Ngày 22-10-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 22/10/2015
44. ÉP ĂN LẠC TÔ.
N2T

Ở đất Ngô có người nọ đi đến kinh thành, người quen thân ở trong thành bày tiệc đãi ông ta.
Trên bàn có một loại sản phẩm bằng sữa gọi là lạc tô, mùi thơm hợp khẩu vị, nhưng không thể ăn nhiều trong một lúc, người đất Ngô lần thứ nhất được ăn nên cảm thấy rất ngon, bèn ăn một bữa đến to bụng, chủ nhân cũng không tiện ngăn cản.
Kết quả là sau khi về nhà không ngừng nôn ọe, toàn thân trong tình trạng mệt mỏi đến cực độ. Người đất Ngô nghĩ rằng chủ nhân ở kinh thành cho ông ta ăn đồ nhiễm độc, bèn nói với các con rằng:
- “Từ này về sau các con đi đến miền Bắc, cần phải cẩn thận không được bạ đâu ăn đó đồ của người miền Bắc“.
(Tiếu lâm)

Suy tư 44:
Cách ăn uống cũng diễn đạt được văn hóa của con người.
Có người khi vào bàn ăn thì y như là chết đói trăm năm, gắp món này, chọn món nọ mà không ý tứ giữ phép lịch sự; có người khi vào bàn ăn thì nói văng cả nước bọt trên thức ăn thấy mà ghê, và như thế họ trở thành những con người thiếu văn hóa, ai nhìn cũng chê cười.
Đi rước Mình Thánh Chúa là biểu lộ niềm tin của mình vào Đấng mình tin và yêu, cho nên cần phải có “thái độ văn hóa”, “hành vi văn minh”, có nghĩa là khiêm tốn trong hành vi, nhã nhặn trong thái độ, để tham dự tiệc Chiên Thiên Chúa, đó cũng là một cách truyền giáo của người Ki-tô hữu.
Có rất nhiều lần tôi đã có thái độ thiếu văn hóa văn minh khi rước Mình Thánh Chúa, chẳng hạn như: ăn mặc “kinh dị”, áo quần xộc xệch, thái độ không cung kính nghiêm trang, và khi đi rước Thánh Thể thì nói nói cười cười giống như đi mua vé vào cửa để coi phim.v.v... Và tệ hơn nữa là tôi chưa chuẩn bị tâm hồn thật trong sạch để rước Đức Chúa Giê-su Thánh Thể vào trong tâm hòn của tôi.
Người giáo dân bình thường ăn uống không có văn hóa thì người ta cười cho vào mũi, nhưng nếu một người dâng mình làm tôi Chúa mà thiếu văn hóa khi ăn uống thì sao nhỉ ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 22/10/2015
N2T

29. Làm đầy tớ của Thiên Chúa thì phải yêu mến anh chị em của Ngài.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Can đảm
Lm Vũđình Tường
07:21 22/10/2015
"Can đảm lên!"

Đức Kitô đáp lại tiếng kêu chữa lành anh mù thành Bartimaeus, và đám đông dân chúng thúc dục anh can đảm lên, đừng sợ, Đức Kitô gọi anh đó. Can đảm thay cuộc đời, đổi lối sống, làm lại từ đầu. Can đảm dứt bỏ quá khứ hướng về tương lai tràn đầy hy vọng, tình yêu Chúa.

Đổi đời

Trước khi Đức Kitô đáp lại tiếng anh kêu cứu, người ta đã ngăn cản anh đến với Đức Kitô, người ta cấm không cho anh lên tiếng. Anh càng kêu to hơn và Đức Kitô đáp lại tiếng anh nài van. Lời nói của Đức Kitô có sức mạnh thay đổi tâm can con người. Lời Chúa thay đổi tâm can anh mù, thay đổi tâm can đám đông. Lời Chúa có sức mạnh chấm dứt đau khổ anh mù đang gánh chịu. Sức mạnh Lời Chúa mở mắt anh mù, chấm dứt chuỗi ngày tăm tối. Anh mù mắt sáng bước đi trong ánh sáng bình minh, anh không còn phải ngồi vệ đường xin ăn. Anh tự làm nuôi sống mình. Anh bước đi trong sự thật, trong ánh sáng Lời Chúa và trở thành môn đệ Đức Kitô, bước đi theo Ngài. Mọi nơi anh đều thuật lại việc lạ lùng Đức Kitô làm cho anh. Trước đây anh không có bạn bè, chỉ có những người thương hại cho anh cơm bánh. Trở thành môn đệ Đức Kitô anh có nhiều bạn bè, tông đồ Chúa, đám đông theo Ngài và những ai tin vào Ngài. Anh trở thành phần tử trong công đoàn đức tin Kitô.

Tương lai bừng sáng

Từ giã cuộc sống tối tăm, không còn ăn vận rách rưới như xưa, thay áo mới nhìn anh sáng sủa, mặt tươi vui, hớn hở. Đầu tóc chải tươm tất, anh đi đứng khoan thai, đầu cao, mắt sáng, hãnh diệnt rở thành môn đệ Đức Kitô. Đời anh thay đổi hoàn toàn, anh biết thưởng thức vẻ đẹp của nắng sớm, mắt tròn xoe nhìn nắng chiều và ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên mà trước đây anh không hề được thưởng thức. Tương lai anh sáng vực với hy vọng tràn trề bởi từ nay anh có Đức Kitô chỉ đạo, dẫn đường và ban cho anh sự sống mới. Gặp gỡ Đức Kitô anh từ người vô danh trở thành lừng danh bởi bất cứ nơi nào Tin Mừng được rao giảng chuyện riêng đời anh trở thành chứng nhân tình yêu và lòng thương xót vô biên Chúa dành cho anh.

Nhìn bằng mắt đức tin

Anh mù là mẫu mực người lắng nghe sinh động. Anh chưa hề nhìn thấy Đức Kitô nhưng anh nghe nói về Ngài và nhớ những điều anh nghe được. Dù không nhìn thấy Đức Kitô nhưng anh biết Ngài sanh trưởng nơi Nazareth, con vua Đavít và Ngài có sức mạnh thần thiêng trên các bệnh tật. Anh nghe biết Ngài sắp đi qua nơi anh đang xin ăn và lên tiếng kêu cầu. Lời cầu của anh rất đơn sơ. Lậy Ngài, xin cho con mắt được sáng. Đơn giản trong lời cầu, mạch lạc, rõ ràng xin điều anh mong mỏi, ước ao.
Người mù mở mắt chúng ta học biết con mắt đức tin nhìn thấy Chúa trước con mắt xác thịt. Anh mù nhận ra Đức Kitô và tin vào Ngài trước khi Ngài mở mắt anh. Anh dùng mắt xác thịt chiêm ngắm vẻ đẹp kì công sáng tạo của Chúa. Kì quan trần thế củng cố đức tin nơi anh. Chúng không ban cho anh niềm tin nhưng làm cho niềm tin của anh vững mạnh hơn. Đức tin anh có trước khi nhìn thấy kì công của tạo hoá. Đức Kitô đã nói với anh. Đức tin anh đã mở mắt anh và điều anh xin cho mắt sáng được toại nguyện bởi anh có lòng tin vào Ngaì. Anh nhận biết Đức Kitô nhờ con mắt đức tin và con tin yêu mến nồng nàn trước khi nhìn thấy bằng con mắt xác thịt.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:24 22/10/2015
45. NGƯỜI NƯỚC LỖ CẦM SÀO.
N2T

