Ngày 20-10-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy nhìn thấy Thiên Chúa nơi những anh em khốn cùng
Lm Jude Siciliano OP
18:02 20/10/2015
Chúa Nhật XXX THƯỜNG NIÊN (B)
Isaia 53: 10-11; T.vịnh. 125; Do Thái 5: 1-6; Máccô. 10: 46-52

HÃY NHÌN THẤY Thiên Chúa NƠI NHỮNG ANH EM KHỐN CÙNG

4 tuần vừa qua, chúng ta được nghe liên tiếp những câu chuyện trong đoan văn thứ 10 của phúc âm thánh Máccô. Cách đây 2 tuần, chúng ta nghe chuyện chàng thanh niên giàu có không theo Chúa Giêsu như một đệ tử vì anh ta không muốn từ bỏ hết của cải của anh ta. Tuần vừa qua, chúng ta nghe việc các môn đệ không hiểu theo Chúa Giêsu nghĩa là gì. Họ không hiểu Chúa Giêsu đòi hỏi họ một đời sống phục vụ và hy sinh cho kẻ khác. Chàng thanh niên giàu có không muốn từ bỏ của cải, các môn đệ không muốn từ bỏ tham vọng quyền uy khi họ hỏi Chúa Giêsu "xin cho anh em chúng con một người được ngồi bên hủ̃u, mồt ngủỏ̀i đủọ̉c ngồi bên tả Thầy" (Mc10:37). Điều khác biệt giủ̃a chàng thanh niên giàu có và hai môn đệ, là chàng thanh niên bỏ đi không theo Chúa Giêsu còn hai môn đệ tiếp tục theo Chúa Giêsu trên đủỏ̀ng đi. Họ không hiểu, không trông thấy, nhủng họ vẫn theo Chúa Giêsu. Họ cần đủọ̉c trông thấy sáng suốt hỏn, và Chúa Giêsu sẽ ban cho họ ỏn ấy, nếu họ và chúng ta tiếp tục đi theo Ngài.

Hôm nay chúng ta tiếp tục nghe nhủ̃ng câu chuyện trên đủỏ̀ng Chúa Giêsu đi. Câu chuyện ông Báctimê mở ra cho Chúa Giêsu và đoàn tuỳ tùng của Ngài khi rời Giêricô. Chúng ta biết họ đang đi đến Giêrusalem, nhưng họ bị cắt ngang bởi một tiếng kêu ai oán từ một người ăn xin mù. Người đọc đã cảm nhận được sự tương phản giữa các môn đệ và Báctimê (tên ông ta có nghĩa là "con của một người không trong sạch"). Các môn đệ những người chỉ nhìn thấy bằng con mắt thân xác nhưng họ, có nghĩa vụ phải thấy được tính cách tâm linh của sự kiện bằng cách lắng nghe và quan sát Chúa Giêsu. và để ý đến công việc của Ngài. Câu chuyện ông Báctimê thật buồn củỏ̀i vì ý chính câu chuyện nói đến một ngủỏ̀i mù mà lại thấy đủọ̉c bên trong, khi ông ta khẩn thiết kêu lên "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thủỏng tôi".

Làm môn đệ không phải là có của cải. Ông Báctimê không có của cải, chỉ có cái áo choàng bên ngoài thôi. Nhủng ông ta lại bỏ cái áo choàng để chạy đến Chúa Giêsu. Ông ta là gủỏng mẫu một ngủỏ̀i mạnh cho chúng ta: chiếc áo choàng ông ta có, ông ta vủ́t đi để tìm đến gần Chúa Giêsu. Câu cuối cùng của câu chuyện tủọ̉ng trủng lỏ̀i dạy của phúc âm. Chúa Giêsu liền để ý đến ông Báctimê. Vỏ́i ỏn Chúa Giêsu ban, ông Báctimê có thể trông thấy đủỏ̀ng ông ta đi – đó là con đường theo Chúa Giêsu. Ỏn huệ đến vỏ́i ông Báctimê một cách nhanh chóng, và ông ta đáp lại ngay: "Tủ́c khắc anh ta nhìn thấy đủọ̉c và đi theo Ngài".”Con đường” ngôn ngữ diễn tả cách sống theo Chúa Giêsu.

Chắc các môn đệ đi vỏ́i Chúa Giêsu nghĩ là họ là ngủỏ̀i của "Khối đa số" nhủ cách ông Giacôbê và ông Gioan hỏi Chúa Giêsu cho hai ông đủọ̀c ngồi bên hủ̃u và bên tả Ngài trong nủỏ́c Ngài. Trong khi các ông đi cận kề Chúa Giêsu họ còn không hiểu lỏ̀i Chúa Giêsu dạy. Ngủỏ̀i hành khất mù không có gì; chỉ có một cái áo choàng bỏ lại là chính ngủỏ̀i mà Chúa Giêsu cần đến và mỏ̀i gọi họ đến gần Ngài, trong lúc nhủ̃ng ngủỏ̀i ỏ̉ gần Ngài lại không hiểu Ngài, và họ chủa phải là nhủ̃ng ngủỏ̀i thật theo Ngài trên “con đủỏ̀ng".

Các môn đệ là nhóm ngủỏ̀i "trợ thủ" đắc lực cho Chúa Giêsu. Các ông theo Ngài nhủ cách ngủỏ̀i làm chính trị đi theo các ủ́ng củ̉ viên, có của ăn và quyền lực của họ. Các môn đệ vội vả tìm đến mục đích của họ. Nơi mục tiêu này, họ không muốn một ngủỏ̀i hành khất mù chen vào họ trên đủỏ̀ng đi.

Và đây chính là cách các môn đệ đối xủ̉ vỏ́i ngủỏ̀i hành khất mù "có nhiều ngủỏ̀i quát nạt ngủỏ̀i hành khất bảo anh ta im đi". Họ chỉ muốn đi gần Chúa Giêsu, nhủng thật ra họ nhủ ỏ̉ trên một hành tinh khác xa vị Thầy của họ. Trái lại, ngủỏ̀i hành khất nói vỏ́i Chúa Giêsu "Thủa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy đủọ̉c". Ngủỏ̀i hành khất sẽ học nỏi Chúa Giêsu, Đấng làm Thầy, và bắt đầu trông thấy. Làm sao mà ông ta lại không nghĩ đến ỏn huệ nhưng không mà ông ta vủ̀a nhận đủọ̉c? Và làm sao ông ta, hay một môn đệ nào, không đối đáp được nhủ thế khi họ gặp một ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃?

Đám đông ngủỏ̀i đi theo Chúa Giêsu đã đủọ̉c dịp gần gủi với Ngài. Chúa Giêsu bảo họ gọi ngủỏ̀i hành khất lại gần. Bấy giỏ̀ họ đang nghe lỏ̀i nói và sự đáp ứng, đó là dấu chỉ cách môn đệ “Lạy Thầy của con”, bấy giờ Chúa Giêsu nói chỉ cho chúng ta cách làm môn đệ Người. Chúng ta hãy chấm dủ́t quát nạt nhủ̃ng kẻ kêu cầu giúp đỏ̃, ngay cả khi họ quấy rầy việc chúng ta đang làm. Vỏ́i Chúa Giêsu là vị Thầy, chúng ta cần đưa tay đến vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i "bên vệ đủỏ̀ng", nhủ̃ng ngủỏ̀i mà đám đông bỏ đi qua họ vì họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i không đáng đủọ̉c để ý đến.

Hôm nay ngôn sủ́ Giêrêmia tả một câu chuyện khác trên đủỏ̀ng đi. Câu chuyện một nhóm ngủỏ̀i reo vui hò la trên đủỏ̀ng đi, nhủng họ không có binh phục, và họ cũng không có đội kèn trống đi dẫn đầu. Trái lại, nhủ̃ng ngủỏ̀i đi trên đủỏ̀ng là nhủ̃ng ngủỏ̀i tủ̀ nỏi giam cầm trỏ̉ về quê quán họ. Hãy để ý; nhủ̃ng ngủỏ̀i trỏ̉ về. Họ không phải là nghủ̃ng ngủỏ̀i có áo quần sênh sang. Họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i mù lòa, què quặt, ngủỏ̀i mang thai hay đang cho con trẻ bú. Đó không phải là đêm khai mạc thế vận hội. Nhủng đó là nhủ̃ng ngủỏ̀i mệt mỏi, nhủng hỏ́n hỏ̉ vui mủ̀ng đủọ̉c Thiên Chúa đem về vì ỏn huệ của Ngài - vì Thiên Chúa đối thoại vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃, và nhủ̃ng ngủỏ̀i đã bị thất bại tủ̀ nỏi xa.

Qua ngôn sủ́ Giêrêmia Thiên Chúa đã hủ́a là Ngài sẽ đem số còn sót lại của Israel trỏ̉ về "tủ̀ địa cụ̉c" nghĩa là tủ̀ nỏi giam cầm về nhận đủọ̉c Chúa Giêsu nhập thể làm ngủỏ̀i. Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đang trên đủỏ̀ng đi. Ngài chủ̃a lành bệnh nhân, dạy dỗ nhủ̃ng ngủỏ̀i nhủ dân Israel bị tù đày đã bị loại ra ngoài. Đám đông Chúa Giêsu gặp trên đủỏ̀ng đi là nhủ̃ng ngủỏ̀i đã bị chán nản, bị cô đỏn, bị đau ốm và bị hấp hối. Nhủ Thiên Chúa đã có lần hủ́a: Thiên Chúa sẽ đem mọi dân tộc trỏ̉ về quê hủỏng do Chúa Giêsu dẫn dắt "Ta sẽ thu họp chúng tủ̀ tận cùng trái đất".

Đây là lần đầu tiên trong phúc âm thánh Máccô có ngủỏ̀i đủọ̉c phép gọi Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Thánh Phêrô muốn gọi Ngài nhủ thế nhủng Chúa Giêsu không cho phép. Có nhủ̃ng ngủỏ̀i khác cũng đã cố gắng gọi Ngài nhủ thế, nhủng Ngài bảo họ im lậng. Khi ngủỏ̀i hành khất gọi Chúa Giêsu và cho tên Ngài là "Con vua Đavít", đám đông quát nạt anh ta. Có lẽ đám đông nghĩ rằng lần này Chúa Giêsu cũng muốn dấu tên Mêsia của Ngài. Nhủng Chúa Giêsu dừng lại và để ý đến người hành khất. Chúa Giêsu lúc đó đang sẵn sàng vào thành Giêrusalem và tỏ cho dân chúng biết sự thật của Ngài là Đấng Mêsia như thế nào. Như Ngài đã tiên báo, đến đó Ngài sẽ chịu đau khổ và chịu chết. Người hành khất bấy giờ trông thấy được, đi theo Chúa Giêsu. Anh ta sẽ trông thấy nhiều điều mà những người có mắt lại không trông thấy được.

