Ngày 01-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:55 01/10/2013
ĐẠI THẦN THẤP BÀ
N2T

Có một đại thần khác địa vị trong vũ trụ cũng cao cả như Phạn Thiên, ông ta chính là đại thần Thấp Bà.
Có một lần khi ông ta cùng Phạn Thiên tranh chấp: ai là người đáng được nhân loại sùng kính nhất ? Đột nhiên trước mặt họ có một cột lửa bốc khói cháy ngùn ngụt, giống như sắp đốt cháy vũ trụ, họ bèn quyết định đi tìm cho ra ngọn nguồn của cột lửa, thần Tháp Bà biến thành một con heo rừng rất lớn, Phạn Thiên biến thành một con thiên nga.
Họ dùng thời gian cả ngàn năm để tìm cho ra ngọn nguồn của cột lửa, nhưng cuối cùng đều tìm không ra tận cùng của lửa, nên cả hai chỉ biết trở về nơi chỗ hẹn của ngàn năm trước.
Sau cùng, họ đều phát hiện trong ngàn năm đi tìm ngọn nguồn của lửa, hóa ra đó chính là cơ quan thân thể của thần Thấp Bà, thế là có người đem Thấp Bà phong thành vị thần lớn nhất.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Vũ trụ chỉ có một và cũng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ và muôn loài trong vũ trụ mà thôi. Thiên Chúa là Đấng toàn năng đã tạo dựng vũ trụ thì chắc chắn Ngài biết rất tường tận mọi loài trong vũ trụ, Ngài ấn định quy luật sinh tồn cho mọi loài và muôn loài đều phải quy về Thiên Chúa là Đấng tạo dựng.
Không thể có hai đấng tạo dựng nên trời đất muôn loài, cũng không thể có chuyện đấng tạo dựng không biết ngọn nguồn của cột lửa, nhưng Kinh Thánh đã mặc khải cho nhân loại biết rằng: Thiên Chúa là Đấng dựng nên lửa và sai cột lửa soi sáng ban đêm cho dân Do Thái đi về đất hứa, đất mà Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và tổ tiên của họ (Xh 40, 38).
Theo truyện thần thoại của Ấn Độ thì Phạn Thiên và đại thần Thấp Bà phải bỏ ra ngàn năm để tìm hiểu ngọn nguồn của cột lửa nhưng vẫn tìm không ra, cuối cùng thì chính là do cơ quan trên thân thể Thấp Bà phát ra. Thiên Chúa của người Ki-tô hữu là Thiên Chúa toàn năng, lửa và nước đều do Ngài tạo dựng, nên Ngài biết rất rõ nó từ đâu đến và có ích gì cho con người...
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy cho biết rằng, không một vị thần nào trên trời hay người nào trên mặt đất hoặc quỷ nào trong hỏa ngục cao trọng cho bằng Thiên Chúa, trái lại tất cả mọi loại trên trời dưới đất và trong hỏa ngục đều phải thờ lạy một mình Thiên Chúa là chúa tể của mọi loài trong vũ trụ này.
--------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:58 01/10/2013
N2T

6. Dùng tiền bạc bất nghĩa, tất phải đắc tội với Thiên Chúa, tiền bạc không thể đền tội, tội không được tha.

(Thánh Gregory)
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tại sao phải xin thêm lòng tin?
Jos.Vinc. Ngọc Biển
09:11 01/10/2013
TẠI SAO PHẢI XIN THÊM LÒNG TIN?

(Chúa Nhật 27 mùa thường niên - năm c)

Các tông đồ đã được Đức Giêsu mạc khải nhiều lần về Ngài qua những lời giảng dạy và nơi các dấu lạ điềm thiêng. Chúa lại còn ban cho các ông quyền năng để dẹp trừ những thần ô uế và chữa lành bệnh tật (x. Mt 10, 1-2), nhằm củng cố niềm tin cho họ. Tuy nhiên, vì mang trong mình thân phận con người, nên các tông đồ thấy có những lúc còn quá yếu đuối, nên các ông mới cất tiếng xin với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Lời cầu xin này toát lên nỗi trăn trở trước sứ mạng và sự lo sợ trước những thách đố lớn lao của sứ vụ mà các tông đồ sẽ đón nhận sau này. Đây cũng là tâm tình của mỗi chúng ta ngày hôm nay.

1. Tại sao phải xin thêm lòng tin?

“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17, 5). Lời cầu xin đó của các tông đồ cho thấy đức tin không phải do cố gắng của con người mà đạt được, nhưng nó được xuất phát từ Thiên Chúa và do tình thương của Ngài. Vì vậy, Ngài trao ban cho ai tùy ý. Hệ quả chân thực của đức tin chính là lòng kiên trì, trung thành, can đảm và phó thác nơi Thiên Chúa (x. Mt 6, 25 -34).

Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay làm toát lên đặc tính đó của đức tin: “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5). Lời cầu xin này được cất lên phát xuất từ con tim của các tông đồ. Các ông được chứng kiến nhiều phép lạ Chúa đã làm, nhưng cũng cảm nghiệm được sự khó khăn, phức tạp trong quá trình loan báo Nước Trời của Đức Giêsu. Đồng thời các ông cũng thấy được trách nhiệm quá lớn lao nơi sứ vụ mà rồi đây các ông sẽ tiếp nhận cũng như đứng trước những đòi hỏi quá khắt khe của luật mới nơi người môn đệ của Đức Giêsu. Vì thế, các ông không khỏi những lo lắng trước trách nhiệm to lớn đó. Các ông xin Chúa ban thêm lòng tin là để giúp các ông đứng vững trước mọi cuồng phong bão tố trên hành trình loan báo Tin Mừng và để xứng đáng trong tư cách là người môn đệ chân chính.

“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17, 5). Đây là một cách minh chứng cho thấy đức tin của các ông chưa đủ lớn. Và như thế, không thể đối diện với những nghịch cảnh trên hành trình theo Chúa và loan truyền sứ vụ. Một cách gián tiếp, chúng ta nhận thấy các tông đồ đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Khó khăn lớn nhất đối với các ông lúc này là thử thách về niềm tin vào chính con người Đức Giêsu. Có lẽ các ông ít nhiều vẫn mang trong mình những tâm trạng hoài nghi và tự hỏi về vị Thầy mà các ông đã bỏ mọi sự để đi theo: Đức Giêsu này có phải là Đấng mà muôn dân mong đợi hay không? Tại sao Ngài là Thiên Chúa mà vẫn chấp nhận bị người ta xua đuổi, khinh thường…? Tại sao Ngài không thiết lập và tổ chức triều đình để đem lại sự giàu sang, phồn thịnh cho nhân loại…? Và, Chúa thấy được tâm trạng hoang mang cũng như cái tôi ích kỷ của họ nổi lên, điều này được biểu hiện qua việc tranh nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Trời, rồi bà mẹ của Giacôbê và Gioan đến xin cho một ngồi bên tả, một bên hữu…! Nhân cơ hội này, Đức Giêsu đã dạy cho họ bài học yêu thương, khiêm tốn và phục vụ. Thật thế, đức tin phải đi đôi với việc làm, nghĩa là phải “hoạt động qua đức ái” (Gal 5,6) vì: “đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2:17). Đức tin đi đôi với sự trung thành phục vụ (x. Ga 12,26). Đức tin không phải để khoe khoang. Vì thế Đức Giêsu đã lấy hình ảnh người tôi tớ trong vai trò phục vụ để giáo huấn cho các ông bài học về sự khiêm tốn trong phục vụ: “Ðối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc 17,10).

Như vậy, các ông thấy rõ những đòi hỏi của Chúa và nhận thấy con người mình yếu đuối, nên các ông cần thêm lòng tin để tin vào Chúa hơn, yêu người hơn, khiêm tốn hơn, và phục vụ cách vô vị lợi hơn.

2. Sống Đức Tin trong đời thường

Còn chúng ta ngày hôm nay thì sao! Trong cuộc sống, ngoài xã hội, nơi thương trường, nhiều lúc chúng ta cảm thấy mình bất lực hoặc hèn nhát không dám can đảm để làm chứng cho Chúa. Lý do là vì thiếu niềm xác tín nơi Chúa. Vì thế, lời cầu xin của các tông đồ khi xưa cũng là lời cầu nguyện của mỗi chúng ta ngày hôm nay.

Quả thật, xã hội ngày hôm nay nhiều người sống rất vô cảm, ít tương trợ lẫn nhau, và nhiều khi còn cắn xé lẫn nhau, hệ quả xảy ra là tham nhũng, bóc lột, đàn áp những người thấp cổ bé họng… đứng trước những bạo nạn đó, nhiều khi chúng ta thấy mình quá nhỏ bé nên không dám lên tiếng, không dám nói lên chính kiến của mình, không dám thể hiện một nghĩa cử liên đới với những anh chị em đang lâm nạn. Những lúc chúng ta cảm thấy bất lực vì sợ hãi như vậy, ấy là lúc chúng ta cần phải: “Xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng ta”.

Câu nói của Karl Marx đáng để cho mỗi chúng ta suy nghĩ: “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại mà chăm chút bộ lông của mình”. Chớ trêu thay, sự thật này đang là chuyện rất bình thường trong một xã hội hiện đại. Chúng ta biết nó là không tốt, nhưng đôi khi chúng ta cũng sống không kém gì họ, hay không bao giờ dám đứng lên đi ngược dòng để tìm về sự thật và xây dựng tình liên đới chỉ vì sợ sự liên lụy. Đây chính là yếu đuối của chúng ta. Vì thế chúng ta hãy xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng ta (x. Lc 17,5).

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta xin Chúa mãi mà vẫn không được những ơn chúng ta xin. Những lúc đó, chúng ta hay phàn nàn trách móc Chúa vì Ngài không nhận lời. Ta thấy tâm trạng của mình lúc này có phần giống tiên tri Kha-ba-cúc trong bài đọc I, ông phải chịu đựng những điều nghiệt ngã tương tự: “Con la lên: Bạo tàn! Mà Ngài không cứu vớt”; “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu van mà Ngài chẳng đoái nghe?” (Kb 1,2-3). Tuy nhiên, chúng ta đâu biết được rằng: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Ðấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7, 9-11). Chúng ta chưa nhận được là vì chúng ta chưa có niềm tin đủ mạnh. Vì thế, chúng ta cũng cần: xin Chúa thêm lòng tin cho chúng ta.

Trên thương trường, nhiều khi chúng ta bị cám dỗ làm ăn bất chính. Vẫn biết là tội, nhưng nhiều người làm như thế, nếu chúng ta không thế thì không thể sống được, và tới lúc chúng ta thỏa hiệp với gian dối, để làm ăn bất chính. Những lúc như thế, chúng ta phải xin với Chúa như các tông đồ: “Xin Thầy thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17, 5), để chúng ta đủ can đảm hầu sống những giá trị Tin Mừng trong cuộc sống hiện tại.

Lạy Chúa, lời cầu xin của các tông đồ khi xưa cũng là lời cầu xin của chúng con ngày hôm nay: “Xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng con”, để chúng con vững bước trên con đường theo Chúa và sẵn sàng thi hành sứ vụ Chúa trao phó. Amen.
 
Powerpoint Chúa Nhật 27 Quanh Năm Năm C - 27th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
22:52 01/10/2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Họp báo giới thiệu Hội đồng Hồng Y
Đặng Tự Do
06:33 01/10/2013
Trong buổi họp báo sáng 30 tháng 9, Cha Federico Lombardi, Giám Đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức thiết định nhóm tám Hồng Y mà ngài đã bổ nhiệm để giúp ngài cải tổ Giáo Triều Rôma và quản trị Giáo Hội.

Nhóm các vị Hồng Y, thường được báo chí gọi là G8, sẽ chính thức được gọi là “Hội đồng Hồng Y”.

Chỉ vài giờ trước khi mười thành viên chính thức bắt đầu cuộc họp vào sáng thứ Ba 1 tháng 10, Tòa Thánh đã cho biết thêm thông tin về cấu trúc và cách thức làm việc của nhóm. Hội đồng Hồng Y sẽ là một cấu trúc cố định, nhưng Đức Giáo Hoàng có thể thay đổi nhân sự trong cấu trúc đó.

Cha Federico Lombardi nói:

"Các cuộc họp tư vấn với Hội đồng Hồng Y có thể được thực hiện với cả nhóm hoặc với từng cá nhân. Vì vậy, không nhất thiết phải luôn luôn gặp gỡ toàn nhóm. Cấu trúc này cũng phụ thuộc theo các chủ đề được đưa ra thảo luận. Các chủ đề này sẽ được định nghĩa như là: Chủ đề có thể cần phải được chú ý"

Nhóm tám vị Hồng Y đã đến nhà trọ Casa Santa Marta một ngày trước, tức là hôm Chúa Nhật 29 tháng 9 và đã gặp nhau hai lần để trao đổi những suy nghĩ của các vị. Các cuộc thảo luận chính thức bắt đầu vào buổi sáng thứ Ba lúc 9h30, bên trong thư viện phòng Đức Giáo Hoàng.

Các cuộc họp được tổ chức bằng tiếng Ý, sẽ kéo dài cho đến Thứ Năm, với hai phiên họp, một buổi sáng và một buổi chiều. Nhưng vì đây là cuộc họp đầu tiên của các vị nên có thể là sẽ không có một quyết định cụ thể nào được đưa ra.

Cha Federico Lombardi cho biết thêm:

"Đức Giáo Hoàng có thể sẽ đưa ra một lời giới thiệu ngắn gọn, và sau đó ngài sẽ lắng nghe các Hồng Y trình bày. Đức Giáo Hoàng chủ yếu sẽ ở đó để lắng nghe những ý kiến cố vấn của các vị Hồng Y. Có nhiều điều sẽ được các Hồng Y trình bày, vì phạm vi các đề tài được thảo luận sẽ rất rộng."

Chỉ có mười vị được phép vào bên trong các cuộc họp là tám Hồng Y, cộng với Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Tổng Giám Mục của Albano, người sẽ đóng vai trò là thư ký.

Tám vị Hồng Y là: Đức Hồng Y Sean O'Malley, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Đức Hồng Y Francisco Errazuriz Ossa, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Đức Hồng Y Oswald Gracias và Đức Hồng Y George Pell.
 
Phiên họp đầu tiên của Đức Thánh Cha với Hội Đồng Hồng Y
Đặng Tự Do
07:30 01/10/2013
Vào sáng thứ Ba, Đức Giáo Hoàng đã chủ tọa cuộc họp đầu tiên với hội đồng tám Hồng Y, là những vị sẽ cố vấn cho ngài trong việc cải tổ Giáo Triều Rôma và quản trị Giáo Hội.

Buổi làm việc với Hội đồng Hồng Y đã được tổ chức tại thư viện của Đức Giáo Hoàng tại nhà nguyện Casa Santa Marta. Trước khi bắt đầu, các vị Hồng Y đã chụp một bức ảnh lưu niệm với Đức Giáo Hoàng trước khi bắt đầu cuộc họp với một lời cầu nguyện. Vòng gặp gỡ đầu tiên của Hội đồng Hồng Y với Đức Giáo Hoàng sẽ được tổ chức từ 1 tháng Mười đến 3 Tháng Mười.

Hội đồng Hồng Y đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô hình thành hôm 13 tháng 4, một tháng sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng.
 
Bệnh viện liên tôn tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cứu chữa dân tị nạn Syria
Bùi Hữu Thư
18:50 01/10/2013
KILIS, Thổ Nhĩ Kỳ (CNS) -- Ali Ahmad đang đi với một con trai nhỏ một buổi tối kia, sau khi họ đã trốn thoát khỏi Aleppo, Syria, và đã bắt đầu cuộc đời mới như những người tị nạn tại miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đêm đó là một đêm đầy sao sáng.

Đứa con trai nhìn sao và hỏi: “Ba ơi, có phải họ sắp tới thả bom trên chúng ta? " Ahmad không đủ tiếng Anh để nói tiếp với nhân viên của Dự Án Malteser Quốc Tế. Làm sao ông có thể giải thích rằng con ông sợ cả những ngôi sao?

Ahmad nói: "Tất cả mọi người Syria chúng tôi đều cần có nhiều tâm lý gia. Chúng tôi đã thấy nhà cửa bị phá hủy, tất cả đều bị tàn phá.” Dự Án Malteser Quốc Tế là một dự án hỗn hợp giữa Cơ quan cứu trợ quốc tế Blue Crescent Relief và Cơ quan phát triển Development Foundation tại Kilis. Đây là hai cơ quan cứu trợ quốc tế - một là Công Giáo Đức và cơ quan kia là Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã cùng nhau thành lập một bệnh xá lưu động với 28 giường tại thành phố biên thùy, nơi dân điạ phương cho hay, dân số 88.000 người đã gia tăng gấp đôi vì làn sóng di cư ồ ạt.

Ahmad là y tá trưởng tại bệnh xá lưu động, được chính thức khai trương ngày 13 tháng 9. Các bác sĩ, y tá và nhân viên yểm trợ tại đây đều là người Syria. Tất cả đều chạy thoát khỏi Syria khi cuộc chiến khởi sự năm 2011. Họ đã thấy các bệnh viện nơi họ làm việc bị bom phá hủy, các căn nhà nơi họ sinh sống bị tàn phá, và các quân bắn sẻ mỗi ngày giết hại vài người dân Aleppo vô tình bị chọn làm mục tiêu.

Thảm họa cuả quang cảnh quê hương bị xâu xé vì một cuộc chiến không cần thiết và không thể giải quyết đã có ảnh hưởng mạnh nhất đối với con cái của họ.

"Chúng tôi là người lớn, có thể chịu đựng và đáp ứng tới 80 phần trăm,” đây là điều bà Ole Nasser một giáo sư Anh ngữ và là thông dịch viên nói.

Bà nói: “Người lớn có thể quay trở về với vai trò của họ là giáo viên, bác sĩ, chồng, vợ, mẹ và cha. Nhưng trẻ em không có mặt nạ nào để che dấu chúng. Rất ít trẻ em có thể hình dung ra một tương lai khi những hình ảnh của tàn phá, chết chóc là những kinh nghiệm của chúng thời thơ ấu.”

Các học sinh trung học của bà Nasser tại Aleppo đã qua kỳ thi tốt nghiệp tại Kilis bên Syria, và nhiều em hy vọng có thể được nhận vào các đại học tại Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác. Bà rất hãnh diện về thành quả và lòng can đảm của chúng là cương quyết tiếp tục học hành. Bà biết rằng, đối với các trẻ nhỏ hơn, khó có cách nào giúp cho chúng có được một cuộc sống bình thường.

Nhưng bệnh xá lưu động là một bước đầu tiên – một đóng góp nhỏ bé đầu tiên cho một Syria mới của các bác sĩ và y tá. Cơ sở mới này cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện điạ phương, đang vất vả lo chăm sóc cho đám bệnh nhân ngày càng động hơn, kể cả những người mắc bệnh thần kinh vì căng thẳng, và các bệnh nan y như tiểu đường và những thương tích bởi chiến tranh.

Bệnh xá lưu động được trang bị để có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Bệnh xá có máy phát điện hay có thể nối kết với bất cứ nguồn điện lực nào khác. Phòng cứu cấp kỹ thuật cao cấp có cả một hệ thống thanh lọc không khí. Bốn xe cứu cấp cũng được trang bị đầy đủ để các bác sĩ có thể giải phẫu ngay trong xe nếu cần.

Nhưng hiện nay tất cả đều nằm trong một công viên, và được gắn điện nước của thành phố. Đối với thành phố Kilis, bây giờ họ đã có thêm một bệnh xá phụ trội.

Các bác sĩ người Syria muốn trở về nước chữa trị các vết thương của người dân Syria.

Bác sĩ Mahmoud Mustafa, một bác sĩ nhãn khoa nói: “Nếu tôi là một bác sĩ giải phẫu tôi đã không chạy trốn.”



Bệnh xá Malteser-IBC nằm trong một khu phố không xa trung tâm thành phố Killis lắm, hai bên có hai trạm cung cấp thực phẩm, và các dịch vụ xã hội khác cho các dân tị nạn sống trong thành phố. 40.000 dân tị nạn đang thuê nhà trong thành phố thuộc thành phần đa số. Còn có thêm 20.000 người tị nạn khác sống trong trại tị nạn đầu tiên tại Kilis, và còn 13.000 người khác sống trong một trại mới. Một trại rất lớn khác đang được chuẩn bị tại miền bắc Kilis.

Một làn sóng tị nạn mới tới khiến cho các trại chính thức bị tràn ngập, và kết quả là có nhiều người Syria phải ngủ trong các công viên thành phố. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và các cơ quan phi chính phủ (NGO) đang cố gắng tìm mơi trú ngụ cho họ, nhưng vẫn còn thấy có những người tị nạn nằm lây lất khắp nơi trong thành phố.

Nỗ lực của dự án Malteser còn vượt quá công tác tại bệnh xá. Dự án này yểm trợ cho các công trình tâm lý xã hội – cố vấn cho các người tị nạn bị trầm cảm – và còn có thêm một trường học, cũng do người Syria điều hành.

Bà Anja Simic, phối trí viên điều hợp chương trình của dự án Malteser nói: “Tất cả đều được phác họa để trở nên thành phần của một Syria mới.”

Bà nói: "Chúng tôi không thể cứu nổi ai. Chúng tôi đang giúp cho người Syria tự lực cứu trợ lẫn nhau.”
 
Top Stories
Pope shares his vision, reform of Church with Italian daily
Vatican Radio
13:01 01/10/2013
2013-10-01 Vatican - In an exclusive interview with the Italian national daily, La Repubblica, Pope Francis said he is seeking to change the Church so that it once again becomes “a community of God’s people”, where “priests, pastors and bishops, who have the care of souls, are at the service of the people of God”.

The interview, conducted by the newspaper’s founder, Eugenio Scalfari, and printed in the edition of 1 October, runs three pages long. Scalfari had conducted the interview at the Pope’s residence Sept. 24.

The Pope told Scalfari that the Church’s objective is not to proselytize, which he said is “solemn nonsense”, but to “listen to the needs, desires, disappointments, despair and hope” of the people.

The ideal of a missionary and poor Church, incarnated by Saint Francis 800 years ago, remains more than valid today, in order “to restore hope to the young, to help the elderly, to be open toward the future, and to spread love,” he said.

The Church must “be poor among the poor… (and) include the excluded and preach peace.”

The Pope responded to questions on the concepts of good and evil, personal conscience, love of neighbour, the common good, and narcissism among people in power.

Even the “leaders of the Church were narcissistic, flattered and thrilled by their courtiers. The court is the leprosy of the papacy,” the Pope said.

When asked if the court referred to the Curia, he replied: "No, there are sometimes courtiers in the Curia, but the Curia as a whole is another thing. … But it has one defect: it is Vatican-centric. It sees and looks after the interests of the Vatican, which are still, for the most part, temporal interests. This Vatican-centric view neglects the world around us.

“I do not share this view,” he continued, “and I'll do everything I can to change it. The Church is, or should go back to being, a community of God's people, and priests, pastors and bishops, who have the care of souls, are at the service of the people of God.”

When asked his perspective on the issue of Christianity being a minority worldwide, the Pope replied: "We always have been but the issue today is not that. Personally, I think that being a minority is actually a strength.”

Christians, he said “have to be a leavening of life and love, and the leavening is infinitely smaller than the mass of fruits, flowers and trees that are born out of it.

“I believe I have already said that our goal is not to proselytize but to listen to needs, desires and disappointments, despair, hope. We must restore hope to young people, help the old, be open to the future, spread love. Be poor among the poor. We need to include the excluded and preach peace,” he stated.

He recalled that the Second Vatican Council “decided to look to the future with a modern spirit and to be open to modern culture.”

“The Council Fathers knew that being open to modern culture meant religious ecumenism and dialogue with non-believers. But afterwards very little was done in that direction,” he lamented. “I have the humility and ambition to want to do something."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Vinh Sơn giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho Mỹ Yên
VietCatholic Network
08:07 01/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
BÀI GIẢNG CỦA ĐGM VINCENT NGUYỄN VĂN LONG

NHÂN LỄ CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU TẠI MỸ YÊN, VINH


Tại Thánh Đường St Margaret Mary, Melbourne 29.9.2013

Kính thưa qúy ông bà anh chị em,

Hôm nay, chúng ta cùng họp nhau đây để dâng Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân thuộc giáo xứ Mỹ Yên. Nhân danh Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne và trên khắp nước Úc, tôi xin được bày tỏ sự hiệp thông sâu xa tới qúy giám mục, linh mục và mọi tín hữu của Giáo Phận Vinh thân yêu, nơi xuất phát những tâm hồn nhiệt thành với giáo hội và tha thiết với vận mệnh tổ quốc. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào tại Mỹ Yên và nạn nhân của chế độ trên khắp quê hương là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt hậu thuẫn cho qúy vị; những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi ủng hộ cho qúy vị; lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu. Và cuối cùng, trong niềm xác tín thâm sâu là Thiên Chúa của công lý và sự thật luôn đồng hành với qúy vị về đích hướng ấy.

Thật đáng buồn cho đất nước khi ở thế kỷ thứ 21 mà còn đắm chìn trong bao nghèo khổ, bất công và băng hoại tòan diện. Sự kiện chính quyền Nghệ An đàn áp người dân vô tội khi họ tổ chức tập trung ôn hòa tại Nghi Phương ngày 4.9.2013 là tiêu biểu cho sự phi nhân của chế độ. Theo Thư Chung của Tòa Giám Mục Vinh, hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ và côn đồ, với các loại vũ khí và chó nghiệp vụ, gây hỗn loạn và đánh đập dã man bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên ngay trong cảnh thanh thiên bạch nhật. Làm sao trong tình đồng bào ruột thịt, chúng ta không thể không đau xót cho nạn nhân, không chạnh lòng cho tổ quốc trong cơn điêu đứng và không căm phẫn với tà quyền.

Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ. Thật đáng buồn khi đất nước trước nguy cơ tụt hậu và đe dọa về chủ quyền, nhà cầm quyền lại chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để khủng bố dân lành và triệt hạ những người yêu nước. Họ không trơ trẽn khi dùng cả một cơ quan tuyên truyền khổng lồ để bôi nhọ đối phương.

Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Trong cuộc hội ngộ với các linh mục thuộc Giáo Phận Vinh, Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã dùng lời của chính Đức Kitô để chia sẻ và khích lệ tín hữu như đàn chiên bị sói dữ vồ xé. “Sự thật sẽ giải phóng anh em”. Cả đất nước Việt Nam thân yêu đang bị giam giữ trong một nhà tù của gian dối và của bóng tối sự dữ. Chính quyền Cộng Sản đang mặc nhiên thao túng, khuynh đảo, áp đặt, khống chế người con dân nước Việt bằng vũ khí của bạo lực và ác độc. Nhưng như Đức Kitô đã khải hòan trên sự dữ và sự chết, chúng ta xác tín rằng ai đứng về phía công lý và sự thật đều được thông phần vào chiến thắng của Ngài. Qủa thế, dù cho thế lực của sự dữ lấn án sự lành, nó không thể cưỡng lại sự viên mãn của công lý. Sự thật sẽ giải phóng chúng ta khỏi sự gian dối và bóng tối sự dữ là chính thể Cộng Sản.

Hôm nay, cùng với Giáo Hội Úc chúng ta mừng Ngày Công Lý Xã Hội. Chúng ta được mời gọi noi gương Đấng Xức Dầu “để đem tin mừng cho người sầu khổ, giải thóat cho kẻ bị giam cầm, nhân phẩm cho người bị trà đạp, chữa lành cho kẻ bị thương tích và năm hồng ân cho mọi người”. Lời Chúa hôm nay cũng thách thức chúng ta không tìm sự an phận, sự hưởng thụ, sự ích kỷ cho chính mình mà luôn lưu tâm nâng đỡ, chia sẻ cho kẻ cùng khốn cũng như quan tâm đến tiến trình công lý hóa xã hội chúng ta đang sống.

Trong bài đọc thứ nhất, tiên tri Amos đã lên án những tầng lớp cai trị trong xã hội DoThái hồi ấy. Ông gọi họ là “lũ quân phè phỡn”. Trước cảnh nước mất nhà tan, loạn ly lưu đầy, nhưng họ vẫn hưởng thụ cách vô cảm. “Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nước nhà sụp đổ!” Qủa những lời lên án nặng nề tưởng như đang gởi đến tầng lớp lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam ở thế kỷ thứ 21! Ông đã không ngần ngại vạch trần cái căn nguyên của sự băng hoại của đất nước đó là sự hưởng thụ đến mức độc đoán và vô cảm của kẻ cầm quyền. Phải chăng ngày hôm nay, trước bao bất công tham nhũng tại quê nhà, người tín hữu cũng phải mạnh dạn gióng lên tiếng nói của lương tâm xã hội như tiên tri Amos? Phải chăng chúng ta cũng phải đánh thức những ai đang ngủ quên trước hiểm họa nước mất nhà tan và những ai đang bị lôi cuốn vào chính sách “công cụng hóa” tôn giáo của Cộng Sản?

Bài Phúc Âm nói về ngụ ngôn của ông phú hộ và người hành khất Lazarô. Ông phú hộ như lũ quân phẻ phỡn trong thời tiên tri Amos, đã thản nhiên hưởng thụ trước cảnh ngộ thống khổ của kẻ cơ bần. Ông mặc quần áo gấm lụa, ăn uống thỏa thuê nhưng hoàn toàn không chút lòng trắc ẩn với người ăn xin ngồi trước cửa. Lazarô chỉ mong chút cơm thừa bánh vụn của viên phú hộ nhưng chỉ được những con chó của chủ đến chiếu cố các vết thương của ông. Cuối cùng, Thiên Chúa đã thưởng phạt công minh trong ngày phát xét. Kẻ nghèo hèn thì được nhấc lên; còn người giầu có thì đuổi về tay không. Người phú hộ bất nhân đã bị phạt xuống âm phủ; còn Lazarô thì được an hưởng thiên quốc.

Khi suy niệm về bài Phúc Âm hôm nay, tôi hình dung ra cảnh dân oan đi đến trước cổng của các “phú hộ đỏ” trên khắp quê hương trong các dinh thự được trá hình bằng các mỹ từ như Ủy Ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, Công An Nhân Dân. .. Họ như Lazarô tìm gặp ông phú hộ để đòi hỏi chân lý và công bằng, nhân phẩm và tình người. Nhưng cuối cùng, họ chỉ được thấy nơi những kẻ ăn trên ngồi trốc sự bất nhân và vô cảm. Còn đau lòng hơn nữa, họ còn bị những con chó nghiệp vụ của những “ông phú hộ đỏ” chiếu cố như trường hợp của dân oan Mỹ Yên.

Anh chị em thân mến,

Mặc dù chúng ta phải đối diện với thế lực của sự dữ như bóng đêm dầy đặc bao phủ trên đất nước thân yêu, chúng ta không thể ngã lòng và thất vọng. Niềm tin của chúng ta là Đấng đã khải hoàn trên tà thần, sự dữ và sự chết. Vì thế, dù cho thử thách, bắt bớ, ngục tù, cơ hàn hay bất cứ sự gì cũng không thể ngăn cách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua Đức Kitô. Như những tín hữu ban đầu, chính sự bắt bớ vì lẽ công chính đã làm họ vững mạnh trong đức tin, nhẫn nại trong đức cậy và nhiệt thành trong đức ái. Người tín hữu Việt Nam hải ngoại và tại khắp nơi cũng tìm thấy nơi Giáo Phận Vinh tinh thần của các tín hữu ban đầu. Hình ảnh các giám mục, linh mục và giáo dân tâm hợp ý đầu trong cơn thử thách chính là hoa qủa đầu mùa của tinh thần ấy. Phải chăng Vinh nơi xuất phát những tâm hồn nhiệt thành với giáo hội và tha thiết với vận mệnh tổ quốc đang đánh thức con dân nước Việt khắp nơi trước sự vô cảm và sự băng hoại của xã hội? Phải chăng họ đang thôi thúc chúng ta như lời Thánh Phaolô gởi cho Timôtêo trong bài đọc 2 hôm nay: “Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin”?

Xin Thiên Chúa kiện toàn cuộc chiến đấu chính nghĩa của các tín hữu tại Mỹ Yên, của các dân oan khắp nơi, của các nạn nhân chế độ, của các nhà yêu nước và của mọi người con dân nước Việt đang khao khát một Việt Nam nhân bản. Hãy can đảm và đừng sợ, vì “người đi gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười”.
 
Thánh lễ cầu nguyện cho Mỹ Yên và giáo phận Vinh tại Melbourne, Australia
Huy Hoàng
03:26 01/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hướng lòng về đất nước và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, hôm Chúa Nhật 30/09/2013, tại nhà thờ St. Margaret, Melbourne, Australia, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long và các linh mục Việt Nam tại tổng giáo phận Melbourne đã dâng lễ cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên, và giáo phận Vinh.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam 25/9 - 01/10/2013
VietCatholic Network 01/10/2013
06:45 01/10/2013

'>Tin GHVN Tuần 25 Năm 2013

1. Tin GP Lạng Sơn
Đức Giám Mục giáo phận Lạng Sơn thăm mục vụ và dâng Thánh lễ tại giáo xứ Bản Lìm
Tối Chúa Nhật 22.9.2013, Đức Cha Giuse đã đến thăm giáo xứ Bản Lìm và dâng Thánh lễ với cộng đoàn giáo xứ.
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đức Cha đã mời gọi mọi người trong giáo xứ sống tinh thần hiệp nhất với nhau, trong tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện qua đời sống hàng ngày.
Giáo xứ Bản Lìm với ngôi nhà thờ nhỏ bé, nhưng thật ấm cúng và chan chứa tình thương mến mỗi khi giáo dân tập trung với nhau để cầu nguyện và cùng nhau hiệp dâng Thánh Lễ. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Cha Giuse giám mục giáo phận, giáo xứ lại được tăng thêm niềm hân hoan, và sự khích lệ trong đời sống đức tin của mình. Sau Thánh lễ, bà con trong giáo xứ đã gặp gỡ Đức Cha để chia sẻ niềm vui
2. Tin GP Thái Bình
Quý thầy Đại Chủng Viện mãn khóa ra trường của GP Thái Bình có buổi gặp gỡ Đức Cha Giáo phận
Sáng ngày 24.9.2013, tại tòa giám mục Thái Bình, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ giám mục giáo phận đã chủ tọa cuộc họp mặt các thầy Đại Chủng Viện đã mãn khóa ra trường, bao gồm: 3 thầy của đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, 18 thầy của đại chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức và 1 thầy du học tại Tây Ban Nha.
Sau khi ra trường và trở về với giáo phận, các thầy đã có thời gian thực tập mục vụ tại Tòa Giám Mục và các giáo xứ trong giáo phận.
Buổi gặp gỡ diễn ra trong tinh thần hiệp thông huynh đệ, thắm thiết trong tình thân gia đình. Qua những chia sẻ của quý thầy, Đức Cha giáo phận đã có lời khích lệ quý thầy tiếp tục dấn thân trong ơn gọi phục vụ cộng đoàn dân Chúa tại nơi mà mình đã được cử tới làm việc.
Ngài cũng không quên nhắn nhủ các thầy tiếp tục cầu nguyện, học hỏi và trau dồi những kiến thức cần thiết để phục vụ cho sứ vụ của mình trong tương lai.
Sau cuộc gặp gỡ Bề trên, các thầy trở về các giáo xứ, để tiếp tục công việc thực tập mục vụ của mình.
Theo như lịch trình của giáo phận, thì vào tháng 12 sắp tới, các thầy sẽ được truyền chức Phó tế.
Sau buổi gặp mặt các thầy cùng dùng chung với Bề trên Giáo phận bữa cơm thân mật tại Tòa Giám mục.
3. Tin GP Hà Nội
Giáo xứ Thái Hà ký phiếu xin ý kiến của UBNDTP Hà Nội
Chúa Nhật 22/9/2013 giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội tiếp tục đặt các bàn xung quanh nhà thờ để cho anh chị em giáo dân k‎ý vào “PHIẾU XIN Ý KIẾN” của UBNDTP Hà Nội, về việc quy hoạch sử dụng đất tại khu vực hồ Ba Giang, quận Đống Đa.
Để hưởng ứng lời kêu gọi của UBNDTP Hà Nội về “PHIẾU XIN Ý KIẾN” của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, đối với việc quy hoạch khu vực hồ Ba Giang. Đến nay, giáo xứ đã nhận được thêm 4,000 chữ ký nữa của đông đảo anh chị em giáo dân.
Trong 2 ngày giáo xứ đặt bàn để cho giáo dân viết vào “PHIẾU XIN Ý KIẾN”, đã nhận được trên 7,000 chữ ký phản đối việc quy hoạch khu vực đất, hồ Ba Giang của UBNDTP Hà Nội.
Tất cả các ‎ý kiến trên đều mong muốn UBNDTP Hà Nội dừng ngay việc quy hoạch này và trao trả lại khu đất hồ Ba Giang để giáo xứ dùng vào mục đích Tôn Giáo và từ thiện.
4. Tin GP Đà Lạt
Giáo họ Đinh Trang Hòa: 1000 người dân sắc tộc K’Ho được khám bệnh và phát thuốc miễn phí
Ngày 21/09/2013, Caritas giáo phận Phú Cường kết hợp với Caritas giáo phận Đà Lạt đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc cho người dân tộc thiểu số K’Ho tại giáo họ Đinh Trang Hòa thuộc giáo xứ Hòa Ninh, giáo hạt Di Linh, giáo phận Đà Lạt.
Sau khi vượt qua quãng đường dài từ Phú Cường, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đoàn gồm 45 người là y bác sĩ thiện nguyện và cộng tác viên của Caritas Phú Cường cũng đã đến được giáo họ Đinh Trang Hòa tại khu vực “Cây số 16” của huyện Di Linh.
Theo tài liệu của giáo phận Đà Lạt, giáo điểm Đinh Trang Hòa hình thành từ năm 1972 và nay là giáo họ thuộc giáo xứ Hòa Ninh, do Cha Batholômeô Nguyễn Văn Gioan quản nhiệm.
Số giáo dân hiện nay đã gần 4,000 người, trong đó hơn 90% là người dân tộc K’Ho.
Thống kê sau khi kết thúc, đoàn đã khám bệnh cho khoảng 1.000 người dân tộc K’Ho.
Chấm dứt khám bệnh tại giáo họ Đinh Trang Hòa, đoàn đã khởi hành đến thành phố Đà Lạt và nghỉ đêm tại Hội Dòng Đức Bà.
Sáng Chúa Nhật ngày 22/09, sau khi tham dự Thánh lễ, đoàn tiếp tục khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 90 người khuyết tật.
5. Họp mặt 5 năm Caritas Đà Lạt
Caritas giáo phận Đà Lạt đã cháo đón 300 anh chị em đến từ hơn 60 giáo xứ, thuộc 5 giáo hạt trong Giáo Phận Đà Lạt, cùng với rất nhiều khách đến từ Caritas Việt Nam, Caritas Sài Gòn, Caritas Phú Cường, hội người khuyết tật thành phố Đà Lạt, các nhóm hoạt động xã hội trong giáo phân Đà Lạt, 20 linh mục và một số hội dòng nữ qui tụ về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Đà Lạt, trong ngày họp mặt 5 năm của Caritas Đà Lạt.
Cha giám đốc của Caritas Đà Lạt, Phaolô Dương Công Hồ báo cáo tổng kết các hoạt động bác ái xã hội của Caritas Đà Lạt trong 5 năm qua. Sau đó ĐGM An tôn Vũ Huy Chương ban huấn từ.
Điểm mới trong ngày họp mặt, được sự gợi ý của Đức Giám Mục, Caritas Đà Lạt có thêm 6 cha thuộc 5 giáo hạt phụ trách liên kết mạng lưới hoạt động của các hội viên Caritas từ giáo phận đến các giáo hạt và đến các giáo xứ.
Tiếp theo, Cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, Giám đốc Caritas Việt Nam và Cha Micae Trương Minh Tâm, giảng viên của Caritas Sài Gòn có bài chia sẻ về “Linh đạo Caritas đặc tính và diện mạo” và “nguyên tắc liên đới và bổ trợ trong cơ cấu quản trị và thực hiện sứ mạng bác ái của tổ chức Caritas giáo phận”.
Sau đó, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn cùng với hơn 20 linh mục đồng tế. Thánh lễ diễn ra trong bầu không khí trang trọng và sốt sắng. Sau thánh lễ là bữa ăn chung với nhau
Buổi chiều, thảo luận của đai diện các nhóm hoạt động xã hội trong giáo phận chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động xã hội đã và đang thực hiện trong những năm qua.
Giờ thảo luận vào cuối buổi chiều đã giúp các giáo xứ có cơ hội ngồi lại cùng với cha đại diện Caritas giáo hạt của mình để bàn luận và lên kế hoạch mở rộng Caritas đến những giáo xứ chưa có ban Bác Ái Xã Hội.
Trời đổ mưa trở lại. Ngày họp mặt kết thúc, mọi người vội vã lên đường trở về Giáo xứ, Giáo hạt của mình.
6. GP Xuân Lộc
Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo viếng thăm mục vụ giáo xứ Xuân Đức, giáo hạt An Bình ngày 22-9-2013.
Sáng Chúa Nhật 22-9-2013, Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo viếng thăm mục vụ giáo xứ Xuân Đức, giáo hạt An Bình.
Ông Trưởng Ban Hành Giáo giáo xứ Xuân Đức đã ngỏ lời chào mừng Đức Cha và trình bày sơ lược lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Xuân Đức:
- Năm 1965: Giáo họ Ngô Quyền được thành lập dưới thời cha Tôma Nguyễn Văn Sum và cha Giuse Nguyễn Thanh Minh, 2 cha đã hoàn thành ngôi nhà nguyện giáo họ Ngô Quyền để có nơi cho giáo dân hiệp dâng thánh lễ
- Năm 1994: Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đổi tên giáo họ Ngô Quyền thành giáo họ Xuân Đức. Cùng trong năm, nhà Nguyện được phép di chuyển ra quốc lộ 1A.
-Năm1998: Cha Tổng Đại Diện Đaminh Nguyễn Chu Trinh làm phép viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới.
-Năm 2001: Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật chủ sự lễ khánh thành,
-Năm 2006: Giáo họ Xuân Đức được nâng lên thành giáo xứ Xuân Đức.
Giáo xứ Xuân Đức hiện nay gồm có 2.626 giáo dân và 700 gia đình Công Giáo. Giáo xứ chia thành 5 giáo họ: Fatima, Lộ Đức, Mân Côi, Thánh Mẫu, Trinh Vương.
Ngày 22-09-2013, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc về ban Bí Tích Thêm Sức cho 116 em thiếu nhi trong xứ. Các em đã hết sức vui mừng khi được lãnh nhận bì tích thêm sức
-Bài chia sẻ của Lm. Pêrô Trần Quang Tòng với chủ đề “Tiền Tài”
-Phỏng vấn nữ tu Thanh Mai và Thanh Trang thuộc Dòng Mến Thánh Giá GP Phan Thiết vể chương trình từ thiện: “Mái Ấm Tình Thương”
 
Đức quốc: Hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô mừng kính thánh bổn mạng
Thanh Sơn
09:20 01/10/2013
Đức quốc: Hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô mừng kính thánh bổn mạng

Sống theo Thầy là sống biết cho đi

Là Bác Ái, từ bi và chia sẻ

Sống như thế cuộc đời mới đẹp đẽ

Kính quan thầy mạnh mẽ tiến thăng lên.

Vâng! tuy hôm nay trời đã sang thu nhưng Chúa thương ban cho nắng đẹp trong lành, để những thành viên hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô từ khắp muôn nơi tìm về ngôi thánh dường St. Heilig-Geist thuộc tỉnh Mönchengladbach,để cùng nhau mừng thánh lễ bổn mạng của hội.

Hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô đã thành lập được 9 năm. Do Lm. khả kính Giuse Nguyễn Văn Tịnh thành lập khi ngài còn làm linh hướng của người Công Giáo Việt Nam nơi đây. Năm nay ngài đã 82 tuổi và đã sang Hoa Kỳ nghỉ hưu, nhưng ngài vẫn luôn gắn bó với hội mặc dù từ nơi xa đặc biệt hôm nay có sự hiện diện của ngài trên bàn thánh đó là một sự khích lệ lớn lao cho hội đê tiếp tục những công việc dấn thân bái ái tồng đồ.

Trước thánh lễ anh thơ ký của hội thay mặt chào mừng qúy cha và tất cả mọi người đã ưu ái về đấy hiệp dáng thánh lễ tạ ơn và mừng với hội bác Ái Vinh Sơn hôm nay.

15 giờ 00 thánh lễ đồng tề bắt đầu Lm. Fernanz Nguyễn Hữu Công chủ tế cùng đồng tế là Lm. Giuse Nguyễn Văn Tịnh đến từ Hoa Kỳ và Lm. giuse Lê Thắng đến từ Hòa Lan với khoảng gần hai trăm hội viên và cảm tình viên đến từ Bỉ, Hòa Lan và rất nhiều nơi trên nước Đức.

Linh mục Giuse Lê Thắng công bố Tin Mừng theo Thánh Luca 16, 19 hôm nay thật là tuyệt với cho hội Bác Ái.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này'. Abraham nói lại: 'Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được'."

Linh mục Fernand Nguyễn Hữu Công chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay qúa hay!:

Ladarô người nghèo khổ cái tên ông còn có nghĩa là được thương xót. Còn ông nhà giàu này Chúa không nói tên. Chúa chỉ nói là "ông nhà giàu" Vậy ông nhà giàu này là ai? có thể là tôi? hay có thể là bạn? Chúa chỉ nói thế để cho tôi và bạn tự biết. Ông nhà giàu vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình, nhưng mà nhìn thấy người mà Chúa gọi là Ladarô (ý nghĩa là được thương xót). Vậy mà ông lại nhất định không xót thương, Ladarô thèm những mảnh bánh vụn rớt xuống đất để ăn mà ông nhà giàu cũng nhất định không cho. Cái này ngày nay gọi là "bệnh vô cảm" Đặc biệt trong những nơi xã hội bất công, nhiều người làm giàu bất chính vì luật pháp bất minh. Họ sống phè phỡn trên những đau khổ đói nghèo của đồng loại. Có thể cũng chính là ta...hãy xét mình lại xem? Hãy sống sao cho xứng đáng trước mặt Chúa để sau này đừng phải ăn năn như ông nhà giàu kia.

Hôm nay là lễ kính thánh bổn mạng hội Bác Ái Vinh Sơn chúng ta cùng chia sẻ một chút về ngài:

Cha Vinh-sơn tổ chức các nhóm bác ái để trợ giúp tinh thần cũng như thể chất của những người nghèo trong mỗi xứ đạo. Từ sinh hoạt này, với sự trợ giúp của Thánh Louis de Marillac, xuất phát tổ chức Nữ Tử Bác Ái, "mà tu viện là bệnh xá, nhà nguyện là nhà thờ của giáo xứ và khuôn viên là đường phố." Ngài huy động để quyên góp tài chánh cho chương trình truyền giáo, xây bệnh viện, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh và chuộc lại khoảng 1,200 người nô lệ da đen.

Ðức Giáo Hoàng Leo XIII đã đặt ngài làm quan thầy của mọi tổ chức bác ái.

Kinh hòa bình được cất lên hát với tất cả tâm tình "xin dùng con như khí cụ bính an của Chúa" để xóa tan đi những oán hờn ghét ghen...

Những lời nguyện giáo dân:

- Cầu đặc biệt cho giáo xứ Mỹ Yên giáo phận Vinh,

xin Chúa ban ơn khôn ngoan và can đảm cho vị chủ chăn của giáo phân và tất cả các linh mục và giáo dân để làm chứng tá cho sự thật và công lý.

- Cầu cho Đức Giáo Hoàng được nhiều sức khỏe và khôn khôn ngoan để dẫn dắt Giáo Hội, để Giáo Hội ngày một tốt lành hơn.

-Cầu cho những người cầm quyền biết đặt lương tâm của mình lên để cân nhắc cho những lẽ phải để thắng tiến tốt đẹp cho đất nước và nhân loại được an bình.v.v...

Cuối thánh lễ ông hội trưởng Vicent Nguyễn Văn Rị thay mặt hội cám ơn mọi người từ xa như Bỉ, Hòa Lan và từ khắp nơi trên nước Đức đã đến để hiệp thông với hội trong ngày mừng kính hôm nay. Cám ơn qúy cha và đặ biệt là cha cố Ts. Giuse Nguyễn Văn Tịnh sáng lập hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô này đã từ Hoa Kỳ sang thăm và dâng thánh lễ hôm nay. Hội cũng kính dâng lên ba cha những bó hoa thay cho hoa lòng qúy mến.

Cuối thánh lễ tất cả cùng hướng về tượng Đức Mẹ để dâng tất cả tâm hồn và phó dâng nước Việt Nam cho Mẹ.

Sau cùng qúy cha và mọi người sang bên hội trường mừng tiệc nho nhỏ, đơn sơ, và ấm cúng đầy tình thân thương trong một buổi chiều nắng đẹp.

Hôm nay mừng kính quan thầy

Thánh viên Bác Ái tràn đầy yêu thương

Chia tay ta lại lên đường

Thực hành lời Chúa Thiên Vương dạy mình

Sẻ chia đời mới đẹp xinh

Khốn thay ai giữ cho mình khư khư

Người nghèo kẻ qúa thặng dư

Lời Thiên Chúa dạy nhân từ với nhau

Đời này còn có đời sau

Hãy đem gương lão nhà giàu mà soi

Để rồi tôi sẽ thấy tôi

Có gì dâng Chúa để thôi khổ sầu?

Thanh sơn 29.09.2013
 
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney Mừng Kính Tháng Mân Côi
Diệp Hải Dung
10:15 01/10/2013
SYDNEY - Tối thứ Ba 01/10/2013 các chị em thành viên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney đã đến hội trường nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự buổi đọc kinh Mân Côi nhân dịp Tháng Mân Côi cầu cho gia đình và cầu cho quý thành viên trong Hội Đoàn.

Xem hình ảnh

Trước khi khai mạc giờ kinh, Cha Linh hướng Phêrô Đặng Đình Nên ngỏ lời chào mừng các chị em trong Hội đã dành nhiều thì giờ đến đây để dâng kinh Mân Côi lên cho Đức Mẹ nhân dịp Tháng 10 là tháng Mân Côi. Sau đó mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Thương suy niệm về ơn cứu độ của Chúa Giêsu và sau mỗi chục kinh Mân Côi, là nghi thức dâng Hoa lên cho Đức Mẹ với 5 sắc Hoa cuộc đời. Trắng, Đỏ, Vàng, Xanh, Tím. Nguyện xin Mẹ chúc lành che chở cho gia đình chúng con và Cộng Đồng.

Sau đó mọi người cùng tham dự Thánh lễ tạ ơn cho Cha Cựu Linh Hướng Nguyễn Thái Hoạch và Cha Linh hướng Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng Cha Đặng Đình Nên nói về sự mầu nhiệm tuyệt vời của chuỗi kinh Mân Côi, được nối kết chặt chẽ với kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng và kinh Sáng Danh. Cha khuyến khích các chị em trong Hội hãy cố gắng luôn đến với Mẹ qua chuỗi kinh Mân Côi.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Chị Huỳnh Kim Phượng Hội Phó ngỏ lời cám ơn quý Cha và mọi người đã đến tham dự dâng kinh Mân Côi lên Đức Mẹ nhân dịp Thánh Mân Côi và tham dự Thánh lễ. Cha Linh hướng cũng ngỏ lời cám ơn các bậc Phu quân đã chở các chị đến đây và các cháu nhỏ cũng đã đến tham dự. Cha hy vọng đây cũng sẽ là một truyền thống để hàng năm Hội mừng kính Tháng Mân Côi và Cha cũng khen Ca đoàn Monica hát rất hay giúp cho Thánh lễ thêm sốt sắng và long trọng.
 
Tạ ơn cha Trương Bửu Diệp
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
17:22 01/10/2013
LÂN LA CÀ RÀ

Thành Phố Cần Thơ có quán LA CÀ. Từ la cà hay lân la hay cà rà hay rề rà thiệt là Nam Bộ. Nó vẽ rõ nét hình ảnh hưỡn đãi hay dễ dãi hay đôi khi thoải mái hay lắm khi lè phè của người dân Miền Nam Việt Nam mà tôi là một nhân vật điển hình.

Công việc cho tôi cơ hội la cà đến Trung Tâm Hành Hương Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp. Công việc cho tôi cơ hội rề rà, tới lui nhiều lần trong ngày, bên trong và cả bên ngoài trung tâm. Công việc cho tôi cơ hội cà rà và lân la tiếp xúc với nhiều khách hành hương đến từ bốn phương.

Theo Lịch Công Giáo của Địa Phận Phnom Penh (cũng quen gọi là Nam Vang) năm 1928 thì Phong Thạnh và Tắc Sậy ngày nay là một. Tánh người dân Miền Nam thích dù từ tượng hình như bánh xéo hay canh chua, nói ra hiểu ngay. Nên họ thích dùng từ Tắc Sậy. Tại sao gọi là Tắc Sậy? Nhiều người cho rằng: Đây là một đám sậy lớn như đám rừng và người ta không đi vòng để sang mé bên kia rừng sậy mà đi TẮT ngang. Từ Tắc Sậy được dùng từ đó. Người Miền Nam Việt Nam phát âm thoải mái, không cần phân biệt chi cho mệt “chuyện nhỏ” như vần cuối của mỗi chữ. Na ná như ngày nay người ta dùng từ bến phà thay thế cho bến bắc hay cầu bắc.

Nếu muốn phân biệt thì phải viết là bến bắt hay cầu bắt, là nơi bắt lấy đò hay tàu để sang bờ bên kia sông. Tuy nhiên, Tắc Sậy cũng có nghĩa là rừng sậy làm TẮC nghẽn lối đi chăng? Hay câu chuyện “Ô thước bắc cầu” tức đàn quạ vào ngày Song Thất tức ngày 7 tháng 7 âm lịch thì nối cánh trãi rộng bắt cầu dài trên song Ngân để cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau mỗi năm một lần. Đàn quạ bắt cầu, tức làm cầu cho đôi tình nhân gặp nhau được gọi là Ô thước BẮC cầu.

Cũng do la cà lân la với bà con mà tôi học được nhiều điều thú vị. Trung Tâm Hành Hương Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp và đền Bà Thanh Hải được chính quyền Cà Mau tôn trọng và xếp vào loại khu du lịch tâm linh. Tên “khu du lịch tâm linh” nghe thật lạ tai, vì chưa nghe bao giờ và cũng không chắc người nói tiếng Anh hiểu khi dịch sang là Spiritual Tourism Area. Thôi thì cũng mừng, ít là có từ tâm linh xem chừng nâng giá trị con người lên cao một chút trong cuộc sống vật chất thấp hèn nầy.

Cũng do tính khí rề rà và thoải mái mà tôi nói chuyện được với nhiều bà con đến cầu nguyện bên mộ phần Cha Phanxicô Xaviê Truơng bửu Diệp. Bà con dễ thương và dễ chịu, đa số là người không Công Giáo. Như chị Hồng đến từ Ba Thê núi Sập, An Giang, cúng một heo quay bự tùa, da giòn tươm mỡ ngon thấy phát thèm nói: Tui đến tạ ơn Ông cha cho tui có thằng con quá xá ngộ và quá xá khỏe. Anh Bảy xe ôm nói: Cám ơn Ông Cha cho tui chạy xe thiệt là trúng….có tiền trả gần hết nợ rồi. Chị Hường ôm thằng con bất toại vừa rên la kêu khóc, vừa khấn nguyện: Cha ơi! Con khổ quá! Chồng con bỏ con theo vợ bé.

Con phải nuôi 5 đứa con mà thằng nầy ngặt nỗi lại què… khổ quá Cha ơi! Xin cho thằng cha khốn nạn của nó chết bất đắc kỳ tử giùm con! Xin cho mẹ con con có cơm gạo ăn hàng ngày…khổ quá Cha ơi!
Nhiều và thật nhiều cảnh khổ….Nhiều và thật nhiều người đến cầu nguyện, khấn vái cho cuộc sống mỗi ngày sao quá nhiều truân chuyên và khổ sở. Thật cám ơn Chúa đã ban cho Miền Tây Nam bộ một linh mục giàu lòng thương xót, ban thật nhiều ơn lành cho bà con lương giáo.

Nói đơn giản dễ hiểu, Cha Diệp có tính thích lân la, rề rà với mọi tầng lớp dân chúng, nhất là với bà con lương dân nghèo. Đây là lời chứng của Ông Nguyễn văn Đức, hiện còn sống ở Chủ Chí. Cũng có nhiều người hỏi: Tại sao Cha Diệp ban nhiều ơn lành cho người ngoại đạo? Tôi chỉ trả lời một cách dễ dãi như sau: Chúng ta gọi họ “ngoại đạo” vì ngoài đạo Công Giáo chúng ta. Nhưng họ vẫn là con Chúa như chúng ta. Chúa là người Cha rất nhân ái, từ tâm luôn thương yêu con cái mình. Khi một đứa con đến với Cha mình xin giúp đỡ, có bao giờ Cha nó hỏi: Con có rửa tội hay có đi lễ chưa hay có lần chuỗi chưa? Nhưng người Cha cho con mình cái nó đang cần kêu xin. Chính vì vậy Đức Cha GB. Bùi Tuần bảo: Cha Diệp là một Ông Thánh nhà quê, nguời Miền Nam dễ tính. Cha không cần hỏi xem người ta có thuộc giáo lý hay không trước khi ban ơn, nhưng Ngài ban ơn một cách thoải mái và dễ dàng.

Hơn nữa, ơn Chúa ban là để truyền giáo, tức để người nhận ơn tin Chúa mà trở lại đạo. Người Công Giáo hay các linh mục đã có đức tin rồi, đã tin Chúa rồi. Nên xem chừng ơn Chúa cần ban phát nhiều hơn cho người ngoại đạo để họ nhận ơn lành mà tin Chúa hơn. Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp là một mẫu gương của tinh thần truyền giáo qua lối sống nhân ái, từ tâm và gần gũi với bà con lương dân: Ông Ba Lập nói: Cha thương yêu mọi người và thỉnh thoảng cho người nấu cơm để đãi bà con lương giáo chung quanh. Bà Lucia Huỳnh thị Nghĩa nói: Cha cho phép chôn cả người không Công Giáo trong đất thánh Công Giáo.

Thiên Chúa là Đấng vô hình tự bản chất. Ngài thành hữu hình, đáng tin và đáng yêu qua hình ảnh nhân từ bác ái của Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp. Cứ dấu nầy mà người ta nhận biết chúng con là môn đệ Thầy là: Các con hãy yêu thương nhau. Chỉ có 8 triệu người Công Giáo trên tổng số hơn chín mươi triệu người Việt Nam. Người Việt Nam được khen là giữ đạo và sống đạo rất mạnh, rất ồn ào và rất hoành tráng nhưng chưa ai khen người Việt Nam có tinh thần truyền đạo qua đời sống bác ái yêu thương thật sự.

Nhờ tinh thần Nam Bộ thích lân la, la cà hay cà rà nầy mà Cha Diệp thành người Cha của muôn người, những người nghèo khổ, chất phát và chân thành. Cũng nhờ tinh thần Nam Bộ thích lân la, la cà hay cà rà nầy mà tôi tìm thấy những lời Kinh đánh rớt thật hữu ý chung quanh mộ phần Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp. Lời kinh đọc lên nghe mùi như Sáu Câu Vọng Cỗ Nam Bộ. Tôi đã cầu nguyện với những lời kinh nầy. Xin ghi lại và chia sẻ:

BÊN CHÚA

Vất vả, lo toan con lại về bên Chúa.
Bên chân Người, con lại thấy ấm lòng.
Bao sợ hãi… buồn phiền… con trao Chúa.
Người thương con, xin đổi lấy bình an.

Bên chân Chúa, con thật lòng cầu nguyện,
Người đoái thương cho vạn vật trên đời.
Được hưởng phúc trong tình thương của Chúa.
Và bình yên trong cuộc sống mai sau.

Con vẫn biết, con còn nhiều tội lỗi,
Xin Chúa thương tha thứ mọi điều.
Con vẫn biết, con là người trần thế,
Nhưng con tin có Chúa ở trên cao.

Lòng thanh thản khi con quỳ bên Chúa
Nhận tình thương từ Chúa ban cho
Và từ đó con không còn vất vã,
Mọi lo toan, xin Chúa liệu thay.

Con tin Chúa trong tim con có Chúa.
Che chở thương yêu dẫn đường đến thiên đàng.

Magarita Kim Hoa.

KÍNH MẸ MARIA

Lạy Mẹ Maria đầy nhân ái,
Tình thương Người phủ khắp cả thế gian.
Chúng con những kẻ mang tội nhiều muôn thuở
Cứ vấp ngã hoài, cứ tạo nghiệp trầm kha.

Nhưng Mẹ vẫn muôn lần tha thứ tội
Chở che cho nhân loại muôn người
Con vẫn biết tình Mẹ là tất cả,
Cho chúng con muôn ngàn nổi yêu thương.

Mang hạnh phúc đổi gian nan nguy khốn,
Để chúng con giữ mãi được đức tin.
Mẹ là đất, là trời, là tất cả.
Thương chúng con Mẹ che chở trăm bề.

Tình thương của Mẹ con luôn ghi khắc,
Luôn nguyện cầu, con giữ mãi được đức tin.
Để mãi mãi con là con của Mẹ
Được sống vui trong lòng Mẹ trọn đời.

Con xin Mẹ cho con qua gian khó,
Để con làm tròn bổn phận với các con. Amen

Magarita Kim Hoa.

NHỚ CHA PHANXICÔ

Con không biết từ đâu Cha đến,
Ban yêu thương hạnh phúc đến muôn người.
Có lẽ Cha do Chúa Trời sai xuống?
Cứu vớt sinh linh thoát khỏi cảnh lầm than,

Mang đức tin, chân lý đến mọi nhà.
Thêm sức mạnh, tâm linh người khốn khó.
Cha của con là Cha Trương bửu Diệp
Phanxicô là tên thánh của Người.

Yêu nhân loại Cha hy sinh tất cả.
Vì giáo dân, Cha chọn lấy đầu rơi.
Máu Cha đổ cho bình an Giáo Hội.
Tạo niềm tin bên cạnh Chúa Giêsu.

Hỡi nhân loại muốn thoát vòng khổ ải.
Hãy đến bên Cha và sống như Chúa Giêsu.
Có đức tin cuộc sống sẽ vững vàng.
Bao sợ hãi buồn phiền đều tan biến.

Cha tồn tại trong lòng con mãi mãi
Theo chân Cha cùng tiến tới thiên đàng.
Cám ơn Cha Phanxicô đã giúp con vượt qua khó khăn

Magarita Kim Hoa.

Nhờ la cà hay gần gũi với những nhân chứng sống mỗi lần có dịp. Tôi được biết Ba chị em ruột cùng có mặt trong ngày 12.3.1946. Đó là Bà Trần thị Hường năm đó được 13 tuổi, bà Trần thị Phụng năm đó 11 tuổi và bà Trần thị Cảnh năm đó được 4 tuổi. Bà Trần thị Cảnh được Cha Diệp rửa tội trước khi Cha bị giết chết. Bà được rửa tội chung với Cha Mẹ Bà là Ông Bà Trần văn Năng, Bà nội là Nguyễn thị Nhuần và người anh trai tên Trần văn Nuôi.

Tính khí rề rà cho tôi liên tưởng đến bài “Đẹp thay, bàn tay linh mục!” mà tôi đã phỏng dịch từ bài “The Beautiful Hands of a Priest!” Xin được trao tặng cả lời và nhạc như một tri ân Trời Đất. Tri ân Trời, vì đã thánh hóa bàn tay phàm nhân thành linh thánh và cần thiết cho cuộc đời. Tri ân đời đã biết nhìn nhận giá trị linh thánh của bàn tay linh mục. Cha Diệp đã “mở tay” ban muôn ơn lành và ban bí tích rửa tội cho người khác trước khi “bó tay” chờ chết. Chúa đã dùng tay Cha ban ơn cứu độ. Thật cáo quý và đáng ngưỡng mộ! Tính khí lân la, kề rà của Cha Diệp đã biến bàn tay Cha thành ơn phước cho người gần gũi với Cha và Cha gần gũi với họ. Họ
Đạo Tắc Sậy năm 1946 với một linh mục dễ gần gũi, thích lân la và sống tình nghĩa với người dân đã được Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện trên bình diện Giáo Hội toàn cầu. Thủ lãnh của Giáo Hội rất gần với đám đông nghèo khổ. Thủ lãnh của Giáo Hội thích lân la, rề rà với bà con nghèo trong khu ổ chuột như trong Đại Hội giới trẻ thế giới vừa qua ở Ba Tây. Thủ lãnh Giáo Hội thành một con người mà ai cũng có thể đến gần sờ chạm hay nói chuyện thân tình. Thủ lãnh Giáo Hội, một chủ chiên mang lấy mùi của bầy chiên. Thủ lãnh Giáo Hội ngày nay như Cha Diệp ngày xưa đã đưa tay ban phát, nâng đỡ, dìu đắt và ân cần chăm sóc đàn chiên. Thật đẹp
thay đôi tay linh mục!
 
Giáo họ Cây Bàng -giáo xứ Trại Lê mừng lễ thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
Antôn Trần Công Đức
20:31 01/10/2013
GIÁO HỌ CÂY BÀNG – GIÁO XỨ TRẠI LÊ MỮNG LỄ THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU

Cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước vào tháng Mân Côi kính Mẹ Maria, sáng qua, lúc 08h00 ngày 01 tháng 10 năm 2013, Giáo họ Cây Bàng hân hoan mừng Lễ Bổn Mạng - Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, do Cha Phêrô Phan Văn Tập chủ sự, đồng tế với ngài có cha quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi, cùng sự tham dự đông đảo của bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ.

Giáo họ Cây Bàng là một giáo họ nhỏ của giáo xứ Trại Lê, với 34 hộ dân và Ngôi Thánh Đường đơn sơ nhỏ bé, nhưng để mừng lễ Bổn Mạng, Giáo họ đã chuẩn bị hơn một tháng nay. Điều này được thể hiện rõ nét qua tình thần xây dựng bờ rào nhà thờ, sơn sữa trong ngoài ngôi Thánh Đường và tổ chức giải bóng chuyền Nam U19 trong toàn giáo xứ. Là một Giáo họ nhỏ, nhưng tình thần hy sinh phục vụ, xây dựng nhà chúa, xây dựng lòng đạo nơi mỗi người, mỗi gia đình luôn mạnh mẽ và tích cực. Có lẽ vì thế mà ngày lễ Quan Thầy là một hồng ân mà Chúa đã thương ban xuống cho họ đạo một cách rõ nét nhất trong ngày lễ Trọng đại này. “Tất cả là hồng ân, ôi tất cả là hồng ân.” Vâng chỉ có ơn Chúa thôi, bởi trong những ngày qua, thời tiết se lạnh, mưa to gió lớn vì chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10. Tối ngày 30/10, bão số 10 đỗ bộ vào khu vực miền trung, theo dự báo các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ có mưa vừa đến mưa to, nên tưởng chừng như giáo họ Cây Bàng sẽ mừng lễ trong mưa bão. Thế nhưng, ngay từ sáng sớm hôm qua, một sự thay đổi thời tiết kỳ lạ đến lạ thường. Ánh mặt trời ló rạng, Quang cảnh bình minh rực rỡ. Tất cả như để tô thêm cho một ngày lễ Quan Thầy của giáo họ Cây Bàng hoành tráng, long trọng, tốt đẹp hơn.

Thánh lễ diễn ra với bầu khi sốt sắng, thánh thiện và tươi vui. Trong bài giảng lễ của Cha Giuse, Ngài nhận xét “Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu nên Thánh không phải vì những việc lớn lao, cao trọng của Thánh nhân, nhưng Ngài nên Thánh bởi những công việc bé nhỏ tầm thường nhưng được Ngài làm với một tinh thần hăng say, với một trái tim yêu thương, và trên hết Ngài làm tất cả đều vì Thánh Danh Chúa.” Sau Thánh lễ mỗi người cùng chung chia niềm vui ngày lễ Quan Thầy với bà con Giáo họ Cây Bàng

Noi gương bắt chước các nhân đức của Thánh Quan Thầy Têrêxa, hy vọng mỗi thành phần dân Chúa trong Giáo họ Cây Bàng, biết dùng đời sống bác ái yêu thương, tinh thần hăng say phục vụ để tiếp tục xây dựng đời sống đạo, xây dựng đời sống Đức Tin cũng như đời sống kinh tế ngày càng phát triển và nâng cao. Nhờ lời bầu cử của Thánh Quan Thầy, xin Chúa đổ muôn ơn lành hồn xác, luôn quan phòng, gìn giữ và ban bình an xuống trên hết mọi người trong họ đạo nhỏ bé, đơn sơ, để hết mọi người sống xứng đáng với ơn gọi làm “Nghĩa Tử” mà Chúa đã hứa ban.

Antôn Trần Công Đức
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bài chia sẻ mọi người VN cần lắng nghe: Những tấm gương dấn thân trong một xã hội ''vô cảm'' trước bất công và tiền đồ dân tộc
Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
14:04 01/10/2013
Sài Gòn – Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, đã chia sẻ với cộng đoàn Dân Chúa trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, ngày 29.09.2013, tại DCCT Sài Gòn. Ngài đề cập đến vấn đề vô cảm theo ngôn sứ Amos và Tin mừng Luca. Đồng thời ngài cũng giới thiệu một lớp trẻ Việt Nam hiện nay trước vấn đề của đất nước và dân tộc, họ không vô cảm, họ đang dấn thân cho người nghèo và bảo vệ tổ quốc. Kính mời quý vị cùng nghe và đọc nguyên văn bài chia sẻ.

Phần 1
Phần 2


Bài giảng của LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM

DẤN THÂN VÌ NGƯỜI NGHÈO, VÌ TỔ QUỐC

(suy niệm Lời Chúa CN XXVI C Thường Niên *)

Bài Tin Mừng

Trong bài dụ ngôn của Chúa Giê-su, “ông nhà giàu” không có tên. Nhân vật đó đại diện cho một giai cấp trong xã hội. Ông ấy giàu, nhưng ta không biết giàu do đâu. Có thể đó là một người làm ăn lương thiện, thành công nhờ tài trí, nhờ sức lao động. Cũng có thể giàu vì đã khéo léo ăn cắp của công, mạnh tay bóc lột, cướp đất dân oan. Vấn đề Chúa Giê-su muốn chúng ta lưu tâm ở đây không ở chỗ nguồn gốc của tài sản có chính đáng hay không, nhưng là thái độ của người có tài sản. Người giàu bị kết án vì thái độ đối với người nghèo. Tội của ông ta là tội vô cảm. Chúa Giê-su sẽ lặp lại giáo huấn này cách cặn kẽ hơn khi Ngài đề cập đến cuộc phán xét chung trong Tin Mừng Mát-thêu. “Mỗi lần các ngươi không làm cho một trong những người bé nhỏ nhất đây là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,31-35). Tội bị kết án ở đây vẫn là tội vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, đặc biệt những người nghèo.

Đoạn sách ngôn sứ A-mốt

Và để làm sáng tỏ giáo huấn của Chúa Giê-su thì Giáo Hội cho ta nghe bài đọc 1 trích trong sách ngôn sứ A-mốt, vị ngôn sứ đầu tiên trong sách Kinh Thánh có những lời lẽ mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất về các vấn đề xã hội. Và tội bị vạch trần trong bài đọc 1 hôm nay vẫn là tội vô cảm. Bây giờ từ nội dung Lời Chúa, chúng ta hãy duyệt qua một số vấn đề thời sự.

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô với người nghèo

Đối với anh chị em tín hữu Công Giáo chúng ta thì biến cố lớn trong những tháng đầu năm 2013 hẳn là việc Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô từ nhiệm, và tiếp theo sau là việc vị lên thay thế, Đức Giáo Hoàng đương kim, đã chọn danh hiệu Phan-xi-cô, tên của vị thánh thành Át-xi-di, thường được gọi là vị thánh nghèo. Và một trong những lời tuyên bố đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô là “Tôi muốn một Giáo Hội nghèo giữa những người nghèo”. Và chuyến du hành đầu tiên của ngài ra khỏi đất Ý là để đến thăm những thuyền nhân tỵ nạn tại đảo Lampedusa. Đề cập đến chuyến viếng thăm này khi trả lời phỏng vấn trên chuyến bay ngày 29-07-2013 từ Rio de Janeiro về Rô-ma, ngài nói: “Có một chuyện đau lòng lọt vào tim tôi, đó là chuyến viếng thăm Lampedusa. Nó đã khiến tôi phải khóc, nhưng đã đem lại thiện ích cho tôi. Khi các người tị nạn tới, họ để thuyền xa bờ hàng mấy hải lý trước bãi biển và họ phải tìm cách vào bờ một mình. Điều này khiến cho tôi đau khổ, vì tôi nghĩ họ là các nạn nhân của một hệ thống xã hội kinh tế toàn cầu.” Lời nói cũng như việc làm của Đức Giáo Hoàng cho thấy ngài không vô cảm trước nỗi đau của người nghèo, trái lại ngài đã quan tâm, gần gũi, chia sớt nỗi đau của những người bị bỏ rơi. Thái độ của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn tương phản với thái độ ông nhà giàu đối với anh La-da-rô, trong bài dụ ngôn.

Tội bị kết án ở đây là tội vô cảm

Khi cho người nghèo một tên, La-da-rô, hẳn Chúa Giê-su muốn chúng ta nghĩ tới những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt đang sống cạnh chúng ta, chung quanh chúng ta. Đó là những con người nghèo vật chất như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, và cả những người nghèo tinh thần, thiếu hiểu biết, thiếu tự do, thiếu dân chủ, thiếu công lý. Có những cá nhân nghèo thì đã hiển nhiên, nhưng còn có những tập thể nghèo, chẳng hạn một tầng lớp xã hội như những công nhân bị bóc lột, những nông dân suốt đời dãi nắng dầm mưa mà vẫn thiếu ăn thiếu mặc, những người dân oan bỗng dưng bị tước đoạt ruộng vườn từ bao đời tổ tiên để lại cho con cháu. Ta còn có thể nói đến cái nghèo của đất nước. 38 năm sau ngày im tiếng súng, bất chấp vẻ bên ngoài hào nhoáng, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Đất đai bị kẻ thù gặm nhắm, hết hải đảo đến cao nguyên. Bao nhiêu cây số vuông rừng phòng hộ, trên danh nghĩa là cho người nước ngoài thuê 50 năm, thực chất là mở toang cửa rước giặc vào nhà. Người dân bị lừa bịp, bị bóc lột, bị đàn áp, không có dân chủ, không có tự do, những quyền thiêng liêng Thượng Đế ban cho con người thì bị tước đoạt. So với cái nghèo vật chất, cái nghèo tinh thần còn khủng khiếp gấp bội.

Lúc nãy trong đoạn sách ngôn sứ A-mốt cũng như trong bài Tin Mừng, những người giàu có bị trừng phạt phải đi lưu đày hay đẩy xuống địa ngục vì đã dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của người nghèo. Vì vô cảm với người nghèo mà đã bị trừng phạt nặng nề như thế thì phải nói làm sao về những kẻ nhân danh một chủ nghĩa hoang tưởng đã bị lịch sử bỏ vào sọt rác, để đàn áp, bóc lột, tước đoạt cả những quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người ?

Những người đồng cảm và dấn thân

Tuy nhiên, thay vì nói đến những chuyện tiêu cực nói không bao giờ hết, tôi muốn làm nổi bật những khuôn mặt, đề cao những con người hiên ngang, can đảm lội ngược dòng, mạnh mẽ đấu tranh cho quyền con người, cho sự sống còn của dân tộc. Đó là những con người dấn thân, bất chấp mọi nguy hiểm cho bản thân, sẵn sàng trả giá để đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ tự do, cho vẹn toàn lãnh thổ. Chỉ nói đến quãng thời gian năm bảy năm trở lại đây thôi, trong số những người đã công khai và mạnh mẽ lên tiếng, một số đã bị bắt và cầm tù. Điều đáng ghi nhận là những tiếng nói mạnh mẽ không chỉ xuất phát từ những người đã lớn tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sự Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, hay giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhưng ngày càng có những người trẻ hơn như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, rồi Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến… Để khỏi quá dài dòng, tôi xin giới hạn chuyện thời sự vào thời gian mấy tuần lễ gần đây thôi. Xin lấy vụ xử Nguyên Kha và Phương Uyên làm mốc.

Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên

Khi bị bắt, Đinh Nguyên Kha mới 25 tuổi, sinh năm 1988 là sinh viên Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp tỉnh Long An. Còn Nguyễn Phương Uyên lúc đó chưa tròn 20, sinh năm 1992, là sinh viên năm thứ 3 trường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh.

Tại sao hai em bị kết án ? Thưa vì đã phổ biến truyền đơn, và đây là một đoạn trích nội dung: “Hỡi đồng bào Việt Nam hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng sản Việt Nam… hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Chân Lý ! … Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi ! … Trung Quốc đang từng bước thôn tính nước ta, bọn chúng đang chiếm dần biển đảo của ta … Ðảng Cộng sản Việt Nam dâng hiến Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông đất biên giới cho Trung Quốc … Tổ quốc đang lâm nguy ! Toàn dân hãy đứng lên cứu nước !”

Trong phiên xử ngày 16-05-2013 tại Long An, Nguyên Kha dõng dạc tuyên bố: “Trước sau tôi vẫn là một nguời yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, mà tôi chỉ chống đảng Cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.” Còn Phương Uyên thì khẳng định: “Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.”

Có mặt tai phiên toà phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, blogger Hoàng Hưng đã mô tả “cuộc biểu dương khí thế của lương tri, của chính nghĩa, của tình đồng bào, đồng đội, của lòng yêu nước đẹp tuyệt vời” như sau: “Bà mẹ trẻ địu đứa bé một tuổi trước ngực lặn lội cả ngàn cây số vào Long An chia lửa cho hai bà mẹ của Uyên và Kha; …các cụ bảy mươi cùng các cháu gái trai nằm lăn xuống đường chặn bánh xe hung bạo bắt người; …tiếng hát vang ‘Dậy mà đi’ do người cựu tù Côn Đảo tóc bạc phơ khởi giọng, tiếng hô ‘Đả đảo Trung Quốc xâm lược’, ‘Đả đảo bọn tay sai bán nước !’, ‘Uyên – Kha vô tội’… đánh thức cả khu trung tâm thành phố Tân An; … một bà bán quán chạy tới ôm chầm người mẹ có con đang lâm nạn, khiến hàng trăm người đi đường dừng lại lắng nghe. Hãy nhìn cảnh một rừng công an cảnh sát, dân phòng tự vệ… ngây mặt nghe một người đàn bà sang sảng kêu gọi ‘Hãy tìm một lối quay súng trở về với nhân dân’ ! Phiên phúc thẩm Uyên – Kha sẽ đi vào lịch sử…”

Khi trả lời phóng viên đài VOA, mẹ của Phương Uyên nhắc lại lời Phương Uyên tuyên bố trước toà: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Ta cứ tưởng tượng những buổi học chủ thuyết Mác-Lê mà mọi sinh viên đại học buộc phải có mặt, khi người nói nếu đủ thông minh thì cũng không thể tin những gì mình nói, làm sao thuyết phục nỗi người nghe ? Chuyện đó ai cũng biết. Nhưng một trong những mục tiêu và cũng là hậu quả tất yếu của những lớp học này là làm cho thanh niên chán ghét chính trị, coi việc nước không phải việc của mình. Mặc dù cho đến hôm nay, trên mọi văn bản mang tính pháp lý luôn phải có từ “độc lập”, nhưng trong thực tế, về mọi mặt, Việt Nam đã là một tỉnh lẻ của Tàu. Tình cảnh đất nước bi thảm như vậy, nhưng đa số người dân không biết, mà có biết cũng chỉ thở dài vì bất lực. Quả là kỳ diệu khi ta gặp thấy một khí phách, một sự tự tin, một lòng yêu nước nồng nàn như qua mấy câu thơ của cô bé Phương Uyên sau đây:

Ơi đồng bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột !
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh.
Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mảnh đất quê hương…
Ơi thanh niên Việt Quốc !
Chúng ta là ai ?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc
Giặc đang tràn tới ngõ…

Đọc những vần thơ này, hay nhìn dáng dấp của cô bé Phương Uyên trước vành móng ngựa, cho dù thân hình mảnh khảnh, mình khoác áo học trò, mặt mày non choẹt, nhưng lời lẽ thì đanh thép, không khoan nhượng, biểu thị một ý chí quật cường, cô bé tuổi 20 này không thua kém gì một Điếu Cày, một Cù Huy Hà Vũ hay một Nguyễn Văn Lý. Và từ đó ta hiểu được tâm tình của người Việt khắp nơi trên thế giới, những ai nặng lòng với dân tộc, với quê hương, khi theo dõi phiên toà xử Phương Uyên qua màn ảnh.

Phương Uyên là một nguồn cảm hứng

Phương Uyên đã làm dấy lên bao niềm vui, niềm tự hào và hy vọng nơi người trẻ cũng như người già, và đã gây cảm hứng cho nhiều người. Những bài viết và bài thơ ca ngợi Phương Uyên thì nhiều lắm, chỉ xin đưa ra một số đoạn trích làm ví dụ.

Trước tiên là bài “Phương Uyên, Thiên thần nhỏ” của Nguyễn Hàm Thuận Bắc, một người lính Trường Sa và cũng là bạn học đồng hương của Phương Uyên:

Phương Uyên thiên thần nhỏ
Hiên ngang đứng trước tòa
Ngẩng cao đầu tuyên bố
Tôi yêu nước thiết tha !
Tôi ghét bầy tham nhũng
Làm tay sai giặc Tàu
Nếu ai cũng như chúng
Việt Nam sẽ về đâu ?…

Và sau đây là nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Ít lâu trước phiên toà sơ thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã thở dài ngao ngán khi đặt câu hỏi và cũng là lời than “Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay ?” Nhưng sau phiên toà thì Trần Mạnh Hảo đã sững sờ trước vẻ đẹp không chỉ của khuôn mặt thiên thần, nhưng là của khí phách, của lòng dũng cảm, của lòng yêu nước nơi một bạn trẻ chỉ đáng tuổi con mình:

Nguyễn Phương Uyên đứng trước tòa
Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời
Em không phải đóa mặt trời
Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh.
Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa.
Em là nụ, em là hoa
Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi
Đưa tay chúng tính che trời
Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên…

Và đây Nguyễn Quốc Chánh. Trước hết qua bài thơ “Quê hương và chủ nghĩa” tác giả nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng xót xa của dân tộc, của đất nước:

Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?…

Rồi Nguyễn Quốc Chánh mời tuổi trẻ Việt Nam hướng nhìn tương lai để nhận ra trách nhiệm của mình đối với lịch sử qua những lời tâm huyết sau đây:

Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghênh ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ !

Ngoài những tác giả vừa nêu trên đây, ta cần ghi thêm lời nói hay bài viết của một số người khác nữa liên quan đến hai bạn trẻ được tôn vinh như những bậc anh hùng của Việt Nam hôm nay.

Trên mạng “danlambao.vn”, Vũ Đông Hà đã viết: “Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha nếu nhìn cho kỹ, suy cho sâu, chính là bản án dành cho chế độ. Nó bày ra hết những ti tiện, nhỏ nhen, yếu hèn, gian ác của chế độ và những con người cộng sản Việt Nam – từ cấp lãnh đạo cho đến những người đang xếp hàng chờ sổ hưu…

Một tiếng nói khác rất có uy tín là giáo sư Tương Lai, một giáo sư ngành xã hội học từng làm cố vấn cho 2 thủ tướng từ 1991 đến 2006. Ông đã có một bài viết đăng trên một nhật báo hàng đầu của Mỹ là tờ “Nựu Ước Thời Báo” (New York Times) bản tiếng Việt do chính ông cung cấp cho đài VOA mang tựa đề “Những bàn chân nổi giận”. Xin ghi lại mấy đoạn trích sau đây: “Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội ‘nói xấu Trung Quốc’. Những cáo buộc này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.

Vì thế, những ‘bàn chân nổi giận’ đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh ‘sở hữu toàn dân’ để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà không được đền bù thỏa đáng.”

Và có lẽ hơn lúc nào hết, từ khắp nơi trên thế giới, đồng bào Việt Nam tỵ nạn cộng sản dù đã an cư lạc nghiệp và một số lớn đã thành đạt từ nhiều năm nay, vẫn hướng về quê mẹ, đau nỗi đau của những người ở trong nước, nhất là từ khi thấy rõ Việt Nam đang trở thành tỉnh lẻ của Tàu. Ta hãy nghe Kiều Tiến Dũng từ Úc Châu: “Lòng người đang sôi sục căm phẫn. Căm phẫn Trung Cộng đã chiếm đoạt từng mảng, cả đất lẫn biển của quê cha đất tổ. Căm phẫn hơn nữa bọn người nắm quân đội trong tay mà lại khiếp nhược, cúi đầu cam tâm quy phục ngoại bang, giữ công an trong tay chỉ để dùng bạo lực đàn áp chính người dân, và tệ hơn, chà đạp tuổi trẻ tương lai của đất nước.”

Và Trần Trung Đạo từ Hoa Kỳ: “Bức tường chuyên chính CSVN đã không sụp đổ vì những cơn bão thời đại Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi xa xôi nhưng chắc chắn sẽ sụp đổ vì những giọt nước kiên nhẫn Việt Nam đang nhỏ xuống từ tuổi trẻ Việt Nam, từ đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước… Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em.”

Ví dụ cuối cùng tôi trưng dẫn ở đây rất là độc đáo. Đó là một đoạn trích lá thư ngỏ khá dài đề ngày 16-05-2013 tức là sau phiên toà sơ thẩm xử Nguyên kha và Phương Uyên, kính gửi một người bạn học cùng trường là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xin được đi tù thay cho Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã 70 tuổi, hiện sống tại Hà Nội, đó là tiến sĩ Đặng Huy Văn: “Ông có biết Phương Uyên và Nguyên Kha là ai không ? Là những thanh niên ưu tú của nhân dân toàn nước Việt. Chủ nghĩa Công sản không rành, nhưng kẻ thù của nhân dân là ai thì biết. Và các cháu đã sẵn sàng dấn thân để cứu dân tộc, non sông.

Chúng ta phải làm thế nào để được họ gọi bằng ông ? Đừng để các cháu khinh rẻ chúng mình là già rồi sinh lú: Hèn với giặc, ác với dân, ghét tự do, yêu độc tài, bài dân chủ, Chỉ vì đồng đô la và địa vị chức quyền mà bán biển đảo, núi sông!

Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc, Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông. Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu. Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông !…

Khởi điểm mới chứ không phải điểm dừng

So sánh với thái độ nơm nớp, co rúm vì sợ hãi của người dân suốt mấy chục năm trường thì những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay qua những bài viết, những lời nói, những việc làm của những người đấu tranh cho dân chủ tự do, cho độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thật là kỳ diệu. Nhưng nếu chỉ có vậy thì tự do hạnh phúc của tuyệt đại đa số nhân dân không là cái bánh vẽ thì cũng mới chỉ là những mẩu bánh ăn để cầm hơi, trong khi nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thì hoàn toàn là bánh vẽ. Nhưng hy vọng đã bừng sáng khi không chỉ có một số khuôn mặt đã trở nên quen thuộc, nhưng trong những tháng, những ngày gần đây, cho dù thông tin lề phải hoàn toàn im bặt, nhưng nhờ internet mà ta thấy được khuôn mặt, nghe được tiếng nói của những người ở trong cũng như ngoài nước đang hiên ngang mạnh mẽ tranh đấu cho dân tộc, cho đất nước mình.

Chẳng hạn giữa hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, chính xác là ngày 15-08, lễ Đức Mẹ Lên Trời, bổn mạng vương cung thánh đường Đức Bà tại Paris, các bạn trẻ Việt Nam đã có sáng kiến tham gia vào cuộc rước truyền thống trước thánh lễ chiều. Trong đoàn rước khổng lồ theo sau kiệu Đức Mẹ, ta thấy một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, thấy các bạn trẻ Việt Nam rạng rỡ, tay cầm cờ hay dương biểu ngữ, ngực đeo những tấm hình phóng lớn của Uyên Kha và Phương Uyên hay của các bạn trẻ Việt Nam đang ở tù, giữa tiếng hát trầm buồn “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…”.

Trước đó, ngày 02-08-2013, một nhóm năm thanh niên gồm Phạm Đoan Trang và Nguyễn Lâm Thắng từ Hà Nội, Nguyễn Thảo Chi và Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng, cùng với Nguyễn Nữ Phương Dung từ Sài Gòn đã qua Thái Lan, tới văn phòng Uỷ Ban Luật Gia Quốc Tế tại Bangkok, nộp tuyên bố 258 với nội dung phản đối điều 258 của bộ luật Hình Sự quy định tội danh “lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” và yêu cầu bãi bỏ điều luật đối với những ai viết bài chỉ trích nhà nước, vì như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Khi trở về Việt Nam, những người này dù có gặp khó khăn tại phi trường Tân Sơn Nhất, cuối cùng đã được các bạn blogger công khai rước về an toàn.

Đến ngày 07-08, năm blogger khác lại đến Toà Đại Sứ Thuỵ Điển ở Hà Nội cũng để trao bản Tuyên Bố 258. Bà Phó Đại Sứ đã ra tiếp đón ngay tại cổng.

Chiều ngày 10-09 đại diện mạng lưới blogger Việt Nam đã trao tuyên bố 258 cho phái đoàn đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội. Trước đó họ cũng đã trao tuyên bố này cho đại diện Toà Đại Sứ Úc Đại Lợi.

Kết quả là chỉ 24 giờ sau, cho dù truyền thông nhà nước coi như không có gì xảy ra, khắp nơi trên thế giới đều biết đến bản Tuyên bố này.

Sự kiện Đặng Chí Hùng

Và sự kiện cuối cùng tôi muốn đề cập tới hôm nay là hơn 2 tuần sau ngày nghị định 72 của thủ tướng chính phủ có hiệu lực, nghị định nhằm “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, thì ngày 18-09-2013, trên diễn đàn Danlambao, người ta đọc thấy lá thư tác giả Đặng Chí Hùng “gửi bạn đọc thôn Danlambao”, Đặng Chí Hùng tuyên bố: “Tôi sẽ yêu quê hương bằng cả trái tim của mình và đi đến cùng con đường chân lý đem lại độc lập cho quê hương trước bạo quyền của cộng sản cho đến khi tôi không còn hơi thở nữa thì đành chịu”… “Bản thân tôi chưa bao giờ có liên hệ với Việt Nam Cộng Hoà…”, “Bản thân tôi chưa bao giờ là đảng viên mặc dù tôi đã có thời gian nắm chức vụ khá lớn trong tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM. Tôi không vào đảng vì tôi đã nhận ra bộ mặt thật của nó từ khá sớm. Tôi đã chấp nhận bỏ lại sau lưng cơ ngơi, tương lai tươi sáng mà bao nhiêu người trẻ ở Việt Nam mong muốn để ẩn mình thực hiện công việc mà tôi cho là cần thiết cho dân tộc.”

Sau khi đã công bố loạt bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ” gồm 18 phần liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, tác giả cho biết đã bỏ ra 5 năm trời ròng rã để nghiên cứu, thu thập tài liệu và thực hiện công trình này. Tác giả còn nói là trong tương lai gần sẽ công bố “Những sự thật cần phải biết” liên quan đến các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Hy vọng công trình của Đặng Chí Hùng sẽ soi sáng cho những ai, đặc biệt các bạn trẻ, muốn tìm hiểu sự thật về những con người có trách nhiệm đối với dân tộc Việt Nam từ 68 năm nay.

Ở tuổi ngoài 50, Đặng Chí Hùng vẫn là một người trẻ. Chỉ vì khát khao đi tìm sự thật, tâm can bị thiêu đốt bởi tình yêu đồng bào, yêu tổ quốc mà dám dấn thân vào một cuộc chiến vô cùng nguy hiểm cho bản thân cũng như gia đình, dám liều cả mạng sống, thì ngọn đuốc phi thường đó, không sức mạnh nào dập tắt được.

Những cánh én báo hiệu mùa xuân ?

Nếu một con én không làm nổi mùa xuân như ai cũng biết, thì điều ta đang chứng kiến là trên đất nước chúng ta, đã thấy xuất hiện nhiều con én, và đàng sau là cả một bầy én đã sẵn sàng vỗ cánh giữa khung trời bát ngát bao la. Điều đặc biệt đáng ghi nhận là sự tích cực tham gia của một số bạn trẻ ngày càng nhiều vào các vấn đề của xã hội, của đất nước. Các bạn không chỉ có sức trẻ, nhưng còn giàu nghị lực, giàu sáng kiến, giàu khả năng linh hoạt, thích nghi, lại dễ dàng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại. Tôi nói “đặc biệt” vì các bạn đã hấp thụ một nền giáo dục què quặt do chính sách ngu dân và sự tuyên truyền lừa bịp từ khi cắp sách đến trường. Dù vậy, ngay giữa lúc xã hội tan hoang, đất nước như con mồi sắp bị con hổ đói khổng lồ ăn tươi nuốt sống thì ý thức quốc gia và lòng yêu nước bừng tỉnh như do một phép mầu.

Và trong lúc đó thì những bậc cha anh cũng đang thoát ra khỏi sự sợ hãi, và thể hiện quyết tâm của mình bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ cần nhìn lại những gì đã xảy ra từ các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Toà, Cồn Dầu cũng thấy. Rồi trong khi tiếng súng Đoàn Văn Vươn còn âm ỉ thì lại xảy ra vụ Đặng Văn Viết ở Thái Bình, và mới đây nhất là vụ Mỹ Yên. Khi người dân bị đàn áp dã man, bị bóc lột đến tận cùng nên chẳng còn gì để mất, đồng thời ý thức được quyền lợi của mình, cũng như ý thức được sứ mạng đối với xã hội, đối với tổ quốc, và nhờ các phương tiện tân kỳ của công nghệ thông tin mà biết rõ tình hình, nhìn ra sự thật, biết mình không đơn độc, lẻ loi, nên đã thoát ra khỏi vòng sợ hãi, thì mọi vũ khí đều vô hiệu.

Đến đây không thể không nói đến một sự kiện quan trọng xảy ra hơn 3 tuần sau khi nghị định 72 đã nói trên có hiệu lực, và 2 tháng sau bản tuyên bố 258 của các blogger về tự do ngôn luận ta đã đề cập tới. Đó là ngày 23 tháng 09 vừa qua, thay vì ký thỉnh nguyện thư hay kiến nghị mà bao nhiêu lần kinh nghiệm cho thấy đã bị bỏ vào sọt rác, thì 130 nhân sĩ, trí thức, trong đó có giám mục Chủ tịch Uỷ Ban Công Lý & Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã ra một tuyên bố xuất hiện trên tất cả các trang mạng nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay. Đó là tuyên bố quyền thực thi dân sự. Trong bản Tuyên bố này, có đoạn viết: “Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”.

Kết luận

Những ai là tín hữu Chúa Ki-tô thì qua đoạn Tin Mừng hôm nay đã nghe lời cảnh cáo nặng nề của Chúa về tội vô cảm. Nhưng hôm nay tôi đã cố gắng đề cao những con người Việt Nam, đặc biệt các bạn trẻ, đã không vô cảm, hơn nữa đã đồng cảm, đã dấn thân vì người nghèo, vì đất nước nghèo, vì dân tộc, vì tổ quốc. Khi nhìn thấy “giặc Tàu tràn lan trên quê hương ta”, Việt Khang đã nghẹn ngào: “Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất ?” Nay ta đã nghe Phương Uyên cũng như các bạn đồng trang lứa, cùng với các bậc cha anh đồng thanh nhiệt tình đáp lại: “Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây ** !” Liệu chúng ta sẽ đáp lại như thế nào ?

Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2013
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
địa chỉ mới: pascaltinh2011@gmail.com

(Nguồn: Chuacuuthe.com -- Ngày 30.9.2013)
 
Sẽ tổ chức Đêm Thắp Nến tại Nam Cali ngày 5/10/2013: Hiệp thông và yểm trợ giáo xứ Mỹ Yên và Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ trong nước
William Nguyễn
11:02 01/10/2013
LITTLESAIGÒN - Một buổi họp khoáng đại để thành lập Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện và Yểm Trợ Giáo Dân Giáo Xứ Mỹ Yên và Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ trong nước đã được sự tham gia đông đảo từ các cộng đồng, tổ chức, đoàn thể, cá nhân tại miền nam Cali.

Xem hình ảnh

Hội Trường Châu Đạo Cao Đài đã chật kín với trên 50 người tham dự, đại diện hơn 30 tổ chức khác nhau trong cộng đồng. Hiện diện phiên họp còn có Quý Vị trong Hội Đồng Liên Tôn, Ban Đại Diện và Ban Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali và nhiều cơ quan truyền thông báo chí. Đặc biệt chúng ta cũng thấy được rất nhiều khuôn mặt và tổ chức trẻ trong cộng đồng.

Phiên họp đã được hợp tác và điều động bởi nhiều đoàn thể trẻ. Kết quả phiên họp đã mang lại cho một cơ cấu tổ chức gồm có:

Thành Phần Cố Vấn – Hội Đồng Liên Tôn &Các Vị lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo.
Thành Phần Yểm Trợ - Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali & Quý Cơ quan truyền thông Báo Chí
Thành Phần Ban Tổ Chức – Các tổ chức cùng tham gia đồng tổ chức Đêm Thắp Nến
Thành Phần Ban Điều Hợp – Các Anh Chị Em đại diện các tổ chức trẻ trong cộng đồng:

1. Anh Nguyễn Mạnh Chí – Giới Trẻ Công Giáo
2. Anh Ngô Thiện Đức – Đại Đạo Thanh Niên Hội Cao Đài
3. Anh Lương Khánh Hiệp – Đoàn Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo
4. Chị Nina Phương Trần – Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam Cali
5. Anh Lý Vĩnh Phong – Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu
6. Anh Nguyễn Thiện Thành – Hội Anh Em Yêu Nước
7. Chị Nguyễn Thu Hà – Đoàn Thanh Thiếu Niên Young Marines
8. Chị Trần Lan Vy – Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền
9. Anh Trần Quang – Trường Huấn Luyện Quân Nhân QTD

Các Tiểu Ban Ngành Chuyên Môn:

1. Ban Tài Chánh – Ông Nguyễn Phục Hưng
2. Ban Truyền Thông – Cô Nina Trần, Ô. Phan Kỳ Nhơn, Ô. Lê Quang Dật, Ô. Phan Tấn Ngưu, Bà Trần Thanh Hiền.
3. Ban Trang Trí & Thiết Kế Sân Khấu – Ô. Phan Van Chính, A. Trần Quang & A. Thiện Thành
4. Ban Âm Thanh – A. Johnny Nguyễn - Electrical Contractor
5. Ban Văn Nghệ - A. Ngô Thiện Đức, Ban Tù Ca Xuân Điềm
6. Ban An Ninh – Ông Phan Tấn Ngưu & Ô. Trần Vệ
7. Ban Vận Động – Tất cả mọi người, cá nhân hay đoàn thể

Buổi họp đã kết thúc với quyết định Đêm Thắp Nến sẽ được tổ chức vào thứ Bảy ngày 5 tháng 10, lúc 6giờ30 chiều đến 9 giờ tối. Dự tính tổ chức sẽ quy tụ hàng ngàn đồng hương để thắp lên ngọn nến cho Giáo dân Giáo Xứ Mỹ Yên và các nhà đấu tranh trong nước.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những hậu quả tiêu cực của phong trào khuynh tả tại Tây phương(2)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
14:38 01/10/2013
Những hậu quả tiêu cực của phong trào khuynh tả tại Tây phương (2)

Hủy bỏ nền kỹ nghệ

Khi so sánh giữa nước Đức và nước Anh, người ta đã nhìn thấy được một sự khác biệt quá rõ ràng: Một bên thì nền kinh tế phồn thịnh, mọi tầng lớp dân chúng đều sống trong ấm no giàu có; còn một bên thì nền kinh tế bị phá sản, nên ngoài gia đình hoàng gia và tầng lớp thượng lưu giàu có, còn đại đa số dân chúng đều phải sống trong cảnh thiếu thốn.

Hiện tượng đó đã khiến người ta phải tự hỏi: Đâu là lý do của sự khác biệt như thế giữa hai quốc gia hàng đầu tại lục địa Âu châu? Câu trả lời thật đơn giản: Trong khi Đức quốc là một nước sản xuất, thì Anh quốc lại là một nước tiêu thụ.

Thật ra, sự khác biệt giữa Đức quốc và Anh quốc như ngày nay không hề là vấn đề „định mệnh“ đã thiết đặt cho hai quốc gia này theo kiểu „may rủi“. Anh quốc từng là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới nhờ vào các lãnh vực nổi trội như có đông đảo hàng ngũ các chuyên gia kỹ thuật tài giỏi, công nghệ đóng tàu phát triển. Anh quốc cũng từng là một quốc gia sản xuất xe hơi và xe gắn máy lớn nhất Âu châu. Nhưng tại sao một Anh quốc phú cường lại xuống dốc một cách „không phanh“ như thế?

Chúng ta đừng quên rằng trong quá khứ Anh quốc đã từng hãnh diện là một nước có thuộc địa nhiều nhất trên khắp các châu lục, đến nỗi họ đã tự hào là „mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh“. Chính các thuộc địa ấy là „hậu phương“ vĩ đại cung cấp mọi thứ tài nguyên – từ lúa gạo, trà, cà phê cho tới vàng, bạc, sắt, thép, vv.. – một cách dồi dào cho „mẫu quốc.“ Vì sống bám một cách bất công vào sức lao động, vào mồ hôi và xương máu của các dân tộc bị họ đô hộ như thế, nên người Anh đã lơ là với công việc sản xuất trong nước. Do đó, nền kỹ nghệ Anh quốc đã tiệm tiến sa sút dần.

Nhất là hầu hết các lãnh tụ nghiệp đoàn ở Anh quốc kể từ thập niên 1950 cho đến thập niên 1980 đều là cán bộ cộng sản hay những thành phần thân cộng, những người đã thành công trong việc liên tục tổ chức các cuộc đình công và kêu gọi công nhân nghỉ việc. Còn phía những người công nhân, họ cảm thấy các lãnh tụ nghiệp đoàn là những người đứng về phía họ để lo lắng và tranh đấu cho quyền lợi của họ. Vì thế, một khi các lãnh tụ nghiệp đoàn kêu gọi đình công hay nghỉ việc là họ hồ hởi hưởng ứng ngay. Nhưng những người công nhân chất phác kia đâu ngờ được rằng những cuộc đình công liên tục và không có lý do chính đáng như thế là nguyên nhân chính làm kiệt quệ nền kinh tế quốc gia và qua đó chính họ đã tự mở ra con đường dẫn đưa dân tộc họ, gia đình họ và chính họ vào cảnh sống đói nghèo và khốn cùng. Nhất là họ đâu biết được hậu ý thâm hiểm của các lãnh tụ nghiệp đoàn khi tổ chức các cuộc đình công liên miên như thế. Vâng, thực sự khi kêu gọi đình công nghỉ việc, các lãnh tụ nghiệp đoàn cộng sản hay thiên cộng ấy luôn núp dưới danh nghĩa là để tranh đấu cho quyền lợi và nhân phẩm của tầng lớp công nhân, nhưng trên thực tế không phải vì quyền lợi giai cấp công nhân thợ thuyền như họ luôn gào thét, mà là ngược lại, tức nhằm cốt phá hoại nền kỹ nghệ, làm cho nền kinh tế quốc gia sa sút và người dân phải rơi vào cảnh thất nghiệp đói khổ, và qua đó đất nước sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn vô chính phủ, các tệ đoan xã hội bùng phát và gây ra bất an, hầu qua đó họ sẽ có thời cơ thuận lợi cho việc cướp đoạt chính quyền tại Anh.

Cách đây chưa lâu, ký giả Douglas Eden đã viết trên tờ báo „The Spectator“ về mưu đồ phá hoại an ninh của các nghiệp đoàn tại Anh quốc cũng như ý thức hệ thiên Sô viết của họ đã được hầu hết các Thủ Tướng thuộc Công Đảng (Labour party) phê chuẩn. Mãi cho tới khi nữ chính trị gia Margret Thatcher thuộc Đảng Bảo Thủ được bầu vào chức vị Thủ Tướng vào năm 1979, thì tình trạng kinh tế-chính trị Anh quốc mới bắt đầu được chỉnh đốn và khởi sắc trở lại. Bởi vậy, ngay từ đầu, nữ tân Thủ Tướng Thatcher đã bị nhóm khuynh tả tự do hết sức ghen ghét, vì bà đã thẳng tay dẹp bỏ tình trạng gây rối loạn của các nghiệp đoàn, hạn chế quyền hành của họ bằng các đạo luật cứng rắn và hợp lý, và bà đã dành được chiến thắng cuối cùng, đem lại trật tự và sự thịnh vượng cho đất nước. Và cũng qua đó bà đã đánh tan giấc mơ hão huyền muốn thiết lập chủ nghĩa quốc tế cộng sản trên đất Anh của những thành phần cộng sản tại đây.

Hủy bỏ cơ cấu gia đình

Chủ nghĩa nữ quyền hay chủ nghĩa duy nữ (Feminismus), một đơn vị của phong trào khuynh tả, thường được coi là mặt trận của phái yếu chống lại phái mạnh, là mặt trận liên đới các tầng lớp nữ giới chống lại nam giới, nhưng trên thực tế họ còn nhằm tới một mục đích rộng lớn hơn nhiều. Ý thức hệ duy nữ chủ yếu nhằm hủy bỏ cơ cấu gia đình, vì các gia đình là một đơn vị xã hội tương đối độc lập, tự túc tự cường, và do vậy, quyền hạn nhà nước bị giới hạn phần nào. Trong khi đó theo chủ nghĩa xã hội thì nhà nước phải tuyệt đối nắm trọn quyền kiểm soát mọi đơn vị và mọi cơ cấu trong xã hội, vì thế cơ cấu gia đình truyền thống phải được hủy bỏ tận gốc.

Những thành phần nòng cốt một thời khét tiếng như Betty Friedan, Simone de Beauvoir và Germaine Greer của phong trào duy nữ luôn cuồng nhiệt ủng hộ và tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản tại các nước Tây phương. Họ lấy những phát biểu của Friedrich Engels trong cuốn „Der Ursprung der Familie, des Privateigentums und des Staates“ (Nguồn gốc gia đình, quyền tư hữu và nhà nước) làm điểm tựa cho ý thức hệ đầy phiêu lưu và vô trật tự của họ, ví dụ những câu Engels viết: „Gia đình riêng tư tân thời đều được xây dựng một cách công khai hay kín đáo trên sự nô lệ của người phụ nữ … Trong phạm vi gia đình ông ta thì ông ta là thành phần tư sản còn vợ ông ta lại thuộc thành phần vô sản.“ Germaine Greer hoàn toàn nhất trí với quan điểm ấy của Engels. Cuốn sách với tựa đề „Der weibliche Eunuch“ (Vị hoạn quan nữ) của Germaine Greer thực chất là một lời công khai tuyên chiến nhằm phá hoại, gây rối loạn vô chính phủ và tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, như được dẫn chứng trong câu sau đây: „Công cuộc giải phóng người phụ nữ, dù cho qua đó gia đình theo chế độ phụ quyền bị loại bỏ, tức một cơ cấu quan trọng của một nhà nước chuyên quyền bị loại bỏ và khi một nhà nước như thế gục chết, thì bấy giờ Các Mác hoàn toàn có lý. Vậy, chúng ta hãy cứ thế mà tiến lên!“ Germaine Greer còn viết tiếp: „Nhưng nhân loại đã phạm phải một sai lầm quan trọng (…) người ta đã để cho chị em phụ nữ tham gia chính trị và làm các nghề sinh sống. Bọn bảo thủ, những kẻ vốn coi những điều đó như là sự xuống dốc của nền văn hóa và là con đường cùng của nhà nước cũng như của hôn nhân, lại hoàn toàn có lý. Vậy, đã đến lúc phải bắt đầu phá hoại tất cả!“

Giờ đây, sự phá hoại không chỉ đã được bắt đầu, nhưng nó đang luôn âm ỉ đục khoét cuộc sống „an cư lạc nghiệp“ của con người, vốn từng được bao thế hệ các gia đình và xã hội gầy dựng nên, và để lại bao hậu quả tiêu cực khôn lường. Những công trình nghiên cứu đã chứng minh cho thấy rằng những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong các gia đình truyền thống bình thường vẫn luôn phát triển lành mạnh trong lãnh vực thể lý cũng như tâm lý. Trong khi đó, trong thế giới chủ nghĩa xã hội, hay nói đúng hơn trong thế giới cộng sản, tầng lớp trẻ thường bị rơi vào tình trạng khủng hoảng và chới với trước các vấn đề tinh thần và luân lý đạo đức, vì họ thiếu đi điểm tựa tinh thần chắc chắn, thiếu đi các mô phạm luân lý đáng tin cậy. Hằng ngày họ phải đối mặt với những thực tế trái ngược: Các bậc anh chị, các bậc thầy cô hay các bậc hướng đạo của họ, chỉ nói mà không làm hay nói một đàng làm một nẻo, đôi khi hoàn toàn trái ngược nhau. Trước cảnh mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn ấy, họ đã mất tin tưởng và phải tự đi tìm kiếm cho mình một lối sống riêng. Từ đó cuộc sống của họ phải đối mặt với những thách đố khủng khiếp trong cả hai lãnh vực tâm sinh lý, và họ thường phải trả cho những kinh nghiệm sống của mình bằng những cái giá rất đắt, có khi bằng chính cuộc đời họ nữa.

Những người đàn bà duy nữ quá khích kia đâu muốn nhìn nhận thực tế đau buồn về các hậu quả tai hại mà các ý tưởng ngông cuồng của họ gây ra cho bao thế hệ thanh thiếu niên nam nữ, khi họ chủ trương hủy bỏ cơ cấu gia đình truyền thống và hoàn toàn được tự do luyến ái như thời tiền sử, lúc con người còn ăn lông ở lỗ và chưa có ý thức đầy đủ về đạo đức luân lý. Vì sau những cuộc luyến ái cuồng loạn ấy sẽ có bao đứa trẻ được sinh ra không có cha và không bao giờ biết được cha mình là ai, luôn phải sống một cuộc đời vô cùng bất hạnh, trống vắng và mất hẳn sự cân bằng tâm lý. Đa số những đứa trẻ ấy đã trở nên gánh nặng cho xã hội, và không chỉ về mặt kinh tế là phải nuôi nấng chúng khi chúng còn nhỏ, mà cả khi chúng lớn lên sẽ là một đe dọa to lớn cho cả xã hội bằng những phạm pháp khó tránh.

Tiếp đến, trên thực tế một số lớn người phụ nữ Anh quốc đã từng được nhóm duy nữ tẩy não và bị thấm nhiễm những tư tưởng lệch lạc của bọn họ, như lấy việc phá thai và nghề nghiệp làm quan trọng hơn cả thiên chức làm mẹ của mình. Và cũng từ lý do ấy, dân số nước Anh đã càng ngày càng giảm thiểu đi, mỗi năm trung bình 25%. Xét về mặt kinh tế, điều đó muốn nói rằng Anh quốc sẽ dần dà thiếu đi tầng lớp trẻ lao động, tức thiếu đi những người đóng thuế, nguồn lợi tài chính cần thiết để nâng cao nền kinh tế của đất nước và nuôi sống tầng lớp người già cả.

Hủy bỏ tôn giáo

Một điều đã được lịch sử nhân loại chứng minh một cách rõ ràng là các nền văn minh phát triển rực rỡ của nhân loại luôn đều xuất phát từ các tôn giáo quan trọng. Chẳng hạn nền văn minh và văn hóa Tây phương đã được xây dựng trên nền tảng Do Thái-Kitô giáo. Vì thế, khi người ta muốn hủy bỏ một nền văn hóa, trước hết người ta phải hủy bỏ những cột trụ chính của ngôi nhà văn hóa ấy đã. Tư tưởng này đã trở thành chủ trương chỉ đạo cụ thể của ý thức hệ quốc tế cộng sản. Vì thế, nếu dựa trên nguyên tắc thì Kitô giáo và chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể hòa đồng với nhau được, tương tự như lửa và nước hay ánh sáng và bóng tối. Vì một bên hữu thần và duy linh, còn một bên lại vô thần và duy vật. Theo giáo lý Kitô giáo thì mỗi người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hành động, lời nói và tư tưởng tốt xấu của mình trước chính lương tâm của chính mình. Và sau cùng, người ấy không chỉ phải chịu mọi trách nhiệm trước tòa án lương của mình, mà còn trước tòa án Thượng Đế, quan án tối cao nữa, Đấng cầm cân nảy mực cho mọi hành động, lời nói và tư tưởng của con người. Trong khi đó, chủ nghĩa cộng sản lại chủ trương tất cả mọi trách nhiệm hoàn toàn mang tính cách cộng đồng dựa theo pháp luật nhà nước mà thôi. Những gì Đảng chỉ đạo thông qua pháp luật nhà nước đều được phép, chứ người thi hành không phải chịu trách nhiệm trước bất cứ ai khác. Chính Các Mác đã xác định: „Những nguyên tắc về xã hội của Kitô giáo rao giảng sự khiếp nhược, thái độ tự khinh, tự hạ thấp, sự tùng phục, sự nhịn nhục. Tôn giáo là tiếng rên rỉ của những tạo vật bị đàn áp, là con tim của một thế giới vô tâm và là linh hồn của những điều vô hồn. Đó chính là thuốc phiện mê dân!“

Những người cộng sản cho rằng Mười Điều Răn Kitô giáo mang tính cách một loại „luân lý giai cấp“, chỉ nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản mà thôi. Anatole Lunarcharsky, một Ủg viên ngành giáo dục Nga Sô đã tuyên bố thẳng thừng: „Chúng tôi thù ghét Kitô giáo và các Kitô hữu … họ rao giảng tình yêu tha nhân và ơn thánh, những điều hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc của chúng tôi. Tình bác ái Kitô giáo là một cản trở cho sự phát triển của cách mạng! điều chúng tôi mong muốn là hận thù, vì chỉ với hận thù chúng tôi mới có thể chiếm đoạt được thế giới.“

Ở Anh quốc, Kitô giáo chưa bị tẩy chay, chỉ bị bài bác, bị nhạo cười và nhiều khi việc thực hành đạo của các Kitô hữu bị khiêu khích và sách nhiễu, mặc dầu ở Anh quốc Anh giáo từng được coi như quốc giáo vậy. Tình trạng các Kitô hữu ở Anh quốc bị nhũng nhiễu, nếu không muốn nói là bị bách hại, đã đạt tới một mức độ đáng báo động, đến nỗi vào năm 2010 Lord Carey, cựu Tổng Giám Mục Canterbury, cùng với sáu vị Giám Mục cao cấp khác của Anh Giáo đã phải viết một bức thư ngỏ gửi Chính phủ do Công Đảng lãnh đạo, trong đó các vị Giám Mục đã xác nhận: „Chúng tôi hết sức bức xúc ái ngại trước sự kỳ thị công khai đối với các Kitô hữu và chúng tôi yêu cầu chính phủ phải chỉnh đốn lại tình trạng nguy hiểm này. Trong một số trường hợp những nguyên tắc căn bản của đức tin Kitô giáo về hôn nhân, về lương tâm và về việc tôn thờ Thiên Chúa đã hoàn toàn không được tôn trọng. Một số không nhỏ các Kitô hữu thực hành đạo đã bị sa thải, vì lý do là họ không còn chỗ đứng trong một nước văn minh nữa.“

Có lẽ Lord Carey thực sự đã nhận ra được rằng những phần tử Mác-xít hàng đầu tại Anh quốc đã cùng có chung một lý do với những người cộng sản trong việc thù ghét các Kitô hữu. Thêm vào đó, đài BBC còn tuyển chọn ông Aaqil Ahmed, một người Hồi giáo có lý lịch đầy nghi ngờ, làm giám đốc điều hành phân bộ phụ trách các vấn đề Tôn giáo.

Tiếp đến, vào năm 2006 đài BBC đã phải một phen bị bẽ mặt, vì phải viết lại một bản văn dành cho các học sinh, nhưng lại mang nặng tính cách bài Kitô giáo và phò Hồi giáo. Trong bản văn ấy Kitô giáo được trình bày như một tôn giáo chủ trương kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phái tính, phò chủ nghĩa đô hộ, nô lệ hóa con người và gây ra chết chóc, trong khi đó Hồi giáo, một tôn giáo cho phép áp đặt hôn nhân, được phép sát hại kẻ nào làm tổn hại đến danh dự Hồi giáo cũng như danh dự gia đình và nữ giới được coi là tín đồ hạng hai qua luật Scharia đầy bất công và khắc nghiệt, thì lại được đánh giá là một tôn giáo phò nữ giới. Quả thật, giới lãnh đạo nhóm khuynh tả tự do người Anh đã công khai coi Kitô giáo là một cản trở cho ý thức hệ của họ về một con người xã hội chủ nghĩa mới, mà họ cương quyết muốn tìm cách xóa bỏ.

Hủy bỏ luân lý đạo đức

Đối với người mác-xít và người cộng sản, là cả một việc khôi hài khi chủ trương hủy bỏ tôn giáo mà đồng thời lại không tìm cách hủy bỏ nền luân lý đạo đức trong xã hội. Vì thế, họ đã bày ra chủ nghĩa tương đối hóa luân lý, nghĩa là trong cuộc sống con người không hề có vấn đề đúng hay sai, tốt hay xấu cả. Chính Lê-nin đã khen ngợi chủ nghĩa tương đối hóa luân lý này, nhưng ông ta đã bày tỏ quan điểm của mình một cách rất khôn khéo và kín đáo hơn, khi tuyên bố: „Luân lý đạo đức là điều thúc đẩy cách mạng càng tiến xa hơn.“ Ngày nay, những người mác-xít và khuynh tả tự do đang kiểm soát các cơ sở giáo dục và truyền thông ở Anh quốc đều biết rõ là trước hết cần phải tìm mọi cách tạo ra cho bằng được tình trạng hỗn loạn vô chính phủ, một điều đã từng được György Lukács chủ trương. Đàng khác, một phương tiện chắc chắn có thể sử dụng để tạo ra được một tình trạng hỗn loạn mong muốn, đó chính là tìm cách tách rời tầng lớp thanh thiếu niên ra khỏi các quy phạm xử thế và các luật lệ đạo đức đang hiện hành trong xã hội, mà tôn giáo và luân lý đang rao giảng và đòi hỏi.

Và bước kế tiếp là tìm cách gieo vào đầu tầng lớp trẻ một ý niệm hoàn toàn mới lạ về luân lý đạo đức, đó chính là đạo đức cách mạng. Bởi vậy, khi chúng ta nghe người cộng sản nói về đạo đức, như „đạo đức cách mạng“ hay kêu gọi dân chúng „học theo tấm gương đạo đức của các lãnh tụ“ của họ, thì chúng ta đừng hiểu chữ „đạo đức“ trong những trường hợp này theo nghĩa phổ quát về đạo đức như người ta vẫn hiểu, nhưng phải hiểu theo nghĩa đặc thù riêng biệt của người cộng sản. Có thế, chúng ta mới hiểu được những cảnh trớ trêu, chèo chống và mâu thuẫn trong khi phải sống chung với người cộng sản, như khi chúng ta thấy họ nói một đàng lại hành động một nẻo. Một đàng, ngày đêm họ ra sức tuyên truyền và học tập về tinh thần đoàn kết, về tình nhân ái, nhưng một đàng khác trên thực tế người cộng sản lại gây chia rẽ, gây nghi ngờ giữa các thành phần trong xã hội cũng như trong các gia đình, nhất là khi phải đối mặt với những ai bất đồng quan điểm với họ, họ luôn sử dụng bạo lực để giải quyết sự bất đồng ấy.