Nước Lỗ có một người cầm tận dưới gốc cây tre dài, ban đầu cầm thẳng đứng, nên không thể đi vào cổng thành, sau đó cầm ngang lại vô không được, anh ta nghĩ không ra cách gì khác để vào thành.
Qua một lúc sau, có một ông già đi đến, nói với anh ta:
- “Tôi thì không nói thánh đâu, nhưng sự việc thì nhìn thấy rất nhiều, tại sao anh không dùng cưa cắt ngang ở giữa rồi cầm đi vào ?”
Người ấy cảm thấy có lý liền cưa đôi cây tre.
(Tiếu lâm)

Suy tư 45:
Công lao vào sâu trong rừng kiếm được cây tre dài vác về để dùng, vậy mà không dùng trí óc để đi vào cổng thành, mà lại nghe lời nói của người ngu để cắt mất cây tre, đúng là công toi.
Cây tre dài giống như là ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, để tôi sống đẹp lòng Ngài và để tôi được hưởng hạnh phúc Nước Trời, ma quỷ là tên xúi giục tôi cắt đứt ân sủng ấy bằng những hành vi phạm tội. Và tôi vì đã không cầu nguyện, không dùng trí khôn ngoan của Thiên Chúa ban cho để xử dụng ân sủng cho đúng với ý Chúa, nên rất dễ dàng nghe lời của ma quỷ mà tự mình cắt mất tình nghĩa với Thiên Chúa.
“Lạy Chúa, xin cho con biết dùng trí khôn ngoan, óc phán đoán, và những khả năng khác mà Chúa đã ban cho con, để con sống đẹp lòng Chúa và có ích cho mọi người. Xin cho con biết mau mắn nghe Lời Chúa dạy, và cương quyết từ chối những lời xúi giục của sa-tan và những thú vui của nó.”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:27 22/10/2015
N2T

30. Cầu nguyện là bảo vệ ơn thiên triệu.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Uy tín của Đức Bênêđíctô thứ 16 có thể đã là yếu tố quyết định làm thất bại đề xuất của Đức Hồng Y Kasper
Đặng Tự Do
06:45 22/10/2015
Đức Hồng Y Reinhard Marx
Hôm thứ Tư 21/10, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich-Freising, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức phàn nàn với các ký giả rằng nhận xét gần đây của Đức Hồng Y George Pell coi đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper về khả thể cho người ly dị và tái hôn được rước lễ như một trận chiến giữa những người ủng hộ Đức Hồng Y Kasper và các ủng hộ viên của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 là vô bổ và “mâu thuẫn với tinh thần hợp tác.” [1]

Vị Hồng Y người Đức nói rằng ngài cảm thấy “thất vọng và buồn” là Đức Hồng Y Pell gây chia rẽ trong Thượng Hội Đồng với những nhận xét công khai gần đây của ngài.

Tối thứ Tư 21/10, một phát ngôn viên của Đức Hồng Y Pell nói với tờ Crux rằng ngài rất “vui khi biết Đức Hồng Y Marx giải thích rằng không có mâu thuẫn nào giữa hai trường phái của Đức Hồng Y Kasper và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16,” và gọi đó là “một bất ngờ đáng chào đón.”

Cho đến hôm thứ Tư 21/10, trong số 13 nhóm thảo luận, sắp xếp theo ngôn ngữ, không nhóm nào tán thành “đề nghị Kasper”, kể cả nhóm nói tiếng Đức. Một số nhóm làm việc đề nghị tiếp tục thảo luận về cách thức Giáo Hội có thể đưa ra các trợ giúp tốt nhất cho các cặp ly dị và tái hôn, và có thể hình thành của một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu vấn đề này. Nhưng không có nhóm nào hỗ trợ “con đường sám hối” mà Đức Hồng Y Kasper đã đề nghị. [2]

Các quan sát viên cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tung ra một “chưởng” quá nặng khiến những nghị phụ còn phân vân phải đứng hẳn sang một bên.

Cha Raymond De Souza trong bài “Kasper-Ratzinger: Synod Is Latest Battleground for Two Theological Heavyweights” [3] - Kasper-Ratzinger: Thượng Hội Đồng là trận chiến mới nhất đối với hai Thần học gia hạng nặng”, đăng trên tờ National Catholic Register giải thích ý kiến của Đức Hồng Y Pell như sau:

Năm 1989, thần học gia Kasper, lỗi lạc như Đức Ratzinger, được bổ nhiệm làm giám mục Rottenburg-Stuttgart, ở Đức. Chỉ 4 năm sau, năm 1993, ngài cùng với một vài Giám Mục Đức khác đã đưa ra một lá thư mục vụ cổ vũ cho những người ly dị và tái hôn được Rước Lễ. Đức Ratzinger, lúc đó là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thẳng thừng bác bỏ lập luận của Đức Giám Mục Kasper. Lập trường này của ngài, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ủng hộ.

Trong Đại Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Ratzinger đưa ra tuyên ngôn Dominus Iesus, khẳng định Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại và chỉ duy nhất Giáo Hội Công Giáo mới là sự viên mãn của Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập. Đức Giám Mục Kasper, lúc này là thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Đối Thoại Đại Kết đã công khai phê phán tuyên ngôn này. Những lời chỉ trích gay gắt đến mức trong một diễn biến bất thường Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phải lên tiếng can thiệp và mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ của ngài với tuyên ngôn Dominus Iesus trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật ngày 1 tháng 10 năm 2000 [4]

Những năm đầu thiên niên kỷ mới đánh dấu những cuộc tranh luận giữa Đức Hồng Y Ratzinger và Đức Hồng Y Kasper trên các tạp chí thần học về bản chất của Giáo Hội. Đức Hồng Y Ratzinger lập luận rằng Giáo Hội phổ quát có thẩm quyền về tín lý và kỷ luật bí tích cao hơn các Giáo Hội địa phương, trong khi Đức Hồng Y Kasper có quan điểm ngược lại. Đó là sự bất đồng thứ ba giữa hai người. Tranh cãi này được thể hiện một lần nữa trong chủ trương muốn phân cấp cho các Hội Đồng Giám Mục một số thẩm quyền về kỷ luật bí tích và tín lý được nêu ra trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình lần này.

Nhiều người lên tiếng than thở rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã quá nhân từ khi thoái vị vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Nếu ngài đợi vài ngày nữa, không đến một tuần, tức là ngày 6 tháng Ba 2013 mới thoái vị thì lúc đó Đức Hồng Y Kasper quá tuổi 80 hết còn cơ hội tham gia bầu người kế vị Đức Bênêđíctô thứ 16; có lẽ ngài sẽ không có cơ may gặp gỡ Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio để trao cho vị tân Giáo Hoàng cuốn sách về “thương xót”, là cuốn sách đã được Đức Phanxicô ca ngợi trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên của mình, và Đức Hồng Y Kasper có lẽ đã không có cơ may để lặp lại trong Công Nghị Tháng Hai 2014, đề nghị hồi năm 1993 của mình là cho những người ly dị và tái hôn được Rước Lễ.

