Ngày 03-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình Chúa Nơi Hôn Nhân
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:59 03/10/2009
TÌNH CHUQA NƠI HÔN NHÂN

Cảm hứng Tin Mừng Mc 10, 2 - 12

Ôi nhiệm mầu tình yêu Thiên Chúa
Đầy quyền năng tạo tác con người
Được thông phần với Ba Ngôi
Trong nguồn thánh sủng trong lời trao ban

Chúa thương cho có nam có nữ
Để hỗ tương gắn bó trọn đời
Để nên dấu chỉ chính Người
Yêu thương nhân thế chẳng rời phút giây

Câu ước giao từ đây hiệp kết
Uyên ương nên xương thịt của nhau
Thắm duyên đẹp ý ban đầu
Bởi Lời phối hợp chớ cầu phân ly

Đường gian nguy bước đi sát cánh
Không nhạt phai tiết hạnh vợ chồng
Sắt son chung thuỷ bên lòng
Như tình yêu Chúa tín trung muôn đời.

ĐCV Vinh Thanh
 
Thiếu nữ-Thiếu phụ-Maria
Jos, Tú Nac, NMS
09:29 03/10/2009
THIẾU NỮ, THIẾU PHỤ, MARIA

Thiếu nữ Nazareth,
Với trái tim rộng mở
Để nghe và ấp ủ Ngôn Lời
Thiên Chúa.
Dạy chúng ta nghe, và, cùng Nàng,
cầu nguyện:
Fiat! Magnificat! Glory to God.

Thiếu phụ Nazareth,
Với đôi tay rộng mở
Chào đón người nghèo, an ủi
thương đau
Dạy chúng ta giống như Bà, khiêm hạ
yêu thương.
Fiat! Magnificat! Glory to God.

Maria Nazareth,
Đồng Trinh và Thánh Mẹ,
Con gái Chúa Trời và Thê Thiếp của
Thánh Linh,
Dạy chúng ta biết ở nơi Bà
bằng cách nào Đức Ki-tô xuống thế.
Fiat! Magnificat! Glory to God.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 03/10/2009
CHIM SƠN CA THÍCH HÁT

N2T


Mọi người đều công nhận chim sơn ca là con chim biết hát nhất trong rừng rậm, giọng ca của nó thánh thót du dương trầm bỗng, nghe rất vui tai.

Được mọi người ca ngợi, chim sơn ca rất phấn khởi, càng hát mạnh lên, hát mà không nghỉ.

Chẳng ngờ, chúng nhân bắt đầu dần dần chán ghét giọng ca của nó, nó không hiểu tại sao, bèn hỏi:

- “Thật là kỳ cục, trước đây không phải các người thích nghe tôi hát sao?”

Chúng nhân bất đắc dĩ nói:

- “Cô hát tất nhiên nghe hay rồi, nhưng hát từ sáng đến tối, chúng tôi còn phải ngủ chứ?”

- “Nhà tôi vừa mới xảy ra chuyện bất ngờ, chị còn được vui vẻ như thế, là cố tình không đến với tôi”.

Nhưng chim sơn ca, trái lại không nghĩ như thế, nó tức sôi lên nói:

- “Cái chính là lòng người dễ dàng thay đổi, yêu mới nới cũ đó mà”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Đúng là lòng người cũng có khi đổi trắng thay đen.

Biết bao nhiêu cô gái đã thất tình, chán đời vì người yêu đổi trắng thay đen, có bao nhiêu bạn bè lừa gạt nhau cũng chỉ vì lòng dạ đổi trắng thay đen?

Nhưng đó là chuyện của họ.

Chuyện của chúng ta, chính là lòng mình có đổi trắng thay đen hay không?

Chúng ta cậy vào tài năng, đối xử với bạn bè như cỏ như rơm, chúng ta có đổi trắng thay đen hay không?

Trước đây chúng ta rất hoà nhã với mọi người, như từ khi làm ông cha, làm bà phước, làm ông thầy, thì coi mọi người như là thuộc hạ không bằng, có phải chúng ta đổi trắng thay đen không?

Thay trắng đổi đen hay thay đen đổi trắng, không phải tự tâm chúng ta mà ra đó hay sao ? Có người trước kia chỉ là một người chân lấm tay bùn, nhưng khi có chút chức quyền thì hống hách với mọi người, trạng thái tâm lý biến đổi, tính tình cũng biến đổi theo, có phải là thay trắng đổi đen hay không?

Người ta bỏ mình, không thích đến với mình, thậm chí thấy mình ở đâu là họ tránh né, cũng có thể là lỗi của họ, mà cũng có thể là tại chúng ta quá thay trắng đổi đen ỷ vào tài năng của mình, để rồi bất cần mọi người hay chăng?

Hãy hỏi lòng mình khi mọi người tìm cách tránh mặt mình...

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 03/10/2009
N2T


73. Khiêm tốn và kiêu ngạo là hai thái cực tương phản, Con Thiên Chúa khiêm tốn giáng sinh làm người, cứu chuộc nhân loại; sa tan kiêu ngạo từ thiên đàng sa xuống hỏa ngục. Người trộm lành khiêm tốn được lên thiên đàng; A Dong kiêu ngạo mất phúc thiên đàng.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 03/10/2009
N2T


245. Con người ta ăn uống là vì để sống, nhưng sống không phải là vì để ăn uống.

 
Tình Yêu Là Nhịn Nhục, Hy Sinh, và Tha Thứ
Tuyết Mai
16:25 03/10/2009
Tình Yêu Là Nhịn Nhục, Hy Sinh, và Tha Thứ

Chúa Giêsu đáp: "Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ". (Mc 10, 2-12 hoặc 2-16).

Vâng, thưa đó là điều luật của Thiên Chúa đã có từ thời Chúa Cha đã tạo dựng nên hai ông bà nguyên tổ của chúng ta là Adong và Eva. Sau khi hai ông bà đã phạm tội vì không vâng lời Chúa phán dậy, đã bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng, Chúa đã phạt bà Eva bằng cách là cho bà biết bà sẽ phải chịu đau đớn vì phải cưu mang những con cái của mình từ lúc con trẻ còn trong bụng cho đến khi sanh nở, còn ông Adong thì sẽ phải chịu những cảnh cầy sâu cuốc bẫm, cực khổ đổ mồ hôi để lo cho gia đình của mình.

Tình yêu nguyên thủy của hai ông bà Adong và Eva là thế! Sống sát bên Chúa và dưới con mắt của Chúa mà còn bị con rắn già gian manh độc địa dụ giỗ để phải bị Chúa đuổi hai ông bà ra khỏi vườn Địa Đàng, một nơi mà trước kia hai ông bà sống thật thong dong, sung sướng, chỉ biết hưởng thụ tất cả những gì trong Vườn mà Chúa đã tạo dựng nên để nuôi dưỡng thân xác hai ông bà, không biết cực khổ là gì, quả là sung sướng thật.

Bởi vì đâu mà hai ông bà đã bị cực khổ và ra nhọc nhằn như thế!? Có phải bắt nguồn từ con rắn độc địa kia hay không!? Có phải Thiên Chúa Cha lại không biết trước là hai ông bà sẽ phải phạm tội!? Thiên Chúa muốn thử thách cả hai ông bà xem họ có tuyệt đối vâng lời Ngài hay không!? Và hẳn nhiên Thiên Chúa Cha cũng đã sắp xếp một chương trình dành cho nhân loại và hậu duệ của con cái Người sau này!?.

Đâu phải bây giờ con người mới ra thất trung. Đâu phải bây giờ con người mới trở thành thất tín. Đâu phải con người bây giờ mới ra bội phản. Đâu phải con người bây giờ mới học được chữ ngờ. Nhưng có phải Thiên Chúa vẫn hằng yêu thương con người, tuy dù chúng ta có đối xử với Ngài như thế nào!??? Quả tình yêu của Ngài từ muôn thuở đến muôn đời luôn luôn vẫn dào dạt và lai láng. Nếu chúng ta tìm về thời của Cựu Ước và Tân Ước thì có phải Thiên Chúa đã bao nhiêu đời, chăm lo, gìn giữ, chúc lành, răn dậy, bảo ban, nhắc nhở, con cái của Ngài qua các miệng của tiên tri là phải luôn sống ăn năn sám hối để được hưởng hạnh phúc muôn đời trên Quê Trời cùng Ba Ngôi Thiên Chúa, tất cả đạo binh Tổng Lãnh Thiên Thần, tất cả các Thánh Nam Nữ, cùng tất cả anh chị em con cái Chúa.

Nhân tiện, tôi xin được đi xa hơn đề tài một chút xíu, âu là cũng muốn cắt nghĩa cho các em nhỏ hiểu được cho là Từ nguyên thủy có phải Thiên Chúa Cha đã tạo dựng nên một người Nam và một người Nữ, để mục đích ăn ở với nhau hòa thuận, hạnh phúc, đến muôn đời và muôn kiếp, vì một thì chắc Chúa nghĩ sống không được nên tốt, nên Chúa chìu lòng Adam vì thấy ông quá buồn khi không có ai cùng giống để tâm sự, nên Chúa chờ ông ngủ mà rút xương sườn của ông để tạo dựng cho ông một người bạn, và người Nữ này sẽ trở nên người bạn đời của ông. Thời buổi ngày nay của con người bởi có thể mất gốc hay hiểu một cách lơ tơ mơ lờ tờ mờ, đã tìm cớ và biện minh cho sự sống không được ngay thẳng và trong sạch của mình chăng!? Chứ nếu không chúng ta sẽ được đọc như thế này. ... là từ nguyên thủy Chúa Cha đã tạo dựng nên hai người nam hoặc hai người nữ, và họ đã được Chúa chúc phúc cho sống hạnh phúc đến muôn thuở muôn đời!? Hoặc từ muôn đời nếu Chúa thấy con người phức tạp quá, sao Ngài lại chẳng làm cho tất cả nhân loại trở thành người máy, được thế chắc Chúa chẳng phải nhức đầu với con người như của chúng ta đây!??

Trở về chủ đề Chúa muốn dậy chúng ta hôm nay trong vấn đề tình yêu vợ chồng, Chúa đòi hỏi cả hai phải giữ sự thủy chung với nhau, nhất là cả hai đã được Thiên Chúa kết hợp, và sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly. Tôi thiết nghĩ những bạn trẻ không nên gấp gáp trong vấn đề cưới nhau, mà phải trải qua một thời gian thật lâu thật dài, để tìm hiểu lẫn nhau trong tánh tình, trong cách sống, xử sự, cùng sự suy tính, ý thích, và sự chênh lệch quá xa giữa giầu và nghèo chăng!? Theo kinh nghiệm và được có cơ hội liên hệ nhiều với giới trẻ, tôi thấy các em trai gái ngày nay thường đi xa quá giới hạn tìm hiểu cần thiết của mình. Thí dụ các em còn đang tìm hiểu, nhưng vì có thời giờ nhiều để gắn bó với nhau, nên cả hai hiểu lầm rằng mình có thể chịu nổi lẫn nhau, mà không cần thiết phải chờ đợi thật sự có những gì không ổn nếu lấy nhau quá sớm??? Các em thời buổi ngày nay chúng có quá nhiều thời giờ để không làm gì hết!? Đến trường học một ngày có em gần như không về nhà mà học từ sáng cho đến đêm mới về. Ăn tại trường, học tại trường, và giải quyết mọi vấn đề cũng tại trường học. Về nhà thì đã muộn và chỉ còn thời giờ để chuẩn bị đi ngủ. Thời giờ dành cho cha mẹ và anh chị em hầu như rất ít, mà chỉ có là ở ngững ngày cuối tuần, mà nếu cha mẹ lại cầy thêm ngày cuối tuần thì kể như các em chỉ biết bám víu lấy người bạn trai hay bạn gái của mình, đã gặp nhau thân thiết bên nhau suốt cả tuần lễ ở trường học, nay lại có thời giờ rảnh rỗi nên lại tìm gặp nhau ở những ngày cuối tuần, thì thử hỏi bậc cha mẹ làm gì để giúp được cho đám trẻ tìm hiểu lẫn nhau, mà trong khoảng cách vừa phải. Tôi nhận thấy thời buổi ngày nay trai gái thường đi trước vấn đề vợ chồng, sau mới nghĩ đến việc cưới hỏi nhau, sự việc đáng tiếc thường xảy ra cho chúng trong lúc chúng đang tìm hiểu nhau, có con rồi mới làm đám cưới!????? Có con rồi mỗi người mỗi ngả vì suy nghĩ cho cùng thì đó là sự lầm lỡ của người con trai nên anh đã ra đi không một lời từ giã vì sau khi nghe nàng báo là đã có thai cùng chàng, rồi thì nàng cũng cảm thấy sự lỡ lầm của mình không biết sẽ đưa hai mẹ con nàng đi về đâu!? Có nàng thì giữ bào thai rồi bỏ bờ bỏ bụi sau ngày sanh nở, có nàng thì bỏ bào thai khi còn trong bụng mẹ,. ... Những chuyện tình cảm không trách nhiệm của đám trẻ sống vội như thời buổi của ngày nay, ai là người có trách nhiệm, thưa anh chị em?

Tôi thiết nghĩ chúng ta là những bậc làm cha làm mẹ biết câu trả lời là như thế nào rồi! Ông bà chúng ta có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Bởi lẽ làm sao chúng ta lại ra hà khắc với các em lầm lỡ, để chúng phải làm ra những việc đáng trách như thế, chúng ta làm bậc cha mẹ lại không có tội vì đã không dậy dỗ chúng ư!? Mà lại có người đi khuyên con mình hãy đi bỏ cái bào thai ấy đi, vì nếu giữ thì cha mẹ đem cái mặt này giấu vào đâu cho khỏi xấu hổ, vì thế mà bao nhiêu bào thai cứ bị lấy đi mà bậc làm cha mẹ, không cảm thấy gì là xấu hổ, là tội lỗi với Thiên Chúa ư!??. Chẳng lẽ đẻ chúng ra mà không dậy không dỗ?? Chẳng lẽ đẻ chúng ra mà không biết khuyên răn?? Chẳng lẽ đẻ chúng ra mà chẳng có một chút trách nhiệm?? Thế thì vì lý do gì mà chúng ta lại đẻ chúng ra làm chi?? Chúng ta đổ lỗi cho ai?? Có phải chúng ta đã từng đổ trên đầu con cái và chửi chúng là mất dậy????? Chúng ta chửi con cái chúng ta là cái phường mất dậy, thì thưa chí phải, bởi chúng ta không có thời giờ dậy dỗ chúng; bởi chúng ta mải chạy theo vật chất, tậu nhà lầu, tậu xe, và tậu không biết bao nhiêu thứ không cần thiết; chúng ta đã quẳng chúng ra đời thật sớm khi mà tuổi thơ ấu còn rất non nớt và thơ ngây trong trắng không một tì nhơ; chúng ta đã bỏ chúng để cho những vú em trình độ rất thấp kém đã dậy dỗ chúng; chúng ta đã làm gương xấu cho con trẻ trên những việc gian dối mình làm; chúng ta còn làm biết bao nhiêu việc mà chúng không bao giờ quên?

Ai trong chúng ta cũng trải qua một thời yêu đương thật đẹp đẽ và đầy kỷ niệm, không thể nào quên được, nhưng điều gì đã làm chúng ta tình vợ chồng, sau bao nhiêu năm dài lại có thể thay đổi trắng ra đen mau chóng như thế!?? Trước thì chúng ta thề thốt lẫn nhau rằng nếu chúng mình xa nhau anh hay em sẽ chết mất; rồi thì năn nỉ ỉ ôi cha mẹ cho lấy nhau bởi con chỉ yêu một mình anh hay em ấy mà thôi! Rồi thì đám cưới xong cũng còn thề non hẹn biển rằng hai ta sẽ sống cho nhau và bên cạnh nhau đến muôn đời. Sau ba tháng thôi, chưa thấy gì trong bụng là cả hai đã cuống quít đi đến nơi linh thiêng này và nơi linh thiêng kia để khẩn cầu cùng Chúa Mẹ cho được mụn con, kẻo chúng con khao khát quá! Rồi sau khi Chúa ban cho chẳng những một mụn con mà còn nhiều mụn con khác, thì lại trách Chúa là chúng con lo không nổi; nào là chúng con phải vất vả cầy cả hai jobs mà chẳng đủ ăn đủ mặc; rồi thì không biết từ đâu mà chúng con bắt đầu lớn tiếng lẫn nhau khi cái nhà không còn được ngăn nắp? Rồi thì chồng lớn tiếng với vợ khi thấy nàng dạo này có vẻ lên ký và không còn mi nhon như trước kia; rồi thì chồng bắt đầu có những dấu hiệu vắng nhà hơi nhiều, nước hoa thơm phức, cảm thấy yêu đời hơn, và không còn tha thiết muốn ở nhà với vợ con nữa!!!

Có phải tình yêu vợ chồng yêu thương nhau thì cần phải có hội đủ điều kiện trước khi đem nhau ra nhà thờ để mà ký kết cuộc đời của mình cột chặt với người kia, bởi phải hiểu rằng Sự Gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly, thì tình yêu vợ chồng mới gắn bó như keo sơn. Cùng chung hưởng hạnh phúc bên nhau khi vui sướng cũng như khi cơ cực. Thế thì Yêu có phải là nhịn nhục, nhường nhịn, hy sinh, và luôn luôn phải tha thứ cho nhau. Và đây là Lời của Chúa khuyên dậy chúng ta như sau: "Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ". Amen.
 
Phanxicô Assisi và Têrêxa Lisieux: Hai Hồn Thơ Thánh Hóa
Lê Đình Thông
20:40 03/10/2009

Phanxicô Assisi và Têrêxa Lisieux: Hai Hồn Thơ Thánh Hóa



Trong niên lịch phụng vụ, lễ kính thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu và thánh Phanxicô Assisi được cử hành vào hai ngày 1 và 4 tháng 10. Tuy cả hai sống cách nhau nhiều thế kỷ tại Assisi (Ý) và Lisieux (Pháp), linh đạo của hai ngài có nhiều điểm tương đồng, chất liệu là tình yêu, được diễn tả bằng hồn thơ thánh hóa.

Trước tác của thánh Phanxicô được tập hợp trong tuyển tập Fioretti. Fioretti, tiếng Ý: những bông hoa nhỏ, diễn tả hồn thơ của vị thánh khó nghèo. Từ thế kỷ XVI, tác phẩm này đã được tái bản 250 lần. Ấn bản Fioretti tiếng Pháp là sự giao duyên giữa thánh đức và thi ca: ‘‘ý thơ thánh đức làm bao tâm hồn xao xuyến, cảm hóa nhiều lương dân.’’ Những bông hoa nhỏ mang hương sắc tình yêu Thiên Chúa ban xuống cho chúng sinh. Thơ của Phanxicô tươi mát, không kể gì đến thời gian thường khiến bao công trình của thế nhân phải soi mòn.’’

Linh đạo của thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu được thể hiện trong ‘‘Truyện một tâm hồn’’. Sáng tác tu đức của thánh nhân được ấn hành vào ngày giỗ đầu năm 1898. Têrêxa đặt tên cho tập sách này là ‘‘Câu chuyện xuân sắc của một bông hoa trắng nhỏ’’(Histoire printanière d’une petite fleur blanche). Đồng thanh tương ứng, đồng khí tưong cầu. Sự đồng điệu của hai thánh nhân đồng thời còn là thi nhân được thể hiện qua tựa đề Fioretti (Những bông hoa nhỏ) và Une petite fleur blanche (Một bông hoa trắng nhỏ). Cả hai đều trở về nguồn cội Phúc âm: yêu thương mọi người, cứu độ nhân trần. Cả hai theo chân Chúa đến tận cùng thánh giá để được ơn sống lại.

Chữ AIMER (động từ: Yêu) đã được chiết tự như sau:

A : Adorer (Thờ lạy)
I: Imiter (Noi gương Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh)
M: Méditer (Suy niệm Lời Chúa trong Phúc âm và các giáo huấn của chư thánh)
E: Eucharistie (Thánh Thể)
R : Rendre grâce (Tạ ơn)

Và chữ AMOUR (danh từ: Tình yêu):

A: Adorer (Thờ lạy)
M : Méditer (Suy niệm)
O: Oraison (Nguyện gẫm)
U: Union (Hiệp nhất)
R: Remercier (Tạ ơn)

Năm 1947, linh mục Stéphane-J. Piat dòng Phanxicô đã soạn tác phẩm ‘‘Deux âmes d’Évangile: François d’Assise & Thérèse de Lisieux (Hai tâm hồn Phúc âm đồng điệu: Phanxicô Assisi và Têrêxa Lisieux). Tác giả đã trình bầy các linh đạo tương đồng:

Cả hai đều nghiền ngẫm Phúc âm, nhận biết Chúa Giêsu yêu mến nhân loại dường bao. Thánh Têrêsa sáng tác nhiểu bài thơ cảm hứng từ Phúc âm mà thánh nhân coi là khuôn vàng thước ngọc (livre d’or et son trésor). Chiêm niệm Phúc âm là tìm gặp Chúa và hiệp thông với ngài. Têrêxa tìm thấy trong Phúc âm sự tươi mát và giản dị vô song. Trong suối ân đức, thánh nhân không còn e sợ và lo lắng gì nữa, cảm thấy được ủi an.

Thánh Phanxicô tìm thấy Phúc âm con đường, chân lý và sự sống của Chúa Kitô. Thi ca của thánh nhân thể hiện sống động Lời Hằng Sống: ‘‘Chính Chúa cho tôi biết tôi phải sống theo Phúc âm.’’ Cả hai vị thánh thấm nhuần Tin Mừng Cứu độ. Với hồn thơ thánh đức, Phanxicô dựng ra hang đá Giáng Sinh đầu tiên ở Greccio.

Phanxicô và Têrêxa áp dụng trong cuộc sống tu hành đức vâng lời trong Thần học của thánh Phaolô: ‘‘Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.’’ Têrêxa đã tìm thấy trong Lời Chúa: sự hãm mình và tinh thần đơn sơ. Thánh nhân thường bị các nữ tu trong dòng tỏ ra bực bội, cả đến hạ nhục. Theo lời tự thuật của thánh nhân, ‘‘một hôm tôi ngồi cạnh một sơ đang giặt khăn tay. Sơ này thường vung tay làm bắn nước bẩn vào mặt tôi. Mới đầu, ngồi ngồi lui lại, lấy tay lau mặt. để cho sơ biết đã làm văng nước bẩn vào mặt tôi. Sau này nghĩ lại tôi nhận thấy làm như vậy là đã từ bỏ gia nghiệp mà sơ đã ban cho tôi quá rộng rãi. Những lần giặt sau, tôi để mặc khuôn mặt tôi lấm đầy nước dơ. Từ đó tôi tự nguyện ngồi cạnh sơ này để nhận thật nhiều nước bẩn nơi chỗ giặt (buanderie) đan tu’’ Giai thoại này diễn tả sự hãm mình, được thăng hóa bằng hồn thơ.

Têrêxa từng thốt lên: ‘‘Tôi muốn tất cả, tôi chịu đựng tất cả với tâm hồn thơ ngây’’: ‘‘Nếu anh em không hối cải mà nên như trẻ nhỏ này thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời.’’ (Mat 18,3-4) Thánh nhân trút bỏ tự ái, hãm mình làm theo những đòi hỏi chung của cuộc sống cộng đoàn. Từ đó, Têrêxa thêm lòng yêu mến các nữ đan tu tỏ ra không có cảm tình, thiếu cảm thông với mình.

Phanxicô từ bỏ tất cả. Thánh nhân tự nguyện trở thành người anh em hèn mọn: sống nghèo, cho sạch trơn mà không mong báo đền. Vào năm 1224, thánh nhân thị kiến thiên thần bay lượn trên núi Alverne. Thiên thần in hằn dấu thánh trên châu thân Phanxicô. Phanxicô và Têrêxa đều chết như các thánh tử đạo.

Cả hai luôn cầu nguyện theo gương Đức Giêsu: ‘‘Đức Giêsu ngước mặt lên trời và cầu nguyện.’’ (Ga 17,1). Lời cầu nguyện nhiều khi còn chan hòa nước mắt (Mt 26,75). Cả hai cậy trông vào Tình Yêu Ba Ngôi: hướng tới Ngôi Cha, theo con đường Ngôi Con, niềm vui cậy trông trong Chúa Thánh thần.

Đức Mến là tiền đề của sứ mạng truyền giáo. Cả hai đều khao khát được phúc tử đạo. Têrêxa ước ao được tu trong dòng kín Hà Nội. Cũng như thánh Phanxicô, trong cuộc sống đan tu, thánh nữ luôn kết hiệp với Chúa Kitô. Linh đạo của hai ngài thực hiện trọn vẹn ba nhân đức Tin, Cậy, Mến trong cuộc sống tu trì khổ hạnh, nhằm mưu cầu bình an cho bản thân và mọi người.

Năm nay kỷ niệm 800 năm thành lập dòng Phanxicô. Collège des Bernadins (Paris) tổ chức hội thảo quốc tế về thánh Phanxicô Assisi vào các ngày 2, 3 và 4 tháng 10 năm 2009. Theo linh mục Benoît Dubigeon, bề trên tỉnh dòng Phanxicô Pháp, cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu tinh thần Phanxicô trong thế giới hiện nay. Nhiều sử gia, nhà thần học, nhà văn, nhà nhân loại học đều nhận định về sự phong phú trong linh đạo của vị thánh nghèo thành Assisi (Povorello).

Kết luận:

Theo Christian Renoux tác giả ‘‘La prière pour la paix’’, năm 1912, linh mục Esther Bouquerel người Pháp có công hiệu đính kinh hòa bình của thánh Phanxicô, đăng trên báo La Clochette. Tại Hoa Kỳ, ĐHY Spellman đã cho in hàng triệu kinh này để phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
Năm 1945, thượng nghị sĩ Tom Connally đọc toàn văn kinh hòa bình của thánh Phanxicô tại diễn đàn hội nghị San Francisco, tổ chức tại thành phố San Francisco (tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là thánh Phanxicô Assisi), đưa đến viêc thành lập Liên Hiệp Quốc. Nhân lễ kính thánh Phanxicô năm nay, chúng tôi xin chuyển lời kinh mang ý thơ sang thể lục bát như sau:

Kinh Hòa Bình

còn gọi là Lời nguyện đơn sơ

Xin Cha sử dụng phàm nhân,
Trở thành khí cụ bình an nước Trời.
Nơi đâu oán ghét người đời,
Tình yêu rũ sạch rã rời dửng dưng.
Nơi đâu xúc phạm ngập ngừng,
Thứ tha lầm lỗi xin đừng bận tâm.
Nơi đâu chia rẽ ngại ngần,
Tấc lòng hòa hợp tình thân lặng thầm.
Nơi đâu reo rắc sai lầm,
Con đem chân lý Phúc âm nguyện cầu.
Nơi đâu ngờ vực lẫn nhau,
Con đem tin tưởng dãi dầu cậy trông.
Nơi đâu nước mắt lưng tròng,
Con đem hy vọng một vòng tóm thâu.
Nơi đâu tăm tối lệ sầu,
Con đem ánh sáng nhiệm mầu bốn phương.
Nơi đâu khóc lóc thê lương,
Con đem hạnh phúc yêu thương trọn đời.
Con tìm an ủi người đời,
Không mong nhận được mấy lời ủi an.
Con mong thấu hiểu tâm can,
Không mong người hiểu nắng tàn bụi sương.
Con mong thực hiện yêu thương,
Không mong nhận được tình thương thế trần.
M?t khi tự nguyện trao ban,
Là ta nhận được vô vàn phúc ân.
Một khi quên hết chân thân,
Ta liền gặp gỡ khí thần bản thân.
M?t khi tha thứ ân cần,
Mới mong thoát khỏi trầm luân đọa đầy.
Đến khi nhắm mắt xuôi tay,
Mới mong sống lại ơn dày thánh ân.


Paris, ngày 4 tháng 10 năm 2009


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh họp báo về Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Phi Châu
Nguyễn Hoàng Thương
08:54 03/10/2009
Vatican (VIS) - Hôm 02/10, tại Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã chủ trì một cuộc họp báo để giải thích ý nghĩa - và đôi chút về các khía cạnh tổ chức - của Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Phi Châu lần thứ Hai sắp diễn ra từ Chúa Nhật 04 tháng Mười đến 25 tháng Mười tại Vatican.

Chủ đề của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt này có liên quan đến Tông Huấn "Giáo Hội tại Phi Châu" Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu, cùng với đúc kết của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt lần thứ Nhất diễn ra từ ngày 10/04 đến 08/05 năm 1994 với chủ đề: "Giáo Hội tại Châu Phi và sứ mạng truyền giáo của mình hướng đến Năm 2000: 'Anh em sẽ là chứng nhân của thầy'".

Đức Tổng Giám Mục thư ký của Thượng Hội Đồng nêu bật: "Giáo Hội tại Châu Phi rất năng động. Từ 1978 đến 2007, số người Công Giáo Phi Châu tăng từ 55 triệu lên 146 triệu. Ơn gọi linh mục và đời sống tu trì cũng chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể về số lượng".

Tuy nhiên, ngài cũng nhắc lại một thực tại là "từ 1994 đến 2008, có đến 521 người làm công tác mục vụ bị sát hại ở Phi Châu... Chẳng hạn, trong năm 2008, 20 người làm công tác mục vụ bị sát hại trên khắp thế giới, thì 5 người là người Phi Châu: 3 linh mục, 1 tu sĩ và 1 giáo dân thiện nguyện, từ Kenya, Guinea, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo ".

Đức Tổng Giám mục Eterovic cho hay Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Phi Châu lần thứ Hai được sự tham dự "của 244 Nghị Phụ, trong đó có 228 giám mục". Hầu hết các Nghị Phụ (197) đến từ Phi Châu, trong khi số còn lại là 47 đến từ Âu Châu (34), Mỹ Châu (10), Á Châu (2) và Châu Đại Dương (1).

Các phiên họp của Thượng Hội Đồng cũng sẽ được tham dự của các đại biểu anh em: các đại diện của sáu giáo hội và cộng đoàn giáo hội khác với sự hiện diện đáng kể ở Phi Châu và với các giáo hội mà Giáo Hội Công Giáo duy trì mối quan hệ gần gũi trong đối thoại và hợp tác.

Đức Tổng Giám Mục cũng cho hay sẽ có "29 chuyên viên, 19 nam và 10 nữ, và 49 quan sát viên, 29 nam và 20 nữ", ngài cũng lưu ý rằng "có 3 vị khách đặc biệt cũng sẽ tham dự sự kiện này, theo lời mời của Đức Giáo Hoàng": Ngày Thứ Ba, 06 Tháng Mười, Đức Abuna Paulos, Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Ethiopia sẽ tham dự Tổng Công Nghị thứ ba; ngày Thứ Sáu 09 Tháng Mười, ông Rudolf Adada, Cựu Chủ tịch Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình hỗn hợp Liên Hiệp Quốc / Liên Minh Phi Châu ở Darfur sẽ trình thuật về những nỗ lực cho hòa bình trong vùng này "để được quan tâm đến không chỉ các quốc gia Phi Châu mà còn cả thế giới"; cuối cùng, vào ngày Thứ Hai 12 tháng Mười các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng sẽ được nghe diễn văn của Jacques Diouf, Tổng Giám Đốc của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) về những nỗ lực của FAO đang thực hiện để bảo đảm an ninh lương thực cho Phi Châu
 
Đức Giáo Hoàng kêu gọi tôn trọng sự sống và bảo vệ quyền lương tâm tại Mỹ
Trần Mạnh Trác
09:40 03/10/2009
Vatican, ngày 2 tháng 10 2009 / 10:59 (CNA). - Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nhận ủy nhiệm thư của đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh, Tiến sĩ Miguel H. Diaz. ĐGH đã dùng cuộc hội kiến để nhấn mạnh một số vấn đề đang tranh luận trong dự luật chăm sóc sức khỏe tại Mỹ, cụ thể là, tôn trọng sự sống và bảo vệ quyền lương tâm cuả nhân viên y tế.

Theo nghi lễ ngoại giao, cuộc hội kiến bắt đầu với việc ông Miguel Diaz đệ trình ủy nhiệm thư cuả TT Obama lên Đức Thánh Cha, tiếp theo là thông điệp của vị đại sứ mới.

Trong thông điệp, Đại sứ Diaz biểu dương những nỗ lực nhân đạo của ĐGH Benedict bao gồm việc thúc đẩy các nỗ lực "đối thoại liên tôn vì lợi ích của hòa bình", và khuyến khích "việc cai quản đúng đắn những sáng tạo của Thiên Chúa để chống lại sự biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực."

Vị Đại sứ kết luận, "quốc gia HK mong làm việc với Tòa Thánh để bảo đảm rằng những người trẻ củng như già vẫn có thể dám hy vọng, vui mừng trong công lý, và chung sức bảo vệ quyền cơ bản của con người, cơ hội kinh tế cho tất cả, hòa bình trên thế giới, và tôn trọng nhân phẩm của con người. Là Đại sứ Hoa Kỳ thứ chín tại Tòa Thánh, tôi hứa sẽ bắc một nhịp cầu giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh. "

ĐGH Benedict đáp từ rằng ngài hài lòng chấp nhận ủy nhiệm thư và yêu cầu ông Diaz gởi lời chào tới Tổng thống Obama.

Nêu lại một đoạn thông điệp của Đại sứ Diaz, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đánh giá cao "sự thừa nhận là cần thiết phải có một tinh thần đoàn kết lớn hơn và phải có sự tham gia đa phương trong cách tiếp cận các vấn đề khẩn cấp cuả hành tinh chúng ta."

"Việc cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế kéo dài rõ ràng đòi hỏi một cách cấp bách phải duyệt xét lại các cấu trúc chính trị, kinh tế và tài chính để đảm bảo sự phát triển toàn bộ của tất cả mọi người. Thiết thực là một mô hình toàn cầu hóa lấy cảm hứng từ một triết lý nhân bản đích thực, trong đó những dân tộc trên thế giới không chỉ đơn thuần là hàng xóm nhưng là những anh chị em, "Đức Giáo Hoàng nói, lặp lại các chủ đề từ" tông thư Caritas in Veritate. "

Sự hợp tác giữa các quốc gia nên trải ra khắp vùng quang phổ của các vấn đề từ chăm sóc cho gia đình, chăm sóc sức khỏe, nhập cư, loại bỏ vũ khí hạt nhân, kiểm soát khí hậu "và chăm sóc môi trường," Đức Giáo Hoàng Benedict nói, né tránh việc sử dụng thuật ngữ "biến đổi khí hậu."

Nhắc lại chuyến thăm Hoa Kỳ cuối tháng tư, Đức Thánh Cha nói ngài vui mừng thấy một nền dân chủ "năng động" đang làm việc.

Để cho nền dân chủ hoạt động đúng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng các nhóm tôn giáo không thể bị loại trừ khỏi các cuộc tranh luận công cộng, vì sự đóng góp của họ "làm phong phú những chủ đề chính trị và đạo đức."

"Xin cho phép tôi, thưa ông Đại sứ, khẳng định một niềm tin mà tôi đã thể hiện khi bắt đầu cuộc tông du tới Hoa Kỳ. Tự do - quyền tự do mà người Mỹ trân quí - 'không chỉ là món quà mà còn là một lời hiệu triệu đến trách nhiệm cá nhân;' là 'một thách thức đề ra cho mỗi thế hệ, và nó phải được liên tục thắng vì chính nghĩa,' "ĐGH Benedict XVI nói, trích dẫn bài diễn văn của ngài tại toà Bạch Cung cuối tháng Tư.

Nhận định rằng nhiều nền dân chủ hiện đại đang có khủng hoảng, Đức Thánh Cha kêu gọi họ cam kết mạnh hơn để "đối thoại hợp lý cho mục đích đạt tới các chính sách tôn trọng con người và nhân phẩm một cách khôn ngoan và công chính."

"Giáo Hội Hoa Kỳ," Đức Thánh Cha chỉ rõ, "góp phần vào việc thành đạt này qua những việc đào tạo lương tâm và giáo dục tôn giáo, đó là một đóng góp quan trọng và tích cực đến đời sống dân sự và những đàm luận công cộng cuả HK."

Một trong những khu vực mà Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh là cần "thành đạt rõ ràng" là "vấn đề bảo vệ nhân phẩm con người và tôn trọng sự sống từ thọ thai cho đến cái chết tự nhiên, cũng như bảo vệ quyền lương tâm của nhân viên y tế, và thực tế cuả tất cả các công dân. "

Đức Giáo hoàng Benedict kết luận bằng cách trích dẫn những "lời tiên tri của Đức Giáo hoàng John Paul II" nhấn mạnh đến sự liên kết không thể phá vỡ được "giữa một nền đạo đức sự sống và mọi khía cạnh khác của xã hội."

Trích lời vị tiền nhiệm, ĐGH Benedict XVI nói, "một xã hội thiếu nền móng vững chắc khi, trên một mặt, xã hội đó khẳng định những giá trị như nhân phẩm con người, công lý và hòa bình, nhưng mặt khác, triệt để thi hành các hành vi trái ngược bằng cách cho phép hoặc làm ngơ cách này hay cách khác, những vi phạm và làm giảm giá trị cuộc sống con người, đặc biệt là với những kẻ yếu hoặc sống ngoài lề xã hội. "

Cuộc hội kiến kết thúc bằng lời nguyện cuả Đức Thánh Cha "xin phước lành của Thiên Chúa ban ơn trí tuệ, sức mạnh và hòa bình" cho Đại sứ Diaz, gia đình cuả ông và "tất cả những người Mỹ thân yêu."
 
Ðức Giám mục Mostar kêu gọi dân chúng nên sáng suốt về vụ việc Medjugorje
Chu Văn
17:52 03/10/2009
Mostar, Bosnia Herzegovina [CNS 28/09/2009] - Ðức Giám mục Mostar, Bosnia Herzegovina, kêu gọi dân chúng nên sáng suốt về vụ việc Medjugorje.

Trong một thánh lễ thêm sức tại Medjugorje dạo tháng 6 năm 2009, Ðức cha Ratko Peric, Giám mục Mostar Duvno, mời gọi dân chúng không nên tin vào điều thường được gọi là việc Ðức Mẹ hiện ra tại đây.

Trên trang mạng của giáo phận, Ðức giám mục Mostar đã cho phổ biến bài giảng của ngài cũng như những lá thư của linh mục quản xứ Medjugorje và một linh mục hiện đang phục vụ tại đây.

Trong bài giảng, Ðức cha Peric nói với giới trẻ rằng, nhân dịp ngài viếng thăm Tòa Thánh hồi đầu năm 2009, các viên chức của Bộ Giáo Lý đức tin và phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đều xác nhận rằng các vị đã nói với mọi người rằng Giáo hội Công giáo chưa bao giờ nhìn nhận điều được gọi là các cuộc hiện ra tại Medjugorje.

Ðức giám mục Mostar khuyên giáo dân: "Anh chị em thân mến, chúng ta không nên hành động như thể 'các cuộc hiện ra' đã được nhìn nhận và đáng được tin".

Theo Ðức cha Peric, là người Công giáo, chúng ta muốn sống theo các chuẩn tắc và giáo huấn của Giáo hội, tôn vinh Chúa Ba Ngôi, kính mến Ðức Trinh Nữ Maria và tuyên xưng mọi điều Giáo hội dạy tin trong Kinh Tin Kính.

Ðức cha nói: "Chúng ta không cần phải chạy theo những cuộc 'hiện ra' hay những 'sứ điệp' mà Giáo hội không hề nhìn nhận bất cứ tính cách siêu nhiên nào."

--------------------------------

- Mostar bishop reiterates rules for Medjugorje parish. By Catholic News Service

- Ex–spiritual director to Medjugorje visionaries laicized. By Catholic News Service. Franciscan Father Tomislav Vlasic, who is the subject of a Vatican investigation, asks for and receives a dispensation from his priestly vows and privileges.

- Medjugorje - secret messages, titles, prayer, confession, the Commission. Bishop Ratko Peric
 
Đức Thánh Cha tiếp Đại Sứ Mỹ, Hòa Lan và Phi luật Tân
G. Trần Đức Anh OP
19:26 03/10/2009
CASTEL GANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi Hoa Kỳ bảo vệ quyền sống và quyền phản kháng lương tâm của các nhân viên y tế và của mọi công dân.

Tân đại sứ Hoa Kỳ

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 2-10-2009, dành cho tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, Ông Miguel Humberto Diaz, đến trình quốc thư. Ông năm nay 46 tuổi (1963), người Mỹ gốc Cuba, và nguyên là một giáo sư thần học.

Trong diễn văn chào mừng tân đại sứ Diaz, ĐTC nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có sự phân định rõ ràng về các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ phẩm giá con người và tôn trọng quyền sống bất khả nhượng từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, cũng như bảo vệ quyền phản kháng lương tâm của các nhân viên y tế và của mọi công dân”. Quyền này đang bị đe dọa tại một số bang ở Mỹ khi chính quyền ban hành những đạo luật bắt buộc các nhân viên y tế, kể cả các nhà thương và bác sĩ y tá, dược sĩ Công Giáo, phải làm những điều trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội và xác tín lương tâm của họ.

Cũng trong diễn văn, ĐTC bày tỏ hài lòng vì nghị quyết mới đây của Hội đồng bảo an LHQ, dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Obama, về việc giải trừ võ khí hạt nhân và đề ra mục tiêu tiến tới một thế giới không còn võ khí hạt nhân.

Ngài cũng nhắc đến cuộc khủng khoảng kinh tế trên thế giới đang đòi phải duyệt lại các cơ cấu chính trị, kinh tế và tài chánh hiện nay dưới ánh sáng những đòi hỏi luân lý đạo đức, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mọi người. Điều đang cần hiện nay là một kiểu mẫu hoàn cầu hóa được sự hướng dẫn của một chủ thuyết nhân bản chân chính, trong đó các dân tộc trên thế giới không những được coi như những người láng giềng nhưng còn như anh chị em của nhau nữa”.

Tiếp đại sứ Hòa Lan

Cũng sáng ngày 2-10-2009, ĐTC đã tiếp kiến tân đại sứ Hòa Lan cạnh Tòa Thánh là nữ Bá tước Henriette Johanna Cornelia Van Lynden Leijten đến trình quốc thư. Bà năm nay 59 tuổi (1950) và từng làm đại sứ tại Bulgari rồi làm Giám đốc phân bộ về Bắc Phi và Trung Đông tại Bộ ngoại giao Hòa Lan.

Trong diễn văn nhân dịp này, ĐTC cũng khẳng định rằng tự do cần phải được ăn rễ sâu trong sự thật về bản tính con người, và cần được hướng tới thiện ích của cá nhân cũng như của xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chánh trong 12 tháng qua cho thấy hậu quả của chủ nghĩa duy cá nhân thái quá, chỉ nhắm theo đuổi tư lợi mà loại bỏ các thiện ích khác. Tình trạng đó khiến nhiều người nhìn nhận rằng sự hoàn cầu hóa cần phải được hướng dẫn nhắm đến sự phát triển toàn diện của cá nhân, các cộng đoàn và các dân tộc. ”Thế giới chúng ta đang cần phục hồi ý nghĩa đích thực của tự do”.

ĐTC nhận xét rằng tại Hòa Lan tuy có nhiều người tuyên bố mình là vô thần hoặc không tôn giáo, nhưng hơn 50% dân số vẫn là tín hữu Kitô và càng ngày càng có nhiều người di dân tại Hòa Lan theo các tôn giáo khác, vì thế hơn bao giờ hết chính quyền dân sự cần nhìn nhận chỗ đứng của tôn giáo trong xã hội Hòa Lan.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi bảo vệ hôn nhân đích thực và bền vững giữa một người nam và một người nữ, đây là một môi trường huấn luyện rất thích hợp để các trẻ em được lớn lên trong sự tôn trọng và thăng tiến nhân cách của tha nhân, gặp gỡ, đối thoại, sẵn sàng có thái độ vị tha, phục vụ quảng đại và liên đới sâu xa. ĐTC cảnh giác rằng 'Một xã hội khuyến khích những kiểu mẫu gia đình khác, gọi là để bênh vực sự khác biệt, thì sẽ chịu những hậu quả xã hội, không dẫn đến sự phát triển nhân bản toàn diện”.

Tân đại sứ Phi luật tân

Trước khi tiếp hai vị đại sứ của Hòa Lan và Hoa Kỳ, ĐTC đã tiếp kiến tân Đại sứ của Phi luật tân cạnh Tòa Thánh, đó là bà Marcedes Arrastia Tuason. Bà năm nay 79 tuổi (1930), đã từng hoạt động lâu năm trong các tổ chức bênh vực sự sống, gia đình và Hội thừa sai Phi luật tân.

ĐTC bày tỏ hài lòng vi nhiều sáng kiến đang được tiến hành tại nước này như canh tân hệ thống dẫn thủy nhập điền, cải tiến các phương tiện chuyên chở công cộng và các chương trình trợ giúp xã hội. Ngài nhận định rằng ”Cuộc chiến đấu chống nghèo đói kêu gọi phải có sự lương thiện, thanh liêm và lòng trung thành kiên vững đối với các nguyên tắc công bằng, nhất là về phía những người được ủy thác các chứng vụ công quyền”.

Sau cùng ĐTC khích lệ các sáng kiến nhắm tái lập hòa bình tại những vùng có xung đột tại Phi luật tân. Các sáng kiến này cũng nhắm tại điều kiện dễ dàng cho cuộc đối thoại và trao đổi văn hóa, để hướng tới hòa bình, vì hòa bình không bao giờ xảy đến như một sản phẩm của một tiến trình kỹ thuật qua các phương thế luật pháp, tư pháp hoặc kinh tế mà thôi. (SD 2-10-2009)
 
Gia đình, chủ thể phúc âm hóa
Vũ Văn An
19:50 03/10/2009
Cách nay hai tuần, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã tổ chức một hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày tại Rôma với chủ đề gia đình như một chủ thể phúc âm hóa. Hội nghị này qui tụ các cặp vợ chồng từ khắp nơi trên thế giới cũng như các linh mục đang phụ trách thừa tác vụ gia đình.

Đức Ông Carlos Simon Vazquez, một trong các phó tổng thư ký của Hội Đồng cho hay hội nghị đặc biệt tập trung vào giáo huấn của Công Đồng Vatican II, tức hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, cũng như tông huấn "Familiaris Consortio," do Đức Gioan Phaolô II ký ban hành sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm1980 bàn về gia đình. Đức ông cho hay tài liệu này “trình bày cho ta một nền thần học, một chương trình mục vụ về gia đình, vốn bắt rễ sâu trong mầu nhiệm Thiên Chúa và được mời gọi trở thành sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa, của Đấng Thiên Chúa luôn muốn được thông truyền tin vui của Người cho toàn thể thế giới”.

Theo đức ông, gia đình “được mời gọi làm cho Chúa hiện diện trong lịch sử” như hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” từng giải thích. Hiến chế trình bày gia đình như một “chủ thể phải làm cho các giả định trong phần đầu tài liệu trở thành một thực tế: thí dụ, nó phải hiện diện trong lãnh vực phục vụ quốc tế, trong lãnh vực phục vụ xã hội, phục vụ văn hóa, và trong các lãnh vực phục vụ khác mà Giáo Hội từng có lời phải nói ra”.

Đức ông Vazquez nói rằng hiện nay gia đình đang bị rút gọn, chỉ còn là một đối tượng cho phúc âm hóa, chứ không còn là một chủ thể của phúc âm hóa nữa, một đối tượng biết làm truyện này truyện nọ, biết giải quyết các vấn đề. Ngài thêm: “Gia đình làm mọi truyện ấy nhưng trên hết gia đình là một hữu thể được Thiên Chúa yêu thương; cho nên, hoạt động của nó cũng chính là hữu thể của nó. Nó không phải là một thứ giải quyết vấn đề nhưng nó chu toàn được việc ấy vì nó sống một ơn gọi mà Thiên Chúa đã trao cho nó trong yêu thương”.

Gia đình “là chỗ biết ơn, chỗ đại lượng, nơi ai cũng tìm được lý do để hy vọng, để được an ổn, không phải vì những điều họ có mà là vì những điều họ là và điều ấy là bản dịch của năng động tính tình yêu”.

Xã hội và gia đình

Cha Leopold Vives, cựu tổng thư ký Ủy Ban Gia Đình và Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha nhấn mạnh đến vai trò của gia đình dưới ánh sáng thông điệp “Caritas in Veritate” của Đức Bênêđíctô XVI. Theo cha, “tiến bộ của xã hội phải đi qua tiến bộ của gia đình”. Theo cha, sự tiến bộ này có hai khía cạnh: “Khía cạnh thứ nhất là mối tương quan giữa sự thật và tình yêu: tiến bộ nhân bản phải có tính toàn bộ và điều này chỉ có thể xảy ra trong mối liên hệ liên bản ngã, nghĩa là trong liên hệ yêu thương. Nếu mối liên hệ yêu thương này không được sống đúng theo con người chân thực, thì tiến bộ chỉ là giả tưởng; có thể có tiến bộ vĩ đại về kinh tế, mang lại nhiều phương tiện để tùy nghi ta sử dụng, nhưng tiến bộ nơi con người thì không”.

Theo cha, khía cạnh thứ hai “là mở lòng ra cho sự siêu việt của con người, vượt quá chân trời trần thế”. Cha nói rằng “không có khía cạnh này, chúng ta vẫn chỉ đứng bên ngoài chân lý toàn bộ về con người và do đó, đứng ngoài sự thiện chân thực của họ và một lần nữa chúng ta lại gặp một tiến bộ giả tưởng”.

Cha Vives đặc biệt nhấn mạnh đoạn thông điệp của Đức Giáo Hoàng nói về mối liên hệ giữa gia đình và Chúa Ba Ngôi. Ngài cho hay: “Chắc chắn sự viên mãn của con người có đó không phải chỉ ở trần gian mà còn trong hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa trên trời nữa”.

Theo cha, một điển hình cho thấy tại sao gia đình đã trở thành một đối tượng chứ không phải một chủ thể chính là “ý thức hệ phái tính” (gender ideology). Ngài giải thích: “Định chế gia đình có gốc rễ trong chính bản nhiên con người. Trong trường hợp ý thức hệ phái tính, ta thấy có sự bác khước chân lý về con người, vì con người đã bị phân mảnh, thân xác bị coi như một cái gì thuộc vật chất, độc lập hẳn với con người, mà người ta có thể dùng tự do muốn uốn nắn ra sao cũng được tùy khẩu vị, hoàn toàn tách biệt với con người thực sự, một con người luôn phát biểu mình ra từ chính tự do của mình, một tự do cũng bị hiểu lầm tai hại, đại loại như ‘tôi là một con người vì tôi tự do và vì tôi tự do nên tôi có thể chọn lựa’. Không hẳn như thế”.

Cha nói tiếp: “Con người là một trong một hợp nhất gồm cả thân xác lẫn linh hồn và do đó, bản sắc riêng của tôi không thể chân thực nếu nó không xét đến các hành vi nguyên khởi và chủ yếu của người mà tôi thực sự là. Vì trước hết, tôi là người đàn ông hay là người đàn bà. Gia đình, đặt căn bản trên hôn nhân, nghĩa là trên sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, chính là sự thật về con người. Không có sự thật ấy, ta sẽ tiêu diệt mối liên hệ căn bản nhất của con người, tức mối liên hệ phu thê, và qua đó, mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái cũng bị tiêu diệt luôn. Ở đây, bản sắc riêng của con người bị thương tổn, nếu ta biết ta là ai trong mối liên hệ có tính bản vị: ‘anh là anh vì em hiện hữu; em hiện hữu, và anh khác em’. Tuy nhiên, nếu ta loại bỏ sự khác biệt, điều mà ý thức hệ phái tính có ý định, ta sẽ đánh mất chính nền tảng của bản sắc bản vị. Nếu tôi cố gắng xây dựng bản sắc bản vị của tôi bên ngoài cái hữu thể nam giới của mình, tôi sẽ mãi mãi mâu thuẫn với chính hữu thể của mình”.

Không có nền

Cha Vives cho rằng một trong các thách đố lớn đối với các cặp vợ chồng trẻ muốn kết hôn trong Giáo Hội là yêu nhau theo kiểu chất lỏng (liquid love) nghĩa là một tình yêu “không nhất quán, không có nền, một điều gì trên đó người ta không thể xây dựng được bởi nó bị thu gọn chỉ còn là những cảm xúc khác nhau”.

Cha nhấn mạnh: “dĩ nhiên, trong tình yêu có cảm xúc và cảm xúc này tạo thành một phần quan trọng và hết sức nổi bật nơi người trẻ, nhưng tình yêu không thể bị rút gọn thành một cảm xúc. Tình yêu là một hiệp thông nẩy sinh từ việc hiến mình. Và việc hiến mình đó phải là một hiến mình toàn diện. Đó mới là điều đem lại nền tảng cho mối liên hệ. Đó là điều không xẩy ra trong mối liên hệ yêu thương theo kiểu chất lỏng, giữa những cá nhân không có khả năng hy sinh, tự cho mình đi và trung thành, không có khả năng hứa hẹn vì họ coi tương lai như một điều không chắc chắn”.

Muốn vượt qua được thứ tình yêu chất lỏng ấy, Cha Vives đề nghị ta cần thâm hậu hóa cái hiểu của ta về điều làm Kitô hữu phải như thế nào. Ngài bảo: “Khi hiểu mình có một ơn gọi, và ơn gọi này là hồng ân của Chúa được bí tích thánh hóa, thì các cá nhân sẽ có đủ khả năng để giữ đúng lời hứa sống yêu thương, xây dựng cho bằng được mối liên hệ mạnh mẽ và bền bỉ. Muốn làm được như thế, sợi dây nối kết với Giáo Hội phải là nền tảng. Kết hôn trong Chúa đồng thời phải gắn bó với Giáo Hội, vì Giáo Hội chính là nhiệm thể Chúa Kitô. Trong Chúa, họ sẽ tìm được thứ tình yêu mà cả hai vợ chồng đều mơ ước và là thứ tình yêu làm họ có khả năng mãi mãi hợp nhất với nhau”.

Cha kết luận: “Người ta cũng không thể sống yêu thương mà không tha thứ và những gì được nuôi dưỡng bằng sự cộng tác của vợ chồng vào ơn thánh bí tích”.
 
Top Stories
Bishop Dac Trong, the struggle of the Vietnamese Church under Communism
Asia-News
08:11 03/10/2009
The diocese of Hanoi publishes the memoirs of the auxiliary bishop who died on September 7. "Story of an era" narrates, in diary form, the life of the Church in the country since the advent of communism to this day. The events of the '50s to today tells of the sufferings of bishops, priests and lay people and offers useful elements to understand the relevance of Christianity in Vietnam.

Hanoi (AsiaNews,) - The diocese of Hanoi has published some of the memoirs of Mgr. Paul Le Dac Trong, former auxiliary bishop of the capital, who passed away on September 7at the age of 91. Witness of the life of the Church in Vietnam in the last century, Mgr. Trong Kim Lam was born in 1918. Ordained priest on 1 April 1948 and on 23 March 1994 he became an auxiliary of Hanoi.

The book is titled "Story of an Era" and shows the introduction is written by Mgr. Joseph Ngo Quang Kiet, the current archbishop of Hanoi. Written in diary form, it shows the events of which the bishop was a direct observer. In the first part of the book, Mgr. Dac Trong summarizes the situation of the Church in North Vietnam before the advent of communism in 1954. When communist troops took Hanoi, he writes: "Faced with possible persecution Catholics fled south in droves. The priests, especially those who knew what was happening in Russia, Spain and China, where a large number of Catholics were killed by the Communists, fled with their followers deserting the dioceses of the North". The bishops had asked the priests to remain and in some cases even threatened punishment for those who went to the south.

The migration of a large number of priests to the south caused many difficulties for the dioceses of the north. After describing in detail the situation of every diocese in the north in the '50s, Mgr. Paul Le says: "It 'was a disaster. In a very short period of time, Catholicism was completely uprooted from the north". The late Bishop explains, however, that the "escape" of such a large number of priests did not only have negative implications. He states that it "has contributed to the rapid flowering of the Diocese of the South" and that "those priests who remained [in the North] had to be firm not to bring harm to the Church". A large number of priests were imprisoned and put under pressure. Some of them ended up in the “United Front of Patriotic Catholics who want peace", born in March 1955 with the intent to establish a state-controlled Catholic Church, loyal to the party and not to the Pope.

The United Front made "the life of bishops harder and more complicated". By remaining in union with Rome and the successor of Peter, the bishops saw the committee as a great and imminent danger for the Church. While the Church was not allowed to have the media, the front established a couple of weekly magazines in which "space was never given to good news about the Church, at the same time every scandal of the Church happening around the world was reported and there were frequent attacks on the Pope and the Vatican. The worst part - laments the bishop - is that they are doing all of this in the name of the official Church” In 1975, soon after the whole country was taken over by the Communists, a Committee of Solidarity of Vietnamese Catholics was born in the south, and July 10, 1975 the first issue of its magazine Catholics and People was published. The bishop spends a significant portion of his book criticizing the journals fierce and frequent attacks against John Paul II and the Vatican.

The bishops who tried to forbid their priests to join these committees put their safety at risk and exposed the diocesan administration to enormous difficulties with harsh restrictions in selecting seminarians, carrying out ordinations, appointments and moving priests. The normal course of church activities such as travel, meetings and pastoral initiatives had to be subjected to approval of civil authorities. What was worse, the faithful of the rural areas were forced to cease all religious activities.

The communist government, which controls religious activities, continue to insist that the United Front and the Committee of Solidarity serve to facilitate the dialogue between State and Church. The late bishop rejects this version clearly explaining that the committees have damaged both the State and the Church. "They only generated a deep distrust, inculcated concerns in church leaders and government over a unreal risk, prompting them to scramble for the recognition of their role as intermediaries. The emergence of these types of committees was a big mistake by the communists - says Msgr. Dac Trong - and it is time to dismantle them".

Living in this kind of society hostile to faith, the bishops of Vietnam tend to be very careful and discreet because their positions can have serious consequences for them and the faithful. On September 20, 2008, meeting with the People's Committee of Hanoi, the current Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet said: "Religious freedom is a natural human right for everyone, not a favour granted by those in power. Government 'for the people' has a responsibility to create conditions so that everyone can enjoy it, it is not a grace poured down upon us, at your leisure. I repeat again that religious freedom is a human right, not a favour granted only if requested”.

For these statements Mgr. Quang Kiet suffered a media smear campaign lasting for months. Recently, the Archbishop of Hue, Stephen Nguyen Nhu The, his auxiliary,Mgr. Francis Xavier Le Van Hong and archbishop Joseph Ngo have undergone the same treatment of Mgr. Quang Kiet for having sought a peaceful dialogue between church and state. Many Catholics in Vietnam do not know the sufferings and difficulties suffered by their pastors to any great detail. Many have expressed the wish that the book of the recently deceased bishop be made widely available in the country, but it is unlikely that this will happen. However, thanks to the Internet, the digital version of the book is available online and work for translation into other languages is already underway.
 
Mons. Dac Trong, la lotta della Chiesa vietnamita sotto il comunismo
Asia-News
08:12 03/10/2009
La diocesi di Hanoi pubblica le memorie del vescovo ausiliare scomparso il 7 settembre scorso. “Storia di un era” narra, in forma di diario, la vita della Chiesa nel Paese dall’avvento del comunismo sino ai giorni nostri. Dalle vicende degli anni ’50 ad oggi racconta le sofferenze di vescovi, sacerdoti e laici ed offre elementi utili per capire i l’ attualità del cristianesimo in Vietnam.

Hanoi (AsiaNews) - La diocesi di Hanoi ha pubblicato alcune delle memorie di mons. Paul Le Dac Trong, già vescovo ausiliare della capitale, scomparso il 7 settembre scorso all’età di 91 anni. Testimone della vita della Chiesa in Vietnam nel secolo scorso, mons. Trong era nato a Kim Lam nel 1918. Ordinato sacerdote il 1 aprile 1948, dal 23 marzo del 1994 era divenuto ausiliare di Hanoi.

Il volume è intitolato “Storia di un era” e riporta l’introduzione di mons. Joseph Ngo Quang Kiet, attuale arcivescovo di Hanoi. Scritto in forma di diario, esso riporta gli eventi di cui il vescovo è stato osservatore diretto.

Nella prima parte del libro, mons. Dac Trong riassume la situazione della Chiesa nel nord del Vietnam prima e all'avvento del comunismo nel 1954. Quando le truppe comuniste prendono Hanoi, egli scrive: “Davanti alla possibilità di essere perseguitati i cattolici fuggirono al sud in massa. I sacerdoti, soprattutto quelli che sapevano cosa accadeva in Russia, Spagna e Cina dove un grande numero di cattolici erano stati uccisi dai comunisti, scappano con i loro fedeli lasciando deserte le diocesi del nord”. I vescovi avevano chiesto ai sacerdoti di restare arrivando in alcuni casi anche alle minacce di punizioni per chi andava al sud.

La migrazione di un largo numero di sacerdoti al sud causò molte difficoltà alle diocesi del nord. Dopo aver descritto in ogni dettaglio la situazione di ogni diocesi del nord negli anni ’50, mons. Paul Le afferma: “E' stato un disastro. In brevissimo arco i tempo il cattolicesimo è stato completamente spazzato via dal nord”.

Il compianto vescovo spiega però che la “fuga” di un così largo numero di sacerdoti non ha avuto solo risvolti negativi. Egli afferma che essa“ha contribuito alla rapida fioritura delle diocesi del sud” e che “quei sacerdoti rimasti [nel nord] hanno dovuto essere saldi per non portare danni alla Chiesa”. Un largo numero di sacerdoti infatti viene imprigionato e messo sotto pressione. Alcuni di essi finiscono nel "Fronte unito dei cattolici patriottici amanti della pace", nato nel marzo del 1955 con l’intento di istituire una Chiesa cattolica controllata dallo Stato, fedele al partito e non al Papa.

Il Fronte unito ha reso “la vita dei vescovi molto più dura e complicata”. Persistendo nell’unione con Roma e con il successore di Pietro, i presuli hanno visto nel comitato un grande e imminente pericolo per la Chiesa. Mentre alla Chiesa non è permesso avere mezzi di comunicazione, il Fronte dà vita ad un paio di settimanali in cui “le notizie positive sella Chiesa non trovava mai spazio, mentre viene riportato qualsiasi scandalo della Chiesa che accade in giro per il mondo e sono frequenti gli attacchi al Papa e al Vaticano. La cosa peggiore - lamento il vescovo - è che essi fanno tutto ciò in nome dell’autorità ufficiale della Chiesa”

Nel 1975, poco dopo la presa totale del Paese da parte dei comunisti, nasce nel sud un Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti ed il 10 luglio 1975 viene pubblicato il primo numero della sua rivista Catholics and People. Il vescovo spende una parte significativa del suo libro per criticare i feroci e frequenti attacchi del gornale contro Giovanni Paolo II ed il Vaticano.

I vescovi che cercano di vietare ai loro sacerdoti di aderire a questi comitati mettono a rischio la loro incolumità ed espongono l’amministrazione diocesana a enormi difficoltà con dure restrizioni nella selezione dei seminaristi, le ordinazioni, nelle nomine e spostamenti dei sacerdoti. Il normale svolgimento delle attività della Chiesa come viaggi, incontri e iniziative pastorali deve essere soggetto all’approvazione dell’autorità civile. Cosa ancor più grave, i fedeli delle aree rurali sono costretti a cessare le attività religiose.

Il governo comunista, che controlla le attività religiose, continua a dire che il Fronte unito ed il Comitato di solidarietà servono a facilitare il dialogo tra Stato e Chiesa. Il defunto vescovo rigetta in modo chiaro questa versione spiegando che i comitati hanno danneggiato sia lo Stato che la Chiesa. “Essi generano solo una profonda sfiducia inculcando nei leader della Chiesa e del governo la preoccupazione per un rischio irreale che li spinge ad affannarsi per vedere riconosciuto il loro ruolo di intermediari. La nascita di questi tipi di comitati è stato un grande errore dei comunisti – afferma mons. Dac Trong – ed è giunto il momento di smantellarli”.

Vivendo in questo tipo di società ostile alla fede, i vescovi del Vietnam tendono ad essere estremamente prudenti e discreti per evitare che le loro prese di posizione possano portare gravi conseguenze a loro e ai fedeli. Il 20 settembre 2008, nell’incontro con il Comitato del popolo di Hanoi, l’attuale arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet ha affermato: “La libertà religiosa è un diritto umano naturale per chiunque, non un favore concesso da chi detiene il potere. Un governo ‘per il popolo’ ha la responsabilità di creare le condizioni perché ognuno ne possa godere, non una grazia riversata dall'alto su di noi, a vostro piacimento. Lo ripeto ancora: la libertà religiosa è un diritto umano, non una grazia concessa solo se richiesta”.

Per queste sue affermazioni mons. Quang Kiet ha subito una campagna denigratoria dei media durata per mesi. Di recente, l’arcivescovo di Hue, Stephen Nguyen Nhu The, il suo ausiliare, mons. Francis Xavier Le Van Hong, e l’arcivescovo Joseph Ngo hanno subito lo stessa trattamento di mons. Quang Kiet solo per aver chiesto un dialogo pacifico tra Stato e Chiesa.

Molti cattolici in Vietnam non conoscono nei dettagli le sofferenze e le difficoltà sofferte dai loro pastori. In molti hanno espresso il desiderio che il libro del vescovo da poco scomparso possa trovare ampia diffusione nel Paese, ma è difficile che questo possa avvenire. Tuttavia, grazie a internet, la versione digitale del volume è disponibile in rete ed il lavoro per la traduzione in altre lingue è già in corso.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tết Trung thu tại Giáo xứ Hào Phú, GP Phát Diệm
Giáo xứ Hào Phú
09:15 03/10/2009
Tết Trung thu tại Giáo xứ Hào Phú, GP Phát Diệm

Giáo xứ Hào Phú – Gp Phát Diệm, tổ chức cắm trại cho các em thiếu nhi trong xứ đón Tết trung thu, Cha xứ và Ban hành giáo phát quà khuyến học cho các em và đặc biệt là cho các em học sinh nghèo.

Bấm vào đây để xem hình

Giáo xứ nhỏ bé nép mình bên cạnh dòng sông Đáy của Ninh Bình, với hơn 1.000 giáo dân, ngôi nhà thờ đang trong giai đoạn hoàn thành. Bước vào đầu năm học, Cha xứ đã phát động và cổ võ tinh thần học tập của các em thiếu nhi trong xứ nhằm cho các em có “cái chữ” để tương lai của các em được tốt hơn.

Trong năm học vừa qua, các em học sinh đã rất cố gắng học tập và đạt nhiều thành tích cao, số bằng khen năm nay so với năm trước được tăng đáng kể. Đặc biệt, có một số em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh.

Sau khi phát quà, Cha xứ cùng các em đã châm lên ngọn lửa như thắp sáng lên trong các em “một Niềm Tin, một Tình Yêu” vào Thiên Chúa, để ánh sáng của Chúa chiểu tỏa trên các em. Hi vọng những chồi non tương lai của Giáo Hội, được phát triển và trổ sinh bông hạt.

Nguyện xin Chúa chúc lành cho các em thiếu nhi để các em “mỗi ngày một lớn một khôn ngoan và thêm lòng yêu mến Chúa!” và chúc các em một năm học mới đạt thành tích cao.
 
Bão số 9 và lũ, lụt tàn phá các tỉnh miền Trung, Tây nguyên - GHCGVN sẻ chia và cứu trợ
PV WHD
09:49 03/10/2009
Bão số 9 và lũ, lụt tàn phá các tỉnh miền Trung, Tây nguyên - GHCGVN sẻ chia và cứu trợ

WHĐ (2.10.2009) – Đêm thứ ba 29-09-2009, cơn bão số 9 (mang tên Ketsana) đã thổi vào Việt Nam, gây mưa rất to kèm theo dông, gió giật cấp 8-10 tại các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Bình Định và các tỉnh Tây nguyên. Trong đó, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề

Trước và sau bão, tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum…, còn diễn ra lũ quét và nước sông dâng cao gây lụt.

Bão, lũ và lụt đã tác động nghiêm trọng đến cuộc sống người dân suốt dọc dài miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Nhiều trường học phải đóng cửa. Giao thông bị tắc nghẽn. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp điện… bị thiệt hại nặng nề. Nhà cửa và nhiều công trình phúc lợi bị tàn phá.

Đau thương hơn cả, tính đến ngày 2-10-2009, có đến 101 người chết, 23 người mất tích, hơn 200 người bị thương thống kê số thiệt hại về nhân mạng tại các địa phương). Nhiều dân nghèo lâm cảnh đói. Viễn cảnh dịch bệnh đã gần kề.

Ngay sau đêm bão số 9 vào và tàn phá, ngày 30-9-2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã gửi Thư Hiệp thông đến các giáo phận “đã phải chịu đựng những mất mát to lớn về người và của” (x. Thư Hiệp thông), bày tỏ “tâm tình hiệp thông” và “cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ, an ủi anh chị em chúng ta đang gặp thử thách” và xin Chúa “đón nhận những ai đã được gọi đi trước”.

Tiếp theo, ngày 1-10-2009, Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá TGP Hà Nội, đã thay mặt Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, đã gửi Thư Kêu gọi toàn thể TGP cầu nguyện và “đóng góp tiền của giúp đỡ các nạn nhân” (Trích Thư của Đức cha Laurenxô ngày 1-10-2009).

Cùng ngày, tại giáo phận Mỹ Tho, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc cũng gửi thư cho cộng đoàn Dân Chúa giáo phận kêu gọi cứu trợ Miền Trung và Tây Nguyên. Ngài đề nghị “dành riêng tiền giỏ ngày Chúa Nhật 11/ 10/ 2009 tới đây để chia sẻ với đồng bào bị thiên tai.” (Trích Thư của Đức Giám mục Mỹ Tho ngày 1-10-2009).

Tại giáo phận Phú Cường, trong thư đề ngày 2-10-2009 gửi cộng đoàn Dân Chúa giáo phận, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã “phát động cuộc lạc quyên trong toàn giáo phận từ ngày 10 – 19/10/2009 để chia sẻ những mất mát với các nạn nhân theo tinh thần của Phúc âm Chúa Kitô.”

Tại Tổng giáo phận TP.HCM, Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn kêu gọi gia đình TGP “hy sinh giảm bớt chi tiêu, nhất là trong ăn uống và mua sắm, để vào Chúa nhật 11.10.2009, toàn thể giáo phận sẽ quảng đại chia sẻ với các nạn nhân thiên tai đang sống trong khổ đau cùng cực, thiếu thốn trăm bề, giúp họ có điều kiện xây dựng lại cuộc sống của mình. Ngoài ra, trong suốt tháng 10, Toà Tổng Giám Mục vẫn tiếp tục nhận sự giúp đỡ của quý ân nhân.” (Thư 1-10-2009 của ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn)

Riêng tại hải ngoại, tiếp theo Thư Hiệp thông của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN, ngày 1-10-2009 Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam cũng đưa ra Lời Kêu Gọi cứu trợ nạn nhân bão Ketsana tại Việt Nam gửi đến độc giả, xin “chia sẻ bát cơm manh áo, tiếp tay với các giáo phận bị lâm nạn và cùng với các giáo phận khác, cứu trợ đồng bào đang bị lâm nạn không phân biệt lương giáo trong các vùng bị thiên tai bão lụt”.

Đến nay, các giáo phận trong khu vực bị bão tàn phá (dựa trên số liệu của Ban phòng chống lụt bão trung ương) gồm: Thanh Hóa, Vinh, Huế, Kon Tum, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt.

Được biết, hiện tại các giáo phận, rất nhiều giáo xứ, hội đoàn, dòng tu, cá nhân… đang mở cuộc lạc quyên giúp đỡ nạn nhân vùng thiên tai, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” truyền thống và đức bác ái Kitô giáo của người tín hữu.

Đặc biệt, Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch UB Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam, trực thuộc HĐGM Việt Nam, đã có văn thư số 029/VT/09/UB BAXH-Caritas VN về việc “thiết tha xin các tín hữu tích cực cầu nguyện và quảng đại giúp đỡ các nạn nhân thiên tai bằng cách cộng tác với mọi tổ chức đoàn thể cũng như cá nhân thiện chí”. Đức cha cho biết “UBBXH-Caritas VN đã trích ngay số tiền trong Quỹ Dự phòng Thiên tai của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) để cứu trợ khẩn cấp các giáo phận”, đồng thời một Văn phòng Cứu trợ Đồng bào Bão lụt - đặt tại Toà Giám Mục Xuân Lộc - cũng được thành lập để xúc tiến công việc quyên góp và cứu trợ.

Theo hdgmvietnam
 
Trung Thu tại Don Bosco Xuân Hiệp Thủ Đức
Anh Minh,SDB
15:56 03/10/2009
NGÀY TRUNG THU TRẦN NGẬP YÊU THƯƠNG TẠI DON BOSCO XUÂN HIỆP THỦ ĐỨC

Ta thường nói đêm trung thu nhưng tại Don Bosco Xuân Hiệp - Thủ Đức đã phục vụ các em thiếu nhi nghèo suốt từ sáng tới tối. Ngay từ sáng sớm, 200 em “lớp tình thương Don Bosco” đã háo hức đến sân nhà thờ - cũng là nơi các em hằng ngày được học văn hóa. Các em này là con em của những người di dân, không có đủ điều kiện về vật chất và giấy tờ để đến trường. Các em đã được các cha, các thầy dòng Don Bosco, cùng với các thầy cô giúp vui trung thu với đủ mọi hình thức truyền thống như: múa lân, rước đèn, văn nghệ và mỗi em được một cái bánh trung thu để mang về nhà trọ ăn mừng.

Lúc 17.30’ chiều, 200 các em thiếu nhi trong giáo xứ Xuân Hiệp đã được bố mẹ chở tới nhà thờ để cùng dâng thánh lễ mừng tết trung thu, cầu nguyện cách đặc biệt cho các thiếu nhi để được sống trong yêu thương và cũng được mời gọi để biết thương yêu các bạn nghèo khổ khác. Sau thánh lễ, các em nối đuôi ra cuối nhà thờ đi rước đèn, dẫn đầu là nhóm múa lân do huynh trưởng đảm trách. Tiếp đến là một chương trình văn nghệ bỏ túi do từng lớp giáo lý trình diễn, khán giả gồm các phụ huynh và nhiều thanh thiếu niên ngoài giáo xứ. Sau phần văn nghệ, mỗi em nhận được một bánh trung thu từ tay cha xứ ban cho.

Đến 19.45’ tiếng trống múa lân lại vang lên rộn ràng từ phía sau của nhà dòng nhằm kêu gọi các em thiếu nhi từ các nhà trọ, các gia đình nghèo bên lương. Khi bắt đầu rồng rắn theo con lân đi rước đèn là lúc các em được cha mẹ dắt đến đông đảo lên tới 400 em. Đặc biệt để hướng dẫn các em không có đội ngũ này thì ban mục vụ di dân, đứng đầu là cha Fx Nguyễn Minh Thiệu và phụ tá là P. Từ Thiện Huân cùng với 150 bạn trẻ công nhân tay cầm đuốc hầu giúp các em đi có trật tự và an toàn. Các em được dẫn đi qua hai con đường quanh khu phố, tay cầm đèn nghêu ngao cùng hát “tết trung thu rước đèn đi chơi…” thật hạnh phúc.

Sau khi rước đèn về tới hội trường nhà dòng, các em được xem biểu diễn múa lân và đặc biệt nghe lời chúc mừng của ông trăng đến các em. Ông trăng đã chúc các em vui, hạnh phúc và ngoan ngoãn. Trong lá thư ông gửi còn nhắc đến
niềm hạnh phúc của các em là điều mà nhiều bạn trẻ khác đang ước mơ mà không có, cụ thể là các bạn ở lũ lụt miền trung, hiện không nhà ở, không cơm ăn, không đèn và không bánh trung thu. Ông trăng mời gọi các em phải biết ơn cha mẹ, các cha, các thầy và các anh chị trong nhà thờ đã giúp các em vui trung thu. Sau khi nghe thơ gửi của ông trăng, các em được mời gọi tham gia văn nghệ tự phát và có thưởng tại chỗ, các em cũng rất hăng hái và đơn sơ hát lên những bài hát mừng tết trung thu. Kết thúc văn nghệ có một bạn đại diện để cám ơn tất cả mọi người. Và tâm tình cuối cùng các em nhận được là những lời chúc tết trung thu các em của vị đại diện nhà dòng. Phần phát quà được diễn ra cuối cùng, và hôm nay không chỉ các em có bánh mà cả các phụ huynh được một cái bánh trung thu. Khi đã chia tay các em ra về, các bạn công nhân ở lại sinh hoạt giao lưu với nhau và cũng nhận bánh trung thu để về mừng với các bạn trong phòng trọ. Các bạn công nhân về nhà mang theo niềm vui khôn tả vì không chỉ đem niềm vui trung thu đến cho các em thiếu nhi nhưng cao đẹp hơn là có cơ hội để biểu lộ đức ái kitô giáo cho những người lương nghèo khổ.
 
Trung Thu Tình Yêu
Diễm Nguyễn
16:03 03/10/2009
TRUNG THU TÌNH YÊU

1. Các em thiếu nhi diễn văn nghệ trung thu. Ca múa nhạc kịch đủ sắc mầu, chẳng thua TV mấy. Lại đơn sơ thánh thiện. Mục biểu dĩễn thời trang vừa ngỗ nghĩnh vừa sáng tạo. Chát liệu thòi trang là bao phân NPK, bao ciment, ren, tấm xốp hay bất cứ thứ gì bọn trẻ vớ được. Chúng tô, vẽ, cắt suốt mấy ngày qua ! Đạo diễn còn có thêm huynh trưởng mới vào học đại học ở TP Hồ chí Minh về tiếp ứng djp Trung Thu !

Trời thương mưa bão suốt mấy ngày liền, đến giờ diễn văn nghệ thì hết, chỉ còn ướt chút ít ghế ngồi khán giả.

2. Ba đứa trẻ cầm đèn trung thu sà lên “sân khấu”. Hai đèn có quả tim mập màu đỏ chói gắn phía trên ! Tôi đi quan sát khán giả một vòng tìm xem các đèn trung thu khác có gì lạ không?. Người xem cả ngàn,chật sân nhà thờ Tân Lý. Các mạnh thường quân có tới hàng trăm, đa số ủng hộ một trăm hay năm chục ngàn. Có lẽ đủ tiền quà.

3 Tới hàng bán đèn trung thu bên chợ Lagi gần xe Chiến Thắng

- Chú mua cho con trai hay con gái ?

- Cho tôi xem thôi…Mấy trái tim đỏ này năm ngóai có chưa chị ?

- Dạ có rồi. Trong trái tim có cái loa…

Thế giới hôm nay dư tình yêu hay thiếu tình yêu nên phải có thêm một trái tim đỏ cho đèn trung thu ? Nên thông điệp nào Đức Bênêđictô cũng nói về Tình Yêu…

Tôi giảng cho thiếu nhi lễ trung thu là lễ Chúa Kitô. Có năm tại Kim Ngọc các em kiệu Chúa Kitô Vua. Chúa Giêsu là ánh sang thế gian nên ruớc đèn, ruớc ánh sang, là rứớc Chúa Kitô. Rước đèn con cá cũng là rứớc Chúa Giêsu vì dấu hiệu con cá trong thời bách hại của đế quốc La mã là dấu hiệu người Công giáo…

Năm nay rứớc đèn còn có trái tim là dấu chỉ tình yêu. Rước đèn nhớ tình yêu cha mẹ thương nhau sinh ra con, nuôi dạy con. Tình thương của cha mẹ mua đèn cho con. tình thương huynh trưởng tổ chúc lễ cho thiếu nhi, các ân nhân tặng quà cho thiếu nhi….

“ Anh em là ánh sáng thế gian…” Thiếu nhi công giáo còn là ánh sáng cho đời !

Cảm tạ bầu khí yêu thương Tết Trung Thu !
 
Cuộc thi tuyển thiết kế Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Quảng Trị
TGM. Huế
17:18 03/10/2009
Thông báo về cuộc thi Thiết kế quy họach, phương án kiến trúc Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang

HỘI THÁNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
TÒA TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Số 6 Nguyễn Trường Tộ, Huế
Đt (054) 3824937 Fax (054) 3833656
Email: tgmhue@gmail.com

THÔNG BÁO

V/v: TỔ CHỨC THI TUYỂN PHƯƠNG ÁN
“THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/500
VÀ THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC TỶ LỆ 1/200”


Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế trân trọng thông báo cuộc thi Thi tuyển phương án “THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/500 VÀ THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC TỶ LỆ 1/200 “ dự án Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, trên các phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung như sau:

1. Thiết kế Quy hoạch Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang tỷ lệ 1/500

2. Thiết kế triển khai phương án Kiến trúc tỷ lệ 1/200

Với hạng mục sau:

- Một Vương Cung Thánh Đường 5.000 chỗ.

3. Ý tưởng thiết kế kiến trúc với những hạng mục sau:

- Một hội trường 3.000 chỗ.
- Một nhà chầu Thánh Thể 200 chỗ.
- Một nhà nguyện 300 chỗ.
- Nhà cử hành bí tích Giải tội (nhiều tòa giải tội).
- Linh đài Đức Mẹ nơi Đức Mẹ đã hiện ra ( đang có)
- Một trung tâm hội nghị 200 phòng ở.
- Một nhà tĩnh tâm 400 chỗ.
- Một khu tạm nghỉ và canh thức 5.000 người.
- Một nhà dành cho bệnh nhân và người khuyết tật đến hành hương
- Giếng nước Đức Mẹ và hệ thống phân phối nước.
- Nhà trưng bày các chứng tích ơn lạ.
- Nhà triển lãm về Trung tâm và Thánh Mẫu học.
- Các hạng mục công trình phụ trợ và các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (nhà điều hành, trạm y tế, trạm an ninh trật tự, các nhà vệ sinh công cộng, trạm xử lý cháy nổ, nhà nghỉ nhân viên phục vụ,…)
- Hệ thống cây xanh, tiểu cảnh, trang trí, các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật.

Ngày đăng thông báo dự thi và phát hồ sơ dự thi: từ ngày 01/10/2009 đến ngày 30/10/2009

Mọi chi tiết về cuộc thi ý tưởng thiết kế xin liên hệ Văn phòng Ban Tổ chức:

Địa chỉ: 180 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3930 3828 Fax: (08) 3930 0598
Email: lavangconstruction@yahoo.com.vn
lavangconstruction@gmail.com
Website: www.lavangconstruction.com

Huế, ngày 01 tháng 10 năm 2009
TM. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
TÒA TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Đã ký

 
Chân dung linh mục Việt Nam: LM Bônaventura Trần Văn Mân, Dòng Anh Em hèn mọn Việt Nam
G.P Long Xuyên
17:24 03/10/2009
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Bônaventura Trần Văn Mân, Dòng Anh Em hèn mọn Việt Nam

Cha BÔNAVENTURA TRẦN VĂN MÂN (1916–2004)

Vị Tông đồ nhiệt thành và vui tươi của các bệnh nhân phong

1. Cuộc đời

Lm Bonaventura Trần Văn Mân (1916-2004)
Cha Bônaventura mà người địa phương thường gọi tắt là “Cố Bôna” hay thân mật hơn nữa là “Ông Sáu Mân” sinh ngày 11 tháng 09 năm 1916, tại giáo xứ Tịnh Giang, thuộc ngoại ô thị xã Hà Tĩnh. Ngài khấn tạm ngày 03 tháng 08 năm 1940, khấn trọng ngày 03 tháng 08 năm 1943, thụ phong linh mục ngày 15 tháng 08 năm 1945, qua đời ngày 14 tháng 05 năm 2004, tại Cù Lao Giêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Ngài sinh trưởng trong một gia đình đạo đức. Thân phụ là một lương y. Ngài là một trong những người đầu tiên gia nhập Chủng viện Phanxicô tại Thanh Hóa. Chúa ban cho Ngài một trí thông minh trung bình nhưng lại cho Ngài biệt tài vẽ các chân dung và các tranh ảnh tôn giáo.

Đầu năm 1945, trước lúc đầu hàng Đồng Minh, người Nhật đã tập trung tất cả các thừa sai cũng như các tu sĩ người Pháp lại một chỗ. Ban lãnh đạo Dòng thấy cộng đoàn Phan sinh không có người đứng đầu nên đã xin Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Huế cho phép truyền chức cho thầy Bôna Mân cách âm thầm, vội vã và trước thời hạn. Kể từ nay cho đến năm 1954 ngoài việc làm bề trên tại chỗ, Cha Bôna tìm cách ra Bắc, vào Nam, để liên lạc với anh em Phan sinh còn ở lại tại miền Bắc.

Năm 1954 sau hiệp định đình chiến Genève, ngài tạo điều kiện đưa anh em Phan sinh từ miền Bắc vào miền Nam. Năm 1958 Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, hồi đó là Giám mục Giáo phận Cần Thơ, giao cựu chủng viện Cù Lao Giêng cho anh em Phan sinh chăm sóc. Chủng viện này xưa thuộc Giáo phận Nam Vang. Năm 1946 bị đốt cháy và sau đó trở nên hoang tàn. Cha Bôna đã hướng dẫn 5 anh em Phan sinh đến đây sửa chữa nhà cửa, chủ yếu là để sống đời tu trì, làm tuyên úy dài hạn cho các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng ở gần bên, giúp mục vụ trong các họ lẻ lân cận khi được yêu cầu, phát triển Dòng Phan sinh Tại thế và làm các công tác từ thiện bác ái khác. Kể từ đó, ngài phục vụ trong giáo phận Cần Thơ và rồi trong giáo phận Long Xuyên được tách khỏi giáo phận Cần Thơ cho đến khi từ giã cõi đời.

Năm 1958, khi thấy có nhiều người phong cùi tại địa phương không được ai chăm sóc, cha Bôna đã cùng với các anh em cất một căn nhà lá và bắt đầu chăm sóc những bệnh nhân đầu tiên. Lúc đầu chỉ có các bệnh nhân vùng An Giang nhưng chẳng bao lâu sau nhiều bệnh nhân đã từ các tỉnh và thành phố tại Đồng bằng Sông Cửu Long đến để xin chữa trị. Cái hay nhất là các bệnh nhân có thể đến trung tâm một cách kín đáo trên những con thuyền nhỏ mà không bị những người kỳ thị phát hiện và xua đuổi. Từ năm 1958 đến 1975, nếu chỉ tính những bệnh nhân được chữa trị lâu dài, và hầu hết được lành bệnh thì con số đã tới mức trên dưới 4.900 người, với hồ sơ bệnh lý hiện đang được cất giữ tại Trung tâm.

Sau năm 1975, cha Bôna đã giao lại cơ sở bài phong cho Nhà Nước, chỉ để lại một vài nhân viên tiếp tục làm việc. Phần ngài, ngài trở về đời sống nội tâm, thỉnh thoảng đi thăm viếng các bệnh nhân tại gia và âm thầm giúp đỡ các gia đình nghèo khó trong khu vực.

Năm 2004, sau hai tháng thọ bệnh, Ngài đã được Chúa gọi về. Trong số đông đảo những người tham dự đám tang có rất nhiều tăng, ni, Phật tử, đại diện các tôn giáo bạn như Hòa Hảo, Cao Đài, bên cạnh những bệnh nhân đã được chữa lành cũng như những người đã được ngài giúp đỡ cách này hay cách khác.

2. Vị Tông đồ của Chúa

“Cố Bôna” đã từng làm bề trên tu viện nhiều khóa. Ngài đã góp phần vào việc đào tạo các tu sĩ trẻ tại đây. Ngài cũng là vị tuyên úy trung thành của Dòng Chúa Quan Phòng, nơi ngài được các nữ tu mộ mến vì lòng đạo đức, vì sự khôn ngoan và lối sống mực thước.

Ngài sẵn sàng đến dâng lễ tại các giáo xứ Cồn Phước, Rạch Sâu khi các cha sở tại đây đi vắng hoặc bị ngăn trở.

Đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn nhất và do yêu cầu của cha sở Cù Lao Giêng, ngài đã đến giúp họ đạo Cồn Én, phía bên kia Sông Tiền. Mỗi chiều thứ bảy ngài bơi thuyền qua đó để dạy giáo lý rồi ở lại dâng lễ ngày Chúa nhật, đến chiều mới bơi thuyền trở về. Ngài quan tâm đến người nghèo và đã có công giúp họ giữ lại bãi đất bồi cuối cồn, bị những người từ xa đến lấn chiếm. Kể từ ngày ngài có mặt tại đó, con em trong họ đạo xem ra chăm chỉ học hành hơn.

3. Vị Tông đồ nhiệt thành và vui tươi của các bệnh nhân phong

Chăm sóc cho người phong hủi đã là một truyền thống trong Dòng Phan sinh. Trong suốt một thời gian dài, mỗi tháng ba lần vào dịp ngày 10, ngày 20 và ngày cuối tháng, Chẩn y viện, sau này được gọi là Trung tâm Hansen Cửu Long, mở cửa đón tiếp các bệnh nhân đến để được chữa trị và lãnh thuốc miễn phí. Chính thái độ yêu thương, từ tốn, vui tươi của con người hèn mọn lúc phục vụ đã lôi cuốn các bệnh nhân. Tư cách linh mục và tư cách của người thầy thuốc hết lòng phục vụ đã khiến cho nhiều bệnh nhân đặt hết tin tưởng vào ngài, nhờ đó việc chữa trị lại càng đạt được kết quả cao. Vào những ngày có quá nhiều bệnh nhân, ngài phải làm việc cả đêm khuya. Dầu vậy ngài vẫn vui vẻ, lâu lâu lại kể chuyện khôi hài khiến bầu không khí trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngài đã đi đúng đường hướng của Dòng Phan sinh là qua công tác từ thiện đến với mọi người. Trong số các bệnh nhân nhiều người đã xin tìm hiểu đạo và theo đạo. Một điểm đặc biệt nơi cha Bôna, đó là niềm vui. Ngài luôn vui tươi và khôi hài, ngay cả trong những giờ phút cuối đời rất đau đớn vì bệnh ung thư gan hành hạ.

4. Vị Tông đồ có tinh thần đại kết

An Giang là vùng đất có nhiều tôn giáo. Thánh địa của anh em Phật giáo Hòa Hảo ở cách Cù Lao Giêng chẳng bao xa. Ở phía đầu Cù Lao có Chùa Ông Đạo Nằm thu hút khá nhiều tín đồ và khách hành hương. Ở giữa Cù Lao có rất nhiều Thánh thất Cao đài. Đối với các bệnh nhân thuộc các tôn giáo khác, cha Bôna không hề phân biệt đối xử. Đối với các vị lãnh đạo tôn giáo, cha vẫn một lòng kính trọng và luôn tìm cách gặp gỡ giao lưu. Chính thái độ khiêm tốn và chân thành của ngài đã làm bớt đi các mối nghi kị giữa các tôn giáo. Phải thú nhận rằng trong khoảng thời gian trước năm 1954, thời gian chiến tranh, tương quan giữa các tôn giáo đã bị sứt mẻ vì các lập trường chính trị khác nhau. Điều này vẫn còn mãi trong tâm tư của những người thuộc các tôn giáo và cha Bôna đã góp phần làm nhẹ bớt các thành kiến ấy.

Về phía Giáo hội, cha Bôna một lòng yêu mến và quý trọng Đức Giám mục và các anh em linh mục như Cha thánh Phanxicô đã từng dạy anh em. Cha tỏ ra vui mừng mỗi lần có các cha tới tĩnh tâm trong tu viện. Còn các anh em linh mục xem ra cũng yêu thương các anh em Hèn mọn khiến cho tương quan triều và dòng trở nên tốt đẹp, cũng như sự cộng tác trở nên dễ dàng và có kết quả hơn. ■

GP Long Xuyên
 
Tết Trung Thu tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Như Mai
20:39 03/10/2009
Arlington, VA: ngày 4/10/2009: Cũng như mọi năm các em thiếu nhi thuộc giáo xứ tung bừng ăn Tết Trung Thu. Năm nay Trung Thu nhằm ngày thứ bẩy đúng là ngày rằm tháng tám, với vầng trăng tròn lung linh chiếu sáng trên vòm trời. Vì lý do nhà thờ đang được sửa chữa và bành trướng, Hội Trường giáo xứ không còn khiển dụng như các năm trước. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm của giáo xứ dưới sự hướng dẫn của trưởng Hoàng Anh Phong và sự cố vấn của cựu trưởng đoàn Ngô Văn Phát, đã có sáng kiến tổ chức đêm liên hoan Trung Thu tại khu vực đậu xe giữa Hội Trường Giáo Dục và Nhà Khách. Các trưởng đã trải thảm và bạt để cho các thiếu nhi có thể ngồi xem trình diễn. Trên 560 em thiếu nhi và một số rất đông các phụ huynh đã tham dự năm nay, dưới một bầu trời hết sức mát mẻ, không mưa không gió.



Tết Trung Thu tại Giáo xứ CTTĐVN Arlington, VA: 3/10/09

Ngay sau thánh lễ thiếu nhi lúc 6 giờ chiều, tất cả nhà thờ đã theo đoàn lân tiến ra nơi trình diễn. Các trưởng đã trang hoàng sân khấu, ráp đèn chiếu sáng, chuẩn bị sân khấu, âm thanh, màn ảnh và máy chiếu. Sau khi chào cờ trưởng Phong đã giới thiệu cha xứ để khai mạc buổi liên hoan. Cha cám ơn các phụ huynh và các trưởng đã vất vả trong ba ngày qua để chuẩn bị 600 phần quà cho các em, làm lồng đèn và dọn dẹp điạ điểm. Trong khi các trưởng phát quà cho các em thì một số khác cũng đi quyên tiền các phụ huynh và quan khách. Một em bé tên Quốc mang biếu cha xứ một hộp bánh trung thu, cha đã mang ra đấu giá và một mạnh thường quân đã mua hộp bánh với giá 250 Mỹ Kim. Tất cả số tiền quyên góp đều sẽ được sử dụng cho các sinh hoạt của thiếu nhi mỗi thứ bẩy, các trại hè, các khóa huấn luyện.

Chương trình văn nghệ rất hấp dẫn với hai phim video do chính các em Nghĩa sĩ thực hiện, viết bài, đạo diễn, đóng và quay phim. Đây là một điểm son của năm nay, thay vì diễn kịch sống, các em đã đóng phim với những màn đấu võ và bay lượn rất ngoạn mục. Ngoài ra còn có các màn múa trăn của các Ấu Nhi, múa nón và quạt, múa new wave, rap, và break dancing.

Chương trình chấm dứt với việc chấm điểm những lồng đèn xuất sắc nhất. Một trong những lồng đèn được đưa ra tranh tài là lồng đèn hình nhà thờ tương lai của giáo xứ, được thực hiện rất công phu. Mọi người ra về rất hân hoan vui thích. Trong số khán thính giả còn có một số các hàng xóm người Sìpanít cũng ghé xem.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thiên tai hay nhân họa
Bùi Tín
09:40 03/10/2009
Thiên tai hay nhân hoạ?

Mấy ngày nay, cơn bão cực lớn số 9 mang tên Ketsana sau khi tràn qua Philippin đã đổ bộ vào miền Trung nước ta và tràn lên khắp Tây Nguyên, đến tận Kontum và Pleiku.

Cơn bão này có gió giật mạnh đến cấp 10 (trên 100 km/giờ), mưa rất to, sóng biển cực lớn. Các hãng thuỷ văn quốc tế nhận định cơn bão Ketsana là vào loại lớn nhất trong 40 năm qua.

Qua Philippin, cơn bão này đã gây nên 86 người chết và 23 người mất tích, với những tổn thất chưa lường hết về nhà cửa, hoa màu, kho tàng, tàu thuyền, đường sá, cầu cống...

Ở Việt Nam, đến sáng 1-10, được biết số người chết là 92 người, số mất tích hơn 30, vượt con số của Philippin.

Trước những cơn bão lớn như thế, việc dự báo là cực kỳ hệ trọng. Dự báo cần sớm, kịp thời, trước 6 đến 4 ngày, chí ít là trước 3 hay 2 ngày, để người dân và ngư phủ có thời gian chuẩn bị đối phó; độ chính xác trong dự báo phải cao, hiện bão đang ở đâu, trung tâm bão đang ở điểm nào, di chuyển theo hướng nào, với tốc độ bao nhiêu, trong 2 giờ sau sẽ đến đâu và sẽ đổ bộ vào đất liền ở điểm nào, vùng nào ? Các cơ quan dự báo phải chăm chú từng phút xem bão có thay đổi hướng, tốc độ di chuyển tăng hay giảm để kịp thời nhận định và loan báo ngay.

Cơ quan khí tượng Việt Nam lần này vẫn không làm được như thế.

Với cơn bão Ketsana, cơ quan này đã phạm sai lầm nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, gây chết người không ít.

Một phóng viên trong nước đưa tin, chiều 30-9-2009, bí thư tỉnh uỷ cộng sản tỉnh Quảng Ngãi là ông Phạm Đình Khối phải la trời lên trong một cuộc họp rằng: "cơ quan khí tượng và đài phát thanh nhà nước đã vô cùng chủ quan, vô trách nhiệm, liên tiếp báo tin sai !". Hôm trước, đài báo đi báo lại rằng "cơn bão Ketsana sẽ đổ bộ vào bờ biển tỉnh Quảng Trị, phía bắc đèo Hải Vân", rằng "Quảng Nam và Quảng Ngãi (ở phía Nam đèo Hải Vân) chỉ chịu ảnh hưởng của cơn bão".

Thế nhưng ngay đêm ấy và sáng hôm sau 30-9 cơn bão đã đổi chiều, ập vào Quảng Nam-Hội An, Quảng Ngãi, quét qua đảo Lý Sơn và vùng Dung Quất, gây bất ngờ khủng khiếp, và tổn thất tệ hại.

Trước đó, tất cả tàu thuyền ở ngoài khơi Quảng Bình, Quảng Trị đều bị cơ quan khí tượng xui dại, vội vã di chuyển về phía Nam suốt trưa đến đêm 29 để cố đến sớm vùng Quảng Ngãi (!) như hướng dẫn của đài phát thanh, thì than ôi, chính là để xông vào chính vùng tâm bão !

Chuyện kỳ cục nữa là lúc 14giờ 30 bão đã ập vào vùng Quảng Ngãi rồi, thế mà lúc 16 giờ, sau đó 1 tiếng rưỡi, đài vẫn còn dự báo (!) là bão "sẽ đổ bộ vào đây tối nay" ! Cứ như là mê ngủ! Thật hết nói!

Vậy thì thiên tai hay là "nhân tai" đây ! Và ai chịu trách nhiệm về những tổn thất, tính mạng, tài sản, máu, nước mắt, tàn phá và đau khổ của người dân, những tổn thất đau khổ lẽ ra không đáng có, khi bộ máy dự báo thời tiết có trình độ và có trách nhiệm, trong một chế độ có pháp luật - hành chính nghiêm.

Chuyện hệ trọng tiếp theo là chuyện cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân. Chế độ hiện nay đang kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo, đóng góp tiền của cứu giúp đồng bào lâm nạn. Nhưng đồng bào phân vân. Vì bộ máy nhà nước hiện đã hư hỏng từ gốc lên ngọn. Quyên góp cho người nghèo, cho người tàn tật, cho nạn nhân chất độc da cam, sửa sang mộ liệt sĩ... đều bị các chức sắc lớn nhỏ đua nhau xà xẻo vô tội vạ, không chút ngần ngại và hổ thẹn, còn bênh che nhau, bảo vệ nhau.

Mạng lưới Bauxite Vietnam.Info rất có lý kêu gọi đồng bào tự đứng ra cùng nhau tổ chức quyên góp, qua những tổ chức của nhân dân, của xã hội dân sự, tổ chức nhẹ, gọn, công khai, minh bạch, gồm những con người lương thiện, tin cậy. Các hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, hội hướng đạo, hội sinh viên học sinh có từ tâm, hội chia sẻ - nụ cười chẳng hạn, tổ chức cứu trợ, nhường cơm sẻ áo từng huyện, từng tỉnh..., với muôn vàn sáng kiến sinh động, thực tế, có hiệu quả; tất cả nhằm mục đích mọi tấm lòng chia sẻ với bà con ruột thịt có thể nhanh chóng đến tận tay bà con, không bị ăn chặn, ăn bớt, xà xẻo bởi một bộ máy cai trị mà tham nhũng đã thành bản chất.

Xã hội dân sự đang lừng lững đi tới - như nhà văn Nguyên Ngọc nhận định, vì nhân ái từ tâm là thuộc về minh triết dân tộc Việt Nam.

Paris 1-10-2009
 
Đối đầu hay đối thoại
Trương Phú Thứ
15:35 03/10/2009
ĐỐI ĐẦU HAY ĐỐI THỌAI

Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã im lặng sau vụ Tam Tòa. Hình ảnh các linh mục bị đánh bị đập dã man, giáo dân bị hành hung giam cầm cũng không đánh động được trái tim của các chủ chiên.

Chẳng có cha mẹ nào mà lại không đau lòng khi con cái bị bệnh tật đói khát. Các vị giám mục cũng vậy; nhưng tại sao các ngài lại phải câm nín và không thể lên tiếng để bênh vực đàn chiên mà các ngài coi như một phần của chính thân thể mình. Nhìn vào những diễn biến và có thể nói là xung đột giữa giáo hội công giáo và nhà nước cộng sản Việt Nam gần đây chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng các vị giám mục đã chọn lựa những phương thức đối thọai hơn là đối đầu với những người cộng sản.

1- Đối đầu

Hình thức đối đầu có thể giải nghĩa một cách đơn giản là giáo hội công giáo sẽ quyết liệt chống đối những sai trái của nhà cầm quyền cộng sản đồng thời bảo vệ quyền lợi của giáo hội và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Giáo hội công giáo đã và sẽ không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa và lý thuyết cộng sản. Một giáo hữu công giáo không thể là một đảng viên cộng sản vì những đối nghịch từ căn bản của giáo lý công giáo và chủ thuyết cộng sản. Thí dụ: giáo hội nghiêm cấm giáo hữu không được nói dối nhưng người cộng sản lại coi chuyện ăn gian nói dối như là một phương tiện miễn sao đạt được mục đích. Bởi vậy dân gian mới có câu “nói dối như Vẹm”.

Vụ tòa Khâm Sứ là một trường hợp của chiến thuật đối đầu. Giáo dân Hà Nội đã đối mặt và cương quyết chiến đấu để giữ lại mảnh đất của tòa Khâm Sứ mà những ông bà cán bộ đang lập mưu tính kế để chia nhau làm chỗ nhẩy nhót, tiệm ăn quán nhậu. Giáo dân Hà Nội đã thất bại không đòi lại được mảnh đất nhưng các tín hữu đã xua đuổi được những họat cảnh chướng ta gai mắt khỏi nơi chốn thờ phượng thánh thiện. Những người cộng sản Việt Nam luôn coi giáo hội công giáo là một thế lực thù địch và họ đã dùng tất cả mọi đòn phép để trấn áp ‘bọn có đạo”. Cách đây chừng mười năm, một học sinh công giáo đã không có giấc mơ lên đại học. Bây giờ tình trạng có thay đổi nhưng một người công giáo vẫn chưa có chỗ đứng trong hệ thống cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam.

Khi chọn lựa phương cách đối đầu, giáo dân công giáo đã chấp nhận những hậu quả xấu xa có thể xẩy ra bởi súng đạn và một hệ thống công an cảnh sát rất độc ác và hữu hiệu của cường quyền cộng sản. Bởi vậy kết cuộc của những cuộc đối đầu, chiến thắng luôn luôn nằm trong tay của những người nắm giữ quyền hành nhưng ít ra khối giáo dân cũng đã xiển dương được ý chí và nguyện vọng của những người khát khao hòa bình và công lý.

2- Đối thọai

Từ nguyên ngữ, phương cách đối thọai có thể hiểu là hai bên cùng ngồi xuống để nói chuyện, phân giải hơn thiệt và những tương nhượng để đi đến một kết cuộc mà cả hai bên cùng có thể chấp nhận được. Vài trường hợp đối thọai đưa đến thành công mà chúng ta được biết là đất đai của thánh địa La Vang và trung tâm mục vụ của giáo phận Đà Lạt. Phương cách đối thọai đòi hỏi nhiều điều kiện rất tế nhị và những kỹ thuật giao tế để đi đến một kết cuộc khả quan. Trong những cuộc gặp gỡ để bàn luận, bên nào cũng đưa ra những lý lẽ để phân giải hơn thiệt hầu những nguyện vọng hoặc quyền lợi được thanh thỏa. Giáo hội có nguyện vọng và nhà nước cũng có những lý lẽ của những người cầm quyền. Dưới một thể chế cộng sản do một đảng duy nhất cầm quyền cai trị thì hình thức đối thọai luôn bị sức mạnh của chủ nghĩa và súng đạn khống chế, do vậy rất ít khi mang đến những thành công. Một vài trường hợp mang đến những kết quả bất ngờ cũng chỉ là những đòn phép trình diễn hay mua chuộc của những người nắm giữ quyền hành mà thôi. Nguyên tắc bỏ ra con tép bắt vào con tôm luôn luôn được hành sử, nhiều khi rất lộ liễu. Người cộng sản được tôi luyện trong chủ thuyết duy vật sẽ không bao giờ có những cử chỉ khoan hòa, nhân nhượng. Người cộng sản đã lôi cha mẹ vợ chồng ra đấu tố đến chết thì đừng bao giờ trông mong ở họ một chút tình cảm dù nhỏ nhoi.

Trên thực tế, các vị giám mục là những người tu hành chỉ biết “đem yêu thương vào nơi óan thù” rất dễ bị mê hoặc vào những miệng lưỡi hão huyền hoặc hứa hẹn vẩn vơ. Nhiều trường hợp các ngài còn bị ép buộc dưới nhiều lọai áp lực để thỏa mãn những yêu sách và đòi hỏi của người cộng sản. Nhưng dù ở trong bất cứ trường hợp và hoàn cảnh nào thì các ngài cũng phải có bổn phận và trách nhiệm chống đối lại những sai trái của chủ nghĩa cộng sản đồng thời gieo rắc an vui và yêu thương đến cho mọi người. Các ngài có thể thích hay không thích người cộng sản nhưng các ngài phải có bổn phận nói lên cho lương tâm thế giới biết tệ nạn tham nhũng của những người cộng sản. Các ngài phải có trách nhiệm báo động cho mọi người biết tệ nạn mua bán bằng cấp của một hệ thống giáo dục lạc hậu và què quặt ở Việt Nam. Các ngài phải chia sẻ bổn phận và trách nhiệm khi một đứa trẻ con ở Việt Nam coi chuyện mua bán bằng cấp và hối lộ tham nhũng là những chuyện rất bình thường trong cuộc sống.

Nhiều tin không chính thức đồn thổi các vị giám mục Việt Nam được Tòa Thánh Vatican khuyến cáo là hãy im lặng và giữ một tình trạng giao tế bình thường với nhà cầm quyền cộng sản. Do vậy chúng ta đã thấy rõ là những ngày tháng gần đây các vị giám mục đã không có một tiếng nói cần thiết. Những người cộng sản gian manh lật lọng sẽ không từ bỏ bất cứ một cơ hội hay đối tượng nào để đạt đến mục đích. Những con cừu sẽ phải đối mặt với một bầy chó sói và ai cũng tin rằng đàn cừu sẽ tan tác dưới nanh vuốt của thú dữ.

Tòa Thánh Vatican có quan hệ ngọai giáo với gần hai trăm quốc gia trên thế giới. Vatican có đấy đủ dữ kiện và kinh nghiệm trong các buổi “làm việc” với người cộng sản Việt Nam. Khi chọn lựa phương cách đối thọai với những người cộng sản Việt Nam thì tất nhiên Vatican tin tưởng rằng đó là một phương cách khôn ngoan và hữu hiệu nhất. Tòa Thánh Vatican với những nhà ngọai giao chuyên nghiệp và thế đứng của giáo hội công giáo hòan vũ có thể làm thay đổi được tình trạng của giáo hội công giáo Việt Nam dưới thể chế cộng sản là một điều phải nói tới.

Ngay sau khi vụ Tam Tòa, tôi đã viết một bài phiền trách các giám mục Việt Nam với những lời lẽ rất gay gắt. Tôi đã tự chế không gửi đăng tải trên các phương tiện truyền thông và bây giờ tôi thấy thật may mắn và hạnh phúc vì đã quyết định chọn lựa như vậy. Các vị giám mục Việt nam chắc hẳn cũng rất hài lòng với phương cách đối thọai mà các ngài đã chọn lựa.
 
Tín hiệu vui trong việc bảo vệ sự sống
Anmai CSsR
19:23 03/10/2009
Mang trong mình cái phận người mong manh, mỏng dòn và yếu đuối, ắt hẳn ai cũng một lần nào đó sa ngã, phạm tội. Làm lỗi là một chuyện nhưng có can đảm nhận lỗi và đi ra khỏi con đường ấy hay không mới là chuyện quan trọng.

Tội ác nhất trong cuộc đời này có lẽ là tội giết người, tước đoạt sự sống của người khác. Giữa một trào lưu ủng hộ cho lối sống buông thả, hưởng thụ dẫn đến việc giết hại các thai nhi vô tội thì lại có những con người ngày đêm âm thầm và bằng mọi giá và thậm chí còn bị bôi nhọ, đe doạ đến mạng sống nữa để bảo vệ thai nhi.

Nhiều người và chắc có lẽ dân cư mạng đã hơn một lần nghe nói đến Lm. Lê Quang Uy - Dòng Chúa Cứu Thế - cùng với Nhóm Bảo Vệ Sự Sống trung tâm mục vụ là những người cố gắng hết sức mình bảo vệ những sinh linh nhỏ bé. Để làm cái chuyện “ngược đời” này không phải là chuyện dễ. Phải liều mình, phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát mới có thể làm được. Có những lúc nghe người ta “càm ràm”: “cái ông cha phá thai ! Lúc nào cũng phá thai ! Phá thai ! Nghe riết chán chết !”

Vâng ! May mà lúc nào cũng phá thai ấy nhưng tỷ lệ phá thai ngày mỗi ngày cứ gia tăng.

Bên cạnh Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế cũng có đâu đó những nhóm bảo vệ sự sống hoạt động rất mạnh ở Vinh. Nhóm bảo vệ sự sống cũng đã đi đây đi đó để chia sẻ, để khơi dậy công việc nhỏ bé của mình để bảo vệ sự sống.

Các nhóm bảo vệ sự sống thuộc các thành phần Công Giáo tưởng chừng cứ mãi hoạt động trong lẻ loi, trong đơn độc nhưng không, hôm nay 1 tháng 10, có hơn 3000 người đến với Chùa Từ Quang huyện Bình Chánh để cầu siêu cho những sinh linh nhỏ bé đã bị giết. Tính đến ngày 30 tháng 9 thì có hơn 3000 người đến với Chùa Từ Quang nhưng đã ghi danh hơn 5000 sinh linh bị giết. Như thế, có người đã giết hại 2 hoặc 3 thai nhi trong con số ghi danh. Đặc biệt, có người đã cầm tờ giấy nhưng tay cứ run run làm sao ấy khi con số sinh linh ghi danh để cầu siêu lên đến 4.

Đại đức Thích Giác Thiện, trụ trì chùa Từ Quang cho biết: “Mấy ngày qua, thầy đã tiếp rất nhiều người. Có người vừa nói dăm câu đã khóc. Họ đến cửa nhà Phật với mặc cảm tội lỗi vì cố ý hoặc vô tình tẩy bỏ sự sống của con mình, họ đến để tìm sự an bằng”.

Con người, dù sao đi chăng nữa luôn cần sự bình an. Với người Công Giáo, họ đã đến nhà thờ để cầu nguyện, xin lễ cho những thai nhi đã bị giết; những người Phật Giáo, họ lại tìm đến cửa Chùa để câu siêu cho những hài nhi nhỏ bé.

Đây là lễ cầu siêu chưa từng có ở Việt Nam. Ngoài mục đích mang sự an bằng cho những người không thể giữ giọt máu của mình. Đây cũng là dịp khuyến khích lối sống lành mạnh trong giới trẻ và gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng phá thai đang diễn ra tràn lan trong xã hội.

Tín hiệu vui phát lên từ Chùa Từ Quang cũng sẽ nhân rộng khắp mọi miền đất nước như đã từng loé lên từ Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Trung Tâm Mục Vụ DCCT. Chắc có lẽ từ nay, bên cạnh những lời đàm tiếu “ông cha phá thai” thì sẽ có thêm “ông sư phá thai” !

“Cái sự đời người nó giống như hạt lúa vậy, từ nảy mầm cho đến khi trổ bông, rồi những bông lúa mới lại nhú lên những mầm non. Nếu bỏ đi mầm non mới nhú đó thì cũng coi như giết chết những sinh linh nhỏ và bỏ đi cái giống lúa đó”. Từ này trở đi, sẽ có thêm những địa chỉ khác ngoài Trung Tâm Mục Vụ DCCT, Chùa Từ Quang … sẽ cùng chung tay góp sức cho việc bảo vệ sự sống, bảo vệ những sinh linh bé nhỏ.

Hôm nay, ngày đầu tháng Mân Côi, cả Giáo Hội hướng về Mẹ Mân Côi. Mẹ là Mẹ của chúng sinh, Mẹ của các thai nhi, xin Mẹ cầu bầu cho các thai nhi cũng như những ai có lòng yêu mến sự sống, bảo vệ sự sống để ngày mỗi ngày con người vơi đi tội ác, vơi đi sự tàn nhẫn đối với nhau.

Lễ Mẹ Mân Côi 2009
 
Thông Báo
Aí tín: Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột kính báo cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Hạnh qua đời
LM. Jos. Đinh Huy Hưởng
08:33 03/10/2009
CÁO PHÓ

Trong niềm tín thác vào CHÚA KITÔ tử nạn và phục sinh
Trong niềm thương tiếc vô vàn
Tòa Giám mục Ban Mê Thuột

Xin kính báo:

Linh mục Phanxicô Xaviê NGUYỄN ĐỨC HẠNH
Đã an nghỉ trong CHÚA
Lúc 15g30 thứ bảy, ngày 03 tháng 10 năm 2009
Tại Bệnh viện tỉnh Đăk Lăk
Hưởng thọ 82 tuổi với 51 năm Linh mục

Nghi thức tẩm liệm: 19g30 thứ bảy, ngày 03.10.2009
Tại Nhà hưu dưỡng Tòa Giám mục
Thánh lễ an táng: 10g00 thứ hai, ngày 05.10.2009
Tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Do Đức Giám mục Giáo phận chủ sự
An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Thánh Tâm – Ban Mê Thuột

Cha cố Phanxicô Xaviê:

sinh ngày 25.02.1927, tại Họ Tràng Lũ, Xứ Cao Mộc, Giáo phận Thái Bình
Học Tiểu Chủng viện Ba Đông (Hải Phòng)
Học Đại Chủng viện Thánh Tôma (Nam Định) và Hồng Kông
Thụ phong Linh mục ngày 27.07.1958 tại Sài Gòn

Đã phục vụ:

1958-1963: Giáo xứ Đạt Hiếu
1963- 1967: Giáo xứ Buôn Hô
1967-1970: Giáo xứ Thọ Thành
1970-1975: Giáo xứ Gia Nghĩa
1975-1997: Giáo xứ Tình Thương
Từ năm 1997: Hưu tại Tòa Giám mục
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha cố Phanxicô Xaviê

* Xin miễn vòng hoa, phướn
* Xin mỗi Cha thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột dâng 3 (ba) lễ cầu nguyện cho cha Phanxicô Xaviê.