Ngày 12-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:50 12/10/2014
GIẢO HOẠT DÂNG CÚNG
N2T

Có một nông phu hứa với thượng đế rắng nếu làm thành công một việc nào đó, thì ông ta sẽ đem trâu trong nhà dâng cúng cho thượng đế.
Nhưng khi lời cầu nguyện đã ứng nghiệm, thì người nông phu ấy lại hối hận.
Ông ta vắt óc suy nghĩ tìm một phương pháp giảo hoạt gian dối, nào đó, ông ta dắt con trâu đến chợ, dán lên một tờ bố cáo:
- “Chỉ bán trâu hai trăm đồng, nhưng ngay cả con gà bên cạnh cũng phải mua, mà gà thì bán hai vạn đồng”.
Sau cùng cái mà ông ta dâng cúng cho thượng đế là chỉ có hai trăm đồng bạc nhỏ.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")

Suy tư:
Của lễ đền tạ dâng hiến đẹp nhất mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa chính là tâm hồn khiêm hạ và thống hối, chứ không phải của cải vật chất và lời hứa gian xảo che mắt Ngài.
Có một vài người Ki-tô hữu hứa với Chúa rằng: nếu Chúa cho qua khỏi cơn bệnh nặng này, thì sẽ làm mọi cách để rao truyền Phúc Âm, nhưng khi được lành bệnh thì thay vì rao truyền Phúc Âm với lòng khiêm tốn, thì họ lại rao truyền sự chia rẻ trong Giáo Hội vì mục đích bè phái, rao truyền sự phỉ báng các vị chủ chăn của dân Chúa và của họ, vì mục đích làm nhục các ngài để thỏa lòng kiêu căng của họ...
Gây chia rẻ trong Giáo Hội, phỉ báng sỉ nhục các vị chủ chăn trong Giáo Hội (dù với mục đích gì) thì cũng không thể nói là rao giảng Phúc Âm với tư cách ngôn sứ.
Có thể giảo hoạt lửa dối con người, nhưng không thể giảo hoạt lừa dối Thiên Chúa được.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch từ tiếng Hoa và viet suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:52 12/10/2014
N2T

8. Không có gì có thể cảm hóa người cho bằng lòng nhân ái khoan dung, bởi vì lòng nhân ái khoan dung và lương thiện giống như đèn và dầu, nhân ái khoan dung là dầu của sự lương thiện, cho nên nó là ánh sáng soi người.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về Gia Đình: Các phát biểu của giáo dân
Vũ Văn An
03:54 12/10/2014
Điều đáng chú ý trong THĐ lần này là hầu hết các phát biểu của các Nghị Phụ không được chính thức công bố mà chỉ được tóm lược một cách ẩn danh bởi các nhân viên trong văn phòng TTK của THĐ. Nhưng các phát biểu của các dự thính viên giáo dân thì lại được công bố nguyên văn với lời giới thiệu rất trang trọng của các Chủ Tịch Thừa Nhiệm luân phiên. Thứ tự các bài phát biểu đã trình trước cho văn phòng tổng thư ký trước này cũng có nhiều ý nghĩa, với “phát súng khá điếc tai” mở màn của ông bà Pirola, Úc Đại Lợi. Trong hai bài trước (Vietcatholic ngày 7 và 8 tháng Mười), chúng tôi đã tường trình các phát biểu của ông bà Pirola, và của ông bà Campos, Phi Luật Tân, nay xin tiếp tục phiên dịch và đăng tải các bài phát biểu còn lại (đánh số từ 3)

3. Chứng từ của Ông Bà Jeffrey Heinzen, Giáo Phận La Crosse, Hoa Kỳ

Phiên họp chung thứ tư của THĐ đã diễn ra với sự hiện diện của Đức GH Phanxicô ngày 8 tháng Mười và dưới sự chủ tọa luân phiên của Đức HY Luis Antonio Tagle của TGP Manila, Phi Luât Tân. Trong phiên họp này, THĐ đã nghe bài trình bày của Ông Bà Jeff và Alice Heinzen thuộc Giáo Phận La Cross, Hoa Kỳ.

Theo lời giới thiệu của Đức HY Tagle, Ông Heinzen là chủ tịch Hệ Thống Trường Công Giáo McDonnell, trực thuộc Hội Hiệp Sĩ Columbus và là giám đốc Văn Phòng Hôn Nhân và Đời Sống Gia Đình của Giáo Phận La Cross. Vợ Ông, Bà Alice là phối trí viên Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên của cùng Văn Phòng vừa kể. Ông Heinzen có cao học khoa học về Phục Hồi Chức Nghiệp và cử nhân văn chương về Tâm Lý Học. Bà Heinzen có cao học khoa học về Huấn Luyện và Phát Triển và cử nhân khoa học về Giáo Dục Thể Lý. Bà cũng là thành viên của Hội Đồng Kế Hoạch Hóa Gia Đình của HĐGM Hoa Kỳ và của Hiệp Hội Toàn Quốc Các Thừa Tác Viên Đời Sống Gia Đình Công Giáo.

Văn Phòng Hôn Nhân và Đời Sống Gia Đình của Giáo Phận La Crosse phụ giúp Đức Giám Mục trong việc trợ giúp các linh mục và các giáo xứ thuộc 19 quận hạt phía tây Wisconsin trong việc chuẩn bị hôn nhân xa, gần và cận kề và chăm sóc mục vụ cho các cặp đã kết hôn qua các dịch vụ như phong phú hóa, hướng dẫn và cố vấn hôn nhân Công Giáo. Văn Phòng hợp tác với Văn Phòng Giáo Lý và Phúc Âm Hóa để cổ vũ một nền giáo lý thấu đáo về các bí tích khai tâm: Rửa Tội, Thánh Thể và Thêm Sức. Văn Phòng này cung cấp tín liệu làm cha mẹ với loạt bài Dạy Cách Thức Yêu Thương và Trang Mạng Vị Thế Cha Mẹ. Thêm vào đó, Văn Phòng còn hợp lực trong việc bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, cổ vũ và cung cấp dịch vụ Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên và cung cấp hỗ trợ cũng như huấn luyện cho các giáo xứ thuộc Thừa Tác Vụ An Ủi.

Sau đâu là bài phát biểu của Ông Bà Heinzen.
***
"Hôn nhân, Hành Trình Suốt Đời của Yêu Thương Chân Chính”

Chồng con với con tự hỏi mình câu hỏi này “Cha mẹ chúng con đã sống cuộc sống của các ngài ra sao trong tình nghĩa vợ chồng khiến chúng con được dẫn tới chỗ như ngày nay, được là những người Công Giáo kết hôn tràn đầy niềm tin?”

Nhờ suy nghĩ, chúng con nhận ra rằng chứng tá của cha mẹ chúng con biểu lộ kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và đời sống gia đình trong các hành động thường ngày của các ngài. Con có nhiều ký ức đáng yêu về việc tham dự các cuộc Rước Kiệu Mình Thánh tại khu xóm và thói quen ba con dậy sớm đi làm để có giờ tham dự Thánh Lễ hàng ngày. Trong tháng Năm, con nhớ gia đình con đọc kinh Mân Côi. Con còn nhớ những nụ hôn trìu mến cha mẹ con thường xuyên trao cho nhau một cách sẵn sàng. Chúng con quỳ bên giường mỗi đêm cầu xin sự che chở và chúc phúc cho gia đình chúng con. Mỗi Chúa Nhật, chúng con tham dự Thánh Lể cả gia đình, rồi từ Nhà Thờ, chúng con đi thăm thân nhân họ hàng. Ngoài những điều này ra, chúng con có thể thêm điều này nữa là mẹ chúng con thường nhắc nhở chúng con phải luôn yêu mến anh chị em mình, phải có những cử chỉ tốt nhất đối với nhau, và để dành mấy xu giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Căn nhà của chúng con là trường dạy yêu thương và nhân đức và cha mẹ chúng con là những nhà giáo dục đầu hết.

Cha mẹ chúng con là chứng nhân trung thành của niềm vui và vẻ đẹp trong kế hoạch Thiên Chúa dành cho tình yêu và sự sống. Bất hạnh thay, không những trong các lượng giá của chúng con về nền văn hóa đương đại, nhưng còn do các kinh nghiệm mục vụ của chúng con, chúng con biết: nhiều người trẻ không gặp được chứng tá của tình yêu vợ chồng như chúng con đã được gặp. Do đó, quá nhiều giới trẻ đã lớn lên trong những gia đình bị đổ vỡ vì ly dị hay không có cảm nghiệm gì về cha mẹ kết hôn do những vụ thai nghén ngoài hôn nhân. Như một số nhà khoa học xã hội từng mô tả, chúng con đã bước vào một thời đại trong đó cấu trúc gia đình bị thu nhỏ. Điều này trầm trọng hơn một cuộc khủng hoảng. Chúng con xin trích dẫn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “vai trò của cha mẹ trong tư cách nhà giáo dục có tính quyết định đến nỗi ít có điều gì có thể bù trừ cho sự thất bại của họ trong lãnh vực này”. Các nghiên cứu xã hội học chứng thực cho vấn đề này và tín liệu trong Tài Liệu Làm Việc đã xác nhận nó. Con cái được dưỡng dục mà thiếu cái phúc có cha mẹ kết hôn, những người tạo lập một mái ấm được sinh động hóa bởi yêu thương và đức tin, chắc chắn phải lao đao lắm mới tin tưởng vào Chúa và người lân cận của mình. Làm sao họ tạo được những cuộc hôn nhân mãn đời?

Giáo phận của chúng con tại Hoa Kỳ không khác gì các giáo phận khác trên thế giới. Chúng con vốn chứng kiến con số hôn nhân giảm dần hàng năm và tỷ số sống chung gia tăng. Chúng con chứng kiến con số rửa tội bớt dần đều đặn. Chúng con thấy người trẻ trở thành mồi cho nền văn hóa hưởng lạc đầy mù mờ. Chúng con biết con số đếm không xuể những người trưởng thành ly dị tham gia các cộng đồng đức tin khác vì họ cảm thấy họ không được Giáo Hội Công Giáo chào đón. Và lòng chúng con nhói đau đối với những cha mẹ đơn lẻ đang lao đao trong việc chăm sóc con cái. Giống như qúy vị, chúng con cố gắng tìm ra những cách thế đơn giản hơn, hữu hiệu hơn để chia sẻ tốt hơn các ơn phúc trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình.

Tài Liệu Làm Việc đưa ra nhiều chương trình mục vụ nhằm cố gắng giải quyết các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới hôn nhân và đời sống gia đình. Đáng buồn thay, các cố gắng này không tương ứng với mức độ lớn lao trong các thách đố văn hóa đang đặt ra trước chúng ta. Chúng ta phải triển khai nhiều phương pháp mạnh mẽ và có tính sáng tạo hơn để chia sẻ sự thật nền tảng này: hôn nhân vốn là một hồng phúc thần linh do Thiên Chúa ban, chứ không phải chỉ là một định chế do con người làm ra. Điều này buộc chúng ta phải xem sét các phương pháp nhờ đó chúng ta giáo dục con cái về bản chất tính dục con người và ơn gọi hôn nhân. Khi nói đến ơn Chúa gọi để phục vụ, hôn nhân phải được bao gồm trong mọi chương trình nhằm thăm dò ơn gọi. Và, nó cũng nên thúc đẩy ta tự hỏi phải làm thế nào để cung cấp được một nền chăm sóc hậu hôn nhân có thể giúp các cặp vợ chồng thâm hậu hóa mối liên hệ của họ. Do đó, chúng ta nhìn vấn đề trước mắt không như một cuộc khủng hoảng đức tin, mà đúng hơn, như một cuộc khủng hoảng phương pháp học. Làm thế nào để chúng ta, như một Giáo Hội, có thể chia sẻ cách hữu hiệu điều chúng ta biết là sự thật, một cách thực tiễn, đơn giản và thuyết phục, để mọi người nam nữ được thúc đẩy và nâng đỡ trong việc sống cuộc hôn nhân mãn đời và xây dựng mái ấm phản ảnh Giáo Hội tiểu gia?

Trong tất cả mọi việc đặt kế sách cho mục vụ, chúng ta phải nhớ rằng “với Chúa, không điều gì là không thể làm được” (Lc 1:37). Chúng ta có thể tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng đã được nhận diện. Chúng ta hãy mở tâm trí ra cho Chúa Thánh Thần để Thánh Ý Thiên Chúa được thể hiện.

4. Lời phát biểu của Bà Jeannette Toure, Bờ Biển Ngà, Phi Châu

Hồi 9 giờ sáng ngày 9 tháng Mười, 2014, tại Phòng Họp của THĐ, phiên họp chung thứ năm đã diễn ra theo trình tự của Tài Liệu Làm Việc. Hôm nay, THĐ bàn thảo Phần II, Chương 2: “Các Thách Đố Mục Vụ về Gia Đình” qua 4 chủ đề: a) Cuộc Khủng Hoảng Đức Tin và Đời Sống Gia Đình; b) Các Hoàn Cảnh Khủng Hoảng Bên Trong Gia Đình; c) Các Áp Lực Bên Ngoài Đối Với Gia Đình; d) Một Số Hoàn Cảnh Đặc Thù.

Phiên họp được mở đầu với lời trình bày ngắn ngủi của Chủ Tịch Thừa Nhiệm luân phiên, Đức HY Raymundo Damasceno Assis, TGM của Aparecida, Ba Tây. Sau đó, Đức HY Chủ Tịch giới thiệu Bà Jeannette Toure, chủ tịch toàn quốc Hiệp Hội Phụ Nữ Công Giáo Bờ Biển Ngà, Phi Châu, người vốn kết hôn với một người Hồi Giáo, lên phát biểu.

Trong lời trình bày của ngài, Đức HY Assis nói rằng: trong một Giáo Hội mà Đức Thánh Cha không ngần ngại ví như một “bệnh viện dã chiến sau trận đánh” (La Civilta Cattolica, August 2013), chúng ta muốn đi ra ngoài, trong tư cách mục tử, để gặp gỡ nhiều gia đình đang gặp khủng hoảng ngõ hầu đem lại cho họ một câu trả lời được Tin Mừng của lòng xót thương gợi hứng.

Thứ hai, chúng ta không thể làm ngơ nhiều hoàn cảnh khủng hoảng trong đời sống gia đình, do các nhân tố bên trong và bên ngoài tạo ra. Tài Liệu Làm Việc liệt kê các nhân tố bên trong: khó khăn giao tiếp và thông đạt giữa các thành viên gia đình (số 64), giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái và giữa anh chị em với nhau; sự phân mảnh và tan rã (số 65), do ly dị hay ly thân gây ra, hay do nhiều hoàn cảnh khủng hoảng khác, đi từ thực tại gia đình mở rộng với nhiều liên hệ đa phương có tính pha mình tới các cuộc kết hợp thực tế (de facto), và nhiều hình thức khác vốn đòi ta phải chú ý và thực thi bác ái mục vụ; các hình thức bạo hành khác nhau trên bình diện tâm lý, thể lý và tính dục có hại cho phụ nữ và trên hết cho trẻ em vốn chất vấn không những xã hội mà cả Giáo Hội nữa (các số 68-69). Với mọi thực tại này, Giáo Hội muốn cung hiến câu trả lời thoả đáng đối với thời đại ta.

Thứ ba, chúng ta không muốn niềm vui sống bị dập tắt bởi việc không tôn trọng và bạo lực (xem Niềm Vui Tin Mừng, số 52) gây ra bởi các áp lực bên ngoài đối với gia đình, như ảnh hưởng của việc làm đối với gia đình (các số 70-71), hiện tượng di dân (số 72), sự nghèo đói và tranh đấu sống còn (số 73), chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân (số 74), các phản chứng từ trong Giáo Hội (số 75).

Sau hết, ta không thể quên nhiều hoàn cảnh đặc thù khác như mong chờ có tính áp chế của xã hội đối với cá nhân (số 76), tác động của chiến tranh (số 77), khác nhau về tín ngưỡng (số 78) và nhiều thực tại khác (số 79).

Rồi Đức Hồng Y Assis giới thhiệu bà Toure: "vì lưu tâm tới các dấu chỉ thời đại, chúng ta mốn được lắng nghe chứng từ của Bà Jeannette Toure, Chủ Tịch Tòan Quốc Hiệp Hội Phụ Nữ Bờ Biển Ngà. Thực vậy, từ Phi Châu, lục địa vĩ đại này, trong đó hiện một phần đáng lưu ý Dân Chúa đang sinh sống, tiếng nói dân nghèo đã được gióng lên, và chúng ta, được Tin Mừng của lòng thương xót và tình yêu đối với người khác hướng dẫn, muốn được lắng nghe tếng kêu của những người tìm kiếm công lý.

Bà Jeannette Toure:

Kính thưa qúy Đức Hồng Y, qúy Đức Giám Mục, Thưa Quý Cha, Qúy Dì,

Thưa qúy bạn dự thính viên Phiên Họp Toàn Thể Đặc Biệt Lần Thứ Ba của Thượng Hội Đồng Giám Mục,

Đối với Kitô hữu chúng ta, điều hiển nhiên để nói là: chính Thiên Cúa đã nẩy sinh ý niệm gia đình và khi làm như vậy, Người ban cho chúng ta một vài nguyên tắc bằng chính lời Người liên quan tới cấu trúc của nó, cũng như vai trò mỗi thành viên phải đóng. Do đó, đối với con, dường như là điều hợp lý khi nghĩ rằng Người đã tự đặt mình vào chỗ tốt nhất để chỉ cho thấy các gia đình phải vận hành ra sao để tránh các hố thẳm có thể tiêu diệt mình. Dù sao, vấn đề cũng đáng ta lưu ý.

Gia đình là gì, hay đúng hơn, phải chăng ta vẫn có thể nói tới gia đình ở số ít?

Câu hỏi đáng được nêu ra khi ta biết rằng thời ta, gia đình hiện đại bị đánh gục bởi cảnh gia tăng con số ly dị, thất bại hôn nhân, gia tăng con số trẻ em sinh bên ngoài hôn nhân. Phải nói gì đây, khi ta thấy quanh ta thật nhiều các kiểu mẫu gia đình cực kỳ đa dạng: gia đình với cha hay mẹ đơn lẻ, gia đình “cạp” lại (re-constituted), gia đình với nhiều hình thức trung thành tiếp nối nhau (successive fidelities), gia đình tan vỡ, cộng đồng các gia đình, các gia đình đồng tính… Có phải đây là thứ gia đình như lòng Chúa muốn không?

Sự thực, gia đình như lòng Chúa muốn và yêu thương, chỉ là thứ gia đình phải là “Người đã dựng nên họ có nam có nữ, để sinh hoa trái, làm tràn đầy thế giới và được hạnh phúc (St 1:27). Và với tước hiệu này, gia đình phải là hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, bất kể họ hiện diện ở đâu. Đối với chúng con, trong những cuộc hôn nhân hỗn hợp, chủ đề này “Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa” lại càng quan trọng hơn nhiều khi áp dụng vào thực tế của chúng con: làm thế nào để một người đàn ông, theo Hồi Giáo, và một người đàn bà, theo Công Giáo, trong hơn 52 năm qua đã yêu nhau, và tiếp tục yêu nhau cho tới ngày nay, trở thành chứng tá của Tin Mừng cho con cái họ, cho khu xóm họ, cho bằng hữu của họ, cho các cộng đồng tôn giáo khác?

Chúng con muốn chứng tá đời sống của chúng con trở thành một đóng góp cho chủ đề trên: 52 năm chung sống trong khoan dung, tôn trọng hỗ tương các niềm tin của nhau, nâng đỡ nhau, giáo dục con cái theo Kitô Giáo (tất cả đều chịu phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo với sự thỏa thuận của chồng con), tất cả những điều này trong khi tiếp nhận được nhiều niềm vui do Chúa ban và trong khi giữ vững hy vọng trước nhiều nỗi khó khăn. Từ cuộc phối hợp này, chúng con được 5 đứa con và 6 đứa cháu: với tất cả, chúng con vun xới lòng kính trọng người khác dù dị biệt và đem lại niềm tin cho chúng.

Con cám ơn chồng con, người đã chấp nhận việc đó, tức việc tất cả các con của chúng con đều là người Công Giáo. Đến lượt chúng, chúng cũng cố gắng trở thành những người đem Tin Mừng tới những người xung quanh. Gia đình, nhất là gia đình Phi Châu, có nhiệm vụ làm chứng cho đức tin của mình ở giữa đời và ở khu vực xung quanh. Cũng là một thách đố khi ta ý thức được sức mạnh của truyền thống. Các chọn lựa và quyết định của ta phải giúp người xung quanh hiểu biết hơn, chấp nhận và yêu mến Thiên Chúa hơn.

Đứng trước những kiểu mẫu không luôn luôn chói sáng, ta nên quả quyết rằng điều tốt nhất là tìm hạnh phúc của từng người và của mọi người và rằng vì gia đình là nơi của những hoài mong lớn lao, nên thế giới cần có những kiểu mẫu cho gia đình, cũng như cho nhiều bình diện khác. Do đó, đứng trước đủ thứ đe dọa đang đè nặng lên gia đình, đối với con, điều xem ra khẩn cấp là các gia đình phải trở về với sứ mệnh của mình để biết rằng:

* Gia đình là nơi người ta là chính mình, bỏ hết mặt nạ mà không bị phê phán; là nơi người ta học tự tin nhờ cái nhìn đầy khâm phục nhưng đồng thời sáng suốt của cha mẹ dành cho con cái. Nó là nơi người ta sống tình yêu hàng ngày, nơi người ta thoát được cô đơn, nơi người ta học chia sẻ, lớn lên trọn vẹn.

* Gia đình là nơi người ta học sống cuộc sống xã hội trong hòa nhã và là nơi họ thực tập các dị biệt; là nơi người ta chuyển giao các giá trị. Vì gia đình cổ vũ thông đạt giữa các thành viên để trở thành nơi biểu lộ, đúng hơn, phải biểu lộ, tình yêu và sự âu yếm của cha mẹ.

* Qúy vị chắc hẳn biết rằng việc xây dựng một gia đình cần sự dấn thân quảng đại của các người phối ngẫu vào công việc kỳ diệu này, một thách đố được phát động trong thời gian bằng quyết định sống trung thành, sống yêu thương, không nhìn lại và, bằng cách biết sử dụng các phương tiện để sống trung thành, không chỉ ước mơ sự lớn mạnh và tiện nghi cho riêng mình.

* Cũng thế, qúy vị sẽ thấy rằng các gia đình mà các ranh giới không rõ ràng, nơi người ta làm bất cứ điều gì họ muốn và chỉ nghĩ tới mình trước nhất, sẽ không bao giờ tiến xa, giống hệt các gia đình chuyên chế, tức các gia đình tự cho mình là đủ.

Sự thực là đối với các gia đình ngày nay, vấn đề là dấn thân phục vụ thành phố, gia nhập các hiệp hội, bước vào liên hệ với Thiên Chúa. Và đây là toàn bộ thách đố mà ta phải cùng nhau làm cho nổi bật.

Xin cám ơn qúy vị!

Còn tiếp
 
Kobane: Biểu tượng thời đồ đểu
Đặng Tự Do
07:10 12/10/2014
“Lòng tham lam, bất bao dung, ham hố quyền lực.. đó là những động lực thúc đẩy đi tới quyết định chiến tranh, và những động lực ấy thường được biện minh bằng một ý thức hệ. Nhưng trước tiên có một sự ham mê, một động lực sai trái và ý thức hệ chỉ là một hình thức để biện minh. Ngay cả khi không có ý thức hệ nào hết, thì có ngay câu trả lời của Cain: ‘Có hệ gì tới tôi đâu?’, ‘Tôi đâu có phải là người canh giữ em tôi?’…Trên cổng vào nghĩa trang này, phất phới khẩu hiệu chế nhạo của chiến tranh ‘Có hệ gì tới tôi đâu?’” (Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 13 tháng 9 năm 2014 tại nghĩa trang quân đội Redipuglia).

Những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về thế chiến thứ nhất, đáng buồn thay vẫn đúng ngay trong những ngày này khi hàng triệu người trên thế giới khóc thương cho người dân Kobane xấu số, cho một thành phố Kobane là một thí dụ điển hình cho thứ chính trị đểu giả và trâng tráo nhất trong thế giới ngày nay, nơi hàng chục ngàn người đang là nạn nhân sát tế cho những lợi lộc, và những kế hoạch địa lý chính trị của bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất nhân và cả những bọn lãnh đạo bất lương trên thế giới.

Kobane là thành phố thuộc Syria nằm sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, sát đến mức đứng bên này phần đất Thổ, người ta có thể quan sát tỏ tường chiến sự đang diễn ra chỉ cách đó vài trăm thước.

Xe tăng quân Thổ chỉ cách Kobane vài trăm thước


Từ ngày 15 tháng 9, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã mở cuộc tấn công rầm rộ bằng 3 mũi tiến công chính Nam, Đông Nam và Tây Nam với hơn 4000 quân được liên tục tăng viện và sự hỗ trợ của một lực lượng đông đảo hơn 30 xe tăng – cả xe tăng Mỹ tịch thu được của quân Iraq lẫn xe tăng Nga tịch thu được của quân chính phủ và quân nổi loạn Syria. Chỉ trong 24 giờ đầu tiên, bọn khủng bố Hồi Giáo càn quét qua một vùng lãnh thổ rộng lớn. Hơn 100 làng mạc lọt vào tay chúng.

180,000 dân lành vô tội hốt hoảng bỏ nhà cửa chạy sang biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi một lần nữa họ bị quân Thổ mắng nhiếc hạ nhục. Kỹ sư Ekram, một cư dân Kobane nói với Vanessa Altin của tờ Daily Record của Tô Cách Lan [1]: "Sau khi chôn cất các thi thể những người thân, tôi chạy trốn với gia đình sang Thổ Nhĩ Kỳ. Khi chúng tôi vượt qua biên giới các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ chế giễu và sỉ nhục chúng tôi. Họ gọi chúng tôi là ‘thứ dân ngu ngốc’ và ‘đồ lừa’. Họ dường như ghét chúng tôi hơn họ ghét bọn IS."

Nhưng Ekram cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ phải cẩn thận “Tôi biết Thổ Nhĩ Kỳ ghét người Kurd. Nhưng nếu cuối cùng họ là hàng xóm với IS, thì còn tồi tệ hơn.”

Hào quang chiến thắng vang dội của quân khủng bố Hồi Giáo IS, thứ hào quang đã thu hút một con số hàng ngàn thanh niên Hồi Giáo sống tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước Châu Âu gia nhập vào đội quân thánh chiến của chúng đã sứt mẻ vì vấp phải một sự chống trả quyết liệt của người Kurds, những người cầm cự với một quân số ít hơn 30 lần, trong đó một số lớn lại là những phụ nữ “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh”, với những vũ khí thô sơ hơn nhiều.

Chiến binh người Kurds tại Kobane, một số đông là phụ nữ


Tại sao các chiến binh người Kurds đã không bỏ chạy? Họ có đủ thời gian để tháo chạy như quân Iraq tại Mosul. Nhưng họ đã không chạy và quyết định cầm cự với quân khủng bố Hồi Giáo IS với một hy vọng mong manh cái gọi là “cộng đồng quốc tế”, là “liên quân chống khủng bố Hồi Giáo” sẽ giúp họ.

Vương quốc của người Kurds – The Kingdom of Kurdistan - xưa kia là một vùng rộng lớn bao gồm nhiều phần lãnh thổ mà ngày nay thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Iran, Armenia, và Azerbaijan. Bị Đế Quốc Ottoman sát nhập nhưng họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc và không bị đồng hóa. Ngày nay, 18% dân số Thổ Nhĩ Kỳ xưng mình là người Kurds. Con số ấy là 17% ở Iraq, 10% ở Iran, 15% ở Syria tức là 1,9 triệu người và vài chục ngàn người tại hai nước Armenia, và Azerbaijan.

Sau khi Saddam Hussein bị lật đổ tại Iraq, người Kurds tại Iraq được tự trị trong một vùng lãnh thổ ở miền bắc nước này với thủ phủ là Erbil.

Trong khi đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ, đảng công nhân Kurdistan, gọi tắt là PKK, là một tổ chức vũ trang được hình thành từ năm 1978 với chủ trương dành quyền tự trị từ tay người Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là một tổ chức khủng bố, Nato, Hoa Kỳ và một vài nước phương Tây có quan hệ chặt chẽ với Ankara cũng xếp PKK vào hàng các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, ngay cả một số nước phương Tây không ưa Thổ Nhĩ Kỳ như Anh quốc, Hy Lạp, Đảo Síp, Iran và Iraq cũng có những thời điểm ủng hộ PKK.

Sau một cuộc chiến giằng dai không đi đến đâu kéo dài từ ngày 15/8/1984 đến ngày 21/3/2013 trong đó ít nhất 45,000 người của cả hai bên bị thiệt mạng, PKK ký hiệp ước đình chiến và rút quân sang vùng lãnh thổ của người Kurd Iraq.

Trong cuộc nổi dậy Ả rập, người Kurds tại Syria thành lập quân đội riêng gọi là Các Đơn Vị Bảo Vệ Người Dân, gọi tắt là YPG và ngày 19 tháng 7, 2012 lực lượng Kurds tại Syria chiếm được thành phố Kobane và sau đó là các thành phố khác như Cizîrê, và Efrîn.

Mơ ước tái lập lại đất nước của người Kurds mạnh đến mức họ không thể bỏ chạy khỏi Kobane như quân Iraq đã từng tháo chạy khỏi Mosul trước sức tiến công vũ bão của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Đối với người Kurds, mất Kobane là mất đi mơ ước ngàn đời tái lập lại đất nước của họ.

Dưới mắt giới quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurds chiếm Kobane hay quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm Kobane đều là hai cái xấu. Người Kurds ở Kobane, cách biên giới Thổ có mấy trăm thước, sẽ là căn cứ địa cho các hoạt động đòi tự trị của người Kurds ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nền hòa bình mong manh họ đạt được từ ngày 21 tháng 3 năm ngoái có khả năng đổ vỡ. Quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng nguy hiểm nhưng có lẽ đỡ nguy hơn người Kurds vì nếu phải chống IS, họ không cô đơn, họ có cả liên quân, có cả Nato và “cộng đồng thế giới”.

Bình luận về cuộc chiến tại Kobane, biên tập viên Jonathan Marcus của BBC trong bài “Saving Kobane from IS needs more than air strikes – Cứu Kobane khỏi tay IS cần nhiều hơn những cuộc không kích” [2] nhận xét rằng “Chuẩn tướng Ben Barry, nhà phân tích chiến tranh trên bộ tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS) ở London ghi nhận rằng IS thường bắt đầu cuộc tấn công với một lực lượng pháo binh đáng kể - nhiều ngày dập pháo, bắn phá bằng súng cối, và xe tăng” người ta tự hỏi tại sao một lực lượng pháo binh và xe tăng hùng hậu của quân khủng bố Hồi Giáo IS lại có thể tập kết tại Kobane mà trong nhiều ngày đã không bị phi cơ liên quân cản trở? Những chiếc xe tăng, những cỗ pháo lù lù như vậy chẳng phải là những mục tiêu dễ tấn công nhất sao? Hay lại có những dàn xếp, giằng co bên trong hậu trường?

Đêm thứ Năm 2/10, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhóm phiên khẩn cấp và biểu quyết đồng ý cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Syria cũng như cho phép quân đội nước ngoài sử dụng đất Thổ Nhĩ Kỳ làm bàn đạp tấn công vào Syria và Iraq.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói trên đài truyền hình A Haber trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Năm. "Chúng ta không thể là một khán giả."

"Chúng tôi không muốn Kobane thất thủ ", ông Davutoglu nói để đáp lại câu hỏi của một nhà báo, và nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp nơi trú ẩn cho người Kurd chạy trốn khỏi các cuộc tấn công.

"Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì là cần thiết để ngăn chặn điều này xảy ra. Không có quốc gia nào khác có khả năng ảnh hưởng đến tình hình tại Syria và Iraq. Cũng không có quốc gia nào khác sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như chúng tôi. "

Hôm thứ Sáu 3 tháng 10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng nói: “Không thể để cho Kobane thất thủ vì người Kurds cũng là anh chị em của chúng ta”.

Tuy nhiên, trong hai tuần, người ta lại thấy Erdogan làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện cho sự sụp đổ của Kobane vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Recep Erdogan đã làm mọi thứ trong quyền lực của mình để đảm bảo Kobane bị cắt đứt hoàn toàn bất kỳ sự hỗ trợ và can thiệp từ bên ngoài. Xe tăng và một lực lượng đông đảo binh lính áp sát biên giới không phải để cứu người Kurds ở Kobane nhưng để ngăn chặn bất cứ người Kurd nào từ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ muốn vượt biên giới hỗ trợ anh chị em của họ trong cuộc chiến tại Kobane.

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc là ông Staffan de Mistura cho biết có đến 12,000 dân tại thành phố này có nguy cơ bị tàn sát vì nay quân khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được 40% thành phố này. Ông khẩn khoản yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cho mở một hàng lang để người Kurds có thể tiếp cứu đồng bào của họ. Bực mình, hôm thứ Bẩy 11 tháng 10, Erdogan nói trắng ra trong buổi lễ khánh thành một trường học Hồi giáo ở thành phố quê hương Rize: “Kobane là gì với Thổ Nhĩ Kỳ? Với Istanbul, với Ankara mà phải quan tâm?” Bóng ma của Cain lại lù lù giữa ban ngày 'Có hệ gì tới tôi đâu?’.

Quân khủng bố Hồi Giáo tràn ngập nhiều phần của Kobane
Kobane có thể là một thảm họa nhân đạo bất cứ lúc nào


Theo những tin tức mới nhất, từ ngày thứ Bẩy 11 tháng 10, quân khủng bố Hồi Giáo IS đang tìm cắt cắt đứt thông lộ phía Bắc để chặn đường rút lui của người Kurds sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu chúng thành công, Kobane hoàn toàn bị bao vây và với tình trạng lương thực và đạn dược cạn dần, họ chỉ còn chờ chết.

Biểu tình khắp thế giới ủng hộ Kobane
Biểu tình chống Thổ Nhĩ Kỳ


[1] Inside Kobane: Drug-crazed ISIS savages rape, slaughter and behead children

http://www.dailyrecord.co.uk/news/uk-world-news/inside-kobane-drug-crazed-isis-savages-4423943

[2] Saving Kobane from IS needs more than air strikes

http://www.bbc.com/news/world-middle-east-29524140
 
Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ thủ tướng Việt Nam
Bùi Hữu Thư
07:01 12/10/2014
'Tìm kiếm quan hệ song phương”

Vatican, ngày 12 tháng 10, 2014 (Zenit.org)

Ngày thứ bẩy vừa qua Vatican đã phố biến bản tin sau đây:

Để đáp trả các câu hỏi của ký giả báo chí về cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, giám đốc văn phòng truyền thông Tòa Thánh đã tuyên bố như sau:

Như đã thỏa thuận, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày thứ bẩy 18 tháng 10, 2014. Cuộc gặp gỡ này sẽ giúp cho việc gia tăng các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Tòa Thánh.
 
Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào cuối tháng Mười Một có thể có những khó khăn
Đặng Tự Do
17:34 12/10/2014
Trong một diễn biến gây bất ngờ cho nhiều người, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc họp báo hôm 12 tháng 9 rằng Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Mười Một.

Thông báo của Tòa Thánh chỉ diễn ra vài giờ sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là ông Recep Tayyip Erdoğan chính thức mời Đức Thánh Cha đến thăm đất nước này và Đức Thánh Cha đã đồng ý ngay lập tức.

Theo dự kiến Đức Thánh Cha sẽ đến Istanbul vào ngày 30 tháng 11 nhân lễ thánh Anrê Tông Đồ bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinope. Theo thông lệ, mỗi năm Giáo Hội Chính Thống Constantinope đều cử đoàn đại biểu sang Rôma vào ngày 29 tháng 6 để mừng lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Ngược lại, Tòa Thánh cũng gởi đoàn đại biểu sang Istanbul để mừng lễ thánh Anrê Tông Đồ.

Tình hình đã trở nên phức tạp vì thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với thảm họa nhân đạo tại Kobane, một thành phố của người Kurds ở sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Với một biên giới mênh mông dài đến 570 dặm với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra miễn cưỡng không muốn đụng chạm quân khủng bố Hồi Giáo IS. Thêm vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn có một mối hiềm khích với người Kurds sau một cuộc chiến đòi ly khai kéo dài từ ngày 15/8/1984 đến ngày 21/3/2013 khiến cho 45,000 người thiệt mạng. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn cản mọi nỗ lực tiếp cứu người dân ở Kobane.

Chính sách này đã gây ra những cuộc biểu tình bạo động trong tuần qua tại nhiều thành phố miền Nam của Thổ Nhĩ Kỳ nơi có đông người Kurds. Ít nhất 31 người đã thiệt mạng vì các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Một dự luật ban hành tình trạng khẩn cấp có thể sẽ được đưa ra thảo luận tại Quốc Hội nếu tình hình không được cải thiện. Các thủ lĩnh người Kurds đã kêu gọi hoãn các cuộc biểu tình bạo động. Tuy nhiên, nếu cuộc thảm sát tại Kobane diễn ra thì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể không chỉ là các cuộc biểu tình mà thôi nhưng nền hòa bình mong manh giữa người Kurds và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tan vỡ.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Mười năm 2006. Ngài đã viếng thăm Ankara, và gặp gỡ với chính quyền địa phương. Ngài cũng đã đến thăm Izmir, gần thành phố Ephesus cổ đại, để kính viếng một ngôi đền dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Người Hồi Giáo cũng đến đây để tôn kính Đức Mẹ. Sau đó, ngài đến thăm Toà Thượng Phụ Fanar ở Istanbul, của Đức Thượng phụ Đại kết Constantinople và cầu nguyện với vị Đại Giáo Trưởng của Hồi Giáo tại đền thờ Xanh của Hồi giáo.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN - Nam Úc, Mừng Kính Mẹ Fatima
Jos. Vĩnh SA
15:45 12/10/2014
Lúc 11 giờ 30’ trưa Chúa Nhật ngày 12/10/2014. Thánh Lễ long trọng mừng kính Mẹ Fatima, bổn mạng của họ đạo Fatima.

Thánh Lễ đồng tế được cử hành tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, vùng Pooraka, Adelaide, Nam Úc do linh mục Giuse Phạm Minh Ươc SJ dòng Tên, cựu quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng đồng tế có Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine, Slaisbury, TGP Adelaide.

Năm 1917 Mẹ Maria hiện ra tại Fatima Bồ Đào Nha, đến nay đã 97 năm. Mẹ khuyên nhủ trần thế hãy năng lần hạt Mân Côi, tôn sùng mẫu tâm và cải thiện đời sống. Giáo họ Fatima đã nhận ngày này làm Bổn Mạng.

Đáng lẽ họ đạo sẽ mừng lễ Bổn Mạng vào đúng ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima, nhưng vì họ đạo muốn Thánh Lễ mừng kính Mẹ Fatima một cách trọng thể hơn, nên đã xin phép Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ cho tổ chức Thánh Lễ sáng Chúa Nhật, thánh lễ riêng của giáo họ, có đông giáo dân hơn.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, ông Chủ Tịch Cộng Đồng lên chúc mừng Tân Ban Chấp Hành và tòan thể giáo dân trong giáo họ. Sau đó ông Trưởng BCH họ đạo Võ Thy Xoan đã lên cảm ơn Chủ Tế Đoàn, Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể các tín hữu, đã cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cách riêng cho họ đạo, những người còn sống cũng như đã qua đời.

Sau khi kết thúc Thánh Lễ là bữa tiệc liên hoan được sắp xếp ở ngoài trời, trên khu sân hóng mát Cánh Buồn của trung tâm, do Ban Chấp Hành giáo họ quyên góp và khoản đãi đến toàn thể các thành viên trong giáo họ. Lồng trong bữa tiệc là một cuộc Xổ Số may mắn và chương trình văn nghệ giúp vui Karaoké do các ca sĩ "Cây nhà là lá vườn" giáo dân trong giáo họ trình diễn, keó dài cho đến hơn 3 giờ 00 chiều mới chấm dứt.

Được biết giáo họ Fatima là một giáo họ có sĩ số giáo dân đông nhất của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc. Địa hạt của giáo họ bao quanh khu vực vùng phía cực bắc của thành phố Adelaide, thủ phủ tiểu bang Nam Úc.

XEM HÌNH

Sinh hoạt của giáo họ: Hàng tuần giáo họ chia ra hai nhóm đọc kinh tôn vương vào mỗi tối thứ Hai: Nhóm Parafield Gardens đọc kinh tôn vương lúc 07 giờ 00 tối và nhóm Salisburuy đọc kinh tôn vương lúc 07 giờ 30 tối. Mỗi sáng Chúa Nhật, lúc 11 giờ 30’ đều có Thánh Lễ dành riêng cho họ đạo Fatima phụng vụ, do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Động chủ tế.

Trong tháng này, Đức Ông Quản Nhiệm đang đi nghỉ Holidays, nên Đức Ông đã nhờ cha Giuse Phạm Minh Ước SJ từ Melbourne về thay thế Đức Ông coi sóc Cộng Đồng một tháng

Ứơc chừng, mỗi Thánh Lễ trưa Chúa Nhật, có khoảng trên 300 giáo dân đến tham dự. Nhưng hôm nay các tín hữu đã đến hiệp dâng thánh lễ khá đông, ngồi chật kín hết khu giữa trong Hội Trường chính.
 
Nguyên bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris kể về 60 năm đời sống đức tin của giáo hội Công Giáo Việt nam
Trần Văn Cảnh
08:52 12/10/2014
CHA ETCHARREN KỂ CHUYỆN VỀ ĐỜI SỐNG CỦA Giáo Hội VIỆT NAM

Thứ bảy ngày 04.10.2014, tại nhà Thừa Sai Hải Ngoại Paris, VIETNAM ESPERANCE (Việt nam Hy vọng), một hội qui tụ nhiều giáo hữu Pháp, đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và sinh hoạt trong chiều hướng phục vụ và giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam. Nhân dịp này, hội đã mời cha Etcharren, nguyên bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1998-2010, nói chuyện về Giáo Hội Việt Nam. Người dẫn chương trình đã giới thiệu cha Etcharren là một linh mục rất gắn bó với Giáo Hội Việt Nam. Ngài đã sống và làm việc ở Việt Nam rất lâu, ngài nói tiếng Việt rất lưu loát và am hiểu tình hình Giáo Hội Việt Nam.

Quả thực, cha Etcharren là một linh mục thừa sai hải ngoại Paris rất yêu thương và am hiểu tinh tường Giáo Hội Việt Nam. Văn khố về tiểu sử các cha thừa sai số 4061 ghi về cha Etcharren với những sự kiện chính yếu sau đây:

Cha Gioan Baotixita Etcharren sinh ngày 15.04.1932 tại Irouléguy Pyrénées-Atlantiques, thụ phong linh mục ngày 02.02.1958 tại Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại Paris và ngày 22.04.1958, lên đường lãnh sứ mệnh truyền giáo tại Huế. Khởi đầu, ngài học tiếng việt tại Banam, nước Cao Miên; rồi năm 1959 được bổ nhiệm làm cha phó Giáo xứ Lavang; Năm 1960 được trao trách nhiệm đi làm mục vụ tại Mai Xá.

Từ 1961 đến 1966 ngài làm giáo sư tại Huế, đầu tiên ở Trường Thiên Hựu và Tiểu Chủng Viện Địa Phận Huế. Sau đó ngài được bổ nhiệm làm cha sở xứ Đông Hà, kiêm hạt vĩ tuyến XVII. Mùa hè đỏ lửa 1972, ngài đưa các gia đình chạy loạn di tản đến trại Hòa Khánh, gần Đà Nẵng, rồi năm 1973, dẫn họ vào định cư lập nghiệp trong tỉnh Bình Tuy.

Năm 1974 được bầu làm bề trên vùng; nhưng năm sau, 1975, cộng sản chiếm đoạt chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, ngài bị bắt buộc phải rời bỏ Việt Nam.

Về Pháp, từ 1976 đến 1983, cha Etcharren được Hội Đồng Giám Mục Pháp mời giúp đỡ Ủy Ban Mục Vụ Ngoại Kiều lo cho người tỵ nạn Đông Dương Việt, Miên, Lào. Rồi từ 1983 đến 1986, ngài làm việc trong Ban Mục Vụ Maisons-Alfort và được trao trách nhiệm Sở Tuyên Úy người Việt Nam.

Sau đó, Ngài được bầu làm Phụ tá Bề trên Tổng quyền, rồi từ 1992 làm Đại Diện Tổng quyền, và năm 1998 làm Bề trên Tổng Quyền Hội Thừa sai Hải ngoại Paris. Năm 2004 ngài được tái bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đến năm 2010. Trong suốt thời gian 24 năm, 1986-2010, tham dự việc điều hành Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris này, qua những quyết định đã lấy, cha Etcharren đã tỏ ra đặc biệt thương mến và tận tình giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam trong việc đào tạo hàng giáo sĩ linh mục Việt Nam.

Chúng ta có thể ghi thêm bốn việc khác vào tiểu sử cha Etcharren. Từ năm 1975, dẫu chính phủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bó buộc ngài và các linh mục ngoại quốc khác phải rời bỏ Việt Nam, cha Etcharren thực tế đã có nhiều dịp được phép ghé thăm Việt Nam, trong những năm 1994 đến 1999. Ngoài ra, cha Etcharren còn là người đã nâng đỡ và hỗ trợ việc các giáo dân Pháp muốn thành lập hội VIETNAM ESPERANCE vào năm 1994 để phục vụ và giúp đỡ Giáo Hội Việt nam. Thêm nữa, trong bầu khí hân hoan của Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, kỷ niêm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên ở Việt Nam và nhân lễ giỗ lần thứ 55 ngày mất của Cha Cadière, Ủy Ban Văn hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám Mục Huế, với sự cộng tác của Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn văn Bình, đã tổ chức một cuộc Hội thảo về “THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP LINH MỤC LÉOPOLD–MICHEL CADIÈRE, 1869-1955, từ ngày 7 đến ngày 09.09.2010, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế. Cha Etcharren đã được mời tham dự và thuyết trình về đề tài « L. Cadière, hình ảnh một thừa sai và lời khuyên cho thế hệ thừa sai trẻ ». Sau cùng, sau cuộc hội thảo này, hai Đức Cha Tổng Giáo Phận Huế là ĐC Nguyễn Như Thể và ĐC Lê Văn Hồng đã mời cha Etcharren nghỉ hưu tại Huế và chính phủ Việt Nam đã cho phép cha cư trú tạm tại Việt Nam; nhờ đó, cha Etcharren đã vui mừng sống sự hiện diện huynh đệ trong Giáo Hội Việt Nam từ 5 năm nay, 2010-2014.

27 năm làm mục vụ với người Việt Nam: 17 năm, từ 1958 đến 1975, ở Huế, Việt Nam, và 10 năm, từ 1976 đến 1986, ở Paris, Pháp. 24 năm, từ 1986 đến 2010, giúp đỡ đào tạo hàng giáo sĩ linh mục Việt Nam. 5 năm hưu trí hiện diện huynh đệ tại Việt nam. Vị chi cha Etcharren đã sống và làm việc tất cả 56 năm với và cho Giáo Hội Việt Nam. Cha Etcharren dư đủ kinh nghiệm và hiểu biết để nói chuyện về Giáo Hội Việt nam.

Cách đây khoảng một tháng, khi nhận được báo « Mission étrangère de Paris » (Thừa Sai Hải ngoại Paris), đọc đựợc tin nói về « Cuộc nói chuyện của cha Etcharren », tôi muốn điện thoại xin ban tổ chức cho biết nội dung chi tiết và nếu có thể xin cho bản văn của cuộc nói chuyện này. Nhưng rồi lại thôi, vì qua những lần gặp gỡ ngài, tôi biết rằng cha Etcharen sẽ chỉ nói về đời sống của Giáo Hội Việt nam, nói về những gì ngài đã sống, nói đến những gì ngài đã nghe và đã thấy, nói một cách tự nhiên, chân thành và chân thật.

Tôi đã không lầm. Trong hội đường François Pallu, có khoảng gần 200 thính giả; Việt có, Pháp có, mà đại đa số là Pháp; trẻ có, già có, trung niên có; giáo sĩ linh mục có, tu sĩ có, giáo dân có, mà đại đa số là giáo dân. Họ đã an tọa từ lâu, đang chờ cha Etcharren.

Vóc dáng to lớn, chĩnh chạc, cha Etcharren tiến vào hội đường. Một tràng pháo tay bộc phát vang lên chào đón cha. Mấy phút im lặng. Vài lời giới thiệu. Cha Etcharren nói chuyện, hay đúng hơn là kể chuyện về Giáo Hội Việt Nam. Kể chuyện như một người bạn nói chuyện với những người bạn khác, như một người anh em nói với những người anh em khác. Buổi nói chuyện nói lên cách sống, cách « hiện diện huynh đệ » của cha trong cuộc sống hằng ngày. Cha Etcharren là một trong những văn khố sống động, tích trữ, bảo trì và trao truyền, phổ biến về đời sống, sinh hoạt, tổ chức của Giáo Hội Việt Nam.

Sau khi đã nghe ngài kể chuyện và trả lời các câu hỏi, người ta thấy cuộc nói chuyện rất đơn sơ, rất sống động, nhưng cũng rất rõ ràng khúc chiết. Nó xoay quanh 60 năm đời sống đức tin của Giáo Hội Việt nam qua hai giai đoạn: 1954-1985 bao cấp khốn cực và 1985-2014 đổi mới hy vọng. Đấy là cảm nhận của tôi.

Giáo Hội Việt Nam đã trải qua những ngày khốn cực. Đó là thời gian khốn cực của Giáo Hội Miền Bắc, 1954-1975. Đó cũng là thời gian khốn cực của toàn thể Giáo Hội Việt Nam, 1975-1985. Người ta không thể hiểu được Giáo Hội Việt Nam, nếu không thấy được những khốn cực mà Giáo Hội này đã phải chịu đựng trong thời gian này.

10 giáo phận miền Bắc đã chịu đựng nhiều khốn cực trong 21 năm, từ 1954 đến 1975. Khốn cực thứ nhất là mất hơn 600.000 giáo dân bỏ xứ di cư vào Nam, mất đi ¾ hàng giáo sĩ, mất đi hầu hết các nam nữ tu sĩ. Khốn cực thứ hai là người Công Giáo ở miền Bắc trở thành một thiểu số rất nhỏ nhoi, phải chịu đựng nhiều phiền nhiễu, nhiều khốn cực, bị nghi kỵ và kỳ thị, bị tước đoạt mọi cơ sở giáo dục và xã hội, bị ngược đãi, bị tố cáo, bị cấm cản, hành hạ, tù tội. Khốn cực thứ ba là nạn thiếu và khan hiếm giáo sĩ. Và lẻ tẻ một số giáo sĩ còn lại không được hành xử chức phận giáo sĩ của mình.

Vào những năm 90, cha Etcharren đã có dịp may được đến thăm một số giáo phận miền Bắc, được tận mắt nhìn thấy sự thiếu thốn và túng cực, nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự can đảm và hãnh diện sống đức tin của các giáo hữu ở đó.

Năm 1954, ở Lạng Sơn, 38 ngàn giáo dân di cư vào Nam cùng với 47 linh mục, hầu hết tu sĩ, và toàn bộ chủng viện. Giáo phận chỉ còn lại 30 ngàn giáo dân với 14 linh mục, trong số ấy 12 vị đã già. Nhiều xứ họ trở thành hoang vắng, lương dân đến chiếm nhà cửa giáo dân bỏ lại và đôi khi cả nhà thờ. Những năm 1990, chỉ còn 1 giám mục, một linh mục già trên 90 tuổi và một nữ tu già trên 100 tuổi.

Năm 1954, ở Bắc Ninh, 47 linh mục, tất cả chủng sinh và gần 40,000 người Công Giáo di cư vào Miền Nam. Giáo phận chỉ còn lại 14 linh mục già, 12 thầy giảng, 11 nữ tu Dòng Đa-minh và khoảng 30,000 tín hữu Công Giáo. Không có các linh mục mới, các linh mục lớn tuổi dần dần qua đời. Đến năm 1994, mới có hai linh mục được phong chức. Trong thời gian này, số linh mục trong giáo phận bị thiếu hụt trầm trọng, có những lúc cả giáo phận, Đức Cha Tụng chỉ có 2 linh mục. Trong suốt thời kì khó khăn và thiếu vắng linh mục này, tòa giám mục đương nhiên trở thành ngôi nhà chung cho toàn thể giáo phận, nhất là vào các dịp lễ trọng và mùa chay có đến hàng nghìn người đến tham dự thánh lễ và lãnh nhất các bí tích mỗi ngày. Nhưng cũng là thời gian mà nhiều giáo dân, nhất là các bà, các chị, đã đứng ra dảm nhiệm công việc mục vụ, đặc biệt là việc dậy giáo lý cho trẻ em.

Ở Hải Phòng, năm 1954, Đức Cha Trương Cao Đại di cư vào miền Nam cùng với 65,000 giáo dân và gần 80 Linh mục, cùng với toàn bộ chủng sinh và các dì phước. Năm 1956, Đức Cha Phê-rô Maria Khuất Văn Tạo được tấn phong Giám mục và được bổ nhiệm coi sóc Giáo phận Hải Phòng. Trong suốt thời gian 21 năm cai quản Giáo phận, ngài đã phải trải qua nhiều thử thách khó khăn về mọi mặt. Có những lúc cả địa phận chỉ có 6 linh mục.

Nhưng từ 1985, sự đổi mới đã đưa lại một niềm hy vọng cho Giáo Hội Việt Nam. Những cấm cản, khó khăn đã giảm bớt. Nhiều sinh hoạt đang dần dà trở lại.

Các Giám mục đã có thể gặp nhau. Năm 1980 Hội Đồng Giám Mục đã được tái sinh hoạt trở lại và trên toàn quốc. Tất cả các giám mục Nam Bắc đã họp Đại Hội tại Hà Nội. Hơn 30 vị đã về tham dự. Một quy chề Hội Đồng Giám Mục đã được soạn thảo và một thơ chung đã được ban hành, « Lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông - truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội làm làm điểm qui chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định ».

Sự hiệp nhất giữa các giám mục là một điểm son của Giáo Hội Việt Nam. Sự nối kết giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ cũng được liên hệ và thắt chặt hơn. Năm 1985, Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn đã quyết định xin phong thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN. Và năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chủ tế lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam. Rồi từ từ, các giám mục Việt Nam đã có thể tham dự những sinh hoạt của Giáo Hội hoàn vũ một cách dễ dàng hơn.

Các giám mục làm việc chung với nhau. Những quyết định và đề nghị đểu là kết quả của suy nghĩ và làm việc chung của Hội Đồng Giám Mục. 17 Ủy ban Giám Mục đã được thành lập, góp phần nuôi dưỡng sức sống và phát triển sự sinh hoạt sống đạo, học đạo và truyền đạo, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước. Nhiều đề nghị đóng góp xây dựng quốc gia dân tộc đã được đưa ra, như:

1- « Quan điểm của HĐGM Việt nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay » công bố ngày thứ bảy, 27-9-2008 về 3 vấn đề: về luật đất đai còn nhiều bất cập nên sửa đổi cho hoàn chỉnh, công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật không được có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, tình tương thân tương ái và sự hài hoà trong xã hội mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ.

2- « Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay » của Ủy Ban Công Lý Hòa Bình thuộc HĐGMVN, công bố ngày 01.11.2012

3- Thư HĐGMVN « Các giám mục Công Giáo Việt Nam nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) », công bố ngày 01.03.2013, với 3 nhận định và góp ý về: quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân, và thi hành quyền bính chính trị.

4- Quan điểm của HĐGMVN về « Tình hình biển Đông », công bố ngày 09.05.2014, nêu lên bốn quan điểm và kêu gọi: Giáo Hội Công Giáo luôn kiên trì lập trường xây dựng hòa bình với đường lối đối thoại, Chính phủ Việt Nam hãy có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân vì nước, người Công Giáo Việt nam cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình, và HĐGMVN xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu cho quê hương.

Tiếc rằng những quan điểm, phúc trình, nhận định, góp ý, kêu gọi này chưa được các cơ quan truyền thông phổ biến, quảng bá, phân tích một cách đúng mức.

Việc đào tạo linh mục dần dà được phục hồi và tổ chức lại, sau nhiều năm bị đóng cửa. Năm 1986, Chính quyền đã chính thức cho mở của lại một số đại chủng viện trong cả nước. Năm 1987, Đại chủng viện Hà Nội và ĐCV Sài Gòn bắt đầu khai giảng khóa đầu tiên. Tiếp theo là ĐCV Cần Thơ và Vinh Thanh mở cửa vào năm 1988. Rồi ĐCV Nha Trang vào năm 1992 và ĐCV Huế vào năm 1994. Tháng 9 năm 2006, Đại Chủng viện thứ 7 ở Xuân Lộc đã được mở khóa, với tư cách là cơ sở 2 của Đại Chủng viện Sài Gòn. Đại Chủng viện thứ 8, là Đại Chủng viện Mỹ Đức Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được mở cửa lại từ năm 2008 sau khi đã bị đóng cửa từ những năm 1960. Mới đây, ĐCV thứ 10, ĐCV Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu (Xuân Trường, Nam Định) đã được thành lập năm 2009 bắt đầu tuyển sinh khóa I năm 2010.

Đào tạo giáo sĩ linh mục là mối ưu tư hàng đầu của Giáo Hội Việt Nam. Đó là truyền thống của Giáo Hội Việt Nam, ngay từ khi hai giáo phận đầu tiên là Đàng Ngoài và Đàng Trong được thành lập vào năm 1659 với hai Đức Cha François Pallu và Pierre Lambert de la Motte.

Việc đào tạo giáo sĩ linh mục Việt Nam, sau khi được chính thức mở cửa lại vào năm 1987, đã dần dà được phát triển hơn vào những năm 1990 với hai hoạt động mới. Thứ nhất là sự đóng góp của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris bằng việc tiếp nhận và bảo trợ huấn luyện thêm trình độ cao cấp và chuyên môn ở bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Cả hàng trăm linh mục Việt nam đã được đón tiếp để tu học tại Học Viện Công Giáo Paris. Trở về Việt Nam, đa số các vị này đã trở thành giáo sư trong các ĐCV. Một số không nhỏ, khoảng trên dưới chục vị, đã được tấn phong giám mục và đang diều hành các giáo phận Việt Nam. Nhiều chủng viện khác trên thế giới ở các nước Âu Mỹ cũng đã đóng góp vào sự đào tạo giáo sĩ trong các ngành chuyên môn thần học, mục vụ, giáo luật, kinh thánh, lịch sử, triết lý,…Thứ hai là việc Ủy Ban giáo sĩ Chủng sinh, được HĐGMVN ủy thác thăng tiến việc đào tạo chủng sinh và giáo sĩ, đã đưa ra một chương trình phát triển việc đào tạo liên tục để bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giáo sư ĐCV bằng những khóa bồi dưỡng mùa hè cho các cha giáo các ĐCV: khóa năm 2006 ở Rôma, khóa 2007 ở Paris, khóa 2012 và 2014 ở Đà Lạt. Ngoài ra, sau nhiều năm soạn thảo, Ủy Ban Giáo sĩ Chủng sinh cũng đã thực hiện, giới thiệu và công bố ngày 07.07.2012 bản “ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định Hướng và Chỉ Dẫn” của HĐGM VN đã được Tòa Thánh phê chuẩn và HĐGMVN ban hành để áp dụngvào việc đào tạo linh mục tại Việt Nam.

