Ngày 06-10-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/10: Ba cái Phúc: được nghe, được thấy, tên được ghi – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:01 06/10/2023


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca

Khi ấy, Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con.” Đức Giê-su bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời.” Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.

“Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.”

Rồi Đức Giê-su quay lại với các môn đệ và bảo riêng: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy! Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.

Đó là lời Chúa
 
Chúa mãi kiên nhẫn đợi chờ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:10 06/10/2023

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM A
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ

Tiên tri Isaia mượn hình ảnh người trồng nho - không chỉ đổ hết mọi công sức, mọi nhọc nhằn, mọi tiền của, mọi lo toan, mà ông còn đổ hết mọi mong đợi, đổ hết mọi trông ngóng và hy vọng về một kết quả tốt - để diễn tả tình yêu vô cùng của Thiên Chúa dành cho dân Israel.

Nhưng càng dồn tình thương bao nhiêu, ông chủ như càng thất bại bấy nhiêu. Mọi Tâm huyết, mọi kỳ vọng của ông trở nên vô nghĩa. Trái ngọt đâu không thấy, chỉ thấy toàn trái dại, trái đắng.

Vườn nho ấy chính là dân Israel. Với hình ảnh vườn nho sinh kết quả tồi, tiên tri Isaia chuyển tải một thông điệp lớn: Israel bất trung. Họ không nỗ lực đền đáp tình yêu thương vừa mang đày sức sống, đỡ nâng, che chở; vừa vô cùng đại lượng, vô cùng bao dung, vô cùng xây dựng của Chúa.

Đối diện sự thất bại não nề, ông chủ đã phải thốt lên trong ngậm ngùi: "Nào còn việc gì phải làm cho vườn nho ta mà ta đã không làm? Sao ta trông mong nó sinh quả nho, mà nó lại sinh quả nho dại!".

Cũng vậy, dân mới của Thiên Chúa là các Kitô hữu hôm nay. Như Israel, chúng ta được Chúa trao quản lý vườn nho là chính đời mình. Vườn nho - cuộc đời mỗi chúng ta cũng đầy dấu ấn tâm huyết của "ông chủ".

Ông hết sức yêu vườn nho. Ông nhọc công rào giậu, đào hầm ép nho, xây tháp canh, cho tá điền canh tác... Ông quan tâm đến độ, trước khi đi xa, sắp xếp mọi việc đâu vào đấy, cẩn thận giao cho tá điền để vườn nho luôn có người chăm sóc. Lẽ công bằng, tá điền buộc phải nộp hoa lợi cho ông.

Không ngờ các tá điền lại là những kẻ bất nhẫn, quỹ quyệt, tham lam, thâm độc và thủ ác. Họ mưu mô tranh đoạt tài sản của chủ, người đã cưu mang, tạo việc làm và trao cho họ cơ may sống.

Từ phận làm thuê, tá điền muốn thay ngôi đổi chủ. Họ chiếm tài sản. Họ cướp của, giết người. Bởi khi chủ "sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi" của ông, thì "những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác".

Thật lạ, ông chủ không nổi giận, không trách cứ, không nản lòng, lại vẫn tin tưởng tá điền và sai đầy tớ đến. Càng ngày ông càng sai nhiều nhóm đầy tớ, nhưng kết quả: ông không được gì, đầy tớ lại cứ bị đánh, bị giết.

Ông vẫn một lòng kiên nhẫn, yêu thương tá điền đến nỗi chẳng những không tố cáo, không sửa phạt, mà còn sai con trai duy nhất của ông đến. Ông mong đợi họ kính nể con ông.

Nhưng không. Tá điền đáp trả tình yêu bằng thù hận. Ông chủ càng thương, càng nhẫn nhịn, càng dung thứ tội ác, càng cố thuyết phục, càng muốn kéo họ về phía ông, họ càng ganh ghét, càng muốn chiếm đoạt bằng được. Giờ đây, không chỉ đầy tớ, mà cả người con yêu dấu của ông cũng bị thủ tiêu: "Đứa thừa tự đây rồi, nào ta giết nó đi và gia tài sẽ về tay ta".

Không thể kể hết tình yêu của ông chủ. Đó là thứ tình yêu lên đến tận đỉnh. Ông tin vào tình yêu, ông tin vào con người. Lòng nhân hậu khiến ông mù quáng đến độ sai con mình đi gặp kẻ ác. Niềm tin của ông đã thất bại.

Thái độ nhúng nhường và chịu đựng của ông chủ là phản ánh tình yêu khôn cùng, tình yêu không có gì có thể sánh ví, tình yêu mà trời không thể dò, đất không thể đo của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Đứng trước tình yêu ngút ngàn ấy, lẽ ra ta phải cộng tác với ơn Chúa, cộng tác với tình thương chưa từng có mà Thiên Chúa dành cho, đó là sống trong Chúa Kitô, gắn bó với Chúa Kitô, từng ngày tập đi trên con đường mà Chúa Kitô vạch ra, lắng nghe và trung thành sống giáo lý cứu độ của Chúa Kitô..., thì chúng ta đã liên tục phản bội Thiên Chúa, không ngừng xúc phạm và bội bạc với tình yêu của Người.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra chính mình, nhận ra tình trạng của mình để quyết sống với Chúa, với lòng khoan hậu của Chúa cho đúng mực. Hãy nhớ, tình yêu của Chúa luôn đợi chờ để trao tặng. Nhưng nếu chúng ta ở lỳ trong tội, cứng đầu không để tình yêu của Chúa thấm nhập và sửa đổi, thì dù tình yêu ấy có lớn đến đâu, chắc chắn không thể làm gì hơn để có thể cứu chúng ta. Bởi khi cứng đầu và ở lỳ trong tội, đồng nghĩa với việc ta tự chọn con đường đối lập với Chúa, với lòng yêu thương của Chúa.

Do chính sự hư đốn của mình, Israel sẽ phải lãnh lấy án xứng với tội ác đã phạm: "Ta sẽ phá hàng rào, để nó bị tàn phá, sẽ phá tường để nó phải bị giầy đạp. Ta sẽ bỏ nó hoang vu, không cắt tỉa, không vun xới; gai góc sẽ mọc lên, và ta sẽ khiến mây không mưa xuống trên nó" (Is 5, 5 - bài đọc I).

Thì nay, nếu chúng ta không thay đổi lối sống, không lo chỉnh đốn đời mình để trở về với Chúa, hậu quả tồi tệ cũng sẽ đợi chờ chúng ta: "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi" (Mt 21, 41 - bài Tin Mừng).
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:17 06/10/2023

19. Không áp chế tà niệm thì sinh ra khoái cảm, khoái cảm khiến cho đồng ý ngầm, đồng ý ngầm đi đến hành động, hành động trở thành thói quen, thói quen biến thành tự nhiên, và cuối cùng thì dẫn đến sự chết.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
,

-------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:21 06/10/2023
68. ĐÔNG PHA NÓI HAY

Sau khi Tô Đông Pha bị giáng chức đổi đi xa và làm phó sứ huấn luyện đoàn ở Đồng châu, mỗi ngày đều thức dậy lúc sớm, nhưng không cần phải kêu người đến hầu chuyện với ông, mà là đi ra ngoài nói chuyện với khách đến thăm.

Khi nói chuyện với người thì cũng không vạch là tìm sâu, bất cứ người nào cũng đều có thể nói chuyện. Lúc nói chuyện thì pha trò cười thoải mái, không có chuyện gì mà không nói, mỗi chuyện mỗi ý. Nếu gặp người không thể nói chuyện thì Đông Pha cũng phải miễn cưỡng nói vài câu kinh hồn quỷ ma.

Gặp lúc không có gì để nói thì Tô Đông Pha khuyến cáo:

- “Anh phải tạm thời bịa ra một chuyện !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 68:

Con người ta từ ở chức vụ cao mà bị giáng xuống chức vụ thấp hoặc bị cho về hưu non thì có hai thái độ: một là hận đời và hận mọi người, hai là dùng những lời trào phúng chề giễu để nói cho đỡ…tức tối, Tô Đông Pha thì lại khác người, ông ta không hận ai mà cũng chẳng dùng lời châm biếm để “chơi” ai cả, nhưng ông ta thích nói chuyện vui với mọi người để giải trí…

Dù là là linnh mục, dù là tu sĩ, dù là giáo dân hay là ông to bà lớn thì cũng đều có một cái sĩ diện trong người, cho nên khi bị giáng chức hoặc bị cho về hưu non thì lồng lộn tức tối hết chửi người này đến mắng người nọ, hết nói cấp trên ngu đến nói bề trên cà chớn, hết nói thằng cha ấy ngu con mẹ ấy lắm chuyện, và cuối cùng thì khi có dịp thì nói lời châm biếm để bôi xấu người khác. Những người này không có tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su…

Người có tinh thần Phúc Âm thì đều nhận ra được thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, người có đức tin mạnh thì biết đón nhận những thử thách vì đó là điều Thiên Chúa muốn nơi họ. Mà người có tinh thần Phúc Âm và đức tin thì không phải là người Ki-tô hữu sao?

Thiên Chúa là Thiên Chúa tình yêu chứ không phải Thiên Chúa của sự dữ, nhưng vì để thanh luyện con người mà Thiên Chúa để cho sự dữ tấn công con người trong một thời gian, chứ sự dữ không thể trường tồn mãi mãi, cho nên ai bền đổ đến cùng thì sẽ được cứu là như vậy…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Một khởi đầu lạ lùng
Lm. Minh Anh
15:48 06/10/2023

MỘT KHỞI ĐẦU LẠ LÙNG

Nếu tháng 5 có hoa mùa hạ, thì tháng 10 có ‘hoa mùa thu’. Đó là những cánh hoa thiên nhiên tươi xinh muôn sắc và những kinh Kính Mừng sốt sắng mà mọi Kitô hữu trên khắp thế giới dâng lên người Mẹ quyền uy của mình bốn mùa xuân hạ thu đông; cách đặc biệt, trong tháng Hoa và tháng Mân Côi.

Kính thưa Anh Chị em,

Kinh Mân Côi, lời kinh mời gọi tín hữu chiêm ngắm sự ra đời, sự sống, cái chết, sự phục sinh và cuộc lên trời của Chúa Cứu Thế; cùng sự rợp bóng của Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Bên cạnh đó, chúng ta chiêm ngắm sự vinh hiển và khổ đau của Mẹ trong các mầu nhiệm của Chúa Giêsu, Con của Mẹ, một người mẹ của ‘một khởi đầu lạ lùng’ trong công trình cứu độ. Lời Chúa hôm nay trình bày hai trong các mầu nhiệm!

Tin Mừng tóm kết mầu nhiệm đầu tiên của Năm Sự Vui, “Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai”; đang khi bài đọc Công Vụ Tông Đồ là phần mở đầu cho câu chuyện của “Chúa Thánh Thần”. Trong biến cố truyền tin, Thiên Chúa quyền năng đã cúi mình trước một thiếu nữ Nazareth để xin cô cộng tác vào công trình cứu độ, Maria được báo cho biết, “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà!”. Như một cuộc sáng tạo mới, Gabriel loan báo một ‘Lễ Hiện Xuống’ cho riêng Đức Mẹ. Thánh Thần là tác nhân không thể thiếu vào thời điểm của ‘một khởi đầu lạ lùng’, của ‘một cuộc tạo dựng mới’; cũng như vào buổi đầu Sáng Thế, Thần Khí Chúa đã bay là là trên mặt nước.

Bài đọc Công Vụ Tông Đồ phản ánh một khoảnh khắc khác của một khởi đầu mới, khởi đầu của Giáo Hội. Một lần nữa, vai trò của Chúa Thánh Thần lại được xác định! Và cũng một lần nữa, khoảnh khắc này lại liên quan đến Đức Mẹ. Như vậy, dẫu đã có một ‘Lễ Hiện Xuống’ của riêng mình trong ngày truyền tin, Maria còn có một Lễ Hiện Xuống khác khi Mẹ cùng hiện diện với các tông đồ và cộng đồng cũng tín hữu Giáo Hội sơ khai, hầu về sau, Mẹ có thể xứng danh với các tước hiệu “Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ”; và gần đây, “Đức Mẹ Hội Thánh”; cũng như từ xa xưa, “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu!”.

Anh Chị em,

Sống lại những khoảnh khắc của ‘một khởi đầu lạ lùng’ trong ngày lễ Mẹ Mân Côi, Giáo Hội mời gọi bạn và tôi hãy cùng Mẹ, bắt đầu một khởi đầu mới trong cuộc sống mình; một cuộc sống vốn sẽ được biến đổi nhờ ân sủng như Đức Mẹ đã được biến đổi. Vì thế, đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, khác nào chúng ta kéo sợi dây yêu thương, sợi dây rút, trút xuống ơn trời. Đó là sợi dây gỡ được mọi nút thắt; sợi dây nối kết trời đất, là vũ khí thiêng liêng, linh dược chữa lành các căn bệnh thời đại. Vậy, hãy bắt đầu đọc kinh Mân Côi trong gia đình, khi đi đường, khi làm việc… Chính khi mấp máy ‘lời kinh của sứ thần’, Chúa Thánh Linh cũng sẽ tác động trên tâm trí chúng ta; Ngài cũng có thể khởi sự ‘một khởi đầu lạ lùng’ dù có thể rất nhỏ bé, trước hết trong mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn; và sau đó cả thế giới. Để từ đó, như Đức Mẹ, mọi người có thể cất lên lời đáp ca hôm nay, “Danh Người thật chí thánh chí tôn!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ Maria, sẽ là ‘một khởi đầu lạ lùng’ cho bản thân con khi con biết thanh tẩy chính mình, lánh xa tội lỗi và được biến đổi bởi ân sủng của Chúa Thánh Thần!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Burke nói ‘Dubia’ không nhằm mục đích tấn công Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
05:08 06/10/2023


Đức Hồng Y Raymond Burke đã lên tiếng về những phản ứng đối với dubia mà ngài và bốn vị Hồng Y khác đệ trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào đêm trước ngày khai mạc phiên họp toàn thể của Thượng hội đồng về Thượng hội đồng, đồng thời khẳng định rằng động thái này không nhằm vào cá nhân Đức Giáo Hoàng cũng như không nhằm vào chương trình nghị sự của Đức Giáo Hoàng, mà chỉ nhằm bảo vệ tín lý ngàn đời của Giáo hội.

Đức Hồng Y đã phát biểu tại một hội nghị được tờ báo Công Giáo Ý Nuova Bussola Quotidiana tổ chức tại Rôma vào ngày 3 tháng 10 với chủ đề “Thượng hội đồng Babel”, được thiết kế để thảo luận về những điểm tranh chấp chính nêu ra bởi thượng hội đồng, khai mạc tại Vatican vào ngày Ngày 4 tháng 10.

Công việc của phiên họp đầu tiên này do Đức Giáo Hoàng triệu tập, có tựa đề “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, dự phần và truyền giáo,” sẽ kéo dài đến ngày 29 tháng 10. Phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị dự kiến vào tháng 10 năm 2024 để “tiếp tục phân định.”

Trong bài phát biểu của mình tại Nhà hát Ghione, nằm cách Quảng trường Thánh Phêrô chưa đầy một dặm, nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao đã tái khẳng định mối quan ngại của ngài đối với “những sai lầm về triết học, giáo luật và thần học đang phổ biến ngày nay liên quan đến Thượng Hội đồng Giám mục và phiên thứ nhất.”

Những trở ngại chính được Đức Hồng Y và 4 vị Hồng Y khác trích dẫn trong các câu hỏi gửi đến Đức Thánh Cha vào tháng 8 và được công bố vào ngày 2 tháng 10 liên quan đến việc phát triển giáo lý, việc chúc lành cho các kết hợp đồng giới, thẩm quyền của Thượng Hội đồng về Thượng hội đồng, quyền của phụ nữ, bí tích truyền chức và bí tích giải tội.

“Thật không may là rất rõ ràng rằng một số người đã viện dẫn Chúa Thánh Thần làm chiêu bài nhằm mục đích thúc đẩy một chương trình nghị sự mang tính chính trị và nhân văn hơn là giáo hội và thần thánh”, ngài nói trước một cử tọa khoảng 200 người, phần lớn là người dân địa phương các nhà báo và giáo sĩ, bao gồm cả Đức Hồng Y người Guinea Robert Sarah, người đồng ký kết dubia, cùng với các Đức Hồng Y Walter Brandmüller, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez.

Nhấn mạnh rằng “nhiều anh em trong hàng giám mục và thậm chí cả Hồng Y đoàn ủng hộ sáng kiến này, mặc dù họ không có tên trong danh sách chính thức những người ký kết”, vị Hồng Y người Mỹ nói rõ rằng sáng kiến này không nhắm đến Đức Thánh Cha với tư cách cá nhân.

Ngài phản ứng với một bình luận được đưa ra bởi một nghị phụ, được Il Giornale trích dẫn với điều kiện giấu tên sau khi nội dung của bản dubia được công bố trên báo chí, cáo buộc năm vị Hồng Y “chỉ muốn tấn công Đức Giáo Hoàng Phanxicô” và tìm cách ra lệnh cho chương trình nghị sự của họ bất kể nguy cơ đe dọa sự hiệp nhất của Giáo hội.

Ngài nói tiếp rằng: “Những nhận xét này cho thấy tình trạng nhầm lẫn, sai lầm và chia rẽ đang tràn ngập phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục”. “Năm dubia chỉ đề cập đến tín lý và kỷ luật lâu đời của Giáo hội, chứ không phải chương trình nghị sự của một giáo hoàng.”

Theo ngài, tuyên bố đó bị ảnh hưởng bởi những lời của tân Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, người trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Register đã cáo buộc những người chỉ trích “học thuyết của Đức Thánh Cha” đang trên con đường dẫn tới “dị giáo và ly giáo”.

“Giáo hội chưa bao giờ dạy rằng giáo hoàng Rôma có quyền lực đặc biệt để thiết lập học thuyết của riêng mình. Đức Thánh Cha là bậc thầy đầu tiên của kho tàng đức tin, vốn tự nó luôn sống động và năng động”, ngài nói.

Đức Hồng Y Burke sau đó đã thách thức chính khái niệm về tính đồng nghị, chủ đề của thượng hội đồng hiện tại. Thật vậy, ngài tin rằng thuật ngữ “trừu tượng” về tính đồng nghị, mà ngài mô tả là “một chủ nghĩa mới trong học thuyết của Giáo hội”, nhằm mục đích “liên kết một cách giả tạo” khái niệm này với một thực tiễn phương Đông, tuy nhiên nó có “tất cả các đặc điểm của một phát minh gần đây đặc biệt là đối với giáo dân.”

Những nhận xét này lặp lại quan điểm của luật sư giáo luật, Cha Gerald Murray, người đã giới thiệu hội nghị bằng cách bày tỏ sự nghi ngờ của mình về tính hợp lệ của phiên họp thượng hội đồng hiện tại, do việc đưa các đại cử tri không phải giám mục vào Thượng Hội Đồng.

Ngài nói: “Những người không phải là mục tử trong Giáo hội đang được trao một vai trò mà về bản chất chỉ thuộc về các mục tử”, đồng thời kết luận rằng “hội nghị không còn là Thượng Hội đồng Giám mục nữa”.

“Bằng cách tương tự, liệu chúng ta có nói rằng việc bầu chọn giáo hoàng tại mật nghị bao gồm các Hồng Y và cả những người không phải Hồng Y vẫn là một hành động của Hồng Y đoàn hay không? Rõ ràng là chúng ta không thể nói như vậy”, ông nói.

Việc thiếu một khía cạnh siêu hình trong việc hiểu khái niệm tính đồng nghị cũng được chỉ ra bởi Stefano Fontana, giám đốc Đài quan sát Học thuyết Xã hội của Giáo hội mang tên Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Stefano Fontana đã lưu ý rằng các khái niệm và các từ ngữ chủ yếu đã phát triển xung quanh khái niệm này trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong Tài Liệu Làm Việc, đã bị ảnh hưởng bởi các trào lưu như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx và, nói chung hơn, chủ nghĩa lịch sử, vốn cho rằng các giá trị của một xã hội phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử.

Kết quả là, Fontana nói, “sự thay đổi học thuyết thông qua tính đồng nghị mới này không được giao phó cho học thuyết mà cho việc thực hành; chính sự thực hành quyết định những gì chúng ta làm.”

Fontana nêu ví dụ thay vì trịnh trọng tuyên bố ngay lập tức hành vi đồng tính là OK, là đẹp lòng Chúa, người ta không làm như thế. Người ta đi đường vòng: Cho phép chúc lành trước đã, theo đúng chiến thuật của chủ nghĩa Marx: “Thực tại xã hội quyết định ý thức xã hội.” Đến một ngày đẹp trời hay u ám nào đó, người ta mới tuyên bố hành vi đồng tính là OK, là đẹp lòng Chúa, bất kể những lời dạy trong Kinh Thánh.


Source:National Catholic Register

 
Giám Mục Phụ Tá Chicago Kevin Birmingham, 51 tuổi, qua đời trong giấc ngủ
Đặng Tự Do
05:10 06/10/2023


Kevin Birmingham, Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Chicago, đã qua đời trong giấc ngủ đêm qua, tổng giáo phận xác nhận vào chiều thứ Hai. Ngài đã qua đời ở tuổi 51.

Cha Manuel Dorantes, cha sở tại Giáo xứ St. Mary of the Lake ở Chicago, viết trên trang mạng xã hội X vào chiều thứ Hai rằng ngài “sốc và đau buồn trước cái chết bất ngờ của Đức Giám Mục Phụ Tá Chicago Kevin Birmingham trong giấc ngủ đêm qua”.

Cha Dornates nói: “Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho linh hồn của anh ta và cho người mẹ thân yêu của Đức Cha trong thời điểm vô cùng khó khăn này đối với bà”. “Đức Cha sắp bước sang tuổi 52 vào tuần này.”

Một phát ngôn viên của tổng giáo phận sau đó đã xác nhận với CNA rằng vị giám mục đã qua đời trong giấc ngủ qua đêm.

Tổng giáo phận vào chiều thứ Hai đã công bố cáo phó trên trang web của mình, trong đó Đức Tổng Giám Mục Chicago, Đức Hồng Y Blase J. Cupich gọi Đức Cha Birmingham là “một linh mục và giám mục tuyệt vời” và “một người bạn thân và một đồng nghiệp đáng quý”.

Trong khi đó, Giám Mục Phụ Tá của Birmingham, Jeffrey Grob, đã mô tả vị cố giám mục là “chân thật, dễ thương, hài hước và có tính mục vụ. Ngài có trái tim của một mục tử.”

Cáo phó cho biết sắp tổ chức tang lễ.

Theo một bài báo năm 2020 trên tờ báo Chicago Catholic của tổng giáo phận, ngài được thụ phong linh mục khi mới 25 tuổi. Ngài lớn lên ở Chicago Ridge, “con thứ bảy trong số 10 người con trong gia đình”.

Theo trang web của tổng giáo phận, ngài theo học tại Chủng viện Đại học Niles và Đại học St. Mary of the Lake.

Ngài được thụ phong linh mục vào tháng 5 năm 1997 và một lần nữa trong vai trò cuối cùng là Giám Mục Phụ Tá vào ngày 13 tháng 11 năm 2020.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Giám Mục kêu gọi ngày cầu nguyện và ăn chay mãnh liệt để chấm dứt bạo lực ở Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
05:11 06/10/2023

Cristóbal Ascencio García, giám mục của Apatzingán, nằm ở một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực ở bang Michoacán của Mễ Tây Cơ, đã kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện “nhiệt thành” vào ngày 5 tháng 10 cho hòa bình trong nước.

Trong một tuyên bố ngày 30 tháng 9, Đức Cha Ascencio khuyến khích dành ngày cầu nguyện đó để “cầu xin Chúa cho mọi người hoán cải vì hòa bình trong công lý”.

Apatzingán, một thành phố nằm cách Morelia, thủ phủ của bang Michoacán khoảng 115 dặm về phía tây nam, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực buôn bán ma túy trong khu vực, nơi quyền kiểm soát của nó bị tranh chấp bởi các nhóm như Jalisco New Generation Cartel, Family Michoacana và Hiệp sĩ.

Trong số 50 thành phố bạo lực nhất thế giới năm 2022 do tổ chức Hội đồng Công dân về An toàn Công cộng và Tư pháp Hình sự của Mễ Tây Cơ xếp hạng, có 17 thành phố ở Mễ Tây Cơ. Chín thành phố nằm trong top 10. Ba mươi trong số 50 thành phố nằm ở Mỹ Châu Latinh hoặc vùng Caribe.

Zamora, thành phố bạo lực thứ hai trên thế giới theo bảng xếp hạng, nằm cách Apatzingán chỉ 100 dặm về phía bắc. Uruapan, được xếp hạng thứ bảy, nằm khoảng 65 dặm về phía đông bắc. Morelia đứng thứ 33.

Báo cáo chỉ theo dõi số vụ giết người theo tỷ lệ dân số chứ không theo dõi các tội phạm bạo lực khác. Năm thành phố của Hoa Kỳ cũng lọt vào danh sách: New Orleans (thứ tám), Baltimore (thứ 17), Detroit (thứ 23), Memphis (thứ 25) và Clevleand (thứ 27).

Băn khoăn trước tình hình trong khu vực, vào tháng 4 năm 2021, Sứ thần Tòa thánh lúc bấy giờ ở Mễ Tây Cơ, Đức Tổng Giám Mục Franco Coppola, đã đến Giáo phận Apatzingán và gặp gỡ các tín hữu để động viên họ giữa những thử thách.

Trong lời kêu gọi ngày ăn chay và cầu nguyện, Đức Cha Apatzingán đã yêu cầu các linh mục “để Mình Thánh Chúa trong suốt ngày hôm đó tại tất cả các nhà thờ giáo xứ và nếu họ thấy thích hợp, tại một số nhà nguyện khác”.

Do đó, các tín hữu sẽ có thể “thờ phượng liên tục suốt ngày hôm đó, cầu xin Chúa Giêsu Kitô ban hòa bình và an ninh cho Giáo phận Apatzingán đau khổ và thân yêu của chúng ta cũng như những nơi khác đang phải chịu bạo lực và mất mát người thân của họ,” vị giám mục nói.

“Hỡi anh em, chúng ta hãy biến đây thành một ngày ăn chay và cầu nguyện mãnh liệt, tin tưởng vào Chúa Giêsu, Đấng đã nói: ‘Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ’” (Mt 18:19).

“Chúng ta vừa cử hành lễ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, vị mà tôi đã giao phó giáo phận của mình, để ở đây và ở khắp mọi nơi, điều đó có thể trở thành hiện thực: Để chúng ta không mất hy vọng rằng 'sự thiện sẽ chiến thắng sự dữ', bởi vì chiến thắng thuộc về Đấng là sự bình an của chúng ta, chính là Chúa Giêsu Kitô,” ngài nói.

Đức Cha Apatzingán cũng bảo đảm rằng Đức Trinh Nữ Maria, dưới tước hiệu Đức Mẹ Acahuato, được tôn kính một cách đặc biệt trong giáo phận, sẽ “cầu nguyện với chúng ta và cho chúng tôi. Đức Mẹ sẽ nói với con trai mình: 'Con trai, họ không có hòa bình... Hãy nhìn xem các anh chị em con đang đau khổ như thế nào.'“

Khi kết thúc thông điệp của mình, Đức Cha Ascencio cầu xin: “Thánh Maria, Đức Mẹ Acahuato, cầu nguyện cho chúng tôi!”


Source:Catholic News Agency
 
Jon Fosse, người trở lại đạo Công Giáo, đoạt giải Nobel Văn học 2023
Thanh Quảng sdb
16:10 06/10/2023
Jon Fosse, người trở lại đạo Công Giáo, đoạt giải Nobel Văn học 2023

(Aleteia - John Touhey)

Tiểu thuyết gia và nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy đã gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo năm 2012, Cuốn tiểu thuyết 'Septology' của ông đề cập đến mối quan hệ của một họa sĩ với Thiên Chúa.

Nhà viết kịch và tiểu thuyết gia người Na Uy Jon Fosse là người đoạt giải Nobel Văn học năm 2023 mà ủy ban mới công bố hôm thứ Năm (5/10/2023). Fosse, người được ủy ban Nobel lựa chọn vì “rất nhiều vở kịch, tiểu thuyết, tuyển tập thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và các bản dịch” của ông. Ông đã gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo năm 2012, lúc ông đã là một nhà văn nỗi lạc vào thời điểm đó.

Fosse đã mô tả quá trình viết của mình là một “trải nghiệm khi bước vào một giai đoạn mới”. Ông ấy nói với một phóng viên tờ New Yorker rằng:

“Tôi đã có một bước ngoặt tâm linh trong đời mình liên quan đến việc bước vào điều huyền nhiệm. Trước đây là một người vô thần, tôi không thể giải thích được những điều tôi viết, điều gì đã khiến nó xảy ra. Nó đến từ đâu? Tôi không thể trả lời được. Bạn luôn có thể giải thích bộ não một cách khoa học, nhưng bạn không thể hiểu được ánh sáng hay sức mạnh của nó. Đó là một cái gì đó khác.

Tôi cũng có những cuộc đấu tranh với chứng nghiện rượu và lo âu. Ông ấy đã ghi nhận việc trở lại đạo Công Giáo đã giúp ông ấy giải quyết nhiều vấn đề của đời mình.

Jon Fosse là một tiểu thuyết gia thành đạt khi ông bắt đầu viết cho sân khấu vào những năm 1990. Ủy ban Nobel gọi ông là “một trong những nhà viết kịch được trình diễn rộng rãi nhất trên thế giới”. Những vở kịch của ông đã mang lại cho ông giải thưởng Ibsen danh giá vào năm 1996.

Tuy nhiên, chính một loạt tiểu thuyết mà Fosse bắt đầu viết sau khi vào đạo đã khiến ông được độc giả trong thế giới tiếng Anh chú ý.

Bảy cuốn tiểu thuyết hình thành tập chuyện Septology được chào đón rộng rãi của ông liên quan đến một họa sĩ già đang suy ngẫm liệu bức tranh cuối cùng của ông, trông giống như cây thánh giá của Thánh Anrê đã hoàn chỉnh hay chưa. Ông ấy cũng suy ngẫm về cuộc đời và mối quan hệ của mình với Chúa. Tác phẩm này được viết thành một câu chuyện dài. “Bạn không đọc sách của tôi thì không biết được cốt truyện!” Fosse từng nói với một người phỏng vấn. Ông gọi phong cách viết của mình là “văn xuôi tiệm tiến” và “chủ nghĩa hiện thực huyền bí”.

Gregory Wolfe, nhà xuất bản và biên tập viên của nhà xuất bản Slant Books, nói với trang mạng Aleteia rằng:

Jon Fosse là một người rất xứng đáng đoạt giải Nobel về văn học. Mặc dù ông là một nhà viết kịch được phát hành rộng rãi, nhưng danh tiếng của ông lan rộng trong những năm gần đây qua những tác phẩm tiểu thuyết của ông, bao gồm cả bộ Septology uyên bác. Mặc dù phong cách của ông có thể không phù hợp với sở thích của mọi người, nhưng đó không phải vì ông là người trí thức hay chính trị. Trên thực tế, văn xuôi của Fosse đã được so sánh như phụng vụ: nó sử dụng rất nhiều từ ngữ, hình ảnh đơn sơ và lặp đi lặp lại để gợi nhớ về ký ức, về niềm khao khát và sự tìm kiếm tâm linh. Và quả thực, với tư cách là một người mới vào Giáo Hội Công Giáo, ông đã trực tiếp đưa lời cầu nguyện vào các câu chuyện. Những độc giả sẵn sàng chấp nhận “đường cong học tập” ngắn gọn để điều chỉnh phong cách kể chuyện của ông, sẽ hài lòng bởi ông là một nhà văn có khả năng nhạy cảm gần như thần bí.

Giải Nobel Văn học được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng hàng năm tại Stockholm, Thụy Điển. Những người đoạt giải Nobel bao gồm một số nhà văn nổi tiếng nhất trong hàng trăm năm qua, trong đó có Rudyard Kipling, Thomas Mann, Albert Camus và tiểu thuyết gia Công Giáo Sigrid Undset.
 
Sập mái nhà thờ ở Mễ Tây Cơ, ít nhất 10 người thiệt mạng
Đặng Tự Do
17:57 06/10/2023


Mái nhà của một nhà thờ Công Giáo ở thành phố Madero của Mễ Tây Cơ đã bị sập hôm Chúa Nhật, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng khi họ đang tham dự Thánh lễ, nhà chức trách cho biết sau thảm họa.

Đức Cha Tampico José Armando Alvarez cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội hôm Chúa nhật rằng “mái nhà của giáo xứ Thánh Giá” đã sụp đổ trong khi giáo dân đang “cử hành lễ rửa tội cho con cái họ”.

Đức Cha Alvarez nói: “Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho sự hồi phục nhanh chóng của những người được giải cứu và chúng tôi duy trì hy vọng chắc chắn rằng những người vẫn còn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát sẽ được giải cứu còn sống”.

Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ cũng xác nhận sự sụp đổ trong một tuyên bố, trong đó các giám mục viết rằng các ngài “hiệp nhất cầu nguyện trước sự mất mát bi thảm về nhân mạng và thương tích mà một số tín hữu phải chịu” trong vụ sập.

Video lan truyền trên mạng xã hội xuất hiện mô tả khoảnh khắc mái nhà bị sập vào Chúa Nhật

Đến sáng thứ Hai, ít nhất 10 người được cho là đã chết trong thảm kịch. Trong một tin nhắn video tiếp theo, Đức Cha Alvarez cho biết các nhân viên cấp cứu đang “làm những công việc cần thiết để đưa những người vẫn còn mắc kẹt dưới đống đổ nát ra ngoài”.

“Hôm nay chúng ta đang sống trong một thời điểm rất khó khăn”, Đức Giám Mục nói trong bài diễn văn. Vài chục giáo dân khác được cho là bị thương.

Nhà chức trách cho biết có khoảng 100 người có mặt tại giáo xứ vào thời điểm giáo xứ bị sập. ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, đưa tin rằng các thành viên của Hội Hồng Thập Tự được cho là đã có mặt tại hiện trường cùng với các nhân viên cấp cứu và quân đội địa phương.

Theo ACI Prensa, “Xin Chúa giúp đỡ tất cả chúng ta và xin cho trải nghiệm đau đớn này mà chúng ta đang sống trở thành sức mạnh của chúng ta”.

Ciudad Madero nằm ở bang Tamaulipas trên bờ biển phía đông Mễ Tây Cơ, cách biên giới Texas khoảng 250 dặm.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh lễ Latin cầu nguyện hàng năm bị hủy bỏ tại Nhà thờ Westminster ở Luân Đôn sau 50 năm
Đặng Tự Do
17:59 06/10/2023


Thánh lễ Cầu hồn hàng năm được tổ chức tại Nhà thờ Westminster ở Luân Đôn, Anh, trong hơn 50 năm đã được dời địa điểm trong bối cảnh Vatican tiếp tục hạn chế việc cử hành Thánh lễ Latinh truyền thống.

Thánh lễ hát hàng năm đã được Hiệp hội Thánh lễ Latinh tổ chức từ năm 1971 để xin ơn an nghỉ cho linh hồn các thành viên và ân nhân đã qua đời. Mặc dù Thánh lễ dự kiến được cử hành trở lại vào Thứ Bảy, ngày 4 tháng 11, giáo phận đã thông báo cho Hiệp hội Thánh lễ Latinh rằng thánh lễ đã bị hủy bỏ do những hạn chế trong tự sắc Traditionis Custodes năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong tự sắc do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Đức Thánh Cha đã chỉ đạo các giám mục chỉ định các địa điểm cụ thể cho Thánh lễ Latinh nhưng ra lệnh rằng không địa điểm nào trong số đó có thể là nhà thờ giáo xứ. Nếu giám mục muốn cho phép một nhà thờ giáo xứ tiếp tục cử hành Thánh lễ Latinh truyền thống, ngài phải xin phép Tòa thánh, được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.

Một phát ngôn viên của Hiệp hội Thánh lễ Latinh nói với CNA rằng Đức Hồng Y Vincent Nichols, của Giáo phận Westminster, đã nói với Hiệp hội rằng Thánh lễ hàng năm “không phải là một phần trong quy định mục vụ của nhà thờ dành cho Thánh lễ truyền thống” và Đức Hồng Y đã không yêu cầu Rôma xin miễn trừ để họ có thể tiếp tục truyền thống hàng năm.

Hiệp hội Thánh lễ Latinh đã chuyển Thánh lễ Cầu hồn đến Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi trên Maiden Lane, nơi được chỉ định là đền thờ giáo phận. Thánh lễ sẽ được tổ chức vào Thứ Hai, ngày 6 tháng 11, lúc 6:30 chiều. Mặc dù Thánh lễ Cầu nguyện không thể được tổ chức tại Nhà thờ Westminster, nhưng Đức Hồng Y Nichols đã yêu cầu miễn trừ để nhà thờ tiếp tục Thánh lễ vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng.

Phát ngôn nhân của Hiệp hội Thánh lễ Latinh cho biết: “Nhà thờ chính tòa là một nhà thờ giáo xứ, vì vậy mỗi Thánh lễ ở đó cần có sự cho phép rõ ràng theo các điều khoản của Traditionis Custodes”. “Ngài đã xin phép tổ chức các Thánh lễ hàng tháng, và những Thánh lễ này vẫn tiếp tục trong khi việc này đang được xem xét.”

Một phát ngôn viên của Giáo phận Westminster nói với CNA rằng Traditionis Custodes “đã thiết lập các quy tắc mới để quản lý việc sử dụng sách lễ” được sử dụng cho Thánh lễ Latinh truyền thống, trước “cuộc cải cách năm 1970”.

Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban “Thẩm quyền Anh” vào năm 1971 để cho phép các giám mục ở Anh và xứ Wales cho phép cử hành Thánh lễ Latinh, phát ngôn nhân của giáo phận cho biết “việc kêu gọi các đặc ân và phong tục có trước Traditionis Custodes không thể có bất kỳ hiệu lực nào” vì những thay đổi này do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành.

Phát ngôn nhân của giáo phận cho biết thêm: “Một số giấy phép đã được cấp cho việc tiếp tục sử dụng sách lễ trước cuộc cải cách năm 1970 bởi các nhóm tín hữu trong Giáo phận Westminster”. “Những giấy phép này hiện đang được Tòa thánh xem xét. Không có sự cho phép nào được tìm kiếm hoặc cấp cho Thánh lễ cụ thể được đề cập.”

Tin tức này đã gây ra sự thất vọng trong một số tín hữu thường tham dự Thánh lễ Latinh truyền thống và đã thờ phượng tại Thánh lễ cầu siêu hàng năm được tổ chức trước đây tại Nhà thờ Westminster.

