Ngày 16-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ra đi Truyền giáo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:45 16/10/2008
RA ĐI TRUYỀN GIÁO (Mc 6,7-13)

“Hôm nay khai mạc đại hội Truyền giáo tại nhà nguyện dòng Thánh Phaolô.Mình phụ trách phần thuyết trình.Lần đầu tiên trong đời,mình đăng đàn trước một cử toạ có nhiều người tai to mặt lớn như thế.Mình bắt đầu run.Phải hít thật sâu mấy hơi liền mới thấy hết hồi hộp.

Mình chủ trương rằng người truyền giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi.Đi đễ thấy mình phải làm gì,phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào.Đức Giêsu đã đi và đi không ngừng.Thánh Phaolô cũng thế.Mình trích dẫn lời của Thủ tướng Ben Gourion:”Người lính Do Thái phải tìm hiểu và yêu thương quê hương của mình bằng hai bàn chân”.Người truyền giáo có thể đi bằng phương tiện truyền thông xã hội,nhưng đi bằng chính thân xác của mình,để hiện diện và đối thoại với người lương dân là cách đi hoàn hảo nhất.Mặt đối mặt,lời trao lời mới nảy ra tình yêu.Truyền giáo mà không yêu thương thì không thể là truyền giáo được.Muốn thế thì phải đi,phải đến…

Bài thuyết trình của mình có một ưu điểm là rất ngắn gọn,nên được thính giả vỗ tay hơn thông lệ.Vừa rời giảng đài được chừng ba bước thì chạm trán với thầy Hiến Minh.Thầy siết tay mình thật chặt và khen ngợi bằng một câu rất gọn:” Cậu nói được đấy”.

Thái độ niềm nở và lời khen ngợi của Thầy làm mình phấn khởi và thêm xác tín vào lập trường sắn có:”Người Truyển giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi. Đi để thấy mình phải làm gì,phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào” ( Lm Piô Phúc Hậu, Nhật ký truyền giáo trang 177).

Truyền giáo là ra đi, đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân.

Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha” Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai anh em”.Đức Giêsu thực hiện sứ vụ bằng việc ra đi.

Suốt mấy năm ra mặt với đời để hành đạo,Chúa Giêsu không ngừng đi rày đây mai đó.Ngài luôn ngang dọc trên mọi nẻo đường đất nước của Ngài để truyền đạo.Từ hội đường này đến hội đường khác (Mt 4,23) hay ở ngoài trời,ở ngoài đường.Trên một sườn núi cũng có( Mt 5,1),bên một bờ hồ hiu quạnh cũng có (Mc 6,30-34). Có khi ”mệt mỏi vì đường sá”, một mình ngồi trên thành giếng nói chuyện với người phụ nữ đến kín nước (Ga 4,6).Có lúc vì dân chúng chen lấn xung quanh đông đảo quá thì ”Ngài mới lên một chiếc thuyền,thuyền của Simon và xin ông ấy chèo ra xa bờ một tí.Ngài ngồi xuống rồi từ ngoài thuyền nói vào mà giảng dạy dân chúng”(Lc 5,3).Chúa Giêsu thực hiện một cuộc hành trình liên miên.Theo ngôn ngữ của Marcô chương 1: Ngài bỏ Nazareth để đến gặp Gioan bên sông Gio-đan,rồi đến Galilê,dọc theo bờ biển Galilê,và Ngài đi rao giảng trong các hội đường khắp xứ Galilê.Trong chương 2: ít lâu sau, Ngài lại về Capharnaum…Ngài ngang qua đồng lúa …Cứ đi và đi như vậy mãi.

Chính giữa khung cảnh đường dài trời rộng thênh thang ấy mà lời giảng dạy của Ngài bao giờ cũng khởi hứng từ một hoàn cảnh cuộc sống.Các hình ảnh cuộc sống đời thường gần gũi tràn ngập trong lời rao giảng.Cánh huệ mọc ngoài đồng,đàn chim sẻ đang bay.Một đám ruộng lúa chín vàng mở rộng đến chân trời.Một mẻ cá lớn bên biển hồ.Những hạt giống người nông phu gieo vương vãi trên đường mòn,giữa bụi gai, trên sỏi đá.Một đàn cừu, dê,người chăn lùa về buổi chiều tối.Từng tảng đá,từng hạt sạn người ta nhặt từ một đống muối để vất đi.Từng con còng người đánh cá nhặt ra bỏ lại bên bờ sau một mẻ cá…

Việc thu thập môn đệ,Ngài cũng vừa đi, vừa gọi, vừa nhận…Như các môn đệ đầu tiên (Mc 1,16-20).Chúa Giêsu không dừng lại,yên nghĩ,hưởng thụ hay cũng cố vị trí người ta dành sẵn cho.Sau một ngày thành công rực rỡ ở Capharnaum chẳng hạn “sáng đến,Ngài ra đi vào nơi hoang vắng.Dân chúng đi tìm Ngài và đến nơi Ngài,họ cố giữ Ngài lại,không để Ngài đi khỏi chỗ họ.Nhưng Ngài bảo họ:Ta còn phải đem tin mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa”( Lc 4,42-43).

Như thế, quả là suốt đời Đức Giêsu đã không hề có trụ sở,không hề có chỗ trụ trì,không hề có nhà thờ.Ngài đi khắp mọi nẻo đường trên thế giới Ngài sống.

Đức Giêsu bị bắt lúc đang cầu nguyện giữa vườn Ghetsêmani hoang vắng.Bị điệu đến Hanna rồi Caipha.Từ toá đạo qua toà đời.Hết bị điệu đến dinh Philatô lại bị gửi qua dinh Hêrôđê,rồi bị đưa trả về cho Philatô.Không đầy một ngày một đêm mà kẻ tử tù đã phải đi không biết bao nhiêu dặm đường trên con đường “công ly” của loài người.

Bị kết án thập hình.Hai tay dang rộng,bị đóng đinh thập giá.Tảng đá lấp cửa mồ (Mc 14,32 -15,47).”Lính canh phòng cẩn mật,niêm phong tảng đá lại” (Mt 27,62-66).

Thế nhưng,Đức Giêsu đã không dừng chân cả trong cái chết.Ngày thứ ba Ngài sống lại,vượt cái chết qua sự sống bất diệt.

Sau khi phục sinh,Ngài cũng đi nhiều nơi,đến với với các môn đệ,cũng cố lòng tin và sai họ ra đi loan báo tin mừng.

Hoàn thành sứ mạng,”Ngài lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”(Mc 16,19)và luôn đồng hành cùng giáo hội “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.(Mt 28,20)

Đức Giêsu lập nên Nhóm mười Hai. Họ được Ngài sai đi rao giảng( Mc 6,7).Giáo hội tiếp nối sứ vụ được sai đi, ra đi đến với muôn dân.

Hai động từ Gọi - Sai Đi diễn tả rõ rệt ơn gọi của Nhóm Mười Hai.Các Tông Đồ là những người được sai đi.Chúa căn dặn rằng: người được sai đi phải có tinh thần nghèo khó và từ bỏ.

Nghèo khó về hành trang đi đường: 1 cây gậy, 1 đôi dép,không mang 2 áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát,không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.

Nghèo khó về phương diện sinh sống: không được mang lương thực,bao bị,tiền bạc.Hành trình như vậy đặt càc người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc.Không vướng víu,không”mọc rễ” bất cứ đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi đâu Chúa muốn.

Đức Giêsu cũng không dấu giếm họ.Con đường truyền giáo là con đường đầy chông gai,lắm gian khó.Cũng như Ngài,họ đón nhận sự rủi ro bị từ chối,bị xua đuổi.Cần phải hy sinh bản thân.Đó là thân phận kẻ được gọi,được sai đi.Ra đi mà không gì bảo đảm,ra đi mà không mảy may dính bén.Sẵn sàng đến mà cũng sẵn sàng đi.Thành công cũng không thụ hưởng mà thất bại cũng chẳng đắng cay.Bởi lẽ Tôi trồng,Apollô tưới Chúa cho mọc lên.

Người truyền giáo luôn bị cám dỗ định cư,tìm an toàn bảo đảm bản thân,an nghĩ trong những thành công tạm bợ…và không muốn ra đi.Càng gắn bó,lúc cách xa càng luyến nhớ.Sâu đậm bao nhiêu,lúc giã biệt sẽ nuối tiếc bấy nhiêu.Vì vậy,Chúa muốn các môn đệ luôn sẵn sàng ra đi,lên đường bao giờ cũng đẹp,hạnh phúc chỉ dành cho ai dám lên đường tìm kiếm.

Cuộc đời người Kitô hữu cứ phải ra đi không ngơi nghĩ.Ra khỏi cái cũ và đi tới cái mới.Ra khỏi cái đang có để đi tới cái chưa có.Ra khỏi cái mình đang là để đi tới cái mình phải là.Như thế,hành trình xa xăm nhất lại chính là hành trình của con tim.

Đường đi khó,không khó vì ngăn sông cách núi.
Nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông
.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp,mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa.Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con.Amen.
 
Con người: Hình ảnh Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:49 16/10/2008
CON NGƯỜI – HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA

Chúa Nhật 29 Thường Niên A (Mt 22,15-21)

Một vấn đề tế nhị và khó khăn được những người Biệt Phái và nhóm Hêrôđê đặt ra với Chúa Giêsu nhằm gài bẫy Người liên quan đến việc đóng thuế cho người Rôma. Câu trả lời của Chúa Giêsu đưa ra nguyên tắc giúp cho người Kitô hữu biết sống đúng trách nhiệm trần thế của mình. Kitô hữu thuộc về Chúa nhưng không ở ngoài guồng máy xã hội của mình. Thiên Chúa không muốn thiết lập hai trật tự quyền bính khác biệt mà mỗi bên là một qui chiếu tối hậu: Giáo hội và quốc gia. Chúa chỉ muốn đặt các vấn đề đúng chỗ của nó mà thôi.

a. Nhóm Biẹt phái và Hêrôdê đến chất vấn Chúa có phải nộp thuế cho Xê-da không. Câu hỏi đặt ra cho Chúa là một vấn nạn lưỡng nan: thuận hay không đều đưa Chúa Giêsu đến hoàn cảnh khó xử. Nếu Người đồng ý nộp thuế thì dân chúng sẽ cho Người là tay sai của Rôma, khi ấy Biệt phái có cơ hội đạp đổ uy tín của Người. Nếu Người không chấp nhận nộp thuế thì là cơ hội để tố cáo Người với Tổng trấn vì dám sách động chống đối Hoàng đế.

b. Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thấy Người không phải là kẻ dễ bị lừa. Người trả đũa khéo léo bằng cách hỏi vặn lại họ. Và đi tới một khẳng định: Hãy trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa, trả cho Xê-da những gì của Xê-da. Câu trả lời chứa đựng một thẩm định tích cực và tổng quát về vai trò của Nhà Nước, của các thể chế quyền bính nhân loại. Triều đại Thiên Chúa đã khai mở nhưng các thể chế quyền bính thế gian vẫn còn hành xử cách chính đáng và vẫn còn cần thiết để duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. Thiên Chúa hoàn toàn không lệ thuộc nhưng cũng chẳng chống đối. Kitô hữu trước hết phải lo tìm kiếm Nước Chúa, đồng thời qua bổn phận đối với xã hội của một công dân biết góp phần tích cực làm cho xã hội có được công bằng, thịnh vượng và phồn vinh hơn.

Suy niệm:

Trong Phật giáo có một câu chuyện nổi tiếng:

Có một người đàn ông cao ngạo chẳng biết sợ ai, luôn coi thường đạo lý.Nghe Đức Phật dạy rằng đừng bao giờ lấy ác báo ác, nên một ngày kia,hắn đến gặp Đức Phật và dự tính xem Phật có sống được điều Ngài giảng không. Hắn bắt đầu tuôn ra đủ mọi lời thóa mạ Ngài và gọi Ngài là tên đần độn.Trong khi hắn liên tục xổ ra đủ thứ lời lăng mạ thì Đức Phật vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Chờ hắn mỏi miệng không nói thêm lời nào nữa, Ngài mới lên tiếng:Này con, nếu một người không chịu nhận món quà mà kẻ khác biếu cho thì món qùa ấy sẽ đi về đâu ? Gã cay cú đáp: Thằng điên nào mà chẳng biết, dĩ nhiên là món ấy sẽ trở về lại với người đem cho. Đức Phật liền nói: Hỡi con, con vừa tặng ta rất nhiều lời thóa mạ nhưng ta chẳng nhận đâu nhé.Gã kia câm miệng không thốt ra lời nào nữa. Đoạn Đức Phật nói tiếp: Kẻ nào lăng mạ một người thánh thiện thì cũng giống như hắn ta khạc nhổ lên trời. Những thứ hắn khạc nhổ ra không làm nhơ bẩn bầu trời, trái lại sẽ rơi xuống làm nhơ bẩn gương mặt của chính hắn.Cũng thế kẻ nào thóa mạ một người nhân đức thì khác nào tung bụi ngược chiều gió, bụi sẽ chỉ bay vào mắt hắn mà thôi. (Trích tuyển tập chuyện hay, Giấc mộng vàng trang 167)

Câu chuyện trên là một minh họa cho cuộc tranh luận nổi tiếng giữa các Pharisiêu, Luật sĩ và Chúa Giêsu qua bài Tin mừng hôm nay. Nhóm Biệt phái bàn mưu để làm cho Đức Giêsu lỡ lời mắc bẩy. Họ hợp tác với phe Hêrôđê để chất vấn Người về vấn đề nộp thuế. Nhóm Biệt phái ghét cay ghét đắng người Rôma đang đô hộ Israel, còn phe Herôđê thì lại nịnh bợ các quan bảo hộ để được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Dù không ưa nhau nhưng họ lại liên kết với nhau để chống lại Đức Giêsu. Một mình đối nghịch với Đức Giêsu trong lãnh vực tôn giáo, nhóm Biệt phái không làm được gì đến Người, họ muốn nhờ bàn tay chính quyền là phe Hêrôđê để gài bẫy Người trong vấn đề chính trị. “Chúng tôi có được nộp thuế cho Xêda hay không?” Câu hỏi đặt Đức Giêsu trong tình thế tiến thoái lưỡng nan,bẫy gài sắc như con dao hai lưỡi.Trả lời có cũng mắc bẫy, không có cũng mắc bẫy. Nếu Đức Giêsu bảo không thì nhóm Hêrôđê tố cáo là không trung thành với Hoàng đế. Còn nếu Người bảo có thì Người sẽ bị nhóm Pharisiêu tố cáo là không trung thành với dân tộc. Hai đàng, đàng nào cũng trọng tội.

Trước gọng kềm đang siết chặt, Đức Giêsu rất bình tĩnh, rất tự chủ, không ngạo mạn khiêu khích nhưng cũng không khúm núm sợ sệt. Người bảo họ đưa cho xem đồng tiền và hỏi: hình va danh hiệu này là của ai ?.Khi được trả lời là “của Xêda”, Đức Giêsu liền tuyên bố “thế thì của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”. Câu trả lời của Người làm cho hai phe nhóm bẽ bàng hụt hẫng. Đức Giêsu phân biệt rõ ràng: của Hoàng đế hãy trả cho Hoàng đế,của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Đức Giêsu không dùng miệng lưỡi mình để kết án họ,nhưng bắt chính họ phải tự tuyên án cho mình như có lời chép rằng: “Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án (Mt 12,37).

Sứ mạng của Đức Giêsu khi đến trần gian là sứ mạng tôn giáo, là đưa nhân loại về với Thiên Chúa chứ không phải là chính trị. Chính Người đã từ chối làm vua, làm Messia đánh đông dẹp bắc theo mong đợi của người Do thái. Câu trả lời của Đức Giêsu làm nổi bật chân lý ấy. Với sứ mạng tôn giáo, Đức Giêsu nhắc cho họ nghĩa vụ phải trở về với Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa những gì là của Thiên Chúa. Những kẻ chất vấn muốn nhìn Đức Giêsu dưới gốc độ chính trị thì Người làm cho những kẻ có lập trường chính trị phải thấy Người là con người tôn giáo.

Một cuộc đối thoại giữa thần quyền và thế quyền, giữa Thiên Chúa và Xêda. Cũng như sau này trong cuộc đối thoại với Philatô, Đức Giêsu trịnh trọng tuyên bố: Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do thái, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này. Qua lời tuyên bố này Đức Giêsu có vẻ như khẳng định vương quyền của mình, một vương quyền mà Philatô chưa có thể hiểu thấu.

Mối tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, giữa đạo và đời đã xảy ra từ thời Chúa Giêsu cũng như từ muôn thưở. Đức Giêsu không muốn được coi như vị cứu tinh chính trị theo ý của người Do thái. Người không đến để nắm lấy chính quyền, thống trị như một vị hoàng đế Xêda hay như vua Hêrôđê.Trong thực tế Người phân biệt rõ thần quyền và thế quyền, tuy công nhận quyền hành chính trị như một điều tất nhiên nhưng Người tự đặt mình vào mức độ khác. Nước Trời mà Người đang rao giảng, đang thể hiện hoàn toàn khác biệt vàkhông cạnh tranh với đế quốc của Xêda, vì Nước Trời là vương quốc trường tồn của Thiên Chúa dành cho tất cả, nơi đó không có áp chế, không có thống trị, chỉ có niềm vui, bình an và hạnh phúc miên trường.

Những gì của Xêda hãy trả cho Xêda. Xêda là hiện thân cho một đế quốc hùng mạnh và giàu có của một thời lịch sử đã qua. Xêda cũng còn là biểu tượng cho thế lực tiền bạc, tham vọng quyền bính và danh lợi dưới mọi hình thức trong xã hội ngày nay đối với mọi người.

Những gì của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Đức Giêsu đã khéo léo nhắc đến bổn phận của con người đối với Thiên Chúa.Có cái gì ngoài Thiên Chúa mà lại không phải là thụ tạo của Ngài? Phải trả cho Thiên Chúa những gì mang hình ảnh Ngài, những gì được khắc ghi tên Ngài trên đó. Hình ảnh nổi bật nhất là con người ( St 1,26).Toàn bộ con người mang dấu ấn Thiên Chúa và cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa.Trả con người lại cho Thiên Chúa là dâng nó cho Ngài, là nhìn nhận chủ quyền của Ngài.Trả vũ trụ trong lành cho Thiên Chúa cũng là trả lại cho con người món quà lớn lao mà Ngài đã trao tặng.

Mỗi người Kitô hữu luôn hãnh diện vì mang trong bản thân mình hình ảnh cao quý của Thiên Chúa và luôn sống phong cách của Ngài: quảng đại chia sẻ, yêu thương trao hiến, bao dung tha thứ, khiêm tốn phục vụ. Được như thế, mỗi người chúng ta sẽ luôn làm cho hình ảnh Thiên Chúa ngày càng rõ nét trong cuộc đời mình.
 
Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi
Đặng Tự Do
17:40 16/10/2008
Kính thưa quý cha và anh chị em,

Tháng 10 là tháng Mân Côi, chúng ta hãy tha thiết dâng lên Đức Mẹ những lời kinh Mân Côi để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam.

VietCatholic đã đưa lên mạng lưới điện toán toàn cầu bản văn Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho biên soạn. Cùng với bản văn này, VietCatholic cũng đã đưa lên chương trình audio do tiến sĩ Trần An Bài và ban Tiếng Vọng Tình Thương thực hiện.

Để nghe trên Internet, xin nhấn vào đây

Mùa Vui | Mùa Thương | Mùa Mừng | Mùa Sáng

Để download xuống, xin nhấn vào đây

Mùa Vui | Mùa Thương | Mùa Mừng | Mùa Sáng

Bài suy niệm của Ðức Cha Phaolô Bùi Văn Ðọc, GM. Mỹ Tho

Tràng hạt Mân Côi là một trong những kho tàng thiêng liêng quý giá của Hội Thánh Công Giáo. Kinh mân côi đã nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của biết bao nhiêu người công giáo trải qua các thế hệ. Ðó là kinh dành cho mọi hạng người không phân biệt, dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay giám mục, dù là những con người đạo đức thánh thiện hay những con người yếu đuối tội lỗi, dù là những bậc trí thức uyên thâm hay những con người bình dân ít học.

Kinh mân côi là lời kinh dễ đọc, dễ dùng, nhưng có tác dụng rất thực tế và rất sâu. Trước hết, xét về số lượng lời kinh, đọc ít cũng được, đọc nhiều cũng được. Có người chỉ đọc mười kinh, có người đọc những 150 kinh. Ðọc ở nhà cũng được, khi đi đường cũng được. Lúc nằm ngủ cũng được, khi thức dậy cũng được. Khi mệt nhọc cũng được, lúc khoẻ khoắn cũng đuợc.

Mức độ cơ bản nhất của việc đọc kinh mân côi là tay cầm tràng hạt mà lòng nghĩ tới Chúa, nghĩ tới Ðức Mẹ. Nhờ kinh mân côi, chúng ta tiếp xúc với Mẹ Maria, với Chúa Giêsu. Có khi chỉ là một tiếp xúc rất sơ đẳng, sự tiếp xúc của lòng muốn. Có những con người rất yếu đuối và hay chia trí, đầu óc bị chi phối bởi trăm công nghìn việc, cầm tràng hạt với thiện chí muốn gặp Chúa. Có những con người rất cao siêu thanh thoát, tay cầm tràng hạt mà tâm hồn say sưa ngây ngất kết hiệp với Chúa. Ðối với những tâm hồn đạo đức thánh thiện, các kinh kính mừng là những nốt nhạc đệm cho bài tình ca của linh hồn.

Kinh Mân Côi còn quý giá về một phương diện khác nữa, đó là bản tóm lược sách Tin Mừng. Những người kitô hữu đích thực phải là những con người thấm nhuần Tin Mừng. Lần hạt mân côi là một cách rất thực tế, rất phù hợp với tâm thể lý của con người, giúp cho việc từ từ thấm nhuần các chân lý Phúc Âm, các mầu nhiệm trong Lịch Sử Cứu Ðộ. Chính vì thế kết hợp các kinh mân côi với từng câu Kinh Thánh trong các sách Tin Mừng là một điều rất đáng làm, và chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho rất nhiều người.

Bài Hát Truyền Tin

NĂM SỰ VUI

Thứ Nhất: Thiên Thần Truyền Tin cho Ðức Bà chịu thai.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Thiên Chúa sai sứ thần Gábriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nazarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít; Trinh nữ ấy tên là Maria (Lc 1, 26).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng Bà. (Lc 1, 28) * Kính mừng...

3. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có ý nghĩa gì. Sứ thần liền nói: Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. ( Lc 1, 29-30) * Kính mừng...

4. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. ( Lc 1, 31 ) * Kính mừng...

5. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. ( Lc 1, 32 ) * Kính mừng...

6. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. ( Lc 1, 33 ) * Kính mừng...

7. Bà Maria thưa với sứ thần: Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! ( Lc 1, 34 ) * Kính mừng...

8. Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Ðấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. ( Lc 1, 35 ) * Kính mừng...

9. Ðối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. ( Lc 1, 37 )

* Kính mừng...

10. Bấy giờ bà Maria nói: Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. ( Lc 1, 38 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Ðức Bà đi viếng bà thánh Isave.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Isave. ( Lc 1, 39-40 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Bà Elisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần. (Lc 1, 41) * Kính mừng...

3. Bà kêu lớn tiếng và nói rằng: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. ( Lc 1, 42 )

* Kính mừng...

4. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. ( Lc 1, 43-44 ) * Kính mừng...

5. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em. ( Lc 1, 45 ) * Kính mừng...

6. Bấy giờ bà Maria nói: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi. ( Lc 1, 46-47 ) * Kính mừng...

7. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn! ( Lc 1, 48-49 ) * Kính mừng...

8. Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (Lc 1, 50-51 ) * Kính mừng...

9. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (Lc 1, 52-53) * Kính mừng...

10. Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời. ( Lc 1, 54-55 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Bà sinh Ðức Chúa Giêsu trong hang đá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê, lên thành Bêlem, miền Giuđê, là thành vua Ðavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. ( Lc 2, 4-5 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi hai người đang ở đó thì bà Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. ( Lc 2, 6-7 ) * Kính mừng...

3. Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh. ( Lc 2, 8-9 ) * Kính mừng...

4. Sứ thần bảo họ: Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa. Lc 2, 10-11 ) * Kính mừng...

5. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. ( Lc 2, 12 ) * Kính mừng...

6. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế choloài người Chúa thương. ( Lc 2, 13-14 ) * Kính mừng...

7. Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: Nào chúng ta sang Bêlem để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. ( Lc 2, 15 ) * Kính mừng...

8. Họ liền hối hả ra đi. Ðến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse cùng với Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Thấy thế họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. ( Lc 2, 16-17 ) * Kính mừng...

9. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Lc 2, 18-19 ) * Kính mừng...

10. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. ( Lc 2, 20 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Bà dâng Ðức Chúa Giêsu trong Ðền Thánh.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong luật Chúa rằng; Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa. ( Lc 2, 22-23 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông mong chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. ( Lc 2, 24 ) * Kính mừng...

3. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. ( Lc 2, 26 ) * Kính mừng...

4. Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc mẹ hài Nhi đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm Hài Nhi trên tay và chúc tụng Thiên Chúa. (Lc 2, 27-28 ) * Kính mừng...

5. Muôn lạy Chúa giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này ra đi. ( Lc 2, 29) * Kính mừng...

6. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. ( Lc 2, 30-31 ) * Kính mừng...

7. Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài. ( Lc 2, 32 ) * Kính mừng...

8. Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêon vừa nói về Người.

( Lc 2, 33 ) * Kính mừng...

9. Ông Simêon chúc phúc cho hai ông bà, và nói với Maria, mẹ của Hài Nhi: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng.

( Lc 2, 34 ) * Kính mừng...

10. Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra. ( Lc 2, 35 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Bà tìm được Ðức Chúa Giêsu trong Ðền Thánh.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Hằng năm, cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. ( Lc 2, 41 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi Người đuợc mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, theo tập tục ngày lễ. ( Lc 2, 42) * Kính mừng...

3. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. ( Lc 2, 43 ) * Kính mừng...

4. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. ( Lc 2, 44 )

* Kính mừng...

5. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. Lc 2, 45 ) * Kính mừng...

6. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. ( Lc 2, 46 ) * Kính mừng...

7. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu.

( Lc 2, 47 ) * Kính mừng...

8. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! ( Lc 2, 48 ) * Kính mừng...

9. Người đáp: Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

( Lc 2, 49-50 ) * Kính mừng...

10. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.

( Lc 2, 51 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

NĂM SỰ THƯƠNG

Tính đến nay, các Ðức Giáo Hoàng trong nhiều thời đại, đã viết trên 500 thông điệp, kêu gọi các giáo hữu siêng năng đọc và thực hành chuỗi kinh Mân Côi, vì tràng hạt Mân Côi là một bảng tóm lược thu gọn cả 1 năm phụng vụ. Cầu nguyện bằng kinh Mân Côi là cầu nguyện bằng bản Thánh Kinh tóm tắt.

Vào năm 1206, chính Ðức Mẹ đã dạy Thánh Ða Minh lập ra tràng hạt Mân Côi. Ðức Mẹ nói rằng: "Con hãy truyền bá sâu rộng chuỗi Mân Côi. Kinh đó sẽ đem lại phần rỗi cho các linh hồn.:"

Suốt 18 lần hiện ra tại Lộ Ðức với cô Bernadette, lần nào tay Ðức Mẹ cũng cầm chuỗi tràng hạt Mân Côi và Ðức Mẹ cùng đọc kinh Mân côi với cô.

Rồi năm 1932, khi Ðức Mẹ hiện ra với các em học sinh tại Bỉ, cũng như lần Ðức Mẹ hiện ra tại La Mã với 4 cha con anh Bruno, Ðức Mẹ đều cầm tràng hạt và khuyên mọi người đọc kinh Mân Côi.

Tại Fatima, năm 1917, Ðức Mẹ đã xưng mình là Ðức Mẹ Mân côi và khuyên 3 trẻ đọc kinh Mân Côi hàng ngày để xin Chúa ban những ơn cần thiết cho thế giới, cho gia đình và cho mỗi người.

Vâng lời Ðức Mẹ, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc và suy ngắm 5 Mùa Thương trong chuỗi kinh Mân Côi.

Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Rồi Người đi ra núi Ôliu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người (Lc. 22, 39).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Ðến nơi, Người bảo các ông: Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc. 22, 40). * Kính mừng...

3. Rồi Người đi cách các ông một quãng, chừng bằng ném hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện (Lc. 22, 41). * Kính mừng...

4. Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha (Lc. 22, 42). * Kính mừng...

5. Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người (Lc. 22, 43).

* Kính mừng...

6. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất (Lc. 22, 44). * Kính mừng...

7. Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền (Lc. 22, 45). * Kính mừng...

8. Người liền nói với các ông: Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ (Lc. 22, 46). * Kính mừng...

9. Người còn đang nói, thì kìa một đám đông xuất hiện, và kẻ dẫn đầu tên là Giuđa, một người trong nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Ðức Giêsu để hôn Người. ( Lc. 22, 47). * Kính mừng...

10. Ðức Giêsu bảo hắn: Giuđa ơi! Anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? (Lc. 22, 48). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Ðức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Bấy giờ các thượng tế và toàn thể thượng hội đồng tìm lời chứng buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra (Mc. 14, 55).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Ðền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày tôi sẽ xây Ðền Thờ khác, không phải do tay người phàm (Mc. 14, 57-58). * Kính mừng...

3. Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Ðức Giêsu: Ông không nói lại được một lời sao?Mấy người này tố cáo ông gì đó? (Mc. 14, 60).

* Kính mừng...

4. Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi người: Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?

(Mc. 14, 61). * Kính mừng...

5. Ðức Giêsu trả lời: phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến (Mc. 14, 62).

* Kính mừng...

6. Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (Mc. 14, 63). * Kính mừng...

7. Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao? Tất cả đều lên án Người đáng chết (Mc. 14, 64). * Kính mừng...

8. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mắt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: Hãy nói tiên tri đi! Và bọn lính canh túm lấy Người mà tát túi bụi (Mc. 14, 65). * Kính mừng...

9. Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Ðức Giêsu, để xử tử Người (Mt. 27, 1). * Kính mừng...

10. Sau đó, họ trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô. (Mt. 27, 2). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ðức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: Ông là vua dân Do Thái sao? Ðức Giêsu trả lời: Chính ngài nói đó (Mt. 27, 11).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, thì Người không trả lời một tiếng.

(Mt. 27, 12) * Kính mừng...

3. Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao? (Mt. 27, 13). * Kính mừng...

4. Nhưng Ðức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đổi ngạc nhiên. (Mt. 27, 14). * Kính mừng...

5. Vào mỗi dịp lể lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho đám đông một người tù, tùy ý họ muốn. (Mt. 27, 15). * Kính mừng...

6. Vậy khi đám đông đã tụ họp, thì tổng trấn Philatô nói với họ: Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các ngươi đây?Baraba hay Giêsu cũng gọi là Kitô? (Mt. 27, 17). * Kính mừng...

7. Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha tên Baraba mà giết Ðức Giêsu. (Mt. 27, 20) * Kính mừng...

8. Bấy giờ lính của tổng trấn đem Ðức Giêsu vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ. (Mt. 27, 27-28). * Kính mừng...

9. Rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: Vạn tuế Ðức Vua dân Do Thái! (Mt. 27, 29). * Kính mừng...

10. Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. (Mt. 27, 30). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Chúa Giêsu vác Thánh Giá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc lại áo của mình, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. (Mt. 27, 31).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu. (Lc. 23, 26). * Kính mừng...

3. Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. (Lc. 23, 27). * Kính mừng...

4. Ðức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu của chị em. (Lc. 23, 28). * Kính mừng...

5. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: Phúc thay những đàn bà hiếm hoi, những lòng dạ không sinh đẻ, những kẻ không cho bú mớm. (Lc. 23, 29) * Kính mừng...

6. Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Ðổ xuống chúng tôi đi! Và bảo các đồi: Phủ lấp chúng tôi đi! (Lc. 23, 30). * Kính mừng...

7. Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? (Lc. 23, 31). * Kính mừng...

8. Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người. (Lc. 23, 32) * Kính mừng...

9. Khi đến nơi gọi là Ðồi Sọ, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (Lc. 23, 33) * Kính mừng...

10. Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm. Rồi họ bắt thăm mà chia áo của Người. (Lc. 23, 34)

* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ của ông Clôpát, cùng với bà Maria Madalena. (Ga. 19, 25).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi ấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là Con của Bà. (Ga 19, 26). * Kính mừng...

3. Rồi Người nói với môn đệ: Ðây là mẹ của anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 27). * Kính mừng...

4. Sau đó, Ðức Giêsu biết mọi sự đã?àn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: Tôi khát! (Ga 19, 28). * Kính mừng...

