Ngày 13-10-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:43 13/10/2016
45. NHÀ GIÀU KÉO RỂ.
Có một gia đình rất sang trọng, trong nhà có một người con gái đã lớn xấu ơi là xấu, xấu không ai bì kịp, chưa lập gia đình, liền treo bảng chọn rể, nếu có chàng trai nào đến coi bảng thì lập tức tiến vào thành thân.
Có một chàng trai hình dáng phong độ rất muốn cưới vợ đến coi bảng thì được nhà phú hộ vừa ý ngay, liền ra lệnh cho bọn đầy tớ trong nhà xum xoe vây quanh mời vào trong phủ, chàng trai nầy coi bộ rất phấn khởi.
Mấy phút sau, có một bà mặc áo kim tuyến màu tím rất sang trọng từ trong phòng khách bước ra nói:
- “Con gái nhà tôi không đến nỗi tệ, nguyện kết duyên cùng người quân tử, nếu ngài bằng lòng thì vinh hoa phú quý tận hưởng không hết.”
Chàng trai khách sáo cúi đầu tạ lễ, nói:
- “Tôi, người thấp hèn lại có thể gửi thân nơi nhà hiền quý của bà thì rất là vinh hạnh. Nhưng chuyện con gái nhà bà nguyện kết duyên cùng tôi, thì nên để tôi trở về nhà thương lựơng với vợ rồi mới quyết định được ạ !”
Mọi người nghe như thế thì cười ầm lên bỏ đi.
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)

Suy tư 45:
Con gái mà quá xấu thì quả là khó lấy chồng, bởi vì, xét cho cùng thì ai cũng thích cái đẹp, tuy rằng không đẹp khuynh nước khuynh thành như Tây Thi, không đẹp sắc sảo như Điêu Thuyền, nhưng ít nữa cũng dễ coi một chút. Đành rằng mấy cánh đàn ông con trai hiểu rất rõ “cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng họ luôn chọn vợ nơi những cô gái “dễ coi” một chút, nói theo tướng học thì con gái mà quá xấu thì cũng không tốt lắm; nói theo tâm lý học con gái quá xấu thì thích chưng diện để người ta chú ý, quá chưng diện thì bày tỏ một tâm hồn không mấy thiện lương...
Con gái thời nay (phần nhiều) rất ít biết “tam tòng tứ đức” là gì, nên tự do luyến ái, từ do yêu đương mà không cần nghĩ đến hậu quả về sau, cho nên bệnh viện phụ sản Từ Dũ mỗi ngày có ít là năm mươi ca phá thai tuổi từ hai mươi tuổi trở xuống; con gái thời nay càng không biết “phu tử tòng tử” là cái chi chi, cho nên nhẫn tâm giết chồng để theo trai, cho nên chồng nhắm mắt mồ chưa xanh cỏ đã lã lơi ong bướm với người đàn ông khác.
Thiên Chúa rất công bằng và rất mực nhân từ Ngài không để một loài thụ tạo nào phải thiệt thòi, nhất là con người được tạo dựng giống hình ảnh Ngài, những người dung mạo không đẹp thì Ngài ban tặng cho cái quý hơn đó là tâm hồn thiện lương mà chúng ta gọi là cái nết, có khi lại là duyên ngầm, chỉ có điều là chúng ta –những cô gái- có nhận ra được ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho mình không mà thôi.
Sắc đẹp rồi cũng qua đi, chỉ còn lại cái tâm, tức là tính nết dịu dàng lương thiện của mình là đáng giá hơn sắc đẹp bội phần mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:45 13/10/2016

30. Người luôn để cho linh hồn không lãnh nhận Thánh Thể, thì là tận lực với sứ vụ của ma quỷ.

(Chân phước Alvarez of Cordova)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 29 Mùa Quanh Năm C. 16.10.2016
Lm Francis Lý văn Ca
17:39 13/10/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chủ đề chính của các bài đọc hôm nay là sự kiên tâm cầu nguyện. Sự kiện tâm đó được diễn tả qua hình thức Môisen giang tay cầu nguyện trên núi Sinai cách liên lỉ thì dân Dothái thắng dân Amaléc, nếu ông buông tay xuống thì dân Dothái thua.
Trong tuần qua, các bài đọc diễn tả lòng biết ơn của các nhân vật trong lịch sử Cựu và Tân Ước. Đó là mối tương quan mật thiết của ta đối với Chúa là Cha và đối với anh chị em trong tình đồng loại. Đời sống của người tín hữu chúng ta được thêu dệt bằng những biến cố khác nhau. Nhưng có một điều quan trọng, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta hôm nay, đó là có nhớ đến Chúa trong mọi biến cố hay chỉ kêu đến Ngài trong những lúc buồn rầu thất vọng ê chề?
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀi I:
Sự chiến thắng của dân Dothái không do sức mạnh của quân đội mà do sự cầu nguyện của Môisen. Với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta cũng khám phá ra bàn tay của Thiên Chúa quan phòng hoạt động trong chúng ta.

TRƯỚC BÀI II:
Lời Chúa, theo thánh Phaolô, phải được đem ra áp dụng vào cuộc đời, bằng chính đời sống cá nhân và sự rao truyền Lời Chúa.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa không hứa ban mọi điều chúng ta xin, nhưng Ngài sẽ minh xét mọi điều mà con cái Ngài xin. Phần chúng ta, hãy kiên tâm trong lời cầu xin.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa khuyên chúng ta luôn kiên tâm trong sự cầu nguyện. Ngài như một người Cha luôn lắng nghe lời con cái van xin. Với tình con, chúng ta dâng lên Ngài những lời cầu xin sau đây, qua lời chuyển cầu đặc biệt của Mẹ Maria:

1. Xin cho những ngày của tháng Mân Côi không trôi qua cách vô ích: ước chi Mẹ luôn hiện diện với gia đình, cộng đoàn giáo xứ qua những giờ kinh phụng vụ, việc lần chuỗi tôn kính Mẹ của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Mẹ ban ơn trợ lực cho những gia đình trễ nải, nguội lạnh, được sức mạnh quay trở về với Giáo Hội trong những việc thiêng liêng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin dâng lên Chúa, qua Mẹ, những bông hoa nhỏ bé của cộng đoàn xứ đạo. Xin Chúa trả công cho những ai đã và đang lo lắng, dạy dỗ và cho các em về phương diện giáo lý. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa chúa lành cho những sinh hoạt của Các Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành trong cộng đoàn xứ đạo như: thăm viếng, công tác tông đồ sẽ là niềm ủi an cho những ai gặp hoạn nạn, đau buồn và thiếu niềm cậy trông. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, qua lời cầu nguyện của chúng ta và sự chuyển cầu của Mẹ, các ngài được Chúa ban ơn yên nghỉ vinh phúc muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Qua Đức Kitô. là Đầu Hội Thánh, qua Giáo Hội là Nhiệm Thể của Ngài, chúng con đến với Chúa. Xin cho tất cả chúng con lãnh hội được ý nghĩa hiệp nhất với Giáo Hội trong mọi sinh hoạt tôn giáo, liên kết với anh chị em là chi thể của mình mầu nhiệm là Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Tín thác vào Chúa Thánh Thần, chúng ta luôn trở nên người rao giảng Lời Chúa
Lm Jude Siciliano OP
18:49 13/10/2016
Chúa Nhật 29 THƯỜNG NIÊN (C)
Xuất Hành 17: 8-13;Tvịnh 120; 2 Timôthê 3: 14- 4:2; Luca 18: 1-18

TÍN THÁC VÀO CHÚA THÁNH THẦN, CHÚNG TA LUÔN TRỞ NEN NGƯỜI RAO GIÃNG LỜI CHÚA

Hôm nay, bài trích thỏ thánh Phaolô gỏ̉i ông Timôthê là một bài đáng quý cho các vị giảng thuyết. Đó là điều rất hệ trọng cho nhủ̃ng ai liên quan đến việc rao giảng. Chúng ta không xem điều thánh Phaolô giao cho ông Timôthê là chuyện vặt. Chắc thánh Phaolô không nghĩ nhủ vậy khi thánh Phaolô bảo ông Timôthê: "Trủỏ́c mặt Thiên Chúa và Đù́c Giêsu Kitô, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết... Hãy rao giảng Lỏ̀i Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng nhủ lúc không thuận tiện....".

Rao giảng chắc là việc không phải luôn luôn "thuận tiện". Đôi khi chúng ta phài nói nhủ̃ng điều mà chúng ta biết thính giả không muốn nghe, nhủng chúng ta có "bổn phận" phải nói lên. Lại còn có điều "không thuận tiện" khác về việc rao giảng liên quan đến thế gian. Người giảng thuyết thủỏ̀ng lệ cần phải làm nhiều việc vào nhủ̃ng lúc không thuận tiện và bận rộn. Có bao nhiêu điều khác nhau khiến người thuyết giảng phải lo lắng, và có thể lơ đểnh trong sự cố gắng của bản thân, không có chủ đề, và không chú trọng trong việc soạn bài giảng. Đối vỏ́i nhủ̃ng người thuyết giảng thông thủỏ̀ng, thì rao giảng chỉ là một việc làm thêm buộc phải làm trong nhủ̃ng ngày bận rộn vỏ́i công việc, nên họ có thể tự cho phép kinh qua việc cầu nguyện và soạn bài giảng đôi chút, vì phải tính toán nhủ̃ng việc mục vụ phải làm hằng ngày, rồi mỏ́i đến bài giảng.

Vậy thì phần đông chúng ta, nhủ̃ng kẻ không là người thuyết giảng, nghĩ gì về bài đọc 2 hôm nay? Chúng ta có tránh khỏi đủọ̉c không? Không đâu. Thánh Phaolô mời gọi tất cả tín hủ̃u. Thánh Phaolô khuyến khích tất cả các Kitô hủ̃u phải hành động. Sau khi nghe thỏ thánh Phaolô hôm nay, chắc có ngủỏ̀i vội chạy ra khỏi nhà thỏ̀ để rao giảng tủ̀ đầu đủỏ̀ng đến xó chợ. Và họ cũng vội vả đổ xô ghi tên học các khoá học về rao giảng. Chắc họ sẽ yêu cầu cho họ một cách học riêng; Và nói là họ vì còn phải bận rộn vỏ́i công chuyện gia đình trủỏ́c đã.

Dù vậy, mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều đã chịu phép rủ̉a để nên ngôn sủ́, tiên tri và là vương đế trong Chúa Kitô. Mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều có kinh nghiệm riêng về Chúa Kitô trong đỏ̀i sống của mình. Và trong nhủ̃ng trủỏ̀ng họ̉p riêng của mỗi ngủỏ̀i, chúng ta đủọ̉c thánh Phaolô "giao cho" trách nhiệm và lẽ cố nhiên là bỏ̉i Chúa Thánh Thần để "rao giảng Lỏ̀i Chúa".

Đó là điều các tín hủ̃u tiên khỏ̉i đã làm. Họ đã gặp và đồng hành vỏ́i Thiên Chúa trong đỏ̀i sống họ qua Chúa Giêsu Kitô. Qua Chúa Giêsu Thiên Chúa đã gặp họ và thay đổi đỏ̀i sống họ. Làm sao mà họ lại không bắt đầu nói về kinh nghiệm đó, nhủ thánh Phaolô đã nói đến, và làm sao mà họ lại không "rao giảng Lỏ̀i Chúa?". Chúng ta không cần phải đủ́ng sau bục giảng để rao giảng. Đối vỏ́i phần đông chúng ta, chúng ta không có ỏn gọi làm nhủ thế. Nhủng, điều đó không có nghĩa là chúng ta ngồi lại và để nhủ̃ng vị giảng thuyết đã chịu chủ́c làm tất cả mọi việc. Chúng ta có thể học được rất nhiều về lỏ̀i thánh Phaolô nói vỏ́i ông Timôthê hôm nay.

Thánh Phaolô là thầy dạy của ông Timôthê làm việc mục vụ. Thánh Phaolô nhắc ông Timôthê nhỏ́ là tủ̀ thỏ̀i thỏ ấu ông ta đã đủọ̉c biết "Sách Thánh". Phaolô tin chắc là Sách Thánh là một ỏn huệ, đã dạy cho Timôthê sụ̉ khôn ngoan để trở nên ngôn sủ́, để đủọ̉c ỏn củ́u độ và lòng tin vào Đủ́c Giêsu Kitô. Chúng ta không tin đủọ̉c sụ̉ khôn ngoan đó ỏ̉ nỏi nào khác phải không? Chắc chắn là không bỏ̉i thế gian, hay đáng tiếc hỏn là không bỏ̉i nỏi nào mà dân chúng tìm đến. Trong khi thánh Phaolô ca ngọ̉i cội rễ của khôn ngoan trong Sách Thánh có nhiều ngủỏ̀i không hiểu biết gì về Sách Thánh. Dù vậy, Phaolô nhấn mạnh và nhắc nhỏ̉ chúng ta nhỏ́ là "tất cả các sách trong Kinh Thánh là bỏ̉i từThiên Chúa linh ủ́ng ".

Phaolô không kêu gọi chúng ta hãy nên như nhủ̃ng ngủỏ̀i thông hiểu Sách Thánh theo văn chủỏng. Sách Thánh là Lỏ̀i của Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta là nhủ̃ng phàm nhân; qua lỏ̀i của phàm nhân. Công Đồng Vatican II nói: "Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta theo lỏ̀i của ngủỏ̀i phàm" Nói cách khác, Thiên Chúa không đọc để thủ ký viết tủ̀ng chủ̉ trong Sách Thánh. Nhủng, theo chúng ta đọc qua Sách Thánh, Thiên Chúa mặc khải chính Ngài qua sụ̉ tủỏng quan vỏ́i ông Môsê. ông Abraham và các ngôn sủ́ v.v..., và qua các hoàn cảnh lịch sủ̉ nhủ Xuắt Hành, Giáng Sinh và các lỏ̀i giảng dạy của giáo triều. Thiên Chúa mặc khải hoàn toàn chính Ngài qua chính Chúa Giêsu Kitô, sụ̉ sống, sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Ngài là lỏ̀i muôn thuỏ̉.

Nhủ̃ng ngủỏ̀i đầu tiên có kinh nghiệm việc củ́u chuộc của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về nhủ̃ng hành động đó của Thiên Chúa. Nhủ̃ng ̣điều họ viết ra gom góp lại thành sách và rồi cộng đoàn tín hủ̃u quyết định nhủ̃ng điều họ viết ra đủọ̉c gìn giủ̃ thành Kinh Thánh là nhủ̃ng sách chính của cộng đoàn.

Giáo Hội tin tủỏ̉ng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong tất cả các việc đó tủ̀ lúc bắt đầu gặp Chúa Kitô cho đến sách cuối cùng. Phaolô tin tủỏ̉ng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong các việc rao giảng, viết sách, và chọn sách làm cho Phaolô nói "Tất cả nhủ̃ng gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hủ́ng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sủ̉a dạy, giáo dục để trỏ̉ nên công chính".

Phaolô viết cho ông Timôthê là ngủỏ̀i có trách nhiệm lãnh đạo trong giáo hội. Đối vỏ́i nhiều ngủỏ̀i trong chúng ta, việc lãnh đạo đó gồm có việc giảng dạy và tổ chủ́c, lo các hình thủ́c phụng vụ, mục vụ cho ngủỏ̀i đau ốm, ngủỏ̀i hấp hối, nghủỏ̀i nghèo, và ngủỏ̀i trong lao tù v.v... Phaolô tha thiết khuyên ông Timôhtê hãy lỏ́n lên trong đủ́c tin, và hãy trung kiên vỏ́i nhủ̃ng điều ông ta đã học và đã tin. Phaolô khuyên bảo rằng cội rễ của sụ̉ lỏ́n lên trong đủ́c tin là Sách Thánh. Nhủ̃ng điều gì ủ́ng dụng cho đủ́c tin của Timôthê đều ủ́ng dụng cho đủ́c tin của chúng ta.

