Ngày 12-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Năm sự vui
Jos. Tú Nạc, NMS
07:30 12/10/2010
TRUYỀN TIN
Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối không tiêu diệt được ánh sáng. (Gio-an 1: 5)

Tiêng “xin vâng” của Bà thành thân xác
trong thân xác, lửa tinh tuyền quét sạch
mồ hôi đổ vượt qua cơn giao động
của muôn sóng, tia nhọn ánh thái dương
trong dòng suối lững lờ quanh người Mẹ.
Không vội vàng tuôn chảy – mà chỉ
một hơi thở, một lời, và tuôn tràn
mọi thứ – là Thiên Chúa chúng ta.

VIẾNG THĂM
Khi bà E-li-sa-bet vừa nghe tiếng lời Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên. (Lu-ca 1: 4)

Họ kề bên nhau hai mái tóc, hai
lọn tóc kề nhau hai mầu cách biệt
đến lúc khăn the hé mở ý đồ
giữa họ – một bé ở lòng Bà
điều gì đó không tự mình định đoạt,
hầu như ở, đang lớn lên và bên kia
bà – một giọng thì thầm vinh danh mệt mỏi
bà lắng nghe, và thái dương buông nhẹ
những giọt mỏng manh nước mắt tuôn trào
từ trần thế và trong chiều vời vợi.

GIÁNG SINH
Khi vầng đông từ chốn cao vời viếng thăm ta để ánh sáng chiếu soi những ai ngồi trong bóng tối. (Lu-ca 1: 78-79)

Bà mong mỏi hôn vương miện cuả Người, tỏa sáng
và mượt mà cùng tưng bừng thân xác
trong ngõ hẹp, mà ấm cúng, mênh mông
của trời cao vọng lại, bài hợp xướng, vang lừng
lan tỏa, tựa vì sao thôi thúc Bà
run rẩy, đôi môi đã qua đi
trong đêm tối mênh mông – không một căn phòng
bây giờ trong lòng Bà trống vắng – chỉ trông chờ
hy vọng, đây bài hát ru con, này tuôn tràn
mọi thứ – là Thiên Chúa chúng ta.

HIẾN DÂNG
Dâng của hiến tế theo luật Chúa truyền (Lu-ca 2: 24)

Bà lắng nghe: đôi bồ câu trong đền thờ của họ
nhốt trong lồng – như đứa trẻ, mới đặt tên
người mà có lòng bàn tay và ngón chân đứa trẻ,
đôi bồ câu mềm mại tiếng gù lời chúc tụng sẻ chia
và khiêm cung ngoảnh lại, dù bà vẫn thiết tha quấn quít
mầu trắng và đong đưa như chuôi
thanh kiếm nặng. Đôi bồ câu ấp ủ
dang đôi cánh, bộ lông im lìm bất động
và chưa một giọt máu li ti điểm xuyết.

TÌM KIẾM
Ngỡ tưởng cậu bé về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường mới tìm thấy (Lu-ca 2: 43-44)

Khoảng cách là gì mà mỗi lúc một xa
rất vội vã rời xa số họ
Bà quay lại tìm cậu bé – với Bà
Cậu hoàn toàn thuộc về một Chúa, cẩn thận bước đi
qua đất bụi – vì ba ngày ròng rã
sự bồn chồn nơi chốn vây quanh
Bà ước thấy. Nếu như Bà có thể dạt trôi
cuối chân trời để phân chia trăm mối – duy nhất
khi Bà thấy con mình, một giọng nói của con trai
đơn độc rung động êm đềm, Bà than khóc.
 
Hãy kiên trì cầu nguyện
Phanxicô Xaviê
09:25 12/10/2010
Cầu nguyện rất cần thiết cho người tín hữu. Cầu nguyện nói lên tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn của người môn đệ Chúa Giêsu. Cầu nguyện đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và liên tục. Chính nhờ lời cầu nguyện liên tục, đời sống đức tin của chúng ta được nuôi dưỡng. Nhưng nếu thiếu đức tin, lời cầu nguyện cũng sẽ mau chấm dứt. Mối quan hệ giữa cầu nguyện và đức tin rất chặt chẽ. Vì thế, có đức tin mới cầu nguyện liên lỉ, có cầu nguyện liên lỉ thì đức tin mới lớn mạnh. Câu chuyện Môisê cầu nguyện trên núi, dụ ngôn bà góa van xin vị thẩm phán, hối thúc chúng ta dựa vào Lời Chúa CN XXIX thường niên năm C hôm nay để tìm hiểu về việc cầu nguyện.

Trước hết chúng ta cùng nhìn lại sự kiện, con cái Israel đang trên đường từ Biển Đỏ tiến đến ngọn núi Sinai. Họ đã ra khỏi Ai Cập nhờ cánh tay uy dũng của Thiên Chúa. Nhưng khí thế ban đầu đã dần dần suy giảm vì cảnh hoang vu của sa mạc cát bỏng, thiếu thốn về của ăn và thức uống, khó khăn trăm bề. Họ bắt đầu than trách Môisê: "Sao ông không để chúng tôi lại bên Ai Cập? Ở đó có thịt nướng hành thơm. Còn ở chỗ hoang vu nóng bỏng này, chúng tôi sẽ chết đói, chết khát mất. Những lời kêu ca phàn nàn này bộc lộ một tâm trạng nghi ngờ, thiếu tín nhiệm. Tuy nhiên lòng thương xót của Chúa vẫn trỗi vượt. Thiên Chúa tiếp tục ban ơn cho đoàn người kém hiểu biết ấy. Người ban manna và chim cút, cho nước chảy ở Massa và Meriba. Dân được ăn no và uống đã khát. Nhưng dù sao họ vẫn là dân cứng cổ, hay thay lòng đổi dạ, dễ quên ân tình và luôn sẵn sàng bội phản. Chính vì vậy, trong bài sách Xh 17,8-13, Thiên Chúa để họ rơi vào tay Amalek, nghĩa là rơi vào hoàn cảnh khiến họ phải mở mắt ra mà thấy Người có ở giữa họ hay không. Ở đây chúng ta không thấy sách Xuất hành nói rõ Amalek đã tấn công con cái Israel thế nào. Nhưng sách Thứ luật (25.17-19) thì cho biết Amalek đã hèn hạ chặn đánh những kẻ đi sau cùng trong đoàn người khi những người này đã kiệt quệ đuối sức. Thế nên Môisê phải nói với Gio-suê: "Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh Amalek. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa." Môisê cầm cây gậy thủ lãnh mà ông vẫn mang theo từ ngày được lệnh Chúa giải thoát con cái Israel. Đó là cây gậy đầy quyền lực của Thiên chúa. Mà giờ đây, một lần nữa ông lại cầm cây gậy ấy lên núi, để tiếp tục van xin Thiên Chúa ra tay cứu giúp Dân Người thoát khỏi tay thù địch. Câu chuyện đụng độ với Amalek vì thế trở thành biểu tượng cho mọi thử thách mà những người được Thiên Chúa tuyển chọn gặp phải trong cuộc sống. Đó cũng là câu chuyện trong chính cuộc đời của chúng ta khi gặp thử thách gian nan. Sức chống cự của ta cũng không hơn gì Gio-suê. Chúng ta chỉ có thể chiến thắng được là nhờ đôi tay không ngừng giơ cao để cầu nguyện. Và điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta tin tưởng Chúa hằng ở với chúng ta và bênh vực chúng ta.

Bài học của sách Xuất hành hôm nay rõ ràng cụ thể và sâu xa. Nó cho thấy đời sồng của những người con Chúa thật tề nhị và hiểm nguy khôn lường, trên dường về miền đất hứa. Do đó chúng ta phải cầu nguyện luôn và cầu nguyện không ngừng, không được nản chí theo gương người đàn bà góa mà Chúa Giêsu dạy các môn đệ trong đoạn Tin mừng Lc 18,1-8 hôm nay.

Dụ ngôn này nói đến một người đàn bà góa đến trước cửa quan. Người góa phụ và trẻ mồ côi trong xã hội Do thái tiêu biểu cho sự nghèo khổ thiệt thòi. Người cha và người chồng là nền tảng, là rường cột của gia đình, thì người góa phụ và trẻ mồ côi đã bị lấy đi sức mạnh ấy. Họ bị dồn vào hoàn cảnh bấp bênh. Chúa Giêsu dùng hình ảnh một góa phụ đến trước cửa quan để van xin. Bà ta đến chỗ không dễ van xin một ơn huệ nào khác, mà chỉ xin được quyền sống công bằng như những người khác. Bà đến cửa quan với hai bàn tay trắng, với một tâm lòng kiên nhẫn nài xin, trong sự thấp hèn của thân phận một góa phụ.

Ông quan tòa bất chính, không sợ Chúa, chẳng nể ai đã phải xử cho bà góa, vì ông không chịu nổi tính kiên trì của bà. Một quan tòa hống hách, coi thướng luật Chúa, chẳng thèm biết nỗi khổ của dân nghèo, thế mà đã phải chịu thua trước lời năn nỉ của bà góa. Nếu một con người như thế còn thay đổi thái độ, phương chi là Thiên Chúa.

Trong cách giảng dạy, Chúa Giêsu thường đưa ra những hình ảnh, có chiều thuận cũng như có chiều nghịch. Như khi đưa ra hình ảnh một vị thẩm phán coi trời bằng vung, cậy dựa quyền thế mà Chúa gọi là "quan tòa bất chính", để tôn vinh Thiên Chúa là vị thẩm phán nhân từ bao dung. Từ hình ảnh vị thẩm phán, Chúa Giêsu dẫn ta đến gặp bà góa nghèo, kiên trì kêu xin minh oan, dù đã bị nhiều lần khước từ.

Trong cuộc hành trình đức tin, khi gặp phải những khoảng trống sợ hãi. Chúng ta kêu xin mà hình như Thiên Chúa vẫn làm ngơ. Thử thách mà Timôthê gặp phải cũng giống như việc con cái Israel gặp Amalek, và cũng giống như những lúc chúng ta thấy nhàm chán trong việc cầu nguyện. Tất cả đều là cám dỗ và trở ngại khiến chúng ta giảm bớt lòng tin vào Thiên Chúa. Bài học Chúa dạy ở dây hôm nay là hãy kiên trì cầu nguyện. Sự kiên trì trong cầu nguyện cũng là sự bền đỗ trong đức tin, vì cầu nguyện liên lỉ sẽ nuôi dưỡng lòng trông cậy tin tưởng nơi Thiên Chúa."Ai bền đỗ đến cùng thì sẽ được cứu độ". Xin Chúa cho chúng ta đức tin kiên trì như Mẹ Maria cả khi cầu nguyện lẫn trong cuộc sống.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 12/10/2010
GHEN

N2T


Người xưa thường ví những người đàn bà vừa hung dữ vừa thích ghen ghét là sư tử Hà Đông, mà theo truyền thuyết thì sư tử mỗi ngày uống một bình nước giấm, sau khi uống giấm thì quả tim ghen ghét phát lớn, cho nên xuất hiện chữ “ăn giấm”, tức là ghen tuông.

