Ngày 17-10-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 17/10/2016
48. HỒ MỰC LỀU DA.
Phụ thân của Vương Tăng Ngạn là Sư Cổ, ông ta thường hay thích đặt thêm một tên khác cho một vật nào đó, chẳng hạn như cái “nghiêng” đựng mực thì kêu là “hồ mực”, “da” thì gọi là “lều da”.
Lúc Sư Cổ trấn nhậm Nam quân vương, có người qua đường tên là Lý Ngạn Cổ (“ngạn cổ 彥古” và “nghiễn cổ 硯鼓” tiếng Hoa phát âm gần giống nhau) xin bái kiến Sư Cổ, và cố ý trêu chọc Sư Cổ nên nói:
- “Quan tham quân tư hộ Vĩnh châu Lý Hồ Mực Lều Da...đồng tham bái”.
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)

Suy tư 48:
Giáo Hội là mẹ chúng ta, vì muốn để cho con cái của mình có một gương lành học hỏi để nên thánh, nên đã dạy mỗi đứa con khi lãnh bí tích Rửa Tội thì lấy tên của một vị thánh đặt cho nó, chúng ta gọi là tên thánh, và vị thánh ấy chính là đấng quan thầy của nó, chúng ta gọi là thánh bổn mạng.
Tên thánh này không phải đặt để gọi cho vui, hay là để “đệm” vào với tên gọi cho dễ nghe, nhưng là để cho chúng ta học hỏi gương sáng tốt lành của thánh quan thầy mình để trở nên một vị thánh tương lai trong Giáo Hội.
Có những người Ki-tô hữu cứ đến ngày lễ bổn mạng của mình thì tổ chức tiệc tùng vui vẻ, đây là một thói quen tốt đẹp nên bắt chước, nhưng đừng “thái quá”, thái quá có nghĩa là thay vì một bữa ăn thân mật cho ấm cúng thì lại tổ chức yến tiệc linh đình như...đám cưới, rồi rượu bia uống liên miên không ngớt để rồi trở thành gương mù gương xấu cho người khác, rồi trở thành thói quen “lợi dụng” lễ bổn mạng để nhậu nhẹt, quà cáp.v.v...
Có những bạn hữu rất “sợ” đến ngày lễ bổn mạng của bạn mình, vì phải mua quà cáp đến tặng trong khi mình thất nghiệp; có những giáo dân rất “sợ” khi đến ngày lễ bổn mạng của cha sở mình, vì phải đóng góp tổ chức tiệc tùng mừng bổn mạng của ngài (mặc dù có những cha sở không muốn) theo sự đề xướng của ban đại diện họ đạo, trong khi ở nhà con cái thiếu gạo ăn cho ngày mai...
Mỗi người giáo dân đều có một tên thánh, cũng có nghĩa là mỗi một giáo dân đều có một vị thánh phù hộ, cầu bàu, bênh vực cho họ trước toà Thiên Chúa, nếu họ –vị giáo dân ấy- học hỏi gương tốt lành của các ngài mà sống xứng đáng là một Ki-tô hữu tốt, một chứng nhân của Phúc Âm giữa xã hội hôm nay, thì đó chính là một bản sao thứ hai của vị thánh bổn mạng, bằng không thì các ngài sẽ rất buồn khi chúng ta lợi dụng các ngài để làm gương mù gương xấu cho kẻ khác.
Lạy các thánh bổn mạng của chúng con, xin cầu bàu cho chúng con trước toà Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 17/10/2016

33. Thời gian tạ ơn sau khi rước lễ là thích hợp nhất, khiến cho chúng ta bừng cháy lên lửa yêu mến.

(Thánh nữ Maria Magdalena de Pazzi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một tổ chức bác ái của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bị cáo buộc dự phần vào việc cổ vũ ngừa thai tại Congo
Đặng Tự Do
16:46 17/10/2016
Một cáo buộc từ Cộng Hòa Congo đang gây đau buồn sâu xa cho anh chị em giáo dân Công Giáo tại Hoa Kỳ. Theo Christian Newswire, Catholic Relief Service (CRS), là tổ chức bác ái ở hải ngoại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bị cáo buộc là đã hợp tác trong việc phân phối các phương tiện tránh thai ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Viện Lepanto đã đưa ra một báo cáo nói rằng trong quan hệ đối tác với một dự án của chính phủ Hoa Kỳ từ năm 2006 đến 2010, CRS “đã nhận, lưu trữ và phân phối hàng triệu phương tiện tránh thai như bao cao su, thuốc tránh thai, các thuốc tiêm tránh thai, các thiết bị đặt trong tử cung, và thậm chí cả các dụng cụ phẫu thuật.”

Michael Hichborn, Chủ tịch Viện Lepanto nói :”Các tác động của báo cáo này lẽ ra phải có những hậu quả sâu rộng đối với CRS. Nhưng trong sáu năm qua, CRS đã tìm cách né tránh không đối diện với các phát hiện về các hành vi không thích hợp của nó bằng cách nói với các giám mục và các tín hữu Công Giáo rằng nó 'không bao giờ' thúc đẩy việc phân phối hoặc tạo điều kiện cho việc phân phối các biện pháp tránh thai. Chúng tôi đã có bằng chứng rằng tuyên bố CRS là hoàn toàn không đúng sự thật.”

Báo cáo Lepanto được dựa trên các tài liệu của chính phủ, bao gồm các báo cáo về hàng tồn kho và các sách hướng dẫn. Các tài liệu cho thấy có một sự gia tăng lớn trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở nước châu Phi này.