5. Ở đó có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (Ga 19, 29)

* Kính mừng...

6. Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: Thế là đã hoàn tất! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19, 30). * Kính mừng...

7. Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabat?#224; ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin Philatô cho đánh dập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (Ga 19, 31). * Kính mừng...

8. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. (Ga 19, 32) * Kính mừng...

9. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. (Ga 19, 33). * Kính mừng...

10. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. (Ga 19, 34).

* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

NĂM SỰ MỪNG

Việc đọc kinh Mân Côi cũng như việc cầu nguyện, không nhất thiết phải quỳ hàng giờ, phải đọc hết chuỗi này đến chuỗi khác trong nhà thờ, nhưng là sự chúng ta phải biết cách đọc kinh Mân Côi một cách sốt sắng, biết suy ngắm những sự mầu nhiệm trong mỗi chục kinh chúng ta đang đọc, và có thể lần hạt trong lúc làm việc, trong lúc đi bộ, trong lúc lái xe, trong lúc thổi cơm nấu nước.

Tại Pompei, nước Ý, Ðức Mẹ nói với thánh Eulalia rằng: 50 kinh đọc cách thong thả và sốt sắng còn hơn 150 kinh đọc nhanh mà chia trí.

Tại Fatima, Ðức Mẹ nói với 3 trẻ rằng: Mẹ hứa sẽ ban những ơn cần thiết cho những ai dùng 5 thứ bảy đầu tháng liền, để xưng tội, rước lễ, đọc 50 kinh Mân Côi, tâm sự với Mẹ 15 phút trong khi suy ngắm về 15 sự mầu nhiệm Mân Côi với ý chỉ đền tạ Mẹ

Người ta kể rằng cách nay mấy chục năm, trong một tai nạn đắm tầu tại Mỹ trên biển Ðại Tây Dương, cô Marian Slack đã được sống sót sau 7 tiếng đồng hồ vật lộn với sóng biển, nhờ chuỗi Mân Côi. Trước khi nhảy ra khỏi tầu, cô đọc vội vàng mấy kinh Kính Mừng, tay nắm chặt cỗ Tràng Hạt. Khi được cứu sống, người ta thấy những hột tràng hạt lẳn sâu vào các ngón tay và tượng Thánh Giá của cỗ tràng hạt đã nằm gọn lỏn trong da thịt lòng bàn tay. Khi tỉnh dậy, cô kể rằng: Tôi đã buông xuôi, nếu tôi không tin tưởng vào tràng hạt Mân Côi. Tôi biết chắc chắn thế nào Ðức Mẹ Mân Côi cũng cứu sống tôi.

Cha Payton đã viết rằng: Thế giới cầu kinh, thế giới an bình.

Gia đình cầu nguyện với nhau,

Gia đình tồn tại bền lâu trọn đời.

Vậy giờ đây chúng ta hãy cùng nhau lần hạt 5 sự Mừng.

Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu sống lại.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Vừa hết ngày sabát, bà Maria Macđala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để ướp xác Ðức Giêsu. (Mc 16, 1).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.

(Mc 16, 2). * Kính mừng...

3. Các bà bảo nhau; Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây? (Mc 16, 3 ).

* Kính mừng...

4. Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. (Mc 16, 4). * Kính mừng...

5. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. (Mc 16, 5). * Kính mừng...

6. Nhưng người thanh niên liền nói: đừng hoảng sợ! Các bà tìm Ðức Giêsu Nadarét, Ðấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! (Mc 16, 6). * Kính mừng...

7. Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.

(Mc 16, 7). * Kính mừng...

8. Sau khi sống lại, vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Ðức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala, là kẻ đã được Người trừ cho bảy quỷ. (Mc 16, 9).

* Kính mừng...

9. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. (Mc 16, 12). * Kính mừng...

10. Sau cùng Người tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người chỗi dậy. (Mc 16, 14).

* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Ðức Chúa Giêsu lên trời

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Ðồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. (Cv 1, 2).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. (Cv 1, 3). * Kính mừng...

3. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Ðồ, Ðức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới. (Cv 1, 4). * Kính mừng...

4. đó là: ông Gio-an thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần." (Cv 1, 5). * Kính mừng...

5. Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?" (Cv 1, 6).

* Kính mừng...

6. Người đáp: "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em". (Cv 1, 7-8a). * Kính mừng...

7. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1, 7-8b). * Kính mừng...

8. Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. (Cv 1, 9). * Kính mừng...

9. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh. (Cv 1, 10). * Kính mừng...

10. "Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Ðức Giê-su, Ðấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời." (Cv 1, 11). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. (Cv 2: 1-2).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. (Cv 2: 3-3). * Kính mừng...

3. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. (Cv 2: 4-4). * Kính mừng...

4. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. (Cv 2: 6-6). * Kính mừng...

5. Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?" (Cv 2: 7-8). * Kính mừng...

6. Ai nấy đều sửng sốt và phân vân, họ bảo nhau: "Thế nghĩa là gì?" (Cv 2, 12).

* Kính mừng...

7. Bấy giờ, ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng: "Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây. (Cv 2, 14).

* Kính mừng...

8. Chính Ðức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. (Cv 2, 32). * Kính mừng...

9. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe.

(Cv 2, 33). * Kính mừng...

10. Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này: Ðức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Ðức Chúa và làm Ðấng Ki-tô." (Cv 2, 36). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Chúa Trời cho Ðức Bà lên trời.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi Ðức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!" (Lc 11, 27).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Nhưng Người đáp lại: "Ðúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28). * Kính mừng...

3. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Ðức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. (1Cr 15, 22).

* Kính mừng...

4. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Ðức Ki-tô, rồi khi Ðức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. (1Cr 15, 23).

* Kính mừng...

5. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha.

(1Cr 15, 24). * Kính mừng...

6. Thật vậy, Ðức Kitô phải name vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người (1Cr 15, 25). * Kính mừng...

7. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết. (1Cr 15, 26) * Kính mừng...

8. Vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Ðức Kitô. (1Cr 15, 27a)

* Kính mừng...

9. Vì kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo giống xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt. (1Cr 15, 42). * Kính mừng...

10. Gieo giống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí. (1Cr 15, 44). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Chúa Trời thưởng Ðức Mẹ trên Nước Thiên Ðàng.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Ðây giờ chiến thắng! (1Cr 15, 54).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? (1Cr 15, 55). * Kính mừng...

3. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. (1Cr 15, 57). * Kính mừng...

4. Ðền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Ðền Thờ. (Kh 11, 19a). * Kính mừng...

5. Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. (Kh 12, 1).

* Kính mừng...

6. Hàng cung nữ, có những vị công chúa, bên hữu Ngài, Hoàng Hậu sánh vai, trang điểm vàng Ô-phia lộng lẫy. (Tv 45: 10). * Kính mừng...

7. Tôn Nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ. (Tv 45, 11). * Kính mừng...

8. Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: "Người là Chúa của Bà". (Tv 45, 12). * Kính mừng...

9. Ðẹp lộng lẫy, này đây Công Chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng. (Tv 45, 14)

* Kính mừng...

10. Phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương, cùng các trinh nữ theo sau hầu cận (Tv 45, 15). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

D. NĂM SỰ SÁNG

Thiên Chúa là Ánh Sáng ( 1 Ga 1, 5 ). Chúa Kitô, Chúa chúng ta là Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành.. Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Người được Thiên Chúa sai đền trần gian để cứu độ trần gian. Người là Đấng Cứu Độ duy nhất đến từ Thiên Chúa, và mạc khải cho chúng ta biết Tình Yêu của Thiên Chúa.

Người là Ánh Sáng trần gian ( Ga 8, 12 ), là Ánh Sáng chiếu soi trong bóng tối ( Ga 1, 5). Người là Ánh Sáng soi đường cho dân ngoại ( Lc 2, 32 ). Nhờ Người mà chúng ta được biết Thiên Chúa và được sống đời đời ( Ga 17, 3 ).

Giáo Hội vẫn coi các mầu nhiệm của Chúa và Đức Mẹ được nhắc tới trong tràng hạt mân côi là bản tóm lược sách Tin Mừng, tóm lược các mầu nhiệm cứu độ có liên quan tới Chúa Giêsu. Năm sự vui nói đến mầu nhiệm nhập thể và cuộc đời niên thiếu của Chúa Giêsu. Năm sự thương nói về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa. Năm sự mừng nói về sự Phục Sinh vinh hiển của Chúa và vinh quang của Đức Mẹ.

Nhưng chưa có bản tóm lược về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Cuộc đời công khai ấy rất quan trọng, để chúng ta có thể hiểu một cách trọn vẹn và sâu xa chân tính và sứ vụ của Chúa Giêsu. Người là ai? Người đến thế gian để làm gì? Người mang gì đến cho trần gian? Điều quan trọng nhất mà người mang đến cho nhân loại, chính là ánh sáng ban sự sống. Người đến cho nhân loại được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10).

Năm mầu nhiệm đời sống công khai của Chúa được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị công bố trong tông thư về tràng hạt mân côi được gọi là các mầu nhiệm ánh sáng, vì tất cả đều nhấn mạnh đến Chúa là Ánh Sáng Mạc khải. Các sự kiện được nhắc đến trong các mầu nhiệm đều là những biến cố mạc khải: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, Phép lạ tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Các biến cố ấy mạc khải chương trình và tình yêu của Chúa Cha, việc hoàn tất chương trình cứu độ nơi con người và sứ vụ của Chúa Giêsu.a

Chúng ta hãy chiêm ngắm các mầu nhiệm ấy với lòng ngưỡng mộ và yêu mến Chúa Giêsu, với ước muốn thực thi lời của Người, ước muốn được biết Chúa Cha nhờ mạc khải của Chúa Giêsu, ước muốn được cứu độ và được sống viên mãn.

Thứ nhất: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội ”.( Mc 1:4)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. ”( Mc 1:5) Kính mừng...

3. “Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. ”( Mc 1:6) Kính mừng...

4. “Ông rao giảng rằng: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. ”( Mc 1:7) Kính mừng...

5. “Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần. "( Mc 1:8) Kính mừng...

6. “Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. ”( Mc 1:9) Kính mừng...

7. “Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. ”( Mc 1:10) Kính mừng...

8. “Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con. "( Mc 1:11) Kính mừng...

9. “Ông Gio-an còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. ”( Ga 1:32) Kính mừng...

10. “Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. "( Ga 1:33) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Chúa Giêsu đổi nước thành rượu tại tiệc cưới Cana

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. ”( Ga 2:1)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi. "( Ga 2:3) Kính mừng...

3. “Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến. "( Ga 2:4) Kính mừng...

4. “Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo. "( Ga 2:5) Kính mừng...

5. “Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. ”( Ga 2:6) Kính mừng...

6. “Đức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi!" Và họ đổ đầy tới miệng. ”( Ga 2:7) Kính mừng...

7. “Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông. ”( Ga 2:8) Kính mừng...

8. “Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại ”( Ga 2:9) Kính mừng...

9. “và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ. "( Ga 2:10) Kính mừng...

10. “Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người. ”( Ga 2:11) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Đức chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. ”( Mc 1:14)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. "( Mc 1:15) Kính mừng...

3. “Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. ”( Mt 4:23) Kính mừng...

4. “Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ. ”( Mt 4:24) Kính mừng...

5. “Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. ”( Lc 4:14) Kính mừng...

6. “Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. ”( Lc 4:15) Kính mừng...

7. “Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. ”( Lc 4:16) Kính mừng...

8. “Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: ”( Lc 4:17) Kính mừng...

9. “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. ”( Lc 4:18-19) Kính mừng...

10. "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." (Lc 4:21-21) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Chúa Giêsu hiển dung trở nên sáng láng trên núi

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. ”( Lc 9:28)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. ”( Lc 9:29) Kính mừng...

3. “Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. ”( Lc 9:30) Kính mừng...

4. “Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. ”( Lc 9:31) Kính mừng...

5. “Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. ”( Lc 9:32) Kính mừng...

6. “Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì. ”( Lc 9:33) Kính mừng...

7. “Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. ”( Lc 9:34) Kính mừng...

8. “Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người !"( Lc 9:35) Kính mừng...

9. “Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy. ”( Lc 9:36) Kính mừng...

10. “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. ”( Ga 1:14) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua. ”( Lc 22:7)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Đức Giê-su sai ông Phê-rô với ông Gio-an đi và dặn: "Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua. "( Lc 22:8) Kính mừng...

3. “Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua. ”( Lc 22:13) Kính mừng...

4. “Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. ”( Lc 22:14) Kính mừng...

5. “Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. ”( Lc 22:15) Kính mừng...

6. “Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. "( Lc 22:16) Kính mừng...

7. “Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. ”( Lc 22:17) Kính mừng...

8. “Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến. "( Lc 22:18) Kính mừng...

9. “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy. "( Lc 22:19) Kính mừng...

10. “Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em. ”( Lc 22:20) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

 
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
18:00 16/10/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (56)

561. “Chúa biết tên con. Điều nầy đủ cho con rồi.”

Một phụ nữ nghèo kia, ban đêm, làm thêm việc lau dọn các văn phòng.
Tiền thâu được do làm công việc nầy nhiều năm, bà xin một linh mục gởi đến cho các nhà truyền giáo. Linh mục nầy khuyên bà giữ lại một ít cho mình nhưng bài cứ năn nĩ xin linh mục cứ gởi hết số tiền.
Cuối cùng, linh mục bằng lòng nhận số tiền bà trao để gởi cho các nhà truyền giáo.
Khi linh mục hỏi tên bà để báo cáo cho biết ai gởi, người phụ nữ nghèo nầy liền kín đáo trả lời:
- “Tên con à? Xin cha đừng bận tâm làm gì? Xin cha cứ gởi số tiền nầy cho các nhà truyền giáo. Chúa biết tên con. Điều nầy đủ cho con rồi.”

562. Từ chối của ăn để có thể nói về Chúa

Cha Mátthêu Su là một linh mục trẻ, người Trung Hoa. Cha bị Cộng Sản Tàu bắt giam vì việc truyền đạo của ngài. Dù bị tra hỏi, dù phải bị đày lao động dưới trời mưa nắng, dù bị nhiều hình phạt khác, cha vẫn không ngừng nói về Chúa cho các bạn tù nghe.
Cuối cùng, Cộng Sản Tàu đe dọa cha không cho cha ăn nếu cha cứ tiếp tục nói về Chúa. Cha trả lời một cách khẳng khái:
- “Thế thì đừng cho tôi ăn nữa. Tôi vẫn tiếp tục nói về Chúa.”
Cộng Sản Tàu không cho ngài ăn 6 ngày.
Qua ngày thứ bảy, Cộng Sản Tàu đưa đồ ăn đến cho ngài, nhưng ngài từ chối. Ngài nói:
- “Nếu tôi dùng đồ ăn của các ông đưa đến, thì các ông không để cho tôi nói về Chúa. Tôi chỉ mong ước của ăn từ trời.”
Vì bảy ngày không ăn, cha Mátthêu Su kiệt sức và hấp hối. Ngài chết sau khi đọc xong kinh Tin Kính.

563. Nữ tu truyền giáo Têrêxa Hài Đồng Giêsu

Tuy là một nữ tu Dòng Kín, nhưng Têrêxa vẫn ao ước được làm linh mục để đi truyền giáo khắp nơi, làm cho dân ngoại trở lại. Và chị ao ước làm linh mục truyền giáo như thế cho đến tận thế.
Chị luôn sống đời cầu nguyện và hy sinh cho các linh hồn được trở lại.
Cuộc đời cầu nguyện và hy sinh của chị Têrêxa, tuy rất vắn vỏi vì qua đời lúc 24 tuổi (1873-1897), nhưng đã làm cho vô số người trở lại, đến đổi Giáo Hội tặng phong chị thánh nầy là Bổn Mạng các vị truyền giáo và Bổn Mạng các xứ truyền giáo.

564. Bán mồ hôi cho Chúa rồi

Một thầy kia thấy thánh Phanxicô Assisi làm việc một cách rất cật lực, liền sai một em nhỏ đến hỏi chọc ngài:
- “Ngài có bán mồ hôi không?”
Thánh Phanxicô vui vẻ trả lời:
- “Hãy về nói cho thầy ấy biết rằng mồ hôi của tôi, tôi đã bán cho Chúa rồi, và bán với một giá rất đắt.”

565. Đi dự thánh lễ ngày Chúa Nhật một cách kỳ lạ

Một linh mục truyền giáo tại Uganđa kể truyện việc đi dự thánh lễ Ngày Chúa Nhật một cách kỳ lạ như sau.
Hai vợ chồng Benedetto và Filomena là mù. Họ sống cạnh một thiếu nữ bị bại hai chân, tên là Formosa. Mỗi sáng Chúa Nhựt, ba người nầy đi dự thánh lễ tại nhà thờ cách xa hai cây số.
Cách họ đi dự lễ như sau: Formosa thấy đường nhưng không đi được, nên phải bò hai tay. Filomena đui, đi sau Formosa, cầm chân của Formosa lên. Còn Benedetto thì vừa vịn vào vai vợ, vừa đi.
Cả ba người, hai đui, một bại, giúp nhau đi dự thánh lễ mỗi Ngày Chúa Nhựt như vậy!

566. Gương tự lập và vươn lên từ hai bàn tay trắng

Nhà doanh nghiệp số 1 của Ý, Leonardo del Vecchio, chủ nhân công ty sản xuất gọng kính lừng danh nhất thế giới Luxottia, là một người nêu cao tấm gương tự lập sáng ngời.
Là một đứa trẻ mồ côi cha từ khi còn trong bụng mẹ, Leonardo del Vecchio trải qua thời kỳ ấu thơ khốn cùng vì bà mẹ nghèo không đủ sức nuôi đàn con nhỏ dại.
Cậu bé Leonardo phải vào sống nhờ ở trong viện mồ côi nhiều năm dài. Sau đó, trong tuổi thiếu niên, phải đi làm mướn, phụ thợ điêu khắc, nhưng nhờ thông minh và có ý chí, mười sáu tuổi, đã trở thành nghệ nhân và trưởng thợ. Năm hai mươi tuổi, lập gia đình và lập nghiệp kinh doanh với số vốn liếng dành dụm ít ỏi.
Cùng với sự trợ giúp của người vợ hiền, Leonardo phải làm việc hai mươi giờ mỗi ngày đêm, ròng rã như thế suốt ba mươi năm liền.
Giờ đây, đã có cơ ngơi đồ sộ và vang lừng cả thế giới. (Ý Chí: Quyền Lực Sinh Tồn)

567. Biến thù oán thành tình hữu nghị

Khi giới thiệu tác giả của tác phẩm “Người Vợ Nhỏ” trên đài truyền thanh, Dell Carnegine vô tình nói nhằm vị trí địa lý. Nhưng một thính giả đã viết thư và mắng ông gay gắt.
Lúc đó, ông thật sự muốn viết thư nói cho cô ta biết: “Tôi đã nói nhầm vị trí khu vực, nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa gặp người phụ nữ nào thô lỗ như cô.”
Tuy vậy, ông ta đã khống chế được bản thân, không viết thư lại. Ông còn khích lệ bản thân biến thù oán thành tình hữu nghị. Ông tự hỏi: “Nếu tôi là cô ấy, tôi sẽ phẩn nộ như vậy không?”
Ông cố gắng đứng trên lập trường của cô ta để suy nghĩ về việc nầy.
Ông đã gọi điện ba lần cho cô ta, thừa nhận lỗi lầm của mình, đồng thời mong cô ta tha thứ.
Qua đó, người phụ nữ nầy lại cảm thấy vô cùng kính phục ông, hy vọng có thể phát triển mối quan hệ với ông. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)

568. Khi bạn bị vướng trong cái vòng tuần hoàn của sự tức giận

Ông chủ công ty đang tức giận. Ông ta lớn tiếng quát nạt giám đốc công ty.
Ông giám đốc công ty trở về nhà, lớn tiếng quát nạt vợ, nói bà ấy quá lãng phí bởi vì ông thấy món ăn trên bàn rất thịnh soạn.
Bà vợ lớn tiếng quát nạt cậu con trai bởi vì con trai bà làm gì cũng chậm chạp, lề mề.
Cậu con trai lớn tiếng quát nạt người giúp việc bởi vì bà ấy đánh vỡ một cái đĩa.
Người giúp việc không quát nạt được ai, nên quăng mạnh chiếc đĩa. Nào ngờ, làm cho người đi đường bị thương. Người đi đường là một phụ nữ.
Sau một hồi cải vã với người gây ra vết thương cho mình, bà ta vội vàng chạy đến bệnh viện để băng bó vết thương. Bà lớn tiếng quát nạt cô y tá bởi vì cô ấy rắc thuốc làm cho bà bị đau.
Cô y tá trở về nhà, lớn tiếng quát nạt mẹ cô bởi vì mẹ cô nấu ăn không hợp với khẩu vị của cô.
Mẹ cô không hề tức giận, mà nhẹ nhàng nói với cô: “Con gái, ngày mai, nhất định mẹ sẽ nấu ăn hợp với khẩu vị của con. Con bận rộn suốt cả ngày, chắc chắn con rất mệt mỏi, phải không? Ăn cơm xong rồi đi ngủ nhé!Mẹ đã thay chiếc khăn trải giường mới cho con rồi đấy.”
“Sự tức giận tuần hoàn” cuối cùng được hoá giải trong tình cảm nồng ấm của người mẹ.
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những lúc tức giận.
Sự tức giận rất dễ lan truyền và tuần hoàn.
Khi gặp phải “sự tức giận mang tính tuần hoàn”, bạn hãy thử dùng sự khoan dung và tình yêu thương để hoá giải nó. (Những Bài Học Cuộc Đời)

569. Cần phải ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày

Giấc ngủ rất cần thiết cho con người bởi nó giúp phục hồi phần năng lượng đã mất sau những giờ làm việc mệt nhọc, nhất là về sức khoẻ tinh thần. Đó cũng là lý do các nhà khoa học khuyên chúng ta cần phải ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Một cuộc điều tra tại Hoa Kỳ cho thấy có đến 40% số người gây ra tai nạn trong khi làm việc hay thao tác sai, có nguyên nhân từ việc thiếu ngủ hay buồn ngủ trong khi làm việc.
Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ cũng làm giảm sút sự tư duy và sức sáng tạo, và thiếu sáng suốt trong các quyết định.
Đã có thời kỳ Bill Gates có thể làm việc say mê ba ngày liên tục không nghỉ ngơi, mỗi khi có việc khẩn cấp. Thế nhưng cũng từ lâu rồi, ông không còn làm việc theo kiểu ấy nữa.
Khi tuổi càng lớn, Bill Gates nhận thấy rằng phải ngủ đủ 7 hoặc 8 tiếng mỗi ngày để có được sự minh mẫn cần thiết.
Chính Bill Gates cũng thú nhận: “Tôi quen làm việc thật khuya trong văn phòng, nhưng cũng từ lâu lắm rồi, tôi đã bỏ thói quen chỉ chợp mắt một chút khi nào quá mệt. Tôi phải ngủ đủ giấc mỗi tối để có thể giữ được cho mình sự nhạy bén, sáng tạo và lạc quan để có thể ứng phó với những biến động và tình huống phức tạp. Khi bạn căng thẳng hay mệt mỏi, bạn sẽ không sáng suốt để có thể đưa ra những quyết định đúng nhất.” (100 Bí Quyết Của Những Người Thành Công)

570. Muốn trở thành người thành đạt trong cuộc sống, cần phải có trái tim nhân hậu

Một ông già cô đơn sống ở Anh. Ông không có con trai cũng như không có con gái. Cơ thể ốm o, nhiều bệnh. Ông quyết định đến sinh sống ở viện dưỡng lão.
Trước khi đí, ông tuyên bố bán căn nhà đẹp đẽ của mình, đó là căn nhà nổi tiếng. Cho nên, sau khi nghe ông bán nhà, số người tìm đến mua rất đông.
Giá sàn đưa ra là 80 ngàn bảng Anh, nhưng đã mau chóng được trả tới 100 ngàn bảng. Hơn nữa, còn nhiều người muốn trả giá cao hơn nhiều.
Ông cụ ngồi lọt thỏm trong phôtơi, lưỡng lự. Nếu không phải do tình hình sức khỏe không tốt, ông cũng chẳng muốn bán căn nhà ông đã sống quá nửa đời người với bao nhiêu kỷ niệm.
Một chàng trai ăn mặc giản dị, đến gặp ông cụ, nói nhỏ: “Thưa ông, cháu cũng muốn mua căn nhà nầy, nhưng cháu chỉ có 10 ngàn bảng Anh.”
- “Song giá sàn lại là 80 ngàn bảng Anh” – ông cụ nhạt nhẽo nói – “Hơn nữa, bây giờ nó lại tăng lên 100 ngàn bảng rồi.”
Cậu thanh niên không tỏ ra thất vọng, thành khẩn nói:
- “Nếu ông bán nhà nầy cho cháu, cháu xin đảm bảo để ông vẫn sống như trước tại đây, cùng với cháu uống trà, đọc báo, đi bách bộ. Cháu sẽ chăm sóc ông hết sức chu đáo. Xin ông cứ tin ở cháu.”
Ông cụ đứng dậy, khua tay ra hiệu mọi người im lặng:
- “Các bạn ơi, chủ nhân mới của căn nhà nầy đã có, đó là chàng trai nầy đây!” (Những Đạo Lý Mà Thanh Thiếu Niên Cần Phải Có)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 16/10/2008
MỚI HƠN

N2T


Có hai đệ tử thường thích báo oán người khác. Sư phụ nói: “Nếu các con muốn hưởng thụ bình an, thì thử thay đổi mình mà không là người khác, cẩn thận dưới chân của mình so với lấp đầy toàn bộ địa cầu thì vẫn dễ dàng hơn nhiều.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Báo oán là trả thù cách thích đáng những người đã làm hại mình, trả thù thi có nhiều cách: chưởi mắng lại, vu cáo lại, tấn công lại, tìm kế hãm hại.v.v...

Nhưng chuyện báo oán là chuyện của những người không muốn làm “mới” mình, bởi vì chuyện báo oán là chuyện xưa như trái đất, từ thưở xa xưa đã phát sinh rồi. Làm “mới” mình chính là bằng cách thay đổi cách sống của mình cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm, mà không muốn thay đổi cách sống của người khác:

- Mình vẫn còn thích báo oán, thì không thể thay đổi người khác không báo oán.

- Mình vẫn còn tìm cách hãm hại người khác, thì không thể thay đổi người khác sống hiền lành hơn.

- Mình vẫn còn ghen ghét kèn cựa với anh em, thì không thể bắt người anh em phải sống yêu thương phục vụ hơn.

- Mình vẫn còn a dua bè phái với nhau để đấu tranh quyền lợi cá nhân, thì không thể thay đổi người khác phải vì công việc chung mà tận tụy.

- Mình chưa làm tròn trách nhiệm, thì đừng đòi người khác phải chu toàn bổn phận của họ...

Bởi vì con người là loài thụ tạo, yếu đuối mỏng dòn và dễ sa ngã, cho nên mỗi ngày phải làm mới mình lại, tức là mỗi ngày cần phải xét mình, đấm ngực và quyết tâm sống tốt hơn ngày hôm qua.

Ân sủng của Thiên Chúa chỉ có hiệu quả cho những ai biết làm mới mình, tức là biết xét mình luôn...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 16/10/2008
N2T


17. Cầu nguyện là tiếng nói bốc lên của trái tim, cảm kích và ái mộ.

(Thánh Teresa of Lisieux)
 
Của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa
LM Inhaxiô Trần Ngà
19:16 16/10/2008
Của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa

(Chúa Nhật 29 thường niên. Tin Mừng Matthêu 22, 15-21)

Những người biệt phái và những người thuộc phe Hê-rô-đê âm mưu gài bẫy hãm hại Chúa Giê-su. Khởi đầu, họ đưa ra những lời mật ngọt để dụ Người đi vào cạm bẫy: "chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai…" rồi tiếp đó, xô Chúa Giê-su vào tròng: "Có được phép nộp thuế cho Xê-da không?"

Trả lời đằng nào cũng mắc nạn. Nếu bảo rằng: được phép, thì người Do-Thái sẽ vin vào đó mà kết án Chúa Giê-su là người ủng hộ đế quốc Rô-ma, phản bội đồng bào; nếu bảo không thì họ sẽ tố giác Người với chính quyền Rô-ma với tội danh là xúi dân đừng nộp thuế.

Chúa Giê-su biết ngay mưu đồ thâm độc của họ, Người lách khỏi cạm bẫy cách tài tình khi đề nghị họ cho Người xem đồng tiền nộp thuế và yêu cầu họ trả lời hình và hiệu trên đồng tiền đó là của ai. Họ trả lời: "của Xê-da". Chúa Giê-su mượn cơ hội đó để nêu lên cho mọi người một nhận định đáng quan tâm suy nghĩ: "của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa"

1. Mọi sự đều là của Chúa, nếu Người lấy đi, ta chẳng còn gì

Mọi thứ chúng ta có đều là của Chúa ban. Nếu Chúa cất đi những gì Chúa ban, thử hỏi chúng ta còn lại được gì?

Chúng ta hãy nghe lại chuyện ông Gióp để hình dung xem khi Chúa lấy lại những gì Chúa trao thì con người còn lại những gì.

"Xưa ở đất Út có một người tên là Gióp. Ông là người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác. Ông sinh được bảy người con trai và ba người con gái. Ông có một đàn súc vật gồm bảy ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và một số rất đông tôi tớ. Ông là người giàu có nhất ở Phương Đông."

Một ngày kia, Satan đến gặp Thiên Chúa. Thiên Chúa khen ông Gióp là người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và xa lánh điều ác.

Satan cho rằng ông Gióp tốt với Chúa như vậy chẳng qua là vì Chúa ban cho ông ta phúc lộc dư dật. Nếu Chúa thử giơ tay rút lại những tài sản Chúa ban cho Gióp, xem Gióp có còn kính sợ Chúa nữa không? Chắc chắn là Gióp sẽ nguyền rủa Chúa thôi! Thiên Chúa chấp thuận để cho Satan thử thách lòng trung tín của ông Gióp đối với Người.

Vậy là một ngày kia, đang khi các con trai con gái của Gióp đang ăn uống ở nhà anh cả, thì có một người đưa tin đến cho ông Gióp rằng:

-Trong lúc bò của ông đang cày ruộng và lừa cái ăn cỏ bên cạnh, dân Sơ-va đã xông vào cướp lấy; chúng lại còn dùng gươm giết chết các đầy tớ. Chỉ còn mình tôi thoát nạn chạy về báo cho ông hay.

Người ấy còn đang nói thì một người khác chạy về thưa:

-Lửa của Thiên Chúa từ trời giáng xuống đốt cháy chiên dê và đầy tớ; lửa đã thiêu rụi hết, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay.

Người nầy còn đang nói thì một người khác chạy về thưa:

-Người Can-đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay.

Người ấy còn đang nói thì một người khác chạy về thưa:

-Con trai con gái ông đang ăn uống tại nhà người anh cả thì một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà; nhà sập xuống đè chết hết tất cả mọi người, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay.

Bấy giờ ông Gióp chỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: "Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi cũng sẽ trở về đó trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa!" (Gióp 1, 6-22)

Câu chuyện trên đây giúp chúng ta biết rằng: mọi sự ta có đều là của Chúa tạm ứng cho ta hưởng dùng, nếu mai đây Chúa đòi lại thì chúng ta không khác gì ông Gióp: trần trụi, chơ vơ, chẳng còn gì!

Nhờ đôi mắt Chúa ban, chúng ta được nhìn thấy vẻ huy hoàng của thế giới; nếu Chúa lấy đi, chúng ta thành kẻ mù loà. Đôi chân nầy cũng là ân huệ Chúa ban, nhờ đó chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi đâu mình muốn; nếu Chúa lấy đi, chúng ta trở thành người tàn phế. Nhờ hơi thở Chúa ban, chúng ta còn tồn tại đến hôm nay; nếu Chúa cất đi, chúng ta tắt hơi sau năm phút. Nhờ ánh sáng mặt trời Chúa ban, chúng ta được sưởi ấm và được sống; nếu Chúa lấy đi, chúng ta sẽ chết cóng vì lạnh sau nửa tiếng đồng hồ… Chúa ban cho chúng ta tất cả, chúng ta là những kẻ mắc nợ Ngài trong tất cả những gì chúng ta có.

Ngoài những món quà vật chất còn có vô số ân huệ thiêng liêng, mà ân huệ lớn nhất là Thiên Chúa Cha đã trao ban cho ta ngay cả Con Một của Người để mang lấy tội lỗi chúng ta, chịu khổ hình và chịu chết thay cho chúng ta. Ngoài ra chúng ta cũng mang nợ xã hội rất nhiều: Thợ hồ xây nhà cho ta ở; thợ mộc đóng bàn ghế cho ta dùng; thợ may cung cấp cho ta quần áo che thân; thầy giáo cho ta tri thức và văn hoá; cha mẹ sinh ra, nuôi dạy chúng ta được khôn lớn như ngày hôm nay.

