Ngày 07-10-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 28 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:01 07/10/2016
Chúa Nhật 28 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 17, 11-19
“Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ? ”


Anh chị em thân mến,
Thời đại nào cũng có những người rất biết ơn người khác đã làm ơn cho mình, và cũng có những người không hề biết ơn người đã làm ơn cho mình. Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã nhẹ nhàng hỏi người Sa-ma-ri được chữa lành: “Còn chín người kia đâu, họ không được chữa lành sao ?” Câu hỏi nhẹ nhàng nhưng cũng là lời cảnh cáo chúng ta ngày hôm nay, sống đừng có vong ơn bội nghĩa không những với Thiên Chúa mà còn đối với tha nhân nữa.

Chữa lành là ân huệ
Con người ta có nhiều nỗi khổ: khổ vì bệnh hoạn thân xác, khổ vì tinh thần không được thoải mái, khổ vì gia cảnh nghèo nàn, khổ vì cuộc sống có quá nhiều chua cay, do đó mà con người ta thường mơ ước chuyện bày chuyện nọ để thể xác và tinh thần thanh thản hơn trong cuộc sống của mình.

Ân huệ của Thiên Chúa thì luôn dạt dào đổ xuống trên chúng ta, nhưng lắm lúc chúng ta như người vô ơn cứ oán trách Thiên Chúa đã quên mất chúng ta, cứ để chúng ta hết chuyện xui này đến chuyện xui nọ. Chúng ta báo oán, trách móc, giận hờn Thiên Chúa chỉ vì Ngài không đáp ứng nhu cầu vật chất của chúng ta, đó là một bệnh hoạn, và có thể nói đó là bệnh phong hủi trong tâm hồn của mỗi người chúng ta.

Thiên Chúa chữa lành chúng ta không phải bằng cách đáp ứng những lời yêu cầu của chúng ta, nhưng cách chữa lành của Ngài là làm cho chúng ta thấy được Ngài yêu thương chúng ta vô bờ bến: Ngài gởi đến cho chúng ta những thử thách, để trong những thử thách ấy chúng ta cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa vẫn luôn đoái nhìn đến chúng ta. Các thánh và những bậc hiền nhân đã cảm nghiệm được điều ấy khi còn sống ở trần gian, và đó chính là ân huệ chữa lành các khuyết điểm cũng như những hoài nghi của chúng ta đối với Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.

Thử thách là ân huệ của Thiên Chúa dành cho những ai biết yêu mến Ngài, thử thách cũng là những phương thuốc chữa lành bệnh tật tâm hồn cho chúng ta là những người cứ oán trách Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

Tạ ơn là biết ơn
Mỗi giây phút trong cuộc sống, chúng ta đón nhận biết bao nhiêu lần ân huệ của Thiên Chúa ban cho, cho nên bổn phận trước tiên của chúng ta là phải biết cám ơn Thiên Chúa đã tạo dựng chăm sóc và gìn giữ chúng ta đến ngày hôm nay.

Như mười người phong cùi được chữa lành nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại cám ơn Thiên Chúa, còn chín người Do thái không thấy trở lại cám ơn Đức Chúa Giê-su. Người Sa-ma-ri mà người Do Thái ghét cay ghét đắng ấy đã biết trở lại cám ơn người đã chữa lành bệnh cho mình, bởi vì người Sa-ma-ri này đã có một tâm hồn biết ơn với người đã chữa lành và an ủi họ.

Tạ ơn là hành vi biết ơn của người Ki-tô hữu ở trần gian này, bởi vì chính họ đã nhận không biết bao nhiêu là ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho họ trong cuộc sống của mình.

Anh chị em thân mến,
Tâm tình biết ơn cùa người Sa-ma-ri là một bài học dạy cho chúng ta rằng: đừng tìm kiếm sự vĩ đại của Thiên Chúa trong phép lạ nhãn tiền, nhưng nên tìm kiếm tình yêu của Thiên Chúa với những việc nhỏ mà Ngài đã làm cho chúng ta trong cuộc sống.

Chúng ta đều là những người bị bệnh phong hủi trong tâm hồn –tức là những tội nhân- nhưng qua bí tích Hòa Giải, và bí tích Thánh Thể mà Thiên Chúa không những đã sẵn lòng chữa lành, mà lại còn ban thêm ơn cho chúng ta khi chúng ta cố gắng sống bác ái và thực hành Lời Chúa dạy trong cuộc sống của mình…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Hãy năng cảm tạ Chúa vì những hồng ân Ngài đang đổ xuống trên chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
02:12 07/10/2016
Chúa Nhật 28 THƯỜNG NIÊN (C)
2 Các Vua 5: 14-17;Tvịnh 97; 2 Timôthê 2: 8-13; Luca 17: 11-19

HÃY NĂNG CẢM TẠ CHÚA VÌ NHỮNG HỒNG ÂN NGÀI ĐANG ĐỔ XUỐNG TRÊN CHÚNG TA

Từ lúc nhỏ cha mẹ chúng ta đã dạy chúng ta nói lời "cám ơn". Mỗi khi cha mẹ cho một viên kẹo hay trái cây, thì cha mẹ bảo "con phải nói gì nào?". Và chúng ta sẽ trả lời "cám ơn". Nếu chúng ta không nói thì cha mẹ nhắc lại "con phải nói gì đi?", rồi chúng ta nhớ và nói "cám ơn".

Hôm nay người cùi được chữa lành nói lại lỏ̀i đó, vì một trong số những ngủỏ̀i đó thấy mình đủọ̉c chủ̉a lành và nhận ra Chúa Giêsu là người đã chữa cho mình nên nói lời "cám ỏn" Chúa Giêsu. Đây là cách đối xử vỏ́i ngủỏ̀i khác khi chúng ta nói "cám ỏn" về một điều gì ngủỏ̀i khác đã làm cho chúng ta. Nhủng bài phúc âm hôm nay không có ý dạy cách đối nhân xủ̉ thế vỏ́i ngủỏ̀i khác.

Chúa Giêsu không chỉ chủ̉a lành bênh ngoài da của ngủỏ̀i cùi. Thỏ̀i đó bệnh cùi đủọ̉c xem là một hình phạt của Thiên Chúa vì họ hay gia đình họ đã phạm tội. Bỏ̉i thế ngủỏ̀i cùi bị loại ra khỏi cộng đoàn tôn giáo và xã hội. Người bị bệnh cùi ngoài những dất vết bệnh chứng; còn phải mang một tấm bảng đeo vào cổ trên đó được ghi "tôi là ngủỏ̀i có tội". Nếu một ngủỏ̀i trong cộng đoàn động chạm tiếp xúa với ngủỏ̀i cùi thì ngủỏ̀i đó cũng bị loại ra khỏi cộng đoàn. Bỏ̉i thế, chúng ta có thể hiểu vì sao bệnh cùi lại là dấu chỉ̉ về tội lỗi trong cộng đoàn. Bệnh cùi truyền nhiễm tủ̀ đỏ̀i này sang đỏ̀i khác.

Chúa Giêsu không chỉ chủ̉a ngủỏ̀i cùi Do thái mà thôi. Trong số các ngủỏ̀i cùi còn có một ngủỏ̀i Samaritanô là ngủỏ̀i đã trỏ̉ lại để cám ỏn Chúa Giêsu. Theo phong tục thỏ̀i đó thì ngủỏ̀i Do thái ghét ngủỏ̀i Samaritanô. Chúng ta nên nhỏ́, ngủỏ̀i cùi Samaritanô hiểu thấu việc anh ta bị ghét nhủ thế nào. Anh ta không nhủ̃ng bị cộng đoàn anh ta loại ra, và anh ta cũng bị nhủ̃ng ngủỏ̀i cùi Do thái loại ra nủ̃a. Anh ta không nhủ̃ng chỉ̉ bị một bệnh quá ghê tỏ̉m, mà lại còn bị xem là đã bị Thiên Chúa trủ̀ng phạt vì tội lỗi nên mắc bệnh và phải bi hoàn toàn loại ra một cách đau khổ. Không có nỗi khổ nào sâu đậm hỏn nủ̃a đâu.

Chúng ta cũng có thể hiểu vì sao trong Kinh Thánh bệnh cùi là dấu chỉ̉ tội lỗi. Cũng nhủ ngủỏ̀i cùi, tội lỗi của chúng ta đã loại chúng ta ra khỏi ngủỏ̀i khác và ngay cả chúng ta nủ̃a. Mặc cảm tội lỗi làm chúng ta cảm thấy chúng ta xa cả Thiên Chúa. Cho nên không gì ngạc nhiên khi nhủ̃ng ngủỏ̀i đã phạm tội vỏ́i lề luật tôn giáo hay xã hội thủỏ̀ng mô tả hệ quả trong cuộc sống đỏ̀i họ như là "tôi cảm thấy nhủ tôi là một ngủỏ̀i cùi". Nhủ̃ng ngủỏ̀i trong lao tù cũng bị loại ra ngoài xã hội, và cũng tụ̉ xem họ nhủ ngủỏ̀i cùi.

Chúa Giêsu vủọ̉t qua nhủ̃ng điều cấm buộc của xã hội và tôn giáo trong nhủ̃ng năm Ngài thi hành sứ vụ. Ngài tiếp xúc với ngủỏ̀i bị loại ra và để họ đến gần Ngài. Ngài chữa họ lành và ăn uống vỏ́i họ; phủỏ̀ng tội lỗi. Hôm nay lỏ̀i nói của Chúa Giêsu vỏ́i ngủỏ̀i cùi Samaritanô nhấn mạnh nhủ̃ng gì đã xãy ra trong nhủ̃ng năm Ngài thi hành sứ vụ: ngủỏ̀i nghèo, ngủỏ̀i ốm đau, ngủỏ̀i tội lỗi đã đến vỏ́i Ngài, và đã nhận thấy bàn tay thủỏng xót của Thiên Chúa chạm đến họ. Vì họ không nên công chính nỏi bản thân họ để đáng đủọ̉c Thiên Chúa đoái hoài đến, và họ khiêm tốn nhìn nhận ỏn huệ Thiên Chúa đã ban cho họ qua Chúa Giêsu. Trong nhiều trủỏ̀ng họ̉p, nhủ̃ng ngủỏ̀i đã cảm nhận được ỏn huệ của Thiên Chúa thủỏ̀ng có củ̉ chỉ nhủ ngủỏ̀i cùi trong phúc âm hôm nay. Họ nhìn nhận Chúa Giêsu là nguồn gốc sụ̉ chủ̉a lành và họ ca ngọ̉i Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu bảo các ngủỏ̀i cùi hãy đi trình diện các tủ tế. Ngài bảo họ đi lên Đền Thỏ̀. Đó là một thách thức cho giáo hội chúng ta. Chúng ta đã loại nhủ̃ng ai ra khỏi cộng đoàn tôn giáo chúng ta chưa? Ai là nhủ̃ng ngủỏ̀i trong chúng ta bị xem là ngủỏ̀i ô uế? Tủ̀ nhủ̃ng năm 80, chúng ta đã mau lẹ xem họ nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i bị bệnh "AIDS". Hình nhủ lúc đó có nhủ̃ng suy nghĩ thật sụ̉ về nhủ̃ng ngủỏ̀i bị bệnh "AIDS" nhủ là nhủ̃ng ngủỏ̀i cùi, ngoài các dấu chỉ bệnh tật rõ ràng trên thân hình; họ còn bị loại ra. Nhủng còn có nhủ̃ng ngủỏ̀i khác nhủ: ngủỏ̀i đã ly dị và đã kết hôn trỏ̉ lại; nhủ̃ng phụ nủ̃ đã phá thai; nhủ̃ng ngủỏ̀i đống tình luyến ái; nhủ̃ng ngủỏ̀i thuộc chủng tộc khác; nhủ̃ng ngủỏ̀i di củ; nhủ̃ng tù nhân và cụ̉u tù nhân v. v. Nhiều ngủỏ̀i đã rời xa giáo hội chúng ta, để tìm các giáo phái khác nhằm tìm sự nâng đỏ̃ tinh thần của họ.

Mỏ́i nhìn vào phúc âm hôm nay, chúng ta thấy câu chuyện ngủỏi cùi nhủ nhủ̃ng câu chuyện khác về việc chữa lành của Chúa Giêsu. Khi nhủ̃ng ngủòi cùi đến gặp Chúa Giêsu để xin Ngài chủ̉a họ lành, chúng ta mong Chúa Giêsu sẽ cảm thủỏng họ và nói "hãy lành bệnh". Trái lại Chúa Giêsu bảo họ đi trình diện vỏ́i các tủ tế. Và lúc họ đã đi xa; đó là ý chính của bài phúc âm; thì họ đủọ̉c chủ̉a lành. Chỉ̉ có ngủỏ̀i Samaritanô trỏ̉ lại ngủỏ̀i chính trong câu chuyện của phúc âm là Chúa Giêsu. Rồi Chúa Giêsu hỏi anh ta về nhủ̃ng ngủỏ̀i cùi khác "Thế thì chín ngủỏ̀i kia đâu?".

Nhủ̃ng ngủỏ̀i kia làm điều Chúa Giêsu bảo họ là đi trình diện vỏ́i các tủ tế. Nhủ̃ng ngủỏ̀i đó theo lề nuật. Nhủng, ngủỏ̀i bé mọn nhất trong số các ngủỏ̀i cùi là ngủỏ̀i Samaritanô, là ngủỏ̀i có thể sẽ không đủọ̉c vào Đền Thỏ̀ để trình diện vỏ́i các tủ tế. Anh ta không có tủỏng lai gì vỏ́i việc đó. Trái lại , anh ta theo tấm lòng của anh ta là hết lòng cảm tạ.

Chắc các bạn đã nghe câu chuyện này: Một thầy dòng Đaminh ỏ̉ thế kỷ 14 tên là Meister Eckhart có nói: "nếu chỉ có lỏ̀i kinh bạn dâng lên là cảm tạ thì nhủ thế cũng đủ". Vì lỏ̀i kinh ngắn ngủi đó chủ́ng tỏ lòng tạ ỏn, mặc dù không xủ́ng đáng đến đâu đi nủ̃a, Thiên Chúa cũng đến vỏ́i chúng ta và ban ỏn Ngài cho chúng ta, và hoàn toàn chấp nhận chúng ta vào gia đình Ngài và các thánh... Nếu, chúng ta nhủ ngủỏ̀i cùi đó; đã cảm nhận được trong quãng đủỏ̀ng đỏ̀i của chúng ta sống, Thiên Chúa đã hiện diện; ban ỏn, chạm vào chúng ta, chủ̉a lành và tha thủ́, và nâng chúng ta vào hàng con cái gia đình của Ngài, và đúng là nhủ thế vì đã xãy ra, thì có lỏ̀i kinh nào khác hỏn là cảm tạ Thiên Chúa phải không?

Ngoài việc nhủ̃ng ngủỏ̀i cùi đi lên Giêrusalem, thánh Luca nói vỏ́i chúng ta là Chúa Giêsu cũng đang trên đủỏ̀ng đi lên Giêrusalem. Đây là một sụ̉ nhắc nhở nhỏ cho chúng ta nhỏ́ là Chúa Giêsu cùng đi vỏ́i chúng ta, và cũng trở thành một phần của nhủ̃ng ngủỏ̀i tội lỗi và cần đủọ̉c giúp đỏ̃ nhủ chúng ta. Khi Chúa Giêsu đến Thành Thánh, Ngài sẽ bị bắt, và bị chết trên cây thập giá. Các cỏ sở tôn giáo sẽ làm cho chắc là Chúa Giêsu sẽ bị trừng phạt vì Ngài đã phá lề luật trong sạch của họ. Ngài đã giao tiếp với ngủỏ̀i cùi, và đã rao giảng tình thủỏng yêu của Thiên Chúa cho toàn thể loài ngủỏ̀i, ngay cả với ngủỏ̀i Samaritanô. Nỏi Giêrusalem, sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Chúa Giêsu, tất cả nhủ̃ng ngủỏ̀i khác trong xã hội loài ngủỏ̀i cũng đi trên đủỏ̀ng nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i cùi đều sẽ đủọ̉c chủ̉a lành và đủọ̉c trỏ̉ lại đỏ̀i sống tốt đẹp nhủ chúng ta.

Trong bí tích Thánh Thể này, chúng ta nhủ̃ng ngủỏ̀i Samaritanô, trỏ̉ lại vỏ́i Chúa Giêsu vỏ́i tâm tình tạ ỏn vì đã đủọ̉c tha thủ́, và đã đủọ̉c đón nhận. Chúng ta không nhủ̃ng đã đủọ̉c vào gia đình Chúa Giêsu Kitô, mà còn đủọ̉c thêm vào gia đình, bạn bè và nhủ̃ng ngủỏ̀i xa lạ qua khỏi bủ́c tủỏ̀ng của Đền Thờ. Chúng ta đã nghe Tin Mủ̀ng của Chúa Giêsu trong Tiệc Thánh Thể, và chúng ta sẽ đủ́ng dậy để đi lên lãnh nhận và tiếp tục mủ̀ng vui cảm tạ Thánh Thể bánh và rủọ̉u.

Không, đó không phải chỉ̉ là vì cách đối xủ̉ mà hôm nay làm cho chúng ta nói lỏ̀i "cảm tạ". Đó là điều nhắc nhỏ̉ chúng ta về nhủ̃ng gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua Chúa Kitô. Chúng ta đã đủọ̉c đón nhận một lần nủ̃a. Và điều này lại đặt câu hỏi thêm: ai là ngủỏ̀i ngoài cuộc mà chúng ta phải đón nhận vào đỏ̀i sống chúng ta? Hôm nay chúng ta đã lãnh nhận điều gì để giúp chúng ta có thể làm việc đó? Hãy để toàn thể giáo hội thủa "Cảm tạ Chúa".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


28th SUNDAY -C-
2 Kings 5: 14-17; Psalm 98; 2 Timothy 2: 8-13; Luke 17:11-19

We learned from our earliest days to say, "Thank you." Our parents handing us a piece of candy or fruit would say, "And what do you say?" We would respond, "Thank You," to the gift or favor offered us. When we didn’t we would be dutifully reminded, "What do you say?" Then we remembered, "Thank You."

Today those words are echoed by the one cured leper who realized Jesus was the source of his cure "and thanked him." As a matter of proper etiquette we learn to say "thank you" when a favor is done for us. But today’s gospel isn’t meant to be a lesson in etiquette.

Jesus didn’t just cure a man’s skin disease. Leprosy was considered a punishment by God for a person or family’s sin. So lepers were both religious and social outcasts. The visible marks of their disease was equivalent to a sign around their neck announcing, "I am a sinner." If a member of the community came in contact with the leper they too would be outcasts. Therefore, we can see how leprosy would be seen as a sign of sin in the community, a contagion passed from one generation to the next.

Jesus didn’t just cure Jewish lepers. Among the cured was a Samaritan, the one who returned to give thanks. Samaritans were traditionally hated by the Jews. Think about the layers of rejection the Samaritan leper would have felt. He would not only have been rejected by his own community, but even by other Jewish lepers. What’s more, he not only had a dreaded disease, but he would have interpreted it as a punishment from God and felt completely abandoned in his misery. Misery doesn’t get much deeper than that!

We can understand why leprosy is a symbol in the Scriptures for sin. Like leprosy our sin cuts us off from others and even from ourselves. Our guilt can also make us feel separated from God. It’s no wonder that people who have violated religious norms or social customs will often describe the consequences in their lives, "I feel like a leper." Prisoners, also ostracized from society, will say the same.

Jesus overcame many religious and social taboos throughout his ministry. He touched the untouchables and allowed the outcasts to draw close to him. He healed them and ate with sinners. Today, in his words about the Samaritan, he underlines what has been happening throughout his ministry: the poor, the sick and sinners have come to him and have recognized God’s hand of mercy extended to them. Since they did not have their own righteousness to claim before God, they were humble enough to recognize God’s gift to them in Jesus. In many ways those who experienced God’s favor did what our cured leper did today, they realized Jesus was the source of God’s healing and they glorified God because of him.

Jesus instructed the lepers to go show themselves to the priests. He was directing them back to the Temple. Which is a challenge to our modern church. Whom have we cast out or ignored in our religious environs? Who are those considered "unclean" among us? Since the ‘80s we have been quick to respond, "People with AIDS." It seemed like the right response since they, like the lepers, bear visible marks of their illness and were often ostracized. But there are others: the divorced and remarried, women who have had abortions, gays, other races, refugees, prisoners, ex-felons, etc. Many have left our "temple" and looked elsewhere for a welcoming and supportive faith community.

On first glance the gospel seems like one of Jesus’ many healing stories. When the nine lepers come to Jesus asking for mercy we expect the usual, compassionate response from Jesus, "Be healed." Instead, he sends them to the priests and it is when they are away from Jesus, who is the focus of the whole gospel, that they are healed. The Samaritan alone returns back to the center of the story, Jesus. Jesus then asks about the others who were cured, "Where are the other nine?"

They were doing as Jesus told them; going to show themselves to the priests. They followed the rules. But the least among them, because he was a Samaritan, would not have been welcomed in the Temple before the priests. He had no future there. Instead, he followed his heart, which was overflowing with gratitude.

You probably have already heard this: the 14th century Dominican mystic, Meister Eckhart, said, "If the only prayer you ever say is, ‘Thank you,’ it would be enough." Because, in that brief expression of gratitude, is the acknowledgment that however unworthy we might be, God has come out to us and gifted us with grace – full acceptance into the company of God and the saints. If, like that leper, we realize as we travel through life, that God has spontaneously reached out with healing and forgiveness and has raised us to the dignity of children in God’s household – and indeed that has already happened – what other prayer need we say but, "Thank you"?

Besides the lepers traveling to Jerusalem, Luke tells us that Jesus was also on the road there. A subtle reminder that Jesus has joined us and become part of a sinful and needy world. When he gets to the Holy City he will be arrested and crucified. The religious establishment will make sure he is punished for his consistent violation of their purity laws, like touching lepers and also for his preaching God’s universal love for all – even Samaritans. There, in Jerusalem, through his death and resurrection the rest of us humans, also travelers on a road like those lepers, will receive healing and restoration on our way.

At this Eucharist we Samaritans return to Jesus with gratitude for the forgiveness and welcome we have received freely from Christ in this community and among family, friends and strangers beyond this temple’s walls. We have heard the good news of Jesus at this Eucharist and soon we will get up and come forward to receive and continue celebrating thanksgiving in the eucharistic bread and wine.

No, it isn’t mere etiquette nicety that stirs us to say "Thank you" today. It is a reminder of what our God has done for us, and how through Christ, we have been welcomed here again. Which raises the question: who are the outsiders whom we must welcome into our lives and our community? What we have received here today should enable us to do just that. Let the whole church say, "Thank you."
 
Hãy tạ ơn Thiên Chúa
LM. Đan vinh
08:24 07/10/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN C

2V 5,14-17 ; 2Tm 2,8-13 ; Lc 17,11-19

HÃY TẠ ƠN THIÊN CHÚA

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 17,11-19

(11) Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê. (12) Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong cùi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa (13) và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi !” (14) Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Đang khi đi thì họ đã được sạch. (15) Một người trong bọn thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. (16) Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samari. (17) Đức Giêsu mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? (18) Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (19) Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.

2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay cho thấy trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đã chữa cho mười người phong cùi được khỏi do đức tin của họ vào Người, biểu lộ qua lời cầu xin tha thiết và qua thái độ vâng lời Người dạy. Tuy nhiên trong 10 người được khỏi bệnh chỉ có một người Samari biết trở lại tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Đức Giêsu. Người đã trách những kẻ còn lại như sau: “Thế còn chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” Sau đó Người nói với anh Samari: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.

3. CHÚ THÍCH:

- C 11-13: + Trên đường lên Giêrusalem: Đây là lần thứ ba thánh Luca nói tới việc Đức Giêsu đi lên Giêrusalem (Lc 9,51;13,32). Thành Giêrusalem là đích điểm của cuộc hành trình, và cũng là nơi kết thúc cuộc đời Đức Giêsu trước khi Tin mừng được rao giảng đi khắp thế giới (x. Lc 24,47). + Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê: Để lên Giêrusalem, phải đi ngang qua vùng đồng bằng sông Giođan và thành Giê-ri-khô (x. Lc 18,35). + Người vào một làng kia thì có mười người phong hủi đón gặp Người: Để tránh cho nhiều người khỏi bị lây bệnh, Luật Môsê buộc những người bệnh cùi phải sống cách xa chỗ ở của dân chúng (x. Lc 13,46). + Họ dừng lại đằng xa: Bệnh cùi không những là bệnh đáng sợ về thể xác, mà còn là hình phạt của Đức Chúa dành cho những tội nhân (x. Đnl 28,27). Thời xưa vì khoa học chưa tiến bộ, nên khi thấy một số triệu chứng nghi ngờ trên da bệnh nhân, các tư tế dễ khẳng định họ mắc bệnh này (x. Lv 13,9-17). Người mắc bệnh phong cùi bị buộc phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và khi thấy có người đến gần thì phải kêu lên “Ô uế! Ô uế!” để người ta biết mà tránh xa (x. Lv 13,45). + “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi”: Chữ Thầy ở đây bày tỏ một lòng tin tưởng sâu xa. Chữ này chỉ thấy trong Tin mừng Luca và do các môn đệ sử dụng (x. Lc 5,5; 8,24.45). Mười người cùi này đã làm trái với quy định Luật pháp, vì họ tin vào tình thương của Đức Giêsu đối với bệnh nhân.

- C 14-16: + “Hãy đi trình diện với các tư tế”: Khi ra lệnh cho các người cùi đi trình diện với các tư tế, Đức Giêsu đã gián tiếp chữa bệnh dựa vào lòng tin của họ, biểu lộ qua thái độ mau mắn vâng lời đến với các tư tế để được chứng nhận khỏi bệnh (x. Lv 13,49). Và quả thật, khi đi đường thì họ đã thấy mình được lành sạch. Qua phép lạ này, Đức Giêsu chứng tỏ Người vừa là Đấng quyền năng, lại vừa trung thành tuân giữ Lề luật (x. Lv 14,2-3). + Lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa: Luca thích ghi nhận thái độ tôn vinh Đức Chúa của người nhận được phép lạ (x. Lc 5,25-26; 7,16). + Anh ta lại là người Samari: Người Do thái khinh thường người Samari. Thế nhưng ở đây chỉ có người Samari là đã quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa. Điều này cho thấy Đức Giêsu đến cứu chuộc mọi người không phân biệt Do thái hay dân ngoại.

- C 17-19: + “Không phải cả mười người đều được sạch sao?”: Đức Giêsumuốn cả 10 người đều trở lại. Nhưng chỉ có người Samari. Chín người kia là người Do thái đã không trở lại cám ơn, có lẽ do không có thói quen ấy hoặc do họ nghĩ mình là dân ưu tuyển, có quyền đòi Chúa phải ban ơn và không cần phải cám ơn Người. + “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”: Đức Giêsu tỏ lòng ưu ái đặc biệt đối với người Samari ngoại đạo, vì anh đã bày tỏ lòng biết ơn. Người cho biết: ơn cứu độ được ban cho người ta không căn cứ trên nguồn gốc Do thái hay dân ngoại, nhưng căn cứ trên lòng tin. Một lòng tin thực sự phải được biểu lộ, không những bằng lời xin ơn, mà còn bằng việc cảm tạ tôn vinh Chúa suốt cả cuộc đời.

4. CÂU HỎI: 1) Luật Môsê quy định về sinh họat của các người bị bệnh phong cùi ra sao? 2) Mười người phong cùi đã cầu xin với Đức Giêsu thế nào? 3) Qua việc ra lệnh cho mười người cùi đi trình diện với tư tế, Đức Giêsu cho thấy quan điểm của Người đối với Luật Môsê ra sao? 4) Câu nào cho thấy Đức Giêsu muốn người ta phải tỏ thái độ biết ơn Thiên Chúa? 5) Ta phải tạ ơn thế nào khi được ơn Chúa ban nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ và các thánh?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại đạo này?” (Lc 17,17-18).

2. CÂU CHUYỆN:

1) NGƯỜI ĐỜI THÍCH XIN ƠN HƠN LÀ TẠ ƠN CHÚA:

Có câu chuyện về sự xin ơn và tạ ơn Chúa như sau: một hôm Chúa sai hai thiên thần xuống trần gian làm nhiệm vụ, một vị đi thu gom những lời cầu xin của con người; còn vị kia thì thu nhặt những lời tạ ơn của người đời dâng lên Chúa. Chỉ vài giờ sau, vị thiên thần thu gom lời cầu xin đã trở về với hai va-li lớn chứa đầy những lời cầu xin. Sau nhiều ngày chờ mãi vẫn không thấy thiên thần thứ hai trở lại thiên đàng, Thiên Chúa lại sai một thiên thần khác bay xuống trần gian đi tìm, thì mới hay thiên thần thứ hai đang vất vả bay đi khắp phố phường, làng mạc… vì sau nhiều ngày vị này vẫn chưa gom được bao nhiêu những lời tạ ơn Thiên Chúa!

2) KHÔNG NGỪNG TẠ ƠN CHÚA:

Thi sĩ LA-MÁC-TIN (Lamartine), người Pháp đã kể lại một giai thoại vui như sau: một hôm khi đi ngang qua một cánh rừng, ông chợt nghe thấy một âm thanh lạ: cứ kèm mỗi tiếng búa đập đá chan chát là một câu nói “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ tò mò đến gần thì thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa nện vào phiến đá trước mặt là ông lại thốt ra một câu: “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ nấn ná đến gần hỏi xem ông ta đang làm gì thì được trả lời như sau: ”Tôi đang tạ ơn Chúa !” Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống xem ra khá vất vả, thi sĩ liền bảo ông ta: “Giả như bác được giầu có thì tôi hiểu được lý do tại sao bác luôn “Tạ ơn Chúa”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần khi cho bác được đầu thai trong lòng mẹ. Sau đó Ngài cũng ban cho bác duy có một cái búa này và không còn ngó ngàng gì tới bác nữa. Vậy tại sao bác lại cứ phải tạ ơn Ngài mãi như thế?”

- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao? Người thợ đá hỏi lại.

- Dĩ nhiên – Lamartine nhắc lại: Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần mà thôi!

Bấy giờ người thợ đập đá liền nói với ông khách:

- Ông nói như vậy cũng phải thôi. Nhưng ông cũng hãy nghĩ lại mà xem: Thiên Chúa vô cùng lớn lao lại thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và dù Ngài chỉ nghĩ đến tôi một lần duy nhất, lại không đủ để tôi phải tạ ơn Ngài suốt đời hay sao?”.

Nói xong, người thợ đá bỏ mặc ông thi sĩ đứng đó, quay lại tiếp tục vừa đập đá vừa nói: “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”…

3) TẠ ƠN CHÚA MỖI NGÀY:

BAI-ƠN ĐEO (Byron Dell) kể lại câu chuyện liên quan đến ông hồi còn nhỏ như sau: “Tôi đã lớn lên tại một nông trại miền Nêbátca (Nebraska). Khi lên 8 tuổi, tôi có nuôi một con ngựa nhỏ tên là Phítki (Frisky). Một buổi sáng kia, khi tôi đang ngồi trên lưng con ngựa thân yêu và tiến đến gần mấy con bò cái đang ăn cỏ, thì bỗng nhiên chú ngựa con tôi đang cưỡi nổi hứng vùng chạy như điên mà tôi không sao ghìm cương cho nó đứng lại được. Mấy lần tôi sắp bị té xuống đất, nhưng may sao tôi đã kịp gượng ngồi lại được trên yên ngựa. Ba tôi cùng mấy người giúp việc vội vàng leo lên mấy con ngựa khác đuổi theo. Sau mấy cây số băng rừng lội suối. Khi bắt kịp tôi, ông nắm chặt giây cương con ngựa của tôi và bắt nó phải dừng lại. Sau đó ba tôi bồng tôi sang ngồi trên yên ngựa với ông và dắt con ngựa của tôi chạy theo phía sau. Nó ngoan ngoãn theo chân con ngựa của chúng tôi quay về nông trại. Tối hôm đó, ba tôi đã theo tôi lên đến tận chỗ tôi nằm ngủ trên gác. Ông yêu cầu tôi cùng ông quì trên sàn cạnh giường để tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho tôi được an toàn sau sự cố ban chiều. Sau đó ông đã dâng một lời nguyện tự phát để cảm tạ Chúa thay cho tôi”.

Biến cố ấy xảy ra cách đây đã 55 năm. Thế mà BaiƠn vẫn không bao giờ quên được. Nó làm cho ông cảm thấy xúc động và cảm phục ba rất nhiều. Nhất là biến cố đó đã dạy cho BaiƠn bài học về cách thể hiện lòng biết ơn đối với Chúa. Từ ngày ấy, mỗi tối trước khi đi ngủ, ông đều quì bên giường thưa với Chúa một lời cầu nguyện tự phát để cám ơn Người đã ban các ơn lành hồn xác cho ông trong một ngày qua, và cầu xin Chúa thương tiếp tục gìn giữ ông qua đêm bình an.

4) PHẢI BIẾT TẠ ƠN CHÚA:

David đang đi đường thì gặp một người ăn xin. Anh cho người ấy một số tiền rồi tiếp tục đi, lòng cảm thấy sung sướng. Nhưng chỉ một phút sau, anh lại cảm thấy bực bội khi chợt nhớ hồi nãy người ăn xin kia đã không nói lời cám ơn anh. Anh đem chuyện ấy kể cho một Rabbi nghe. Vị Rabbi chăm chú lắng nghe, rồi hỏi :

- Khi anh cho tiền người ăn xin, anh cảm thấy thế nào?

- Con thấy rất vui.

- Thế đó không phải là phần thưởng cho con rồi đó sao?

- Nhưng con nghĩ rằng dù sao thì người ấy phải nói cám ơn con mới phải.

- Thế sao con đã không cám ơn Chúa?

- Tại sao con lại phải cám ơn Chúa?

- Vì Chúa đã ban cho con cơ hội làm dụng cụ để Chúa có thể thực hiện tình thương của Ngài cho một con người khốn khổ. (FM)

5) BÁC NÔNG DÂN TẠ ƠN CHÚA:

Một ngày kia, có hai thầy trò đi dạo trên con đường miền quê. Đang đi, họ chợt nhìn thấy một đôi giày cũ kỹ bên vệ đường. Đó là đôi giày của người nông dân nghèo khó đang làm ở thửa ruộng bên cạnh. Cậu học trò tinh nghịch định giấu đôi giày đi để trêu chọc người nông dân, nhưng thầy giáo đã ngăn cản cậu: “Con đừng tìm niềm vui qua việc trêu chọc một con người nghèo khổ như thế, nhưng hãy tìm niềm vui khác lớn hơn: con hãy bỏ vào mỗi chiếc giày một đồng tiền xem bác nông dân phản ứng ra sao?”. Sau khi bỏ tiền vào đôi giày, hai thầy trò trốn vào một bụi cây quan sát xem người nông dân xử sự thế nào. Khi xỏ chân vào đôi giày để về nhà, người nông dân phát hiện ra hai đồng tiền. Ông ta rất ngạc nhiên nhìn ra chung quanh nhưng không thấy ai, ông lại ngắm nhìn hai đồng tiền thật lâu rồi mới bỏ vào túi. Với sự xúc động tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã dùng một bàn tay vô hình nào đó, đem đến cho ông một món quà thật đúng lúc trong lúc gia đình ông đang gặp hoàn cảnh khốn khó.

3. SỐNG LỜI CHÚA: 1) Trong các câu chuyện trên, bạn thích câu chuyện nào nhất? Tại sao? 2) Bạn thấy việc tạ ơn Chúa khi đã nhận được ơn có hợp tình hợp lý không? 3) Bạn có ý kiến thế nào về câu nói sau: “Tất cả đều là hồng ân: Cuộc đời của chúng ta, dù được may lành như ý hay gặp rủi ro trái ý cũng đều không ngòai thánh ý Chúa quan phòng, và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của ta. Nên ta phải luôn dâng lời cảm tạ tri ân Chúa”?

4. SUY NIỆM:

Biết ơn là thái độ của một người có giáo dục và nhân cách. Người xưa đã dạy về lòng hiếu thảo biết ơn như sau: ”Uống nước nhớ nguồn; Làm con phải hiếu; Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… Về phạm vi đức tin, người tín hữu cần ý thức về công ơn lớn lao của Thiên Chúa đã làm cho mình, để từ đó tỏ lòng biết ơn Ngài như con thảo đối với cha hiền. Vậy tại sao chúng ta phải biết ơn? Ích lợi của sự biết ơn ra sao? Mỗi người chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa và tha nhân?

1) Những lý do của lòng biết ơn :

-Vì biết ơn là thái độ phù hợp với đạo làm người: Khi chịu ơn ai chúng ta phải tỏ lòng biết ơn họ mới hợp đạo lý như người ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Kẻ không biết ơn sẽ bị khinh dể là phường “vô ơn bạc nghĩa”; “Ăn cháo đá bát”; “Vắt chanh bỏ vỏ”, “Qua cầu rút ván”…

-Vì biết ơn là biểu hiện một người có giáo dục, có văn hóa: Một người biết nói lời “cám ơn” cho thấy một nhân cách tốt, có trình độ văn hóa cao và sẽ được mọi người kính nể như người xưa dạy như sau: “Công ai một chút chớ quên. Phiền ai một chút để bên cạnh lòng”.

2) Ích lợi của lòng biết ơn:

-“Lời nói không mất tiên mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: Thái độ biết ơn sẽ gây được thiện cảm của người làm ơn và chắc sẽ được họ tiếp tục giúp đỡ ta sau này.

-Đặc biệt nếu cha mẹ, thầy cô, thủ trưởng… mà biết nói lời “cám ơn” với người dưới quyền như con cái, học trò, thuộc cấp… chắc sẽ làm cho họ vui và kể lại cho nhiều người khác biết về phẩm chất tốt đẹp của chúng ta.

-Tuy nhiên mỗi người cần tránh thái độ “công thần”, nghĩa là giúp ai được điều gì thì thích kể công để khoe khoang và đòi người chịu ơn phải luôn nhớ đền ơn cho mình. Trái lại chúng ta nên coi việc giúp đỡ tha nhân là một nhiệm vụ phải làm mà không cần trả ơn, thì người chịu ơn sẽ lại càng cảm phục chúng ta hơn, và sau này chính Chúa sẽ trả ơn cho chúng ta trước tòa phán xét như lời Chúa Giêsu: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

3) phải năng tạ ơn Thiên Chúa và tha nhân:

a) Thái độ tạ ơn Thiên Chúa biểu lộ một đức tin chân thành:

-Ngay từ thời Cựu ước, tác giả thánh vịnh đã dạy loài người phải biết tạ ơn Thiên Chúa như sau: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1). Thời kỳ Xuất hành, dân Ítraen cũng đã bắt đầu truyền thống tạ ơn Đức Chúa qua việc dâng lễ đầu mùa lên cho Ngài (Đnl 26,1-10).

-Đến thời Tân ước, Đức Giêsu nhiều lần nêu gương cầu nguyện tạ ơn Chúa Cha. Chẳng hạn: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn…” (Mt 11,25-26). Đức Giêsu cũng đòi những ai nhận được ơn phải biết cám ơn Thiên Chúa như sau: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17,17-18).

-Hội Thánh Công Giáo cũng biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa bằng việc năng cử hành bí tích Thánh Thể (x. Lc 22,19¬) được gọi là Thánh Lễ Tạ Ơn. Trong thánh lễ, Hội Thánh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa bằng việc dâng bánh rượu là kết quả của lao công để sẽ biến thành Mình Máu thánh Chúa Kitô. Sau đó, nhờ lễ vật rất cao trọng này, các tín hữu sẽ dâng lên Chúa Ba Ngôi tâm tình cảm tạ và xin ơn.

b) Những cách tỏ lòng biết ơn:

-Cuộc sống chúng ta là một chuỗi những hồng ân của Chúa: Có những ơn do Thiên Chúa trực tiếp ban và cũng có những ơn Chúa nhờ tay người khác ban cho chúng ta. Vậy chúng ta cần làm gì khi nhận được những món quà ấy? Thánh Bênađô đã dạy: ”Tôi xin anh em điều này là hãy tránh thói xấu lớn lao là sự vô ơn. Chớ gì đời chúng ta là một lời cám ơn liên lỉ... Tuy nhiên chúng ta đừng chỉ nói lời cám ơn suông, nhưng hãy biết sử dụng những ơn lành Chúa ban. Đó là điều Chúa đòi hỏi chúng ta”.

-Phải biết ơn bằng hành động: Bài đọc I trong thánh lễ hôm nay cho thấy lòng biết ơn phải được biểu lộ bằng hành động noi gương viên tướng Naaman người xứ Aram (x. 2 V 5,14-17).

-Phải vui vẻ đón nhận mọi điều xảy đến: Cám ơn Chúa vì những điều may lành như ý mình thì dễ, nhưng cám ơn về những điều rủi ro trái ý lại không dễ chút nào. Vì thế chúng ta cần tập cám ơn Chúa về mọi điều xảy đến cho ta: vui cũng như buồn, thành công cũng như thất bại, an lành khỏe mạnh cũng như rủi ro tật bệnh… Vì những điều đó đều hữu ích cho phần rỗi của chúng ta, như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã quả quyết: "Tất cả đều là hồng ân".

-Cần tập thành thói quen cám ơn: Cha mẹ Công Giáo cần tập cho con cái biết cám ơn những người làm ơn cho mình ngay từ khi chúng bập bẹ nói. Mỗi tối, chúng ta cũng hãy nhớ lại những ơn tinh thần vật chất nhận được trong ngày, rồi dâng lời tạ ơn Chúa như thánh Phaolô đã viết: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu" (1 Cr 1,4).

4. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊSU, Thánh Inhaxiô đã nói: “Tội lớn nhất nơi con người là tội vô ơn”. Hôm nay, Chúa dạy chúng con bài học phải biết cám ơn Chúa. Cám ơn Chúa như người cùi Samari ngoại giáo biết quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa sau khi đã được chữa lành. Con phải cám ơn Chúa vì sự cám ơn đó mang lại ích lợi cho chính con, như lời kinh tiền tụng trong Thánh lễ: “Việc tạ ơn không thêm gì cho Chúa, nhưng mang lại lợi ích cho phần rỗi đời đời của con”.

- LẠY CHÚA. Đời con được dệt bằng biết bao hồng ân của Chúa mà nhiều khi con chưa ý thức được. Có lẽ chẳng khi nào con tạ ơn vì đã được làm người và được làm con cái Chúa. Có lẽ chưa khi nào con tạ ơn vì Chúa đã ban khí trời để con thở, cơm ăn nước uống cho con, vũ trụ thiên nhiên tươi đẹp để giúp con được sống vui tươi. Cũng chưa bao giờ con tạ ơn Chúa vì con đã được Chúa ban mạnh khỏe, thân xác lành lặn, tâm hồn bình an... Quả thực, đó là những ơn to lớn mà con lại cho là chuyện đương nhiên, nên con đã tỏ ra vô ơn với Chúa. Từ nay xin Chúa cho con nhận ra những ơn lành Chúa đã thương ban và không ngừng dâng lời cảm tạ tri ân Chúa. Tri ân bằng lời ca tụng Chúa và nhất là bằng một cuộc sống luôn vâng theo thánh ý Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH – HHTM
 
CN 28C: Phải chăng người nhà thường vô ơn ?
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
09:59 07/10/2016
CN 28C: Phải chăng người nhà thường vô ơn ?

(Không tin yêu, không nhận ra ân huệ)

Nghe bài tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành 10 người phung cùi và chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa, mà người ấy lại là người ngoại, chắc sẽ làm cho chúng ta một là hãnh diện hai là buồn lo.

Buồn lo vì chúng ta là kẻ có đạo, không phải người ngoại. Chúng ta bị liệt vào số 9 người được chữa lành mà chẳng biết quay lại biểu lộ một hành vi cảm tạ nào.

Nhưng chúng ta cũng có thể hãnh diện, vì theo ngôn từ Thánh Kinh, chúng ta chính là người ngoại. “Không phải là người Do Thái,” theo Thánh Kinh, chính là “người ngoại.” Người Việt-Nam không phải là người Do Thái, nên đích thị là kẻ ngoại.

Nhưng cho dù biện luận để ta là người ngoại hay không là người ngoại, thì cái chính là phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn.

1. Phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn

Có lẽ đúng. Chuyện thường tình là vậy.

Trong các loài sinh vật, có lẽ chỉ có con người mới cần thời gian lâu dài hơn cả để có thể tự lo được các nhu cầu thiết yếu cho đời sống mình. Con trẻ được "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa," chư không sinh ra bỏ lăn bỏ lóc mà vẫn sống như một số con vật. Suốt bao năm trời đằng đẵng, chúng ta phải luỵ cha mẹ trong tất cả mọi sự. Nhưng rồi có ngày ta thấy cha mẹ trở nên như một nỗi phiền hà quấy rầy chúng ta, hơn là nhìn vào các vị như là những đại ân nhân.

Có một bà mẹ nọ, vì muốn khuyến khích đứa con nhỏ của mình chăm lo việc nhà, nhất là những công việc lặt vặt, vừa với khả năng của nó, nên hầu như lúc nào bà cũng thưởng cho nó một món tiền nhiều ít tùy theo công việc nặng nhọc. Lần kia, suốt cả một tuần, bà mẹ đau nằmliệt giường liệt chiếu. Thế là con nhỏ phải giúp và cả thay thế mẹ trong nhiều việc, nhưng không thấy mẹ tính thù lao. Cuối tuần, em nhỏ viết một cái hóa đơn ghi những công việc chưa nhận được tiền thưởng gồm : xách nước hai giờ, nấu cơm ba giờ, giặt quần áo năm giờ …, tất cả các thứ tính chung trong một tuần là tám mươi giờ. Xong, em rón rén vào phòng, dúi tờ hóa đơn vào tay mẹ.

Mươi phút sau, bà mẹ đưa cho em tiền thưởng của tám mươi giờ kèm theo một tờ hóa đơn khác, trong đó ghi : công sinh, công dưỡng, công dục, công chăm lo thức trắng khi con đau ốm, công kiếm tiền để đóng học phí cho đi đến trường…, cộng chung không chỉ gấp mười lần con số 80 giờ kia của em, mà là 10 năm đằng đẵng : chưa có mục nào được thanh toán cả ! Cầm tờ hóa đơn trong tay, em nhỏ chợt hiểu, vội vàng chạy vào xin lỗi mẹ.

Đúng là: Mẹ nuôi con như trời như bể

Con nuôi mẹ con kể từng… giây

Có lẽ em bé này mỗi năm khi đến hè hoa phượng nở đã từng đại diện cho lớp đứng ra cám ơn thầy cô về công dạy dỗ. Nhưng về nhà thì dễ quên công ơn lớn lao hơn của mẹ cha. Người trong nhà thì thường vô ơn.

Dale Carnegie đã mô tả trong sách “Đắc Nhân Tâm” (phần 6, chương 4) và ở đây sửa chữa lại cho rõ như sau :

Người chồng đi làm về thường trễ giờ và như thế là ăn sau. Một hôm, về nhà, thay áo quần xong, ngồi trước mâm ăn được dọn sẵn, mở lồng bàn ra, thì có mỗi một dĩa cỏ khô nằm gọn ở chính giữa. Ông chưa kịp nổi cơn bất bình, thì bà vợ lên tiếng: “Làm sao tôi biết là ông phân biệt được thức ăn với cỏ ? Suốt 20 năm nấu ăn cho ông, có bao giờ ông cho tôi hay rằng các món ăn đó không phải là cỏ khô đâu !” Điều bà vợ muốn nói không phải là chê người chồng không có óc phân biệt cỏ khô với thức ăn, nhưng là không có tấm lòng tri ân đối với người đã nấu nướng cho mình. Hôm nay dọn cỏ khô để cho chồng biết rằng cỏ khô thì khác với các món ăn ông đã từng nuốt trong 20 năm trời qua… Không phải phải có chữ “cám ơn” mới là cám ơn, mà có nhiều lời không có chữ cám ơn mà vẫn cám ơn chân tình : như, “hôm nay em nấu món này ngon quá,” “hôm nay em đi chợ mệt không?” “Món này có khó kiếm lắm không…” v.v…Có cả ngàn câu nói mang nghĩa biết ơn, có cả trăm cử chỉ hàm ý cảm tạ. Người trong nhà thì thường dễ quên làm điều đó. Và đó cũng là điều mà 9 kẻ phong cùi, có lẽ toàn là người Do Thái, quên quay lại cám ơn một người Do Thái khác cùng nhà Israel là Đức Giêsu, kẻ mách nước chữa lành cho mình. Người trong nhà thì thường vô ơn, đó là điểm thứ nhất.

2. Phải chăng “9 người kia” chỉ có vô ơn mà thôi ?

Phép lạ chữa lành 10 người phong mà Luca kể hôm nay có một điểm lạ, là Chúa Giêsu đã không nói, không làm một cử chỉ quyền phép nào để cho 10 người cùi lành sạch ngay mà lại sai họ đi trình diện tư tế trước đã. Cũng Luca, 5:12-14 thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành một người cùi khác thì Ngài chữa lành ngay :

Khi ấy, Đức Giê-su đang ở trong một thành kia; có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người rằng: "Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi." Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh. Rồi Người truyền anh ta không được nói với ai, và Người bảo: "Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết."

Còn 10 người trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thì họ xin thầy Giê-su chữa, thầy chỉ nói: hãy đi trình diện, mà chẳng chịu tra tay cho thuốc kê đơn. Thầy chỉ phán: “hãy đi trình diện tư tế,” mà chẳng chữa, chẳng hứa gì. Luca ghi: Đang khi đi thì họ được sạch. Có chắc cả 10 người đều được sạch cả không ? Chín người không quay trở lại, làm sao Luca biết có sạch hay không. Chúa Giêsu cũng chỉ đặt câu hỏi nghi vấn “không phải cả 10 người đều sạch hay sao?” Vì thế ta vẫn có quyền nghi ngờ không biết 9 người kia có sạch hay không, chỉ chắc một điều là một người được sạch, người này là người ngoại, người ngoại này quay lại cám ơn Chúa. Nếu điều ta nghi vấn là đúng, thì 9 người Do Thái kia không quay lại vì họ không sạch, và như thế họ không vô ơn, vì họ có sạch đâu mà quay lại cảm tạ.

Nhưng dựa vào câu nói của Chúa Giêsu với người quay lại cám ơn: “Đứng dậy về đi, lòng tin của anh đã cứu anh,” (chứ không phải : “không có chi, anh về đi”) thì ta có thể suy ra rằng giả như 9 người kia cũng được sạch, thì chỉ là cái sạch thân thể, cái sạch bên ngoài, mà chưa được chữa lành cái sạch bên trong. Cái sạch này cần phải “tin” mới được lành. Cái sạch bên trong tức là cái sạch trong suốt, nhìn mọi sự đều bởi Chúa chứ không phải do công sức mình. Biết đâu 9 người kia nghĩ rằng do công mình cất bước đi trình diện, mà được khỏi, chứ chẳng phải phép lạ gì đâu bởi ông thầy Giêsu nào đó.

Không tin thì cũng chẳng thấy đâu là ân huệ để cảm tạ. Vì thế trả lời cho câu hỏi thứ hai: “Phải chăng 9 người kia chỉ có vô ơn mà thôi,” ta phải nói: họ không chỉ vô ơn mà quan trọng hơn họ không tin. Không tin ai thì không hề cảm thấy phải biết ơn người ấy gì cả.

Một trang nhật ký kia ghi những dòng này: “Nếu có ai đưa cho tôi một đĩa đầy cát, trong đó lẫn lộn những vụn sắt nhỏ li ti và nói với tôi rằng hãy lựa ra những mảnh vụn kim loại đó, thì chắc chắn với đôi mắt và đôi tay này tôi không làm nổi. Nhưng chỉ cần một thỏi nam châm thôi, tôi thu ngay được những vụn li ti sắt đó trong đĩa cát đầy. Một trái tim vô ơn thì sánh ví như đôi mắt trần và ngón tay vụng, không làm sao tìm ra được những ân lành của Chúa. Phải có thỏi nam châm là đức tin, thì mới có thể thấy và nhận ra được rằng ơn Chúa thì dẫy đầy trong cuộc sống chúng ta (GN 4, tr. 181).”

Không tin thì không dễ nhận ra mọi sự là ân huệ. Cố tìm mãi, lựa lọc, chỉ thấy vài ba ơn, chẳng đáng cảm tạ. Cuộc sống chung với nhau cũng thế, nếu thiếu tin yêu giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, tìm mãi chẳng thấy ơn. Không phải người trong nhà thì thường vô ơn đâu, nhưng vì chưa tin yêu nhau thôi. Khi có tin yêu nhau, thì nhìn vào đâu cũng là ân phước người này làm cho người nọ. Cũng thế, có đức tin thì thấy đâu cũng là ân Chúa, kể cả nơi tội lỗi đầy tràn vẫn có ân Người chan chứa (x. Rm 5,20).

Thánh lễ là một Mầu Nhiệm Đức Tin: đây là Mầu nhiệm đức tin. Mà thánh lễ cũng là lễ tế tạ ơn. Ta thử đếm xem trong thánh lễ có bao nhiêu chữ tạ ơn. Khởi đầu của Lời Tiền Tụng đã tóm tất cả: Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng phải đạo và sinh ơn cứu rỗi cho chúng con. Hãy tin yêu nhau. Hãy tin yêu Chúa, và hãy dâng lễ tế để tạ ơn Chúa và gia tăng tin yêu nhau. Như thế chúng ta không bị xếp vào số “còn chín người kia đâu” Amen.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:00 07/10/2016
41. THẤY LỢI QUÊN NGHĨA.
Có một thư sinh, vì ăn cắp hàng dệt nên bị bắt đến quan phủ, quan huyện nhìn thấy anh ta là một thư sinh, bèn nói:
- “Tiểu tặc, nếu ngươi có thể làm một bài phú, thì ta miễn cho người khỏi hình ngục.”
Thư sinh mừng thầm trong bụng, thế là làm một bài phú như sau:
- “Trộm nhìn trong nhà vắng lặng người, trong lòng đã nở nụ cười tươi, thấy lợi trước mắt mà quên nghĩa, nên mang nó đặt để trong lòng.”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)

Suy tư 41:
Thấy lợi mà quên nghĩa, đó là do lòng tham của con người, con người ta ai cũng có lòng tham, không tham ít thì tham nhiều, gọi là dục vọng (欲望).
Con người ta ai cũng có cái thích, như có người thích ăn uống, có người thích sắc đẹp, nhưng nếu cái thích này đi quá giới hạn thì sẽ trở thành tham lam và thành mê đắm; chẳng hạn như có người tham ăn, có người tham uống, có người mê đánh bạc, có người mê gái, có người mê trai.v.v... tất cả những ham muốn ấy đều làm cho con người ta trở thành xấu, như nguyên tổ của chúng ta đã vì tham ăn và tham vọng muốn bằng Thiên Chúa mà ăn trái cấm vậy.
Tham thì thường là không phù hợp với lời giáo huấn của Thiên Chúa và của Giáo Hội, tham lam thì thường đưa con người ta đi đến chỗ mất danh dự, bởi vì chữ tham rất kỵ với chữ danh dự, danh giá.
Nhưng có một chữ “ham” làm cho danh dự của con người ta tăng lên và danh giá cũng được nhiều người kính nể, đó là ham làm việc lành phúc đức, ham làm việc thiện, ham tham dự thánh lễ. Tất cả những cái “ham” này thường đưa con người ta đến nơi tốt lành, gần gủi với Thiên Chúa và mọi người, nhưng trong thực tế không mấy người ưa thích nó.
Thấy lợi quên nghĩa là việc làm của những người chỉ coi trọng vật chất hơn tình nghĩa, là những người chỉ biết có mình mà không thấy người khác, cũng có nghĩa là họ chỉ muốn cho mình được việc mà không nhìn thấy người khác cũng đang vất vả khốn đốn vì những cái tham lam của mình.
Người đời tham lam người ta đã “chịu không nổi” huống hồ một linh mục, một tu sĩ hay một nữ tu mà tham lam, thì có nước “độn thổ”, bởi vì không ai chịu nổi một người dâng mình làm tôi tớ mà có lòng tham lam...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:02 07/10/2016

26. Thật khiêm tốn không phải là bắt con không được rước lễ, mà là bắt con phải hết sức chuẩn bị, cũng không cần hỏi sự chuẩn bị này có bao nhiêu giá trị.

(Thánh nữ Jutta of Huy, Bd)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Cảm tạ
Lm Vũđình Tường
16:08 07/10/2016
Cuộc sống của người Kitô hữu là cuộc sống cảm tạ. Cảm tạ đây không phải cảm tạ một lần rồi thôi mà là cảm tạ mỗi ngày trong đời. Bao lâu còn sống còn dâng lời cảm tạ. Cảm tạ là điều chính Đức Kitô dậy con cái Chúa biết dâng lời cảm tạ trong cuộc sống khi chính Ngài dâng lời cảm tạ Chúa Cha khi Đức Kitô làm phép lạ. Lậy Cha, Con xin cảm tạ Cha vì Cha hằng nghe lời Con. Đức Kitô kinh ngạc khi Ngài chữa lành bệnh phong cùi cho mười người khi họ xin và chỉ có một người trở lại cảm tạ Thiên Chúa nên Đức Kitô thắc mắc không phải cả mười người được khỏi sao mà chỉ có một người tới cảm tạ Thiên Chúa Lk 17,11-17. Như thế dâng lời cảm tạ thường xuyên là điều làm đẹp lòng Chúa.
Trước hết chúng ta cảm tạ Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên ta, kêu gọi ta vào đời, ban cho sự sống và ban sự sống trường sinh. Khi tạo dựng con người Thiên Chúa ban cho mỗi người một tài năng khác nhau, thông minh, trí nhớ, khả năng linh hoạt và óc sáng tạo và chúng ta cảm tạ Chúa cho những quà tặng trời ban. Trong số những quà tặng Chúa ban quan trọng hơn cả là đức tin bởi đức tin ban hy vọng khi thất vọng; vững tin khi tuyệt vọng; ủi an khi sầu khổ, có người đồng hành khi cô đơn. Khi ban cho ta sự sống trường sinh Đức Kitô đã thay ta xin Chúa Cha tha những lỗi lầm thiếu sót của ta. Chính Đức Kitô tự nguyện chết trên thập giá thay cho tội lỗi ta và Ngài đã hiến dâng trọn vẹn, đến hơi thở cuối cùng rồi tắt thở.

Rất thường chúng ta hưởng quà tặng Chúa ban mà quên dâng lời cảm tạ; tệ hơn nữa là không cần biết những quà đó và từ chối tin là do Chúa ban. Điều Chúa ban cần thiết cho đời sống như cơn mưa ban nước trong sạch, gió thoảng mang khí mát trong lành, bông hoa tươi đẹp gây niềm vui cho tâm hồn, núi cao, biển cả tạo cảm hứng cho tâm hồn mơ mộng nhưng ta lại coi thường, coi chúng như là do tự nhiên mà không dâng lời cảm tạ, còn tàn phá không thương xót, vô tình làm hại tương lai của cuộc sống mình và cuộc sống nhiều thế hệ sau. Chúng ta có trách nhiệm cảm tạ Thiên Chúa do quà tặng Chúa ban, phát triển chúng và chúng ta trở nên quà tặng cho nhau trong cuộc sống.

Giáo Hội cũng giúp chúng ta cách cảm tạ cá nhân và cảm tạ chung của cộng đoàn đức tin khi Giáo Hội đưa ra những giáo huấn, hướng dẫn cách cầu nguyện chung cho cộng đoàn và cầu nguyện riêng cho cá nhân. Chuỗi Môi khôi, chặng đàng thánh Giá, thánh vịnh, nhạc đạo và các lời nguyện trong lúc viếng Thánh Thể hay chầu Thánh Thể đều là những hình thức giúp cảm tạ Chúa. Thánh lễ chính Chúa Kitô thiết lập dâng lời cảm tạ Chúa Cha. Linh mục cử hành thánh lễ là lập lại tâm tình cảm tạ của chính Đức Kitô vì thế chúng ta cần siêng tham dự thánh lễ một cách sốt sắng, trong tâm tình cảm tạ, cảm tạ Thiên Chúa Cha và cảm tạ Đức Kitô đã hy sinh mạng sống để ban sự sống trường sinh cho chúng ta. Lời ca tụng trong thánh lễ và các câu đáp đều nói lên tâm tình cảm tạ riêng và chung của cả công đoàn và của Giáo Hội. Phần dâng bánh rượu nhắc đến hoa quả của đất trời do Chúa tạo dựng cộng với sức làm việc của con người dâng lên Chúa lời chúc tụng, tôn vinh.

Quà tặng qua hình thức vừa nhận lãnh từ Chúa ban và lấy một phần đó làm lễ vật dâng lên Chúa nói lên tâm tình chúng ta không có gì dâng kính Chúa ngoài lấy những gì chính Chúa ban để dâng tiến Ngài. Việc làm trên nói lên tâm tình tạ ơn, thụ ơn và biết ơn. Việc đó cũng nói lên cái nghèo hèn của con người, con người không có gì dâng Chúa ngoại trừ dùng chính của Chúa ban dâng lại Ngài. Khi dâng tiến Chúa của chính Chúa ban tạo nên mối liên hệ Cha con, mối liên kết nối liền đất trời. Mối liên kết này được tăng thêm sức mạnh và ân sủng Chúa. Dâng lời cảm tạ có lợi cho chính chúng ta, mà không mang lợi ích chi cho Chúa bởi Ngài không cần lời ca tụng của ta, nhưng điều đó làm đẹp lòng Chúa. Chính lời cảm tạ là một quà tặng và việc làm này vừa liên kết vừa làm trong sáng cuộc sống ta trong Chúa.

Dâng lời cảm tạ đòi hy sinh và đó là thứ hy sinh tốt, hy sinh vì tình yêu vì lòng yêu mến. Tham dự thánh lễ chính là lễ vật hy sinh dâng hiến cao trọng trong cuộc sống Kitô hữu.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:59 07/10/2016
42. TRƯƠNG UỐNG LÝ SAY.
Quách Phi là người rất có tài năng và học vấn, mà lại rất là siêu thoát. Một đêm nọ ông ta vừa xuất hành, thì có một tên say rượu nắm áo kéo lại nói là Quách Phi say. Việc này giằng co ồn ào đến sáng, thái thú đến hỏi và ra lệnh nói rõ họ tên, Quách Phi cười nói:
- “Trương công uống rượu, Lý công say, Quách Phi cũng say.”
Thái thú rất hồ hởi, ra lệnh làm bài phú: “Trương công uống rượu Lý công say.”
Quách Phi tuột miệng nói ra:
- “Có những việc không thể trắc nghiệm được, con người ta đề phòng khi việc chưa xảy ra. Trương công uống rượu, mà nơi Thanh Hà thì bố vợ đang nâng cốc vui với điệu nhạc, lại nghi cho công tử đã say mèm nơi Lũng Tây.”
Thái thú cười lớn hả hê, tha cho họ Quách đi.
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)

Suy tư 42:
Có người hay tránh tội và đổ tội cho người khác, có người hay nghi ngờ người khác vì tính đa nghi như Tào Tháo của mình, cho nên, người hay nghi ngờ người khác là người sẵn sàng bán đứng anh em.
Ki-tô hữu là người có bổn phận đem tin vui của Phúc Âm đến cho mọi người, nên họ không nghi ngờ người này tốt người kia xấu, họ chỉ biết rằng, tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa, cho nên họ đem lòng thành thật ra mà đối xử với mọi người, đó chính là một phương pháp hay nhất trong một xã hội mà niềm tin giữa người với người không còn nữa.
Khi giữa con người với nhau không còn có sự tín nhiệm nữa, thì người ta Ki-tô hữu đem niềm tin của mình đến cho họ bằng cách ăn nết ở của mình, bằng sự yêu thương và tha thứ của mình thì danh Thiên Chúa sẽ được biết giữa muôn dân rồi vậy...
Không có chuyện người này uống rượu mà người kia say, nhưng hể con cái uống rượu thì cha mẹ đau lòng, hoặc là chồng say sưa rượu chè thì vợ con chết điếng trong lòng là chuyện có thật...
Khi chúng ta phạm tội thì Thiên Chúa đau lòng nhất, đó là một sự thật, bởi vì không ai yêu thương chúng ta cho bằng Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:03 07/10/2016

27. Bởi vì chúng ta thường phạm tội, nên linh hồn của chúng ta cần phải uống thuốc thường luôn.

(Thánh Ambrosius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức”

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Phanxicô, con người ''Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh''
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
22:26 07/10/2016
PHANXICÔ, CON NGƯỜI “NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH”

Người Việt ta nói : nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Chỉ một nghề, mà nghề cho ra nghề, nghề cho tinh, nhất nghệ tinh, là mang lại phú quí vinh sang cho bản thân mình : nhất thân vinh. Câu này có thể áp dụng cho thánh nghèo Phanxicô, vị thánh sáng lập dòng anh em hèn mọn được không ? Ai nói không cũng được, còn tôi xin nói có.

Tôi nói có. Và đó cũng là đề tài suy tư về Phanxicô trong thánh lễ hôm nay : Phanxicô, con người “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.”

1) Nhất nghệ tinh

Ta thử phân tích xem xưa Phanxicô làm nghề gì ? Nếu là nghề cha truyền con nối, con sư thì lại làm sư, con sãi nhà chùa thì quét lá đa, thì đích thị nghề của Phanxicô là nghề buôn, là thương gia, vì ông Bernadone, cha của Phanxicô nổi tiếng là một thương gia bán vải dạ lụa tơ. Và Phanxicô cũng đã từng đứng bán vải vóc cho cha. Ông cha Bernadonê cũng mong ước con trai của mình sau này sẽ thành thương gia nổi tiếng. Chắc Phanxicô cũng đã được ông đưa đi theo trong một số chuyến mua và tải hàng.

Khi Phanxicô nghe tiếng gọi trên cây thập giá trong nguyện đường San Damiano, rằng hãy đi sửa lại nhà của ta, nó đang hư hoại, thì Phanxicô về nhà lấy vải vóc đem đi bán (bán buôn là nghề của chàng) để mua gạch đá về sửa chữa lại nhà nguyện. Sử gia Toma Cêlanô ghi lại : Chàng chạy về gian hàng của thân phụ, chất nhiều súc vải lên lưng ngựa rồi đi Foligno. Tới chợ, chàng bán tất cả : cả vải lẫn ngựa. Trở về San Damiano, chàng dâng số tiền cho vị linh mục già để tu bổ lại ngôi thánh đường.

Khi ông bố không cho lấy vải vóc đi bán nữa, thì Phanxicô mới quay qua đi xin gạch đá từng nhà dân để sửa sang nhà Chúa. Vậy đích thị Phanxicô là một nhà bán buôn, là người buôn bán. Bán vải lấy tiền, dùng tiền mua đá dựng xây nhà thờ.

Sau này chàng cũng có mộng công danh, làm hiệp sĩ, làm quan chức…nhưng mộng đó chưa thành, nên nghề của chàng trước sau vẫn là nghề buôn bán. Tôi vẫn chưa đi đến vế thứ hai “nhất thân vinh”

Trong bước đường hoán cải, một hôm, chắc là ngày 24 tháng 2 năm 1209 -vì hôm ấy người ta mừng lễ các thánh Tông Đồ, có sách nói là lễ thánh Matthia- Chàng Phanxicô nghe đọc Lời Chúa phán cùng các môn đệ khi sai họ đi rao giảng :

“Hãy đi loan báo : Nước Trời đã gần bên. Anh em đã không công mà được, thì cũng hãy cho không. Đừng mang bạc hay tiền để trong túi thắt lưng, đừng mang bị, đừng có hai áo, giày dép, gậy cầm tay, vì người thợ đáng được của nuôi thân. Sau lễ, Phanxicô xin cha chủ lễ giảng giải thêm vài lời hầu giúp chàng hiểu rõ Lời Chúa, lúc đó mắt sáng rực, chàng thốt lên lời Eurêka (tôi đã tìm ra được rồi) như Archimede ngày xưa nhảy vào bồn tắm thấy nước trào ra, thì đã nhảy ra trần truồng reo lên Eureka tìm ra định luật sức đẩy của nước, được gọi là sức đẩy Archimede. Thì Phanxicô cũng reo lên : “Đó là điều tôi mong muốn, đó là điều tôi kiếm tìm, đó là điều tôi ao ước hết lòng hết sức”.

Không trì hoãn, Phanxicô áp dụng theo nghĩa đen những chỉ thị của Chúa, coi như đó là chỉ thị cho cá nhân mình. Chàng cởi bỏ bộ áo ẩn tu còn mang trên mình, quẳng luôn đôi giày và chiếc gậy, cả giây nịt da và túi tiền, rồi khoác vào một cái áo tồi tàn với một giây thừng thắt lưng, sau khi vẽ bên trên áo một hình Thánh giá.

Phanxicô lôi cuốn được một số người đi theo lối sống này, và trước khi nhận những đồ đệ tiên khởi này, chàng muốn thỉnh ý Chúa một lần nữa, chàng dẫn họ vào ngôi nhà nguyện thánh Nicôla gần công trường thành phố. Và mở 3 lần Phúc Âm đều gặp những câu tương tự.(Lc 9,23). Như thế, Phanxicô đã khám phá ra một lần nữa Phúc âm về sự nghèo khó tuyệt đối và được ơn trên soi sáng cho hiểu rõ sứ mạng của ngài trong Giáo Hội. Đó là ngày 15 tháng 4 năm 1209.

Phanxicô đã ghi lại trong Chúc thư của mình giai đoạn này như sau : “Khi Chúa ban cho tôi một số anh em, không ai chỉ bảo cho tôi phải làm gì, nhưng chính Đấng Tối Cao đã mặc khải cho tôi biết phải sống theo mẫu mực thánh Phúc Âm. Và tôi đã xin viết ra luật sống ấy một cách đơn sơ và ngắn gọn, và Đức Thánh Cha đã xác nhận cho tôi” (Dc 14-15)

Chắc một số vị theo dõi bài chia sẻ này thầm nghĩ : xem chừng lạc đề. Đâu thấy Phanxicô nhất nghệ tinh đâu, mà cũng chẳng thấy nhất thân vinh nơi con người Phanxicô. Bởi Phanxicô đâu hành nghề buôn nữa, mà cũng lại chẳng thấy nhất thân vinh ở đâu cả, chỉ một con người áo vá chằng vá chịt mà thôi.

2) Nhất thân vinh

Nhưng đích thị Phanxicô nhất nghệ tinh đó, và nay đang nhất thân vinh trên trời. Nhất nghệ tinh, không phải là nhận xét của bản thân tôi, nhưng của thánh Bonaventura :

“Cứ thế Phanxicô tiến dần trên con đường hoàn thiện Phúc âm : Ngài đã sẵn sàng để chỉ còn làm một nghề buôn nữa mà thôi, ấy là “nghề buôn của cải trên trời” (Bonaventura).

Tức là Phanxicô cũng hành nghề buôn, nhưng đổi vật buôn, đổi mặt hàng, thay vì buôn vải, ngài buôn của cải trên trời. Năm ngài đổi mặt hàng, là năm 1209, nay đã là 807 năm qua.