[1] Crux - Bishops’ dispute over Communion issue rachets up - http://www.cruxnow.com/church/2015/10/21/synod-dispute-over-communion-issue-rachets-up/?s_campaign=crux:email:daily

[2] Catholic World News - Synod poised to reject Kasper proposal? http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=26484

[3] National Catholic Register - Kasper-Ratzinger: Synod Is Latest Battleground for Two Theological Heavyweights - https://www.ncregister.com/daily-news/kasper-ratzinger-iii-synod-is-latest-battleground-for-two-theological-heavy/

[4] Pope John Paul II - Angelus 01 October 2000 https://w2.vatican.va/content/john-paul-ii/en/angelus/2000/documents/hf_jp-ii_ang_20001001.html
 
Giáo phận Pelplin ra quyết định đình chỉ tư cách linh mục của Krzysztof Charamsa
Lý Thúy Dung
07:50 22/10/2015
Krzysztof Charamsa, 43 tuổi, từng là một linh mục phục vụ tại Bộ Giáo lý Đức tin và giữ những chức vụ rất cao như trợ lý thư ký Ủy ban thần học quốc tế, và giảng dạy thần học tại hai đại học Giáo Hoàng là Đại Học Grêgôriô và Athenaeum Regina Apostolorum. Ông đã bị sa thải khỏi tất cả các chức vụ tại Rôma ngày 3 tháng 10, một ngày trước khi khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình vì tuyên bố công khai với báo chí rằng ông sống trong một quan hệ đồng tính từ nhiều năm rồi và kêu gọi chống lại những giáo huấn của Giáo Hội về đức khiết tịnh.

Sau khi bị sa thải khỏi Bộ Giáo Lý Đức Tin, linh mục Krzysztof Charamsa trực thuộc giáo phận Pelplin, Ba Lan. Buổi chiều cùng ngày (03 tháng 10), Đức Cha Ryszard Kasyna, là đấng bản quyền đã ra một thông báo nghiêm khắc cảnh cáo cha Krzysztof Charamsa phải quay về với con đường chức linh mục của Chúa Kitô.

Trong thông báo đưa ra hôm thứ Tư 21 tháng 10, Đức Cha Ryszard Kasyna cho biết Krzysztof Charamsa không tỏ ra bất cứ một dấu chỉ tiến bộ nào. Vì thế, giáo phận Pelpin quyết định đình chỉ tư cách linh mục của Krzysztof Charamsa. Ông Charamsa “không được mặc phẩm phục linh mục”, và “bị cấm không được thi hành bất cứ thừa tác vụ dành riêng cho các linh mục.”

Tuyên bố nói thêm

"Hình phạt này là nhằm thức tỉnh ông Charamsa có một tiến bộ thực sự trong cuộc sống và có thể được thu hồi. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào cách ứng xử trong tương lai của đương sự”
 
Đức Giáo Hoàng nào có điểm đánh giá ưa chuộng cao nhất ?
Giuse Thẩm Nguyễn
09:20 22/10/2015
Đức Giáo Hoàng nào có điểm đánh giá ưa chuộng cao nhất?

(CNSNews) Theo một cuộc thăm dò mới đây của viện nghiên cứu Gallup, trong số ba vị Giáo Hoàng cận đại: Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Benedicto XVI và Phanxico, ai là người có điểm công chúng ưa chuông nhiều nhất?

Là người Công Giáo, chúng ta rất vui khi vị cha chung của mình lại được công chúng ưa thích, và dĩ nhiên cũng thấy buồn lòng và lo lắng khi Ngài bị thử thách, bị chống đối.

Một câu hỏi được đặt là tại sao công chúng lại lưu tâm đến những việc làm, những công bố của Đức Giáo Hoàng? Giữa một xã hội thế tục, con người quay cuồng theo những thị hiếu như lạc vào mê hồn trận không lối thoát thì những lời chỉ dạy của vị cha chung sẽ là kim chỉ nam cho con người tìm về hạnh phúc thật

Những vấn nạn về phá thai, về đồng tính, về ly hôn luôn là những đề tài nóng bỏng, bàng bạc trong các cuộc thảo luận, trên mạng lưới toàn cầu. Tuy người ta bán tán, người ta tranh luận, nhưng dường như mọi người vẫn trông ngóng phần quan điểm từ phía Đức Giáo Hoàng. Những huấn từ của vị cha chung luôn là câu trả lời đúng nhất, mặc dầu bên ngoài người ta chống đối, la ó, nhưng trong nơi sâu thẳm của tâm hồn mỗi người, giáo huấn được công bố bởi Đức Giáo Hoàng luôn mang lại bình an và hạnh phúc cho tâm hồn.

Công chúng đánh giá điểm ưa chuộng đối Đức Giáo Hoàng căn cứ vào đâu ? Dĩ nhiên không phải là vẻ bên ngoài, nhưng là cung cách của Người Công Chính và nhất là những quan điểm đạo đức của Đức Giáo Hoàng.

Người ta muốn nghe, muốn biết về những lời dạy của Đức Giáo Hoàng và tự trong thâm tâm người ta cho điểm ưa thích cao vì những lời dạy chân thật đó. Với kẻ chống đối, họ chỉ là một thiểu số la hét inh ỏi, đã không làm nên cơm cháo gì, nhưng đa số là những người thầm lặng thì đã lắng nghe và nhận ra chân lý.

Về việc phá thai, Đức Giáo Hoàng Gioan Phalo II đã viết: “Cùng với quyền năng chúa ban cho Thánh Phêro và các vi kế nhiệm và trong sự hiệp thông với các Giám Mục trong Giáo Hội, tôi khẳng định rằng sự phá thai, giết một con người vô tội luôn là một trọng tội. Luật này đã được khắc ghi vào trong lòng mỗi người qua ánh sáng của lý trí và được tái khẳng định qua Thánh Kinh, qua truyền thống của Giáo Hội và qua lời dạy của Hội Thánh.

“Sự cố ý để giết một người vô tội luôn là việc xấu xa và không thể lấy một lý lẽ nào để biện minh cho hành động tội lỗi này. Đó là tội phạm đến luật luân lý, phạm đến chính Thiên Chúa là Đấng làm chủ tể muôn loài. Tội giết người đi ngược lại nhân đức căn bản là công bình và bác ái. Không một ai lấy bất cứ quyền gì để giết người vô tội, dù là bào thai hay phôi thai, dù là trẻ em hay người lớn, người già hay người mang bệnh hiểm nghèo không chữa trị được. Hơn thế nữa, không ai được phép tự tử hay kết thúc mạng sống của người mình chăm sóc, dù cho có sự ưng thuận như thế nào mặc lòng. Không ai có thể lấy quyền gì mà cho phép việc giết người này.”

Và đây là lời của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI viết về hôn nhân khi ngài còn là Hồng Y Joseph Ratzinger và được Đức Gioan Phaolo II chấp thuận:

“Lời dạy của Giáo Hội về hôn nhân và sự khác biệt giới tính nam nữ là những yếu tố kết hợp vợ chồng trong mọi đời và mọi nơi. Hôn nhân không chỉ là sự liên hệ giữa hai con người với nhau nhưng còn mang một mục đích cao đẹp khác của Thiên Chúa. Hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ để họ bổ xung cho nhau và làm cho đời sống của họ sung mãn.