2. Hãy đền đáp công ơn Thiên Chúa vì những ân huệ Người ban tặng cho ta.

Trong tương quan xã hội, người Việt Nam có truyền thống đáp nghĩa đền ơn rất chu đáo. Bánh ít đưa đi, bánh dì đưa lại. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Hôm nay có dịp nhận quà mừng của người khác, mai đây người ta không quên đáp lại bằng một quà mừng tương xứng.

Nợ người đời tuy ít mà người ta còn lo đáp đền sòng phẳng, huống là những món nợ rất lớn đối với Thiên Chúa toàn năng.

Thầy giảng Anrê Phú Yên là một vị thánh tử đạo rất trẻ, là học trò của cha Đắc Lộ. Thầy được lãnh bí tích rửa tội năm 15 tuổi, được đào tạo và trở thành giáo lý viên năm 17 tuổi và đến năm 19 tuổi thì bị quan quân bắt bớ.

Thầy vui lòng được chết để làm chứng cho Tin Mừng và cho Chúa Ki-tô. Ước vọng của thầy là muốn dâng hiến trọn vẹn cuộc đời để đền đáp lại ân tình của Chúa. Ước vọng đó được thầy diễn tả qua câu nói: "Đem mạng sống đáp đền mạng sống, lấy tình yêu đáp trả tình yêu." Thiên Chúa đã yêu thầy vô cùng thì thầy cũng đáp lại bằng tình yêu thật lớn. Thiên Chúa đã chết cho thầy thì thầy cũng muốn dâng hiến mạng sống thầy cho Chúa. Đó cũng là nội dung lời dạy trong Tin Mừng hôm nay: hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người.

Cùng nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta không vô ơn và tự phụ khi nhận được rất nhiều ân huệ của Thiên Chúa nhưng biết dâng hiến tất cả những gì Chúa ban, từ thời giờ, sức lực, trí tuệ đến tài năng, của cải và trọn cuộc sống chúng ta để báo đền vô vàn hồng ân Thiên Chúa.
 
Công bình Bác ái
LM Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
23:25 16/10/2008
CÔNG BÌNH VÀ BÁC ÁI

(Chúa Nhật Truyền giáo)

Phải nhìn nhận rằng đến hôm này cái tên của đạo chúng ta: Công giáo thì Chính quyền các cấp nước Việt hiện nay có vẻ miễn cưỡng phải dùng dù không mấy thích. Đã từng một thời gian rất dài, người ta gán ghép cái tên Thiên Chúa giáo cho Công giáo. Người ta không muốn dùng hai từ Công giáo vì Công giáo, hiểu sát nghĩa từ, là đạo chung cho mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh, địa vị…Công giáo là đạo mời gọi mọi người, mọi nơi, mọi thời, gia nhập để nhận biết Thiên Chúa duy nhất là Đấng sáng tạo nên mọi loài, là Cha của hết mọi người, để mọi người biết sống yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Chính vì thế truyền giáo là sứ vụ nền tảng phát xuất từ căn tính của Kitô hữu. Đã là anh chị em một nhà thì quan tâm đến hạnh phúc của nhau là lẽ tất yếu.

Truyền giáo là một nhu cầu tất yếu. Đã nói đến nhu cầu là không thể thiếu. Cái nhu cầu truyền giáo xuất phát từ yếu tính của Kitô hữu, những con người cảm nhận mình được yêu thương, mình đang hưởng nhận hồng phúc to lớn vượt quá công sức và phận vị của mình. Tốt khoe - xấu che là hệ lụy tất yếu. Khi đã cảm nhận hạnh phúc lơn lao mình lãnh nhận thì không thể không chia sẻ cho tha nhân, nhất là khi ta chân nhận tha nhân chính là anh chị em của mình. Không nỗ lực truyền giáo hay thờ ơ với việc rao giảng Tin mừng là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc trong đời làm con cái Chúa. Điều này củng cố lời xác nhận của thánh tông đồ dân ngoại: “ Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” ( 1 Cor 9,16 ). Hơn nữa, chímh Chúa Kitô đã minh nhiên phán dạy chúng ta phải truyền giáo ( x. Mt 28, 18-20 )

Một phương thế rao giảng Tin mừng: làm chứng nhân.

Thánh Phaolô minh định rằng người ta tin là nhờ nghe và người ta nghe được là nhờ có người rao giảng ( x.Rm 10,14 ). Với sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành thông tin thì chân lý “ trăm nghe không bằng một thấy” đang thực sự chứng nghiệm. Những gì đập vào thị giác xem ra gây hiệu quả mạnh hơn là những gì rót vào thính giác. Một hình ảnh nhiều khi nói lên một sự thật cách thuyết phục hơn là một bài diễn thuyết hùng hồn. Đức Phaolô VI đã từng nhận định: “ Ngày nay người ta thích theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ là những chứng nhân”. Quả thật cha ông Việt nam chúng ta đã từng xác nhận: “ Lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.

Nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến “từ bi – hỉ xả”. Nói đến Khổng giáo thì người ta nghĩ ngay đến “ Trung dung; Chính danh – chính phận”. Nói đến Lão giáo thì người ta nghĩ ngay đến “ Vô vi ”. Nói đến đạo ông bà thì người ta nghĩ ngay đến “ tình hiếu đễ”…Nói đến Công giáo thì không thể không nghĩ đến “ công bình – bác ái”. Chính khi làm nổi bật cái nét riêng của mình thì ta đang quảng bá cái của mình cách hữu hiệu hơn cả. Dĩ nhiên trong công cuộc truyền giáo, chúng ta không thể không chú trọng đến việc rao truyền Lời Chúa, phổ biến Thánh Kinh dưới mọi hình thức, đặc biệt với sự quan tâm của toàn thể Hội Thánh qua Thượng Hội Đồng Giám Mục đang diễn ra với chủ đề “Kinh Thánh ”. Tuy nhiên, xin được cụ thể hóa việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân là làm chứng cho cái tinh túy của Công giáo là đạo công bình và bác ái.

1.Sống đức công bình trong tình bác ái: Công bình là một trong những nhân đức luân lý nền tảng giúp gìn giữ sự hài hòa, ổn định trong các mối tương quan giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa người với Đấng tạo Thành. Dưới nhãn quan công bình giao hoán thì của ai hãy trả lại cho người ấy. Điều này đòi buộc ta không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tha nhân, của các tạo vật và của Đấng Tạo Thành. Ta không những không được “lấy của người” mà con không được “ước ao trái phép những gì của người ta” ( giới răn thứ 7 và thứ 10 ).

Luật lệ Cựu ước minh nhiên ghi rõ rằng ta không được ngược đãi người ngoại kiều, khách ngụ cư, không được ức hiếp mẹ góa con côi, không được cho vay ăn lời quá đáng; không đuợc cầm giữ tiền công của người làm thuê qua đêm…( x.Dnl 24,17; Lv 19,13 ). Tuy nhiên dưới nhãn quan bác ái thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết đối xứ với nhau như là anh em đến nỗi khi hái nho thì không được mót những trái rơi vải mà phải để dành cho người nghèo, cũng thế khi gặt lúa cũng phải nghĩ đến người túng cực để ta không lượm mót những gié lúa còn sót hay rơi vải trên đồng ( x.Lv 19,10;23,22 ). Không được phép dừng lại ở việc đối xứ với tha nhân như họ đã làm gì cho ta mà cần phải tiến đến chỗ đối xữ với họ như họ là anh chị em của ta. Có như thế ta mới xứng đáng là con cái Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều xuống trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân ( x.Mt 5,43-48 ). Với vũ trụ thiên nhiên thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết tôn trọng các loài thọ tạo Chúa dựng nên trong sự hài hòa và cân đối của chúng. Hội Thánh khẳng định việc hủy hoại môi sinh là một trọng tội. Khi được trao quyền làm chủ các loài thụ tạo hữu hình thì con người không chỉ quản lý chúng để phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân mà còn để làm vinh danh Chúa.

2.Sống bác ái trong sự công bình: Sống bác ái là sống yêu thương như Chúa yêu thương, nhờ Chúa yêu thương. Tuy nhiên, sự công bình đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Chúa trước hết và trên hết mọi sự, với hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn ( x.Mt 22,37 ). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Chúng ta không chỉ thờ phượng Thiên Chúa như là Đấng Tạo thành và an bài mọi sự, là Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô, mà còn phải yêu mến Người, vì Người là Cha chúng ta. Do đó bổn phận đức ái đối với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tiên vàn tìm vinh danh Chúa ( x.Mt 6,33 ), nỗ lực làm cho Danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x. Mt 6,9-10 ).

Trên nền tảng đức ái đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Vì yêu thương nhau nên chúng ta không chỉ không làm những gì cho tha nhân điều mà ta không muốn tha nhân làm cho mình mà còn tiến đến chỗ tích cực làm cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình ( x. Mt 7,12 ).

Ngày khánh nhật truyền giáo lại về. Một lần nữa Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta nghĩa vụ cao cả và mang tính sống còn của Kitô hữu. Không truyền giáo thì chỉ là Kitô hữu hữu danh vô thực. Không chia sẻ cho tha nhân hạnh phúc mình đang có là một trong những dấu chỉ chứng tỏ rằng ta chưa thực sự cảm nhận hạnh phúc khi được làm con cái Chúa.
 
Thánh nữ Margaret Mary Alacoque - Vị Tông Ðồ của Thánh tâm Chúa Giêsu
Minh Hoàn
07:40 16/10/2008
Thánh nữ Margaret Mary Alacoque - Vị Tông Ðồ của Thánh tâm Chúa Giêsu

Sinh ra trong một gia đình bình thường ở vùng Lhautecour ngày 22 tháng 7 năm 1647, Margaret lớn lên trong sự giáo dục đạo hạnh của cha mẹ. Truyện kể rằng ngay từ bé, Margaret đã có lòng sùng kính Phép Thánh Thể cách đặc biệt, và như nhiều bé gái trong các gia đình đạo đức, cô ao ước được đi tu. Tuy nhiên tình trạng sức khỏe làm cho ước vọng này của Margaret ngày càng mờ nhạt. Hơn nữa, cái chết của người cha tốt lành đã làm cho kinh tế gia đình Margaret lâm vào cảnh kiệt quệ, khiến ước mơ trở thành nữ tu của Margaret càng ngày càng xa vời hơn.

Với lòng yêu mến Ðức Mẹ, Margaret đã tha thiết cầu xin Mẹ giúp đỡ, và hứa với Ðức Mẹ rằng nếu cho cô được khỏi bệnh và gia đình khỏi đói kém thì cô sẽ đi tu. Vào năm lên 17 tuổi, sức khỏe và tình hình kinh tế gia đình khá hẳn lên. Với sức khỏe của tuổi trẻ và chút của ăn của để, Margaret đã quên đi những ước vọng của tuổi ấu thơ, và coi lời hứa với Ðức Mẹ ngày xưa chỉ là lời nói của đứa trẻ con. Cô vui vẻ yêu đời và ăn diện như các thiếu nữa xuân thì khác.

Tuy nhiên, lòng sùng kính Phép Thánh Thể cộng với tâm tình yêu mến Mẹ Maria đã nung nấu tâm hồn Margaret và thôi thúc cô thường xuyên đến nhà thờ cầu nguyện. Một ngày kia, như phép lạ, Margaret cảm nhận được tình yêu vô biên của trái tim cực thánh Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm thâu qua trên Thánh Giá. Cô nhớ lại những hồng ân mà Chúa đã ban cho bản thân và gia đình cô qua lời khấn xin của cô với Ðức Mẹ. Cô liền bỏ tất cả mọi sự để vào tu Dòng Thăm Viếng.

Trong đời tu trì, cô dành trọn vẹn thời gian cho Thiên Chúa qua những công việc thường nhật của nhà dòng. Cô được nhiều thị kiến thấy Chúa Giêsu tỏ lộ tình yêu của Ngài cho nhân loại qua hình ảnh Thánh Tâm. Ðiều này đã làm cho Bề Trên cũng như nhiều người khác phải quan tâm tìm hiểu, và giáo quyền cũng dành nhiều thời gian để xem xét tính xác thực của những thị kiến mà Margaret đã mô tả. Cuối cùng, mọi người thấy rằng Margaret chính là 'người môn đệ yêu dấu của Thánh Tâm Chúa Giêsu'.

Sau một thời gian điều tra kỹ lưỡng, Margaret được phong lên hàng Ðáng Kính của Giáo Hội vào tháng 3 năm 1824. Vào tháng 9 năm 1864, Margaret được phong Chân Phước, và năm 1920, Ðức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV đã tôn phong lên hàng hiển thánh. Lễ nhớ hàng năm của thánh nữ vào ngày 16 tháng 10. Hiện nay ở Paray-le-Monial (Pháp) vẫn còn mộ của thánh nữ ngay trong ngôi nhà nguyện mà thánh nữ đã nhiều lần được thị kiến Thánh Tâm Chúa Giêsu.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư Mục Vụ của hai Giám mục Fort Worth và Dallas về Sự Sống Con Người
+GM Kevin Vann & GM Kevin Ferrell
12:36 16/10/2008
Thư của Giám Mục Fort Worth và Dallas
gửi tới đoàn chiên dịp Tháng Tôn Trọng Sinh Mệnh


Ngày 8 Tháng 10 Năm 2008

Kính Chào Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô,

Tháng Mười là Tháng Tôn Trọng Sinh Mệnh trong Giáo Hội chúng ta. Nó là thời điểm mà những người Công Giáo như chúng ta được mời gọi để suy gẫm về món quà sinh mệnh đã được ủy thác cho chúng ta bởi Đấng Tạo Thiên và để chúng ta chú tâm hơn vào các công kích nhắm vào mạng sống con người hiện đang xảy ra trong xã hội của chúng ta ngày nay. Năm nay, Tháng Tôn Trọng Sinh Mệnh có một ý nghĩa rất là sâu sắc vì chúng ta đang đối diện với cuộc bầu cử trong nước nơi mà quyền bảo vệ sinh mệnh, nhất là các sinh mệnh chưa chào đời đang bị đe dọa cách trầm trọng. Vì thế cho nên, là Giám Mục, chúng tôi ước ao muốn mượn cơ hộ này để cung cấp và hướng dẫn cách rành mạch để những người Công Giáo trung thực có thể tự rèn cho mình một lương tâm đích thực về vấn đề bầu cử và để trình bày chính xác hơn các giáo huấn cách rõ ràng không 1 chút mơ hồ của Giáo Hội về vấn đề sinh mệnh vì có liên quan tới những vấn đề khác đáng lưu tâm.

Giáo Hội dạy rằng mọi người Công Giáo, giữa nơi quần chúng, phải tham gia như những "công dân thành tín" đặc biệt phải dùng tiếng nói của mình qua vé phiếu và chúng ta có trách nhiệm phải nghiên cứu cách kỹ lưỡng và nghiêm trọng những nghị quyết về luân lý đạo đức của những người mình sẽ bầu. Chúng ta phải xử dụng quyền lợi và bổn phận bỏ phiếu với một lương tâm trung thực và thông suốt để phù hợp với các giáo huấn của Giáo Hội. Tháng Mười Một năm ngoái các Giám Mục Hoa Kỳ đã phát hành một văn kiện Rèn Luyện Lương Tâm các Công Dân Thành Tín, trong đó chúng tôi cũng như các anh em Giám Mục đã tường trình rõ ràng đường hướng về luân lý để giúp các tín hữu đào tạo một lương tâm trung thực về rất nhiều vấn đề mà ngày nay đất nước chúng ta phải đối diện. Qua bản tuyên bố chung này tới các giáo dân của Địa Phận Dallas và Fort Worth, chúng tôi muốn tóm tắt tổng kết một số điểm chính để xóa tan những bối rối và hiểu lầm hiện tại giữa quí vị về những giáo huấn trong văn kiện trên, nhất là những vấn đề đã xảy ra bởi các vụ miêu tả sai lầm trước quần chúng liên quan đến những giáo huấn này.

1. Rèn Luyện Lương Tâm các Công Dân Thành Tín hướng dẫn cách rõ ràng rằng không phải tất cả mọi vấn đề đều có tầm đạo lý tương đương với nhau. Một số vấn đề liên quan đến "bản chất tội ác"; có nghĩa là xét theo đạo lý bất cứ dưới hoàn cảnh hay tình huống nào đi nữa thì cũng không thể nào bào chữa được. Ưu vượt nhất trong những bản chất tội ác này là hợp pháp hóa phá thai, khuyến khích kết hợp và "hôn nhân" cùng phái tính, đàn áp tự do tín ngưỡng, và những chính sách công để giết người giảm đau, kỳ thị chủng tộc, hoặc tai hại nhất là thí nghiệm các bào thai để chữa bệnh (ESCR).

Rèn Luyện Lương Tâm các Công Dân Thành Tín đã tuyên bố rõ ràng:

"Có những việc mà chúng ta không bao giờ được làm, dù tính cách cá nhân hay là một xã hội, bởi vì chúng không bao giờ tương xứng với tình yêu Thiên Chúa và người đồng loại được. Những hành động đó thiếu hoàn thiện sâu đậm đến đỗi chúng luôn đối chọi với bản chất chân thiện của người ta. Nó được gọi là những hành vi có "bản chất tội ác". Phải luôn luôn bác bỏ và phản đối chúng và không bao giờ được ủng hộ hoặc bỏ qua. Một thí dụ điển hình là cố tình lấy đi các sinh mạng vô tội như phá thai hoặc giết người giảm đau. Nơi quốc gia chúng ta, "phá thai và giết người giảm đau đã trở thành mối đe dọa ưu vượt đối với giá trị con người ta bởi vì chúng trực tiếp công kích các sinh mệnh, các nguyên tắc cơ bản tốt của con người và những điều kiện cho các điều khác". (Sống Phúc Âm Sự Sống số 5). Xem việc hủy diệt một sinh mạng vô tội như một quyền chọn cá nhân là một sai lầm dẫn tới hậu quả khá nguy kịch về đạo lý. Một pháp chế vi phạm đến cơ bản quyền sống của con người ta căn cứ trên quyền chọn lựa thì theo nguyên tắc không hoàn mỹ". (22)

2. Việc hủy diệt các sinh mệnh vô tội qua phá thai và thí nghiệm các bào thai không những hạ thấp giá trị căn bản của sinh mệnh mà còn phá hủy và bóp méo những ích lợi chung. ĐGH Gioan Phaolô II đã nói:

"Việc bất chấp quyền sinh mệnh, chính vì nó đưa tới sự tàn sát sinh mệnh những người mà xã hội sinh tồn để bảo vệ, là trực tiếp xung đột với những mầm năng có thể thực hiện được những lợi ích chung. Không thể nào phát triển lợi ích chung nếu không xác nhận và bảo vệ sự sống cái nhờ vào nó mà tất cả mọi quyền lợi tuyệt đối cá nhân đã phát xuất và được khai thác. (Phúc Âm Sự Sống 72;100)"

3. Vì vậy cho nên chúng tôi không thể nào nói rành mạch thêm hơn nữa về tầm mức nghiêm trọng của việc gạt bỏ bên lề vấn đề phá thai - cho dù nó không phải là "vấn đề duy nhất" - chính nó xác định vấn đề đạo lý không những của ngày nay nhưng mà của hơn 35 năm đã qua. Từ khi có án quyết Roe và Wade vào năm 1973 tới nay hơn 48 triệu sinh mệnh vô tội đã bị giết hại. Tại quốc gia chúng ta hằng năm có hơn một triệu sinh mệnh bị cướp mất đi vì phá thai đã được hợp pháp hóa. Còn biết bao nhiêu sinh mạng cũng đã bị mất đi do thí nghiệm bào thai. Trong những tháng ngày sắp tới đây quốc gia chúng ta sẽ lần nữa bầu cử các người lãnh tụ chính quyền. Chu kỳ bầu cử này tạo điều kiện và cơ hội để chúng ta tích cực ủng hộ văn hóa sự sống trong nước chúng ta. Là những người Công Giáo bổn phận đạo đức của chúng ta là phải cầu nguyện, thực hành và bỏ phiếu để hủy diệt tội ác gây ra do phá thai tại Hoa Kỳ và giới hạn nó bao nhiêu có thể được cho đến lúc nó hoàn toàn tan biến.

4. Là người Công Giáo chúng ta phải đương đầu với nhiều vấn đề rất đáng quan tâm và cần phải thương luận như cải tổ luật nhập cư, dinh dưỡng sức khỏe, sự sinh tồn của kinh tế, và chúng ta phải tích cực đóng góp để mang đến những giải pháp chính nghĩa. Có rất nhiều giải pháp có thể hóa giải được những nan vấn này và người Công Giáo có quyền thảo luận cách hợp lý để tìm cách nào tốt nhất để đưa đến và giải quyết các vấn đề. Ta gọi chúng là các "phán đoán khôn ngoan". Chúng ta phải hiểu rõ: những vấn đề dựa trên phán đoán khôn ngoan thì không có tầm mức đạo lý khả quan tương đương như l à các vấn đề liên quan đến bản chất tội ác. Vì thế bất kỳ một ứng cử viên nào dù họ có đúng cách nào đi nữa trên những vấn đề về phán đoán khôn ngoan thì ta cũng không được đánh giá người đó trọng hơn là việc họ ủng hộ và chiếu cố bản chất tội ác như phá thai hoặc bảo vệ "quyền phá thai".

Như Rèn Luyện Lương Tâm các Công Dân Thành Tín tuyên bố:

Trực tiếp và chủ tâm hủy diệt các sinh mạng vô tội từ giây phút thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên bao giờ cũng sai quấy và không phải nó chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề. Vì thế phải luôn phản đối.

5. Rèn Luyện Lương Tâm các Công Dân Thành Tín trong đoạn 34-37 đã giải đáp câu hỏi là trong những trường hợp nào thì người Công Giáo được phép bỏ phiếu cho một ứng cử viên ủng hộ bản chất tội ác - mặc dù chính người bỏ phiếu cũng không đồng ý với vị trí mà ứng cử viên kia đã chọn về điều ác nọ. Chỉ có những tình trạng sau đây thì người Công Giáo mới có thể bỏ phiếu cho người ứng cử viên ủng hộ bản chất tội ác với một lương tâm an bình là:

a. Nếu cả hai ứng cử viên tranh cử đều ủng hộ phá thai hoặc "quyền phá thai", người Công Giáo sẽ phải đắn đo thêm những vấn đề khả quan khác và qua lá phiếu của mình họ phải cố gắng bỏ phiếu để hạn chế tội ác xảy ra hoặc

b. Nếu có bản chất tội ác nào nặng hơn bản chất tội ác của phá thai. Tuy đây là 1 lý lẽ có cơ sở, tuyệt nhiên xét theo đạo lý không có một lý do nào đích thực nghiêm trọng và có thể cân xứng, dù là chung hay riêng, hoặc quan trọng hơn bao nhiêu triệu sinh mạng đã bị giết trực tiếp do bởi phá thai hằng năm.

Việc bầu ứng cử viên nào ủng hộ bản chất tội ác của phá thai hoặc "quyền phá thai" khi có những lựa chọn khác có thể chấp nhận được thì ta đã cộng tác với tội ác - và theo đạo lý như thế là không được phép.

6. Để kết thúc, như đã trình bày trong Rèn Luyện Lương Tâm các Công Dân Thành Tín những quyết định chúng ta lựa chọn về các vấn đề chính trị hoặc luân lý không những có ảnh hưởng tới sự bình an và phồn thịnh của xã hội này nói chung mà nó còn ảnh hưởng đến ơn cứu rỗi của mỗi cá nhân ta. Là người Công Giáo chúng ta phải đắn đo với các lựa chọn chính trị trước mắt với 1 tâm tình thích nghi, đạo đức đầy nghiêm nghị để nhờ đó chúng ta nhận thức rõ ràng hơn nghĩa vụ liên tục và không thể tránh né được của chúng ta đó là trở thành những tiếng nói cho các bào nhi không nói được, việc các em bị hủy diệt qua phá thai là những bản chất tội ác coi như ưu vượt nhất hiện nay. Khi đã hiểu biết thêm về giáo huấn của Giáo Hội về những điều quan trọng này, phận sự của mỗi người chúng ta bây giờ là phải học hỏi xem các ứng cử viên đang tranh cử họ hiện đang đứng phía nào về các vấn đề này nhất là các vấn đề có bản chất tội ác. Chúa chúc lành cho anh chị em.

Thành tín trong Chúa Kitô,

+ GM Kevin W. Vann, Giám Mục của Fort Worth
+ GM Kevin J. Ferrell, Giám Mục của Dallas
(Bản dịch tiếng Việt do Nhiệm Tạ)
 
Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị kỷ niệm 10 năm Thông Điệp Fides et Ratio
LM Trần Đức Anh, OP
13:49 16/10/2008
VATICAN - Sáng 16-10-2008, ĐTC đã tiếp kiến 300 tham dự viên Hội nghị quốc tế nhân dịp kỷ niệm 10 năm ban hành thông điệp Fides et Ratio, Đức tin và lý trí, của Đức Gioan Phaolô 2.

Hội nghị do Đại học Giáo Hoàng Laterano, cùng với Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học và Hội đồng thế giới các học viện triết học Công Giáo tổ chức.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nêu bật tính chất thời sự của thông điệp Đức tin và Lý trí. Thông điệp này rất cởi mở đối với lý trí, nhất là trong một thời đại người ta tìm cách làm suy yếu vai trò của lý trí. ĐTC Gioan Phaolô 2 đã liên kết Đức tin với lý trí, trong niệm tôn trọng lãnh vực tự lập của mỗi bên. Ngài bênh vực khả năng của lý trí trong việc đạt tới chân lý, và đồng thời trình bày đức tin như một hình thức đặc thù của kiến thức, nhờ đó con người cởi mở đối với chân lý mạc khải (F et R 13).

ĐTC cảnh giác về sự đề cao thái quá các nghiên cứu thuộc lãnh vực thực nghiệm, đến độ gạt ra ngoài lề lý trí trong việc tìm kiếm chân lý tối hậu của vạn vật, để nhường chỗ cho một thứ lý trí chỉ quan tâm khám phá chân lý phụ thuộc của các luật thiên nhiên.

ĐTC nói: ”Nghiên cứu khoa học chắc chắn là có giá trị tích cực. Khám phá và sự tăng trưởng của các khoa toán học, lý hóa và các khoa học ứng dụng là thành quả của lý trí và diễn tả trí thông minh qua đó con người đi sâu được vào trong chiều sâu của thiên nhiên. Đàng khác, đức tin không sợ tiến bộ của khoa học và những phát triển từ đó, đưa tới những chinh phục, khi những điều này qui hướng vào con người, vào an sinh và sự tiến bộ của toàn thể nhân loại”.

ĐTC cảnh giác chống lại những nghiên cứu của các nhà khoa hoặc trong thái độ kiêu hãnh muốn thay thế Đấng Tạo hóa, họ chỉ lo kiếm lợi dễ dàng. Đó là một hình thức quái thai của lý trí, nó có thể mang những đặc tính nguy hiểm cho chính nhân loại”. (SD 16-10-2008)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 33 Giám Mục Ecuador
LM Trần Đức Anh, OP
13:51 16/10/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM Ecuador trong đại chiến dịch truyền giáo tại nước này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 16-10-2008, dành cho 33 GM nước Ecuador, nhân dịp các vị kết thúc tuần lễ hành hương Roma, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. ĐTC nói: ”Tôi hài lòng nhận thấy rằng một trong các sáng kiến mục vụ mà anh em coi là cấp thiết nhất đối với Giáo Hội tại Ecuador chính là việc thực hiện chương trình đại truyền giáo do Hàng GM Mỹ châu la tinh đề ra tại đại hội ở Aparecida, Brazil hồi năm ngoái (n.362). Lời Chúa mời gọi các môn đệ và sai họ ra đi rao giảng sứ điệp cứu độ, biến mọi dân nước thành môn đệ của Chúa, phải là một động lực thúc đẩy toàn thể cộng đoàn Giáo Hội liên tục suy tư và dấn thân hoạt động mục vụ”.

Trong bối cảnh đó, ĐTC khuyến khích các GM Ecuador quảng đại nỗ lực phổ biến Lời Chúa, cổ võ việc đọc và suy niệm Kinh Thánh, riêng tư cũng như trong cộng đoàn, giúp tăng cường đời sống Kitô và canh tân nhiệt huyết tông đồ của mọi tín hữu”.

Với ý hướng đó, ĐTC nhắn nhủ HĐGM Ecuador tăng cường việc huấn luyện các LM, tu sĩ nam nữ, cổ võ các phong trào giáo dân, đặc biệt là phát triển việc mục vụ giới trẻ, đồng thời thăng tiến một hàng ngũ giáo dân trưởng thành, dấn thân, được huấn luyện kỹ lưỡng để tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi các GM Ecuador đẩy mạnh việc mục vụ và giúp kiến tạo sự ổn định gia đình, dựa trên mối liên hệ yêu thương giữa 1 người nam và 1 người nữ, bảo vệ sự sống con người từ giây phút đầu tiên đến lúc kết thúc tự nhiên, thăng tiến trách nhiệm giáo dục luân lý của các bậc cha mẹ dành cho con cái”. (SD 16-10-2008)
 
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường (10)
Vũ Văn An
02:03 16/10/2008
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)

Văn hóa khôn ngoan

Sáng ngày 15 tháng 10 được coi là buổi cuối cùng để các nghị phụ ‘can thiệp’ (tham luận trong năm phút). Nhân dịp này, Đức Hồng Y Joseph Zen của Hồng Kông đã dùng tiếng Ý nói về việc hạt giống Lời Chúa đã được gieo vãi ra sao nơi một dân tộc vốn được thừa hưởng một nền “văn hóa khôn ngoan”.

Ngài đề cập đến sự hòa hợp hết sức tốt đẹp giữa sáu tôn giáo tại quê hương ngài. Sáu tôn giáo ấy cùng làm việc với nhau, không hẳn để chính thức tạo ra một cuộc đối thoại liên tôn, nhưng đúng hơn để kết hợp với nhau nhằm duy trì gia tài khôn ngoan hết sức qúy báu của Trung Hoa.

Theo Đức Hồng Y Zen, “Giáo Hội luôn tìm được đồng minh trong nền văn hóa khôn ngoan của Khổng Phu Tử”. Ngài nói với cử tọa quốc tế của mình: “Nếu ta được đức ái thúc đẩy và có khả năng thấm nhiễm nơi thế hệ trẻ các nhân đức tín nghĩa, trung thực, trọng liêm sỉ (fidelity, honesty, shame) của Trung Hoa, ta sẽ giúp họ thực hiện được một bước nhẩy vọt trong đàng thánh thiện”.

Ngài nói thêm: khi các nhân đức trên không có trong cuộc sống người Trung Hoa, thì các giá trị thánh thiêng về sự sống, hôn nhân và gia đình sẽ xuống dốc một cách hãi hùng. Ngài cũng đề cập tới việc gia tăng thối nát một cách trơ trẽn hiện nay, việc dập tắt tiếng nói lương tâm và việc sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là có lợi. Nhân dịp này, ngài nhắc tới vụ xì-căng-đan của nạn ô nhiễm sữa gần đây tại Trung Hoa khiến cho 4 trẻ thơ chết và hàng chục ngàn người khác mắc bệnh nặng.

Sách Thánh như mái nhà

Cũng buổi sáng 15/10, Đức Hồng Y Giovanna Battista Re, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã trình bầy một số suy tư hữu ích cho các giám mục thế giới. Dựa vào hiến chế tín lý

”Lumen Gentium” của Công đồng Vatican II, Ngài nói về vai trò chính của giám mục là “người loan báo Lời Chúa, một tiến sĩ thực thụ, được trao ban thẩm quyền của Chúa Kitô, một người lưu ý và chuyển giao Lời Chúa cho người khác; một bậc thầy trung thành gìn giữ Lời Chúa, một chứng nhân sẵn sàng công bố Lời ấy dù cho phải hy sinh chính mạng sống mình”.

ĐHY Re, nhân dịp này, đã nhắc đến một hình ảnh hết sức có ý nghĩa. Đó là nghi lễ tấn phong giám mục, trong đó một cuốn Phúc Âm mở sẵn được dơ cao trên đầu vị giám mục vừa được tấn phong đang qùy trước bàn thờ. Hình ảnh vị giám mục qùy với Sách Thánh trên đầu ấy nhắc ngài nhớ rằng toàn bộ thừa tác vụ giám mục của ngài được đặt dưới Lời Chúa, chỉ với mục tiêu duy nhất là để ngài loan báo Lời ấy, công bố và trung thành sống Lời ấy.

