Ngày 11-10-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
00:56 11/10/2018
Khôn Ngoan 7: 7-11; Tvịnh 89; Do Thái 4: 12-13; Máccô 10: 17-30

Của cải, giàu sang không phải là điều tội lỗi của một người. Và sự nghèo khó cũng không làm cho một người nên thánh thiện. Nhưng, trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đánh thức niềm tin vào Thiên Chúa của cộng đoàn trong thời đại Ngài sống: rằng giàu sang có là dấu chỉ được Thiên Chúa thương yêu. Ý nói là nếu một người giàu có là dấu chỉ người đó đã sống một đời sống tốt đẹp. Chúa Giêsu chứng tỏ điều trái ngược ý nghĩ đó khi Ngào bảo người giàu có: “Hãy bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi".

Người ta thường nghĩ nếu có được của cải sẽ được an toàn, tự kiểm soát cuộc sống, tự lập như chúng ta thường nói đạt được một "đời sống tốt đẹp". Hơn nữa, người giàu có sẽ thấy của cải mình được Thiên Chúa chấp nhận, khen thưởng cho một đời sống đạo đức và tốt lành. Sau khi Chúa Giêsu nhắc với người hỏi Ngài về việc tuân giữ các điều răn, người đó đáp lại; "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ". Thời Chúa Giêsu, người giàu có thường có đủ thì để giờ học hỏi và tuân theo Lề Luật. Người nghèo, vô học thức, chỉ cố gắng làm lụng đủ sống qua ngày, chứ đâu có thì giờ học hỏi về những lời dạy dỗ về luân lý và tôn giáo. Như thế, người nghèo không tuân giữ Lề Luật, ở ngoài vòng tôn giáo và sống tội lỗi.

Người đàn ông giàu có tuân giữ các giới răn, thì có vẻ như anh đã sống đẹp lòng Chúa khi anh hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?". Trước khi trả lời Chúa Giêsu hỏi lại về từ “nhân lành” mà anh đã nói về Ngài. Đây không phải là vinh dự của người trần thế mà đó là hình tượng Thiên Chúa. Do vậy Chúa Giêsu biến sự tập trung của cộng đoàn vào Ngài thành tập trung niềm tin cậy vào Thiên Chúa, nhờ vậy khi đặt niềm tin vào Thiên Chúa ắt sẽ được Thiên Chúa chấp nhận và ban ơn đời sống tốt đẹp. Người giàu cần phải tiếp tục tin tưởng và theo Chúa Kitô "vì tất cả các điều đó" được bao gồm trong Chúa Giêsu. Vậy để nhận ân sũng của Thiên Chúa trong cuộc sống, người giàu có dám đương đầu với những quyến rũ của vật chất hay không, đế cam đoan đặt cuộc sống chúng ta trong ân sũng của Thiên Chúa hay không? Chúa Giêsu có là tột đỉnh cuộc sống chúng ta hay không? Hay chúng ta còn tìm dấu chỉ gì nơi vật chất để biết là Thiên Chúa yêu thương chúng ta?

Nếu người đàn ông đã từ bỏ sự giàu có của mình, những vật chất hữu hình, bảo đảm ông sẽ có được sự chấp thuận của Thiên Chúa và sẽ hưởng được món quà của cuộc sống mà anh mong ước? Anh sẽ phải tin cậy và theo Chúa Kitô. "Ngài chính là tài sản của anh" là Chúa Giêsu. Điều đó có đủ cho anh ta chưa; liệu điều đó có đảm bảo niềm tin tuyệt đối của anh ta vào Thiên Chúa không? Chúa Jêsus có là tài sản của chúng ta không? Hay chúng ta còn tìm kiếm những dấu hiệu nào khác để đảm bảo với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa?

Bài đọc thứ nhất trích sách Khôn Ngoan cũng nhắc chúng ta chú trọng đến cách sống của chúng ta. Tác giả bài sách nói hãy nguyện xin Thiên Chúa cho được sự "hiểu biết". Sự hiểu biết là biết phân biệt được đúng sai qua các điều mình thông hiểu. Sự hiểu biết được chỉ dẫn bởi Đức Khôn Ngoan. Lời cầu nguyện của tác giả đoan chắc giá trị của khôn ngoan trên của cải và giàu sang.

Bài đọc thứ hai cũng nói đến lời Thiên Chúa sống động và hữu hiệu trong thế gian qua ngôn từ của Ngài. Lời Thiên Chúa là lời sống động chỉ rõ những giá trị thật sự. Những người có của cải giàu sang có thể kiểm soát hoàn cảnh của nhiều người, nhưng không có nghĩa là người đó có cuộc sống đời đời. Phúc âm nhắc chúng ta nhớ là việc phó thác vào Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô sẽ đem đến cho chúng ta sự tốt lành và cuộc sống viên mãn. Để đáp ứng với những bài đọc hôm nay, chúng ta thử nghĩ đến những ao ước của chúng ta về sự an toàn, tự quản là bởi đâu và làm sao mà có được, và làm cho chúng ta chú ý đến những năng lực của chúng ta từ Thiên Chúa.

Một chút suy tư. Tôi không phải là người giàu sang, và hầu như tất cả những người nghe bài phúc âm hôm nay cũng nghĩ họ như vậy. Có thể chúng ta nên phân tách bài sách hôm nay nói về điều mà "không áp dụng cho tôi". Nhưng, trước khi làm như thế, chúng ta hãy xét lại.

Tôi vừa mới đi giảng xong ở giáo xứ Petaluma, tiểu bang California. Ở đó có một chương trình dạy giáo lý cho trẻ em rất sống động. Chương trình dạy thanh thiếu niên biết rằng chúng ta được Thiên Chúa gọi để phục vụ Thiên Chúa không phụ vụ tài sản vật chất, nhưng là một cách để có "sự sống đời đời". Đó chỉ là một đề tài dạy các học sinh. Nhưng điều chỉ rõ cho học sinh là đời sống của giáo chức: tất cả họ là những người tình nguyện. Để huấn luyện các thanh thiếu niên họ cần phải có thì giờ, năng lực, và tài điều khiển để giúp học sinh trong đức tin. Giáo chức là dấu chỉ những người đã để qua một bên những của cải và "tất cả các điều khác" để theo Chúa Kitô và nhờ thế mà họ được ơn huệ dời sống mà Chúa Kitô ban cho những người theo Ngài.

Bài trích thơ thánh Phaolô gởi cho tín hữu Do thái đọc hôm nay diễn tả lời Thiên Chúa là "lời sống động, hữu hiệu... xuyên thấu chỗ phân tách tâm với linh". Hôm nay, lời Thiên Chúa có thể kêu gọi chúng ta nên suy nghĩ một lần nữa về vấn đề của cải. Hình như các môn đệ sững sờ khi họ nghe Chúa Giêsu nói về người giàu có, và họ sửng sốt hỏi Chúa Giêsu "thế thì ai có thể được cứu?" Các môn đệ không có của cải nhiều, và điều Chúa Giêsu nói có thể trái ngược với những điều các ông đã được dạy dỗ. Họ nghĩ là họ cũng sẽ được giàu có và quyền thế vì đó là dấu chỉ tình thương yêu của Thiên Chúa.Và sự nghèo khó là đấu chỉ bị trừng phạt.

Người giàu có ra đi buồn rầu vì anh ta có nhiều của cải. Anh ta không thể bỏ hết tất cả để đi theo Chúa Kitô. Nhưng, phúc âm không nói là của cải tự nó là sự dữ, và cũng không nói là người giàu có đó là một người tội lỗi. Người đó tuân theo Lề Luật và là một người tốt. Nhưng, Chúa Giêsu bảo anh ta hãy tiền tới một bước nữa trong đức tin, và trỏ nên một tín đồ người hoàn toàn hơn theo Ngài.

Đó là thách thức đối với người giàu có. Vậy hôm nay điều gì làm cho chúng ta trăn trở? Đó là câu hỏi cho chúng ta: Niềm tin cuối của chúng ta là vào điều gì? Có phải là tiền tài, của cải, danh vọng hay quyền thế? Chúng ta có sẵn sàng tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa hay không? Không phải là sự tin tưởng này sẽ bảo đảm cho chúng ta một đời sống thoải mái. Tin tưởng vào Thiên Chúa không có nghĩa là chúng ta sống buôn thả, không cần lầm việc và để cho Thiên Chúa lo liệu cho chúng ta. Nhưng, tất cả những gì đời sống đưa đến cho chúng ta, Thiên Chúa sẽ là sự an toàn và sức mạnh cho chúng ta.

Hôm nay còn một câu hỏi nữa: chúng ta phải giử bao nhiêu để đầu tư trong cuộc sống theo Chúa Giêsu? Nếu theo Chúa Giêsu chúng ta sẽ phải bỏ qua những gì có lợi cho chúng ta nhưng lại chống lại với đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô thì sao? Đức tin của chúng ta có bị thiệt thòi gì không? Hay chúng ta chỉ vừa bàn đến và tránh khỏi những điều gì đức tin đòi hỏi chúng ta hay sao? Ai biết được chúng ta, những người theo Chúa Giêsu, sẽ phải hy sinh những gì? Nhưng, phúc âm hôm nay giúp chúng ta nên sẵn sàng và hy sinh tất cả những chướng ngại vật cản trở sự cam kết trọn đời của chúng ta về việc theo Chúa Giêsu và sống theo đường lối của Ngài.

Chúa Giêsu có một dịp cuối cùng để nói với người giàu và với chúng ta. Vậy chúng ta có sẵn sàng chia sẻ của cải với người nghèo không? Chúng ta có thể không phải là người giàu có, nhưng, luôn luôn vẫn có người thiếu thốn hơn chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


28th SUNDAY (B)
Wisdom 7: 7-11; Psalm 90; Hebrews 4: 12-13; Mark 10: 17-30

Having wealth does not automatically condemn a person. Nor does poverty bring automatic sainthood. But, in today’s gospel, Jesus was challenging the common belief of his day: that riches were a sign of God’s favor. If you had wealth it was a reward for leading a good life. Jesus reverses this notion when he invites the rich man to, "Go sell what you have, give to the poor and you will have treasure in heaven, then come, follow me."

People pursue wealth thinking it will guarantee status, control, security and independence – as we commonly say, "the good life." What’s more, the rich man would have seen his wealth as approval by God, a reward for his good, and observant life. After Jesus reminds him of the commandments he replies, "Teacher, all of these I have observed from my youth." In Jesus’ day the rich would have had more time and means to study and follow the Law. The illiterate poor could barely scrape by from day to day, with no time to study and learn ethical teachings and proper religious observances. Thus, they would appear non-observant, outside religious propriety and sinners.

The man had wealth and he kept the commandments – it seems he had it made! He asked Jesus, "Good teacher, what must I do to inherit eternal life?" Before responding, Jesus dismisses the man’s calling him "good." It’s not about titles and symbols of honor. Instead, Jesus turns the man’s focus to God. The laws he quotes guide our life to conform to God’s ways. But Jesus says more than the laws is required to have life. If the man wants "eternal life," Jesus invites him to sell all and follow him. It’s not just about keeping rules, customs and religious laws– it’s about following Jesus. And that requires complete surrender, putting our life and security, not in material goods, but in Jesus and his path to life.

If the man did give up his riches, what visible assurance would he have that he had God’s approval and the gift of life? He would have to keep trusting and following Christ. "All he would have" was Jesus. Would that be enough for him; would that assure him of God’s favor? Is Jesus enough for us? What signs do we look for; what do we need to assure us of God’s love?

Our first reading from the Book of Wisdom also puts focus on our lives. The author of the reading prays for "prudence." Prudence is the skill and good judgment in using our resources. It is guided and influenced by wisdom. The author’s prayer affirms the value of wisdom over riches and possessions.

Similarly, the second reading shows God’s involvement in the world by means of the word. It is a living word that exposes our true values. Those with riches may control a lot of human situations, but that doesn’t mean they have eternal life. The gospel reminds us that dependence on God, through Jesus Christ, brings us what is truly good and life-giving. In response to today’s readings we reflect on where and how our desire for status and security preoccupies us, and draws our attention and energies away from God.

Wait a minute! I am not rich and almost all the people who hear this gospel today aren’t either. Maybe we should just bracket the passage and label it, "does not apply to me." Before we do that, let’s give it a second look.

I just finished preaching at a parish in Petaluma, Ca., where they have a very active catechetical program for children. Such programs teach our young that we are called to serve God and not possessions, as a way to "eternal life." It isn’t only the subject matter taught to the students that conveys this message, but the obvious witness of the teachers’ lives. They are all volunteers. It takes time, energy and talent to train the young in their faith. These teachers are a sign to their students. They have put aside an emphasis on material goods, "left everything," to follow Christ and thus receive the gift of life he offers his followers.

The reading from Hebrews today describes God’s word as "living and effective…able to discern reflections and thoughts of the heart." God’s word today may be calling us to think again about the question of possessions. It seems the disciples who heard what Jesus said to the rich man were bewildered, when they asked, "Then who can be saved?" They weren’t rich and what Jesus said would have been in contrast to what they had been taught. They too would have seen wealth and power as a sign of God’s favor; poverty as a punishment.

The rich man went away sad because he could not, or would not, give up his riches in favor of Christ. But the Gospels don’t say riches in themselves are evil. Nor does it seem the rich man’s riches made him a sinful person: he was a law-abiding and good man. But Jesus was asking him to go further in his faith life and become a full-fledged, totally-devoted follower.

That was the challenge for the rich man. What is it for us today? It puts a question to us: In what do we ultimately trust? Is it money, possessions, status, or power? Or, are we willing to put our trust in God? Not that this trust will guarantee an easy walk through life. Trusting in God does not mean we can relax, stop working and let God take care of us. But whatever life presents to us God will be our strength and security.

Another question before us today is: How much of our lives are we willing to invest in following Jesus? Will following him require us to put aside what will be to our advantage, but conflicts with our faith in Christ? Does our faith cost us anything, or have we just made compromises and avoided the demands faith has made on us? Who knows what we followers of Christ will be called to give up? But the gospel directs us to be prepared and willing to let go of whatever hinders our full commitment to Jesus and his ways.

