Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời Xin Vâng ảnh hưởng như thế nào
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:46 02/10/2020
LỜI "XIN VÂNG" ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO
Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Khi thưa: "Tôi xin vâng như lời thiên thần truyền", thì lời “Xin vâng” của Đức Mẹ, dù đơn sơ nhỏ bé, nhưng lại có nhiều ảnh hưởng. Những ảnh hưởng từ tiếng "Xin vâng" ấy là:
1. Chương trình của Thiên Chúa.
Từ đời đời, Thiên Chúa có chương trình tốt đẹp trê loài người. Đó là cho phép loài người được hưởng hạnh phúc của chính Thiên Chúa, sống gần gũi cùng Thiên Chúa, nên một trong sự thâm giao tuyệt đối với Người.
Nhưng nguyên tổ loài người đã bất tuân, thậm chí hết sức kiêu ngạo và chống lại Chúa. Nguyên tổ đã nghe ma quỷ xúi giục, làm theo ý riêng mình, tự mình tách khỏi ảnh hưởng của Thiên Chúa.
Chương trình của Thiên Chúa, vì thế đổ vỡ. Thiên Chúa không muốn chương trình của mình, liên quan đến chính loài người, được thành công mà không có sự đồng thuận và vâng phục của con người. Vì thế, Thiên Chúa không thể ban hạnh phúc cho con người, khi họ không tự nguyện đón nhận hạnh phúc.
Lời "Xin vâng" của Đức Mẹ nói lên sự đồng thuận của loài thụ tạo luôn được Thiên Chúa trung thành dành cho tình yêu của mình. Từ lời "Xin vâng" ấy, Chúa Kitô, Ngôi Hai cứu chuộc đi vào trần thế, lấy lại những gì mà loài người đánh mất trong tội của nguyên tổ. Từ đây, kế hoạch cứu độ mới dành cho loài người của Thiên Chúa thành công.
2. Lời “Xin vâng” của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Từ ngàn đời, Chúa Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa đã đáp lời "Xin vâng" với Chúa Cha, khi Chúa Cha muốn Người trở thành tác giả của chương trình cứu chuộc loài người. Vì thế, khi lời Đức Mẹ “Xin vâng” được cất lên, cũng chính là lúc Chúa kitô thực hiện hành động “Xin vâng” của mình với Chúa Cha.
Đức Mẹ “Xin vâng” là Đức Mẹ đồng thuận để Thiên Chúa thực hiện thánh ý của Người. Còn Chúa Kitô thực hiện hành động “Xin vâng” là Chúa Kitô khai thông chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Từ đây Người xuống thế làm người, bắt đầu từ việc tượng thai trong lòng Đức Mẹ.
3. Cả cuộc đời Đức Mẹ và Chúa Kitô.
Vì vâng lệnh Chúa Cha, Chúa Kitô từ trời xuống thế. Người hoàn toàn trút bỏ mình, không duy trì “địa vị ngang bằng với Thiên Chúa”, nhưng mang thân phận tôi đòi (x.Phil 2, 5-8).
Chúa Kitô thưa cùng Chúa Cha: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. … Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Dt 10, 5-7). Hay như lời Thánh vịnh: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài” (39, 8).
Sự vâng lời ấy đã đưa Chúa Giêsu đến chỗ chấp nhận con đường bé nhỏ, khiêm nhường, làm người sống chốn trần gian. Sau cùng, Người vui nhận cái chết nhục nhã trên Thánh giá.
Còn Đức Mẹ, vì xin vâng, cũng đã theo Chúa Giêsu trên khắp các nẻo đường truyền giáo, đứng dưới chân thập giá, chịu mọi đau đớn, khổ nhục, hiệp cùng cái chết của con.
Như thế, để thưa “Xin vâng” với Thiên Chúa, Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã nói “không” với chính mình. Tiếng “Vâng” lớn thành hình nhờ những tiếng “không” khiêm cung. Ý Chúa được thể hiện nhờ Chúa Giêsu và Đức Mẹ bỏ ý riêng mình. Chương trình lớn thành công nhờ những hy sinh của Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
4. Chúng ta sống "xin vâng".
Thiên Chúa luôn quan phòng và ấn định đường lối của Người cho mỗi một người. Ta cần cộng tác với Chúa bằng lắng nghe và vâng phục thánh ý.
Ta là cộng tác viên, là một phần của chương trình ấy. Nếu ta không vâng theo ý Chúa, nhưng sống tiêu cực, phạm tội, nghe theo xúi giục của ma quỷ, của thế gian, chương trình thánh thiện của Chúa dành cho ta bị bẻ gãy.
Để chương trình của Chúa được thực hiện, ta hãy học nơi Chúa Kitô và noi gương Đức Mẹ, đáp lời “xin vâng” với Chúa bằng cả cuộc đời ta:
Đó là: Bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa; bỏ chương trình riêng để đi vào chương trình của Chúa.
Đó là: Xin vâng khi vui cũng như lúc buồn; khi hạnh phúc cũng như lúc khổ đau.
Đó là: Bước theo Chúa Kitô như Đức Mẹ, dù phải đối diện cùng bất cứ hoàn cảnh nào trong đời.
