Ngày 21-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:43 21/10/2014
AI LÀ NGƯỜI NGU ?
N2T

Có một người lang thang nhưng ương ngạnh thường hay đi qua lại trong chợ, rất nhiều người thích nói chuyện tiếu lâm với anh ta và dùng rất nhiều cách để trêu chọc anh ta, trong đó có một cách mà mọi người thường hay dùng, đó là bỏ trên bàn tay đồng bạc năm đồng và mười đồng rồi để cho anh ta tự chọn, nhưng anh ta luôn chọn năm đồng.
Mọi người nhìn thấy anh ta ngờ nghệch, ngay cả năm đồng và mười đồng mà cũng không biết phân biệt thì ôm bụng cười, cho nên mỗi lần nhìn thấy anh ta đi qua, thì họ đều dùng cách ấy để chế giễu anh ta.
Qua một thời gian sau đó, có một phụ nữ có lòng bác ái cảm thấy có điều gì đó không bình thường, bèn hỏi anh ta:
- “Có phải anh không phân biệt được năm đồng và mười đồng sao ?”
Anh chàng lang thang ấy cười lộ ra sự giảo hoạt:
- “Nếu tôi chọn lấy mười đồng, thì lần khác họ sẽ không cho tôi chọn nữa.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có những người dáng bên ngoài thì hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ như con gái, nhưng chứa đựng những âm mưu sâu độc bên trong tâm hồn; lại có những người bề ngoài xem ra bặm trợn, nhưng có một tâm hồn nhân hậu quảng đại với tha nhân.
Đức Chúa Giê-su nói: “Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại” , bởi vì con cái thế gian biết dùng cái khôn khéo của người đời để mưu cầu ích lợi cho bản thân mình, còn con cái sự sáng –là những người tin vào Đức Chúa Giê-su- thì lại không dùng ơn khôn ngoan của Chúa ban cho để mưu ích cho phần rỗi đời đời của mình và của tha nhân.
Năm đồng bạc thì nhỏ hơn mười đồng bạc, nhưng sự gian khôn của thế gian biểu anh chàng lang thang chọn năm đồng để được chọn nhiều lần. Khôn ngoan của Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta chọn thiên đàng để được hạnh phúc muôn đời, nhưng chúng ta vẫn cứ thích chọn con đường đi xuống nơi phạt đời đời là hỏa ngục, mà hỏa ngục thì không phải là nơi giam cầm ma quỷ và những người ác đức hay sao ?
Lời Chúa dạy đúng thật !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:49 21/10/2014
N2T

12. Không có đức ái thì công việc bên ngoài trở thành vô dụng. Vì đức ái mà làm việc, mặc dù rất nhỏ nhưng lợi ích thì rất lớn.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Câu kết các Lời Nguyện
L.m. An-rê Đỗ Xuấn Quế o.p.
12:40 21/10/2014
Thật, Thầy bảo thật anh em : anh em mà xin Chúa Cha điều gì thì Người sẽ ban cho anh em, nhân danh Thầy.” (Ga 17,20)

Đức Giê-su đã nói với các Tông Đồ như thế và Hội Thánh cũng dạy các tín hữu phải kết thúc các lời nguyện bằng câu : “Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con”. Đó là công thức kết thúc các lời nguyện. Công thức này cho thấy rõ địa vị và thế giá của Đức Ki-tô bên cạnh Đức Chúa Cha, đồng thời nhắc nhở cho ai nấy phải cậy dựa vào địa vị và thế giá đó để lời cầu dễ được chấp nhận. Thật vậy, không ai mạnh thế hơn để chuyển cầu cho chúng ta bằng Đức Ki-tô. Do đó, mọi lời cầu của Hội Thánh đều được kết thúc bằng câu : “Nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.”

Ngoài mục đích làm nổi bật vai trò của Đức ki-tô bên cạnh Đức Chúa Cha trong lời cầu nguyện, công thức trên còn thúc giục chúng ta đặt hết niềm tin cậy vào Đức Ki-tô để lời cầu xin mau đạt kết quả.

Tuy nhiên, khi đọc công thức này, phụng vụ còn lưu ý chúng ta về lời nguyện trực tiếp thưa với Chúa Cha hay Chúa Con và công thức vắn hay dài.

1. Công thức vắn hay dài

Công thức vắn dùng để kết thúc các lời nguyện các giờ Kinh Trưa, Kinh Tối : “Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.” . Công thức dài dùng để kết thúc các giờ Kinh Sách, Kinh Sáng, Kinh Chiều : “Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Con Chúa (hoặc Con Cha) là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa (hoặc Cha) hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. A-men”.

Ở đây, dùng chữ hiệp nhất với thay vì trong sự hiệp nhất như tiếng la-tinh : in unitate, vì người la-tinh nói như thế, nhưng người Việt Nam nói khác, cũng như người Pháp nói “Dans le ciel et sur la terre” (trong trời và trên đất} nhưng người Việt Nam lại nói là trên trời dưới đất, tuy phải dịch sát, nhưng sát theo ngôn ngữ mình dịch ra. Ngoài ra đến muôn thuở muôn đời là dịch Per omnia saecula saeculorum theo kiểu cách phụng vụ la-tinh kéo dài ở cuối cho thêm phần long trọng.

2. Thưa với Chúa Cha nhưng có nói đến Chúa Con :

Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa (hoặc Cha) hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.” như trong lời nguyện dưới đây theo công thức vắn :

Lạy Chúa, vào chính giờ các thánh Tông Đồ lên đền thờ cầu nguyện, Chúa cũng cho chúng con đến gặp Chúa. Này chúng con dâng lên Chúa lời kinh chân thành nhân danh Đức Giê-su, cúi xin Chúa lắng nghe và ban ơn cứu độ cho những ai kêu cầu danh thánh Người. Người hằng sống và hiển trị muôn đời A-men.”

3. Nếu lời nguyện thưa với Chúa Con :

“Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.”

4. Nếu thưa với Chúa Cha theo công thức vắn :

“Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con A-men.”

Sở dĩ phải nói đến những điều nêu trên, là vì cuối các lời nguyện trong các sách, thường chỉ thấy ghi : Chúng con cầu xin rồi chấm, chấm, chấm, khiến người đọc không kịp nhớ là lời cầu thưa với Chúa Cha hay Chúa Con, nên thường đọc thuộc lòng là Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con, như hai lời nguyện dưới đây và rất nhiều lời nguyện như thế :

Lạy Chúa Giê-su, vì yêu nhân loại và muốn cứu nhân loại, Chúa đã đến làm người và ở giữa chúng con giữa đêm thâu giá lạnh, xin cho nhân loại trân trọng những hồng ân này và đón nhận với hêt tấm lòng yêu mến Chúa. Chúng con cầu xin… Ở đây không cầu xin nhờ Đức Ki-tô mà là tuyên xưng Người là “Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời A-men.”

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã lớn lên trong một gia đình nhân loại, Chúa cũng biết rõ bao ưu tư của một đời sống gia đình. Xin Chúa dạy bảo và che chở cho gia đình chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con

Ở đây cũng như trên, phải kết bằng : “ Chúa hằng sóng và hiển trị cùng với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thành Thần đến muôn thuở muôn đời A-men.” hay công thức vắn : “Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời A-men.”

Phụng vụ phân biệt rất rõ : khi thưa trực tiếp với Chúa Cha hay Chúa Con thì dùng công thức nào. Vì vậy, thiết tưởng khi soạn hay đọc các lời nguyện, nên lưu ý để tránh những sự lẫn lộn có thể làm sai lạc ý nghĩa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến viếng thăm Sri Lanka của Đức Thánh Cha có thể phải huỷ bỏ
Đặng Tự Do
17:14 21/10/2014
Trong một diễn biến bất ngờ, hôm thứ Hai 20 tháng 10, Bộ Trưởng Thông Tin Sri Lanka là Keheliya Rambukwella đã cho biết rằng “Cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm tới”. Được hỏi chính xác là vào ngày nào, ông cho biết: “Tôi biết ngày nào nhưng không thể nói ngay bây giờ”.

Nhiệm kỳ tổng thống tại Sri Lanka là 6 năm và hiến pháp chỉ cho phép một vị tổng thống được đảm nhiệm tối đa là 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2010, Quốc Hội bỏ phiếu tu chính hiến pháp mở đường cho tổng thống Mahinda Rajapaksa có thể làm bao nhiêu nhiệm kỳ cũng được.

Sau khi giải giáp được quân du kích Hổ Tamil vào năm 2009, uy tín của tổng thống Mahinda đã lên rất cao và ông đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2010 để đảm đương nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Bình thường ra thì cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2017. Tuy nhiên, vì những lý do chính trị, tổng thống Mahinda đã muốn bầu cử sớm đến 2 năm.

Buổi sáng ngày 20 tháng 10, trong công nghị Hồng Y bàn về tình hình các tín hữu Kitô tại Trung Đông, Đức Thánh Cha cũng đã ấn định ngày phong hiển thánh cho chân phước linh mục Joseph Vaz là ngày 14 tháng Giêng 2015, trong chuyến viếng thăm của ngài tại Sri Lanka từ 13 đến 15 tháng Giêng năm tới.