Chúng ta, những người cùng nhau thờ phượng hôm nay hãy cẫn thận trông thấy, và không cố gắng bắt những người khác im lặng như người đói khát, người bị loại ra ngoài, người di cư, và người bị lạc lõng. Những người được gọi là kẻ đi theo Chúa Giêsu đã trở nên những người mù. Họ chỉ trông thấy một khía cạnh nhỏ hẹp về việc Chúa Giêsu làm giữa họ. Chắc họ đã hài lòng với điều họ trông thấy. Nhưng, vì Thầy còn phải dạy họ nhiều hơn nữa, họ như người hành khất mù được trông thấy, muốn đứng dậy, bỏ những gì ngăn cản đường đi đức tin để theo Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP




30th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Jeremiah 31: 7-9; Psalm 126; Hebrews 5: 1-6; Mark 10: 46-52


For the past four weeks we have been listening to sequential stories from chapter 10 in Mark. Two weeks ago we heard the story of the rich man who did not join Jesus as a disciple because he would not let go of his possessions. Last week, the disciples revealed they had no idea what following Jesus meant. They failed to grasp that Jesus was asking for a life of service and sacrifice for others. The rich man couldn’t leave behind his wealth; the disciples wouldn’t let go of their desire for power and prestige, as they asked him, “Grant that in your glory we may sit one at your right and the other at your left” (10:37). The difference between the rich man and the disciples was that the rich man went away, while the stumbling disciples continued following Jesus on the road. Flawed and blinded, but still with Jesus, they needed sight to see better and Jesus will give it to them – if they and we, continue to travel with him.

Today we continue Mark’s road-trip narrative. The Bartimaeus story opens with Jesus and his band of followers leaving Jericho. We know they are going to Jerusalem, but they are interrupted by a plaintive cry from a blind beggar. The reader already senses the contrast between the disciples and Bartimaeus. (His name means “son of the unclean.”) The disciples, who can see with their physical eyes, are supposed to be receiving spiritual sight by listening to and observing Jesus. But the stories we have heard over these past weeks reveal how blind the disciples are. The story of the blind Bartimaeus is ironic, for it highlights someone who may not have physical sight, but sees at a deeper level, as he cries out of his need and desperation, “Son of David, have pity on me.”

Discipleship is not about having possessions. Bartimaeus has no possessions except for his cloak. But he even casts that aside to get up and come to Jesus. He is a powerful symbol for us: what little he has he puts aside to get closer to Jesus. The last line of the story captures the gospel message. Jesus immediately gives the man his sight. With the gift Jesus has given him he can see where he is to go – he follows Jesus. The gift was swift in coming and Bartimaeus responds just as quickly. “Immediately he received his sight and followed him on the way.” “The way” is symbolic language for those who follow Jesus.

The disciples, on the road with Jesus, must have thought of themselves as part of the “in crowd,” the way James and John did when they asked Jesus to give them seats of power in his kingdom (Mark 10:35-45). While they were physically close to Jesus, they were a long way from understanding and absorbing his message. The blind beggar, with nothing but a cloak, was exactly the kind of person Jesus noticed and invited to come close – while those with Jesus still didn’t know him, still were not his true followers on “the way.”

The disciples are an efficient group of Jesus’ “handlers.” They see him the way current political entourages see their candidates, as meal tickets to the table of power. These disciples are in a hurry to get to their goal. Their goal. They certainly don’t want to be held up by a blind beggar along the road.

Here’s how they responded to the blind beggar, “And many rebuked him, telling him to be silent.” They wanted to be near Jesus, but they were on another planet from the Teacher. The beggar, on the other hand, addresses Jesus, “Rabboni, I want to see.” (Rabboni is translated in my Bible as, “My teacher.”) The man will learn from Jesus, the teacher, beginning with his healing. How could he not reflect on what he had received as pure gift? And how could he, or any disciple, not respond similarly when they meet another in need?

That crowd with Jesus is given an opportunity to get close to him. He asks them to call the blind man forward. Now they are listening to his word and responding, a sign of discipleship. “Rabboni, My teacher,” is now their teacher as well, showing them how to be his disciples. We have to stop scolding those who call out for help, even when they are disruptive to our sense of decorum. With Jesus, as teacher, we need to reach out to those on the “roadside,” those the crowd passes by because they seem of no or little worth.

Jeremiah describes another road trip today. It’s more of a victory parade, but those marching aren’t equipped in military gear, nor are they led by a drum and bugle corps. Instead, those on the road are making a return trip from exile back to their homeland. Note who are in the returning throng: not the fit and the glamorous, but the blind and lame, pregnant women and children. It’s not the opening night of the Olympics; it’s an exhausted, but jubilant people being brought back because of God’s favor -- for God responds to the needy and those defeated and far off.

God’s promise, through Jeremiah, to bring the remnant of Israel back from exile and “gather them from the ends of the world,” has taken flesh in Jesus. He and his disciples are on the road and along the way Jesus is healing and teaching those who, like Israel’s exiles, have been enslaved and cast-off. The crowd Jesus meets along the way are the discouraged, lost, lonely, sick and the dying. As God once promised: God is bringing the people to a new home, led there by Jesus. “I will gather them from the ends of the earth.”

This is the first time in Mark that someone is allowed to name Jesus as Messiah. Peter attempted, but Jesus hushed him. Others also tried, but Jesus told them to keep it a secret. When the beggar cries out giving Jesus a messianic title, “Son of David,” the crowd tries to quiet him. They may have thought that, once again, Jesus wanted to keep his messiah-ship a secret. But Jesus stopped and gave the man his sight. Jesus was ready to enter Jerusalem and show them the truth about what kind of Messiah he was. There, as he predicted, Jesus will suffer and die. The beggar, now that he has his sight, follows Jesus. He will see many things those who had physical sight would miss.

We who gather for worship must make sure we see, and not try to silence, the hungry, the outcast, the immigrant and the lost. Those so-called followers of Jesus were the blind ones. They had a small vision of God’s work in their midst. They probably felt quite satisfied with their piece of the pie. But the Teacher had more to teach them, if they, like the blind beggar whose site was restored, were willing to get up, leave behind what hindered their faith journey and follow Jesus.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những người chống đối Đạo Luật Obamacare có các nữ tu là đồng minh
Bùi Hữu Thư
09:04 20/10/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp xúc với các nữ tu Dòng Chị em Bé Mọn của Người Nghèo tháng qua để bầy tỏ sự hỗ trợ của ngài đối với sự phản kháng của các sơ về những đòi hỏi của Obamacare.

Washington Post: Trong một vụ kiện được đưa lên Toà Thượng Thẩm Hoa Kỳ về sự đòi hỏi của Obamacare về các biện pháp ngừa thai đã được đưa lên trang đầu của báo chí nhờ các nữ tu. Những người chống đối các đòi hỏi này đã tìm được nơi các nữ tu Dòng Chị em Bé Mọn của Những Nhà Dưỡng Lão cho Người Nghèo Khó (Little Sisters of the Poor Home for the Aged), những đồng minh của họ.

Thật vậy, các nữ tu đã được sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài gặp gỡ họ trong một cuộc tiếp xúc dài 35 phút trong chuyến ngài viếng thăm Hoa Thịnh Đốn tháng vừa qua. Các sơ đã hối hả rời Thánh Lễ buổi sáng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội để gặp Đức Thánh Cha.

Tuy nhiên chính phủ Obama cho hay có vấn để thủ tục đối với trường hợp của các sơ, đó là sự kiện các nhân viên tại các cơ sở dành cho các người cao niên có nhận được trợ giúp về các dịch vụ ngừa thai trong bảo hiểm sức khỏe của họ hay không, giống như các nhân viên ở bất cứ nơi nào khác, và do đó phải cung cấp điều này cho họ. Các Nữ Tu này có trụ sở tại Baltimore, và có 30 nhà dưỡng lão trên toàn quốc Hoa Kỳ. Vụ kiện của các sơ liên quan đến một nhà già tại Denver.

Có trên năm vụ kiện tương tự đang được Toà Thượng Thẩm phán quyết. Theo ông Donald B. Verilli, Jr. thì các vụ kiện kia có những căn cứ chính đáng hơn để được xét xử so với vụ của các sơ.
Các vụ kiện nêu lý do là Obamacare bảo đảm cho sự chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, và Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự đã giải thích là các phụ nữ có bảo hiểm của một chương trình y tế cho một nhóm (group health plan) có thể nhận được các dịch vụ ngừa thai miễn phí.

Từ đầu chỉ có các tổ chức tôn giáo như các nhà thờ mới được miễn phí. Nhưng sau khi các tổ chức tôn giáo khác như các đại học, bệnh viện, và cơ quan bác ái từ thiện phản đối, thì chính phủ đã điều chỉnh quy chế như sau: (1) Muốn được hưởng quy chế này, các cơ quan phải chứng nhận với công ty bảo hiểm là họ chống lại việc cung cấp các dịch vụ ngừa thai. (2) Họ cũng có thể viết thư cho chính phủ để xác định như vậy và cho biết tên của công ty bảo hiểm. Sau đó thì các công ty bảo hiểm và chính phủ sẽ căn cứ vào đó mà cung cấp các dịch vụ hay không.

Tuy nhiên các nhóm chống đối nói rằng cả hai biện pháp nêu trên đều khiến cho các dịch vụ ngừa thai có thể được cung cấp – và việc này khiến cho họ trở thành đồng lõa cho những hành động họ coi là tội lỗi.

Trong sáu vụ kiện thì vụ của các sơ hấp dẫn và thu hút sự hỗ trợ của những ai chống đối các đòi hỏi của chính phủ. Vì các sơ đã nêu lên hình ảnh của “một chính phủ đối chọi với một nhóm nữ tu”. Và Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự đã từ chối không miễn trừ cho những người làm việc với các sơ Dòng Chị em Bé Mọn của Những Nhà Dưỡng Lão cho Người Nghèo Khó – là một nhóm các sơ đã tuyên hứa vâng lời Đức Thánh Cha.
Vụ kiện của họ yêu cầu các thẩm phán toà Thượng Thẩm không những chỉ để ý đến việc bảo vệ các Nữ Tu theo Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo (Religious Freedom Restoration Act) mà còn phải chú ý đến những gì Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định nữa.

Các thẩm phán toà Thượng Thẩm sẽ duyệt xét sơ khởi các vụ kiện này trong một buổi họp kín vào cuối tháng mười. Họ không cần phải lựa chọn giữa vụ kiện của các sơ và các vụ khác mà chính phủ ưa thích hơn. Họ có thể xem xét cả hai hay lựa chọn các vụ kia vì cả hai bên đều muốn có dịp được xuất hiện tại toà Thượng Thẩm để nói lên tiếng nói của họ.
 
Thượng Hội Đồng: ngày thứ mười ba, 20 tháng Mười, 2015
Vũ Văn An
15:04 20/10/2015
Theo tin Đài Phát Thanh Vatican, trong cuộc họp báo hôm nay của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y Wilfrid Napier của Nam Phi cảnh báo việc dùng thứ “ngôn ngữ chính xác về chính trị”. Đức Hồng Y là khách mời tại cuộc họp báo này, cùng với các Đức Hồng Y Lluis Martinez Sistach của Tây Ban Nha và Alberto Suarez Inda của Mễ Tây Cơ.

Cha Federico Lombardi, SJ, giải thích rằng các góp ý của mọi dự thính viên tại các phiên họp toàn thể nay đã được công bố. Ngày mai, báo chí sẽ được thông báo về các bản tường trình của các nhóm nhỏ. Các vị giám mục sẽ họp toàn thể để tường trình lại phiên họp chiều thứ Ba.

Ba vị giáo phẩm đều có lời tuyên bố mở đầu trước khi trả lời các câu hỏi.

Đức Hồng Y Sistach nói rằng trong hai tuần lễ qua, ngài thực sự cảm nghiệm được tính thượng hội đồng. Theo ngài, nhóm nhỏ của ngài đã tập chú rất nhiều vào việc chuẩn bị hôn nhân. Các vị giám mục trong nhóm của ngài cũng dành thì giờ để khảo sát diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu theo sự chỉ dẫn của Tự Sắc do Đức Giáo Hoàng vừa công bố, để bảo đảm là các vụ tuyên bố này được nhanh chóng.