Jesus has a last challenge to the rich man and to us: Are we willing to share what we have with the poor? We may not be rich, but there are always those who have less.

 
Chúa Nhật 28 TN B : Đứt Ruột
LM . Nguyễn Văn Nghiã
09:27 11/10/2018
ĐỨT RUỘT

Chúa Nhật XXVIII TN B

Đói thì đầu gối phải bò. Hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ. Có thực mới vực được đạo. Nhiều câu thơ, nhiều ngạn ngữ dân gian như muốn khẳng định rằng cuộc sống con người như mãi long đong, vất vả vì các nhu cầu căn bản để sinh tồn xét như là một sinh vật. Chuyện cơm áo, gạo tiền nó nhũng nhiễu con người mãi không ngơi. Chưa hết, bên cạnh cái trí khôn ý thức về sự cao quý của phận làm người thì cái ý chí tự do lại thúc bách con người tìm kiếm, thủ đắc các như cầu ngày càng cao và đa dạng. Ăn no, mặc ấm vẫn chưa đủ, còn phải ăn ngon và mặc đẹp. Trong cuộc sống, người ta không chỉ trông mặt mà bắt hình dong mà còn thường hành xử theo kiểu đồng tiền đi trước, mực thước theo sau. Cảnh đời tréo ngoe mà không hiếm: “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”.

Không giới hạn trong tương quan giữa người với người, ngày nay khi có những chuyện bất bình giữa các quốc gia hay tập thể, người ta cũng lại sử dụng đòn chiêu: trừng phạt kinh tế. Đồng tiền dính liền khúc ruột. Để có được sự tự do với tiền của thì dường như không dễ, ngay cả với những người thường lên tiếng trong các lãnh vực đạo đức, tôn giáo. Xin chớ vội trách người thanh niên có nhiều của cải mà Tin Mừng tường thuật. Nếu như giờ này Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy về bán đi tất cả những gì ngươi có mà cho người nghèo, rồi đến mà theo Ta”, thử hỏi có được bao nhiêu người đáp trả dứt khoát và triệt để như thánh Phanxicô Axidi năm nào.

Người ta dễ dàng chấp nhận với nhau rằng tiền của chỉ là cái góp phần xây dựng hạnh phúc chứ không phải chính là sự hạnh phúc. Người ta cũng dễ dàng đồng thuận với nhau rằng tiền bạc chỉ là tên nô lệ chứ không phải là ông chủ. Người ta không chối cãi sự thật là tiền của mang tính “phù hoa” và nhất là nó không thể theo chúng ta đi vào huyệt lạnh. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng sống thì không dễ chút nào. Không ai muốn tự chặt đứt khúc ruột của mình cả. Chẳng ai muốn từ bỏ một thứ sức mạnh vốn rất hiệu nghiệm trong rất nhiều trường hợp đó là đồng tiền, được ví như “là tiên là Phật, sức bật của tuổi trẻ, sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, cái lọng che thân…”.

Dù là một kiểu nói ngoa ngữ, phóng đại để muốn nhấn mạnh, nhưng chúng ta không thể không giật mình trước lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Đàng” (x.Mc 10,23-26). Ngay các tông đồ cũng kinh ngạc và nói với nhau: Thế thì ai có thể được cứu rỗi, nghĩa là được hưởng phúc Thiên đàng? Khi giải đáp thắc mắc cho các tông đồ rằng đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được, Chúa Giêsu muốn khẳng định với chúng ta nhận ra sự thật này: hạnh phúc Nước Trời tiên vàn là quà tặng Thiên Chúa trao ban chứ không phải do công sức của loài người chúng ta.

Đã hơn một lần Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta về mối nguy cơ của tiền bạc khi nó được phong làm thần thánh: “Không được làm tôi hai chủ …”(x.Mt 6,24; Lc 16,13). Nếu có tiền mua tiên cũng được, thì có thể mua được cả nước thiên đàng! Khi chiều theo chước cám dỗ đề cao sức mạnh của đồng tiền thì người giàu có bị cám dỗ xem hạnh phúc nước trời là điều mình có thể mua, có thể trao đổi bằng công sức hay tiền bạc.

Ít có ai phủ nhận nội hàm một ngạn ngữ Trung Quốc rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Thế nhưng trong thực tế chúng ta lại hành xử theo kiểu như tiền bạc là nền tảng, là nguyên nhân đem lại hạnh phúc. Nếu đã xác tín rằng hạnh phúc đích thật là hạnh phúc nước trời, tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa, thì những gì chúng ta thu được mà chủ yếu bằng việc trao đổi, mua bán bằng của cải, tiền bạc chắc chắn không phải là hạnh phúc vĩnh cửu. Với luận lý này, chúng ta mới hiểu lời khẳng định của Đấng Cứu độ: “người giàu có khó vào Nước Trời hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim”. Lời Chúa thật sắc bén hơn cả thanh gươm hai lưỡi! (x.Dt 4,12).

Ngoài ra chúng ta cũng cần chân nhận hiện thực này: khi đã đủ đầy, sung túc của tiền thì con người rất dễ bị biến tướng, bị tha hóa. Vốn là một trong những thiện hảo tự nhiên Chúa dựng nên và ban tặng, nhưng của cải, tiền bạc rất dễ trở thành miếng mồi nhử của thần dữ như trái táo trong vườn địa đàng khiến chúng ta đi trệch hay đi ngược với huấn lệnh Chúa truyền. Không chỉ có chuyện “no cơm ấm cật, dậm dật khắp nơi” mà các mối tương quan cũng dễ bị sứt mẻ do bời của cải tiền bạc. Tình bác cháu như Abraham với Lót, tình anh em ruột thịt như Êsau và Giacóp cũng đã khó bền vì của cải. Thánh Kinh ghi cùng một câu trong cả hai trường hợp: “họ có quá nhiều tài sản nên không thể ở chung với nhau được” (St 13,6; 36,7). Một khi đã không thể “ở chung” với nhau được thì làm sao có thể ở cùng Thiên Chúa, Đấng là Cha của hết mọi người? Và biết bao nhiêu chuyện chẳng hay, làm nứt vỡ tình mẹ cha, nghĩa huynh đệ… vẫn xảy ra trước mắt chúng ta mà nguyên nhân chính là vì tranh chấp của cải. Thánh Tông đồ dân ngoại đã nói với môn đệ Timôtê rằng: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (Tim 6,10).

Trong kiếp lữ thứ này, chúng ta không thể sống như thiên thần, chẳng màng gì đến chuyện vật chất của tiền, vì không chừng sẽ rơi xuống thành loài vật (Pascal). Vấn đề đặt ra đó là phải biết làm chủ vật chất, tiền bạc cũng như phải biết tự do với nó. Một mẫu gương đáng cho chúng ta noi theo mà Tin Mừng hôm nay ghi lại đó là Phêrô. “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu không phản bác nghĩa là Người chân nhận điều ấy. Không phải Phêrô đã vất bỏ mọi sự, của cải vật chất. Nhà của ngài còn đó, thuyền của ngài còn đó…nhưng ngài sẵn sàng trao dâng cho Chúa khi Chúa cần dùng vì lợi ích của tha nhân, sẵn sàng gác nó một bên để lên đường đi rao giảng tin mừng.

Biết rằng đồng tiền dính liền khúc ruột, tuy nhiên nếu khi khúc ruột ấy là khúc ruột thừa đã bị viêm hay là khúc ruột non dính ung bướu thì không thể không cắt bỏ đi. Nhiều thánh giáo phụ như Hiêrônimô, Âugustinô khẳng định rằng những gì chúng ta đang sở hữu trên mức cần thiết đều là của người nghèo. Ước gì thỉnh thoảng chúng ta biết tập sống anh hùng một chút khi sẵn sàng dâng trao vài trăm ngàn, dăm bảy triệu vì một việc từ thiện nào đó hay vì công cuộc truyền giáo nào đó. Quả là không dễ, nhưng không cái khó nào là không thể vượt qua, nhờ ơn Chúa giúp và quyết tâm của chính chúng ta.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ: Phúc Trình của Nhóm B nói tiếng Pháp
Vũ Văn An
01:07 11/10/2018
Phúc Trình của Nhóm B nói tiếng Pháp



Người trẻ ngày nay sống trong một thế giới được đánh dấu bằng những thay đổi sâu sắc về văn hóa xã hội, luân lý và tôn giáo. Những biến đổi xã hội và văn hóa này tác động đến thực hành tôn giáo của họ. Thật vậy, người ta ân hận nhận thấy ở nhiều quốc gia giới trẻ không còn quan tâm đến đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội nữa. Thực tế, họ đã rời bỏ các cộng đồng Kitô hữu và không còn cảm thấy liên hệ gì với kinh nghiệm tôn giáo đang được sống trong Giáo Hội.

Trước tình trạng đáng lo ngại này, Giáo Hội được kêu gọi lắng nghe người trẻ và trên hết, cố gắng hết sức hoàn thành sứ mệnh cứu rỗi một cách hữu hiệu đối với họ. Giống như một mục tử tốt lành lên đường tìm kiếm con chiên lạc (xem Lc 15: 4-7), Giáo Hội, vì là Mẹ và Cô Giáo, và trước hết vì là một Bí Tích của lòng thương xót, được mời gọi suy nghĩ và hành động.

Theo thứ tự ưu tiên, hành động của giáo hội sẽ hướng về các hướng sau đây:

1. Suy nghĩ lại và xác định lại sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới ngày nay

Giáo Hội đã nhận được từ Thầy Chí Thánh của mình, tức Chúa Giêsu, sứ mệnh tiếp nối cho đến ngày tận thế công trình cứu rỗi mà Chúa Cha đã giao phó cho mình. Người nói với các tông đồ của Người “Hãy đi khắp mọi quốc gia, biến họ thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh thần, và dạy họ giữ tất cả những gì Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28: 19-20; 15-16).

Sứ mệnh cứu rỗi này, như người ta có thể thấy, có một nội dung duy nhất và y hệt, có giá trị đối với mọi thế hệ con người. Nhưng nó được thể hiện trong lịch sử theo nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Vì việc hoàn thành trong lịch sử này đòi hỏi người ta phải tính đến các hoàn cảnh riêng và các điều kiện văn hóa đặc thù.

Đấy là lý do tại sao đối với người trẻ thời ta, vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa hoàn cầu hóa, của chủ nghĩa duy thế tục và của kỹ thuật số, Giáo Hội được mời gọi triển khai chi tiết một phương pháp truyền giảng tin mừng mới và đề xuất một lối sống Kitô giáo mới.

2. Huấn luyện các mục tử, chứng nhân của Chúa Kitô và của Tin Mừng, có khả năng lắng nghe người trẻ, hiểu họ và đồng hành với họ một cách hữu hiệu.

Đối mặt với tình thế của người trẻ, các mục tử thường cảm thấy bất lực. Thật vậy, các ngài không có câu trả lời cho các tra vấn của họ; cũng không có một chiến lược mục vụ và truyền giáo thích ứng với nền văn hóa hoàn cầu hóa, duy thế tục và kỹ thuật số.

Do đó, đây là việc đào tạo các mục tử có khả năng tiếp nhận các thách đố mục vụ, truyền giáo và tâm linh liên quan đến nền văn hóa hoàn cầu hóa, duy thế tục và kỹ thuật số. Về những vấn đề này, điều xem ra khẩn cấp và cần thiết đối với chúng ta là suy nghĩ lại nội dung việc đào tạo trong các chủng viện và tập viện, đề xuất một phong thái sống mới cho các linh mục và một hình thức mới để thực thi thừa tác vụ thụ phong.

3. Đào tạo và giáo dục người trẻ trong đức tin và đời sống Kitô hữu

Vấn đề là quan niệm việc đào tạo và giáo dục Kitô giáo cho người trẻ, tính đến các bận tâm và nguyện vọng của họ và cho phép họ:

* thực hiện cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô và lớn lên trong đời sống ơn thánh qua việc thể hiện trong đời mình ơn gọi phổ quát nên thánh;

* trở thành các nhân chứng đích thực của Chúa Kitô và Tin Mừng của Người trong Giáo Hội và trong thế giới hiện nay, và có khả năng dẫn đến đức tin của những người trẻ khác;

* có khả năng trả lời các câu hỏi của các ý thức hệ văn hóa và tôn giáo trái ngược với đức tin Công Giáo;

* dấn thân trọn vẹn và tham gia tích cực vào việc xây dựng một thế giới cởi mở đối với các thực tại thiêng liêng và các giá trị tin mừng.

Nhờ việc đào tạo và nền giáo dục Kitô giáo vững chắc có tính liên ngành và toàn diện này, người trẻ sẽ sẵn sàng bảo vệ chống bất cứ ai hỏi họ lý do của lòng hy vọng có trong họ, như Thánh Tông đồ Phêrô từng đề nghị trong lá thư đầu tiên của ngài (cf. 1 Pr 3: 15).

4. Đề cập vấn đề di dân của người trẻ trong Giáo hội

Giáo hội có thể đóng góp vào việc đào sâu các suy tư về hiện tượng di dân và giúp tìm ra các giải pháp biết tôn trọng phẩm giá con người nhân bản. Sự đóng góp của Giáo Hội có thể được thực hiện ở bốn bình diện:

* phổ biến học lý của giáo hội về hiện tượng di dân và tính di động của con người;

* khuyến khích các cuộc gặp gỡ giữa các hội đồng giám mục lục địa hoặc khu vực quan tâm đến vấn đề di dân để cùng nhau xử lý chủ đề này;

* giúp các giáo hội tiếp nhận di dân trong việc đưa ra một nền mục vụ thích nghi với tình trạng của họ;

* ủng hộ các tổ chức quốc tế cũng như các nước gửi và nhận di dân.

5. Đề cập vấn đề tính dục với lòng thương xót

Ngày nay, dường như cần phải đề cập vấn đề tính dục một cách cởi mở hơn với người trẻ và thảo luận mọi chủ đề có liên quan đến vấn đề này. Giáo Hội được kêu gọi cập nhật hóa giáo huấn của mình về những chủ đề này bằng việc ý thức rằng mình là đầy tớ cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, có thể sẽ hữu ích khi khai triển chi tiết và đề xuất với các Giáo hội đặc thù một tài liệu bàn đến các vấn đề thuộc cảm giới và tính dục.