“Hôn nhân là một bí tích được Thiên Chúa chúc phúc trong khi đồng tính đi ngược với luật tự nhiên và đi ngược với kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa. Hành vi tính dục chính đáng trong hôn nhân là món quà của cuộc sống, là món quà của Thiên Chúa trong khi tính dục đồng tính tìm sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân.Trong bất cứ trường hợp nào thì hôn nhân đồng tính cũng không thể chấp nhận được.”

Và đây là lời trích tông huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II về “ Vai trò của đình Công Giáo trong Thế giới ngày nay”.

“Dựa trên Thánh Kinh, Giáo Hội tái khẳng định là sẽ không cho người đã ly dị rồi tái hôn không theo luật Hội Thánh được rước lễ. Họ không được rước lễ vì tình trạng của họ đi ngược với sự kết hợp mật thiết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người trong bí tích Thánh Thể. Ngoài ra còn một lý do mang tính phụng vụ khác nữa: nếu những người ly dị rồi kết hôn này được rước lễ thì sẽ làm cho những giáo dân khác hiểu sai lạc lời dạy của Giáo Hội về tính bất khả phân ly của hôn nhân.”

Theo viện Gallup, thì điểm ưa chuộng của Đức Giáo Hoàng Phanxico tăng từ 59 phần trăm lên 70 phân trăm sau chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua.

Cũng theo Gallup, Đức Giáo Hoàng Gioan Phalo II là vị có điểm ưa chuộng cao nhất. Năm 1998 số điểm của Ngài là 86 phần trăm, nhưng sau vụ bê bối tình dục của các linh mục thì số điểm của Ngài bị tụt xuống là 61 phần trăm vào năm 2002.

Việc đánh giá điểm không thành vấn đề đối với các Đức Giáo Hoàng. Công việc của các ngài không phải là con số người ưa chuộng mà là con số các linh hồn lên thiên đàng.
 
Thượng Hội Đồng, ngày mười lăm, 22 tháng Mười, 2015
Vũ Văn An
13:57 22/10/2015
Theo Đài Phát Thanh Vatican, vị Hồng Y trẻ nhất của Giáo Hội, Soane Mafi, đã là khách mời tại buổi họp báo hôm nay của Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Cùng dự buổi họp báo này có Đức Hồng Y Oswald Gracias của Ấn Độ (trong ban soạn thảo của Thượng Hội Đồng) và Đức Tổng Giám Mục José H.Gómez của Los Angeles, Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y Gracias nói tại buổi họp báo rằng giải pháp tiến tới cho người ly dị và tái hôn dân sự phải được thăm dò thêm và được nhắc đến trong bản tường trình cuối cùng của Thượng Hội Đồng và bản này sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng vào hôm thứ Bẩy này.

Khởi đầu buổi họp báo, Cha Federico Lombardi, SJ, được hỏi một lần nữa về sức khỏe của Đức Thánh Cha. Ngài bảo đảm với báo chí rằng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng tốt. Cả ba vị giáo phẩm đều xác nhận việc này.

Đức Hồng Y Soane nói trong buổi họp báo rằng đây là Thượng Hội Đồng đầu tiên ngài tham dự nên rất “hào hứng”. Ngài hơi có dự cảm khi chờ kết quả của nó. Đức Hồng Y cho biết: dù Đại Dương Châu là một đảo nhỏ xa xôi, nhưng các gia đình ở đấy cũng chịu ảnh hưởng của các vấn đề hoàn cầu. Ngài nói rằng đại gia đình là điều quan trọng nhưng nhiều người trẻ đang rời bỏ đảo đi tìm cuộc sống tốt hơn. Ngài đề cập tới các thách đố của chủ nghĩa duy cá nhân và duy vật chất.

Đức Tổng Giám Mục Gómez cho biết: Thượng Hội Đồng rất tuyệt diệu và đây là một dịp để lắng nghe, học hỏi và nói về thực tại trong cuộc sống của người ta. Theo ngài, điều quan trọng là Giáo Hội thách đố các gia đình sống thực sứ mệnh của họ và cho các gia đình khác.

Đức Tổng Giám Mục Gómez than phiền rằng không đủ thì giờ để thảo luận một số vấn đề; ngài đặc biệt có ý nói tới vấn đề di dân và cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới. Ngài nói rằng điều chủ yếu là Giáo Hội giúp đỡ người ta đạt tới các tiềm năng trong mọi khía cạnh của đời họ.

Đức Hồng Y Gracias được hỏi nhiều câu hỏi về bản tường trình cuối cùng và diễn trình của Thượng Hội Đồng. Ngài nói rằng ủy ban soạn thảo đã nhất trí bỏ phiếu chấp thuận dự thảo đầu tiên; dự thảo này sẽ được trình bầy cho các vị giám mục vào chiều thứ Năm. Ngài cho biết: các vị giám mục sẽ được Tổng Thư Ký, Đức Hồng Y Lorenzo Baldiserri, trình bầy các khía cạnh thủ tục của mấy ngày sắp tới. Sau đó, Tổng Tường trình Viên, Đức Hồng Y Peter Erdo, sẽ tường trình các phần quan trọng của dự thảo. Các vị giám mục sẽ được cung cấp mỗi vị một bản dự thảo để nghiên cứu qua đêm.

Phiên họp toàn thể sẽ được triệu tập vào sáng thứ Sáu để nhận định về bản dự thảo. Các sửa đổi cần thiết sau đó sẽ được thực hiện và, hôm thứ Bẩy, các vị giám mục lại tái nhóm để nghe dự thảo cuối cùng và bỏ phiếu từng đoạn. Cũng sẽ có cuộc bỏ phiếu cho toàn bộ bản văn. Sau đó, bản văn sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y Gracias nhắc nhở giới truyền thông rằng tài liệu này nhằm trình cho Đức Giáo Hoàng, giúp ngài và cố vấn cho ngài. Nó không được viết cho thế giới.

Đức Hồng Y Gracias được hỏi ý kiến về việc “tản quyền lành mạnh”. Ngài nói rằng Giáo Hội là cơ thể hoàn vũ duy nhất nhưng điều này cũng có nghĩa: có những hoàn cảnh đa dạng trong cơ thể này. Ngài lấy đa hôn làm thí dụ. Theo ngài đây không phải là một vấn đề của Ấn Độ mà là của Phi Châu, vậy điều thích đáng là để Phi Châu điều tra vấn đề này. Ngài nói thêm rằng các vị giám mục cần được huấn luyện và trợ giúp thích đáng về thần học và giáo luật.

Ngài cũng cho biết: ủy ban soạn thảo nhận được từ 700 tới 800 “sửa đổi” (modi) hay “nhận định” dùng cho bản văn sau cùng. Chúng đã được trao cho các chuyên viên để họ phân thành các lãnh vực khác nhau. Sau đó, chúng được ủy ban soạn thảo xem xét rồi được trao cho các người viết.