Đức Hồng Y Inda cho biết: ngài tin rằng Thượng Hội Đồng quan trọng và sẽ gây ảnh hưởng cho toàn thế giới. Ngài nói rằng gia đình là “tế bào sống” trong Giáo Hội. Theo ngài, vai trò của các vị giám mục là làm quan tòa đầy thương xót tại các giáo phận của mình. Giám mục phải “lắng nghe như người mẹ” và thực hành biện phân trong các tình huống chuyên biệt. Ngài cám ơn các giám mục Hoa Kỳ vì đã tiếp đón các di dân Nam Mỹ. Nhiều di dân nhận được sự tiếp đón trong các giáo xứ Hoa Kỳ. Ngài nói rằng các vị giám mục Hoa Kỳ cung cấp các dịch vụ giúp đỡ các di dân.

Đức Hồng Y Inda chỉ trích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, một chính sách chia rẽ nhiều gia đình. Ngài nói rằng các vị giám mục Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ cần làm việc với nhau để nâng đỡ các cuộc hôn nhân bị chia rẽ vì di dân. Nhiều người di cư, không phải vì tự do chọn lựa, nhưng vì họ phải làm như thế, để sống còn. Điều này dẫn tới nhiều khó khăn, như bất trung trong hôn nhân khi các người phối ngẫu không thấy mặt nhau trong một thời gian dài.

Đức Hồng Y Napier đề cập chuyên biệt tới điều các vị giám mục Phi Châu suy nghĩ. Các vị này rất lạc quan, trước nhất vì chính Thiên Chúa hướng dẫn các vị và thứ hai vì cung cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô dẫn dắt Giáo Hội. Ngài cám ơn các tín hữu giáo dân đã cầu nguyện cho các đại biểu Thượng Hội Đồng. Ngài cũng ca ngợi các người sống tốt cuộc hôn nhân của họ vì “họ giúp chúng tôi thấy phải đi đâu như một Thượng Hội Đồng”.

Đức Hồng Y cho biết Thượng Hội Đồng đang được hướng dẫn bởi chủ đề “Sứ Mệnh và Ơn Gọi của Gia Đình trong Giáo Hội và trong Thế Giới” và theo ngài, một số vấn đề cần được giải quyết tại một nghị hội khác, nhất là các vấn đề thuộc kỷ luật từng được trình bầy tại Thượng Hội Đồng. Ngài nhấn mạnh rằng ở Phi Châu, hiện có một quan điểm khác về hôn nhân. “Hôn nhân không phải giữa hai cá nhân mà là giữa hai gia đình”. Ngài tiếp tục giải thích rằng không như Tây Phương, việc sống chung thường là một phần trong diễn trình chuẩn bị hôn nhân do các gia đình đảm nhiệm. Ngài cũng nói tới vấn đề Giáo Hội phải nâng đỡ ra sao các gia hộ do trẻ em đứng đầu tại Phi Châu. Một số trẻ nữ phải đảm nhận trách nhiệm đứng đầu các gia hộ vì đại dịch HIV.

Đức Hồng Y Inda giải thích rằng ma túy và vũ khí là một vấn đề rất lớn và gây nhiều tai hại cho các gia đình Mễ Tây Cơ. Ngài nói: đối với các vị giám mục, tín lý là điều cực quan trọng, “nhưng tín lý không phải chỉ là lý thuyết, mà phải bám rễ trong thực tại”.

Đức Hồng Y Sistach thì cho biết: các Kitô hữu kết hôn để được tràn ngập niềm vui. Công việc của Thượng Hội Đồng, vì thế, phải giúp người ta thực sự hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của họ.

Đề cập tới diễn trình của Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y Napier nói rằng các vị giám mục Phi Châu rất vui. Theo ngài, có một số vấn đề, như lá thư riêng do một số vị Hồng Y gửi cho Đức Giáo Hoàng tuần trước, nhưng những vấn đề này đều được giải quyết khi Đức Giáo Hoàng “ghi nhận các quan tâm của chúng ta”.

Khi được hỏi về thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, cả ba vị giáo phẩm đều cho hay: Tự Sắc đã đem lại cho các ngài phương tiện cần thiết để trợ giúp người ta. Điểm khác biệt lớn là các ngài không cần tới phán quyết thứ hai có tính thượng tố nữa, một việc thường gây ra trì hoãn. Tuy nhiên, theo các ngài, thủ tục rút ngắn thách thức các vị giám mục phải có đủ nhân viên thích đáng và phải tuân theo thủ tục này một cách trung thành. Nếu vụ án quá phức tạp, nó cần được trao cho một diễn trình dài hơn để Giáo Hội bảo đảm được là sự việc được thực hiện đứng đắn. Đức Hồng Y Sistach đùa nói rằng một cách xử sự với Tự Sắc có lẽ là lập ra một dòng tu mới!

Cuối buổi họp báo, Đức Hồng Y Napier được hỏi về việc Giáo Hội thay đổi hay dùng một “ngôn ngữ mới”. Đây là một chủ đề dai dẳng ở Thượng Hội Đồng, rằng Giáo Hội phải tìm ra các cách nói mới nhậy cảm và có tính bao gồm nhiều hơn. Đức Hồng Y Napier nói rằng ta cần phải nhớ rằng đây là một đề nghị tại Thượng Hội Đồng, làm sao để Giáo Hội trở thành đầy tớ và người thừa tác. Ngài cảnh báo việc sử dụng thứ ngôn ngữ “chính xác về chính trị” và nói rằng Giáo Hội cũng phải có tính tiên tri nữa.
 
Đức Hồng Y Timothy Dolan: Đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper về khả thể cho người ly dị và tái hôn được rước lễ đã thất bại
Đặng Tự Do
23:46 20/10/2015
Trong buổi phỏng vấn dành cho tờ Crux, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York nhận định rằng đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper về khả thể cho người ly dị và tái hôn được rước lễ đã thất bại. Vấn đề còn lại là tìm kiếm những cách khác để thể hiện sự chăm sóc cho họ.
Đức Hồng Y Timothy Dolan


Liên quan đến một bức thư gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lo ngại về cách thức tiến hành Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, mà Đức Hồng Y là một trong 13 vị Hồng Y ký tên, ngài cho rằng đó chỉ là một “cơn bão trong ấm trà” vì hầu hết những quan ngại đã được giải quyết.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Houston, Hoa Kỳ cũng là một trong 13 vị Hồng Y ký tên trong bức thư trên nói với tờ Crux hôm thứ ba 20 tháng 10 là bây giờ ngài tin rằng quá trình thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình là một diễn đàn công bằng để tất cả các quan điểm đều được lắng nghe.

Được hỏi ý kiến về đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper, Đức Hồng Y người Mỹ trả lời thẳng thừng: “Về cơ bản tôi không ủng hộ nó. Tôi không nghĩ rằng đề nghị đó là mạch lạc.”

Trong những ngày đầu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, Australia nhận định rằng tối thiểu 65% các nghị phụ sẽ chống lại “đề nghị Kasper”; nghĩa là có thể có tới 35% nghị phụ ủng hộ đề nghị này. Trong cuộc họp báo chính thức tại phòng báo chí Tòa Thánh hôm thứ Hai 19 tháng 10, ngài nhận định rằng giờ đây sự ủng hộ “đề nghị Kasper” “có lẽ đã tàn tạ”.

Tuy nhiên, nhiều quan sát viên nhận định rằng “đề nghị Kasper” đang được biến tấu thành đề nghị “phân cấp những vấn đề kỷ luật và tín lý quan trọng cho các Hội Đồng Giám Mục các quốc gia và khu vực”. Đó là cách hành xử trong khối Liên Hiệp Anh Giáo.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Catholic News Agency hôm thứ Bẩy 17 tháng 10, Đức Hồng Y George Pell cho biết:

“Có tranh cãi về việc cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ hay không, nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng có rất nhiều thần học nhưng giáo lý chỉ là một. Vì thế, không thể có chuyện ở Đức người ta tin vào Thiên tính của Chúa Kitô, trong khi ở Ba Lan lại nói rằng Chúa Kitô không phải là thần thánh. Cũng thế, không thể có chuyện hai người trong cùng một cảnh ngộ, với những tâm trạng như nhau; một người thì việc rước lễ là phạm thánh, trong khi ở nước ngay bên cạnh việc rước lễ lại là một căn nguyên mang lại ân sủng.”

Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ cảnh giác rằng nếu các Giám Mục trên thế giới áp dụng Giáo lý của Giáo Hội khác nhau - ví dụ, có nơi cho phép một số người Công Giáo tái hôn được rước lễ và những địa phương khác không cho – thì điều này dẫn đến một "sự phân mảnh" trong Giáo Hội.

Lên tiếng với các nghị phụ Thượng Hội Đồng đang cổ vũ việc đẩy các vấn đề mục vụ gai góc xuống cấp địa phương, ngài nói:

“Đương nhiên, đó là vấn đề có liên quan đến sự hiệp nhất của giáo huấn Hội Thánh, tôi nghĩ rằng nó sẽ bẻ gãy sự hiệp thông”.

Trong 8 vị nghị phụ Hoa Kỳ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, Đức Tổng Giám Mục Blase Cupich, Tổng Giám Mục Chicago, tham gia Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình theo lời mời cá nhân Đức Thánh Cha Phanxicô, tỏ ra có một quan điểm rất khác biệt với các vị khác.
Đức Tổng Giám Mục Blase Cupich


Ngài cho biết tại một cuộc họp báo không chính thức tại phòng báo chí Tòa Thánh chiều thứ Sáu 16 tháng 10 rằng lương tâm là “bất khả xâm phạm” và ngài tin rằng những người ly dị và tái hôn dân sự có thể lãnh nhận các bí tích, nếu họ “đi đến quyết định” làm như vậy “với lương tâm ngay thẳng”.

Đức Cha Blase Cupich nói:

“Nếu người ta đi đến một quyết định với lương tâm ngay thẳng thì công việc của chúng tôi là giúp họ tiến tới và tôn trọng quyết định đó. Lương tâm là bất khả xâm phạm và chúng ta phải tôn trọng điều đó khi họ quyết định, và tôi đã luôn luôn làm như vậy.”

Đáp lại một câu hỏi tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục nói một luận lý như thế cũng được áp dụng đối với các cặp sống chung đồng tính khi họ muốn đón nhận Bí Tích Thánh Thể.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Chicago, tổng giáo phận lớn thứ ba tại Hoa Kỳ, chỉ một vài giờ sau đã làm bùng lên những chỉ trích gay gắt trong dư luận Công Giáo Mỹ.

Bỏ qua những chỉ trích có thể nói là “mất bình tĩnh”, hay “hết còn tự chế”, có thể kể đến phản ứng nhẹ nhàng của LifeSiteNews [1]

Bài báo viết: “Giáo Hội Công Giáo dạy rằng trong khi ta ‘luôn luôn phải tuân theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình’, lương tâm phải được hình thành dưới ánh sáng Lời Chúa và giáo huấn chính thức của Hội Thánh”.

Tranh luận về “thuyết thẩm quyền của lương tâm” trong quyết định cá nhân đã bùng nổ từ thập niên 1960. Kết hiệp với thuyết luân lý tương đối ra đời vào năm 1932, nó hình thành một trào lưu suy tôn đến mức cực đoan tự do con người, coi tự do là nguồn phát sinh ra các giá trị, phủ nhận các chân lý khách quan, nghi ngờ và bình phẩm các giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Thuyết thẩm quyền của lương tâm đứng đằng sau việc dùng thuốc ngừa thai, và đằng sau cái chết của hàng trăm triệu thai nhi tại Mỹ và trên thế giới.

Sách giáo lý Công Giáo dạy rằng:

“Những lệch lạc trong phán đoán luân lý có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết về Ðức Kitô và Tin Mừng; gương xấu của người khác; nô lệ các đam mê; nghĩ sai lạc về tự do lương tâm; khước từ quyền bính và giáo huấn của Hội Thánh; thiếu hoán cải và bác ái.” [1792]

“Khi chọn lựa, lương tâm có thể phán đoán đúng hợp theo lý trí và luật Thiên Chúa, hoặc ngược lại có thể phán đoán sai lầm.” [1799]

“Lương tâm có thể còn thiếu hiểu biết hay phán đoán sai lầm. Sự thiếu hiểu biết và sai lầm đó không phải lúc nào cũng vô tội.” [1801]

[1] - LifeSiteNews - “Archbishop Cupich lays out pathway for gay couples to receive Communion at Vatican press scrum” - Tổng Giám mục Cupich đặt ra lộ trình cho các cặp đồng tính được rước lễ tại phòng họp báo Vatican. https://www.lifesitenews.com/news/archbishop-cupich-lays-out-pathway-for-gay-couples-to-receive-communion
 
Thượng Hội Đồng, phúc trình phần hai của các nhóm A và B nói tiếng Anh
Vũ Văn An
21:03 20/10/2015
I. Nhóm A

Điều hợp viên: Đức Hồng Y George PELL
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward KURTZ


Trong Chúa Giêsu, đấng làm trọn mạc khải của Thiên Chúa, gia đình khám phá được ơn gọi của mình trong ơn gọi phổ quát nên thánh. Đối với các môn đệ của Chúa Giêsu, mọi ơn gọi đều kêu mời người ta và các cộng đồng vào hai chiều kích khác biệt nhau nhưng bổ túc cho nhau. Chúng ta được kêu gọi hiệp thông và chúng ta được kêu gọi truyền giáo.Ta thấy điều này trong ơn gọi của 12 tông đồ. Các ngài được kêu gọi trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu và được sai đi để rao giảng. Điều ấy cũng đúng đối với các môn đệ khác, những người được kêu gọi vào đời sống gia đình. Nhóm chúng tôi suy tư về ơn phúc và ơn gọi này, và về việc cầu nguyện và biện phân như là phương thế phát huy nó.

Dù nghĩa chữ “ơn gọi” khá rõ ràng khi áp dụng vào chức linh mục, nhưng khi ta nói về những chữ như “ơn gọi vào đời sống hôn nhân”, ta cần nhiều nghĩa rõ ràng hơn. Ta phải nhìn nhận rằng gia đình cũng có một ơn gọi.

Nhìn qua lăng kính Thánh Gia Thất Nadarét, bản văn sẽ tốt hơn nếu biết sử dụng Thánh Kinh cách dồi dào hơn, nhất là Tin Mừng Luca, các chương 1 và 2, cũng như các điển hình từ Cựu Ước. Rất nhiều cặp vợ chồng trong Thánh Kinh, như các cặp trong Sách Tôbia, đã đáp ứng ơn gọi bước vào hôn nhân và đời sống gia đình một cách tươi đẹp xiết bao.

Viễn kiến của Giáo Hội về ơn gọi của gia đình nắm bắt được vẻ đẹp tình yêu hiến mình của Thiên Chúa. Nhiều lưu ý đã được dành cho việc định vị một nền tảng thần học vững vàng cho khoa sư phạm Thiên Chúa, phát sinh từ việc tràn đổ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ở cốt lõi gia đình là hành động sáng tạo nguyên thủy, việc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô và việc hướng tới sự sống đời đời. Ưu tiên lắng nghe Lời Thiên Chúa và bước theo Chúa Giêsu khai mở ra tin vui cho gia đình, dẫn tới cuộc sống hân hoan cũng như việc hoán cải mỗi ngày mỗi sâu sắc hơn, từ bỏ tính ích kỷ và tội lỗi.

Bản sắc rửa tội của mọi Kitô hữu chín mùi trong vườn ươm gia đình, vốn là người rao giảng Tin Mừng trước hết và đệ nhất đẳng, nơi đó, ta biện phân được ơn gọi bước vào một bậc sống đặc thù. Trong năm Đời Sống Thánh Hiến này, chúng ta cảm tạ đặc biệt vì ơn phúc có những người nam nữ trong đời sống tu trì và gia đình họ.

Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng sẽ tốt hơn nếu chịu xem xét “các thực hành tốt nhất” là các thực hành chỉ cho các gia đình thấy phải sống thực ơn gọi của họ cách trọn vẹn và trung thành hơn ra sao. Ở tâm điểm các “thực hành tốt nhất” này là việc tiếp nhận Lời Chúa trong gia đình. Chúng tôi đặc biệt nhắc tới các tiến bộ lớn lao trong Giáo Hội trong hơn 50 năm qua nhờ đó việc nghiên cứu và suy tư Sách Thánh đã được hội nhập vào đời sống các gia đình. Dù nhiều điều vẫn còn cần phải làm, sự tiến bộ như thế cần được nhìn nhận. Các “thực hành tốt nhất” này cũng nên nói tới việc dậy giáo lý thích đáng, việc cầu nguyện và thờ phượng, kể cả việc cầu nguyện trong mỗi gia đình. Một ơn gọi như thế chắc chắn sẽ khôn ngoan và minh nhiên khuyến khích việc sử dụng các lời cầu nguyện và nghi thức có tính á phụng vụ trong khung cảnh gia đình.

Chúng tôi cũng đã bàn tới các câu hỏi liên hệ tới phương pháp luận. Trong quá khứ, Đức Thánh Cha thường sử dụng bản văn đã được chấp thuận sau cùng làm căn bản cho một Tông Huấn và chúng tôi đã nói tới tính hữu hiệu của phương thức này. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận các hạn chế của một bản văn sẽ được chấp thuận vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng này. Dù mọi cố gắng nên được đưa ra để cung cấp một ngôn ngữ hợp lý hóa và lôi cuốn, lo ngại hàng đầu vẫn là sự minh bạch của những lời giải thích có cơ sở vững vàng đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình”.

Với đôi mắt ngắm nhìn Chúa Giêsu, chúng tôi tạ ơn vì ơn gọi của gia đình, một ơn gọi tiến tới hiệp thông với Người và với nhau và là ơn gọi đi truyền giáo khắp trên thế giới.

II. Nhóm B

Điều hợp viên: Đức Hồng Y Vincent Gerard NICHOLS
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Diarmuid MARTIN


Nhóm chúng tôi sử dụng một cách tiếp cận đổi mới trong việc khảo sát Phần II. Chúng tôi thừa nhận tính trung tâm của phần này đối với toàn bộ cuộc suy tư của Thượng Hội Đồng. Ngoài việc khảo sát từng đoạn của Tài Liệu Làm Việc, nhóm chúng tôi còn trước hết tìm cách nhận diện một số chủ đề căn bản của nền khôn ngoan Giáo Hội về hôn nhân và gia đình mà chúng tôi cảm thấy phải dành chỗ ưu tiên trong bản tường trình cuối cùng của Thượng Hội Đồng. Một suy tư đổi mới và sâu sắc hơn về nền thần học hôn nhân phải là một trong các hoa trái của Thượng Hội Đồng.

Các chủ đề này bao gồm: Sư Phạm Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa trong Gia Đình, Tính Bất Khả Tiêu và Lòng Trung Thành, Gia Đình và Giáo Hội, Thương Xót và Tan Nát. Nhóm chúng tôi đề nghị các sửa đổi cá biệt cho một số đoạn, nhưng trên hết, tìm cách sắp xếp lại thứ tự của một số đoạn để phục hồi dòng chẩy tự nhiên của các đoạn trong Bản Tường Trình của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi).

Nhóm chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo điều này: toàn bộ Phần II nên được dẫn nhập bằng một suy tư chi tiết hơn về Gia Đình và Khoa Sư Phạm Thiên Chúa. Suy tư này sẽ tạo ra số 37 mới.

Nó nên minh tả việc sư phạm Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đình đã đồng hành ra sao suốt lịch sử cứu rỗi và tiếp tục cho tới tận ngày nay. Chúng tôi đề nghị đoạn này khởi đầu với Sách Sáng Thế, sách đã từng cung cấp câu định nghĩa về hôn nhân như là một cuộc phối hợp độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà, một cuộc phối hợp toàn diện và thân mật đến độ vì nó người đàn ông sẽ lìa cha lìa mẹ để hợp nhất với vợ mình. Trình thuật về việc sáng tạo ra hôn nhân này cũng trình bầy với ta ba đặc tính nền tảng của hôn nhân, như đã có từ nguyên thủy, là đơn hôn, vĩnh viễn và bình đẳng giữa các giới tính.

Tuy nhiên, khi tội lỗi bước vào lịch sử nhân loại, nó mang theo việc lật nhào ba đặc tính nền tảng nói trên. Đa hôn, ly dị và người vợ lệ thuộc chồng trở nên không những chuyện thông thường mà còn được định chế hóa trong nhiều giới của xã hội Do Thái. Qua các tiên tri, Thiên Chúa không ngừng kêu gọi phải thay đổi tình huống tội lỗi này và tái lập phẩm giá nguyên thủy cho hôn nhân, một điều chỉ có thể có với Chúa Giêsu Kitô. Tiên tri Hôsê thấy sự kết hợp và tình yêu giữa chồng và vợ là một mẫu mực thích đáng để minh họa tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người. Diễm Ca cho ta một suy tư độc đáo về tình yêu nhân bản, coi nó như cuộc đối thoại giữa hai kẻ yêu nhau đang ca ngợi lẫn nhau, mong mỏi nhau và hân hoan trong tình thân mật tính dục.

Nhưng sư phạm Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi liên quan tới hôn nhân và gia đình đã đạt tới đỉnh cao của nó với việc Con Thiên Chúa bước vào lịch sử con người, khi Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình. Người ta vẫn coi là không thích hợp khi một bậc thầy Do Thái chuyện trò với một phụ nữ, nhưng Chúa Giêsu lại dám nói với một người đàn bà, lại là người đàn bà xứ Samaria, một thứ tội nhân có tiếng và “bị tuyệt thông”, một điều còn gây tai tiếng hơn nhiều nữa. Với một người đàn bà được đem tới trước mặt Người trước khi nàng bị ném đá do sự kiện phạm tội ngoại tình, Người nói: “Tôi không kết án chị. Chị hãy đi bình an và đừng phạm tội nữa”. Người từng làm bẩn bàn tay Người bằng việc làm, nhưng không bằng những hòn đá dùng để liệng vào người khác.

Nhóm chúng tôi trình bầy bản văn đã soạn thảo này bằng cách nhìn nhận rằng nó dài dòng và mới lạ, nhung xem ra không phù hợp với phương pháp luận của Thượng Hội Đồng. Tại sao chúng tôi cho như thế? Vì chỉ nhờ suy tư về sư phạm Thiên Chúa, chúng ta mới hiểu được thừa tác vụ của ta là phản chiếu đức nhẫn nại và lòng thương xót của Thiên Chúa. Kế hoạch Thiên Chúa tiếp diễn ngay trong thời ta. Chính sư phạm Thiên Chúa đã cung cấp nội dung và cung giọng cho giáo huấn của Giáo Hội. Ngày nay, sư phạm Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục không ngừng kêu gọi các gia đình hóan cải, chữa lành và thương xót khi họ cố gắng thể hiện ơn Chúa kêu gọi họ.