Lại có truyền thuyết nói: Đời nhà Đường, khai quốc công thần là Phòng Huyền Linh rất sợ vợ, một hôm Đường Thái Tông tặng cho ông ta hai cung nữ nhưng ông ta không dám nhận, Đường Thái Tông bèn kêu Phòng phu nhân đến và khuyên bà không nên phản đối, bằng không thì sẽ bắt bà uống một ly rượu độc, nhưng thực ra đó chính là một ly giấm.

Bởi vì Phòng phu nhân thà chết nên chấp nhận uống ly giấm, thế là người đời sau dùng chữ “uống giấm” để hình dung trái tim ghen tuông khi giữa hai người nam và nữ có người thứ ba chen vào.

(Tục văn hiến thông khảo)

Suy tư:

Ghen là do quá yêu, quá thích và quá kiêu ngạo mà ra, cho nên ghen tuông thì không loại trừ một ai cả, dù đó là nhà tu hành hay nhà chính trị, là nhà buôn hay nhà văn.v.v...

Có người vì quá yêu mà quên mất cả lý trí đến nỗi hại người thương yêu của mình, đó là ghen tuông; có người vì quá thích (chưa yêu) ai đó mà dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm đoạt cho mình mà bất chấp hậu quả, đó là ghen tức; có người vì thấy mình tài giỏi, bây giờ có người tài giỏi hơn mình thì ghen tức chê bai đủ điều, đó là ghen tị.

Trong các thứ ghen tuông, ghen tức, ghen tỵ thì ghen tuông là đáng sợ nhất, bởi vì ghen tuông là do tình yêu độc chiếm sở hữu riêng mình, tức là chỉ có con tim mà không cho lý trí chen vào, thế là hậu quả thảm khốc khôn lường xảy ra cho mình và cho đối tượng mình yêu thương, thế là yêu thương biến thành thù hận.

Cho nên trong tất cả tình yêu thì đều phải phản ảnh lại tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, thì tình yêu đó mới bền vững.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 12/10/2010
N2T


3. Phàm là trước mặt không dám nói thì bên sau cũng không nên nói, bởi vì trước mặt thừa nhận nhưng sau lưng phỉ báng thì thật đáng hổ thẹn.

(Thánh Vincent de Paul)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồng y Lima và báo Tòa thánh ca ngợi người trúng giải Nobel Văn chương
Phụng Nghi
07:30 12/10/2010
LIMA, Peru (Zenit.org).- Hồng y Juan Luis Cipriani, tổng giám mục Lima, đã bày tỏ niềm hân hoan khi biết tin giải Nobel Văn chương năm nay được trao cho nhà văn người Peru là ông Mario Vargas Llosa.

Hồng y bày tỏ lòng thán phục của ngài đối với nhà văn và giải thích rằng Vargas Llosa là “một con người rao giảng tự do, dân chủ, và ông truyền giảng bằng tinh thần cởi mở và dũng cảm.”

Vị hồng y 66 tuổi này nói thêm rằng giải thưởng này là “xứng đáng” và “tinh thần Kitô giáo” đã là cảm hứng cho tư tưởng của Vargas Llosa.

Nhà văn Mario Vargas Llosa
L'Osservatore Romano, tờ báo bán chính thức của Tòa thánh, cũng nhấn mạnh rằng Vargas Llosa đã luôn luôn đặt con người vào trọng tâm các sáng tác của ông:

“Có khả năng xử dụng rất nhiều kỹ thuật kể truyện khác nhau, Vargas Llosa biết chuyển, trong các tiểu thuyết của ông, từ những không gian đóng kín và xuống cấp của các đô thị lớn, sang những khung mở lớn lao của cảnh trí nước Peru, luôn luôn chứng tỏ khả năng sáng tạo lớn lao, và luôn luôn đặt con người vào trọng tâm những công trình của mình.”

Vargas Llosa 74 tuổi, là tác giả của hơn 30 cuốn tiểu thuyết, kịch bản và tác phẩm không hư cấu. Ông nổi tiếng nhất với các tiểu thuyết La casa verde (Ngôi nhà xanh) và Conversación en la cathedral (Đàm thoại trong Nhà thờ chính tòa.)

Theo tuyên bố của ủy ban Giải Nobel, Vargas Llosa được trao tặng giải vì “sự phác họa của ông về cơ cấu quyền lực và những hình ảnh sắt thép của sự đối kháng nơi những cá nhân, nổi dậy và thua bại.”



 
Công bố Tự Sắc của Đức Thánh Cha thành lập Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng
LM Trần Đức Anh OP dịch
08:01 12/10/2010
VATICAN -. Ngày 12-10-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã cho công bố Tông Thư Tự Sắc của ngài về quyết định thành lập Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Tự sắc mang tựa đề ”Ubicumque et semper” (ở mọi nơi và mãi mãi), trong đó sau khi nhắc đến nghĩa vụ ngay từ đầu của Giáo Hội rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô, ĐTC nói đến hiện tượng nhiều nước Kitô giáo kỳ cựu đang chịu ảnh hưởng nặng nề của trào lưu tục hóa, xa lìa đức tin Kitô, trào lưu vô thần thực hành lan tràn cùng với sự dửng dưng đối với tôn giáo. Ngài viết: ”Một đàng nhân loại ngày nay được những lợi ích tỏ tường do những biến đổi xã hội, những tiến bộ vượt bực của khoa học và kỹ thuật.. và Giáo Hội được kích thích nhiều trong việc làm chứng về niềm hy vọng của mình (Xc 1 Pr 3,15), nhưng đàng khác người ta nhận thấy có sự đánh mất đáng lo âu về ý nghĩa thánh thiêng, và người ta đi đến độ đặt lại vấn đề về những nền tảng trước kia không hề bị tranh cãi, như niềm tin nơi một Thiên Chúa đấng sáng tạo và quan phóng, mạc khải của Chúa Giêsu Kitô đấng cứu độ duy nhất, và quan niệm chung về những kinh nghiệm cơ bản của con người như sinh, tử, sống trong một gia đình, sự tham chiếu luật luân lý tự nhiên.. Một số người chào mừng những điều này như một cuộc giải phóng, nhưng chẳng bao lâu người ta thấy rõ sa mạc nội tâm nảy sinh tại nơi mà con người muốn mình là tác nhân duy nhất tạo nên bản tính và vận mậnh của mình, người ta không còn điều làm nền tảng cho mọi sự nữa”.

Trong phần đề ra các qui định, Tự Sắc của ĐTC trình bày 4 điều khoản theo đó, Hội đồng Tòa Thánh mới lập có mục đích khích lệ suy tư về những đề tài tái truyền giảng Tin Mừng, cũng như đề ra và cổ võ những hình thức và phương thế thích hợp để thực hiện công trình đó (Art 1,2).

Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng hoạt động trong sự cộng tác với các cơ quan khác của Giáo triều Roma và nhắm phục vụ các Giáo Hội địa phương, nhất là tại những miền thuộc truyền thống Kitô đang có hiện tượng tục hóa (Art. 2).

Trong số các công tác chuyên biệt của Hội đồng, đặc biệt có:

- đào sâu ý nghĩa thần học và mục vụ của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng (Art 3,1);

- cộng tác chặt chẽ với các HĐGM có cơ quan đặc trách về vấn đề này, để cổ võ và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phổ biến và thực hiện giáo huấn của các Giáo Hoàng về những đề tài có liên quan tới việc tái truyền giảng Tin Mừng (Art 3,2);

- quảng bá và hỗ trợ những sáng kiến liên quan tới việc tái rao giảng Tin Mừng đang diễn ra tại các Giáo Hội địa phương và thăng tiến các sáng kiến mới, kêu gọi sự can dự tích cực của các dòng tu, tu đoàn tông đồ và hội đoàn giáo dân (Art 3,3);

- nghiên cứu và tạo điều kiện cho việc sử dụng các hình thức truyền thông mới mẻ như phương tiện để tái truyền giảng Tin Mừng (Art. 3,4).

- Cổ võ việc sử dụng Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo như một tài liệu trình bày thiết yếu và đầy đủ về nội dung đức tin cho con người thời nay (Art. 3,5)

Sau cùng, Tự Sắc qui định rằng về cơ cấu, giống như các Hội đồng khác của Tòa Thánh, Hội đồng tái truyền giảng Tin Mừng do một vị TGM làm Chủ tịch, với sự trợ giúp của một Tổng thư ký, một phó Tổng thư ký, và một số viên chức thích hợp. Hội đồng có các thành viên và có thể có vị các cố vấn riêng.

Tự sắc mang chữ ký của ĐTC ngày 21-9-2010 và bắt đầu có hiệu lực sau khi được đăng trên báo Quan sát Viên Roma của Tòa Thánh, nghĩa là từ ngày 13-10-2010.

Cũng nên nhắc lại rằng ngày 30-6 năm nay, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Rino Fisichella làm Chủ tịch tiên khởi của Hội đồng Tòa Thánh tân lập này. Đức TGM nguyên là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống kiêm Viện trưởng đại học Giáo Hoàng Latarano ở Roma. (SD 12-10-2010)
 
Một cộng đoàn nữ tu ở Đài Loan mừng lễ bách niên
Tiền Hô
09:02 12/10/2010
UCANews, ngày 12 Tháng Mười - Một trong những tu hội đầu tiên ở Trung Quốc Đại Lục đã mừng lễ kỷ niệm bách niên của mình, và đặt ra các ưu tiên khác nhau liên quan đến sứ vụ tông đồ của họ tại khu vực và tại Đài Loan.

Dòng Nữ Tu Truyền Giáo Oblates Thánh Gia được thành lập vào năm 1910 tại giáo phận Duyện Châu - tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Đây là cộng đoàn đầu tiên được thiết lập bởi Hội Truyền Giáo Ngôi Lời tại Trung Quốc.

Trong Thánh Lễ Tạ Ơn vào ngày 9 Tháng Mười, ĐHY Phaolô Shan Kuo-HSI, giám mục nghỉ hưu của giáo phận Cao Hùng cho biết, cộng đoàn Thánh Gia lớn hơn Trung Hoa Dân Quốc một tuổi đời, đã trải qua những khó khăn bởi chiến cuộc và đàn áp tôn giáo. "Tuy nhiên, cộng đoàn đã vượt qua khó khăn và liên tục đạt được những tiến bộ. Đó là ân sủng của Thiên Chúa", ĐHY nói.

Đức TGM Gioan Hung Shan-chuan của TGP Đài Bắc, Đức TGM Phêrô Liu Cheng-chung của TGP Cao Hùng, ĐGM Bosco Lin Chi-nan của GP.Đài Nam và 22 linh mục đã đồng tế thánh lễ tại Tiểu Vương Cung Thánh Đường Chánh Tòa Rất Thánh Mân Côi ở thành phố Cao Hùng.

Các dì Dòng Thánh Gia đã tái lập các cộng đoàn tại Đài Loan vào năm 1956, sau khi một vài cộng đoàn của họ phải rời khỏi Đại Lục do bất ổn chính trị. Ngày nay, cộng đoàn có 27 chị em ở Đài Loan, khoảng 170 trên Đại Lục và 5 tại Sydney để phục vụ người Công giáo Trung Hoa.

Dì Catherina Liao, bề trên tổng quyền ở Đài Bắc cho biết, các nữ tu trẻ nhất ở Đài Loan giờ cũng đã khoảng 50 tuổi, bằng với tuổi của các ộng đoàn lâu đời nhất của họ ở Đại Lục. Do đó, họ ưu tiên phục vụ cho giáo dân ở Đài Loan còn các nữ tu trẻ hơn thì ở Đại Lục. Nhằm tăng cường và thánh hóa gia đình, các nữ tu đã thành lập Hiệp hội Nữ tu Thánh Gia vào năm 1996 và phát triển được gần 1.000 thành viên trong cả năm giáo phận của Đài Loan.