Roger Wemyss Brooks, một người Công Giáo 77 tuổi thường xuyên tham dự Thánh lễ Latinh truyền thống từ đầu những năm 1970, bao gồm cả Thánh lễ Cầu hồn hàng năm trong nhiều dịp, nói với CNA rằng ông “đau buồn trước quyết định của các mục tử của chúng ta rút lại Lễ cầu hồn quý giá này được những người ủng hộ Hiệp hội Thánh lễ Latinh trân trọng.”

Brooks nói: “Những người Công Giáo lớn tuổi như tôi trông cậy vào sự thoải mái của Thánh lễ hàng năm này để bù đắp cho việc rút lui một cách tùy tiện các Thánh lễ Cầu hồn truyền thống cá nhân”. “Hai lần trong năm nay, tôi biết có những người theo nghi thức truyền thống suốt đời đã bị tước mất Requiem vào thời điểm họ qua đời. Những gì chúng tôi yêu cầu ít nhất là lòng tốt từ những gì đã được cung cấp một cách hào phóng cho tổ tiên của chúng tôi.”

Edward Windsor, người đã phục vụ tại Thánh lễ Cầu hồn hàng năm trong 5 năm qua, nói với CNA rằng “một trong những vai trò quan trọng nhất của người Công Giáo là cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời”.

“Đức Hồng Y cảm thấy thế nào, ngài có đang hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là mục tử của chúng tôi để dẫn chúng tôi đến với Chúa Kitô, khích lệ chúng tôi trong đức tin của mình không khi hủy bỏ Thánh lễ cho người chết?” Windsor hỏi. “Nó cho thấy rằng chủ nghĩa hiện đại đã trở nên quan trọng hơn giá hy sinh thực sự của Thánh Lễ.”

Kể từ khi ban hành Traditionis Custodes, Thánh lễ Latinh truyền thống đã phải đối mặt với những hạn chế trên toàn cầu. Ở một số giáo phận, các giám mục đã có thể bảo đảm việc miễn trừ tạm thời cho một số Thánh lễ được tiếp tục tại các nhà thờ giáo xứ, nhưng những miễn trừ này chỉ là tạm thời. Trong một số trường hợp, các giám mục đã bỏ qua việc miễn chuẩn và thay vào đó đã chuyển Thánh lễ đến các địa điểm bên ngoài nhà thờ giáo xứ.


Source:Catholic News Agency
 
Các bảng Câu Hỏi cho Phiên họp Toàn thể Thường lệ Lần Thứ Mười Sáu Của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Vũ Văn An
18:14 06/10/2023

Phiên họp Toàn thể Thường lệ Lần Thứ Mười Sáu Của Thượng Hội Đồng Giám Mục Cho Một Giáo Hội Đồng Nghị: Hiệp thông, Tham Gia, Sứ Mệnh



Các Bảng Câu Hỏi Cho Phiên Họp Thượng Hội Đồng (Khóa Đầu Tiên – Tháng 10 Năm 2023)



Dẫn nhập

Nếu toàn bộ Tài liệu Làm việc “được thiết kế như một trợ cụ thiết thực phục vụ việc tiến hành Phiên Họp Thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2023 và do đó cho việc chuẩn bị của nó” (số 10), thì điều này đặc biệt đúng đối với các Bảng Câu hỏi được trình bày ở đây. Chúng đã được chuẩn bị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân định ba “ưu tiên xuất hiện mạnh mẽ nhất từ công việc của tất cả các châu lục” (số 14), nhằm xác định các bước cụ thể mà chúng ta cảm thấy được Chúa Thánh Thần kêu gọi để lớn mạnh như một Giáo hội đồng nghị. Vì vậy, việc trình bày các Bảng Câu hỏi, giải thích cấu trúc và hướng dẫn cách sử dụng chúng cần phải phù hợp với bối cảnh công việc rộng hơn của Phiên họp.

Sự năng động của Phiên họp

Phiên họp sẽ giải quyết các vấn đề do Tài liệu Làm việc đặt ra bằng các phiên họp toàn thể luân phiên (Congregationes Generales) và làm việc nhóm (Circuli Minores), như đã dự đoán trước bởi Điều. 14 của Episcopalis communio .

Đặc biệt, Phiên họp sẽ tiến hành giải quyết các chủ đề khác nhau theo thứ tự mà Tài liệu Làm việc đề xuất. Nó sẽ bắt đầu bằng việc thực hiện Phần A, “Cho một Giáo hội có tính đồng nghị. Một kinh nghiệm toàn diện” (các số 17-42), với mục đích tập chú rõ ràng hơn vào các đặc điểm căn bản của một Giáo hội đồng nghị, bắt đầu từ kinh nghiệm bước đi cùng nhau được dân Chúa sống trong hai năm này và quy tụ trong các tài liệu được soạn thảo trong giai đoạn thứ nhất thông qua việc phân định của các Mục tử. Phiên họp được yêu cầu tiến hành công việc của mình một cách toàn diện, có tính đến kinh nghiệm của toàn thể dân Chúa trong tất cả sự phức tạp của nó.

Sau đó, Phiên họp sẽ tiến hành giải quyết ba vấn đề ưu tiên xuất hiện từ giai đoạn tham vấn như được trình bày trong Phần B của Tài liệu Làm việc (số 43-60). Mỗi ưu tiên này là chủ đề của một trong ba phần được chia thành Phần B, “liên quan đến ba từ khóa của Thượng hội đồng: hiệp thông, truyền giáo, tham gia” (số 43). Thứ tự xuất hiện của ba thuật ngữ này bị đảo ngược như được giải thích ở số 44. Thứ tự này được duy trì trong các Bảng Câu hỏi, cũng được chia thành ba phần, mỗi phần lấy tiêu đề của phần tương ứng của Phần B, do đó nêu bật chủ đề thống nhất:

- “B 1. Một sự hiệp thông tỏa sáng: Làm thế nào chúng ta có thể trở thành dấu chỉ và khí cụ đầy đủ hơn của sự kết hợp với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại?” (số 46-50);

- “B 2. Đồng trách nhiệm trong sứ mệnh: Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn các hồng ân và nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng?” (số 51-55);

- “B 3. Sự tham gia, quản trị và thẩm quyền: Những tiến trình, cơ cấu và thể chế nào cần thiết trong một Giáo hội truyền giáo có tính đồng nghị?” (số 56-60).

Năm Bảng Câu hỏi tương ứng với mỗi ưu tiên trong số ba ưu tiên, mỗi ưu tiên tạo thành “một điểm khởi đầu cho ưu tiên đang được đề cập, theo cách này có thể được tiếp cận từ các quan điểm khác nhau nhưng bổ sung cho nhau liên quan đến các khía cạnh khác nhau của đời sống Giáo hội đã xuất hiện qua công việc của các Phiên họp Lục địa” (số 45).

Việc cấu trúc công việc theo các bước kế tiếp nhau không làm giảm tính năng động gắn kết hai Phần. Kinh nghiệm của Dân Thiên Chúa được giải quyết theo quan điểm tổng hợp của Phần A tiếp tục tiêu biểu cho một chân trời trong đó đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau được đặt ra trong Phần B, vốn vẫn bắt nguồn từ kinh nghiệm đó. Phiên họp sẽ được yêu cầu “duy trì sự cân bằng năng động giữa việc duy trì một cái nhìn tổng quan […] và việc xác định các bước cần thực hiện” (số 16). Điều sau mang lại chiều sâu và cụ thể hóa điều trước, đồng thời nhận lại quan điểm và sự gắn kết chống lại nguy cơ phân tán một cách chi tiết.

Cuối cùng, phần cuối cùng trong công việc của Phiên họp sẽ được dành để thu thập những thành quả của quá trình, tức là, phân định những con đường mà chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau bước đi. Phiên họp sẽ xem xét các cách để tiếp tục đọc kinh nghiệm của dân Chúa, bao gồm cả việc thúc đẩy các nghiên cứu thần học và giáo luật chuyên sâu cần thiết để chuẩn bị cho phiên họp thứ hai của Phiên họp Thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2024.

Phiên họp sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp đàm luận trong Thánh Thần (x. số 32-42) vốn là đặc điểm của toàn bộ tiến trình thượng hội đồng, điều chỉnh nó khi cần thiết. Qua kinh nghiệm trực tiếp về phương pháp này (xem hình trên trang 26), Phiên họp sẽ có thể suy gẫm sâu sắc hơn về những cách dễ dàng kết hợp nó vào đời sống bình thường của Giáo hội như một cách chung để biện phân thánh ý Thiên Chúa.

Cách sử dụng Bảng Câu hỏi

Bảng Câu hỏi được thiết kế như một công cụ làm việc nhằm giải quyết ba vấn đề ưu tiên được nêu trong Phần B trong Phiên họp tháng 10 năm 2023. Do đó, chúng không phải là các chương của một cuốn sách để đọc nối tiếp, cũng không phải là những tiểu luận ngắn và ít nhiều hoàn chỉnh về một chủ đề. Chúng " phải được thực hiện” chứ không phải “được đọc” theo nghĩa là chúng đưa ra một dàn ý cho việc cầu nguyện và suy tư bản thân để chuẩn bị cho cuộc thảo luận nhóm và tập thể. Tương tự như vậy, chúng có thể được sử dụng cho các cuộc họp chuyên đề chuyên sâu theo phong cách đồng nghị ở mọi bình diện của đời sống Giáo hội. Chúng không có nghĩa là phải được xử lý tuần tự: mỗi phần phải được giữ cùng với phần B của Tài liệu Làm việc tương ứng nhưng có thể được xử lý độc lập với tất cả các phần khác.

Tất cả các Bảng Câu hỏi đều có cùng một cấu trúc: chúng bắt đầu bằng một việc tạo bối cảnh ngắn gọn cho câu hỏi được đưa ra trong tiêu đề, mỗi bài được đóng khung bởi điều xuất hiện trong giai đoạn thứ nhất. Sau đó, chúng đưa ra một câu hỏi để biện phân. Cuối cùng, chúng đưa ra một số hiểu biết sâu sắc, phác thảo các quan điểm khác nhau (thần học, mục vụ, giáo luật, v.v.), các chiều kích và bình diện (Giáo xứ, Giáo phận, v.v.). Trên hết, chúng nhắc lại tính đặc thù trên khuôn mặt của các thành viên dân Chúa, đặc sủng và sứ vụ của họ cũng như những câu hỏi họ bày tỏ trong giai đoạn lắng nghe. Tính phong phú trong kích thích của mỗi Bảng Câu hỏi là do việc tìm cách trung thành với sự phong phú và đa dạng của tài liệu thu thập được từ quá trình tham vấn, nhưng chúng không được coi là một bảng câu hỏi yêu cầu câu trả lời cho mọi câu hỏi. Một số hiểu biết sâu sắc sẽ tỏ ra đặc biệt kích thích ở một số khu vực nhất định trên thế giới, một số khác ở các khu vực khác. Mỗi người được mời chọn những điều mà họ cảm thấy tốt nhất để có thể chia sẻ sự phong phú của bối cảnh Giáo hội của họ với những người khác. Đây sẽ là sự đóng góp của họ cho nhiệm vụ chung.

Mỗi Bảng Câu hỏi tập chú vào chủ đề được nêu trong tiêu đề, coi là đương nhiên khung tham chiếu được Tài liệu Làm việc trình bầy, mà nội dung của nó không được lặp lại cũng như không được trích dẫn rõ ràng trong từng trường hợp. Tuy nhiên, chúng là cơ sở cho công trình, cùng với tất cả các tài liệu được đưa ra trong giai đoạn tham vấn: “Để chuẩn bị cho Phiên họp, các Thành viên của Thượng hội đồng được yêu cầu ghi nhớ các tài liệu trước đó, đặc biệt là Tài liệu làm việc cho giai đoạn lục địa và Các Tài liệu cuối cùng của các Phiên họp lục địa ở các châu lục khác nhau, cũng như tường trình của Thượng hội đồng kỹ thuật số và sử dụng chúng làm công cụ cho sự phân định của chính họ” (số 9). Do đó, vấn đề không phải là bắt đầu lại từ đầu mà là tiếp tục một cuộc hành trình đang diễn ra. Vì lý do này, cũng như vì lý do rõ ràng về không gian, các Bảng Câu hỏi không đưa ra cách xử lý có hệ thống cho từng chủ đề cũng như không đề cập đến các vấn đề một cách sâu sắc. Sự kiện tiến trình thượng hội đồng đã nêu bật một số điểm làm ưu tiên không có nghĩa là các vấn đề khác ít quan trọng hơn. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của dân Chúa, các câu hỏi được đề xuất trong các Bảng Câu hỏi đại diện cho các điểm khởi đầu để giải quyết câu hỏi căn bản thúc đẩy và hướng dẫn toàn bộ quá trình: “Việc 'hành trình cùng nhau' này diễn ra ngày nay như thế nào trên các quốc gia khác nhau? các bình diện (từ bình diện địa phương đến bình diện phổ quát), cho phép Giáo hội loan báo Tin Mừng phù hợp với sứ mệnh được giao phó cho mình; và Thánh Thần mời gọi chúng ta thực hiện những bước nào để phát triển như một Giáo Hội đồng nghị?” (PD 2).

Có những điểm tiếp xúc hiển nhiên và một số điểm gối đầu lên nhau giữa các Bảng Câu hỏi. Đây không phải là vấn đề lặp lại. Trong quá trình soạn thảo, người ta hiểu rằng các Bảng Câu hỏi được thiết kế để sử dụng độc lập với nhau. Hơn nữa, điều này làm nổi bật mạng lưới kết nối phong phú giữa các chủ đề được đề cập.

Một số câu hỏi nảy sinh từ việc tham khảo ý kiến của dân Chúa liên quan đến những vấn đề mà về chúng giáo huấn huấn quyền và thần học đã có sẵn để xem xét. Chỉ đưa ra hai thí dụ, chúng ta có thể lưu ý đến việc chấp nhận các người ly dị tái hôn, được đề cập trong Tông huấn Hậu Thượng hội đồng Amoris laetitia, hoặc việc hội nhập phụng vụ, chủ đề của Huấn thị Varietates legitimae (1994) của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích. Sự kiện các câu hỏi tiếp tục xuất hiện về những vấn đề như thế này không nên bị loại bỏ một cách vội vàng, đúng hơn, nó đòi hỏi sự phân định, và Phiên họp Thượng Hội Đồng là một diễn đàn đặc quyền để làm điều đó. Cách riêng, những trở ngại, thực chất hoặc được tri nhận, từng ngăn cản các bước được nêu ra trong các tài liệu trước đó cần được xem xét và các suy tư cần được cung ứng về việc phải loại bỏ chúng ra sao. Thí dụ: nếu việc ngăn chặn phát xuất từ việc thiếu thông tin chung thì cần phải cải thiện việc truyền thông. Mặt khác, nếu vấn đề bắt nguồn từ việc khó nắm bắt được ý nghĩa của các tài liệu trong các tình huống thông thường hoặc việc mọi người không thể nhận ra chính mình trong những gì được đề xuất, thì một hành trình thượng hội đồng để tiếp nhận hữu hiệu bởi dân Chúa có thể là phản ứng thích hợp. Một trường hợp khác có thể là sự xuất hiện trở lại của một câu hỏi xuất hiện như một dấu hiệu của một thực tại đã thay đổi hoặc những tình huống cần có “sự dư đầy” Ân Sủng. Điều này đòi hỏi phải suy tư thêm về Kho tàng Đức tin và Truyền thống sống động của Giáo hội.

Sẽ khó khăn cho công việc của phiên họp đầu tiên của Phiên họp thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội Đồng Giám Mục trong việc đưa ra những hướng dẫn có tính kết luận về nhiều chủ đề này. Đây là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng đã quyết định rằng Phiên họp Thượng Hội Đồng sẽ được tổ chức thành hai phiên họp. Mục tiêu chính của phiên họp đầu tiên sẽ là phác thảo các lộ trình nghiên cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện theo phong cách đồng nghị, chỉ ra các tác nhân liên quan sẽ tham gia và các cách thức để đảm bảo một tiến trình hữu hiệu nhằm phục vụ việc phân định sẽ được hoàn thành trong phiên họp thứ hai vào tháng 10 năm 2024. Sau đó, những đề xuất về cách chúng ta có thể phát triển với tư cách là một Giáo hội Đồng nghị sẽ được trình lên Đức Thánh Cha.



B 1. Hiệp thông tỏa sáng

Làm thế nào chúng ta có thể trở thành một dấu hiệu và một công cụ đầy đủ hơn của sự hiệp nhất với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại?

B 1.1 Việc phục vụ bác ái và dấn thân cho công lý cũng như chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta nuôi dưỡng sự hiệp thông trong một Giáo hội đồng nghị như thế nào?

Các Phiên họp Lục địa chỉ ra nhiều hướng khác nhau cho sự phát triển của chúng ta như một Giáo hội đồng nghị truyền giáo:

a).Trong một Giáo hội đồng nghị, người nghèo, theo nghĩa chính là những người sống trong điều kiện nghèo khó vật chất và bị xã hội loại trừ, chiếm vị trí trung tâm. Họ là những người được chăm sóc, nhưng trên hết, họ là những người mang Tin Mừng mà cả cộng đồng cần nghe. Giáo hội có điều gì đó để học hỏi và tiếp nhận từ họ (x. Lc 6:20, EG 198). Một Giáo hội đồng nghị công nhận và đánh giá cao vai trò trung tâm của họ.

b).Chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta kêu gọi hành động chung. Giải pháp cho nhiều vấn đề, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự cam kết của toàn thể gia đình nhân loại. Cùng nhau làm việc để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta đã mang lại bối cảnh gặp gỡ và cộng tác với các thành viên của các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác, với các tín hữu thuộc các tôn giáo khác và với những người có thiện chí. Cam kết này đòi hỏi chúng ta phải hành động đồng thời trên nhiều bình diện: dạy giáo lý và mục vụ, thúc đẩy lối sống tốt hơn và quản lý tài sản của Giáo hội (bất động sản và tài chính).

c).Các phong trào di dân là một dấu chỉ của thời đại chúng ta, và “các di dân là một ‘mô hình’ có thể soi sáng thời đại chúng ta” (10). Sự hiện diện của họ tạo nên một lời kêu gọi đặc biệt để các Tín hữu Công Giáo cùng nhau bước đi. Họ đại diện cho lời mời gọi tạo ra các mối liên kết với các Giáo hội tại các quốc gia nguyên quán của những người di cư, cũng đại diện cho một cơ hội để trải nghiệm tính đa dạng của Giáo hội, bao gồm cả việc quan trọng là thông qua cộng đồng hải ngoại của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.

d) Một Giáo hội đồng nghị có thể cống hiến một chứng tá tiên tri cho một thế giới bị chia cắt và phân cực, đặc biệt khi các thành viên của Giáo hội cam kết bước đi cùng với những người khác để xây dựng ích chung. Ở những nơi được đánh dấu bởi xung đột sâu xa, điều này đòi hỏi khả năng trở thành tác nhân hòa giải và là người kiến tạo hòa bình.

e) “Mỗi cá nhân Kitô hữu và mọi cộng đồng đều được mời gọi trở thành công cụ của Thiên Chúa để giải phóng và thăng tiến người nghèo” (EG 187). Điều này hàm ý sự sẵn lòng đứng về phía những người bị thiệt thòi nhất trong cuộc tranh luận công khai, lên tiếng bảo vệ chính nghĩa của họ và tố cáo những tình huống bất công và phân biệt đối xử trong khi tìm cách tránh đồng lõa với những người chịu trách nhiệm về sự bất công.

Câu hỏi để biện phân

Cùng nhau bước đi có nghĩa là không bỏ ai lại phía sau và ở bên cạnh những người gặp khó khăn nhất. Làm thế nào chúng ta xây dựng một Giáo hội đồng nghị có khả năng thúc đẩy sự thuộc về và sự tham gia của những người bé nhỏ nhất trong Giáo hội và xã hội?

Các gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1).Công lý và lòng thương xót là một hình thức tham gia vào sứ mệnh của Chúa Kitô. Do đó, mọi người đã được Rửa tội đều được kêu gọi tham gia vào lĩnh vực này. Làm thế nào nhận thức này có thể được đánh thức, vun trồng và củng cố trong các cộng đồng Kitô hữu?

2).Những sự bất bình đẳng đánh dấu thế giới đương thời cũng hiện diện trong Giáo hội, chẳng hạn, chia rẽ các Giáo hội của các nước giàu và các nước nghèo cũng như các cộng đồng của các khu vực giàu nhất và nghèo nhất trong cùng một quốc gia. Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua những bất bình đẳng này, bằng cách cùng nhau bước đi như các Giáo hội địa phương để trải nghiệm sự chia sẻ quà tặng thực sự?

3) Trên con đường đồng nghị, những nỗ lực nào đã được thực hiện để chào đón tiếng nói của những người nghèo nhất và tích hợp sự đóng góp của họ? Chúng ta đã học được gì về cách hỗ trợ sự thuộc về và sự tham gia của những người bị thiệt thòi nhất? Điều gì cần phải xảy ra để họ có thể tham gia nhiều hơn vào việc chúng ta cùng nhau bước đi và làm thế nào chúng ta để tiếng nói của họ đặt câu hỏi về cách làm việc của chúng ta khi chưa có sự tham gia đầy đủ của họ?

4) Làm thế nào việc chào đón những người di cư có thể trở thành một cơ hội để bước đi với những người đến từ một nền văn hóa khác, đặc biệt khi chúng ta chia sẻ cùng một đức tin? Ta cung cấp được gì cho các cộng đồng di cư trong việc chăm sóc mục vụ tại địa phương? Cộng đồng hải ngoại của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương được đánh giá như thế nào và làm thế nào sự hiện diện của họ có thể trở thành cơ hội để trải nghiệm sự hiệp nhất trong đa dạng? Làm thế nào có thể tạo ra những mối liên kết giữa các Giáo hội ở các quốc gia nơi khởi hành và nơi đến?

5) Cộng đồng Kitô hữu có biết cách đồng hành với toàn thể xã hội trong việc xây dựng ích chung hay chỉ tìm cách bảo vệ những lợi ích riêng của mình? Cộng đồng Kitô giáo có thể làm chứng cho khả năng hòa hợp vượt qua sự phân cực chính trị không? Nó tự trang bị như thế nào thông qua việc cầu nguyện và đào tạo cho những nhiệm vụ này? Làm việc vì ích chung đòi hỏi phải hình thành các liên minh và liên minh. Chúng ta nên sử dụng những tiêu chuẩn nào để phân định? Cộng đồng đồng hành với các thành viên dấn thân vào chính trị như thế nào?

6) Chúng ta có kinh nghiệm gì khi cùng đồng hành với những người khác ngoài Giáo Hội Công Giáo (cá nhân, nhóm và phong trào) để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta? Chúng ta đã học được gì? Tiến triển gì đang được thực hiện để phối hợp các bình diện hành động khác nhau cần thiết để chăm sóc hiệu quả ngôi nhà chung của chúng ta?

7) Đồng hành với người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội đòi hỏi sự sẵn lòng lắng nghe. Giáo hội có nên công nhận một mục vụ cụ thể là lắng nghe và đồng hành đối với những người đảm nhận công việc phục vụ này không? Làm thế nào một Giáo hội đồng nghị có thể hình thành và hỗ trợ những người đưa ra sự đồng hành như vậy? Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra sự công nhận của Giáo hội đối với những người có ơn gọi đích thực để đóng góp cho một xã hội công bằng và chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta?

B 1.2 Làm thế nào một Giáo hội đồng nghị có thể làm cho lời hứa rằng “tình yêu và sự thật sẽ gặp nhau” (Tv 85:11) trở nên đáng tin cậy?

Hiểu được ý nghĩa thực sự và cụ thể của lời kêu gọi Kitô giáo gặp gỡ Chúa thông qua việc chào đón và đồng hành xuất hiện như mối quan tâm cốt lõi trong giai đoạn thứ nhất của hành trình thượng hội đồng.

DCS đã chọn hình ảnh Kinh thánh về một chiếc lều đang được mở rộng (x. Is 54:2) để diễn tả lời kêu gọi trở thành một cộng đoàn có cội rễ sâu xa và cởi mở. Các Phiên họp Lục địa, khi nói tới bối cảnh đa dạng của mình, đã đề xuất những hình ảnh gây tiếng vang khác nhằm nắm bắt chiều kích cốt lõi chào đón đối với sứ mạng của Giáo hội. Châu Á đưa ra hình ảnh người ta cởi giày để bước qua ngưỡng cửa như một dấu hiệu cho thấy sự khiêm nhường mà với nó chúng ta chuẩn bị để gặp gỡ Thiên Chúa và người lân cận của mình. Châu Đại Dương đề xuất hình ảnh con thuyền và Châu Phi đề xuất hình ảnh Giáo hội như gia đình của Thiên Chúa, có khả năng thuộc về và chào đón tất cả các thành viên của mình với đủ mọi tính đa dạng của nó.

Trong sự đa dạng này, chúng ta có thể tìm thấy sự thống nhất về mục đích. Ở khắp nơi, Giáo hội đang tìm cách đổi mới sứ mạng của mình để trở thành một cộng đồng chào đón và hiếu khách, gặp gỡ Chúa Kitô nơi những người mà Giáo hội chào đón và là dấu chỉ sự hiện diện của Người và là lời loan báo Tin Mừng đáng tin cậy trong đời sống mọi người. Cần phải bắt chước Chúa và Thầy trong khả năng sống một điều dường như nghịch lý “để can đảm công bố giáo huấn đích thực của Người và đồng thời đưa ra chứng tá về sự hòa nhập và chấp nhận triệt để” (DCS 30).

Về điểm này, con đường đồng nghị là một cơ hội để tham gia vào một cuộc gặp gỡ sâu sắc, với sự khiêm tốn và chân thành. Một số người đã ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng phong cách đồng nghị cho phép các câu hỏi nảy sinh từ cuộc gặp gỡ này được đặt trong viễn cảnh truyền giáo. Những cuộc gặp gỡ này không dẫn đến tê liệt nhưng nuôi dưỡng niềm hy vọng rằng Thượng Hội đồng sẽ là chất xúc tác cho việc đổi mới sứ mệnh này và sẽ thúc đẩy chúng ta hàn gắn cơ cấu tương quan của Giáo hội.

Ước muốn cung ứng sự chào đón chân thành là một tình cảm được các tham dự viên Thượng Hội đồng bày tỏ qua các bối cảnh khác nhau:

a) các tài liệu cuối cùng của các phiên họp Châu lục thường đề cập đến những người cảm thấy không được Giáo hội chấp nhận, chẳng hạn như những người đã ly dị và tái hôn, những người có hôn nhân đa thê, hoặc những người Công Giáo LGBTQ+;

b) họ cũng lưu ý rằng sự kỳ thị dựa trên chủng tộc, bộ lạc, dân tộc, giai cấp hoặc đẳng cấp, cũng hiện diện trong dân Chúa, khiến một số người cảm thấy kém quan trọng hoặc ít được chào đón hơn trong cộng đồng;

c) có nhiều tường trình rộng rãi về nhiều rào cản thực tiễn và văn hóa loại trừ người khuyết tật cần phải vượt qua;

d) cũng xuất hiện mối lo ngại rằng những người nghèo nhất mà Tin Mừng chủ yếu hướng đến lại thường bị gạt ra ngoài lề các cộng đồng Kitô giáo (thí dụ, những người di cư và tị nạn, trẻ em đường phố, người vô gia cư, nạn nhân của nạn buôn người và những người khác);

e) các tài liệu của các Phiên họp Lục địa lưu ý rằng cần phải duy trì mối liên kết giữa sự hoán cải có tính đồng nghị và việc chăm sóc cho những nạn nhân bị lạm dụng và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội trong Giáo hội. Các Phiên họp Lục địa đặc biệt nhấn mạnh đến việc học cách thực thi công lý như một hình thức chăm sóc cho những người bị các thành viên của Giáo hội làm tổn thương, đặc biệt là các nạn nhân và những người sống sót sau mọi hình thức lạm dụng.

f) lắng nghe những tiếng nói bị bỏ quên nhất được coi là cách để lớn lên trong tình yêu và công lý mà Tin Mừng mời gọi chúng ta hướng tới.

Câu hỏi để biện phân

Một Giáo hội đồng nghị có thể thực hiện những bước nào để bắt chước Thầy và Chúa của mình chặt chẽ hơn bao giờ hết, Đấng bước đi với tất cả mọi người trong tình yêu vô điều kiện và công bố sự trọn vẹn của chân lý Tin Mừng?

Những gợi ý cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Thái độ mà với nó chúng ta tiếp cận thế giới là gì? Chúng ta có biết nhận ra điều gì là tốt, đồng thời cam kết tố cáo một cách tiên tri tất cả những gì xúc phạm phẩm giá con người, cộng đồng nhân loại và tạo vật không?

2) Làm thế nào chúng ta có thể nói bằng giọng tiên tri để phơi bày những gì là xấu xa mà không gây chia rẽ thêm cộng đồng của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể trở thành một Giáo hội giải quyết một cách trung thực các xung đột của mình và không ngại bảo vệ những không gian cho bất đồng?

3) Làm thế nào chúng ta có thể khôi phục lại các mối quan hệ gần gũi và quan tâm như cốt lõi của sứ mệnh của Giáo hội, “đồng hành cùng mọi người thay vì chỉ nói về họ hoặc chỉ nói vào họ”?

4) Theo tinh thần của Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christus Vivit, làm thế nào chúng ta có thể đồng hành cùng giới trẻ? Làm thế nào một “lựa chọn ưu tiên dành cho giới trẻ” có thể trở thành trung tâm của các chiến lược mục vụ và đời sống đồng nghị của chúng ta?

5) Làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục thực hiện những bước đi có ý nghĩa và cụ thể để mang lại công lý cho các nạn nhân và những người sống sót sau vụ lạm dụng tình dục cũng như lạm dụng tinh thần, kinh tế, quyền lực và lương tâm bởi những người đang thi hành một mục vụ hoặc trách nhiệm của giáo hội?

6) Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra những không gian trong đó những người cảm thấy bị Giáo hội gây tổn thương và không được cộng đồng chào đón cảm thấy được công nhận, tiếp nhận, tự do đặt câu hỏi và không bị phán xét? Dưới ánh sáng của Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Amoris Laetitia, cần có những bước cụ thể nào để chào đón những người cảm thấy bị loại khỏi Giáo hội vì địa vị hoặc giới tính của họ (thí dụ, những người ly hôn tái hôn, những người đa thê, những người LGBTQ+, v.v.)?

7) Làm thế nào chúng ta có thể cởi mở và chào đón hơn đối với những người di cư và tị nạn, các dân tộc thiểu số và văn hóa, cũng như các cộng đồng bản địa vốn từ lâu đã là một phần của Giáo hội nhưng thường bị gạt ra ngoài lề? Làm thế nào Giáo hội có thể đón nhận sự hiện diện của họ như một hồng phúc tốt hơn?

8) Chúng ta cần phá bỏ những rào cản vật chất và văn hóa nào để người khuyết tật có thể cảm thấy rằng họ là thành viên trọn vẹn của cộng đồng?

9) Làm thế nào chúng ta có thể nâng cao sự đóng góp của người lớn tuổi vào đời sống cộng đồng Kitô giáo và xã hội?

B 1.3 Làm thế nào mối quan hệ trao đổi ơn phúc năng động giữa các Giáo hội có thể phát triển?

Sự hiệp thông mà Giáo hội được mời gọi là một mối quan hệ trao đổi ơn phúc có tính năng động, làm chứng cho sự hiệp nhất siêu việt trong đa dạng. Một trong những ơn phúc quan trọng nhất của hành trình thượng hội đồng cho đến nay là việc tái khám phá sự phong phú của tính đa dạng và chiều sâu của mối liên kết của chúng ta. Sự đa dạng và liên kết với nhau không đe dọa mà trái lại cung cấp bối cảnh cho việc tiếp nhận sâu sắc hơn sự hiệp nhất về tạo dựng, ơn gọi và số phận của chúng ta.

Tiến trình thượng hội đồng đã được trải nghiệm một cách sôi nổi và nhiệt tình bình diện Giáo hội địa phương, đặc biệt khi có cơ hội đối thoại trong Chúa Thánh Thần. DCS đã tìm cách nắm bắt sức sống này đồng thời nhấn mạnh sự hội tụ đặc biệt của các vấn đề và chủ đề xuất hiện xuyên suốt các bối cảnh. Trong các Phiên họp Lục địa, các khía cạnh của đời sống Giáo hội trong những bối cảnh rất khác nhau đã được khám phá như một ơn phúc quý giá. Đồng thời, các lục địa bước vào mối quan hệ sâu sắc hơn với sự đa dạng đặc trưng cho các khu vực khác nhau của họ. Những điều này bao gồm sự khác biệt giữa các nước láng giềng trong các lục địa cũng như những biểu hiện đa dạng về tính Công Giáo ở những nơi mà Giáo Hội Công Giáo Latinh và Đông phương có chung lãnh thổ, thường là do làn sóng di cư Công Giáo và sự hình thành cộng đồng ở hải ngoại. Như một Phiên họp Lục địa đã nhận xét, chúng ta đã trải nghiệm bản thân một cách rất cụ thể với tư cách là “các cộng đồng của các cộng đồng”, lưu ý đến những ơn phúc và căng thẳng mà điều này có thể tạo ra.

Những cuộc gặp gỡ này đã dẫn đến những quan sát chung và những yêu cầu rõ ràng:

a) Người ta mong muốn rằng chúng ta có thể nghe và nhận ra tốt hơn các truyền thống khác nhau của các khu vực và Giáo hội chuyên biệt trong một cuộc đối thoại về giáo hội và thần học thường bị thống trị bởi các tiếng nói Latinh/phương Tây. Phẩm giá của những người được rửa tội được công nhận là điểm then chốt trong nhiều bối cảnh, tương tự như vậy, đối với nhiều thành viên của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương nói riêng, Mầu nhiệm Vượt qua được cử hành trong các Bí tích Khai tâm Kitô giáo vẫn là tập chú suy tư về căn tính Kitô giáo và Giáo hội đồng nghị.

b) Các Giáo Hội Công Giáo Đông phương có kinh nghiệm lâu dài và nổi bật về tính đồng nghị, có chung với các Giáo hội Chính thống, một truyền thống mà họ mong muốn được chú ý đến trong các cuộc thảo luận và phân định của tiến trình thượng hội đồng này.

c) tương tự như vậy, có những thực tại chuyên biệt và đặc thù mà các Kitô hữu Đông phương hải ngoại phải đối diện trong những bối cảnh mới, cùng với các anh chị em Chính Thống của họ. Điều mong muốn là các Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở hải ngoại có thể bảo tồn bản sắc của mình và được công nhận không chỉ là các cộng đồng sắc tộc, tức là các Giáo hội sui iuris (độc lập) với các truyền thống thiêng liêng, thần học và phụng vụ phong phú góp phần vào sứ mạng của Giáo hội ngày nay trong một bối cảnh hoàn cầu.

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào mỗi Giáo hội địa phương, chủ thể truyền giáo trong bối cảnh của mình, có thể nâng cao, cổ vũ và hội nhập việc trao đổi ơn phúc với các Giáo hội địa phương khác trong chân trời của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất? Làm thế nào có thể giúp các Giáo hội địa phương thăng tiến tính Công Giáo của Giáo hội trong mối quan hệ hài hòa giữa hiệp nhất và đa dạng, bảo tồn nét đặc trưng của mỗi Giáo hội?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Làm thế nào để chúng ta nâng cao ý thức rằng Giáo hội, vừa duy nhất vừa là Công Giáo, đã và đang là chủ thể của một sự đa dạng phong phú và đa dạng ngay từ đầu?

2) Bằng những cử chỉ nào tất cả các Giáo hội địa phương có thể chứng tỏ lòng hiếu khách đối với nhau để được hưởng lợi từ việc trao đổi lẫn nhau các hồng ân của Giáo hội và sự hiệp thông Giáo hội biểu lộ trong các lĩnh vực phụng vụ, linh đạo, chăm sóc mục vụ và suy tư thần học? Đặc biệt, làm thế nào chúng ta có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm và tầm nhìn về tính đồng nghị giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Giáo hội Latinh?

3) Làm thế nào Giáo hội Latinh có thể phát triển sự cởi mở hơn đối với các truyền thống thiêng liêng, thần học và phụng vụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương?

4) Làm thế nào các Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở hải ngoại có thể bảo tồn bản sắc của mình và được công nhận không chỉ là cộng đồng sắc tộc?

5) Một số Giáo hội sống trong tình trạng rất bấp bênh. Làm thế nào các Giáo hội khác có thể tiếp nhận nỗi đau khổ của họ và cung cấp những nhu cầu của họ, bằng cách thực hành những lời dạy của Tông đồ Phaolô, người đã yêu cầu các cộng đồng ở Hy Lạp hãy quảng đại hỗ trợ Giáo hội Giêrusalem: “Hãy để sự dư dật của anh em bù đắp cho sự thiếu thốn của họ, để sự dư dật của họ cũng có thể bù đắp cho sự thiếu thốn của anh em, và để có được sự bình đẳng” (2 Cr 8:14)? Các tổ chức hoàn cầu và các tổ chức của Tòa Thánh chuyên phục vụ bác ái có thể đóng vai trò gì trong vấn đề này?

6) Làm thế nào chúng ta có thể tính đến và đánh giá cao những đóng góp và kinh nghiệm của các Giáo hội địa phương vào giáo huấn của Huấn quyền và các quy tắc của Giáo hội ở bình diện phổ quát?

7) Trong một thế giới ngày càng hoàn cầu hóa và liên kết với nhau, làm thế nào để phát triển mối quan hệ giữa các Giáo hội địa phương của cùng một khu vực và cũng thuộc các châu lục khác nhau? Làm thế nào để việc gia tăng khả năng di chuyển của con người và do đó sự hiện diện của các cộng đồng di cư có thể trở thành cơ hội để xây dựng mối liên kết giữa các Giáo hội và trao đổi ơn phúc? Làm thế nào những căng thẳng và hiểu lầm có thể nảy sinh giữa các tín đồ thuộc các nền văn hóa và truyền thống khác nhau có thể được giải quyết một cách xây dựng?

8) Làm thế nào các tổ chức hoàn cầu của Giáo hội, bắt đầu từ những cơ quan phải tường trình với Tòa thánh và các Bộ của Giáo triều Rôma, có thể thúc đẩy việc luân chuyển ơn phúc giữa các Giáo hội?

9) Làm thế nào để việc trao đổi kinh nghiệm và ơn phúc có thể được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả không những giữa các Giáo hội địa phương khác nhau, mà còn giữa các ơn gọi, đặc sủng và linh đạo khác nhau trong dân Chúa, bao gồm các tu hội đời thánh hiến và các tu đoàn tông đồ, các hiệp hội và phong trào giáo dân, cũng như các cộng đồng mới? Làm sao có thể bảo đảm được sự tham gia của các cộng đoàn chiêm niệm vào cuộc trao đổi này?