Ngài cũng cho rằng hình ảnh cuốn Phúc Âm mở sẵn gợi ta nghĩ tới hình ảnh chiếc mái nhà: “Đối với giám mục chúng ta, Lời Chúa là căn nhà mà ta rời bỏ mỗi sáng để đi gặp gỡ đoàn chiên vốn được trao phó cho ta và cũng căn nhà ấy ta sẽ trở về mỗi chiều tối. Lời Chúa là mái nhà chắc chắn trong đó, ta tìm được nơi trú ẩn trong cơn bão táp của cuộc đời và nó cũng là nơi thân mật trong đó các liên hệ, ký ức và xúc cảm của ta cũng như các lắng lo ưu tư mục vụ của ta gặp gỡ nhau, giúp ta tìm được sự bồi bổ tươi mát của Chúa Kitô cho linh hồn ta và nghị lực để ta đương đầu với các vấn đề và thách thức liên quan tới thừa tác vụ của mình”.

Thợ dệt cả

Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, hết sức xứng đáng với vai trò Tổng Phúc Trình Viên của THĐ các giám mục thế giới lần này. Ngày khai mạc THĐ, ngài đã xuất sắc trình bầy các chủ đề cũng như đường hướng chính của THĐ. Và hôm nay, 15 tháng 10, trước mặt toàn thể THĐ dưới sự chủ toạ của Đức Thánh Cha, ngài lại làm mọi người như mất hồn một lần nữa trong suốt 70 phút qua phần gọi là “Relatio post disceptationem" (phúc trình sau thảo luận).

Phần lớn người ta cần tới cả tháng mới “chế biến” hết những điều nghe được trong suốt 10 ngày qua tại THĐ. Nhiều vị giám mục hiện diện còn cho hay các ngài không làm sao có thể tưởng tượng được việc gom lại với nhau cả hàng ngàn các tư tưởng, gợi ý, cũng như ý niệm được trình bầy tại cuộc họp quốc tế này. Tuy nhiên, vị hồng y của Québec và nhóm của ngài đã cật lực làm việc không nghỉ suốt hai ngày qua để tổng kết các dữ kiện của hơn 200 ‘can thiệp’ tại THĐ.

Kết quả là một bài trình bầy hết sức quán triệt, có suy nghĩ và hoàn bị trước khi bắt đầu giai đoạn kế tiếp của THĐ, đồng thời đưa ra một số đề nghị sẽ được đệ trình cho Đức GH vào tuần tới. Những đề nghị này sau đó sẽ được dùng làm nền tảng cho tông huấn hậu THĐ.

Bản phúc trình 38 trang này, với bản tóm lược tuyệt diệu gồm các câu hỏi để suy nghĩ, sẽ được trình bầy với báo chí trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 10 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong cuộc họp báo này, một nhóm các vị hồng y và giám mục chủ chốt trong THĐ sẽ trả lời các câu hỏi của báo chí thế giới.

Nhóm này bao gồm Đức HY William Levada, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ĐHY George Pell, Tổng giám mục Sydney, ĐHY Odilo Pedro Scherer, Tổng giám mục São Paulo, Brazil, ĐHY Peter Turkson, Tổng giám mục Cape Coast, Ghana; ĐTGM Diarmuid Martin của Dublin, Ireland, và ĐGM Luis Antonio Tagle của Imus, Phi Luật Tân.

Mười chín câu hỏi

230 ‘can thiệp’ trong các phiên khoáng đại của THĐ đã được ĐHY Ouellet của Québec xuất sắc tóm lược thành 19 câu hỏi, liệt kê ở phần cuối phúc trình dài 70 phút của ngài. Các câu hỏi này đi từ các vấn đề nền tảng như “phải làm gì giúp tín hữu hiểu rõ hơn rằng Lời Chúa chính là Chúa Kitô” tới các gợi ý cụ thể như “Phải giáo dục ra sao cách thực hành phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)”.

Bài diễn văn của ĐHY Ouellet, trước sự hiện diện của Đức Bênêđíctô XVI, sẽ được dùng làm căn bản cho các nhóm làm việc vào những ngày tới. Các nhóm này có nhiệm vụ soạn ra các đề nghị để tổng hợp tư tưởng của THĐ. Bản tổng hợp này sau đó sẽ được đệ lên Đức Giáo Hoàng.

Mười chín câu hỏi ấy như sau:

1. Phải làm gì giúp tín hữu hiểu rõ hơn rằng Lời Chúa chính là Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể của Thiên Chúa? Làm thế nào để có thể đi sâu hơn vào chiều kích đối thoại của Mạc Khải trong thần học và trong thực hành của Giáo Hội?

2. Ta rút được hệ luận nào từ sự kiện: cử hành phụng vụ chính là chỗ thông thường và là đỉnh cao của Lời Chúa?

3. Ta có thể giáo dục tín hữu ra sao trong việc nghe Lời Chúa cách sống động, trong Giáo Hội, đối với mọi người và đối với mọi bình diện văn hóa?

4. Phải giáo dục tín hữu ra sao phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)?

5. Có cần chăng một cuốn toát lược giúp các vị giảng lễ phục vụ Lời Chúa tốt hơn?

6. Có thể duyệt lại Sách Các Bài Đọc và thay đổi các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước không?

7. Đặc điểm thừa tác vụ của Lời Chúa có vị thế nào và nên gán cho nó tầm quan trọng ra sao?

8. Phải giúp tín hữu ra sao để họ hiểu mối liên hệ nội tại giữa Lời Chúa và Phép Thánh Thể?

9. Phải chấp nhận phương thế nào để dịch và phổ biến Thánh Kinh nơi thật nhiều các nền văn hóa thế giới, nhất là nơi người nghèo.

10. Làm cách nào có thể hàn gắn mối liên hệ giữa các nhà chú giải, các nhà thần học và các mục tử, và làm thế nào để thúc đẩy sự hợp tác giữa họ với nhau?

11. Làm thế nào để có thể đi sâu hơn vào nghĩa của Thánh Kinh và việc giải thích nó, mà vẫn kính trọng được cũng như duy trì được sự quân bình giữa Lời Chúa, Chúa Thánh Thần, truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội?

12. Suy tư nào đứng đàng sau ý niệm một hội nghị thế giới về Lời Chúa được huấn quyền của Giáo Hội cổ vũ?

13. Làm thế nào để việc mưu cầu hợp nhất Kitô giáo và đối thoại với người Do Thái được phát triển hơn nữa chung quanh Lời Chúa?

14. Lên linh hồn thánh kinh cho mọi thừa tác vụ nghĩa là gì?

15. Những vấn đề nào đáng được huấn quyền của Giáo Hội khảo sát chi tiết hơn nữa (tính vô ngộ, thần khí học, mối tương quan linh hứng – Thánh Kinh – thánh truyền - huấn quyền)?

16. Làm thế nào để hoà giải cuộc đối thoại liên tôn và việc khẳng định có tính tín điều về Chúa Kitô, đấng trung gian duy nhất?

17. Dùng các phương thế khác ngoài các bản văn thánh ra sao để cổ vũ hơn nữa Lời của Chúa (nghệ thuật, thi ca, Liên mạng v.v…)?

18. Cần việc đào tạo về triết học nào để hiểu và giải thích tốt hơn Lời Chúa và Sách Thánh nói chung?

19. Tiêu chuẩn giải thích Lời Chúa nào có thể đảm bảo được việc bản vị hóa (inculturation) chân chính sứ điệp Phúc Âm?

THĐ nghe giải thích phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)

Các quan sát viên nhận thấy phương thức Đọc Lời Chúa đã được các nghị phụ nhắc đến rất nhiều lần trong THĐ.

Hôm thứ Ba vừa qua, Đức cha Silva Retamales, Giám mục phụ tá của Valparaiso, Chile, trong 20 phút, đã trình bày cụ thể phương thức cầu nguyện này. Ngài cho hay trong năm năm mới đây, các nhóm cầu nguyện và suy gẫm Sách Thánh đã canh tân rất đáng kể cảm thức hiệp thông trong các cộng đoàn Kitô giáo.

Đức cha Silva, được Đức Bênêđíctô XVI cử làm phó chủ tịch ủy ban soạn thảo sứ điệp của THĐ, đã trích dẫn Thánh Grêgôriô Cả để giải thích rằng mục tiêu của phương thức Đọc Lời Chúa là “để biết lòng Chúa qua lời Chúa”.

Ngài minh hoạ các bước mà các nhóm tại Valparaiso đã theo để thực hành phương thức này.

1. Nhóm bắt đầu cuộc họp bằng việc chuẩn bị môi trường. Một cách cụ thể, một cuốn Sách Thánh mở sẵn được đặt trên bục cao, các tham dự viên cũng chuẩn bị con người của mình không những chỉ để đứng ngồi cho ‘phải phép’ mà còn để có “một tâm hồn trong sáng”. Mỗi tham dự viên đều có cuốn Thánh Kinh riêng.

2. Sau đó, khẩn cầu Chúa Thánh Thần để cũng như trong kinh nghiệm của Cộng Đoàn Kitô hữu tiên khởi “Lời đã thành sách” thế nào thì nay xin cho “sách trở thành Lời” như thế.

3. Rồi, một đoạn Thánh Kinh được chọn và được chuẩn bị với các câu hỏi để suy niệm nhằm đi sâu hơn vào việc hiểu bản văn.

4. Bước thứ tư là đọc, hay đúng hơn, là công bố bản văn Thánh Kinh. Sau phần công bố, là một ít phút im lặng để mỗi tham dự viên có dịp đích thân suy niệm. Sau đó, các tham dự viên được khuyến khích chú thích đoạn văn như dùng dấu hỏi đánh dấu những chỗ khó hiểu hay gạch dưới những câu họ cho là quan trọng đặc biệt. Như thế, trong tư cách cả nhóm, họ cùng nhau khám phá ra những điểm then chốt của đoạn văn. Hoặc người hướng dẫn nhóm giúp họ hiểu các điểm đó. Sau đó, các tham dự viên đọc lại đoạn văn một lần nữa, lần này dùng dấu tán thán đánh dấu những câu nào mời gọi họ hành động hay thay đổi tác phong. Và dùng dấu hoa thị (asterisk) đánh dấu những câu nào giúp họ cầu nguyện.

5. Rồi các tham dự viên bước vào suy niệm theo những điểm có dấu tán thán. Để cho dễ, họ nên đặt ra những câu hỏi có thể áp dụng vào chính cuộc sống của họ.

6. Bước kế tiếp, nhóm sẽ bắt đầu cầu nguyện, dùng các điểm đánh dấu hoa thị để cầu nguyện bằng chính Lời Chúa và bằng chính những gì từng được sống qua trong cuộc gặp gỡ với Ngôi Lời, là chính Chúa Kitô.

7. Sau cùng, thì giờ còn lại dành cho chiêm niệm, hoặc trong im lặng hoặc có âm nhạc phụ giúp. Đức cha cho hay: điều quan trọng là “Chúa Giêsu chiếm hữu tôi, nhìn tôi và tôi nhìn Người, hai đối tượng nhìn nhau”

Rồi đến giai đoạn chót, giai đoạn “hành động”, viết xuống mấy lời cho thấy con đường phải theo và chia sẻ. Đức cha Silva cho hay các sinh haọt cộng đoàn như thế được thực hành trong ba năm, không phải như một khóa học Thánh Kinh cho bằng một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Sách Thánh.

Ngài quả quyết: tại Chile, những cuộc gặp gỡ như thế từng đem lại “những thời khắc hiệp thông lớn lao”

Đức cha Joseph Rayappu, Giám mục Mannar, Sri Lanka, trong bài tham luận của mình vào ngày 15 tháng 10, cũng đề cập tới phương thức Đọc Lời Chúa này. Ngài mô tả các hoa trái của việc thực hành trên trong giáo phận của ngài, nơi trước đây 14 năm, hội đồng giám mục đã nhấn mạnh tới phương thức Đọc Lời Chúa rồi.

Ngài đi tới kết luận: “Giáo Hội trong thế giới ngày nay đang giáp mặt với nhiều đe dọa nghiêm trọng bởi đủ thứ chủ nghĩa và để đương đầu với thách đố này, phương thức Đọc Lời Chúa là cách thế được chứng nghiệm là hữu hiệu. Xin trích lời Cha Chung: ‘nếu phương thức Đọc Lời Chúa được cổ vũ một cách có hiệu quả, Cha hoàn toàn xác tín nó sẽ mang lại cho Giáo Hội một mùa xuân thiêng liêng mới’”.
 
Thủ tục phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolô II được diễn tiến theo đường lối thông thường
Bùi Hữu Thư
09:29 16/10/2008

Thủ tục phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolô II được diễn tiến theo đường lối thông thường



Thỉnh Cáo Viên nói đang tuân giữ các khuyến cáo ĐGH Benedict XVI

RÔMA, ngày 15 tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Theo lời của Thỉnh Cáo Viên, Thủ tục phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolô II đang diễn tiến rất kỹ lưỡng và tỉ mỉ, theo thể thức truyền thống ấn định bởi Giáo Luật.

Ngày thứ hai vừa qua Đức Ông Slawomir Oder nói về thể thức này khi ra mắt cuốn sách "Giovanni Paolo II, parroco di Roma" (Gioan Phaolô II, Chánh Xứ Rôma), do nhà xuất bản Lateran University Press ấn hành.

Đức Ông người Ba Lan nói "Như chúng ta đã biết, ngày 2 tháng 4, năm 2007, thủ tục của Thánh Bộ Phong Thánh đã bắt đầu. Vào lúc này, chúng ta đang ở vào giai đoạn chuẩn bị cho 'positio super virtutibus.'"

Tháng Ba vừa qua, Đức Ông Oder đã trình một bản “positio” bán chính thức dài gần 2000 trang.

Hôm thứ hai ngài nói, "Trong công tác của tôi, tôi luôn luôn ghi nhớ những lời tôi được nghe Đức Thánh Cha Benedict XVI khi ngài đã nhiều lần bầy tỏ sự quan tâm của ngài đến việc này: ‘Hãy làm cho nhanh, nhưng thật tốt, một cách không ai có thể chê trách được.'"

Thỉnh Cáo Viên nói "Lời Đức Thánh Cha được tuân giữ vào thời điểm này của phương thức và có ảnh hưởng đến tất cả mọi người liên hệ."

Đức Ông tiếp, "Sự kiện này, một mặt giúp cho tôi an tâm vì tôi ý thức rằng công tác được thi hành cho đến nay đã được thưc hiện theo như ý muốn của Đức Thánh Cha; mặt khác, cũng cho tôi một sự vững tin và kiên nhẫn đợi chờ, để cho giai đoạn này cũng được diễn tiến với cùng một sự cẩn trọng và nghiêm chỉnh phù hợp với thể thức phong thánh."

Đức Thánh Cha chưa hề xác định một ngày nào sẽ có thể có nghi thức phong thánh.

Nhưng Đức Thánh Cha Benedict XVI đã hủy bỏ thời gian chờ đợi năm năm, thông thường phải có sau cái chết của một vị có thể được phong thánh, trước khi có thể mở hồ sơ phong thánh cho vị này.
 
Kinh Thánh đã được dịch sang 2.454 ngôn ngữ
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:21 16/10/2008
Vatican (AsiaNews) – Kinh Thánh là quyển sách được đọc nhiều nhất trên thế giới. Nó đã được dịch sang 2.454 ngôn ngữ khác nhau (chỉ có 438 ngôn ngữ được dịch hoàn tất), nhưng “vẫn còn nhiều việc phải làm”. Thực tế, vẫn còn 4.500 ngôn ngữ đang chờ tiếp cận với Kinh Thánh, và các Hiệp hội Kinh Thánh cũng chỉ xuất bản có 26 triệu quyển Kinh Thánh trong năm 2006, chỉ chiếm 1 đến 2 phần trăm so với con số hai tỷ Kitô hữu. Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo, đã cho biết như trên trong cuộc họp báo hôm 14/10 tại Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh, nơi ngài đưa ra minh họa từ kết quả của một cuộc khảo sát về đọc và hiểu Kinh Thánh.

Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo và Liên Hiệp Thánh Kinh Hội đã ký thỏa thuận liên quan đến việc hợp tác dịch thuật và xuất bản Kinh Thánh nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về lượng phát hành. Kết quả cuộc điều tra mà Đức Tổng Giám Mục Paglia trình bày, nhất là về khía cạnh đại kết, cho thấy rằng Kinh Thánh vẫn là “nơi” hiệu quả nhất để các Kitô hữu có thể gặp gỡ. Các nghị phụ Thượng Hội đồng Giám Mục cũng đã biết điều này và Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) của Thượng Hội đồng hiện đang diễn ra cũng trong tiến trình xác nhận điều đó

Đức Tổng Giám Mục Paglia cho hay: “Nói chung, thật là tốt đẹp khi biết rằng Kinh Thánh là điểm gặp gỡ cho cầu nguyện và đối thoại giữa các Giáo Hội và các cộng đoàn giáo hội”. Chúng ta cần phải thấy rằng “trong đối thoại đại kết thì lĩnh vực Kinh Thánh là nơi có sự tiến bộ to lớn nhất. Đây cũng là lĩnh vực vẫn mang lại sự hợp tác đáng kể nhất. Có những vấn đề, gồm cả một số vấn đề tế nhị, nhưng cuộc gặp gỡ qua Kinh Thánh ngày nay có thể mang lại sự gặp gỡ thiết thực hơn giữa các Kitô hữu”.

Cùng nhau lắng nghe Kinh Thánh cũng có thể “dẫn đến việc loan báo cho nhau. Phong trào đại kết có cùng một nguồn gốc là bằng chứng về điều đó”. “Lời Chúa cảnh báo tất cả các Kitô hữu chống lại bất kỳ hình thức khép kín nào và khuyến khích họ đi theo đường hướng của sự đoàn kết”

Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục kết luận: “Bằng cách cùng nhau lắng nghe, các Kitô hữu không chỉ tìm thấy chính mình trên con đường hướng đến đoàn kết, mà còn nhận ra được sức mạnh từ nó”
 
Lời phê phán những người Công giáo phò sinh đang ủng hộ Obama
Phụng Nghi
14:33 16/10/2008
Washington DC (NAC) – George Weigel, nhà bình luận chính trị Công giáo, đã chỉ trích những người Công giáo phò sinh (pro-life) ủng hộ Thượng nghị sĩ Barack Obama, ứng cử viên đảng Dân chủ tranh chức vụ Tổng thống Hoa kỳ chủ trương ủng hộ quyền phá thai. Bài của George Weigel đăng trên tạp chí Newsweek, phê phán những người phò sinh đang ủng hộ Obama, chẳng hạn như giáo sư Doug Kmiec dạy môn luật trường đại học Pepperdine, cho rằng vị trí nổi trội của những nhân vật đó có thể báo hiệu “một sự khó khăn nơi chiến tuyến” ngay trong nội bộ Giáo hội Công giáo, bất kể ai sẽ chiếm được chiếc ghế tổng thống vào tháng 11 sắp tới.

Theo George Weigel, giáo sư Kmiec lý luận rằng ứng cử viên Obama dường như có mầu sắc Công giáo hơn trong những vấn đề như lương bổng gia đình, chi phí săn sóc sức khỏe, cuộc chiến ở Iraq, và “đi gần một cách thuận lý hơn đến chỗ” thể hiện “một đường lối thay thế khác để phò sinh.”
Bình luận gia George Weigel


Weigel cũng tóm lược các lý luận của giáo sư luật Nicholas Cafardi trường đại học Duquesne. Ông này cho rằng người Công giáo đã “thua trong trận chiến chống phá thai… và tin rằng sẽ thua vĩnh viễn.” Cafardi biện bác rằng chính quyền của Bush đã phạm những hành động “có bản chất xấu xa” trong các chính sách khi lạm dụng thẩm vấn những kẻ tình nghi khủng bố, cách đối xử với những tù nhân tại vịnh Guantanamo, và các thất bại sau trận Bão Katrina.

Cafardi cũng biện bác rằng những chính sách phúc lợi dưới một chính quyền do Obama lãnh đạo sẽ có thể giảm thiểu đi các vụ phá thai và cung cấp “một mạng lưới an toàn xã hội thích đáng cho những phụ nữ nghèo nếu không thì họ sẽ phá thai.”

Weigel gọi lý luận của những người Công giáo ủng hộ Obama như thế là “phản trực giác”, bởi vì Obama “đã có thành tích nhiệt tình ủng hộ phá thai theo yêu cầu”. Theo quan điểm của Weigel thì Obama nghĩ rằng Tối cao Pháp viện Hoa kỳ đã định nghĩa phá thai là “một quyền tự do căn bản thiết yếu cho sự bình đẳng của nữ giới” do đó cần được chính phủ bảo đảm cho phá thai và trợ giúp tài chánh.

Trưng dẫn web site của ban tranh cử cho Obama, Weigel nói rằng sự ủng hộ Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act, FOCA) của ứng cử viên này sẽ hủy bỏ “mọi luật lệ của tiểu bang và liên bang về phá thai” và cả luật lệ của tiểu bang nhằm bảo vệ lương tâm của các bác sĩ phò sinh là những người từ chối không giúp vào các vụ phá thai. FOCA cũng có thể buộc các dự luật nhằm giúp đỡ phụ nữ mang thai còn phải bao gồm cả việc trợ giúp phá thai nữa.

Weigel còn kết án Obama đã ủng hộ việc dùng quỹ liên bang cho các vụ phá thai khi ông này chống đối Tu chính án Hyde, một tu chính án hạn chế dùng tiền của người đóng thuế vào việc phá thai. Obama cũng cam kết bãi bỏ “Chính sách Thành phố Mexico” (Mexico City Policy) cấm dùng quỹ ngoại viện cho các tổ chức đề cao phá thai. Thêm vào đó, Obama còn chống đối việc tiếp tục dùng quỹ liên bang tài trợ cho các trung tâm giúp đỡ khủng hoảng về thai nghén.

Obama liên tiếp chống đối Dự luật Bảo vệ Trẻ em Sơ sinh của bang Illinois, luật này bảo vệ cho các trẻ em ra đời nhờ thoát khỏi các vụ phá thai. Đây cũng là một vấn đề những người phò sinh đang ủng hộ Obama phải xét tới.

Tiếp tục lý luận của mính, ông Weigel đề cập đến chính sách “mạng lưới an toàn về an ninh xã hội” mà một số người phò sinh ủng hộ, coi như là phương tiện làm giảm đi các vụ phá thai. Ông nói rằng Thụy điển, một nước có “mạng lưới an toàn xã hội dầy đặc hơn Hoa kỳ nhiều” cũng đã có tỷ lệ phá thai ngang bằng với Mỹ, đó là 25% các vụ thụ thai. Weigel cũng trưng dẫn các bản thống kê của Viện Guttmacher cho biết “chỉ có” 23% các vụ phá thai được thực hiện chính yếu vì “nhu cầu tài chánh.”

Theo Weigel, chấp nhận cuộc tranh luận về vấn đề phá thai coi như đã xong, là phản lại bằng chứng cho biết quyết định của Tối cao Pháp viện liên qua đến Roe v. Wade vẫn còn là “vấn đề gây tranh cãi sâu xa” và tòa án đã cho phép một số luật lệ qui định việc điều hành các bệnh viện phá thai hoặc cấm một số hình thức phá thai.

“Không có vị thẩm phán nào do chính quyền Clinton bổ nhiệm đã góp phần vào xu hướng đó; dường như cũng rất không thể xẩy ra việc những người do Obama đề cử sẽ nối tiếp chiều hướng đó. Về khía cạnh này, một lá phiếu bầu cho Obama của một người phò sinh Công giáo không phải là công nhận rằng lý luận về luật pháp đã xong xuôi, nhưng trong thực tế, là một lá phiếu bãi bỏ sự bảo vệ hợp pháp cho những đứa trẻ chưa ra đời đã được cần cù tạo ra suốt 35 năm kể từ khi Roe hủy bỏ đi luật lệ về phá thai trong tất cả 50 tiểu bang.”

Weigel cũng trưng dẫn lý chứng của Hồng y Francis George cho rằng phá thai vi phạm nguyên tắc căn bản về công lý:

“Trong một xã hội công bằng, cuộc sống của con người vô tội, đặc biệt khi không thể tự bảo vệ cho chính mình, phải xứng đáng được luật pháp che chở. Không ai chối bỏ điều đó mà có thể cho rằng mình đạt được lợi ích chung.”

Do đó Weigel cho rằng người Công giáo phò sinh ủng hộ Obama đang cố gắng ủng hộ một ứng cử viên trái với nguyên tắc đầu tiên về công lý.

Theo Weigel, các giám mục Công giáo chắc sẽ không thụ động trước vụ những người Công giáo phò sinh theo đảng Dân chủ đang chối bỏ hay trình bày sai lạc giáo huấn của giáo hội về tính cách vô luân lý của hành động phá thai.

Ông cũng cảnh báo rằng, nếu như chính quyền của Obama điều khiển chính sách phá thai của Hoa kỳ, phẩm chất trung thực của các bệnh viện Công giáo sẽ bị đặt dưới những áp lực nặng nề thêm nữa.

Ông kết luận bài báo trên tạp chí Newsweek bằng lời suy đoán:

“Giả như chính quyền Obama lại đưa ra việc dùng quỹ liên bang tài trợ trên quy mô lớn cho việc phá thai, các vị giám mục sẽ phải đướng đầu với một câu hỏi về luân lý nghiêm trọng mà các vị đó đã cố tránh né hàng mấy chục năm qua, nhờ vào tu chính án Hyde. Câu hỏi đó là: liệu việc dùng tiền thuế liên bang để trợ giúp cho các vụ phá thai có tạo ra một hình thức đồng lõa về luân lý vào một “hành động có bản chất xấu xa”? Và nếu như thế, người công dân Công giáo có lương tri sẽ phải làm gì?”
 
Cuối cùng Đức Giáo Hoàng Piô XII được tuyên dương như một vị anh hùng
Bùi Hữu Thư
18:26 16/10/2008

Cuối cùng Đức Giáo Hoàng Piô XII được tuyên dương như một vị anh hùng



Rôma ngày 16 tháng 10, 2008
– (Zenit.org) Ngày 9 tháng 10 vừa qua, Giáo Hội trình bầy một mẫu gương về nhân đức biết ơn khi tưởng niệm đệ ngũ thập chu niên cái chết của Đức Giáo Hoàng Piô XII, một trong những anh hùng không tên tuổi của thế kỷ 20.

Đức Giáo Hoàng Piô XII, trị vì từ 1939 đến 1958, trải qua những năm của Đệ Nhị Thế Chiến, được ca ngợi về những nỗ lực trong thời chiến, sau khi Đức Quuốc Xã xụp đổ. Nhưng những kẻ duyệt lại vào cuối thế kỷ 20 đã đua nhau bôi nhọ tên tuổi của ngài, họ đạt đến cao điểm là có một người tên John Cornwall đã nhục mạ và mệnh danh cho ngài là “Giáo Hoàng của Hitler.”

Bị làm lu mờ vì rất nhiều những cáo gian: từ việc ngài im lặng trước thảm họa của dân Do Thái, đến việc tham dự vào việc bắt bớ họ, tất cả những sắc thái mới mẻ và sáng tạo của triều đại của ngài đã hoàn toàn bị bỏ qua.

Một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Rôma tháng 9 vừa qua dưới sự bảo trợ của Hiệp Hội Pave the Way nhằm chiếu ánh sáng trên các hoạt động giúp người Do Thái Trong Thế Chiến Thứ Hai của Đức Giáo Hoàng Piô XII.

Tổ chức được một người Mỹ gốc Do Thái tên Gary Krupp sáng lập. Ông tin rằng muốn tạo dựng một đối thoại có kết qủa giữa các tôn giáo, những điều kết án Đức Giáo Hoàng Piô XII, một nguyên nhân cho “sự xung khắc giữa mọi người,” phải được xóa bỏ qua việc khám phá ra sự thật.

Theo kết qủa của hội nghị thì những người “đã phải sống dưới sự bạo tàn của Nazi và đã được cứu sống nhờ hành động của Giáo Hội” lại là những người hâm mộ Đức Giáo Hoàng Piô XII nhiều nhất. Ban nhạc đại hòa tấu Do Thái được mời trình tấu cho Đức Giáo Hoàng Piô XII năm 1955, và khi ngài qua đời, Bộ Trưởng Ngoại Giáo Do Thái Golda Meir đã than khóc "một người đầy tớ cao trọng của nền hòa bình.”

Ông Krupp ghi nhận rằng chính những “người Do Thái của thế hệ thứ hai, sanh trưởng vào lúc thế giới an toàn vì chế độ độc tài Đức Quốc Xã đã bị thất bại,” lại là những người đã nêu ra cái huyền thoại Đức Giáo Hoàng Piô XII là một người cộng tác viên của quân Nazi.

Trong ba ngày hội nghị, những nghiên cưú tỉ mỉ của Sơ Margherita Marchione, Rabbi David Dalin, Andrea Tornielli, Ronald Rychlak và rất nhiều người khác đã được trình bầy, chống lại những sự cáo gian đối với Đức Giáo Hoàng Piô XII và minh chứng vai trò quan trọng ngài đã đóng trong việc cứu sống rất nhiều người Do Thái.

Paolo Mieli, chủ nhiệm tờ báo lớn của Ý "Corriere della Sera," cũng là một người Do Thái, đã nêu thêm một điểm thích thú trong một bài phỏng vấn được đăng trong báo L'Osservatore Romano khi ông nói rằng sự thù ghét Đức Giáo Hoàng Piô XII không khởi sự từ những người Do Thái.

Chính Rolf Hochhuth, một kịch giả Đông Âu với sự hỗ trợ của KGB, đã khởi sự những đợt sóng nhỏ dần dần bành trướng thành một cơn động đất, với vở kịch “Viên Phụ Tá,” trong đó nhà viết kịch lên án Đức Giáo Hoàng Piô XII là đã im lặng trước sự việc dân Do Thái bị bách hại.

Vở kịch được phe tả tại Paris và Luân Đôn cho trình diễn, và chẳng bao lâu sau một số học giả Anh cũng nhào vô và xuất bản những cuốn sách bán rất chạy như “Giáo Hoàng của Hitler”, “Tội của Giáo Hoàng” và “Ngay dưới cửa sổ của ông.”

Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên bố việc mở hồ sơ phong thánh cho cả hai Giáo Hoàng Gioan XXIII và Piô XII năm 1965, không có ai chống đối. Quyết định của Đức Giáo Hoàng về việc mở hồ sơ phong thánh cho cả hai vị tiền nhiệm là một sứ điệp về sự liên tục trong Giáo Hội.

Tuần này, khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cử hành một thánh lễ kính nhớ vị tiền nhiệm cao quý của ngài trong Vương Cung Thánh Đường chật ních những người, một bước tiến vĩ đại đã được thực hiện để xóa tan huyền thoại giả dối và tuyên dương những đóng góp to lớn của Đức Giáo Hoàng Piô XII.

Trong bài giảng Đức Giáo Hoàng đương kim đã kết luận với ý nghĩ sau đây: “Trong khi chúng ta cầu nguyện cho thể thức phong thánh cho người đầy tớ của Thiên Chúa Piô XII được diễn tiến tốt đẹp, chúng ta cần nhớ đến sự lành thánh của ngài chính là lý tưởng của ngài, một lý tưởng ngài thường xuyên nhắc nhớ nơi tất cả mọi người."
 
Top Stories
Vietnamese journalist jailed for exposing regime scandal
Asia-News
10:35 16/10/2008
Four defendants stood before the court for exposing the PMU 18 bribery affair. Those who defended themselves got harsher sentences.

Hanoi (AsiaNews) – After a two-day trial a Hanoi court handed down a two-year sentence to a journalist, a year sentence to a former police officer, a warning to another journalist and house arrest for the former chief of the investigative police. All four defendants had been charged in connection with the worst scandal to hit Vietnam’s Communist regime.

The affair involved Project Management Unit 18 (aka PMU 18), a plan to spend millions of dollars to upgrade the country’s infrastructure, especially roads and bridges, which instead ended up as bets on European soccer matches, money to buy luxury cars and pay for mistresses and prostitutes.

The scandal, which broke wide open in 2006, compromised several senior government and party officials. The Transportation minister had to resign and his deputy minister got 18 months in prison.

However, even though the government tried quietly to sweep the affair under the rug, ordering new trials that ended in acquittals and reinstatement in the party, two journalists exposed 40 “other” officials who gave and took bribes to hush up matters. It was rumoured that among these “other” officials there were even more senior political leaders. And so we had this trial.

In traditional Stalinist fashion the official report by state-run VNA news agency noted that all “four defendants said that their offences were professional errors and pleaded for clemency on the grounds of their previous contributions as well as health reasons.” The trial, the report explained, “touched upon the responsibilities” of the newspaper’s editors-in-chief where the “ex-reporters had made erroneous reports.”