Đức Hồng Y được hỏi về số 84 của tông huấn Familiaris Consortio , tức tông huấn hậu thượng hội đồng năm 1980 về gia đình. Trong văn kiện này, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng người ly dị và tái hôn dân sự không được rước lễ. Ngài được hỏi: liệu ủy ban soạn thảo có nêu vấn đề này trong bản văn sau cùng hay không vì nó hay được nhắc đến tại Thượng Hội Đồng. Đức Hồng Y Gracias cho biết: một số vấn đề tương tự nhau nhưng hoàn cảnh thì đã thay đổi. Ngài nhấn mạnh rằng Familiaris Consortio cũng đã tuyên bố rằng ta không nên đặt mọi người vào cùng một phạm trù. Đức Hồng Y nói rằng ta không thể xử với mọi người cùng một cách. Những người bẻ gẫy dây hôn phối có khác với người không muốn điều đó xẩy ra và đã cố gắng hết sức để duy trì sợi dây đó. Đức Hồng Y Gracias nói: “nói thực, chúng tôi không có giải pháp”. Ngài cho biết: ta cần nghiên cứu Thánh Kinh, thần học luân lý, tín lý, thánh truyền và, hy vọng, khi cái hiểu được thâm hậu hóa, thì may ra một giải pháp sẽ xuất hiện.

Đức Hồng Y Gracias nói thêm: có nhiều quan điểm dị biệt nhưng điều quan trọng là bản văn chủ yếu được đưa ra để cung cấp cho ta hướng đi mục vụ cho lúc này.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố kế hoạch thành lập một bộ mới: Thánh Bộ Giáo Dân, Gia đình và sự sống.
Lý Thúy Dung
19:57 22/10/2015
Trong diễn từ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình hôm 22 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố kế hoạch thành lập một bộ mới có tên gọi là Thánh Bộ Giáo Dân, Gia đình và sự sống.

Bộ mới sẽ kết hợp các công việc của ba cơ quan hiện có trong giáo triều Rôma là Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, và Học viện Giáo hoàng về sự sống.

Đức Giáo Hoàng cho biết ngài đã thành lập một ủy ban soạn thảo quy chế cho bộ mới, và quy chế này sẽ được xem xét bởi Hội đồng các Hồng Y trong cuộc họp tiếp theo của các vị diễn ra vào tháng Mười Hai.

Tại một cuộc họp hồi tháng Chín vừa qua, Hội đồng các Hồng Y, gồm 9 vị, đã đề nghị việc thành lập bộ mới này. Một đề xuất liên quan đến việc hình thành một bộ nữa liên quan với các vấn đề bác ái, công lý và hòa bình vẫn còn đang được thảo luận.

Các bộ tại Vatican là những cơ quan quan trọng nhất của Giáo triều Rôma.

Hiện có 9 bộ là:

1. Bộ Giám Mục
2. Bộ Giáo dục Công Giáo
3. Bộ Phong Thánh
4. Bộ Giáo sĩ
5. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
6. Bộ Giáo Lý Đức Tin
7. Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc
8. Bộ Đời Sống Tận Hiến
9. Bộ Giáo Hội Đông Phương
 
ĐTGM Jean-Clément Jean Bart kêu gọi sự can thiệp quân sự của Anh chống lại Nhà nước Hồi giáo
Lý Thúy Dung
20:11 22/10/2015
Tổng giám mục Công Giáo Melkite Hy Lạp của Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, nói với một tờ báo Anh rằng "nếu không có gì được thực hiện, tất cả các Kitô hữu ở Syria có thể bị bứng khỏi quốc gia này."

Trong một cuộc phỏng vấn với The Daily Express, Tổng Giám mục Jean-Clément Jean Bart nói rằng quốc gia từng có thời gần như toàn tòng Kitô Giáo, và đã cung cấp cho Giáo Hội Công Giáo 7 vị Giáo Hoàng, giờ đây đang chứng kiến cảnh diệt vong của các Kitô hữu.

"Có một mối đe dọa nghiêm trọng cho Kitô giáo từ quân khủng bố Hồi Giáo IS. Nhiều người bị bắt cóc, nhiều người bị thiệt mạng, nhiều người bị chặt đầu, nhiều người bị hãm hại, đó là một tình huống khủng khiếp."

Trong khi bày tỏ những nhận định tích cực về các cuộc không kích của Nga, ngài cũng kêu gọi sự can thiệp quân sự của Anh chống lại Nhà nước Hồi giáo.
 
Top Stories
Vietnam: Vigoureuse lettre ouverte de l’évêque de Kontum à propos de la liberté religieuse sur les Hauts Plateaux
Eglises d'Asie
23:53 22/10/2015
Le 5 octobre dernier, deux jours avant la nomination par le pape François de son successeur à la tête du diocèse de Kontum, Mgr Michel Hoang Duc Oanh a écrit une lettre ouverte au président du Comité populaire d’un des districts qui composent le territoire dont il est responsable. Apparemment, il s’agit d’un problème très particulier : les catholiques ont édifié un lieu de culte sommaire avec quelques troncs d’arbres, des plaques de tôle, comme le dit l’évêque. Mais ils se sont abstenus de demander l’autorisation. Depuis lors, par toutes sortes de moyens, les autorités essaient de faire démolir l’ouvrage. Ils se heurtent toutefois à la résistance de toute la paroisse.

Avec vigueur et sur un temps quelquefois provoquant, l’évêque prend leur parti tout en élargissant sa plaidoirie à l’ensemble des populations montagnardes catholiques qui vivent sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam et dont le culte est sévèrement réglementé. Ce qui est en cause, affirme l’évêque, c’est la liberté de croyance, affirmée dans le discours politique, mais étouffée dans la pratique quotidienne lorsqu’on oblige les catholiques à sans cesse demander des autorisations, même pour édifier ce que lui-même appelle des « baraques pour le culte ». Il appelle l’Etat à ses devoirs. Ce sont les cadres du régime qui sont en contravention avec la loi du pays et non pas les catholiques. Que le gouvernement s’occupe des affaires importantes et laisse les communautés religieuses célébrer leur culte, affirme l’évêque désormais émérite de Kontum.

En réalité, la lettre dépasse de beaucoup le problème particulier qui est à son origine ; elle permet notamment de comprendre les difficultés éprouvées par les chrétiens des Hauts Plateaux dans leur vie religieuse. On peut donc penser que cette dernière déclaration de l’évêque de Kontum est en quelque sorte son testament.

La lettre a été publiée en vietnamien sur le site Vietcatholic News, le 5 octobre 2015. Elle a été traduite ici en français par les soins de la Rédaction d’Eglises d’Asie.

