Ngày 16-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Người biệt phái và người thu thuế
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:24 16/10/2010
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 18,9-14

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi khâm phục, tôn vinh, kính thờ Một Vị Thiên Chúa đầy uy quyền, nhưng cũng giầu lòng thương xót. Tuy nhiên, chúng ta cũng không khỏi giở mếu giở khóc với thói đời đầy đều trớ trêu của những người Biệt Phái háo danh, háo thắng, những bọn người tham lam chức quyền, chà đạp những kẻ thấp cổ bé họng, những người chống đối lại sự thật, chống lại Đức Giêsu, Đấng đem một Tin Mừng mới, một lối sống, một hướng đi mới cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta. Tin Mừng của thánh Luca 18, 9-14 cho chúng ta thấy rõ thái độ kiêu ngạo của Pharisêu và cử chỉ khiêm nhường của người thu thuế…

Tin Mừng thánh Luca hôm nay cho hay, người Pharisêu lên Đền Thờ cầu nguyện. Lên Đền Thờ khẩn cầu, tạ ơn, xin ơn là một việc tốt, nhưng ở đây người Pharisêu không thành thật cầu nguyện mà là tự khoe khoang, kể công, kể phúc. Ông cầu nguyện nhưng thực ra ông đang liệt kê một bảng thành tích. Ông cám đội, tạ ơn Chúa nhưng thực ra là ông muốn Chúa biết ơn ông bởi vì ông kể ra vô số việc ông đã làm. Ông liệt kê những công việc ông đã làm quả thực không sai và có thể còn xem ra tuyệt vời. Ông đã giữ luật, ông đã không dám làm những điều lề luật cấm. Những điều được phép làm, ông còn làm nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, ông đã quá tự mãn, tự đề cao mình, đến nỗi ông coi cái tôi của ông là nhất, là to, là quan trọng hơn cả Chúa nữa. Ông cho rằng mọi việc ông làm được là tự ông chứ không do Chúa. Nên, những việc làm, công trạng của ông kể ra bỗng tiêu tan đi như mây khói, nhất là ông tự kiêu, tự coi mình là trung tâm của vũ trụ mà khinh khi,mạt sát người khác.

Sai lầm lớn nhất của ông khi ông dám so sánh với người khác: ” Vì con không như kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình hoặc, như tên thu thuế kia “ ( Lc 18, 11 ). Sai lầm ấy đã dẫn ông tới sự mù quáng: ông khinh miệt người thu thuế, một kẻ hèn mọn trước mặt Thiên Chúa, một kẻ nghèo khó, thiếu thốn trước mặt mọi người. Giả như, ông Pharisêu ngẩng mặt ngước trông lên Chúa và đem ông ra so sánh với Chúa, ông sẽ thấy mình bất toàn, khiếm khuyết và thiếu thốn biết bao ! Chính khi nhìn vào sự thánh thiện tuyệt đối của Chúa, ông Pharisêu mới nhận ra mình là số không, mọi sự đều bởi Chúa và ông sẽ phải cậy nhờ vào lòng thương xót của Chúa và như thế, ông mới thốt lên lời nguyện cầu chân thành như người thu thuế: ” Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi “ ( Lc 18, 13 ).

Sai lầm lớn lao hơn nữa của ông Pharisêu là ông đã không nhận ra sự công chính, thánh thiện là ân huệ Chúa trao ban cho con người, chứ không không phải ông đã tuân giữ luật, làm việc này việc kia vì luật bắt buộc mà ông đã trở nên hơn người. Khi ông tự mãn không cậy dựa vào Chúa mà tưởng tự mình có thể công chính hóa mình thì chính lúc đó ông đã mất ơn Chúa và không còn công chính nữa.

Lời cầu nguyện của người thu thuế là lời khẩn nài van xin, một lời xin Chúa giúp đỡ. Sự nài van đích thực trong sự khiêm tốn tột cùng, trong sự khiêm nhường thẩm sâu đã được Chúa chấp nhận. Vâng, người thu thuế đã tỏ ra bất lực hoàn toàn, chỉ phó thác cho lòng Chúa khoan dung, thương xót. Tâm tình đơn sơ, cậy trông, phó thác đã làm cho Chúa nhìn xuống và làm cho người thu thuế nên công chính.

Thiên Chúa đoái thương những người cầu nguyện khiêm nhường. Đây là bài học của dụ ngôn trong đoạn Tin Mừng của thánh Luca 18, 9-14. Thiên Chúa không ngoảnh mặt đoái nhìn và chấp nhận lời cầu nguyện tự mãn, tự kiêu của những người Pharisêu. Đây không phải là lời cầu xin tạ ơn mà là một chuỗi liệt kê công trạng bắt Chúa phải nhớ đến mình. Chúa phán: ” Ai tự tôn mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên “ ( Lc 18, 14 ).

Chúng ta sống ở trần gian, đang trên cuộc hành trình đức tin. Chúa luôn muốn con người phải tự biết mình bất toàn, tội lỗi cần đến lòng thương xót của Chúa. Chúa đề cao người Samaria nhân hậu. Chúa đề cao người thu thuế tự nhận mình là tội lỗi. Chúa yêu thương Maria Mađalêna đã biết ăn năn hối lỗi…Chúa thương xót người nghèo khó Lazarô…Tất cả cuộc sống, con người của chúng ta đều do ân huệ của Chúa,

“Ôi lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ tội lỗi “.

Lạy Chúa Giêsu, xin đoái nhìn đến chúng con là những kẻ bất xứng, bất toàn đang nài xin lòng Chúa thương xót. Xin cho chúng con biết khiêm nhường nhận ra lòng từ bi nhân hậu của Chúa và luôn cảm thông với những yếu đuối, khiếm khuyết của những người anh em chúng con. Amen.
 
Chúng ta được mời gọi để trở nên tiếng nói của lòng Chúa thương xót
Lm. Jude Siciliano, OP
05:41 16/10/2010
CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN-C

Xuất Hành 17: 8-13; Tv 121; 2 Tm 3: 14- 4:2; Luca 18: 1-18

Tôi xin kể quý vị nghe một câu chuyện riêng của tôi. Đó là câu chuyện về Henry, bạn tôi. Anh ấy sẽ không thấy phiền gì khi tôi kể cho quí vị, vì khi anh ấy còn sống anh cũng đã muốn mọi người biết câu chuyện của anh và những gì xảy đến cho anh. Trong tám năm cuối cùng của anh, tôi ghé thăm anh bất cứ khi nào có thể tại Raleigh. Henry lúc nào cũng “ở nhà” chờ những cuộc viếng thăm như thế - vì anh đang chờ chết. Anh ta bị giam 18 năm trước khi bị xử tử. Trước đó, anh cũng đã nhận án chung thân trước đó. Anh là một thanh niên nghịch ngợm, như anh ta nói.

Nhưng đó không phải là Henry mà tôi đến gặp suốt một tiếng rưỡi. Trong tù, anh ta quay trở về niềm tin tôn giáo thời nhỏ. Khi gần hết giờ gặp, anh nhìn đồng hồ và nhắc tôi là chúng tôi phải cầu nguyện. Lời cầu nguyện của anh dài và chi tiết, không giống như tập tính của anh. Trong lời nguyện của anh có cả những bậc cha mẹ đang đau khổ mà tôi kể cho anh hay những nơi tôi sắp đến giảng. Thư từ của anh luôn có những lời suy niệm về một đoạn Tin mừng mà anh mới đọc.

Tôi chưa bao giờ cố hoán cải Henry. Tôi không muốn lợi dụng hoàn cảnh nhạy cảm của anh và tình bạn của chúng tôi. Nhưng tự Henry bắt đầu tham dự các Thánh lễ hằng tuần của các cha Phanxicô trong vùng đến cử hành với những phạm nhân chờ tử hình. Và Henry trở thành người Công giáo. Đức cha Gossman, Giám mục giáo phận Raleigh đã đến trại biệt giam để đón nhận Henry và 6 phạm nhân khác vào ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Bản tin giáo phận có một tấm hình về biến cố này. Những tù nhân này mặc áo choàng màu đỏ tươi và Đức cha Gossman mặc lễ phục màu đỏ. Đức giám mục đứng chung với từng người – mỗi người trong màu đỏ của Lễ Chúa Thánh Thần. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh này của một Giáo hội đang chờ đến ngày bị xử tử.

Như cách người miền Nam chúng ta hay nói thì Henry là “gã nhà quê” – một anh Mỹ bản xứ nghèo nàn, dong dỏng, đen, thiếu vài cái răng và có giọng miền quê đặc sệt. Quê tôi ở Brooklyn. Tôi vẫn tự hỏi không biết chúng ta phải vất vả cố gắng giao tiếp với nhau như thế nào-nhưng chúng ta đã làm được. Anh ta bị buộc tội giết người cướp của và cũng là nhân chứng cho vụ phạm pháp. Thanh tra tìm thấy mẩu thuốc lá gần các tử thi, đó là loại Henry thường hút. Cái xẻng ở nhà Henry còn dính đất. Bên khởi tố cho rằng cái xẻng đó dùng để chôn xác nạn nhân, nhưng mẫu đất trên xẻng cho thấy không phải là thứ đất ở nơi những cái mộ kia.

Vì Henry nghèo nên chính phủ cử cho anh ta một luật sư – người chưa bao giờ đưa ra một bằng chứng nào để bào chữa. Sau năm năm bị giam chờ tử hình, Henry bị đưa ra tòa một lần nữa. Anh ta vẫn chỉ với ông luật sư cũ! Mười năm sau, một công ty luật đưa trường hợp anh ta ra xét lại. Khi họ muốn lấy mẫu DNA thử trên mẩu thuốc với để so sánh với những mẩu thuốc Henry hút trong tù thì cảnh sát nói chứng cứ đã bị tiêu hủy.

Gần đây ở Nam California, quý vị có lẽ cũng đã đọc hoặc nghe được trên kênh tin trong nước, Cục Điều Tra Liên Bang đã bị phát hiện sử dụng những thiết bị lỗi thời để kiểm tra chứng cứ tội phạm và dùng những điều tra viên không được đào tạo cơ bản. Cục này cũng bị phát hiện làm việc chung với phía văn phòng ủy viên công tố thay vì là một bộ phận điều tra độc lập và là phòng thí nghiệm để trình bày chứng cứ cho cả bên công tố viên lẫn các luật sư biện hộ.

Tôi xin lỗi vì đã quá dông dài, như tôi đã nói, đây là một câu chuyện riêng tư. Tôi đã ở cùng Henry trong ngày anh bị tử hình. Tôi cũng không có ý chỉ trích hay lên án tất cả những nhân viên thi hành luật. Gia đình tôi có bốn người làm trong lực lượng cảnh sát New York – tất cả đều là những viên chức cao quý.

Có vẻ như bất thường, quý vị có thấy có sự tương tự giữa trường hợp của Henry và của bà góa trong bài Tin mừng hôm nay hay không? Cả hai đều nghèo; cả hai đều bị đưa ra xét xử; cả hai đều kiên trì. Trong tiếp Hylạp, từ “bà góa” có nghĩa là “người không có tiếng nói”. Hiểu như thế, Henry cũng là một “bà góa”. Nhưng sự khác biệt là chỗ này: bà góa cuối cùng có thể dành được công lý; nhưng Henry thì chẳng bao giờ đòi được điều đó. Khi chúng ta đến trước tòa công lý, chúng ta mong có được công lý. Nhưng tiếc là, sự thật không phải lúc nào cũng như vậy.

Bài Tin mừng hôm nay được sử dụng để khích lệ những người kiên trì cầu nguyện. Nhưng cẩn thận. Quý vị nghĩ xem đâu là Thiên Chúa trong câu chuyện hôm nay? Chắc chắn không thể là ông quan tòa bất chính đã chán ngán sự kiên trì và tự nhận mình không kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì. Tôi cho rằng bà góa là một hình ảnh tốt hơn về Thiên Chúa – tiếng nói kiên trì và bền bỉ đòi công bình cho người nghèo. Viên quan tòa không tôn trọng sự sống nhưng Thiên Chúa thì chắc chắn tôn trọng sự sống.

Tháng mười là “Tháng Tôn Trọng Sự Sống”. Một trong những vấn nạn về bảo vệ sự sống mà các Đức Giám mục yêu cầu chúng ta tập trung vào là xóa bỏ án tử hình. Hơn 30 năm qua, các ngài mời gọi hãy “tiếp tục chiến dịch không ngừng của giáo hội Công giáo đòi xóa bỏ án tử hình”. Hồng y McCarrick gần đây cũng nói: “Án tử hình thật sự là không sửa đổi được. Nó nên được bỏ đi.” Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến St. Louis năm 1999, ngài nói: “Tôi nhắc lại một đề nghị….cho sự đồng thuận xóa bỏ án tử hình, hình án này vừa tàn ác lại không cần thiết”. Ngài không chỉ nói điều đó dành cho những nạn nhân vô tội bị nhận án tử. Trong “Tin mừng về Sự sống” của Đức Thánh Cha, ngài kêu gọi chúng ta chọn “bảo vệ sự sống vô điều kiện” [số 28] và để “loan báo, cử hành và phục vụ Tin mừng sự sống trong mọi hoàn cảnh”. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào – dù là một phạm nhân giết người bị án tử. Phẩm giá của con sự sống con người không được tước mất; ngay cả một người phạm phải tội ác không thể nói ra. Nếu chúng ta tôn trọng sự sống thì phải tôn trọng tất cả mọi sự sống.

Án phạt tử hình thì chênh lệch về sắc tộc. Gần 90% những người bị tử hình là do phạm tội giết người da trắng; trong khi quá nửa những nạn nhân bị sát hại ở Mỹ là người da màu. Ví dụ, trong tiểu bang North California quá nửa số phạm nhân chịu án tử là người Mỹ gốc Phi. Trong tám năm qua, có 22 người bị thiểu năng trí não bị tử hình. Qua việc phơi bày công lý do Cục Điều Tra Liên Bang của Nam California, người ta cho rằng ba người vô tội có lẽ đã bị tử hình – chưa tính Henry.

Những bà góa trong Sách Thánh thường được mô tả như những người nghèo và không được bảo vệ và thường được kể đến với những con trẻ vì họ đều thiếu tiếng nói và của cải. Nhưng bà góa hôm nay phá vỡ cái lẽ thường đó, bà không phải là một người ngại ngùng hay dúm dó, không phải là một nạn nhân câm nín. Bà đứng lên liều lĩnh chống lại cấu trúc quyền lực và nhất định đòi công lý. Tại sao không? Có lẽ bà biết rằng Thiên Chúa của dân bà sẽ đứng lên với bà và thêm sức cho bà lên tiếng. Bà là mẫu gương cho chúng ta, những người đang quy tụ thờ phượng hôm nay. Chúng ta được mời gọi để trở nên tiếng nói của lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta và đứng vững vàng để công bố về sự sống – tất cả mọi sự sống: những cuộc đời chưa sinh, cuộc sống của những người mắc bệnh nguy tử, sự sống của những người thiểu năng về thể lý và tâm lý, và thậm chí sự sống của những kẻ sát nhân bị án tử.

Lên tiếng và hành động chống lại án tử hình không có nghĩa là chúng ta muốn thả tự do những kẻ sát nhân. Xã hội phải bảo vệ chính mình, nhưng cũng vẫn tồn tại đó những phương tiện đủ để bảo vệ người ta khỏi những tội phạm nghiêm trọng. Quý vị đã bao giờ đi vào phòng biệt giam chưa? Ngay cả Houdini nổi tiếng về khả năng thoát chết, cũng không thể thoát ra được. Nếu chúng ta kiên định với những giá trị Tin mừng mà chúng ta được nghe ở đây mỗi Chúa Nhật, và chúng ta kêu gọi tiểu bang và chính quyền tìm kiếm những phương pháp khác để xử lý những tội phạm hung tợn. Phần cuối của dụ ngôn hôm nay có đưa ra lời khích lệ. Sau một thời gian khá lâu nài nỉ, thì bà góa đã được đáp ứng nguyện vọng. Viên quan tòa có vẻ như sẵn sàng trao cho bà thứ công lý bà đang tìm kiếm.

Hôm nay, ngay trước lúc lên rước Mình Thánh Chúa, chúng ta sẽ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, trong “nước Cha”. Chúng ta không cầu nguyện nhiều cho nước trời mai sau, cho bằng cầu cho nước Chúa được mở rộng trên thế gian này. “Nước Cha ngự trị, dưới đất cũng như trên trời.” Vâng, đó không phải là phép màu. Bà góa kiên trì của chúng ta – giống như Chúa muốn thực hiện qua chúng ta để lên án những bất công bất cứ nơi đâu và bất kể khi nào chúng ta gặp. Lên tiếng chống lại án tử thì quả không phải là dễ dàng gì; nhưng tin mừng của sự sống và với lòng thương xót vô bờ cho chúng ta biết đó là việc chính đáng nên làm, nếu chúng ta bước theo Đức Giêsu – Đấng đã chịu tử hình.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
 
Một đời sống cầu nguyện
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:47 16/10/2010
Một đời sống cầu nguyện

Từ khi còn thơ bé, cha mẹ, nhất là người mẹ, đã luôn hằng đọc kinh hay nói lời cầu khẩn với Chúa cho con mình. Rồi bà hằng dậy con mình cầu nguyện, như dậy con làm dấu thánh gía, chắp tay, đọc kinh ê a cầu nguyện cùng Chúa và Đức Mẹ cho được mạnh khoẻ mau lớn…

Thông thường người con biết đến lễ giáo, biết cầu nguyện nhiều là do người mẹ dậy chỉ dẫn cho. Sự giáo dục đào tạo của người mẹ về phần tâm linh thiêng liêng bén rễ sâu trong đời người con.

Lớn lên trong trường đời, dù phải sống trải qua nhiều cảnh ngộ giai đoạn lên xuống rất khác biệt nhau, nhưng nhớ lời mẹ chỉ dạy và chỉ dẫn của đạo gíao, con người dù là theo niềm tin tôn giáo nào, cũng đều hướng lòng cầu nguyện, nhất là khi gặp cảnh bước đường khốn khó.

