Ngày 04-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 23 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:53 04/09/2018
Chúa Nhật 23 THƯỜNG NIÊN. B
(Mc 7, 31-37)
HÃY MỞ RA.


Giữa miền thập tỉnh vùng xa,
Giê-su thăm viếng, đi ra khắp miền.
Một người câm điếc đến bên,
Xin Thầy cứu chữa, khấn thiên vái trời.
Tách riêng người điếc một nơi,
Đặt tay chữa khỏi, tai thời mở ra.
Chúa bôi nước miếng ngợi ca,
Mắt nhìn thượng giới, lạy Cha trên trời
Eph-pha-ta sáng rạng ngời,
Rõ ràng miệng lưỡi, nói lời tri ân.
Chúa liền cấm họ xa gần,
Đừng truyền tin đó, cận lân trong làng.
Nhiều người thán phục bàng hoàng,
Người làm mọi sự, tiếng vang khắp vùng.
Chữa lành câm điếc điên khùng,
Hồng ân giáng phúc, muôn trùng ngợi khen.

Chúa Giêsu đã hoàn thành những dấu chỉ về Đấng Kitô mà tiên tri Isaia đã loan báo. Với lòng thương xót, Chúa đã đến giải thoát con người khỏi ràng buộc của sự câm điếc. Người câm điếc bị thiệt thòi mọi sự. Họ bị đóng kín trước cửa ngõ của thiên nhiên và con người. Họ không nói được và cũng không nghe được. Họ bị cô lập trong thế giới của thinh lặng.

Bệnh câm điếc thể xác là một khuyết tật ngoài ý muốn nhưng bệnh câm điếc về tinh thần có thể là một sự lựa chọn của con người. Trong bài Phúc âm Chúa đã đặt tay và chữa cho người câm điếc. Chúa nói rằng: Epheta, hãy mở ra. Tức thì anh nói và nghe được. Thật sung sướng và hạnh phúc khi anh được nghe lời Chúa và tiếp cận với thế giới bên ngoài.

Chúng ta tạ ơn Chúa vì chúng ta nói được và nghe được. Tôi có gặp một linh mục sinh sống tại Cochabamba, Bolivia. Thường ngày, ngài đến dâng lễ cho các dì phước tại nhà Dòng. Ngài không bị câm hoàn toàn nhưng cất giọng đọc mãi không ra lời, rất khó để cảm thông và đối thoại. Vì thiếu linh mục, ngài vẫn đến dâng lễ hằng ngày. Ngài bị mất mát qúa nhiều nhưng Chúa bù lại cho ngài niềm vui phục vụ. Ngài rất hân hoan khi được dâng thánh lễ.

Chúng ta là những người rất may mắn. Chúng ta có miệng nói được và tai nghe được. Chúng ta nghe lời Chúa, rồi dùng miệng lưỡi để rao giảng, làm chứng và ca hát tôn vinh danh Chúa. Chúa mở miệng và tai cho người câm điếc, anh đã dâng lời ca ngợi và truyền rao chân lý phúc âm của Chúa cho mọi người.

Mỗi người chúng ta tự hỏi chúng ta đã làm gì với những giác quan hoàn hảo mà Chúa đã ban. Chúng ta có lắng nghe lời Chúa và những lời tốt lành thánh thiện hay chúng ta chỉ nghe những lời dèm pha, chỉ trích, nói hành và bày truyện xấu xa. Miệng lưỡi của chúng ta có rao giảng lời Chúa, có nói lời ngay thật hay dùng để nói lời gian ngoa, xảo trá, gây chia rẽ và phân tán.

Chung quanh chúng ta có cả triệu triệu người có tai thính nhưng họ không nghe vì không lắng tai nghe. Lắng nghe cần có sự chú ý, như lắng nghe những ưu tư của con cái, lắng nghe những nhu cầu của nhau trong đời sống gia đình hoặc những nhu cầu của tha nhân. Lắng nghe là một sự khôn ngoan. Lắng nghe cần sự tập trung như lắng nghe lời Chúa.

Lạy Chúa, xin mở miệng con để con dâng lời cảm tạ và ngợi khen danh Chúa. Xin mở tai con để con biết lắng nghe lời yêu thương của Chúa. Cho con biết lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu cần thiếu của anh em chung quanh của chúng con.

THỨ HAI, TUẦN 23 THƯỜNG NIÊN
(Col 1, 24-2, 3; Lc 6, 6-11).
KHÔ BẠI


Bàn tay khô bại liệt lào,
Hội đường giảng dậy, Chúa vào bên trong.
Những người Luật Sĩ quanh vòng,
Các thầy Biệt Phái, đồng lòng dõi theo.
Số người bệnh hoạn đói nghèo,
Đến xin Chúa chữa, tin gieo trong lòng.
Vào ngày Sa-bát hằng mong,
Cầu xin ân phước, theo dòng thời gian.
Các thầy cấm cản lời van,
Tỏ lòng thương xót, Chúa ban ơn lành.
Việc làm phúc đức thi hành,
Giúp người cứu chữa, việc lành thực thi.
Rộng lòng Chúa rất từ bi,
Người tay khô bại, ai bì tình thương.
Những ai khó chịu vô phương,
Chúa thương ban phúc, tựa nương bên Ngài.

THỨ BA, TUẦN 23 THƯỜNG NIÊN
(Col 2, 6-15; Lc 6, 12-19).
CHỌN GỌI


Suốt đêm cầu nguyện cùng Cha,
Tìm người nhiệt huyết, đi ra rao truyền.
Chọn mười hai vị thành viên,
Trở thành nồng cốt, lo chuyên vào đời.
Truyền rao chân lý ngàn đời,
Si-mon anh cả, gọi mời dấn thân.
Vì yêu Chúa chọn thế nhân,
Những người khiêm nhượng, canh tân cuộc đời.
Có người yếu đuối rụng rơi,
Giu-đa phản bội, đã rời Chúa đi.
Đám đông dân chúng phụ tùy,
Từ xa muôn lối, cùng quy tụ về.
Chữa lành bệnh hoạn bến mê,
Xua trừ ma quỷ, đưa về sống chung.
Tạ ơn Thiên Chúa vô cùng,
Yêu thương cứu chữa, bao dung tấm lòng.

THỨ TƯ, TUẦN 23 THƯỜNG NIÊN
(Col 3, 1-11; Lc 6, 20-26).
CHÚC PHÚC


Phúc thay nghèo khó ở đời,
Nước Trời chiếm đoạt, cho người tin yêu.
Phúc ai đói khát thiên triều,
No đầy hoan hỉ, lãnh nhiều ân thiêng.
Phúc người khóc lóc tội khiên,
Vui cười hớn hở, cõi thiên tìm về.
Người đời thù ghét tư bề,
Loại trừ phỉ báng, lời thề tín trung.
Reo mừng đón nhận bao dung
Chúa ban phần thưởng, thiên cung rạng ngời.
Khốn thay giầu có ở đời,
No nê đầy đủ, mọi thời vui say.
Vui tươi sảng khoái chốn này,
Mọi người ca tụng, hằng ngày thỏa thuê.
Công bình phân xử đuề huề,
Sáng danh Thiên Chúa, hưởng quê Nước Trời.

THỨ NĂM, TUẦN 23 THƯỜNG NIÊN
(Col 3, 12-17; Lc 6, 27-38).
THƯƠNG XÓT


Thi hành giới luật tình thương,
Làm ơn kẻ ghét, yêu thương kẻ thù.
Nguyện cầu chúc phúc đền bù,
Còn ai vu khống, xin tu, đừng phiền.
Ai mà vả má luân phiên,
Đưa thêm má trái, chịu liền thiệt thân.
Áo ngoài họ lột từng phần,
Áo trong đừng cản, ở trần hy sinh.
Ai đòi lấy của riêng mình,
Xin đừng đòi lại, giữ tình bà con.
Thực hành yêu mến vẹn tròn,
Điều gì con muốn, sắt son cho người.
Chúa thương mưa xuống cho đời,
Người hiền kẻ ác, gọi mời yêu thương.
Đừng nên xét đoán vô thường,
Thứ tha lỗi phạm, mở đường tội nhân.

THỨ SÁU, TUẦN 23 THƯỜNG NIÊN
(1Tm 1, 1-2. 12-14; Lc 6, 39-42).
MÙ QUÁNG


Kẻ mù dẫn dắt người đui.
Cả hai rơi hố, biết lui đường nào.
Môn đồ kính trọng kẻ cao,
Tín trung hiếu nghĩa, tự hào trò ngoan.
Tông đồ học hỏi lo toan,
Tu thân hoàn hảo, chu toàn bản thân.
Mắt nhìn cái rác cận lân,
Cái đà không thấy, ở gần bên ta.
Để tôi lấy rác này ra,
Cái đà to tướng, trong xa mắt mình.
Giả hình giấu diếm vô tình,
Lỗi mình vấp phạm, chớ khinh tội người.
Xét mình đấm ngực mọi thời,
Ăn năn sám hối, từng lời dối gian.
Chúa thương giáo dục bảo ban,
Thứ tha tội lỗi, bình an tâm hồn.

THỨ BẢY, TUẦN 23 THƯỜNG NIÊN
(1 Tm 1, 15-17; Lc 6, 43-49).
HOA TRÁI


Trồng cây mong trái trổ sinh,
Cây nào tươi tốt, hoa xinh trái vàng.
Loại cây trái xấu trong hàng,
Sinh ra đèo đọt, bẽ bàng đừng lo.
Trái thơm chín ngọt thơm tho,
Bỏ công vun tưới, vườn nho xanh rì.
Lòng người nhân đức từ bi,
Sinh hoa kết qủa, thực thi giới điều.
Ngước nhìn thượng giới cao siêu,
Thành tâm tu luyện, thiên triều ước mong.
Thực hành đức ái tinh trong,
Nghe lời Chúa dậy, giữ lòng kiên trung.
Xây nhà trên đá nền khung,
Mưa to gió lớn, vững cùng thời gian.
Lắng nghe lời dạy khôn ngoan,
Hoàn thành sứ mệnh, trao ban trong đời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Washington bị phản đối ngay trong thánh lễ
Đặng Tự Do
01:40 04/09/2018
Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám mục Washington, bị phản đối trong khi cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật. Một người biểu tình đã nổi giận trước những lời bình luận về phản ứng của Giáo hội đối với tội ác lạm dụng tình dục.

Mở đầu bài giảng hôm Chúa Nhật 3 tháng 9, Đức Hồng Y nói:

“Tất cả chúng ta đều bị xúc động bởi những sự kiện gần đây trong Giáo Hội. Thánh lễ này thực sự không phải là nơi để thảo luận những vấn đề đó nhưng tôi muốn đưa ra một suy nghĩ ngắn gọn.”

“Từ đây chúng ta sẽ hướng về đâu trong tư cách là một Giáo Hội? Chúng ta đi đâu trong ánh sáng của quá nhiều vết bầm tím và những thương tổn của tất cả chúng ta? Là một Giáo Hội, chúng ta nhận thức rằng như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính tại sao chúng ta được tập hợp ở đây. Chúng ta là những người có đức tin. Chúng ta là một gia đình đức tin. Chúng ta có thể tin khi chúng ta tiến bước trong quyền năng chữa lành của Thánh linh Thiên Chúa.”

Sau đó, Đức Hồng Y Wuerl tiếp tục đề cập một cách tập trung về Đức Giáo Hoàng. Tại thời điểm đó, những phát biểu của ngài đã bị ngắt quảng.

“Shame on you” Brian Garfield, một giáo dân, hét lên và đứng dậy đi ra khỏi nhà thờ.

Trong ba tháng qua, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã bị rúng động bởi một cuộc khủng hoảng trong việc đối phó với tội ác lạm dụng tình dục của Giáo hội.

Vào tháng Sáu, các báo cáo lần đầu tiên nổi lên rằng cựu Hồng Y Theodore McCarrick, người tiền nhiệm của Đức Hồng Y Wuerl, trong nhiều thập kỷ qua đã ép buộc các linh mục trẻ và các chủng sinh quan hệ tình dục với mình, cũng như lạm dụng tính dục ít nhất một trẻ vị thành niên. Trong một quyết định rất hiếm khi xảy ra, Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã loại bỏ McCarrick khỏi Hồng Y đoàn.

Những tin tức như vậy được nối tiếp bởi các chi tiết kinh hoàng trong một phúc trình của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố hôm 14 tháng 8 đã ghi lại hơn bảy thập niên lạm dụng có hệ thống hơn 1,000 trẻ em bởi hơn 300 linh mục.

Trong số các vị được đề cập trong báo cáo, Đức Hồng Y Wuerl được liệt kê gần 200 lần liên quan đến cách thức ngài giải quyết các trường hợp linh mục lạm dụng trong thời gian ngài còn là Giám Mục Pittsburgh trong những năm 1980 và 1990. Ngài bị cáo buộc đã cho phép các linh mục lạm dụng trở lại làm mục vụ.

Kể từ đó, nhà lãnh đạo Công Giáo của thủ đô Hoa Kỳ đã phải đối mặt với áp lực từ nhiều phiá kêu gọi ngài từ chức và có cả các cuộc biểu tình phản đối bên ngoài các nhà thờ ở Washington DC. Vào ngày 22 tháng 8, Giáo phận Pittsburgh đã ra thông báo xóa tên của Đức Hồng Y Wuerl khỏi một trường trung học Công Giáo. Trường này trước gọi là Cardinal Wuerl North Catholic High School nay chỉ gọi là North Catholic High School.

Đức Hồng Y Wuerl, 77 tuổi, đã chính thức nộp đơn từ chức cho Đức Giáo Hoàng - một hành động bắt buộc theo giáo luật khi đến tuổi 75 - nhưng Đức Giáo Hoàng, cho đến nay, vẫn chưa chấp nhận đơn từ chức này.

Source: Crux Protester shouts ‘Shame on you!’ as Washington archbishop celebrates Mass
 
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân: Chúng ta cầu cho Giáo Hội
Đặng Tự Do
05:32 04/09/2018
Đức Tổng Giám Mục Romulo G. Valles của tổng giáo phận Davao, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đã ra tuyên bố sau.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội

Anh chị em trong Chúa Kitô,

Trong những ngày gần đây, chúng ta lại cảm thấy một lần nữa, với cường độ ngày càng tăng, nỗi đau và sự nhục nhã, vì nhiều điều được phơi bày về hành vi sai trái tình dục, đặc biệt là những trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, nhưng không chỉ trẻ vị thành niên mà thôi, bởi một số đáng kể các giáo sĩ, cả một số giám mục và những người thánh hiến. Nỗi đau càng thêm tê tái bởi các báo cáo che đậy những lạm dụng và các tội ác này.

Các báo cáo về hành vi sai trái tình dục của một Hồng Y ở Hoa Kỳ, là một trong những điều làm tăng thêm cường độ của nỗi đau và sự nhục nhã mà Giáo Hội hiện đang phải chịu đựng. Chứng từ và những tiết lộ gần đây của một Sứ Thần Tòa Thánh về những hành vi sai trái tình dục và cách thức giải quyết những tội ác này, đã mang đến nhiều câu hỏi còn đau đớn hơn nữa, và rõ ràng là cần những câu trả lời khẩn cấp để cho chúng ta thấy được sự thật.

Điều này nhắc nhở một sự thừa nhận của các giám mục ở đây, ở Phi Luật Tân này, trong Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân hồi tháng 7 năm 2018 gần đây của chúng tôi: “Chúng tôi thừa nhận một cách khiêm nhường rằng chúng ta là một Giáo hội của những người tội lỗi, được kêu gọi hoán cải và đồng thời nên thánh thiện. Chúng tôi cúi đầu hổ thẹn khi nghe về những hành vi lạm dụng do một số nhà lãnh đạo Giáo Hội anh em của chúng tôi gây ra - đặc biệt là những người được phong chức để ‘hành động đại diện cho Chúa Kitô.’”

Đức Thánh Cha của chúng ta, trong Lá Thư gần đây của ngài cho dân Chúa, nói: “Nhìn về quá khứ, không có nỗ lực nào cầu xin sự tha thứ và tìm cách sửa chữa những tổn hại có thể coi là đủ. Nhìn về tương lai, không một nỗ lực nào có thể bị lơ là hầu tạo ra một nền văn hóa có khả năng không chỉ chặn đứng những tình huống như vậy xảy ra mà thôi, nhưng còn phải ngăn chặn được khả năng bao che và để cho các tình huống như thế tiếp diễn. Nỗi đau của các nạn nhân và gia đình của họ cũng là nỗi đau của chúng ta, và do đó, điều khẩn cấp là chúng ta một lần nữa phải tái khẳng định cam kết bảo vệ các trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương.”(Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dân Chúa ngày 20 tháng 8 năm 2018).

Tình trạng đau đớn hiện nay là một dịp tốt để các giám mục chúng tôi duyệt xét lại các hướng dẫn hiện hành mà chúng tôi có trong tay ngõ hầu bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, với quyết tâm và cam kết mới để thực hiện những hướng dẫn này và không bao giờ bao che.

Tình hình này cũng mời gọi chúng ta đến một điều quan trọng. Nó nhắc nhở chúng ta hãy đến với Chúa trong lời cầu nguyện. Và vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị chúng ta nên cầu nguyện và chay tịnh. “Chiều kích thống hối của chay tịnh và cầu nguyện sẽ giúp chúng ta trong tư cách dân Chúa đến trước mặt Ngài và trước mặt những anh chị em bị thương tổn của chúng ta như những tội nhân cầu xin sự tha thứ và ân sủng biết xấu hổ và hoán cải. Bằng cách này, chúng ta sẽ đưa ra những hành động có thể tạo ra các nguồn lực hài hòa với Tin Mừng” (Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dân Chúa, ngày 20 tháng 8 năm 2018).

Đây là điều mà chúng ta có thể tổ chức và thực hiện trong các giáo phận và giáo xứ của chúng ta, trong các cộng đồng tôn giáo của chúng ta, và trong các gia đình của chúng ta.

Tôi muốn kết thúc với lời cầu nguyện tuyệt vời này:

“Lạy Chúa toàn năng, chúng con cầu xin Chúa cho Giáo Hội Chúa luôn là một dân tộc thánh thiện, được nên một nhờ sự hiệp nhất của Chúa Cha, Con và Chúa Thánh Thần, một dân có thể cho thế giới thấy Bí Tích về sự thánh thiện và hiệp nhất của Người và xin dẫn Hội Thánh đến sự hoàn thiện trong lòng mến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen” (Lời nguyện đầu lễ, Sách Lễ)

+ ROMULO G. VALLES, D.D
Tổng Giám Mục Davao
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân


30 tháng 8 năm 2018


Source: CBCPNews We Pray for the Church
 
Phản ứng bình tĩnh của Đức Hồng Y Donald Wuerl khi bị phản đối trong thánh lễ
Đặng Tự Do
08:07 04/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám mục Washington, đã bị phản đối trong khi giảng trong Thánh Lễ Chúa Nhật 3 tháng 9 tại nhà thờ chánh tòa thủ đô Washington.