A M. Cao Trung Tin, président du Comité populaire du district de Dak To, province de Kontum,

Depuis que je suis revenu au Vietnam, après un voyage à l’étranger, l’affaire du district de Dak Nu est devenue mon obsession quotidienne ! C’est une toute petite histoire qui s’est transformée en grosse affaire. Au départ, il ne s’agit que de quelques troncs d’arbres et de plaques de tôle. L’affaire est maintenant devenue une question importante car elle touche à la grande politique de la liberté religieuse et elle sape la confiance de la population à l’égard du régime. Voilà toute l’histoire :

28 juin 2015. La paroisse annexe de Dak Nu édifie une baraque destinée au culte avec quelques troncs d’arbres tordus et des plaques de tôle pour remplacer l’ancienne baraque totalement détériorée. Les paroissiens ne demandent pas la permission, car ils savent bien que s’ils la demandent, elle ne leur sera pas accordée ; en outre, de nombreux ennuis s’en suivront.
17 juillet 2015. Les paroissiens de DaK NU envoient intentionnellement, par trois fois, une demande d’autorisation au Comité populaire de la commune de Ngoc Tu pour avoir un témoignage attestant que leur demande est restée sans réponse.
24 juillet 2015. Dans la soirée, des cadres apportant avec eux de la bière viennent rendre visite à chaque famille pour faire campagne en faveur de la démolition de la baraque. On les reçoit poliment. On leur laisse boire leur alcool. La population s’abstient.
28 juillet 2015. Le Comité populaire de la commune réunit l’ensemble de la population à la maison du dragon. Les cadres déclarent que la construction d’une chapelle sans permission préalable est une erreur. On leur répond que ce n’est pas une erreur. Les cadres demandent l’identité de celui qui a ainsi répondu. Alors, tous se lèvent et s’en vont !
3 août 2015. Le Comité populaire de la commune invite sept personnes à se présenter à son siège pour interrogatoire. Tous refusent de signer le procès-verbal final.
4 août 2015. Le Comité interroge quatre prêtres de la région. Ces derniers exposent les besoins et l’irritation de la population et font savoir qu’on ne peut aller à l’encontre des aspirations du peuple.
5 août 2015 et les jours qui ont suivi jusqu’à aujourd’hui. Dans la soirée, pendant les jours de repos, les cadres du district et de la commune se présentent dans les maisons avec de la bière pour faire campagne pour la démolition. Mais la population n’est pas d’accord. Les cadres boivent leur bière et repartent. S’agissait-il là d’une forme subtile de terrorisme ? Voudrait-on empêcher les gens de travailler ou de se reposer en paix ?
10 août 2015. Le Comité populaire de la commune invite douze catholiques à se présenter à la mairie pour un entretien portant sur un certain nombre de questions en rapport avec Dak Nu. Personne ne vient au rendez-vous, la lettre d’invitation n’indiquant pas clairement les questions qui vont être traitées.
10 août 2015. Le colonel Lê Hông Phong vient voir le prêtre chargé de Dak Nu pour lui proposer la démolition.
12 août 2015. Le bureau du Comité populaire du district invite douze laïcs à venir à une réunion à la commune avec le statut de représentants. Personne n’y va car l’invitation ne précise pas les questions qui seront débattues. Par ailleurs, personne ne veut se faire le représentant des autres ! Pendant ce temps, jour et nuit, les fidèles montent la garde à tour de rôle afin que personne ne vienne saboter la construction récemment élevée pour le culte.

Pourquoi donc les autorités ont-elles dépensé une telle somme d’énergie pour cette pauvre construction ? Il semble qu’au Vietnam, les énormes affaires comme celle de « Vinashin » (NdT - très grosse affaire de corruption) ou le conflit de la mer d’Orient (NdT - archipels des Spratley et Paracel revendiqués par la Chine) deviennent peu à peu banales tandis que les tout petits conflits comme celui de Dak Nu prennent des proportions colossales. Pourquoi les lieux où se commettent les hold-up, les maisons de jeu ou de prostitution, les officines d’avortement, les fumeries, ou encore les endroits où se réunissent ceux qui détruisent nos forêts ou ceux qui font le commerce d’êtres humains, ne reçoivent jamais la visite des cadres ? Alors que les pensions où les religieuses accueillent les enfants pauvres des minorités ethniques, venus des contrées reculées, pour leur apprendre à progresser dans l’humanité, ou encore les lieux de culte qui enseignent aux hommes les mystères de leur existence et leur apprennent à vivre en êtres humains, ne cessent de subir leurs tracasseries des cadres, d’être l’objet de toutes sortes d’interdiction.

Messieurs les cadres, savez-vous pourquoi les chrétiens sont désireux de construire des baraques pour le culte ? Pourquoi ils n’osent pas les démolir ? Ils sont motivés par beaucoup de raisons !

1. (…) Si l’on démolit la baraque en question, quel sera ensuite le sort des 202 autres baraque de culte construites sur le territoire de Kontum ? Rien que sur le seul district de Dak To, on en dénombre vingt-deux. Une lettre secrète intitulée « 03/Kh-UBND, district deDak Tô », datée du 30 janvier 2015, continue d’obséder nos esprits !

2. Lorsqu’on demande l’autorisation, on ne l’obtient pas. La population n’a plus confiance dans les paroles des cadres. A tel point que les gens ont forgé un proverbe : « Menteur comme un cadre » ! Les auteurs du livre Den Cu (NdT - livre écrit par un ancien journaliste officiel portant un regard critique sur la société communiste) ou encore de l’ouvrage Tourments du philosophe Trân Duc Thao (NdT - brillant philosophe, étudiant à l’Ecole normale supérieure en même temps que Jean-Paul Sartre ; revenu au pays, il fut rapidement interdit d’enseignement) n’ont pas renforcé notre confiance dans les cadres.

3. Car, nos besoins vitaux, notre besoin d’adorer conformément à notre foi, personne ne peut nous les dérober ! (…)

Il se peut que la vieille histoire ci-dessous aide les cadres à comprendre la situation et la mentalité des croyants. C’est l’histoire d’un élève qui demande à son maître : « Le bonheur et la liberté, qu’est-ce que c’est ? » Le maître ne répond pas. Un jour, après à l’heure de l’éducation physique, maître et élèves vont se baigner à la rivière. Subitement, le maître prend l’élève par les cheveux et l’enfonce dans l’eau. A la troisième fois, étouffant et n’en pouvant plus, l’élève se résout à donner un coup de pied à son maître afin de pouvoir respirer, de vivre… Il en est de même pour le croyant ; celui-ci doit se résoudre à donner un coup de pied afin d’obtenir une baraque pour la prière afin de pouvoir « respirer », « adorer » !

Quant à vous Messieurs les cadres, vous persistez dans vos accusations : les chrétiens construisent ces lieux de culte sans autorisation ! En notre qualité de pasteur, nous demandons à assumer entièrement cette responsabilité devant la loi, à la place de nos fidèles et de nos prêtres. Ils n’ont commis aucune faute ! Nous demandons à comparaître devant un tribunal pour y être jugé publiquement. Enfin, si vous envoyez des gens pour démonter des lieux de culte, nous demandons à payer l’amende. Si c’est peu, nous le ferons nous-mêmes. Si l’amende est trop lourde, nous irons solliciter les autres Eglises dans le monde. Espérons que nous aurons de quoi payer l’amende ! Si ce n’était pas le cas, qu’on nous mette en prison ! Et puis, qu’importe ce qui se passera, « pourvu que le Christ soit annoncé » (Ph. 1,18).

Nous vous sommes sincèrement reconnaissants, Messieurs les cadres, d’avoir mis et de mettre à l’épreuve notre foi, de nous avoir aidé à annoncer l’Evangile, qui est vérité et amour !

En ce qui concerne la loi, nous autres croyants, sommes fiers de l’observer rigoureusement. Notre foi réconcilie et unifie. Elle exige que, pour nous, « l’amour de Dieu et l’amour des autres soient un seul et même commandement ». Nous avons conscience qu’un bon catholique est un bon citoyen ! La loi reconnaît la liberté de religion. Tous les citoyens doivent la reconnaître. Celui qui ne l’accepte pas sera puni. Est-il juste de dire cela ? Les croyants officiels reconnaissent ce droit en demandant des autorisations ; mais Messieurs les cadres ne nous en donnent pas ! Ou, s’ils autorisent, c’est au compte-gouttes après de multiples démarches. A la fin, il faut se résigner à imiter l’élève que je viens de citer ! Ce sont donc les cadres qui n’appliquent pas la loi. Ce sont eux qu’il faut punir ! Pourquoi toujours accuser les croyants ?