B 1.4 Làm thế nào một Giáo hội đồng nghị có thể hoàn thành sứ mệnh của mình thông qua một cam kết đại kết được đổi mới?

“Con đường đồng nghị mà Giáo Hội Công Giáo đang đi là và phải mang tính đại kết, giống như con đường đại kết phải có tính đồng nghị” (11). Tính đồng nghị là một thách thức chung liên quan đến tất cả những người tin vào Chúa Kitô, giống hệt như phong trào đại kết trước hết là một con đường chung (syn-odos) cùng đi với các Kitô hữu khác. Tính đồng nghị và đại kết là hai con đường cùng nhau bước đi, với một mục tiêu chung: một chứng tá Kitô giáo tốt hơn. Điều này có thể mang hình thức chung sống trong “đại kết sự sống” ở các bình diện khác nhau, bao gồm cả thông qua các cuộc hôn nhân liên Giáo hội, và cũng thông qua hành vi cuối cùng là hiến mạng sống mình làm chứng nhân cho đức tin vào Chúa Kitô trong đại kết tử đạo.

Có một số hàm ý đại kết của cam kết xây dựng một Giáo hội đồng nghị:

a) Qua một Bí tích Rửa tội, tất cả các Kitô hữu đều tham gia vào sensus fidei (cảm thức đức tin siêu nhiên; xem LG 12), đó là lý do tại sao trong một Giáo hội đồng nghị, tất cả những người đã được Rửa tội phải được chăm chú lắng nghe;

b) Hành trình đại kết là một “cuộc trao đổi ơn phúc” và một trong những ơn phúc mà người Công Giáo có thể nhận được từ các Kitô hữu khác chính là kinh nghiệm đồng nghị của họ (x. EG 246). Việc tái khám phá tính đồng nghị như một chiều kích cấu thành của Giáo hội là một thành quả của cuộc đối thoại đại kết, đặc biệt là với Chính thống giáo;

c) Phong trào đại kết như một phòng thí nghiệm của tính đồng nghị. Đặc biệt, phương pháp đối thoại và xây dựng sự đồng thuận được trải nghiệm ở nhiều bình diện khác nhau trong phong trào đại kết có thể là nguồn cảm hứng;

d) Tính đồng nghị là một phần của “cuộc cải cách liên tục” của Giáo hội, vì chủ yếu là thông qua cải cách nội bộ, trong đó tính đồng nghị đóng vai trò thiết yếu, mà Giáo Hội Công Giáo đến gần hơn với các Kitô hữu khác (UR 4.6);

e) Có mối quan hệ hỗ tương giữa việc sắp xếp đồng nghị của Giáo Hội Công Giáo và tính khả tín của cam kết đại kết của Giáo hội;

f) Một tính đồng nghị nhất định giữa các Giáo hội được trải nghiệm bất cứ khi nào các Kitô hữu từ các cộng đồng khác nhau nhân danh Chúa Giêsu Kitô cùng nhau cầu nguyện, hành động và làm chứng chung, cũng như thường xuyên tham khảo ý kiến và tham gia vào các tiến trình đồng nghị của nhau.

Tất cả các Tài liệu cuối cùng của các Phiên họp Lục địa đều nêu bật mối quan hệ chặt chẽ giữa tính đồng nghị và đại kết, và một số tài liệu dành cả chương cho vấn đề này. Thật vậy, cả tính đồng nghị và đại kết đều bắt nguồn từ phẩm giá bí tích rửa tội của toàn thể Dân Thiên Chúa. Chúng cùng nhau mời gọi sự cam kết đổi mới đối với tầm nhìn về một Giáo hội truyền giáo có tính đồng nghị. Chúng là những tiến trình lắng nghe và đối thoại và mời gọi chúng ta lớn lên trong một sự hiệp thông không phải là độc dạng mà là hiệp nhất trong sự đa dạng hợp pháp. Chúng nhấn mạnh sự cần thiết của tinh thần đồng trách nhiệm, vì các quyết định và hành động của chúng ta ở các bình diện khác nhau đều ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong Thân Mình Chúa Kitô. Đó là những diễn trình tâm linh của sự sám hối, tha thứ và hòa giải trong một cuộc đối thoại hoán cải có thể dẫn đến việc chữa lành ký ức.

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào kinh nghiệm và hoa trái của hành trình đại kết có thể giúp xây dựng một Giáo Hội Công Giáo mang tính đồng nghị hơn; làm thế nào tính đồng nghị có thể giúp Giáo Hội Công Giáo đáp ứng tốt hơn lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “để tất cả họ nên một… để thế giới có thể tin” (Ga 17:21)?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Thượng Hội đồng này là cơ hội để học hỏi từ các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác và “gặt hái những gì Thần Khí đã gieo trong họ như một món quà cho cả chúng ta nữa” (EG 246). Người Công Giáo có thể học được gì từ kinh nghiệm đồng nghị của các Kitô hữu khác và phong trào đại kết?

2) Làm thế nào chúng ta có thể cổ vũ sự tham gia tích cực của toàn thể dân Chúa vào phong trào đại kết? Đặc biệt, làm thế nào chúng ta có thể thu hút sự đóng góp quan trọng của những người sống đời thánh hiến, các cặp vợ chồng và gia đình liên Giáo hội, giới trẻ, các phong trào giáo hội và các cộng đồng đại kết?

3) Việc “chữa lành ký ức” cần thiết trong những lĩnh vực nào liên quan đến mối quan hệ với các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác? Làm thế nào chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một “ký ức mới”?

4) Làm thế nào việc “đồng hành” của chúng ta với các Kitô hữu thuộc mọi truyền thống có thể được cải thiện? Làm thế nào một lễ chung kỷ niệm 1700 năm thành lập Công đồng Nixêa (325-2025) có thể mang lại cơ hội như vậy?

5) “Thừa tác vụ hiệp nhất của các giám mục được liên kết chặt chẽ với tính đồng nghị” (12). Làm thế nào vị Giám mục, với tư cách là “nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất” (LG 23), được mời gọi cổ vũ phong trào đại kết theo phương thức đồng nghị trong Giáo hội địa phương của mình?

6) Làm thế nào tiến trình đồng nghị đang diễn ra có thể góp phần vào việc “tìm ra một hình thức thực thi quyền tối thượng, trong khi không hề từ bỏ bản chất thiết yếu của sứ mệnh của mình, nhưng mở ra cho một tình huống mới”? (13)

7) Làm thế nào các Giáo Hội Công Giáo Đông phương có thể giúp đỡ, hỗ trợ và khuyến khích Giáo hội Latinh trong cam kết chung về đồng nghị và đại kết? Làm thế nào Giáo hội Latinh có thể hỗ trợ và phát huy bản sắc của các Tín hữu Công Giáo Đông phương trong cộng đồng hải ngoại?

8) Làm thế nào khẩu hiệu đại kết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Cùng nhau bước đi, cùng nhau làm việc, cùng nhau cầu nguyện” (14) truyền cảm hứng cho một cam kết đổi mới đối với sự hiệp nhất Kitô giáo theo cách thức đồng nghị?

B 1.5 Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra và thu thập được sự phong phú của các nền văn hóa và phát triển cuộc đối thoại giữa các tôn giáo dưới ánh sáng Tin Mừng?

Lắng nghe người ta đòi hỏi phải biết cách lắng nghe các nền văn hóa mà họ hòa nhập, với nhận thức rằng mọi nền văn hóa đều không ngừng phát triển. Một Giáo hội đồng nghị cần học cách diễn đạt Tin Mừng tốt hơn trong các nền văn hóa và bối cảnh địa phương, thông qua sự phân định xuất phát từ sự bảo đảm rằng Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội một chiều rộng đến mức có thể chào đón bất cứ nền văn hóa nào, không có ngoại lệ. Bằng chứng cho điều này là sự kiện: các Giáo hội địa phương vốn có đặc điểm rất đa dạng, đó là một điều may mắn. Trong họ, các quốc tịch, nhóm dân tộc và tín đồ khác nhau từ các truyền thống phương Đông và phương Tây cùng hiện hữu. Sự phong phú này không phải lúc nào cũng dễ dàng sống với và có thể trở thành nguồn gốc của sự chia rẽ và xung đột.

Ngoài ra, thời đại của chúng ta được đánh dấu bởi sự lan tràn mạnh mẽ của một nền văn hóa mới, nền văn hóa của môi trường kỹ thuật số và phương tiện truyền thông mới. Như sáng kiến của Thượng Hội đồng Kỹ thuật số cho thấy, Giáo hội vốn hiện diện ở đó thông qua hoạt động của nhiều Kitô hữu, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, điều vẫn còn thiếu là ý thức đầy đủ hơn về tiềm năng mà môi trường này mang lại cho việc truyền giáo hoặc suy tư, đặc biệt bằng ngôn từ nhân học, về những thách thức mà nó đặt ra.

Trong công việc của giai đoạn chuẩn bị, nhiều căng thẳng đã xuất hiện. Những điều này không cần làm chúng ta choáng ngợp nhưng có thể được coi là nguồn động lực:

a) trong mối quan hệ giữa Tin Mừng và các nền văn hóa địa phương, với những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau. Một số người coi việc chấp nhận các truyền thống của Giáo hội hoàn vũ là một sự áp đặt lên các nền văn hóa địa phương hoặc thậm chí là một hình thức của chủ nghĩa thực dân. Những người khác tin rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong mọi nền văn hóa, khiến nó có khả năng diễn đạt các chân lý của đức tin Kitô giáo. Những người khác lại cho rằng Kitô hữu không thể tiếp nhận hoặc thích ứng các thực hành văn hóa tiền Kitô giáo.

b) trong mối liên hệ giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác. Trong khi có những kinh nghiệm rất hiệu quả về đối thoại và gắn kết với các tín đồ của các tôn giáo khác, ở một số khu vực vẫn xuất hiện những khó khăn, hạn chế và dấu hiệu ngờ vực, thậm chí xung đột và đàn áp trực tiếp hoặc gián tiếp. Giáo hội mong muốn xây dựng những nhịp cầu để cổ vũ hòa bình, hòa giải, công lý và tự do, nhưng cũng có những tình huống đòi hỏi chúng ta phải hết sức kiên nhẫn và hy vọng rằng mọi sự có thể thay đổi;

c) trong mối quan hệ giữa một bên là Giáo hội với văn hóa phương Tây và bên kia là các hình thức thuộc địa hóa văn hóa. Có những thế lực đang hoạt động trên thế giới chống lại sứ mạng của Giáo hội, dựa trên những hệ tư tưởng triết học, kinh tế và chính trị được thiết lập trên những giả định đi ngược lại với đức tin. Không phải ai cũng nhìn nhận những căng thẳng này theo cùng một cách, chẳng hạn, đối với hiện tượng tục hóa, một điều mà một số người coi là mối đe dọa và những người khác lại coi là cơ hội. Đôi khi sự căng thẳng này được giải thích theo cách giản lược như sự xung đột giữa những người mong muốn thay đổi và những người sợ hãi nó;

d) trong mối liên hệ giữa các cộng đồng bản địa và các mô hình hoạt động truyền giáo của phương Tây. Nhiều nhà truyền giáo Công Giáo đã thể hiện sự tận tâm và quảng đại trong việc chia sẻ đức tin của mình, nhưng trong một số trường hợp, hành động của họ đã cản trở khả năng các nền văn hóa địa phương cống hiến sự đóng góp độc đáo của họ vào việc xây dựng Giáo hội;

e) trong mối quan hệ giữa cộng đồng Kitô giáo và giới trẻ, nhiều người trong số họ cảm thấy bị loại trừ bởi ngôn ngữ được sử dụng trong bối cảnh Giáo hội, điều này dường như không thể hiểu được đối với họ.

Những căng thẳng này trước tiên phải được giải quyết thông qua sự phân định ở bình diện địa phương và không có giải pháp sẵn có nào cả. Các Phiên họp Châu lục đã nhấn mạnh một số thiên hướng bản thân và cộng đồng có thể giúp ích: thái độ khiêm tốn và tôn trọng; khả năng lắng nghe và thúc đẩy cuộc đàm luận chân chính trong Thánh Thần; sẵn sàng thay đổi, đón nhận động lực Vượt Qua của cái chết và sự phục sinh cũng một cách kính trọng đối với những hình thức cụ thể của đời sống Giáo hội; đào tạo về khả năng phân định văn hóa khi sự nhạy cảm và nền linh đạo địa phương có vẻ mâu thuẫn, và trong việc đồng hành của những người đến từ các nền văn hóa khác nhau.

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào chúng ta có thể loan báo Tin Mừng một cách hiệu quả trong các bối cảnh và nền văn hóa khác nhau, để thúc đẩy cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô cho con người nam nữ của thời đại chúng ta? Chúng ta có thể thiết lập những mối liên kết nào với các tín đồ của các tôn giáo khác để xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Các Giáo hội địa phương sử dụng những công cụ nào để đọc các nền văn hóa mà họ gắn bó? Dưới ánh sáng Tin Mừng, làm thế nào họ có thể tôn trọng và đánh giá cao các nền văn hóa của các bối cảnh địa phương khác nhau? Họ có thể tạo ra những cơ hội nào để đọc lại những lời giảng dạy của Giáo hội dưới ánh sáng văn hóa địa phương?

2) Những không gian nào có sẵn dành giúp các nền văn hóa thiểu số và di cư tìm thấy sự biểu thức trong các Giáo Hội địa phương?

3) Nhiều Giáo phận, Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Châu lục đã bày tỏ mong muốn có thể tái điều chỉnh đời sống cộng đồng và đặc biệt là phụng vụ phù hợp với văn hóa địa phương. Chúng ta có thể áp dụng động lực đồng nghị nào để đáp ứng mong muốn này?

4) Làm thế nào có thể thúc đẩy việc đào tạo về phân định văn hóa? Làm thế nào chúng ta nuôi dưỡng, giáo dục và công nhận các đặc sủng và ơn gọi của “các dịch giả”, tức là những người giúp xây dựng cầu nối giữa các tôn giáo, văn hóa và con người?

5) Chúng ta cảm thấy được mời gọi thực hiện những cử chỉ hòa giải và hòa bình nào với các tôn giáo khác? Các Giáo hội giải quyết một cách xây dựng như thế nào trước những thành kiến, căng thẳng và xung đột? Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho Tin Mừng ở những quốc gia nơi Giáo hội chỉ là thiểu số, mà không làm suy yếu chứng tá đức tin của chúng ta, nhưng cũng không khiến các Kitô hữu phải chịu những đe dọa và bách hại một cách không cần thiết?

6) Làm thế nào Giáo hội có thể tiếp cận nền văn hóa phương Tây và các nền văn hóa khác, kể cả trong Giáo hội, một cách thẳng thắn, mang tính tiên tri và mang tính xây dựng, đồng thời tránh mọi hình thức chủ nghĩa thực dân?

7) Đối với một số người, xã hội bị tục hóa là một mối đe dọa cần chống đối, đối với những người khác,đó là một sự thật phải được chấp nhận, và đối với những người khác nữa thì đó lại là một nguồn cảm hứng và một cơ hội. Làm thế nào các Giáo hội có thể tiếp tục đối thoại với thế giới mà không trở nên trần tục?

8) Làm thế nào chúng ta có thể tạo cơ hội để phân định trong môi trường kỹ thuật số? Chúng ta cần tạo ra những hình thức cộng tác nào và những cơ cấu nào cho mục đích truyền giáo trong một môi trường thiếu chiều kích lãnh thổ?

B 2. Đồng trách nhiệm trong sứ mệnh

Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn các ơn phúc và nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng?

B 2.1 Làm thế nào chúng ta có thể cùng nhau hướng tới một ý thức chung về ý nghĩa và nội dung của sứ mệnh?

Sứ mệnh của Giáo hội là loan báo Tin Mừng và làm cho Chúa Kitô hiện diện, nhờ ơn phúc Chúa Thánh Thần. Nhiệm vụ này thuộc về tất cả những người đã được Rửa tội (x. EG 120): tính đồng nghị mang tính truyền giáo trong cơ cấu và sứ mệnh chính là hành động đồng nghị. Chúng ta liên tục được mời gọi lớn lên trong việc đáp lại lời kêu gọi này, đổi mới một cách đồng nghị cách thức Giáo hội thực hiện sứ mạng của mình. Trong suy tư của các Phiên họp Lục địa, sứ mệnh này khớp nối nhiều chiều kích cần được hòa hợp và không đối lập nhau trong viễn cảnh toàn diện được Evangelii Nuntiandi cổ vũ và được Evangelii Gaudium tiếp nhận. Thí dụ:

a).một lời kêu gọi chân thành đổi mới đời sống phụng vụ của Giáo hội địa phương như một nơi công bố qua Lời Chúa và Bí tích, nhấn mạnh đến phẩm chất của việc rao giảng và ngôn ngữ phụng vụ. Điều này đòi hỏi một sự cân bằng thích hợp giữa sự hiệp nhất của Giáo hội, cũng được thể hiện trong sự thống nhất của nghi thức, và sự đa dạng hợp pháp, mà một việc hội nhập văn hóa thích đáng phải tính đến (15);

b) người ta nhấn mạnh đến mong muốn một Giáo hội nghèo và gần gũi với những người đau khổ, có khả năng truyền giáo thông qua sự gần gũi và bác ái. Theo bước chân của Chúa, chứng tá này đi xa đến mức tử đạo và nói lên ơn gọi “Samaritanô” của Giáo hội. Nhắc đến những tình huống trong đó Giáo hội gây ra vết thương và những tình huống khiến chính Giáo hội bị thương, trừ khi những người liên quan được chăm sóc thích đáng, những tình huống này trở thành chướng ngại vật cho việc làm chứng của Giáo hội về tình yêu Thiên Chúa và sự thật của Tin Mừng;

c) chìa khóa để chống lại một cách tiên tri những chủ nghĩa thực dân mới và mang tính hủy diệt là việc mở ra những nơi phục vụ vô điều kiện theo gương Chúa Kitô, Đấng đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ (x. Mc 10:45). Đây là những nơi mà những nhu cầu căn bản của con người có thể được đáp ứng, nơi con người cảm thấy được chào đón và không bị phán xét, được tự do đặt câu hỏi về lý do hy vọng của chúng ta (x. 1 Pr 3:15), và được tự do ra đi và trở về. Đối với một Giáo hội đồng nghị, sứ mệnh luôn là xây dựng với người khác hơn là cho người khác;

d) Trong môi trường kỹ thuật số, Giáo hội đang khám phá cơ hội truyền giáo. Nó thừa nhận rằng việc xây dựng mạng lưới các mối quan hệ trong không gian này giúp mọi người, đặc biệt là giới trẻ, có thể trải nghiệm những cách thức mới để cùng nhau bước đi. Sáng kiến Thượng hội đồng kỹ thuật số thu hút sự chú ý của Giáo hội đến thực tại con người như một hữu thể truyền thông, ngay trong các mạng lưới truyền thông đang định hình thế giới đương thời của chúng ta;

Ước muốn phát triển trong sự dấn thân truyền giáo không bị cản trở bởi ý thức về những giới hạn của các cộng đồng Kitô giáo cũng như việc nhìn nhận những thất bại của họ. Ngược lại, phong trào đi ra khỏi chính mình trong đức tin, đức cậy và đức ái là một cách để giải quyết sự bất toàn này. Tuy nhiên, bên cạnh việc khẳng định mong muốn này, các Phiên họp Lục địa cũng lên tiếng về sự thiếu hiểu biết rõ ràng và chia sẻ về ý nghĩa, phạm vi và nội dung sứ mệnh của Giáo hội hoặc các tiêu chuẩn để diễn đạt rõ ràng các cách diễn đạt đa dạng của Giáo hội. Điều này cản trở việc chúng ta bước đi cùng nhau và có thể chia rẽ chúng ta. Do đó, cần có những phương thức đào tạo mới cũng như những nơi gặp gỡ và đối thoại, theo nguyên tắc đồng nghị, giữa các quan điểm, linh đạo và sự nhạy cảm khác nhau tạo nên sự phong phú của Giáo hội.

Câu hỏi để biện phân

Giáo hội ngày nay đã được chuẩn bị và trang bị như thế nào để loan báo Tin Mừng với niềm xác tín, tinh thần tự do và hiệu năng? Làm thế nào quan điểm của một Giáo hội đồng nghị biến đổi sự hiểu biết về sứ mệnh và cho phép các chiều kích khác nhau của nó được khớp nối? Kinh nghiệm cùng nhau hoàn thành sứ mệnh làm phong phú thêm sự hiểu biết về tính đồng nghị như thế nào?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Đời sống phụng vụ của cộng đồng là nguồn mạch sứ mạng của nó. Làm thế nào sự đổi mới của nó có thể được duy trì theo cách thức đồng nghị bằng cách tăng cường các thừa tác vụ, đặc sủng và ơn gọi cũng như cung cấp những không gian chào đón và thuộc về?

2) Làm thế nào việc rao giảng, dạy giáo lý và mục vụ có thể thúc đẩy ý thức chung về ý nghĩa và nội dung của sứ mệnh? Làm thế nào nó có thể truyền đạt rằng sứ mệnh tạo thành một lời mời gọi thực sự và cụ thể đối với mỗi người đã được Rửa tội?

3) Các bản tổng hợp của các Hội đồng Giám mục và các Phiên họp Lục địa liên tục kêu gọi một “lựa chọn ưu tiên” dành cho giới trẻ và các gia đình, nhìn nhận họ là chủ thể chứ không phải đối tượng của việc chăm sóc mục vụ. Làm thế nào cuộc đổi mới đồng nghị truyền giáo này của Giáo hội có thể hình thành, bao gồm cả việc thực hiện các kết luận của Thượng hội đồng 2014-2015 và 2018?

4) Đối với đại đa số dân Chúa, sứ mệnh được hoàn thành bằng cách “tham gia vào các công việc trần thế và sắp xếp chúng theo kế hoạch của Thiên Chúa” (LG 31; xem thêm AA 2). Làm thế nào chúng ta có thể ý thức hơn rằng cam kết nghề nghiệp, xã hội và chính trị cũng như công việc tình nguyện là những lĩnh vực trong đó sứ mệnh được thực hiện? Làm thế nào chúng ta có thể đồng hành và hỗ trợ tốt hơn những người thực hiện sứ mệnh này, đặc biệt là trong những môi trường thù địch và đầy thử thách?

5) Học thuyết xã hội của Giáo hội thường được coi là đặc quyền của các chuyên gia và thần học và tách rời khỏi đời sống hàng ngày của các cộng đồng. Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích dân Chúa tái sử dụng nó như một nguồn lực cho sứ mệnh?

6) Môi trường kỹ thuật số hiện nay đang định hình đời sống xã hội. Làm thế nào Giáo hội có thể thực hiện sứ mệnh của mình một cách hiệu quả hơn trong không gian này? Việc loan báo, đồng hành và chăm sóc nên được suy nghĩ lại như thế nào đối với môi trường này? Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người đang thực hiện cam kết truyền giáo trong đó và tạo ra những con đường đào tạo mới cho họ? Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích hoạt động tiên phong của những người trẻ, những người đặc biệt cùng chịu trách nhiệm về sứ mệnh của Giáo hội trong không gian này?

7) Trong nhiều lĩnh vực, việc thực hiện sứ mệnh đòi hỏi sự cộng tác với nhiều người và tổ chức có nguồn cảm hứng khác nhau, bao gồm các tín hữu của các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác, thành viên của các tôn giáo khác, và những người nam nữ thiện chí. Chúng ta học được gì từ việc “đồng hành” với họ và làm thế nào chúng ta có thể trang bị tốt hơn cho mình để làm điều đó?

B 2.2 Cần phải làm gì để một Giáo hội đồng nghị cũng là một Giáo hội truyền giáo ‘toàn thừa tác’?

Tất cả các Phiên họp Châu lục đều thảo luận về các thừa tác vụ trong Giáo hội, thường bằng những thuật ngữ phong phú và đáng suy gẫm. Tiến trình thượng hội đồng đưa ra một tầm nhìn tích cực về các thừa tác vụ, đặt thừa tác vụ thụ phong trong tính thừa tác vụ rộng hơn của giáo hội mà không tạo ra sự chống đối. Tuy nhiên, các Phiên họp Châu lục cũng lưu ý đến nhu cầu cấp thiết phải phân định các đặc sủng đang xuất hiện và các hình thức thích hợp để thực hiện các thừa tác vụ do phép rửa (được thiết lập, ngoại thường và trên thực tế) trong dân Chúa tham gia vào chức năng tiên tri, linh mục và vương giả của Chúa Kitô. Bảng câu hỏi này tập chú vào các thừa tác vụ này, trong khi mối quan hệ với thừa tác vụ thụ phong và nhiệm vụ của các Giám mục trong một Giáo hội đồng nghị tìm thấy không gian ở những thừa tác vụ khác. Đặc biệt:

a) Có lời kêu gọi rõ ràng để vượt qua quan điểm dành mọi chức năng tích cực trong Giáo hội cho riêng các thừa tác viên thụ phong (Giám mục, Linh mục, Phó tế), giản lược việc tham gia của những người đã được Rửa tội thành một sự cộng tác phụ thuộc. Không làm giảm việc đánh giá cao đối với Bí tích Truyền chức, các thừa tác vụ trong tầm nhìn đồng nghị được hiểu theo quan niệm thừa tác của toàn thể Giáo hội. Một việc tiếp nhận thanh thản đối với Công đồng Vatican II đã xuất hiện, với việc nhìn nhận phẩm giá bí tích rửa tội như nền tảng cho việc tham gia của mọi người vào đời sống của Giáo hội. Phẩm giá của Bí tích Rửa tội sẵn sàng liên kết với Chức Linh mục chung như gốc rễ của các thừa tác vụ Rửa tội, và mối quan hệ cần thiết giữa Chức Linh mục chung và Chức linh mục thừa tác được tái khẳng định vì chúng “có liên quan qua lại” với nhau “theo cách riêng của mình” vốn là “sự tham gia vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô” (LG 10).

b) A có việc nhấn mạnh rằng nơi hiệu quả nhất để thực hiện sự tham gia của mọi người vào chức linh mục của Chúa Kitô, đồng thời coi trọng các thừa tác vụ rửa tội và tính đặc thù của thừa tác vụ thụ phong, là Giáo hội địa phương. Ở đây chúng ta được mời gọi phân định những đặc sủng và thừa tác vụ nào hữu ích cho lợi ích của mọi người trong bối cảnh xã hội, văn hóa và giáo hội đặc thù. Cần phải tạo động lực mới và khả năng sắc nét hơn cho sự tham gia đặc biệt của Giáo dân vào việc truyền giáo trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị, đảm nhận trách nhiệm của chính họ, cũng như tăng cường sự đóng góp của những người thánh hiến nam nữ, với những đặc sủng khác nhau, bên trong đời sống của Giáo hội địa phương.

c) Kinh nghiệm cùng nhau bước đi trong Giáo hội địa phương khiến người ta có thể tưởng tượng ra những thừa tác vụ mới nhằm phục vụ một Giáo hội đồng nghị. Vì vậy, thường xuyên đề cập đến bản văn, tầm nhìn và ngôn ngữ của LG 10-12, các Phiên họp Lục địa yêu cầu sự công nhận nhiều hơn đối với các thừa tác vụ rửa tội và điều này được thể hiện tốt hơn thông qua việc ban hành các hình thức phụ trợ [subsidiarity] giữa các bình diện khác nhau của Giáo hội. Theo hướng này, nhiều câu hỏi về thừa tác vụ rửa tội có thể được giải đáp thông qua công việc đồng nghị sâu sắc hơn trong các Giáo hội địa phương, nơi, dựa trên nguyên tắc tham gia dị biệt hóa vào ba chức vụ (tria munera) của Chúa Kitô, điều sẽ dễ dàng hơn là duy trì cho rõ ràng tính bổ sung giữa chức linh mục chung và chức linh mục thừa tác, nhờ đó xác định một cách sáng suốt các thừa tác vụ rửa tội cần thiết cho cộng đồng.

d) một Giáo hội toàn thừa tác vụ không nhất thiết hoàn toàn là một Giáo hội gồm các Mục vụ được thiết lập (instituted). Nhiều thừa tác vụ bắt nguồn từ ơn gọi rửa tội một cách hợp pháp, bao gồm các thừa tác vụ tự phát và các thừa tác vụ khác được công nhận nhưng chưa được thiết lập và những thừa tác vụ khác, nhờ được thiết lập, nhận được một sự đào tạo, sứ vụ và sự ổn định chuyên biệt. Việc phát triển như một Giáo hội đồng nghị bao gồm sự cam kết cùng nhau phân định những thừa tác vụ nào cần được tạo ra hoặc cổ vũ dưới ánh sáng của các dấu chỉ thời đại để phục vụ thế giới.

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào chúng ta có thể hướng tới một sự đồng trách nhiệm có ý nghĩa và hiệu quả trong Giáo hội, trong đó có sự thể hiện đầy đủ hơn về ơn gọi, đặc sủng và thừa tác vụ của tất cả những người đã được Rửa tội trong nguyên tắc truyền giáo? Chúng ta có thể làm gì để bảo đảm rằng một Giáo hội có tính đồng nghị hơn cũng là một “Giáo hội toàn thừa tác”?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Chúng ta nên cử hành Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể như thế nào để chúng trở thành những dịp làm chứng và cổ vũ sự tham gia và đồng trách nhiệm của mọi người như những chủ thể tích cực trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội? Làm thế nào chúng ta có thể đổi mới sự hiểu biết về thừa tác vụ không chỉ giới hạn ở thừa tác vụ thụ phong?

2) Làm thế nào chúng ta có thể phân định được các thừa tác vụ rửa tội cần thiết cho việc truyền giáo trong Giáo hội địa phương, dù được thiết lập hay không? Những không gian nào có sẵn để thử nghiệm ở bình diện địa phương? Giá trị nào nên được quy cho các thừa tác vụ này? Trong những điều kiện nào chúng có thể được toàn thể Giáo hội tiếp nhận và công nhận?

3) Chúng ta có thể học được gì từ các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác về tính thừa tác vụ và các thừa tác vụ?

4) Tính đồng trách nhiệm được thể hiện và thực hiện chủ yếu ở sự tham gia của tất cả mọi người vào sứ mệnh. Làm thế nào có thể tăng cường sự đóng góp chuyên biệt của những người mang các đặc sủng và ơn gọi khác nhau để phục vụ tốt nhất cho sự hòa hợp giữa cam kết cộng đồng và đời sống giáo hội, đặc biệt là trong các Giáo hội địa phương? Những đặc sủng và ơn gọi này có thể bao gồm từ những kỹ năng và năng lực cá nhân, bao gồm cả những năng lực chuyên môn, cho đến nguồn cảm hứng nền tảng của các tu hội và Tu viện Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ, các phong trào, hiệp hội, v.v.

5) Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra những không gian và khoảnh khắc tham gia hiệu quả vào sứ mạng đồng trách nhiệm với các Tín hữu, những người, vì nhiều lý do, đang ở bên lề đời sống cộng đồng, nhưng theo luận lý học của Tin Mừng, họ cống hiến một sự đóng góp không thể thay thế? (Ở đây chúng ta bao gồm người già và người bệnh, người khuyết tật, người sống trong cảnh nghèo đói, người không được tiếp cận với giáo dục chính thức, v.v.)?

6) Nhiều người cam kết xây dựng một xã hội công bằng và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta như một sự đáp lại ơn gọi đích thực và một sự lựa chọn cuộc sống, vượt qua những lựa chọn thay thế nghề nghiệp an toàn và được trả lương cao hơn. Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra sự cam kết này theo những cách làm rõ rằng đây không chỉ là một hành động bản thân mà còn là sự hiện thực hóa việc chăm sóc của Giáo hội đối với thế giới?

B 2.3 Làm thế nào Giáo hội thời đại chúng ta có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh của mình thông qua việc nhìn nhận và cổ vũ hơn nữa phẩm giá rửa tội của phụ nữ?

Trong Bí tích Rửa tội, người Kitô hữu bước vào mối liên hệ mới với Chúa Kitô, trong Người và nhờ Người, với tất cả những người đã được Rửa tội, với toàn thể nhân loại và với toàn thể tạo vật. Là con trai con gái của một Chúa Cha, được cùng một Thánh Thần xức dầu, nhờ chia sẻ cùng mối liên hệ với Chúa Kitô, những người đã lãnh nhận phép rửa được trao ban cho nhau như những chi thể của một thân thể duy nhất có cùng phẩm giá (x. Gl 3:26-28). Giai đoạn lắng nghe tái khẳng định ý thức về thực tại này, đồng thời cho thấy rằng nó phải tìm được sự hiện thực hóa cụ thể hơn bao giờ hết trong đời sống của Giáo hội, bao gồm cả thông qua các mối quan hệ hỗ tương, có qua có lại và bổ sung giữa nam giới và phụ nữ. Đặc biệt:

a) Các Phiên họp Châu lục đã nhất trí kêu gọi phải chú ý đến kinh nghiệm, tư thế và vai trò của phụ nữ, bất chấp những quan điểm khác nhau hiện diện ở mỗi châu lục. Họ cử hành đức tin, việc tham gia và chứng tá của rất nhiều phụ nữ Giáo dân và Thánh hiến trên toàn thế giới, thường hiện diện với tư cách là những nhà truyền giáo và thầy dạy đầu tiên về đường lối đức tin, phục vụ ở những nơi xa xôi và những bối cảnh đầy thách thức, và ở “biên tế tiên tri”;

b) Các Phiên họp Châu lục cũng kêu gọi suy nghĩ sâu sắc hơn về những thất bại trong mối quan hệ trong Giáo hội, cũng là những thất bại về mặt cơ cấu ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ trong Giáo hội, mời gọi chúng ta bước vào một tiến trình hoán cải liên tục nhằm tìm cách phát triển đầy đủ hơn về căn tính được ban cho chúng ta trong Bí tích Rửa tội. Các ưu tiên của Thượng Hội đồng bao gồm việc giải quyết những niềm vui và căng thẳng, cũng như các cơ hội hoán cải và đổi mới, trong cách chúng ta sống các mối tương quan giữa nam và nữ trong Giáo hội, và cụ thể là các mối quan hệ: giữa các thừa tác viên được thụ phong, các tu sĩ nam nữ và các giáo dân nam nữ;

c) trong giai đoạn đầu tiên của Thượng Hội đồng, các câu hỏi về sự tham gia của phụ nữ và vice công nhận họ, về các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa nam và nữ và mong muốn có sự hiện diện nhiều hơn của phụ nữ trong các vị trí trách nhiệm và quản lý đã xuất hiện như những yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm cách đồng nghị nhiều hơn để sống sứ mạng của Giáo Hội. Những phụ nữ từng tham gia giai đoạn đầu tiên bày tỏ mong muốn rõ ràng rằng xã hội và Giáo hội nên là nơi phát triển, tham gia tích cực và thuộc về một cách lành mạnh cho tất cả phụ nữ. Họ yêu cầu Giáo hội ở bên cạnh họ để đồng hành và cổ vũ việc thực hiện điều này. Một Giáo hội có tính đồng nghị phải cùng nhau giải quyết những vấn đề này, tìm kiếm những câu trả lời mang lại sự công nhận lớn hơn về phẩm giá rửa tội của phụ nữ và bác bỏ mọi hình thức kỳ thị và loại trừ mà phụ nữ phải đối diện trong Giáo hội và xã hội;

d) cuối cùng, các Phiên họp Châu lục nêu bật tính đa dạng của kinh nghiệm, quan điểm và viễn cảnh của phụ nữ và yêu cầu sự đa dạng này được công nhận trong công việc của Thượng hội đồng, tránh coi phụ nữ như một nhóm đồng nhất hoặc một chủ đề tranh luận trừu tượng hoặc ý thức hệ.

Câu hỏi để biện phân

Những bước cụ thể nào Giáo hội có thể thực hiện để đổi mới và cải cách các thủ tục, sắp xếp định chế và cơ cấu của mình nhằm tạo điều kiện cho sự công nhận và tham gia nhiều hơn của phụ nữ, bao gồm cả việc quản trị, quá trình ra quyết định và trong việc đưa ra các quyết định, trong tinh thần hiệp thông và với ý hướng sứ mệnh?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá đức tin trong các gia đình, giáo xứ, đời sống thánh hiến, các hiệp hội và phong trào và các tổ chức giáo dân, cũng như với tư cách là giáo viên và giáo lý viên. Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra, hỗ trợ và đồng hành tốt hơn với sự đóng góp vốn đã đáng kể của họ? Làm thế nào chúng ta có thể nâng cao nó để học cách trở thành một Giáo hội ngày càng có tính đồng nghị?

2) Các đặc sủng của phụ nữ đã hiện diện và đang hoạt động trong Giáo hội ngày nay. Chúng ta có thể làm gì để phân biệt và hỗ trợ những điều đó cũng như tìm hiểu những điều Thánh Thần muốn dạy chúng ta qua họ?

3) Tất cả các Phiên họp Châu lục kêu gọi giải quyết vấn đề tham gia của phụ nữ vào việc quản trị, ra quyết định, truyền giáo và các thừa tác vụ ở mọi bình diện của Giáo hội, và sự tham gia này phải được hỗ trợ bởi các cơ cấu thích hợp để điều này không mãi chỉ là nguyện vọng chung chung.

a) Làm thế nào để phụ nữ có thể được tham gia vào các lĩnh vực này với số lượng lớn hơn và những cách thức mới?

b) Làm thế nào, trong đời sống thánh hiến, phụ nữ có thể được đại diện tốt hơn trong quá trình quản lý và ra quyết định của Giáo hội, được bảo vệ tốt hơn khỏi bị lạm dụng trong mọi bối cảnh của Giáo hội, và, nếu thích hợp, được trả công công bằng hơn cho công việc của họ?

c) Phụ nữ có thể đóng góp như thế nào vào việc quản trị, giúp thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cao hơn cũng như củng cố niềm tin vào Giáo hội?

d) Làm thế nào chúng ta có thể suy gẫm sâu sắc hơn về sự đóng góp của phụ nữ vào việc suy tư thần học và đồng hành với các cộng đồng? Làm thế nào chúng ta có thể dành không gian và sự công nhận cho sự đóng góp này trong các tiến trình phân định chính thức ở mọi bình diện của Giáo hội?

e) Những thừa tác vụ mới nào có thể được tạo ra để cung cấp phương tiện và cơ hội cho sự tham gia hiệu quả của phụ nữ vào các cơ quan phân định và ra quyết định? Làm thế nào để tăng cường khả năng đồng trách nhiệm trong quá trình đưa ra quyết định giữa các phụ nữ giáo dân và thánh hiến cũng như các giáo sĩ ở những nơi xa xôi và trong bối cảnh xã hội đầy thách thức, nơi phụ nữ thường là tác nhân chính trong việc chăm sóc mục vụ và truyền giáo? Những đóng góp nhận được trong giai đoạn thứ nhất lưu ý rằng căng thẳng với các thừa tác vụ thụ phong phát sinh khi thiếu vắng động lực của việc đồng trách nhiệm và quá trình ra quyết định chung.

4) Hầu hết các Phiên họp Lục địa và các tổng hợp của một số Hội đồng Giám mục đều kêu gọi xem xét vấn đề phụ nữ tham gia chức phó tế. Có thể hình dung được điều này không, và bằng cách nào?

5) Làm thế nào đàn ông và đàn bà có thể hợp tác tốt hơn trong tjừa tác mục vụ và thực thi các trách nhiệm liên hệ?

B 2.4 Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá đúng đắn thừa tác vụ thụ phong trong mối quan hệ của nó với các thừa tác vụ rửa tội dưới viễn ảnh truyền giáo?

Các Tài liệu Cuối cùng của các Phiên họp Lục địa bày tỏ mong muốn mạnh mẽ rằng Thượng Hội đồng suy gẫm về mối quan hệ giữa các thừa tác vụ thụ phong và rửa tội, đồng thời nhấn mạnh đến sự khó khăn khi thực hiện điều đó trong đời sống bình thường của các cộng đồng. Dưới ánh sáng giáo huấn của Vatican II, tiến trình thượng hội đồng mang lại một cơ hội quý giá để tập chú vào mối quan hệ giữa việc thực thi phẩm giá bí tích rửa tội (trong sự phong phú của các ơn gọi, đặc sủng và thừa tác vụ bắt nguồn từ Bí tích Rửa tội) và thừa tác vụ thụ phong, được coi như một hồng ân và nhiệm vụ bất khả nhượng trong việc phục vụ Dân Thiên Chúa. Đặc biệt:

a) Theo bước chân Công đồng Vatican II, mối tương quan cần thiết giữa chức Linh mục chung và chức Linh mục thừa tác được tái khẳng định. Chúng “có liên quan với nhau” bởi vì mỗi thừa tác “theo cách riêng của nó đều tham dự vào Chức Linh mục duy nhất của Chúa Kitô” (LG 10). Không có sự chống đối, cạnh tranh hay căn cứ nào cho những tuyên bố giữa hai bên. Tính bổ sung của chúng cần được công nhận;

b) Các Phiên họp Lục địa bày tỏ sự đánh giá cao rõ ràng đối với hồng ân Chức Linh mục thừa tác, đồng thời, mong muốn sâu sắc đối với việc đổi mới chức linh mục này theo quan điểm đồng nghị. Họ cũng chỉ ra sự khó khăn trong việc lôi kéo một số Linh mục vào diễn trình thượng hội đồng và lưu ý mối quan tâm rộng rãi đối với các trường hợp trong đó các Linh mục phải vật lộn để đối diện với những thách thức của thời đại chúng ta, tách xa cuộc sống và nhu cầu của người dân hoặc chỉ tập chú vào lãnh vực bí tích phụng vụ am thôi. Họ cũng bày tỏ mối quan tâm tới nỗi cô đơn mà nhiều Linh mục phải trải qua và nhấn mạnh nhu cầu được chăm sóc, tình bạn và hỗ trợ các ngài;

c) Công đồng Vatican II dạy rằng “thừa tác vụ do Thiên Chúa thiết lập được thực thi ở nhiều bình diện khác nhau bởi những người từ thời xa xưa đã được gọi là Giám mục, Linh mục và Phó tế” (LG 28). Từ các Phiên họp Châu lục xuất hiện lời yêu cầu rằng thừa tác vụ thụ phong, trong sự đa dạng của các nhiệm vụ, phải là chứng nhân sống động của sự hiệp thông và phục vụ theo luận lý của tính cho không của Tin Mừng. Họ cũng bày tỏ mong muốn các Giám mục, Linh mục và Phó tế thực thi thừa tác vụ hướng dẫn và hiệp nhất của mình theo phong cách đồng nghị. Điều này bao gồm những khát vọng chuyên biệt để nhận ra và nâng cao các ơn phúc và đặc sủng hiện diện trong cộng đồng, khuyến khích và đồng hành với các tiến trình đảm nhận sứ mệnh chung và tìm kiếm các quyết định phù hợp với Tin Mừng và thông qua việc lắng nghe Chúa Thánh Thần. Cũng được yêu cầu là vice đổi mới các chương trình chủng viện để có định hướng đồng nghị hơn và tiếp xúc nhiều hơn với toàn thể dân Chúa;

d) Khi suy gẫm về thừa tác vụ thụ phong để phục vụ đời sống rửa tội, giai đoạn đầu tiên của Thượng Hội đồng trình bày chủ nghĩa giáo sĩ trị như một lực lượng cô lập, chia rẽ và do đó làm suy yếu và tiêu tán năng lực của một Giáo hội lành mạnh và hoàn toàn có tính thừa tác. Nó cho thấy rằng việc đào tạo là cách đặc biệt để vượt qua nó một cách hiệu quả. Chủ nghĩa giáo sĩ trị không được coi là đặc quyền của riêng các thừa tác viên được thụ phong nhưng hiện diện theo những cách khác nhau trong tất cả các thành phần của dân Chúa;

e) Nhiều khu vực báo cáo rằng niềm tin vào các thừa tác viên thụ phong, vào những người thực hiện nhiệm vụ của giáo hội, vào các tổ chức của giáo hội và toàn thể Giáo hội đã bị suy yếu do hậu quả của “vụ tai tiếng lạm dụng của các thành viên giáo sĩ hoặc những người nắm giữ chức vụ của giáo hội”: trước hết là lạm dụng các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, nhưng cũng có những lạm dụng khác (tinh thần, tình dục, kinh tế, thẩm quyền, lương tâm). Đây là một vết thương toang hoác tiếp tục gây đau đớn cho các nạn nhân và những người sống sót, cho gia đình họ và cộng đồng của họ” (DCS, số 20).

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào chúng ta có thể cổ vũ trong Giáo hội cả một nền văn hóa lẫn các hình thức đồng trách nhiệm cụ thể sao cho mối quan hệ giữa các thừa tác vụ rửa tội và thừa tác vụ thụ phong được sinh hoa trái? Nếu Giáo hội hoàn toàn có tính thừa tác, làm sao chúng ta có thể hiểu được những ơn phúc chuyên biệt của các thừa tác viên thụ phong bên trong dân Chúa duy nhất từ viễn ảnh truyền giáo?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Thừa tác vụ của các Linh mục, “được thánh hiến để rao giảng Tin Mừng, chăn dắt các tín hữu và cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa” (LG 28), liên quan đến thừa tác vụ rửa tội như thế nào? Ba chức vụ của thừa tác vụ thụ phong liên quan thế nào đến Giáo hội với tư cách là Dân tiên tri, tư tế và vương giả?

2) Trong Giáo hội địa phương, các Linh mục và các Giám mục của nó “tạo thành một Chức Linh mục duy nhất” (LG 28). Làm thế nào chúng ta có thể giúp củng cố sự hiệp nhất này giữa Giám mục và các Linh mục của ngài để phục vụ hiệu quả hơn cho dân Chúa được giao phó cho Giám mục chăm sóc?

3) Giáo hội được phong phú hóa nhờ thừa tác vụ của rất nhiều Linh mục thuộc các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ. Làm thế nào thừa tác vụ của họ, được đặc trưng bởi đặc sủng của Viện Tu mà họ thuộc về, có thể cổ vũ một Giáo hội mang tính đồng nghị hơn?

4) Tác vụ phó tế vĩnh viễn được hiểu như thế nào trong một Giáo Hội đồng nghị truyền giáo?

5) Những hướng dẫn nào có thể được áp dụng cho việc cải cách học trình của chủng viện và các chương trình giảng dạy trong các trường cao đẳng và trường thần học nhằm phát huy tính chất đồng nghị của Giáo hội? Làm thế nào việc đào tạo các Linh mục có thể gắn kết chặt chẽ hơn với đời sống và thực tại mục vụ của dân Chúa mà họ được mời gọi phục vụ?

6) Những con đường đào tạo nào nên được áp dụng trong Giáo hội để thúc đẩy sự hiểu biết về các thừa tác vụ không chỉ giản lược vào thừa tác vụ thụ phong nhưng đồng thời nâng cao nó?

7) Liệu chúng ta có thể cùng nhau nhận ra rằng khung suy nghĩ giáo sĩ, dù nơi hàng Giáo sĩ hay Giáo dân, đã ngăn cản việc phát biểu trọn vẹn cả ơn gọi của các thừa tác vụ thụ phong trong Giáo hội lẫn của các thành viên khác trong dân Chúa không? Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra cách để cùng nhau vượt qua điều này?

8) Giáo dân có thể thực hiện vai trò lãnh đạo cộng đồng, đặc biệt ở những nơi có số thừa tác viên thụ phong rất thấp không? Điều này có ý nghĩa gì đối với sự hiểu biết về thừa tác vụ thụ phong?

9) Như một số lục địa đề xuất, liệu có thể mở ra một suy tư liên quan đến kỷ luật về vice tiến tới chức linh mục cho những người đàn ông đã lập gia đình, ít nhất là ở một số khu vực?

10) Làm thế nào sự hiểu biết về thừa tác vụ thụ phong và việc đào tạo các ứng viên bắt nguồn từ tầm nhìn của Giáo hội truyền giáo có thể góp phần vào những nỗ lực ngăn chặn việc tái diễn lạm dụng tình dục và các hình thức lạm dụng khác?

B 2.5 Làm thế nào chúng ta có thể đổi mới và phát huy thừa tác vụ Giám mục từ góc độ đồng nghị truyền giáo?

Thừa tác vụ Giám mục bắt nguồn từ Kinh Thánh và phát triển trong Truyền thống trong sự trung thành với ý muốn của Chúa Kitô. Trung thành với truyền thống này, Công đồng Vati-can II đã đề xuất một giáo huấn phong phú về chức vụ giám mục “Các Giám mục, những người kế vị các Tông đồ, cùng với người kế vị Thánh Phêrô, vị đại diện của Chúa Kitô và là thủ lãnh hữu hình của toàn thể Giáo hội, cai quản nhà của Thiên Chúa hằng sống” (LG 18). Chương của Lumen gentium về cấu trúc phẩm trật của Giáo hội khẳng định tính bí tích của hàng giám mục. Trên cơ sở này, nó khai triển chủ đề về tính hợp đoàn (LG 22/23) và thừa tác vụ giám mục như việc thực thi ba chức vụ (tria munera, LG 24-27). Thượng Hội đồng Giám mục sau đó đã được thành lập như một cơ quan cho phép các Giám mục tham gia cùng với Giám mục Rôma để chăm sóc toàn thể Giáo hội. Lời mời sống theo chiều kích đồng nghị với cường độ cao hơn đòi hỏi phải đổi mới chiều hướng sâu sắc hơn của thừa tác vụ giám mục để đặt nó vững chắc hơn trong khuôn khổ đồng nghị. Đặc biệt:

a) Giám mục đoàn, cùng với Giám Mục Rôma là người đứng đầu và không bao giờ thiếu ngài, là chủ thể của “quyền lực tối cao và đầy đủ đối với Giáo hội hoàn vũ” (LG 22). Hiệp đoàn này tham gia vào tiến trình thượng hội đồng khi mỗi Giám mục khởi xướng, hướng dẫn và kết thúc việc tham khảo ý kiến của dân Chúa được ủy thác cho mình và khi các Giám mục tập hợp thực hiện đặc sủng phân định trong các phiên họp khác nhau: Thượng hội đồng hoặc Công đồng Cc Giáo phẩm [Hierarch] của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, các Hội đồng Giám mục, trong các phiên họp lục địa, và đặc biệt trong Phiên họp thượng hội đồng;

b) Đối với các Giám mục, những người kế vị các Tông đồ, những người đã đảm nhận “việc phục vụ cộng đồng, thay mặt Thiên Chúa chủ trì đàn chiên mà các ngài là mục tử” (LG 20), các Phiên họp Lục địa yêu cầu một cuộc hoán cải đồng nghị. Nếu Vatican II nhắc lại rằng “bổn phận mà Chúa đã ủy thác cho các mục tử của dân Người là một sự phục vụ đích thực” (LG 24), thì tiến trình thượng hội đồng yêu cầu họ phải sống một niềm tin tưởng triệt để vào hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống cộng đồng của họ, mà không sợ rằng sự tham gia của mọi người sẽ là mối đe dọa đối với thừa tác vụ lãnh đạo cộng đồng của họ. Đúng hơn, nó thúc giục họ thực sự trở thành nguyên tắc hiệp nhất trong Giáo hội của mình, kêu gọi tất cả (các linh mục và phó tế, các tu sĩ nam nữ, giáo dân nam nữ) cùng nhau bước đi với tư cách dân Chúa và cổ vũ một phong cách đồng nghị của Giáo hội;

c) Việc tham khảo ý kiến của dân Chúa đã nhấn mạnh việc trở thành một Giáo hội đồng nghị hơn cũng bao hàm việc tham gia rộng rãi hơn của tất cả mọi người vào việc phân định, vốn đòi hỏi phải suy nghĩ lại về các quá trình đưa ra quyết định. Do đó, cần có các cơ cấu quản trị thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn, điều này sẽ tác động đến cách thức thực thi thừa tác vụ của Giám mục. Điều này cũng làm nổi bật sự phản kháng, sợ hãi và cảm giác mất phương hướng. Đặc biệt, trong khi một số kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của tất cả các Tín hữu và do đó việc thực thi vai trò của các Giám mục “ít độc quyền hơn”, thì những người khác lại bày tỏ sự nghi ngờ và lo sợ nguy cơ trôi dạt nếu để mặc các tiến trình dân chủ chính trị;

d) Có một ý thức mạnh mẽ không kém rằng mọi quyền bính trong Giáo Hội đều phát xuất từ Chúa Kitô và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự đa dạng của các đặc sủng mà không có thẩm quyền sẽ trở thành tình trạng hỗn loạn, cũng như sự nghiêm ngặt của thẩm quyền mà không có sự phong phú của các đặc sủng, mục vụ và ơn gọi sẽ trở thành chế độ độc tài. Giáo hội đồng thời có tính đồng nghị và phẩm trật, đó là lý do tại sao việc thực thi thẩm quyền giám mục một cách đồng nghị gợi ý một thứ thẩm quyền đồng hành và bảo vệ sự hiệp nhất. Thừa tác vụ giám mục được tái quan niệm và hiện thực hóa một cách đúng đắn thông qua việc thực hành tính đồng nghị, mang lại sự thống nhất các ơn phúc, đặc sủng, thừa tác vụ và ơn gọi đa dạng mà Chúa Thánh Thần ban phát trong Giáo hội;

e) Để tiến hành việc đổi mới thừa tác vụ giám mục trong một Giáo hội có tính đồng nghị đầy đủ hơn, đòi hỏi những thay đổi về văn hóa và cơ cấu, rất nhiều sự tin tưởng lẫn nhau và trên hết là sự tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa. Đây là lý do tại sao các Phiên họp Lục địa hy vọng rằng tính năng động của cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần có thể đi vào đời sống hàng ngày của Giáo hội và làm sinh động các cuộc họp, hội đồng và cơ quan ra quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cảm thức tin cậy lẫn nhau và hình thành một sự đồng thuận hiệu quả;

f) Thừa tác vụ Giám mục cũng bao gồm việc thuộc về Giám mục đoàn và do đó thực hiện đồng trách nhiệm đối với toàn thể Giáo hội. Việc thực hiện này cũng là một phần trong quan điểm của Giáo hội đồng nghị, “theo tinh thần 'tản quyền lành mạnh'", với quan điểm "trao cho các năng quyền Giám mục thẩm quyền giải quyết, trong khi thực thi 'nhiệm vụ thích hợp của họ như các thầy dạy’ và Mục tử, những vấn đề mà họ quen thuộc và không ảnh hưởng đến sự hiệp nhất về giáo lý, kỷ luật và hiệp thông của Giáo hội, luôn hành động với tinh thần đồng trách nhiệm vốn là hoa trái và biểu hiện của mầu nhiệm hiệp thông cụ thể [mysterium communionis] tức là Giáo Hội” (PE II,2; xem EG 16; DV 7).

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào chúng ta hiểu được ơn gọi và sứ mệnh của Giám mục dưới góc nhìn truyền giáo đồng nghị? Cần có sự đổi mới nào về tầm nhìn và việc thực thi thừa tác vụ giám mục đối với một Giáo hội đồng nghị có đặc điểm là đồng trách nhiệm?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) “Các giám mục ủng hộ một cách nổi bật và hữu hình các vai trò của chính Chúa Kitô là Thầy, Mục Tử và Thượng Phẩm” (LG 21). Thừa tác vụ này có mối quan hệ gì với thừa tác vụ của các Linh mục, “được thánh hiến để rao giảng Tin Mừng, chăn dắt các tín hữu và cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa” (LG 28)? Ba chức vụ của các thừa tác viên thụ phong này có mối quan hệ gì với Giáo hội như Dân tiên tri, tư tế và vương giả?

2) Việc thi hành thừa tác vụ giám mục kêu gọi sự góp ý, hợp tác và tham gia vào quá trình đưa ra quyết định của dân Chúa như thế nào?

3) Dựa trên những tiêu chuẩn nào một Giám mục có thể tự đánh giá bản thân và được đánh giá trong việc thực hiện công việc phục vụ của mình theo phong cách đồng nghị?

4) Khi nào một Giám mục có thể cảm thấy buộc phải đưa ra một quyết định khác với lời khuyên đã cân nhắc do các cơ quan tư vấn đưa ra? Cơ sở nào cho một quyết định như vậy?

5) Bản chất của mối liên hệ giữa “cảm thức đức tin một cách siêu nhiên” (x. LG 12) và việc phục vụ huấn quyền của Giám mục là gì? Làm thế nào chúng ta có thể hiểu và trình bày rõ ràng hơn mối quan hệ giữa Giáo hội đồng nghị và thừa tác vụ của Giám mục? Các Giám mục nên phân định cùng với hay tách biệt với các thành viên khác của dân Chúa? Cả hai lựa chọn (cùng nhau và riêng biệt) có chỗ đứng trong một Giáo hội đồng nghị không?

6) Làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm việc chăm sóc và cân bằng ba chức vụ (thánh hóa, giảng dạy, cai trị) trong đời sống và sứ vụ của Giám mục? Đến mức nào các mô hình đời sống và mục vụ giám mục hiện tại giúp Giám mục trở thành người cầu nguyện, thầy dạy đức tin, nhà quản lý khôn ngoan và hiệu quả, đồng thời giữ ba vai trò trong sự căng thẳng sáng tạo và truyền giáo? Làm thế nào khuôn mạo của Giám mục và quá trình phân định có thể được sửa đổi để nhận diện các ứng cử viên theo viễn ảnh đồng nghị?

7) Vai trò của Giám mục Rôma và việc thực thi quyền tối thượng của ngài sẽ phát triển như thế nào trong một Giáo hội đồng nghị?

B 3. Tham gia, cai quản và thẩm quyền

Những quy trình, cơ cấu và định chế nào cần thiết trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?

B 3.1 Làm thế nào chúng ta có thể đổi mới việc phục vụ của thẩm quyền và thực thi trách nhiệm trong một Giáo hội truyền giáo đồng nghị?

Một Giáo hội đồng nghị được kêu gọi bảo vệ quyền của tất cả mọi người tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo hội nhờ Bí tích Rửa tội, cũng như việc phục vụ của thẩm quyền và thực thi trách nhiệm được giao phó cho một số người. Hành trình đồng nghị là một cơ hội để phân định những cách thức có thể thực hiện được điều này sao cho phù hợp với thời đại chúng ta. Giai đoạn thứ nhất đã làm cho việc thu thập một số ý tưởng để hỗ trợ cho việc suy gẫm này thành khả hữu:

a) các vai trò thẩm quyền, trách nhiệm và cai quản—đôi khi được gọi ngắn gọn bằng thuật ngữ lãnh đạo trong tiếng Anh—có nhiều hình thức khác nhau trong Giáo hội. Thẩm quyền trong đời sống thánh hiến, trong các phong trào và hiệp hội, trong các định chế liên quan đến Giáo Hội (chẳng hạn như các trường đại học, các qũy, trường học, v.v.) khác với thẩm quyền bắt nguồn từ Bí tích Truyền chức; thẩm quyền thiêng liêng gắn liền với một đặc sủng thì khác với thẩm quyền gắn liền với việc phục vụ thừa tác vụ. Những khác biệt giữa những hình thức này phải được bảo vệ, nhưng không được quên rằng tất cả chúng đều có sự kiện chung này là chúng đều là việc phục vụ trong Giáo hội;

b) đặc biệt, hết thẩy chúng đều chia sẻ lời mời gọi đồng hình đồng dạng với gương sáng của Thầy, Đấng đã nói về chính mình: “Thầy ở giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22:27). “Đối với các môn đệ của Chúa Giêsu, hôm qua, hôm nay và mãi mãi, thẩm quyền duy nhất là thẩm quyền phục vụ” (16). Đây là những phối hợp căn bản để lớn lên trong việc thực thi thẩm quyền và trách nhiệm, trong mọi hình thức và ở mọi bình diện của đời sống Giáo hội. Đó là viễn ảnh của sự hoán cải truyền giáo “nhằm mục đích đổi mới [Giáo hội] như tấm gương phản chiếu sứ mệnh yêu thương của chính Chúa Kitô” (PE I, 2).

c) theo đường hướng này, các tài liệu của giai đoạn thứ nhất nói lên một số đặc điểm của việc thực thi thẩm quyền và trách nhiệm trong một Giáo hội truyền giáo đồng nghị: một thái độ phục vụ chứ không phải quyền lực hay kiểm soát; sự minh bạch, sự khích lệ và sự triển nở của con người; khả năng và năng quyền có tầm nhìn, sự biện phân, sự hòa nhập, hợp tác và ủy quyền. Trên hết, khả năng và sự sẵn lòng lắng nghe được nhấn mạnh. Đây là lý do tại sao có sự nhấn mạnh về nhu cầu đào tạo chuyên biệt về các kỹ năng và năng quyền này cho những người ở các vị trí trách nhiệm và thẩm quyền, cũng như nhấn mạnh tới các thủ tục lựa chọn có sự tham gia nhiều hơn, đặc biệt là liên quan đến việc lựa chọn các Giám mục.

d) một cách tiếp cận minh bạch và có trách nhiệm là điều nền tảng cho việc thực thi thẩm quyền và trách nhiệm một cách đích thực theo tinh thần Tin Mừng. Tuy nhiên, nó cũng khơi dậy sự sợ hãi và phản kháng. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải đề cập tới, với thái độ sáng suốt, những phát hiện gần đây nhất của khoa học quản lý và lãnh đạo. Hơn nữa, cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần được nhậnn diện như cách quản lý việc ra quyết định và xây dựng sự đồng thuận nhằm xây dựng lòng tin và thúc đẩy việc thực thi thẩm quyền phù hợp với một Giáo hội đồng nghị.

e) các Phiên họp Lục địa cũng nêu ra những kinh nghiệm trong đó quyền lực và quá trình ra quyết định đã bị một số người nắm giữ các vị trí quyền lực và trách nhiệm chiếm hữu làm của riêng. Họ liên kết những kinh nghiệm này với nền văn hóa giáo sĩ trị và các hình thức lạm dụng khác (tình dục, tài chính, tinh thần và quyền lực), làm xói mòn uy tín của Giáo hội và làm tổn hại đến hiệu quả của sứ mệnh Giáo hội, đặc biệt trong những nền văn hóa trong đó, vice tôn trọng thẩm quyền là một giá trị quan trọng.

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào để hiểu và thực thi thẩm quyền và trách nhiệm sao cho nó phục vụ được sự tham gia của toàn thể Dân Thiên Chúa? Cần có sự đổi mới nào tầm nhìn và các hình thức thực thi cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm và quản trị để phát triển như một Giáo hội truyền giáo đồng nghị?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Giáo huấn của Công đồng Vatican II liên quan đến việc tham gia của mọi người vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội có được kết hợp một cách hiệu quả vào ý thức và thực hành của các Giáo hội địa phương, đặc biệt bởi các Mục tử và những người thực thi các chức năng trách nhiệm không? Điều gì có thể phát huy ý thức và đánh giá sâu sắc hơn giáo huấn này trong việc hoàn thành sứ mệnh của Giáo hội?

2) Trong Giáo hội có những vai trò thẩm quyền và trách nhiệm không liên quan đến Bí tích Truyền chức, được thực hiện nhằm phục vụ sự hiệp thông và truyền giáo trong các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Tu hội Đời sống Tông đồ, trong các hiệp hội và phong trào giáo dân, trong các phong trào giáo hội và các cộng đồng mới, v.v. Làm thế nào những hình thức thẩm quyền này có thể được cổ vũ một cách thích hợp và làm thế nào chúng có thể được thực thi trong mối quan hệ với thẩm quyền thừa tác của các Mục tử trong một Giáo hội đồng nghị?

3) Những yếu tố nào cần thiết trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo Giáo hội để thực thi thẩm quyền? Làm thế nào việc đào tạo theo phương pháp đàm luận chân chính và sâu sắc trong Thánh Thần có thể được khuyến khích?

4) Làm thế nào các chủng viện và nhà đào tạo có thể được cải tổ để chúng đào tạo được các ứng viên cho thừa tác vụ thụ phong, những người sẽ khai triển cách thức thực thi thẩm quyền phù hợp với một Giáo hội đồng nghị? Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis [Ơn phúc Ơn gọi Linh mục, văn kiện của Bộ Giáo sĩ năm 2016] và các tài liệu liên quan của nó nên được xem xét lại như thế nào ở bình diện quốc gia? Học trình ở các trường thần học nên được định hướng lại như thế nào?

5) Những hình thức giáo sĩ trị nào vẫn tồn tại trong cộng đồng Kitô giáo? Vẫn tồn tại tri nhận phân cách giữa các tín hữu giáo dân và các Mục tử của họ: điều gì có thể giúp vượt qua nó? Những hình thức thực thi thẩm quyền và trách nhiệm nào cần được thay thế vì chúng không còn phù hợp với một Giáo hội đồng nghị được thành lập đúng đắn?

6) Việc thiếu hụt Linh mục ở một số vùng cung cấp cơ hội đến đâu để đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa thừa tác vụ thụ phong, việc quản trị và việc đảm nhận trách nhiệm trong cộng đồng Kitô giáo?

7) Chúng ta có thể học được gì về việc thực thi thẩm quyền và trách nhiệm từ các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác?

8) Ở mọi thời đại, việc thực thi thẩm quyền và trách nhiệm trong Giáo hội đều chịu ảnh hưởng của các mô hình quản lý và hình ảnh quyền lực phổ biến trong xã hội. Làm thế nào chúng ta có thể ý thức được điều này và thực hiện sự phân định theo tinh thần tin mừng đối với những thực hành phổ biến về việc thực thi thẩm quyền, trong Giáo hội và trong xã hội?

B 3.2 Làm thế nào chúng ta có thể phát triển các thực hành phân định và các diễn trình đưa ra quyết định theo cách thức đồng nghị đích thực, tôn trọng vai trò chính của Thánh Thần?

Như một Giáo hội đồng nghị, chúng ta được mời gọi cùng nhau phân định các bước chúng ta phải thực hiện để hoàn thành sứ mệnh truyền giáo, nhấn mạnh đến quyền của tất cả mọi người được tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội và phát huy sự đóng góp không thể thay thế của tất cả những người đã được Rửa tội. Đằng sau mọi sự biện phân là ước muốn làm theo ý Chúa và lớn lên trong sự gần gũi với Người qua việc cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và tham gia vào đời sống bí tích, giúp chúng ta có thể lựa chọn như Chúa đã chọn. Về vị trí của sự biện phân trong một Giáo hội có tính đồng nghị truyền giáo:

a) Các Phiên họp Lục địa bày tỏ mong muốn có các tiến trình đưa ra quyết định chung có khả năng tích hợp sự đóng góp của toàn thể dân Chúa, đặc biệt là những người có chuyên môn phù hợp, cũng như có sự tham gia của những người vì nhiều lý do vẫn ở bên lề đời sống cộng đồng, chẳng hạn như phụ nữ, thanh niên, người thiểu số, người nghèo và người bị loại trừ. Mong muốn này thường được thể hiện cùng với sự bất mãn với những hình thức thực thi quyền lực trong đó các quyết định được đưa ra mà không cần tham khảo ý kiến;

b) Các Phiên họp Lục địa cũng lưu ý đến nỗi lo sợ của những người nhìn thấy sự cạnh tranh giữa các chiều kích đồng nghị và phẩm trật, cả hai đều cấu thành nên Giáo hội. Tuy nhiên, những dấu hiệu ngược lại cũng đang xuất hiện. Trong một thí dụ, kinh nghiệm của một cơ quan có liên quan đưa ra quyết định trong quy trình đồng nghị đã khiến cộng đồng sẵn sàng hơn để chấp nhận tính hợp pháp của mình. Thí dụ thứ hai là càng ngày ngườita càng ý thức được rằng việc thiếu sự trao đổi lành mạnh trong cộng đồng sẽ làm suy yếu vai trò của thẩm quyền, đôi khi biến nó thành sự khẳng định quyền lực đơn thuần. Trong thí dụ thứ ba, tại một khu vực có số lượng Linh mục rất thấp, các trách nhiệm của Giáo hội được giao phó cho giáo dân thực hiện chúng một cách xây dựng và không chống đối;

c) việc áp dụng rộng rãi phương pháp đàm luận trong Thánh Thần trong giai đoạn tham vấn đã cho phép nhiều người trải nghiệm các yếu tố phân định cộng đồng và xây dựng sự đồng thuận có sự tham gia theo cách không che giấu xung đột hoặc tạo ra sự phân cực;

d) những người thực hiện nhiệm vụ quản trị và trách nhiệm được mời gọi khởi xướng, tạo điều kiện và đồng hành với các tiến trình biện phân cộng đồng, bao gồm việc lắng nghe dân Chúa. Đặc biệt, thẩm quyền của Giám mục có vai trò căn bản trong việc thúc đẩy và xác nhận tính chất đồng nghị của các tiến trình này và trong việc xác nhận tính trung thành của các kết luận xuất hiện trong quá trình này. Đặc biệt, trách nhiệm của các Mục tử là xác minh mối quan hệ giữa nguyện vọng của cộng đoàn mình và “kho tàng thánh thiêng Lời Chúa được ủy thác cho Giáo hội” (DV 10), một mối quan hệ cho phép những khát vọng đó được coi là một biểu thức đích thực của cảm thức đức tin của dân Chúa;

e) việc áp dụng quan điểm phân định cộng đồng thách thức Giáo hội ở mọi bình diện và mọi hình thức tổ chức. Ngoài các cơ cấu Giáo xứ và giáo phận, điều này còn liên quan đến quá trình đưa ra quyết định của các hiệp hội, phong trào và các nhóm do giáo dân lãnh đạo, nơi họ phải nhờ đến các cơ chế định chế thường xuyên liên quan đến các thực hành như bỏ phiếu. Nó đặt ra câu hỏi về cách thức mà các cơ quan ra quyết định của các định chế có liên hệ với Giáo hội (trường học, trường đại học, các qũy, bệnh viện, trung tâm tiếp nhận và hoạt động xã hội, v.v.) nhận diện và xây dựng các hướng dẫn hoạt động. Cuối cùng, nó thách thức các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Tông đồ theo những cách kết nối các đặc điểm của đặc sủng và hiến pháp của họ (x. DCS 81);

f) Việc chấp nhận các tiến trình đưa ra quyết định biết sử dụng ổn định việc biện phân cộng đồng đòi hỏi một sự hoán cải có tính bản thân, cộng đồng, văn hóa và định chế, cũng như đầu tư vào việc đào tạo.

Câu hỏi để biện phân

Làm thế nào chúng ta có thể tưởng tượng các quá trình đưa ra quyết định có tính tham gia nhiều hơn, tạo không gian cho việc lắng nghe và nhận thức cộng đồng được hỗ trợ bởi thẩm quyền được hiểu như một dịch vụ cho sự hiệp nhất?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Chúng ta dành không gian nào trong quá trình đưa ra quyết định để lắng nghe Lời Chúa? Làm thế nào chúng ta có thể dành chỗ cho vai chính của Chúa Thánh Thần một cách cụ thể chứ không chỉ bằng lời nói?

2) Làm thế nào cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần, vốn mở ra tính năng động của việc phân định cộng đồng, có thể góp phần vào việc đổi mới các tiến trình đưa ra quyết định trong Giáo hội? Làm thế nào nó có thể được tập trung hơn vào đời sống chính thức của Giáo hội và trở thành một thực hành bình thường? Cần có những thay đổi nào trong giáo luật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này?

3) Làm thế nào chúng ta có thể cổ vũ thừa tác vụ điều phối các tiến trình phân định cộng đồng, bảo đảm rằng những người thực hiện nó nhận được sự đào tạo và đồng hành đầy đủ? Làm thế nào chúng ta có thể đào tạo các Thừa tác viên được thụ phong để đồng hành với các tiến trình của các nhà biện phân cộng đồng?

4) Làm thế nào chúng ta có thể phát huy sự tham gia của phụ nữ, giới trẻ, các nhóm thiểu số và những tiếng nói bị gạt ra ngoài lề xã hội trong quá trình phân định và đưa ra quyết định?

5) Làm thế nào việc giải thích rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa toàn bộ quá trình ra quyết định và thời điểm chuyên biệt đưa ra quyết định có thể giúp chúng ta nhận diện rõ hơn trách nhiệm của các chủ thể khác nhau ở mỗi giai đoạn? Chúng ta hiểu ra sao mối quan hệ chung giữa việc đưa ra quyết định và sự phân định?

6) Các tu sĩ nam nữ có thể và phải tham gia vào quá trình đưa ra quyết định của các Giáo hội địa phương như thế nào? Chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm và nền linh đạo khác nhau của họ liên quan đến quá trình phân định và đưa ra quyết định? Chúng ta có thể học được gì từ các hiệp hội, phong trào và các nhóm do giáo dân lãnh đạo?

7) Làm thế nào chúng ta có thể xử lý một cách xây dựng những trường hợp trong đó những người có thẩm quyền cảm thấy họ không thể phê chuẩn các kết luận đạt được qua quá trình phân định cộng đồng, mà tự quyết định theo hướng khác? Thẩm quyền đó nên đưa ra hình thức phục hồi nào cho những người tham gia vào quá trình này?

8) Chúng ta có thể học được gì từ cách xã hội và nền văn hóa của chúng ta quản lý các diễn trình có tính tham gia? Ngược lại, những mô hình văn hóa nào được Giáo hội áp dụng lại chứng tỏ là một trở ngại cho việc xây dựng một Giáo hội có tính đồng nghị hơn?

9) Chúng ta có thể học và nhận được gì từ kinh nghiệm của các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác, cũng như từ kinh nghiệm của các tôn giáo khác? Những kích thích nào từ các nền văn hóa bản địa, thiểu số và bị áp bức có thể giúp chúng ta suy nghĩ lại về quá trình ra quyết định của mình? Những hiểu biết sâu sắc nào có thể thu được từ kinh nghiệm trong môi trường kỹ thuật số?

B 3.3. Những cơ cấu nào có thể được phát triển để củng cố một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?

Các Phiên họp Lục địa bày tỏ mong muốn mạnh mẽ rằng cách thức tiến hành đồng nghị, được trải nghiệm trong hành trình hiện tại, sẽ thâm nhập vào đời sống hàng ngày của Giáo hội ở mọi bình diện, hoặc bằng cách đổi mới các cơ cấu hiện có - chẳng hạn như các Hội đồng Mục vụ Giáo phận và Giáo xứ, Hội đồng Kinh tế sự vụ, các Thượng hội đồng giáo phận hoặc giáo phận đông phương—hoặc bằng cách thành lập các Hội đồng mới. Mặc dù không có ý làm giảm tầm quan trọng của các mối quan hệ được đổi mới trong dân Chúa, nhưng công việc xây dựng các cơ cấu là điều không thể thiếu để củng cố những thay đổi theo thời gian. Đặc biệt:

a) để không những là một thao tác trên giấy tờ hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các cá nhân, việc đồng trách nhiệm trong sứ mệnh bắt nguồn từ Bí tích Rửa tội phải mang những hình thức cơ cấu cụ thể. Do đó, cần có những khuôn khổ định chế thích hợp, cùng với những không gian trong đó việc phân định cộng đồng có thể được thực hành một cách thường xuyên. Điều này không nên được hiểu như một yêu cầu phân phối lại quyền lực, mà là nhu cầu thực thi hiệu quả tinh thần đồng trách nhiệm bắt nguồn từ Bí tích Rửa tội. Điều này trao quyền và nghĩa vụ cho mỗi người, mà mỗi người phải có khả năng thực hiện tùy theo đặc sủng và thừa tác vụ của mình;

b) điều này đòi hỏi các cơ cấu và định chế hoạt động với các thủ tục thỏa đáng, minh bạch, tập trung vào sứ mệnh và cởi mở đối với sự tham gia; các thủ tục dành chỗ cho phụ nữ, thanh niên, người thiểu số, người nghèo và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Điều này đúng với các cơ quan tham gia đã được đề cập ở trên, vai trò của mỗi cơ quan này phải được tái khẳng định và tăng cường. Điều này cũng đúng đối với: cơ quan ra quyết định của các hiệp hội, phong trào và cộng đồng mới; các cơ quan quản lý của các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ (theo cách thức phù hợp với đặc sủng đặc thù của mỗi tu hội); nhiều định chế đa dạng, cũng thường phải tùy thuộc luật dân sự, qua đó hoạt động truyền giáo và phục vụ cộng đồng Kitô giáo được thể hiện, chẳng hạn như các trường học, bệnh viện, đại học, phương tiện thông tin đại chúng, trung tâm tiếp nhận và hoạt động xã hội, trung tâm văn hóa, các quỹ, v.v.;

c) Lời kêu gọi cải cách các cơ cấu, định chế và cơ chế hoạt động nhằm đạt được sự minh bạch đặc biệt mạnh mẽ trong những bối cảnh được đánh dấu nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng lạm dụng (tình dục, kinh tế, tinh thần, tâm lý, thể chế, lương tâm, quyền lực, quyền tài phán). Việc xử lý không thỏa đáng các trường hợp lạm dụng thường là một phần của vấn đề, đặt nghi vấn đối với các cơ chế, thủ tục và vice hoạt động tổng thể của các cơ cấu và tổ chức giáo hội, cũng như khung suy nghĩ của những người làm việc trong đó. Việc tìm kiếm sự minh bạch và đồng trách nhiệm cũng làm nảy sinh những lo sợ và phản kháng; đây là lý do tại sao cần phải làm sâu sắc thêm cuộc đối thoại, tạo cơ hội chia sẻ và đối thoại ở mọi bình diện;

d) phương pháp đàm luận trong Chúa Thánh Thần đã được chứng minh là đặc biệt có giá trị trong việc xây dựng lại lòng tin cậy trong những bối cảnh mà vì nhiều lý do khác nhau, bầu khí nghi ngờ đã phát triển giữa các thành viên khác nhau của dân Chúa. Một hành trình hoán cải và cải cách, lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần, đòi hỏi những cơ cấu và tổ chức có khả năng đồng hành và hỗ trợ hành trình này. Tuy nhiên, cùng lúc đó, các Phiên họp Lục địa đã bày tỏ mạnh mẽ niềm tin rằng chỉ riêng các cơ cấu không thôi thì không đủ, nhưng cũng cần phải thay đổi khung suy nghĩ, do đó, nhu cầu đầu tư vào việc đào tạo;

e) Hơn nữa, cũng nên hành động trong lĩnh vực giáo luật bằng cách: tái cân bằng mối quan hệ giữa nguyên tắc thẩm quyền, vốn được khẳng định mạnh mẽ trong luật pháp hiện hành, và nguyên tắc tham gia; củng cố định hướng đồng nghị của các tổ chức hiện có; tạo ra các tổ chức mới, nơi điều này có vẻ cần thiết cho nhu cầu của đời sống cộng đồng; giám sát việc áp dụng có hiệu quả pháp luật hiện hành.

Câu hỏi để biện phân

Một Giáo hội đồng nghị cần sống tinh thần đồng trách nhiệm và minh bạch: làm thế nào ý thức này có thể tạo nền tảng cho việc cải cách các định chế, cơ cấu và thủ tục, để tăng cường sự thay đổi theo thời gian?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Cơ cấu giáo luật và thủ tục mục vụ nên thay đổi như thế nào để phát huy tính đồng trách nhiệm và tính minh bạch? Các cơ cấu mà chúng ta có có đủ để đảm bảo sự tham gia hay chúng ta cần những cơ cấu mới?

2) Giáo luật có thể đóng góp như thế nào vào việc canh tân các cơ cấu và định chế? Những thay đổi nào có vẻ cần thiết hoặc thích hợp?

3) Những trở ngại nào (tinh thần, thần học, thực tiễn, tổ chức, tài chính, văn hóa) cản trở việc biến đổi các cơ quan tham gia hiện được quy định trong giáo luật thành các cơ quan phân định cộng đồng hiệu quả? Cần phải có những cải cách gì để có thể hỗ trợ sứ mệnh một cách hiệu quả, sáng tạo và sôi nổi? Làm thế nào chúng có thể cởi mở hơn với sự hiện diện và đóng góp của phụ nữ, người trẻ, người nghèo, người di cư, thành viên của các nhóm thiểu số và những người vì nhiều lý do khác nhau thấy mình bị gạt ra bên lề đời sống cộng đồng?

4) Quan điểm của một Giáo hội đồng nghị thách thức các cơ cấu và thủ tục của đời sống thánh hiến, các hình thức hiệp hội giáo dân khác nhau và hoạt động của các tổ chức liên quan đến Giáo hội như thế nào?

5) Trong những lĩnh vực nào của đời sống định chế cần có sự minh bạch lớn hơn (báo cáo kinh tế và tài chính, lựa chọn ứng viên cho các vị trí trách nhiệm, bổ nhiệm, v.v.)? Chúng ta có thể sử dụng những công cụ nào để đạt được điều này?

6) Triển vọng về sự minh bạch và cởi mở đối với các quá trình tham vấn và phân định chung cũng làm dấy lên lo ngại. Chúng tự tỏ hiện như thế nào? Những người bày tỏ mối quan tâm này sợ hãi điều gì? Làm thế nào những nỗi sợ hãi này có thể được giải quyết và vượt qua?

7) Có thể phân biệt ở mức độ nào giữa các thành viên của một định chế và chính định chế đó? Trách nhiệm xử lý sai các trường hợp lạm dụng là cá nhân hay hệ thống? Làm thế nào một quan điểm đồng nghị có thể góp phần tạo ra một nền văn hóa ngăn chặn mọi hình thức lạm dụng?

8) Chúng ta có thể học được gì từ cách mà các định chế công, luật công và luật dân sự cố gắng đáp ứng nhu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong xã hội (phân chia quyền lực, cơ quan giám sát độc lập, các nghĩa vụ công khai hóa một số thủ tục nào đó, giới hạn về thời hạn nắm giữ các chức vụ v.v.)?

9) Chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm của các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác liên quan đến việc vận hành các cơ cấu và định chế theo phong cách đồng nghị?

B 3.4 Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra cấu trúc cho các trường hợp về tính đồng nghị và tính hợp đoàn liên quan đến việc nhóm các giáo hội địa phương?

Giai đoạn thứ nhất của tiến trình thượng hội đồng đã nêu bật vai trò của các cơ quan đồng nghị và hiệp đoàn quy tụ các Giáo hội địa phương khác nhau: Cơ cấu giáo phẩm Đông phương và, trong Giáo hội Latinh, các Hội đồng Giám mục (xem PE I,7). Các Tài liệu được soạn thảo trong các giai đoạn khác nhau nhấn mạnh việc tham khảo ý kiến của dân Chúa trong các Giáo hội địa phương và các giai đoạn phân định tiếp theo là một kinh nghiệm thực sự về việc lắng nghe Chúa Thánh Thần thông qua việc lắng nghe nhau. Từ kinh nghiệm phong phú này, chúng ta có thể rút ra những hiểu biết sâu sắc để giúp xây dựng một Giáo hội ngày càng có tính đồng nghị:

a) diễn trình đồng nghị có thể trở thành “một động lực hiệp thông truyền cảm hứng cho mọi quyết định của giáo hội” (17) bởi vì nó thực sự liên quan đến mọi chủ thể – dân Chúa, Giám mục đoàn, Giám mục Rôma – mỗi chủ thể tùy theo chức năng riêng của họ. Việc diễn ra một cách có trật tự các giai đoạn của Thượng Hội đồng này đã xua tan nỗi lo sợ rằng việc tham khảo ý kiến của dân Chúa sẽ dẫn đến sự suy yếu cho thừa tác vụ của các Mục tử. Ngược lại, việc tham vấn có thể thực hiện được vì nó được khởi xướng bởi mỗi Giám mục, như “nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất” (LG 23) trong Giáo hội của mình. Sau đó, trong Cơ cấu giáo phẩm Đông phương và trong các Hội đồng Giám mục, các Mục tử đã thực hiện hành vi phân định tập đoàn để cân nhắc những đóng góp đến từ các Giáo hội địa phương. Do đó, tiến trình thượng hội đồng đã thúc đẩy việc thực thi thực sự tính hợp đoàn giám mục trong một Giáo hội hoàn toàn đồng nghị;

b) vấn đề thực hiện tính đồng nghị và tính tập đoàn trong các trường hợp liên quan đến các nhóm Giáo hội địa phương có chung truyền thống thiêng liêng, phụng vụ và kỷ luật, sự tiếp giáp về địa lý và gần gũi về văn hóa, bắt đầu từ các Hội đồng Giám mục, đòi hỏi phải đổi mới cách suy nghĩ về thần học và giáo luật. Thông qua các cơ quan này, “communio Episcoporum [sự hiệp thông các giám mục]" đã tìm thấy biểu thức trong việc phục vụ communio Ecclesiae [sự hiệp thông Giáo Hội] dựa trên nền tảng communio fidelium [hiệp thông các tín hữu]” (PE I,7).

c) một lý do để đối diện với thách thức này xuất hiện trong Evangelii gaudium: “Điều không đáng khuyến nghị là để Đức Giáo Hoàng thay thế các Giám mục địa phương trong việc phân định mọi vấn đề nảy sinh trong lãnh thổ của các ngài. Theo nghĩa này, tôi ý thức được sự cần thiết phải cổ vũ một sự ‘tản quyền’ hợp lý” (số 16). Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, Đức Thánh Cha xác định rằng tính đồng nghị không chỉ được thực hiện ở bình diện các Giáo hội địa phương và ở bình diện Giáo hội hoàn vũ, mà còn ở bình diện các nhóm Giáo hội, chẳng hạn như các Giáo Tỉnh và Giáo Miền, các Hội đồng đặc thù và đặc biệt là các Hội đồng Giám mục: “Chúng ta cần suy nghĩ về cách tốt hơn để thực hiện, thông qua các cơ quan này, những trường hợp trung gian của tính tập thể, có lẽ bằng cách tích hợp và cập nhật một số khía cạnh nhất định của tổ chức giáo hội cổ xưa” (18).

Câu hỏi để biện phân

Theo kinh nghiệm đồng nghị cho đến nay, làm thế nào tính đồng nghị có thể tìm được biểu thức tốt hơn trong và thông qua các định chế liên quan đến các nhóm Giáo hội địa phương, chẳng hạn như Thượng hội đồng Giám mục và Hội đồng giáo phẩm của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, các Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Lục địa, để họ có được coi là “đối tượng của những quyền hạn cụ thể, bao gồm cả thẩm quyền tín lý thực sự” (EG 32) trong góc độ truyền giáo?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1) Động lực đồng nghị của việc lắng nghe Thánh Thần thông qua việc lắng nghe lẫn nhau là cách thực tế và thuyết phục nhất để biến tính hợp đoàn giám mục thành hành động trong một Giáo hội hoàn toàn đồng nghị. Dựa trên kinh nghiệm của tiến trình đồng nghị:

a) làm thế nào chúng ta có thể biến việc lắng nghe dân Chúa thành cách thông thường và theo thói quen để tiến hành các quá trình đưa ra quyết định trong Giáo hội ở mọi bình diện của đời sống?

b) Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện việc lắng nghe dân Chúa trong các Giáo hội địa phương? Đặc biệt, làm thế nào để các cơ quan tham gia có thể được nâng cao để trở thành những nơi lắng nghe và biện phân hiệu quả của Giáo hội?

c) Làm thế nào chúng ta có thể suy nghĩ lại các tiến trình đưa ra quyết định ở bình diện các cơ quan Giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và các Hội đồng Giám mục dựa trên việc lắng nghe dân Chúa trong các Giáo hội địa phương?

d) Làm thế nào sự tham gia ở bình diện lục địa có thể được tích hợp vào Giáo luật?

2) Vì tham khảo ý kiến các Giáo hội địa phương là một cách hữu hiệu để lắng nghe dân Chúa, nên sự phân định của các Mục tử mang tính chất của một hành vi tập thể có thể xác nhận một cách có thẩm quyền những gì Chúa Thánh Thần đã nói với Giáo hội qua cảm thức đức tin của dân Chúa:

a) Khả năng phân định của các Hội đồng Giám mục có thể được coi là có thẩm quyền tín lý đến mức độ nào? Các Giáo Hội Công Giáo Đông phương điều hành các cơ quan giám mục của họ như thế nào?

b) Khả năng phân định của Hội đồng Lục địa có thể được coi là có thẩm quyền tín lý đến mức độ nào? Hay của các cơ quan tập hợp các Hội đồng Giám mục ở quy mô lục địa hoặc quốc tế?

c) Giám mục Rôma đảm nhiệm vai trò nào liên quan đến các tiến trình liên quan đến các nhóm Giáo hội này? Ngài có thể thực hiện nó bằng những cách nào?

3) Những yếu tố nào của trật tự giáo hội cổ xưa cần được tích hợp và cập nhật để làm cho các Cơ cấu giáo phẩm Đông phương, các Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Lục địa trở thành những trường hợp hiệu quả về tính đồng nghị và tính hợp đoàn?

4) Công đồng Vatican II tuyên bố rằng toàn thể Giáo hội và mọi bộ phận của Giáo hội đều được hưởng lợi từ việc chia sẻ cho nhau những hồn g ân riêng của mình (x. LG 13):

a) Các cuộc thảo luận của Công đồng toàn thể, Công đồng đặc thù, Thượng hội đồng giáo phận có thể có giá trị gì đối với các Giáo hội khác?

b) Giáo hội Latinh có thể rút ra được những hiểu biết sâu sắc nào từ kinh nghiệm đồng nghị phong phú của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương?

c) Đến mức nào, sự hội tụ của một số nhóm Giáo hội địa phương (Hội đồng đặc thù, Hội đồng giám mục, v.v.) về cùng một vấn đề có thể khiến Giám mục Rôma phải giải quyết vấn đề này ở bình diện Giáo hội hoàn vũ?

d) Công việc hiệp nhất được ủy thác cho Giám mục Rôma được thực hiện như thế nào khi các định chế địa phương có thể áp dụng những cách tiếp cận khác nhau? Có chỗ nào dành cho nhiều cách tiếp cận khác nhau giữa các khu vực khác nhau?

5) Chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm của các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác liên quan đến việc tập hợp các Giáo hội địa phương để thực thi tính hiệp đoàn và tính đồng nghị?

B 3.5 Làm thế nào định chế Thượng Hội đồng có thể được củng cố để nó trở thành biểu thức của tính hiệp đoàn giám mục trong một Giáo hội toàn đồng nghị?

Với Tự sắc Apostolica sollicitudo (15 tháng 9 năm 1965), Thánh Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội đồng như “một Hội đồng Giám mục thường trực cho Giáo hội hoàn vũ”. Do đó, ngài đã chấp nhận yêu cầu của phiên họp công đồng để bảo đảm sự tham gia của các Giám mục trong việc chăm sóc toàn thể Giáo hội, đồng thời chỉ rõ rằng “Thượng hội đồng này […] giống như tất cả các tổ chức của con người, có thể được cải thiện qua thời gian”. Với Tông hiến Episcopalis communio (15 tháng 9 năm 2018), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã góp phần vào việc “hoàn thiện” hy vọng này, biến Thượng hội đồng từ một sự kiện được tổ chức như một cuộc họp của các Giám mục thành một quá trình lắng nghe diễn ra theo từng giai đoạn (x. Điều 4), trong đó toàn thể Giáo hội và mọi người trong Giáo hội—dân Chúa, Giám mục đoàn, Giám mục Rôma—tham gia đầy đủ hơn.

a) Thượng Hội đồng 2021-2024 đang chứng minh rõ ràng rằng tiến trình thượng hội đồng là bối cảnh thích hợp nhất để thực thi tổng hợp tính tối thượng, tính hiệp đoàn và tính đồng nghị như những yếu tố không thể tách rời của một Giáo hội trong đó mỗi chủ thể thực hiện chức năng đặc thù của mình với khả năng tốt nhất của mình và phối hợp với những người khác;

b) Trách nhiệm của Giám mục Rôma là triệu tập Giáo hội tại Thượng hội đồng, triệu tập một Đại hội của Giáo hội hoàn vũ, cũng như khởi xướng, đồng hành và kết thúc tiến trình thượng hội đồng liên quan. Đặc quyền này thuộc về ngài như “nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất giữa các giám mục và đông đảo tín hữu” (LG 23);

c) Vì “Tuy nhiên, các Giám mục riêng lẻ là nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất trong các Giáo hội địa phương của họ… trong và từ các Giáo hội địa phương này hiện hữu một Giáo Hội Công Giáo duy nhất” (LG 23), đó là trách nhiệm của mỗi Giám mục giáo phận khởi xướng, đồng hành và kết thúc cuộc tham vấn của dân Chúa trong Giáo hội của ngài. Vì sự quan tâm mà các Giám mục dành cho Giáo hội hoàn vũ (x. LG 23), các ngài cũng có trách nhiệm hợp tác với các cơ quan siêu giáo phận nhằm bảo đảm việc thực thi tính đồng nghị và tính hiệp đoàn. Bằng cách này, họ thực hiện chức năng phân định của Giáo hội dành riêng cho thừa tác vụ giám mục;

d) mặc dù các cơ quan này không quy tụ toàn thể Giám mục đoàn lại, việc biện phân mà các Mục tử thực hiện thông qua họ mang tính chất hiệp đoàn do chính mục đích của hành vi. Thật vậy, các Hội đồng Giám mục trong tiến trình thượng hội đồng có nhiệm vụ xem xét kỹ lưỡng kết quả của các cuộc tham vấn được thực hiện trong các Giáo hội địa phương, trong đó cảm thức đức tin của dân Chúa được tỏ hiện. Làm thế nào một hành vi phi hiệp đoàn có thể nhận ra điều Chúa Thánh Thần đang nói với Giáo hội qua sự tham khảo của Dân Thiên Chúa, những người “không thể nhầm lẫn trong niềm tin” (LG12)?

e) Kinh nghiệm đồng nghị cho đến nay đã chứng minh rằng việc thực thi tính hiệp đoàn một cách hiệu quả có thể được phát triển trong một Giáo hội đồng nghị. Trong khi việc phân định là một hành động chủ yếu “thuộc về những người chủ trì Giáo hội” (LG 12), nó đã đạt được chiều sâu và sự thích hợp liên quan đến các vấn đề cần được xem xét nhờ sự đóng góp của dân Chúa tham gia vào các Phiên họp lục địa.

Câu hỏi để biện phân

Dưới ánh sáng mối quan hệ năng động và hỗ tương giữa tính đồng nghị của Giáo hội, tính hiệp đoàn giám mục và tính tối thượng của Phêrô, làm thế nào định chế Thượng hội đồng nên được hoàn thiện để nó trở thành một không gian an toàn và được bảo đảm cho việc thực thi tính đồng nghị nhằm bảo đảm sự tham gia đầy đủ của tất cả mọi người— dân Chúa, Giám mục đoàn và Giám mục Rôma – trong khi vẫn tôn trọng những chức năng chuyên biệt của họ? Chúng ta nên đánh giá thế nào về thử nghiệm mở rộng sự tham gia của một nhóm không phải giám mục trong phiên họp đầu tiên của Phiên họp thường lệ thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục? (Tháng 10 năm 2023)?

Những gợi ý để cầu nguyện và suy tư chuẩn bị

1).Tiến trình thượng hội đồng đưa vào Giáo hội “một động lực hiệp thông vốn truyền cảm hứng cho mọi quyết định của Giáo hội” (19):

a) Làm thế nào tính năng động này có thể trở thành cách tiến hành tiêu chuẩn ở mọi bình diện của đời sống Giáo hội?

b) Nguyên tắc thẩm quyền phù hợp với tiến trình thượng hội đồng như thế nào?

c) Tiến trình thượng hội đồng ảnh hưởng như thế nào đến sự hiểu biết của chúng ta về thẩm quyền trong Giáo hội ở các bình diện khác nhau, bao gồm cả thẩm quyền của Giám mục Rôma?

2) Giai đoạn đầu tiên của tiến trình thượng hội đồng thực hiện một chuyển động từ cái riêng đến cái chung, với sự tham khảo ý kiến của dân Chúa trong các Giáo hội địa phương và các hành vi phân định tiếp theo trước tiên trong các Cơ cấu giáo phẩm và Hội đồng Giám mục Đông phương, sau đó là trong Các Hội đồng Lục địa:

a) làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm rằng cuộc tham vấn thực sự nắm bắt được biểu hiện của cảm thức đức tin của Dân Thiên Chúa đang sống trong một Giáo hội nhất định?

b) Làm thế nào các Cơ cấu Giáo phẩm Đông phương, các Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Châu lục có thể củng cố “mối liên kết hiệu quả giữa cảm thức đức tin của dân Chúa và chức năng huấn quyền của các Mục tử” (PD 14)?

c) Sự hiện diện của các thành viên có trình độ của dân Chúa trong các Phiên họp của các Hội đồng Giám mục cũng như trong các Phiên họp Châu lục đáng được mong muốn như thế nào?

d) Vai trò nào có thể được đảm nhiệm bởi các cơ quan giáo hội thường trực bao gồm không chỉ các Giám mục, chẳng hạn như Hội đồng Giáo hội được thành lập gần đây cho Vùng Amazon?

3) Trong Phiên họp các Giám mục được triệu tập tại Rôma, giai đoạn thứ hai của con đường thượng hội đồng nói lên tính phổ quát của Giáo hội biết lắng nghe điều Chúa Thánh Thần nói với Dân Thiên Chúa:

a) Phiên họp Giám mục này phù hợp với tiến trình thượng hội đồng như thế nào?

b) Làm thế nào nó đạt được tính liên tục với giai đoạn thứ nhất của tiến trình thượng hội đồng? Sự hiện diện của các nhân chứng có trình độ trong giai đoạn thứ nhất của tiến trình thượng hội đồng có đủ để bảo đảm điều đó không?

c) Nếu các Phiên họp của các Hội đồng Giám mục và Hội đồng Châu lục thực hiện các hành vi phân định, thì hành vi phân định sâu hơn này có đặc điểm như thế nào và nó có giá trị gì?

4) Giai đoạn thứ ba liên quan đến việc chuyển kết quả của Thượng Hội đồng cho các Giáo hội địa phương để thực hiện: làm thế nào chúng ta có thể giúp thể hiện đầy đủ “tính nội tại hỗ tương” giữa các chiều kích phổ quát và địa phương của một Giáo hội duy nhất?

Ghi chú

(10) Phiên họp Toàn thể Thường lệ lần thứ 15 Thượng Hội Đồng Giám Mục. Giới trẻ, Đức tin và Phân định Ơn gọi, Tài liệu Cuối cùng, 27 tháng 10 năm 2018, 25.

(11) Đức Phanxicô, Diễn văn với Đức Thượng phụ Công Giáo Mar Awa III của Giáo hội Đông phương Assyria, ngày 19 tháng 11 năm 2022.

(12) Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo, Giám mục và sự hiệp nhất Kitô giáo: Vademecum Đại kết, ngày 5 tháng 6 năm 2020, 4.

(13) Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Ut unum sint, 25/05/1995, 95; được trích dẫn trong Evangelii Gaudium 32 và Episcopalis communio 10.

(14) Đức Phanxicô, Diễn văn tại Buổi cầu nguyện Đại kết, Trung tâm Đại kết Hội Đồng Các Giáo Hội Thế giới (Geneva), ngày 21 tháng 6 năm 2018.

(15) X. Bộ Phụng thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, Huấn thị Varietates legitimae, ngày 25 tháng 1 năm 1994

(16) Đức Phanxicô, Diễn văn tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, 17 tháng 10 năm 2015.

(17) Đức Phanxicô, Diễn văn tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, 17 tháng 10 năm 2015.

(18) Như trên.

(19) Đức Phanxicô, Diễn văn tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015.
 
Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị đã bắt đầu thảo luận nhóm
Vũ Văn An
19:29 06/10/2023

Theo Cindy Wooden của Our Sunday Visitor (https://www.oursundayvisitor.com/synod-members-begin-small-group-discussions-on-synodality), các tham dự viên của phiên họp Thượng Hội Đồng, được tổ chức thành các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ, đã bắt đầu thảo luận nhóm vào ngày 5 tháng 10 tại Hội trường Yết kiến Phaolô VI.

Các thành viên của Thượng Hội đồng Giám mục, được tổ chức thành 35 nhóm dựa trên ngôn ngữ, bắt đầu các cuộc thảo luận nhóm nhỏ của họ vào ngày 5 tháng 10 năm 2023, tại Thính phòng Phaolô VI ở Vatican. [Ảnh của CNS/Vatican Media]


Thực vậy, 364 thành viên của Thượng Hội Đồng Giám Mục và 85 chuyên gia, điều phối viên và đại biểu đại kết tháp tùng họ đã bắt đầu công việc của họ một cách nghiêm túc vào ngày 5 tháng 10, gặp gỡ, chia sẻ và cầu nguyện trong các nhóm nhỏ.

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, tổng tường trình viên của Thượng Hội Đồng, đã giới thiệu công việc vào cuối ngày 4 tháng 10, yêu cầu các thành viên của Phiên họp chuẩn bị cho các cuộc thảo luận nhóm nhỏ bằng cách suy niệm trong cầu nguyện câu chuyện Tin Mừng của các môn đệ trên đường Emmaus, những người đã kể lại cuộc đời của họ với Chúa Giêsu, “niềm hy vọng và lòng nhiệt thành” của họ, nhưng cũng là “sự vỡ mộng, thất vọng, tức giận và sợ hãi” của họ sau cái chết của Người.

Đức Hồng Y Hollerich nói rằng mặc dù ban đầu họ không nhận ra Chúa Giêsu phục sinh đang đồng hành với họ, nhưng “họ không ngại phó thác tất cả những điều này cho người lữ hành bí ẩn, và vì thế họ khám phá ra rằng việc lắng nghe Lời Người làm tan biến gánh nặng của họ và biến nỗi sầu muộn của họ thành niềm an ủi ngày càng lớn lên.”

Đức Hồng Y nói với các thành viên Thượng Hội Đồng: “Tôi không biết liệu chúng ta có gặp nhiều giây phút cô đơn khi cùng nhau bước đi hay không, nhưng tôi tin tưởng rằng nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần, niềm an ủi sẽ đi vào tâm hồn chúng ta, đó là điều kiện để thực hiện một sự phân định tốt.”

Hiệp thông, tham gia, sứ mệnh

Cha Arturo Sosa, bề trên Dòng Tên, nói chuyện với các thành viên trong nhóm nhỏ của ngài trong cuộc họp của Thượng Hội đồng Giám mục tại Hội trường Yết kiến Phaolô VI tại Vatican ngày 5 tháng 10 năm 2023. [CNS pho-to/Vatican Media]


Chủ đề của Thượng Hội đồng là: “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, tham gia, sứ mạng”. Vì Phiên họp thượng hội đồng diễn ra đến hết ngày 29 tháng 10, các thành viên sẽ thảo luận các vấn đề trong tài liệu làm việc của cuộc họp theo thứ tự, bắt đầu bằng câu hỏi nền tảng về “các dấu hiệu đặc trưng của một giáo hội đồng nghị” là gì?

Các chủ đề sẽ được đề cập vào cuối tháng này bao gồm việc trở thành dấu chỉ và công cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất với nhân loại, cách chia sẻ các hồng ân và nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng cũng như những tiến trình, cơ cấu và tổ chức nào tạo nên một giáo hội đồng nghị truyền giáo.

Các nhóm làm việc

Hầu hết công việc của Thượng Hội đồng dự kiến diễn ra trong các nhóm nhỏ, được sắp xếp theo ngôn ngữ và có sự kết hợp của các Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân nam nữ. 35 nhóm làm việc, mỗi nhóm từ 10-12 người, bao gồm 14 nhóm làm việc bằng tiếng Anh, 8 nhóm làm việc bằng tiếng Ý, 7 nhóm làm việc bằng tiếng Tây Ban Nha, 5 nhóm làm việc bằng tiếng Pháp và 1 nhóm làm việc bằng tiếng Bồ Đào Nha.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chủ tịch Thượng Hội đồng, không tham dự các phiên họp khi công việc dành cho các cuộc thảo luận nhóm nhỏ.

Các thành viên Thượng Hội đồng được yêu cầu bắt đầu bằng cách tập chú vào lời khẳng định của tài liệu làm việc của Đại hội đồng rằng “một giáo hội đồng nghị được thành lập trên việc nhìn nhận một phẩm giá chung bắt nguồn từ phép rửa, làm cho tất cả những ai lãnh nhận nó trở thành con cái Thiên Chúa, thành viên của gia đình Thiên Chúa, và do đó là anh chị em trong Chúa Kitô, được Thánh Thần duy nhất cư trú và được sai đi để hoàn thành sứ mệnh chung.”

Các thành viên của Thượng Hội đồng Giám mục, được tổ chức thành 35 nhóm dựa trên ngôn ngữ, bắt đầu các cuộc thảo luận nhóm nhỏ của họ vào ngày 5 tháng 10 năm 2023, tại Thính phòng Phaolô VI ở Vatican. [Ảnh của CNS/Vatican Media]


Sau buổi cầu nguyện buổi sáng ngày 5 tháng 10, các nhóm bắt đầu với việc mỗi thành viên chia sẻ, trong tối đa bốn phút, “điều gì có vẻ quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất, điều họ cảm thấy hiện lên mạnh mẽ nhất trong trí nhớ của họ” về ý kiến của các phiên lắng nghe Thượng Hội đồng khác nhau trong hai năm qua về những gì góp phần hoặc làm giảm đi việc củng cố mô hình giáo hội đồng nghị đó.

Mỗi nhóm làm việc sẽ được yêu cầu soạn thảo một báo cáo ngắn về cuộc trò chuyện của họ, bỏ phiếu xem liệu báo cáo đó có phản ảnh chính xác cuộc thảo luận hay không và sau đó chọn một người đọc báo cáo đó cho cả Phiên họp. Sau khi thảo luận về tất cả các báo cáo trong phiên họp đầy đủ, mỗi nhóm sẽ quyết định xem có sửa đổi báo cáo của mình hay không hoặc sửa đổi như thế nào trước khi chuyển chúng đến văn phòng thư ký Thượng Hội đồng để đưa vào báo cáo tóm tắt về phần công việc đó của Thượng Hội đồng.

Phương pháp làm việc

Theo Catholic World News, Vào ngày 5 tháng 10, Thượng Hội đồng Giám mục đã trình bày phương pháp luận của các nhóm làm việc, trong đó Chuyên gia điều phối, Thư ký và Tường trình viên đảm nhận các vai trò quan trọng.

• “Để tạo điều kiện cho việc áp dụng hiệu quả hơn, mỗi Nhóm làm việc sẽ bao gồm một Chuyên gia điều phối, người sẽ đồng hành cùng quá trình trao đổi từ quan điểm phương pháp luận. Vai trò của người điều phối này là cung cấp hướng dẫn thích hợp để đảm bảo tiến trình diễn ra trong đó Chúa Thánh Thần sẽ là nhân vật chính.”

• “Ngoài người điều phối, mỗi nhóm cũng sẽ có một Thư ký bổ nhiệm và sẽ bầu một tường trình viên khi bắt đầu tiến hành các buổi họp. Nhiệm vụ chung của Thư ký và tường trình viên là giám sát dự thảo và văn bản cuối cùng của Tường trình nhóm.”

• “Tường trình viên cũng sẽ thay mặt nhóm đọc phần can thiệp ngắn gọn tại phiên họp toàn thể và chuyển văn bản cuối cùng của Tường trình cho văn phòng Tổng Thư ký.”

Mặc dù các Chuyên gia điều phối [Expert-Facilitators] (được mô tả trong các tuyên bố trước đó của Thượng hội đồng là “các chuyên gia và điều phối viên”) là những người tham gia không có quyền biểu quyết, nhưng họ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng. Tên của họ đã được công bố vào tháng 7 cùng với tên của những người tham gia khác; họ kết thúc danh sách những người tham gia Thượng Hội đồng.

Theo phương pháp của Thượng Hội đồng, mỗi người tham gia trong nhóm làm việc sẽ trình bầy một đóng góp (gọi là can thiệp) kéo dài bốn phút khi bắt đầu các cuộc thảo luận, được mô tả là “cuộc đàm luận trong Thánh Thần”. Những người tham gia được hoan nghênh gửi văn bản đóng góp của họ đến văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng.

Mỗi nhóm bầu ra Tường trình viên riêng của mình và đưa ra một báo cáo dài hai trang, nhằm ghi lại các lĩnh vực đồng ý và không đồng ý; Tường trình phải được đa số thành viên nhóm chấp thuận. Tường trình viên của mỗi nhóm sẽ có bài phát biểu dài ba phút khi những người tham gia Thượng Hội đồng tập trung tại buổi họp toàn thể vào ngày 7 tháng 10.

Họp báo

Theo Courtney Mares của hãng tin CNA, Ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh và là chủ tịch uỷ ban truyền thống của Thượng Hội Đồng ngày 6 tháng 10 đã tổ chức cuộc họp báo, nhấn mạnh rằng cần phải có “một lượng bảo mật nào đó về việc ai nói và ai không nói để dành chỗ mở sẵn… cho ‘cuộc đàm luận trong Thánh Thần’”.

Thực vậy, Không giống như các cuộc họp Thượng Hội đồng Giám mục trước đây, nơi “bí mật giáo hoàng” chỉ áp dụng cho việc chia sẻ những gì được những người khác trong hội trường Thượng hội đồng nói, các quy định chính thức của Thượng hội đồng về tính đồng nghị không còn cho phép các đại biểu Thượng hội đồng chia sẻ những can thiệp cá nhân của họ với công chúng.

Các quy tắc, được công bố trong tuần này vào ngày đầu tiên của Phiên họp thường lệ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, quy định rằng tất cả các đại biểu Thượng hội đồng “bị ràng buộc về tính bảo mật và thận trọng liên quan đến sự can thiệp của chính họ cũng như sự can thiệp của những người tham gia khác”, một nghĩa vụ mà nó nói sẽ tiếp tục có hiệu lực sau khi kỳ họp Thượng Hội đồng kết thúc.

Lần đầu tiên, văn phòng truyền thông của Vatican cũng giữ kín danh tính các đại biểu phát biểu tại phiên họp Thượng Hội đồng mỗi ngày và các thành viên của mỗi nhóm làm việc, thay vào đó chọn tóm tắt một số chủ đề được thảo luận trong suốt các bài phát biểu trong ngày và các cuộc thảo luận nhóm.

Ruffini cho biết: “Việc ai nói gì không quan trọng, nhưng đó là một cuộc trao đổi và lắng nghe lẫn nhau”.

Khi được hỏi về những hình phạt có thể xảy ra nếu vi phạm các quy định bảo mật, Ruffini cười và nói rằng các quy tắc không có nghĩa là “có một cảnh sát sẽ trừng phạt bạn”.

Ông nói: “Đó là một cộng đồng gồm các anh chị em đã quyết định tự do phát biểu trong khoảng thời gian chuyên biệt này và tất nhiên có sự phân định cá nhân trong tất cả những điều này”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi không nói về các hình phạt. Chúng ta đang nói về sự phân định bản thân này mà Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các thành viên”.

Theo Vatican, yêu cầu bảo mật tồn tại “để bảo đảm bảo quyền tự do phát biểu của mỗi người và tất cả mọi người về suy nghĩ của họ và để bảo đảm sự thanh thản trong việc phân định chung, vốn là nhiệm vụ chính được giao phó cho Phiên họp”.

Trong Thượng Hội đồng lần này, việc thông tin liên lạc về những gì diễn ra trong hội trường Thượng hội đồng được quản lý bởi “Ủy ban Thông tin”, “có nhiệm vụ báo cáo về tiến trình của Phiên họp Thượng hội đồng”.

Các quy định của Thượng hội đồng cấm những người tham gia ghi âm, quay phim hoặc tiết lộ những can thiệp của họ trong các phiên họp oàn thể của Thượng hội đồng và trong các Nhóm làm việc, nhưng lưu ý rằng bản ghi âm chính thức của các Phiên họp Toàn thể được lưu giữ trong kho lưu trữ của văn phòng Tổng Thư ký Thượng hội đồng.

Trong các cuộc họp báo chính thức, Ruffini, chủ tịch ủy ban thông tin, đã hạn chế tóm tắt cấu trúc của phiên họp và liệt kê ra “các chủ đề khác nhau” và các chủ đề mà mọi người đưa ra trong các cuộc thảo luận.

Tóm tắt 22 can thiệp dài ba phút được đưa ra trong phiên họp Thượng Hội đồng vào sáng thứ Sáu, Ruffini nói rằng các chủ đề bao gồm “sự đau khổ của Giáo hội ở một số nơi trên thế giới”, sự gần gũi của Giáo hội với người dân Ukraine, việc đào tạo chủng viện, chủ đề về “Bí tích Thánh Thể là lương thực của Giáo hội đồng nghị” và cách Giáo hội có thể hiện diện với những người trẻ dành quá nhiều thời gian trên internet.

Sheila Pires, thư ký ủy ban thông tin của Thượng Hội đồng, nói với các nhà báo rằng bầu không khí bên trong Hội trường Phaolô VI là “một bầu không khí vui mừng”.

Bà nói: “Mặc dù có thể có một số căng thẳng chỗ này chỗ kia, nhưng trên hết vẫn thực sự có một bầu không khí vui tươi”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Đức Mẹ Maria trong kinh Mân Côi năm Sự Sáng
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
05:41 06/10/2023

Hình ảnh Đức Mẹ Maria trong kinh Mân Côi năm Sự Sáng

Xưa nay trong nếp sống phụng vụ đạo đức Công Giáo, việc lần chuỗi kinh Mân côi là cung cách cầu nguyện bình dân phổ biến dễ dàng cho mọi người tín hữu Chúa Kitô.

Khi đọc kinh Mân côi ngoài Kinh Lạy Cha, Kinh Kính mừng Maria, Kinh Sáng danh, kinh cầu Đức Mẹ, nơi đó có lời ca tụng nguyện cầu: Nữ Vương truyền phép rất thánh Mân côi, và suy niệm những chặng đường đời sống của Chúa Giêsu Kitô và của Đức Mẹ Maria khi xưa trên trần gian: 5 suy niệm mùa Vui, 5 suy niệm mùa Thương, 5 suy niệm mùa Mừng và 5 suy niệm Sự sáng.

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị khi còn sinh thời đã sáng tác thiết lập thêm năm nguyện ngắm cho chuỗi tràng hạt mân côi về năm sự sáng trong cuộc đời Chúa Giêsu.

Ngắm thứ hai của Sự Sáng chúng ta cầu khẩn: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.

Ngày xưa ở làng quê miền Cana, đi dự tiệc cưới mừng cho đôi tân hôn ngày vui mừng trọng đại đời họ, Đức Mẹ Maria đã bầu cử xin Chúa Giêsu giúp họ thoát cảnh bối rối vì giữa tiệc hết rượu đãi khách. Chúa Giêsu đã dùng quyền năng Thiên Chúa của mình làm phép lạ biến hóa nước thành rượu ngon. Qua đó tiệc cưới được cứu giúp thoát khỏi tình trạng lúng túng bối rối bẽ bàng.

Ngày nay chắc không còn cảnh như thế diễn ra. Vì nếu có hết rượu giữa chừng, có thể gọi đặt mua là có ngay chuyển đến.

Vậy đâu là hình ảnh ý nghĩa Chúa Giêsu nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria cứu giúp bình rượu đời sống chúng ta ngày hôm nay?

Đời sống con người trải qua những giai đoạn chặng đường khác nhau. Càng sống trải qua những chặng đường lên xuống, nhất là với việc bổn phận cùng tuổi tác tăng thêm, hầu như ai cũng có kinh nghiệm cùng cảm nghiệm, như bình rượu đời sống của mình cạn dần. Phải, có lúc tưởng chừng như cạn trống không còn gì nữa!

Có những cha mẹ, vì cuộc sống lo toan làm ăn nuôi sống gia đình hay việc giáo dục đào tạo con cái, qúa mệt mỏi lại gặp điều không may mắn, không thành công… Những lúc đó bình rượu đời sống của họ như cạn hết. Họ chỉ còn biết than vãn, và đạo đức hơn, thắp nến đọc kinh cầu nguyện xin ơn trợ giúp từ trời cao.

Trong hoàn cảnh đó, lời an ủi phấn chấn khác nào như làn gíó mát, như nước rượu rót đổ vào cho bình đời sống được đầy trở lại.

Có những đôi vợ chồng sau một thời gian dài cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc, nhưng bỗng dưng gặp vướng trở vào cơn khủng hoảng. Lúc này họ cảm thấy bình rượu đời sống hôn nhân như cạn hết trống không!

Lời an ủi giúp vượt qua khủng hoảng cùng sự tha thứ nhường nhịn nhau là phương dược giúp ích rất nhiều như nhiều người đã có kinh nghiệm tâm sự. Và nhất là lời cầu xin khấn nguyện cho bình an trở lại, khác nào như nước rượu đổ vào cho bình đời sống được có trở lại.

Có những bạn trẻ đang trong lứa tuổi sống vươn lên, bỗng chốc gặp điều vướng trở. Tầm nhìn suy nghĩ của họ ngắn lại chùng xuống. Tinh thần và thể xác như thiếu nhựa sống nằm ngồi lỳ xuống tận nền đất. Lúc này bình đời sống trở nên trống rỗng.

Những lời khuyến khích, lời cầu nguyện trợ giúp tìm ra lối thoát làm cho tinh thần họ bừng tỉnh đứng dậy. Bình rượu đời sống được đổ đầy lại như trước.

Người chọn cuộc sống tu hành cũng rất nhiều khi vướng gặp phải hòan cảnh khủng hoảng… Bình đời sống như cạn trống rỗng hết nước rượu lý tưởng thưở khi xưa…

Những lúc như thế, bình đời sống cần phải được đổ đầy trở lại cho con đường đời sống vượt qua khủng hoảng. Lời cầu nguyện là cách giúp thiết thực nhất có trở lại quân bình.

Bình đời sống không chỉ cạn trống khi gặp khó khăn khủng hỏang. Nhưng còn cả khi sống tự mãn ngủ quên trên nơi mà cho nghĩ là đỉnh cao thành công!

Kinh nghiệm về bình trống rỗng cạn hết nứơc rượu, cạn hết niềm vui hứng khởi, ai cũng đã hay sẽ sống trải qua.
Và kinh nghiệm về bình đời sống được đổ tràn đầy trở lại như thế nào, cùng sức mạnh ảnh hưởng ra sao cho đời sống tiếp tục vươn lên đi tới, ai cũng có kinh nghiệm qúy báu cần thiết đó xưa nay.

Trong đời sống đạo giáo đức tin phương cách hữu hiệu thi hành làm được để cho bình đời sống được đổ đầy trở lại là lời cầu nguyện.

Đức Mẹ Maria có tâm hồn nhạy cảm với hoàn cảnh bình đời sống khô cạn hết, như ở tiệc cưới Cana ngày xưa. Khi thoáng nhìn thấy hoàn cảnh như thế, Đức Mẹ đã bầu cử xin Chúa Giêsu làm phép lạ cứu giúp cho bình rượu đời sống có tràn đầy trở lại.

Trong đời sống, tinh thần bình đời sống của con người cũng thường vướng trở vào hòan cảnh trống rỗng cạn ráo. Những lúc đó con người chúng ta cần lời bầu cử của Đức Mẹ rất khẩn thiết.

Ngọn nến lung linh cùng lời kinh Kính mừng của chuỗi tràng hạt Mân côi là lời cầu xin của con người xin sự cầu bầu trợ giúp của Đức Mẹ cho bình đời sống được đổ tràn đầy trở lại: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.











 
Church Documents
Bích Ngọc - News 07 October 2023
Đặng Tự Do
21:38 06/10/2023
Bản đồ Ukraine cho thấy cuộc phản công 'thành công' gần Bakhmut

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Maps Show Counteroffensive 'Successes' Near Bakhmut”, nghĩa là “Các bản đồ Ukraine cho thấy cuộc phản công 'thành công' gần Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Bích Ngọc.

Theo bản đồ mới nhất do Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, công bố, Ukraine đã đạt được một số tiến bộ trong hoạt động phản công gần Bakhmut ở khu vực Donetsk.

Bản cập nhật mới nhất của tổ chức cố vấn Mỹ cho biết lực lượng của Kyiv tiếp tục các hoạt động tấn công gần Bakhmut và phía tây tỉnh Zaporizhia và được cho là đã tiến bộ vào hôm thứ Năm.

Cuộc phản công nhằm giành lại lãnh thổ của Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ năm, với các cuộc đụng độ đặc biệt nặng nề diễn ra dọc theo chiến tuyến ở khu vực Donetsk và Zaporizhzhia.

Bakhmut vẫn là tâm điểm của cuộc xung đột trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tháng trước Ukraine tuyên bố đã giành lại được thị trấn Andriivka, cách Bakhmut khoảng 6 dặm về phía nam.

Kyiv nói rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa trong khu vực đã “tàn tạ” sau trận chiến. Bakhmut đã chứng kiến một số cuộc đụng độ ác liệt nhất trong cuộc chiến và cuộc phản công của Ukraine đang tiến về phía thành phố công nghiệp.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

ISW trích dẫn một báo cáo từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine hôm thứ Năm đã đạt được “những thành công chưa xác định” ở phía đông Andriivka, trong khi Phát ngôn nhân của Nhóm Lực lượng Tavriisk Ukraine, Đại tá Oleksandr Shtupun báo cáo rằng các lực lượng Ukraine đã đạt được một phần thành công ở phía tây Robotyne, một thị trấn trọng điểm trên mặt trận Zaporizhzhia phía nam Ukraine.

“Các blogger khác của Nga cho rằng lực lượng Ukraine đã tấn công không thành công vào tuyến đường sắt gần Klishchiivka và Andriivka”, tổ chức cố vấn cho biết. “Các nguồn tin của Nga tuyên bố rằng các thành phần của Lữ đoàn súng trường cơ giới số 132 của Nga đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Ukraine theo hướng Horlivka, có thể ám chỉ khu vực giữa hướng Bakhmut và Avdiivka.”

Viện nghiên cứu cho biết các lực lượng Nga đã tiến hành các hoạt động tấn công dọc theo tuyến Kupyansk-Svatove-Kreminna, gần Bakhmut, dọc theo tuyến Thành phố Avdiivka-Donetsk, ở khu vực biên giới tỉnh Zaporizhia phía tây Donetsk-đông và ở phía tây tỉnh Zaporizhia, nhưng không tiến thêm được bước nào vào ngày 5 tháng 10

ISW trích dẫn Bộ Tổng tham mưu báo cáo rằng các lực lượng Nga đã không thành công khi cố gắng chiếm lại các vị trí ở phía đông Dyliivka (cách Bakhmut 15 km về phía tây nam) và gần Hryhorivka (cách Bakhmut 9 km về phía tây bắc), Klishchiivka và Andriivka.

Thượng Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lực lượng mặt đất Ukraine, hôm thứ Năm cho biết Nga đã mất 6 xe tăng trong cuộc đụng độ gần Bakhmut.

Syrskyi, người chỉ huy các nỗ lực phản công đang diễn ra của Ukraine ở phía đông nam đất nước, cho biết trên kênh Telegram chính thức của mình: “Trong một ngày, chúng tôi đã tiêu diệt 6 xe tăng Nga theo hướng Bakhmut”.

“Nhóm Asgard, đơn vị Ochi của Lữ đoàn dù biệt lập số 120 đã hợp tác với nhóm Shark của Lữ đoàn số 28, nhóm Klavdich của Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 92 và nhóm tác chiến điện tử và tác chiến mạng của Lữ đoàn 28” để tiêu diệt xe tăng Nga gần Bakhmut, chỉ huy cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram chính thức của mình.

Tuyên bố của ông cho biết thêm: “Các binh sĩ của chúng tôi đã hủy bỏ ba xe tăng T-72, một chiếc T-80 và hai chiếc T-90”. “Niềm tự hào cho Ukraine.”
 
Thu Trinh - News 07 October 2023
Đặng Tự Do
22:08 06/10/2023
Giờ chót: Zelenskiy bị loại khỏi giải Nobel Hòa bình sau khi rõ ràng rất được yêu thích

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Snubbed for Nobel Peace Prize After Being Clear Favorite”, nghĩa là “Zelenskiy bị loại khỏi giải Nobel Hòa bình sau khi rõ ràng rất được yêu thích.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã mất giải Nobel Hòa bình năm 2023, mặc dù là người dẫn đầu.

Viết trên X, trước đây là Twitter, ủy ban Nobel thông báo rằng giải thưởng đã được trao cho Narges Mohammadi, một nhà hoạt động nhân quyền người Iran. Cô đang thụ án 10 năm 9 tháng với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước Iran và hành động chống lại an ninh quốc gia.

Zelenskiy là người được yêu thích để giành được giải thưởng quốc tế được đánh giá cao. Ở Mỹ người cá cược cho rằng cơ hội chiến thắng của Tổng thống Zelenskiy là 220 lần cao hơn Narges.

Phát biểu với CNN, Henrik Urdal, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, cho biết nhiều người đặt cược rằng Zelenskiy sẽ nhận được giải thưởng đơn giản vì tên tuổi của ông được nhiều người biết đến.

Trong khi những người đặt cược có thể đã đặt nhà lãnh đạo Ukraine lên hàng đầu, các chuyên gia về giải Nobel lại ít tin chắc rằng ông sẽ giành chiến thắng. Dan Smith, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, nói với CNN: “Sẽ giống như hồi năm 1941, người ta tin rằng Thủ tướng Anh khi đó Winston Churchill xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình. Những gì anh ta đang làm vào thời điểm đó là cố gắng giành chiến thắng trong một cuộc chiến. Đó là điều Zelenskiy đang cố gắng thực hiện hiện nay.”

Smith nói thêm: “Quan điểm của tôi là, nếu và khi anh ta có cơ hội đưa đất nước của mình đến hòa bình, thì anh ta có thể sẽ nhận được giải thưởng và được nhiều người coi là người chiến thắng rất xứng đáng”.

Thông báo Mohammadi là người chiến thắng, Berit Reiss-Andersen, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, người đã công bố giải thưởng ở Oslo, cho biết: “Giải thưởng này trước hết là sự công nhận công việc rất quan trọng của cả một phong trào ở Iran với những thành tựu không thể tranh cãi của thủ lĩnh phong trào là Nargis Mohammadi”.

“Tác động của giải thưởng không phải do ủy ban Nobel quyết định. Chúng tôi hy vọng rằng đó là sự khích lệ để tiếp tục công việc dưới bất kỳ hình thức nào mà phong trào này thấy phù hợp.”

Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao Nobel hòa bình năm 2023 cho Narges Mohammadi vì cuộc chiến chống lại sự áp bức phụ nữ ở Iran và cuộc đấu tranh của cô nhằm thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người.

Reiss-Andersen cũng cho biết Mohammadi đã bị bỏ tù 13 lần và bị kết án 5 lần. Tổng cộng, cô đã bị kết án 31 năm tù vì hoạt động cho nhân quyền.

Amini, một phụ nữ Iran 22 tuổi, đột ngột qua đời vào tháng 9 năm 2022 khi đang bị Gasht-e Ershad, hay còn gọi là cảnh sát đạo đức của Iran, giam giữ. Trước khi chết, cô đã bị bắt vì mặc quần áo không phù hợp sau khi bị cáo buộc vi phạm luật yêu cầu phụ nữ phải che tóc bằng khăn trùm đầu cũng như tay và chân. Sau cái chết của Amini, các cuộc biểu tình đòi quyền phụ nữ lan rộng nổ ra khắp Iran.

Năm 2022, giải thưởng được trao cho Trung tâm Tự do Dân sự của tổ chức nhân quyền Ukraine, cùng với nhà vận động nhân quyền Ales Bialiatski đến từ Belarus và tổ chức nhân quyền Memorial của Nga. Sự lựa chọn này được hiểu là lời khiển trách mạnh mẽ đối với Vladimir Putin vì hành động xâm lược Ukraine.

Oleksandra Matviichuk, nhà lãnh đạo Trung tâm Tự do Dân sự, đã viết trên X sau thông báo về chiến thắng năm 2023 của Mohammadi: “Tôi hoan nghênh quyết định của Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho Narges Mohammadi vì cuộc chiến của cô chống lại sự áp bức phụ nữ ở Iran. Chúng ta sống trong một thế giới rất kết nối với nhau. Hiện tại, người dân Iran đang đấu tranh cho tự do. Tương lai của chúng tôi phụ thuộc vào sự thành công của họ.”

Các quốc gia phương Tây tin rằng Iran đã hỗ trợ việc Nga xâm chiếm Ukraine bằng việc cung cấp vũ khí và đạn dược, mặc dù vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết vào tháng 5 năm nay: “Iran cũng tiếp tục cung cấp cho Nga các máy bay không người lái tấn công một chiều. Kể từ tháng 8, Iran đã cung cấp cho Nga hơn 400 máy bay không người lái chủ yếu thuộc loại Shahed.

“Nga đã sử dụng hầu hết các máy bay không người lái này, để tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine bên trong Ukraine. Bằng cách cung cấp cho Nga những máy bay không người lái này, Iran đã trực tiếp tạo điều kiện cho cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga.”

Tehran và Mạc Tư Khoa đều phủ nhận việc Iran cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine.

Matviichuk nói tiếp: “Điều đó còn rõ ràng hơn đối với Ukraine. Tôi sống ở Kyiv, nơi thường xuyên bị hỏa tiễn Nga và máy bay không người lái của Iran bắn phá. Nếu các chế độ độc tài hợp tác thì những người đấu tranh cho tự do phải hỗ trợ lẫn nhau mạnh mẽ hơn nhiều.”

Năm nay, ủy ban giải thưởng Nobel đã xem xét 351 đề cử – 259 đề cử cho cá nhân và 92 đề cử cho tổ chức. Những người có thể đề cử bao gồm những người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, các thành viên của ủy ban, nguyên thủ quốc gia, thành viên quốc hội, cũng như các giáo sư đáng kính về khoa học chính trị, lịch sử và luật quốc tế.

Sau thông báo tháng 10, giải thưởng sẽ được trao trong buổi lễ vào tháng 12. Không biết liệu Mohammadi có thể trực tiếp nhận giải thưởng của mình hay không.
 
VietCatholic TV
Putin dồn dập tin buồn: Bakhmut đại bại. Lính Dù Nga tháo chạy ở Tokmak. Hạm Đội lánh nạn ở Georgia
VietCatholic Media
02:08 06/10/2023


1. Ukraine tấn công dữ dội vào Tokmak, Nga di tản khẩn cấp gia đình các quan chức

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia 'Evacuating' Officers' Families as Ukraine Targets Next Key Outpost”, nghĩa là “Nga 'di tản' gia đình các quan chức khi Ukraine nhắm vào tiền đồn quan trọng tiếp theo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nga đang di tản gia đình các quan chức khỏi thành phố Tokmak của Ukraine khi lực lượng của Kyiv tiến về mặt trận phía nam Zaporizhzhia, một quan chức cho biết hôm thứ Tư.

“Không chỉ có hoảng sợ, nhưng có cả hoảng loạn,” Ivan Fedorov, thị trưởng thành phố Melitopol phía nam bị tạm chiếm của Ukraine ở vùng Zaporizhzhia, cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình về tình hình ở Tokmok, nơi mà Kyiv đang hy vọng. giải phóng như một phần của cuộc phản công đang diễn ra.

Tokmak là một thành phố nhỏ, chiến lược, chỉ cách chiến tuyến hiện tại ở Zaporizhzhia vài dặm và hiện đóng vai trò là trung tâm đường sắt và đường bộ quan trọng cho lực lượng xâm lược của Mạc Tư Khoa. Nó nằm trên một tuyến đường quan trọng mà Kyiv có thể sử dụng để cắt đứt bán đảo Crimea ở Hắc Hải khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm khác.

Bộ Quốc phòng Anh hồi tháng trước cho biết quân đội Nga đang tăng cường củng cố khu vực đó vì “mối lo ngại ngày càng tăng” về việc Kyiv tiến quân qua phòng tuyến của Nga trong khu vực bị tạm chiếm.

“Quân xâm lược ở mặt trận Melitopol đang chuẩn bị cho một mùa thu nóng bức. Thời tiết ở Tokmak vốn đã nóng như thiêu đốt: vài tuần trước, quân xâm lược bắt đầu di tản các thi thể của 'chính quyền', và vài ngày trước, các sĩ quan Nga bắt đầu di tản ráo riết gia đình của họ”, Fedorov nói.

Fedorov cho biết người Nga đã bắt đầu “di chuyển” các cơ sở giáo dục - trường học, học viện và cao đẳng. “Tối hôm qua đã có thông báo rằng 'các cơ quan hành chính', các cửa hàng và chợ sẽ không hoạt động hôm nay.”

Thị trưởng Melitopol lưu vong nói thêm: “Dù chúng tôi có chuẩn bị điều gì thì đối phương cũng chắc chắn không vui”.

Melitopol, nơi có dân số trước chiến tranh là 150.000 người, là một trong những khu vực đầu tiên rơi vào tay lực lượng Nga sau khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái. Fedorov bị cơ quan đặc nhiệm Nga bắt và giam giữ vào tháng 3 năm 2022 trong sáu ngày cho đến khi được trả tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, báo cáo vào ngày 26 tháng 9 rằng các lực lượng Nga - bao gồm Sư đoàn súng trường cơ giới hóa số 42, Trung đoàn súng trường cơ giới hóa số 71 và Trung đoàn súng trường cơ giới hóa số 70 - đã gấp rút củng cố khu vực Tokmak khi quân Kyiv đang tiến đánh.

Viện nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết động thái này cho thấy “bộ chỉ huy Nga chưa điều động sâu hệ thống phòng thủ đa tầng ở miền nam Ukraine”. Hầu hết các lực lượng Nga trong khu vực dường như đã được triển khai “đến các khu vực tiền tuyến ngay lập tức”

ISW cho biết thêm: “Việc triển khai Trung đoàn súng trường cơ giới hóa số 70 và số 71 đến tận Tokmak cho thấy rằng các thành phần trong cùng đơn vị với các đơn vị Nga đang phòng thủ ở các vị trí tiền phương, có thể đang giữ các vị trí tiếp theo với số lượng nhỏ hơn.”

2. Nga để mắt đến căn cứ hải quân mới cho Hạm đội Hắc Hải sau cuộc rút lui ở Crimea

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Eyes New Naval Base for Black Sea Fleet After Crimea Retreat”, nghĩa là “Nga để mắt đến căn cứ hải quân mới cho Hạm đội Hắc Hải sau cuộc rút lui ở Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Nga đang để mắt đến một căn cứ hải quân thường trực mới trên bờ Hắc Hải thuộc khu vực ly khai Abkhazia của Georgia, lãnh đạo nước này cho biết hôm thứ Năm, khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy Hạm đội Hắc Hải của Putin đang chạy trốn khỏi bán đảo Crimea bị tạm chiếm.

“Chúng tôi đã ký một thỏa thuận và trong tương lai gần sẽ có một điểm triển khai lâu dài cho hải quân Nga ở quận Ochamchira”, lãnh đạo phe ly khai Abkhazia, Aslan Bzhania, nói với tờ Izvestia của Nga một ngày sau khi ông gặp Putin.

Ông nói: “Tất cả điều này nhằm mục đích nâng cao mức độ khả năng phòng thủ của cả Nga và Abkhazia, và kiểu tương tác này sẽ tiếp tục”. “Cũng có những điều tôi không thể nói tới.”

Điện Cẩm Linh chưa bình luận về vấn đề này. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Diễn biến này xảy ra sau khi xuất hiện các hình ảnh vệ tinh ngày 1 và 2 tháng 10 được ba blogger Nga chia sẻ hôm thứ Tư cho thấy một số tàu lớn nhất của Hạm đội Hắc Hải đã tái định vị từ cảng Sevastopol ở Crimea.

Hạm đội Hắc Hải của Nga đã phải hứng chịu nhiều đòn trong những tuần gần đây khi Kyiv tăng cường tấn công nhằm chiếm lại bán đảo Hắc Hải đã bị Putin sáp nhập vào năm 2014.

3. Trận chiến Bakhmut chứng kiến 6 xe tăng Nga bị tiêu diệt chỉ trong một ngày: Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Bakhmut Battle Sees Six Russian Tanks Destroyed in Just a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết, trận chiến Bakhmut chứng kiến 6 xe tăng Nga bị tiêu diệt chỉ trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga đã mất 6 xe tăng trong vòng 24 giờ trong cuộc đụng độ gần thành phố Bakhmut, Thượng tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết hôm thứ Năm.

Syrskyi, người đang chỉ huy các nỗ lực phản công đang diễn ra của Ukraine ở phía đông nam đất nước, cho biết: “Trong một ngày, chúng tôi đã tiêu diệt 6 xe tăng Nga theo hướng Bakhmut”.

Tháng trước, hơn ba tháng sau cuộc phản công nhằm đòi lại lãnh thổ bị Nga chiếm giữ trong chiến tranh, Ukraine tuyên bố đã giành lại được thị trấn Andriivka, cách Bakhmut khoảng 6 dặm về phía nam. Kyiv nói rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa trong khu vực đã “tàn tạ” sau trận chiến. Bakhmut đã chứng kiến một số cuộc đụng độ ác liệt nhất trong cuộc xung đột và cuộc phản công của Ukraine đang tiến về phía thành phố công nghiệp.

“Nhóm Asgard, đơn vị Ochi của Lữ đoàn dù biệt lập số 120 đã hợp tác với nhóm Shark của Lữ đoàn số 28, nhóm Klavdich của Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 92 và nhóm tác chiến điện tử và tác chiến mạng của Lữ đoàn 28” để tiêu diệt xe tăng Nga gần Bakhmut, chỉ huy cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram chính thức của mình.

Tuyên bố của ông cho biết thêm: “Các binh sĩ của chúng tôi đã hủy bỏ ba xe tăng T-72, một chiếc T-80 và hai chiếc T-90”. “Niềm tự hào cho Ukraine.”

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng gần Bakhmut, các lực lượng Nga “đã thực hiện những nỗ lực không thành công nhằm giành lại vùng đất đã mất ở các vùng lân cận Hryhorivka, Klishchiivka và Andriivka (tỉnh Donetsk)”.

Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Lực lượng phòng thủ Ukraine tiếp tục các hoạt động tấn công ở phía nam Bakhmut (tỉnh Donetsk), gây tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho đối phương, đồng thời củng cố các vị trí mới của chúng”.

Họ cho biết, kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022, Mạc Tư Khoa đã mất 4.757 xe tăng, trong đó có 12 xe tăng trong 24 giờ qua.

Ước tính thương vong quân sự trong cuộc xung đột rất khác nhau, với số liệu do Ukraine cung cấp thường vượt xa số liệu do các đồng minh phương Tây đưa ra. Nga hiếm khi công bố số liệu về tổn thất quân đội của mình, nhưng khi công bố, ước tính của họ thấp hơn nhiều so với Ukraine.

4. Hoàn toàn bất ngờ: Ukraine nhận được sự hỗ trợ từ một nguồn không mơ thấy nổi

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Receives Boost From Unlikely Source”, nghĩa là “Ukraine nhận được sự hỗ trợ từ một nguồn bất ngờ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Theo tuyên bố hôm thứ Tư của quân đội Mỹ, Hoa Kỳ đã gửi hơn 1 triệu viên đạn Iran bị tịch thu tới Ukraine.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết, 1,1 triệu viên đạn 7,62 ly được chuyển cho Ukraine là một phần trong hoạt động tịch thu các lô hàng vũ khí được cho là từ Iran dành cho các chiến binh được Tehran hậu thuẫn ở Yemen. CENTCOM là một bộ phận của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và được giao nhiệm vụ giải quyết các hoạt động quân sự ở Trung Đông.

Trong suốt cuộc chiến do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động vào tháng 2 năm 2022, Iran đã liên kết chặt chẽ với Nga và đã cung cấp cho lực lượng của Putin máy bay không người lái chiến đấu Shahed. Bất chấp sự phủ nhận ban đầu của chính phủ Iran rằng họ chưa từng cung cấp máy bay không người lái cho Mạc Tư Khoa, một quan chức Iran sau đó đã thừa nhận vào tháng 11 năm 2022 rằng đất nước của ông đã cung cấp thứ mà ông tuyên bố là “một số lượng nhỏ” máy bay không người lái cho Nga “vài tháng trước cuộc chiến Ukraine”.

Việc chuyển đạn dược tới Kyiv diễn ra vào thời điểm thích hợp đối với Ukraine, vì Quốc hội không đưa viện trợ mới nào cho Kyiv vào dự luật chi tiêu tạm thời được thông qua vào cuối tuần trước để tránh việc chính phủ liên bang đóng cửa.

Ngoài ra, trong tuần này, một số quan chức từ các quốc gia NATO là đồng minh của Kyiv bày tỏ lo ngại rằng họ có thể sắp hết đạn để gửi thêm tới Ukraine.

“Mỹ cam kết hợp tác với các đồng minh và đối tác của mình để chống lại dòng viện trợ sát thương của Iran trong khu vực bằng mọi biện pháp hợp pháp, bao gồm các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc cũng như thông qua các biện pháp ngăn chặn”, CENTCOM cho biết trong thông cáo báo chí.

Tuyên bố tiếp tục: “Sự hỗ trợ của Iran đối với các nhóm vũ trang đe dọa an ninh quốc tế và khu vực, lực lượng của chúng tôi, nhân viên ngoại giao và công dân trong khu vực, cũng như của các đối tác của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm bất cứ điều gì có thể để làm sáng tỏ và ngăn chặn các hoạt động gây bất ổn của Iran.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Iran qua email để yêu cầu bình luận.

CENTCOM cho biết Iran đã dự định số vũ khí bị thu giữ cho các thành viên của phong trào Houthi ở Yemen và lưu ý rằng việc chuyển giao vũ khí đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Theo tuyên bố, vụ bắt giữ diễn ra vào tháng 12 năm 2022.

“Chính phủ đã giành được quyền sở hữu số vũ khí này vào ngày 20 tháng 7 năm 2023, thông qua yêu cầu tịch thu dân sự của Bộ Tư pháp đối với Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran,” CENTCOM cho biết.

Chính phủ Iran đã lên tiếng ủng hộ phong trào Houthi nhưng phủ nhận việc tiến hành chuyển giao vũ khí vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, Mỹ cáo buộc Iran cung cấp cho lực lượng Houthi nhiều loại vũ khí được cho là được sử dụng để tấn công lực lượng Yemen, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

5. Người Ukraine lo ngại sự hỗn loạn tại Quốc hội Mỹ có thể ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của họ

Người Ukraine bày tỏ lo ngại rằng việc phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy có thể gây tổn hại đến khả năng phòng thủ của họ cũng như kết quả của cuộc chiến, dù nhiều người dân vẫn coi Mỹ là đồng minh đáng tin cậy.

Cuộc bỏ phiếu loại bỏ McCarthy diễn ra sau một thỏa thuận cuối tuần, trong đó nguồn tài trợ cho chính phủ Hoa Kỳ được gia hạn thêm 45 ngày - nhưng không có điều khoản nào được đưa ra liên quan đến viện trợ mới cho Ukraine. Điều đó khiến yêu cầu viện trợ quân sự mới trị giá 24 tỷ Mỹ Kim của chính quyền Biden được đệ trình lên Quốc hội vào mùa hè rơi vào tình trạng lấp lửng.

6. Các quan chức Ukraine cho biết Nga tiến hành hàng chục cuộc không kích

Các quan chức quân sự Ukraine hôm thứ Năm cho biết Nga đã tiến hành hơn 60 cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự và dân sự ở Ukraine trong 24 giờ qua.

Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết lực lượng Nga đã pháo kích hơn 140 khu định cư ở các khu vực Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu mùng 6 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết tình hình tổng quát như sau:

Tại Zaporizhzhia: Quân đội Ukraine đã đẩy lùi thành công các cuộc tấn công của Nga gần Novodarivka, Verbove và Robotyne ở khu vực phía nam Zaporizhzhia. Ông cho biết thêm, lực lượng Ukraine cũng đang tiến hành “các hoạt động tấn công” ở khu vực Melitopol.

Tại Kherson, Bộ Tổng tham mưu cho biết: Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi quân Nga “phá hủy các kho đạn và tấn công thành công vào hậu phương của đối phương” ở khu vực phía Nam.

Tại Miền Đông Ukraine: Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công ở phía bắc Zybyne thuộc khu vực Kupiansk của vùng Kharkiv, cũng như các cuộc tấn công ở khu vực Lyman ở các khu vực phía đông Makiivka, vùng Luhansk và phía tây bắc Dibrova ở Donetsk.

Tại Donetsk: Ở những nơi khác trong khu vực Donetsk, các lực lượng Nga đã cố gắng giành lại lãnh thổ gần Hryhorivka, Klishchiivka và Andriivka xung quanh thành phố Bakhmut đang bị vây hãm nhưng không thành công, bỏ lại nhiều xác đồng đội. “Lực lượng phòng vệ tiếp tục các hoạt động tấn công ở phía nam Bakhmut trong khu vực Donetsk, gây tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho đối phương, đồng thời củng cố các vị trí đã đạt được”.

7. Putin khẳng định cuộc chiến của Nga ở Ukraine không phải là xung đột về lãnh thổ mà là về nguyên tắc

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chiến tranh ở Ukraine không phải là xung đột về lãnh thổ.

“Cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là xung đột lãnh thổ và tôi muốn nói rõ điều đó. Nga là quốc gia có diện tích đất lớn nhất thế giới và chúng tôi không có hứng thú với việc chinh phục thêm lãnh thổ”, Putin nói khi phát biểu tại Diễn đàn Valdai ở Sochi hôm thứ Năm.

Theo Putin, Nga “vẫn còn nhiều việc phải làm để phát triển đúng mức Siberia, Đông Siberia và Viễn Đông Nga”.

Putin nhắc lại rằng Nga không “cố gắng thiết lập sự cân bằng địa chính trị trong khu vực”.

Thay vào đó, Putin cho biết vấn đề là “về các nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế mới”.

Việc phủ nhận những nguyên tắc này, một trong số đó là “sự cân bằng trên thế giới nơi không ai có thể đơn phương ép buộc người khác sống hoặc hành xử theo ý muốn của một bá chủ” là nguyên nhân gây ra xung đột, Putin nói, dường như đang ám chỉ phương Tây.

Putin nói thêm rằng giới tinh hoa phương Tây “cần một đối phương”. Ông nói như trên để biện minh cho sự cần thiết phải hành động quân sự và biến Mạc Tư Khoa thành một đối phương.

8. Việc phế truất Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ càng làm phức tạp thêm viện trợ cho Ukraine khi nguồn vốn cạn kiệt

Việc phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy khỏi Quốc hội Hoa Kỳ đã tạo ra một đám mây đen bao phủ lên tiến trình viện trợ quân sự và tài chính của Washington cho Ukraine vốn đã gặp khó khăn.

Nếu không có Chủ tịch Hạ viện, Hạ viện không thể thông qua luật và có thể phải mất vài tuần trước khi một Chủ tịch Hạ viện khác được bầu.

Cuộc bỏ phiếu phế truất McCarthy diễn ra sau một thỏa thuận cuối tuần, trong đó nguồn tài trợ cho chính phủ Mỹ được gia hạn thêm 45 ngày - nhưng không có điều khoản nào được đưa ra về viện trợ mới cho Ukraine.

Điều đó khiến yêu cầu viện trợ quân sự mới trị giá 24 tỷ Mỹ Kim của chính quyền Biden được đệ trình lên Quốc hội vào mùa hè rơi vào tình trạng lấp lửng. Nó cũng khiến kho bạc ở mức thấp đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Joe Biden cuối tuần qua cho biết ông mong đợi Chủ tịch Hạ viện McCarthy “giữ cam kết bảo đảm lối đi và hỗ trợ cần thiết để giúp Ukraine khi họ tự vệ trước sự xâm lược và tàn bạo”.

Nhưng McCarthy hiện đã mãn nhiệm và đã loại trừ khả năng tái tranh cử chức chủ tịch Hạ Viện. Trong khi vẫn chưa rõ ai sẽ kế nhiệm ông, một số ứng cử viên tiềm năng tỏ ra hoài nghi về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine ở cấp độ hiện tại.

Bản thân McCarthy đã cảnh báo: “Các thành viên của chúng tôi có rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là về các quy định về trách nhiệm giải trình đối với những gì chúng tôi muốn thấy với số tiền được gửi.”

Nhiều nhà phân tích ước tính rằng “tốc độ thiêu đốt” thiết bị, đạn dược và bảo trì hiện tại của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga là khoảng 2,5 tỷ Mỹ Kim mỗi tháng, có thể cao hơn. Phần lớn nguồn tài trợ cho chi tiêu đó đến từ Washington.

Tuần trước, giám đốc tài chính của Ngũ Giác Đài, Michael McCord, đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Quốc hội rằng tiền dành cho Ukraine đang cạn dần. Trong một lá thư do Đảng Dân chủ Hạ viện công bố sau đó, McCord nói rằng Ngũ Giác Đài còn khoảng 5,4 tỷ Mỹ Kim trong cái được gọi là thẩm quyền rút vốn của tổng thống, cho phép vận chuyển nhanh chóng vũ khí từ kho dự trữ hiện có. Về cơ bản đó là khoảng hai tháng tiền.

McCord cũng cảnh báo rằng trong số khoảng 26 tỷ Mỹ Kim mà Quốc hội đã ủy quyền để thay thế vũ khí và thiết bị đã được gửi đến Ukraine, chỉ còn lại 1,6 tỷ Mỹ Kim.

“Nếu không có nguồn tài trợ bổ sung bây giờ, chúng tôi sẽ phải trì hoãn hoặc cắt giảm hỗ trợ để đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp của Ukraine, bao gồm cả phòng không và đạn dược vốn rất quan trọng và cấp bách khi Nga chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công mùa đông và tiếp tục bắn phá các thành phố của Ukraine”, McCord nói.

Max Bergmann, giám đốc khu vực Âu Châu và Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói rằng “sự hỗn loạn trong Hạ viện khiến Ukraine rơi vào tình trạng lấp lửng nguy hiểm”.

“Hãy nói rõ rằng, nếu Quốc hội Mỹ không thông qua dự luật tài trợ, Ukraine sẽ gặp rắc rối sâu sắc. Rất nhiều người Ukraine sẽ chết và khả năng chiến đấu của họ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng”, Bergmann nói.

Đối với các nhà hoạch định quân sự Ukraine, sự bất ổn là một thách thức to lớn khi họ cố gắng lên kế hoạch cho bất kỳ cuộc tấn công mùa đông nào cũng như nơi đặt hệ thống phòng không.

Hàng tồn kho ở Âu Châu thấp: Bergmann và các nhà phân tích khác cũng nhấn mạnh rằng nếu nguồn tài trợ của Mỹ giảm dần hoặc bị trì hoãn, các nước Âu Châu sẽ không thể bù đắp được khoản thiếu hụt. Hàng tồn kho đã ở mức rất thấp, như các quan chức NATO đã cảnh báo hôm thứ Ba.

“Quân đội Âu Châu đã có kho hàng trống do thiếu đầu tư trong nhiều thập kỷ. Chẳng còn gì nhiều để cho đi. Người Âu Châu có thể và nên làm cho ngành công nghiệp của họ phát triển nhưng điều này lại cần có thời gian,” Bergmann lưu ý.

Cho đến nay, khoản tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine của Hoa Kỳ đã lên tới 113 tỷ Mỹ Kim cho viện trợ an ninh, kinh tế và nhân đạo kể từ khi Nga xâm lược.

Chính phủ Ukraine vẫn chưa phản ứng với những tin tức mới nhất từ Washington nhưng đã cố tỏ ra bình tĩnh trong vài ngày qua.

Trả lời thông tin viện trợ cho Ukraine không được đưa vào thỏa thuận chi tiêu tạm thời, Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba nói: “Câu hỏi đặt ra là liệu những gì xảy ra tại Quốc hội Mỹ cuối tuần trước là một trục trặc hay có tính hệ thống,” Kuleba nói bên lề cuộc họp báo. cuộc gặp với các ngoại trưởng Liên minh Âu Châu. “Tôi nghĩ đó là một trục trặc.”

9. Hai thường dân thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào Kherson

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu mùng 1 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết ít nhất hai người đã thiệt mạng trong các vụ đánh bom ở Kherson hôm thứ Năm, khi lực lượng Nga tăng cường tấn công nhằm vào thành phố phía nam Ukraine.

Cô cho biết một phụ nữ 60 tuổi và một công nhân 54 tuổi đang tỉa cây đã chết trong các cuộc tấn công. Một quả đạn pháo đã rơi xuống thành phố lúc 9h30 sáng giờ địa phương.

Quân đội Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công chết người ở Kherson trong những tuần gần đây, trong bối cảnh Ukraine bắn vào các đơn vị Nga ở các khu vực bị tạm chiếm trong khu vực.

Nga đã pháo kích vào khu vực Kherson 78 lần trong 24 giờ qua, nhắm 25 quả đạn pháo vào riêng thành phố Kherson. Lực lượng Mạc Tư Khoa đã sử dụng các loại vũ khí bao gồm súng cối, pháo binh, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, xe tăng, máy bay, máy bay không người lái và hỏa tiễn.

10. Phản ứng của nhà báo Nga sau khi bị kết án vắng mặt 8,5 năm tù

Nhà báo Nga Marina Ovsyannikova, người đã tổ chức một cuộc biểu tình táo bạo trực tiếp trên truyền hình nhà nước vào năm ngoái, đã bị kết án vắng mặt 8 năm rưỡi tù vào hôm thứ Tư, theo một tuyên bố từ dịch vụ báo chí của tòa án quận Mạc Tư Khoa.

Tòa án cho biết Ovsyannikova bị kết tội “phổ biến công khai thông tin cố ý sai lệch về việc sử dụng Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga”.

Nhà báo này đã trở nên nổi tiếng quốc tế vào tháng 3 năm 2022 khi, với tư cách là biên tập viên của đài truyền hình Channel One do nhà nước Nga kiểm soát, cô đứng sau một xướng ngôn viên và giơ tấm biển có dòng chữ “Không chiến tranh” trong một buổi phát sóng trực tiếp.

Trong một tuyên bố Ovsyannikova gọi cáo buộc chống lại cô là “vô lý và có động cơ chính trị”.

Cô nói: “Người ta quyết định đánh tôi một đòn quyết liệt vì tôi không sợ hãi và gọi đích danh sự việc. Tất nhiên, tôi không thừa nhận tội lỗi của mình. Và tôi không rút lại bất cứ một lời nào của tôi. Tôi đã đưa ra một lựa chọn đạo đức rất khó khăn nhưng đúng đắn duy nhất trong đời mình và tôi đã phải trả một cái giá khá đắt cho nó.”

Theo trợ lý của cô, Ovsyannikova đã trốn thoát khỏi sự quản thúc tại gia cùng cô con gái 11 tuổi vào năm ngoái và hiện đang ở Paris.

11. Thủ tướng Ý sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine nhưng lưu ý đến việc sự ủng hộ của công chúng đang suy giảm

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết cô sẽ tiếp tục ủng hộ quân đội Ukraine nhưng nhận thức được sự ủng hộ của công chúng đang suy giảm, khi quân đội phương Tây cảnh báo về việc cạn kiệt kho đạn dược gửi tới Kyiv.

“Về vấn đề viện trợ, chúng tôi luôn sát cánh cùng Ukraine và đó là những gì chúng tôi sẽ tiếp tục làm, một mặt rõ ràng phù hợp với các yêu cầu được đưa ra và mặt khác không cần thiết phải làm suy yếu hoặc xâm phạm an ninh của chúng tôi.” cô ấy nói với Sky TG, chi nhánh của CNN trong một cuộc phỏng vấn trước camera vào thứ Tư.

Ý là nước ủng hộ kiên định cho Ukraine, cho đến nay đã cung cấp 6 gói hỗ trợ quân sự và hơn 165 triệu euro (173 triệu Mỹ Kim) viện trợ nhân đạo.

Meloni cảnh báo: “Rõ ràng là chiến tranh tạo ra những hậu quả ảnh hưởng lớn đến xã hội của chúng ta và nếu chúng ta không giải quyết tốt chúng, dư luận sẽ tiếp tục suy yếu”.

Nhà lãnh đạo Ý liệt kê lạm phát, giá năng lượng tăng cao và tình trạng di cư gia tăng là những ví dụ về hậu quả của chiến tranh có nguy cơ “gây ra sự mệt mỏi trong dư luận”.

“ Câu hỏi thực sự là liệu chúng ta có thể... làm việc một cách thông minh để hạn chế hậu quả của cuộc xung đột hay không.

Cô nói thêm: “Nếu không, rõ ràng là sẽ ngày càng khó quản lý nó với những ý kiến công chúng khác nhau của những người dân phải gánh chịu hậu quả của cuộc xung đột”.

Một số thông tin cơ bản: Ukraine đang phải đối mặt với khả năng thâm hụt viện trợ từ các đồng minh Mỹ và Âu Châu, một tình thế khó khăn mà các quan chức cao cấp cho rằng có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng về chiến trường trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư cho biết ông lo ngại về những nỗ lực thất bại của Quốc hội trong việc phê duyệt vũ khí cho Kyiv. Vụ lật đổ lịch sử Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy hôm thứ Ba khỏi cơ quan lập pháp của Washington có nghĩa là các dự luật không thể được thông qua cho đến khi có một nhà lãnh đạo mới – điều này có khả năng trì hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine.

Trong khi đó, các quan chức NATO và Anh kêu gọi các quốc gia trong khối tăng cường sản xuất vũ khí vì kho dự trữ có thể khan hiếm, một diễn biến đáng lo ngại đối với các đồng minh đang mong muốn duy trì dòng viện trợ ổn định cho Ukraine.

12. Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh cho biết các cuộc kiểm tra cảnh báo công khai là “không thể thiếu” khi còi báo động vang lên khắp nước Nga

Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov đã nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc thử nghiệm hệ thống còi báo động ở Nga, sau các cuộc thử nghiệm được lên kế hoạch trước trên khắp đất nước vào hôm thứ Tư.

Theo Peskov, việc thử nghiệm như vậy “không chỉ phù hợp mà còn là điều không thể thiếu”. Song song với các cuộc diễn tập di tản khẩn cấp thường xuyên do nguy cơ địa chấn gia tăng, Peskov cho biết cần phải tiến hành huấn luyện ở các khu vực khác.

Các quan sát viên cho rằng Nga diễn tập di tản khẩn cấp trên phạm vi cả nước là một phần trong chiến dịch hăm dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trước đó, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã công bố thử nghiệm hệ thống cảnh báo công cộng trên tất cả các vùng của đất nước vào sáng thứ Tư, phát ra tiếng còi báo động và làm gián đoạn các chương trình phát thanh và truyền hình.

Bộ cho biết còi báo động sẽ vang lên cùng với thông báo có nội dung: “Mọi người chú ý,” Bộ cho biết và nói thêm rằng không có lý do gì để hoảng sợ trong quá trình kiểm tra.

Theo Bộ này, các chương trình phát thanh và truyền hình cũng sẽ bị gián đoạn trong một phút.

Các báo cáo và video được chia sẻ trên các kênh Telegram địa phương cho thấy còi báo động đã vang lên vào sáng thứ Tư ở trung tâm Mạc Tư Khoa, khu vực Mạc Tư Khoa và nhiều khu vực khác trên khắp nước Nga.
 
Vị Giám Mục quá trẻ đã qua đời đột ngột. Các HY Burke và Müller: Chúc phúc cho tội lỗi là báng bổ
VietCatholic Media
05:07 06/10/2023


1. Đức Hồng Y Burke nói ‘Dubia’ không nhằm mục đích tấn công Đức Giáo Hoàng

Đức Hồng Y Raymond Burke đã lên tiếng về những phản ứng đối với dubia mà ngài và bốn vị Hồng Y khác đệ trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào đêm trước ngày khai mạc phiên họp toàn thể của Thượng hội đồng về Thượng hội đồng, đồng thời khẳng định rằng động thái này không nhằm vào cá nhân Đức Giáo Hoàng cũng như không nhằm vào chương trình nghị sự của Đức Giáo Hoàng, mà chỉ nhằm bảo vệ tín lý ngàn đời của Giáo hội.

Đức Hồng Y đã phát biểu tại một hội nghị được tờ báo Công Giáo Ý Nuova Bussola Quotidiana tổ chức tại Rôma vào ngày 3 tháng 10 với chủ đề “Thượng hội đồng Babel”, được thiết kế để thảo luận về những điểm tranh chấp chính nêu ra bởi thượng hội đồng, khai mạc tại Vatican vào ngày Ngày 4 tháng 10.

Công việc của phiên họp đầu tiên này do Đức Giáo Hoàng triệu tập, có tựa đề “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, dự phần và truyền giáo,” sẽ kéo dài đến ngày 29 tháng 10. Phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị dự kiến vào tháng 10 năm 2024 để “tiếp tục phân định.”

Trong bài phát biểu của mình tại Nhà hát Ghione, nằm cách Quảng trường Thánh Phêrô chưa đầy một dặm, nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao đã tái khẳng định mối quan ngại của ngài đối với “những sai lầm về triết học, giáo luật và thần học đang phổ biến ngày nay liên quan đến Thượng Hội đồng Giám mục và phiên thứ nhất.”

Những trở ngại chính được Đức Hồng Y và 4 vị Hồng Y khác trích dẫn trong các câu hỏi gửi đến Đức Thánh Cha vào tháng 8 và được công bố vào ngày 2 tháng 10 liên quan đến việc phát triển giáo lý, việc chúc lành cho các kết hợp đồng giới, thẩm quyền của Thượng Hội đồng về Thượng hội đồng, quyền của phụ nữ, bí tích truyền chức và bí tích giải tội.

“Thật không may là rất rõ ràng rằng một số người đã viện dẫn Chúa Thánh Thần làm chiêu bài nhằm mục đích thúc đẩy một chương trình nghị sự mang tính chính trị và nhân văn hơn là giáo hội và thần thánh”, ngài nói trước một cử tọa khoảng 200 người, phần lớn là người dân địa phương các nhà báo và giáo sĩ, bao gồm cả Đức Hồng Y người Guinea Robert Sarah, người đồng ký kết dubia, cùng với các Đức Hồng Y Walter Brandmüller, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez.

Nhấn mạnh rằng “nhiều anh em trong hàng giám mục và thậm chí cả Hồng Y đoàn ủng hộ sáng kiến này, mặc dù họ không có tên trong danh sách chính thức những người ký kết”, vị Hồng Y người Mỹ nói rõ rằng sáng kiến này không nhắm đến Đức Thánh Cha với tư cách cá nhân.

Ngài phản ứng với một bình luận được đưa ra bởi một nghị phụ, được Il Giornale trích dẫn với điều kiện giấu tên sau khi nội dung của bản dubia được công bố trên báo chí, cáo buộc năm vị Hồng Y “chỉ muốn tấn công Đức Giáo Hoàng Phanxicô” và tìm cách ra lệnh cho chương trình nghị sự của họ bất kể nguy cơ đe dọa sự hiệp nhất của Giáo hội.

Ngài nói tiếp rằng: “Những nhận xét này cho thấy tình trạng nhầm lẫn, sai lầm và chia rẽ đang tràn ngập phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục”. “Năm dubia chỉ đề cập đến tín lý và kỷ luật lâu đời của Giáo hội, chứ không phải chương trình nghị sự của một giáo hoàng.”

Theo ngài, tuyên bố đó bị ảnh hưởng bởi những lời của tân Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, người trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Register đã cáo buộc những người chỉ trích “học thuyết của Đức Thánh Cha” đang trên con đường dẫn tới “dị giáo và ly giáo”.

“Giáo hội chưa bao giờ dạy rằng giáo hoàng Rôma có quyền lực đặc biệt để thiết lập học thuyết của riêng mình. Đức Thánh Cha là bậc thầy đầu tiên của kho tàng đức tin, vốn tự nó luôn sống động và năng động”, ngài nói.

Đức Hồng Y Burke sau đó đã thách thức chính khái niệm về tính đồng nghị, chủ đề của thượng hội đồng hiện tại. Thật vậy, ngài tin rằng thuật ngữ “trừu tượng” về tính đồng nghị, mà ngài mô tả là “một chủ nghĩa mới trong học thuyết của Giáo hội”, nhằm mục đích “liên kết một cách giả tạo” khái niệm này với một thực tiễn phương Đông, tuy nhiên nó có “tất cả các đặc điểm của một phát minh gần đây đặc biệt là đối với giáo dân.”

Những nhận xét này lặp lại quan điểm của luật sư giáo luật, Cha Gerald Murray, người đã giới thiệu hội nghị bằng cách bày tỏ sự nghi ngờ của mình về tính hợp lệ của phiên họp thượng hội đồng hiện tại, do việc đưa các đại cử tri không phải giám mục vào Thượng Hội Đồng.

Ngài nói: “Những người không phải là mục tử trong Giáo hội đang được trao một vai trò mà về bản chất chỉ thuộc về các mục tử”, đồng thời kết luận rằng “hội nghị không còn là Thượng Hội đồng Giám mục nữa”.

“Bằng cách tương tự, liệu chúng ta có nói rằng việc bầu chọn giáo hoàng tại mật nghị bao gồm các Hồng Y và cả những người không phải Hồng Y vẫn là một hành động của Hồng Y đoàn hay không? Rõ ràng là chúng ta không thể nói như vậy”, ông nói.

Việc thiếu một khía cạnh siêu hình trong việc hiểu khái niệm tính đồng nghị cũng được chỉ ra bởi Stefano Fontana, giám đốc Đài quan sát Học thuyết Xã hội của Giáo hội mang tên Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Stefano Fontana đã lưu ý rằng các khái niệm và các từ ngữ chủ yếu đã phát triển xung quanh khái niệm này trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong Tài Liệu Làm Việc, đã bị ảnh hưởng bởi các trào lưu như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx và, nói chung hơn, chủ nghĩa lịch sử, vốn cho rằng các giá trị của một xã hội phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử.

Kết quả là, Fontana nói, “sự thay đổi học thuyết thông qua tính đồng nghị mới này không được giao phó cho học thuyết mà cho việc thực hành; chính sự thực hành quyết định những gì chúng ta làm.”

Fontana nêu ví dụ thay vì trịnh trọng tuyên bố ngay lập tức hành vi đồng tính là OK, là đẹp lòng Chúa, người ta không làm như thế. Người ta đi đường vòng: Cho phép chúc lành trước đã, theo đúng chiến thuật của chủ nghĩa Marx: “Thực tại xã hội quyết định ý thức xã hội.” Đến một ngày đẹp trời hay u ám nào đó, người ta mới tuyên bố hành vi đồng tính là OK, là đẹp lòng Chúa, bất kể những lời dạy trong Kinh Thánh.


Source:National Catholic Register

2. Giám Mục Phụ Tá Chicago Kevin Birmingham, 51 tuổi, qua đời trong giấc ngủ

Kevin Birmingham, Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Chicago, đã qua đời trong giấc ngủ đêm qua, tổng giáo phận xác nhận vào chiều thứ Hai. Ngài đã qua đời ở tuổi 51.

Cha Manuel Dorantes, cha sở tại Giáo xứ St. Mary of the Lake ở Chicago, viết trên trang mạng xã hội X vào chiều thứ Hai rằng ngài “sốc và đau buồn trước cái chết bất ngờ của Đức Giám Mục Phụ Tá Chicago Kevin Birmingham trong giấc ngủ đêm qua”.

Cha Dornates nói: “Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho linh hồn của anh ta và cho người mẹ thân yêu của Đức Cha trong thời điểm vô cùng khó khăn này đối với bà”. “Đức Cha sắp bước sang tuổi 52 vào tuần này.”

Một phát ngôn viên của tổng giáo phận sau đó đã xác nhận với CNA rằng vị giám mục đã qua đời trong giấc ngủ qua đêm.

Tổng giáo phận vào chiều thứ Hai đã công bố cáo phó trên trang web của mình, trong đó Đức Tổng Giám Mục Chicago, Đức Hồng Y Blase J. Cupich gọi Đức Cha Birmingham là “một linh mục và giám mục tuyệt vời” và “một người bạn thân và một đồng nghiệp đáng quý”.

Trong khi đó, Giám Mục Phụ Tá của Birmingham, Jeffrey Grob, đã mô tả vị cố giám mục là “chân thật, dễ thương, hài hước và có tính mục vụ. Ngài có trái tim của một mục tử.”

Cáo phó cho biết sắp tổ chức tang lễ.

Theo một bài báo năm 2020 trên tờ báo Chicago Catholic của tổng giáo phận, ngài được thụ phong linh mục khi mới 25 tuổi. Ngài lớn lên ở Chicago Ridge, “con thứ bảy trong số 10 người con trong gia đình”.

Theo trang web của tổng giáo phận, ngài theo học tại Chủng viện Đại học Niles và Đại học St. Mary of the Lake.

Ngài được thụ phong linh mục vào tháng 5 năm 1997 và một lần nữa trong vai trò cuối cùng là Giám Mục Phụ Tá vào ngày 13 tháng 11 năm 2020.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Giám Mục kêu gọi ngày cầu nguyện và ăn chay mãnh liệt để chấm dứt bạo lực ở Mễ Tây Cơ

Cristóbal Ascencio García, giám mục của Apatzingán, nằm ở một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực ở bang Michoacán của Mễ Tây Cơ, đã kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện “nhiệt thành” vào ngày 5 tháng 10 cho hòa bình trong nước.

Trong một tuyên bố ngày 30 tháng 9, Đức Cha Ascencio khuyến khích dành ngày cầu nguyện đó để “cầu xin Chúa cho mọi người hoán cải vì hòa bình trong công lý”.

Apatzingán, một thành phố nằm cách Morelia, thủ phủ của bang Michoacán khoảng 115 dặm về phía tây nam, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực buôn bán ma túy trong khu vực, nơi quyền kiểm soát của nó bị tranh chấp bởi các nhóm như Jalisco New Generation Cartel, Family Michoacana và Hiệp sĩ.

Trong số 50 thành phố bạo lực nhất thế giới năm 2022 do tổ chức Hội đồng Công dân về An toàn Công cộng và Tư pháp Hình sự của Mễ Tây Cơ xếp hạng, có 17 thành phố ở Mễ Tây Cơ. Chín thành phố nằm trong top 10. Ba mươi trong số 50 thành phố nằm ở Mỹ Châu Latinh hoặc vùng Caribe.

Zamora, thành phố bạo lực thứ hai trên thế giới theo bảng xếp hạng, nằm cách Apatzingán chỉ 100 dặm về phía bắc. Uruapan, được xếp hạng thứ bảy, nằm khoảng 65 dặm về phía đông bắc. Morelia đứng thứ 33.

Báo cáo chỉ theo dõi số vụ giết người theo tỷ lệ dân số chứ không theo dõi các tội phạm bạo lực khác. Năm thành phố của Hoa Kỳ cũng lọt vào danh sách: New Orleans (thứ tám), Baltimore (thứ 17), Detroit (thứ 23), Memphis (thứ 25) và Clevleand (thứ 27).

Băn khoăn trước tình hình trong khu vực, vào tháng 4 năm 2021, Sứ thần Tòa thánh lúc bấy giờ ở Mễ Tây Cơ, Đức Tổng Giám Mục Franco Coppola, đã đến Giáo phận Apatzingán và gặp gỡ các tín hữu để động viên họ giữa những thử thách.

Trong lời kêu gọi ngày ăn chay và cầu nguyện, Đức Cha Apatzingán đã yêu cầu các linh mục “để Mình Thánh Chúa trong suốt ngày hôm đó tại tất cả các nhà thờ giáo xứ và nếu họ thấy thích hợp, tại một số nhà nguyện khác”.

Do đó, các tín hữu sẽ có thể “thờ phượng liên tục suốt ngày hôm đó, cầu xin Chúa Giêsu Kitô ban hòa bình và an ninh cho Giáo phận Apatzingán đau khổ và thân yêu của chúng ta cũng như những nơi khác đang phải chịu bạo lực và mất mát người thân của họ,” vị giám mục nói.

“Hỡi anh em, chúng ta hãy biến đây thành một ngày ăn chay và cầu nguyện mãnh liệt, tin tưởng vào Chúa Giêsu, Đấng đã nói: ‘Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ’” (Mt 18:19).

“Chúng ta vừa cử hành lễ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, vị mà tôi đã giao phó giáo phận của mình, để ở đây và ở khắp mọi nơi, điều đó có thể trở thành hiện thực: Để chúng ta không mất hy vọng rằng 'sự thiện sẽ chiến thắng sự dữ', bởi vì chiến thắng thuộc về Đấng là sự bình an của chúng ta, chính là Chúa Giêsu Kitô,” ngài nói.

Đức Cha Apatzingán cũng bảo đảm rằng Đức Trinh Nữ Maria, dưới tước hiệu Đức Mẹ Acahuato, được tôn kính một cách đặc biệt trong giáo phận, sẽ “cầu nguyện với chúng ta và cho chúng tôi. Đức Mẹ sẽ nói với con trai mình: 'Con trai, họ không có hòa bình... Hãy nhìn xem các anh chị em con đang đau khổ như thế nào.'“

Khi kết thúc thông điệp của mình, Đức Cha Ascencio cầu xin: “Thánh Maria, Đức Mẹ Acahuato, cầu nguyện cho chúng tôi!”


Source:Catholic News Agency
 
Tiết lộ mới nhất của Putin về Prigozhin. Hơn 280000 lính Nga tử trận. Anh vạch trần mưu gian của Nga
VietCatholic Media
15:14 06/10/2023


1. Chủ nghĩa đế quốc Nga: Quan chức hô hào tấn công 5 nước NATO

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Official Proposes Invading Five NATO Countries”, nghĩa là “Quan chức Nga hô hào tấn công 5 nước NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một quan chức ở khu vực Ukraine mà Mạc Tư Khoa tuyên bố đã sáp nhập nói rằng Nga nên cố gắng chiếm lấy lãnh thổ trước đây là một phần của Đế quốc Nga “thông qua sức mạnh” vũ khí.

Vào tháng 9 năm 2022, Zaporizhzhia là một trong bốn khu vực của Ukraine mà Vladimir Putin tuyên bố đã sáp nhập, những khu vực còn lại là Kherson, Luhansk và Donetsk, mặc dù Mạc Tư Khoa không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số đó.

Tuy nhiên, quan chức hàng đầu do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm ở tỉnh này, Yevgeny Balitsky, cho biết Nga cũng nên để mắt tới các quốc gia vùng Baltic, cũng như Ba Lan và Phần Lan, cả 5 nước này đều là các nước NATO.

Vào tháng 4, Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO, cùng với Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic trong liên minh gồm 31 thành viên, điều khoản thứ năm nói rằng một cuộc tấn công vào một quốc gia là tấn công vào tất cả.

Trong cuộc phỏng vấn được chia sẻ bởi nhà quan sát Nga Julia Davis, Balitsky than phiềb rằng Đế quốc Nga kết thúc bằng cuộc cách mạng năm 1917 đã “mất chỗ đứng” cũng như “số lượng lớn người dân”.

“Đó là chưa kể đến lãnh thổ. Tôi hiểu rằng nó bao gồm Warsaw, Helsinki, còn được gọi là Helsingfors,” ông nói.

Đế quốc Nga tồn tại từ năm 1721 đến năm 1917, bao phủ một lãnh thổ rộng lớn. Phần Lan là một phần của đế quốc Nga cho đến khi nước này tuyên bố độc lập sau Cách mạng Nga. Hiệp ước Brest-Litovsk năm 1918 chứng kiến nước Nga cách mạng từ bỏ yêu sách của mình đối với các lãnh thổ của Ba Lan.

Balitsky mô tả “tất cả vùng Baltic” là “tất cả đất đai của chúng ta và người dân của chúng ta sống ở đó”, và lưu ý đến cộng đồng nói tiếng Nga ở những quốc gia đó.

Ông nói: “Họ bị biến thành những kẻ không có tiếng nói, họ trở thành những con thú run rẩy. “Chúng ta phải khắc phục điều này...thông qua sức mạnh vũ khí của Nga.

“Tôi không tin vào bất kỳ biện pháp ngoại giao nào trong trường hợp này. Tất nhiên ngoại giao luôn phải hiện diện nhưng tôi tin chúng ta chỉ có thể lấy lại được bằng sức mạnh vũ khí của Nga”.

Ông nói rằng Nga có thể “đưa người dân của chúng tôi trở lại, những thần dân trước đây của Đế quốc Nga” để “cả thế giới không biến thành Sodom và Gomorrah như đang xảy ra ở Âu Châu”.

Mạc Tư Khoa biện minh cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine là một nỗ lực nhằm kiềm chế sự mở rộng của NATO và “phi tôn giáo”. Nhưng đã có những lời hoa mỹ từ các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh về việc khôi phục Đế quốc Nga, trong đó nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng cuộc chiến diễn ra trong bối cảnh tham vọng đế quốc của Putin.

Sau khi người Nga đánh dấu kỷ niệm một năm cái gọi là sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine vào ngày 30 tháng 9, nhà tuyên truyền Sergey Mardan đã nói về ngày lễ mới như đánh dấu hành trình được cho là của Nga để khôi phục lại vị thế một đế chế.

Anh ta nói trên chương trình Mardan Live của mình rằng “sự phục hồi của Đế quốc Nga” chính là nội dung của lễ kỷ niệm ngày 30 tháng 9.

2. Putin cho biết mảnh lựu đạn được phát hiện trong hài cốt của những người trên máy bay của Prigozhin

Hôm thứ Năm, Putin cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy các mảnh lựu đạn cầm tay trong hài cốt của những người thiệt mạng khi máy bay của nhà lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin bị rơi vào tháng 8, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm thứ Năm, đồng thời khẳng định cuộc điều tra cho thấy “không có ảnh hưởng bên ngoài” nào khiến máy bay bị bắn rơi.

Trong cuộc họp tại Câu lạc bộ thảo luận Valdai ở thành phố Sochi của Nga, Putin cho biết Ủy ban điều tra nước này “đã báo cáo cách đây vài ngày rằng các mảnh lựu đạn được tìm thấy trong thi thể các nạn nhân”.

“Không có tác động nào từ bên ngoài lên máy bay; đó là một sự thật đã được chứng minh”, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố.

Putin nói thêm rằng cuộc điều tra về vụ tai nạn vẫn đang tiếp diễn.

Bối cảnh chính: Vụ tai nạn khiến thủ lĩnh lính đánh thuê và 7 người khác thiệt mạng xảy ra vài tháng sau khi Prigozhin phát động một cuộc nổi dậy ngắn ngủi đặt ra thách thức chưa từng có đối với quyền lực của Putin. Cuộc binh biến bất ngờ bị đình chỉ trong một thỏa thuận yêu cầu thủ lĩnh Wagner và các chiến binh của ông ta phải chuyển đến Belarus.

Suy đoán về số phận cuối cùng của Prigozhin bắt đầu ngay sau cuộc hành quân của ông tới Nga, và cuối cùng ông đã gia nhập một hàng dài những người chỉ trích Putin, những người đã qua đời sớm vì bị những tai nạn kinh hoàng, phổ biến nhất là té từ cửa sổ xuống đất.

Cũng như các vụ qua đời bí ẩn khác, không có bằng chứng cụ thể nào chỉ ra sự liên quan của Điện Cẩm Linh và nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn vẫn chưa được xác định. Nga đã phủ nhận mọi liên quan đến việc bắn rơi máy bay. Ngay sau vụ tai nạn, họ cho biết họ đang tiến hành một cuộc điều tra chính thức về nguyên nhân vụ tai nạn và ông Putin cho biết những bình luận của ông hôm thứ Năm đã phản ánh kết quả của cuộc điều tra đó.

Trong khi đó, các quan chức Ukraine và Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Putin có thể đứng sau vụ tai nạn.

3. Các cựu chiến binh của Wagner đang hoành hành ở Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ex-Wagner Fighters Are Rampaging in Russia”, nghĩa là “Các cựu chiến binh của Wagner đang hoành hành ở Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Truyền thông địa phương đưa tin các cựu chiến binh của Tập đoàn Wagner đang hoành hành ở Nga sau khi rời khỏi các vùng chiến sự ở Ukraine.

Các cựu lính đánh thuê thuộc lực lượng bán quân sự Nga dẫn đầu cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng tại thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine dưới sự chỉ đạo của cố lãnh đạo Yevgeny Prigozhin, đã bị cáo buộc phạm nhiều tội ác kể từ khi trở về Nga.

Nhóm Wagner, mà Điện Cẩm Linh cho biết đã được Bộ Quốc phòng Nga tiếp quản sau nỗ lực binh biến thất bại của Prigozhin vào ngày 24 tháng 6, đã được tuyển dụng rộng rãi từ các nhà tù bắt đầu từ năm 2022. Prigozhin đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay tư nhân vào tháng 8.

Các tù nhân nam được đề nghị giảm án và khuyến khích tiền mặt để đổi lấy sáu tháng nghĩa vụ quân sự ở Ukraine. Vào tháng 12 năm 2022, Vladimir Osechkin, một nhà hoạt động nhân quyền người Nga, người đã phỏng vấn các thành viên cũ của Tập đoàn Wagner, nói với Newsweek rằng có tới 30.000 tù nhân đã được tuyển dụng từ nhà tù và đưa đến Ukraine.

Một số cựu lính đánh thuê của Wagner đã gây chú ý kể từ khi trở về Nga, và bị buộc phạm các tội bao gồm giết người và bắt cóc.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Kênh Baza Telegram, có liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, đưa tin hôm thứ Ba, một cựu chiến binh Wagner đã bị bắt giữ vì nghi ngờ sát hại hai phụ nữ ở Lãnh thổ Krasnoyarsk của Nga.

Người lính đánh thuê, 32 tuổi, bị cáo buộc đốt ngôi nhà nơi một người phụ nữ 68 tuổi và cô con gái 35 tuổi sinh sống.

“Vài giờ sau, cảnh sát đã bắt giữ một cựu quân nhân 32 tuổi của công ty quân sự tư nhân Wagner. Trong khi tìm kiếm, họ tìm thấy một hộp nhiên liệu”, Baza đưa tin.

Kênh Telegram hôm thứ Ba đưa tin rằng một cựu chiến binh Wagner 31 tuổi đã đánh chết một bé gái 4 tuổi ở vùng Lipetsk.

Cùng ngày, kênh Mash Telegram đưa tin một cựu lính đánh thuê Wagner 35 tuổi bị giam giữ vì “hành vi côn đồ “ đã trốn thoát khỏi một trung tâm giam giữ tạm thời ở Lãnh thổ Krasnodar của Nga.

Đầu năm nay, một cựu chiến binh Wagner được tuyển dụng từ nhà tù để chiến đấu ở Ukraine đã bị buộc tội giết người sau khi trở về từ tiền tuyến, thông tấn xã địa phương Idel.Realii đưa tin.

Theo Ủy ban điều tra Nga, cuối tháng 5, Nikita Lyubimov, 23 tuổi, trong lúc say đã đánh chết một người đàn ông 56 tuổi.

Tại Novosibirsk, một chiến binh Wagner đã bị bắt vào tháng 5 vì tội cưỡng hiếp hai bé gái vị thành niên. Prigozhin vào thời điểm đó xác nhận người đàn ông này là chiến binh thuộc công ty quân sự tư nhân của mình.

Vào tháng 3, một cựu tù nhân được tuyển mộ để chiến đấu ở Ukraine cùng Nhóm Wagner đã bị giam giữ vì tội sát hại một phụ nữ 85 tuổi.

Phân tích của Verstka, một thông tấn xã độc lập của Nga được thành lập ngay sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu, cho thấy hầu hết các chiến binh Wagner là những người trước đây từng bị kết tội giết người và cướp tài sản.

4. Các cuộc tấn công gia tăng ở miền Đông Ukraine, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine ước tính Nga mất 280.000 quân

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 280,000 Troops as Attacks Intensify in Eastern Ukraine: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết, Nga mất 280.000 quân khi các cuộc tấn công gia tăng ở miền Đông Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

“Theo thông báo hôm thứ Năm từ lực lượng vũ trang Ukraine, số binh sĩ Nga thiệt mạng kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu tấn công Ukraine đã vượt qua con số 280.000 người.

Số liệu cập nhật được đưa ra khi một phát ngôn viên quân đội Kyiv nói với truyền thông địa phương rằng Nga gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công vào tiền tuyến ở các khu vực phía đông Ukraine là Kharkiv, Donetsk và Luhansk.

Số binh sĩ Nga thiệt mạng được Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo, cho biết Mạc Tư Khoa đã mất 280.470 binh sĩ ở Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động vào ngày 24/2/2022.

Newsweek chưa thể xác minh độc lập số liệu của Ukraine và các ước tính khác có khuynh hướng thận trọng hơn so với Kyiv. Điện Cẩm Linh không thường xuyên bình luận về ước tính thương vong của quân đội và khi bình luận, các chuyên gia cho rằng con số đó không chính xác.

Dựa trên dữ liệu của Ukraine, tổn thất về nhân sự của Nga lên tới 280.470 quân - trong đó bao gồm 3.150 người bị mất trong tuần qua - do lực lượng của Nga được cho là đã bị đích thân Putin chỉ thị phải tăng cường các cuộc tấn công dữ dội sau khi hứng chịu nhiều thất bại trên chiến trường trước cuộc phản công đang diễn ra của Kyiv.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Illia Yevlash, phát ngôn nhân của Nhóm Lực lượng phía Đông của Kyiv, đã xuất hiện hôm thứ Năm trên một chương trình tin tức hàng ngày trên kênh truyền hình 1+1 của Ukraine, nơi ông thảo luận về việc gia tăng các cuộc tấn công của Nga xung quanh các thành phố Lyman ở vùng Donetsk và Kupiansk ở vùng Kharkiv..

Lyman và Kupiansk đã là địa điểm xảy ra các cuộc tấn công nặng nề của Nga kể từ mùa hè. Yevlash đưa tin vào cuối tháng 8 rằng lực lượng của Putin đã điều động hơn 100.000 quân và hàng nghìn thiết bị theo hướng Lyman-Kupiansk, theo thông tấn xã Ukrainska Pravda.

Yevlash hôm thứ Năm cho biết, ngoài việc gia tăng các cuộc tấn công vào tiền tuyến ở khu vực Lyman-Kupiansk, quân đội Nga dường như đã chuyển trọng tâm sang Makiivka, theo bản dịch tiếng Anh của tờ báo trực tuyến The Kyiv Independent. Là một thị trấn ở vùng Luhansk, Makiivka nằm cách Lyman khoảng 19 dặm về phía bắc và cách Kupiansk 37 dặm về phía nam.

Phát ngôn nhân cho biết, chỉ riêng ngày hôm qua đã có 8 cuộc giao tranh đã diễn ra ở khu vực này ở miền đông Ukraine. Yevlash lưu ý thêm rằng Nga đã tấn công khu vực không chỉ bằng bộ binh mà còn bằng lực lượng không quân, sử dụng chiến binh phản lực và trực thăng trong các cuộc tấn công, theo bản dịch của The Kyiv Independent.

5. Anh cáo buộc Nga gài thủy lôi để cản trở để phá hoại các tầu dân sự chở ngũ cốc

Ký giả Dan Sabbagh của tờ The Guardian có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “UK says Russia plotting to sabotage Ukrainian grain tankers with sea mines”, nghĩa là “Anh cáo buộc Nga âm mưu phá hoại tàu chở ngũ cốc của Ukraine bằng thủy lôi.”

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Dựa trên 'thông tin tình báo được giải mật', Anh cho biết Nga tấn công các phương tiện vận chuyển dân sự khi chúng tiếp cận các cảng Hắc Hải

Anh cáo buộc Nga âm mưu phá hoại các tàu chở dầu dân sự chở ngũ cốc của Ukraine bằng cách đặt mìn trên các tuyến đường tiếp cận các cảng Hắc Hải của nước này.

Dựa trên những gì họ nói là thông tin tình báo được giải mật, Anh cho biết Nga không muốn tấn công trực tiếp các tàu buôn sử dụng hành lang nhân đạo mới được tạo ra của Ukraine bằng hỏa tiễn mà thay vào đó cố gắng tiêu diệt các tầu này một cách bí mật.

Sau đó, Nga sẽ tìm cách đổ lỗi cho Ukraine về bất kỳ tai nạn nào nhằm trốn tránh trách nhiệm, Bộ Ngoại giao Anh cho biết như trên và nhấn mạnh rằng họ muốn công khai để ngăn cản Mạc Tư Khoa thực hiện kế hoạch.

James Cleverly, ngoại trưởng Anh, cáo buộc Nga “tấn công nguy hiểm” vào hoạt động vận chuyển dân sự: “Thế giới đang theo dõi - và chúng tôi thấy rõ những nỗ lực hoài nghi của Nga nhằm đổ lỗi cho Ukraine về các cuộc tấn công của họ.”

Các tàu buôn chở ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine đã bị đe dọa kể từ tháng 7, khi Nga rút khỏi sáng kiến kéo dài một năm nhằm bảo vệ xuất khẩu thực phẩm bất chấp chiến tranh giữa hai nước.

Kyiv đã tạo ra một hành lang nhân đạo thay thế vào tháng 8, trong đó các tàu đi vào lãnh hải của Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Rumani, trước khi đi qua gần Ukraine, nơi chúng có nguy cơ bị Nga tấn công. Một số tàu đã sử dụng tuyến đường này nhưng vẫn còn lo ngại về an toàn.

Các chuyên gia cho rằng Nga có khả năng rải thủy lôi gần các cảng Hắc Hải như Odesa và Chornomorsk bằng cách sử dụng 3 tàu ngầm lớp Kilo, mỗi chiếc có khả năng mang theo 24 quả thủy lôi. Nỗi sợ bị thả thủy lôi có thể đủ để ngăn cản các tàu chở ngũ cốc của Ukraine đến các thị trường trọng điểm ở Trung Đông, Đông Phi và xa hơn nữa.

Anh cho biết họ muốn hợp tác với Ukraine và các nước khác để cải thiện sự an toàn của hoạt động vận tải thương mại, sử dụng khả năng tình báo và giám sát, mặc dù nước này thừa nhận mối đe dọa từ Nga vẫn “ở mức cao nhất”.

Tháng trước, Anh cho biết Nga vào tháng 8 đã bắn hai hỏa tiễn hành trình Kalibr vào một tàu chở dầu treo cờ Libya ở Odesa. Tuy nhiên, cả hai đều bị Ukraine bắn hạ thành công, một lý do khác khiến Mạc Tư Khoa có thể đã cân nhắc thay đổi chiến thuật.

Nga đã tấn công mạnh vào các cảng và kho chứa ngũ cốc của Ukraine kể từ tháng 7 và đã tiêu hủy ước tính khoảng 300.000 tấn ngũ cốc trong quá trình này, Văn phòng Ngoại giao Anh cho biết số ngũ cốc này đủ “để nuôi hơn 1,3 triệu người trong một năm”.

Trước khi bắt đầu chiến tranh, Ukraine chiếm 8 đến 10% xuất khẩu lúa mì toàn cầu và 10 đến 12% xuất khẩu ngô và lúa mạch.

6. Điều tra viên cho biết không có mục tiêu quân sự nào trong thị trấn bị tấn công tàn khốc bởi Nga

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng hôm Thứ Sáu mùng 6 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết không có “một vật thể quân sự nào” ở Hroza khi một hỏa tiễn của Nga tấn công thị trấn phía đông Ukraine hôm thứ Năm, giết chết 51 thường dân.

“Tất cả người dân đều là cư dân địa phương, tất cả người dân đều là dân thường. Không một quân đội nào, không một vật thể quân sự nào, không một phương tiện quân sự nào. Tất cả những người chết và bị thương đều là dân thường. Tôi tin rằng trong tương lai điều này sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để thu thập tất cả bằng chứng và đưa quân đội Nga có tội ra trước công lý.”

Cô nói thêm: “Chúng tôi đã ghi danh khởi tố hình sự về vấn đề này và đang điều tra nó”, đồng thời cho biết nhiều cơ quan hiện đang làm việc trong làng”.

Cô cho biết nhà chức trách đã thu hồi được các bộ phận của hỏa tiễn tại hiện trường.

Cô lặp lại các báo cáo trước đó rằng cuộc tấn công được thực hiện bằng hỏa tiễn đạn đạo Iskander, loại mà Nga thường sử dụng ở Ukraine và có tầm bắn tương đối ngắn.

“Iskander chắc chắn là một hỏa tiễn lớn. Bạn có thể thấy phía sau tôi rằng tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn. Mọi người đều ở trong cùng một phòng vào thời điểm đó và hậu quả của vụ nổ là rất nhiều người đã thiệt mạng”

Tổng thống Ukraine kêu gọi hỗ trợ: Trong bài phát biểu tối thứ Năm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết khoảng 300 cư dân sống trong làng và hơn 50 người trong số họ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga - cứ sáu cư dân thì có một người chết.

“Không có lời nói hay tài liệu nào có thể ngăn chặn được tội ác đó trừ ra chúng ta có phòng không, có pháo binh, có hỏa tiễn của chúng ta. Chúng ta cần có xe thiết giáp, cần có những quân nhân hùng mạnh của chúng ta, những người đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga”.

“Cuộc khủng bố của Nga phải thất bại. Và thế giới có những gì cần thiết để bảo đảm điều này”, tổng thống tiếp tục. “Điều quan trọng nhất là sự đoàn kết. Điều quan trọng nhất là tin vào tự do và bảo vệ sự sống.”

7. Tòa Bạch Ốc nói cuộc tấn công của Nga khiến ít nhất 51 người chết ở Ukraine cho thấy Mỹ cần tiếp tục hỗ trợ

Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm cho biết vụ tấn công hỏa tiễn “kinh hoàng” của Nga nhằm vào một cửa hàng tạp hóa gần thành phố phía đông Kupiansk là một ví dụ về lý do tại sao Mỹ cần tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

“Bạn có thể tưởng tượng mình đang đi bộ đến cửa hàng tạp hóa với con mình, cố gắng nghĩ xem mình sẽ làm gì cho bữa tối và bạn thấy một vụ nổ xảy ra không? Thi thể ở khắp mọi nơi? Và điều đó thật kinh khủng”, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc nói trong cuộc họp báo.

“Đây là lý do tại sao chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để giúp đỡ Ukraine, giúp đỡ những người dân Ukraine dũng cảm đấu tranh cho tự do của họ”.

Thư ký báo chí cho biết, trong cuộc chiến tài trợ gần đây của chính phủ Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy Mỹ “tiếp tục hỗ trợ người dân Ukraine, vì đây là bản chất kinh hoàng mà họ đang phải sống hàng ngày”.

Tòa Bạch Ốc cũng kêu gọi Quốc hội hành động để có thêm nguồn tài trợ sau khi dự luật chi tiêu ngắn hạn được thông qua vào cuối tuần trước đã loại bỏ bất kỳ nguồn tài trợ mới nào cho nỗ lực chiến tranh của Kyiv.

Thư ký báo chí cho biết chính quyền đang thực hiện một gói viện trợ khác cho Ukraine bao gồm vũ khí và thiết bị mới. “Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo đảm rằng chúng tôi đáp ứng được nhu cầu chiến trường mà Ukraine đang có”.

Thông tin thêm về vụ tấn công: Các quan chức Ukraine cho biết cuộc tấn công tàn khốc đã xảy ra tại cửa hàng tạp hóa và một quán cà phê gần đó vào chiều thứ Năm. Nó đánh dấu một trong những cuộc tấn công nguy hiểm nhất nhằm vào dân thường kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Theo các quan chức Ukraine, ít nhất 51 người đã thiệt mạng và số người thiệt mạng có thể còn tăng khi các công nhân dọn dẹp đống đổ nát.

8. Zelenskiy kêu gọi tăng cường phòng không sau cuộc tấn công chết người vào một thị trấn ở quận Kupiansk

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhắc lại lời kêu gọi tăng cường phòng không sau cuộc tấn công của Nga vào làng Hroza thuộc quận Kupiansk, khiến ít nhất 51 người thiệt mạng.

“ Tôi tin rằng ngày nay không thể bảo vệ con người, đặc biệt là trong mùa đông, ngoại trừ phòng không, để có thể bảo vệ các công dân, như những người đã chết hoàn toàn bi thảm vì cuộc tấn công khủng bố vô nhân đạo này”, ông Zelenskiy nói với các phóng viên trong chuyến thăm Granada, Tây Ban Nha hôm thứ Năm.. Ông cũng lưu ý rằng Nga tấn công khu vực Kharkiv hàng ngày và chỉ có lực lượng phòng không mới có thể giúp đỡ.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Zelenskiy cho biết ông tập trung vào nhu cầu phòng không của Ukraine và cho rằng đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc kêu gọi hỗ trợ cần thiết.

Ông cho biết Ukraine sẽ nhận được 6 hệ thống Hawk từ Tây Ban Nha và Đức sẽ nỗ lực cung cấp cho Kyiv một hệ thống Patriot khác. Zelenskiy cho biết ông tin rằng hệ thống Patriot là “hệ thống duy nhất có thể chống chọi lại những mối đe dọa và những vụ thảm sát như vậy”.

9. Putin nói Nga đã thử thành công hỏa tiễn chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân mới

Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết nước này đã thử nghiệm thành công một thế hệ hỏa tiễn hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân mới.

Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời ông Putin phát biểu tại diễn đàn Câu lạc bộ thảo luận Valdai ở thành phố miền nam nước Nga: “Cuộc thử nghiệm Burevestnik cuối cùng đã thành công, đó là một hỏa tiễn hành trình có tầm bắn toàn cầu và có lắp đặt hạt nhân.”

Một số thông tin cơ bản: Putin đã công bố chương trình phát triển Burevestnik vào tháng 3 năm 2018 như một phần của sáng kiến rộng lớn hơn nhằm phát triển thế hệ hỏa tiễn xuyên lục địa và siêu thanh mới. Những loại khác bao gồm hỏa tiễn đạn đạo Kinzhal và phương tiện bay siêu thanh Avangard.

Putin nói với Quốc hội Liên bang rằng các hỏa tiễn như Burevestnik sẽ giúp bảo đảm sự cân bằng chiến lược trên thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

“Đó là một hỏa tiễn tàng hình bay thấp mang đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn gần như không giới hạn, quỹ đạo không thể đoán trước và khả năng vượt qua ranh giới đánh chặn”, Putin nói vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây cho biết chương trình này đã gặp rắc rối với một số thử nghiệm thất bại. Vào năm 2019, Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân, một nhóm phân tích nguồn mở, cho biết “có sự đồng thuận trên báo chí, với sự đồng ý từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, rằng Burevestnik đã được thử nghiệm 13 lần, trong đó chỉ 2 lần là thành công một phần, 11 lần thất bại hoàn toàn”.

Theo nhóm phân tích, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov mô tả Burevestnik là vũ khí trả đũa mà Nga sẽ sử dụng sau hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa để phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự và không còn cơ hội sống sót nếu dùng đến nó.

10. Zelenskiy kêu gọi các nhà lãnh đạo Âu Châu tiếp tục hỗ trợ trong khi Mỹ trải qua “cơn bão chính trị đang gia tăng”

Tại hội nghị thượng đỉnh chính trị Âu Châu ở Tây Ban Nha, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các nhà lãnh đạo Âu Châu tiếp tục ủng hộ Ukraine trong khi Mỹ trải qua “cơn bão chính trị ngày càng gia tăng” của cuộc khủng hoảng lãnh đạo tại Quốc hội Mỹ.

Điều này xảy ra khi Kevin McCarthy bị Hạ viện Hoa Kỳ loại khỏi vị trí chủ tịch Hạ Viện vào hôm thứ Ba.

“Bây giờ Âu Châu đang theo dõi những diễn biến ở Mỹ – cơn bão chính trị đang gia tăng. Âu Châu có tiềm năng sức mạnh riêng và vai trò toàn cầu của mình, cần phải mạnh mẽ nhất có thể trong tất cả các vấn đề then chốt quan trọng đối với Âu Châu”, ông nói.

Bày tỏ sự tin tưởng vào các thể chế của Hoa Kỳ và quyết tâm của lãnh đạo nước này trong việc hỗ trợ Ukraine chống lại Nga, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Âu Châu tiếp tục công việc trong những thời điểm không chắc chắn.

“Mỹ đã giúp chúng tôi – đã giúp Âu Châu tồn tại. Và bây giờ, điều quan trọng là Âu Châu không phải trốn gió để chờ cơn bão qua đi, mà phải ở bên nhau trong thời điểm không chắc chắn này – đoàn kết làm việc và bảo vệ các giá trị cũng như không gian tự do chung của chúng ta – chung với Hoa Kỳ”.

“ Chúng ta không được phép để Putin gây bất ổn ở bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới và các đối tác của chúng ta nhằm hủy hoại sức mạnh của Âu Châu. Chúng ta phải tiếp tục gây áp lực bằng các lệnh trừng phạt, về mặt chính trị và kinh tế, để Nga không thể gieo rắc hỗn loạn”.

Phát biểu với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh, Zelenskiy sau đó nói thêm rằng mặc dù sự bất ổn ở Mỹ đặt ra những thách thức cho Ukraine, nhưng nước này đã chứng minh được khả năng phục hồi của mình trong suốt cuộc chiến.

Tổng thống Ukraine nói: “Tình hình ở Mỹ rất nguy hiểm. Đúng, đây là giai đoạn khó khăn đối với Hoa Kỳ và tất nhiên đó là giai đoạn khó khăn đối với Ukraine. Nhưng kể từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh tổng lực, chúng tôi không hề có thời gian dễ dàng nào. Vì vậy, chúng tôi đã sẵn sàng cho bất kỳ giai đoạn khó khăn nào.”

Một số thông tin cơ bản: Zelenskiy phát biểu trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa liên minh quốc tế ủng hộ Ukraine, sau cuộc bầu cử của một đảng ở Slovakia phản đối viện trợ thêm cho Ukraine, tranh cãi với Ba Lan về xuất khẩu nông sản và cảnh báo từ Thủ tướng Ý rằng sự ủng hộ của công chúng ở đất nước cô ấy có thể bắt đầu suy yếu.

11. Zelenskiy tổ chức các cuộc họp “hiệu quả” với các nhà lãnh đạo Ý và Tây Ban Nha trong bối cảnh lo ngại sự ủng hộ của phương Tây đang suy yếu

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã có các cuộc thảo luận “hiệu quả” hôm thứ Năm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu ở Granada, miền nam Tây Ban Nha.

Zelenskiy và Sanchez đã nói về gói hỗ trợ quốc phòng mới cho Ukraine, bao gồm “thiết bị phòng không bổ sung, pháo binh và hệ thống chống máy bay không người lái”, ông nói trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X, trước đây gọi là Twitter. Zelenskiy cũng cảm ơn Tây Ban Nha đã ủng hộ nguyện vọng gia nhập Liên minh Âu Châu của Kyiv.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông cũng đã gặp Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, nói rằng họ “tái khẳng định mối quan hệ đối tác Ukraine-Ý mạnh mẽ”. Ông lưu ý rằng ông cảm ơn Ý vì đã hỗ trợ Ukraine và “đã thông báo cho Thủ tướng về tiến trình phản công và các nhu cầu phòng thủ ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi đã thảo luận về gói viện trợ quân sự tiếp theo của Ý, bao gồm các cách tăng cường phòng không của chúng tôi.”

Zelenskiy nói với các phóng viên rằng “thách thức lớn nhất” của Âu Châu sẽ là duy trì “sự thống nhất” của mình, khi một nhóm lãnh đạo mới nổi trong khu vực lên tiếng phản đối việc gửi viện trợ cho Ukraine.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Ba Lan và Ukraine đã giảm bớt sau khi tranh chấp ngũ cốc giữa hai nước leo thang vào tháng 9 khi Warsaw - một trong những đồng minh sớm nhất và kiên định nhất của Kyiv - đe dọa ngừng gửi vũ khí cho nước láng giềng.

12. Zelenskiy thừa nhận Mỹ đang trải qua “giai đoạn bầu cử khó khăn”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Hoa Kỳ đang trải qua “giai đoạn bầu cử khó khăn” trong bối cảnh ngày càng lo ngại về việc Washington ngày càng cắt giảm hỗ trợ tài chính cho Kyiv.

Nhà lãnh đạo thời chiến được hỏi liệu ông có lo ngại việc loại Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy khỏi Quốc hội hôm thứ Ba có thể cản trở việc phê chuẩn lập pháp đối với viện trợ tiếp theo của Mỹ cho Ukraine hay không.

“Tôi nghĩ đã quá muộn để lo lắng. Chúng ta phải nỗ lực giải quyết vấn đề đó”, ông Zelenskiy nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu ở Granada, miền nam Tây Ban Nha.

Zelenskiy hôm thứ Năm thừa nhận Hoa Kỳ đang trải qua một “giai đoạn bầu cử khó khăn” với nhiều tiếng nói “khác nhau” và cạnh tranh, đồng thời nói thêm rằng tình hình chính trị ở Washington sẽ được các nhà lãnh đạo Âu Châu thảo luận trong cuộc họp hôm thứ Năm.

Ông kể lại rằng trong chuyến đi tới Washington hồi đầu năm nay, ông đã nhận được thông điệp ủng hộ “100%” từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, cùng với sự tán thành mạnh mẽ của lưỡng đảng.

Một số bối cảnh: Ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ yêu cầu Tòa Bạch Ốc gửi Quốc hội một dự luật tài trợ bổ sung duy nhất cho Ukraine để có nguồn tài trợ của Mỹ cho cuộc chiến ở Ukraine cho đến năm 2024.
 
Điềm dữ: Sập mái nhà thờ, tín hữu thiệt mạng. Chúc lành bậy bạ là bác ái mục vụ hay án phạt đời đời
VietCatholic Media
17:56 06/10/2023


1. Sập mái nhà thờ ở Mễ Tây Cơ, ít nhất 10 người thiệt mạng

Mái nhà của một nhà thờ Công Giáo ở thành phố Madero của Mễ Tây Cơ đã bị sập hôm Chúa Nhật, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng khi họ đang tham dự Thánh lễ, nhà chức trách cho biết sau thảm họa.

Đức Cha Tampico José Armando Alvarez cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội hôm Chúa nhật rằng “mái nhà của giáo xứ Thánh Giá” đã sụp đổ trong khi giáo dân đang “cử hành lễ rửa tội cho con cái họ”.

Đức Cha Alvarez nói: “Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho sự hồi phục nhanh chóng của những người được giải cứu và chúng tôi duy trì hy vọng chắc chắn rằng những người vẫn còn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát sẽ được giải cứu còn sống”.

Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ cũng xác nhận sự sụp đổ trong một tuyên bố, trong đó các giám mục viết rằng các ngài “hiệp nhất cầu nguyện trước sự mất mát bi thảm về nhân mạng và thương tích mà một số tín hữu phải chịu” trong vụ sập.

Video lan truyền trên mạng xã hội xuất hiện mô tả khoảnh khắc mái nhà bị sập vào Chúa Nhật

Đến sáng thứ Hai, ít nhất 10 người được cho là đã chết trong thảm kịch. Trong một tin nhắn video tiếp theo, Đức Cha Alvarez cho biết các nhân viên cấp cứu đang “làm những công việc cần thiết để đưa những người vẫn còn mắc kẹt dưới đống đổ nát ra ngoài”.

“Hôm nay chúng ta đang sống trong một thời điểm rất khó khăn”, Đức Giám Mục nói trong bài diễn văn. Vài chục giáo dân khác được cho là bị thương.

Nhà chức trách cho biết có khoảng 100 người có mặt tại giáo xứ vào thời điểm giáo xứ bị sập. ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, đưa tin rằng các thành viên của Hội Hồng Thập Tự được cho là đã có mặt tại hiện trường cùng với các nhân viên cấp cứu và quân đội địa phương.

Theo ACI Prensa, “Xin Chúa giúp đỡ tất cả chúng ta và xin cho trải nghiệm đau đớn này mà chúng ta đang sống trở thành sức mạnh của chúng ta”.

Ciudad Madero nằm ở bang Tamaulipas trên bờ biển phía đông Mễ Tây Cơ, cách biên giới Texas khoảng 250 dặm.


Source:Catholic News Agency

2. Thánh lễ Latin cầu nguyện hàng năm bị hủy bỏ tại Nhà thờ Westminster ở Luân Đôn sau 50 năm

Thánh lễ Cầu hồn hàng năm được tổ chức tại Nhà thờ Westminster ở Luân Đôn, Anh, trong hơn 50 năm đã được dời địa điểm trong bối cảnh Vatican tiếp tục hạn chế việc cử hành Thánh lễ Latinh truyền thống.

Thánh lễ hát hàng năm đã được Hiệp hội Thánh lễ Latinh tổ chức từ năm 1971 để xin ơn an nghỉ cho linh hồn các thành viên và ân nhân đã qua đời. Mặc dù Thánh lễ dự kiến được cử hành trở lại vào Thứ Bảy, ngày 4 tháng 11, giáo phận đã thông báo cho Hiệp hội Thánh lễ Latinh rằng thánh lễ đã bị hủy bỏ do những hạn chế trong tự sắc Traditionis Custodes năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong tự sắc do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Đức Thánh Cha đã chỉ đạo các giám mục chỉ định các địa điểm cụ thể cho Thánh lễ Latinh nhưng ra lệnh rằng không địa điểm nào trong số đó có thể là nhà thờ giáo xứ. Nếu giám mục muốn cho phép một nhà thờ giáo xứ tiếp tục cử hành Thánh lễ Latinh truyền thống, ngài phải xin phép Tòa thánh, được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.

Một phát ngôn viên của Hiệp hội Thánh lễ Latinh nói với CNA rằng Đức Hồng Y Vincent Nichols, của Giáo phận Westminster, đã nói với Hiệp hội rằng Thánh lễ hàng năm “không phải là một phần trong quy định mục vụ của nhà thờ dành cho Thánh lễ truyền thống” và Đức Hồng Y đã không yêu cầu Rôma xin miễn trừ để họ có thể tiếp tục truyền thống hàng năm.

Hiệp hội Thánh lễ Latinh đã chuyển Thánh lễ Cầu hồn đến Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi trên Maiden Lane, nơi được chỉ định là đền thờ giáo phận. Thánh lễ sẽ được tổ chức vào Thứ Hai, ngày 6 tháng 11, lúc 6:30 chiều. Mặc dù Thánh lễ Cầu nguyện không thể được tổ chức tại Nhà thờ Westminster, nhưng Đức Hồng Y Nichols đã yêu cầu miễn trừ để nhà thờ tiếp tục Thánh lễ vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng.

Phát ngôn nhân của Hiệp hội Thánh lễ Latinh cho biết: “Nhà thờ chính tòa là một nhà thờ giáo xứ, vì vậy mỗi Thánh lễ ở đó cần có sự cho phép rõ ràng theo các điều khoản của Traditionis Custodes”. “Ngài đã xin phép tổ chức các Thánh lễ hàng tháng, và những Thánh lễ này vẫn tiếp tục trong khi việc này đang được xem xét.”

Một phát ngôn viên của Giáo phận Westminster nói với CNA rằng Traditionis Custodes “đã thiết lập các quy tắc mới để quản lý việc sử dụng sách lễ” được sử dụng cho Thánh lễ Latinh truyền thống, trước “cuộc cải cách năm 1970”.

Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban “Thẩm quyền Anh” vào năm 1971 để cho phép các giám mục ở Anh và xứ Wales cho phép cử hành Thánh lễ Latinh, phát ngôn nhân của giáo phận cho biết “việc kêu gọi các đặc ân và phong tục có trước Traditionis Custodes không thể có bất kỳ hiệu lực nào” vì những thay đổi này do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành.

Phát ngôn nhân của giáo phận cho biết thêm: “Một số giấy phép đã được cấp cho việc tiếp tục sử dụng sách lễ trước cuộc cải cách năm 1970 bởi các nhóm tín hữu trong Giáo phận Westminster”. “Những giấy phép này hiện đang được Tòa thánh xem xét. Không có sự cho phép nào được tìm kiếm hoặc cấp cho Thánh lễ cụ thể được đề cập.”

Tin tức này đã gây ra sự thất vọng trong một số tín hữu thường tham dự Thánh lễ Latinh truyền thống và đã thờ phượng tại Thánh lễ cầu siêu hàng năm được tổ chức trước đây tại Nhà thờ Westminster.

Roger Wemyss Brooks, một người Công Giáo 77 tuổi thường xuyên tham dự Thánh lễ Latinh truyền thống từ đầu những năm 1970, bao gồm cả Thánh lễ Cầu hồn hàng năm trong nhiều dịp, nói với CNA rằng ông “đau buồn trước quyết định của các mục tử của chúng ta rút lại Lễ cầu hồn quý giá này được những người ủng hộ Hiệp hội Thánh lễ Latinh trân trọng.”

Brooks nói: “Những người Công Giáo lớn tuổi như tôi trông cậy vào sự thoải mái của Thánh lễ hàng năm này để bù đắp cho việc rút lui một cách tùy tiện các Thánh lễ Cầu hồn truyền thống cá nhân”. “Hai lần trong năm nay, tôi biết có những người theo nghi thức truyền thống suốt đời đã bị tước mất Requiem vào thời điểm họ qua đời. Những gì chúng tôi yêu cầu ít nhất là lòng tốt từ những gì đã được cung cấp một cách hào phóng cho tổ tiên của chúng tôi.”

Edward Windsor, người đã phục vụ tại Thánh lễ Cầu hồn hàng năm trong 5 năm qua, nói với CNA rằng “một trong những vai trò quan trọng nhất của người Công Giáo là cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời”.

“Đức Hồng Y cảm thấy thế nào, ngài có đang hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là mục tử của chúng tôi để dẫn chúng tôi đến với Chúa Kitô, khích lệ chúng tôi trong đức tin của mình không khi hủy bỏ Thánh lễ cho người chết?” Windsor hỏi. “Nó cho thấy rằng chủ nghĩa hiện đại đã trở nên quan trọng hơn giá hy sinh thực sự của Thánh Lễ.”

Kể từ khi ban hành Traditionis Custodes, Thánh lễ Latinh truyền thống đã phải đối mặt với những hạn chế trên toàn cầu. Ở một số giáo phận, các giám mục đã có thể bảo đảm việc miễn trừ tạm thời cho một số Thánh lễ được tiếp tục tại các nhà thờ giáo xứ, nhưng những miễn trừ này chỉ là tạm thời. Trong một số trường hợp, các giám mục đã bỏ qua việc miễn chuẩn và thay vào đó đã chuyển Thánh lễ đến các địa điểm bên ngoài nhà thờ giáo xứ.


Source:Catholic News Agency

3. Đừng để bị lừa: Chúa Kitô cấm các hành vi đồng tính luyến ái, và Giáo Hội không thể dạy ngược lại

Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.

Ngài đã có bài viết sau trên tờ National Catholic Register với nhan đề “Do Not Be Deceived: Christ Forbids Homosexual Acts, and the Church Cannot Teach Otherwise” nghĩa là “Đừng để bị lừa: Chúa Kitô cấm các hành vi đồng tính luyến ái, và Giáo Hội không thể dạy ngược lại” nhằm đưa ra các dẫn chứng Kinh Thánh bảo vệ các giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến vấn đề các hành vi đồng tính luyến ái.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

“Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’ (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này là không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.” (GLCG 2357)

Cuộc cách mạng tình dục đang từng bước tiến sâu vào một sự hoang mang ngày càng sâu sắc khiến nhiều người Công Giáo và những Kitô hữu khác bị bối rối. Nhưng không thể lầm lạc và cũng không ai, dù là giáo dân hay giáo sĩ, được phép bất đồng chính kiến đối với các giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người. Cả Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội đều rất rõ ràng rằng tất cả các hình thức kết hợp tình dục bất chính, dù là ngoại tình, tà dâm hay các hành vi đồng tính luyến ái, đều là tội lỗi và không thể được chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào.

Một số người Công Giáo chính thức bất đồng chính kiến với Giáo Hội vì nhận thức và thái độ cố ý bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội của họ, nhưng số người như thế không nhiều bằng những người bất đồng chính kiến với Giáo Hội vì sự lầm lạc gây ra bởi một nền văn hóa ồn ào và một bục giảng câm nín.

Đặc biệt đáng trách là bất kỳ phó tế, linh mục hoặc giám mục nào gieo rắc lầm lạc bằng những tuyên bố trực tiếp, hay cố ý nói mơ hồ hoặc đưa ra những chính sách sai lầm quảng bá lòng thương xót mà không đề cập gì đến sự ăn năn cần thiết. Chăm sóc cho mọi người tội lỗi là công việc liên tục của Giáo Hội. Tất cả những người tội lỗi đều đáng được yêu thương và chăm sóc mục vụ cẩn thận, với một niềm tôn trọng. Nhưng những gì Thiên Chúa đã mạc khải là tội lỗi, mà dám gọi là tốt hay cho rằng đó chỉ là chuyện thường tình, dù bằng lời nói trực tiếp hay bằng sự ngụy biện, đều không phải là chăm sóc mục vụ; nhưng là một lỗi nặng. Tất cả chúng ta, giáo sĩ và giáo dân, đều được kêu gọi trở thành tiên tri của Thiên Chúa, truyền bá giáo huấn của Ngài; và chúng ta phải nhớ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phải giải trình với Ngài.

Trước đây tôi đã viết về nhiều khía cạnh lầm lẫn khác nhau liên quan đến tính dục trong nền văn hóa của chúng ta, ví dụ như tà dâm, ngoại tình, tránh thai, chuyển giới, cuộc chiến chống lại dục vọng, hôn nhân, ly hôn và Rước lễ, và các nạn nhân của cuộc cách mạng tình dục. Trong bài này, tôi đặc biệt tập trung vào giáo huấn của Thiên Chúa liên quan đến hành vi đồng tính luyến ái.

Đáng buồn thay, trong những tháng gần đây, một số giáo sĩ đã truyền bá những quan niệm phiến diện và đôi khi sai lầm nghiêm trọng rằng những hành vi đó có thể được chấp nhận. Chúng không thể được chấp nhận.

Do đó, một lần nữa tôi cảm thấy bị bắt buộc phải giảng dạy về vấn đề này, xác nhận lại Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội. Kinh Thánh rất rõ ràng khi mô tả một cách rõ ràng và dứt khoát hoạt động đồng tính luyến ái như một tội lỗi nghiêm trọng và một sự rối loạn luân lý. Một số người cố gắng giải thích lại Kinh Thánh để nói khác đi, nhẹ nhất tôi phải nói rằng các cố gắng ấy là hoang đường. Họ thường đưa ra những lý thuyết bẻ cong luận lý và đưa ra những quan điểm lịch sử lừa đảo để loại bỏ chính ý nghĩa rất đơn giản của các văn bản.

Tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài đoạn Kinh Thánh này, nhưng trước khi thực hiện điều này, tôi muốn mô tả bối cảnh của bài suy tư này và làm rõ hai điều rất quan trọng.

Bối cảnh - Những suy tư của tôi hướng đến những Kitô hữu đồng đạo, do đó tôi sử dụng Kinh Thánh làm điểm xuất phát chính, vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ niềm tin vào vị thế chuẩn mực và thẩm quyền của Lời Chúa. Trong các bối cảnh khác, chẳng hạn khi đề cập đến thế giới thế tục, các lập luận dựa trên Luật Tự nhiên sẽ phù hợp hơn. Nhưng, trong bài viết này, Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo Hội là nền tảng. Người Công Giáo, những người nên chấp nhận rằng Kinh Thánh được Thiên Chúa soi sáng và giảng dạy không chút sai lầm về đức tin và đạo đức, phải có sự hiểu biết rõ ràng về Kinh Thánh, nếu không chúng ta lại sa vào sự lầm lạc đang lan rộng trên thế giới.

Minh xác thứ nhất: Hoạt động tình dục đồng giới phải bị lên án, nhưng chúng ta không lên án những người có khuynh hướng tình dục đồng giới. Một số cá nhân bị thu hút bởi các thành viên cùng giới tính. Tại sao điều này lại xảy ra hoặc nó xảy ra như thế nào vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng dù sao thì đó cũng là một cuộc đấu tranh trong nội tâm đối với một số người. Bởi vì xu hướng tình dục thường không phải là vấn đề được lựa chọn trực tiếp hoặc thậm chí là được kiểm soát ngay lập tức, bản thân nó không phải là đối tượng bị lên án về mặt đạo đức. Bị cám dỗ phạm tội không làm cho người ta trở nên tội lỗi, hay xấu xa, họ thậm chí không có tội vì cơn cám dỗ đó. Đúng hơn, chính sự đầu hàng cơn cám dỗ mới là điều khiến người ta trở thành kẻ tội lỗi.

Nhiều người đồng tính luyến ái sống trong sạch. Dù bị cám dỗ thực hiện các hành vi quan hệ tình dục đồng giới nhưng họ không làm như vậy. Đây là điều can đảm, thánh thiện và đáng khen ngợi. Tuy nhiên, đáng buồn thay, những người khác bị thu hút đồng giới không chỉ phạm tội hoạt động tình dục đồng giới mà còn công khai phô trương nó và bác bỏ các văn bản Kinh Thánh rõ ràng ngăn cấm điều đó. Chúng ta chỉ có thể hy vọng và cầu nguyện cho sự hoán cải của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt giữa xu hướng tình dục đồng giới và hoạt động tình dục đồng giới.

Minh xác thứ hai: Chúng ta không nên xem hoạt động tình dục đồng giới như thể đó là tội lỗi tình dục duy nhất bị Thiên Chúa lên án. Những người dị tính luyến ái cũng được mời gọi sống thuần khiết trong tình dục. Kinh Thánh lên án hoạt động đồng tính luyến ái, và chính Kinh Thánh cũng lên án một cách rõ ràng những hành vi ngoại tình và tà dâm. Kinh Thánh mô tả đây là những tội lỗi nghiêm trọng có thể loại trừ con người khỏi dân Chúa và Nước Trời (xem Eph 5:5-7; Gal 5:16-21; Rev 21:5-8; Rev. 22:14-16; Mt. 15:19-20; 1 Cor 6:9-20; Col 3:5-6; 1 Thess 4:1-8; 1 Tim 1:8-11; Heb 13:4). Đáng buồn thay, ngày nay nhiều người đang sống trong tình trạng công khai vi phạm giáo huấn của Kinh Thánh. Nhiều người tham gia vào các quan hệ tình dục trước hôn nhân, và nói rằng điều đó là OK vì “ai cũng làm thế mà”. Điều này, giống như hoạt động đồng tính luyến ái, là tội lỗi và cần được ăn năn ngay lập tức.

Do đó, hoạt động tình dục đồng giới không phải là tội lỗi duy nhất Kinh Thánh và các Kitô hữu chỉ ra. Mỗi con người, không có ngoại lệ, dù dị tính hay đồng tính luyến ái, đều được mời gọi đến với sự thuần khiết về tình dục, sống khiết tịnh và tự chủ. Mọi sự vi phạm điều này đều là một tội lỗi. Nói một cách tích cực hơn, mệnh lệnh của Thiên Chúa về sự khiết tịnh có nghĩa là với ân sủng của Thiên Chúa, mọi người đều có thể thuần khiết về tình dục. Thiên Chúa ban ân sủng cho chúng ta để có thể thi hành những lệnh truyền của Ngài!

Với bối cảnh và những minh định này trong trí, giờ đây chúng ta có thể hướng sự chú ý của mình sang lời dạy trong Kinh Thánh về đồng tính luyến ái.

Như đã trình bày ở trên, Kinh Thánh lên án rõ ràng và mạnh mẽ các hành vi đồng tính luyến ái. Ví dụ:

Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm (Lv 18:22)
Người đàn ông nào nằm với một người đàn ông khác như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm (Lv 20:13)

Tương tự như vậy, câu chuyện về sự hủy diệt thành Xơ-đôm và Gô-mô-ra, trong số những thứ khác, miêu tả tội lỗi hoạt động đồng tính luyến ái. Quá dài dòng để sao chép lại toàn bộ ở đây, nhưng anh chị em có thể đọc trong chương thứ 19 Sách Sáng thế ký. Một số người đã cố truyền bá một cách lầm lạc rằng câu chuyện của Xơ-đôm và Gô-mô-ra chỉ là câu chuyện về “lòng tốt”, và tôi đã viết về chủ đề đó ở đây: Tội lỗi của Xơ-đôm và Gô-mô-ra. Và mọi người Công Giáo hãy lưu ý rằng Sách Giáo lý nêu bật chương thứ 19 Sách Sáng thế ký như là cơ sở Kinh Thánh trong việc cấm các hành vi đồng tính luyến ái.

Từ trời, Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người chống lại mọi thứ vô luân và bất chính của những người lấy sự bất chính mà giam hãm chân lý. Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ...qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội. Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ…Bởi thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình. Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng (Rm 1: 18-29).

Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian, những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp (1 Cr 6: 9-10).

Chúng ta biết rằng Lề Luật là tốt, nếu người ta sử dụng cho đúng cách. Thật vậy, Lề Luật có đó, không phải cho người công chính, mà là cho hạng người sống ngoài lề luật và bất phục tùng, vô luân và tội lỗi, phạm thánh phạm thượng, giết cha giết mẹ, sát nhân, dâm dật, kê gian, buôn người, nói dối, bội thề, và những kẻ sống ngược với giáo lý lành mạnh. Đó là giáo lý phù hợp với Tin Mừng đã được giao phó cho tôi, Tin Mừng về vinh quang của Thiên Chúa chí tôn. (1 Tim 1: 8-11).



Anh chị em hãy lưu ý rằng trong những văn bản này, hoạt động tình dục đồng giới, hay còn gọi là kê gian, được liệt kê là một trong số các tội phạm tình dục khác; nó không phải là tội lỗi tình dục duy nhất. Vậy thì đây là điều Kinh Thánh dạy: hoạt động tình dục đồng giới là tội lỗi, cũng như các tội lỗi tình dục khác như tà dâm và ngoại tình. Đúng là không có nhiều văn bản nói về hoạt động đồng tính luyến ái, nhưng bất cứ khi nào đề cập đến các hành vi đồng tính, thì các hành vi này đều bị lên án rõ ràng và không khoan nhượng. Hơn nữa, sự kết án này xảy ra ở mọi giai đoạn của mặc khải trong Kinh Thánh, từ đầu đến cuối.

Một số người nói rằng Chúa Giêsu chưa từng đề cập đến đồng tính luyến ái. Vâng, Ngài cũng chưa từng đề cập đến hiếp dâm, loạn luân hay, lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, nhưng sự “im lặng” của Ngài trong những vấn đề này chắc chắn không phải là một sự tán thành. Hơn nữa, Chúa Giêsu nói rằng ai nghe các môn đệ của Ngài thì nghe Ngài (xin xem Luca 10:16), và các Thư chung của các Tông Đồ đề cập rõ ràng đến các hành vi đồng tính luyến ái và lên án chúng cùng với tà dâm, ngoại tình và tất cả những gì là ô uế tình dục.

Đáng buồn thay, ngày nay nhiều người đã bỏ qua một bên những giáo huấn này về hoạt động đồng tính luyến ái. Họ không chỉ tuyên bố rằng điều đó không phải là tội lỗi, mà họ còn cử mừng, và chúc phúc cho nó như thể đó là một điều tốt đẹp. Những người ngoại đạo làm điều này đã là tồi tệ lắm rồi, nhưng thật là quá bi thảm hơn bội phần khi những người tự xưng mình là Công Giáo và là Kitô hữu mà lại làm ra những điều như vậy.

Anh chị em đừng để bị lừa. Những kẻ nào tán thành hành vi đồng tính luyến ái hoặc bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào khác đang bỏ qua Lời Đức Chúa Trời hoặc đang diễn giải lại Lời Chúa cho phù hợp với chương trình nghị sự của họ. Thánh Vịnh 2:1 than thở “Sao chư dân lại ồn ào náo động? Sao vạn quốc dám bày kế viển vông” Chúa Giêsu biết rằng một số người sẽ lợi dụng Ngài để thúc đẩy các chương trình nghị sự sai trái của họ, và vì vậy Ngài đã cảnh báo rằng: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘Chính Ta đây!’, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.” (Mc 13:5-6) Thánh Phaolô cũng biết rằng một số sẽ xuyên tạc đức tin Kitô: “Tôi biết rằng khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ anh em sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng.” (Cv 20:29-30).

Chúng ta phải nói sự thật đến từ Thiên Chúa và sau đó sống với sự thật ấy. Kìm hãm sự thật dẫn đến xuyên tạc, lầm lạc và đau khổ. Tình trạng tháo thứ tình dục trong thời đại của chúng ta đã dẫn đến những đau khổ lớn: những bệnh lây truyền qua đường tình dục, AIDS, nạo phá thai, mang thai ở tuổi vị thành niên, hôn nhân tan vỡ, ly hôn, làm cha mẹ đơn thân, nghiện các nội dung khiêu dâm, lạm dụng tình dục, ngộ nhận về tình dục và suy giảm văn hóa. Kinh Thánh chép rằng: “Họ gieo gió thì sẽ gặt gió lốc” (Hs 8: 7). “Anh em đừng có lầm tưởng: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời” (Gl 6:7-8). Nền văn hóa của chúng ta chắc chắn đang gặt hái những tác động tàn phá của cuộc cách mạng tình dục. Như mọi khi, chính những đứa trẻ phải trả giá cao nhất cho những hành vi sai trái của người lớn.

Một số người phản đối giáo huấn của Kinh Thánh và Giáo Hội đã chụp mũ những ai có quan điểm khác với họ là “hận thù” và “cố chấp”. Chúng ta là những người có đức tin phải tuyên bố rằng sự phản đối của Giáo Hội đối với hành vi đồng tính luyến ái bắt nguồn từ Lời Chúa, mà chúng ta phải ngoan ngoãn vâng theo. Chúng ta không thể nói và dạy gì khác hơn là những gì Thiên Chúa đã mạc khải một cách nhất quán trong Lời Ngài. Chúng ta không bao giờ được phép nói dối người khác hoặc tán thành những thực hành sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ hoặc ơn cứu rỗi đời đời của họ. Khẳng định cho rằng một số tầng lớp hoặc một số hạng người nhất định, trong trường hợp này là những người có sức hấp dẫn đồng giới, không thể sống một cách hợp lý theo lời dạy của Kinh Thánh mới chính là một hình thức cố chấp.

Có lẽ tốt nhất nên kết thúc bằng một tuyên bố từ Sách Giáo lý, thể hiện sự rõ ràng về giáo huấn của Giáo Hội nhưng cũng yêu thương tôn trọng những người có sức hấp dẫn đồng giới:

Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.

Đừng quên một số người đã có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Đối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống, và, nếu là Ki-tô hữu, họ được kêu gọi kết hợp những khó khăn họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình với hy lễ thập giá của Chúa.

Những người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh. Họ có thể và phải cương quyết tiến dần đến sự toàn thiện Ki-tô Giáo nhờ kinh nguyện và ân sủng bí tích, nhờ biết tự chủ để củng cố tự do nội tâm và nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi. (GLCG 2357-2359).



Tôi viết bài này hôm nay với hy vọng rằng anh chị em sẽ không bao giờ sa vào sự lầm lạc của thời đại chúng ta. “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (xem Rm 12: 2). Sự chăm sóc mục vụ thích hợp cần thiết ngày nay là làm sáng tỏ và củng cố mọi người trong đức tin tông truyền được ủy thác cho Giáo Hội. Vì mục đích đó, tôi hy vọng anh chị em thấy bài viết này hữu ích. Xin cho tất cả chúng ta, các giáo sĩ và giáo dân, các vị tiên tri qua phép rửa tội, dám nói ra sự thật với lòng yêu mến, bền đỗ và can đảm.


Source:National Catholic Register