Dẫu vậy, vẫn có thăc mắc tại sao phải cầu nguyện nhiều, cầu nguyện mãi như thế là gì?

Ngày còn nhỏ khi bắt đầu cắp sách đi học, những tưởng rằng học biết biết viết, biết làm toán cộng trừ nhân chia là đủ rồi. Nhưng không, học hết trường tiểu học, rồi còn phải tiếp tục học lên lớp cao hơn ở bậc trung học thành chung mới có đủ căn bản về học hành.

Từ căn bản đó người trẻ lại còn phải học thêm chuyên ngành nghề nghiệp, ở trường đào tạo nghề nghiệp hay nơi đại học. Có thế mới có thể bước chân vào trường đời sống vững chắc được. Và cũng chưa hết, dù làm trong ngành nghề nghiệp cũng vẫn đòi hỏi phải học bổ túc thêm để theo kịp đà tiến trong xã hội về khoa học kinh tế.

Một cây cầu xây dựng bắc ngang qua con sông hay qua vực thẳm thung lũng cũng do nhiều đoạn khúc lắp ráp nối liền lại với nhau, và còn cần phải có trụ cột chôn sâu xuống lòng nền dưới đất giữ vững nâng đỡ nữa.

Người thợ khi làm việc cần những dụng cụ cần thiết, dù là bằng gỗ hay bằng sắt thép hay bằng đá. Tâm trí suy nghĩ tìm tòi. Nhưng để thực hiện điều mình suy nghĩ, họ cần dụng cụ để làm.

Đời sống đức tin của con người, có thể nói, cũng tương tự như vậy. Tin trong tâm hồn và cũng cần phải thể hiện điều mình tin bằng tâm tình lời cầu nguyện trong đời sống.

Cầu nguyện không phải chỉ lúc cần, lẽ dĩ nhiên là điều tốt, phải đạo và chính đáng. Nhưng cầu nguyện không nguyên để xin ơn. Mà cầu nguyện còn như người đi học tiếp tục học mãi lên để bổ túc thêm kiến thức ngành nghề.

Khi cầu nguyện tâm hồn hướng về Thiên Chúa, về Đức Mẹ, về các Thánh. Và qua đó tìm hiểu học thêm về các Ngài.

Đời sống con người chúng ta là một con đường trải dài, đọan này nối tiếp đoạn khúc kia. Không ai biết trước được đoạn khúc phía trước đời mình sẽ như thế nào. Vì thế, người có đức tin vào Thiên Chúa xây dựng đời mình không chỉ bằng bằng những kiến thức học hành, nhưng còn bằng những lời kêu xin cầu khẩn nữa.

Điều này cũng tựa như một cây cầu được xây dựng lắp ráp bằng nhiều mảnh khúc đoạn nối liền với nhau cùng có cây cột trụ chống đỡ.

Như thế cầu nguyện là cung cách xây dựng đời sống tâm linh, bắc cây cầu nối liền tới Thiên Chúa, tới thần linh.

Nhiều giai đoạn trong đời sống, con người chúng ta đứng trước ngã ba đường, không biết đi về bên hướng nào cho đúng hợp. Những khi như thế lời chỉ dẫn là điều rất cần thiết qúy báu để định hướng đi.

Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, khi gặp hoàn cảnh đó, tựa như người thợ cần dụng cụ làm việc, thường cúi đầu đọc kinh cầu nguyện kêu xin ơn trợ giúp cùng Thiên Chúa, xin Đức Mẹ các Thánh cầu bầu cho mình trước tòa Thiên Chúa.

Lời cầu nguyện, không là một dụng cụ như chìa khóa hay cái búa cây kìm… nhưng là „dụng cụ thiên liêng“ cho đời sống tâm linh con người.

Qua lời cầu xin khấn nguyện, mỗi tâm hồn nhận được ân đức trợ giúp cho đời sống mình.

Kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng Maria và những lời than thở kêu xin của chúng ta đọc nói lên hằng ngày, có khi từng giờ, là những lời cầu nguyện khẩn thiết cho đời sống con người hôm qua, hôm nay và ngày mai.
 
Thiên Chúa của lời cầu nguyện
Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
09:00 16/10/2010
Không biết từ bao giờ con người đã biết cầu nguyện. Dường như ơn gọi cầu nguyện là một ơn gọi ân huệ nhưng không Thiên Chúa phú bẩm cho nhân loại. Ngay từ thơ bé, con người đã có kinh nghiệm về sự cầu nguyện. Đứng trước những bế tắc của cuộc sống, thay vì tin vào khả năng, sức lực bản thân, con người đã nhìn nhận ra sự bất toàn, yếu đuối của mình mà cậy dựa vào Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể giải thoát họ.

Phải chăng chính sự bất toàn của nhân loại mà con người mới biết tín thác vào Thiên Chúa, hay từ căn nguyên bản chất con người phải tìm đến Thiên Chúa là Đấng chủ tể dựng nên đất trời, nên họ mới chạy đến bám víu cầu xin. Có lẽ chẳng phải chỉ vì hèn nhát, ỷ nại mà con người chạy vạy, cầu cứu Thượng Đế, nhưng đúng hơn là vì nhân loại nhìn nhận sự thật về chính họ, một sự thật không thể chối bỏ: hư vô, mỏng dòn, phụ thuộc.

Có ai trong nhân loại tài giỏi đến độ bất cần Thần Linh? Có ai trong nhân loại mạnh mẽ đến mức phủ nhận Thiên Chúa? Không tạo vật nào trên thế giới dám từ chối sự hiện diện của Đấng Tạo Hoá, vì vậy cho nên con người luôn luôn kêu cầu cùng Đấng làm chủ cuộc đời họ, mặc cho nhân loại có phủ nhận thế nào chăng nữa họ cũng thể chối bỏ sự hiện diện quyền năng của Ngài.

Như vậy, lời kêu cầu, van xin, khấn nguyện thật ra là những lời thành khẩn phát xuất từ tận đáy tâm linh con người. Lời cầu xin nào nguyên nghĩa cũng đều không xấu, vì chưng nó biểu lộ được sâu xa sự thật của người mong ơn. Thế nhưng, động lực, mục đích làm phát sinh lời cầu khẩn ấy mới quyết định đúng sai, tốt xấu. Không thể lấy phương tiện thay thế cho mục đích để lạm dụng lòng thương xót của Thiên Chúa, hay để cầu lợi cho bản thân nhưng trên hết phải là lời thành khẩn phát xuất từ trái tim biết cậy trông, nương tựa vào Đấng cứu độ.

Ai đã từng cầu nguyện, đã dày dạn kinh nghiệm cầu nguyện mới thấu hiểu nỗi thống khổ của lời cầu nguyện cũng như mầu nhiệm của lời cầu xin. Nếu xin mà được theo ý muốn, có lẽ nhân loại không am hiểu gỉ về mầu nhiệm cầu nguyện cả, nhưng thành khiết xin, nài nỉ xin mà chẳng được nhận lời hoặc chưa được đáp ứng như ý muốn, con người mới biết bám víu vào Thiên Chúa và vâng phục quyền năng, thánh ý của Ngài. Không phải tự sức mình, do bởi mình mà lời cầu xin được đón nhận, nhưng tất cả đều do bởi lòng thương xót, nhân hậu, quảng đại của Thiên Chúa.

Xin là bổn phận, trách nhiệm của con người, cho hay không là tự do, ý muốn của Thiên Chúa. Chỉ cần nhân loại biết kiên nhẫn cầu xin, chân thành nguyện xin, tin tưởng, phó thác nài xin, phó mặc hoàn toàn cho ý định Thiên Chúa đã là đủ. Nhiều khi Thiên Chúa còn ban cho kẻ biết kêu cầu Ngài gấp bội phần so với những gì họ ước muốn. Cầu nguyện mầu nhiệm là vậy, chẳng phải ai cũng hiểu hết được đâu. Chỉ những ai đã từng sống kinh nghiệm cầu nguyện, mới thấu cảm giọt nước mắt khẩn thiết của những lời cầu xin và lòng quảng đại nhân từ xót thương của Thiên Chúa.

Thiên Chúa luôn bị méo mó do con người gán cho Ngài những hình ảnh về một Thiên Chúa “khó tính” khi không thoả đáp ước vọng nhân loại. Bên trong sự thinh lặng của Thiên Chúa là những phép lạ vượt trội khát vọng con người. Không đợi con người kêu cầu Thiên Chúa mới ban ơn, vì chưng tự bản chất Ngài là Thiên Chúa của lòng xót thương và ban phát. Ngài không giữ lại cho mình bất kể điều gì, ngay cả mạng sống. Cả cuộc đời, Ngài chỉ biết sống trao ban và tận hiến, tận diệt đến hơi thở cuối cùng cho sự sống tha nhân. Nhân loại có thể đang tâm nhắm mắt làm ngơ trước lời cầu khẩn của nhau, nhưng Thiên Chúa không thể như vậy, không đợi con người van nài mới biết, mới nghe, mà Ngài chính là Thiên Chúa duy nhất thấu hiểu mọi bí ẩn trong thâm sâu con người, để mà trợ giúp, ban ơn. Con người toan tính hơn thiệt với nhau, chỉ Thiên Chúa mới biết ban phát nhưng không, trao ban vô điều kiện.

Lạy Chúa, mỗi khi kêu cầu không được đáp lời, con đã tổn thương xúc phạm đến Ngài cách bất xứng, chỉ vì con muốn sống theo ý muốn bản thân. Càng nhiều đau khổ, cay đắng và nước mắt, càng dày lời cầu xin. Chả ai cầu khẩn khi mình đã dư dật, chỉ những ai thiếu thốn mới thấu hiểu nỗi đau đớn của kẻ khốn cùng. Con cảm ơn Chúa đã sinh con ra trong nghèo khó, để con biết làm người khó nghèo cho đến tận giây phút cuối cùng. Cảm ơn Ngài đã cho con sống gần hết đời người mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay để con biết bám víu, cậy dựa vào Thiên Chúa. Cảm ơn Ngài đã giúp con hiểu ra mình là kẻ nghèo hèn, bất toàn và yếu đuối để con không ỷ nại vào khả năng mình mà phớt lờ quyền năng Thiên Chúa. Dẫu vẫn biết Thiên Chúa thường xuyên thinh lặng trước những lời cầu nguyện thống khổ của con nhưng đằng sau tất cả, ở trong tận sâu thẳm của cõi mầu nhiệm, con vẫn cảm nhận được sức mạnh tuyệt đối vô song của Ngài, âm thầm lắng nghe và thấu biết mọi bí ẩn lòng con. Xin cho con dám sống cho niềm tin ấy trong quãng đời còn lại, dẫu có phải lầm lũi khóc than khẩn nguyện thế nào trước mọi biến động cuộc đời, vì sức mạnh mầu nhiệm của lời cầu xin có thể giúp con toàn thắng. Và bởi Thiên Chúa, Ngài luôn ở đó, hằng hiện diện trong lời cầu nguyện của con.
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
15:54 16/10/2010
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Chúa Nhật 29 Quanh Năm

“Hôm qua đến tìm em”

Anh thấy hoa xuân rơi đầy, trước thềm

Bâng khuâng bước nhẹ êm

Sợ làm tan bao giấc mơ hoa, triền miên.”

(Hoàng Trọng – Đẹp Giấc Mơ Hoa)

(2Tm 3: 2-4)

Tôi có người yêu, giống hệt như tôi. Tôi có người yêu, rộn rã như tôi. Suốt một cuộc đời. Vẫn yêu nhiều. Yêu nhiều thứ. Chứ không chỉ, mỗi cái “tôi” của người-yêu-tôi. Hay, của chính tôi. Tính chất đẹp mà tôi nhận thấy, nơi người yêu tôi, là: “người” cũng yêu thơ. Yêu nhạc. Và yêu Chúa. Yêu cả Đức Chúa hiện diện ở thi ca/âm nhạc. Như tôi. Yêu rất nhiều. Nhưng thực hiện chẳng được bao nhiêu. Dù, thơ hay nhạc. Dù, chỉ yêu những người-thích-nhạc. Và thơ. Rất lơ mơ.

Yêu thơ và nhạc, là điều mà người-yêu-tôi, và tôi, vẫn cứ thích/cứ yêu các nhạc bản có nhịp Tango, tựa hồ như “Tango cho Em”. Cho anh. Tức, cũng trích thơ và nhạc có Tango xanh/đỏ, rất “Việt” mình, như câu “Hôm qua đến tìm em”, của Hoàng Trọng.

“Đến tìm em”, không chỉ tìm có mỗi em, người mà tôi yêu. Tìm, là tìm rất nhiều thứ. Nhiều, cả ở trong Đạo lẫn ngoài đời. Như chuyện đời. Nhiều, cả những chuyện có dáng dấp, rất Đạo. Cứ lạo xạo, như thấy “Hoa Xuân”, “ở trước thềm”. Hoa Xuân, nay còn đó vẫn chờ. Và đợi. Chờ đợi, cả người-tôi-yêu lẫn người-yêu-tôi. Ấy thế mà, tôi và người-yêu-tôi vẫn chưa tìm, đã thấy. Bởi thế nên, hoa xuân những rơi đầy, rày lại hát: “Sợ làm tan bao giấc mơ hoa triền miên”. Rất nhẹ êm. Bãng lãng.

Xuân triền miên, nay còn là tâm tình của người em ở đời, rồi sẽ hát:

“Anh yêu nét hồn nhiên

Yêu biết bao khi em ngồi khuất rèm

Đôi tay nhấp đường kim

Làn môi hé cười thần tiên.”

(Hoàng Trọng – bđd)

Nét hồn nhiên, mà bạn và tôi, ta vẫn yêu, phải chăng là như thế? Hay, vẫn như lời thánh Phaolô tông đồ lại đã diễn giải cho bạn thân mình, là đồ đệ Timôtê rất thân và rất mến, như sau:

“Quả thế,

người ta sẽ ra ích kỷ,

ham tiền bạc, khoác lác,

kiêu ngạo, nói lộng ngôn,

không vâng lời cha mẹ,

vô ân bạc nghĩa, phạm thượng,

vô tâm vô tình, tàn nhẫn, nói xấu,

thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc,

nông nổi, lên mặt kiêu căng,

yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa;

hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ,

nhưng chính cái chính yếu thì lại chối bỏ.

Anh hãy xa lánh cả những người ấy.”

(2Tm 3: 2-4)

Nên chăng, ta hãy lánh xa cả người ta yêu, lẫn điều ta mến? Có phải, điều ta yêu và người mà ta mến, là “tình tự” được diễn tả, rất như sau:

“Lòng bồi hồi mơ ước

Đường hoa thắm đôi ta cùng chung bước

Đời chẳng còn thương nhớ

Vì duyên ta đẹp tình thơ”.

(Hoàng trọng – bđd)

À thì ra, Những gì ta yêu mến, dù người hay vật. Chim khuyên, hay muông thú, vẫn là những tâm tình, rất tự sự, được “vua Tango” diễn bày bằng lời thơ rất âm vang thi tứ như lời ca, ta hát tiếp:

“Hương thơm ngát đồng xanh

Ta sống yên vui trên mảnh đất lành

Đêm đêm ngắm trời xa

Tình quê thấy lòng nở hoa.”

(Hoàng Trọng – bđd)

À thì ra, là như thế. Tình yêu, với lòng người. Và, lòng người đối với tình yêu, vẫn là tình tự rất “hương thơm ngát đồng xanh”. Rất, “sống yên vui trên mảnh đất lành”, của quê nhà. Ta yêu dấu. Là, Nước Trời dấu yêu, ở trần gian. Lan man, một trìu mến

Yêu như thế, phải chăng là yêu rất nhiều?

Hy sinh như thế, phải chăng là mất đi tình yêu? Thứ tình rất hy sinh, mà nhiều người đã tìm thấy nơi truyện kể, rất ngắn gọn. Ở bên dưới:

“Truyện rằng:

Người đọc báo bất chợt nhận ra mẩu quảng cáo nhỏ, có giòng chữ gọn nhẹ, đại để cùng mang một ý nghĩa gẫy gọn sau đây:

-“Em đây vẫn muốn chồng, bạn nào giới thiệu có được không?”

Tức tốc hôm sau, người rao vặt nhận được cả trăm thư trả lời. Rất rối bời. Như sau:

-Em đến mà nhận chồng chị đi! Đừng lo lắng chuyện tiền bạc. Hoàn toàn miễn phí.”

Truyện kể ở trên, thoạt nghe tưởng chừng như “hư cấu”. Đời này, làm gì có chuyện tặng-không/biếu-không, những ông chồng. Nói thế há bảo rằng: yêu, vẫn chỉ là miễn phí? Và, kiếm tìm người yêu lại là chuyện dễ làm? Nếu thế, kiếm tìm “Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu”, thì sao? Hỏi ở đây, phải chăng: đã trả lời?

