Ngày 30-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:43 30/09/2014
MỘT HỦ NƯỚC LÃ
N2T

Một lần trong năm thu hoạch được mùa phong phú, trước khi lễ nghi cúng trời long trọng náo nhiệt bắt đầu, vị đại tù trưởng yêu cầu mỗi hộ gia đình để ra một hủ rượu, và đem đổ vào trong một cái thùng lớn, rồi mời mọi người ai cũng có thể đến uống chung vui.
Từng gia đình đều trân trọng đem rượu trong nhà đến đổ vào thùng, và trong phút chốc cái thùng lớn đã đầy rượu.
Khi lễ nghi gần đến hồi kết thúc, vị tù trưởng mở tung nắp thùng và ly trong tay của mỗi người đều đầy tràn rượu, và khi mọi người vui vẻ ăn uống thì mới phát hiện nước mình uống đều là nước lã.
Nguyên là, mọi người đều cho rằng ai cũng đổ rượu vào, còn mình chỉ đổ vào một hủ nước lã thì chắc chắn không bị ai phát giác.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")

Suy tư:
Vì ích kỷ và vì tính toán, nên ai cũng nghĩ rằng mọi người đều đổ rượu vào thùng, cho nên một hủ nước lã của mình thì thấm vào đâu, thế là thùng rượu trở thành thùng nước lã.
Ích kỷ là do cái tâm không lương thiện của mình mà có, cái tâm không lương thiện là vì phần lớn do hoàn cảnh mà ra, hoàn cảnh không trong sạch là do cách giáo dục của những người có trách nhiệm và sự ý thức của mọi người. Nếu mỗi gia đình hiểu được ý của vị tù trưởng và ý thức hành động của mình, thì sẽ có một thùng rượu để cả thôn làng cùng uống vui vẻ.
Cũng vậy, nếu mỗi một người Ki-tô hữu hiểu được Lời Chúa và thực hành, thì tha nhân sẽ có được niềm vui hạnh phúc và Đức Chúa Giê-su cũng sẽ được mọi người biết đến, đó chính là ly rượu nồng thơm của mỗi một người Ki-tô hữu chúng ta đổ vào tâm hồn tha nhân vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:46 30/09/2014
N2T

59. Ái tình là việc lớn, là bảo vật vô giá có thể làm nhẹ đi những trách nhiệm nặng nề, và chịu đựng được mọi thứ gian khổ.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch và trích trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chuỗi Mai Côi và Thánh Đa Minh
Trầm Thiên Thu
09:51 30/09/2014
Bà Jane ở Aza thánh thiện đến nỗi chiếu sáng như những vì sao trên bầu trời ban đêm. Bà sinh năm 1140, sống ở một lâu đài tại Tây Ban Nha với chồng là Felix, một người được kính trọng với chức hiệp sĩ. Bà là một phụ nữ hay thương người, đầy lòng trắc ẩn với những người kém may mắn, và giúp đỡ vật chất cho người nghèo.

Bà Jane có 2 con trai là Mannes và Anthony, nhưng bà muốn có thêm nhiều con. Một hôm, bà tới tu viện Silos để cầu xin có thêm một con trai nữa, xin Dòng Silos cầu nguyện giúp bà. Một tu sĩ Dòng Đa Minh nói: “Này chị, lời cầu của chị đã được nghe và Thiên Chúa sẽ ban cho chị một người con trai. Người con đó sẽ là tôi tớ vĩ đại của Thiên Chúa và có thể làm nhiều điều phi thường cho Chúa Kitô và Giáo Hội”.

Khi tạ ơn, bà Jane đặt tên cho con trai là Dominic (Đa Minh).

Trước khi sinh con, bà Jane đã có giấc mơ tiên tri linh cảm việc giảng thuyết mà thánh Đa Minh, trong hình con chó trắng đen, chạy đi với ngọn đuốc sáng ngậm ở miệng, thắp sáng khắp thế giới. Bà Jane sinh bé trai Đa Minh tại Calaroga, thuộc Old Castile, năm 1170. Khi Đa Minh được rửa tội tại nhà thờ xứ, mẹ đỡ đầu của ngài cũng thấy ánh sáng chói lọi, nhìn như ngôi sao, trên lông mày của bé Đa Minh. Lúc đó Đa Minh được tiền định là một luồng sáng, một người sẽ soi sáng những người ở trong bóng tối.

Thánh Đa Minh được trông mong nhiều, nhưng ngài không làm thất vọng. Ngài là một thanh niên thông minh, vui vẻ, có chiều cao trung bình, điển trai, diện mạo khá hồng hào, có tiếng nói ấm và vang. Ngài thừa hưởng ở người mẹ lòng sùng kính Đức Mẹ, biết giá trị của việc kết hợp việc cầu nguyện bằng lời và bằng tâm linh, nghe biết những câu chuyện về cuộc đời Chúa Giêsu mà ngài biết đó là những mầu nhiệm, và ngài sẽ rao giảng.

Thánh Đa Minh tận hiến cho Thiên Chúa, trở thành linh mục và phục vụ 9 năm ở Osma, sống theo tu luật Thánh Augustinô. Có lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ của người khác, ngài cầu nguyện và khóc thương những người tội lỗi và những người đau khổ. Ngài được nhiều người yêu mến và kính trọng.

Năm 1203, lúc 33 tuổi, ngài rời Osma đi thành phố Fanjeaux thuộc vùng Languedoc, miền Nam Pháp quốc, tại đây ngài giảng đạo gần 13 năm. Trong những hành trình tông đồ, ngài thường dừng lại để cầu nguyện ở Nguyện đường Maria ở Prouille, một làng nhỏ nằm giữa Fanjeaux và Montreal, không xa núi Pyrenees.

Công việc của ngài không hề dễ dàng. Lúc đó, Pháp quốc bị tà thuyết An-bi-gen (*) đe dọa. Những người theo tà thuyết này cho rằng sự sống trên trái đất là công việc của ma quỷ. Niềm tin này sản sinh một nền văn hóa sự chết khủng khiếp. Những người theo tà thuyết này từ bỏ tính thánh thiện của hôn nhân và sự sinh sản con cái. Việc tự tử được khen ngợi vì nó chấm dứt vấn đề hiện hữu. Những người theo tà thuyết này hoàn toàn bác bỏ các giáo huấn của Giáo Hội, kể cả mầu nhiệm Nhập thể.

Mọi thứ có vẻ không suôn sẻ, khi thánh Đa Minh cầu nguyện và khóc ở Nguyện đường Đức Maria năm 1208, ngài than thở với Đức Mẹ về việc thiếu kết quả của việc rao giảng cho những người theo tà thuyết An-bi-gen. Đang lúc đó thì Đức Mẹ hiện ra với ngài.

Đức Mẹ nói: “Đừng lo, đến nay con đã đạt được một ít kết quả như vậy nhờ sức lao động của con. Con phải dùng kết quả đó trên vùng đất khô cằn, chưa được tưới bằng sương hồng ân. Khi Thiên Chúa muốn canh tân bộ mặt trái đất, Ngài sẽ bắt đầu bằng cách cho mưa tuôn sự chào đón của thiên thần (rain of the Angelic Salutation). Hãy truyền bá Chuỗi Mai Côi gồm 150 câu chào của sứ thần và 15 kinh Lạy Cha, con sẽ bội thu”.

Thánh Đa Minh không có thời gian. Theo mệnh lệnh của Đức Mẹ, ngài bắt đầu truyền bá Chuỗi Mai Côi, bắt đầu từ Toulouse, một thành phố không xa Prouille. Theo ghi chép của thánh Louis Montfort, một nhà truyền giáo người Pháp hồi thế kỷ 18, thánh Đa Minh đã tới nhà thờ, nơi các thiên thần rung chuông mời gọi mọi người. Khi thánh Đa Minh rao giảng, Thiên Chúa đã hỗ trợ: Trái đất rung chuyển, mặt trời tối sầm, sấm chớp dữ dội. Hầu như cả dân thành Toulouse đều bỏ niềm tin lầm lạc và bắt đầu sống đời Kitô hữu.

Sau thành công tại Toulouse, thánh Đa Minh đi từ thành phố này tới thành phố khác ở Pháp quốc, Tây Ban Nha và Ý để truyền bá Kinh Mai Côi. Trên hành trình, ngài tỏ ra rất chịu đựng, đến nỗi những người đương thời diễn tả ngài là “vận động viên mạnh mẽ”. Sức chịu đựng của ngài gây ấn tượng. Bất cứ đi đâu ngài cũng rao giảng chân lý Phúc âm tập trung vào cuộc đời vui mừng, sầu thương, và vinh quang của Đức Kitô. Nói đến một mầu nhiệm và giảng một câu về đời sống của Chúa Giêsu, ngài mời người nghe lần một hạt trong chuỗi hạt – thường được dùng để đếm các lời cầu nguyện – rồi đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng, các yếu tố của đức tin vẫn nhắm vào những người theo tà thuyết An-bi-gen. Chú ý những lời đầu tiên Đức Mẹ nói với ngài, và một lần Chúa Giêsu hiện ra hướng dẫn ngài khơi lòng người ta yêu mến cầu nguyện trước khi giảng thuyết chống lại tội lỗi, thánh Đa Minh và các linh mục khác đều đọc kinh Kính Mừng chung với giáo dân trước khi giảng thuyết để xin Ơn Chúa. Ngài giải thích rằng kinh Kính Mừng chứa đầy các ví dụ về cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp đó tác dụng. Hầu như ở các thành phố ngài rao giảng, ngài đều thành lập Hội ái hữu Mai Côi (Confraternity of the Rosary). Thánh Montfort nói rằng các giáo huấn của thánh Đa Minh tạo sự nhiệt thành đến nỗi hoán cải được những người tội lỗi chai lỳ nhất. Thánh Montfort viết rằng một người đàn ông bị ma quỷ chiếm hữu đã kêu lớn tiếng rằng lời rao giảng của thánh Đa Minh đã làm hoảng sợ cả hỏa ngục. Chuỗi Mai Côi cũng được tin là tạo chiến thắng của đội quân Công Giáo do Count Simon de Montfort dẫn đầu, trong trận Muret hồi tháng 9-1213 ở miền Nam Pháp quốc, gồm 800 binh sĩ chống lại vua Aragon và 40.000 quân của tà thuyết An-bi-gen.

Năm 1215, thánh Đa Minh thu hút 6 người bạn cùng làm việc tông đồ và cho họ mặc trang phục như ngài. Đó là một dòng tu đang hình thành với chương trình cầu nguyện, sống chung, và chương trình học tập với Alexander Stavensky, tiến sĩ thần học người Anh. Rao giảng, dạy dỗ, và làm việc để cứu các linh hồn là lý tưởng của thánh Đa Minh. Một người giàu có tên là Phêrô Siela đến xin theo thánh Đa Minh, giao cho ngài nhà cửa của mình ở gần Narbonne Gate tại Toulouse. Cũng trong năm 1215, thánh Đa Minh đi Rôma và quỳ trước mặt ĐGH Innocent III để xin phê chuẩn Dòng Anh Em Thuyết Giáo (OP – Order of Preachers). ĐGH hướng dẫn ngài dùng tu luật hiện có để sống theo. Thánh Đa Minh và các tu sĩ đồng ý chọn tu luật của thánh Augustinô. Ngày 22-12-1216 có tân giáo hoàng là ĐGH Honoriô III, ngài đã phê chuẩn và tuyên bố thánh Đa Minh là “ánh sáng thật của thế giới”.

Khi sinh thời, thánh Đa Minh đã chữa lành các bệnh nhân, phục sinh người chết, và biến lương thực ra nhiều (các phép lạ vẫn tiếp tục xảy ra cho đến sau khi ngài qua đời). Ngài khuyến khích người trẻ và trìu mến với những người mà ngài gặp. Dù ngài già theo thời gian, nhưng tâm hồn ngài vẫn trẻ trung và vui vẻ. Sau khi dòng được phê chuẩn 5 năm, thánh Đa Minh qua đời ngày 6-8-1221 tại Bologna, Ý. Ngay khi hấp hối, ngài vẫn an ủi người khác. Ngài nói: “Anh em đừng khóc. Tôi sẽ có ích hơn cho anh em dù tôi đi bất cứ nơi đâu, có ích hơn khi tôi sống trên đời này”.

Ước mơ từ lâu của chân phước Jane, mẹ của thánh Đa Minh, đã thành hiện thực: Con trai bà đã thắp lửa sáng khắp thế giới.

Thánh thi hay Chuỗi Mai Côi?

Trong thời thánh Đa Minh, Chuỗi Mai Côi được nhắc tới như “Thánh thi của Đức Maria”, và mãi tới thế kỷ 15 Chuỗi Mai Côi mới được sử dụng. Nhưng 100 năm sau khi thánh Đa Minh giới thiệu Chuỗi Mai Côi, người ta vẫn không hề nhớ tới.

Chữ ros có thể lấy từ tiếng Latin, nghĩa là “sương”, ám chỉ lời Đức Mẹ nói với thánh Đa Minh về “sương hồng ân” hoặc do tiếng Latin là rosarium, nghĩa là “triều thiên hoa hồng” – từ ngữ “Chuỗi Mai Côi” (Rosary) có sau khi Lm Alan de la Roche, Dòng Đa Minh, người Pháp, được thị kiến Chúa Giêsu, Mẹ Maria, và thánh Đa Minh khuyến khích ngài khôi phục Chuỗi Mai Côi.

Dạng Chuỗi Mai Côi như chúng ta thấy ngày nay cũng không có trong thời thánh Đa Minh. Việc thêm các mầu nhiệm đã mất nhiều thế kỷ để chỉnh sửa và xác định. Thánh GH Piô V, cũng là tu sĩ Dòng Đa Minh, đã làm điều này năm 1569. Ngày 16-10-2002, chân phước GH Gioan Phalô II đề nghị thêm 5 Mầu nhiệm Sự Sáng vào Chuỗi Mai Côi truyền thống. Gọi là “Mầu nhiệm Sự Sáng” vì gồm các mầu nhiệm trong sứ vụ công khai của Chúa Kitô từ khi chịu Phép Rửa tới Cuộc Khổ Nạn.

Tặng phẩm của Áo Đức Bà

Năm 1218, tại Rôma, Đức Mẹ hiện ra với một tu sĩ Dòng Đa Minh là Master Reginald, ở Orleans, là giáo sư nổi tiếng về giáo luật tại ĐH Paris trước khi gặp thánh Đa Minh và gia nhập dòng này. Các bài giảng thuyết của ngài đã thu hút nhiều người vào dòng. Lúc Đức Mẹ hiện ra, Reginald bị bệnh. Mỉm cười với ngài, Đức Mẹ xức dầu cho ngài, chữa bệnh cho ngài, và giới thiệu với ngài một áo dòng trắng (scapular, Áo Đức Bà). Đức Mẹ nói: “Đây là áo dòng của con”.

Tại sao lần Chuỗi Mai Côi?

Thế kỷ XV, Lm Alan de la Roche, Dòng Đa-minh, bảo đảm Chuỗi Mai Côi là nguồn vô biên của các phúc lành:

1. Tội nhân được tha thứ.
2. Linh hồn nào khao khát sẽ được thỏa khát.
3. Ai khổ sầu sẽ tìm thấy hạnh phúc.
4. Ai bị cám dỗ sẽ được bình an.
5. Người nghèo được giúp đỡ.
6. Tu sĩ được canh tân.
7. Ai không hiểu biết sẽ được hướng dẫn.

Về Chuỗi Mai Côi, Thánh GH Gioan Phaolô II nói: “Lần Chuỗi Mai Côi là giao phó những gánh nặng cho Thánh Tâm Thương Xót của Chúa Kitô và Đức Mẹ”.

(Chuyển ngữ từ Robert Feeney, CatholicDigest.com; (*) Albigensianism: Phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ thời trung cổ của Mani giáo (Manichaeism) ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc tính của thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu của hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác). Thuyết này bị kết án là lạc giáo thời Tòa án Dị giáo (Inquisition hoặc Catharism).
 
Chia sẻ với em: ''Uống Nước Nhớ Nguồn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:09 30/09/2014
CHIA SẺ VỚI EM

“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”


N2T


Em thân mến,

“Uống nước nhớ nguồn” là câu ca dao không những của người Việt mình, mà hình như các dân tộc nào cũng có những câu tương tự như thế, để nói lên được tâm tình của những người hôm nay tưởng nhớ đến những bậc tiền nhân đi trước đã vì thế hệ mai sau mà xây dựng những công trình vĩ đại hoặc lớn hoặc nhỏ.v.v…

Đối với Giáo Hội cũng thế, từ những công trình này đến những công trình khác, từ những xây dựng giáo xứ này đến giáo xứ khác, mà cụ thể là giáo xứ mà em đang sống, đang sinh hoạt có được như ngày hôm nay đều là do công lao của các linh mục tiền nhiệm. Có giáo xứ đã mấy trăm năm tồn tại, có giáo xứ chỉ mấy mươi năm hoặc có giáo xứ chỉ mấy năm mà thôi, nhưng bất kể là bao nhiêu năm thì công lao gầy dựng của các cha sở tiền nhiệm thật là to lớn, thế nhưng, như có lần em hỏi anh trong dịp dự lễ an táng của một linh mục về hưu là: tại sao có rất ít giáo dân đi tham dự thành lễ an táng của ngài, mặc dù hôm đó là ngày thứ bảy, là ngày nghỉ cuối tuần ?

Trong tâm tình đó, anh xin chia sẻ với em như sau:

1. Cha sở là gia trưởng trong giáo xứ.

Cộng đoàn giáo xứ là một Giáo Hội nhỏ tại địa phương, mà linh mục chánh xứ -chúng ta gọi là cha sở- chính là gia trưởng của đại gia đình ấy. Đã là gia trưởng thì ngài có quyền được mọi thành phần giáo dân trong giáo xứ yêu mến, vâng lời và tôn trọng như các bậc phụ huynh trong gia đình, đó chính là đạo hiếu của người Ki-tô hữu.

Là gia trưởng vì ngài thay mặt Giáo Hội, thay mặt Đức Giám Mục coi sóc giáo xứ như một người gia trưởng; là cha vì ngài đã sinh ra chúng ta trong bí tích Rửa Tội để chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa, là mục tử vì ngài đã dẫn dắt nuôi sống linh hồn chúng ta qua bí tích Thánh Thể và các bí tích khác, để chúng ta được sống đời đời với Thiên Chúa.

Cha sở cần được giáo dân yêu mến như yêu mến như cha ruột của mình, bởi vì trong bí tích Truyền Chức Thánh, Đức Chúa Giê-su đã thánh hóa và nâng các ngài lên hàng cộng tác đăc lực của Ngài, vì thế không lạ gì khi gọi các linh mục là “Chúa Ki-tô thứ hai”; ngài cần được giáo dân vâng lời trong vấn đề đức tin và luân lý, vì những điều ấy làm cho chúng ta kết hợp mật thiết với Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội hơn, nhất là vì đức vâng lời sẽ trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện khác, nhờ sự vâng lời cha sở mà giáo xứ ngày càng phát triển và đoàn kết hơn; ngài cần được giáo dân tôn trọng như họ đã tôn trọng phụ thân của mình, bởi vì ngoài việc ngài là linh mục ra, thì cha sở còn là người đại diện Thiên Chúa và giám mục để hướng dẫn chúng ta sống làm người Ki-tô hữu đẹp lòng Thiên Chúa.

2. Tính liên tục của cha sở.

Trong một gia đình hể người cha qua đời thì gia đình đó coi như không còn phụ thân, nhưng đại gia đình giáo xứ thì cha sở sẽ mãi mãi nối tiếp nhau để nuôi dạy giáo dân bằng Mình Thánh Chúa và Lời Chúa, và qua các bí tích cha sở sẽ đem nguồn ân sủng của Chúa xuống trên họ. Cho nên khi đã thành lập một giáo xứ, nếu không có lý do quá đặc biệt (như chiến tranh) thì cha sở này đổi đi thì cha sở khác đến để bảo đảm tính liên tục của gia đình giáo xứ. Vì thế, không lạ gì khi sai phái một linh mục đến làm cha sở giáo xứ nào thì Đức Giám Mục địa phận đích thân (hoặc ủy quyền cho vị đại diện ngài) đến giới thiệu với giáo dân, để tính pháp lý và để giáo dân thấy tình yêu của Thiên Chúa luôn hiện diện trong cộng đoàn Giáo Hội.

Tính liên tục của cha sở được thấy rất rõ trong nhiệm vụ cai quản thánh hóa và giảng dạy của ngài, cha sở này đi thì cha sở khác đến, cứ thế liên tục tiếp nối như sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa trong cộng đoàn giáo xứ. Mà quả thật như vậy, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói “ai tiếp đón các con là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”

Giáo xứ không thể thiếu vắng cha sở, cũng như trong gia đình không thể thiếu vắng gia trưởng, bởi vì như một gia trưởng tận tụy vì đoàn con thế nào thì cha sở cũng vì giáo xứ mà hy sinh như vậy, cho nên không lạ gì có nhiều cha sở sống chết vì đàn chiên của mình, đó không phải là yêu thương tiếp nối yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta cách hữu hình hay sao ?

3. Cha sở là biểu tượng Đức Tin của giáo dân.

Giáo dân sẽ sống đạo trưởng thành hơn khi cha sở của mình có một đức tin vững mạnh, đương nhiên là như thế, bởi vì cha sở là biểu tượng đức tin của giáo dân mình. Thánh Gioan Maria Vianney là một điển hình sống động, chính ngài đã làm cho một giáo xứ (họ đạo Ars) mà giáo dân hầu như mất đức tin đã trở thành giáo xứ gương mẫu, giáo dân của ngài đã tìm lại được đức tin của mình qua vị cha sở tràn đầy yêu thương và vững mạnh đức tin...

Chính giáo dân nhìn vào cha sở của mình để sống đức tin và sống đạo, có những khi chúng ta nghe được giáo xứ này có cha sở kiên cường dám chấp nhận hy sinh vì đàn chiên, giáo xứ kia cha sở có đức tin mạnh mẽ khi phải đương đầu với những cám dỗ của ma quỷ và thế gian. Hơn thế nữa, chính cha sở sẽ là người trước tiên mà giáo dân tìm đến để xin ý kiến hay nhận sự an ủi khi Giáo Hội hoặc chính bản thân họ bị bách hại hay gặp đau khổ.

Em thân mến,

Những điều anh chia sẻ trên chỉ là điểm nổi bật, còn những hy sinh khác của các cha sở mà công lao của các ngài đối với giáo dân rất là to lớn, nhất là những giáo dân của các ngài, bởi vì khi chúng ta sinh ra và cho đến khi chúng ta nhắm mắt lìa cõi đời này, thì chính cha sở sẽ là người cha linh hồn lo liệu tất cả cho chúng ta mọi sự, từ bí tích Rửa Tội cho đến thánh lễ cuối cùng (lễ an táng) cách trọn vẹn, để chúng ta được hân hoan tiến đến tòa phán xét của Thiên Chúa và được Chúa cùng toàn thể các thiên thần, chư thánh hân hoan chào đón chúng ta vào Nước Trời.

Thế nhưng, mấy ai trong chúng ta nhớ đến những công lao to lớn ấy của các cha sở ? Có những nơi khi cha sở đổi qua giáo xứ khác thì quên mất ngài, có những cha sở đã về hưu trong nhà hưu dưỡng thì có bao nhiêu giáo dân đến thăm và giúp đỡ các ngài, và đau khổ nhất là khi các ngài qua đời thì chẳng có ai biết để đọc cho các ngài một vài kinh nguyện, hoặc chí ít là đến tham dự lễ an táng của các ngài, mặc dù họ vẫn biết tin ngài qua đời.

“Uống nước nhớ nguồn” không phải chỉ là câu nói suông trên miệng hay khoe khoang chữ nghĩa của những người có chút chữ nghĩa, nhưng là một đạo hiếu, đạo làm người của con người, và hơn nữa nó còn là đạo lý cho những người có lương tâm. Người Ki-tô hữu sống đạo hiếu không phải chỉ là hiếu thảo với cha mẹ mình nhưng còn là hiếu nghĩa với các cha sở của mình nữa, bởi trong đức tin chính cha sở là cha linh hồn của mình, trong tinh thần chính cha sở là thầy dạy chân lý của mình, và trong tình cảm con người với nhau, cha sở chính là người anh an ủi và động viên mình trong đời sống con người.

Thật buồn biết bao, khi trong giáo xứ không thấy hình ảnh lưu niệm các cha sở đã đến làm cha sở trong giáo xứ, bởi vì “mắt có thấy thì lòng mới dấy”, tức là có thấy hình ảnh các ngài thì lòng giáo dân mới tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài, và càng buồn hơn nữa khi có rất ít giáo dân nhớ đến ngày giỗ của các ngài để dâng lễ cầu nguyện cho các ngài.

“Uống nước nhớ nguồn” không chỉ dành riêng cho giáo dân mà thôi, nhưng còn dành cho các linh mục chánh xứ nữa, bởi vì nếu các ngài không nhắc nhở giáo dân nhớ đến các cha sở đã qua đời hoặc đã đổi qua xứ khác để cầu nguyện cho các ngài, thì giáo dân sẽ ít người nhớ đến; nếu các linh mục chính xứ nhớ đến các vị tiền nhiệm của mình (dù đã qua đời hay còn sống) mà lưu giữ các hình ảnh của các ngài và để vào một nơi trang trọng trong nhà xứ, thì chắc chắn giáo dân cũng sẽ nhớ đến mình sau này, bởi vì việc làm tốt lành thì cứu được nhiều linh hồn và giúp ích cho những người khác vậy.

“Uống nước nhớ nguồn” chính là lòng biết ơn của chúng ta –những giáo dân- đối với các cha sở của mình, lòng biết ơn này không có gì đẹp và cao quý cho bằng cầu nguyện cho các ngài để các ngài làm tròn bổn phận mà Chúa đã giao phó cho các ngài khi còn sống, và khi đã qua đời thì “càng cao danh vọng càng nhiều gian nan” nên lời cầu nguyện của chúng ta sẽ an ủi linh hồn các ngài...

2014/10/02 ngày giỗ mãn tang cha cố I-nha-xi-ô

Nghĩa tử: Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.


--------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Tháng Mân Côi: Dâng kính Mẹ Maria - Mẹ Thiên Chúa
LM Phanxicô Xaviê Trần Kim Ngọc, OP.
09:57 30/09/2014
THÁNG MÂN CÔI

DÂNG KÍNH ĐỨC MARIA, MẸ Thiên Chúa
Ý CẦU NGUYỆN:


1. Cầu theo ý Đức Giáo Hoàng
2. Cầu cho Hội Thánh
3. Cầu cho thế giới
4. Cầu cho công lý và hoà bình
5. Cầu cho quê hương dân tộc
6. Cầu cho Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về Gia đình
7. Cầu cho các gia đình đang gặp khủng hoảng
8. Cầu cho giới trẻ
9. Cầu cho sự hiệp nhất dân Kitô giáo
10. Cầu cho giới lãnh đạo các quốc gia
11. Cầu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng
12. Cầu cho các linh hồn trong luyện ngục...


***

THÁNG MÂN CÔI
Ngày 01 Tháng 10

1. ĐỌC KINH HOẶC HÁT XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN

Đọc: Kinh Đức Chúa Thánh Thần

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

- Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.
ÐK. Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.
2. Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân, hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.
3. Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người ban cho trí hồn con ơn biết khôn ngoan tìm theo chân lý, xa điều gian dối, luôn trung thành.

2. XÉT MÌNH (thinh lặng chốc lát) hoặc đọc:

Kinh Ăn Năn Tội

Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

3. SUY NIỆM KINH MÂN CÔI: NĂM SỰ VUI

Thứ nhất: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.

Lời Chúa: Lc 1,28-38

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "

35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."

38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Suy niệm và cầu nguyện

Sứ thần Gáp-ri-en được Thiên Chúa sai đến báo tin cho trinh nữ Ma-ri-a: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Lời báo tin này vừa là lời chúc phúc, vừa là lời mở đầu cho một tin vui và quan trọng cho toàn nhân loại.

Mẹ ơi, hai tiếng “xin vâng” của Mẹ đã giúp nhân loại được diễm phúc đón nhận Con Thiên Chúa nhập thể. Phần chúng con, biết bao lần Chúa gởi đến những sứ điệp, những thử thách và những bất ngờ trái ý. Những lúc đó, thay vì tìm ý Chúa, chúng con lại đâm ra cau có phàn nàn vì ngược lại sở thích của mình. Xin Mẹ dạy chúng con biết đón nhận tất cả những gì xảy đến trong cuộc đời với tâm tình khiêm nhường và vâng phục như Mẹ. Xin cho chúng con biết cưu mang Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. A-men.

(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh).

4. ĐỌC: KINH LẠY NỮ VƯƠNG

Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ! Chúng con, con cháu Evà ở chốn khách đầy kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mắt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.

5. BÀI ĐỌC
BÍ TÍCH GIAO HOÀ CỦA CHÚNG TA


Trích thư của thánh Lêô Cả, giáo hoàng.

Đấng uy nghi đã nhận lấy thân phận thấp hèn; Đấng quyền năng nhận kiếp người yếu đuối; Đấng hằng hữu nhận xác phàm phải chết. Để trả món nợ mà những kẻ mang thân phận làm người như chúng ta mắc phải, bản tính bất khả tổn thương đã phối hợp với bản tính có thể chịu đau khổ. Như thế, vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, là con người Giêsu Kitô, vừa có thể chết, lại vừa không thể chết; và đó chính là phương dược cứu chữa chúng ta.

Thế nên Đấng là Thiên Chúa thật đã mang lấy đầy đủ và nguyên vẹn bản tính của một con người thật mà sinh ra. Người vẫn hoàn toàn là Thiên Chúa, đồng thời cũng hoàn toàn là con người như chúng ta. Tôi nói “là người như chúng ta” theo nghĩa là những gì Đấng Tạo Hoá đã dựng nên nơi chúng ta từ thuở ban đầu và cũng là những gì Người đã nhận lấy để tái tạo.

Vì nơi Chúa Cứu Thế, không có dấu vết của những gì mà tên lừa gạt đã đưa vào thế gian, và con người bị lừa gạt đã mắc phải. Cho nên dẫu Người chấp nhận chia sẻ thân phận mỏng dòn của phàm nhân chúng ta, Người vẫn không thông phần vào tội lỗi của chúng ta.

Người đã mặc lấy thân nô lệ mà không nhiễm vết nhơ tội lỗi, đã nâng cao nhân tính mà không hạ thấp thần tính: Đấng Tạo Hoá và Chủ Tể muôn loài đã muốn trở nên một người giữa những người có sinh có tử, nên đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, và nhờ đó, vốn là Đấng vô hình, Người đã hoá nên hữu hình cho chúng ta được thấy. Nhưng trút bỏ vinh quang như thế là người đã dủ tình thương xót mà hạ cố, chứ không phải là người đã bị mất quyền năng. Vậy, Đấng trong uy thế của một Thiên Chúa, đã làm ra con người, cũng chính là Đấng nay làm người trong thân phận của một kẻ tôi tớ.

Thế là Con Thiên Chúa đã đi vào hạ giới của chúng ta. Người từ ngai trời mà xuống, nhưng không rời bỏ vinh quang của Cha. Người được sinh ra theo một lối sinh khác để đi vào một thế giới khác. Nói là “vào một thế giới khác”, vì trong giới Thiên Chúa, Người vô hình, còn trong giới phàm nhân, Người hữu hình. Đấng vô biên đã muốn trở thành hữu hạn. Đấng vẫn hiện hữu trước thời gian đã bắt đầu hiện diện từ một thời điểm. Đấng là Chúa Tể càn khôn đã mặc lấy thân nô lệ, che giấu hết uy quyền vô biên của mình. Đấng là Thiên Chúa không thể chịu đau khổ, đã chẳng quản nên người phàm có thể chịu khổ đau. Và Đấng bất tử đã chẳng nề chấp nhận luật tử sinh.

Quả thế, Đấng thực sự là Thiên Chúa cũng thực sự là con người, và sự phối hợp này không có chi dối trá, vì giữa phận hèn phàm nhân và thần tính cao cả vẫn có một quan hệ hỗ tương. Thiên Chúa vẫn nguyên vẹn là Thiên Chúa khi Người cúi xuống xót thương. Cũng vậy, con người không mất tư chất của mình khi phẩm vị được nâng lên. Cả hai bản tính cùng hoạt động, nhưng lại thông hiệp với nhau. Đó là một điều đặc biệt: Ngôi Lời vẫn hoạt động theo bản tính của Ngôi Lời, còn xác phàm vẫn theo bản tính xác phàm.

Một đàng rạng ngời vinh quang vì phép lạ, một đàng quỵ ngã vì nhục hình. Ngôi lời không mất đi vinh quang ngang hàng với Cha thế nào, thì xác phàm của người cũng không rời bỏ bản tính nhân loại của chúng ta như thế. Phải nhắc đi nhắc lại rằng Người chỉ là một hữu thể duy nhất, vừa thực sự là Con Thiên Chúa, vừa thực sự là con của loài người. Người là Thiên Chúa, bởi lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Người là một con người, bởi Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.

(Bài đọc 2, Kinh Sách, Lễ Truyền Tin).

6. KẾT THÚC (HÁT HOẶC ĐỌC): MAGNIFICAT (Linh hồi tôi)

Hát:

ĐK. Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.
1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.
2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.
3. Lũ giàu sang đuổi về tay không, những người thanh bần ban đầy hồng phúc. Người đã nhớ lời hứa mà độ trì Ít-ra-en cùng tổ phụ Áp-ram với miêu duệ.

Đọc:

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
Và cho con cháu đến muôn đời.
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con,
cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,
tự muôn đời và chính hiện nay
luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Zen xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông
Đồng Nhân
07:43 30/09/2014
HỒNG KÔNG Ngày 29 tháng 9 năm 2014 - Đức Hồng Y hồi hưu từng là người hoạt động tích cực cho nhân quyền đã tham gia cuộc biểu tình cùng với sinh viên Hồng Kông đòi dân chủ và phản đối chính quyền Bắc Kinh đòi quyền chỉ định ai được ra tranh cử thị trưởng Hồng Kông trong cuộc bỏ phiếu vào năm 2017.

Các sinh viên đã xuống đường trong mấy ngày và hôm qua cuộc biều tình lớn đến cả chục ngàn người đã làm tê liệt thành phố. Trường học và các ngân hàng đã buộc phải đóng cửa vào hôm qua thứ Hai, trong đó sinh viên và các thành viên của một phong trào gọi là "Chiếm Trung ương với tình yêu và hòa bình, Chiếm khu Thương mại của Hồng Kông".

Đức Hồng Y Joseph Zen, 82 tuổi, một nhà phê bình kỳ cựu chế độ Bắc Kinh, nói với Reuters: "Đã đến lúc chúng tôi phải thực sự cho thấy rằng chúng tôi muốn được tự do và không còn phải là nô lệ nữa... Chúng ta phải đoàn kết với nhau."

Tuy nhiên, khi cảnh sát bắt đầu bắn khói cay vào sinh viên biều tình gần trụ sở Chính phủ, trong bối cảnh quân đội có thể tham gia đàn áp khốc liệt thì Đức Hồng Y Zen đã đưa ra một lời kêu gọi đám đông những người biểu tình, nên giải tán. Ngài nói: "Xin hãy về nhà, không hy sinh mạng sống của anh chị em", và Ngài cũng nói thêm rằng "đối thoại là không thể vào thời điểm này".

Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ hiện là thủ lãnh kêu gọi cuộc biểu tình ôn hòa này. Lời kêu gọi đó được sinh viên và quần chúng nồng nhiệt hỗ trợ. Ngày mai 1-10-2014 mới thực sự là ngày bắt đầu Phong trào "Chiếm Trung ương với tình yêu và hòa bình, Chiếm khu Thương mại của Hồng Kông".

(Nguồn: Ký giả Liz Dodd từ Hồng Kông)
 
Tòa Thánh cổ võ đối phó hữu hiệu với nạn khủng bố quốc tế
LM. Trần Đức Anh OP
10:18 30/09/2014
NEW YORK. Tòa Thánh kêu gọi LHQ canh tân các qui luật của mình để đối phó hữu hiệu với những hình thức mới của nạn khủng bố quốc tế.

Lập trường trên đây được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trình bày trong bài tham luận hôm 29-9-2014 tại Đại hội đồng thứ 69 của LHQ đang tiến hành tại New York.

ĐHY nhận xét rằng LHQ cho đến nay có thái độ thụ động trước những hành vi thù nghịch mà dân chúng vô tội phải chịu. Vì thế trong thư đề ngày 9-8 năm nay gửi ông tổng thư ký LHQ, ĐTC Phanxico đã kêu gọi các ”cơ quan thẩm quyền của LHQ, đặc biệt những cơ quan trách nhiệm về an ninh, hòa bình, công pháp nhân đạo và trợ giúp người tị nạn, tiếp tục nỗ lực hoạt động, phù hợp với Lời Tựa và những điều khoản quan trọng trong Hiến chương LHQ.”

ĐHY Parolin gọi tình trạng bi thảm ở miền bắc Irak và một số nơi ở Siria là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ: đó là sự hiện hữu của một tổ chức khủng bố đe dọa mọi quốc gia, thề giải tán các nước và thay thế bằng một chính phủ thế giới ngụy tôn giáo. Như ĐTC đã nói, rất tiếc là ngày nay có những người muốn đạt tới quyền lực bằng cách cưỡng bách lương tâm, tước đoạt sự sống, bách hại và giết người nhân danh Thiên Chúa (Xc Oss.Rom. 3-5-2014)
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhấn mạnh rằng ”hiện tượng mới mẻ trên đây với mọi khía cạnh bi thảm của nó, phải thúc đẩy cộng đồng quốc tế thăng tiến một câu trả lời thống nhất, dựa trên các tiêu chuẩn pháp lý vững chắc và thái độ sẵn sàng cộng tác cho công ích.”

Để đối phó với nạn khủng bố hoàn cầu như thế, Tòa Thánh đặc biệt lưu ý về hai lãnh vực: trước tiên là xử lý nguồn gốc văn hóa và chính trị của những thách đố hiện nay, nhìn nhận nhu cầu phải có những chiến lược mới để giải quyết các vấn đề quốc tế này, trong đó các nhân tố văn hóa giữ một vai trò cơ bản.

Lãnh vực thứ hai là nghiên cứu sâu rộng hơn về hiệu năng của công pháp quốc tế ngày nay, nhất là những cơ cấu mà LHQ sử dụng để phòng ngừa chiến tranh, ngăn chặn những kẻ gây hấn, bảo vệ dân chúng và giúp đỡ các nạn nhân.

ĐHY Parolin khẳng định rằng ”những thách đố do các hình thức khủng bố mới mẻ đề ra không được làm cho chúng ta có những quan điểm thái quá và coi các nền văn hóa đối nghịch nhau. Thái độ thu hẹp trong việc giải thích tình trạng đụng độ khủng bố như thế, coi chúng là ”sự đụng độ giữa các nền văn minh”, là điều lợi dụng sự sợ hãi và những thành kiến hiện có, và chỉ dẫn tới những phản ứng bài người ngoại quốc, rốt cục chỉ ủng cố chính những tâm tình ở nơi trọng tâm chủ nghĩa khủng bố. Những thách đố chúng ta đang đương đầu phải dẫn tới một lời tái kêu gọi đối thoại về tôn giáo và liên văn hóa, thực hiện những phát triển mới trong công pháp quốc tế, thăng tiến những sáng kiến hòa bình công chính và can đảm”. (SD 30-9-2014)
 
Sơ Luzia Premoli: cảm tưởng người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Giáo Triều
Têrêsa Thu Lan
20:49 30/09/2014


Ngày 16 tháng 9 năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã bổ nhiệm Sơ Luzia Premoli, SMC, Bề Trên Tổng Quyền dòng nữ thừa xai Comboni, là thành viên của Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc (Congregation for the Evangelization of Peoples)

Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc là một cơ quan chỉ đạo và phối hợp mọi công việc truyền bá Phúc Âm trên khắp Thế Giới. Thánh bộ coi sóc các khu vực truyền giáo và kiểm điểm các câu hỏi và báo cáo từ các vị giám mục địa phương cũng như từ các hội đồng giám mục. Những hội dòng và đoàn thể thiết lập cho các nhiệm vụ truyền giáo cũng lệ thuộc vào năng quyền của Thánh Bộ này.

Những bổ nhiệm kế tiếp về sau cho thấy rằng còn có nhiều phụ nữ khác cũng đã được giữ những chức vụ chủ yếu khác.Nhưng Sơ Premoli có cái vinh dự là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào một chức vụ quan trọng cuả Giáo Triều.

Tuy việc bổ nhiệm cuả Sơ Premoli bắt đầu có hiệu lực vào ngày 16 tháng 9, nhưng thực ra quyết định đã có từ tháng Ba năm nay và đã được công bố sớm hơn 3 ngày qua một "Văn Kiện Tông Toà" (Pontifical Acts) ký ngày13 tháng 9, để kỷ niệm ngày áp lễ thứ 150 của "Kế hoạch tái sinh Châu Phi bởi người Châu Phi" cuả Thánh Daniel Comboni.

Thánh Comboni, 150 năm trước đây, đã có một cái nhìn xa trước thời đại của mình là đã dành cho những phụ nữ một vị trí đặc biệt trong chương trình loan báo Tin Mừng của Giáo Hội tại châu Phi.

Trong dịp bổ nhiệm này, Sơ Premoli đã bày bỏ một vài cảm xúc như sau:

"Tôi cảm thấy biết ơn sâu sắc đối với sự tin tưởng dành cho tôi" Sơ nói.

"Việc bổ nhiệm đã làm cho tôi ngạc nhiên, tôi không mong đợi nó. .. nhưng tôi cũng rất vui mừng, bởi vì việc bổ nhiệm là một sự thực hiện những mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô là có nhiều phụ nữ hơn ở những vị trí cầm quyền quyết định trong Giáo Hội."

Trong khi đã có nhiều phụ nữ phục vụ tại toà thánh với nhiều chức vụ như tư vấn hoặc phụ tá các văn phòng hoặc là thành viên của các Hội đồng Giáo Hoàng, nhưng đây là lần đầu tiên một phụ nữ được bổ nhiệm làm thành viên của một Bộ, là cơ quan cấp cao nhất của giáo triều Rôma.



Sơ Luzia Premoli là người gốc Brazil và đã đi tu dòng Comboni từ lúc 23 tuổi. Sơ làm việc truyền giáo 8 năm ở Mozambique (Phi Châu), rồi 8 năm làm giám tỉnh ở Brazil.

Năm 2010, Sơ được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền và về nhà dòng Mẹ ở Roma.

"Đặc sủng của chúng tôi là rao giảng Tin Mừng cho những người chưa nhận được Tin Mừng, và giúp cho Giáo Hội địa phương làm việc truyền giáo trong môi trường địa phương của họ nhưng đồng thời giúp họ sẵn sàng đối phó với những thách thức về truyền giáo đã xảy ra trên khắp thế giới," Sơ Premoli nói.

Khi được hỏi kinh nghiệm truyền giáo nào là đáng ghi nhớ nhất, Sơ Premoli hồi tưởng lại thời gian ở Mozambique:

"Tôi ở đó vào năm 1989, là lúc đang có nội chiến, và tôi nhận thấy rằng mọi người đều quí trọng những điều ít ỏi mà họ đang có: như một mẩu xà phòng, một chiếc váy. .. sau bốn năm, tôi quay về Brazil trong một kỳ nghỉ, và tôi cảm thấy giống như tôi đi đến một thế giới khác, nơi mà mọi thứ bị phí phạm, và mọi người đua nhau đi tìm những thứ không cần thiết."

Sơ rút ra một kinh nghiệm để sống "là sống một cuộc sống tỉnh táo hơn, để có thể biết quí trọng tất cả mọi thứ mà mình có được."

Trong kinh nghiệm truyền giáo, Sơ cũng đã bị ấn tượng trước một thực tại là "ngay giữa một thảm kịch, mọi người phụ nữ vẫn luôn luôn bế con cuả họ trên vai, và những đưá trẻ đã không khóc và tỏ ra bình tĩnh, như thể sự gần gũi với người mẹ làm cho chúng cảm thấy được an toàn."

"Chữ 'Mẹ' là sự đóng góp của người phụ nữ cho đời sống cuả Giáo Hội," Sơ Premoli nói.

"Giáo Hội từng được gọi là 'Mẹ', và một người mẹ phải mang lại sự sống đầy đủ và hạnh phúc mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho chúng ta."

Sơ nhấn mạnh rằng "mặc dù Giáo Hội đã từng là một tổ chức hầu như chỉ có nam giới cầm đầu, nhưng các cộng đồng nữ tu cũng đã đóng góp rất nhiều vào đời sống của Giáo Hội."

Đóng góp lớn nhất mà một phụ nữ có thể cung cấp cho Giáo Hội là "cách thức đặc biệt cuả họ khi nhìn về một sự việc, và một con tim bén nhậy."

"Người phụ nữ, có thể vì có khả năng sinh con, nên có một cái giác quan và niềm đam mê đặc biệt này," Sơ Premoli giải thích.
 
Top Stories
Hong Kong Cardinal makes appeal for peace amid protests
Vatican Radio
11:50 30/09/2014
Vatican 2014-09-30 -- Cardinal John Tong, the Bishop of Hong Kong, has called for peace as tens of thousands of pro-democracy protesters extended a blockade of Hong Kong streets on Tuesday amid protests for the city’s leader to step down.

The mostly student protesters have called for the resignation of Leung Chun-ying after last month’s ruling from Beijing to vet candidates wishing to run for Hong Kong's leadership in 2017.

While Leung has said Beijing would not back down in the face of protests it has branded illegal, he also said Hong Kong police would be able to maintain security without help from People's Liberation Army (PLA) troops from the mainland.

Over the weekend, riot police shot pepper spray and tear gas at protesters but withdrew on Monday.

Cardinal Tong made an appeal for peace in response to the escalating unrest. In a statement, the cardinal called upon the government to “put the personal safety of fellow citizens as her prime concern, exercising restraint in deployment of force with a view to listening to the voice of the younger generation and of citizens from all walks of life.”

He also expressed his desire “that all those who are trying to voice out their grievances will be persistent in keeping calm. Where there is a will, there is a way.”

“As Christians, we believe that with God as its Creator, our world can always offer us hope,” the statement continued. “Accordingly, I would like to ask all Christians to continue praying for the reconciliation of the conflicting parties in Hong Kong, and for the peace and wellbeing of our Community.”

Tuesday’s protests come one day ahead of the national holiday, Chinese National Day.

“The atmosphere is electric,” said Fr Jim Mulroney, editor of the Hong Kong-based weekly publication, the Sunday Examiner. In an interview with Vatican Radio, the Columban missionary priest

“There is a great determination among the people,” he said, noting that some estimates are that as many as 200,000 have taken to the streets.

A number of local Churches have been hosting prayer vigils, with Mass being celebrated Monday night at the main cathedral. Churches have remained open for the evening, Fr Mulroney said, becoming “respite centres” – offering protestors places to eat, sleep, pray, etc.

“The Church has remained fairly politically neutral,” he said, “but it has supported the right of the people to demonstrate, and continues to support the right of the people to demonstrate.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chào mừng 30 Tân tòng tại Giáo xứ Tân Phú Hoà
Martin Lê Hoàng Vũ
10:14 30/09/2014
SAIGÒN - Chiều thứ bảy ngày 27.09.2014,Giáo xứ Tân Phú Hoà, hạt Phú Thọ, SG đã đón nhận 30 anh chị em tân tòng được gia nhập Kitô giáo.Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Trọng chủ tế thánh lễ cùng với cha Nguyễn Văn Thiện là người con của giáo xứ từ xa về thăm gia đình.

Hình ảnh

Trong lời mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ chúc mừng những anh chị em sắp được lãnh nhận các bí tích Khai tâm, đồng thời cha nói về niềm hạnh phúc khi chúng ta được làm con cái Thiên Chúa.Niềm hạnh phúc này thật lớn lao, cho Giáo Hội và cho chính các anh chị.Cha cũng không quên cám ơn các thầy cô phụ trách giáo lý trong giáo xứ đã hướng dẫn các anh chị tân tòng trong những tháng qua.Phần Phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ là các bài đọc của Chúa Nhật 26 Thường Niên A.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha đã dẫn chứng câu chuyện của vua Thánh Louis IX,nước Pháp.Đối với ông vua này, ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời là ngày ông được lãnh nhận bí tích Rửa tội, chứ không phải là ngày ông được phong vương lên ngôi hoàng đế.Chúng ta nên nhớ điều này: ngày hạnh phúc nhất trong đời Kitô hữu là ngày chúng ta được Rửa tội,được làm con cái Chúa.Thánh Phêrô đã nói: “Chúng ta được gọi bỏ chốn tối tăm, tới nơi sáng láng diệu kì của Chúa.Vì thế từ đây, chúng ta trở nên những người thuộc dòng dõi được tuyển chọn, hàng tư tế, vương giả,chủng tộc thánh thiện dân riêng của Chúa”.Trong kinh Cám ơn chúng ta đọc hằng ngày cũng nói lên điều này.Trước tiên, Chúa đã cho chúng ta được làm người, là một ơn cao trọng nhất.Con người chính là hình ảnh của Thiên Chúa,Chúa không cho chúng ta là cỏ cây hoa lá.Hơn nữa, chúng ta lại được làm con cái Thiên Chúa,được gia nhập Hội Thánh.Cha chúc các anh chị tân tòng và mọi người được đầy tràn lòng tin cậy mến trong đời sống.Như vậy, chính nhờ bí tích Rửa tội các anh chị được ban sự sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa, khi nước rửa tội đổ trên đầu thì chính Thiên Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta,Chúa Thánh Thần ban ơn thánh sủng và in một dấu ấn không bao giờ phai mờ, để chúng ta trở thành con yêu dấu của Thiên Chúa, được hưởng gia nghiệp Nước Trời.

Sau bài chia sẻ, cha chánh xứ chủ sự nghi thức ban bí tích Rửa tội và Thêm sức cho 30 anh chị em tân tòng.Đây là các anh chị đã được học khoá Giáo lý 18 của giáo xứ, khoá được bắt đầu từ ngày 16/5 và kết thúc vào ngày 20/9 vừa qua.Sau đó, cũng trong thánh lể chiều nay, trước sự chứng hôn với tư cách đại diện Hội Thánh của cha chủ tế,một đôi bạn trẻ đã cử hành bí tích Hôn phối.Sau đó,Thánh lễ tiếp diễn với phần Phụng vụ Thánh Thể như thường lệ.

Tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ Tân Phú Hoà một ngày thật vui tươi, đây là cơ hội chúng ta được chia sẻ niềm vui Tin Mừng. Vì hôm nay giáo xứ có thêm những anh chị em được gia nhập Kitô giáo, trở nên chi thể mới trong Đức Kitô, cùng chung chia với chúng ta sứ mạng làm chứng nhân cho Chúa giữa đời sống xã hội Việt Nam hiện tại
 
Thánh lễ mãn khoá lớp dự bị hôn nhân tại Seattle
Nguyễn An Quý
18:03 30/09/2014
Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng Ngày Mãn Khoá Lớp Giáo lý Hôn Nhân Tại Seattle.

SEATTLE. Chúa Nhật ngày 28 tháng 9, giáo xứ CTTĐVN Seattle chào đón các anh chị em trong thánh lễ tạ ơn lúc 5 giờ chiều mừng ngày mãn khoá lớp Giaó Lý Hôn Nhân khóa 43, cờn gọi là Lớp Dự Bị Hôn Nhân. Khóa học kéo này dài gần 3 tháng dành cho các bạn đang trong thời kỳ chuẩn bị cho ngày thành hôn của họ, tất cả đã đến để học hỏi, tìm hiểu về ơn gọi sống đời hôn nhân. Ban giảng huấn đã có những đề tài hướng dẫn cụ thể về đời sống đạo đức cũng như cuộc sống hằng ngày theo đường hướng xây dựng một gia đình đức tin Công Giáo vững chắc, nhất là bổn phận của từng bạn khi trở thành người cha, người mẹ phải chăm lo trong việc hướng dẫn con cái sống đạo theo đường hướng của Giáo Hội.

Xem Hình

Tưởng cũng nên biết, từ khi hình thành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc TGP Seattle, sau thời gian ổn định về mặt phụng vụ, linh mục Phan Hữu Hậu vị tuyên uý đến coi sóc Cộng Đồng thay thế linh mục Lê Quang Hiền, ngài đã nghĩ đến chuyện tương lai của lớp trẻ khi bước vào ngưỡng cửa xây dựng gia đình, do vậy ngài đã mở những khoá học để các bạn trẻ cùng nhau học hỏi và tìm hiểu về đời sống hôn nhân nhất là đời sống hôn nhân của người Công Giáo nơi hải ngoại. Đây là truyền thống tốt đẹp của của Cộng Đoàn Đức Tin Công Giáo Việt Nam nên các linh mục kế nhiệm vẫn duy trì liên tục mãi đến hôm nay giáo xứ CTTĐVN đã hoàn thành được 43 khóa sau gần 40 năm ly hương..

Đúng 5 giờ thánh lễ bắt đầu với bài ca nhập lễ của Ca Đoàn, linh mục Nguyễn Sơn Miên chủ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế chào mừng cộng đoàn dâng lễ và chúc mừng các anh chị em tham dự thánh lễ tạ ơn sau thơì gian đã học hỏi, tìm hiểu về đời sống hôn nhân trong khoá học lớp dự bị hôn nhân.

Thánh lễ tiếp tục qua phần phụng vụ Lời Chúa. Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 26 mùa Thường Niên Năm A, Chúa Nhật nói về người con vâng lời theo Thánh Mattêu. Trong bài giảng lễ, cha chủ tế đề cập đến câu chuyện mà Thánh Mattêu thuật lại lời Chúa nói vể dụ ngôn của một người cha có 2 người con, một hôm ông ta sai 2 người con đi làm vườn nho. Người con thứ nhất nói không đi, nhưng rồi sau suy nghĩ lại đi làm, người con thứ hai dạ con đi, nhưng rồi lại tĩnh bơ không đi làm. Ngài nhấn mạnh: Trong gia đình chúng ta cũng thế, có khi cha mẹ nhờ con cái làm một việc gì đó trong lúc con mình có thể đang bận như chơi gam, chơi computer nên từ chối, nhưng khi nghỉ chơi thì lại đi làm, đó là ngươì con vâng lời. Người con khác thì dạ con sẽ đi, nhưng lại trốn luôn không đi…”

Sau phần giảng lễ là nghi thức phát chứng chỉ lớp Dự Bị Hôn Nhân. Ông Vũ Mạnh Luân đại diện Ban Giảng Huấn xướng tên các anh chị đã qua khóa học gồm: Maria Đinh Ngọc Mỹ Duyên, Têrêsa Huỳnh Tú Hoa, Maria Phạm Ngọc Hồng Cúc, Đaminh Phạm Đức Phát,Têrêsa Nguyễn Phương Chi Kathy, Toma Nguyễn An Nguyên Vũ, Zeng Anna, Giuse Lê Mạnh Hùng, Maria Phạm Lệ Huyền, Huỳnh Thuận Lễ, Trần Thị Kim Ngân,Nguyễn Thanh Victor, Giuse Martin Nguyễn Mạnh Phước. Tất cả tiến lên đứng giữa cung thánh, cha chủ sự trịnh trọng phát Chứng Chỉ cho từng người. Tất cả với nét mặt vui mừng khi đón nhận chứng chỉ từ tay linh mục Nguyễn Sơn Miên, đây cũng là niềm vui thực tế của mỗi bạn trẻ, vì khi đã có chứng chỉ của Lớp Dự Bị Hôn Nhân này rồi, thì mới dễ dàng tính đến chuyện lo ngày cưới hỏi.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chủ tế một lần nữa chúc mừng các anh chị em trong ngày mãn khóa học, ngài nói: “Thay mặt cha chánh xứ, xin chúc mừng tất cả các anh chị hôm nay tốt nghiệp khóa 43 Dự Bị Hôn Nhân, xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng các bạn trong ngày vui hôm nay…”

Tiếp lời chúc mừng của cha chủ tế, một vị đại diện lớp lên cám ơn: “Con xin thay mặt lớp dự bị hôn nhân, xin chân thành cám ơn cha chủ tế, cám ơn các cô thầy trong ban giảng huấn đã bỏ công sức thì giờ để hướng dẫn chúng con những điều hữu ích cho chúng con khi bước vào đời sống hôn nhân mà chúng con đang chuẩn bị. Xin cám ơn Cộng Đoàn giáo xứ đã cầu nguyện cho chúng con trong suốt thời gian chúng con học hỏi, xin quý cha, quý thầy cô và công đoàn tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Trân trọng kính chào. .

Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 10 phút, mọi người chia tay trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo: Phần Hai, cuộc tranh luận quanh đề xuất của Đức HY Kasper (14)
Vũ Văn An
19:05 30/09/2014

Phần II: Cuộc tranh luận hiện nay về ly dị tái hôn: đề xuất của Đức HY Kasper



Ai cũng biết trong mật nghị hội Hồng Y mới đây, để chuẩn bị cho THĐ bất thường vào tháng Mười này bàn về mục vụ gia đình, Đức HY Kasper đã được Đức Phanxicô đích thân mời trình bày một đề xuất. Nhiều người lo sợ rằng quan điểm của Đức HY sẽ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp nhận, do đó, dự định tổ chức một cuộc chống đối công khai. Nhưng không thiếu người bình chân như vại, coi chuyện đó không thể xẩy ra được. Những người này cho rằng dù được Đức Giáo Hoàng khuyến khích thảo luận, đề xuất của Đức HY Kasper bị nhiều chống đối ngay trong mật nghị hội. Vả lại cảm thức đức tin luôn hỗ trợ tính bất khả tiêu của hôn nhân, nên họ cho rằng đề xuất này đơn thuần chỉ phản ảnh “cảm thức bất tín” mà thôi. Nhưng như thế, chả lẽ cố gắng của Đức GH Phanxicô và của Đức HY Kasper là công cốc cả sao?

Thực hư vấn đề thế nào, thiển nghĩ cũng nên vào sâu chút nữa.

Âu Châu, Bắc Mỹ và các nơi khác

Sandro Magister của tờ L’Espresso trước nhất lưu ý tới sự chia rẽ rõ rệt khi đụng tới các vấn đề nóng bỏng về luân lý giữa “ý kiến đa số ở một số khu vực thuộc Âu Châu và Bắc Mỹ, nơi ngự trị của chính sách dửng dưng đối với phá thai, tiêu hủy hôn nhân, và ý thức hệ phái tính, và sự mẫn cảm ngược lại của những khu vực mênh mông khác trên thế giới, nhất là thuộc Phi và Á Châu, là những khu vực dù sao cũng có những vấn đề nghiêm trọng của riêng họ, từ hôn nhân sắp xếp tới đa hôn”. Khi THĐ Giám Mục họp vào tháng Mười sắp tới, Giáo Hội chắc chắn sẽ được nghe các giám mục Phi Châu lên tiếng cho hay các cộng đoàn của các vị không thể nào chịu được bất cứ hàm hồ nào về tính độc hữu của hôn nhân. Các vị giám mục Á Châu sẽ nhấn mạnh tới tính vĩnh viễn của nó. Người ta mong rằng một số vị giám mục Âu Châu và Bắc Mỹ sẽ có can đảm dám nói tới các tai hại của việc người Công Giáo coi thường giáo huấn của Giáo Hội.

Tác giả này hỏi rằng: ta có nên phớt lờ các vị giám mục trên đây để chiều theo nhu cầu của những người Công Giáo luôn chỉ biết đến mình ở Tây Phương hay không? Làm thế, theo ông, là vi phạm mục tiêu chủ yếu của triều giáo hoàng này. Vì Đức Phanxicô luôn khuyên ta không nên chỉ khép mình trong các vành đai địa dư và văn hóa của riêng mình, mà phải mở cửa hướng tới những “vùng ngoại biên” của thế giới.

Người ta có quyền hy vọng như Magister. Trong khi ấy, có những người như Michael Brendan Dougherty đi xa hơn bảo rằng không nghe các vị giám mục trên là tự mâu thuẫn với chính mình: giảng một đàng làm một nẻo. Giảng rằng phải sạch tội trọng mới được rước lễ, nhưng lại cho những người đang mang tội trọng được rước lễ vì rõ ràng ly dị và tái hôn mà chưa được tuyên bố vô hiệu là mang tội trọng.

Thực ra Đức HY Kaspers đã nói những gì?

Theo nguồn tin chính thức, bài nói chuyện của Đức HY Kasper tại mật nghị hội Hồng Y hồi đầu năm nay sẽ không được công bố cho công chúng. Không hẳn vì sợ gây hoang mang, cho bằng bài nói chuyện này có đối tượng chuyên biệt, tức các vị có nhiệm vụ đưa ra các đề cương cho hai thượng hội đồng giám mục thế giới sắp tới về gia đình. Chính vì thế, mặc dù có lời yêu cầu công khai của Đức HY Reinhard Marx của Munich, bài diễn văn này vẫn chưa được chính thức công bố cho dân chúng.

Về việc này, ta thấy có nhiều điều đáng ghi nhận: Đức HY Marx là một trong các thành viên của Hội Đồng Hồng Y cố vấn cho Đức GH về việc cải tổ Tòa Thánh. Ngài cho rằng giữ mật bài diễn văn này là điều vô dụng vì gần 200 bản của nó đã được phân phối, do đó, chắc chắn bài diễn văn này sẽ được phổ biến rộng rãi.

Có lẽ vì thế, một tờ báo Ý đã cho đăng nguyên văn bài diễn văn của này bằng tiếng Ý. Và chính Đức HY Kasper cũng cho đăng tải nội dung bài diễn văn này trong cuốn “Gospel of the Family” xuất bản hồi tháng Ba vừa qua.

Trong cuốn sách nhỏ trên đây, phần 5 nói đến “Vấn Đề Về Người Ly Dị Và Tái Hôn”. Đức HY Kasper khởi đầu bằng cách cho rằng: vấn đề này là “một vấn đề phức tạp và gai góc”. Nên không thể chỉ rút gọn nó vào việc cho những người này rước lễ mà thôi, vì đây là “việc chăm sóc mục vụ đối với đời sống hôn nhân và gia đình trong tính toàn bộ của chúng”. Việc chăm sóc này vốn bắt đầu với tuổi trẻ và việc chuẩn bị hôn nhân, sau đó là cùng đồng hành với những người đã kết hôn và các gia đình. Việc chăm sóc này trở nên nhất thiết và tức khắc khi hôn nhân hay gia đình gặp khủng hoảng: phải làm những gì có thể về mục vụ để hàn gắn và hòa giải hôn nhân hay gia đình.

Nhưng có những tình huống trong đó, mọi cố gắng hợp lý để cứu vãn hôn nhân đã tỏ ra vô hiệu. Người ta thán phục và hỗ trợ sự anh hùng của những người phối ngẫu bị bỏ rơi, vẫn tiếp tục ở một mình và một mình tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, nhiều người phối ngẫu bị bỏ rơi khác, vì lợi ích của con cái, đã phải lệ thuộc một cuộc chung sống mới và một cuộc hôn nhân dân sự, “một cuộc hôn nhân mà họ không thể bỏ một lần nữa mà không bị mặc cảm tội lỗi. Trong các nối kết mới này, họ thường cảm nhận được hạnh phúc nhân bản - gần như một hồng phúc từ trời – sau các cảm nhận đắng cay trước đây”.

Và Đức HY Kasper đặt câu hỏi: “Trong những tình huống như thế, Giáo Hội có thể làm gì?”. Rồi ngài vội minh định: “Giáo Hội không thể đề xuất một giải pháp bên ngoài hay ngược với lời dạy của Chúa Giêsu. Tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân bí tích và việc không thể kết ước một cuộc hôn nhân bí tích thứ hai lúc sinh thời của người phối ngẫu kia là thành phần bó buộc trong truyền thống đức tin của Giáo Hội, một truyền thống mà ta không thể bãi bỏ hay gia giảm được bằng cách nại tới một cảm thức nhân từ (mercy) theo nghĩa phiến diện và rẻ tiền”.

Ngài tiếp liền sau đó rằng “Lòng trung thành của Thiên Chúa, xét cho cùng, là lòng trung thành của Người với chính Người và với tình yêu của Người. Vì Thiên Chúa trung thành, nên Người cũng nhân từ, và trong lòng nhân từ của Người, Người trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung (2Tm 2:13). Nhân từ và trung thành luôn đi đôi với nhau. Cho nên, không thể có tình huống nào của con người mà lại tuyệt đối vô vọng và tuyệt vọng cả. Bất kể con người nhân bản xuống thấp đến đâu, họ cũng không xuống sâu đến nỗi lòng nhân từ của Thiên Chúa không với tới được”.

Thành thử “câu hỏi là Giáo Hội, trong thực hành mục vụ của mình đối với người ly dị và tái hôn dân sự, có thể tuân thủ ra sao sự cố kết bất khả phân giữa lòng trung thành và lòng nhân từ này?” Đây là một câu hỏi tương đối mới có đây, xuất hiện lần đầu kể từ ngày Napoléon đưa ra đạo luật hôn nhân dân sự năm 1804 và sau đó, được nhiều quốc gia khác mô phỏng.

Đối với câu hỏi trên, Đức HY Kasper cho hay: Giáo Hội đã có những ứng phó tiệm tiến theo chiều tích cực. Thực vậy, Bộ Giáo Luật năm 1917, điều 2356, vẫn coi những người ly dị và tái hôn dân sự là song hôn, một việc tiền kết (ipso facto) bị coi là bất xứng và tùy theo mức độ, còn có thể bị tuyệt thông. Nhưng Bộ Giáo Luật 1983, điều 1093, không còn những hình phạt như thế nữa, các giới hạn cũng đã được nới lỏng. Trong khi ấy, tông huấn Familiaris consortio (số 84) và tông huấn Sacramentum caritatis (số 29), nói tới các Kitô hữu này một cách gần như âu yếm, nhắc nhở họ rằng họ vẫn thuộc về Giáo Hội và được mời gọi tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội.

Cùng một chiều tích cực ấy đã đồng thời được Giáo Hội áp dụng trong các phạm vi khác. Thí dụ phạm vi đại kết và tự do tôn giáo chẳng hạn: Giáo Hội vốn có những thông điệp và quyết định gây khó khăn cho chúng. Nhưng Vatican II đã mở nhiều cánh cửa cho 2 vấn đề này tuy không đi ngược lại truyền thống tín lý có tính bó buộc của Giáo Hội. Bởi thế, ta có quyền đặt câu hỏi: có thể áp dụng cùng một chiều hướng phát triển này vào trường hợp ly dị rồi tái hôn dân sự đang bàn ở đây hay không?

Hai tình huống cần xem sét

Đức HY Kasper ngầm cho thấy rằng có, có thể áp dụng được, nhưng phải áp dụng một cách “có sắc thái” (nuanced) vì các tình huống ở đây rất khác nhau và cần được dị biệt hóa một cách thận trọng (FC số 84). Nghĩa là không thể có một giải pháp chung cho mọi trường hợp. Chỉ có hai trường hợp có thể áp dụng mà thôi, và ở cả hai, “tôi chỉ muốn đặt câu hỏi và ấn định ra phương hướng cho các giải đáp có thể có mà thôi. Thượng Hội Đồng sẽ phải đưa ra giải đáp dứt khoát”.

Chủ quan tin rằng cuộc hôn nhân trước vô hiệu

Điều đó đương nhiên. Trường hợp thứ nhất, theo Familiaris consortio, một số người ly dị và tái hôn xác tín một cách chủ quan trong lương tâm của họ rằng cuộc hôn nhân đổ vỡ vô phương cứu chữa trước của họ chưa bao giờ thành sự cả (FC 84). Trên thực tế, “nhiều vị mục tử xác tín rằng nhiều cuộc hôn nhân tuy được kết ước theo hình thức của Giáo Hội, nhưng vẫn không được kết ước một cách thành sự. Vì là một bí tích của đức tin, nên hôn nhân tiền giả định phải có đức tin và việc ưng thuận các đặc tính chủ yếu của nó, tức tính đơn hôn và tính bất khả tiêu”.

Câu hỏi của Đức HY Kasper là: “Nhưng, trong tình huống này, liệu ta có thể giả thiết một cách không vẽ vời rằng các cặp đính hôn có cùng một niềm tin vào mầu nhiệm được bí tích chỉ về và họ thực sự hiểu được và khẳng định được các điều kiện giáo luật để cuộc hôn nhân của họ thành sự hay không? Há sự suy đoán thành hiệu (praesumptio juris) mà từ đó giáo luật tiến hành thường không phải là một hư cấu luật pháp (fictio juris) đó sao?”

Trả lời cho 2 câu hỏi trên, Đức HYKasper cho rằng “Vì hôn nhân, trong tư cách một bí tích, vốn có đặc tính công cộng, nên việc quyết định về tính thành sự của một cuộc hôn nhân không thể nào để mặc cho phán đoán chủ quan của các bên liên hệ. Tuy nhiên, người ta có thể hỏi liệu con đường luật pháp, một con đường trên thực tế vốn không phải là thiên luật (jure divino), nhưng đã được phát triển trong dòng lịch sử, có phải là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề, hay liệu có thể quan niệm được các thủ tục khác, có tính mục vụ và thiêng liêng hơn hay không? Một cách khác, ta có được phép tưởng tượng điều này: giám mục có thể ủy thác nhiệm vụ này cho một linh mục có nhiều kinh nghiệm về thiêng liêng và mục vụ làm đại diện xá giải hay đại diện giám mục”.

Đến đây, Đức HY nhắc tới bài diễn văn của Đức Phanxicô đọc trước Tòa Thượng Thẩm Rôma ngày 24 tháng Giêng, 2014 trong đó có đoạn nói tới việc hai chiều kích luật pháp và mục vụ không đối nghịch nhau, “ngược lại, hệ thống giáo luật vốn có đặc điểm chủ yếu là mục vụ”.

Nhưng mục vụ có nghĩa gì? “Chắc chắn không đơn thuần là dung thứ (indulgence), vốn hiểu sai cả chăm sóc mục vụ lẫn lòng nhân từ. Nhân từ không loại bỏ công lý; nhân từ không phải là ơn thánh giá rẻ hay một loại hàng bán tống bán táng (clearance sale). Chăm sóc mục vụ và nhân từ không mâu thuẫn với công lý, nhưng có thể nói, là sự công chính cao hơn vì phía sau mọi cuộc kháng án luật lệ cá thể nào không những chỉ là một vụ án có thể xem sét bằng lăng kính qui luật tổng quát, mà còn là một con người nhân bản, một con người không những chỉ là một vụ án mà đúng hơn là một hữu thể có một phẩm giá bản vị độc đáo. Điều này khiến ta cần tới một nền giải thích vừa có tính luật pháp vừa có tính mục vụ và là một nền giải thích áp dụng luật lệ tổng quát một cách thận trọng và khôn ngoan, theo đức công bằng và thẳng thắn (fairness), vào một tình huống cụ thể, đôi khi phức tạp. Hay như Đức GH Phanxicô từng nói: một nền giải thích được linh hứng bởi tình yêu của Đấng Chăn Chiên Lành và là lối giải thích thấy phía sau mọi diễn trình là những con người đang chờ mong công lý”.

Với phương thức trên, Đức HY cho ta hiểu nếu chỉ dựa vào hồ sơ nghĩa là dựa vào giấy tờ, và sau hai hay ba phiên tòa, người ta khó có thể đưa ra được quyết định đúng đắn phản ảnh vui buồn hay thăng trầm của một con người mà không biết gì tới con người và tình huống của họ.

Không nên nới rộng thủ tục tuyên bố vô hiệu

Tìm giải pháp bằng cách nới rộng diễn trình tuyên bố vô hiệu là điều lầm lẫn. Vì điều này sẽ gây ấn tượng tai hại là Giáo Hội cư xử một cách bất trung thực bằng cách chấp nhận ly dị trên thực tế. Theo Đức HY, ta cũng cần nhớ rằng ở đây ta đang nói tới cuộc hôn nhân đã thành sự và hoàn hợp giữa những người đã chịu phép rửa nhưng rồi cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ một cách vô phương cứu chữa và một người trong số họ kết ước cuộc hôn nhân thứ hai ở tòa đời.

Ngài cho rằng năm 1994, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tuyên bố, và điều này được Đức Bênêđíctô XVI nhắc lại trong Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2012 tại Milan, rằng người ly dị và tái hôn nhất định không thể rước lễ theo bí tích, nhưng có thể rước lễ thiêng liêng. Như thế, vấn đề nêu ra là: Chịu lễ thiêng liêng vẫn là được nên một với Chúa Kitô và do đó đâu có đi ngược lại lệnh truyền của Người, thì tại sao họ lại bị cấm không được rước lễ theo bí tích cũng là việc để nên một với Người? Nếu ta loại các Kitô hữu ly dị và tái hôn có ý hướng tốt ra khỏi các bí tích và bảo họ tìm đến phương cách cứu rỗi ngoài bí tích (extrasacramental), chẳng hóa ra ta nghi vấn cơ cấu bí tích nền tảng của Giáo Hội? Như thế thì cần Giáo Hội để làm gì? Như thế, há ta đã không trả một giá quá cao hay sao?”

Hỏi như thế rồi, Đức HY Kasper cho rằng một số người lý luận rằng chính sự kiện không tham dự vào việc rước lễ đã chứng minh tính thánh thiêng của bí tích. Nhưng “câu hỏi ngược lại là: há việc đó không phải là một bóc lột đối với con người nhân bản sao, nếu ta biến họ thành dấu chỉ cho một điều gì khác khi họ kêu xin giúp đỡ? Có phải ta đang để cho họ chết đói về phương diện bí tích để người khác được sống không?”

Rồi Ngài dẫn chứng: Giáo Hội sơ khai cho ta một gợi ý có thể chỉ đường cho ta ra khỏi thế lưỡng nan, một gợi ý mà Giáo Sư Joseph Ratzinger đã nhắc đến năm 1972. Đó là chính sách chào đón người bỏ đạo (lapsi) trở về: bằng thủ tục thống hối hợp giáo luật, giống phép rửa thứ hai, không bằng nước mà bằng nước mắt, một thứ phao cấp cứu cho người bị đắm tầu.

Dẫn chứng thứ hai: phản ứng của các giáo phụ đối với những người ly dị và tái hôn. Phản ứng này không thống nhất. Nhưng ở một số Giáo Hội địa phương có luật phong tục (customary law) theo đó, các Kitô hữu đang sống trong mối liên hệ thứ hai lúc người phối ngẫu trước vẫn còn sống, sau một thời kỳ thống hối, được quyền, nhất định không phải là kết hôn lần thứ hai, mà là rước lễ. Origen coi việc này “không vô lý”. Thánh Basilêô Cả và Thánh Grêgôriô thành Nazianzus cũng đề cập tới thực hành này. Ngay Thánh Augustinô, người vốn ngặt nghèo về vấn đề này, xem ra không loại bỏ giải pháp này.

Theo Đức HY Kasper, “vì quan tâm mục vụ, ‘để tránh điều tệ hại hơn’, các giáo phụ trên sẵn sàng dung thứ một điều tự nó không thể nào chấp nhận được. Do đó, về phương diện mục vụ, quả có việc thực hành dung thứ, nhân từ và kiên nhẫn và có đủ lý do vững chãi để cho rằng thực hành này đã được Công Đồng Nixêa (325) xác nhận, chống lại chủ nghĩa khắt khe của phái Nôvatiônô (cấm tha tội trọng).

Vì các nhà chuyên môn còn đang tranh luận về các chi tiết có tính lịch sử trong các vấn đề trên, nên Giáo Hội chưa chấp nhận chủ trương nào. Nhưng điều rõ ràng là Giáo Hội luôn tìm cách vượt lên trên cả chủ nghĩa khắt khe lẫn chủ nghĩa lỏng lẻo và sẵn sàng sử dụng tới thẩm quyền tha và buộc đã được chính Chúa ủy thác (Mt 16:19; 18:18; Ga 20:23). Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng: tôi tin phép tha tội. Nghĩa là với những ai thống hối, tha thứ là điều khả hữu. Nếu tha thứ là điều khả hữu đối với kẻ giết người, thì nó cũng khả hữu đối với kẻ ngoại tình. Thống hối và phép giải tội là cách nối kết cả hai khía cạnh lại với nhau: nghĩa vụ đối với lời Chúa và nghĩa vụ đối với lượng nhân từ vô tận của Người. Hiểu như thế, lòng nhân từ của Thiên Chúa không phải là một ơn thánh rẻ tiền, được thông ban mà không cần hồi tâm. Đàng khác, các bí tích không phải là phần thưởng dành cho tác phong tốt hay cho một thành phần ưu tú mà loại bỏ những kẻ cần đến chúng hơn hết (EG 47).

Thành thử, câu hỏi đang thách thức ta là: phải chăng con đường vượt trên chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, con đường hồi tâm vốn phát xuất từ bí tích nhân từ này, tức bí tích giải tội, cũng là con đường ta có thể theo trong vấn đề này?

Hỏi như thế rồi, Đức HY Kasper nêu ra các điều kiện cho một câu trả lời tích cực. Theo ngài, chắc chắn không phải cho mọi trường hợp. Nhưng 1) nếu người ly dị và tái hôn thực sự thống hối vì đã sai phạm trong cuộc hôn nhân đầu; 2) Nếu các cam kết của cuộc hôn nhân đầu đã được minh giải và việc trở lại cuộc hôn nhân ấy nhất quyết không được đặt ra; 3) nếu một trong hai người không thể cởi bỏ các cam kết giả thiết phải có trong cuộc hôn nhân dân sự thứ hai mà không cảm thấy mặc cảm tội lỗi mới; 4) nếu một trong hai người cố gắng hết sức mình trong việc sống cuộc hôn nhân dân sự thứ hai cho phù hợp với đức tin và dưỡng dục con cái trong đức tin; 5) nếu một trong hai người mong được lãnh nhận các bí tích làm nguồn sức mạnh cho tình huống của mình, thì liệu ta có phải từ khước hay có thể từ khước, không cho họ lãnh nhận bí tích giải tội và rước lễ, sau một thời gian tái định hướng không?

Một dè chừng: giải pháp trên, nếu có, không thể là giải pháp chung, áp dụng cho quần chúng nói chung, nhưng là con đường hẹp chỉ dành cho một số người ly dị và tái hôn trung thực tha thiết lãnh nhận bí tích.

Một cảnh cáo: không nhận giải pháp trên, một điều tệ hại hơn có thể xẩy ra: con cái người ly dị và tái hôn, khi thấy cha mẹ không lãnh nhận các bí tích, cũng sẽ không xưng tội và rước lễ nữa. Nếu thế, không những ta đánh mất thế hệ kế tiếp, mà còn nhiều thế hệ tiếp theo nữa. Phải chăng triết lý thực hành mà ta ra công duy trì xưa nay hóa ra lại phản hữu dụng đến thế sao?

Một đóng góp: Về phần Giáo Hội, con đường trên đòi discretio, sự phân biệt thiêng liêng, sự thận trọng mục vụ, và đức khôn ngoan. Đối với Thánh Bênêđíctô, thánh phụ đời sống đơn tu, discretio hay biện phân là mẹ của mọi nhân đức và là nhân đức nền tảng của vị viện phụ. Và dĩ nhiên của cả vị giám mục nữa. Sự biện phân này không hề là một thoả hiệp rẻ tiền giữa những cực đoan của chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, mà đúng hơn, cũng giống như mọi nhân đức khác, là con đường trung dung đầy trách nhiệm và là biện pháp đúng dắn.

Đức HY mong rằng loại discretio, loại biện phân này, sẽ là đường đi của THĐ sắp tới, giúp ta tìm được một giải pháp vừa làm chứng một cách đáng tin rằng trong các hoàn cảnh khó khăn của con người, Lời Thiên Chúa vừa là sứ điệp tín trung vừa đồng thời là sứ điệp nhân từ, đem lại sự sống và hân hoan.

Các phản ứng

Bản tin Catholic World News ngày 21 tháng Ba, 2014 tường thuật “phát súng” đầu tiên phản bác đề xuất của Đức HY Kasper là của Đức HY Raymond Burke. Xuất hiện trên chương trình “The World Over” (Khắp Thế Giới) của EWTN/TV, vị Hồng Y này nói với người hướng dẫn chương trình là Raymond Arroyo rằng đề xuất của Đức HY Kasper nói trên dường như đi ngược lại tín lý và giáo luật cố cựu của Giáo Hội Công Giáo.

Ngài bảo: “theo lượng giá của tôi trong tư cách một nhà giáo luật học, tôi không nghĩ đề xuất này khả hữu’. Đức HY Burke hiện là chủ tịch Toà Án Tối Cao (apostolic signatura) của Giáo Hội. Ngài nói thêm: “tôi tin rằng trong những ngày tới… sự lầm lẫn của phương thức này sẽ trở nên rõ ràng hơn”.

Vị Hồng Y người Hoa Kỳ này cho biết lý do tại sao ngài lên tiếng: thoạt đầu, bài diễn văn của Đức HY Kasper được bảo mật vì chỉ dành cho các vị Hồng Y thảo luận mà thôi. Nhưng sau đó, nó đã “bị” quảng bá sâu rộng, nên buộc lòng ngài phải lên tiếng.

Phản kiến thứ hai: chiều kích đích thực của lòng từ bi. Một trong các lời ca ngợi của Đức Phanxicô đối với Đức HY Kasper là các cái nhìn thông sáng của ngài về lòng từ bi thương xót, điều được ngài nhấn mạnh nhiều trong phương thức mới đối với người ly dị tái hôn. Một lòng từ bi bị Đức HY Burke coi là lầm lẫn, rẻ tiền. Ta thử xem thêm quan điểm của Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, về lòng từ bi trong ngữ cảnh cuộc tranh luận hiện nay về người ly dị tái hôn.

Tháng Sáu vừa qua, Carlos Granados, giám đốc Tủ Sách Các Tác Giả Kitô Giáo ở Madrid, có phỏng vấn Đức HY Muller. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức HY trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới đề tài đang bàn ở đây.

Trước nhất, được hỏi có thể có thay đổi trong huấn quyền về người ly dị tái hôn hay không, Đức Hồng Y cho hay: “ngay một công đồng cũng không thể thay đổi tín lý của Giáo Hội… Chúng ta đã có một tín lý được khai triển và có cấu trúc đàng hoàng về hôn nhân, dựa trên lời Chúa Giêsu mà ta phải trình bày một cách trọn vẹn. Tính bất khả tiêu tuyệt đối của một cuộc hôn nhân thành sự không phải chỉ là một học thuyết, mà đúng hơn là một tín điều thần thánh đã được Giáo Hội định tín. Trước việc đổ vỡ trên thực tế của một cuộc hôn nhân thành sự, cuộc hôn nhân dân sự mới không thể được chấp nhận. Nếu chấp nhận, ta sẽ đối diện với một mâu thuẫn, vì nếu cuộc kết hợp trước, cuộc hôn nhân “thứ nhất”, thực sự là một cuộc hôn nhân, thì cuộc kết hợp sau không phải là “hôn nhân”…

Được hỏi hiện người ta đang nói tới khả thể cho phép các người phối ngẫu “bắt đầu sống trở lại một lần nữa”. Người ta cũng đang nói rằng tình yêu giữa các người phối ngẫu Kitô Giáo có thể “chết”. Điều ấy có đúng không? Đức HY Muller trả lời rằng: những lý thuyết này đều lầm cả. Người ta không thể viện cớ tình yêu giữa hai người phối ngẫu "đã chết" để tuyên bố một cuộc hôn nhân không còn nữa. Tính bất khả tiêu của hôn nhân không tùy thuộc tình cảm của con người, nó là một đặc tính do chính Thiên Chúa dự kiến… Cho nên, có thể ngưng hiệp thông thể lý qua việc sống chung và yêu thương, một điều ta vốn gọi là ly thân, nhưng không được phép tái hôn bao lâu người phối ngẫu của mình còn sống.

Thế còn lòng cảm thương? Có thể lấy nó làm luật trừ cho luật luân lý chăng? Đức HY Muller trả lời nguyên văn như sau: “Nếu ta mở Tin Mừng, ở đoạn đối thoại với Biệt Phái về ly dị, ta sẽ thấy cả Chúa Giêsu cũng đã có ý đặt một song hành giữa “ly dị” và “cảm thương” (xem Mt 19:3-12). Người tố cáo Biệt Phái không có lòng cảm thương, vì theo lối giải thích Lề Luật tinh vi của họ, họ kết luận rằng chính Môsê đã cho phép rẫy vợ. Nhưng Chúa Giêsu nhắc ta nhớ rằng lòng cảm thương của Thiên Chúa đã chống lại các yếu đuối nhân bản của ta. Thiên Chúa ban cho ta ơn thánh của Người để ta có thể sống trung thành.

“Đấy mới là chiều kích đích thực của lòng cảm thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa tha thứ cả thứ tội nặng nề như ngoại tình; nhưng Người không cho phép một cuộc hôn nhân khác khiến người ta hoài nghi cuộc hôn nhân bí tích đang hiện hữu, là cuộc hôn nhân thực sự mới nói lên sự trung thành của Thiên Chúa. Nại tới điều được coi là lòng cảm thương tuyệt đối của Thiên Chúa như kể trên cũng giống như việc chơi chữ không giúp ta được gì trong việc làm sáng tỏ vấn đề. Trên thực tế, đối với tôi, dường như đấy là cách khiến người ta không chịu tìm hiểu sự sâu xa của lòng thương xót chân thực nơi Thiên Chúa.

“Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy một số nhà thần học sử dụng cùng một lối suy luận như trên về lòng cảm thương để lấy cớ cho phép những người ly dị và nay kết hôn ở ngoài dân sự được lãnh nhận các bí tích. Tiền đề là vì Chúa Giêsu đứng về phía với người đau khổ, tỏ tình yêu đầy cảm thương đối với họ, nên lòng cảm thương là dấu chỉ đặc biệt lên đặc điểm cho mọi hình thức làm môn đệ. Điều này đúng một phần. Tuy thế, nhắc tới lòng cảm thương một cách lầm lẫn sẽ có nguy cơ trầm trọng là tầm thường hóa hình ảnh Thiên Chúa, theo đó, Thiên Chúa không có tự do, mà đúng hơn bị buộc phải tha thứ. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tỏ lòng thương xót ta: vấn đề là ta mệt mỏi không xin tha thứ nữa, không khiêm nhường nhìn nhận tội lỗi ta, như Đức GH Phanxicô luôn nhắc nhở trong một năm rưỡi đầu tiên của triều giáo hoàng của ngài.

“Các sự kiện trong Thánh Kinh cho ta thấy rằng ngoài lòng cảm thương, sự thánh thiện và đức công chính cũng thuộc mầu nhiệm Thiên Chúa. Nếu ta cố tình làm mờ nhạt các phẩm tính này của Thiên Chúa và tầm thường hóa thực tại của tội lỗi, thì đâu còn cần phải nhân danh Người mà khẩn cầu Thiên Chúa xót thương làm gì nữa. Điều này khiến ta hiểu tại sao sau khi xử sự một cách hết sức cảm thương đối với người đàn bà ngoại tình, Chúa Giêsu đã nói thêm một biểu hiệu nữa của tình yêu nơi Người: ‘Hãy đi và đừng phạm tội nữa’ (Ga 8:11). Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là miễn chước ta khỏi thi hành các giới răn của Người và các lời dạy của Giáo Hội. Nó hoàn toàn trái ngược với điều đó: Trong lòng xót thương vô biên của Người, Thiên Chúa ban cho ta sức mạnh của ơn thánh để ta chu toàn các giới răn của Người và nhờ thế tái lập trong ta hình ảnh hoàn hảo của Người như Cha Trên Trời, sau khi ta sa ngã”.

Trả lời một câu hỏi khác, Đức HY Muller cho rằng rước lễ nói lên mối liên hệ bản thân và cộng đoàn với Chúa Giêsu Kitô. Không như anh em Thệ Phản, đối với người Công Giáo, có một kết hợp hoàn toàn giữa Kitô học và Giáo Hội học: ta không thể có mối liên hệ bản thân với Chúa Kitô và với Thân Thể đích thực của Người trong bí tích bàn thờ mà lại đồng thời mâu thuẫn với cùng một Chúa Kitô và nhiệm thể của Người hiện diện trong Giáo Hội và trong sự hiệp thông Giáo Hội. Cho nên, ta có thể quả quyết mà không sợ sai lầm rằng nếu ai thấy mình trong tình trạng tội trọng, thì không thể và đừng nên rước lễ.

Điều trên không chỉ áp dụng vào trường hợp người ly dị và tái hôn, mà đúng hơn còn áp dụng vào mọi trường hợp trong đó có việc khách quan bác bỏ những gì Thiên Chúa muốn cho ta. Theo định nghĩa, đó là sợi dây được thiết lập trong các bí tích. Chính vì thế, ta phải cẩn trọng chống lại quan niệm duy nội tại (immanentist) về bí tích Thánh Thể, một chủ trương đặt nền tảng trên một chủ nghĩa duy cá nhân thái quá, biến việc lãnh nhận các bí tích hay tham dự vào hiệp thông Giáo Hội tùy thuộc nhu cầu hay khiếu thẩm mỹ của cá nhân.

Đối với một số người, chìa khóa của vấn đề là ước muốn được rước lễ theo bí tích, như thể ước muốn này là một quyền lợi. Với nhiều người khác, rước lễ đơn thuần chỉ là cách nói lên tư cách thành viên của mình trong cộng đồng. Lẽ dĩ nhiên, không thể quan niệm bí tích Thánh Thể theo lối giản lược coi nó như biểu thức của một quyền lợi hay căn tính cộng đồng: Thánh Thể không thể là “một cảm nhận xã hội”!

Đôi khi có người gợi ý rằng quyết định rước lễ nên dành cho lương tâm cá nhân của người ly dị và tái hôn. Luận điểm này cũng nói lên một quan niệm sai lầm về “lương tâm”, từng bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin bác bỏ năm 1994. Trước khi lên rước lễ, tín hữu biết họ phải xét lương tâm, một việc cũng buộc họ phải không ngừng đào tạo lương tâm này và do đó phải sốt sắng đi tìm sự thật.

Nhưng còn vấn đề phải thích nghi tín lý vào “thực tế mục vụ”, tuy không thay đổi nó, thì sao? Đức Hồng Y cho rằng việc tách biệt đời sống khỏi tín lý là một trong các đặc điểm của chủ nghĩa nhị nguyên ngộ đạo. Giống như việc tách biệt công lý ra khỏi cảm thương, Thiên Chúa ra khỏi Chúa Kitô, Đức Kitô Thầy Dạy ra khỏi Đức Kitô Chăn Dắt, hay Đức Kitô ra khỏi Giáo Hội. Chỉ có một Đức Kitô. Đức Kitô bảo đảm sự hợp nhất giữa Lời Thiên Chúa, tín lý, và chứng từ đời sống. Mọi Kitô hữu đều biết rằng chỉ nhờ tín lý vững vàng, ta mới đạt tới đời sống vĩnh cửu.

Nhưng có nhiều lý thuyết hiện nay nhằm biến tín lý Công Giáo thành một thứ bảo tàng viện trưng bày các học thuyết Kitô Giáo, một thứ khu bảo tồn chỉ được một ít chuyên viên lưu tâm. Đời sống sẽ không có gì liên quan tới Chúa Giêsu Kitô như Người vốn là và như Giáo Hội vốn dạy về Người. Kitô Giáo đúng nghĩa trở thành một thứ tôn giáo dân sự mới, chính xác về chính trị và bị rút gọn vào một số giá trị được xã hội khoan dung. Điều này sẽ giúp một số người đạt được mục tiêu ngầm của họ: loại bỏ Lời Chúa, nhường chỗ cho ý thức hệ trong cố gắng kiểm soát toàn bộ xã hội.

Chúa Giêsu không trở thành xác phàm để trình bày một số lý thuyết đơn giản nhằm làm cho lương tâm thanh thản và cuối cùng để mặc sự việc ở nguyên trạng. Sứ điệp của Chúa Giêsu là cuộc sống mới. Ai đó nếu nghĩ và sống bằng cách tách biệt đời sống ra khỏi tín lý, không những đã làm méo mó tín lý của Giáo Hội bằng cách biến nó thành một thứ ngụy triết lý duy lý tưởng mà còn tự lừa dối chính mình. Sống làm Kitô hữu là sống trên căn bản đức tin vào Thiên Chúa. Giả mạo sự sắp xếp này là thực hiện một thỏa hiệp dơ bẩn giữa Thiên Chúa và ma qủy.

Trả lời một câu hỏi khác nói rằng một số Giáo Phụ có khuynh hướng khoan dung đối với những cuộc hôn nhân thứ hai trong khi người phối ngẫu đầu vẫn còn sống, Đức HY Muller cho hay: trong khoa giáo phụ học, quả có những giải thích hay thích ứng vào đời sống cụ thể, tuy nhiên, vẫn không có chứng từ giáo phụ nào ngả về phía chấp nhận cuộc hôn nhân thứ hai khi người phối ngẫu đầu còn sống.

Dĩ nhiên, tại Phương Đông Kitô Giáo, một số mơ hồ lẫn lộn diễn ra giữa luật dân sự của hoàng đế và luật lệ của Giáo Hội, từ đó, phát sinh ra nhiều tập tục mà trong một vài vụ quả có đưa tới việc chấp nhận ly dị. Nhưng dưới sự lãnh đạo của giáo hoàng, Giáo Hội Công Giáo trong nhiều thế kỷ qua đã khai triển ra một truyền thống khác được đưa vào bộ giáo luật hiện hành và vào nhiều qui định khác của Giáo Hội, một truyền thống minh nhiên chống lại bất cứ mưu toan nào nhằm thế tục hóa hôn nhân. Điều này cũng xẩy ra trong một số cộng đồng Kitô Giáo Phương Đông.

Đức HY cũng cho rằng đôi khi ta thấy một số trích dẫn Giáo Phụ tuy khá chính xác nhưng ra ngoài ngữ cảnh nhằm hỗ trợ khả thể ly dị và tái hôn. Ngài không tin rằng điều đó đúng theo cái nhìn của phương pháp học khi cô lập hóa một bản văn, lấy nó ra khỏi ngữ cảnh, biến nó thành một trích dẫn biệt lập, tách biệt khỏi bức tranh toàn diện của truyền thống. Trọn bộ truyền thống thần học và huấn quyền phải được giải thích dưới ánh sáng Tin Mừng, và liên quan tới hôn nhân, ta tìm thấy những lời dạy tuyệt đối rõ ràng của chính Chúa Giêsu. Ngài không nghĩ ta có thể đưa ra một giải thích khác với lời giải thích đã được trình bày trong thánh truyền và huấn quyền của Giáo Hội mà không bất trung với Lời nhập thể.
 
Đồng tính luyến ái và các ngộ nhận
Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
09:03 30/09/2014
ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI VÀ CÁC NGỘ NHẬN

Khi nói về đề tài nhạy cảm đồng tính luyến ái, người ta thường rơi vào hai thái cực: một là kỳ thị không thương tiếc, hai là bao dung ủng hộ. Đa phần, cả hai thái độ này đều xuất phát từ những thành kiến có sẵn hoặc hùa theo đám đông mà không dựa trên một chuẩn mực đạo đức hay cơ sở luân lý nào.

Mỗi năm ngay tại Roma, thủ phủ của Giáo Hội Công Giáo, thành trì luân lý đạo đức của thế giới, luôn có một cuộc tuần hành rất quy mô để biểu dương lực lượng và đòi quyền bình đẳng của nhóm LGBT (viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual, Transexual / Transgender: đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính luyến ái, chuyển giới). Nhóm LGBT này đến từ khắp nơi trên Châu Âu, họ tụ họp về đây và lớn tiếng giới thiệu với công chúng các nhân vật có tiếng tăm trong cộng đồng LGBT của mình; đồng thời đòi hỏi được có các quyền như mọi người khác, quyền được yêu và quyền hôn nhân.

Ở Việt Nam, đây đó trên các diễn đàn online, và cả trên các tờ báo chính thống của chính phủ, đã có các bài viết về đồng tính luyến ái. Hầu hết các bài viết này đều giật tít rất kêu, sau đó đưa ra những luận cứ ủng hộ cho hành vi đồng tính luyến ái dựa trên cảm xúc nhất thời của một nền nhân học vô thần, tâm điểm là cái tôi của mình.

Biểu tượng của LGBT là lá cờ cầu vồng bảy sắc màu. Cần phân biệt lá cờ của nhóm này với lá cờ hòa bình của thế giới. Cả hai đều là cờ cầu vồng nhưng cờ hòa bình thì có mầu đỏ ở phía dưới trong khi cờ LGBT thì màu đỏ ở trên. Tại các thành phố lớn trên thế giới, chúng ta thấy có những khu phố cắm nhiều lá cờ cầu vồng LGBT. Đây là dấu hiệu cho mọi người biết đó là đại bản doanh của cộng đồng LGBT trong khu vực. Sự sang trọng cũng như nét ăn chơi của các khu phố này luôn nổi bật và dễ nhận biết qua các quán bar, nhà hàng, club tất bật nhộn nhịp nhất là từ khi hoàng hôn xuống.

Không giống như một số quan niệm cho rằng một khi đồng tính thì người nam thường ẻo lả, ủy mị; người nữ thì lông lá, cơ bắp. Không phải thế! Ngoại hình không nói lên được điều gì cả trong vấn đề này. Chàng gay có thể là một ca sĩ, một chính tra gia lừng danh, hay là một tay anh chị hầm hố; còn nàng “les” cũng có thể sở hữu một sắc đẹp nghiêng thành đổ nước và dịu dàng ủy mị chẳng thua chị kém em tí nào. Vấn đề không hệ tại ngoại hình nhưng ở khuynh hướng tình dục của họ.

Thái độ của con người thời nay về vấn đề

Châu Âu với lịch sử sáng chói tỏa đầy hào quang về văn hóa, nghệ thuật, khoa học; nhưng cũng bị bao trùm bởi bóng đen tội lỗi xâm chiếm thế giới, mặc cảm thực dân. Thế nên hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, Châu Âu của ngày hôm nay là một lục địa đầy tính đa nguyên, quảng đại bao dung. Họ dễ dàng chấp nhận tất cả mọi khác biệt. Châu Âu giờ đây là một châu âu đầy màu sắc, hết sức phong phú, đa dạng. Kể cả khi vì thế mà họ sẵn sàng đánh mất căn tính của mình. Đây là điều Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 luôn cảnh báo. Thái độ bao dung tùy tiện của một xã hội đa nguyên dựa trên mặc cảm dẫn tới các hệ lụy khôn lường, trong đó có sự tan rã các giá trị truyền thống, nguy hiểm nhất là sự hủy hoại thể chế gia đình, tế bào gốc của xã hội. Châu Âu luôn dẫn đầu trong các phong trào tự do về quyền người đồng tính. Lập luận họ viện dẫn để ủng hộ cho hành vi đồng tính luyến ái có rất nhiều, đây là vài nét chính:

· Vấn đề đồng tính đã có từ thuở xa xưa, các truyền thuyết Hy Lạp và cả Thánh Kinh cũng nhắc tới.

· Có cả những người nổi tiếng, người của công chúng cũng là LGBT, những nhân vật này thường được trưng ra như nhãn hiệu cầu chứng của giới này.

· Giáo Hội và cả khoa học ngày nay cũng chưa tìm được cơ chế dẫn tới tình trạng LGBT. Do vậy, đây là tình trạng không thể chữa được: sinh ra là như thế[1]. Hãy chấp nhận cho chúng tôi yêu và cưới.

Quả thật, những người LGBT rất đáng thương. Họ chịu áp lực rất lớn ngay từ bé khi bắt đầu nhận thức về giới tính của mình. Họ thấy mình không giống ai, không biết mình thuộc về nam hay về nữ, và vì thế họ bị mặc cảm tự ti, cảm thấy mình bị khinh bỉ ngay trong gia đình mình, trong trường học của mình. Trong khi giấu căn tính giới tính, họ tìm đến với những người cùng cảnh ngộ, đến với các nơi, các nhóm mà họ được tôn trọng. Tuy nhiên, số người mắc tình trạng này từ bé chỉ là một phần nhỏ. Phần lớn trong đó là chạy theo trào lưu, những người đổ vỡ đời sống tình cảm, những người có lối sống tình dục buông thả, thỏa mãn nhất thời vì hoàn cảnh. Dù sao đi nữa, thái độ kỳ thị đồng tính luyến ái là một sự thiếu hiểu biết và không bác ái.

Được sống căn tính giới tính, được trở nên chính mình là một điều thật hạnh phúc. Thật tuyệt vời.

Hiểu được tình cảnh của người có khuynh hướng đồng tính, hiểu được trăn trở của họ khi họ tìm đến nhau để được thông cảm, tìm đến dao kéo y tế để trở nên mình hơn, chúng ta sẽ thương họ hơn, chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm hơn với những phản ứng thái quá của họ.

Giáo lý Hội Thánh Công Giáo nhắc nhở chúng ta “Ðối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống và, nếu là Kitô hữu, họ nên kết hợp với các khó khăn gặp phải do hoàn cảnh đặc biệt của mình với hy tế thập giá của Chúa”[2].

Khuynh hướng và hành vi

Tuy vậy, chúng ta phải luôn rạch ròi phân biệt giữa người có khuynh hướng tình dục đồng giới và hành vi đồng tính luyến ái. Cá nhân có khuynh hướng này và hành vi tính dục của họ là hai điều hoàn toàn khác nhau. Nói như Đức Thánh Cha Phanxicô: “nếu một người đồng tính tìm kiếm Thiên Chúa và luôn có thiện ý, thì tôi là ai mà dám phê phán người ấy”. Yêu thương họ không có nghĩa là cổ vũ hành vi luyến ái, hay chấp nhận hôn nhân đồng tính. Dù hết lòng cảm thông tình cảnh đáng thương của họ, Giáo Hội vẫn khẳng định: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn”[3].

Không chỉ Công Giáo có nhãn quan như thế, Phật Giáo qua câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo Phật Giáo tối cao Tây Tạng, cho các lãnh tụ phong trào đồng tính tại San Francisco rằng: đồng tính luyến ái là “tà hạnh”, nguyên văn bản tiếng Anh là “sexual misconduct”[4] của nhà báo James Shaheen, nghĩa là sự rối loạn hay phi luân dục tình.

Nếu nhìn nhận đồng tính luyến ái là bất thường, là rối loạn tính dục, sự bất bình thường trong tự nhiên, vậy thì nó cần được điều chỉnh, chứ không được hợp thức nó qua luật lệ như đòi hỏi của các phong trào đồng tính. Cho dù các trường hợp riêng lẻ cách nào đó là rất đáng thương. Nhưng nguyên tắc luân lý của Giáo Hội là không bao giờ phổ quát hóa luân lý các trường hợp cá biệt.

Chẳng có sự trân trọng nào đúng nghĩa nếu chỉ dựa vào cảm xúc tội nghiệp chóng qua hay sự dễ dãi mang tính phi luân, từ lối sống buông thả. Lòng bao dung cho hành vi đồng tính luyến ái cách hời hợt dựa trên kiến thức giáo lý vụng về sẽ dẫn đến các tai họa khôn lường như thảm cảnh tan vỡ cơ chế gia đình, đồng thời làm mất đi bản chất cao thượng hay tính thánh thiêng của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Sự yêu thương trân trọng đích thật cần dựa trên nền tảng nhân học kitô giáo, trong đó nhân vị được đề cao và được kỳ vọng hướng tới siêu việt. Dù cho cá nhân có khiếm khuyết như thế nào chăng nữa, nó vẫn được yêu thương và được kỳ vọng để sống cho những điều cao quý hơn. Theo đó, quyền của người có khuynh hướng đồng tính đích thực là quyền được hòa nhập, được tôn trọng, được sống đúng phẩm giá nhân vị, được cộng đồng giúp đỡ để vượt qua sự căng thẳng nội tại về giới tính, để có được một cuộc sống triển nở, tròn đầy.

[1] Bài hát “Born this way” rất nổi tiếng của Lady Gaga

[2] Giáo lý HTCG 2358

[3] Giáo lý HTCG 2357

[4] http://www.huffingtonpost.com/james-shaheen/gay-marriage-what-would-b_b_230855.html
 
Giải đáp phụng vụ: Dùng tên gọi khác cho Thánh lễ An táng được không?
Nguyễn Trọng Đa
17:51 30/09/2014
Giải đáp phụng vụ: Dùng tên gọi khác cho Thánh lễ An táng được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi thấy có sự gia tăng các chương trình cho Thánh lễ an táng với tiêu đề "Một cử hành Sự Sống", hoặc một cái gì đó tương tự, thay cho tiêu đề nghi lễ là "Thánh lễ an táng". Đặc biệt, tôi đã biết nhiều gia đình xin bỏ chữ "an táng" trong chương trình, thường vì dường như đối với họ là quá khắc khổ. Thưa cha, liệu có thể cho phép để đưa cho các nghi thức tang lễ (cho dù là trong thời gian quàn, một thánh lễ hoặc nghi thức làm phép xác) một tiêu đề thay thế khác, nhằm duy trì các sự nhạy cảm của gia đình không? Và cha có thể bình luận gì về đặc điểm của sự này chăng?. - J.W., Washington, D.C., Mỹ.


Đáp: Các tang lễ luôn đòi hỏi sự tiếp xúc mục vụ, và các mong muốn của gia đình có thể được xem xét. Tuy nhiên, các yêu cầu riêng tư không được làm suy yếu tính chất của tang lễ Công Giáo, vốn là nhằm cầu nguyện cho linh hồn người đã qua đời, và an ủi thân nhân còn sống trong ánh sáng và sức mạnh của đức tin.

Nếu một yêu cầu của gia đình là không hợp lý, một linh mục nên cố gắng để nhẹ nhàng giải thích các lý do và, nếu có thể được, sử dụng chúng như một phương tiện để cho thấy làm thế nào các chân lý, vốn nằm ở trung tâm của nghi thức Giáo Hội, đem lại niềm an ủi, vốn là khách quan hơn và bền vững hơn bất kỳ sự tưởng nhớ chóng qua nào.

Một lựa chọn phổ biến cho Thánh lễ an táng là “Thánh lễ an táng Kitô giáo” (Mass of Christian Burial), vốn mô tả đơn thuần những gì đang diễn ra. Trong thực tế, điều này về cơ bản là nói lễ an táng là gì, vì từ ngữ funeral phái sinh từ từ ngữ latinh funis, cái dây, vì nhờ cái dây quan tài được hạ xuống huyệt.

Có lẽ một số người không muốn nhắc đến thực tế này, nhưng các kinh nguyện của Giáo Hội không chùn bước trước việc ấy. Di sản tinh thần của Giáo Hội cũng khuyến khích người Công Giáo hãy xem thực tại cái chết một cách trong sáng, như là một phần của sự phát triển thiêng liêng lành mạnh.

Tôi có thể hiểu rằng, trong một xã hội đa văn hóa, mà trong đó một người Công Giáo đã qua đời có thể có bạn bè từ nhiều tín ngưỡng hoặc vô tín ngưỡng, một gia đình có thể mong muốn đưa một cái gì đó như là "Một cử hành Sự Sống" vào trong chương trình. Điều này có thể được chấp nhận trong một số trường hợp không phụng vụ, chẳng hạn trong thời gian quàn, hoặc cuộc tiếp đón, mà ở đó người qua đời được tưởng nhớ và ca ngợi bởi bạn bè và người thân. Nhưng nó sẽ là không đúng trong bối cảnh của Thánh lễ an táng.

Một Thánh lễ Công Giáo không phải là một việc phong thánh trước, nhưng trên hết là lời cầu nguyện để cầu bầu cho linh hồn người đã qua đời. Khi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được an táng, Giáo Hoàng tương lai Biển Đức XVI đã gợi ý trong bài giảng rằng Giáo Hoàng băng hà đang từ cửa thiên đàng nhìn xuống chúng ta. Tuy nhiên trong thánh lễ an táng, cũng Hồng Y Joseph Ratzinger cầu nguyện xin cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thoát khỏi mọi quyền lực của bóng tối, xin Thiên Chúa nhân lành tha thứ tội lỗi cho Ngài, chấp nhận các việc lành của Ngài, và đón nhận Ngài vào nơi đầy an bình và ánh sáng, và ban cho Ngài phúc lành của hàng ngũ các thánh.

Nhiều giáo phận đã công bố các qui định để giải quyết vấn đề trên. Như một thí dụ, chúng tôi xin đưa vài trích đoạn từ những gì đã ban hành cho Tổng giáo phận Cashel và Emly ở Ireland năm 2004.

Trong phần trình bày chúng, Tổng giáo phận nói:

"Các hướng dẫn này sẽ giúp chúng ta duy trì bản chất tôn giáo thiết yếu của phụng vụ tang lễ của chúng ta, và khuyến khích mọi người tập trung vào việc trao phó người qua đời cho lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, và vào việc tạ ơn Chúa về các phúc lành mà người qua đời đã đón nhận khi còn sống.

"[Chúng] sẽ đảm bảo rằng việc cử hành phụng vụ tang lễ là một cảm nghiệm trang trọng, cầu nguyện và ủi an, cho những người đang thương khóc, và mọi người đang tham dự trong lễ tang. Chúng đã được sắp xếp để hỗ trợ các người có phận vụ trong lễ tang thực hiện những điều cần thiết cho việc an táng Kitô giáo của một tín hữu... Cái chết của một thành viên gia đình là một kinh nghiệm đặc biệt buồn và đau đớn. Ngay cả khi dự kiến, cái chết của một người thân luôn để lại một cảm giác sốc và mất mát. Tuy nhiên, phụng vụ an táng của Giáo Hội là một nguồn phong phú của sự ủi an và niềm hy vọng vào thời gian khó khăn ấy.

"4. Tiếp nhận quan tài tại nhà thờ. Nghi thức này có nghĩa là sự chuyển từ lối diễn tả riêng tư của sự đau buồn của tang quyến tại nhà, đến sự diễn tả phụng vụ công khai hơn của cộng đồng giáo xứ địa phương, trong việc hỗ trợ bằng lời cầu nguyện cho người quá cố và tang quyến…

"5. Thánh lễ An táng. Thánh lễ An táng là sự cử hành phụng vụ trung tâm cho người quá cố. Thân nhân và bạn bè được mời đón tích cực tham gia vào việc cử hành thánh lễ. Sự tham gia tích cực vào Thánh lễ gồm có việc đọc sách Thánh, đọc các lời cầu nguyện giáo dân và dâng lễ vật. Tuy nhiên, các người thân đau buồn không buộc phải tham gia vào thực thi các việc này trong một dịp đau buồn như thế.

"Lời Chúa…Bài giảng. Bài giảng, do linh mục hoặc phó tế giảng, tập trung vào niềm tin của Kitô hữu vào sự sống lại, do đó đưa ra niềm hy vọng và ủi an cho thân nhân, bạn hữu và các tín hữu nói chung. Trong khi người giảng lễ có thể nhắc đến các nỗ lực của người quá cố trong việc sống đời Kitô giáo của mình, bài giảng không phải là một điếu văn ca tụng.

"Lời nguyện giáo dân. Trong lời nguyện giáo dân, cộng đồng Kitô hữu kêu cầu Chúa an ủi người quá cố và tỏ lòng thương xót người ấy. Các thành viên gia đình và bạn hữu muốn dâng lời nguyện riêng, xin hãy hỏi ý kiến của vị chủ lễ, để bảo đảm rằng các lời nguyện này là phù hợp với qui định phụng vụ.

"6. Dâng lễ vật. Phụng vụ mong muốn rằng thân nhân hoặc bạn hữu của người quá cố dâng bánh và rượu cho việc cử hành Thánh Thể. Thật là không thích hợp vào lúc này để mang lên các huy hiệu khác của cuộc đời và quyền lợi của người quá cố. Như đã nói trước (xem số 4 ở trên), các biểu tượng này, nếu cần, có thề được mang theo vào lúc “tiếp nhận quan tài trong nhà thờ”, hoặc trước khi bắt đầu Thánh lễ.

"7. Âm nhạc và thánh ca. Âm nhạc và thánh ca thích hợp nâng cao phụng vụ tang lễ và được khuyến khích. Nhiều giáo xứ có ca đoàn và nhạc công sẵn sàng tham gia vào Thánh Lễ an táng. Khi lựa chọn bài thánh ca và âm nhạc thích hợp cho phụng vụ tang lễ, người thân của người quá cố nên tham khảo với vị chủ lễ và/hoặc với ca đoàn hay nhạc công. Điều này là đặc biệt quan trọng, khi các người hát hoặc nhạc công bên ngoài muốn thực hiện phần hát trong phụng vụ tang lễ. Các bài hát đời không có chỗ trong phụng vụ thánh của Giáo Hội. Thỉnh thoảng, âm nhạc thế tục thích hợp, đặc biệt là khí nhạc, có thể nâng cao phụng vụ tang lễ. Các phán đoán liên quan đến sự thích hợp của âm nhạc cần dành cho vị chủ lễ và/hoặc nhạc công đàn organ.

"10. Diễn từ. Nếu một thân nhân hoặc bạn bè của người quá cố muốn đọc bài diễn từ vào dịp lễ an táng, có nhiều sự chọn lựa: diễn từ, vốn tóm lược và ca ngợi cuộc đòi và thành quả của người quá cố, là thích hợp nhất để đọc tại huyệt mộ sau khi quan tài đã được chôn cất. Các sự sắp xếp sau đây cung cấp địa điểm cho thân nhân muốn có diễn từ trong nhà thờ: i. diễn từ ngắn, có thể đọc vào cuối nghi thức “tiếp nhận quan tài trong nhà thờ”, hoặc trước thánh lễ, hoặc ở phần kết thúc việc làm phép xác cuối lễ; ii. Các tình cảm, thể hiện trong diễn từ đọc trong nhà thờ, phải là hòa hợp với môi trường thánh thiêng của nhà Chúa và phụng vụ tang lễ; iii. Vì thế, người đọc diễn từ phải thảo luận vấn đề với vị chủ lễ trước; iv. Thật là không thích hợp chút nào khi đọc diễn từ trong cử hành Thánh lễ”.

Các hướng dẫn trên là đại diện của các nguyên tắc phụng vụ đúng đắn. Tuy nhiên, mỗi giáo phận sẽ thường có các qui định riêng để thích nghi với tập tục đặc biệt của địa phương mình. (Zenit.org 30-9-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Mừng lễ Bổng mạng Têrêsa Hài Đồng
Kim Hoa
20:31 30/09/2014
Ở Quê tôi thường có câu: “Lễ Thánh Tê-rê-sa nước ra đầy đồng”. Vì thế hễ cứ tháng 10 về, mừng Lễ Thánh Tê-rê-sa, là nhà cửa, ruộng vườn chúng tôi đều tràn đầy nước. Chị Hai tôi mang tên Thánh Tê-rê-sa, có năm nước lên cao quá không đến được nhà thờ để dự Lễ Bổn Mạng …

Năm 11t, tôi được người Cậu làm Linh Mục cho vào Tu Dòng Thánh Phao-lô Đà nẵng. Kỷ luật nhà Dòng rất nghiêm túc. Sáng 4g có chuông đánh thức để dậy đi Lễ. Đọc kinh, cầu nguyện và học hành là công việc hằng ngày mà chúng tôi cần phải làm cho tốt, mới có thể trở thành một Nữ Tu con riêng của Chúa.



Thời chúng tôi, cuốn sách “Một Tâm Hồn” là kim chỉ nam cho lớp tuổi của chúng tôi. Trong bữa cơm không ai nói chuyện, tất cả vừa ăn vừa lắng nghe một đoạn sách trong “Một Tâm Hồn”, Những gương nhân đức của Thánh Nhân là đèn soi trong cuộc sống tu trì và mãi về sau… của chúng tôi. Chúng tôi học lòng đạo đức của Thánh Nhân, học đức bác ái, lòng khiêm nhường và nhất là học đức khó khăn của Thánh Nhân…. Vì thế ngày Lễ Thánh Tê-rê-sa không còn là của riêng ai, nhưng hãnh diện hơn cho những bạn nào được mang tên Thánh là Tê-rê-sa.

Không phải chúng tôi đều có thể học và thực hành được các nhân đức của Thánh Nhân, Nhưng qua những trang sách nghe hằng ngày, chúng tôi nghiêm túc hơn trong giờ lễ, biết im lặng dành vài phút sau Thánh lễ để nói chuyện riêng với Chúa như Ngài, biết tiện tặn những trang giấy dở dang để làm giấy nháp hoặc vào những việc khác, những sợi chỉ có thể may vá được thì không bao giờ được bỏ đi …. Từng cái… từng cái… có thể làm được như Thánh Nhân, chúng tôi đều cố gắng thực hành…

Nhưng khó thực hành nhất, là sự hy sinh và đức nhẫn nhịn tuyệt vời của Thánh Nhân. Càng đọc càng thấy Ngài thật vĩ đại, làm toàn những điều bé mọn … mà không ai có thể làm và sống được như Ngài.

Ngài thật sự là một Vị Thánh ngay khi còn là một Nữ Tu bé nhỏ mà không một ai chú tâm đến. Đa số chúng tôi luôn cầu xin Ngài dìu dắt, nâng đỡ cho mình trên con đường Dâng hiến như Ngài. Quyển sách “Một Tâm Hồn” vẫn đi theo chúng tôi trong suốt hành trình của cuộc đời mình….



Tuổi trẻ hôm nay hình như không quan tâm lắm về “Một Tâm Hồn”. Họ sống không cần bắt chước Thánh Nhân điều gì? như chúng tôi ngày xưa. Họ phung phí nhiều tờ giấy trắng, họ bỏ cả một cuộn chỉ không hề tiếc nuối, họ không cần nghiêm túc khi đến nhà thờ, không ráng lại ít giây nói chuyện riêng với Chúa về cuộc sống của mình, như Thánh Nhân suốt ngày chỉ biết trò chuyện với Chúa.

Có thể họ chưa đọc qua “Một Tâm Hồn” như tôi ngày còn nhỏ chăng? Họ không có sách ? hay sách thiếu không đến tay người đọc, để họ không có một tấm gương để noi theo? Thật là đáng tiếc nếu không có sách cho bạn trẻ biết nhiều về Thánh Nhân.



Lúc lập gia đình tôi cũng mang theo về nhà chồng quyển sách “Một Tâm Hồn” để có cách giáo dục cho con cái mình. Nhưng rồi chẳng bao lâu, Đất Nước đổi thay, tôi bỏ nhà, bỏ quê ra đi, trên tay chẳng có gì ngoài 2 đứa con quá nhỏ bé, vào vùng Kinh Tế mới thiếu thốn mọi bề. Mọi của cải, nhà cửa, sách lược … của cuộc sống đều biến mất… Sách dạy con chỉ là ký ức những ngày êm đẹp trong nhà Dòng, bài học cho con noi theo chỉ là những việc làm thực tế trong cuộc sống là cần kiệm, là chi li không phung phí bất cứ một điều gì … như Thánh Nữ Tê-rê-sa đã nhắc nhở mình.

Thời gian qua đi, cuộc sống có sự chuyển biến tiến bộ hơn… con cái mỗi ngày một xa dần vòng tay mẹ, bắt đầu quay lại cười mẹ mình đã lạc hậu quá dài thời gian tiếc từng hạt cơm còn sót lại trong nồi. Những chi li của mẹ chỉ làm các con phiền hà, không hợp lý, không hợp vệ sinh, không tăng năng suất vv…vv…

Và nhìn lại xung quanh đa số là thế, chẳng ai còn biết tiết kiệm, chẳng ai còn hãm mình hi sinh, chẳng ai còn… “một sự nhịn chín sự lành” nữa. Thật là buồn… Mẹ một bên … và con một bên….

Hôm nay Đồng Xanh Thơ Sài Gòn chọn Thánh Nữ Tê-rê-sa làm Bổn Mạng. Gọi là Đồng Xanh Thơ nhưng xem chừng như đồng xanh già thì phải? Vì lớp trẻ bây giờ hình như thiếu thời gian để sống cho riêng mình, không còn giờ để dành cho ai…, hay cho một Đồng Xanh nào cả?

Văn Thơ thiếu bóng trẻ trung. Toàn là những người già sống nhiều, hiểu nhiều nhưng không có người kế vị. Cuộc đời Thánh Bổn Mạng là một cuộc đời niên thiếu trẻ trung. Người trẻ với cuộc sống ngây thơ trong sáng mà làm thế giới tỉnh giấc. Những nhỏ mọn âm thầm mà còn giá trị hơn cả những kỳ công gian khổ của những bậc kỳ công trong Giáo Hội, Những khắc ghi này không để lại cho hậu thế chúng ta một điểm nhấn nào chăng?

Xin Thánh Bổn Mạng cầu bầu cho Đồng Xanh Thơ chúng con thật sự là xanh thơ, mỗi ngày mỗi xanh thơ. Cho lớp trẻ của chúng con nhìn thấy Ngài là Người thật trẻ luôn đồng hành bên họ. Cho họ thấy rằng việc Người đồng hành trẻ làm được thì họ cũng làm được,… điều ấy sẽ tô điểm lại bức tranh bị hoen ố bấy lâu nay.

Xin cho tất cả chúng con nhận được Hồng Ân của Ngài để trong âm thầm chúng con cũng làm được những lời Thơ, Ý đẹp. Không khác gì các hy sinh hãm mình âm thầm của Ngài chỉ dâng lên mỗi một mình Thiên Chúa, mà sao cứ bay xa, bay xa… như mùi hương thơm lan tỏa, lan tỏa… không làm sao che giấu được.

Mừng Lễ Thánh Bổn Mạng Tê-rê-sa 1-10-2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cơn Giông
Richard Drysdale
20:16 30/09/2014
CƠN GIÔNG
Ảnh của Richard Drysdale

Dù cho gió bão mây giông
Vững tin nơi Chúa tôi không sợ gì.
(bt)
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Nâng hồn lên tới Chúa
VietCatholic Network
15:16 30/09/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quý vị và anh chị em có thể download bằng cách nhấn vào đây: https://mega.co.nz/#!TNh0lSSJ!D07niIuiMNhyg_rEtWATcQKGlkhW1WDMd3gv5zNUz0