Ngày 01-09-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trần Tục Và Thần Thiêng
Lm Vũđình Tường
01:59 01/09/2022
Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều kêu gọi con cái phải thảo kính cha mẹ. Điều răn thứ Tư trong Mười điều răn dậy con cái phải thảo kính cha mẹ (Xh 20,12). Thánh Phaolô tông đồ trong thư gởi cho tín hữu Corintô cũng dậy con cái phải yêu mến, kính trọng và vâng lời cha mẹ, bởi điều đó làm đẹp lòng Chúa (Col 3,20). Khi còn trẻ cha mẹ chăm sóc nuôi nấng ta, khi sức khoẻ yếu kém con cái có bổn phận lo lắng cho cha mẹ khi tuổi già (1Tim 5:4,8). Điều răn thảo kính cha mẹ hoàn toàn không trái ngược giáo huấn Đức Kitô dậy khi Ngài nói với đám đông theo Ngài.

'Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi'. c.26.

Thiên Chúa là tình yêu, trong Ngài không có ghét bỏ. Vì thế chữ 'ghét' không áp dụng cho Thiên Chúa mà cho chính chúng ta bởi chúng ta cần ngôn từ diễn tả cảm xúc, tình cảm con người. Hơn nữa con người thuờng thay đổi cảm xúc và í kiến mình. Đang vui có thể chuyển ngay sang buồn. Một câu nói chuyển từ thương sang giận. Một cái nhìn chuyển từ tình cảm sang mất cảm tình. Không phải tất cả mọi thứ ta ghét đều tai hại. Rất nhiều trường hợp ta diễn tả cảm xúc mà không ngụ í ghét bỏ. Câu nói, 'tôi thích ăn cam nhưng ghét bóc vỏ cam bởi nó bầy hầy' là cách diễn tả cảm xúc vô thưởng, vô phạt, không khen, chê.

Có nhiều í kiến khác nhau diễn giải câu nói của Đức Kitô. Có người giải thích Đức Kitô kêu gọi đám đông là mến Chúa cách tuyệt hảo trên cả yêu mến cha mẹ. Người khác lại giải thích Đức Kitô kêu gọi cách chọn lựa khôn ngoan nhất là chọn điều tuyệt hảo. Người khác nữa lại diễn giải là đặt trong tâm vào lời Chúa mời gọi đi theo hơn là quyến luyến đời sống gia đình. Tôi cho là Đức Kitô cảnh báo đám đông cẩn trọng trong việc so sánh giữa trần tục và thần thiêng. Con người yêu quí những gì thuộc về trần tục bởi một phần chúng mang lại thoải mái cho cuộc sống, phần khác chúng thoả mãn đòi hỏi của thân xác. Đặt những gì thuộc về trần tục ngang hàng với thần thiêng là sai lầm. Cần phân biệt tình yêu dành cho trần thế và tình yêu dành cho Đấng linh thiêng, tình yêu nào cao trọng hơn tình yêu nào? Yêu mến cha mẹ là điều tốt lành, phải đạo nhưng cha mẹ ta vẫn thuộc về con người vì thế cha mẹ không thể cao trọng hơn Thiên Chúa là Đấng tạo thành cha mẹ ta. Đặt cha mẹ cao trọng hơn Đấng Tạo Hoá là đặt con người cao trọng hơn Thiên Chúa. Đây là hình thức tôn thờ ngẫu tượng.

(Xin phép được giải thích thêm- Tư tưởng tôn thờ ông bà là tôn thờ ngẫu tượng có thể làm phật lòng những vị thờ ông bà hay đạo thờ tổ tiên. Người Thiên Chúa Giáo tin là tổ tiên họ được chính Thiên Chúa nuôi dưỡng bằng tình yêu Chúa. Họ không cúng bái nhưng đọc kinh, cầu nguyện để tỏ lòng biết ơn tổ tiên và tạ ơn Thiên Chúa Đấng nuôi dưỡng tổ tiên họ. Khi người thân của ta mất đi họ đi vào thế giới linh thiêng, dành cho các vị thánh. Vì thế họ được tôn kính, nhưng không được tôn thờ bởi trên họ còn Đấng tạo dựng nên họ. Chính vị đó là Đấng Thiên Chúa Giáo tôn thờ).

Trọng tâm giáo huấn của Đức Kitô về kính mến cha mẹ chính là không thể đặt bất cứ loài thụ tạo nào cao trọng hơn Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và ban sự sống cho tất cả mọi loài thụ tạo. Điều rõ ràng là nếu Thiên Chúa không tạo dựng nên ta thì sẽ không có ta và cũng không có cha mẹ ta. Thiên Chúa là Đấng toàn thiện, toàn mĩ. Mọi thứ do Ngài tạo dựng đều tốt lành bởi chúng được sinh ra bởi tình yêu Chúa. Vì thế không thể đặt vật thụ tạo do Chúa tạo thành cao hơn Đấng tạo thành loài thụ tạo.

Không phải mọi vật thụ tạo đều có giá trị ngang nhau. Có loài thụ tạo có giá trị cao hơn loài thụ tạo kia. Để làm sáng tỏ vấn đề, Đức Kitô đưa ra hai dụ ngôn cảnh tỉnh con người khôn ngoan, cẩn trọng trong việc làm quyết định quan trọng. Dụ ngôn thứ nhất là người thợ xây, để tránh miệng thiên hạ dèm pha, ông định xây một công trình nhưng không bắt tay vào công việc ngay mà tính toán khả năng tài chánh, và các yêu tố cần thiết xem có thể hoàn thành không? Dụ ngôn thứ hai là vị vua kia cũng cẩn trọng tính toán xem giao chiến hay làm hoà. Cách nào lợi hơn? Cả hai dụ ngôn kêu gọi con người cần khôn ngoan, cẩn trọng khi phải làm những quyết định lớn trong đời. Tin theo làm môn đệ Đức Kitô là quyết định lớn trong đời. Đây là quyết định quan trọng nhất trong đời. Thứ nhất quyết định này ảnh hưởng đến lối sống hiện tại và ảnh hưởng tới sự sống trường sinh trong tương lai. Thứ hai, quyết định tin theo sẽ trở thành nền tảng cho mọi quyết định khác sau này. Mọi hy sinh, hiến thân sau này đều xuất phát từ quyết định nền tảng này. Bởi tầm mức quan trọng trên mà con người cần suy nghĩ, đắn đó, tính toán trước khi đưa ra quyết định, chọn lựa tin theo.

Tin theo Đức Kitô có nghĩa là từ bỏ lối sống hiện tại để đón nhận đời sống mới trong Đức Kitô, tin, nghe và làm theo lời Ngài hướng dẫn. Từ bỏ lối sống hiện tại không đơn giản, nó đòi phải cố gắng, chấp nhận ngay cả dằn vặt tinh thần, đau khổ thân xác. Điều rõ ràng Đức Kitô không đòi hỏi môn đệ làm những gì ngoài khả năng họ. Ngài cũng không để họ phải làm một mình nhưng cùng đồng hành, ban sức mạnh giúp họ hoàn thành tốt đẹp điều Đức Kitô mời gọi. Đơn giản và khôn ngoan nhất là trao trọn đời ta cho Đức Kitô, biến đời ta thành dụng cụ trong tay Đức Kitô để Ngài xử dụng con người ta theo í Ngài.

Đi theo con đường thế gian, ta thuộc về thế gian. Con đường thế gian do trí khôn con người tạo ra. Đi theo con đường Đức Kitô hướng dẫn ta thuộc về Đức Kitô. Chỉ trong Đức Kitô chúng ta mới thực sự huởng bình an thật.

TiengChuong.org

Mortal And Devine

Both the Old and the New Testament call us to love our parents. The fourth Commandment of the Decalogue requires children to honour their parents (Ex 20,12). St. Paul told us that children must respect, obey and love their parents, because their authority comes from God ( Col 3,20). Parents take care of us when we are young; as they advance in age, they are no longer able to help themselves as they once could; children must try their best to give their parents some sort of support needed (1 Tim 5:4,8). The teaching to love and to take care of parents is not in contradiction to what Jesus requires: devotion from His followers, when he said,

'If any man comes to me without hating his father, mother, wife, children,.... and his own life, he cannot be my disciples'. v 26.

God is love and in God, there is no hatred. The words 'hate' apply not to God, but only to us. We need words that express our feelings. The phrase like, 'I love this cheese but hate its smell' simply is an expression. It attaches to no application.

The teaching love God above one's parents is open to various interpretations. Some say, Jesus calls for undivided loyalty to Himself above family loyalties; others say, Jesus tells us to choose what is most important to us; others again say, Jesus calls us to be wise in weighing between the call of Jesus and family care. I think the heart of Jesus' teaching is not about choosing, but rather about the warning of the misunderstanding between the two kinds of love: love of God and love of creatures. Which one is superior to the other? Some people love God less than they love their relatives because they make no distinction between mortals and the divine. God's love is perfect; while all human love is imperfect. Placing the mortal's love equal to the Divine's love is an act of disgrace. Believing the filial love which is superior to the Divine one is idolatry. The reality is that without God we don't even exist, not saying that we have a family or life. God's love is perfect and every good thing is born out of God's love for the world. The imperfect thing can't be superior to the Perfect.

Not all things in this world are equal in value; some have more value, while others have less. To make this point clearer, Jesus gave two examples to warn his followers that they must be wise and prudent in their decision- making. To avoid ridicule by the public, a wise builder would carefully work out the cost of a project before commencing the work. The second example was a king who worked out different strategies whether it was better to go to war or to negotiate for peace. Both examples require careful consideration for decision-making. The decision to commit to follow Jesus is a serious one. It is a lifetime commitment now and thereafter. Because of its utmost importance, one must take it seriously, and carefully examine all aspects of one's life to respond to the call. It is a matter of choosing the meaning of life now, and afterwards the everlasting life. This decision is the most important of human life, because every other decision must flow out from it.

Following Jesus means to let go of the present life for the new life in Christ to grow. Letting go of what we love is not easy. We struggle hard and endure much pain to let go of what gives comfort to life. Following Jesus is a demanding way of life, and but what God commands is doable because God would never ask us to do something which is beyond our ability. All we have to do is place ourselves before God, to be an instrument in God's hands. With attachment to the world, we follow the way of the world. The way of the world is man-made. With attachment to God, we follow the way of God. And only in God we do enjoy true freedom.
 
Ngày 02/09: Áo mới của đời sống Đức Tin – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:09 01/09/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, các người Pha-ri-sêu và các kinh sư nói với Đức Giê-su rằng: “Môn đệ ông Gio-an năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-sêu cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống!” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn chay.”

Đức Giê-su còn kể cho họ nghe dụ ngôn này: “Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.

“Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: ‘Rượu cũ ngon hơn’.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 01/09/2022

48. Khi tình yêu thánh hóa con, thì như nước trong cống ngầm chảy vào đồng ruộng.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 01/09/2022
86. CHÓ NGOẠI ĂN PHÂN

Hình dáng con muỗi rất nhỏ, nhưng thường vừa bay vừa kêu rất là đắc ý.

Một hôm nó gặp một con chó ngoại quốc thì trong bụng nghĩ rằng, đây quả là con vật quá lớn có thể nhờ nó làm núi để dựa, bèn cung kính gọi nó là “đại nhân”, tự cho mình là “tiện chức”. Chó ngoại rất phấn khởi, bèn cho phép con muỗi dựa vào trên lưng mình, mang nó chạy bay khắp nơi.

Chạy đến một nơi nhìn thấy người ngoại quốc đi đại tiện (cầu tiêu), chó bèn đứng chực một bên đợi người ngoại quốc đi khỏi bèn ăn phân. Con muỗi nhìn thấy thì rất hối hận, giương đôi cánh muốn bay đi rất xa.

Chó hỏi nó sao lại bay đi, con muỗi trả lời:

- “Mặc dù tiện chức địa vị thấp, thức ăn vẫn là máu tươi của người dân Trung Quốc, và người ta đã mắng tôi rất thậm tệ. Mới vừa rồi tôi muốn đi theo đại nhân để học tập việc dương vụ (1) , nào ngờ đại nhân là kẻ đi ăn phân người ngoại quốc !”

(Yết hậu ngữ)

Suy tư 86:

Tánh của con người vốn bổn thiện nên có thể chấp nhận khuyết điểm của người khác, tâm của người Ki-tô hữu vốn là yêu thương nên có thể bao dung tất cả mọi người, bởi vì Đức Chúa Giê-su của người Ki-tô hữu vốn là như thế: vì yêu thương mà chết cho nhân loại được sống.

Dù là chó ngoại hay chó nội, chó tây hay chó ta thì cũng đều thích ăn phân người, vì bản năng nó là thế, không có gì lạ.

Cái lạ là con người vốn bổn thiện nhưng lại có một vài người đi làm chuyện ác hại người; cái lạ là người Ki-tô hữu vốn sống bác ái yêu thương, nhưng lại có một vài người Ki-tô hữu thích làm ngược lại với giáo huấn của Đức Chúa Giê-su: họ không lấy cái của Xê-ra trả cho Xê-ra, nhưng lấy cái của Xê-ra gán cho Thiên Chúa, rồi sau đó thất vọng và oán trách người này kẻ nọ là đi sai đường lối của Đức Chúa Giê-su, họ không lấy cái tâm bao dung của Đức Chúa Giê-su để thông cảm, mà lấy cái tâm kiêu ngạo của ma quỷ để kết án tha nhân.

Con muỗi thất vọng vì con chó ngoại đi ăn phân người, người Ki-tô hữu thất vọng vì người anh chị em mình, bởi vì với bản lãnh và tài năng ấy của họ, họ có thể làm sáng danh Chúa và giúp ích cho Giáo Hội trong mọi lãnh vực.

Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội đang cần những tài năng như thế trong thời đại ngày nay.

(1) Dương vụ: Cách gọi đơn giản của năm cuối triều đại nhà Thanh để giải quyết việc ngoại giao.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Từ bỏ là quy luật sinh tồn
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
17:21 01/09/2022


Phấn đấu để tăng thêm thu nhập, để vơ vét thật nhiều, để có thêm địa vị, công danh… là những quan tâm hàng đầu của nhiều người trong xã hội.

Thế mà qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi những ai theo Ngài, thay vì tìm mọi cách thu vào như bao người khác, thì hãy bỏ ra, hãy từ bỏ những gì mình có để dấn thân phục vụ. Ngài dạy: “Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26-27).

Lời Chúa xem ra ngược đời, rất khó chấp nhận. Tại sao Chúa Giê-su lại yêu cầu như thế?

Chúng ta cùng tìm hiểu xem.

Mùa thu về, cây trút hết lá; mùa xuân đến, cây đơm lộc xanh tươi. Cây cối cần phải từ bỏ lá già, lá cũ để khoác lá mới; nhờ thế, cây được lớn lên.

Cây nho phải chịu cắt bỏ nhiều cành nhánh tốt tươi, mới có thể nẩy ra nhiều lộc non và sinh hoa kết trái. Loài rắn cũng phải từ bỏ bộ da cũ để thay da mới; có vậy rắn mới trưởng thành. Loài tôm cũng phải lột vỏ nhiều lần theo đà tăng trưởng để lớn lên... Nói chung, từ bỏ là quy luật sinh tồn, là điều kiện tối cần để cho muôn vật muôn loài được sống còn và tăng trưởng.

Con người là một sinh vật như bao nhiêu loài vật khác, nên muốn tăng trưởng và tồn tại, con người cũng không thoát ra ngoài quy luật đó.

Hằng ngày cơ thể ta loại bỏ hàng tỉ tế bào cũ để thay vào đó những tế bào mới, nhờ đó cơ thể được lớn lên và mạnh khoẻ. Nếu các tế bào cũ không chịu chết đi để nhường chỗ cho những tế bào mới, thì khối u sẽ xuất hiện và có nguy cơ dẫn đến ung thư và cái chết đau thương!

Trong mọi lãnh vực, muốn đạt tới những thành công tốt đẹp thì người ta cần phải từ bỏ không ngừng: Người lao động phải đổ nhiều mồ hôi, phải bỏ ra nhiều công sức, trí tuệ mới kiếm đủ tiền cấp dưỡng cho bản thân và gia đình. Người lính chiến phải chấp nhận hy sinh thân mình mới bảo vệ được quê hương. Học sinh phải từ bỏ nhiều giờ vui chơi giải trí, giảm bớt giờ ngủ nghỉ để miệt mài đèn sách thì mới có cơ may bước vào đại học. Các nhà khoa học phải bỏ ra nhiều năm nghiên cứu kiên trì mới có cơ may phát minh và sáng chế…

Muốn làm ăn lên, phải đầu tư bỏ vốn; muốn thu vào, phải phát ra. Ai không phát ra, không từ bỏ, thì không thể thu vào được điều gì đáng giá. Đó là quy luật của cuộc đời.

Hôm nay, Chúa Giê-su kêu mời chúng ta từ bỏ những gì?

Hiện nay, Chúa Giê-su chưa kêu mời số đông trong chúng ta từ bỏ cha mẹ, vợ con, họ hàng vì Chúa và vì Nước Trời đâu, Ngài chỉ mời chúng ta từ bỏ những điều nho nhỏ trước.

Khi có người đau yếu, Chúa mời chúng ta từ bỏ công ăn việc làm để viếng thăm, chăm sóc, chúng ta có đáp ứng không?

Khi có người lâm cơn túng thiếu, hoạn nạn, Chúa kêu mời chúng ta chia sớt tiền bạc và hy sinh thời giờ, công sức để cứu giúp, chúng ta có chấp nhận không?

Khi có người làm buồn lòng ta, làm tổn thương tự ái của ta, Chúa kêu mời chúng ta từ bỏ oán hận để cảm thông tha thứ, chúng ta có sẵn sàng không?

Thông thường hơn, mỗi tối, Chúa mời chúng ta từ bỏ giờ xem phim hay nghe ca nhạc trên các kênh truyền hình để dành ra mươi phút đọc kinh gia đình, thờ phượng, tạ ơn Chúa, chúng ta có từ bỏ được không?

Nếu chúng ta chưa từ bỏ mình để thực hành những điều tương tự như trên, chúng ta không xứng đáng là môn đệ Chúa.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa phán rằng: “Ai nâng niu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ giữ được mạng sống” (Mt 10, 39).

Xin cho chúng con chấp nhận hy sinh thời giờ, tiền của, công sức, khả năng… Chúa ban để cứu giúp người hoạn nạn, cứu chữa người đau yếu, đem lại an vui và hạnh phúc cho những người đang sống chung quanh, nhờ đó, chúng con được Chúa nhìn nhận là người môn đệ chính danh của Ngài. Amen.
 
Từ bỏ hết
Lm. Thái Nguyên
18:56 01/09/2022



TỪ BỎ HẾT

Chúa Nhật 23 Thường Niên năm C : Lc 14, 25-33

Suy niệm

Trên đường “tiến lên Giêrusalem”, có nhiều người theo Chúa Giêsu. Có lẽ họ tưởng đây là một cuộc tiến lên để tiêu diệt ngoại xâm, giành chiến thắng cho dân tộc. Để xóa tan hiểu lầm này, Đức Giêsu nói cho họ biết: ai muốn theo Ngài, hay nói cách khác, ai muốn làm môn đệ Ngài thì phải từ bỏ tất cả, và vác thập giá mình mà đi theo.

Ai trong chúng ta cũng đã là môn đệ của Đức Giêsu, nhưng có phải là môn đệ đích thực hay không là điều mà ta phải xét lại. Có thể ta chỉ là môn đệ trên danh hiệu chứ chưa chắc đã là trên danh phận. Môn đệ đích thực không chỉ là từ bỏ tội lỗi, tính hư tật xấu, những đam mê dục vọng; không chỉ từ bỏ lợi lộc, danh giá, mà còn phải “từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa”. “Từ bỏ” hay “ghét bỏ” không có nghĩa là “dứt bỏ”, mà là “yêu ít hơn” để dành cho Chúa một tình yêu lớn hơn (x. Mt 10, 37). Chúa Giêsu đòi ta đặt tất cả dưới Ngài và yêu Ngài trên tất cả. Tình yêu Chúa là động lực và cũng là cùng đích phải thấm nhuần và hướng dẫn mọi tình yêu khác.
Thật ra, nếu không theo Chúa, không làm môn đệ Chúa, người ta cũng phải từ bỏ nhiều thứ, vì sống là chấp nhận từ bỏ. Đó cũng là định luật của toàn thể thiên nhiên vạn vật, là con đường mà mọi người phải đi qua để lớn lên, trưởng thành, và hoàn thành cuộc sống mình. Tuy nhiên, sự từ bỏ của người môn đệ không chỉ thuộc phạm vi tự nhiên mà còn là siêu nhiên. Từ bỏ đối với mọi người là nhằm cho đời sống được tốt hơn, thuận lợi hơn, thành công hơn. Nhưng đối với ai theo Chúa còn nhắm đến lý tưởng hoàn thiện “như Cha trên trời”. Thế nên sự từ bỏ của người môn đệ phải triệt để, không thể nửa vời.

Chính vì lý tưởng cao cả này mà ta phải suy xét thận trọng trên bước đường theo Chúa, như Ngài đã cảnh giác ta qua hai dụ ngôn “Xây tháp” và “Cuộc giao chiến”. Tháp đã khởi công xây dựng, cuộc chiến đã khai mào, không còn là lúc ngồi đó để bàn tính. Phải dồn tất cả vốn liếng để xây tháp, phải tập trung mọi năng lực để tiến quân. Nhiều người đã khởi công nhưng không thành, đã chiến đấu nhưng không chiến thắng. Chúa muốn những ai theo Ngài phải trung thành trong tình yêu, và dám sống chết với ơn gọi của mình. Ngài không chấp nhận ai “cầm cày mà còn quay lại sau lưng” hoặc “đứng núi này trông núi nọ”. Những người như vậy không xứng đáng là môn đệ Ngài.

Nếu ta suy nghĩ kỹ về khả năng đáp ứng của mình trước những đòi hỏi trên của Chúa Giêsu, chắc ta sẽ nản lòng, không dám làm môn đệ Ngài. Tuy nhiên, gương các tông đồ là một khích lệ cho chúng ta: ban đầu các ông theo Chúa Giêsu mà không suy nghĩ gì nhiều; có lúc các ông còn nghĩ rằng, theo Thầy chắc chắn sẽ được chia sẻ quyền hành địa vị trong nước mà Thầy sẽ thiết lập. Nhưng Đức Giêsu đã từ từ thanh luyện suy nghĩ của các ông. Sau ngày Chúa phục sinh, các ông mới hiểu rõ thế nào là làm môn đệ Chúa, và nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, các ông đã can đảm từ bỏ tất cả, vác thập giá của mình đi theo Chúa và còn dám hy sinh cả mạng sống mình.

Hiện giờ có thể chúng ta chưa đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi của Chúa về một người môn đệ. Nhưng ít ra chúng ta ý thức về những đòi hỏi đó để tránh cho mình những tính toán sai lệch khi theo Chúa, và như các tông đồ, chúng ta tin tưởng vào sự trợ giúp của ơn thánh Chúa, để sống trọn vẹn ơn gọi của mình. Chúa đang kết dệt nên đời sống mỗi người, chỉ cần chúng ta biết ý thức và nỗ lực cộng tác với Ngài.

Cuộc sống hôm nay cho chúng ta nhiều cơ hội chọn lựa. Bình thường, người ta dễ chọn cái tầm thường hơn điều cao cả; chọn khoái lạc thấp hèn hơn là hạnh phúc vững bền; chọn ích kỷ có lợi cho bản thân hơn chọn ích chung cho tập thể. Kitô hữu là người chọn sự từ bỏ như Ðức Giêsu. Ngài đã bỏ vinh quang thần linh để làm người như ta, đã sống và đã hiến mạng sống vì yêu Cha và nhân loại.

Từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả, để hiến thân hoàn toàn cho mình người mình yêu. Khi nào tình yêu Chúa được cảm thấu và thấm đậm trái tim ta, thì sự từ bỏ không còn là vấn đề, mà là sự thúc bách để sống cho Đức Kitô và thuộc trọn về Ngài, là Đấng đã yêu tôi và thí mạng vì tôi.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Để có thể thành người môn đệ Chúa,
Ngài mời gọi con sống đời từ bỏ,
sẵn sàng bỏ hết những gì con có,
để bước đi vác thập giá theo Ngài.
Đời sống con vẫn có thêm mỗi ngày.
hôm nay chưa dính bén, mai lại có,
điều bỏ từ lâu, nay lại dính bén,
nên con cứ phải tập dần cho quen.
Từ bỏ là cách diễn tả tình yêu,
khi yêu con mới sẵn sàng từ bỏ,
từ bỏ những cái xấu không nói gì,
còn bỏ cái tốt, chọn điều tốt hơn.
Từ bỏ gây lo sợ và luyến tiếc,
nhưng xem ra cũng giống như phiến đá,
nhiều thô nhám và xấu xí nhăn nheo,
thành tác phẩm khi để thợ đục đẽo,
Từ bỏ như điều kiện để giải thoát,
khỏi những gì kiềm buộc và tù hãm,
tránh cho con khỏi mọi thứ tham lam,
để tâm con nhẹ nhàng và thanh thản,
không âu sầu vì nặng gánh lo toan,
dần vươn lên khỏi bụi cát phàm trần.
Từ bỏ vẫn luôn là một điều khó,
vì con thích dung dưỡng và dễ dãi,
để được sống an nhàn và thoải mái,
như bao người đang sống ở xung quanh,
nhưng con thấy bất an và bất xứng,
với sứ mạng làm nhân chứng cho Ngài.
 
Người này là của tôi
Lm. Minh Anh
22:11 01/09/2022

“NGƯỜI NÀY LÀ CỦA TÔI!”
“Rượu mới phải đổ vào bầu da mới!”.

Abraham Kuyper lập luận, “Hiểu biết uyên thâm là sự cần thiết nhất định để đào tạo các môn đệ Kitô; việc đào tạo này phải được thực hiện theo cách nó tôn vinh Ngài!”. Ông kết luận, “Không một ‘centimet vuông’ nào trong toàn bộ tạo vật mà Chúa Giêsu không kêu lên, “Cái này là của tôi!”. Không ‘một linh hồn nào’ thuộc về Ngài mà Ngài không tuyên bố, “Người này là của tôi!””.

Kính thưa Anh Chị em,

“Người này là của tôi!”. Con người mà Kuyper đề cập được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay, đó là những ai được Chúa Giêsu tuyên bố là của Ngài. Họ là những ‘tạo vật mới’, những “bầu da mới”, chứa “rượu mới” tức là sự sống mới, còn gọi là sự sống ân sủng của Thánh Thần.

Những bầu da cũ là những con người trước đó, với bản chất cũ u buồn, bẳn gắt, tà vạy… vốn bị ràng buộc với luật cũ. Vậy, nếu chúng ta muốn nhận được “rượu mới” ân sủng, niềm vui và lòng thương xót của Thiên Chúa, hãy cho phép Ngài biến đổi con người mình thành ‘một tạo vật mới’ và khiêm tốn chấp nhận luật mới của ân sủng. Trở thành ‘một tạo vật mới’ trong Chúa Kitô có nghĩa là sống đời sống con cái Thiên Chúa ở một cấp độ hoàn toàn mới; dứt khoát từ bỏ nếp sống cũ để được Chúa Kitô hoàn toàn chiếm hữu. Tôi thuộc về Ngài, tôi sống trong Ngài, tràn đầy niềm vui, đến nỗi “không một centimet vuông nào” nơi tôi mà không phải của Ngài! Từ đó, khi nói về tôi, Chúa Giêsu cũng sẽ mạnh dạn tuyên bố, “Người này là của tôi!”.

Thuộc về Chúa Kitô, được biến đổi trong Ngài, chúng ta được chuẩn bị để hưởng nhận ân sủng từ các Bí Tích; nhưng mục tiêu đầu tiên vẫn là phải trở thành ‘những tạo vật mới’, “những bầu da mới”. Làm thế nào để thực hiện điều này? Trước hết, bằng việc sống Bí Tích Rửa Tội; sau đó, quyết tâm từ bỏ tội lỗi và đi vào lối hẹp Tin Mừng. Một khi quyết định hướng về Chúa Kitô trong mọi sự, mọi lúc, chúng ta sẽ khám phá ra rằng, Thánh Thần quyền năng sẽ tức khắc đổ đầy ân sủng và niềm vui mới vào “từng centimet vuông” trên cuộc đời chúng ta, một niềm vui chan chứa bình an ngập tràn tâm hồn vốn có sức mạnh vượt quá mọi khả năng con người.

Đến lượt chúng ta, chúng ta trào tràn rượu ân sủng đó cho tha nhân. Trong thư Côrintô hôm nay, Phaolô nói, “Chúng tôi như những thừa tác viên của Đức Kitô, và là người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa”. Từ đó, ai được bạn chia sẻ niềm tin; đến lượt họ, họ cũng sẽ trở nên một tạo vật mới thuộc về Chúa Kitô; và Chúa Kitô cũng nói về họ, “Người này là của tôi!”, một người vốn đã nên công chính, được vui hưởng ơn cứu độ của Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Người công chính được Chúa thương cứu độ!”.

Anh Chị em,

“Rượu mới phải đổ vào bầu da mới!”. Tuyệt vời thay! Chính Chúa Giêsu đã sống tất cả những gì Ngài dạy. Ngài là bầu da mới, đầy Thánh Thần, sống đẹp lòng Cha, đến nỗi Chúa Cha tuyên bố, “Đây là con yêu dấu của Ta!”. Vậy liệu bạn và tôi có được sự sẵn sàng như Chúa Giêsu không? Hay tôi vẫn như một bầu da cũ, chứa rượu cũ, cư xử với sự cứng nhắc cũ kỹ; bởi đó, tôi tự cho phép mình lờ đi chiều kích nội tâm trước nghịch lý của Tin Mừng, và tôi gạt sang một bên những khó khăn và đòi hỏi của nó. Chính khi bỏ qua những khổ chế Phúc Âm, chúng ta đánh mất niềm vui bên trong, niềm vui trở nên ‘một tạo vật mới’, niềm vui mà Gioan Phaolô II gọi là “đặc quyền của ‘Dân Phục Sinh’”. Đó là niềm vui của trái tim; đặc điểm quyết định của người môn đệ; cũng là đồng phục để biết một người có phải là môn đệ Giêsu hay không. Nếu chẳng được như thế, rượu mới của Thánh Thần hoá ra vô ích; bởi lẽ, bình nứt, bầu rạn, rượu chảy lênh láng. Và như thế, làm sao Chúa Giêsu có thể tuyên bố, “Người này là của tôi!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để con có thể tuyên bố, ‘Con là của Chúa!’, xin biến đổi con không bằng nỗ lực của con, nhưng bằng lửa yêu mến và thanh luyện của Thánh Thần. Vì mọi sự phải qua lửa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đặc nhiệm Biệt Động Quân HK cứu thoát cựu Bề Trên Tổng Quyền dòng Marianites bị bắt cóc gần 5 tháng qua ở Burkina Faso?
Trần Mạnh Trác
10:26 01/09/2022

Theo lời cuả Sơ Ann Lacour, bề trên giáo đoàn Marianites of Holy Cross (Con Đức Mẹ Mến Thánh Giá) nói với CNA ngày 31 tháng 8 năm 2022 thì Sơ Suellen Tennyson, một thành viên công dân Mỹ của Dòng đã bị bắt cóc ở Burkina Faso ngày 4 tháng 4 năm 2022, nay đã được tự do và hiện an toàn 'ở Mỹ, nhưng chưa phải ở trên đất Mỹ'. (có ý nói tuy chưa về đến Mỹ nhưng đang được Hoa Kỳ bào vệ: trong một lãnh sự quán? trong một chiến hạm? hay trong một bệnh viện Dã Chiến cuả một căn cứ Mỹ?)

Trong khi đó thì Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark Milley, trong bài phát biểu tại buổi lễ chuyển giao quyền chỉ huy SOCOM từ Tướng Lục quân Richard Clarke sang Tướng Lục quân Bryan Fenton, đã có lời khen ngợi lực lượng hoạt động đặc biệt Biệt Động Quân Hoa Kỳ dưới thời tướng Clarke nắm quyền như sau: "Dưới sự chỉ huy của Rich (Richard Clarke,) các đội SOCOM đã giải cứu một công dân Mỹ ở Nigeria chỉ 96 giờ sau khi bị bắt. Họ đã loại bỏ [ Tướng Qassem] Soleimani, [và thủ lĩnh ISIS Abu Bakr Al] Baghdadi ", Tướng Mark Milley nói. "Và gần đây nhất, trong 48 giờ qua, họ đã cứu được một con tin khác."

"con tin khác" mà tướng Milley đề cập tới, phải chăng là Sơ Suellen Tennyson mới được tự do?

Trong khi chưa có sự công nhận chính thức từ Giáo Hội cũng như từ phiá Chính Quyền, một cách rất dè dặt, chúng tôi xin trích dịch cả hai bản tin như sau:



Tin CNA:

Bởi Jonah McKeown

Denver Newsroom, ngày 31 tháng 8 năm 2022 / 14:00 chiều

Theo giáo đoàn và giáo phận địa phương, một nữ tu người Mỹ ở Burkina Faso bị bắt cóc hồi tháng 4 đã được tự do và an toàn sau gần 5 tháng giam cầm.

Sơ Suellen Tennyson, 83 tuổi, người gốc New Orleans, đã phục vụ tại một thí điểm truyền giáo ở Bắc Burkina Faso từ năm 2014. Sơ bị bắt cóc bởi những người đàn ông có vũ trang không rõ danh tính vào ngày 5 tháng 4 từ ngôi nhà nhỏ mà Sơ ở chung với hai thành viên khác trong giáo đoàn của mình, những nữ tu Marianites. Được biết, Sơ bị bắt cóc trong khi chân còn đi đất, cũng không đeo kính và không mang theo được thuốc huyết áp.

Sơ Ann Lacour, bề trên giáo đoàn Marianite hiện tại, xác nhận vào ngày 30 tháng 8 rằng Sơ Tennyson hiện đã an toàn và nằm trong tay chính quyền Hoa Kỳ. FBI đã thường đưa ra thông báo về tình trạng mất tích cuả Sơ, nhưng cho đến tuần này vẫn chưa có tin tức gì về vị trí cũng như tình trạng của Sơ ấy.

“Sơ ấy đã an toàn,” Sơ Lacour nói với báo Clarion Herald, là tờ báo của Tổng giáo phận New Orleans. “Sơ ấy đang ở Mỹ, nhưng không phải ở trên đất Mỹ. Sơ ấy an toàn. Sơ ấy đã được hồi phục vào sáng (Thứ Hai). Chúng tôi đã nói chuyện với Sơ ấy. Cuối cùng Sơ ấy sẽ quay trở lại Hoa Kỳ. ”


Vào ngày 31 tháng 8, Đức Giám Mục Theophile Nare của Kaya (cuả Burkina Faso) đã đưa ra một tuyên bố nói rằng Sơ Tennyson hiện đang ở “một nơi an toàn và sức khỏe tốt,” như BBC đưa tin.

Sơ Tennyson là một cựu bề trên tổng quyền (quốc tế ) của giáo đoàn Marianite, Sơ đã về ở Burkina Faso để mở một thí điểm truyền giáo sau khi đi thăm nước này vào năm 2011. Giáo đoàn Marianite hiện đang yêu cầu những lời cầu nguyện liên tục để Sơ Tennyson hồi phục, cũng như tôn trọng quyền riêng tư cho đến khi Sơ sẵn sàng nói công khai về những thử thách của mình.

“Chúng tôi rất biết ơn TẤT CẢ những lời cầu nguyện và hỗ trợ trong 5 tháng qua. Bây giờ chúng tôi yêu cầu quí bạn cầu nguyện cho sự đổi mới hoàn toàn của Suellen về cơ thể, tâm trí và tinh thần, ”theo trang Facebook cuả giáo đoàn đăng ngày 31 tháng 8.

“Sơ ấy đã yêu cầu sự riêng tư - HÃY tôn trọng nhu cầu của Sơ ấy về thời gian và để Sơ ấy là người liên hệ với bạn khi Sơ ấy đã sẵn sàng. Hãy coi việc Sơ ấy an toàn là niềm an ủi của bạn… Chúa đã làm những điều tuyệt vời cho chúng ta! ”

Mặc dù có ba Sơ Marianite đang sống trong ngôi nhà ở Burkina Faso vào thời điểm đó, Sơ Tennyson là người duy nhất bị bắt cóc trong cuộc tấn công. Sơ Pauline Drouin, một y tá từ Quebec, và Sơ Pascaline Tougma, từ Burkina Faso, đã không hề hấn gì trong vụ tấn công. Sơ Lacour cho biết Sơ tin rằng các tay súng có thể muốn kiếm tiền và thuốc men.

Sơ Lacour cho biết dòng Marianites đã liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Burkina Faso và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhận được sự đảm bảo rằng đây là "một trường hợp ưu tiên cao đối với họ", theo bài cuả báo Clarion Herald. Quân đội Mỹ tiết lộ hôm thứ Ba rằng các lực lượng hoạt động đặc biệt của Mỹ gần đây đã trục vớt được con tin từ một nơi nào đó trên hoặc gần lục địa châu Phi, nhưng vẫn chưa có bất kỳ xác nhận nào rằng lực lượng Mỹ đóng vai trò trong việc thả Sơ Tennyson.

Dòng Marianites of Holy Cross, được thành lập vào năm 1838 bởi Cha Chân phước Basil Moreau, hiện có khoảng 140 thành viên trên toàn thế giới, các 'nhà' tại và xung quanh New Orleans có 40 người. Sơ Tennyson từng là bề trên tổng quyền (quốc tế) của dòng cho đến khi Sơ từ chức vào năm 2012.

Sơ Tennyson từng nói với báo Clarion Herald rằng sau khi Sơ đến thăm Burkina Faso với tư cách là lãnh đạo giáo đoàn, Giám mục Thomas Kaboré của Kaya đã đề nghị xin bốn Sơ Marianite đến giáo phận để giúp thành lập một giáo xứ và xây dựng một trung tâm y tế. Sơ Tennyson đã tham gia cùng các chị em khác tại tiền đồn truyền giáo sau khi từ chức.

“Sơ cứ đến đây, và Chúa sẽ lo phần còn lại,” Sơ Tennyson kể lại lời vị giám mục nói với sơ lúc đó.

Sơ Tennyson nói với tờ báo vào năm 2016 rằng Sơ muốn ở lại Burkina Faso miễn là sức khỏe của Sơ và nhà dòng cho phép, Sơ nói rằng “chưa bao giờ cảm thấy mình sống mạnh mẽ trong ơn gọi như thế”. Nhà thờ giáo xứ nhỏ bé nhưng rất sôi động, và theo một báo cáo, phòng khám y tế rất quan trọng đối với cả khu vực đến nỗi nhiều người phải đi bộ 50 dặm để được điều trị ở đó.

Burkina Faso là quốc gia với 21 triệu dân ở Tây Phi, là một điểm nóng của khủng bố Hồi giáo và bạo lực trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2016. Nhiều báo cáo về các vụ tấn công người Cơ đốc giáo của các tay súng. Vào giữa tháng 5 năm 2019, một nhóm tay súng đã đốt phá một nhà thờ Công Giáo trong Thánh lễ Chủ nhật và giết chết ít nhất sáu người, trong đó có một linh mục. Thêm bốn người Công Giáo bị bắn chết vào ngày hôm sau. Một linh mục Công Giáo ở Burkina Faso mất tích vào tháng 1 năm 2021 sau đó được tìm thấy đã chết trong một khu rừng.

Một cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra ở nước này vào tháng 1 năm 2022 và vị tổng thống mới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục an ninh. Nhưng vào tháng Hai, tại Saint Kisito de Bougui, một tiểu chủng viện, những kẻ tấn công đã đốt cháy hai ký túc xá, một phòng học và một chiếc xe, và phá hủy một cây thánh giá.


Và đây là tin cuả tờ báo The War Zone:

JOSEPH TREVITHICK
31 THÁNG 8 NĂM 2022 1:22 CH

Những chi tiết vẫn còn hạn chế, nhưng quân đội Mỹ đã tiết lộ rằng các lực lượng hoạt động đặc biệt của Mỹ gần đây đã trục vớt một con tin từ một nơi nào đó trên hoặc gần lục địa châu Phi. Mặc dù chưa có bất kỳ tin tức nào được xác nhận vào thời điểm này, nhưng các đại diện của Giáo Hội Công Giáo cũng đã thông báo hôm nay rằng Sơ Suellen Tennyson, một nữ tu 83 tuổi đã bị bắt cóc ở Burkina Faso phía tây bắc châu Phi vào đầu năm nay, hiện đã an toàn.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng Mark Milley lần đầu tiên tiết lộ về hoạt động này trong bài phát biểu tại buổi lễ hôm qua (30 th 8) để đánh dấu sự chuyển giao quyền chỉ huy SOCOM từ Tướng Lục quân Richard Clarke sang Tướng Lục quân Bryan Fenton. Trong bài diễn văn, Milley đã duyệt lại danh sách các thành tích đáng chú ý của lực lượng hoạt động đặc biệt Hoa Kỳ dưới thời Clarke nắm quyền.

"Dưới sự chỉ huy của Rich, các đội SOCOM đã giải cứu một công dân Mỹ ở Nigeria chỉ 96 giờ sau khi bị bắt. Họ đã loại bỏ [ Tướng Qassem] Soleimani, [và thủ lĩnh ISIS Abu Bakr Al] Baghdadi ", tướng Mark Milley nói. "Và gần đây nhất, trong 48 giờ qua, họ đã vớt được một con tin khác."

Chiến dịch ở Nigeria mà Milley đề cập là cuộc giải cứu Philip Walton, con trai của một nhà truyền giáo Cơ đốc đã bị bắt ở nước láng giềng Niger vào năm 2020. Bạn có thể đọc thêm về cách các lực lượng hoạt động đặc biệt của Mỹ truy cập thành công vụ Walton, một nhiệm vụ có sự tham gia của máy bay cánh quạt nghiêng CV- 22 Osprey, được tiếp xăng bởi nhiều tàu bay tiếp liệu khác nhau dọc theo đường bay dài từ một căn cứ ở Tây Ban Nha.

Trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động mới được tiết lộ này, SOCOM đã chỉ đạo The War Zone liên hệ với Bộ Tư lệnh Châu Phi của Hoa Kỳ (AFRICOM). Chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ AFRICOM, có trụ sở chính tại Đức.

Một phát ngôn viên của Bộ Tham mưu Liên quân nói với The War Zone rằng họ không có gì để thêm vào nhận xét của tướng Milley.

Tổng giáo phận Công Giáo New Orleans và Đức Giám Mục Theophile Nare của Giáo phận Kaya ở Burkina Faso sau đó đều đưa ra tuyên bố về việc thả Sơ Tennyson. Sơ là một thành viên của Dòng Marianites of the Holy Cross, người đã phục vụ tại một giáo xứ ở Burkina Faso từ năm 2014. Sơ đã bị bắt cóc bởi những tay súng vô danh vào tháng Tư.
 
Phơi trần sự thật ở Connecticut: bí mật không mướn người Công Giáo, hoặc trên 30 tuổi, hoặc bảo thủ.
Trần Mạnh Trác
16:30 01/09/2022
Phân biệt đối xử chống lại người Công Giáo:

'Thành thật mà nói, tôi không muốn thuê người Công Giáo," là lời cuả viên phó hiệu trưởng (hiệu phó ) một trường tiểu học công lập ở Connecticut, bị thâu hình bí mật bởi một nhóm có tên là Project Veritas.

Những clips video đã được thu tại khung cảnh cuả một nhà hàng, hoặc ở những nơi công cộng khác.

Đoạn video phát tán như giông bão trên mạng trong những ngày qua, làm cho đảng Dân Chủ điạ phương, sở học chánh và các quan chức tiểu bang đang phải bối rối phân bua. (xin xem cuối trang)

Video ghi lại những phát biểu cuả ông Jeremy Boland, hiệu phó trường tiểu học Cos Cob ở Greenwich, Connecticut, là một trong những thành phố tự trị giàu có nhất nước.

Trước câu hỏi về những người nộp đơn xin việc có ghi là Công Giáo, ông Boland thản nhiên trả lời "Bạn không thuê họ."

"Vậy, ông có bao giờ thuê một người Công Giáo nào không?" người nữ phóng viên hỏi tiếp.

Boland trả lời: “Không, tôi không muốn… Bởi vì nếu ai đó được nuôi dạy theo Công Giáo, thì giống như họ bị tẩy não. Bạn không bao giờ có thể thay đổi lối suy nghĩ của họ. Vì vậy, khi bạn yêu cầu họ xem xét một điều gì đó mới, như một cơ hội mới, hoặc 'bạn phải nghĩ về điều này theo cách khác', họ sẽ bị mắc kẹt - họ chỉ cứng nhắc. "

Lên án cuả Hội đồng giám mục Công Giáo:

Hội đồng giám mục Công Giáo của Connecticut đã lên án những bình luận của viên hiệu phó như sau:

“Những tiết lộ về một quan chức trong khu học chánh Greenwich phân biệt đối xử với những người theo đạo Công Giáo là vô cùng đáng lo ngại và cần được coi là vi phạm nghiêm trọng đến niềm tin của công chúng và luật pháp tiểu bang,”

Trong bản tuyên bố ngày 31 tháng 8 cuả ông Christopher Healy, giám đốc điều hành của Hội đồng GM Công Giáo Connecticut, ông gọi các hoạt động phân biệt đối xử bị cáo buộc tại Trường Tiểu học Cos Cob là “không thể chấp nhận được” và kêu gọi khu học chánh và bộ giáo dục của tiểu bang điều tra vấn đề.

Ông nói thêm: “Những nhận xét về người Công Giáo cũng như kỹ thuật dạy dỗ của viên hiệu phó trường Tiểu học Cos Cob là thấp hèn và chúng gây bất bình sâu sắc đến nhiều giáo viên Công Giáo ở các trường công lập ở Greenwich và trên toàn tiểu bang.

Nội dung video:

Trong đoạn video, ông Boland cũng chỉ ra rằng ông nghĩ rằng cha mẹ không có trách nhiệm trong việc hoạch định hình thức giáo dục mà trẻ em nhận ở trường.

"Tôi không thể vượt qua các bậc cha mẹ ấy nữa," ông than thở như vậy.

"Vấn đề là, các bậc cha mẹ cảm thấy như có trách nhiệm uốn nắn các trường học, sau đó sẽ uốn nắn bọn trẻ, đúng không? Dù thế, khi tôi không thể vượt qua các bậc phụ huynh, tôi vẫn thực sự có nhiều ảnh hưởng đến lũ trẻ như tôi muốn, phải không? Tôi sẽ cố gắng theo cách riêng cuả mình… Nhưng hiện tại công việc của tôi là thuê giáo viên cho đúng. "

Trong một cuộc trò chuyện khác, ông ta đặt câu hỏi, "Chúng ta làm việc cho cha mẹ hay chúng ta làm việc cho đứa trẻ?"

"Chúng ta làm việc vì đứa trẻ," ông ta trả lời ngay.

Người phóng viên hỏi, "Như vậy thì không phải là về việc nuôi dạy con cái à?"

“Điều đó không nên, tôi không nghĩ vậy,” Boland nói.

Boland đưa ra bình luận bổ sung về quy trình nộp đơn và nói rằng ông ta sẽ không thuê một ứng viên chọn đứng về phe phụ huynh khi được hỏi câu hỏi giả định như sau: "Vì vậy, trong một cuộc họp với phụ huynh, bạn đề xuất kế hoạch mà bạn phát triển cho học sinh của mình, để phát triển kỹ năng đọc sách và những khái niệm khác, và phụ huynh không đồng ý với bạn, bạn xử lý điều đó như thế nào? "

Nếu họ trả lời rằng họ đứng về phía phụ huynh, "họ không được tuyển dụng," ông nói.

Ông Healy, phát biểu thay mặt cho các giáo phận Công Giáo ở Connecticut, nói rằng “Chúng tôi hy vọng rằng đây là một sự cố cá biệt và không phản ánh tất cả các giáo viên, quản lý và nhân viên hỗ trợ, là những người đang cố gắng cung cấp một nền giáo dục có chất lượng cho con em cuả chúng tôi."

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “đây là thời điểm quan trọng để tất cả các quan chức dân cử lên tiếng tố cáo những hành vi này và đảm bảo rằng bất kỳ phụ huynh hoặc học sinh nào có quan ngại về chất lượng giáo dục đều được tôn trọng và lắng nghe.”

“Quốc gia của chúng ta được thành lập dựa trên quyền tự do tôn giáo bất khả xâm phạm. Bất kỳ nỗ lực nào để xâm phạm quyền đó, bất kể tín ngưỡng nào, phải là ưu tiên của những người mà chúng tôi đã ủy thác để thực thi các luật đó, ”ông nói.

Phản ứng cuả chính quyền:

Nhiều quan chức công quyền đã lên tiếng bình luận, trong đó có thống đốc tiểu bang, ông Ned Lamont:

”Sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào thì không có chỗ đứng ở Connecticut, đặc biệt là trong các trường công lập của chúng ta. Điều trên không phù hợp với các giá trị Connecticut của chúng ta. Bộ Giáo dục Bang Connecticut đã biết về vụ việc, đã liên lạc với ban giám đốc của trường Công lập Greenwich, và đang theo dõi diễn biến của tình hình, ” ông thống đốc nói.

Giám đốc sở học chánh công lập Greenwich, bà Teri Jones, đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Tư:

“Vào cuối buổi tối hôm qua, chúng tôi được biết về một video đã lan truyền với một quản trị viên hiện tại của trường Cos Cob. Chúng tôi dự định sẽ tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ và cho đến thời điểm đó, chúng tôi sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào. Chúng tôi yêu cầu bạn tôn trọng quá trình điều tra trong thời gian này, ” bà Jones nói trong bản tuyên bố.

Bà tiếp tục: “Tuy nhiên, chúng tôi không ủng hộ bất kỳ ý kiến ​​nào thúc đẩy các hoạt động tuyển dụng phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, tôn giáo, giới tính hoặc tuổi tác theo bất kỳ cách nào và chúng tôi muốn nhắc nhở toàn thể cộng đồng rằng các chính sách và quy trình chương trình giảng dạy của chúng tôi được thực thi nghiêm ngặt bởi Hội đồng quản trị của chúng tôi. ”

Một phát ngôn viên của bà Jones sau đó đã cung cấp một tuyên bố bằng văn bản nói rằng viên phó hiệu trưởng được mô tả trong video đã bị cho nghỉ hành chính.

Phân biệt đối xử với chủ ý chính trị?

Trong video, hiệu phó cũng nói rằng ông cố gắng thanh lọc những người bảo thủ. Một cách là đảm bảo rằng ông ta chỉ phỏng vấn những ứng viên từ 30 tuổi trở xuống. Ông nói: “Càng lớn tuổi hơn, theo cách của bạn, bạn càng trở nên thận trọng hơn”.

Ông nói, mục tiêu quan trọng của giáo dục tại trường là khiến học sinh suy nghĩ theo hướng cuả 'cánh tả'.

“Bạn dạy chúng cách suy nghĩ. Đó là nó. Việc nghĩ những gì thì không quan trọng. Nếu chúng nghĩ về nó một cách hợp lý, tiến bộ, điều đó sẽ trở thành thói quen của chúng ”, Boland  nói.

Ông nói, các giáo viên 'cánh tả' biết cách làm điều đó mà không để họ bị buộc tội dạy dỗ không đúng cách.

Boland nói: “Tin hay không thì tùy, những giáo viên có tư tưởng cởi mở hơn, tiến bộ hơn thực sự hiểu rõ hơn về việc đưa ra thông điệp của đảng Dân chủ mà không cần phải đề cập đến chính trị. “Thật tinh tế. Bạn không bao giờ nói, 'Đây là cách tự do hay Dân chủ để làm điều này.' Bạn chỉ cần làm cho điều đó trở thành tiêu chuẩn. Đây là cách chúng tôi xử lý mọi việc. Ý tôi là, nó thật tinh tế ”.

Ông Fred Camillo, là cựu đại diện của đảng Cộng hòa, đã mô tả nhận xét của viên hiệu phó trong video của Project Veritas là "đáng xấu hổ" và kêu gọi "một cuộc điều tra đầy đủ không chỉ đối với quản trị viên này mà còn cả những thiệt hại gây ra cho những người nộp đơn trong quá khứ và hiện tại. ”

“Tôi nghĩ rằng những ứng viên Công Giáo có thể đã nộp đơn vào các vị trí giảng dạy và không được xem xét thích đáng do tôn giáo của họ có vẻ giống như một cái gì đó từ thời đại đã qua, không phải năm 2022,” Camillo viết trên  trang Facebook của mình  ngay sau khi video được xuất bản. “Theo vị hiệu phó này, những người Bảo thủ, những người nộp đơn lớn tuổi và những người khác được coi là không tiến bộ đã không được tạo cơ hội như những người khác. "

Nhưng ông Joe Angland, chủ tịch đảng Dân Chủ ở Greenwich cho biết, “Đoạn video lan truyền về các cuộc trò chuyện được ghi âm bí mật với một hiệu phó tại Trường Cos Cob là cực kỳ đáng lo ngại, ở đó nó cho thấy rằng ông ấy đã sử dụng các phương thức tuyển dụng phân biệt đối xử để loại trừ những người bảo thủ, Người Công Giáo và các giáo viên lớn tuổi đang giảng dạy trong các trường học của chúng ta để nâng cao khả năng các giáo viên truyền tải thông điệp tự do, Dân chủ ”.

Ông Angland nói thêm: “Sự phân biệt đối xử theo kiểu mà video gợi ý sẽ gây bất lợi cho sinh viên của chúng tôi khi loại trừ một số ứng viên có trình độ cao ở các vị trí giảng dạy.

“Đảng Dân chủ tôn vinh sự đa dạng và cởi mở, và nó sẽ đi ngược lại các nguyên tắc cốt lõi của mình là phân biệt đối xử dựa trên ý thức hệ chính trị, tôn giáo hoặc tuổi tác”.

Ông Angland kêu gọi chống lại sự vội vàng phán xét.

“Nguồn của video được tạo ra một cách bí mật là Project Veritas, một tổ chức nổi tiếng về việc sử dụng các thiết bị chỉnh sửa gây hiểu lầm và các thiết bị khác để bóp méo những gì một người thực sự đã nói. Tuy nhiên, sự đáng ngờ của Project Veritas không có nghĩa là video cụ thể này gây hiểu lầm. Nếu nó là chính xác về cơ bản, các thực hành được viên hiệu phó mô tả là đáng trách - và, là chống lại Dân chủ. "


Video đính kèm sau đây:

 
Chỉ khoảng 1% tổng số tín hữu thế giới đã tham gia vào giai đoạn giáo phận của thượng hội đồng về tính đồng nghị
Vũ Văn An
19:01 01/09/2022

Luke Coppen của tạp chí The Pillar vừa cho phổ biến bảng tổng kết giai đoạn tham khảo cấp giáo phận cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về tính đồng nghị. Bản tổng kết này thực hiện ngày 29 tháng 7 nhưng sau đó đã được cập nhật hóa.



Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thúc giục những người Công Giáo ở giáo phận Rome vào tháng 9 năm ngoái phải bảo đảm để càng nhiều người càng tốt tham gia vào giai đoạn mở đầu của tiến trình thượng hội đồng hoàn cầu kéo dài hai năm.

Đức Phanxicô nêu câu hỏi, "Há không trông tệ hay sao nếu giáo phận của chính Đức Giáo Hoàng không cam kết được điều này? Đúng, trông thật tệ, đối với Đức Giáo Hoàng, nhưng đối với cả anh chị em nữa!"

Sau đó trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến một tỷ lệ phần trăm người Công Giáo chuyên biệt mà ngài muốn các cuộc tham vấn phải đạt được hơn thế.

Ngài nói, “Anh chị em đừng tự giới hạn vào những người đi nhà thờ hoặc suy nghĩ như anh chị em - họ có thể không quá 3, 4 hoặc 5 phần trăm. Hãy để mọi người vào… Hãy ra ngoài và gặp họ, để họ chất vấn anh chị em, để câu hỏi của họ trở thành câu hỏi của anh chị em. Hãy cùng nhau hành trình: Chúa Thánh Thần sẽ dẫn dắt anh chị em; hãy tin tưởng vào Chúa Thánh Thần.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở lại ý tưởng này vào cuối bài phát biểu dài của ngài. Ngài nói rằng Giáo hội cần “vượt qua 3 hoặc 4 phần trăm những người gần gũi nhất với chúng ta, mở rộng phạm vi của chúng ta và lắng nghe người khác.”

Có lẽ Đức Giáo Hoàng không có ý định coi tỷ lệ phần trăm của ngài theo nghĩa đen. Có thể ngài chỉ đơn giản khuyến khích các nhà tổ chức vươn tới “những người mình thường trông mong” trong giai đoạn tham khảo.

Tuy nhiên, nhận xét của ngài có thể cung ứng một số loại cơ sở để đánh giá tỷ lệ tham gia trong một sáng kiến được mô tả là cuộc tham khảo lớn nhất của người Công Giáo từng được thực hiện xưa nay.

Chúng ta biết gì về những con số?

Hiện tại, thông tin về việc tham gia vào giai đoạn của giáo phận là khá chắp vá. Trong khi một số quốc gia đã công bố tài liệu “tổng hợp quốc gia” đưa ra các ước tính về người tham gia, nhiều hội đồng giám mục vẫn đang hoàn tất báo cáo của họ trước thời hạn đệ trình ngày 15 tháng 8 của Vatican.

Hầu hết các số liệu về sự tham gia được đề cập trong các báo cáo là số liệu gần đúng, vì trong hầu hết các trường hợp, điểm số của các cuộc tham khảo riêng rẽ đã diễn ra, cả trực tiếp lẫn trực tuyến, với số lượng lưu trữ hồ sơ khác nhau. Những người tham gia không chỉ bao gồm giáo dân giáo xứ, mà còn cả những người không theo Công Giáo và thành viên của các nhóm bên lề như nạn nhân bị lạm dụng, người vô gia cư và tù nhân.

Một số báo cáo cho thấy sự chú ý tỉ mỉ đến việc tham gia các biến cố, trong khi những báo cáo khác mơ hồ hoặc trình bày các số liệu một cách rời rạc. Chẳng hạn, tài liệu tổng hợp của Giáo phận Rôma chỉ cho biết: “Ở hầu hết các giáo xứ Rôma, các hoạt động tham khảo và lắng nghe đã được khởi xướng. Hơn 40% trong số này đã gửi đóng góp của họ để soạn thảo bản tổng hợp của giáo phận trong thời hạn đã định.”

Các nhà tổ chức tham khảo chắc chắn sẽ ghi nhận điều này là họ đang làm việc để bắt kịp một thời hạn chặt chẽ cho một dự án hoàn cầu chưa từng có ở giai đoạn cuối của một đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lễ nhà thờ và làm phức tạp công việc của các nhóm nhỏ.

Một số báo cáo bày tỏ sự thất vọng vì sự tham gia hạn chế. Thí dụ, Giáo phận Hamilton ở New Zealand cho biết: “Khi xem xét diễn trình nói chung, đề tài chính đối với ủy ban là sự thờ ơ. Đáng lưu ý là việc thiếu tham gia ngược với các nỗ lực tiếp thị và truyền thông.”

So sánh số lượng người tham gia được ghi lại với tổng số người Công Giáo đã được rửa tội trong một khu vực nhất định không hoàn toàn chính xác, bởi vì cả hai số liệu, trong căn bản, chỉ là phỏng đoán. Do đó, các tính toán dưới đây không có nghĩa gì chắc chắn cả.

Với những dè dặt như thế, sau đây là một số số liệu hiện có sẵn trên toàn thế giới, theo sau là các tính toán tổng quát về tỷ lệ tham gia:

Andorra

Giáo phận Urgell bao gồm cả Catalonia, một cộng đồng tự trị của Tây Ban Nha và Andorra, một quốc gia có chủ quyền nhỏ bé nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha. Các nhà tổ chức Thượng hội đồng đã báo cáo rằng “cuộc tham khảo được thực hiện ở Urgell có sự tham gia của hơn 900 người trong hơn 60 nhóm, với độ tuổi trung bình là 47”.

Giáo phận ước tính có khoảng 209,100 người Công Giáo vào năm 2020.

Cách tính:

Người tham gia: 900+
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 209,100
Tham gia: > 0.43%

Úc

Tổng Giáo phận Brisbane cho biết “diễn trình lắng nghe và phân định đã diễn ra, thu hút tổng cộng 370 người tham gia, dẫn đến 145 đệ trình đơn nhất (so với 17,373 người tham gia trong 2,269 đệ trình cho Công đồng Toàn thể của Úc).”

Tổng giáo phận giải thích rằng, trước đại dịch, "non 60,000 giáo dân thường xuyên tham dự giáo xứ mặc dù hơn 700,000 người vẫn tiếp tục tự nhận là Công Giáo trong cuộc điều tra dân số quốc gia." Nhưng kể từ sau đại dịch, "tổng giáo phận đã chứng kiến sự giảm sút số lượng người tham dự Thánh lễ khoảng 34%."

Cách tính:

Người tham gia: 370
Tổng số người Công Giáo đi lễ: 39,600
Tham gia: 0.93%

Người tham gia: 370
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 700,000
Tham gia: 0.05%

Tổng giáo phận Melbourne báo cáo rằng “86 cá nhân đã đệ trình và 53 nhóm đã đệ trình, đại diện cho hơn 500 người”. Tổng giáo phận giải thích rằng “một số nhóm đệ trình không cung cấp chi tiết về số lượng những người tham gia, và có khả năng số lượng những người được đại diện sẽ cao hơn. "

Bản tổng hợp cho biết tổng giáo phận đã phục vụ hơn 1,000,000 người Công Giáo, "với khoảng 77,000 người tham dự Thánh lễ Chúa nhật thường xuyên."

Cách tính:

Người tham gia: 500+
Tổng số người Công Giáo đi lễ: 77,000
Tham gia: > 0.65%

Người tham gia: 500+
Tổng số người Công Giáo đã được rửa tội: 1,000,000
Tham gia: > 0.05%

Giáo phận Parramatta [của Đức Cha Nguyễn Văn Long] cho biết: “Trong diễn trình tham khảo và phân định, chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp của ít nhất 650 người trong khu vực, theo đệ trình nhóm hoặc cá nhân.”

Giáo phận lưu ý rằng "trong Điều tra dân số Úc được công bố gần đây nhất (2016), khoảng 323,000 người tự nhận là Công Giáo trong khu vực được chỉ định là Giáo phận Parramatta." Giáo phận nói thêm rằng “số liệu tham dự Thánh lễ gần đây nhất cho thấy 14.6% người Công Giáo đã tham dự Thánh lễ trong thời gian khảo sát bốn tuần,” hay khoảng 47,000 người.

Cách tính:

Người tham gia: 650
Tổng số người Công Giáo đi lễ: 47,000
Tham gia: 1.38%

Người tham gia: 650
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 323,000
Tham gia: 0.2%

Báo cáo của Tổng giáo phận Perth cho biết: “Nhìn chung, tổng số người được hỏi từ Tổng giáo phận Perth là 12,624 người”.

Tổng giáo phận có tổng số 429,715 giáo dân.

Cách tính:

Người tham gia: 12,624
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 429,715
Tham gia: 2.94%

Tài liệu tổng hợp của cả Giáo Hội Úc cho biết rằng việc điều hành các cuộc tham khảo cấp giáo phận song song với diễn trình Công đồng toàn thể của đất nước "dẫn đến ‘sự mệt mỏi thăm dò’ hoặc ‘sự mệt mỏi tham khảo’".

________________________________________

Bỉ

Tài liệu tổng hợp quốc gia của Bỉ cho biết số lượng người tham gia vào tiến trình thượng hội đồng giáo phận thay đổi “trong mỗi giáo phận từ 2,000 đến 4,000”. Có tám giáo phận ở Bỉ.

Báo cáo cũng đề cập đến “một giáo phận tập chú diễn trình đồng nghị chủ yếu vào giới trẻ và khảo sát 10,000 người trẻ,” mà không đưa ra tổng số tham gia.

Cứ xét một cách đại khái, cho rằng một giáo phận có 2,000 người tham gia, sáu giáo phận có 4,000 người và một giáo phận có 10,000 người, tổng số là 36,000 người.

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Bỉ?

Ước tính có khoảng 57% dân số Bỉ tự xác định là người Công Giáo. Trang web Worldometer cho biết tổng dân số của Bỉ là 11,694,719, vì vậy có khoảng 6,700,000 người Công Giáo.

Tổng số người tham dự Thánh lễ là 241,029 người đã được ghi nhận vào tháng 10 năm 2019.

Cách tính:

Người tham gia: 36,000
Tổng số người Công Giáo tham dự thánh lễ: 241,029
Tham gia: 14.94%

Người tham gia: 36,000
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 6,700,000
Tham gia: 0.54%

________________________________________

Cộng hòa Séc

Các nhà tổ chức cho biết “khoảng 15,000 người” đã tham gia vào tiến trình đồng nghị trong giai đoạn cấp giáo phận từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022.

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Cộng hòa Séc?

Điều tra dân số năm 2021 cho biết có 741,000 người Công Giáo trong cả nước.

Cách tính:

Người tham gia: 15,000
Tổng số người Công Giáo đã được rửa tội: 741,000
Tham gia: 2.02%

________________________________________

Anh và xứ Wales

Tài liệu tổng hợp quốc gia của Giáo Hội Công Giáo ở Anh và xứ Wales, được công bố vào ngày 22 tháng 6, cho biết sự tham gia rất đa dạng trong các giáo xứ từ 34% đến 93%.

Bản tổng hợp này nói, “Mức độ tham gia không phải lúc nào cũng được ghi nhận. Các giáo phận, báo cáo con số, thường làm như vậy theo tỷ lệ phần trăm các định chế tham gia”.

Nó tiếp tục: “Vào thời điểm diễn trình lắng nghe bắt đầu vào mùa thu năm 2021, khi việc thờ phượng công khai vẫn còn bị các hạn chế của chính phủ và quốc gia phải vật lộn với một chủng coronavirus mới, hội đồng giám mục đã ghi nhận số người tham dự Thánh lễ ở Anh và xứ Wales chỉ là 370,000. Ngoại suy từ các báo cáo cho rằng dưới 10 phần trăm dân số đã tham gia một cách nào đó vào Thượng hội đồng, chúng tôi ước tính rằng tổng cộng có khoảng 30,000 người đã tham gia. "

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Anh và xứ Wales?

“Ước tính có khoảng 3.8 triệu người lớn ở Anh và xứ Wales tự nhận là Công Giáo”, theo nghiên cứu năm 2016 “Đạo Công Giáo đương thời ở Anh và xứ Wales: Một báo cáo thống kê dựa trên dữ kiện thăm dò Thái độ Xã hội Anh gần đây,” của Stephen Bullivant.

Cách tính:

Người tham gia: 30,000
Người Công Giáo đi lễ: 370,000
Tham gia: 8.11%

Người tham gia: 30,000
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 3,800.000
Tham gia: 0.79%

________________________________________

Pháp

Hội đồng Giám mục Pháp cho biết: “Tại Pháp, hơn 150,000 người đã được huy động đóng góp vào việc suy gẫm về Thượng hội đồng năm 2023, bằng cách nhóm họp ở nhiều bình diện: giáo phận, giáo xứ, phong trào, các nhóm tự phát, dòng tu.”

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Pháp?

Theo số liệu năm 2021 của Ifop, 6.6% người Pháp nói rằng họ đang theo đạo Công Giáo. Worldometer cho biết dân số Pháp là 65,572,972. Do đó, có khoảng 4,328,000 người Công Giáo tham dự Thánh lễ.

Có bao nhiêu người Công Giáo được rửa tội? “Theo một nghiên cứu của Ifop, khoảng 65% người Pháp tuyên bố mình là người Công Giáo vào năm 2010 (tức là hơn 40 triệu người), ”AFP đưa tin vào năm 2016.

Cách tính:

Người tham gia: 150,000
Người Công Giáo đi lễ: 4,328,000
Tham gia: 3.47%

Người tham gia: 150,000
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 42,600,000
Tham gia: 0.35%

________________________________________

Đức

Hội đồng Giám mục Đức đã công bố bản tổng hợp thượng hội đồng quốc gia vào ngày 5 tháng 8. Tài liệu không đưa ra con số tham gia.

Nó cho biết: “Số lượng tín hữu trong các giáo phận đã tham gia cuộc khảo sát cho Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới nằm trong phạm vi tỷ lệ phần trăm ở con số cuối cùng [1%?].”

“Tuy nhiên, các giáo phận lưu ý rằng tất cả các nhóm tín hữu dấn thân đều được đại diện: phụ nữ và nam giới, giáo sĩ và giáo dân, các công nhân toàn thời gian, tình nguyện, trẻ và già. Tuy nhiên, hầu như không có được bất cứ người thất vọng và không đi nhà thờ nào tham dự."

________________________________________

Ái Nhĩ Lan

Tổng giáo phận Dublin cho biết trong báo cáo của mình: “Tổng cộng 173 giáo xứ đã tổ chức các cuộc họp mặt cho 10,500 người tham gia. Các buổi họp mặt này được điều phối bởi 325 hoạt náo viên, những người đã tham gia hai buổi đào tạo trực tuyến và các buổi hỗ trợ bổ sung. Cuộc tập hợp trung bình có từ 35 đến 40 người tham gia, tuy nhiên cuộc tập hợp lớn nhất có 280 người tham gia. 2,200 người khác đã tham gia theo những cách khác, chủ yếu là trong các nhóm tập chú”.

Cách tính:

Người tham gia: 12,700
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 1,121,200
Tham gia: 1.13%

Giáo phận Limerick báo cáo rằng “hơn 4,000 người đã trả lời các bảng câu hỏi và hơn 1,500 người đã tham gia vào các cuộc họp lớn và các cuộc thảo luận nhóm nhỏ”. Giáo phận nói thêm rằng mình phục vụ một dân số Công Giáo khoảng 155,000 người.

Cách tính:

Người tham gia: 5,500
Tổng số người Công Giáo đã được rửa tội: 155,000
Tham gia: 3.55%

Tài liệu tổng hợp thượng hội đồng quốc gia của Ái Nhĩ Lan, được công bố vào ngày 16 tháng 8, không bao gồm ước tính về sự tham gia, nhưng ghi nhận khó khăn trong việc tiếp cận những người trẻ tuổi và những người bị thiệt thòi trong diễn trình tham khảo cấp giáo phận.

Một tuyên bố đi kèm của các giám mục cho biết “kể từ tháng 10 năm 2021, hàng chục nghìn người Công Giáo trên khắp Ái Nhĩ Lan đã tham gia lắng nghe và suy tư cầu nguyện về chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn: ‘Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Sứ mệnh.’”

________________________________________

Ý

Bản tổng hợp thượng hội đồng toàn quốc của Ý đã báo cáo rằng “khoảng 50,000 nhóm đồng nghị đã được thành lập, với những người điều hành của họ, với tổng số nửa triệu người tham gia”.

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Ý? Theo Wikipedia, có 39,661,400.

Cách tính :

Người tham gia: 500,000
Tổng số người Công Giáo đã được rửa tội: 39,661,400
Tham gia: 1.26%

________________________________________

Nhật Bản

Bản tổng hợp toàn quốc của Nhật Bản về Thượng Hội Đồng không đưa ra ước tính tham gia, nhưng nói rằng "Vì các hạn chế đối với các cuộc tụ họp do COVID-19, việc thu thập ý kiến không thể diễn ra trong các cuộc họp thực tế mà dựa vào bảng câu hỏi."

________________________________________

Luxembourg

Tổng giáo phận Luxembourg nói rằng 4,590 người đã tham gia vào giai đoạn thượng hội đồng giáo phận.

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Luxembourg? Theo Wikipedia, có 439,280.

Cách tính :

Người tham gia: 4,590
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 439,280
Tham gia: 1.04%

________________________________________

Tân Tây Lan

Báo cáo của Tổng giáo phận Wellington cho biết các nhà tổ chức “đã nhận được 237 bản trả lời của nhóm và 395 bản trả lời của cá nhân, thu hút hơn 1,500 người”.

Báo cáo lưu ý rằng tổng giáo phận có "số lượng trung bình tham dự Thánh lễ Chúa nhật trước đại dịch là 11,000." Vào năm 2020, ước tính có khoảng 81,700 người Công Giáo trong tổng giáo phận.

Cách tính :

Người tham gia: 1,500
Người Công Giáo đi lễ: 11,000
Tham gia: 13.64%

Người tham gia: 1,500
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 81,700
Tham gia: 1.84%

Giáo phận Palmerston North cho biết: “Do tính chất của nhiều cách khác nhau trong đó mọi người tham gia vào diễn trình này, nên không rõ chính xác có bao nhiêu người đã tham gia. Tuy nhiên, từ tổng số khoảng 230 bản đệ trình nhận được, có vẻ như khoảng 500 người đã tham gia vào giai đoạn tư vấn một cách nào đó. "

Giáo phận báo cáo có tổng số 51,345 giáo dân trực thuộc trong giáo phận, với 7,255 người tham dự Thánh lễ Chúa nhật.

Cách tính :

Người tham gia: 500
Người Công Giáo đi lễ: 7,255
Tham gia: 6.89%

Người tham gia: 500
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 51,345
Tham gia: 0.97%

Bản tổng hợp toàn quốc của New Zealand không có bất cứ con số tham gia nào.

________________________________________

Ba Lan

Báo cáo của Giáo phận Kalisz cho biết “ở cấp giáo phận, khoảng 0.2% dân số đã tham gia Thượng hội đồng.”

Giáo phận Łomża không đưa ra con số tham gia, nhưng cho biết: “Các nan đề đại dịch đã làm giảm sự quan tâm đối với thượng hội đồng. Công việc đồng nghị cũng không được phục vụ bởi các hạn chế đại dịch, theo đó có lệnh cấm các buổi tụ tập của các nhóm nhỏ. Các cố gắng đã được thực hiện để chuyển việc này lên internet. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái trong không gian trực tuyến. Cần nói thêm rằng một nhóm lớn các giáo xứ hoàn toàn không đảm nhận công việc đồng nghị. Đồng thời, người ta nhận thấy rằng việc giao tiếp trong giáo xứ còn rất nhiều điều cần được mong đợi. Thường thì các mục tử đã không cung cấp kịp thời cho giáo dân những thông tin cần thiết ”.

Báo cáo tham khảo của Giáo phận Quân sự Ba Lan cho biết “tổng cộng có khoảng 4,300 người đã tham gia vào diễn trình đồng nghị, tức là khoảng 1.1% tín hữu của Giáo phận Quân sự Ba Lan”.

Tổng giáo phận Poznań báo cáo rằng “8,610 người đã tham gia vào giai đoạn đầu tiên của Thượng hội đồng về Tính đồng nghị”.

Tổng giáo phận đã phục vụ tổng số 1,477,000 người Công Giáo vào năm 2019.

Cách tính :

Người tham gia: 8,610
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 1,477,000
Tham gia: 0.58%

Giáo phận Świdnica cho biết trong bản tổng hợp của mình: “Tổng cộng, khoảng 1,500 người đã tham gia vào công việc đồng nghị, tức là khoảng 3 người trên một phần nghìn dân số của giáo phận và 1% số người tham dự Thánh lễ Chúa Nhật.”

________________________________________

Tô Cách Lan

Tài liệu tổng hợp của Giáo phận Aberdeen cho biết lúc đầu có "một số khó khăn thực sự trong việc thúc đẩy mọi người tham gia."

Giáo phận giải thích: “Ra khỏi đại dịch Covid-19, người ta do dự tham gia vào nhiều chuyện và Thượng Hội đồng là một trong số đó. “Khách quan mà nói, chỉ một bộ phận nhỏ giáo dân trong giáo phận tham gia. Tuy nhiên, nhiều người trong số những người đã tham gia các cuộc họp đồng nghị đã rất biết ơn vì có cơ hội gặp gỡ và thảo luận các vấn đề một cách cởi mở. "

Báo cáo của Giáo phận Galloway cho biết: “Thật khó để đưa ra con số về những cá nhân đã tham gia vào giai đoạn đầu tiên của Thượng Hội đồng giáo phận. Phương pháp luận của các cuộc gặp gỡ giáo xứ có nghĩa là các ghi chú sau cuộc gặp gỡ riêng lẻ được thu thập cho mỗi câu hỏi; không phải ai cũng trả lời mọi câu hỏi và không phải giáo xứ nào cũng thử trả lời mọi câu hỏi. Ngoài ra, nhiều người đã theo dõi sự tham dự tại cuộc gặp gỡ với những suy nghĩ thêm gửi qua email. Theo một ước tính thận trọng, từ năm đến sáu trăm người đã tích cực tham gia, có lẽ nhiều hơn nữa. ”

Giáo phận cũng nói rằng có tổng cộng 41,353 giáo dân trong giáo phận.

Cách tính :

Người tham gia: 600
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 41,353
Tham gia: 1.45%

Bản tổng hợp toàn quốc của ô Cách Lan không ước tính mức độ tham gia, nhưng cho biết: “Ban đầu, nhiều người cho rằng bắt tay vào tiến trình thượng hội đồng trong một trận đại dịch không phải là thời điểm thuận lợi nhất để nắm lấy một cột mốc quan trọng như vậy trong đời sống của Giáo hội. Tuy nhiên, những tổng hợp của giáo phận về giai đoạn này của tiến trình đồng nghị có thể thấy những chồi non đầu tiên của sự sống mới của giáo hội.”

________________________________________

Tây Ban Nha

Bản tổng hợp toàn quốc của Giáo Hội Công Giáo Tây Ban Nha cho biết: “Trong con đường chung này, 14,000 nhóm đồng nghị đã tham gia ở Tây Ban Nha, bao gồm hơn 215,000 người, đa số là giáo dân, cả những người thánh hiến, tu sĩ, linh mục và giám mục.”

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Tây Ban Nha?

Một báo cáo vào tháng 3 năm nay cho biết, “Vào tháng 3 năm 2021, 59.8% dân số Tây Ban Nha tự nhận mình là người Công Giáo, theo dữ kiện từ Centro de Investigaciones Sociológicas (CIS)”. Theo Worldometer, Tây Ban Nha có dân số 46,792,165 người. Do đó, có khoảng 28,000,000 người Công Giáo trong cả nước.

Có bao nhiêu trong số này đang thực hành đạo? CIS phát hiện ra rằng 10.6% người Công Giáo nói rằng họ đi lễ mỗi Chúa nhật, tương đương khoảng 3,000,000.

Cách tính :

Người tham gia: 215,000
Người Công Giáo đi lễ: 3,000,000
Tham gia: 7.17%

Người tham gia: 215,000
Tổng số người Công Giáo đã được rửa tội: 28,000,000
Tham gia: 0.77%

________________________________________

Thụy Sĩ

Báo cáo của Giáo phận St. Gallen nhấn mạnh "rằng 1,090 người từ giáo phận St. Gallen đã tham gia cuộc khảo sát trong 146 nhóm và hoàn thành bảng câu hỏi trực tuyến chỉ đại diện cho một phần nhỏ người Công Giáo trong giáo phận St. Gallen."

Vào năm 2020, có 254,900 người Công Giáo trong giáo phận ở đông bắc Thụy Sĩ.

Cách tính :

Người tham gia: 1,090
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 254,900
Tham gia: 0.43%

Bản tổng hợp toàn quốc của Thụy Sĩ không đưa ra ước tính về sự tham gia.

________________________________________

Hoa Kỳ

Giáo phận Arlington, Virginia, không đưa ra tổng số tham gia trong báo cáo của mình, nhưng lưu ý rằng họ đã thực hiện tổng cộng 145 buổi lắng nghe trực tiếp. Giáo phận cho biết: “Mọi người từ mọi tầng lớp xã hội đã tham gia một cách cầu nguyện và hết lòng vào nhiều buổi lắng nghe đồng nghị”.

Giáo phận Covington, Kentucky, báo cáo trong bản tổng hợp giáo phận rằng khoảng 4,375 người đã tham gia trong số 89,035 người Công Giáo.

Cách tính :

Người tham gia: 4,375
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 89,035
Tham gia: 4.91%

Giáo phận Fort Worth, Texas, ghi nhận: “Có tổng cộng 112 buổi lắng nghe được tổ chức trên toàn giáo phận bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Việt Nam và ASL (Ngôn ngữ Ký hiệu Hoa Kỳ). Tổng số người tham gia là 3,311 người trong đó có 41 người đã sử dụng liên kết khảo sát cá nhân ”.

Cách tính :

Người tham gia: 3,311
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 1,200,000
Tham gia: 0.28%

Giáo phận Knoxville, Tennessee, nói rằng “mức độ tham gia vào tiến trình thượng hội đồng giáo phận thấp hơn những gì chúng tôi mong đợi và hy vọng bất chấp quảng cáo, tiếp thị, rao giảng và khuyến khích giáo xứ / trường học mạnh mẽ”.

Giáo phận nói thêm: “Lãnh thổ của Giáo phận Knoxville có dân số Công Giáo là 68,000 người (không bao gồm số lượng lớn người gốc Tây Ban Nha không có giấy tờ). Chỉ có 4,693 người Công Giáo (khoảng 13% dân số Công Giáo của giáo phận) đã hoàn thành cuộc khảo sát trực tuyến. Một số lượng thấp hơn đáng kể đã tham gia vào các buổi lắng nghe.”

Tổng Giáo phận Louisville, Kentucky, báo cáo có tổng cộng 2,389 người tham gia các buổi lắng nghe đồng nghị.

Tổng giáo phận phục vụ khoảng 200,000 người Công Giáo.

Cách tính :

Người tham gia: 2,389
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 200,000
Tham gia: 1.19%

Giáo phận Pittsburgh, Pennsylvania, nói rằng hơn 3,600 người đã tham gia vào các cuộc tham khảo.

Giáo phận phục vụ 628,000 người Công Giáo.

Cách tính :

Người tham gia: 3,600+
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 628,000
Tham gia: > 0,57%

Giáo phận St.Petersburg, Florida, cho biết: “Các giáo hạt, giáo xứ và các thừa tác vụ khác đã tổ chức khoảng 156 phiên họp đồng nghị với khoảng 6,480 người tham gia, bằng nhiều ngôn ngữ. Hơn nữa, Giáo phận đã nhận được hơn một chục lá thư từ các cá nhân Công Giáo và khoảng 207 phản hồi cho cuộc khảo sát trực tuyến.”

Cách tính :

Người tham gia: 6,700
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 500,000
Tham gia: 1.34%

Tổng Giáo phận Seattle cho biết “tổng cộng, các điều phối viên của Thượng hội đồng đã tổ chức gần 1,000 buổi họp mặt, cả trực tuyến và trực tiếp, trong đó hơn 11,000 người đã tham gia. Đối với những người không thể tham dự, một cuộc khảo sát trực tuyến đã được cung cấp, thu hút hơn 250 câu trả lời."

Cách tính :

Người tham gia: 11,250
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 600,605
Tham gia: 1.87%

Tổng giáo phận Washington, nơi phục vụ khoảng 655,000 người Công Giáo, đã không đưa ra con số tham gia tổng thể. Nó ghi nhận trong báo cáo của mình rằng 106 trong số 139 giáo xứ của nó đã gửi các bản tóm tắt phiên lắng nghe. Tổng giáo phận cho biết: “Ngoài ra còn có các báo cáo được gửi từ hai trường Trung học Công Giáo, một cộng đồng giáo hội độc lập, Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, một phiên họp thượng hội đồng đại kết, và một báo cáo bằng lời từ các nhóm có thành viên xác định là người Công Giáo LGBTQ + và những người phục vụ họ trong giáo phận. Ngoài ra, chúng tôi đã nhận được hơn 1,000 phản hồi cá nhân cho một cuộc khảo sát dành cho tất cả các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.”

________________________________________

Venezuela

Diario Católico báo cáo, tại Venezuela, “khoảng 4,000 cuộc họp đã được tổ chức trên khắp đất nước từ các Giáo hội địa phương đến các giáo phận, với sự tham gia của khoảng 55,000 người,”.

Có bao nhiêu người Công Giáo ở Venezuela? Theo số liệu năm 2017, khoảng 67% trong số 28.2 triệu người dân cả nước là người Công Giáo.

Cách tính :

Người tham gia: 55,000
Tổng số người Công Giáo được rửa tội: 18,890,000
Tham gia: 0.29%

Việt Nam

Riêng Giáo Hội Việt Nam, Coppen không cung cấp con số nào cả. Chúng tôi dựa vào "Bản Tổng hợp toàn quốc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Cấp giáo phận” do Văn phòng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam soạn thảo ngày 10 tháng 08 năm 2022 và đệ nạp ngày 15 tháng 8.

Theo Bản Tổng Hợp trên, Giáo Hội Việt Nam gồm 27 giáo phận với số giáo dân 7,294,713. Vì đại đa số người Công Giáo Việt Nam, từ Bắc chí Nam, thường xuyên tham dự Thánh lễ mỗi Chúa nhật quanh năm, nên Bản Tổng Hợp không đề cập tới con số tín hữu đi lễ Chúa Nhật như ở các Giáo Hội Tây Phương. Hệ luận là tỷ lệ người tham gia tiến trình đồng nghị hay hiệp hành là tỷ lệ thực sự đại diện Giáo Hội Việt Nam nói chung. Tỷ lệ này, theo Bản Tổng Hợp, là 35%, một tỷ lệ bách phân hết sức lớn lao, có thể coi là lớn nhất thế giới. Bản Tổng Hợp không cho biết trong tỷ lệ 35% này bao nhiêu phần trăm tham dự các buổi gặp gỡ trực tiếp và bao nhiêu phần trăm trả lời các câu hỏi nhận được qua phân phối trực tiếp hay qua trực tuyến. Tất cả các hình thức thỉnh ý này đã được áp dụng.

Tuy nhiên, Bản Tổng Hợp cho biết phạm vi thỉnh ý rất rộng lớn bao quát, tại cáo giáo xứ và dòng tu, tại cấp giáo hạt và tại cấp giáo phận, nhất là nhằm vào đủ thành phần dân Chúa. Thực vậy, Bản Tổng Hợp nhắc đến đóng góp của “anh chị em di dân ngoại kiều... các đôi hôn phối đã ly dị và tái hôn... những người khô khan nguội lạnh hoặc vướng vào các tệ nạn xã hội...”; thậm chí cả “Nhiều người ngoài Công Giáo”.

Về thái độ tham dự, Bản Tổng Hợp quả quyết “Họ tham gia cách tích cực, nhiệt tình, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, và mong muốn có thêm những cuộc gặp gỡ thỉnh ý trong tương lai. Họ cảm nhận niềm vui khi tham gia tiến trình hiệp hành vì (1) cảm nhận một luồng gió mới đang thổi vào đời sống Hội Thánh; (2) được lắng nghe và góp ý cho việc xây dựng Hội Thánh; (3) cảm nhận mình thuộc về Hội Thánh cách rõ nét hơn”.

Bản Tổng Hợp cho rằng “Trở ngại lớn của tiến trình thỉnh ý là thời gian có hạn, hơn nữa lại trong giai đoạn dịch Covid-19 nên không thể triển khai đầy đủ hơn”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne và Hội Ái Hữu Nghệ-Tĩnh-Bình TGP Melbourne, dâng lễ cầu nguyện cho Đức Cố Giám Mục Cao Đình Thuyên.
Trần Văn Minh
16:25 01/09/2022
Melbourne, vào lúc 7 giờ tối Ngày 1/9/2022. Tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, Vùng Keysborough, Melbourne. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne và Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình đã tổ chức lễ cầu nguyện và đốt nến tưởng niệm Đức Cố Giám Mục Phaolo Maria Cao Đình Thuyên (1927 – 2022.) Nguyên Giám mục Giáo Phận Vinh vừa được Chúa gọi về, Ngày 29/8/22. Sau 95 năm hành trình theo chân Chúa.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do linh mục:
Giuse Nguyễn Hồng Ánh chủ tế, cùng với quý Linh mục:
Linh mục J.B. Đặng Nhật Trường, CSsR,
Linh mục Đôminico Vũ Kim Quyền SJ Giám tỉnh Dòng Tên
Linh mục Phêrô Lý Trọng Danh CSsR
Linh mục Antôn Lazarô Phạm Xuân Tạo
Linh mục Anthony Nguyễn Thế Vĩnh
Linh mục Phêrô Trần Văn Thanh
Linh mục Giuse Vũ Nhật Thăng
Linh mục Phanxico Nguyễn Hữu Trí CSsR
Và thầy Phó tế Micae Trịnh Minh Tín
Ngoài ra còn quý tu sỹ nam nữ, nhất là Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức với Soeur Yến đọc tiểu sử Đức Cha, và Soeur Nga phụ trách ca trưởng của Ca đoàn thuộc Trung Tâm Công Giáo Thánh Tôma Thiện.

Ban mục vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne cũng có sự hiện diện của quý ông:, bà: Trương Tấn Phát, Nguyễn Ngọc Trúc, Dương Hoàng Hiệp, Đinh Phượng Chi, Hồ Thị Thanh, Nguyễn Hoàng Thanh Vũ.

Mặc dù ngày thường, và đường xá xa xôi, nhưng cũng có rất đông người đến để cùng dâng lễ cầu nguyện và thắp nến trước di ảnh của Đức Cố Giám mục Phaolo Maria Cao Đình Thuyên.

Trước khi dâng lễ, Cha Nguyễn Hồng Ánh, đã nhắc nhở đến vị Giám mục đáng kính của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Cha luôn bảo vệ sự thật, công lý và hòa bình, những hành động sát cánh với Tổng Giáo Phận Hà Nội, Với Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, những câu nói để đời là: việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo Phận Vinh và ngược lại.

Trong bài giảng, Linh mục Trần Văn Thanh cũng nhắc đến các danh hiệu cao quý mà bổn đạo trong giáo phận kính tặng Ngài như “ông Tiên” hay Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh đã phong tặng Ngài là giám mục trên từng cây số. Với trách nhiệm của một một giám mục trong một vùng rộng lớn dọc theo ba tỉnh Miền Trung Việt Nam, Ngài đã sống trên xe để đến với đàn chiên của Chúa ở những nơi xa xôi hằng trăm cây số.

Năm 2013, nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu La Vang, Đức Cha có đến tham dự, và sau đó, Đức Cha đã đến dâng thánh lễ tại hầu hết các cộng đoàn Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Melbourne. Đến đâu Đức Cha cũng được đoàn chiên xa xứ chào đón nồng nhiệt.

Cuối lễ, ông Trương Tấn Phát đã lên cảm ơn quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý chức và toàn thể mọi người, đã vì lòng mến đến để cầu nguyện cho Đức Cha Phaolo, sau đó, quý cha cùng quý tu sỹ và giáo dân đã cùng thắp ngọn nến nhỏ thay lời tâm nguyện, Xin Thiên Chúa đón nhận Linh hồn Đức Cố Giám Mục Phaolo Maria Cao Đình Thuyên sớm về hưởng vinh phúc muôn đời trong vương quốc của Chúa.
 
Văn Hóa
Lá thư Canada 1 -9 -2022 : Ai Là Anh Hùng
Trà Lũ
09:15 01/09/2022
Lá thư Canada 1 -9 -2022: Ai Là Anh Hùng

Trời sắp vào thu, nắng hè đã bớt gay gắt, nhưng thời sự ở trần gian vẫn còn gay cấn mà hình như còn gay cấn hơn mỗi ngày. Dịch Cô Vít và các biến thể vẫn lan tràn, ngày nào giới truyền thông cũng đưa thêm những tin dữ hơn. Cái dịch tệ hại này ai cũng bảo do Tàu Cộng gây ra, gốc từ Vũ Hán, nên bây giờ ông trời đang phạt Tàu Cộng bằng bão lụt khắp nơi, con đập vĩ đại Tam Hiệp sắp vỡ. Nó mà vỡ thì nửa nước Tàu phía nam sẽ trôi ra biển. Tội nghiệp dân Tàu hết sức. Dân Tàu chạy lụt xuống phía nam, nước Lào cho dân Tàu tỵ nạn vào, còn VC thì không, dứt khoát đóng cửa ải. Việc này làm Vua Tập Cận Bình giận tím mặt, mai này hết lũ lụt ta sẽ tính tội mi sau. Ai cũng phục vua Tập về mặt nín giận này. Dù đang bị bão lụt một sống một chết mà vua vẫn đem quân vây Đài Loan, nói là tập trận cho nhẹ chứ trong bụng vua là đang dàn trận xâm chiếm, giọng điệu y hệt giọng vua Putin của Nga. Vua Putin khi dàn trận với xe tăng tàu bò và máy bay thì bảo ta chỉ diễn tập hành quân chứ không đi xâm lăng ai. Dàn quân xong, vua Putin liền ra lệnh xâm lăng đánh Ukraine. Kẹt một cái là vua Putin đã tính sai, vua tưởng với số xe tăng và máy bay nhiều như thế này thì chỉ hai ngày là chiếm xong Ukraine, ai ngờ đến hôm nay đã gần 200 ngày, bao nhiêu tướng tá binh sĩ đã tử trận mà Ukraine vẫn còn kháng cự anh dũng và được cả thế giới tây phương kính nể và tiếp sức. Nào ai ngờ Volodymyr Zelensky của Ukraine mà giỏi và được lòng dân đến như vậy. Zelensky lên ngôi tổng thống mới cách đây chưa đầy 4 năm. Ông quả là một anh hùng cứu quốc.

Về thời sự VN thì cộng đồng người Việt hải ngọai vẫn còn nhắc tới sự ra đi của nhà giáo đáng kính Nguyễn Xuân Vinh cựu tư lệnh không quân của VNCH, và GS Tô Văn Lai giám đốc trung tâm băng nhạc Thúy Nga. Tôi chưa bao giờ thấy có tang lễ nào mà đông các linh mục và giáo dân tham dự như tang lễ GS Vinh. Tôi chưa bao giờ thấy có đám tang nào mà có nhiều vòng hoa phúng điếu và được báo chí ca tụng hết lời lâu như vậy.

Ngoài ra, vì ngấy các chuyện thời sự đang xảy ra khắp nơi, làng tôi chỉ còn bàn chuyện anh hùng Zelensky. Rồi từ chuyện bên tây làng tôi đã bàn sang chuyện bên đông. Nhân chuyện anh hùng xứ Ukraine, ông bồ chữ ODP của làng phát biểu về nghĩa chữ ‘anh hùng’ rất hay, như sau:

Luận về anh hùng thì Tào Tháo ở Á Châu luận hay nhất. Ta cứ nghe lời đối đáp giữa ông và Lưu Bị thì thấy rõ. Lúc đó Lưu Bị đang thất thế phải chạy sang sống nhờ Tào Tháo, Tào thì đang ở đỉnh cao quyền uy, trong thì khinh thường Vua Hán, ngoài thì coi thiên hạ như rơm rác. Một hôm nổi hứng,. Tào Tháo mở tiệc đãi Lưu Bị. Giữa tiệc thì trời đổ mưa lớn. Lính vào trình rằng trên trời có rồng phun nước. Tào Tháo bèn hỏi Lưu Bị về rồng. Thấy họ Lưu chưa hiểu ý mình ra sao và ra chiều lưỡng lự, Tào bèn đi một đường diễn nghĩa rất ư hùng biện như thế này: Rồng lúc thì to lúc thì nhỏ, lúc thì bay lúc thì nấp. Lúc to thì cỡi mây phun nước, lúc nhỏ thì thu hình xếp cánh. Khi bay thì lượn trong trời đất, khi ẩn thì nép dưới sông hồ. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa tung hoành bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời. Xin hỏi đại ca điều này: Đại ca đã đi khắp mọi phương trời chắc đã gặp đủ mặt anh hùng, xin đại ca kể tên các anh hùng trong thiên hạ coi. Lưu Bị bèn kể về Viên Thuật, Viên Thiệu,, Tôn Bá Phù, Trương Tú… Tào Tháo liền đáp: các tên đó đều hèn, không phải anh hùng. Rồi Tháo định nghĩa anh hùng thế này: Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài lớn bao bọc được cả vũ trụ, có sức nuốt được cả trời đất. Lưu Bị bèn hỏi vậy ai mới xứng đáng được như thế, Tào liền lấy tay chỉ ngay vào mình và Lưu Bị mà rằng: anh hùng trong thiên hạ bây giớ chỉ có tôi và đại ca mà thôi ! Lưu Bị nghe xong bèn giật mình run sợ, đũa ở trong tay rơi xuống đất, vì Lưu Bị nghĩ rằng thôi chết, nó đi guốc trong bụng mình mất rồi. Vũ trụ chỉ có một mặt trời, nó xưng nó là mặt trời, nó biết mình cũng là mặt trời, làm sao có hai được ! Thế nhưng Tháo đã không hại Lưu Bị lúc này. Phải ghi cho Tháo một điểm son. Chính sử Trung Hoa tả Tháo là một quân sự gia và chính trị gia lỗi lạc. Tôi nghĩ là đúng vì không lỗi lạc sao làm tới chức thừa tướng. Tháo có một lập trường chính trị rất rõ ràng minh bạch và rất dứt khoát, không đi đêm, không hàng hai, không xét lại. Cái lập trường quang minh chính đại này đã chinh phục được ông tri huyện Trần Cung. Sách kể rằng sau khi mưu sát Đổng Trác không thành, Tháo bèn chạy. Quan huyện Trần Cung bắt được Tháo, đóng cũi định giải về triều, nhưng vì thấy Tháo là người có chí lớn trong thiên hạ bèn cảm phục, bèn đổi ý, và chính ông, ông đã bỏ đời nhung lụa mà trốn đi theo Tháo. Chỉ tiếc rằng trên đường đào tẩu Tháo đã nói một câu để đời ‘ thà phụ người còn hơn để người phụ mình’. Câu này làm quan Trần Cung vỡ mộng.

Văn hào La Quán Trung đã vẽ Tháo với khuôn mặt hung ác tiểu nhân, còn Lưu Bị thì bộ mặt đạo đức quân tử. Tuy bị vẽ xấu như vậy nhưng mưu chước của Tháo đã làm say mê bao nhiêu độc giả. Chứng cớ là tôi thấy nhiều vị khi đọc tới các mưu thần chước quỷ của Tào Tháo đã khoái quá và vừa cười vừa thét lên: tiên sư cái thằng Tào Tháo ! Tôi cho Tháo bị chửi như vậy là oan, tôi vẫn phục cái tính dứt khoát thẳng băng của Tháo. Tôi vẫn phục các mưu thần của Tháo. Chẳng mưu thần chước quỷ mà sao lại làm được cho quân Tây Thục và Đông Ngô nhiều phen xiểng liểng !

Tôi khen Tháo, thế còn Lưu Bị thì sao cơ? Có phải Lưu Bị lúc nào cũng là anh hùng và quân tử không? Điều này phải xét lại. Chỉ riêng cái việc Lưu Bị nổi xùng rồi đùng đùng cất quân đi đánh Tôn Quyền khi hay tin Quan Công là em mình bị hại, thì đủ cho ta thấy Lưu Bị không phải là bậc lãnh tụ trăm phần trăm lỗi lạc. Lưu Bị chỉ vì quá xúc động, vì đặt nặng tình anh em kết nghĩa lên trên việc quốc gia đại sự, nên đã mắc hận lớn trong trận Mạo Đình. Trước khi cất quân đi đánh, Lưu Bị đã được cố vấn Khổng Minh can ngăn hết lời nhưng Lưu Bị vẫn không nghe. Sứ giả Đông Ngô cũng đã sang tạ lỗi và cầu hòa nhưng Lưu Bị cũng vẫn không nghe. Lưu Bị giận quá nên mất khôn. Bởi vậy xin chê Lưu Bị điểm này. Xưa nay người Tàu và cả người Việt mình chỉ thờ Quan Công chứ không hề thờ Lưu Bị.

Rồi ông ODP cười hà hà: Chuyện này dài nên bữa nay xin tạm ngưng, khi nào có dịp kẻ hèn này sẽ bàn thêm.

Nhân nói tới Tào Tháo và Lưu Bị trong Tam Quốc Chí, tôi chợt nhớ ngay tới một vị anh hùng khác trong Thủy Hử, trong truyện Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Các cụ có biết tôi mê vị anh hùng nào không cơ? Chuyện này khá dài, xin cho tôi kể từ từ. Ngày còn bé, mỗi lần nghe ai nhắc tới Tống Giang Ngô Nhân Dụng, tôi liền nghĩ tới ngay các người mà thiên hạ tôn là anh hùng vì đại nghĩa thế thiên hành đạo. Lớn lên tôi đọc lại toàn bộ Thủy Hử thì tôi nhận ra rằng cái bộ tham mưu và các anh hùng trên chỉ là một băng cướp lớn. Nhân vật mà tôi thích nhất là Từ Hòe, quan của triều đình. Tôi thấy hình ảnh Từ Hòe đẹp vô cùng. Ông văn võ toàn tài. Lời nói đi với việc làm. Ông là vị tướng triều đình được sai tới để diệt nhóm làm loạn ở Lương Sơn Bạc. Trước ông, các tướng của triều đình sai tới đều bị quân Tống Giang bắt sống và giết hết. Tướng Từ Hòe đã một mình một ngựa vào thẳng chiến khu Lương Sơn Bạc, vì ông cho rằng tụi bay xưng mình thay trời hành đạo thì phải tỏ ra biết cư xử. Ông đã thản nhiên một mình vào hang cọp với ý định dùng lời mà đánh bầy cọp. Lúc ấy đảng trưởng là Tống Giang không có mặt vì đang đi hành quân. Thay Tống Giang tiếp quan Từ Hòe là tướng Lư Tuấn Nghĩa. Nghĩa tiếp quan Từ Hòe mà trong bụng rất khớp. Quan Hòe mang những việc gian tà của Tống Giang ra mổ xẻ, rồi nói ngay vào mặt tướng Nghĩa. Tôi mê đoạn này quá, xin chép lại nguyên văn như sau:

… Còn ngươi, con nhà lương gia, văn võ toàn tài, sao lại theo bọn bội nghịch? Nay ta hỏi rút ngươi một điều: từ nay cho tới ngàn năm, từ đây cho tới ngàn dậm, tên của ngươi là Lư Tuấn Nghĩa tránh sao khỏi hai chữ cường đạo? Trong lúc đêm khuya, nếu ngươi gác tay lên trán mà suy nghĩ thì chắc ngươi phải thẹn lắm. Nay ta vâng lệnh triều đình đến nhận nhiệm sở này, Lương Sơn Bạc là địa phận trách nhiệm của ta, một ngọn cỏ một gốc cây đều thuộc quyền ta. Ta quyết không dung những phường nghịch tặc. Hễ nghe ta thì ta thương như con đỏ, còn chống ta thì ta sẽ chém như chém chuối…

Quân sĩ đứng hầu nghe quan Từ Hòe mắng chửi chủ mình thì giận quá, muốn chém Từ Hòe nhưng tướng Lư không cho. Lư Tuấn Nghĩa lập luận rằng: Ông này nếu dở thì đã không dám vào đây, mà dám vào đây và còn lớn tiếng, vậy ắt không phải là dở. Bèn để cho quan Từ Hòe ra về thong thả. Đêm đó Lư Tuấn Nghĩa đã suy nghĩ suốt đêm về những lời nghe rất phải rất tới của quan Từ Hòe. Bỏ Tống Giang không được mà về đầu hàng Từ Hòe cũng không xong. Giá tướng Nghĩa có chút máu anh hùng như quan Từ Hòe và một chút dứt khoát của Tào Tháo thì cục diện Lương Sơn Bạc đã đổi khác. Trong các mặt tướng sĩ hai bên, tôi chỉ thấy Từ Hòe là anh hùng, xứng danh kẻ sĩ. Tiếc rằng tác giả chuyện này đã không vẽ Từ Hòe đẹp đủ, và đã xếp Từ Hòe vào vai phụ, bao nhiêu son phấn tốt đẹp tác giả đã đem dồi lên mặt Tống Giang, Ngô Dụng, Văn Thiên Bưu…Quan Từ Hòe đã mong dùng ba tấc lưỡi để tránh cảnh máu xương nhưng không được. Muốn nặng thì ông cho nặng, và ông đã đem quân đánh chiến khu. Tống Giang Ngô Nhân Dụng giỏi như vậy, xưa đã từng bắt được danh tướng của triều đình Hồ, ấy thế mà nay không bắt nổi quan Từ Hòe. Trái lại, Từ Hòe ra tay đã chọc thủng hai phòng tuyến. Thế mới biết Từ Hòe giỏi, nói đã hay mà làm còn hay hơn …

Làng An Lạc của tôi nghe tôi nói đến đây thấy hay quá nên đã vỗ tay mãi mới thôi. Ông bồ chữ ODP lên tiếng: Vì tôi biết chuyện quan Từ Hòe trong Thủy Hử hay như vậy nên khi thấy ông bạn già này, ông lấy tay chỉ vào ông Từ Hòe trong làng rồi tiếp.Vì biết cả quá khứ oanh liệt của ông có nhiều nét rất giống quan Từ Hòe trong truyện nên khi họp làng lần đầu tôi đã lấy danh xưng Từ Hòe đặt cho ông là thế. Mấy bà mấy cô trong làng nghe xong liền thốt lên: đúng quá, hay quá.

Cụ Chánh tiên chỉ của làng cũng là một bồ chữ. Cụ bảo cái tên Hòe này làm cụ nhớ tới một chuyện VN thời còn khoa cử ngày xưa. Rằng năm đó thời nhà Lê có mở một khoa thi Hương ở đất Bắc. Thí sinh Nguyễn Hòe cũng vác lều đi thi. Quan chánh chủ khảo cũng tên Hòe nên người ta kiêng tên này mà đọc tên anh là Huề. Xướng danh đã mấy lần, mọi thí sinh đã vào trường thi chỉ trừ anh Nguyễn Hòe. Người xướng danh mới chõ loa vào anh mà hỏi tên. Nguyễn Hòe mới gào lên: Tôi là thằng Hòe. Người xướng danh mới hỏi: tôi gọi mãi mà sao thày không vào? Hòe mới đáp: tôi chỉ nghe gọi tên thằng Huề chứ có gọi thằng Hòe đâu ! Sau đó phải gọi đúng tên Nguyễn Hòe thì anh Hòe mới chịu vào. Thấy Hòe nhỏ tuổi mà ra điều hỗn láo, quan chánh chủ khảo mới sai giữ Hòe lại rồi ra một câu đối, đối được thì mới cho thi. Vế quan ra:

‘ Lan Tương Như, Tư Mã Tương Như, danh tương như thực bất tương như’ nghĩa là Lan Tương Như ( đời Chiến Quốc) và Tư Mã Tương Như ( đời Hán), tên thì giống nhau mà thực chất thì không giống nhau.

Nguyễ Hòe liền đối ngay: ‘ Ngụy Vô Kỵ, Trương Tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ, ngã diệc vô kỵ’ nghĩa là Ngụy Vô Kỵ (đời Chiến Quốc) và Trương Vô Kỵ (đời Đường) mày không sợ thì sao tao lại sợ?

Quan chánh chủ khảo thấy tài ứng đối giỏi bèn tha tội vô phép lúc đầu và cho vào thi. Không biết Nguyễn Hòe có thi đỗ khóa đó hay không, nhưng điều ta biết chắc là tên của Nguyễn Hòe đã đi vào lịch sử trường thi VN khi xưa.

Trên đây là mấy chuyện viết về mấy vị anh hùng thời xưa, vừa Tàu vừa VN. Anh hùng trong thiên hạ thì nhiều lắm, sách vở kể chẳng hết. Và mới chỉ là lãnh vực trần thế. Còn lãnh vực trên cao, lãnh vực tín ngưỡng thì sao? Công Giáo VN có hơn 100 ngàn vị tử đạo, và 117 vị đã được Giáo Hội phong hiển thánh ngày 19-6-1988 tại Roma do Dức Giáo Hoàng Phaolo6 II. Các ngài, dù được phong hiển thánh hay chưa, đều là những bậc anh hùng thực sự đã hiên ngang mang mạng sống của mình để làm chứng đức tin. Trong số 117 vị hiển thánh, chỉ có 1 vị thuộc phái nữ duy nhất, đó là Thánh Anê Lê Thị Thành. Bà sinh quán Thanh Hóa, nhưng sống với mẹ ở làng Phúc Nhạc, huyện Yên Mô Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình. Thánh nhân có gia đình và 6 con, bà bị quan tổng đốc Trinh Quang Khanh bắt bỏ tù rồi tra khảo đánh đập bắt bỏ đạo nhưng bà một mực từ chối. Bà bị chết vì các vết đòn trong tù. Dân địa phương Phúc Nhạc quen gọi bà là Bà Thánh Đê.

Cụ Chánh thấy dân làng chăm chú lắng nghe thì được hứng. Cụ bảo trên là chuyện người dân bình thường, còn bậc vua chúa thì sao, có ai can đảm anh hùng lúc nhắm mắt không. Lão liền nhớ đến một chuyện được nghe từ ngày còn bé xíu, chuyện quan tài có 2 tay thò ra ngoài. Đó là chuyện Vua Alexander Đại Đế của vương quốc Macedonia tức Hy Lạp cổ đại cách đây mấy mươi ngàn năm. Chuyện kể rằng trước giờ lâm chung, A Lịch Sơn Đại Đế cho triêu tập các cận thận lại rồi nói với họ 3 điều ước muốn cuối cùng của mình:

- Hãy để các ngự y giỏi nhất triều đình khiêng quan tài của ta

- Hãy rải tài sản của ta gồm tất cả vàng bạc kim cương đá quý trên đường đưa ta tới nghĩa trang

- Hãy để đôi bàn tay của ta được thò ra ngoài quan tài và thả lỏng để mọi người thấy ta không còn cầm theo một cái gì cả.

Một trong các cận thần tỏ ra không hiểu gì cả thì Á Lịch Sơn Đại Đế giải thích:

- Ta muốn các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài ta để chứng minh rằng đối với cái chết thì ngay cả những ngự y giỏi nhất thế giới cũng phải bó tay, không thể làm ta tiếp tục sống được,

- Ta muốn rải tài sản trên đường để mọi người thấy rằng mọi của cải giầu sang trên mặt đất cũng đều phải ở lại, không theo ta được.

- Ta muốn hai bàn tay ta thò ra khỏi quan tài để mọi người hiểu rằng ta ra đi với hai bàn tay trắng, khồng thể đem theo một thứ gì.

Lão kính phục đại vương này quá vì đã có được những ý nghĩ chết là hết, dám làm như vậy là anh hùng can đảm quá chứ. Rồi Cụ Chánh kết luận: Đó là các bậc thánh trong quá khứ. Còn chúng ta, trong hiện tại, có dám theo chân tổ tiên, có dám anh hùng, có dám bênh vực chân lý và tuyên xưng Đức Tin không. Đó là câu lão luôn hỏi chính lão và hỏi con cháu mỗi ngày.

TRÀ LŨ
 
VietCatholic TV
Nga đại bại, chỉ trong 24 giờ, 20 xe tăng và 18 xe thiết giáp bị loại khỏi vòng chiến tại Kherson
VietCatholic Media
03:12 01/09/2022


1. 20 xe tăng và 18 xe thiết giáp bị loại khỏi vòng chiến tại Kherson.

Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 1 tháng 9, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã cho biết tình hình sơ bộ về cuộc tổng phản công tái chiếm Kherson. Trong 24 giờ qua, quân Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 350 binh sĩ Nga, 20 xe tăng, 18 xe bọc thép, 12 hệ thống pháo, 3 hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt, và 19 xe chuyển quân.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tính chung từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 31 tháng 8, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 47.900 binh sĩ Nga, trong đó có 600 người chỉ trong 24 giờ qua. Bên cạnh đó, quân Ukraine cũng loại khỏi vòng chiến 1.974 xe tăng Nga, 4.312 xe bọc thép, 1.091 hệ thống pháo, 285 hệ thống hỏa tiễn hàng loạt và 152 hệ thống phòng không, 234 máy bay, 204 trực thăng, 849 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 196 hỏa tiễn hành trình, 15 tàu chiến, 3.236 phương tiện vận tải để chuyển quân và nhiên liệu, 103 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Quan chức cho biết Lực lượng Ukraine đã đạt được 'những thành công' trong cuộc phản công ở Kherson

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Forces Had 'Successes' in Kherson Counteroffensive: Official”, nghĩa là “Quan chức cho biết Lực lượng Ukraine đã đạt được 'những thành công' trong cuộc phản công ở Kherson”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các lực lượng của Ukraine đã đạt được “những thành công” ở Kherson, một quan chức địa phương cho biết trong bối cảnh một cuộc phản công được báo cáo ở khu vực do Nga chiếm đóng.

Bình luận của Yuriy Sobolevskyi, phó chủ tịch hội đồng khu vực Kherson, được đưa ra khi một cựu tướng lĩnh nói với Newsweek rằng cho đến nay, vẫn chưa rõ đâu là những mục tiêu chính trong cuộc phản công của Ukraine.

“Bây giờ là lúc để hỗ trợ các lực lượng vũ trang của chúng ta,” Sobolevskyi nói, theo Reuters, “bây giờ không phải là lúc để nói về những thành công cụ thể của các chàng trai của chúng ta” – ông đưa ra lập trường trên khi mô tả những nỗ lực của Ukraine tại các quận Kherson, Beryslav và Kakhovka.

Sobolevskyi cũng kêu gọi người dân Ukraine hỗ trợ các lực lượng vũ trang của họ bằng “mọi thứ họ có thể”, như ông nói về máy bay không người lái và đạn dược.

Quân đội Ukraine đã nhấn mạnh về việc hạn chế loan báo thông tin về cuộc tấn công ở miền nam đất nước, bắt đầu vào hôm thứ Hai.

Nhưng hôm thứ Ba, văn phòng tổng thống Ukraine đã báo cáo về “những vụ nổ mạnh” và “những trận chiến gay go” trong khu vực. Họ nói rằng các lực lượng Ukraine đã phá hủy các kho đạn dược và tất cả các cây cầu lớn bắc qua sông Dnepro mà quân Nga phải dùng đến nếu muốn tiếp tế cho quân đội của họ.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Ba rằng “Các hoạt động quân sự tích cực hiện đang diễn ra dọc theo toàn bộ chiến tuyến: ở phía nam, khu vực Kharkiv, ở Donbas.”

Phát ngôn nhân của Bộ chỉ huy phía nam Ukraine, Natalia Humeniuk, cho biết lực lượng của Ukraine đã làm hư hỏng các cây cầu nối Kherson qua sông Dnepro, khiến “máy móc hạng nặng không thể vượt qua”.

Trong đánh giá hàng ngày của họ, các quan chức quốc phòng Anh hôm thứ Tư cho biết rằng cuộc phản công của Ukraine ở Kherson đang phá hủy hệ thống phòng thủ “được tổ chức mỏng manh” của Nga trong khu vực.

Kherson đã thất thủ trước lực lượng Nga vào ngày 3 tháng 3, chỉ vài ngày sau khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Vị trí của thành phố cảng ở cửa sông Dnepro ra Hắc Hải khiến nó trở thành một giải pháp quan trọng cho cả hai bên.

Mick Ryan, một tướng Úc đã nghỉ hưu, cho biết không rõ liệu cuộc phản công ở miền nam là một phần trong nỗ lực chính của Ukraine hay một nỗ lực hỗ trợ cho các hoạt động được tiến hành sau đó.

Ông nói với Newsweek rằng “ở mức tối thiểu”, Ukraine sẽ nhắm đến việc giành lại lãnh thổ ở phía tây của Dnepro.

Ông nói: “Đây không chỉ là cuộc tấn công quan trọng đầu tiên của họ mà còn là một minh chứng cho phương Tây rằng họ nên tiếp tục hỗ trợ Ukraine để đẩy lùi hoàn toàn người Nga ra khỏi lãnh thổ của người Ukraine”.

Một thành công như vậy sẽ mang lại cho Zelenskiy một động lực chính trị cũng như quân sự và là một “đòn giáng mạnh” đối với Putin, sau thất bại của ông ta trong việc chiếm thủ đô Kyiv và thành phố thứ hai Kharkiv.

Tuy nhiên, Ryan cho biết vẫn còn chưa chắc chắn về việc các lực lượng Ukraine đang tập trung vào việc bảo đảm lãnh thổ hay tiêu diệt một khối lượng lớn quân đội Nga, vốn là những mục tiêu rất khác nhau.

Người ta cũng chưa biết liệu các mục tiêu của Ukraine là đổ bộ về phía tây của con sông, chiếm lại toàn bộ phía nam hay “một cái gì đó ở giữa”.

Ryan, tác giả cuốn “War Transformed: The Future of Twenty-First-Century”, “Chiến tranh đã biến đổi: Tương lai của thế kỷ 21”, cho biết: “Người Nga có thể gây khó khăn cho Ukraine bằng cách tham gia vào một cuộc chiến từng đường phố để giữ lấy Kherson. Đó là hình thức chiến tranh mà Ukraine cố gắng tránh.

“Khả năng chiến thắng của Ukraine trong cuộc hành quân này là rất cao, bất chấp người Nga đã điều động thêm lực lượng trong vài tuần qua.”

“Dù nói như thế, đây sẽ là một cuộc chiến cam go đối với người Ukraine - các hoạt động tấn công rất khó để phối hợp và hỗ trợ, so với các hoạt động phòng thủ”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

3. Gần 160 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến trong 220 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, và pháo binh

Trong bản báo cáo chiều thứ Tư 31 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết 160 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến sau khi tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh trong khuôn khổ cuộc phản công quy mô lớn ở miền nam Ukraine.

Vladyslav Nazarov, phát ngôn nhân của Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của Ukraine, cho biết ước tính khoảng 160 binh sĩ Nga đã thiệt mạng và 60 đơn vị thiết bị quân sự của Nga bị phá hủy chỉ trong một đêm. Hơn 220 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh, vào các mục tiêu bao gồm ba cây cầu, đã được Ukraine tiến hành cùng thời điểm.

Các thiết bị Nga bị phá hủy bao gồm 5 xe tăng T-72, 3 pháo Msta-B, 5 hệ thống hỏa tiễn chống tăng, một hệ thống hỏa tiễn đất đối không S-300, một trạm tác chiến điện tử và trạm radar, một hệ thống súng cối cơ động 120 ly và 40 đơn vị thiết bị bọc thép và xe cơ giới.

Ông Nazarov nói rằng một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào quận Bashtansky của Mykolaiv không dẫn đến thương vong, trong khi các cuộc tấn công bằng pháo vào quận Nikopol ở Dnipropetrovsk đã gây ra thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và làm một thường dân bị thương.

Các quan chức Ukraine đã báo cáo rằng việc Nga pháo kích vào các mục tiêu dân sự ở các khu vực khác của đất nước đã khiến ít nhất 6 người chết và 15 người bị thương trong 24 giờ qua.

Các mục tiêu của cuộc phản công của Ukraine bao gồm việc chiếm lại Kherson, thành phố lớn nhất thuộc quyền kiểm soát của Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng đã gợi ý rằng cuộc tổng phản công phía Nam có thể đi trước nỗ lực chiếm lại Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby nói rằng cuộc phản công đang làm lộ ra sự thiếu hụt quân số của Nga, với “mối đe dọa hiện hữu” buộc Nga phải chuyển lực lượng xuống phía nam từ khu vực Donbas, miền đông Ukraine.

Cùng ngày, một quan chức cấp cao của quân đội Mỹ cho biết trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng nhận định rằng số lượng quân đội Ukraine ở miền nam đất nước “lớn hơn nhiều” so với miền đông.

4. Bản tin tình báo của Bộ Quốc Phòng Anh

Trong bản tin tình báo hôm 31 tháng 8, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết Ukraine tiếp tục cuộc tấn công các lực lượng của Nga trên khắp miền nam Ukraine, đẩy chiến tuyến lùi lại “một số khoảng cách ở nhiều nơi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Lực lượng thiết giáp Ukraine đã tiếp tục tấn công Tập Đoàn Quân phía Nam của Nga ở một số trục trên khắp miền Nam đất nước kể từ hôm thứ Hai. Đội hình của Ukraine đã đẩy phòng tuyến của Nga lùi lại một số khoảng cách ở nhiều nơi, khai thác các tuyến phòng thủ được tổ chức tương đối mỏng của Nga.

Phù hợp với học thuyết của mình, Nga hiện nay có thể sẽ cố gắng bịt các lỗ hổng trong tuyến phòng thủ của mình bằng cách sử dụng các đơn vị dự bị di động được chỉ định trước. Những người này có thể sẽ bao gồm một số trong số những người từ Tập Đoàn Quân phía Đông.

Nga tiếp tục xúc tiến các nỗ lực nhằm tạo ra quân tiếp viện mới cho Ukraine. Các tiểu đoàn tình nguyện của Quân đoàn 3 mới đã rời căn cứ địa của họ gần Mạc Tư Khoa vào ngày 24 tháng 8, và rất có thể sẽ được triển khai tới Ukraine.

Hiệu quả hoạt động của các đơn vị này không được biết đến. Quân đoàn 3 có khả năng thiếu hụt nhân sự và những binh sĩ này đã được huấn luyện rất ít ỏi.

5. Ukraine báo cáo về vụ tấn công cầu Antonovsky chính ở Kherson: 'hợp âm cuối cùng'

Một cây cầu được sử dụng để tiếp tế cho các lực lượng Nga trong vùng Kherson đông đúc của Ukraine đã chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc tấn công được một quan chức Ukraine mô tả là “nhịp cầu cuối cùng”.

Thành viên Hội đồng Khu vực Kherson, Serhiy Khlan, đã gợi ý trong một báo cáo hôm thứ Ba rằng cuộc tấn công vào Cầu Antonovsky, còn được gọi là Cầu Antonivka, ở khu vực Kherson phía nam của Ukraine, có thể đã loại bỏ bất kỳ cơ hội nào để quân đội Nga sử dụng nó cho các mục đích chiến lược. Cây cầu bắc qua sông Dnepro đã được Nga sử dụng như một tuyến đường vận chuyển trọng yếu cho các thiết bị quân sự và vật tư trong khu vực.

“Vùng Kherson. Một cuộc tấn công khác trên Cầu Antonivka! Đối với tôi, dường như đây là hợp âm cuối cùng, “Khlan viết trong bài đăng trên Facebook, theo hãng thông tấn nhà nước Ukrinform của Ukraine.

Ukraine đã mất quyền kiểm soát cây cầu vào ngày 26 tháng 2, chỉ hai ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu. Cây cầu đã liên tục bị quân đội Ukraine nhắm tới trong những tháng gần đây.

Việc loại bỏ khả năng của Nga sử dụng cây cầu làm đường tiếp tế có thể đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của cuộc phản công Ukraine bắt đầu vào tuần này ở Kherson và các khu vực khác ở miền nam Ukraine.

Vladyslav Nazarov, phát ngôn nhân của Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của Ukraine, nói rằng Cầu Antonovsky là một trong ba cây cầu ở Kherson đã bị tấn công hôm thứ Ba “để xác nhận tình trạng không thể hoạt động của chúng”, theo The Kyiv Independent.

Các cây cầu khác được tấn công bao gồm một cầu đường sắt nằm ở Antonivka gần đó và cầu Daryivskyi của Kherson, một cây cầu kết hợp giữa đường sắt và đường bộ mà quân đội Nga đã sử dụng để vận chuyển tiếp tế qua sông Ingulets.

Nga đã sửa chữa cầu Antonovsky sau các cuộc tấn công trước đó của Ukraine. Các hình ảnh vệ tinh được công bố hôm thứ Hai cho thấy quân đội Nga đang xây dựng một cầu phao gần cầu Antonovsky bị hư hỏng nặng.

Marina Miron, một nhà nghiên cứu tại Phòng Nghiên cứu Quốc phòng của Đại học King's College London, nói với Newsweek hôm 23/8 rằng việc xây dựng một cây cầu phao ở Antonivka cuối cùng có thể mang lại lợi ích cho Nga khi buộc Ukraine sử dụng vũ khí để tấn công một cầu vượt có thể sửa chữa dễ dàng.

Miron nói: “Chính vì một cây cầu phao rẻ hơn và dễ xây dựng hơn nhiều, nên việc bắn những hỏa tiễn đắt tiền vào nó sẽ không hiệu quả lắm. Sẽ không có ý nghĩa nếu lãng phí chúng vào một thứ gì đó có thể dễ dàng khôi phục hoặc xây dựng lại... đối với người Ukraine, nó đặt ra một thách thức trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có.”

Các quan chức Ukraine hôm thứ Ba cho biết ước tính có khoảng 160 lính Nga đã thiệt mạng trong đêm, với hơn 220 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo diễn ra trong bối cảnh cuộc phản công ở miền nam Ukraine.

Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga để đưa ra bình luận.

6. Quan chức Mỹ cho biết hỗ trợ thêm về an ninh cho Ukraine sẽ được công bố trong những ngày tới

John Kirby, điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ về liên lạc chiến lược, cho biết hôm thứ Tư rằng sẽ có một thông báo khác về viện trợ quân sự cho Ukraine trong những ngày tới.

“Chúng tôi... đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 13 tỷ USD cho Lực lượng vũ trang Ukraine, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó. Và sẽ có những thông báo về hỗ trợ an ninh trong tương lai trong những ngày tới,” ông nói với các phóng viên.

Điều này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hỗ trợ quân sự 2,98 tỷ USD cho Ukraine vào thứ Tư tuần trước. Mỹ đã cung cấp khoảng 13 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, một quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia nói với CNN.

Kể từ đầu cuộc chiến, Mỹ đã cung cấp 7 tỷ USD viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ ngân sách trực tiếp và hơn 1,5 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho Ukraine và những người tị nạn Ukraine, quan chức này cho biết.

7. Ngũ Giác Đài vạch ra kế hoạch 200 triệu USD để đẩy nhanh quá trình sản xuất HIMARS

Ngũ Giác Đài cho biết kế hoạch trị giá 200 triệu USD để mở rộng và tăng tốc sản xuất Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, hay còn gọi là HIMARS, đang được thực hiện.

Theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Quốc phòng William LaPlante đã nói về kế hoạch này sau chuyến thăm các cơ sở của Lockheed Martin ở Camden, Arkansas, nơi sản xuất HIMARS và Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt có hướng dẫn, gọi tắt là GMLRS.

Ukraine đang “sử dụng hiệu quả” các bệ phóng di động hạng nhẹ và các loại đạn dược tấn công chính xác được sản xuất trong các cơ sở này.

LaPlante cho biết: “Khi chúng tôi tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine, chúng tôi đang làm việc với ngành công nghiệp để đẩy nhanh quá trình sản xuất vũ khí và hệ thống quan trọng.

“Điều này bao gồm việc cung cấp kinh phí để mua thêm thiết bị, mở rộng dây chuyền sản xuất và hỗ trợ thuê thêm và phát triển lực lượng lao động.”

LaPlante cho biết gần 400 triệu đô la đã được nhận “để bổ sung HIMARS và GMLRS trong kho dự trữ Bộ Quốc Phòng.”

Ông nói thêm: “Ngoài ra, chúng tôi đang lên kế hoạch gần 200 triệu đô la để mở rộng và tăng tốc sản xuất và dự kiến sẽ trao hợp đồng vào mùa thu năm nay và đầu năm sau.”

Các quan chức Ukraine cho biết họ đã sử dụng HIMARS do Mỹ cung cấp để thực hiện các cuộc không kích thành công.

Họ cho biết những cuộc tấn công đó đã phá hủy các cây cầu trong khu vực Kherson và đã mở đường cho một cuộc phản công nhằm giải phóng khu vực này khỏi các lực lượng Nga.

Trong bản cập nhật hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Anh cho biết “Các cuộc tấn công chính xác tầm xa của Ukraine tiếp tục làm gián đoạn nguồn tiếp tế của Nga” trong khu vực.

Chuyến thăm của ông LaPlante diễn ra sau khi Tổng thống Joe Biden công bố khoản viện trợ quân sự mới trị giá gần 3 tỷ USD cho Ukraine vào ngày 24/8, sáu tháng sau khi Nga xâm lược nước này.

Trong một tuyên bố, Biden cho biết khoản viện trợ này sẽ cho phép Ukraine có được các hệ thống phòng không, hệ thống pháo và đạn dược, máy bay không người lái và các thiết bị khác “để bảo đảm nước này có thể tiếp tục tự vệ trong dài hạn.”
 
Tuyên cáo của Tòa Thánh mạnh mẽ lên án đích danh Nga xâm lược Ukraine. Ba Lan và Ukraine rất vui
VietCatholic Media
05:26 01/09/2022


1. Tuyên bố chính thức của Tòa Thánh liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine

Ngày 30 tháng 8, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã đưa ra tuyên bố sau liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tuyên bố chính thức của Tòa Thánh ngày 30 tháng 8 năm 2022

Trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine, có rất nhiều sự can thiệp của Đức Thánh Cha Phanxicô và các cộng tác viên của ngài liên quan đến vấn đề này. Phần lớn, mục đích của những can thiệp ấy là mời gọi các mục tử và tín hữu cầu nguyện, và tất cả những người có thiện chí đoàn kết và nỗ lực kiến tạo lại hòa bình.

Trong nhiều trường hợp, như những ngày gần đây, các cuộc thảo luận công khai đã nổ ra về ý nghĩa chính trị gắn liền với những can thiệp như vậy.

Về vấn đề này, cần nhắc lại rằng những lời của Đức Thánh Cha về vấn đề bi thảm này nên được hiểu như một tiếng nói được nêu lên để bảo vệ cuộc sống con người và các giá trị gắn liền với nó, chứ không phải như một lập trường chính trị. Đối với cuộc chiến quy mô lớn ở Ukraine, do Liên bang Nga khởi xướng, những can thiệp của Đức Thánh Cha Phanxicô là rõ ràng và dứt khoát trong việc lên án nó là bất công về mặt đạo đức, không thể chấp nhận được, man rợ, vô nghĩa, đáng ghê tởm và báng bổ.
Source:Holy See Press Office

2. Tuyên bố của Tòa Thánh về cuộc chiến tại Ukraine được chào đón trong hy vọng

Ngày 30 tháng 8, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine. Tuyên bố này gọi đích danh Nga là kẻ xâm lược và lên án cuộc xâm lược của Putin với những lời mạnh mẽ như “bất công về mặt đạo đức, không thể chấp nhận được, man rợ, vô nghĩa, đáng ghê tởm và báng bổ.”

Thông tấn quốc gia Ukraine tỏ ra rất phấn khởi trước tuyên bố của Tòa Thánh. Người Công Giáo tại Ba Lan cũng cảm thấy vui mừng sau những công kích có phần nặng nề đối với Đức Giáo Hoàng. Nhẹ nhất người ta thắc mắc sao Đức Giáo Hoàng không lên tiếng bênh vực Đức Cha Rolando Álvarez đang bị bọn cầm quyền độc tài Nicaragua bách hại, hay các linh mục của giáo phận Matagalpa đang bị giam trong trại giam khét tiếng El Chipote, hay Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hương Cảng đang sắp phải ra tòa. Trong khi Daria Dugina, một người phụ nữ khét tiếng kêu gọi tận diệt người Ba Lan lại được ngài chiếu cố bày tỏ lòng thương cảm và coi như một người “vô tội”. Âu lo của người Ba Lan là tiếng nói của vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo có thể được diễn giải như một lời chúc lành cho những lời kêu gọi khát máu của cô ta.

“Thánh Phanxicô có lẽ rất đau lòng vì Đức Giáo Hoàng đã lấy tên của ngài”. Một bình luận quan trọng như thế, công khai và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, chưa bao giờ được một chính trị gia Âu Châu có thẩm quyền đưa ra. Người đưa ra bản án rất nghiêm khắc này là Donald Tusk, cựu Chủ tịch Hội đồng Âu Châu từ năm 2014 đến năm 2019 và là cựu Thủ tướng Ba Lan từ năm 2007 đến năm 2014, một người bảo thủ ôn hòa, không phải là một chính trị gia cực đoan.

Cho đến nay, Đức Phanxicô đã lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine nhưng luôn cố gắng giữ cánh cửa đối thoại với Mạc Tư Khoa, tránh lên án Nga và Putin bằng cách nêu đích danh. Tuy nhiên, đường lối của ngài đã khiến nhiều người khó chịu trong một số trường hợp.

Những lời lẽ của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến Dugina gây ra những phản ứng ở Ukraine. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, các nhà chức trách Ukraine đã dịu giọng và nhấn mạnh đến quan hệ với Tòa Thánh và những lần Đức Thánh Cha lên tiếng bênh vực cho Ukraine.

Tình hình xem ra là nghiêm trọng hơn ở Ba Lan. Chẳng hạn, trên tờ báo chính Gazeta Wyborcza và trên một số tờ báo rất nổi tiếng khác trong nước đã xuất hiện với các tiêu đề xúc phạm, mà chúng tôi không dám trình bày ở đây. Tại quê hương của Thánh Gioan Phaolô II, chưa từng có vị giáo hoàng nào lại bị chế giễu hay chỉ trích một cách trắng trợn như vậy.

Cầu mong cho thông báo này của Tòa Thánh làm giảm bớt được những chỉ trích.
Source:Sismografo

3. Sau những tranh cãi, truyền thông Vatican lên tiếng bảo vệ những can thiệp của Đức Giáo Hoàng về Ukraine

Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố chính thức sau những phản đối của người Ba Lan và Ukraine liên quan đến những lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến cái chết của cô gái trẻ người Nga Daria Dugina.

Sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào cuộc chiến ở Ukraine là “tiếng nói cất lên để bảo vệ cuộc sống con người”, chứ không phải “một quan điểm chính trị”, Tòa Thánh cho biết như trên trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 30 tháng 8. Lời giải thích được đưa ra vài ngày sau tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô về cái chết của Daria Dugina, đã gây ra những chỉ trích mạnh mẽ nơi người Ba Lan và Ukraine.

Thông điệp ngắn gọn bảo đảm với các tín hữu rằng những can thiệp của Đức Giáo Hoàng liên quan đến “cuộc chiến quy mô lớn ở Ukraine, do Liên bang Nga khởi xướng” là “rõ ràng và dứt khoát trong việc lên án cuộc chiến này là bất công về mặt đạo đức, không thể chấp nhận được, man rợ, vô nghĩa, đáng ghê tởm và báng bổ”.

“Mọi lời nói đều được cân nhắc cẩn thận,” một nguồn tin của Vatican liên hệ với I.MEDIA khẳng định, và nhấn mạnh đến sức mạnh của các thuật ngữ được sử dụng trong thông cáo. “Đây là lần đầu tiên người ta nói một cách rõ ràng như vậy”, nguồn tin nhấn mạnh và giải thích rằng mục đích của sự can thiệp này trên hết là để “làm rõ lập trường của Tòa Thánh” về vấn đề Ukraine.

Cuộc tranh cãi xung quanh Daria Dugina

Vào ngày 24 tháng 8, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự tiếc thương về cái chết của Daria Dugina mà không nêu tên rõ ràng, ám chỉ một “cô gái tội nghiệp bị nổ tung bởi một quả bom dưới ghế ngồi của cô ấy ở Mạc Tư Khoa. Những người vô tội phải trả giá vì chiến tranh” Nhận xét, kèm theo lời lên án “thứ mười một” của Đức Giáo Hoàng về cuộc xung đột, đã gây ra những chỉ trích rất gay gắt, vì người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo dường như phớt lờ thực tế rằng người phụ nữ trẻ người Nga là một nhà hoạt động dân tộc chủ nghĩa ủng hộ việc Nga sáp nhập Ukraine và tất cả các vùng lãnh thổ của người Slav, và do đó là một bên liên quan chặt chẽ trong cuộc chiến đang diễn ra. Cô ta gọi người Ba Lan là lũ chuột và kêu gọi Putin tận diệt họ.

Ngày hôm sau, Sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbocas, đã được Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kouleba triệu tập để giải thích ý nghĩa những lời của Đức Thánh Cha để tưởng nhớ nhà hoạt động Nga.

Không trích dẫn rõ ràng tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô về Daria Dugina, Tòa Thánh bảo đảm rằng họ đã lưu ý đến “các cuộc thảo luận công khai” về “ý nghĩa chính trị” của những can thiệp này.

Vatican News, dịch vụ truyền thông chính thức của Tòa Thánh, liên kết một thông cáo báo chí và tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Daria Dugina. Vatican News giải thích rằng trong bài phát biểu tương tự, Đức Thánh Cha đã bày tỏ nỗi buồn về cái chết của những trẻ em vô tội của Nga và Ukraine, đồng thời kêu gọi im lặng trước tiếng ồn của vũ khí ở Ukraine.

Một mục tử, không phải một chính trị gia

Trong tuyên bố của mình, Tòa Thánh nhấn mạnh rằng “nhiều sự can thiệp” của Đức Giáo Hoàng và những người cộng tác của ngài vào cuộc chiến ở Ukraine là nhằm “mời các mục tử và tín hữu cầu nguyện, và tất cả những người có thiện chí đoàn kết và nỗ lực kiến tạo lại hòa bình”.

“Đức Giáo Hoàng nói với tư cách là một mục tử, không phải với tư cách là một chính trị gia,” một nguồn tin của Vatican nói với I.MEDIA. Nguồn tin giấu tên nhấn mạnh tính nhất quán của quan điểm của Đức Giáo Hoàng: “Ngài chống lại án tử hình; ông lên án việc giết người dưới bất kỳ hình thức nào; và ông ấy lên án cái chết của một phụ nữ trẻ bị sát hại trong xe hơi, bất kể quan điểm chính trị của cô ấy như thế nào”. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cô ta gieo gió thì cô ta gặt bão. Ai sẽ thương tiếc cái chết của những nạn nhân do cuộc chiến mà cô ta xách động.

Thay đổi giai điệu

Nguồn tin từ Vatican cho biết: “Có một sự thay đổi giọng điệu trong tuyên bố này, nhấn mạnh sự lên án rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm của Nga trong cuộc chiến. Đối với bà, Tòa Thánh giờ đây đã công nhận sự thất bại trong nỗ lực “đối thoại” với Nga và đặc biệt là với Thượng phụ Kirill, là người đã từ chối gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ở Kazakhstan trong một hội nghị thượng đỉnh liên tôn được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 “Giờ đây, Tòa Thánh có thể nói mọi thứ rõ ràng hơn,” cô nói.


Source:Aleteia
 
Zelenskiy tuyên bố quyết tâm đánh Crimea, khuyên người Nga bỏ chạy để giữ mạng. Nổ lớn ở Melitopol
VietCatholic Media
17:09 01/09/2022


1. Zelenskiy tuyên bố chuẩn bị tấn công Crimea, khuyên người Nga nên bỏ chạy trước khi quá trễ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Thanks Informants in Crimea After Previewing Strikes on Sevastopol”, nghĩa là “Zelenskiy cảm ơn những người cung cấp thông tin ở Crimea sau khi xem qua các cuộc tấn công tại Sevastopol”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn những người cung cấp thông tin ở Crimea sau khi xem cuộc tấn công trên bán đảo bị Nga tạm chiếm.

Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu trên video hôm thứ Tư rằng ông đã gặp các nhà lãnh đạo quân sự Ukraine để thảo luận về “tình hình trên chiến tuyến” của cuộc chiến chống Nga. Ông cảm ơn những người Ukraine đã “hỗ trợ” cho cuộc phản công lớn và đang diễn ra tập trung vào miền nam Ukraine. Zelenskiy cũng cảm ơn những người ở Crimea đã cung cấp “thông tin” cho tình báo quân sự.

“Tôi sẽ không tiết lộ chi tiết của cuộc họp bây giờ,” Zelenskiy nói. “Tôi chỉ nói một điều: thay mặt cho chính phủ và Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng, tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ chúng tôi rất mạnh mẽ ở miền nam đất nước chúng tôi, và đặc biệt là ở Crimea.”

“Các sĩ quan tình báo rất biết ơn những thông tin được cung cấp, đã, đang và sẽ sử dụng các tin tức này một cách tối đa. Hãy để kẻ thù đừng quên bán đảo mà chúng đang ở chỉ là tạm thời”

Crimea, nằm ở phía nam của Ukraine và giáp với gần như tất cả các mặt của Hắc Hải và Biển Azov, đã được Nga sáp nhập vào năm 2014. Zelenskiy đã hứa rằng xung đột quân sự hiện tại sẽ kết thúc sau khi Crimea được lấy lại, với các lực lượng của Nga phải bị đẩy ra khỏi biên giới trước năm 2014 của Ukraine.”

Zelenskiy đã gợi ý rằng cuộc phản công ở phía nam, ban đầu tập trung vào việc chiếm lại lãnh thổ ở khu vực Kherson do Nga chiếm đóng, cuối cùng sẽ tiến đến Crimea và khiến quân đội Nga không có “một căn cứ an toàn nào”.

Tổng thống Ukraine cũng đã xem trước kế hoạch “phá hủy” các cơ sở quân sự của Nga bên trong Crimea, bao gồm Sevastopol, thành phố lớn nhất của nước này và một cảng chính ra Hắc Hải.

“Từ Crimea đến khu vực Kharkiv, quân đội Nga không có và sẽ không có một căn cứ an toàn nào, một nơi yên tĩnh nào,” Zelenskiy nói. “Lực lượng phòng thủ của chúng ta sẽ phá hủy tất cả các nhà kho, trụ sở của quân chiếm đóng, thiết bị của họ, bất cứ nơi nào họ đặt.”

“Đây là vùng đất của Ukraine, và quân xâm lược Nga chỉ có thể làm hai điều - chạy trốn hoặc đầu hàng. Chúng tôi không để họ có lựa chọn nào khác “.

Zelenskiy nói với người Ukraine ở Crimea hãy tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa các tòa nhà và căn cứ quân sự của Nga, đồng thời kêu gọi họ cung cấp cho quân đội Ukraine thông tin về các hoạt động quân sự của Nga trên bán đảo.

Ông nói: “Tất cả người dân của chúng ta ở Crimea – xin vui lòng tránh xa các cơ sở quân sự của Nga, không ở gần các căn cứ và sân bay quân sự của Nga. Hãy thông báo cho các cơ quan đặc biệt của Ukraine tất cả thông tin bạn biết về quân xâm lược Nga, để việc giải phóng Crimea có thể diễn ra nhanh hơn.”

Zelenskiy đã nhiều lần nói trong tuần này về các kế hoạch rõ ràng sẽ giao tranh với lực lượng Nga ở Crimea. Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Hai, ông nói rằng quân đội Ukraine đã “giữ mục tiêu” tái chiếm Crimea trong suốt 8 năm kể từ khi Nga chiếm lãnh thổ này.

Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga để đưa ra bình luận.

Tưởng cũng nên nhắc lại là sáng sớm ngày thứ Tư 31 tháng 8, theo giờ địa phương, tức là vào xế trưa theo giờ Việt Nam, những tiếng nổ kinh hoàng đã vang lên tại thị trấn Dzhankoy, ở Crimea, bị Nga sáp nhập vào năm 2014.

Ukraine không tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công này. Tuy nhiên, hôm thứ Ba, Ông Sergey Khlan, người hiện là cố vấn cho thống đốc khu vực Kherson, cho biết theo các tin tình báo, người Nga tập trung một đoàn xe chuyên chở các thiết bị ở Crimea được gửi tới Kherson.

“Điều quan trọng là phải bảo đảm rằng các thiết bị này không được chuyển đến tuyến đầu. Và ở đây chúng tôi đang theo dõi các cuộc tấn công trên cầu Antonovsky một lần nữa,” ông nói với Kênh 24 của Ukraine trong các bình luận được hãng truyền thông Ukraine UKRINFORM đưa tin.

Thống đốc Mykhailo Rozvozhaev do Nga dựng nên để cai quản vùng Sevastopol bị tạm chiếm bác bỏ khả năng quân Ukraine tấn công bằng các hỏa tiễn tầm xa như HIMARS. Theo ý kiến của ông vụ này gây ra bởi “các thành phần phá hoại”. Trước đó, ông tuyên bố đã tạo ra một chatbot đặc biệt, nơi cư dân thành phố có thể gửi tin nhắn, ảnh và video về những cá nhân và đối tượng đáng ngờ. Chắc không có nhân dân nào báo cáo nên “các thành phần phá hoại” cứ ngang nhiên tấn công.

Vào ngày 16 tháng 8, các vụ nổ cũng đã làm rung chuyển quận Dzhankoy. Các vụ nổ đã được báo cáo tại kho đạn và một trạm biến áp, trong khi một tuyến đường sắt cũng bị hư hại. Người Nga thông báo rằng hơn 3.000 cư dân đã di tản khỏi làng Maiske ở quận Dzhankoy.

Vụ tấn công tổng kho dầu của Nga diễn ra trong bối cảnh quân Ukraine đang mở một cuộc tổng phản công tái chiếm Kherson.

2. Thị trưởng cho biết gần 10 vụ nổ kinh hoàng ở Melitopol

Khoảng 10 tiếng nổ đã vang lên tại thành phố Melitopol, vùng Zaporizhia, nơi vẫn bị quân đội Nga tạm thời chiếm đóng. Lực lượng kháng chiến được cho là đã phá hủy một căn cứ quân sự của Nga.

Thị trưởng Melitopol, Ivan Fedorov, báo cáo như trên vào hôm thứ Năm 1 tháng 9.

“Quân du kích của chúng tôi đang gia tăng các hoạt động. Khoảng 10 vụ nổ đã được ghi nhận ở phía nam Melitopol, theo hướng Molochny Lyman, nơi quân xâm lược đang bảo vệ các thiết bị quân sự của chúng”

Những vụ nổ đầu tiên được nghe thấy bởi cư dân của các đường phố phía nam, và sau đó là trên toàn bộ thành phố.

Theo báo cáo của Ukrinform, vào ngày 29 tháng 8, một số vụ nổ đã xảy ra tại Melitopol bị tạm chiếm: quân du kích địa phương phá hủy một căn cứ quân sự, một kho đạn dược và một địa điểm mà các đặc vụ Nga FSB đang ăn tối.

3. Các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu đạt được đồng thuận chính trị để đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận cấp thị thực giữa Liên Hiệp Âu Châu và Nga

Sau cuộc họp không chính thức kéo dài hai ngày tại Praha, các ngoại trưởng Âu Châu đã đạt được đồng thuận chính trị để đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận về thị thực nhập cảnh giữa Liên minh Âu Châu và Nga.

Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết trong một cuộc họp báo sau cuộc họp rằng quyết định này “sẽ giảm đáng kể số lượng thị thực mới được cấp bởi các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu” do quá trình này sẽ trở nên khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn.

Thị thực đã bị hạn chế đối với một số loại công dân Nga. Borrell nói rằng đây không phải là một văn bản pháp lý mà chỉ là một thỏa thuận chính trị vào thời điểm này.

Thỏa thuận sẽ phải được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên ở cấp Hội đồng Âu Châu.

Borrell nói rằng kể từ giữa tháng Bảy, đã có “sự gia tăng đáng kể về các chuyến qua biên giới từ Nga sang các quốc gia láng giềng”, điều này đã trở thành “một nguy cơ an ninh đối với các quốc gia này”.

Borrell nói: “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều người Nga đi du lịch để giải trí và mua sắm như thể không có chiến tranh nào đang hoành hành ở Ukraine.

“Nó không thể là một việc bình thường như thể không có chuyện gì xảy ra,” ông nói thêm

4. Thị trưởng Ukraine cho rằng: Cộng tác viên Điện Cẩm Linh Đối mặt với Công lý hoặc Biệt đội tử thần của Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin Collaborators Face Justice or Russian Death Squads: Ukrainian Mayor”, nghĩa là “Thị trưởng Ukraine cho rằng: Cộng tác viên Điện Cẩm Linh Đối mặt với Công lý hoặc Biệt đội tử thần của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Một thị trưởng lưu vong của một thành phố Ukraine đang bị chiếm đóng đã cảnh báo các cộng tác viên của Điện Cẩm Linh rằng họ phải đối mặt với các tòa án Ukraine hoặc có nguy cơ bị giết bởi lực lượng Nga đang tìm cách che dấu tội ác của người Nga.

Ivan Fedorov, thị trưởng thành phố Melitopol ở miền nam Ukraine, nói với Newsweek rằng các cộng tác viên ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đã bỏ trốn dưới các cuộc tấn công dữ dội của Ukraine - trong bối cảnh của một cuộc tổng phản công.

Ông Fedorov cho biết Kirill Stremousov, Phó trưởng khu vực Kherson do Nga bổ nhiệm, đã trốn sang Nga, trong khi Yevhen Balytsky, người đứng đầu chính quyền Melitopol do Nga kiểm soát hiện đang ở Crimea.

“Đó là một khởi đầu tuyệt vời khi các cộng tác viên từ Melitopol cố gắng chạy đến Crimea,” Fedorov nói từ thành phố Zaporizhzhia gần tiền tuyến hôm thứ Tư.

“Và đó là một tín hiệu tuyệt vời cho thấy tất cả các cộng tác viên khác sẽ cố gắng làm điều tương tự.”

“Nhưng tôi biết điều đó là không thể. Những người lính Nga sẽ không cho họ cơ hội bỏ chạy... Khi chúng thấy không cần đến những người cộng tác này nữa, chúng sẽ thanh lý họ. Chúng sẽ giết họ.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận. Chưa có bằng chứng khách quan nào cho thấy Mạc Tư Khoa đang lên kế hoạch ám sát bất kỳ đồng minh Ukraine nào của mình.

Các dịch vụ an ninh của Nga trước đây có liên quan đến những cái chết không rõ nguyên nhân của một số lãnh đạo địa phương ở Donbas bị chiếm đóng vào năm 2014.

Các nhà chức trách Ukraine đang điều tra hơn 1.000 cộng tác viên bị tình nghi trên khắp các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Fedorov nói với Newsweek vào tháng trước rằng chỉ tính riêng ở Melitopol, nhóm của ông đã tổng hợp một danh sách hơn 500 kẻ phản bội bị tình nghi.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã thanh trừng các quan chức bị nghi ngờ là bất trung với chính quyền trung ương, thề sẽ đưa tất cả tội phạm chiến tranh Nga và những người hỗ trợ Ukraine ra trước công lý.

Trong khi đó, các du kích ủng hộ Kyiv ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đang thực thi công lý của chính họ.

Các du kích đã phá hủy sáu chiếc xe hơi của đặc vụ Nga FSB

Một số quan chức hàng đầu thân Nga đã bị ám sát trong những tuần gần đây khi các chiến binh du kích địa phương làm việc để phá hoại các nỗ lực của Nga nhằm tiếp thu các khu vực bị chiếm đóng.

Fedorov nói về miền nam bị chiếm đóng: “Mỗi ngày các du kích của chúng tôi và quân đội của chúng tôi làm cho nó trở thành một tình huống khó khăn cho người Nga. Thị trưởng - bị quân Nga bắt cóc hồi đầu cuộc chiến trước khi được các lực lượng đặc biệt Ukraine giải thoát - đã ghi nhận một vụ việc gần đây khi các du kích tấn công một tụ điểm gồm các sĩ quan FSB Nga ở Melitopol.

Fedorov nói: “Các du kích quân của chúng tôi đã phá hủy sáu chiếc xe của FSB khi họ dừng lại ăn tối. Tôi không biết có bao nhiêu người bị thương hoặc bị giết.”

Fedorov nói: “Đó là sự giúp đỡ lớn nhất đối với quân đội của chúng tôi”. “Họ báo cáo cho quân đội tất cả các vị trí của quân đội Nga trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Thứ hai, nhiệm vụ chính của các du kích là phá hủy mọi tuyến đường vận chuyển vũ khí và xe tải hạng nặng đến các vùng bị chiếm đóng”.

Fedorov và những người miền Nam khác của Ukraine hy vọng rằng cuộc tổng phản công vừa mới khởi sự ở miền Nam sẽ thành công. Ukraine đã chuẩn bị trong nhiều tháng bằng cách tích trữ đạn dược, tăng cường quân đội và làm suy yếu hậu cần của Nga bằng các cuộc tấn công tầm xa.

Bộ tư lệnh miền Nam của Ukraine hôm thứ Hai cho biết cuộc tấn công được chờ đợi từ lâu đã bắt đầu, xác nhận “các hành động tấn công theo nhiều hướng khác nhau.” Kyiv đã áp đặt lệnh cấm truyền thông đối với cuộc tấn công, khiến cho việc đánh giá thành công hay thất bại của cuộc tổng phản công rất khó khăn.

5. Lính Nga cân nhắc việc bắn hạ các chỉ huy của chính mình, chạy trốn khỏi khu vực chiến sự

Một trong những cuộc gọi mới nhất, bị tình báo Ukraine chặn ở khu vực chiến sự, phơi bày tâm trạng hiện tại của các đơn vị xâm lược Nga được triển khai tại khu vực Kharkiv của Ukraine, khi một trong những binh sĩ đang tìm kiếm cơ hội để về nhà sống sót bằng cách thoát khỏi chiến trường.

Sáng thứ Năm 1 tháng 9, cục tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố một cuộc điện đàm bị đánh chặn, trong đó một người lính nói:

“Tụi tao đang ở phía sau Izium, ở Komyshuvakha. Tụi tao không có gì che chắn, không có gì cả. Họ không thể đưa tụi tao ra khỏi đây. Và cấp chỉ huy chỉ đơn giản là bảo tụi tao cứ tiến lên và chiến đấu. Tụi tao có 60 xe tăng ở đây, bộ binh, pháo binh đang hoạt động, nhưng không đứa nào biết mục tiêu là chỗ nào, bắn vào chỗ nào bây giờ. Nếu có cơ hội đầu tiên, tốt hơn hết là mày nên chạy trốn, chỉ thoát khỏi đây may ra mới sống sót được”. Người lính Nga nói với người đối thoại của mình.

Người lính cũng nói về thái độ của chỉ huy đối với binh lính cấp dưới.

“Buổi sáng, thằng thiếu tá mới khiển trách tụi tao, và nói rằng hắn không quan tâm đến tụi tao, có thân thì tự lo. Hắn ta nói rằng có một số tình huống đã xảy ra với một trong những người của tụi tao. Anh chàng bị bắn vào gan và chết ở đó trong vũng bùn. Đêm đó, họ đã ở đó mà không có bất kỳ tấm che nhiệt nào, trong khi thằng thiếu tá có ba chiếc trên người… Dù sao, tụi tao chỉ mong chạy ra ngoài và biến khỏi đây nhưng hắn ta không đồng ý”.

Người bạn khuyên: “Hãy tìm dịp thuận tiện bắn chết thằng thiếu tá đi nếu như mày còn muốn sống về gặp lại bố mẹ mày. Ở đây thật là khốn cùng, cả đại đội 7 vừa bị tiêu diệt, không đứa nào còn sống”
 
TT Mikhail Gorbachev qua đời ở tuổi 91, cay đắng nhìn di sản của mình bị hậu sinh Putin phá tan tành
VietCatholic Media
17:12 01/09/2022


1. Đức Cha Diệp Vinh Hoa người đã xây dựng lại Nhà thờ ở An Khang, qua đời ở tuổi 91

Đức Cha Gioan Baotixita Diệp Vinh Hoa (Ye Ronghua, 叶荣华) thuộc giáo phận An Khang (Ankang, 安康) Thiểm Tây đã qua đời hôm thứ Hai 29 tháng 8 ở tuổi 91. Ngài là giám mục Trung Quốc đầu tiên tại nơi từng là Miền Giám Quản Tông Tòa Hưng An Phủ (Hinganfu, 兴安府) sau được nâng cấp thành Giáo phận Hán Trung vào năm 1928, và được quản lý bởi các Tu sĩ người Ý cho đến khi cộng sản trục xuất các nhà truyền giáo nước ngoài.

Đức Cha Diệp sinh ngày 20 tháng 6 năm 1931 trong một gia đình Công Giáo ở Sán Đầu, một ngôi làng gần Hán Trung, một trong những giáo phận nơi các nhà truyền giáo PIME thực hiện sứ vụ của họ ở Trung Quốc. Chính tại đây vào năm 1900, cuộc tử đạo của Thánh Alberico Criscitelli đã diễn ra.

Vào tháng 9 năm 1945, cậu Diệp Vinh Hoa còn rất trẻ vào tiểu chủng viện Thánh Giuse ở Hán Trung, sau đó chuyển đến chủng viện khu vực ở Khai Phong, Hà Nam. Cả hai trường đều được thành lập và điều hành bởi các nhà truyền giáo PIME.

Ở Thiểm Tây, việc đào tạo linh mục đột ngột chấm dứt khi Mao và những người cách mạng của ông ta lên nắm chính quyền. Kết quả là, vị giám mục tương lai đã phải dừng việc học của mình vào năm 1958 và trở về Hán Trung trước khi được phép xuất gia.

Năm 1966, trong Cách mạng Văn hóa, Cha Diệp bị gán cho là “phản cách mạng” và bị kết án cải tạo thông qua lao động cưỡng bức. Chỉ sau một thời gian dài bị bách hại khắc nghiệt, ngài mới được về nhà vào ngày 10 tháng 12 năm 1981.

Năm 1987, Đức Giám Mục Anthony Lý Duẩn của Tây An, một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo hội ở Trung Quốc hiện đại, đã gửi ngài đến An Khang, thuộc Miền Giám Quản Tông Tòa Hưng An Phủ, với nhiệm vụ xây dựng lại cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở khu vực rất nghèo này của Thiểm Tây.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 2000, Giám mục Lý Duẩn đã phong Cha Diệp làm giám mục “chính thức” của Ankang, và ngay sau đó cũng được Tòa Thánh công nhận. Những người có cơ hội gặp ngài nói rằng vị giám mục vẫn còn nhớ rõ tên của các nhà truyền giáo PIME đã dạy ngài trong các chủng viện.

Bị bệnh tật đeo bám, ngài đã cầu xin và nhận được một Giám Mục Phụ Tá, là Đức Cha Gioan Baotixita Wang Xiaoxun, gốc Giáo phận Tây An, nay đã 56 tuổi. Lễ tấn phong sau này diễn ra vào ngày 30 tháng 11 năm 2016 với sự tham dự của sáu giám mục từ các giáo phận Thiểm Tây, tất cả đều hiệp thông với giáo hoàng và được chính phủ công nhận.

Nhân dịp đó, lời ủy nhiệm của Đức Thánh Cha đối với vị Giám Mục Phụ Tá mới đã được đọc “riêng tư” trong một cuộc họp với tất cả các linh mục, trước thánh lễ tấn phong.
Source:Asia News

2. Nhà lãnh đạo Liên Xô cuối cùng Mikhail Gorbachev qua đời ở tuổi 91, cay đắng nhìn thấy di sản của mình bị Putin phá tan tành

Mikhail Gorbachev, người đã kết thúc Chiến tranh Lạnh không đổ máu nhưng không ngăn chặn được sự sụp đổ của Liên Xô, đã qua đời hôm thứ Ba ở tuổi 91, các quan chức bệnh viện ở Mạc Tư Khoa cho biết.

Gorbachev, tổng thống cuối cùng của Liên Xô, đã tạo ra các thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Hoa Kỳ và quan hệ đối tác với các cường quốc phương Tây để xóa bỏ Bức màn sắt đã chia cắt Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai và đưa nước Đức đến chỗ thống nhất.

Nhưng những cải cách nội bộ rộng rãi của ông đã làm cho Liên Xô suy yếu đến mức tan rã. Tổng thống Vladimir Putin gọi đó là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20.

“Mikhail Gorbachev đã qua đời đêm nay sau một căn bệnh nguy hiểm và kéo dài”, Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Nga cho biết trong một thông báo.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn Interfax rằng tổng thống Putin gởi “lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình ông”.

“Ngày mai tổng thống sẽ gửi một bức điện chia buồn tới gia đình và bạn bè,” Dmitry Peskov nói.

Vào năm 2018, Putin cho biết ông sẽ đảo ngược sự sụp đổ của Liên Xô nếu có thể.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng bày tỏ lòng kính trọng. Người đứng đầu Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng Gorbachev đã mở ra con đường cho một Âu Châu tự do.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, đã nhắc đến cuộc xâm lược Ukraine của Putin, và cho biết “cam kết không mệt mỏi của Gorbachev trong việc mở cửa xã hội Xô Viết vẫn là một tấm gương cho tất cả chúng ta”.

Sau nhiều thập kỷ căng thẳng và đối đầu trong Chiến tranh Lạnh, Gorbachev đã đưa Liên Xô đến gần phương Tây hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ Thế chiến thứ hai.

Nhưng ông đã chứng kiến di sản đó bị phá hủy trong những tháng cuối đời, khi cuộc xâm lược Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây giáng xuống Mạc Tư Khoa, và các chính trị gia ở cả Nga và phương Tây bắt đầu nói về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Andrei Kolesnikov, thành viên cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, cho biết: “Gorbachev đã chết trong đau lòng khi chứng kiến công việc cả đời của ông ấy, và tự do mà ông mang lại cho người Nga, đã bị Putin phá hủy tan tành”.

Gorbachev đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1990.

Thông tấn xã Tass cho biết ông sẽ được chôn cất tại Nghĩa trang Novodevichy ở Mạc Tư Khoa, bên cạnh người vợ Raisa, là người đã qua đời vào năm 1999, theo hiệp hội mà nhà lãnh đạo Liên Xô cũ đã thiết lập sau khi ông rời nhiệm sở.

Khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tràn qua các quốc gia Đông Âu cộng sản thuộc khối Liên Xô vào năm 1989, ông đã cấm quân Liên Xô không được sử dụng vũ lực - không giống như các nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh trước đây, những người đã điều xe tăng đến để dập tắt các cuộc nổi dậy ở Hung Gia Lợi vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Các cuộc biểu tình đã thúc đẩy khát vọng tự trị ở 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, và các nước này đã tách dần ra khỏi Liên Xô.

“Kỷ nguyên của Gorbachev là kỷ nguyên của perestroika, kỷ nguyên của hy vọng, kỷ nguyên của việc chúng ta tiến vào một thế giới không có hỏa tiễn” Vladimir Shevchenko, người đứng đầu văn phòng công chúng sự vụ của Gorbachev khi ông còn là lãnh đạo Liên Xô, đã cho biết như trên.

Khi trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1985, khi mới 54 tuổi, ông đã đặt ra mục tiêu phục hồi các quyền tự do chính trị và kinh tế.

“Ông ấy là một người đàn ông tốt - ông ấy là một người đàn ông tử tế. Tôi nghĩ bi kịch của ông ấy là ông ấy đã quá đàng hoàng và tử tế đối với đất nước mà ông ấy đang lãnh đạo,” William Taubman, người viết tiểu sử về Gorbachev, giáo sư danh dự tại Đại học Amherst ở Massachusetts, nói.

Chính sách “glasnost” - tự do ngôn luận của Gorbachev đã cho phép những lời chỉ trích không thể tưởng tượng trước đây đối với đảng và nhà nước, nhưng cũng khuyến khích những người theo chủ nghĩa dân tộc bắt đầu đòi độc lập ở các nước cộng hòa Baltic gồm Latvia, Lithuania, Estonia và những nơi khác.

Nhiều người Nga, như Putin, sẽ không bao giờ tha thứ cho Gorbachev vì những xáo trộn mà các cải cách của ông đã gây ra.

Vladimir Rogov, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở một phần của Ukraine hiện bị lực lượng thân Mạc Tư Khoa chiếm đóng, cho biết Gorbachev đã “cố tình dẫn dắt Liên Xô đến sự sụp đổ” và gọi ông là kẻ phản bội.

“Ông ấy đã cho chúng tôi tất cả tự do - nhưng chúng tôi không biết phải làm gì với nó,” nhà kinh tế tự do Ruslan Grinberg nói với hãng tin lực lượng vũ trang Zvezda sau khi đến thăm Gorbachev trong bệnh viện vào tháng Sáu.

Nhưng nhà sử học Sergey Radchenko nói: “Gorbachev đã sống để chứng kiến một số nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của mình được hiện thực hóa và những giấc mơ tươi sáng nhất của ông ấy bị Putin dìm trong máu và rác rưởi. Nhưng ông ấy sẽ được các nhà sử học ghi nhớ một cách trìu mến, vào một ngày nào đó - tôi tin điều đó”
Source:Reuters

3. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk lo âu về nguy cơ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Những ngày này, nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đã bị cắt khỏi lưới điện của Ukraine do các đám cháy xung quanh nhà máy. Về vấn đề này, Ukraine, Âu Châu và thế giới đang đứng trước bờ vực của một thảm họa hạt nhân toàn cầu mới.

Theo Đức Tổng Giám Mục, diễn biến cuối cùng này lại một lần nữa đầy những nỗi kinh hoàng của chiến tranh: đau đớn, nước mắt, đau khổ, thương tật và cái chết của nhiều thường dân. Kẻ thù đang cố gắng không mệt mỏi để tấn công các thị trấn và làng mạc của chúng tôi trong khu vực Donetsk, phá hủy toàn bộ khu vực xóa sổ chúng khỏi mặt đất.

“Nhưng Ukraine đứng vững. Ukraine đang chiến đấu. Ukraine đang cầu nguyện - Đức Tổng Giám Mục Svyatsolav nhấn mạnh. - Và chúng tôi cảm ơn Chúa và quân đội Ukraine vì thực tế là chúng tôi còn sống vào sáng nay, chúng tôi có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày, cầu nguyện và làm việc vì lợi ích của những người dân Ukraine đang đau khổ, những người dân của Chúa đang phải chịu đựng những nỗi kinh hoàng của cuộc chiến này. “

Đức Tổng Giám Mục tiếp tục cuộc hành trình của mình qua các trang giáo huấn xã hội của Giáo hội chúng ta. Vào ngày này, ngài đã suy ngẫm về các quy tắc đạo đức của đời sống con người, gia đình, xã hội, nhà nước và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Theo ngài, đối với Ukraine, khả năng chịu đựng và chiến thắng cũng đồng nghĩa với khả năng giữ vững các gia đình một cách hợp lý.

Người đứng đầu Giáo Hội đề cập đến kinh nghiệm và kiến thức của Andrey Sheptytsky chính trực, người bản thân là một chủ gia đình khôn ngoan. “Ông ấy quan tâm đến hạnh phúc của người dân giữa nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ nhất và thứ hai “, nhà lãnh đạo tinh thần nhắc nhớ.

“Điều đầu tiên Sheptytsky thu hút sự chú ý khi công bố các quy tắc quản lý khôn ngoan là:” Tìm kiếm sự thật chứ không phải lợi nhuận”. Con người chính trực này cho chúng ta biết rằng hạnh phúc tuyệt đối đến khi công việc của bạn mang lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho người khác. Ngày nay chúng ta gọi đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Nguyên tắc tiếp theo chỉ ra: “Tuân thủ các nguyên tắc, đừng đầu tư, kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng vươn đến trí tuệ, sự sáng tạo và hạnh phúc”.

Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nhấn mạnh rằng: “Hạnh phúc thực sự đến khi sự khôn ngoan của một người chủ tốt, mà Chúa ban cho một người, biến thành sự sáng tạo, tìm ra những phương tiện và cách thức mới để phục vụ người khác, để phát triển công việc kinh doanh của mình”.
Source:RISU