Ngày 15-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Của César hãy trả cho César, Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:03 15/10/2011
CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 22,15-21

Trong cuộc sống rao giảng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa Giêsu thường không trả lời trực tiếp các vấn nạn của những người đương thời đặt hỏi Ngài. Chúa luôn dùng dụ ngôn để trả lời gián tiếp các câu hỏi mà các đối thủ hỏi Ngài. Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đã không những thoát khỏi bẫy của những người Pharisêu: “ Có được phép nộp thuế cho César hay không ? “ ( Mt 22,17 ). Ngài bất ngờ cho họ thấy :” Của César, trả cho César. Của Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa “ ( Mt 22,21 ).

Đồng bạc mà Chúa Giêsu cầm trên tay. Bắt buộc họ phải trả lời hình ở đồng bạc là hình César. Trực tiếp, họ phải hiểu việc của họ. Họ hỏi Chúa Giêsu là để giăng bẫy cố ý làm cho Ngài bị sụp. Nếu Chúa trả lời phải nộp thuế theo lề luật, những người pharisêu sẽ tố Ngài là phản bội những người đồng hương Do Thái, nhưng nếu nói không được nộp thuế, Chúa Giêsu lại rơi vào bẫy là phản lại Đế Quốc Roma. Từ bài học đồng bạc, Chúa Giêsu đã thẳng thắn nói với những người Pharisêu rằng của César, trả lại cho César. Và Ngài cũng dứt khoát cho họ hay cái gì thuộc về Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa bởi vì quyền hành mà con người có được, quyền César có không phải tự ông mà có, nhưng Chúa đã thẳng thắn cho Philatô hay :” Ngài chẳng có quyền gì trên tôi, nếu Trời chẳng ban cho Ngài “ ( Ga 19, 11 ).

Chúa Giêsu khi nói điều đó, Ngài không có ý nhục mạ họ, coi thường họ, nhưng là thách đố họ. Hình và nhãn hiệu trên đồng bạc là của César, do đó, đóng thuế cho César là điều phải lẽ. Nếu không họ sẽ ghép tội, sẽ cưỡng bách bằng bạo lực, bằng pháp luật nếu cần thiết. Chúa Giêsu không áp lực, không cưỡng bách con người, Ngài luôn yêu thương con người và Ngài luôn muốn cứu vớt con người. Chúa đến để kiện toàn lề luật, chứ không phải để phá hư lề luật. Chúa đến ban bình an, chứ không phải đem lại sự bất ổn, sự tranh chấp vv…Chúa yêu thương và quy tụ mọi người. Chúa là tình yêu. Nên, chính cái chết trên thập giá đã kéo, đã quy tụ mọi người lại với Ngài. Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Thessalonica rằng :” Chúng tôi đã kiên tâm, bền chí…Còn anh em có chứng minh đức tin của anh em, khổ nhọc trong tình yêu, và trình bày cách kiên vững niềm cậy trông vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta không?”

Con người chúng ta một cách nào đó đã quên hình ảnh Thiên Chúa tạo dựng nên mình. Trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa là điều chính đáng bởi vì Ngài đòi chúng ta trả lại cho Ngài sự trong trắng vẹn tuyền khi Ngài tạo dựng con người. Tội lỗi đã làm con người đánh mất sự vẹn tuyền trắng trong ấy. Con người đã phá vỡ cảnh hùng vĩ của vũ trụ, của bầu trời khi phá rừng, phá núi, khi làm cho môi trường đầy ô nhiễm vv…Con người phá vỡ sự xinh đẹp của Thiên Chúa khi sống tội lỗi, ly dị, phá sự sống, sinh hoạt đồng tínhluyến ái, phá vỡ cảnh đầm ấm của gia đình.
Thiên Chúa đã ban cho con người tài nguyên thiên nhiên, cảnh đẹp tuyệt vời…Con người được Thiên Chúa trao phó việc trông coi vũ trụ, làm giầu tài nguyện. Nếu con người không giữ được vẻ trinh nguyên của thế giới, của vũ trụ, của bầu trời, thì một cách nào đó, con người đã phản bội và không làm tốt hình ảnh của mình và vũ trụ, thế giới mà Chúa đã tạo dựng, và trao phó.

Thiên Chúa luôn luôn chăm sóc con người bằng một tình yêu vô vị lợi, tình yêu mà Ngài đã thể hiện qua cái chết trên thập giá :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Con kêu lên Ngài, lạy Thiên Chúa,
Vì Ngài đáp lời con,
Xin lắng tai và nghe tiếng con cầu.
Xin gìn giữ con như thể con ngươi,
Dưới bóng Ngài, xin thương che chở ( Tv 16, 6-8 ).

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin tạo cho chúng con một tấm lòng trung tin và quảng đại để chúng con nhiệt thành phụng sự Chúa ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa nhật XXIX thường niên, năm A ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Câu hỏi của nhóm Pharisêu với Chúa Giêsu về việc đóng thuế, có thật không ?
2.Tại sao Chúa không trả lời trực tiếp câu hỏi của nhóm Pharisêu ?
3.Người Pharisêu có chân thành với Chúa Giêsu không ?
4.Tại sao Chúa lại nói : “ Của César trả cho César và của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa ? “.
5.Ông bà nghĩ sao về câu nói của Chúa Giêsu ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gẫm sự đời: Khi Tổng Thống trải lòng cùng quốc dân
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
03:40 15/10/2011
Gẫm sự đời: Khi Tổng Thống trải lòng cùng quốc dân

Tối qua (14/10) đài truyền hình TVBS của Taiwan có chương trình phỏng vấn đặc biệt dành cho Tổng Thống của nước này là ông Mã Anh Cửu để ông trải lòng cùng quốc dân về hiện tình đất nước trong nhiệm kỳ vừa qua đồng thời để quốc dân được rõ những ưu tư và những thách đố của đất nước trong tương lai. Mặc dù là người ngoài cuộc bởi không phải là công dân Taiwan, nhưng những trải lòng rất chân thành của ngài Tổng Thống đã khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục.

Đầu tiên khi gợi nhắc lại chính sách 633 - tức là kinh tế phát triển ở mức 6%; nạn thất nghiệp giảm xuống 3% và tổng thu nhập bình quân GDP là 30,000usd- để thu phục lá phiếu của cử tri trong cuộc tranh cử Tổng Thống vào năm 2008 mà nay sau gần 4 năm cầm quyền, vẫn chưa thực hiện được hoàn toàn, Tổng Thống Mã Anh Cửu đã thành thật xin lỗi trước toàn dân. Lý do để Tổng Thống xin lỗi quốc dân khiến tôi phải chạnh lòng. Bởi ngài Tổng Thống xin lỗi quốc dân vì trong chính sách 633 đó, có một điều chưa thực hiện được mà lý do không phải do lỗi hệ thống của nhà cầm quyền mà là do tình hình chung của thế giới. Tổng thu nhập bình quân GDP chưa đạt như mong muốn, hiện chỉ ở mức 20,000usd là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chứ không phải chính sách sai lầm của chính phủ đưa ra lúc đầu. Mặc dù vậy, Tổng Thổng vẫn phải cúi đầu nhận lỗi cách chân thành cùng quốc dân vì đã để cho dân phải sống "khổ sở" ở mức thu nhập trung bình có... 20,000usd!

Thứ đến, khi đề cập đến kế hoạch trong nhiệm kỳ tới nếu tái đắc cử, Tổng Thống Mã Anh Cửu đã chia sẻ những ưu tư cũng như những dự án vì phúc lợi cho quốc dân của mình. Những hoách định chính sách này được ông tóm gọn trong 4 điều:

1. Một chính phủ nói KHÔNG với THAM NHŨNG và LẠM QUYỀN.

Còn nhớ khi cựu Tổng Thống Trần Thuỷ Biển đã thua trong cuộc tranh cử và nhường quyền lãnh đạo đất nước cho Tổng Thống Mã Anh Cửu vào tháng 5 năm 2008, chỉ ba tháng sau, tức tháng 8 cùng năm, hội đồng toà án tối cao đã đưa trát đến tận nhà, ra lệnh khám xét và còng tay ông cựu Tổng Thống này đưa vào nhà giam về tội danh tham nhũng và lạm dụng chức quyền. Một sự kiện gây chấn động dư luận trong nước và thế giới lúc bấy giờ! Nền dân chủ tại đất nước này với tam quyền phân lập đã làm nên kỳ tích rất đáng để chúng ta suy gẫm và khâm phục. Hiện ông cựu Tổng Thống của nước này đang thụ án 18 năm tù tại một nhà tù ở thành phố New Taipei. Nhìn lại 4 năm qua, quả thật chính phủ của Tổng Thống Mã Anh Cửu là một chính phủ liêm chính với chính mình và trách nhiệm với quốc dân.

2. Chấn hưng nền KINH TẾ.

Năm 2008 và liên tiếp những năm sau đó, thế giới phải đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà hậu quả của cuộc khủng hoảng đã làm "bật gốc", phá sản những ngân hàng tài phiệt lớn ở Mỹ, rồi như hiệu ứng domino, lan nhanh đến Hylạp Âu châu và toàn thế giới. Thế nhưng, ngay tại Taiwan, các ngân hàng vẫn đứng vững trước cơn bão khủng hoảng nền kinh tế. Người dân không phải trải qua thời kỳ "thắt lưng buộc bụng" như Hylạp và nhiều nởi trên thế giới. Trái lại, chính phủ đã biết cách để vực lại nền kinh tế đang đối diện với cuộc khủng hoảng hết sức cam go và đầy biến động. Bằng chính sách kích thích nhu cầu mua sắm, chính phủ do Tồng Thống Mã Anh Cửu lãnh đạo đã phát phiếu mua sắm đến từng người dân với trị giá 3,600NT để khuyến khích họ mạnh tay mua sắm. Và thế là với món quà kích thích kinh tế này của chính phủ, người dân Taiwan với 23 triệu dân trong thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng, họ vẫn "vô tư" và thoải mái mua sắm. Với cú hích kích thích kinh tế này quả thật đã đem lại cho dân chúng Taiwan một sự khởi sắc mới để họ vượt qua cuộc khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu.

3. Cải thiện quan hệ hai bờ eo biển.

Với chính sách "bế quan toả cảng" của ông cựu Tổng Thống Trần từng duy trì trong suốt 8 năm cầm quyền, đất nước Taiwan hầu như rơi vào tình trạng bị thế giới cô lập. Một mặt bị Trung cộng liện tục chèn ép trên trường quốc tế; một mặt vì chủ trương đòi thành lập nước Cộng hoà Taiwan của đảng Dân Tiến do ông cựu tổng Thống Trần chủ trương đã khiến quốc tế lo âu và các nước muốn quan hệ hợp tác làm ăn với Taiwan cũng phải cân nhắc bởi không khéo lại đem tiền bỏ bễ thi nguy. Nguy cơ chiến tranh giữa hai bờ eo biển luôn nóng hừng hực bởi Trung cộng luôn hăm doạ sẽ dùng vũ khí nếu Taiwan tuyên bố độc lập và cùng với lời hù doạ này, Trung cộng đã cho lắp đặt hàng ngàn phi đạn hướng về Taiwan. Thế nên, khi chính thức nhận chức Tổng Thống, tân Tổng Thống Mã Anh Cửu đã đưa ra chính sách ba không, không dùng vũ lực, không tuyên bố độc lập giữ nguyên hiện trạng và không đi đến thống nhất với Trung cộng, để cứu vãn tình hình. Và quả thật, với chính sách này, mối quan hệ giữa Taiwan và Trung cộng ấm dần lên và vươn lên tầm cao mới với những hiệp định thương mại giữa hai bên được ký kết. Với hiệp định thương mại này (ECFA: Economic Cooperation Framework Agreement) mở đầu cho hàng loạt những hiệp định thương mại với các cường quốc cũng như khu vực được ký kết bởi giờ đây họ không còn phải lo lắng khi hợp tác làm ăn với Taiwan. Nền kinh tế cũng vì thế không ngừng vươn lên. Với chủ trương này, theo lời trải lòng của ngài Tổng Thống, mục tiêu tổng thu nhập bình quân GDP ở mức 30,000 usd chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

4. Được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia năng động và sáng tạo.