Có thể lắm. Nhưng, trả lời của ai đó, vẫn mang tính đa dạng. Chuyển biến. Rất không thuần. Thuần sao được, khi ý kiến của phần đông các người trẻ, vẫn đa dạng. Như người trẻ ở Úc có tên là Eng Chan, đã tự thuật về quãng ngày dài thiếu tình yêu. Thiếu những điều, như sau:

“Tất cả bắt đầu từ cái ngày mà mọi người ở quê tôi gọi là Đầu Năm niên lịch Kampuchia. Tôi sống 4 năm liền, dưới chế độ của người Khmer Cộng sản. Bấy giờ, không ai kiếm đâu được của ăn. Thức uống. Mọi người đều nhận lệnh: phải rời nhà chỉ vài ngày thôi, sẽ về lại. Chẳng có gì đáng ta ưu tư/thắc mắc, hết. Thế nhưng, sự thật thì khác. Bốn năm trời ròng rã, bọn tôi đã thiếu rất nhiều. Thiếu cả tình yêu. Điều đó, hiện rõ nơi tâm tư bé nhỏ của chúng tôi. Làm sao quên được cảnh người dân hiền lành ở Căm Bốt, cứ bị dắt ra nơi đồng không mông quạnh, mà bắn bỏ. Giữa ban ngày ban mặt. Khi ấy, mọi sự đều bị hủy hoại. Tất cả, đều nghèo đói. Thiếu tình người. Vì quá đói, bé em nào cũng phải lò mò đến từng nhà, mà xin ăn. Mỗi ngày, bọn tôi mỗi người chỉ được phép nhận chừng lưng bát cơm. Và một chút sữa đặc có đường. Thế thôi. Chẳng ai lý gì đến bọn trẻ chúng tôi. Và, cũng chẳng còn ai biết thương ai. Còn lại, chỉ là giết chóc. Bạo tàn. Bất nhân, vẫn diễn ra hằng ngày. Ở quê tôi” (x. Sophie Seuk, Australian Catholics, Spring 2010, tr. 23)

Tâm tư người Khờ-me trẻ, là như thế? Còn, tâm tư của nghệ sĩ mình, lại như sau:

“Một mái tranh nghèo, lo gì nắng mai hay mưa chiều

Mộng ngát đôi lòng trăng, hạnh phúc ta cùng soi bóng

Đồng lúa thơm lành, ta cầy cấy chung lo gia đinh

Cuộc sống thanh bình

Ôi bài hát muôn đời thắm tình.”

(Hoàng trọng – bđd)

Lúa thơm lành. Thanh bình. Là thế đó. Có là chốn ấm êm nhà Đạo, ở Nước Trời? Ở nơi ấy, người đời vẫn tha thiết với giá trị của tình thương yêu, không? Yêu đằm thắm. Lắm tình người. Nơi gia đình. Nơi mọi người vẫn cứ ăn và cứ uống. Vẫn thương yêu. Nguyện cầu. Như mọi lúc. Đó, là tâm tình được người viết mang tên Elizabeth Gilbert đưa vào phim có tựa đề, là: “Ăn uống. Nguyện cầu. Và, thương yêu”, lấy bối cảnh Ấn Độ làm nền cho truyện kể để nêu lên.

Cũng trong chiều hướng tìm hiểu về đời thường, của mọi người, vừa qua cơ quan nghiên cứu có tên là The National Marriage Report bản doanh đặt tại Đại Học Đường Virginia, Hoa Kỳ đã thực hiện một khảo sát mang tên “Hôn Nhân Cùng Nhau Nguyện Cầu: Giòng Giống, Sắc Tộc, Tôn Giáo và Phẩm Chất Tương Quan Giữa Những Người Trưởng Thành” xuất hiện trên tờ Journal of Marriage and Family số tháng 8/2010 cùng với hai nhà xã hội học mang tên Christopher G. Ellison và W Bradford Wilcox, đã bày tỏ ý kiến đúc kết về thương yêu/hạnh phúc của các cặp phối ngẫu trong đời, như sau:

“Các cặp phối ngẫu da mầu nào không cùng nhau nguyện cầu, thường dễ thực hiện nhiều điều tồi tệ hơn các cặp hôn nhân da trắng. Khảo sát, nay cho thấy tôn giáo vẫn là yếu tố làm dịu bớt sự rẽ chia mang tính sắc tộc. Đó là nói về phẩm chất của các tương quan giữa người với người. Tại Mỹ. Sức sống ở đời người Mỹ gốc Phi Châu đem đến cho họ một lợi thế hơn hẳn các người Mỹ khác, đó là nói về quan hệ bình thường. Lợi thế, mà họ thấy mình hơn hẳn các cặp phỗi ngẫu khác nói chung, ở nơi này.

Thông thường, nhiều người vẫn có thói quen bảo rằng: tôn giáo chẳng đem lại lợi lộc gì cho hôn nhân, hết. Nhưng, cặp phối ngẫu nào thấy xung khắc trong niềm tin tôn giáo; và nhất là các cặp trong đó chỉ một bên chịu đến nhà thờ sinh hoạt đều đặn, thì khảo sát cho biết: các cặp ít đi sinh hoạt, sẽ thấy hạnh phúc của mình kém cỏi hơn. Với các cặp phối ngẫu da mầu/sắc tộc, thì: khác biệt trong sinh hoạt tôn giáo là nguồn gốc dẫn đến mọi căng thẳng. Điều này chứng minh được, là: do họ ít bỏ giờ ra mà ở với nhau, để cùng nhau làm một việc gì đó có tính tập thể, như nguyện cầu. Hoặc, do họ có khác biệt trong cung cách nuôi dạy con cái, hoặc qua việc sử dụng quá nhiều rượu bia, nhiều thứ khác nữa.” (x. Carolyn Moynihan, Mercator Net 24/8/2010 )

Nói như thế, là nói về tình thương yêu có khác biệt. Về sắc tộc. Khác niềm tin, giáo dục và gì gì nữa, vẫn rất nhiều. Nhưng, có khác chăng về bản chất đạo đức? Một lần nữa, hỏi ở đây tức: đã trả lời rồi. Trả lời, theo góc độ/nhân sinh quan mình nhận xét. Theo tâm trạng mình đang có, lúc nhận định. Dù sao đi nữa, cũng nên nghe thêm nhận định khác của nghệ sĩ trích ở trên, từng vui hát:

“Hôm qua đến tìm em

Anh thấy hoa xuân rơi đầy trước thềm

Bâng khuâng bước nhẹ êm

Sợ làm tan bao giấc mơ hoa triền miên.”

(Hoàng trọng – bđd)

Nói và hát những lời như thế, tức: vẫn bảo với người-tôi-yêu, hoặc người-yêu-tôi, rằng:

“Anh yêu nét hồn nhiên,

Yêu biết bao khi em ngồi khuất rèm,

Đôi tay nhấp đường kim,

Làn môi hé cười thần tiên.”

(Hoàng trọng – bđd)

Nếu bảo rằng, với nghệ sĩ ở đời, một khi họ những đề cao/tuyên dương “tình yêu” đến như thế, thì chắc hẳn chàng và nàng là thánh nhân? Gọi họ là thánh nhân, là bởi: nếu ta chịu khó làm một thứ tam-đoạn-luận bỏ túi, bảo rằng: Thiên Chúa là Tình Yêu. Hễ ai ngợi khen/tuyên dương Tình Yêu, chắc chắn người ấy/vị ấy đã tuyên dương/ngợi khen Thiên Chúa, rồi. Và trên đời, chỉ có thánh nhân mới hiểu biết hoặc đề cao/tuyên dương Thiên Chúa đến thế, mà thôi. Có là thánh nhân, mới cảm nhận ý/từ rất Tango, mỗi khi hát câu “Làn môi hé cười thần tiên.” Và, hạnh phúc cuộc đời có là gì, nếu không biết “hé cười thần tiên” ở mọi nơi, trong mọi lúc?

Để minh hoạ cho những gì mà tôi và bạn, ta vừa đặt dấu chấm hỏi cho tam-đoạn-luận ở trên, tưởng cũng nên đưa thêm dăm ba truyện kể nhè nhẹ. Ý nhị. Nhưng không dị. Như sau:

“Ngày nọ, có nhà tỷ phú dắt người con cưng về chốn dân dã xem thiên hạ sống thế nào mà sao họ không thấy họ bị căng thẳng thần kinh, rất linh tinh, như người thị thành. Hai cha con về sống vài ngày tại nơi mà người dân thị thành cho rằng đời sống rất khó khăn. Hôm trở về, người cha bèn gọi con lại hỏi anh xem có nhận xét gì về chuyến đi ấy:

-Con thấy thế nào? Chuyến đi vừa rồi có đem đến cho con điều gì khác lạ không?

-Dạ, con thích lắm, ba.

-Thế hả? Con thấy cuộc sống của người miền quê, cũng hạnh phúc đấy chứ? Có khác dân thành thị mình hay không, thế?

-Dạ khác lắm, ba.

-Đâu khác chỗ nào, con nói cho ba nghe coi!

-Theo con thấy, thì như: ở thành thị, ta chỉ nuôi nổi một hai chó con thôi. Còn ở nơi dân dã, họ nuôi tới ba bốn con, cũng không lấy làm nhiều. Ở thành phố, ta chỉ lo nổi mỗi hồ bơi nhỏ, ở giữa vườn. Còn họ, họ có rất nhiều khúc sông, quanh năm nước chảy mút mùa lệ thủy. Ở đây, ta vẫn cứ phải nhập cảng bóng đèn điện để gắn nơi vườn, cho nó sáng. Còn họ, họ đâu cần gì đến đèn với đóm, đã có ngàn sao lấp lánh chiếu sáng ban đêm, rồi. Ngồi trước nhà, ở đây ta ta chỉ thấy những là cổng trời nho nhỏ, mà thôi. Còn họ, ngồi trong nhà, mà đã thấy đủ mọi thứ kéo đến từ chân trời rộng lớn. Ta có mỗi vuông đất rất chật bao quanh căn nhà rất nhỏ bé. Còn họ, lại có gần như cả một thửa ruộng cò bay thẳng cánh, chẳng ai ham. Ở chốn thị thành, ta luôn cần đến mấy chị “Ô-shin” để sai vặt. Còn họ, họ cứ tự lo lấy cho nhau, chẳng nhờ vả chi ai. Ta bỏ ra biết bao nhiêu là tiền của để mua sắm đồ ăn cùng thức uống, mà nuôi thân. Còn họ, họ vẫn tự túc nuôi trồng, tự lo sống. Nhà cửa ở chốn thị thành, ta vẫn phải dành cho có tường rào bao quanh, sợ mất mát thứ này thứ khác. Còn họ, họ chẳng cần gác dan hay bảo vệ mà lúc nào cũng có bạn bè tốt luôn giúp đỡ, yêu thương như người nhà…”

Yêu thương như người nhà. Chung sống an hoà, như bà con. Phải chăng, là hạnh phúc? Phải chăng ý kiến của người con là nhận định rất chính xác về hạnh phúc sống ở đời? Và một phải chăng nữa, cũng nên hỏi, là: có nên thêm đây lời của khảo-sát-gia W. Bradford Wilcox nói trên, để có một nhận định khá vững về những hiện thực trong cuộc sống rất Đạo của nhiều người? Như sau:

“Về với cơ ngơi/mái ấm tình người của nhà mình, kết quả cho ta thấy: nếu tích lũy tình thương yêu thật rõ nét, nhiều ý nghĩa, ta sẽ nhận ra rằng: nghĩ suy và thực hiện niềm tin yêu nguyện cầu, rồi ra ta sẽ đạt thành công, thôi. Trong quá khứ, có nhiều nghiên cứu/khảo sát cho thấy: tha thứ, vẫn có ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ vợ chồng. Đến, cả tương quan giữa người với người. Đến cuộc sống gia đình và cả những sinh hoạt lao động nơi sở làm của mình, nữa.” (x. Carolyn Moynihan, bđd).

Bởi thế nên, hỡi bạn và tôi, ta cứ vui lên mà nguyện cầu. Vui mãi, mà thương yêu trong mọi tình huống hoặc thời khắc của cuộc đời. Cứ vui đi, rồi ra ta sẽ thấy rất khá. Khá, về Đạo. Khá, cả về đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn kêu gọi bầu bạn

và cả tôi nữa,

hãy cứ thế nhận thức.

Và hiện thực

cho đời mình.

“Dù đôi tay buông xuống”

Chúng mình vẫn tin tưởng.

Chúng mình vẫn say sưa.

Chúng mình vẫn nhìn vào mắt nhau,

để mở một chân trời rất rộng…”

(thơ Nguyên Sa)

Lc 18: 1-8

Nhà thơ, xưa nay vẫn tin tưởng. Dù, đôi tay có buông xuống. Nhà Đạo, lâu rày vẫn nhủ nhắn: hãy chuyên chăm nguyện cầu, đừng nản chí. Dù, chỉ đạo đạt lên quan àn đôi điều, như trình thuật hôm nay, rày đề cập.

Trình thuật, nay đề cập về những thỉnh cầu, chốn dân gian. Thỉnh và cầu, theo hình thức khác nhau. Từ chúc tụng, tạ ơn cho chí cầu bàu. Thỉnh và cầu, là những ý thỉnh, nhờ thần khí. Lẫn câu kinh. Thỉnh cầu, là chiêm ngắm. Tụng niệm. Là, suy tư nguyện cầu trong im ắng. Riêng tư. Quyết thực hiện cùng một động thái với người khác, ở nguyện đường. Động thái, mà Hội thánh quen gọi là nghi thức Phụng vụ.

Bài đọc hôm nay tập trung vào những thỉnh cầu ta dâng Chúa hầu khẩn nguyện cho mình có được những điều mình cần, chứ không phải cầu được những gì mình muốn.

Bài đọc 1, kể về động thái thỉnh nguyện của Môsê vẫn phấn đấu, giơ tay mà cầu khẩn mỗi khi ông giơ tay nguyện cầu, để dân con người Do Thái mỹ mãn đạt mộng ước. Cứ mỗi lần ông nản chí/rã rời, thì người người đều thất bại. Lở dở. Và khi đó, là lúc ông cần hỗ trợ. Và vì thế, ông cứ phải giơ cao, giơ cao mãi cho đến khi đạt thắng lợi, mới thôi. Diễn tả ý/lời một khẩn nguyện ra như thế, dân con Đạo Chúa không cố ý phổ biến tệ nạn dị đoan, mê tín. Nhưng, chỉ muốn đưa ra một đề xuất, là: không có Chúa phụ giúp, người người chẳng bao giờ thành đạt, dù việc nhỏ.

Trình thuật, nay kể về dụ ngôn quan trên đối xử với bà goá nghèo, rất thấp hèn, là có ý bảo: mọi người trong/ngoài Đạo vẫn cứ nên kiếm tìm sự công chính/an vui, để mà sống. Giả như các quan trên ở đời chẳng lý gì chuyện kính sợ Thiên Chúa, là Đấng Oai Nghi đầy Quyền Phép, rất trên cao; và giả như người người, ở đời, không còn biết thỉnh cầu/khấn nguyện Đức Chúa nữa, thì: Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu có đoái hoài đến người con đáng thương/vô vọng như bà goá, nữa không? Bài học nay Chúa gửi, qua dụ ngôn, vẫn là: hãy chuyên chăm nguyện cầu. Đừng nản chí.

Hãy chuyên chăm nguyện cầu, phải chăng thánh sử bảo: Hội thánh luôn khích lệ dân con nhà Đạo hãy cứ thế mà làm, với Đức Chúa? Chuyên chăm nguyện cầu, còn là: đừng nên xin xỏ nhiều thứ rất vật chất, như: trúng số, thi đậu. Hoặc, của dư của để, hầu mua sắm xe/nhà, các thứ như nữ trang/đồ đạc, dù vẫn cần. Trái lại, chỉ nên cầu nguyện sao cho Danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Thánh ý Cha thể hiện.

Thật ra, nhân vật đóng vai “bà goá” ở dụ ngôn, chỉ muốn nguyện cầu và khẩn khoản xin thực hiện những gì Chúa muốn bà làm trong cuộc sống, mà thôi. Ở đoạn khác, Đức Giêsu đã chẳng so sánh Thiên Chúa với Người Cha Hiền ở đời vẫn lưu tâm đến người con lưu lạc khắp nơi, chốn nợ đời này sao? Có bao giờ, Ngài ban cho dân con mình những là sỏi đá, thay cơm bánh? Có bao giờ, Ngài lại ban cho đàn con mình, những bò cạp/rắn rết khi con mình cần trứng ăn? Và, Chúa kết luận: cha hiền ở trần thế mà còn biết thế, huống hồ là Cha các con ở trên Trời, lại không biết sao?

Thiên Chúa chỉ ban bố cho dân con mình những điều tốt đẹp, khi họ kêu cầu Ngài những điều cần, mà thôi. Với thánh Luca, điều cần mà Chúa phú ban, là: gửi Thần Khí Chúa đến với ai kêu cầu. Chứ, không phải cơm bánh hằng ngày.

Vấn đề đặt ra hôm nay, là hãy hỏi: điều tốt đẹp Chúa vẫn ban cho con cái Ngài ở trần gian, là những gì? Có khi nào, con cái Chúa xin Ngài ban Thần Khí đến, mà Ngài lại từ chối, không? Điều cốt yếu, là: ta có cầu và có xin Chúa ban Thần Khí Ngài đến như thế, ta mới có thể giúp đỡ, thương yêu và phục vụ Ngài, cho tốt hơn.

Có cầu khẩn Thần Khí Chúa đến với mình, người người mới hiểu ý nghĩa sâu lắng, của Lời Ngài. Có cầu và khẩn theo cách thích hợp, ta mới trở thành sợi giây liên kết chuyển đạt tình thương của Ngài đến với mọi người được. Có nguyện cầu như thế, người người mới hiểu rõ ý Chúa. Và, khi hiểu được ý định của Chúa như thế, ta mới hoà hợp vào với ý muốn của riêng ta. Và khi ấy, cả hai sẽ nên một. Một lòng muốn. Một ý định. Và như thế, ta sẽ đạt mục đích như Chúa chờ mong.

Hiểu rõ dụ ngôn hôm nay, là hiểu theo nghĩa như thế. Tuy nhiên, cũng có người hiểu dụ ngôn theo cung cách phân vai trong kịch bản, ở ngoài đời. Phân vai kịch bản ở đời, thường người chỉ phân cho Chúa vai trò quan án như dụ ngôn. Còn chính mình, lại những muốn đảm nhận vai trò của bà goá, rất khiêm nhu. Từ tốn. Đảm nhận như thế, là để không còn quấy rầy Chúa bằng những xin xỏ/cầu kinh, quyết liệt. Quyết đạt cho được, điều mình mong muốn, rất khẩn khoản.