Khi chàng thanh niên giàu có đến hỏi Chúa phải làm gì để có sự sống đời đời làm gia nghiệp, Chúa đã chẳng trả lời : hãy làm nghề buôn bán đó sao : Hãy về bán hết của cải anh đang có, phân phát cho kẻ nghèo, như thế anh đã mua được một kho tàng ở trên trời, rồi anh đến theo tôi.

Phanxicô và nhóm tiên khởi lập Dòng đã bán hết những gì họ có để mua của cải trên trời, nơi mối mọt không thể đục khoét được.

Một thương gia kia, không biết làm sao lại muốn tĩnh toạ, nên tầm sư học Đạo. Ông tìm đến vị thầy an tĩnh dưới gốc cây, cạnh một con sông nhỏ. Thương gia mang theo 2 viên ngọc quí, làm sính lễ dâng thầy. Ông đặt hai viên ngọc đó bên cạnh thầy, với lời xin thầy dạy cách tĩnh tu, an toạ. Thầy cầm ngay 1 viên ngọc ném xuống dòng sông. Thương gia tiếc quá nhảy xuống sông mò tìm. Tìm mãi không thấy, trồi lên xin thày chỉ rõ đã ném xuống đâu (giữa dòng hay mép sông). Thầy cầm ngay viên ngọc còn lại, ném xuống sông, và nói : ta ném xuống chỗ đó đó ! Thế là mất toi 2 viên ngọc.

Câu chuyện đến đó là dứt. Nhưng câu chuyện trong Phúc Âm thì không dứt ở đó, mà cũng không khởi sự như trên : vì bán hết của cải phân phát cho kẻ nghèo, thì mới mua được kho tàng ở trên trời. Chứ không phải bán đôla mua vàng lá. Nếu mình không có của cải, mình bán công sức; không có công sức, bán lời cầu, cầu cho những người khốn khổ nghèo hèn, mình sẽ mua được của cải trên trời.

Nếu thánh Phanxicô nhất nghệ tinh, nghề buôn bán, đã mua được nước Trời, thì ta cũng có thể noi gương Phanxicô trong nghề bán buôn này, mà mặt hàng của chúng ta, người Công Giáo, trong năm thánh ngoại thường này, là lòng thương xót. Hãy mua lòng thương xót nơi Thiên Chúa và bán lòng thương xót cho mọi người. Giờ tưởng niệm Phanxicô từ trần tối qua tại Vĩnh Phước Nhatrang, có dàn bài suy niệm khá chặt chẽ : I. Phanxicô được Chúa Cha thương xót (mua hoặc lấy vốn nơi Chúa Cha). Phần II : Phanxicô tỏ lòng thương xót đối với muôn vật (giống như bán lòng thương xót không lấy lời) : thương xót người, thương xót vật, thương xót thiên nhiên, đặc biệt Mẹ Đất, và phần III : Về nhà Cha, Đấng giàu lòng thương xót (sau khi bôn ba buôn bán các linh hồn bằng vốn lòng thương xót thì Phanxicô về với nguồn vốn nguyên thuỷ là Thiên Chúa tên Ngài là Lòng Thương Xót như giáo hoàng Phanxicô đã viết). Năm thánh lòng thương xót chỉ còn hai tháng, nhưng mặt hàng lòng thương xót này vẫn luôn đắt hàng để chúng ta bán buôn mua các linh hồn, hầu chúng ta cũng trở thành đồng nghiệp của Phanxicô “nhất thân vinh” trên thương trường thiên quốc. Amen

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tân tổng thư ký Liên Hiệp Quốc có thể là đồng minh của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
23:37 07/10/2016
Theo ký giả Inés San Martín, với điều kiện được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận vào ngày 17 tháng Mười này, cựu Thủ Tướng Bồ Đào Nha, Ông Antonio Guterres, sẽ trở thành tân Tổng Thư Ký của Liên Hiệp Quốc, và bối cảnh của ông, một người Công Giáo theo phe Xã Hội với một quan tâm sâu sắc đối với người tị nạn và vấn đề công lý hoàn cầu nói chung, cho thấy ông có thể trở thành một đồng minh chủ yếu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Ông trở thành ứng viên sáng giá nhất vào hôm thứ Tư vừa qua khi tất cả 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An nhất trí đệ đạt tên ông lên Đại Hội Đồng chấp thuận.

Với sự hỗ trợ của các siêu cường: Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ, ông sẽ là người đứng hàng đầu thay thế Ông Ban Ki-moon của Đại Hàn về hưu vào cuối năm nay.

Ông Guterres xuất thân là một kỹ sư, trở thành phụ tá giáo sư trước khi gia nhập Đảng Xã Hội vào năm 1974, làm thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 tới năm 2002. Sau đó, ông tham gia nền ngoại giao quốc tế, trở thành Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vào năm 2005, một chức vụ ông giữ trọn một thập niên, với 2 nhiệm kỳ.

Thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp và Bồ Đào Nha, ông có hai con. Người vợ đầu tiên của ông qua đời năm 1998 và ông tục huyền năm 2001.

Ông được mọi người coi là người chính trực về luân lý, thông thạo lãnh vực quốc tế, và có óc cải tổ: trong các năm làm Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, ông giảm tới 1 phần ba nhân viên văn phòng, phái nhiều nhân viên đi làm việc tại chỗ hơn. Nhờ thế giải quyết nhanh chóng được nhiều cuộc khủng hoảng. Khi ra đi vào năm 2015, ông để lại hơn 10 ngàn nhân viên cho cơ quan này, được coi là một trong các cơ quan lớn nhất của Liên Hiệp Quốc.

Trong lời tuyên bố về viễn kiến của mình khi nạp đơn xin chức vụ tổng thư ký, Ông Guterres nói tới các thách đố đang đặt ra cho thế giới về gia tăng bất bình đẳng, chủ nghĩa khủng bố và tội ác có tổ chức, thay đổi khí hậu và lan tràn các nhân tố vũ trang quốc tế.

Tất cả các vấn đề trên đều được Đức Phanxicô hết sức quan tâm và năng đề cập tới, thậm chí còn ban hành một thông điệp về môi trường.

Tháng Chín năm ngoái, khi nói chuyện với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhân chuyến tông du Hoa Kỳ, Đức Phanxicô kêu gọi một cuộc cải tổ cho tổ chức này, sao cho mọi quốc gia đều có một ảnh hưởng chân chính và công bằng đối với các diễn trình đưa ra quyết định.

Ngài cũng cảnh cáo cơ quan này đừng để mất cột trụ của nó là phát triển con người tòan diện và cứu các thế hệ tương lai khỏi chiến tranh bằng việc trở nên “thứ tán gẫu vô công rỗi nghề chỉ nhằm che đậy đủ thứ lạm dụng và thối nát, hoặc thi hành việc thực dân hóa đầy tính ý thức hệ qua việc áp đặt các mẫu mực và lối sống dị thường hoàn toàn xa lạ đối với bản sắc con người và xét cho cùng, hoàn toàn vô trách nhiệm”.

Ông Guterres từng viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô hồi tháng Mười Hai, năm 2013. Cuối cuộc viếng thăm này, ông nhận định: “Giáo Hội Công Giáo luôn là một tiếng nói rất quan trọng trong việc bảo vệ người tị nạn và di dân. Một tiếng nói của khoan dung, của tôn trọng đối với sự đa dạng trong một thế giới dửng dưng, nếu không muốn nói là thù nghịch, đối với tất cả những gì là ngoại quốc”.

Lúc ấy, Ông Guterres cũng nói rằng ở Âu Châu, cũng như ở nhiều quốc gia đang mở mang, đang có việc nổ ra chủ nghĩa bài ngoại. “Đức Giáo Hoàng Phnxicô không những chỉ ra điều phải là học lý chính đáng cho cộng đồng Kitô Giáo, mà ngài còn là một chứng nhân đích danh”, ông nói thế trước khi ca ngợi tông huấn Niềm Vui Tin Mừng của ngài và chuyến ngài viếng thăm Đảo Lampudesa ở Ý.

Nói với Đài Phát Thánh Vatican, sau khi yết kiến Đức Phanxicô, Ông Guterres còn nói tới cuộc viếng thăm Vatican trước đó của ông, lúc ông yết kiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Ông cho hay: lúc ấy, hai vị cùng nhất trí về quan điểm đối với người tị nạn.

Về các quan tâm xã hội khác mà Giáo Hội vốn coi là chủ yếu, như việc bảo vệ sự sống các trẻ em chưa sinh, các quan điểm của ông Gueterres cũng đã có từ cuối thập niên 1990.

Phe đối lập tại quốc gia ông tố cáo ông là người chủ chốt trong việc chiến thắng của lá phiếu “không” trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1998 về phá thai, dù ông là đảng viên Đảng Xã Hội. Ông để cuộc đầu phiếu diễn ra, nhưng công khai chống đối phá thai dựa vào các xác tín bản thân của mình.

Khi có cuộc tham khảo ý dân tương tự vào năm 2007, ông giữ im lặng. Phiếu ủng hộ phá thai theo yêu cầu trong 10 tuần đầu của thai kỳ thắng thế, nhưng vô giá trị vì người đi bầu quá ít. Tuy nhiên, một dự luật cho phép việc này cuối cùng cũng được thông qua cùng một năm.

Ông cũng bị các nhóm đồng tính luyến ái và những người cổ vũ hôn nhân đồng tính chỉ trích nặng nề. Năm 1995, Ông Gutterres mô tả đồng tính luyến ái là “một bất ổn tâm thần” và các nhà tranh đấu đồng tính Mỹ đang vận động Tổng Thống Obama phủ quyết việc bổ nhiệm ông làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.

Thực vậy, trong một cuộc phỏng vấn của Đài Truyền Hình SIC, Bồ Đào Nha, ngày 16 tháng Chín, năm 1995, Ông Gutterres công khai tuyên bố rằng “đồng tính luyến ái không phải là một phương diện tôi đặc biệt thích” và nhường câu hỏi cho vợ ông, một nhà phân tâm học, trả lời.

Các người đồng tính hết sức bất mãn cho rằng từ năm 1973, đồng tính luyến ái đã không còn bị Hội Phân Tâm Học Hoa Kỳ coi như một bất ổn tâm thần nữa và do đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ngày 17 tháng Năm năm 1990, đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần. “Thành thử quả là điều phi lý và vô trách nhiệm khi tránh né câu hỏi bằng cách nhường câu hỏi cho một nhà phân tâm học khi nó không còn là một vấn đề y khoa từ lâu rồi!”. Các người đồng tính nói thế.



Ông rất được Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha ca ngợi vì “cảm thức sâu sắc về nhân tính và đức tin”. Các ngài nhận định rằng “Chúng tôi hy vọng ông có thể đương đầu, bằng can đảm, đối thoại và quyết tâm, với mọi thách đố lớn lao trên nghị trình của thế giới ngày nay, luôn luôn tìm kiếm hòa bình, các giải pháp hoà bình và phát triển các mối liên hệ thân hữu giữa các quốc gia, như đã được quả quyết ở đầu Hiến Chương Liên Hiệp Quốc”.

Tuy là một đảng viên Đảng Xã Hội Bồ Đào Nha, Ông Gutterres, 67 tuổi, vẫn là một người Công Giáo nhiệt thành. Ông là một trong các sáng lập viên của Grupo da Lux (Nhóm Ánh Sáng) do Dòng Phanxicô yểm trợ; nhóm này được thành lập đầu thập niên 1970, lúc ông còn là sinh viên đại học ở Lisbon. Nhóm này làm việc cho người nghèo tại thủ đô Bồ Đào Nha. Trong số các đồng nghiệp của ông thuộc nhóm này, có Marcelo Rebelo de Sousa, hiện là Tổng Thống Bồ Đào Nha.

“Liên Hiệp Quốc hiện nay đang có một cơ hội độc nhất để suy nghĩ lại, để duyệt lại, và để cải tổ việc phục vụ của mình đối với cộng đồng quốc tế”, Rebelo de Sousa nói với các nhà báo như thế, đầu tháng Mười qua, khi đứng chờ phiên nói với Liên Hiệp về người bạn của mình.
 
Ý cầu nguyện tháng Mười của Đức Thánh Cha: Cầu cho các nhà báo
Tứ Quyết SJ
08:22 07/10/2016
VATICAN. Trong tháng Mười, Đức Thánh Cha đặc biệt cầu nguyện cho các nhà báo. Ngài chia sẻ trong đoạn video rằng:

Cha thường tự hỏi: Làm thế nào để ngành truyền thông phục vụ cho văn hóa gặp gỡ? Chúng ta cần những thông tin dẫn chúng ta tới sự đồng thuận vì thiện ích của nhân loại và của hành tinh này.

Hãy hiệp ý với Cha trong ý chỉ cầu nguyện này, để các nhà báo khi tác nghiệp có thể luôn được thúc đẩy bởi việc tôn trọng sự thật và cảm thức mạnh về đạo đức.

Các con có thể giúp Cha loan truyền ý chỉ cầu nguyện này không?
 
Đức Thánh Cha tiếp Giáo Chủ và nhiều TGM Anh Giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
08:26 07/10/2016
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo Anh giáo thế giới sáng 6-10-2016, ĐTC đề cao việc cầu nguyện, cùng làm chứng tá và sứ mạng chung của các tín hữu Công Giáo và Anh giáo.

Đức TGM Justin Welby, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, cùng với nhiều vị TGM trong số 38 giáo tỉnh Anh giáo trên thế giới đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc lại hành trình 50 năm qua của Anh giáo và Công Giáo, sau cuộc gặp gỡ của ĐGH Phaolô 6 với Đức Giáo Chủ Michael Ramsey của Anh giáo, và ngài tóm tắt trong 3 việc làm là cầu nguyện, làm chứng tá và sứ mạng truyền giáo.

- ”Cầu nguyện như chúng ta đã cử hành kinh chiều hôm 5-10-2016, và sáng hôm nay, 6-10, anh chị em đã cầu nguyện tại mộ thánh Phêrô. Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi trong việc cùng nhau tha thiết cầu xin Chúa ban ơn hiệp nhất.”

Tiếp đến là ”làm chứng tá. 50 năm gặp gỡ và trao đổi, cũng như suy tư và công bố những văn kiện chung, nói với chúng ta về những Kitô hữu, nhờ đức tin và với đức tin, đã lắng nghe và chia sẻ với nhau, thời giờ và sức lực. Càng ngày chúng ta càng xác tín rằng phong trào đại kết không bao giờ là một sự nghèo nàn, nhưng là một sự phong phú.. Chúng ta hãy quí chuộng gia sản chung và hằng ngày chúng ta được kêu gọi cống hiến cho thế giới chứng tá yêu thương và hiệp nhất giữa chúng ta với nhau, như Chúa Giêsu yêu cầu.”

Sau cùng, về sứ mạng, ĐTC nói: ”đây là thời kỳ Chúa gọi kêu gọi chúng ta hãy ra khỏi chính mình và môi trường của mình để mang tình yêu thương xót cho thế giới đang khao khát hòa bình”.

Liên hiệp Anh giáo có khoảng 70 triệu tín hữu, chia thành 38 giáo tỉnh tự trị, mỗi giáo tỉnh có một vị TGM đứng đầu. Đức TGM Justin Welby của giáo phận Canterbury bên Anh quốc, chỉ là Giáo chủ danh dự, không có quyền tài phán trên các giáo tỉnh khác (SD 6-10-2016)
 
Top Stories
Thailande: La junte au pouvoir tente de corriger la perception négative de la clause religieuse inscrite dans la nouvelle Constitution
Eglises d'Asie
08:16 07/10/2016
La junte militaire au pouvoir en Thaïlande a tenté de tempérer les inquiétudes des minorités religieuses du pays – particulièrement des musulmans (5 % de la population) – en prenant un décret visant à corriger la perception négative de l’article 67 sur les religions du projet de Constitution approuvé par référendum le 7 août dernier.

L’article 67 du projet de Constitution, laquelle doit être promulguée au début de 2017, stipule que « l’Etat doit parrainer le bouddhisme et les autres religions » et ajoute que « l’Etat établit les mesures et les mécanismes visant à prévenir la profanation du bouddhisme sous toutes ses formes et encourage la participation de tous les bouddhistes en ce qui concerne l’application de tels mécanismes et mesures ».

« Une concession » aux groupes bouddhistes nationalistes

Cette dernière phrase n’a figuré dans aucune Constitution précédente et, selon Gothom Arya, directeur Centre des études sur la paix de l’Université Mahidol, représente « une concession » du gouvernement aux groupes bouddhistes nationalistes, qui, à chaque fois qu’une nouvelle Constitution est en cours de rédaction, font pression pour que le bouddhisme soit reconnu comme « religion nationale ».

De plus, l’article 67 ne comporte pas, contrairement à la plupart des Constitutions précédentes, de référence à l’importance de « l’harmonie religieuse ».

Interrogée par Eglises d’Asie, Angkhana Neelapaijit, la première musulmane à faire partie de la Commission nationale des droits de l’homme, indique que les musulmans sont inquiets de la formulation de l’article 67. « Les musulmans thaïlandais ont peur que l’Etat ne soutiennent pas fortement les musulmans. Il y a des obstacles pour que les musulmans jouissent pleinement du droit à exercer leur religion », précise-t-elle. Selon elle, l’article 67 donne l’impression aux musulmans que le bouddhisme se voit accorder un statut supérieur aux autres religions.

Elle mentionne notamment un projet de loi sur le Hadj, actuellement en discussion à l’Assemblée nationale, et qui impose à l’Etat de soutenir financièrement les musulmans thaïlandais pour les aider à effectuer le pèlerinage à La Mecque. « Certains groupes bouddhistes sont opposés à cette loi. Mais elle est très importante pour les musulmans qui se sont battus depuis de nombreuses années pour obtenir une telle loi », indique-t-elle encore.

Selon l’agence Fides, la minorité catholique de Thaïlande (environ 0,5 % de la population) ne se dit, quant à elle, pas inquiète de ce nouvel article. « Nos activités pastorales ne sont pas troublées ou modifiées. (…) La communauté catholique ne s’occupe pas des questions politiques, mais continue de mener ses activités », a déclaré à l’agence de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples le P. Peter Watchasin, directeur national des Œuvres pontificales missionnaires de Thaïlande.

Inquiétude des musulmans vis-à-vis de l’article 67 de la Constitution

Plusieurs analystes ont attribué à cet article constitutionnel sur les religions la forte proportion de votes défavorables au projet de Constitution dans les trois provinces du Sud du pays – Yala, Pattani et Narathiwat – lors du référendum constitutionnel du 7 août. Une insurrection ethno-nationaliste contre l’Etat central prévaut depuis des décennies dans ces provinces peuplées à 80 % de musulmans de culture malaise. Elle s’est intensifiée depuis 2004 et a provoqué depuis cette date près de 7 000 morts, tant chez les bouddhistes que chez les musulmans.

L’analyse des résultats du scrutin et la prise en compte des réactions d’inquiétudes vis-à-vis de l’article 67 ont mené la junte militaire, au pouvoir depuis le coup d’Etat de mai 2014, à prendre le 22 août dernier un décret visant à « compléter » cet article. Le décret a pour objet d’« empêcher les actes qui menacent le bouddhisme et les autres religions » et reprend l’appel traditionnel à « l’harmonie religieuse » ; il met aussi en place un comité pour « empêcher les actes qui menacent le bouddhisme et les autres religions ».

Les musulmans thaïlandais ont accueilli ce décret avec un certain scepticisme, tout en reconnaissant qu’il s’agit d’un geste de bonne volonté du régime militaire pour « corriger le tir ».

La controverse autour de l’article 67 intervient alors que les tensions entre bouddhistes et musulmans se sont accrues ces derniers mois. En novembre dernier, Phra Apichat Promjan, un moine bouddhiste de Bangkok, a appelé les bouddhistes à « brûler une mosquée pour chaque moine bouddhiste tué dans le Sud thaïlandais ». Son appel, qui faisait suite à l’assassinat de plusieurs moines bouddhistes dans les provinces du Sud, avait été largement diffusé sur les réseaux sociaux avant que le gouvernement n’intime au bonze d’arrêter de s’exprimer sur ce sujet.

En janvier dernier, un projet de vaste « parc bouddhiste » lancé par les autorités bouddhistes locales de la ville de Pattani (où 80 % de la population est musulmane), avait été suspendu par la junte après une vague de critiques des musulmans de la région. Le mois suivant, en février 2016, des groupes bouddhistes et des bonzes de la ville de Chiang Mai, dans le nord du pays, se sont opposés à l’établissement d’une zone pour l’industrie alimentaire halal, affirmant que cela « détruirait le patrimoine culturel de la province ».

Selon Angkhana Neelapaijit, le décret du 22 mai vise à apaiser ces tensions ou, à tout le moins, à ne pas les attiser. « Il reste à voir si cela peut rétablir l’harmonie », conclut-elle.

(Source: Eglises d'Asie, le 7 octobre 2016)
 
Chine: Le président Xi Jinping a-t-il vraiment envoyé un cadeau au pape François?
Eglises d'Asie
08:18 07/10/2016
Des propos concernant la Chine que le pape François a tenus aux journalistes dans l’avion qui, le 2 octobre dernier, le ramenait de Bakou à Rome, la presse a retenu que, si un voyage du Souverain Pontife à Pékin n’était pas pour « maintenant », les relations entre le Saint-Siège et la Chine populaire étaient « bonnes », le signe de ce réchauffement entre les deux parties étant que « le président Xi Jinping avait envoyé un cadeau au pape ». A y regarder de plus près, un faisceau de présomptions laisse à penser qu’en réalité, le président chinois n’a pas fait parvenir de cadeau au pape.

Qu’a dit le pape ?

Répondant à une question de Jean-Marie Guénois, du Figaro, au sujet d’un éventuel voyage en Chine, le pape commence par répondre que des « commissions de travail » sont à l’œuvre entre Pékin et Rome et continue en disant que bien qu’il soit de nature optimiste, il estime que les choses qui sont menées dans la précipitation ne sont « bonnes ». « Les relations entre le Vatican et la Chine devront bien être normalisées un jour et nous parlons de ceci lentement », précise le pape, en ajoutant qu’il a « la plus haute estime pour la nation chinoise ». Il évoque ensuite à titre d’exemple un symposium organisé très récemment à l’Académie pontificale des sciences au sujet de son encyclique Laudato Si’. « (…) était présente une délégation chinoise du président. Et le président chinois m’a envoyé un cadeau. Les relations sont bonnes », déclare le pape. (On lira ici la transcription officielle en italien du Saint-Siège de cette conversation : « Il popolo cinese ha la mia più alta stima. L’altro ieri, per esempio, c’è stato un convegno di due giorni, credo, nella [Pontificia] Accademia delle Scienze sulla Laudato si’, e c’era una delegazione cinese del Presidente. E il Presidente cinese mi ha inviato un regalo. Ci sono buone relazioni. »)

Quelle délégation chinoise était présente à Rome ?

Le 28 septembre dernier, l’Académie pontificale des sciences sociales, en lien avec le Conseil pontifical ‘Justice et Paix’, a organisé au Vatican un symposium international intitulé « Joint Consultation on Laudato Si’ and the Path to COP [Conference of Parties] 22 », un an après la COP 21 de Paris et quelques semaines avant la COP 22 de Marrakech. Le cardinal ghanéen Peter Turkson, préfet du nouvellement créé dicastère « pour le service du développement humain intégral », a reçu les invités à ce symposium, parmi lesquels figurait une délégation chinoise. C’est une fondation chinoise active dans la protection de l’environnement qui était invitée : la China Biodiversity Conservation and Green Development Foundation (中国生物多样性保护与绿色发展基金会). Et la personne qui représentait la fondation lors de ce symposium a remis un cadeau au pape François. Il s’agit d’un estampage de la très fameuse Stèle nestorienne ou Stèle de Daqin, conservée au Musée des stèles de Xi’an, stèle qui porte le témoignage de la reconnaissance par l’empereur Tang Taizong de la présence de l’Eglise nestorienne dans la Chine du VIIe siècle.

Qui se cache derrière cette fondation chinoise ?

La China Biodiversity Conservation and Green Development Foundation, initialement connue sous le nom de China Milu Foundation, est une fondation active dans la défense de l’environnement. Elle semble très bien « connectée ». Fondée par Lu Zhengcao, un des premiers généraux de l’Armée populaire de libération, elle est aujourd’hui dirigée par Hu Deping. Archéologue, Hu Deping est aussi le fils aîné de Hu Yaobang (1915-1989), qui fut secrétaire général du Parti communiste chinois de 1982 à 1987 et que Deng Xiaoping limogea pour sa trop grande proximité avec les manifestations étudiantes revendiquant plus de démocratie. Hu Yaobang est mort en avril 1989, trois semaines à peine avant l’écrasement du Printemps de Pékin, place Tiananmen. Selon la presse japonaise, le père de l’actuel président Xi Jinping, Xi Zhongxun, et le père de Hu Deping étaient proches et cette proximité se retrouverait à la génération des fils, ce qui expliquerait que Xi Jinping, en dépit de l’autoritarisme dont il fait preuve depuis qu’il est au pouvoir, ait laissé faire, l’an dernier, la publication des œuvres complètes de Hu Yaobang, des œuvres pourtant empreintes d’un « libéralisme » aujourd’hui peu en cour.

En dépit de cette proximité supposée entre Xi Jinping et Hu Deping, il ne semble pas que Hu Deping faisait partie de la délégation qui a assisté au symposium organisé ce 28 septembre au Vatican. Un message de la China Biodiversity Conservation and Green Development Foundation posté le 29 septembre sur Weibo (l’équivalent chinois de Twitter) indique que c’est le « secrétaire général » de la fondation qui a remis au pape l’estampage de la Stèle nestorienne.

Qu’en conclure ?

Du côté du Saint-Siège comme de la Chine, aucun commentaire n’a été émis après que la presse s’est fait l’écho du « cadeau du président Xi Jinping remis au pape François ». Du côté chinois, la presse très officielle, du type Global Times ou Quotidien du Peuple, ne dit mot de l’affaire. Du côté du Saint-Siège, le Bureau de presse du Saint-Siège assure à Eglises d’Asie « ne pas avoir les détails » sur ce point précis.

Peut-on pour autant envisager que le président Xi Jinping ait pu faire remettre un cadeau au pape en passant par l’entremise de cette fondation chinoise ? Selon les observateurs, l’hypothèse aurait eu un début de crédibilité au cas où Hu Deping en personne se soit déplacé à Rome et ait remis en main propre au pape l’estampage en question. En l’absence de Hu Deping, il semble inenvisageable au plan protocolaire que le président chinois passe par des voies aussi détournées pour faire passer de manière somme toute aussi publique un cadeau au pape.

En dépit des déclarations d’intention de part et d’autre faisant état d’un « désir sincère » d’améliorer les relations, celles-ci semblent toujours aussi délicates. Même sur le seul terrain culturel, des chantiers pourtant bien avancés sont aujourd’hui bloqués. On peut citer ici à titre d’exemple le projet de numérisation des 1 200 manuscrits chinois anciens de la dynastie des Qing qui sont conservés à la Bibliothèque du Vatican. L’Université de Pékin devait numériser au Vatican ces précieux écrits et en organiser en 2017 une exposition itinérante dans différentes villes universitaires de Chine. Or, selon nos informations, ce projet est au point mort depuis six mois, la partie chinoise ne donnant plus signe de vie.

Quant à la mention par le pape dans l’avion qui le ramenait de Bakou ce 2 octobre d’une exposition des Musées du Vatican organisée en Chine, nous n’en avons pas trouvé trace, sinon celle de l’exposition qui a eu lieu du 5 février au 2 mai dernier. Intitulée « The Altar, Catholicism Spreads East, The Holy See, The Liturgical Year, The Pope and History, and The Sacraments », elle était bien organisée par le Vatican mais elle a eu lieu non en Chine populaire, mais à Taipei, en République de Chine (Taiwan).

(Source: Eglises d'Asie, le 7 octobre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre kỷ niệm 66 năm ngày Đức Mẹ lộ hình
Người Giồng Trôm
08:36 07/10/2016
ĐỀN ĐỨC MẸ LA MÃ BẾN TRE MỪNG KỶ NIỆM 66 NĂM NGÀY ĐỨC MẸ LỘ HÌNH

Thời gian trôi qua nhanh quá ! Kỷ niệm con gặp Mẹ, Mẹ gặp con lại về. Niềm vui, niềm hân hoan lại về

Chuyện quan trọng nhất không phải là đường xa vất vả mà chỉ là thời tiết thiên nhiên. Giản đơn là những ngày qua trời mưa miên man. Mưa đến độ mới dựng được rạp lên là mưa đổ và cứ đổ.

Xem Hình

Từ chiều hôm qua, ngày 6 tháng 10, cộng đoàn dân Chúa đã dắt díu nhau về với Mẹ.

Vở kịch ngắn “Người con hoang đàng” cũng như Thánh Lễ chuẩn bị cho người ở xa được cử hành cách trang nghiêm sốt sắng trong bầu khí thật đẹp. Mọi người đi vào giấc ngủ với Mẹ được bình an.

Từ sáng sớm hôm nay, ngày chính Lễ kỷ niệm Mẹ Lộ Hình, 7 tháng 10, con cái của Mẹ dắt díu nhau về từ muôn nơi. Có những nơi thật xa như Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Thuận. .. và cả Sài Gòn nữa.

8 giờ 30, cộng đoàn cùng hướng về Lễ Đài để tham dự giờ diễn nguyện của quý nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn. Tiết mục diễn nguyện thật sâu lắng đã đưa cộng đoàn về gần Chúa và Mẹ hơn với ý tưởng từ trang Thánh Kinh Tiệc Cưới Cana.

9 g 15, cộng đoàn cùng đi vào giờ hành hương Kính Mẹ với chủ đề Mẹ đi viếng.

10 giờ 00, Thánh Lễ tạ ơn được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn là Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long thân thương (Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai thân yêu của Giáo Phận đang tham dự kỳ họp lần XIII Hội Đồng Giám Mục).

Cùng đồng tế với Đức Ông Barnabê có hơn 30 linh mục trong và ngoài giáo phận. Có một số Cha Dòng Chúa Cứu Thế đến từ cộng đoàn Xoài Mút và Mỹ Thuận.

Trong bài chia sẻ, Cha GioaKim Hà Ngọc Phú – Dòng Chúa Cứu Thế chia sẻ về tâm tình, lòng thương xót của Mẹ Maria trong biến cố đi thăm viếng.

11 g 15, Thánh Lễ tạ ơn kết thúc trong bầu khí trang nghiêm thánh đức. Đức Ông mời quý Cha đồng tế cùng ban Phép Lành cho cộng đoàn tham dự Thánh Lễ.

Trước khi Thánh Lễ kết thúc, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre – có đôi lời cảm ơn Đức Ông, quý Cha Quản Hạt, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa. Trong tâm tình đơn sơ, Cha Đaminh nói với cộng đoàn rằng để có được như ngày hôm nay và những gì cộng đoàn thấy đó chính là công sức và đặc biệt cũng như lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa. Cha Đaminh tha thiết mời cộng đoàn tiếp tục cộng tác, đóng góp và nhất là lời cầu nguyện và chính đời sống của mỗi người.

Giờ diễn nguyện, giờ hành hương và đặc biệt Thánh Lễ tạ ơn được diễn ra trong bầu trời phải nói rằng tuyệt đẹp, hơn cả những gì lòng người mong ước.

Góp phần long trọng và thêm bầu khí thiêng liêng cho Thánh Lễ phải nói đến là đông đảo cộng đoàn dân Chúa, của biết bao nhiêu người đã góp công sức cho Thánh Lễ. Và, có thể nói là thiếu nếu không nhắc đến sự hiện diện và chung chia tiếng hát của ca đoàn Mai Tâm.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ vì tất cả những gì Chúa đã làm qua lời chuyển cầu của Mẹ La Mã Bến Tre. Vẫn luôn tin rằng Mẹ La Mã Hằng Cứu Giúp luôn luôn che chở phù trì, gìn giữ tất cả những ai chạy đến nép mình bên tà áo Mẹ.
 
Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm Melbourne mừng bổn mạng và tuyên hứa cho tân đoàn viên
Trần Văn Minh
14:58 07/10/2016
Melbourne, Vào lúc 6 giờ 30 chiều Thứ Sáu, Ngày 7 Tháng Mười 2016. Tại Nguyện Đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Hội Mân Côi mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi và đặc biệt Ngành Nữ Tông Đồ Đoàn Liên Minh Thánh Tâm đã hân hoan cùng cộng đoàn dâng Thánh lễ mừng bổn Mạng Thánh Margarita Maria và cử hành nghi thức tuyên hứa cho 21 tân đoàn viên nam nữ.

Mời xem hình

Đây là ngày Thứ Sáu đầu tháng kính Thánh Tâm Chúa, cũng là lễ Đức Mẹ Mân Côi bàn thờ Đức Mẹ Mân Côi được trang trọng đặt trước bục loan báo tin mừng với hoa đèn rực rỡ. Từ lúc 3 giờ chiều, cộng đoàn đã có giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót và giờ chầu Thánh Tâm Chúa trước khi Thánh lễ mừng bổn mạng được cử hành do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, quản nhiệm kiêm tuyên úy Đoàn Liên Minh Thánh Tâm chủ tế cùng Linh mục Phao Lô Nguyễn Công Trứ đồng tế.

Tiểu sử Thánh Nữ đã được chị Thành đại diện đoàn đọc trước Thánh lễ nhắc mọi người nữ Thánh nhân đã sống hết mình theo gương Chúa Giê Su. Các tân đoàn viên trong trang phục đặc biệt, nam thắt Caravat mầu mận chín, các chị nữ khăn cùng màu thắt thành nơ rất đẹp rước Linh mục chủ tế lên bàn Thánh. Trong lời ca bài ca Hiệp lễ của Ban Thánh Tâm Ca.

Sau bài chia sẻ Lời Chúa, Linh mục chủ tế đã chủ trì nghi thức tuyên hứa của các tân đoàn viên. Sau khi các đoàn viên đọc lời tuyên hứa Linh mục chủ tế đã hỏi lại những điều mà các đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm phải giữ. Các tân Đoàn viên đã nâng tay phải lên tuyên hứa trước Linh mục tuyên úy, cờ đoàn, các vị đại diện ban lãnh đạo đoàn, các toán và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa hiện diện. Các tân đoàn viên được trao huy hiệu đoàn và nhận bằng chứng nhận chính thức là Đoàn viên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm.

Chị Vũ Thị Mây đại diện cho Ngành Nữ tông đồ Liên Minh Thánh Tâm cám ơn linh mục Quản nhiêm và cũng là Tuyên Úy Đoàn LMTT, cùng toàn thể cộng đoàn, sau Thánh lễ, mọi người được mời cùng ở lại để chung vui cùng đoàn mừng bổn mạng qua bữa ăn nhẹ, trong niềm vui hân hoan trong những ngày đầu Xuân ấm áp.

Dịp này, Hội Mân Côi Thánh Vinh Sơn Liêm đã trao tặng mọi người tràng hạt và kinh Mân Côi, để mọi người sốt sắng với tràng chuỗi mà Đức Mẹ Fatima đã truyền cho con dân thực hiện mệnh lệnh của Mẹ.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thơ: Chúa ơi! Xin Cứu Biển Việt Nam
Giáng Thu Adelaide
08:32 07/10/2016
Lạy Chúa, xin đoái thương, đoàn con dân VIỆT

Đang sống trong nỗi muộn phiền, sợ hãi, đớn đau

Lạy Chúa, xin ra tay giáng phúc

Đoàn con thơ, đang khổ sở, bơ vơ

Xin dâng lên Chúa, niềm cậy trông và xấp mình cầu khẩn

Xin Chúa rủ lòng, giải cứu chúng con

Biển là của CHÚA, bàn tay Ngài tạo tảc

Nay còn đâu, làn nước trong xanh

Ánh mặt trời đã thôi, không nhảy múa

Phản chiếu bầu trời xanh, màu ánh sáng TỰ DO!

Nào tôm cá, mực, cua...đủ loài, đủ màu sắc

Bơi lội nhởn nhơ, trong làn nước thanh bình

Nhưng than ôi, giờ đây không còn nữa!

Hàng hàng, lớp lớp, cá nằm phơi bụng trắng

Triệu triệu con người, than khóc với biển xanh

Đến con cá nhỏ, cũng mất dần sự sống

Phận dân nghèo, sống nhờ cá, biết làm sao?

Cuộn chiếc lưới, gói xác hồn tôm cá

Phận long đong, thuyền khóc, không bến bờ...

CHÚA ƠI! XIN CỨU BIỂN!

Xin đoái thương, XIN BAN PHÚC BÌNH AN

Đoàn con khổ, khóc than, thương thân phận

Đói nghèo, lầm than, biết cậy dựa vào ai?

Lạy Chúa, xin ghé nhìn đoàn con của Chúa

Đời bơ vơ, cơ cực, chốn trần ai

Lạy Cha, Đấng đầy lòng nhân ái

Xin mở lòng, lạy Chúa, xin xót thương

Như cá chết, nằm chờ trên biển vắng

Đoàn con thơ, chờ Chúa đến cứu nguy

Dâng lên Chúa, lời Kinh Cầu khẩn thiết:

CHÚA UY LINH! XIN THƯƠNG CỨU CHÚA ƠI!i>

Amen
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Quyền giáo huấn của Giáo hội là quyền gì và phát xuất từ đâu?
LM PhanxicôXaviê Ngô Tôn Huấn
09:33 07/10/2016
QUYỀN GIÁO HUẤN CỦA Giáo Hội LÀ QUYỀN GÌ VÀ XUÁT PHÁT TỪ ĐÂU?

Trước khi về Trời, Chúa Giê su đã truyền cho các Tông Đồ mệnh lệnh sau đây:

“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em cho mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:19-20)

Trước đó, sau khi đặt Phêrô làm đầu Giáo Hội, Chúa cũng đã nói với Phêrô như sau:

“Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: điều gì anh cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, điều gì anh tha thì trên trời cũng tha." (Mt 16:19)

Quyền tháo gỡ và cầm buộc có liên hệ trực tiếp đến quyền dạy dỗ các chân lý đức tin và các nguyên tắc luân lý phải tuân theo và thực hành để được hưởng cứu độ nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.

Những Lời Chúa nói trên đây là nền tảng và cũng là xuất sứ của điều được gọi là Quyền Giáo Huấn(Magisterium=Teaching Ofice) của Giáo Hội với tư cách là Hiền Thê và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô trên trần gian này cho đến ngày cánh chung tức tận thế.

Thật vậy, Giáo Hội đã nhân lãnh từ các Thánh Tông Đồ cũng như từ kho tàng Kinh Thánh và Mặc khải những chân lý đức tin mà Chúa Giêsu đã rao giảng và dạy dỗ trong suốt ba năm Người thi hành Sứ Vụ giảng dạy và làm phép lạ trước khi thọ hình thập giá để hoàn tất công cuộc cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết vì tội.

Giáo Hội từ đầu cho đến nay đã tiếp tục sứ mệnh cứu độ của Chúa KItô qua sứ vụ loan báo Tin Mừng Cứu Độ, dạy dỗ chân lý và cai quản dân Chúa được trao phó cho mình là Mẹ và là Thầy dạy bảo để hướng dẫn con cái mình bước đi theo Chúa Giêsu là “Đường, là Sự Thật và là sự Sống "(Ga 14:6).

Trong sứ mệnh dạy dỗ chân lý, Giáo Hội “thi hành Quyền Giáo Huấn được nhân lãnh từ Chúa Kitô khi định nghĩa và tuyên bố những tín điều (dogmas) tức những điều mà các Kitô hữu bắt buội phải tin và thực hành cho được lãnh ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, vì có liên hệ mật thiết đển đức tin và những chân lý được mặc khải... những tín điều là ánh sáng soi dẫn và bảo đảm đức tin.. Ngoài ra, Huấn Quyền của Giáo Hội còn có trọng trách cắt nghĩa cách chính xác Lời Chúa được ghi chép trong Kinh Thánh hay qua Thánh Truyền. Huấn Quyền này được ủy thác cho các Giám mục hiệp thông với Đấng kế vị Phêrô là Giám mục Rôma.” (x SGLGHCG số 85--89)

Như thế, Huấn Quyền của Giáo Hội có chức năng (competence) dạy dỗ những chân lý của Đức tin, những giáo lý tinh tuyền, những nguyên tắc luân lý phải theo cũng như giải thích Kinh Thánh và mặc khải của Chúa về những gì người tín hữu phải tin và thực hành để được chúc phúc không những trong cuộc sống trên đời này mà nhất là được cứu rỗi để sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa mai sau trên Nước Trời..

Các chức năng trên đây trước hết được chính Chúa Kitô trao cho các Tông Đồ và các Tông Đồ đã trao lại cho những người kế vị các ngài cho đến ngày nay, căn cứ vào lời Thánh Phaolô đã căn dặn môn đệ của ngài là Timô-thê như sau:

"Anh Timô-thê, hãy bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho anh, tránh những chuyện nhảm nhí trống rỗng và những vẫn đề của trí thức giả hiệu. Có những kẻ, vì chủ trương cái trí thức đó, nên đã lạc mất đức tin..” 1 Tm 6:20)

hoặc

“Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức KItô Giê su, anh hãy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta.” (2 Tm 1:12-14)

Như vậy, Giáo Hội đã đón nhận từ truyền Thống Tông Đồ những giáo lý tinh tuyền, những di sản thiêng liêng của đức tin để dạy lại cho con cái mình là Dân Chúa trong toàn Giáo Hội.

Sự kiên trên cũng cho thấy là giữa Truyền Thống (Traditio) và Quyền Giáo Huấn (Magisterium) có sự liên hệ mật thiết, vì từ những gì các Tông Đồ truyền lại, Giáo Hội có thêm nguồn tài nguyên phong phú và chính xác về đức tin và giáo lý mà các Tông Đồ đã nhận lãnh trực tiếp từ Chúa Kitô. Cộng thêm vào đó là những gì được mặc khải trong Kinh Thánh mà Giáo Hội là thẩm quyền duy nhất không những về thư qui (canon) Kinh Thánh mà còn hướng dẫn cách đọc và hiểu lời Chúa trong Kinh Thánh nữa. Do đó mọi tín hữu đều được mong đợi chỉ đọc những sách thánh mà Giáo Hội đã chọn lọc và tin là có ơn linh ứng của Chúa Thánh Thần, là tác giả chính của Kinh Thánh. Cụ thể, toàn bộ Kinh Thánh gồm có 73 Sách trong đó 46 Sách về Cựu Ước và 27 Sách Tân Ước được Công Đồng Trentinô (1545-1547) đóng thư qui, nghĩa là không nhận thêm sách nào nữa được nhìn nhận là Sách Thánh vì có ơn linh ứng của Chúa Thánh Thần

Trong lãnh vực luân lý, Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội “có quyền loan báo ở mọi nơi và mọi thời đại những nguyên tác luân lý, luôn cả những gì liên quan đến trật tự xã hội và đưa ra phán quyết về bất cứ thực tại nào của con người, theo mức đòi hỏi của của những quyên lợi căn bản của nhân vị con người và của ơn cứu độ các linh hồn.(x. SGLGHCG, số 2032)

Như thế, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội- giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân- đều có bổn phận phải vâng phục và tuân theo những gì Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội dạy bảo về những tín điều (dogmas) phải tin, những nguyên tắc luân lý phải tuân theo và thực hành để sống xứng đáng là người tín hữu Chúa Kitô trong trần thế. Cụ thể, không tín hữu nào được phép viện cớ tâm sinh lý học, hay quyền của phụ nữ để đòi tự do li dị phá thai và hôn nhân đồng tính (same sex marriage) trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Cũng không thể đòi cho phụ nữ được làm linh mục, vì điều này trái với Truyền Thống Tông Đồ là chỉ người nam được chọn làm tông đồ để đi rao giảng, dạy dỗ và cử hành các bí tích, cách riêng là bí tích Thánh Thể, Hòa giải và sức dầu bệnh nhân.Chính Chúa Giê su xưa cũng không chọn phụ nữ nào trong số các Tông Đồ đầu tiên gồm Nhóm Mười Hai Tông Đồ lớn và 72 Tông đồ nhỏ.

Cho nên, trung thành với Truyền Thống này, Giáo Hội - từ đầu cho đến nay- đã không truyền chức cho phụ nữ, không phải vì thiên vị với đàn ông và coi thường phụ nữ.

lập trường của Giáo Hội về những vấn đề luân lý không hề thay đổi dù cho các trào lưu tục hóa và phóng túng ngày một bành trướng trên thế giới, đe doa không những niềm tin có Thiên Chúa mà còn phá hoại nặng nền tảng luân lý, đạo đức mà con người phải chấp nhận và thực hành để xứng đáng với phẩm giá của mình, là thụ tạo khác biệt với loài vật chỉ có bản năng sinh tồn nhưng không có lương tri để biết làm lành lánh dữ.

Vậy là tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo, mọi người đều có bổn phận tuân thủ những gì Giáo Hội dạy với quyền Giáo Huấn về luân lý, tín lý, Kinh Thánh và Phụng vụ.Quyền Giáo Huấn này được bảo đảm không thể sai lầm như giáo lý Giáo Hội đã nói rõ sau đây:

“Bậc thang tối cao trong việc dự phần vào uy quyền của Chúa Kitô được đảm nhận với đặc sủng bất khả ngộ (infallibility). Đặc sủng này trải rộng đến hết mọi lãnh vực của kho ký thác Mặc Khải của Thiên Chúa, và còn trải rộng tới tất cả mọi yếu tố về giáo lý, và luân lý, vì nếu không có những yếu tố này, thì các chân lý cứu độ của đức tin sẽ không thể được bảo toàn, trình bày hoặc tuân thủ.” (Sđ d số 2035)

Một điều quan trọng cần nói thêm ở đây là chỉ Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống nhìn nhận và thi hành Huấn Quyền này của Chúa Kitô do các Tông Đồ truyền lại. Các giáo phái ngoài Công Giáo không tin và thi hành quyền này.Họ chỉ căn cứ vào Kinh Thánh và cắt nghĩa theo ý của họ để thi hành sứ vụ rao giảng mà thôi.

Nhưng cũng cần nói thêm ở đây là Anh em Chính Thống Đông Phương,(Eastern Othordox Churches) tuy có thi hành Huấn Quyền nhận lãnh từ các Tông Đồ, nhưng lại bất đồng với Giáo Hội Công Giáo về vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Thánh Cha, Giám Mục Rôma. Vì không công nhận Đức Giáo Hoàng là Thủ Lãnh Giáo Hội hoàn vũ nên anh em Chính Thông cũng không công nhận những tín điều được Đức Thánh Cha công bố với sự hiệp thông của các Giám mục mà Giáo Hội tin là không thể sai lẫm, cùng với những điều liên hệ đến luân lý Kitô giáo, buộc mọi tín hữu phải vâng nghe và thi hành cho được hưởng ơn cứu chuộc của Chúa Kitô.

Tóm lại, Giáo Hội thi hành Huấn Quyền được nhận lãnh từ Chúa Kitô qua các Thánh Tông Đồ để tiệp tục dạy dỗ đức tin, giáo lý, luân lý, Kinh Thánh và phụng vụ để bảo đảm đức tin và ban phát ơn cứu độ của Chúa Kitô cho những ai muốn sống đức tin Kitô giáo trong Giáo Hội cho đến ngày mãn thời gian. Do đó, muốn tránh lầm lạc trong đời sông đức tin và luân lý, mọi tín hữu có bổn phận phải triệt để vâng nghe những gì Giáo Hội là Mẹ, thay mặt Chúa là Cha để dạy dỗ con cái mình những giáo lý tinh tuyền, những tín lý vững chắc, và những nguyên tác luân lý căn bản phải tuân giữ và thi hành, như những phương thế hữu hiệu để sống đức tin hầu được cứu rỗi để hưởng vinh phúc đời đời với Thiên Chúa, là Cha nhân từ, đầy yêu thương và tha thứ trên Nước Trời mai sau.
 
Văn Hóa
Câu chuyện truyền giáo Paraguay : Linh mục và chuỗi Mân Côi
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
17:37 07/10/2016
PARAGUAY – LINH MỤC VÀ CHUỖI MÂN CÔI

Tháng Mân Côi hay Mai Khôi lại về cũng là dịp để người Ki-tô hữu gần gũi Mẹ Maria với tràng hạt Mân Côi để cùng Mẹ cầu cho hòa bình thế giới trước những bất công, bạo lực, khủng bố và thảm họa thiên nhiên xảy ra hàng ngày như lời Mẹ nhắn nhủ trong những lần hiện ra với con cái Mẹ, nhất là ở Fatima.

Khi còn nhỏ ở Việt Nam chúng tôi thường hay nghe người lớn nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối” vì muốn giải thích hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. Điều này chỉ đúng ở các nước thuộc Bắc Bán Cầu, còn Nam Bán Cầu nơi chúng tơi đang sinh sống thì lại khác hoàn toàn và phải đọc ngược lại là” “Ngày tháng năm chưa mần đã tối, Đêm tháng mười chưa cười đã sáng” vì ngày ngắn, đêm dài (tháng 5 trời lạnh) và ngày dài đêm ngắn (tháng 10 trời nóng).

Tháng Mười năm nay có lẽ do ảnh hưởng khí hậu toàn cầu nên trời hay mưa bão và nhiệt độ cũng không nóng bức như mọi năm. Tuy nhiên vì thời tiết quá thất thường nên rất nhiều người đau bệnh và đột tử và cứ phải đi làm phép xác đều đều cho cả trẻ lẫn già.

Như chúng ta cũng biết Paraguay là một xứ truyền giáo vì linh mục địa phương rất ít và mỗi khi họp liên tu sĩ hay đại hội dân Chúa thì thấy rất đông các linh mục tu sĩ nước ngoài với đầy đủ màu da, tiếng nói. Vùng đất truyền giáo này cũng đón nhận rất nhiều người di dân đến từ khắp nơi, trong đó có người Nhật, Hàn quốc và Đài Loan là những người thành đạt nhất ở đây. Các đồ đùng hàng ngày như tủ lạnh, xe hơi, điện thoại, tivi với thương hiệu Samsung, Kia, Huyndai… của Hàn quốc rất được ưa chuộng ở đây.

Bởi thể, người Hàn quốc ngày càng đến đây rất đông và mang theo gia đình, bà con để mở rộng thị trường và trở nên những người khá thành đạt và giàu có nhất là các thành phố và trung tâm thủ đô của Paraguay. Và cũng vì thế nhu cầu tâm linh của họ cũng được quan tâm rất kỹ khi họ cũng gởi qua những mục sư, linh mục để đồng hành với bổn đạo của mình. Đức Giám Mục ở đây đã chấp thuận cho họ có một giáo xứ giành riêng cho giáo dân Hàn quốc và tất cả nghi thức, thánh lễ đều bằng tiếng bản xứ Hàn quốc để họ có thể dễ dàng cảm nhận ơn Chúa và yên tâm sống nơi đất khách quê người như quê nhà của mình.

Giáo dân xứ Hàn ở đây rất quảng đại như người Việt Nam mình sống ở hải ngoại. Cứ 3 hay 5 năm một lần thì cha xứ của họ sẽ trở về Hàn quốc và Giáo Hội ở Hàn quốc sẽ gởi một linh mục khác để thay thế làm nhiệm vụ. Và chính giáo dân ở đây sẽ phải chi trả mọi thứ từ chỗ ăn ở, sinh hoạt phí, lương tháng và những ngày phép hàng năm cho cha xứ họ. Không phải tất cả những người Hàn quốc làm việc ở đây đều nói được tiếng tây Ban Nha (ngoại trừ các em nhỏ học ở trường và những thương gia làm việc trực tiếp với người nước ngoài). Bởi thế họ sống khá khép kín và thường chỉ kết hôn giữa người Hàn với nhau.

Cha xứ mới ở đây có quen thân với chúng tôi khi chúng tôi có cuộc họp với Giám mục giáo phận. Vị linh mục này không nói được tiếng Tây Ban Nha nên chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng ngài nhờ chúng tôi dâng lễ vì ngài có những cuộc họp đồng hương với các linh mục Hàn bên Argentina hay Peru và chúng tôi phải chuẩn bị vài tiếng Hàn để chào hỏi trước và sau thánh lễ. Phần còn lại chúng tôi nói tiếng Tây Ban Nha và có người phiên dịch qua tiếng Hàn. Các bà, các cô lúc đầu khá khép kín nhưng khi chúng tôi bắt đầu chào hỏi vài câu Hàn quốc và họ nhìn thấy chúng tôi cũng giống cha xứ của họ nên họ khá vồn vã và sau thánh lễ họ thường mời chúng tôi ăn các món ăn đặc trưng của họ và còn tặng chúng tôi món Kimchi để mang về. Thật thú vị khi thỉnh thoảng được các cộng đồng đa quốc gia mời dâng thánh lễ và chúng tôi biết thêm chút ít về văn hóa của họ vì nhà truyền giáo không những chỉ biết của mình mà còn biết học hỏi và kết hợp với nhau để làm phong phú thêm cho cuộc sống.

Thứ bảy vừa rồi chúng tôi có đi thăm và xức dầu bệnh nhân cho một anh em cựu linh mục cùng Dòng người Phi Luật Tân bị ung thư máu và đang vào hóa trị. Người anh em này đến đây truyền giáo từ những năm đầu của thập niên 80 và từng giữ những vị trí quan trọng trong Dòng. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm trong sứ vụ linh mục, anh đã bị một tiếng sét ái tình với một nữ tu xinh đẹp người Paraguay nhỏ hơn anh cả một con giáp và cả hai đã quyết định rời bỏ đời tu để tiến tới đời sống hôn nhân gia đình theo tiếng gọi của con tim. Việc giải lời khấn cho nữ tu kia thì không là vấn đề nhưng quá trình hồi tục cho anh em linh mục kéo dài rất nhiều thời gian và mãi đến năm 2014 họ mới chính thức kết hôn trong nhà thờ dù hôn nhân dân sự họ đã có từ năm 2000. Nhìn thấy người anh em bơ phờ, tiều tụy với căn bệnh ung thư hiểm nghèo và không người thân nơi đất khách ngoại trừ người vợ Paraguay khá hững hờ và thỉnh thoảng lại càm ràm người chồng tội nghiệp. Có lẽ nhiều người sẽ nói Chúa phạt những người như thế nhưng chúng ta nên nhớ rằng Chúa chúng ta không phải là anh cảnh sát giao thông Việt Nam cứ rình mò trong bụi rậm hay nơi nào đó để thình lình phạt những người vi phạm. Chúa luôn tôn trọng các quyết định của chúng ta vì mỗi người chúng ta hoàn toàn tự do trong các quyết định của mình và dưới mắt người đời thì trước những sự không may mắn họ thường hay gán ghép cho Chúa theo sự tưởng tượng của chúng ta.

Tỉnh Dòng chúng tôi vừa có Bề trên giám tỉnh mới và các cố vấn cho nhiệm kỳ 2017-2020. Vị giám tỉnh mới này là người Ấn độ và có bằng luật sự dân sự tại Nam Mỹ nên khá ám tường và hiểu biết về luật pháp. Dòng chúng tôi là Dòng quốc tế và đa số các nhà truyền giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên chuyện người nước ngoài có thể đứng đầu một Dòng tu không có chuyện gì lạ và nhà nước không hề can thiệp vào nội bộ của Giáo Hội.

Để chuẩn bị cho những thay đổi về nhân sự, vị Bề trên mới đã trao đổi với từng người, trong đó có bản thân chúng tôi về công việc và nhiệm vụ sắp tới mà chúng tôi sẽ đảm nhận trong những ngày đầu năm 2017. Chúng tôi cũng suy nghĩ khá nhiều về nhiệm vụ mới này và cũng chưa có một quyết định dứt khoát từ hai phía. Nếu đưa ra một công việc dễ dàng thì có thể quyết định ngay lập tức, nhưng đây là một thách đố cho chúng tôi trong nhiệm vụ mới khiến chúng tôi cũng khó đi đến quyết định. Chúng tôi đang rất cần lời cầu nguyện của mọi người cho bài sai sắp tới của mình đúng theo thánh ý Chúa.

Cách đây hai ngày chúng tôi nhận được tin một Sư Huynh lớn tuổi cùng Dòng, một người thầy có đời sống thầm lặng nhưng sâu sắc vừa tạ thế. Nhìn tiểu sử của Thầy có thể thấy toát lên một nhân cách dù thầy không có bằng cấp tiến sĩ hay kỹ sư nhưng cuộc sống của thầy đã để lại cho chúng tôi một bài học khiêm nhường và thánh thiện trong cách sống. Xin Chúa sớm đưa linh hồn thầy về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với ngài.

Hôm nay lễ Đức Mẹ Mân Côi, chúng tôi có làm phép xác cho một bé gái 9 tuổi vừa mới qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác từ 4 năm qua. Năm ngoái khi người mẹ của em đến xin chúng tôi cho em được rước Chúa lần đầu với bạn bè em dù em không học một ngày giáo lý nào. Nhìn thấy mẹ em đưa em trên chiếc xe lăn bé nhỏ và tha thiết được rước Chúa, chúng tôi đã đồng ý và nói với mẹ em chuẩn bị cho em quần áo đẹp nhất trong ngày em rước Chúa. Em đã được đón nhận Chúa vào lòng và rưng rung nước mắt dù em không được học hỏi về Chúa nhiều. Sau đó gia đình em xin chúng tôi cho em được lãnh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân vì em quá yếu sức và đến hôm qua em đã ra đi như một thiên thần. Chúa đã đón nhận em về với ngài để em không còn đau đớn về thể xác nữa.

Nhớ lại chuyện gia đình ở Việt Nam, chúng tôi có một cháu gái khoảng hơn 10 tuổi bị bệnh tự kỷ và không thể học hành hay hiểu biết nhiều. Có lần chúng tôi gọi điện về nói với gia đình xin Cha xứ cho cháu được rước Chúa lần đầu để cháu có thể quen với nhà thờ, gần gũi với Chúa nhưng khi gia đình lên thưa chuyện với cha xứ thì ngài có những lời lẽ không mấy thân thiện và còn nói nó bị khùng mà rước Chúa làm gì. Nghe kể lại như thế mà trong cổ cảm thấy nghẹn vì mục tử mà thiếu quan tâm đến những con chiên bệnh. Giờ này cha xứ ấy đã ở một cương vị rất cao rồi!

Chúng tôi cũng vừa mới nhận được một email của vài người quen biết ở châu Âu nói về một anh em linh mục Việt Nam ở đó có những lời lẽ rất xúc phạm khi gọi điện chửi con chiên mình. Để kiểm chứng cho thông tin trên mạng chúng tôi cũng gọi điện trực tiếp cho những người bạn ấy và biết rằng thông tin đó là thật.

Người Việt Nam nói chung và người Công Giáo Việt Nam nói riêng rất tôn trọng những bậc tu trì và họ luôn một lòng cung kính. Có lẽ vì thế mà một số bậc tru trì tự cho mình có quyền nói gì thì nói và làm gì thì làm mà quên đi một điều mình chỉ là “con lừa chở Chúa Giê-su” vào thành Giêrusalem mà thôi. Nên nhớ rằng giáo dân thời nay nhiều người đã có bằng tiến sĩ, kỹ sư và nhiều người còn dạy trong Đại Chủng Viện vì họ có bằng tiến sĩ Triết hay Thần học nữa. Người ta tôn trọng linh mục vì linh mục là người của Chúa khi được xức dầu thánh. Đừng nghĩ rằng khi đã là linh mục rồi thì có quyền vung tay, múa chân rồi chửi bới và xem người khác chẳng ra gì. Người ta kính trọng các linh mục, các tu sĩ không phải vì những người đó có bằng cấp cao hay là có những bài giảng rất hay nhưng người ta kính trọng các linh mục vì họ giống Chúa Giê-su, một mục tử khiêm nhường, hiền lành và dễ gần.

Ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có người tốt, người xấu, người hiền, người dữ. Tuy nhiên, những người được đặt lên làm vị trí lãnh đạo cần phải có một có một sự bình tĩnh trong phán đoán và nhất là cách phát ngôn thận trọng vì chỉ cần lỡ lời một chút là hối hận cả đời với công nghệ thông tin thời nay. Ông tổng thống đương nhiệm Philippines khi còn làm thị trưởng thì ít tai biết đến và ông muốn nói gì thì nói nhưng gần đây trước những phát ngôn bừa bãi của ông với cương vị là người đứng đầu một quốc gia thì người ta đã coi thường và ngay cả người dân nước ông cảm thấy xấu hổ khi có một vị lãnh đạo như thế. Cũng vậy, các vị lãnh đạo tinh thần nên cẩn trọng trong cách phát ngôn và đối xử với đàn chiên mình vì cơ chế xin-cho mà những người độc tài thích làm không nên áp dụng trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta.

Làm việc nhiều năm ở vùng truyền giáo chúng tôi mới nghiệm ra rằng mình chẳng là gì cả ngoài thiên chức linh mục Chúa ban. Ở đây người ta chỉ cần linh mục khi họ muốn các bí tích và rất ít khi quan tâm, lo lắng cho linh mục của họ dù đa phần là người Công Giáo. Chúng tôi có dịp đi thăm một số quốc gia nơi có người Việt sinh sống và nhận thấy rằng người Công Giáo Việt Nam mình sao mà thương và đối xử tốt với các linh mục như vậy nhưng các ngài lại không cảm nhận được tình thương của đàn chiên giành cho mình, trái lại có một số vị mục tử còn trù dập và phân tán đàn chiên. Viết lên tâm tình này chúng tôi không có ý phê phán hay dạy đời bất cứ ai vì bản thân mình chỉ là hạng tép riu nhưng chúng tôi muốn nói lên một điều là hãy biết tôn trọng nhau. Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót là để chúng ta biết xích lại gần nhau, tha thứ cho nhau và cùng nhau thăng tiến tình tương thân, tương ái chứ không phải là dịp để ngày càng lánh xa nhau.

Lạy Mẹ Mân Côi, bản thân con là một người bất toàn với nhiều thói hư, tật xấu. Xin Mẹ hãy giúp con luôn biết khiêm nhường, biết lắng nghe những góp ý tích cực của những người xung quanh con để con có thể sửa đổi bản thân và giúp mọi người cùng thay đổi. Xin Mẹ ban ơn và giúp các linh mục của Mẹ biết năng lần hạt Mân Côi và biết chu toàn trách nhiệm của mình như lời Thánh Phaolô Tông Ðồ mới nói với Timôtheô: "Con hãy tự giữ mình và hãy chăm lo lời mình dạy: hãy cương quyết như vậy, điều đó sẽ khiến con tự cứu rỗi con và cả những ai nghe lời con nữa" (1Tm 4,15-16).

Paraguay, 07/10/2016, Lễ Mẹ Mân Côi

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Trên Sông
Tấn Đạt
19:03 07/10/2016
CHIỀU TRÊN SÔNG
Ảnh của Tấn Đạt
Đò chiều ai đã buộc dây
Để chàng lữ khách đứng đây gọi đò
Con sông ngăn cách đôi bờ
Bên đây có kẻ đang chờ đò ơi !
(Trích thơ của Phạm Hải Đăng)
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 10/10/2016: Dư âm chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Georgia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:11 07/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Diễn biến quan trọng trong tuần qua là chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến hai quốc gia Georgia và Azerbaigian từ chiều thứ Sáu 30 tháng 9 đến tối Chúa Nhật 02 tháng 10.

Đây là chuyến viếng thăm thứ 16 của Đức Thánh Cha tại nước ngoài và là phần thứ 2 trong cuộc viếng thăm miền Caucase. Phần đầu ngài đã thực hiện tại Cộng hòa Armenia từ ngày 24 đến 26-6 năm nay.

Cả 3 quốc gia này đều có con số tín hữu Công Giáo rất ít ỏi, nhưng như giải thích của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, qua các cuộc viếng thăm này, Đức Thánh Cha muốn cổ võ những quan hệ đại kết, hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc. Nói khác đi ngài muốn thi hành một sứ mạng hòa bình và hiệp nhất.

Trong chương trình hôm nay, Trúc Ly và Hà Thu sẽ trình bày với quý vị và anh chị em những khó khăn trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Georgia và những thành công của ngài tại đây.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cộng hòa Georgia nằm bên bờ Hắc Hải, Bắc giáp Nga, Đông giáp Azerbaigian và phía Nam giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Quốc gia này chỉ rộng 70 ngàn cây số vuông, tức là chỉ bằng 1/5 diện tích Việt Nam, với dân số 4 triệu rưỡi dân cư trong đó gần 84% là tín hữu Chính Thống giáo, khoảng 10% theo Hồi giáo, số tín hữu Công Giáo là 112 ngàn người, tương đương với 0.5% dân số toàn quốc. Họ sống tại thủ đô Tbilisi và miền nam của Georgia, đa số thuộc nghi lễ la tinh và Armeni, nhưng cũng có một cộng đoàn nhỏ các tín hữu nghi lễ Canđê. Tổng cộng tại nước này, Công Giáo có 32 giáo xứ, 2 Giám Mục, 28 linh mục trong đó có 14 linh mục triều và 14 linh mục dòng, hai tu huynh và 37 nữ tu. Ngoài ra có 12 đại chủng sinh và 2 tiểu chủng sinh. Giáo Hội Công Giáo ở Georgia chỉ có 2 trường mẫu giáo và một trường cao đẳng.

Giáo Hội Chính Thống Georgia có khoảng 4 triệu tín hữu, và là một đối tác khó khăn trong quan hệ với Công Giáo và cả trong quan hệ với các Giáo Hội chính thống khác. Chính Thống Georgia đã từ chối tham dự Công đồng Liên chính thống giáo hồi cuối tháng 6 vừa qua ở đảo Creta bên Hy Lạp.

Tình hình căng thẳng đến mức, ngày 21 tháng Chín, một nhóm các tín hữu Chính Thống, trong đó, có cả một số linh mục của Giáo Hội này, đã tụ tập bên ngoài Tòa Sứ Thần của Vatican tại Tbilisi để phản đối cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng; một số mang biển ngữ với các hàng chữ “Vatican là kẻ gây hấn thiêng liêng” và “Kitô Giả hãy tránh xa Georgia”. Nhóm này cũng đã tụ tập tại phi trường Tbilisi để phản đối khi Đức Thánh Cha tới Tbilisi lúc 3 giờ chiều ngày thứ Sáu 30 tháng 9.

Phản ứng trước các cuộc biểu tình này, ngày 28 tháng Chín, Giáo Hội Chính Thống Georgia ra một tuyên bố, lên án chủ trương của nhóm này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Cũng trong bản tuyên bố này, Tòa Thượng Phụ Georgia nhắc lại rằng sẽ không có buổi cầu nguyện đại kết với người Công Giáo.

Để thấy sự tương phản, Hà Thu xin mạn phép nhắc lại rằng hôm 30 tháng 11 năm 2014, trong chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh George, tức là nhà thờ của Đức Thượng Phụ thành Constantinople, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo đã tham dự vào Phụng Vụ Thánh kính thánh Anrê Tông Đồ là bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống.

Bản tuyên bố của Giáo Hội Chính Thống Georgia khẳng định rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô I sẽ viếng thăm Georgia theo lời mời của Tổng Thống Georgia và của Thượng Phụ Toàn Georgia [Ilia II]. Tòa Thượng Phụ Georgia sẽ chào đón vị khách một cách tôn kính và hy vọng rằng chuyến viếng thăm sẽ góp phần tăng cường mối liên hệ nhiều mặt và củng cố hoà bình trong vùng”.

Tòa Thượng Phụ nói thêm: “Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng các liên hệ giữa chúng ta và Giáo Hội Công Giáo Rôma về phương diện Kinh Nguyện Thánh Thể đã bị cắt đứt từ Thời Trung Cổ và, theo giáo luật, các tín hữu Chính Thống không tham dự các buổi lễ tôn giáo của người Công Giáo bao lâu các dị biệt tín lý vẫn còn đó”.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng viếng thăm quốc gia này vào năm 1999. Lúc ấy, các căng thẳng giữa hai Giáo Hội mạnh đến nỗi, Giáo Hội Chính Thống Georgia thúc ép các tín hữu của họ tránh xa Thánh Lễ do Đức Gioan Phaolô II cử hành. Thượng Phụ Ilia, lúc ấy đã xem Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II như một vị quốc trưởng của quốc gia Vatican, chứ không phải một nhân vật tôn giáo, và từ khước không chia sẻ lời kêu gọi tăng cường mối liên hệ đại kết của ngài.

Tháng Chín năm 2003, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, bấy giờ là bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, cũng tới thăm Tbilisi để ký thỏa hiệp liên quốc gia, thừa nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội Công Giáo tại Georgia. Nhưng vào phút chót, chiều theo áp lực của Giáo Hội Chính Thống Georgia, các nhà cầm quyền Georgia đã quay 360 độ và từ chối không ký thoả hiệp ấy.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong 2 ngày thăm viếng Georgia của Đức Thánh Cha Phanxicô, người ta thấy gió đã đổi chiều.

Thượng Phụ Ilia II, nhà lãnh đạo Chính Thống được kính trọng nhất tại Georgia, ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường và trong buổi gặo gỡ tại Tòa Thượng Phụ Georgia, tựa vào chiếc gậy chống, ngài chào đón Đức Phanxicô như là 'người anh em thân mến của tôi’.

“Xin Chúa chúc lành cho Giáo Hội Công Giáo Rôma” Đức Ilia nói như thế khi chúc rượu Đức Giáo Hoàng tại Tòa Thượng Phụ. “Xin Chúa ban cho ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được trường thọ”.

Đức Thượng Phụ cũng đã nhấn mạnh tới các liên hệ từ xưa giữa hai Giáo Hội. Ngài nói: “Chúng ta từng sống trong tình yêu huynh đệ từ 20 thế kỷ qua. Tôi phải nói rằng chúng ta vốn có nhiều vần đề, nhưng chúng ta đã vượt qua được các vấn đề này bằng lời cầu nguyện và phúc lành của Thiên Chúa”.

Đối với thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành vào lúc 10 giờ sáng thứ Bẩy 1 tháng 10 tại sân thể thao Meskhi cho các tín hữu Công Giáo, Đức Thượng Phụ Ilia, dù không đích thân tham dự, nhưng có gửi một phái đoàn chính thức tới tham dự Thánh Lễ.

Tại sao có sự thay đổi thái độ đột ngột như vậy. Có lẽ còn quá sớm để có những nhận định chính xác. Tuy nhiên, nhiều quan sát viên cho rằng Georgia đang muốn gia nhập khối NATO và cũng đang theo đuổi việc trở thành hội viên của Liên Hiệp Âu Châu hiện gồm 28 quốc gia. Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Georgia được coi như một cố gắng của chính phủ nhằm chiếm thêm đồng minh trong số các quốc gia Công Giáo của Âu Châu.

Ngoài ra còn vấn đề Nga đã chiếm hai vùng Abkhazia và Nam Ossetia của Georgia sau một cuộc chiến tranh ngắn năm 2008. 20% lãnh thổ của Georgia vẫn còn bị chiếm và 15% dân chúng là những người tị nạn. Trong diễn văn ở đây, Đức Phanxicô ủng hộ lời yêu cầu của Georgia cổ võ sống chung hòa bình giữa các dân tộc đồng thời tôn trọng công pháp quốc tế về chủ quyền của mỗi nước. Tổng Thống Giorgi Margvelashvili từng cám ơn Tòa Thánh vì đã từ chối không thừa nhận điều ông gọi là “sự chiếm đóng” của Nga.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News