Dì Liao nói rằng, họ chia sẻ niềm vui lễ kỷ niệm bách niên với các cộng đoàn của họ ở Đại Lục và chia sẻ lịch sử của cộng đoàn với các thành viên khác trong chuyến thăm các tu viện ở Duyện Châu và Lan Châu, tỉnh Cam Túc vào cuối Tháng Năm và Tháng Tám vừa qua.

Các nữ tu Thánh Gia hiện đang phục vụ tại các giáo xứ, các bệnh viện, trại trẻ mồ côi và những nhà phong hủi tại 10 tỉnh ở Đại Lục. Cộng đoàn cũng xuất bản một quyển sách gồm những câu chuyện về ơn gọi nữ tu như là một phần của lễ kỷ niệm bách niên.
 
Thượng Hội đồng Giám mục Trung Đông: Những điều mới mẻ và những con số
Phụng Nghi
16:03 12/10/2010
VATICAN CITY (Zenit.org).- Phiên họp đặc biệt của Thượng Hội đồng Giám mục về Trung Đông đã quy tụ lần đầu tiên hầu hết các chức sắc giáo hội trong vùng quanh vị Giám mục Roma là Đức giáo hoàng.

Đó là một trong những yếu tố lịch sử được vị tổng thư ký Thượng hội đồng, Tổng giám mục Nikola Eterović, nêu lên trong buổi họp báo.

Một điểm mới mẻ khác: đây là Thượng hội đồng ngắn nhất, chỉ có 14 ngày (khai mạc Chủ nhật 10-10 và kết thúc 24-10). Có ba lý do chính: ít các tham dự viên, đơn giản về phương pháp, và mối quan ngại cho người Công giáo Trung Đông không có chủ chăn, vì họ là thành phần thiểu số tại hầu hết những khu vực này.

- Có tất cả 185 nghị phụ, trong số này 159 đương nhiên có nhiệm vụ tham dự (trong đó 101 là các vị được thụ phong trong phạm vi giáo hội Trung Đông, và 23 trong khu kiều cư, lãnh đạo giáo dân các Giáo hội Công giáo Đông phương đã di cư từ Trung Đông đến các nước khác.)

- Còn có 19 giám mục thuộc các quốc gia kế cận phía Bắc và Đông Phi, các nước Âu và Mỹ có những cộng đồng giáo dân đến từ Trung Đông.

- Về phía giáo triều Rona, có 14 nhà lãnh đạo các thánh bộ.

- Về chức vụ, các nghị phụ gồm: 9 thượng phụ, 19 hồng y, 65 tổng giám mục, 10 tổng giám mục hiệu tòa, 53 giám mục, 21 giám mục phụ tá và 87 tu sĩ.

- Có 9 chủ tịch Thượng hội đồng giám mục Giáo hội Công giáo Đông phương tự quản (sui iuris), và 5 đại diện cuộc họp quốc tế của hội đồng giám mục.

- Có 6 chủ tịch hội đồng giám mục, một tổng giám mục phụ tá, 4 giám mục đã nghỉ hưu (trong số này 2 là hồng y). Cũng có mặt là vị thượng phụ La tinh ở Jerusalem đang nghỉ hưu và đại diện thượng phụ.

- Có 36 chuyên viên và 34 dự thính viên nam nữ.

- Có gần 330 người trong ban tổng thư ký, thông dịch viên và phụ tá cũng như người làm các dịch vụ kỹ thuật.

- Có đại diện 6 Giáo hội Công giáo Đông phương: Ethiopia, Hy lạp, Romania, Syro-Malabar, Syro-Malankara và Ukrainia.

- Trong 185 nghị phụ Thượng hội đồng, đa số (140 vị) thuộc truyền thống Công giáo Đông phương, 45 là giám mục truyền thống Latinh (trong số này 14 vị là người Trung Đông).

Lời Tổng giám mục Eterovic: Trong không khí cầu nguyện, suy tư và đối thoại, Thượng hội đồng phải “dùng để tăng cường sự hiệp thông với mỗi một trong những Giáo hội này. Hiển nhiên, những mối dây hiệp thông cũng phải được củng cố giữa các Giáo hội đặc biệt thuộc những truyền thống khác.”
 
Thượng Hội Đồng Về Trung Đông, Tài Liệu Làm Việc
Vũ Văn An
22:15 12/10/2010
Thượng Hội Đồng về Trung Đông đã khai mạc tại Vatican Chúa Nhật vừa qua, và sẽ kéo dài 2 tuần lễ, ngắn nhất so với các Thượng Hội Đồng trước đây. Theo vị tổng thư ký của Thượng Hội Đồng, Đức TGM Nikola Eterovic, lý do của sự vắn vỏi này là số người tham dự ít hơn, phương pháp thảo luận đơn giản hơn và các nghị phụ Trung Đông không thể rời xa giáo dân của mình quá lâu. Không như Thượng Hội Đồng về Lời Chúa và về Châu Phi trước đây, các phát biểu lần này của các nghị phụ không được phổ biến rộng rãi trên liên mạng. Để hiểu phần nào nội dung các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng, chúng tôi xin dựa vào bản Tổng Hợp Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng, do Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố hồi tháng 6 năm nay.

Lý do triệu tập Thượng Hội Đồng

Trong Lời Nói Đầu, Tài Liệu đề cập tới tình hình hiện nay tại Trung Đông, một tình hình khá giống với tình hình của cộng đồng Kitô Giáo sơ khai tại Đất Thánh, nghĩa là đầy khó khăn và bách hại. Các Kitô hữu sơ khai ấy hành động trong những tình huống cực kỳ bất lợi. Họ gặp chống đối và thù nghịch nơi các thế lực tôn giáo của chính dân tộc mình… quê hương họ bị chiếm đóng, bị xáp nhập vào đế quốc Rôma đầy quyền lực. Nhưng họ vẫn một lòng công bố trọn vẹn Lời Thiên Chúa, trong đó có lời dạy phải yêu thương kẻ thù, phải làm chứng bằng lòng trung trinh tử đạo đối với Chúa sự sống.

Ngày nay, các Kitô hữu Trung Đông cũng đang phải đương đầu với một tình hình tế nhị về cả hai phương diện giáo hội và xã hội. Các vị giám mục của vùng, vì thế, đã kiến nghị xin Đức Thánh Cha triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục để hướng dẫn họ vượt qua tình thế tế nhị ấy. Mục tiêu của Thượng Hội Đồng có hai: Thứ nhất, để “củng cố và tăng cường các Kitô hữu trong căn tính của họ bằng Lời Chúa và các Bí Tích”. Thứ hai, để “làm sống lại sự hiệp thông giáo hội giữa các giáo hội đặc thù, để họ làm chứng cho lối sống Kitô Giáo chân chính, vui tươi và hấp dẫn”.

Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tới cam kết đại kết và cuộc đối thoại với người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo vì thiện ích của toàn bộ xã hội và để cho “tôn giáo, nhất là những tôn giáo tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất”, trở thành “động lực thúc đẩy hòa bình” mỗi ngày một hơn. Thượng Hội Đồng hy vọng “đem lại cho Kitô hữu các lý do để họ hiện diện giữa một xã hội chủ yếu gồm người Hồi Giáo, bất luận là người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Irăng hay người Do Thái tại Israel.

Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông

Chương đầu nói tới Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông bằng cách nhắc mọi người nhớ rằng mọi giáo hội khắp hoàn cầu đều bắt nguồn từ Giáo Hội Giêrusalem. Sự chia rẽ giữa các giáo hội (các công đồng Êphêsô và Canxêđoan thế kỷ thứ 5, và sự phân ly giữa Rôma và Constantinốp thế kỷ 11) trên hết là do các động lực chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động nơi tất cả các giáo hội để đem họ gần lại hơn với nhau và để loại bỏ các trở ngại cho sự hợp nhất hữu hình mà Chúa Kitô hằng mong muốn. Tại Trung Đông, Giáo Hội Công Giáo hiện diện trong nhiều truyền thống, trong nhiều Giáo Hội Công Giáo Đông Phương độc lập (sui juris). Song song với Giáo Hội theo truyền thống La Tinh, người ta còn thấy 6 Giáo Hội thượng phụ, mỗi Giáo Hội đều có di sản phong phú về linh đạo, thần học và phụng vụ. Đồng thời, các Giáo Hội này cũng là nguồn phong phú đối với Giáo Hội Hoàn Vũ.

Tài Liệu nhắc mọi người nhớ: các Giáo Hội tại Trung Đông đều có nguồn gốc Tông Đồ và sẽ là một mất mát lớn cho Giáo Hội Hoàn Vũ nếu Kitô Giáo bị yếu đi hay biến mất ngay tại nơi nó phát sinh. Do đó, mọi người có trách nhiệm lớn lao phải duy trì đức tin Kitô Giáo tại vùng đất thánh thiêng này.

Không may, ngày nay, người ta thấy dường như sự thúc đẩy của Phúc Âm đã ngưng lại và ngọn lửa của Thần Khí hình như đã yếu đi. Nếu Giáo Hội không chịu chăm lo ơn gọi, thì các thực tại kia chắc chắn sẽ tan biến. Cuộc khủng hoảng ơn gọi có nhiều nguyên do: các gia đình rời cư, số sinh giảm bớt, môi trường sống càng ngày càng đi ngược lại các giá trị Phúc Âm. Thêm vào đó, sự thiếu thống nhất giữa các thành viên trong hàng giáo sĩ là một phản chứng tá trong khi việc đào tạo thiêng liêng cho hàng linh mục và tu sĩ nam nữ bị sao lãng; đời sống chiêm niệm, cột trụ của mọi sự tận hiến chân chính, hiện đang thiếu vắng trong nhiều cộng đoàn dòng tu.

Nhưng điều cần khẳng định là dù thuộc thiểu số nhỏ nhoi, Kitô hữu tại Trung Đông vẫn trọn vẹn thuộc về cơ cấu xã hội và căn tính đích thực của các quốc gia vùng này. Sự biến mất của họ sẽ là một mất mát lớn lao cho tính đa nguyên của Trung Đông. Người Công Giáo, vì thế, được kêu mời cổ vũ quan niệm “tục hóa tích cực” (positive laicism) nhà nước để làm nhẹ đi đặc tính thần trị của chính phủ và để có được sự bình đẳng lớn hơn giữa các công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, nhờ thế phát huy được một nền dân chủ thế tục lành mạnh, tích cực, biết nhìn nhận trọn vẹn vai trò của tôn giáo, cả trong đời sống công, bắng cách tôn trọng đầy đủ sự phân biệt giữa hai lãnh vực đạo và đời.