Catholic Relief Services Stored, Dispensed Abortifacient Contraception in the Congo (Christian Newswire)
 
Top Stories
Vietnam: Pollution du Centre-Vietnam : les autorités attribuent la responsabilité des récentes manifestations à un curé et demandent son renvoi
Eglises d'Asie
07:21 17/10/2016
Jeudi 14 octobre, on pouvait lire sur les réseaux sociaux vietnamiens une lettre des autorités de la province du Nghê An à l’évêché du diocèse de Vinh. Elle priait les responsables diocésains de remettre de l’ordre dans les activités pastorales du P. Dang Huu Nam, curé de Phu Yên, dans le district de Quynh Luu (Nghê An) et de ne pas laisser celui-ci continuer ses activités dans la province. Plusieurs fautes lui étaient reprochées : il aurait profité des homélies prononcées au cours des messes célébrées dans divers endroits pour « exciter » la population ; il aurait eu des contacts avec les militants du parti d’opposition Viêt Tân ; il en aurait même hébergé certains dans son église de Phu Yên.

La lettre le désigne comme étant à l’origine de la manifestation du 2 octobre dernier qui a rassemblé 18 000 personnes devant les portes de l’usine Formosa ainsi que de la rédaction de quelque 600 plaintes déposées, le 27 septembre dernier, au Tribunal populaire de Ky Anh et récemment renvoyées aux plaignants par le juge.

La lettre des autorités provinciales ajoute que les fidèles ainsi que le clergé du diocèse de Vinh ne seraient pas d’accord avec les activités du prêtre en question, ce qui justifierait son renvoi du diocèse. La lettre rappelle aussi d’autres affaires au cours desquelles le prêtre a manifesté son opposition aux autorités.

Aussitôt après la connaissance de la lettre accusatrice, les fidèles de la paroisse de Phu Yên, dont le P. Dang Huu Nam est le curé, ont pris la défense de leur pasteur. Certains de leurs témoignages ont été recueillis par Radio Free Asia. Un membre du conseil paroissial affirme que le P. Nam est un bon pasteur s’occupant de la vie concrète de chacun de ses fidèles, luttant contre les injustices sociales.

On apprenait ce matin, 17 octobre, que plus d’un millier de fidèles de Phu Yên se préparaient à nouveau à se rendre au tribunal de Ky Anh pour y déposer, demain 18 octobre, une nouvelle plainte. Le P. Nam a assuré que cette manifestation serait pacifique, non-violente et conforme à toutes les prescriptions de la loi. Dans cette nouvelle plainte, les plaignants assurent que le tribunal a rejeté des précédentes plaintes sans aucune raison, en dépit des dispositions législatives. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 17 octobre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt tại Đại Hôi Thánh Mẫu Sydney
Khanh Lai
17:00 17/10/2016
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự thất bại của cộng đồng quốc tế
Hà Minh Thảo
17:54 17/10/2016
SỰ THẤT BẠI CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ 2

(tiếp theo)

III.- NHIỆM VỤ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC.

A. Ngăn chặn chiến tranh.

Trước những thảm họa tang thương do Thế chiến thứ nhất (tháng 06/1914 – 11/1918) gây ra và lưu lại nơi trí óc cùng thân thể đa số người, Hội Quốc Liên (League of Nations), tiền thân Liên hiệp quốc, một tổ chức liên chính phủ, được thành lập ngày 10.01.1920 theo sau Hội nghị hòa bình Paris. Tổ chức quốc tế đầu tiên này có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình thế giới. Ðể chu toàn sứ vụ này, Hội Quốc Liên ngăn ngừa chiến tranh bằng đề cao an ninh tập thể và giải trừ quân bị, cùng giải quyết những tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán và trọng tài và dựa vào những cường quốc để thi hành những nghị quyết của mình. Ðến ngày 23.02.1935, Hội Quốc Liên có 58 thành viên.

Hội Quốc Liên dựa vào những cường quốc để thi hành những nghị quyết của mình. Nhưng các nước này thường thi hành một cách miễn cưỡng, Hoa kỳ không là một thành viên chính thức. Do quy chế lỏng lẻo, các cường quốc như Anh và Bắc Ái nhĩ lan, Pháp, Nga, Đức, Ý, Nhật bản tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng cho mình. Hội Quốc Liên không khả năng ngăn chặn sự xâm lược của Phe Trục vào thập niên 1930. Đức rút khỏi Hội Quốc Liên, rồi đến các thành viên khác, đưa đến Chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy mục đích chính của Hội Quốc Liên là ngăn ngừa chiến tranh đã thất bại.

Sau Thế chiến thứ hai, một lần nữa, trước sự chết chóc dã man của con người và sự tàn phá môi trường, Liên hiệp quốc được hình thành với mục đích ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật. Cơ quan quốc tế này tạo cơ hội để các quốc gia đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Do đó, Liên hiệp quốc đã phê chuẩn Tuyên ngôn Chung về Nhân quyền năm 1948.

1. Thế nào là Hòa bình?

Ðể tuyên bố năm 1969 là Năm Ðức Tin của Giáo phận, Hồng Y Tôi tớ Chúa đã cho phổ biến Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Ðức Tin? Tiến lên trong An Bình’, đó là đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công Giáo. Người viết:

« Người Công Giáo yêu chuộng Hòa bình, nhưng người Công Giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công Giáo rất thận trọng. Hòa bình theo quan niệm Công Giáo:

- Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh.

- Hòa bình không phải là thế quân bình giữa hai lực lượng đối lập.