Việc đào tạo tu sĩ. Song song với việc đào tạo giáo sĩ, việc đào tạo tu sĩ cũng đã được phát triển nhiều từ thập niên 80. Số các dòng tu nam nữ rất đông và càng ngày càng đông hơn. Nam có trên 30 tu hội tận hiến và tu đoàn tông đồ. Nữ có trên 60 tu hội và tu đoàn. Các tu sĩ nam nữ đang đóng góp nhiều vào việc dậy giáo lý và thực hiện các công việc xã hội cứu trợ. Việc đào tạo khởi đầu đã được các tu hội và tu đoàn liên hệ tổ chức đã vậy. Mà các khóa đào tạo liên tục để bồi dưỡng nghiệp vụ đã được các liên tu hội và liên tu đoàn cùng nhau tổ chức nữa, đặc biệt là những khóa học được tổ chức tại Học viện liên dòng, hay tại các trung tâm mục vụ của các giáo phận về thần học, về mục vụ, về sư phạm giáo lý, về truyền giáo, về thánh kinh, về kỹ năng sinh hoạt đoàn thể, …

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 15.000 nữ tu. Họ là những người gần kề và giao tiếp dễ dàng với mọi tầng lớp dân chúng. Họ đặc biệt hữu hiệu trong việc dậy giáo lý, làm công việc bác ái truyền giáo và giáo dục mầm non. Nhiều nữ tu đã theo học và tốt nghiệp những khóa đào tạo cao cấp bậc đại học về thần học, sư phạm, giáo lý, truyền giáo trong những trung tâm đào tạo liên dòng ở Sài Gòn.

Việc đào tạo giáo dân. Việc giáo dục đức tin, học đạo và giữ đạo cho giáo dân cũng được lưu ý và thực hiện một cách rất phồn thịnh. Từ năm 1975 các sinh hoạt hội đoàn Công Giáo tiến hành bị giảm sút nếu không nói là tan rã. Nhưng từ những năm 90, nhiều hội đoàn Công Giáo tiến hành đang dần dà tái sinh hoạt lại trong nhiều giáo xứ. Cho thiếu nhi thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, Hùng tâm Dũng chí, Hướng đạo. Cho thanh nữ thì có Hội Con Đức Mẹ. Cho các bà mẹ thì có Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Một số đoàn thể chung cho cả nam nữ và các tuổi khác nhau, như Legio Mariae, Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Ban Tương Tế, Ban Xã Hội, Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Phong Trào Cursillo, Hội Caritas,…

Ngoài ra hiện có một chương trình huấn luyện giáo dân đang được nhiều người theo học. Đó là chương trình do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giảng về Kinh Thánh (Tân Ước, Cựu Ước) – khóa học 100 tuần tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Sài gòn dành cho giáo dân từ các giáo xứ.

Sau khi đã kể qua về hai thời kỳ tiến triển của Giáo Hội Việt Nam trong 60 năm vừa qua, 1954-2014, đi từ 31 năm khốn cực, 1954-1985, đến 29 năm hy vọng, 1985-2014, cha Etcharren rõ rệt lạc quan và hy vọng vào Giáo Hội Việt Nam. Mà đâu có hy vọng thì đấy có vui mừng. Trong những hy vọng và vui mừng mà cha Etcharren có về Giáo Hội Việt Nam, dường như vui mừng và hy vọng lớn nhất là thấy được tình anh em hòa thuận tốt đẹp, như lời thánh vịnh 132: « Cả cộng đoàn tín hữu đều nhất trí đồng tâm. Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau ».

Vui mừng và hy vọng ấy chỉ là diễn tả của một cuộc sống « hiện diện huynh đệ », mà cha Etcharren đang sống với và trong Giáo Hội Việt Nam. Trong Giáo Hội này, dẫu đầy hy vọng và vui mừng, không thiếu những dấu lo ngại, ưu tư. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đang đổ vào Việt Nam những luồng tư tưởng tục hóa, duy vật, những cách sống ích kỷ, gian dối, khoái lạc, thụ hưởng. Cả một nền tảng luân lý gia đình hiếu thảo đang như bật rễ, xáo trộn với những đảo lộn, bất nhân, bất trung, bất nghĩa, bất tín, vô lễ. Cả một truyền thống tôn giáo đạo hạnh, đức tin vững mạnh, kinh hạt sốt sắng đang như bị thử thách.

Phải làm gì ? Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì để bảo vệ tổ quốc, giữ gìn đức tin, bênh vực Giáo Hội ? Cha Etcharren kể rằng khi được hỏi như vậy, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê đã gợi ý trả lời rằng « Phải là người Công Giáo tốt » !

Paris, thứ bảy ngày 04.10.2014

Trần Văn Cảnh
 
Buổi họp mặt các đại diện gia trưởng hạt Phú Cường
BBT gia trưởng hạt Phú Cường
11:38 12/10/2014
BUỔI HỌP MẶT “CÁC ĐẠI DIỆN GIA TRƯỞNG HẠT PHÚ CƯỜNG”

Sáng Chúa Nhật, 12.10.2014, trong tinh thần “Sống Năm Hiệp Thông” của giáo phận và mừng “Năm Thánh Giáo Xứ Chánh Tòa Phú Cường”, Ban Điều Hành Hội Gia Trưởng Chánh Tòa Phú Cường đã tổ chức và trang trọng tiếp đón gần 40 thành viên – theo thư mời – tề tựu tại nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường để tham dự buổi họp mặt “Các Đại Diện Gia Trưởng Của 14 Giáo Xứ Thuộc Giáo Hạt Phú Cường” (Giáo phận Phú Cường).

Xem Hình

Phần mở đầu, sau khi giới thiệu và chào mừng, cha Matthêu Thanh Yên – Đặc Trách Gia Trưởng Giáo Hạt Phú Cường – đã phát biểu khai mạc Buổi Họp Mặt cùng với những tràng pháo tay liên tiếp vang lên, biểu lộ sự hân hoan vui mừng của toàn thể thành viên và đây cũng là lần đầu tiên, các đại diện Gia Trưởng thuộc Giáo Hạt Phú Cường gặp gỡ nhau có một lịch trình cụ thể.

Sau đó, cha Giuse Cao Đình Phương – Chánh Xứ Chánh Tòa Phú Cường – chia sẻ về vai trò và trách nhiệm của người Gia Trưởng Công Giáo trong thời đại hôm nay bằng những thông tin, hướng dẫn rất chi tiết làm cho bầu khí càng thêm thân thiện, sâu lắng và vui tươi.

Tiếp đến, cha Matthêu Thanh Yên thuyết trình đề tài: “Người Gia Trưởng Công Giáo và những câu chuyện tử tế”. Trong đó, đề cập đến những câu chuyện tử tế liên quan đến thực trạng xã hội và cuộc sống mà người Gia Trưởng phải đối diện; đồng thời, mời gọi anh em hãy chỉ cho nhau cách sống tử tế.

Ngay phần khởi đầu của giờ hội thảo, anh em Gia Trưởng đã “hoàn toàn làm chủ tình hình” tạo nên một bầu khí sôi động, bằng những phát biểu với nội dung chia sẻ rất chân thành và những tràng pháo tay tán thưởng vang lên. Tạm thời, anh em đưa ra một số mục tiêu để người Gia Trưởng hành động, đó là: đọc Thánh Kinh mỗi ngày, duy trì các bữa cơm gia đình và đặc biệt, nỗ lực làm gương sáng cho nhau.

Phần áp cuối chương trình, với sự hướng dẫn của cha Đặc Trách, anh em đã tín nhiệm và thống nhất thành lập Ban Điều Hành Giới Gia Trưởng Hạt Phú Cường, gồm 16 thành viên, nhiệm kỳ 03 năm, trong đó có Ban Thường Vụ gồm 06 thành viên. Đây sẽ là những nhân tố quan trọng, góp phần tạo sự hiệp thông và hoạch định chương trình cho các hoạt động của Giới sau này.

Ngoài ra, anh em đã biểu quyết chọn huy hiệu chính thức của Giới Gia Trưởng Hạt Phú Cường; đồng thời, cũng đã đề ra chương trình hoạt động áp dụng cho những năm tới.

Sau cùng là một bữa ăn trưa thân mật, ấm áp tình huynh đệ và anh em tạm chia tay nhau, ra về với những gương mặt rạng ngời niềm vui và đầy hy vọng cho cuộc hành trình sắp tới của Giới Gia Trưởng Hạt Phú Cường.

BBT GIA TRƯỞNG GIÁO HẠT PHÚ CƯỜNG
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn nạn luân lý về phái tính
Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
09:18 12/10/2014
VẤN NẠN LUÂN LÝ VỀ PHÁI TÍNH

A. DẪN NHẬP

Ngày nay các linh mục đứng trước một thách đố rất lớn về luân lý, đặc biệt là luân lý về hôn nhân gia đình. Các chủ thuyết mới cổ võ người ta không tuân thủ các hướng dẫn của Giáo Hội cũng như các giới luật tự nhiên, luật Thiên định. Sở dĩ lý thuyết của họ lôi kéo được đám đông, vì về mặt nổi của tảng băng, văn hóa ngày nay tôn trọng đa nguyên, và hơn nữa chúng dựa vào một số sự kiện cụ thể, trước mắt, để kêu gọi tới sự ủy mị tình cảm - cái được gọi là nhân văn hay tiến bộ; còn về mặt chìm ẩn khuất, là vì nó thỏa mãn nhu cầu nổi loạn bên trong con người, theo sau chủ nghĩa tự do cá nhân hưởng thụ và tương đối. Các linh mục cần trung thành với Lề Luật Thiên Chúa, với Giáo Huấn Hội Thánh, và vừa đồng hành với nhân loại, một nhân loại đang bị phân hóa và lạc lối (Familiaris Consortio). Bài viết này chỉ phác họa sơ lược vấn nạn liên quan đến phái tính mà thôi.

