Ngày 12-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dụ ngôn
Lm Vũđình Tường
06:18 12/09/2013
Dụ ngôn trong Kinh Thánh diễn tả tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa với nhân loại và lòng tha thứ vô biên vượt khỏi sự mong đợi của phạm nhân. Mục đích chính của dụ ngôn hướng dẫn ta về mầu nhiệm nước trời.

Dụ ngôn mặc dù có nhiều điểm tương tự như chuyện ngụ ngôn vì cả hai đều nhắm đến mục đích hướng dẫn cách sống, cách xử thế của con người nhưng ngụ ngôn hoàn toàn khác với dụ ngôn. Điểm khác biệt chính trong chuyện ngụ ngôn là dùng hình ảnh động vật, cây cối hoặc phong cảnh thiên nhiên trong chuyện để giải thích, hướng dẫn về đạo đức trong cuộc sống trong khi dụ ngôn trong Kinh Thánh nhân vật chính là tình yêuThiên Chúa và lòng xót thương của Ngài đối với con người.

Dụ ngôn thường có rất ít chi tiết trong chuyện. Nếu nhắc đến chi tiết thì mỗi chi tiết dù nhẹ nhàng, nhỏ đến đâu chúng đều có í nghĩa riêng của nó. Dụ ngôn cũng không nhắc đến nơi chốn cố định, rõ ràng và thời gian. Chi tiết trong dụ ngôn rất thực với thực tế cuộc sống và hiện thực trong xã hội loài người vì thế dụ ngôn bất biến với thời gian và văn hoá. Chính điểm này biến dụ ngôn thành bất biến với thời gian. Có thể áp dụng dụ ngôn thích hợp cho cuộc sống trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh với phong tục tập quán khác nhau.

Cấu tạo của dụ ngôn thường có ba phần. Trước hết là khung cảnh của dụ ngôn. Sau đó là hành động hoặc tâm tình của nhân vật và thứ ba là kết quả ngạc nhiên, bất ngờ xảy đển ngoài sự tiên đoán, mong đợi của người đọc. Tâm tình của nhân vật trong dụ ngôn thường liên quan đến quyết định khó khăn, nhức nhối thuộc về đạo đức, nhân cách và công bằng xã hội. Nói tóm gọn là vấn đề tình yêu. Nhân vật trong dụ ngôn không hài lòng với cuộc sống hiện tại và tìm cách giải phóng mình khỏi ràng buộc hiện tại. Kết quả là sau giải phóng là đau khổ dồn dập. Trở thành nạn nhân, tối tăm mặt mày vì điều mình mơ tưởng. Dụ ngôn một mặt có í nghĩa trong sáng dễ nhận biết điều dụ ngôn muốn nhắc đến. Mặt khác, chiều sâu tâm linh của dụ ngôn rất khó nhận biết. Khó khăn này gây nên bởi nhiều iếu tố khác nhau. Thứ nhất dụ ngôn thường dủng hình ảnh đơn giản thực tế, so sánh, giải thích những vấn đề phức tạp. Thứ hai dụ ngôn dùng hình ảnh cụ thể dẫn dắt người đọc đến hình ảnh trìu tượng mà hình ảnh cụ thể không thể giải thích rõ. Thứ ba dụ ngôn thường có những biến chuyển đột ngột, bất ngờ, xa lạ người đọc cảm thấy bất thường và nếu suy nghĩ thấy không ăn khớp với cách suy nghĩ bình thường của đại chúng. Thứ tư dụ ngôn thường được đọc đi đọc lại hàng năm nên người nghe không chú tâm vào dụ ngôn và bỏ qua chi tiết. Chi tiết đã hiếm lại trở nên hiếm hơn nếu không chủ tâm lắng nghe. Thứ năm phong tục, tập quán dùng trong dụ ngôn xa lạ với người nghe. Điều này khiến người nghe khó hình dung ra quang cảnh trong đầu hay tạo mối liên hệ liên quan đến cốt lõi dụ ngôn. Cuối cùng lí do quan trọng nhất là chính Đức Kitô chủ trương có dụ ngôn giúp ta hiểu rõ ràng, cũng có dụ ngôn ta cần phải suy niệm trong lòng, mở rộng tâm hồn tìm hiểu mới có thể hiểu được. Điều này tìm thấy trong những đối thoại giữa Đức Kitô và các môn đệ.

Các môn để hỏi sao Thầy lại dậy họ bằng dụ ngôn và Đức Kitô trả lời.Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm nước trời, còn họ thì không .... Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. Mat 13,10-13

Đức Kitô hỏi các môn đệ: Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? Họ đáp: Thưa hiểu Mat 13,51

Một nơi khác Đức Kitô nói với các ông: Anh em không hiểu dụ ngôn này thì làm sao hiểu tất cả các dụ ngôn? Macô 4,13

Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. Mk 4,33-35.


Xin ơn cẩn trọng khi dùng Kinh Thánh biện hộ trong giao tế hàng ngày.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Thà yêu lầm còn hơn bỏ sót
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:33 12/09/2013
THÀ YÊU LẦM CÒN HƠN BỎ SÓT

( Chúa Nhật XXIV TN C)

Các bài đọc của Chúa Nhật XXIV TN C, cách riêng bài Tin Mừng có vẻ khá quen thuộc với Kitô hữu, nhất là với những người chuyên chăm tham dự Thánh Lễ và xem trọng phần Phụng Vụ Lời Chúa. Thánh Kinh trình bày về tình yêu của Thiên Chúa thật phong phú và đa dạng. Tuy nhiên cũng có thể khẳng định rằng những dòng tin mừng theo thánh sử Luca ở chương XV mà Giáo Hội cho trích đọc một phần trong Thánh Lễ Chúa Nhật này quả là một mạc khải gây “chưng hửng” cho không chỉ nhiều người biệt phái năm xưa mà còn cho cả chúng ta hôm nay, dĩ nhiên là nếu chúng ta biết “suy đi nghĩ lại” như Mẹ Maria và biết đặt mình vào chính ngữ cảnh khiến Chúa Giêsu phán dạy những lời ấy.

Ngữ cảnh: Giêsu thành Nagiarét, một vị tôn sư đầy quyền năng trong lời giảng dạy cũng như trong hành động (x.Mt 7,29; Mc 6,2), một người được dân chúng mến mộ tôn xưng vào hàng ngôn sứ (x.Mt 16,13-15)…, Người không chỉ chuyên chăm chữa lành bệnh tật cho dân chúng và xua trừ ma quỷ ra khỏi những người chúng ám, Người còn giảng dạy các chân lý về Nước Trời và mời gọi người ta hoán cải ăn năn. Thế mà Người lại thường xuyên lui tới và cùng ngồi ăn uống với những quân hại dân hại nước là “bọn thu thuế” và “phường bán thân nuôi miệng”. Bá nhân bá tánh, mười người trăm ý, chuyện miệng tiếng người đời thì làm sao lường cho xuễ. Cũng thế, việc một số người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm, xầm xì và bình phẩm chuyện Chúa Giêsu thường xuyên lui tới và cùng ngồi ăn uống với người thu thuế và phường “tội lỗi” thì cũng không là vô cớ. Ngài Giêsu đã không từng giảng dạy rằng chớ có làm cho người ta vấp phạm đấy ư. Ngài còn mạnh miệng cho rằng nếu ai làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn thì thà cột cối đá vào cổ người ấy mà liệng xuống biển còn hơn. Tuy nhiên chúng ta đừng quên cớ vấp phạm ở đây là cái nguyên nhân xấu. Còn những dữ kiện gây thắc mắc, gây tranh luận, gợi thao thức là việc khác hoàn toàn. Chính Chúa Giêsu đã từng ví Người là viên đá vấp cho nhiều người, đúng như lời tiên tri Simêon loan báo dịp cha mẹ Người đem Người lên Giêruslem để làm lễ tiến dâng theo Lề Luật (x.Lc 2,33-35).

Nguyên cớ gây thao thức: Tình yêu đón nhận mọi sự hạn chế, mọi sự bất toàn. Khi nghe đọc bài tin mừng về dụ ngôn người con hoang đàng hay đã được sửa lại là dụ ngôn người cha nhân hậu hoặc đã từng được đề nghị là dụ ngôn người con ganh tị, thì đã từng một thời Kitô hữu được gợi ý là tập trung vào hình ảnh người con phung phá hoang đàng để nhận biết thân phận tội lỗi của mình để rồi sám hối, ăn năn. Cũng đã từng có lúc người ta tập trung vào hình ảnh người con cả của câu chuyện để mời gọi Kitô hữu cảnh giác với sự ganh tương đố kỵ như trường hợp một số người biệt phái ngày xưa, hoặc biết phản tỉnh với lối sống “người thì bên trong mà lòng thì bên ngoài”. Vì lắm khi chúng ta tuy mang danh con cái Chúa, nhưng chỉ là “hữu danh vô thực”. Xin được tập chú vào tình yêu bao la của người cha nhân hậu với một vài thiển ý.

Nói đến sự bao la của tình yêu Thiên Chúa, một số đấng bậc có vẻ như ngại ngần vì cho rằng sẽ làm cớ cho đoàn tín hữu sống ỉ lại. Và rồi số vị ấy thích đề cao sự công thằng của Thiên Chúa hơn. Một số vị khác thì phân vân như đứng giữa ngã ba đường khi vừa nói đến lòng thương xót của Thiên Chúa vừa nói đến sự công thẳng của Người. Thiên Chúa là Đấng tốt lành vô cùng và cũng là Đấng công bình vô cùng. Khởi đầu triều đại giáo hoàng của mình Đức Bênêđictô XVI qua Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu đã nhấn mạnh hiện thực này: Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người cho nhân loại chúng ta một cách như chống lại sự công minh của Người (x.số 10).

Người cha trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã rộng tay chia gia tài cho các con. Ông chia gia tài cho đứa con mở miệng kêu xin và chia cho cả đứa con không xin. Ông ta quả là liều lĩnh và bất chấp các tình huống có thể xảy ra. Ông chẳng thể lường đứa con thứ kêu xin sẽ sử dụng gia tài ra sao. Ông cũng chẳng biết đứa con còn lại không xin vì không dám xin hay vì không muốn xin. Không lưỡng lự, ông đã chia cho cả hai.

Chắc chắn người cha nhân hậu ít nhiều dự đoán được tình cảnh bi đát của đứa con đi hoang. Khi đã sống bất hiếu, vô đạo thì thế nào cũng gặp quả báo. Thế mà ông cứ ngày ngày ngóng trông đứa con “bất hiếu và hỏng hư” quay gót trở về. Lòng của ông vẫn ắp đầy niềm hy vọng sẽ có ngày thấy con mình “đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Một vài chuẩn bị như áo đẹp, nhẫn quý, con bê béo là một minh chứng cho niềm hy vọng ấy. Và kìa, nó đây rồi, nó đã trở về. Nó về vì thương cha già này hay là chỉ xót cái bụng rỗng của nó? Không sao cả, tình yêu không cần đặt điều kiện. Đứa con lớn đang ở trong nhà mà lòng như kẻ ăn người ở, ông cũng đón nhận hết tình. Không sao cả, rồi sẽ đến lúc nó hiểu rằng mọi sự của ông là dành cho nó, đã thuộc về nó, vì mọi sự của cha đều là của con (x.Lc 15,31).

Đã yêu thì không ngồi chờ người mình yêu hoàn thiện rồi mới đón nhận. Đón nhận người mình yêu cả trong sự hạn chế lẫn bất toàn của người mình yêu thì mới là tình yêu đích thực vô cầu, vô vị lợi, nghĩa là chỉ vì người mình yêu. Thánh tông đồ dân ngoại khẳng định chân lý này khi nói rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, ban ơn tha thứ cho chúng ta, đưa chúng ta về làm con cái Thiên Chúa ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch, nghĩa là ngay khi chúng ta đang còn trong cảnh tình tội lỗi.

Xin đừng sợ bị lợi dụng, chẳng thà yêu lầm còn hơn bỏ sót. Xin đừng ngồi chờ tha nhân hoàn thiện rồi chúng ta sẽ yêu thương. Chính tình yêu của chúng ta, một tình yêu vô điều kiện mới là động lực giúp tha nhân nên hoàn thiện. Đồng thời cũng chính tình yêu ấy sẽ giúp chúng ta hoàn thiện vì chúng ta đang ngày càng nên giống Cha, Đấng hoàn thiện ở trên trời, Đấng cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân (x.Mt5,48).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Đi tìm chiên lạc
LM Fx Nguyễn Hùng Oánh
10:17 12/09/2013
Biệt phái, Luật sĩ giữ nghiêm nhặt mọi thứ luật lệ và tục lệ nên họ tự cho mình là thánh thiện. Tự tôn, tự mãn, họ khinh chê kẻ dốt luật như quần chúng bình dân, lên án và tránh xa bọn tội lỗi (x. Lc 13,1-32)

Họ lên án Chúa Kitô vì tiếp xúc ăn uống với người tội lỗi. Chúa dùng dụ ngôn chỉ cho họ thấy công việc của Thiên Chúa là cứu những người tội lỗi. Cái vui mừng lớn lao ở trên trời là thấy kẻ tội lỗi trở lại.

Một trăm con chiên, lạc một con, người chăn chịu khó đi tìm và lúc tìm thấy vác chiên trên vai về, gọi bà con chòm xóm vui với anh ta. Cũng thế, trên trời vui mừng vì một người trở lại hơn là 99 người công chính, không cần trở lại.

Một bà có mười đồng, rơi mất một, bà bèn đốt đèn, tìm kiếm, tìm được thì vui mừng hết sức, nói to với hàng xóm chia vui với bà. Cũng thế, Thiên Chúa sẽ vui mừng hết sức khi có một người trở lại.

Người con thứ xin cha chia gia tài cho, bỏ nhà ra đi, tiêu xài hết của cải, phải đi chăn heo, làm ô nhục gia đình, khi biết tội, trở về, người cha ra đón với bao vui mừng, làm tiệc ăn mừng.

Tất cả đều nói lên lòng bao dung của Thiên Chúa, Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, mọi hạng người, có đạo, lương dân, tin hay không tin Thiên Chúa. Thiên Chúa thương tất cả và tìm cách đánh động tâm hồn mọi người bằng ơn Chúa, kêu gọi mọi người trở lại.

Nhưng con người chỉ nhận thức được nhờ các giác quan. Biết được cái này nóng, cái kia lạnh là nhờ va chạm vào, thần kinh nhận lấy tín hiệu chuyển lên óc và óc cho biết. Tư tưởng của con người khởi đầu từ các giác quan. Vì thế, Thiên Chúa đã cho Ngôi Hai nhập thể làm người, đi rao giảng, và chịu chết sống lại để cứu chuộc nhân loại, giúp người ta nghe thấy, nghe, hiểu tình thương của Thiên Chúa đối với mọi người khiến người ta trở lại.

Công cuộc nhập thể và cứu chuộc được Hội Thánh tiếp tục cho tới tận thế. Hội Thánh là dấu hiệu của Chúa Kitô, là thân thể kéo dài của Chúa Kitô, giúp Chúa Kitô hiện diện trước mặt nhân loại. Hội Thánh kêu gọi mọi người trở lại, tiếp nhận, dưỡng nuôi mọi kẻ tin Chúa. Hội Thánh luôn luôn là dụng cụ của Chúa, cùng với Chúa hoạt động cứu độ, đi tìm kiếm chiên lạc vác chiên lạc trên vai vè và hô hoan cho mọi người vui mừng .

Có thể có những cản trở. Thái độ của những người tin Chúa không sống theo ý Chúa giống người anh cả trong dụ ngôn. Chúa giúp người ta trở lại, công việc này khó. Việc dễ là đón tiếp người ta trở lại cũng không làm. Thí dụ : công cìa bao nhiêu người khuyên moy65 người trở lai m họ đ7ua ngu7oi2 đó tớ toa gải tội va đươc vị linh mục nó :” Chưa đến giờ giải tội , hoặc khất đến ngày mai với thái độ … nên người đó không đến nữa .

Bao nhiêu cản trở lại càng thấy rõ Chúa thật là người cha nhân lành vô cùng. Tìm kiếm người ta trở lại, Chúa còn giúp ta biết tiếp đón anh em mình trở lại. Chúng ta hoặc như người con phung phá hoặc như người anh ngăn cản không đón nhận em trở lại.

Bài Phúc âm vừa an ủi chúng ta vì Chúa luôn luôn tìm chúng ta vừa cảnh báo chúng ta thiếu bác ái, thiếu quảng đại sẽ giông như nguồi anh không chịu vào nhà va tự mình loại mình ra khỏi tình thương cứ độ của Chúa, của Hội Thánh .
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận chiếc xe gần 30 năm tuổi của 1 cha sở gửi tặng
Chỉnh Trần, S.J.
09:15 12/09/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận chiếc xe gần 30 năm tuổi của 1 cha sở gửi tặng

Người ta chẳng lạ gì chuyện hãng xe nổi tiếng thế giới Mercedes dâng tặng các Đức Giáo Hoàng những chiếc xe đắt tiền của hãng mình, nhưng chuyện 1 cha sở dâng tặng Đức Giáo Hoàng 1 chiếc xe đã qua sử dụng gần 30 năm với 300,000 km ghi trên đồng hồ thì quả là chuyện xưa nay hiếm, nếu không muốn nói là chưa bao giờ có.

Vị cha sở trong câu chuyện này là cha Renzo Zooca, linh mục quản xứ họ Thánh Lucia thành Pescantina ở thành phố Verona miền Bắc Ý và chiếc xe vừa nói là chiếc Renault 4 đời 1984, với bảng số đăng ký Ý Verona 779684.

Vị linh mục tuổi thất thập cổ lai hy này đã làm cha sở của một giáo xứ vùng ngoại ô của giới lao động của Saval ở Verona và đã sáng lập ra hợp tác xã Ancora, nơi cung cấp việc làm và hỗ trỡ cho nhiều người dân. Ngài cũng là người đã mạnh mẽ đấu tranh chống lại những kẻ buôn bán ma túy đang hủy hoại đời sống của các thanh niên trong giáo xứ của ngài bất chấp những lời dọa giết. Dù có lần ngài đã bị chúng đâm bằng dao nhưng điều đó không hề làm suy tổn tinh thần của ngài: “Tôi muốn là hiện thân của khu chung cư trong giáo xứ ngoại ô đó vì giáo xứ đó chính là cuộc đời của tôi. Tôi đã sống 25 năm ở đó. Anh tôi và tôi đã sống trong căn nhà 9 tầng và tôi thường nói đùa rằng nhà xứ của tôi cao nhất nước Ý.”

Cha Renzo đã dùng chiếc xe 800 phân khối, 30 mã lực, ít tốn xăng đó để lên xuống vùng ngoại ô, thăm viếng các khu vực ngoài giáo xứ và tham gia nhiều hoạt động: những cuộc trại hè của trường, những cuộc diễn thuyết, các trung tâm, thung lũng Aosta, Dolomites, Roma… Cuối cùng chiếc xe của ngài đã đạt đến con số 300 ngàn km trên đồng hồ” và ngài quyết định cho nó “nghỉ hưu.”

Cha Zocca đã quyết định làm 1 việc mà có lẽ chẳng có cha xứ nào dám nghĩ và dám làm đó là viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô để chia sẻ về kinh nghiệm đời linh mục của mình và tặng Đức Thánh Cha 1 món quà: chiếc Renault 4. Đức Thánh Cha đã gọi điện cho vị linh mục lúc 10 giờ 19 phút sáng ngày 10 tháng 8.

“Tôi đã hỏi ngài rằng liệu ngài có muốn nhận chiếc xe đó không,” cha Zocca kể.

“Cha có chắc không? Có thật cha muốn tặng tôi chiếc xe đó không? Có lẽ cha nên cho người nghèo thì tốt hơn chăng?” cha Zocca hào hứng kể về những câu hỏi mà Đức Giáo Hoàng hỏi cha qua điện thoại.

Vị linh mục già kể ông đã nói với Đức Thánh Cha rằng “chiếc xe đó đã làm rất nhiều việc cho người nghèo rồi và nay đã đến lúc nó đến với Đức Thánh Cha. Ngài hỏi tôi ‘cha có chiếc xe khác chưa?’ Khi tôi nói tôi đã có một chiếc xe mới, Đức Thánh Cha đồng ý. Chúng tôi thỏa thuận là tôi sẽ chuyển chiếc Renault cho ngài vào ngày thứ bảy ngày 7 tháng 9, ngày canh thức cầu nguyện cho hòa bình ở Syria.”

Trước khi chiếc xe được gửi tặng Đức Thánh Cha, nó đã được đại tu và tân trang rất đẹp. Sau đó, nó được chuyển đến Vatican trên một chiếc xe đầu kéo. Cha Renzo và 100 khách hành hương hộ tống bằng xe buýt.

Khi được biết chỉ có một nửa trong số những khách hành hương được phép vào Vatican để chứng kiến giây phút tặng xe và những người còn lại phải ở bên ngoài, Đức Thánh Cha đã nói: “Chúng ta đi thôi”. Sau đó, ngài cùng một số người trong chúng tôi bước lên chiếc Renault. Tôi không thể tả hết niềm hạnh phúc của 50 anh chị em trong giáo xứ thế nào khi họ trông thấy chiếc Renault tiến đến và Đức Thánh Cha bước ra ngoài, cha Renzo phấn khởi cho biết.

Từ khi đảm nhận sứ vụ thánh Phêrô cách đây 6 tháng, Đức Phanxicô vẫn duy trì phong cách sống gần gũi, giản dị và thân thiện của Đức Hồng Y Bergoglio ngày nào. Phải chăng “phong cách sống mở” này của Đức Giáo Hoàng là dấu hiệu đáng mừng về một Giáo Hội đang mở ra hơn nữa với thế giới và con người, nhất là những người nghèo và đau khổ.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Thủ Đô Paris vinh danh Đức Cố Hồng Y Lustiger
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:20 12/09/2013
PARIS - Thành phố Paris vừa có quyết định vinh danh Đức Cố Hồng Y Aron Jean-Marie Lustiger (1926-2007), Tổng Giám Mục Giáo phận Paris, bằng cách dùng tên của ngài để đặt cho một cây cầu nối liền giữa quận 4 và quận 5 của thủ đô. Cây cầu này trước đó có tên là Petit Pont và nằm ở một trong những phía của tiền sảnh Nhà Thờ Đức Bà Paris và Quảng Trường Gioan Phaolô II.

Lễ khai trương sẽ được ông Bertrand Delanoë, Thị Trưởng Thành phố Paris chủ trì, dưới sự chứng kiến của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục giáo phận Paris và sẽ diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 19 tháng Chín 2013 tới đây. Khi đó cây cầu chính thức có tên mới là Petit Pont- Cardinal Lustiger.

Trước tin mới mẻ này, Đức Hồng Y Vingt-Trois, Tổng Giám Mục đương nhiệm của giáo phận Paris, chia sẻ cảm xúc : « Chúng tôi rất vui mừng về việc vinh danh của Thành Phố dành cho Đức Hồng Y Lustiger, người đã gắn bó với Thủ Đô Paris bằng rất nhiều mối liên hệ ».

Riêng đối với Giáo phận Paris dưới thời coi sóc của mình, ngài đã có công trong việc thành lập một Học Viện Thần Học và một kênh truyền hình Công Giáo KTO.

Được biết đến như một trí thức uyên bác, Đức Hồng Y Lustiger khi còn sống từng là thành viên của Hàn Lâm Viện Quốc Gia Pháp.
 
Muốn sống như một Kitô hữu, cần chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Bùi Hữu Thư
18:52 12/09/2013


Bài giảng sáng thứ năm

ROME, 12 tháng 9, 2013 (Le Mode vu de Rome) – Muốn thực hành điều Phúc Âm đòi hỏi, các Kitô hữu phải “chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như vậy sáng ngày 12 tháng 9, Lễ “Danh Thánh Đức Maria.”

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ sáng nay trong nhà nguyện Thánh Mác-Ta, và Radio Vatican đã thuật lại trích dẫn bài giảng của ngài, tập trung vào lời Thánh Phaolô mời gọi hãy mặc lấy “những tâm tình, thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại và tha thứ lẫn nhau … “ (Cl 3,12-17).

“Phải làm sao? Phải theo đường lối học hỏi nào để thành công?” Câu trả lời rất rõ ràng: “Với chính sức lực của mình, Kitô hữu không thể làm gì được. Chỉ có ân sủng mới làm được điều này nơi họ.”

Và ân sủng này, đối với Đức Thánh Cha, sẽ có thể đạt được “bằng việc chiêm ngắm cuộc khổ nạn”, của những “đau đớn của nhân loại” Chúa Giêsu phải gánh chịu: “muốn tha thứ, hãy ngắm Chúa Giêsu chịu khổ nạn. Muốn không thù ghét người khác, hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu khổ nạn. Muốn không nói xấu người khác, hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu khổ nạn.”

“Chỉ cần nghĩ đến Chúa Giêsu thôi”. Nếu “tâm trí” của tín hữu nhắm vào “Chúa Giêu, Đấng chiến thắng, Đấng đã chiến thắng sự chết, tội lỗi, thần dữ và tất cả”, thì người này “có thể làm những gì Chúa Giêsu và Thánbh Phaolô đòi hỏi: là dịu hiền, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại, và quảng đại.”

Ngược lại, nếu người này “không nhìn ngắm Chúa Giêsu”, “không ở với Chúa Giêsu”, thì sẽ không thể làm được những điều ấy. Đây là một ân sủng đến từ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu. Không có con đường nào khác, đây là con đường duy nhất.”

Đức Thánh Cha khuyến khích “suy nghĩ về sự im lặng dịu hiền của Người: đó là điều độc nhất phải làm. Còn Chúa sẽ làm tất cả những gì còn thiếu sót. Nhưng bạn phải làm như vậy: hãy ẩn dấu đời sống trong Thiên Chúa với Chúa Kitô. Điều có thể thực hiện bằng việc chiêm ngắm con người nhân bản của Chúa Giêu, là nhân loại đau khổ.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến ngày Lễ Danh Thánh Đức Maria, trước đây có tên là “Danh Thánh Dịu Hiền của Mẹ Maria”: Các Kitô hữu ngày nay cần “có sự diụ hiền của Trinh Nữ Maria, để hiểu được những điều Chúa Giêsu đòi hỏi”, là những gì “khó theo trong cuộc sống.”

“Hãy yêu kẻ thù, hãy làm việc lành, hãy cho đi mà không cần được đáp trả… Ai vả má phải hãy đưa má trái ra, ai xéo áo ngoài hãy cho họ áo trong.. đây là những điều khó làm, phải không? Nhưng Mẹ Maria đã sống như vậy theo đường lối của Mẹ: Mẹ là ân sủng của lòng đại lượng, ân sủng của sự dịu hiền.”
 
Đức Giáo Hoàng ngừng ban tước hiệu Đức Ông
Anthony Đông Thái
20:41 12/09/2013
Đức Giáo Hoàng ngừng ban tước hiệu Đức Ông

Ký giả Joshua J. McElwee của mạng lưới National Catholic Reporter trích dẫn nguồn tin của tuần báo Công Giáo The Tablet có trụ sở tại Luân Đôn cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngưng việc công nhận tước vị danh dự “Đức Ông” cho các linh mục trước cuộc họp sẽ diễn ra vào tháng Mười này với một số Hồng Y về những cải cách có thể có trong Giáo Hội.

Theo phóng viên Robert Mickens của Tablet ở Rome, Đức Phanxicô đã ra quyết định này lần đầu vào tháng Tư, ít ngày sau khi được bầu làm Giáo hoàng. Quyết định này cũng đã được nhật báo Rome daily Il Messagero đưa tin trong ngày hôm nay.

Tước hiệu Đức Ông là một tước vị tôn kính thường được ban cho các linh mục như một phần thưởng cho việc phục vụ Giáo Hội, hoặc như một biểu trưng cho một số chức năng đặc biệt mà họ phục vụ trong việc quản trị Giáo Hội. Tước hiệu này thường do Đức Giáo Hoàng ban tặng theo đề nghị của Giám mục địa phương nơi linh mục phục vụ.

Một số người đã chỉ trích thông lệ này, nói rằng nó đưa đến thái độ tham danh vọng địa vị trong Giáo Hội.

Anthony Đông Thái
 
Top Stories
Pope Francis meets with Prime Minister of Thailand
Vatican Radio
11:29 12/09/2013
2013-09-12 - Pope Francis on Thursday received the Prime Minister of Thailand, Yingluck Shinawatra. A statement released by the Holy See Press Office described the talks as cordial, in which the two spoke about the good relations between the Holy See and Thailand, was well as the cooperation between the Church and government, especially in the fields of education and society. Furthermore, they discussed international issues and the political situation in Asia, with particular focus, on the importance of intercultural and interreligious dialogue for the promotion of human rights, peace, and justice in the region. The Prime Minister presented two silver candlesticks to the Holy Father as a gift, while the Pope gave Ms. Yingluck a pen. Earlier in the day, Pope Francis met with Secretary-General of the Organization of American States, José Miguel Insulza.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một ngày được tiếp kiến ĐGH tại quảng trường thánh Phêrô
Nguyễn Qúy Đại
09:30 12/09/2013
MỘT NGÀY HY VỌNG

Chương trình đi hành hương chúng tôi đã sắp xếp trước 6 tháng, đến Roma ở nhà khách Phát Diệm, nhờ Linh mục G.Trần Đức Anh OP trưởng ban Việt ngữ đài Vatican lo Ticket để vào tham dự buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Tư hàng tuần, may mắn nếu chúng tôi đến Roma trước một tuần thì không có buổi tiếp kiến nầy. Bởi vì sau hai tháng nghỉ hè, sáng thứ tư ngày 04.9.2013 Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu trở lại với các buổi tiếp kiến. Thời tiết ở Roma nắng 30 độ C, mỗi ngày chúng tôi thức dậy sớm dự thánh lễ tại nhà Nguyện của nhà khách Phát Diệm. Sáng thứ Tư được các Soeurs cho ăn điểm tâm sớm hơn để nhóm chúng tôi đến Vatican tìm chỗ tốt có thể gần nơi Đức Thánh Cha đi qua.

7:45 phút chúng tôi đến nơi đã có hàng trăm hội đoàn cờ, biểu ngữ đứng xếp hàng trước, từng đoàn người mũ nón, khăn quàng cổ nhiều màu khác nhau để họ dễ nhận ra đoàn của mình, tránh bị lạc giữa rừng người xa lạ. Cảnh sát rất đông đứng dọc theo đường làm trật tự. Nhóm chúng tôi chỉ 5 người, anh Nguyễn Văn Rị người có kinh nghiệm nhiều lần đến Roma từng tiếp kiến với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II. Anh làm hướng dẫn viên không cần phải xếp hàng theo sau những hội đoàn đông người, chúng tôi đi hàng dọc từng người vào tới cổng bên trong trước Quảng trường Thánh Phêrô khoảng 30 phút! xếp hàng để an ninh rà soát kiểm tra, vào được bên trong đã đông người, Quảng trường chia từng lô giống như bàn cờ tướng có ghế nhựa màu xám mỗi lô cách nhau là hàng rào cản là đường đi của xe Đức Thánh Cha chạy qua. Chúng tôi nhanh chân đến gần khán đài trước Vương Cung Thánh Đường, nhưng các dãy ghế theo hàng rào cản đã có người. Nếu ngồi ở giữa sẽ không thấy Đức Thánh Cha đi qua. Tôi tìm được một chỗ đứng đầu lô là khoảng cách giữa hàng ghế hai bên, nhiều người đã đứng trước vì mõi chân trời nóng họ bỏ về ghế ngồi. Là một cơ hội tốt cho tôi „chiếm đất“. kiên nhẫn đứng dưới trời nắng không mũ nón, có dù nhưng không được che vì làm cản tầm nhìn của khách hành hương. Điều quan trọng đến đây rồi thì vì vấn đề an ninh và trật tự nên „nội bất xuất, ngoại bất nhập“ vấn đề vệ sinh cá nhân bị giới hạn, bởi vậy buổi sáng không nên uống nước nhiều, trời nóng mang theo nước uống từng hớp nhỏ cho đở khát mà thôi. Nếu ai bị bệnh thận nên đứng khu có nhà vệ sinh gần nhất ở hai bên Quảng trường.

9:30 phút các Hồng Y đọc danh sách chào mừng các phái đoàn từ khắp nơi trên thế giới về tham dự. Mọi người đều hướng về khán đài mong Đức Thánh Cha xuất hiện. Quảng trường thánh Phêrô là một biển người đủ màu sắc, dưới chân tượng các Thánh hai bên là 2 màn hình lớn từ xa có thể nhìn thấy toàn cảnh của Quảng trường. Theo các báo tường thuật trên 100 ngàn người về tham dự.

10 giờ tiếng reo mừng Phanxicô! Phanxicô! vang vọng cả khung trời, ngài đứng trên xe không có kính bảo vệ như các Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm, xe chở Đức Thánh Cha từ bên hông của khán đài chạy chậm một vòng qua các lô chào mừng Kytô hữu. Những người tàn tật ngồi dọc theo đường ngoài các rào cản để Đức Thánh Cha an ủi và chúc lành. Các bà mẹ có con nhỏ cố gắng đưa con cho các cận vệ bế lên để trao đến Đức Thánh Cha hôn ban phước lành cho các em. Các em bé đưa cho người lạ bế thường hay khóc la, nhưng trong trường hợp nầy không có bé nào khóc thật là một phép nhiệm màu.

Xe Ngài chạy ngang chỗ tôi đứng, ngài hơi cúi xuống nắm những bàn tay đưa ra chào đón, miệng ngài luôn nở nụ cười rất tươi như toát ra một vùng hào quang ánh sáng, xe càng đến gần tôi cảm thấy hồi hợp vội chụp những tấm hình gần nhất. Em bé đứng bên cạnh tặng mũ trắng cho Đức Thánh Cha, ngài lấy đội ngay lên đầu và tặng lại cho cháu chiếc mũ của ngài đang đội. Bé Vincent 5 tuổi con trai của Hoàng Quang Minh & Thanh đến từ Melbourne (Úc) trong nhóm chúng tôi cũng được đội chiếc mũ trắng từ Đức Thánh Cha. Có thể ơn Chúa ban cho cháu Vincent, ngày hôm trước cháu nghe nói đến Quảng trường Thánh Phêrô đã háo hức mong đợi để thấy Đức Thánh Cha. Chiều tối ngồi trên thềm nhà nghỉ Phát Diệm cháu Vincent nói với tôi và bác Rị: „ngày mai gặp Đức Giáo Hoàng, hôm nay phải làm dấu đọc kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh và hát một bản thánh ca“ Tôi rất ngạc nhiên cháu sinh ở Úc nói tiếng Việt giỏi còn đọc kinh rất rành, nhờ sự giáo dục con của gia đình Minh-Thanh thật đáng khen ngợi.

Khoảng 30 phút xe chạy chậm đến từng khu, tiếng reo hò chào mừng ngài càng lúc càng vang dội, nhìn lên màn hình hàng ngàn cánh tay đưa lên vẫy chào giống như những làn sóng biển tung tăng trong gió chiều. Đức Thánh Cha trở về trên khán đài. Ngài chia xẻ với Kytô hữu về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Rio de Janeiro ở Brasil trong tháng 7 vừa qua, cảm tưởng của ngài trong ba từ: tiếp đón, lễ hội đức tin, và sứ mệnh ra đi truyền giáo.

„Đức Thánh Cha đã cám ơn các giới chức đạo đời, các thiện nguyện viên, lực lượng an ninh, các cộng đoàn giáo xư Rio de Janeiro và các thành phố khác của Brasil đã tiếp đón các bạn trẻ với tình huynh đệ. Thật thế, ngài nói, sự tiếp đón của các gia đình Brasilđã là một trong các đặc thái đẹp nhất của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Các anh chị em Brasil thật là giỏi! Họ đã có một con tim rất lớn. Việc hành hương luôn bao gồm các khó khăn, nhưng sự tiếp đón giúp thắng vượt chúng, và còn hơn thế nữa biến đổi chúng thành dịp biết ơn và tình bạn. Nó làm nảy sinh ra các mối dây tồn tại, nhất là trong lời cầu nguyện. Và như thế Giáo Hội lớn lên trên toàn thế giới như một mạng lưới tình bạn đích thật trong Chúa Giêsu Kitô, một mạng lưới tóm bắt bạn, nhưng cũng giải thoát bạn. Như vậy từ đầu tiên trong kinh nghiệm của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là sự ”tiếp đón”.

Đức Thánh Cha nói lên kinh nghiệm của ngài đối với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Với đề tài ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ” Chúa Kitô Phục Sinh sai các môn đệ Ngài ra khỏi chính mình, ra khỏi mọi khép kín để đem ánh sáng và tình yêu của Tin Mừng đến cho tất cả mọi người, cho tới các vùng ngoại ô của cuộc sống. Đó chính là sứ mệnh mà Chúa Kitô đã trao phó cho các bạn trẻ đông ngút ngàn trên bãi biển Copacabana. Bờ đại dương này là một nơi biểu tượng, khiến nghĩ tới bờ hồ Galilea. Phải, bởi vì cả ngày nay nữa Chúa lập lại: ”Các con hãy ra đi” và ngài nói thêm ”Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày...” Đây là điều nền tảng! Chỉ với Chúa Kitô chúng ta mới có thể đem Tin Mừng đế cho tha nhân. Không có Ngài chúng ta không thể làm gì cả, chính Ngài đã nói như vậy (x, Ga 15,5) Trái lại, với Ngài và hiệp nhất với Ngài chúng ta có thể làm được nhiều lắm. Cả một thanh niên một thiếu nữ, ít quan trọng hay là hư vô trước mắt thế giới, nhưng trước mắt Thiên Chúa họ là một tông đồ của Nước Trời, là một niềm hy vọng đối với Thiên Chúa.“ (trích một đoạn trong bản tin Đài Vatican Các bạn trẻ là niềm hy vọng của Thiên Chúa và của Giáo Hội)

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời mời mọi người tham dự ngày thứ Bảy ngày 7.9.2013. Ăn chay cầu nguyện cũng tại Quảng trường Thánh Phêrô ngài nói:

”Thứ Bảy chúng ta sẽ cùng nhau sống một ngày đặc biệt ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Siria, Trung Đông và trên toàn thế giới, cũng như hòa bình trong tâm hồn chúng ta. Mời toàn thể Giáo Hội hãy sống khẩn cấp ngay từ lúc nầy. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các tín hữu anh em Kytô khác, các anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và những người có thiện chí hiệp thông cầu nguyện vào ngày này tại nhiều nơi và theo thể thức khác nhau. Tôi đặc biệt nhắn nhủ các tín hữu Roma và các tín hữu hành hương tham gia buổi canh thức cầu nguyện tại Quảng trường thánh Phêrô lúc 19 giờ, để cầu xin Thiên Chúa ban đại hồng ân hòa bình trên toàn thế giới”.

Buổi tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha và ban phép lành cho mọi người. Như báo chí đã tường thuật trong chuyến đi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Brasil, ngài đến từng khu nhà người nghèo khó được mô tả „khu ổ chuột“ chia xẻ với người nghèo, kêu gọi chính quyền địa phương hãy giúp đỡ người nghèo đừng bỏ họ trong lãng quên.

Đức Thánh Cha Phanxicô thời làm Giám Mục, Hồng Y luôn sống bình dân tự nấu ăn, đi xe công cộng, Được bầu làm Giáo Hoàng ngài không ở „cung điện“ của Tòa Thánh, ngài ở khu nhà với các Hồng Y. cung điện chỉ để tiếp các nguyên thủ quốc gia, Đức Giáo Hoàng lãnh đạo của Thành Vatican, đồng thời là giám mục Giáo phận Roma và là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Thế giới với 1 tỷ 2 Kytô hữu. Đức Giáo Hoàng nắm quyền lực tuyệt đối, có nghĩa là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đối với Thành Vatican. Nhưng đời sống của ngài thật đơn giản, khiêm tốn, tình yêu của ngài dành cho Kitô hữu rất bao la. Chúng tôi tham dự buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô, vui mừng thấy tận mắt nắm được tay ngài là một diễm phúc nhất trong đời. Trên đường chúng tôi về vẫn còn vang vọng mãi dư âm Phanxicô, Phanxicô.

Nguyễn Quý Đại
 
Ai sẽ bảo vệ người dân?
Lm GB Phạm Quang Long
15:38 12/09/2013
VINH 12.09.2013 - Ngày hôm qua, chúng tôi đến thăm giáo dân Mỹ Yên, những người anh chị em của chúng tôi đang bị nhà cầm quyền trấn áp, công kích và cáo buộc một cách bất công.

Hậu quả là hơn 30 người bị trọng thương, trong đó có người bị chấn thương sọ não, chấn thương cột sống khá nặng.

Tại đền thánh Antôn ở Trại Gáo, chúng tôi đã dâng lễ cầu nguyện cho những nạn nhân của bạo lực, đặc biệt là hai giáo dân đang bị giam, những người bị thương và gia đình của họ.

Chủ tế thánh lễ là Tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, cùng với 9 linh mục đồng tế.

Thứ Ba là ngày hành hương hàng tuần. Số giáo dân tham dự khoảng 4 ngàn người.

Khách hành hương thể hiện lòng đạo đức thành kính. Người dân Mỹ Yên mến khách và có tinh thần mạnh mẽ.

Mỹ Yên đã bình yên trở lại. Nhiều người lên đền thờ, nhiều người khác ra đồng gặt lúa.

Đi ngang qua trụ sở xã Nghi Phương, tôi thấy có rất nhiều xe biển xanh và lán trại, với lực lượng công lực túc trực rất hùng hậu.

Sự bình yên có vẻ giả tạo và có thể căng thẳng trở lại bất cứ lúc nào, vì nhà cầm quyền đang dùng báo đài công kích giáo dân và vị chủ chăn của họ.

Thật đau lòng khi nhìn thấy những người dân quê hiền lành, chất phác, đói nghèo, lại phải đương đầu với thế lực công quyền, những người ăn lương của dân đáng lẽ ra phải bảo vệ họ.

Rời Mỹ Yên mà lòng tôi nặng trĩu một câu hỏi canh cánh trong lòng: Ai sẽ bảo vệ người dân?

Câu trả lời là không có ai.

Và tôi hình dung ra tình cảnh người dân Việt chúng ta thời nô lệ xa xưa: Người dân lành không có ai bảo vệ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Truyền thông và cuộc chiến giải trừ gian dối.
Bảo Giang
09:38 12/09/2013
Truyền thông và cuộc chiến giải trừ gian dối.

Vào năm 2006, khi còn là phó chủ nhiệm quốc hội “CHXHCNVC”, ông Trần quốc Thuận đã công khai lên tiếng, đánh giá, xác minh về các bản chất trong sinh hoạt của chế độ cộng sản là: “ Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng! ( của Việt cộng)”. Sau đó một khoảng thời gian, một con cưng khác của chế độ, mang quân hàm đại tá, cũng là đại biểu của quốc hội, là phó chủ tịch của hội nhà văn CS, ông Nguyễn Khải, trước khi xuôi tay về với thiên đàng Mác Lê, trong “Đi tìm cái tôi đã mất” đã viết là: “"Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ... và người ta không dám hỏi lại những điều được nghe ấy đúng sai ra sao?

Thật ra thì chẳng cần đến việc hai nhân vật này nói ra, viết ra như thế người ta mới biết đến việc cộng sản chủ trương xây dựng một xã hội dựa trên nền tảng gian dối. Trái lại, hầu như tất cả mọi ngưòi đã biết rất rõ, một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước cộng sản là phải tạo ra và bảo vệ gian dối. Nếu CS không tạo ra và bảo vệ được sự gian dối, cộng sản sẽ bị hủy diệt. Tuy thế, lời công bố của hai nhận vật này cũng giúp đưa ra vài chỉ dẫn.

Một mặt, họ xác mình việc gian dối, hay nói dối tràn làn trong cuộc sống của người Việt Nam ngày nay không phải là sự gian dối mang tính tự phát của người dân. Nhưng nó là một thành quả xuất sắc bắt nguồn từ chủ trương của đảng và nhà nước CS trong tiến trình đào tạo và huấn luyện các đoàn đảng viên, cán bộ của đảng và nhà nước. Để từ đó, những người này đem vào xã hội. Dưới áp lực khủng bố qúa lớn và sự sợ hãi, người ta không dám hỏi lại, hay tìm hiểu cái xuất xứ của những câu nói từ đảng, từ nhà nước, từ cán bộ là đúng hay sai. Trái lại, chỉ còn biết tuân theo và lập lại như thế mà sống. Kết quả, gian dối từng bước huỷ diệt tận căn nhân thiện của con người trong xã hội, trong tôn giáo và được thay thế vào đó là thứ “đạo đức cách mạng”, là sự đồng bộ trong gian dối và làm nô lệ cho gian dối. Nên những ai tranh đấu cho công lý, cho sự thật thì đều có thể bị quy kết là chống nhà nước CHXHCN/VC với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền CS. Một thể chế mà không đáng được tồn tại thêm một giờ, một phút nào nữa!.

Mặt khác, khi phấn khởi hay ta thán về thành qủa bất hủ của nhà nước CS, cà hai vị này đã đưa ra được những lời cảnh tỉnh, gởi cho những ai còn thao thức với vận mệnh của dân tộc, của đất nước biết là: Nếu còn cộng sản, chúng ta không bao giờ thoát ra khỏi được sự gian dối lấp đè lên gian dối. Trái lại, càng lúc càng bị CS đưa từng thế hệ này tới thế hệ khác lún sâu vào cuộc sinh hoạt trong dối trá do họ chủ trương. Kết quả, tiền đồ của đất nước không còn, tương lai của dân tộc bị hủy diệt. Bởi vì, có những sự thật như chúng ta đã bị Tàu đô hộ bao nhiêu năm nay rồi, có thể từ ngày 02-9-1945, mà người ta vẫn dối trá bảo không. Không một ai dám bảo là có. Tệ hơn, CS còn rêu rao cuộc nô lệ ấy là tình hữu nghị! Và họ bảo vệ cái tình hữu nghị ấy bằng mọi gía! Theo đó, những ai còn nghĩ đến tiền đồ của tổ quốc, tương lai của dân tộc thì không thể khoanh tay trước cái chủ trương vong bản của CS.

Lời cảnh báo ấy, không phải là không có lý lẽ. Bỏi vì, trổi vượt lên trên cái bản ngã nói dối mà sống của từng cá nhân. Sự dối trá của chế độ đã trở thành một khuôn mẫu để làm tiêu chuẩn cho lãnh đạo. Khuôn mẫu này được chứng minh rõ nét nhất là ở cuộc chiến tranh gọi là “giải phóng Miền Nam, chống Đế Quốc Mỹ xâm lược”! Khẩu hiệu to hơn những cái mồm to nhất. Kết qủa, nó chỉ là một cuộc lừa dối trắng trợn nhất, vĩ đại nhất trong chủ trương của cộng sản đã thực hiện. Để ở đó, có hàng triệu người chết mất xác đến nay vẫn chưa thể tìm ra. Những nghĩa trang liệt sỹ thì đầy những bia mộ, có tên nhưng không có cốt. Có hàng vạn thương phế binh của cả hai miền, hàng triệu gia đình ly tan. Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, anh chị em mất nhau chỉ để đánh đổi lấy một kết luận đanh thép của đảng CS do Lê Duẫn công bố: “trận chiến này, ta đánh là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Và còn tồi tệ hơn thế, trong cuộc gặp gỡ Mao trạch Đông vào năm 1970. Lê Duẫn đã tự hào kể công, kể thành tích của một tên nô lệ với chủ là:“Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch”! Có còn ai tìm ra thứ ngôn ngữ kể công nào bóng bẩy hơn thế nữa? Theo đó, đất nước ta có bị tập đoàn CS / HCM áp đặt vào vòng nô lệ của Tàu thì cũng không có gì lạ. Có lạ là chúng ta không nhìn ra được những gian dối của chúng! Và lạ là không cùng nhau tìm phương cách thoát ra khỏi nanh vuốt của CS mà thôi.

Trở lại “ chuyện đánh Mỹ cứu nước” dù đây có là một cao điểm của phản trắc và lửa dối thì nó cũng đã thuộc về qúa khứ. Có hối cũng bất cập. Có nói cũng bằng không. Nhưng hiện nay, sự gian dối, lừa đảo của nhà nước CS vẫn phủ lấp trên tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội. Từ gia đình đến học đường, thậm chí trong cả lĩnh vực thuộc về tôn giáo, không có một nơi nào mà sự dối trá của đảng và nhà nước cộng sản không luồn lách vào. Mà một trong những lừa dối vĩ đại nhất, hào nhoáng nhất, có khả năng phù lấp, hủy hoại tiền đồ của đất nước, tiêu diệt tương lai của dân tộc là trường hợp Hồ chí Minh, một con cờ do cộng sản tạo ra?

Hồ chí Minh là ai? Ông ta là người Tàu hay là ngưòi Việt Nam? Nguyễn ái Quốc có phải là Hồ chí Minh, hay ông ta đã chết vì bệnh lao phổi sau khi ra khỏi nhà tù vào năm 1931? Có phải dưới sự chỉ đạo của CS/QT, Hồ tập Chương đã đóng vai Hồ chí Minh từ 1932 và xâm nhập vào cơ chế trong đảng CSVM?

Sự thật ra sao, chưa rõ thực hư. Nhưng nghi án này càng lúc càng lớn, làm cho người Việt Nam vuốt mặt không kịp. Trong khi đó, tập đoàn đảng và nhà nước CHXHCNVC vẫn tiếp tục ca bài phường chèo, ra rả ngày đêm xưng tụng, đánh bóng HCM là một loại cha già dân tộc ( không biết là dân tộc nào, Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan chăng?). Rồi xếp cho Y có địa vị, chỗ ngồi cao hơn cả quốc tổ Hùng Vương, cao hơn các anh hùng, cứu tinh của dân tộc như Đức Hưng Đạo Vương, Đức Lê thái Tổ, Đức Quang Trung Nguyễn Huệ.... Đã thế, còn ngày đêm thúc dục mọi người, mọi giới phải học tập theo gương của HCM, mà không hề có lấy một lời làm rõ, nêu lên những chứng cứ khả dĩ, đủ xác định và chứng minh HCM là Nguyễn ái Quốc, người làng Kim Liên. Cũng không hề đưa ra những chứng minh thực tế về hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1932 đến 1942 để phản bác những lý luận trong cuốn sách kia. Cũng không mời những nhà khoa học thực nghiệm đến làm DNA cho HCM để xác nhận nguồn gốc lý lịch thật sự của cái xác gỉa ở Ba Đình kia là Nguyễn ái Quốc hay Hồ tập Chương?

Theo đó, giả sử. Tôi giả sử, nếu Hồ chí Minh là người Tàu đúng như những gì mà tác gỉa Hồ tuấn Hùng, trình bày trong cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh” (Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008. Và theo ông Phạm quế Dương, “cuốn sách chủ yếu nói về Nguyễn Ái Quốc. Sau vụ án Hương Cảng, 1931 cụ sang Liên xô nhưng bị lao phổi và chết ở Liên xô từ năm 1932. Sau đó, Quốc tế Cộng sản phân công Hồ Tập Chương, người Đài Loan cùng hoạt động với cụ Nguyễn Ái Quốc thay cụ Nguyễn Ái Quốc làm cách mạng ở Việt Nam. Ông Hồ Tập Chương lấy tên là Hồ Chí Minh” thì chúng ta, những người còn sống đây, rồi đến những thê hệ nối tiếp sau đây sẽ phải ăn nói làm sao? Lịch sử nghìn năm chống phương bắc sẽ phải viết lại thế nào? Rồi căn chòi nào, mảnh đất rừng nào sẽ còn được phép lưu danh những Anh Hùng nước Việt Nam đây? Tôi cho rằng, câu hỏi này chỉ có thể là nỗi tủi nhục cho người Việt Nam thôi? Về phía đảng và nhà nước Việt cộng thì chắc đã có sẵn kế sách rồi. Bịp được đến bao giờ thì cứ bịp. Không bịp được nữa thì bỏ chạy sang Tàu, sang Tây là hết chuyện!

Như thế, gỉa sử ấy không phải là một bi quan, cũng không đơn thuần là một diều đáng lo, đáng quan ngại. Trái lại, nó có thể là một thảm hoạ cho đất nước và dân tộc Việt Nam nếu như nó tiếp tục được kéo dài. Theo đó, nếu chúng ta, thế hệ hôm nay muốn đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng nhân bản, làm nô lệ cho gian dối, làm nô lệ cho chủ nghĩa vong bản cộng sản. Hoặc gỉa, muốn tái tạo lại một đất nước có tình người, có cuộc sống lương tri chân thật, có văn hóa, có nhân bản, có cội nguồn dân tộc thì chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là cùng bạch hóa nghi vấn này. Bạch hoá bằng cách:

1. Tất cả mọi người, không trừ ai, hãy mạnh mẽ đem tiếng nói của công lý vào truyền thông. Chuyển tải sự thật đến mọi nơi, mọi chốn, để giải phóng người dân ra khỏi mọi gian trá từ cuộc tuyền truyền bất lương của đảng và nhà nước cộng sản.

Trước hết, nhờ tính năng động của tuổi tré, vận động mọi người, mọi giới cùng tham gia vào phong trào làm DNA, tìm hiểu sự thật về lý lịch của Hồ chí Minh. Hãy nhắn tin cho cả nước biết những hoài nghi của dân ta về Hồ chí Minh. Hãy nói chuyện với bằng hữu, người thân về những chứng cứ hiện có, gởi đi những tin nhắn qua các diện thoại cầm tay, để mọi người cùng đi tìm sự thật, Hồ chí Minh là ai? Ông ta là ngưòi Việt Nam hay người Tàu?

Tôi tin rằng, dù chỉ là vài mẫu chuyện nhỏ do nhiều người chứng kiến và kể lại cách xử thế của Hồ chí Minh với mẹ và chị gái của ông ta, nếu được chúng ta chuyển tải rộng ra cả nước, đến với mọi người ở mọi nơi, mọi chốn. Nó không còn là câu chuyện nhỏ bé nữa. Trái lại nó có khả năng tác động cực mạnh trong lòng người và tạo ra một sức mạnh vô bờ, có đủ khả năng đập tan sự gian dối. Chuyện là, vào năm 1957, Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không đến thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan dù ngôi mộ không xa địa diểm Hồ chí Minh đến thăm là bao. Trước đó, năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, Hồ chí Minh cũng tránh mặt, không dám gặp. Tại sao lại thế? Nếu Hồ chí Minh là con bà Hoàng thị Loan thì có lẽ nào Y lại không giữ phận làm con đến bên mộ, khóc òa, tạ tội bất hiếu không thể phụng dưỡng cha mẹ. Rồi thắp nhang cho mẹ, báo đáp ơn đức sinh thành? Nếu là chị em ruột tại sao HCM không dám gặp bà Nguyễn thị Thanh?

Chỉ có một lý giải là: Hồ chí Minh là Hồ tập Chương người tàu, không phải là Nguyễn ái Quốc con của bà Hoàng thị Loan, nên Y không thể nào đến thắp nhang “ báo đáp ơn sinh thành” cho cụ Hoàng thị Loan . Nhưng tại sao không gặp lại người chị duy nhất của mình sau bao năm xa cách? Sợ phải nhận họ hàng, làm chị em với bà nhà quê hay sợ bị phát giác ra sự gỉa mạo là em của bà chăng? Nên nhớ, có tật thì giật mình thôi, chứ hình dáng của Hồ chí Minh có đổi khác đi, tiếng nói có khác xưa thì bà Thanh cũng không thể nhìn ra ngay được. Như thế, câu trả lời vắn gọn là: Hai người này cũng chẳng phải là chị em với nhau. Gặp chẳng tỏ bày được tình thân, còn có thể lộ tẩy trong những câu chuyện của gia đình khi xưa. Nên Hồ tập Chương, không gặp, không đốt nhang chẳng có gì là lạ. Có lạ là về phía nhà nước VC vẫn giữ im lặng. Im lặng cho đến chết? Tuy nhiên, khi không dám công khai có ý kiến trước dư luận, cũng không làm thực nghiệm DNA về HCM để trả lời, phản chứng, thì cũng chính là lúc họ xác nhận sự thật Hồ chí Minh không phải là Nguyễn ái Quốc.

Kế đến, vận động các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu sử ở trong nước, hải ngoại, các nhà văn, nhà báo hãy cứu nước, cứu dân bằng những bài viết của họ. Người thì làm thực nghiệm với chứng cứ của khoa học, kẻ khác bằng phương pháp sử liệu. Nếu không thể thực nghiệm trực tiếp trên cái xác của Hồ chí Minh với thân nhân ruột thịt, đề nghị làm cách gián tiếp từ Nguyễn tất Trung với những thân nhân ruột thịt này. Mặt khác, cũng có thể vận động GS Hồ tuấn Hùng làm DNA với ngưòi chú (Hồ chí Minh) để tìm ra những điểm tương đồng có thể chứng minh là có liên hệ máu huyết ay không? Dĩ nhiên, những thử nghiệm gián tiếp không thể đưa ra được một kết luận vững chắc. Nhưng dù sao thì nó cũng cho ra những chứng cứ để làm sáng tỏ thêm sự liên hệ giữa những người này.

Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc là. Việc xét nghiệm DNA dù là gián tiếp cũng không khả thi. Bởi lẽ, với một quá trình và chủ trương ” tráo rồng đổi phượng” thì dĩ nhiên, tro cốt của Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đã bị cộng sản tiêu hủy toàn bộ từ lâu rồi. Đên ngay cái xác của Hồ tập Chương trong lớp áo Hồ chí Minh cũng chỉ là cái xác giả. Riêng cái cốt thật của Hồ tập Chương dù mới chết 1969 thì tập đoàn CS cũng chẵng còn để lại một dấu vết nhỏ nào. Và có thể chính Liên Sô là người đã thực hiện hai vụ phi tang này. Phần cá nhân, Hồ Tập Chương vì phải bảo vệ bí mật của chính mình và tổ chức của CSQT, nên khi còn ngồi ghế chủ tịch nhà nước, Y có thể đã ra lệnh cho thủ hạ tiêu hủy hoàn toàn hài cốt của những vị có liên hệ huyết thống vói Nguyễn ái Quốc như cụ Hoàng thi Loan, bà Nguyễn thị Thanh hay ông Nguyễn Sinh Khiêm rồi. Riêng phần mộ của ông Nguyễn sinh Sắc, có thể chôn ở miền nam. Nhưng trong những năm chiến tranh, ai dám bảo đảm rằng Hồ tập Chương đã không ra lệnh cho cán bộ, du kích trên danh nghĩa là tìm kiếm bảo vệ. Nhưng thực ra là tiêu hủy toàn bộ dấu vết của ông và thay vào đó là những cái hài cốt chẳng có một tý liên hệ nào đến dòng họ Nguyễn sinh Sắc? Theo đó, việc DNA tưởng là dễ và chính xác nhất thì lại không khả thi.

Theo đó, sự việc chỉ còn trông chờ các nhà sử học đứng đắn. Nhờ họ, qua các cuộc nghiên cứu sử liệu từ các thư viện mật của Nga, Trung quốc, hy vọng tìm ra được những những tài liệu lịch sử khả tín về cái chết của Nguyển ái Quốc vào năm 1932. Hay những sinh hoạt của Hồ tập Chương trong thời bí mật từ 1932-42 ở Liên sô, trước khi Y được giới thiệu với nhóm Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp với cái tên Hồ chí Minh rồi cùng vào sinh hoạt trong Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí hội của cụ Hồ Học Lãm. Nguyễn ái Quốc khi đến Pháp và sang Liên Sô rồi về làm chủ tịch đảng CSVN chắc cũng còn để lại nhiều giấy tờ ghi nhận về chiều cao, kích thước, hình dạng. Đây cũng là những chứng liệu hữu ích cho cuộc đi tìm sự thật.

Về phía các nhà văn nhà báo, bloggers, cũng có thể làm xét nghiệm DNA Hồ chí Minh qua các tác phẩm của ông ta, để tìm xem trong đó có hơi hám của Việt Nam hay không. Bởi lẽ, văn là người. Thơ là hơi thở. Không một người làm thơ, viết văn nào phải xa quê hương mà trong thơ văn của nguời đó không thao thức, không nhắc đến quê hương hay những người thân, không nhắc đến những đồng ngô nương sắn, thành thị, nơi mình đã đi qua. Nhờ những chứng từ đó, chúng ta có thể có được một đáp số trung thực hơn về lý lịch của Hồ chí Minh. Dù kết qủa thế nào, phải hay là không, thì điều này cũng giúp dân ta và đất nước ta có được một chỗ đứng nghiêm chỉnh hơn. Dứt khoát, không thể trông chờ CS làm việc này cho chúng ta.

2. Vận động toàn dân tham gia vào cuộc đảnh đổ gian dối, làm chuyển hóa và xóa bỏ chế độ vong bản cộng sản để đưa dất nước vào cuộc sống trong hoà bình ổn định, trong công lý, nhân quyền, nhân ái.

Trong khi chờ có được những bằng chứng khả tìn trong tay, Hồ chí Minh là Hồ tập Chương là ngưòi Tàu theo họ Mật La, Đài Loan, hay là người Việt Nam để công bố cho toàn dân. Chúng ta phải vận động mọi người, mọi giới, không trừ ai, kể các các đoàn đảng viên cộng sản, hãy vì danh dự của tổ quốc, vì tiền đồ của dân tộc, cùng với toàn dân tham gia vào cuộc đánh đổ gian dối, dành lại Độc Lập cho Tổ Quốc. Đem lại Tự Do cho cho con người. Vận động mọi ngưòi cùng nắm tay nhau, biến sợ hải, nhút nhát, vô cảm thành một phong trào lớn mạnh. Cương quyết giải trừ trường hợp Hồ chí Minh ra khỏi dòng lịch sử Việt Nam. Giải phóng đất nước ra khỏi cuộc đánh tráo dơ bẩn và gian dối của cộng sản.

Đây là công việc trường kỳ, nó đòi hỏi chúng ta tốn phí nhiều thới gian. Hơn thế, còn đòi buộc chúng ta phải có thái độ dứt khoát và cương quyết nữa. Từ nhiều năm qua, vì nhiều lý do. Phần vì e dè, phần vì sợ hãi, phần vì né trách nên những cuộc tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Công Lý cho Việt Nam dưới nhiều hình thức đều được mở hàng bằng những mớ ngôn từ vay mượn của Hồ chí Minh. “ bác nói thế này, bác nói thế kia”. Coi những lời ấy như một thứ thuẫn che đạy cho chủ kiến và hành động của mình. Điều này không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải chọn lấy một hình thức tích cực mới. Bởi vì:

Theo Kinh Thánh: “Không thể nhân danh quỷ để mà trừ qủy”. Trái lại, chỉ có Công Lý, chỉ có Sự thật mới giải trừ được gian dối. Theo đó chúng ta cần mạnh dạn hơn, nghiêm khắc và can đảm hơn với chính mình. Hãy dùng tiếng nói của công lý, của nhân tâm dân tộc, của tiền nhân, của nhân tâm con người mà tạo nên nền móng vững chắc cho những hoạt động giải trừ cái bạo tàn, gian dối của đảng và nhà nước cộng sản tại Việt Nam. Sẽ không, không bao giờ còn dùng bất cứ những ngôn từ nào của HCM như là một cái thuẫn, giúp chúng ta chống lại tập đoàn này. Trái lại, phải loại trừ trường hợp của HCM ra khỏi ý thức tư tưởng của Việt Nam. Việc làm này, khỏi đầu có thể lạ lẫm và hơi khó khăn. Tuy nhiên, đó là việc cần phải khởi đầu.

Có làm được như thế, chúng ta mới sứng đáng và hãnh diện mình là nòi giống của Tiên Long, là thần tử của Quốc Tổ Hùng Vương, là con cháu của các anh hùng dân tộc, của Hai Bà Trưng, của Ngô vương Quyền, Hưng Đạo Vương, Lê Thái Tổ, Quang Trung... mới xứng danh là những hậu duệ của Trần bình Trọng, Lý thường Kiệt... hét vào mặt quân thù rằng: “Thà làm qủy nước nam còn hơn làm vương đất bắc.”

Có giải trừ được gian dối, đem trả sự thật về cho nghi án của dân tộc thì con cháu ta mai sau mới còn có chỗ đứng riêng trên mảnh đất mang tên Viêt Nam.

Bảo Giang

9-2013
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vatican II và việc giải thích Thánh Kinh
Vũ Văn An
19:49 12/09/2013
Đọc trong Thần Khí

Đoạn ba trong Dei Verbum 11 bắt đầu bằng việc nhắc lại rằng vì bản văn Thánh Kinh được linh hứng, như trước đó đã xác nhận trong Dei Verbum 11, nó phải được đọc trong cùng một Thần Khí nhờ đó nó đã được viết ra. Muốn vào được ý nghĩa của bản văn thánh, ta phải dựa vào Chúa Thánh Thần và đức tin, vốn là ơn Chúa Thánh Thần. Đến đây, bản văn chưa đi vào ý nghĩa mà Chúa Thánh Thần muốn tỏ lộ cho các độc giả cá nhân để họ được lợi ích thiêng liêng; chủ đề này sẽ được bàn tới tại chương 6 của Dei Verbum (12).

Nhiều giáo phụ, trong đó có Origen, Thánh Giêrôm và Thánh Grêgôriô Cả, dạy rằng phải có một ái lực thiêng liêng giữa nhà chú giải và bản văn. Phong trào đan viện thời trung cổ đã tạo ra truyền thống lectio divina rất phong phú, một thực hành ngày nay vẫn còn được áp dụng có hiệu quả dưới danh nghĩa chú giải thiêng liêng (spiritual exegesis). Tuy nhiên, trong chương này, hiến chế quan tâm tới ý nghĩa khách quan, tức ý nghĩa dành cho mọi độc giả và toàn thể Giáo Hội nói chung. Hiến chế chưa lưu tâm tới lối chú giải đặc sủng tùy ý, mà là lối giải thích theo phong thái thần học, tức phong thái khoa học theo cách riêng của nó.

Dei Verbum 12 đề xuất 3 qui luật: tính thống nhất của Thánh Kinh, truyền thống của Giáo Hội và loại suy đức tin (analogy of faith). Ta cần xem sét từng qui luật một.

Nói về tính thống nhất của Thánh Kinh, Dei Verbum coi Thánh Kinh trong tính toàn bộ của nó như một cuốn sách duy nhất, do Thiên Chúa linh hứng. Nó là Lời của Thiên Chúa theo nghĩa Người tự biến mình thành tác giả của nó qua việc linh hứng. Vì linh hứng tác động lên mọi soạn giả như một nhóm, nên nó không phải chỉ là một hiện tượng cá thể. Nó bảo đảm rằng Thánh Kinh, xét trong toàn bộ, cho ta nền tảng vững chắc trên đó Giáo Hội xây dựng các niềm tin của mình, cả hệ thống luân lý và sinh hoạt thờ phượng của mình (13).

Khi bàn tới linh hứng và vô ngộ, Dei Verbum 11 đã cho thấy: Công Đồng thừa nhận phần đóng góp nhân bản của các soạn giả thánh với mọi giới hạn bản thân và văn hóa của họ. Vatican nói một cách thoải mái tới việc không những Thiên Chúa là “soạn giả” Thánh Kinh, mà cả các soạn giả nhân bản cũng là “các soạn giả đích thực” của nó nữa (14).

Trong Dei Verbum 11, khi nói tới tính vô ngộ, Công Đồng tự chế không minh nhiên quả quyết rằng mọi câu tuyên bố trong Thánh Kinh đều chân thực cả. Thay vào đó, Công Đồng chỉ nói rằng các sách Thánh Kinh (số nhiều) giảng dạy một cách chắc chắn và không lầm lạc sự thật này: Thiên Chúa muốn cam kết với chúng vì phần rỗi chúng ta.

Tính thống nhất của Thánh Kinh, dựa trên ơn lính hứng của Thiên Chúa, có tầm quan trọng quyết định trong việc Kitô hữu đọc Cựu Ước. Trong chương này, Công Đồng quả quyết rằng các sách Cựu Ước “đạt được và bày tỏ được ý nghĩa đầy đủ của chúng (significationem completam) nơi Tân Ước... và ngược lại cũng soi sáng và giải thích cho Tân Ước” (Dei Verbum 16). Việc từ tiên tri bước qua thành toàn và từ tiên trưng (type) bước qua đối trưng (antitype) là mục chủ yếu của khoa chú giải Kitô Giáo cổ điển (15).

Về qui luật thứ hai của khoa chú giải thần học, bản văn của chúng ta qủa quyết “truyền thống sống động của Giáo Hội phải được lưu ý” (Dei Verbum 12).

Trước đó, tại Dei Verbum 8, Công Đồng quả quyết rằng truyền thống cần thiết để trọn bộ qui điển được biết đến và để các trước tác thánh được hiểu cách sâu xa. Rồi trong Dei Verbum 10, như đã thấy, Công Đồng khẳng định rằng Thánh Kinh và Thánh Truyền cùng tạo nên một kho tàng thánh. Do đó, sẽ không đúng nếu bảo rằng một mình Thánh Kinh, dù được khảo sát bằng khoa lịch sử phê phán, có thể chuyển giao thỏa đáng Lời Thiên Chúa.

Dei Verbum nhấn mạnh tới sự cần thiết của “truyền thống sống động” và của huấn quyền như là nguồn cứ liệu (locus) của nó, trong việc biện phân ý nghĩa Thiên Chúa muốn nói. Một thí dụ là tập tục của Công Giáo coi những lời Chúa Giêsu ngỏ với Thánh Phêrô như là cũng ngỏ với cả các vị kế nhiệm ngài nữa, tức các vị giáo hoàng (Mt 16:18-19).

Qui luật thứ ba được tiếng La Tinh gọi là “analogia fidei.” Bản của Abbott dịch kiểu nói này là “việc hòa hợp các yếu tố khác nhau của đức tin”. Ta biết một cách tiên thiên rằng Thiên Chúa không thể linh hứng một ý nghĩa mâu thuẫn với sự thật cô đọng trong các tín điều của Giáo Hội. Tín điều được dùng như qui luật tiêu cực nhằm loại trừ các giải thích sai lạc. Hơn thế nữa, nó rọi ánh sáng tích cực cho điều Chúa Thánh Thần muốn biểu lộ trong các bản văn Thánh Kinh. Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, chẳng hạn, giúp ta hiểu sâu xa hơn kiểu nói “đầy ơn phúc” (dịch chữ Hy Lạp rất hiếm là kécharitôménê) do thiên thần sử dụng để gọi Đức Maria lúc Truyền Tin.

Chuyển động ngược chiều từ tín điều trở về nguồn Thánh Kinh vốn là một phương pháp được chấp thuận, được Đức Piô XII nói tới trong thông điệp Humani Generis (16). Nhưng trong thông điệp này, Đức Giáo Hoàng cảnh cáo rằng thần học sẽ trở nên khô cằn nếu sao lãng việc tự đổi mới mình bằng các nguồn thánh là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Bởi thế, Đức HY Alois Grillmeier đã nhận định một cách chính xác trong lời chú giải của ngài về Dei Verbum:

“Ở đây, ta thấy có mối tương quan hỗ tương: truyền thống sống động của Giáo Hội giúp ta qua việc mỗi ngày nó mỗi hiểu Thánh Kinh sâu sắc hơn bằng cái hiểu của đức tin. Tuy thế, một lối đọc lại Thánh Kinh mỗi ngày mỗi đổi mới hơn phải trở thành linh hồn của thần học và của toàn thể truyền thống, để mọi sự đều được dẫn trở lại với sự viên mãn đã được thống nhất hóa ngay từ buổi đầu, nơi, mọi sự đều gắn bó với nhau” (17).

‘Truyền thống sống động’ và giải thích thần học

Các soạn giả Dei Verbum có lẽ đã không muốn giải quyết vấn đề còn đang tranh luận về sensus plenior hay ý nghĩa đầy đủ hơn. Nhưng đoạn nói về giải thích thần học rõ ràng thích có ý nghĩa này. Khó có thể tin rằng các soạn giả Cựu Ước nắm được mọi ý nghĩa sâu xa hơn của những lời họ viết như các ý nghĩa sau này được tiết lộ nơi các soạn giả Tân Ước, nơi truyền thống Công Giáo và nơi các tín điều Công Giáo, những nguồn mà các soạn giả Cựu Ước không có sẵn để sử dụng.

Đoạn nói về giải thích thần học kết thúc với câu tuyên bố này: “Tất cả các điều nói về cách giải thích Thánh Kinh cuối cùng đều lệ thuộc phán đoán của Giáo Hội, là người thực thi việc thừa ủy nhiệm và thừa tác vụ duy trì và giải thích lời Thiên Chúa” (Dei Verbum, 12). Huấn quyền không chỉ bước vào khúc cuối của diễn trình, mà can dự vào mọi giai đoạn của diễn trình này. Về mối liên hệ giữa các nhà chú giải và huấn quyền, Dei Verbum 23 dạy rằng “Nhà chú giải Công Giáo... khi sử dụng các phương thế thích hợp, nên tận dụng năng lực của mình, dưới sự chăm sóc canh chừng của huấn quyền thánh, vào việc thăm dò và trình bày các trước tác thần linh”.

Huấn quyền can dự một cách sâu xa vào từng giai đoạn trong diễn trình 3 giai đoạn của khoa chú giải thần học. Nó đóng vai chủ yếu trong việc thu thập và xác định qui điển Thánh Kinh, và do đó, thiết lập Thánh Kinh như một đơn nhất. Như đã mô tả trong chương 2, không thể tách biệt truyền thống khỏi huấn quyền, vì nó vốn khai triển dưới sự giám sát của các mục tử và “qua lời giảng giải của những vị đã tiếp nhận được ơn chân lý chắc chắn (charisma veritatis certum) nhờ diễn trình truyền thừa giám mục” (Dei Verbum,8). Phương pháp loại suy đức tin, cuối cùng, tùy thuộc ở huấn quyền, là định chế duy nhất có thẩm quyền công bố các khoản tin và các tín điều.

Dei Verbum 10 quả quyết rằng chỉ có huấn quyền, khi lên tiếng nhân danh Chúa Giêsu Kitô, mới có thể đem lại lời giải thích “chân chính”. Chữ La Tinh “authentica” trong ngữ cảnh này không có nghĩa chân chính cho bằng có thế giá, có thẩm quyền, nghĩa là, lời giải thích được đưa ra bởi những người có sứ mệnh giảng dạy nhân danh Chúa. Các giải thích chân chính theo nghĩa này khá hiếm hoi, nhưng chúng có sức nặng đáng kể, nhất là khi chúng vô ngộ.

Các tuyên bố tín lý thường dựa vào việc sử dụng đồng qui các bản văn Thánh Kinh khác nhau, đọc theo lối cầu nguyện trong truyền thống của Giáo Hội thờ phượng dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Tương đối rất ít trường hợp trong đó, Giáo Hội xác định ý nghĩa của các bản văn đặc thù, như Công Đồng Trent từng làm trong sắc lệnh về tội nguyên tổ và trong các qui định liên quan tới việc thiết lập một số bí tích. Như Raymond Brown từng nhấn mạnh, ngay trong các trường hợp hiếm hoi này, Giáo Hội “cũng không giải quyết vấn đề sử học về việc điều gì hiện diện trong tâm trí soạn giả khi ông soạn ra bản văn, nhưng chỉ giải quyết vấn đề tôn giáo liên quan tới các hệ luận của Thánh Kinh đối với đời sống của tín hữu” (18). Ý nghĩa thần học là ý nghĩa đích thực của bản văn và không nên bị bác bỏ, coi như “eisegesis” (chú giải diễn cách) như thể Giáo Hội đọc thêm điều gì vào bản văn mà trước đó thực sự nó không có ở đó.

Một khó khăn chống lại giáo huấn của Dei Verbum và của các công đồng trước đó về thế giá của huấn quyền là với thời gian, một số giải thích về Thánh Kinh bị chứng minh là không xác đáng. Người ta thường nghĩ tới một số luận chứng từng được sử dụng để lên án thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ (heliocentrism) của Galileo hay một vài khía cạnh của các sắc lệnh trước đó của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh.

Về trường hợp Galileo, nay ta đã thấy ra rằng ủy ban giáo hoàng nguyên thủy đã không phân biệt được sự khác nhau cần phải có giữa “ý nghĩa cứu rỗi” của Thánh Kinh và các giả thuyết khoa học rút ra từ các nhà chú giải Sách Thánh” (19).

Trong Huấn Thị của mình tựa là “Donum Veritatis” (về nhiệm vụ đối với Giáo Hội của thần học gia), Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Tòa Thánh thừa nhận rằng một số quyết định có tính mục vụ (phán quyết thuộc loại khôn ngoan) của huấn quyền “rất có thể mắc thiếu sót” (20).

Trong cuộc họp báo nhằm trình bày huấn thị này, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hồi ấy là Đức HY Ratzinger đặc biệt nhắc tới một số quyết định của Ủy Ban Thánh Kinh: “Trong tư cách cảnh báo chống lại các thỏa hiệp vội vàng và hời hợt, các quyết định này vẫn hoàn toàn hợp pháp: các nhân vật như J. B. Metz, chẳng hạn, từng nhận định rằng các quyết định của Giáo Hội chống lại thuyết Duy Hiện Đại đã giúp ích rất nhiều trong việc cứu Giáo Hội khỏi rơi vào thế giới tư sản phóng túng. Tuy thế, chỉ trừ một số khía cạnh đặc thù về nội dung, các quyết định này đã bị thay thế sau khi đã làm xong chức năng mục vụ của chúng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ” (21).

Bao lâu bàn tới các vấn đề kỹ thuật, không có tính tín lý, như việc định niên biểu và việc soạn tác các sách đặc thù, những sắc lệnh này không phải là các phán quyết có tính vô ngộ thực sự nghĩa là đòi phải đồng thuận trong tâm hồn (22).

Sự canh chừng giám sát của huấn quyền Công Giáo vào thời đó giúp che chở tín hữu trước các kết luận của khoa chú giải quá cấp tiến theo phương pháp phê bình lịch sử. Tuy nhiên, các căng thẳng vẫn có thể và thực sự đã diễn ra, nhất là trong trường hợp các nhà chú giải chuyên môn và các chức sắc có thẩm quyền vượt quá phạm vi năng quyền và trách nhiệm chuyên biệt của mình.

Hiện tượng trên cũng xẩy ra cho mối tương quan giữa khoa chú giải phê phán và khoa chú giải thần học. Tuy nhiên, dù căng thẳng đôi khi vẫn diễn ra, nhưng như Dei Verbum đã dự đoán, mối tương quan thông thường vẫn là mối tương quan hợp tác. Các học giả Thánh Kinh nào được huấn luyện về các phương pháp phê bình lịch sử có lẽ là những người được trang bị tốt nhất để xác định được ý nghĩa các lời lẽ của soạn giả thánh và những người đồng thời với các vị. Nhưng khoa phê bình qui điển, khoa phê bình truyền thống và khoa chú giải tín lý, nghĩa là mọi khoa lưu ý tới đặc điểm thánh thiêng của bản văn, đều cần thiết để xác nhận, định phẩm và phong phú hóa các phát kiến của ngành nghiên cứu phê bình lịch sử, có thế, Giáo Hội mới thực sự được Lời Thiên Chúa soi dẫn.

Trong các tuyên bố chân chính của mình, huấn quyền phẩm trật không nói trong tư cách một thẩm quyền độc lập mà trong tư cách một cơ phận của truyền thống sống động, được soi sáng bởi các bản văn linh hứng. Tiếng nói của huấn quyền không phải là tiếng nói xa lạ, nhưng tự bản chất vốn là tôi tớ của Lời Thiên Chúa. Nhờ các đặc sủng nhận được từ việc được thụ phong giám mục và được cử nhiệm vào chức vụ thánh, phẩm trật có khả năng nói với một hiểu biết thấu suốt sâu xa, nhưng phẩm trật này càng có khả năng nói như thế hơn nữa nếu biết lợi dụng các công trình trước đó của các học giả Thánh Kinh, vì một trong các chức năng của các học giả này là dọn đường cho các phán quyết của huấn quyền.

Như Đức Bênêđíctô XVI đã quả quyết, công việc của các học giả rất có ích trong việc giúp ta hiểu diễn trình sống động trong đó các Sách Thánh đã được khai triển, “ấy thế nhưng một mình khoa học không thể cung cấp cho ta một giải thích dứt khoát và có tính bó buộc... Một ủy nhiệm lớn hơn cần phải có cho việc này, một ủy nhiệm không thể chỉ phát sinh từ các khả năng của con người mà thôi. Tiếng nói của Giáo Hội là điều chủ yếu trong lãnh vực này, một Giáo Hội đã được ủy nhiệm cho Phêrô và đoàn tông đồ cho đến ngày tận thế (23).

Các học giả Thánh Kinh, các thần học gia và các mục tử không nên đi theo lối riêng, bằng cách phớt lờ nhau hay sợ sệt nhau. Các nhà chú giải Công Giáo cần thành thạo cả phương pháp giải thích thần học lẫn phương pháp giải thích triết học. Các nhà thần học tín lý và các mục tử cần quen thuộc với các phát kiến của khoa chú giải kỹ thuật.

Khi các học giả Thánh Kinh, các thần học gia và các mục tử làm việc với nhau một cách hòa hợp, toàn thể Giáo Hội sẽ tiến bộ trong việc thấu hiểu Lời Chúa. Sự cởi mở và hợp tác với nhau giữa mọi người lưu tâm tới ý nghĩa của Thánh Kinh sẽ giúp toàn thể dân Chúa đáp ứng tốt hơn tiếng nói của Chúa Thánh Thần và trung thành hơn với Chúa của mình.
_______________________________________________________________________________________________________________________
(12) Chương 6 của Dei Verbum, ở một số chỗ, nhắc tới ích lợi thiêng liêng mà độc giả cá nhân có thể rút tỉa được từ việc đọc Thánh Kinh theo lối cầu nguyện.
(13) Nói tới tính thống nhất của Sách Thánh là nhắc tới điều thường được gọi là khoa phê bình qui điển (canonical criticism), tức phương pháp từng được áp dụng một cách thành công và được cổ vũ một cách đầy thuyết phục bởi những người như Brevard S. Childs của Đại Học Yale, chẳng hạn. Xem Introduction to the Old Testament as Scripture (Philadelphia: Fortress Press, 1979) của tác giả này.
(14) “Bởi thế, vì phải coi mọi điều được tác giả thánh hay soạn giả thánh quả quyết như đã được chính Chúa Thánh Thần quả quyết, nên hệ luận là ta phải thừa nhận các Sách Thánh là các sách truyền dạy vững chắc, trung thành, và không sai lạc các chân lý mà Thiên Chúa muốn được ghi lại trong các trước tác thánh vì lợi ích phần rỗi của ta” Dei Verbum 11. Như thế, Dei Verbum rõ ràng muốn gán sự vô ngộ cho Thánh Kinh như một toàn bộ, hơn là cho từng chương đoạn cá biệt; các chương đoạn này phải được đọc trong ngữ cảnh toàn bộ.
(15) Xem Manlio Simonetti, Biblical Interpretation in the Early Church: An Historical Introduction to Patristic Exegesis (London: T & T Clark, 1994); Henri de Lubac, Scripture in the Tradition (New York: Crossroad, 2000).
(16) Đức Piô XII, “Humani Generis, Encyclical Letter on Certain False Opinions Threatening to Undermine the Foundations of Catholic Faith”, 21, trong The Scripture Documents, 140-146.
(17) Alois Grillmeier, “The Divine Inspiration and the Interpretation of Sacred Scripture,” trong Commentary on the Documents of Vatican II, Herbert Vorgrimler chủ biên, 5 vols. (New York: Herder and Herder, 1969), 3:199–246, tại 245.
(18) Brown and Schneiders, “Hermeneutics,” 116.
(19) Trong một số khảo luận và diễn văn về vụ Galileo, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới diễn trình tiệm tiến qua đó, Giáo Hội học được cách phân biệt giữa các vấn đề đức tin và các hệ thống khoa học của một thời đại nhất định. Xem “A Papal Address on the Church and Science,” Origins 1 (June 2, 1983): 9–52.
(20) Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, “Donum Veritatis, Instruction on the Ecclesial Vocation of the Theologian” (May 2, 1990), 2, trong L’Osservatore Romano, ấn bản tiếng Anh hàng tuần (July 2, 1990), 1. Tuy nhiên, văn kiện này có lời dè dặt sau đây: “Các giám mục và các cố vấn của các ngài không luôn luôn xem sét ngay tức khắc mọi khía cạnh trong toàn bộ nét phức tạp của vấn đề. Nhưng sẽ đi ngược lại sự thật, nếu, chỉ mới xem một số trường hợp đặc thù, ta đã vội kết luận rằng huấn quyền Giáo Hội có thói quen lầm lẫn trong các phán đoán khôn ngoan của mình, hoặc nó không được sự trợ giúp thần linh trong việc thi hành chính các sứ mệnh của mình... Một số phán đoán của huấn quyền có thể được biện minh lúc mới được đưa ra, vì trong khi các công bố này chứa đựng cả các quả quyết đúng lẫn các quả quyết không đúng, cả hai loại quả quyết này nối kết với nhau một cách chặt chẽ. Chỉ có thời gian mới cho phép ta biện phân và sau những nghiên cứu sâu xa hơn, ta mới đạt được tiến bộ thực sự về tín lý”.
(21) Muốn có bản văn buổi họp báo của Đức Hồng Y, xem Joseph Cardinal Ratzinger, The Nature and Mission of Theology (San Francisco: Ignatius, 1995), 101–107. Muốn có cuộc thàm luận đầy đủ hơn về vấn đề này, xin xem bài diễn văn của ngài nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh “100 Years: The Magisterium and Exegesis,” trong Theology Digest 51 (Spring 2004): 3–8.
(22) Theo lời Đức HY Ratzinger, chúng là “dấu hiệu của khôn ngoan mục vụ, một loại chính sách lâm thời. Cốt lõi của chúng vẫn có giá trị, những các điểm đặc thù do hoàn cảnh tạo nên thì cần phải sử đổi” Nature and Mission of Theology, 106.
(23) Đức Bênêđíctô XVI, Bài giảng Thánh Lễ nhận Tòa Giám Mục Rôma (7 tháng 5, 2005) trong Origins 5 (26 tháng Năm, 2005): 26–28, tại 28.

Phóng dịch bài Vatican II on The Interpretation of the Bible, của Đức HY Avery Dulles, S.J. thuộc Đại Học Fordham University, đăng trên tạp chí Letter & Spirit 2 (2006): 17–26
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Hồng
Dominic Đức Nguyễn
21:16 12/09/2013
TUỔI HỒNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại ĐHTM, 2013 MO. Hoa Kỳ)
Tuổi hồng đến với em
Tựa cây lá đâm chồi khi xuân đến
Tuổi hồng đến với em
Như câu hát, tiếng mẹ ru dịu êm.
(Trích ca khúc của Trương Quang Lục)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/9 - 12/9/2013 - Giáo Hội trước cơn cuồng phong chiến tranh đang gào thét xung quanh Syria
VietCatholic Network
14:41 12/09/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi triều yết chung sáng thứ Tư 11 tháng 9

Giáo Hội là Mẹ của chúng ta. Mẹ mang đến cho chúng ta sự sống và đồng hành với chúng ta

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ Tư 11 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả Giáo Hội như một người Mẹ. Ngài giải thích rằng giống như cha mẹ, Giáo Hội mang đến cho ta cho cuộc sống, nuôi dưỡng và đồng hành với con cái trong suốt cuộc đời. Suy tư trên mối dây ràng buộc mạnh mẽ này, Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng một phần của mối quan hệ này dẫn đến hệ quả là chúng ta phải trình bày với những người khác về đức tin của mình cũng như giới thiệu Mẹ Giáo Hội với họ.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về Giáo Hội, tôi muốn trình bày những suy tư trên một hình ảnh thường được sử dụng bởi các Giáo Phụ tiên khởi và Công Đồng Vatican II: đó là Giáo Hội là Mẹ của chúng ta. Khi suy tư về kinh nghiệm của tình mẫu tử, chúng ta hiểu rằng Giáo Hội thật sự là mẹ của chúng ta.

Đầu tiên, là bà mẹ của chúng ta, Giáo Hội ban cho chúng ta món quà là sự sống. Thông qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được tái sinh làm con cái Thiên Chúa và nhận được cuộc sống mới của mình. Dù đức tin là một hành động cá nhân, chúng ta cũng nhận ra rằng đức tin đến với chúng ta qua những người khác - gia đình và cộng đồng là những người dạy chúng ta về niềm tin của chúng ta.

Thứ hai, là mẹ của chúng ta, Giáo Hội nuôi dưỡng chúng ta, giúp chúng ta phát triển, dạy chúng ta con đường phải theo, và đồng hành với chúng ta trong cuộc sống, đặc biệt là trong bệnh tật và đau khổ, thông qua các Bí tích và Lời Chúa.

Thứ ba, nhiệm vụ của chúng ta là bước ra và chia sẻ tình mẫu tử của Giáo Hội bằng cách đưa người khác đến với đời sống đức tin. Và vì vậy chúng ta phải tự hỏi mình xem chúng ta có yêu mến Giáo Hội là Mẹ của chúng ta, là người giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin Kitô? Và chúng ta phải tự hỏi là làm thế nào để chúng ta vượt qua chính mình để đem Chúa Kitô đến những người khác? Như những con cái trung tín, chúng ta hãy mang ánh sáng của Chúa Kitô cho đến tận cùng trái đất.

2. Đức Giáo Hoàng lên án việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp

Đức Thánh Cha Phanxicô tái kêu gọi hòa bình trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật. Ngài cảm ơn những người hành hương đã tham gia trong ngày chay tịnh và cầu nguyện hôm thứ Bảy mùng 7 tháng 9, quy tụ tất cả những người thuộc các tôn giáo và niềm tin khác nhau trên toàn cầu.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà chức trách dân sự, cũng như các thành viên của các cộng đồng Kitô giáo và các tôn giáo khác, và những người nam nữ thiện chí, những người nhân dịp này đã chay tịnh và cầu nguyện, ăn chay và suy tư. Nhưng nhiệm vụ vẫn còn: chúng ta phải tiến bước trong lời cầu nguyện và trong các hoạt động cho hòa bình ".

Đức Thánh Cha giải thích rằng chỉ có một cuộc chiến duy nhất mà nhân loại phải giải quyết đó là cuộc chiến chống lại cái ác, chống lại sự lừa dối, và chống lại não trạng hành động hoàn toàn chỉ nhắm vào các lợi ích kinh tế.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh:

"Chiến tranh mà làm gì, nếu anh chị em không có khả năng chiến đấu trong cuộc chiến tranh sâu đậm chống lại cái ác này? Chẳng có cái lý nào cho quá nhiều cuộc chiến...Trong số những thứ khác, cuộc chiến tranh chống lại điều ác có nghĩa nói không với hận thù huynh đệ tương tàn, và những dối trá mà nó sử dụng, nói không với bạo lực dưới mọi hình thức; nói không với sự gia tăng của vũ khí và việc mua bán chúng trên thị trường chợ đen. Có biết bao nhiêu là vũ khí! Cơ man nào là vũ khí. Thành ra không thể hoài nghi: chiến tranh ở đó, chiến tranh ở kia, khắp mọi nơi có chiến tranh, có thật sự là một cuộc chiến để giải quyết các vấn đề hay chỉ là một cuộc chiến thương mại để bán các khí giới này vào thị trường buôn bán vũ khí bất hợp pháp?

Nhắc lại các tình huống bi đát đang diễn ra tại Syria, Ai Cập, Iraq và Li-băng, Đức Thánh Cha đã yêu cầu tất cả mọi người hãy cầu nguyện cho một nền hòa bình lâu dài ở Trung Đông.

3. Buổi canh thức cầu cho hòa bình

Chiều tối ngày thứ Bẩy mùng 7 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu chủ sự buổi canh thức cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô cho hòa bình tại Syria, Trung Đông và các nơi trên thế giới.

Buổi cầu nguyện, được chính Đức Thánh Cha loan báo trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 1 tháng 9 vừa qua, đã khởi sự lúc 7 giờ tối và kéo dài đến 11 giờ đêm. Đây là buổi cầu nguyện dài nhất từ trước đến nay do một vị Giáo Hoàng chủ sự. Rất nhiều nơi trên thế giới đã hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và tổ chức các thánh lễ, các buổi cầu nguyện cầu cho hòa bình. Cả các tín hữu Kitô không Công Giáo, tín đồ tôn giáo khác cũng tổ chức cầu nguyện theo thể thức của họ.

Trong số hàng trăm ngàn người hiện diện tại Quảng trường, cũng có đại diện của các cộng đoàn Arập và những người không tín ngưỡng, nhiều giới chức chính quyền Italia và thành phố Roma, như ông Mario Mauro, Bộ trưởng quốc phòng, Ông Mario Giro, thứ trưởng ngoại giao Italia, với phái đoàn Cộng hòa Trung Phi gồm 17 người. Nhiều đại biểu quốc hội, các vị đại diện 20 nước cạnh Tòa Thánh, v.v. Về phía các chức sắc có hơn 40 Hồng Y và Giám Mục, cùng với một số Giám Mục Chính Thống giáo.

Từ 4 giờ rưỡi chiều, Quảng trường Thánh Phêrô bắt đầu mở ra để đón nhận các tín hữu tham dự. Vì ngày mùng 7 tháng 9 cũng là ngày ăn chay trong tinh thần thống hối để cầu xin ơn hòa bình, nên từ lúc 5 giờ, đã có 50 linh mục giải tội túc trực tại hai vòng cột bên phải và bên trái của Quảng trường để đón nhận các tín hữu muốn hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở rằng “hòa bình đích thực nảy sinh từ con tim của người được hòa giải với Thiên Chúa và anh chị em mình”.

Lúc 6 giờ rưỡi, bài Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 1 tháng 9 đã được một xướng ngôn viên đọc lại để nhắc nhở các tín hữu hiện diện về ý nghĩa buổi canh thức cầu nguyện đặc biệt này.

Đức Thánh Cha đã tiến vào quảng trường lúc 7 giờ tối, và sau lời chào phụng vụ của ngài, ca đoàn và các tín hữu hát kinh “Veni Creator” cầu xin Thánh Linh của Chúa Phục Sinh linh hoạt và hướng dẫn buổi cầu nguyện. Tiếp đến là ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma đã được 4 vệ binh Thụy sĩ rước lên lễ đài. Có hai thiếu nữ và 2 thanh niên tháp tùng mang hoa kính mừng Đức Mẹ.

Phần đầu tiên của buổi cầu nguyện là kinh Mân Côi với 5 mầu nhiệm mùa Vui. Vào đầu mỗi chục kinh có một đoạn Kinh Thánh được công bố, kèm theo một bài suy niệm và một bài thơ của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Và sau mỗi chục kinh Kính Mừng có thêm lời cầu: “Lạy Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con!” Kinh Mân Côi kết thúc với bài thánh ca Lạy Nữ Vương và kinh cầu Đức Bà.

Sau bài suy niệm của Đức Thánh Cha là phần Thờ Lạy Mình Thánh Chúa. Hai nữ tu Phi châu mang lên bàn thờ hai bó hoa lớn rồi Mặt Nhật Mình Thánh Chúa được thày phó tế đặt trên bàn thờ.

Buổi chầu Mình Thánh Chúa có phần hướng dẫn, diễn ra qua 5 hồi: mỗi hồi có một bài sách thánh về đề tài hòa bình, rồi lời nguyện của Đức Thánh Cha cũng về chủ đề hòa bình, sau đó là những lời khẩn cầu dưới hình thức đáp ca để xin ơn bình an. Tiếp đến là bài thánh ca, và nghi thức dâng hương. Có 5 đôi vợ chồng đến từ Syria, Ai Cập, Thánh Địa, Hoa Kỳ và Nga tiến lên bỏ hương vào lò than đặt bên phải bàn thờ. Mỗi hồi trong buổi chầu Thánh Thể được kết thúc trong thinh lặng để mỗi người thờ lạy Thánh Thể trong tâm hồn.

Buổi cầu nguyện được nối tiếp với giờ độc vụ với hình thức dài hơn dành cho các buổi canh thức, với các thánh vịnh, bài đọc trích từ sách Ngôn Sứ Giêrêmia (37,21;38,14-28), đoạn bài giảng của thánh Lêô Cả Giáo Hoàng về các mối phúc (Disc. 95,6-8) và sau cùng là đoạn Tin Mừng được chọn cho phần canh thức này trích từ Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn 20, kể lại cuộc hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ ở trong nhà đóng kín vì sợ người Do thái. Chúa chúc bình an cho họ, trao ban Thánh Thần và sai họ ra đi. Chúa cũng ban quyền tháo giải cho các môn đệ. Chúa hiện ra 8 ngày sau đó và lần này có cả Tông đồ Tôma. Ngài đã hoán cải và làm cho ông tuyên xưng niềm tin nơi ngài.

Cuối giờ độc vụ, trời đã quá 10 giờ 15, Đức Thánh Cha và cộng đoàn đã cầu nguyện trong thinh lặng, gần 30 phút, rồi mọi người Chầu Mình Thánh trước khi ngài ban phép lành kết thúc.

4. Đặc sứ Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc lên án khả năng Hoa Kỳ mở cuộc tấn công quân sự đánh vào Syria

Tuyên bố rằng "cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện," sứ thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã lên án khả năng Hoa Kỳ mở cuộc tấn công quân sự vào Syria.

"Giúp Syria có nghĩa là tìm kiếm các giải pháp chính trị và nhân đạo thông qua đối thoại và hòa giải, chứ không phải là những chiến thuật xâm lược quân sự", Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt đã giảng như trên tại Nhà thờ Thánh Patrick ở New York hôm Chúa Nhật mùng 8 tháng 9.

"Khi cuồng phong chiến tranh đang gào thét xung quanh Syria trong thời điểm này, chúng ta hãy kêu gọi xây dựng và lập lại hòa bình thông qua tất cả các khả năng vẫn chưa cạn kiệt. Làm sao chúng ta lại có thể nghĩ rằng tấn công quân sự là lựa chọn duy nhất? Cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện."

Đức Tổng Giám Mục nói thêm:

“Làm sao chúng ta lại có thể vẫn còn thờ ơ với thảm họa nhân đạo mà những cuộc không kích sẽ để lại sau đó? Ai có thể chịu trách nhiệm cho một thảm kịch bi đát như vậy? Ai sẽ che chở cho những người tị nạn và những người di dân, và biết bao những cô nhi quả phụ? Tới giờ phút này, không ít hơn một phần ba dân số của Syria đã phải chạy nạn rồi.

5. Đức Giáo Hoàng chào đón tân đại sứ Ba Lan tại Tòa Thánh

Sáng thứ Ba mùng 10 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tân đại sứ Ba Lan cạnh Tòa Thánh, là ông Piotr Nowina-Konopka. Đức Giáo Hoàng và vị tân đại sứ đã nói về tình hình tại Syria, việc phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II và Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới ở Krakow.

Đại sứ Piotr Nowina-Konopka nói với các ký giả:

"Tôi đã hết lo lắng. Khi bạn bước vào Điện Tông Tòa, bạn bắt đầu có một chút lo lắng. Nhưng lo lắng này sớm chấm dứt, ngay lập tức kể từ khi chúng tôi gặp nhau. Cái cách Đức Giáo Hoàng nhìn bạn, cách ngài nói ... Bạn cảm thấy như ngài đã biết bạn trong một thời gian khá dài ".

Đại sứ Ba Lan đã giới thiệu gia đình và các nhân viên của Đại sứ quán Ba Lan.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã không bỏ lỡ cơ hội để bông đùa với đại sứ và vợ của ông.

"Hạnh phúc kết hôn được 38 năm."

"Khi tôi nghe về một cuộc hôn nhân lâu dài, tôi luôn luôn hỏi, ai là xếp của ai?"

"Đó là một câu hỏi rất hay. Đó là sự thật, cô ấy là xếp của con."

"Anh ấy rất khiêm tốn."

Vị Tân Đại sứ cũng cho biết sự thẳng thắn của Đức Giáo Hoàng nhắc nhở ông về Đức Gioan Phaolô II.

6. Đức Thánh Cha Phanxicô: Hy vọng không chỉ đơn giản là sự lạc quan hoặc tâm trạng tốt, hy vọng bắt nguồn từ Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha Francis đã giải thích ý nghĩa thực sự của niềm hy vọng, một trong các nhân đức ngài đã liên tục đề cập đến trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.

Trong thánh lễ sáng thứ Hai 9 tháng 9 tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ngài nói hy vọng có ý nghĩa lớn hơn là sự lạc quan của các Kitô hữu.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúa Giêsu, là niềm hy vọng, là Đấng đổi mới tất cả mọi thứ. Hy vọng là một phép lạ liên tục. Chúa đã không chỉ thực hiện những phép lạ chữa lành. Thực ra, đó chỉ là những dấu chỉ, tiên báo cho những gì Ngài đang thực hiện trong Giáo Hội. Phép lạ đổi mới mọi thứ là những gì Ngài thực hiện trong cuộc sống của tôi, trong cuộc sống của bạn, trong cuộc sống của chúng ta. Ngài kiến tạo lại. Và những gì Ngài đã xây dựng lại chính là lý do cho niềm hy vọng của chúng ta. Chúa Kitô là Đấng đổi mới mọi điều tuyệt vời của thụ tạo, Ngài là lý do của niềm hy vọng của chúng ta. Và hy vọng này không là phù phiếm bởi vì Ngài thành tín. Ngài không thể từ bỏ chính mình. Đây là bản chất của hy vọng. "

Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi Kitô hữu về thái độ của Đức Trinh Nữ Maria sau cái chết của Chúa Giêsu con Mẹ cho đến khi Ngài sống lại vào ngày Chúa Nhật như một ví dụ điển hình về niềm hy vọng.

7. Đức Giáo Hoàng nói với các vị lãnh đạo thế giới: Hãy gạt sang một bên việc theo đuổi một giải pháp quân sự vô ích tại Syria

Đức Thánh Cha Phanxicô đang dốc hết mọi nỗ lực để tránh một cuộc tấn công quân sự vào Syria. Diễn biến mới nhất là một bức thư ngài gửi cho các vị lãnh đạo thế giới đang họp tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20, diễn ra tại St. Petersburg, Nga. Với những lời mạnh mẽ, Đức Thánh Cha viết rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, "những lợi ích một chiều" đã can thiệp vào việc tìm kiếm "một giải pháp có thể tránh được vụ thảm sát vô nghĩa hiện đang diễn ra".

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đến mỗi nhà lãnh đạo G-20 và yêu cầu họ hãy "gạt sang một bên việc theo đuổi một giải pháp quân sự vô ích". Cha Federico Lombardi, Phát ngôn viên Toà Thánh Vatican đã trình bày bức thư trong cuộc họp báo hôm thứ Năm. Đức Thánh Cha viết: "Thưa các vị lãnh đạo hiện diện, thưa mỗi một vị hiện diện, tôi đưa ra lời kêu gọi chân thành đến với các vị nhằm giúp tìm cách khắc phục tình trạng xung đột và gạt sang một bên việc theo đuổi một giải pháp quân sự vô ích. Thay vào đó, hãy có một cam kết mới nhằm tìm kiếm, với sự can đảm và lòng quyết tâm, một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại và đàm phán của các bên, được sự hỗ trợ nhất trí của cộng đồng quốc tế".

Bức thư là một sứ điệp rõ ràng gửi đến Tổng Thống Hoa Kỳ, Pháp, và Thủ tướng Anh là những người đang ráo riết tìm kiếm sự hỗ trợ cho khả năng can thiệp quân sự ở Syria.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quan hệ với Các Quốc Gia của Tòa Thánh cũng đã triệu tập tất cả các đại sứ cạnh Tòa Thánh để giải thích lập trường của Đức Giáo Hoàng về cuộc xung đột Syria.

Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng Quan hệ với Các Quốc Gia của Tòa Thánh cho biết: "Trên hết, cần phải hành động hướng đến việc nối lại đối thoại giữa tất cả các bên có liên quan để đạt được sự hòa giải của người dân Syria. Cần phải bảo vệ sự thống nhất của đất nước, tránh một hiến pháp phân rẽ các thành viên của xã hội. Thêm vào đó, điều rất quan trọng là phải đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, cùng với sự thống nhất đất nước".

Nhà ngoại giao hàng đầu Vatican cũng yêu cầu phe đối lập phải tránh xa những kẻ cực đoan.

8. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara

Hôm 05/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Thượng Phụ Moran Baselius Marthoma Paulose II, Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara, có trụ sở tại bang Kerala, Ấn Độ. Mặc dù Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara không hiệp thông đầy đủ với Rôma, nhưng quan hệ đại kết đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Cả 2 vị Giáo hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II đều đã có các cuộc gặp gỡ với các vị lãnh đạo trước đây của Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara.

Đức Thánh Cha nói: "Tình huynh đệ tông đồ đã hiệp nhất các môn đệ đầu tiên trong việc phục vụ cho Tin Mừng của họ, ngày nay cũng kết hiệp các Giáo Hội chúng ta, mặc dù nhiều chia rẽ đã nảy sinh trong quá trình lịch sử đôi khi buồn thảm, những chia rẽ, mà nhờ ơn Chúa chúng ta đang nỗ lực vượt qua trong sự vâng phục thánh ý Chúa và lòng mong muốn của Ngài".

Cuộc hội kiến giữa hai vị lãnh đạo tôn giáo diễn ra trong bầu khí rất thân mật. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng Đức Thượng Phụ một cuộn giấy cói bản văn Tin Mừng, và ngài đã nhận một số quà tặng do các vị giám mục chính thống của Ấn Độ gửi tặng. Trong số các quà tặng có một bộ dao kéo và trà Ấn Độ: một biểu tượng của lòng biết ơn về sự hiếu khách của ngài.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô thăm trung tâm tiếp cư Astalli

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ những người tị nạn tại Trung Tâm Astalli ở Rôma hôm thứ Ba mùng10 tháng 9.

Đức Thánh Cha đã đến thăm Bếp nấu Súp cho người nghèo tại Trung Tâm, nơi hàng ngày cung cấp 400 phần ăn nóng cho những người tị nạn. Đức Thánh Cha cũng đã chào mừng những người tị nạn và nói chuyện với họ. Đa số đến từ Phi Châu và Miền Cận Đông, nhất là từ Syria và Ai Cập – nơi các Kitô hữu Coptic đang chạy trốn những bạo tàn, chiến tranh, bệnh dịch, và đàn áp.

Sau đó Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ kế cận là nhà thờ Gesù, gần Quảng Trường Venise, nơi có mộ Thánh I-Nhã thành Loyola: đây sẽ là lần thứ hai ngài đến thăm trụ sở trung ương của Dòng Tên tại Rôma.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến đây lần thứ nhất để thăm các bạn dòng ngày 31 tháng 7 vừa qua, nhân dịp Lễ Thánh I-Nhã thành Loyola, sáng lập Dòng Tên, và kính viếng thánh tích cánh tay phải của Thánh Phanxicô Xavier: là cánh tay ban phép lành và rửa tội. Ngài đã cầu nguyện tại ngôi mộ của Cha Pedro Arrupe (1907-1991), bề trên tổng quyền Dòng Tên từ 1965 đến 1981: chính cha đã thành lập Dịch Vụ Dòng Tên cho người tị nạn, vì theo cha, “những người tị nạn đã bị mất hết tất cả, họ là những người nghèo khó nhất trong các người nghèo.”

10. Đức Giáo Hoàng gọi điện thoại cho một phụ nữ có thai bị tình lang ruồng bỏ

Anna là một phụ nữ 35 tuổi sống ở Rôma. Cô phát hiện mình có thai, nhưng cha của đứa bé nói với cô rằng anh đã có gia đình, và rằng anh sẽ không chăm sóc đứa bé. Anh khuyên cô phá thai.

Tuyệt vọng, cô đã viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô xin ngài cho một lời khuyên.

Nhưng điều bất ngờ lớn nhất đã xảy ra một vài ngày sau đó khi Anna nhận được điện thoại từ chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Cô khẳng định rằng đó là một cuộc điện thoại ngắn và đầy xúc động. Đức Thánh Cha bảo cô đừng để người ta cướp đi niềm hy vọng của cô. Ngài bảo cô rằng rằng khi đứa bé được sinh ra, nếu cô không thể tìm được một linh mục rửa tội cho nó, thì chính ngài sẽ làm điều đó.

Đáp lại, cô Anna đảm bảo với ngài rằng nếu đó là một bé trai, cô sẽ đặt theo tông hiệu Giáo hoàng của ngài là Phanxicô.

11. Ai Cập: Kitô hữu sống trong lo sợ sau khi quân Huynh Đệ Hồi Giáo chiếm được thành phố Dalga.

Tất cả các nhà thờ Kitô Giáo, kể cả một tu viện có bề dày lịch sử 1600 năm tại thành phố Dalga, miền Nam Ai Cập đã hoàn toàn bị cướp phá và đốt cháy. Không còn một nhà thờ nào còn nguyên vẹn.

Từ ngày 3 tháng 7, sau khi quân đội lật đổ Mohammed Morsi, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đã cướp được chính quyền tại thành phố 120,000 dân này. Dalga là một trong những thành phố có đông anh chị em tín hữu Kitô.

Từ đó cho đến nay, 20,000 anh chị em tín hữu Kitô đã sống trong niềm lo sợ vì không biết ngày mai sẽ ra sao. Quân đội đã mở nhiều cuộc tấn công tái chiếm nhưng vẫn chưa thanh công.

Một nhà hoạt động nhân quyền địa phương cho biết

"Các tín hữu Coptic trong Dalga sống trong những hoàn cảnh hết sức nhục nhã. Họ sống trong nỗi kinh hoàng và không thể sống một cuộc sống bình thường."

Thông tấn xã quốc tế Assyria, trích dẫn tờ báo Ai Cập Al- Dostour, báo cáo rằng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đã đã áp đặt luật jizya, là loại thuế áp đặt trên những người không theo Hồi giáo.

12. Tổng Thống Evo Morales nói với Đức Giáo Hoàng: ''Đối với tôi, ngài là Anh Phanxicô''

Hôm 09/06/2013, Tổng thống Bolivia Evo Morales đã kết thúc chuyến thăm Âu Châu của ông với cuộc hội kiến thân mật với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trái với mối quan hệ căng thẳng giữa vị Tổng Thống và Giáo Hội Công Giáo Bolivia, cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí trìu mến.

Đức Thánh Cha: “Xin chào buổi sáng ngài Tổng Thống! Ông có khoẻ không?”

Tổng thống Bolivia: "Xin chào Ngài. Thật vui làm sao khi gặp lại ngài".

Đức Thánh Cha: "Tôi rất vui được gặp ngài".

Tổng thống Bolivia: "Đối với tôi, ngài là Anh Phaxicô"

Đức Thánh Cha: "Hãy cứ nên theo cách đó".

Toà Thánh Vatican đưa ta thông cáo rằng cả hai vị lãnh đạo đã thảo luận về các chủ đề như tình hình kinh tế xã hội và tôn giáo ở Bolivia, và cuộc chiến chống bất bình đẳng và nghèo đói.

Họ cũng nói về những đóng góp của Giáo Hội đối với quốc gia Nam Mỹ này trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và phúc lợi dành cho trẻ em, gia đình và người già.

Một trong những chủ đề đáng chú ý nhưng không được đề cập là vấn đề Giáo Hội song song do Tổng Thống Evo Molares đề xướng, vốn bị Hội đồng Giám Mục Bolivia chỉ trích nặng nề. Nhưng thông cáo của Toà Thánh chỉ ngụ ý rằng cần phải có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Giáo Hội và Nhà nước.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng Tổng Thống Morales một huy hiệu Giáo Hoàng và hai quyển sách, bao gồm tài liệu Aparecida, tóm tắt những ý chính từ hội nghị thượng đỉnh năm 2007 của các giám mục Mỹ Châu La tinh. Tài liệu này luôn là một trong những món quà mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tặng cho các vị lãnh đạo Mỹ châu Latinh mà ngài tiếp kiến.

Về phần mình, Tổng thống Bolivia tặng Đức Giáo Hoàng một quyển sách về những tuyên bố mang tính lịch sử của đất nước ông đối với con đường thoát ra Thái Bình Dương.

Đức Giáo Hoàng và Tổng Morales đã kết thúc cuộc hội kiến bằng những cái ôm thân mật. Sau đó, Tổng Thống có cuộc gặp gỡ riêng với Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Vatican là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.

13. Đức Thánh Cha Phanxicô: Kitô hữu phải có thái độ vui vẻ

Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu mùng 06 tháng 9 tại Nhà trọ Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng thái độ của các Kitô hữu phải là vui mừng và hân hoan như trong lễ hội. Ngài nói thêm rằng con người phải tin tưởng vào quyền năng của Chúa Kitô, là tân lang của Giáo Hội, và ngài cũng yêu cầu các Kitô hữu sống với niềm vui thường được tìm thấy trong các tiệc cưới.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: "Chúng ta sẽ luôn bị cám dỗ để đổ sự mới mẻ này của Tin Mừng, là rượu mới này, vào trong bình cũ là những thái độ cũ rích của chúng ta... Đó là tội lỗi, chúng ta đều là những người tội lỗi. Cần thừa nhận rằng: "Đó là tội lỗi". Đừng nói cái này đi đôi được với cái này. Đừng nói thế! Bình cũ không thể đựng rượu mới. Đây là tính mới mẻ của Tin Mừng. Chúa Giêsu là tân lang, là chàng rể, là người kết hôn Giáo Hội, là người yêu thương Giáo Hội, Đấng ban sự sống của mình cho Giáo Hội. Chúa Giêsu là người đã tổ chức tiệc cưới này! Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta phải vui với niềm vui của lễ hội, niềm vui được là Kitô hữu. Ngài cũng yêu cầu chúng ta là mọi điều phải thuộc về Ngài. Nếu chúng ta có điều gì đó không thuộc về Ngài, hãy ăn năn, xin tha thứ và tiến về phía trước".

Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng cuộc hôn nhân kết hiệp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội cho thấy tại sao Giáo Hội xem hôn nhân như là "bí tích tuyệt vời".

14. Các vị lãnh đạo Giáo Hội Âu Châu trao tận tay Đức Giáo Hoàng Phanxicô bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và các bức thư của trẻ em.

Các phái đoàn từ Hội đồng các Giám mục Âu châu đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một quyển sách với các tác phẩm nghệ thuật và những bức thư của trẻ em Âu châu gửi trực tiếp đến Đức Thánh Cha. Sau buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón và ban phép lành cho phái đoàn, trong đó có một trẻ mồ côi Moldova 11 tuổi, người đã tặng Đức Giáo Hoàng một thánh giá nhỏ bằng gỗ do em làm trong trại mồ côi của mình.

Bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và các các bức thư của trẻ em từ 5 đến 11 tuổi là những đứa trẻ sống ở vùng ngoại ô của các thành phố lớn của Âu châu. Hội đồng đã lập dự án nhằm bày tỏ lòng kính trọng những lưu ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để "đi đến những vùng ngoại biên", hay ngoại thành, để loan báo Tin Mừng.

15. Đức Hồng Y Errázuriz của Chilê bước sang tuổi 80, số cử tri bầu Giáo Hoàng giảm xuống còn 111 vị

Đức Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Santiago là Đức Hồng Y Francisco Javier Errázuriz Ossa đã bước sang tuổi 80 vào ngày 5 tháng Chín vừa qua, do đó vị Hồng Y Chilê không còn đủ điều kiện bỏ phiếu ở Cơ Mật Viện tương lai. Số lượng cử tri bầu Giáo Hoàng giảm xuống còn 111 vị.

Đức Hồng Y Errázuriz Ossa sinh năm 1933 tại Santiago. Ngài được phong chức linh mục năm 1961, và được tấn phong Tổng Giám Mục vào năm 1991. Trong thời gian đó, ngài làm việc với các sinh viên đại học ở Chilê và chủ trì Phong trào Schoenstatt mà ngài là thành viên.

Sau khi làm việc tại Rôme một vài năm vào thập niên 90, Đức Hồng Y quay trở về Chilê, nơi ngài lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục của đất nước này, cũng như Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và Caribê (CELAM).

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã vinh thăng Hồng Y cho ngài vào năm 2001, và ngài đã từng tham gia vào Cơ Mật Viện năm 2005 và 2013. Mới đây nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Francis Errázuriz Ossa vào một ủy ban đặc biệt gồm 8 vị Hồng Y sẽ cố vấn cho ngài trong việc cải cách của Giáo Triều Rôma và quản trị Giáo Hội.

16. Hãy rao giảng Chúa Kitô không chút sợ hãi, xấu hổ hay vênh váo

Trong thánh lễ sáng thứ Ba mùng 10 tháng 9, tại nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng cuộc đời của mỗi người Kitô hữu nên tập trung vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô. Ngài nhấn mạnh rằng có ba phẩm chất làm cho con người chúng ta không xứng đáng là người môn đệ Chúa: đó là sợ hãi, xấu hổ, và vênh váo.

Đức Thánh Cha nói:

"Có rất nhiều Kitô hữu sống như không có mầu nhiệm Phục Sinh, họ là các Kitô hữu không có Chúa Phục Sinh. Họ cùng tiến vào ngôi mộ với Chúa Giêsu, khóc lóc, đưa ra những lời tốt đẹp, nhưng rồi dừng lại ở đó. Khi nghĩ đến thái độ của các Kitô hữu mà không có Chúa Phục Sinh này, tôi đã tìm thấy ba điều này nhưng chắc là còn nhiều hơn nữa, đó là sợ hãi, có những Kitô hữu sống với nỗi sợ, rồi tới xấu hổ là những người cảm thấy xấu hổ vì đức tin của mình; và bên cạnh đó cũng có những người vênh váo. Ba thái độ này không có chỗ trong Chúa Phục Sinh! Sự sợ hãi thể hiện nơi những người trong buổi sáng sau biến cố Phục Sinh, những người đi trên đường E-mau ... Họ ra đi vì họ sợ hãi. "

Đức Giáo Hoàng nói rằng trong một thời đại mà tất cả mọi thứ được giải thích thông qua lăng kính khoa học, một số người có thể cảm thấy xấu hổ khi tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nhưng Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng đức tin vào Chúa Kitô bằng xương bằng thịt là những gì chinh phục thế giới nhất.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của thói kiêu ngạo và vênh váo, khi đặt chiến thắng cá nhân lên trên chiến thắng của Chúa Kitô.