Monsieur le président, en lisant ces lignes, il y aura peut-être des gens pour penser que nous nous opposons au gouvernement, que nous n’appliquons pas la loi, que nous ne demandons pas autorisation… Quelle injustice ! A mon avis, au lieu de porter votre attention sur les croyants ou sur je ne sais quelle autre force, Messieurs les cadres, vous feriez mieux de rechercher avec calme quelles sont les personnes qui, dans de nombreuses régions, sapent véritablement la confiance de la population, sabote le régime, et le conduisent vers sa chute.

Monsieur le président, veuillez agréer mes salutations distinguées.

Mgr Michel Hoang Duc Oanh

(Source: Eglises d'Asie, le 22 octobre 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video:100 năm giáo xứ St. Margaret Mary, Brunswick, Melbourne, Australia
Khắc Thái
07:15 22/10/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyến tàu vét trước ngày rã đám
Phạm Trần
10:01 22/10/2015
CHUYẾN TẦU VÉT TRƯỚC NGÀY RÃ ĐÁM ?

Những phiên chợ chiều ở vùng quê Việt Nam thuở xưa thường có 2 hình ảnh nổi bật: Một là người bán không rao gía cao để bán cho nhanh các món hàng . Hai là người mua thì cũng không muốn kỳ kèo lâu sợ trễ bữa cơm chiều xum họp quan trọng của gia đình. Do vậy mà chợ chiều chì dài từ 2 đền 6 giờ tối là nhiều.

Có nơi người ta gọi cảnh sinh hoạt mua bán nhanh chóng này là “ phiên chợ vét”, ai nhanh chân thì được lợi nhưng cả kẻ mua và người bán đều thỏa mãn với quyết định của mình trong tình làng nghĩa xóm.

Trong chính trị thì khác. Khi những kẻ cầm quyền mà làm “chuyến tàu vét” thì chỉ có 2 lý do: Biết trước sẽ mất nên phải vơ bèo vợt tép cho cạn tàu ráo máng, không để cho các phe khác nhảy vào ăn ké; hay biết không vững được lâu nên phải gom góp bề tôi để bảo vệ cái đang có trước khi nó vuột khỏi tầm tay bởi sức mạnh lật đổ của quần chúng, hay quân đội.

Đấy là những dấu hiệu đang diễn ra ra ở Việt Nam trước thềm Đại hội đảng XII, dự trù diễn ra vào đầu năm 2016. Căn cứ theo hai diễn biến chưa hề có trong lịch sử bầu chọn các Ủy viên Trung ương đảng thì công tác chọn người cho khóa XII có nhiều điều không bình thường :

Thứ nhất, sau 8 kỳ họp, từ Hội nghị quan trọng hàng đầu của khóa XI, Trung ương 4 (“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011) đến Hội nghị Trung ương 12 (“Bàn về Nhân sự đảng Khóa XII”, từ ngày 05 đến chiếu 11/10/2015) đảng vẫn chưa giải quyết được Quốc nạn tham nhũng và suy thoái tư tưởng, đạo đức của đảng viên. Đảng viên, kể cả một số không nhỏ cấp lãnh đạo then chốt đã phải “tự phê bình và phê bình lẫn nhau“ để sửa mình nhưng chuyện đâu vẫn không những còn nguyên mà còn nghiêm trọng hơn.

Bốn (4) nguy cơ trước mắt là: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch” , lần đầu tiên xác nhận tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (thời Đỗ Mười) từ ngày 20 đến 25-1-1994 tại Hà Nội.

Đến gần hết khoá đảng XI, Chủ tịch nước Trương Tấn Sáng đã cảnh báo chúng “vẫn còn nguyên” và lại đẻ ra thêm 2 nguy cơ nữa là “”Tự diền biến” và “Tự chuyển hoá”

Đến bây giờ, ngay trước ngày khai mạc Đại hội tòan quốc khoá đảng XII thì nhiều đảng viên, kể cả trong Lực lượng võ trang là Quân đội và Công an đã coi chuyện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để tự làm, tự nói cái gì mình thích là chuyện bình thường và dân chủ, không cần phải bàn cãi.
Nhưng không chỉ mất đinh hướng mà có nhiều người còn công khai chống lại Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh mà Bộ Chính trị đã kiên quyết buộc mọi đảng viên phải tuyệt đối trung thành, và phải lấy đó làm nền tảng để xây dựng đất nước.

Nhưng đảng viên ngày nay không còn lạch hậu, khờ khạo, bảo sao nghe vậy như trong Thế kỷ 20. Nhiều người trong họ đã biết mở mắt trước sự tan rã thê thảm của Thế giới Cộng sản do nước Nga lãnh đạo từ 1989 đến 1991 ở Đông Âu và ngay tại Moscow.
Ngay cả Cộng sản Trung Quốc cũng đã lột xác và thay áo Mác-Lênin-Mao Chủ tịch bằng chiếc áo mới mang tên “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Người Trung Hoa không giải thích “đặc sắc” là gì, nhưng ai cũng biết họ muốn ấm ớ nói “theo kiểu của người Tầu”.

Đảng CSVN cũng bắt chước làm theo, hay bị buộc phải noi theo, từ sau Hội nghị “bán mất danh dự” ở Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 1990 giữa các Lãnh tụ Giang Trạch Dân-Lý Bắng (Trung Hoa) và Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười-Phạm Văn Đồng (Việt Nam).

Mấy ông CSVN không muốn làm bản sao “đặc sắc” mà gọi là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề tiếp tục “qúa độ lên xã hội Chủ nghĩa” theo kiểu Việt Nam không có trong đời sống.

Chính ông Tổng Trọng cũng đã ngán ngẫm nói rằng : “ Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa .” (Báo Tuổi Trẻ, 23/10/2013)

Như vậy thì công tác tìm cho ra nhân sự khóa XII phải là những người tuyệt đối “trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp…. kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH” như ông Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đưa ra tại Hà Nội ngày 28/05/2015 thì có khác nào đưa nhau vào chốn âm ti hoang tưởng ?

Do đó mà vẫn còn nhiều bất đồng ý với nhau về tiêu chí chọn nhân sự, nhất là thành phần Lãnh đạo chiến lược gồm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và 4 chức danh chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng chính phủ. Lãnh đạo đảng của Thủ đô Hà Nội, và Thành phố thương mại đứng đầu nước Hồ Chí Minh cũng phải đợi chọn ra từ các Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII.

Lãnh đạo đảng bộ nhiệm kỳ 2016-2020 của Lực lượng võ trang gồm Quân đội và Công an cũng chưa ngả ngũ. Tin Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI),Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quanh Thanh, 67 tuổi vào năm 2016, sẽ nghỉ hưu vì lý do sức khỏe đang lan nhanh ở Hà Nội đã không bị cải chính.

Đại tướng Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu Trưởng Đỗ Bá Tỵ có nhiều hy vọng thay tướng Thanh cả trong Bộ Chính trị lẫn Bộ Quốc phòng.