Kitô hữu phải là một thiểu số tích cực, không tự co cụm vào chính mình. Giáo Hội khuyến khích việc tạo ra các gia đình đông đúc và cổ vũ việc giáo dục, vốn là hình thức đầu tư lớn lao nhất: các trường và đại học Công Giáo phải thu nhận người thuộc mọi tôn giáo, các bệnh viện và dịch vụ xã hội cũng thế. Tuy nhiên, các giáo hội và các trường Công Giáo phải giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Chính nhờ các hoạt động bác ái không chỉ nhằm phục vụ Kitô hữu mà nhằm phục vụ cả người Hồi Giáo và Do Thái Giáo mà hành động của Giáo Hội nhằm ích chung đã được mọi người thấy rõ. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh tới tính trong sáng trong việc quản trị tiền bạc của Giáo Hội, nhất là nơi các linh mục và giám mục, phải phân biệt rõ giữa ngân khoản dành cho chi tiêu bản thân và ngân khoản thuộc tài sản Giáo Hội.

Tài liệu, vì thế, nhấn mạnh rằng các tranh chấp trong vùng khiến cho tình huống các Kitô hữu tại Trung Đông trở nên càng mỏng dòn hơn. Việc người Do Thái chiếm đóng các lãnh thổ của người Palestine làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn đối với việc tự do đi lại, đối với nền kinh tế và sinh hoạt xã hội cũng như tôn giáo nói chung (việc lui tới các nơi thánh đòi phải có giấy phép quân sự, mà người được cấp, người không). Đàng khác, một số nhóm Kitô giáo cực đoan, dựa bừa vào Thánh Kinh, đã biện minh cho các bất công chính trị từng áp đặt lên người Palestine, khiến cho vị thế người Kitô hữu Ả Rập trở nên càng tế nhị hơn nữa.

Kitô hữu cũng thuộc số các nạn nhân chính trong cuộc chiến tranh tại Iraq. Cho đến nay, nền chính trị thế giới vẫn chưa chú trọng đủ đến vấn đề này. Tại Libăng, Kitô hữu đang chia rẽ nhau trên cả hai bình diện chính trị và tuyên tín. Tại Ai Cập, việc lớn mạnh của phe Hồi Giáo chính trị một bên và bên kia sự thiếu dấn thân của Kitô hữu vào sinh hoạt dân sự đã khiến cho cuộc sống của họ gặp đủ mọi thứ khó khăn. Ở các nước khác, chủ nghĩa độc tài đang đẩy dân chúng, trong đó có Kitô hữu, phải im lặng chịu đựng mọi sự để đổi lấy những điều tối cần. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ý niệm thế tục hiện nay vẫn đặt ra nhiều vấn đề cho tự do tôn giáo tại xứ sở này.

Các Kitô hữu được khuyến cáo đừng nên dửng dưng đối với việc dấn thân vào xã hội mặc dầu họ gặp nhiều cám dỗ phải nản lòng. Tại Phương Đông, tự do tôn giáo chỉ có nghĩa là tự do thờ phượng, chứ không hẳn tự do lương tâm, nghĩa là tự do tin hay không tin, tự do thực hành tôn giáo một mình hay nơi công cộng mà không gặp cản trở và do đó, tự do được thay đổi tôn giáo. Tại Phương Đông, xét chung, tôn giáo là một lựa chọn xã hội, có khi còn là lựa chọn quốc gia nữa, chứ không phải là một lựa chọn cá nhân. Thay đổi tôn giáo, vì thế, bị coi là một phản bội đối với xã hội, với nền văn hóa và với quốc gia vốn chủ yếu xây trên truyền thống tôn giáo. Chính vì vậy, việc gia nhập niềm tin Kitô Giáo bị coi là thành quả của chủ nghĩa cải đạo đầy thành kiến, chứ không hẳn là thành quả của một xác tín tôn giáo chân chính. Đối với người Hồi Giáo, việc gia nhập này phải bị luật lệ nhà nước ngăn cấm.

Mặt khác, về phía Kitô hữu, có những trường hợp trở lại Hồi Giáo, không hẳn vì xác tín tôn giáo cho bằng vì quyền lợi bản thân. Đôi khi việc ấy cũng có thể xẩy ra do áp lực của phong trào cải đạo của Hồi Giáo. Một số câu trả lời cho bản Đề Cương (Lineamenta) đề nghị bác bỏ dứt khoát chủ nghĩa cải đạo của Kitô Giáo, dù cho rằng một số cộng đồng tin lành công khai thực hành chủ nghĩa này. Thực ra, vấn đề công bố Tin Mừng cần những suy tư sâu sắc hơn để có thể khẳng định quyền của mọi người và tự do lương tâm của họ.

Trong lúc đó, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo tiếp tục lớn mạnh khắp vùng, tạo nên một đe dọa cho hết mọi người, cả Kitô hữu lẫn người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Trong bối cảnh đầy căng thẳng và tranh cãi, kinh tế hạn chế và giới hạn về chính trị và tôn giáo này, các Kitô hữu tiếp tục rời cư: sự hiện hữu của các Kitô hữu thường bị ván cờ chính trị thế giới lãng quên. Họ là nạn nhân đầu tiên. Và đó là một trong các nguyên nhân chính tạo ra phong trào rời cư kia. Các giáo hội tại Phương Tây được kêu gọi nhậy cảm hóa các chính phủ của họ về tình huống này. Đàng khác, hiện đang có sự gia tăng việc nhập cư tới vùng Trung Đông của nhiều công nhân Phi và Á Châu, trong số ấy, nhiều người là Kitô hữu. Họ thường trở thành “đối tượng cho các bất công xã hội… cho bóc lột và lạm dụng tình dục. Trong bối cảnh này, người Công Giáo được kêu gọi trở thành các nhân chứng chân chính cho việc phục sinh xã hội".

Hiệp thông giáo hội

Chương hai đề cập tới sự hiệp thông giáo hội. Theo đó, tín hữu Trung Đông ý thức rõ rằng nền tảng của hiệp thông Kitô Giáo là mẫu mực sự sống Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Thiên Chúa là tình yêu (xem 1Ga 4:8) và mối tương quan giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa là mối tương quan yêu thương. Cho nên, giữa lòng Giáo Hội, điều cần là mỗi chi thể phải sống “chính mối hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống của Giáo Hội và của các giáo hội Đông Phương phải là sự hiệp thông đời sống trong yêu thương, theo mẫu mực hiệp nhất của Chúa Con với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Mỗi người đều là chi thể của Nhiệm Thể mà Chúa Kitô là đầu. Tài liệu viết rõ: “Sự hiệp thông ở giữa lòng Giáo Hội đó được biểu hiện qua hai dấu chỉ chính: Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể trong hiệp thông với Giám Mục Rôma, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, là phát ngôn viên các Tông Đồ, là nguyên lý và là nền tảng trường cửu và hữu hình của hiệp nhất đức tin và của hiệp thông”.

Để phát huy được sự hiệp nhất trong đa dạng ấy, điều cần là phải vượt qua chủ nghĩa duy hệ phái (confessionalism), phải khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các cộng đồng khác nhau, phải phối hợp sinh hoạt mục vụ và phải thúc đẩy sự đua tranh thiêng liêng, chứ không thù địch. Tài liệu nhấn mạnh: sự hiệp thông giữa các chi thể thuộc cùng một Giáo Hội hay một Tòa Thượng Phụ phải diễn ra theo mẫu hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ và với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, tức Giám Mục Rôma. Ở bình diện tòa thượng phụ, sự hiệp thông được diễn tả qua công nghị các giám mục của cả cộng đồng quanh vị thượng phụ, vốn là Cha và là đầu của giáo hội mình. Ở bình diện giáo phận, quanh vị giám mục là sự hiệp thông của giáo sĩ, của nam nữ tu sĩ cũng như của toàn thể giáo dân.

Các Kitô hữu được mời gọi cảm nhận mình là chi thể của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông, chứ không phải chỉ là chi thể của một giáo hội đặc thù. Các thừa tác viên của Chúa Kitô và các người tận hiến được kêu gọi trở thành mẫu mực và gương sáng cho người khác… Về phần mình, nhiều tín hữu giáo dân muốn có cuộc sống đơn giản hơn, thực sự không quá dính bén tới tiền bạc và tiện nghi ở đời, biết thực hành đức trong sạch và trinh trong nơi các phong tục. Thượng Hội Đồng nên khuyến khích tín hữu đảm nhiệm hơn nữa vai trò người rửa tội của mình trong việc phát huy các sáng kiến mục vụ, nhất là liên quan tới việc dấn thân vào xã hội, trong hiệp thông với các mục tử của Chúa Kitô.

Chứng tá Kitô Giáo

Chương 3 nói tới chứng tá Kitô Giáo. Trước nhất, Tài Liệu tái khẳng tầm quan trọng của việc hiểu biết và thông truyền đức tin, tránh việc thờ ơ đối với chân lý đức tin và lối sống Kitô Giáo. Tài liệu nhắc tới một số phương pháp giáo lý cần đào sâu. Về phụng vụ, Tài Liệu nói tới ý của nhiều người muốn có các cố gắng canh tân nhưng vẫn bén rễ chắc chắn trong truyền thống, chú ý tới các nhạy cảm hiện đại cũng như các nhu cầu thiêng liêng và mục vụ hiện nay. Tài Liệu cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong việc canh tân phụng vụ thực hiện từ trước cho đến nay chính là việc phiên dịch ra tiếng bình dân, chủ yếu là tiếng Ả Rập, các bản văn phụng vụ.

Chương này cũng tái khẳng định sự cấp thiết của đại kết qua việc vượt qua các thành kiến, không tin tưởng nhau, bằng cách đối thoại và hợp tác. Về phương diện này, đóng góp đáng kể chính là việc cử hành các Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thể, Xức Dầu Bệnh Nhân tại một giáo hội khác với giáo hội của mình, trong các trường hợp được bộ giáo luật dự trù. Có hai dấu chỉ hết sức quan trọng ở đây: việc thống nhất hóa các ngày lễ Kitô Giáo (Giáng Sinh và Phục Sinh) và việc đồng quản trị các nơi chốn tại Đất Thánh… trong yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Chủ nghĩa cải đạo, sử dụng các phương thế không phù hợp với Phúc Âm, phải bị dứt khóat lên án.

Các mối liên hệ với Do Thái Giáo cần được tái duyệt xét, một việc được giáo huấn của Công Đồng Vatican II chỉ bảo rõ. Cuộc đối thoại với người Do Thái được mô tả là cốt yếu, dù không dễ dàng, do ảnh hưởng của cuộc tranh chấp giữa Palestine và nhà nước Do Thái. Giáo Hội hy vọng rằng cả hai dân tộc này đều có thể sống hòa bình ngay tại quê cha đất tổ của họ, bên trong các biên giới được quốc tế công nhận. Tài liệu cũng tái khẳng định việc lên án chủ nghĩa bài Do Thái Giáo bằng cách nhấn mạnh rằng “các thái độ tiêu cực hiện nay giữa người Ả Rập và Do Thái đúng hơn có đặc tính chính trị và do đó xa lạ với bất cứ ngôn từ tôn giáo nào.

Các Kitô hữu được mời gọi có tinh thần hòa giải, đặt căn bản trên công lý và công bình cho cả hai bên. Một mặt, các giáo hội tại Trung Đông mời gọi mọi người duy trì sự phân biệt giữa thực tại tôn giáo và thực tại chính trị. Mặt khác, mối liên hệ của Giáo Hội với người Hồi Giáo đặt căn bản trên giáo huấn của Công Đồng Vatican II. Lời của Đức Bênêđíctô XVI được tái khẳng định ở đây: “Không thể giản lược cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo vào các quyết định nhất thời. Trên thực tế, cuộc đối thoại ấy có tính sinh tử, vì tương lai chúng ta phần lớn lệ thuộc ở nó”. Người ta thấy rõ điều quan trọng là phải tiến hành trước nhất những cuộc đối thoại song phương với người Do Thái Giáo và với người Hồi Giáo, rồi sau đó là các cuộc đối thoại tam phương với cả hai cùng một lúc.

