Ngày 07-10-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 8/10: Điều răn thứ nhất. Suy Niệm: Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:13 07/10/2021


PHÚC ÂM: Lc 11, 15-26

“Nếu Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, ắt là nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi rồi”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, (lúc Chúa Giêsu trừ quỷ), thì có mấy người trong dân chúng nói rằng: “Ông ta nhờ tướng quỷ Bêelgiêbút mà trừ quỷ”. Mấy kẻ khác muốn thử Người, nên xin Người một dấu lạ từ trời xuống. Nhưng Người biết ý của họ, liền phán: “Nước nào tự chia rẽ, sẽ diệt vong, và nhà cửa sẽ sụp đổ chồng chất lên nhau. Vậy nếu Satan cũng tự chia rẽ, thì nước nó làm sao đứng vững được? Bởi các ngươi bảo Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, vậy nếu Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, thì con cái các ngươi nhờ ai mà trừ? Bởi đó chính con cái các ngươi sẽ xét xử các ngươi. Nhưng nếu Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, ắt là nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi rồi. “Khi có người khoẻ mạnh và võ trang đầy đủ canh giữ nhà mình, thì của cải người đó được an toàn. Nhưng nếu có người mạnh hơn xông đến đánh bại hắn, thì sẽ tước hết khí giới hắn tin tưởng, và làm tiêu tán hết những gì đã tước đoạt. Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta, và ai không thu góp với Ta là phân tán. “Khi thần ô uế ra khỏi người nào, thì nó đi dông dài những nơi khô ráo, tìm chỗ nghỉ ngơi, nhưng không tìm được, nên nó nói rằng: “Ta sẽ trở lại nhà ta, nơi ta đã ra đi”. Khi đến nơi, nó thấy nhà đó đã được quét sạch và sắp đặt ngăn nắp. Bấy giờ nó đi rủ bảy tà thần khác hung ác hơn nó, chúng vào cư ngụ ở đó. Và tình trạng sau cùng của người ấy trở nên tệ hại hơn trước”.

Đó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:50 07/10/2021

29. Các tiểu huynh đệ không nên để hoàn cảnh chi phối mình, nhưng mình phải chi phối hoàn cảnh.

(Linh mục Vincent Lebbe)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:54 07/10/2021
77. QUAN HUYỆN BA PHẢI

Tiền Bá Uẩn là người Thái Thương, khi ông ta làm huyện lệnh ở huyện Phúc Dương, thì khoan dung cho các tội phạm vượt quá mức thường tình.

Một ngày nọ quan phủ xét tội một tên cường đạo, tên cường đạo nói dối, la bai bãi:

- “Oan lắm, oan lắm.”

Tiền Bá Uẩn mặt biến sắc nói:

- “Mày đốt nhà người ta và cướp đi rất nhiều của cải, giết hại rất nhiều nam nữ, chiếu theo pháp luật nên chém đầu”.

Tên cường đạo nhảy lên đoạt lấy công án chạy đến chỗ của Tiền Bá Uẩn.

Tiền Bá Uẩn sợ quá nên té xuống đất, các sai dịch nắm tên cường đạo lại đánh thêm, Tiền Bá Uẩn vội vàng bò đi, một tay vuốt vuốt ngực, một tay kéo tên sai dịch nói:

- “Đừng đánh, đừng đánh nữa, ta đây không đau tí nào cả”.

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 77:

Lòng nhân từ và sự công bằng thì khác nhau, bởi vì cai trị và xét xử thì không giống nhau:

- Cai trị dân thì lấy lòng nhân từ mà lo cho dân được hạnh phúc ấm no, mà khi biết lo cho dân rồi thì không còn là cai trị nữa, mà là đầy tớ của dân, là người thân thiết của dân.

- Xét xử dân thì phải lấy sự công bằng làm chuẩn mực, bởi vì nếu lấy lòng nhân từ mà xét xử thì không phân biệt được đâu là tội, bởi vì lòng nhân từ thì thấy ai cũng tội nghiệp cả, do đó mà sẽ lỗi đức công bằng.

Tội đã rành rành mà tên cường đạo vẫn nói oan, là vì ông quan cứ lấy lòng nhân mà xử tội, nên tội của nó vẫn cứ chồng chất lên nhau mà không hối cải...

Thiên Chúa là Đấng rất nhân từ và rất công bằng, Ngài nhân từ trước và sau khi con người phạm tội, nhưng rất công bằng khi xét xử tội con người.

Hạnh phúc thay người nhận ra được lòng nhân từ và công bằng của Thiên Chúa !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
23:17 07/10/2021

CHÚA NHẬT XXVIII TN (B)
Khôn Ngoan 7: 7-11; Tvịnh 89; Do Thái 4: 12-13; Máccô 10: 17-30

Bài phúc âm hôm nay có nhiều đoạn ấn tượng có tính nhân văn. Trong khi Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem với các môn đệ Ngài, một chàng thanh niên chạy đến quỳ xuống trước mặt Chúa Giêsu và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp?". Chúng ta cũng thương người thanh niên nhiệt tình đó. Trong phúc âm thánh Máccô có những lúc Chúa Giêsu có nhiều tình cảm. Có lúc Ngài mệt mỏi với các môn đệ; với người Ngài trừ quỷ; Ngài không kiên nhẩn với các người Pharisêu; Ngài thất vọng với những người dân trong thị trấn không tin vào Ngài v.v...

Bài phúc âm hôm nay trình bày mặt bên trái của con người Đức Giêsu. Ngài “đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến…" Điều gì đã làm Chúa Giêsu yêu mến anh thanh niên đó? Người thanh niên quỳ xuống trước mặt Chúa Giêsu và gọi Ngài "Thưa Thầy nhân lành". Người thanh niên đó muốn nhiều hơn những dì trong đời sống anh ta đang có và xin Chúa Giêsu ban cho anh ta. Điều đó có liên quan gì đến những những mối lo lắng trong đời sống của chúng ta không? Chúng ta đã có những gì và còn muốn tìm thêm những gì nữa? Của cải và những thú vui đã chặn mất sự giàu có dài lâu trong đời sống của chúng ta, hay những của cải của chúng ta cần thêm gì nữa mà chúng ta chờ mong? Chúng ta có thể dành thì giờ và nổ lực tìm kiếm nhiều hơn trong cuộc sống, nhưng bây giờ lại nhận ra được sự nghèo khổ đang lộ ra trong những khoảng khắc trống rỗng của tâm hồn chúng ta phải không?

Người thanh niên cảm thấy Chúa Giêsu có điều gì mà, cho dù anh ta có cố gắng đến mấy cũng không tìm được cho mình - Không chỉ là đời sống tốt đẹp mà là một sự sống vĩnh cữu. Thế nên anh ta không tự cung cấp cho anh ta đời sống đời đời ấy, anh ta phải làm điều gì? Anh ấy đã sống một đời sống tốt đẹp theo luật Do thái Torah, nhưng anh ta vẩn cảm thấy thiếu thốn. Anh ta đối đáp với Chúa Giêsu một cách kiêu hãnh. Anh ta đã nói lên một sự thật: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi tuân giữ từ thuở nhỏ". Và đây là lúc thánh Máccô nói với chúng ta: "Chúa Giêsu đưa mắt nhìn anh ta, và đem lòng yêu mến". Ngài bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà sẻ chia cho người nghèo, anh sẻ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi".

Phần đông những người nghe bài phúc âm này không phải là người giàu có. Còn chúng ta thường có khuynh hướng xem những tài sản chúng ta đang có là "phúc lành", xem như đó là dấu hiệu của phúc lành Thiên Chúa ban cho chúng ta phải không? Đáp lại lời Chúa Giêsu nói với người thanh niên, và có thể nghĩ là nếu anh ta theo Chúa Giêsu và bỏ đi những "phúc lành" của anh ta thì anh ta sẽ không còn gì là có phúc lộc của Thiên Chúa đã ban cho anh ta. Anh ta sẻ không còn gì nữa, và không còn ai khác; chỉ có Chúa Giêsu - và với Chúa Giêsu anh ta sẻ có điều mà anh đang tìm: "sự sống đời đời".

Theo cặp mắt của "kẻ khôn ngoan" trên thế giới, anh thanh niên này đã có tất cả. Chúng ta cũng muốn làm như vậy. Thường chúng ta hay đánh giá trị của một người theo trình độ học vấn, tiền của, nhà cửa và ngay cả đời sống gia đình vững chắc của họ phải không? Có những ví dụ về những người giàu có trong số những người theo Chúa Giêsu. Trong phúc âm thánh Luca, có những phụ nữ trợ giúp Chúa Giêsu. Họ không phải bán tất cả của cải của họ. Và cũng như trong phúc âm thánh Luca ông Zacarius, một người giàu có đã cho một nữa của cải cho người nghèo - chứ không cho tất cả.

Nhưng, người giàu có trong bài phúc âm hôm nay đã được Chúa Giêsu bảo là anh ta nên bán tất cả của cải của anh ta. Đối với vài người, đó là điều cần để theo Chúa Kitô, và đó là điều Ngài bảo họ. Dù chúng ta có thể không phải là người giàu có; vậy điều gì chúng ta cần phải bỏ để đi theo gần Chúa Kitô hơn không?

Và đây là bài đọc thứ nhất có thể hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cũng có thể tham gia với những người khôn ngoan, được nói đến trong lời kinh của vua Sa-lô-môn "Tôi đã nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết" (đó là một từ khác nói về sự khôn ngoan) Trong Kinh Thánh, sự khôn ngoan được nhân cách hoá như một người phụ nữ và được coi trọng như một báu vật vô giá. Chúng ta không thể mua được sự khôn ngoan. Cũng như sự giàu có của người thanh niên trong phúc âm không thể mua được sự sống đời đời.

Trong Kinh Thánh có nhiều cách nói về sự khôn ngoan. Một là sự khôn ngoan cho những công việc cụ thể hằng ngày. Thí dụ: Những người là thợ mộc giỏi, những người họa sĩ tài năng, và những thợ thủ công có sức sáng tạo tài năng được xem là những người khôn ngoan. Thiên Chúa hứa ban cho vua Sa-lô-môn bất cứ điều gì ông ta xin. Trong lời cầu nguyện của vua Sa-lô- môn, vua xin ơn khôn ngoan, để trở nên một người cai trị công chính. Vua Sa-lô-môn rất giàu có, nhưng nhà vua chỉ xin cho được một kho báu - đó là sự khôn ngoan – đó là điều nhà vua không thể mua được. Nếu sự khôn ngoan đó được ban cho vua thì nó sẽ đem đến cho vua nhiều lợi ích quan trọng trong đời sống của vua. Đó có phải là điều mà chúng ta nên xin cho chúng ta hay không?

Trong khi vua Sa-lô-môn bị thu hút bởi sự tìm kiếm ơn khôn ngoan không bao giờ ngừng, thì người thanh niên trong phúc âm đến với Chúa Giêsu để xin cho được sự sống đời đời. Trong Tân Ước Chúa Giêsu được liên kết với sự khôn ngoan. Ngài bảo anh chàng giàu có hảy từ bỏ những gì làm chứng cho dấu hiệu là anh ta được Thiên Chúa chúc phúc. Chúa Giêsu thật sự muốn anh ta đi theo Ngài và Ngài muốn ban cho anh ta điều anh đang tìm kiếm đó là sự sống đời đời. Trong điều đó, Chúa Giêsu không chỉ ban cho một đời sống viên mãn, nhưng là một đời sống sâu đậm, thích thú hơn là đời sống mà anh ta đang có với những của cải giàu có. Nếu anh ta chấp nhận những "của cải mới đó" do Chúa Giêsu ban thì anh ta có thể có "bằng chứng" về những phúc đức của Thiên Chúa ban cho anh ta. Nhưng, anh ta sẽ biết qua đức tin của chính anh đó là anh ta đã được ơn tha thứ, có một đời sống mới, và được Thiên Chúa chúc phúc. Anh ta qua đó sẽ biết là có thể sở hữu một “sự giàu có mới” đó là một cộng đoàn bạn bè, một gia đình mới trong Chúa Kitô “Gấp trăm lần hơn ở đời này: Nhà cửa, anh chị em, mẹ và con cái và đất đai…” Đúng như Chúa Giêsu đã hứa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


28th SUNDAY (B)
Wisdom 7: 7-11; Psalm 90; Hebrews 4: 12-13; Mark 10: 17-30

Today’s gospel has a poignant, very human moment. In the midst of Jesus’ journey to Jerusalem with his disciples, a man runs up, kneels before him and asks, "Good teacher, what must I do to inherit eternal life?" Our heart goes out to this enthusiastic, earnest man. There are moments in Mark’s gospel when Jesus expresses very intense human feelings: he gets exasperated with his disciples; rebukes an unclean spirit; is impatient with the Pharisees; disappointed by the unbelief of even his own townspeople, etc.

In today’s gospel the other side of Jesus’ humanity comes forward, "Jesus looking at him, loved him…." What was it that drew Jesus to him? The man who fell on his knees before Jesus calls him "Good teacher." He is someone who wants more in his life and he is asking Jesus to give it to him. Does that tie into any disquiet in our own lives? What have we got and what more are we looking for? Are our possessions and distractions getting in the way of the deeper, more permanent riches we long for? Have we spent time and efforts focused on getting more in life, but now recognize a poverty that reveals empty spaces in our spirit?

The man senses that Jesus has something which, despite all his personal efforts, he cannot provide for himself – not just the good life, but eternal life. Since he can’t provide for himself, he has to do something. What? He is already living a good life according to the Torah, but still finds himself lacking. The man’s response to Jesus may sound arrogant, or self-aggrandizing. He simply states a fact: "Teacher all of these I have observed from my youth." This is the moment Mark tells us, "Jesus looking on him, loved him and said, ‘You are lacking one thing. Go sell what you have, give to the poor and you will have treasure in heaven, then come follow me."’

The vast majority of people who hear this gospel are not rich. But isn’t there a tendency in us to label our possessions as "blessings," as if they are signs of God’s favor on us? In response to what Jesus told him, the man probably thought if he followed Jesus’ directions and gave up his "blessings" there would be nothing that would be a sign of God’s favor on him. He would have no thing and no one else – but Jesus – and in Jesus, he would have had what he was searching for, "eternal life."

In the eyes of the world’s "wise," the man had it all. We tend to do the same, evaluate a person’s worth by their education, financial achievement, homes and even their solid family life? There are examples of people of wealth among Jesus’ followers. In Luke’s gospel there were women who supported Jesus. They did not have to sell everything. Also in Luke, Zaccheus, a rich man, gave half his possessions to the poor – not all.

But the rich man in today’s story is asked to give up everything. For some people that is what it will take to follow Christ; that is what he is asks of them. While we may not be rich, is there something that we have to let go of to follow Christ more closely?

Here is where our first reading can be a guide for us. We might even join with the sage, who presents King Solomon’s prayer: "I prayed and prudence was given me." (Another name for "prudence" is "wisdom.") In the scriptures wisdom is personified as a woman and is valued as a treasure beyond price. We can’t buy wisdom, just as the man’s wealth could not buy eternal life.

There are various forms of wisdom in the scriptures. One is a wisdom for everyday practical matters. For example, people who were good carpenters, gifted artists and craftspeople were said to possess wisdom. God promised to give Solomon whatever he would ask for. His request is worded in his prayer for wisdom. He is asking for the practical kind of wisdom, praying to be a judicious ruler. Solomon had great wealth, but he prays for a treasure – wisdom – he cannot buy. If this wisdom is given him it will give true meaning and purpose to his life. Does that sound like something we should be praying for?

While Solomon is drawn to wisdom’s never-fading splendor, the man in the gospel is drawn to Jesus for eternal life. In the New Testament Jesus is associated with wisdom. He asked the rich man to give up the very proofs that were signs to him that he was favored by God. Jesus really did want this man to follow him and he wanted to give this man what he was searching for – eternal life. In that, Jesus wasn't just offering unending life, but a deeper, more satisfying life than the man had ever known, even with all his riches. If he accepted these new "riches" offered him by Jesus, he might not have the former external "proofs" of his favor before God, but he would know by his faith that he was forgiven, had a new life and was in God's favor. He would also have a new kind of external "riches" as well – a community of friends, a new family in Christ – "a hundred times more now in this present age: houses and brothers and sisters and mothers and children and lands...." Just as Jesus had promised.

 
Vượt trên trung lập
Lm. Minh Anh
23:34 07/10/2021

VƯỢT TRÊN TRUNG LẬP
“Ai không đi với Tôi, là chống lại Tôi; ai không cùng Tôi thu góp, là phân tán!”.

Thời nào cũng thế, có những người không kiên định trong lập trường, không rõ ràng trong chính kiến! Câu nói của Ngô Thời Nhậm bị hiểu sai, “Gặp thời thế, thế thời phải thế!”. Không chỉ trong chính trị, nhưng cả đời sống tôn giáo; một số người chọn trung dung, trung lập, không mất lòng ai. Thế nhưng, nói đến trung lập, Anon viết, “Những nơi nóng nhất trong hoả ngục là chỗ dành riêng cho những ai duy trì sự trung lập của họ vào thời điểm đạo đức khủng hoảng nghiêm trọng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Chỗ nóng nhất trong hoả ngục”, theo Anon, là nơi dành cho những ai chọn lối sống trung lập, hẳn cũng là nơi dành cho những ai “chống lại” Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng hôm nay, lập trường của Ngài thật rõ, “Ai không đi với Tôi, là chống lại Tôi; ai không cùng Tôi thu góp, là phân tán!”. Chúa Giêsu không muốn các môn đệ của Ngài trung lập, Ngài muốn họ ‘vượt trên trung lập!’.

Qua câu nói mạnh mẽ trên, Chúa Giêsu dứt khoát không muốn các môn đệ Ngài lập lờ, hoặc trung dung với Ngài và sứ điệp của Ngài. Đây là một thông điệp quan trọng cho thế giới! Vì sẽ đến ngày, “Chúa xét xử thế giới theo lẽ công minh”, như lời Thánh Vịnh đáp ca cho biết; cũng như tất cả sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa trong ngày của Ngài, như sách Gioel hôm nay cảnh báo.

Vì hiện nay, xem ra có một giá trị thế tục đang ngày càng gia tăng vốn được gọi là “tính trung lập”. Nhiều người trên thế giới nói rằng, chúng ta phải chấp nhận bất kỳ đạo đức nào, bất kỳ lối sống nào, bất kỳ lựa chọn nào mà người khác đưa ra. Và dù, đúng là chúng ta phải luôn yêu thương, đón nhận, đối xử với mọi người đúng phẩm giá và trân trọng nhất; thế nhưng, sẽ thật là sai lầm khi chúng ta chọn một kiểu sống trung lập như họ với những lựa chọn mang tính thế tục hay thói đời. Buồn thay, khi phải nói ra sự thật này, đặc biệt là những sự thật đạo đức của Tin Mừng, chúng ta thường bị dán nhãn là người phán xét. Nhưng sự thật không phải như vậy!

“Ai không đi với Tôi, là chống lại Tôi” cho thấy, chúng ta không thể thờ ơ với giáo huấn của Chúa Giêsu mà vẫn có thể ở trong ân sủng của Ngài. Ngược lại mới đúng! Không đi với Ngài, nghĩa là, không chấp nhận tất cả những gì Ngài dạy; trên thực tế, chúng ta đã chống lại Ngài. Trung lập về các vấn đề đức tin và đạo đức thực ra là không trung lập chút nào. Đó là sự lựa chọn mà một số người đưa ra, có tác dụng rõ ràng là tách rời chính bản thân họ khỏi Chúa Giêsu. Ví dụ, ai đó nói, “Tôi tin Chúa Giêsu, nhưng không tin Bí tích Thánh Thể”, thì thực tế, họ đang từ chối Ngài. Họ sai lầm, và nếu vẫn tiếp tục sai lầm, họ sẽ tự tách ra khỏi Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngài, Hội Thánh. Không thể lấp lửng như họ; chúng ta phải nói cho họ, họ đã đi ngược đức tin. Điều này cũng đúng về mặt luân lý. Rất nhiều gương xấu luân lý ngày càng trở nên lộ liễu chống lại giáo huấn Tin Mừng. Vì thế, chúng ta phải tự nhắc nhở mình rằng, từ chối Tin Mừng, là từ chối Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu còn đi xa hơn, “Ai không cùng Tôi thu góp, là phân tán!”; nói cách khác, chỉ cá nhân tôi, tin tất cả những gì Chúa Giêsu dạy là chưa đủ, tôi cần chỉ bày điều đó cho người khác. Nếu không làm vậy và thay vào đó, chúng ta vờ vịt làm đẹp lòng người, bằng cách ‘chấp nhận’, hoặc ‘thoả hiệp’ sai lỗi của người khác, thì chúng ta thực sự đang chống lại Chúa Giêsu. Không chỉ ‘vượt trên trung lập’, chúng ta còn có bổn phận tích cực quảng bá sự thật của Tin Mừng.

Anh Chị em,

Não trạng của con người ngày nay thường chọn trung lập, xem đó là khôn ngoan để có thể tồn tại. Thế nhưng, cuộc chiến nội tâm không có thoả hiệp; nó phải dứt khoát, thần dữ hay thần lành, Thiên Chúa hay ma quỷ. Bởi lẽ, không có bất cứ một dung hợp nào giữa Thiên Chúa và ma quỷ; thánh thiện và gian ác. Đức Bênêđictô XVI nói, “Chúng ta đang đối mặt với một lực cản đặc biệt đáng ngại, đó là chủ nghĩa tương đối. Tiêu chuẩn tối thượng duy nhất của nó là cái tôi và những ước muốn của nó!”. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ‘vượt trên trung lập’; hãy để Thiên Chúa và Luật của Ngài có một vị trí cao hơn trên mọi chọn lựa. Sách Khải Huyền nói, “Giá như ngươi nóng hẳn hay lạnh hẳn, nhưng bởi vì ngươi hâm hẩm, nên Ta sẽ mửa ngươi ra!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ban cho con lòng can đảm để dám sống những nẻo hẹp của Tin Mừng, dám ‘vượt trên trung lập’, hầu trở nên một công cụ của ân sủng cho thế giới và cho anh em con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiến Trình Công Nghị của Đức bị dời lại vì không đủ túc số, nhiều tham dự viên đã bỏ về nhà trước khi cuộc họp chính thức khép lại
Đặng Tự Do
04:24 07/10/2021


Sau khi thông qua một số tuyên bố thách thức giáo lý Công Giáo, phiên họp khoáng đại Tiến Trình Công Nghị của các giám mục và giáo dân Đức đã bất ngờ bị bế mạc vào ngày 2 tháng 10 khi Giám mục Georg Bätzing, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, nhận thấy rằng cuộc họp không còn đủ túc số nữa.

Cuộc họp Tiến Trình Công Nghị đã thông qua hàng tá tuyên bố, bao gồm lời kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng giới, và một tuyên bố xem ra đặt vấn đề về sự cần thiết của chức linh mục được truyền chức. Lời kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng giới bác bỏ một cách rõ ràng những cảnh báo của Vatican. Việc đặt vấn đề về sự cần thiết của chức linh mục được truyền chức thậm chí thách thức ngay cả bí tích truyền chức thánh được Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly.

Cuộc bỏ phiếu về các tuyên bố được đề xuất bất ngờ bị kết thúc khi Giám Mục Bätzing nhận thấy rằng nhiều tham dự viên đã bỏ về nhà trước khi cuộc họp chính thức khép lại sau ba ngày thảo luận. Túc số 2/3 đại diện không còn có thể đạt được; vì thế Bätzing đưa ra ý kiến kết thúc sớm cuộc họp.

Tuy nhiên, sau đó Giám mục Bätzing thông báo rằng thời hạn cho Tiến Trình Công Nghị sẽ được kéo dài. Ban đầu dự kiến kết thúc vào tháng này, tiến trình này - bắt đầu vào tháng 12 năm 2019 – sẽ được kéo dài đến đầu năm 2022 vì dịch Covid. Bây giờ nó sẽ tiếp tục đến năm 2023.

Việc các giám mục Đức chấp nhận Tiến Trình Công Nghị đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng cả trong hội đồng giám mục, vì một số ít giám mục Đức đã phản đối mạnh mẽ các sáng kiến cấp tiến, và trong Giáo hội hoàn vũ, vì sự ủng hộ của Đức đối với những thay đổi triệt để trong giáo lý và thực hành Công Giáo ngày một gia tăng, kéo theo nguy cơ ly khai hoàn toàn.

Các nhà lãnh đạo trong hàng giáo phẩm Đức cho rằng Tiến Trình Công Nghị là một bước cần thiết để phục hồi Giáo hội sau sự tàn phá do vụ tai tiếng lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, những người chỉ trích Tiến Trình Công Nghị lập luận rằng hàng giáo phẩm Đức không được trang bị đầy đủ để có khả năng lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ — một lập luận được củng cố bởi số liệu thống kê cho thấy hơn 700,000 người Công Giáo Đức đã bỏ đạo trong ba năm qua.

Bây giờ lại có một sự mỉa mai đầy ấn tượng, cách mà Bätzing và các Giám Mục cấp tiến khác tìm kiếm ấn tượng cho Tiến Trình Công Nghị Đức đã thất bại. Trong nhiều năm nay, khi bắt đầu Tiến Trình Công Nghị các nhà lãnh đạo Công Giáo Đức đã chứng kiến một cuộc ra đi ồ ạt của anh chị em giáo dân, với hàng trăm nghìn giáo dân đã rời bỏ Giáo Hội. Bây giờ họ lại bị buộc phải gia hạn thêm thời hạn cho Tiến Trình Công Nghị, bởi vì hàng chục người trong chính cái Thượng Hội Đồng của họ đã đứng dậy ra về trước khi kết thúc.
Source:Catholic World News
 
Đức Hồng Y Bagnasco nhập viện với COVID-19 sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế
Đặng Tự Do
04:24 07/10/2021


Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã phải nhập viện với COVID-19 sau khi đi dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest.

Vị Hồng Y, 78 tuổi, đã được tiêm chủng đầy đủ vắc xin mRNA vào tháng 5 năm ngoái. Ngài có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 khi trở về Ý từ Hung Gia Lợi và nhập viện vào ngày 28 tháng 9.

Đức Hồng Y Bagnasco hiện đang được điều trị tại khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Galliera ở Genoa, thành phố phía bắc nước Ý, nơi ngài giữ chức tổng giám mục từ năm 2006 cho đến khi nghỉ hưu vào năm ngoái.

Bệnh viện đã đưa ra một ghi chú vào ngày 30 tháng 9 cho biết rằng “tình trạng chung của vị Hồng Y rất khả quan và tiến triển lâm sàng là rất tích cực” kèm theo một bức ảnh Đức Hồng Y Bagnasco vẫy tay từ cửa sổ bệnh viện.

Trước khi nhập viện, Đức Hồng Y Bagnasco nói với Đài phát thanh Vatican vào tháng 9 rằng ngài mắc phải “một dạng COVID-19 cực kỳ nhẹ”.

“Tôi nghĩ sự nhẹ nhàng này chắc chắn là do tôi đã hoàn thành việc tiêm phòng vào tháng 5 năm ngoái. Vì vậy, chúng ta nên biết rằng ngay cả khi tiêm phòng, chúng ta vẫn có thể bị nhiễm bệnh, nhưng với một hình thức cực kỳ nhẹ. Đây là kinh nghiệm của tôi”, Đức Hồng Y nói.

Đức Hồng Y Bagnasco là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE) và trước đây từng là chủ tịch của hội đồng giám mục Ý từ năm 2007 đến năm 2017.

Ngài là một trong nhiều Hồng Y Công Giáo đã nhiễm COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Hồng Y Philippe Ouedraogo của Burkina Faso và Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Rôma, là các vị Hồng Y có kết quả xét nghiệm dương tính đầu tiên và hồi phục sau COVID-19 vào tháng 3 năm 2020.

Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, đã phải nhập viện vì vi rút vào tháng 11 năm 2020. Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg đã có kết quả dương tính vào tháng Giêng, cũng như Hồng Y Honduras Óscar Rodríguez Maradiaga vào tháng Hai.

Đức Hồng Y Raymond Burke đã được đặt máy thở vào tháng 8 sau khi xét nghiệm dương tính với coronavirus. Ngài đã được xuất viện vào ngày 3 tháng 9 và viết vào ngày 26 tháng 9 rằng sẽ “vài tuần nữa” ngài sẵn sàng trở lại các hoạt động bình thường của mình.

Đức Hồng Y Bagnasco đã dâng Thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế vào ngày 5 tháng 9. Thánh lễ ngoài trời diễn ra tại Quảng trường Anh hùng ở Budapest với sự góp mặt của một dàn hợp xướng 1,000 người.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Giáo Hoàng, các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đưa ra lời kêu gọi trước COP26 về biến đổi khí hậu
Đặng Tự Do
16:05 07/10/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã đưa ra lời kêu gọi chung hôm thứ Hai 4 tháng 10 cho Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc, gọi tắt là COP26, vào tháng tới để cổ vũ cho việc đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm cứu hành tinh khỏi “một cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có”.

Cuộc họp “Niềm tin và Khoa học: Hướng tới COP26” đã quy tụ các nhà lãnh đạo Kitô Giáo giáo bao gồm Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Anh Giáo thành Canterbury và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, cũng như các đại diện của Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Sikh, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Hỏa giáo và Kỳ Na giáo.

“COP26 ở Glasgow tiêu biểu cho một lời triệu tập khẩn cấp nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có và cuộc khủng hoảng về các giá trị mà chúng ta hiện đang trải qua, và nhằm mang lại hy vọng cụ thể cho các thế hệ tương lai,” Đức Giáo Hoàng nói.

“Chúng tôi muốn đồng hành với cuộc họp bằng sự cam kết và sự gần gũi về mặt tinh thần của chúng tôi,” ngài nói trong một bài diễn văn được trao cho những tham dự viên thay vì đọc to trong Điện Benedictionsso của Vatican để những người khác có nhiều thời gian hơn để nói.

Lời kêu gọi, trong đó mô tả biến đổi khí hậu là “mối đe dọa nghiêm trọng”, đã được trao cho Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio và Alok Sharma của Anh, chủ tịch COP26 ở Glasgow.

“Các nhà lãnh đạo đức tin đã đến đây ngày nay đại diện cho khoảng 3/4 dân số thế giới. Ông Sharma nói sau cuộc họp do Vatican, Anh và Ý tổ chức, đó là lý do tại sao tiếng nói của họ lại có ý nghĩa quan trọng.

Đức Tổng Giám Mục Welby, nhà lãnh đạo tinh thần của Anh giáo trên thế giới, đã kêu gọi một “kiến trúc tài chính toàn cầu ăn năn những tội lỗi trong quá khứ”, bao gồm những thay đổi trong các quy định về thuế để thúc đẩy hoạt động xanh.

“Trong 100 năm qua, chúng ta đã tuyên chiến với thiên nhiên. Cuộc chiến chống lại khí hậu ảnh hưởng đến những người nghèo nhất trong chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Welby nói.

Trong lời kêu gọi chung, các đại diện tôn giáo yêu cầu tất cả các chính phủ áp dụng các kế hoạch giúp hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và triệt tiêu mức thải carbon càng sớm càng tốt.

Các quốc gia giàu có hơn phải đi đầu trong việc giảm lượng khí thải của chính họ và tài trợ cho việc giảm mức thải của các quốc gia nghèo hơn.

“Chúng tôi cầu xin cộng đồng quốc tế, tập hợp tại COP26, thực hiện các hành động nhanh chóng, có trách nhiệm và chia sẻ để bảo vệ, khôi phục và chữa lành nhân loại bị tổn thương của chúng ta và ngôi nhà được giao phó cho chúng ta quản lý,” lời kêu gọi này là kết quả sau nhiều tháng họp trực tuyến giữa 40 hay hơn các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Một số người tham gia nhấn mạnh rằng không quốc gia nào có thể đi một mình.

Rajwant Singh, một nhà lãnh đạo đạo Sikh từ Hoa Kỳ, cho biết: “Nếu một quốc gia chìm xuống, tất cả chúng ta đều chìm theo”.

Trong bài phát biểu bằng văn bản của mình, Đức Phanxicô nói rằng sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo nên được coi là sức mạnh chứ không phải điểm yếu trong việc bảo vệ môi trường.

“Mỗi chúng ta đều có niềm tin tôn giáo và truyền thống tâm linh của mình, nhưng không có biên giới hay rào cản văn hóa, chính trị, xã hội nào ngăn cản chúng ta sát cánh cùng nhau,” ngài nói.
Source:Reuters
 
Lý do Đức Đạt Lai Đạt Ma không được mời đến cuộc họp quan trọng của các nhà lãnh đạo tôn giáo trước thêm COP26
Đặng Tự Do
16:06 07/10/2021


Hôm 4 tháng 10, nhà báo Philiph Pullella của Reuters khi kết thúc cuộc phỏng vấn với Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước của Vatican đã đặt ra câu hỏi sau:

“Xin Đức Cha giải thích tại sao những người tổ chức sự kiện hôm nay ở Vatican giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo để chuẩn bị cho COP 26 / Glasgow đã không mời Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của các Phật tử Tây Tạng, mà Trung Quốc không công nhận”

Đức Tổng Giám Mục Gallagher trả lời như sau:

“Đức Đạt Lai Lạt Ma biết rõ ngài được Tòa Thánh tôn trọng như thế nào nhưng ngài cũng đánh giá cao rằng mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc rất phức tạp và khó khăn và ngài luôn tôn trọng điều đó và chúng tôi đánh giá rất cao điều đó và vì vậy cuộc đối thoại tiếp tục diễn ra với Phật giáo trên nhiều cấp độ.”

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận định rằng chính sách ngoại giao hòo hoãn với các chế độ độc tài có nguy cơ làm hạ giảm chứng tá luân lý của Giáo Hội Công Giáo khi Giáo Hội không chống lại sự đàn áp ở Hương Cảng, Trung Quốc, Venezuela, Belarus, Cuba, Nicaragua và những nơi khác.
Source:Sismografo
 
5 vấn đề chính trong phiên tòa xét xử vụ tòa nhà London tại Vatican
Đặng Tự Do
16:07 07/10/2021


Vào ngày 27 tháng 7 vừa qua, phiên tòa lịch sử xét xử “Tòa nhà London” đã bắt đầu, một phiên điều trần ngắn trong đó 10 người - bao gồm cả Hồng Y Angelo Becciu - bị buộc tội với các tội tài chính nghiêm trọng. Sau kỳ nghỉ hè, phiên tòa đã tiếp tục vào ngày 5 tháng 10 và dự kiến sẽ chiếm lĩnh các tin tức hàng đầu liên quan đến Vatican trong vài tháng tới.

Phiên tòa này là một vấn đề nghiêm trọng và có nhiều khả năng có những xuyên tạc làm ngã lòng các tín hữu. Chính vì thế, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, đã tóm tắt và đưa ra 5 điểm chính sau đây:

Vấn đề thứ nhất: Thiệt hại đối với tài chính của Tòa thánh

Vào năm 2019, sau một báo cáo nội bộ, các quan chức tư pháp Vatican đã mở một cuộc điều tra về các điều kiện mua lại một tòa nhà ở London, tọa lạc tại số 60 Đại lộ Sloane, bởi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh - là cơ quan hành chính trung ương của Tòa thánh. Khoản đầu tư, bắt đầu vào năm 2013, được tài trợ bằng tiền từ Quỹ Đồng Điền Thánh Phêrô, tức là tiền quyên góp của các tín hữu. Hoạt động này được giao phó cho một chủ ngân hàng người Anh gốc Ý, tên là Raffaele Mincione, và dường như đã bị chuyển hướng khỏi mục đích ban đầu.

Sau một cuộc điều tra kéo dài, các quan chức của văn phòng Chưởng Lý của Vatican tin rằng từ 76 đến 166 triệu euro đã được tính như là chi phí bổ sung mà Tòa Thánh phải gánh chịu. Mười người đã được tòa án quốc gia thành phố Vatican triệu tập để trả lời về hành động của họ.

Vấn đề thứ hai: Lần đầu tiên một Hồng Y bị xét xử bởi các giáo dân

Khởi nguồn của khoản đầu tư là Hồng Y Angelo Becciu, lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (nhân vật “số 3” của Giáo triều Rôma), trước khi được tấn phong Hồng Y và trở thành Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh vào năm 2018. Hồng Y Angelo Becciu, người Ý, quê ở Sardinia đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô cách chức vào tháng 9 năm 2020, hiện bị buộc tội tham ô, lạm dụng chức vụ và hối lộ.

Trước tiên, Hồng Y Becciu sẽ phải giải thích những điều kiện mà ngài đã cho phép thực hiện hoạt động tài chính này. Ngoài ra còn có vấn đề tuyển dụng Cecilia Marogna, một chuyên gia trong lĩnh vực “ngoại giao không chính thức,” đặt ra nhiều câu hỏi, cũng như khả năng chuyển hướng quỹ sang Sardinia. Mặc dù ngày nay chưa rõ sự liên quan chính xác của vị Hồng Y bị phế truất, nhưng chính bản cáo trạng của ngài đã là một sự kiện lịch sử. Theo kết quả của cuộc cải cách gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài thực sự là vị Hồng Y đầu tiên bị tòa án dân sự xét xử, đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy quá trình cải cách hệ thống tư pháp của Vatican do Đức Giáo Hoàng khởi động.

Vấn đề thứ ba: Sự phơi bày của một hệ thống tham nhũng ở trung tâm của Vatican

Ngoài trường hợp của Đức Hồng Y Becciu, phiên tòa sẽ là một cơ hội để xem xét “Phân Bộ Thường Vụ” hay “Phân bộ thứ nhất” rất kín đáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mà ngài đã đứng đầu trong một thời gian dài. Mauro Carlino và Fabrizio Tirabassi, các thành viên của bộ máy quản trị trung ương tế nhị này, đang bị điều tra. Mối liên hệ của họ với giới kinh doanh Ý, Thụy Sĩ và Anh, cũng như với các cơ quan tài chính của Tòa Thánh, chẳng hạn như Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính, gọi tắt là ASIF, sẽ được điều tra.

Hồ sơ dầy cộm kèm theo lệnh triệu tập của Chưởng Lý đề cập đến một “hệ thống” tham nhũng thực sự ở trung tâm của quốc gia nhỏ nhất thế giới, cho thấy sự kém cỏi nhất định ở cấp cao nhất. Mặc dù chương trình cải cách tài chính Vatican của Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như đã tiên báo phiên tòa này — Ví dụ, Phân bộ thứ nhất đã bị tước bỏ mọi quyền lực kinh tế vào tháng 12 năm ngoái — phiên tòa này dẫu sao cũng sẽ là phiên tòa xét xử phương thức hoạt động của cơ quan quản lý cấp cao này.

Vấn đề thứ tư: Sự trở lại của những con quỷ cũ

Trong khi triều đại của Giáo hoàng Phanxicô được một số người mô tả là một phong trào hiện đại hóa và đổi mới đối Giáo Hội Công Giáo, thì vụ việc liên quan đến tòa nhà ở London nhắc nhở chúng ta về một truyền thống đáng tiếc ở Vatican: đó là các vụ bê bối tài chính. Chúng là một tội ác thường xuyên trong gần 40 năm, từ vụ bê bối ngân hàng Ambrosiano - bị mafia lợi dụng - cho đến việc chủ tịch Viện Giáo Vụ, tức là ngân hàng Vatican, bị kết tội vào tháng Giêng năm ngoái. Những sự việc tưởng chừng đã bị lãng quên này lại tái hiện một cách đột ngột sau bản cáo trạng của Cecilia Marogna. Cuốn sổ địa chỉ của bà cố vấn Cecilia Marogna này, được người Ý gọi một cách tinh quái là “Phu nhân Hồng Y”, chứa tên của những nhân vật khét tiếng, đặc biệt là một số thành viên của nhóm “Nhà nghỉ P2” khét tiếng trong vụ tai tiếng Ambrosiano, và các tay súng của nhóm mafia Cosa Nostra.

Vấn đề thứ năm: Uy tín của Vatican đang bị đe dọa

Phiên tòa hầu chắc sẽ là một thời khắc quyết định đối với uy tín của Giáo Hội Công Giáo và triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trước hết, về mặt tài chính: ngoài những thiệt hại trực tiếp, gây bất lợi cho hoạt động đúng đắn của Tòa thánh đang gặp khó khăn về tài chính, việc sử dụng tiền của các tín hữu vào hoạt động — sau này được Tòa thánh hoàn trả lại— là một tình tiết gia trọng. Vatican sợ rằng giáo dân, do một số vụ bê bối, sẽ ngừng tài trợ cho Tòa thánh… Và trên thực tế, việc giảm các khoản quyên góp đã có thể quan sát được.

Từ một góc độ khác, số phận của Hồng Y Becciu, một người bạn cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặt ra nguy cơ đáng kể cho hành động của ngài trong nỗ lực chống lại “tai ương” của chủ nghĩa giáo sĩ trị, sự cứng nhắc của hàng giáo phẩm trong Giáo hội mà Đức Giáo Hoàng đã không ngừng chống lại.

Sự tín nhiệm đối với việc quản trị Giáo Hội của ngài cũng được đưa ra xem xét rộng rãi, đặc biệt là khi việc ban hành hiến pháp mới để cải cách các phương pháp làm việc của Giáo triều Rôma. Nhưng một cách biểu tượng hơn nữa, và trên hết là uy tín luân lý của Giáo Hội Công Giáo đang bị đe dọa ở đây. Sự mâu thuẫn lớn giữa những lời hô hào của Đức Thánh Cha Phanxicô chống lại nền tài chính toàn cầu hóa và tình huống giống như mafia được quan sát thấy gần với Ngai Tòa Thánh Phêrô dường như khó có thể dung hòa.
Source:Aleteia
 
Các con số trong báo cáo lạm dụng tính dục tại Pháp là quá sức vô lý!
J.B. Đặng Minh An dịch
19:40 07/10/2021

Hôm thứ Ba 5 tháng 10, Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo Hội, gọi tắt theo tiếng Pháp là CIASE, đã đưa ra một báo cáo dài 500 trang, kèm theo khoảng 2,000 trang tài liệu hỗ trợ. Ủy ban ước tính có khoảng 330,000 nạn nhân, trong đó có khoảng 216,000 nạn nhân bị các linh mục lạm dụng.

Jean-Marc Sauvé, chủ tịch của ủy ban, một quan chức cấp cao của Pháp và là cựu phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước cho biết con số cao như thế là ước tính cả các nạn nhân tiềm năng, tức là những người có thể đã bị lạm dụng nhưng không báo cáo. Nói cụ thể là như thế này, ủy ban đã xác định được 2,700 nạn nhân lạm dụng từ năm 1950 đến năm 2020 thông qua các cuộc phỏng vấn và 4,800 người khác thông qua nghiên cứu lưu trữ. “Từ đó, Ủy ban đã làm việc với một cơ quan thăm dò ý kiến và Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Pháp để ước tính tổng số nạn nhân có tiềm năng bị các giáo sĩ lạm dụng trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 2020, ở mức 216,000. Ủy ban ước tính có khoảng 3,200 kẻ đã thực hiện những hành vi lạm dụng đó.”

Trước con số kinh khủng 330,000 nạn nhân, các giới chức trong Giáo Hội chới với, trong khi các phương tiện truyền thông thế tục bài Công Giáo nhào vào chế nhạo. Tuy nhiên, sau khi hoàn hồn, người Công Giáo đã bắt đầu thấy con số 330,000 nạn nhân là cực kỳ vô lý.

Ký giả Peter Anderson có bài viết nhan đề “French report -- average Church abuser abused over 100 children?” trên tờ Sismografo.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.

French report -- average Church abuser abused over 100 children?

Báo cáo của Pháp – Chả nhẽ trung bình những kẻ lạm dụng trong Giáo hội đã lạm dụng hơn 100 trẻ em à?

Peter Anderson


Báo cáo của Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo hội, do Giáo Hội Công Giáo ở Pháp ủy nhiệm, được trình bày vào ngày 5 tháng 10. Đây là một diễn biến gây sốc khác trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của Giáo hội và giới truyền thông đã rầm rộ loan tin. Theo báo cáo, có khoảng từ 2,900 đến 3,200 kẻ lạm dụng trong Giáo hội ở Pháp, bao gồm chung các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân, trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2020. Con số các linh mục, nam nữ tu sĩ phạm vào tội lỗi lạm dụng tình dục này từ 2.5 đến 2.8 phần trăm tổng số của các linh mục và tu sĩ ở Pháp trong khoảng thời gian này. (Xem tóm tắt chính thức của báo cáo). Tuy nhiên, con số gây sốc nhất do Ủy ban đưa ra là những kẻ này đã lạm dụng một con số ước tính lên đến khoảng 330,000 trẻ em. Đây là con số thu hút sự quan tâm lớn nhất của giới truyền thông.

Khi thực hiện một phép chia đơn giản, người ta thấy rằng điều này có nghĩa là trung bình một kẻ lạm dụng trong Giáo hội đã lạm dụng hơn 100 trẻ em. Điều này thật khó tin. Báo cáo năm 2018 do Giáo hội ở Đức ủy quyền cho thấy khoảng 1,670 giáo sĩ có liên quan đến việc lạm dụng 3,677 trẻ em. Báo cáo chi tiết từ đại bồi thẩm đoàn ở bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã tìm thấy hơn 300 linh mục lạm dụng tính dục và hơn 1,000 nạn nhân trẻ em được biết đến, nhưng họ tin rằng số nạn nhân thực tế là “hàng nghìn”. Cả hai báo cáo này đều cho thấy một kẻ lạm dụng trung bình chỉ tấn công từ 2 đến 4 nạn nhân. Phải thừa nhận rằng số nạn nhân trên thực tế và tổng số kẻ lạm dụng có lẽ lớn hơn những con số thống kê đã được biết. Các báo cáo của Đức và Pennsylvania nêu rõ điều này. Tuy nhiên, nhảy một phát từ mức trung bình là 2 đến 4 nạn nhân lên hơn 100 nạn nhân xem ra không hợp lý và không thế nào biện minh được. Cho dù người ta cho rằng số kẻ lạm dụng thực tế trong Giáo Hội ở Pháp cao gấp đôi so với báo cáo đã nêu, thì điều đó vẫn có nghĩa là trung bình một kẻ lạm dụng đã tấn công 50 trẻ em - một con số quá cao để có thể tin nổi.

Các con số thống kê liên quan đến số nạn nhân trong báo cáo của Pháp được xác định bằng một cuộc khảo sát trong đó các bảng câu hỏi được gửi đến 243,601 cá nhân và 28,010 người đã hồi đáp các phiếu trả lời có thể sử dụng được. Kết quả phần trăm của các hồi đáp này sau đó đã được nhân lên theo tỷ lệ dân số chung ở Pháp.

Thật không may, các phương tiện truyền thông không đề cập đến các vấn đề như đối chiếu số lượng những kẻ lạm dụng trong Giáo hội và số nạn nhân đã được tuyên bố. Bởi vì báo cáo này do chính Giáo hội ủy quyền và vì báo cáo rất dài, đến 2,500 trang, nên người ta có thể cho rằng ước tính 330,000 trẻ em bị lạm dụng tính dục phải là con số đúng. Tôi chưa thấy bài báo nào trên các phương tiện truyền thông đặt câu hỏi về con số đó. Theo ý kiến của tôi, dường như Giáo hội ngần ngại không dám đặt câu hỏi dưới bất kỳ hình thức nào về các báo cáo như cái báo cáo này. Có lẽ, người ta lo sợ rằng việc đặt câu hỏi về một khía cạnh nào đó của báo cáo sẽ gây ấn tượng rằng Giáo hội vẫn đang trong tình trạng phủ nhận đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Thay vào đó, thường chỉ có thái độ “cúi đầu nhận tội” từ phía Giáo Hội. Sự thật vẫn là điều quan trọng, và những khẳng định chống lại Giáo hội đáng nghi vấn cần được xem xét cẩn thận.
Source:Sismografo
 
Công đồng Toàn thể Úc Châu
Vũ Văn An
21:32 07/10/2021

Công đồng Toàn thể Úc Châu đã họp tới nay là ngày thứ năm. Theo Catholic News Service, trong Thánh lễ khai mạc Công Đồng Toàn Thể ở Perth, Tây Úc, chủ tịch Công Đồng là Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, kêu gọi mọi người “không nên sợ sệt”. Ngài nói “giữa gió bão và sóng vùi đôi khi áp đảo chúng ta, chúng ta lại được nghe lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ Người ‘Các con hãy can đảm, Thầy ở với các con. Các con đừng sợ hãi”.



Không thụ phong, người phụ nữ vẫn đóng góp lớn lao

Được sự khích lệ ấy, các thành viên tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến bị không ít người cho là không thích đáng. Nhưng như Đức Phanxicô từng nói, Chúa dùng cả một con lừa để nói tiên tri trong câu truyện Balaam, phương chi là con người vốn mang hình ảnh Người.

Theo tờ Catholic Weekly, ngày 5 tháng 10, Monica Doumit thuộc Giáo Phận Nghi lễ Maronite đã lên tiếng. Cô cho biết tuy theo nghi lễ Maraonite, nhưng cô rất lưu ý tới nghi lễ Latinh, và vì thế cô rất hân hạnh được lên tiếng cho các phụ nữ Công Giáo thuộc cả hai nghi lễ. Tuy nhiên cô nhấn mạnh rằng quan điểm của cô không hẳn là quan điểm của mọi phụ nữ Công Giáo. Bởi họ thuộc nhiều nhóm khác nhau với những hồng phúc, những cuộc đấu tranh và ước nguyện khác nhau.

Nhưng ít nhất, trước khi lên tiếng, cô đã thăm dò các thành viên của Phong trào Phụ nữ Maronite và đa số họ đều muốn Công đồng hỗ trợ nhiều hơn cho các giáo hội tại gia (gia đình). Các phụ nữ này muốn có nhiều sáng kiến hơn giúp họ trải nghiệm “niềm đau của hiếm muộn, xẩy thai, nuôi dưỡng con cái có những nhu cầu đặc biệt, chăm sóc cha mẹ già, nuôi dưỡng con cái trong đức tin trong khi thế giới bao quanh chúng thờ ơ và thậm chí thù địch với đức tin này. Họ cũng muốn được hỗ trợ trong thời gian chuyển tiếp từ giai đoạn độc thân sang giai doạn làm vợ và làm mẹ”.

Cô cho biết cô không có ý định bàn đến vấn đề truyền chức cho phụ nữ, vì đây không phải là một vấn đề đối với phụ nữ Maronite cũng như những người đồng thời với cô hay trẻ hơn thuộc nghi lễ Latinh. Nhưng cô cảm thấy cần lên tiếng vì nó đã được nêu ra trong buổi khai mạc.

Theo cô, việc nghĩ rằng phụ nữ chỉ bình đẳng trong Giáo Hội nếu được thụ phong đã làm giảm giá trị các đóng góp phi thường mà phụ nữ vốn đã thực hiện và còn tiếp tục thực hiện trong Giáo Hội. Thậm chí đó còn là điển hình của thái độ giáo sĩ trị mà oái oăm thay những người cổ vũ việc phong chức cho phụ nữ vốn cực lực phê phán.

Các giáo dân nam nữ vốn phục vụ Giáo Hội hàng ngày trong một loạt các vai trò khác nhau theo rất nhiều hồng phúc như Thánh Phaolô từng nói. Chúng ta không cần thay thế hàng giáo sĩ để được bình đẳng trong Giáo Hội vì đạo Công Giáo không phải là trò chơi cộng lại thành số không (zero sum game). Chúng ta phát triển khi phục vụ trong tinh thần hợp tác chứ không cạnh tranh với chức linh mục. Hãy xem gương Thánh Mary Thánh Giá (McKillop) và Cha Julian Tenison Woods, Tôi tớ Chúa Eileen O’Connor và Cha Ted McGrath như hai điển hình tuyệt diệu của Úc về sự hợp tác này.

Cô có lời này thưa với các phụ nữ Úc: “Xin các chị đừng lắng nghe bất cứ ai nói với các chị rằng các chị kém giá trị hay việc phục vụ của các chị kém quan trọng hơn thừa tác vụ thụ phong. Xin các chị vui lòng đừng để những tiếng nói đó ngăn cản các chị phục vụ Giáo Hội với mọi điều các chị hiện có. Giáo Hội tại Úc rất cần và ước mong sự khôn ngoan, lòng tương cảm và thiên tài của các chị”.

Hỗ trợ các phong trào mới nhiều hơn

Trong khi đó, cũng theo tờ Catholic Weekly, vào ngày họp mồng 7 tháng 10 hôm nay, Cha Eric Skruzny, Giám đốc Chủng viện Truyền giáo Redemptoris Mater ở Sydney, một chủng viện do Con Đường Tân Dự Tòng (Neocatechumenal Way) điều khiển, lên tiếng phàn nàn Công đồng này ít có đại diện của các phong trào mới trong Giáo Hội, một phát kiến tuyệt vời của Vatican II.

Cha cho rằng Con Đường Tân Dự Tòng rất thành công trong việc đào tạo các môn đệ, các nhà truyền giáo và thậm chí gần đây các thừa tác viên thánh thiện. Tất cả là nhờ hàng loạt các bài giáo lý dành cho người lớn do đội ngũ giáo dân đảm nhiệm, thực hiện trong khung cảnh cùng lắng nghe lời Chúa như một cộng đồng trong cộng đồng giáo xứ, nhờ thế, tín hữu trải nghiệm một cử hành hân hoan hơn các buổi phụng vụ. Kết quả cộng đồng giáo xứ “tiếp tục nâng đỡ nhau trên hành trình đức tin cả 40 năm nay. Ngay COVID-19 cũng không giết chết được đời sống của cộng đồng chúng tôi”.

Cha xin Công đồng “ủng hộ, khuyến khích và hỗ trợ Các Thực Tại và Phong Trào Giáo Hội Mới và đừng ngã vào phương thức hư cấu khoa học học thuật chuyên hòa lẫn vào nhau một cơ chế hay kế hoạch lai căng, trông giống như một thứ sáng chế đầy thất vọng của
Frankenstein hơn là nhiệm thể tươi đẹp của Chúa Kitô”.

Thừa nhận nỗi đau của những người bị lạm dụng và bị tổn thương

Theo tờ Catholic Leader, cũng vào ngày 7 tháng 10, Sư huynh Peter Carroll FMS, giám tỉnh Dòng Marist và là thành viên của Công đồng, nói rằng mặc dù Công Đồng “bàn về việc họach định con đường tương lai, nhưng chúng ta không thể bỏ qua các thảm kịch quá khứ”

“Chúng ta phải giải quyết tội lỗi của chúng ta và giao hòa tương lai của chúng ta với quá khứ của mình. Chúng ta phải tìm sự tha thứ và tạo điều kiện cho việc hàn gắn... Chúng ta cần nhìn nhận trách nhiệm đối với những gì đã xẩy ra. Chúng ta cần lắng nghe và đồng hành với những người đau khổ...”

Sư huynh Carroll, người cũng là chủ tịch Các Dòng Tu của Úc, khẩn khoản yêu cầu Công Đồng xem xét để có một đáp ứng công cộng đối với các nạn nhân và người sống sót nạn lạm dụng tình dục.

Đức Tổng Giám Mục Costelloe, Chủ tịch Công Đồng, trong bài diễn văn khai mạc, cũng nói tới nỗi đau trên. Ngài nói “... Cộng đồng Công Giáo Úc phải đối diện với thực tại chúng ta đã phản bội rất nhiều người trẻ của chúng ta qua nỗi kinh hoàng của lạm dụng tình dục... Chúng ta mang theo gánh nặng nhục nhã với chúng ta vào phiênhọp này, và cũng mang theo niềm xác tín tuyệt đối rằng việc quan tâm đối với những người cịu quá nhiều đau khổ đến thế, và trách nhiệm của chúng ta phải làm cho Giáo Hội của chúng ta thành nơi an toàn và an ninh cho các trẻ em của chúng ta, giới trẻ của chúng ta và những người lớn dễ bị tổn thương, phải mãi là hai khía cạnh nền tảng của đời sống và thừa tác vụ của chúng ta như là Giáo Hội ở Úc”.

Trong khi đó, Claire Victory, chủ tịch toàn quốc của Hội Thánh Vincent de Paul lưu ý Công Đồng tới số phận những người bị hất hủi, bị đẩy qua bên lề.

Bà nói: “Giáo Hội nên là nơi đầu tiên để người bị xã hội loại trừ hay làm ngơ, bà mẹ đơn chiếc hay thiếu nữ mang thai, người đang lao đao về tính dục hay phái tính, tìm được sự nghinh đón và hỗ trợ”.

Thomas Warren, một đại biểu từ giáo phận Brisbane, cũng nhấn mạnh tới khía cạnh này. Anh nói “Nếu chúng ta không ra ngoài và thực hiện các thay đổi và giúp người nghèo, chữa người bệnh và cho người không quần áo ăn mặc, thì thực sự làm người Công Giáo chẳng có nghĩa gì”.

Thừa nhận di sản Đệ nhất Quốc gia

Cũng theo Catholic Leader, trong phiên họp ngày 5 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của tổng giáo phận Brisbane và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc hy vọng rằng cuộc họp Công Đồng Toàn Thể tuần này sẽ công bố việc mình ủng hộ tiếng nói của người Thổ Dân trong hiến pháp quốc gia, cụ thể là công khai và rõ ràng ủng hộ Tuyên Bố Uluru Từ Trái Tim trong đó, có yêu cầu chủ chốt là tổ chức cuộc trưng cầu dân ý (referendum) về việc liệu Người Thổ Dân và Hải đảo Torres Strait có nên có tiếng nói trước Quốc hội được ghi trong Hiến Pháp Úc hay không.

Đây không hẳn là viện thứ ba cho bằng là cơ quan tư vấn cho Quốc hội về các chính sách và luật lệ liên quan tới họ.

Cô Toni Janke, một người Thổ dân Công Giáo, cũng trong ngày 5 tháng 10, cho rằng cuộc họp lịch sử này đã cho thấy các dấu hiệu Giáo Hội có thể “bắc cầu phân cách” với người của Đệ Nhất Quốc Gia.

Cô nói: “Tôi nghĩ đã có một cảm thức hy vọng thực sự. Người ta nói đến việc làm việc với nhau, bước đi với nhau, việc cần Giáo Hội phải thực sự tìm những cách mới mẻ để giao tiếp với các gia đình và cộng đồng của Đệ Nhất Quốc Gia”.

Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho biết ngài ủng hộ việc mọi giáo phận khắp Úc Châu đưa ra các kế hoạch hành động hòa giải. “Tôi thậm chí có thể đệ trình một kế hoạch như thế cho Công Đồng Toàn Thể vào cuối tuần này”.

Dĩ nhiên, còn nhiều tiếng nói khác đã được gióng lên nhưng các ý kiến mà Cha Skruzny ví như một thứ khoa học hư cấu và Doumit cho là không phản ảnh đa số tín hữu không nổi bật bao nhiêu trong khung cảnh “trực tuyến” của Công Đồng này.

Bản tin chính thức từ Trang mạng của Công đồng về ngày sinh hoạt 6 tháng 10 có tựa đề như sau: “Các thành viên giải đáp những câu hỏi lớn mà Giáo hội phải đối diện”. Chúng tôi xin chuyển ngữ sang tiếng Việt như dưới đây:



278 thành viên của Hội đồng Toàn thể lần thứ năm của Úc đã tiếp tục mổ xẻ 16 câu hỏi liên quan đến cách chúng ta có thể tạo ra một Giáo hội truyền giáo hơn, lấy Chúa Kitô làm trung tâm tại Úc vào lúc này.

Sau các cuộc thảo luận rộng rãi của các phiên họp nhóm nhỏ đầu tiên vào thứ Hai, “các cuộc đàm đạo thiêng liêng” của ngày hôm qua đã chuyển sang các câu hỏi, các gợi ý và thậm chí cả đề nghị cụ thể hơn.

Suy gẫm bài đọc Phúc âm trong ngày về Mácta và Maria (Lc 10: 38-42), các nhóm nhỏ tiếp tục cuộc biện phân của họ và báo cáo lại trong buổi họp tòan thể được truyền hình trực tiếp sáng nay.

Về chủ đề hoán cải, Helen Belcher nói với buổi họp toàn thể rằng nhóm của cô đã bắt đầu xem xét các điểm cụ thể xung quanh việc huấn luyện và đào tạo, các cộng đồng giáo hội nhỏ (gia hộ / các nhóm gia đình), những thay đổi về cơ cấu chẳng hạn như thượng hội đồng giáo phận và hội đồng mục vụ giáo xứ, và việc giảng dạy của giáo dân nam nữ.

Cô cho biết các yếu tố trong lời cầu nguyện và sự biện phân của nhóm bao gồm nhu cầu "phải xuống núi và sống trong thế giới"...

Carol Teodori-Blahut cho biết nhóm của cô đã nghe Chúa Thánh Thần kêu gọi họ “nêu tên và phản ứng mặt tối của Giáo hội và xã hội của chúng ta, trong đó chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chính sách loại trừ và bất công đã gây ra chấn thương, vết thương và đau khổ”.

Cô nói: “Việc nói thật xung quanh phía này của câu chuyện của chúng ta thực sự quan trọng".

Trong khi nhóm chưa xác định được bất cứ hành động cụ thể nào, hai chủ đề nổi lên là “khao khát một Giáo hội biết tôn vinh và mang người bản địa và những người khác vào cuộc đối thoại trân trọng” và lời kêu gọi khẩn cấp sử dụng “đặc quyền và tiếng nói của chúng ta để tác động đến xã hội” và thay đổi cơ cấu từng dẫn đến bất công và đau khổ.

Cha Peter Whiently nói với cuộc họp toàn thể rằng việc biện phân của nhóm ngài về cầu nguyện đã làm dấy lên lo ngại rằng “quá ít người trẻ trong các trường học của chúng ta chưa được mời gọi bước vào mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu”.

Ngài cho biết nhóm đã đặt câu hỏi làm thế nào Giáo hội có thể thu hút mọi người cầu nguyện, đặc biệt là khi mọi người cảm thấy mất nối kết do COVID.

Các cuộc thảo luận cũng xem xét việc nhiều người không cảm thấy được chào đón trong cộng đồng của chúng ta: “Đôi khi chúng ta bị coi là quá ‘câu lạc bộ’ hoặc quá thoải mái trong những gì chúng ta hiện đang làm?”

Giải quyết câu hỏi làm thế nào Giáo hội có thể tiếp nhận tốt hơn các truyền thống phụng vụ đa dạng của các Giáo hội và cộng đồng nhập cư, Tiến sĩ Maeve Heaney cho biết nhóm của bà đã suy nghĩ về việc cần phải biết và hiểu các nghi lễ và cử hành của nhau thông qua việc giáo dục tại trường học và trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo và giáo sĩ tương lai.

Bà nói, mục đích là loại bỏ cảm thức thượng tôn của bất cứ nghi lễ nào so với nghi lễ khác và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, nhóm đề nghị cần có một cơ quan hoặc ủy ban toàn quốc.

Đáng chú ý, nhóm đã bỏ phiếu cho hai đề xướng: ngừng sử dụng thuật ngữ cộng đồng nhập cư và sử dụng ngôn ngữ phản ảnh thực tại liên văn hóa của chúng ta; và đề nghị rằng lời cầu nguyện và các phụng vụ của phiên họp toàn thể thứ hai của Công đồng Toàn thể phản ảnh tính đa dạng của các nghi lễ trong Giáo hội ở Úc.

Việc đào sâu ý niệm lãnh đạo và việc phân biệt giữa sứ mệnh và thừa tác vụ là cơ sở để nhóm của Gabriele Turchi biện phân rõ về việc đào tạo. Ông cho biết cũng có các cuộc thảo luận thực tế xung quanh “tính dễ tiếp cận, việc cạnh tranh với lối sống bận rộn, giá trị của việc làm và những thách thức mà người lao động phải đối đầu và căng thẳng đối với gia đình và hôn nhân”.

Cũng đề cập đến việc đào tạo, khi nói đến việc trang bị cho các thừa tác viên thụ phong trở thành những người giúp đỡ việc tạo tư cách môn đệ truyền giáo, Gemma Thomson cho biết nhóm của cô nghĩ rằng sự thánh thiện “phải nhìn ra ngoài cũng nhiều như nhìn vào bên trong”.

Bà giải thích “cần phải thay đổi văn hóa, chứ không chỉ thay đổi cơ cấu”.

Nhóm thăm dò “thừa tác vụ hiện diện” và các khía cạnh thực tế của vai trò linh mục nhằm giải phóng các ngài để các ngài tập trung vào mối quan hệ. Các chủ đề khác được thảo luận là về sự hợp tác, giám sát chuyên nghiệp và nhu cầu trở về và bắt đầu với Chúa Giêsu và là “Chúa Giêsu linh mục”.

Các chủ đề tương tự xuất hiện trong cuộc thảo luận nhóm về cơ cấu giáo xứ được Raj Rajasingam báo cáo như sau: hiện có việc thiếu hiểu biết về các linh mục và các nhà lãnh đạo giáo xứ trong các vai trò của họ, điều này có thể dẫn đến căng thẳng. Nhu cầu về vai trò mới của giáo lý viên cũng đã được nêu lên.

Tiến sĩ Nimmi Candappa cho biết nhóm của bà nhận ra rằng việc quản trị hữu hiệu sẽ thăng tiến nếu có sự hợp tác giữa năng khiếu của các giáo dân và hàng giáo sĩ được đào tạo vững vàng, những giáo sĩ “thực sự là những nhà lãnh đạo mục vụ với đức tin trưởng thành”.

Bà nói, “Thẩm quyền thực sự được coi là khả năng ‘đem vào thực tại’ (bring into being)”.

Nhóm ý thức rằng trước đây có rất nhiều việc đã được thực hiện về việc quản trị, với các tài liệu như Light from the Southern Cross (Ánh sáng từ Sao Thánh Giá Phương Nam) và ấn phẩm Woman and Man (Người đàn bà và đàn ông), cung cấp nhiều khuyến cáo rõ ràng nhưng vẫn có những trở ngại hoặc chống đối việc thực hiện chúng. Có câu hỏi điều gì hiện đang ngăn cản việc phong phụ nữ làm phó tế.

Nhóm đặt câu hỏi liệu bộ máy hành chính của Giáo hội có đang phục vụ người dân tốt hay không: “Việc thích ứng để đáp ứng nhu cầu mục vụ dễ dàng ở một số cộng đồng nhưng trái lại gặp trở ngại ở các khu vực khác".

Cũng xem xét vấn đề quản trị, Danny Casey cho biết nhóm của ông đã thảo luận sự cần thiết phải rõ ràng về sứ mệnh và lưu ý tầm quan trọng phải duy trì bản sắc Công Giáo trong việc làm của các cơ quan.

Ông nói, “Cơ cấu và quản trị không thực hiện việc cứu rỗi; việc này là của con người”.

Nhóm cũng nói về tầm quan trọng của việc trở thành một “Giáo hội hướng ra bên ngoài” và vì mục đích này, nhóm mong muốn mời các chuyên gia đóng góp ý kiến vào “lý do tại sao” của việc truyền giáo.

Báo cáo cuối cùng của nhóm nhỏ, của Cha Cameron Forbes, đề cập đến vấn đề giáo dục Công Giáo và mong muốn củng cố mối liên hệ với đức tin và đồng hành với các bậc cha mẹ như các nhà giáo dục đầu tiên.

Ngài nói: “Thách thức hiện nay của các nhà giáo dục là bảo đảm để mọi người đều nhận được cảm thức được chào đón khi chúng ta đồng hành với họ hướng tới đức tin, tránh được nhiều phân tâm hiện có”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tưởng Nhớ Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành Nhân Giỗ Mãn Tang
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:17 07/10/2021
TƯỞNG NHỚ

CHA BỀ TRÊN PHAOLÔ LÊ TẤN THÀNH

NHÂN GIỖ MÃN TANG

Đầu năm 2013, vâng lời Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm (lúc bấy giờ còn là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Sài Gòn), Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành (nguyên Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn), đang nghỉ hưu tại nhà hưu Chí Hòa, đã viết bài "Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - từ năm 1960 đến nay", kể lại vắn tắt quá trình sinh hoạt và làm việc của Tiểu và Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, nhất là giai đoạn đầy biến động và khó khăn của lịch sử trong các thập niên cuối thế kỷ XX.

Sở dĩ lấy mốc 1960 cho bài viết của mình, vì đó là thời gian Cha Bề Trên Phaolô được gọi về nước (Cha du học tại Paris - Pháp) và được cắt cử làm Giáo sư Chủng viện Sài Gòn cho đến ngày nghỉ hưu (sáng Chúa Nhật 19.9.2005).

Suốt 45 năm gắn bó miệt mài với việc đào tạo hàng linh mục cho Hội Thánh tại cơ sở Chủng viện Sài Gòn, trong đó có 13 năm làm Giám đốc Đại Chủng viện (1992 – 2005), cùng nhiều người khác, Cha Bề Trên vừa là chứng nhân lịch sử vừa là người góp phần lèo lái để dẫn dắt Chủng viện qua biết bao nhiêu thác ghềnh...

Ngày 07.10.2018, đúng dịp lễ Đức Mẹ Mân Côi, sau 13 năm nghỉ hưu, Chúa đã gọi Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành về chốn an nghỉ muôn đời, để lại cho lớp lớp học trò nhiều thương tiếc.

Hôm nay, chuẩn bị giỗ mãn tang Cha Bề Trên Phaolô (7.10.2019 - 7.10.2021), nhất là dịp lễ giỗ lại diễn ra cách âm thầm trong hoàn cảnh dịch bệnh tràn lan, chúng tôi xin ghi lại đây bài viết hiếm hoi của Cha Bề Trên như một nhánh hương lòng dâng lên người Thầy cao cả của mình.

Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Cha Bề Trên và xin Cha Bề Trên tiến cử cho chúng ta trước tòa Chúa.

Học trò và là cháu của Cha Bề Trên

Lm JB Nguyễn Minh Hùng

Sau đây là bài viết của Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành:

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

(từ 1960 đến nay)

I. VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC TRONG GIÁO PHẬN SÀI GÒN NHỮNG NĂM 1960.

Trong những năm đầu thập niên 1960, việc đào tạo linh mục được thực hiện tại Đại Chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse, số 6 đường Cường Để, với cha André Lesouef, thuộc Hội Thừa sai Paris, làm Giám đốc từ năm 1952. Ngoài ra, còn có nhiều nơi khác như chủng viện thánh Tôma, Bùi Chu, số 4 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định; chủng viện Xuân Bích, trong khuôn viên dòng thánh Phaolô thành Chartres, Thị Nghè, qui tụ các chủng sinh di cư của 10 giáo phận Miền Bắc.

Để việc đào tạo được thống nhất, các Đấng Bề trên quyết định sáp nhập các chủng sinh di cư vào một ĐCV duy nhất trong giáo phận là ĐCV Thánh Giuse nói trên. Lúc ấy, ĐCV Thánh Giuse chỉ có một ngôi nhà ba tầng được xây dựng từ năm 1932, không thể đủ chỗ ở cho chủng sinh. Vì thế, việc sáp nhập sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn.

Về mặt nhân sự, cha Giuse Phạm Văn Thiên, Sài Gòn, được bổ nhiệm làm Giám đốc; phó Giám đốc ban Thần học là cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, Lạng Sơn; cha Đaminh Trần Thái Hiệp, Bùi Chu, phó Giám đốc Ban Triết học. Ban giáo sư gồm 10 linh mục từ các giáo phận: Sài Gòn, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm. Từ năm học 1962-1963, có thêm nhiều linh mục cả triều lẫn dòng tu nữa. (xem Phụ lục I).

Trường sở là ngôi nhà ba tầng, số 4 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định của các linh mục Bùi Chu cho mượn trong hai năm.

Giai đoạn 1: năm học 1960 - 1961.

Ban Triết học qui tụ các chủng sinh mới địa phương và di cư,

Ban Thần học qui tụ các chủng sinh di cư.

Giai đoạn 2: năm học 1961 - 1962.

Ban Triết học tiếp tục ở lại, chờ hai khu nhà ba tầng được xây dựng ở số 6 đường Cường Để mới dời đi.

Ngôi nhà mới cho Ban Thần học đã được xây dựng xong. Cha Giám đốc A. Lesouef đã từ chức, Cha Giám đốc Giuse Phạm Văn Thiên và các cha giáo sư Thần học cùng với các thầy sang Đại Chủng viện Thánh Giuse số 6 đường Cường Để, sáp nhập với các thầy địa phương.

Cha Giuse Thân Văn Tường làm phó Giám đốc thay thế cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ đã được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Long Xuyên từ ngày 24 tháng 11 năm 1960.

Giai đoạn 3: năm học 1962 - 1963.

Cha phó Giám đốc Đaminh, các cha giáo và các thầy sang qua hai ngôi nhà mới của Ban Triết vừa xây dựng xong ở 6 Cường Để. Tổng số các thầy năm học này là 235.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, việc giảng dạy và học tập sử dụng tiếng Việt, không còn dùng tiếng La tinh hay tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Ban Giám đốc và Ban giáo sư toàn là người Việt nam. Đại đa số đã học tại những Đại học Công Giáo Âu châu như Rôma - Ý, Paris - Pháp, Fribourg - Thuỵ sĩ, Louvain - Bỉ, và sau nầy ở những nước như Đức, Mỹ hay Úc. Từ năm 1963 đến năm 1975 có thêm các cha triều và dòng tham gia công việc giảng dạy nữa.

Việc giảng dạy và học tập được thực hiện và hỗ trợ hiệu lực hơn, nhờ những văn kiện của công đồng Vatican II: Sắc lệnh Optatam totius về việc Đào tạo linh mục, và Presbyterorum ordinis về Đời sống và Tác vụ linh mục, nhất là sau nầy còn có Tông huấn Pastores dabo vobis.

Như vậy, lịch sử Đại Chủng viện Thánh Giuse có thêm một trang mới từ năm 1960. Cũng chính trong năm nầy, lịch sử Giáo hội Việt Nam ghi nhận một kỷ nguyên mới: việc thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 1960.

II. HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM.

Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Toà Thánh đã bổ nhiệm hai linh mục Hội Thừa sai Paris: cha Pallu làm Giám mục Đại diện Tông Toà Địa phận Đàng Ngoài và cha Lambert de la Motte làm Giám mục Đại diện Tông Toà Đàng Trong.

Trước năm 1960, các giám mục ở Việt Nam đều là giám mục hiệu toà, thay mặt Đức Giáo Hoàng quản trị phần lãnh thổ mang tên Hạt Đại diện Tông toà.

Từ ngày 24 tháng 11 năm 1960, ngày Hàng giáo phẩm Việt Nam được thiết lập, các giám mục là giám mục chánh toà, quyền hành của các ngài là: thông thường, riêng biệt, trực tiếp [Giáo Luật khoản 381 & 1].

(Hiệu toà là tên một giáo phận, giáo tỉnh thời xưa miền Trung Đông hay Bắc Phi, ví dụ: ĐTGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, hiệu toà Agnusiensis, giáo tỉnh Ai Cập, toà giám mục là Alexandria; ĐGM Louis Phạm Văn Nẫm hiệu toà Acufidensis, giáo tỉnh Mauritania...).

Có ba giáo phận mới được thiết lập: Long Xuyên tách ra từ giáo phận Cần Thơ, Mỹ Tho và Đà Lạt tách ra từ giáo phận Sài Gòn.

Bốn Giám mục mới, được tấn phong ngày 22 tháng 1 năm 1961 tại Sài Gòn:

- Antôn Nguyễn Văn Thiện, giám mục giáo phận Vĩnh Long;

- Micae Nguyễn Khắc Ngữ, giám mục giáo phận Long Xuyên;

- Giuse Trần Văn Thiện, giám mục giáo phận Mỹ Tho;

- Philipphê Nguyễn Kim Điền, giám mục giáo phận Cần Thơ.

Như đã kể trên, Đại Chủng viện Thánh Giuse được vinh dự đầu tiên là cha Phó Giám đốc Micae Nguyễn Khắc Ngữ được bổ nhiệm làm Giám mục Long Xuyên. Cha Giuse Thân Văn Tường làm Phó Giám đốc thay thế ngài.

Năm 1961, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, từ Cần Thơ được chuyển về làm Tổng Giám mục Sài Gòn.

Từ năm học 1962 - 1963 đến năm 1966, sinh hoạt ổn định. Trong thời gian này cũng có 2 sự kiện đáng ghi nhận:

- Các thầy di cư chọn gia nhập một trong ba giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho hay Đà Lạt.

- Phân nửa số chủng sinh độ tuổi 20 - 21 phải đi quân dịch một thời gian.

Cuối năm 1965, Toà Thánh thiết lập hai giáo phận mới từ giáo phận Sài Gòn:

- Xuân Lộc ngày 11 tháng 10, và chọn linh mục Giuse Lê Văn Ấn, được tấn phong Giám mục giáo phận ngày 8 tháng 1 năm 1966, làm Giám mục giáo phận;

- Phú Cường ngày 14 tháng 10 năm 1966, và chọn Cha Giám đốc ĐCV Sài Gòn Giuse Phạm Văn Thiên, được tấn phong Giám mục giáo phận ngày 6 tháng 12 năm 1966. Một vinh dự nữa dành cho Đại Chủng viện Thánh Giuse.

Cha Giacôbê Nguyễn văn Mầu được bổ nhiệm làm Giám đốc chủng viện năm 1966, thay cho Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên. Năm 1968, Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, giám mục giáo phận Vĩnh Long, vì lý do sức khoẻ đã từ chức để qua Pháp chữa bịnh. Cha Giám đốc Giacôbê được Toà Thánh bổ nhiệm thay thế Đức Cha Antôn. Cha Giacôbê đươc tấn phong Giám mục ngày 12 tháng 9 năm 1968. Đây là lần thứ ba Đại Chủng viện Thánh Giuse được một vinh dự nữa.

Cha Giám đốc kế tiếp là cha Phaolô Huỳnh Ngọc Tiên. Vào giữa tháng 4 năm 1975, cùng với hai cha Giám đốc ĐCV Vĩnh Long và Long Xuyên, Cha Giám đốc Phaolô sang Rôma tham dự một hội nghị về Đại Chủng viện. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cha không trở về Việt Nam được. Cha qua Paris tạm cư và qua đời tại đó; Cha Đaminh Trần Thái Hiệp làm Giám đốc thay thế.

III. ĐẠI CHỦNGVIỆN THÁNH GIUSE SAU NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.

1. Giai đoạn 1975 - 1986: Chờ đợi, Lao động.

Sau 30/4/1975, chỉ còn chủng sinh thành phố chưa học xong được tiếp tục học trong một ít học kỳ ba tháng, chương trình học gồm những môn học chủ yếu. Các thầy đã học xong phải chờ được phong chức, cũng như những thầy chưa học hết chương trình chờ ĐCV được mở lại.

Trong thời gian chờ đợi, các thầy học xong đi lên một nông trường ở huyện Củ Chi tham gia với những tu sĩ trong công việc canh tác trồng trọt. Các thầy khác ở tại trường hay ở nhà tham gia lao động sản xuất của một Hợp tác xã chuyên sản xuất mành trúc để xuất khẩu. Ngoài ra, chính các thầy cũng có một Tổ hợp sản xuất vỏ xe đạp tại cơ sở ĐCV.

2. Giai đoạn 1986 - 1987: Đại Chủng viện hoạt động trở lại.

Bằng văn bản số 44/BTG đề ngày 18/11/1986, ĐCV được hoạt động trở lại. Trường nhận chủng sinh của 6 giáo phận: Thành phố HCM, Đà Lạt, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường, Xuân Lộc. Khoá I 1986 - 1992 có 50 chủng sinh. Sau 6 năm mới được mở khoá II. Số chủng sinh được ấn định là 30.

Lễ khai giảng khoá I được tổ chức long trọng ngày 06 tháng 2 năm 1987. Ban Giám đốc gồm:

- Cha Đa Minh Trần Thái Hiệp, Giám đốc,

- Cha Phaolô Lê Tấn Thành, Phó Giám đốc thường trực,

- Cha Gioan Bt. Huỳnh Công Minh, Phó Giám đốc.

3. Giai đoạn 1987 - 2005.

Vì lý do sức khoẻ của cha Giám đốc, công việc điều hành ĐCV đều do 2 Phó Giám đốc đảm nhận. Năm 1992, cha Đaminh Trần Thái Hiệp qua đời, và cha Phaolô Lê Tấn Thành chính thức nhận chức vụ Giám đốc ĐCV Thánh Giuse từ đó cho đến ngày 25 tháng 6 năm 2005, khi ngài xin nghỉ hưu.

Về ban giáo sư, ngoài các cha triều và dòng tu ở thành phố, còn có các cha đại diện 5 giáo phận khác tham gia.

Năm 1990, Ban Tôn giáo Chánh phủ cho mở khoá II. Số chủng sinh vẫn là 50, được phân phối riêng cho mỗi giáo phận. Định kỳ tuyển sinh sẽ là mỗi 3 năm một lần, theo văn bản 207CV/TCCP ngày 14/11/1990.

Tuy nhiên đến năm 1993 lại có Thông báo 24 TB/TGCP, trường được chiêu sinh mỗi 2 năm một lần. Thông báo nầy sẽ được áp dụng cho đến năm 2006, trường mới được chiêu sinh mỗi năm một khoá. Khoá III đã bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 1993.

IV. CƠ SỞ ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE.

Theo Thông báo kể trên, số chủng sinh đã tăng lên trong những năm tới. Do nhu cầu về nhân sự và cơ sở, ngày 18 tháng 10 năm 1993, Ban Giám đốc đã thỉnh cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam kiến nghị với Chánh quyền cho mở thêm một Đại Chủng viện nữa.

Trải qua những trao đổi của các Giám mục liên quan cũng như của Ban Giám đốc, ngày 26.10.1999 HĐGM Việt Nam được Ban Tôn giáo Chánh phủ thông báo: “Về ý kiến của Thủ tướng Chánh phủ đồng ý cho Giáo Hội Công Giáo mở Cơ sở 2 Đại Chủng viện Thánh Giuse tại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.

Ban Giám đốc đã tiến hành lập đề án tổ chức cụ thể cơ sở 2, và ngày 27.12.1999 đã gởi đề án cho những nơi được chỉ định. Thế rồi, trong thời gian chờ đợi được mở Cơ sở 2, lại xảy ra những khó khăn, trở ngại từ nhiều phía, kéo dài nhiều năm, như có kiến nghị được mở một ĐCV khác và dưới sự điều hành của một ban đào tạo khác, như trường hợp ở một giáo phận miền Trung. Cũng may là bất khả thi.

Cuối cùng, cơ sở 2 cũng được hoạt động. Ngày 15-10-2006, Cơ sở 2 tại Xuân Lộc bắt đầu năm học mới.

Từ năm 1993, 6 giáo phận được gởi một số linh mục xuất thân từ Đại Chủng viện Thánh Giuse đi du học ở nước ngoài: Pháp, Ý, Úc, Mỹ. Trước tiên, Tổng Giáo phận TPHCM đã gởi 6 linh mục sang Paris, học tại Đại học Công Giáo, kế tiếp, gởi 4 linh mục sang học tại Rôma. Các giáo phận khác cũng lần lượt gởi linh mục du học nước ngoài.

Như đã nói, trong thời gian từ 1960 đến 1975, Đại Chủng viện được vinh dự có 3 người trong Ban Giám đốc làm Giám mục giáo phận Long Xuyên, Phú Cường và Vĩnh Long. Đối lại, sau năm 1975, Ban giáo sư được danh dự thấy những bạn “đồng nghiệp” được tấn phong Giám mục:

1. Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm giáo sư Giáo Luật, hiện nay Giám mục giáo phận Bà Rịa,

2. Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giáo sư Phụng Vụ, Giám mục giáo phận Phú Cường, vừa nghỉ hưu,

3. Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giáo sư Thần học Tín lý, Giám mục giáo phận Mỹ Tho,

4. Cha Giuse Võ Đức Minh, giáo sư Thánh Kinh, Giám mục giáo phận Nha Trang.

5. Cha Giuse Vũ Duy Thống, giáo sư Giáo hội học, Giám mục giáo phận Phan thiết,

6. Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giáo sư Giảng thuyết, Giám Mục Phụ Tá, Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh.

V. ĐẠI CHỦNGVIỆN THÁNH GIUSE TỪ NĂM 2005.

Ngày 26.11.2005, từ giáo phận Xuân Lộc, một giáo phận mới được thiết lập: giáo phận Bà Rịa. Đức cha Phụ tá Xuân Lộc, Tôma Nguyễn Văn Trâm, được bổ nhiệm giám mục giáo phận Bà Rịa.

Đại Chủng viện Thánh Giuse - Sàigòn chỉ còn dành cho chủng sinh của các giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho và Phú Cường. Đại Chủng viện ở Xuân Lộc nhận chủng sinh của các giáo phận Xuân Lộc, Đà Lạt, Phan Thiết và Bà Rịa.



Ngày 25 tháng 6 năm 2005, Cha Phaolô Lê Tấn Thành thôi giữ chức Giám đốc ĐCV. Đại Chủng viện Thánh Giuse có cha Giám đốc mới là Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng. Ngài điều hành ĐCV từ năm 2005 đến 2011. Hiện nay, Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn là Cha Gioakim Trần Văn Hương.

PHỤ LỤC

I. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE 1960 - 1975.

Các cha Giám đốc ĐCV, từ năm 1960 đến năm 1975:.

* Cha Giuse Phạm Văn Thiên từ năm học 1960 - 1961 đến khi cha được tấn phong Giám mục giáo phận Phú Cường ngày 14. 10. 1965.

* Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu được bổ nhiệm Giám đốc thay thế từ năm 1966 cho đến khi được tấn phong Giám mục giáo phận Vĩnh Long ngày 12. 09. 1968. Tiếp theo là,

* Cha Phaolô Huỳnh Ngọc Tiên làm Giám đốc cho tới năm 1975.

Các cha Phó Giám đốc:.

Năm học 1960 - 1961, học kỳ I, Phó Giám đốc ban Thần học là cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Sau khi cha được tấn phong Giám mục giáo phận Long Xuyên, cha Giuse Thân Văn Tường thay thế ngài. Phó Giám đốc ban Triết là cha Đaminh Trần Thái Hiệp.

A/ Năm học 1960 –1961.



B/ Kể từ năm học 1962 - 1963, ĐCV có thêm những cha sau đây:



Lưu ý:

A/ Có trường hợp cha M. Phạm Hảo Kỳ được qua TCV làm Linh hướng, vì thế cha GB Huyên thay thế. Trừ cha M. Nguyễn Khắc Ngữ và cha A. Phùng Thành, các cha giáo đều phục vụ cho tới 1975.

B/ Trừ hai cha ngoại trú, các cha khác đều phục vụ cho đến năm 1975.

II. TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN.

A. Ngôi nhà cổ kính đã được xây dựng năm 1863..



Mục đích: nhà ba tầng dùng làm phòng và lớp học cho chủng sinh và phòng riêng cho cha Bề trên và các cha giáo sư. Khi có ngôi nhà mới năm 1928, một số phòng nhà cổ dành làm phòng học và phòng lớp cho những chủng sinh hai năm đầu tiên: lớp 8 và lớp 7. Trong thời gian chiến tranh 1939-1945, khi nhà mới bị chiếm dụng, một số phòng khác còn dành cho chủng sinh các lớp lớn.

Sau năm 1975, nhà cổ được một hợp tác xã mượn để tổ chức sản xuất và xuất khẩu mành trúc.

Khoảng năm 1990, sau khi Đại Chủng viện hoạt động trở lại năm 1986, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình dự định dùng làm nhà Hưu dưỡng linh mục giáo phận, nhưng không thực hiện được, nên ngài dùng làm Nhà Truyền thống giáo phận Sài Gòn.

B. Ngôi nhà được xây dựng năm 1928..



Nhà nầy dành cho sáu lớp lớn: các lớp 6, 5, 4, 3, 2 và 1, và sẽ được trùng tu năm 1963 cho hợp với kiến trúc của ba khu nhà mới Thần học và Triết học Đại Chủng viện.

Khi quân đội Nhật xâm chiếm miền Đông Nam Á năm 1941-1942, trường Taberd Sài Gòn bị quân đội Nhật chiếm dụng. Trường được sử dụng ngôi nhà Tiểu Chủng viện (TCV) đến khi chiến tranh chấm dứt. Sau đó, ngôi nhà TCV lại bị trưng dụng, làm Trung tâm Tiếp đón những gia đình Việt Pháp và có quốc tịch Pháp tạm trú, cho đến ít là cuối năm 1948 để di cư sang Pháp.

Để tránh bom đạn chiến tranh, năm 1944 các chủng sinh TCV phải di tản: bốn lớp 8, 7, 6 và 5 lên tạm trú tại gần nhà thờ Lái Thiêu, còn bốn lớp 4, 3, 2 và 1 đi xuống tạm trú tại Cái Nhum, trong ngôi nhà ba tầng của dòng Kitô Vua cho mượn.

Các thầy ĐCV cũng lên tạm trú tại Trường học nam của giáo xứ Lái Thiêu, nhưng một ít lâu lại dời xuống Vĩnh Long.

Công việc giảng dạy và học tập của chủng sinh cũng như của các thầy vẫn được tiếp tục ở những nơi đó.

Sau chiến tranh, từ năm 1946, TCV và ĐCV trở về Sài Gòn.

Tuy nhiên, như kể trên, ngôi nhà TCV vẫn bị chiếm dụng, cũng như lúc bị trường Taberd sử dụng, các chủng sinh TCV đành phải sử dụng các phòng của ngôi nhà được xây dựng năm 1863, và một nhà trệt với tường gạch trơ trụi, không có lớp xi măng bên ngoài, cùng với một nhà trệt khác của ĐCV.



(Nhà trệt khác nầy sẽ được ĐCV sử dụng làm phòng khách và hội trường cho những lớp học chung hay cho những buổi giảng cấm phòng hằng năm của giáo phận từ năm 1987, và được triệt hạ sau năm 2005).

Có thể nói: những chủng sinh nhập học TCV từ năm 1939 đến năm 1948 đã không được dịp ở và học tập trong ngôi nhà được xây dựng năm 1928.

Sau 1975, Bộ Tài chánh mượn ngôi nhà này cho trường Tài chánh Kế toán. Và từ năm 1985, lại có hợp đồng cho mượn thêm 25 năm nữa. Có dự định bán luôn nhà đất cho Bộ, nhưng - có thể nói là may mắn - dự định đó bất khả thi.

Qua nhiều lần trao đổi, kiến nghị với trường Tài chánh Kế toán, cuối cùng trường đã trả nhà lại cho giáo phận năm 2004. Từ đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita cho sử dụng ngôi nhà làm Trung Tâm Mục vụ giáo phận, dưới sự điều hành của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm.

Chí Hoà, ngày 28.1.2013

Lm. Phaolô Lê Tấn Thành
 
Văn Hóa
Chuyện BÁC Chuyện EM: Thánh Vịnh Thứ Nhất
Nguyen Trung Tay
08:56 07/10/2021

LM Nguyễn Trung Tây
QUÁN NƯỚC ĐẦU LÀNG: NIỀM TIN VIỆT NAM
Chuyện BÁC Chuyện EM: THÁNH VỊNH THỨ NHẤT


"Chuyện Bác Chuyện Em" bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái, Philippines. Em có thể đi tu hoặc cũng là một nhân vật lập gia đình. Bác và Em sử dụng ngôn ngữ Bắc Bộ.

Em nhìn bác, tay che miệng, giọng thì thào,
— Lần trước ông chủ tịch từ trên tỉnh xuống, em thấy bác vẫn cứ cong mông lên cầy…
Bác nhăn nhăn mặt như khỉ ăn mắm tôm,
— Ông, cái tật cứ ưa quá nhời. Ai lại nói cong mông…
Bác mắng em mấy mắng,
— Chỉ được cái ưa vẽ chuyện…
Em biết tội mình, cười giả lả,
— Chứ chẳng phải, em nom thấy rõ ràng, xe ô tô của ông chủ tịch đã dừng trước cửa làng, người mấy thôn kéo về nườm nượp… Bác thì cứ lơ lơ…
Bác khịt khịt mũi,
— Chủ tịch với chả chủ tịch. Chả bõ rính răng… Việc gì tôi phải bỏ cả buổi cầy… Rách việc!!!
Em gật đầu, biểu đồng tình,
— Vâng, em hiểu. Bữa đó em cũng chỉ rập rình mấy bước, rồi cũng lỉnh nhanh… lội xuống ruộng, cầy tiếp… Mình không đi rước ông chủ tịch, người ta lại trừ mất mấy công điểm…
Em nhìn lên tháp chuông nhà thờ, tiếp nối câu chuyện dở dang,
— Vậy mà chiều hôm nay, cả mấy xóm giáo kéo về rước Đức Mẹ. Ruộng đồng vắng tanh người, nom cứ như chiều Ba Mươi Tết.
Bác gật đầu,
— Đã hẳn. Đức Mẹ, ai bì cho được. Đức Mẹ đúng là người đầy ơn phúc.
Em cũng đồng ý kiến, nhắc lại câu truyện Truyền Tin trong Kinh Thánh,
— Đức Mẹ thì nhất rồi. Chẳng thế mà sứ thần khi ghé vào nhà, ngài cất tiếng chào, “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc”.
Nhìn hình tranh giấy Đông Hồ họa hình thiếu nữ ôm đàn tỳ bà treo trên tường, em đổi sang chuyện tướng số,
— Bác biết chi không, người ta nói những người có khuôn mặt tròn là tướng người có phúc.
Bác gật đầu,
— Ừ, ông nói phải đấy. Tôi cũng hay nghĩ như vậy. Cho nên cụ Nguyễn Du mới diễn tả Thúy Vân, “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”.
Em hứng chí, nói ngay,
— Bác thấy chưa. Dáng người như thế thì làm chi mà không sống một đời hạnh phúc, còn cái cô chị thì đúng là một đời đoạn trường….
Bác ánh mắt mơ màng như người ngủ gật,
— Thời bây giờ, sao thấy đoạn trường dư dả, mà hạnh phúc lại chẳng nom thấy đâu. Cứ làm như hạnh phúc bốc hơi hóa ra thiên thần bay lên trời hoặc hóa thành vàng khối rớt tòm xuống bể...
Em nhìn bác, dè dặt,
— Bác nói thế thì em biết thế. Nhưng xin phép cho em hỏi bác mấy câu. Thế bác đã tìm kỹ chưa?
Bác như người tỉnh ngủ, gật đầu,
— Kỹ rồi, kỹ lắm… Nhưng nào có nom thấy chi… Sáng mở banh mắt ra đã thấy nhọc người. Tối về tới nhà, người nó cứ bã ra như ván thuyền long đanh…
Bác ngưng than thở,
— Nhưng mà thôi, nói mãi thì cũng vẫn vậy… Ông lại có cớ đổi họ Than cho tôi.
Em được thể, lấn tới,
— Chứ chẳng phải. Nói chuyện với bác, đố có khi nào thấy bác ngưng được cái giọng điệu than thở…
Bác ăn nói mát mẻ,
— Vâng, ông thì thì cái gì cũng hay lắm. Đó, ông nói đi. Bây giờ làm sao để có hạnh phúc?
Em nói ngay,
— Dễ òm! Sống ba “không”...
Bác trợn tròn mắt,
— Sống ba không?
Bác nhìn ngang dọc, nhỏ giọng,
— Này, này, ăn nói cho cẩn thận. Ở đâu chui ra mà lại có cái vụ ba không của ngài cựu tông tông ở đây… Đứt đầu bây giờ. Ăn nói phải trông trước ngó sau. Người ta nói vách nhà cũng có tai!
Em nhăn nhăn mặt,
— Bác, để cho em nói… Em nói chửa xong thì bác cứ át nhời…
Bác nhìn, điệu bộ khó đăm đăm như thù cha chưa trả…,
— Rồi, rồi… Vậy ông nói đi.
Em nhẩn nha, thong thả,
— Bác nghe em nói nhé. “Không nghe lời nói tầm xàm bá láp của những người xấu; không đi chung đường với kẻ gian ác chỉ rình rình cơ hội đâm lén sau lưng; không ngồi chung mâm với người cứ hễ mở miệng ra là nói xấu người khác”.
Em giơ cao ba ngón tay,
— Bác đếm đi. Có phải đúng là ba không?
Bác thở phào nhẹ nhõm,
— Nghe cũng có lý. Nhưng ai nói mà chẳng được… Thực hành thì khó lắm.
Em đá giò lái,
— Bác cứ ưa nói chuyện cha chú. Nếu dễ thì còn có chuyện chi nữa để mà bàn.
Bị em khều cẳng, bác làm mặt lơ lơ, đổi đề tài,
— Ngoài ba không, còn phải làm chi nữa hay không để có hạnh phúc? Đi tu nhé… Nguyễn Du đã nói, “Tu là cõi phúc, tình là giây oan”.
Em lắc đầu, điệu bộ cương quyết như người hạ nước cờ chiếu bí,
— Cái vụ này thì cũng chưa chắc. Cũng tùy người…
Bác hỏi ngay,
— Vậy thì còn phải làm chi nữa?
Em nói liền,
— Làm cái chi nữa? Thì đây… Ngoài ba cái không, “không nghe, không đi, và không ngồi”, vừa liệt kê ở trên, người ta còn phải sống chiêm niệm Lời Chúa nữa.
Bác ngẩn người như nhà bị trộm khoét vách,
— Ơ hay! Tớ tưởng cái vụ này là của mấy ông cha Biển Đức và Mai-sơ dòng Kín…
Em bĩu môi,
— Bác cứ quen cái tật nói thánh nói tướng. Bác ơi, sống chiêm niệm là của mọi người, chứ đâu phải là chỉ có mấy ông cha Biển Đức mới sống đời chiêm niệm đâu!
Bác thúc hối như làng đang vỡ đê,
— Vậy ông nói đi. Sống chiêm niệm là sống như thế nào?
Em ăn nói thông suốt như trạng sư trước mặt quan tòa,
— Này nhé. Sống chân thật với mình; sống tử tế với mọi người; và sống nhân ái như lời kinh Hòa Bình, “Biết mến yêu hơn là được yêu mến, biết phục vụ hơn là được phục vụ…”
Bác hỏi tới,
— Còn chi nữa không?
Em nhắc nhở,
— Sống xin vâng như Đức Mẹ. Cũng đừng quên sống chiêm niệm cũng có nghĩa là sống tỉnh thức.
Bác gãi gãi tóc,
— Sống xin vâng thì ai cũng biết. Nhưng sống tỉnh thức? Cái này thì nghe hơi lạ tai đấy…
Em chỉ tay về hướng nhà thờ,
— Tuần trước cụ giảng trên tòa về sống tỉnh thức… Chắc bác lại ngủ gật, không nghe cụ nói...
Bác lườm em,
— Lại vẽ chuyện!
Em cười tí toáy, nói tiếp,
— Cụ nói sống tỉnh thức là vui sống với hiện tại… Đừng có lo lắng chi cho ngày mai…
Bác vặn vẹo,
— Ông có dám chắc là nếu sống ba “không” và sống chiêm niệm, mình sẽ có hạnh phúc hay không?
Em gật đầu, nói thông suốt, không vấp một chữ,
— Chắc như đinh đóng cột. Người sống ba “không” và sống chiêm niệm giống như cây trồng bên suối nước, lá lúc nào cũng xanh tươi, quanh năm sinh hoa kết trái. Còn người không sống ba “không” và sống chiêm niệm, họ trở thành “cây khô không lộc”. Bởi thế, họ biến thành vỏ trấu, gió trời cuốn trôi.
Quan bác ngạc nhiên nhìn quan em, đôi chân mày sâu róm cong lại, tay chỉ chỉ vào mặt em,
— Thành thật khai báo đi. Mấy cái vụ ba “không” và sống đời chiêm niệm, ông thần nước mặn đọc ở đâu vậy?
Em cộ mắt ốc nhồi nhìn bác,
— Ở đâu? Ở trong Kinh Thánh chớ còn ở đâu...
Em bước tới bàn thờ, lôi xuống cuốn Kinh Thánh, lật tới trang Thánh Vịnh,
— Khổ, bác cứ làm như em là người nói điêu… Đây nè, bác nom đi, “Thánh Vịnh thứ Nhất”…
Bác đeo kính lão vào, mắt chăm chú nhìn trang giấy, miệng lẩm bẩm đọc...

□ Suy Niệm
Phúc thay người không nghe theo lời ác nhân,
Không bước theo đường lối quân tội lỗi,
Không nhập bọn với kẻ ngạo mạn kiêu căng,
Nhưng vui thỏa với lề luật Chúa,
Lề luật của Ngài họ suy niệm đêm ngày.
Người ấy tựa cây trồng bên suối nước,
cứ đúng mùa hoa quả trổ sinh,
cành lá xanh không khi nào héo tàn.
Người như thế làm chi cũng thành đạt.
Phường gian ác không được như vậy:
Họ khác nào vỏ trấu gió cuốn trôi.
Vào ngày xét xử, ác nhân không đứng vững,
Quân tội lỗi không được hợp đoàn với kẻ chính nhân.
Vì Chúa hằng che chở nẻo đường công chính,
Còn đường lối ác nhân dẫn tới diệt vong.
(Thánh Vịnh thứ Nhất).□
 
VietCatholic TV
Tiếp kiến chung: ĐTC bày tỏ nỗi buồn và nhục nhã trước báo cáo tại Pháp, kêu gọi cầu nguyện cho GH
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:19 07/10/2021

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 6 tháng 10, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về thư gửi tín hữu Galát. Trong cuộc gặp gỡ này, ngài đã bày tỏ nỗi buồn của mình về một báo cáo sâu rộng về tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ ở Pháp được công bố một ngày trước đó. Ngài gọi đây là “khoảnh khắc xấu hổ” đối với Giáo Hội Công Giáo và kêu gọi các giới chức Giáo hội bảo đảm sự an toàn của mọi người được giao phó cho sự chăm sóc của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Hội Đồng Giám Mục Pháp và Hội Đồng Nam Nữ Tu Sĩ Pháp “đã nhận được một báo cáo từ một ủy ban độc lập về nạn lạm dụng tình dục trong Giáo hội nhằm đánh giá mức độ của hiện tượng tấn công và bạo lực tình dục được thực hiện đối với trẻ vị thành niên từ năm 1950”.

“Thật không may, có một số lượng đáng kể,” Đức Thánh Cha nói, và không chỉ nói lên “nỗi buồn và nỗi đau” của mình đối với các nạn nhân vì những tổn thương mà họ đã phải chịu đựng, mà còn là “sự xấu hổ; sự xấu hổ của chúng ta, sự xấu hổ của tôi, vì Giáo hội đã bất lực quá lâu không đặt họ vào trung tâm của mối quan tâm của mình”.

Đức Thánh Cha bảo đảm với các nạn nhân những lời cầu nguyện của ngài.

“Tôi cầu nguyện và tất cả chúng ta hãy cùng cầu nguyện: Lạy Chúa, xin danh Chúa được cả sáng, xin cho chúng con biết xấu hổ. Đây là một khoảnh khắc đáng xấu hổ”.

Những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô được đưa ra một ngày sau khi bản báo cáo dài 2,500 trang được công bố. Phúc trình này là kết quả của cuộc điều tra kéo dài 4 năm về tội lỗi lạm dụng tình dục trong hàng giáo sĩ Pháp.

Trong bài giáo lý diễn ra tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khía cạnh Chúa Kitô giải phóng chúng ta.

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, chúng ta lại suy gẫm về Thư gửi tín hữu Galát, trong đó Thánh Phaolô đã viết những lời bất hủ về quyền tự do của Kitô hữu. Quyền tự do của Kitô hữu là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ suy gẫm về chủ đề này: Tự do của Kitô hữu.

Tự do là một kho báu chỉ thực sự được đánh giá cao khi nó bị mất đi. Đối với nhiều người trong chúng ta, những người đã quen với việc được tự do, dường như nó thường là một quyền thủ đắc được hơn là một hồng phúc và một di sản cần được bảo tồn. Biết bao hiểu lầm đã diễn ra xung quanh chủ đề tự do, và biết bao quan điểm khác nhau đã xung đột nhau trong nhiều thế kỷ!

Trong trường hợp người Galát, Thánh Tông đồ không thể chịu đựng được việc các Kitô hữu đó, sau khi đã biết và chấp nhận chân lý của Chúa Kitô, đã để mình bị lôi cuốn vào những đề nghị lừa dối, chuyển từ tự do sang nô lệ: từ sự hiện diện giải thoát của Chúa Giêsu sang nô lệ tội lỗi, chủ nghĩa vụ luật, v.v. Ngay cả ngày nay, chủ nghĩa vụ luật là một trong những vấn đề của chúng ta đối với rất nhiều Kitô hữu đang nương náu vào chủ nghĩa vụ luật, ngụy biện. Do đó, thánh Phaolô mời gọi các Kitô hữu hãy vững vàng trong sự tự do mà họ đã lãnh nhận khi chịu phép rửa, không để mình bị rơi trở lại “ách nô lệ” (Gl 5:1). Đúng là ngài sốt sắng đối với sự tự do này. Ngài ý thức rằng một số “giả làm anh em” - đây là điều ngài gọi họ - đã len lỏi vào cộng đồng, ngài nói thế, để “do thám sự tự do của chúng ta mà chúng ta có được trong Chúa Giêsu Kitô, để họ có thể đưa chúng ta vào vòng nô lệ ”(Gl 24) - để quay lưng lại. Và Thánh Phaolô không thể chịu đựng được điều này. Lời công bố nào ngăn cản sự tự do trong Chúa Kitô sẽ không bao giờ là Tin Mừng cả. Tôi có thể là người Pêlagiô hoặc Giăngsênô hoặc đại loại như thế, nhưng không phải là người của Tin Mừng. Anh chị em không bao giờ có thể ép buộc nhân danh Chúa Giêsu; anh chị em không thể làm bất cứ ai trở thành nô lệ nhân danh Chúa Giêsu, Đấng đã làm cho chúng ta được tự do. Tự do là một hồng phúc đã được ban cho chúng ta trong phép rửa.

Nhưng trên hết, lời dạy của Thánh Phaolô về tự do có tính cách tích cực. Thánh Tông đồ đề xuất lời dạy của Chúa Giêsu, lời dạy chúng ta cũng tìm thấy trong Tin Mừng Thánh Gioan: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (8: 31-32). Vì vậy, lời kêu gọi trên hết là ở lại trong Chúa Giêsu, nguồn chân lý, Đấng làm cho chúng ta được tự do. Do đó, tự do của Kitô giáo được đặt trên hai trụ cột căn bản: thứ nhất, ân sủng của Chúa Giêsu; thứ hai, sự thật mà Chúa Kitô mạc khải cho chúng ta và đó là chính Người.

Trước hết, đó là một hồng phúc của Chúa. Sự tự do mà người Galát đã nhận được - và chúng ta cũng nhận được như họ trong phép rửa của chúng ta - là hoa trái của cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh Tông đồ tập trung toàn bộ lời công bố của ngài vào Chúa Kitô, Đấng đã giải thoát ngài khỏi những ràng buộc của đời sống cũ: chỉ từ Người, hoa trái của sự sống mới mới phát xuất theo Chúa Thánh Thần. Thực thế, sự tự do đích thực nhất, thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, phát xuất từ Thập giá Chúa Kitô. Chúng ta được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi nhờ Thập giá của Chúa Kitô. Chính tại đó, nơi Chúa Giêsu tự để mình bị đóng đinh, tự làm mình thành nô lệ, Thiên Chúa đã đặt nguồn giải phóng cho con người. Điều này không bao giờ ngưng làm chúng ta ngạc nhiên: nơi mà chúng ta bị tước bỏ mọi tự do, tức là cái chết, có thể trở thành nguồn suối của tự do. Nhưng đó là mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa! Nó không dễ hiểu, nhưng nó đã được sống. Chính Chúa Giêsu đã công bố điều đó khi Người nói: “Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10:17-18). Chúa Giêsu đạt được tự do hoàn toàn bằng cách từ bỏ chính mình cho đến chết; Người biết rằng chỉ bằng cách này Người mới có thể giành được sự sống cho mọi người.

Chúng ta biết, Thánh Phaolô đã trực tiếp trải nghiệm mầu nhiệm tình yêu này. Vì lý do này, ngài nói với người Galát, sử dụng kiểu nói cực kỳ táo bạo: “Tôi đã bị đóng đinh với Chúa Kitô” (Gl 2:19). Trong hành vi kết hợp tối cao đó với Chúa, ngài biết ngài đã nhận được hồng phúc lớn nhất của đời mình: tự do. Thật vậy, ngài đã đóng đinh “tính xác thịt mình vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê” (5:24). Chúng ta hiểu Thánh Tông đồ được tràn ngập biết bao đức tin, sự thân mật của ngài với Chúa Giêsu thâm hậu xiết bao. Và mặc dù, một mặt, chúng ta biết đây là điều chúng ta đang thiếu, mặt khác, lời chứng của Thánh Tông đồ khuyến khích chúng ta tiến bộ trong cuộc sống tự do này. Kitô hữu được tự do, nên được tự do, và được kêu gọi đừng trở lại làm nô lệ của giới luật và những điều kỳ lạ.

Trụ cột thứ hai của tự do là sự thật. Trong trường hợp này cũng vậy, cần phải nhớ rằng chân lý đức tin không phải là một lý thuyết trừu tượng, nhưng là thực tại của Chúa Kitô hằng sống, Đấng chạm đến ý nghĩa hàng ngày và tổng thể của đời sống bản thân. Biết bao người chưa bao giờ được học hành, thậm chí không biết đọc biết viết, nhưng đã hiểu rõ thông điệp của Chúa Kitô, họ có thứ tự do này làm họ được tự do. Chính sự khôn ngoan của Chúa Kitô đã truyền vào họ qua Chúa Thánh Thần trong phép rửa. Biết bao người mà chúng ta thấy đã sống cuộc sống của Chúa Kitô tốt hơn những nhà thần học vĩ đại; họ cung hiến cho ta một chứng tá tuyệt vời về sự tự do của Tin Mừng. Tự do tạo ra sự tự do đến mức nó biến đổi cuộc sống của người ta và hướng nó về điều tốt đẹp. Vì vậy, để được tự do thực sự, chúng ta không những cần biết mình ở bình diện tâm lý, mà trên hết là thực hành chân lý nơi bản thân ở mức độ sâu sắc hơn - và ở đó, trong tâm hồn chúng ta, hãy mở lòng đón nhận ân sủng của Chúa Kitô. Sự thật phải làm chúng ta không yên - chúng ta hãy trở lại với từ ngữ cực kỳ có tính Kitô giáo này: bồn chồn. Chúng ta biết rằng có những Kitô hữu không bao giờ bồn chồn: cuộc sống của họ luôn luôn y như thế, không có chuyển vần gì trong lòng, họ thiếu sự bồn chồn. Tại sao? Vì bồn chồn là một dấu hiệu cho thấy Chúa Thánh Thần đang hoạt động bên trong chúng ta và tự do là một tự do hoạt động, phát xuất từ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng tự do phải làm chúng ta không yên, nó phải liên tục chất vấn chúng ta, để chúng ta có thể luôn vào sâu hơn những gì chúng ta thực sự là. Bằng cách này, chúng ta sẽ khám phá ra rằng hành trình của sự thật và tự do là một hành trình gian khổ kéo dài suốt đời. Mãi mãi tự do là điều gian khổ, là đấu tranh; nhưng nó không bất khả hữu. Can đảm lên, chúng ta hãy thực hiện tiến bộ về vấn đề này, điều đó sẽ tốt cho chúng ta. Và đó là cuộc hành trình trong đó Tình yêu phát xuất từ Thập giá sẽ hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta: Tình yêu mạc khải sự thật cho chúng ta và ban cho chúng ta tự do. Đó là con đường dẫn đến hạnh phúc. Tự do làm chúng ta tự do, làm chúng ta hân hoan, làm chúng ta hạnh phúc.
 
Cẩn thận: HY tiêm cả 2 mũi vẫn nhiễm, vẫn phải đi cấp cứu. Công Nghị Úc và Đức khác một trời một vực
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:23 07/10/2021


1. Đức Thánh Cha chúc phúc cho Công đồng Toàn thể của Úc Đại Lợi

Trong một thông điệp được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y viết rằng “Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện để Công đồng có thể là một dịp đầy ơn thánh biết lắng nghe lẫn nhau và phân định tâm linh, đánh dấu bằng sự hiệp thông sâu sắc với Người kế vị thánh Phêrô”.

Đức Giáo Hoàng cho biết Công đồng Toàn thể “đại diện cho một cuộc hành trình độc đáo của dân Chúa ở Úc dọc theo các chặng đường của lịch sử hướng tới một cuộc gặp gỡ đổi mới với Chúa Kitô Phục sinh trong quyền năng của Chúa Thánh Thần”.

Bức thư của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đọc cho các thành viên Công đồng Toàn thể tại lễ khai mạc của Phiên họp đầu tiên bởi Đức ông John Baptist Itaruma của Tòa Sứ thần Tòa thánh tại Úc.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, trong một thông điệp gửi tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho biết 278 thành viên của Công đồng “ý thức sâu sắc rằng Công đồng Toàn thể diễn ra trong Giáo hội hoàn vũ”.

Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho biết ngài hy vọng Công đồng Toàn thể sẽ là một hồng phúc không những cho Giáo hội ở Úc, mà còn cho Giáo hội toàn thế giới.

Ngài nói, “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã mô tả Công đồng Vatican II là ‘ân sủng lớn lao được ban cho Giáo hội trong thế kỷ XX’ (Novo Millenio Ineunte). Đối với chúng ta, Công đồng Toàn thể là ân sủng lớn lao được ban cho Giáo hội ở Úc vào buổi bình minh của thế kỷ XXI”.

Công đồng Toàn thể đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của quốc tế với các quan sát viên và khách mời bao gồm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Á Châu, Đức Tổng Giám Mục Peter Loy Chong và Chủ tịch Liên đoàn Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương, Đức Tổng Giám Mục Anton Bal.

Khu vực Thái Bình Dương được đại diện đông đảo bởi một số các quan sát viên, trong đó có Đức Hồng Y John Dew, Tổng Giám Mục Wellington và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Tân Tây Lan, cùng với Đức Cha Paul Donoghue, Giám mục của Rarotonga ở Quần đảo Cook.

Thánh lễ khai mạc Công đồng Toàn thể

Thánh lễ khai mạc Công đồng Toàn thể đã diễn ra tại nhà thờ chính tòa Đức Bà của tổng giáo phận Perth hôm Chúa Nhật 3 tháng 10.

Chủ tịch Công đồng Toàn thể là Đức Tổng Giám Mục Perth, Timothy Costelloe, cho biết có nhiều hy vọng và kỳ vọng lớn từ cuộc họp và đúng như vậy.

Ngài nói, “Chúng ta đến với tư cách là đại diện của dân Chúa ở Úc. Chúng ta mang theo mình, như một đặc ân và như một trách nhiệm, đức tin quý giá và đôi khi mong manh của dân Chúa; chúng ta mang theo hy vọng và ước mơ của họ, nỗi đau và sự đau khổ của họ, niềm vui và sự lạc quan của họ, nỗi sợ hãi và sự do dự của họ”.

“Do đó, nhiệm vụ mà chúng ta cùng nhau chia sẻ không phải là trở thành tiếng nói đại diện cho bất cứ tổ chức, hay thừa tác vụ hay linh đạo nào trong Giáo hội. Chúng ta đã không được kêu gọi để cổ vũ bất cứ chương trình nghị sự cụ thể nào, dù là của chúng ta hay của người khác. Chúng ta được kêu gọi bước vào một không gian thánh thiêng, với tư cách là anh chị em trong Chúa Kitô, để lắng nghe sâu sắc tiếng nói và lưu ý tới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, khi những điều này xuất hiện qua tất cả các yếu tố khác nhau trong tuần lễ của chúng ta, và như chúng xuất hiện và chín mùi qua nhiều năm tháng chuẩn bị của chúng ta cho thời điểm này”.

Phiên khai mạc của Công đồng Toàn thể được chủ trì bởi một đại diện đáng tự hào của Giáo phận theo nghi lễ Maronite, Bà Theresa Simon.

Bà cho biết Giáo Hội Công Giáo ở Úc được chúc phúc bằng sự đa dạng văn hóa tuyệt vời, điều này được phản ảnh qua sự hiện diện của các đại diện giáo hội theo Nghi lễ phương Đông tại Công đồng Toàn thể.

Bà Simon giải thích, “Cha mẹ tôi đến từ những ngôi làng nhỏ ở Thung lũng Kadisha ở Lebanon, thung lũng linh thiêng của các vị thánh, và giống như rất nhiều người trong chúng ta tụ tập ở đây, các bậc tiền bối của chúng ta rời quê hương từ khắp nơi trên thế giới, mang theo đức tin Công Giáo của họ”.

“Cùng nhau, chúng ta tập hợp trong tính phong phú đa dạng, cùng nhau tham gia ở đây trong Một Chúa, Một Đức tin, Một Phép Rửa và tất cả được tạo ra để uống cùng Một Thánh Thần”.

Bà nói thêm, “Ở đây, từ ngôi nhà của tôi ở phía tây Sydney, nơi chúng tôi có lẽ đã thấy rõ hơn hậu quả của COVID-19 trong những tháng gần đây, tôi biết rằng tất cả chúng ta đều lưu tâm đến bệnh tật, cái chết, cấm cửa, đóng cửa biên giới, xa cách những người thân yêu và sự không chắc chắn về tương lai. Tuy nhiên, trong tất cả những điều này, chúng ta, những người Công Giáo, chúng ta biết hy vọng rằng thế giới sẽ bắt đầu mở cửa trở lại và chúng ta biết ơn sâu xa vì những điều kỳ diệu của khoa học và việc làm của những người ở tuyến đầu. Chúng ta cầu nguyện để những tháng sắp tới mang lại khuây khỏa cho nhiều người ở đây ở Úc và trên khắp thế giới, những người đang đau khổ vào thời điểm này”.
Source:Catholic Weekly

2. Tiến Trình Công Nghị của Đức bị dời lại vì không đủ túc số

Sau khi thông qua một số tuyên bố thách thức giáo lý Công Giáo, phiên họp khoáng đại Tiến Trình Công Nghị của các giám mục và giáo dân Đức đã bất ngờ bị bế mạc vào ngày 2 tháng 10 khi Giám mục Georg Bätzing, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, nhận thấy rằng cuộc họp không còn đủ túc số nữa.

Cuộc họp Tiến Trình Công Nghị đã thông qua hàng tá tuyên bố, bao gồm lời kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng giới, và một tuyên bố xem ra đặt vấn đề về sự cần thiết của chức linh mục được truyền chức. Lời kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng giới bác bỏ một cách rõ ràng những cảnh báo của Vatican. Việc đặt vấn đề về sự cần thiết của chức linh mục được truyền chức thậm chí thách thức ngay cả bí tích truyền chức thánh được Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly.

Cuộc bỏ phiếu về các tuyên bố được đề xuất bất ngờ bị kết thúc khi Giám Mục Bätzing nhận thấy rằng nhiều tham dự viên đã bỏ về nhà trước khi cuộc họp chính thức khép lại sau ba ngày thảo luận. Túc số 2/3 đại diện không còn có thể đạt được; vì thế Bätzing đưa ra ý kiến kết thúc sớm cuộc họp.

Tuy nhiên, sau đó Giám mục Bätzing thông báo rằng thời hạn cho Tiến Trình Công Nghị sẽ được kéo dài. Ban đầu dự kiến kết thúc vào tháng này, tiến trình này - bắt đầu vào tháng 12 năm 2019 – sẽ được kéo dài đến đầu năm 2022 vì dịch Covid. Bây giờ nó sẽ tiếp tục đến năm 2023.

Việc các giám mục Đức chấp nhận Tiến Trình Công Nghị đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng cả trong hội đồng giám mục, vì một số ít giám mục Đức đã phản đối mạnh mẽ các sáng kiến cấp tiến, và trong Giáo hội hoàn vũ, vì sự ủng hộ của Đức đối với những thay đổi triệt để trong giáo lý và thực hành Công Giáo ngày một gia tăng, kéo theo nguy cơ ly khai hoàn toàn.

Các nhà lãnh đạo trong hàng giáo phẩm Đức cho rằng Tiến Trình Công Nghị là một bước cần thiết để phục hồi Giáo hội sau sự tàn phá do vụ tai tiếng lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, những người chỉ trích Tiến Trình Công Nghị lập luận rằng hàng giáo phẩm Đức không được trang bị đầy đủ để có khả năng lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ — một lập luận được củng cố bởi số liệu thống kê cho thấy hơn 700,000 người Công Giáo Đức đã bỏ đạo trong ba năm qua.

Bây giờ lại có một sự mỉa mai đầy ấn tượng, cách mà Bätzing và các Giám Mục cấp tiến khác tìm kiếm ấn tượng cho Tiến Trình Công Nghị Đức đã thất bại. Trong nhiều năm nay, khi bắt đầu Tiến Trình Công Nghị các nhà lãnh đạo Công Giáo Đức đã chứng kiến một cuộc ra đi ồ ạt của anh chị em giáo dân, với hàng trăm nghìn giáo dân đã rời bỏ Giáo Hội. Bây giờ họ lại bị buộc phải gia hạn thêm thời hạn cho Tiến Trình Công Nghị, bởi vì hàng chục người trong chính cái Thượng Hội Đồng của họ đã đứng dậy ra về trước khi kết thúc.
Source:Catholic World News

3. Đức Hồng Y Bagnasco nhập viện với COVID-19 sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã phải nhập viện với COVID-19 sau khi đi dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest.

Vị Hồng Y, 78 tuổi, đã được tiêm chủng đầy đủ vắc xin mRNA vào tháng 5 năm ngoái. Ngài có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 khi trở về Ý từ Hung Gia Lợi và nhập viện vào ngày 28 tháng 9.

Đức Hồng Y Bagnasco hiện đang được điều trị tại khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Galliera ở Genoa, thành phố phía bắc nước Ý, nơi ngài giữ chức tổng giám mục từ năm 2006 cho đến khi nghỉ hưu vào năm ngoái.

Bệnh viện đã đưa ra một ghi chú vào ngày 30 tháng 9 cho biết rằng “tình trạng chung của vị Hồng Y rất khả quan và tiến triển lâm sàng là rất tích cực” kèm theo một bức ảnh Đức Hồng Y Bagnasco vẫy tay từ cửa sổ bệnh viện.

Trước khi nhập viện, Đức Hồng Y Bagnasco nói với Đài phát thanh Vatican vào tháng 9 rằng ngài mắc phải “một dạng COVID-19 cực kỳ nhẹ”.

“Tôi nghĩ sự nhẹ nhàng này chắc chắn là do tôi đã hoàn thành việc tiêm phòng vào tháng 5 năm ngoái. Vì vậy, chúng ta nên biết rằng ngay cả khi tiêm phòng, chúng ta vẫn có thể bị nhiễm bệnh, nhưng với một hình thức cực kỳ nhẹ. Đây là kinh nghiệm của tôi”, Đức Hồng Y nói.

Đức Hồng Y Bagnasco là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE) và trước đây từng là chủ tịch của hội đồng giám mục Ý từ năm 2007 đến năm 2017.

Ngài là một trong nhiều Hồng Y Công Giáo đã nhiễm COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Hồng Y Philippe Ouedraogo của Burkina Faso và Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Rôma, là các vị Hồng Y có kết quả xét nghiệm dương tính đầu tiên và hồi phục sau COVID-19 vào tháng 3 năm 2020.

Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, đã phải nhập viện vì vi rút vào tháng 11 năm 2020. Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg đã có kết quả dương tính vào tháng Giêng, cũng như Hồng Y Honduras Óscar Rodríguez Maradiaga vào tháng Hai.

Đức Hồng Y Raymond Burke đã được đặt máy thở vào tháng 8 sau khi xét nghiệm dương tính với coronavirus. Ngài đã được xuất viện vào ngày 3 tháng 9 và viết vào ngày 26 tháng 9 rằng sẽ “vài tuần nữa” ngài sẵn sàng trở lại các hoạt động bình thường của mình.

Đức Hồng Y Bagnasco đã dâng Thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế vào ngày 5 tháng 9. Thánh lễ ngoài trời diễn ra tại Quảng trường Anh hùng ở Budapest với sự góp mặt của một dàn hợp xướng 1,000 người.


Source:Catholic News Agency
 
Nhà trừ tà cảnh báo: Sa tan thường dùng âm nhạc mê hồn. Năm vấn đề trong phiên xử vụ tòa nhà London
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 07/10/2021


1. Đức Giáo Hoàng, các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đưa ra lời kêu gọi trước COP26 về biến đổi khí hậu

Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã đưa ra lời kêu gọi chung hôm thứ Hai 4 tháng 10 cho Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc, gọi tắt là COP26, vào tháng tới để cổ vũ cho việc đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm cứu hành tinh khỏi “một cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có”.

Cuộc họp “Niềm tin và Khoa học: Hướng tới COP26” đã quy tụ các nhà lãnh đạo Kitô Giáo giáo bao gồm Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Anh Giáo thành Canterbury và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, cũng như các đại diện của Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Sikh, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Hỏa giáo và Kỳ Na giáo.

“COP26 ở Glasgow tiêu biểu cho một lời triệu tập khẩn cấp nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có và cuộc khủng hoảng về các giá trị mà chúng ta hiện đang trải qua, và nhằm mang lại hy vọng cụ thể cho các thế hệ tương lai,” Đức Giáo Hoàng nói.

“Chúng tôi muốn đồng hành với cuộc họp bằng sự cam kết và sự gần gũi về mặt tinh thần của chúng tôi,” ngài nói trong một bài diễn văn được trao cho những tham dự viên thay vì đọc to trong Điện Benedictionsso của Vatican để những người khác có nhiều thời gian hơn để nói.

Lời kêu gọi, trong đó mô tả biến đổi khí hậu là “mối đe dọa nghiêm trọng”, đã được trao cho Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio và Alok Sharma của Anh, chủ tịch COP26 ở Glasgow.

“Các nhà lãnh đạo đức tin đã đến đây ngày nay đại diện cho khoảng 3/4 dân số thế giới. Ông Sharma nói sau cuộc họp do Vatican, Anh và Ý tổ chức, đó là lý do tại sao tiếng nói của họ lại có ý nghĩa quan trọng.

Đức Tổng Giám Mục Welby, nhà lãnh đạo tinh thần của Anh giáo trên thế giới, đã kêu gọi một “kiến trúc tài chính toàn cầu ăn năn những tội lỗi trong quá khứ”, bao gồm những thay đổi trong các quy định về thuế để thúc đẩy hoạt động xanh.

“Trong 100 năm qua, chúng ta đã tuyên chiến với thiên nhiên. Cuộc chiến chống lại khí hậu ảnh hưởng đến những người nghèo nhất trong chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Welby nói.

Trong lời kêu gọi chung, các đại diện tôn giáo yêu cầu tất cả các chính phủ áp dụng các kế hoạch giúp hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và triệt tiêu mức thải carbon càng sớm càng tốt.

Các quốc gia giàu có hơn phải đi đầu trong việc giảm lượng khí thải của chính họ và tài trợ cho việc giảm mức thải của các quốc gia nghèo hơn.

“Chúng tôi cầu xin cộng đồng quốc tế, tập hợp tại COP26, thực hiện các hành động nhanh chóng, có trách nhiệm và chia sẻ để bảo vệ, khôi phục và chữa lành nhân loại bị tổn thương của chúng ta và ngôi nhà được giao phó cho chúng ta quản lý,” lời kêu gọi này là kết quả sau nhiều tháng họp trực tuyến giữa 40 hay hơn các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Một số người tham gia nhấn mạnh rằng không quốc gia nào có thể đi một mình.

Rajwant Singh, một nhà lãnh đạo đạo Sikh từ Hoa Kỳ, cho biết: “Nếu một quốc gia chìm xuống, tất cả chúng ta đều chìm theo”.

Trong bài phát biểu bằng văn bản của mình, Đức Phanxicô nói rằng sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo nên được coi là sức mạnh chứ không phải điểm yếu trong việc bảo vệ môi trường.

“Mỗi chúng ta đều có niềm tin tôn giáo và truyền thống tâm linh của mình, nhưng không có biên giới hay rào cản văn hóa, chính trị, xã hội nào ngăn cản chúng ta sát cánh cùng nhau,” ngài nói.


Source:Reuters

2. Lý do Đức Đạt Lai Đạt Ma không được mời đến cuộc họp quan trọng của các nhà lãnh đạo tôn giáo trước thêm COP26

Hôm 4 tháng 10, nhà báo Philiph Pullella của Reuters khi kết thúc cuộc phỏng vấn với Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước của Vatican đã đặt ra câu hỏi sau:

“Xin Đức Cha giải thích tại sao những người tổ chức sự kiện hôm nay ở Vatican giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo để chuẩn bị cho COP 26 / Glasgow đã không mời Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của các Phật tử Tây Tạng, mà Trung Quốc không công nhận”

Đức Tổng Giám Mục Gallagher trả lời như sau:

“Đức Đạt Lai Lạt Ma biết rõ ngài được Tòa Thánh tôn trọng như thế nào nhưng ngài cũng đánh giá cao rằng mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc rất phức tạp và khó khăn và ngài luôn tôn trọng điều đó và chúng tôi đánh giá rất cao điều đó và vì vậy cuộc đối thoại tiếp tục diễn ra với Phật giáo trên nhiều cấp độ.”

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận định rằng chính sách ngoại giao hòo hoãn với các chế độ độc tài có nguy cơ làm hạ giảm chứng tá luân lý của Giáo Hội Công Giáo khi Giáo Hội không chống lại sự đàn áp ở Hương Cảng, Trung Quốc, Venezuela, Belarus, Cuba, Nicaragua và những nơi khác.
Source:Sismografo

3. Cảnh giác những hình ảnh ma quỷ đưa ra để cám dỗ những người trẻ tuổi.

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #158: Satanic Images Tempt the Young”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 158. Những hình ảnh Satan cám dỗ người trẻ”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một phụ nữ trẻ, gọi là K, gần đây đã được giải phóng khỏi bị quỷ ám, tạ ơn Chúa. Nhưng Satan không cam chịu một thất bại nặng nề và hiện đang cố gắng giành lại quyền kiểm soát. Những người đã từng bị quỷ nhập trước đây cần phải cảnh giác và sống một cuộc sống mẫu mực, không có bất kỳ sơ hở.

Gần đây, K đã định tắt máy tính và rời khỏi phòng thì một hình ảnh tự động hiện lên trên màn hình. Đó là một bức ảnh quyến rũ của một ngôi sao nhạc pop. Ngôi sao nhạc pop này đã thừa nhận thực hành ma thuật và âm nhạc của cô ấy có những lời hát mang âm hưởng Satan. Trước đây, K là một tín đồ của âm nhạc. Satan biết điểm yếu của K, của chúng ta và dùng chúng để săn đuổi.

Tôi thường được hỏi về những nguy hiểm có thể xảy ra khi xem các bộ phim / chương trình truyền hình miêu tả tích cực về tội ác hoặc phù thủy. Các bậc cha mẹ cũng hỏi về việc con cái họ nghe nhạc kích động, chói tai, hoặc nhạc có chứa thông điệp về Satan. Ai đó có thể bị ám khi làm như vậy hay không?

Trong những năm gần đây, một số thanh thiếu niên đau khổ đã đến gặp tôi cùng với cha mẹ của họ để cầu nguyện giải thoát. Một điểm chung giữa họ là gắn bó với những buổi biểu diễn và âm nhạc đen tối như vậy. Một số thanh niên mắc chứng ma quỷ này đã đi xa đến mức xăm hình ma quỷ lên cơ thể hoặc trang điểm và mặc quần áo giống người Goth.

Kinh nghiệm của chúng tôi cho đến nay cho thấy rằng thực tế chỉ nghe nhạc như vậy hoặc ăn mặc theo phong cách đen tối như vậy sẽ không tự động dẫn đến việc bị ma quỷ khống chế hay chiếm hữu. Nhưng, những hành vi như vậy là một phần của bức tranh lớn hơn, đầy rắc rối.

Sử dụng âm nhạc và chương trình biểu diễn đen tối là dấu chỉ của việc họ đang rơi dần vào thế giới đen tối nói chung. Một số những người trẻ tuổi này đang thực hành ma thuật, bói toán hoặc các hành vi huyền bí khác. Những người khác tham gia các nhóm liên quan đến tâm linh Thời đại Mới. Âm nhạc và video đen tối đã nuôi dưỡng tâm trí họ bằng những thông điệp xấu xa và củng cố mối liên hệ của họ với ma quỷ.

Thủ đoạn của Satan trong trường hợp của cô K là dụ dỗ cô qua sự ưa thích của cô với một ngôi sao nhạc pop có nhiều vấn đề là một lời cảnh báo cho mối nguy hiểm khi đón nhận những hình ảnh từ thế giới bóng tối. Là một nhà tâm lý học, tôi hiểu thanh thiếu niên muốn nổi loạn chống lại xã hội đã được thiết lập; có rất nhiều thứ trong thế giới của chúng ta đã trở nên tồi tệ. Nhưng tuổi trẻ của chúng ta nên cẩn thận với việc kết hợp mình với ma quỷ là kẻ đã dẫn đầu cuộc nổi loạn ban đầu.

K đã khôn ngoan ném đi bộ sưu tập âm nhạc và kỷ vật của ngôi sao nhạc pop của mình. Cô đã học được bài học khó khăn khi bị ác quỷ bị tra tấn. Đối với cả người trẻ và người già, chúng ta nên lấp đầy tâm trí mình bằng những hình ảnh và thông điệp nuôi dưỡng con người mà chúng ta thực sự muốn và được kêu gọi trở thành.
Source:Catholic Exorcism

4. 5 vấn đề chính trong phiên tòa xét xử vụ “tòa nhà London” tại Vatican

Vào ngày 27 tháng 7 vừa qua, phiên tòa lịch sử xét xử “Tòa nhà London” đã bắt đầu, một phiên điều trần ngắn trong đó 10 người - bao gồm cả Hồng Y Angelo Becciu - bị buộc tội với các tội tài chính nghiêm trọng. Sau kỳ nghỉ hè, phiên tòa đã tiếp tục vào ngày 5 tháng 10 và dự kiến sẽ chiếm lĩnh các tin tức hàng đầu liên quan đến Vatican trong vài tháng tới.

Phiên tòa này là một vấn đề nghiêm trọng và có nhiều khả năng có những xuyên tạc làm ngã lòng các tín hữu. Chính vì thế, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, đã tóm tắt và đưa ra 5 điểm chính sau đây:

Vấn đề thứ nhất: Thiệt hại đối với tài chính của Tòa thánh

Vào năm 2019, sau một báo cáo nội bộ, các quan chức tư pháp Vatican đã mở một cuộc điều tra về các điều kiện mua lại một tòa nhà ở London, tọa lạc tại số 60 Đại lộ Sloane, bởi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh - là cơ quan hành chính trung ương của Tòa thánh. Khoản đầu tư, bắt đầu vào năm 2013, được tài trợ bằng tiền từ Quỹ Đồng Điền Thánh Phêrô, tức là tiền quyên góp của các tín hữu. Hoạt động này được giao phó cho một chủ ngân hàng người Anh gốc Ý, tên là Raffaele Mincione, và dường như đã bị chuyển hướng khỏi mục đích ban đầu.

Sau một cuộc điều tra kéo dài, các quan chức của văn phòng Chưởng Lý của Vatican tin rằng từ 76 đến 166 triệu euro đã được tính như là chi phí bổ sung mà Tòa Thánh phải gánh chịu. Mười người đã được tòa án quốc gia thành phố Vatican triệu tập để trả lời về hành động của họ.

Vấn đề thứ hai: Lần đầu tiên một Hồng Y bị xét xử bởi các giáo dân

Khởi nguồn của khoản đầu tư là Hồng Y Angelo Becciu, lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (nhân vật “số 3” của Giáo triều Rôma), trước khi được tấn phong Hồng Y và trở thành Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh vào năm 2018. Hồng Y Angelo Becciu, người Ý, quê ở Sardinia đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô cách chức vào tháng 9 năm 2020, hiện bị buộc tội tham ô, lạm dụng chức vụ và hối lộ.

Trước tiên, Hồng Y Becciu sẽ phải giải thích những điều kiện mà ngài đã cho phép thực hiện hoạt động tài chính này. Ngoài ra còn có vấn đề tuyển dụng Cecilia Marogna, một chuyên gia trong lĩnh vực “ngoại giao không chính thức,” đặt ra nhiều câu hỏi, cũng như khả năng chuyển hướng quỹ sang Sardinia. Mặc dù ngày nay chưa rõ sự liên quan chính xác của vị Hồng Y bị phế truất, nhưng chính bản cáo trạng của ngài đã là một sự kiện lịch sử. Theo kết quả của cuộc cải cách gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài thực sự là vị Hồng Y đầu tiên bị tòa án dân sự xét xử, đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy quá trình cải cách hệ thống tư pháp của Vatican do Đức Giáo Hoàng khởi động.

Vấn đề thứ ba: Sự phơi bày của một hệ thống tham nhũng ở trung tâm của Vatican

Ngoài trường hợp của Đức Hồng Y Becciu, phiên tòa sẽ là một cơ hội để xem xét “Phân Bộ Thường Vụ” hay “Phân bộ thứ nhất” rất kín đáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mà ngài đã đứng đầu trong một thời gian dài. Mauro Carlino và Fabrizio Tirabassi, các thành viên của bộ máy quản trị trung ương tế nhị này, đang bị điều tra. Mối liên hệ của họ với giới kinh doanh Ý, Thụy Sĩ và Anh, cũng như với các cơ quan tài chính của Tòa Thánh, chẳng hạn như Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính, gọi tắt là ASIF, sẽ được điều tra.

Hồ sơ dầy cộm kèm theo lệnh triệu tập của Chưởng Lý đề cập đến một “hệ thống” tham nhũng thực sự ở trung tâm của quốc gia nhỏ nhất thế giới, cho thấy sự kém cỏi nhất định ở cấp cao nhất. Mặc dù chương trình cải cách tài chính Vatican của Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như đã tiên báo phiên tòa này — Ví dụ, Phân bộ thứ nhất đã bị tước bỏ mọi quyền lực kinh tế vào tháng 12 năm ngoái — phiên tòa này dẫu sao cũng sẽ là phiên tòa xét xử phương thức hoạt động của cơ quan quản lý cấp cao này.

Vấn đề thứ tư: Sự trở lại của những con quỷ cũ

Trong khi triều đại của Giáo hoàng Phanxicô được một số người mô tả là một phong trào hiện đại hóa và đổi mới đối Giáo Hội Công Giáo, thì vụ việc liên quan đến tòa nhà ở London nhắc nhở chúng ta về một truyền thống đáng tiếc ở Vatican: đó là các vụ bê bối tài chính. Chúng là một tội ác thường xuyên trong gần 40 năm, từ vụ bê bối ngân hàng Ambrosiano - bị mafia lợi dụng - cho đến việc chủ tịch Viện Giáo Vụ, tức là ngân hàng Vatican, bị kết tội vào tháng Giêng năm ngoái. Những sự việc tưởng chừng đã bị lãng quên này lại tái hiện một cách đột ngột sau bản cáo trạng của Cecilia Marogna. Cuốn sổ địa chỉ của bà cố vấn Cecilia Marogna này, được người Ý gọi một cách tinh quái là “Phu nhân Hồng Y”, chứa tên của những nhân vật khét tiếng, đặc biệt là một số thành viên của nhóm “Nhà nghỉ P2” khét tiếng trong vụ tai tiếng Ambrosiano, và các tay súng của nhóm mafia Cosa Nostra.

Vấn đề thứ năm: Uy tín của Vatican đang bị đe dọa

Phiên tòa hầu chắc sẽ là một thời khắc quyết định đối với uy tín của Giáo Hội Công Giáo và triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trước hết, về mặt tài chính: ngoài những thiệt hại trực tiếp, gây bất lợi cho hoạt động đúng đắn của Tòa thánh đang gặp khó khăn về tài chính, việc sử dụng tiền của các tín hữu vào hoạt động — sau này được Tòa thánh hoàn trả lại— là một tình tiết gia trọng. Vatican sợ rằng giáo dân, do một số vụ bê bối, sẽ ngừng tài trợ cho Tòa thánh… Và trên thực tế, việc giảm các khoản quyên góp đã có thể quan sát được.

Từ một góc độ khác, số phận của Hồng Y Becciu, một người bạn cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặt ra nguy cơ đáng kể cho hành động của ngài trong nỗ lực chống lại “tai ương” của chủ nghĩa giáo sĩ trị, sự cứng nhắc của hàng giáo phẩm trong Giáo hội mà Đức Giáo Hoàng đã không ngừng chống lại.

Sự tín nhiệm đối với việc quản trị Giáo Hội của ngài cũng được đưa ra xem xét rộng rãi, đặc biệt là khi việc ban hành hiến pháp mới để cải cách các phương pháp làm việc của Giáo triều Rôma. Nhưng một cách biểu tượng hơn nữa, và trên hết là uy tín luân lý của Giáo Hội Công Giáo đang bị đe dọa ở đây. Sự mâu thuẫn lớn giữa những lời hô hào của Đức Thánh Cha Phanxicô chống lại nền tài chính toàn cầu hóa và tình huống giống như mafia được quan sát thấy gần với Ngai Tòa Thánh Phêrô dường như khó có thể dung hòa.
Source:Aleteia