Theo bản tin của CNN, khi Đức Hồng Y Wuerl đề cập đến Đức Giáo Hoàng và khích lệ anh chị em giáo dân cầu nguyện và trung thành với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vì “ngày càng rõ ràng rằng ngài là đối tượng bị thù ghét.”

Ngay lúc đó, Brian Garfield, một giáo dân, hét lên “Shame on you” và đứng dậy đi ra khỏi nhà thờ.

Đức Hồng Y Wuerl nhận biết sự phản đối này, nhưng ngài vẫn bình tĩnh tiếp tục.

“Vâng, các anh chị em của tôi, thật xấu hổ,” Wuerl nói. “Tôi ước gì tôi có thể làm lại tất cả mọi sự trong suốt 30 năm qua với tư cách là giám mục và mỗi lần đều làm đúng. Tiếc là không được như vậy. Tôi suy nghĩ lại mọi sự, và cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi cầu xin ân sủng của Thiên Chúa, tôi nhận ra rằng chúng ta có thể đi trong ánh sáng, tôi chỉ đơn giản xin anh chị em nhớ đến tôi, nhớ đến tất cả những người đã bị lạm dụng, tất cả những người đã phải chịu đựng, và toàn thể Giáo Hội trong lời cầu nguyện của anh chị em”.

Hầu hết cộng đoàn đã vỗ tay khi ngài kết thúc bài giảng ngắn gọn của mình, và, khi ra khỏi nhà thờ nhiều người đã bắt tay Đức Hồng Y và biểu lộ tình cảm ủng hộ ngài.


Source: CNN - Protester at church yells 'Shame on you!' as Cardinal Wuerl addresses sex abuse scandal
 
Một linh mục Công Giáo đến đền thờ Hồi giáo cám ơn sự giúp đỡ sau lũ lụt
Nguyễn Long Thao
10:37 04/09/2018
Nhân ngày thứ Sáu là ngày cầu nguyện của tín hữu Hồi Giáo, một linh mục Công Giáo Ấn Độ đã đến đền thờ Hồi Giáo ở Kerala để cám ơn các tín hữu ở đây đã trợ giúp nhân đạo cho các nạn nhân lũ lụt tại Kerala

Điều đáng ghi nhận là vị giáo sĩ Hồi Giáo đã tỏ tình đoàn kết đặc biệt bằng cách để linh mục Công Giáo được dùng giảng đài của Giáo Sĩ Hồi giáo trong đền thờ để Linh Mục nói với tìn hữu Hồi Giáo.

Đền thờ Hồi giáo Juma toạ lạc tại Vechoor, quận Kottayam, bang Kerala Nam Ấn Độ. Trước tín hữu Hồi Giáo hiện diện, cha Puthussery phát biểu rằng: Nhờ tinh thần đoàn kết vĩ đại, nhiều tín đồ Hồi giáo đã mang thức ăn vật dụng đến trợ giúp các nạn nhân lũ lụt đang trú ẩn tại nhà thờ Thánh Antôn, nằm trong Tổng Giáo Phận Ernakulam-Angamaly.

Được biết nhà thờ thánh Antôn ở Achinakom, thuộc quận Kottayam là nơi trú ẩn cho hơn 580 nạn nhân vô gia cư bị lũ lụt. Cơn lụt xảy ra tại 12 trong số 14 quận hạt ở bang Kerala nên các nhà thờ, các tổ chức Công Giáo ở đây đã làm mọi thứ để giúp đõ những nạn nhân lũ lụt.

Cha Puthussery nói với tìn hữu Hồi Giáo: Chúng tôi thiếu lương thực và nước uống cách nghiêm trọng, chúng tôi đã đến thẳng đền thờ Hồi Giáo xin sự giúp đỡ. Ngay sau đó, các anh em Hồi Giáo đã đến nhà thờ Thánh Antôn với một lượng thực phẩm và nước uống. Còn các thanh niên đã đến phát thuốc cho các nạn nhân lũ lụt.

Cha Puthussery nói với các tín hữu Hồi Giáo trong khoảng 10 phút. Cha nói: "Tôi không có lời nào để bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi đối với các anh em Hồi giáo vì sự hỗ trợ hào phóng của anh em đã cung cấp cho các nạn nhân trong thời kỳ khó khăn nhất.

Cha nói tiếp: Lũ Lụt đã lấy đi rất nhiều đồ vật có giá trị nhưng lũ lụt cũng đã lấy đi bức tường ngăn cách, ích kỷ giữa chúng ta. Cha Puthussery nhắc lại ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hãy xây dựng cầu, đừng xây bức tường ngăn cách. Chúng ta cần hợp tác liên tôn để thúc đây sự hòa hợp trong xã hội. Chúng ta phải tiếp tục duy trì tình huynh đệ. Qua cơn lụt này chúng ta phải truyền thừa tinh thần huynh đệ cho các thế hệ mai sau.

Ông Niyaz Nasser, một người Hồi Giáo nghe cha Puthussery nói đã phát biểu: Cơ hội này là dịp vui mừng và hy vọng, sẽ đưa lại một tương lai sáng lạn cho chúng ta.

Nguyễn Long Thao
 
Thánh lễ tại Santa Marta 4/9/2018: Hãy xét mình mỗi ngày
Đặng Tự Do
17:09 04/09/2018
Trong lòng mỗi người “tinh thần thế gian” và “Thần khí Chúa” đối đầu với nhau mỗi ngày. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 04 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta

Trái tim của con người giống như một “bãi chiến trường”, nơi hai “tinh thần” khác nhau đối đầu với nhau: một, là Thần khí Chúa, dẫn chúng ta “đến những việc lành, đến lòng bác ái, đến tình huynh đệ”; hai, là tinh thần thế gian, đẩy chúng ta “hướng tới phù hoa, niềm tự hào, tự mãn, tung tin đồn nhảm.”

Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài trên Bài đọc Một, trong đó “Tông đồ Phaolô dạy cho dân thành Côrinhtô cách suy nghĩ giống như Chúa Kitô” – đó là một con đường được đặc trưng bởi sự phó thác mọi sự cho Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần, trên thực tế, dẫn chúng ta đến “sự nhận biết Chúa Giêsu,” để chia sẻ “tình cảm của Ngài”, để hiểu được tấm lòng của Ngài.

Cuộc đấu tranh đời đời giữa thiện và ác

“Người nào cậy dựa vào sức mạnh của mình thì không hiểu được những điều của Thần khí,” Đức Thánh Cha giải thích trong bài giảng của ngài.

“Có hai tinh thần, hai cách suy nghĩ, cảm giác, hành động: một tinh thần dẫn tôi đến với Thần khí của Thiên Chúa, và một tinh thần dẫn tôi đến với sự mê mải thế gian. Và điều này xảy ra trong cuộc sống của chúng ta: Tất cả chúng ta đều có hai ‘tinh thần’ này, có thể nói như thế. Tinh thần hướng đến Thiên Chúa, dẫn chúng ta đến những việc lành, phúc đức, đến tình huynh đệ, đến việc thờ phượng Chúa, nhận biết Chúa Giêsu, làm nhiều việc bác ái, và cầu nguyện; còn tinh thần kia, tinh thần thế gian, dẫn chúng ta đến phù hoa, tự hào, tự mãn, đến tung tin đồn - là một con đường hoàn toàn khác. Một vị thánh đã từng nói, tâm hồn chúng ta như một bãi chiến trường, nơi hai tinh thần này chiến đấu với nhau.”

Vượt qua những cám dỗ như Chúa Giêsu đã làm

“Trong đời sống của Kitô hữu, chúng ta phải chiến đấu để có chỗ cho Thần khí Chúa ngự trong lòng chúng ta,” và “loại bỏ đi tinh thần thế gian.” Vì thế, Đức Thánh Cha đề nghị chúng ta “xét mình hàng ngày”. Điều đó “có thể giúp xác định những cám dỗ, làm rõ cách thế các lực lượng đối lập với nhau này hoạt động”.

“Rất đơn giản: Chúng ta có ân sủng vĩ đại này, là Thần khí Chúa, nhưng chúng ta yếu đuối, chúng ta là những người tội lỗi, và vẫn còn trong ta những cám dỗ của tinh thần thế gian. Trong cuộc chiến tâm linh này, chúng ta cần phải là những người chiến thắng như Chúa Giêsu đã chiến thắng.”

Không phải những con vật, nhưng là con cái của Thiên Chúa

Đức Thánh Cha kết luận rằng mỗi đêm người tín hữu Kitô nên suy nghĩ về những sự kiện của ngày vừa trải qua, để xác định xem “phù hoa” và “niềm tự hào” chiếm ưu thế hay liệu người ấy đã thành công trong việc bắt chước Con Thiên Chúa.

Nếu chúng ta không làm điều này, nếu chúng ta không biết điều gì xảy ra trong lòng chúng ta khi đó - không phải tôi nói đâu nhé, nhưng chính Kinh Thánh đã nói - chúng ta giống như 'những con vật không hiểu gì cả, bước đi theo bản năng mà thôi. Nhưng chúng ta không phải là những con vật, chúng ta là con cái của Thiên Chúa, được chịu phép rửa bởi ân sủng Chúa Thánh Thần, vì lý do này, điều quan trọng là phải hiểu những gì đã xảy ra mỗi ngày trong lòng ta. Xin Chúa dạy chúng ta biết luôn luôn xét mình hàng ngày.”

Source: Vatican News - Pope at Mass: Make an examination of conscience every day
 
Xu thế hình thành Giáo Hội Chính Thống tự trị Ukraine là không thể đảo ngược
Đặng Tự Do
17:29 04/09/2018
Một nhà lãnh đạo Chính thống hàng đầu cho biết Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đang nghiêng hẳn về khuynh hướng công nhận một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị, bất kể sự phản đối quyết liệt của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Sau một cuộc họp thượng đỉnh ngày 31 tháng 8 giữa Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, cả hai Đức Thượng Phụ đều không đưa ra các tuyên bố chính thức về chủ đề chính của cuộc đối thoại là việc nhìn nhận hay không một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Emmanuel của Pháp, là người đã tham dự cuộc họp, nói rằng “Đức Thượng Phụ đã quyết định xong.” Ngài nói thêm rằng tiến trình hình thành Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị giờ đây là “không thể đảo ngược”.

Đức Thượng Phụ thành Constantinople - người được thừa nhận là “vị đầu tiên trong số những Thượng Phụ bình đẳng” của thế giới Chính thống, và là người theo truyền thống có quyền quyết định những tuyên bố đòi tự trị của các Giáo Hội Chính thống - đã cân nhắc một yêu cầu ban cấp tình trạng tự trị cho Giáo hội Ukraine. Yêu cầu đó đã gây ra một sự phản đối dữ dội từ Mạc Tư Khoa, nơi các nhà lãnh đạo Chính thống Nga nhấn mạnh rằng Ukraine vẫn là một phần trong “lãnh thổ giáo luật” của họ.

Trong những tháng gần đây, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã tuyên bố ngài hoàn toàn có thẩm quyền ban cấp cho một Giáo Hội Chính Thống tân lập tại Ukraine tư cách “Tomos of Autocephaly” - một Giáo Hội tự trị hoàn toàn, mà chính phủ Ukraine đang mong đợi.

Các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.

Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của Chính Thống Giáo Ukraine.

Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”


Source: Catholic World News - Orthodox prelate hints at recognition for independent Ukrainian Orthodox Church
 
Tuyên bố của HĐGM Ba Lan về thiệt hại trong thế chiến thứ Hai: 20% linh mục triều bị Đức Quốc Xã giết
Đặng Tự Do
18:18 04/09/2018
Sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Ba Lan, được tự do, các Giám Mục nước này đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những thiệt hại nghiêm trọng mà Giáo Hội tại quốc gia này đã phải gánh chịu trong thế kỷ qua, cả trong thời kỳ Đức Quốc Xã cai trị quốc gia này và trong thời kỳ cộng sản.

Ngày 31 tháng 8, Phòng Báo Chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã công bố các kết quả điều tra liên quan đến thời kỳ Đức Quốc Xã nhân kỷ niệm 79 năm ngày Đức Quốc Xã mở cuộc tấn công xâm lược Ba Lan 11/09/1939.

Toàn văn tuyên bố như sau:

Linh mục phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục nhắc nhở rằng trong Thế chiến II ở Ba Lan đã có một sự bách hại dã man các giáo sĩ. “Các linh mục, tu sĩ, nữ tu bị bắn, bị đưa đến trại tập trung, bị cầm tù và bị tra tấn. Người Đức tịch thu tài sản của Giáo hội và đóng cửa các nhà thờ. Tuy nhiên, đức tin của Giáo hội ở Ba Lan đã tồn tại trong suốt thời kỳ tối tăm của khủng bố Đức Quốc xã” - ngài nói thêm.

Cha Rytel-Andrianik đã chỉ ra những dữ liệu bi thảm trong Thế chiến II. “Theo nghiên cứu khoa học, vào năm 1939, Giáo Hội Ba Lan có khoảng 10,000 linh mục triều. Đức Quốc xã đã giết chết khoảng 2,000 linh mục, nghĩa là cứ 5 linh mục thì có 1 linh mục bị giết. Trong số khoảng 8,000 tu sĩ theo số liệu năm 1939, 370 vị đã bị sát hại. Trong khoảng 17,000 nữ tu, Đức quốc xã đã giết khoảng 280 chị. Ngoài ra, trong Thế chiến II, khoảng 4,000 linh mục và tu sĩ, và khoảng 1,100 nữ tu đã bị cầm tù trong các trại tập trung của Đức. Những người được tại ngoại cũng bị bách hại cách này cách khác” - phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan nhấn mạnh.

Trong Thế chiến II, gần một nửa số giáo phận Ba Lan bị trống tòa. Trong hai mươi mốt giáo phận Công Giáo ở Ba Lan, có chín giáo phận trống tòa vì giám mục bản quyền bị giam giữ hoặc bị buộc phải di cư, và một trong các giám mục giáo phận đã bị giết.

“Trong những tình huống xem ra sự khinh miệt mạng sống con người và hận thù thắng thế, ta phải luôn nhớ lại hậu quả của Thế chiến II, đó là sự sụp đổ của nền văn minh châu Âu, cuộc bách hại thường dân và nạn diệt chủng người Do Thái. Do đó, Giáo Hội muốn nhắc nhở luật tự nhiên bao gồm sự tôn trọng mạng sống của mỗi con người từ khi thụ thai đến cái chết tự nhiên. Không có ngoại lệ nào hết. Cuộc chiến này đã cho thấy những hậu quả là thê thảm đến thế nào khi con người cố gắng phủ nhận Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta phải liên tục nhắc nhở những lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: + đừng chiến tranh nữa ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và đừng chiến tranh nữa trong các cộng đồng và gia đình của chúng ta” - Cha Rytel-Andrianik nói.


Source: Press Office of the Polish Bishops’ Conference - Spokesman of the Episcopate: Every fifth diocesan priest in Poland murdered during World War II
 
Hãy để cho Lời Chúa ăn rễ trong tâm hồn chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:24 04/09/2018


ĐGH Phanxicô đã nói vào hôm Chúa Nhật 02 tháng Chín rằng người Công Giáo hãy lắng nghe những bài đọc Kinh Thánh trong Thánh Lễ với một tâm hồn mở rộng để Lời Chúa có thể bám rễ trong đời sống và sinh hoa kết quả.

“Chúng ta hãy làm một cuộc kiểm tra lương tâm để xem chúng ta đã đón nhận Lời Chúa như thế nào. Vào ngày Chúa Nhật, chúng ta lắng nghe lời Chúa trong Thánh Lễ. Nếu chúng ta nghe một cách hời hợt và lo ra, thì nó sẽ chẳng giúp cho chúng ta nhiều.”

“Thay vào đó, chúng ta phải đón nhận Lời Chúa bằng cả lý trí và con tim mở rộng, như là một khu đất tốt, để Lời Chúa có thể thấm nhập và sinh hoa kết trái một cách cụ thể trong đời sống.”

Trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐGH đã suy gẫm về thời điểm Chúa Giê-su nói rằng Lời Chúa giống như hạt lúa mì: “nó là một hạt giống phải lớn lên trong những công việc cụ thể. Do đó chính Lời Chúa thanh lọc trái tim chúng ta, hành động của chúng ta và mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác và giải thoát chúng ta khỏi thói đạo đức giả.

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nói về sự vâng phục đích thực Lời Chúa và đạo đức giả, “ là một trong những tĩnh từ mạnh nhất mà Chúa Giê-su dùng trong Tin Mừng.”

Đoạn Tin Mừng mở đầu với việc các Luật Sĩ và Biệt Phái chống lại Chúa Giê-su vì các môn đệ của Người không tuân theo những nghi thức luật. Đối lại, Chúa Giê-su đã trả lời họ rằng,“ Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật của phàm nhân.”

Với những lời này, Chúa Giê-su cố tình “lay động” các kinh sư và Biệt Phái tránh khỏi sai lầm là bỏ qua những giới răn của Thiên Chúa để tuân giữ các tập tục của con người. Nếu phản ứng của Chúa có vẻ gay gắt, thì cũng chỉ vì điều gì đó quan trọng có cơ bị mất là “sự thật về mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa.”

ĐGH nói rằng Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hôm nay hãy “trốn khỏi mối nguy hiểm cho rằng hình thức thì quan trọng nhiều hơn nội dung.”

Ngài kêu gọi chúng ta một lần nữa nhận ra cái cốt lõi thực sự về cảm nghiệm đức tin là gì, đó là tình yêu Thiên Chúa, tình yêu người lân cận, là sự thanh lọc khỏi sự đạo đức giả của chủ nghĩa luật lệ và nghi thức.”

Bằng cách mời gọi người tín hữu thăm viếng trẻ mồ côi và góa bụa, Thiên Chúa đang nói về việc thực hành bác ái bắt đầu từ những người nghèo yếu nhất, những người mỏng dòn nhất.

ĐGH nói tiếp, “Đừng để cho mình bị ô nhiễm bởi thế gian này” không có nghĩa là tự cô lập mình và đóng kín trước thực tại. Không phải vậy. Không phải là hình thức bên ngoài nhưng là thái độ nội tâm, của nội dung: Có nghĩa là phải tỉnh thức để lối suy nghĩ và hành động của chúng ta không bị ô nhiễm bởi tâm thức thế gian, nghĩa là bởi hư ảo, tham lam, cao ngạo.”

Ngài kết luận bài chia sẻ bằng nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu để giúp cho con người luôn tôn kính Thiên Chúa bằng tấm lòng của mình, “làm chứng cho tình yêu của chúng ta dành cho Người trong sự chọn lựa cụ thể vì lợi ích của anh chị em của chúng ta.”

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, ĐGH nhắc đến lễ phong Chân Phước vào hôm Thứ Bẩy cho chị Bl. Anna Kolessárová, một trinh nữ tử đạo, đã bị giết “vì chống lại những kẻ muốn xâm phạm nhân phẩm và sự trinh khiết của chị.”

So sánh chị với Thánh Nữ Maria Goretti, ĐGH nói rằng cô gái can đảm này “giúp cho những tín hữu trẻ giữ vững lòng trung thành với Tin Mừng, ngay cả lúc phải đi ngược dòng.”

ĐGH nhắc lại lời cầu nguyện của ngài cho Syria và kêu gọi các nhà lãnh đạo trong nước hãy dùng “ngoại giao, đối thoại và đàm phán” để bảo vệ mạng sống con người.

.
Source: EWTN News Pope Francis: Let the Word of God take root in your heart
 
Tổng Giám Mục Singapore: Cuộc khủng hoảng liên quan đến tội ác lạm dụng tính dục là lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh
Đặng Tự Do
18:43 04/09/2018
Dưới ánh sáng của các báo cáo gần đây về việc lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục William Goh của Singapore, cho biết hôm thứ Bảy 1 tháng 9 rằng đó là “một lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh, vì Giáo Hội Công Giáo ở Singapore cũng không miễn nhiễm khỏi những cáo buộc lạm dụng trẻ em”, và một số trường hợp đang được điều tra.

Đức Cha Goh cũng bảo đảm rằng không có sự bao che trong tổng giáo phận Singapore, và các hướng dẫn đã được đưa ra để giảm thiểu những nguy cơ lạm dụng như vậy. Ngài nói trong một bức thư mục vụ được công bố vào hôm thứ Bảy.

Ngài nói thêm rằng các trường hợp tố cáo trong quá khứ đã được đánh giá với kết luận cụ thể bởi Văn phòng Giám sát các Tiêu chuẩn chuyên nghiệp (PSO), và được xác nhận bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.

PSO, được thành lập bởi vị tiền nhiệm của Đức Cha Goh là Đức Tổng Giám Mục Nicholas Chia vào năm 2011, đã và đang hỗ trợ Giáo hội trong việc điều tra các khiếu nại lạm dụng tình dục. Để “đảm bảo tính công bằng và không có sự can thiệp nào từ Tòa Tổng Giám mục”, PSO có nhân viên là các chuyên gia giáo dục và các thành viên không phải là giáo sĩ.

Đức Tổng Giám Mục Goh nói thêm rằng một báo cáo của cảnh sát phải được thực hiện bất cứ khi nào PSO giải quyết một vụ kiện. Ngài giải thích rằng đó là phương cách để ngăn cản những tuyên bố có tính chất mạ lị, hoặc phóng đại nhằm gây hại cho người vô tội.

“Nỗi đau của việc bị thẩm vấn và sống dưới sự nghi ngờ trong khi chờ phán quyết của những linh mục này cũng không thua gì sự đau khổ mà những người thực sự bị lạm dụng phải chịu,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục cũng vạch ra một số hệ thống và quy trình mới để bảo vệ các tín hữu khỏi bị lạm dụng tình dục.

Ngài nhấn mạnh rằng tất cả các linh mục và những người làm việc cho tổng giáo phận giờ đây phải tuyên bố rằng họ chưa từng bị kết tội lạm dụng tình dục. Những người có hồ sơ về tội ác này sẽ không được phép làm việc mục vụ hoặc “hòa nhập với những người dễ bị tổn thương”.

Hơn nữa, các chủng sinh và tập sinh cũng sẽ phải chịu những hình thức kiểm tra tâm lý và lý lịch nghiêm ngặt hơn trước khi được nhận vào đời sống tu trì.


Source: Singapore Today No cover-ups in allegations of child abuse cases in Singapore’s Catholic Church: Archbishop
 
Những vấn đề tồn đọng trong vụ tố cáo cuả cựu Khâm Sứ TGM Viganò.
Trần Mạnh Trác
19:01 04/09/2018
Chỉ mới 2 tuần sau khi cựu khâm sứ tại Hoa Kỳ, TGM Viganò, cáo buộc ĐGH thiếu sót không hành động về sự lạm dụng của McCarrick, thì hầu như các hãng truyền thông ‘dân sự’ đã không còn những bài tường thuật tiếp theo nữa, có thể họ đã coi sự việc như là một chiếc bong bóng xì hơi rồi chăng? Điển hình là tờ Washington Post trong bài bình luận sau cùng “As crisis envelops Catholic Church, is Pope Francis facing a ‘watershed moment’?” đã viết rằng ‘Hôm thứ Sáu, một phóng viên cuả tờ National Catholic Register, là một tờ báo đầu tiên tung ra lá thư cuả (TGM) Viganò, đã nhắc tới một nguồn tin thân cận cuả (ĐGH) Benedictô nói rằng những biện pháp trừng phạt (sanctions) đã chỉ là “một yêu cầu riêng tư” (just a private request). Một số người đồng minh với (ĐGH) Phanxicô cho rằng những điều tố cáo cuả (TGM) Viganò đã tan rã mất rồi.’

Phải chăng hai tuần vừa qua, Dân Chuá đã chứng kiến một hoạt cảnh Thương Khó cuả Chuá Kitô? Khi Người bị điệu về dinh Thượng Tế. “Nhiều người đã khai ra những điều man trá về Người, nhưng những chứng cớ cuả chúng không hợp nhau” (Mác Cô 14:53-65)…trong khi đó thì Chuá đã giữ im lặng không đưa ra một câu trả lời nào cả…

Dù sao, để rút tiả kinh nghiệm và có một cái nhìn tổng quát hơn về vụ ‘Khâm sứ Viganò’, sau đây là bài phân tích mới nhất cuả JD Flynn, tổng biên tập (editor-in-chief) cuả cơ quan truyền thông Công Giáo Catholic News Agency (CNA), bài viết có tựa đề là ‘Benedict, Viganò, Francis, and McCarrick: Where things stand on nuncio’s allegations’ (Benedictô, Viganò, Phanxicô, và McCarrick: đâu là vấn đề tồn đọng trong vụ tố cáo cuả vị khâm sứ)

Vì bài phân tích khá dài, chúng tôi sẽ cố gắng dịch làm 2 kỳ:


Analysis (Phân tích)

Benedict, Viganò, Francis, and McCarrick: Where things stand on nuncio’s allegations

Bởi JD Flynn


Denver, Colo., Ngày 3 tháng 9 năm 2018 / 07:00 sáng ( CNA ). Trên bề mặt, thì câu chuyện của Tổng Giám mục Viganò rất đơn giản.

Trong một chứng ngôn (testimony) ngày 25 tháng 8, Tổng Giám mục Carlo Viganò viết rằng vào năm 2006, ông đã gửi một văn thư nhắc nhở lên cấp trên ở Vatican, rằng Hồng Y Theodore McCarrick đã có một lịch sử với nhiều hành vi tình dục sai trái với các chủng sinh và linh mục, cho nên vì lợi ích của Giáo Hội, một hình phạt phải được thực hiện để làm gương

Viganò cho rằng văn thư nhắc nhở của ông đã bị bỏ qua, và vì vậy ông đã gửi một văn thư nhắc nhở thứ hai vào năm 2008. Văn thư đó, ông nói, đã mang lại hiệu quả mong muốn. Chứng ngôn của ông nói rằng ông được thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã áp đặt “các biện pháp trừng phạt theo giáo luật” (“canonical sanctions”) đối với McCarrick trong năm 2009 hoặc 2010, cấm ông này không được sống trong chủng viện, không được cử hành bí tích công khai, và cấm các hình thức xuất hiện công khai khác.

Cuối cùng, Viganò cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố ý phớt lờ những biện pháp trừng phạt của (ĐGH) Benedictô đối với McCarrick, và còn nâng ông ta lên hàng cố vấn thân cận nhất. Vì vậy, Viganò nói, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên từ chức.

Câu chuyện quả là đơn giản, nhưng sự sụp đổ cuả lời khai của Viganò thì khá phức tạp.

Trong tuần sau đó, những kẻ gièm pha (chống Viganò) đã chỉ ra rằng vị khâm sứ có thể đã giải tán một cuộc điều tra về cựu tổng giám mục cuả Saint Paul-Minneapolis, ông ta đã chà đạp (had axes to grind) một số người mà ông ngụ ý là họ có dính liú (implicate), và rằng ông có thể không trung thực, là xuyên tạc một số nghĩa vụ gia đình ở thời điểm ông được bổ nhiệm làm sứ thần toà thánh ở Hoa Kỳ.

Cùng lúc đó, thì dường như một số sự kiện đã được phơi bày ra và chứng thực một phần câu chuyên của Viganò, làm cho các lời tuyên bố tiếp theo cuả ông có vẻ khả tin.



Có 2 nguồn tin nói với CNA tuần trước rằng họ là những nhân chứng cho một cuộc họp năm 2008, trong đó người tiền nhiệm của Viganò, Tổng Giám mục Pietro Sambi, nói với McCarrick là ông phải rời khỏi chủng viện nơi ông đang sống. Giám Mục Phụ Tá ở Minneapolis, Andrew Cozzens, cũng ra một tuyên bố hôm thứ Sáu dường như xác nhân tuyên bố của Viganò về cuộc điều tra về (GM) Nienstedt. Những nguồn tin nói với CNA ngày hôm qua rằng họ có thể xác nhận đã có một cuộc họp giữa Vigarò với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2015, như Viganò đã tuyên bố. Và một số giám mục Mỹ cũng nói ra rằng họ tin Viganò là một người toàn vẹn, và các cáo buộc của ông cần phải được điều tra kỹ lưỡng.

Yếu tố phức tạp nghiêm trọng nhất xảy ra trong một báo cáo ngày 31 tháng 8 cuả phóng viên Edward Pentin của National Catholic Register. Đó là trong khi (TGM) Viganò tuyên bố rằng (ĐGH) Benedict đã áp đặt “biện pháp trừng phạt theo giáo luật” đối với McCarrick, thì ông Pentin cho biết một nguồn tin thân cận với (ĐGH) Benedictô nói với ông rằng, theo trí nhớ cuả vị giáo hoàng, “hướng dẫn cơ bản là McCarrick nên giữ một ‘phong cách khiêm hạ’ ( ‘low profile.’). 'không hề có nghị định chính thức nào cả, chỉ là một yêu cầu riêng tư.' "

Nhắc lại ông Pentin là người đã tung ra câu chuyện về lời chứng của Viganò, đã báo cáo trong bản tin đầu tiên của ông rằng một nguồn tin nói với ông rằng vị cựu giáo hoàng có nhớ đã ban hành các hạn chế, nhưng không thể nhớ chính xác vấn đề như thế nào. Do đó báo cáo (mới) ngày 31 tháng 8 của ông đã được xây dựng, với một nguồn tin cho rằng McCarrick có thể đã được "yêu cầu riêng tư" mà thôi.

Khoảng cách giữa 2 sự việc thì thật là lớn, giữa những gì Viganò tuyên bố - rằng (ĐGH) Benedictô đã áp đặt “các biện pháp trừng phạt theo giáo luật” - và những gì mà nguồn tin của Pentin tiết lộ - là những hạn chế đó có thể chỉ là những “yêu cầu riêng tư”.

Đối với một số nhà bình luận, báo cáo của Pentin dường như làm mất uy tín toàn bộ lời chứng của Viganò. "Yêu cầu riêng tư" không phải là "biện pháp trừng phạt theo giáo luật", họ lập luận như thế, và do đó Viganò đã không trung thực về cái lập luận chính của bản chứng ngôn của ông.

Những nhà bình luận có một điểm hữu lý, một phần: yêu cầu riêng tư không phải là biện pháp trừng phạt theo giáo luật. (TGM) Viganò, từng có bằng tiến sĩ về giáo luật và từng có một sự nghiệp ‘công bộc’ trong giáo hội, nên phải biết sự khác biệt đò. Xuyên tạc một "yêu cầu riêng tư" (cho một Hồng Y phải giữ ‘phong cách khiêm hạ’) thành một vụ "trừng phạt theo giáo luật" có vẻ rõ ràng là một lỗi nghiêm trọng trong chứng ngôn của Viganò.

Tất nhiên, tuy không chắc, nhưng cũng có thể là (TGM) Viganò đã cố ý xuyên tạc hành động của Đức Giáo Hoàng Benedictô (để làm chứng cho lập luận cuả mình). Điều này có vẻ không chắc lắm bởi vì vị tổng giám mục đã nhất quán kêu gọi giải mật các tài liệu văn khố; nếu ông ta tin rằng những tài liệu đó sẽ chứng minh ông ta sai thì ông ta sẽ không kêu gọi như thế.

Cũng có thể là vị tổng giám mục đã không chắc chắn chính xác điều gì xảy ra, và rằng ông đã hăng hái quá độ (overcommit) với những gì ông biết mà tuyên bố là “chắc chắn” (GH) Benedictô đã áp dụng các biện pháp trừng phạt theo giáo luật. Điều này có vẻ là một kịch bản khả dĩ tin được, vì toàn bộ chứng ngôn của Viganò đượm vẻ bi thảm nhằm gây xúc động mạnh (dramatic).



Nhưng có một vài yếu tố khác cũng đáng nên xem xét ít nhất là để đánh giá tình hình một cách có trách nhiệm.

Đầu tiên là hiệu ứng của những trò ‘dông dài qua điện thoại’ giữa các phẩm trật giáo hội. (game of ecclesiastical telephone)

Viganò đã không tuyên bố rằng ông nhìn thấy một văn tự hoặc nghị định ban hành các hạn chế. Thay vào đó, ông nói rằng ông được Đức Hồng Y Giovanni Battista Re thông báo rằng GH Benedictô đã áp đặt các biện pháp trừng phạt McCarrick. Báo cáo ban đầu của Pentin nói rằng GH Benedictô đã chỉ thị Hồng Y Tarcisio Bertone giải quyết vấn đề này. Điều này có nghĩa là cho đến khi Viganò nghe được câu chuyện, thì câu chuyện đã trải qua ít nhất 2 nhân vật là Bertone và Re, và có thể câu chuyện đã trải qua nhiều trung gian khác nưã trước khi nó được đáp xuống bàn của Viganò.

Ở Vatican vốn sẵn có xu huớng về tin đồn, và nhiều quan chức lại nhiệt thành phóng đại thêm lên. Cho nên bất cứ ai biết rõ Vatican thì có thể hiểu được làm sao mà một “yêu cầu riêng tư” của GH Benedictô lại trở thành “biện pháp trừng phạt theo giáo luật” vào thời điểm câu chuyện đến với Viganò.

Yếu tố thứ hai là nhiều giám mục, dù là theo khuynh hướng thần học nào cũng vậy, giải thích những điểm tế nhị của giáo luật một cách khác nhau.

Những thí dụ về việc một số giám mục áp dụng giáo luật sai hoặc lạm dụng luật đã bị phơi bầy trong báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania, trong đó vô số trường hợp các giám mục không tuân theo các thủ tục của luật Giáo hội. Nhiều nhà bình luận đã tranh luận, trong nhiều năm trong nhiều trường hợp, rằng nếu các giám mục ở Hoa Kỳ tuân thủ luật hội thánh một cách chính xác trong những thập kỷ gần đây, thì họ đã có thể ngăn chặn được những câu chuyện nghiêm trọng nhất trong báo cáo bồi thẩm đoàn, ngay cả trước khi chúng xảy ra.

Nhưng nếu các giám mục đã lạm dụng hoặc thất bại trong việc áp dụng quy trình được nêu trong luật, họ thường xuyên hơn đã dùng sai thuật ngữ cuả luật..

Tất cả các luật sư về giáo luật đều có thể kể ra những câu chuyện về các giám mục nói rằng họ đã “đình chỉ” một linh mục - một hành động chính thức chỉ có thể được thực hiện như là kết quả của một quá trình xét xử- nhưng thật ra họ chỉ đơn giản tạm thời cho ông linh mục này ‘ngồi chơi xơi nước,’ mà chẳng có giấy tờ gì cả.

Tương tự, thuật ngử - “trừng phạt” – mà Viganò sử dụng, được hầu hết các chuyên gia giáo luật hiểu là một hình phạt áp đặt sau một quá trình xét xử. Nhưng đó là một từ thường được sử dụng một cách lỏng lẻo bởi hàng giáo phẩm, cho cả những biện pháp kỷ luật bằng lời nói (off-book, không lên biên bản.)

Rất có thể là Viganò đã không nắm rõ được sự khác biệt trong cụm từ mà ông đã chọn, và định nghĩa thuật ngữ "trừng phạt" cho cả những hướng dẫn bằng lời nói.

Bất kể như thế nào chăng nữa, thì có vẻ như hoàn toàn rõ ràng rằng khi Viganò sử dụng thuật ngữ “trừng phạt theo giáo luật” ấy, ông không có ý đề cập đến một hình phạt kỹ thuật áp đặt sau một quá trình xử phạt. Vì chưng nếu McCarrick đã phải trải qua một quá trình xét xử chính thức - một phiên tòa – thì toàn thể Giáo Hội đã biết về nó rồi.

Đối với hầu hết các nhà bình luận thì Viganò đáng lẽ phải sử dụng một thuật ngữ ít kỹ thuật hơn. Vì ông không nêu rõ ý của ông ra, ông mở cửa cho những lời chỉ trích, và những người không đồng ý với bản chất cuả bức thư, thì họ đi qua cánh cửa đó với sự phẫn nộ.

Nhưng không một vấn đề nào vừa nói trên làm thay đổi cái hình ảnh lớn (big-picture allegations) của sự tố cáo cuả Viganò: rằng sau khi nhận được nhiều báo cáo, GH Benedictô đã thực hiện một số hành động chống lại McCarrick, và những hành động đó sau đó đã bị đảo ngược hoặc hủy bỏ.

Trong tuần qua, một số nguồn tin, qua các phương tiện truyền thông khác nhau, đã cung cấp bằng chứng rằng GH Benedictô đã có một số phản ứng với các báo cáo ông nhận được về hành vi sai trái tình dục của McCarrick. Mặc dù dường như không chắc rằng phản ứng đó về mặt kỹ thuật là "sự trừng phạt" theo nghĩa chính thức, dường như GH Benedictô đã đưa ra một số hướng dẫn hạn chế đối với McCarrick.

TGM Viganò nói rằng ông ta có thể đã nhận được một thư báo (memo) về những hạn chế của GH Benedictô trong năm 2011, và nếu có, thì thư báo (memo) phải được tìm thấy trong văn khố cuả toà khâm sứ ở Hoa Kỳ hoặc tại bộ Giám mục. Điều đó có thể làm sáng tỏ một số vấn đề. Nhưng không chắc Toà Thánh sẽ xem xét và phát hành các tài liệu thích hợp, hiện nay ít có nhà báo nào mong đợi một sự giải thích từ Vatican.



Nhưng hình như sự bất đồng về từ ngữ trong tuyên bố của Viganò sẽ không làm cho người Công Giáo bác bỏ hoàn toàn những vấn đề mà ông nêu ra, rõ ràng hay ẩn ý, là những ai và như thế nào mà tình trạng của McCarrick đã không được giải quyết đầy đủ hoặc đơn giản là giải quyết qua loa cho có lệ (simply papered over.)

Đó là những câu hỏi mà người Công Giáo đang tìm kiếm câu trả lời.

(còn tiếp)
 
Cuộc gặp gỡ của 30 Giám Mục Âu Châu tại viện bảo tàng tội ác cộng sản tại Spac, Albania
Đặng Tự Do
19:14 04/09/2018
“Quản lý các chứng tích tội ác cộng sản. Học tập và hoạt động cho tương lai của châu Âu”- đó là chủ đề của trại hè quốc tế đầu tiên quy tụ các Giám Mục Âu Châu được tổ chức trên những cánh đồng nơi từng là trại lao động cải tạo cộng sản ở Spac, Albania.

Quỹ Maximilian Kolbe - được thành lập bởi các giám mục Ba Lan và Đức cho việc hòa giải hai dân tộc – đã phối hợp với viện Bảo tàng Spac và Renovabis để thực hiện sáng kiến này như là một phần trong nỗ lực biến đổi trại lao động cải tạo khét tiếng này thành một đài tưởng niệm tội ác cộng sản tại Albania.

30 vị Giám Mục đã tham gia trại hè này đến từ Albania, Bulgaria, Đức, Ba Lan và Ukraine. Một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Đức được đưa ra hôm thứ Hai 3 tháng 9 cho biết các vị đã có cuộc gặp gỡ các cựu tù nhân và tham dự các cuộc thảo luận sâu rộng về chủ đề tội ác cộng sản và những hậu quả tại Albania.

Thông báo cũng cho biết trong số các vị tham dự có Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, người Đức, là Tổng Giám Mục Bamberg và Đức Tổng Giám Mục Angelo Massafra, người Albania, là Tổng Giám Mục Shkodër

Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick nhận xét rằng “Sự thật về quá khứ là điều cần thiết cho tương lai, đặc biệt là khi chúng ta đánh giá giai đoạn lịch sử từ năm 1944 đến năm 1991”.

Ngài nhấn mạnh thêm rằng đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải bảo tồn phần còn lại của trại lao động này như một “ký ức về thời gian đó”, để giúp “an ủi những người sống sót và những người thân yêu của họ, để phơi bày sự thật của lịch sử đau buồn này, và tạo ra những địa điểm quan trọng để suy tư.”

Các vị tham dự cũng đích thân tham gia vào việc làm sạch cỏ dại và thu nhặt rác rưởi tại khu vực này như là một cử chỉ tượng trưng đóng góp cụ thể cho việc bảo tồn khu vực.




Source: Servizio Informazione Religiosa - SIR Albania: Spac, international meeting at former communist labour camp. “Managing the historical heritage, working for the future of Europe”
 
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Phần III Chương III
Vũ Văn An
19:25 04/09/2018


Chương III: Một cộng đồng được phúc âm hoá và đi phúc âm hóa

Một viễn kiến phúc âm của cộng đồng Kitô hữu

175. Trong cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Thân Phận Tuổi Trẻ, điểm được nhấn mạnh là các kinh nghiệm cộng đoàn vẫn còn có tính chủ yếu đối với người trẻ: nếu một mặt, họ bị "dị ứng với các định chế", thì điều không kém đúng là họ cũng đang tìm kiếm các mối liên hệ có ý nghĩa bên trong “các cộng đồng thực sự” và đích thân tiếp xúc với “các nhân chứng chói sáng và nhất quán ”(xem GMTHĐ 5.1.10). Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã bày tỏ mong ước rằng THƯỢNG HỘI ĐỒNG sẽ nhắc lại bản chất cởi mở và bao gồm mọi người của Giáo hội, vốn được mời gọi đồng hành với người trẻ trong khuôn khổ bảo đảm cả đặc điểm toàn diện của việc công bố lẫn việc trình bày nó từng bước, do đó, tôn trọng đà trưởng thành của tự do nơi họ, vốn là một sự kiện lịch sử và hàng ngày thực sự. Theo gương Chúa Giêsu, «người truyền giảng phúc âm đầu tiên và vĩ đại nhất» (EN 9; EG 12), cộng đồng tín hữu cũng được kêu gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người trẻ ở nơi họ đang sống, làm phấn chấn trái tim họ và đi bên cạnh họ (xem Lc 24: 13-35).

176. Nguy cơ bị khép kín vào một nhóm ưu tuyển (elitist) và ưa phê phán vốn đã là một cám dỗ lớn trong giới môn đệ của Chúa Giêsu. Vì lý do này, Chúa đã ca ngợi đức tin của người phụ nữ Syro-Phoenician, người, mặc dù không thuộc dân Chúa chọn, nhưng đã biểu lộ một đức tin lớn lao của mình (xem Mt 15: 22-28); Người nghiêm khắc trách cứ các môn đệ, những người muốn mưa lửa trút lên đầu người Samaria, những người không hoan nghênh việc Người đi qua lãnh thổ của họ (xem Lc 9: 51-55); Người tuyên bố rằng việc thuộc dân Chúa chọn và việc tuân thủ lề luật không tự động đảm bảo ơn cứu rỗi (xem Lc 18: 10-14); Người chứng tỏ rằng kinh nghiệm cách xa có thể là tiền đề cho một sự hiệp thông mới mẻ, và việc sống trong nhà Cha có thể là một kinh nghiệm khiến người ta không thể yêu thương (xem Lc 15: 11-32). Do đó, trong khi Thánh Phêrô chối Thầy yêu quí ba lần và Giuđa phản bội Người, thì viên bách quản La Mã lại là người đầu tiên nhìn nhận Người là Con Thiên Chúa (xem Mc 15:39). Cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi từ bỏ niềm tin không đúng chỗ của việc “nhìn” bằng đôi mắt của mình (xem Ga 9:41) và của việc phán xét bằng các tiêu chuẩn khác với các tiêu chuẩn phát sinh từ Thiên Chúa.

177. Như Tài Liệu Chuẩn Bị đã đề cập, «ngược với các tình huống trong quá khứ, Giáo Hội cần phải quen với sự kiện này là cách tiếp cận đức tin ngày nay ít bị tiêu chuẩn hóa hơn, và do đó, Giáo Hội phải chú ý hơn đến cá nhân tính của mỗi người » (DP III, 4). Bởi thế, các cộng đồng Kitô hữu ngày nay, nhờ dựa vào các bình diện làm thành viên khác nhau, nên đã biết ơn nhìn nhận các bước tiến bộ nhỏ của mỗi thành viên và họ cố gắng nâng cao hạt giống ơn thánh đang hiện diện trong mọi người, dành sự tôn trọng, tình bạn và việc đồng hành cho mọi người, vì «một bước nhỏ, giữa các hạn chế lớn lao của con người, có thể làm hài lòng Thiên Chúa hơn cả một đời sống bề ngoài xem ra có trật tự nhưng dòng đời không phải đương đầu với những khó khăn lớn lao» (EG 44; AL 305). Chính người trẻ, với những kinh nghiệm phân mảnh trong cuộc sống và những nẻo đường đức tin không chắc chắn, đã giúp Giáo Hội có được hình dạng đa diện tự nhiên của mình (xem EG 236).

Cảm nghiệm gia đình về Giáo Hội

178. Một trong những kết quả phong phú nhất của quan tâm mục vụ đổi mới đối với gia đình xuất hiện trong vài năm qua là việc tái khám phá bản chất hướng về gia đình của Giáo Hội. Câu phát biểu cho rằng Giáo Hội và các giáo xứ là một “gia đình của các gia đình” (xem AL 87.202) quả là mạnh mẽ và hướng dẫn chúng ta hiểu rõ hình dáng của Giáo Hội. Hình ảnh này có ý nói đến các phong cách liên hệ, nơi gia đình trở thành môi trường cho chính kinh nghiệm về Giáo Hội; nó cũng nói đến các mẫu mực đào tạo bản chất tâm linh, các mẫu mực bao gồm cảm giới, tạo ra các mối liên hệ và làm cho các cõi lòng hồi hướng; nó nói đến các nẻo đường giáo dục nhằm giúp người ta dấn thân vào nghệ thuật khó khăn và thú vị của việc đồng hành với các thế hệ trẻ và cả các gia đình nữa; nó cũng nói đến các cuộc cử hành, vì trong phụng vụ, phong thái của một Giáo Hội được Thiên Chúa triệu tập để trở thành gia đình của Người đã được tỏ hiện. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC muốn thắng vượt các khó khăn trong việc sống các mối liên hệ có ý nghĩa trong các cộng đồng Kitô hữu và yêu cầu Thượng hội đồng cung cấp các yếu tố cụ thể theo hướng này. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói rằng "giữa cuộc sống ồn ào và hỗn loạn của họ, nhiều người trẻ đang yêu cầu Giáo Hội trở thành một tổ ấm tâm linh". Việc giúp người trẻ thống nhất hóa cuộc sống của họ, liên tục bị đe dọa bởi bất trắc, phân mảnh và mong manh, là điều có tính quyết định hiện nay. Đối với nhiều người trẻ đang sống trong các gia đình mong manh hoặc bị đổ vỡ, điều quan trọng là coi Giáo Hội như một gia đình thực sự có thể “nhận nuôi” họ như những đứa con riêng của mình.

Chăm sóc mục vụ cho các thế hệ trẻ

179. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã cảm nhận rõ ràng mối liên hệ mật thiết giữa việc phúc âm hóa và giáo dục, từng được khai triển hữu hiệu bởi nhiều viện tu nam và nữ của đời sống thánh hiến; các viện tu này, trong nhiều thế kỷ, đã theo đuổi mục tiêu kép này và đã cung cấp cho toàn thể Giáo Hội một kinh nghiệm phong phú về việc chăm sóc mục vụ giới trẻ với đặc điểm tập chú nhiều vào các nẻo đường giáo dục. Một số câu trả lời của các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cảnh cáo rằng nhiều cộng đồng Kitô hữu khác nhau, và nhiều mục tử, thiếu nhạy cảm giáo dục. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói rằng, trong nhiều tình huống, «người trẻ không gần gũi với trái tim của nhiều Giám mục, linh mục và tu sĩ». Thay vào đó, khi một cộng đồng tín hữu nhận thức được nhiệm vụ giáo dục của mình và trở nên say mê đối với nó, họ có thể kích hoạt nhiều năng lực tinh thần và vật chất để tạo ra một "tình yêu giáo dục" thực sự, theo đó các năng lực và đam mê bất ngờ được dành cho các thế hệ trẻ.

180. Các nguyện đường và các hoạt động mục vụ tương tự xứng đáng được đề cập đặc biệt; ở đó, Giáo Hội chủ động đưa ra một kinh nghiệm, mà trong nhiều bối cảnh khác nhau, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói, là «sự chăm sóc đặc biệt của cộng đồng Kitô hữu cho các thế hệ trẻ. Các phương thế của nó cực kỳ đa dạng và bao gồm óc sáng tạo của cộng đồng giáo dục biết cách phục vụ, có cái nhìn thực tại hướng ra ngoài và biết cách dựa vào Chúa Thánh Thần để hành động một cách tiên tri ». Nơi nào có các nguyện đường này, các thế hệ trẻ không bị lãng quên và đảm nhiệm một vai trò trung tâm và tích cực trong các cộng đồng Kitô hữu. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đang mong đợi Thượng Hội Đồng tái khởi động kinh nghiệm này.

Gia đình, người đóng vai chính trong giáo dục

181. Liên quan tới mối liên kết giữa chăm sóc mục vụ giới trẻ và gia đình, Thượng Hội Đồng cần thăm dò Chương VII của Tông Huấn Amoris Laetitia, dành cho việc giáo dục con cái, một điều xứng đáng để được mục vụ chú ý nhiều hơn. Rõ ràng, «gia đình là trường đầu tiên dạy các giá trị nhân bản, nơi chúng ta học cách sử dụng tự do một cách khôn ngoan» (AL 274). Chính người trẻ, trong cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng, đã nói rõ ràng rằng trong số những nơi giúp họ phát triển nhân cách của họ, các gia đình nổi bật (xem GMTHĐ 1). Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhận ra rằng đầu tư năng lực vào việc đào tạo các gia đình tốt không có nghĩa là lấy mất bất cứ điều gì khỏi việc chăm sóc người trẻ. Do đó, sở thích và sự dấn thân cho người trẻ được mời gọi cương quyết cởi mở đối với việc chăm sóc mục vụ của gia đình.

182. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC yêu cầu Thượng Hội Đồng tìm hiểu vai trò không thể thiếu của các gia đình như các tác nhân mục vụ tích cực tham gia việc đồng hành và biện phân ơn gọi với con cái họ. Nhiều Hội Đồng khác yêu cầu sự giúp đỡ để phát triển việc đồng hành với giới trẻ trong thời kỳ đính hôn, khi họ đang chuẩn bị hôn nhân và cả sau việc cử hành bí tích (hôn phối). Các dữ kiện được các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cung cấp cho thấy một cảnh quan xung đột khi nói đến vai trò của các gia đình liên quan đến chủ đề của Thượng Hội đồng. Ở những nước bị thế tục hóa nhiều nhất, nói chung, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã phát biểu, «hầu hết các gia đình Công Giáo không ‘tích cực’hoặc không ‘cố ý’ can dự vào việc biện phân ơn gọi của con cái họ, và một số còn tích cực chống lại nó». Thay vào đó, trong các bối cảnh khác, nơi chiều kích cộng đoàn của đức tin sống động hơn, các gia đình đóng một vai trò năng động và chủ động.

Lắng nghe và đối thoại với Chúa

183. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, khi trình bầy “các thực hành tốt nhất” của các ngài, đã nhấn mạnh việc lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa: các ngày tĩnh tâm, các cuộc linh thao, các thời gian tạm rút lui khỏi những vông việc thường nhật, các cuộc hành hương quốc gia và giáo phận, các trải nghiệm cầu nguyện chung. Các đền thánh, các trung tâm linh đạo và nhà linh thao, biết quan tâm hơn đến việc chào đón và đồng hành với giới trẻ, đặc biệt phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói rằng: “Chúng ta biết rằng sự thành công không phát xuất từ chúng ta mà là từ Thiên Chúa, và đây là lý do tại sao chúng ta cố gắng tỏ bầy với người trẻ rằng cầu nguyện là một đòn bẩy làm thay đổi thế giới”. Vào một thời điểm hỗn loạn, nhiều người trẻ nhận ra rằng chỉ có cầu nguyện, ở im lặng và chiêm niệm mới cung cấp “chân trời siêu việt” đúng nghĩa, trong đó họ có thể đưa ra các quyết định thực sự. Họ cảm thấy họ chỉ có thể có những lập trường trung thực trước mặt Thiên Chúa và cho rằng «im lặng là nơi chúng ta có thể nghe được tiếng nói của Thiên Chúa và biện phân được ý muốn của Người đối với chúng ta” (GMTHĐ 15).

184. Trong cầu nguyện, một việc đôi khi có thể trở thành một kinh nghiệm “chiến đấu thiêng liêng” (xem GE 159-165), chúng ta điều chỉnh sự nhạy cảm của chúng ta cho đồng điệu (finetune) với Chúa Thánh Thần, học khả năng hiểu các dấu chỉ thời đại và rút tỉa sức mạnh để hành động nhằm làm cho Tin Mừng nhập thể một lần nữa ngày nay. Khi chăm sóc đời sống thiêng liêng của mình, chúng ta thưởng thức đức tin như một mối liên hệ bản thân đầy vui tươi với Chúa Giêsu và một hồng phúc mà chúng ta nên biết ơn Người. Không phải là chuyện tình cờ khi đời sống chiêm niệm được ngưỡng mộ và trân quí bởi giới trẻ. Do đó, rõ ràng phẩm tính thiêng liêng của đời sống cộng đồng cung cấp nhiều cơ hội lớn lao trong việc đem người trẻ đến gần với đức tin và Giáo Hội hơn, và đồng hành với họ trong việc biện phân ơn gọi của họ.

Tại Trường Lời Chúa

185. Các kinh nghiệm mục vụ với tác động phúc âm hóa và giáo dục lớn nhất, được trình bày bởi nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, vốn đặt sự tương tác với sức mạnh của Lời Chúa ở trung tâm, trong tương quan với việc biện phân ơn gọi: Kiểu đọc Lời Chúa theo lối cầu nguyện (lectio divina), các trường học hỏi Lời Chúa, các lớp giáo lý Thánh Kinh, cái nhìn thông sáng vào đời sống người trẻ thấy trong Sách Thánh, sử dụng các phương tiện kỹ thuật số để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận với Lời Chúa: tất cả đều là các thực hành đã thành công với người trẻ. Đối với nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, việc canh tân chăm sóc mục vụ phải có chiều kích sách thánh, và đây là lý do tại sao họ yêu cầu Thượng Hội Đồng suy tư và đưa ra các đề xuất. Ở những nơi có sự hiện diện của nhiều Giáo hội hoặc cộng đồng Kitô giáo khác, nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhấn mạnh giá trị đại kết của Thánh Kinh, một điều có thể dẫn đến các hội tụ đáng kể và các dự án mục vụ chung.

186. Đức Bênêđictô XVI đã khuyên toàn thể Giáo Hội gia tăng “việc tông đồ Thánh Kinh” như là một trong các hoa quả của Thượng Hội Đồng về Lời Chúa, chứ không phải song song với các hình thức làm việc mục vụ khác, nhưng như một phương thế để Thánh Kinh linh hứng cho mọi công việc mục vụ » (VD 73). Sau khi tuyên bố rằng, “Lời Chúa là ngọn đèn soi bước chân con và là ánh sáng dẫn đường con đi» (Tv 119: 105), Thánh vịnh gia tự hỏi: «Làm thế nào giữ được tuổi xuân trong trắng? Thưa phải tuân theo lời Chúa dạy» (Tv 119: 9).

Việc thưởng thức và vẻ đẹp của phụng vụ

187. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC lý luận rằng người trẻ “không đến với Giáo Hội để tìm một điều mà họ có thể nhận được từ nơi khác, nhưng họ tìm một kinh nghiệm tôn giáo đích thực và thậm chí triệt để». Nhiều câu trả lời cho bản câu hỏi cho thấy người trẻ nhạy cảm với phẩm chất của phụng vụ. Một cách khá khiêu khích, cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG nói rằng «các Kitô hữu tuyên xưng một Thiên Chúa hằng sống, nhưng một số tham dự Thánh Lễ hay thuộc các cộng đồng có vẻ như đã chết» (GMTHĐ 7). Về ngôn ngữ và phẩm chất các bài giảng, một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhấn mạnh rằng «người trẻ không cảm thấy đồng điệu với Giáo Hội», và nói thêm: "Có vẻ như chúng ta không hiểu từ vựng của người trẻ, và do đó, cả nhu cầu của họ nữa». Các tiêu chí có giá trị về điểm này có thể tìm thấy trong Niềm Vui Tin Mừng các số 135-144.

188. Xét rằng «chính đức tin cũng có cấu trúc bí tích» (LF 40), một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC yêu cầu điều này: mối liên kết căn cội giữa đức tin, bí tích và phụng vụ nên được khai triển thêm nữa trong việc lập kế hoạch chăm sóc mục vụ cho giới trẻ, bắt đầu từ tính trung tâm của Thánh Thể, «vốn là nguồn và đỉnh cao của toàn bộ đời sống Kitô giáo» (LG 11) và là «nguồn gốc và đỉnh cao của toàn bộ công việc rao giảng Tin Mừng» (PO 5). Các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khác nhau nhận thấy rằng, bất cứ nơi nào phụng vụ và ars celebrandi (nghệ thuật cử hành) được chăm sóc tốt đẹp, luôn luôn có sự hiện diện đáng kể của những người trẻ tích cực và dấn thân. Xét rằng người trẻ nhạy cảm đối với các kinh nghiệm hơn là khái niệm và nhạy cảm với các mối liên hệ hơn các khái niệm, nên một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhắc đến việc các cử hành Thánh Thể và các nghi lễ khác - thường được coi là các điểm đến - có thể cung cấp nơi và cơ hội cho một công bố cải tiến ban đầu cho người trẻ. Các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ở một số quốc gia làm chứng cho tính hữu hiệu của việc "chăm sóc mục vụ cho các người phục vụ bàn thờ", cho những người trẻ tuổi thưởng thức được tinh thần phụng vụ; tuy nhiên, chúng ta cũng phải suy nghĩ về cách cung cấp một việc đào tạo thỏa đáng về phụng vụ cho mọi người trẻ.

189. Chủ đề của lòng đạo bình dân cũng đáng được nhắc đến, trong nhiều bối cảnh khác nhau, lòng đạo này cung cấp cho người trẻ một cách tiếp cận đức tin ưa thích hơn, cả bởi vì nó được liên kết với nền văn hóa và các truyền thống địa phương, lẫn bởi vì nó nâng cao ngôn ngữ thân xác và cảm quan của chúng ta, vốn là các yếu tố đôi khi khó tìm đường đi vào phụng vụ.

Nuôi dưỡng đức tin bằng giáo lý

190. Khởi đi từ chủ đề THƯỢNG HỘI ĐỒNG, một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC thắc mắc về các cách dạy giáo lý hiện có trong các cộng đồng Kitô giáo. Giáo lý không phải lúc nào cũng được giới trẻ mến mộ, vì nó nhắc nhiều người trong số họ nhớ đến «cách dạy bắt buộc và không được chọn lựa trong thời thơ ấu của họ» (OLQ). Ý thức được tính liên tục cần thiết và tự nhiên trong việc chăm sóc mục vụ cho giới trẻ, một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC yêu cầu phải xem xét lại các hình thức toàn diện của các đề xuất giáo lý, duyệt xét giá trị của chúng đối với các thế hệ mới.

191. Một Thánh Bộ Tòa Thánh đang mời gọi chúng ta tránh sự chống đối giữa giáo lý dựa trên cảm nghiệm và giáo lý dựa trên nội dung; Thánh Bộ này nhắc nhở chúng ta rằng kinh nghiệm đức tin vốn là sự cởi mở tìm hiểu đối với sự thật và cuộc hành trình nội tâm hóa các nội dung đức tin dẫn đến một cuộc gặp gỡ quan trọng với Chúa Kitô. Trong thúc đẩy hỗ tương này, cộng đồng giáo hội đóng một vai trò trung gian rất thiết yếu.

192. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, và chính giới trẻ, đề nghị nên theo “nẻo đường của cái đẹp” trong việc giảng dạy giáo lý, bằng cách dựa vào di sản nghệ thuật và văn hóa mênh mông của Giáo hội, vào sự tiếp xúc chân chính với sáng thế của Thiên Chúa và vào sự hấp dẫn của phụng vụ Giáo hội trong mọi hình thức và nghi thức của nó. Có một số kinh nghiệm thành công về giáo lý với người trẻ. Thông thường, các kinh nghiệm này được trình bày như những hành trình trải nghiệm cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ trở thành nguồn hợp nhất đầy năng động giữa sự thật của Tin Mừng và kinh nghiệm sống của chính ta. Bằng cách này, các điều kiện được thiết lập cho việc phát triển một đức tin mạnh mẽ, dẫn đến việc dấn thân truyền giáo.

193. Trong một số bối cảnh, giáo lý diễn ra trong các trường học và do đó việc giảng dạy tôn giáo là điều rất quan trọng đối với sự phát triển ơn gọi của người trẻ. Tất cả đều là lời mời gọi gửi tới Thượng Hội đồng Giám mục để các ngài suy nghĩ về mối tương quan giữa các trường học và các cộng đồng Kitô hữu như các liên minh giáo dục.

Đồng hành với người trẻ hướng tới việc tự hiến mình

194. Nhiều kinh nghiệm, trình bày ở phần cuối cùng của bản câu hỏi trong Tài Liệu Chuẩn Bị, đề cập đến các thực hành trong đó người trẻ được đồng hành trong khuôn khổ “đức tin trong hành động”, nghĩa là một đức tin đạt được trong việc phục vụ bác ái. Một Giáo Hội phục vụ là một Giáo Hội trưởng thành thu hút được người trẻ, bởi vì Giáo Hội này làm chứng cho ơn gọi của mình trong việc bắt chước Chúa Kitô, Đấng “mặc dù giàu có, nhưng vì lợi ích của anh em, đã trở nên nghèo nàn” (2Cr 8,9). Trong các câu trả lời của nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, sự nối kết, được nhắc đến trong nhiều đoạn khác nhau của Tài Liệu Chuẩn Bị, giữa kinh nghiệm phục vụ vị tha và biện phân ơn gọi đã được hiểu và khai triển rất tốt. Chính giới trẻ cho rằng «các năm tháng phục vụ trong các phong trào và cơ quan bác ái đã cung cấp cho người trẻ một kinh nghiệm truyền giáo và một không gian để biện phân» (GMTHĐ 15). Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng bao gồm nhiều chứng từ của người trẻ từng tái khám phá được đời sống đức tin của họ nhờ các trải nghiệm phục vụ và tiếp xúc với “Giáo hội phục vụ”. Mặt khác, Giáo Hội sẽ có thể đổi mới các động lực phục vụ của mình bằng cách giải quyết các đòi hỏi của người trẻ muốn thúc đẩy một phong cách trong sáng, không vụ lợi. Tóm lại, một Thánh Bộ Tòa Thánh kêu gọi phải cổ vũ nền "văn hóa cho không" đổi mới.

195. Đối với nhiều bạn trẻ, “việc thiện nguyện quốc tế” là một cách để hòa giải sự nhạy cảm của họ về tình liên đới với mong muốn đi du lịch và khám phá các nền văn hóa khác và thế giới chưa biết của họ: đây cũng là cơ hội để gặp gỡ và hợp tác với những người trẻ tuổi đã xa lánh Giáo Hội hay những người không tin. “việc thiện nguyện truyền giáo”, được trân quí và phát triển ở nhiều quốc gia và bởi nhiều viện thánh hiến nam nữ, là một hồng phúc đặc biệt mà Giáo Hội có thể cống hiến cho mọi người trẻ: việc chuẩn bị và đồng hành trải nghiệm truyền giáo, cũng như việc suy nghĩ về các hệ luận ơn gọi, là một dịp hoàn hảo để giới trẻ biện phân ơn gọi.

Một cộng đồng cởi mở và chào đón mọi người

196. Cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng đã được sự tham dự không những của người trẻ Công Giáo, mà còn của những người trẻ từ các giáo phái Kitô giáo khác và ngay cả những người không phải là tín hữu. Đây là một dấu hiệu cho thấy người trẻ tiếp nhận với lòng biết ơn, vì nó cho họ thấy khuôn mặt của một Giáo hội chào đón và hòa nhập mọi người, nghĩa là có khả năng nhìn nhận sự phong phú và đóng góp có thể phát xuất từ mọi người vì lợi ích của mọi người. Vì biết rằng đức tin chân thật không thể tạo ra một thái độ ngạo mạn đối với người khác, các môn đệ của Chúa được kêu gọi biết đánh giá cao mọi mầm sự thiện tìm thấy nơi mọi người và trong mọi hoàn cảnh. Sự khiêm nhường của đức tin giúp cộng đồng tín hữu để cho bản thân họ cũng được huấn giáo bởi những người có lập trường và nền văn hóa khác, trong khuôn khổ cùng có lợi trong đó, chúng ta cho đi và nhận lãnh.

197. Ví dụ, trong thời gian Hội Thảo Quốc Tế về Thân Phận Tuổi Trẻ, một số chuyên gia đã cho thấy hiện tượng di dân hàng loạt đã có thể trở thành một cơ hội ra sao để đối thoại liên văn hóa và đổi mới các cộng đồng Kitô hữu có nguy cơ trở nên quá hướng vào bên trong mình. Một số người trẻ LGBT (đồng tính và đổi tính), qua nhiều đóng góp khác nhau mà Văn Phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng đã nhận được, mong muốn "được hưởng ích từ việc xích lại gần nhau hơn" và cảm nhận được sự chăm sóc nhiều hơn của Giáo hội, trong khi một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC tự hỏi nên đề nghị điều gì với “những người trẻ quyết định tạo lập một cặp đồng tính luyến ái thay vì dị tính luyến ái và, trên hết, muốn được gần gũi với Giáo Hội ».

Đối thoại đại kết và liên tôn, mà ở một số nước dường như là một ưu tiên thực sự đối với giới trẻ, bắt đầu và triển nở mạnh trong bầu khí quí trọng hỗ tương và cởi mở tự nhiên về phía cộng đồng tham gia một cách «dịu dàng và tôn kính, với một lương tâm trong sáng» (1Pr 3:16). Ngoài ra, đối thoại với những người không phải tín hữu và thế giới duy tục nói chung là điều có tính quyết định đối với những người trẻ trong một số bối cảnh nào đó, đặc biệt là trong lĩnh vực học thuật và văn hóa, trong đó, đôi khi họ cảm thấy bị kỳ thị vì đức tin của họ: các sáng kiến như loạt giảng thuyết cho những người không phải tín hữu tựa đề là “la Cattedra dei non credenti” (Nhà thờ chính tòa của những người không tin) và “Tiền Đình Dân Ngoại” rất thú vị đối với các thế hệ trẻ, bởi vì chúng giúp họ hội nhập đức tin của họ vào thế giới họ đang sống, và họ cũng thủ đắc được một phương pháp đối thoại cởi mở trong đó, các quan điểm khác nhau được thảo luận một cách hữu hiệu.

Kỳ sau: Chương IV: Sinh động hóa và việc tổ chức chăm sóc mục vụ
 
Sự dữ đi vào ngang qua những túi tiền
LM. Minh Anh
20:29 04/09/2018
CHÚA THÁNH THẦN, TÁC GIẢ CỦA SỰ ĐA DẠNG, VÀ LÀ NHÀ KIẾN TẠO HIỆP NHẤT



Đức Thánh Cha PHANXICÔ GẶP GỠ ĐẠI DIỆN CÁC DÒNG TU TẠI ĐẠI HỘI CÔNG NGHỊ QUỐC TẾ NGÀY 04/5/2018

Kính chào Quý Bề Trên, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ cùng Anh Chị em,

Tôi đã nghĩ đến việc dọn một bài thật chu đáo, nhưng hôm nay lại bộc phát để nói những gì thích hợp với lúc này.

Điểm then chốt tôi sẽ nói cũng là điều mà Đức Hồng Y Chủ Tịch yêu cầu, ngài đề nghị tôi chỉ ra một tiêu chí chuẩn xác cho đời sống thánh hiến. Bởi thực sự, bao nhiêu điều đang xảy ra và làm thế nào chúng ta không đánh mất chính mình trong thế giới đó, một thế giới tranh tối tranh sáng của tục hoá, một thế giới mù mờ của các ơn gọi, của sự hung hãn và nhiều điều khác. Chúng ta phải có một tiêu chí định hướng đúng đắn cho mình, tiêu chí ấy sẽ hướng dẫn chúng ta biết phân định đúng sai.

Và này, có một điều khác nữa: Chúa Thánh Thần là “tai hoạ”, vì Ngài sáng tạo không mệt mỏi [tiếng cười cất lên]. Giờ đây, với những hình thức mới mẻ của đời sống thánh hiến, thì với những đặc sủng của mình, Chúa Thánh Thần thật sự đang kiến tạo, điều này thật thú vị… vì đang khi Ngài vừa là tác giả của sự đa dạng, nhưng cùng lúc, Ngài là Đấng làm nên sự hiệp nhất. Chính Chúa Thánh Thần, chứ không ai khác. Với sự đa dạng của các đặc sủng và bao ân huệ, Ngài đang kiến tạo sự hiệp nhất trong Thân Mình Đức Kitô cũng như sự hiệp nhất của đời sống thánh hiến. Nhưng đây cũng là một thách đố.

Và tôi tự hỏi, vậy thì điều gì khiến Chúa Thánh Thần có thể giữ cho đời sống thánh hiến được luôn luôn mạnh mẽ? Câu hỏi này cứ quay đi quẩn lại trong đầu tôi… cho đến ngày tôi đến Tổng Giáo Phận San Giovani Rotondo và câu hỏi ấy vẫn làm tôi bận trí, tôi không hiểu lý do tại sao… nhưng khi nhìn thấy các nam nữ tu sĩ đang sống tốt lành đời tu của mình ở đó thì tôi đã nghĩ ra những gì mình phải nói. Ở đó, tôi đã nói đến “ba chữ P”, và tôi tự nhủ, đây là ba trụ cột vốn duy trì bền vững đời sống thánh hiến: Prayer, Cầu Nguyện; Poverty, Nghèo Khó và Patience, Nhẫn Nhịn”.

Vậy hôm nay, tôi quyết định sẽ nói với Quý Bề Trên, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ cùng Anh Chị em cũng những điều này: cầu nguyện, khó nghèo và nhẫn nhịn trong đời sống thánh hiến.

1. Trước hết, “Cầu Nguyện”, “Prayer”, chữ “P” thứ nhất.

Cầu nguyện là liên lỉ quay về với tiếng gọi đầu tiên. Bất cứ lời cầu nguyện nào, có thể là một lời cầu xin lúc ngặt nghèo, vẫn luôn luôn là một sự quay về với Đấng đã gọi tôi. Lời cầu nguyện của một Cha, một Thầy, một Soeur, một Anh Chị em sống đời thánh hiến là một sự quay về với Chúa Giêsu, Đấng đã kêu gọi tôi theo sát Ngài hơn. Quay về với Ngài, Đấng đang nhìn tôi trong ánh mắt Ngài, Đấng đã nói với tôi, “Hãy đến! Hãy bỏ hết mọi sự và đến đây” - “Nhưng con muốn bỏ một nửa thôi” (chúng ta sẽ nói điều này khi đề cập đến khó nghèo) - “Không, hãy đến, bỏ hết mọi sự” và trong giờ phút đó, niềm vui chợt đến khi chúng ta ít nhiều bỏ lại những gì mình có. Mỗi người biết những gì mình vừa từ bỏ: cha mẹ, gia đình, nghề nghiệp…

Thế nhưng, sự thật là có một vài người đang tìm nghề nghiệp “trong nhà dòng”, đây là điều không tốt, bởi lẽ bổn phận của chúng ta là tìm kiếm Thiên Chúa, Đấng mời gọi chúng ta theo Người gần gũi hơn. Mỗi lời cầu nguyện là một sự quay trở về với lời mời gọi này. Và cầu nguyện là cái làm cho tôi nên người làm việc cho vị Thiên Chúa đó, chứ không làm vì sở thích, cũng không làm cho Hội Dòng. Không, phải là cho Thiên Chúa.

Có một từ ngữ được sử dụng rất nhiều, quá nhiều… khiến sức mạnh của nó phải mai một, nhưng nó lại nói rõ điều này, đó là từ “tận căn”. Tôi không thích dùng từ ngữ này vì người ta sử dụng nó quá nhiều. Thế nhưng từ ngữ đó có nghĩa là, “Con bỏ mọi sự vì Chúa”, đó là nụ cười của những bước chân đầu tiên… Và rồi các vấn đề xảy ra, bao nhiêu trái khuấy mà tất cả chúng ta đang gặp phải, đã gặp phải… dẫu vậy, phải luôn luôn quay về với cuộc gặp gỡ đó, gặp gỡ Thiên Chúa.

Cầu nguyện trong đời sống thánh hiến là bầu khí đang gọi mời, đang làm cho chúng ta hít thở, đồng thời đang tân tạo lời mời gọi đó. Không có bầu khí này, chúng ta không có khả năng trở nên những con người sống đời dâng hiến lành thánh. Chúng ta có thể là những người tốt, những người Công Giáo, những Kitô hữu tốt lành khi dấn thân vào những công việc của Giáo Hội; nhưng với đời sống thánh hiến, thì lời mời gọi đó phải được làm mới lại liên lỉ, liên lỉ trong nguyện cầu, trong việc gặp gỡ Thiên Chúa.

“Nhưng thưa Đức Thánh Cha, con quá bận, con có nhiều việc phải làm” - “Hãy đi cầu nguyện”, điều này quan trọng hơn và kìa, giờ cầu nguyện đó lại giúp chúng ta ở trước sự hiện diện với Chúa suốt cả ngày. Dù gì đi nữa… cũng “Hãy đi cầu nguyện”.

“Nhưng công việc của con quá ngặt nghèo, hầu như cả ngày”. Nào, hãy nghĩ đến một người phụ nữ sống đời thánh hiến trong thời đại chúng ta. Mẹ Têrêxa được gọi là con người “đi tìm những của nợ cho mình”… vì mẹ là thiết bị dò tìm “của nợ”, nên mẹ đã rày đây mai đó trên những nẻo đường; vậy mà hai giờ đồng hồ cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi ngày là điều không ai có thể lấy mất của mẹ. “Ôi Têrêxa, mẹ thật tuyệt vời!”. Cũng vậy, chúng ta hãy làm như mẹ Têrêxa đã làm, làm hệt như mẹ, hãy tìm kiếm Thiên Chúa của mình, Đấng kêu gọi chúng ta. Mỗi người phải tìm xem, không chỉ trong buổi sáng, làm sao để cầu nguyện cho được, tôi sẽ cầu nguyện giờ nào. Phải luôn luôn làm điều đó, phải cầu nguyện luôn. Không ai có thể sống đời thánh hiến, có thể phân định những gì đang xảy ra mà không thỏ thẻ với Chúa mỗi ngày.

Tôi không muốn nói thêm đề tài này nữa, tôi nghĩ, nói ít nhưng Quý Cha, Quý Soeurs hiểu nhiều. Hãy cầu nguyện! Hội Thánh cần những thiện nam tín nữ cầu nguyện, nhất là thời buổi hôm nay, thời buổi mà nhân loại đang khốn cùng hơn bao giờ hết.

2. Chữ “P” thứ hai, đó là sự “Khó Nghèo”, “Poverty”.

Trong Hiến Pháp, Thánh Ignatio, Dòng Tên, đã viết như thế này, “Khó nghèo là người mẹ, là tường luỹ bảo vệ đời tu” - xem ra bản gốc không phải của ngài, tôi nghĩ ngài trích câu này đâu đó từ các Giáo Phụ Sa Mạc. Khó nghèo là “mẹ” - thật lý thú. Thánh Ignatio không nói người mẹ đó là đức trinh khiết vốn liên quan đến thiên chức làm cha, thiên chức làm mẹ. Không, ngài nói nghèo khó là mẹ. Không có đức nghèo khó, đời sống thánh hiến không đơm hoa kết trái. Hẳn chắc, nghèo khó là tường luỹ, là vật che chắn bảo vệ chúng ta khỏi lây nhiễm tinh thần thế tục.

Ai trong chúng ta cũng biết, sự dữ đi vào lòng người ngang qua những túi tiền. Những cám dỗ cỏn con lỗi đức khó nghèo là thương tích của các thành viên trong thân mình cộng đoàn thánh hiến. Lời khấn khó nghèo tuân theo Quy Luật, theo Hiến Pháp của mỗi Hội Dòng không giống nhau. Quy Luật dạy, “Luật chúng ta không cho phép điều này; luật dòng không ban phép điều kia”, nhưng luôn luôn có một điểm chung là tinh thần nghèo khó và chúng ta không cần bàn cãi điều này. Không có đức khó nghèo, chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng phân định đúng đắn những gì đang xảy ra trong thế giới hôm nay.

“Hãy từ bỏ mọi sự, đến với người nghèo!”, Chúa Giêsu đã nói với người thanh niên như thế và người thanh niên đó là tất cả chúng ta. “Nhưng thưa Đức Thánh Cha, không, con có của cải gì đâu?”. Phải, nhưng con có một cái gì đó, một vài dính bén nào đó. Chúa Giêsu yêu cầu điều này và đó là cậu nhóc Isaac mà con phải hiến tế; một linh hồn trần trụi, một linh hồn khó nghèo. Với tinh thần nghèo khó này, Thiên Chúa sẽ bảo vệ chúng ta, Người phòng ngự giúp chúng ta tránh khỏi bao vấn đề và vô vàn cạm bẫy khác vốn đang chực huỷ hoại đời sống thánh hiến.

Có ba bước khi khởi đi từ đời sống thánh hiến tu trì sang tục hoá bậc tu trì. Phải, ngay nơi các Tu sĩ. Phải nhìn nhận đang có một sự tục hoá Tu sĩ, nhiều nam nữ Tu sĩ và nhiều người sống đời thánh hiến giờ đây trở nên quá thế gian. Hãy xét đến ba bước: bước thứ nhất, tiền, lỗi đức khó nghèo; bước thứ hai, vênh vang, từ việc rán sức khoe mẽ như một con công đến những vênh vang vụn vặt; và bước thứ ba, kiêu ngạo, tự phụ… Rồi từ đó, bao nhiêu điều xấu xa kéo theo.

Bước thứ nhất chính là sự ràng buộc với của cải, dính bén tiền bạc. Nếu chúng ta cảnh giác điều này, những điều khác sẽ không đến. Và tôi nói, của cải, không chỉ tiền bạc nhưng là sự quyến luyến vật chất. Để có khả năng phân định những gì đang xảy ra, phải có tinh thần khó nghèo. Và đây, một số câu hỏi để chúng ta xét mình:

Tôi sống khó nghèo làm sao? Hãy nhìn vào những ngăn kéo của các linh hồn. Hãy nhìn vào mỗi cá nhân, nhìn vào Hội Dòng… Chúng ta đang sống nhân đức nghèo khó thế nào?

Đó là bước thứ nhất, nếu chúng ta bảo vệ nhân đức này, những điều khác sẽ cao chạy bay xa. Khó nghèo là tường luỹ bảo vệ chúng ta khỏi bao điều khác. Khó nghèo là bà mẹ giữ cho chúng ta nên người tu trì hơn, dạy chúng ta biết đặt mọi của cải mình có nơi Thiên Chúa. Khó nghèo là tường chở che chúng ta khỏi sự tục hoá ngày càng phát triển vốn đang đe doạ nghiêm trọng bất cứ Tu sĩ nào trong thời buổi hôm nay.

3. Chữ “P” thứ ba - “Nhẫn Nhịn”, “Patience” (nhẫn nhục, nhẫn nại).

“Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nhẫn nhịn… có liên quan gì ở đây?”. Nhẫn nhịn, quan trọng lắm. Chúng ta không thường xuyên nói về nó, nhưng nó thật sự quan trọng. Khi chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu, đức nhẫn nhịn là điều khiến Ngài phải đi đến cùng tận của việc hiến dâng thân mình. Sau bữa Tiệc Ly, Ngài đi vào vườn ôliu, chúng ta có thể nói, chính giây phút đó, theo một cách thức đặc biệt, Chúa Giêsu “đi vào trong sự nhẫn nhịn”.

Đi vào trong sự nhẫn nhịn, cũng là thái độ của chính đời sống thánh hiến vốn đi từ những chuyện tí tẹo của đời sống cộng đoàn hay đời sống thánh hiến mà mỗi người có được trong sự đa dạng mà Chúa Thánh Thần ban cho. Từ những việc vụn vặt, những bao dung nhỏ bé, những cử chỉ tinh tế, một nụ cười… trong khi đáng ra, chúng ta chỉ những muốn nguyền rủa… cho đến việc hy sinh cái tôi hay hy sinh cả mạng sống.

Như Thánh Phaolô nói, nhẫn nhịn là “gánh trên vai”, ngài nói đến việc mang người khác trên vai như một nhân đức Kitô giáo. Không nhẫn nhịn, chúng ta sẽ không có khả năng mang lấy khổ đau. Không đi vào trong sự nhẫn nhịn này, đời sống thánh hiến sẽ không được trợ lực, nó sẽ nửa vời. Không có sự nhẫn nhịn này, những “cuộc nội chiến” xảy ra trong cộng đoàn là điều dễ hiểu, bởi những con người ở đó không nhẫn nhịn để gánh vác lẫn nhau và rồi, mạnh được yếu thua. Người được không luôn luôn là người tốt hơn, người thắng cũng không phải là người tốt nhất… chỉ vì họ thiếu nhẫn nhịn.

Không chỉ nhẫn nhịn trong đời sống cộng đoàn, chúng ta còn phải nhẫn nhịn trước những khổ đau của thế giới, gánh trên vai tất cả vấn nạn, mọi đớn đau của thế giới, “để đi vào sự nhẫn nhịn” như Chúa Giêsu đã đi vào hầu đạt đến sự cứu độ.

Đây là điểm then chốt, chúng ta nhẫn nhịn, không chỉ để tránh những cuộc cãi vả trong cộng đoàn vốn là một gương mù gương xấu nhưng nhờ nhẫn nhịn mà mỗi người được thánh hiến và biết phân định.

Và rồi chúng ta còn phải nhẫn nhịn trước bao vấn đề trong đời dâng hiến. Hãy nghĩ đến sự mòn mỏi ơn gọi. “Chúng ta không biết phải làm gì, vì giờ đây chúng ta không có ơn gọi, chúng ta vừa đóng cửa ba nhà dòng”. Điều tôi đang nói đây đã xảy ra và đang xảy ra.

Tôi biết ít nữa hai trường hợp liên quan đến hai Hội Dòng thuộc hai Tỉnh Dòng riêng biệt tại một đất nước rất tục hoá kia. Tỉnh Dòng đó đi theo con đường thế gian vốn được coi là lối tục hoá, họ chấp nhận một thái độ chết mỹ miều, “ars bene moriendi”. Và điều này có nghĩa là gì trong Tỉnh Dòng đó, hai Tỉnh Dòng thuộc hai dòng khác nhau đó? Đóng cửa nhà tập, chúng ta ở đây an hưởng tuổi già cho đến chết… và dòng đó đã không còn. Hai trường hợp này không phải là chuyện thần tiên, tôi đang nói đến hai Tỉnh Dòng nam vốn đã chọn lựa theo cách đó.

Ở đây, thiếu vắng nhẫn nhịn, và không có đức nhẫn nhịn, chúng ta kết thúc đời mình bằng cái chết đẹp đẽ như thế đó. Ở đâu thiếu nhẫn nhịn, ở đó, các ơn gọi đâu thèm tìm tới. Chúng ta buôn bán, chúng ta dính trết với tiền bạc và dán chặt với bất cứ những gì có thể ùa đến trong tương lai. Khi một Hội Dòng bắt đầu mê tiền thì đây là dấu cho thấy chúng ta đang đến rất… rất… gần cái chết. Không có đức nhẫn nhịn, chúng ta rơi vào chữ “P” thứ hai, “Poverty”, lỗi đức khó nghèo.

Và tôi có thể tự hỏi điều gì đã xảy ra với hai Tỉnh Dòng đó khi họ chọn cho mình cái chết đáng mong đợi như thế và liệu tâm hồn tôi có đang chờ chết như vậy không? Hoặc sự nhẫn nhịn nơi tôi đã cạn kiệt và tôi cứ tiếp tục lây lất như thế chỉ để tồn tại? Không nhẫn nhịn, không ai có thể cao thượng; không nhẫn nhịn, chẳng người nào có thể theo Chúa Giêsu, chúng ta sẽ kiệt sức. Chúng ta theo Ngài được một thời gian nào đó, nhưng khi một hoặc hai thử thách đầu tiên xảy đến, chúng ta rút lui. Tôi chọn cái chết mỹ miều, đời sống thánh hiến của tôi dừng lại ở đây, và rồi tôi đóng kín lòng mình… để sống vất vưởng. Trong tình trạng ân sủng? Vâng, đúng thế!

“Thưa Đức Thánh Cha, liệu con có xuống hoả ngục không?”. Không, không đâu, có lẽ con không xuống hoả ngục… nhưng cuộc sống của con hôm nay… Vậy thì con từ bỏ khả năng làm cha, thiên chức làm mẹ một gia đình; con từ bỏ niềm vui nơi con cái, cháu chắt, con bỏ tất tần tật… chỉ để kết thúc theo cách đó sao? Thái độ chấp nhận cái chết có vẻ nghệ thuật đó là một sự an tử thiêng liêng của một tâm hồn thánh hiến vốn không còn gì để mất. Thái độ này khiến chúng ta không còn nhuệ khí để theo Chúa Giêsu, đó không phải là một lời mời gọi.

Tôi muốn lấy việc khan hiếm ơn gọi như điểm khởi đầu để nói về điều này cũng là điều làm cho linh hồn nên cay đắng. “Tôi không có con”, tổ phụ Abraham thở vắn than dài, “Lạy Chúa, một gia nhân sẽ thừa kế cơ nghiệp của con sao?”. Chúa trả lời ông, “Hãy kiên nhẫn, ngươi sẽ có một mụn con”, “Nhưng lạy Chúa… ở tuổi cửu tuần?” và bà nhà của ông lấp ló sau cửa - xin lỗi, như các bà, bà ấy mật thám từ cánh cửa sổ, nhưng đây là tính cách của các phụ nữ, tốt thôi, có gì xấu đâu - bà mỉm cười, vì bà nghĩ, “Tôi 90… và nhà tôi ngấp nghé 100, vậy mà chúng tôi sẽ có một nhóc con sao?”, Chúa bảo, “Cứ kiên nhẫn, cứ hy vọng, cố lên, cố lên, cố lên”.

Hãy để ý đến ba chữ “P” này, cầu nguyện, khó nghèo và nhẫn nhịn. Phải thận trọng! Và tôi nghĩ rằng, Chúa sẽ thích, Người sẽ cho phép tôi sử dụng cái từ ngữ mà tôi chẳng mấy ưa, những chọn lựa “tận căn” theo nghĩa này. Những chọn lựa này có thể là riêng tư, cũng có thể là chọn lựa chung của cộng đoàn, nhưng chính Quý Cha, Quý Soeurs và Anh Chị em phải tự mình đánh cược với nó.

Tôi xin cám ơn về sự nhẫn nại của Quý Cha, Quý Soeurs và Anh Chị em đã lắng nghe bài chia sẻ này [tiếng cười cất lên cùng tiếng vỗ tay]. Tôi xin cám ơn và cầu chúc ai ai cũng sinh sôi nảy nở. Quý Cha, Quý Soeurs và Anh Chị em sẽ không bao giờ biết được tiến trình đơm hoa kết trái đâu… nhưng nếu chúng ta cầu nguyện, nếu chúng ta nghèo khó, nếu chúng ta nhẫn nhịn, thì cứ tin đi, chắc chắn chúng ta cũng sẽ ‘con đàn cháu đống’.

Bằng cách nào đây? Ngày kia, “trên thiên đàng”, Chúa sẽ tỏ cho chúng ta, nhưng chính cầu nguyện, khó nghèo và nhẫn nhịn là cách thức đâm chồi nẩy lộc. Quý Cha, Quý Soeurs và Anh Chị em sẽ là một người cha, sẽ là một người mẹ của các hậu duệ. Đó cũng là những gì tôi cầu chúc những ai đang sống đời sống tu trì, được sinh sôi nảy nở.

Xin cám ơn. Hãy tiếp tục nghiên cứu, học hỏi, làm việc, đặt ra những quyết tâm cao… nhưng luôn luôn với viễn cảnh đó, cũng là viễn cảnh mà Chúa Giêsu mong mỏi. Và này, khi Quý Cha, Quý Soeurs và Anh Chị em nghĩ đến chữ “P” thứ nhất, “Prayer”, thì đừng quên tôi để cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn!

Chúng ta cùng đọc Kinh Kính Mừng, “Kính mừng Maria…”

[Đức Thánh Cha ban phép lành]

Chúc một ngày tốt lành!

.
Source: Zenit.org Pope Francis: Consecrated Need Authentic Guide
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai mạc Hội thảo Loan Báo Tin Mừng toàn quốc tại TGP Huế
Ban Truyền Thông TGP Huế
08:59 04/09/2018
“Được thanh tẩy và được sai đi – Tín hữu Chúa Kitô tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng”, đó là chủ đề cuộc Hội thảo do Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức, từ ngày 03 – 06.9.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ – TGP Huế.

Một bầu khí vui tươi phấn khởi hiện trên khuôn mặt của 116 tham dự viên, tất cả cùng hân hoan chào đón Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan Báo Tin Mừng, quý Cha trưởng ban Loan Báo Tin Mừng các Giáo phận, quý Thầy, quý Tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân từ ba miền đất nước về tham dự cuộc Hội thảo này.

Xem Hình

Qua việc thể hiện cánh đồng lúa vàng mênh mông bát ngát, ngay chính giữa là tượng Đức Mẹ La Vang, bên trên Mẹ là Chúa Thánh Thần, tấm panô chủ đề trong dịp Hội thảo này đã mang đến cho mọi người tham dự một cái nhìn mới, lòng thao thức với sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội, từ đó đặt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và sự nâng đỡ của Đức Mẹ.

Hội thảo được bắt đầu với bài ca cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, nguyện xin Ngài đến để cùng đồng hành, soi sáng và ban ơn cho mỗi thành viên tham dự gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong những ngày diễn ra hội thảo. Với vũ khúc chào mừng do các diễn viên nhí đến từ Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam, và trong tu phục thật dễ thương cùng với những điệu vũ đơn sơ “Để con nên hình bóng Ngài”, diễn tả hình ảnh về các Giám mục, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ của các dòng tu, để nói lên sự phong phú trong Giáo Hội và đây cũng là tâm tình hân hoan chào đón mọi người đến với vùng đất Cố Đô Huế thân yêu này.

Sau phần khai mạc và giới thiệu chương trình những ngày diễn ra hội thảo, các tham dự viên được lắng nghe bài thuyết trình của Đức Cha Anphong.

Ngài đã trích một số đoạn trong những văn kiện nòng cốt của Công đồng Vatican II, để đề cập đến vai trò và sứ mạng của người giáo dân trong việc Loan Báo Tin Mừng. Với những câu chuyện thực tế, sống động được kể lại để giúp mọi người thấy được những thách đố, khó khăn mà người giáo dân gặp phải khi thi hành sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi người.

Ngoài ra, Đức Cha Anphong cũng gợi ý những đề xuất hay những phương cách cụ thể, nhằm thúc đẩy người giáo dân tích cực dấn thân tham gia vào sứ mạng này, để làm sao mỗi người luôn có nhiệt huyết, niềm vui và trở thành những con người chuyên biệt dành riêng cho công tác Loan Báo Tin Mừng.

Kết thúc bài thuyết trình, Đức Cha Anphong mời gọi mọi người sau cuộc hội thảo này, cần triển khai ngay những điều có thể áp dụng được ngay chính trong giáo phận, dòng tu, cộng đoàn và giáo xứ của mình. Để kết thúc, tất cả cùng hát lên bài ca “Xin vâng” cầu xin với Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nâng đỡ, ban ơn để mọi việc sắp tới được diễn ra với nhiều thành quả tốt đẹp.

Sau giờ giải lao, các tham dự viên được chia thành ba nhóm: linh mục, tu sĩ, giáo dân để tiến hành thảo luận, chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý có liên quan đến bài thuyết trình do Đức Cha Anphong vừa trình bày.

Kết thúc ngày Hội thảo với Thánh Lễ Kính Chúa Thánh Thần do Đức Cha Anphong chủ tế, nhờ Thần Khí của Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng, dẫn dắt mỗi người vững tâm bước đi trên con đường mang niềm vui Tin Mừng đến cho tất cả mọi người.

Tạ ơn Chúa về ngày đầu tiên diễn ra tốt đẹp với sự gặp gỡ của những con tim luôn thao thức về sứ mạng của Giáo Hội, và những ngày tiếp theo sẽ được tiếp nối qua những chia sẻ, thuyết trình với nhiều đề tài hữu ích và thiết thực như: “Loan báo Tin Mừng cho người nghèo”, “Máu Tử Đạo là hạt giống truyền giáo”…

Ban Truyền Thông TGP Huế
 
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Phan Thiết – Bà Rịa Hành Hương Nhà Thờ Mồ Các Vị Tử đạo Bà Rịa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:21 04/09/2018
Dịp tĩnh tâm tháng 9, linh mục đoàn Giáo Phận Phan Thiết và linh mục đoàn Giáo Phận Bà Rịa cùng tề tựu về Nhà Thờ Mồ Các Vị Tử Đạo Bà Rịa dâng thánh lễ.

Từ sáng sớm ngày 4.9.2018, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm cùng các linh mục Phan thiết đã khởi hành. Sau 3 giờ chạy xe, anh em đến Nhà thờ Chính tòa Bà rịa. Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn cùng các linh mục hân hoan niềm nở đón tiếp. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, hàn huyên những câu chuyện, niềm vui lan tỏa. Sau đó 5 giáo hạt thuộc giáo phận Bà Rịa họp định kỳ.

Đến 9giờ, quý Đức cha, quý cha vào Nhà thờ. Cha Phêrô Huệ trình bày đôi nét về Tiểu Sử Các Vị Tử Đạo Bà Rịa.

Xem Hình

Lúc 9giờ 45, quý cha đi bộ khoảng 300m đến Nhà thờ Mồ. Nhà thờ nằm trên khu đất trước đây là nghĩa trang giáo xứ. Dù chỉ là một ngôi nguyện đường khiêm tốn, không có dáng vẻ gì đặc biệt, nhưng đây chính là nơi cất giữ cả một ký ức hào hùng của cộng đoàn tín hữu Bà Rịa.

Tại vị trí Nhà Thờ Mồ Bà Rịa ngày nay, 288 tín hữu Công Giáo đã bị giam cầm vì đức tin, chịu chết vì lòng mến và đang an nghỉ trong niềm hy vọng phục sinh vinh hiển. Chính ngay trên mảnh đất này, vào năm 1861, trong cuộc bách hại Kitô giáo dưới triều vua Tự Đức, một nhà ngục đã được dựng lên để giam giữ các tín hữu trong cuộc truy lùng các giáo dân vùng Bà Rịa, gồm các họ đạo Phước Dĩnh (Phước Lễ ngày nay), Thôm (Long Tân), Thành (Long Điền) và Đất Đỏ. Bốn chữ “Biên Hòa Tả Đạo” được xăm vào 2 bên má các tù nhân như lời bêu nhục Kitô giáo và cũng là lý do để các Kitô hữu bị giam cầm, ngược đãi.

Nhà ngục Phước Dĩnh được dành riêng để giam hơn 300 đàn ông, còn đàn bà và trẻ con được giam ở các nhà ngục khác ở Long Kiên, Long Điền và Đất Đỏ. Từ tháng 9 năm 1861, các tín hữu bị giam tù phải chịu rất nhiều khổ cực đớn đau. Đêm mùng 7 tháng 01 năm 1862, khi quân đội Pháp tiến quân từ Vũng Tàu theo ngả sông Dinh để đánh chiếm Phước Tuy, quan quân triều đình biết là không thể kháng cự nổi nên đã quyết định rút khỏi Bà Rịa, và vì không muốn tha người Công Giáo, trước khi rút quân họ đã nổi lửa đốt cháy các nhà ngục, thiêu sống các tù nhân. Chính trong đêm ấy, mạng sống của các chứng nhân đức tin đã được trọn vẹn dâng lên Thiên Chúa trong cuộc tử đạo như một lễ vật toàn thiêu.

Ngày 8 tháng 01 năm 1862, cha Croc và cha Trí đã chôn xác các vị tử đạo trong ba huyệt mộ gần bên nhà ngục. Tháng 10 năm 1865, cha Jules Jean-Baptiste Errard đến coi sóc giáo xứ Phước Lễ. Cha đã truy tìm danh tính các tín hữu đã chết trong biến cố đốt ngục năm 1862 và cho cải táng hài cốt các ngài vào chung một ngôi mộ được đào ngay trên ngục thất đã bị đốt.

Nấm mồ bằng cẩm thạch được cha đưa về từ Hồng Kông vào năm 1871, và từ đó đến nay, ngôi nhà nguyện trên mộ các vị tử đạo tại Bà Rịa đã trở thành nơi cầu nguyện, kính viếng và tưởng nhớ những người đã chết vì đức tin, và mãi mãi là một chứng tích nhắc nhở mọi giáo dân sống đời Kitô hữu theo gương các vị tiền nhân anh dũng.(Theo bài thuyết trình Cha Phêrô Huệ).

****

Thánh lễ đồng tế lúc 10giờ. Đức cha Tôma chủ tế và Đức cha Emmanuel giảng lễ.

Đức cha Tôma nói về ý nghĩa của ngày hành hương.

Anh em linh mục rất thân mến

Hôm nay chúng ta, linh mục đoàn của 2 giáo phận thực hiện cuộc hành hương. Hành hương về Nhà Thờ Mồ kính nhớ các vị Tử Đạo Bà Rịa. Hành hương là hướng về là đi về Chúa Kitô nguồn gốc ơn cứu độ, đi về nơi các chứng nhân đức tin đã một thời sống và làm chứng cho đức tin. Các ngài, bằng lời rao giảng đã làm chứng cho Chúa Kitô, bằng đời sống thấm nhuần Tin mừng, các ngài đã sống Tin mừng và lấy cái chết của mình để làm chứng cho Chúa Kitô. Hành hương về nơi đây để chúng ta tưởng nhớ các vị tiền bối cha ông chúng ta, để chúng ta cùng với các ngài chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời cầu nguyện cùng với các ngài, xin các ngài cầu cùng Chúa ban cho chúng ta trở nên chứng nhân cho Chúa bằng chính đời sống và tác vụ linh mục của mình.

Đức cha Emmanuel giảng lễ.

Hôm nay anh em linh mục trong hai giáo phận, khi bước chân đến đây, chúng ta như đang bước lên những bước chân của những chứng nhân đức tin đã đi trước. Anh em có mặt nơi đây chính là nhà giam các tín hữu, anh em ngồi đây trên chính nơi các ngài chịu nhục hình, anh em có mặt nơi mãnh đất này là bàn thờ của hiến lễ toàn thiêu mà các ngài đã hiến dâng cho Chúa đến cả mạng sống. Chúng ta đến đây cầu nguyện tại chính nơi những hạt giống của đức tin đã bị chôn vùi. Một cách nào đó anh em chúng ta đang được mời gọi làm sống lại hình ảnh của các chứng nhân, thể hiện chút nào đó dấu ấn của tử đạo trong cuộc đời linh mục. Anh em được mời gọi để mỗi ngày cùng với hiến lễ của hy tế thập giá của Đức Kitô ,hòa chung trong lễ toàn thiêu các vị tử đạo, với mỗi anh em cũng có một lễ dâng để hiến mình cho Thiên Chúa. Trong Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, trong Ngày Hành Hương đến Mộ Các Vị Tử Đạo Bà Rịa, chúng ta cũng noi gương các ngài phần nào trong cuộc sống làm con cái Chúa và trong cái chết của những chứng nhân niềm tin. Chúng ta xin được trong cuộc hành hương này, trong ngày cùng nhau cầu nguyện, thực sự dòng máu tử đạo như được tiếp vào cuộc đời linh mục để anh em chúng ta sống được ơn gọi làm chứng nhân cho Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh.

Khi nhìn vào cuộc đời các vị tử đạo, khi muốn noi gương các ngài, chúng ta nhận ra được nếu như khi bắt đạo hay khi bắt được người tín hữu, luôn luôn có tra tấn để vì sợ mà họ bỏ Chúa, bên cạnh đó cũng có dụ dỗ để vì lợi lộc mà họ bảo toàn cuộc sống. Không phải là những tra tấn, những khó khăn và những khó nhọc của đời linh mục, nhưng chúng ta xin được mang dấu ấn tử đạo trong cuộc chiến chống lại sự dễ dàng của đời sống linh mục, một cách nào đó như là những dụ dỗ làm anh em xa rời thánh chức, những quyến rũ làm anh em không còn thi hành tác vụ vì những dễ dàng trong cuộc sống và những dễ dãi mà chúng ta thường cho phép khi sống đời linh mục và thi hành tác vụ mục tử. Anh em đều cảm nghiệm được rằng, khó khăn nhiều khi không sợ nhưng dễ dàng nhiều lúc lại hiểm nguy. Qua lời chuyển cầu các vị tử đạo, qua ơn thánh Chúa ban, dưới sự chuyển cầu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cho anh em linh mục thực sự có một cuộc tử đạo ở một cấp độ nào đó trong con người linh mục và tác vụ mục tử, xin Chúa chúc lành cho ngày hành hương, xin ban sức mạnh Thánh Thần để mỗi anh em luôn biết thực hiện những điều Chúa đang muốn nơi chúng ta.

Cuối thánh lễ, Đức cha Tôma nói lời cám ơn.

Cám ơn Đức Cha Emmanuel và qúy cha Giáo Phận Bà Rịa đã đón nhận và đồng hành với chúng con đến Nhà Thờ Mồ để cùng hiệp dâng Thánh Lễ tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tôn vinh các chứng nhân đức tin tại địa hạt Bà Rịa này cách đây 156 năm (1862). Sự đón tiếp và đồng hành của Đức cha và quý cha trong ngày chúng ta họp mặt để tĩnh tâm tháng 9 mang ý nghĩa thật đẹp thật ý vị và là kỷ niệm khó phai nơi tâm trí anh em linh mục Phan thiết chúng con.

Riêng với các cha Phan thiết. Các cha nghe tôi nói về ước mong tổ chức cuộc hành hương về đây với lời mời của Đức Cha Emmanuel, các cha hưởng ứng cách nhiệt tình và hôm nay hiện diện gần như đầy đủ, đó là dấu hiệu của tình hiệp thông huynh đệ.

Tôi trân trọng kính mời Đức cha và anh em linh mục Bà rịa làm một cuộc hành hương về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao vào ngày 13.11.2018, ngày bế mạc Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của Giáo phận Phan thiết. Thánh lễ lúc 7giờ sáng.

Lễ vừa xong, trời đổ cơn mưa lớn. Anh em đi bộ về ướt sủng, một chút hy sinh góp vào ngày hành hương.

Bữa cơm trưa ấm áp tình huynh đệ tại nhà khách Nhà thờ Chính tòa. Anh em lưu luyến chia, hẹn gặp nhau tại Tàpao.

Cám ơn quý Đức cha đã tổ chức ngày hành hương vào dịp tĩnh tâm tháng cho anh em linh mục hai giáo phận. Năm Thánh Tử Đạo, anh em linh mục được quy tụ trong Nhà Thờ Mồ Bà Rịa hiệp dâng thánh lễ, thật ý nghĩa với dấu ấn không phai.

Tại Việt Nam hằng năm có rất nhiều đoàn hành hương đến những nơi thánh thiêng để cầu nguyện và nhận được nhiều ơn ích thiêng liêng (Fatima, Lộ Đức, Rôma..), và cũng rất nhiều đoàn hành hương đến với Đức Mẹ La Vang, Trà Kiệu, Tàpao, Măng Đen hay Cha Trương Bửu Diệp... Năm nay, trong mỗi giáo phận đều có những nơi hành hương và nhiều người đã thực hiện những chuyến hành hương, cá nhân hay theo nhóm. Với tâm tình thiêng liêng, người hành hương muốn nhịp bước cùng với Chúa Giêsu đến một linh địa nào đó. Mỗi khi lên đường hành hương, người tín hữu có môi trường và cơ hội nhận ra niềm vui thiêng liêng và tìm được nguồn sức sống khi trở về cuộc sống thường ngày.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Hành hương Mẹ La-Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Vì Đạo, Emmitsburg, Maryland, Hoa Kỳ
Vọng Sinh
12:24 04/09/2018
Hàng năm, cứ vào ngày thứ bảy trước Lễ Lao Động Hoa-Kỳ, Đoàn con cái Miền Trung Đông lại lũ lượt kéo về kính viếng Mẹ tại Trung Tâm Hành Hương Quốc Gia Đức Mẹ Lộ-Đức Emmitsburg MD; năm nay là ngày thứ Bảy mồng 1 tháng 9 năm 2018 vừa qua. Đặc biệt năm nay kỷ niệm 30 năm Giáo Hội tuyên phong Hiển Thánh 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, nên chủ đề hành hương năm nay là: “Kính viếng Mẹ La-Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Vì Đạo.”

Từ khoảng 9:00 sáng những người có trách nhiệm đã có mặt để chuẩn bị, lắp đặt hệ thống âm thanh, sửa soạn Kiệu hoa Đức Mẹ và Kiệu CTTĐVN. Khoảng 10:00 sáng, Giáo dân lái xe riêng bắt đầu tới. Sau đó các đoàn xe Bus khắp nơi đã nối đuôi nhau đổ khách hành hương từ các tiểu bang trong Miền về kính viếng Mẹ. Sau 10:30 sáng, khu vực nhà tiếp tân đã tấp nập người, chen chân nô nức như trong ngày hội lớn. Ban Tổ Chức đã phải sắp xếp thêm những nhà vệ sinh phía ngoài cho nam giới, để dành khu nhà vệ sinh bên trong cho nữ giới.

Từ 11:00 đã có trên 10 Cha ngồi tòa giải tội cho giáo dân. Khoảng 12:00 trưa, mọi việc chuẩn bị đã sẵn sàng. Trên loa phóng thanh vang lên những bài Thánh ca ca tụng Mẹ Maria, cùng tiếng MC hướng dẫn mọi người vào hàng lối để bắt đầu Cuộc Rước.

Người ta thấy nổi bật trong đoàn Rước là “Đoàn Tử Đạo” mặc áo trắng, cổ vẫn còn đeo gông, một tay giơ cao cành vạn tuế chiến thắng, tay kia nắm vững Thánh giá, tràng hạt, như cố bám chặt vào Chúa không buông bỏ… như muốn nói với mọi người rằng: Kẻ cậy trông vào Chúa sẽ không thất vọng hổ ngươi bao giờ.

Và qủa thật đúng như vậy! Dự đoán thời tiết cả tuần trước với độ chính xác 80%-90% đã nói là sẽ mưa từ 11:00 sáng tới 4:00 chiều. Nhưng Chúa đã nhậm lời cầu của Đoàn con Miền Trung Đông nhờ lời bầu cử của Mẹ La-Vang và CTTĐVN. Suốt cả ngày đã không có một hạt mưa cho tới 8:00 tối. Nhiệt độ không nóng nực như những ngày mùa hè bình thường, nhưng mát mẻ như mùa xuân vừa đến! Trên cao, những đám mây nhẹ vừa đủ che đi cái nắng nóng của mùa hè, như những cột mây cột lửa đã che chở, đưa dẫn dân Chúa vượt qua sa mạc về tới Đất Hứa.

Tới 1:00 trưa, Cuộc Rước Cung nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ và Linh Hài CTTĐVN đã bắt đầu với 17 Cộng đoàn và Giáo Xứ, cùng với Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Các em Đoàn Tung Hoa mỗi lúc lại cùng tung những cánh hoa thật cao lên trước Kiệu Mẹ như những đóa hoa lòng dâng lên Mẹ. Những cánh hoa bay bay trong gío, nhè nhẹ rơi phủ xuống đoàn Rước, như cơn mưa Hoa Hồng Ơn Phúc Mẹ đổ xuống đoàn con.

Coi Video Rước Kiệu:

Xem Video

Tới Lễ Đài, Kiệu CTTĐVN được đặt cạnh Kiệu Thánh Tượng Mẹ. Đoàn Tử Đạo gồm 12 Vị tay cầm cành Vạn Tuế, dàn hàng ngang nghiêm trang bên Kiệu Mẹ và Kiệu CTTĐVN, như giàn chào danh dự của lễ nghi quân cánh thật trang trọn

Đoàn tiến hương đại diện cho Con Cháu CTTĐVN Miền Trung Đông kính d âng lên những nén hương nghi ngút tượng trưng cho lòng yêu mến, tôn kính…Cầu xin CTTĐVN phù giúp đoàn con giữ vững Niềm Tin Yêu Mến, vượt qua những thách đố gian nan của cuộc sống hôm nay, để cùng được với Các Ngài Vinh Thắng Khải Hoàn!

Đoàn Dâng Hoa do Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa, Harrisburg PA, gồm các em trong Thánh Vũ Bông Hồng Dâng Mẹ, với điệu múa nhẹ nhàng đơn sơ đã giúp nâng lòng mọi người yêu mến Mẹ nhiều hơn. Các Chị Trưởng Thành nối tiếp thay cho Cộng Đoàn dâng Hoa Mân Côi lên Mẹ. Chắc chắn Mẹ đã thấy tấm lòng thành và sẽ tuôn đổ muôn hồng ân cho đoàn con chạy đến với Mẹ.

Coi Video Dâng Hoa:

Xem Video

Phần Thánh Ca do Ca Đoàn Tổng Hợp, bao gồm gần 130 anh chị em đến từ các Giáo Xứ thuộc Philadelphia PA, Silver Spring MD, Richmond VA, Arlington VA, Chantilly VA

Đã giúp cho buổi Lễ thêm phần trang trọng số sắng.

Coi Video Thánh Lễ:

Xem Video

Cuối Lễ, sau lời cám ơn của Ông Đinh Văn Chính, Chủ Tịch BTV Giáo Dân Miền Trung Đông, Đức Ông Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tạ Hoa Kỳ đã chia sẻ tâm tình và đôi nét về LĐCGVN.

Cha Chủ Tịch Miền Trung Đông Trịnh Minh Quân mời gọi các bạn trẻ: “ Do you want to be happy? (St John Vianney), Do I fell lonely or meaningless? How can I discover my true worth? Who I really am?...How do I know what God has in plan for me?

Coi Video Cám Ơn, Thông Báo :

Xem Video

Sau Thánh Lễ, anh chị em các Ca đoàn đã có buổi Họp mặt với Cha Cha chủ Tịch Miền Phêrô Trịnh Minh Quân, Ngài đã thông báo về Đại Hội Thánh Ca đầu tiên của Miền Trung Đông sẽ được tổ chức vào đầu Mùa Vọng /Giáng Sinh 2018; và mời gọi Quý anh chị em các Ca đoàn trong Miền cùng nhiệt tình tham gia.

Coi Video Thánh Ca, Hình ảnh:

Xem Video

Đáp lời mời gọi của Cha Tịch Miền, Quý anh chị em Ca trưởng, nhạc sỹ hiện diện: Nhạc Sỹ Văn Duy Tùng, Chủ tịch Hội Nhạc Sỹ Việt Nam hải ngoại, Nhạc Sỹ/Ca Sỹ Hoàng Tỉếp, Ca trưởng Minh Anh, Đỗ Soạn, Xuân Thu, Thiên Nga, Bích Hoà, và mọi anh chị em ca viên có mặt đã nhiệt liệt tán thành chương trình Đại Hội Thánh Ca do Cha Chủ Tịch Miền phát động, Và hứa sẽ cùng hết mình đóng góp.

Các sinh hoạt của Buổi Hành Hương đã hoàn toàn kết thúc lúc 4:15 chiều.

Mọi người ra về trong an bình vui tươi dưới bầu trời quang đãng nắng nhẹ thật đẹp,

Lòng tràn ngập Niềm Vui An Bình trong Chúa, Mẹ La-Vang v à CTTĐVN.

Hẹn sẽ trở lại cùng nhau kính viếng Mẹ vào dịp Hành Hương năm tới, Thứ Bảy ngày 31 tháng 8 năm 2019.

Vọng Sinh.

Emmitsburg MD. 01.9.2018
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ai được hưởng nghi thức làm phép dành cho các Dòng tu?
Nguyễn Trọng Đa
09:11 04/09/2018
Giải đáp phụng vụ: Ai được hưởng nghi thức làm phép dành cho các Dòng tu?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Kể từ khi có tự sắc “Summorum Pontificum”, sách Rituale Romanum (Nghi lễ Rôma), được sử dụng cho đến năm 1962, có thể được sử dụng. Ngoài ra, huấn thị năm 1965 “Inter Oecumenici” đã dỡ bỏ nhiều phép lành dành riêng được chứa trong sách Nghi lễ này, và được dành riêng cho các thành viên của một số Dòng tu hội. Một số các phép lành này được ban cho, khi một người được chính thức gia nhập vào một huynh đệ đoàn, hoặc có một liên kết chung với một gia đình thiêng liêng. Với việc dỡ bỏ các phép lành dành riêng, liệu một liên kết như vậy là có thể cho mọi linh mục thực hiện các phép lành này không? - B. W., Klagenfurt, Áo Quốc.


Đáp: Chúng tôi đã thảo luận vấn đề các phép lành dành riêng trong bài trả lời ngày 17-5-2016. Trong bài đó, chúng tôi đã nói rằng các phép lành được chính thức dành cho các thành viên của một số Dòng tu hội, nay có thể được ban bởi bất cứ linh mục nào.

Các phép lành được dành riêng gồm có:

-Dành cho Dòng Tôi tớ: Làm phép và dựng tượng Đức Mẹ Sầu Bi để tôn vinh Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ; làm phép và cho đeo khăn vai đen của Đức Mẹ Sầu bi, làm phép chuỗi bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ.

-Dành cho Dòng Ba Ngôi chuộc kẻ làm tôi: làm phép và cho đeo khăn vai của Chúa Ba Ngôi; làm phép chuỗi hoặc Kinh nguyện Thiên Chúa Ba Ngôi.

-Dành cho Dòng Thương Khó: làm phép và cho đeo khăn vai đen của Thánh giá và cuộc Thương Khó.

-Dành cho Tu hội Truyền giáo: làm phép và cho đeo khăn vai đỏ của cuộc Thương Khó và Thánh Tâm Chúa, và của Trái tim yêu thương của Đức Trinh Nữ Vô nhiễm.

-Dành cho Dòng Theatines, Giáo sĩ Dòng: làm phép và cho đeo khăn vai xanh của Đức Trinh Nữ Maria Vô nhiễm.

-Dành cho Dòng Cát Minh Chân đất: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ Núi Cát Minh; làm phép nước tôn vinh Thánh Albertô hiển tu.

-Dành cho Dòng Cát Minh: làm phép chuỗi Thánh Giuse; làm phép nhẫn thánh Giuse.

-Dành cho Dòng Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ Chuộc kẻ làm tôi; làm phép nước cho người bệnh để tôn vinh Thánh Raymond Nonnatus; làm phép nến tôn vinh Thánh Raymond Nonnatus; làm phép dầu tôn vinh Thánh Serapion, tử đạo.

-Dành cho Tu sĩ Dòng chăm sóc bệnh nhân: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ, Đấng chăm sóc bệnh nhân.

-Dành cho các Ẩn tu thánh Âu-tinh: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ Đấng Chỉ Bảo tốt lành; làm phép dây lưng và cho đeo để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.

-Dành cho các Dòng Anh em Hèn mọn Lúp vuông: làm phép và cho đeo khăn vai của Thánh Giuse, Phu quân Đức Maria và Quan thầy của Hội Thánh Hoàn Vũ.

-Dành cho Dòng Hèn mọn (Minims): làm phép dây lưng len và cho đeo để tôn vinh Thánh Phanxicô Paola.

-Dành cho Dòng Anh em Thuyết giáo: làm phép dây lưng tôn vinh Thánh Tôma Aquinas để sống đức khiết tịnh; làm phép chuỗi Mân côi; làm phép hoa hồng cho Hội Mân Côi; làm phép nến cho Hội Mân Côi; làm phép nước với di tích của Thánh Phêrô tử đạo; làm phép lá cọ hoặc cành lá khác trong ngày lễ Thánh Phêrô tử đạo; làm phép nước cho người bệnh để tôn vinh Thánh Vincent Ferrer.

-Dành cho Tu đoàn Truyền giáo: làm phép và cho đeo Ảnh thiêng của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, thường được gọi là Ảnh phép lạ; làm phép nước cho người bệnh để tôn vinh Thánh Vinh sơn Phaolô.

-Dành cho Dòng Camaldolese: Làm phép chuỗi của Chúa chúng ta.

-Dành cho Dòng Thừa Sai Máu Châu Báu: làm phép chuỗi của Máu Châu Báu.

-Dành cho Dòng Đấng Cứu Chuộc: làm phép chuỗi thánh Bridget.

-Dành cho Dòng Biển Đức: Chúc lành cho người bệnh với di tích của Thánh Giá Thật hoặc Dấu hiệu của thánh Maurus Viện phụ.

-Dành cho Dòng Tên: Làm phép nước tôn vinh Thánh Inhaxiô, hiển tu.

Nhiều nghi thức làm phép trên đây, mặc dù không phải về mặt pháp lý, vẫn còn được dành cho các thành viên của các Dòng tu ấy, vì chúng liên quan chặt chẽ đến lịch sử linh đạo của Dòng.

Các việc làm phép khác, chẳng hạn áo Đức Bà Cát Minh và Ảnh làm phép lạ (Miraculous Medal) được sử dụng bởi nhiều tín hữu Công Giáo đạo đức không liên kết trực tiếp với Dòng tu hội tương ứng.

Câu hỏi bạn đọc này nêu ra liên quan đến tình hình, mả trong đó phép lành và / hoặc sự trao quyền tạo nên một phần của nghi lễ gia nhập, vốn liên kết người đó vào một huynh đệ đoàn hoặc Dòng Ba của gia đình thiêng liêng có phép lành ấy.

Tôi nói rằng cần có sự phân biệt. Tư cách thành viên trong bất kỳ hiệp hội nào trong Giáo Hội được xác định bởi luật và hiến chương của chính hiệp hội đó.

Thí dụ: theo trang web của Dòng Cát Minh:

“Dòng Ba Cát Minh được chia thành nhiều cộng đoàn, huynh đệ đoàn hoặc hiệp hội (sodalities), vốn được đồng hành với Bề trên Dòng Cát Minh hay các phái viên của họ. Các nhóm này được thiết lập bởi Vị Tổng Quyền của Dòng Cát Minh theo luật của Hội Thánh, với sự chấp thuận trước của Đức Giám Mục địa phương.

“Những ai muốn là thành viên của Dòng Ba Cát Minh phải là người Công Giáo sống đạo tốt. Họ không được là thành viên của bất kỳ Dòng Ba nào hoặc Tu hội đời nào, trừ trường hợp đặc biệt và phải ít nhất 18 tuổi. Sau một thời gian huấn luyện ban đầu, các ứng viên được chấp nhận cho khấn”.

Dòng Thương Khó (The Passionists) có một hội tương tự, mặc dù với các yêu cầu lỏng lẻo hơn cho việc gia nhập:

“Huynh Đoàn của Dòng Thương Khó Chúa Kitô là một hội của các tín hữu nam nữ, tận hiến cách đặc biệt vào việc chiêm niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô - vào chính Ngài - trong cuộc sống của mình - và trong cuộc sống của người khác. Thánh Phaolô Thánh Giá (1694-1775), vị sáng lập Dòng Thương Khó gồm các cha, các Thầy, các Nữ tu, đã bắt đầu lập Huynh đoàn đầu tiên vào năm 1755. Ngài muốn càng có thật nhiều người của dân Chúa chia sẻ đời sống, tinh thần, và sứ vụ của gia đình Dòng Thương Khó.

“Mục đích của chúng tôi trước tiên lả yêu mến sâu đậm và hiểu rõ cuộc Thương Khó của Chúa Kitô, và sau đó áp dụng nó cho các người bị đóng đinh của ngày hôm nay: cho chính chúng ta, cả thể xác và tinh thần, và cho tất cả những ai đang trải nghiệm cuộc Thương Khó của Chúa Kitô trong đời sống của họ bằng mọi cách. Hơn nữa, các thành viên phải giúp đỡ và củng cố lẫn nhau trong mong muốn đến gần Chúa hơn, nhờ linh đạo Dòng Thương Khó, và chia sẻ trong mọi việc lành, lời cầu nguyện và ân xá của các cộng đoàn Thương Khó trên khắp thế giới.

“Huynh đoàn Dòng Thương Khó Chúa Kitô mở ra cho tất cả mọi người nam nữ, độc thân và kết hôn, cho mọi người nào cảm thấy Thiên Chúa đang kêu gọi họ đến với lối sống của Dòng Thương Khó.

“Để trở thành một thành viên của Huynh đoàn Dòng Thương Khó Chúa Kitô, cần phải thực hiện một cam kết cá nhân để tu luyện trong niềm sùng mộ cuộc Thương Khó của Chúa Kitô, và nhờ đó phát triển sâu sắc hơn trong đức tin và lòng mến Chúa yêu người. Dòng cũng yêu cầu đưa tên người ấy vào danh sách thành viên.

“Bằng cách tham gia Huynh đoàn, người ta không thực hiện nghĩa vụ nghiêm ngặt, nhưng có một Luật Sống như một hướng dẫn và một số thực hành được đề nghị”.

Các hiệp hội và huynh đệ đoàn khác cũng có các luật tương tự.

Từ điều này, rõ ràng là người ta không thể trở thành một thành viên Dòng Ba Cát Minh, hoặc được gia nhập vào bất kỳ hiệp hội tín hữu được chấp thuận nào khác, chỉ bằng cách nhận phúc lành theo quy định từ bất kỳ linh mục nào. Điều này cũng là đúng, ngay cả khi các phúc lành được dành riêng trước đây vẫn là một phần của nghi lễ gia nhập vào hiệp hội.

Người ta vẫn có thể nhận được các ân sủng thiêng liêng gắn kết với nghi thức ban phép lành, cũng như các người mang áo Đức Bà hay Ảnh làm phép lạ, sử dụng nước thánh, chuỗi Mân côi, v.v.

Tuy nhiên, bởi vì bất kỳ linh mục nào bây giờ có thể ban các phép lành này, các bề trên của một hội liên kết với một phép lành được dành riêng trước đây, ít nhất là về lý thuyết, có thể thành lập các chi nhánh Dòng Ba của họ, hoặc huynh đoàn, vv…, thậm chí ở nơi không có linh mục của Dòng tu ấy trong khu vực nữa. (Zenit.org 4-9-2018)

Nguyễn Trọng Đa
 
VietCatholic TV
Thời sự đặc biệt: Chung quanh việc HĐGM Úc bác bỏ yêu cầu tiết lộ ấn tín giải tội
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:33 04/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hội Đồng Giám Mục Úc châu đã trả lời chính thức với Ủy Ban Hoàng Gia về việc yêu cầu Giáo Hội phải báo cáo những việc liên quan đến vấn đề ấu dâm và ấn tín tòa giải tội. Bản tuyên bố được đưa ra hôm thứ Sáu 31 tháng 8, tức là tám tháng rưỡi sau khi Ủy ban Hoàng gia công bố báo cáo 17 tập về lạm dụng tình dục trẻ em. Báo cáo dựa trên 5 năm điều trần, gần 26,000 email và hơn 42,000 cuộc gọi điện thoại từ những người Úc có liên quan. Vào tháng Hai năm 2017, các nhà lãnh đạo Giáo Hội Úc đã trải qua ba tuần hội nghị để đưa ra các chứng từ trước ủy ban.

Nhân dịp này, phóng viên Vietcatholic phỏng vấn linh mục Giuse Đinh Trọng Chính, dòng Đa Minh, để tìm hiểu rõ hơn Giáo luật về Ấn tích tòa Giải tội và quan điểm của Giáo hội Úc châu trong bản tuyên bố với Ủy Ban Hoàng gia.

Thúy Nga: Kính thưa cha, xin cha cho độc giả của Vietcatholic biết thế nào là Ấn tín tòa giải tội?

Cha Chính: Ấn tín Tòa giải tội hay còn gọi là Bí mật toà giải tội là điều bất khả xâm phạm. Nghĩa là các cha khi cử hành bí tích giải tội, buộc phải giữ bí mật tất cả những gì các ngài nghe được từ tòa giải tội. Giáo Luật điều 983 quy định: Các cha giải tội tuyệt đối không được tiết lộ hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì. Điều 984 triệt 1 còn thêm rằng: Các ngài cũng không được dùng những kiến thức, thông tin biết được trong lúc giải tội để làm hại hối nhân, mặc dù không có nguy cơ tiết lộ nào.

Ngoài ra, điều 984 triệt 2 còn quy định: Không những cha giải tội phải giữ bí mật mà tất cả mọi người đã biết được tội của người khác do việc thú tội nơi toà giải tội, cũng đều phải buộc giữ bí mật (Thí dụ thông dịch viên, người đứng gần toàn giải tội…)

Thúy Nga: Vậy nếu ai vi phạm Ấn tín tòa giải tội thì sẽ phạm tội gì, thưa cha?

Cha Chính: Theo Giáo luật điều 1388 triệt 1, cha giải tội nào trực tiếp vi phạm ấn tín toà giải tội thì bị vạ tuyệt thông tiền kết mà chỉ có Tông tòa mới giải vạ được. Còn vị nào vi phạm cách gián tiếp thì bị phạt tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm. Cũng vậy, nếu người khác vi phạm ấn tín tòa giải tội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả vạ tuyệt thông (x. Giáo luật 1388 §2).

Thúy Nga: Trở lại với tuyên bố của Hội Đồng Giám mục Úc châu, các ngài đã nói gì với Ủy Ban Hoàng gia?

Cha Chính: Trong lời mở đầu cho một loạt các khuyến nghị liên quan đến an toàn trẻ em, việc đào tạo các linh mục và những nhân viên mục vụ, việc đào tạo về an toàn trẻ em và ngay cả cả hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ngoài gia đình, các ngài tuyên bố: “Chúng tôi cam kết bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương trong khi duy trì ấn tín bí tích Hòa Giải. Chúng tôi không thấy những biện pháp bảo vệ trẻ em và ấn tín Bí tích Hòa Giải là xung khắc với nhau”.

Trong khi đó, các Giám mục Công Giáo và các bề trên các dòng tu tại Úc đã đáp ứng 98% các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia về những phản ứng của các tổ chức đối với nạn lạm dụng tình dục trẻ em.

Thúy Nga: Ủy Ban Hoàng gia đã đề nghị Giáo Hội Úc làm những gì để ngăn chăn tình trạng ấu dâm?

Cha Chính: Ủy ban Hoàng gia đề nghị các Giám mục tham khảo với Tòa Thánh để làm sáng tỏ liệu “những thông tin nhận được từ một đứa trẻ trong bí tích hòa giải nói rằng chúng đã bị lạm dụng tình dục, có nên tiếp tục được bao gồm trong ấn tín Bí tích Hòa Giải hay không” và liệu “một người thú nhận trong bí tích hòa giải là đã gây bạo hành tình dục trẻ em, thì vị linh mục có nên ngưng không ban phép xá giải cho đến khi đương sự ra đầu thú với chính quyền dân sự hay không”.

Ủy ban cũng khuyến cáo rằng việc xưng tội “chỉ nên được tiến hành trong một không gian mở trong tầm nhìn rõ ràng của một người lớn khác”.

Thúy Nga: Hội Đồng Giám mục Úc đã phản ứng như thế nào, thưa cha?

Cha Chính: Tuyên bố của các Giám Mục và bề trên các dòng tu nói rằng giáo phận sẽ kiểm tra các không gian của các tòa giải tội. Tuy nhiên các ngài lưu ý rằng việc xưng tội của các nhóm trẻ em thường được tiến hành trong một không gian mở và các Tiêu chuẩn Chuyên nghiệp Công Giáo đã được thành lập, phát triển và đã trở thành các quy ước được áp dụng trong các giáo phận trên toàn quốc.

“Tuy nhiên,” bản tuyên bố nhấn mạnh rằng ấn tín Bí tích Hòa Giải “là bất khả vi phạm đối với cha giải tội”.

“Trẻ em sẽ ít được an toàn hơn nếu các cha giải tội bắt buộc phải báo cáo các lời xưng thú: những kẻ phạm tội và các nạn nhân có thể ít dám nêu lên điều này trong tòa giải tội nếu niềm tin vào ấn tín Bí tích Hòa Giải bị suy yếu; và do đó, chúng ta sẽ mất đi cơ hội để khuyến khích thủ phạm ra đầu thú với các cơ quan dân sự hoặc khích lệ các nạn nhân tìm kiếm sự an toàn.”

“Việc bắt buộc phải báo cáo các lời thú tội cũng sẽ là một sự vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.

Thúy Nga: Nhưng Hội Đồng Giám mục có làm việc với Vatican về những yêu cầu của Ủy Ban Hoàng gia không?

Cha Chính: Vào tháng 10 năm ngoái, các nhà lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc và chủ tịch Hội đồng Sự thật, Công lý và Chữa lành đã có cuộc gặp gỡ với các quan chức Vatican để thảo luận về các vấn đề nổi lên từ các cuộc điều tra của Ủy Ban Hoàng Gia.

Các Giám mục và bề trên các dòng tu lưu ý rằng các ngài đã ghi nhận một vài khuyến nghị vào danh sách những điều “sẽ được xem xét thêm,” và khoảng một chục khuyến cáo đề cập đến Tòa Thánh đã được các vị gởi sang Vatican.

Ví dụ, Ủy Ban Hoàng Gia cho biết các Giám mục nên thúc giục Vatican thay đổi giáo luật để “bí mật Tòa Thánh” – tức là những thông tin xung quanh một cuộc điều tra và tiến trình giáo luật - “không áp dụng cho bất kỳ khía cạnh nào liên quan đến các cáo buộc hoặc tiến trình kỷ luật những lạm dụng đối với trẻ em”. Tuyên bố cho biết các Giám mục đã tìm kiếm lời khuyên Giáo luật và tham khảo với Tòa Thánh, nhưng lưu ý rằng “bí mật Tòa Thánh” không hề ngăn cản một Giám mục hoặc lãnh đạo dòng tu báo cáo các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em cho các cơ quan dân sự.

Thúy Nga: Nhiều cáo buộc lạm dục tình dục trẻ em đã xảy ra cách đây rất lâu rồi. Có những trường hợp xảy ra cách đây hơn 50 năm. Như thế, có thể nói đa số các cáo buộc đều vượt quá thời hạn miễn tố. Vậy, Ủy Ban này yêu cầu Hội đồng Giám mục Úc làm gì đối với thời hạn miễn tố?

Cha Chính: Ủy Ban Hoàng Gia yêu cầu các Giám mục thúc giục Vatican loại bỏ “tiêu chuẩn không nhận thức ra” (imputability) của Giáo luật khi đối phó với các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Tiêu chuẩn “không nhận thức ra” về cơ bản có nghĩa là mức độ tội lỗi của một người đối với tội phạm có thể được giảm khinh nếu đương sự không biết rằng hành động đó là sai; nếu không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Giáo luật sẽ đề nghị một hình phạt thấp hơn.

Đáp lại lời đề nghị rằng các Giám mục đã làm việc với Vatican để sửa đổi Giáo luật để loại bỏ thời hạn miễn tố liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, các Giám mục nói điều này đã được thực hành ở Úc. Theo các quy tắc ban hành năm 2003, thời hiệu miễn tố là 20 năm sau khi nạn nhân đến tuổi 18; tuy nhiên, luật của Giáo Hội cũng nói rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể loại bỏ giới hạn đó.

Thúy Nga: Ủy Ban Hoàng Gia còn yêu cầu gì liên quan đến Giáo luật và việc lạm dục tình dục trẻ em nữa không cha?

Cha Chính: Có, một số khuyến nghị từ Ủy Ban Hoàng Gia đã xen mình một cách quá đáng vào kỷ cương của Giáo Hội Công Giáo như yêu cầu Giáo Hội bãi bỏ luật độc thân linh mục. Câu trả lời của các Giám Mục và bề trên các dòng lưu ý rằng “Chính Ủy Ban Hoàng Gia cũng không tìm thấy mối liên hệ nhân quả giữa luật độc thân linh mục và việc lạm dụng tình dục trẻ em. Hơn thế nữa, luật độc thân linh mục tự nguyện là một thực hành lâu đời và tích cực của Giáo Hội ở cả Đông phương và Tây phương”.

Thúy Nga: Xin cám ơn cha.