Tài liệu viết rõ: “Mối liên hệ giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo, ít nhiều, khá khó khăn, trước nhất vì sự kiện người Hồi Giáo không phân biệt giữa chính trị và tôn giáo. Điều ấy đặt Kitô hữu vào tình huống tế nhị, bị coi không phải là công dân, dù họ vốn là công dân của các xứ sở này trước khi người Hồi Giáo xuất hiện. Then chốt cho sự thành công của việc sống chung giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo tùy thuộc việc thừa nhận tự do tôn giáo và nhân quyền. Các Kitô hữu được mời gọi đừng cô lập mình trong những khu biệt cư, trong các thái độ phòng ngự, tự co cụm vào chính mình, những thái độ đặc trưng của các nhóm thiểu số. Nhiều tín hữu nhấn mạnh tới việc Kitô hữu và người Hồi Giáo phải làm việc chung với nhau để cổ vũ công bình xã hội, hòa bình và tự do, và để bênh vực nhân quyền cũng như giá trị sự sống và gia đình. Tài Liệu gợi ý phải duyệt lại các sách dùng ở nhà trường nhất là các sách giáo dục tôn giáo, để chúng thoát khỏi mọi thành kiến cũng như khuôn thước có sẵn về người khác. Nó cũng mời gọi người ta phải đối thoại trong yêu thương để tìm ra chân lý.

Trong hoàn cảnh tranh chấp của Trung Đông, các Kitô hữu được khuyên bảo phải cổ vũ “nền sư phạm hòa bình”: đó là phương cách thực tiễn dù có nguy cơ bị đa số bác bỏ; nó cũng có nhiều khả thể được chấp nhận, vì người ta đã nhận ra rằng vũ lực, dù là của người mạnh hay của người yếu, cũng đã chỉ dẫn vùng Trung Đông này tới thất bại và bế tắc mà thôi. Về phương diện này, sự hợp tác của Kitô hữu, một sự hợp tác đòi có lòng can đàm, là điều tối thiết, dù các quốc gia Trung Đông, khi đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo, đã tạo cho các giáo hội Kitô Giáo nhiều tai hại lớn lao.

Tài liệu cũng phân tích tác động mạnh mẽ của tính hiện đại (modernity), một đặc tính bị tín hữu Hồi Giáo coi như bộ mặt của vô thần và vô luân. Họ coi nó như một thứ xâm lăng văn hóa đến đe dọa họ, phá bĩnh hệ thống giá trị của họ. Nhưng thực ra, tính hiện đại cũng là cuộc tranh đấu dành công lý và bình đẳng cũng như bảo vệ nhân quyền. Các trường học Công Giáo cố gắng đào tạo những con người có khả năng biện phân được điều tích cực khỏi điều tiêu cực, chỉ rút ra những điều tốt nhất. Tuy thế, tính hiện đại cũng là một nguy cơ đối với Kitô hữu: các xã hội trong vùng hiện cũng đang bị đe dọa bởi việc chối bỏ Thiên Chúa, bởi chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, nhất là chủ nghĩa tương đối và dửng dưng… Các nguy cơ như thế cùng với chủ nghĩa cực đoan hủy diệt cách dễ dàng các gia đình, các xã hội và các giáo hội. Nhìn dưới khía cạnh ấy, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo phải theo một đường lối chung.

Về phần mình, người Kitô Giáo phải ý thức rằng mình là thành phần của Trung Đông, là các thành tố chủ yếu trong tư cách công dân. Họ vốn là những người tiên phong tái sinh ra quốc gia Ả Rập, dù hiện nay, sự lớn mạnh của phe cực đoan Hồi Giáo đang gia tăng tấn công họ khắp nơi. Kitô hữu có một đóng góp đặc biệt cần thực hiện trong lãnh vực công lý và hòa bình. Họ có bổn phận can đảm tố cáo bạo lực, bất cứ từ đâu tới, và đưa ra giải pháp, một giải pháp có được nhờ đối thoại, hòa giải và tha thứ. Tuy nhiên, cùng một lúc, Kitô hữu phải dùng mọi phương thế hòa bình đòi hỏi các nhà cầm quyền dân sự phải nhìn nhận quyền lợi của mình.

Tài liệu cũng bàn tới chủ đề phúc âm hóa trong xã hội Hồi Giáo, một việc chỉ diễn ra nhờ việc làm chứng: nhưng việc này cũng cần được sự bảo đảm của các can thiệp đúng lúc từ ngoại quốc. Dù sao, hoạt động bác ái không kỳ thị của các cộng đồng Công Giáo, hướng về những người nghèo khổ nhất và bị bỏ rơi, vẫn là cách thế hiển nhiên nhất của việc truyền bá giáo huấn Kitô Giáo. Các dịch vụ này thường chỉ được đảm bảo nhờ các định chế của Giáo Hội.

Kết luận

Trong phần kết luận, Tài Liệu cho thấy mối quan tâm đối với các khó khăn hiện nay nhưng đồng thời, cũng cho thấy mối hy vọng dựa trên đức tin Kitô Giáo. Lịch sử đã biến chúng ta thành đoàn chiên bé nhỏ. Nhưng qua tác phong, sự hiện diện của ta sẽ một lần nữa trở thành quan trọng. Hàng mấy thập niên qua, việc thiếu một giải pháp cho cuộc tranh chấp Palestine và Do Thái, việc thiếu tôn trọng đối với luật lệ quốc tế và nhân quyền, và chủ nghĩa vị kỷ của các cường quốc đã làm cán cân trong vùng trở thành bất ổn và áp đặt bạo lực lên trên dân chúng, khiến họ gần như tuyệt vọng. Hậu quả là rời cư, nhất là rời cư của các Kitô hữu.

Trước thách đố này và được cộng đồng Kitô Giáo thế giới hỗ trợ, Kitô hữu tại Trung Đông được mời gọi chấp nhận ơn gọi của mình để phục vụ xã hội. Lời mời gọi ấy như thế này: “họ hãy trở thành nhân chứng, ý thức rằng việc làm chứng cho sự thật có thể dẫn họ tới việc chịu bách hại”. Tài Liệu kết luận: “với các Kitô hữu Trung Đông ngày nay, người ta vẫn có thể nhắc lại rằng: hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ hãi (Luca 12:32), các bạn có một sứ mệnh, việc lớn mạnh của đất nước các bạn và sức sống của Giáo Hội các bạn tùy thuộc ở các bạn, và điều này chỉ xẩy ra trong hòa bình, công lý và bình đẳng giữa mọi công dân”.
 
Top Stories
Vietnam: Lettre de la Conférence épiscopale à la communauté du peuple de Dieu
Eglises d'Asie
08:21 12/10/2010
Lettre de la Conférence épiscopale à la communauté du peuple de Dieu

Le 7 octobre 2010, à l’issue de leur 11ème assemblée plénière, les évêques du Vietnam ont envoyé une lettre commune à l’ensemble des catholiques de leur pays. Contrairement à l’accoutumée, elle ne traite pas d’un thème particulier mais informe les fidèles des travaux de l’assemblée, des prochaines célébrations de l’Année sainte 2010, en particulier de la « Grande assemblée du peuple de Dieu » du mois de novembre prochain. Les évêques ont aussi pris soin de présenter...
... dans le détail le bureau permanent de la Conférence ainsi que l’ensemble des présidents des diverses commissions épiscopales. Le changement principal est celui du secrétaire général. Mgr Joseph Ngo Quang Kiêt, archevêque émérite de Hanoi, est aujourd’hui retiré au monastère Chau Son. Il est remplacé à son poste par Mgr Cosme Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh. Il sera secondé par Mgr Nguyên Van Kham, auxiliaire de Saigon, qui prend la place de Mgr Joseph Vo Duc Minh.

Il y a très peu de changements dans les présidents des diverses commissions épiscopales. Il faut noter cependant la création de la commission ‘Justice et Paix’ qui, pour diverses raisons, parmi lesquelles une certaine méfiance du gouvernement à son égard, n’existait pas encore. Elle a été confiée à la présidence de Mgr Paul Nguyên Thai Hop, le nouvel évêque dominicain du diocèse de Vinh.

Il faut enfin remarquer que les évêques ont tenu à annoncer l’ouverture du procès de béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuan, ouverture qui aura lieu le 22 octobre à Rome. Ils ont rappelé que le cardinal Thuan avait longtemps été membre de la Conférence épiscopale. Il a été un effet évêque de Nha Trang jusqu’en 1975 puis archevêque coadjuteur de Saigon sans pouvoir exercer ses fonctions.

Le texte vietnamien de la lettre a été mis en ligne sur le site Internet de la Conférence épiscopale du Vietnam, le 7 octobre 2010. Il a été traduit en français par la rédaction d'Eglises d’Asie.

Frères et sœurs,

Sous le patronage de Notre-Dame du Rosaire, la Conférence des évêques du Vietnam a tenu sa 11e assemblée plénière au Centre pastoral de l’archidiocèse de Hô Chi Minh-Ville, du 4 au 8 octobre 2010. Nous tous, les membres de la Conférence, nous vous envoyons nos salutations affectueuses ainsi que nos vœux de paix dans le Christ.

1. Au cours de ces derniers jours, nous avons attentivement écouté les comptes-rendus des représentants des trois provinces ecclésiastiques, concernant les rencontres sacerdotales organisées dans chacune d’elles ainsi que les précieuses leçons à tirer de cette expérience. Plus spécialement, nous avons consacré beaucoup de temps à prier et à écouter avec attention les contributions de toutes les composantes du peuple de Dieu, envoyées de partout. Ensemble, nous avons réfléchi et discuté afin de préparer avec le plus de soin possible la Grande assemblée du peuple de Dieu qui aura lieu à la fin du mois de novembre 2010 ainsi que la clôture de l’Année sainte qui sera célébrée en la fête de l’Epiphanie 2011. En outre, nous avons échangé nos opinions à propos des diverses activités des diocèses et des commissions épiscopales ainsi que de certaines questions en rapport avec elles. Conformément aux statuts de la Conférence des évêques du Vietnam, à l’occasion de cette assemblée plénière, nous avons procédé aux élections du Bureau permanent et des présidents des commissions épiscopales pour une nouvelle période (2010-2013). Nous sommes heureux de vous communiquer les noms des membres du Bureau permanent et des présidents des diverses commissions:

Bureau permanent.
- Président: Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, archevêque de Hanoi.
- Vice-président: Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, évêque de Thanh Hoa.
- Secrétaire général: Mgr Cosme Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh.
- Vice-secrétaire: Mgr Pierre Nguyên Van Kham, évêque auxiliaire de Hô Chi Minh-ville.