The first statement is plainly not true whilst the second is an obvious threat.

In fact 56-year-old journalist Nguyen Viet Chien challenged the charges, especially that of “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state.”

“With my journalist conscience, I can say I never have any other purpose in mind when writing my reports” other than “exposing wrongdoing and fighting corruption,” he told the court.

“When PMU 18 [affair] was discovered, the whole political system of this country was focused on the issue," he added.

In the end he got two years in prison for his pains.

The other journalist, 33-year-old Nguyen Van Hai, did admit his errors and so got house arrest.

Colonel Dinh Van Huynh defended himself on the first day of the trial and said nothing on the second and was sentenced to a year in prison.

Police Major General Pham Xuan Quac, 62, who headed the investigation, did not utter a word during the trial and only got an official “warning”.
 
Viet Nam: Sentenced journalist should be released
Amnesty International
12:25 16/10/2008
AMNESTY INTERNATIONAL PUBLIC STATEMENT
16 October 2008 - AI Index No: ASA 41/006/2008

Viet Nam: Sentenced journalist should be released

Vietnamese journalist Nguyen Viet Chien was sentenced to two years’ imprisonment yesterday for his reports on alleged corruption. He should be immediately and unconditionally released, Amnesty International said today. The organization considers him a prisoner of conscience.

At a an unfair trial on 14-15 October 2008, Nguyen Viet Chien was found guilty of “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens” under Article 258 of the Penal Code for his investigative writing since 2005 about a corruption scandal involving the Ministry of Transport.

Local and international press and representatives of several diplomatic missions followed the trial from an adjacent room where closed circuit television showed the proceedings, which according to sources present fell short of international standards.

Nguyen Viet Chien was convicted despite the failure of the prosecutor to present any evidence against him, including by demonstrating how his reporting had harmed the state and the Communist Party of Viet Nam. Nguyen Viet Chien and his defence questioned at the trial why his own recordings of communications with officials from the police authority investigating the corruption allegations were not admissible in court. The recordings demonstrated, according to Nguyen Viet Chien, how the public officials provided him with information that he used in his articles. He can appeal the court decision.

The case against Nguyen Viet Chien and three co-defendants is part of a wider pattern of the government using provisions in the Penal Code to stifle freedom of expression on issues considered by the authorities as politically sensitive. It clearly demonstrates how the authorities misuse vaguely worded criminal law to muzzle free expression, and underlines the need for the government to amend catch-all provisions in the Penal Code, particularly the chapter of National Security Legislation.

A fellow reporter who covered the story, Nguyen Van Hai pleaded guilty at the two-day trial at the Hanoi People's Court and received a non-custodial sentence of a two year re-education programme, according to media reports. He was freed from jail, where he had been held since the two were arrested in May 2008.

Two former police investigators were also convicted. Pham Xuan Quac and Dinh Van Huynh had been charged with “deliberately revealing work secrets”, under Article 286 of the Penal Code. According to Thanh Nien (Young People) newspaper, the indictment accused them of providing the media with inaccurate and unconfirmed information relating to the case. Dinh Van Huynh was sentenced to one year in prison, and Pham Xuan Quac was given an official warning.

Nguyen Viet Chien was reporting for Thanh Nien magazine, and Nguyen Van Hai for Tuoi Tre (Youth) magazine, both of which reported on the so-called PMU 18 scandal, named after a unit within the Ministry of Transport, in which senior officials in the ministry were accused of corruption and arrested. The vice minister was also arrested, but was acquitted early this year.

Press freedom in Viet Nam is severely restricted, but the corruption scandal involving the Ministry was initially dealt with by unprecedented openness. The scandal led to the first ever appearances for questioning by ministers before the National Assembly, which also investigated the graft allegations. The press reported on the scandal, and the case dominated public debate for some time.

The guilty verdicts of Nguyen Viet Chien and Nguyen Van Hai are indicators of just how much the Vietnamese authorities have retreated from that initial that openness, turning the Vietnamese media back to a government mouthpiece.

In the months since the arrests of Nguyen Viet Chien and Nguyen Van Hai, deputy editors of the two media organizations have also been removed from their positions and the authorities have revoked press cards of at least seven other journalists.

Amnesty International calls on the Vietnamese government to lift unlawful restrictions on the right to freedom of expression and to urgently reform provisions in the 1999 Penal Code relating to national security, ensuring vaguely worded provisions are removed or brought into line with international law and standards.

END/
 
Vietnam: Zwei Journalisten verurteilt (tiếng Đức)
IGFM
17:35 16/10/2008
Vietnam: Zwei Journalisten verurteilt (tiếng Đức)
(Việt Nam: Hai nhà báo bị kết án)

Hanoi / Frankfurt am Main (16. Oktober 2008) – Weil sie den größten Korruptionsskandal Vietnams aufdecken wollten, wurden zwei Journalisten und zwei ranghohe Polizeioffiziere am 15. Oktober in Hanoi verurteilt. Sie hatten berichtet, dass an rund 40 hohe Parteifunktionäre Schmiergelder gezahlt wurden, damit Ermittlungen gegen den Hauptangeklagten in einem Wettskandal eingestellt werden sollten. Die Journalisten Nguyen Viet Chien und Nguyen Van Hai wurden wegen „Missbrauch der demokratischen Rechte“ zu zwei Jahren Haft bzw. zwei Jahren Umerziehung ohne Haft verurteilt, für die Polizeioffiziere, die ihnen als Informanten gedient hatten, endete der Prozess wegen „vorsätzlichem Verrat von Dienstgeheimnissen“ mit einem Jahr Haft bzw. mit einer Verwarnung, berichtet die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM). Die IGFM kritisiert, dass durch die Verurteilung der in Vietnam aufkeimende investigative Journalismus zum Schweigen gebracht werden soll. Die IGFM fordert Vietnam auf, das Recht auf Pressefreiheit uneingeschränkt zu respektieren. Ferner appelliert die Menschenrechtsorganisation an Vietnam, den Journalisten Chien sofort und bedingungslos freizulassen und alle Auflagen gegen den Journalisten Hai zu annullieren.

Vor zwei Jahren deckte die Polizei einen Wettring auf, an dem sich hohe Staatsbeamte beteiligt hatten und beispielsweise Millionen von US Dollar auf ein einziges Fußballspiel gewettet wurden. Unmittelbar nach Aufdeckung des Skandals forderte die Parteiführung, darunter mehrere Mitglieder des Politbüros und Zentralkomitees, die schonungslose Aufklärung. Die beiden Angeklagten und rund ein hundert andere Journalisten folgten diesem Aufruf. So konnte aufgedeckt werden, dass der Direktor im Ministerium für Transportswesen, Bui Tien Dung, nicht nur Millionenbeträge aus dem mit ausländischer Entwicklungshilfe finanzierten Infrastruktur-Bauprojekt PMU18 verspielt, sondern während der Ermittlung auch einige Millionen US Dollar für die Vertuschung eingesetzt hatte. Informationen, wonach rund 40 hohe Parteifunktionäre und Regierungsmitglieder in den Skandal involviert waren, erhielten die Journalisten von Polizeibeamten, darunter dem Leiter des Sonderermittlungsausschusses Polizei-Generalmajor Pham Xuan Quac und dem Chefermittler des Wettskandals, Polizei-Oberst Dinh Van Huynh. Laut dieser Informationen sollen die Funktionäre Schmiergelder angenommen haben, um die Einstellung der Ermittlungen gegen den Hauptangeklagten durchzusetzen.

Der Journalist Nguyen Van Hai, 33 Jahre alt, arbeitet für die „Zeitung der Jugend“ (Tuoi Tre). Er erhielt eine milde Strafe, weil er Kooperation gezeigt hätte. Der Journalist Nguyen Viet Chien, 56 Jahre alt, arbeitet für die „Jugendzeitung“ (Thanh Nien). Er bekam die höchste Strafe, weil er bis zum Schluss seine Unschuld beteuerte. Beiden Journalisten wurde vorgeworfen, unwahre Informationen über den Korruptions-Skandal PMU18 verbreitet zu haben. In der Verhandlung erklärte Journalist Chien, dass er die aus diversen Polizeiquellen erhaltenen Informationen, immer bei mehreren Quellen verifiziert habe, und diese dann ohne Kommentierung in seinem Artikel verwendet habe. Seine Informanten, darunter mehrere namentlich bekannte Polizeigeneräle, hätten die Informationen in offiziellen Interviews gegeben oder bestätigt. Sie hätten wissen müssen, wann eine Information als geheim eingestuft sei. Daher seien die Informanten, also die Polizeioffiziere zu bestrafen, wenn sie Staatsgeheimnisse verraten hätten und nicht er, der Journalist. Die Interviews mit zahlreichen Polizeifunktionären hatte Chien vorsorglich auf Band aufgenommen. Mehrere Bänder, die er dem Gericht als Beweise übergeben hatte, wurden vom Gericht nicht berücksichtigt.

Die IGFM sieht in den vier Angeklagten Opfer eines Flügelkampfes der in Vietnam alleinherrschenden Kommunistischen Partei Vietnams. Dem Gericht hält die IGFM Beteiligung an der Vertuschung vor, da es die Mitschnitte der Gespräche mit hohen Polizeioffizieren nicht als Beweismittel zugelassen hatte. Die IGFM vermutet dahinter eine offizielle Weisung, um nicht weitere Offiziere bloßzustellen. Dafür spricht auch, dass Polizei-Generalmajor Pham Xuan Quac nur eine verhältnismäßig geringe Strafe erhalten hat.
(Source: Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM)
 
Vietnamský novinář odsouzen za ''zneužití moci'' (tiếng Tiệp)
Media Týden
17:37 16/10/2008
Vietnamský novinář odsouzen za "zneužití moci" (tiếng Tiệp)

Media Týden.cz - 15.10. 13:52 - Ke dvěma letům vězení byl v úterý ve Vietnamu odsouzen novinář Nguyen Viet Chiena za "zneužití pravomoci". Toho se podle soudu dopustil před dvěma lety, když psal o státním korupčním skandálu.

Ze stejného trestného činu jako Nguyen Viet Chien z listu Thanh Nien se před soudem v Hanoji zodpovídal i Nguyen Van Hai z listu Tuoi Tre. Ten dostal dvouletou podmínku a ještě dnes by měl být propuštěn z vazby.

Oba novináře policie zadržela letos v květnu a obvinila je z šíření falešných informací a ze "zneužívání svobodných a demokratických práv k narušení zájmů státu a zákonných práv organizací i občanů".

Toho všeho se prý dopustili, když s pomocí informací získaných od tehdejšího vysokého policejního důstojníka psali o skandálu v jednom z odborů ministerstva dopravy, který s využitím zahraniční pomoci zajišťuje výstavbu silnic a mostů.

Policie vedla v odboru vyšetřování od roku 2005 a obvinila několik jeho zaměstnanců, že zpronevěřili státní peníze, aby mohli vést rozmařilý život a sázet na evropské fotbalové kluby.

Sdělovací prostředky ve Vietnamu jsou pod přísnou kontrolou vládní komunistické strany. V posledních letech jsou ale novináři přiměřeně povzbuzováni k tomu, aby psali o korupci, kterou se vláda snaží vymýtit, protože brzdí investice a rozvoj.

(Source: Media Týden.cz)
 
Tjenestemenn brukte utviklingsmidler på tipping (tiếng Na Uy)
Media Týden
17:38 16/10/2008
Tjenestemenn brukte utviklingsmidler på tipping (tiếng Na Uy)

Nå er journalistene som avslørte skandalen tiltalt

(VG Nett) To vietnamesiske journalister avslørte at offentlige tjenestemenn hadde brukt opp mot to millioner dollar i utviklingsmidler til å tippe på fotball. Nå er journalistene tiltalt for å ha misbrukt sine demokratiske friheter.

Det er organisasjonen Reportere uten grenser som nå roper et varsku for de vietnamesiske gravejournalistene Nguyen Viet Chien og Nguyen Van Hai.

I utgangspunktet ble de beskyldt for å ha misbrukt makt i sitt arbeid, men nå står de altså tiltalt for å ha «misbrukt demokratiske rettigheter til å skade interessene til staten, organisasjoner og borgere».

Rettssaken starter i Hanoi i dag.

Tippet med bistandsmidler

Det vakte stor oppsikt i 2006, da journalistene Nguyen Viet Chien og Nguyen Van Hai avslørte at offentlige tjenestemenn i Project Management Unit 18 (PMU 18), en underavdeling av transportdepartementet i Vietnam, hadde brukt 1,8 millioner dollar av utviklingsmidler til å tippe på europeisk fotball og betale prostituerte.

Midlene skulle egentlig brukes til å bygge veier i Vietnam.

Omfattende

Skandalen medførte en omfattende pressedekning, noe som er uvanlig i ettpartistaten, og offentlig røre både i Vietnam og i hos flere av giverne; Japan, EU, Australia og Verdensbanken.

Direktøren i det statlige byrået ble arrestert, og politiet fant dokumentasjon for at 200 medarbeidere hadde deltatt i den omfattende gamblingen.

Som følge av skandalen måtte transportministeren gå av, og hans nestkommanderende ble arrestert, men senere løslatt. Også flere andre høytstående tjenestemenn og politikere ble involvert.

Strammer grepet

Siden de to journalistene ble arrestert i mai, har myndighetene i Vietnam strammet grepet om pressen, skriver BBC på sine nettsider. Ifølge Reportere uten grenser har myndighetene straffet journalister som offentlig har vist støtte til sine kolleger.

- Ved å tiltale Nguyen Viet Chien og Nguyen Van Hai, har myndighetene valgt å hevne seg på to modige journalister som avslørte pinlige saker og brakte mer frihet til den vietnamesiske pressen, sier Reportere uten grenser i en uttalelse.

I tillegg til de to journalistene er også to politimenn tiltalt, beskyldt for å ha gitt journalistene informasjon og dermed «avslørt statshemmeligheter».

- Det er ikke bare de to uskyldige journalistene som står på spill. Dette er en offentlig rettssak som har som må å skremme en hel yrkesgruppe, sier en anonym vietnamesisk journalist ifølge Reportere uten grenser.

Krav

Pressefrihetsorganisasjonen krever at staten Vietnam umiddelbart dropper tiltalen mot de to journalistene, i tillegg til at Verdensbanken må stille krav om at journalistene må løslates og at den statlige kontrollen over media må opphøre.

Reportere uten grenser oppfordrer også demokratiske regjeringer, og spesielt EU, å stille betingelser til Vietnam i forhold til rettssaken og redusert kontroll av media, i forbindelse med fremtidig finansiell støtte til landet.

(VG NETT 14.10.2008 kl. 10:10, Sist oppdatert 14.10.2008 kl)
 
Pena de cárcel a un periodista por destapar un escándalo de corrupción (tiếng Tây Ban Nha)
Elmundo
17:40 16/10/2008
Pena de cárcel a un periodista por destapar un escándalo de corrupción (tiếng Tây Ban Nha)

(Bản án cho nhà báo đã khám phá ra tệ nạn tham nhũng)

Desvelaron que funcionarios malversaron millones para gastarlos en juegos de azar

MADRID.- El periodista de Vietnam Nguyen Viet Chiense ha sido condenado a dos años de cárcel por "abusar de su posición y poder, y publicar noticias falsas" sobre un caso de corrupción en una empresa estatal vinculada al Ministerio de Transportes del Gobierno vietnamita.

Según la sentencia dictada por el juez Tran Van Vy, adscrito al Tribunal Popular de Hanoi, el periodista, de 56 años y redactor del periódico 'Thanh Nien', perjudicó con su información la reputación de altos funcionarios del régimen comunista vietnamita frente a la opinión pública.

Al segundo acusado, Nguyen Van Hai, de 33 años y reportero del rotativo 'Tuoi Tre', le han condenado a una pena más leve, de dos años de "reeducación sin internamiento", por haber colaborado en la investigación periodística.

Además, el tribunal reprendió a los dos oficiales de la Policía que proporcionaron las pistas a los dos periodistas, pero no les impuso penas de prisión.

El escándalo, destapado en 2005, obligó un año después a dimitir al entonces ministro de Transportes, Dao Dinh Binh, y propició la detención de nueve personas.

Los periodistas desvelaron que funcionarios de la compañía de gestión de transportes PMU18 malversaron millones de dólares concedidos por el Banco Mundial y Japón para la construcción de infraestructuras, y se los gastaron en juegos de azar.

El caso ha sido seguido con atención por grupos internacionales defensores de la libertad de prensa, que han aprovechado el juicio para denunciar la censura que las autoridades de Vietnam aplican a los profesionales de la información.

Antes de conocer la sentencia, Reporteros Sin Fronteras afirmó que se trata de "una venganza contra dos audaces periodistas que informaron sobre casos vergonzosos y trajeron libertad a la prensa vietnamita".

(Source: Elmundo.es, Actualizado miércoles 15/10/2008)
 
Wietnam: Skazano dziennikarzy piszących o korupcji (tiếng Ba Lan)
Gazeta Wyborcza
17:44 16/10/2008
Wietnam: Skazano dziennikarzy piszących o korupcji (tiếng Ba Lan)
(Việt Nam: Bản văn kết án nhà báo viết về tham nhũng)

15.10. Hanoi (PAP/AP) - Po jednodniowym procesie sąd w Hanoi wydał w środę wyroki skazujące w sprawie dwóch wietnamskich dziennikarzy, znanych z demaskowania skandali korupcyjnych na wysokich szczeblach władzy.
Sąd skazał jednego z oskarżonych na dwa lata więzienia, a drugiego, który - jak powiedział sędzia - miał współpracować z władzami i wyrazić skruchę, na dwa lata "reedukacji przez pracę" jednakże bez pozostawania w więzieniu.

Na rok więzienia skazano też urzędnika prokuratury, który przekazywał dziennikarzom informacje. Naganą ukarano natomiast policjanta, współpracującego z reporterami.
Skazany na dwa lata więzienia 33-letni Nguyen Van Hai i skazany na "reedukację przez pracę" 56-letni Nguyen Viet Chien odpowiadali za "nadużywanie wolności i demokracji" i fabrykowanie części informacji na temat głośnego skandalu korupcyjnego w Wietnamie.

Dziennikarze, pracujący dla dwóch najpopularniejszych w kraju gazet, zostali aresztowani 12 maja w związku z ich relacjami w sprawie skandalu korupcyjnego w ministerstwie transportu, który wybuchł w 2005 roku.

W następstwie skandalu już skazano dziewięć osób, oskarżonych o sprzeniewierzenie milionów dolarów wyprowadzonych z resortu transportu, który otrzymał dużą pomoc od Banku Światowego i rządu Japonii. Oskarżeni mieli tymi pieniędzmi m.in. obstawiać wyniki meczów piłkarskich w Europie.

Po ujawnieniu sprawy minister transportu Wietnamu zrezygnował ze stanowiska a wiceminister został aresztowany. W marcu jednak wiceminister, najwyższy urzędnik zamieszany w skandal, został nieoczekiwanie oczyszczony z zarzutów; obu dziennikarzy aresztowano sześć tygodni później.
PAP
 
Vietnamského novinára odsúdili na dva roky za články o korupčnom škandále (tiếng Tiệp)
Mediálne.sk
17:45 16/10/2008
Vietnamského novinára odsúdili na dva roky za články o korupčnom škandále (tiếng Tiệp)

(Nhà báo Việt Nam bị kết án 2 năm vì viết báo về tệ nạn tham nhũng)

16.októbra 2008 -Vietnamského novinára odsúdili v stredu na dva roky väzenia za články, ktoré podľa súdu obsahovali mylné informácie o jednom z najväčších korupčných škandálov v ázijskej krajine. Päťdesiatšesťročného Nguyena Vieta Chiena súd po dvojdňovom pojednávaní usvedčil zo "zneužitia slobody a demokracie". Originálne znenie správy.

Na dva roky odsúdený vietnamský novinár Nguyen Viet Chien.

Pred vyhlásením verdiktu predsedajúci sudca Tran Van Vy uviedol, že Chien vo svojich článkoch používal vykonštruované informácie, a tak "poškodzoval meno niektorých vysokopostavených predstaviteľov a vyvolal negatívnu verejnú mienku". Ďalší obvinený novinár 33-ročný Nguyen Van Hai dostal dva roky prevýchovy bez väzby na základe rovnakých obvinení.

Ako v tejto súvislosti povedal sudca, miernejší trest dostal za jeho "aktívnu spoluprácu s vyšetrovateľmi a výčitky svedomia, ktoré mal". Reportérom pracujúcim pre dva najväčšie vietnamské denníky, ktorí sú známi svojimi kritickými článkami, hrozilo sedem rokov väzenia.

Z "vedomého vyzradenia štátnych tajomstiev" boli obvinení aj policajný dôstojník Pham Xuan Quac a vyšetrovateľ Dinh Van Huynh, ktorí údajne obom novinárom poskytovali informácie. Šesťdesiatdvaročnému Quacovi, ktorý je vo výslužbe, súd udelil varovanie, Huynha odsúdil na rok väzenia.

Škandál vypukol v roku 2005 na vietnamskom ministerstve dopravy a viedol k rezignácii ministra rezortu a zatknutiu jeho námestníka. V marci, šesť týždňov pred zadržaním novinárov, však obvinenia voči nemu stiahli.

(Source: Mediálne.sk)
 
Wenn Aufdecker vor Gericht landen (Báo Áo - tiếng Đức)
wienerzeitung.at
17:46 16/10/2008
Wenn Aufdecker vor Gericht landen (Báo Áo - tiếng Đức)
(Khi người tố giác tham nhũng bị bắt ra tòa)

Vietnam: Anklage gegen Journalisten nach Berichten über Korruptionsaffäre

Dienstag, 14. Oktober 2008- Hanoi/Wien. (klh/apa) Eigentlich haben die beiden vietnamesischen Journalisten Nguyen Van Hai und Nguyen Viet Chien eine riesige Korruptionsaffäre aufgedeckt. Doch nun finden sich die beiden Journalisten plötzlich als Angeklagte vor Gericht wieder. "Missbrauch der Freiheit und Demokratie" lautet der Vorwurf.

Der Hintergrund: Die beiden Reporter hatten darüber berichtet, dass Mitglieder des Verkehrsministeriums internationale Hilfsgelder, die für den Bau von Straßen gedacht waren, veruntreut haben. Sie sollen das Geld für Sportwetten ausgegeben haben. Die Affäre wirbelte gehörig Staub auf und führte sogar zum Rücktritt des Verkehrsministers, dessen Stellvertreter wurde verhaftet.

Doch vor ein paar Wochen hat sich das Blatt gewendet: Der Vizeminister wurde plötzlich freigelassen, und es wurde ein Anklageschrift gegen die beiden Reporter verfasst. Mitangeklagt sind zwei Polizisten, die den Reportern Informationen gegeben haben sollen. Den Polizisten wird "vorsätzlicher Verrat von Staatsgeheimnissen" vorgeworfen. Der Prozess begann am Dienstag, einer der beiden Journalisten bekannte sich bereits schuldig.

Strenge Kontrolle

In Vietnam werden die Medien von der kommunistischen Führung streng kontrolliert. Trotzdem wagen sich Reporter immer wieder an Korruptionsaffären heran – die Skandale landen zwar immer wieder vor Gericht, doch auch die Journalisten gehen bei ihrer Arbeit ein hohes Risiko ein.

Die Korruption durchzieht in Vietnam fast alle Ebenen und frustriert die Bevölkerung. Präsident Nguyen Minh Triet hat immer wieder versprochen, härter gegen die Korruption vorzugehen.

(Source: Wienerzeitung.at)
 
Journalist zu zwei Jahren Haft verurteilt (tiếng Đức)
focus.de/AP
17:48 16/10/2008
Journalist zu zwei Jahren Haft verurteilt (tiếng Đức)
(Nhà báo bị kết án 2 năm tù)

In Vietnam wird ein 56-jähriger Journalist zu zwei Jahren Haft verurteilt. Der Mann hatte über einen Korruptionsfall im Verteidigungsministerium berichtet.

Wegen seiner Berichterstattung über einen Korruptionsfall im Verteidigungsministerium ist ein Journalist in Vietnam zu zwei Jahren Haft verurteilt worden. Nguyen Viet Chien habe „Freiheit und Demokratie missbraucht“, erklärte das Gericht in Hanoi am Mittwoch. Der 56-Jährige habe in seinem Artikel erfundene Angaben verwendet und dem Ansehen ranghoher Beamter geschadet. Ein weiterer Reporter wurde wegen der gleichen Vorwürfe zu zwei Jahren Umerziehung verurteilt, weil er laut Gericht mit den Ermittlern zusammengearbeitet und Reue gezeigt hatte.

Die Journalisten arbeiteten für zwei der bekanntesten Zeitungen Vietnams. Zusammen mit ihnen mussten sich zwei Ermittler vor Gericht verantworten, denen die Weitergabe von Staatsgeheimnissen vorgeworfen wurde. Sie erhielten eine Verwarnung beziehungsweise eine einjährige Haftstrafe. Bei dem Bericht ging es um einen Korruptionsfall im Jahr 2005.

(Source: http://www.focus.de)
 
Вьетнамским журналистам грозит тюремный срок за статьи о коррупции (tiếng Nga)
AFP - Lenta.ru
17:57 16/10/2008
Вьетнамским журналистам грозит тюремный срок за статьи о коррупции (tiếng Nga)
(Nhà báo Việt Nam bị đe dọa kết án tù vì viết về tham nhũng)

Во вторник, 14 октября, во Вьетнаме начался судебный процесс над двумя журналистами, расследовавшими коррупцию, сообщает AFP.

Ожидается, что процесс над Нгуеном Ван Хаем (Nguyen Van Hai) из газеты "Tuoi Tre" и Нгуеном Вьет Чьеном (Nguyen Viet Chien) из "Thanh Nien" будет длится не более двух дней. Журналистам грозит до семи лет тюремного заключения, как отмечается в документах Народного суда Ханоя, за "злоупотребление демократическими свободами с целью посягательства на государственные устои".

В 2006 году репортеры расследовали скандал, связанный с растратами в Министерстве по делам транспорта Вьетнама. Они обнародовали факты о том, что чиновники министерства тратили дорожные фонды страны на ставки в букмекерских конторах на матчи европейских футбольных клубов.

AFP отмечает, что скандал вынудил власти Вьетнама заявить, что в стране начнется масштабная антикоррупционная кампания. После скандала с растратами был вынужден уйти в отставку министр транспорта Дао Динь Бинь (Dao Dinh Binh), а его заместитель Нгуен Вьет Тьен (Nguyen Viet Tien) был арестован по подозрению в коррупции. Были также арестованы еще 18 чиновников вьетнамского Минтранса по различным обвинениям во взяточничестве и в участии в незаконных азартных играх.

Однако в октябре 2007 года Нгуен Вьет Тьен был выпущен из-под стражи, а в марте 2008 года с него были сняты все обвинения. Журналисты Нгуен Ван Хай и Нгуен Вьет Чьен были арестованы в мае за "злоупотребление полученной информацией".

Перед Народным судом Ханоя также предстанут два офицера полиции, которые были источниками журналистов по делу о коррупции в Министерстве транспорта. Им тоже грозит до семи лет тюрьмы за разглашение служебной информации.

AFP отмечает, вначале арест репортеров вызвал в стране широкий резонанс, и СМИ Вьетнама обсуждали эту тему несколько дней, однако после того как из центральных газет были уволены журналисты, писавшие о судьбе коллег, о коррупции в стране перестали писать вообще.

Между тем во вторник, 14 октября, как сообщил корреспондент AFP, перед зданием суда в Ханое собралось много журналистов, пришедших поддержать арестованных коллег. Правозащитная организация "Репортеры без границ" уже охарактеризовала данный процесс как "месть в отношении отважных журналистов, сделавших немало для развития свободы слова во Вьетнаме".

(sOURCE: AFP - Lenta.ru)
 
揭露当局贪污腐败的越南记者被判刑
Asia-News
17:58 16/10/2008
四名被告受审时间不到两天,所涉及案件为掩盖“PMU18”贪污腐败丑闻。为自己辩护的,获刑最重

河内(亚洲新闻)—一名新闻记者和一名前国家安全部高级警官分别被判处两年和一年徒刑;另一名记者软禁、一名前高级警官遭到警告。由此,越南“PMU18”贪污腐败被揭发一案在不到两天的时间里草草结案(见照片)。事实上,两名越南记者阮越战和阮文海;两名前安全部门高级警官范春国少将和丁文兄中校,因试图深入调查越共执政史上最严重的贪污腐败案而获刑。

“PMU18”贪污腐败案,指的是一项基础设施,特别是道路桥梁建设的庞大工程,总造价达数百万美元。涉及到了越南政府部长、党内领导人等各级官员。人们发现数百万美元被越南党员干部终饱私囊,用去炒欧洲杯足球赛、过奢侈糜烂的生活、包养二奶,甚至嫖娼。而且,涉及官员达二百多名之多。二OO六年刚刚被揭发出时,先后有多人被逮捕、罢免。交通部副部长,甚至被判处了十八个月的监禁。从一月起,先后逮捕了多名涉嫌高官。在记者们的穷追不舍之下,不断揪出越来越大的官员。同时,国内民众的愤怒也日渐高涨,以至于令独裁政权感到了“危险”。

于是,政府开始着手让媒体失声。最初被判刑定罪的官员,纷纷被无罪释放、恢复党籍。而两名揭发此案件新闻记者,却遭受了巨大压力。一段时间以前,还有传闻说这起案件可能会揪更大的越共官员。

案件的审理和整个过程,都充分体现了斯大林式风格。“四名被告均表示他们的行为属职业错误,请求法庭予以从宽量刑”。此外,审判中还提到了“报社主编的责任”。

事实上,五十六岁的阮越战在庭上驳斥了对他的指控,特别是“滥用民主自由危害国家利益”一条。他指出,“凭我的记者良知,可以说唯一的目的就是要揭露滥用职权和腐败”。“‘PMU18’被揭露后,国家的政治体系成为中心话题”。

他被判处两年徒刑。而三十三岁的阮文海在庭上承认了全部对他的指控,被判软禁。丁文兄中校在第一天的庭审中为自己作出了辩护、第二天被迫沉默。而范春国少将从未开口讲话,只被警告。
 
Jurnalist vietnamez, condamnat la doi ani de închisoare (tiếng Rumani)
Novum/AP
19:10 16/10/2008
Journalist tot twee jaar veroordeeld in Vietnam (tiếng Hòa Lan)
(Nhà báo bị kết án 2 năm tù ở Việt Nam)

woensdag 15 oktober 2008 09:51

(Novum/AP) - Een journalist is woensdag in Vietnam tot twee jaar gevangenisstraf veroordeeld vanwege zijn berichtgeving over een corruptiezaak. De journalist, de 56-jarige Nguyen Viet Chien werd schuldig bevonden aan 'misbruik van de vrijheid en de democratie'.

Volgens de rechter verzon de journalist feiten, beschadigde hij het aanzien van een aantal hoge ambtenaren en beïnvloedde hij de publieke opinie negatief. De zaak betrof de berichtgeving over een corruptie- en gokschandaal dat in 2005 het ministerie van transport trof.

Een andere journalist, Nguyen Van Hai (33), werd voor dezelfde feiten tot twee jaar heropvoeding veroordeeld. Hij kreeg een lagere straf omdat hij berouw heeft getoond en goed heeft meegewerkt aan het onderzoek. De journalisten werkten voor twee van de grootste Vietnamese kranten.

Novum/AP
 
Forbudt at afsløre korruption i Vietnam (tiếng Đan Mạch)
kristeligt-dagblad.dk
19:11 16/10/2008
Forbudt at afsløre korruption i Vietnam (tiếng Đan Mạch)

15. okt 2008 00:00 To vietnamesiske journalister er i retten anklaget for at afsløre massiv korruption. Mens de risikerer syv års fængsel for at passe deres job, blev alle anklager mod den ansvarlige minister droppet

De to journalister, Nguyen Van Hai og Nguyen Viet Chien, blev i går stillet for retten i Hanoi. - Stock.xchng

Merete Jensen skriver fra Vietnam

445 millioner årlige danske bistandskroner til programsamarbejdslandet Vietnam kommer med et påhæftet krav om bekæmpelse af korruption. Og officielt arbejder den vietnamesiske regering ihærdigt på at udrydde uhæderlig brug af statslige penge.

Alligevel er to dybdeborende journalister anklaget for at ”misbruge demokrati og frihed” til at udbrede usandheder om korruption, mens den vicetransportminister, som de har afsløret med fingrene i kagedåsen, pure er blevet frifundet.

De to journalister, Nguyen Van Hai og Nguyen Viet Chien, blev i går stillet for retten i Hanoi. De er kendte for at sætte et nådesløst spotlys på offentlig korruption, men kom selv i offentlighedens søgelys, da de afslørede og offentliggjorde massive uregelmæssigheder i Transportministeriets finanser i en række artikler i dagbladene Tuoi Tre og Thanh Nien.