- Hòa bình chân chính không phải là Hòa bình chiến lược.

- Hòa bình là con đường duy nhất đi đến tiến bộ nhân loại.

- Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái.

- Hòa bình phải được xây dựng trên tinh thần mới: Kích động đời sống cộng đồng các dân tộc.

- Hòa bình phải được xây dựng trên não trạng mới: Tôn trọng mối bang giao giữa các quốc gia, quí trọng tình huynh đệ giữa các dân tộc, cộng tác giữa các sắc tộc vì tiến bộ chung; nhìn nhận và tin tưởng các tổ chức Hòa bình quốc tế.

- Hòa bình phải được xây dựng trên sự tôn trọng và nhìn nhận những quyền lợi của con người và nền độc lập của mỗi quốc gia. »

Ðọc định nghĩa của vị Hồng Y Việt Nam, cựu Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hoà bình và như thực tế chứng minh thì Việt Nam là một nước vừa không có độc lập (đảng cộng sản nước này nhận chỉ thị không những của Trung cộng mà còn từ Formosa) vừa không có Hòa bình (cộng quân đang chuẩn bị để đàn áp đồng bào 4 thỉnh miền Trung theo lệnh của Formosa).

2. Nhiệm vụ này được trao cho Hội đồng Bảo an.

Từ 25.04 đến 26.06.1945, đại diện 50 quốc gia đã họp tại San Francisco (California, Hoa Kỳ đã thông qua Hiến chương Liên hiệp quốc. ‘Một sự nghiệp vĩ đại để tạ ơn Thiên Chúa toàn năng...’ Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã phát biểu như thế về thành tựu của hội nghị này. Tuyên bố này đã đại diện cho hàng triệu người, những người tin tưởng tổ chức mới này sẽ làm cho các cuộc chiến tranh lùi sâu vào dĩ vãng. Lời tựa bản Hiến chương nêu rõ mục đích của : ‘Chúng tôi, những dân tộc của Liên hiệp quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...’. Ngày 24.10.1945, Liên hiệp quốc chính thức được thành lập. Nhưng, Đại hội đồng (General Assembly) đầu tiên, với sự tham dự của 51 nước, chỉ được triệu tập ngày 10.01.1946 tại Nhà họp chính Westminster ở Luân đôn (Vương quốc Anh. Tuy nhiên, Hiến chương dành quyền ‘định chung thẩm’ cho Hội đồng Bảo an (United Nations Security, tiếng Anh và Conseil de Sécurité, tiếng Pháp) có trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các nghị quyết do Hội đồng này thông qua, phù hợp với Hiến chương thì các nước hội viên phải thi hành bắt buộc.

Mọi nghị quyết do Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với ‘phiếu thuận’ của 5 thành viên thường trực, hay vĩnh viễn [Mỹ, Anh, Pháp, Nga (thế chân Liên xô, sau khi Liên bang này tan rã) và Trung quốc (thế chân Trung hoa Dân quốc *). Khi có một Dự án nghị quyết của Hội đồng không được thông qua do một trong những nước đó bỏ ‘phiếu chống’, tức sử dụng quyền ‘phủ quyết’. Ðây là một loại vũ khí mới để các thành viên này, nhân danh Hòa bình, nhưng duy trì những ‘chiến tranh lạnh’, kéo bè đảng từ 10 thành viên không thường trực (có nhiệm kỳ 3 năm) như chúng ta thấy trong các lần biểu quyết về những cuộc chiến giữa Do thái - Palestine, lâu nay, và tại Syria như hiện nay.

Ðể làm thí dụ, chúng ta nhắc lại 2 cuộc chiến do Hoa kỳ lãnh đạo để ‘trừng trị’chế độ độc tài Saddam Hussein (Iraq) :

- Lần đầu năm 1991. Ngày 02.08.1990, quân đội Iraq xâm lăng và chiếm đóng Kowẹt và, sau đó, chúng bắt các công dân những nước Tây phương để làm con tin… Ngày 29.11.1990, Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết 678 hợp thức hóa việc sử dụng võ lực chống lại Iraq và ấn định thời hạn chót, ngày 15.01.1991, lúc 24 giờ, để quân lực nước này phải rút khỏi Koweït. Ngày 16.01.1991, 19 giờ sau hạn định, chiến dịch Bão tố Sa mạc (Desert Storm) khởi đầu với cả ngàn chiến đấu cơ, chục ngàn tấn bom đạn và nhiều tỷ mỹ kim thiết bị điện tử để trừng trị Iraq. Kết quả : Ngày 22.02.1991, Iraq chấp nhận đình chiến, nhưng Ðồng minh từ chối với bảo đảm quân lực Iraq rút lui không bị tấn công và có 24 giờ để rút khỏi Koweït. Ngày 20.01.1993, Saddam Hussein vẫn còn tại chức trong khi Tổng thống Mỹ George H. W. Bush (cha) phải rời nhiệm sở.

- Lần sau năm 2003. Ngày 20.01.2001, George Walker Bush (Bush con) nhận nhiệm vụ Tổng thống. Ngày 12.09.2002, tại Hội đồng Bảo an, Hoa kỳ buộc tội Iraq vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống 16 nghị quyết của Hội đồng và sở hữu những võ khí nguyên tử và hóa học… nhưng Pháp, Ðức và Nga không đồng ý. Do đó, không có nghị quyết nào được thông qua. Ngày 20.03.2003, Hoa kỳ và các đồng minh Anh, Tây ban nha tấn công Iraq và lật đỗ chế độ Saddam Hussein. Bị bắt cuối năm 2003, ông bị án tử hình và bị treo cổ năm 2006. Tháng 05.2003, Tổng thống Bush tuyên bố kết quả đã hoàn thành. Nhưng hậu quả vẫn còn vì cuộc chiến không có mục đích chính đáng và chưa mang lại an ninh cho người dân nước này.