Lỏ̀i Phaolô khuyên nhủ gởi cho Timôthê cũng là cho mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta. Qua cách này hay cách khác, mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều đủọ̉c mỏ̀i gọi nên người rao giảng. Mỗi ngủỏ̀i đều đủọ̉c ỏn gọi loan báo Tin Mủ̀ng. Hôm nay Phaolô nói vỏ́i chúng ta là Sách Thánh là nguồn gốc sụ̉ khôn ngoan cho chúng ta, và qua chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i khác đủọ̉c thu hút bởi sụ̉ khôn ngoan đó.

Đối vỏ́i nhủ̃ng ngươi rao giảng hằng ngày trong thế giỏ́i, Sách Thánh phải là căn bản đầu tiên của lỏ̀i kinh nguyện của chúng ta. Một cách nguyện ngắm Sách Thánh đã đủọ̉c áp dụng vào truyền thống các dòng tu gọi là "Lectio Divina" hay là "nguyện gẫm Sách Thánh". Đó là việc đọc và suy ngẫm chậm rải và cầu nguyện theo Sách Thánh. Nếu chúng ta áp dụng phủỏng pháp này vào việc nghe Lỏ̀i Chúa trong đỏ̀i sống hằng ngày của chúng ta, thì chúng ta sẽ đủọ̉c Lỏ̀i Chúa thúc đẩy chúng ta đi ra ngoài để loan báo Lỏ̀i đó qua lỏ̀i nói và việc làm của chúng ta. Nhủ Phaolô nói, chúng ta sẽ lỏ́n lên trong kinh nghiệm đủ́c tin và việc đó sẽ giúp chúng ta giảng dạy, biện bác, và sủ̉a dạy.

Đôi khi, trong lỏ̀i văn chính, nhủ̃ng tủ̀ ngủ̃ của Sách Thánh có ý nghĩa sâu xa và thi thỏ. Nên khi Phaolô nói "Tất cả nhủ̃ng gỉ viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa Linh hủ́ng". Cụm tủ̀ "linh hủ́ng" có nghĩa chính là "Thiên Chúa thổi hỏi vào". "Thổi hỏi" là việc Thiên Chúa tạo dụ̉ng, khi Ngài tạo dụ̀ng con ngủỏ̀i đầu tiên. Phaolô nói việc đó là việc Thiên Chúa làm nên Lỏ̀i, và bỏ̉i đó Lỏ̀i có thể cho chúng ta hỏi thỏ̉ của sự sống mỏ́i. Sự sống mỏ́i thúc đẩy đỏ̀i sống tầm thủỏ̀ng, thói quen kinh nguyện hằng ngày, và làm cho chúng ta thêm ham muốn chia sẻ điều chúng ta đã nghe vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i khác. Và đó chính là điều thánh Phaolô bảo chúng ta làm hôm nay:

"Trủỏ́c mặt Thiên Chúa và Đủ́c Kitô Giêsu, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vủỏng quyền, tôi tha thiết khuyên anh hãy rao giảng Lỏ̀i Chúa".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



29th SUNDAY -C-
Exodus 17: 8-13; Psalm 121; 2 Timothy 3: 14- 4:2; Luke 18: 1-18


Today’s reading from 2 Timothy is a favorite among us preachers. It is very challenging for those involved in the many facets of preaching. We don’t take Paul’s "charge" to Timothy lightly. He certainly doesn’t, as he directs Timothy, "In the presence of God and of Christ Jesus who will judge the living and the dead… Proclaim the word; be persistent whether it is convenient or inconvenient…."

Preaching certainly isn’t always "convenient." Sometimes we have to say things we know people do not want to hear – but we are "charged" to speak anyway. There is another "inconvenience" about preaching and it is more mundane. To be a regular preacher requires work at the most inconvenient and busy times. Because there is so much else for preachers to tend to we can slack off in our diligence, get sloppy, or perfunctory in our preparation. For the regular preacher preaching can become just one more thing we must do in our busy day, so we might let necessary prayer and preparation slide as we anticipate among our many daily ministerial tasks, "still one more preaching."

So what about most of us who hear this reading today who aren’t preachers? Are we let off the hook? No, Paul is speaking to all Christians. In his directives he is urging everyone in the Christian community to action. After hearing Paul today most likely no one will rush out the church doors and start preaching up and down the street. Nor will they rush to register to take courses in evangelism. They will, they claim, have their own concerns and family issues to address first.

Still, each of us has been baptized into the prophetic priesthood of Christ. We each have our own experience of Christ in our lives and, in our particular life settings, we are "charged" by Paul, and of course the Holy Spirit, to "proclaim the word."

That’s what those first disciples did. They had personally encountered the presence of God in their lives through Jesus Christ. In him God had reached out to them and changed their lives. How could they not begin to talk about that or, as Paul suggests, how could they not "proclaim the word?" We don’t have to do it from a pulpit. For most of us that’s not our calling; but that doesn’t mean we can sit back and let the "official" ministers do it all. We can learn a lot from what Paul says to his pupil Timothy.

Paul was Timothy’s mentor for ministry. He reminds him that since his childhood he has been trained and has "known the sacred Scriptures." Paul was convinced that the Scriptures are gifts of wisdom, making us wise in the ways of God. Where else can we get that wisdom? Certainly not from the world or, unfortunately, from the other places people go searching for it. While Paul extols the source of wisdom found in Scriptures, the level of biblical illiteracy in the church is high. Still, he insists and reminds us all, "All the Scripture is inspired by God…."

He is not calling us to be fundamentalists or biblical literalists. The Bible is the Word of God spoken to us in human words through human agents. Vatican II said, "God speaks to us in human fashion" ("Dei Verbum: Dogmatic Constitution on Divine Revelation, #12). In other words, God did not dictate a book to a scribe who wrote each word down. Rather, as we glean from the biblical texts, God reveals God’s self through personal encounters (Moses, Abraham, the prophets etc.) and through historical events (Exodus, Nativity, the apostolic preachings). God fully revealed God’s self through the person, the life, the death and the resurrection of Jesus Christ – God’s eternal Word.


Those who first experienced God’s saving acts in Jesus began to preach about them. Their writings were gathered into collections and eventually the community of believers decided which of those writings were to be preserved as canonical, the normative texts for the community.

The church believes the Holy Spirit was present in the whole process, from the first encounters with Christ, right up to the final selection of those texts. It is Paul’s confidence in the Spirit’s involvement in the preachings, writings and choice of texts that urges him to say, "All Scripture is inspired by God, and is useful for teaching, for refutation, for correction and for training in righteousness."

Paul is writing to Timothy who has responsibility for leadership in the church. For many of us such leadership takes the shape of preaching, administration, liturgical functions, ministry to the sick, dying, poor, imprisoned etc. Paul advises Timothy to grow in faith and remain faithful to what he has learned and believed. He advises that growth has its roots in the Scriptures. What is applicable to Timothy’s faith is applicable to our own.

Paul’s admonition to Timothy is meant for each of us. In one form or another each is called to be a preacher, each called to spread the good news. The Scriptures, Paul tells us today, are to be our source of wisdom so that through us, others are drawn to that wisdom.

For the everyday preacher in our everyday world, Scripture must first be the basis of our prayer. One way to pray the Scriptures is adapted from our monastic tradition and is called "Lectio Divina." It is a reflective, slow and prayerful reading of the Scriptures. If we adapt this method of listening to God’s Word in our daily lives we will be moved by that Word to go out and proclaim it by our words and actions. We will grow in personal skills that enable us, as Paul instructs, to teach, refute and correct.

Sometimes, in their original language, biblical terms carry a deep and even poetic meaning. So, when Paul says "All Scripture is inspired by God," the word for "inspire" literally means, "God breathed." (J. Peter Holmes, "Preaching the Revised Common Lectionary: Feasting on the Word, Year C, Vol 4, page 187) "Breathed" – that’s what the Creator did in the creation of the first human. That, claims Paul, is what God does into the word and so the word can give us the breath of new life. It can revive our humdrum, routine prayer life and give us the desire to share what we have heard with others. That’s what Paul is telling us to do today:

“I charge you in the presence of God and of Christ Jesus, who will judge the living and the dead, and by his appearing and his kingly power; proclaim the word”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTGM Aquila - Bầu cử như một người Công Giáo trong năm 2016
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:07 13/10/2016

Người Công Giáo nên Bầu cử thế nào?



ĐTGM Aquila, TGP Denver, Colorado, ngày 5 tháng 10, 2016


Dưới đây là bản dịch bài của ĐTGM Samuel Joseph Aquila, TGM Denver, Colorado, đăng trên trang web DenverCatholic.org của TGP Denver ngày ngày 5 tháng 10, 2016. Trong đó ngài phân tích rất rõ và khách quan về lập trường của hai đảng và hai ứng cử viên. Ngài khuyên người Công Giáo “hãy để cho cuộc gặp gỡ cá nhân thường xuyên với Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh hướng dẫn các quyết định chính trị của mình” và đặt việc sống đức tin trước quyền lợi của đảng phái. Ngài nhấn mạnh rằng dù cả hai ứng viên đều không thể ưa được, nhưng chúng ta phải biết rõ lập trường của cả hai bên để chọn ứng viên phò sự sống, ủng hộ tự do tôn giáo cùng tự do lương tâm, và phải luôn luôn chống lại việc trực tiếp giết chết sự sống của những người vô tội.


Tôi đã bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1972 và tôi chưa bao giờ trải qua một cuộc bầu cử như năm nay. Cả hai ứng cử viên đều không được ưa chuông, không đáng tin cậy, và đã đưa ra những phát biểu làm cho người ta phải rợn tóc gáy. Quần chúng Mỹ đang chán chường với việc chính trị như thường và với thành phần lãnh đạo của cả hai đảng. Vậy thì, người Công Giáo nên làm gì khi chúng ta bỏ phiếu trong tháng mười một này?

Câu hỏi này là một câu hỏi mà các tín hữu đã hỏi tôi năm nay nhiều hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đây. Gần đây, trong một cuộc thảo luận tại một bữa ăn tối với một nhóm người Công Giáo, cuộc đối thoại chuyển sang chính trị và trở nên sôi nổi, vì có một số bàn ủng hộ bà Clinton và một số bàn ủng hộ ông Trump. Mọi người hướng về phía tôi và một người hỏi, "Thưa Đức Tổng, Đức Tổng nghĩ sao?"

Trước hết, tôi chia sẻ với họ sự thiếu thiện cảm của tôi đối với cả hai ứng cử viên. Sau đó, tôi cho họ biết rằng họ cần phải suy nghĩ về lập trường của cả hai bên, trong khi đặt nặng các vấn đề liên quan đến sự sống con người. Mọi người ở đó đều biết rõ giáo huấn của Hội Thánh về sự sống và phẩm giá con người. Họ biết rằng người Công Giáo có một lương tâm tốt không thể ủng hộ các ứng cử viên cổ súy việc phá thai. Hầu hết tất cả mọi người đồng ý rằng, khi nói đến vấn đề sự sống, các chính trị gia Công Giáo ở cả hai bên đã đặt ý thức hệ của đảng mình trước đức tin và việc sống đức tin của họ nơi công cộng.

Đây là hướng dẫn quan trọng nhất mà tôi có thể cung cấp: hãy để cho cuộc gặp gỡ cá nhân thường xuyên với Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh hướng dẫn các quyết định chính trị của anh chị em. Tôi nói điều này bởi vì chúng ta tin rằng sự thật về chính mình và thế giới mà chúng ta đang sống được bày tỏ trong Người và qua Người. Xã hội chúng ta đang phải chịu đựng và đã phải chịu đựng một thời gian khá dài vì quá ít người sống một cuộc sống phối hợp – là một cuộc sống không phân tách “đời sống cá nhân" ra khỏi “đời sống công cộng”.

Năm nay có một số thay đổi quan trọng trong lập trường của hai đảng lớn mà một số người trong bữa tiệc đã không biết. Điều quan trọng nhất là năm nay lập trường của đảng Dân Chủ kêu gọi lật đổ Tu chính Hyde, một điều khoản mà hai đảng đã bỏ phiếu thuận cho vào các điều luật về ngân sách liên bang và các khoản chi tiêu khác trong 40 năm qua. Tu chính Hyde cấm dùng tiền thuế liên bang để tài trợ việc phá thai. Lập trường này (của Đảng Dân Chủ) năng nổ ủng hộ phá thai, không những chỉ trong vấn đề tài khoản, mà còn trong việc chỉ bổ nhiệm những thẩm phán sẽ ủng hộ phá thai và lật đổ Tu chính Helms, là tu chính ngăn chặn việc nước Mỹ hỗ trợ việc thiết lập các phương tiện phá thai ở nước ngoài. Ngược lại, lập trường của đảng Cộng hòa là hỗ trợ Tu chính Hyde và ngay trong năm nay đã tăng cường việc phò sự sống bằng cách kêu gọi cắt tài trợ cho Planned Parenthood, cấm phá thai bằng cách cắt nhỏ chi thể thai nhi và chống trợ tử.

Cuộc đàm thoại của chúng tôi sau đó chuyển sang việc hiểu biết về tự do tôn giáo, tự do lương tâm, và khả năng cho các tổ chức tôn giáo như Hội Thánh để cung cấp việc từ thiện qua các mái ấm, bệnh viện, nhà cho người già, vv, mà không sợ sự can thiệp của chính phủ và sự sống còn của việc tôn trọng các giá trị tôn giáo.

Theo đường hướng ấy, đề tài được nêu lên về sắc lệnh của Bộ Y Tế và Phục Vụ Nhân Sinh. Luật này đòi hỏi phải cung cấp các biện pháp ngừa thai, triệt sản và một số thuốc phá thai qua chương trình bảo hiểm sức khỏe của chủ nhân. Điều làm tôi ngạc nhiên là tất cả mọi người ở đó đều là những người thực hành đạo Công Giáo, tham gia vào đức tin của họ, mà một số người trong họ chưa từng nghe nói về những khó khăn mà chính quyền Obama đã tạo ra cho các sơ dòng “Tiểu Muội của người nghèo”, hoặc vụ kiện đã xảy trong việc ra cố ý bắt buộc các sơ hành động trái với lương tâm của mình.

Các cử tri Công Giáo phải làm sao biết rõ lập trường của hai đảng về những vấn đề thiết yếu này. Quyền sống là quyền quan trọng và căn bản nhất vì sự sống cần thiết cho tất cả các quyền khác. Có một số vấn đề mà các Kitô hữu có thể thảo luận một cách hợp pháp, chẳng hạn như chính sách nào có hiệu quả nhất trong việc chăm sóc cho người nghèo, nhưng tất cả môn đệ của Chúa Giêsu phải luôn luôn chống lại việc trực tiếp giết chết sự sống của người vô tội. Không có trường hợp ngoại lệ hợp pháp cho giáo huấn này.

Sự lành mạnh của đất nước chúng ta tùy thuộc vào việc tôn trọng sâu xa sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, và tương lai của xã hội chúng ta tùy thuộc vào cách chúng ta bảo vệ quyền này. Nếu chúng ta không làm điều ấy, thì chung cuộc chúng ta cũng sẽ đi theo con đường của Roma và Hy Lạp và các nền văn minh lớn khác đã nổi lên và đã xụp đổ.

Một số người, cả trong chính trị và trong Hội Thánh, đã tuyên bố rằng chính Hội Thánh cần phải thay đổi giáo huấn của mình để bao gồm cả phá thai, hôn nhân đồng tính, và thậm chí cả giết chết êm dịu. Tuy nhiên, trung thành với Chúa Giêsu Kitô, với Tin Mừng và Thánh Truyền, Hội Thánh không thể thay đổi giáo huấn của mình về những vấn đề ấy mà không chối từ Đức Kitô. Hội Thánh sẽ tách mình ra khỏi cây nho và sẽ khô héo đi, như Đức Kitô đã hứa. Chúng ta càng rời xa Chúa Giêsu Kitô và giáo huấn của Người, thì các nhà thời của chúng ta sẽ càng thêm trống vắng.

Sở dĩ chúng ta ở trong tình trạng này hôm nay là vì có quá nhiều người Công Giáo và những người có đức tin khác đã chấp nhận đường lối của thế gian mà không chấp nhận đường lối của Đức Kitô. Họ đã không phục vụ như men để biến đổi xã hội, mà đúng hơn, lại dung túng cho sự dữ và nền văn hóa vất bỏ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên nhắc nhở chúng ta phải loại trừ.