Bởi thế, Nhóm chúng tôi bắt tay vào việc áp dụng sư phạm này vào việc tìm kiếm một ngôn ngữ dễ hiểu đối với con người nam nữ thời ta. Song song với chữ “bất khả tiêu” chúng tôi đề nghị dùng một thứ ngôn ngữ bớt luật lệ hơn, nhưng biểu lộ tốt hơn mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, nói tới hôn nhân như một ơn thánh, một chúc phúc và như một giao ước yêu thương suốt đời.

Chúng tôi nhắc nhớ chứng từ của các cặp vợ chồng vẫn sống trọn vẹn cuộc hôn nhân Kitô Giáo, coi nó như một giao ước yêu thương mãn đời, tính vĩnh viễn đến chết của nó như một dấu chỉ lòng trung thành của Thiên Chúa đối với dân của Người. Thực vậy, chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa nhận ra hình ảnh của chính Người trong lòng trung thành của các người phối ngẫu và củng cố hoa trái này của ơn thánh Người bằng sự chúc phúc của Người.

Như thế ý nghĩa sâu xa nhất của tính bất khả tiêu nơi hôn nhân là việc khẳng định và bảo vệ các đặc tính tươi đẹp và tích cực trên vốn nâng đỡ hôn nhân và cuộc sống gia đình, nhất là trong những lúc sóng gío và tranh chấp. Bởi thế, Giáo Hội trông chờ ở vợ chồng như trung tâm của cả gia đình; và đến lượt nó, gia đình trông chờ Chúa Giêsu nhất là tình yêu trung thành của Người trong bóng tối của thập giá.

Việc nhấn mạnh tới sư phạm Thiên Chúa cũng chú mục vào tính trung tâm của Lời Thiên Chúa trong thần học hôn nhân, trong việc chăm sóc mục vụ cho gia đình, và trong lòng đạo đức gia đình. Cộng đồng Kitô hữu chào đón Lời Thiên Chúa một cách đặc biệt trong Phụng Vụ Chúa Nhật. Như thế, một mục tiêu cho mọi cặp vợ chồng và mọi gia đình là cùng nhau thờ phượng một cách trung thành tại mọi Thánh Lễ Chúa Nhật.

Các cặp vợ chồng và các gia đình cũng gặp Lời Thiên Chúa trong hàng loạt các hình thức sùng kính và cử hành vốn là thành phần của gia tài Công Giáo. Lòng đạo đức này bao gồm việc cùng nhau lãnh nhận bí tích hòa giải, cầu nguyện chung và đọc Sách Thánh, cũng như các cuộc gặp gỡ khác với Lời Thiên Chúa trong giáo lý và cầu nguyện. Có người nhấn mạnh rằng trường Công Giáo là cánh tay vươn dài của giáo lý giáo xứ và giáo lý gia đình. Thượng Hội Đồng nên khuyến khích các cha mẹ tìm kiếm những trường này như phương cách lôi cuốn độc đáo để thăng tiến và thâm hậu hóa việc giáo dục tôn giáo vốn đã được bắt đầu trong gia đình.

Tất cả chúng ta đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngày nay, trong nhiều xã hội, đang có một cảm thức tự cho mình là đủ, theo đó, người ta cảm thấy họ không cần được thương xót và cũng không biết tội lệ của mình. Có lúc, điều này là do không được học giáo lý đầy đủ về tội, không nhận biết tội là làm thương tổn tới mối liên hệ của ta với Thiên Chúa và với nhau, một thương tổn chỉ có thể được chữa lành bởi sức mạnh cứu vớt của lòng Chúa thương xót.

Mặt khác, có thể ta hay có khuynh hướng muốn đặt giới hạn của con người lên lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhóm chúng tôi cảm thấy nhu cầu rất mạnh cần phải suy nghĩ sâu xa hơn về mối liên hệ giữa lòng thương xót và công lý, nhất là như đã được trình bầy trong Misericordiae Vultus .

Khi sắp sửa bắt đầu suy tư về các tình huống khó khăn sẽ được khảo sát ở phần thứ ba, chúng ta nên luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ lòng thương xót của Người. Chính lòng thương xót mạc khải gương mặt thực sự của Thiên Chúa. Lòng thương xót của Thiên Chúa vươn tới mọi người chúng ta, nhất là những người đau khổ, yếu đuối và thất bại. “Hỡi Ephraim, làm sao Ta có thể bỏ rơi được ngươi! Hỡi Israel, làm sao ta có thể trao nộp ngươi…Trái tim Ta thổn thức, lòng cảm thương của Ta trở nên ấm áp và dịu dàng” (Hs 11:8-9). Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong Misericordiae Vultus, lòng giận dữ của Thiên Chúa chỉ trong giây phút, nhưng lòng thương xót của Người kéo dài mãi mãi.

 
Nhà thờ ở California đưa đơn kiện chống việc bắt buộc tài trợ phá thai trong Chương Trình Y Tế
Giuse Thẩm Nguyễn
21:37 20/10/2015
Nhà thờ ở California đưa đơn kiện chống việc bắt buộc tài trợ phá thai trong Chương Trình Y Tế

( CNSNews.com ) - Ba nhà thờ ở California hôm Thứ Sáu đã đệ đơn kiện chống lại Phòng Quản lý Chăm sóc Sức khỏe ( DMHC ) của California như là một phần của cuộc chiến chống lại sự phân loại của DMHC năm ngoái về phá thai do bà mẹ yêu cầu (gọi là phá thai tự chọn) như một "dịch vụ y tế cơ bản , " bắt buộc bảo hiểm phá thai ở tất cả các chương trình chăm sóc y tế tiểu bang không có miễn trừ tôn giáo.

Phòng DMHC của California đã viết trong một văn thư vào tháng tám 2014 gởi đến bảy công ty bảo hiểm yêu cầu phải bao gồm việc phá thai tự chọn trong chương trình sức khỏe của họ mà không có ngoại lệ . Văn thư được gởi ra vì có sự khiếu nại sau khi Trường Đại Học Santa Clara và Loyola Marymount loại bỏ sự phá thai tự chọn đối với chương trình bảo hiểm của các nhân viên của họ vì lý do tôn giáo.

Văn thư viện dẫn Hiến pháp California và Luật Kế Hoạch Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Knox – Keene 1975, trong đó "đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản " là việc hợp lý cũng như việc bắt buộc thực hiện phá thai.

Hiệp Hội Bảo vệ Tự do ( ADF ) đã đệ đơn kiện lên Tòa án Quận Hạt Hoa Kỳ cho các quận ở phía Đông của California , thay mặt cho nhà thờ Foothill ở Glendora, Calvary Chapel Chino Hills ở Chino , và The Shepherd of the Hills ở Porter Ranch.

Các nhà thờ đang kiện Michelle Rouillard , giám đốc của phòng DMHC , người đã ban hành văn thư , và đang tìm kiếm biện pháp ngăn chặn cũng như quyết định của tòa chống lại sự bắt buộc thực hiện phá thai.

Các vụ kiện ghi nhận rằng các nhà thờ đã đang tìm kiếm một cách để "cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên của họ mà không bao gồm chi phí phải trả cho việc phá thai , " vì họ tin rằng "phá thai là giết chết một con người vô tội."

" Bởi vì không có sự miễn trừ trong việc bắt buộc thực hiện phá thai , chương trình bảo hiểm y tế của nhóm nguyên đơn đã bị thay đổi, nó bao gồm cả việc bảo hiểm phá thai tự chọn mà không được phép của họ cũng như không màng tới sự phản đối của họ , " các vụ kiện chỉ ra như vậy.

Vụ kiện cũng cáo buộc là Phòng DMHC " nhận ra rằng các nguyên đơn và những người khác đã thực sự trung thành với niềm tin tôn giáo của mình về chống lại việc trả tiền cho hoặc cung cấp bảo hiểm cho phá thai , " thế mà Phòng DMHC vẫn còn " khuyến khích các công ty bảo hiểm che giấu những thay đổi này bằng cách thông báo cho họ rằng họ có thể " bỏ qua bất cứ văn bản nào trong chương trình bảo hiểm sức khỏe mà nó đề cập tới việc bảo hiểm thực hiện phá thai."

Vào đầu năm ngoái , ADF đệ đơn khiếu nại trực tiếp với Phòng DMHC , cho rằng việc bắt buộc thực hiện phá thai của Phòng này là vi phạm luật liên bang , cụ thể là Tu chính án Hyde - Weldon trong đó "cấm các cơ quan chính phủ nhận tài trợ liên bang phân biệt đối xử đối với những người từ chối tham gia vào việc phá thai hay bảo hiểm cho việc phá thai."

ADF và Hội Bảo Vệ Luật Pháp Trong Đời Sống đã chính thức nộp đơn khiếu nại với Sở Phục Vụ Nhân Viên và Sức Khỏe Hoa Kỳ chống lại Phòng DMHC vào tháng Mười năm 2014. Tuy nhiên , vụ kiện cho biết rằng : " Cho đến nay , Sở Phục Vụ Nhân Viên và Sức Khỏe Hoa Kỳ và Phòng Dân Quyền đã không cho biết liệu họ có ý định thực thi các sửa đổi Hyde - Weldon , dẫn đến việc nguyên đơn đệ trình vụ kiện này hay không ."

" Phá thai tự chọn không phải là một phần của ' chăm sóc y tế cơ bản ," Jeremiah Galus, luật sư tố tụng nhân sự của ADF đã nói rằng " Họ không có quyền buộc các nhà thờ phải cung cấp bảo hiểm y tế khi mà các dịch vụ ấy hỗ trợ cho việc giết người trái với niềm tin của nhà thờ. Chúng tôi hy vọng tòa án sẽ yêu cầu California thi hành theo Hiến Pháp và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của các nhà thờ này.

" Bởi vì Obamacare đòi hỏi bảo hiểm y tế , và California đòi bảo hiểm phá thai trong bất kỳ chương trình bảo hiểm y tế , các nhà thờ này đang thực sự không có cách nào khác để chọn là trả tiền cho việc phá thai, " Galus giải thích.

"Thật là vô lý! " ông nói thêm , "chính phủ không đòi hỏi các nhà thờ California trả tiền bảo hiểm ngừa thai lại đòi họ phải trả tiền bảo hiểm phá thai tự chọn . California không nên buộc nhà thờ phải lựa chọn giữa những xác tín sâu xa nhất của họ và luật bắt buộc thi hành phá thai, một đòi buộc bất hợp pháp và không cần thiết của chính phủ.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: mừng Khánh nhật Truyền giáo
Văn Minh
08:43 20/10/2015
Giáo xứ Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: mừng Khánh nhật Truyền giáo

“Anh em hãy đi khắp cả thiên hạ, rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”. Câu Lời Chúa trên đây được cha Gioakim Lê Hậu Hán - chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ - nhắc nhở và mời gọi hãy ra khỏi nhà của mình đi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu giữa lòng thế giới hôm nay.

Xem Hình

Vào lúc 17g30, ngày 18.10.2015, cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, đã cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ Chúa Nhật XXlX Thường Niên, cũng là ngày Thế giới Truyền giáo. ĐTC gởi đến toàn thể dân Chúa sứ điệp “Tất cả các Kitô hữu đều được mời gọi làm người truyền giáo và là chứng nhân của Tin Mừng”.

Trong ngày hôm nay, cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa đã có những giờ chầu Mình Thánh Chúa từ 08g00 cho đến 17g00 do các giáo họ và các hội đoàn phụ trách cầu nguyện theo tinh thần của ĐTC.

Trước Thánh lễ, cha xứ Gioakim cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ cung nghinh Mình Thánh Chúa chung quanh nhà thờ hòa trong bài hát “Thờ Lạy Chúa” do ca đoàn Cêcilia.

Đầu lễ, cha xứ ngỏ lời chúc mừng anh chị em Tân tòng đã cùng nhau tới tham dự Thánh lễ thật đông đảo bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.

Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: “Khi còn là chủng sinh học trong ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, ngài được cha bề trên sai về một vùng quê miền Cần Giờ để thực tập mục vụ. Tại đây, bà con giáo dân đa số là những người Tân tòng làm nghề tự do, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc giữ đạo của họ cũng rất khô khan và nguội lạnh. Vì từ nhà đến nhà thờ cách xa trên 10km nên việc đi lễ và học hỏi giáo lý gặp không ít khó khăn. Đối với người tín hữu, đức tin là một niềm tin, là niềm hy vọng, là thước đo nơi tâm hồn chúng ta đối với Chúa Giêsu. Để việc truyền giáo được kết quả, mỗi người phải luôn ý thức và làm tròn trách nhiệm của mình. Việc truyền giáo không chỉ dành cho hàng Giám mục, linh mục hay tu sĩ, mà là của mọi thành phần dân Chúa. Đức tin và truyền giáo đi đôi với nhau; đức tin của chúng ta càng mạnh càng sâu thì nhu cầu truyền thông và làm chứng niềm tin càng hiệu quả. Ngược lại, nếu đức tin suy yếu thì sự nhiệt tình Truyền giáo của chúng ta cũng suy giảm và khả năng làm chứng cũng mất đi sức mạnh. Vì vậy, mỗi người Kitô hữu được sáp nhập vào Giáo Hội nhờ bí tích Thanh Tẩy đều được mời gọi làm nhà truyền giáo và là chứng nhân. Đó là sự ủy nhiệm rõ ràng của Chúa Kitô và của Chúa Thánh Thần sai mỗi người Kitô hữu ra đi loan báo và làm chứng về Chúa Kitô cho muôn dân. Truyền giáo bằng đời sống chứng tá của Tin Mừng giữa đời, làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống yêu thương, bác ái, trung thực và thật cụ thể ngay trong gia đình của mình và môi trường ngoài xã hội. Đó là sứ vụ và là trách nhiệm của mọi người giáo dân chúng ta”.

Sau bài hát hiệp lễ, cộng đoàn cùng nhau đọc kinh “Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”.

Thánh lễ kết thúc 18g45, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an và ra về với sứ vụ đi loan báo Tin Mừng đến cho muôn người giữa cuộc sống hôm nay.
 
Hội Bảo Trợ Tu Đòan Giáo Sĩ Nhà Chúa tại Arlington mừng Bổn Mạng
Trần Trọng Long
19:48 20/10/2015
Xem hình ảnh

Nhân dịp lễ kính Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, quan thầy Chi Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Tu Đòan Giáo Sĩ Nhà Chúa (Domus Dei Clerical Society Of Apostolic Life, SDD.) tại vùng Arlington, Texas. Chi hội đã tổ chức mừng lễ quan thầy tại Giáo Xứ Thánh Giuse, Grand Prairie, Texas, vào thứ Bảy, ngày 17 tháng Mười năm 2015 vừa qua. Chương trình gồm có:
1) Chầu Thánh Thể - Cầu cho Ơn gọi
2) Thánh Lễ - Cầu cho Ơn gọi cũng như cho qúi hội viên đã qua đời.
3) Tiệc mừng
Trong phần giảng lễ, Cha Phêrô Đòan Hoàng Khôi-Anh, SDD., Chánh xứ Giáo xứ Thánh Giuse và cũng là Cha Tuyên-úy của chi hội đã ân cần nhắc nhở về thánh lễ đặc biệt cuối tuần này: Khánh Nhật Truyền Giáo, ngày cầu cho ơn gọi có thêm nhiều bạn trẻ biết dấn thân tham gia vào cánh đồng truyền giáo với:
1) Qủa Tim biết Yêu-mến Thiên Chúa
2) Qủa Tim biết Phục-vụ Tha Nhân
Được biết, Tu Đòan Giáo Sĩ Nhà Chúa được thành lập cách đây gần 400 năm (1630) do linh mục Alexandre de Rhodes, S.J. (A-Lịch Sơn Đắc Lộ) với tên gọi tiên khởi là Nhà Đức Chúa Trời tại Bắc Việt Nam. Sứ vụ là “giúp các linh mục giáo xứ làm việc tông đồ và thánh hóa các gia đình”. Hiện nay tại Hoa Kỳ, các linh mục và tu sĩ cuả Tu Đòan Giáo Sĩ Nhà Chúa đang phục vụ tại 5 tiểu bang: Washington, Oregon, Texas, Louisiana và Florida.
Trong buổi tiệc mừng, ông chi hội trưởng báo cáo sinh họat của hội trong năm và sau 15 năm thành lập, Chi Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Tu Đòan Giáo Sĩ Nhà Chúa vùng Arlington, Texas đã có 262 hội viên và đang tiếp tục gia tăng.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thi hành lệnh truất phế Bảo Đại
Lữ Giang
15:52 20/10/2015
Thi hành lệnh truất phế Bảo Đại

(Ghi nhớ 60 năm ngày truất phế Bảo Đại)

Lữ Giang

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, khi các tài liệu căn bản về chiến tranh Việt Nam đã được công bố gần hết, chúng ta không còn có thể ngồi viết hay nói theo cảm tính, tức theo ý muốn của mình được nữa, vì các thế hệ tới, nhất là các sử gia, sẽ không viết lịch sử chiến tranh Việt Nam theo như chúng ta nghĩ hay muốn, mà viết căn cứ vào các tài liệu lịch sử đã được công bố. Mọi cố gắng tô hồng hay bôi đen theo cảm tính trong suốt 40 qua sẽ trở thành vô nghĩa.

Về vai trò của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng vậy, thời kỳ biểu hiện cảm tính bằng cách hoan hô hay đá đảo Ngô Tổng Thống đã qua rồi, bây giờ đến giai đoạn phải làm sáng tỏ lịch sử. Các huyền thoại phải bỏ lại đàng sau.

Trong bài này chúng tôi chỉ xin trình bày một sự kiện lịch sử thường hay được nêu lên mỗi khi đến ngày lễ giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đó là việc truất phế Bảo Đại. Một câu hỏi đã được đặr ra: Quốc Trưởng Bảo Đại là người đã đưa ông Diệm về lãnh đạo đất nước với sự tin tưởng rằng ông Diệm có thể giúp ông giữ ngôi báu và đưa đất nước qua những ngày đen tối, tại sao ông Diệm lại tổ chức truất phế Bảo Đại?

Vấn đề có lẽ không chỉ đơn giản như vậy. Ngày 29.4.1955 Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng gồm đại diện các đoàn thể và giáo phái đã họp tại Dinh Độc Lập và ra nghị quyết truất phế Bảo Đại, và ngày 30.4.1955 họ đã kéo nhau ra Tòa Đô Chánh Sài Gòn công bố nghị quyết này và hạ hình Bảo Đại xuống. Dân chúng reo hò đá đảo Bảo Đại và ủng hộ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Nhưng sau đó Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lại phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23.10.1955 để truất phế Bảo Đại một lần nữa. Tại sao có chuyện lạ như vậy?

Quốc Trưởng Bảo Đại đang duyệt binh tại Hòa Bình ngày 28.12.1951

Đây là một vấn đề khá phức tạp, chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ trong cuốn “Người Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chế độ Ngô Đình Diệm như thế nào?”. Ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày một số tài liệu chính để đọc giả có thể thấy: Lệnh trất phế Bảo Đại xuất phát từ đâu và tại sao Bảo Đại lại bị truất phế đến hai lần?

“CHÍNH SÁCH TIỀN ĐỊNH”

Trong cuốn “Gọng kìm lịch sử, hồi ký chính trị”, ông Bùi Diễm có viết về việc truất phế Bảo Đại năm 1955 như sau:

“Không ai rõ tại sao ông Diệm phải có thái độ quyết liệt như vậy. Vì dầu sao ông cũng là người phải “trung quân, ái quốc”, trọng đạo quân thần, từng làm quan to trong triều đình Huế, nên không ai cho rằng ông muốn lật đổ Cựu Hoàng. Trái lại, mọi sự nghi ngờ đều đổ vào đầu ông Nhu cả, người được coi là có đủ mọi thủ đoạn đối phó và ứng biến (trong một buổi hàn huyên chuyện cũ với tôi năm 1991, cựu Quốc Trưởng không hề tỏ ý oán hận ông Diện và chỉ nói là ông Diệm đã bị gia đình ảnh hưởng).” (tr. 155).

Ông Bùi Diễm đã từng là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng dưới thời chính phủ Phan Huy Quát và là một viên chức ngoại giao cao cấp của VNCH, nghe nói ông còn là một “agent” của CIA, nhưng cũng như nhiều viên chức cao cấp khác của VNCH, ông biết rất ít Mỹ đã làm gì trên đất nước và cũng không đọc tài liệu lịch sử để biết chính xác những chuyện Mỹ đã làm, nên ông mới viết như vậy.

Ngày 25.6.1954 ông Diệm về nước giữa cảnh hoang tàn. Ngày 6.7.1954 ông lập chính phủ và ngày 7.7.1954 ông ra mắt chính phủ nên ngày đó thường được gọi là “Ngày Song Thất”.

Thủ Tướng Ngô Đình Diệm

Chỉ hơn một tháng sau, hôm 12.8.1954, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã họp và đưa ra Nghị Quyết số NSC 5029 với đầu đề “Duyệt xét lại chính sách của Hoa Kỳ ở Viễn Đông”, nhận xét về những hậu quả của Hiệp Định Genève và đưa ra một số biện pháp để đối phó. Nghị Quyết cũng đồng ý rằng ông Diệm phải mở rộng căn bản chính trị, soạn thảo hiên pháp và truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp

Hôm 20.8.1954, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia lại họp và đưa ra Nghị Quyết số NSC 5429/2 ấn định chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp Định Genève. Nghị Quyết nhận định rằng Pháp đã mất ý chí chiến đấu tại Việt Nam và đưa ra kế hoạch để đảm đương vai trò của Pháp trên đất nước này. Nghị Quyết ghi:

“Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập (kể cả quyền rút lui khỏi Liên Hiệp Pháp) cho Việt Nam và ủng hộ một chính phủ bản xứ mạnh. Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và trất phế Bảo Đại một cách hợp pháp.”

(France must grant total independence (including right to withdraw from French Union) to South Vietnam andsupport a strong indigenous government. Diem must broaden the governmental base, elect an assembly, draft a constitution and legally dethrone Bao Dai). [Gravel Edition, The Pentagol Papers, Volume I, Beacon Press, Boston 1971, tr. 303]

Pháp cũng đồng ý với Mỹ như vậy. Ngày 31.7.1954, ông Guy La Chambre, Bộ Trưởng Các Quốc Gia Liên Hiệp của Pháp, tuyên bố cần phải thực hiện ba việc sau đây:

- Thành lập một chính phủ đại diện cho toàn Miền Nam.

- Thực hiện cải cách ruộng đất

- Truất phế Bảo Đại và thành lập chế độ cộng hòa.

Chúng tôi gọi đây là “Chính Sách Tiền Định”, vì nó đã được chính quyền Eisenhower phác họa ngay từ khi ông Diệm mới trở về cầm quyền và được áp dụng một cách chặt chẽ, đẩy chính phủ Ngô Đình Diệm đi theo. Chính sách đó được thu gọn trong những chữ vắn tắt được ghi trong Nghị quyết số NSC 5429/2:

1.- Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai).

2.- Bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp (elect an assembly, draft a constitution).

3.- Mở rộng căn bản chính phủ (broaden the governmental base).

4.- Ủng hộ một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government).

Về việc hình thành “một chính phủ bản xứ mạnh”, tài liệu cho biết chính quyền Eisenhower muốn ông Diệm thành lậpmột chế độ độc đảng theo mô thức Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch để đối đầu với Cộng Sản. Ông Ngô Đình Nhu đã thành lập tổ chức đó và đặt tên cho nó là “Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng” (Revolutionary Personalist Labor Party). Hai chữ “Nhân Vị” chỉ mới là một ý niệm được dùng để đối với hai chữ "Cộng Sản", nó chưa được xây dựng thành một chủ nghĩa nên không có giá trị thực dụng như chủ nghĩa cộng sản, mặc dầu sau này có nhiều người đã thêm râu ria vào để biến nó thành huyền thoại.

Năm 1955, Đại tá Edward Lansdale rồi Tướng Joseph Lawton Collins đã được Tổng Thống Eisenhower lần lượt đưa qua Việt Nam để thực hiện các kế hoạch nói trên. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ nói đến kế hoạch truất phế Bảo Đại. Sở dĩ cả Mỹ lẫn Pháp đã quyết định như vậy vì Bảo Đại lúc đó chỉ lo ăn chơi, không quan tâm gì đến việc nước.

CÁC GIÁO PHÁI VÀ ĐOÀN THỂ TRUẤT PHẾ BẢO ĐẠI

Tháng 4/1955, với sự đồng tình của Bảo Đại và sự yểm trợ của Pháp, lượng Bình Xuyên nổi lên đánh chiếm các vùng quanh và trong Sài Gòn. Trong khi tiếng súng đang nổ ở khu trường Petrus Ký, đường Trần Hưng Đạo, khu Bàn Cờ, cầu Ông Lãnh, v.v., ngày 29.4.1955 đại diện 18 đảng phái, đoàn thể và 29 nhân sĩ có tên tuổi đã đến dự cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ. Ba Tướng Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Giác Ngộ và Trình Minh Thế cũng có mặt. Trong số các nhân sĩ, người ta chú ý đến các nhân vật sau đây: Luật sư Hoàng Cơ Thụy, Luật sư Vũ Văn Mẫu, Giáo sư Vũ Quốc Thông, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Luật sư Trần Thanh Hiệp, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn (Tịnh Độ Cư Sĩ), Giáo Sư Phạm Việt Tuyền, ông Bùi Quang Nga, ông Nguyễn Hữu Khai, ông Huỳnh Minh Ý, v.v.

Luật Sư Vũ Minh Trân có mặt tại cuộc họp cho biết ông không thấy ông Diệm mà chỉ thấy ông Bùi Văn Thinh, Tổng Trưởng Tư Pháp. Luật sư Hoàng Cơ Thụy liền nói với ông Bùi Văn Thinh rằng để tránh mọi dị nghị, ông không nên có mặt. Ông Thinh liền bỏ đi.

Cuộc thảo luận rất gay cấn, kéo dài từ 10 giờ 30 sáng đến 4 giờ chiều mới biểu quyết xong bản tuyên cáo nguyên văn như sau:

1.- Tuyên bố truất phế Bảo Đại kể từ ngày 29.4.1955.

2.- Tuyên bố Bình Xuyên là phiến loạn.

3.- Giải tán chính phủ Ngô Đình Diệm do Bảo Đại lập ra, cũng kể từ ngày 29.4.1955.

4.- Do sự đòi hỏi của tình thế nghiêm trọng hiện tại, tuyên bố ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập một chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam kể từ ngày 29.4.1955 với ba nhiệm vụ:

a) Dẹp phiến loạn Bình Xuyên để duy trì an ninh trật tự;

b) Buộc Quân Đội Viễn Chinh Pháp lập tức triệt thoái khỏi lãnh thổ Việt Nam để kiện toàn độc lập.

c) Tổ chức tổng tuyển cử Quốc Hội để trao trả chính quyền cho quốc dân.

Mặc dầu chưa có ý kiến của ông Diệm, ngày 30.4.1955 Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đã tổ chức một cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết Tòa Đô Chánh Sài Gòn, trình bày diễn biến cuộc họp ngày hôm trước. Có khoảng 200 người tham dự. Ba tướng Nguyển Thành Phương, Nguyễn Giác Ngộ và Trình Minh Thế xuất hiện cùng một lúc đã được dân chúng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Các đại diện đã thay nhau lên diễn đàn tố cáo Bảo Đại là bù nhìn, không xứng đáng đại diện cho Việt Nam. Sau đó, Hội Đồng công bố bản tuyên cáo đã đọc hôm qua.

Trong không khí sôi sùng sục, một số người đã trèo lên Tòa Đô Chánh gỡ chân dung Bảo Đại ném xuống đường giữa trời mưa.

MỸ RA LỆNH PHẢI LÀM LẠI

Trong khi Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đang bàn cải về việc phân chia chính quyền, ngày 3.5.1955 Tướng Joshep Lowton Collin, Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền của Tổng Thống Eisenhower tại Sài Gòn, đến gặp ông Diệm lúc 20 giờ và cho biết: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nếu truất phế Bảo Đại theo yêu cầu của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia, tình hình sẽ rất nguy hiểm. (FRUS, 1955 – 1957, Vulume I, trang 359 – 360). Nói một cách khác, Bộ Ngoại Giao muốn truất phế Bảo Đại bằng con đường hợp pháp chứ không phải bằng đảo chánh như Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đã làm, vì Nghị Quyết số NSC 5429/2 ngày 20.8.1954 đòi hỏi phải truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai). Ông Ngô Đình Nhu đã lưu ý các thành viên trong Hội Đồng về vấn đề này, nhưng phe Tướng Nguyễn Thành Phương và ông Nguyễn Bảo Toàn không tán đồng.

Để đối phó với phe nảy, ông Ngô Đình Nhu đã trình ông Diệm triệu tập hội nghị đại biểu các hội đồng thành phố và thị xã để quyết định. Hội nghị đã họp tại Dinh Độc Lập ngày 6.5.1955, thảo luận và đưa ra một kiến nghị yêu cần Bảo Đại trao toàn quyền cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình thế và triệu tập Quốc Dân Đại Hội trong vòng 6 tháng.

Cuộc tranh luận về việc nên thực hiện nghị quyết của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng hay thi hành lời khuyến cáo của Mỹ đã trở nên rất gay cấn và kéo dài. Mãi đến ngày 4.10.1955, một Ủy Ban Trưng Cầu Dân Ý gồm đại diện 15 đoàn thể mới được thành lập. Ủy Ban đưa ra kiến nghị yêu cầu truất phế Bảo Đại và suy tôn Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 6.10.1955, Hội Đồng Chính Phủ quyết định tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại vào ngày 23.10.1955.

Vì lúc đó số người mù chữ còn đông, tài liệu cho biết chính Đại Tá Edward Lansdale là người đã gợi ý dùng hai là phiếu có màu khác nhau để bầu cử, lá đỏ cho ông Diệm, lá xanh cho Bảo Đại. (Colonel Edward Lansdale suggested that Diem should provide two ballot papers, red for Diem and green for Bao Dai). Dựa vào màu sắc của hai lá phiếu này, các vận động viên của ông Diệm đã đưa ra lời hướng dẫn “xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì” để những người không biết chữ làm theo và dồn phiếu tối đa cho ông Diệm. Kết quả, có 5.838.907 cử tri đã đi bầu trong đó có đến 5.721.735 phiếu truất phế Bảo Đại.

Bảng kết quả trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại

Năm 1982, khi đến thăm California, ông Cao Xuân Vỹ có hỏi Bảo Đại: “Ngài nghĩ thế nào về việc ông Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Ngài?” Bảo Đại trả lời: “Việc thế thì phải thế thôi. Pháp đã quyết định trước rồi!”. Bảo Đại không hay biết gì việc Mỹ cũng quyết định truất phế ông. Trong cuốn hồi ký “Con Rồng Annam”, Bảo Đại không hề trách ông Diệm về chuyện này. Giả như lúc đó Quốc Trưởng Bảo Đại năng nổ và quan tâm đến đất nước hơn như Quốc Vương Sihanouk của Cambodia chẳng hạn, nước Việt Nam có thể đã xoay theo một chiều hướng khác.

LÀM “ĐỒNG MINH” MỸ RẤT NGHIỆT NGÃ!

Qua những sự kiện được trình bày trên, chúng ta thấy quyết định truất phế Bảo Đại là do Mỹ và Pháp đã đưa ra khi ông Diệm mới về nước. Thể thức truất phế cũng phải được thi hành theo đúng sự chỉ đạo của Mỹ.

Kết quả thu được tuy đúng với sự chỉ đạo của Mỹ nhưng đã tạo ra những sự mâu thuẩn giữa chính phủ Ngô Đình Diệm với đa số thành phần thuộc Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng. Họ cho rằng họ đã bị phản bội nên liên kết với nhau để chống ông Diệm. Mỹ lại biến họ thành một “tổ chức xã hội dân sự”, nuôi dưỡng nó, để khi ông Diệm không làm theo ý muốn của Mỹ, dùng nhóm này để quậy phá. Những thành phần chủ chốt của nhóm này đã tham gia cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960. Khi cuộc đảo chánh thất bại, một số đã bị bắt, riêng Luật sư Hoàng Cơ Thụy được Mỹ cho ngồi bó gối trong một bao bố đựng thư lớn, chở ra phi trường Tân Sơn Nhất, đưa lên một máy quân sự và đem ra khỏi Việt Nam hôm 6.12.1960. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, Nam Á, Paris, Quyển 5, tr. 2861).

Làm “Đồng Minh” của Mỹ quả thật vừa phức tạp vừa nghiệt ngã, vì Mỹ thường coi những người được họ yểm trợ hay xử dụng chỉ là công cụ từng giai đoạn, xài xong rồi bỏ.

Ngày 23.10.2015

Ghi nhớ 60 năm ngày truất phế Bảo Đại.

Lữ Giang
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lễ ngày thường nên dài bao nhiêu phút?
Nguyễn Trọng Đa
10:27 20/10/2015
Giải đáp phụng vụ: Lễ ngày thường nên dài bao nhiêu phút?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Một linh mục mới được bổ nhiệm về giáo xứ chúng con cách đây một năm. Cha Kevin (không phải tên thật) là một con người chỉnh tề, lịch sự, chu đáo, được đón nhận tốt bởi phần lớn giáo dân giáo xứ. Ngài nói rõ ràng khi ở gian giữa nhà thờ hoặc trong phòng thánh. Tuy nhiên, trong các ngày trong tuần, ngài nói nhanh dần khi cử hành Thánh lễ. Nhiều người cao tuổi của chúng con không hiểu bài giảng của ngài, vì ngài nói nhanh quá. Thánh lễ bình thường dài 30 phút rút ngắn còn 20 phút là tối đa. Ngài tạo ra ấn tượng "Hãy làm cho xong đi!”. Nhiều người đã nói chuyện với ngài về điều này, nhưng không có kết quả. Thưa cha, liệu có quy định nào hướng dẫn các linh mục trong việc cử hành thánh lễ không? - L. B., Ontario, Canada.