B. VÀI SỰ KIỆN CẦN SUY NGHĨ

a. 02/04/2014 Úc công nhận giới tính giới tính thứ 3 hay giới tính không xác định. Norrie May-Welby (52 tuổi) người gốc Ái Nhĩ Lan, di dân sang Úc Châu. Khi sinh ra Norrie được khai là giới tính nam. Norrie đã trải qua một lần phẫu thuật để chuyển đổi sang giới tính nữ nhưng ca phẫu thuật thất bại. Do đó, Norrie vẫn không thể xác định mình thuộc giới tính nam hay nữ. Norrie đã vận động tranh cãi pháp lý nhiều lần cho tới khi được công nhận là không phải đàn ông cũng chẳng phải đàn bà.

b. Trước đó, Đức đã trở thành nước đầu tiên thừa nhận giới tính thứ ba. Ngày 07/05/2013. Họ thực hiện điều này vì cho rằng, việc xác định nhanh giới tính cho trẻ ngay khi làm giấy khai sinh sẽ gây ra những hệ lụy đau thương. Trong thực tế, con người sinh ra không phải ai cũng hoàn hảo về mặt tâm sinh thể lý, có những trục trặc, có những bất thường. Có những trường hợp rất khó xác định nam hay nữ vì những dị dạng của bộ phận sinh dục. Mục đích của đạo luật này nhằm giảm sức ép đối với cha mẹ. Cha mẹ khỏi bận tâm suy nghĩ phải phẫu thuật khẩn cấp cho trẻ sơ sinh mang giới tính nam hay giới tính nữ.

c. Mới đây, ngày 29/04 vừa qua, Kenya ký luật về đa thê polygamy. Vietcatholic cho biết HDGM của quốc gia có số Kitô hữu chiếm 82,5% dân số này đã phản đối kịch liệt trước đó, nhưng bất thành. Đạo luật về đa thê đã ra đời và người đàn ông có thể lấy bao nhiêu vợ tùy thích mà không cần sự đồng ý của vợ chính. Samuel Chepkong'a, Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Các Vấn Đề Pháp Lý giải thích, theo luật này người chồng không cần phải phải hỏi ý kiến vợ cả xem bà ta có đồng ý hay không, thậm chí cũng chẳng cần thông báo cho bà ta về người vợ mới, mỗi khi thấy ông đi về nhà với người phụ nữ khác thì đó có thể là vợ mới rồi.

d. Báo chí tại Việt nam, trong một xã hội Đông Phương với truyền thống khá bảo thủ, vẫn đưa các tin tức về sự diễu hành của người đồng tính, với những lời lẽ cảm thông, đồng điệu. Rất dễ tìm thấy các bài về chủ đề này trên các báo chính thống của chính phủ. Quốc Hội Việt Nam cũng đã đề cập tới hôn nhân đồng tính và chuyển giới tính. Khi Mr. Đàm hôn môi nhà sư, rất nhiều diễn đàn lên tiếng ủng hộ anh. Đâu đó tại VN xuất hiện đám cưới đồng tính vv...

C. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ

Những sự kiện- hôn nhân đồng tính, vấn đề phái tính, phá thai, đa thê- được công nhận trên bình diện luật pháp của một quốc gia và được rất nhiều các phong trào trên thế giới ủng hộ, kể cả trong xã hội nặng về Khổng – Nho giáo như Việt Nam, cho thấy não trạng con người ngày nay và tính cấp bách của vấn đề luân lý. Chúng ta không dễ dàng dựa vào Lề Luật để thuyết phục họ. Không đơn giản để cá nhân hay nhóm người nào đó thấy rằng họ đã sai về mặt luân lý, rằng lương tâm cửa họ đã lầm lạc nghiêm trọng. Họ cần thuyết phục, nhưng thuyết phục sao được? Bởi họ có rất nhiều “thế lực” chống lưng:

a. Chính phủ công nhận: Đây là luận cứ rất quan trọng và thường được nại ra, bởi nó có tính pháp lý, có chỗ dựa ở công quyền. Điều này gây khó khăn cho các trường học, nhất là trường Công Giáo. Bởi các nhà xã hội học vẫn cho rằng đồng tính không chỉ là vấn đề sinh lý, di truyền nhưng có cả tác động xã hội. Rất nhiều LGBT (viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual, Transexual / Transgender: đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính luyến ái, chuyển giới) là vì phong trào, vì kinh tế, hay vì cú shock tâm lý. Và do vậy, nó có tính lây lan. Tuy vậy, khi các bậc cha mẹ không muốn cho con cái mình vào trường học nơi cổ võ đồng tính và nhận con của người đồng tính, thì bị cáo buộc là kỳ thị, một từ ngữ mà xã hội tiến bộ rất di ứng

b. Sự xuất hiện của nhiều nhóm “tiến bộ” có tên trong danh sách LGBT. Trong đó có các chính trị gia, nghệ nhân, thương gia và nhất là giới showbiz, giới celebrities với rất nhiều fans hâm mộ. Chẳng hạn Lady Gaga, một ca sĩ và nhạc sĩ chuyên gây sốc, từ cách ăn mặc cho tới ngôn từ, nhưng luôn đứng đầu rất nhiều bảng xếp hạng: nhất về doanh thu, nhất về người hâm mộ, nhất về tiếng hát trong mọi thời đại vv... và bài hát của cô “born this way” cũng đứng nhất trong thị trường CD quốc tế. ..

c. Những diễn biến thời sự cho thấy LGBT rất gắn bó, đoàn kết. Họ luôn luôn thành lập câu lạc bộ nơi họ sinh sống? Luôn kết thành nhóm và hỗ trợ nghề nghiệp, tài chính? Luôn phản ứng mạnh với các tín hiệu thuận hay nghịch với mình. Do vậy, họ ủng hộ nhiệt tình và cũng đập phá hết mình. Họ thích tập trung tại Các Vương Cung Thánh Đường lớn, không phải để tham dự thánh lễ nhưng để quậy phá, viết bẩn nhằm tạo tiếng vang lớn. Giáng Sinh năm 2010 tại thủ đô Oslo của Nauy, nhóm Fuck for Forest đã làm tình ngay trên cung thánh khi Giám Mục và đoàn rước bắt đầu tiến vô nhà thờ chính tòa.

d. Xã hội đa nguyên: Thời đại chúng ta đang sống được mệnh danh là thời hậu hiện đại. Nét đặc trưng nhất của thời hậu hiện đại là tính “đa nguyên”. Người ta không còn có một nguyên tắc chung nhất cho bất cứ lãnh vực nào. Rõ nhất là phương diện luân lý. Trong phương diện này, người ta không còn muốn tin vào những gì Giáo Hội dạy, hay những gì truyền thống để lại nữa. Họ đặt vấn đề tại sao lại chỉ có một mô hình hôn nhân duy nhất? Nhiều định chế hôn nhân khác nhau sẽ giúp bớt đau khổ hơn không? Người Bugis của Indonesia chẳng nhìn nhận có 5 giới tính (female, male, Bissu, Calabai, Calalai) và 3 phái tính đấy sao? Và xã hội này vẫn phát triển đấy thôi. Kenya sau một thời gian đấu tranh cho nữ quyền thì đã chẳng tiến lên đa thê đấy là gì vv...

Sự thương cảm: Nếu các lý luận trên chưa thể hạ gục được đối tượng thì LGBT sẽ tung ra chiêu bài tiếp theo là kêu gọi sự thương cảm. Và chiêu này cho thấy công phu rất lợi hại. Thật vậy, những phản ứng nhiệt tình và thái quá của LGBT đôi khi gây ra tác dụng ngược, làm cho nhiều người xa tránh nó, nhưng khi chúng nài van đến sự chiếu cố thì rất dễ làm chúng ta mủi lòng. Nào là LGBT cũng là con người mà, họ sinh ra đã là như thế, họ có muốn đâu, họ cũng là người tốt, họ cũng là người giỏi giang có ích cho xã hội, tại sao lại loại trừ họ? Họ cũng như chúng ta mà tại sao họ không được quyền hôn nhân? Điều này làm cho những ai nghĩ rằng mình là người tốt phải xét lại và dễ dàng rơi vào lý luận của họ là chấp nhận các định chế khác nhau về hôn nhân. Từ đó, người ta dễ có cảm tưởng rằng Giáo Hội ghét bỏ, kỳ thị người LGBT khi không cho họ kết hôn.

(còn tiếp)

Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng

Kỳ 2: Tiếng nói của Giáo Hội về vấn đề
 
Thông Báo
Cáo Phó: Ông Cố Antôn Bùi Lưu Ước qua đời tại Lorient, nước Pháp
LM Stephanô Bùi Thượng Lưu
11:09 12/10/2014

CÁO PHÓ
“Ta là sự sống lại và sự sống” (Ga 11, 25a)

Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh,
gia ñình chúng con xin khấp báo:
Thân phụ chúng con:

Ông Cố Antôn Bùi Lưu Ước
Sinh ngày 20 tháng 07 năm 1918 tại giáo xứ Phước Nam, xã Tòng Chính,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giáo phận Thanh Hóa.
Đã an nghỉ trong Chúa vào 19g45 thứ bẩy ngày 11 tháng 10 năm 2014
(nhằm ngày 18 tháng 9 năm Giáp Ngọ),
tại an dưỡng viện LE DIVIT, thành phố Lorient, nước Pháp
hưởng thượng thọ 96 tuổi.

Kính xin quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cùng toàn thể quý ông bà anh chị em
hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Cụ Cố Antôn Được an nghỉ muôn đời trong Nước Hằng Sống.
Kính mời quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn tham dự Thánh Lễ An Táng Ông Cố Antôn.

Chương trình Tang Lễ:
Thánh lễ ñưa chân: 15g00 thứ hai, 13/10/2014 tại nhà nguyện Petites Soeurs des Pauvres
Thánh lễ phát tang: 18g00 thứ tư, 15/10/2014 tại nhà nguyện Petites Soeurs des Pauvres
Phúng viếng: Từ 10g00 đến 14g00 15/10/2014 tại nhà quàn cạnh nhà nguyện Petites Soeurs des Pauvres
Thánh lễ An táng: 14g30 thứ năm ngày 16/10/2014 tại nhà nguyện Petites Soeurs des Pauvres:
52 Rue de Kerjulaude, 56100 Lorient, France
* Sau Thánh Lễ, lễ nghi tiễn biệt tại Đất Thánh (Cimetière de Carnel) 58 Rue de Carnel, 56100 Lorient, France*

Linh mục Stephanô Bùi Thượng Lưu (trưởng nam)
cùng tất cả con cái cháu chắt và toàn thể tang quyến khấp báo

CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG.
XIN MIỄN VÒNG HOA HOẶC PHÚNG ĐIẾU.
Địa chỉ tang gia: 1, Rue Roland Garros * 56100 LORIENT - France.
Đt: 0033-297374879 * Email: Stephanbui@yahoo.de
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hạnh Phúc Tuổi Thơ
Dominic Đức Nguyễn
21:28 12/10/2014
HẠNH PHÚC TUỔI THƠ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Khi còn bé hạnh phúc rất đơn giản
Khi trưởng thành đơn giản mới được hạnh phúc.
(DN)