Khi chúng ta không làm được điều này, chính quyền sẽ can thiệp để lấp đầy khoảng trống. Thật vậy, chính quyền sẽ trở thành "thần thánh" và áp đặt các niềm tin của nó trên các công dân. Người ta chỉ cần nhìn vào Sắc Lệnh Ngừa Thai của Bộ Y Tế, hoặc những nỗ lực của Tổng thống Obama để bắt buộc các trường công lập phải thích nghi với nghị trình về “chuyển giới tính” (transgender) của ông. Chúng ta thậm chí có thể sớm thấy tài trợ của liên bang cho việc phá thai và việc chấp thuận cho bác sĩ trợ tử ở Colorado. Chúng ta đang chứng kiến cái độc tài của chủ nghĩa tương đối và sự xói mòn của tự do chân chính. Và như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường giảng, ma quỷ nhanh chóng đột nhập vào sự hỗn tạp, nhất là khi người ta không còn tin vào Thiên Chúa.

Vì vậy, lời khuyên của tôi cho người Công Giáo về việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống này là trước hết hãy nhìn xem ai hình thành anh chị em và lương tâm của anh chị em. Đó là cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh của anh chị em, tiếng nói của Thiên Chúa là tiếng nói không thể mâu thuẫn với chân lý hoặc mặc khải, hay là ý thức hệ của một đảng phái chính trị nào đó? Thứ hai, hãy nhìn vào việc anh chị em đã thành men trong xã hội thế nào. Anh chị em đã tìm công ích và các giá trị của Tin Mừng, đặc biệt là phục vụ những người nghèo, túng thiếu, các trẻ em chưa sinh ra và những người đang hấp hối. Nếu anh chị em thực sự sống đức tin Công Giáo của mình, anh chị em sẽ không thấy mình hoàn toàn ăn khớp với bất kỳ đảng phái chính trị nào, và điều đó chẳng sao cả. Thứ ba, hãy nhìn vào lập trường của mỗi đảng xem nó phò sự sống con người từ lúc thụ thai đến lúc chết tự nhiên, tự do tôn giáo và tự do lương tâm, gia đình, và người nghèo như thế nào. Cuối cùng, hãy bỏ phiếu, vì mọi người Công Giáo đều có nghĩa vụ tham gia vào tiến trình chính trị.

Đối với nhiều người, cuộc bầu cử tổng thống sẽ liên quan đến sự lựa chọn một sự dữ ít hơn giữa hai sự dữ. Trên lá phiếu ở Colorado, chúng ta cũng sẽ phải đối diện với sự dữ về bác sĩ trợ tử, là Dự Luật 106. Trong việc làm cho quả tim và tâm trí của chúng ta phù hợp với Tin Mừng và giáo huấn rõ ràng của Tin Mừng về sự sống, tất cả người Công Giáo được mời gọi bỏ phiếu "không" về vấn đề này. Một phiếu "thuận" chỉ làm cho xã hội bỏ đi, và nền văn hóa sự chết đi xa hơn. Anh chị em sẽ được nghe nhiều về vấn đề này trong những ngày và tuần lễ sắp tới. Chúng ta hãy nhớ đến quê hương và đất nước chúng ta trong kinh nguyện hàng ngày của mình, cầu xin Thiên Chúa bảo vệ và chúc lành cho chúng ta trong thời gian thử thách và khó khăn mà chúng ta đang sống. Và trong đức ái, chúng ta hãy cầu nguyện cho việc hoán cải của những người đang ủng hộ một nền văn hóa vất bỏ của sự chết!

Nguồn http://denvercatholic.org/voting-catholic-2016/
 
Video ĐTC tiếp kiến chung 12-10-2016: Thực thi các công việc của lòng thương xót mỗi ngày là làm cách mạng
VietCatholic Network
19:04 13/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm nay thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 12 tháng 10 năm 2016, trong buổi tiếp kiến với 70 ngàn tín hữu và du khách hành hương từ khắp nơi về Roma, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về “sự cần thiết thực thi các công việc của lòng thương xót mỗi ngày”. Ngài nói: Các công việc của lòng thương xót diễn tả các nét trên gương mặt của Chúa Giêsu Kitô, Đấng săn sóc các anh em bé nhỏ nhất để đem tới cho từng người sự dịu hiền và gần gũi của Thiên Chúa. Chúng là kháng tố hữu hiệu nhất giúp chống lại vi khuẩn của sự thờ ơ lan tràn trong thế giới ngày nay. Sẽ là một cuộc cách mạng lớn, nếu mỗi ngày từng người trong chúng ta thực thi một trong các công việc thương xót ấy.

Trong bài huấn dụ ĐTC bắt đầu giải thích các công việc của lòng thương xót. Ngài nói: trong các bài giáo lý trước đây chúng ta đã tìm hiểu mầu nhiệm lớn lao lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc suy tư về hành động của Thiên Chúa Cha trong Cựu Ước; rồi qua các trình thuật tin mừng chúng ta đã thấy Chúa Giêsu thể hiện và nhập thể lòng thương xót đó như thế nào qua các lời nói và cử chỉ của Ngài. Ngài đã dậy các môn đệ: “Các con hãy thương xót như Thiên Chúa Cha”. Đó là một dấn thân gọi hỏi lương tâm và hoạt động của từng Kitô hữu.

Thật thế, chỉ sống kinh nghiệm lòng thương xót trong cuộc đời mình thôi không đủ; cần phải trở thành dấu chỉ và dụng cụ của lòng thương xót đối với những người khác nữa. Ngoài ra, lòng thương xót không chỉ được dành riêng cho những thời điểm đặc biệt, mà bao gồm toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta. Đề cập tới việc làm chứng cho lòng thương xót.Đức Thánh Cha nói tiếp:Như vậy chúng ta có thể là chứng nhân của lòng thương xót thế nào đây? Chúng ta đừng nghĩrằng nó chỉ là việc chu toàn các cố gắng lớn hay các cử chỉ siêu nhân. Chúa chỉ cho chúng ta một con đường rất đơn sơ, được làm bằng các cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng có một giá trị lớn lao trước mắt Ngài, đến độ Ngài đã nói với chúng ra rằng chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên các cử chỉ đó. Một trong những trang đẹp nhất của Phúc Âm thánh Mátthêu ghi lại giáo huấn, mà chúng ta có thể coi như “di chúc của Chúa Giêsu” thánh sử để lại cho chúng ta; ngài là người đã sống kinh nghiệm hoạt động thương xót của Chúa đối với chính mình. Chúa Giêsu nói rằng mỗi khi chúng ta cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho người trần truồng áo quần để mặc, viếng thăm người đau yếu hay bị tù tội là chúng ta làm cho chính Ngài.

Giáo Hội gọi các cử chỉ này là các “việc thương xót phần xác”, vì chúng cứu trợ con người trong các nhu cầu vật chất của họ.Tuy nhiên, còn có 7 công việc bác ái tinh thần nữa liên quan tới các đòi hỏi cũng quan trọng như thế, nhất là ngày nay, bởi vì chúng đụng tới phần sâu xa thân thiết của con người và chúng thường khiến cho con người đau khổ nhất. Chúng ta tất cả chắc chắn nhớ một điều mà trong ngôn ngữ chung người nói là “Kiên nhẫn chịu đựng các người sách nhiễu chúng ta”. Vàcó những người quầy rầy. Có những người sách nhiễu.

Xem ra là một điều ít quan trọng, khiến cho chúng ta mỉm cười, trái lại nó chứa đựng một tâm tình bác ái sâu xa; và đối với 6 công việc khác cũng vậy, cần phải nhớ: đó là khuyên bảo kẻ nghi ngờ, dậy dỗ kẻ dốt nát, cảnh cáo kẻ có tội, an ủi kẻ sầu khổ, tha thứ cho kẻ xúc phạm đến ta và cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết. Đó là những chuyện xảy ra mỗi ngày. “Tôi buồn sầu …” “Vậy Thiên Chúa sẽ giúp anh, tôi không có giờ …” Không! Tôi dừng lại, tôi lắng nghe, tôi mất giờ và an ủi anhta, đó là một cử chỉ của lòng thương xót, và đó là cử chỉ không phải chỉ làm cho anh ấy, mà làlàm cho Chúa Giêsu!

Chúng ta sẽ đề cập đến các công việc này trong các bài giáo lý tới, các công việc mà Giáo Hội giới thiệu với chúng ta như kiểu cụ thể sống lòng thương xót. Dọc dài các thế kỷ đã có biết bao nhiêu người đơn sơ thực thi và nêu gương đức tin tinh tuyền. Đằng khác Giáo Hội trung thành với Chúa đặc biệt yêu thương những người yếu đuối nhất. Thường khi những người gần chúng ta nhất là những người cần sự trợ giúp của chúng ta. Chúng ta không cần phải đi đâu xa để tìm xem phải thực hiện những gì. Và ĐTC khuyên mọi người như sau:Tốt hơn là bắt đầu với những việc đơn sơ nhất, mà Chúa chỉ cho chúng ta như là các công việc cấp thiết nhất. Rất tiếc trong một thế giới bị nhiễm vi khuẩn của sự thờ ơ, các công việc của lòng thương xót là kháng tố tốt nhất. Thật vậy chúng giáo dục chúng ta chú ý tới các nhu cầu sơ đẳng nhất của các “anh chị em bé nhỏ nhất”, nơi họ Chúa Giêsu hiện diện. Chúa Giêsuluôn luôn hiện diện ở nơi đâu có một nhu cầu, có một người có một nhu cầu, vật chất cũng như tinh thần, là Chúa Giêsu ở đó.

Nhận biết gương mặt của Ngài nơi gương mặt của người cần được trợ giúp là một thách đố thực sự chống lại sự thờ ơ. Nó cho phép chúng ta luôn luôn tỉnh thức, tránh việc Chúa Kitô điqua bên cạnh mà chúng ta không nhận ra Ngài. Câu nói của thánh Agostino trở lại trong tâm trí: “Tôi sợ Chúa Giêsu đi ngang qua”. “Tôi sợ Chúa đi qua” và tôi không nhận ra Ngài, Chúa đi qua trước mặt tôi nơi một trong các người bé nhỏ, cần sự giúp đỡ và tôi không nhận ra đó là Chúa Giêsu. Tôi sợ Chúa đi ngang qua và không nhận ra Ngài.

Tôi tự hỏi tại sao thánh Agostino lại nói ngài sợ Chúa Giêsu đi ngang qua. Rất tiếc câu trả lời là thường khi chúng ta lo ra, thờ ơ trong cung cách sống của chúng ta, nên khi Chúa đi ngang qua gần chúng ta chúng ta mất đi dịp gặp gỡ Ngài, vì không nhận ra Ngài.

Các công việc của lòng thương xót thức tỉnh nơi chúng ta đòi buộc và khả năng khiến cho đức tin sống và hoạt động với lòng bác ái. Tôi xác tín rằng qua các cử chỉ đơn sơ thường ngàychúng ta có thể chu toàn một cuộc cách mạng văn hóa đích thực, như trong quá khứ. Nếu từng người trong chúng ta mỗi ngày làm một trong các việc của lòng thương xót, điều này sẽ là một cuộc cách mạng trên thế giới! Nhưng mà phải tất cả! Từng người trong chúng ta.

Có biết bao nhiêu vị Thánh ngày nay còn được nhớ tới không phải vì các công việc to lớn cácngài đã thực hiện được, nhưng bỏi tình bác ái mà các ngài đã biết thông truyền. Chúng ta hãy nhớ tới Mẹ Teresa Calcutta, mới đuợc phong thánh đây: chúng ta không nhớ tới mẹ vì biết bao nhà mẹ đã mở trên thế giới, nhưng bởi vì mẹ đã cúi xuống trên từng người mà mẹ tìm thấy ở ngoài đường và tái trao ban cho họ phẩm giá là người. Mẹ đã ôm trên tay biết bao nhiêu trẻ em bị bỏ rơi, mẹ đã đồng hành với biết bao nhiêu người hấp hối tới ngưỡng cửa của sự vĩnh cửu bằng cách cầm tay họ! Các công việc này của lòng thương xót là các nét trong Gương Mặt của Chúa Giêsu Kitô, Đấng lo lắng cho các anh em bé nhỏ nhất để đem tới cho từng người sự dịu hiền và gần gũi của Thiên Chúa. Ước chi Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta, ước chi Chúa Thánh Thần đốt lên trong chúng ta ước muốn sống kiếu sống này: ít nhất mỗi ngày làm một trong các công việc của lòng thương xót, ít nhất là một công việc! Chúng ta hãy học thuộc lòng trở lại các công việc của lòng thương xót đối với thân xác và đối với tinh thần, và xin Chúa giúp chúng ta thực thi các công việc đó mỗi ngày, và trong lúc chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi một người đang cần được giúp đỡ.

Sau bài huấn đức, ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương nói tiếng Pháp, trong đó có các tín hữu thuộc các giáo phận Quimper, Le Havre và Cahors do các Giám Mục sở tại hướng dẫn; các tín hữu Haiti, Cộng hòa dân chủ Congo và Thụy Sĩ.

Ngài cũng chào các nhóm hành hương nói tiếng Anh đến từ Anh quốc, Ai Len, Đan Mạch, Ghana, Namibia, Nigeria, Australia, Niu Dilen, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Hoa Kỳ. Ngài cũng chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức đến từ các giáo phận Koeln, Essen, Muenster và Speyer, do các Giám Mục hướng dẫn, cũng như các chủng sinh giáo phận Mainz, giới trẻ giáo phận Trier và thân nhân bạn bè các tân linh mục trường Germanico Hungarico.Ngoài các đoàn hành hương Tây Ban Nha, ĐTC cũng chào các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha, đặc biệt các đoàn hành hương thuộc các giáo phận Cabaneles, Cervaes, Sao Paolo và các thành viên cộng đoàn Shalom. Ngài cũng chào các nhóm Ba Lan, Slovac và Hungarie. Đức Thánh Cha khích lệ mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ trong tháng 10.

Trong số các đoàn hành hương Italia, ĐTC chào tín hữu các giáo phận Cremona, Pescia, Anagni-Alatri và Conversano-Monopoli do các Giám Mục hướng dẫn; các nữ tu thánh Elizabeth đang họp tổng tu nghị; các tham dự viên Đại hội các ca đoàn bình dân; các tham dựviên Hội nghị các đài phát thanh Công Giáo Âu châu; ban tổ chức và các tham dự viên trận đấu túc cầu “cho hoà bình và liên đới” tại thế vận hội Roma chiều thứ tư. Ngài cầu mong việcbước qua Cửa Thánh khích lệ từng người thực thi các công việc của lòng thương xót.

Sau cùng, ĐTC chào đông đảo giới trẻ các bệnh nhân và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc tới lễ nhớ thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Ngài chúc người trẻ noi gương sự hiền dịu và tình yêu hiền phụ của thánh nhân; các người bệnh cầu nguyện với thánh nhân trong những lúc khổ đau, và đương đầu với các khó khăn với sự kiên nhẫn của ngài; các đôi tân hôn biết học nơi thánh nhân nghệ thuật giáo dục con cái với sự hiền dịu và gương sáng.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Phản ứng của ĐTGM Chaput về kế hoạch lũng đoạn Công Giáo Hoa Kỳ của những người làm việc cho bà Clinton
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:02 13/10/2016
Về Những Người Công Giáo hủ lậu không thể tưởng được

Dưới đây là bản dịch bài của ĐTGM Chaput đăng trên trang web của Tổng Giáo Phận Philadelphia vào ngày 13 thánh 10 năm 2016 về âm mưu lũng đoạn Hội Thánh Công Giáo Hoa Kỳ của Đảng Dân Chủ và bà Clinton được tiết lộ bởi WikiLeaks.


Năm 2008, trong những tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Obama-McCain, có hai thanh niên đã đến thăm tôi ở Denver. Họ từ hội Catholics United (Công Giáo Hợp Nhất), một nhóm tự nhận là dấn thân cho các vấn đề công bằng xã hội. Họ bày tỏ mối quan tâm lớn lao về việc thao túng của những người Công Giáo làm tay sai cho Đảng Cộng Hòa. Và họ hy vọng rằng các giám mục huynh đệ của tôi và tôi sẽ chống lại việc liên kết Hội Thánh với một vấn đề chính trị và đảng phái duy nhất (là vấn đề phá thai).