Nữ tu Melanie Svoboda, đặt giả thiết theo cách khác. Chị hỏi rằng: chuyện gì sẽ xảy đến nếu ta đổi cách phân vai khác với điều lâu nay mọi người vẫn làm, là: thay vì trao cho Chúa vai trò của quan án, ta tặng Ngài vai trò của bà goá? Đổi vai như thế, rất có lý và thích hợp. Thích hợp, là bởi: giống như phần đông quan án ở đời vẫn bất công. Không tuởng. Bất công đến độ, chẳng ai còn biết kính sợ Chúa nữa. Bất công là ở chỗ: ta không cho phép Chúa can dự vào đời sống riêng tư, của ta.

Giống quan án đời thường, người người vẫn kiên trì từ chối. Chẳng chịu nghe. Chẳng chịu nghe biết lời kêu van/khẩn cầu của người nghèo hèn/cùng khốn, sống quanh ta. Giống quan án/đấng bậc ở đời thường, là ở chỗ: ta không còn thiết tha chuyện người khác, tức những người vẫn muốn ta ngó ngàng. Giùm giúp.

Giả như Chúa chịu đóng vai trò bà goá như dụ ngôn hôm nay, chắc chắn Ngài sẽ kiên trì chờ đợi mọi người đến cầu khẩn. Ngài cũng sẽ không bỏ đi, nếu dân con của Ngài là quan án, cũng kêu nài. Ngài vẫn chờ và vẫn đợi đàn con thân thương có quyết định quan trọng, liên quan đến cuộc sống. Ngài đợi và chờ, cả khi người người nói tiếng “KHÔNG”, trong yêu thương. “KHÔNG”, cả khi mọi người cần giùm giúp. “KHÔNG” cả vào các chuyện cần chính trực.

Trái lại, Ngài vẫn kiên trì chờ đợi cho đến khi đàn con thân thương của Ngài thực hiện điều tốt đẹp, Ngài hằng khuyên bảo. Thực hiện động thái yêu thương, Ngài từng dạy. Và giống như Ngài, đàn con thân thương, ở dưới thế, sẽ thực hiện động thái yêu thương gửi đến mọi người. Bởi, như sách Khởi nguyên từng viết: con người là thụ tạo được dựng nên theo ảnh hình của Chúa. Nhưng, làm sao trở thành ảnh hình của Chúa được, khi Ngài vẫn yêu thương mọi người, mà mọi người chẳng buồn yêu thương nhau, như Ngài muốn?

Thành thử, mỗi khi nguyện cầu/khấn vái, ta cũng nên xin Chúa là Đấng rất kiên trì/bền vững trong đợi chờ, hãy khiến cho đàn con Ngài ở dưới thế, ngày càng trở nên giống hình ảnh, của Chúa hơn.

Trong khấn nguyện như thế, ta lại sẽ hân hoan hát lên lời ca hưng phấn, rất đợi chờ, rằng:

“Con ơi, con ơi tiếng cười nở chan hòa

Nhớ tới, nhớ tới biết bao trẻ thiếu nhà

Ngoài đường trời đông giá

Một đàn chim nhỏ bé

Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà.”

(Phạm Duy - Người Về)

Khấn và nguyện, là cầu sao cho ý Chúa được thực hiện, với mọi người. Nguyện và khấn, là cầu sao cho người người được lĩnh nhận tình thương yêu Chúa dạy, bằng cuộc sống rất đời thường. Rất chuyên chăm. Giùm giúp và ủi an, như Chúa đã và đang làm cho ta.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:30 16/10/2010
TẠM ĐƯỢC

N2T


Ngô Hán của đông Hán là một người kiên cường và có nghị lực, ông ta đi theo Quang Võ đế ra ngoài chiến trận, nếu lúc gặp chiến sự bất lợi thì tỏ ra rất bình tĩnh, không như các tướng lãnh khác cuống quýt lo âu.

Một hôm, lại gặp lúc chiến sự bất lợi, mọi người không có phương pháp gì để ứng chiến, Quang Võ đế rất muốn biết vào lúc này Ngô Hán có phản ứng gì, bèn sai người đi coi Ngô Hán rốt cuộc sẽ làm những gì, người đi coi trở về báo cáo, nói: “Ngô Hán đang đốc thúc bộ hạ chỉnh đốn bổ sung công cụ tác chiến đánh công sự”.

Quang Võ đế cảm khái nói: “Biểu hiện của Ngô Hán tốt hơn ta tưởng nhiều, ta có ông ấy cũng có nghĩa là đã chiến thắng địch quân rồi vậy”.

(Hậu Hán thư, Ngô Hán truyện)

Suy tư:

Có những người miệng hùm gan thỏ, nên khi đụng việc khó thì chạy làng; có những người ít nói làm nhiều, nên khi gặp việc thì làm đến nơi đến chốn; lại có những người theo gió bẻ măng không ý chí, không lập trường, không chủ trương, nên hùa bên này theo bên kia, cuối cùng cũng bị người ta lật tẩy...

Làm bề trên, làm lãnh đạo, thì phải có lập trường chính chắn và dứt khoát, bằng không thì cả một tập thể, một cộng đoàn sẽ như thuyền không lái như ngựa không cương (mặc dù có người lãnh đạo). Làm lãnh đạo thì không nói nhiều, nhưng suy nghĩ nhiều và làm nhiều, bởi vì nói nhiều thì sẽ bay theo gió tan theo mây, như phèng la chủm chọe kêu to nhưng rỗng tuếch.

Nghe và thấy thì không giống nhau, nghe thì có thể quên ngay, nhưng thấy thì ghi ngay vào trong trí trong tâm hồn của họ.

Ai hiểu thì hiểu.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 16/10/2010
N2T


7. Lời nói muốn lấy lòng tin của người khác thì không cần phô trương, nhưng nói lời thật thà chắc chắn đúng đắn thì tự nhiên mọi người tin phục, nếu quá phô trương chuyện nhỏ nói lớn, ít nói nhiều, thì khó mà để người khác tin phục.

(Thánh Vincent de Paul)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Các nước giàu làm quá ít để chống lại nạn đói toàn cầu
Nguyễn Hoàng Thương
08:49 16/10/2010
ĐTC: Các nước giàu làm quá ít để chống lại nạn đói toàn cầu

Vatican City (AsiaNews) - Các nước giàu phải nhận thức được rằng nếu họ không tăng viện trợ cho các nước nghèo, thì cuộc khủng hoảng lương thực sẽ không thể giải quyết được. Liên đới thôi thì "không đủ", trong khi "các sáng kiến cụ thể" hêt sức cần thiết để mọi người có thể thực hiện quyền có lương thực và nước uống hàng ngày. Tuy nhiện, "giữa những áp lực của toàn cầu hóa, dưới ảnh hưởng của những lợi ích vốn vẫn thường bị phân mảnh quá thường xuyên, sự chú ý bị chệch hướng từ nhu cầu của người dân, sự chú trọng không đầy đủ được đặt vào công việc trong các lĩnh vực, và hàng hóa của trái đất không được bảo vệ thích đáng. Hậu quả là nảy sinh nền kinh tế mất cân bằng, và các quyền bất khả xâm phạm cùng với phẩm giá của mỗi con người bị bỏ qua". Nạn đói và khát của "nhiều anh chị em" chính là cốt lõi của sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương Thực Thế Giới được tổ chức vào ngày 16 tháng Mười.

Trích dẫn từ chủ đề "Đoàn kết chống lại nạn đói", trong sứ điệp gửi cho Tổng Giám Đốc Tổ Chức Lương Thực Thế Giới (FAO), Jacques Diouf, Đức Thánh Cha viết rằng nếu cộng đồng quốc tế thực sự "đoàn kết" chống lại nạn đói, thì sự nghèo khổ phải được khắc phục qua sự phát triển con người đích thực, dựa trên quan niệm của con người như là một sự thống nhất của tâm hồn, thể xác và tinh thần". Tất cả mọi người - từ các cá nhân cho đến các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhà nước và quốc tế - phải ưu tiên một trong những mục tiêu cấp bách nhất của gia đình nhân loại: tự do từ sự đói".

Cuộc chiến chống lại nạn đói phải được đấu tranh qua các sáng kiến cụ thể "được truyền đi bằng lòng bác ái, và được lấy cảm hứng từ sự thật", "rằng có thể vượt thắng những trở ngại liên quan đến chu kỳ tự nhiên của các mùa hoặc điều kiện môi trường, cũng như những trở ngại do con người". Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự lưu thông lành mạnh các nguồn tài nguyên của trái đất, và cuối cùng đạt đến hòa bình.

Để "duy trì mức độ an ninh lương thực trong ngắn hạn, thì tài trợ thích đáng phải được cung cấp để nông nghiệp có khả năng phục hồi lại chu kỳ sản xuất, dù cho có sự xấu đi của điều kiện khí hậu và môi trường. Phải nói rằng các điều kiện này có tác động tiêu cực rõ rệt đến người dân nông thôn, đến hệ thống cây trồng và các mô hình làm việc, nhất là ở các nước bị ảnh hưởng bằng tình trạng thiếu lương thực..."

Trong bối cảnh này, các nước phát triển "đã nhận thức được rằng sự phát triển của thế giới đòi hỏi những mức độ phù hợp của viện trợ từ họ. Họ không thể vẫn chỉ đơn giản là khép lại cánh cửa đối với các nước khác: một thái độ như thế không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng".

Đề cập đến cuộc vận động "1 tỷ người đói" do Liên Hiệp Quốc đề xướng để làm xúc động công chúng về sự khẩn thiết của việc chống lại nạn đói, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI kết luận bằng cách cho rằng "nó đã nêu bật sự cần thiết của sự hưởng ứng thích đáng cả từ các quốc gia riêng lẻ và từ cộng đồng quốc tế, ngay cả khi sự hưởng ứng bị giới hạn bởi sự giúp đỡ hoặc viện trợ khẩn cấp".

Đây là lý do tại sao, "một cuộc cải cách của các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc bổ sung là điều cần thiết", bởi vì "bản thân các tổ chức vẫn chưa đủ, vì phát triển con người toàn diện trước tiên là một ơn gọi, do đó nó liên quan đến tự do gánh vác trách nhiệm liên đới đến phần việc của tất cả mọi người".
 
Niềm vui của ĐHY Trần Nhật Quân khi được về thăm Thượng Hải sau 6 năm
Tiền Hô
08:50 16/10/2010
Hồng Kông (AsiaNews) - Giám Mục nghỉ lưu của Hồng Kông - ĐHY Trần Nhật Quân - "công khai" viếng thăm Thượng Hải vào ngày 11 và 12 Tháng Mười vừa qua.

Lần đầu tiên sau sáu năm, ĐHY đã có thể đi trên quê hương mình. Một chuyến thăm "đầy niềm vui" cho vị giám mục, ngài đã đến thăm hội chợ triển lãm (Expo) và gặp gỡ Đức Giám Mục của thành phố Thượng Hải - Lu-y Kim Lỗ Hiền, 95 tuổi và Đức Giám Mục Phụ Tá Giuse Hình Văn Chi. Cả hai vị giám mục trên đều là người bản xứ Thượng Hải: ĐHY Trần Nhật Quân nói với AsiaNews rằng, vị giám mục thứ hai, 47 tuổi, "đã từng theo học tại chủng viện tại Xà Sơn, nơi tôi cũng học ở đấy". Xà Sơn nằm ở vùng ngoại ô của Thượng Hải và là nơi có đền thờ Đức Mẹ quan trọng nhất Trung Quốc.

"Cuộc hội ngộ giữa hai huynh đệ trong Chúa sau nhiều năm là một niềm vui lớn - ĐHY Trần Nhật Quân nói với AsiaNews. Tuy nhiên, ngài đã viết trên blog của mình, "hồi tưởng tượng lại cuộc hội ngộ với họ, nó giống như một con sâu làm rầu nồi canh. Chúng tôi là những người bạn tuyệt vời, nhưng chúng tôi cũng biết rằng, có một số từ ngữ không thể nói ra và một số chủ đề "nhạy cảm" không thể thảo luận, vì "chế độ" không cho phép".

Chế độ này - ngài nói thêm - "thật là khủng khiếp! khủng khiếp! Nó trở nên một bức tường thành trong trái tim của người dân và khóa môi miệng của người dân! Chúng tôi là những người yêu nước? Nhưng chúng tôi không thể nói về các vấn đề của đất nước. Chúng tôi là các nhà lãnh đạo Giáo Hội? Nhưng chúng tôi chẳng thể nào thảo luận về triển vọng của Giáo Hội".

Kết luận, ĐHY Trần Nhật Quân nói, "người dân Trung Quốc có thể mở rộng trái tim của họ để nói lên sự thật, và cầu nguyện với Chúa để ban cho chúng tôi (Giáo dân) sức mạnh tinh thần của ông Lưu Hiểu Ba, người mới đoạt Giải Nobel Hòa Bình".
 
Giáo hội Trung quốc vẫn “thầm lặng”
Trầm Thiên Thu
08:58 16/10/2010
ĐHY Joseph Zen, nguyên Tổng Giám mục Hong Kong, dẫn đầu đoàn rước. Sự kiện này nhằm kêu gọi tự do tôn giáo ở Trung quốc (TQ). Có vẻ chính phủ vùng bán tự trị này sợ Bắc kinh về vấn đề này, với sự kiện xảy ra một tuần sau khi bùng phát đợt phản ứng mãnh liệt của TQ vì Giải Nobel Hòa bình được trao cho Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobao), một cựu tù nhân TQ. Chính quyền TQ coi ông Lưu là một phạm nhân chống đối.

Sức nặng chính trị và kinh tế phát triển của TQ đã được dẫn chứng bằng tài liệu. Đầu năm 2010, TQ đã vượt qua Nhật bản để trở thành nước có nền kinh tế to lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa kỳ. Thái độ chính thức của TQ đối với sự tự do về diễn đạt và tôn giáo sẽ có thể trở nên quan yếu hơn mang tầm quốc tế khi sự ảnh hưởng toàn cầu của họ tăng lên.

Đối với người Công giáo, 3 năm sau khi ĐGH Benedict XVI gởi thư cho người Công giáo ở TQ (Letter to Catholics in China), một sự thích nghi giả hiệu có vẻ như đạt được giữa Tòa Thánh và TQ. Nhưng người Công giáo vẫn phải đối mặt với các khó khăn, với 2 vị Giám mục “thầm lặng” được Vatican bổ nhiệm vẫn đang bị giam cầm. Hồi tháng 7, hai bên thỏa thuận việc việc bổ nhiệm LM Antonio Xu Jiwei làm GM giáo phận Taizhou, người được tấn phong bởi 4 GM còn hiệp thông với Rôma, một trong 6 lễ tấn phong tương tự được diễn ra từ tháng 4/2010.

Tuy nhiên, đó chỉ là sự tan chảy sau khi đóng băng đối với việc bắt giữ ĐGM Julius Jia Zhiguo, giáo phận Zhengding tại Bắc kinh vào ngày 30/3, cùng ngày có cuộc họp của Ủy ban TQ (China Commission) mới được thành lập của Vatican. Ủy ban này được ĐGH thành lập từ năm 2007, sau lá thư “cột mốc” của ngài, để “nghiên cứu các vấn đề quan yếu nhất” đối với người Công giáo ở TQ, và ủy ban này mới họp lần thứ hai. Trong một cuộc họp báo ngày 2/4/2010, kết luận được đưa ra sau 2 ngày họp, Tòa Thánh nói rằng việc bắt giữ không là trường hợp riêng biệt, vì các giáo sĩ khác đã “bị tước mất tự do” hoặc “bị áp lực quá mức và bị hạn chế về hoạt động mục vụ”.

Theo Marie-Eve Reny, người hướng dẫn nghiên cứu lĩnh vực này với các Kitô hữu “thầm lặng” ở TQ, người Công giáo và các Kitô hữu khác ở TQ không bị đàn áp hằng ngày như vậy trong quá khứ. Tuy nhiên, “nhiều LM Công giáo thầm lặng vẫn bị hạch sách, tra vấn và giam cầm” nếu họ không tùng phục các tổ chức Giáo Hội “quốc doanh” như Hội Công giáo Ái quốc (CPA – Catholic Patriotic Association) – bà Reny nói thêm.

Sự bất đồng ý kiến cơ bản về mối quan hệ giữa các giáo sĩ Công giáo và nhà nước vẫn tiếp tục gây trở ngại giữa Tòa Thánh và Bộ chính trị TQ. Theo bà Reny, thuộc ĐH Toronto, “trong khi theo cách nhìn của chính phủ trung ương, việc hòa giải hàm ý việc hòa nhập các giáo sĩ thầm lặng trung thành về chính trị vào giới giáo sĩ được chính phủ kiểm soát, Giáo hội thầm lặng tin rằng con đường đi đến hòa giải là một cách tách rời giữa Giáo hội Công giáo và chính phủ TQ”.

Đôi khi việc hiểu văn hóa và lịch sử sẽ mở lối cho các quan niệm bất đồng chính kiến như vậy. TQ biết LM dòng Tên Matteo Ricci, cùng với Marco Polo, là một trong số người ảnh hưởng nhất và là người Tây phương được kính trọng nhất đã gắn bó với TQ trước khi bị nhục nhã dưới bàn tay bạo lực của thực dân. Kỷ niệm 400 năm ngày ngài mất được đánh dấu năm nay bằng nhiều hoạt động làm nổi bật vai trò của ngài là một người đối thoại văn hóa.

Tuy nhiên, như ĐGH Benedict XVI đã nói trong bài phát biểu hồi tháng 5/2010, cha Ricci “đã đến TQ không phải để truyền bá khoa học và văn hóa Tây phương, mà là để rao truyền Phúc âm, để làm cho người ta nhận biết Thiên Chúa”.

Năm 1965, 14 năm sau khi TQ bắt người Công giáo tách khỏi Vatican, Công đồng Vatican II đã phác họa sự tự do tôn giáo là điều cần thiết mà “mọi người phải miễn nhiễm với áp bức (coercion) về phương diện cá nhân hoặc nhóm và với sức mạnh của con người, khôn ngoan như vậy thì không ai bị ép phải hành động ngược lại niềm tin của mình, dù riêng tư hay công khai, dù một mình hoặc với người khác, trong giới hạn cho phép”.