MỤC TIÊU CHUẨN

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị với “cán bộ toàn quốc triển khai phương hướng công tác nhân sự và quy trình giới thiệu nhân sự tham gia BCH TƯ Đảng khóa 12” ngày 28/05/ 2015, ông Rứa nói: “BCH TƯ phải thật sự là một tập thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; có tầm nhìn chiến lược; có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới; có cơ cấu, số lượng hợp lý đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tính kế thừa và phát triển.”

Nói thì dễ mà làm thì còn lắm chông gai như quyết định của Bộ Chính trị đã lên kế họach Trung ương phải họp thêm 2 lần nữa (Trung ương 13 và 14) may ra mới thống nhất thành phần lãnh đạo XII. Như vậy, Đại hội XII sẽ phải lùi lại sau tháng 1/2016 là sớm nhất.

Nhưng các Ủy viên Trung ương mới phải “trong sạch” đến cỡ nào thì được chọn mà sao không thấy phổ biến các bản “kê khai tài sản” của những người đã được các đảng bộ bầu vào Ban Chấp hành, hay nẳm trong Danh sách được cử đi dự Đại hội XII ?
Nhân dân có hay biết gì đâu. Hai ban kiểm tra đảng và nhà nước cũng nín thinh thì ai đo lường được mức độ “trong sạch” của họ?
Tiêu chuẩn chung cho các Ủy viên tương lai, nhất là thành phần của Bộ Chính trị và Ban Bí thư là đội ngũ nắm đầu cả nước, dù chả có ai bầu họ, được Bộ Chính trị quy định phải có “tầm trí tuệ, tư duy chiến lược, khả năng nắm bắt, đề xuất, giải quyết những vấn đề mới; về đạo đức cách mạng, tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực, lợi ích nhóm; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng”.

Sau những lời đu đưa nhiều lý thuyết hơn thực tế của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lên lớp giảng cán bộ toàn quốc: “Tinh thần của những người cộng sản là đặt lợi ích của Đảng, của đất nước lên trên hết, trước hết, không vì cá nhân, lợi ích cục bộ, phải trong sáng, công tâm, khách quan, với mong muốn xây dựng cơ quan lãnh đạo cao nhất ở các cấp và đặc biệt là ở Trung ương phải thực sự trong sạch vững mạnh, là một tập thể đoàn kết thống nhất cao, đủ trí tuệ, phẩm chất, năng lực, quan hệ tốt với dân, không tham nhũng tiêu cực, không vướng vào lợi ích nhóm… cố gắng không để lọt vào cơ quan lãnh đạo của Đảng cả ở cấp Trung ương và địa phương, những đối tượng mắc một trong các khuyết điểm đã nêu.”

Nhưng “cố gắng” bằng cách nào khi nhân dân và nhiều “lão thành cách mạng” đang vò đầu, bứt tóc tìm câu trả lời cho thắc mắc : tại sao một cán bộ hạng trung mà có nhà tiền tỷ, hay nhiêu nhà, nhiều đất, nhiều xe ôtô láng coóng và có tiền gửi con đi học nước ngoài ?
Nếu không tham nhũng và trong sáng như đòi hỏi của hai ông Rứa và Trọng thì tiền chùa ở đâu mà chui vào túi cán bộ nhiều như thế ? Bằng chứng Ủy ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng do ông Trọng đứng đầu từ sau Trung ương 5 đã làm được gì mà lúc nào đảng cũng nói “tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng” ?

Bằng chứng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng giữ chức “Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng” trong 7 năm, trước khi bàn giao qua ông Trọng, đã báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp 10, khai mạc ngày 20/10/2015: “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu.”

Tại sao lại “chưa đáp ứng yêu cầu” khi nhà nước đã có Luật phòng, chống tham nhũng từ năm 2005 rồi có thêm hàng hà sa số văn kiện, nghị quyết, nghị định v.v... phòng chống mà sao đến giờ này Tham nhũng đã leo ngồi cười toe trên đầu đảng ?
Vì vậy mà khi nghe ông Trọng nói nhiều đến tiêu chuẩn “trong sáng” để chọn nhân sự thì ai cũng biết ông là người lý luận giỏi nhưng làm thì chẳng được bao nhiêu, sau 5 năm làm Tổng Bí thư.

Tính của ông Trọng là cứ nói cho hay, đúng bài bản rồi tính sau.

Ông bảo cán bộ: “Trong thực tế công tác cán bộ khó nhất là có trong sáng, công tâm hay không? Có quán triệt đúng tiêu chuẩn, yêu cầu, nguyên tắc hay không? Nếu không trong sáng thì nhìn tiêu chuẩn sẽ khác, đến khi làm cũng không đúng quy trình, dễ luồn lách để đạt được mục đích, tham vọng cá nhân, bất chấp nguyên tắc, quy chế của Đảng...”

CON ÔNG CHÁU CHA THẮNG TO

Thứ hai, khi nói đến chuyện “dễ luồn lách” thì không hiểu ông Trọng có nghiên cứu, xem xét đến đến trường hợp mới bầu chọn những người có liên hệ gia đình, dòng tộc của đương kim và nguyên lãnh đạo đảng vào các chức Bí thư hay Ủy viên Ban chấp hành các đảng bộ địa phương ?

Trong số này có 4 người tiêu biểu là các ông Nguyễn Văn Anh, tân Bí thư Đà Nẵng là con trai của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi.

Cũng tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Cảnh, sinh năm 1983, con trai của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng ban Nội Chính Trung ương được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020.

Nhưng đáng chú ý hơn phải kể đến người con trai trưởng của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi, nắm chức Bí thư Tỉnh ủy của Kiên Giang.

Ông Nghị được bầu vào Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương XI cùng lượt với Nông Quốc Tuấn, con trai Tổng Bí thư đảng hai khoá IX và X, Nông Đức Mạnh. Ông Tuấn đang giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Sau cùng là người con út trong gia đình Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi cũng lọt vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015.
Như vậy, chắc là những “con ông cháu cha, được ngồi mát ăn bát vàng” này cũng phải hội đủ những điều kiện do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đưa ra tại Hà Nội ngày 28/05/2015 ?

Nhưng có ai, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng bảo đảm được họ là những cán bộ “trong sáng”, có thực tài, được kiểm tra bầu cử minh bạch và đã không phải gửi gắm bởi các ông bố quyền thế , hay là họ cũng đã được cha mẹ vẽ đường cho biết cách “luồn lách” vào những địa vị béo bở ?
Chuyện lớn như thế mà cả nước, cả Quốc hội cũng không ai dám nêu thắc mắc với ông Trọng xem bằng cách nào mà các con ông cháu cha này đã lên chức lên bậc ngon ơ như thế ?

Hay là họ đã được chọn để đồng hành với các nhóm lợi ích trên chuyến tầu chót của đảng CSVN ? -/-


Phạm Trần
(10/015)


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nơi Xưa Hẹn Hò
Nguyễn Đức Cung
20:40 22/10/2015
NƠI XƯA HẸN HÒ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thu về gợi nhớ thu xưa
Nhớ nơi hẹn cũ nắng trưa lụa vàng
Thời gian đi thật vội vàng
Tóc xanh ngày ấy, tuổi vàng giờ đây.
(nđc)