Đó là một kinh nghiệm thú vị. Hai người này rõ ràng là vận động cho cuộc tranh cử của Obama và Đảng Dân Chủ - những thụ tạo của một bộ máy chính trị, chứ không phải người của Hội Thánh; họ chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của Công Giáo hơn là đến giáo huấn Công Giáo. Và có lẽ (đối với họ) các giám mục ngu đến nỗi để bị người ta sử dụng như những công cụ, hoặc ít nhất là bị họ ngăn trở trong việc giúp phe bên kia.

Tuy nhiên, hai người trẻ này không những bằng mà còn trổi vượt hơn những anh em của họ thuộc đảng Cộng hòa trong việc xoay theo đảng như nô lệ. Nhờ công việc của họ, và những người hoạt động tích cực như họ, người Công Giáo Mỹ đã giúp để bầu lên một chính quyền thiếu thân thiện một cách ngoan cố nhất với các tín đồ, các tổ chức, các quan tâm và tự do tôn giáo trong nhiều thế hệ.

Tôi chưa bao giờ gặp lại một trong hai người trẻ ấy. Thiệt hại văn hóa gây ra bởi Tòa Bạch Ốc hiện nay - rõ ràng - đã làm cho việc theo đuổi các giám mục Hoa Kỳ thành không cần thiết nữa.

Nhưng điều xấu luôn luôn có thể trở nên tồi tệ hơn. Đương nhiên là tôi đang suy nghĩ về những emails khinh khi chống lại Công Giáo được trao đổi giữa các thành viên của tổ vận động tranh cử tổng thống của đảng Dân Chủ của bà Clinton được WikiLeaks tung ra tuần này. Điển hình là việc Sandy Newman, chủ tịch của Voices for Progress (Tiếng Nói Cấp Tiến), gửi điện thư cho John Podesta, bây giờ là người đứng đầu cuộc vận động tranh cử của bà Hillary Clinton, để hỏi về việc liệu "các giám mục chống lại bảo hiểm cho ngừa thai" có thể thành mồi lửa cho một cuộc cách mạng không. Newman viết, "Cần phải có một Cuộc Nổi Dậy của Công Giáo, trong đó chính người Công Giáo tự động đòi hỏi phải chấm dứt một chế độ độc tài trung cổ [dịch nguyên văn] ".

Tất nhiên, Newman viết thêm, "ý tưởng này chỉ mới tỏ ra sự hoàn toàn thiếu hiểu biết của tôi về Hội Thánh Công Giáo, sức mạnh kinh tế mà nó có thể đè lên các nữ tu và linh mục, là những người cậy vào nó để tồn tại." Tuy nhiên, ông ta muốn biết là làm sao để có thể "gieo những hạt giống của một cuộc cách mạng [vào đấy]"? John Podesta trả lời rằng "Chúng tôi tạo ra Catholics in Alliance for the Common Good [Liên Minh Công Giáo cho Công Ích] để tổ chức cho một thời điểm như thế này. . . Catholics United cũng tương tự như vậy".

Một email khác liên quan đến bà Clinton, từ John Halpin của Center for American Progress [Trung tâm Tiến bộ Mỹ], chế nhạo những người Công Giáo trong cái gọi là phong trào bảo thủ, đặc biệt là những người mới trở lại: "Họ phải được thu hút vào các tư tưởng có hệ thống và những quan hệ giới tính thoái hóa trầm trọng và họ chắc hoàn toàn không biết gì về nền dân chủ Kitô giáo". Trong một email kế tiếp, ông viết thêm: "Họ có thể tung ra khắp nơi các tư tưởng 'của Thánh Thoma' và 'thuyết bổ trợ' nghe rất phức tạp vì không ai biết. . . họ đang nói gì."

Vào buổi tối khi mà những emails WikiLeaks được tung ra, tôi nhận được một email làm cho chinh tôi cũng bực mình, từ một luật sư (ngoài Công Giáo) đáng kính trên toàn quốc có kinh nghiệm trong các vấn đề về Hội Thánh và quốc gia:

"Tôi bị xúc phạm sâu xa bởi các emails [của nhóm Clinton], đó là một số người có thành kiến tồi tệ nhất của một bộ máy chính trị mà tôi đã thấy. [Một] Hội Thánh có quyền tự vệ tuyệt đối khi bị tấn công về đức tin và Hội Thánh bởi các lực lượng chính trị dân sự. Điều đó chắc chắn được áp dụng ở đây ...

"Trong tám năm qua đã có bằng chứng rõ ràng là chính quyền đương nhiệm, mà những người này cũng chia sẻ cùng những giá trị, đã rất thù nghịch đối với các tổ chức tôn giáo. Giờ đây có bằng chứng tỏ tưởng là phương pháp này là cố tình và sẽ gia tăng tốc độ nếu các diễn viên ấy còn tiếp tục có tiếng nói trong chính quyền, họ sẽ tha hồ la to hơn.

"Những kẻ thành kiến này đang tích cực đưa ra chiến lược để làm sao uốn nắn đạo Công Giáo thành không phải Công Giáo hoặc không còn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu nữa, nhưng là 'tôn giáo' mà họ muốn. Ngay tận cốt lõi, họ đang cố gắng xoay tôn giáo sang quan điểm thế tục của họ về phải (đúng) và trái (sai), cho phù hợp với chính trị của họ. Đây là lý do cơ bản tại sao các Nhà Lập Quốc đã rời nước Anh và đòi chính quyền không được có bất kỳ tiếng nói nào trong tôn giáo. Hãy nhìn chỗ đứng của chúng ta hiện giờ. Chúng ta có các diễn viên chính trị cố gắng dàn xếp một cuộc đảo chính để tiêu diệt các giá trị Công Giáo, và họ thậm chí còn so sánh việc tiếp quản của họ với một cuộc đảo chính ở Trung Đông, đó là điều làm nổi bật thành kiến và việc ghét Hội Thánh của họ. Tôi từng hy vọng tôi rằng sẽ không bao giờ nhìn thấy ngày này - một ngày như rất nhiều ngày đen tối ở Đông Âu đã dẫn đến cái chết của ông cụ cố của tôi [một mục sư Tin Lành] trong tay bọn cộng sản, là những kẻ cũng đã ghét và muốn tiêu diệt tôn giáo”.


Đương nhiên là nếu nhóm vận động tranh cử của bà Clinton có thể phủ nhận nội dung của những emails tồi tệ này từ WikiLeaks thì thật là tuyệt vời. Tất cả chúng tôi, những người Công Giáo cổ hủ thực sự tin những gì Thánh Kinh và Hội Thánh dạy, sẽ rất rất biết ơn.

Đồng thời, một người bạn mô tả sự lựa chọn mà các cử tri phải đối diện với vào tháng mười một như thế này: giữa một người khiếm nhã, thô tục, thô lỗ và coi thường phụ nữ, không kiểm soát nổi cơn bốc đồng của mình; hoặc một kẻ âm mưu, nói dối như máy, suốt đời thèm muốn quyền lực và một bọn lâu la đầy những thành kiến chống Công Giáo.

Trong một đất nước mà bây giờ "sự lựa chọn" bán chính thức thành quốc giáo, thực đơn cho bữa ăn tối thật là khá nhỏ.

+ TGM Charles Chaput, O.F.M. Cap.

Nguồn: http://archphila.org/archbishop-chaputs-weekly-column-about-those-unthinking-backward-catholics/
 
Top Stories
Urgent: Vietnamese human rights blogger arrested
Amnesty International
10:07 13/10/2016
Human rights defender Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, known as blogger Mẹ Nấm (Mother Mushroom) was arrested on 10 October and has been charged with “conducting propaganda” against the state under Article 88 of Viet Nam’s Penal Code. She is at risk of torture and ill-treatment. It is not known where she is currently detained.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh was arrested at 10 am on 10 October in her home town of Nha Trang in Khánh Hòa province, South Central Coast of Viet Nam. She was accompanying the mother of an activist trying to visit him in a local prison when she was arrested and driven away by security police. They took her home at around 11.30 am and conducted a search, confiscating her computer and electronic equipment and demonstration placards.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh has been charged with “conducting propaganda” against the state under Article 88 of Viet Nam’s Penal Code. If tried and convicted she may face imprisonment of between three and 20 years. It is not known where she is currently detained. In Viet Nam, those arrested for alleged national security offences can be held incommunicado for up to two years before being brought to trial.

State media reported that Nguyễn Ngọc Như Quỳnh is being prosecuted for using Facebook to write, post and share articles and videos critical of the ruling Communist Party of Viet Nam (CPV) and the State since 2012. The report cited a document she had shared on Facebook listing 31 people who had died after questioning in police custody as “causing detriment to national security and social safety and order.”

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh co-founded the independent Vietnamese Bloggers Network in December 2013. She is a single mother with two children, who has faced harassment, arrest and interrogation for her peaceful activities on numerous occasions, and has been prevented from travelling overseas. She has advocated for human rights and against injustice for more than 10 years and is a popular and well-known blogger.

Please write immediately in Vietnamese, English or your own language:

- Demanding that the authorities release Nguyễn Ngọc Như Quỳnh immediately and unconditionally as she is a prisoner of conscience held solely for her peaceful activities defending and promoting human rights;
- Calling on the authorities to immediately reveal the whereabouts of Nguyễn Ngọc Như Quỳnh and ensure that she has access to a lawyer, her family and adequate medical care;
- Calling on the authorities to ensure that until she is released, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh is treated in accordance with the UN Standard Minimum Rules for the treatment of prisoners, and is not subjected to torture or other ill-treatment.
 
Malaisie:Un cardinal de 84 ans pour la Malaisie
Eglises d'Asie
10:12 13/10/2016
« Les catholiques malaisiens sont très heureux de la nomination du premier cardinal de l’histoire de la Malaisie. Ils voient dans cette nomination le fait que notre pays est enfin sur la carte de l’Eglise universelle et que notre Eglise locale a atteint un certain degré de maturité », a déclaré le P. Lawrence Andrew, jésuite et directeur de l’hebdomadaire catholique The Herald, en commentant l’élévation au rang de cardinal de Mgr Anthony Soter Fernandez, archevêque émérite de Kuala Lumpur.

Mgr Fernandez fait en effet partie des dix-sept nouveaux cardinaux dont la création a été annoncée par le pape, le 9 octobre dernier, parmi lesquels trois cardinaux asiatiques, dont deux en pays majoritairement musulman : lui-même et Mgr Patrick D’Rozario, au Bangladesh, le troisième cardinal étant Mgr John Ribat, archevêque de Port Moresby, en Papouasie Nouvelle-Guinée.

Agé de 84 ans, Mgr Fernandez a été ordonné prêtre pour le diocèse de Penang en 1966. De 1978 à 1983, il a été évêque de Penang, avant de devenir archevêque de Kuala Lumpur jusqu’en 2003, année où il a démissionné pour raisons de santé. Conseiller spirituel au grand séminaire de Penang – un lieu historique où se trouvait le « Collège général », séminaire qui a formé des générations de prêtres pour toute l’Asie –, il est ensuite retourné dans l’archidiocèse de Kuala Lumpur pour servir comme aumônier à la maison de retraite Saint-François-Xavier, à Cheras.

Un cardinal humble, proche de son peuple et doté d’une grande force spirituelle

« Cet homme a une vision très claire des besoins de l’Eglise en Malaisie. Il a beaucoup œuvré pour le dialogue interreligieux et s’est battu pour davantage de justice. En tant qu’archevêque, il a développé les communautés ecclésiales de base et a fait grandir sa communauté en lui faisant prendre conscience de l’importance de faire corps en Eglise », analyse le missionnaire jésuite.

« Il s’est également battu contre l’injustice en s’opposant à l’Internal Security Act (ISA), une législation d’exception, votée dans les années 1960, qu’il tenait pour immorale », car elle permet aux forces de l’ordre d’élargir leurs pouvoirs en matière d’arrestation et d’incarcération des personnes sans procédures judiciaires, tout en bénéficiant d’une protection extrajudiciaire. « L’Eglise a toujours eu le devoir d’analyser et d’interpréter les signes des temps à la lumière de l’Evangile », avait affirmé à l’époque Mgr Fernandez.

« C’est un évêque qui a pris soin de son troupeau et qui a avancé avec l’ensemble du peuple malaisien, indépendamment des différentes appartenances religieuses de celui-ci. Il a renforcé le dialogue interreligieux, il est proche des plus pauvres, c’est un homme d’une grande force spirituelle », ajoute le jésuite. « Il a le style du pape François, son humilité – il se déplace en bus, marche dans les villages pour rencontrer les gens, mange avec eux, il les considère comme sa propre famille », précise le P. Patrick Ryan, qui l’a connu comme recteur du séminaire de Penang, lorsqu’il était lui-même séminariste.

Pourquoi un cardinal non électeur pour la Malaisie ?

Pourquoi un tel choix pour la Malaisie, alors que Mgr Fernandez, âgé de plus de 80 ans, ne comptera pas au nombre des cardinaux électeurs lors d’un éventuel prochain conclave ? D’après le cardinal indien Telesphore Toppo, archevêque de Ranchi, cette pourpre cardinalice accordée à un prélat malaisien « a été donnée à titre honorifique, pour remercier Mgr Fernandez de tout le travail qu’il a accompli ces dix dernières années, notamment en vue de l’établissement de relations diplomatiques entre le Saint-Siège et la Malaisie ». En janvier 2013, le Vatican a ainsi pu envoyer son premier nonce apostolique en Malaisie, Mgr Joseph Marino, la Malaisie accréditant son premier ambassadeur auprès le Saint-Siège, cette année, en 2016. L’archidiocèse de Kuala Lumpur est actuellement dirigé par Mgr Julian Leow Beng Kim, âgé de 52 ans et ordonné évêque en octobre 2014.

« La création de deux nouveaux cardinaux pour le Bangladesh et la Malaisie montre que le pape pose des choix délibérés vers les périphéries. Cela démontre aussi l’amour et l’attention qu’il porte à l’Asie, et ces nominations aideront et viendront renforcer la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie (FABC) », a déclaré à l’agence Ucanews, Mgr Oswald Gracias, archevêque de Bombay et actuel président de la FABC.

Pour Mgr Telesphore Toppo, « le Vatican regarde vers l’Asie du fait de la croissance de l’Eglise catholique dans cette vaste région du monde, qui rassemble 12 % des 1,2 milliard de catholiques. Les deux-tiers de la population de la planète vivent en Asie, l’Eglise ne peut ignorer ce continent ». L’évêque indien souligne aussi que « la mission est la première des priorités de l’Eglise » et qu’en Asie, elle connaît actuellement « des temps difficiles », du fait de la montée des fondamentalismes religieux, la Malaisie ne faisant pas exception à cette tendance.

Avec ces nouvelles nominations, la FABC compte désormais 22 cardinaux, dont 15 cardinaux âgés de moins de 80 ans qui se trouvent donc en position d’électeurs en cas de conclave à Rome, pour la succession du pape François. Sur ces 15 cardinaux, sept cardinaux proviennent d’Inde ou des Philippines.

La Malaisie, pays musulman à près de 60 %, compte 28 millions d’habitants. Les chrétiens représentent la troisième religion du pays, derrière le bouddhisme, et rassemblent 2,6 millions de fidèles (dont un peu plus d’un million de catholiques, soit 3,7 % de la population malaisienne).

L’Eglise catholique en Malaisie compte trois archidiocèses – Kuala Lumpur, Kuching et Kota Kinabalu – et six diocèses – Melaka-Johor, Penang, Sibu, Miri, Keningau et Sandakan.