Đây là điều làm cho mọi công dân Taiwan thực sự cảm thấy tự hào và kiêu hãnh. Thật vậy, không kiêu hãnh sao được khi người dân của đảo quốc bé nhỏ này đã được hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới miễn thị thực nhập cảnh trong đó có những cường quốc như liên hiệp Âu châu và năm tới Mỹ sẽ thực hiện điều này. Nói khác đi, từ nay người dân mang hộ chiếu Taiwan sẽ tự do đi đến hơn 120 quốc gia mà không cần phải đóng phí visa cũng như thủ tục nhập cảnh, một điều mà một quốc gia làng giềng như Trung cộng có nằm mơ cũng không thể có được! Không nhhững thế Taiwan giờ đây đang dần được cộng đồng thế giới khẳng định vị trí topten của đỉnh cao trí tuệ. Ngoài việc đây là một quốc gia dân chủ, công bình bác ái và văn minh ra, đây còn là một quốc gia đứng hành thứ 4 về nền kinh tế và đứng thứ 2 tại khu vực Á châu. Quả là một kỳ tích ở một quốc đảo bé nhỏ này!

Ngài Tổng Thống trong chương trình phỏng vấn trên còn để lại trong lòng người dân nước này dấu ấn của một nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết lo cho dân nước và rất thức thời. Tất cả vì sự lớn mạnh của đất nước, vì lợi ích và hạnh phúc thật sự của người dân. Ông chủ trương ĐỨNG CÙNG với quốc dân chứ không ĐỨNG TRÊN họ để cùng họ chấn hưng đất nước, đưa đảo quốc nhỏ bé này vươn tầm ra thế giới. Xin được chúc mừng người dân xứ này đã khôn ngoan chọn được một vị nô bộc xứng đáng, xứng tầm, xứng kỳ đức!
 
Hàn Quốc-Nhật: Vấn đề ‘phụ nữ an ủi’ được thảo luận Liên Hiệp Quốc
Phạm Kim An
03:44 15/10/2011
Hàn Quốc-Nhật: Vấn đề ‘phụ nữ an ủi’ được thảo luận Liên Hiệp Quốc

Seoul - "Tôi bị đối xử tồi tệ hơn một con vật" là cách thức mà một ‘phụ nữ an ủi’ (tiếng Nhật: 慰安婦 úy an phụ, nói đúng là ‘nô lệ tình dục’) mô tả cuộc đời của bà trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi 200.000 phụ nữ Triều Tiên bị buộc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật.

Ngày 12-10, Hàn Quốc đưa vấn đề trách nhiệm pháp lý của Nhật đối với vấn đề ‘phụ nữ an ủi’ tại một cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, vấn đề bồi thường chiến tranh phát sinh từ việc Nhật chiếm đóng Triều Tiên đã được giải quyết, với một hiệp định song phương ký kết năm 1965.

Bà Song Shin-do, một ‘phụ nữ an ủi’ trước đây nói: “Tôi đã bị một lính Nhật đâm vào lưng, và vẫn còn có một vết sẹo trên lưng. Những gì họ đã làm là quá dã man. Nếu chính phủ Nhật không giải quyết vấn đề này, tôi sẽ đau khổ mà chết".

Ông Shin Dong-ik, Phó Đại diện thường trực của Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói: “Chính phủ Nhật tuyên bố rằng vấn đề của ‘phụ nữ an ủi’ cho binh lính Nhật đã được giải quyết một cách hợp pháp; tuy nhiên vấn đề này là một tội ác vô nhân đạo, nên không có thể được xem là đã giải quyết thông qua thoả thuận yêu cầu giữa Hàn Quốc và Nhật, và trách nhiệm pháp lý vẫn còn về phía chính phủ Nhật".

Đại biểu của Nhật tại Liên Hiệp Quốc được dẫn lời đã nói: "Chúng tôi thừa nhận rằng vấn đề ‘phụ nữ an ủi’ là một sự xúc phạm nghiêm trọng đối với phẩm giá của phụ nữ. Chúng tôi bày tỏ lời xin lỗi chân thành và sám hối của chúng tôi đối với tất cả các ‘phụ nữ an ủi’ ấy, những người đã chịu nhiều vết thương nghiêm trọng về thể lý và tâm lý".

Tuy nhiên đồng thời, vị đại biểu Nhật nhắc lại lập trường thiết định của Tokyo rằng, vấn đề bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã được giải quyết cách hợp pháp, với Hiệp ước hòa bình San Francisco và thỏa thuận song phương tiếp theo, trong đó có Hiệp ước cơ bản Hàn Quốc-Nhật năm 1965.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, 200.000 phụ nữ Triều Tiên trong độ tuổi 11-25 được tuyển làm làm nô lệ tình dục trong các ‘trạm an ủi’, nơi đó họ đã là nạn nhân của hãm hiếp, cưỡng bức và lạm dụng cả ngày lẫn đêm.

Ngay cả sau khi bán đảo Triều Tiên độc lập, một số phụ nữ bị bỏ lại trong các trạm này, do thành kiến và sự bỏ bê của chính phủ của họ.

Trong số 234 ‘phụ nữ an ủi’ trước đây làm đơn khiếu nại, hơn hai phần ba trong số họ đã qua đời mà không thấy ước muốn của mình được thực hiện, đó là nhìn xem Chính phủ Nhật thực hiện một lời xin lỗi chân thành. (AsiaNews 14-10-2011)

Phạm Kim An
 
Mừng 200 năm ngày độc lập của các nước châu Mỹ Latinh: ĐTC Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ
Phạm Kim An
03:45 15/10/2011
Mừng 200 năm ngày độc lập của các nước châu Mỹ Latinh: ĐTC Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ

Ngày 12-12 tới, đệ nhị bách chu niên ngày Độc lập

ROMA - Nhận lời mời của Ủy Ban Toà thánh về châu Mỹ Latinh, ĐTC Biển Đức XVI sẽ cử hành Thánh Lễ ngày 12-12, Lễ Đức Mẹ Guadalupe, nhân dịp mừng 200 năm ngày độc lập của các nước châu Mỹ Latinh.

Thánh lễ sẽ được tổ chức lúc 17g30 trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, theo nhật báo L'Osservatore Romano.

Toàn thể Giáo Triều Rôma, ngoại giao đoàn thuộc các nước châu Mỹ Latinh bên cạnh Tòa Thánh và nước Ý, các linh mục châu Mỹ Latinh đang theo học tại Rôma, tu sĩ nam nữ của các nước này, được mời tham gia lễ mừng kỷ niệm này. Sự hiện diện của các nhân vật cao cấp đến từ châu Mỹ Latinh cho sự kiện này cũng được lên kế hoạch.

Sáng kiến này, nhật báo L'Osservatore Romano giải thích, "là một cử chỉ quan tâm tinh tế, tình cảm và tình đoàn kết của ĐTC Biển Đức XVI, đối với các dân tộc và các quốc gia của lục địa hy vọng này".

Nhật báo bằng tiếng Ý bình luận: “Nó cũng là biểu hiện của sự quan tâm chăm sóc mục vụ, qua đó ĐTC Biển Đức XVI ôm hôn các dân tộc này, vì Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô đã được gieo và thực hiện có hiệu quả nơi họ: quả thế, tại châu Mỹ Latinh, người được Rửa tội chiếm khoảng 40% tổng số người trong Giáo Hội Công Giáo, họ được liên kết với lòng sùng kính con thảo đối với Đức Trinh Nữ Maria, trong sự hiệp thông trung thành của các giáo hội địa phương với Ngai Toà Thánh Phêrô".

Ngoài ra, đây cũng là một "đóng góp độc đáo" của Giáo Hội Công Giáo, "để kỷ niệm, theo ánh sáng của sự thật lịch sử, lễ mừng đệ nhị bách chu niên ngày Độc lập này, nhằm chiếu sáng tốt hơn tình hình hiện tại của châu Mỹ Latinh, và để nuôi dưỡng niềm hy vọng cho một tương lai hòa bình và công lý".

Cuối cùng, nhật báo L'Osservatore Romano nhắc lại rằng, các lễ kỷ niệm ngày độc lập "đã trở nên rất quan trọng" trong các nước châu Mỹ Latinh.

Các lễ kỷ niệm này được thực hiện trong thời gian dài 4 năm – từ năm 2010 đến năm 2014 - mặc dù Peru và Brazil sẽ kỷ niệm lễ mừng hai trăm năm ngày độc lập của họ giữa năm 2020 và năm 2022. Quả vậy, tiến trình khai phóng các quốc gia của châu Mỹ Latinh đã diễn ra, trừ vài trường hợp ngoại lệ (Haiti, Cuba), từ năm 1808 đến năm 1824. (ZENIT.org 14-10-2011)
 
Hong Kong: Toà Phúc Thẩm quyết định tự do ít hơn cho các trường học
Nguyễn Trọng Đa
03:47 15/10/2011
Hong Kong: Toà Phúc Thẩm quyết định tự do ít hơn cho các trường học

Hong Kong - Tòa phúc thẩm lãnh thổ Hong Kong đã bác bỏ kháng cáo, do giáo phận trong Lãnh thổ đệ nạp chống lại việc sửa đổi Pháp lệnh Giáo dục năm 2004 - được Hội đồng Lập pháp Lãnh thổ thông qua vào tháng Bảy năm đó –, vốn yêu cầu các trường học, được chính quyền tài trợ một phần, giới thiệu các cơ quan kiểm soát cho việc quản lý và giảng dạy.

Giám mục Giáo phận Hong Kong, Đức Cha Gioan Thang Hán (John Tong-hon), cho biết: "Chúng tôi có một trách nhiệm xã hội trong giáo dục, và sẽ tiếp tục thực hiện nó". Bà Cecilia Wong Yeuk-han, một phát ngôn viên của giáo phận, nói: “Trường học là một phần của nhiệm vụ của chúng tôi, và tất cả phải tuân theo pháp luật. Chúng tôi sẽ tiếp tục như thế và quan tâm đến lợi ích của học sinh, cho đến khi chúng tôi làm như vậy theo niềm tin của chúng tôi".

Luật pháp cung cấp nhiều lợi ích cho các trường học thực hiện Pháp lệnh này: bảo hiểm cho nhân viên nhà trường, tính linh hoạt trong các quỹ quản lý, tiền thưởng hàng năm là 350.000 đô la Hồng Kông (khoảng 45.000 USD). Tuy nhiên, theo điều sửa đổi, mỗi trường được chính phủ hỗ trợ một phần tài chính phải thành lập một ủy ban tổ chức nội bộ (Ủy ban Quản lý trường học, SMC), với một tư cách pháp nhân riêng ngoài các cơ sở giáo dục (Cơ quan bảo trợ, Sb).

Chính quyền lập luận rằng điều này cho phép sự minh bạch và dân chủ lớn hơn, nhưng đối các nhà quản lý trường học, nó chỉ là một âm mưu để can thiệp vào việc quản lý nội bộ và phá hoại sự tự do của giáo dục. Hơn nữa, các trường học nào từ chối thi hành pháp lệnh này sẽ bị phạt: Một số nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo gọi đó là "phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc".