Sagen, der tilbage i 2005 fik ministeren til at gå af og førte til anholdelse af ni embedsmænd og viceministeren, handlede om, at millioner af dollar finansieret af Verdensbanken og Japan og øremærket til større vej- og brobyggeriprojekter systematisk blev brugt til spil på europæiske fodboldkampe.

Men mens de to journalister – sammen med to politibetjente, der anklages i samme sag for at udlevere fortrolige dokumenter til pressen – har siddet fængslet siden den 12. maj, blev alle anklager mod den ansvarlige viceminister pludselig frafaldet i marts. Forklaringen lød på manglende beviser.

Sagen er for længst blevet stemplet som politisk bestemt, og lokale såvel som internationale demokratiseringsorganisationer har advaret om, at retsforfølgelsen af de to journalister vil holde andre vietnamesiske journalister fra at rapportere om uregelmæssigheder, ulovligheder og korruption i statsadministrationen.

Omtalen af sagen i de statskontrollerede lokale medier, der umiddelbart efter arrestationerne og i usædvanligt stærke vendinger kritiserede ministerens frifindelse og forlangte de to journalisters øjeblikkelige løsladelse, forstummede da også hurtigt – helt i tråd med regeringens notorisk hårde kurs over for ytringsfriheden.

– Sagen viser bare, at demokratiets vagthund, som pressen ofte kaldes i vores del af verden, har fået mundkurv på og står lænket til sit bur i Vietnam, hvor medierne uden undtagelse er statskontrollerede, fastslår en anonym udenlandsk mediekonsulent i Hanoi over for Kristeligt Dagblad.

Den internationale presse-organisation Reporters with-out Borders opfordrede i fredags den vietnamesiske regering til at frafalde alle anklager imod journalisterne:

– Ved at trække Nguyen Viet Chien og Nguyen Van Hai i retten har myndighederne valgt at hævne sig over for modige journalister, der offentliggjorde pinlige sager og bragte større grader af frihed til vietnamesisk presse, skriver organisationen i en pressemeddelelse.

Sagen imod Nguyen Van Hai og Nguyen Viet Chien ventes at vare to dage.

kristeligt-dagblad.dk
 
Le Saint-Siège a nommé deux nouveaux évêques auxiliaires, l’un pour l’archidiocèse de Hanoi, l’autre pour celui de Saigon
Eglises d'Asie
07:43 16/10/2008
Vietnam: Le Saint-Siège a nommé deux nouveaux évêques auxiliaires, l’un pour l’archidiocèse de Hanoi, l’autre pour celui de Saigon

Dans la matinée du 15 octobre, le Bureau de presse du Saint-Siège a annoncé la nomination par le pape Benoît XVI de deux nouveaux évêques auxiliaires au Vietnam, l’un pour l’archidiocèse de Hanoi, le second pour celui de Saigon. Les évêques nommés sont le P. Laurent Chu Van Minh pour la capitale du Vietnam et le P. Pierre Nguyên Van Kham pour la grande métropole du sud.

Le P. Minh viendra assister l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngo Quang Kiêt, dans la charge pastorale d’un diocèse qui abrite 328 725 catholiques, dont 69 prêtres et 278 religieux et religieuses, pour une population de 5 300 000 habitants. Le nouvel évêque auxiliaire est aujourd’hui recteur du grand séminaire interdiocésain de la capitale. Il est né en 1943 dans la province de Nam Dinh, appartenant à l’archidiocèse de Hanoi. A cause des circonstances peu propices à la formation des prêtres, sa préparation au sacerdoce fut longue et difficile. Débutées en 1960 à Nam Dinh, ses études de philosophie et théologie furent interrompues en 1967. Pendant une longue période, il attendit l’autorisation gouvernementale pour être ordonné prêtre. Tout en prenant sa part des charges pastorales de sa paroisse, il dut gagner sa vie en exerçant la profession de coiffeur. Après l’ouverture du grand séminaire de Hanoi, il poursuivit ses études dans cet établissement de 1992 à 1994. Ordonné prêtre le 10 juin 1994 à Hanoi, il fut envoyé, un an plus tard, à Rome d’où il revint avec un doctorat de théologie en 2001. Depuis lors, il a exercé son ministère au grand séminaire de Hanoi, où il a enseigné la philosophie. Nommé vice-recteur du séminaire en 2003, il en est devenu le recteur en 2006.

C’est un prêtre au parcours assez différent qui a été choisi pour devenir évêque auxiliaire de l’archidiocèse de Ho Chi Minh-Ville. Le P. Pierre Nguyên Van Kham était jusqu’à présent directeur du Centre pastoral de Saigon, où les catholiques, au nombre de 640 437, représente un dixième de la population (6 129 000 habitants). Avec 751 prêtres et 542 religieuses, le diocèse détient le clergé et de personnel religieux le plus important du pays. Le nouvel évêque auxiliaire de Saigon appartient à une famille originaire de Ha Dông dans le diocèse de Hanoi. C’est là qu’il est né en 1952. Deux ans plus tard, avec sa famille, il participe au grand exode de 1954 et va s’installer dans le sud. Il terminera ses études au grand séminaire de Saigon. C’est là qu’il sera ordonné prêtre en 1980. Après une période où il a exercé diverses activités pastorales et a été chargé d’enseignement au grand séminaire de Saigon, il est envoyé, en 2001, à l’Université catholique de Washington où il poursuit des études de théologie pastorale jusqu’en 2004, date à laquelle il soutient une thèse de doctorat. Il devient alors directeur du Centre pastoral de Saigon et membre du conseil personnel du cardinal archevêque. Il est également secrétaire de la Conférence épiscopale pour le sud. Il sera le deuxième évêque auxiliaire Saigon.

L’un et l’autre évêques auxiliaires étaient déjà proches collaborateurs de leurs archevêques respectifs. Il est probable que leurs noms aient été proposés au gouvernement vietnamien lors du dernier passage de la délégation du Saint-Siège au Vietnam, en avril 2008.

(Source: Eglises d'Asie, 16 octobre 2008)
 
Beleagured Vietnamese Church receives two new bishops
Catholic News Agency
08:23 16/10/2008
Hanoi, Oct 15, 2008 / 10:57 am (CNA).- The Church in Vietnam received two new bishops today from Pope Benedict XVI. Elevated to the office of bishop are Fr. Laurent Chu Van Minh for the Archdiocese of Hanoi and Fr. Pierre Nguyen Van Kham for the Archdiocese of Ho Chi Minh City.

Bishop-elect Chu is currently the rector of the major seminary in Hanoi, Vietnam and has been appointed as an auxiliary bishop for the 328,725 Catholics of the Archdiocese of Hanoi. Although Fr. Chu is 65 years old, he was not ordained to the priesthood until 1994 because his family was persecuted by the Vietnam´s Communist government.

Even though he completed his philosophy studies for the priesthood in 1967, Fr. Chu was prevented from continuing his priestly education by the communist government. Meanwhile, he lived with his family and worked as a hairdresser as well as serving as a catechist in his parish. In 1992, he was allowed to study theology, which he completed in 1994. Finally, on June 10, 1994 Laurent Chu was ordained a priest at the age of 51.

Fr. Pierre Nguyen Van Kham, who was previously the executive secretary of the Vietnamese bishops´ conference, will serve the Archdiocese of Ho Chi Minh City´s 640,437 Catholics as an auxiliary bishop.

Born in Ha Dong, Vietnam in 1952, Bishop-elect Nguyen´s family became refugees in Saigon when he was two years old, due to the turmoil roiling the country at that time.

Fr. Nguyen studied philosophy at Saint Thomas Seminary in Long Yuen and then theology at Saint Joseph´s Seminary in Saigon. Ordained a priest in 1980, Fr. Nguyen also received his doctorate in pastoral theology from the Catholic University of America (2001-2004).

The Catholic Church in Vietnam is currently being persecuted by the Communist government because it has been peacefully protesting the illegal seizure of its land in numerous locations throughout the country. The campaign of persecution has included the interrogation and imprisonment of journalists, the distortion of the Archbishop of Hanoi´s statements, the fabrication of Church dissenters in the state media and the forceful use of intimidation by state police against peaceful parishioners.
 
2 Bishops Named for Vietnam
Zenit
08:26 16/10/2008
HANOI, Vietnam, OCT. 15, 2008 (Zenit.org).- Benedict XVI named two auxiliary bishops for Vietnam, one each for the archdioceses of Hanoi and Ho Chi Minh City.

Father Laurent Chu Van Minh, until now the rector of the major seminary of Hanoi, was named an auxiliary for that archdiocese. He will assist Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

Laurent Chu Van Minh, 64, was born in 1943 and ordained a priest at age 50, in 1994.

The Archdiocese of Hanoi has some 329,000 Catholics in a total population of over 5 million. The Catholic community is served by 69 priests and 278 religious.

Father Pierre Nguyen Van Kham, the executive secretary of the Vietnamese episcopal conference, was named an auxiliary of the Archdiocese of Ho Chi Minh City. He will assist Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man.

Pierre Nguyen Van Kham, 56, was born in 1952 and ordained a priest in 1980.

The Archdiocese of Ho Chi Minh City has some 640,000 Catholics in a total population of more than 6 million. The Catholics are served by 751 priests and 5,442 religious.
 
Bishops of persecuted Christians speak on faithfulness to the Word of God
Catholic News Agency
08:28 16/10/2008
Cardinal Emmanuel Delly of Baghdad, IraqVatican City, Oct 14, 2008 / 10:48 am (CNA).- Tuesday morning’s meeting of the synod of bishops on the Bible saw Cardinal Emmanuel Delly of Baghdad, Iraq and Bishop Joseph Nguyen Chi Linh of Thanh Hoa, Vietnam speak about how their flocks remain faithful to the Word of God amidst persecution.

“I am a son of the land of Abraham, Iraq,” Cardinal Delly began as he spoke passionately about the seemingly impossible struggle to bring peace to his country. Saying that the Church has “tried everything to obtain peace and serenity for the country,” the leader of the Chaldean Catholic Church described the situation as “disastrous and tragic” in some parts of Iraq.

“Life is a Calvary,” Cardinal said as he went through a litany of the dangers and fears his flock is subjected to, including kidnapping and extortion.

For Iraqi Christians, “To live the Word of God means to us to bear witness to it with the cost of our own lives,” the prelate said, as he recounted how numerous Christians had been kidnapped or in some cases murdered. In particular, he recalled Archbishop Faraj Rahho of Mosul, Fr. Raghid Ganni, two other priests and six other young persons who were killed.

“Because of this, I beg of you to pray to the Lord Jesus, the Word of God, for us and with us, and to share our concerns, our hopes and the suffering of our wounded, so that the Word of God made flesh stays in His Church and with us as good news and support.”

Following Cardinal Emmanuel Delly’s words, Bishop Joseph Nguyen Chi Linh of Thanh Hoa, Vietnam took the floor to speak about how the Word of God sustains his flock in spite of Vietnam’s history of “hatred, ideological wars and discrimination.”

Nevertheless, the Vietnamese Christians remain “more convinced than ever that only in the Word of God can they persevere in love, joy, peace, communion and tolerance,” Bishop Nguyen said.

The Vietnamese bishop also related an interesting story to illustrate how “the Word of God continues to sustain the Church in Vietnam.”

Shortly after the canonization of the 117 Vietnamese martyrs in 1988, thousands of people belonging to various ethnic minorities converted to the Catholic faith en masse.

“The strange thing is,” Bishop Nguyen observed, “many of them admitted they had listened to a Protestant radio station in Manila, Philippines, but converted to Catholicism. Thus the Protestants sow and the Catholics reap. The Word of God, ringing out from afar and reaching their ears, became a source of hope for these people, who live among the mountains deprived of everything and without a future.”

Bishop Nguyen finished his remarks by saying that “as a Vietnamese Christian I would like to reiterate my conviction that amidst persecutions our greatest grace is faithfulness to the Word of God."
 
Vietnam: Embattled Church receives two new bishops
J.B. An Dang
10:19 16/10/2008
Amid harsh persecutions, the embattled Church in Vietnam has received two new bishops for two key archdioceses.

On Oct. 15, Pope Benedict XVI elevated to the office of bishop Fr. Peter Nguyen Van Kham of Saigon archdiocese, and Fr. Laurent Chu Van Minh of Hanoi archdiocese.

Fr. Peter Nguyen Van Kham, the director of Saigon Pastoral Center, was born in Ha Dong, Vietnam in 1952. After the Communists’ takeover of the North, he went to the South with his family. He had studied at Can Tho Minor Seminary before studying philosophy at Saint Thomas Seminary in Long Xuyen and then theology at Saint Joseph´s Major Seminary in Saigon. Ordained a priest in 1980, Fr. Nguyen also received his doctorate in pastoral theology from the Catholic University of America (2001-2004).

On returning to Vietnam in 2004, he has since been the director of Saigon Pastoral Center. In March, 2008 he was appointed the executive secretary of the Vietnam Conference of Catholic Bishops. Bishop-elect Peter Nguyen will serve the Saigon archdiocese as an auxiliary bishop. The archdiocese, with an area of 2,093 km2 and a population of 6,129,000 people, has 640,437 Catholics served by 751 priests and 5.442 religious.

His ordination Mass will be held in Nov. 11.

Bishop-elect Laurent Chu Van Minh, the rector of Hanoi’s St. Joseph Major Seminary, has been appointed as an auxiliary bishop for the 328,725 Catholics of Hanoi archdiocese.

Born in Nam Dinh, Vietnam in 1943, he had studied philosophy and theology at Nam Dinh during the period from 1960 to 1967 before being banned from his priestly education by the communist government.

He returned home living with his family and worked as a hairdresser, serving as a catechist in his parish. In 1992, he was allowed to study theology, which he completed in 1994. Finally, on June 10, 1994 Laurent Chu was ordained a priest at the age of 51.

After serving one year in Nam Dinh, he continued his studies at Pontificia Università Urbaniana and received his doctorate in doctrinal theology in 2000. He has since been doctrinal theology professor at Hanoi’s St. Joseph Major Seminary. He was appointed vice-rector in 2003, and then rector of the seminary in 2006.

Hanoi archdiocese with an area of 7,000 km2 and a population of 5,300,000 people, has 328,725 Catholics served by 69 priests and 278 religious.
 
Carcere per il giornalista vietnamita che ha denunciato lo scandalo di regime
Asia-News
10:34 16/10/2008
Quattro imputati ad un processo durato meno di due giorni e che riguardava tangenti per coprire la vicenda PMU 18. Chi si è difeso ha avuto le condanne più dure.

Hanoi (AsiaNews) – Due anni di carcere per un giornalista, un anno per un colonnello della Polizia investigativa, arresti domiciliari per un altro giornalista, ammonimento per l’ex capo della Investigativa. Si è concluso così, dopo un processo durato meno di due giorni, il procedimento che ha visto sul banco degli accusati (nella foto) coloro che hanno tentato di approfondire le denunce per il più grave scandalo che ha mai coinvolto il regime vietnamita.

Lo scandalo riguarda il Project Management Unit 18, detto PMU18, con milioni di dollari destinati alla costruzione di infrastrutture, in particolare strade e ponti, finiti soprattutto in scommesse sulle partite dei campionati di calcio europei, ma anche nell’acquisto di auto di lusso e mantenimento di amanti e prostitute. La vicenda, scoppiata nel 2006, ha coinvolto dirigenti statali ed esponenti di primo piano del Partito. Il ministro dei trasporti si dimise ed il viceministro fu condannato a 18 mesi di carcere.

Ma, mentre il regime reagiva, impegnandosi a mettere sotto silenzio la vicenda – assoluzioni in nuovi processi e reintegro per gli espulsi dal Partito – i due giornalisti denunciavano che “altri” 40 dirigenti avevano preso e dato tangenti per insabbiare tutto. Tra quegli “altri”, si sussurrò, c’erano personalità politiche di ancora maggior rilievo. Ed è arrivato il processo.

Il procedimento ed il resoconto che ne dà l’ufficiale VNA hanno tutte le caratteristiche della scenografia stalinista. Così, “tutti e quattro gli imputati hanno detto che le loro trasgressioni sono stati errori professionali ed hanno chiesto la clemenza della corte”. Il processo, inoltre, “ha accennato alle responsabilità” dei direttori dei giornali sui quali “gli ex reporter hanno pubblicato le notizie errate”. La prima affermazione non è vera, la seconda è palesemente una minaccia.

In realtà, il giornalista Nguyen Viet Chien, 56 anni, ha contestato tutte le accuse, in particolare quella di “aver abusato delle libertà democratiche per contravvenire agli interessi dello Stato”. “Nella mia coscienza di giornalista – ha detto – posso dire di non aver avuto altro obiettivo che esporre le malefatte e la corruzione aggressiva”. “Quando PMU 18 fu scoperto – ha aggiunto – l’intero sistema politico di questo Paese fu al centro della vicenda”. E’ stato condannato a due anni di carcere. L’altro giornalista, Nguyen Van Hai, 33 anni, ha ammesso alcuni errori – ed ha avuto gli arresti domiciliari –, il colonnello Dinh Van Huynh il primo giorno si è difeso e il secondo ha taciuto – un anno di prigione – mentre l’ex capo della Investigativa, Pham Xuan Quac, non ha parlato mai, ed è stato “ammonito”.
 
Két év börtönre ítéltek egy újságírót Vietnamban (tiếng Hungari)
metropol.hu
19:12 16/10/2008
Két év börtönre ítéltek egy újságírót Vietnamban (tiếng Hungari)

Két év börtönre ítéltek egy újságírót szerdán Vietnamban, mert állítólag légből kapott információkat közölt egy óriási korrupciós botrányról, amely elérte a legmagasabb kormányköröket is.

Az ügyet feltáró másik riporter ugyan szabadlábon marad, de kétévi átnevelésre ítélték. Mindkét újságírót azzal vádolták, hogy „visszaéltek a demokráciával és a szabadságjogokkal”, a másik riporter enyhébb büntetését azzal indokolta az illetékes hanoi bíróság, hogy együttműködött a nyomozókkal, és megbánást tanúsított.

A börtönnel sújtott 56 éves Nguyen Viet Chien esetében a bíróság bizonyítottnak látta, hogy elferdítette a tényeket, és rombolta magas rangú tisztségviselők tekintélyét. Az újságíró ártatlannak vallotta magát.

A perbe fogott riporterek Vietnam két legismertebb újságjának, a Tuoi Tre és a Thanh Nien című lapnak a munkatársai, és különösen sokat foglalkoztak a PMU18 néven ismertté vált üggyel.

A botrány 2005-ben pattant ki, amikor kiderült, hogy a közlekedési minisztériumban egyes tisztségviselők a Japántól és a Világbanktól kapott támogatásokat - amelyeket hidak és utak építésére kellett volna fordítani - elsikkasztották és sportfogadásokra költötték. A botrányba belebukott Dao Dinh Binh közlekedési miniszter, helyettesét letartóztatták, de időközben tisztára mosták.

Az újságírók mellett bíróság elé állítottak két nyomozót is, akiket azzal vádoltak, hogy „szándékosan államtitkokat hoztak a média tudomására”. Az egyik rendőrre egy év börtönt szabtak ki, nyugdíjba vonult társa figyelmeztetésben részesült.

A délkelet-ázsiai országban a média a kommunista vezetés szigorú ellenőrzése alatt működik. 2006-ban kelt az a rendelet, amely szerint büntetés szabható ki azoknak a publikációknak a szerzőire, amelyekben „titkos” vagy „káros” információkat tesznek közzé.

metropol.hu
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bão lũ Hưng Hóa
Ban Mục Vụ Bác Ái Xã Hội TGP Sàigòn
10:09 16/10/2008
BÃO LŨ HƯNG HOÁ

“một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”

Được tin bão lũ, Cha Giuse Đinh Huy Hưởng, trưởng ban Mục Vụ Bác Ái Xã Hội Tổng Giáo phận Sài gòn, dù đang thời gian dưỡng bệnh, ngày 8/10/08, đã nhanh chóng thu xếp hành trang, vội vã lên đường đi Hưng Hoá, đến vùng Lào Cai và Yên Bái, nơi bị ảnh hưởng thiên tai nặng nề nhất trong cơn bão sổ 4 vừa qua. Vượt những đoạn đường lầy lội, đứt quãng do sức tàn phá của cơn bão mà dấu ấn để lại không dễ gì xóa tan một sớm một chiều. Đoạn đường dọc theo sườn núi bị sạt lở, khó khăn lắm chúng tôi mới đi được đến nơi đã định.

Điểm dừng chân đầu tiên là giáo xứ Yên Bình, thuộc xã Yên Bình huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, do Cha Giuse Nguyễn Chí Thanh coi sóc. Ngôi nhà thờ nhỏ bé nằm sâu trong vùng đồi núi, bức tường bao quanh nhà thờ bị đổ, chỉ riêng trong giáo xứ có đến 13 nạn nhân bị núi sạt lở vùi chết, có 35 ngôi nhà chỉ còn lại nền đất phẳng phiu, tất cả bị cuốn sạch. Số còn lại thì nhà cửa xiêu vẹo, ruộng nương úa vàng vì úng nước. Chiều muộn mới đến được Yên Bình, chúng tôi vội vã chia sẻ trên 1000 món quà gói trọn nghĩa tình của người phương xa và dâng thánh lễ cuối ngày thật muộn màng. Ngồi trong ngôi nhà thờ nhỏ bé, cảm nhận hơi ẩm ướt của cơn bão còn đọng lại pha lẫn với sương chiều, cũng như để chia sẻ nỗi đau với những mái đầu đang vấn khăn tang, vành khăn sô trắng còn mới nguyên mùi vải hồ nhưng lại úa vàng mầu đất của bão lũ. Tất cả đang bình yên hiện diện trong ngôi nhà thờ bé nhỏ này như nói lên niềm xác tín vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa. Dấu vết của cơn bão ắt hẳn sẽ hằn sâu trong lòng người dân Yên Bình cho nỗi đau mất con, mất mẹ, mất cha, mất người thân. Nhưng vượt lên trên tất cả, dấu ấn của niềm tin, của lời kinh tiếng hát, của tình người chia sẻ cũng ngập tràn trong xứ đạo và trong khắp thôn làng.

Hành trình tiếp nối là đoạn đường dài mất khoảng 4 giờ đồng hồ, chúng tôi dừng lại trước khoảng đất trống không còn hòn đá nào trên hòn đá nào để cảm nghiệm sâu xa con người yếu đuối và mong manh. Cha Gioan Nguyễn Huy Tụng, người coi sóc các giáo xứ Long Khánh, Hàm Rồng, Việt Hải và Ban hành giáo của các giáo họ đón chúng tôi ngay trên đoạn đường còn ướt sũng sình lầy, nơi mà mới đó cách đây 2 tháng người dân đã phải lội ngập mình trong bùn cao đến 1 mét. Một bên núi sạt lở, bên kia nước sông dâng tràn. Khắp các con đường, nhà cửa ngập sâu trong sình lầy. Theo lời người dân kể lại, nét cảm động nhất của Long Khánh, Hàm Rồng, Việt Hải vẫn là giữa tiếng gầm của núi, tiếng sấm của trời đang ầm ầm báo động cơn nguy khốn sắp xảy đến, các thanh niên trai tráng trong thôn làng không ai bảo ai, đều nghĩ đến sự an nguy của trẻ con và các cụ già. Đưa các cháu nhỏ và cụ già lên đồi lánh nạn trước, rồi họ mới nghĩ đến sự an toàn của cá nhân. Sợ lũ thì ai cũng sợ, nhưng tình Chúa, tình người đã vươn cao trên cả lũ. Khi đất trời yên bình lại cõng nhau về thôn, cùng nhau dọn nhà, dọn ngõ. Suốt hai tháng trời vất vả vật lộn với hậu quả thiên tai, Long Khánh, Hàm Rồng,Việt Hải vẫn chưa thể hồi phục những ngôi nhà tróc mái bởi cái nghèo vẫn dai dẳng đeo đuổi người dân, ruộng lúa bờ ao vẫn phủ đầy mênh mông đất của sông, đất của núi..

Xe chạy dọc theo bờ đê Sông Hồng để đến Giáo xứ Ngô Xá thuộc huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ, do Cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh coi sóc. Cơn lũ làm cuốn trôi hầu hết của cải trong nhà, người dân đã nghèo nay lại nghèo hơn. Riêng trong giáo xứ có 27 gia đình bị nước cuốn trôi sạch sẽ, chỉ còn lại nền đất trơ trụi nằm trỏng trơ. Hoa màu thiệt hại, ruộng lúa, bông ngô giờ chỉ còn lại là một lớp bùn. Người dân Ngô xá đang ra sức cày xới ruộng vườn để thoát úng và canh tác lại, nhưng xác động vật chết, ruộng úng không thoát được nước, bệnh dịch, nghèo, đói …hiện đang như bức tường thành án ngữ trước mắt họ. Gom góp được hơn 2.200 món quà, chúng tôi chia sẻ đến từng gia đình bị ngập lũ làm hư hỏng rồi bùi ngùi chia tay lên đường đến Giáo xứ Dư Ba xã Tuy Lộc Huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ, cách đó khoảng 5 km đường dài, do Cha Giuse Phí Đình Sự và cha Nguyễn văn Hạnh phụ trách. Giáo xứ có đến 126 nhà bị ngập nước, cảm động hơn cả là cha xứ và cha phó đã tụ tập tất cả mọi nạn nhân bão lũ không phân biệt tôn giáo, cùng nhau chia sẻ động viên và trao tặng 745 món quà chân thành đầy ắp tình người của biết bao tấm lòng Việt Nam xa xứ gởi về, nâng đỡ đồng bào mình trong cơn hoạn nạn.

Đoạn đường dài trên 1.700 km như gói trọn tâm tình của Cha Trưởng Ban và các thành viên trong Ban Mục Vụ Bác Ái Xã Hội Tổng Giáo phận Sài gòn, gần 300 triệu đồng(do ân nhân bên Đức giúp) chia sẻ với nạn nhân bão lũ tại Giáo phận Hưng Hóa, cũng chỉ như hạt muối bỏ biển, như đồng xu của bà góa nghèo kính dâng lên Chúa, dâng trọn cả tấm lòng, trọn trái tim của con dân đất Việt sinh sống trên khắp mọi phương trời hướng lòng về quê nhà nguyện cầu cho quê hương đất Việt luôn an vui, thái hòa, hôm nay đây và mãi về sau
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tòa Khâm sứ: Vườn hoa Tòa Khâm Sứ bị đào bới lần thứ ba
Pv ChuaCuuThe
11:00 16/10/2008
VƯỜN HOA TÒA KHÂM SỨ BỊ ĐÀO BỚI LẦN THỨ BA

Mới có 26 ngày kể từ khi chính quyền cưỡng chiếm đất TKS và xây dựng vườn hoa đến nay. Thế mà Vườn hoa làm nhanh hơn ăn cướp,nhanh kỷ lục trên thế giới này, cũng đã đang lập một kỷ lục khác: Đào bới lên làm lại. Hôm nay đang đào lần thứ ba.

Dù đã khánh thành từ 2 tuần qua, nhưng mỗi ngày chỉ lèo tèo vài người ghé qua vườn hoa. Số bảo vệ và công an canh giữ ở đây thường đông hơn là số người vãn cảnh. Người biết chuyện thì không muốn bước vào vườn hoa ô nhục này kẻo biến mình thành kẻ vô liêm sỉ trong mắt người khác!

Người không biết chuyện cũng chẳng muốn dừng lại ở đây, vì nào có thú vị gì khi ngồi ghế đá vườn hoa mà cứ bị bảo vệ và cảnh sát nhìn chằm chằm soi mói? Chưa kể số công an chạy xe máy và xe càn cứ lượn đi lượn lại dọc phố Nhà Chung.

Nhưng các cán bộ chính quyền trơ trẽn, vô liêm sỉ thì lúc nào cũng tìm mọi cách để biện minh trước công luận cho việc làm của mình, chứng minh cho quyết định “đúng đắn”, “hợp lòng dân” của mình! Vì thế, người dân trong khu vực cho biết, các trường học ở gần TKS như Tràng An, Tân Trào, Hoàn Kiếm buộc phải đưa học sinh ra “dạo” ngòai vườn hoa này trong các giờ sinh họat ngọai khóa! Thật Nguyễn Công Hoan có sống lại cũng không thể tưởng tượng nổi!

Ai vào vườn hoa thì biết: Bước trên lối đi thấy gạch con sâu dưới chân đã động đậy và sắp bị lột lên đến nơi! Hoa cỏ vẫn đang tiếp tục chết! Đúng là nhân sao vật vậy! Chế độ thế nào làm ra sản phẩm thế ấy!

Bên ngòai sân, các công nhân đang tất bật lột gạch, đào lối đi trong sự giám sát của một nhóm bảo vệ và công an. Các bờ bò bằng đá lớn cũng đang được bẩy lên! Bên trong nhà một nhóm công nhân khác đang đập phá gì đó. Xà bần đổ thành từng đống xuống cửa chính TKS. Ngay bên trên cửa này, chúng tôi thấy đã được các cán bộ của chế độ vô thần dán lên một cái gương chấn thủy hình bát quái!

Nghe nói, sau khi ra quyết định tịch thu “tang vật” là thánh giá và tượng Đức Mẹ Sầu Bi, chính quyền đóng thùng thiếc đưa lên xe chở đi lòng vòng! Họ không sung công quỹ hoặc tiêu hủy ‘tang vật” theo luật vì sợ! Họ chở lòng vòng mãi rồi cuối cùng lại đưa về TKS và nghe nói đang để trong căn hầm tòa nhà này.

Chúng tôi tính vào hầm xem thực hư thế nào như mới đến cửa hầm đã bị hai cán bộ chặn lối và áp giải ra ngoài. Tôi muốn vào trong chụp mấy tấm hình, nhưng hai người ra ngăn lại và áp giải chúng tôi ra ngòai! May tôi còn nhanh tay bấm được cảnh khu vực bên trong cửa hầm nơi có 3 người bảo vệ đang ngồi trên giường.

Chúng tôi cũng xem có phải chiếc xe thùng đậu ở Trung tâm Chính trị và TKS suốt mấy tuần qua đang chứa tượng Đức Mẹ bên trong hay không. Nhưng thùng xe bịt kín và xem biển số thì thấy khác biển số của cái xe cướp tượng hôm trước. Nhưng tại sao cái xe này cứ đậu mãi ở khu vực TKS thể nhỉ?

Chúng tôi đi về. Sân TKS không kể các thợ đang đào bới, chỉ còn lại mấy cảnh sát trật tự, mấy nhân viên bảo vệ, mấy đoàn viên thanh niên và cả mấy thanh niên mang thường phục nhưng mặt mày cũng lấm lét và ngồi chung với nhóm đòan viên áo xanh. Viên cảnh sát ngồi ở gần cửa TKS cho biết Quận chỉ đạo cho các anh xuống canh ở đây để ‘đề phòng”!. /.
 
Hai năm tù vì chống CSVN tham nhũng
Việt Hùng /RFA
12:22 16/10/2008
Hai năm tù vì chống CSVN tham nhũng

Về phiên toà xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải cùng hai quan chức Bộ Công an liên quan đến vụ án PMU 18, những người cầm bút nghĩ gì?

Nguyễn Việt Chiến: "Tôi vô tội "
Cơ quan công an đang làm việc tại văn phòng Báo Thanh Niên, nơi nhà báo Việt Chiến công tác. Sau phiên Tòa, Việt Hùng của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do đã đặt câu hỏi này với nhà báo Trần Quang Thành, nguyên là biên tập viên Ban Tin tức Đài Truyền Hình Việt Nam và Đài Tiếng Nói Việt Nam đưa ra lời nhận định.

Người cầm bút nghĩ gì về bản án

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi thấy đây là một bản án không nên có và không đáng có, tại vì những nhà báo này nói lên đúng sự thật. Vụ án Nguyễn Việt Tiến những gì sai đăng trên các báo đã kịp thời đính chính theo như chỉ đạo từ trên rồi và cũng đã có những bài báo bị phạt hành chính, tức là những thủ tục cần thiết đã xử lý kịp thời rồi, nhưng rất ngạc nhiên là 2 năm sau những bài báo bị phạt rồi lại trở thành một vụ án hình sự thì tôi thấy đó là sự đáng tiếc.

Việt Hùng: Ông ghi nhận phản ứng của các đồng nghiệp khác trong làng báo chí tại Việt Nam như thế nào về vụ xử này?

Nhà báo Trần Quang Thành: Nói chung bạn bè trong giới báo chí cũng rất buồn và chia sẻ với các đồng nghiệp. Họ bảo vệ cho những gì mà đảng dậy họ đó chứ, chống tham nhũng là đảng dậy họ chống đó chứ? Họ làm tất cả những điều đó là vì đảng vì dân đó chứ.

