIỮA CHÚNG TA “ ( Ga 1, 14 )

* Các em thiếu nhi múa, nhộn nhịp, tay cầm bong bóng

Dã quỳ đã nở rộ rồi
Hoa vàng phất phới giữa trời tung bay
Noen giờ đẹp lắm thay
Chúa trời giáng thế mây bay cúi chào
Hài nhi trong máng thì thào
Gió lạnh se cắt nôn nao đất trời
Giêsu trong máng mỉm cười
Miệng xinh, mắt sáng, người người tới đây
Hang Bêlem Chúa ngự đây
Dã quỳ con hái lòng đầy niềm vui
Con dâng lên Chúa Hài Đồng
Dã quỳ của núi, của rừng Cao nguyên.


Người dẫn :

Kính thưa Cộng đoàn,

Cách đây hơn hai ngàn năm, một biến cố lớn lao, vĩ đại đã xẩy ra trong lịch sử nhân loại :” Chúa Giêsu đã giáng sinh trong Hang đá máng lừa “. Người đã mang lại ơn bình an cho con người. Thực vậy, qua suốt dòng lịch sử,con người đã phản bội Chúa, dân Do Thái là dân riêng được Chúa tuyển chọn Chúa cũng luôn luôn phản nghịch lại Người. Thiên Chúa đã không bỏ rơi con người, vẫn luôn trung tín với con người. Người yêu thương con người, yêu thương loài người, không bao giờ Người bỏ rơi con người. Dù con người có bất trung, Thiên Chúa vẫn luôn trung thành. Thiên Chúa đã dọn cho dân Chúa cả một thời gian lâu dài để đón nhận Mầu Nhiệm Giáng Sinh. Các ngôn sứ luôn kêu gọi dân Israen ăn năn, sám hối…Và rồi, tới giờ đã định, Thiên Chúa sai Con Một của Người đến trong cung lòng của một người nữ tên là Maria, thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần…

-Các em thiếu nhi múa bài “ Trông Chờ “ với nhạc nhẹ du dương, réo rắt trong tâm tình sám hối, ăn năn, chờ đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh.

I.HOẠT CẢNH MẸ MARIA ĐƯỢC Thiên Chúa TUYỂN CHỌN

Người dẫn :

Kính thưa Cộng đoàn,

Như bao thiếu nữ Do Thái, Maria cũng ước mong được làm vợ, làm mẹ.Nhưng Maria lại đã khấn giữ mình đồng trinh. Đây là một việc thật khó đối với Maria, nhưng việc gì Thiên Chúa muốn thực hiện, Thiên Chúa đã làm :

-Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói :” Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có ý nghĩa gì.
-Sứ thần liền nói :” Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu “ ( Lc 1, 28 – 30 ).
-Bà Maria thưa với sứ thần :” Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng “ ( Lc 1, 34 ).
-Sứ thần đáp :” Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa “ ( Lc 1, 35 ).
-Bấy giờ bà Maria nói :” Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói “ ( Lc 1, 38 ).

* Các em thiếu nhi hát, múa : “ Tiếng Hát Thiên Thần “, nhạc nhộn nhịp, du dương.

II.EMMANUEN – Thiên Chúa Ở VỚI CON NGƯỜI

Người dẫn :

Như một tác giả viết :” Những bài ca Giáng Sinh, gợi lên cho chúng ta một niềm vui khó tả.Có thể nói Giáng Sinh là lễ của âm nhạc. Thật thế, chưa có cuộc lễ nào trong lịch sử nhân loại đã là nguồn cảm hứng dồi dào cho âm nhạc bằng ngày lễ Giáng Sinh. Đã có vô số bài ca bất hủ về Giáng Sinh. Thực ra, lễ Giáng Sinh cũng chính là bản nhạc bất hủ của Thiên Chúa dành cho con người. Tựa đề của bản nhạc đó là Emmanuen – Thiên Chúa ở với nhân loại “.

* Các em múa “ Màn Đêm Lung Linh “ ( Mon beau sapin ).Các em tay cầm bong bóng, múa rất vui nhộn với tiếng trống, tiếng đàn nhịp nhàng.

III.Thiên Chúa LÀM NGƯỜI “ LỜI ĐÃ HÓA THÀNH NHỤC THỂ “

Người dẫn :

Kính thưa Cộng đoàn,

Một tác giả đã viết :” Thánh Gioan Tông đồ, người đã từng sống và chia sẻ cuộc sống với Chúa Giêsu, đã gọi bản nhạc đó là Lời đã trở thành nhục thể.Lời của Thiên Chúa nói với con người đã trở thành một người như chúng ta. Con người đó đã sống cách chúng ta hơn 2.000 năm qua, Ngài đã nói thứ ngôn ngữ của xứ sở và thời đại của Ngài.Những lời của Ngài đã được ghi chép và quảng bá trên khắp thế giới. Từ hơn 2.000 năm qua, lời ấy đã được dịch ra trên 5.000 thứ tiếng và ngôn ngữ khác nhau.Lời đó đã trở thành ánh sáng hướng dẫn cuộc sống con người và là lương thực nuôi sống con người.

*Đoàn rước : Chủ tế, các chú giúp lễ, tu sĩ nam nữ từ cuối Nhà thờ cung nghinh Chúa Hài Đồng đặt trong Hang Đá.
*Xông hương Chúa Hài Đồng
*Nhạc nhẹ du dương ( đàn Orgue )

NOEN VÙNG CAO

Noen đã về rồi
Cao nguyên đêm lạnh giá
Mẹ Maria sinh hạ
Đấng cứu thế Giêsu

Giữa mùa đông gió rét
Mục đồng nghe sứ thần
Loan tin vui rạng rỡ
Vội đi đến Bêlem

Chúa Hài Nhi nằm đó
Trong hang đá máng lừa
Mình bọc khăn vải trắng
Bò lừa đang thở hơi

Trên không trung rạng ngời
Muôn muôn vàn thiên sứ
Hát vang khắp đất trời
Vinh danh Chúa Cứu Thế
Bình an người lòng ngay…


*Hát : Hát khen mừng Chúa Giáng Sinh ra đời (Hải Linh)
*Thánh lễ Giáng Sinh 2016.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồi giáo tổ chức cầu kinh ngày thứ Sáu tại hí trường Côlôsêô ở Rôma
Đặng Tự Do
17:05 22/10/2016
Hàng trăm người Hồi giáo đã tổ chức cầu kinh ngày thứ Sáu tại hí trường Côlôsêô ở Rôma, nơi vẫn thường diễn ra các buổi đi đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Những hình ảnh này gây sốc cho nhiều người Ý.

Một chính gia Ý là ông Barbara Saltamartini gọi cuộc cầu kinh tại Côlôsêô hôm thứ Sáu "một sự khiêu khích không thể chấp nhận được”

Buổi cầu kinh tại hí trường Côlôsêô là một phần trong một chiến dịch phản đối những gì người Hồi Giáo tại Ý gọi là phân biệt đối xử về quyền tự do hành đạo của họ tại Ý sau khi chính phủ đóng cửa năm “đền thờ Hồi giáo” xây cất trái phép trên đất Ý.

Cảnh sát xác nhận việc đóng cửa một số nơi cầu nguyện của Hồi Giáo. Trong một tuyên bố, cảnh sát Ý cho biết các cơ quan đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng nhưng trong một khuôn khổ pháp lý. Các đền thờ này được cải biến từ các giấy phép xin cất nhà ở. Sau khi hàng xóm khiếu nại vì tụ tập đông người, cảnh sát đã cấm không cho các “đền thờ’ này được tiếp tục hoạt động.

Bộ trưởng Nội vụ Angelino Alfano nói "đền thờ Hồi giáo nhỏ hẹp trong phạm vi nhà để xe" là không thể chấp nhận được vì lý do an toàn.

Theo số liệu chính thức, có hơn 800,000 người Hồi giáo sinh sống ở Ý một cách hợp pháp, và các quan chức ước tính thêm 100,000 sống ở đó vĩnh viễn mà không có giấy tờ chính thức. Ý, do đó, là quốc gia có đông người Hồi Giáo nhất Âu Châu. Như thế, cộng đồng người Hồi giáo chiếm hơn 1.5 phần trăm dân số và Hồi Giáo là tôn giáo thứ hai có đông tín hữu chỉ sau Công Giáo.

Bên cạnh đó, đền thờ Hồi Giáo tại Rôma, thủ đô của Giáo Hội Công Giáo, được coi là đền thờ Hồi giáo lớn nhất trong thế giới phương Tây.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Tổng Giám mục Phê rô Nguyễn Văn Tốt dâng lễ cùng Cộng đoàn Giáo khu Martino mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
04:16 22/10/2016
Melbourne, vào lúc 3 giờ chiều Thứ Bảy 22/10/16. Tại St Bernadette’s Community Centre Vùng Sunshine North. Thánh lễ đồng tế mừng Thánh Martino bổn mạng của Giáo khu Martino thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã được cử hành trọng thể, đặc biệt Giáo khu được sự ưu ái của Đức Tổng Giám mục Phê rô Nguyễn Văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri lanka đến dâng lễ mừng cùng với linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân đồng tế.

Mời xem hình

Trước Thánh lễ, nhân Tháng Mười, Tháng Mân Côi. Linh mục quản nhiệm đã hướng dẫn mọi người lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Trong một buổi chiều thời tiết không được như ý với mưa to, gió lạnh, nhưng cộng đoàn đã về dâng lễ mừng bổn mạng rất đông, với đủ mọi thành phần Dân Chúa từ các em nhỏ đến các cụ cao niên, đều hiện diện để cùng hiệp dâng Thánh lễ. Ca đoàn Belem luôn đồng hành với giáo khu trong những năm qua, nay tiếp tục cùng giáo khu dâng lời ca tiếng hát để tôn vinh và cảm tạ Chúa qua thánh bổn mạng.

Sau kinh cầu Thánh bổn mạng Martino. Đức Tổng đã tiến lên bàn Thánh cử hành Thánh lễ, qua lời chào mừng của cha quản nhiệm về sự biết ơn của Giáo khu, qua sự thương yêu mà Đức Tổng đã ưu ái đến dâng Thánh lễ mừng bổn mạng hôm nay.

Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục Trần Ngọc Tân đã nói về tiểu sử vị Thánh rất khiêm nhường trong Giáo Hội, Ngài là vị Thánh có đủ tám mối phúc thật, từ nghèo khó, lòng thương xót, hiền lành, giữ lòng trong sạch, khao khát nhân đức tron lành vv. Không những yêu người, mà cả đến thú vật ngoài đồng cũng được thánh nhân chăm sóc, nuôi nấng.

Kết lễ, với giọng ôn tồn nhỏ nhẹ. Đức Tổng Giáo mục Phê rô đã chào toàn thể đoàn chiên, vì đến thứ Hai, Ngài lên đường trở về nhiệm sở bên Sri Lanka với cương vị Sứ Thần Tòa Thánh. Ngài hứa là luôn nhớ đến mọi người qua lời cầu nguyện.

Ông Lê Văn Miện trưởng giáo khu đã thay mặt toàn thể mọi người cám ơn Đức Tổng Phê rô đã dành cho giáo khu một vinh dự to lớn, vì Ngài đã bớt thời gian để đến dâng lễ. Xin Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Thánh bổn mạng ban muôn ơn lành và gìn giữ Đức Tổng luôn vui an bình.

Bữa tiệc mừng, nhân dịp giáo khu mừng kính Thánh Martino đã được tổ chức tại hội trường, để mọi người trong giáo khu chung vui cùng nhau, và đây cũng là dịp để mọi người hàn huyên trong tình yêu thương một nhà.
 
Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị Fairfield Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
09:21 22/10/2016
Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị Fairfield Sydney Mừng Bổn Mạng

Chiều thứ Bảy 22/10/2016 các Hội Đoàn và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Fairfield Heights tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị, Quan Thầy của Giáo Đoàn. Kiệu tượng Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị đặt trong khuôn viên nhà thờ, Cha Jarex Chính xứ Fairfield xông hương kiệu tượng Thánh Lê Đăng Thị và sau đó cung nghinh kiệu Thánh Lê Đăng Thị, dẫn đầu là Cờ Úc Việt và Cờ Hội Thánh, kế tiếp là các Hội Đoàn Đoàn Thể, Quan Khách và Giáo Dân, cuộc kiệu rất trang nghiêm và sốt sắng.

Xem Hình

Khi kiệu Thánh Lê Đăng Thị rước vào trong nhà thờ an vị trên cung thánh, Cha Đặng Đình Nên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn đồng thời giới thiệu qúy Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm, Cha Trần Bạch Hổ, và Cha Jarex cùng hiện diện trong Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Đặng Đình Nên nói hôm nay Giáo đoàn mừng kính Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị. Ngài là một người biết cầu nguyện để kết hợp với Chúa và xin sức mạnh từ Chúa nên Ngài can trường từ bỏ chức vụ của mình trước tình trạng Đức tin bị đe dọa qua chỉ dụ cấm Đạo vào năm 1859 của vua Tự Đức. Ngài tin tưởng phó thác với lòng trung kiên nhắn nhủ với vợ con “ Hãy sống đẹp lòng Chúa, chu toàn nghĩa vị làm mẹ và hẹn xum họp cả nhà trên nước Trời..” và cuối cùng lòng mong ước của Ngài đã được chết vì danh Chúa KiTô…

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Jarex Chính Xứ ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo kế đến Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, anh cũng khen ngợi Giáo đoàn cũng đóng góp giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng đặc biệt trong 2 ngày Thánh Mẫu vừa qua, và anh cũng chúc mừng một gia đình ở Giáo đoàn Fairfield này đã trúng giải xổ số độc đắc trong ngày Đại Hội Thánh Mẫu tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly.

Sau cùng ông Trương Văn Quang Phó Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Fairfield ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn Fairfield. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã đóng góp công của để giúp cho Giáo Đoàn tổ chức Lễ Bổn Mạng được tốt đẹp và cũng cám ơn Ca đoàn Fairfield đã tích cực đóng góp giúp cho Giáo đoàn được thêm phần sốt sắng trong những Thánh lễ hàng tuần.

Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn Fairfield Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị.

Diệp Hải Dung
 
Đại hội Mẹ La Vang kỳ 9 tại đền thánh Đức Mẹ La Vang Las Vegas
Joseph Phan Văn Sỹ
12:49 22/10/2016
ĐẠI HỘI MẸ LA VANG KỲ IX/2016 TẠI ĐỀN THÁNH MẸ LA VANG LAS VEGAS:

“ Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương” Ngày 21, 22,23 Tháng 10-2016

Xem Hình

1- Hướng Về Đại Hội: Hằng năm, cứ vào Tháng 10, là tháng biệt kính Đức Mẹ Maria qua tràng chuỗi Mân Côi, cũng là tháng theo truyền thống tốt đẹp và trân quí Mẹ của Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas, Cộng Đoàn Mẹ La Vang lại mở rộng vòng tay chào đón quí khách hành hương xa gần khắp nơi đến với Mẹ. Hơn nữa Las Vegas là nơi mệnh danh là sa mạc nóng bỏng, cái nắng cháy da, nên tháng 10 này cũng là tháng khí trời dịu mát vì chuyển sang khí tiết Mùa Thu, trên trời có những áng mây lơ lửng che nắng và những làn gió hiu hiu thoáng nhẹ thổi làm mát cho khách thập phương đến với Mẹ vào ngày Đại Hội, như hình tượng bài hát: “Hôm nay trời vào Thu, Đà Lạt lắm sương mù, Cây khô buồn trút lá, Gió ven hồ bay xa, Mây Thu lờ lững trôi, lồng lộng gió lưng đồi…,” của nhạc sĩ Thục Vũ. Chính vì khung cảnh và thời điểm đặc biệt này mà Đền Thánh Mẹ La Vang luôn tổ chức Đại Hội vào tháng 10 khác với nhiều nơi khác như Missouri, La Vang Việt Nam….

2- Tham Dự Đại Hội: Cùng với sự mến thương, về tham dự Đại Hội năm nay qua chủ đề: “Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương” có Đức Giám Mục Joseph A. Pepe, Giám Mục Giáo Phận Las Vegas, từ quê nhà Việt Nam có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Địa Phận Phan Thiết, cùng quí linh mục: Cha Giuse Nguyễn Đức Trọng, Sáng Lập Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas, cha Giuse Đồng Minh Quang, Cựu Giám Đốc Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas, cha Micae Nguyễn Trường Luân, Phêrô Trần Thế Tuyên đến từ Canada, Martinô Nguyễn Bá Thông, Phaolô Phan Quang Cường, Antôn Lê Văn Hưởng, Đôminicô Nguyễn Đông Hùng, Phêrô Nguyễn Từ, Giuse Nguyễn Đình Dương, Vicentê nguyễn Quang Thế cùng trên 50 linh mục, thầy sáu, quí sơ và trên 6 ngàn giáo dân khắp nơi trên thế giới về tham dự Đại Hội Mẹ, không quản ngại đường xá xa xôi, tốn kém, vượt núi, băng rừng, ngàn trùng xa thẳm lặn lội đến tham dự Đại Hội cùng con cái Mẹ Một nhà Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas.

3- Chủ Đề Đại Hội: Chủ đề Đại Hội năm nay: “Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương” là chủ đề mà theo cha Sáng Lập Giuse Nguyễn Đức Trọng: “Con cái Mẹ khắp nơi thao thức, suy niệm về đời sống nội tâm mỗi người cùng với Giáo Hội hoàn vũ qui hướng về: “Lòng Chúa Xót Thương” hầu kết nối với năm thánh Lòng Chúa Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra và công bố ngày 11-04-2015”. Năm thánh bắt đầu vào Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội: 8-12-2015 và kết thúc vào ngày 20-11- 2016, đúng vào ngày Đại Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ qua việc mở cửa năm thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha nói: “Ngày nay chúng ta rất cần đến lòng thương xót. Điều quan trọng là các tín hữu sống lòng ấy và đem vào các môi trường xã hội khác. Anh em hãy lên đường! Chúng ta đang sống trong thời đại của lòng thương xót”. Và Ngài nhấn mạnh: “Hãy bước theo mẫu gương Đức Trinh Nữ Maria trong việc thực thi điều thiện”. Chính vì vậy cha cựu Giám Đốc Đền Thánh Mẹ La Vang Giuse Đồng Minh Quang đã chọn chủ đề: “Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương” cho năm nay. Qua đó, Đại Hội sẽ là dịp để con cái Mẹ khắp nơi học hỏi, thực hành lòng thương xót qua các đề tài được quí Đức Cha, quí linh mục thuyết giảng và kín múc “Ân Sủng” và “ Ân Xá” do Lòng Chúa Xót Thương ban xuống qua Thiên Chúa Cha đầy lòng thương xót.

4- Logo, Biểu Tượng Của Đại Hội: Cũng qua bàn tay tài danh của linh mục Cựu Giám Đốc Đền Thánh Giuse Đồng Minh Quang, người đã từng hấp thụ phong thổ miền đất Oakland phát sinh nhiều nghệ sĩ danh tài, ngài đã vẽ (design) Logo cho 4 Đại Hội từ ngày ngài về coi sóc Cộng Đoàn Mẹ La Vang Las Vegas. Năm nay Logo này được ngài vẽ trước khi ngài ra đi nhận sứ vụ mới tại giáo phận Oakland. Biểu tượng Logo mang ý nghĩa, theo thiển ý người viết: Mẹ Maria là biểu tượng của lòng Chúa Xót Thương nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu năm thánh từ Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, từ Mẹ tỏa ra lòng Chúa thương xót, đem đến cho nhân loại lòng thương xót Chúa, nên qua Mẹ với lời “Xin Vâng”, lòng thương xót Chúa mới đến với loài người. Vì vậy bao quanh Mẹ và Chúa Con là trái tim yêu thương đầy thương xót của Chúa, và hai màu của trái tim là hai biểu tượng của hai luồng máu đỏ (máu) và (trắng) nước tuôn ra từ trái tim đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu khi lưỡi đòng của quân dữ đâm vào cạnh nương long Chúa khi Ngài bị treo trên Thập Giá. Mẹ đứng bên Thập Giá Chúa, Thập Giá Vinh Quang và đầy lòng thương xót Chúa đã gánh chịu vì lòng thương xót nhân loại để cứu chuộc loài người tội lỗi. Tất cả biểu tượng Mẹ ôm Chúa con: Chúa sinh ra, làm người cũng vì lòng thương xót vô biên của Chúa Cha đã hy sinh cho con một xuống thế cứu chuộc nhân loại. Với màu sắc hài hòa của trái tim, hai luồng máu, Thập Giá Chúa Kitô và phông màu phía sau sắc sáng vàng rực rỡ của nền ảnh Logo làm sáng rực lên sự xót thương của Chúa qua Mẹ để con cái Mẹ vững tin chạy đến cùng Mẹ để Mẹ đem đến với Chúa. Qua Logo năm nay đánh động con cái Mẹ hình ảnh trái tim bao phủ Thánh Giá và Mẹ Maria, như thức tỉnh con cái Mẹ khắp nơi luôn dõi theo Mẹ sống tín thác vào Lòng Chúa Xót Thương, vì trái tim là biểu tượng cho “Yêu Thương”, Thánh Giá đứng đầu bằng chữ T là “Tình Thương”. Chúng ta noi theo Mẹ, yêu Chúa, yêu thương tha nhân như lòng Chúa hằng xót thương chúng ta. Ban kỹ thuật làm xe hoa năm nay, anh Hùng và anh Đài phải thật cố gắng để làm 2 dòng nước chảy từ trái tim xuống, một dòng nước màu đỏ, một dòng nước màu trắng để nói lên hết ý nghĩa của Logo năm nay.

5- Thánh Lễ Khai Mạc:

(1) Đúng 5:30 p.m. thánh lễ khai mạc: Tại Linh Đài Mẹ La Vang do Đức Cha Joseph A. Pepe và Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, cha Cựu Giám Đốc Giuse Đồng Minh quang thuyết giảng cùng khoảng trên 20 linh mục và thầy sáu đồng tế. Trong không khí thánh lễ thật sốt sáng, trang nghiêm và linh thánh. Số giáo dân tham dự bao quanh khu Đền Thánh và chiếm hết chỗ khuôn viên rộng lớn của Đền Thánh Mẹ lan ra tới cổng và đứng chật hết khu 14 chặng Đàng Thánh Giá Chúa nơi khuôn viên dẫn từ Cổng Đền Thánh vào. Trước khi bước vào thánh lễ, cha Cựu Giám Đốc Đền Thánh Mẹ La Vang Giuse Đồng Minh Quang và ông JB. Trần Xuân Huân nói đôi lời cám ơn và tuyên bố khai mạc Đại Hội Mẹ La Vang Kỳ IX. Ông Huân nói: “…Với tâm tình biết ơn Đức Cha, quí cha, quí sơ, quí Cộng Đoàn dân Chúa khắp nơi luôn đến chia sẻ, nâng đỡ những ngày Đại Hội. Cộng Đoàn chúng con rất diễm phúc vì nhận được bao Hồng Ân Chúa trao ban kể từ ngày Thánh Hiến Đền Thánh nên nay, chúng con đã tổ chức được 9 Đại Hội kể cả Đại Hội hôm nay, nên chúng con luôn sống với tâm tình tri ân, phó thác và nhất là với lời “Xin Vâng” như Mẹ đã Xin Vâng. Cha Quang tiếp: “ …Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn nhau, chúng tôi rất vui, rất hạnh phúc và hân hoan gặp lại được những khuôn mặt thân thương, nhất là gặp lại Cộng Đoàn Mẹ La Vang mà tôi có dịp phục vụ hơn 6 năm trời. Sau đó ngài tuyên bố: “Đại Hội La Vang Kỳ IX bắt đầu”, giáo dân vỗ tay, Đức Cha Pepe cắt băng khai mạc Đại Hội và 5 trái bóng to hai màu xanh, hai màu trắng, màu áo của Mẹ được một bong bóng đỏ to (màu máu từ nương long Chúa chảy ra vì yêu thương nhân loại) kéo lá cờ Đức Mẹ treo lơ lửng trên bầu trời khu Đền Thánh Mẹ, đồng thời tiếng chiêng trống nổi lên vang dội cả góc trời Las Vegas, kèm theo tiếng pháo nổ reo vui xé tan bầu không khí niềm vui Đại Hội. Các em thiếu nhi Thánh Thể đã tung cả ngàn bong bóng xanh tắng lên khung trời Đền Thánh Mẹ và các em với y phục màu áo Mẹ ra trình diễn vũ múa cờ Đức Mẹ và cờ ngũ hành biểu thị cho truyền thống quê Hương Việt Nam. Chấm dứt điệu vũ, mọi người cùng đứng lên ca nhập lễ với bài: “Lên Đền Thánh” của nhạc sĩ Thành Tâm: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta…”. Thánh lễ bắt đầu.

(2) Chia sẻ Lời Chúa: Sau phần Phúc âm, cha Cựu Giám Đốc Giuse Đồng Minh quang tiến lên bục giảng, ngài mở đầu bài chia sẻ với bài hát: “Chúa giàu lòng xót thương”: “Lạy Chúa, Ngài giàu lòng xót thương, xin ban ơn phù giúp con đêm ngày. Lạy Chúa, Ngài rộng lòng thứ tha, xin rộng ban tình yêu tha thứ…”. Bài hát và lời chia sẻ của cha Quang đi thật sát với chủ đề: “Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương” phù hợp và đánh động mọi người sống trong năm thánh và xoáy sâu vào Lời Chúa théo Phúc Âm (Gioan 8, 1-11): “Ai trong các người sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Bài chia sẻ thật linh hoạt, lôi cuốn và đánh động người nghe với những dẫn dụ về truyện: “Tượng Thánh Giá ban phép lành” tại một thánh đường ở nước Tây Ban Nha, qua câu truyện thật cảm động gợi lên lòng nhân từ của Chúa và ngài kết luận: “Câu chuyện Tượng Thánh Giá ban phép lành dạy cho chúng ta bài học thực tế là Thiên Chúa đã không dạy bài học tha thứ suông, nhưng đã dạy bài học tha thứ bằng chính mạng sống của con yêu dấu Ngài là Chúa Giêsu Kitô”, và ngài minh chứng qua đoạn Tin Mừng theo thánh (Mathêu: 22, 37-39), để rồi xác quyết: tình yêu này là cốt lõi trong Đạo Công Giáo và đã trở nên giới luật: “Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa người…Ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình.”

(3) Giới Thiệu cha Tân Giám Đốc Đền Thánh: Sau phần nguyện kết lễ, cha Giuse Nguyễn Đức Trọng xin phép Đức Cha Pepe có đôi lời giới thiệu cha Tân Giám Đốc Đền Thánh Tôma Hà Quốc Dũng, ngài nói, Cha Cựu Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang vì phải đi nhận nhiệm vụ mới tại Địa Phận Oakland, sau hai tháng về đây, tôi đã mời được cha Tôma Hà quốc Dũng và ngài giới thiệu với quí khách hành hương xa gần. Sau đó cha Dũng có đôi lời cám ơn, ngài khiêm tốn nhắc lại câu nói của cha Quang: “Quí Cộng Đoàn thương mến cha Trọng thế nào, thương mến cha Quang thế nào, thì xin cũng thương con như vậy, và cầu nguyện nhiều cho con sống trọn vẹn với ơn gọi về phục vụ tại đây”. Mọi người vỗ tay.

6- Văn Nghệ Chào Mừng Đại Hội: Sau thánh lễ, mọi người ra hội trường phía sau Đền Thánh dùng bữa tối với món phở truyền thống nổi tiếng hằng năm khách hành hương thường thưởng thức và quay lại trước Linh Đài để cùng tham dự buổi Văn Nghệ Chào Mừng Đại Hội với chủ đề: “Tình Chúa - Tình Ta”, được hai MC. Linh mục Martinô Nguyễn Bá Thông và linh mục Antôn Lê Văn Hưởng điều khiển chương trình rất linh hoạt và vui nhộn. Văn nghệ chào mừng Đại Hội được sự phối hợp nhịp nhàng của các ca đoàn TTHN/GĐ. San Diego, Ca Đoàn Đức Mẹ La Vang Orange County, Ca Đoàn Đức Mẹ La Vang Las Vegas, các em đoàn TNTT Đền thánh Mẹ La Vang Las Vegas, và các ca sĩ thuộc trung tâm Asia đều xoay quanh chủ đề của Đại Hội năm nay xoay quanh Năm Thánh Lòng Chúa Xót Thương với các màn hợp ca, đơn ca, vũ múa và diễn nguyện đi chung với hoạt cảnh. Với lỗi diễn suất thật điêu nghệ nên được mọi người nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng. Đoàn trống mới trưởng thành cũng góp mặt làm hứng khởi buổi văn nghệ.

7- Nối Tiếp Những Ngày Đại Hội: Sau thánh lễ khai mạc đại trào, Đại Hội bước sang ngày Thứ Bảy 22-10-2016 với thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân do linh mục Phêrô Nguyễn Từ chủ tế, linh mục Đôminicô Nguyễn Đông Hùng giảng thuyết. Sau phần chia sẻ Lời Chúa, quí linh mục đồng tế cùng xức dầu chữa lành cho giáo dân. Đặc biệt tối Thứ Bảy lúc 7:30 là cuộc rước kiệu trọng thể kính Đức Mẹ La Vang do cha Sáng Lập Giuse Nguyễn Đức Trọng hướng dẫn và tiếp theo là thánh lễ kính Mẹ do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế. Trong ngày Thứ Bảy còn có những buổi thuyết trình với những đề tài hữu ích đi sát với chủ đề Đại Hội và Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa như: “Sống Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương” do linh mục Michael Trường Luân CSsR. thuyết giảng, “Sống Chứng Nhân Lòng Chúa Xót Thương” do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, và đề tài: “Sống Lòng Chúa Thương Xót Trong Đời Sống Thường Ngày” do linh mục Phêrô Trần Thế Tuyên, người nổi tiếng về giảng thuyết từ Canada qua giúp giáo dân hướng lòng về Năm Thánh Lòng Chúa Xót Thương. Ngoài những đề tài giúp giáo dân sống sát với Năm Thánh, mở rộng hiểu biết về Lòng Chúa Xót Thương và làm thế nào để được hưởng Lòng Thương Xót Chúa. Song song với những đề tài giúp các giáo dân học hỏi, còn có các giờ chầu Thánh Thể để giáo dân kín múc “Ân sủng” Lòng Thương Xót Chúa trao ban và những giờ hòa giải với Chúa sau những tháng ngày đầu tắt mặt tối với công việc. Kết thúc ngày Thứ Bảy là buổi văn nghệ với chủ đề: “Niềm Vui Yêu thương”. Tiếp nối buổi sáng ngày Chúa Nhật 23-10-2016 là thánh lễ bế mạc, con cái Mẹ khắp nơi hân hoan nhận lãnh phép lành Tòa Thánh do Đức Thánh Cha Phanxicô ban xuống cho mọi giáo dân đến tham dự đại Hội.

8- Tóm Kết: Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ IX “Vào Sa Mạc Với Mẹ La Vang IX” đã mở ra một chân trời mới cho mọi giáo hữu qui tụ về đây để học biết yêu thương tha thứ như lòng yêu thương, tha thứ và xót thương vô biên của Chúa Cha toàn năng và quay về với đời sống thường nhật với ơn ích kín múc bao “Ân Sủng” của Năm Thánh được no tràn để trở về đời thường, luôn dõi theo gương sống của Mẹ Maria hầu biết Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương, và cùng hẹn nhau sang năm 2017 trở lại trong Tháng Mân Côi qua chủ đề mới: “Cùng Mẹ, Sống Niềm Vui Yêu Thương” trong ba ngày: 20, 21, 22-10-2017./.

Kính mừng Đại Hội La Vang 2016

Joseph Phan Văn Sỹ
 
Chương Trình Thánh Ca tại Giáo xứ Thanh Đức – Giáo phận Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
15:37 22/10/2016
Chương Trình Thánh Ca tại Giáo xứ Thanh Đức – Giáo phận Đà Nẵng

Lúc 19 giờ ngày 22 / 10 / 2016, tại khuôn viên Thánh đường Giáo xứ Thanh Đức, chương trình Thánh ca do Giáo xứ tổ chức, với chủ đề: Đời Dâng Hiến, thu hút và làm say đắm lòng khán thính giả đến tham dự.

Đây là chương trình lần thứ 8, trong gần 1 năm qua giáo xứ tổ chức.

Xem Hình

“ Mục đích ban đầu là qui tụ Sinh viên và giới trẻ gặp gỡ, chia sẻ…..học hỏi Lời Chúa và Giáo lý qua ca từ bài hát và nghệ thuật âm nhạc ( ca từ bài hát trước lúc trình diễn, phải được Cha Quản xứ duyệt trước), nâng cao hiểu biết nghệ thuật và là một trong những cơ hội cho các bạn trẻ đóng góp khả năng của mình vào việc xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ….. và quan trọng hơn hết là truyền giáo cho anh em chưa nhận biết Chúa bằng Thánh ca và nghệ thuật âm nhạc…..” Cha Giuse Nguyễn Văn Thú – Quản xứ Thanh Đức, cho biết.

Mỗi chương trình cách nhau 1 tháng với những chủ đề riêng, được chọn lọc: theo Mùa phụng vụ ( Mùa Chay, Mùa Giáng sinh…); theo ngày lễ đặc biệt trong tháng ( Mẹ, Cha, Tình Yêu …)

Nội dung chương trình 8, xoáy vào chủ đề Ơn gọi, một biến cố độc đáo Thiên Chúa dành cho cá nhân và Giáo Hội. Với 3 phần chính: Phần 1, Chúa gọi con; Phần 2, Con theo Ngài và phần 3, được sai đi. Tất cả các tiết mục được chọn lọc và trình tấu theo một chương trình logich, ý nghĩa liền mạch với nhau, được tập luyện suốt cả tháng.

Mỗi người Tín hữu được mời gọi thực thi lệnh truyền Truyền giáo của Chúa Giê-su Ki-tô, và mỗi người sẵn sàng mau mắn đáp lại trong yêu thương và phục vụ, truyền giáo bằng chính đời sống của mình, cách riêng dấn thân cách đặc biệt trong đời sống Tu trì của Linh mục – Tu sĩ.

Trong chương trình này, có một tiết mục được mọi người chú ý, đó là Ca sĩ Ngân Hoàng, với biệt danh: Tiếng Hát Trong Đêm, giọng ca ngọt ngào sâu lắng của các tụ điểm ca nhạc. Cô Ngân Hoàng không phải Công Giáo, nhưng đam mê hát Thánh ca và sau nhiều tháng tham gia Ca đoàn Giới trẻ giáo xứ Thanh Đức, Cô đã trở lại Đạo Công Giáo và nhận Bí tích khai tâm Ki-tô Giáo vào sáng 22/10/2016 ( đúng ngày Chương trình 8 Thánh ca này ).

Cái hay kèm theo trong chương trình Thánh ca, là Giới trẻ phục vụ nước uống giải khát cho khán thính giả, có thu phí. Khoản tiền thu được, cùng chung với khoản tiền Đội Hạt Cải ( của Giới trẻ) hằng tuần thu gom ve chai và phế liệu trong các gia đình Giáo dân và anh em không cùng Tôn giáo sống lân cận, đi làm việc bác ái từ thiện. “ Hằng năm, ngày Tết dương lịch 1 / 1, Giáo xứ Thanh Đức đến giúp vui Tết đầu năm tại 1 giáo xứ vùng sâu. Ngày Tết Trung thu, Giới trẻ tổ chức phát quà Trung thu cho các em thiếu nhi và múa Lân tại 1 giáo xứ vùng xa, khó khăn trong Giáo phận Đà Nẵng “ Cha Quản xứ cho biết.

Đặc biệt, ngay giữa chương trình Thánh ca này, Giáo xứ đã chiếu những hình ảnh thương tâm của anh chị em nạn nhân lũ lụt, trung tuần tháng 10 vừa qua tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, và hình ảnh Đại diện của Giáo xứ Thanh Đức, chuyển những phần quà do anh chị em hảo tâm trong và ngoài nước trao tặng cho nạn nhân. Nhiều tấm lòng nhân ái đã góp ngân quỹ vào thùng quyên góp cho việc cứu trợ, được đặt gần khán đài. “ Trong tuần tới, Giáo xứ sẽ đi ra Quảng Bình cứu trợ đợt 2” anh Giuse Trần Hải – Trưởng Ban Thường vụ, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ cho biết.

Gặp gỡ, học hỏi chia sẻ, học Giáo lý và Truyền Giáo cho anh chị em chưa nhận biết Chúa qua nghệ thuật âm nhạc, là một hình thái hấp dẫn, đặc sắc và đạt kết quả cao cho mọi người, cách riêng giới trẻ.

Xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn, giúp mỗi cộng đoàn Tín hữu trong Giáo Hội, tùy từng khả năng và điều kiện riêng của mình, hoàn thiện thêm một phương thức học Giáo lý, gặp gỡ chia sẻ và truyền giáo cho anh em chưa nhận biết Chúa qua âm nhạc, cách hữu hiệu.

Toma Trương Văn Ân
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 18–24/10/2016: Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:18 22/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô được mở cửa lại

Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô, Giordani đã được mở cửa trở lại và các du khách có thể chiêm ngưỡng lại đền thờ với những bức tranh khảm đẹp nhất trong vương quốc Hashemite.

Việc mở cửa chính thức được diễn ra hôm 15/10. Ngày 16 tháng 10, Đức Hồng Y Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Đông phương, đặc sứ của Đức Thánh Cha, đã chủ sự Thánh lễ trọng thể. Dịp này, ngài đã đọc sứ điệp Đức Thánh Cha. Cử chỉ biểu tượng đánh dấu việc mở cửa chính thức là việc mở các cửa đền thờ được thực hiện hôm 15 tháng 10, với sự tham dự của cha Francesco Patton, bề trên Quản thủ Thánh địa.

Sự kiện này được tổ chức trong hai ngày vì số lượng du khách, các tín hữu và khách hành hương tham dự quá đông do Đền thờ này là một trong những đền thánh (và khu khảo cổ) quan trọng nhất, không chỉ ở Giordani mà trong toàn vùng Đất Thánh.

Cũng có các cử hành tôn giáo, hòa nhạc, các tour có hướng dẫn và các hoạt động văn hóa với mục đích lôi cuốn sự tham dự của toàn thể dân cư địa phương và các du khách nước ngoài.

Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô là nơi theo sách Đệ nhị luật chương 34, Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môsê thấy Đất Thánh và là nơi ngôn sứ qua đời. Dù không ai biết một cách chính thức đâu là nơi vị ngôn sứ được chôn cất nhưng các đan sĩ định cư trên núi Nêbô đã tưởng niệm ngôn sứ Môsê ở nơi này từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 9.

Trong thế kỷ 19, các nhà khảo cổ của dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa đã có quyền sở hữu nơi này và đã tìm thấy đan viện cổ, đền thờ với các bức tranh khảm mosaic trong đó. Để bảo tồn di tích khảo cổ đồng thời trưng bày các bức tranh mosaic do các đan sĩ thực hiện trong thời gian khác nhau, một tòa nhà đã được xây cất và đã được khánh thành trong hai ngày này.

Vào tháng 3 năm 2000, khi thăm Đất Thánh, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã hành hương đến Nêbô và trồng một cây ôliu bên cạnh nhà nguyện Byzantin như là biểu tượng của hòa bình.

2. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Giáo phận Milan vào năm tới.

Hôm 15 tháng 10, phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Giáo phận Milan vào ngày 25/03 năm tới.

Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục Milan nhận định: “Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là một dấu chỉ yêu thương và kính trọng ngài dành cho Giáo Hội của thánh Ambrosio, thành phố Milan và toàn vùng Lombardi. Chúng tôi muốn thưa với Đức Thánh Cha về lòng biết ơn của chúng tôi bởi vì ngài sẽ đến để củng cố chúng tôi trong đức tin. Từ bây giờ chúng tôi sống sự chờ đợi Đức Thánh Cha trong lời cầu nguyện, trong sự chuẩn bị cho qua tặng lớn lao này.”

Đức Thánh Cha lẽ ra đã viếng thăm Milan vào ngày 07/05 năm nay nhưng ngày 10/12 năm ngoái, Vatican thông báo cho Đức Hồng Y Scola là chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha phải hoãn lại do chương trình của ngài quá dày đặc trong Năm Thánh Lòng thương xót.

Trong những ngày tới, Hội đồng Giám mục Milan sẽ bắt đầu công việc tổ chức để thành lập và tổ chức một ủy ban đặc biệt cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

Milan là thành phố lớn thứ hai của Ý và là thủ phủ của miền Lombardy. Giáo hoàng cuối cùng viếng thăm Milan là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2012 khi ngài đến tổng giáo phận này từ ngày 1 đến 3 tháng 6 nhân Đại hội về Gia đình lần thứ 7.

3. 21 trong số 270 nữ sinh bị Boko Haram bắt cóc được trả tự do

Các lãnh đạo Công Giáo chào mừng việc thả tự do cho 21 nữ sinh đã bị bắt cóc tại trường học ở Chibok vào năm 2014 và kêu gọi chính phủ Nigeria ưu tiên việc giải thoát các nữ sinh còn đang bị nhóm Boko Haram giam giữ.

Đức Hồng Y Anthony Olubunmi Okogie, Tổng giám mục hưu trí của Lagos cho biết ngài có những cảm xúc lẫn lộn khi nghe tin 21 nữ sinh được thả tự do, bởi vì theo ngài, đáng ra họ nên được giải cứu trước đây. Ngài nói: “Đúng là một tin vui cho cha mẹ của các thiếu nữ bị bắt cóc sau một thời gian dài. Nhưng đối với tôi, các cô gái đã phải bị tẩy não và lạm dụng bởi những kẻ bắt cóc trong thời gian này và bị cưỡng bức kết hôn ngược với ý muốn của họ.” Đức Hồng Y cũng quy trách nhiệm cho chính quyền trước đây đã không xử phạt các thống đốc bang khi để cho các sự việc xảy ra và phê bình hệ thống trường học đang trở thành trò cười vì các vụ bắt cóc mới xảy ra ở 2 trường khác nhau ở bang Lagos.

Đức Cha Matthew Ishaya Audu của Lafia vui mừng biết rằng các thiếu nữ còn sống và cầu nguyện để cho các thiếu nữ còn lại sớm được thả tự do. Ngài cũng kêu gọi chính quyền sắp xếp cho các thiếu nữ gặp các nhà tư vấn và tâm lý để họ có thể hội nhập hoàn toàn với xã hội. Đức Cha cũng đề nghị chính quyền giữ kín danh tính của họ để họ có thể tìm được những người chồng tốt và kết hôn.

Đức Cha Felix Femi Ajakaye của Ekiti nói người Nigeria nên cám ơn Chúa về việc các thiếu nữ được thả và kêu gọi chính quyền giúp họ tái định cư. Ngài nói: “Người Nigeria phải cùng nhau chiến đấu chống lại sự ác và dã man trên quê hương chúng ta.”

Việc thả tự do cho 21 thiếu nữ vào ngày 13 tháng 10 vừa qua là một phần của thỏa thuận do Hội Hồng Thập Tự quốc tế và chính quyền Thụy sĩ và Nigeria môi giới.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp công khai một Giám mục Hoa lục

Ngày 5 tháng 10 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Đức Cha Từ Hồng Căn và các tín hữu hành hương của Giáo phận Tô châu, thuộc tỉnh Giang châu, Trung quốc, trong buổi yết kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô. Hình ảnh về cuộc gặp này đã lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội giữa các tín hữu Công Giáo.

Đây là lần đầu tiên vị đứng đầu Giáo Hội gặp một Giám mục từ Hoa lục trong một sự kiện công khai.

Sự kiện này đã gặp những phản ứng khác nhau giữa các cộng đoàn Công Giáo hầm trú và công khai ở Trung quốc, vì những cuộc thương thuyết đang tiếp diễn giữa Vatican và đảng cộng sản lãnh đạo Trung quốc đang chia rẽ các tín hữu Công Giáo.

Giáo phận Tô châu được thành lập từ năm 1949, và hiện do Đức Cha Từ Hồng Căn, 54 tuổi, coi sóc từ năm 2005.

5. Do Thái bác bỏ giải pháp của Unesco về việc thăm viếng “Núi Đền” Giêrusalem

Ủy ban chấp hành Unesco đã thông qua một quyết định kêu gọi Israel khôi phục lại nguyên trạng lịch sử của “Núi Đền thờ” (xưa kia là đền thờ Giêrusalem, sau đó khi Hồi giáo chiếm Giêrusalem họ xây đền thờ Hồi giáo trên nền của đền thờ Giêrusalem) nơi có đền thờ Hồi giáo Al Aqsa. Quyết định được đưa ra trong phiên họp lần thứ 200 của Ủy ban chấp hành Unesco tại Paris ngày 13 tháng 10 vừa qua.

Trong quyết định được đoàn Palestine soạn thảo với sự cộng tác của đoàn Giordan có tên “Palestine bị chiếm đóng” có yêu cầu Israel, như là lực lượng chiếm đóng, cho phép phục hồi nguyên trạng lịch sử trước tháng 9 năm 2000. Theo hiện trạng đó, duy nhất Bộ tôn giáo Giordan có quyền trên núi Đền thờ, bao gồm việc duy trì, tái thiết và điều hành việc thăm viếng tiếp cận nơi này.

Văn bản của Unesco tố cáo bạo lực gia tăng của Israel và các biện pháp bất hợp pháp chống lại Sở tôn giáo của Giordan và nhân viên của họ, và cũng chống lại việc tự do thờ phượng và tự do đến Núi Đền thờ của các tín hữu Hồi giáo. Hơn nữa, nó cũng tố cáo việc tấn công liên tục đền thờ Hồi giáo Al Aqsa của các thành phần cực đoan Israel và cảnh sát.

Nỗ lực từ phía Giordan phù hợp với sự giám hộ của chế độ Hashemite đối với các nơi thánh – Hồi giáo và Kitô giáo - ở Giêrusalem.

Văn bản được Ủy ban chấp hành Unesco (với 58 quốc gia đại diện) đồng ý với 24 phiếu thuận, 6 phiếu chống, 26 phiếu trắng. Hoa kỳ và Anh trong số các nước bỏ phiếu chống, còn Pháp và Tây ban nha bỏ phiếu trắng. Giải pháp sẽ phải được bỏ phiếu bởi Hội đồng chung của Unesco. Nhưng Israel đã có những phản ứng tiêu cực, khi xem giải quyết này là một cố gắng từ chối mối liên hệ lịch sử giữa dân Do thái và Núi Đền thờ.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phê bình: “Với quyết định vô lý này, Unesco đánh mất tính hợp pháp của mình.” “Nếu họ không muốn đọc Kinh thánh, ít nhất hãy nhìn vào những gì được mô tả trên khải hoàn môn Titô ở Roma, và Menorah (chân đèn nhiều ngành của Do thái) mà người Roma đã lấy cắp từ đền thờ ở Giêrusalem. Ngay cả hoàng đế Titô cũng làm việc tuyên truyền?” “Phủ nhận mối liên hệ của Do thái với Núi Đền thờ thì giống như phủ nhận liên hệ của Trung quốc với Vạn lý trường thành hay liên hệ của người Ai cập với kim tự tháp.”

6. Bang Massachusetts ra lệnh cấm các Giáo Hội giảng về chuyển đổi giới tính

Bốn Giáo Hội và các vị chủ chăn đang chống lại một đạo luật của bang Massachusetts mà theo họ luật này có thể can thiệp vào việc giảng dạy của họ về giới tính.

Tháng 7 vừa qua, hội đồng lập pháp của Massachusetts bổ sung “giới tính” như một tầng lớp được bảo vệ bởi luật chống phân biệt đối xử. Ủy ban chống phân biệt đối xử và bà Maura Healey, Tổng chưởng lý bang Massachusetts đã diễn dịch luật này theo cách thế buộc các nhà thờ mở các phòng thay đồ, các nhà tắm, nhà vệ sinh cho một người dựa trên giới tính “được cảm nhận” chứ không theo giới tính sinh học. Mỗi vụ vi phạm sẽ bị phạt cho đến 50 ngàn mỹ kim, phạt tù 365 ngày và chịu án phí. Phát ngôn viên của bà tổng chưởng lý Maura Healey nói rằng luật này thuộc quyền công dân và “quan trọng đối với những người không được bảo vệ đầy đủ và bình đẳng theo pháp luật từ quá lâu rồi.”

Đơn kiện chống việc thi hành luật của các nhà thờ viết: “Các mục tử và các nhà thờ có còn tự do giảng dạy niềm tin tôn giáo của họ và dùng nhà thờ phượng của họ để suy tư và củng cố niềm tin của họ nữa không?”

Bốn Giáo Hội và các mục tử đã kiến nghị lên Tòa án Quận Massachusetts, miền Đông. Họ cũng đã đệ đơn kiện chống lại các quan chức bang Massachusetts. Đơn kiện viết tiếp: “Tu chính thứ nhất cấm chính phủ can thiệp vào các vấn đề của Giáo Hội như giảng dạy và điều hành. Tuy vậy các quan chức bang Massachusetts đã phớt lờ những giới hạn này và chen mình vào những gì các Giáo Hội dạy, tin, và cổ võ. Lo sợ tổn hại bởi án phạt tài chính và án tù, các nhà thờ ở Massachusetts và mục tử của họ buộc phải tìm kiếm sự bảo vệ tư pháp từ các quyền cơ bản trong tu chính hiến pháp đầu tiên.”

Nhóm luật Liên minh Bảo vệ Tự do nhân định rằng luật cấm chống sự phân biệt hay khích động phân biệt cũng tác động đến các việc giảng dạy của các nhà thờ và có thể khiến các nhà thờ và các mục tử phải im lặng nếu cái nhìn tôn giáo của họ về giới tính khác với luật pháp.

Ông Steve O'Ban, cố vấn của Liên minh nói: “Chính phủ không nên xen lấn vào các thực hành tôn giáo nội bộ của một nhà thờ. Cả ủy ban cũng như tổng chưởng lý không có quyền theo hiến pháp ra lệnh cho bất kỳ nhà thờ sử dụng cơ sở của mình như thế nào hoặc những tuyên bố công khai nào một nhà thờ có thể nói liên quan đến niềm tin tôn giáo sâu thẳm, chẳng hạn như về tình dục của con người.”

Luật bang Massachusetts đưa ra được áp dụng tại các nơi tiện ích công cộng. Tuy vậy, hướng dẫn của bang cho biết một nhà thờ có thể bị bao gồm trong định nghĩa đó nếu nó tổ chức một sự kiện đời, ví dụ như một bữa ăn tối spaghetti, và mở rộng cho công chúng. Theo đơn kiện, cơ quan lập pháp và ủy ban chống phân biệt đối xử đã không có những miễn trừ tôn giáo và cũng không xác định rõ những sự kiện nào nằm trong tiêu chuẩn của pháp luật.

Christiana Holcomb, một cố vấn luật của Liên minh bảo vệ tự do cũng nhận xét: “Mọi sự kiện được tổ chức ở một nhà thờ và trên cơ sở của nó thì có mục đích tôn giáo và chính phủ không có quyền vi phạm những bảo đảm tự do tôn giáo và ngôn luận được nói đến trong tu chính thứ nhất. Các nhân viên chính quyền không có quyền xác định hoạt động nào là tôn giáo hoạt động nào là không.”

7. Nghi thức đóng cửa Năm Thánh

Ngày 13 tháng Mười Một năm 2016, các cửa thánh tại tất cả các giáo phận trên toàn thế giới sẽ được đóng lại. Tại Rôma, thủ đô của Giáo Hội Công Giáo, hôm 15 tháng 10 năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ba vị đặc sứ thay mặt ngài chủ sự nghi thức đóng Cửa Thánh của ba Ðại Vương cung thánh đường ở Roma vào ngày 13 tháng Mười Một năm 2016, đó là các vị Tổng quản của các Vương cung thánh đường này.

Ðức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản giáo phận Roma, sẽ chủ sự nghi thức đóng Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô. Ðức Hồng Y Santos Abril y Castello chủ sự nghi thức đóng Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Ðức Bà Cả và Ðức Hồng Y James Michael Harvey chủ sự nghi thức đóng Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành.

Một tuần sau, vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 20 tháng Mười Một năm 2016, Ðại lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, kết thúc năm phụng vụ, Ðức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót với việc đóng Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

8. Một tổ chức bác ái của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bị cáo buộc dự phần vào việc cổ vũ ngừa thai tại Congo

Một cáo buộc từ Cộng Hòa Congo đang gây đau buồn sâu xa cho anh chị em giáo dân Công Giáo tại Hoa Kỳ. Theo Christian Newswire, Catholic Relief Service (CRS), là tổ chức bác ái ở hải ngoại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bị cáo buộc là đã hợp tác trong việc phân phối các phương tiện tránh thai ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Viện Lepanto đã đưa ra một báo cáo nói rằng trong quan hệ đối tác với một dự án của chính phủ Hoa Kỳ từ năm 2006 đến 2010, CRS “đã nhận, lưu trữ và phân phối hàng triệu phương tiện tránh thai như bao cao su, thuốc tránh thai, các thuốc tiêm tránh thai, các thiết bị đặt trong tử cung, và thậm chí cả các dụng cụ phẫu thuật.”

Michael Hichborn, Chủ tịch Viện Lepanto nói :”Các tác động của báo cáo này lẽ ra phải có những hậu quả sâu rộng đối với CRS. Nhưng trong sáu năm qua, CRS đã tìm cách né tránh không đối diện với các phát hiện về các hành vi không thích hợp của nó bằng cách nói với các giám mục và các tín hữu Công Giáo rằng nó 'không bao giờ' thúc đẩy việc phân phối hoặc tạo điều kiện cho việc phân phối các biện pháp tránh thai. Chúng tôi đã có bằng chứng rằng tuyên bố CRS là hoàn toàn không đúng sự thật.”

Báo cáo Lepanto được dựa trên các tài liệu của chính phủ, bao gồm các báo cáo về hàng tồn kho và các sách hướng dẫn. Các tài liệu cho thấy có một sự gia tăng lớn trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở nước châu Phi này.