Tuy nhiên, TQ từ lâu đã hạn chế tự do tôn giáo, và theo bản tường trình thường niên 2010 của Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (International Religious Freedom), “chính phủ TQ kiểm soát nhiêm nhặt việc hành đạo và ngăn cấm hoạt động tôn giáo ngoài các tổ chức được chính phủ chấp thuận”.

Đối với chính quyền TQ, nhu cầu duy trì sự ổn định xã hội thì thường có nghĩa là ngăn chặn bất đồng ý kiến hoặc ít ra là quản lý theo cách hạn chế mức căng thẳng xã hội hoặc chống đối chính phủ. Việc tái lập quan hệ là hệ quả trong việc đồng ý về việc bổ nhiệm 6 GM đã thấy theo cách này. LM Bernardo Cervellera, thuộc Viện Giáo hoàng về Ngoại giao, đã hướng dẫn thông tấn xã AsiaNews từ năm 2003 và dạy tại ĐH Bắc kinh, nói rằng quan điểm thích nghi của TQ có thể do nhận thấy “các tín hữu TQ ít có thể chấp nhận các GM không được Vatican chấp thuận”.

Nhiều manh mối hơn đối với sự phát triển mới nhất trong nếp nghĩ của TQ có thể thấy trong bài phát biểu của chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) trước Bộ chính trị vào ngày 1/10/2010, quốc khánh TQ. Trong đó, ông hỏi rằng “các yếu tố hài hòa xã hội tới mức tối đa”. Nhiều người coi cách phê bình đó như cách ngăn cấm của Mao Trạch Đông nhắm vào “việc duy trì sự mâu thuẫn giữa dân chúng” khi dùng thuật ngữ của chính nhà họ Mao.

Các nỗi lo sợ của chính quyền về bất đồng ý kiến cũng có thể giải thích tại sao việc họp Hội CPA đã bị trì hoãn liên tục trong vài tháng qua. Theo LM dòng Tên Michel Marcil, giám đốc Văn phòng Công giáo TQ tại Hoa kỳ, trụ sở đặt tại ĐH Seton: “Càng trì hoãn lâu họp Hội nghị CPA thì càng thiếu sự đồng thuận nội bộ CPA. Và đó là sức mạnh của các GM còn hiệp thông với ĐGH”.

Dù muốn hay không việc trì hoãn cuộc họp thượng đỉnh Hội CPA sẽ là cách thử so với thái độ của chính phủ TQ đối với việc phát triển của Giáo hội Công giáo. Theo LM Cervellera, biên tập viên thông tấn xã AsiaNews, “nếu cuộc họp diễn ra, đó là dấu hiệu chính phủ muốn kiểm soát Giáo hội Công giáo ở TQ. Nếu không, có thể chính phủ muốn đối thoại”.

(Nguồn: Simon Roughneen, ký giả của NCRegister, tường trình từ Hong Kong)
 
Các giám mục của Brazil chia rẽ vì cuộc bầu cử tổng thống quốc gia
Tiền Hô
09:01 16/10/2010
Brazil (CWNews, Ngày 15 Tháng Mười) - Hội Đồng Giám Mục Quốc Gia Brazil (CNBB) đã đưa ra lời khiển trách các vị giám mục của Khu Vực Phía Nam số 1 vì đã tác động người Công Giáo không bỏ phiếu cho ứng cử viên Dilma Rousseff, ứng viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 31 Tháng Mười sắp tới. Vị giám chức hàng đầu ở Khu Vực Phía Nam số 1 là ĐHY Odilo Scherer của Tổng Giáo Phận Sao Paulo.

Năm 2007, Rousseff kêu gọi hợp pháp hoá phá thai ở quốc gia Công giáo lớn nhất thế giới này.

Trong tuyên bố của mình, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của CNBB nói rằng, các vị giám mục của Khu Vực Phía Nam số 1 đã không thông báo đến các giám mục của quốc gia.

"CNBB không đề xuất bất kỳ ứng cử viên nào, và nhắc lại rằng, sự lựa chọn là một hành động tự do và ý thức của mỗi công dân", tuyên bố tiếp tục. “Đối mặt với trách nhiệm lớn lao này, chúng tôi kêu gọi người Công Giáo xem xét tiêu chuẩn đạo đức, tôn trọng đặc biệt dứt khoát cho sự sống, gia đình, tự do tôn giáo và nhân phẩm con người."

Theo số liệu thống kê của Vatican, 85% trong tổng số 189 triệu dân của quốc gia này là người Công Giáo.
 
Đức Gioan Phaolô II có thể được phong chân phước trong năm tới
Tiền Hô
09:04 16/10/2010
RÔMA, 14 Tháng Mười 2010 (Rome Reports) - Quá trình phong chân phước cho Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang rất tiến triển.

Hai bác sĩ từ một ủy ban tư vấn bên ngoài Vatican vừa đánh giá một phép lạ mà họ xác nhận rằng không có lời giải thích khoa học cho việc chữa bệnh tuyệt vời này.

Trường hợp trên đây là một nữ tu người Pháp, Marie Simon-Pierre, người đã tự hết bệnh Parkinson (một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh). Nữ tu 44 tuổi này đã đấu tranh với bệnh Parkinson từ năm 2001. Chỉ hai tháng sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời vào ngày 2 Tháng Sáu 2005, soeur đột nhiên được chữa khỏi.

Ban y tế đánh giá việc chữa bệnh bất thường này sẽ trình bày vào Tháng Mười Hai để có một quyết định chính thức. Sau đó, các vị hồng y và giám mục của Thánh Bộ Phong Thánh sẽ thẩm tra lại tất cả các thủ tục nảy sinh trong quá trình này. Nếu mọi việc suôn sẻ, họ sẽ yêu cầu ĐGH Benedict chính thức tuyên bố xác thực đây là những phép lạ.

Dự kiến, Đức Giáo Hoàng sẽ chính thức phê chuẩn phép lạ vào Mùa Xuân năm tới. Sau đó, việc phong chân phước có thể diễn ra trong thời gian khoảng một năm, có thể là Tháng Mười năm 2011, trùng với lễ kỷ niệm lần thứ 33 Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng.
 
Tin buồn: Tổng Giáo Phận St Paul và Minneapolis đóng cửa 20 nhà thờ trong nỗ lực tái cấu trúc
Trần Mạnh Trác
12:36 16/10/2010
Qua một quyết định dứt khóat nhưng chắc chắn sẽ gây cảm xúc mạnh với giáo dân, ngày thứ Bảy này Tổng Giáo Phận St Paul và Minneapolis sẽ chính thức công bố kế hoạch tái cấu trúc bằng cách đóng cửa khoảng 20 giáo xứ để giải quyết tình trạng tài chánh bị thu hẹp, nhân khẩu di chuyển và số linh mục suy giảm.

Đây là một phần của việc tái tổ chức lớn nhất trong lịch sử 160 năm của tổng giáo phận, kế họach đóng cửa này đã được chia sẻ với các linh mục giáo xứ và các nhân viên của giáo phận vào thứ sáu. Giáo dân sẽ được giải thích một cách chi tiết cụ thể vào cuối tuần.

Theo lịch trình, những thay đổi sẽ bắt đầu vào đầu năm 2011 và sẽ được thực hiện từng bước một qua nhiều năm, theo lời của Cha Peter Laird, Chánh Ðại Diện của giáo phận và là đồng Chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm 16 thành viên đã thiết lập kế hoạch và kiến nghị lên đức Tổng giám mục John Nienstedt vào tháng Bảy vừa qua.

Việc tái cấu trúc sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều giáo xứ trong tổng giáo phận bao trùm vùng Hai Thành Phố và xa hơn tới các vùng lân cận hẻo lánh. Ở phía đông bắc Minneapolis, nơi có một số nhà thờ đã có từ lâu đời, như nhà thờ Holly Cross, St Clement và St Hedwig sẽ phải đóng cửa, để nhập với St Anthony of Padua.

Ở St Paul có 5 nhà thờ sẽ đóng cửa để nhập vào các giáo xứ khác, thí dụ St Andrew sẽ trở thành một phần của Maternity of the Blessed Virgin, St Francis de Sales sẽ kết hợp với St James; St John sẽ trở thành một phần của St Pascal Baylon; St Thomas the Apostle sẽ hợp nhất với Blessed Sacrament, và St Vincent de Paul, sẽ được hấp thụ vào nhà thờ chánh tòaCathedral of St. Paul.

Cha Laird không cho biết bao nhiêu nhân viên toàn thời gian trong số 3.800 người làm việc trong tổng giáo phận có thể bị mất việc làm. Một kế hoạch khác phác thảo số trường Công Giáo có thể phải đóng cửa sẽ không được loan báo cho đến sau tháng Giêng.

"Nhửng quyết định chiến lược đã được suy xét kỷ lưởng, bởi vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của nhiều người, ảnh hưởng đến cái cốt lõi sâu xa nhất của cuộc sống là kinh nghiệm của họ với Thiên Chúa," Cha Laird nói. "Đó là một điều rất thiêng liêng. Trong cùng một cách, tôi muốn nói với họ, đây không phải là một lý do để mất hy vọng bởi vì chúng tôi đã không bỏ xót bất cứ điều gì, và chúng tôi chắc chắn đã không bỏ các bạn."

"Lời kêu gọi là chúng ta hãy tái đầu tư vào các nhà thờ của giáo phận, vào các nhà thờ địa phương, để chúng ta có thể giao cho con cái và cháu chắt của chúng ta những gì chúng ta đã nhận được," Cha nói.

Kế hoạch được thực hiện là kết quả nghiên cứu của tổng giáo phận trong một năm rưỡi trời, với gần 150 cuộc họp công cộng. ĐTGM Nienstedt cho biết cần phải có những thay đổi lớn như thế vì có nhiều giáo xứ đã sống vượt quá khả năng, gần 25 phần trăm của 213 giáo xứ hiện có những món nợ nghiêm trọng hoặc có những vấn đề ngân sách khác.

Số linh mục trong tổng giáo phận cũng được dự kiến là sẽ giảm đi trong 10 năm tới. Hiện tại tổng giáo phận có 302 linh mục và 182 có đủ điều kiện để trở thành chánh xứ. Trong 10 năm tới, con số này sẽ giảm rất nhiều. Ngoài ra, gần 25 phần trăm các giáo xứ đã phải có một mối quan hệ liên đới nào đó, có nghĩa là một số linh mục đang phục vụ tại nhiều nơi.

Người Công giáo là thành phần lớn nhất của hai thành phố 'Twin Cities', và nhân số của tổng giáo phận đã tăng trong hai thập kỷ qua lên gần 800.000 người. Tổng giáo phận bao trùm một khu vực 12 quận, việc tăng trưởng chủ yếu là nhờ ở người mới nhập cư. Hơn 10 năm qua, có 100.000 thành viên mới gia nhập vào tổng giáo phận. Trong bối cảnh tăng trưởng đó, các giáo xứ ở trong lòng đô thị đã bị thu hẹp vì người dân di chuyển qua vùng ngoại ô. Trong 32 phần trăm các nhà thờ, vào các lễ cuối tuần, số ghế bị bỏ trống nhiếu hơn hai phần ba.

Trong 98 trường học của tổng giáo phận thì gần 20 phần trăm phải nhờ trợ cấp từ tổng giáo phận, và số bàn ghế trống là khoảng 20 phần trăm.

Tại Hoa Kỳ, các giáo phận ở các khu vực đô thị lớn - như New York, Chicago, Boston, Detroit, Newark, NJ, và Cleveland - cũng đã phải trải qua các việc tái tổ chức tương tự vì tình trạng thiếu linh mục, hoặc vì thiếu ngân sách, hoặc vì nhân khẩu di chuyển và, trong một số trường hợp, vì tổn thất tài chính do việc thua kiện về lạm dụng tình dục.

Tom Roberts, chủ biên của tờ báo National Catholic Reporter, cho biết những nhà thờ ở khu vực nội thành đã phải đóng cửa một phần là do giáo dân đã di chuyển đến các vùng ngoại ô hoặc di dân qua các khu vực khác của đất nước, và các nhà thờ họ để lại thường là rất lớn và việc duy trì thì rất tốn kém.

Tuy nhiên nại ra các lý do thực tế thì không luôn luôn giúp cho giáo dân tránh khỏi những cảm giác buồn sầu sâu xa bởi vì họ đã sốt sắng đầu tư vào cộng đồng giáo hội của họ, Roberts nói. Những kỷ niệm quan trọng như rửa tội, kết hôn và tang lễ được tổ chức tại nhà thờ, làm cho giáo dân trở nên gắn bó với giáo xứ của họ.

"Cho nên người giáo dân thường có những phát biểu u buồn khi mô tả những cảm xúc của họ trước việc giáo xứ thân thương của họ phải gia nhập vào một cộng đồng khác", Roberts nói. "Nó là một vết thương chung. "

"Tôi nghĩ rằng trong hiện tại thì những lo lắng của cộng đồng là việc gì sẽ xảy ra trong 10 năm? Chúng ta có phải làm điều này một lần nữa trong 10 năm tới không? Kế họach của tòa giám mục có phải là một viễn kiến sáng suốt hay chỉ là một biện pháp vá víu? Nói cách khác họ tự hỏi trong trường kỳ thì ngôi nhà thờ mới mà họ sẽ tới có còn là một sự hiện diện có ý nghĩa và mạnh mẽ trong cộng đồng không? "
 
Người Công Giáo Úc ngày nay và việc nên thánh của Mary MacKillop
Vũ Văn An
16:54 16/10/2010
Trong quá khứ, cũng như tại nhiều giáo hội khác, người Công Giáo Úc thường cố gắng giữ cho đức tin của họ tách rời khỏi môi trường xã hội. Nhưng hiện nay, họ buộc phải sống trong một thế giới có những giá trị và hoài mong lẫn lộn, do nhiều nền triết lý và phản triết lý nuôi dưỡng. Họ đang sống trong một thế kỷ liên lỉ gửi đi những sứ điệp trái ngược nhau. Điển hình cho cái hệ thống giá trị mơ hồ ấy là các quan điểm về sự sống con người. Một đàng sự sống ấy sẵn sàng bị hy sinh cho các nguyên cớ chính trị hay kinh tế, nhưng mặt khác, các cố gắng y khoa lại đang tìm mọi cách để cứu vớt nó.

Ngoài ra, nhờ tiến bộ vượt bậc của truyền thông hoàn cầu, người ta có được những kiến thức phổ quát, nhưng khá phiến diện về tôn giáo. Hậu quả thứ nhất là nhiều khía cạnh trong mọi tín ngưỡng vừa được tiếp nhận vừa bị phê phán. Hậu quả thứ hai, con số những người quan tâm tới cuộc sống tâm linh dần dần giảm đi và nhân loại càng ngày càng tự coi mình là tâm điểm của cứu rỗi. Nhưng điều khó khăn là: nhân loại không có khả năng tự cứu mình.

Thời buổi này cũng là thời buổi của vũ lực (violence). Mà vũ lực đầu tiên là vũ lực của chiến tranh, của vũ khí và khủng bố. Hình thức vũ lực này đang làm rúng động hết quốc gia này đến quốc gia khác và cản trở mọi cố gắng hòa bình của các tổ chức quốc tế, vùng, quốc gia, và của các cá nhân thiện chí. Nhưng cũng có một hình thức vũ lực khác, vũ lực chống lại hủy diệt và thất vọng, vũ lực chống đối sự ác và thách thức nó. Hình thức vũ lực này được Phúc Âm nhắc tới khi thuật lại lời Chúa Kitô: “Nước Thiên Chúa có tính vũ lực và người vũ lực sẽ chiếm được nó” (1). Đã đành, Nước Thiên Chúa là Nước của hòa bình, của công lý, của giải thoát và yêu thương. Nhưng Nước này được thiết lập gồm những người sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để thách thức xã hội đương thời. Khi lý do của thách thức ấy nằm trong đức tin của những người tin vào Thiên Chúa yêu thương và khả thể một nhân loại yêu thương vì Chúa Kitô cho rằng điều đó có thể có được; khi những người này vận dụng hết cuộc đời họ để làm cho khả thể ấy thành hiện thực thì người Công Giáo gọi họ là thánh vì họ đã sống một cuộc sống đạo hạnh anh hùng.

Thánh không phải là những người duy chủ hòa (pacifists) ngồi đó, không làm gì cả, để mặc tình thế giới diễu hành qua, trong khi mình chỉ biết “ngất trí chiêm niệm”. Họ là những người có linh đạo riêng, nối kết với Thiên Chúa, nhưng cũng biết mình là những con người nhân bản, tùy thuộc vào cùng một Thiên Chúa ấy. Cái nhìn của họ đem họ ra ngoài chính họ để phục vụ gia đình nhân loại bất luận ở đâu. Lý do để họ hành động phát sinh từ chính đức tin và tình yêu Chúa và tha nhân nơi họ.

Trong “The Prophetic Horizon of Religious Life” (2), Diamuid O’Murchu miêu tả các thánh không phải chỉ như những cá nhân mà còn như các nhóm sống trong các cộng đoàn: “Trong nền văn hóa nhân bản, dường như đang có khuynh hướng muốn nhập thân một cách triệt để và sâu sắc các giá trị được chúng ta trân qúy sâu xa nhất. Một cách vô thức chứ không hẳn ý thức, xã hội đang để riêng ra một số cá nhân và một số nhóm, và phó thác cho họ các hệ thống giá trị thâm hậu. Xã hội phóng chiếu trên những nhóm “ngưỡng cửa” (liminal) này các niềm hy vọng, các giấc mơ và hoài mong sâu sắc nhất của mình, và theo một nghĩa nào đó, yêu cầu những người hay những nhóm “ngưỡng cửa” này nhập thân và nói lên, nhân danh xã hội nói chung, các giá trị sâu sắc nhất mà xã hội cho là thân thiết và thánh thiêng”.

Khi miêu tả các thánh như trên, O’Murchu muốn trở lại với ý niệm của Phúc Âm nói về các cộng đoàn các thánh rải rác khắp các giáo hội thời sơ khai. Tuy nhiên, bên trong các cộng đoàn này, cũng có những cá nhân vươn đầu và vai lên khỏi người khác và được nhìn nhận vì sự sâu sắc trong linh đạo và tầm nhìn tiên tri của họ. Và kể từ lúc Giáo Hội Công Giáo xuất hiện cho tới nay, những người như thế liên tiếp được tuyên dương nhiều lần, bởi nhiều quốc gia và thời đại khác nhau. Hạn từ thánh nhân dần dà biến hóa để cuối cùng có nghĩa: các cá nhân được Đức Giáo Hoàng nhìn nhận chính thức là đang được kết hợp với Thiên Chúa. Quyền của dân trong việc tuyên xưng những bậc thánh nhân như thế vẫn là một phần chủ yếu trong diễn trình Giáo Hội chính thức ban bố tước hiệu ấy cho họ.

Đối với Giáo Hội Công Giáo Úc, một Giáo Hội đang sống trong một nền văn hóa khó cho phép các cá nhân được nhìn nhận cao hơn người khác, thì việc công nhận sự thánh thiện là điều khó khăn. Ấy thế nhưng, trong một số năm gần đây, người Úc đã được dịp ca ngợi cuộc sống và việc làm của nhiều người đàn bà và đàn ông hiến thân cho người khác và cho phép họ được nhìn nhận như các cá nhân xuất chúng cả về phương diện bản thân lẫn phương diện yêu người. Fred Hollows (3), Weary Dunlop (4), Mum Shirl (5), Daisy Bates (6)… là một số điển hình. Thành thử tiến thêm bước nữa để ca ngợi các cá nhân không phải vì hành động xã hội mà vì sự sâu sắc về linh đạo có lẽ không khó khăn bao nhiêu nữa.

Bởi thế, báo chí bắt đầu ca ngợi người tu nữ xuất thân từ một thế kỷ vũ bão của Úc như một sức mạnh tâm linh hàng đầu. Mary MacKillop sống trọn đời mình trong Giáo Hội Công Giáo Úc như một người con hết dạ trung thành dù đã trở thành nạn nhân của lòng trung thành ấy. Sau đó, bà dẫn đầu một nhóm tu nữ hiện hữu trên tuyến đầu của một xã hội cũng đang ở tuyến đầu thế giới khai phá. Người phụ nữ này cũng xuất thân từ một hậu cảnh Victoria không có thật (pseudo-Victorian). Bà gần như gặp đủ mọi thứ chống đối bất lợi, nhưng cùng với nhiều người đàn ông và đàn bà tận tụy khác, Bà đã thiết lập ra một hệ thống giáo dục phát triển khắp lãnh thổ Úc và nâng đỡ niềm tin Công Giáo cho nhiều thế hệ. Làm được điều đó là do đức tin sống động sâu sắc của Bà, một đức tin giúp bà luôn sống các giá trị của mình bất kể không gian và thời gian.

Ngày 17 tháng 10 này, Bà là người Úc đầu tiên được liệt vào danh sách dài những người được Giáo Hội, được Dân Thánh Thiên Chúa, coi là xứng đáng để được tuyên dương là thánh. Điều ấy đem lại ý nghĩa thật nhiều cho một nước Úc vốn thường hay chối từ chính nền linh đạo của mình. Ở đây và ngay lúc này, ngay trong thế kỷ bạo lực này, một người đàn bà xuất thân từ hậu cảnh đau thương của một lãnh thổ tù đày lớn tiếng nói cho người Úc thấy: có, có những giá trị thiêng liêng đáng để họ đau khổ và hy sinh mạng sống cho.

Trong lòng Giáo Hội Công Giáo, Mary MacKillop lặp lại cùng một ý nghĩa ấy nhưng bà nói với người Công Giáo Úc bằng một giọng được họ nhận ra như tiếng nói đức tin của chính họ và đồng thời cũng là tiếng nói của truyền thống thánh thiện từng hiện diện trong Giáo Hội từ những ngày đầu hết.

Những người như Mary MacKillop nói với người Công Giáo Úc ngày nay cách nào? Bà cho họ thấy nhu cầu phải nhìn trở lui thực thể thiêng liêng và cách thế thực thể ấy tác động trên đời sống họ. Bà biết rõ thực tại tính của sự thiện và sự ác. Đối với Bà, thực tại ấy hiện hữu thực sự, chứ không xa lạ gì đối với Giáo Hội thời bà.

Tới năm 1871, Mary MacKillop và linh mục Julian Tenison Woods đã mở được 45 trường học cho trẻ em nghèo tại Adelaide và các khu nông nghiệp chung quanh. Điều quan trọng là ngoài việc chăm lo cho các trẻ em nghèo có đủ phương tiện để theo đuổi việc học, ngay trong hoàn cảnh chính phủ rút lại việc tài trợ cho các trường tôn giáo, Mary MacKillop và các nữ tu của Bà còn chú trọng đến khía cạnh quan trọng nhất đó là “triết lý của người Công Giáo coi giáo dục không phải chỉ là việc học hành mà còn là việc thông truyền trong yêu thương các giá trị chuẩn bị chúng cho đời sống hiện nay và mai hậu” (Tờ The Advocate, Melbourne, ngày 3 tháng 4 năm 1869).

Đáng lý ra, Giáo Hội phải biết ơn công trình trên. Nhưng, vì một đàng, bộ mặt nhân bản của Giáo Hội cũng đầy bạo lực như chính xã hội mà Giáo Hội vốn là thành phần. Giáo Phận Adelaide lúc đó gặp đủ thứ bất ổn, trong đó có việc nợ nần. Mary MacKillop trở thành con dê thế tội cho cảnh bất ổn và căng thẳng hiện có. Kết quả: Bà bị vạ tuyệt thông, dựa vào cớ là bất hợp tác với giám mục bản quyền. Mary MacKillop không mắc lỗi lầm đó, nhưng vị giám mục bản quyền chỉ rút lại vạ tuyệt thông khi gần hấp hối 6 tháng sau.

Thực ra, việc phạt vạ tuyệt thông là do hành động của những người nghĩ rằng mục đích biện minh cho phương tiện. Các vị linh mục muốn lập trường Công Giáo nhưng cần tài trợ của chính phủ phải loại bỏ khỏi thẩm quyền bất cứ ai muốn có những trường chủ trương bao gồm việc dạy giáo lý vào học trình của trường. Những trường như thế chỉ có nghĩa là loại bỏ tài trợ của chính phủ và tạo ra nhiều khó khăn cho các giáo xứ nghèo nơi có các trường dành cho trẻ em nghèo. Đối với các linh mục kia, giáo dục cái đã, còn đức tin thì có thể xử lý ở nơi khác, miễn sao nhận được tài trợ của nhà nước.

Các sứ điệp lẫn lộn và dối trá ấy góp phần tạo ra bất công khiến không những người đứng giữa cuộc đấu tranh kia phải đau khổ, mà cả học sinh nghèo, các nữ tu, phụ huynh và Giáo Hội Công Giáo bị vạ lây. Sử gia Công Giáo Patrick O’Farrell cho hay: khi ra vạ tuyệt thông cho Mary MacKillop, Đức Cha Sheil đã gây hiệt hại lớn lao cho Giáo Hội.

Trong tình huống trên, Mary MacKillop và những người hỗ trợ Bà có thể có nhiều giải pháp. Giải pháp con người có thể là nổi loạn chống lại thẩm quyền bất công; thu thập sự hỗ trợ để biện minh cho Bà; rút lui hẳn khỏi sân khấu và chọn lối sống bên ngoài Giáo Hội. Mary MacKillop từ khước giải pháp ấy, mà chọn giải pháp chờ đợi, nhưng không chờ đợi trong cô lập. Tiếp nhận sự trợ giúp tự nguyện và nhất định không đứng ngoài hệ thống bí tích dù vạ tuyệt thông ngăn cấm Bà không được nhận lãnh các bí tích. Bà biết bà không làm bất cứ hành vi gì đáng bị án tử hình về thiêng liêng. Các linh mục Dòng Tên biết chắc vạ tuyệt thông kia vô giá trị. Nhờ thế Mary MacKillop được các ngài cho rước lễ. Bà khuyến khích các nữ tu của Bà và với tay tới những người ngoài Giáo Hội, như nghị viên gốc Do Thái, Emmanuel Solomon, người đã giúp Bà rất nhiều.

Tuy nhiên, không phải tình thế làm Bà trở thành thánh mà là động lực khiến bà hành động cũng như tầm nhìn vượt quá tình thế kia. Ý niệm về ý Chúa, cộng với niềm tin rằng phục vụ người nghèo vốn là số phận của mình, đã giúp bà tập chú quá bên kia chính bà và các khó khăn của bà. Thánh, vì thế, hẳn phải là người giúp người Úc ngày nay tìm được một tập chú giúp họ nhìn đời một cách rõ ràng. Nhiều người nhìn đời xuyên qua viễn kính hay hiển vi kính, một cái nhìn thường chỉ đem đến sự lý tưởng hóa chính con người mình. Chỉ những ai biết nhìn nhận các giới hạn của mình mới có khả năng nhìn thấy người khác cách rõ ràng. Chỉ có tầm nhìn bằng đức tin mới có thể yêu thương người khác trong con người thật của họ mà vẫn không quên họ có tương lai vĩnh cửu. Đôi lúc, tầm nhìn của các thánh có thể bị méo mó, nhưng tình yêu Chúa và tha nhân là đá mài để trắc nghiệm hành động của họ. Đối với Mary MacKillop. Hòn đá mài đó chính là tình yêu Bà dành cho Chúa và người nghèo. Động lực của Bà được phát biểu qua chính lời Bà rằng “người nghèo đáng được những cái tốt nhất của ta”. Đó chính là luật sống được Bà sống và dạy các nữ tu của mình sống.

Là người Công Giáo, các thánh dạy ta nhìn nhận điều ta rất dễ từ khước, đó là có một Thiên Chúa, ta được cứu chuộc và có một tâm điểm thiêng liêng có khả năng khởi động. Các thánh thách thức ta dám nhìn nhận cái tâm điểm đó ngay trong chính ta và sống theo nó.

Trong một thời gian quá lâu trước đây, người Công Giáo vốn coi các thánh như ở tít tắp đâu xa, khác hẳn với những con người tầm thường. Huyền thoại và dã sử mọc quanh các thánh thường củng cố loại suy tư ấy. Thực ra, các thánh cũng chỉ là những con người nhân bản, chịu chung số phận với nhân loại. Một số thông minh, một số không. Một số ăn nói ngon lành, một số ngượng ngịu. Một số có năng khiếu linh đạo sâu sắc, một số phải vật lộn lắm mới tìm ra được một nền linh đạo giúp họ giao tiếp với Thiên Chúa. Một số được thị kiến, một số không. Nhưng sự thánh thiện, sự nên thánh, thì không hề có tính biệt ưu dù việc phong thánh đôi khi bị nhìn như một thứ biệt ưu (elitism) nào đó. Người được phong thánh nói về khả thể giống các nhà vô địch thế vận hội nói về khả thể với giới trẻ vốn coi họ như thần tượng. Vị thánh sinh ra vốn là con người nhân bản bất kể huyền thoại vẽ vời ra sao về họ.

Sẽ không có thành phẩm ngoại trừ đâu đó trên qui trình, ba nhân đức tin, cậy và mến của Phép Rửa được khởi động. Mary MacKillop xuất thân từ một gia đình Úc đầy chạy vạy. Cha của Bà đi tu làm linh mục, nhưng đã bỏ cuộc nửa chừng. Ông không có khả năng cung ứng đủ cho gia đình và mẹ Bà phải chạy vạy mới đương đầu được với khó khăn. Và vì thế, ngay từ tuổi 11, Mary MacKillop đã phải lãnh nhận trách nhiệm của một người trưởng thành. Và cho tới tuổi 24, cuộc sống của Bà phần lớn dành cho việc kiếm kế sinh nhai cho 7 đứa em. Công việc Bà tìm được chỉ là những công việc tầm thường và khá đặc trưng đối với một thiếu nữ thuộc giai cấp lao động ở thời Bà: gia sư, phụ bán hàng, cô giáo. Dù không luôn hài lòng, nhưng Bà cho hay: “bà trở thành cô giáo là do hoàn cảnh và lựa chọn bản thân”. Khả năng biết lựa chọn này không bao giờ rời xa Bà nhưng cách Bà thực hiện nó phát sinh từ chính cái nhìn đức tin nơi Bà. Thánh thiện có thể xuất hiện ngay trong những rắc rối tầm thường của đời người bất kể bạn ở đâu. Các bậc thánh nhân nam nữ trong quá khứ chứng tỏ rằng ta có thể tìm thấy Thiên Chúa ở trại tập trung, ở trại phong cùi, ở đền đài gác tía, ở khách sạn quán trọ. Và trong thời hiện đại này, Mary MacKillop dạy cho người Úc thấy linh đạo và sự thánh thiện của họ còn có thể tìm thấy nơi các gia đình tan vỡ, nơi học đường, nơi nhà trọ, phía sau quày hàng, tại các phố thị và vùng quê.

Sự chọn lựa của người đời thường đặt căn bản trên sự kiện này: con người bị phân xẻ thành các yếu tố cấu thành ra họ. Tại Úc, việc nhấn mạnh tới thể thao và thân xác thường mang tới những lựa chọn chỉ nhắm những khía cạnh đó mà thôi, và quên đi nhiều khía cạnh khác của con người nhân bản như trí hiểu, khả năng tạo ra các mối liên hệ, vui hưởng cuộc đời sao cho yếu tố này không loại bỏ yếu tố kia. Chỉ có đức tin mới thống nhất hóa con người và giúp họ nhìn ra họ trong toàn bộ. Những người như Mary MacKillop có một tập chú sâu sắc vào đức tin và đã thực hiện các lựa chọn của mình từ tâm điểm sâu sắc của họ. Các thánh là người có khả năng bỏ qua những điều chẳng ăn nhằm gì với sự lựa chọn của mình và chỉ giữ lại những điều có liên quan. Một trong các quà phúc quí giá nhất mà các thánh có thể ban cho con người hiện đại chính là giữ vững cam kết bất chấp mọi điều xẩy ra. Người đưa ra lời hứa và nhất định không nuốt lời hứa ấy, chính là người ta ngưỡng mộ. Đối với phần đông chúng ta, người gây cảm hứng nhất cho ta ở thế vận hội không hẳn là người thắng giải cho bằng những người hoàn tất cuộc đua. Những người trí chí về chót trong cuộc đua Marathon bao giờ cũng được hoan hô vang dội không kém người về đầu. Họ nhất định giữ vững cam kết lúc khởi sự. Ta rất dễ đồng hóa với những người như thế, vì biết rằng ngay cả lúc thất bại, con người nhân bản vẫn có tiềm năng trở thành vĩ đại. Các thánh là người cho thấy cái tiềm năng ấy.

Người Úc luôn tôn vinh những người biết trì chí chiến đấu trong tư cách cá nhân hay trong tư cách một thành phần của cộng đoàn. Không phải chỉ có thành công mới thúc đẩy tinh thần Úc mà còn là người không chịu khuất phục trước bất công và người trì chí trước các khó khăn ở đời. Người Úc cũng ca ngợi những người thành công mà không quên cội nguồn, không phản bội gốc rễ.

Xã hội Úc có nhiều điều để sợ và nổi đóa hơn là để cử hành mừng vui: cảm giác vô vọng của thất nghiệp, ý nghĩ về tương lai mù mịt, hôn nhân tan vỡ hay gặp khó khăn, cảm tưởng bị xã hội đầy đọa và ý nghĩ cho rằng nếu nó không cho ta điều gì thì ta có thể lấy bất cứ điều gì của nó, không cần đền đáp. Vị thánh như Mary MacKillop và các phụ nữ theo Bà xuất thân từ một xã hội vô ơn hơn xã hội ta nhiều. Xã hội ấy cũng ít có cơ may sống thoát hơn xã hội bây giờ. Nhưng Mary MacKillop cũng đã thành lập được một cộng đoàn gồm các phụ nữ biết đương đầu với nhiều vấn đề xã hội trong khuôn khổ giáo huấn Công Giáo. Các thánh là người có khả năng lôi cuốn người khác theo mình và các việc mình làm. Họ biến thành sinh động một đức tin vốn tiềm tàng trong xã hội, nhất là xã hội đang đau thương và họ đặc biệt thách thức ta nhìn vào các ý nghĩa ta hiến cho đời. Vì đối với các thánh, cuộc sống không phải tự nó là cùng đích. Đối với các ngài, câu cuối cùng của Kinh Tin Kính mới nổi bật: “Tôi tin các thánh thông công, tin sự sống lại và sự sống đời đời”. Dĩ nhiên, cuộc hiện hữu của đời người và công việc thúc đẩy họ lên đường nhưng đời người không phải là đích cuối.

Đức tin không đồng nghĩa với tưởng tượng. Các thánh có thể dùng trí tưởng tượng để tiếp xúc với Thiên Chúa nhưng họ không lẫn lộn giữa hai yếu tố ấy. Đức tin bao giờ cũng sắc cạnh và khó khăn. Nó hiện hữu với ta trong những lúc khó khăn và biểu thức của nó luôn là tình yêu. Mary MacKillop không cho rằng cách thế Bà chọn để sống đức tin của mình là cách thế dễ dãi. Bà không thể có vị trí ngày nay nếu cuộc sống của bà không anh hùng. Có lúc bà đã mô tả về mình như người đang chao đảo, sắp rơi vào tuyệt vọng và niềm tin vào thánh ý Thiên Chúa chính là sợi dây cuối cùng Bà nắm vào. Mọi trợ giúp khác đều đã biến mất. Bà đem đến cho ta, những người luôn gặp khó khăn, một gương sáng của lòng hy vọng.