Présidents des commissions dépendant de la Conférence épiscopale.
- Commission pour la Doctrine de la foi: Mgr Paul Bui Van Dôc, évêque de My Tho.
- Commission pour l’Ecriture sainte: Mgr Joseph Vo Duc Minh, évêque de Nha Trang.
- Commission pour la Liturgie: Mgr Pierre Trân Duc Tu, évêque de Phu Cuong.
- Commission pour la Musique sacrée: Mgr Vincent Nguyên Van Ban, évêque de Ban Mê Thuôt.
- Commission pour l’Art sacré: Mgr Matthieu Nguyên Van Khôi, évêque auxiliaire de Quy Nhon.
- Commission pour le Clergé et les Séminaristes: Mgr Antoine Vu Huy Chuong, évêque de Hung Hoa.
- Commission pour les Religieux: Mgr Pierre Nguyên Van Dê, évêque de Thai Binh.
- Commission pour les Laïcs: Mgr Joseph Trân Xuân Tiêu, évêque de Long Xuyên.
- Commission pour la Pastorale familiale: Mgr Joseph Châu Ngoc Tri, évêque de Da Nang.
- Commission pour la Pastorale de la jeunesse: Mgr Joseph Vu Van Thiên, évêque de Hai Phong.
- Commission pour l’Evangélisation: Mgr Nguyên Nang, évêque de Phat Diêm.
- Commission pour la Pastorale des migrants, cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân, archevêque de Hô Chi Minh-Ville.
- Commission pour la Culture: Mgr Joseph Vu Duy Thông, évêque de Phan Thiêt.
- Commission de l’Education catholique: Mgr Thomas Vu Dinh Hiêu, évêque auxiliaire de Xuan Lôc.
- Commission pour les Communications sociales: Mgr Pierre Nguyên Van Kham, évêque auxiliaire de Hô Chi Minh-Ville.
- Commission pour les Œuvres caritatives et sociales - Caritas: Mgr Dominique Nguyên Chu Trinh, évêque de Xuân Lôc.
- Commission ‘Justice et Paix’: Mgr Paul Nguyên Thai Hop, évêque de Vinh.

2. Comme vous le savez, la Grande assemblée du peuple de Dieu sera organisée dans le centre pastoral de l’archidiocèse d’Hô Chi Minh-Ville, du 21 au 25 novembre 2010. Elle rassemblera plus de 300 participants, représentant toutes les composantes du peuple de Dieu: prêtres, religieux et religieuses, laïcs. Dans les jours prochains, en fonction de la liste fournie par les diocèses et la Conférence des supérieurs majeurs, la Conférence épiscopale enverra des invitations à tous les représentants ainsi que le programme de travail. Les documents de travail de l’assemblée seront aussi diffusés à tous. L’objectif du rassemblement est de faire en sorte que toutes les composantes du peuple de Dieu construisent ensemble l’Eglise du Christ au sein de leur patrie, le Vietnam. Une Eglise qui soit véritablement le signe de la communion entre les hommes et Dieu, ainsi que des hommes entre eux, qui s’efforce d’accomplir la mission d’évangélisation dans la situation nouvelle où sont placés notre pays et le monde aujourd’hui. Même s’il ne comporte que 300 représentants, notre rassemblement est celui de tout le peuple de Dieu au Vietnam. Les délégués présents à l’assemblée prendront la parole au nom de tous les membres de ce peuple. C’est pourquoi, nous vous appelons ardemment, frères et sœurs, à continuer de prier et à faire parvenir à l’assemblée vos contributions par l’intermédiaire de vos représentants.

3. L’Année sainte 2010 s’achèvera d’une façon solennelle au centre de pèlerinage marial de La Vang, le jour de la fête de l’Epiphanie, le 4 janvier 2011. Cette célébration de clôture sera une occasion pour nous d’exprimer notre reconnaissance pour toutes les grâces accordées par le Seigneur à son peuple au cours de cette Année sainte. En même temps, elle place notre mission d’évangélisation sous le patronage de Notre-Dame de La Vang. Tout comme Marie qui, après avoir conçu Jésus dans son sein, s’est dépêché d’aller rendre visite à sa cousine Elisabeth afin d’apporter la bonne nouvelle à sa famille, nous aussi, nous serons incités à nous mettre en route vers tous nos frères de ce pays pour leur annoncer la Bonne Nouvelle.

4. Dans un esprit d’action de grâces, nous sommes heureux de vous annoncer que, le 22 octobre 1010, le diocèse de Rome ouvrira officiellement un procès de béatification pour le cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuan. Il a été un pasteur zélé et un membre respecté de la Conférence épiscopale du Vietnam. Le fait que le diocèse de Rome entame son procès de béatification nous montre l’estime dans laquelle on le tient. Il a été reconnu comme un vivant témoin de l’Evangile d’amour et d’espérance dans le monde d’aujourd’hui. C’est donc une grande joie et une source de fierté pour l’Eglise du Vietnam, en même temps qu’une invitation qui nous est faite à tous de continuer à le suivre et à rendre témoignage de cet évangile d’amour et d’espérance de Jésus-Christ dans notre pays.

D’une façon concrète, cet évangile invite chacun d’entre nous à porter toute notre attention à nos compatriotes actuellement dans une situation difficile et à partager avec eux. Nous voulons parler de nos frères et sœurs qui subissent aujourd’hui les inondations dans les provinces du Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thiên. Bien qu’il n’y ait pas encore de statistiques officielles des pertes en vies humaines comme en biens matériels, on estime cependant qu’elles sont très importantes. La Conférence épiscopale a déjà envoyé un don sous forme de secours d’urgence aux sinistrés. Nous vous prions, frères et sœurs, de continuer à apporter votre aide à vos compatriotes des régions inondées par vos prières et des contributions matérielles (à envoyer à l’évêché de votre diocèse). Nous les ferons parvenir aux victimes.

5. Le premier jour de cette 11e assemblée, nous avons célébré la messe pour demander l’inspiration de l’Esprit Saint, persuadés qu’il est la source de la lumière qui nous aide à découvrir la volonté de Dieu, la source de la force qui nous aide à l’accomplir. En conclusion de cette lettre, nous vous demandons de prier avec nous le rosaire. Grâce à l’intercession de Notre-Dame de La Vang, des saints martyrs du Vietnam, l’Esprit Saint nous remplira tous de sa lumière et de sa force pour qu’ensemble, nous édifions et développions l’Eglise selon le désir du Seigneur.

Au centre pastoral de l’archidiocèse de Hô Chi Minh-Ville.
En la fête de Notre-Dame du rosaire, le 7 octobre 2010.

Pierre Nguyên Van Nhon
Archevêque de Hanoi
Président de la Conférence

Joseph Vo Duc Minh
Evêque de Nha Trang
Secrétaire adjoint de la Conférence

(Source: Eglises d'Asie, 12 octobre 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Quan Lãng Khai giảng năm học Giáo lý 2010
Nguyễn Bình Thuận
07:24 12/10/2010
Giáo xứ Quan Lãng Khai giảng năm học Giáo lý 2010 va mừng Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, quan thầy Giới Trẻ

Giáo xứ Quan Lãng, một giáo xứ lớn của GP Vinh, nằm ở miền Tây Nghệ an thuộc huyện Anh Sơn. Số nhân danh của toàn Giáo xứ gần 7000. Nơi đây đã trải qua một lịch sử hào hùng trong việc giữ vững Đức tin. Đây cũng có thể được ví như một khu vườn màu mỡ, cung cấp những mầm xanh ơn gọi cho hầu hết các dòng tu trong nước và không ít dòng tu nước ngoài. Chính nơi mảnh đất giàu truyền thống này, sáng ngày 10 tháng 10 năm 2010, Lễ Khai Giảng Năm Học Giáo Lý và Thánh Lễ Kính trọng thể Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Quan Thầy Giới Trẻ, đã diễn ra long trọng và trang nghiêm.

Xem hình ảnh

5h30 sáng, một hồi chuông đổ dồn từ tháp nhà thờ dục giã mời gọi mọi người về với trung tâm của giáo xứ. Khoảng 6h, đoàn người nối nhau tiến về nhà thờ với trang phục lộng lẫy, nét vui tươi hiển lộ trên tưng khuôn mặt. 6h30, đoàn rước nhập lễ khởi hành từ nhà phòng, với sự tham dự của các em có thành tích cao trong năm học 2009-2010, đại diện Giới trẻ các Giáo họ kiệu ảnh Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, các thầy cô giáo lý viên, các nữ tu, hai Cha chánh và phó xứ.

Các thầy cô giáo lý viên được sắp xếp chỗ ngồi trên Cung thánh, quây quần bên hai Cha quản xứ. Lễ Khai giảng năm học Giáo Lý, ngoài các thành phần trong Giáo xứ, còn có đại diện Ban Giáo Lý Hạt Bột Đà đến tham dự. Sau lời giới thiệu mở đầu, lời phát biểu của ông trưởng giáo lý đánh giá tổng kết năm học vừa qua, người dẫn chương trình mời Cha chánh xứ phát biểu ý kiến. Trong lời phát biểu, Ngài nêu rõ vai trò của thầy cô giáo lý viên, là một đội ngũ nối dài và đắc lực của Cha xứ trong việc rèn giũa đức tin, bảo vệ đức tin và loan báo tin mừng trên cánh đồng truyền giáo nơi địa đầu của GP Vinh, cuối lời phát biểu Ngài cũng cầu chúc cho thầy cô giáo lý viên luôn có được tinh thần hăng say để phục vụ, nhiệt tình trong tình thần giữ gìn và loan báo đức tin…

Chương trình khai giảng được tiếp tục với phần mục phát phần thưởng cho các em đã có những thành tích cao trong một năm học vừa qua, trong tổng số 922 em tham gia qua các kỳ thi, có 116 em được khen thưởng, trong đó có 2 em đạt điểm tuyệt đối 100 điểm, 23 em đạt giải nhất, 29 em đạt giải nhì,…Kết quả trong năm học vừa qua Giáo xứ Quan lãng đạt 11/65 giải trong Giáo hạt Bột Đà. Cả nhà thờ tưng bừng, nhộn nhịp hẳn lên bởi bao trùm trong những tràng pháo tay, những nụ cười được liên tục vang lên sau những lần trao giải thưởng. Hai Cha quản xứ cũng gửi đến tay 54 thầy, cô giáo lý viên những đoá hồng tươi thắm, như lời chúc mừng cho một năm học mới được thành công, nở rộ. Kết thúc phần khai giảng năm học mới, một hồi trống được vang lên báo hiệu cho năm học mới của giới trẻ Giáo xứ Quan lãng đã đến.

Tiếp đó Cha chủ tế Jos Phạm Ngọc Quang mời gọi cộng đoàn sốt sắng bước vào Thánh lễ mừng kính trọng thể Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, với lời mời gọi dành riêng cho hơn 2000 bạn trẻ trong Giáo xứ, đã chọn Thánh nữ là bổn mạng của các xứ truyền giáo làm đấng quan thầy của mình. Thánh lễ diễn ra thật sốt sáng và trang nghiêm.