Mất cả xương máu và nước mắt vì sự nghiệp nghe theo đảng bảo vệ công lý, bảo vệ sự trong sáng đặc biệt là với nhà báo Nguyễn Việt Chiến về những hành động của anh trước tòa. Chính anh là người đã nêu cao trách nhiệm xã hội cũng như đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

Tôi biết anh là một nhà báo rất có lương tâm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cũng xin lưu ý với anh nhà báo Nguyễn Việt Chiến chưa phải là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.

Anh ấy là một nhà báo đã chiến đấu với tất cả tình cảm để nghe theo đảng, làm theo đảng thì chứng tỏ anh ấy đang là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng.

Nhân đây tôi cũng xin kể lại một câu chuyện thấy bất công, cách đây mấy năm anh Nguyễn Việt Chiến cùng tôi và một số đồng nghiệp khác khi xảy ra vụ án Năm Cam thì chính bản thân tôi cùng những đồng nghiệp khác trong đó có anh Nguyễn Việt Chiến đã viết thư gửi tới Bộ Chính trị và Trung ương nói về ông Trần Mai Hạnh, Tổng Giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam đã bao che cho Năm Cam về tội phạm và đi chạy án cho ông ấy.

Chính lúc đó bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam đã nhân danh đảng uỷ Ban lãnh đạo Đài cùng ông Đỗ Khánh Toàn, ủy viên Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã gửi công văn chính thức nhân danh hai tổ chức này gửi công văn đến Bộ Chính trị, Ban bí thư và các cơ quan lãnh đạo nói ông Trần Mai Hạnh là con người mẫu mực, trong sáng và đạo đức. Người nào viết thư tố cáo ông Hạnh bao che tội phạm, chạy án thì là những người nói xấu đảng, chống đảng…

Cuối cùng đảng cũng kết luận ông Trần Mai Hạnh là kẻ có tội và chúng tôi là những người nói đúng, nhưng đáng buồn là những người vu cáo chúng tôi chẳng ai phải vào tù và nực cười thay những người như thế thì Hội Nhà Báo Việt Nam đứng ra bảo vệ trong khi những nhà báo chân chính như Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải lúc này thì chẳng thấy tiếng nói của Hội Nhà Báo ở đâu cả?

Ông nên nhớ lời một vị Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là ông Trịnh Ngọc Dương, trước Quốc Hội trong một phiên điều trần thì ông ấy có nói một câu như thế này “ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được, xử thua cũng được…”

Việt Hùng: Phải chăng là ông đang nói tới “Bản án bỏ túi” và trở lại phiên tòa xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, phải chăng lời cáo buộc có đúng với tinh thần được chỉ đạo…

Nhà báo Trần Quang Thành: Muốn nói gì thì nói, tất cả những bài báo người ta viết đâu có thể nói là “lợi dụng dân chủ… được”, người ta nói đúng sự thật đấy. Theo tôi vụ án này các bạn nhà báo của chúng ta đã bị vạ lây.

Vụ PMU 18 chỉ đơn giản là vụ đánh bạc ?

Việt Hùng: Nhưng trong cuốn băng ghi âm cuộc giáo huấn của Ban Tuyên Giáo do ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban chỉ đạo với các nhà báo mà trong đó ông tướng công an Vũ Hải Triều nói đã có sự thống nhất từ trên là vụ PMU 18 chỉ là một vụ đánh bạc, cá nhân trường hợp ông cũng là một tham dự viên trong buổi đó, ông nhìn vấn đề như thế nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: …tôi thấy nếu đánh giá vụ PMU 18 là vụ đánh bạc không thôi thì quá bình thường, lấy tiền đâu mà đánh bạc cả triệu US đô-la. Cọc tiêu của người ta đáng lẽ trong ruột phải bằng cốt thép nhưng đây lại là “bê tông cốt tre”. Xe ô-tô đến 34 cái, ông Phạm Xuân Quắc đi thu về đủ cả 34 cái, nếu mà không phát hiện ra thì những ô-tô đó giờ đi đâu rồi chứ đâu nói chuyện gì nữa…

Việt Hùng: Qua lời phát biểu của ông Vũ Hải Triều dư luận có thể thấy vì đã có quyết định ở trên nhận định về vụ án này đâm ra trường hợp của hai nhà báo và hai quan chức Bộ Công an đưa ra xử là phải lãnh cái án đó hay sao?

Nhà báo Trần Quang Thành: Đúng, đúng. Chúng ta chí nghĩ rằng nếu bây giờ những dữ liệu đưa ra trước tòa để kết tội hai nhà báo và hai ông công an này tôi thấy chẳng Tâm phục – Khẩu phục chút nào cả.

Việt Hùng: Với mức án 24 tháng tù ở đối với trường hợp nhà báo Nguyễn Việt Chiến liệu có phải vì thái độ biện luận mà nhà báo Nguyễn Việt Chiến phải lãnh hậu quả như vậy hay sao?

Nhà báo Trần Quang Thành: Đúng như vậy, nếu mà nói như ông Nguyễn Văn Hải thì chắc cũng chỉ ở mức án như Nguyễn Văn Hải thôi. Riêng tôi thì tôi thấy rằng trách nhiệm và đạo đức xã hội và trách nhiệm công dân thì tôi thấy đối với anh Nguyễn Việt Chiến là nhà báo đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm trước công dân và thái độ trách nhiệm của một nhà báo chân chính, vì anh dám làm, dám nhận chứ không đổ vấy cho người khác.

Anh làm tất cả và đã minh chứng trước tòa, anh phối kiểm qua rất nhiều nguồn tin thậm chí ngoài tướng Quắc anh còn băng ghi âm với tướng Thọ nữa. Giữ thái độ như vậy thì Chiến phải chịu như vậy, thái độ của Chiến đáng phải học tập… không phải nhà báo chân chính lúc nào cũng sung sướng đâu, tù đày, như tôi anh thấy dù không phải ở tù nhưng cũng tàn phế suốt đời chỉ vì tin và nghe theo đảng chống tham nhũng, anh Nguyễn Việt Chiến cũng vậy anh ạ.

Việt Hùng: Chúng tôi xin được chia sẻ cùng nhà báo cũng như các đồng nghiệp đang phải chịu những nghịch cảnh ở tại Việt Nam. Thay mặt quý thính giả của Đài RFA cám ơn ông Trần Quang Thành.

Nhà báo Trần Quang Thành: Vâng xin cám ơn anh.

(Nguồn: Việt Hùng, phóng viên RFA, ngày 15.10.2008)
 
Đại biểu Quốc hội bị lính phường chửi là ''ngu''
Dương Trung Quốc
12:59 16/10/2008
Đại biểu Quốc hội bị lính phường chửi là "ngu"

(Đây là nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc Hội. Cử tri nào đã bầu cho bác Quốc thì vote 1 cái để ủng hộ bác nha... Đó là câu chuỵện xảy ra vào buổi sáng thứ hai, ngày 25.8.2008 tại ngã năm Phan Chu Trinh-Lê Văn Hưu-Hàn Thuyên-Lò Đúc và Hàm Long, Hà Nội).

Đang ngồi ăn sáng ở quán Phở Thìn thấy một bà gánh nhãn bị một người mặc đồng phục (dáng chừng thanh tra) giằng kéo rồi vứt lên chiếc xe ôtô chuyên dụng của ngành đỗ kề đó. Đáng nói là nguời này mặc đồng phục nhưng không có "lon" trên vai, còn mấy vị mặc đồng phục có lon thì thản nhiên đứng quan sát.

Đám đông những người qua đường xúm lại, một vị cao tuổi đang bực tức to tiếng với mấy vị "quan chức" đó. Thấy vậy tôi rời bát phở chưa kịp ăn để lại gần thì thấy bà bán nhãn đang khóc lóc cố giữ một bên quang gánh còn lại, còn vị cao tuổi đang yêu cầu những người bắt giữ hàng của dân phải làm đúng theo pháp luật vì khu vực này không nằm trên các tuyến phố quy định cấm hàng rong, vả lại người dân đang gánh hàng trên đường không phải là hành vi sai phạm. Đám đông xung quanh có người lên tiếng quyết liệt, có người nhẹ nhàng "mới sáng sớm xin các anh tha và giả hàng để người ta có kế sinh nhai...".

Bất chấp, "người mặc đồng phục không lon" càng tỏ ra dữ tợn quyết giằng bằng được bên quang gánh còn lại. Thấy vậy tôi lại gần nói rằng bắt hàng của dân như vậy là không được, nên trả lại hàng họ cho người ta. Người dân xung quanh biết tôi nên có yêu cầu "đại biểu Quốc hội can thiệp". Sẵn mang tấm thẻ Đại biểu Quốc hội tôi đành rút ra để chứng thực "chức năng giám sát" của mình.

Ngỡ tưởng mình có chút uy để hạ hoả "người mặc đồng phục không lon", ngược lại tôi nhận được một mệnh lệnh đanh thép bằng một tiếng quát: "Đi ra chỗ khác để tôi làm việc!". Nhưng vào chính lúc ấy thì các vị mặc đồng phục có lon tỏ ý muốn rút quân bèn lên xe, nổ máy. "Người mặc đồng phục không lon" chẳng còn thể hung hăng tiếp cũng lặng lẽ bỏ đi sau khi nhìn tôi bằng còn mắt hằn học: "Già rồi mà ngu !".

Đám đông tản ra, ai đó có lời bình luận "các ông nhà nước thích sử dụng cái đám tai quái ấy để được việc lại nhàn thân!". Chỉ khổ bà hàng nhãn tay cầm đòn gánh lúc này không biết xoay xở làm sao với bên quang thúng còn lại...

Nghĩ đến lời bình luận nọ, tôi đi thẳng đến đồn Công an phường Phan Chu Trình toạ lạc tại ngôi nhà số 9 cách đó chỉ hai ngã tư. Quả thực thấy một vị thượng tá đang ngồi nhàn hạ tại phòng trực ban. Dường như cũng biết đến sự việc mới xảy ra, vị sĩ quan nhã nhặn tiếp tôi. Sau khi nghe phản ánh thì giải trình rằng: "Cái người ấy (ý nói đến "người mặc đồng phục không lon") là của bên phường tăng cường, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, nhắc nhở cảnh cáo".

Tôi nói rằng cái hành vi của của "người ấy" không khó hiểu nhưng điều quan trọng là đã thực thi pháp luật thì không chỉ người dân phải nghiêm mà chính quyền cũng phải nghiêm. Nếu cấm người dân quang gánh cồng kềnh đi lại ở đâu thì phải có biển báo theo đúng quy chuẩn của Nhà nước, như biển cấm đỗ xe, cấm đi ngược chiều, cấm xíchlô..., thời gian đầu để dân biết, dân tránh thì ngoài loa đài, phải chăng biểu ngữ ngang đường viết chữ thật to là "Đường cấm gánh hàng đi qua". Người dân buôn thúng bán mẹt đâu có thời gian đọc báo nghe đài... Ngay ở TP Hồ Chí Minh mỗi lần có quy định mới như đường cấm hay phân luồng đều làm như vậy.

Ông thượng tá thanh minh rằng, đường phố này tuy không thuộc tuyến phố cấm nhưng trên thành phố và quận chỉ thị nghiêm lắm nên phải thực hiện. Thấy vậy, tôi kính nhờ vị sĩ quan trực ban nọ phản ánh ý kiến của tôi lên lãnh đạo quận và thành phố để cho dân đỡ khổ, thì nhận được lời hứa sẽ thực hiện. Nhưng khi tôi hỏi thêm một câu: "Thường những thứ thu của dân, nhất là hàng tươi sống như gánh nhãn vừa rồi chẳng hạn thì chính quyền xử lý ra sao, có làm biên bản không, tiêu huỷ hay... "cho khỏi phí của giời", thì không nhận được sự trả lời rõ ràng.

Trước khi ra về tôi lưu ý vị sĩ quan trực ban rằng sử dụng những người thiếu văn hoá, thiếu hiểu biết pháp luật, tính tình hung hăng như "người mặc đồng phục không lon" nọ, thì tai hại đầu tiên thuộc về chính quyền, vì trong con mắt của dân thì đó là người đại diện cho pháp luật, cho chính quyền.

Đã hơn một tháng trôi qua, sự việc ấy khi kể lại cho những người xung quanh thì đều nhận được lời bình luận "đó là chuyện thường ngày ở Thủ đô". Mới đây, tôi nhận được một phong bì của cư tri gửi tới một xếp các bài đăng trên nhiều tờ báo phản ánh những chuyện tương tự, lại có cả bài báo ai đó biết rồi đăng câu chuyện xảy ra ở ngã 5 đã kể ở trên.

Tôi có thói quen cứ nghĩ ngợi điều gì thì lại giở sách cũ ra xem thì thấy trong cuộc tranh luận của chính quyền thực dân Pháp hồi đầu thế kỷ trước khi bàn về quy hoạch thành phố Hà Nội việc quan trọng hàng đầu là phải kết nối được nền kinh tế của đô thị với vùng nông thôn bao quanh. Do vậy 5 tuyến đường xe điện đều được quy hoạch đi từ các cửa ô chính và ngang qua tất cả các chợ quan trọng nhất của thành phố (chợ Bưởi, chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Mơ, chợ Cửa Nam v.v...) và khi thiết kế toa xe thì ngoài một toa ghế xếp ngang để khách bộ hành ngồi, các toa còn lại ghế đều xếp dọc để dành không gian cho những người gánh hàng tiện sắp xếp, cuối toa lại có thêm mấy cái móc to để treo quang gánh cho gọn... Lại đọc những quy định (tất nhiên là trên văn bản) về thế nào là bán hàng rong ở đô thị. Nếu chỉ gánh hàng thì cảnh sát không được can thiệp. Nếu dừng lại bán dưới một thời lượng quy định cũng không được ngăn cấm, chỉ khi nào họ ngồi quá thời lượng quy định hay gây mất vệ sinh công cộng thì mới phạt...

Đấy là chuyện của dĩ vãng. Giờ đây Hà Nội đã to rộng hơn xưa nhưng cũng nhiều nông dân hơn xưa. Công ăn việc làm, việc tiêu thụ hàng hoá nông phẩm của họ không dễ vào ngay các siêu thị. Các chợ quan trọng nhất của Thủ đô giờ đây đều bị siêu thị hoá hoặc biến thành văn phòng cao cấp cho các đại gia buôn bán. Việc "buôn thúng bán mẹt" mà có nhà kinh tế học đã phân tích rằng hiện còn đang chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong đời sống kinh tế và càng quan trọng khi nó là kế sinh nhai của rất đông cư dân Hà Nội, nhất là Hà Nội sau khi mở rộng. Bài toán nảy sinh là liệu có tăng trưởng đội ngũ các "người mặc đồng phục không đeo lon" để đói phó với những người buôn thúng bán mẹt hay không?

Tôi có ý định tại kỳ họp Quốc hội lần này sẽ gặp ông Chủ tịch Thành phố Hà Nội cũng là Đại biểu Quốc hội hỏi xem có biết đến hiện tượng "đồng phục không lon" này không? Và hỏi xem ý kiến của một công dân, một Đại biểu Quốc hội phản ánh một cách nghiêm túc tại trụ sở với một sĩ quan trực ban cấp thượng tá công an sau hơn một tháng có được chuyển tới lãnh đạo quận và thành phố hay không, và những phản ánh ấy có xác đáng hay không. Xin để hạ hồi phân giải.
 
CT Nguyễn Thế Thảo tiếp tục bêu xấu và muốn tìm hết cách để loại trừ TGM Ngô Quang Kiệt khỏi Hà Nội!
Báo SGGP
18:16 16/10/2008
CT Nguyễn Thế Thảo tiếp tục bêu xấu và muốn tìm hết cách để loại trừ TGM Ngô Quang Kiệt khỏi Hà Nội!

LTS: Sau đây là bản tin của TTXVN, được Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng ngày hôm nay. Ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, trước áp lực của dư luận quốc tế đã phải mời các đại diện ngoại giao đoàn đến gặp hầu "thanh minh thanh nga về hành động chiếm đất do Nhà cầm quyền Hà nội chủ trương". Hành động này đã bị các báo chí ngoại quốc lên tiếng chỉ trích và họ gay gắt phê bình cách thức nhà cầm quyền Hà nội chiếm đất khu Tòa Khâm Sứ và đất Thái hà. Những lời giải độc của ông Chủ tịch Thảo chắc chắn là trò cười cho các vị Đại Sứ vì họ ở ngay tại Hà nội lẽ nào không biết nội bộ những việc đã từng xẩy ra!... Tuy nhiên việc hết sức khôi hài, khi ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói: "Các đại diện ngoại giao tại TP Hà Nội cảm ơn Chủ tịch UBND TP đã dành thời gian tiếp và đánh giá cao những thông tin và chủ trương của TP trong việc giải quyết vụ việc nêu trên". Nói là "đánh giá cao" nhưng không trích dẫn hay trưng ra được bất cứ lời đánh giá cao như thế nào của bất cứ vị đại sứ nào!... Thế nên cũng chỉ là một trò nói dối đánh lừa dư luận người Việt Nam. Giả như nếu có vị đại sứ nào khen Việt nam một phát-- chắc chắn là đã chạy hàng tít lớn... Đàng này câm như hến! Để đánh giá được những lời nói của ông Chủ tịch Thảo có đúng tới đâu, cốt ý đánh lừa dư luận ra sao, chúng tôi không ngại để đăng nguyên văn bản tin của TTXVN như sau:

Báo Sài Gòn Giải Phóng -Thứ năm, 16/10/2008, 02:44 (GMT+7) - Ngày 15-10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có buổi tiếp và làm việc với các Đại sứ, Phó Đại sứ và Trưởng đại diện các Đoàn ngoại giao tại thành phố Hà Nội để thông báo kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại về nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo tại khu vực 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng và những hành vi vi phạm pháp luật của một số giáo sĩ, giáo dân liên quan đến khu vực này; chủ trương, biện pháp giải quyết của thành phố Hà Nội. Cùng dự buổi làm việc có đại diện Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ.

Các đại diện ngoại giao tại TP Hà Nội cảm ơn Chủ tịch UBND TP đã dành thời gian tiếp và đánh giá cao những thông tin và chủ trương của TP trong việc giải quyết vụ việc nêu trên.

Để làm rõ thêm những thông tin liên quan đến chủ trương, biện pháp của TP Hà Nội trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại về nhà, đất tại khu vực 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng và những hành vi vi phạm pháp luật của một số giáo sĩ, giáo dân liên quan đến khu vực này, Chủ tịch UBND TP khẳng định: Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và mọi tôn giáo đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Thực hiện nhất quán chủ trương này, trong suốt những năm qua, Chính quyền nhân dân TP Hà Nội luôn tạo điều kiện hoạt động của các tôn giáo, trong đó có công giáo, như cấp đất, cấp phép xây dựng nhiều công trình của công giáo. Đặc biệt trong các dịp lễ trọng, Noel hàng năm ở các nhà thờ, xứ đạo, họ đạo luôn được địa phương quan tâm, bảo đảm an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các giáo dân hành lễ.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cũng khẳng định những thành quả 20 năm đổi mới của đất nước Việt Nam nói chung và Thủ đô nói riêng là công sức đóng góp của nhân dân, trong đó có đóng góp của các giáo sĩ, giáo dân. Các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, đoàn kết giữa đồng bào công giáo và các tầng lớp nhân dân khác được củng cố; quan hệ giữa chính quyền và giáo hội ngày càng phát triển với chiều hướng tốt đẹp, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Thủ đô và đất nước bình yên.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng và cho biết: Các cấp chính quyền, các lực lượng từ cấp phường đến quận và TP đã kiên trì gặp gỡ, tiếp xúc, động viên, thuyết phục các chức sắc, bà con giáo dân để họ tự giác chấp hành pháp luật; liên tục tổ chức các đoàn công tác đến Tòa Tổng giám mục và Nhà thờ Thái Hà để gặp gỡ, trao đổi. Đồng thời TP cũng rất quan tâm giải quyết nhu cầu chính đáng của giáo hội, giáo sĩ, giáo dân bằng việc giới thiệu 3 địa điểm có vị trí thuận lợi, khuôn viên đủ rộng, thích hợp với hoạt động của giáo hội... để Tòa Tổng giám mục lựa chọn, thực hiện các quy trình đầu tư xây dựng công trình phục vụ mục đích tôn giáo. Tuy nhiên, Tòa Tổng giám mục Hà Nội không quan tâm, nhất mực đòi đất chứ không xin đất của Nhà nước, từ chối thiện chí, sự quan tâm của chính quyền.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh: Nguyên nhân chính của các vụ việc trên là do một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội; làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền TP với Tòa Tổng giám mục cũng như Nhà thờ Thái Hà, ảnh hưởng đến hình ảnh của công giáo trong lòng nhân dân Thủ đô và cả nước. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước phải vào cuộc xử lý theo pháp luật, buộc chính quyền TP phải quyết định cảnh cáo đối với ông Ngô Quang Kiệt và một số giáo sĩ Nhà thờ Thái Hà; cơ quan công an khởi tố vụ án phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng, tới đây sẽ đưa ra xét xử nghiêm minh theo pháp luật.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng giải thích thêm về việc TP đã có cơ chế đặc thù nhưng vẫn bảo đảm những quy định của pháp luật trong việc quy hoạch, xây dựng hai công viên cây xanh tại khu đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng trong thời gian nhanh nhất để kịp chào mừng kỷ niệm 54 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2008).

Chủ tịch UBND TP cũng cho biết thêm, hiện nay TP vẫn đang tiếp tục rà soát lại những khu đất xen kẹt trong TP mà sử dụng không có hiệu quả để đưa vào kế hoạch xây dựng những công trình công cộng như nhà trẻ, trường học, công viên, vườn hoa... Chủ tịch cũng đưa ra minh chứng, trong thời gian vừa qua, TP đã xây dựng vườn hoa trước Nhà hát Lớn thay thế cho một dự án trước đó.

Liên quan đến việc TP kiến nghị không để ông Ngô Quang Kiệt giữ chức vụ Tổng giám mục địa phận Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rõ, đó là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa. Ông Kiệt đã thiếu tôn trọng và hợp tác với Chính quyền để tìm giải pháp thích hợp, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm đối với đất nước, dân tộc, coi thường vị thế của đất nước và tư cách công dân Việt Nam.

Chuẩn bị cho kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo mong muốn có sự quan tâm, giúp đỡ của các vị Đại sứ, Phó Đại sứ, các vị Trưởng đại diện đoàn ngoại giao tại TP Hà Nội để góp phần vào việc tổ chức thành công Đại lễ này của nhân dân và chính quyền Thủ đô.

(Nguồn: TTXVN và Báo SGGP, ngày 16.10.2008)
 
Cả Miếu thờ Đạo học ở Nha Trang cũng bị tham quan phá lấy gạch đem bán!
Trích: Phan Sông Ngân/ Tuổi Trẻ
19:26 16/10/2008
Hãy xem nay cả Miếu thờ Đạo học ở Nha Trang cũng bị phá lấy gạch cổ đem đi bán! Sau đây là bài báo của Tuổi Trẻ về tình trạng tham ô và vô trách nhiậm này:

Vụ phá Miếu thờ Đạo học ở Nha Trang: Cái giá của việc... lỡ phá

Tuổi Trẻ (Thứ Bảy, 11/10/2008) - Theo một cán bộ văn hóa, việc phá hủy văn chỉ Vĩnh Xương là sự “phá hoại nghiêm trọng” đối với di tích văn hóa lịch sử tại Khánh Hòa.

Gạch cổ Vĩnh Xương bị phá dỡ - Ảnh: TT Khánh Hòa
Ngày 10-10-2008, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL) Khánh Hòa đã đến UBND tỉnh báo cáo về việc văn chỉ Vĩnh Xương (123 đường Phương Sài, phường Phương Sơn, TP Nha Trang) bị phá dỡ vào tháng 9-2008 theo nghị quyết của HĐND phường. Đồng thời sở cũng kiến nghị đề xuất chi ngân sách mua lại toàn bộ hiện vật đã bị đem bán đấu giá để khôi phục miếu thờ này (Tuổi Trẻ ngày 10-10).

Nỗi đau… phế tích

Phó giám đốc Trung tâm Quản lý di tích danh lam thắng cảnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Thích cho rằng việc phá dỡ miếu thờ đạo học là việc làm “rất bậy bạ và rất đau”. Bởi theo các thiết chế giáo dục xưa, hệ thống văn miếu quốc tử giám - văn miếu - văn chỉ - văn từ là một hệ thống tiêu biểu của nền giáo dục cổ. Ngoài các chức năng thờ tự, biểu hiện tinh thần hiếu học, khuyến học, tôn sư trọng đạo… thì đó cũng chính là hệ thống trường học đào tạo hiền tài, thầy đồ nho ở các cấp. Trong đó văn chỉ được coi như là một trường huyện trong hệ thống này.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thích, văn chỉ Vĩnh Xương có nhiều điểm có giá trị gấp mấy lần so với hai văn miếu khác hiện còn trên địa bàn tỉnh. Bởi toàn bộ hệ thống kiến trúc gồm giàn gỗ cột, kèo, đòn tay, trụ lỏng… đã được xây dựng cách đây trên cả trăm năm nhưng hầu như còn nguyên vẹn.

Trên các kiến trúc gỗ đó có chạm trổ rất nhiều họa tiết, hoa văn, chạm đầu rồng theo kiến trúc miếu đình cổ của người Việt rất đẹp và tinh xảo. Đặc biệt, phần đáy kê trụ lỏng đoạn xà ở chánh điện được khắc linh vật hình con tôm lần đầu tiên được tìm thấy ở Khánh Hòa. Ngay cả loại gạch ghè dùng xây văn chỉ Vĩnh Xương cũng là loại gạch cổ rất quý…

Nhưng giờ đây văn chỉ Vĩnh Xương đã trở thành một phế tích…

Phá di tích, bán “rẻ như cho”

Trong thực tế, suốt mấy chục năm qua văn chỉ Vĩnh Xương đã bị chính quyền địa phương chuyển công năng phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Cho đến trước ngày bị phá hủy, hai nhà tả, hữu của văn chỉ Vĩnh Xương được sử dụng để làm lớp học mẫu giáo và lớp học tình thương của phường. Còn miếu thờ phía bắc bị đem cho một gia đình bên cạnh thuê làm nhà kho…

Sau khi tỉnh có chủ trương đầu tư xây dựng trạm y tế mới, HĐND phường Phương Sơn đã có nghị quyết xin chuyển các lớp học thành trạm y tế. Trong hồ sơ đề nghị, phường không hề nói rõ là có cả phần chánh điện cổ của văn chỉ Vĩnh Xương. Đề nghị đó của phường đã được lãnh đạo UBND thành phố Nha Trang “chuẩn y”. Sau đó, toàn bộ di tích văn chỉ Vĩnh Xương sau khi phá dỡ đã bị đem ra bán đấu giá với giá khởi điểm 20 triệu đồng và đã bán được 23 triệu đồng.

Khi tiến hành đập dỡ văn chỉ Vĩnh Xương, theo chị Phạm Thị Hồng Khanh (50 tuổi) - con gái của ông Phạm Thanh - nguyên là ông từ (đã mất) của miếu thờ đạo học, mấy người mua di tích đã cho thu nhặt cả chiếc râu tôm khắc trong trụ gỗ bị gãy ra gói lại mang đi. Từng viên gạch cổ gỡ ra từ di tích cũng được gom nhặt (đến 8.000 viên) để xe di chuyển hết.

Sau đó toàn bộ di vật của văn chỉ Vĩnh Xương đã được những người trúng đấu giá bán lại cho một người ở tỉnh Đồng Nai. Theo các cán bộ văn hóa đã gặp người mua vừa nêu ở Đồng Nai, ông này cho biết đã chi ra 60 triệu đồng để nhờ tìm mua giàn gỗ nhà cổ về làm quán cà phê. Thế nhưng sau khi vừa nhận được giàn gỗ của văn chỉ Vĩnh Xương, qua một đêm bị mất ngủ không rõ vì sao, ông vội vàng thuê xe chở toàn bộ gỗ đem tặng lại một chùa ở Xuân Lộc (Đồng Nai) chứ không dám giữ lại sử dụng…

Giá đắt cho việc phục dựng

Vụ phá di tích, bán di vật văn chỉ Vĩnh Xương được một nhà nghiên cứu sử học ở địa phương phát hiện, vụ việc vỡ lỡ. UBND thành phố Nha Trang liền lập một tổ công tác truy tìm. Tổ công tác đã vào tận Đồng Nai để thương thảo với đại diện của chùa đang cất giữ toàn bộ di vật ấy. Đại diện của chùa đã đưa ra mức “tiền chuộc” là 220 triệu đồng - bao gồm nhiều chi phí phát sinh liên quan cùng thời hạn phải trả lời về việc mua bán này là 15 ngày, kể từ ngày hai bên thỏa thuận.

Ngay sau đó, Sở VH-TT&DL Khánh Hòa cùng UBND TP Nha Trang đã họp liên ngành và thống nhất kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chi ngân sách nhà nước mua lại toàn bộ di vật để phục dựng văn chỉ Vĩnh Xương vừa bị đập phá chỉ hơn một tháng. Ngoài việc phải mua lại với chi phí gấp gần mười lần số tiền đã bán trước đó, chi phí phục dựng văn chỉ Vĩnh Xương chắc chắn còn cao hơn nhiều.

Theo Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, văn chỉ Vĩnh Xương là “di tích của một nền giáo dục cổ đáng được trân trọng, giữ gìn”. Bởi “rất có giá trị về nhiều mặt như lịch sử truyền thống nền giáo dục cổ; về tín ngưỡng, tâm linh; về kiến trúc nghệ thuật cổ; về dấu tích khoa học kỹ thuật xây dựng cổ…”. Do đó, việc phục dựng là rất cần thiết.
 
Mời tham dự hòa âm và cùng hát ''Ai sẽ lên tiếng...'' (Lời Việt)
VietCatholic
19:54 16/10/2008
Bản nhạc "Ai sẽ lên tiếng... Nếu không phải là chính bạn!" Nguyên tác tựa đề: 'Who will speak' của nhạc sĩ Marty Haugen sáng tác. Bài này được nhạc sĩ Thanh Lâm của Nhóm Lửa Hồng ở Saigòn viết lời Việt.

Nếu qúi độc giả muốn tham gia cùng góp ý thêm cho lời Việt của bản nhạc này được xuyên xuất... Chúng tôi sẵn sàng đón nhận ý kiến thêm.

VietCatholic cũng xin mời các nhạc sĩ hòa âm gửi cho chúng tôi... Cũng xin mời các Ca Đoàn, các Nhóm Ca Sĩ có thể thâu thanh và gửi về cho chúng tôi để phổ biến cho đại chúng cùng thưởng thức. Ai cũng thích bài hát này. Vì nó gây một cảm hứng rất sâu xa trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước...

Mời nghe bản nhạc gốc tiếng Anh
Mời xem nghe Nhạc Hình bản nhạc này



WHO WILL SPEAK?
(Speaker: Dean Pakele – Solo: Joe Carter, Pemela Warrick-Smith)

Xin nghe bài nhạc này

The world that the Church must serve is the world of the poor.
Persecution of the Church is the result of defending the poor.
My life has been threatened many times.
I have to confess that, as a Christian, I do not believe in death without resurrection.
If they kill me, I will rise again in the Salvadoran people.
(Oscar Romero – Archbishop of El Salvador).

Who will speak for the poor and the broken?
Who will speak for the peoples oppressed?
Who will speak so their voice will be heart?
Oh, who will speak if you don’t?

Who will speak if you don’t?
Who will speak if you don’t?
Who will speak so their voice will be heart?
Oh, who will speak if you don’t?

Who will speak for the ones who are voiceless?
Speak the truth in the places of power?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?

Who will speak for the children of violence?
Who will speak for the women abused?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?

Who will speak for the shunned and the outcast?
Who will speak for all people with AIDS?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?

Who will work for the thousands of homeless?
Who will work in the ghettos and streets?
Who will work so their voice will be heard?
Oh, who will work if you don’t?

Who will care for the plants and the creatures?
Who will care for the land and the sea?
Who will work so their voice will be heard?
Oh, who will work if you don’t?
 