Chú thích

(1) Dịch theo Colleen O’Sullivan, What Does Sainthood Mean for Australian Catholics Today đăng trên The Australasian Catholic Records, January 1995: “The Kingdom of God is violent and the violent will bear it away”. Phần lớn các bản dịch dịch câu này như sau: “Nước trời ở dưới sức cường bạo và những kẻ cường bạo chiếm đoạt lấy” (Cha Nguyễn Thế Thuấn). Đây cũng là lối dịch của Bản Phổ Thông “a diebus autem Iohannis Baptistae usque nunc regnum caelorum vim patitur et violenti rapiunt illud”. Dịch như thế là theo nghĩa tiêu cực của “violenti”, và hình như không chính xác vì những kẻ cường bạo thì làm sao chiếm được Nước Thiên Chúa? “Violenti” ở đây hẳn phải có nghĩa tích cực.

(2) London, Excalibur Press, tr.37

(3) Frederick "Fred" Cossom Hollows, AC (9 April 1929 – 10 February 1993) là một bác sĩ nhãn khoa, nổi tiếng đã phục hồi thị lực cho rất nhiều người Úc và các nước khác, trong đó có Việt Nam. Người ta ước lượng rằng ông đã giúp hơn 1 triệu người trên khắp thế giới nhìn lại được nhờ các sáng kiến cho ông khởi xướng trong đó có Qũy Fred Hollows.

(4) Lieutenant Colonel Sir Ernest Edward "Weary" Dunlop, AC, CMG, OBE (12 July 1907 – 2 July 1993) là một bác sĩ giải phẫu Úc, nổi tiếng về tài lãnh đạo khi bị bắt làm tù binh Nhật trong Thế Chiến II.

(5) Shirley Smith (22 November 1921 – 28 April 1998), thường được biết nhiều hơn dưới tên Mum Shirl (Má Shirl), là một người Thổ Dân và tranh đấu nổi tiếng của Úc, hoàn toàn dấn thân cho công lý và phúc lợi người Thổ Dân. Bà là thành viên sáng lập ra các cơ quan: Dịch Vụ Luật Pháp Thổ Dân, Dịch Vụ Y Tế Thổ Dân, Tòa Đại Sứ Lều Thổ Dân (Aboriginal Tent Embassy), Dịch Vụ Trẻ Em Thổ Dân và Công Ty Nhà Ở Thổ Dân tại Redfern, Sydney.

(6) Daisy May Bates, CBE (16 October 1859 – 18 April 1951) là một nhà báo và nhà hoạt động xã hội người Úc gốc Ái Nhĩ Lan, suốt đời nghiên cứu văn hóa và xã hội Thổ Dân Úc. Bà được người Thổ Dân Úc gọi là 'Kabbarli' (bà nội).
 
Niềm tin sẽ nâng thế giới lên
Trần Tuy Hòa
19:06 16/10/2010
NIỀM TIN SẼ NÂNG THẾ GIỚI LÊN

(Cảm nhận về biến cố giải cứu thành công những người thợ mỏ Chile)

Mấy ngày nay, bỗng dưng đất nước Chi lê, ở bên kia bán cầu trở nên nổi tiếng, nổi tiếng không vì một tai nạn hầm mỏ vốn chẳng hiếm hoi gì đối với nền công nghiệp khai thác khoáng sản của bất cứ quốc gia nào; nổi tiếng cũng không phải vì nỗi tuyệt vọng khôn cùng của những người thợ mỏ nằm sâu trong lòng núi ( sâu bằng 15 lần chiều cao tháp nhà thờ Tuy hòa) khi đường dẫn vào hầm bị sập, bít kín lối thoát; nhưng nổi tiếng vì họ được cứu sống sau 17ngày đầu tiên bặt vô âm tín và 52 ngày hy vọng khôn nguôi (69 ngày nằm sâu trong hố thẳm).

Một kỷ lục mà chưa lần nào và cũng không ai muốn vượt qua, kỷ lục của sức chịu đựng, kỷ lục của một cuộc cứu thoát chưa từng có. Những giọt nước mắt vui mừng, những cái ôm thật chặt của bạn bè, của người thân, của những người hữu trách như không muốn để họ đi xa lần nữa, như để bù đắp những ngày thiếu vắng đã qua…33 người thợ mỏ Chi lê quá sức xứng đáng để nhận tất cả lòng yêu mến của mọi người ở nhiều nơi trên thế giới.

Đến lúc người ta đi tìm lý do thành công cho một cuộc rượt đuổi đi tìm sự sống 33 con người bị giam chặt khủng khiếp này.

Thành công xuất sắc này nhờ vào sự đóng góp của nhiều yếu tố như lòng quyết tâm, tinh thần kỷ luật, đoàn kết; sự hổ trợ kịp thời của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức như giàn khoan tối tân đến từ Mỹ, người thợ khoan lành nghề đang làm việc tại Afghanistan, chiếc lồng cứu hộ Phoenix của Chilê có sự góp mặt của các chuyên viên Nasa, sợi dây cáp của Đức, hệ thống liên lạc viễn thông của Nhật cho đến những hổ trợ nhỏ nhất của các chuyên gia tâm lý, các y bác sĩ hay chiếc gương đeo mắt của nhà chế tạo Oakley nhằm giúp các thợ mỏ thích ứng với ánh sáng sau thời gian dài không nhìn thấy mặt trời và nhất là tấm lòng của những người cứu hộ……

Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận tài năng của con người cùng với sự may mắn hiếm hoi trong biến cố vừa xảy ra này; nhưng chúng ta cũng không thể loại trừ một sức mạnh lớn hơn cho những người thợ mỏ, cho nhân dân Chilê, cho những ai quan tâm đến sự kiện nổi bật này, chính là sức mạnh của LỜI CẦU NGUYỆN.

Theo như được kể lại, đầu tiên họ bầu một thủ lãnh và việc cụ thể tiếp đến chính là lập một góc CẦU NGUYỆN dùng làm điểm tựa tinh thần, việc này giao cho người thợ mỏ già nhất Mario Gomez, 63 tuổi; có lẽ tuổi tác là bảo chứng giá trị sức mạnh của lời cầu nguyện cho các người trẻ hơn; có lẽ Mario Gomez muốn nói với mọi người rằng, trong giờ phút tuyệt vọng nhất, lời cầu nguyện đem đến cho ông nhiều hy vọng nhất và với tuổi tác ông đã cảm nghiệm giá trị của lời cầu nguyện sâu xa biết chừng nào ! Người thợ mỏ Jose Henriquez (56t) tập họp một nhóm cầu nguyện vài lần trong ngày. Trong lúc đối diện với cái chết đến dần, lời cầu nguyện trở nên niềm an ủi và bình an. Tôi nhớ đến một câu chuyện nhỏ của cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận trong tác phẩm “Năm chiếc bánh và hai con cá”, khi không còn sức lúc bị giam tù ngài đã cầu nguyện với Chúa cách đơn giản rằng: “Giêsu, có con đây”, và ngài cảm thấy như Chúa Giêsu trả lời: “Thuận ơi, có Giê su đây”… Tôi biết rằng các thợ mỏ kia chắc cũng đã nhiều lần nói với Chúa như thế. Họ đã XIN VÂNG như Đức Mẹ qua "Kinh Kính mừng", họ đã: "cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử"; họ đã nói với Chúa để xin ngài: “Cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ” trong kinh Lạy Cha…; và cứ thế, họ sống trong an bình và hy vọng.

Mười bảy ngày sau, với họ, phép lạ đã xảy ra: “nhận được thông tin từ mặt đất”, niềm vui và hy vọng lớn dần, họ nhận được từ đây nhiều hổ trợ cần thiết cho nhu cầu bản thân và một hỗ trợ không thể thiếu: cuốn Kinh Thánh.( Báo Mới.com); nếu 17 ngày qua (5/8 đến 22/8), họ nói với Chúa thì lúc này họ nghe Chúa nói với họ, chắc có người trong họ nghe Chúa nói qua Tin Mừng Luca 18,1-8: “Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí…Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ…”; và đúng như vậy, ngày 13 tháng 10 năm 2010, Mario Gomez đã quỳ ngay khi vừa ra khỏi chiếc lồng Phoenix trên mặt đất, ông cúi đầu trước sự chứng kiến của Tổng thống Chile: Sebastien Pinera, các phóng viên, các nhân viên cứu hộ và gia đình – Chắc chắn là một lời tạ ơn. Tạ ơn chính phủ, tạ ơn mọi người nhưng trước nhất: TẠ ƠN CHÚA vì CHÚA RẤT TUYỆT.

Nhờ đâu họ có được tâm tình, cách ứng xử can trường, tha thiết với nhau như thế ? Có lẽ câu nói của ông Lưu Hiểu Ba, người vừa đoạt giải Nobel Hòa Bình 2010 và cũng là người vừa trở thành Kitô hữu đủ tư cách trả lời: “Đức tin Ki tô giáo là nền tảng các giá trị tuyệt đối của con người…”.

Vâng. Chính niềm tin, lòng trông cậy và tình bác ái đã giải cứu những người thợ mỏ Chilê. Và như thế, không một chút nghi ngờ, chúng ta có thể xác tín: Niềm Tin sẽ nâng thế giới lên.

Vâng, 33 người thợ mỏ Chi lê luôn thấy Đức Ki tô đồng hành, luôn được nghe những lời khích lệ vì họ là một của 80% đồ đệ của Đức Ki tô trong toàn dân số Chi lê.

CHILE đâu chỉ có nhà thơ Naruda, đâu chỉ có Salvador Allende Gossens, đâu chỉ có Pinochet mà còn có những thợ mỏ âm thầm chia cho nhau chút hy vọng, chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mà nhờ đó con người tin tưởng nhiều hơn về Tình Yêu đồng loại, hiểu được sức mạnh của lòng tin như anh Mario Sepulveda, người thứ hai được đưa lên mặt đất, trong nhật ký video của anh được phát trên toàn thế giới, anh nói: “…Tôi đã đến được với Chúa Trời…”. Người dân CHILE nhớ mãi biến cố này, thế giới còn nhắc đến cuộc giải cứu này và chúng ta cũng sẽ nhắc nhau lời cảnh báo của Đức Kitô trong Chúa nhật 29 thường niên năm 2010 là: “Khi CON NGƯỜI ngự đến, liệu NGƯỜI còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”. (Luca 18/8).

Chúng ta có thể khiêm nhượng thân thưa cùng Chúa: “Chúng con hy vọng là CÒN.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục giáo phận Thái Bình tĩnh tâm
An Hoà
08:49 16/10/2010
Thái Bình, ngày 14/10/2010 các cha đang làm mục vụ trong giáo phận đã trở về Toà giám mục tham dự buổi tĩnh tâm tháng.

Mặc dù thời tiết mưa gió và công việc bận mải tại các giáo xứ, nhưng các cha thu xếp để về tham dự đông đủ, các cha đã đặt việc tĩnh tâm là điều trên hết và quan trọng, vì sau những ngày làm việc mục vụ các ngài cũng cần có thời gian nghỉ ngơi bên Chúa và gặp gỡ bề trên giáo phận cũng như anh em linh mục đoàn.

Đúng 8g00 Đức cha khai mạc và nói lên tâm tình của ngày tĩnh tâm, sau đó cha giảng phòng –Gioan Baotixita Đỗ Bá Dương, quản hạt Hưng Yên, chia sẻ về chủ đề tĩnh tâm tháng 10: “LINH MỤC VÀ NĂM THÁNH”. Ngài khai mở khía cạnh: LINH MỤC LÀ “CẦU NỐI” GIỮA TRỜI VÀ ĐẤT:

“Trong năm thánh linh mục vừa qua có nhiều đề tài viết về ơn gọi, thiên chức và con người linh mục giúp mọi người hiểu biết hơn về nhiều khía cạnh xung quanh người linh mục. Đây là dịp thuận tiện để các linh mục tái khám phá căn tính ơn gọi và đời sống linh mục nhằm hiệu chỉnh và sống đúng với ơn gọi ấy.

Trong giới hạn của mình, xin chia sẻ một ý nhỏ: linh mục là “cầu nối” giữa trời và đất. Nói cách khác, linh mục là “cầu nối” giữa Thiên Chúa và con người. Qua “cầu nối” này Thiên Chúa biểu lộ tình yêu của Ngài đối với con người tội lỗi, và cũng qua “cầu nối” này con người có thể gặp được Thiên Chúa trong tâm hồn.

Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã tự tìm đến cứu giúp con người. Ngài có ý tưởng thiết lập “cầu nối” với con người. Ý tưởng hay kế hoạch đó, Thiên Chúa đã tỏ cho Giacob trong giấc chiêm bao: “ Chiếc thang cấp, dựng trên đất, nhưng đỉnh thấu trời, và có những thần khí của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên đó” ( St 28,12). Các thánh giáo phụ cho rằng: “ cái thang” ám chỉ con Thiên Chúa xuống thế làm người và là “cầu nối” trời và đất. Thiên Chúa là “kỹ sư” thiết kế và thi công “cầu nối” đó nơi Người Con Duy Nhất là Đức Giêsu Ki-Tô.

Chính Thiên Chúa cũng khẳng định điều này khi nói chuyện với ông Nathanaen: “Ông sẽ thấy trời mới mở ra và các thiên thần của Thiên Chúa lên xuống trên con Người” (Ga 1, 51). Qua cái chết và sự phục sinh, Chúa Giêsu đã trở nên Đấng Trung Gian duy nhất và là nguồn mạch ân sủng để Thiên Chúa cứu độ con người và con người ngụp lặn trong đại dương yêu thương của Thiên Chúa.

Để tiếp tục chuyển ban ân sủng cho nhân loại, Chúa Giêsu đã thông chia chức linh mục của Người cho các Tông Đồ trong bữa Tiệc Ly. Qua Bí Tích Truyền Chức, một số người được chia sẻ chức linh mục thừa tác của Chúa Giêsu Ki-Tô và trở nên “Alter Christus” ( Chúa Ki-Tô thứ hai).

Khi các Linh mục thi hành 3 sứ vụ: Tư Tế, Tiên Tri và Vương Đế, sẽ trở nên đại diện của Chúa Ki-Tô, và là “cầu nối” giữa Thiên Chúa và con người.

Người Linh mục có thực sự trở nên mối dây liên kết giữa Thiên Chúa và con người? Hệ tại ở đời sống và mọi hoạt động của người Linh mục có liên kết VỚI Đức Ki-tô, TRONG Đức Ki-Tô và VÌ Đức Ki-Tô hay không?

Không sống với Đức Kitô, cuộc sống của người linh mục sẽ tẻ nhạt, buồn chán và dễ mất phương hướng. Mọi hoạt động của người linh mục kể cả những việc thánh thiện đạo đức nếu không có tâm tình liên kết với Đức Kitô thì chẳng khác nào: “Thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng” (1Cr 13,1) mà Thánh Phaolô đã cảnh báo. Không gắn kết với Đức Kitô bằng đời sống cầu nguyện và Bí Tích Thánh Thể, chúng ta dễ tìm điểm tựa nơi Danh, Lợi và Thú. Lẽ dĩ nhiễn như Chúa nói: Cành nho nào không liên kết với cây nho, chỉ sinh nho dại (Ga 15,15).

Bên cạnh đó, trong Chúa Kitô, chúng ta không sợ đi sai đường vì chính người đã khẳng định: “Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Trong đời sống mục vụ của người linh mục, nhiều khi quá hăng say nhiệt tình với công việc tông đồ đến độ mệt mỏi, lòng vẫn vui và tự nhủ: “Công việc nhà Chúa làm hao mòn thân tôi” (Tv 69,10). Không hoạt động trong Chúa Kitô, có khi chúng ta lại đang làm hại Người và Giáo Hội như tình trạng của Thánh Phaolô trước khi ngã ngựa trên đường Đamat. Sống và hoạt động trong Đức Kitô, người linh mục mới mở lòng ra cảm thông và gần gũi với người nghèo, người tội lỗi, kẻ nghiện ngập và những người đau khổ hay kém may mắn.

Hơn thế nữa, người linh mục cũng phải can đảm xác tín như Thánh Phaolô: “Vì Người, tôi đành mất hết và tôi coi tất cả như rác để được Đức Kitô và kết hợp với Người” (Pl 3,8). Không vì Chúa Giêsu Kitô, chúng ta dễ chạy theo cái tôi, dễ tính toán thiệt hơn và thường lựa việc làm và chọn người để phục vụ. Như thế linh mục sẽ không còn phụ thuộc về mọi người, và không còn là “ Cầu Nối” giữa Thiên Chúa với nhân loại.

Sau cùng, để linh mục trở thành chiếc “Cầu Nối” giúp mọi người tìm thấy mình và ơn gọi của mình trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta cũng biết chạy đến với Đức Maria, là Mẹ Đức Kitô, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ các linh mục. Qua tràng chuỗi Mân Côi, Mẹ sẽ dạy chúng ta kết nối mọi dân tộc thành nhân loại với Đức Kitô, con yêu dấu của Mẹ.

Ước chi mỗi giây phút trong đời sống, mọi tư tưởng và hành động của các linh mục luôn liên kết với Đức Kitô, trong Đức Kitô và vì Đức Kitô sẽ trở thành “ Cầu Nối” dẫn lối mọi dân tộc tìm về cội nguồn Chân Thiên Mỹ, và tung hô Chúa là Cha. Amen”.