6. Các chủ đề gia đình và kỹ thuật số cũng đã được đề cập.

Trong tiểu nhóm của chúng tôi, một số nhạy cảm về văn hóa và tôn giáo đã được phát biểu và được xem xét.

Đón đọc: Phúc Trình của Nhóm C nói tiếng Pháp
 
Đức Thánh Cha thảo luận về Kinh Kính Mừng trong cuốn sách mới
Đặng Tự Do
17:29 11/10/2018
Ngay cả những kẻ tội lỗi nhất cũng có thể tìm thấy nơi Đức Mẹ một người mẹ yêu thương nhưng những kẻ băng hoại chỉ biết nương tựa nơi những ham muốn mù quáng và ích kỉ của riêng mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ quan điểm trên trong một cuốn sách được phát hành hôm thứ Tư 10 tháng 10 ở Ý. Ngài nói rằng Đức Maria không thể thâm nhập vào con tim của những người nam nữ băng hoại vì họ đã lựa chọn “satan” và “khóa trái cửa lại từ bên trong”.

“Đức Maria không thể là mẹ của những kẻ băng hoại bởi vì những kẻ ấy bán tháo hết mọi thứ, kể cả mẹ mình. Họ tìm kiếm lợi nhuận riêng, bất kể là kinh tế, trí tuệ, chính trị, dưới bất kỳ hình thức nào.”

Cuốn sách, có tựa đề “Ave Maria” (“Kính mừng Maria”), là những suy tư về kinh Kính Mừng do Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện trong một cuộc phỏng vấn với Cha Marco Pozza, một linh mục tuyên úy nhà tù ở thành phố Padova phía bắc nước Ý.

Đức Thánh Cha nói, theo trí tưởng tượng của ngài, trong suốt cuộc đời của Đức Maria, Mẹ vẫn là một “người phụ nữ bình thường” bất chấp hoàn cảnh bất thường được là mẹ của Thiên Chúa, và “Mẹ là một người phụ nữ mà bất kỳ người phụ nữ nào trên thế giới này đều có thể bắt chước.”

“Đức Maria rất giản dị. Mẹ làm việc, mua sắm hàng hóa, phụ giúp chồng và con trai mình: rất bình thường. Bình thường nghĩa là sống với người dân và giống như mọi người. Thật bất thường khi sống mà không có rễ trong một dân tộc, mà không có sự liên hệ với lịch sử một dân tộc.”

Không có những kết nối đó, Đức Giáo Hoàng nói, một tội lỗi có thể phát sinh mà “Satan, kẻ thù của chúng ta, rất ưa thích: đó là tội xem mình là tinh hoa.”

“Những kẻ xem mình là tinh hoa không biết đến ý nghĩa của việc sống giữa những người khác. Và khi tôi nói về tinh hoa, tôi không có ý muốn nói đến một tầng lớp xã hội: Tôi muốn nói về một thái độ của tâm hồn, ” Đức Thánh Cha giải thích.

“Có nhiều người cho rằng họ thuộc về tầng lớp tinh hoa của Giáo Hội. Nhưng, như Công Đồng Vatican Hai đã nói trong 'Lumen Gentium,' Giáo Hội là dân trung tín thánh thiện của Thiên Chúa. Giáo Hội là một dân tộc, dân của Thiên Chúa. Và ma quỷ rất thích kẻ xưng mình là tinh hoa.”

Trái lại, những người nhận ra mình là kẻ có tội có thể cảm nghiệm được sự bảo vệ của Mẹ Maria bởi vì Mẹ “là mẹ của tất cả chúng ta, những người tội lỗi, từ người thánh thiện nhất đến người rốt nhất.”

“Đó là thực tế.” Đức Giáo Hoàng nói. “Nếu tôi tự nhủ rằng mình không phải là kẻ tội lỗi, tôi sẽ là kẻ băng hoại nhất.”

Trong cuốn sách, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trình bày những suy tư của ngài về sự đau khổ của Đức Maria khi nhìn thấy cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu trên thập giá. Đó cũng là nỗi đau mà nhiều bà mẹ, đặc biệt là ở quê hương Á Căn Đình của ngài, đã từng trải nghiệm.

Ngài đã nhắc nhớ những nỗi đau những bà mẹ tại quảng trường Mayo, thường được gọi là “Madres de la Plaza de Mayo”, phải chịu đựng. Madres de la Plaza de Mayo là hiệp hội các bà mẹ tìm kiếm con cái của mình bị mất tích trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của Á Căn Đình. Nhiều người Á Căn Đình đã bị bắt cóc, tra tấn, giết hại hoặc biến mất trong giai đoạn 1976 và 1983 dưới chế độ độc tài quân phiệt Á Căn Đình, và nhiều người trong số những bà mẹ này cũng bị bắt giữ cùng với con cái của họ.

Sự đau đớn của họ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “không thể tả nổi”.

“Một trong số các bà mẹ nói với tôi, ‘Con muốn ít nhất là nhìn thấy cơ thể, hay hài cốt của con gái con, để biết nó được chôn cất chỗ nào’. Nhiều lần, họ hỏi tôi, ‘Nhưng Giáo Hội ở đâu trong thời điểm đó, tại sao Giáo Hội không bảo vệ chúng con?’ Tôi không nói bất cứ điều gì, và tôi tháp tùng với họ. Sự tuyệt vọng của các bà mẹ Plaza de Mayo thật là khủng khiếp. Chúng ta không thể làm gì hơn là tháp tùng với họ và tôn trọng nỗi đau của họ, nắm lấy tay họ.”


Source: UCANews The 'devil loves the elite,' says pope
 
Các Giám Mục Phi Luật Tân cảnh cáo các linh mục muốn ra tranh cử
Đặng Tự Do
18:33 11/10/2018
Các Giám Mục Công Giáo ở Phi Luật Tân đã cảnh cáo các linh mục có ý định ra tranh cử sau khi Hội Đồng Bầu Cử nước này bắt đầu nhận đơn của các ứng cử viên trong cuộc bầu cử giữa năm tới.

“Chính trị không phải là một phần trong nhiệm vụ của một linh mục,” Đức Cha Buenaventura Famadico, Giám Mục San Pablo, chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đã nhấn mạnh như trên.

“Chúng ta hãy dành nhiệm vụ phục vụ trong chính phủ cho người dân vì nếu chúng ta làm điều đó, chúng ta đã thất bại trong nhiệm vụ của chính mình”.

Ngài nói thêm rằng nhiệm vụ của một linh mục là “truyền bá lời Chúa và hướng dẫn các tín hữu.”

Việc nộp hồ sơ ứng cử cho cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 2019, tức là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã bắt đầu hôm 11 tháng 10 và sẽ kết thúc vào ngày 17 tháng 10.

Ủy ban Bầu cử nói rằng 61 triệu người Phi Luật Tân sẽ hội đủ điều kiện để bỏ phiếu vào năm tới khi họ chọn ra các thượng nghị sĩ, dân biểu, và các nhà lãnh đạo địa phương.

Đức Cha Ruperto Santos, Giám Mục Balanga, cho biết ngài sẽ không cho phép bất kỳ thành viên nào trong hàng giáo sĩ của giáo phận ra tranh cử.

“Tôi chắc chắn chống lại điều này, và tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ linh mục nào của tôi ra tranh cử vì họ không thể phục vụ hai chủ.”

“Là linh mục, chúng ta đang phục vụ người dân, và chúng ta phục vụ họ mà không có bất kỳ đặc quyền, đặc lợi cá nhân. Các linh mục dành cho và chỉ dành cho Thiên Chúa,” Đức Cha Santos nói.

Theo Đức Cha Santos, các linh mục mưu tìm các chức vụ công quyền đang phản bội lại “ơn gọi thiêng liêng của mình”.

Đức Cha Arturo Bastes, Giám mục Sorsogon nói rằng giáo luật không cho phép các linh mục hoạt động trong guồng máy chính trị. “Điều này vi phạm giáo luật,” ngài nói.

Trong quá khứ, có các linh mục đã ra tranh cử và thắng cử, nhưng sau đó họ đã rời bỏ chức tư tế hoặc bị đình chỉ khỏi các nhiệm vụ của chức tư tế.

Trong khi đó, một viên chức trong Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, nhắc nhở các ứng viên nộp đơn ứng cử hãy tôn trọng các thánh đường vì đó là nơi thờ phượng.

Văn phòng Ủy ban Bầu cử Manila nằm ngay đối diện nhà thờ chính tòa Manila, nơi các ứng viên thường đến cầu nguyện trước khi nộp đơn ứng cử.

“Đừng đi đến đó như thể bạn đang tham dự một cuộc biểu tình chính trị bởi vì một nhà thờ là một nơi để cầu nguyện,” Cha Jerome Secillano, phát ngôn viên của Ủy ban Công chúng sự vụ nói.

Ngài cũng kêu gọi các ứng cử viên tôn trọng các thánh đường và đừng treo các biểu ngữ tranh cử bên ngoài các ngôi nhà thờ.


Source: UCANews Philippine bishops warn priests against running for office
 
Ý cầu nguyện tháng Mười của Đức Thánh Cha để cầu nguyện cho Giáo Hội
Thanh Quảng sdb
19:35 11/10/2018
Ý cầu nguyện tháng Mười của Đức Thánh Cha để cầu nguyện cho Giáo Hội

Ngày 11 tháng 10 năm 2018, Đức Thánh Cha kêu gọi một chiến dịch cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội. Trong một đoạn video ngắn công bố ý định này, Đức Thánh Cha kêu mời tất cả các tín hữu hãy lần Chuỗi Mân Côi hàng ngày trong tháng Mười này cũng như kêu cầu Tổng lãnh thiên thần Micae, vì Ngài có sức mạnh tuyệt vời chống lại quỉ dữ, Ngài hỗ trợ chở che chúng ta.
Đức Thánh Cha mời gọi tất cả hãy lần chuỗi Mân Côi hàng ngày trong tháng Mười này với lời khẩn nguyện Tổng lãnh thiên thần Micae, xin Ngài đẩy lui mọi cuộc tấn công muốn chia rẽ Giáo Hội của Ma Quỷ.

Lời cầu nguyện với Tổng lãnh thiên thần Micae như sau:
Lạy Tổng lãnh thiên thần Micae, xin bảo vệ chúng con trong trận chiến trần gian ngày này. Xin bảo vệ chúng con chống lại sự gian ác quỉ quyệt của ác thần. Chúng con khiêm tốn nài xin Thiên Chúa sai Tổng lãnh Thiên thần Micae là Tổng lãnh của các thiên sứ trên trời, do sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa, xin Ngài đánh bại loài quỉ dữ Satan đang rình hãm hại các linh hồn người thế chúng con... Chúng con cầu xin nhờ danh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen
Sau đó chúng ta cũng hãy cùng đọc Kinh Lạy Nữ Vương, xin nữ tướng Maria cầu thay nguyện giúp chúng ta thoát khỏi mọi hiểm nguy và được may lành.

4 mầu nhiệm Kinh Mân Côi
Mầu Nhiệm Vui (cho các ngày Thứ Hai và Thứ Bảy)
1. Sự nhập thể của Con Thiên Chúa
2. Sự viếng thăm của Đức Mẹ tới người chị họ, bà thánh Elizabeth
3. Ngôi hai Thiên Chúa giáng sinh
4. Dâng Chúa Giêsu vào đền thánh
5. Thất lạc Hài Nhi và tìm thấy Chúa trong đền thờ

Mầu Nhiệm Thương (cho các ngày thứ Ba và thứ Sáu)
1. Chúa cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu
2. Chúa bị đánh đòn
3. Chúa bị đội mạo gai
4. Chúa Giêsu vác Thánh giá lên núi Calvariô
5. Chúa chịu đóng đinh và chết trên Thánh giá

Mầu nhiệm Mừng (cho các ngày Thứ Tư và Chúa Nhật)
1. Chúa Giêsu phục sinh
2. Chúa lên trời
3. Chúa Thánh Thần hiện xuống
4. Đức Mẹ lên trời
5. Đức Mẹ được hưởng vinh quang trên trời

Mầu nhiệm Sự Sáng (cho ngày Thứ Năm)
1. Chúa chịu Phép Rửa ở sông Gio-đăng
2. Chúa Giêsu làm phép lạ tại tiệc cưới Cana
3. Chúa rao giảng về Nước Thiên Chúa
4. Chúa Biến hình
5. Chúa lập Bí tích Thánh Thể
 
Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa Thánh không làm dịu bớt làn sóng bách hại tại Hoa Lục
Đặng Tự Do
21:24 11/10/2018
Thỏa thuận “tạm thời” giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, được ký vào ngày 22 tháng 9, xem ra không làm dịu bớt chút nào sự hung hăng của Bắc Kinh và bạo lực chống lại người Công Giáo. Sáng thứ Năm 11 tháng 10, cây thánh giá vẫn thường đứng trên tháp chuông của nhà thờ Công Giáo Long Loan (Yongqiang) đã bị kéo xuống trong khi bức tường bao quanh khu nhà thờ bị phá hủy.

Nhà thờ này thuộc giáo phận Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Cộng đồng Công Giáo Ôn Châu có khoảng 130 nghìn tín hữu. Từ năm 2016, giáo phận được coi sóc bởi Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (邵祝敏 -Shao Zhumin). Ngài được Tòa Thánh công nhận, nhưng bọn cầm quyền Bắc Kinh liên tục bắt bớ và gây nhiều khó khăn cho ngài.

Gần đây nhất, Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn bị công an bắt ngày 18 tháng 5 năm 2017 và bị đưa đi biệt tích khỏi giáo phận của ngài. Sau đó, chúng đã trả tự do cho ngài hôm 2 tháng Giêng năm nay.

Bọn cầm quyền trả tự do cho ngài có lẽ vì không muốn vụ này có một ảnh hưởng quốc tế sâu rộng. Thật thế, Đại sứ Đức tại Bắc Kinh, là Ông Michael Clauss liên tục gây sức ép với bọn cầm quyền Bắc Kinh về vụ Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn và cả Tòa Thánh cũng bày tỏ mối quan tâm sâu xa đối với số phận của ngài.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, năm nay 54 tuổi, được Tòa Thánh công nhận nhưng bọn cầm quyền Bắc Kinh không nhìn nhận ngài là Giám Mục. Công an đã ép ngài phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, một cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản được thành hình để biến Giáo Hội Trung Quốc thành một Giáo hội tự trị, độc lập với Tòa Thánh và Giáo Hội hoàn vũ.

Giáo phận Ôn châu hiện có 70 linh mục và 130 ngàn tín hữu trong đó có hơn 80 ngàn thuộc Giáo Hội thầm lặng.

Đây là lần đầu tiên một nhà thờ tại Ôn Châu bị tấn công trong chiến dịch triệt hạ thánh giá kéo dài trong suốt bốn năm qua. Chiến dịch này bắt đầu ngay tại Chiết Giang, vào năm 2014, trước khi lan sang nhiều tỉnh khác của Trung Quốc.

Cây thánh giá của nhà thờ Long Loan không phải là cây thánh giá đầu tiên bị phá hủy sau thỏa thuận Trung quốc-Vatican. Vào ngày 3 tháng 10, cây thánh giá tại một nhà thờ thuộc thành phố Trú Mã Điếm (Zhumadian), ở tỉnh Hà Nam đã bị giật xuống. Quan chức thuộc Mặt trận thống nhất, là cơ quan giám sát các hoạt động tôn giáo, nói cây thánh giá nhìn “chướng mắt” quá vì thấy tỏ tường ngay cả từ nhà ga thành phố, nên giật xuống.

Source: Asia News - More than before: persecution continues in Wenzhou, Henan, Hubei after the China-Holy See agreement
 
Mười hai giáo phẩm soạn bản văn cuối cùng để Thượng Hội Đồng thảo luận và bỏ phiếu
Vũ Văn An
22:24 11/10/2018
Theo tin của tờ The Tablet, Anh, Ủy Ban 12 thành viên giám mục và linh mục đại diện cho mọi châu lục trên thế giới sẽ soạn thảo bản văn cuối cùng cho Thượng Hội Đồng về tuổi trẻ.



Năm trong số các vị trên được chính các nghị phụ Thượng Hội Đồng bầu lên và gồm Đức Hồng Y Peter Tuckson, Bộ Trưởng Bộ Cổ Vũ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện (Châu Phi), Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Mexico City, Carlos Aguiar Retes (Châu Mỹ), Đức Tổng Giám Mục Melbourne, Peter Comensoli (Châu Đại Dương), Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Bombay, Oswald Gracias (Châu Á) và Đức Tổng Giám Mục Chieti-Vasto, Bruno Forte (Châu Âu).

Đức Giáo Hoàng cũng đề cử 3 vị giáo phẩm vào Ủy Ban này. Đó là Tổng Giám Mục Giáo Đô của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp của Ukraine, Sviatoslav Shevchuk, Linh mục Ba Tây, cha Alexandre Awi Mello, Tổng Thư Ký Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống và cha Eduardo Redondo, lo mục vụ ơn gọi cho Giáo Hội Cuba.

Công việc của bộ phận trên là soạn thảo văn kiện để các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng thảo luận và bỏ phiếu lần cuối cùng. Việc này được điều hướng bởi Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Brasilia, Sérgio da Rocha, Tổng Phúc Trình Viên của Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, và hai thư ký đặc biệt, linh mục Dòng Tên Giacomo Costa và linh mục Dòng Salêdiêng Rossano Sala.

Nhiệm vụ đầu tiên của các vị là lấy tư liệu từ các nhóm thảo luận nhỏ, vốn gọi là "circoli minori", trong đó, có các tư liệu thảo luận về tai tiếng lạm dụng.

Nhóm tiếng Anh “A” viết rằng: “Vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo Hội không thể được đọc lướt qua một cách hời hợt trong một vài câu ngắn ngủi... Niềm tin bị tan vỡ, chấn thương và đau khổ suốt đời của các nạn nhân; các thất bại thảm khốc về phía quản trị; sự tiếp tục giữ im lặng và phủ nhận bởi một số người đối với các tội ác khủng khiếp và những tội lỗi này - các vấn đề này đang được lớn tiếng yêu cầu Thượng Hội Đồng công khai nêu lên”.

Nhóm tiếng Anh “D” giải thích rằng “chúng tôi đã dành rất nhiều thì giờ để thảo luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội, đặc biệt là về các hậu quả của nó đối với việc truyền giảng Tin Mừng cho giới trẻ.” Phúc trình viết tiếp: “như đã rõ đối với mọi người, tai tiếng này đã làm suy yếu việc làm của Giáo Hội một cách thực tiễn, chính vì nó đã làm tổn hại đến khả tín tính của chúng ta”.

Các vấn đề khác được nêu ra trong các nhóm nhỏ bao gồm tầm quan trọng của việc có một "thừa tác vụ lắng nghe", cung cấp trợ giúp cho các di dân trẻ và tác động của văn hóa kỹ thuật số đối với sứ mệnh của Giáo Hội.

Nhóm tiếng Đức

Ngày 9 tháng 10, nhóm tiếng Đức của cái gọi là "circuli minori" đã công bố bản tóm lược các chủ đề được thảo luận và tranh luận tại Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ từ trước đến nay.

Một trong những điều chính mà nhóm nhận thấy ngay lập tức là mặc dù các tình huống cực kỳ khác nhau của các người trẻ trên toàn thế giới, một số chủ đề và vấn đề như các thách thức về tính dục, chủ đề lạm dụng, khó khăn trong việc truyền đạt đức tin, việc kỹ thuật số hóa, vấn đề phụng vụ và bài giảng phải hấp dẫn, chạy trốn và di dân và vấn đề công bằng đối với phụ nữ trong Giáo Hội – đang đối đầu với người trẻ ở khắp mọi nơi.

Nhóm quan sát thấy rằng trong triều Giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hai khái niệm liên tục tái xuất hiện - đó là niềm vui và biện phân. “Chúng tôi nhận ra và muốn nhấn mạnh cả hai đều quý giá và đồng thời thách thức như thế nào để chúng ta tương tác với những người trẻ khác”.

Trong nhiều dịp khi thảo luận phần đầu của Tài Liệu Làm Việc, nhóm tiếng Đức cảm thấy một tiết đặc biệt cần được lồng vào để thảo luận về những căng thẳng mà người trẻ ngày nay đang phải tiếp giáp nhiều cách - “căng thẳng ở trường, căng thẳng do Giáo hội gây ra, mong đợi của cha mẹ chúng tôi, bởi các nhóm đồng trang đồng lứa hoặc sự căng thẳng phát sinh khi một người trẻ thừa nhận rằng mình là một người Công Giáo ”.

Nhóm cũng muốn nhấn mạnh rằng có nhiều lý do khác tại sao những người trẻ xa rời khỏi Giáo hội và đức tin ngoài việc bất tín nhiệm nói chung đối với các định chế, vốn là lý do được thảo luận tại Thượng Hội đồng. Theo ý kiến của nhóm tiếng Đức, có ba yếu tố chính khác. Thứ nhất, sự không tương ứng biểu kiến giữa thế giới quan khoa học hiện đại và các quan điểm được Giáo Hội Công Giáo chủ trương; thứ hai, các vấn đề này - trực tiếp hay gián tiếp - liên quan đến tính dục và liên hệ phái tính, như việc đánh giá ly dị và tái hôn, độc thân, phong chứ phụ nữ và các tai tiếng lạm dụng, và thứ ba là sự kết nối biểu kiến hoặc thường được xác nhận giữa tôn giáo một bên và bên kia là chiến tranh và bạo lực. “Chúng tôi cũng thường thấy rằng giáo xứ không phải là nơi dành cho người trẻ và coi đây là một thách đố để tìm ra các địa điểm và hình thức cộng đồng khác và mới ở bên ngoài các giáo xứ. Những người trẻ có quyền được xem xét các định chế một cách có phê phán và thông thường, các chỉ trích của họ đúng”.

Nhóm A nói tiếng Anh

Nhóm A nói tiếng Anh viết rằng dưới ánh sáng tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em, Giáo hội phải xây dựng lại các mối liên hệ với người trẻ bằng một cảm thức khiêm nhường đổi mới. Nhóm nói: như “một giáo hội khiêm nhường hơn”, và “vì sự mỏng dòn của chúng ta”, “chúng ta có thể thì thầm với sự mỏng dòn của họ: Thiên Chúa yêu thương bạn bất kể ai khác khiến bạn thất vọng. Hãy tín thác vào Thiên Chúa”. Các ngài tự hỏi: còn bằng cách nào khác, Giáo hội có thể đề cập tới vấn đề các linh mục sợ phải phục vụ giới trẻ, và còn bằng cách nào khác các ngài có thể thuyết phục người trẻ rằng đức tin và sự biện phân ơn gọi của họ là điều quan trọng?

Ở nhiều chỗ khác, các Nghị Phụ viết rằng đáp án của Thượng hội đồng phải có tính Kitô học nhiều hơn trong quan điểm của nó: cần phải làm người trẻ hiểu rõ rằng Giáo hội đã tìm cách cùng đi với họ trong yêu thương, giống như Chúa Giêsu đã đồng hành với các môn đệ của Người trên đường Emmaus. Các ngài viết “Mối liên hệ rõ ràng là chìa khóa để gặp gỡ người trẻ”. Các ngài kêu gọi phải lồng các trích dẫn mà các người trẻ từng đóng góp trong cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng vào tài liệu cuối cùng để giúp nó trở thành " sống động", và các suy tư về thế giới kỹ thuật số được nhập lại với nhau để tạo thành một đáp ứng đơn nhất - gồm cả việc bàn đến "sự thu hút thúc ép của ‘nền văn hóa màn hình’ bao gồm phim chiếu, các tiểu phẩm (mini-series) và trò chơi video ”.

Nhóm B nói tiếng Anh

Phản ánh tầm quan trọng của gia đình trong tư cách “người chăm dưỡng chính của đời sống thiêng liêng”, nhóm nói tiếng Anh thứ hai nhìn nhận rằng “có nhiều hình thức gia đình khác với gia đình hạt nhân hoặc gia đình mở rộng”. Nhóm thắc mắc liệu cấp lãnh đạo trong Giáo Hội có buộc các mục tử công bố chân lý của Tin Mừng "bằng cách phủ nhận rằng đây là các gia đình" hay không, hoặc liệu cấp lãnh đạo muốn hiểu phải đồng hành với người trẻ "trong thực tại của chính họ", lưu ý rằng trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu chấp nhận người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình "và đề ra một điều khác”. Các ngài viết: “Liệu chúng ta có thể vừa chấp nhận và thậm chí tôn trọng đơn vị gia đình mà một người trẻ thấy họ đang sống ở trong vừa chia sẻ lý tưởng Tin Mừng với họ hay không?”

Nhóm đã bàn đến vấn đề giúp người trẻ tham dự vào chính Thượng Hội Đồng. Các ngài đề nghị xuất bản các bản cập nhật ngắn, linh hoạt, hàng tuần bao gồm video và hình ảnh. Các ngài cũng kêu gọi Thượng Hội Đồng công bố một thông điệp “gợi hứng, truyền giáo” cho giới trẻ trên thế giới, nói thẳng thắn và trung thực, “chúng tôi muốn lắng nghe các bạn, chúng tôi xin lỗi vì các thất bại của chúng tôi, chúng tôi yêu các bạn và tin tưởng các bạn, chúng tôi muốn đi với các bạn lòng đầy hy vọng".

Lo ngại người trẻ tuổi có thể không đọc tông huấn do Đức Giáo Hoàng ban hành, các ngài đề nghị xuất bản một “tập hướng dẫn nghiên cứu” ngắn hơn để đi kèm: tập này có thể kết thúc bằng mã vạch QR (QR = câu trả lời ngắn), khi được quét, sẽ mở ra một phòng trò truyện (chatting room) nơi người trẻ có thể gặp nhau để thảo luận các vấn đề được Thượng Hội Đồng nêu ra.

Nhóm C nói tiếng Anh

Nhóm nói tiếng Anh thứ ba cũng bắt đầu với một tập chú mạnh mẽ vào thừa tác vụ gia đình, lưu ý tác vụ này "là một lãnh vực đầy thách thức để chúng ta dấn thân vào". Thí dụ, các ngài viết, "cha mẹ muốn kiếm tiền để hỗ trợ con cái của họ. Nếu chúng ta bảo họ ở nhà nhiều hơn, lời của chúng ta không được họ đón nhận bao nhiêu”. Các ngài cho rằng chính Giáo hội phải là một gia đình, và nhận xét rằng ở các nước phát triển, Giáo Hội có khuynh hướng bị rút gọn thành một “Thánh lễ trong vòng một giờ vào ngày cuối tuần”. Giáo hội có rất nhiều điều để học hỏi từ các cộng đồng di dân, các cộng đồng mà theo các ngài "cảm thấy cần phải đến với nhau và hỗ trợ lẫn nhau", và nhóm cũng ca ngợi cách một số cộng đồng - như Đường Tân Dự Tòng (Neocatechumenal Way)- đã tiến xa đến độ chia sẻ cả hàng hóa vật chất.

Nhìn nhận điều tốt trong một số hình thức của các phương tiện truyền thông mới - “những phương tiện này có giúp gặp được những người mới và tạo ra những kết nối mới không?” - Nhóm C nói rằng “việc thế tục hóa không phải là điều chúng ta nên phản đối”. Nhóm nhận xét rằng người trẻ thường mô tả mình là người tâm linh chứ không phải người tôn giáo, nhưng Chúa Thánh Thần “không phải chỉ hiện diện trong Giáo Hội mà cả trong xã hội nữa”.

Các ngài viết "Chúng ta cần phải bảo đảm rằng chúng ta hiểu rõ: những người trẻ không đồng ý với Giáo Hội về tính dục vẫn là chi thể của Giáo Hội ". Các ngài kết luận: Giáo hội cần lắng nghe để mời người ta kết nối: "liệu chúng ta có thể có một thừa tác vụ lắng nghe hay không?"

Nhóm D nói tiếng Anh

Trong một lời chỉ trích mạnh mẽ đối với việc quá tập chú vào phương Tây trong Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng, Nhóm D cho biết tài liệu đã bỏ qua tình trạng của các Kitô hữu trẻ đang phải đối diện với sự bách hại thực sự vì đức tin của họ và "hoàn toàn theo nghĩa đen, đang chiến đấu cho mạng sống của họ". Cảnh báo rằng "chính sách thực dân ý thức hệ" của phương Tây đặc biệt gây hại cho giới trẻ, các ngài nói rằng tài liệu làm việc hiện thời không xét đến "những cuộc đấu tranh của những người ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, nơi sự trợ giúp về kinh tế và y tế của các quốc gia giàu có hơn thường bị cột vào việc phải tùng phục các giá trị luân lý của phương Tây liên quan đến tính dục và hôn nhân”.

Dù thừa nhận rằng "các phương tiện truyền thông xã hội sản xuất ra cả ánh sáng lẫn bóng tối trong đời sống người trẻ”, các thành viên của Nhóm D cảnh báo “việc di dân kỹ thuật số” (digital migration) hay lạc “xa các giá trị gia đình, văn hóa và tôn giáo để đi vào thế giới riêng tư và tự sáng chế ra mình. Nhiều di dân cảm thấy bị bứng gốc khỏi ngôi nhà tâm linh của họ thế nào, thì nhiều người trẻ ở phương Tây cũng có thể trải nghiệm cùng một loại bứng gốc như thế, dù họ vẫn ở tại chỗ về phương diện thể lý.

Các ngài nhận diện một sự căng thẳng giữa các vai trò lắng nghe và giảng dạy của Giáo hội: các ngài viết “nhiều người trẻ ngày nay, giữa một nền văn hóa hậu hiện đại, nổi bật về thuyết duy tương đối và thờ ơ, mong được sự rõ ràng và đáng tin trong tín lý của Giáo hội”.

Ở chỗ khác, nhóm kêu gọi phải khai triển thêm tiết nói về việc lạm dụng tình dục trẻ em; các ngài viết thêm “chúng ta nên minh xác rằng việc cam kết cải cách, trong cả hai vấn đề tính dục và tài chính, có tác dụng ở mọi bình diện trong đời sống của Giáo Hội”.

Nhóm A nói tiếng Pháp

Khi trưng dẫn tầm quan trọng của gia đình trong việc đào tạo người trẻ, Nhóm A nói tiếng Pháp kêu gọi Giáo hội tái khẳng định tầm quan trọng của gia đình như là sự phối hợp ổn định của một người đàn ông và một người đàn bà, cởi mở đón nhận hồng phúc sự sống. Nhóm ca ngợi các gia đình mà họ nói đã phục vụ Giáo Hội cách tuyệt vời bằng cách cho thấy mô hình lý tưởng này là mô hình "khả hữu".

Trong khi lưu ý rằng Giáo hội có một vai trò phải đóng trong việc đào tạo người trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông mới để rao giảng Tin Mừng, Nhóm cũng cảnh báo việc “gián đoạn kỹ thuật số” (une rupture numérique) giữa những người trẻ có kết nối cao ở các thành phố và những người trẻ đang lớn lên ở các khu vực nông thôn.

Trong phần dành riêng nói về số phận các di dân trẻ, nhóm đã nêu số phận của các cộng đồng Kitô hữu ở Trung Đông "những cộng đồng đang thắc mắc về tương lai của họ khi họ thấy các người trẻ của họ ra đi", thường là "bị quyến rũ" bởi ảo ảnh phương Tây mà không xét gì tới các hậu quả của việc tách rời khỏi lãnh thổ, gia đình và văn hóa của họ. Đồng thời, nhóm cũng cảnh báo về hiện tượng "bài ngoại" đang dâng cao ở châu Âu, và nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn mời gọi người Công Giáo "lắng nghe những gì Thiên Chúa nói với họ qua các di dân".

Khi lưu ý rằng các Kitô hữu trẻ thường bị “chướng tai gai mắt” bởi sự thiếu hiệp nhất Kitô giáo thực sự, nhóm cho hay “những người Công Giáo trẻ đang bắc các cầu nối với những truyền thống tôn giáo khác trong nhiều sáng kiến, cũng như với các tín ngưỡng khác.”

Nhóm B nói tiếng Pháp

Nhóm nói tiếng Pháp thứ hai ân hận điều họ coi là người trẻ bỏ rơi Giáo Hội; nhóm cho rằng người trẻ “thực tế đã đào ngũ khỏi các cộng đồng Kitô hữu”. Nhóm nói rằng: Giáo hội có nhiệm vụ lắng nghe và đeo đuổi họ, giống như Đấng Chăn Chiên Lành. Nhóm kêu gọi Giáo Hội khai triển các phương tiện truyền giảng Tin Mừng mới và những cách thức mới để sống thực đức tin Kitô giáo; được hỗ trợ bởi việc đào tạo các mục tử tốt hơn - cả ở chủng viện - về việc phải đồng hành với người trẻ ra sao. Nhóm nói rằng điều này sẽ giúp đào tạo và dạy dỗ giáo lý cho người trẻ để họ có khả năng làm nhân chứng cho Chúa Kitô trong thế giới.

Nhóm cũng nêu bật các nhu cầu đặc thù của các di dân trẻ, và khuyến khích các giáo hội gặp nhau trên bình diện giáo xứ và giáo phận để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc này.

Nhóm thừa nhận rằng Giáo hội phải cởi mở hơn với người trẻ quanh các vấn đề về tính dục. Nhóm nói rằng “Giáo hội được kêu gọi cập nhật (actualiser) giáo huấn của mình về các chủ đề này, ý thức rằng mình là một đầy tớ cho lòng thương xót của Thiên Chúa”.

Nhóm C nói tiếng Pháp

Nhóm tiếng Pháp thứ ba lưu ý rằng những người trẻ thường phải vật lộn trong việc đồng nhất với đức tin của cha mẹ, nhưng nói thêm rằng họ cũng thường là “các chứng tá hân hoan của đức tin Kitô giáo” khi được Giáo hội hỗ trợ để làm thế. Nhóm cho rằng di dân là một lĩnh vực quan trọng được người trẻ quan tâm; họ lưu ý đến sự cam kết của Giáo Hội đối với công lý và chính trị.

Nhóm A nói tiếng Tây Ban Nha

Nhóm A tiếng Tây Ban Nha nói rằng Thượng hội đồng phải nói chuyện với những người trẻ coi giáo hội như “dửng dưng, thiếu khả năng và bất động”, và cho họ thấy Giáo Hội không phải là nhà độc tài của luật pháp. Các ngài tự hỏi tại sao có quá nhiều người trẻ tách xa khỏi Giáo hội? “phải chăng vì họ không có tiếng nói nào? Họ không được nghe? Phải chăng Giáo Hội là một cấu trúc pháp lý lạnh lẽo?" Các ngài tiếp tục lo lắng “Chúa Giêsu Kitô đang trình bày gì với chúng ta? Một sự thánh thiện lỏng lẻo, ướt át, tầm thường? ”

Nhóm A nói tiếng Tây Ban Nha cảnh báo rằng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và xã hội không phải là không có các cuộc thảo luận về tôn giáo và linh đạo, nhưng Giáo Hội Công Giáo đã bị bỏ lại phía sau.

Nhóm cho rằng Giáo hội cần phải lắng nghe nhu cầu của người trẻ "theo phong cách của Chúa Giêsu"; và sau đó giúp họ biến đổi cấu trúc xã hội và giáo hội. Tuy nhiên, nhóm cảnh báo chống lại sự mất dạng của "các hình thức âm nhạc cổ xưa" của phụng vụ.

Nhóm B tiếng Tây Ban Nha

Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha thứ hai lo lắng rằng ngôn ngữ của Thượng Hội Đồng làm như thể người trẻ hiện hữu ở bên ngoài Giáo Hội. Các ngài cho rằng tài liệu cuối cùng phải có phẩm chất Tin Mừng, ngỏ với giới trẻ của thế giới, chứ không chỉ các người trẻ Công Giáo. Nói về việc hoàn cầu hóa như một cơ hội chứ không phải một đe dọa, các nghị phụ Thượng Hội Đồng nói rằng một trong các vai trò của họ là hòa giải hiện đại và cổ truyền, để trình bày “một sự hòa hợp”. Các ngài nói rằng không phải mọi thứ hiện đại đều tốt, và không phải mọi thứ quá khứ đều xấu. Nhóm cảnh báo về ảnh hưởng suy giảm của ông bà trong việc truyền thụ đức tin, đặc biệt là ở Tây Âu và Mỹ.

Nhóm A nói tiếng Ý

Nhóm A nói tiếng Ý viết rằng Chúa Giêsu, khi đồng hành với các môn đệ trên đường Emmaus, ít lưu tâm tới hướng họ đi nhưng lưu tâm nhiều hơn tới việc cùng đi với họ. Các ngài kêu gọi Giáo Hội phải truyền giảng Tin Mừng với cùng một “tình âu yếm và năng lực” được Chúa Giêsu tỏ bầy với các môn đệ của Người, lưu ý rằng Chúa Giêsu sẵn sàng “bước vào đêm đen” khi Người chấp nhận lời mời ở lại với họ tại Emmaus.

Các Nghị Phụ nhấn mạnh rằng người trẻ là “hiện tại” của Giáo Hội, chứ không phải chỉ là tương lai của nó, và thúc giục Thượng Hội Đồng thận trọng đừng tạo ra khoảng cách giả tạo giữa người trẻ và phần còn lại của Giáo Hội.

Nhóm cảnh báo về một bầu khí cá nhân chủ nghĩa trầm trọng, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội. Đối với bên trong, các ngài cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến việc ơn cứu rỗi bị coi như một cuộc theo đuổi theo kiểu "tự lấy mình làm trung tâm” thứ "phúc lợi tâm lý học", xa lìa khỏi cộng đồng và chiều kích bí tích của nó.

Nhóm B nói tiếng Ý

Nhóm nói tiếng Ý thứ hai nói rằng các cuộc khủng hoảng giữa người trẻ phản ánh các cuộc khủng hoảng trong thế giới người lớn và nhận ra một thính cảm tự nhiên của người trẻ đối với việc truyền giảng Tin Mừng và giáo lý, khi được đào tạo đúng cách.

Nhóm kêu gọi các mục tử nói chuyện với người trẻ về cuộc sống xúc cảm và tính dục của họ "một cách rõ ràng, sâu sắc về nhân tính và tương cảm". Các Nghị Phụ cũng nhấn mạnh tới các nhu cầu đặc thù của di dân, và nhấn mạnh các trường Công Giáo phải là những nơi phát huy “bầu khí sống chung có tính liên văn hóa và liên tôn giáo trong xã hội”, đặc biệt khi có sự lớn mạnh của “các hình thức mới của chủ nghĩa cực đoan và bất khoan dung”.

Nhóm C nói tiếng Ý

Nhóm nói tiếng Ý thứ ba viết rằng Thượng Hội Đồng đã nhận ra nhu cầu trong Giáo hội và xã hội phải có “sự tái cân bằng trong liên hệ đàn ông đàn bà”. Nhóm kêu gọi Giáo Hội tiếp tục cơỉ mở đối với “sự tương tác hữu hiệu” và “chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn trong việc xây dựng Nước Trời”.

Với sự tập chú đặc biệt vào việc thờ phượng, Nhóm kêu gọi một nền phụng vụ sống không chỉ ở bên ngoài mà còn hướng tới “các thực tại bên trong”. Nhóm kêu gọi phải phục hồi các bài giảng dựa vào Kinh Thánh “như một cơ hội để đụng tới trái tim của con người”.

Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha

Giáo hội phải gặp những người trẻ tuổi nơi họ đang hiện hữu, nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha nhấn mạnh như thế. Nhóm xác định các đại học và cách riêng, thế giới kỹ thuật số, như những không gian thích hợp để truyền giảng Tin Mừng. Khi nhận xét rằng mặt tích cực của các phương tiện truyền thông mới “ít được nhấn mạnh” trong Tài Liệu Làm Việc, Nhóm này viết “Giáo hội cần phải có mặt trong môi trường này qua chính người trẻ”. Các Nghị Phụ đặc biệt kêu gọi các giáo xứ cung cấp không gian vật lý cho người trẻ để họ gặp nhau. Nhận thấy Giáo hội “gặp khó khăn trong việc thông truyền chính xác quan điểm nhân học Kitô giáo về cơ thể và tính dục”, nhóm nói rằng thực hành tốt bao gồm việc đào tạo và đối thoại với những người trẻ trong lĩnh vực này.

Các ngài kết luận “Chúng tôi rất biết ơn khi, lần đầu tiên, tiếng Bồ Đào Nha - một ngôn ngữ được khoảng 350 triệu người sử dụng - đã được đưa vào làm ngôn ngữ chính thức của Thượng Hội Đồng. Và chúng tôi yêu cầu từ nay, phong tục tốt đẹp này được tiếp tục”.
 
Nhận định của một Giám Mục Nam Hàn về khả thể một chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bắc Triều Tiên
Đặng Tự Do
22:52 11/10/2018
“Tôi nghĩ đối với Kim Chính Ân, một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại nhiều lợi ích từ khả năng có thể bình thường hóa quan hệ quốc tế với các nước khác. Tin tức rất tích cực, nhưng theo ý kiến của tôi vẫn còn nhiều việc phải làm và chúng ta cần biết rằng cần có thời gian cho những phát triển như vậy.” Đức Cha Lazzaro You Heung-sik, Giám Mục Daejeon, đã cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho Asia-News bên lề Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

“Ngoại giao được thực hiện bằng các bước nhỏ, trước tiên một lá thư chính thức về lời mời này phải được trình lên Đức Giáo Hoàng, sau đó là thời gian chờ đợi phản ứng. Hơn nữa, chúng ta phải nhớ rằng các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng trên tất cả là các chuyến thăm mục vụ, chứ không phải những chuyến viếng thăm chính trị. Tôi không nghĩ rằng có thể tổ chức một chuyến thăm như vậy trong một khoảng thời gian ngắn,” Đức Cha Heung-sik nhận xét.

Ngài cho biết thêm “Trong quá khứ, đã có những nỗ lực thiết lập quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Vatican: Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý, là người đã chết cách đây vài năm, có mối quan hệ rất tốt với Giáo Hội Công Giáo và muốn mời một số viên chức Tòa Thánh sang thăm quốc gia này. Tuy nhiên, không có gì đã được thực hiện kể từ khi ông qua đời.”

Đức Cha Heung-sik cho biết thêm: “Khi tôi biết về thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tôi nghĩ: Điều này cũng có ảnh hưởng tích cực đến Bắc Triều Tiên, vì họ phụ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh”.

Vị Giám Mục Nam Hàn là chủ tịch Ủy ban Xã hội Hội Đồng Giám Mục Hàn quốc, nhấn mạnh rằng:

“Tôi muốn lưu ý thêm rằng để chào đón Đức Thánh Cha đến Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên trước hết cần thực hiện một số điều kiện: ví dụ như chấp nhận cho các linh mục hoạt động mục vụ ở miền Bắc và bảo đảm tự do tôn giáo lớn hơn cho người dân Bắc Triều Tiên. Hai sáng kiến này, được liên kết chặt chẽ, sẽ là những dấu chỉ cụ thể nhất trước mặt các quốc gia trên thế giới.”


Source: Asia News Bishop You: Priests in Pyongyang and religious freedom to prepare the Pope's visit to North Korea
 
Tổng Giám Mục Anthony Fisher thật chí lý khi cho rằng những người trẻ tuổi muốn có một giáo huấn rõ ràng và đầy thách đố
Đặng Tự Do
23:41 11/10/2018
Bình luận của Cha Alexander Lucie-Smith - Catholic Herald. Bản tiếng Anh xem ở đây: Archbishop Fisher is right: young people want clear and challenging teaching

Một trong những diễn từ đáng nhớ nhất tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cho đến nay là diễn từ của Tổng Giám mục Anthony Fisher của Sydney, người đã xin lỗi những người trẻ vì tất cả các cách thế mà Giáo hội và các thành viên của Giáo hội đã làm hại họ hay khiến cho họ thất vọng.

Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã mong được nghe một giám mục, thực ra là bất kỳ nhà lãnh đạo Giáo hội nào, mô tả thực tại như nó là. Vì thế, diễn từ của Tổng Giám mục Fisher rất được hoan nghênh. Trước hết, Đức Tổng Giám Mục đã xin lỗi vì vụ tai tiếng lạm dụng trẻ em và “vì những hành vi đáng xấu hổ của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã gây khó khăn cho các bạn hoặc những người trẻ khác giống như các bạn, và thiệt hại khủng khiếp đã xảy ra.” Ngài xin lỗi vì “vì sự thất bại của quá nhiều giám mục và những người khác không đáp ứng một cách thích hợp khi các vụ lạm dụng được xác định, và không làm tất cả trong quyền lực của mình để giữ cho các bạn an toàn; và xin lỗi vì những thiệt hại như thế làm giảm uy tín của Giáo Hội và làm sa sút sự tin tưởng của các bạn.”

Thật là nhẹ nhõm khi nghe những lời nói thẳng thắn như vậy, không quanh co, không tìm kiếm lý do cho những thất bại của quá khứ, và không cố đổ lỗi cho “chủ nghĩa giáo sĩ trị” hoặc một số khái niệm mơ hồ đang là mốt thời trang hiện nay.

Nhưng Đức Tổng Giám Mục còn đi xa hơn trong phân tích của ngài về cách Giáo hội đã thất bại trong giới trẻ. Ngài nói rõ rằng đã có một sự thất bại trong hàng lãnh đạo Giáo Hội, và một sự thất bại trong việc trung tín với kho tàng đức tin và truyền thống. Ngài nhấn mạnh rằng những người trẻ tuổi muốn được giảng dạy rõ ràng và đầy thách đố, chứ không muốn được cung cấp một số phiên bản tan loãng của Tin Mừng. Đức Tổng Giám Mục đã xin lỗi vì Giáo Hội đã không thể “giới thiệu các bạn với chính Chúa Giêsu Kitô, với lời cứu độ của Ngài, và kế hoạch Ngài dành cho cuộc sống của các bạn.”

Giáo Hội, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói tiếp, thường xuyên “bán rẻ các bạn” khi ngưng không thách thức những người trẻ sống theo ơn gọi khi chịu phép rửa tội của họ là nên thánh, khi cung cấp cho họ một thứ “phụng vụ thiếu vẻ đẹp và sự chào đón”, không dám chia sẻ với họ những truyền thống Giáo Hội như bí tích hòa giải, hành hương và Thánh Thể.

Ngoài ra, ngài xin lỗi vì “sự nghèo nàn của những bài thuyết giảng, giáo lý hay đường hướng tâm linh” đã không truyền cảm hứng cho sự hoán cải. Ngài cũng xin lỗi vì các gia đình, giáo phận và các dòng tu đã chấp nhận một thứ “não trạng tránh thai”, nghĩa là không cố gắng trong việc sản sinh các ơn gọi mới.

Ở Úc có rất nhiều Giám Mục ưa thích những truyền thống tốt đẹp và xa tránh những điều vô nghĩa. Nhưng lời nói thẳng của Tổng Giám mục Fisher chưa chắc sẽ được lắng nghe rộng rãi, đặc biệt là nơi những người chịu trách nhiệm về những “phụng vụ thiếu vẻ đẹp”, hoặc những người muốn nhấn mạnh rằng những người trẻ đang đòi hỏi một giáo huấn Công Giáo mới, ít thách đố hơn. Lời nói của Đức Tổng Giám Mục cũng sẽ không được hoan nghênh bởi những người háo hức muốn phủ nhận rằng có những mối liên hệ nhất định giữa những vụ tai tiếng lạm dụng trẻ em và sự tháo thứ trong giáo lý và tín lý Công Giáo.


Source: Catholic Herald - Archbishop Fisher is right: young people want clear and challenging teaching
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mến tặng cộng đoàn giáo xứ Bình Hải nhân ngày lễ Đặt Viên Đá xây dựng nhà thờ-10/10/18
Sơn Ca Linh
09:17 11/10/2018
CÓ LỚN QUÁ KHÔNG EM

Cuộc đời,
Ai mà không có những ước mơ.
Mơ để đợi chờ,
Mơ nuôi hy vọng !
Bước mẹ đi chợ về, em mơ em ngóng,
Con trai : chỉ vài viên kẹo ú,
Con gái : một chiếc áo mới tinh.
Con nhà nghèo, mơ đủ chuyện linh tinh.
Mơ bát canh ngon, mơ nồi cơm trắng.
Chút hạnh phúc nhỏ nhoi xin đừng xa vắng,
Những tiếng chuông chiều, một giáo đường xinh.
Mơ mỗi chiều về rộn rã lời kinh,
Mối sáng Chúa Nhật áo dài đi lễ.
“Chiếc áo cũ em mang” bây giờ quá tệ,
Mấy mươi năm rồi,
nhà thờ em rách nát thảm thương.
Gió bấc lạnh mùa đông,
Xào xạc mưa rơi qua những đêm trường,
Chen chúc nhễ mồ hôi,
Vẫn ca hát giữa con nắng hừng mùa hạ…

Xem Hình

Bao thế hệ qua rồi,
Một ước mơ chung đâu có gì xa lạ,
Ngôi nhà thờ em sẽ mặc chiếc áo mới tinh.
Để như cô dâu trong tiệc cưới linh đình,
Mỗi bước lên đền bà con rộn ràng như mở hội.

Có lớn quá không em,
Bởi có ước mơ nào mà không ươm mầm tuyệt đối.
Một ngôi nhà thờ mới đâu phải chuyện xa vời.
Chỉ phải tội con nhà nghèo,
Nên “chiếc áo mới” vẫn luôn là niềm mơ ước xa xôi.
Nhưng với niềm tin,
Em à ! Ước mơ luôn mang niềm hy vọng !

Sơn Ca Linh
11/10/2018


 
Cộng đoàn St Margaret Mary’s Brunswick mừng lễ Mân Côi
Cộng Đoàn St Margaret Mary Brunswick
16:41 11/10/2018
Cộng đoàn St Margaret Mary’s Brunswick mừng lễ Mân Côi

Trong khuôn khổ của giáo xứ và Hội Mân côi Úc châu, giáo xứ St Margaret Mary’s đã được linh mục Antôn Lazarô Phạm Xuân Tạo giảng tĩnh tâm trong mấy ngày trước lễ. Nói về cha Antôn Lazarô Phạm Xuân Tạo, một linh mục đã trải nghiệm cuộc sống treo sợi chỉ trước khi cha được chịu chức linh mục, cha đã đối diện với cơn bệnh Uốn ván làm cho bất tỉnh trên 70 ngày trong bệnh viện và sau đó sống vật vờ tê liệt gần một năm trong bệnh viện… Sứ sống của cha quả là một hồng ân phi thường chính vì vậy giờ đây cha chọn thêm tên Lazarô như nhắc nhớ cha về sự kiện cha cũng được Chúa cho sống lại từ cõi chết như Lazarô!
Coi Video
Coi hình
Chúa Nhật 7/10/2018 đúng vào lễ Mân côi, giáo xứ đã tập trung tại Trung tâm Thiên Ân và rước kiệu Mẹ vào thánh đường, tận hiến cho Mẹ, các em thiếu nhi dâng hoa và thánh lễ… Sau thánh lễ tất cả cùng chia sẻ đồ ăn thức uống và ca vang mừng lễ.
 
Thánh lễ kính Đức Mẹ Mân Côi tại Brunswick, Melbourne, Australia
Giáo xứ Brunswick, Melbourne, Australia
17:35 11/10/2018
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi người Công Giáo Việt Nam tại Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc Australia
J.B. Đặng Minh An dịch
20:45 11/10/2018
Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc Australia lần thứ nhất đã diễn ra trong 3 ngày từ thứ Sáu mùng 5 đến Chúa Nhật mùng 7 tháng 10. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một sứ điệp đến người Công Giáo Việt Nam tham dự Đại Hội Thánh Mẫu này.

Dưới đây là toàn văn sứ điệp do Sứ thần Tòa Thánh tại Australia là Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana ấn ký, thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô.


Đức Thánh Cha vui mừng trước việc cử hành “Những ngày Thánh Mẫu” đầu tiên, quy tụ đông đảo người Công Giáo Úc gốc Việt, tại Trung Tâm Hành Hương ở Bringelly, từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Mười.

Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ tất cả mọi người noi theo những bước chân của Đức Trinh Nữ Maria, ngưỡng mộ Đức Mẹ đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa dự phần vào sứ vụ [đồng công Cứu Chuộc], và cầu xin Mẹ giúp đỡ mỗi người chúng ta, để chúng ta biết đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa cho cuộc sống mình với lòng khiêm tốn chân thành và sự quảng đại dũng cảm (Huấn từ trong buổi đọc kinh Truyền Tin Ngày 24/12/2017).

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tập hợp với nhau trong dịp hân hoan này hãy suy ngẫm về những lời Đức Maria nói với những người hầu trong tiệc cưới Cana, với nhận định rằng “cả ngày hôm nay, Đức Mẹ cũng nói với tất cả chúng ta: ‘Ngài bảo gì - Chúa Giêsu phán bảo anh chị em điều gì – hãy làm như vậy’. Phụng sự Chúa có nghĩa là lắng nghe và đưa vào thực hành Lời Ngài. Đó là một lời khuyên đơn sơ nhưng thiết yếu của Mẹ Chúa Giêsu và đó cũng là chương trình sống của người tín hữu Kitô” (Tiếp kiến chung, 8 tháng 6 năm 2018).

Hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô lặp lại lời mời gọi của ngài, gửi đến tất cả các tín hữu trên toàn thế giới, hãy đọc kinh Rất Thánh Mân Côi hàng ngày trong suốt tháng Mười là tháng Đức Mẹ, kêu cầu cùng Mẹ Thánh Thiên Chúa và Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bảo vệ Giáo Hội khỏi ma quỷ, là kẻ luôn tìm cách tách chúng ta khỏi Thiên Chúa và chia rẽ với nhau.

Với những lời khích lệ và mời gọi chân thành này, Đức Thánh Cha phó dâng cho Mẹ Đầy Ơn Phúc của chúng ta, tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân quây quần với nhau trong “Những ngày Thánh Mẫu” và hoan hỉ ban Phép Lành Tông Tòa của Ngài như bảo chứng của ân sủng và niềm hân hoan trong Chúa.

Canberra, ngày 1 tháng 10 năm 2018.

+ Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana
Sứ thần Tòa Thánh tại Australia


Source: Apostolic Nunciature to Australia

The Holy Father is pleased at the celebration of the first “Marian Days”, which gathers a significant number of Australian Catholics of Vietnamese heritage, at the Pilgrimage Centre at Bringelly, from 5th to 7th October instant.

Pope Francis encourages all to follow in the footsteps of the Virgin Mary, admiring our Lady of her response to God’s call to mission, and asking her to help each of us to welcome God’s plan into our lives with sincere humility and brave generosity (Angelus, 24th December 2017).

The Pope invites the faithful gathered on this joyful occasion to ponder on the words Mary addressed to the servants at the wedding of Cana, considering that “today too, Our Lady says to us all: ‘Whatever he tells you – Jesus tells you – do it’ (…) To serve the Lord means to listen and to put in to practice his Word. It is the simple but essential recommendation of the Mother of Jesus and it is the program of life of the Christian” (General Audience, 8th June 2018).

Furthermore, Pope Francis reiterates his invitation, addressed to all the faithful of all the world, to pray a Holy Rosary daily during the entire Marian month of October, asking the Holy Mother of God and Saint Michael Archangel to protect the Church from the devil, who always seeks to separate us from God and from each other.

With these words of encouragement and this heartfelt appeal, the Holy Father commends to the intercession of Our Blessed Lady all priests, religious and lay faithful gathered for the “Marian Days” and his glad imparts his Apostolic Blessing as a pledge of grace and joy in the Lord.

Canberra, 1st October 2018.

+ Archbishop Adolfo Tito Yllana
Apostolic Nuncio in Australia



 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhất Thể hay Tam Thể cũng là Mèo
Phạm Trần
10:00 11/10/2018
Nếu triết lý“Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột”của nhà lãnh đạo “cải cách mở cửa” Đặng Tiểu Bình, đã đưa Trung Cộng từ một quốc gia chậm tiến lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, thì chuyện “nhất thể” hay “tam thể” cầm quyền ở Việt Nam cũng chẳng khác gì cho đất nước nếu thứ mèo này tiếp tục ăn hại, cam phậncúi đầu trước Bắc Kinh và cứ mãi bám lấy chủ nghĩaCộng sảnhại dân.

Đó là hậu quả không cần tranh cãi như đang hồ hởi và phấn khởi diễn ra ở Việt Nam, sau khi Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, theo báo đài nhà nước, được Hội nghị Trung ương 8/XII “thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV”, diễn ra từ ngày 22/10/2018.

Một số đảng viên Đại biểu Quốc hội tỏ vẻ vui mừng, coi việc ông Trọng ôm trọn, tập trung quyền lãnh tụ đảng và chủ tịch nước“là một chủ trương, quyết sách đúng đắn và cấp bách” (báo Người Lao Động, 4/10/2018)

Nhưng cũng có vô số báo và “nhà bình luận” loạn cào cào đã lạm dụng “nhân dân” để trơ trẽn nịnh chủ như trường hợp ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Ông nói:” Tôi rất mừng nếu Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước bởi đây là phương án hợp lòng dân.” (báo Giáo dục Việt Nam, ngày 03/10/2018)

Ông Nguyễn Ngọc Bảo (Đại biểu Quốc hội khóa 13) cũng nói:“Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc hợp ý Đảng, lòng dân"(báo GDVN 7-10-018)

Thậm chí,cử tri Lê Đức Hạnh (phường Kim Mã, Hà Nội) cũng cuồng nhiệt nói với ông Nguyễn Phú Trọng :”Dân tuyệt đối tin tưởng, đồng tình ủng hộ và mong Tổng Bí thư tiếp nhận trọng trách cao cả này để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, nhân dân được lâu hơn, nhiều hơn…” (theo Đài Tiếng nói Việt Nam,VOV, Voice of Vietnam), 08/10/2018)

Ông Nguyễn Duy Quang - Tổ trưởng Tổ dân phố 38, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cũng nói:”Tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương của Trung ương và tin tưởng đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước sẽ lãnh đạo đất nước đi tới nhiều thắng lợi vẻ vang” (VOV, ngày 04/10/2018)

Toàn là những cổ động viên “ bẻo mép hớt lẻo”. Chả biết họ đã lấy tư cách gì mà cứ mở miệng là lôi nhân dân ra đứng đầu lưỡi để phô trương cho bản thân.

MỘT HAY HAI LÀ MỘT ?

Nhưng chả nhẽ họ chẳng biết, dù khi chưa ôm chức danh Chủ tịch nước, chức vụ Tổng Bí thư đảng đã dành cho ông Trọng mọi quyền lực vì Điều 4 Hiến pháp đã quy định:”Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Và mặc dù Tổng Bí thư chỉ là một cá nhân của tập thể lãnh đạo theo nguyên tắc gọi là “tập trung dân chủ”, hay “tập thể lãnh đao, cá nhân phụ trách”, nhưng ông là người đứng đầu đảng, đứng đầu Bộ Chính trị, cơ chế quyết định mọi việc của đất nước nên ông nắm quyền sinh sát quan trọng nhất của Ban Chấp hành Trung ương đảng, khóa XII gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.

Hơn nữa,các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ là các Ủy viên của Bộ Chính trị, nhưng không thể ngang hàng với chức Tổng Bí thư. Vì vậy, kể từ sau ngày ông Hồ Chí Minh qua đời ngày 02/09/1969, chức danh Chủ tịch nước từ ông Tôn Đức Thắng đến đời Trần Đại Quang không có quyền bằng ông Hồ vì không phải là Chủ tịch đảng. Tất nhiên cũng không ngang bằng Tổng Bí thư đảng, nếu không muốn nói chỉ là hình thức để làm cảnh trong nghi lễ mà thôi.

Có lẽ vì vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng không muốn người ta coi ông là người “kiêm nhiệm 2 chức vụ” mà là “một người làm hai việc”. Ông cũng không thích cụm từ “nhất thể hóa”, vì không phù hợp với Hiến pháp khi chưa sửa đổi nhập 2 chức danh vào làm một.

Hơn nữa Điều lệ đảng cũng viếty chang như Hiến pháp:”Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc….

“Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động….

- “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng…Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.”

Qua Cương lĩnh đảng, đảng cũng cuỗm luôn quyền cai trị như Hiến pháp :”Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta…

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn…Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy….”

Vì vậy mà trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 8/10/2018, ông Trọng quanh co rằng:”Việt Nam đã có giai đoạn lịch sử Bác Hồ làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng, "sau đó rồi tách".

"Đến bây giờ thì không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống. Vừa rồi không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi, rất đột ngột, mặc dù bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị cả năm nay. Khuyết chức danh Chủ tịch nước, phải có người làm thay; Bộ Chính trị, Trung ương chuẩn bị nhiều phương án, thảo luận rất dân chủ, trách nhiệm và nhất trí cao giới thiệu Tổng bí thư ứng cử Chủ tịch nước. Đây là ý kiến của Trung ương còn ra Quốc hội sẽ bầu".

Ông cũng nhấn mạnh, "không nên nói là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, nói tắt thì được nhưng không đúng tiêu chí. Đây là hai cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ; đồng thời cũng không nói nhất thể hoá, nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này". (theo bản tin của VOV, ngày 08/10/2018)

Dù ông Trọng có, hay không muốn giãi bầy ông không phải là người vẽ ra kế hoạch cho ông có thêm chức, thêm quyền hay giẫm lên Hiến pháp mà ngồi vào ghế mới, nhưng rõ ràng ông đã công khai ôm đồm một lúc 2 Ủy ban quan trọng để chuẩn bị Đại hội đảng XIII, tổ chức vào tháng 01/2021.

Theo tin chính thức thì : “Trung ương quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, gồm: Tiểu ban Văn kiện do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Kinh tế - Xã hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Điều lệ Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Nhân sự do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm Trưởng tiểu ban.”

Do đó, dù “nhất thể” hay “tam thể” gồm : Đảng-Nhà nước, Quốc hội (lập pháp) và Thủ tướng (hành pháp) thì ông Trọng vẫn ăn trùm như khi chức danh Chủ tịch nước còn sống riêng biệt.

Nếu Cương lĩnh đảng, Điều lệ đảng và Hiến pháp đã viết giống nhau thì mọi chuyện rồi vẫn Mèo thế thôi, dù là “nhất thể” hay “tam thể”. -/-

Phạm Trần

(10/018)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Thu Bên Hồ
Nguyễn Đức Cung
21:51 11/10/2018
NẮNG THU BÊN HỒ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thiên nhiên tuân lệnh của trời
Thu về thay lá tuyệt vời tranh thu.
(nđc)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 11/10/2018
VietCatholic Network
00:33 11/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 10 tháng 10, 2018.

2- Ki-tô hữu và chủ chăn đừng sợ để mình bị bẩn tay.

3- Đức Giáo Hoàng và các Nghị Phụ gặp gỡ 7000 người trẻ.

4- Cuộc họp báo ngày thứ năm của Thượng Hội Đồng: lạm dụng tình dục và vai trò phụ nữ.

5- Đức Giáo Hoàng chào thăm phái đoàn Dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả.

6- Thông cáo của Tòa Thánh về vụ Đức Tổng Giám Mục McCarrick, Hoa Kỳ.

7- Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi xóa bỏ nghèo đói.

8- Bài học về Trung Quốc: Đừng nghe những gì Cộng Sản nói.

9- Đại Hội Thánh Mẫu “Về Bên Mẹ Hiền” ở Úc Châu vừa kết thúc.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Nguyện Cầu Mẹ Việt Nam.

https://youtu.be/9qm6DhDbuOw

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
 
Lòng sùng kính Đức Mẹ của người Phi Luật Tân theo lời kể của Sứ Thần Tòa Thánh tại Úc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:45 11/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã đưa tin Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc Australia đã diễn ra trong 3 ngày từ thứ Sáu mùng 5 đến Chúa Nhật mùng 7 tháng 10. Trong dịp này, các phóng viên của VietCatholic tham dự và tường trình về Đại Hội Thánh Mẫu đã phỏng vấn nhiều linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân và đã phát hình trong những ngày qua.

Đặc biệt, Sứ thần Tòa Thánh tại Australia là Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana và Đức Cha Terry Brady , Giám Mục Phụ Tá Sydney có dành cho các ký giả VietCatholic là Phương Thảo - Melbourne và Thúy Nga - Perth 2 cuộc phỏng vấn.

Trong bối cảnh của Đại Hội Thánh Mẫu, chúng tôi đã tập trung vào những đề tài liên quan đến lòng mộ mến Đức Mẹ và Đức Sứ Thần đã trình bày về đề tài này rất hùng hồn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã hỏi ngài về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, tuổi trẻ tại Úc và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Australia.

Mở đầu, các ký giả đã giới thiệu với Đức Sứ Thần về VietCatholic. Phương Thảo của VietCatholic Studio Melbourne nói:

Trọng kính Đức Sứ Thần Tòa Thánh,

VietCatholic News Agency, được thành lập từ năm 1996, là một cơ quan truyền thông cho Giáo Hội tại Việt Nam. Chúng con loan truyền tin tức Công Giáo, các bài bình luận, các tài nguyên tinh thần bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Đầu tiên, chúng con muốn nói với Đức Tổng Giám Mục là chúng con rất hạnh phúc khi được gặp ngài ở đây hôm nay để cử mừng với chúng con lễ hội đặc biệt kính Đức Mẹ này. Xin cho phép chúng con nêu ra với ngài một vài câu hỏi sau:

1. Một năm trước, VietCatholic đã đăng một câu chuyện thú vị về Flores de Mayo tức là việc kính Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi và Chầu Thánh Thể, và hát kinh Lạy Nữ Vương, vào mỗi buổi chiều trong suốt tháng Năm ở Phi Luật Tân. Khán giả của chúng con sẽ rất biết ơn nếu Đức Sứ Thần chia sẻ với chúng con lòng mộ mến Đức Mẹ ở quê hương Phi Luật Tân của ngài.

Vâng, như anh chị em biết, tôi đến từ Phi Luật Tân, tôi là người Phi Luật Tân, nhưng như anh chị em biết rất rõ tôi đến đây không phải trong tư cách là người Phi Luật Tân mà là người đại diện cho Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhưng nếu anh chị em muốn biết về lịch sử của quê hương tôi thì như thế này: Trên khắp Phi Luật Tân, không có chỗ nào mà Đức Mẹ không được tôn kính. Những lễ hội đặc biệt nhất xảy ra vào tháng Năm, nhưng chúng tôi cũng có lễ kỷ niệm quốc gia kính Đức Mẹ Peñafrancia, đó là vào tháng Chín cũng giống như Đức Mẹ La Vang của anh chị em. Anh chị em gọi là Đức Mẹ Lavang, vì Mẹ hiện ra trên vùng núi đó. Chúng tôi cũng có Đức Mẹ Peñafrancia. Mẹ đã hiện ra từ nhiều thế kỷ trước ở Tây Ban Nha. Và người Tây Ban Nha đã mang lòng sùng kính này đến Phi Luật Tân. Và điều đó được lan truyền. Và như tôi đã nói ở mọi nơi, mọi tỉnh, mọi vùng, anh chị em sẽ luôn chứng kiến lòng sùng kính đối với Đức Mẹ chính vì đức tin sống động trong chúng ta, là điều chúng ta tin rằng Chúa Kitô đã ban cho chúng ta mẹ Người; và không chỉ chúng ta tiếp nhận Mẹ mà thôi, nhưng chúng ta cũng muốn Mẹ hiểu rằng thực sự chúng ta là con của Đức Mẹ. Đó là lý do tại sao người Việt Nam trong nước và những người Việt Nam sống tại Úc đều có lòng sùng kính Đức Mẹ. Họ thực sự thể hiện lòng sùng mộ sâu đậm này đối với Đức Mẹ và tôi khi tôi nói đến chủ đề Đức Mẹ, tôi thấy đó là điều mà chúng ta không nên giữ kín trong lòng, chúng ta không nên sợ, chúng ta không nên xấu hổ bởi vì Đức Mẹ chẳng hề xấu hổ đón nhận chúng ta là con Mẹ và cho chúng ta những ân sủng của con Mẹ. Có thể có lời cầu xin của chúng ta không được đáp lại bởi vì có lẽ điều đó không thực sự tốt cho chúng ta trong tương lai nhưng Mẹ sẽ luôn luôn ban cho chúng ta những gì là tốt nhất. Không người mẹ nào lại cho con cái mình cái gì đó không tốt và người mẹ luôn biết những gì là tốt nhất để trao cho con mình. Nhiều lần chúng ta nói rằng 'mẹ hãy cho con cái này' và các bà mẹ nói 'không' bởi vì họ biết rõ hơn, không phải vì họ không yêu chúng ta, nhưng chính vì các ngài yêu chúng ta đến mức những gì người mẹ muốn là những điều tốt nhất dành cho chúng ta. Và đây là ý tưởng những tín hữu đơn sơ có khi cầu kinh Mân Côi, khi rước kiệu như những gì đang xảy ra chung quanh chúng ta. Đó thực sự là một biểu hiện của đức tin, không chỉ là lòng sùng mộ của chúng ta mà thôi nhưng còn là một đức tin sâu sắc nơi Chúa Kitô. Vì thế, chúng ta sẽ không nói ah đây là lòng tin của người Công Giáo Việt Nam hay, đây là của người Công Giáo Phi Luật Tân, hoặc đây là của người Nam Mỹ. Không, đức tin Công Giáo sâu sắc nhận ra nơi Đức Maria điều Chúa Kitô đã nói với chúng ta ‘Đây là mẹ của anh’ và chúng ta được chúc phúc và hân hoan vì có Mẹ, là Đấng mà chúng ta gọi là Đức Maria, Đức Mẹ Lavang, Đức Mẹ Peñafrancia, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Loretto, cùng một người Mẹ mà Thiên Chúa đã cho tất cả chúng ta.

2. Thưa Đức Sứ Thần, tước hiệu phổ biến nhất của Đức Mẹ được sùng kính ở Việt Nam là tước hiệu “Mẹ Hằng Cứu Giúp”, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Việt Nam khi người dân phải trải qua những khó khăn khủng khiếp. Con ngạc nhiên và vui mừng khi biết rằng danh hiệu này cũng là một tước hiệu phổ biến nhất của Đức Mẹ đối với người Công Giáo ở Phi Luật Tân. Con đoán rằng còn nhiều điểm tương đồng khác nữa trong lòng sùng mộ của chúng ta đối với Đức Mẹ. Con hiếu kỳ nên muốn hỏi Đức Sứ Thần về một số danh hiệu phổ biến khác của Đức Mẹ ở Phi Luật Tân.

Vâng, có rất nhiều tước hiệu phụ thuộc vào những gì Đức Mẹ biểu lộ cho chúng ta, nhưng anh chị em đang nói về Hằng Cứu Giúp, Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trong nhà của mẹ tôi luôn có bức ảnh lớn về Mẹ Hằng Cứu Giúp, và Đức Mẹ thực là Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nếu anh chị em nhìn lại, chúng ta hãy đến với Phúc âm. Đức Mẹ của chúng ta đã nhanh chóng giúp đôi vợ chồng để họ khỏi phải xấu hổ tại tiệc cưới ở Cana. Cả trên đồi Canvê với tất cả những lời lăng mạ tồi tệ nhất, trước điều tồi tệ nhất đang xảy ra với con Mẹ là bị lên án tử hình, Mẹ có mặt ở đó [dưới chân thánh giá]. Sự giúp đỡ của Đức Maria không bao giờ kết thúc, trong hân hoan cũng như trong gian truân, trong mọi sự. Vì vậy, anh chị em thấy ở Phi Luật Tân như anh chị em biết, trong nhiều nhà thờ luôn luôn có làm việc kính Đức Mẹ sau thánh lễ mỗi ngày thứ Tư hàng tuần để cầu cùng Mẹ Hằng Cứu Giúp . Ở Manila, nếu anh chị em đến đó, hãy tránh di chuyển vào ngày thứ Tư vì rất nhiều người đến một ngôi nhà thờ dân chúng gọi là McLaren là nơi họ đến cầu nguyện, thể hiện lòng sùng mộ và đức tin nơi Thiên Chúa và cầu xin ơn lành, xin Đức Mẹ cầu bầu và rất chuyên chăm như thế mỗi ngày thứ Tư. Cho nên, cũng như tại đây giao thông ách tắc không thể giải thích được bởi vì có rất nhiều người như anh chị em thấy đó. Thành ra, bất cứ nơi nào anh chị em đến sẽ luôn luôn có một danh hiệu của Đức Mẹ được tôn kính như Đức Mẹ là nơi nương náu của kẻ tội lỗi, hay Đức Mẹ như hoa hồng mầu nhiệm, Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành, Đức Mẹ nâng đỡ kẻ có tội. Những danh hiệu này thực sự là những điều mà Đức Maria tỏ ra cho chúng ta để chúng ta có thể thấy Đức Maria không chỉ là một khái niệm nào đó trong đầu chúng ta, chứ không có trong lịch sử chúng ta. Đó là một thực tại không chỉ ở Úc, không chỉ ở Việt Nam, không chỉ ở Việt Nam, không chỉ ở Ý, không chỉ ở Bồ Đào Nha, không chỉ ở Pháp, như anh chị em thấy đấy. Nhưng tất nhiên nhiều người bây giờ nghĩ rằng những thể hiện đức tin của chúng ta là điều gì đó thuộc về quá khứ. Không đúng, bởi vì đức tin của chúng ta sống động và chúng ta biết rằng chúng ta cảm nhận được rằng Đức Mẹ đang ở với chúng ta vì Con Mẹ đã ban Mẹ cho chúng ta. Vì thế, tôi muốn nói với những người đang lắng nghe tôi nói đây hãy bền đỗ và giữ vững đức tin của anh chị em nơi Chúa Kitô và nơi Mẹ Người và cũng là Mẹ của chúng ta, là Mẹ Đầy Ơn Phúc. Một số người có thể lắc đầu, một số người có thể không hiểu nhưng chúng ta cứ tiếp tục và cầu nguyện cho họ, cho những người khác và cũng cho chúng ta. Chúng ta cần đến Mẹ và hãy nhớ rằng đây là người Mẹ không bao giờ từ chối con của mình những gì là tốt nhất cho đứa trẻ.

3. Thưa Đức Sứ Thần, trong khi chúng ta đang tổ chức lễ hội Đức Mẹ ở đây, tại một góc của Sydney này, Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức tin và sự phân định ơn gọi đang được tổ chức tại Rôma. Chúng con muốn hỏi Đức Cha rằng theo quan điểm của ngài, những vấn đề chính mà những người trẻ tuổi ở Úc đang phải đối mặt ngày nay là gì?

Lúc này đây, Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma được Đức Thánh Cha triệu tập cách riêng để Giáo Hội hiểu được những người trẻ và những gì những người trẻ mong muốn không chỉ cho họ, nhưng còn cho Giáo Hội mà họ thuộc về, là chính họ, bởi vì những người trẻ không chỉ thuộc về Giáo Hội mà còn là Giáo Hội. Giáo Hội mong muốn tìm ra cách thế để thực sự mỗi cộng đồng, mỗi nhóm trong Giáo Hội có thể đóng góp cho những người già, những người sống đời thánh hiến, cho những người đã lập gia đình, cho giới trẻ và đặc biệt là cho giới trẻ vì họ là những người mang đến năng lượng cho Giáo Hội, họ là những người đã chỉ cho chúng ta thấy những điều sáng sủa mà chúng ta có thể làm và đây là những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn.

Các bạn trẻ trình bày với chúng ta để cùng nhau chúng ta có thể tiến lên phía trước. Đó không phải là vấn đề duy chính trị như à vâng chúng ta phải vô địch. Nhiều người có chương trình nghị sự riêng của họ. Đó không phải là Giáo Hội. Chương trình nghị sự của Giáo Hội là điều Chúa Kitô muốn cho Giáo Hội và đây là điều Đức Thánh Cha Phanxicô muốn: đó là chúng ta cảm nhận Chúa Kitô đang nói với chúng ta để chúng ta trình bày Ngài với thế giới như một hiện thực trong xã hội hôm nay.

Vì vậy, đây là cách chúng ta phải hiểu và thực sự nó hiện diện ở đây. Trong khi chúng ta đang nói về tuổi trẻ, có rất nhiều bạn trẻ ở đây, rất nhiều người trẻ. Và như tôi đã nói với một nhóm ở đây: những người khác thích nói, những người khác muốn hét lên, nhưng người Úc gốc Việt họ không nói nhưng họ thực hành những gì họ tin. Chúng ta hội thảo về gia đình, chúng ta bàn về rất nhiều thứ. Người Việt hoặc người Úc gốc Việt nhẹ nhàng, họ thực hành đức tin, thể hiện tình yêu dịu dàng nhưng rất trung thực và đây là cách chúng ta có thể sống đời sống Kitô hữu. Vấn đề không phải ai là những người hét to nhất hoặc những người được lắng nghe nhất nhưng ai là người sống trung thực và đưa ra các chứng tá ngay cả ở nơi công cộng. Và tôi rất tự hào và hạnh phúc và thấy mình may mắn được đến đây trong lễ hội Đức Mẹ này ngày hôm nay. Bởi vì tôi đã nhìn thấy những người thực sự không phải chỉ có lòng sùng mộ, nhưng còn có một đức tin sâu sắc, đó là một đức tin sâu sắc nơi Thiên Chúa, và họ cũng cho thấy sự gắn bó với Đức Maria. Đó là một đức tin sâu sắc mà bạn không thể giải thích nếu bạn không sống đức tin đó. Rất khó để giải thích cách mọi người sống đức tin nếu bạn không sống với họ. Và nếu bạn muốn trải nghiệm cách sống đức tin hãy sống giữa mọi người để thực hành đức tin với sự trang trọng, trong im lặng và yêu mến và đây là điều tôi thấy ở đây.

4. Thưa Đức Sứ Thần, xin Đức Cha cho chúng con biết ấn tượng đầu tiên của Đức Cha khi đến tham dự và cử hành thánh lễ trong lễ hội Đức Mẹ với người Công Giáo Việt Nam chúng con?

Tôi xin nói tiếp về ấn tượng của tôi. Như những gì tôi vừa nói, những gì xảy ra ở đây thực sự linh hứng. Những người đến đây và chỉ nhìn xem thôi đã có thể bị cuốn hút khi nhìn xung quanh vì đây không phải là một chương trình biểu diễn. Đây thực sự là một biểu hiện thực sự của một cộng đồng thực hành đức tin sâu sắc của những người Úc gốc Việt. Họ thực sự tuyên xưng và họ đưa ra một gương sáng và bản thân tôi là một giám mục, là linh mục, là người đại diện cho Đức Giáo Hoàng nhưng tôi vô cùng xúc động vì tôi đã được linh hứng bởi những gì tôi thấy. Có thể họ không nói ra, nhưng anh chị em có thể thấy không khí đức tin ở đây. Họ không cần nói nhiều lời với anh chị em, nhưng anh chị em có thấy được họ chú tâm, họ sống rất huynh đệ. Không cần nhiều lời nhưng nó làm ta xúc động, vì thế tôi thực sự hạnh phúc. Cha Văn Chi bảo tôi hãy đến, vì đây là một niềm vui và tôi vui vì đã nhận lời ngài và vì đây là điều Đức Thánh Cha Phanxicô muốn chúng ta làm.

5. Theo quan điểm mục vụ của Đức Cha, Đức Cha nghĩ cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nên tập trung vào những vấn đề gì để xây dựng cộng đoàn và gia đình của chúng con trên các giá trị Tin Mừng?

Thứ nhất, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói, hãy củng cố gia đình anh chị em, hãy sống như một gia đình. Thứ nữa, khi có con cái, anh chị em hãy mang chúng theo đến nhà thờ. Anh chị em không cần phải nói nhiều lời, nhưng hãy mang chúng đến thánh đường. Chúng có thể chơi, chúng có thể khóc, nhưng chúng sẽ phát triển. Đừng sợ người ta nhìn bạn ngạc nhiên trước can đảm đó. Chúng cũng là con người, vì vậy nếu anh chị em có thể ở trong nhà thờ, chúng cũng có thể ở trong nhà thờ và theo cách đó chúng phát triển. Đó là lý do tại sao anh chị em và tôi lớn lên. Bởi vì khi còn là một đứa trẻ nhỏ chúng ta được dạy mà không cần ai phải nhiều lời. Chúng ta đọc kinh Mân Côi như các trẻ nhỏ và nó trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế lời khuyên của tôi là hãy củng cố gia đình anh chị em và đây là món quà tốt nhất bạn có thể trao cho Giáo Hội Công Giáo ở Úc

Thứ hai, hãy chuyên chăm gần gũi với con cái của anh chị em khi chúng lớn lên để trẻ có thể trưởng thành trong đức tin và theo gương anh chị em là người chồng người vợ chúng sẽ hiểu bởi vì con người thông minh. Con cái chúng ta là những người trẻ thông minh. Qua chứng tá của chúng ta, chúng sẽ học hỏi. Vì vậy, đó là hai điều cốt yếu, bạn yên tâm bởi thực tế là Giáo Hội vẫn sống động bởi vì bạn thấy ở đây tại Úc người Úc gốc Việt thực sự sống trong hân hoan, công khai tuyên xưng đức tin với sự trang trọng, với tình yêu và thậm chí đôi khi với sự im lặng.

6. Tính đến những khác biệt văn hóa và rào cản ngôn ngữ, Đức Cha nghĩ cộng đoàn Việt Nam có thể đóng góp những gì cho Giáo Hội tại Úc?

Vâng để đóng góp cho Giáo Hội trong cộng đồng, hãy gắn bó với nó, như thế anh chị em đã đóng góp rất nhiều. Nhưng như tôi đã nói, sự đóng góp anh chị em có thể xa hơn nữa bằng cách tham gia nhiều hơn trong Giáo Hội với tư cách cá nhân vì anh chị em thủ đắc nhiều điều có thể chia sẻ; và anh chị em có một truyền thống và giá trị rất phong phú được xây dựng trên niềm tin. Anh chị em có thể trao ban nhiều hơn không chỉ vấn đề tài chính nhưng bất cứ điều gì tốt nhất mà anh chị em thực sự có thể tham gia tích cực khi cộng đồng, giáo xứ, giáo phận cần đến. Có nhiều người tài năng. Vâng, tôi đây, tôi có thể làm gì để phục vụ? Xin cho chúng ta hãy luôn luôn quay trở lại Tin Mừng, luôn luôn trở lại với Tin Mừng mà nhiều lần anh chị em quên. Chúng ta loan báo rất nhiều điều tốt đẹp, nhưng những điều thiết yếu chúng ta lại quên. Hôm nay kỷ niệm ngày lễ Đức Mẹ, điều đầu tiên mở ra cho chúng ta cánh cửa khiến chúng ta trở thành một gia đình con cái Chúa là những gì Đức Mẹ nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Đây là những gì chúng ta nên làm. Tôi ở đây để phục vụ, xin cho biết những gì tôi có thể làm để phục vụ Giáo Hội? Anh chị em đã phục vụ Giáo Hội qua đời sống của mình như một Kitô hữu, như một người Công Giáo. Nhưng anh chị em có thể đóng góp nhiều hơn một chút theo cách này: tôi đây, xin cho biết bất cứ điều gì mà tôi có thể đóng góp để làm cho Giáo Hội sống động hơn, với nhiều chứng tá hơn, và trung thực hơn với thông điệp của Chúa Kitô.