Tại sao lại có tình trạng quá mâu thuẫn trớ trêu như thế nơi những người cộng sản? Tại người cộng sản gian dối lật lọng: nói một đàng quàng một nẻo? Hay tại chúng ta chưa hiểu đúng ý niệm đạo đức của người cộng sản? Câu trả lời là thoạt đầu có lẽ tại cả hai, nhưng nếu suy nghĩ kỹ hơn thì câu trả phải là tại chúng ta chưa nắm bắt được ý niệm đạo đức đúng theo nghĩa của người cộng sản.

Ý niệm đạo đức theo nghĩa phổ quát và đúng đắn của nó thì phải được xây dựng trên nguyên tắc bất di dịch „Finis bonus non justificat media mala“ – Mục đích tốt không thể biện minh cho phương tiện xấu được. Ví dụ, nếu tôi muốn giúp đỡ một người nghèo khổ nào đó (mục đích tốt), và nếu trường hợp tôi không có tiền bạc, tôi không bao giờ được phép lấy trộm hay cướp dật tiền bạc của kẻ khác (phương tiện xấu) để đem giúp đỡ người nghèo kia được. Muốn đạt tới mục đích tốt đòi hỏi, cần phải sử dụng các phương tiện tốt.

Trong khi đó, ý niệm đạo đức của người cộng sản hoàn toàn ngược lại: mục đích tốt luôn biện minh cho mọi phương tiện cần thiết, tốt hoặc xấu. Nói cách khác, các phương tiện tốt hay xấu không thành vấn đề, miễn sao dành được chiến thắng sau cùng. Trong một ý nghĩa nào đó, cũng tương tự như nguyên tắc kinh tế của Đặng Tiểu Bình: „Miễn là mèo bắt được chuột là đủ, chứ không kể mèo trắng hay mèo đen.“ Vâng, đối với người cộng sản chân chính là phải đưa cách mạng, đưa chủ nghĩa cộng sản tiến nhanh, tiến tới chiến thắng cuối cùng, đó là mục tiêu tiên quyết, chứ các phương tiện đều được phép. Tuyên truyền, dụ dỗ, nói dối, lừa đảo, hay sử dụng các thủ đoạn phản luân lý, như bạo lực, bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu, v.v… đều không quan trọng, miễn sao đưa được cách mạng tới thành công, hay miễn sao chế độ của họ có thể đứng vững và không bị đe dọa là đủ.

Đó là sự khác biệt cơ bản về ý niệm đạo đức giữa ý nghĩa phổ quát của nó và ý nghĩa theo quan niệm người cộng sản. Vì thế, để ý niệm về đạo đức của họ độc quyền, thì người cộng sản và các thành phần thân cộng luôn tìm cách hủy bỏ nền luân lý đạo đức theo nghĩa phổ quát và truyền thống.

Hủy bỏ cộng đồng

Tương tự như cơ cấu gia đình, cơ cấu cộng đồng cũng ít nhiều mang khuynh hướng độc lập, tự túc tự cường – vì thế, người VN mới nói: „lệnh vua thua lệ làng“ – và là đơn vị nền tảng của một quốc gia nhà nước. Quả thực, cộng đồng là một cái khâu trong một sợi xích dài kết thành một nhà nước hay một quốc gia – gia đình, cộng đồng, làng xã, thôn xóm, các tỉnh lẻ, các đô thị rộng lớn, các tiểu bang, các vùng, miền. – Các cộng đồng cùng hợp lại tạo nên một nhà nước. Nhưng điều đó đi ngược lại nguyên tắc cơ bản „tam vô“ của một thế giới đại đồng, thế giới cộng sản, trong đó chẳng những không hề còn chỗ đứng cho gia đình và tôn giáo, nhưng cũng không có chỗ cho nhà nước hay quốc gia tồn tại. Bởi vậy, cần phải loại bỏ cộng đồng.

Nhưng người ta phải thực hiện mục đích ấy như thế nào? Theo những người khuynh tả quá khích thủa ban đầu, là phải:

1. Loại bỏ những đường sá, nơi đang có những căn nhà chung cho cả gia đình và bắt đầu xây lên những căn hộ cho từng cá nhân.

2. Đóng cửa các trường học và bệnh viện hiện tại, để xây dựng lên các căn nhà đa dụng và giao cho những cán bộ duy hình thức cố chấp xa lạ điều khiển, chứ không giao cho những người địa phương quen biết.

3. Đóng cửa các tụ điểm, nơi những người già cả và những người không công rồi nghề thường hằng tuần tập họp lại để giải khuây và ngồi lê mách lẻo.

4. Loại bỏ thói hút thuốc và làm cho giá cả ở các tửu quán thật đắt, để ít ai dám đến đó nữa. Vì theo họ, các tửu quán có thể tiềm ẩn những mối đe dọa nguy hiểm, nơi các phần tử phản động chống đối có thể gặp gỡ nhau một cách hợp pháp.

Nói tóm lại, nhóm khuynh tả tìm mọi cách tách rời và cô lập dân chúng, để mỗi người dân luôn cảm thấy mình quá nhỏ bé, lẻ loi và bất lực trước một nhà nước cộng sản uy quyền tuyệt đối với một bộ máy công an, mật vụ và quân đội hùng mạnh, luôn đủ khả năng và luôn sẵn sàng đập tan ngay mọi mầm mống chống đối trong dân chúng, mà họ cho là „những thế lực phản động.“ Những người cộng sản chân chính luôn bảo thủ quan điểm của mình một cách cố chấp, vì họ xác tín rằng chỉ quan điểm của họ mới đúng, mới chân chính, còn mọi quan điểm của những người khác đều sai lầm, đều nặng óc phong kiến, đều phản tiến bộ và đều phản động. Vì thế, người cộng sản không bao giờ chấp nhận đối lập. Hoặc một mình họ hoặc chết, chứ không có sự dung hòa hay hòa hợp với quan điểm người khác.

Hủy bỏ giai cấp trung lưu

Liền sau khi bị bắt, bị cầm tù, vì tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, và về sau đã được bầu làm Tổng thống nước Tiệp Khắc khi chế độ cộng sản cáo chung ở nước này vào năm 1989, ông Václav Havel, một nhà văn và một nhà tranh đấu thời danh của phong trào dân chủ nước Tiệp đã tuyên bố rằng, công cuộc tái xây dựng lại đất nước đã từng bị chế độ chủ nghĩa xã hội tàn phá và làm kiệt quệ trong suốt 40 năm trời, cả về kinh tế lẫn luân lý đạo đức, chỉ có thể, nếu một khi giai cấp trung lưu mới lại được tái thành lập. Đó là một nhận xét hoàn toàn đúng. Vâng, giai cấp trung lưu là cái trục giúp cho bộ máy dân chủ lưu hành tốt. Họ là đơn vị đóng thuế nhiều nhất, góp phần vào việc giáo dục và đào tạo tầng lớp trẻ, họ thành lập các ủy ban và các hội đoàn gây lợi nhuận, họ quyên góp tiền bạc cho các dự án ở các địa phương, họ là đơn vị tự túc tự cường nên ít có hay không bao giờ có những yêu sách này nọ gây gánh nặng cho nền kinh tế của đất nước.

Nhưng trước mắt nhóm khuynh tả và những người cộng sản thì giai cấp trung lưu với tình trạng khá độc lập đối với nhà nước như thế là cả một đe dọa nguy hiểm, vì chứa đựng tiềm tàng trong đó sức chống đối và phản kháng chống lại Đảng và nhà nước do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy cần phải xóa bỏ giai cấp trung lưu bằng mọi giá, đúng như câu khẩu hiệu hành động của họ đã nêu ra: „Trí-Phú-Địa-Hào đào tận góc, tróc tận rễ“. Tất cả mọi giai cấp và mọi tiềm lực trong nước phải nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng. Và dưới lớp son hấp dẫn „để tiến tới một xã hội vô giai cấp“, giai cấp trung lưu ở Anh quốc luôn bị thóa mạ và bị tiêu diệt một cách rất khoa học và có hệ thống, bởi lẽ họ luôn bị những thành phần khuynh tả cho là đại diện cho giới trưởng giả bóc lột qua các lợi nhuận họ thu được từ công việc kinh doanh, mặc dầu Đảng cộng sản chưa cướp được chính quyền tại Anh quốc.

Hủy bỏ giai cấp công nhân

Từ nhiều thập niên qua, Anh quốc đã thu nhận những thành phần lao động không được đào tạo nghề nghiệp có bài bản từ các nước thiếu phát triển vào trong lãnh thổ của mình, và đồng thời lại thuyên chuyển những công việc không cần tới những thợ chuyên môn ra ngoại quốc. Bởi vậy, trong khi những nhân viên của BBC thuộc nhóm khuynh tả lãnh lương cao và thuê được những bà vú cũng như những phụ nữ ngoại quốc làm người giúp việc trong nhà với tiền lương rẻ mạt, thì tầng lớp thợ thuyền người Anh phải trực tiếp tranh dành công ăn việc làm với những người di cư ngoại quốc với những điều kiện mà họ không sao đủ sức cạnh tranh nổi. Ví dụ một người thợ xây đến từ Pakistan, anh sẵn sàng chấp nhận làm công việc với số lương bằng một nửa số lương của một người thợ bản xứ, vì anh có được những lợi điểm mà người thợ bản xứ không có, đó là anh không phải đóng thuế nhà đất, không phải nuôi gia đình sinh sống trên đất Anh với chi phí đắt đỏ, còn chỗ trọ thì anh có thể thuê ở chung với ba bốn người trong một căn phòng. Và như thế, sau một thời gian dăm ba năm làm việc như thế, anh đã có được một số vốn nhất định trong túi và khi trở lại quê hương anh sẽ có thể đưa số vốn ấy ra làm kinh tế.

Trong khi đó, tất cả những thuận lợi của những người công nhân ngoại kiều và những bất lợi của giới công nhân người Anh trên đây không hề liên quan gì tới các công ty rộng lớn. Đối với những chủ nhân các công ty, lợi nhuận là trên hết, chứ ai làm công cho họ không thành vấn đề, nếu không muốn nói là khi thuê được nhân công người ngoại quốc với tiền lương rẻ thì họ còn mừng là đàng khác. Riêng nhóm khuynh tả tự do thì tất nhiên là họ rất phấn khởi khi tầng lớp công nhân người Anh bị thất nghiệp triền miên như thế, vì đó là „mảnh đất phì nhiêu“ cho họ gieo những tư tưởng „cách mạng“ thâm độc của họ, vì đó là đất dụng võ của họ qua những cuộc tổ chức biểu tình, xuống đường, để „bênh vực“ cho anh chị em công nhân thợ thuyền, và như thế họ thu được cảm tình của đám người này và rồi chắc chắn họ sẽ thu lượm được nhiều lá phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới. Và cứ thế, tầng lớp công nhân nghèo đói vẫn là những con mồi ngon cho nhóm khuynh tả và cộng sản tại Anh quốc lợi dụng để thủ lợi một cách đê hèn và vô nhân đạo.

Hủy bỏ nhà nước

Hiện Liên Hiệp Âu châu còn phải đối mặt với nhiều rắc rối khác nữa, chứ không chỉ với những xung đột và khó khăn của nội tình chính trị tại Anh quốc. Những Ủy viên không hề được dân chúng bầu chọn đang điều hành bộ máy hành chánh của Liên Hiệp Âu châu đã ý thức được một cách rõ ràng là họ hoàn toàn không thể kiểm soát được khả năng điều hành trong nội bộ các nước thành viên. Bởi vậy, nước Anh đã được chia ra thành 12 vùng miền. Chính phủ do Công Đảng cầm quyền trước kia còn muốn đi xa hơn thế nữa, tức họ muốn cắt cử mỗi vùng miền như thế một vị bộ trưởng điều hành. Thế là tất cả sẽ có thể diễn biến đúng với kế hoạch của nhóm khuynh tả tự do và cộng sản tại Anh quốc, nghĩa là rất có thể không lâu nữa tên gọi „England-Anh quốc“ sẽ biến khỏi bản đồ Liên Hiệp Âu châu. Âu đó cũng là nguyên tắc quen thuộc xưa nay của nghệ thuật cai trị dân: „chia để trị!“

Kết luận

Nói tóm lại, chỉ vì mục đích ích kỷ vô vọng của phe nhóm họ là muốn nhuộm đỏ, muốn tóm gọn toàn bộ các nước Âu châu và thế giới vào trong gông cùm sắt máu của họ, phong trào khuynh tả tại Anh quốc nói riêng và tại Tây phương nói chung đã và đang tiếp tục gây ra bao rắc rối và khó khăn cho các chính quyền và dân chúng tại lục địa này. Mãi cho tới nay đã trên ba thập niên trôi qua, khi chủ nghĩa cộng sản đã bị đào thải và bị khai tử một cách êm đẹp trên chính sào huyệt của nó là Sô Viết cũng như tại các nước Đông Âu, nhưng một nhóm không nhỏ thuộc các thành phần khuynh tả và cộng sản Âu châu vẫn còn mê muội chưa nhận ra được rằng ý thức hệ của họ đã quá lỗi thời, đã quá lạc hậu, phản văn hóa và phản nhân bản trong một thế giới văn minh tiến bộ như thế giới ngày nay. Vâng, với những kỹ thuật thông tin điện tử cao độ như hôm nay, người ta không còn phải nói đến giờ hay phút nữa trong việc cập nhật mọi tin tức trên khắp toàn cầu, nhưng là tính bằng giây, bằng một vài tíc tắc mà thôi. Vì thế, việc tuyên truyền dối trá, lật lọng, đổi trắng ra đen đổi đen thành trắng sẽ bị lật tẩy, sẽ bị điểm mặt một cách nhanh chóng

Thật ra, chủ nghĩa cộng sản nếu chỉ dựa theo lý thuyết và kèm theo những lời tuyên truyền khôn khéo ngọt ngào của các cán bộ, thoạt nghe qua là một ý thức hệ có sức lôi cuốn khủng khiếp, đặc biệt đối với tầng lớp nông dân đơn thuần chất phác và tầng lớp công nhân ít văn hóa và luôn bị giai cấp chủ nhân bóc lột chèn ép, nhưng nhất là đối với tầng lớp thanh niên thiếu nữ mới lớn, những người chưa một chút kinh nghiệm đời, còn dạt dào lý tưởng, còn thuộc thành phần „ngựa non háu đá.“ Những đơn vị dân chúng này thường hành động theo những gì họ cảm nhận được qua lỗ tai, chứ không phải qua sự suy luận của lý trí.

Vào tiền bán thế kỷ XX, học thuyết Mác-xít ra đời với những chủ trương mang tính cách mới mẻ và đượm màu sắc „giải phóng“ hấp dẫn vào thời điểm lúc bấy giờ, chẳng hạn:

• Về nhà nước: Phủ nhận sự hiện hữu của các nhà nước, để tìm cách thiết lập một thế giới đại đồng, thế giới cộng sản, một thế giới không còn giai cấp nữa.

• Về Kinh tế: Phủ nhận quyền tư hữu. Tất cả phải là của nhân dân, do Đảng lãnh đạo và quản lý. Mọi người đều bình đẳng. Mọi người đều được hưởng quy chế „làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu.“

• Về tôn giáo: Phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và các thần linh. Từ ban đầu đã có vật chất và chỉ có vật chất. Chính vật chất nẩy sinh ra vật chất qua sức đối kháng tiềm ẩn trong nó. Vì thế học thuyết mác-xít được mang nhãn hiệu „chủ nghĩa vô thần duy vật.“

• Về gia đình: Phủ nhận cơ cấu gia đình truyền thống. Được tự do luyến ái, không bị bất cứ luật lệ luân lý nào ràng buộc cả.

Đó là một số chủ trương cốt lõi của chủ thuyết mác-xít và nó đã một thời có sức cuốn hút vô cùng mãnh liệt, đặc biệt đối với tầng lớp trẻ ngây thơ cả tin và biến họ thành những thành phần quá khích và mù quáng, sẵn sàng dấn thân chết cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng giải phóng nhân loại, để thiết lập một thế giới đại đồng, thiên đàng cộng sản. Thế nhưng, một khi con người đã trải qua giai đoạn nông nổi và hiếu thắng của tuổi trẻ để bước vào lứa tuổi „tứ thập nhi bất hoặc“, vào lứa tuổi từng trải và chín chắn, lứa tuổi biết sống theo lý trí và biết tránh được các sai lầm giả trá, thì người ta sẽ bóc trần được dễ dàng những sai lầm cơ bản và nguy hại trong chính những chủ trương cốt lõi của học thuyết mác-xít hay của chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, ông Milovan Djilas (1911-1997), cựu thành viên bộ chính trị, cựu phó chủ tịch nhà nước và cựu tổng bí thư Đảng cộng sản Nam Tư đã nhận xét: „Nếu vào tuổi 20 mà không theo cộng sản là không có con tim, nhưng vào tuổi 40 mà còn theo cộng sản là không có cái đầu.“

Thế sao trong hàng ngũ cộng sản luôn có những người không chỉ thuộc tuổi „tứ thập nhi bất hoặc“, mà còn thuộc tuổi „ngũ thập nhi nhỉ thuận“ và „lục thập nhi tri thiên mệnh“ và cao hơn nữa? Có rất nhiều lý do đã khiến những người vào các thứ tuổi ấy mà vẫn còn ở trong hàng ngũ cộng sản. Rất có thể họ nhận chân được sự thật, nhưng vì quyền lợi, vì danh dự, vì bát cơm manh áo hay vì sự sống và sự sống còn của bản thân và của gia đình họ, họ đành phải nín hơi „ngậm miệng qua sông“ hay „chịu đấm ăn xôi.“ Dĩ nhiên, cũng rất có thể những người ấy đã bị nhồi sọ và trở nên quá mù quáng đến bất trị.

Đó cũng là những lý do cắt nghĩa tại sao cả đến hôm nay, khi cả nhân loại đã bước vào kỷ nguyên điện tử A-còng, nhóm khuynh tả và các chế độ cộng sản vẫn còn sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền và thông tin những dối trá của họ. Họ cứ tưởng là họ vẫn có thể đánh lừa được nhân loại như ba bốn thập niên về trước. Nếu thế thì họ đã lầm to. Điều mà ngày nay nhân loại văn minh tiến bộ đang chờ đợi và đánh giá cao là sự thật, là nhân quyền, là tinh thần nhân ái và sự liên đới huynh đệ đầy thông cảm giữa chính quyền và nhân dân, giữa các công dân trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Đó cũng là điều mà vào ngày 28.9.2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu tại khóa họp thứ 68 của Liên Hiệp Quốc vừa qua tại New York, khi ông cho rằng Việt Nam luôn sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng một thế giới hòa bình ấm no hạnh phúc, một thế giới không còn bạo lực, không còn chiến tranh nữa! Mong sao điều ấy chóng được hiện thực trên khắp thế giới và trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta!

Nhưng một điều minh nhiên không thể phủ nhận được là tất cả những gì phong trào khuynh tả tại Tây phương đã và có lẽ đang tìm cách thực hiện, sẽ để lại những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng trong dư luận, trong lịch sử nhân loại và nhất là trong cuộc sống thực tế của người dân Âu châu.
 
Từ '' Tôi Tớ Chúa'' đến ''Đấng Đáng Kính'' : ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Lm. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
20:19 01/10/2013
TỪ “TÔI TỚ CHÚA” ĐẾN “ĐẤNG ĐÁNG KÍNH”: ĐHY NGUYỄN VĂN THUẬN

Trong Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, đặc biệt từ năm 1983, tiến trình phong thánh cho một tín hữu phải trải qua nhiều giai đoạn và trong mỗi giai đoạn có một danh xưng khác nhau:

1. Tôi Tớ Chúa (Servant of God)

2. Đấng Đáng Kính (Venerable)

3. Chân Phước, trước đây còn được gọi là Á Thánh (Blessed)

4. Thánh (Saint)

Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện có bốn vị đang thuộc một trong các giai đoạn kể trên:

1. Chân Phước Andrê Phú Yên, Thày Giảng thuộc Dòng Tên (Jesuit Catechist), vị Tử Đạo đầu tiên ở Việt Nam (Protomartyr of VN), 1624-1644.

2. Tôi Tớ Chúa Phanxicô Trương Bửu Diệp, Linh Mục, Địa Phận Cần Thơ, 1897-1946.

3. Tôi Tớ Chúa “Marcel” Joakim Nguyễn Tân Văn, Tu Sĩ, Dòng Chúa Cứu Thế (Redemptorist – C.Cs.R.), 1928-1959.

4. Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Hồng Y, 1928-2002.

Chân Phước Andrê Phú Yên đã được kể là Vị Tử Đạo (Martyr) nên tiến trình phong thánh của ngài khác với ĐHY Thuận và Thày Marcel Văn, hai vị này được gọi là các “Đấng Tuyên Xưng Đức Tin” (Confessors). Riêng Cha Bửu Diệp đang được thỉnh cầu để cũng được Tòa Thánh chấp nhận là Vị Tử Đạo.

Mặc dù qua đời sau, nhưng tiến trình phong thánh của ĐHY Nguyễn Văn Thuận đã đạt kết quả sớm hơn Cha Diệp và Thày Văn. Giai đoạn điều tra cấp địa phận ở Roma (Diocesan Inquiry) của ngài đã kết thúc ngày 5 tháng 7, 2013. Từ đây, vị Cáo Thỉnh Viên (Postulator), ông Hilgeman Waldery, sẽ tổng hợp tất cả các hồ sơ về ĐHY Thuận trong một “tập luận án” (Positio) để trình lên Bộ Phong Thánh (Congregation for the Causes of Saints). Sau những nghiên cứu thêm và nhiều cuộc hội họp của một ủy ban gồm các Hồng Y và Giám Mục trong Bộ Phong Thánh, nếu mọi sự xuôi thuận, ủy ban này sẽ đệ trình lên Đức Giáo Hoàng để phong danh xưng Đấng Đáng Kính cho ngài. Từ thời điểm này, tiến trình phong Chân Phước cho ĐHY Thuận sẽ bao gồm một phép lạ, được Bộ Phong Thánh điều tra kỹ lưỡng và Tòa Thánh chấp nhận phép lạ đó là có thật, do Đấng Đáng Kính Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bầu cử. Kế đó, Đức Giáo Hoàng sẽ ban sắc chỉ (decree) tôn phong ngài là Chân Phước. Nghi thức phong Chân Phước sẽ được cử hành cách trọng thể tại Đền Thánh Phêrô (Saint Peter Basilica) ở Roma. Một phép lạ thứ hai sẽ “nâng” ngài lên bậc Hiển Thánh.

LỊCH SỬ CÁC VỤ ÁN PHONG THÁNH

a. Các Đấng Tử Đạo (Martyrs)

Một điều hiển nhiên là Giáo Hội Công Giáo không tạo ra các “chúa” mới trong việc phong thánh. Giáo Hội chỉ đơn thuần ghi nhận những tín hữu đã có một đời sống đức tin sâu thẳm và những nhân đức anh hùng. Những vị ngày, theo GHCG, chỉ đơn thuần là những bạn hữu và tôi tớ của Chúa, xứng đáng được Ngài yêu thương cách đặc biệt vì cuộc sống đức tin ở trần gian của họ.

Các tín hữu Công Giáo thờ phượng (latia) Chúa và chỉ một Chúa duy nhất mà thôi, nhưng vẫn kính mến (dulia) các thánh vì những ân thiêng mà họ được Chúa ban đã đưa họ tới cuộc sống đời đời mà qua đó họ cùng trị vì với Chúa trên nước Trời như những tôi tớ trung thành và thân hữu của Ngài. Sự kính mến cao nhất (hyperdulia) được dành cho Đức Mẹ Maria.

Dĩ nhiên, Giáo Hội Công Giáo tin Đức Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người (1 Tim. 2:5-6), nhưng Ngài không chỉ là Đấng Trung Gian (Mediator) duy nhất, cũng không phải là Đấng Bầu Cử (Intercessor) duy nhất. Ở Công Đồng Chalcedon, năm 451, các nghị phụ đã tung hô: “Flavianus sống sau khi chết, xin Đấng Tử Đạo cầu cho chúng tôi!” Thực ra việc tôn kính Đấng Tử Đạo đã được ghi nhận từ thời thánh Polycarp, tử đạo năm 155, trong Giáo Hội ở Smyrna. Tuy nhiên vào thuở ấy, các việc tôn kính này vẫn còn trong vòng cục bộ, đồng thời GHCG không “tự động” ban phép tôn kính trong phụng vụ cho tất cả các Đấng Tử Đạo. Các Đức Giám Mục địa phương, sau khi điều tra cẩn thận, được quyền ban phép tôn kính những Đấng đã chịu tử đạo trong giáo phận của các ngài. Việc tôn kính (cultus) này đôi khi còn lan đến các giáo phận lân cận hay cả Giáo Hội hoàn vũ nữa như trường hợp của các thánh Lawrence, Cyprian of Carthage, Giáo Hoàng Sixtus of Rome.

b. Các Đấng Tuyên Xưng Đức Tin (Confessors)

Việc tôn kính các Đấng Tuyên Xưng Đức Tin đã bắt đầu sau sự tôn kính các Đấng Tử Đạo. Ngày nay, các thánh được gọi là “Đấng Tuyên Xưng Đức Tin” đơn giản chỉ vì các ngài đã không Tử Đạo. Nhưng từ thuở đầu, danh xưng này chỉ được dùng để tuyên dương những vị đã can đảm và anh dũng tuyên xưng đức tin trước sự bách đạo từ những kẻ thù của Giáo Hội, các ngài đã bị tra tấn hành hạ dã man nhưng không chết vì đạo Chúa. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, việc tôn kính các Đấng Tuyên Xưng Đức Tin đã trở nên khá thông dụng, thánh Cyprian đã ca tụng rằng các ngài được ân thưởng dồi dào (multiplex corona), tuy nhiên mãi đến thế kỷ thứ VIII việc chính thức tôn kính các ngài trong phụng vụ của Giáo Hội mới được ghi nhận.

Qua nhiều thế kỷ, các Đức Giám Mục bản quyền có thể cho phép tôn kính các thánh, thuộc cả hai hình thái, một cách chính thức và công khai trong giáo phận của mình, nhưng chỉ Đức Giáo Hoàng mới có quyền cho phép tôn kính cách rộng rãi trong toàn Giáo Hội. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ XI, việc tôn kính các thánh phải được các nghị phụ của một Công Đồng Chung (General Council) chấp thuận, sau khi đã điều tra kỹ lưỡng. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Urban, năm 1634, đã ra tông thư (Bull, Apostolic Letter) quyết định rằng chỉ Tòa Thánh (the Holy See) mới có quyền tuyên phong Chân Phước (Beatification) và Hiển Thánh (Canonization).

c. Tiến trình phong thánh cho một vị Tử Đạo

Để phong thánh một vị Tử Đạo, Giáo Hội vẫn giữ hai giai đoạn đầu như tiến trình phong thánh cho một vị Tuyên Xưng Đức Tin, đi từ danh xưng Tôi Tớ Chúa đến Đấng Đáng Kính và từ cấp địa phận đến cấp tòa thánh. Để được tôn vinh là Đấng Đáng Kính, vị Tử Đạo phải được một ủy ban đặc biệt (particularis), gồm nhiều Hồng Y và Giám Mục từ Bộ Phong Thánh cũng như do chính Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm, cùng khẳng định là xác thực, sau khi đã điều tra về ba phương diện: bằng chứng của cuộc tử đạo, nguyên nhân của việc tử đạo và các phép lạ (Constare de Martyrio, causa Martyrii et signis). Tuy nhiên, ở hai cấp Chân Phước và Hiển Thánh, tiến trình này có thể diễn tiến rất nhanh vì Đức Giáo Hoàng có quyền “miễn” các phép lạ cho vị Tử Đạo.

d. Tông Hiến “Divinus Perfectionis Magister”

Như đã nói ở trên, ngày 25 tháng 1 năm 1983, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (sẽ được tôn phong hiển thánh ngày 27 tháng 4, 1014) đã công bố tông hiến (apostolic constitution) “Divinus Perfectionis Magister” bản tiếng Anh được dịch là “Divine Teacher and Model of Perfection” (Thày Dạy Thánh và Gương Mẫu của Sự Trọn Hảo). Vài tuần sau, Bộ Phong Thánh cũng công bố những qui luật để hướng dẫn các địa phận về tác vụ thánh thiêng này. Thực ra, đây là một cải tổ đã được bắt đầu từ thời ĐGH Phaolô VI mà điểm đặc biệt nhất là việc hủy bỏ văn phòng “Cổ Động Đức Tin” (Promotor fidei) hay thường được gọi là văn phòng “Biện Hộ Cho Quỷ” (Devil’s Advocate), chuyên tìm những lý do để ngăn cản hay từ chối tiến trình phong thánh. Có lẽ cũng nhờ vậy mà sau đấy việc phong thánh trong Giáo Hội đã gia tăng rất nhiều, nhất là các thánh tử đạo ở Á Châu, trong đó có 117 Thánh Tử Đạo và Chân Phước Andrê Phú Yên của Việt Nam. Tông hiến còn xác định bốn giai đoạn cần thiết cho việc phong thánh như trên.

Vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, của chúng ta đang chờ để được Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong là Đấng Đáng Kính hay còn được gọi là “Anh hùng trong Nhân Đức (Heroic in Virtue). Đúng vậy, Bộ Phong Thánh sẽ duyệt xét kỹ càng về các nhân đức của ĐHY Thuận lúc còn sinh thời, những nhân đức thần học như Tin, Cậy, Mến và những nhân đức cốt yếu như Khôn Ngoan (Prudence), Công Minh (Justice), Can Đảm Chịu Đựng (Fortitude) và Tiết Độ (Temperance). Vì chưa phải là bậc Hiển Thánh nên Đấng Đáng Kính chưa có “Lễ Kính” (Feast day), không được lấy tên ngài để đặt tên cho các nhà thờ v.v… nhưng các thiệp cầu nguyện (prayer cards) có thể được in, đồng thời các tín hữu cũng được khuyến khích cầu nguyện để phép lạ có thể xảy đến, qua lời bầu cử của ngài, như một dấu chỉ của Ý Chúa về việc tôn phong ngài là Chân Phước và sau đó là Hiển Thánh.

TRƯỜNG HỢP CỦA TỔNG GIÁO PHẬN NEW ORLEANS, LOUISIANA

Tôi Tớ Chúa, ĐHY Nguyễn Văn Thuận, đã có cơ duyên rất tốt đẹp với tổng giáo phận New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana. Khởi đi từ năm 1996, lúc ấy đức đương kim Tổng Giám Mục của TGP New Orleans, Gregory M. Aymond, còn là Linh Mục Giám Đốc đại chủng viện Notre Dame. Cha Giám Đốc Aymond đã theo dõi gương can đảm đến anh hùng của ĐHY Thuận từ những tháng ngày ngài còn bị chính phủ Cộng Sản Việt Nam giam cầm, hành hạ; nên khi có “cơ hội” ngài đã minh bạch tỏ lòng ngưỡng mộ và quý mến của mình đối với vị “Anh Hùng Trong Nhân Đức” bằng cách quyết định trao tặng ĐHY Thuận văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự của đại chủng viện. Sau này, khi được vinh thăng Hồng Y, Đức Thuận đã viết thơ cho Đức Aymond, lúc đó cũng đã được vinh thăng Giám Mục, rằng: “Bây giờ, trong số các ‘sinh viên tốt nghiệp’ từ đại chủng viện Notre Dame, New Orleans, đã có người gia nhập hàng Hồng Y của Giáo Hội…”

Tháng 7 vừa qua, Đức TGM Aymond đã bay qua Roma để dự lễ kết thúc cuộc điều tra cấp địa phận của ĐHY Thuận (the Closure of the Diocesan Inquiry). Sau khi trở lại New Orleans, ngài đã khuyến khích các linh mục gốc Việt, nhất là các LM đang chăm sóc mục vụ cho 5 nhà thờ Việt Nam - thuộc hai giáo xứ Nữ Vương Việt Nam và thánh Agnes Lê Thị Thành - phát động và cổ võ việc cầu nguyện xin ơn phép lạ qua lời bầu cử của ĐHY Thuận. Ngài còn cho phép các nhà thờ thu tiền lần thứ hai để yểm trợ tiến trình phong Chân Phước cho ĐHY Thuận. Nhân cơ hội, các giáo dân có lòng, mà đa số là những thương gia gốc Việt trong tổng giáo phận, đã tự động đứng lên chuẩn bị tổ chức một bữa tiệc gây quỹ cho công cuộc chính đáng này.

Hiện nay, tất cả các cuộc thu tiền lần thứ hai và gây quỹ đã quy về một mối, tuy nhiên ban tổ chức vẫn gặp một khó khăn khá tế nhị: Ngân khoản quyên góp được nên gửi về đâu và cho ai? Đức Tổng Aymond đã có giải pháp chính đáng và theo đúng nguyên tắc của Giáo Hội: Tất cả ngân khoản quyên góp được sẽ gửi về tòa Tổng Giám Mục; kế đó, tòa TGM sẽ chuyển về tòa Khâm Sứ (Office of the Nuncio) ở thủ đô Washington D.C., tòa Khâm Sứ sẽ chuyển đến văn phòng của tiến trình phong chân phước cho ĐHY Thuận ở Roma.

Trường hợp rất đặc biệt của TGP New Orleans nên được xem như một “mô hình” cho các cuộc khuyến khích cầu nguyện và vận động tài chánh cho tiến trình phong Chân Phước của ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Việc vận động cho Chân Phước Andrê Phú Yên cũng như hai Tôi Tớ Chúa Marcel Văn và Phaxicô Trương Bửu Diệp cũng nên được linh động và dàn xếp theo từng địa phương và địa phận.

Linh mục và giáo dân gốc Việt khắp nơi trên thế giới có thể dùng mô hình vận động này trong giáo phận của mình. Ở thời buổi thông tin bùng nổ ngày nay, chỉ cần một cuộc điện đàm giữa các vị chủ chăn là mọi việc đều trở nên minh bạch và sòng phẳng.

LM. PHAOLÔ NGUYỄN VĂN TÙNG

(Tài liệu tham khảo: Catholic Encyclopedia và nhiều trang mạng liên hệ đến đề tài).
 
Văn Hóa
Chuỗi hạt Mân Côi với Cha tôi
F.Xav Lưu Thành
08:51 01/10/2013
Chuỗi hạt Mân Côi với Cha tôi và phút gặp con lần cuối

Cha tôi là ông Lưu Nam phải đi “cải tạo” khi tôi mới sáu tháng. Lớn lên, tôi chỉ được biết về cha qua những người khác. Mẹ tôi là người mộ đạo; Bà siêng lần hạt lắm. Những khi rảnh là mẹ lại ngồi lần hạt . Mẹ thường lấy dẫn chứng nơi cha tôi để bảo ban con cái . Mẹ kể: Cha bay( tức cha tôi) rất siêng lần hạt, cổ luôn mang bộ áo Đức Bà. Những khi đi làm việc “Liên đoàn” cha thường đi theo đường bờ đê để yên tĩnh mà lần hạt.

Tôi hỏi:

- Cha có tràng hạt ra sao?

Mẹ đáp:

- Bộ tràng hạt như bộ này này.

Rồi mẹ đưa tôi xem bộ tràng hạt nhỏ trăng trắng. Lần khác mẹ kể: “Cha bay cũng nói lên lòng ao ước khi lâm chung được gặp Thầy Cả để lo liệu giờ sau hết”. Lời trò chuyện của mẹ làm tôi cũng ước như vậy.

Một lần khác , tôi tò mò hỏi mẹ:

- Cha có nói với mẹ, cha muốn khi chết theo cách nào không?

Mẹ tôi đáp:

- Cha bay ước được chết vì bệnh lao.

- Bệnh lao - Tôi sửng sốt kêu lên – Bệnh lao là một bệnh nghê gớm, sao

cha lại ước như vậy?.

Mẹ tôi nói:

- Cha bay nói rằng: Bệnh lao thì chết từ từ nên có thời gian lo phần rỗi.

Càng lớn , tôi càng muốn biết vì sao cha tôi đi tù.

Tôi hỏi thì mẹ tôi nói rằng vì cha tôi làm việc “Liên đoàn”. Tôi lại hỏi “Liên đoàn” là gì, mẹ tôi nói tôi đi mà hỏi chú Nghi.

Ông Lưu Trung là em nuôi (con muôi của ông bà tôi) của cha tôi mà chúng tôi quen goị là chú Nghi. Chú gọi cha tôi bằng tên thân mật: “Bác Nam.” Tình cảm chú dành cho cha tôi là rất lớn. Trong nhiều lần kể về cha tôi, chú thể hiện lòng yêu mến, kính trọng. Chú nói: “Liên đoàn” giúp các cha về tinh thần sống đạo trong giáo dân.

Chú kể cho tôi nghe phiên xử cha tôi, ngắn ngủi, sơ sài ở cồn Hoàng Nương với bản án 20 năm tù. Khi xử xong, tòa yêu cầu các tù nhân đi song đôi, nhưng cha tôi nói đi hàng một.

Chú Nghi dẫn chị tôi là Lưu Thị Liên , con đầu của cha tôi, 12 tuổi đứng chờ phía trước. Khi đến, cha tôi xoa tay lên đầu chị tôi , nhưng người ta giục đi. Cha tôi bỏ tay khỏi đầu chị và nắm tay chị, lắc lắc mấy cái rồi phải rời đi.

Chú Nghi dắt chị tôi cùng với bao người lặng lẽ nhìn theo cha tôi xa dần. Đó là giây phút cuối cùng gặp một người con trong đời cha tôi.

Năm 1961, sau chín năm xa cách, mẹ tôi nhận được thư cha tôi. Đó là mảnh giấy to hơn bàn tay chút ít. Tôi thuộc lòng lời thư của cha thăm hỏi: “Mẹ già còn sống nữa không? Phần tôi vẫn khỏe. Hãy lo dạy giỗ đức hạnh cho con cái. Gần mực thì đen, gần đền thì rạng.”

Khi ấy tôi chín tuổi, nên chỉ hiểu câu tục ngữ trong thư cha tôi một cách lờ mờ. Từ đó gia đình tôi không biết tin gì nữa.

Mãi về sau, khi hỏi bộ Nội Vụ , cục Lao Cải mới cho biết cha tôi đã mất. Khi đọc giấy báo tử, được biết cha tôi chết vì bệnh lao. Tôi liên tưởng tới lời kể của mẹ tôi, và thế là một điều ước của cha tôi được thực hiện . Tôi cũng liên tưởng đến tượng thánh giá trong hài cốt cha tôi. Đó là tượng thánh giá nho nhỏ mà chúng tôi lượm được cùng với hài cố khi bốc mộ. Có phải đây là tượng thánh giá của chuỗi hạt mà cha tôi thường lần từ khi còn ở nhà hay không, hay có nguồn gốc nơi khác?

Vì tính chất giữ nguyên chứng tích, nên tôi không dám kỳ cọ, mài giũa gì để xác định có phải là loại sắt mạ kền được dùng phổ biến thời ấy không?

Còn một điều ước được gặp Thầy Cả trong giờ lâm tử của cha tôi , trong hoàn cảnh ở tù lúc ấy, không biết có thành hiện thực được không?

F.xav Lưu Thành

 
Lời dâng
Lê Đình Bảng
09:24 01/10/2013
Lời dâng

Mẹ ơi, ở mãi bên con
Khác nào sông biển, nước non, thật gần
Mỗi buồn vui, mỗi gian truân
Mỗi hôm mai, mỗi một lần gieo neo

Ước gì con, ngọn dây leo
Lớn dần lên giữa thương yêu mặn nồng
Gọi thầm thôi, sợi tơ hong
Chỉ vừa nghe, để đôi lòng hiểu ra

Chỉ cần gợn một âm ba
Đã rung lên, đã vang xa ngoài ngàn
Lửa rơm giờ hóa tro than
Thế gian là của thế gian một đời

Nhiều khi giờ khắc tan vơi
Lời vô ngôn mới là lời thiêng liêng
Xin Người rủ chút ơn riêng
Hòng khi lên bến, xuống thuyền, về non

Mẹ ơi, ở mãi bên con
Khác nào song biển, nước non một dòng.

Lê Đình Bảng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trượt Sóng
Lê Trị
21:07 01/10/2013
TRƯỢT SÓNG
Ảnh của Lê Trị
Một tâm hồn minh mẫn trong một thân thể khỏe mạnh.
(Tục Ngữ)