Hãy xin vâng từng giây phút để chương trình của Chúa được thực hiện. Xin vâng để tâm hồn ta hạnh phúc và đem hạnh phúc cho những người chung quanh.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Khi thưa: "Tôi xin vâng như lời thiên thần truyền", thì lời “Xin vâng” của Đức Mẹ, dù đơn sơ nhỏ bé, nhưng lại có nhiều ảnh hưởng. Những ảnh hưởng từ tiếng "Xin vâng" ấy là:
1. Chương trình của Thiên Chúa.
Từ đời đời, Thiên Chúa có chương trình tốt đẹp trê loài người. Đó là cho phép loài người được hưởng hạnh phúc của chính Thiên Chúa, sống gần gũi cùng Thiên Chúa, nên một trong sự thâm giao tuyệt đối với Người.
Nhưng nguyên tổ loài người đã bất tuân, thậm chí hết sức kiêu ngạo và chống lại Chúa. Nguyên tổ đã nghe ma quỷ xúi giục, làm theo ý riêng mình, tự mình tách khỏi ảnh hưởng của Thiên Chúa.
Chương trình của Thiên Chúa, vì thế đổ vỡ. Thiên Chúa không muốn chương trình của mình, liên quan đến chính loài người, được thành công mà không có sự đồng thuận và vâng phục của con người. Vì thế, Thiên Chúa không thể ban hạnh phúc cho con người, khi họ không tự nguyện đón nhận hạnh phúc.
Lời "Xin vâng" của Đức Mẹ nói lên sự đồng thuận của loài thụ tạo luôn được Thiên Chúa trung thành dành cho tình yêu của mình. Từ lời "Xin vâng" ấy, Chúa Kitô, Ngôi Hai cứu chuộc đi vào trần thế, lấy lại những gì mà loài người đánh mất trong tội của nguyên tổ. Từ đây, kế hoạch cứu độ mới dành cho loài người của Thiên Chúa thành công.
2. Lời “Xin vâng” của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Từ ngàn đời, Chúa Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa đã đáp lời "Xin vâng" với Chúa Cha, khi Chúa Cha muốn Người trở thành tác giả của chương trình cứu chuộc loài người. Vì thế, khi lời Đức Mẹ “Xin vâng” được cất lên, cũng chính là lúc Chúa kitô thực hiện hành động “Xin vâng” của mình với Chúa Cha.
Đức Mẹ “Xin vâng” là Đức Mẹ đồng thuận để Thiên Chúa thực hiện thánh ý của Người. Còn Chúa Kitô thực hiện hành động “Xin vâng” là Chúa Kitô khai thông chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Từ đây Người xuống thế làm người, bắt đầu từ việc tượng thai trong lòng Đức Mẹ.
3. Cả cuộc đời Đức Mẹ và Chúa Kitô.
Vì vâng lệnh Chúa Cha, Chúa Kitô từ trời xuống thế. Người hoàn toàn trút bỏ mình, không duy trì “địa vị ngang bằng với Thiên Chúa”, nhưng mang thân phận tôi đòi (x.Phil 2, 5-8).
Chúa Kitô thưa cùng Chúa Cha: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. … Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Dt 10, 5-7). Hay như lời Thánh vịnh: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài” (39, 8).
Sự vâng lời ấy đã đưa Chúa Giêsu đến chỗ chấp nhận con đường bé nhỏ, khiêm nhường, làm người sống chốn trần gian. Sau cùng, Người vui nhận cái chết nhục nhã trên Thánh giá.
Còn Đức Mẹ, vì xin vâng, cũng đã theo Chúa Giêsu trên khắp các nẻo đường truyền giáo, đứng dưới chân thập giá, chịu mọi đau đớn, khổ nhục, hiệp cùng cái chết của con.
Như thế, để thưa “Xin vâng” với Thiên Chúa, Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã nói “không” với chính mình. Tiếng “Vâng” lớn thành hình nhờ những tiếng “không” khiêm cung. Ý Chúa được thể hiện nhờ Chúa Giêsu và Đức Mẹ bỏ ý riêng mình. Chương trình lớn thành công nhờ những hy sinh của Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
4. Chúng ta sống "xin vâng".
Thiên Chúa luôn quan phòng và ấn định đường lối của Người cho mỗi một người. Ta cần cộng tác với Chúa bằng lắng nghe và vâng phục thánh ý.
Ta là cộng tác viên, là một phần của chương trình ấy. Nếu ta không vâng theo ý Chúa, nhưng sống tiêu cực, phạm tội, nghe theo xúi giục của ma quỷ, của thế gian, chương trình thánh thiện của Chúa dành cho ta bị bẻ gãy.
Để chương trình của Chúa được thực hiện, ta hãy học nơi Chúa Kitô và noi gương Đức Mẹ, đáp lời “xin vâng” với Chúa bằng cả cuộc đời ta:
Đó là: Bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa; bỏ chương trình riêng để đi vào chương trình của Chúa.
Đó là: Xin vâng khi vui cũng như lúc buồn; khi hạnh phúc cũng như lúc khổ đau.
Đó là: Bước theo Chúa Kitô như Đức Mẹ, dù phải đối diện cùng bất cứ hoàn cảnh nào trong đời.
Hãy xin vâng từng giây phút để chương trình của Chúa được thực hiện. Xin vâng để tâm hồn ta hạnh phúc và đem hạnh phúc cho những người chung quanh.
Thứ Bẩy 3/10: Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha - Suy Niệm của Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao
Giáo Hội Năm Châu
06:27 02/10/2020
Tin mừng hôm nay thuật lại: sau một thời gian ra đi rao giảng, các môn đệ hân hoan trở về nói lên niềm vui của họ; vì nhờ quyền năng Chúa ban, các ông có thể xua trừ ma quỷ. Đức Giêsu lại nhắc các ông: “Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con...” vì niềm vui lớn lao và đích thực đó là tên các ông được ghi trên trời. Sau đó, Đức Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, và chúc tụng Thiên Chúa: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha... ” vì “đó là ý Cha đã muốn thế.”
Lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong tin mừng [“Lạy Cha là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.”] đã mời gọi chúng ta hãy chia sẻ niềm vui với Ngài, chia sẻ mỗi ngày, vì đây là “niềm vui vĩnh cửu” của Ngài. Niềm vui này đến từ việc nhận ra Chúa Cha đã hành động qua các môn đệ trong sứ mạng của họ. Niềm vui ấy giống Đức Maria đã thốt lên: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” vì đã nhận ra “những điều cao cả” Người làm cho Mẹ, là “Nữ Tì hèn mọn” và cho “những ai kính sợ Người”, cho “mọi kẻ khiêm nhường”, cho “kẻ đói nghèo”, cho tôi tớ đau khổ của Người là Israel.
Lời nguyện ngợi khen đó là một trong những hành động giúp con người chu toàn ý nghĩa nền tảng của cuộc sống mà Thánh I-nhã đã nói, như thứ bẩy tuần rồi tôi đã chia sẻ: “Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa.”
Mặc dù các môn đệ nhận biết mọi việc họ làm đều “nhờ nhân danh Chúa”, nhưng Đức Giêsu vẫn nhắc nhở: “Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con.” Đây cũng là điều nhắc nhở chúng ta.
Có lẽ chúng ta cảm nghiệm con người thường thích “làm lớn”. Khi đạt được điều gì thành công, ta thường tự phụ cho rằng đó là sự khôn ngoan, khéo léo của mình, do mình có khả năng, có học vấn. Từ đó chúng ta tự kiêu, tự phụ, dễ dàng tự ái; cứ tưởng mọi sự chúng ta có thể làm tốt nhất và đúng nhất; cứ tưởng chúng ta là Thiên Chúa cại gì cũng làm được mà không nhận ra mọi sự đều “nhân danh Chúa” và do Chúa ban. Với quan điểm đó có ngày chúng ta lại tự tử vì thần dữ kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa và hủy diệt chúng ta.
Bởi vậy khi thành công, chúng ta cần nhận biết rằng Thiên Chúa ban cho mọi sự và qua Ngài chúng ta mới có kết quả như vậy. Về phần mình, chúng ta cố gắng hết sức và dùng mọi tặng phẩm Chúa ban là khả năng, học vấn, suy tư, khôn ngoan, v.v… làm phương tiện. Như vậy chúng ta mới cảm nghiệm niềm vui siêu nhiên hơn là tự nhiên. Được cứu độ hơn là những thứ bề ngoài, vì giá trị tinh thần thì cao trọng và có sức biến đổi chứ không phải hình thức hay số lượng bên ngoài.
Chúng ta là những người môn đệ của Chúa sống giữa trần gian, yêu mến trần gian, xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc. Tuy nhiên ta làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Cho nên người môn đệ thực của Chúa không tự phụ vì những thành công trong việc làm, mà là luôn khiêm tốn sống lệ thuộc vào Chúa để khắc phục bản thân mình.
Chúng ta nên luôn tìm niềm hạnh phúc đích thực là chính Thiên Chúa và được sống với Ngài mãi mãi trên quê trời, vì chỉ mình Ngài mới có đủ tình yêu và khả năng thực hiện mọi điều chúng ta mơ ước mà thôi. Đối với chúng ta, chỉ có một sự cần thiết, đó là tìm kiếm, nhận biết, hoạt động, ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa và cứu rồi linh hồn.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Chúa trong đời sống hằng ngày, để mỗi khi chúng con là việc, chúng con đều làm để danh Chúa cả sáng. Xin cho chúng con ý thức phận người nhỏ bé, bất toàn của mình, để biết tạ ơn vì muôn hồng ân Chúa ban; để biết phó thác vào quyền năng Chúa; và để Chúa dùng con người nhỏ bé tầm thường của chúng con thực hiện những việc lạ lùng trong ân sủng và quyền năng của Chúa. Amen.'>
Tin mừng hôm nay thuật lại: sau một thời gian ra đi rao giảng, các môn đệ hân hoan trở về nói lên niềm vui của họ; vì nhờ quyền năng Chúa ban, các ông có thể xua trừ ma quỷ. Đức Giêsu lại nhắc các ông: “Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con...” vì niềm vui lớn lao và đích thực đó là tên các ông được ghi trên trời. Sau đó, Đức Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, và chúc tụng Thiên Chúa: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha... ” vì “đó là ý Cha đã muốn thế.”
Lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong tin mừng [“Lạy Cha là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.”] đã mời gọi chúng ta hãy chia sẻ niềm vui với Ngài, chia sẻ mỗi ngày, vì đây là “niềm vui vĩnh cửu” của Ngài. Niềm vui này đến từ việc nhận ra Chúa Cha đã hành động qua các môn đệ trong sứ mạng của họ. Niềm vui ấy giống Đức Maria đã thốt lên: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” vì đã nhận ra “những điều cao cả” Người làm cho Mẹ, là “Nữ Tì hèn mọn” và cho “những ai kính sợ Người”, cho “mọi kẻ khiêm nhường”, cho “kẻ đói nghèo”, cho tôi tớ đau khổ của Người là Israel.
Lời nguyện ngợi khen đó là một trong những hành động giúp con người chu toàn ý nghĩa nền tảng của cuộc sống mà Thánh I-nhã đã nói, như thứ bẩy tuần rồi tôi đã chia sẻ: “Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa.”
Mặc dù các môn đệ nhận biết mọi việc họ làm đều “nhờ nhân danh Chúa”, nhưng Đức Giêsu vẫn nhắc nhở: “Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con.” Đây cũng là điều nhắc nhở chúng ta.
Có lẽ chúng ta cảm nghiệm con người thường thích “làm lớn”. Khi đạt được điều gì thành công, ta thường tự phụ cho rằng đó là sự khôn ngoan, khéo léo của mình, do mình có khả năng, có học vấn. Từ đó chúng ta tự kiêu, tự phụ, dễ dàng tự ái; cứ tưởng mọi sự chúng ta có thể làm tốt nhất và đúng nhất; cứ tưởng chúng ta là Thiên Chúa cại gì cũng làm được mà không nhận ra mọi sự đều “nhân danh Chúa” và do Chúa ban. Với quan điểm đó có ngày chúng ta lại tự tử vì thần dữ kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa và hủy diệt chúng ta.
Bởi vậy khi thành công, chúng ta cần nhận biết rằng Thiên Chúa ban cho mọi sự và qua Ngài chúng ta mới có kết quả như vậy. Về phần mình, chúng ta cố gắng hết sức và dùng mọi tặng phẩm Chúa ban là khả năng, học vấn, suy tư, khôn ngoan, v.v… làm phương tiện. Như vậy chúng ta mới cảm nghiệm niềm vui siêu nhiên hơn là tự nhiên. Được cứu độ hơn là những thứ bề ngoài, vì giá trị tinh thần thì cao trọng và có sức biến đổi chứ không phải hình thức hay số lượng bên ngoài.
Chúng ta là những người môn đệ của Chúa sống giữa trần gian, yêu mến trần gian, xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc. Tuy nhiên ta làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Cho nên người môn đệ thực của Chúa không tự phụ vì những thành công trong việc làm, mà là luôn khiêm tốn sống lệ thuộc vào Chúa để khắc phục bản thân mình.
Chúng ta nên luôn tìm niềm hạnh phúc đích thực là chính Thiên Chúa và được sống với Ngài mãi mãi trên quê trời, vì chỉ mình Ngài mới có đủ tình yêu và khả năng thực hiện mọi điều chúng ta mơ ước mà thôi. Đối với chúng ta, chỉ có một sự cần thiết, đó là tìm kiếm, nhận biết, hoạt động, ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa và cứu rồi linh hồn.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Chúa trong đời sống hằng ngày, để mỗi khi chúng con là việc, chúng con đều làm để danh Chúa cả sáng. Xin cho chúng con ý thức phận người nhỏ bé, bất toàn của mình, để biết tạ ơn vì muôn hồng ân Chúa ban; để biết phó thác vào quyền năng Chúa; và để Chúa dùng con người nhỏ bé tầm thường của chúng con thực hiện những việc lạ lùng trong ân sủng và quyền năng của Chúa. Amen.
Từ Vườn Nho Đến Các Tá Điền: Hãy Là Chính Mình
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:04 02/10/2020
Chúa Nhật XXVII TN A
Sau khi nghe câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “những tá điền sát nhân”, các Thượng Tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ và họ tìm cách bắt Người. Dân Chúa xưa, đặc biệt những người lãnh đạo, những người được gọi là đạo đức hẳn thuộc nằm lòng bài ca về vườn nho của Ngôn sứ Isaia (Is 5,1-7) mà Hội Thánh lại trích cho chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật này. Trong khi Ngôn Sứ Isaia nhấn mạnh đến vườn nho là đoàn Dân Chúa xưa, thì Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến những tá điền là những người lãnh đạo mà Chúa trao phó quản lý vườn nho. Dù là vườn nho hay là người quản lý thì điểm chung hướng đến đó là: hãy trở nên chính mình. Nói nôm na là nho thì ra nho, quản lý thì ra quản lý.
Nho ra nho: Ngôn sứ Isaia đã minh nhiên nói rằng vườn nho chính là đoàn Dân Chúa xưa và chúng ta có thể hiểu rộng thêm mỗi người chúng ta là những cây nho, là những cành nho (x.Ga 15,1-17). Các khâu canh tác như làm cỏ, bón phân, tỉa cành sâu bệnh…thì chủ vườn nho là Thiên Chúa đã vuông tròn. Vấn đề còn lại là chính cây nho phải sinh hoa trái tốt tươi, ngọt ngào. Theo kinh nghiệm nông gia, khi đã đủ đầy các điều kiện tự nhiên và sự chăm bón thì chuyện sinh hoa kết trái của cây trồng, hệ tại ở khả năng cây “hấp thụ dinh dưỡng” từ đất, từ trời và hệ tại ở việc cây “giảm phát sinh để tăng phát dục”, nghĩa là giảm đâm cành, mọc lá mới để tăng ra hoa, kết trái.
Để hấp thụ dinh dưởng từ trời đất thì chính chúng ta, những cây nho, tiên vàn phải gắn bó, kết hiệp với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một trong những phương thế tuyệt hảo để kết hiệp với Thiên Chúa. Để gia tăng hoa trái tốt lành thì việc hãm mình hy sinh là điều không thể thiếu. Như thế để nho ra nho nghĩa là sinh hoa trái ngọt ngào thì Kitô hữu chúng ta cần chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Hằng năm cứ đến mùa Chay thánh thì đề tài ăn chay cầu nguyện được nhấn mạnh và chúng ta nghiệm thấy ngay các hoa trái trổ sinh.
Quản lý ra quản lý: Người quản lý là người được trao phó một sự gì đó. Một việc gì đó để bảo quản, giữ gìn, chăm nom và dĩ nhiên theo tiêu chí mà người chủ yêu cầu. Các tá điền trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể được hiểu như là những người quản lý. Và tiêu chí người chủ đưa ra là đến kỳ thu hoạch, vườn nho phải sai hoa, mộng trái. Theo chiều kích xã hội thì những người quản lý là những người được giao phó các chức vụ của công quyền. Họ được trao phó đoàn dân của một tập thể, của một đất nước... Theo chiều kích tôn giáo, thì những người quản lý là những vị mục tử. Họ đuợc trao phó đoàn chiên là các tín hữu của tôn giáo mình. Dù là các mục tử trong Hội Thánh hay là những người nắm giữ công quyền trong xã hội thì chỉ một mình Thiên Chúa là người chủ duy nhất. Thánh Phaolô minh định điều này khi nói rằng các chính quyền hợp pháp đều là do Chúa đặt định (x.Rm 13,1).
Trong khoảng thời gian chờ đến mùa vụ, thì ông chủ thỉnh thoảng sai gia nhân của mình đến nhắc nhở những người quản lý về bổn phận và trách vụ của họ. Và bên cạnh đó chắc chắn có sự đánh giá về những gì mà những người quản lý đang thực thi. Tốt thì khen và khích lệ. Xấu thì chê và phê bình sửa sai. Trong lịch sử Dân Chúa xưa, các ngôn sứ chính là những gia nhân mà ông chủ vườn nho đã sai đến. Thay vì nghe những ý chỉ của Thiên Chúa qua các sứ ngôn thì những người tá điền là nhưng người quản lý đã bách hại các ngài.
Thiên Chúa, người chủ vườn nho vẫn kiên trì nhẫn nại đến cùng. Người đã sai chính Con Một đến với hy vọng là những người quản lý kia sẽ nể mặt mà nghe theo. Thế nhưng sự tham lam đã làm cho tâm hồn những người quản lý thành ác độc. Họ đã nhẫn tâm giết chết Người Con Một của ông chủ. Tưởng rằng sẽ từ vị thế quản lý trở thành chủ nhân của vườn nho, nhưng họ đã lầm. Ông chủ sẽ tru di họ và trao vườn nho cho những người khác.
Câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã làm chột dạ những vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Chuyện dụ ngôn này cũng đã ứng với nhiều triều đại vua chúa các nước trên thế giới. Chuyện dụ ngôn này cũng ứng với những chính phủ đang nắm giữ công quyền của các quốc gia mà không vuông tròn phận vụ. Và chuyện dụ ngôn này cũng đáng làm cho các vị mục tử trong Hội Thánh phải biết giật mình tự kiểm. Phải chăng mình tuy không phải là kẻ cướp nhưng mình chỉ là kẻ chăn thuê không hơn không kém?
Nho ra nho, quản lý ra quản lý. Nếu không thực là mình thì sẽ đến lúc phải bị loại trừ. Cành nho nào sinh hoa trái sẽ được chăm bón để trái hoa xum xuê thêm nhiều. Cành nào không sinh trái thì phải bị chặt đi. Nó sẽ khô héo và người ta sẽ bỏ nó vào lửa mà thiêu đốt đi (x.Ga 15,6). Người quản lý nào chuyên chăm cứ đến giờ mà phân phát lúa thóc cho kẻ ăn, người ở, thì sẽ được ân thưởng khi chủ về. Trái lại viên quản lý nào chểnh mảng, mãi mê chơi bời ăn uống mà bỏ bê bổn phận, thậm chí còn hành xử bạo lực với người dưới quyền, thì sẽ bị chung số phận với quân bất lương, sẽ bị giam vào nơi phải khóc lóc và nghiến răng (x.Lc 12,41-48).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sau khi nghe câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “những tá điền sát nhân”, các Thượng Tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ và họ tìm cách bắt Người. Dân Chúa xưa, đặc biệt những người lãnh đạo, những người được gọi là đạo đức hẳn thuộc nằm lòng bài ca về vườn nho của Ngôn sứ Isaia (Is 5,1-7) mà Hội Thánh lại trích cho chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật này. Trong khi Ngôn Sứ Isaia nhấn mạnh đến vườn nho là đoàn Dân Chúa xưa, thì Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến những tá điền là những người lãnh đạo mà Chúa trao phó quản lý vườn nho. Dù là vườn nho hay là người quản lý thì điểm chung hướng đến đó là: hãy trở nên chính mình. Nói nôm na là nho thì ra nho, quản lý thì ra quản lý.
Nho ra nho: Ngôn sứ Isaia đã minh nhiên nói rằng vườn nho chính là đoàn Dân Chúa xưa và chúng ta có thể hiểu rộng thêm mỗi người chúng ta là những cây nho, là những cành nho (x.Ga 15,1-17). Các khâu canh tác như làm cỏ, bón phân, tỉa cành sâu bệnh…thì chủ vườn nho là Thiên Chúa đã vuông tròn. Vấn đề còn lại là chính cây nho phải sinh hoa trái tốt tươi, ngọt ngào. Theo kinh nghiệm nông gia, khi đã đủ đầy các điều kiện tự nhiên và sự chăm bón thì chuyện sinh hoa kết trái của cây trồng, hệ tại ở khả năng cây “hấp thụ dinh dưỡng” từ đất, từ trời và hệ tại ở việc cây “giảm phát sinh để tăng phát dục”, nghĩa là giảm đâm cành, mọc lá mới để tăng ra hoa, kết trái.
Để hấp thụ dinh dưởng từ trời đất thì chính chúng ta, những cây nho, tiên vàn phải gắn bó, kết hiệp với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một trong những phương thế tuyệt hảo để kết hiệp với Thiên Chúa. Để gia tăng hoa trái tốt lành thì việc hãm mình hy sinh là điều không thể thiếu. Như thế để nho ra nho nghĩa là sinh hoa trái ngọt ngào thì Kitô hữu chúng ta cần chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Hằng năm cứ đến mùa Chay thánh thì đề tài ăn chay cầu nguyện được nhấn mạnh và chúng ta nghiệm thấy ngay các hoa trái trổ sinh.
Quản lý ra quản lý: Người quản lý là người được trao phó một sự gì đó. Một việc gì đó để bảo quản, giữ gìn, chăm nom và dĩ nhiên theo tiêu chí mà người chủ yêu cầu. Các tá điền trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể được hiểu như là những người quản lý. Và tiêu chí người chủ đưa ra là đến kỳ thu hoạch, vườn nho phải sai hoa, mộng trái. Theo chiều kích xã hội thì những người quản lý là những người được giao phó các chức vụ của công quyền. Họ được trao phó đoàn dân của một tập thể, của một đất nước... Theo chiều kích tôn giáo, thì những người quản lý là những vị mục tử. Họ đuợc trao phó đoàn chiên là các tín hữu của tôn giáo mình. Dù là các mục tử trong Hội Thánh hay là những người nắm giữ công quyền trong xã hội thì chỉ một mình Thiên Chúa là người chủ duy nhất. Thánh Phaolô minh định điều này khi nói rằng các chính quyền hợp pháp đều là do Chúa đặt định (x.Rm 13,1).
Trong khoảng thời gian chờ đến mùa vụ, thì ông chủ thỉnh thoảng sai gia nhân của mình đến nhắc nhở những người quản lý về bổn phận và trách vụ của họ. Và bên cạnh đó chắc chắn có sự đánh giá về những gì mà những người quản lý đang thực thi. Tốt thì khen và khích lệ. Xấu thì chê và phê bình sửa sai. Trong lịch sử Dân Chúa xưa, các ngôn sứ chính là những gia nhân mà ông chủ vườn nho đã sai đến. Thay vì nghe những ý chỉ của Thiên Chúa qua các sứ ngôn thì những người tá điền là nhưng người quản lý đã bách hại các ngài.
Thiên Chúa, người chủ vườn nho vẫn kiên trì nhẫn nại đến cùng. Người đã sai chính Con Một đến với hy vọng là những người quản lý kia sẽ nể mặt mà nghe theo. Thế nhưng sự tham lam đã làm cho tâm hồn những người quản lý thành ác độc. Họ đã nhẫn tâm giết chết Người Con Một của ông chủ. Tưởng rằng sẽ từ vị thế quản lý trở thành chủ nhân của vườn nho, nhưng họ đã lầm. Ông chủ sẽ tru di họ và trao vườn nho cho những người khác.
Câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã làm chột dạ những vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Chuyện dụ ngôn này cũng đã ứng với nhiều triều đại vua chúa các nước trên thế giới. Chuyện dụ ngôn này cũng ứng với những chính phủ đang nắm giữ công quyền của các quốc gia mà không vuông tròn phận vụ. Và chuyện dụ ngôn này cũng đáng làm cho các vị mục tử trong Hội Thánh phải biết giật mình tự kiểm. Phải chăng mình tuy không phải là kẻ cướp nhưng mình chỉ là kẻ chăn thuê không hơn không kém?
Nho ra nho, quản lý ra quản lý. Nếu không thực là mình thì sẽ đến lúc phải bị loại trừ. Cành nho nào sinh hoa trái sẽ được chăm bón để trái hoa xum xuê thêm nhiều. Cành nào không sinh trái thì phải bị chặt đi. Nó sẽ khô héo và người ta sẽ bỏ nó vào lửa mà thiêu đốt đi (x.Ga 15,6). Người quản lý nào chuyên chăm cứ đến giờ mà phân phát lúa thóc cho kẻ ăn, người ở, thì sẽ được ân thưởng khi chủ về. Trái lại viên quản lý nào chểnh mảng, mãi mê chơi bời ăn uống mà bỏ bê bổn phận, thậm chí còn hành xử bạo lực với người dưới quyền, thì sẽ bị chung số phận với quân bất lương, sẽ bị giam vào nơi phải khóc lóc và nghiến răng (x.Lc 12,41-48).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chính nhờ Người, với Người và trong Người
Lm. Minh Anh
23:33 02/10/2020
‘CHÍNH NHỜ NGƯỜI, VỚI NGƯỜI VÀ TRONG NGƯỜI’
“Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sau những biến cố được mất kinh hoàng, Gióp đã cảm nhận, mọi sự đến từ Thiên Chúa; sau những thành công thực tập loan báo Tin Mừng của các môn đệ, Chúa Giêsu cũng cảm nhận, mọi sự đến từ Thiên Chúa. Vì thế, sẽ thật thú vị khi chúng ta cùng suy tư một trong những chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay, đó là, ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Trong bài đọc thứ nhất, trước Thiên Chúa, Đấng vượt quá trí tri, Gióp cảm nhận thân phận tro trấu của mình; trước một Đấng toàn trị vô song, Gióp hối hận và run sợ vì đã dại dột dám nói khó với Người, “Phải, con đã nói, dù chẳng hiểu biết gì về những điều kỳ diệu vượt quá sức con”; “Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại; trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn”. Giờ đây, Gióp xác tín, tất cả mọi sự đều ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Điều tương tự xảy ra nơi Chúa Giêsu qua Tin Mừng hôm nay. Thánh Luca cho biết, 72 môn đệ vui mừng trở về sau những chiến tích hiển hách; họ cảm nghiệm được quyền năng trên sự dữ từ danh thánh Thầy mình. Chúa Giêsu không phủ nhận vì chính Ngài đã ban cho các ông thần lực để đánh bại ma quỷ. Thế nhưng, thật bất ngờ, Ngài đi một bước xa hơn, cao hơn, đáng mừng hơn; một bước lên tận trời cao, lên tận Chúa Cha, thấu tận thiên đàng, “Các con chớ vui mừng vì các thần vâng phục các con; nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”; đó là niềm vui tồn tại đời đời. Xem ra Ngài muốn nói, đừng khoe khoang như thế, đừng làm như thể mình là nhân vật chính; chỉ một nhân vật chính duy nhất là Chúa Cha, ‘Chính nhờ Người với Người và trong Người’.
Luca tiếp tục gây ngạc nhiên bằng cách ghi lại sự việc xảy ra ngay sau đó. Hoan lạc trong Thánh Thần, Chúa Giêsu phấn chấn cất lời tạ ơn; Ngài nói mà như hát, kể lể mà như ca khen, “Lạy Cha là Chúa trời đất, con ngợi khen Cha vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì ý Cha muốn như thế”. Rõ ràng, với Ngài, Thầy trò làm được gì, đều là ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Như thế, xem ra Chúa Giêsu đã bỏ qua những chiến thắng trước Satan, điều quan trọng hơn cả đối với Ngài là Chúa Cha, Đấng ghi tên môn đệ vào sổ vàng của Người trên trời. Thật vậy, Kitô giáo không đơn thuần chỉ là đánh bại ma quỷ; niềm tin Kitô là niềm tin qua Chúa Giêsu, tin nhận Chúa Cha, yêu mến và hiệp nhất với Người; một niềm tin tích cực được ban tặng qua Chúa Con, trước hết, để giúp con người lớn lên trong tình yêu đối với Chúa Cha nhờ ân sủng của Thánh Thần. Từ đó, trong Chúa Giêsu, mỗi ngày chúng ta phải trở nên giống Ngài hơn. Thành công của các môn đệ chỉ như một bài tập của tình yêu với một kết thúc mở; nghĩa là tình yêu đó luôn mời gọi chúng ta làm nhiều hơn nữa cho vinh quang Chúa, cho Chúa Giêsu và cho tha nhân. Tình yêu đối với Chúa Cha không có giới hạn; vì vậy, đừng ai nghĩ, mình ‘đã đến nơi’. Mỗi người hãy xác tín, tôi được kêu gọi để yêu mến và noi gương Chúa Giêsu, hầu làm tất cả mọi sự cho vinh quang Chúa Cha đến tận giây phút cuối đời, và đừng bao giờ quên, ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Một khi làm được việc gì, chúng ta thường huênh hoang, tưởng đó là kỳ tích của mình và quên mất Thiên Chúa; bấy giờ, chỗ của Người trong tim chúng ta hẹp lại. Trái lại, càng nhận biết quyền năng Người, Người càng mặc khải cho chúng ta nhiều hơn. Hồng Y Thuận nói, “Kiêu ngạo là ăn cướp ơn Chúa, vinh danh Chúa… để làm của riêng con, công nghiệp con”; “Bao lâu con còn tôn thờ cái ‘tôi’ của con, khác nào con thưa với Chúa, ‘Lạy Chúa xin hãy tin con, hãy trông cậy vào con’”.
Anh Chị em,
Cứ mỗi phút, trên thế giới có bốn thánh lễ. Và như thế, nhân loại mọi lúc, mọi thời, mọi nơi trên hoàn vũ vẫn không ngừng vang lên lời tuyên xưng, ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’. Trong Chúa Giêsu Kitô chúng ta sống, cử động, hiện hữu và được cứu chuộc. Chớ gì, lời tuyên xưng ấy đi vào cuộc sống của từng người trong chúng ta, bằng cách, mỗi người ra sức ‘bám lấy Chúa Giêsu, nên một với Chúa Giêsu và làm theo ý Chúa Giêsu’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, với Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa”, con muốn thưa với Chúa rằng, không có Chúa, đời con sẽ tắt lịm; con làm được gì cũng là Chúa làm, vì tất cả, là ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sau những biến cố được mất kinh hoàng, Gióp đã cảm nhận, mọi sự đến từ Thiên Chúa; sau những thành công thực tập loan báo Tin Mừng của các môn đệ, Chúa Giêsu cũng cảm nhận, mọi sự đến từ Thiên Chúa. Vì thế, sẽ thật thú vị khi chúng ta cùng suy tư một trong những chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay, đó là, ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Trong bài đọc thứ nhất, trước Thiên Chúa, Đấng vượt quá trí tri, Gióp cảm nhận thân phận tro trấu của mình; trước một Đấng toàn trị vô song, Gióp hối hận và run sợ vì đã dại dột dám nói khó với Người, “Phải, con đã nói, dù chẳng hiểu biết gì về những điều kỳ diệu vượt quá sức con”; “Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại; trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn”. Giờ đây, Gióp xác tín, tất cả mọi sự đều ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Luca tiếp tục gây ngạc nhiên bằng cách ghi lại sự việc xảy ra ngay sau đó. Hoan lạc trong Thánh Thần, Chúa Giêsu phấn chấn cất lời tạ ơn; Ngài nói mà như hát, kể lể mà như ca khen, “Lạy Cha là Chúa trời đất, con ngợi khen Cha vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì ý Cha muốn như thế”. Rõ ràng, với Ngài, Thầy trò làm được gì, đều là ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Như thế, xem ra Chúa Giêsu đã bỏ qua những chiến thắng trước Satan, điều quan trọng hơn cả đối với Ngài là Chúa Cha, Đấng ghi tên môn đệ vào sổ vàng của Người trên trời. Thật vậy, Kitô giáo không đơn thuần chỉ là đánh bại ma quỷ; niềm tin Kitô là niềm tin qua Chúa Giêsu, tin nhận Chúa Cha, yêu mến và hiệp nhất với Người; một niềm tin tích cực được ban tặng qua Chúa Con, trước hết, để giúp con người lớn lên trong tình yêu đối với Chúa Cha nhờ ân sủng của Thánh Thần. Từ đó, trong Chúa Giêsu, mỗi ngày chúng ta phải trở nên giống Ngài hơn. Thành công của các môn đệ chỉ như một bài tập của tình yêu với một kết thúc mở; nghĩa là tình yêu đó luôn mời gọi chúng ta làm nhiều hơn nữa cho vinh quang Chúa, cho Chúa Giêsu và cho tha nhân. Tình yêu đối với Chúa Cha không có giới hạn; vì vậy, đừng ai nghĩ, mình ‘đã đến nơi’. Mỗi người hãy xác tín, tôi được kêu gọi để yêu mến và noi gương Chúa Giêsu, hầu làm tất cả mọi sự cho vinh quang Chúa Cha đến tận giây phút cuối đời, và đừng bao giờ quên, ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’.
Một khi làm được việc gì, chúng ta thường huênh hoang, tưởng đó là kỳ tích của mình và quên mất Thiên Chúa; bấy giờ, chỗ của Người trong tim chúng ta hẹp lại. Trái lại, càng nhận biết quyền năng Người, Người càng mặc khải cho chúng ta nhiều hơn. Hồng Y Thuận nói, “Kiêu ngạo là ăn cướp ơn Chúa, vinh danh Chúa… để làm của riêng con, công nghiệp con”; “Bao lâu con còn tôn thờ cái ‘tôi’ của con, khác nào con thưa với Chúa, ‘Lạy Chúa xin hãy tin con, hãy trông cậy vào con’”.
Anh Chị em,
Cứ mỗi phút, trên thế giới có bốn thánh lễ. Và như thế, nhân loại mọi lúc, mọi thời, mọi nơi trên hoàn vũ vẫn không ngừng vang lên lời tuyên xưng, ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’. Trong Chúa Giêsu Kitô chúng ta sống, cử động, hiện hữu và được cứu chuộc. Chớ gì, lời tuyên xưng ấy đi vào cuộc sống của từng người trong chúng ta, bằng cách, mỗi người ra sức ‘bám lấy Chúa Giêsu, nên một với Chúa Giêsu và làm theo ý Chúa Giêsu’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, với Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa”, con muốn thưa với Chúa rằng, không có Chúa, đời con sẽ tắt lịm; con làm được gì cũng là Chúa làm, vì tất cả, là ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người’”, Amen.
(Tgp. Huế)