Đáp: Hình như không có luật nào xác định Thánh lễ cần dài bao lâu, mặc dầu có tập tục lâu đời rằng Thánh lễ ngày trong tuần phải mất khoảng 30 phút. Các thần học gia luân lý cổ điển, như Thánh Anphong Maria de Liguori (1696-1787), có ý kiến rằng Thánh lễ nên kéo dài như thế (30 phút), và rằng việc cử hành Thánh lễ chưa tới 15 phút có thể cấu thành một tội trọng.

Đúng là các ý kiến này đặc biệt đề cập tới hình thức ngoại thường, vốn luôn sử dụng Lễ Quy Rôma, và có các lời nguyện dài khác không hiện diện trong nghi thức hiện nay. Tuy nhiên, tôi tin rằng hình thức thông thường cũng có một số yếu tố mới, không có trong hình thức cũ, vốn làm cho Thánh Lễ ngày thường có một thời lượng bằng nhau, hay từ 25 đến 35 phút, nếu được cử hành với tất cả lòng nhiệt thành và tôn trọng chữ đỏ.

Một số yếu tố này là tùy chọn cho các ngày trong tuần; thí dụ, trong thời thánh Anphong, bài giảng thường được bỏ qua trong Thánh Lễ. Hiện nay, ở nhiều nơi có một bài giảng ngắn gọn, cả vào các ngày thường trong tuần. Các yếu tố tùy chọn khác,vốn là mới hoặc được khôi phục từ thời cổ xưa, là lời nguyện tín hữu và việc chúc bình an.

Trong khi phần lớn của hình thức ngoại thường được cử hành một cách thầm lặng, hình thức thông thường đề nghị nhiều lần nghỉ ngắn để mọi người cầu nguyện thinh lặng, chẳng hạn sau phần mời gọi nghi thức sám hối, sau câu "Chúng ta hãy cầu nguyện" của lời nguyện đầu lễ, sau bài Tin Mừng hay bài giảng, và sau khi Rước lễ trước lời nguyện cuối lễ. Hình thức thông thường cũng đề nghị ca hát nhiều hơn, cả cho Thánh Lễ ngày trong tuần, đặc biệt là câu Alleluia và một số phần riêng khác, như bài ‘Thánh Thánh Thánh’ (Sanctus).

Các thay đổi trong các bài đọc hàng ngày – có ngày, bài khá ngắn, có ngày, bài khá dài - có thể thay đổi thời lượng của Thánh Lễ. Trường hợp đáng chú ý nhất là bài đọc dài từ sách Daniel 13 về vụ xử bà Susanna vào ngày thứ hai của tuần thứ năm Mùa Chay.

Việc chọn Kinh Nguyện Thánh Thể có thể tạo sự khác biệt nào đó cho thời lượng của Thánh lễ, nhưng có lẽ ít được nghĩ tới. Một Đức Hồng Y đáng kính, mà tôi quen biết, thích dùng Lễ Quy Rôma hàng ngày, và ngài cho biết việc này không dài quá bốn phút cho Thánh Lễ so với Kinh nguyện Thánh Thể II. Hình thức thông thường có một chữ đỏ, nói rằng lời truyền phép phải được phát âm "rõ ràng và minh bạch, như bản chất của các lời này đòi hỏi". Nỗ lực này một cách tự nhiên bao hàm sự làm chậm lại nhịp điệu.

Cho đến thời gian tương đối gần đây, việc giáo dân Rước lễ thường không được thực hiện trong chính Thánh lễ. Hiện nay, giáo dân có thói quen rước lễ ngày thường, nên số lượng người Rước lễ ảnh hưởng đến thời lượng của Thánh lễ.

Việc nhận thức đầy đủ của linh mục về tầm quan trọng trung tâm của Thánh lễ cũng là thiết yếu cho việc cẩn thận trong việc cử hành các nghi thức. Do đó, Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu độ) khuyên các linh mục bằng nhiều cách để cử hành Thánh lễ với sự cẩn thận và chăm chú. Xin mời đọc:

"30. “Trong việc cử hành thánh lễ”, trách nhiệm nặng nề thuộc về “các linh mục cách riêng, vì các ngài phải chủ toạ in persona Christi (trong tư cách của Đức Kitô), trách nhiệm làm chứng và phục vụ cho sự hiệp thông không chỉ của cộng đoàn đang tham dự trực tiếp vào buổi cử hành, nhưng còn của Giáo Hội hoàn vũ, vốn là thành phần của mọi cử hành Phép Thánh Thể. Phải lấy làm tiếc, nhất là từ những năm sau cuộc cải tổ phụng vụ hậu-công-đồng, vì nhận thức lệch lạc về tính sáng tạo và thích nghi, mà đã có một số lạm dụng gây nên đau khổ cho nhiều người”.

“31. Theo lời cam kết trong nghi lễ Truyền Chức Thánh và hằng năm được lặp lại trong Lễ Dầu, các linh mục phải cử hành “cách sốt sắng và trung thành các mầu nhiệm của Đức Kitô, đặc biệt nhất là trong Hy Tế Thánh Thể và bí tích hoà giải, theo truyền thống của Giáo Hội, để ca tụng Thiên Chúa và thánh hoá dân kitô-hữu”. Như thế, các ngài không được làm cạn đi ý nghĩa sâu sắc của sứ vụ đặc thù của mình, mà làm biến dạng một cách tuỳ tiện việc cử hành phụng vụ bằng những thay đổi, những bỏ sót hay những phần thêm thắt. Quả nhiên, như lời thánh Ambrôsiô : “Giáo Hội không bị thương tổn nơi mình, [….] nhưng nơi chúng ta. Vậy, chúng ta hãy coi chừng đừng làm Giáo Hội bị thương tổn do lỗi của chúng ta”. Vậy, phải ân cần đừng để Giáo Hội của Thiên Chúa bị các linh mục làm tổn thương, các ngài là những người đã tự hiến chính mình cho sứ vụ một cách trọng thể như thế. Trái lại, các ngài phải ân cần theo dõi một cách trung thành, dưới quyền của Giám mục, đừng để những người khác mắc phạm những hành động như thế làm biến dạng phụng vụ.

“32. “Cha quản xứ cố gắng để Phép Thánh Thể Chí Thánh trở nên trung tâm của cộng đoàn giáo xứ ; ngài cố gắng làm cho tín hữu được hướng dẫn và nuôi dưỡng nhờ việc cử hành sốt sắng các bí tích và đặc biệt họ thường xuyên lãnh nhận Thánh Thể và bí tích thống hối ; ngài cũng hãy cố gắng hướng dẫn các tín hữu biết cầu nguyện, kể cả việc cầu nguyện trong gia đình, và biết tham dự cách ý thức và tích cực vào Phụng Vụ thánh mà, chính ngài với tư cách là quản xứ, dưới quyền của Giám mục giáo phận, phải lo điều hành trong giáo xứ mình và phải theo dõi đừng để xảy ra những lạm dụng”. Để chuẩn bị một cách thoả đáng các cử hành phụng vụ, đặc biệt là Thánh Lễ, cha quản xứ nên nhờ nhiều tín hữu khác giúp mình ; tuy nhiên, không một trường hợp nào ngài được nhường cho họ những gì thuộc riêng phần sứ vụ của ngài về mặt phụng vụ.

“33. Sau hết, tất cả “các linh mục phải chăm lo trau dồi kiến thức và nghệ thuật phụng vụ, để nhờ việc các ngài thi hành phụng vụ mà những cộng đoàn kitô-hữu được trao phó cho các ngài biết ca ngợi Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần mỗi ngày một hoàn hảo hơn”. Nhất là, các ngài phải thấm nhuần những tâm tình khâm phục và kinh ngạc, mà mầu nhiệm vượt qua, cử hành trong Thánh Thể, làm nảy sinh trong lòng các tín hữu” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Tương tự như vậy, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong số 23 của Tông huấn Sacramentum Caritatis (Bí tích Tình yêu), cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò của linh mục trong cử hành Thánh lễ:

"Vì thế buộc các linh mục phải ý thức rằng, trong tất cả thừa tác vụ của mình, không bao giờ được tự xem mình hay ý kiến của mình đứng hàng đầu, nhưng phải là chính Đức Giêsu Kitô. Mỗi cố gắng làm cho mình trở thành chủ chốt của hành vi phượng tự đều đi ngược với căn tính của linh mục. Vị chủ tế trước tiên phải là người phục vụ và phải luôn cố gắng trở thành dấu chỉ và khí cụ được Đức Kitô sử dụng, để luôn hướng về Người. Điều này chỉ được biểu lộ rõ ràng trong sự khiêm tốn khi cử hành phụng vụ, vâng theo các nghi thức, tập trung tâm tình và trí tuệ vào nghi thức, cố gắng loại bỏ tất cả những gì tạo ra cảm tưởng đó là sáng kiến cá nhân. Vì thế tôi khuyên hàng giáo sĩ phải ý thức sâu xa rằng thừa tác vụ Bí tích Thánh Thể là một phục vụ thật khiêm tốn dành cho Đức Giêsu Kitô và cho Hội Thánh của Người. Như thánh Augustinô nói, chức tư tế là thừa tác vụ của tình yêu (amoris officium) ; đó là thừa tác vụ của vị mục tử nhân lành, dám hiến mạng sống mình vì đàn chiên (Ga 10,14-15)” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy Ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Do đó, khi tất cả các yếu tố này được quan tâm tới, tôi có thể nói rằng thời lượng truyền thống vào khoảng nửa giờ cho Thánh Lễ hàng ngày vẫn là một hướng dẫn hợp lệ.

Ngoài sự nhiệt tình cá nhân của mình, một linh mục cần quan tâm đến các cứu xét mục vụ, khi xác định liệu mình nên cử hành Thánh lễ lâu hơn hoặc ngắn hơn. Một thí dụ là khi cử hành một Thánh lễ ban trưa ngắn hơn trong thành phố, nơi mà người ta phải hy sinh phần lớn giờ ăn trưa để tham dự Thánh lễ ngày thường; một thí dụ khác là cử hành Thánh lễ lâu hơn lúc 9g sáng ở một vùng ngoại ô, nơi mà các tín hữu có thể ít bị áp lực bởi các hạn chế thời gian, và sẽ hưởng lợi từ một bài giảng lễ chu đáo.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải phát âm rõ ràng, không chỉ là bài giảng, mà còn mọi bản văn phụng vụ. Một bài giảng, mà người nghe không hiểu, là thất bại ở mức độ cơ bản nhất, vì không chuyển giao được sứ điệp, mà bài giảng đang tìm cách để chuyển giao. (Zenit.org 20-10-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giây Phút Suy Niệm
Nguyễn Trung Tây, Lm
21:15 20/10/2015
GIÂY PHÚT SUY NIỆM
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Phúc thay người không nghe
theo lời bọn ác nhân,
không bước chung đường
với quân tội lỗi,
không nhập bọn với
phường ngạo mạn kiêu căng,
nhưng vui thú với lề luật Chúa,
Lời của Chúa,
họ suy ngẫm đêm ngày.
(Thánh Vịnh 1:1-2).