Sau đó chầu Thánh Thể, các cha có thời gian hồi tâm và cùng hiệp dâng thánh lễ đồng tế với Đức giám mục. Trong bài giảng Đức cha nói lên tâm tình của ngài khi về giáo phận Thái Bình, ngài đã đi thăm gần hết các giáo xứ trong giáo phận. Ngài cảm động thấy có những cha mặc dù tuổi tác và sức khoẻ bệnh tật, nhưng các ngài vẫn âm thầm hy sinh phục vụ không biết mỏi mệt. Đồng thời ngài cũng thấy sự khao khát mong mỏi của giáo dân có nhiều linh mục phục vụ đoàn chiên. Đức cha khích lệ động viên các cha và xin Chúa ban ơn cho các cha. Đặc biệt ngài nhấn mạnh việc truyền thông trong thời đại ngày nay. Nó như con dao hai lưỡi, mặt tốt giúp cho việc loan bao Tin Mừng, nhưng nếu dùng để phê phán, xuyên tạc thì thật là nguy hiểm. Vì thế các linh mục phải cảnh tỉnh trước dư luận, trước thông tin cần cân nhắc và đối chiếu Tin Mừng của Chúa để đón nhận hay truyền đạt.

Buổi chiều cùng ngày, có hai giờ hội thảo mục vụ do Đức cha giáo phận chủ sự. Với những thông tin và trả lời những thắc mắc mục vụ các cha gặp trong các môi trường giáo xứ. Các cha đặc trách các ban ngành cũng báo cáo về hoạt động của ban, như ban Caritas, ban loan báo Tin Mừng…

4g30 kết thúc buổi tĩnh tâm, các cha ra về mang theo tinh thần và lòng nhiệt thành tông đồ của Chúa Kitô tiếp tục phục vụ trong các giáo xứ giáo họ.
 
Giám mục Thái Bình thăm viếng mục vụ giáo xứ Đông Thành
Trường Giang
09:11 16/10/2010
THÁI BÌNH - Ngày 15/10/2010, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình tới thăm và làm mục tại giáo xứ Đông Thành, nằm trong chương trình mục vụ chung của chủ chăn giáo phận năm 2010. Đức cha chủ sự thánh lễ đồng tế với quý cha, và có sự hiện diện của nhiều tu sĩ và hàng ngàn giáo dân Đông Thành cũng như các xứ lân cận.

Giáo xứ Đông Thành tọa lạc tại xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đông Thành được thành lập từ rất sớm (1679), nhận Đức Mẹ lên trời làm bổn mạng giáo xứ. Ngôi thánh đường gỗ, cổ kính, thiết kế theo kiểu Á – Đông, mặc dù đã trải qua thời kỳ trùng tu, nhưng vẫn hiên ngang đứng vững trước mưa sa bão táp nơi một vùng quê ven biển, được xây dựng từ năm 1895, có tổng diện tích khoảng 600 m¬¬¬¬¬2. Bàn tòa sơn son thếp vàng kết hợp hài hòa với bốn hàng cột gỗ lim quét sơn màu đỏ. Nhà thờ được nằm giữa một không gian rất rộng, ước chừng khoảng 10.000m2, bên cạnh hai tháp chuông cao và vững chắc, trước mặt là hồ nước rộng hàng vài sào Bắc bộ. Hai bên quảng trường là hai tượng đài hai thánh Tử Đạo quê hương – thánh Đaminh Trần Văn Toại và thánh Đaminh Huyên. Bên phải nhà thờ là một vườn cây lưu niên xanh tốt, có nhiều lối đi hướng ra đài các thánh Tử Đạo (quen gọi thủy tạ). Đài các thánh Tử Đạo được xây nổi giữa lòng hồ nước rộng, tại đây được quàn 17 hài cốt chứng nhân Tử Đạo, họ là những người con của giáo xứ Đông Thành, đã can trường hi sinh trong thời kỳ cấm cách khốc liệt, để bảo vệ Đức Tin. Trong tổng số 35 chứng nhân, đã có hai vị được Tòa Thánh phong lên bậc hiển thánh cùng với 117 thánh Tử Đạo Việt Nam (19/06/1988), đó là thánh Đaminh Trần Văn Toại và thánh Đaminh Huyên. Bốn góc hồ là bốn tượng đài: Đức Mẹ bồng con, thánh Giuse, thánh Phê rô và thánh Phanxico Xavie, xung quanh hồ là 14 chặng đàng Thánh Giá, được đắp rất lớn và công phu. Ngôi nhà giáo lý rất lớn, thiết kế hai tầng đang được cha xứ và giáo xứ thi công ngay trong khu vực nhà xứ.

Hiện nay giáo xứ Đông Thành có khoảng 2000 giáo dân, với 4 họ lẻ và họ Nhà Xứ, dưới sự cai quản của cha chánh xứ Giuse Vũ Công Phước, được bề trên giáo phận cử về từ năm 2003 đến nay.

Giáo xứ Đông Thành có rất nhiều hội đoàn, rất năng động và tích cực trong nhiều công việc của giáo xứ. Bởi vậy, hôm nay được đón bề trên giáo phận đến thăm và làm mục vụ, các đại diện của mỗi hội đoàn lên tặng hoa Đức cha: “Có lẽ trong các chuyến viếng thăm mục vụ, từ khi về nhận giáo phận Thái Bình đến nay, chưa bao giờ cha nhận được nhiều hoa tươi như hôm nay...”, Đức cha nói khi các đại diện hội đoàn trong xứ lên tặng hoa cho ngài.

Khi về tới cổng thánh đường, Đức cha được cha chánh xứ và giáo dân Đông Thành đón rước tưng bừng trong tiếng kèn đồng, tiếng trống trắc và tiếng hát của các em thiếu nhi Thánh Thể tiến vào thánh đường. Cộng đoàn cùng hiệp ý với vị chủ chăn chầu Thánh Thể Chúa ít phút, kế đến cha chánh xứ và một vị đại diện giáo xứ chào mừng Đức cha, tiếp đến đại diện các giáo họ trực thuộc và các hội đoàn trong xứ lên tặng hoa Đức cha. Trong phần huấn dụ và giải đáp những thắc mắc của giáo dân, Đức cha nhắc nhở các bậc cha mẹ chú ý nhiều hơn nữa đến vấn đề giáo dục con cái, đặc biệt là học giáo lý và văn hóa. Qua những dữ kiện điều tra gửi về Tòa giám mục cho thấy các em sinh viên Công Giáo của các giáo xứ trong giáo phận Thái Bình rất ít. Tình trạng học sinh bỏ học sớm để đi làm ăn ở nơi xa rất nhiều. Ngoài ra Đức cha nêu lên tình trạng phá thai hiện nay tại Việt Nam với số lượng rất lớn. Do vậy, Đức cha khuyên các cha mẹ cần suy nghĩ và bàn bạc với nhau trong việc sinh sản con cái “có trách nhiệm”.

Trong bài giảng Đức cha chủ tế ca ngợi sự hi sinh, lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội của cha ông, các ngài đã kiên trung lấy mạng sống mình để bảo vệ Đức Tin. Noi theo tấm gương đó, lớp lớp cháu con tiếp nối truyền thống tốt đẹp và cao quý, được thể hiện bằng những việc làm cụ thể như: Sốt sáng tham dự thánh lễ cách tích cực, làm việc bác ái với tấm lòng quảng đại, các gia đình trong giáo xứ hòa thuận yêu thương nhau, đừng vì mải mê với cơm, áo, gạo, tiền cách quá đáng mà bỏ bê việc giáo dục con cái, hay có thể nảy sinh sự đổ vỡ trong gia đình, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái...

Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn ra về trong hân hoan, vì đã được đón nhận những lời động viên chia sẻ, và cũng là những lời cảnh báo đối với các bậc phụ huynh - con cháu của các tiền nhân anh dũng trong thời đại mới.
 
Tin lũ từ giáo xứ Tri Bản huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
Lm. Antôn Lâm Văn Hân
09:16 16/10/2010
HÀ TĨNH (16/10/2010) - Sau mấy ngày người dân vừa thoát khỏi cơn lũ đổ về từ mồng 3 tháng 10, nay lại phải hứng chịu một đợt mưa khác.

Nước bắt đâu dâng cao từ sáng nay. Tính đến 5 giờ chiều nay, nước chỉ còn cách đợt lũ vừa qua khoảng 20 cm. Theo dự báo và thực tế lượng mưa, nước có thể vượt đỉnh lũ năm 2007. Tôi vừa điện thoại cho em Chuyên ở giáo xứ Tràng Lưu (Lộc Yên, Hương Khê), em cho biết: “Nước lũ ở đây đã vượt đỉnh năm 2007 khoảng 20cm. Nước vẫn đang dâng rất nhanh, mọi người đã bị cô lập. Nhà nào lo nhà đó, không thể đi sang nhà xung quanh”.

Theo mực nước hiện tại ở vùng thượng huyện (vượt đỉnh lũ 2007), khoảng 12 giờ đêm nay, mực nước tại vùng hạ huyện sẽ dâng cao hơn so với đỉnh lũ năm 2007. Sẽ rất nguy hiểm cho người dân nếu không được thông báo và không tránh lũ kịp thời.

Nguy cơ đói, rét và bệnh tật luôn là một nỗi âu lo và là một thách đố cho người dân vùng ngập lũ. Hơn thế, bà con vừa phải dồn sức cho đợt chạy lũ vừa qua lại phải đương đầu với con nước mới, tất cả gần như không còn sức chịu đựng.

Tôi gửi lên đây một vài hình ảnh mới nhất tôi vừa ghi lại để quý vị nhìn thấy cảnh đau thương của bà con hàng năm phải sống chung với nước lũ. (LM Antôn Lâm Văn Hân email: joyeux474@gmail.com)
 
Thăm nơi thánh Phaolô tử đạo và Hang toại đạo
Sr. Minh Du
14:37 16/10/2010
ROMA - Ngày hôm nay tôi được sống giữa lòng thủ phủ của Giáo Hội, được đến thăm viếng nhà thờ thánh Phaolô ngoại thành, được thăm viếng nhà thờ nơi thánh Phaolô tử đạo. Truyền thuyết kể rằng: Khi đầu của thánh Phaolô bị chặt và rơi xuống đất và nảy lên 3 lần thì từ đó nảy sinh ra ba dòng nước khác nhau, lần đầu tiên là nước lạnh, kế đến là nước ấm và cuối cùng là nước nóng tạo thành một dòng suối chảy đến ngày nay. Khi tôi đến viếng, dòng suối vẫn róc rách chảy từ 20 thế kỷ nay giống như niềm tin của thế các thế hệ đi trước vẫn vang vọng mãi từ đời con cháu này chuyển đến cháu chắt nọ.

Hôm nay tôi khám phá ra thêm một điều mới mẻ khi ở trong hang toại đạo (Catacombs of Saint Callixtus) là đức tin của tôi được bắt nguồn và nối tiếp từ ngàn đời. Giáo hội hôm nay có còn đó, còn vững vàng và vẫn tiếp tục giữ vững niềm tin là do cái chết tử đạo của biết bao vị nằm dưới hang này trong 3 thế kỷ đầu tiên của giáo hội. Bước vào hầm mộ lạnh lẽo và hoang vắng lẫn ngoằn ngoèo nếu không có người dẫn đường khéo làm cho du khách lạc lối, nhưng trong lòng từng người hành hương lại cảm nhận sự ấm cúng, thân tình và gần gũi của các thế hệ đi trước để lại. Gia sản của Giáo Hội là đây và niềm tin mà các vị đã minh chứng vẫn còn đây.

Điều đánh động thứ hai tôi lãnh nhận được đó là trong đền thờ Bậc Thang Thánh (Holy Stairs). Nơi đây có 28 bậc thang của dinh Philato nơi xử Đức Giêsu được mang về từ Đất Thánh. Khách hành hương không được đi lên mà phải quỳ gối. Tôi đã quỳ như bao người đi trước.

Cầu thang nhẵn thín và không có một hạt bụi, mặt gỗ bóng láng và đã mòn vẹt đi thật nhiều. Mỗi bậc thang tôi dành cho một người, dành cho những khuôn mặt thân quen đi qua đời tôi, dành cho gia đình, dành cho Hội Dòng và dành cho chính mình. Nhưng qua đó, tôi thấm tháp được những tủi nhục của một vị Vua Cả mà phải chịu xử án trước con người mà mình tạo ra…

Người hướng dẫn nói số 7 là con số đẹp của người Roma vì thành Roma được xây dựng trên 7 quả đồi, có 7 vị vua và có 7 vương cung thánh đường lớn (Roma có rất nhiều vương cung thánh đường nhưng 7 thánh đường trên được Đức Giáo Hoàng ban cho những đặc quyền tế lễ riêng).

Trên đường hành hương tại kinh thành của Giáo Hội, tôi được gặp gỡ nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, để thấy niềm tin của các thế hệ vẫn còn đây, để thấy tìm về nguồn khơi lại những hạt Tin Mừng vẫn được nghe đọc hàng ngày, để làm rõ hơn Lời Chúa và nhất là đi lại trên chính con đường mà thánh Phêrô, Phaolô, các tông đồ và các vị cha anh xưa đã đi. Dù những con đường đã mòn đi nhiều nhưng mặt đường lại sáng bóng lên như niềm tin của con người được mài sáng.

Ngày hôm nay, tại quảng trường thánh Phêrô, bàn thờ, các ghế ngồi và màn chiếu đã được chuẩn bị sẵn sàng cho đại lễ phong thánh hôm sau. Có người nói rằng: các quốc gia có các vị được phong thánh hầu như đã có mặt đầy đủ ở Roma, trái tim của Úc, Ý, Canada, Tây Ban Nha và Balan đang ở Roma.

Tôi mong chờ giây phút ngày mai được nhìn thấy mọi trái tim cùng chung một nhịp đập tại quảng trường thánh Phêrô.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dòng Thánh Giuse Mẹ Mary MacKillop
Sr. Lê Linh
17:29 16/10/2010
 
Văn Hóa
Can đảm tuyên xưng đức tin
Ngô xuân Tịnh
08:56 16/10/2010
Can đảm tuyên xưng đức tin
Lc 12,8-12

Thầy nói thật cho anh em rõ
Phàm những ai tuyên bố nhận Thầy
Công khai trước mặt mọi người
Cương quyết thành tín tỏ bày đức tin

Chính người ấy Thầy sẽ tuyên bố
Công nhận họ trước mặt thiên thần
Những vị phục vụ ân cần
Trước nhan thánh Chúa vinh quang muôn đời

Những người chối Thầy trước thiên hạ
Sẽ bị chối trước cả thiên thần
Những vị phục vụ ân cần
Trước nhan thánh Chúa vinh quang muôn đời

Bất cứ ai Con Người nói phạm
Tội họ làm thì còn được tha
Nói phạm đến Thánh Thần là
Tội không có thể được tha bao giờ

Có khi mô anh em bị dẫn
Đến hội đường trước mặt quan quuyền
Thì đừng lo lắng ưu phiền
Làm sao bào chữa ưu tiên nói gì
Vì ngay lúc đó là khi
Thánh Thần sẽ dạy điều chi để mà
Miệng anh em sẽ nói ra.
 
Lời nguyện lúc bình minh
Jos. Tú Nạc, NMS
09:05 16/10/2010
Buổi sáng tươi mầu, ôi lạy Chúa,
Lại một ngày diễm lệ yêu kiều -
Hãy giúp con giữ trọn tin yêu,
Thân lạy Chúa, lời kinh đắm đuối.
Chẳng vô tình, không vô tư lự
Hoặc của con lời nói việc làm,
Hãy để rơi nơi đó bóng râm
và xua tan chói chang ánh nắng.
Không giả dối nhân từ,
Không thực hiện vô tư,
Không vô thức ánh sáng
Của bình minh dấu yêu
Vầng thái dương mỹ miều.
Hãy giúp con giữ trọn tin yêu
Mãi tươi mầu ban đầu tinh khiết
Vẫn thân thương con hằng dâng hiến
Để lời kinh quấn quít bên Người.
 
Mùa Hoa Mân Côi
Mic. Cao danh Viện
09:07 16/10/2010
THỨ NHẤT: NĂM SỰ THƯƠNG

Cô đơn một bóng vườn dầu
Ngập chìm lo lắng dạ sầu tang thương
Mồ hôi lẫn máu quyện vương
Một cơn hấp hối thê lương tủi sầu

Con xin quỳ gối cúi đầu
Ăn năn tội lỗi bấy lâu lỗi lầm
Cho con về lại thiện tâm
Để tình yêu Chúa lên mầm canh tân

THỨ HAI: NĂM SỰ THƯƠNG

Từng lằn roi khắp châu thân
Rách bươm ngọc thể khai ân chữa lành
Phận người yếu đuối mong manh
Vì tình yêu lớn mới đành hy sinh

Cho con chịu khó hãm mình
Vào qua cửa hẹp đoan trinh đời người
Không tìm lạc thú thảnh thơi
Nhưng tìm Thánh ý, sống đời hy sinh

THỨ BA: NĂM SỰ THƯƠNG

Bao nhơ nhớp của tội tình
Đan xen thành lọn nên hình mão gai
Là bao nhục nhã bi ai
Đậu trên Nhan Thánh Con Trai Vua Trời

Phù du là kiếp con người
Nữa vòng danh lợi nữa đời hư hoang
Những điều sỉ nhục hàm oan
Cho con vui nhận, kiện toàn lễ dâng

THỨ TƯ: NĂM SỰ THƯƠNG

Đường xa yêu cũng nên gần
Nhục hình yêu cũng nên phần vinh quang
Đồi cao Thập giá vai mang
Chân lê gối quỵ dọc đàng máu tuôn

Cho con theo Chúa luôn luôn
Vác cây thập giá yêu thương mọi người
Trong cay đắng vẫn vui cười
Bước theo chân Chúa về nơi Thập hình

THỨ NĂM: NĂM SỰ THƯƠNG

Đồi hồng Con Chúa tế sinh
Vâng lời, khiêm tốn, đóng đinh thân mình
Trong tay Thiên Chúa quyền linh
Tình hồng dâng hiến nên tình thiên thu

Con quỳ lạy Chúa Giê su
Cho con kết hiệp thâm sâu với Người
Đóng đinh dục vọng cuộc đời
Chết đi cho được rạng ngời phục sinh.