Với quyết định tuyển cử sớm này của Sri Lanka, tình hình trở nên phức tạp. Theo thông lệ ngoại giao, Đức Giáo Hoàng sẽ không viếng thăm một quốc gia trong thời gian tuyển cử để tránh làm phức tạp thêm tình hình chính trị tại quốc gia đó. Tương lai chuyến viếng thăm Sri Lanka của Đức Thánh Cha Phanxicô, do đó, rất là mong manh.
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình: một đồng thuận cao
Vũ Văn An
22:05 21/10/2014
Nhiều người cho rằng đã có sự chia rẽ tại Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình và sự chia rẽ này chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp diễn trong Thượng Hội Đồng Thường Lệ vào năm tới. Đức Phanxicô, trong diễn văn kết thúc các phiên thảo luận của THĐ vừa kể, dường như không nghĩ tới tính chia rẽ cho bằng tính đa dạng của Thượng Hội Đồng qua việc nhìn nhận giá trị tích cực của cả hai khuynh hướng cấp tiến và bảo thủ. Điều ngài muốn cảnh giác là chiều hướng quá khích đến độ loại bỏ nhau giữa hai khuynh hướng này mà thôi.

Đức TGM Bruno Forte, được ngài đích danh đề cử làm Thư Ký Đặc Biệt của THĐ Đặc Biệt lần này, dù đã có một Tổng Thư Ký và một Phó Tổng Thư Ký sẵn rồi, cũng đã có cùng một tâm thức như ngài. Thực vậy, trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Vatican Insider, vị thư Ký Đặc Biệt này cho hay: đã có một sự đồng thuận rất lớn đối với mọi đoạn của tài liệu sau cùng.

Hỏi: Đức TGM có quan điểm gì về kết quả sau cùng của THĐ?

Đức TGM Forte: “rất tích cực vì đã có một sự đồng thuận rất lớn đối với mọi điểm trong tài liệu cuối cùng, ngay cả những điểm không đạt được đa số 2 phần 3; tuy nhiên những điểm này cũng đã được một đa số có ý nghĩa chấp thuận, nghĩa là hơn 50% các vị giám mục chấp thuận”.

Hỏi: Giáo Hội có chia rẽ không?

Đức TGM Forte: “Không, trái lại thì có. Tôi có thể nói rằng các nghị phụ THĐ đã làm việc một cách mật thiết với Đức Giáo Hoàng. Dù các nghị phụ phát biểu một cách bộc trực và dù chúng tôi có hơi tranh cãi một chút, nhưng mọi người đều cố gắng để hỗ trợ các gia đình, nhất là những gia đình gặp khó khăn. Tất cả mọi người chúng tôi đều là mục tử luôn tiếp xúc với giáo dân và cùng chia sẻ một mục tiêu là công bố tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người.

Hỏi: Nhưng cả đoạn phác họa các chủ trương của những vị ủng hộ và chống lại việc cho phép người ly dị và tái hôn được chịu các bí tích, lẫn đoạn liên quan tới người đồng tính, đều không hội đủ đa số 2 phần 3…

Đức TGM Forte: “Đoạn nói về người đồng tính trình bày hai bản văn lấy từ huấn quyền Công Giáo từng đã được Giáo Hội tổng hợp, còn đoạn nói về người ly dị tái hôn phác họa hai chủ trương xuất hiện ngay trong cuộc tranh luận tại THĐ. Thành thử, kết quả đầu phiếu không thể bị coi như dấu chỉ bất đồng đối với bất cứ điều gì, vì như tôi đã nói, cả hai chủ trương đều được nhắc tới. Theo ý kiến tôi, kết quả này cho thấy ta cần suy nghĩ và trưởng thành hơn nữa. Đức Giáo Hoàng muốn chúng ta tiếp tục suy nghĩ. Hiện nay, toàn bộ tài liệu sau cùng sẽ được nhập vào bản văn sắp sửa gửi tới các Giáo Hội địa phương. Cuộc hành trình này chưa kết thúc, nó vẫn còn đang tiếp diễn.

Hỏi: Đức HY Erdo chỉ rõ ngài là tác giả của đoạn gây tranh cãi về người đồng tính trong phúc trình sau thảo luận, đoạn này, sau đó, đã được thay đổi trong tài liệu sau cùng. Đức TGM có nghĩ nó có hơi thiếu quân bình hay không?

Đức TGM Forte: “Tôi nên chỉ rõ điều này:tôi không hề là bộ óc duy nhất đứng đàng sau tài liệu, cũng không phải là tác giả duy nhất của nó, tôi chỉ phối trí diễn trình soạn thảo mà thôi. Không hề có tác giả duy nhất…”

Hỏi: Nhưng chính đoạn được tranh luận nhiều nhất tại toàn bộ cuộc họp khi đem ra thảo luận ở các nhóm nhỏ, mà chúng con có được đọc bản tóm lược, đã chứng tỏ điều ấy.

Đức THM Forte: “theo chỗ tôi nhớ được, mọi điều được phát biểu trong cuộc tranh luận đã được tường trình một cách trung thành. Dù sao, bản văn cuối cùng cũng nói rất rõ về việc Giáo Hội chống lại việc coi hôn nhân ngang hàng với các cuộc phối hợp đồng tính. Tuy nhiên, cùng một lúc, bản văn này cũng có tính chào đón và không kỳ thị”.

Hỏi: Thế tại sao đoạn nói về người đồng tính lại không hội đủ đa số 2 phần 3?

Đức TGM Forte: “Một số vị có thể đã nói lên sự bất đồng vì các ngài muốn nó nói nhiều hơn. Hoặc các ngài muốn bỏ vấn đề. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc nhở để ông thấy rằng sứ điệp chính gửi người đồng tính là sứ điệp có tính trung tâm đối với triều giáo hoàng của Đức Phanxicô: truyền đạt đức tin và lòng thương xót. Các điều này không phải là các hành vi của người muốn làm tốt hay yếu đuối”.

Hỏi: Vấn đề bí tích cho người ly dị tái hôn có phải là vấn đề tín lý không?

Đức TGM Forte: “Tín lý về việc này rất rõ: tính bất khả tiêu của hôn nhân là điều không thể nghi vấn. Vấn đề mục vụ là xử lý các tình trạng và hoàn cảnh trong đó những người này có nên được phép lãnh nhận các bí tích thống hối và Thánh Thể hay không. Điều này vốn đã xẩy ra trong một số trường hợp, thí dụ khi bệnh nặng chẳng hạn hay khi một ai đó sắp sửa qua đời. Liệu có thể ban các bí tích này trong các tình thế đặc biệt nào khác chăng? Ta phải chờ xem các Giáo Hội địa phương sẽ nói gì để lọc ra các trường hợp khẩn cấp nhất”.

Hỏi: Một số linh mục và cả giám mục nữa đã ban các bí tích này trong tòa giải tội và khi biết rõ người liên hệ...

Đức TGM Forte: “Một số nghị phụ THĐ thực sự đã phát biểu rằng điều này đôi khi đã xẩy ra. Có lẽ điều này một phần cho thấy cần phải có đường hướng rõ rệt hơn”.

Hỏi: Con đường nào đã được mở ra từ nay tới THĐ vào tháng Mười năm 2015?

Đức TGM Forte: “Trước nhất, tôi dự đoán rằng con đường này sẽ là con đường thanh thản. Tại các Giáo Hội địa phương, người ta rất có niềm tin, biết lắng nghe, xem sét các khả thể đa dạng, khảo sát sự việc sâu xa hơn và cuối cùng đưa ra đề nghị. Cần phải có nhiều tự do phát biểu hơn và đối với chúng ta phải biết lắng nghe trong tinh thần chân lý và bác ái, tiếp tục bước chân theo THĐ lần này. Đức Giáo Hoàng có lời nói sau cùng và tất cả chúng ta đều đồng ý như thế. Ngài là người giữ chìa khóa và quyền hành từng được ban cho ngài trong tư cách Vị Đại Diện Chúa Kitô và là Người Thừa Nhiệm của Thánh Phêrô”.

Hai tuần lễ rất tốt

Theo Catholic World News, Đức HY Vincent Nichols của Anh cho rằng tài liệu sau cùng của THĐ không đi “xa đủ” trong ngôn từ của mình đối với những người đồng tính. Ngài bảo: “Có ba từ ngữ then chốt mà tôi quan tâm là “tôn trọng”, “chào đón” và “trân quí”. Tôi tìm ba từ ngữ đó nhưng chúng không có trong tài liệu, bởi thế, tôi cho đoạn ấy không tốt”.

Nhưng ngài cho rằng: “chúng tôi không làm việc theo lối vận động hậu trường (lobbying) hay áp lực nhóm, chúng tôi làm việc bằng cách ngồi xuống và trung thực nói chuyện với nhau, và đó là lý do tại sao hai tuần lễ qua thực sự là một trải nghiệm rất tốt”.
 
Top Stories
Chine: Qui persécute l’Eglise en Chine?
Michel Chambon
12:24 21/10/2014
Il est de notoriété publique qu’après 1950, l’Eglise en Chine (protestants comme catholiques) fut divisée entre « souterrains » et « patriotes » du fait de la politique du Parti communiste chinois. Pourtant, depuis 1979, beaucoup de choses évoluent en Chine et ces changements ont une influence sur la condition des chrétiens. D’un lieu à un autre, la situation devient très variée.

D’une part, la politique religieuse du gouvernement (largement dépendante des dynamiques régionales) se révèle très hétérogène, parfois accommodante mais souvent pragmatique. Clairement, la sphère politique s’est diversifiée ces trente-cinq dernières années, ce qui rend les choses plus difficile à appréhender depuis l’extérieur.