(Source: Eglises d'Asie, le 13 octobre 2016)
 
Corée du Sud: « Notre relation avec l’Eglise de Corée est fondée sur le sang des martyrs »
Eglises d'Asie
10:15 13/10/2016
Pour l’Eglise catholique de Corée, l’année 2016 marque le 150ème anniversaire de la dernière grande vague de persécution, celle de 1866, au cours de laquelle quelque 9 000 catholiques perdirent la vie. Outre différentes manifestations locales organisées par l’archidiocèse de Séoul, les évêques sud-coréens s’apprêtent à accueillir les représentants de huit diocèses français, dont six évêques, venus se recueillir sur les pas des martyrs français en Corée. Ce faisant, ce pèlerinage vise non seulement à faire mémoire du sang versé par des missionnaires étrangers et des baptisés coréens il y a un siècle et demi, mais aussi à réfléchir et méditer sur le sens du martyre aujourd’hui, souligne l’un des initiateurs de ce voyage, Mgr Yves Le Saux, évêque du Mans.

Du 13 au 24 octobre, ce sont près de 70 personnes venues de France qui se rendront dans les différents diocèses où les martyrs français ont exercé leur apostolat missionnaire. Mgr Yves Le Saux souligne que l’étroitesse des liens partagés entre l’Eglise de France et l’Eglise de Corée a été, il y a quelques années, une découverte pour lui. Cette découverte s’est faite par l’entremise de saint Siméon Berneux, prêtre des Missions Etrangères de Paris (MEP), qui, originaire de Château-du-Loir, dans la Sarthe, fut vicaire apostolique de Corée, ordonné évêque en 1854 et est mort décapité à Saenamtheo (Saï-nam-hte), le 7 mars 1866. Siméon Berneux a été canonisé avec les autres martyrs de Corée – dont neuf autres membres des MEP – en 1984 à Séoul par le pape Jean-Paul II.

Pertinence de la spiritualité du martyre pour les temps présents

« En redécouvrant ce passage de l’histoire de l’Eglise de France, j’ai pris contact avec l’Eglise de Corée avec un double objectif : raviver la mémoire de ce martyr et de cette histoire dans mon propre diocèse, mais aussi me mettre à l’école de nos frères de Corée, de leur histoire, sachant que cette Eglise est une histoire de martyrs », précise Mgr Le Saux à Eglises d’Asie.

Dans le contexte qui est celui de l’Eglise de France aujourd’hui, ayant en tête l’actualité de ces derniers mois, l’évêque du Mans souligne la pertinence de la spiritualité du martyre pour les temps présents. « Si le plus haut degré de la charité est de donner sa vie, alors nous sommes tous appelés à nous positionner sur cette question du martyre, un martyre certes qui n’est pas nécessairement un martyre du sang versé, mais qui est présent dans tous les esprits », explique encore l’évêque du Mans.

L’Eglise de Corée étant une Eglise aujourd’hui particulièrement dynamique et présentant la particularité de se développer au sein d’une civilisation et d’une culture qui ne sont pas imprégnées par l’Evangile, l’évêque français insiste également sur le bienfait que l’Eglise de France peut avoir à venir observer « les pratiques missionnaires des Coréens ». L’Eglise en Corée compte de très nombreux catéchumènes et néophytes, et « nous, catholiques français, pouvons gagner à nous inspirer du dynamisme missionnaire de nos frères coréens ».

Des échanges avec des paroisses et des familles catholiques

Après plusieurs voyages en Corée ces dernières années, Mgr Le Saux emmène cette fois-ci avec lui des représentants de plusieurs autres diocèses. Il a ainsi associé à sa démarche les évêques des autres diocèses d’origine des martyrs MEP. Les diocèses du Mans, de Luçon, de Langres, de Digne, de Bordeaux, d’Aix-en-Provence, d’Amiens et d’Angoulême auront une délégation lors de ce pèlerinage auquel participeront également le cardinal Jean-Pierre Ricard, archevêque de Bordeaux, Mgr Joseph de Metz-Noblat, évêque de Langres, Mgr Alain Castet, évêque de Luçon et Mgr Olivier Leborgne, évêque d’Amiens. La visite des hauts lieux des martyrs de Corée est au programme, ainsi que des conférences et des échanges avec des paroisses et des familles catholiques coréennes ; les évêques français s’entretiendront, pour leur part, avec leurs pairs sud-coréens.

Rassemblant aujourd’hui un peu plus de 10 % des 50 millions de Sud-Coréens, l’Eglise catholique de Corée est parfois surnommée « le tigre asiatique de l’Eglise » et la communauté catholique de Corée du Sud s’est lancé un défi de taille avec l’ambitieux plan pastoral de la Conférence épiscopale de Corée, diffusé dans les paroisses dès 2008. Intitulé « Evangelization Twenty Twenty », il prévoit d’augmenter de 20 % d’ici 2020 le nombre de catholiques sud-coréens.

C’est au XVIIème siècle, sous la dynastie Joseon (Djo-son ou Choseon, 1392-1910), d’inspiration confucéenne, qu’a été introduit le catholicisme en Corée, d’une quête issue de lettrés locaux – et non d’une initiative missionnaire venue de l’étranger. Le premier Coréen catholique fut Pierre Yi-Sung-hun (1756-1801), baptisé en Chine, qui devint un fervent missionnaire de retour dans son pays. La condamnation par l’Eglise des rites confucéens du culte des ancêtres déclencha toutefois l’affrontement entre les chrétiens, la morale confucéenne et les usages de la dynastie Joseon. Plusieurs vagues de persécutions s’abattirent alors sur les chrétiens de Corée du XVIIIème siècle, à la fin du XIXème siècle. Outre les 103 martyrs canonisés en 1984 – dont saint André Kim Tae-gon, premier prêtre coréen –, l’Eglise de Corée compte 124 bienheureux, béatifiés en 2014 par le pape François à l’occasion de son voyage à Séoul. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 13 octobre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân việt kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:48 13/10/2016
Giáo xứ Tân việt kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima

“ Mẹ nhắc người ăn năn sám hối, hãy siêng năng lần hạt mân côi

Tháng năm qua Mẹ đang khổ nhiều, hãy sùng kính Trái tim Mẹ yêu “… lời bài ca nhập lễ trên đây của Ca đoàn CDM, đã hướng cộng đoàn sốt sáng tham dự thánh lễ tạ ơn kỷ niệm Đức mẹ hiện ra tại Fatima diễn ra lúc 11g30 ngày 13 tháng 10 tại thánh đường Giáo xứ Tân việt. Thánh lễ do Cha chánh xứ Đa minh chủ tế, đồng tế với ngài là Cha phó Giuse và toàn thể cộng đoàn Giáo xứ.

Xem Hình

Trước thánh lễ, Cha phó Giuse cùng toàn thể cộng đoàn cung nghinh tượng Đức Mẹ và lần chuỗi mân côi thật sốt sáng.

Đầu lễ Cha chủ tế nói: Chúng ta vừa đáp lại lời mời gọi của Đức Mẹ hiện ra tại Fatima nhắn nhủ cho nhân loại, đặc biệt những người con của Đức Mẹ đó là tôn sùng Trái tim Đức Mẹ, siêng năng lần hạt Mân côi và cải thiện đời sống. Xin cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của Đức Mẹ thực thi mệnh lệnh để cầu nguyện cho giáo xứ, cho quê hương đất nước Việt nam và cho toàn thế giới.

Chia sẻ tin mừng Cha phó Giuse nói: Hình ảnh Đức Maria qua bài tin mừng tâm hồn tin tưởng tuyệ đối vào Thiên Chúa. Hôm nay ngày 13 tháng 10, kỷ niệm iện ba trẻ Đức Mẹ đã nói: “ Ta là Đức Mẹ mân côi, các con hãy siêng năng lần hạt mân côi mỗi ngày và những kẻ có tội hãy cải thiện đời sống, ăn năn sám hối và tin vào tin mừng.

Ngài quảng diễn thêm. ”Hôm nay kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, xin Mẹ giúp chúng ta biết siêng năng lần hạt mân côi, cải thiện đời sống ăn năn sám hối và tin vào tin mừng”.

Thánh lễ tiếp túc với phần phụng vụ Thánh thể.

Sau phép lành cuối lễ quý cha cùng toàn thể cộng đoàn cùng hát: “ Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi “… với quyết tâm siêng năng lần hạt mân côi, cải thiện đời sống và tôn sùng trái tim Me.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Bổn Mạng Ban Mục Vụ Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney
Diệp Hải Dung
08:57 13/10/2016
Bổn Mạng Ban Mục Vụ Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney

Sáng thứ Năm 13/10/2016 rất đông đủ mọi người đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Bổn Mạng Ban Mục Vụ Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly.

Xem Hình

Trước khi khai mạc giờ đền tạ Đức Mẹ, Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima đồng thời Cha mời gọi tất cả mọi người hôm nay cầu nguyện lên Đức Mẹ đặc biệt các thành viên trong Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly để xin Mẹ chúc lành và che chở. Kế tiếp là kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Fatima về hội trường, cuộc kiệu rất trang nghiêm và long trọng, mọi người đều sốt sắng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui nguyện xin Mẹ đoái thương đến con cái Mẹ nơi hải ngoại và Giáo Hội Việt Nam. Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ an vị trên bàn thờ của hội trường,

Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Quan Khách cùng mọi người và chúc mừng Bổn Mạng Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly nhân ngày 13 tháng 10 mừng kính Đức Mẹ Fatima. Sau đó hiệp cùng quý Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Thoạch và Cha Bùi Xuân Thụy dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng nói về biến cố Đức mẹ hiện ra lần cuối cùng vào ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima với 3 trẻ chăn chiên và Đức Mẹ kêu gọi chúng ta cải thiện đời sống, tôn sùng mẫu tâm và siêng năm lần hạt Mân Côi….

Sau đó là nghi thức Xức Dầu Thánh cho các vị Cao Niên già yếu bệnh tật, xin Thiên Chúa chữa lành phần hồn cũng như phần xác.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly, đặc biệt chúc mừng Ban Mục Vụ Trung Tâm đã đóng góp rất nhiều công sức chăm sóc Trung Tâm ngày thêm khang trang và tiến triển. Sau cùng anh Trần Văn Minh Phó Ban Mục Vụ Trung Tâm ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã dành thì giờ quý báu đến tham dự ngày Lễ mừng kính Bổn Mạng của Trung Tâm, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Monica và quý ân nhân đã đóng góp trợ giúp công của để tổ chức buổi Lễ được trang trọng và tốt đẹp mỹ mãn.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên nhà ăn của Trung Tâm.

Diệp Hải Dung
 
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn khai mạc tam nhật kính thánh Giêrađô
Đền ĐMHCG Sàigòn
14:28 13/10/2016
ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP SÀI GÒN KHAI MẠC TAM NHẬT KÍNH THÁNH GIÊRAĐÔ

Để chuẩn bị mừng Lễ kính Thánh Giêrađô – tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế - Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn khai mạc Tam Nhật Kính Thánh Giêrađô. Ngày khai mạc này, cộng đoàn cùng nhìn lên Thánh Giêrađô với ơn gọi nên Thánh “Tại đây ý Thiên Chúa được thi hành, khi Người muốn và như Người muốn”.

Xem Hình

Trước Thánh Lễ, Cha Giuse Phạm Quốc Giang mời gọi cộng đoàn cùng tham dự giờ hành hương kính Thánh Giêrađô. Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại tiểu sử, ơn gọi nên thánh của Thánh Giêrađô.

18 giờ 00, Thánh Lễ đồng tế được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ chiều tối hôm nay là Cha Tôma Trần Quốc Hùng – bề trên Chánh Xứ Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng. Cùng đồng tế với Cha Tôma có rất đông quý Cha thuộc cộng đoàn Sài Gòn, cộng đoàn Tỉnh, cộng đoàn Mai Thôn. ..

Trong bài chia sẻ hôm nay, Cha G.B. Lê Đình Phương mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Thánh Giêrađô với ước ao được nên Thánh. .. Giêrađô ngay từ bé đã có lòng yêu mến, khát khao nên giống như Chúa Giêsu cách đặc biệt.

Cha kể chuyện phép lạ bánh từ tay Chúa Giêsu Hài Đồng bước ra từ Nhà Tạm để trao cho Giêrađô. .. Cha mất sớm và Giêrađô phải đi học nghề may.

Sau đó, ở với vị giám mục mang tiếng là khó tính. Một lần kia, Giêrađô làm rơi chìa khóa xuống giếng. ..

Một em thiếu nhi kể lại câu chuyện Thánh Giêrađô cột tượng Chúa Giêsu Hài Đồng thả xuống giếng và dưới sự chứng kiến của nhiều người, trên tay bức tượng là xâu chìa khóa. ..

Chúa đã chìu Giêrađô tới mức lấy chìa khóa cho Giêrađô.

Cha G.B. kể tiếp chuyện năm lên 24 tuổi, tháng Tám 1748, hai tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, Cha Gácsidi và Thầy Ônôfriô Rítca, đến giáo xứ Murô để quyên tiền xây trung tâm hành hương Materdomini. Cảm kích gương nghèo khó và khiêm hạ của hai ngài, Giêrađô đã tìm đến trò chuyện với thầy Ônôfriô. Qua buổi nói chuyện, Giêrađô càng say mê lý tưởng ơn gọi tu trì và quyết tâm trở thành tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Thế nhưng, Cha Cafarô đã coi thường cậu bé đến độ Cha Cafarô dặn Mẹ Giêrađô khóa cửa phòng. .. thế nhưng sáng ra, mở cửa phòng ra và bà thấy trên bàn có dòng chữ: “Mẹ ở lại, con đi làm thánh!”

Cha Cafarô bất đắc dĩ viết giấy giới thiệu Giêrađô cho Cha Lôrensô Antôniô, Bề trên nhà Ðêlicitô như sau: “Xin gửi đến Cha một thỉnh sinh hoàn toàn vô dụng, vì thể lực quá yếu và không làm được việc nặng. Tôi đã không sao khước từ anh ta được. Dù vậy, ở Murô anh ấy được coi là người đạo hạnh.”. ..

Cha G.B. mời gọi cộng đoàn thấy ơn gọi nên thánh là quan trọng hơn cả. Để nên Thánh không phải làm ông này bà kia. .. một khi chúng ta nên giống Chúa Giêsu. Sứ mạng quan trọng nhất, ơn gọi căn bản của mỗi Kitô là nên công chính. Ai khát khao nên công chính được Thiên Chúa cho toại lòng. ..

Sau khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Tôma Trần Quốc Hùng làm phép Bánh Thánh Giêrađô. Bánh Thánh được làm phép được gởi đến cộng đoàn như quà tặng trong ngày khai mạc Tam Nhật mừng Kính Thánh Giêrađô của Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.
 
Trung tâm Fatima Vĩnh Long hành hương kính mẹ Fatima
Người Giồng Trôm
14:35 13/10/2016
TRUNG TÂM FATIMA VĨNH LONG HÀNH HƯƠNG KÍNH MẸ FATIMA

Ngày 12 và 13 tháng 10, tại Trung Tâm Hành Hương Fatima – Giáo Phận Vĩnh Long – đã tổ chức hành hương kính Mẹ nhân dịp mừng 99 năm kỷ niệm Mẹ hiện ra tại Fatima. Chủ đề hành hương lần này được mời gọi tâm tình nhìn đến “Đức Thánh Maria là Nữ Vương và Mẹ của Lòng Thương Xót”.

Xem Hình

Chương trình hành hương đặc biệt này được bắt đầu từ 11 giờ 00 ngày 12 tháng 10.

Khởi đầu cũng như cả buổi chiều hôm nay cộng đoàn dành thời gian đặc biệt để cùng nhau Lần Chuỗi Môn Côi kính Mẹ dưới sự hướng dẫn của quý Cha: Mat. Hiền, Phil. Phong, Jn. Thiện. ..

Và vào lúc 15 giờ, cộng đoàn cùng nhau Chầu Thánh Thể đặc biệt kính lòng Chúa Thương Xót với Cha FX. Nguyễn Văn Việt.

17 giờ, Thánh Lễ đồng tế được cử hành trọng thể. Chủ tế là Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Ông có khoảng hơn hai mươi linh mục trong Giáo Phận.

19 g 00, cộng đoàn cùng lắng đọng trong tâm tình cầu nguyện và hướng lòng lên cùng với 2 Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum trong giờ diễn nguyện.

21 g 30, cộng đoàn cùng nhau kiệu Đức Mẹ cũng như Chầu Thánh Thể.