Trong bài giảng của Cha phó xứ, đã làm nổi bật lên gương nhân đức của Thánh nữ, Ngài có chia sẻ và mời gọi các bạn trẻ giáo xứ Quan lãng luôn hăng say noi theo gương Thánh nhân, nên Thánh trong lối sống đơn sơ, nên Thánh trong những việc bé mọn nơi cuộc sống thường nhật. Cha cầu chúc cho các bạn trẻ luôn có được một tâm hồn trẻ trung vui tươi, xứng đáng với danh hiệu là loan báo tin mừng chứ không phải loan báo “tin buồn”, người rao giảng tin mừng, người được mang sứ điệp rao giảng phải là người có tâm hồn vui tươi, luôn biết hăng say phục vụ tha nhân trong tinh thần bác ái. Đó chính là noi gương để sống theo Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Thánh lễ kết thúc trong hân hoan và vui tươi. Nhìn trên từng khuôn mặt các bạn trẻ ai cũng hồ hới, nở rộ vẻ vui mừng như đã múc đủ ơn Thánh.

Sau Thánh lễ, hai Cha quản xứ, cùng các ban ngành trong giáo xứ, thầy cô giáo lý viên, quý khách cùng các bạn trẻ trong Giáo xứ đã có bữa cơm thân mật, vui vẻ cùng nhau trong tình Cha con.

Thế là một năm học mới đã đến, với sự bầu cử của Thánh quan thầy, trong tin yêu và hy vọng chúng ta cầu chúc các bạn trẻ Giáo xứ Quan lãng luôn hăng say, chăm chỉ học tập, luôn nhiệt tình loan báo tin mừng xứng danh với một Giáo xứ vốn có truyền thống về lòng đạo và đức tin sắt đá kiên cương theo dòng lịch sử Giáo phận, xứng danh với Đấng quan thầy của mình, là mẫu gương của các xứ truyền giáo.
 
Giáo xứ Thụy Lôi tổ chức tuần đại phúc mừng 100 năm ngôi thánh đường
Hồng Tuấn
07:36 12/10/2010
THÁI BÌNH - Để chuẩn bị mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà thờ giáo xứ Thụy lôi, và là dịp để cộng đoàn dân Chúa nhìn lại cuộc hành trình đức tin trải dài 100 năm với biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, đôi lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được. Giáo xứ Thụy Lôi đã tổ chức Tuần Đại Phúc cho anh chị em tín hữu.

Xem hình ảnh

Đây là thời điểm rất thuận lợi để các Kitô hữu nhận ra bàn tay quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa đối với cộng đoàn giáo xứ 100 năm qua, và để mọi người dâng lời cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa, tri ân các bậc tiền nhân và những người đã góp công góp của xây dựng ngôi thánh đường tuy đã rêu phong nhưng vẫn hiên ngang trước bao sóng gió của thời gian.

Nhưng kỷ niệm mừng 100 năm thánh đường giáo xứ Thụy Lôi, không chỉ là ôn lại quá khứ để cảm tạ Thiên Chúa và tri ân Giáo hội, mà còn là cơ hội để cộng đoàn dân Chúa lãnh nhận những ơn ích vô biên mà Thiên Chúa từ nhân, qua Giáo Hội, có thể ban cho giáo xứ. Bởi thế, cha chính xứ Giuse, thông qua Đức Giám mục Giáo phận Thái Bình, đã gửi văn thư đến Tòa Thánh xin ban ơn Toàn Xá cho cộng đoàn tín hữu giáo xứ Thụy Lôi, từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010. Và Giáo Hội, như người Mẹ hiền đã quảng đại đáp lại lời thỉnh cầu: Ngày 16 tháng 9 năm 2010, được sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô, Tòa Ân Giải Tối Cao ra sắc lệnh ban ơn Toàn Xá cho giáo xứ Thụy Lôi. Sắc lệnh ghi rõ: “TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, do sự ủy nhiệm đặc biệt của Đức Thánh Cha, ban ơn Toàn Xá, theo những điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha), cho những tín hữu thành tâm thống hối, nếu họ đến hành hương tại Nhà Thờ giáo xứ Thụy Lôi và sốt sắng tham dự các buổi lễ kỷ niệm hoặc ít là lưu lại Nhà Thờ suy niệm một thời gian thích hợp, và kết thúc bằng kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, và khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria. Những người già yếu, bệnh tật, và tất cả những người vì lý do hệ trọng không thể ra khỏi nhà, cũng được ơn Toàn Xá như vậy, nếu họ có lòng chê ghét tội lỗi của mình, và có ý thi hành càng sớm càng tốt ba điều kiện thông thường, và hiệp ý tham dự các buổi lễ, dâng kinh nguyện và những đau khổ của mình lên Thiên Chúa từ bi, nhờ Mẹ Maria”.

Thật là một sự trùng hợp rất tốt đẹp, Chúa Nhật 10/10/2010 giáo xứ Thụy Lôi chầu Mình Thánh Chúa thay giáo phận. Nên trước đó một tuần (từ 4-10/10/2010), giáo xứ đã tổ chức chầu Mình Thánh Chúa mỗi ngày, đồng thời mời quý cha đến ngồi tòa giải tội ban phép xá giải cho hối nhân; sau đó cử hành Thánh Lễ để các tín hữu tham dự bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể và lãnh nhận ơn Toàn Xá cuối lễ.

Trước khi khai mạc Tuần Đại Phúc (thứ Hai 04/10/2010), cha Giám tỉnh, quý cha Tỉnh dòng Thừa sai Đức tin Việt Nam cùng đông đảo bà con giáo hữu cử hành nghi thức kéo lá cờ Hội Thánh tung bay phất phới lên cột cờ cao gần 30 mét trong tiếng chuông vang và tiếng trống dập dồn làm rộn ràng bao trái tim và khơi gợi niềm tự hào là con cái của Giáo Hội; tiếp theo là Thánh Lễ Khai Mạc do cha Giám tỉnh chủ tế. Các ngày tiếp theo, lần lượt được cha chánh xứ Thụy Lôi (thứ Ba 05/10/2010), cha Quản hạt Hưng Yên (thứ Tư 06/10/2010), cha phó nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường (thứ Năm 07/10/2010), cha chánh xứ Dị Nậu (thứ Sáu 08/10/2010) cử hành Thánh Lễ và ban ơn Toàn Xá cho cộng đoàn tín hữu. Mặc dù là những ngày trong tuần, nhưng mỗi ngày có gần 1000 tín hữu từ các giáo xứ Võng Phan, Hà Xá và những xứ đạo lân cận đến tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận ơn Toàn Xá. Riêng bà con giáo xứ Võng Phan, cha chính xứ Thụy Lôi đã thuê mỗi ngày 2 chiếc xe buýt để đưa đón tín hữu đến tham dự Thánh Lễ để được hưởng ơn Toàn Xá.

Vào chiều thứ Bảy 9/10/2010, trước ngày Đại Lễ mừng kỷ niệm 100 năm nhà thờ Thụy Lôi, mặc dù rất bận rộn, nhưng Đức Giám mục giáo phận Thái Bình đã ưu ái đến cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn cùng với cha Giám tỉnh và quý cha thuộc Tỉnh dòng Thừa sai Đức tin Việt Nam, cha Giám đốc tu sinh giáo phận Thái Bình, quý cha văn phòng Tòa Giám mục, quý tu sỹ nam nữ, quý khách xa gần cùng mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.

Trong bài giảng, Đức Giám mục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sống đức tin và thực hành đức bác ái Kitô giáo với mọi thành phần xã hội, để nhờ đó mà người ta có thể nhận biết Chúa qua lối sống, cách ứng xử và việc làm của Kitô hữu. Ngài nói: “Dù là Công giáo hay lương dân, chúng ta đều có cùng chung một Cha là Đấng Tạo Thành ở trên trời”. Ngài cũng dạy rằng, việc ôn lại chặng đường 100 năm là cần thiết để nhận biết và cảm tạ tình thương vô biên của Thiên Chúa và để tri ân các bậc tiền nhân, nhưng điều mà cộng đoàn giáo xứ phải hướng đến, đó là phải sống đạo như thế nào để cộng đoàn được thăng tiến về mọi mặt: văn hóa, đức tin, tri thức,…Vì đó là sự tồn tại và phát triển cho 100 năm tới của giáo xứ.

Kết thúc Thánh Lễ, ĐGM Giáo phận ban ơn Toàn Xá cho cộng đoàn tín hữu cách trọng thể. Sau Thánh Lễ, ngài long trọng đọc lời khai mạc đêm Diễn nguyện trên một sân khấu được thiết kế hoành tráng với dàn âm thanh ánh sáng thuê từ Hà Nội; sau đó ngài cùng với quý cha và toàn thể cộng đồng thưởng thức tài diễn xuất của các “diễn viên”. Đây là đêm Diễn nguyện – Hoan ca được quý cha Tỉnh dòng Thừa sai Đức tin Việt Nam và quý Sơ dòng Thánh Phaolô chuẩn bị và dàn dựng rất công phu từ nhiều ngày tháng qua; diễn tả lại lịch sử hành thành giáo xứ Thụy Lôi, từ buổi ban đầu đón nhận Tin Mừng, trải qua giai đoạn thử thách chịu đổ máu đào, đến giai đoạn ổn định, phát triển và hướng đến tương lai. Đội ngũ diễn viên gần 200 em được tuyển chọn từ 4 giáo họ xứ Võng Phan và 2 giáo họ xứ Thụy Lôi; một số ca sĩ Công giáo nổi tiếng từ Miền Nam như Thanh Sử, Tuyết Mai Ly cũng được mời tham gia biểu diễn đã thật sự thu hút đông đảo bà con nô nức đến xem. Uớc chừng có gần 3000 người đến tham dự đêm Diễn nguyện, khuôn viên phía sau nhà thờ hầu như không còn chổ để chen chân. Để đảm bảo an ninh trật tự cho đêm diễn, cha xứ và Hội đồng Mục vụ đã thành lập Ban trật tự gồm 30 người đồng thời nhờ Ban an ninh của xã Thụy Lôi đến hỗ trợ giúp đỡ khi cần. Đêm diễn nguyện kết thúc trong sự tiếc nuối và đọng lại trong tâm tưởng nhiều người những thao thức trong đời sống đức tin, cũng như sự kính phục niềm tin và sự kiên trung của các bậc tiền nhân đối với Thiên Chúa và Giáo Hội.

Cao điểm của Tuần Đại Phúc là Đại Lễ Tạ Ơn diễn ra lúc 10 giờ ngày 10/10/2010, do Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, nguyên GMGP Thái Bình chủ sự. Mặc dù sức khỏe không được như mong muốn, nhưng Ngài vẫn đến thăm cộng đoàn giáo xứ và cử hành Thánh Lễ thật long trọng và sốt sắng. Nội dung bài giảng đã giúp cho nhiều tâm hồn phải tự vấn lại đời sống đức tin của mình, bởi vì ngài dạy rằng việc xây dựng ngôi đền thờ thiêng liêng đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi tín hữu là điều quan trọng hơn cả, xứng đáng là Ngai tòa của Thiên Chúa ngự trị. Ngài dựa vào câu Kinh Thánh trong thư thứ 2 của thánh Phêrô Tông đồ: “Xin anh em đừng quên, đối với Chúa một ngày ví thể ngàn năm” (2Pr 3,8-9) để khuyên nhủ mọi người: “Điều cần nhất là kiến tạo được một con người đạo đức thánh thiện, đem lại lợi ích cho chính mình và nhân loại; đó là điều chúng ta phải chú trọng nhất dù kỷ niệm 100 năm nhà thờ giáo xứ Thụy Lôi hay 1000 năm Hà Nội yêu dấu cũng vậy”.

Kết thúc bài giảng, Đức cha Phanxicô Xaviê đã giải thích ý nghĩa của hai chữ “Thụy Lôi”: “Thụy” là “hiền lành” và “Lôi” là “sấm sét”. Từ ý tưởng trên, ngài đã tặng cho anh chị em tín hữu một bài thơ thật nhiều ý nghĩa, như là một món quà tinh thần nhân dịp giáo xứ Thụy Lôi mừng kỷ niệm 100 xây dựng ngôi thánh đường:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dù chẳng thanh lịch cũng người Thụy Lôi
Thụy Lôi là pháo từ trời
Bắn lên bắn xuống sáng ngời thế gian
Khi cường thịnh lúc gian nan
Sống làm con Chúa vinh quang muôn đời.
 
Đồng hương di dân thuộc Giáo Xứ Trung Nghĩa (GP Vinh) họp mặt tại Sài gòn
Quân Tuấn Anh
07:55 12/10/2010
SAIGÒN - Chúa Nhật XXVIII Thường niên ngày 10 tháng 10 năm 2010, Di dân Đồng hương thuộc Giáo Xứ Trung Nghĩa (GP Vinh) đã quy tụ, họp mặt và sinh hoạt tại Đất Thánh thuộc Giáo Xứ Khiết Tâm (Quận Thủ Đức, Sài Gòn).

Xem hình ảnh

Đây là chương trình họp mặt lần thứ hai kể từ ngày 18/7/2010, tham gia chương trình hôm nay gồm cha Phê rô Lê Viết Thắng (Dòng Đức Mẹ Lên Trời) Linh hướng về Di dân Đồng hương của Giáo xứ Trung Nghĩa, Cha An Tôn Nguyễn Quang Thanh (Đang làm việc ở trụ sở Giáo Phận Vinh tại Sài Gòn); Thầy Gioan Baotixita Trần Ngọc Long (Dòng Ngôi Lời); Thầy Giuse Nguyễn Duy Linh (Dòng Đa Minh); Sr Maria Trần Thị Lan; Sr Anna Hoàng Thị Mậu (Dòng Mến Thánh Giá Quỳ Chính đang học tập tại Sài Gòn) quý Cha, quý Thầy và quý Sr là người con quê hương của Giáo xứ Trung Nghĩa. Ngoài ra còn có sự tham dự của quý Sr Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đang phụ trách Di dân Giáo xứ Khiết Tâm, quý khách mời và hơn 200 anh chị em đồng hương đang học tập và làm việc tại Miền Nam.

Trong tâm tình hòa mình với Giáo hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010, chủ đề chính trong chương trình họp mặt lần này chính là “Vui Sống Hồng Ân Năm Thánh”. Chủ đề trên như muốn nói với anh chị em đồng hương cùng với Giáo hội Việt Nam sống tình huynh đệ hiệp nhất và vui tươi, đặc biệt trong một ngày ngàn năm có một này.

Chương trình được bắt đầu từ 9h00 với nhiều nội dung được chuẩn bị rất công phu như thi đấu thể thao Bóng chuyền Nam, Kéo co Nữ; Thi hát Karaoke Thánh ca; các trò chơi vận động…

Đúng 9h00 chương trình được bắt đầu với những trò chơi sinh hoạt vòng tròn, chia nhóm và thi đấu các môn thể thao, các bạn trẻ rất tích cực trong các nội dung thi đấu. Chương trình nổi bật nhất là thi hát Karaokê Thánh ca, đây là một chương trình mới lạ thu hút rất nhiều bạn trẻ đăng ký tham gia để thể hiện mình qua những giọng ca vàng đã từng là Ca đoàn phục vụ Giáo xứ quê hương.

Trong buổi chiều hôm nay là nội dung của các trò chơi vận động rất vui nhộn và hấp dẫn, xen kẻ đó là lời chia sẽ của Cha linh hướng Di dân Đồng hương Phê rô Lê Viết Thắng chia sẽ về Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, trong đó vấn đề di dân được Cha đưa lên hàng đầu, Cha cũng khuyến khích các anh chị em tham gia vào các hội đoàn, các nhóm dành cho những người di dân.

Kết thúc chương trình họp mặt hôm nay là Thánh lễ đồng tế, Lễ kính Thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu bổn mạng giới trẻ của Giáo xứ. Càng về chiều, thời tiết càng âm u và đang trong Thánh lễ thì một trần mưa to kiêm gió lớn đổ xuống, tuy mưa to gió lớn nhưng Thánh lễ vẫn diễn ra nghiêm trang sốt sắng, cuối Thánh lễ với lời bài hát “Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man” được cất lên và hát đi hát lại nhiều lần như cảm tạ Chúa đã ban cho Đồng hương Giáo xứ Trung Nghĩa một ngày họp mặt vui tươi và đầm ấm tình huynh đệ.

Cũng trong ngày hôm nay, Ban Tổ Chức đã giới thiệu với toàn thể anh chị em về Logo của đồng hương Giáo xứ, logo được thiết kế rất tỉ mỉ và rất có ý nghĩa.

Chương trình được khép lại với bao điều ước hẹn, đặc biệt Ban Điều Hành và Cha An Tôn Nguyễn Quang Thanh sẽ tổ chức thuê xe cho anh chị em về quê ăn tết trong Tết Nguyên Đán sắp tới, qua đây thể hiện sự quan tâm và lo lắng của Cha quê hương và các anh chị em điều hành.

Chương trình được thành công tốt đẹp không chỉ về sự tổ chức bài bản của Ban Tổ Chức mà còn có sự giúp đỡ và quan tâm của Cha Chánh xứ Khiết Tâm đã tạo mọi điều kiện để Đồng hương Trung Nghĩa có một ngày thật vui vẽ và ý nghĩa này. Chia tay trong cơn mưa rào ai cũng tràn đầy niềm vui và chia sẽ với nhau những món quà gặt hái được trong những môn thi đấu, trong những trò chơi vận động và hứa hẹn sẽ có một ngày gặp gỡ nhau gần nhất trong thời gian tới.
 
Văn Hóa
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Thợ mỏ Chi-lê
Nguyễn Trung Tây, SVD
17:17 12/10/2010
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Thợ mỏ Chi-lê
Lời kinh, Ảnh NTT


Ông Tư Dì Tư, một cặp vợ chồng người miền Nam định cư tại Quận Cam từ sau năm 75. Hồi xưa Ông Tư bịt răng vàng, người trong thôn gọi Cậu Tư Cường. Dì Tư, gọi là Thoan.

Dì Tư bước vào phòng khách, cất tiếng nói oang oang,

— Ông mần chi mà ngồi trong phòng khách miệng lẩm bẩm tuồng như thầy pháp vẻ bùa bắt ấn khiển âm binh vậy? Năm phút nữa là cơm chiều rồi đó nghen.

Ông Tư nhướng cặp kiếng lão,

— Bà đó hả? Ở đâu mà tự nhiên chui ra thầy pháp với âm binh ở đây? Tui đang lần chuỗi Mân Côi. Tháng này tháng Mân Côi, bà quên rồi sao.

Ông Tư gỡ kiếng, tuồng như muốn tâm sự với vợ,

— Bà biết chi không? Lúc nãy đang coi TV, tới phần tin tức, thấy người ta bàn tán xôn xao về vụ mấy người thợ bị sụp hầm mỏ kẹt ở dưới đó, gần bẩy tuần rồi.

Dì Tư nửa phân trần nửa than phiền,

— Thiệt vậy sao? Chuyện xảy ra như thế nào, ông kể cho tôi nghe được không? Thiệt tình ở bên Mỹ này, tin tức thời sự là tôi cứ tuồng như người vừa mù vừa điếc, chẳng biết chi.

Ông Tư chép miệng,

— Ừ thì cách đây gần bẩy tuần, không hiểu làm sao tự nhiên hầm mỏ ở Chi-lê phát nổ, khiến ba mươi ba người thợ mỏ bị mắc kẹt ở trỏng. Ta nói là sáu mươi tám ngày rồi, họ vẫn còn ở dưới đó… Bây giờ thiệt tình là họ heo-lết (helpless).

Dì Tư nhăn nhăn vầng trán, ngắt ngang lời của chồng,

— Ông vừa nói cái chi đó mà đang nói chuyện sập hầm mỏ, giờ tự nhiên đổi sang chuyện thịt heo với sườn cốt lết ở đây?

Ông Tư trợn tròn mắt,

— Bà nói cái chi là nói cái chi?

Ông dừng lại, ngẫm nghĩ,

— À! Thôi tui hiểu rồi… Xin lỗi... Tui vừa mới nói chữ helpless. Helpless tiếng Anh có nghĩa là vô phương, là hết cách đó bà...

Dì Tư đổi giọng mỉa mai,

— Hết cách thì nói đại là hết cách đi. Ông còn mần tuồng vẽ rắn thêm chân, chêm tiếng Anh tiếng tây vào trỏng, khiến con rắn hóa ra con thuồng luồng. Mần sao tui hiểu cho đặng?

Ông Tư nhìn vợ, đầu lắc lắc, miệng cười cười,

— Bà ơi, tui vừa mới đọc được một chuỗi Mân Côi mà thôi. Giờ bà vào đây phá đám tui đó…

Dì Tư lườm chồng,

— Ông nói chiện. Thì tui vừa cơm nước xong xuôi, cho nên tui te te vô đây hú gọi ông chuẩn bị xuống nhà bếp hai vợ chồng ăn cơm chiều. Chứ ai đâu rảnh rỗi ở không mần tuồng vô đây phá phách ai.

Dì Tư te tái bỏ đi,

— Mà thôi! Ông lợi khẩu lắm, tui nói không lợi ông đâu.

Tự nhiên dì Tư dừng lại bước chân, quay lại nhìn chồng

— Nhưng thôi, bởi ông nhắc tới vụ lần chuỗi cầu nguyện cho mấy người thợ bị kẹt ở hầm mỏ, tôi cũng muốn nhắc ông chuyện này.

Ông Tư nhướng cặp kính lão lên nhìn vợ,

— Bà muốn nhắc tôi chuyện chi?

Dì Tư nói nhỏ lại,

— Ông có nhớ không? Giờ tháng Mười Mân Côi. Tháng tới tháng Mười Một. Tui muốn nhắc tới linh hồn tía má, họ hàng nội ngoại hai bên, nhất là những linh hồn mồ côi còn kẹt ở dưới Luyện Ngục... Ta nói ở dưới luyện ngục thì không có cái đồng hồ kêu tích tắc! tích tắc! đời đời! kiếp kiếp! như ở dưới hỏa ngục, nhưng họ cũng đang tứ bề cô thân, như những người thợ mỏ ngóng trông toán cấp cứu. Họ cũng cần tới những tràng chuỗi Mân Côi và lời kinh cầu nguyện của mình vậy. Thiệt tình là những linh hồn ở dưới Luyện Ngục, họ cũng helpless vậy thôi.

Ông Tư trợn tròn mắt nhìn vợ,

— Hả! Bà, bà vừa nói cái chi đó? Bà nói lợi cho tôi nghe coi?

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rừng Thu Lá Vàng
Dominic Đức Nguyễn
21:15 12/10/2010
RỪNG THU LÁ VÀNG

Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Rừng phong chưa rụng lá vàng

Nai kêu một tiếng Thu vang bốn bề.

(Trích thơ Lưu Văn Vịnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n