Theo Thẩm phán Kemal Bokhary, "sự kháng cáo là không thành công, bởi vì luật liên quan không ngăn cản các tổ chức tôn giáo bổ nhiệm đa số người thân cận với họ trong các trường học của họ". Cho đến nay, 357 trường học – trong khoảng 850 trường - đã từ chối thực hiện việc sửa đổi pháp lệnh.

Ông Timothy Ha Wing-ho, người cố vấn giáo dục của Tổng giám mục Anh giáo, đã khẳng định rằng 80 trường học sẽ thực hiện pháp lệnh: “Nhưng chúng tôi rất tức giận. Với luật này, những người không chia sẻ các giá trị của chúng tôi sẽ có thể tham gia Hội đồng Hiệu trưởng".

Đức Hồng Y Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun), Giám mục danh dự của Hong Kong, đã nhiều lần tuyên bố rằng các trường do Giáo phận quản lý “không thể sống mà không có tự do: nếu luật không thay đổi, chúng tôi chuẩn bị để đóng của trường”. (AsiaNews 14-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha kêu gọi các giới chức Ý hãy điều hành có tư cách và trách nhiệm
Bùi Hữu Thư
20:51 15/10/2011
Thủ Tướng Berlusconi


VATICAN (CNS) -- Giữa những vấn đề kinh tế trầm trọng và các tai tiếng về luân thường đạo lý tiếp diễn, thủ tướng Ý đang phải đối phó với một cuộc đầu phiếu tín nhiệm ông trong quốc hội, Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi các giới chức công quyền Ý phải hành xử vai trò của họ một cách có tư cách và trách nhiệm.

Đức Thánh Cha tiếp kiến ông Roberto Maroni, thủ tướng nội vụ của Ý ngày 14 tháng 10 và vào khoảng 200 quận trưởng, đaị diện cho bộ nội vụ tại các tỉnh của Ý và có các chức năng đặc biệt về các vấn đề đối phó với trật tự công cộng.

Các quận trưởng công nhận Thánh Ambrose là vị thánh bổn mạng của họ, vị thánh của thế kỷ thứ tư này khi xưa là một giới chức trong chính phủ trước khi được bổ nhiệm làm giám mục Milan. Đức Thánh Cha nói Thánh Ambrose tin rằng quyền bính trần thế được Thiên Chúa trao phó để lo cho tiện ích của nhân loại.

Đức Thánh Cha nói: Vì lý do này, việc lãnh đạo dân sự "có một đặc tính hầu như là thánh thiêng. Do đó, phải được hành xử với tư cách cao quý và một tinh thần trách nhiệm sâu xa."

Đức Thánh Cha Benedict nói với các quận trưởng rằng vai trò của họ là bảo vệ các thành phần yếu đuối nhất của xã hội Ý, và đây là một trách vụ quan trọng hơn và khó khăn hơn trong "các hoàn cảnh bấp bênh hiện nay về xã hội và kinh tế."

Thực vậy, vào đúng lúc Đức Thánh Cha đang tiếp kiến các gới chức này, hạ viện Ý cũng đang tranh luận để xúc tiến một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Thủ Tướng Silvio Berlusconi, là người đang là trọng tâm của một tai tiếng về sắc dục, và đã bị rắc rối về các vấn đề pháp lý.

Két quả là Ông Berlusconi đã thắng cuộc đầu phiếu tín nhiệm ông.
 
Top Stories
Pontiff to mark Feast of Guadalupe with special Mass
Zenit
17:23 15/10/2011
Gesture of Solidarity for Peoples of Latin America

VATICAN CITY, OCT. 14, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI will celebrate a special Mass for the peoples of Latin America this December on the feast of Our Lady of Guadalupe.

The Vatican reported Thursday that the Mass, to be held Dec. 12 in St. Peter's Basilica, is a "a gesture of the concern, affection and solidarity felt by the Holy Father toward the peoples and nations of the 'Continent of Hope,' as it has been called by Roman Pontiffs from Paul VI to Benedict XVI."

The bicentennial of independence has been celebrated across Latin America this year.

The Mass "is a clear expression of the pastoral solicitude with which Benedict XVI embraces those peoples, among whom the Gospel of Jesus Christ was sown and brought forth precious fruit," the Vatican added.

The statement noted that Latin Americans represent 40% of the baptized of the Catholic Church, and are "united in filial devotion to Most Holy Mary, while their local Churches remain in faithful communion with the See of Peter."

"The initiative is indicative of the original contribution the Catholic Church wishes to make to the commemoration of this bicentenary, in the light of historical truth, so as to throw light on the current situation in Latin America and nourish hope in a future of peace and justice," the communiqué continued.

The Mass will be attended by the Roman Curia, the diplomatic corps accredited to the Holy See and to the Italian government, Latin American priests religious and citizens who study or reside in Rome, and public figures from the Latin American continent.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Bố Sơn Khai Mạc Tuần Tiền Phúc
Joseph Tô Đức Lân
11:13 15/10/2011
Giáo Xứ Bố Sơn Khai Mạc Tuần Tiền Phúc

Chiều tối 14 và 15/ 10/2012, cha xứ và toàn thể cộng đoàn giáo xứ Bố Sơn, giáo phận Vinh hân hoan đón mừng các cha thừa sai dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đến khai mạc Tiền Phúc cho Giáo Xứ. Đoàn Thừa sai gồm có các cha Michael Phan Tuấn Hồng, cha Anphongso Đinh Khắc Phú và cha J.B Hoàng Xô Băng, bề trên tuần Đại Phúc.

Xem hình

Mặc dù đang chật vật với những ngày cao điểm thu hoạch vụ mùa và thời tiết không mấy thuận lợi vì mưa nhiều, toàn thể bà con giáo dân xứ Bố Sơn với hơn 2000 con tim từ khắp bốn giáo họ được chia thành 58 tổ liên gia tập trung về thánh đường giáo xứ mừng Thánh Lễ Khai Mạc Tiền Phúc. Đây là một mốc son của giáo xứ. Từ trước tới nay, giáo xứ chưa từng một lần được đón nhận hồng ân này.

Kỳ Đại Phúc do chính các thừa sai dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tổ chức cho giáo xứ sẽ gồm ba giai đoạn: Tiền Phúc, Đại Phúc và Hậu Phúc. Tiền Phúc, thời kỳ chuẩn bị cho tuần Đại Phúc đã được cha xứ, HĐMV giáo xứ và toàn thể giáo dân hưởng ứng nhiệt tình và sốt sáng qua hai Thánh Lễ Khai mạc tối qua 14/10 và tối nay 15/10. Tiền Phúc sẽ kéo dài từ nay cho đến đầu mùa Vọng tức kết thúc vào ngày 27/11 tới. Tuần Đại Phúc của giáo xứ theo dự kiến sẽ kéo dài tám ngày sau đó.

Có thể nói đây là mùa hồng ân, là dịp thuận tiện của giáo xứ. Mục đích của tuần Đại Phúc là cũng cố lại tinh thần sống đạo của giáo dân. Tiền phúc và tiếp đến là Đại Phúc vào đầu mùa Vọng năm nay sẽ giúp đánh thức giáo dân trong xứ nhớ đến phần rỗi, đến các chân lý đời đời, sửa chữa những khuyết điểm, giúp những người bất hoà làm hòa với nhau, những gia đình rối rắm nối lại tình yêu, chấm dứt các gương xấu trong giáo xứ. Đây cũng là thời điểm giúp những kẻ Chúa sắp gọi trong năm được ơn chết lành, nâng đỡ những người sa ngã lại mau chỗi dậy… Tất cả đó là những ơn lành Chúa sẽ đổ tràn trên giáo xứ qua bàn tay của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Theo cách nói của cha thừa sai Michael Phan Tuấn Hồng thì Đại Phúc là kỳ “Đại Phá”. Tình Yêu của Chúa đến với giáo xứ, với từng người trong giáo xứ và phá tan hết mọi rào cản đang khiến con người sống xa cách với Thiên Chúa. Nhờ sự thăm viếng của Đức Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp đến từng gia đình trong giáo xứ, Chúa sẽ biến đổi và phá đổ những hiềm khích, chia rẻ, bê tha, trể nãi, phá đổ thế lực của Sa-tan.

Sau Thánh Lễ tối nay 15/10, các cha thừa sai đã làm phép ảnh tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và trao cho bốn giáo họ. Đại diện Hội Động Mục Vụ các giáo họ và đại diện các tổ đã nhận ảnh Đức Mẹ và kiệu về giáo họ, giáo tổ của mình trong tinh thần sốt sáng. Chắc hẵn mọi người đều cảm động và không quên cầu xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa xuống muôn ơn lành trên giáo xứ, đặc biệt là trong Tuần Đại Phúc sắp tới. Sự thành công về tổ chức và lòng sốt mến của mọi thành phần dân Chúa trong các thánh Lễ khai mạc Tiền Phúc hứa hẹn một Tuần Đại Phúc dồi dào ơn Chúa. Xin Chúa chúc lành và thánh hoá cho mọi dự tính công việc của giáo xứ đang chuẩn bị cho Đại Phúc để cha xứ và mọi thành phần dân Chúa Bố Sơn tiến đến Tuần Đại Phúc và chẩn bị đón mừng Con Chúa Giáng Sinh với một tâm hồn trong sáng và một tinh thần mới .

Joseph Tô Đức Lân
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiện tình tự do tôn giáo tại Việt Nam - Trường hợp Giáo Hội Công Giáo
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
03:20 15/10/2011
HIỆN TÌNH TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM:

TRƯỜNG HỢP GIÁO HỘI CÔNG GIÁO


Nhà cầm quyền VN tuyên truyền rằng VN có tự do tôn giáo. Liên quan đến Công giáo, họ thường trưng ra trước công luận quốc tế hình ảnh các nhà thờ mới được xây dựng và giáo dân đến nhà thờ đông đảo, để nói VN có tự do tôn giáo, nhưng thực tế không phải vậy.

A. NHỮNG CÁI MÀ NHÀ NƯỚC GỌI LÀ “TỰ DO”

1. Tự do theo đạo? Không! Cưỡng bách bỏ đạo? Có!

Cha Ngô Thế Bính bị đánh tại Đồng Hới
Công an thường phục rượt đánh giáo dân
Công an thường phục quay phim hăm dọa giáo dân
Chống kết án bất công
Mặt tiền nhà thờ Đa Minh Hà Nội
Cử hành thánh lễ bí mật trong đêm
Một gia đình bị buộc bỏ đạo
Các phụ nữ phải lội ruộng băng sông đến nhà thờ
Hông nhà thờ bị biến thành quán nhậu
Hông nhà thờ bị biến thành quán nhậu
Nhà thờ Fatima bị chiếm làm trụ sở công an
Công an đánh đập phụ nữ và trẻ con
Thầy Nguyễn Văn Tặng bị đánh
Ai cũng biết khi theo đạo sẽ bị nhà nước giới hạn ít nhiều toàn bộ các quyền căn bản và sẽ bị phân biệt đối xử cách tinh vi. Mọi người theo đạo đều ít nhiều phải chịu những áp lực. Nếu là công chức nhà nước, tùy lĩnh vực, có thể họ mất việc làm, ít nhất cũng bị cô lập và không được thăng chức, khen thưởng. Trường hợp trở lại đạo là người có ảnh hưởng trên xã hội, thì nhà cầm quyền còn dùng cả hệ thống chính trị gồm nhiều tổ chức và hội đoàn khác nhau để áp lực lên đương sự và gia đình đương sự. Tại nhiều bản làng vùng núi cao và vùng biên giới, nhà cầm quyền còn dùng bạo lực để ngăn cấm người dân theo đạo hoặc bỏ đạo. Tại Tây Bắc Việt Nam, ngay cả bộ đội biên phòng cũng được huy động để thực hiện việc này.

Trong khi đó, tại các tỉnh thành, từ Hà Nội qua Quảng Ngãi đến Sài Gòn, từ năm 2008 đến nay, thường xuyên xảy ra hiện tượng người Công giáo đi làm giấy chứng minh nhân dân hay hộ khẩu, thì công an CỐ TÌNH ghi vào mục tôn giáo là KHÔNG, dù trong khi điền mẫu tờ khai người ta đã ghi vào mục tôn giáo là Công giáo. Không rõ công an làm như vậy nhằm mục đích gì, nhưng rõ ràng là một hình thức cưỡng bách bỏ đạo trên giấy tờ tùy thân. Còn trên thực tế, thì khi những người có giấy tờ loại này tham gia bảo vệ công lý và sự thật thì công an lại dựa vào CMND hay hộ khẩu để phủ nhận tư cách là người Công giáo của họ, từ đó phủ nhận việc làm chính đáng của họ. Hơn nữa, những người ấy cũng gặp phiền toái lớn khi làm hồ sơ nhập học, khi đi xin việc làm, khi bán nhà cửa và khi phải làm giấy tờ gì đó ở các cơ quan công quyền và khi đó các cán bộ đục nước béo cò, thừa cơ nhũng nhiễu và làm khó dễ. Chúng tôi đã gặp một số trường hợp dở khóc dở cười ở HN khi phải bán nhà. Chúng tôi lưu ý điểm này để ai đi làm CMND hay hộ khẩu hay các giấy tờ tùy thân khác, phải xem kỹ, nếu thấy công an làm không đúng thì phải yêu cầu chỉnh lại ngay, nếu không sẽ trở thành nạn nhân của tệ nạn bách hại tôn giáo thông qua giấy tờ hành chính.

2.Tự do đến nhà thờ, tự do tụ họp, cầu nguyện? Không!

Luật pháp công nhận quyền tự do thờ phượng. Nhưng thực tế tại nhiều nơi, quyền căn bản này vẫn bị nhà nước xâm phạm trắng trợn.

Tại Sài Gòn, ngay khu đô thị Phũ Mỹ Hưng, các nữ tu và người dân trong khu vực rộng lớn này muốn các linh mục đến làm lễ thì bị nhà cầm quyền ngăn cản và làm khó dễ đủ điều. Sau thời gian dài đấu tranh cho quyền tự do thờ phượng của mình, thì các nữ tu được phép mời các linh mục đến dâng lễ, nhưng chỉ vào buổi sáng sớm, khi không có giáo dân tham dự!

Tại Hà Nội, giáo dân đến nhà thờ Đồng Chiêm, cầu nguyện và làm việc bác ái, đã bị công an ngăn cản và đánh bị thương hàng chục người. Giáo dân từ các tỉnh về nhà thờ Thái Hà hành hương thường xuyên bị nhà cầm quyền ngăn cản, sách nhiễu trắng trợn như bắn thủng lốp xe, thu bằng lái của tài xế, không cho xe vào thành phố, cấm xe ngoại tỉnh chạy vào các tuyến đường dẫn đến nhà thờ Thái Hà, cấm đậu xe ở gần khu vực nhà thờ. Ngay cả giám mục cũng vẫn bị cấm cản đến đây làm lễ, đấy là trường hợp ĐGM P.X Nguyễn Văn Sang khi cùng linh mục và giáo dân GP Thái Bình đến Thái Hà hành hương minh niên.

Tại vùng cao nguyên và vùng biên giới, tình hình còn tệ hơn. Chẳng hạn tại tỉnh Gialai, nhiều giáo điểm của các tu sĩ DCCT, các linh mục và thậm chí cả giám mục vẫn bị cấm đến làm lễ. Tại ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên nhà cầm quyền không nhìn nhận sự hiện diện của các tôn giáo nơi đây. Bởi vậy vùng này không có một nhà thờ nào và trong nhiều thập niên các linh mục không được đến làm lễ. Thời gian gầy đây một vài linh mục có thể làm lễ “bán chính thức” ở một vài điểm dọc quốc lộ 6. Trong khi đó, ở nhiều bản làng thuộc các tỉnh này, khi giáo dân tụ họp tại tư gia cầu nguyện thì bị ngăn cản, sách nhiễu, phạt tiền, thậm chí bắt giữ, đánh đập.

3.Tự do xây dựng cơ sở tôn giáo? Không!

Theo luật thì người Công giáo Việt Nam cũng có thể tu bổ hay xây dựng nhà thờ, tu viện và các cơ sở khác của GH. Tuy nhiên, trên thực tế không phải điều này được thực thi dễ dàng. Các cán bộ thuộc các cấp các ngành liên quan thường việc đủ cớ để ngăn cản và sách nhiễu.

Thứ nhất: Đối với những địa điểm có nhà thờ và tu viện đang tồn tại, nhà cầm quyền gây khó dễ trong việc cấp phép tu bổ công trình cũ hoặc xây dựng các công trình mới trên phần đất cũ. Nhà cầm quyền thường viện cớ này nọ để từ chối không cho xây dựng hay sửa chữa theo nhu cầu mà giáo xứ hay dòng tu mong muốn. Trong khi đó, các cán bộ liên quan thường chỉ tìm cách hạch sách, vòi vĩnh để ăn tiền mà rất ít có trách nhiệm giải quyết đơn xin xây dựng của các giáo xứ và dòng tu.

Thứ hai: Đối với những nơi chưa từng có nhà thờ hiện diện, mặc dù có đông đảo giáo dân, nhà cầm quyền vẫn luôn tìm cách ngăn cản việc xây dựng nhà thờ và tổ chức sinh hoạt tôn giáo. Tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên với diện tích khoảng 45 nghìn km 2 mà hoàn toàn không có một nhà thờ nào, dù có nhiều giáo dân sinh sống ở vùng này. Nhà cầm quyền không cấp đất cho GH và cũng không cho GH nhận đất hiến tặng từ giáo dân để xây dựng nhà thờ.

Thứ ba: Tại các khu đô thị mới và các khu công nghiệp, không một nơi nào nhà cầm quyền cho xây dựng nhà thờ để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân. Chẳng hạn khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở phía Nam Sài Gòn mà họ gọi là “hiện đại và nhân văn, song lại hoàn toàn vắng bóng các công trình tôn giáo. Chẳng những thế, khi quy hoajh đô thị và khu công nghiệp những nhà thờ đang có cũng bị phá hủy và giáo dân tại chỗ bị cưỡng ép di dời đi nơi khác. Tại Sài Gòn, lấy lý do quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, nhà cầm quyền cũng họ đã xóa bỏ nhà thờ và trại phong Thanh Bình, giải tỏa trắng toàn bộ giáo dân giáo xứ Thủ Thiêm và đang áp lực giải tỏa nhà thờ giáo xứ và tu viện Dòng Mến Thánh Giá ở đây để xây dựng trung tâm thương mại đa chức năng. Tương tự như thế đối là trường hợp giáo xứ Dũ Lộc và giáo xứ Đông Yên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh khi nhà nước xây dựng khu công nghiệp Vũng Áng.

Thứ bốn: Đối với các cộng đoàn tu, trên thực tế nhà cầm quyền không cho thiết lập các tu viện mới tại các địa phương mà các dòng tu phục vụ. Các sơ sở của các dòng tu tại những vùng đất mà nhà dòng mới đến phục vụ, thường phải tồn tại không chính thức. Đất đai, nhà cửa mà nhà dòng đang sử dụng nếu không phải là cơ sở do giáo xứ cho mượn, thì thường phải đứng tên cá nhân một tu sĩ nào đó và điều này dẫn đến nguy cơ nhà nước có thể dễ dàng giải tán cộng đoàn tu đấy, hoặc giải tỏa và chiếm đoạt đất đai, vì trên danh nghĩa các cơ sở kia chỉ là tài sản cá nhân chứ không phải là cơ sở tôn giáo.

Thứ năm: Nhà cầm quyền ngang nhiên phá bỏ hoặc cải tạo, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các nhà thờ, tu viện, hoặc cơ sở tôn giáo mà trước đây họ dùng áp lực để mượn, thuê mướn hoặc chiếm dụng bất hợp pháp. Họ mưu mô xóa bỏ dấu tích tôn giáo và biến tài sản tôn giáo thành tài sản của cá nhân. Ngay tại Hà Nội hiện tại nhà nước vẫn chiếm dụng công khai toàn bộ nhà thờ Đa Minh, một nhà thờ đẹp hàng đầu Hà Nội, nằm ở góc đường Hùng Vương- Chùa Một Cột. Có thời gian nhà nước biến nhà thờ này thành nhà hàng. Hiện nay (2011) nhà nước đang phá Tu viện Cát Minh và Tu viện Saint Paul là hai cơ sở mà nhà nước chiếm dụng nhưng từ trước đến nay vẫn giữ nguyên trạng. Cũng tại Hà Nội, họ đạo Fatima thuộc giáo xứ Hàm Long, bị nhà nước chiếm dụng đất để làm trường học, lấy nhà thờ để làm cơ sở của phường, đồng thời cho người ngoại đạo vào ở bên trong để từng bước chiếm dụng và xoá hắn dấu tích tôn giáo. Những hiện tượng như vậy diễn ra phổ biến ở khắp các tỉnh thành.

B. MỘT SỐ LÃNH VỰC MẤT TỰ DO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG

Người Công giáo và GHCG, thường bị nhà cầm quyền bách hại và phân biệt đối xử nhiều nhất. Một cách tổng quát sự bách hại và phân biệt đối xử liên quan đến 7 lĩnh vực sau đây:

1.Nhà đất của các tổ chức tôn giáo trong GHCG không được luật pháp bảo hộ

Chế độ cộng sản nắm quyền lực ở Miền Bắc từ năm 1954 ở Miền Bắc và từ năm 1975 ở Miền Nam và từ đó luật pháp của chế độ không công nhận quyền sở hữu đất đai tư nhân- đây là một điều luật phản động, đi ngược lại quy luật phát triển, mở đường cho việc tước đoạt và tập trung đất đai vào tay nhà nước mà thực chất là vào tay các quan tham. Mặc dù vậy, nhà nước vẫn phải công nhận quyền sử dụng đất của các cá nhân và tập thể, và họ thường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy sở hữu nhà cho các tổ chức và cá nhân mà người dân quen gọi tắt là “SỔ ĐỎ”.

Thế nhưng nhà cầm quyền lại không cấp “SỔ ĐỎ” cho các tổ chức tôn giáo, vì thế hầu như không một giáo xứ, một dòng tu nào ở Việt Nam hiện nay có giấy tờ nhà đất gọi là “SỔ ĐỎ”. Nếu hỏi tại sao, thì cán bộ nhà nước thường trả lời lấp liếm rằng: “Do nhà nước chưa kịp nghiên cứu chính sách, hoặc nhà nước chưa kịp nghiên cứu và triển khai áp dụng cho các tổ chức tôn giáo”. Thế nhưng bản thân câu trả lời này cũng cho thấy nhà nước áp dụng chính sách phân biệt đối xử đối với các tôn giáo. Thế nhưng đấy cũng chưa phải là tận cùng nỗi khốn cùng của các giáo xứ, dòng tu. Từ không có được cấp giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, các giáo xứ và dòng tu gặp nhiều khó khăn trong việc liên hệ với các dịch vụ điện nước, nhà đất. Nguy hiểm hơn nữa, là nhà đất của mình có thể bị nhà nước chiếm đoạt tùy tiện, bất hợp pháp bất cứ lúc nào. Nếu phản đối, thì nhà nước lại yêu cầu các giáo xứ, dòng tu trưng ra giấy tờ chứng nhận chủ quyền. Khi các tổ chức này đưa ra giấy cấp từ thời trước, thì nhà nước lại nói: “Giấy cho chế độ cũ cấp, không có giá trị pháp lý”. Thế đấy! Trơ trẽn, trắng trợn và bất nhất thế đấy! Từ chối cấp giấy mới nhưng khi muốn ăn cướp thì đòi giấy mới trong khi không công nhận giấy cũ! Đúng là họ làm theo luật thật! Nhưng đấy là luật rừng! Nhà nước tự thể hiện mình là một băng đản ăn cướp trắng trợn và có quyền lực nhất trong xã hội. Nếu tổ chức tôn giáo phản ứng mạnh mẽ và dư luận quốc tế quan tâm, chẳng hạn như vụ Thái Hà-Tòa Khâm Sứ, thì họ lại lấp liếm rằng đấy là tranh chấp đất đai, chứ bản chất không phải là vấn đề tôn giáo!

Mưu mô thủ đoạn của nhà cầm quyền CSVN đối với các tôn giáo còn chưa hết: Cách đây 5 năm, sau khi ban hành nghị định tôn giáo năm 2005, thì năm 2006, họ mời các giáo xứ và dòng tu đi khai báo nhà đất để làm giấy tờ chủ quyền. Nhưng khi các giáo xứ và dòng tu khai đúng, khai cả những phần đất và tòa nhà mà nhà nước đang chiếm dụng bất hợp pháp thì nhà nước lại ngưng triển khai, lại tiếp tục không làm SỔ ĐỎ cho các tổ chức tôn giáo. Nếu tổ chức nào làm thì phải chấp nhận mất phần nhà đất mà nhà nước đang chiếm dụng bất hợp pháp kia. Vì thế cho đến nay, nhà đất của các tôn giáo vẫn lơ lửng như miếng mỡ lơ lửng treo trước miệng mèo là lòng tham vô độ và thái độ thù ghét tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản. Khi nhà đất của các tôn giáo không được luật pháp bảo hộ, khi các tôn giáo không được an cư trên chính mảnh đất và cơ ngơi do mình tạo lập từ hàng trăm năm, làm sao có thể nói rằng có tự do tôn giáo? Việc không công nhận chủ quyền nhà đất cho các tổ chức tôn giáo thực sự là một biện pháp loại trừ và khống chế tôn giáo cách nham hiểm và trắng trợn của nhà cầm quyền cộng sản VN.

2. Không được tự do trong các sinh hoạt thuần túy tôn giáo.

Trên thực tế, ở VN hiện nay, GHCG không được tự do trong các hoạt động thuần túy tôn giáo: Không được tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo. Các cuộc tổ chức tĩnh tâm, hội thảo liên quan đến tôn giáo ở tầm mức địa phương, quốc gia hay quốc tế diễn ra ở VN đều phải có phép của chính quyền các cấp, nếu không chính quyền cấm cản, sách nhiễu, trả thù bằng mọi cách, kể cả những cách tiểu nhân. Giáo hội không được tự do thành lập các giáo phận, giáo xứ, dòng tu, tu viện. Nhà nước buộc các chủng viện phải cho người của nhà nước vào dạy môn lịch sử Việt Nam mà thực chất là lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm mục đích tuyên truyền và tha hóa các chức sắc tôn giáo tương lai. Nhà nước kiểm soát việc tuyển sinh tu sĩ, chủng sinh việc phong chức, thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục…. Tất cả đều phải XIN nhà nước và khi nhà nước CHO thì mới được làm. Từ năm 2005, nhà nước không dùng chữ “XIN” nữa mà dùng chữ “ĐĂNG KÝ”, thực chất vẫn là cơ chế “XIN- CHO” được thực hiện cách tinh vi. Nếu nhà nước không “CHO” mà các tổ chức hay cá nhân của Giáo Hội vẫn thực thiện thì nhà nước kết tội là bất hợp pháp, tìm cách ngăn cản, rồi không công nhận và gây khó dễ trong nhiều chuyện về sau. Năm 2010 nhà cầm quyền không cho 2 tu sĩ DCCT thụ phong linh mục và họ tìm cách ngăn cản các giám mục truyền chức cho các tu sĩ này.

Ngay việc bổ nhiệm giám mục, một việc thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh Vatican, nhưng tại Việt Nam nhà nước cũng xen vào. Trước khi Tòa Thánh muốn bổ nhiệm ai làm giám mục, thì ứng viên ấy đã phải được nhà nước chấp thuận. Nhà nước ở đây luật nói là cấp Thủ tướng Chính phủ, nhưng trên thực tế là các cơ quan thuộc UBND, Ban Tôn giáo, Công an, từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, thành. Ngay cả trường hợp Trung ương đồng ý mà cấp tỉnh, thành phố không đồng ý về một ứng viên nào đó, thì tiến trình bổ nhiệm cũng bị tắc nghẽn. Chính vì vậy, tiến trình bổ nhiệm được một giám mục diễn ra rất lâu khi các ứng viên Tòa Thánh giới thiệu không được nhà nước chấp thuận. Vì thế có giáo phận hơn 12 năm mới có giám mục kế vị, chẳng hạn giáo phận Hưng Hóa từ năm 1991 đến năm 2003 mới có giám mục. Như vậy trên thực tế, nhà nước can thiệp thô bạo vào nội bộ Giáo Hội và mưu toan khống chế Giáo Hội một cách tinh vi. Làm sao GH giữ được sự độc lập và tự chủ của mình? Làm sao có thể luôn luôn có những giám mục như GH mong muốn, trong khi việc chọn các giám mục lại do nhà nước chia sẻ quyền chọn lựa và quyết định? Bởi vậy, theo tôi, ở mức độ nào đó mối quan hệ Giáo Hội- Nhà Nước ở VN là mối quan hệ bất bình đẳng và mối quan hệ ấy đang diễn ra một cách không bình thường và GH đã và đang mất đi ít nhiều quyền tự chủ thuộc về bản chất của mình.

3. Không có tự do và bình đẳng về quyền chính trị cho người Công giáo.

Trước đây người Công giáo không được làm đảng viên cộng sản. Nếu có, thì người đấy phải chối bỏ căn tính Công giáo của mình. Phải ghi trong lý lịch là không tôn giáo. Từ năm 2000, nhà nước chiêu mộ người công giáo làm đảng viên cộng sản với mục đích qua những đảng viên này để khống chế và phá hoại GH. Tuy nhiên người công giáo, dù là đảng viên cộng sản, vẫn gần như bị loại ra hoàn toàn khỏi hệ thống lãnh đạo và điều hành quốc gia. Họ không được làm công chức trung cấp và cao cấp trong hệ thống chính quyền. Ngay những vùng công giáo đông đúc, toàn tòng ở Thái Bình, Nam Định, Đồng Nai. .. thì chức cao nhất mà người Công giáo được nắm giữ là chủ tịch xã. Hiện tại chúng tôi không thấy người Công giáo nào được làm chủ tịch quận, huyện và cao hơn nữa là chủ tịch tỉnh hay thành phố. Không ai được làm tới chức Bộ Trưởng. Không ai được phong làm sĩ quan quân đội. Trong bất cứ cơ quan nhà nước lớn bé nào, ngay cả là các cơ quan khoa học, người Công giáo thường bị ngăn cản và loại trừ ra khỏi các chức vụ quan trọng, ngay cả khi đương sự có đạo đức và khả năng chuyên môn thích hợp.

4.Không có tự do và bình đẳng trong các hoạt động kinh tế đối với Công giáo

Nhà nước cho các tổ chức và công ty trong ngoài nước thuê đất, mua nhà để lập doanh nghiệp, công ty, thậm chí cho Trung Quốc, Đài Loan thuê đất để lập nên những đặc khu của họ trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đấy, nhà nước lại không cho GH thuê đất, mua đất giống như các cá nhân và tổ chức khác trong ngoài nước, cũng không cho GH sử dụng nhà đất vốn có của mình để làm làm kinh tế...Hơn nữa nhà nước, còn chiếm dụng bất hợp pháp ruộng đất và các cơ sở kinh tế của GH, thậm chí, không cho các tổ chức của GH mở tài khoản (account) ở ngân hàng và điều này đang gây khó khăn cho GH trong việc giao dịch và gây nguy hiểm cho người và cho tài sản của Giáo Hội.

Các công ty, doanh nghiệp của người Công giáo thường bị kín đáo theo dõi, kiềm chế và phân biệt đối xử cách tinh vi. Tệ hơn nữa, thấy khu vực nào có người Công giáo đang sống mà có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh, đất đai ở đó có giá trị, thì nhà nước bày ra cái gọi là “quy hoạch” để đưa giáo dân đi khỏi khu vực kinh tế quan trọng, hoặc phá tan các cơ sở kinh tế của giáo dân. Điển hình cho những chuyện như vậy là vụ cướp đất của giáo dân xứ Cồn Dầu ở giáo phận Đà Nẵng, vụ giải tỏa Chợ Sặt ở thành phố Biên Hòa, ở giáo phận Xuân Lộc-một trung tâm kinh tế quan trọng của Công giáo, vụ cưỡng chế và giải tỏa giáo xứ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm- một khu dân cư, một nhà thờ và một tu viện cổ kính của Sài Gòn, tọa lạc tại vị trí số một của mảnh đất vàng mà các quan tham của chế độ đang muốn ăn cướp.

5. Không có tự do và bình đẳng về mặt xã hội

Người Công giáo trong mọi nơi mọi chỗ đều bị coi là công dân hạng bét. Công nhân viên chức, học sinh, sinh viên công giáo đều bị kiểm diện và phân loại để dò xét, theo dõi và kiềm chế. Hiện tượng phân biệt đối xử diễn ra cách tinh vi và nặng nề, đôi khi trắng trợn. Thí dụ, sinh viên T, ở giáo xứ Thái Hà, vì tích cực tham gia các sinh hoạt tôn giáo, đã thường xuyên bị công an sách nhiễu và khi tốt nghiệp, công an đã áp lực lên Trường Đại học để nhà trường từ chối cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên này.

Hơn nữa, các tổ chức của Giáo Hội không được nhà nước thừa nhận là một pháp nhân. Con dấu và chữ ký của các giáo xứ, dòng tu, tòa giám mục và không được các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội chấp nhận rộng rãi. Vì vậy, các hoạt động xã hội của các linh mục, tu sĩ bị loại trừ và giới hạn. Thí dụ tôi không thể đến được các thư viện để đọc sách, vì giấy giới thiệu của cha bề trên dòng ký tên đóng dấu, thì thư viện không chấp nhận, trong khi UBND nơi tu viện tọa lạc lại không cấp giấy giới thiệu cho tôi, vì họ nói tôi không phải người của họ quản lý. Cũng như vậy khi tôi ra giao dịch ở ngân hàng, đến trường học, ra bưu điện. Tôi nhớ có lần một nữ tu phụ trách trang mạng của HĐGM VN, từ Sài Gòn gửi ra Hà Nội cho tôi 400 nghìn đồng tiền nhuận bút, nhưng tôi không thể nhận được. Vì ngoài giấy chứng minh nhân dân, bưu điện đòi phải có giấy xác nhận của chính quyền rằng tôi đang cư trú tại nhà thờ Thái Hà, trong khi chính quyền lại từ chối xác nhận vì tôi không có hộ khẩu ở nhà thờ Thái Hà....Nói chung trong xã hội cộng sản Việt Nam hiện nay, các tổ chức tôn giáo, cũng như các tín hữu, đặc biệt là các tu sĩ linh mục công giáo là những kẻ ít nhiều bị cô lập và loại trừ khỏi các sinh hoạt xã hội.

6.Không được tự do và bình đẳng trong lãnh vực giáo dục, văn hóa-thông tin và các hoạt động bác ái-từ thiện

Các linh mục, tu sĩ không được giảng dạy trong các đại học. Người công giáo không được học đại học các ngành quân sự, cảnh sát, an ninh và một số trường khác. Giáo hội và các tổ chức của GH không được mở trường tiểu học, trung học, trung tâm dạy nghề hay đại học. Chỉ được phép mở trường mẫu giáo nhưng cũng bị cán bộ các cấp, các ngành ở địa phương viện dẫn đủ lý do để làm khó dễ. Các trường học và bệnh viện của GH trước đây bị nhà nước chiếm dụng bất hợp pháp, nay nhà nước lại chủ trương cổ phần hóa, thế là các trường học và bệnh viện kia lại rơi vào tay các quan chức hay người thân của các quan chức, thành tài sản cá nhân chứ không được trả lại cho GH để phục vụ người dân.

GHCG không được mở nhà xuất bản, báo chí, truyền thanh, truyền hình. Không được thuê giờ trên báo chí, ti vi, radio để thông báo tin tức hay truyền thanh, truyền hình một buổi lễ quan trọng. Thậm chí khi có linh mục qua đời, đăng ký cáo phó trên báo chí, truyền thanh, truyền hình cũng bị các cơ quan truyền thông này cắt xén nội dung và gây khó dễ trong việc dùng từ ngữ. Người Ki tô hữu không dễ dàng trong việc thuê mặt bằng, thuê sân vận động để tổ chức các buổi lễ quan trọng. Chẳng hạn lễ Chúa Giáng Sinh năm 2010, các tín hữu Tin lành thuê sân vận động Mỹ Đình, đến gần ngày lễ, công an áp lực cơ quan quản lý sân tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Đúng ngày lễ Giáng sinh, giáo dân đến mừng lễ thì bị cảnh sát đàn áp, đánh đập, bắt bớ.

Đối với GH Công giáo, về mặt truyền thông, nhà nước chỉ cho Hội đồng Giám mục Việt Nam phát hành 1 nguyệt san mang tên là “Hiệp Thông”, tháng 1 lần, mỗi lần không quá 100 bản, mỗi bản không quá 100 trang khổ giấy A5. Nếu nhân lên và chia đều cho 7 triệu tín hữu thì mỗi năm mỗi giáo dân Việt Nam, chính thức được khoảng 5 chữ (khổ chữ 14, phông chữ times New Roman). Trong khi đó, các website của Công giáo mua tên miền ở ngoại quốc, như trang chuacuuthe.com của Dòng Chúa Cứu Thế, thì bị nhà nước Việt Nam đặt tường lửa và bị đánh sập khoảng 10 lần trong mấy năm qua. Các giáo xứ lập bảng thông tin trong khuôn viên nhà thờ cũng bị nhà cầm quyền vào sách nhiễu, đe dọa và cấm đoán, vì có những thông tin, dù đúng sự thật, nhưng không vừa lòng nhà cầm quyền.

Nhà nước không cho GH mở các trung tâm bác ái xã hội giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi, người phong cùi.....Những trung tâm trước đây Giáo hội quản lý nay đều đã bị nhà nước tịch thu. Các hoạt động từ thiện cứu giúp người nghèo và các nạn nhân thiên tai và nhân tai bị nhà nước tìm cách ngăn cản và khống chế. Thí dụ, nhà thờ Thái Hà đã một lần phải bỏ dở dự án xây dựng một trung tâm từ thiện tại Thạch Bích, Hà Nội, vì cán bộ nhà nước đòi ăn 10% trên tổng số tiền dự án xây dựng trung tâm từ thiện này. Trong khi đó, nhiều lần các linh mục, tu sĩ phải dừng việc trợ giúp người nghèo ở các bản làng miền núi, vì nhà cầm quyền địa phương đòi phải giao hàng cứu trợ cho họ và trong trường hợp này thì người nghèo sẽ chẳng được gì hoặc được rất ít.

Đối diện với thực tế giáo dục, y tế, văn hóa đang bị khủng hoảng ở Việt Nam, qua thực tiễn ứng xử, người ta thấy nhà cầm quyền chấp nhận để cho dân bị đói rét, bệnh tật, dốt nát, khốn khổ chứ không chấp nhận cho các tôn giáo, là những chủ thể có khả năng giáo dục, y tế và bác ái được tự do tham gia phục vụ người dân và xây dựng xã hội.

7.Không được tự do cư trú và di chuyển

Nhà cầm quyền CSVN bao che và làm ngơ cho người Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn, sinh sống và quấy nhiều người Việt. Nhưng các linh mục, tu sĩ, người Việt Nam, những người chân thành phục vụ cho cộng đồng xã hội, thì nhà nước lại kiểm soát việc cư trú và di chuyển. Hiện nay cũng như trước đây, các linh mục, tu sĩ muốn chuyển đến phục vụ ở một địa điểm mới, ở một địa phương khác, thì đều phải “đăng ký” nghĩa là phải xin phép chính quyền. Nhưng nhà cầm quyền lại gây khó khăn đủ đường trong việc thuyên chuyển này. Khi không có phép cư trú, các tu sĩ, linh mục lại gặp nhiều khó khăn trong công việc của mình. Chẳng hạn tu viện Thái Hà hiện nay có khoảng 15 linh mục và tu sĩ cư trú, nhưng nhà nước không cho ai nhập hộ khẩu, tức là phép cư trú thường xuyên tại đây, vì vậy nhà thờ gặp nhiều trở ngại trong các giao dịch của liên quan đến các dịch vụ bưu điện, điện nước, điện thoại và đến các cơ quan công quyền... Ai cũng thấy chế độ hộ khẩu vi phạm quyền tự do cư trú đối với công dân, đặc biệt là đối với các linh mục, tu sĩ.

Quyền tự do đi lại bị vi phạm nghiêm trọng. Chẳng hạn các linh mục, tu sĩ nhà thờ Thái Hà thường xuyên bị công an theo dõi, đôi khi bị theo đuôi. Công an đặt máy quay phim chiếu vào cổng nhà thờ Thái Hà để giám sát mọi mọi người, mọi việc trong khu vực nhà thờ. Nhà cầm quyền nhiều khi vi phạm quyền xuất nhập cảnh của các tu sĩ, linh mục một cách trắng trợn và bất hợp pháp. Chẳng hạn năm 1999 công an Ninh Bình từ chối cấp hộ chiếu cho tôi mà không có lý do ngoài một phán quyết chung chung là “phản động”. Khi Công an TP HCM cấp hộ chiếu cho tôi thì công an tỉnh Ninh Bình lại và yêu cầu công an TP HCM thu hộ chiếu của tôi và cấm tôi xuất cảnh. Ngay khi có hộ chiếu cũng không bảo đảm việc xuất cảnh được diễn ra bình thường. Chẳng hạn, tháng 6 năm 2010 công an Hà Nội và TP HCM đột nhiên cấm cha Nguyễn Văn Phượng xuất cảnh đi Rôma. Tháng 12 năm 2011 công an TP HCM ngăn cản cha Bề trên Giám Tỉnh DCCT là Phạm Trung Thành sang Hoa Kỳ. Ngày mùng 10 tháng 7 năm 2011 vừa qua, công an TP HCM tiếp tục cấm cha Phạm Trung Thành sang Singapore và ngày 12 tháng 7 công an tỉnh Tây Ninh cấm cha Đinh Hữu Thoại DCCT xuất cảnh sang Cambodia. Tất cả hành vi cấm cản này công an thực hiện trái pháp luật vì các linh mục này không có tiền án, tiền sự và không vi phạm bất cứ một luật lệ nào của nhà nước.

C. THAY KẾT LUẬN

1. Năm 2004 nhà cầm quyền VN ban hành Pháp lệnh tôn giáo; năm 2005 ban hành một nghị định mới về tôn giáo. Năm 2007, công bố Sách Trắng về tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền cho rằng đấy là những bằng chứng thể hiện nhà nước tôn trọng tự do tôn giáo và quan tâm đến nhu cầu tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, thực chất tất cả chỉ là việc thay đổi danh từ, nhằm tuyên truyền và lừa gạt dư luận trong ngoài nước trong khi vẫn khéo léo gia tăng kiểm soát các tôn giáo.

Tuy nhiên, cái mặt nạ ấy sẽ bị rơi ra và các cán bộ còn một ít liêm sỉ sẽ phải trả lời rằng “KHÔNG” khi người ta hỏi những câu cụ thể như: Các tín hữu công giáo có được bình đẳng với các công dân khác không? Người công giáo có được học đại học quân sự, cảnh sát, an ninh không? Người công giáo có được làm cán bộ trung cao cấp không? GHCG có được bình đẳng như các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài đang hiện diện ở VN không? Nhà đất và tài sản của GH có được luật pháp bảo vệ không? GH có được mở trường học, tòa báo, nhà xuất bản, bệnh viện, trung tâm bác ái xã hội để phục vụ người dân không? Các sinh hoạt thuần túy tôn giáo của GH của được nhà nước tôn trọng không? Vân vân và vân vân.

Thực tế là ngay trên chính quê hương mình, người CGVN đang bị nhà cầm quyền đối xử tệ hơn cả người ngoại quốc đang sinh sống ở VN và GHVN đang bị nhà nước đối xử tệ bạc hơn các tổ chức của ngoại quốc đến VN làm ăn. Đau đớn thay những điều bất công và bất bình đẳng này không chỉ xảy đến cho riêng người công giáo và GHCG mà cũng là những điều mà các tôn giáo khác ở VN cũng như tín đồ của các tôn giáo ấy đang phải gánh chịu. Bởi thế làm sao có thể tin được VN có tự do tôn giáo khi tín đố và các tổ chức tôn giáo không được bình đẳng và tự do phục vụ như các công dân và các tổ chức khác trong xã hội?

2. Thực tế, chế độ cộng sản VN tự bản chất, muốn loại bỏ tôn giáo, hoặc nếu không được thì tìm cách khống chế tôn giáo, làm tha hóa các tôn giáo, buộc các tôn giáo đi theo ý mình, phục vụ cho mưu đồ thống trị của mình thông qua các chính sách, luật lệ và các biện pháp ứng xử của mình.

Hiện nay nhà nước vẫn độc quyền dùng hệ thống truyền thông và hệ thống giáo dục, đào tạo các cấp để tuyên truyền chống GHCG, họ xuyên tạc về GH, quy chụp cho GH những “tội” này nọ trong lịch sử thế giới và lịch sử VN. Sách vở dạy học sinh, sinh viên tràn ngập những điều chống báng Công giáo một cách vô lý. Họ cố ý xuyên tạc cho người không Công giáo thấy hình ảnh một GHCG xấu xa, nguy hiểm mà họ tưởng tượng ra.

Nhà cầm quyền cũng tiếp tục thực hiện chính sách chia để trị giữa các tôn giáo với nhau hoặc trong nội bộ từng tôn giáo bằng những cách thức tinh vi, đặc biệt là cách ứng xử không thống nhất đối với các tín đồ, các chức sắc, các tổ chức thuộc các tôn giáo khác nhau. Người ta thấy điều này khi nhà nước công khai lấy tiền thuế của các công dân thuộc mọi tôn giáo đã đóng góp, để xây dựng cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam một ngôi chùa to lớn nhất Đông Nam Á là chùa Bái Đính ở Ninh Bình mà kinh phí lên đến nhiều nghìn tỷ đồng. Nhà nước cũng lấy tiền thuế của dân tổ chức các lễ hội của Phật giáo, như Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ V, diễn ra tại Việt Nam năm 2008.

Hoặc liên quan đến GHCG ở Việt Nam, theo luật hiện hành, thì các tổ chức tôn giáo không được làm kinh tế và không được dùng đất tôn giáo vào mục đích kinh tế. Mặc dù vậy, riêng tại Sài Gòn nhà cầm quyền đã cho Tổng giáo phận TP Hồ Chí Minh sử dụng khu đất tôn giáo cạnh nhà thờ Ngã Sáu để xây dựng Trung tâm Hội nghị Yến Tiệc. Tham dự lễ khởi công có ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. Đấy là một điều lạ lùng khó hiểu trong một đất nước xây dựng trên nền tảng là chủ thuyết duy vật, vô thần. Sự kiện này ít nhất cũng cho thấy nhà nước VN vẫn đang sử dụng chính sách chia để trị ngay trong nội bộ Công giáo, khi áp dụng chính sách khác nhau cho cùng một tôn giáo tại các địa phương khác nhau.

3. Xuất phát từ bản chất nghi kỵ tôn giáo và muốn loại trừ tôn giáo mà nhà cầm quyền CSVN càng ngày leo thang trong việc bách hại tôn giáo. Trong nhiều năm trước đây, người ta không hề thấy chuyện tàn phá các cơ sở tôn giáo, xỉ nhục các tu sĩ và giáo dân, xúc phạm đến các biểu tượng tôn giáo. Những mấy năm gần đây, chuyện đấy đã xẩy ra khá thường xuyên. Riêng đối với công giáo, chỉ kể từ năm 2007 đến nay (2011) nhà cầm quyền đã thực hiện các hành động bách hại tôn giáo điển hình sau đây: Chiếm đất của giáo xứ Thái Hà, chiếm đất Tòa Khâm Sứ của TGP Hà Nội, chiếm đất thuộc giáo xứ Tam Tòa, Loan Lý, Thủ Thiêm, Dòng Phaolô Vĩnh Long, Dòng Vinh Sơn Sài Gòn, Dòng Ngôi Lời Nha Trang, Dòng Thiên An Huế, Dòng La San Huế, vv… Đập phá tượng Đức Mẹ ở Đồng Đinh, đập phá tượng Thánh Giá ở Đồng Chiêm, tháo dỡ tượng Đức Mẹ ở Bầu Sen, đập phá Dòng Phaolô Hà Nội, Dòng Cát Minh Hà Nội, đập phá nhà thờ Bình Triệu để làm Đại học Luật TP HCM, vân vân.

Kèm theo các cuộc cướp phá trên đây là các cuộc trấn áp, đánh đập, bắt bớ, giam cầm, kết án, bỏ tù, hoặc cấm xuất cảnh các giáo dân, tu sĩ, linh mục và các cuộc tuyên truyền chống Công giáo một cách có hệ thống trên truyền thông và trong các trường học, các khu dân cư. Xét về bản chất sự kiện và mức độ nghiêm trọng, thì người ta thấy đấy là những hành động ngang ngược, trắng trợn, báng bổ tôn giáo, những hành động mà nhà cầm quyền không dám thực hiện trong nhiều thập niên trước đó. Chẳng hạn việc đập phá thánh giá và các biểu tượng thánh. Ở Hà Nội, trước đây họ không dám phá Tu viện Cát Minh với cây thánh giá trên đỉnh; ở Sài Gòn tại gần đầu cầu Bình Triệu, nhà cầm quyền không dám phá ngọn tháp và ảnh tượng thánh giá ở mặt tiền ngôi nhà thờ thì họ dùng hộp gỗ che lại. Thế nhưng thời điểm này nhà cầm quyền đã ngang ngược phá tất, xóa sạch dấu tích tôn giáo chứng nhận chủ quyền của các tổ chức tôn giáo liên quan.

Những hiện tượng bách hại tôn giáo trên đây đang diễn ra bằng các hình thức khác nhau, không chỉ riêng Công giáo mà mọi tôn giáo ở VN đều đang phải hứng chịu. Từ thực trạng đó, chúng tôi xác quyết rằng nhà cầm quyền CSVN đang vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng. Vì thế, nếu ai khẳng định “Việt Nam có tự do tôn giáo” thì chúng tôi tin rằng người đấy có thể (1) hoặc là nói dối, (2) hoặc là nhận thức có vấn đề- nhận thức quá đơn giản và phiến diện về tự do tôn giáo (3) hoặc là cuộc sống có vấn đề gì đó khiến cán bộ, công an nắm được khiến người đó phải nói theo “giọng nhà nước, (4) hoặc là sợ thiệt hại đến bản thân, sợ bị nhà nước trả thù cách này cách khác nên không dám nói thật; (5) hoặc nếu không phải là 4 trường hợp trên, thì người ấy là cán bộ, công an hoặc người làm việc cho nhà nước. Bởi thế, theo chúng tôi, con đường tìm kiếm tự do tôn giáo cho Việt Nam còn là con đường dài trước mặt và sẽ là lừa dối chính mình, lừa dối mọi người, đồng thời tô vẽ một bộ mặt đẹp cho tà quyền CSVN khi nói VN hiện nay có tự do tôn giáo./.
 
Văn Hóa
Thánh lễ du ký
Đặng Quốc Minh Dương
16:00 15/10/2011
Do đặc thù công việc, tôi phải đi lại đây đó khá nhiều. Đi nhiều nên việc dự lễ ngày Chúa Nhật cũng không cố định một nhà thờ nào. Đi lễ nhiều nơi, mỗi nơi để lại trong tôi một ấn tượng.

1. Chuyện xảy ra ở một giáo xứ vùng cao nguyên. Cha sở nọ mới về nhận nhiệm sở liền “tuyên chiến” với kiểu đi lễ “gốc” (đứng dưới các gốc cây ngoài hành lang). Sau tuyên bố này, vấn nạn trên phần nào được giải quyết nhưng cũng từ đó có một con chiên…lạc đàng! Đây lại là một con chiên có lòng đạo, có hoàn cảnh khá đặc biệt: chân bị teo cơ từ nhỏ nên phải đi bằng nạng gỗ! Khi được hỏi lý do, anh từ tốn giải thích “con không có lối vào nhà thờ!”.

Anh bạn làm một thống kê: hiện nay chỉ khoảng 10% nhà thờ có tay cầm, có đường dành cho xe lăn của người khuyết tật! Thực trạng này cũng cho thấy đường đến nhà thờ của người khuyết tật còn…xa vời. Tôn trọng và yêu thương những người anh chị em khuyết tật là sứ điệp mà Chúa Giêsu nhiều lần nhắc nhở chúng ta. Và thực tế là Chúa Giêsu luôn đi đầu trong việc này, Ngài luôn dành ưu ái cho những người nghèo khổ, những kẻ bé mọn, những người bị xã hội đẩy ra bên lề. Thật là mâu thuẫn, trong lúc các cơ sở xã hội, các bệnh viên khi xây dựng đều xây những con đường dành cho người khuyết tật thì nhà thờ lại lãng quên chuyện này!

Còn nhớ mới đây trong ngày lễ khai mạc Năm Thánh (24/11/2009) tại Sở Kiện, mọi người đều rất phấn khởi và xúc động khi thấy các Đức Giám Mục đã có một cử chỉ rất can đảm: xin lỗi “người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật đau khổ, vì chưa đủ quan tâm”. Rõ ràng, động thái trên cần phải hiện thực hóa bằng những hành động, bằng những việc làm thực tế hơn nữa.

2. Ở các nhà thờ nông thôn, thường “nam nữ thụ thụ bất tương thân”. Nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên. Các nhà thờ ở thành phố thoáng hơn, cho phép nam nữ cùng ngồi chung với nhau. Nhớ vậy, mà cả gia đình – đặc biệt là gia đình trẻ có thể ngồi cùng nhau. Nhờ vậy, tôi đã thấy một hình ảnh khá quen thuộc và cũng rất dễ thương: Khi ống tiền đến, mẹ lấy tiền từ trong ví đưa bố, bố chuyền cho đứa con gái (khoảng 3 tuổi) để bỏ vào ống! Một việc làm nhỏ nhưng rất có ý nghĩa, bởi nó góp phần giáo dục con cái biết cho đi, biết sẻ chia ở đời.

Nhận tiện nói thêm chút cái lợi cả gia đình cùng ngồi dự lễ. Nhiều gia đình trẻ ở Thành phố lễ thường đưa cả các bé cùng dự lễ. Khi lên rước lễ bố mẹ phải bế cả con lên. Một số linh mục đã ân cần đặt tay lên đầu và ban phép lành cho các bé. Cử chỉ tuy nhỏ nhưng là một động thái thể hiện thái độ welcome đối với các trẻ. Bởi cũng ở Thành phố nhưng tôi đã nghe khá nhiều người đồn đoán cha xứ nhà thờ này, nhà thờ kia la mắng các phụ huynh vì mang con cái vào nhà thờ làm…mất không khí trang nghiêm của thánh lễ!

3. Ở Saigòn, từ trước đến nay có nhà thờ Đức mẹ Hằng cứu giúp (quận 3) mới đây có thêm nhà thờ Đa Kao (quận 1) bố trí linh mục ngồi tòa hang ngày. Tôi rất thích hình ảnh đoàn người xếp hàng xưng tội. Họ lặng thầm, cúi đầu từ từ quý gối trước tòa giải tội. Hình ảnh này làm tôi nhớ đến đoạn Tin mừng kể về trình thuật Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giooc Đan (Mt 3, 13 – 17). Hình ảnh này cũng làm chúng tôi liên tưởng đến những bông lúa khi sắp đến mùa gặt, thường cúi mình xuống.

4. Một lần đi công tác ở Buôn Ma Thuột, đến dự lễ sáng ở nhà thờ Gx. Vinh Đức. Trong sân nhà thờ là bãi đậu xe gắn máy và trước nhà thờ là một bãi đậu xe…công nông! Hiểu được sự tò mò của tôi, anh bạn người bản xứ giải thích: “Đó là những chiếc xe công nông của bà con dân tộc thiểu số Ê đê cách đây 5 km ra dự lễ. Họ tranh thủ cùng nhau ra dự lễ sáng để về sớm còn phải ra đồng”. Những thông tin đó làm cho tôi…ái ngại nhìn lại mình!

5. Lần khác, tôi đi dự lễ ở Giáo điểm Play Choét. Đây là một giáo điểm chủ yếu là đồng bào dân tộc Bana. Nhà thờ được xây theo mô hình một nhà rông. Khuôn mặt các giáo dân bước vào nhà thờ mô phỏng ngôi nhà rông truyền thống làm cho các già làng thì bớt lo lắng về chuyện mất gốc, người trẻ thì được sự nhắc nhớ về cội nguồn… Lại nhớ đến chuyện khi cha Đắc Lộ đặt chân đên Việt Nam nếu như Ngài không học tiếng Việt và văn hóa Việt thì rõ ràng rất khó nói cộng việc truyền đạo có đạt kết quả như vậy. Bài học hội nhập vẫn là bài học có giá trị cho chúng ta ngày hôm nay.

Tôi dự định sẽ viết một tập “Thánh lễ du ký”. Việc này đang được tiến hành. Bài viết này như những dòng “khai bút”, xin được chia sẻ cùng bạn đọc.
 
VietCatholic TV
Câu chuyện thời sự về Huynh Đoàn Thánh Piô X
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:54 15/10/2011
Trong bài phóng sự đặc biệt này chúng tôi xin giới thiệu vài nét về cuộc họp của các nhà lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô 10 để xét xem liệu họ có muốn quay lại với Giáo Hội Công Giáo hay không; và những phản ứng của anh chị em Tin Lành tại Đức đối với chuyến viếng thăm nước này của Đức Thánh Cha hồi gần đây.

Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 12 tháng 10

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 12 tháng 10 Đức Thánh Cha đã quảng diễn Thánh Vịnh 126 là bài hoan ca tạ ơn của dân Israel vì Thiên Chúa luôn trung tín với lời giao ước của Ngài và đã đưa dân Ngài thoát cảnh lưu đầy tại Babylon để về miền Đất Hứa. Trong gian truân, bắt bớ, tù đầy, cơ cực ta hãy vui lên vì “Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt giữa hân hoan”.

Ngài nói:

“Anh chị em thân mến – Tiếp tục loạt bài giáo lý về lời nguyện của các Kitô hữu, giờ đây chúng ta hãy hướng đến Thánh Vịnh 126. Đây là lời hân hoan tạ ơn vì Thiên Chúa luôn trung tín giữ tròn lời hứa của Ngài khi mang dân Do Thái trở về sau thời Lưu Đầy tại Babylon. “Chúa đã làm cho ta những điều kỳ diệu, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan.”

Một tinh thần vui tươi với tâm tình tạ ơn như thế cũng phải được thể hiện trong các lời nguyện cầu của chúng ta khi chúng ta nhớ đến lòng từ ái của Chúa trên chúng ta trong những biến cố của cuộc đời, cả trong những lúc gian truân và đen tối. Vịnh gia đã khẩn cầu Thiên Chúa tiếp tục ban ơn trợ giúp dân Israel: “Xin cho những ai gieo trong lệ sầu được gặt trong hân hoan”.


Huynh Đoàn Thánh Piô 10

28 nhà lãnh đạo trong Huynh Đoàn Thánh Piô 10 đã bắt đầu nhóm họp tại Albano, một thị trấn trên một quả đồi bên ngoài thành Rôma để xem xét liệu họ có quay về hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội hay không. Cho đến khi chúng tôi phát hình chương trình này chỉ có một thông báo ngắn ngủi được huynh đoàn đưa ra theo đó “các tham dự viên đã bày tỏ một sự hiệp nhất sâu xa trong ý chí muốn duy trì đức tin cách trọn vẹn và trung tín theo những gì Đức Tổng Giám Mục Mạc Sen Lơ Phe Brơ để lại cho họ, và đến lượt họ, họ cũng muốn để lại cho thế hệ tương lai những gì họ đã nhận được”

Các nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô 10 đang họp tại miền Nam nước Ý để quyết định xem liệu họ có muốn hòa giải với Giáo Hội hay không.

Hôm 14/9, Đức Hồng Y Willam Levada đã tổ chức một cuộc họp báo cho biết Huynh Đoàn Thánh Piô 10 có thời hạn vài tháng để chấp nhận hay bác bỏ những điều kiện mà Tòa Thánh đưa ra. Quan trọng nhất là Huynh Đoàn phải chấp nhận “những tiền đề đạo lý” nhằm bảo đảm sự trung thành với Huấn quyền của Hội Thánh và cảm thức cùng Giáo Hội (sentire cum Ecclesia).

Nếu Huynh Đoàn chấp nhận tuyên ngôn về đạo lý thì có thể bắt đầu nói về vấn đề cơ cấu pháp lý để hội nhập Huynh Đoàn này vào Giáo Hội Công Giáo. Theo cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, giải pháp cho vấn đề cơ cấu và pháp lý, có thể là Đức Thánh Cha sẽ thành lập một Giám hạt tòng nhân và quốc tế, tựa như Giám hạt Opus Dei.

Những phản ứng ban đầu cho thấy Huynh Đoàn đã tỏ ra lạnh lùng với đề nghị của Tòa Thánh và tiếp tục đưa ra các khiêu khích. Điển hình nhất là các nhà lãnh đạo Huynh Đoàn đã kêu gọi tổ chức hàng ngàn thánh lễ trên thế giới để chống lại buổi cầu nguyện liên tôn tại Assisi giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo của các tôn giáo bạn diễn ra ngày 27 tháng 10 tới đây.

Câu chuyện ly giáo đã bắt đầu vào năm 1969 khi Đức Tổng Giám Mục Pháp Marcel Lefebvre thành lập Huynh Đoàn Thánh Piô 10 bao gồm các linh mục và giáo dân gắn bó với Phụng Vụ truyền thống, và chống lại những cải cách về Phụng Vụ và đối thoại đại kết của Công Đồng Vatican II.

Quan hệ giữa Huynh Đoàn và Vatican luôn luôn đầy khó khăn. Tình hình trở nên nghiêm trọng nhất là vào tháng 6 năm 1988 khi Đức Tổng Giám Mục Lefebvre dự định tấn phong Giám Mục cho 4 linh mục mà không được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phê chuẩn.

Đức đương kim Giáo Hoàng lúc ấy là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Lefebvre nhưng không đạt được thỏa thuận nào.

Ngày 30/6/1988 cùng với Giám Mục về hưu Antônio de Castro Mayer của giáo phận Campos Ba Tây, Đức Tổng Giám Mục Lefebvre đã tiến hành việc tấn phong Giám Mục trái phép. Một ngày sau đó, Tòa Thánh công bố vạ tuyệt thông dành cho cả 6 người.

Ngày 2/7/1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập Ủy Ban Ecclesia Dei tạm dịch là Công Hội Chúa để giải quyết các vấn đề liên quan đến Huynh Đoàn. Nhờ các nỗ lực của ủy ban này, nhiều linh mục và anh chị em giáo dân đã quay về với Giáo Hội.

Ngày 24/1/2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 ra quyết định giải vạ tuyệt thông cho 4 Giám Mục thuộc Huynh Đoàn thánh Piô 10 và cho mở cuộc đối thoại về tín lý với Huynh Đoàn. Một Ủy ban hỗn hợp gồm các chuyên gia của Bộ Giáo Lý Đức Tin và của Huynh Đoàn đã được thành lập và đã nhóm họp 8 lần tại Roma trong thời gian từ tháng 10-2009 đến tháng 4 năm 2011. Các cuộc đối thoại này có mục đích trình bày và đào sâu những khó khăn lớn về đạo lý liên hệ tới những vấn đề tranh luận. Các cuộc hội thảo đó đã đạt mục đích là làm sáng tỏ lập trường và lý lẽ của hai bên.

Huynh Đoàn hiện có khoảng 551 linh mục, 239 chủng sinh, hàng tră tu sĩ và khoảng 100 ngàn tín hữu.

Phản ứng của các tín hữu Tin Lành về chuyến viếng thăm Đức quốc của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 gần đây

Một số tín hữu Tin Lành đã tỏ ra không hài lòng về khiá cạnh đại kết trong chuyến viếng thăm Đức quốc của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 gần đây. Họ đã chờ mong Đức Thánh Cha cho phép các tín hữu Tin Lành và Công Giáo rước lễ chung, cũng như giải vạ tuyệt thông cho Martin Luther. Nhưng các điều ấy đã không xảy ra. Hai nhật báo Suedeutsche Zeitung và Frankfurter Rundschau thuộc khuynh hướng cấp tiến đã cho biết như trên.

Tuy nhiên, hai tờ báo này ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Giáo Hoàng công giáo đã cử hành một buổi phụng vụ đại kết trong nhà nguyện tu viện nơi Martin Luther đã được đào tạo.

Còn nhật báo Koelner Stadt Anzeiger thì khẳng định rằng sau gần 500 năm lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng Công Giáo đã tái lượng định trên bình diện thần học con người biểu tượng của sự Cải cách trên vùng đất nơi phát sinh ra Giáo Hội Tin Lành.

Ông Robert Spaemann, nguyên giáo sư triết tại đại học Muenchen nhận định rằng: “Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 ca ngợi con đường đối thoại đã đạt được cho tới nay, và ngài đã mời gọi tiếp tục cuộc đối thoại với các sáng kiến hiệp nhất trong lãnh vực cầu nguyện và hoạt động xã hội của cả hai Giáo Hội. Nhưng việc cùng cử hành Thánh Thể là điều vẫn chưa thể làm được, xét vì các anh em Tin Lành không nhìn nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Nhưng tôi nghĩ rằng cuộc đối thoại với Giáo Hội cải cách đang gặp khó khăn không thuộc trật tự thần học. Tôi có ý nói rằng các anh em thuộc Giáo Hội Luther đã đầu hàng trước tiến trình tục hóa liên quan tới các vấn đề như lỵ dị, phá thai, trợ tử và các đề tài luân lý đạo đức lớn. Như thế họ đang xa rời truyền thống kitô. Và đây là một vấn đề rất lớn cần phải giải quyết giữa họ với nhau, chứ không phải với các tín hữu Công Giáo.

Ba Lan đăng cai ngày quốc tế giới trẻ 2015

Theo báo chí Ba Lan, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, từng là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề nghị ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2015 được tổ chức tại Krakow. Hiện nay đã có 2 nước xin đăng cai ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2015 là Lithuania và Mễ Tây Cơ.

Tuy nhiên, quê hương của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lẽ có nhiều cơ may nhất vì năm 2015 là đánh dấu 10 năm sự qua đi của Đức Giáo Hoàng Karol Wojtyla. Đức Tổng Giám Mục Krakow /Kra-kô-vi-a/ đã mời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đến khánh thành Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa.

Vẫn phải đợi đến năm 2013 khi kết thúc ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro Ba Tây thì mới biết chắc chắn nơi sẽ xảy ra ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2015.

Phá thai có phải là một nhân quyền đã được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận?

Một nhóm các chuyên gia về quốc tế công pháp, quan hệ quốc tế và y tế công cộng đã tường trình rằng nhiều cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một lời nói láo trắng trợn khi cho rằng Liên Hiệp Quốc đã nhìn nhận phá thai là một nhân quyền.

Ông Grover Joseph Rees Nguyên Đại Sứ Hoa Kỳ tại Đông Timor cho biết: “Liên Hiệp Quốc không hề có quan điểm chính thức về vấn đề này. Chính những ủy ban như CEDAW hay như UNFPA đôi khi đã nhấn mạnh, hoặc đưa ra những tuyên bố ở cấp có thẩm quyền có lợi cho những thương vụ của các tổ chức phá thai.”

Ông Austin Ruse thuộc cơ quan Gia Đình Công Giáo và Nhân Quyền cho biết thêm: “Các nhân viên Liên Hiệp Quốc, các luật sư nhân quyền và một số người khác nữa trên thế giới thường nói rằng đã có một bộ luật quốc tế về phá thai. Chuyện đó diễn ra trong nhiều năm qua, bây giờ vẫn tiếp tục và còn có xu hướng phổ biến hơn nữa. Gần đây nhất là trong phúc trình đặc biệt về y tế, một báo cáo nói rằng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn điều đó”.

Thậm chí, nhiều nước trên thế giới như Colombia đã cho phép phá thai với lý luận rằng đó là nhân quyền đã được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chính Liên Hiệp Quốc qua tuyên ngôn tại San Jose ở Costa Rica đã nhìn nhận quyền được sống và chào đời của các thai nhi.

Theo Ông Robert George McCormick thuộc chương trình James Madison, của đại học Princeton: “Nhân quyền là quyền chúng ta thụ hưởng không phải vì mình là thành viên của một nhóm nào, hay thuộc một giai cấp nào, một chủng tộc, một tầng lớp xã hội có đặc quyền nào. Trái lại, đó là quyền chúng ta có đơn giản vì chúng ta là con người. Và không có cái quyền nào căn bản hơn là quyền được sống”.

Carl Anderson trong tổ chức Knights of Columbus, Lord David Alton bên Anh, và bà Anna Zaborska thuộc Quốc Hội Âu Châu là các tác giả đã mạnh mẽ chống lại lập luận cho rằng phá thai là một nhân quyền.

Tin mới nhất liên quan đến những bổ nhiệm trong Giáo Hội là việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bổ nhiệm Đức Cha Luis Antonio Tagle, Giám Mục giáo phận Imus, làm Tổng giám mục thủ đô Manila. Cùng với hai Giám mục phụ tá, Tân Tổng giám mục 54 tuổi sẽ coi sóc gần ba triệu người Công Giáo của Tổng Giáo Phận Manila.