{* Khi Liên hiệp quốc được thành lập năm 1945, Trung hoa Dân quốc là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Năm 1949, Trung cộng đuổi chính phủ ra Ðài loan để thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Tháng 08/1950, Hội đồng Bảo an từ chối đề nghị của Liên xô nhằm thay thế Trung hoa Dân quốc. Ngày 25.10.1971 Dự án nghị quyết 2758 được Ðại hội đồng thông qua, sau khi Hoa kỳ với Nixon – Kissinger muốn ‘đi đêm’ với Tàu cộng nên đã không phủ quyết để Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ngồi vào ghế Trung hoa Dân quốc. Từ đó, có thêm một thành viên thường trực cộng sản, Hội đồng của Hội đồng gặp thêm khó khăn.}

B. Mục tiêu Nhân quyền.

1. Tổng quát.

Ðây cũng là lý do chính cho việc thành lập Liên hiệp quốc. Sự tàn bạo của Thế Chiến II và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận chung dành cho tổ chức này trách vụ ngăn chặn bất kỳ một thảm kịch nào như vậy trong tương lai bằng, trước nhất, tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vi phạm nhân quyền. Hiến chương Liên hiệp quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên phải khuyến khích ‘sự tôn trọng toàn diện và sự tuân thủ nhân quyền’ và tiến hành ‘các hành động chung hay riêng rẽ’ cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về Nhân quyền, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền.

Ngày 15.03.2006, Ðại hội đồng đã biểu quyết để thay thế Uỷ ban nhân quyền (Human rights Commission) bằng Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (Human Rights Council) nhằm giải quyết các vụ vi phạm nhân quyền. Uỷ ban này đã bị nhiều chỉ trích vì có nhiều thành viên có thành tích nhân quyền keùm cỏi, kể cả những nước có đại diện được bầu làm chủ tịch ủy ban.

2. Việt Nam, một quốc gia đặc biệt vi phạm Nhân quyền, được che chở.

Ngày 12.11.2013, Ðại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 68 đã đầu phiếu để chọn 14 nước thành viên mới Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Với kết quả 184/192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất để lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Việc trúng cử với số phiếu cao có thể hiện vị thế và uy tín của nhà nước Việt Nam cộng sản ngày càng cao trên trường quốc tế hay không ? Ngày nay, không những chúng vâng phục Tàu cộng mà còn khiếp sợ Formosa.

Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review, tiếng Anh và Examen Périodique Universal, tiếng Pháp) lần thứ hai, về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam diễn ra ngày 05.02.2014, tại Geneva (Thụy sĩ), dưới sự chủ trì điều phối của Nhóm ba quốc gia, được gọi là ‘troika’ gồm có Kazakhstan, Kenya và Costa Rica. Phiên Kiểm điểm kéo dài từ 14 giờ 30 đến 18 giờ, Phái đoàn Việt Nam, do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc làm trưởng đoàn kéo theo 15 đại diện từ 11 bộ, ngành nói hết 45 phút. Số giờ còn lại 165 phút dành cho 107 nước phát biểu, mỗi nước được bao nhiêu phút ? Chúng tôi ghi nhận lời nói của hai quốc gia :

- Thụy Điển chất vấn: “Đã có hàng triệu người sử dụng Internet nhưng đã ban hành quá nhiều luật lệ đàn áp tự do Internet. Đã có ít nhất 58 người bị bắt giữ chỉ vì bày tỏ ôn hòa trên Internet. Đã có nhiều người bị bắt giữ và tra tấn trong tù, đề nghị chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc Công ước Chống tra tấn. Đề nghị bãi bỏ các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như 79, 88 và 258...”

- Đại diện Mỹ phát biểu : « Chúng tôi cảm ơn bài diễn văn của đoàn Việt Nam, cũng như hoan nghênh việc Viêt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có những bước đi trong việc cải thiện quyền của người đồng tính (LGBT). Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR. Chúng tôi kiến nghị:

1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ

2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...

3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn ».

Cho đến nay, Việt Nam trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày, nhưng với điều kiện là các tù nhân lương tâm này phải rời nước đi sống tại Hoa kỳ, không có lựa chọn. Luật sư Lê Quốc Quân ra tù do mãn hạn tù.

Chỉ trích gây gắc nhất, đúng ngay tim đen của chế độ cộng sản... Ngoại giao ít khi nói thẳng, mà chỉ để người nghe phải hiểu ý ngầm... Ví dụ như đại sứ Mozambique đề nghị Việt Nam nên huấn luyên Công an về Nhân quyền (thay vì nói Công an vi phạm nhân quyền vì vô học thức).

Ngày 07.02.2014, nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva (Thụy sĩ) đã thông qua báo cáo của Việt Nam. Báo cáo này sẽ được trình Hội đồng nhân quyền xem xét thông qua tại khóa họp thường kỳ tại phiên toàn thể của Hội đồng. Với sự tham gia của 16 đại diện từ 11 bộ, ngành, đoàn Việt Nam đã đối thoại trực tiếp với 107 nước về nhiều vấn đề các nước quan tâm với hơn 220 khuyến nghị mà đa số tập trung về các chủ đề như án tử hình, tra tấn, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, việc sách nhiễu các bloggers và xã hội dân sự, sửa đổi luật hình sự và tố tụng hình sự… Trưởng phái đoàn Việt Nam cho biết Việt Nam sẽ xem xét kỹ các khuyến nghị, và trả lời vào tháng 6 tới, ở khóa họp lần thứ 26 của Hội đồng.

Ngày 20.06.2014, khóa 26 Hội đồng Nhân quyền tại Geneva đã chính thức thông qua UPR chu kỳ II của Việt Nam, đặc biệt với tư cách là một trong 47 thành viên Tổ chức Nhân quyền nàynhiệm kỳ 2014-2016. Nhóm làm việc về UPR ngày 05.05.2014 đã nhận được tổng cộng 227 khuyến nghị. Nhưng nước cộng sản này chỉ chấp nhận 182 và bác 45 khuyến nghị. Nhiều quan sát viên lưu ý một hiện tượng chưa có lời giải thích. Về cùng một nội dung, có khuyến nghị được chấp thuận, có khuyến nghị bị bác bỏ. Ví dụ : khuyến nghị 157 của Canada đề nghị sửa đổi các điều 79, 88 và 258 Luật hình sự (các điều luật thường được coi là dùng làm công cụ trấn áp nhân quyền) « để bảo đảm tuân thủ với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bao gồm nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị » được giữ lại. Khuyến nghị 156 của Úc với nội dung tương tự cũng được chấp nhận. Trong khi các khuyến nghị 151 và 152 gần giống về nội dung lại bị từ chối.

3. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và điều 88 Hình Luật.

Trước giờ cơm trưa ngày 10.10.2016, người công dân yêu nước nổi tiếng Việt Nam vừa bị bắt vì điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. Chúng khám nhà và đọc lệnh bắt Chị và tạm giam đầu tiên 4 tháng và lấy nhiều máy móc của gia đình.

Ðây là một bằng chứng thất bại của các Cộng đồng quốc tế trong mục tiêu nhân quyền. Các cường quốc, ngày nay, vì chạy theo thương mại, nên vấn đề quyền con người bị bỏ qua. Gần đây, các Tổng thống Obama (Hoa kỳ) và Hollande (Pháp), trước khi mất ‘ngôi’, dùng ngân sách quốc gia đi một chuyến đến Việt Nam để bán phi cơ… Obama đã làm thất vọng người Việt đau khổ vì chỉ đến để hứa bán súng sát thương cho nhà nước. Thật đáng tránh, những người ‘gốc Việt’ tháp tùng các Tổng thống này đến Việt Nam có biết sự đớn đau của đồng bào do Formosa, được sự trợ giúp của nhà nước cộng sản, gây ra. Lệnh bắt Chị Quỳnh hôm nay có liên quan đến các hoạt động đòi xử lý minh bạch thảm họa ô nhiễm môi trường miền Trung do Formosa gây ra.

Giờ đây, chánh phủ các nước, các tổ chứùc phi chánh phủ đã lên tiếng kêu gọi đảng cộng sản trả tự do cho Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh để Chị về chăm sóc các con của Chị. Gần đây nhất, trong thông cáo ngày 14.10.2016, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chỉ trích Điều 88 này ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, điều này biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách. Điều luật quá rộng, không định nghĩa rõ ràng giúp dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ. Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức’.

Thông cáo cũng nhắc đến ‘các trường hợp tương tự’, trong đó có vụ luật sư Nguyễn Văn Đài và phụ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog với bút danh Mẹ Nấm từ năm 2006, dùng truyền thông xã hội để lên tiếng phản đối bất công, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền tại Quê hương. Năm 2015, Chị được tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders, trụ sở tại Thụy Điển vinh danh vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước. Chúng ta cũng cầu nguyện cho người cộng sản biết ‘đường ngay, nẻo chính’.

Ngày 14.10.2016, với một nghi thức trọng thể diễn ra tại Ðại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Antonio Gutterres (người Bồ đào nha), vị tân Tổng thư ký thứ 9 của Tổ chức quốc tế này, phát biểu bằng năm thứ tiếng (Anh, Bồ đào nha, Tây ban nha và Pháp) : « Không có hoà bình, cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa. Nhưng, bất hạnh thay, Hoà bình là sự thiếu vắng lớn nhất trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay ».

Hà Minh Thảo

 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ LM Trần Quang Tuệ qua đời tại Bắc Cali
Lm Trần Công Nghị
20:29 17/10/2016
PHÂN ƯU

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh
Chúng tôi vừa nhận được ai tín:
Ông cố Phêrô Trần Quang Toản
(thân sinh của cha Trần Quang Tuệ, Quản Nhiệm cộng đoàn Costa Mesa)
mới được Chúa gọi về Nhà Cha trên Trời với Chúa.
Hưởng thọ 91 tuổi.

Chương trình Tang Lễ:

Thăm Viếng và Cầu Nguyện:
Thứ Năm và thứ Sáu, ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2016
4:00 PM – 9:00 PM
tại Nhà quàn Clairemont Mortuary (858) 279 – 2211
4266 Mt Abernathy Ave, San Diego, CA 92117

Thánh Lễ An Táng:
Thứ Bảy, ngày 22 tháng 10 năm 2016
11:30 AM
tại Nhà thờ St Catherine Laboure Catholic Church
4124 Mt Abraham Ave, San Diego, CA 92111

Mai Táng:
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 10 năm 2016
12:00 PM Thánh lễ cầu hồn – 1:00 PM Hạ huyệt
tại Nhà thờ Chánh Tòa Giáo phận Oakland Cathedral of Christ the Light
2121 Harrison St, Oakland, CA 94612

Xin thành kính phân ưu tới cha Trần Quang Tuệ và tất cả tang quyến
Xin Chúa đưa ông cố Phêrô về hưởng nhan thánh Chúa.

LM Trần Công Nghị
và toàn Ban VietCatholic
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Bên Thác Niagara
Robert Helfman
19:36 17/10/2016
THU BÊN THÁC NIAGARA
Ảnh của Robert Helfman
Niagara rồi nước chảy về mô?
Thu nơi đây trời trong xanh ngắt
Đường vui lao xao chân chạm lá khô
Bên hồ thu rừng phong khoe sắc
Thác tung mưa, mưa động sóng nhấp nhô…
(Trích thơ của Hà Nguyên Lãng)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 12– 18/10/2016: Câu chuyện Lòng Ðầy Miệng Mới Nói Ra
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:51 17/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hãy sống chân thật đừng gian dối

Để theo Chúa, điều quan trọng là không gian dối, không giả hình giả bộ. Vì sự giả hình làm cho chúng ta nói rất nhiều mà làm không bao nhiêu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 14 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta.

Trong bài Tin Mừng trong ngày, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy cẩn thận với “men Pharisêu”, đó là thói đạo đức giả. Có thứ men tốt và có loại men xấu. Thứ men tốt là loại men mà Chúa Giêsu có lần ví Nước Thiên Chúa giống như nắm men. Men ấy phát triển tốt và làm cho bột thành bánh. Nhưng men xấu thì không như vậy.

Tôi nhớ hồi còn bé, bà tôi làm bánh. Bà tán bột ra rất mỏng, sau đó bà bỏ vào dầu ăn để chiên, cái bánh phồng lên rất to, mà bên trong chẳng có gì… Khi chúng tôi ăn mới biết cái bánh ấy rỗng. Bà nói với chúng tôi: Cái này trông thế mà giả, nhìn thì đẹp mà thực chất thì chẳng có gì. Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: Hãy coi chừng men Pharisêu vì đó là men đạo đức giả.

Đạo đức giả có nghĩa là chúng ta chỉ cầu nguyện với Chúa bằng những lời ngoài miệng mà lòng thì ở xa Ngài. Có những người đạo đức giả theo kiểu nói một đàng làm một nẻo. Có những người đạo đức giả theo kiểu giả bộ: có vẻ tốt và lịch sự nhưng thực tế thì nham hiểm. Chúng ta nhớ tới cách vua Herode tiếp đón ba Vua từ Phương Đông. Bên ngoài Herode tỏ ra lịch sự mà bên trong thì sợ hãi mất quyền. Bên ngoài Herode nói là: Các vị hãy đi và khi gặp Hài Nhi thì hãy quay trở lại báo tin để tôi cũng đến bái lạy Người. Nhưng kì thực Herode muốn tìm để giết Hài Nhi. Kẻ đạo đức giả sống hai mặt. Chúa Giêsu nói với các luật sỹ và biệt phái rằng: các ông nói mà không làm.

Chúng ta thử xét lại bản thân xem mình đang để cho loại men tốt hay men xấu phát triển? Tôi làm việc này với tinh thần nào? Tôi cầu nguyện với tinh thần nào? Tôi giải quyết các vấn đề với tinh thần nào? Với tinh thần xây dựng? Hay tinh thần chia rẽ? Điều quan trọng là đừng lừa gạt, đừng nói dối, mà hãy nói thật.

Trẻ thơ nói thật bao nhiêu phần trăm! Trẻ thơ không bao giờ nói dối. Các bé không bao giờ nói những thứ trừu tượng, các bé nói cụ thể: con làm cái này, con làm cái kia, con làm cái nọ. Rất cụ thể. Trước Thiên Chúa và trước người khác, trẻ thơ luôn nói những điều cụ thể. Tại sao? Tại vì trong các bé có thứ men tốt, làm cho các bé lớn lên giống như sự lớn mạnh của Nước Trời. Cũng thế, Chúa ban cho chúng ta, cho tất cả chúng ta Chúa Thánh Thần và ơn sáng suốt, để chúng ta biết phát triển loại men nào, và biết hành động theo sự thúc đẩy của men nào. Tôi là người trung tín, trong suốt, hay tôi là người đạo đức giả?

2. Câu chuyện Lòng Ðầy Miệng Mới Nói Ra

Kính thưa quý vị và anh chị em

Người ta thường bảo: “Lòng đầy miệng mới nói ra” hay “Văn tức là người”. Hai câu nói này có thể áp dụng rất đúng vào vị thánh Giáo Hội mừng kính ngày 18 tháng 10 hàng năm. Đó là thánh Luca, thánh sử.

Chúng ta không có được những sử liệu để biết về cuộc đời của thánh Luca ngoài danh hiệu thánh Phaolô nói về ngài: “Luca, vị y sĩ rất thân mến của chúng tôi...”. Vì thế, chúng ta phải tìm hiểu về con người của thánh Luca qua hai tác phẩm ngài biên soạn, nhất là qua sách Phúc Âm, thường được trao tặng những biệt hiệu sau đây:

1. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của Lòng Thương Xót: Thánh Luca đặc biệt nêu bật lòng ưu ái và sự kiên nhẫn của Chúa Giêsu đối với những tội nhân và những kẻ đau khổ. Ngài luôn mở rộng đôi tay để đón nhận họ: những người xứ Samaria, những kẻ bị bệnh phong hủi, những người thu thuế, những kẻ phạm tội công khai, những người nghèo cũng như các mục đồng thất học.

Ngụ ngôn về người phụ nữ ngoại tình, về một con chiên lạc, một đồng tiền bị đánh mất, về đứa con hoang đàng và người trộm lành chỉ được ngòi bút của thánh Luca ghi lại rất linh động và xúc tích.

2. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của Ơn Cứu Rỗi phổ quát và đại đồng: Chúa Giêsu dang rộng đôi cánh tay, chết treo trên thập giá là cho tất cả mọi người. Trong luồng tư tưởng này, thánh Luca ghi lại gia phả của Chúa Giêsu ngược lại đến nguyên tổ Ađam chứ không phải chỉ ghi lại Chúa Giêsu là con vua Ðavit, con ông Abraham như thánh sử Matthêu. Và trong lúc Chúa Giêsu hoạt động rao giảng Tin Mừng, nhiều người dân không phải là Do Thái cũng được Ngài ân cần tiếp đón và thi ân.

3.Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của những người nghèo, trong đó những người đơn sơ, nhỏ bé, đóng một vai trò quan trọng, như: ông Giacaria và bà Ysave, Ðức Maria và thánh Giuse, những người mục đồng, ông Simêon và bà góa Anna.

4. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của sự cầu nguyện và của Chúa Thánh Thần: Luca thường mở đầu đoạn Phúc Âm với lời ghi nhận: “Chúa Giêsu đang cầu nguyện” và Thánh Thần mang Giáo Hội đến chỗ hoàn hảo cuối cùng.

5. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của niềm vui: thánh Luca thành công trong việc phác họa hình ảnh Giáo Hội sơ khai tràn đầy niềm hân hoan vì cảm nghiệm được mầu nhiệm Phục Sinh, sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và Ơn Cứu Rỗi.

Mừng lễ kính thánh Luca, chúng ta hãy cùng nhau đọc đoạn cuối của Phúc Âm, gồm những dòng có thể so sánh như chiếc gạch nối liên kết sách Phúc Âm với sách Tông Ðồ Công Vụ để diễn tả một sinh hoạt rất quan trọng của Giáo Hội và của mọi tín hữu Kitô: “Ðoạn Chúa dẫn các môn đệ đi về phía làng Bêtania. Chúa giơ tay chúc phúc cho họ. Ðang khi Chúa phán, Chúa rời khỏi họ mà lên trời. Các môn đệ thờ lạy Chúa rồi trở về Giêrusalem, lòng đầy hân hoan. Họ có mặt luôn luôn trong đền thờ để ca tụng và cảm tạ Thiên Chúa”.

Dõi theo gương của các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, chúng ta hãy luôn dâng lời ca tụng và cảm tạ Thiên Chúa.

3. Không thể “sống đạo kiểu ngụy trang” chỉ trọng vẻ bề ngoài

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta làm việc thiện với lòng khiêm tốn, tránh lối phô trương hình thức. Đó là điều Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong bài giảng sáng 11 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha cảnh báo lối sống đạo kiểu ngụy trang ngụy tạo. Ngài nói rằng con đường của Thiên Chúa là con đường của khiêm nhường.

Tự do của người Kitô hữu đến từ Chúa Giêsu, chứ không đến từ những việc chúng ta làm. Đức Thánh Cha khai triển bài giảng của Ngài từ bài đọc trích thư của thánh Phaolô, sau đó Ngài hướng sự tập trung vào bài đọc Tin Mừng.

Hôm nay Chúa Giêsu trách người biệt phái vì họ chỉ tập trung vào cái bề ngoài mà quên mất đức tin. Chúa Giêsu kêu mời chúng ta chấp nhận sự công bình đến từ Thiên Chúa. Lúc ấy, người biệt phái trách Chúa vì Chúa chưa rửa tay trước khi ăn.

Đáp lại họ, Chúa Giêsu nói rất mạnh: các ông chỉ làm sạch bên ngoài chén đĩa, còn trong lòng các ông thì đầy tham lam gian ác. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại rất nhiều lần: nội tâm các ông đầy bất công và bị nô lệ. Họ bị nô lệ vì họ không đón nhận công bình đến từ Thiên Chúa, thứ công bình mà Chúa Giêsu trao ban.

Nơi khác của Tin Mừng, Chúa Giêsu còn mời gọi chúng ta cầu nguyện nơi kín đáo để không phô trương. Có những người ăn chay với vẻ mặt phiền não. Những người sống bề ngoài như thế, họ đã cầu nguyện và chay tịnh để được người ta khen tặng. Tuy nhiên, Chúa chỉ cho chúng ta con đường của khiêm nhường.

Không có lối sống đạo kiểu ngụy tạo. Điều quan trọng là chính tự do mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta từ sự cứu chuộc của Người, từ tình yêu và niềm vui mà Người trao cho chúng ta từ nơi Chúa Cha.

Đó là tự do nội tâm. Với tự do ấy bạn làm việc tốt cách kín đáo, không khua chiêng đánh trống cho người ta biết. Con đường đích thực của Chúa Giêsu là thế: khiêm nhường và chịu sỉ nhục. Thánh Phaolô nói với các tín hữu Philipphê về gương khiêm nhường của Chúa Giêsu: Người đã tự hạ mình và từ bỏ chính mình. Đó là cách duy nhất để chúng ta ra khỏi sự ích kỷ, tham lam, ngạo mạn, hư danh, gian manh. Thế nhưng, có những người sống đạo kiểu tô vẽ kiểu ngụy tạo: bên ngoài thì có vẻ thế này mà bên trong lại thế khác. Chúa Giêsu dùng một hình ảnh rất mạnh: các ông giống như những cái mộ tô vôi, bên ngoài thì đẹp đẽ mà bên trong đầy xương người chết và hôi hám.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa để chúng ta không sống đạo theo kiểu giả hình, mà sống đạo theo con đường khiêm nhường của Chúa. Chúng ta có thể làm nhiều điều tốt đẹp, nhưng nếu chúng ta không khiêm tốn, chúng ta không sống theo lời Chúa Giêsu dạy và những điều tốt ấy không phải là để phục vụ, những điều tốt ấy không có giá trị cứu độ mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Con đường cứu độ, con đường cứu chuộc của Chúa là con đường của khiêm nhường và chịu sỉ nhục, vì bạn không bao giờ có được sự khiêm nhường mà lại không phải chịu biết bao nhục nhã. Chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu sỉ nhục trên thánh giá.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa để chúng ta không sống đạo kiểu giả hình… để chúng ta sống tốt lành cách khiêm tốn, để chúng ta trao tặng cách nhưng không những gì chúng ta đã lãnh nhận nhưng không, đó là tự do nội tâm. Nguyện xin Người gìn giữ tự do nội tâm của mỗi người chúng ta. Chúng ta cùng cầu xin ơn ấy.

4. Ba nét làm nên căn tính người Kitô hữu

Các Kitô hữu luôn cảm thấy rằng họ cần được tha thứ và bằng cách này họ gặp gỡ Thiên Chúa. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 13 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha phác họa chân dung người Kitô hữu tốt lành, đó là người phải luôn cảm nhận nơi bản thân mình phúc lành của Chúa và không ngừng làm việc thiện.

Thiên Chúa Cha chọn mỗi người chúng ta, Ngài yêu thương chúng ta và đặt tên cho chúng ta. Thiên Chúa gọi mời từng người chúng ta, chứ không theo kiểu một đám đông không biết ai vào ai. Chúng ta được Thiên Chúa chọn và đặt niềm mong ước. Chúng ta cứ thử nghĩ về các đôi hôn nhân mong đợi những em bé chào đời: Không biết em bé ấy sẽ thế nào? Cười nói làm sao? Thiên Chúa là Cha đang đặt niềm mơ ước vào mỗi người chúng ta, cũng giống như những bậc cha mẹ đặt hy vọng vào người con sắp chào đời. Điều này mang lại cho chúng ta một nền tảng vững chãi. Thiên Chúa Cha quý mến bạn, chính bạn, chứ không phải là một đám người, không, Ngài thương mến từng người chúng ta. Đây là nền tảng và cơ sở cho mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta nói với Cha chúng ta, Đấng yêu mến chúng ta, Đấng chọn chúng ta, Đấng đặt tên cho mỗi người chúng ta.

Đương nhiên, khi người Kitô hữu không cảm nhận được rằng, mình được Thiên Chúa là Cha chọn, thì họ cảm thấy họ thuộc về cộng đoàn cũng giống như thuộc về một Fan hâm mộ câu lạc bộ bóng đá vậy. Fan hâm mộ thì chọn một đội bóng và thuộc về đội ấy.

Các Kitô hữu được Thiên Chúa chọn lựa và đặt niềm hy vọng. Khi sống như thế, chúng ta luôn cảm thấy trong lòng niềm an ủi lớn lao, chúng ta không còn cảm giác lạc lõng. Điều thứ hai của người Kitô hữu được chúc phúc, là đang cảm nhận được ơn tha thứ. Một người dù là nam hay nữ mà không có kinh nghiệm về ơn tha thứ, thì chưa phải là người Kitô hữu theo đúng nghĩa.

Tất cả chúng ta được tha thứ với cái giá máu của Chúa Kitô. Nhưng chúng ta đã được tha thứ điều gì? Hãy nhớ lại một chút về những gì tệ hại và xấu xa mà bạn đã làm. Không phải là những gì mà bạn của bạn, láng giềng của bạn, người thân của bạn làm, mà là những gì chính bản thân bạn đã làm. Những điều xấu nào bạn đã làm trong cuộc đời? Chúa đã tha thứ tất cả những điều ấy: Và đây, tôi được chúc phúc, tôi là một Kitô hữu. Như thế, nét đầu tiên của người Kitô hữu là: chúng ta được chọn, được Thiên Chúa đặt hy vọng, được Ngài đặt tên, được Ngài thương mến. Nét thứ hai là: chúng ta được Thiên Chúa thứ tha.

Nét thứ ba, người Kitô hữu là người luôn bước trên đường hướng tới sự hoàn thiện, hướng tới cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Đấng cứu chuộc chúng ta.

Bạn không thể hiểu được kiểu Kitô hữu mà lại dậm chân tại chỗ. Người Kitô hữu phải luôn hướng về phía trước, phải tiến bước. Có những người giống như nhân vật trong dụ ngôn, khi nhận được nén bạc từ ông chủ thì đi chôn giấu vì sợ thất bại vì sợ hãi ông chủ. Người ấy không bước đi và làm cho cuộc sống bế tắc. Người Kitô hữu thì luôn bước trên hành trình tiến về phía trước, và không ngừng cố gắng làm việc thiện.

Như thế, đây là tóm lược nét căn tính của người Kitô hữu: chúng ta được chúc phúc, vì được Chúa chọn, vì được Chúa tha thứ, và vì chúng ta đang tiến bước. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Người, đó là ban cho chúng ta căn tính của người tín hữu Kitô.