Đặc biệt vào lúc nửa đêm tức là 0 giờ 00, cộng đoàn cùng tham dự Thánh Lễ. Thánh Lễ này do Cha Giuse Đinh Quang Lục – Hạt trưởng hạt Vĩnh Long chủ sự.

Sau Thánh Lễ, cộng đoàn bước vào giờ nghỉ đêm trong sự quan phòng chở che của Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Ngày hành hương thứ 2 được bắt đầu với giờ kinh sáng, suy gẫm, lần Chuỗi cuhng với nhau.

Đỉnh cao của buổi đầu ngày này là Thánh Lễ.

7 giờ 00, cộng đoàn cùng nghe Cha Phaolô Lưu Văn Kiệu – phụ trách Trung Tâm Hành Hương Fatima Vĩnh Long hướng dẫn cầu nguyện và cùng nhau tham dự giờ diễn nguyện do Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum phụ trách.

Đặc biệt nhất, 9 giờ 00 cộng đoàn cùng nhau tham dự Thánh Lễ tạ ơn do Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long – chủ tế. Cùng đồng tế với Đức Cha Phêrô có khoảng 30 linh mục trong giáo phận.

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Hôm nay chúng ta đứng dưới chân Đức Mẹ để cùng với Mẹ dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa. Cùng với Mẹ, ta chiêm ngưỡng lòng thương xót của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô thương xót con người chúng ta rất nhiều. Ngài thương xót đến độ trước khi chết, Ngài xin Thiên Chúa Cha tha thứ tội lỗi những kẻ đóng đinh Ngài. Lòng Thương Xót của Ngài còn trải đến anh trộm lành. Chúa hứa cho anh trộm lành ngay hôm nay anh sẽ được lên Thiên Đàng với tôi. Cùng với Mẹ, chúng ta chiêm ngưỡng lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa, xin Chúa cho chúng ta thấu hiểu lòng thương xót Chúa để chúng ta noi gương Chúa và sống lòng Thương Xót Chúa để ta sống lòng thương xót đó. Giờ đây. ...”

Trong bài chia sẻ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng chiêm ngắm Đức Mẹ là nhân chứng của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa (kính mời cộng đoàn xem bài giảng của Đức Cha Phêrô https://youtu.be/EnYOrx7XIHs)

Thánh Lễ tạ ơn hôm nay khép lại với phép Lành với ơn toàn xá.

16 giờ 00: Thánh Lễ bế bạc kỳ hành hương kính Đức Mẹ - kỷ niệm 99 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima được cử hành.

Thánh Lễ tạ ơn kết thúc và mọi người lại trở về với đời sống thường nhật của mình. Với ơn Đức Mẹ sau những ngày hành hương và đặc biệt với ơn Toàn Xá, con cái Chúa sẽ vững bước hơn trong cuộc sống với đức tin cũng như hồng ân nhận được.
 
Giáo xứ Phủ Cam Huế kỷ niệm ngày Đức Mẹ Fatima hiện ra
Trương Trí
16:46 13/10/2016
KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA

GIÁO XỨ PHỦ CAM DÂNG TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI KÍNH MẸ

Ngày 13 tháng 10 hàng năm, Giáo Hội kính nhớ ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha cùng 3 trẻ Lucia, Phanxico và Giacinta vào năm 1917 với phép lạ Mặt trời nhảy múa.

Như thường lệ, đúng 12 giờ trưa, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam tổ chức đọc kinh, dâng tràng chuỗi Mân Côi để tôn vinh Mẹ. Mặc dù 12 giờ trưa, giờ nghĩ ngơi và là ngày làm việc, ngoài sự hiện diện của Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến, quí Cha Phó, Hội Đồng Giáo xứ, còn rất đông tín hữu tham dự không thua gì tham dự lễ trọng. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng, vì trong bối cảnh xã hội bận rộn vì mưu sinh, vì công việc mà ai cũng hết lòng yêu mến Mẹ để đến đây tôn vinh Mẹ.

Mở đầu giờ Kinh Mân Côi, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Trưởng ban Phụng vụ của Giáo xứ đọc lại lịch sử về sự kiện Fatima: Ngày 13 tháng 10 là ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần thứ 6 với 3 em Lucia, Phanxico và Giacinta tại làng Fatima, Bồ Đào Nha. Đây là lần Đức Mẹ hiện ra với sự chứng kiến của trên 10 ngàn người, vì trước đó, Đức Mẹ hứa với 3 trẻ. Mẹ của Lucia khuyên em nên đi xưng tội trước vì nếu Đức Mẹ không hiện ra thì sẽ bị người ta giết chết, Lucia quả quyết Đức Mẹ sẽ hiện ra vì Đức Mẹ đã hứa. Ngay từ sáng sớm ngày 13 tháng 10 năm 1917, trong cơn mưa lất phất, đám đông đứng phủ kín ngọn đồi Cova da Iria, nơi Đức Mẹ sẽ hiện đến. Mọi người hướng nhìn về 3 em bé mục đồng áo quần rách rưới và bề bết bùn đất. Mọi người dùng hiệp ý với 3 em dâng lời kinh Mân Côi. Bỗng Lucia hô lớn: xin mọi xếp dù lại. Quay qua 2 em Phanxico và Giacinta cô bảo 2 em quỳ xuống vì Đức Mẹ sắp hiện đến. Cùng với 3 em, mọi người nhìn thấy vệt sáng trên bầu trời. Đức Mẹ nói với 3 em: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi…Ta muốn người ta xây một Nhà Nguyện tại đây để kính nhớ Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày. Đừng xúc phạm đến Chúa nữa.” Đức Mẹ chỉ tay về hướng Mặt Trời. Lucia kêu lên: Xin mọi người hãy nhìn về mặt trời. Lạ lùng thay, ai cũng nhìn về mặt trời mà không bị lóa mắt. Lúc đó mặt trời như một bánh xe khổng lồ cuồn cuộn lửa đỏ, ánh thái dương quay lượn, nhảy múa và toát ra những tia sáng muôn màu sắc. Thình lình từ trên cao, mặt trời sa xuống gần đến mặt đất. Mọi người hoảng hốt, ai ai cũng nằm rạp xuống bãi cỏ và đấm ngực ăn năn, như để chờ đợi giây phút cuối cùng của vũ trụ. Sự kiện xảy ra chỉ trong vòng 2 phút đồng hồ, sau đó mọi sự đều trở lại trạng thái bình thường.

Sự kiện trên đây xảy ra trong thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ I, những làn sóng vô thần chủ trương tiêu diệt tôn giáo, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Phép lạ mặt trời nhảy múa vừa là thể hiện quyền năng của Thiên Chúa, vừa mời gọi mọi người hãy ăn năn sám hối. Thế giới chỉ có thể cứu vãn nếu con người biết hoán cải: đó chính là Sứ điệp mà Đức Mẹ đã không ngừng lặp lại tại Fatima. Mà phương tiện để giúp con người hoán cải là cầu nguyện.

Trước lúc đọc kinh, Cha Quản xứ cùng 2 Cha Phó và đại diện HĐGX dâng hương trước bàn thờ Đức Mẹ. Toàn thể cộng đoàn sốt sắng hơn bao giờ hết cùng nhau dâng lên Mẹ trang chuỗi Mân Côi với suy gẫm 5 sự Thương, tưởng niệm công trình cứu chuộc nhân loại của Chúa Giêsu luôn có Đức Mẹ đồng hành.

Kết thúc giờ kinh với bài ca “Năm xưa trên Sồi…”, Cha Quản xứ ban phép lành cho Cộng đoàn.

Sau đó Ngài mời gọi cộng đoàn tham dự nghi thức làm phép 2 phó tượng Đức Mẹ trước sân Nhà thờ. Trong đó một là tượng Đức Mẹ Sầu bi, Mẹ cùng đồng công với Chúa Giêsu con Mẹ trong chương trình cứu độ. Còn lại là pho tượng Đức Mẹ La Vang do Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang gửi tặng Nhà thờ Chính tòa của Giáo phận. Vì Đức Mẹ La Vang được xem như là biểu tượng của Tổng Giáo phận Huế.

Trương Trí
 
Hành Hương Đức Mẹ TàPao, tháng 10 năm 2016
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
17:10 13/10/2016
Hành Hương Đức Mẹ TàPao, tháng 10 năm 2016

Trong Năm Phụng Vụ, tháng 10 là tháng Mân Côi. Lòng sùng kính của người tín hữu đối với Đức Maria suốt thời gian này mang một tâm tình đạo đức thảo hiếu là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và đến các Trung Tâm Thánh Mẫu cầu nguyện bên Mẹ.

Xem Hình

Từ chiều 12.10, tiết trời mát dịu, từng đoàn người hành hương về bên Mẹ Tàpao. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi”. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên Mẹ.

Cung nghinh Mẹ

Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn – Phaolô Bùi Văn Đọc xông hương thánh tượng Đức Mẹ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, quý linh mục, quý Tu sĩ và hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.

Diễn nguyện Chuỗi Mân Côi.

Các Nữ Tu Dòng MTG Phan Thiết phụ trách chương trình.Với những gợi ý suy niệm giúp cộng đoàn sốt sắng lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng. Mỗi ngắm đều đọc Tin Mừng, gợi ý suy niệm và múa phụ họa và diễn cảnh cùng những lời cầu nguyện dâng lên Mẹ mến yêu.

Sau chuỗi Mân Côi đến phần dâng hoa với 3 ca khúc: Hương Trầm, Khúc hát dâng Mẹ và Tiến dâng lên Mẹ, các Nữ Tu dàn dựng công phu và trình bày thật sốt mến.

Giờ diễn nguyện kết thúc bằng bài thánh ca cộng đồng “Nguồn cậy trông”. Cộng đoàn cùng quỳ gối tôn thờ Thánh Thể

Suy Tôn Thánh Thể

Đức Tổng Phaolô chủ sự giờ chầu phép lành, cộng đoàn cung kính quỳ gối tôn thờ. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể. Sau đó theo danh sách đã đăng ký, các đoàn hành hương tiếp tục chầu Thánh Thể suốt đêm cho đến sáng.

Đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi” kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Âm nhạc và lời kinh hạt hòa nhịp thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, lời ca điệu múa đi vào cõi tâm linh người nghe thấm vào tâm tư máu thịt. Lời ca tiếng hát ấy như những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước nhan Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, hoa bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".

Thánh lễ.

Sáng ngày 13.10, khách hành hương tiếp tục đổ về Tàpao. Hàng mấy chục ngàn người hân hoan tiến lên lễ đài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.

6g30, nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện như xin ơn bình an, xin ơn hoán cải, xin cho gia đình được đoàn tụ, xin cho con cháu thoát khỏi các tệ nạn xìke ma túy, xin cho các phụ nữ mang thai được sinh con, xin cho công việc làm ăn được thuận lợi và xin cho Giáo Hội được bình an hiệp nhất…và dâng lời tạ ơn.

7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Ca đoàn Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết cùng cộng đoàn hòa vang bài ca nhập lễ. Thánh lễ kính Đức Mẹ Mân Côi hôm nay do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc chủ tế và giảng lễ. Đoàn đồng tế có Đức Cha Giuse, cha Tổng Đại Diện Giáo phận Phan thiết, cha Giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang và 83 linh mục trong và ngoài giáo phận.

Mở đầu, Đức Tổng Phaolô gởi lời chào đến Đức Cha Giuse cha Tổng Đại Diện, quý Cha Quản hạt, quý Cha, toàn thể Tu sĩ và anh chị em giáo dân hiện diện. Ngài vui mừng đến dâng lễ kính Mẹ Mân Côi tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao. Ngài mời gọi cộng đoàn sốt sắng hiệp dâng thánh lễ.

Đức Tổng Phaolô Giảng lễ, suy niệm Tin mừng “Truyền tin”.

Anh chị rất thân mến, sáng nay chúng ta cùng nhau cử hành thánh lễ trọng thể mừng Đức Mẹ Mân Côi mà người Công Giáo Việt Nam rất yêu mến vì mỗi ngày đều lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ.

Lễ Đức Mẹ Mân Côi được thiết lập vào năm 1571, ngày mà người Công Giáo chiến thắng người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo tại Lépante. Chúng ta hãy để ánh sáng của Lời Chúa chiếu soi vào tâm hồn của mỗi một người chúng ta, để nhận ra thánh ý của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Lời Chúa trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca tường thuật lại biến cố sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Bà Maria, mời gọi Mẹ Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà”. Đức Mẹ nghe những lời nói đó, có phần bối rối, vì đã quyết tâm giữ mình đồng trinh. Nhưng sứ thần Gabriel nói tiếp: “Thưa Bà Maria, xin đừng sợ vì Bà đã đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu…Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Người sẽ trị vì Nhà Giacóp đến muôn đời, và Triều Đại của Người sẽ vô cùng vô tận”. Bà Maria thưa với sứ thần: “việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”. Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và Quyền Năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được”. Bấy giờ Bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.

Như vậy là ngày hôm nay chúng ta cũng mừng mầu nhiệm “Nhập Thể”: Con Thiên Chúa xuống thế làm người trong lòng trinh nữ Maria. Như lời thư thánh Phaolô gởi tín hữu Galát: khi tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà. Điều lạ lùng chính là người đàn bà này lại là một trinh nữ. Ngôi Hai Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa sinh ra ở trần gian, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa từ. Và để chứng thực chúng ta là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên “Áp-ba, Cha ơi !”

Lời Chúa trong sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lại sự việc các thánh Tông Đồ từ núi Ôliu trở về Giêrusalem, lên phòng tiệc ly, nơi Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể để cầu nguyện cùng với Mẹ Maria và một số phụ nữ khác, chờ đợi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chúng ta có thể coi như đây là cộng đoàn kitô hữu tiên khởi.

Anh chị rất thân mến.

Nhìn thấy cộng đoàn phụng vụ hôm nay, rất đông đảo, rất sốt sắng, tôi có cảm tưởng đây thực sự cũng giống như Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu, chuyên cần trong việc lắng nghe lời giáo huấn các tông đồ, chuyên cần trong việc bẻ bánh, nghĩa là việc cử hành thánh thể như sáng nay chúng ta cùng nhau cử hành tại đây. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em qua lời cầu bàu của Đức Mẹ Tàpao. Amen.

Cuối thánh lễ, Cha Tổng Đại Diện - Phêrô Nguyễn Xuân Anh thay mặt Giáo phận Phan thiết và cộng đoàn hành hương cám ơn Đức Tổng Phaolô, và chúc mừng kỷ niệm 31 năm lãnh tác vụ linh mục của Đức Cha Giuse (26/10/1985 - 26/10/2016). Hai lẵng hoa tươi thắm dâng kính hai Đức Cha với trọn tâm tình hiếu thảo.

Đức Tổng Phaolô làm phép nước và ảnh tượng. Khách hành hương ra về mang theo quyết tâm lần hạt Mân Côi, mang theo ơn lành của Mẹ Tàpao.

Cha GB Trần Văn Thuyết, Quản Hạt Đức Tánh thông báo chương trình hành hương tháng 11. Tại Trung tâm Tàpao này, tối ngày mười hai sẽ có chương trình diễn nguyện với chủ đề “Lòng Thương Xót” và sáng ngày mười ba, Đức Giám Mục Giáo phận Phan thiết sẽ chủ sự thánh lễ tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót để bế mạc Năm Thánh tại giáo phận nhà.

Hẹn nhau tháng 11 cùng về bên Mẹ dâng những tâm tình yêu mến từ trái tim của người con hiếu thảo cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tự diễn biến đến tự tan hàng
Phạm Trần
08:59 13/10/2016
TỪ TỰ DIỄN BIẾN ĐẾN TỰ TAN HÀNG

Lần đâu tiên sau 70 năm có chính quyền trong tay (1946-2016), đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chống tự hủy diệt để tồn tại. Lần này không do kẻ thù từ bên ngoài hay “các thế lực thù địch” do Ban Tuyên giáo chế ra để hù họa người nhát gan mà từ những nội thù sống trong lòng chế độ.

Chúng là những cán bộ, đảng viên, kể cả thành phần lãnh đạo đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” để công khai phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Cũng đã có những người trong hàng ngũ nội thù bỏ đảng, đòi xét lại lịch sử gọi là đấu tranh giành độc lập và chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam của đảng.

Nhiều “nội thù” khác đòi đổi mới chính trị, mở rộng dân chủ, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của dân, đặc biệt các quyền hội họp, lập hội, tự do tư tưởng và báo chí. Họ cũng cổ võ bầu cử tự do và chấp nhận chế độc đa đảng.

Một số khác đã tự lột xác, bỏ đảng sau lưng để ưu tiên phục vụ cho cơm áo, danh vọng và sự giầu sang cá nhân, gia đình, dòng họ và phe nhóm có cùng lợi ích.

Phản ảnh cho tình trạng xuống cấp thê thảm này là lời tự nhận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII), khai mạc hôm 09/10/2016 tại Hà Nội:” Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”

Đáng chú ý là cách nay 4 năm (2012), Khóa đảng XI cũng họp lần thứ 4 để bàn và ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” . Bây giờ, 4 năm sau, chuyện nan giải này không đứng nguyên một chỗ mà đã thụt lùi thêm nhiều bước nên đảng phải cấp thời thảo luận để ra thêm Nghị quyết “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.”

Ông Trọng thừa nhận “Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách.”

Ông nói:” Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.”

Trong Nghị quyết 4 năm 2012, đảng cũng đã bảo:” Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”

Như vậy rõ ràng, công tác chỉnh đốn, xây dựng đảng và giáo dục, rèn kluyện cán bộ đảng viên để thành con người tốt phục vụ dân không được ai nghe.

Những khuyết tật này đã hết thuốc chữa sau 4 nhiệm kỳ đảng (từ VIII đến XI, mỗi nhiệm kỳ 5 năm) nên ông Trọng phài nhắc lại thêm lần nữa cho mọi người biết rằng:”Tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu: "Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này…”

Công tác xây dựng đảng, lần đâu tiên ghi trong “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, ngày 02-02-1999 thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Sau ông Phiêu, đến lượt ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư luôn 2 khoá IX và X trước khi chuyển tay qua ông Nguyễn Phú Trọng, Khóa đảng XI năm 2011, tổng cộng 20 năm ăn tốn tiền dân mà cán bộ, đảng viên vẫn tiếp tục suy thoái đủ mọi thứ thì đảng này có còn xứng đáng cầm quyền nữa không, hay nên đi chỗ khác chơi ?

Những khuyết tật đảng kê ra trong Nghị quyết 4 năm 2012, đến năm 2016 không chỉ còn nguyên mà ngày một nghiêm trọng hơn, đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Hồi đó, đảng đã cho tòan dân biêt :

-“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

-“…Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân….”

-“…. Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ…”

-“Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức …những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh…đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao….”

Bây giờ, sau 20 năm hết chỉnh lại sửa, ông Trọng cũng chỉ biết :”Đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống là thế nào? Những biểu hiện như đã nêu trong Tờ trình, Đề án và Dự thảo Nghị quyết đã đủ rõ chưa, cần phải nhận diện thêm vấn đề gì? "Tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ là thế nào? Mức độ đến đâu? Nguyên nhân là gì? Tác hại ra sao?”

Hội nghị Trung ương 4 năm 2016 kết thúc ngày 15/10/2016 có làm nên trò trống gì không rồi sẽ hạ hồi phân giải. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào lời nói của ông Trọng, trong diễn văn khai mạc ngày 09/20 (2016), thì chả thấy có gì bộc phát cả.

Ông nói:”Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đề nghị các đồng chí đi sâu phân tích, mổ xẻ, làm rõ, chỉ ra đúng căn nguyên, đề ra các biện pháp chữa trị hữu hiệu. Đề án nêu ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Những nhóm giải pháp nêu trên đã chính xác, đủ mạnh và khả thi để làm chuyển biến tình hình chưa? Cần bổ sung thêm giải pháp nào, nội dung từng nhóm giải pháp cần lưu ý thêm vấn đề gì? Những giải pháp nào chúng ta có thể tổ chức thực hiện ngay; những giải pháp cần có thêm quy định, hướng dẫn thì cách thức tổ chức thực hiện thế nào?...”

Đọc qua thì thấy có vẻ như ông Trọng đã nhìn ra nhiều mũi nhọn phải tấn công vào kẻ nội thù. Từ việc phải tìm ra nguyên nhân tại sao lại có tình trạng xoay chiều, đổi gío của cán bộ, đảng viên để tìm thuốc trị cho đến yêu cầu các Ủy viên Trung ương đóng góp ý kiến cho thấy ông Trọng cũng băn khoăn không biết những liều thuốc của Ban Tổ chức đàng đề ra có đủ mạnh diệt căn hay chưa ?

ĐẢNG VÀ QUÂN ĐỘI

Nhưng tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại hoài nghi và thiếu tự tin ? Bởi vì trong Nghị quyết 4 năm 2012, đảng đã quyết :”Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất.”

Nhưng rồi chuyện đâu vẫn còn đó, những kẻ nội thù mà đảng nuôi trong tay áo vẫn nhởn nhơ thách đố quyền uy của Tổng Bí thư.

Hồi năm 2012, đảng chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách :

-“Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.

-Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

-Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”

Đảng cũng đã nói cho mọi người hiểu:”Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất.”

Nhưng có ai biết “một bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu trong số hơn 4 triệu đàng viên không, hay chỉ biết “nhiều lắm” ?

Thế rồi 4 năm sau, nhưng chữ “trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất” cũng bị chìm vào quên lãng. Vào ngày 09/10/2016, mọi người lại được nghe ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Trung ương có thêm Nghị quyết về ”Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ".

Như vậy rõ ràng là trong nội bộ đảng CSVN hiện nay nguy cơ tự tan hàng rã đám đã gắn liền với suy thoái tư tưởng chính trị của đảng viên. Để bảo vệ đảng, Ban Tuyên giáo và Cục Chính trị Quân đội đã tập trung cán bộ vào cuộc cãi lý sự cùn trên nhiều diễn đàn. Họ cho rằng, số người chối bỏ đảng, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh không nhiều.

Trong loạt 5 bài nói về “Phòng, chống nguy cơ ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng-vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta”, báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 07/10/2016 viết:”Hiện đang có những tranh luận khá phong phú về khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhận thức chung về “tự diễn biến” được hiểu là quá trình đấu tranh giữa các mặt tích cực và tiêu cực trong nội tâm cán bộ, đảng viên trước những tác động phức tạp của tình hình đất nước và quốc tế. Trong đó, yếu tố tiêu cực, sai lầm và tư tưởng tư bản chủ nghĩa dần dần tăng lên; yếu tố tích cực, cách mạng, tư tưởng XHCN phai nhạt dần. Đây là quá trình biến đổi từ bên trong chủ thể, đến một thời điểm nhất định, sự biến đổi này sẽ dần chuyển thành hành động của chủ thể. “Tự chuyển hoá” là sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến”. Khi sự biến đổi về chất đã làm thay đổi quan điểm tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, dẫn đến hành động chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.”

Vậy tình hình “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong hàng ngũ những kẻ nội thù của đảng CSVN bây giờ như thế nào ?

Đã có là sự rệu rã, không làm theo chỉ thị đảng, không tin đảng và tìm mọi cơ hội để sống xa đảng. Phong trào được gọi là “học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thoát thai từ “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vẫn được tổ chức nhưng chỉ học cho có lệ từ năm 2007. Thần tượng Hồ Chí Minh, do đảng nhào nặn ra để làm cái phao bảo vệ chế độ , chỉ là một người Cộng sản bảo thủ và giáo điều phản dân chủ. Ông ta chẳng có tiêu chuẩn đạo đức gì để đời phải học, ngoài lời nói không cần hành động để chứng minh. Chỉ riêng chuyện ông có liên hệ với một số Phụ nữ và có con bị đảng bưng bít cũng đủ để bạch hóa cuộc đời không trong sáng của ông.

Chỉ một chuyện này thôi, đảng đã đánh mất niềm tin trong dân huống chi những chuyện to lớn hay tày trời khác.

Vì vậy báo QĐND đã thừa nhận:”Một trong những vấn đề bức xúc trong công tác xây dựng đảng hiện nay là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và đáng lo ngại nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời.”

Đã có nhiếu ý kiến của giới khoa học và lý luận nêu lên trong báo QĐND (07/10/2016) cảnh giác đảng phải cấp thời ngăn chặn các chứng hư tật xấu của cán bộ, nếu đảng muốn tồn tại.

PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng được báo này trích lời nói rằng:” Lúc nào Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng, hủ hóa, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, không lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, lúc đó Đảng sẽ dần xa rời bản chất cách mạng rồi tự sụp đổ ngay dưới chân mình!”

Đúng vậy, những điều ông Nguyễn Trọng Phúc nói đã và đang diễn ra trong nội bộ đảng CSVN. Tất cả những khuyết tật này đã có trong máu của người Cộng sản từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chúng chỉ nổi lên công khai từ khi đảng thi hành chủ trương Đổi mới để hội nhập với Thế giới từ năm 1986.

Ban Tuyên giáo chỉ biết che lấp những thói hư tật xấu này bằng cách đổ tội cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường” là thủ phạm đã hủ hoá những cán bộ, đảng viến thiếu bản lĩnh và mất phẩm chất cách mạng. Nhưng cơ quan tuyên truyền đảng lại quên rằng chỉ có những kẻ có chức có quyền mới có thể tham nhũng và suy thoái đạo đức, lối sống, Nhưng cán bộ cấp nhỏ và người dân thì lấy tiền đâu mà tậu nhà lầu, mua ôtô và thong dong gửi con ra n ước ngòai du học ?

Do đó mà không ai lạ tai khi đọc lời nói của ông Nguyễn Đình Hương trên báo QĐND, rút ra từ kinh nghiệm 53 năm làm công tác tổ chức cán bộ:”Chúng ta đã trải qua 3 cuộc vận động từ “ba xây, ba chống” thời Bác Hồ, rồi Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2, khóa VIII) từ Đại hội VIII, Nghị quyết Trung ương 4 từ Đại hội XI, nhưng việc chỉnh đốn Đảng vẫn chưa thành công như mong muốn. Không thể hô hào mãi mà phải tìm ra nguyên nhân vì sao thất bại? Cũng giống như Đại hội VI về đổi mới, tìm ra nguyên nhân do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì phải xóa bỏ, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Hiện nay, mấu chốt để đẩy lùi "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là công tác cán bộ. Công tác cán bộ mang tính chất đột phá, quyết định; chứ chờ hiệu quả từ công tác giáo dục, vận động thì “rất lâu”. 10 tỉnh, 5 bộ, ngành có thể bố trí sai cán bộ vẫn sửa chữa được khi nằm trong tập thể tốt, nhưng bộ máy thượng tầng kiến trúc lãnh đạo đất nước không thể cho phép sai sót, bởi đó là sự kết tinh từ tinh hoa, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”.

Như vậy rõ ràng là “tình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá" đang gây nhức nhối cho đảng là kết qủa của tình trạng trên bảo dưới không nghe, hay thượng bất chính thì hạ tắc loạn ?

Theo QĐND thì cách nay 5 năm, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề: “Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”

Tứ thắc mắc này, ông Trọng tự hỏi :”Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”.

Rồi cũng QĐND trả lời:”Câu hỏi trên không khó trả lời. Bởi trong số những người giàu lên một cách bất thường ấy, có không ít cán bộ đang nắm những chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, chính quyền các cấp. Cái sự giàu ấy không phải chủ yếu do tài năng, trí tuệ, mồ hôi, công sức họ bỏ ra, mà phần lớn là do lợi dụng vị trí công tác để vun vén lợi ích cá nhân, tìm mọi kẽ hở của pháp luật, lôi bè cánh theo “lợi ích nhóm” để làm ăn thiếu đàng hoàng, khuất tất với mục đích vinh thân, phì gia.”

GẮP LỬA BỎ BÀN TAY

Bên cạnh thực tế này, cái lưỡi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo cũng đã chối biến một thực tế là đã có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân đang chối bỏ chế độ và phủ nhận vai trò lãnh đạo tự khoác vào người của đảng.

Từ chủ trương đánh trống lảng này, báo QĐND, qua lối lý luận rào trước đón sau, đã để lộ kế họach dọn đường cho một cuộc tấn công vào những người đã và đang ly khai đảng và những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền và các nhà báo nhân dân đang lớn mạnh ở trong nước.

Nội dung có chủ tâm của QĐND đã lộ ra khi tiết lộ những biểu hiện của những người bị liệt vào hàng ngũ “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”.

Đọan văn mở đầu như thế này:”Ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể hiện sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, sự hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Giai đoạn hai, biểu hiện ở mức độ thấp của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đối tượng bắt đầu chủ động hơn trong tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu chống đối, những lý luận phản động, bắt đầu thích nghe, thích kể, thích mọi người nói về tiêu cực. Về hành động, đối tượng bắt đầu có các hoạt động câu kết với các phần tử thù địch từ bên ngoài để tiếp tay cho chúng thực hiện hoạt động "Diễn biến hòa bình" và "chuyển hóa nội bộ". Biểu hiện rõ nhất là hoạt động thu thập, tổng hợp tin tức nội bộ ta để chuyển ra nước ngoài, giúp các phần tử phản động, thù địch từ bên ngoài sử dụng trong các hoạt động chống lại ta thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hoạt động quốc tế. “

QĐND đi xa hơn để gán tội “gián điệp” và phản quốc qua lối phân tích nhiều tưởng tượng:”Những đối tượng "tự diễn biến" trở thành những phần tử "hoạt động có tính chất nội gián". Bản chất chính trị của hoạt động này là chống đối song chưa đủ thời gian và chứng cứ để kết luận họ đã là kẻ làm gián điệp cho nước ngoài hay là kẻ phản bội Tổ quốc hay chưa. Giai đoạn ba, là giai đoạn ở mức độ cao của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đối tượng đã hoàn toàn bộc lộ tư tưởng phản động, chống đối, thể hiện rõ tư tưởng chính trị phản động, sẵn sàng đối đầu với pháp luật và hệ thống chính trị. Họ không còn biết sợ hãi trước sức mạnh pháp luật và chính trị. Thậm chí, họ sẵn sàng hành động để làm thay đổi hệ thống chính trị. Họ chủ động tìm đến những phần tử đang "tự diễn biến" để tập hợp lực lượng, hình thành nhân lõi tổ chức ban đầu. Một số kẻ sẽ tự tìm đến các cơ quan đặc biệt nước ngoài để câu kết.”

Chi tiết hơn với chiến thuật “gắp lửa bỏ bàn tay”, báo QĐND chỉ điểm:”Thực tiễn trong Đảng và trong xã hội thời gian qua đã “điểm mặt”, “chỉ tên” một số người như vậy. Ban đầu, họ là những cán bộ, đảng viên được chú ý vì dám phản biện, dám nghi ngờ, dám chỉ ra những điều chưa hợp lý trong nền tảng tư tưởng, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và luật pháp của Nhà nước. Nhưng khi chưa được giải đáp thỏa đáng, họ tự nghiên cứu, tự giải thích và tự cho mình là đúng. Những “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”... được họ xây dựng và phát tán ra cộng đồng trái pháp luật. Dần dần, họ tập hợp lại, thành lập những “hội”, “đoàn” độc lập, tuyên bố thoát ly sự lãnh đạo của Đảng mà thực chất là hình thành những tổ chức chính trị đối lập với mong muốn thách thức, tranh quyền lãnh đạo với Đảng. Con số cán bộ, đảng viên như vậy không nhiều, nhưng điều nguy hại là có cả những người là lão thành cách mạng, là cán bộ cấp cao, là trí thức có tên tuổi. Họ ít nhiều có ảnh hưởng trong xã hội và trong giới trẻ, cho nên những nhận thức và hành động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của họ dễ lây lan, phát tán trong giới trẻ. Khi những đối tượng “tự chuyển hóa” này đã hình thành tổ chức phản động đối lập; việc giáo dục, thuyết phục, cảm hóa họ bằng lý lẽ khách quan là vô cùng khó khăn. Các thế lực thù địch thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” ngay lập tức bắt tay, kết nối, hà hơi, tiếp sức các cá nhân, tổ chức đã ‘tự chuyển hóa” khiến cho công tác đấu tranh làm tan rã tổ chức, chuyển hóa tư tưởng phản động gặp phải vô vàn khó khăn, thử thách.”

Như vậy thì mục tiêu cuối cùng và chính danh của Hội nghị Trung ương 4 là gì

ngoài việc làm công khai ra Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ” ?

Nếu nhìn sâu vào sân sau của báo QĐND và phe Quân đội thì những lập luận của họ về tình hình “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng không đơn thuần chỉ tập trung làm sạch đảng mà còn để nhân cơ hội tóm luôn những ai đã bỏ đảng, đang tìm cách xa đảng và chống quyền cai trị độc tôn của đảng . -/-

Phạm Trần

(10/016)
 
Nỗi thống khổ của loài cá!
Phạm Đình Ngọc SJ
09:01 13/10/2016
Nỗi thống khổ của loài cá!

Từ ngàn xưa loài cá chúng tôi sống rất bình an hạnh phúc. Chúng tôi không chỉ gia tăng sinh nở mà còn siêng năng ăn uống để thân hình mập mạp. Chúng tôi may mắn vì luôn có được môi trường sống tốt để vui vầy bên con đàn cháu đống. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng rất sẵn lòng vui vẻ dâng tặng thân mình cho loài người tùy nghi sử dụng. Loài cá chúng tôi luôn quan trọng trong mỗi bữa cơm của con người! Phần lớn ai cũng thích ăn cá vì thịt chúng tôi vừa thơm ngon vừa bổ rẻ.

Lúc đó, gia tộc loài cá chúng tôi nhiều vô kể. Con người không nỡ tàn sát con cháu chúng tôi. Họ chỉ dùng những con đã tuổi khôn lớn. Chúng tôi hạnh phúc vì thấy lúc nào sông biển ao hồ cũng đầy những cá. Chỉ vài thập niên trước đây thôi, tổ tiên chúng tôi sống vui hơn nhiều, vui vì thấy dòng họ mình mỗi ngày thêm đông khỏe nhờ một môi trường trong lành sạch sẽ. Chao ôi, tiếc là chúng tôi không được hưởng những điều tưởng chừng như tự nhiên ấy.

Thời gian gần đây, không hiểu vì đâu môi trường nước của chúng tôi trở nên ô nhiễm nặng nề. Chất độc vây quanh khiến chúng tôi lở loét bệnh tật. Hàng tấn cá chết phơi thây trên bãi biển, nơi ao hồ và tràn cả ra đường phố. Từng thớ thịt chúng tôi chứa nhiều chất độc mà con người chẳng dám ăn. Cái chết của chúng tôi cũng ảnh hưởng không ít đến đời sống của bà con ngư dân. Hôm trước vì cái chết của chúng tôi mà biết bao người chăm sóc cho chúng tôi đau khổ tột cùng. Cái chết bất ngờ của chúng tôi khiến họ thua lỗ nặng nề. Thử hỏi ai dám mua những con chết vì chất độc, ai dám ăn thịt cá chẳng mấy thơm ngon. Hơn nữa, vì xác cá trôi dạt bờ nên chẳng ai dám tắm biển, vì họ sợ cũng sẽ như chúng tôi: chết dần vì ô nhiễm nguồn nước.

Xin đừng vô tình trách sức đề kháng của chúng tôi quá yếu. Một môi trường hôi thối, với đầy dẫy chất độc vây quanh làm sao chúng tôi thở nổi. Loài cá chúng tôi không có sức mạnh để phản kháng mỗi khi mình bị xâm hại. Có chăng là những tiếng vọng thống thiết của hàng tỉ xác cá đã, đang và sẽ chết tất tưởi vì nạn ô nhiễm môi trường, do con người thiếu ý thức, hay do con người đã vội vàng vì cái lợi trước mắt của đồng tiền mà bỏ qua cái lâu dài. Không chỉ chúng tôi mà những loài thuỷ, hải sản khác cũng bị ảnh hưởng. Các lớp san hô bị đầu độc. Chất độc trong nước sẽ theo dòng hải lưu di chuyển đến nhiều nơi khác. Chúng có thể cũng sẽ đi vào trong nguồn nước sinh hoạt mà con người vẫn dùng. Các loài thực vậy và động vật sẽ bị tác động xấu và hệ sinh thái chắc chắn sẽ mất đi sự cân bằng.

“Xin cho chúng tôi nước sạch để chúng tôi sinh sống và tiếp tục phục vụ con người.” Chúng tôi tha thiết xin lại môi trường trong sạch, để chúng tôi được dâng tặng cho những bữa ăn của con người thêm phần bổ dưỡng. Xin thương chúng tôi, và cho chúng tôi một con đường để tồn tại. Xin xem chúng tôi là bạn thiết yếu trong mỗi bữa ăn của con người. Nếu thịt chúng tôi ngon sạch thì sức người cũng thêm phần cường tráng, nếu chúng tôi chết dần chết mòn thì con người cũng chẳng thể sống vui. Tạo Hoá đã cho phép chúng tôi hiện diện trên đời, thì xin đừng xoá sổ chúng tôi chỉ vì lòng ích kỷ, thiếu hiểu biết hay sự ngạo mạn của con người.

Thôi thì chuyện thương tâm đã xảy ra, chúng tôi chỉ mong con người suy xét lại, nhận ra lỗi lầm và nhanh có phương án tốt khắc phục để mau chóng trả lại cho chúng tôi nguồn nước sạch như thuở nào. Xin hãy bảo vệ chúng tôi! Đổi lại, chúng tôi sẽ dâng tặng những con cá thơm ngon, bổ sạch cho từng bữa cơm của con người.

Chúng tôi, những loài cá cần được xót thương!

Ký tên: Cá thu, cá tra, cá đuối…

Phạm Đình Ngọc SJ
 
Văn Hóa
Chuỗi Mân Côi và đời con
Đình Văn Tiến Hùng
10:10 13/10/2016
CHUỖI MÂN CÔI & Đời con

Chuỗi Mân Côi : Chìa khóa mở cửa Thiên đàng

Ngay từ lúc mới sinh,
Trong đêm vắng một mình,
Ngồi bên con an giấc,
Mẹ nhè nhẹ lời Kinh.

Ngày tháng nằm trong nôi,
Con chưa hiểu được lời,
Tiếng Kinh ru ngày ấy,
Đem dấu ấn vào đời.

Đến khi con lớn lên,
Vọng tiếng chuông êm đềm,
Đôi chân chim nhỏ bé,
Theo mẹ buổi Kinh chiều.

Bước vào tuổi trưởng thành,
Vào đời để mưu sinh,
Con lên đường vội vã,
Trong lời Kinh độc hành.

Khi đến tuổi biết yêu,
Tâm hồn thấy cô liêu,
‘ Kính Mừng ‘ sao lẻ bóng,
‘ Thánh Maria ‘ ấm cúng nhiều.

Con khoác áo chiến chinh,
Giã từ tuổi thư sinh,
Quê Hương trùm lửa khói,
Vang dậy tiếng cầu Kinh.

Đeo ba-lô lên đàng,
Trong gói nhẹ hành trang,
Con mang theo ‘Hộ Mệnh’,
Mân Côi Chuỗi Ngọc Vàng.

Ôi cuôc sống đao binh,
Cận kề với tử sinh,
Con nguyện Kinh cầu khấn,
Cho Đất Nước thanh bình.


Hòa bình nào thấy đâu ?
Những tháng năm đọa đầy,
Trong ngục tù Cộng sản,
Giọt lệ nhỏ Kinh cầu.

Hoàng hôn gác đầu non,
Thân con đã mỏi mòn,
Dâng lời Kinh ước nguyện,
Tổ Quốc và hồn con.

Đêm đêm ngồi lặng bên đèn,
Phù du cuộc sống bon chen với người,
Bao năm trôi nổi một đời,
Câu Kinh xám hối, nghẹn lời ăn năn.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG




 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình
Tấn Đạt
20:22 13/10/2016
MỘT MÌNH
Ảnh của Tấn Đạt
Đứng trước biển, ta thấy mình bé mọn
Ôi bao la trời nước quá mênh mang
Ta ước mình giống như loài cá nhỏ
Vẫy vùng trong làn nước mát đại ngàn
(Trích thơ của Dạ Thế Nhân)
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 15/10/2016: Đưòng Anh Giáo hiệp nhất với Công Giáo còn xa lắm không?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:41 13/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Diễn biến nổi bật trong tuần qua là buổi kinh chiều ngày 5 tháng Mười tại nhà thờ Thánh Grêgôriô trên đồi Celio ở Rôma dưới sự đồng chủ tọa của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô và Tiến Sĩ Justin Welby, Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo.

Kể từ năm 1534 là năm Anh Giáo tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo, thì đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng Công Giáo và Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Cantebury có buổi cầu nguyện chung với nhau một cách công khai.

Trong buổi kinh chiều này hai vị cũng đã ký một tuyên bố chung khẳng định cam kết quyết tâm thực hiện những tiến bộ đại kết.

Sáng thứ Năm 6 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby và một số Tổng Giám Mục Anh Giáo khác cũng đã có cuộc gặp gỡ riêng với Đức Thánh Cha tại Vatican.

Giữa những tin tức lạc quan như thế, nhiều người tự hỏi con đường hiệp nhất Công Giáo và Anh Giáo còn xa lắm không? Chương trình hôm nay xin dành để bàn thảo xung quanh những khía cạnh chông gai của câu hỏi này.

Kitô giáo được truyền giảng tại Anh rất sớm, có lẽ là vào cuối thế kỉ thứ nhất. Nhưng do hoàn cảnh địa lý xung quanh đều là biển cả, Giáo Hội tại Anh được điều hành tương đối độc lập với Giáo Hội Rôma. Thực vậy, guồng máy của Giáo Hội tại Anh đã được thiết lập tại Hội nghị Herford năm 673, trong đó quy định rằng các Giám Mục tại quốc gia này tuân phục quyền lãnh đạo của Tổng Giám mục thành Canterbury. Đức Giáo Hoàng Gregoriô Cả đã phải sai thánh Augustinô sang thuyết phục các tín hữu Anh tùng phục quyền bính người kế vị các tông đồ.

Cuộc ly giáo đã diễn ra vào thời vua Henry VIII, sinh năm 1509 và qua đời năm 1547. Nhà vua muốn “hủy bỏ hôn nhân” với vợ là Catherine để kết hôn chính thức với Anne Boleyn, viện lý do là hoàng hậu không có hoàng tử để thừa kế ngai vàng. Tuy nhiên, yêu cầu này của nhà vua không được Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII phê chuẩn. Nhà vua bực tức về điều này.

Bên cạnh đó, vua Henry VIII cũng nhận thấy những lợi ích chính trị và kinh tế khi ly khai khỏi Công Giáo và thành lập Giáo Hội Anh mà nhà vua là người đứng đầu.

Do đó, năm 1534, với Đạo luật Quyền Tối thượng, vua Henry VIII tự xưng là “Lãnh đạo Tối cao duy nhất trên trần thế” của Giáo Hội tại Anh. Năm 1536, vua Henry VIII đi xa hơn tuyên bố ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo và ban hành một loạt các đạo luật khác như luật giải thể tu viện Công Giáo năm 1542. Luật này mang một số lượng lớn các loại tài sản của các tu viện Công Giáo vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc. Điều này tạo nên các nguồn vật chất lớn lao hỗ trợ cho Giáo Hội mới vừa độc lập trên lãnh thổ nước Anh, dưới quyền cai trị của một quân vương.

Người thiết lập nền thần học đặc thù cho Anh giáo là linh mục Thomas Cranmer. Ông từng sống nhiều năm trên lục địa Âu Châu và chịu ảnh hưởng mạnh của Tin Lành. Vì thế, tuy là linh mục, ông không giữ luật độc thân và kết hôn với một phụ nữ. Thomas Cranmer ủng hộ manh mẽ cuộc ly giáo và được nhà vua phong làm Tổng Giám mục thành Canterbury.

Trong thời trị vì ngắn ngủi của vua Edward VI, con trai của Henry, Cranmer đã thành công đáng kể trong nỗ lực đem Giáo Hội Anh đến gần với Thần học Calvin của Tin Lành.

Trong những thế kỷ kế tiếp, liên tục có những trào lưu đối kháng nhau lúc thì muốn đưa Anh Giáo nghiêng về phía Công Giáo, lúc lại muốn nghiêng về phía Tin Lành. Hệ quả là ngày nay có những giáo xứ Anh Giáo theo xu hướng Tin Lành, và vị coi sóc giáo xứ ấy được gọi là mục sư. Cũng có các giáo xứ theo xu hướng Công Giáo với các nghi lễ gần giống với Công Giáo, thì vị chăm sóc giáo xứ ấy gọi là linh mục.

Anh giáo thường được đồng nhất với Giáo Hội Anh – là Giáo Hội chính thức của xứ Anh Cát Lợi, nhưng trong thực tế, trên bước đường chinh phục các thuộc địa, Anh giáo được truyền bá sang nhiều nước trên thế giới.

Khác với Giáo Hội Công Giáo, Anh giáo không có một thẩm quyền toàn cầu nào được công nhận. Toàn bộ ba mươi chín khu vực của Khối Liên Hiệp Anh giáo đều tự trị, mỗi khu vực tự chọn thể chế và giới lãnh đạo cho mình. Các khu vực này có thể chọn mô hình Giáo Hội quốc gia (như Canada, Uganda, hoặc Nhật Bản), hoặc một nhóm các quốc gia (như Tây Ấn, Trung Phi, hoặc Nam Á).

Triển vọng hợp nhất với Công Giáo càng ngày càng mờ mịt. Có lẽ trong đời chúng ta, chúng ta sẽ không có hy vọng thấy được ngày ấy.

Tuyên bố chung vừa được công bố hôm 5 tháng 10 cũng nhìn nhận các “trở ngại nghiêm trọng” đối với sự hợp nhất giữa người Công Giáo và người Anh Giáo, nổi bật nhất là quyết định của Anh Giáo phong chức cho phụ nữ làm linh mục và giám mục. Bên cạnh đó còn rất nhiều những dị biệt khác.

Về phương diện tín lý,

Anh giáo không tin vào tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Họ cũng không công nhận tín điều Đức Mẹ hồn xác về trời.

Anh Giáo cũng không tin sự đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ với Chúa Giêsu.

Công Giáo tin có luyện ngục để được thanh tẩy sau khi chết, còn Anh giáo thì không.

Công Giáo tin rằng bánh và rượu sau khi truyền phép trở thành mình máu Chúa thật trong Thánh Thể, còn Anh giáo thì không.

Về phương diện luân lý và cơ cấu Giáo Hội,

Công Giáo không cho phép ly dị và tái hôn; nhưng Anh giáo thì được phép.

Vấn đề ngừa thai và phá thai, Anh giáo cho rằng đây là vấn đề riêng tư cá nhân chứ không còn là vấn đề của tôn giáo nữa.

Chỉ có Giáo Hội Công Giáo tin vào ơn bất khả ngộ của Đức Thánh Cha. Ngài không sai lầm khi giảng dậy nhân danh quyền kế vị Thánh Phêrô về các lãnh vực đức tin và luân lý.

Công Giáo tin tưởng Đức Thánh Cha có quyền trên toàn Giáo Hội, còn Anh giáo thì không.

Từ khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2013, ưu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nỗ lực thắt chặt mối liên lạc với các nhóm Kitô Giáo, như vào tháng Hai vừa qua Đức Giáo Hoàng đã gặp Đức Thượng Phụ Giáo Chủ của Nga tại Cuba và trong tháng này Đức Giáo Hoàng sẽ là khách mời của Giáo Hội Lutheran kỷ niệm 500 năm Giáo Hội này được thành lập tại Thụy Điển.

Khả năng hiệp nhất tuy còn xa mờ, tuy nhiên, ý hướng của Đức Thánh Cha là trong khi vẫ còn những dị biệt, Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau vẫn có thể nhìn nhận mình là anh em được thúc đẩy bởi cùng một Tin Mừng để đảm nhiệm cùng một sứ vụ trong thế giới.