D’autre part, les tensions internes entre chrétiens chinois sont un facteur de divisions qu’on ne serait sous-estimer. De nombreuses sectes crypto-chrétiennes ont pris une importance nouvelle dans le paysage religieux chinois, ce qui oblige catholiques et protestants à se repositionner. En « interne », catholiques et protestants ont encore à gérer l’héritage d’être « souterrain » ou « patriote », notions qui restent significatives en bien des endroits, mais souvent d’une manière tout autre de ce que l’on soupçonne depuis l’Occident. Bref, la sphère religieuse du christianisme en Chine s’est, elle aussi, terriblement complexifiée ces dernières décennies. Il n’est donc pas simple d’appréhender la situation globale des chrétiens en Chine, du fait des contradictions internes, du contexte socio-religieux et de l’environnement politique.

Cependant, l’exercice devient encore plus complexe quand on essaie de présenter cette Eglise de Chine à des Occidentaux. Quand on veut parler des chrétiens en Chine à une audience occidentale, un certain nombre de curiosités émergent et s’imposent, en toute bonne foi, mais sans se rendre compte de leurs ambiguïtés. Les Occidentaux veulent d’abord savoir « Comment les catholiques souterrains ‘survivent’ en Chine ? », et puis « Comment les chrétiens chinois vivent leur sexualité puisqu’ils doivent concilier ‘politique de l’enfant unique’ et ‘interdiction religieuse sur la contraception’ ? » ou encore si « Le catholicisme en Chine n’est pas utilisé pour ré-instituer le patriarcat chinois au détriment de l’émancipation des femmes ? »… Toutes ces questions sont certes intéressantes et justifiables, mais elles laissent bien peu de place aux problématiques et défis que vivent les chrétiens de Chine eux-mêmes. Si quelqu’un veut parler des chrétiens en Chine, il doit répondre à ces ‘curiosités’ occidentales en priorité, le reste devant attendre. Dès lors, les interlocuteurs occidentaux imposent en quelque sorte leur propre grille de lecture (politique, sexualité, féminisme), découpant à leur manière l’Eglise en Chine. On peut se demander dans quelle mesure ce dialogue laisse une réelle place aux préoccupations des chrétiens chinois eux-mêmes.

Cette ambigüité du dialogue n’est toutefois pas spécifique à la rencontre des chrétiens en Chine. Que l’on parle des chrétiens en Amérique latine, en Afrique ou en Asie, chacun arrive avec ses catégories et centres d’intérêts, pour questionner sans toujours laisser place au visage de l’autre. L’authentique rencontre nécessite de laisser place à l’autre en tant qu’autre. Cette difficulté est inhérente au dialogue. Si on ne fait pas attention à notre approche, les curieux qui veulent mettre les chrétiens qu’ils rencontrent dans des catégories toutes faites (présupposés sur la politique, la sexualité ou le féminisme) deviennent des persécuteurs, déchirant d’avance l’Eglise qu’ils rencontrent entre ‘officiels’ et ‘souterrains’, sans se préoccuper vraiment du corps du Christ qui se montre à eux.

Cependant, une chose est spécifique à la rencontre entre les Occidentaux et les chrétiens en Chine, il s’agit de la récente émergence politico-économique de la Chine. La République populaire de Chine a en effet accompli ces trente dernières années des miracles économiques qui lui donnent un nouveau point politique. Washington, Paris et Londres ne peuvent rester indifférents face à cette nouvelle compétition et il devient courant de voir dans les médias occidentaux des articles quasi diffamatoires sur la Chine. En matière d’hégémonie politico-économique, tous les moyens sont bons.

Mon propos est donc une mise en garde à l’intention des chrétiens occidentaux qui veulent parler des chrétiens en Chine : avant de trop parler de ‘catholiques souterrains’, ou des ‘persécutions religieuses en Chine’, assurons-nous que nous ne sommes pas en train de faire le jeu de Washington, Paris ou Londres. Notre état de chrétien nous oblige au discernement. Mon propos n’est pas de dire que la Chine est un paradis – loin s’en faut –, mais elle n’est pas non plus l’enfer ! En tant que chrétiens, nous devons servir le bien commun, pas l’hégémonie occidentale, sinon c’est nous qui devenons les persécuteurs des chrétiens en Chine !

Michel Chambon, 19 octobre 2014

Notes: * Michel Chambon est un théologien catholique laïc qui poursuit actuellement un doctorat en anthropologie à Boston University (USA). Ses recherches portent sur la rencontre et l’hybridation actuelle entre culture chinoise et foi chrétienne. Après un master sur la croyance parmi les catholiques de Taipei dans les esprits-fantômes, sa recherche doctorale porte sur les pratiques de guérison parmi les protestants en Chine continentale. On pourra lire sa précédente contribution dans les colonnes d'Eglises d'Asie ici (« Peut-on vraiment parler de pentecôtisme en Chine ? », 18 mars 2014).

(Souce: Eglises d'Asie, le 20 octobre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội ngộ anh em Linh mục Khóa III ĐCV Saigòn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:53 21/10/2014
SÀI GÒN - Theo truyền thống tốt đẹp hàng năm, anh Linh mục Khóa 3 ĐCV Thánh Giuse Sài gòn hội ngộ. Năm nay kỷ niệm 15 năm ra trường, anh em chọn Bãi dâu Vũng tàu làm nơi gặp gỡ nhau. Có 47 anh em từ 6 Giáo phận tề tựu từ ngày 20-21/10, tay bắt mặt mừng, hỏi han chia sẽ, rạng rỡ niềm vui. Đầm ấm tình huynh đệ “Ngọt ngào tốt đẹp biết bao. Anh em vui sướng sum vầy bên nhau”.

Hình ảnh

Khóa III nhập học tháng 10/1993, với 61 anh em của 5 Giáo phận: Sài gòn (20), Mỹ tho (10), Phú cường (8), Đà lạt (5), Xuân lộc (13), Phan thiết (5). Sau 3 năm có thêm 2 Thầy Giáo phận Sài gòn (Nguyễn Kim Điền, Nguyễn Thanh Hiền) và năm cuối có thêm 4 Thầy Sài gòn (Nguyễn Duy Lạn, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Cường, Mai Phát Đạt). Mãn khóa tháng 7/1999 với 66 anh em. Một con số lý tưởng: 65 anh em được lãnh thừa tác vụ Linh mục.

Sau 15 năm ra trường, các anh em linh mục phục vụ trong 6 Giáo phận và một số nơi khác.

Khóa III đóng góp khá nhiều nhân sự cho các ủy ban của HĐGMVN và các Đại chủng viện.

- Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn, thư ký thường trực HĐGM, Tổng thư ký UBMV Gia đình, chánh văn phòng HĐGMVN.
- Lm Gioan Lê Quang Việt, Tổng thư ký UBMV Giới Trẻ.
- Lm Giuse Đỗ Quang Khang, Tổng thư ký UB Giáo dục, Giáo sư ĐCV Sài gòn
- Lm Giuse Tạ Huy Hoàng, Tổng thư ký UBMV Giáo dân
- Lm Phêrô Lê Tấn Bảo, TTMV Mỹ tho
- Lm Roco Nguyễn Duy, Tổng thư ký UB Thánh nhạc.
- Lm Phêrô Kiều Công Tùng, Giáo sư ĐCV Sài gòn.
- Lm Tôma Thiện Trần Quốc Hưng, Giáo sư ĐCV Sài gòn
- Lm Phêrô Phạm Bá Đương, Giáo sư ĐCV Cần thơ
- Lm Giuse Lê Anh Tuấn, Giáo sư ĐCV Đà lạt
- Lm Gioan Trần Văn Thức, Giáo sư ĐCV Xuân Lộc
- Lm Giuse Bùi Công Trác, Bộ Truyền giáo Rôma
- Lm Giuse Hoàng Ngọc Dũng, Trung tâm mục vụ TGPSG.
- Lm Đaminh Phạm Ngọc Thủy, TGM Xuân lộc…

Một số anh em là Giáo sư ngoại trú các ĐCV, các học viện dòng tu, có anh là Hạt trưởng, có anh làm việc tại các Tòa Giám mục, các Trung tâm mục vụ và cũng có anh đang phục vụ tại các vùng biên giới. Đông đảo nhất vẫn là Lm quản xứ miệt mài trên mọi nẻo đường truyền giáo. Có những anh xây Nhà thờ bế thế. Có anh đang xây nhà giáo lý mục vụ và cũng có anh đang nhiệt thành cộng tác xây công trình lớn của giáo phận…Có anh coi xứ mười mấy ngàn giáo dân và cũng có anh đang dưỡng bệnh. Lm Đặng Duy Linh chánh xứ Đất Đỏ đã thiết lập và xây 4 nhà thờ giáo họ mới và đang xây dựng cộng đoàn ở “Côn đảo”.

Các anh em coi xứ thường thích thú kể câu chuyện. Cha George Lodes tâm sự: Năm 1962, Ngài cùng mười Lm khác được yết kiến Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Mỗi Lm tự giới thiệu cho Đức Giáo Hoàng: ‘Con là viện trưởng một đại học’, ‘’con là tuyên úy bệnh viện’, ‘con là chưởng ấn giáo phận’…Cuối cùng đến lượt mình, Ngài thầm nghĩ, việc làm của mình đáng gì so với chín vị kia, bởi thế hầu như Ngài nói lí nhí trong miệng: ‘Thưa Đức Thánh Cha, con chỉ là một Lm coi xứ’. Lạ lùng, Đức Thánh Cha bái gối trước mặt Ngài, hôn tay Ngài, và đứng lên nói: ‘Đó là công việc cao trọng nhất của Lm’. Lm coi xứ, tuyến đầu Giáo Hội. Mọi chương trình, sáng kiến….. về công cuộc Phúc âm hóa sẽ không kết quả tốt đẹp, nếu không được thực hiện trong một giáo xứ và dưới sự hướng dẫn của cha sở nhiệt thành và thánh thiện.Các Lm đang dạy học, hoặc du học các lớp thần học cao cấp, hay đang làm việc cho Tòa Thánh… tất cả đều giá trị cao cả. Nhưng đoan chắc rằng: Các Ngài sẽ thích là Lm coi xứ nếu các Ngài được chọn lựa. Bởi vì, nói cho cùng, tước vị cha sở thì thiêng thánh ở phương diện là người sống giữa Dân Chúa, trực tiếp va chạm mọi vấn đề cuộc sống trong tư cách là Lm coi xứ...Các anh em “cha xứ” có vẻ tâm đắc lắm.

Gặp gỡ nhau, anh em hàn huyên những câu chuyện mục vụ, những thao thức của Giáo Hội. Cùng đọc kinh nguyện, dâng thánh lễ. Ôn lại những kỷ niệm một thưở học trò. Tắm biển thư giãn, những bữa cơm đầm ấm tình huynh đệ, rôm rã câu chuyện gởi trao. Ai cũng thấy hồn nhiên như năm nào dù có anh đã U 60 rồi.

Họp lớp là một cơ hội tốt để gia tăng tình hiệp nhất, lòng nhiệt thành sứ vụ Linh mục. Họp lớp luôn để lại nhiều kỷ niệm đẹp về tình huynh đệ, nhiều kinh nghiệm mục vụ và nhiều dấu ấn thiêng liêng.

Dành thời gian để gặp gỡ nhau, ai cũng rạng rỡ niềm vui. Khuôn mặt vui tươi là dấu chỉ của sự thánh thiện, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Những hoa trái của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an...(Gal 5,22-23). Niềm vui khởi đi từ trong tâm hồn. Bác ái, hoan lạc và bình an chiếu toả qua đôi mắt, khuôn mặt và đời sống hàng ngày. Vẻ mặt của một Linh mục hạnh phúc là dụng cụ tốt nhất diễn tả ơn gọi theo Chúa Kitô để chia sẻ niềm vui của Người.

Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI viết: “Niềm vui là sự tham dự thiêng liêng vào niềm vui vừa nhân loại vừa thần linh, một niềm vui không thể dò thấu được, nó có nơi lòng của Đức Kitô vinh hiển... Ở đây nó tuôn trào từ việc cử hành cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô”.(x. Tông huấn Gaudete in Domino).

- Niềm vui được coi là đồng nghĩa với đức tin: "... tôi sẽ ở lại bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em" (Pl 1, 25).
- Niềm vui nối kết chặt chẽ với sự bình an: "Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17).
- Niềm vui gắn liền với tình yêu Thiên Chúa: "Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến Người… Anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang"(1Pr 8).

Sự thánh thiện không phải là một vấn đề khắc khổ, nhưng là loan báo niềm vui.Đức Maria lòng đầy niềm vui đã hát bài ca cảm tạ: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi" (Lc 1, 46-47).

Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.

Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen
 
Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc suy niệm “không hổ thẹn vì Tin Mừng”tại Thượng Hội Đồng Giám Mục
Hoàng Minh
16:54 21/10/2014
THĐGM: Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc suy niệm “không hổ thẹn vì Tin Mừng”

Sài Gòn- theo news.va- Vào sáng thứ bảy 18.10, trong giờ cử hành Kinh phụng vụ “giờ 3”, Đức Tổng Giám mục Sài Gòn, Phaolô Bùi Văn Đọc đã có một bài suy niệm ngắn gọn. Đức Tổng Giám Mục suy niệm dựa vào bài đọc trích trong thư thứ I của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng, vì Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu rỗi tất cả những ai tin.”

Đức Tổng Giám mục Phaolô trình bày rõ ràng về những điểm chính của bài suy niệm. Đức TGM nhắm đến Kitô hữu cần có lựa chọn căn bản đó chính là Tin Mừng, sẽ cứu rỗi chúng ta nếu chúng ta đặt niềm tin vào Tin Mừng. Đức TGM nói “Chúa Kitô” “là Hy vọng của chúng ta và hy vọng cho tất cả mọi người. Ngài là Đấng Cứu Thế của chúng ta, chịu đóng đinh, bị giết chết, và sống lại để chúng ta được nên công chính. Người đang hiện diện giữa chúng ta, đồng hành với chúng ta cho đến mút cùng của lịch sử. Chúa Kitô là niềm hy vọng duy nhất cho đời sống gia đình ngày hôm nay và ngày mai.”

Đức Tổng Giám Mục nói tiếp, “Nếu chúng ta tin, đón nhận những gì Chúa Kitô hứa với chúng ta về tình yêu.” Đức TGM đặt câu hỏi: “Chúng ta tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, hay tin nơi quyền lực của thế gian này?” Đức TGM kết luận bài suy niệm gắn ngọn của mình như sau: “Sức mạnh của thế giới phá hủy tất cả mọi thứ: cuộc sống, tình yêu, gia đình nhân loại; ngược lại đời sống đức tin đưa đến đời sống yêu thương, là nguồn của niềm vui và hạnh phúc.”

Hoàng Minh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Kinh Mân Côi và các việc khác kính Đức Mẹ
Nguyễn Trọng Đa
20:06 21/10/2014
Giải đáp phụng vụ: Kinh Mân Côi và các việc khác kính Đức Mẹ

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi 1: Xin cha cho con biết các ngày trong tuần được ấn định cho việc đọc mỗi năm sự của kinh Mân Côi, và một sự sắp xếp như thế là cứng ngắt biết bao. Liệu có thay đổi được không khi chúng tôi muốn? - M. R., Hong Kong.

Hỏi 2: Liệu việc lần chuỗi Mân Côi là cách duy nhất để kính Đức Mẹ Maria không? Thưa cha, đâu là các cách khác để làm việc kính Đức Mẹ? - C. M., Nairobi, Kenya


Đáp: Bởi vì tháng Mười hàng năm là tháng Mân côi, thật là thích hợp để trả lời hôm nay các câu hỏi này.

Sau khi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố tông thư "Rosarium Virginis Mariae", chu kỳ suy niệm các mầu nhiệm kinh Mân Côi là như sau:

-Năm sự vui: thứ hai và thứ bảy

-Năm sự sáng: Thứ năm

-Năm sự thương: thứ ba và thứ sáu

-Năm sự mừng: thứ tư và Chúa Nhật.

Sự phân phối này là theo thói quen và không đặt ra qui định nào, và do đó dành sự rộng rãi tùy chọn theo sự sùng mộ của cá nhân đối với Đức Mẹ. Cũng có thói quen đọc các mầu nhiệm nào thích hợp với ngày lễ tương ứng nhất. Thí dụ, nếu lễ Truyền tin rơi vào một ngày thứ sáu, việc suy ngắm theo năm sự vui trong ngày này là thích hợp hơn là đọc năm sự thương.

Tương tự như vậy, có thể có các lý do tốt để không tuân theo chu kỳ gợi ý. Chẳng hạn, trong thời gian tĩnh tâm hoặc linh thao, các mầu nhiệm Mân Côi có thể đọc tùy theo chủ đề tĩnh tâm của mỗi ngày. Cũng có thể có lý do riêng tư giúp cá nhân chọn thay đổi chu kỳ.

Không cần phải nói, người ta cũng có thể cầu nguyện nhiều hơn năm sự trong một ngày, hoặc cầu nguyện toàn bộ hai mươi sự cũng được. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mặc dù bận nhiều công việc hàng ngày, vẫn cầu nguyện toàn bộ hai mươi sự mỗi ngày. Trong trường hợp này, người ta khuyên nên đọc liên tục ít nhất năm sự được qui định cho ngày ấy, để hưởng ân xá đi kèm việc lần chuỗi Mân côi.

Sách Ân xá nói:

"Một đại xá được ban, nếu việc lần chuỗi Mân Côi được thực hiện trong một nhà thờ, một nhà nguyện công khai, chung trong gia đình, một cộng đoàn tu sĩ, hoặc đoàn thể Công Giáo hay các hiệp hội đạo đức; một tiểu xá được ban trong các trường hợp khác”.

Nếu nhiều hơn năm mầu nhiệm được đọc, chúng có thể được thực hiện một hoặc hai chục kinh vào một lúc.

Mặc dù kinh Mân Côi là kinh tuyệt vời kính Chúa Kitô và Đức Mẹ Maria, và là kinh được các Giáo Hoàng khuyến khích đọc nhiều nhất qua nhiều thế kỷ, cũng có các cách thức khác kính Đức Trinh Nữ Maria.

Sách Ân Xá cũng đưa ra nhiều gợi ý khác nhau, được Giáo Hội chấp thuận chính thức bằng cách ban đại xá hoặc tiểu xá đi kèm với các kinh đọc ấy.

Trong số các kinh này, có: kinh Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa); kinh Truyền tin Angelus hoặc kinh Regina Caeli (Lạy Nữ Vương Thiên đàng); và các kinh "Mary Mother of Grace” (Lạy Mẹ Mria đầy ơn phúc), kinh “Memorare” (Kinh hãy nhớ) của thánh Bênađô, kinh "Salve Regina" (Kính chào Đức Nữ Vương), kinh "Sancta Maria Sucurre Miseris" (Thánh Maria), và kinh "Sub Tuum Praesidium" (Kinh Trông cậy). Kinh cuối này có lẽ là kinh cổ nhất tôn vinh Đức Mẹ với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”.

Một đại xá, tương tự như được ban khi lần chuỗi Mân Côi, cũng được ban bởi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho những ai đọc kinh hoặc tham dự việc đọc thánh thi Akathist (gọi như thế vì khi hát thanh thi này, người ta đứng) trong truyền thống Byzantine, một trong các bài thơ đẹp nhất diễn tả tình thương với Đức Mẹ.

Lẽ tất nhiên, có nhiều kinh và thánh thi hợp pháp khác dành cho việc kính Đức Mẹ, để cổ vũ sự sùng kính và tôn vinh Đức Mẹ, và tạo cảm hứng cho người ta bắt chước các nhân đức của Mẹ - đây là sự tôn vinh lớn nhất mà chúng ta có thể dâng lên Đức Mẹ. (Zenit.org 21-10-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trâu Cầy Trên Non
Dominic Đức Nguyễn
21:30 21/10/2014
TRÂU CẦY TRÊN NON
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Thương trâu gầy cầy trên ruộng núi
Nhớ về quê cũ, dạ nao nao ..
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 03/10 – 09/10/2014: Thượng Hội Đồng ngoại thường về Gia Đình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:34 21/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Họp báo về Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình

Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 3 tháng 10 tại phòng báo chí Tòa Thánh Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri cho biết Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới là độc đáo so với các Thượng Hội Đồng Giám Mục trước đó về sự tham dự đông đảo của nhiều vị Giám Mục để đối đầu với những thách đố của các gia đình Công Giáo.

Cuộc họp bắt đầu vào Chúa Nhật 5 tháng 10 và kéo dài trong 2 tuần không chỉ có sự tham gia của 191 nghị phụ, bao gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục và các Thượng Phụ của Công Giáo Đông Phương nhưng cũng có sự hiện diện của các chuyên gia và các gia đình trong Giáo Hội.

Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri nói:

"Vì đây là một nghị hội bàn về gia đình, các chú ý sẽ đặc biệt hướng tới các cặp vợ chồng, cha mẹ và người đứng đầu gia đình. Có tổng cộng 12 cặp vợ chồng được mời tham dự. Trong số các chuyên gia cũng có một đôi vợ chồng. "

Công nghệ thông tin sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc loan báo với thế giới về những gì sẽ được thảo luận trong Thượng Hội Đồng.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết tin tức từ phòng họp Thượng Hội Đồng sẽ được tweet liên tục từ account Twitter của Văn phòng Báo chí (@HolySeePress). Ngoài ra còn có các báo cáo hàng ngày cho các ký giả theo dõi và tường trình về Thượng Hội Đồng.

Ngài nói thêm:

"Cũng sẽ có một loạt các cuộc phỏng vấn audio và video với các Giáo Phụ trong suốt những ngày họp."

Đức Hồng Y Baldisseri cũng thông báo rằng Thượng Hội Đồng sẽ kết thúc với việc phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào ngày 19 tháng 10.

"Việc tôn phong chân phước này, trong bối cảnh Thượng Hội Đồng, là một dấu chỉ quan trọng của tính đồng đoàn, bởi vì vị Đức Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ 20 là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, không chỉ kết thúc Công đồng Vatican II, nhưng ngài cũng đã thiết định nên cơ cấu Thượng Hội Đồng Giám Mục."

Công việc của các Giám Mục sẽ được đi kèm với những lời cầu nguyện của các tín hữu trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong suốt thời gian Thượng Hội Đồng, mỗi buổi chiều, một vị Hồng Y hay Giám mục sẽ cử hành Thánh Lễ tại Đền Thờ Đức Bà Cả với ý chỉ dành cho gia đình.

Các di tích của các Thánh và các Chân Phước, được biết đến qua sự thánh thiện của họ trong cuộc sống gia đình sẽ được trưng bày tại Đền Thờ Đức Bà Cả. Trong số đó có các di tích của các Chân Phước Marie-Azélie Guérin và Louis Martin, cùng với những di tích của người con gái của họ, là Thánh Têrêxa thành Lisieux.

2. Đêm Canh Thức Thượng Hội Đồng ngoại thường về gia đình

Lúc 7h tối thứ Bẩy 4 tháng 10, đêm trước ngày khai diễn Thượng Hội Đồng ngoại thường về gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự một buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô

Buổi cầu nguyện ngoài trời đã thu hút hàng chục ngàn tín hữu và đã bao gồm các chứng từ về gia đình và các cặp vợ chồng, bài đọc Kinh Thánh, ca hát và suy tư về gia đình, và nghe các diễn từ được viết bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các vị tiền nhiệm của mình.

Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng

“Để tìm kiếm điều mà ngày nay Chúa đòi hỏi nơi Giáo Hội của Ngài, chúng ta phải lắng nghe nhịp đập của thời điểm này và cảm nhận được "mùi hương" của con người ngày hôm nay, để có thể hân hoan với niềm vui và hy vọng của họ, và u sầu với nỗi buồn và đau khổ của họ. Lúc đó chúng tôi mới biết làm sao để đề xuất tin mừng của gia đình với một sự khả tín.”

Đức Thánh Cha xin các tín hữu cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban cho các Nghị Phụ ơn biết lắng nghe, biết cởi mở tâm hồn và luôn hướng về Chúa.

“Trên tất cả, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần, hồng ân biết lắng nghe cho các Nghị Phụ: lắng nghe theo cách của Thiên Chúa, để các vị có thể nghe thấy, cùng với Ngài, tiếng kêu của con người ngày nay; để các vị biết lắng nghe người dân, cho đến khi các vị hít thở được thánh ý mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.

Bên cạnh ân sủng biết lắng nghe, chúng ta cũng cầu xin cho các vị một sự cởi mở tâm hồn cho một cuộc thảo luận chân thành, thẳng thắn và huynh đệ, để hướng dẫn chúng ta tiến hành với trách nhiệm mục vụ những vấn nạn do những thay đổi trong thời đại gây ra.

Nếu chúng ta thực sự có ý định tiến bước giữa những thách đố hiện nay, điều kiện tiên quyết là phải giữ cho được một cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu Kitô để sâu lắng trong chiêm niệm và trong việc thờ phượng tôn nhan Ngài.”

3. Thánh Lễ Khai mạc Thượng Hội Đồng về gia đình

Đúng 10h sáng Chúa Nhật 5 tháng 10, sau 11 tháng chuẩn bị, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về gia đình.

Trong số 253 tham dự viên đến từ 5 châu, có 13 thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản, 114 vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, 25 vị Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các Cơ quan trung ương Tòa Thánh, 9 thành viên Hội đồng Thượng Hội Đồng Giám Mục, tiếp đến là Đức Hồng Y Tổng thư ký Baldisseri và Đức Cha Phó Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, 3 Bề trên Tổng quyền do Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên (Bề trên Tổng Quyền dòng Tên, dòng Capuchino và dòng thanh Giuse (CSI), ngoài ra có 26 nghị phụ do Đức Thánh Cha bổ nhiệm.

Các tham dự viên khác gồm 8 đại biểu của các Giáo Hội Kitô anh em, 38 dự thính viên trong số này có 13 đôi vợ chồng. Thêm vào đó có 16 chuyên gia.

Người Việt Nam duy nhất tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sàigòn, trong tư cách là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Trong số 26 nghị phụ do Đức Thánh Cha bổ nhiệm, có Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Walter Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám Mục Hong Kong. Có 3 vị là linh mục, đứng đầu là Cha Francois-Xavier Dumortier SJ, Viện trưởng Giáo hoàng Đại học Gregoriana, Cha Antonio Spadaro SJ, Giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica, và Cha Manuel Jesús Arroba Conda, CMF, giáo sư giáo luật Đại Học Giáo Hoàng Laterano.

Trong số các tham dự viên có 191 nghị phụ có quyền phát biểu và bỏ phiếu.

Đức Thánh Cha là Chủ tịch của Thượng Hội Đồng Giám Mục và có 3 Hồng Y Chủ tịch thừa ủy: Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris (Pháp), Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám Mục Manila (Philippines) và Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida (Brazil).

Trong bài giảng, suy tư trên bài Phúc Âm và các bài đọc, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng

“Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục này, chúng ta được mời gọi để làm việc cho vườn nho của Chúa. Các cuộc họp Thượng Hội Đồng không có nghĩa là để thảo luận về những ý tưởng đẹp và thông minh, hay để xem ai thông minh hơn ai... Các cuộc họp có nghĩa là để dưỡng nuôi tốt hơn vườn nho của Chúa, để giúp Ngài thực hiện ước mơ, và kế hoạch yêu thương dành cho dân Ngài. Trong kỳ họp này, Chúa yêu cầu chúng ta chăm sóc cho các gia đình, mà ngay từ đầu đã là một phần của kế hoạch yêu thương của Ngài dành cho nhân loại.

Chúng ta đều là những người tội lỗi và cũng có thể bị cám dỗ để "chiếm đoạt" vườn nho, vì tham lam luôn luôn hiện diện trong con người chúng ta. Giấc mơ của Thiên Chúa luôn luôn xung khắc với thứ đạo đức giả của một số công bộc của Ngài. Chúng ta có thể "ngăn chặn" giấc mơ của Thiên Chúa nếu chúng ta không để cho mình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.”

4. Phiên họp đầu tiên Thượng Hội Đồng về Gia Đình

253 tham dự viên đến từ 5 châu, trong đó có 191 nghị phụ có quyền phát biểu và bỏ phiếu, đã bắt đầu phiên họp đầu tiên vào sáng Thứ Hai 6 tháng 10 tại Hội Trường Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các đại biểu tham dự Thượng Hội Đồng về gia đình hãy phát biểu một cách tự do những suy nghĩ của mình trong các phiên họp. Ngài muốn tất cả các ý kiến được đưa ra thảo luận một cách công khai.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Đây là một yêu cầu cơ bản: hãy nói thẳng thắn. Anh em đừng nói: Tôi không thể nói điều này, nếu tôi nói ra họ sẽ nghĩ xấu về tôi. Hãy nói tự do tất cả mọi thứ anh em tin là đúng. Sau công nghị Hồng Y vào cuối tháng Hai năm nay trong đó chúng ta cũng đã bàn về gia đình, một Hồng Y đã viết như sau: "Thật đáng tiếc! Một số Hồng Y đã không dám nói một số điều vì tôn trọng Đức Giáo Hoàng, họ nghĩ rằng có lẽ Đức Giáo Hoàng không nghĩ như thế. Như vậy không ổn đâu".

Ngoài ra để các Nghị Phụ có thể nói thẳng thắn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu các Nghị Phụ lắng nghe ý kiến người khác một cách cởi mở và chăm chú.

Ngài nói:

"Đồng thời, chúng ta phải lắng nghe với lòng khiêm nhường và đón nhận lời của anh em chúng ta với một trái tim rộng mở. Với hai thái độ này, ta thực hành tính chất nghị hội".

Trong buổi sáng thứ Hai, một số chuyên gia là các giáo dân và các cặp vợ chồng đã được mời phát biểu. Tổng cộng có 16 chuyên gia và 13 đôi vợ chồng. Họ đề xuất các biện pháp để đối diện với những thách thức khác nhau như việc chuẩn bị cho hôn nhân, tình trạng những cặp sống chung ngoài hôn nhân, sự tham gia mục vụ của các cặp vợ chồng ly dị, giáo dục trẻ em, bạo lực gia đình và chế độ đa thê.

5. Vai trò người Công Giáo trong thế chiến thứ nhất

Năm nay đánh dấu một trăm năm biến cố đau lòng là thế chiến thứ nhất, một cuộc chiến đầu tiên trên thế giới lôi cuốn một số lớn quốc gia. Vào ngày kỷ niệm sự bùng nổ của cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng kêu gọi thế giới đừng lặp lại những sai lầm của quá khứ nữa.

Ngài nói:

"Khi nhắc nhớ đến chương bi thảm này của lịch sử, chúng ta hãy thôi đừng lặp lại những sai lầm tương tự, nhưng thay vào đó, cầu xin cho chúng ta biết học hỏi từ lịch sử. Cầu xin cho những bài học của hòa bình, của kiên nhẫn và can đảm đối thoại luôn luôn thắng thế."

Để rút tiả những bài học lịch sử, Tòa Thánh đã tổ chức một hội nghị phân tích vai trò của người Công Giáo và của Tòa Thánh trong chiến tranh.

Cha Bernard Ardura, Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử nói:

"Hội nghị sẽ nghiên cứu về việc lợi dụng tôn giáo trong cuộc xung đột. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể chiến đấu chống người khác nhân danh Thiên Chúa. Toàn bộ chiều kích tôn giáo trong cuộc xung đột sẽ được trình bày, cũng như việc lợi dụng các tình cảm tôn giáo để kích động xung đột ".

Cuộc họp sẽ cố gắng giải thích lý do tại sao có những người Công Giáo phản đối lời kêu gọi hoà bình của Đức Giáo Hoàng trong thời gian đó.

Theo cha Bernard Ardura:

"Các nỗ lực hòa bình của Đức Giáo Hoàng Piô X và Benedict XV không được hưởng ứng bởi tất cả người Công Giáo, cũng như không Công Giáo. Những tình cảm dân tộc vào thời đó rất mạnh, đến mức người ta nghĩ rằng chống chiến tranh có nghĩa là phản bội lại đất nước của mình. Họ sống trong một bầu không khí chúng ta không thể tưởng tượng trong thời đại của chúng ta."

Các vị cũng sẽ thảo luận về vai trò của tuyên úy quân đội và các nhà truyền giáo trong những năm đầy sóng gió này.

Đại hội sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 17 Tháng 10. Nhiều nhà sử học từ các quốc gia đã tham chiến sẽ có mặt. Đây sẽ là một phân tích thẳng thắn để giúp chúng ta nhận ra những sai lầm của quá khứ với hy vọng không bao giờ lặp lại những sai lầm này một lần nữa.

6. Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 ngàn vận động viên khuyết tật

Sáng thứ Bẩy 4 tháng 10, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 7 ngàn vận động viên khuyết tật và những người tháp tùng. Ngài ca ngợi chứng tá của họ như một khích lệ cho những người khác đồng cảnh ngộ.

Các vận động viên hay lực sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới về Roma tham dự cuộc thi đấu thể thao với chủ đề “Hãy tin tưởng để sống động” (Believe to be alive).

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở Nội thành Vatican, sau khi đề cao giá trị của thể thao, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: việc thực hành thể thao của các vận động viên khuyết tật là một “sứ điệp khích lệ cho tất cả những người sống trong những hoàn cảnh tương tự và trở thành một lời mời gọi dấn thân với tất cả năng lực của mình để cùng nhau thực hiện những gì tốt đẹp, vượt lên trên những hàng rào mà chúng ta có thể gặp chung quanh mình, và trước tiên là những hàng rào trong nội tâm của mình”.

Đức Thánh Cha cũng nói: “Các vận động viên thân mến, chứng tá của anh chị em là một dấu chỉ hy vọng to lớn. Đó là một bằng chứng cho thấy trong mỗi người có những tiềm năng mà nhiều khi chúng ta không tưởng tượng được, và chúng có thể phát triển trong niềm tín thác và liên đới. Thiên Chúa Cha là người đầu tiên biết điều đó và Người nhìn chúng ta với lòng tín nhiệm, Người yêu thương chúng ta trong thân phận hiện tại nhưng Chúa cũng làm cho chúng ta tăng trưởng theo những gì chúng ta có thể trở thành. Vì thế, trong nỗ lực của anh chị em đạt tới một nền thể thao không hàng rào, một thế giới không có người bị loại trừ, anh chị em không bao giờ lẻ loi! Thiên Chúa là Cha chúng ta ở cùng anh chị em”.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Ước gì thể thao trở thành một thao trường đối với tất cả anh chị, trong đó anh chị em tập luyện hằng ngày trong niềm tôn trọng chính mình và người khác, một thao trường mang lại cho anh chị em cơ hội biết những người và môi trường mới, giúp anh chị em cảm thấy mình là thành phần tích cực của xã hội”.

Chúa Nhật 5 tháng 10, lần đầu tiên ở đường Hòa Giải và Quảng trường Piô 12 liền trước Quảng trường Thánh Phêrô có bố trí một diễn trường lớn cho ngành thể thao khuyết tật, thuộc các bộ môn khác nhau. Lúc 12 giờ trưa, các tham dự viên cũng tham gia buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Phanxicô

7. Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án tình trạng "bị khủng bố hàng ngày" của các Kitô hữu Trung Đông

Hôm thứ Năm 2 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhớ đến những đau khổ mà các Kitô hữu tại Trung Đông phải gánh chịu trong cuộc gặp với Đức Thượng Phụ Mar Dinkha Đệ Tứ của Giáo Hội Assyria.

Đức Giáo Hoàng nói rằng có "không có lý do tôn giáo, chính trị hay kinh tế" nào có thể biện minh cho "sự đàn áp hàng ngày lên hàng trăm ngàn người vô tội, phụ nữ và trẻ em chỉ vì niềm tin của họ."

Đức Thượng Phụ Mar Dinkha Đệ Tứ là người đứng đầu của một trong những Giáo Hội lâu đời nhất ở phương Đông.

Đức Thánh Cha nói với Đức Thượng Phụ rằng chuyến thăm của ngài là "một bước tiến trên con đường phát triển sự gần gũi và hiệp nhất chúng ta nhiều hơn những gì chia cách chúng ta."

8. Đức Thánh Cha gặp gỡ các nạn nhân sống sót trong vụ đắm tàu tại Lampedusa

Hôm thứ Năm 2 tháng 10, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ những người sống sót và thân nhân của các nạn nhân trong vụ đắm tàu cướp đi mạng sống của 368 người cách đây một năm trên bờ biển Lampedusa, ở miền nam nước Ý.

37 người sống sót trong vụ đắm tàu ngày 3 tháng 10 năm ngoái tại Lampedusa đã đến Vatican từ Đức, Thụy Sĩ, Na Uy, Hà Lan và Đan Mạch, là những thành phố nơi họ đã được định cư.

Một trong những người thân của các nạn nhân đọc một lá thư cho Đức Giáo Hoàng với các kiến nghị khác nhau trong đó có đề nghị xin được ghi khắc tên các nạn nhân trên mộ chí của họ trong nghĩa trang Sicily. Hiện nay, trên các ngôi mộ này người ta chỉ ghi một bí số.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất xúc động trước kinh nghiệm bi thảm của họ. Ngài thừa nhận rằng ngài không biết dùng những chữ nghĩa gì để an ủi họ trước những đau khổ kinh hoàng này.

Ngài nói:

"Thật khó nói lên lời bởi vì tôi không biết phải nói gì đây. Tôi cảm thấy những điều này không thể diễn tả bằng lời nói được vì không có ngôn từ nào diễn tả cho đúng. Với tất cả những gì anh chị em đã phải chịu đựng, chúng tôi đau đớn không nói thành lời, chúng tôi khóc và chúng tôi cố gắng để tìm mọi cách để hỗ trợ anh chị em. "

Dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng kêu gọi hãy mở ra cho người nhập cư những "cánh cửa đóng kín". Ngài cũng nhắc nhở những người sống sót rằng họ không đơn độc.

Đức Thánh Cha nói:

"Cuộc sống đối với những người nhập cư rất khó khăn. Có rất nhiều người nam nữ ở Ý mở rộng con tim của họ cho anh chị em. Đừng nghi ngờ điều đó. Chúng tôi bên cạnh anh chị em"

Đức Giáo Hoàng đã đảm bảo với họ rằng ngài sẽ cầu nguyện cho họ. Từng người một họ trìu mến chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cho tặng ngài những món quà cá nhân. Một người tị nạn đã tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh những người tiếp đón anh khi anh đến châu Âu.

9. Thượng Hội Đồng về gia đình - Đức Hồng Y De Paolis nói các gia đình đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng

Thượng Hội Đồng về gia đình với chủ đề "Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh của Phúc âm hóa" diễn ra vào một thời gian rất quan trọng trong lịch sử cận đại khi bí tích hôn phối, sự trung thành trong hôn nhân và cuộc sống gia đình đang trong cơn khủng hoảng.

Đây là suy nghĩ của Đức Hồng Y Velasio De Paolis, cựu chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về kinh tế. Ngài cũng là một thành viên của Tòa Ân Giải Tối Cao.

Đức Hồng Y nói:

"Hôn nhân và gia đình là hạt nhân của xã hội. Nếu hôn nhân bị khủng hoảng, thì xã hội bị khủng hoảng theo. Và nếu xã hội khủng hoảng, thì gia đình cũng bị khủng hoảng. Đây không phải chỉ là một cuộc khủng hoảng của những chuyện bên lề. Toàn bộ tầm nhìn về nhân chủng học đang trong cuộc khủng hoảng. Ngày nay, người ta ngộ nhận đến mức không còn biết con người là gì. "

Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng trong khi các câu hỏi của những người ly dị và tái hôn là rất quan trọng, nó không phải là vấn đề quan trọng duy nhất ảnh hưởng đến gia đình ngày nay.

Ngài nói:

"Có rất nhiều vấn đề khác có lẽ thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Có nhiều người không lập gia đình nữa và chỉ sống chung với nhau. Và đây là một vấn đề lớn! Không chỉ ở phương Tây, ở thế giới châu Âu của chúng ta mà thôi đâu. Chúng tôi biết rằng đây là một rất vấn đề lớn ở Mỹ Châu Latinh ".

Đức Hồng Y De Paolis cho biết Đức Giáo Hoàng không triệu tập các Thượng Hội Đồng để thay đổi hay thiết lập các học thuyết về hôn nhân, nhưng để tìm những cách thức mới để giải quyết những vấn đề vì lợi ích của các gia đình.

Ngài nói:

"Tín lý của Giáo Hội không phải là những thứ có thể thay đổi tùy tiện. Không, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng không thể thay đổi các tín lý của Giáo Hội. Thượng Hội Đồng là để xét xem có thể có những ngộ nhận nào về tín lý cần phải làm rõ hơn hay việc áp dụng tín lý ấy trong Giáo Hội cần phải được chấn hưng. "

Vấn nạn về những người ly dị và tái hôn chỉ là một trong những chủ đề của Thượng Hội Đồng được triệu tập để nghiên cứu các vấn đề toàn diện mà các gia đình ngày nay đang phải đối mặt ở các miền trên thế giới.

10. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận được 4 triệu Mỹ Kim hàng năm để tranh cãi cho các trẻ em di cư lậu vào Mỹ

Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh quyết định tài trợ cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ một ngân sách là 4 triệu Mỹ Kim hàng năm trong 2 năm tới để Hội Đồng có thể thuê mướn các luật sư tranh cãi cho các trẻ em nhập cư lậu không có phụ huynh đi kèm sau khi các em đã đặt chân vào Hoa Kỳ.

Ủy ban Hoa Kỳ về người tị nạn và nhập cư cũng sẽ nhận được một khoản trợ cấp tương tự từ Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh.

Kevin Appleby, giám đốc Văn phòng chính sách di dân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói với MSNBC rằng: "Tôi nghĩ đó là một sự công nhận rằng đa số những đứa trẻ này có lý do chính đáng để xin tị nạn và họ cần người đại diện pháp lý."

"Đó là một kết quả của việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lý do tại sao những đứa trẻ này phải chạy trốn khỏi đất nước của các em".

11. Chuyện không tin vẫn xảy ra: tổ chức thờ phượng Satan xong lại quay ra năn nỉ Đức Tổng Giám Mục trừ tà cho

Bất chấp những phản đối của hơn 100,000 người trong một bản kiến nghị trực tuyến, các quan chức Mỹ ở thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen thờ Satan hôm 21 tháng 9 tại Trung tâm hành chính của thành phố.

Hơn 3000 người Công Giáo đã tham gia vào cuộc rước kiệu Thánh Thể qua các đường phố Oklahoma City, Oklahoma, vào ngày 21 do Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley dẫn đầu, và 1600 người đã tham dự buổi chầu Thánh Thể ở nhà thờ chính toà Tulsa cùng ngày.

Lễ Đen thờ phượng Satan đã được thực hiện tại một hội trường nhỏ ở tầng hầm trung tâm hành chính của thành phố Oklahoma trước sự bảo vệ của một lực lượng cảnh sát đông đảo.

Trong bản tin ngày 2 tháng 10, Catholic World News tiết lộ rằng chỉ một ngày sau đó, các viên chức làm việc tại Trung tâm hành chính của thành phố đã thỉnh cầu Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City đến trừ tà cho họ vì các nhân viên làm việc tại đây cảm thấy khó chịu và không an tâm khi làm việc tại tòa nhà này.

Đức Tổng Giám Mục đã nhận lời thực hiện nghi lễ trừ tà cùng với một linh mục. Phát ngôn viên của Trung tâm hành chính thành phố nói rằng ban quản trị trung tâm này đã mừng rỡ khi thấy Đức Tổng Giám Mục đến giúp họ.

Lễ Đen là một hình thức tôn thờ Satan, một cố gắng để đảo ngược hành động và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể để châm biếm sự hy sinh của Chúa Kitô và tôn thờ Satan thông qua một nghi lễ truy hoan trụy lạc và bệnh họan.

Đức Cha Paul Stagg Coakley Tổng Giám Mục Oklahoma City nói:

“Nó công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người.”

Ngài đã nhiều lần thỉnh cầu chính quyền thành phố đừng lấy tiền đóng thuế của dân để tổ chức một hành động báng bổ tôn giáo như thế, tuy nhiên bất chấp ý nguyện chính đáng của ngài và đông đảo những người ký tên trong kiến nghị, các quan chức tại thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen này.

12. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói phụ huynh có quyền dạy con cái của họ theo niềm tin của mình

Hôm thứ Sáu 3 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ đại diện của 33 Hội đồng Giám Mục châu Âu. Các vị gặp nhau ở Rôma để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về gia đình.

Đức Hồng Y Peter ERDÖ, Chủ tịch Hội đồng Giám mục châu Âu nói:

"Chúng con đến đây hôm nay để gặp gỡ Đức Thánh Cha. Chúng con đến từ mọi góc trời của đại lục Âu Châu từ Bắc Hải đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến Urals và xa hơn nữa."

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các ngài rằng điều quan trọng là "các vị mục tử và các gia đình cùng nhau làm việc" để tìm cách làm cho các giáo xứ trở thành một "gia đình của các gia đình."

Ngài cũng nhấn mạnh rằng sự hợp tác này phải mở rộng đặc biệt đến "lĩnh vực giáo dục." Giáo xứ nên, "hỗ trợ các cha mẹ" trong việc giáo dục con cái của họ. "Phụ huynh là những người thầy đầu tiên của con cái mình và họ phải có quyền giáo dục con cái của họ theo niềm tin tôn giáo và đạo đức của họ."

Các Giám Mục Âu Châu đang tham dự một khoá họp với chủ đề "Gia đình và tương lai của châu Âu" từ đầu tuần cho đến ngày 04 tháng 10 trước khi tham dự Thượng Hội Đồng về gia đình.

13. Đức Thánh Cha tiếp kiến các thành viên tham dự Đại hội của Bộ Giáo Sĩ

Đức Thánh Cha đã khích lệ Bộ giáo sĩ trong các hoạt động xoay quanh 3 lãnh vực: ơn gọi, huấn luyện và loan báo Tin Mừng.

Ngài trình bày lập trường trên trong buổi tiếp kiến sáng ngày 3 tháng 10, dành cho 80 tham dự viên đại hội của Bộ giáo sĩ, tiến hành dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Tổng trưởng Beniamin Stella, trong đó có 23 Hồng Y và 4 Giám Mục thành viên.

Đức Thánh Cha ví “ơn gọi được Chúa đặt trong tâm hồn một số người người như kho tàng quí giá giấu trong ruộng, cần phải được khám phá và mang ra ánh sáng. Kho tàng này không phải chỉ để làm cho vài người được phong phú. Người được kêu gọi thi hành một thừa tác vụ không phải là ‘chủ nhân’ ơn gọi của mình, nhưng là người quản lý một hồng ân mà Chúa ủy thác cho họ để mưu ích cho tất cả mọi ngừơi, cả những người ở xa và không thực hành đạo.”

Tiếp đến là việc huấn luyện. Đó là một sự đáp lại của con người, của Giáo Hội, đối với hồng ân mà Chúa ban qua ơn gọi. Vấn đề ở đây là bảo tồn và phát huy ơn gọi, để ơn gọi được trưởng thành. Ơn gọi là những viên kim cương thô cần phải được mài dũa cẩn thận, trong sự tôn trọng lương tâm con người và kiên nhẫn, để nó chiếu sáng giữa lòng dân Chúa.

Đức Thánh Cha đặc biệt khai triển khía cạnh thứ ba là loan báo Tin Mừng. Mỗi ơn gọi là để phục vụ cho sứ mạng và sứ mạng của các thừa tác viên thánh chức là loan báo Tin Mừng dưới mọi hình thức. Sứ mạng này khởi hành trước tiên từ cuộc sống trước khi được biểu lộ qua việc làm. Các linh mục được liên kết trong một tình huynh đệ bí tích, nên hình thức đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng là làm chứng về tình huynh đệ và hiệp thông giữa các linh mục với nhau và với Đức Giám Mục. Từ tình hiệp thông như thế có thể nảy sinh một đà tiến truyền giáo mạnh mẽ, giải thoát thừa tác viên thánh chức khỏi cám dỗ muốn tìm kiếm sự đồng thuận và ủng hộ của người khác và an sinh của mình, thay vì được đức bác ái mục tử thúc đây để loan báo Tin Mừng đến tận những vùng ngoại ô xa xăm nhất.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng “trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, các linh mục được kêu gọi gia tăng ý thức mình là những mục tử được sai đi ở giữa đoàn chiên, để làm cho Chúa hiện diện qua Thánh Thể và ban phát lòng từ bi của Chúa. Vấn đề ở đây là ‘sống như linh mục’ chứ không phải là ‘làm linh mục’, và cần được giải thoát khỏi mọi tinh thần trần tục, với ý thức rằng chính đời sống của linh mục là một việc loan báo Tin Mừng, trước khi truyền giáo bằng những hành động. Thật là đẹp khi thấy các linh mục vui tươi trong ơn gọi, với niềm thanh thản từ nội tâm, nâng đỡ linh mục cảc trong những lúc vất vả và đau khổi! Và điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu không cầu nguyện”.

14. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Sri Lanka

Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa, cùng với phu nhân và một phái đoàn chính phủ đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến tại Vatican.

Trong cuộc họp, hai vị đã bàn đến tình hình kinh tế và xã hội tại Sri Lanka và đặc biệt là chuyến thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng vào tháng Giêng năm 2015.

Cả hai vị đều bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ truyền cảm hứng cho hòa giải. Đất nước này đã trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 26 năm và chỉ mới kết thúc vào năm 2009.

Tổng thống Sri Lanka đã giới thiệu phái đoàn chính phủ với Đức Giáo Hoàng và nhiều người trong số họ tỏ ra rất xúc động.

Mahinda Rajapaksa đã tặng Đức Giáo Hoàng một bộ ly tách uống trà. Đáp lại, Đức Thánh Cha đã tặng cho tổng thống Sri Lanka một huy chương Thiên thần Hòa bình.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Sri Lanka từ ngày 12-ngày 15 Tháng 1, 2015 và từ đó ngài sẽ đến Philippines. Đây sẽ là chuyến đi quốc tế thứ bảy của Đức Thánh Cha.

Sri Lanka được nhiều người gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương, vì vẻ đẹp tự nhiên và hình dạng của nó. Người ta nói rằng ngọc trai được hình thành từ những giọt nước mắt của con hàu. Thật không may, nhiều nước mắt đã đổ ra trong những năm gần đây, vì các cuộc xung đột nội bộ với biết bao nạn nhân và những thiệt hại to lớn.

15. Các vị Sứ Thần Tòa Thánh ở Trung Đông nhóm họp tại Vatican

Trong những ngày từ 2 đến 4 tháng 10, các vị Sứ Thần Tòa Thánh tại Trung Đông nhóm họp tại Vatican với các vị lãnh đạo liên hệ tại Tòa Thánh.

Ngoài các vị Sứ Thần tại Ai Cập, Israel, Jerusalem, Palestine, Giordani, Irak, Iran, Liban, Siria và Thổ nhĩ kỳ còn có ba vị Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Genève, và Liên hiệp Âu Châu.

Từ phía các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh, có Đức Hồng Y Quốc vụ khanh và 2 vị Tổng Giám Mục phụ tá, Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hiệp nhất các tín hữu Kitô, Công lý và Hòa bình, di dân và Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum.

Trưa ngày 2 tháng 4 Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc gặp gỡ diễn ra tại Phủ Quốc Vụ khanh Tòa Thánh và có đề tài chính là “Sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông”.

“Cuộc họp là một biểu hiện sự gần gũi và quan tâm của Đức Thánh Cha đối với vấn đề quan trọng này. Chính ngài đã muốn dẫn nhập khóa họp, ngài cám ơn các tham dự viên đến cầu nguyện và cùng nhau suy tư về những gì cần làm để đáp ứng tình trạng bi thảm các tín hữu Kitô Trung Đông và các tôn giáo và chủng tộc thiểu số đang phải chịu vì bạo lực lan tràn trong toàn vùng. Với những lời rất cảm động, Đức Thánh Cha đã biểu lộ sự lo âu của ngài về tình hình chiến tranh đang trải qua tại bao nhiêu nơi và hiện tượng khủng bố, coi rẻ sinh mạng con người. Ngài cũng nhắc đến vấn đề buôn bán võ khí là căn cội của bao nhiêu vấn đề, cũng như thảm trạng nhân đạo của nhiều người buộc lòng phải bỏ xứ sở ra đi. Đức Thánh Cha tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện và cầu mong có những sáng kiến và hành động ở mọi cấp độ, để bày tỏ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông, và làm sao để cộng đồng quốc tế cũng như mọi người thiện chí can dự vào, để đáp ứng các nhu cầu của rất nhiều người đang chịu đau khổ trong Vùng.

Tiếp đến, Đức Hồng Y Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã trình bày ý nghĩa và mục đích của khóa họp. Đức Hồng Y Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương đã tường trình tổng quát về tình hình các tín hữu Kitô ở Trung Đông, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề và khơi lên một cuộc đối thoại sinh động với các tham dự viên.

Sau đó, các vị Đại diện Tòa Thánh ở Syria và Iraq đã thông báo về tình trạng các tín hữu Kitô tại các nước liên hệ. Đức Hồng Y Sarah Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) trình bày về vai trò của Giáo Hội trước cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông. Rồi các tham dự viên trao đổi và kết thúc phiên họp ban sáng.

Bàn chiều có bài tường trình của Đức Hồng Y Tauran Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn nói về các viễn tượng đối thoại liên tôn với Hồi giáo và những thách đố đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông. Đức Hồng Y Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, tường trình về cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại Iraq trong tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha.

Sau khi trao đổi, các tham dự viên nguyện kinh chiều và kết thúc ngày họp đầu tiên.

16. Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình

Trong buổi tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình vào sáng ngày 2 tháng 10, Đức Thánh Cha đã tố giác sự khai thác nhân công rẻ mạt, và sự thiếu tôn trọng phẩm giá của giới công nhân.

60 tham dự viên đã dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Chủ tịch Peter Turkson, bao gồm các Hồng Y, Giám Mục, các chuyên gia cố vấn và cộng sự viên. Cuộc họp đã được tiến hành từ ngày 1 đến 3 tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 5 năm công bố Thông điệp “Bác ái trong chân lý” (Caritas in veritate /veritatê/) của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16

Đức Thánh Cha nhận xét rằng Thông điệp này là một văn kiện cơ bản để loan báo Tin Mừng về mặt xã hội, với những chỉ dẫn quí giá về sự hiện diện của các tín hữu Công Giáo trong xã hội, trong các tổ chức, trong nền kinh tế, tài chánh và chính trị. Thông điệp lưu ý về những lợi ích và cả những hiểm của sự hoàn cầu hóa, khi nó không hướng về thiện ích của các dân tộc.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng:

“Một trong những khía cạnh của hệ thống kinh tế ngày nay là sự khai thác tình trạng chênh lệch trên thế giới về phí tổn lao động, dựa trên sự kiện 2 tỷ người chỉ sống với lợi tức chưa tới 2 mỹ kim mỗi ngày. Sự chênh lệch ấy không những không tôn trọng phẩm giá của những công nhân giá hạ, nhưng còn phá hủy những nguồn công ăn việc làm tại những vùng có sự bảo vệ qui mô hơn dành cho công nhân”. Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha kêu gọi kiến tạo những cơ cấu bảo vệ các quyền của các công nhân cũng như bảo vệ môi sinh, đứng trước một ý thức hệ duy tiêu thụ ngày càng gia tăng, thiếu trách nhiệm đối với xã hội và thiên nhiên”.

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi khắc phục những nguyên nhân cơ cấu gây ra sự chênh lệch và nghèo đói. Trong Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm” ngài đã đề ra 3 phương thế cơ bản để giúp những người túng thiếu nhất được hội nhập vào xã hội, đó là giáo dục, giúp họ được hưởng sự săn sóc sức khỏe và kiến tạo công ăn việc làm cho mọi người (n.192).

Nói khác đi, không nên hủy bỏ hệ thống trợ cấp an sinh xã hội của quốc gia, đặc biệt là quyền có công ăn việc làm. Quyền này không thể bị coi như một yếu tố thay đổi tùy theo trị trường tài chánh và tiền tệ. Lao công là một thiện ích cơ bản đối với phẩm giá, việc thành lập gia đình và thực thi công ích và hòa bình.

Sau cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi thực hiện những cải tổ sâu rộng để tái phân phối các sản phẩm được tạo ra, và phổ biến thị trường tự do để phục vụ cho các gia đình