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt- Con người của tinh thần Công Đồng Vatican II
LM Stêphanô Lê Thành Tựu
21:49 16/10/2008
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt- Con người của tinh thần Công Đồng Vatican II

1- Những ai đã học qua một số văn kiện Công Đồng Vatican II thì có thể thấy được rằng: Công Đồng Vatican II nhấn mạnh đến vai trò của Thánh Thần trong đời sống Giáo hội. Hiến chế Tín Lý về Giáo hội nói rất rõ: “Với sứ vụ lan rộng khắp trần gian, đồng thời cũng vượt lên giới hạn thời gian và ranh giới chủng tộc (nên) Giáo hội đi vào lịch sử nhân loại. Tiến bước giữa cơn cám dỗ và đau thương, Giáo Hội vững mạnh nhờ ơn Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã hứa ban, hầu Giáo Hội vẫn hoàn toàn trung tín, sống như một Hiền Thê xứng đáng của Chúa mình, dầu xác thịt yếu hèn, và không ngừng tự đổi mới dưới tác động của Chúa Thánh Thần cho đến ngày, nhờ thánh giá, đạt đến ánh sáng không hề tắt” (Lumen Gentium, 9).

Photo: Nguyễn Đình Phúc /VietCatholic
Nếu Giáo hội nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong hoạt động của mình, thì người Kitô hữu ngày hôm nay, dầu xác thịt yếu hèn, với tinh thần Vatican II, cũng phải sống trong sức mạnh và tự do của Thánh Thần.

2- Khí hay Thần Khí là Ruach (רוּחַ) trong tiếng Do Thái. Thần Khí Chúa là Ruach Elohim (אֱלֹהִים רוּחַ). Thần khí có thể hiểu là Tác giả của năng lực đầy sinh khí trong trật tự tạo dựng, là Nguyên Lý cơ bản của công cuộc tạo dựng, và là Đấng thông truyền (cái) hồn cho toàn vũ trụ (Ruach may be understood as the Author of the animating dynamic of the created order, the underlying Principle of creation, and the One that imparts the nephesh to the entire universe).

Xin xem thêm nghĩa Thần Khí theo địa chỉ: http://www.hebrew4christians.com/Names_of_G-d/Spirit_of_God/spirit_of_god.html

Thần Khí không thể thiếu trong đời sống nhân loại vì chính Thần Khí là Hồn của toàn vũ trụ và là Nguồn Mạch ý nghĩa của mọi việc chúng ta làm. Như trong Hội nghị đại kết ở Upsal, Thượng phụ Hazim đã nhận xét: “Không có Thần khí, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô chỉ là quá khứ, Tin Mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phượng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm và hành vi Kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục Sinh đến hiện diện ở giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền năng sự sống, Giáo hội là hiệp thông Chúa Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thóat, truyền giáo là một Lễ Hiện Xuống” (trích lại từ bài nói chuyện của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Yves Congar - Con Người & Tư Tưởng, Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, 2005, trang 75-76).

3- Muốn sống trong Thần Khí thì phải vâng phục Thần Khí. Cứ sự thường, vâng phục một ai thì làm cho con người bị lệ thuộc và trở thành nô lệ. Nói cách khác, vâng phục tỷ lệ nghịch với tự do. Thế nhưng, vâng phục Thần Khí không tỷ lệ nghịch mà tỷ lệ thuận với tự do. Ai vâng phục Thần Khí, người đó sống trong sự thật và rất tự do. Người đó có thể làm những việc bất ngờ và thú vị trong sự hướng dẫn của Thần Khí. Sự tự do này không một quyền lực nào của thế gian có thể áp chế được. Nhà tù, nghèo đói, đau khổ và cả cái chết cũng không diệt được sự tự do này. Và sự thật là chính vũ khí của Thần Khí để tiêu diệt mọi bất công và xảo trá. Nó sẽ đâm thủng bất cứ bức tường mà quyền lực bóng tối chống đỡ. Những người sống sự thật và tự do của Thần Khí thì đúng là đe dọa đối với những bất công và quyền lực bóng đêm sự dữ. Vì chính họ là công cụ của Thần Khí để chống lại bất công, chống lại sự dữ và quyền lực bóng tối.

4- Vâng phục Thần Khí thì chúng ta phải hành động theo Thần Khí. Nếu Thần Khí muốn bênh vực những công nhân ngày đêm vất vả mà đồng lương èo uột không đủ sống thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn lên tiếng bênh vực cho những bệnh nhân đang nằm lăn lóc trong các hành lang bệnh viện mà họ không thể được đoái hoài nếu như không có tiền thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn lên tiếng chống lại những bất công đất đai của người nghèo thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn thay đổi một hệ thống mà trong đó những kẻ học kém, chỉ giỏi tài bợ đỡ lại có quyền hơn những kẻ có năng lực và liêm khiết thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn thay đổi một hệ thống luật pháp mà những kẻ tay trong thì đương nhiên được coi là vô tội trừ khi đủ chứng cứ để kết tội, còn những kẻ bị ghét và dân thường thì đương nhiên bị coi là có tội trừ khi đủ chứng cứ vô tội thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Ai sẽ lên tiếng khi công đoàn đi chống lại công nhân? Ai sẽ lên tiếng cho Ngài khi đầy tớ phản loạn và đánh đập tôn chủ của mình? Ai sẽ lên tiếng cho Ngài??

Khi suy nghĩ những điều này, chúng ta khám phá ra rằng những nhà thờ, những chủng viện nguy nga chỉ giúp được một phần trong việc đào tạo đời sống đức tin cho giáo dân, tu sĩ và linh mục. Chúng ta cần những bài học từ thực tiễn cuộc sống. Chúng ta cần những con người như Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Đức Tổng đang giáo dục giáo dân và chủng sinh của ngài bằng chính đời sống Thần Khí: một đời sống cho công lý và vì công lý do Thần Khí thôi thúc. Giáo hội cần chứng nhân hơn thầy giảng. Trong suy nghĩ rất chủ quan của con: ngài đúng là con người nổi bật tinh thần Vatican II.

5- Cuộc chiến giữa Thần Khí sẽ không dừng lại cho đến ngày Đức Kitô lại đến. Cuộc chiến này không chỉ dừng lại ở bất công tranh giành đất đai mà còn trong tất cả những lãnh vực mà quyền lực bóng đêm trú ngụ để kéo ghì nhân loại này xuống. Cuộc chiến này cũng không khoan nhường với bất kỳ một thể chế chính trị nào. Chúng ta cứ nhìn vào Têrêsa Calcutta, Osca Romero. Têrêsa Calcutta đã mạnh mẽ phản đối lại sự thờ ơ, khinh thị của người khác dành cho các bệnh nhân và người nghèo sắp chết. Têrêsa chống lại sự bất công đó bằng cách dùng mọi khả năng mình có để chăm sóc và trân trọng họ. Oscar Romeo đã chống lại phong trào quân sự được hậu thuẫn bởi một đế quốc hùng cường, không phải là Cộng Sản.

Thế nên, con rất vui mừng vì Việt Nam có người như Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài đang chọn hành động theo Thần Khí thúc đẩy: ngài đã cho chủng sinh của Hà Nội đến với những người bệnh nhân đau khổ và người nghèo ven sông; ngài đã khơi dậy lòng nhiệt huyết của sinh viên Công Giáo qua phong trào thu nhặt giấy báo bán giúp người nghèo. Bất ngờ và thú vị hơn, ngài đã động viên tinh thần anh em Dòng Chúa Cứu Thế qua sự quan tâm và thư từ; ngài đi thăm những gia đình có người bị bắt; ngài phát biểu thẳng thắn ngay trong cuộc họp; ngài không nhận lại tượng ảnh khi mọi việc chưa rõ ràng… Xin Chúa chúc lành cho Đức Tổng như Ngài đã chúc cho Dơ-rúp-ba-ven: “Đây là lời của ĐỨC CHÚA liên quan đến ông Dơ-rúp-ba-ven: Không phải nhờ thế lực, cũng chẳng phải nhờ sức mạnh mà nó hoàn thành công việc Ta giao phó, nhưng là nhờ thần khí của Ta, ĐỨC CHÚA các đạo binh phán” (Da-ca-ri-a 4:6).

6- Trong buổi tiếp và làm việc với các Đại sứ, Phó Đại sứ và Trưởng đại diện các Đoàn ngoại giao tại thành phố Hà Nội vào ngày 15-10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói: “Nguyên nhân chính của các vụ việc trên là do một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội; làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền TP với Tòa Tổng giám mục cũng như Nhà thờ Thái Hà, ảnh hưởng đến hình ảnh của công giáo trong lòng nhân dân Thủ đô và cả nước …”

Có lẽ chúng ta nên hiểu ngược lại điều ông chủ tịch đã nói: nguyên nhân chính là do ông Kiệt cầm đầu chống lại bất công đất đai, vấn đề quyền căn bản (theo Đại Sứ Hoa Kỳ: tranh chấp đất đai không là vấn đề tôn giáo (mà còn hơn thế nữa!)). Ông chủ tịch đang rất sợ TGM Kiệt vì ngài đang đi đúng với lợi ích của quốc gia, dân tộc và Giáo hội. Ông còn muốn TGM Kiệt đi khỏi Hà Nội mà thực chất TGM Kiệt, không phải ông chủ tịch, mới là người xứng đáng ở lại Hà Nội.

Ông chủ tịch sợ cũng phải vì sự thật đang dần bị phơi bày. Những ai trước đây ghét TGM Kiệt vì nghe thông tin nhà nước thì họ căm phẫn nhà nước hơn thế nữa khi tìm ra sự thật. Trường hợp Trần Quốc Cường với TÔI CŨNG MUỐN NÓI LÊN SỰ THẬT trên VietCatholic News (Thứ Sáu 10/10/2008) chỉ là một điển hình cho hàng nghìn người đang căm phẫn khác mà không dám nói ra.

7- Thần Khí Chúa vẫn ‘là là’ trên chúng ta khi cuộc sống vẫn còn nhiều ‘hỗn độn’. Thần Khí sẽ giúp sức cho những ai vươn lên đón nhận Ngài. Suy nghĩ về tình hình xã hội ngày nay, có lẽ chúng ta cần nhiều “Ngô Quang Kiệt” nữa, những Osar Romero của Việt Nam ở thế kỷ 21.

Là một tu sĩ Dòng chiêm niệm, con mong một đời sống chân thành và lặng lẽ như lời thơ của cha Đa Minh Nguyễn Văn Kinh trong bài giảng lễ đám tang của Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến ngày 25/09/2006:

Tôi muốn làm viên gạch dưới tầng sâu,
Làm chất đốt cho cuộc đời ấm lửa,
Làm phân bón cho cây đời tươi nhựa,
Trĩu quả vàng bát ngát những mùa sau.


Thế nhưng con được thôi thúc phải viết. Khi viết những dòng này, con thấy rùng mình. Trong thân phận con người, con sợ nhà tù, sợ bị vu khống và gài bẫy. Nhưng trong Thần Khí con sẽ không sợ bất cứ điều gì. Dù có chết, con sẽ được sống, như Oscar Romero đã nói: “Tôi không tin có chết mà không có sống lại. Nếu tôi bị giết chết, tôi sẽ được sống trong trái tim của nhiều người”, và hơn thế nữa, vì Đức Kitô đã chiến thắng.

LM Stêphanô Lê Thành Tựu, Tu sĩ Dòng chiêm Niệm
 
Thư chung của Đức Tổng Giám mục Hà nội
+ TGM Giuse Ngô quang Kiệt
23:38 16/10/2008
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

Thư chung của Đức Tổng Giám mục Hà nội

Gửi: Các Linh mục, Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh
Và toàn thể Giáo dân Tổng Giáo phận Hà nội
Nhân dịp Đức Thánh Cha bổ nhiệm Cha Lôrensô Chu Văn Minh
Làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội


Hà nội ngày 18 tháng 10 năm 2008

Anh chị em thân mến,

Ngày 15-10 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíchtô XVI đã bổ nhiệm cha Lôrensô Chu văn Minh, Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội, làm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà nội. Đây thật là một tin vui mừng, nhất là sau những ngày đầy sóng gió vừa qua.

Chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Chúa, Người Cha luôn yêu thương, quan tâm, nâng đỡ và chăm sóc con cái. Nhờ đó trong những thời điểm khó khăn, anh chị em luôn giữ được niềm tin vững vàng, luôn bày tỏ đức bác ái nồng nàn và luôn biểu lộ tinh thần hiệp nhất sâu xa trong Giáo hội.

Sau những ngày biến động, chúng ta dần dần trở lại nhịp sống bình thường với những công việc, những lo toan vất vả hằng ngày. Không chỉ đối diện nhưng chúng ta đối thoại với cuộc sống, với những người chung quanh. Để cuộc đối thoại có kết quả tốt đẹp, đem lại chất lượng cao hơn cho cuộc sống chung, chúng ta hãy tuân theo hai điểm hướng dẫn trong thư đề ngày 08-10-2008 của Hội đồng Giám mục.

1. “Đối thoại trong tinh thần lắng nghe và trao đổi thẳng thắn”. Lắng nghe cần thái độ khiêm tốn, sẵn sàng loại bỏ những chướng ngại gây hiểu lầm, nghi kỵ. Thẳng thắn cần tâm hồn trung hậu luôn nói sự thật. Đó là con “đường dài với nhiều khó khăn và trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn” (Thư HĐGM, số 3).

2. “Cầu nguyện trong tinh thần hiệp nhất, yêu thương và ôn hòa” để “mọi người biết thành tâm tìm kiếm và gặp được chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của cả cộng đồng dân tộc”(Thư HĐGM, số 3).

Tình thương yêu chăm sóc của Chúa một lần nữa được biểu lộ qua việc Tòa Thánh bổ nhiệm cha Lôrensô làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội. Biến cố vui mừng này càng khích lệ chúng ta sốt sắng hơn trong lời cầu nguyện. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Đức Giám mục Tân cử Lôrensô, cho Tổng Giáo phận, cho Giáo hội và cho quê hương đất nước. Với khả năng và những đức tính cao quí sẵn có, chắc chắn Đức Giám mục Tân cử sẽ góp phần tích cực phục vụ Nước Chúa, đặc biệt trong việc thực hiện đường hướng của Hội đồng Giám mục tại Tổng Giáo phận Hà nội.

Trong khi chờ đợi gặp nhau trong ngày lễ tấn phong sắp tới, tôi xin gửi đến anh chị em tâm tình thân mến nhất. Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ Mân Côi, ban tràn đầy ơn phúc cho tất cả và từng người, đặc biệt cho Đức Giám mục Tân cử Lôrensô kính mến của chúng ta.

Thân ái chào anh chị em
Tổng Giám mục Hà nội
 
Đường lối nhà cầm quyền Hà Nội chiếm đoạt tài sản đụng độ người Công giáo
Andrew Symon/Khánh Đăng dịch
07:23 16/10/2008
Đường lối Hà Nội chiếm đoạt tài sản đụng độ người Công giáo

Có phải là thành phần bảo thủ trong nhà nước Việt Nam do Ðảng cộng sản lãnh đạo hiện đang nắm quyền hành? Ðó là một cách diễn giải về vụ đàn áp mới đây đối với những cuộc biểu tình có tầm vóc rộng lớn do giáo dân Công giáo khởi xướng để đòi hoàn trả lại một khu bất động sản trước đây thuộc về Giáo hội ở Hà Nội, đã bị quốc hữu hóa khi cộng sản lần đầu tiên đoạt được quyền lực cách nay hơn 50 năm.

Các giáo dân biểu tình đã bị đánh đập, bắt giữ và sách nhiễu, theo nhiều tin tức khác nhau của các hãng thông tấn cho biết. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đặt tại Hoa Kỳ đã mô tả đây là vụ đàn áp thô bạo nhất đối với người Công giáo Việt Nam trong hàng thập niên qua. Các tổ chức Công giáo hải ngoại đã cùng nhau lên tiếng chỉ trích, mặc dù Toà thánh Vatican vẫn chưa công khai đưa ra lời bình luận nào.

Vụ đàn áp này hoàn toàn trái ngược lại với thái độ dễ dãi và tự kềm chế của nhà cầm quyền đối với những buổi cầu nguyện tương tự được giáo dân tổ chức hồi tháng Mười Hai và tháng Giêng để tìm cách đòi hoàn trả lại các tài sản tranh chấp, bao gồm khu đất Toà Khâm sứ cũ của Vatican gần Vương cung Thánh đường Thánh Giuse ở trung tâm Hà Nội cũng như khu đất của nhà thờ và tu viện Thái Hà gần đó.

Các buổi cầu nguyện trước đó đã chấm dứt ổn thoả khi Toà thánh Vatican ở La Mã yêu cầu giáo dân Công giáo Việt Nam phải tránh không được khiêu khích gây chạm trán, trong khi nhà nước hứa hẹn là sẽ bàn thảo để trả lại các bất động sản trên. Nhưng các mối căng thẳng đã chồng chất giữa phe bảo thủ và thành phần ôn hòa trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, nhất là về việc làm thế nào để giải quyết các áp lực lạm phát đang gia tăng và đường lối chung để cải tổ kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được rộng rãi coi như một người ôn hòa, đã dẫn đầu trong công cuộc nhanh chóng cải cách kinh tế và đáp ứng lại lời kêu gọi của nhiều nhà đầu tư nước ngoài để tiến đến một hệ thống kinh tế đặt căn bản nhiều hơn trên các luật lệ, trong đó có quyền sở hữu bất động sản. Ông Dũng mới đây đã bị thành phần bảo thủ chỉ trích do hành động quá hấp tấp, và phe cực đoan này đã bám vào cái phương pháp thận trọng dọ dẫm lúc trước của ông ta trong việc giải quyết các cuộc biểu tình trước đây của người Công giáo, như một bằng chứng cho thấy rằng ông ta vừa mềm dẻo trong vấn đề an ninh, vừa quá háo hức nhượng bộ cho những đòi hỏi của người nước ngoài.

Bây giờ, cái đường lối cứng rắn mới đây của nhà nước hiện đang gây ra sự bất ổn định. Một loạt các cuộc biểu tình mới của giáo dân Công giáo đã bắt đầu hồi tháng Tám, khởi đầu với trên dưới 100 người sùng đạo tham dự vào các buổi cầu nguyện, để phản ứng lại sự thất bại không đi đến đâu trong việc đối thoại với nhà cầm quyền địa phương về các khu đất thánh đang tranh chấp. Vào cuối tháng Tám, công an đã bắt giữ ít nhất 8 người biểu tình ôn hòa trên phần đất của nhà thờ Thái Hà thuộc tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, đã được thành lập vào thế kỷ thứ 18 để trợ giúp dân nghèo thành phố. Các tin tức cho biết công an đã đánh đập giáo dân bằng roi điện để giải tán một buổi cầu nguyện theo sau vụ bắt giữ để kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt.

Vào ngày 19/9, trong một thái độ rõ ràng về lập trường cứng rắn của nhà nước, công nhân xây dựng được sự yểm trợ của hàng trăm công an và dân phòng đã ủi sập bức tường bao quanh Toà Khâm sứ và khu vườn cũ –nhưng để yên cho toà nhà xây theo kiểu thuộc địa là nơi thường trú của vị đại diện Ðức Giáo hoàng trước đây– để làm một công viên và thư viện công cộng.

Một phóng viên hãng thông tấn AP đã bị công an đánh sau khi bị bắt giữ vì chụp hình công trình xây dựng và máy chụp hình của anh ta cũng bị tịch thu.

Chính quyền địa phương ở Hà Nội cũng biểu lộ ý định của họ nhằm biến khu đất 17,000 thước vuông rộng lớn hơn, tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, thành một công viên và đề nghị cấp cho Giáo hội Công giáo quyền xử dụng 3 khu đất khác vào mục đích tôn giáo để thay thế. Nhưng đề nghị này đã bị từ khước. Cho đến ngày 21/9, khoảng 10,000 giáo dân đã đứng lên phản đối nhà cầm quyền.

Cùng buổi tối hôm đó, hàng trăm thanh niên, một số trong đồng phục Ðoàn Thanh niên cộng sản, theo tin tức cho biết, đã tấn công nhà thờ Thái Hà, gây rối và thậm chí khạc nhổ vào các linh mục và giáo dân. Ðược biết là công an đã đứng nhìn để yên cho bọn du thủ du thực phá phách các giáo dân, phá huỷ một cây thánh giá bằng sắt dựng trong vườn Tòa Khâm sứ và di chuyển một bức tượng thiêng liêng của Ðức Mẹ Sầu Bi.

Trong cùng ngày, hơn 5,000 người Công giáo đã tụ họp trong một buổi cầu nguyện tại TPHCM ở miền Nam để bày tỏ sự ủng hộ đối với giáo dân Hà Nội ở ngoài Bắc.

Bốn ngày sau đó, xe bus của nhà nước đưa một đám xã hội đen đã tấn công giáo dân biểu tình ở khu vực Toà Khâm sứ, đến để lăng mạ Tổng Giám mục Hà nội Giuse Ngô Quang Kiệt. Tổng Giám mục Kiệt đã công khai lên tiếng bảo vệ quyền của những giáo dân biểu tình và đi thăm viếng gia đình của những người bị bắt, hiện ông đang phải đối diện với lệnh hạn chế đi lại của nhà nước. Nhiều tu sĩ và giáo dân khác đã bị gọi lên để thẩm vấn.

Tuyên truyền kiểu vô thần

Trong giới báo chí quốc doanh nhà nước, nhiều luận điệu vu vơ đã cáo buộc Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt là “phạm vào các hành động bất hợp pháp và phản bội đất nước” bằng việc khích động biểu tình và là một mối đe dọa cho “sự an toàn công cộng và tình đoàn kết quốc gia”. Khẳng định đường lối cứng rắn của nhà nước, nhà cầm quyền rõ ràng là đã dùng đến biện pháp tuyên truyền quá khích bằng cách cho đăng tải những lời chỉ trích TGM Kiệt trên các tạp chí của thiếu nhi. Số báo đang lưu hành của tạp chí Thiếu niên Tiền phong, xuất bản cho trẻ em tiểu học, trong đó có một bài viết của một học sinh Công giáo viết rằng em đã mất niềm tin Công giáo vì lời phát biểu và thái độ của TGM Kiệt.

TGM Kiệt phản ứng lại bằng cách phê bình nhà nước Việt Nam độc quyền kiểm soát toàn bộ báo chí truyền thông trong nước. “Lý do tại sao mà anh chị em không nhìn thấy hoặc nghe các ý kiến của Toà TGM trên truyền thông báo chí là vì các phương tiện thông tin đó thuộc về nhà nước, và do đó chúng ta không có bất cứ quyền hạn nào xử dụng nó để bày tỏ quan điểm của chúng ta”, TGM Kiệt được biết là đã viết như vậy trong một lá thư mục vụ.

Sau khi Uỷ ban Nhân dân Hà Nội, một cơ quan nhà nước trực thuộc Ðảng cộng sản, đề nghị trừng phạt TGM Kiệt và 4 linh mục khác vì khích động náo loạn và coi thường đất nước, cùng với nhiều tội danh khác, thì Ðại hội đồng các Giám mục Việt Nam đã đưa ra bản tuyên bố công khai bảo vệ các tu sĩ, nêu lên các mối quan tâm về tự do tôn giáo và quyền sở hữu bất động sản.

Về phần mình thì các cán bộ nhà nước liên tục cho rằng Giáo hội đã trao mảnh đất cho họ cách đây hàng thập niên, nhưng bên Công giáo bác bỏ luận điệu đó. Thành phần ủng hộ chính sách của nhà nước, viết bài đăng tải trên báo chí quốc doanh cho rằng mảnh đất Toà Khâm sứ trước khi được Giáo hội xây cất là của chùa Báo Thiên. Ngôi chùa đã bị phá huỷ vào năm 1886 bởi “thực dân Pháp” để xây nhà thờ, tu viện và toà nhà cho đại diện Vatican ở Việt Nam, các nhà bình loạn gia đã viết.

Sau khi người Pháp chấm dứt cai trị vào năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, bây giờ là Cộng hoà XHCN Việt Nam, đoạt lấy quyền quản lý mảnh đất đó. Dưới luật pháp Việt Nam, không có quyền sở hữu bất động sản tư nhân và đất đai do nhà nước quản lý cho toàn thể nhân dân. Nhà nước có thể quyết định phân phối đất đai cho nhiều việc xử dụng khác nhau, kể cả cho các tôn giáo như Giáo hội Công giáo chẳng hạn.

Thông tấn xã Việt Nam của nhà nước hồi đầu tháng Mười đã tường thuật lời Thủ tướng Dũng nói rằng những người Công giáo biểu tình và TGM Kiệt đã đi quá trớn và thường có các hành động bất hợp pháp. Trong một buổi gặp gỡ Hội đồng Giám mục Việt Nam sau khi họ kết thúc Ðại hội thường niên lần thứ 2, ông Dũng nói rằng hiến pháp Việt Nam và luật pháp hiện thời ghi rõ rằng đất đai là thuộc về toàn dân dưới sự thống nhất quản lý của nhà nước.

Ông Dũng cũng nói rằng việc cấp phát đất đai cho bất cứ tổ chức nào cho mục đích tôn giáo đều phải được tiến hành hợp với luật pháp và ông trích dẫn ra một số các địa điểm, kể cả tại TPHCM, đã cấp phát đất đai cho Toà Giám mục để xây dựng một trung tâm mục vụ dành cho các sinh hoạt của giáo phận, là nơi mà chính sách này đã được thực hiện thành công.

Những nơi khác bao gồm tỉnh Ðắc Lắc ở vùng cao nguyên trung phần, là nơi mà hơn 11,000 thước vuông đất được trao cho Toà Giám mục Buôn Mê Thuột; ở trung tâm thành phố Ðà Nẵng 9,000 thước vuông đất được phân phối cho Tòa Giám mục Ðà Nẵng; và ở tỉnh Quảng Trị ngoài miền Trung 15 mẫu đất được bàn giao cho giáo xứ La Vang.

Ông Dũng nói rằng TGM Kiệt đã thiếu tôn trọng và không hợp tác với chính quyền thành phố Hà Nội, và những lời nói của TGM Kiệt là “thách thức chính quyền, làm tổn hại đến đất nước, và không quan tâm đến vị thế của đất nước và vai trò của người dân Việt Nam trong mối quan hệ tương quan của mình với thế giới”.

Theo ông Dũng thì, “Nếu những hành động này không chấm dứt, nó sẽ có một tác dụng tai hại đối với mối giao hảo tốt đẹp giữa Nhà nước và Giáo hội, và quan hệ giữa Việt Nam và Vatican, hiện đang có nhiều tiến bộ rất tích cực”.

Ông Dũng cũng cho rằng chính phủ sẵn sàng đối thoại với người Công giáo và không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của hai khu bất động sản trên. Hiểu theo nghĩa ngầm thì phát biểu của ông Dũng đã cho thấy cái thái độ vẫn chưa muốn cải tổ vấn đề sở hữu bất động sản tại Việt Nam trong khi ở mặt khác, đang chuyển hóa nhanh chóng từ một nền kinh tế cộng sản sang kinh tế thị trường.

Có nhiều tin tức cho biết vấn đề than phiền về đất đai hiện đang gia tăng khắp nơi trên đất nước, và điều được hiểu là thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo Ðảng cộng sản tin rằng nếu người Công giáo thành công trong việc đòi hỏi nhà nước trả lại tài sản cho họ, thì có thể buông lỏng cho một loạt các đòi hỏi tương tự không thể nào quản lý được trên toàn quốc.

Vẫn chưa được rõ là vụ đàn áp những người Công giáo vừa qua thì có ý nghĩa gì đối với đường lối cải cách kinh tế chung của cả nước. Ðiều có vẻ rõ ràng hơn là việc ông Dũng mặc nhiên ưng thuận với các yêu sách của phe bảo thủ để có một lập trường cứng rắn hơn, áp đặt quyền kiểm soát của nhà nước trên vấn đề sở hữu đất đai và trong quá trình đó, nêu lên nhiều mối lo sợ đáng quan ngại mới về một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến và tôn giáo.

(Nguồn: Andrew Symon, Asia Times15/10/08, Khánh Ðăng lược dịch, Lyhuong.net)
 
Văn Hóa
... Và Mặt Trời (thơ)
Lê thanh Dương
12:29 16/10/2008
VÀ MẶT TRỜI !

. ..Và mặt trời lại thêm lần thay MẸ
Thành hào quang chiếu dọi sáng niềm tin
Và mặt trời lại thêm lần thay MẸ
Nhắn chúng con phải là ánh bình minh
***
Như mặt trời không bao giờ câm nín
Thế lực nào giết chết được TIN YÊU ?
MẸ dạy con, trao ban điều sâu kín:
Làm chứng nhân! tuỳ cảnh ngộ khả phiêu
***
MẸ MẸ ơi! MẸ LaVang yêu dấu!
Con về đây như chiên lạc lâu rồi
Con về đây hốt nhiên được thẩm thấu
Ơn phúc MẸ! chẳng thể nói thành lời
***
Và mặt trời lại thêm lần chiếu dọi
Như sáng nào thứ sáu ngày mười ba(*)
MẸ hiện hữu, MẸ đem bình an tới
Cho những ai...,khắp mọi nẻo gần xa. Amen

(**) Dấu chỉ của MẸ LaVang lúc 6:30' am 13/08/2008
(*)Dấu chỉ của MẸ LaVang lúc 9:30' am 12/6/2008


. ..VÀ GIỜ ĐÂY

...Và giờ đây! con lại trở về...đời
Rời Thánh Địa con được thêm chất sống
ME vẫn đó!-MẸ vẫn hằng tươi mới
Trong mỗi ai đến cầu kiến van nài
***
Và giờ đây! LaVang chẳng còn. .. ngái(*)
Vì mạch máu luôn luôn đổ về tim
Vâng chính MẸ! là mặt trời nhiệt đới
Nâng con thức giữa cơn ngủ mê chìm
***
Và giờ đây! con càng thêm thâm tín
MẸ cho đi chẳng nhận lại bao giờ
MẸ tiếp nhận mọi sự đời sâu kín
Của đoàn con lắm khắc khoải, mong chờ.
***
Và giờ đây! con lại về giữa...chợ
Trao Tình Người cùng tuyên tín phục sinh
MẸ!MẸ ơi! xin tiếp thêm nhịp thở
Phù hộ con vuông tròn cuộc đăng trình. Amen
Lê thanh Dương
(*)xa- tiếng Quảng Trị
 
Dưới ánh mặt trời (thơ)
Xuân Hương
12:41 16/10/2008
DƯỚI ÁNH MẶT TRỜI

(Kính về Ngài TGM Hànội NGÔ QUANG KIỆT
Kính về Đại Lão Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ
Kính tặng Công Dân Việt Nam Chân Chính Không cộng sản)


Dưới bầu trời này
Có ánh Mặt Trời ban ngày
Và Mặt Trăng ban đêm
Như muôn triệu vì sao
Trên trời cao
TÔI LÀ MỘT CON NGƯỜI
Nước mắt cùng vị mặn
Máu cùng mầu đỏ tươi

TÔI LÀ MỘT CON NGƯỜI
Trong cộng đồng Thế giới lẻ loi

Bất hạnh thay !
Quê Hương tôi Việt Nam
Quê Hương tôi trong cảnh lầm than
Trong ngục tù đầy loài ma quái
Dưới ách độc tài cộng sản dã nhân !

TÔI KHÔNG ĐƯỢC LÀM NGƯỜI
Trong gông cùm cộng sản

TÔI KHÔNG ĐƯỢC LÀM NGƯỜI
Tôi là con giun con dế
Tôi là người dân nô lệ
Đồng bào tôi là ngựa là trâu !

Cho tôi xin được LÀM NGƯỜI
Để tôi không còn nhục nhã
Cho tôi lấy lại QUYỀN NGƯỜI
Không còn xấu hổ thân tôi

Cho tôi tự do thờ phượng
Theo lòng tín ngưỡng của tôi
Cho tôi nói điều Chân Thật
Bạn hiền cùng khắp năm châu

Cho tôi TỰ HÀO DÂN TỘC
Ngàn năm Yêu Mến Nước Tôi
Cho tôi TỰ HÀO DÂN TỘC
Văn Minh cùng với loài Người

Cho tôi được sống TỰ HÀO
Tự Hào về Đất Nước tôi
Xin đừng làm tôi nhục nhã
Ra đường cúi mặt hổ ngươi

Cho tôi làm điều Nhân Nghĩa
Đem điều Nhân Nghĩa vào đời
Cho tôi Tình Người cao cả
Tình Người quý lắm ai ơi !

Cho tôi xin được LÀM NGƯỜI
Làm Người Việt Nam Cao Quý
Cho tôi TỰ HÀO DÂN TỘC
Cho tôi xứng đáng LÀM NGƯỜI !

Cho tôi TỰ HÀO DÂN TỘC
Ngàn năm Yêu Mến Nước Tôi
Cho tôi Tự Do Dân Chủ
Văn Minh cùng với loài Người.

(Saigòn, ngày 15.10.2008)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Hạc Dưới Trăng
Đặng Đức Cương
00:14 16/10/2008

CÁNH HẠC DƯỚI TRĂNG



Ảnh của Đặng Đức Cương

Trúc xinh và ánh trăng vàng

Sương khuya cánh hạc mơ màng gió Nam!

(Trích thơ Văn Dư)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền