Ngày 07-09-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu thương và tha thứ
Lm. Anphong Trần Đức Phương
07:04 07/09/2010
YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ

(CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM C)

Chúa Nhật hôm nay nói đến tình yêu thương và tha thứ của Thiên Chúa đối với những tội nhân biết thật lòng ăn năn hối cải: “Trên Trời sẽ vui mừng vì một người tôi lỗi ăn năn hối cải hơn là chín mươi chín người công chính không cần ăn năn hối cải.” (Luca 15: 7).

Bài Đọc I (Xuất Hành 32: 7-11, 13-14): Trong cuộc hành trình trở về Đất Hứa, Dân Chúa đã phạm tội phản nghịch cùng Chúa, thờ “Bò Vàng”, thờ các thần ngoại bang, nên Chúa có ý định sửa phát nặng nề, nhưng nhờ lời ông Moisê khẩn thiết van xin, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ. Bài Đọc II (1 Timôthê 1: 12-17): Lòng thương xót của Chúa sẵn sàng tha thứ các tội nhân biết ăn năn sám hối, bỏ đàng tội lỗi để trở về ‘đường ngay nẻo chính’. Thánh Phaolô đã khiêm nhường đưa ra một thí dụ cụ thể là chính ngài cũng được Chúa tha thứ và thánh hóa để ngài có thể trở nên một tông đồ nhiệt thành. Bài Phúc Âm (Luca 15: 1-32): Trong đoạn này, Chúa Giêsu đã kể ba dụ ngôn rất cảm động để nói lên Chúa là Người Cha Nhân Hậu, luôn chờ đợi mọi người tội lỗi ăn năn hối cải để được ơn tha thứ và trở lại làm con con cái Chúa, như người con phung phá xin trở về với Cha mình.

Trên con đường dài vất vả vượt qua sa mạc khô cằn, Dân Chúa đã nhiều lần phạm tội cùng Chúa, nhất là tội bỏ Chúa “thờ bò vàng.” Chúa đã đe dọa phạt họ, nhưng ông Moisê xin Chúa thứ tha, và Dân Chúa đã sám hối, ăn năn, nên Chúa đã tha thứ, và tha thứ nhiều lần. Sau cùng, Dân Chúa cũng tiến được về Đất Hứa. (Xem Bài Đọc I). Trong cuộc hành trình đức tin trường kỳ và đầy gian khổ, chúng ta cũng gặp biết bao cám dỗ, và vì tính yếu đuối của con người, chúng ta cũng nhiều lần phạm tội mất lòng Chúa và anh em mình. Nhưng, nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha luôn thương xót tha thứ, khi chúng ta nhận ra tội của mình, và quyết tâm hối cải. Thánh Phaolô nhấn mạnh điều đó trong Bài Đọc II, khi ngài viết: “Chúa Giêsu Kitô đã đến trần gian để cứu độ những người tội lỗi, trong số đó có Cha là người thứ nhất…”

Trong bài Phúc Âm, để trả lời cho những người Biệt Phái và Luật Sỹ kết án Chúa: “Ông này tiếp đón những người tội lỗi, lại còn ngồi ăn uống với họ!” Chúa đã đưa ra ba dụ ngôn để trả lời họ và nói lên lòng Chúa là Người Cha Nhân Từ biết bao, sẵn sàng tha thứ cho tất cả những người tội lỗi đến với Chúa để xin ơn tha thứ, mặc cho áo trắng tinh tuyền, và cho được dự tiệc Nước Trời.

Trước khi dâng Tiệc Thánh Thể, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi qua kinh Cáo Mình, và nhờ lời Mẹ Maria và các Thánh bầu cử, xin Chúa thứ tha tội lỗi chúng ta, và tha thiết cầu xin “Xin Chúa Thương Xót Chúng con…” Bí Tích Hòa Giải (Giải Tội) cũng là một kỳ công của lòng Chúa thương xót để tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta, khi chúng ta nhận ra mình là người có tội, ăn năn sám hối, xưng ra các tội lỗi với Chúa qua vị đại diện của Chúa có chức Linh Mục, rồi quyết tâm chừa tội, và làm việc đền tội bằng cách dâng mọi đau khổ của mình hợp với công nghiệp của Chúa Giêsu đã hy sinh chết trên Thánh Giá để chuộc tội chúng ta. Chúng ta không lợi dụng lòng nhân từ của Chúa để cứ lao mình vào đường tội lỗi, nhưng chúng ta cảm nghiệm sự yếu đuối để xin Chúa thứ tha và nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.

Noi gương lòng nhân từ của Chúa, chúng ta đừng vội kết án ai, trái lại, hãy yêu thương, nâng đỡ những người trót sa ngã cách này hay cách khác, dù họ là ai, dù là người vợ, người chồng, hay con cái chúng ta. Đừng bao giờ hờn giận, từ bỏ, xa tránh, nhưng yêu thương, nâng đỡ, và cầu nguyện xin Chúa thương cứu vớt.

Chỉ có “Chúa là Đấng Thánh” (Kinh Vinh Danh), còn chúng ta đều là những con người yếu đuối dễ sa ngã, lầm lỗi. Chúng ta cần yêu thương thông cảm, tha thứ cho nhau như trong kinh Lạy Cha chúng ta thường đọc “Xin tha thứ tội lỗi chúng con, như chính chúng con cũng tha cho những người xúc phạm đến chúng con.”

Hơn nữa, như Chúa đã tha thứ cho chúng ta không biết bao nhiêu lần, chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau không phải bẩy lần nhưng là bẩy mươi lần bẩy.” (Matthêu 18: 21-29). Thánh Phaolô trong thư gởi giáo dân Côlôssê (3: 13) cũng nhắc nhở chúng ta: “Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau…” Yêu thương và tha thứ đưa đến sự hòa hợp; kết án và hận thù đưa đến chia rẽ, và tan vỡ những mối tình cao qúy nhất, dù là tình bạn hay tình yêu gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Biết rõ điều đó, nên những kẻ ác tâm luôn dùng kế ly gián “chia rẽ để trị” và những kể chống đối Chúa và Giáo Hội luôn luôn dùng mọi mưu mô xảo quyệt đưa ra không biết bao nhiêu những tin tức sai lạc, để chia rẽ các Tôn Giáo, chia rẽ hàng Giáo Phẩm và Giáo Dân. Nhưng, những tín hữu của Chúa đều nhận rõ điều này: “Những người có thành tâm thiện chí luôn cố gắng xây dựng sự đoàn kết, yêu thương; còn những kẻ cố gắng đưa ra những tin tức gây chia rẽ, hận thù đều thuộc về mưu mô của những kẻ ác tâm.

Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau để chúng ta được đủ ơn Chúa để từ bỏ tội lỗi, “tránh xa dịp tội” (Kinh Ăn Năn Tội) và biết dâng mọi đau khổ, vất vả hàng ngày để đền tội. Chúng ta cũng yêu thương và cầu nguyện cho những người tội lỗi, những kẻ chống đối Chúa và Giáo Hội, kể cả những kẻ bách hại đức tin của chúng ta như Chúa nói: “Các con hãy yêu thương kẻ thù địch, làm ơn cho những người ghét chúng con, chúc lành cho những người nguyền rủa các con, cầu nguyện cho cả những người vu cáo chúng con…”(Luca 6: 27-28). Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu cũng xin Đức Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đã lên án bất công và giết Chúa bằng khổ hình Thập Tự Giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”(Luca 23: 34).

Mọi sự đều qua đi với thời gian. Bao quyền lực thế gian, bao đế quốc hùng mạnh từ Đông sang Tây, kể cả Đế Quốc Rôma, chế độ Cộng Sản Vô Thần tại Liên Sô, đã gây nên bao cuộc chiến tranh thảm khốc cho nhân loại, giết chết bao nhiêu triệu người vô tội, cũng đã sụp đổ và qua đi; chỉ có TÌNH YÊU THƯƠNG THA THỨ là vĩnh viễn tồn tại và và góp phần xây dựng Hòa Bình.
 
Đời Sống Tâm Linh #31: Đừng Sống Đạo Ấu Trĩ....
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
17:22 07/09/2010
Đời Sống Tâm Linh # 31

ĐỪNG SỐNG ĐẠO ẤU TRĨ – HÃY TRƯỞNG THÀNH

Trong lúc tôi đang xem lướt qua vài thiệp mừng sinh nhật trong tiệm qùa tặng, có một tấm thiệp làm tôi phải để ý suy tư.

1- Lời ghi trên thiệp như sau: “Bạn có thể trẻ chỉ một thời gian; nhưng bạn có thể ấu trĩ suốt đời.” Tấm thiệp đó kích thích tính tò mò của tôi. Có điều gì đó thật hấp dẫn, liên quan việc chẳng bao giờ phải thành người lớn, như mọi người mê chuyện Peter Pan xác nhận.

2- Như bạn biết ấu trĩ triền miên, không những chỉ không thích hợp mà cũng không châp nhận được. Đối với người Tín hữu Kitô là bạn phải trưởng thành. Sau khi được tái sinh qua phép Rửa, bạn không là trẻ sơ sinh mà phải lớn lên: “bạn được trở nên đồng hình đồng dạng với Con của Người.” (Rom 8, 29), giống Chúa nhiều hơn.

3- Khi viết cho Hội thánh tại Corintô có nhiều nan đề, là họ có sự thiếu tăng trưởng về tâm linh. Phaolô nói: Tôi không thể nói với anh em như những người sống theo Thần Khí; nhưng với những người sống theo xác thịt….Tôi đã cho anh em uống sữa, chứ không cho dùng thức ăn, vì anh em chưa chịu nổi, vì anh em còn sống theo xác thịt là có sự ghen tương và cãi cọ. (1 Cor 3, 1-3)

4- Bạn thoát khỏi tình trạng sơ sinh tâm linh bằng cách nào? Thánh Phêrô khuyên: “Anh em hãy lớn lên trong ân sủng và sự hiểu biết Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta.” ( 2 Pr 3, 18). Bạn hãy làm điều này bằng việc suy gẫm Lời Chúa và siêng năng cầu nguyện hàng ngày như hơi thở: Lời Chúa là đèn soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (x. Tv 119, 97-105).

Và sách Tông đồ Công vụ nói: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu…” (Cv 1, 14) - Bill Crowder

Nếu bạn và tôi đọc kinh, dâng lễ hết lòng với Lời chúa và sống cầu nguyện như trên, chắc chắn chúng ta sẽ sống đạo trưởng thành.

Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn/Huyền Đồng
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:19 07/09/2010
BỢM NHỎ GẶP BỢM LỚN

N2T


Cuối năm Đông Hán, Trần Lâm và Trương Hồng là hai bạn thân cùng thôn, nhưng Trần Lâm thì đầu quân cho Viên Thiệu ở Hà Bắc, còn Trương Hồng thì giúp cho Tôn Sách ở Giang Đông. Một hôm, Trương Hồng nhìn thấy cái gối làm bằng gỗ cây lựu, thì rất thích các đường vân của nó, bèn viết một bài “Quý tài phú”, Trần Lâm thường đem bài phú này khoe với mọi người rằng đây là do người đồng hương của mình viết.

Về sau, Trương Hồng nhìn thấy bài “Vũ kho phú” và “Ứng cơ phú” của Trần Lâm, thì viết thư gởi cho Trần Lâm bày tỏ sự hâm mộ của mình, nhưng Trần Lâm lại khiêm tốn viết thư trả lời:

- “Bây giờ trong văn đàn, tài năng văn chương hay nhất là Vương Lang, Trương Chiêu và ông, so với các ông ba người thì tôi thật quả là “bợm nhỏ gặp bợm lớn”, hoàn toàn không thể đem pháp thuật gì ra để mà thi thố được”.

(Đáp Trương Hồng thư)

Suy tư:

Người khiêm tốn thì trong hoàn cảnh nào cũng khiêm tốn, bởi vì họ đã chiến thắng được cái tôi của mình. Ai chưa chiến thắng cái tôi của mình thì chưa thể trở thành người khiêm tốn chân chính.

Thời nay có nhiều người không biết sống khiêm tốn bởi vì họ cảm thấy mình có nhiều tài năng hơn người khác; thời nay có nhiều người muốn sống khiêm nhường mà không được, bởi vì chung quanh họ có nhiều người mến mộ tâng bốc họ lên tận trời xanh; thời nay có những người ngoài miệng thì khen lấy khen để người khác, nhưng trong lòng thì thù hận đắng cay vì sự tài giỏi của họ...

Không ai có thể sống khiêm tốn nếu họ không cậy vào ân sủng của Chúa và nhờ ơn Chúa mà quên mất cái tôi của mình.

Đức Mẹ Maria và các thánh nam nữ đều làm như thế cả.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:19 07/09/2010
N2T


27. Thánh đức và kết hợp với Thiên Chúa thì không coi trọng sức mạnh kỳ diệu và các loại thần ân, nhưng coi trọng sự khắc khổ bản thân trong ngoài, từ bỏ mình, vì Chúa Giê-su Ki-tô mà chịu đau khổ.

(Thánh John of the Cross)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:21 07/09/2010
N2T


519. Một nụ cười nho nhỏ làm tăng tiến rất lớn cảm tình giữa người với người.

 
Lòng bao dung của Thiên Chúa
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà .
21:15 07/09/2010
Chúa Nhật Thứ 24 Mùa Thường Niên, Năm C - Luca (Lc 15, 1-10)

Để đối phó với người phạm tội, giải pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới là trừng trị bằng nhiều hình phạt thích đáng.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, luật pháp các quốc gia thường đưa ra những hình phạt khác nhau: phạt tiền, giam nhốt trong các nhà tù hay xà lim, lưu đày biệt xứ hoặc trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng thì đem ra xử tử để vĩnh viễn loại trừ người lỗi phạm khỏi thế giới loài người.

Trong khi đó, để đối phó với tội nhân, Thiên Chúa không muốn trừng phạt (trừ phi tội nhân quyết dùng tự do của mình khước từ lời mời gọi của Thiên Chúa và tự chọn án phạt cho mình) mà chỉ muốn giúp tội nhân ăn năn hối cải quay về đường lành. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa phán qua miệng ngôn sứ Ê-dê-kiên: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn sám hối mà được sống” (Ê-dê-kiên 18, 23 và 33, 11)

Đối với Thiên Chúa, mỗi người là một của báu vô giá, cần phải được trân trọng và yêu thương. Dù con người có đắm chìm trong lầm lạc và tội lỗi, Thiên Chúa không bỏ rơi, không hủy diệt họ, nhưng tìm mọi cách đưa họ trở về.

Dụ ngôn người đi tìm chiên lạc trong Tin Mừng Luca (Lc 15, 4-7) chứng tỏ cho chúng ta thấy điều đó:

Người chăn chiên tốt hết lòng yêu thương quý mến từng con trong đàn, bất kể đó là chiên tốt hay chiên xấu, mập hay gầy, già hay non. Và khi phát hiện ra một con chiên trong đàn mất tích, anh ta quên cả những con còn lại, tất tả kiếm tìm cho bằng được con chiên lạc với bất cứ giá nào. Và khi đã tìm thấy, anh vác chiên lên vai, mừng vui hớn hở trở về, kêu mời bà con làng xóm đến chia mừng với anh.

Qua dụ ngôn trên đây, Chúa Giê-su tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa xem mỗi người chúng ta là của báu vô giá nên nếu có người nào lạc mất đi, thì phải tìm về cho bằng được.

Dụ ngôn trên cũng cho thấy cung cách ứng xử rất khoan dung và đầy thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân.

Thay vì trừng trị hoặc trừ khử các tội nhân như các tòa án khắp nơi thường làm, Thiên Chúa Ngôi Hai đã rời bỏ ngai trời vinh hiển, vượt qua khoảng cách gần như vô tận giữa trời và đất, hạ mình xuống thế, trở nên người phàm để đi tìm kiếm từng người trong nhóm họ.

Thay vì tống giam các tội nhân vào ngục, bắt họ mang gông cùm xiềng xích, Chúa Giê-su rất tôn trọng và quý mến tội nhân, tìm nhiều cách hoán cải họ; có khi Người còn đến ở lại trong nhà người tội lỗi, cùng ăn uống đồng bạn với họ, trở nên bạn bè của họ, nhằm lấy tình bạn mà cảm hóa họ trở về.

Thay vì kết liễu mạng sống của các tội nhân ác nghiệt, bắt họ phải đền nợ máu họ đã gây ra như các tòa án nhân loại thường làm, Chúa Giê-su đã đổ máu châu báu của mình ra để chết thay cho họ, để rửa sạch họ khỏi muôn vàn tội lỗi và cho họ được sống đời đời.

Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân, ngay cả những tội nhân bầm dập, khốn cùng nhất, đã được Chúa Giê-su khẳng định trong Tin Mừng Mat-thêu: “Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng.” (Mt 12, 20 và Is 42, 3)

Lạy Chúa Giê-su,

Hôm xưa, Chúa đã rong ruổi tìm kiếm từng con chiên lạc để vác chiên về. Hôm nay, để tiếp tục sự nghiệp đó, Chúa đã dùng bí tích Thánh Tẩy để tháp nhập chúng con vào Thân Mình Chúa, cho chúng con trở thành một chi thể sống động trong Thân Mình Chúa để chúng con đồng hành với Chúa trên hành trình tìm kiếm và đưa về đàn nhiều con chiên lạc trong thôn xóm chúng con.

Xin cho chúng con trở nên đôi chân của Chúa, rảo bước không mệt mỏi trên vạn nẻo đường đời để tìm kiếm và đưa về những anh em lạc xa đường Chúa.

Xin cho chúng con trở nên đôi vai của Chúa để làm chỗ dựa tinh thần cho những con người lâm cảnh khốn cùng đang cần một chỗ tựa nương. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
GM Hồng Kông kêu gọi tha thứ và chữa lành sau vụ con tin bị giết hại tại Manila (Philippines).
Tiền Hô
08:48 07/09/2010
HỒNG KÔNG, 6 Tháng Chín, 2010 - Trong khi quan hệ giữa chính phủ và người dân Hồng Kông với Philippines đang có dấu hiệu căng thẳng sau khi 8 du khách Hồng Kông bị thiệt mạng ngày 23 Tháng Tám tại thủ đô Manila của Philippines, các giám mục Công giáo của hai thành phố đang kêu gọi đoàn kết và hòa giải.

Sự việc bắt đầu tại Manila khi Rolando Mendoza - một sĩ quan cảnh sát đã bị sa thải, tấn công một xe buýt có 22 du khách Hồng Kông và 3 người Philippines trên xe. Sau 12 giờ thương thuyết, được phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới, Mendoza và 8 du khách Hồng Kông thiệt mạng. Nỗ lực cứu hộ này đã bị phương tiện truyền thông Hồng Kông chỉ trích là "bất tài" và "vụng về".

Tại một lễ tưởng niệm chung cho những người quá cố hôm 29 Tháng Tám tại Hồng Kông, ĐGM John Tong đã cầu nguyện rằng, "tất cả mọi người chúng ta trong thành phố hãy thể hiện lòng từ ái của chúng ta bằng con tim bị xé nát, cảm xúc hay tình cảm của chúng ta đừng làm lu mờ lý trí chúng ta, và hãy tránh bất kỳ phản ứng quá khích nào đối với đất nước của mọi người dân".

Vị giám mục Hồng Kông lấy dẫn chứng một số báo cáo về sự chống đối Philippines hướng vào dân lao động nhập cư từ Philippines đến Hồng Kông, trong đó có vụ bắn hai công nhân trong nước.

"Chúng ta đau buồn vì đã mất đi họ, chúng ta hãy cùng hiệp lòng kính viếng họ. Hãy dùng sức mạnh và dũng khí cho những thứ khác”. ĐGM Tong nói với một giáo đoàn người Công giáo Philippines và Trung Quốc trong thành phố. "Hãy để hai nền văn hóa của chúng ta bắt tay nhau trong sự tha thứ, và chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa hàn gắn chúng ta, chữa lành các quốc gia của chúng ta".

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông - Donald Tsang, và Tổng lãnh sự Philippines tại Hồng Kông - Claro Cristobal, cũng tham dự lễ tưởng niệm.

Hôm Thứ Ba vừa qua, các vị lãnh đạo Giáo Hội tại Manila cũng tổ chức các thánh lễ dành cho các nạn nhân ngay tại khu vực bắt cóc con tin. Tại thánh lễ, ĐGM Phụ tá Broderick Pabillo của Manila gọi đây là một sự kiện vô cùng tồi tệ "như là bộ phim bi kịch mà khắp nơi trên thế giới đã được xem thấy qua ống kính quay phim suốt 11 giờ".

"Không chỉ có người Trung Quốc đang kêu gọi có một cuộc điều tra công minh và nhanh chóng trong trường hợp này", ĐGM Pabillo nói rằng, "người Philippines chúng tôi cũng đang yêu cầu các quan chức chúng tôi làm như thế. Tìm ra sự thật; để cho bất cứ ai liên quan phải chịu trách nhiệm, Không được bao che! Không được chịu tội thay!"

(Nguồn: http://www.zenit.org/article-30266?l=english )
 
Xương Thánh Don Bosco hành hương tới Hoa Kỳ
L.M. Hoàng Xuân Viện, SDB.
15:09 07/09/2010
Thánh Don Bosco sinh tại làng Becchi, bắc nước Ý vào năm 1815 và qua đời năm 1888, đã hy sinh cả cuộc đời cho việc giáo dục giới trẻ nghèo, thất học, các em hè phố, mồ côi v.v. trở thành những Kitô hữu đạo đức, những công dân, những tay thợ lương thiện cho xã hội. Don Bosco đặc biệt có lòng tôn sùng Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể và tôn kính Mẹ Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Chính vì thế, ngay khi còn tại thế, ngài đã làm nhiều phép lạ: Bánh Thánh hóa ra nhiều để có thể cho một số đông được rước lễ; Hồng Y, Giám Mục và nhiều giáo dân được khỏi bệnh cách lạ thường; bé gái mù được trông thấy v.v. Nhân dịp kỷ niệm “200 Năm Sinh Nhật Thánh Don Bosco”, Hài Cốt của ngài được hành hương đi khắp năm châu và sẽ kết thúc vào năm 2015.

Khác với những cuộc hành hương thường được tổ chức, những đoàn thể cá nhân đi tới một trung tâm hay một đền để tôn kính vị thánh. Trái lại Xương Thánh Don Bosco được hành hương tới dân chúng. Hài Cốt Xương Thánh Don Bosco được gìn giữ trong một hòm kiếng, còn được gọi là Thánh Quan, trong đó chứa đựng “tượng thi thể” Don Bosco trong tư thế an nghỉ, đắp bằng fiberglass theo đúng hình dáng thi thể đích thực của Thánh Don Bosco còn ướp và lưu giữ tại Đền Thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu ở Tôrinô. Thế nhưng cánh tay mặt được lồng vào “tượng thi thể” này, thì thực sự là xương cánh tay mặt của Thánh Don Bosco, cánh tay mà Don Bosco đã làm nhiều phép lạ khi còn sống cũng như phép lành ngài đã từng ban cho dân chúng.

Cuộc hành hương Thánh Quan Don Bosco sẽ được cung nghinh tại 130 quốc gia, bắt đầu khởi hành từ Valdocco, Tôrinô ở bắc Ý ngày 31 tháng 1, 2009. Sau khi hành trình qua nhiều quốc gia, Thánh Quan sẽ vượt biên giới Mêxicô tới San Franciscô, California 12 giờ đêm ngày 11.9.2010 và sẽ được cung nghinh tại những địa danh của Dòng Salêdiêng ở tiểu bang California: Richmond, Berkeley, Watsonville, Los Angeles, Rosemead và Bellflower cho tới ngày 18.9.

Thánh Quan Don Bosco tiếp tục hành trình từ California tới thành phố Marrero và Harvey, tiểu bang Louisiana ngày 19.9.2010. Sau đó sẽ đưa đến một số thành phố ở các tiểu bang Florida: St Petersburg, Bell Glade, Miami; Washington DC; New York; Chicago; rồi vượt qua biên giới Canada tới Tôrôntô, Montreal và Surrey.

Nếu quý vị muốn cung nghinh Thánh Quan Don Bosco ở những tiểu bang này, xin vào www.donboscoamongus.org. Quý vị ở California xin vào www.donbosco2010.org rồi nhấn “download.doc” ở phần “updated schedule”, quý vị sẽ thấy tên các thành phố sẽ cung nghinh Thánh Quan và những chi tiết cần biết.

Cuộc hành hương Xương Thánh Don Bosco là một cơ hội cho chúng ta có dịp tìm hiểu, học hỏi cuộc đời và xứ mạng của ngài. Nhờ đó tín hữu sẽ khám phá ra những điều cần thiết để phát huy lòng mến và đức tin của mình đối với Thiên Chúa, đặc biệt là tình yêu của cha Thánh Bosco đối với giới trẻ nghèo và kém may mắn.

Cuộc hành hương Thánh Quan Don Bosco cũng là dịp mời gọi các tu sỹ và đại gia đình Salêdiêng Don Bosco hãy noi gương Thày Chí Thánh Giêsu sống đời thánh thiện, sống chứng tá phúc âm như cha Thánh Bosco. Chính vì thế ngày 8 tháng Năm, năm 2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban hành một Sắc Chỉ, thuận ban ơn toàn xá cho những ai tham dự cuộc hành hương này để chiêm ngắm và cầu nguyện trước Thánh Quan Don Bosco.

Tôn kính Di Tích Thánh đã có từ ngàn xưa. Kinh Thánh Cựu Ước có ghi lại truyện Tiên Tri Êlisa: “Khi ông Êlisa chết, người ta đã chôn cất ông. Hằng năm có những toán quân du kích của Moab xâm nhập vào xứ. Xẩy ra là có những người đi chôn cất một người kia, khi thấy một trong những toán quân du kích ấy, họ đã vất xác người chết trên mộ của Êlisa rồi bỏ đi. Người chết vừa đụng phải hài cốt Êlisa thì đã hồi sinh và đứng dậy được.” (2Kings 13:20-21).

Một vài đoạn trong Tân Ước cũng nhấn mạnh đến việc tôn kính thi thể của một vị thánh. Chẳng hạn trường hợp khi Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết, các môn đệ của ông đến cất tử thi và chôn cất vào một nơi an toàn để tôn kính. Cũng vậy, vào thế kỷ thứ II, khi Giám Mục Polycarp bị thiêu sống vì những tư tưởng đạo giáo của ngài, các đồ đệ đã tới thu nhặt những mảnh xương, đặt trong một ngôi mộ để hằng ngày dâng thánh lễ tại đó. Trong thời kỳ Kitô Giáo bị bách hại tại Rôma, thi thể các vị tử đạo được chôn cất trong các hang toại đạo để hằng ngày giáo hữu tới dâng lễ cầu nguyện. Như vậy các Di Tích Thánh nhắc nhở chúng ta đời sống thánh thiện của một thánh nhân và những sự việc Thiên Chúa đã được thực hiện nơi vị thánh đó. Những Di Tích Thánh còn khuyến khích chúng ta cầu xin Thiên Chúa và vị thánh đó giúp chúng ta sống và giữ vững đức tin trong cuộc sống hằng ngày.
 
Top Stories
Malaisie: La visite d’une parlementaire chrétienne dans une salle de prière musulmane fait polémique
Eglises d'Asie
08:17 07/09/2010
Eglises d’Asie, 7 septembre 2010 – Le 25 août dernier, Teo Nie Ching, députée à la Chambre des représentants (Parlement fédéral), a visité une salle de prière (surau) musulmane située à Kajang, dans l’Etat de Selangor. Invitée par le chef religieux du lieu, elle y est entrée tête nue et y a donné un court discours à propos de la politique des autorités malaisiennes en matière d’éducation. Le surlendemain, un quotidien de langue malaise, Utusan Malaysia, publiait en première page une photo de la parlementaire, qui est de religion chrétienne, pour s’indigner de la présence d’une non-musulmane dans un lieu de culte musulman.

Le 5 septembre, la polémique a pris de l’ampleur lorsque le Premier ministre Najib Razak a ajouté à la controverse en déclarant que Teo Nie Ching avait enfreint un décret du Conseil national des fatwas de mars dernier, stipulant que les non-musulmans ne doivent pénétrer dans une mosquée que s’ils sont correctement vêtus et la tête couverte. Le Premier ministre s’exprimait à l’occasion de la rupture du jeûne du ramadan. Il a souligné que même les non-musulmans se devaient de respecter ce décret et a ajouté que Teo Nie Ching avait en outre commis une deuxième offense: « Elle y a prononcé un tazkirah (sermon). Seuls les musulmans peuvent prendre la parole dans les mosquées ou les surau pour prononcer un tazkirah. Si un non-musulman entre dans une mosquée et commence à donner un tazkirah à des musulmans, il commet un acte contraire à l’enseignement du Prophète. »

Agée de 29 ans, Teo Nie Ching est issue d’une famille de la minorité chinoise de Malaisie. Benjamine du Parlement fédéral, elle y a été élue en 2008, lors des dernières élections, qui ont vu la coalition au pouvoir perdre la majorité des deux tiers. Issue d’une famille engagée en politique, elle appartient au DAP (Democratic Action Party), parti dominé par la minorité chinoise et membre de la coalition d’opposition du Pakatan Rakyat (‘Alliance populaire’), dont les deux autres principales composantes sont le PKR et le PAS (1). Elle détient le siège attaché à la circonscription de Serdang, dans l’Etat de Selangor.

Avocate de formation, la jeune députée s’est dans un premier temps déclaré « désolée » des remous causés par sa visite à la surau Al-Huda de Kajang, puis, ayant appris qu’à la suite de sa visite, le comité directeur de la surau avait été relevé par le Conseil islamique de l’Etat de Selangor, elle a exprimé son embarras et présenté ses excuses au sultan de Selangor. A l’attention de son parti et de la communauté chinoise, elle a également exprimé ses regrets, expliquant que, dans l’opinion malaise, le DAP avait longtemps été perçu comme un parti « chinois, chauvin et communiste » et que son geste venait ruiner des années d’efforts des dirigeants du DAP pour démentir ces préjugés.

Dans un deuxième temps, Teo Nie Ching est revenue, non sur ses excuses, mais sur les remords qu’elle avait exprimés. « Je suis allée (à la surau Al-Huda) avec des intentions pures. Je n’ai pas le sentiment d’avoir commis quelque chose de mauvais », a-t-elle déclaré, ajoutant que ce sont les encouragements et les messages de soutien reçus de la part des principaux leaders du Pakatan Rakyat ainsi que d’une foule d’internautes qui l’ont amené à se ressaisir. « J’ai été particulièrement touché de du message de soutien envoyé par Abdul Nik Aziz », a-t-elle ajouté, à propos de celui qui est le conseiller spirituel du PAS, le principal parti islamique de Malaisie.

Selon Teo Nie Ching, la polémique autour de sa visite à la surau a été montée en épingle par l’UMNO et le quotidien Utusan Malaysia dans l’unique but de créer une controverse à caractère religieux. Le Premier ministre Najib Razak a succédé à Abdullah Badawi après le revers essuyé par la coalition majoritaire, le Barisan Nasional, lors des élections parlementaires de 2008. Depuis, il tente de se bâtir une image de modéré, en renonçant aux aspects les plus extrêmes de la politique pro-malaise de son prédécesseur, mais il doit néanmoins veiller à ne pas perdre son électorat malais, donc musulman.

(1) Le PKR (Parti Keadilan Rakyat), formé en 2003 de la fusion entre le National Justice Party et le Malaysian People’s Party, est passé de 1 à 31 sièges à la faveur des élections de 2008. Dominé par Anwar Ibrahim, chef de file de la coalition d’opposition, le PKR se situe au centre de l’échiquier politique, avec un fort accent en faveur de la justice sociale et contre la corruption et pour une approche de la politique économique qui ne tienne plus compte de l’appartenance ethnique (réforme de la New Economic Policy).

Le PAS (Pan-Malaysian Islamic Party, ou Parti Islam Se-Malaysia) s’affiche comme un parti islamique, désireux de construire la Malaisie sur la base de l’islam et du droit islamique. Il compte 23 sièges à la Chambre des représentants.

Le PAS, le PKR et le DAP forment la coalition d’opposition, qui contrôle les Etats de Kelantan, Kedah, Selangor et Penang.

(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2010)
 
New Generations of Catholics Formed in Youth Day
Anita S. Bourdin, Zenit
12:00 07/09/2010
Interview With Father Eric Jacquinet by Anita S. Bourdin

VATICAN CITY, SEPT. 6, 2010 (Zenit.org).- A quarter century of World Youth Days has renewed the Church by forming new generations of Catholics. Next year's event in Madrid will have no less impact, says an organizer.

Father Eric Jacquinet, director of the youth office of the Pontifical Council for the Laity, is following from the Vatican the preparation of the 2011 World Youth Day.

He spoke with ZENIT about the message that Benedict XVI addressed to the youth, published Friday, which has as its theme: "Planted and Built up in Jesus Christ, Firm in the Faith" (cf. Col 2:7).


ZENIT: The Pope has written an encyclical on charity and one on hope. Why has he now opted to address the topic of faith with young people?

Father Jacquinet: The Pope pays much attention to the situation of young people in the present context.

He knows that youth is a stage characterized by great aspirations. In this sense, he gives a very impressive personal testimony in this message, remembering his own youth, his aspiration to a great and beautiful life, at the time of the dictatorship of National Socialism.

Now he sees that many young people are disillusioned and without points of reference to build their lives. And the Holy Father is convinced that it is the result of a Western culture marked by three evils: the eclipse of the sense of God, relativism and nihilism.

The Pope offers young people as an answer a positive vision of life, based on faith in God.

ZENIT: How does the Pope articulate this proposal?

Father Jacquinet: In speaking of faith, the Pope uses two images present in the theme: that of the rooted tree and of the house built on a foundation.

Just as the tree needs roots to live and endure bad weather, in the same way the Pope invites young people to find in Christ the source of their life.

And just as the house is only solid if it is based on stable foundations, in the same way our lives are only built in a lasting way on the Word of God, received with the Church.

Hence, faith in the Word of Christ is the antidote to the poison of the eclipse of God, of relativism and of nihilism, with its cohort of negative consequences for the life of young people.

The Pope exhorts them to enter into profound communion with Christ, in whom they will find life.

ZENIT: What do you think is the key point of this message of the Pope to young people of the world?

Father Jacquinet:The theme of Madrid's World Youth Day is taken from St. Paul's Letter to the Colossians, as the latter were contaminated by religious philosophies that led Christians away from the Gospel.

The Pope sees that we are in the same situation. A secular current wishes to exclude God from public life, and religious currents proclaim a happiness without Christ.

As St. Paul did, the Pope reminds us that the way to happiness passes through the salvation of the Cross of Christ and that the rest of the proposals are no more than illusions.

Hence, Benedict XVI leads young people to find Christ on the Cross, with very strong words: "The cross often makes us fear, because it seems to be the negation of life. In reality, it is the contrary. It is God's 'yes' to man, the highest expression of his love and the source from which eternal life emanates [...] That is why, I want to invite you to take up the cross of Jesus, sign of God's love, as source of new life."

Then he shows how the Apostle Thomas, who represents us very well, passed from doubt to faith in Christ, dead and risen.

ZENIT: How can young people put the Pope's teaching into practice this year?

Father Jacquinet: During this whole year, young people are invited to get together in small groups, in their parishes, chaplaincies, movements, and prayer groups, to meditate on this letter.

Why not read a paragraph per month, asking every young person to reflect with anticipation on some questions and leaving room afterwards for a time of discussion?

ZENIT: In the year 2010, World Youth Day celebrated its 25 years. Benedict XVI sees it as "a prophetic initiative which has borne abundant fruits." What are these fruits?

Father Jacquinet: The fruits are very numerous.

First of all, for some young people, [World Youth Day] is a place of spiritual experience, of discovery of the presence of the living Christ.

Moreover, it is a very strong ecclesial experience. We meet Catholic young people, solidly rooted in Christ, from the whole world.

The priests and bishops (who give the catecheses) also approach the young people. This reinforces considerably the bond of young people with Christ and with the Church.

And it shows the whole world a renewed and beautiful image of the Church.

In fact, World Youth Days exist because there are young people who commit themselves as volunteers to the whole organization, either in their country of origin or in the host country.

These young people later continue to be committed to the service of the Church.

World Youth Days have also generated numerous consecrated and priestly vocations.

Lastly, it can be said that for the host country, World Youth Day is a great blessing. Given that it calls for the commitment of all ecclesial realities, World Youth Day is an opportunity for a profound renewal of the Church, of parishes, of youth groups, in the host country.

ZENIT: At times it is said that World Youth Days are a specific event, but without subsequent projection or continuity. What do you think?

Father Jacquinet: In the Gospels, the meetings of the disciples with the Risen One are specific events, of short duration, but which nevertheless changed the life of the disciples and bore fruit for the history of the world.

The same can happen with some ecclesial events, such as World Youth Day.

Moreover, each World Youth Day is not a simple five-day event. It is a process that develops in one or two years of preparation and which later bears fruits, if one knows how to gather them.

In general, it can be said that, during these 25 years, the World Youth Days have really contributed to the formation of new generations of Catholics, which today are committed in the Church and in society. And this has a measurable impact in some places.

ZENIT: How will the 2011 World Youth Day unfold?

Father Jacquinet: The opening will take place on Tuesday, August 16, with a Mass presided over by the archbishop of Madrid, Cardinal Antonio María Rouco Varela.

The Pope will arrive on Thursday, August 18. The catecheses will take place on Wednesday, Thursday and Friday morning, in some 300 venues, divided by linguistic groups.

The Way of the Cross, which undoubtedly will be very moving, as it has been on every occasion, will take place on Friday.

The youth festival will propose cultural activities (exhibitions, shows, debates, meetings) every night. Saturday night will be the moment of the great vigil of prayer and Sunday morning, August 21, the closing Mass. We won't be bored!

ZENIT: The Pope knows there will be many young people in Madrid. How can one register?

Father Jacquinet: It's very simple. The official Web page enables one to register as a group beginning July 1.

The idea is to encourage all young people to join a group, where they are, to travel together. It can be a parish or diocesan group. There are also movements, communities and associations that suggest traveling with them.

These groups suggest a first stop in a Spanish diocese, in the days preceding World Youth Day, to participate in a first meeting, to be received in the parishes and families, until August 15. All the groups will then go to Madrid.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vinh Sơn 3 mừng kính thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh
Maria Vũ Loan
08:27 07/09/2010
SAIGÒN - Ngày Chúa nhật, 05/9/2010, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Vinh Sơn 3 đã hân hoan mừng bổn mạng, kính thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh. Nhân dịp này, quí tân chức HĐMV.GX đã ra mắt, tuyên hứa nhiệm kỳ 2010 – 2014 và nhận Ủy Nhiệm Thư do cha chánh xứ Giuse Nguyễn Minh Khôi trao.

Xem hình ảnh

Được sự hướng dẫn của cha chánh xứ, Ban Thường Vụ HĐMV đã chuẩn bị công việc bầu cử khá chu đáo. Trước hết, danh sách các ứng cử viên được niêm yết công khai; cách thức bầu cử tiến hành theo đúng qui chế HĐMVGX Giáo phận Sài Gòn năm 2002 như có ban bầu cử, thẻ cử tri, thùng phiếu, cách thức kiểm phiếu, công bố kết quả…

Đồng thời bầu cử theo từng đơn vị, gồm Ban Thường Vụ, Ban Trị Sự 5 giáo khu, Ban Điều Hành 5 hội đoàn. Các ứng cử viên được đề cử hoặc tự ứng cử phải hội đủ những tiêu chuẩn như đạo đức, tư cách tác phong, có kinh nghiệm phục vụ, không ngăn trở Giáo Luật. Sau cùng, lấy số phiếu làm kết quả và phân công chức vụ theo khả năng từng người.

Trong năm ngày, giáo dân của năm giáo khu (mỗi gia đình một người) đã đến nhà thờ để bầu chọn. Công việc diễn ra nhịp nhàng và trật tự, tinh thần của giáo dân khá cao khi trời mưa vẫn đội mũ, che dù đến dự.

Đặc biệt, vào ngày bầu Ban Thường Vụ HĐMV, giáo dân Vinh Sơn 3 đi bầu như ngày hội, chứng tỏ giáo dân có ý thức cao trong việc lựa chọn những người cộng tác với linh mục chánh xứ để làm cho cộng đoàn luôn thăng tiến về mọi mặt.

Nhờ ơn Chúa Thánh Thần trong lời cầu nguyện chung, một Ban Thường Vụ gồm năm vị được bầu chọn trong các chức vụ. Cụ thể là:

Chủ tịch HĐMV: Ông Dom M. Tạ Đình Nha
Phó CT nội vụ: Ông Gioan B. Hoàng Đức Tín
Phó CT ngoại vụ: Ông Đa Minh Trần Văn Bản
Thư ký: Ông Gioan B. Trần Quang Thuận
Thủ quĩ: Ông Giuse Trần Văn Thủy

Ban Điều Hành các giáo khu gồm 20 vị. Ngoài ra, có bốn vị là trưởng các hội đoàn trong giáo xứ. Đặc biệt, các trưởng Ban Mục Vụ cũng được cha chánh xứ tín nhiệm và chọn vào các ban Thừa tác viên, phụng ca, mục vụ gia đình, truyền giáo, truyền thông, bác ái xã hội, lễ sinh, khánh tiết, quản giáo và âm thanh ánh sáng.

Trước ngày lễ kính thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh một ngày, quí tân chức được tĩnh tâm sốt sắng trong một thánh lễ và cùng cầu nguyện cho hai cha cố Dom. Đinh Tiến Khoa và Giuse Trần Trung Nghĩa.

Vào lúc 16 giờ 00 ngày chúa nhật 05/9/2010, thánh lễ tạ ơn do cha chánh xứ Giuse chủ tế đã diễn ra trang trọng. Trước khi đến phần nghi thức tuyên hứa và trao Ủy Nhiệm Thư cho quí tân chức, cha chủ tế đã chia sẻ bài giảng rất sinh động. Dựa vào nội dung Tin Mừng, cha xoáy vào mối tương quan giữa Thiên Chúa và những người trẻ trong việc phục vụ; sự khó khăn của việc lựa chọn: phải chọn gì? Bỏ gì? Có một thanh niên kia được chủ mướn để chọn khoai. Công việc của anh ta là chọn quả lớn, quả trung bình, quả nhỏ riêng ra. Một hôm anh ta nói với ông chủ: “Tôi xin nghỉ việc”. Ông chủ hỏi tại sao thì anh ta trả lời: “Công việc ông trao không nặng nhọc, nhưng chọn lựa là một điều khó!”. Đúng vậy, lựa chọn quả là khó khăn vì cần phải phân định, đánh giá, dứt khoát. Cuộc đời của người Kitô hữu là một chuỗi lựa chọn, nhưng phải chọn Chúa là trên hết. Phải lấy Chúa làm trung tâm đời sống của chúng ta. “Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”. Lại có một vị ẩn sĩ kia rất đạo đức. Ông khao khát được gặp Chúa nhưng không gặp được. Một buổi sáng kia, hình như được thánh linh soi sáng, khi nhìn vào cái tách quí – một vật gia bảo lâu đời của dòng tộc mà ông rất quí báu - ông bỗng nhận ra rằng vì ông quá yêu quí cái tách nên không thể gặp gỡ Thiên Chúa.

Qua tiểu sử của thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh (một ông trùm xứ đạo chuyên chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và khuyên được nhiều người tin theo tin theo Chúa để được cứu rỗi. Một lần, đang lúc cầu nguyện, có người rước ông đi chữa bệnh và rửa tội cho con họ, dù biết tình thế khó khăn nguy hiểm nhưng ông vẫn can đảm hy sinh và bị bắt rồi được phúc tử đạo vào năm 1838) cha chủ tế nói rằng: “ Khi tham gia vào Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ, tức là làm công việc phục vụ Chúa và tha nhân, thì phải chấp nhận hy sinh thời giờ, sức khỏe, khả năng…Ngày nay, người ta thích được phục vụ hơn là phục vụ.”. Sau cùng cha chánh xứ nói lên niềm hy vọng, mong tân quí chức trong HĐMV noi gương thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh dám chấp nhận chọn Chúa trên tất cả với tinh thần đạo đức thánh thiện.”

Những tờ Ủy Nhiệm Thư có chữ ký của Đức hồng y GB. Phạm Minh Mẫn được lồng trong khung ảnh có viền vàng rất đẹp được cha chánh xứ trao đến từng người ngay trên cung thánh. Ai trong cộng đoàn cũng có thể đọc được nét hân hoan trên khuôn mặt của từng người.

Cuối thánh lễ, ông Tạ Đình Nha, tân chủ tịch HĐMV phát biểu những dự định trong công việc, sau đó ông Giuse Nguyễn Văn Hồng, cựu chủ tịch HĐMV nhiệm kỳ 2006 – 2010, đã nói lời cảm ơn cha và cộng đoàn trong những ngày tháng ông phục vụ.

Sau thánh lễ, 43 vị trong HĐMV đã chụp hình lưu niệm cùng cha chánh xứ, cạnh thánh bổn mạng. Và trong tiệc mừng vào trưa ngày thứ ba trong tuần, nhiều câu chuyện thân tình đã được trao đổi giữa những người phục vụ.
 
Thánh lễ ở nhà nguyện ''Làng Ván'' quê hương thánh Hoàng Hương Cảnh
Hà Thương
08:42 07/09/2010
Thánh lễ ở nhà nguyện "Làng Ván" quê hương thánh Hoàng Hương Cảnh nhân ngày lễ Kính Nhớ Ngài (5/9/2010), và tiều sử thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và Thánh Linh Mục Phê rô Nguyễn Văn Tự:
Xem hình ảnh

THÁNH GIUSE HOÀNG LƯƠNG CẢNH (ngày 05 tháng 9)
Trùm họ, dòng Ba Đaminh (1763 – 1838)

Lời kinh thắp sáng cuộc đời

Đã là Kitô hữu thì ai cũng từng thuộc và đọc một số kinh để cầu nguyện. Thế nhưng số người sống theo lời kinh mình đọc không phải là nhiều. Đối với cụ lang Giuse Cảnh, thì lời kinh chính là hơi thở của cuộc đời mình. lời kinh là nến sáng soi dẫn hành trình dương gian tiến về nước Chúa. Đọc truyện tử đạo của cụ, ta thấy rất rõ điều đó.

Giuse Hoàng Lương Cảnh sinh ra dưới thời chúa Trịnh Doanh năm 1763 tại làng Ván, tỉnh Bắc Giang. Sống ở làng Thổ Hà, huyện Yên Việt, ông được mọi người quý mến, nổi tiếng hiền lành và bác ái. Là một lang y, ông tận tụy với các bệnh nhân, thường chữa trị miễn phí cho người nghèo. Tuy không đi tu, nhưng trọn ngày sống của ông được dệt bằng kinh nguyện và các việc tông đồ. Ông đã rửa tội nhiều người trong giờ hấp hối, đặc biệt cho trẻ em. Giáo dân Thổ Hà tín nhiệm và bầu ông làm Trùm họ. Từ đó, ông càng hăng say hơn với việc truyền giáo và phục vụ cộng đoàn dân Chúa.

Đầu tháng 07 năm 1838, đang khi quân lính bao vây bắt các giáo hữu làng Thổ Hà, có người mời ông đến chữa bệnh và rửa tội cho con họ. Dù biệt nguy hiểm, ông Trùm vẫn tìm cách lén đi giúp đỡ, nhưng khi đến bên đó, quân lính phát giác ra, bắt ông đeo gông và giải về Bắc Ninh với cha Tự, Thày Uy, ba ông Trùm xứ khác và một số giáo dân.

Sức mạnh của lời kinh

Ngày 12.7 quan đưa tất cả ra tòa, để dọa và bắt họ bước qua Thánh Giá. Ba ông Trùm kia và một giáo dân nhát gan đã nghe lời để được tha về. Chỉ còn bảy người tuyên xưng niềm tin là cha Tự, cụ lang Cảnh, hai thày Úy và Mậu, cùng ba thanh niên Mới, Đệ, Vinh. Xét rằng cụ Giuse ở chức vụ Trùm họ lại cao niên, nên có ảnh hưởng lớn đến giáo dân, quan kết án xử tử cụ như cha Tự, còn năm người kia chị bị án phát lưu.

Dù tuổi già sức yếu, cụ lang Cảnh vẫn giữ lòng trung kiên, vui lòng chấp nhận mọi hình khổ, không than van, không oán trách. Những lần quan bắt bước qua Thánh Giá cụ quỳ xuống hôn tượng Chịu Nạn và thầm thĩ đọc kinh. Thấy thế, quan bảo cụ đọcto lên, cụ liền đọc lớn tiếng những lời kinh nguyện cầu thay cho những lời giải thích lý luận. Khi thấy cụ đọc kinh Chúa Thánh Thần: "… Xin yên ủi chúng con, dạy dỗ chúng con làm những việc lành…" Khi thì đọc kinh Thánh Danh Giêsu: "Chúa Giêsu là đường nẻo thật, ai theo đường này thì sẽ sống mãi vui vẻ chẳng cùng..." Đặc biệt có lần cụ đọc một lời kinh làm cho các quan ngạc nhiên phá lên cười: "Cầu Chúa Giêsu cho các vua trị nước cho yên, càng ngày càng thịnh". Họ hỏi sao cụ lại cầu cho kẻ hành hạ mình như thế. Cụ bình tĩnh trả lời các quan về giới luật yêu thương của đạo Chúa.

Một lần khác quan hỏi ý kiến cụ về những kẻ bỏ đạo hoặc tố cáo linh mục, cụ chậm rãi kể tích truyện Giuđa phản thày vì 30 đồng bạc, rồi cụ thêm: "Thực ra lính cũng chẳng bắt được Chúa Giêsu, vì khi Chúa nói chính Ta đây, toán lính Do Thái bị té ngã xuống hết, chính Chúa đưa tay cho họ trói để hoàn tất việc chuộc tội thiên hạ, trong đó có cả các quan nữa đấy".

Vinh phúc nghìn thu

Quan tỉnh Bắc Ninh tội nghiệp người già yếu, nên tìm hết cách khuyên dụ cụ bỏ đạo về với con cháu. Nhưng cụ trả lời: "Xin quan cứ làm án cho tôi được chết với cha Tự của tôi, thì tôi mừng rỡ bội phần". Ngày 15.9.1838, tỉnh Bắc Ninh nhận được bản án từ kinh đô ra. Thay vì án xử giảo như các quan đề nghị, bản án quyết định: "Đạo trưởng Nguyễn văn Tự và Đạo mục Hoàng Lương Cảnh phải trảm quyết ngay tức khắc".

Khi biết tin sắp bị xử tử, vị linh mục và cụ trùm họ liền vui vẻ chào giã biệt các bạn tù. Viên cai ngục kêu riêng cụ Cảnh ra, có ý cho uống chén nước trà để lấy sức, cụ đáp: "Xin cám ơn, tôi chẳng thiết ăn uống gì nữa, chỉ mong theo cha tôi ra pháp trường thôi". Thấy cha Tự mặc bộ tu phục trắng toát trên mình, cụ cũng khóac tấm áo dòng ba, như biểu hiện nỗi lòng người con Cha Thánh Đaminh. Cụ nâng niu trên tay ảnh Chuộc Tội nhỏ mà trong hai tháng tù vừa qua cụ đã hôn kính cả nghìn lần, giờ đây là nguồn trợ lực qúy giá của cụ trong cơn thử thách cuối cùng.

Đường ra pháp trường nô nức như ngày hội. Cha Tự thong thả vừa đi vừa xướng kinh Cầu Các Thánh, cụ Lang Cảnh bước đi vất vả hơn vì yếu sức, nhưng vẫn đều đặn thưa đáp: "Cầu cho chúng tôi". Hai vị như thấy lòng mình ấm lại vì như thấy tòan thể chư thánh đều hiện diện đâu đây sẵn sàng đón mình về Trời cao. Đến nơi xử, vị chứng nhân đức tin và cha Tự qùy xuống trên hai chiếc chiếu nhỏ. Lý hình theo lệnh trống thi hành phận sự, đưa cụ về hưởng Thánh Nhan Chúa muôn đời. Hôm đó là ngày 05.9.1838, cụ Trùm Cảnh đã quá thất tuần, 75 tuổi.Thi hài cụ Giuse Cảnh được chôn táng dưới một ngọn đồi gần đấy. Sau giáo dân làng Thổ Hà rước về họ mình.

Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII suy tôn cụ Trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh lên bậc Chân Phước của Giáo Hội. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

THÁNH PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỰ (ngày 05 tháng 9)
Linh mục Dòng Đaminh (1796 – 1838)

Cha dưới đất, Cha trên trời

"Thưa quan tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như Trung Phụ, và kính Song Thân như Hạ Phụ. Không thể nghe lời cha ruột để hại vua, tôi không vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được".

Vị tử đạo đã có những lời phân tích mạch lạc quan niệm về trung hiếu của các giáo hữu Việt Nam như trên là một linh mục dòng Thuyết Giáo: cha Phêrô Nguyễn Văn Tự.

Bị bắt vì sứ vụ

Sinh quán tại Ninh Cường, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định năm 1796. Cậu Phêrô Tự đã dâng mình cho Chúa từ niên thiếu. Năm 1826, thày thụ phong linh mục, sau đó xin vào dòng Đaminh và được cha chính Amandi Chiêu nhận lời khấn ngày 04.01.1827. Suốt 12 năm đời linh mục, cha Phêrô là một tu sĩ gương mẫu và là cha truyền giáo nhiệt thành. Hồ sơ phong thánh ghi nhận cha luôn tận tụy với công việc, không quản ngại khó khăn, luôn đối xử hòa nhã và rất mực yêu thương mọi người.

Năm 1838, cha Tự được cử phụ trách xứ Đức Trai còn gọi là Kẻ Mốt, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Lúc này cuộc bách hại của vua Minh Mạng khá gay cấn, nên cha phải thi hành tác vụ của mình lén lút. Một thân hào tên Quang đã cho cha đến trú ẩn tại vườn nhà ông. Mỗi sáng cha dâng lễ ngay trong vườn đó. Ngày 29.06, khi quân lính kéo đến bào vây làng Kẻ Mốt để bắt cha Tự, thì ngài được anh em tín hữu đưa lánh qua làng bên. Nhưng quân lính sau khi lục soát, tìm thấy áo lễ và chén lễ của cha, đến lượt ông lang Ninh mới bị dọa đánh đã khai ra chỗ cha đang ẩn trốn. Cùng bị bắt với cha Tự có thày giảng Đaminh Úy, dòng ba Đaminh, 26 tuổi, một trợ tác đắc lực của ngài.

Khi bị giải về huyện Lương Tài, quan huyện ngỏ ý đòi vị linh mục nộp tiền chuộc, nhưng cha bình tĩnh trả lời: "Đối với tôi, bị bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có, còn phiền giáo hữu thì tôi không muốn chút nào". Đến ngày 03.07, sau khi bắt thêm được bốn ông Trùm ở bốn giáo xứ và một giáo hữu trong vùng, quan cho áp giải tất cả về Ninh Thái (Thị xã Bắc Ninh ngày nay).

Sáng hôm sau, quan cho gọi cha Phêrô ra hỏi. Ông lịch sự cho mời cha vào nhà, cho ngồi chiếu tử tế, rồi với giọng ngọt ngào, quan yêu cầu cha khai tên các giáo sĩ giáo phận. Cũng bằng giọng điệu lịch sự không kém, cha thong thả kể tên hai Đức cha và sáu linh mục, những người đã bị bắt rồi, thế cũng đủ làm viên quan gật gù ra vẻ đắc ý lắm. Một tuần sau, phải lại cho mời cha đến và yêu cầu cha cắt nghĩa về các đồ thờ, áo lễ, chén lễ của cha mà họ tịch thu. Cha được dịp giảng đạo lý Công Giáo cho các quan nghe, bác bỏ những tin đồn bịa đặt về đạo, về các nghi lễ, cũng như về các giáo hữu.

Phong thái vị thủ lãnh

Trong thời gian bị giam tại huyện, bất ngờ cha Tự thấy trong sổ sách của mình bị tịch thu, có cuốn sổ ghi tên tất cả các giáo hữu ở Kẻ Mốt, ngài liền tìm cách để hủy nó đi, nhưng làm sao bây giờ ? Vì quân lính canh gác kỹ quá. Cha liền bày kế xin họ một cái chiếu, lấy cớ đắp cho đỡ muỗi, rồi nằm trong chiếu, cha nhẩn nha nhai và nuốt cuốn sổ ấy. Dĩ nhiên "món ăn" này không hợp khẩu vị chút nào, nên mơi ăn được hai phần, cha đã thấy rát cả cổ, không thể nuốt nổi nữa, thế là cha đành nhai cho nát rồi ném dưới gầm phản.

Điều làm cha đau lòng nhất là thấy nhiều người bị bắt với cha đã đạp Thánh Giá để được về. Cha không ngưng nhắc nhở lời Chúa xưa: "Ai chối Thày trước mặt người đời, Thày sẽ chối kẻ ấy trước mặt Cha Thày, Đấng ngự trên trời" (Mt. 10,33). Cha nói tiếp: "Trời đất qua đi, nhưng lời Chúa chẳng qua" (Mt. 5,18), "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa ngã trước thử thách" (Mt. 26,41)… Nhưng cha vẫn được an ủi vì sự kiên trung của hai thày giảng Phanxicô Mậu, Đaminh Úy và bốn giáo dân Giuse Cảnh, Tôma Đệ, Agustinô Mới và Stêphanô Vinh. Tất cả đều là hội viên dòng Ba Đaminh, sau này được phúc tử đạo (19.12.1839).

Ngày 27.7.18, Tổng đốc Bắc Ninh đệ án về triều đình xin xử gảo cha Phêrô và ông Trùm Cảnh, còn năm người kia, đánh mỗi người 100 roi, rồi phát lưu họ vào Bình Định. Nhưng vua phúc đáp yêu cầu cho tra hỏi lại, nếu bỏ đạo thì ân xá, nếu cố chấp thì xử chém hai vị trên và xử giảo hai vị còn lại.

Ngày 09.8 quan đòi bẩy vị ra tòa. Khi thì dọa dẫm, khi thì ngọt ngào, quan dụ dỗ các vị đạp lên Thánh Giá. Trước hết, quan lịch sự mời cha Tự làm gương. Ông nói thực tình muốn tha cho cha. Nhưng cũng bằng lời nói khiêm tốn tinh tế, vị linh mục nói với ông về Thượng Phụ, Trung Phụ và Hạ Phụ, cũng như trật tự kính trọng đối với ba vị đó của mình. cha tiếp: "Người tướng cầm quân đánh giặc, dù binh lính mình chạy hết, tướng cũng không được phép hàng giặc. Tôi là linh mục, dù giáo dân bị tan tác, vẫn phải một lòng trung thành với Thiên Chúa". Sau lời khẳng khái của cha, quan biết nói thêm cũng vô ích, nên ra lệnh giam cha vào ngục.

Áo trắng lòng son

Biết ngày xử án sắp tới, cha Tự nhờ một giáo hữu mời linh mục Phương xứ Kẻ Roi đến giải tội. Từ hôm đó, cha tỏ ra vui vẻ khác thường, mong chờ ngày hạnh phúc. Sáng ngày 05.9, bản án về tới Bắc Ninh, cha và ông Trùm Giuse Cảnh bị điệu đi xử. Hai vị cười cười nói nói, tạm biệt các đồng bạn. Cha lấy tu phục ra mặc, cụ Cảnh cũng khoác tấm áo dòng ba. Thấy cha rạng rỡ trong bộ áo trắng, quan thắc mắc về ý nghĩa bộ áo, cha giải thích: "Đây là áo dòng tu lớn trong Giáo Hội mà tôi hân hạnh là phần tử. Mầu trắng tiêu biểu cho đức khiết tịnh mà tôi hết lòng gìn giữ…"

Rồi cầm lấy Tượng Chịu Nạn, cha nói tiếp: "Đây là chúa cứu thế, đã chịu đóng đinh vì tội thiên hạ. Xin quan cho phép tôi được mang áo dòng và cầm Thánh Giá này khi đi xử".

Quan không nói gì cả, hiểu ngầm là đồng ý. Bấy giờ dân chúng hiếu kỳ chen lẫn nhau ùa đến xem, cha xin phép quan nnói đôi lời. Thế là trong gần một giờ đồng hồ, cha giảng về Chúa Giêsu, và ơn cứu độ, về mọi người là anh em con cùng một Cha trên Trời.

Trên đường ra pháp trường, lính xếp hàng đi hai bên, cha Tự và cụ Cảnh đi ở giữa, vừa đi vừa sốt sắng đọc kinh Cầu Các Thánh. Pháp trường là một ngọn đồi nhỏ, ở ngoài thành Kinh Bắc. Đến nơi, hai vị quỳ xuống hai chiếu đã trải sẵn. Theo tiếng trống lệnh, lý hình thi hành phận sự, chém rồi tung đầu hai vị lên cho mọi người trông thấy. Tức thì nhiều người, trong đạo cũng như ngoại đạo, xô nhau chạy vào để thấm máu các ngài. Một người về sau chuộc được ảnh Thánh Giá của cha, trao lại cho dòng Đaminh. Trong hồ sơ phong thánh, người ta thuật lại nhiều ơn lạ Chúa đã thực hiện nhờ các di tích này.

Vị chứng nhân áo trắng đã về trời với tấm lòng son ngày 05.09.1838. Thi hài cha được lệnh chôn ngay gần đó, giáo hữu phải bỏ tiền chuộc đưa về an táng tại họ Nghĩa Vũ, huyện Yên Dũng, cũng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Đức Lêo XIII đã suy tôn cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, linh mục dòng Thuyết Giáo lên bậc Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

(Trích theo: Fx. Đào Trung Hiệu, Uống Nước Nhớ Nguồn…)
 
Thánh Lễ Khai Giảng Giáo Lý 2010 và Trao thưởng các em học sinh
Nam Lỗ
11:13 07/09/2010
Thánh Lễ Khai Giảng Giáo Lý 2010 và Trao thưởng các em học sinh giỏi, các em đậu cấp III, đậu Đại Học, cao đẳng. Mục đích nâng cao học tập giáo lý, thi đua học tập tốt văn hóa để trở thành những người có tri thức và nền tảng đức tin, trở thành những con người có chút kiến thức xã hội góp phần cho giáo xứ, cho xã hội.

Hình ảnh lễ trao thưởng

Trong chương trình gồm ba phần chính; Khai giảng, Thánh Lễ, Trao phần thưởng. Hiện tại Ban khuyến học Giáo xứ do ông JB. Nguyễn Văn Tuy làm trưởng ban, dưới sự linh hướng của Cha chánh xứ, sự giúp đỡ về vật chất của Quý đồng hương hải ngoại, đồng hương trong nước, quý ân nhân và đóng góp hảo tâm của bà con giáo xứ.

Một tín hiệu đáng mừng là năm nay Giáo xứ có 9 em đậu đại học, cao đẳng, một cấp học cao hơn, cấp học trở thành những người tương lai sẽ có một công việc ổn định, có thêm kiến thức góp phần xây dựng giáo xứ. Chính vì vậy mà với vốn quỹ ít ỏi của ban khuyến học khoảng hơn 6 triệu đồng, và sự hỗ trợ của Cha xứ, của mọi người góp những món quà tặng các em học sinh giỏi, các em chuyển lên học cấp III (THPT), các em đậu Đại Học, Cao đẳng. Một món quà nhỏ nhoi, chỉ là những kỷ niệm những hiện vật tượng trưng để động viên ghi nhận những cố gắng học tập của các em.

Điều kiện xét thưởng là các em học giỏi Giáo lý, tham gia đầy đủ, các em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, các em đậu THPT, các em đậu ĐH, CĐ. Và các món quà có những giá trị và vật chất tượng trưng khác nhau được chuẩn bị từ Cha xứ và ban khuyến học giáo xứ.

Năm nay khác với nhiều năm trước, Cha xứ tổ chức Thánh Lễ khai giảng Giáo lý và cầu nguyện đặc biệt tiễn chân các em đậu ĐH, CĐ lên đường, ban phép lành và những lời nhắn gởi, tặng những cuốn kinh, tượng Thánh để hy vọng các em giữ vừng niềm tin, luôn nhớ về quê hương giáo xứ: "Các con hãy mang đi những đức tính tốt đẹp đã được nuôi dưỡng từ quê hương, giữ vừng đức tin cùng với những tình cảm mến yêu hy vọng của mọi người trong giáo xứ, để cố gắng học tập trở thành một ki-tô hữu tốt"

2h30 Các lớp giáo lý tập trung và diễu hành về sân khấu lễ đài khai giảng trong tiếng kèn và những ánh mắt dõi theo của quý phụ huynh, quan khách. Sự mới nhất chúng con ghi nhận là sẽ có một lớp giáo lý mới và nhỏ tuổi nhất; Lớp "Đồng cỏ non".

Sau lời phát biểu khai mạc của Cha xứ, là báo cáo tổng kết của Ông Jos Nguyễn Văn Thọ (trưởng ban giáo lý). Ông ghi nhận những cố gắng mà các em, các bậc phụ huynh quan tâm tạo điều kiện cho các cháu được học tập giáo lý. Đặc biệt là các cháu họ giáo Y Đún, một họ giáo xa nhất nhưng các cháu không vắng buổi nào. Ghi nhận có những bậc phụ huynh thường xuyên chở con mình đi học giáo lý. Ông cũng khẳng định sự cố gắng của đội ngũ giáo lý viên, các anh chị đã rất cố gắng học tập tu rèn nhân cách và học vấn để có nhiều kiến thức truyền dạy cho các thế hệ mai sau. Ngoài ra ông cũng tổng kết những khó khăn và một số những bậc phụ huynh chưa thực sự để ý tới con em mình học tập giáo lý, chưa biết hôm nay con có mặc đồng phục không?! Đi học giáo lý có mang sách bút không?! Có thúc dục con em mình đi học không?!. .v.v

Bài phát biểu của HĐMV (Ông Dom Nguyễn Văn Vương) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của học giáo lý thời đại ngày nay là rất cần thiết, nhất là các em nhỏ. Cha xứ cùng giáo xứ cố gắng gồng mình tạo những điều kiện có thể nhất giúp đỡ các em, không những vậy nhiếu quý ân nhân, quý đồng hương cũng rất quan tâm tới thế hệ trẻ quê hương, dõi theo sự phát triển mà âm thầm giúp đỡ, vậy mỗi chúng ta cần cố gắng động viên con em mình để không phụ lòng Cha xứ, giáo xứ, các bậc tiền nhân, ân nhân...

Do một tai nạn bất ngờ nên Ông Jos Nguyễn Văn Luật không thể đại diện các bậc phụ huynh giáo lý nói lời chia sẻ, Ông Dom Nguyễn Văn Túc thay lời. Ông đại diện cho những bậc phụ huynh cảm ơn Cha xứ, giáo xứ, quý ân nhân đã luôn chăm lo cho con em được học tập giáo lý, kinh bổn, tham gia những trò chơi sinh hoạt và ông cũng xin lỗi nhắc nhở những khuyết điểm của một số gia đình còn thiếu sót bằng việc chưa tạo điều kiện giúp, linh chỉ cho các em học tập. Theo ông, gia đình là trường học đầu tiên, nên không những con cái phải học tập mà chính các bậc phụ huynh cũng cần ý thức học tập để hướng dẫn các em...

Để ghi nhận những cố gắng của Ban giáo lý, Cha xứ cùng đại diện phụ huynh tặng hoa các giáo lý viên, những thầy cô thứ hai sau cha mẹ nhưng lại là những người dạy dỗ các em giúp các em trưởng thành.

Đại diện một em học sinh Mary Lương Thị Liễu đọc lời cảm ơn: Khi học giáo lý chúng em được hiểu về đạo, được gần Chúa hơn, sống trong cộng đoàn và trưởng thành. Không những ngoài kiến thức đức tin, chúng em được học nhân bản, được sinh hoạt phong trào cộng đồng, là một bước tiến cho tương lai chúng em... Em cũng gởi lời cảm ơn Cha xứ, giáo xứ, quý ân nhân và những bậc phụ huynh đã hy cho các em rất nhiều/...

Cha xứ chính thức gõ ba hồi trống khai giàng khóa giáo lý liên giáo xứ Nam Lỗ, Duyên tục năm 2010 -2011. Hy vọng và cố gắng một năm học tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, sự cố gắng cao của mọi người, mong mỏi những quý vị khắp nơi quan tâm tới tầng lớp ấu nhi, non trẻ, thanh niên giáo xứ và chúc các em một năm học thu nhiều thành quả đức tin và trí thức.

Sau Khai Giảng, là cuộc rước tiến về Thánh Đường, tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các lớp giáo lý, các em đậu THPT, ĐH, CĐ lên đường được nhiều hồng ân Chúa thương ban.

Cuối Thánh Lễ, tại Đài Đức Mẹ La Vang: Cha xứ, Ban khuyến học tổ chức trao phần thưởng cho các em.

Sau lời tuyên bố lý do và điều kiện trao thưởng: Năm nay, Cha và giáo xứ rất vui mừng vì các con đã mang về được những bông hoa là những thành quả học tập giáo lý, kiến thức xã hội làm vui lòng bao người mong đợi kỳ vọng, đầu tư, vậy đây là giờ phút các con xứng đáng nhận những phần thưởng tuy chưa được lớn nhưng là những món quà rất ý nghĩa ghi nhận sự cố gắng của các con!

Khi danh sách được đọc, các em sẽ tiến liên trên Đài Đức Mẹ để nhận phần thưởng.

- Các em học sinh giỏi cấp tỉnh các cấp học gồm 11 em: Bà M. Toan (thư ký Ban khuyến học - trao thưởng)
- Các em đậu vào cấp III (THPT): Ông Vinc. Nguyễn Văn Vĩnh (phó ban khuyến học - trao thưởng)
- Các em đậu Đại học, Cao đẳng (Sinh Viên): gồm 9 em, ông JB. Nguyễn Văn Tuy (trưởng ban khuyến học - trao thưởng)

Xin chúc mừng các em, vì hiện tại quỹ khuyến học của giáo xứ còn rất nhỏ bé, và đang được mọi người quan tâm, nhất là quý anh chị em đã trưởng thành, quý ân nhân, quý đồng hương. Nhưng đây là những kỷ vật những món tiền nhỏ bước đầu giúp các em mua sắm thêm những dụng cụ cần thiết cho học tập. Hy vọng nếu mai sau quỹ khuyến học lớn hơn sẽ có những món quà là học bổng định kỳ hỗ trợ các em và gia đình, hiện tại ghi nhận sự cố gắng của các gia đình... Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân, nâng đỡ các em, gia đình để các em theo đuổi đến cùng các cấp học, chúc các em Sinh viên lên đường thật cố gắng...

Lời cảm ơn của em đại diện Học Sinh, Sinh Viên Jos Trần Xuân Luyện: Chúng con mãi ca tụng tình yêu thương của Thiên Chúa trên chúng con, tri ân Cha xứ quan tâm đặc biệt bằng Thánh Lễ cầu nguyện cho chúng con, bằng những lời động viên cổ võ, bằng những món quà vật chất, tri ơn cảm ơn Ban khuyến học, HĐGX, các ban ngành đoàn thể, quý cha mẹ dày công vun đắp dưỡng dục, quý ân nhân, quý đồng hương hải ngoại và trong nước. Chúng con biết rằng giờ đây chúng con phải nói lời tạm biệt Cha xứ, nói lời tạm biệt giáo xứ, chúng con sẽ tới một nơi học tập mới sẽ có vô vàn khó khăn, có nhiều cạm bẫy giăng sẵn, sự bơ vơ và thiếu thốn. Những mỗi SV, HS chúng con ý thức được rằng tất cả không phải do chúng con, nhờ ơn Chúa, từ sự quan tâm của hết thảy đã giúp chúng con bây giờ và mai sau bằng lời cầu nguyện.. Chúng con xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, giữ vững đức tin và luôn nhớ về giáo xứ quê hương với những tình cảm của ngày hôm nay... Xin cầu nguyện thêm cho chúng con, chúng con xin cảm ơn tất cả mọi người đang âm thầm cầu nguyện và giúp đỡ chúng con cách này cách khác, chúng con sẽ không để sự kỳ vọng đó trở thành vô ích...

Đại diện các bậc phụ huynh có con em đậu ĐH, CĐ, THPT ông Jos Nguyễn Văn Khang chia sẻ: Ông nói, các con thân mến, cha mẹ luôn thương yêu các con, luôn mong các con trở thành những con người có ích, dù có khó khăn và vất vả thế nào nhưng mỗi bậc cha mẹ luôn cố gắng hết sức để các con yên tâm có đủ những điều kiện thiết yếu học tập. Dẫu so với nhiều người các con còn thiếu thốn và không được dư thừa, nhưng đừng vì vậy mà các con làm phiền lòng bao người mong đợi, vì khó khăn nên các con cần cố gắng hơn để mai sau giúp cho bản thân, cho giáo xứ... Vì các con là tương lai xây dựng giáo xứ! Ông cũng gởi lời cảm ơn Cha xứ, HĐGX, Ban Khuyến học, quý ân nhân, đồng hương đã giúp đỡ các em, các gia đình thời gian qua.

Thánh Lễ khai giảng năm học mới cho các em giáo lý, và tiễn chân các em đậu đại học lên đường, để lại sự hãnh diện cho các em từ sự cố gằng của bản thân, ghi nhận những thành quả mà quý vị hảo tâm giúp đỡ dần dần có giá trị thiết thực. Chúng con có trao đổi với Cha xứ, với ông JB Nguyễn Văn Tuy - Trưởng ban khuyến học; Vì hiện tại quỹ khuyến học của giáo xứ mới thành lập được 2 năm, vốn quỹ còn eo hẹp, năm nay dốc hết để thưởng các em. Em nào học sinh giỏi, đậu đại học và học giỏi giáo lý, đi học không bỏ buổi nào thì được thưởng 1 triệu đồng, còn không thì được 500 nghìn... trong khi đó Cha xứ giúp đỡ quá nửa số phần thưởng đó. Ông cũng chia sẻ thêm: là quỹ khuyến học giáo xứ luôn cần sự quan tâm của toàn các gia đình trong giáo xứ, luôn ghi nhận, trân trọng và đón đợi quý vị ân nhân, quý đồng hương, quý nhà hảo tâm nếu quan tâm tới thế hệ trẻ Ban khuyến học luôn đón nhận. Sự nghiệp trồng người rất vất vả nhưng lại thu được những thành quả vô cùng lớn lao, Ban khuyến học sẽ cố gắng hết sức để phát triển phong trào học tập giáo lý, học tập văn hóa, nhằm tạo thành một môi trường cố gắng, các thế hệ tiếp sau có trí thức hơn để góp phần phát triển giáo xứ mà bao thế hệ tiền nhân mong đợi và hy vọng. Vậy quý vị quan tâm và thương giúp các em, xin liên hệ với Cha xứ hoặc Ban khuyến học giáo xứ, Ban khuyến học sẽ lưu trữ sổ vàng ghi nhận và giúp đỡ những gia đình đặc biệt khó khăn để các em được đến trường, được đi học...

Thánh Lễ khai giảng và cầu nguyện cho các em đã khép lại. Quý vị xin cầu nguyện thêm cho các em Nam Lỗ.
 
Đêm Ca Nhạc Tiếng Hát Vì Người Nghèo tại Toronto, Canada
Duy Hân
12:15 07/09/2010
TORONTO - Một đêm ca nhạc ý nghĩa và đạt nhiều thành quả đã được tổ chức vào tối thứ bảy 4 tháng 9, 2010 vừa qua, đánh dấu thêm một sinh hoạt văn hóa và tôn giáo tại thành phố Toronto, Canada.

Nhóm thân hữu của Linh Mục Nguyễn Tấn Sang và Linh Mục Nguyễn Phi Hùng đã tổ chức buổi văn nghệ với mục đích gây quỹ, giúp cha Sang và cha Hùng trong các công việc mà hai cha đang thực hiện để giúp những người nghèo khổ không phân biệt tôn giáo cũng như truyền giáo tại quê nhà.

Từ năm 2005, với sự đóng góp rộng rãi của mọi người khắp nơi, Linh Mục Nguyễn Sang đã xây được khoảng 100 căn nhà tình thương cho những người già không nơi nương tưạ, tặng 300 chiếc xe lăn, giúp đỡ hơn 3500 ca mổ mắt cườm, 40 ca mổ tim, thường xuyên nuôi 75 người già và cứu trợ gạo cho những giáo xứ vùng xa mỗi tháng, giúp đỡ những người mắc bệnh hiểm nghèo: sơ gan. HIV...

Riêng cha Hùng thì đã sinh hoạt một thời gian dài với đồng bào Dân Tộc miền cao nguyên, mười mấy giáo họ sống trong thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần, phải dự Thánh Lễ trong những ‘lều thờ’ chứ không phải nhà thờ. Lều thờ là một khu đất trống, chỉ có một tấm bạt cũ rách che mưa che nắng và một số ghế, ngoài ra không có một tiện nghi nào khác. Cả tháng mới họ mới được cha Hùng đến để dâng Thánh Lễ một lần, nếu được chút quà như thùng mì gói, chút gạo thì rất cảm động. Các em thiếu nhi thiếu chỗ dựa tinh thần, khi được cha Hùng hướng dẫn về Chúa, về văn hóa, nhận được tình thương thì rất vui mừng.

Chương trình buổi ca nhạc đã bắt đầu bằng buổi cơm thân mật gồm cơm ba màu: thịt nướng, bì, chả ngon lành do chủ bếp là anh chị Hiệp Toan và các anh chị thiện nguyện viên phụ trách. Gần 700 phần cơm đã được phục vụ, bắt đầu từ 6:00 pm tới 7:30 pm, mọi người có dịp gặp gỡ, chia sẻ tâm tình với nhau và gặp gỡ Cha Sang cũng như hai ca sĩ chính Giao Linh và Sơn Ca từ xa đến. Hai cô không những đã bỏ thời gian, tài năng và tự trả tiền vé máy bay, mà còn ủng hộ thêm tiền cho công việc bác ái từ thiện này.

Trong khi ăn cơm, ban Tổ chức đã cho trỉnh chiếu slide show hình ảnh các công việc làm của hai cha, hơn 100 tấm hình đã làm mọi người xót xa cho những mảnh đời kém may mắn.

Một số sản phẩm của các em trong viện mồ côi ở Rạch Giá cũng như quà tặng của báo Việt Times đã được chưng bày, tất cả số tiền bán được sẽ cộng vào quỹ giúp người nghèo. Rất nhiều cô bác đã ủng hộ bia, nước uống, nem chua, bê thui, gỏi xoài, tàu hủ… để bán thêm cho quỹ.

Phần văn nghệ được bắt đầu vào đúng 7:30 theo chương trình, với ban Hợp Ca Hát Vì Người Nghèo qua nhạc phẩm “ Tôi Không Còn Cô Đơn”, sáng tác của cố nhạc sĩ Hùng Lân đã hâm nóng bầu khí đầy tình yêu thương của Hội Trường. Sau đó cha Sang đã chia sẻ với mọi người lý do, thành quả của chương trình Tiếng Hát Vì Người Nghèo, cảm ơn sự rộng rãi của tất cả mọi người trong thời gian vừa qua. Sau đó cha đã hát với hết con tim, tiếng hát thiết tha như lời cầu nguyện mong an bình, hạnh phúc, no ấm đến cho tất cả mọi người.

Tiếp theo, hai ca sĩ Giao Linh và Sơn Ca đã trình bày nhiều ca khúc làm rung động lòng người, thể hiện qua tiếng vỗ tay liên tục và những nét mặt vui tươi của khán giả.

Các ca sĩ địa phương cũng đã làm nổi bật chủ đề Hát Vì Người Nghèo qua đôi song ca Phạm Trung & Quý, Minh Huy & Anh Đào, các ca sĩ Quốc Vũ, Thụy Du, Anh Phụng, Giang Phượng, Nguyễn Văn Hiển, ban tam ca Thư, Thủy, Phượng và đặc biệt hai cháu Duy Nam & Minh Thùy.

Trong mục đích tạo cho giới trẻ có cơ hội đóng góp vào các sinh hoạt cộng đồng, làm quen với việc tổ chức để sau này có thể tiếp tục các công việc của cha anh, bốn cháu MC trẻ Bảo Ân & Kim Vi, Duy Việt & Minh Thùy cũng đã làm cho chương trình trở nên sinh động với sự cố gắng “Nói Tiếng Việt Vì Người Nghèo” của mình.

Hai bức tranh đấu giá thật hào hứng cũng đóng góp vào sự thành công của đêm ca nhạc. Ngoài ra phải kể đến sự đóng góp dễ thương của các em thiếu nhi trong hoạt cảnh các trẻ em nghèo đói rách rưới tại Việt Nam phải đi bán vé số, lượm bao ny-lông, lượm rác kiếm sống, đã đánh động lòng thương nhiều người.

Chương trình chấm dứt sau 11 giờ đêm với nhiều luyến tiếc. Đại đa số đã ở lại đến giờ chót. Ban Tổ Chức sẽ gởi thư cám ơn và công bố chi thu, danh sách các ân nhân đóng góp trên báo chí vào những tuần tới.

Sự ủng hộ nhiệt tình và đóng góp của tất cả mọi người đã là một an ủi lớn, một niềm vui đối với những đồng bào kém may mắn, với các em bé phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc đời. Như lời giới thiệu của 6 MC mở đầu chương trình, nếu một nốt nhạc âm thầm tự nghĩ: “Một nốt nhạc chẳng thể nào làm nên một giòng nhạc”, thì trên đời này chẳng bao giờ có được những bản tình ca bất hủ. Nếu mỗi viên đá chán nản nghĩ rằng: "Một viên đá quá nhỏ bé không thể nào làm nên bức tường”, thì sẽ chẳng bao giờ xây được ngôi nhà xinh xắn. Nếu giọt nước buồn phiền tự nhủ: "Một giọt nước không thể nào tuôn thành giòng suối”, thì làm sao có được sông dài, biển rộng? Và nếu mỗi người trong chúng ta đều nghĩ: "Làm sao sức của một mình mà giúp được bao nhiêu người nghèo khổ trên đời này”, thì những kẻ đáng thương còn biết nương dựa vào đâu?

Sự hiện diện đông đủ và lòng yêu thương của tất cả mọi người có mặt cũng như không có mặt trong đêm ca nhạc vừa qua đã chứng minh ngược lại những ý nghĩ tiêu cực trên. Có một nốt nhạc thì rồi sẽ có nhiều nốt nhạc khác để tạo thành ca khúc. Có một viên đá, thì rồi sẽ có nhiều viên đá khác cùng kết hợp lại để xây dựng nên ngôi nhà. Có một giọt nước thì rồi cũng sẽ lan ra cùng những giọt nước khác để chảy thành giòng sông cuồn cuộn. Có được một nguời với tấm lòng nhân ái như cha Sang, cha Hùng thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều người khác đồng tâm hiệp lực để xây dựng và tô điểm cho cuộc đời, xoa dịu phần nào đau thương nhân loại….

Như lời của bài hát thứ hai mà Ban Hợp Ca Hát Vì Người Nghèo đã trình bày, sáng tác của thầy phó tế Vũ Thành An: Thương Người Như Thể Thương Thân, mong “Người biết ơn, Trời trả công” cho mỗi người trong quý vị trong chương trình Ca Nhạc Tiếng Hát Vì Người Nghèo vừa qua.
 
Hội thảo thân thế và sự nghiệp Linh Mục Léopold-Michel Cadière tại Trung Tâm Mục Vụ Huế
Ban Thư Ký
21:37 07/09/2010
Cuộc Hội thảo thân thế và sự nghiệp Linh Mục Léopold-Michel Cadière do Ủy ban Văn hóa của HĐGMVN và Tòa Tổng Giám mục Huế khai mạc ngày 7 tháng 9 năm 2010

Với dụng ý đặt cuộc Hội thảo “Thân thế và sự nghiệp Linh mục Léopold Michel Cadière, 1869-1955) dưới ánh sáng Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, cuộc Hội thảo đã được bắt đầu bằng nghi thức cung nghinh và tuyên đọc Lời Chúa (Ep.2,11-22), và tuyên đọc phần mở đầu của Tông huấn “Giáo Hội tại Châu Á” của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, sau đó, hát kinh Chúa Thánh Thần.

Trong số quý khách, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của quý Đức Cha

- Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, Chủ tịch HĐGMVN

- Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, Phó CT HĐGMVN

- Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên CT HĐGMVN

- Giuse Vũ Duy Thống, GM Phan Thiết, CT UBVH

- Giuse Võ Đức Minh, GM Nha Trang, Phó TTK – HDGMVN

- Phêrô Trần Đình Tứ, GM Phú Cường, CT UB Phụng tự – Nghệ thuật thánh

- Phaolô Bùi Văn Đọc, GM Mỹ Tho, CT UBGL Đức tin.

- Giuse Vũ Văn Thiên, GM Hải Phòng, CT UB Mục vụ Giới Trẻ

- Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó CT UB Bác ái Xã hội

- Phêrô Nguyễn Văn Đệ, GM Thái Bình, CT UB Truyền Thông

- Phaolô Nguyễn Thái Hợp GM Vinh

- Têphanô Nguyễn Như Thể, TGM Huế

- PX Lê Văn Hồng, GM Phụ tá Huế

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các tôn giáo bạn:

- Ông Mai Thanh Danh, Chánh Trị sự Ban cai quản Hội thánh Cao Đài Tỉnh TT Huế.

- Mục sư Đinh Văn Tư, Trưởng Ban Đại diện Hội Thánh Tin Lành TT Huế.

Về phía Chính quyền, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của quý vị:

- Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Công giáo Ban Tôn giáo Chính phủ

- Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, TT Huế

- Ông Hoàng Trọng Bình,PCT UBMTTQVN, TT Huế

- Ông Nguyễn Tài Tuệ, Phó GĐ Sở Nội Vụ, Trưởng ban Tôn giáo TT Huế

- Ông Nguyễn Ngọc Chiến, Trưởng Ban Tôn giáo Tỉnh Quảng Trị,

- Ông Hoàng Thế, Phó CT UBMTTQVN Tỉnh Quảng Trị,

- Ngoài ra, còn có lãnh đạo các cơ quan, ban ngành Tỉnh TT Huế, Thành phố Huế và Phường Vĩnh Ninh.

Hội trường của Trung tâm Mục vụ Giáo phận, với hơn 600 chỗ, đã đầy ắp tham dự viên, đến từ nhiều giáo phận, kể cả một số từ nước ngoài (Đức,Pháp …), rất đông linh mục và nam nữ tu sĩ, cùng nhiều nhà nghiên cứu từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tại Thừa Thiên Huế.

Sau phần giới thiệu quý khách tham dự, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã lên phát biểu khai mạc.

Ngài đã lướt qua lịch sử truyền giáo ở VN, khởi từ 1533, qua thời điểm năm 1615 tại Đàng Trong và năm 1627 tại Đàng Ngoài. Đức cha Chủ tịch đặc biệt nhấn mạnh đến thời điểm năm 1659 khi Tòa Thánh thành lập hai giáo phận ở Việt Nam, kèm theo một Huấn thị về truyền giáo, trong đó nhấn mạnh đến hội nhập văn hóa, với tinh thần tôn trọng và quý mến văn hóa địa phương. Đức Cha Chủ tịch đề cao Cha Léopold-Michel Cadière là người đã thấm nhuần Huấn thị của Tòa Thánh và đem ra thực hành một cách xuất sắc trong 63 năm sống và chết ở Việt Nam. Đức Cha Chủ tịch cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thừa sai thuộc nhiều Dòng khác nhau đã từng đến Việt Nam hoạt động truyền giáo, cách riêng, tri ân Hội Thừa sai Paris đã đồng hành và hỗ trợ Giáo hội Việt Nam từ ngày dầu cho đến nay. Đức cha Chủ tịch cũng “bày tỏ cách chính đáng niềm tự hào về sự đóng góp khiêm tốn nhưng thiết thực của Giáo Hội Công Giáo cho nền văn hóa, văn minh của đất nước Việt Nam thân yêu chúng ta”.

Kế đó, Đức Cha Vũ Duy Thống, CT UB Văn hóa – HDGMVN, đã phác thảo chân dung của Linh mục Cadière trên ba chiều kích: một thừa sai nhiệt thành, một nhà nghiên cứu khoa học say mê, và một con người văn hóa, thực hiện hội nhập hết mình với văn hóa Việt. Chính việc kết hợp nhuần nhuyễn ba chiều kích này nơi một con người Cadière, đã nâng tầm cao của nhân vật này.

Phần tham luận chính được bắt đầu bằng bài thuyết trình của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, với tựa đề “Léopold Cadière và hội nhập văn hóa, một kinh nghiệm loan báo Tin Mừng”, đề cập đến tinh thần của Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội, cách riêng Huấn thị năm 1659 của Bộ Truyền Giáo vốn là những cơ sở để Cha Cadière dựa vào và áp dụng trong hoạt động truyền giáo ở Việt Nam.

Ở phần kết luận, diễn giả nêu ra ba điều: 1/ Đã đến lúc chúng ta nên có một nghĩa cử nào với Cha Cadière; 2/ Giáo hội Việt Nam nên tiếp tục dấn thân theo con đường hội nhập văn hóa mà Cha Cadière đã vạch ra; 3/ Và đề nghị: Sắp tới ngày kỷ niệm 70 năm mất của thi sĩ Hàn Mặc Tử, Giáo hội Việt Nam cũng nên có một hoạt động tưởng niệm nào đó để tôn vinh một nhân tài và đồng thời khích lệ hoạt động văn hóa trong giới Công giáo.

Sau phần giải lao có phục vụ văn nghệ (do các ca viên thuộc ca đoàn Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đảm trách), Hội thảo được tiếp tục nghe bài tham luận của nhà sử học Đào Hùng.

Diễn giả đã từ những công trình nghiên cứu của Cha Cadière, liên tưởng đến những đóng góp của các thừa sai khác về lãnh vực văn hóa, tiêu biểu là Linh mục Francois Marie Savina, với nhiều công trình ngôn ngữ các dân tộc miền Tây Bắc, và Linh mục Jacques Dournes, với hơn 250 công trình liên quan đến đồng bào Tây Nguyên. Nhưng so sánh giữa các nhân vật này, diễn giả cho rằng Cadière nổi vượt về lòng kính trọng và quý mến người Việt và đi trước thời đại về quan niệm nghiên cứu. Từ đó, diễn giả đề cao nền đào tạo của Hội Thừa sai Paris và mong ước rằng các Đại chủng viện ở Việt Nam cũng sẽ đào tạo ra những nhân tài như các vị thừa sai tiền bối. Và đó sẽ là một đóng góp rất lớn cho quê hương Việt Nam.

Buổi chiều, cử tọa được nghe ba bài tham luận, trước hết là của Giáo sư Trần Văn Toàn, từ Pháp về, trình bày đề tài Minh triết dân gian VN theo cái nhìn của Cố Cả (Léopold Cadière).

Diễn giả cho rằng, theo Cha Cadière, tuy người Việt không có một hệ thống triết lý, nhưng lại có cả một nền minh triết dân gian phong phú, gồm cả vũ trụ quan và nhân sinh quan. Diễn giả đưa ra nhiều minh họa lý thú, nhưng vì hạn chế thời gian nên không thể trình bày hết. Phần cuối, diễn giả cho rằng khi tiếp xúc với văn hóa Tây phương, người Việt bắt đầu xây dựng một hệ thống triết lý cho riêng mình, và tương lai, nền triết học này tùy thuộc vào thế hệ trẻ.

Đề tài thứ tư do Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan trình bày với tựa đề “Huế dưới con mắt của Cadière và L. Cadière dưới con mắt một người Huế, đề cao những tình cảm sâu đậm và công trình của Cadière với Huế, và gợi ý về một đền đáp của người dân Huế với vị linh mục khả kính này.

Diễn giả nói: “Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế” và kết luận: “ Đã đến lúc Huế phải tôn vinh Cadière”.

Thuyết trình cuối cùng trong ngày là của Cha Jean Baptiste Etcharren, nguyên Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris. Tựa đề bài là “L. Cadière, hình ảnh một thừa sai và lời khuyên cho thế hệ thừa sai trẻ”.

Cha Etcharren trình bày bằng tiếng Việt, với giọng nói rất chuẩn và thu hút, nên cử tọa lắng nghe thích thú. Theo diễn giả, Cha Cadière trước hết là một con người của đức tin và chiều kích tâm linh là nền tảng cho mọi chọn lựa và hoạt động của ngài. Ngài đặt ánh sáng đức tin lên trên tất cả. Và trong thực tế, Cha Cadière là một thừa sai nhiệt tình và đức hạnh, và chính ngài đã truyền lại những kinh nghiệm cho các thế hệ thừa sai trẻ, qua các nghiên cứu của ngài, trong đó, phải kể đến lãnh vực giảng dạy và đào tạo các linh mục, cũng như việc tổ chức và hoạt động của các giáo xứ. Diễn giả đã dẫn chứng nền tảng đức tin của Cha Cadière bằng cách đọc lại những lời cuối cùng của Cha Cadière, bài “Nâng tâm hồn lên” (Élévation!), như một tuyên xưng đức tin và như những lời tụng ca. Cũng theo Cha Etcharren, cách tri ân hay nhất với tiền nhân và người có công, là “làm sống lại tinh thần của họ trong thời đại chúng ta”. Chính trên cơ sở đức tin và lòng nhiệt thành loan truyền Ơn Cứu Độ mà Cha Cadière đã thực hiện các công trình nghiên cứu của mình, và chính các công trình này lại hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động truyền giáo của ngài.

Một trong những điểm chung nhất của các tham luận, được lặp lại nhiều lần, là tài năng đa dạng của Cadière trên nhiều lãnh vực, từ lịch sử, văn hóa đến ngôn ngữ học, nhân chủng học, mỹ thuật và cả thực vật học … Và nhất là lòng yêu mến và quý trọng mà Cha Cadière dành cho văn hóa Việt và người Việt. Nhiều diễn giả đã trích lại những lời này của Cha Cadière: “ Tôi đã nghiên cứu các tín ngưỡng, những thực hành tôn giáo, những thói quen, những phong tục của họ… Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ… Khi đã nghiên cứu và đã hiểu người Việt Nam, tôi đã yêu mến họ. Tôi đã yêu mến họ vì tài thông minh và trí sắc sảo của họ… Tôi đã yêu mến họ vì những nhân đức luân lý của họ… Tôi đã yêu mến họ vì tính cách của họ… Sau hết, tôi đã yêu mến họ vì những đau khổ của họ”.

Ban tổ chức cũng dành thời gian cho thảo luận, cả sáng và chiều. Đã có tất cả 12 phát biểu từ các nhà nghiên cứu và từ cử tọa, tập trung về các nội dung mà các diễn giả đã nêu, phần lớn là các ý kiến đồng thuận và bổ sung về tính cách con người Cha Cadière và các công trình của ngài. Trong số các ý kiến này, đáng chú ý là đề xuất của TS Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Huế về một hành động tôn vinh nào đó dành cho Cadière, như một con đường, một thư viện, hay một công trình văn hóa, và hơn nữa, là làm sao tiếp tục được sự nghiệp và tinh thần của Cadière? GS Đỗ Quang Hưng cũng nêu lên hai đặc điểm tuyệt vời và đi trước thời đại, đó là phương pháp nghiên cứu tôn giáo và nhất là trong ngành nhân chủng học tôn giáo.

Ngày hội thảo đầu tiên đã diễn ra khá sôi nổi và làm hài lòng cử tọa, hứa hẹn ngày hôm sau hấp dẫn.
 
Tin Đáng Chú Ý
31 Tướng, Cán Bộ Lão Niên đòi Nguyễn Tấn Dũng từ chức
Boxotvn.com
12:34 07/09/2010
31 tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp đã gửi kiến nghị cho bộ Chính trị và các ủy viên trung ương Đảng, trong đó chính thức yêu cầu hai quan chức lớn -- Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn sinh Hùng -- hãy nhận trách nhiệm và từ chức về các sai phạm làm mất nhiều tỉ đô la trong vụ Vinashin, và nhiều việc sai trái khác.

Kiến nghị đăng trên trang Boxitvn.net đề ngày 29-8-2010, đề gửi “Bộ Chính Trị và Các Ủy Viên Trung Ương Đảng,” với 31 chữ ký trong đó có 11 tướng lãnh, chức cao nhất là Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - nguyên UVTƯĐ, nguyên Phó Chủ nhiệm TCCT.

1. Kiến nghị quy lỗi cho Nguyễn Tấn Dũng bao bọc cho Phạm Thanh Bình để Vinashin đốt tiền, trích:

“...Ban kiểm tra đã nêu Phạm thanh Bình lộng quyền, dối trá, làm nhiều việc sai trái, làm thất thoát đến 86.000 nghìn tỷ đồng của nhà nước thì đã rõ. Theo chúng tôi Bình phải bị truy tố và xử lý theo pháp luật. Nhưng Phạm thanh Bình mới chỉ là tội phạm trực tiếp, chính Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng mới là người chịu trách nhiệm lớn: Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng lập ra tập đoàn Vinashin, Thủ tướng giao cho Phạm thanh Bình nắm, Thủ tướng rót tiền nhà nước cho Vinashin, Vina shin là tập đoàn trực tiếp do Chính phủ quản lý, Phạm thanh Bình bổ nhiệm con, em, vợ vào những chức vụ quan trọng, Thủ tướng cũng không biết hoặc phó mặc, Phạm thanh Bình làm ăn thua lỗ, báo cáo dối Thủ tướng có biết không? Đến nay, Vinashin nợ 80.000 tỷ, số tiền khổng lồ đi đâu? Xuống sông, xuống biển hay vào túi những ai? Trong khi không có tiền để xây một cái cầu nhỏ cho con em đồng bào dân tộc đi học, phải leo dây qua sông, nhiều lúc rớt xuống sông. Không xây them được một số trường mầm non công để đồng bào phải xếp hàng dài, chen chúc chạy thi nhau để xin một chỗ cho con …và còn bao nhiêu công việc bức thiết khác. Thủ tương cơ cấu lại Vinashin để trốn tránh trách nhiệm..."

2- Về phó Thủ tướng Nguyễn sinh Hùng: Với cương vị Phó Thủ tướng thường trực, đồng chí cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về vụ Vinashin...(...)

"... Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng có xu hướng áp đặt và hạn chế dân chủ:

"Về dự án đường sắt cao tốc trong khi thảo luận đại biểu còn có ý kiến khác thì Phó thủ Tướng giơ tay chém xuống, tuyên bố không thể làm đuờng sắt cao tốc. Đó là thiếu lễ độ trước Quốc Hội và là áp đặt...

"... Trong nhiệm kỳ của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, đất ruộng mất rất nhiều do đầu tư địa ốc quá nhiều, do địa phương cho thuê đất dài hạn cũng nhiều và 140 sân gold; rừng mất cũng nhiều do lâm tặc tàn phá không trừng trị, do cháy rừng, và cho thuê rừng dài hạn;khoáng sản bị khai thác trộm bừa bãi; lạm phát đồng tiền mất giá, nên giá cả tăng vọt, học phí tăng, viện phí tăng, người nghèo khốn khổ; nhập siêu hàng năm nhiều, dự trữ ngoại tệ mỏng, hàng sản xuẩt trong nước khó cạnh tranh tham nhũng không chống được như lời hứa ban đầu nên hai đồng chí mất tín nhiệm với dân. Nghĩ rằng các đồng chí nên tự kiểm điểm trước ban chấp hành Trung Ương và xin từ nhiệm...”


Trong danh sách 31 người ký tên, hầu hết và có thể là tất cả đều có hơn 60 tuổi Đảng và đều giữ các chức vụ trọng yếu.

Cũng cần nhắc rằng, Viện Kiểm Sát chính phủ vừa ra quyết định tuần qua là sẽ không xét các đơn khiếu kiện ký tên nhiều người, và mỗi đơn chỉ đưộc phép mang một chữ ký thôi.

Toàn văn Kiến nghị còn lưu trên trang Boxitvn.net và nhiều trang liên hệ khác.
 
Văn Hóa
Quyền năng Chúa ở trong con
Ngô xuân Tịnh
15:13 07/09/2010
Mt 6 17-19

Đất bằng rộng rãi ngoài trời

Chúa dừng giảng dạy người người lắng nghe

Dòng người đông đúc chảy về

Giê-ru-sa-lem,Giu-đê đến và

Miền gần cho chí miền xa

Những miền duyên hải Tia và Xidon

Và các môn đệ rất đông

Mọi người phấn khởi trong lòng lắng nghe

Chữa lành bệnh tật vỗ về

Thần ô uế quấy trăm bề bất an

Người xua đuổi và chữa lành

Đám đông cố gắng tay nhanh sờ vào

mình Người với cả khát khao

Nơi Người năng lực ào ào phát ra

Chữa lành tất cả người ta

Quá khứ hiện tại cùng là tương lai

Chúa Giêsu vẫn thế hoài

Quyền năng của Chúa miệt mài không vơi

Cho con tiếp cận với Ngài

Múc nguồn quyền lực từ Ngài trao ban

Đời con không còn nghèo nàn

Quyền năng của Chúa ngập tràn trong con
 
Đêm Tối
Nguyễn Huy Hoàng
21:22 07/09/2010
Cảm hứng từ Th. Gioan Thánh Giá và TV 65:10

Này mắt con chảy lệ như sáp nến

Này lòng con đau đớn tựa dao đâm

Chân tay con rệu rã như vôi vữa

Nhiệt thành nhà Chúa con phải hao tâm

Tiếng lòng con người đời ai nghe thấu

Tiếng ngân vút như xé lụa đền thờ

Tiếng nức nở như hồi chuông báo tử

Không thành lời bởi hơi tàn sức khô

Con đổ gục như cây sau mùa bão

Bật trơ gốc làm sao gượng đứng lên

Con nằm im còn nghe đời phỉ nhổ

Cả một đời theo đuổi điều cuồng điên

Ôi lạy Chúa! Ngài ở đâu bây giờ

Ở trong con hay ở ngoài trời đất?

Con muốn chết dường như hồn còn chưa

Còn muốn yêu, yêu tận cùng hơi thở!

Đêm hôm nay trời đên như đổ mực

Không trăng sao không ánh sáng soi đường

Không thần linh, không thiên đàng - hỏa ngục

Cả vũ trụ im như thuở là KHÔNG!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Theo Mẹ
Thérésa Nguyễn
22:24 07/09/2010

THEO MẸ



Ảnh của Thérésa Nguyễn

Mẹ là dòng nước hiền hòa

Quanh năm êm chảy thiết tha bao tình

Mẹ là một ánh bình minh

Đang soi sáng rực con mình lối đi.

(Trích thơ của G.N.)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền