Ngày 30-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:37 30/09/2013
NĂM CÁI ĐẦU CỦA PHẠN THIÊN
Mặc dù Phạn Thiên sinh được rất nhiều con cái, nhưng không có một đứa con náo có thể chia sẻ vui buồn với ông ta, cho nên ông ta dùng một bộ phận thân thể của mình mà sáng tạo nên một người nữ rất đẹp và đặt tên là Sa Vi Đắc Lợi, Phạn Thiên rất yêu mến Sa Vi Đắc Lợi, nhất là thích nhìn khuôn mặt đẹp mỹ miều của nàng không chớp mắt, bất luận là khi nàng ta đứng bên trái hay bên phải hoặc phía sau Phạn Thiên, thì Phạn Thiên mỗi phương hướng đều mọc ra thêm cái đầu mới để nhìn.
Cuối cùng Sa Vi Cát Lợi vì cảm thấy xấu hổ nên bay lên trời, không ngờ phía trên không trung Phạn Thiên lại mọc ra thêm cái đầu thứ năm, nhưng, cái đầu thứ năm này, bởi vì Phạn Thiên đi đâu cũng nói địa vị của ông ta cao vượt quá thần Thấp Bà, nên bị thần Thấp Bà đưa tay ra bẻ gãy.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Phạn Thiên ông trời trong truyện thần thoại của Ấn Độ, hay Bàn Cổ tạo dựng nên trời đất trong truyện thần thoại của Trung Quốc, đều không phải là Thiên Chúa toàn năng, nhưng chỉ là sự tưởng tượng của con người mong muốn có một đấng tối cao để tin tưởng và bảo hộ.
Thiên Chúa là tình yêu, khi tạo dựng nên vũ trụ thì Ngài đã bày tỏ và thông ban tình yêu cho mọi loài thụ tạo, đặc biệt là con người. Ngài yêu mến con người dù con người có bất tín, tội lỗi thì Ngài vẫn cứ yêu thương, tột đỉnh của tình yêu này là “Thiên Chúa đã sai Con Một của mình là Đức Chúa Giê-su xuống thế gian, làm con người như chúng ta để cứu chuộc chúng ta...” đó chính là đức tin của người Ki-tô hữu, và đức tin này đã làm cho người Ki-tô hữu được trở nên con cái của Thiên Chúa và được Nước Trời làm gia nghiệp của mình.
Trước mặt Thiên Chúa tất cả mọi người đều có giá trị như nhau, được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt như nhau, bởi vì Ngài là tình yêu.
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chất Tin Mừng trong Kinh Mâi Khôi
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
07:40 30/09/2013
Kinh Mai Khôi chính là kinh Mân Côi mà bình thường giáo dân nào cũng thuộc, lại siêng năng đọc mỗi ngày nữa. Đó là một thói quen rất tốt từ bao đời nay nơi nhiều người Công Giáo. Người ta đọc kinh lần hạt. Đây là hình thức cầu nguyện phổ thông và khá đơn giản, lại dễ thực hành. Rất ước mong hình thức này vẫn được duy trì trong khuôn khổ các việc đạo đức thông thường và lòng sùng kính cá nhân. Sau đây xin đề cập đến chất Tin Mừng và tính Giáo Hội trong lòng sùng kính này cho phù hợp với Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân) chương VIII, Tông Huấn Marialis Cultus của ĐGH Phao-lô VI và Rosarium Virginis Mariae của ĐGH Gio-an Phao-lô II.

1.Nội dung hay chất Tin Mừng trong kinh Mai Khôi

Trước hết xin nói về nội dung hay chất Tin Mừng trong kinh Mai Khôi. Thời đại này, Lời Chúa được nhấn mạnh và Tin Mừng được đề cao. Một nền đạo đức mới đặt nền tảng trên Lời Chúa đã ra đời để bổ túc cho nền đạo đức cũ vốn được xây dựng trên các thứ lòng sùng kính. Vào các giai đoạn lịch sử, Lời Chúa ít được biết đến và phụng vụ là một mảnh vườn khép kín đối với giáo dân thì người ta phải chạy đến các thứ lòng sùng kính để nuôi dưỡng lòng đạo đức của mình. Đó là điều tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng bây giờ, tình thế đã thay đổi nên lòng đạo đức cũng phải có căn bản vững vàng hơn. Căn bản đó là Kinh thánh và Phụng vụ. Ngoài thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ ra, chuỗi kinh Mai Khôi đáp ứng được đòi hỏi này, vì các kinh đọc trong đó lấy từ Kinh Thánh, Phụng Vu và các mầu nhiệm suy ngắm cũng là những mấu nhiệm về cuộc đời Chúa Cứu Thế rút ra từ các sách Tin Mừng.

Quả vậy. Kinh Kính Mừng là lời chào của thiên thần Gáp-ri-en đến báo tin cho Đức Mẹ, kinh Lạy Cha là kinh Chúa Giê-su dạy cho các Tông đồ và kinh Sáng Danh là vinh tụng ca Giáo Hội dùng để kết thúc mỗi thánh vịnh, khi đọc các giờ kinh phụng vụ. Còn các mầu nhiệm thì cũng là những biến cố vui mừng, sầu khổ, sáng láng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế.

Năm sự vui là gì, nếu không phải là cuộc đời Chúa Giê-su ở giai đoạn thơ ấu, từ lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ cho tới khi Người tìm được Con Mình trong đền thờ. Những biến cố này đều được ghi trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm. Năm sự thương là gì, nếu không phải là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, khi Người lên Giê-ru-sa-lem, bị điệu đến dinh tổng trấn Phi-la-tô, bị hành hình rồi bị treo trên thập giá. Năm sự mừng là gì, nếu không phải là giai đoạn chót trong cuộc đời tại thế của Chúa Giê-su, từ khi Người sống lại, ban thần khí cho các Tông Đồ rồi lên trời, hẹn ngày lại đến trong vinh quang. Năm sự sáng là gì, nếu không phải là những biến cố đặc biệt liên quan đến Phép Rửa tại sông Gio-đan, phép lạ biến nước thành rượu ngon tại Ca-na, công cuộc rao giảng Tin Mừng và kêu gọi ăn năn sám hối, cuộc hiển dung trên núi Ta-bo và việc thành lập chức linh mục và bí tích Thánh Thể ?

Như vậy chuỗi kinh Mai Khôi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mỗi khi đọc một chục kinh Mai Khôi là chúng ta có dịp nhớ lại một mầu nhiệm và sống ý nghĩa của mầu nhiệm ấy. Lần chuỗi Mai Khôi là thực hành lời thánh Phao-lô khuyên tín hữu Phi-líp-phê : “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã làm cho mình hóa ra không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngược lại, còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.” (Pl 2,5-9)

Bốn câu trong chương 2 thư Phi-líp-phê tóm tắt được các mầu nhiệm vui mừng, sầu khổ trong cuộc đời Chúa Cứu Thế và khuyên nhủ tín hữu dựa vào đó mà có những tâm tình xứng hợp khi đối xử với nhau là từ bỏ độc quyền, hạ mình xuống, hy sinh, vâng phục để được vinh hiển trong ngày Chúa quang lâm.

Ngoài ra, chuỗi kinh Mai Khôi lại còn có nội dung Tin Mừng ở điểm này nữa là địa vị của Đức Mẹ mà chúng ta tôn kính, khi lần chuỗi Mai Khôi. Mai Khôi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối. Sự có mặt của Người vừa kín đáo lại vừa bi thảm. Người có mặt đó nhưng lại hoàn toàn tùy thuộc vào Con của Mình, như trong tiệc cưới Ca-na hay trong cảnh cậu bé Giê-su ở lại trong đền thờ, nghe các bậc thầy Do thái và đặt ra các câu hỏi cho các ông, sau cuộc trẩy hội lên Giê-ru-sa-lem. Đức Mẹ là người đầu tiên đã suy nghĩ và họa lại những tâm tình của Chúa Giê-su trong đời sống của mình. Bây giờ Đức Mẹ lại giúp chúng ta chuyển hiện những tâm tình này vào đời sống. Vì vậy, ĐGH Lê-ô XIII trong thông điệp Adjutricem Populi mới viết : “Một trong những lợi điểm chính của chuỗi Mai Khôi là tạo cho tín hữu một phương tiện đơn giản và dễ dàng để nuôi dưỡng lòng tin.”

2. Chuỗi kinh Mai Khôi mang tính Giáo Hội

Giáo Hội nhận chuỗi kinh Mai Khôi là lời kinh của mình và không ngớt lời khen ngợi. Trong thông điệp Octobri Mense, lại cũng ĐGH Lê-ô XIII viết : “Tất cả lòng sùng kính Đức Mẹ cô đọng lại trong chuỗi kinh Mai Khôi.”

Giáo Hội là một cộng đồng rộng lớn không biên giới bao gồm những người tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô. Lời kinh nào muốn có tính Giáo Hội thì phải được Giáo Hội công nhận đã đành mà còn phải phổ cập nữa. Về điêm này, kinh Mai Khôi thật là phổ cập vì đó là kinh của mọi tín hữu, ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người không có học hay ít học, người giầu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh này lại có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại.

Tính Giáo Hội của kinh Mai Khôi lại càng tỏ hiện trong ba tổ chức được công nhận dưới đây ;

2,1 Hội Mai Khôi

Hội qui tụ những người tình nguyện suy ngắm các mầu nhiệm Mai Khôi mỗi tuần một lần.

2,2 Hội Mai Khôi vĩnh viễn

Hội này do linh mục Ricci thành lập năm 1629 và được linh mục Chardon sắp xếp, tổ chức lại ở Lyon năm 1858. Mục đích của Hội là dâng lời ca tụng liên lỉ, phân chia cho mỗi người mỗi tháng một lần suy ngắm toàn bộ chuỗi Mai Khôi vào ngày giờ được ấn định trước.

2,3 Chuỗi Mai Khôi sống

Hội này được thành lập tại Lyon năm 1826 do cô Pauline Jaricot, chia cho mỗi người mỗi ngày đọc một chục kinh Mai Khôi và suy ngắm về một mầu nhiệm.

Kết luận

Trên đây là hai điểm đặc biệt về chuỗi kinh Mai Khôi, tức chất Tin Mừng và tính Hội Thánh được bao gồm trong đó. Chúng ta lần hạt với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.

Như vậy lần chuỗi Mai Khôi theo thói quen, đọc mà không nghĩ đến các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, hoặc không đọc bao giờ hay đôi khi mới đọc đều là những điểm cần phải suy nghĩ lại để điều chỉnh cho phù họp với ý nghĩa và giá trị của chuỗi kinh Mai Khôi.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:40 30/09/2013
N2T

5. Đồng ruộng không cày cấy thì chỉ mọc cỏ dại, nếu linh hồn không làm gì cả thì nhất định chiều theo các loại tư tình dối trá, phạm rất nhiều tội lỗi.

(Thánh John Chrysostom)
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vinh danh nữ tu Công Giáo anh hùng
Đặng Tự Do
01:23 30/09/2013
Từ năm 2008 tới nay, hơn 320.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa của mình ở các tỉnh đông bắc của Cộng Hoà Dân Chủ Congo để giữ mạng sống mình và tránh khỏi rơi vào tay các loại thánh chiến Hồi Giáo đang gieo rắc kinh hoàng trong vùng.

Theo báo cáo của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, trong các thứ thánh chiến Hồi Giáo, nguy hiểm và tàn bạo nhất là nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah, thường được gọi tắt là LRA, là những kẻ đã tấn công và cướp phá nhiều làng mạc, giết chết, làm bị thương, và bắt cóc trẻ em xung vào đội quân thiếu nhi và các nhóm lao công chiến trường. Phụ nữ thì bị bắt làm nô lệ tình dục trong khi nam giới bị tàn sát hoặc bị cưỡng bức gia nhập hàng ngũ binh lính.

Đón tiếp một lực lượng đông đảo người tị nạn, càng lúc càng nhiều, tại một đất nước mà các cường quốc phương Tây không “hứng thú”, vì quốc gia này chẳng có một vị thế chính trị hay kinh tế đáng kể nào, Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã rất vất vả với các nguồn viện trợ nhỏ giọt và thất thường.

Tuy nhiên, đã có những sáng kiến của Giáo Hội Công Giáo giúp cải thiện tình hình và vì thế ngày 21 tháng 9 vừa qua, Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã long trọng vinh danh nữ tu Công Giáo Angelique Namaika và trao tặng cho chị giải thưởng Nansen. Đây là giải thưởng cao quý của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc để tôn vinh những người làm việc với những người tị nạn.

Chị Angelique Namaika đã giúp thay đổi cuộc sống của hơn 2.000 phụ nữ và các bé gái đã bị buộc phải rời nhà của họ sau khi bị nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah lạm dụng trong những năm dài địa ngục của họ. Kể từ khi đến Dungu, một ngôi làng ở tỉnh Orientale, tương lai đã dần mở ra với họ.

Mới chín tuổi, chị Angélique đã biết rằng mình sẽ cống hiến cuộc đời để giúp đỡ cho người khác. Một nữ tu người Đức trong làng đã linh hứng cho chị tiến bước trên con đường này.

Nhiều thập kỷ sau, chị đang thực hiện chính xác ước mơ của mình. Chị làm việc trong một vùng xa xôi ở đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi hàng trăm ngàn người đã trốn chạy các nhóm vũ trang Hồi Giáo, trong đó có nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah, thường được gọi tắt là LRA.

Với nguồn tài nguyên ít ỏi, cụ thể là một chiếc xe đạp và hai bàn tay trắng, chị Angelique đã giúp hơn 2000 phụ nữ tị nạn và những cô gái đã sống sót qua những vi phạm nhân quyền khủng khiếp của LRA .

Người phụ nữ này tên là Julie. Đó không phải tên thật của cô để tránh cho người nhà của cô đang nằm trong tay bọn LRA không bị trả thù. Mới 13 tuổi, đã bị LRA bắt cóc làm nô lệ tình dục. Năm năm sau, cô đã trốn thoát và tìm được đường đến Dungu. Trong thời gian bị giam cầm, Julie đã sinh hai con và sống trong sợ hãi.

Julie cho biết:

“Mỗi buổi sáng khi thức dậy, tôi đã từng nghĩ đây là ngày tôi sẽ chết, hoặc có thể ngày mai. Nếu bạn nấu ăn cho họ và họ nhìn thấy một chiếc lá kỳ lạ trong thực phẩm, họ sẽ nói rằng bạn đầu độc họ. Ngay cả với một chiếc lá bình thường, họ cũng có thể sẽ nói bạn là một con mẹ phù thủy và đôi khi bạn phạm sai lầm và họ sẽ đánh đòn bạn, hay kinh khủng hơn, họ có thể sẽ giết chết bạn ngay."

Julie là một trong rất nhiều phụ nữ đã tìm thấy niềm an ủi nơi nữ tu Angélique.

Người nữ tu này giúp những người chạy trốn, những người bị bắt cóc hoặc những người đã mất người thân trong các cuộc tấn công giữa các phe phái. Chị Angelique cũng đã từng là một người chạy nạn và điều này đã thôi thúc chị nhiều hơn.

Những người trốn thoát khỏi tay LRA, mang theo những vết thẹo của gian truân mà họ đã phải kinh qua. Xa gia đình và mang theo những vết theọ khổ đau này, những phụ nữ và trẻ em gái thường sẽ mất hết phương hướng cuộc đời nếu không có sự hỗ trợ của chị Angelique.

Chị đã không cho phép họ trở thành những nạn nhân thụ động, thay vào đó chị cung cấp cho họ những kỹ năng sống. Chị mang đến cho họ sự tự tin bằng cách nói cho họ biết về quyền lợi của mình.

Đó là một ngày trọng đại cho Julie , đó là bài học đầu tiên của cô kể từ khi cô bị bắt cóc nhiều năm trước đây .

Chị Angélique Namaika cho biết:

"Vào ngày đầu tiên của cô trong các lớp học xóa mù chữ , tôi nghĩ rằng cô ấy rất siêng năng. Mỗi lần tôi hỏi một câu hỏi, cô đã không ngần ngại giơ tay. Ước mơ của tôi là họ có thể tiếp tục các lớp học xóa mù chữ."

Monique - không phải là tên thật của cô - đã bị bắt cóc vào năm 14 tuổi và vẫn còn bị ám ảnh bởi những kinh nghiệm hãi hùng. Bị giam giữ trong hai năm, cô đã bị hãm hiếp và bị bắt buộc phải giết người.

Cô nói:

"Có người đã cố gắng trốn thoát và họ nói chúng tôi phải giết anh ta. Họ đưa roi cho chúng tôi và bắt chúng tôi quất túi bụi vào anh ta cho đến chết. Chúng tôi bị buộc phải quất mạnh vào đầu anh ấy cho đến khi anh ấy lìa đời. Sau đó, họ tập trung chúng tôi lại với nhau và nói với chúng tôi rằng nếu chúng tôi mưu toan trốn thoát, họ sẽ bắt chúng tôi và giết chúng tôi theo cùng một cách chúng tôi vừa giết người anh em của chúng tôi vậy."

Dù thế, Monique cũng tìm được cách thoát khỏi những kẻ bắt cóc mình, cô tìm đến Dungu . Cô nhanh chóng nhận ra rằng cô đã mang thai. Đó là khi cô gặp chị Angélique và bắt đầu tham dự các lớp học may của mình.

Chị Angélique Namaika nói:

"Theo ý kiến tôi thì những người phụ nữ rất muốn học nghề may vá thuê thuà vì khi họ có cơ hội gặp nhau như thế này, họ chia sẻ những ý tưởng của họ và làm cho họ cảm thấy tốt hơn, như mở ra được những gì đè nặng trong lòng."

Đối với Monique, tham gia vào tổ hợp may của chị Angélique là việc ngoài sức tưởng tượng. Bây giờ cô ấy có thể hỗ trợ bản thân và con trai của mình bằng cách may vá và bán đồng phục học sinh.

Với chị Angelique, những nỗ lực của cô rất đơn giản, tầm thường. Nhưng đối với những phụ nữ đã mất tất cả - chị có nghĩa là cả thế giới đối với họ.

Mặc dù những ký ức đầy ám ảnh sẽ không bao giờ phai mờ hoàn toàn, họ biết chị Angélique sẽ luôn ở đó với họ.

Monique nói:

"Tôi coi chị Angélique là mẹ tôi, đặc biệt là vì tôi không có mẹ, tôi là một đứa trẻ mồ côi."

Patricia sẽ không bao giờ được chữa lành hoàn toàn. Hai con trai và cô con gái của cô đã bị bắt cóc. Một bé trai đã bị giết và hai đứa còn lại đã trốn thoát được với cô nhưng tâm lý vẫn còn đầy hoang mang sợ hãi.

Patricia nói:

"Tôi cố gắng quên đi với sự giúp đỡ của chị Angélique. Khi đến đây, chúng tôi nghe nói rằng chị ấy đã giúp đỡ những người phụ nữ. Vì vậy, chúng tôi đến trình diện. Chị ấy ân cần thăm hỏi tôi và các cháu. Tôi đã tâm sự với chị và cầu nguyện với chị như là biện pháp xoa dịu những đau thương trong trái tim tôi."

Monique, Julie và Patricia chỉ là ba phụ nữ trong số hàng ngàn người đã được giúp đỡ bởi chị Angélique. Đáng buồn là có rất nhiều người cần trợ giúp. Không nản lòng trước sự lan rộng của bạo lực, khó khăn và đau khổ xung quanh mình, chị Angélique, quyết tâm làm tất cả mọi thứ chị có thể.

Chị Angélique nói:

"Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ làm hết sức mình để mang lại hy vọng và khả năng hồi sinh cho họ."
 
Đức Thánh Cha mời gọi hãy giữ lấy sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Đừng chiều theo những tin đồn.
Lã Thụ Nhân
02:25 30/09/2013
Trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần hôm 25/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Ngài giải thích rằng những cộng đoàn Công Giáo với các nền văn hóa và các môi trường khác nhau chính là một sức mạnh cần phải được nuôi dưỡng và bảo vệ. Ngài cũng cảnh báo về các thiệt hại đến từ những tin đồn lặt vặt.

Đức Thánh Cha nói: "Anh chị em không thể tưởng tượng bao nhiêu giáo xứ và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi tin đồn. Nó gây đau đớn, tin đồn gây ra đau đớn. Một Kitô hữu đang đi đến bờ vực của việc nói xấu, nên cắn lưỡi mình lại. Tôi nói đúng chứ? Một Kitô hữu phải cắn lưỡi mình! Điều này sẽ tốt thôi, vì khi lưỡi sưng lên người ta không thể nói hay phao tin đồn".

Trước hàng ngàn người quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đưa ra luận điểm này và hỏi đám đông những câu hỏi rất trực tiếp. Ngài đặc biệt đề cập đến sự dấn thân của họ nhằm tăng cường sự hiệp nhất của Giáo Hội ở quê hương và nước ngoài.

Đức Thánh Cha nói: "Tôi sẽ hỏi tất cả anh chị em một câu hỏi. Mọi người hãy trả lời trong thinh lặng, trong tim mình. Có bao nhiêu người trong anh chị em cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại? Anh chị em thì sao? Hãy trả lời với con tim mình. Có bao giờ tôi cầu nguyện cho những anh chị em không thể công khai thực hành hoặc bảo vệ đức tin của họ hay không?"

Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng là một Giáo Hội hiệp nhất, giáo dân không nên tự giới hạn mình trong các nhóm trong phạm vi nhà thờ thờ mình Ngài giải thích sự hiệp nhất cho phép các Kitô hữu cảm thấy như đang ở nhà trong bất cứ giáo xứ nào trên khắp thế giới.
 
Đức Giáo Hoàng nói với Giáo lý viên: Các con có muốn trở thành Giáo lý viên tốt không? Hãy thực hiện theo ba điểm mấu chốt này.
Lã Thụ Nhân
02:33 30/09/2013
Hơn 1.600 giáo lý viên từ khắp nơi trên thế giới đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đại Thính Đường Phaolô VI của Vatican. Các giáo lý viên hành hương đến Rôma để được gặp Đức Thánh Cha như là một phần của "Năm Đức Tin."

Mặc dù đã chuẩn bị sẵn bài huấn từ, nhưng có một lúc Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu 27/08/2013. Ngài giải thích rằng để trở thành một giáo lý viên tốt, cần phải thực hiện ba điểm mấu chốt. Trước tiên là sống mật thiết với Chúa Giêsu, thứ hai là noi gương Chúa Kitô, nghĩa là đến với tha nhân để chia sẻ Tin Mừng. Cuối cùng, đừng sợ hãi vượt ra khỏi lãnh vực quen thuộc của mình.

Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng trở thành giáo lý viên là một ơn gọi đích thực. Ngài nói rằng đó không chỉ là một công việc phải thực hiện, mà còn là một ơn gọi trong sự hiện hữu của ta.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Đức Thượng Phụ John X thành Antiôkia, anh trai của vị giám mục bị bắt cóc.
Lã Thụ Nhân
02:43 30/09/2013
Hôm 27/09/2013 đã diễn ra cuộc hội kiến lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, và Đức Thượng Phụ John X, vị lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Antiôkia, một trong những cộng đoàn Kitô giáo lâu đời nhất ở Trung Đông.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi hy vọng ngài cảm thấy như ở nhà mình".

Đức Thượng Phụ John X đáp từ: "Cảm ơn ngài rất nhiều".

Hai vị lãnh đạo đã trò chuyện vui đùa với nhau trước khi trao đổi về một số chủ đề quan yếu cả hai cùng quan tâm. Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ John X đã thảo luận về mong muốn hiệp nhất Kitô giáo và sự tiến triển của đối thoại đại kết thông qua lời chuyển ngữ của một thông dịch viên.

Giáo Hội Antiôkia có trụ sở tại thủ đô Syria, vì vậy cả hai vị lãnh đạo cũng trao đổi về cuộc nội chiến đang diễn ra. Đó cũng là vấn đề mang tính cá nhân đối với Đức Thượng Phụ John X, vì các phiến quân đã bắt cóc em trai ngài là Đức Giám Mục Boulos Yazigi của Aleppo cùng với một giám mục khác hồi tháng Tư. Hiện vẫn chưa biết họ đang bị cầm giữ ở đâu hoặc thậm chí không biết họ còn sống hay đã chết.

Giới thiệu khoa trưởng của Học viện Thần học Thánh Gioan của thủ đô Damascus.

Cuối buổi hội kiến, Đức Thượng Phụ của Syria đã giới thiệu một số vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống tháp tùng cùng ngài trong phái đoàn. Sau khi chụp ảnh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng Đức Thượng Phụ một Huy hiệu Giáo hoàng lớn. Trong khi đó, Đức Thượng Phụ John X mang theo nhiều quà tặng có ý nghĩa, trong đó có một biểu tượng Byzantine của hai nhân vật rất quan trọng.

"Như ngài đã biết, Thánh Phêrô và Phaolô là hai cột trụ đức tin của chúng ta; đặc biệt Thánh Phêrô, là cột trụ trong Giáo Hội của ngài" .

Cả Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Antiôkia đều có nguồn gốc từ hai vị thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Ở mặt sau của biểu tượng, Đức Thượng Phụ Antiôkia đã viết một sứ điệp cá nhân mà Đức Thánh Cha Phanxicô biết rất rõ:

"Xin nhớ đến chúng tôi trong lời cầu nguyện".

Ngoài ra, Đức Thượng Phụ cũng tặng Đức Giáo Hoàng một quyển sách về các tu viện ở Trung Đông, cũng như các video về một số các chuyến viếng thăm của ngài đến khu vực này.

Nhưng có lẽ hình ảnh khó phai mờ của cuộc hội kiến lịch sử chính là lúc hai vị lãnh đạo cầu nguyện cho nhau trước khi chào tạm biệt.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy bền bỉ vác thánh giá của mình, ngay cả trong những thời điểm khó khăn
Lã Thụ Nhân
02:52 30/09/2013
Hôm 27/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích trong Thánh lễ sáng của ngài tại Nhà trọ Thánh Marta rằng các Kitô hữu dễ bị rơi vào cám dỗ cho rằng mình đang trong trạng thái ‘khoẻ mạnh về mặt tinh thần’ bởi vì Giáo Hội có nhiều cách để giúp con người đạt được ơn cứu độ. Ngài cũng ca ngợi những người thực sự cố gắng noi theo Chúa Giêsu, ngay cả trong những thời điểm khó khăn.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Và có cám dỗ cho rằng mình đang trong trạng thái ‘khoẻ mạnh về mặt tinh thần’. Chúng ta có tất cả mọi thứ: Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô, các bí tích, Đức Trinh Nữ Maria: tất cả mọi thứ. Mọi thứ đều đã được Nước Trời chuẩn bị sẵn vượt quá lòng mong đợi. Chúng ta rất tốt đẹp, lành thánh, tất cả chúng ta. Ít nhất chúng ta phải tin điều này, nếu không sẽ có tội! Nhưng ‘khoẻ mạnh về mặt tinh thần’ vẫn chưa đủ. Như dụ ngôn về người thanh niên giàu có: anh ta muốn theo Chúa Giêsu, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định. Để trở thành một Kitô hữu thực sự, anh chị em phải nhận được Bí tích xức dầu tối hậu này là bí tích xức dầu thập giá, bí tích xức dầu của sự nhục nhã thực sự. Ngài chịu nhục nhã cho đến chết. Thậm chí chết trên thập giá. Đó là đá tảng góc tường, bằng chứng thực tế của Kitô giáo chúng ta: Phải chăng tôi là một Kitô hữu ‘khoẻ mạnh’ hay tôi là một Kitô hữu dám đi tới cùng với Chúa Giêsu hướng đến thập giá? Nó bao gồm khả năng chịu đựng mọi sỉ nhục".

Đức Thánh Cha nói rằng dấu hiệu của một Kitô hữu đích thực là khả năng chịu đựng mọi sỉ nhục và vác thánh giá của mình hàng ngày bằng niềm vui và sự kiên nhẫn.
 
Đức Giáo Hoàng tiếp vị lãnh đạo của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học
Lã Thụ Nhân
02:54 30/09/2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp Tổng giám đốc của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, tổ chức hàng đầu chịu trách nhiệm thực thi lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học trên toàn thế.

Cuộc hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng và Ông Ahmet Üzümcü, đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra trong vài phút. Hai vị lãnh đạo đã trao đổi ngắn về các mục tiêu của tổ chức. Sau đó họ tặng quà cho nhau.

Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học được thành lập vào năm 1997, khi Công ước về Vũ khí Hóa học có hiệu lực. Syria sẽ trở thành thành viên mới nhất khi chấp nhận tham gia Công ước, chỉ còn bốn quốc gia khác chưa gia nhập: Angola, Ai Cập, Bắc Triều Tiên và Nam Sudan.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các vị lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Venezuela
Lã Thụ Nhân
02:57 30/09/2013
Cuộc tiếp kiến Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Venezuela của Đức Thánh Cha thật đơn giản, nhưng sống động. Dẫn đầu phái đoàn là Đức Tổng Giám Mục Diego Padrón của Cumaná, cùng đi với ngài là với hai vị Phó Chủ tịch và vị Tổng Thư ký.

Một trong số các vị đã tặng Đức Thánh Cha một món quà thiết thực, mà ngài tỏ ra rất ưa thích.

- Đức Tổng Giám mục Cumaná nói: “Món quà này để Đức Thánh Cha pha cà phê vào mỗi buổi chiều”.

- Đức Thánh Cha đáp: “Đức Cha biết tôi rất thích cà phê”.

Ngoài món quà cà phê Venezuela, các Giám mục còn trình bày cho Đức Thánh Cha về tình trạng của người Công Giáo và xã hội Venezuela.

Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự chú ý cẩn thận về hoàn cảnh Venezuela hiện nay. Ngài xin cả thế giới cầu nguyện cho đất nước Nam Mỹ này. Đức Thánh Cha cũng đã gặp Tổng thống Nicolás Maduro của Venezuela và nhóm các chính trị gia đối lập của đất nước này. Mới đây, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin làm tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, trước khi được bổ nhiệm, ngài là Khâm sứ Tòa Thánh tại Caracas, Venezuela.
 
Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII sẽ được phong thánh ngày 27 tháng Tư 2014
Đặng Tự Do
05:12 30/09/2013
Sáng nay, thứ Hai 30 tháng 9, 2013, trong Công Nghị Hồng Y đầu tiên do ngài triệu tập, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố rằng ngài sẽ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII, vào ngày 27 Tháng 4 năm 2014.

Việc chọn ngày này đầy ý nghĩa. Thật vậy, ngày được chọn trùng với ngày Lễ Lòng Thương Xót Chúa, trong đó có một liên kết mạnh mẽ với Đức Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng Ba Lan đã đưa ngày lễ này vào lịch Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo vào năm 2000 và ngài đã qua đời lúc 21:37 ngày 2 tháng Tư năm 2005, vào đúng ngày Giáo Hội trên toàn cầu đang cử hành ngày lễ này. Đức Gioan Phaolô II đã dành hẳn tông thư "Dives in Misericordia" để nói về Lòng Thương Xót Chúa vào 1980.

Lúc đầu, đã có nhiều nguồn tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong thánh cho hai vị tiền nhiệm của ngài vào ngày 08 tháng 12. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lo ngại rằng các tín hữu Ba Lan sẽ rất vất vả trong Mùa Đông rét mướt để đến Vatican dự lễ.

Trên chuyến bay từ Rio De Janeiro trở về Rôma sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngài nói với các nhà báo rất có thể ngày phong thánh cho hai vị sẽ là vào Chúa Nhật 27 tháng 4 năm 2014, là lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Thật ra, cũng cần thời gian để Tòa Thánh làm việc với chính quyền địa phương, để họ có kế hoạch phù hợp cho hàng triệu người được dự kiến sẽ đến Rôma vào dịp này.

Trong trường hợp của Đức Gioan XXIII, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nới lỏng yêu cầu phải có một phép lạ thứ hai, có nghĩa là ngài sẽ được tuyên bố là một vị thánh, mặc dù chỉ mới có một phép lạ chính thức được Tòa Thánh xác nhận là do sự cầu bầu của ngài.

Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, phép lạ một nữ tu người Pháp được chữa lành khỏi bệnh Parkinson đã mở đường cho án phong chân phước cho Ngài vào ngày 01 Tháng Năm 2011. Đúng vào ngày đó, một phụ nữ Costa Rica bị đứt động mạch não, đã cầu khẩn với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đã được chữa khỏi. Tòa Thánh đã xác nhận đây là phép lạ và điều này đã dẫn đến án phong thánh cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan.
 
Họp báo trình bày về buổi họp đầu tiên của Ủy Ban Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội
Đặng Tự Do
06:15 30/09/2013
Sáng thứ Hai 30 tháng 9 năm 2013, cha Federico Lombardi, trưởng phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo trình bày về buổi họp đầu tiên của 8 vị Hồng Y được Đức Thánh Cha mời vào Ủy Ban Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội.

Cha Federico Lombardi, đã lặp lại với các ký giả một thông báo trước đó là Ủy Ban được thành lập để tư vấn cho Đức Thánh Cha chứ không có thẩm quyền quyết định, và các vị Hồng Y trong Ủy Ban phải tuân theo những tiêu chí bảo mật. Do đó, các ký giả không nên đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung các cuộc tham vấn.

Cha Federico Lombardi cho biết về những việc chuẩn bị và thời biểu của các cuộc họp.. Trong các ngày từ 1 tháng 10 đến 3 tháng 10, các vị sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican. Theo dự trù vào ngày 04 Tháng 10, các vị Hồng Y sẽ cùng đi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm linh địa Assisi.
 
Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga: Thành viên và điều phối viên của Ủy ban Cố Vấn cho Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
06:13 30/09/2013
Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, người Honduras, là điều phối viên của ủy ban gồm tám Hồng Y sẽ tư vấn cho Đức Giáo Hoàng trong việc cải cách Giáo triều và quản trị Giáo Hội. Vị Hồng Y người Honduras đã có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt về khiá cạnh quản trị. Đức Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 2001, cùng vào dịp ngài tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Bergoglio của Buenos Aires, Á Căn Đình.

Trước đó, ngài đã sát cánh với Đức Tổng Giám Mục Bergoglio nhiều lần tại Mỹ Châu Latinh. Hai vị đã gặp lại nhau trong hội nghị các giám mục châu Mỹ La tinh, và các ngài đã làm việc chặt chẽ khi soạn thảo tài liệu Aparecida vào năm 2007. Đến nay, Đức Thánh Cha vẫn tiếp tục sử dụng văn bản này. Ngài thường tặng một bản sao cho các nhà lãnh đạo Mỹ Châu Latinh được ngài tiếp kiến tại Vatican.

Nhiệm vụ của Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga là điều phối công việc của nhóm, xoay quanh những quan ngại đã được các Hồng Y nêu ra chỉ vài ngày trước Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng.

Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận rằng ý tưởng phải có một ủy ban cải cách lần đầu tiên đã được đưa ra chính trong khuôn khổ 7 cuộc họp khoáng đại các Hồng Y được tổ chức từ 4 tháng Ba đến 8 tháng Ba.
 
Đức Hồng Y George Pell của Úc: Giáo triều phải khởi động mạnh mẽ lên
Đặng Tự Do
06:12 30/09/2013
Trước khi bắt đầu các cuộc họp kín bầu Giáo Hoàng vào đầu năm nay, hôm 6 tháng Ba khi được hỏi vị tân Giáo Hoàng sẽ đến từ lục địa nào trên thế giới Đức Hồng Y George Pell Úc đoán rằng có nhiều khả năng là từ châu Âu. Nhưng sau đó ngài nói thêm:

"Cùng lắm là 50 hay 100 năm tới, chúng ta chắc chắn sẽ có một vị Giáo Hoàng Nam Mỹ, có khi còn có nhiều vị Giáo Hoàng đến từ miền này nữa."

Đức Hồng Y đã không phải chờ đợi nhiều năm, ngài đã thấy ngay vị giáo hoàng Nam Mỹ đầu tiên được bầu lên trong năm vòng bỏ phiếu.

Đức Hồng Y đã nói về những tiêu chí của nhà lãnh đạo Giáo Hội trong tương lai, và chắc chắn dựa vào những điều này thì rõ ràng Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng mong đợi của Đức Hồng Y.

Đức Hồng Y đã nói:

"Chúng ta phải có một Đức Giáo Hoàng là người có thể đối thoại với thế giới, với giới truyền thông hiện đại và tôi nghĩ rằng đây là thời điểm chúng ta cần có một vị giáo hoàng mục vụ là người có thể khích lệ giáo triều Vatican khởi động mạnh mẽ lên."

Đức Tổng Giám Mục Sydney cũng sẽ có một vai trò quan trọng trong việc khởi động giáo triều. Ngài là một trong tám vị Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào Ủy Ban Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội.

Dù chưa biết Ủy Ban Cố Vấn này sẽ đạt được những điều gì, nhưng người ta có thể trông đợi hoàn toàn một điều nơi Đức Hồng Y Pell, được tổng kết trong tuyên bố của ngài ngay sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng hôm 14 tháng Ba vừa qua.

"Tôi hứa với Đức Thánh Cha lòng trung thành hoàn toàn của tôi."

Đức Hồng Y Pell đã quen biết thân mật với Đức Thánh Cha Phanxicô từ 10 đến 15 năm nay. Là nhà lãnh đạo Giáo Hội lỗi lạc tại khu vực Nam Thái Bình Dương, người ta không ngạc nhiên khi thấy Đức Hồng Y Pell được mời tham gia vào Ủy Ban Cố Vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
 
ĐHY Oswald Gracias người Ấn Độ đại diện cho Châu Á trong Ủy ban Cải tổ Giáo triều Roma
Đặng Tự Do
10:51 30/09/2013
Giáo Hội ngày càng gia tăng ở châu Á. Tuy nhiên, lục địa này cũng là nơi nhuộm thắm máu đào của biết bao các tín hữu Kitô dưới sự bách hại tàn bạo của các chế độ cộng sản và Hồi Giáo quá khích. Trong bối cảnh đó, người ta không ngạc nhiên khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô mời một vị Hồng Y Á Châu là Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay vào Ủy Ban Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội.

Trước diễn biến này, Đức Hồng Y Oswald Gracias cho biết cảm nghĩ của ngài như sau:

"Tôi rất ngạc nhiên, khiêm tốn. Nhưng, tất nhiên, nếu Đức Thánh Cha cần sự trợ giúp nào, tôi cũng sẵn sàng, và tôi hy vọng tôi có thể giúp ngài điều gì đó. Thành thực mà nói, tôi không biết tôi có thể giúp được bao nhiêu."

Đức Hồng Y Gracias đã là Tổng Giám Mục Bombay, quê hương của chính ngài, từ năm 2006. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tấn phong Hồng Y cho ngài một năm sau đó.

Đức Hồng Y được biết đến như một nhà phê bình thẳng thắn trước bạo lực nhắm vào phụ nữ Ấn Độ, và là người nhiệt thành thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo.

Trong cuộc họp đầu tiên vào ngày 1 tháng 10, ngài hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có thể cứu xét đến nhu cầu của tất cả các miền trên thế giới.

Đức Tổng Giám Mục của Bombay nói:

"Đức Thánh Cha sẽ là người quyết định tất cả mọi thứ, nhưng chúng tôi có thể trình bày với ngài nguyện vọng của người dân địa phương và sự mong đợi của thế giới, cũng như tâm lý của các nền văn hóa khác nhau. Tôi đến từ Châu Á: Châu Á có những đặc điểm rất khác với phần còn lại của thế giới. .. Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại đã là hơn 30% dân số của thế giới. ..Tôi muốn nhắc lại, đó là một phần rất lớn của thế giới."

Đức Hồng Y năm nay 68 tuổi. Ngài nói rằng ngài cảm thấy Giáo Hội đang sống trong những thời khắc lịch sử sau cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đức Hồng Y nói:

"Nhưng đó là điều thú vị, tôi nghĩ rằng chúng ta đang sống trong thời gian rất thú vị. Đức Thánh Cha đang mở một cánh cửa ra với thế giới, như Đức Gioan XXIII đã làm, và cho phép người bên ngoài và những mong đợi tiến vào và đưa ra những hồi đáp, và như thế Giáo Hội thực sự là liên quan với thời đại. "

Châu Á là nơi cư trú của mười một phần trăm người Công Giáo trên toàn thế giới. Đức Hồng Y Gracias là một trong mười một đại cử tri Hồng Y từ lục địa này.
 
Top Stories
Vietnam: Candlelight protests throughout the country to pray for Catholic lawyer
J.B. An Dang
01:43 30/09/2013
Thousands of Catholics in Hanoi held a candlelight vigil at Thai Ha Church on the Sunday evening of September 30 to pray for Lê Quốc Quân, a Catholic lawyer who would be trialled on Wednesday October 2. The church was filled with placards and banners asking the Vietnamese government for an immediately release of the lawyer who has been jailed since December last year

The majority of attendances in the vigils were youth from Hanoi’s universities and colleges, despite threats from their education institutes.

Similar vigils were also held in Saigon and the diocese of Vinh, the hometown of the lawyer who is also a member of the Justice and Peace Commission of the Catholic Bishops' Conference of Vietnam.

Lê Quốc Quân is a Vietnamese human rights lawyer, democracy activist and prominent Catholic blogger who has been arrested by the Vietnamese government on charges of tax evasion in December 27, 2012. The arrest has been condemned by many human rights organizations around the world.

During a protest of Hanoi Catholics on January 29, 2008 at Saint Joseph Cathedral to demand for the requisition of Hanoi nunciature, Quân made a heroic act when rescuing a Catholic Hmong woman who was beaten brutally by a group of police and guards when she was attempting to bring some flower to a Marian statue inside the nunciature. Quân himself was beaten savagely when he was peacefully protesting and asking them to stop beating the woman. In order to rescue him and the woman, Catholic protestors broke the gate and occupied the nunciature. They only withdrew after receiving a letter from Cardinal Tarcisio Bertone, Vatican’s Secretary of State.

Since then, the lawyer has been repeatedly harassed both physically and mentally by the Vietnamese government. Typically, in July 2012, he had been threatened by state media for his activism on behalf of his diocese. Police raided his office and attempted to take him to a police station, but were blocked by Quan's supporters.

On August 19, 2012, Le Quoc Quan was attacked by police near his home in Hanoi. He was on the way home when the attack happened, at around 8pm. He was injured in the head, back and knee and required hospitalization. The attack prompted US-based Human Rights Watch to call for a full investigation.

On December 18, 2012, Le Quoc Quan published a piece on his blog that was critical of the government's cling to power. The article entitled "Constitution or a contract for electricity and water service?" criticized the Vietnam National Assembly for an article that states that the Communist Party should have a de-facto leading role in Vietnam. In the article, which was published by BBC, Mr. Quan writes "I may be put in prison. Nevertheless, my belief in human beings, the importance of the issue and the consciousness of a citizen urged me to write."

Nine days after the publication, on December 27, 2012, when Mr Quan was dropping off his daughter at school, he was arrested by the police. The police searched his office, confiscated documents and told his family that he will be charged under Article 161 of the Criminal Code relating to tax evasion.

Mr. Quan is currently detained incommunicado in Hoa Lo Prison with no access to his lawyer and family. Three days after his detention, he has started a hunger strike in prison, which lasted for at least four days.

Many are afraid that he would face a sentence up to three years in prison and a heavy fine.
 
Hanoi: in migliaia alla fiaccolata per la liberazione dell’avvocato cattolico Le Quoc Quan
Asia-News
01:32 30/09/2013
Il 2 ottobre è fissata la prima udienza del processo a carico dell’attivista, accusato di frode fiscale. I fedeli hanno esposto cartelli e striscioni in cui chiedono al governo il suo rilascio. Iniziative simili anche a Ho Chi Minh City e Vinh, diocesi natale dell’avvocato. Nei mesi di prigionia non ha potuto incontrare famiglia e legale.

Hanoi (AsiaNews) - Ieri sera migliaia di cattolici di Hanoi hanno partecipato a una fiaccolata di sostegno e solidarietà per l'avvocato cattolico Le Quoc Quan, in cella da mesi con l'accusa di "frode fiscale"; il prossimo due ottobre l'attivista comparirà davanti ai giudici per la prima udienza del processo, in programma in un primo momento a luglio e cancellata all'improvviso dal tribunale. Per il dibattimento in aula, nelle settimane precedenti si era preparato digiunando e pregando, ma una "indisposizione" all'ultimo minuto del giudice aveva determinato lo slittamento dell'udienza. La parrocchia di Thai Ha (nella foto) era gremita di fedeli, con cartelli e manifesti in cui chiedono al governo vietnamita il "rilascio immediato" del legale in prigione dal dicembre scorso. La maggior parte dei partecipanti alla manifestazione sono giovani studenti delle università e degli istituti superiori di Hanoi, che hanno deciso di sfidare il divieto imposto dalle autorità scolastiche e partecipare comunque alla protesta pacifica.

Iniziative simili - preghiere e fiaccolate - si sono tenute nella serata di ieri anche a Ho Chi Minh City e a Vinh, teatro di un violento attacco contro il vescovo e i fedeli da parte delle autorità locali e dei media governativi e città natale dell'avvocato cattolico. Le Quoc Quan è pure membro della Commissione di Giustizia e Pace della Conferenza episcopale vietnamita.

Fra le figure più importanti e significative dell'attivismo cattolico in Vietnam, il legale è stato arrestato da funzionari del governo vietnamita il 27 dicembre 2012 con accuse pretestuose e false di "frode fiscale" Un atto condannato con forza da moltissime associazioni pro-diritti umani di tutto il mondo.

Il 29 gennaio 2008, nel corso di una protesta alla cattedrale di San Giuseppe ad Hanoi contro l'esproprio degli edifici sede della nunziatura apostolica, egli era intervenuto per salvare una donna Hmong dalle violenze brutali di polizia e militari. La sola colpa della donna della minoranza cristiana era quella di voler portare dei fiori alla statua della Madonna, presente un tempo all'interno della rappresentanza diplomatica. Lo stesso Le Quoc Quan è stato più volte oggetto di percosse e violenze nel corso di manifestazioni di piazza, di perquisizioni e vessazioni psico-fisiche. Fra le più gravi quella del 19 agosto 2012, quando un gruppo di agenti della capitale lo ha fermato alle 8 di sera mentre tornava a casa e colpito più volte, provocando gravi ferite a collo, schiena e ginocchia.

Infine, il 18 dicembre dello stesso anno egli ha pubblicato sul proprio blog un articolo critico sulla gestione del potere da parte del governo comunista vietnamita, contrario a qualsiasi ipotesi di emendamento della Costituzione che - ad oggi - prevede il dominio del partito unico. Nel pezzo, rilanciato anche dalla Bbc, egli ha scritto che "possono pure mandarmi in prigione, ma non smetterò per questo di credere nel valore dell'essere umano". Nove giorni più tardi, il 27 dicembre, è stato arrestato mentre portava la figlia a scuola. Gli agenti hanno perquisito i suoi uffici, sequestrato documenti e accusato di frode fiscale. Egli è rinchiuso nella prigione di Hoa Lo, senza alcun contatto con la famiglia o il legale; se condannato rischia fino a tre anni di galera e una pesante multa.
 
Hanoi : thousands hold candlelight vigil for release of Catholic lawyer Le Quoc Quan
Asia-News
02:13 30/09/2013
On October 2 the first hearing in the activist trial, accused of tax fraud . The faithful carry signs and banners asking the government for his release. Similar initiatives in Ho Chi Minh City and Vinh , his native diocese. During the months of captivity he was not allowed to meet family or lawyer.

Hanoi ( AsiaNews) - Last night, thousands of Catholics in Hanoi attended a candlelight vigil of support and solidarity for the Catholic lawyer Le Quoc Quan, in jail for months on suspicion of "tax fraud". On October 2, the activist will appear in the court for the first day of his trial, originally slated for July and suddenly canceled by the court. He had been preparing for court for weeks with fasting and prayer, but a last minute "indisposition" of the judge led to a delay in the hearing. The parish of Thai Ha (pictured) was packed with the faithful, with signs and posters calling on the Vietnamese government for the "immediate release" of the lawyer who has been in jail since last December . Most of the participants in the event are young university and college students in Hanoi, who have decided to challenge the ban imposed by the school authorities and still participate in the peaceful protest.

Similar initiatives - torchlight processions and prayers - were held yesterday evening also in Ho Chi Minh City and Vinh , the scene of a violent attack against the bishop and the faithful by the local authorities and the state media which is also the hometown of the Catholic lawyer . Le Quoc Quan is also a member of the Commission for Justice and Peace of the Vietnamese bishops' conference .

Among the most important and significant Catholic activists in Vietnam , the lawyer was arrested by officials of the government of Vietnam December 27, 2012 with false and trumped-up charges of "tax evasion". An act strongly condemned by many human rights organizations around the world .

On 29 January 2008, during a protest at St Joseph's Cathedral in Hanoi against the expropriation of buildings that had housed the Apostolic Nunciature , he had intervened to save a Hmong woman from the brutal violence of the police and military . The woman from the Christian minority had only wanted to bring flowers to the statue of Our Lady, inside the embassy . The same Le Quoc Quan has often been subject to beatings and violence during demonstrations, searches and psycho-physical harassment. Among the most serious incident dates to 19 August 2012, when a group of agents in the capital stopped him at 8 pm while driving home and beat him several times , causing serious injury to the neck, back and knees.

Finally , on December 18 of the same year he published on his blog an article critical of the management of the power by the Vietnamese Communist government , against any idea of amending the Constitution that - to date - provides the one-party rule . In the piece, also republished by the BBC , he wrote that "they may well send me to jail, but for this I will not stop believing in the value of the human being ." Nine days later , on December 27 , he was arrested while taking his daughter to school . Police raided his offices , seized documents and accused him of tax fraud. He is locked up in Hoa Lo Prison , without any contact with the family or his lawyer and if convicted could face up to three years in jail and a hefty fine .
 
Vietnam: Nomination de Mgr Paul Bui Van Doc, actuel évêque de My Tho, au poste d’archevêque coadjuteur de Saigon
Eglises d'Asie
09:42 30/09/2013
Mgr Paul Bui Van Doc, jusqu’à présent évêque du diocèse de My Tho, a été nommé archevêque coadjuteur de Saigon par le pape François. La nomination a été annoncée par le Bureau de presse du Saint-Siège dans la journée du 28 septembre 2013. Il a été précisé que le nouvel archevêque coadjuteur de la métropole du sud restait administrateur apostolique de son ancien diocèse (ad nutum Sanctae sedis) pendant la vacance du siège.

Le nouvel archevêque coadjuteur de Saigon est originaire de Dalat, une ville située à 1 500 m d’altitude en bordure des Hauts Plateaux du Centre Vietnam. Il y est né le 11 novembre 1944. Il entre au petit séminaire Saint-Joseph de Saigon en 1956 et achève ses études secondaires en 1963. En 1964, à l’issue de sa première année de grand séminaire, il est envoyé à Rome pour des études supérieures à l’université Urbanienne.

Ordonné prêtre en décembre 1970, il revient alors dans son pays. Jusqu’au changement de régime d’avril 1975, il est professeur au petit séminaire Minh Hoa du diocèse de Dalat et chargé de cours à l’université catholique dans cette même ville. Après cette date, l’établissement où il enseigne se transforma en grand séminaire et il en est le directeur jusqu’en 1995. A partir de 1986, il enseigne la théologie dogmatique, d’abord au grand séminaire de Saigon, puis à celui de Ha Noi et enfin à Huê.

Il est vicaire général de son diocèse lorsqu’il est nommé évêque du diocèse de My Tho en mars 1999. Mgr Bui Van Doc qui, au sein de la Conférence épiscopale du Vietnam, est président de la Commission pour la doctrine de la foi, est bien connu dans son Eglise pour l’ampleur et la profondeur de sa pensée théologique. A plusieurs reprises, il a rendu publiques ses réflexions sur l’attitude et l’orientation que devrait adopter l’Eglise de son pays dans la situation où elle se trouve aujourd’hui. On peut citer par exemple ses commentaires du discours prononcé par Benoît XVI aux évêques vietnamiens lors de leur visite ad limina à Rome, en juin 2009, ou encore son intervention, très originale, lors de l’assemblée plénière de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie (FABC), qui s’est tenue à Xuân Lôc du 10 au 16 décembre 2012. Sous le titre « Suggestions pour un quadruple dialogue », l'évêque se disait partisan du dialogue de l’Eglise non seulement avec « les pauvres, les cultures et les religions », mais aussi avec un « quatrième partenaire » : l’athéisme.

L’archidiocèse de Saigon recouvre la presque totalité du territoire de Hô Chi Minh-Ville. Avec plus de 600 000 fidèles, il est le second diocèse du Vietnam en nombre de catholiques après celui de Xuân Lôc, qui en compte près d’un million. Les catholiques y représentent 8,7 % de la population totale. Le diocèse accueille un très grand nombre d’établissements religieux de toutes sortes, en particulier des congrégations religieuses masculines et féminines.

Le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân, dont le nouvel archevêque devient le coadjuteur et le futur successeur, avait été nommé lui-même à ce poste en mars 1998, après la démission de Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân. Le cardinal Mân a aujourd’hui 79 ans. Ces derniers temps, sa santé a été cause de quelque inquiétude ; il a subi récemment une opération importante dans un hôpital de Singapour.

(Source: Eglises d'Asie, 30 septembre 2013)
 
Pope John Paul II to be made saint in April
Monika Scislowska /AP
09:45 30/09/2013
VATICAN CITY (AP) — Popes John Paul II and John XXIII will be declared saints on April 27 at a ceremony that might see two living popes honoring two dead ones.

The Vatican on Monday said retired Pope Benedict XVI might join Pope Francis in the saint-making ceremony for their predecessors, noting that there was no reason why Benedict should have to watch the ceremony on TV.

"There's no reason — either doctrinal or institutional — that he couldn't participate in a public ceremony," the Vatican spokesman, the Rev. Federico Lombardi said. "I don't have any reason to exclude it."

He noted there was still time before the ceremony and that Benedict was free to decide what to do.

Benedict, who became the first pope in 600 years to retire when he stepped down in February, had said he would spend his final days "hidden from the world" in the Vatican monastery.

But he has taken on a more public profile recently, writing a letter to an Italian atheist that was published last week in Italy's La Repubblica newspaper and appearing with Francis over the summer at a ceremony to unveil a Vatican statue.

Francis had announced in July he would canonize two of the 20th century's most influential popes together, approving a miracle attributed to John Paul's intercession and bending Vatican rules by deciding that John XXIII didn't need a second one to be canonized.

Analysts have said the decision to canonize them together was aimed at unifying the church, since each pope has his admirers and critics. Francis is clearly a fan of both: On the anniversary of John Paul's death this year, Francis prayed at the tombs of both men — an indication that he sees a great personal and spiritual continuity in them.

Both popes are also closely identified with the Second Vatican Council, the 1962-65 meetings that brought the Catholic Church into modern times, an indication that Francis clearly wants to make a statement about the council's role in shaping the church today.

A spokesman for Poland's bishops' conference, the Rev. Jozef Kloch, said the dual canonizations would stress the fact that John Paul II continued the ideas introduced by John XXIII, who called Vatican II.

Originally, the canonization was expected to have taken place Dec. 8. But Polish bishops complained that a December date would make it difficult for Polish pilgrims to come to the Vatican by bus along snowy, icy roads. As a result, the first Sunday after Easter was chosen instead — a feast day established by John Paul himself.

It was on that same feast day — Divine Mercy Sunday — that John Paul was beatified in 2011, drawing 1.5 million pilgrims to Rome.

John Paul made Jorge Mario Bergoglio — the current Pope Francis — a cardinal. Francis' immense popular appeal has also been likened to that of John XXIII, dubbed the "good pope."
 
Pope: peace and joy, not perfect organization, signs of God's presence in Church
Vatican Radio
09:47 30/09/2013
2013-09-30 Vatican - “Peace and joy” are the true signs of God’s presence in the Church – not perfection in its organization and planning. That’s what Pope Francis told the faithful gathered early Monday for the private daily mass in the Vatican guest house Santa Marta.

The disciples were enthusiastic, making plans for the future and discussing how the new-born Church should be organized. They debated who was the greatest amongst them and restricted to themselves the number of people wishing to do good in Jesus’ name. But Jesus, explains the Pope, surprises them – turning the focus of the discussion from “organization” to “children:” “He in fact, who is the smallest among all of you…is great!”

Drawing on the reading from the Prophet Zecharia, the Pope spoke in his homily of the signs of God’s presence: not in “fine organization” nor in “ a government that moves ahead, all clean and perfect,” but in the elderly sitting in the squares and in children playing .

“The future of a people is right here…in the elderly and in the children,” he said. “A people who does not take care of the elderly and children has no future because it will have no memory and it will have no promise! The elderly and children are the future of a people!”

Pope Francis warned that it is all too easy to shoo a child away or make them calm down with a candy or a game – or to tune out the elderly and ignore their advice with the excuse that “they’re old, poor people.”

And the disciples didn’t understand this either, stressed the Pope.

“The disciples wanted efficacy; they wanted the Church to go forward without problems and this can become a temptation for the Church: the Church of functionalism! The well-organized Church! Everything in its place, but without memory and without promise! This Church, in this way, cannot move ahead. It will be the Church of the fight for power; it will be the Church of jealousies between the baptized and many other things that occur when there is no memory and no promise.”

The “vitality of the Church,” then, does not come through documents and planning meetings- these are necessary, yes, but they are not “the sign of God’s presence.”

“The sign of God’s presence is this, so says the Lord: ‘Old men and old women will sit again in the squares of Jerusalem, each with a cane in hand for their age. And the squares of the city will swarm with young boys and girls playing…Playing makes us think of joy: it is the Lord’s joy. And these elderly people sitting with a cane in hand, calm: they make us think of peace. Peace and joy. This is the air of the Church!”
 
Fr Lombardi on new Coucil of Cardinals which convenes this week
Vatican Radio
09:48 30/09/2013
2013-09-30 Vatican - At a press briefing in the Vatican this morning, it was announced that Pope Francis has issued a chirograph, or formal, handwritten letter, officially setting up the Council of Cardinals which will be holding its first meeting from Tuesday to Thursday this week.

“An encouraging innovation to enrich the governance of the Church with a new method of consultation”. That was how Fr Federico Lombardi, head of the Holy See press office, described the new Council of eight cardinals who represent the Church on the different continents, from Africa and Asia, Europe and Australia, North, Central and South America and finally one cardinal, Giuseppe Bertello, president of the Governing body of Vatican City State. Together with the Italian bishop of Albano serving as secretary and Pope Francis himself, this small group will be working for the next three days behind the closed doors of the library inside the Apostolic Palace where most previous popes have lived. All of the cardinals are staying at the nearby Santa Marta guesthouse where Pope Francis has chosen to live and all of them will be travelling with the Holy Father on his pilgrimage to Assisi on Friday at the end of their meeting.

In the formal letter, Pope Francis makes clear he reserves the right to change the number of advisers in his new Council and to seek their advice individually, or as a group, whenever necessary. Fr Lombardi noted that, ahead of this week’s meeting, all the cardinals have already been hard at working, seeking input from bishops conferences in their particular parts of the globe and they’ve already had a couple of informal get-togethers to share ideas and suggestions ahead of the opening session on Tuesday morning. Fr Lombardi also read out the part of the papal letter which spells out the main tasks facing the newly instituted Council:

“ …a Council of Cardinals with the task of assisting me in the governance of the Universal church and drawing up a project for the revision of the Apostolic Constitution Pastor Bonus on the Roman Curia”

Reforming the Roman Curia and helping with the governance of the Church are clearly tasks that will take shape slowly over the coming months and years. Though there will be another press briefing on Wednesday at 1, after the first day and a half of talks, Fr Lombardi stressed we are unlikely to see any concluding documents or major decisions emerging from this first step of what aims to be a much less Roman and more widely representative way of governing of the Universal Church.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chuyến công tác xã hội của Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
10:01 30/09/2013
Sáng thứ bảy, ngày 28/9/2013, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã tặng quà nhu yếu phẩm cho 170 hộ dân tộc nghèo, tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Xem hình ảnh

Đây là chuyến đi “cứu đói” thời điểm giáp hạt, có tính thường xuyên của nhóm trong năm. Một phần quà nhu yếu phẩm gồm một thùng mì gói (hoặc gạo), nước mắm, bột ngọt, muối Iốt và bánh kẹo; người già yếu được thêm một chút tiền. Ngoài các phần quà trên, nhóm còn hỗ trợ trường Mẫu Giáo một khoản tiền đủ để mua đồ chơi cho các em.

Trong chuyến đi này, các bạn đã quan sát những cái giếng đã có sẵn ở nơi đây để lên kế hoạch làm cho giếng được bờ bao xi-măng, sạch đẹp cho đồng bào dân tộc khi đến đây múc nước, tắm giặt được sạch sẽ, an toàn vì miệng giếng là một cái lốp xe hoặc vài miếng gỗ cũ. Những căn nhà ở đây rất tuềnh toàng không có nhà bếp, sàn nước nên chỉ riêng một ấp có khoảng 15 cái giếng dạng thô sơ, nhiều gia đình đến tắm giặt chung mà khi đến múc nước rất dễ trơn trượt.

Hiện nay, cũng còn nhiều đồng bào dân tộc và cả người Kinh thuộc huyện Lộc Ninh vẫn còn sống trong tình trạng nghèo đói: công việc bấp bênh, nhà cửa xuống cấp, môi trường ô nhiễm vì không có hệ thống cống rãnh và nhà vệ sinh, áo quần thiếu thốn; một nửa số trẻ con không được học hành mà đi chăn bò...

Gặp gỡ bà con nơi đây lần này, thấy có nhiều em cổ đeo dây có thánh giá Chúa, tìm hiểu thêm thì được biết, các em đã đi ngõ tắt khoảng 4, 5 cây số để đến dự lễ tại một nhà thờ thuộc xã khác, sau thánh lễ thường được chia sẻ một cách thân tình. Có phải là một tín hiệu đáng mừng không?

Chuyến công tác kết thúc tốt đẹp dù các bạn bị mệt bởi có một đoạn đường từ ngã tư Bình Long đi lên dài khoảng 5 - 6 km có quá nhiều “ổ voi, ổ gà”; nhưng dẫu bị đoạn đường này “xóc lên xóc xuống” vẫn không làm vơi đi tình người được đong đầy trong lòng các bạn, xuất phát từ Tin Mừng Chúa Kitô.
 
Đến Lisieux, kính viếng thánh nữ Têrêxa Hài Đồng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:06 30/09/2013
Năm Đức Tin, tôi có dịp hành hương đến Lisieux, thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Nữ Têrêxa, viếng Tu viện Nhà Kín, thăm ngôi nhà Thánh Nữ từng sống với gia đình thủa ấu thơ, thăm Nhà thờ Chính tòa thánh Phêrô, nơi có nhiều dấu ấn đạo đức thời thơ ấu của Têrêxa.

Xem hình ảnh

1. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”.

Thánh Têrêxa sinh tại Alencon bên Pháp năm 1873. Cha Mẹ ngài là ông bà Louis Martin và Zélie Guérin rất đạo đức và tốt lành. Ông bà có 9 người con nhưng 4 người chết sớm. Trong 5 người con gái còn lại, Têrêxa là con út, 4 người vào dòng kín Camêlô và Léonine đi tu dòng Thăm Viếng.

Têrêxa mồ côi mẹ năm lên 4 tuổi. Gia đình dọn về thành Lisieux. Têrêxa có ý định đi vào Dòng Kín tại đây mặc dù tuổi còn nhỏ. Nhưng gia đình cũng như Đức Cha Hugonin đều chống lại dự án này nên Têrêxa quyết định xin phép thẳng với Đức Giáo Hoàng. Năm 1887, cùng với cha và chị Céline, Têrêxa đi hành hương Roma và trong buổi tiếp kiến ngày 20 tháng 11 năm 1887, Têrêxa xin ĐGH Leo XIII cho phép vào dòng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi. Nhưng cô chỉ nhận được một câu trả lời mơ hồ và được dẫn ra ngoài, nước mắt dàn dụa.

Trở về Lisieux, Têrêxa được phép ĐGM cho vào Dòng Kín vào ngày 9-4-1888, lúc đó chị mới được 15 tuổi và 3 tháng. 24 Nữ tu tiếp đón Têrêxa. Cuộc sống trong đan viện có nhiều cam go về mặt vật chất cũng như về kỷ luật. Chị Têrêxa ngày càng tiến triển trên con đường yêu mến Chúa. Ước muốn cứu rỗi các linh hồn thúc đẩy Têrêxa định xin tới Dòng Kín Camêlô ở Sàigon, nhưng vì bệnh lao phổi, nên chị Têrêxa phải bỏ ý định này và từ tháng 4 năm 1897, Têrêxa không thể tham dự đời sống cộng đoàn nữa.

Têrêxa qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897, lúc mới được 24 tuổi đời.

Ngày 30 tháng 9 năm 1898, tức là đúng một năm sau khi Chị Têrêxa qua đời, Mẹ Agnès Chúa Giêsu và Mẹ Marie Gonzague đã cho ấn hành theo thông lệ một thư luân lưu về nữ tu quá cố và gửi tới tất cả các đan viện kín Camêlô. Chỉ khác một điều là bức thư này dày tới 476 trang. Tác phẩm đó mang tựa đề "Truyện một tâm hồn" và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Cuốn sách này được Mẹ Agnès soạn lại dựa trên 3 thủ bản A, B, C. Mãi tới năm 1956, cha Francois de Sante Marie mới trình bày bản phê bình, gồm các nguyên bản với phần dẫn nhập và chú thích.

• Thủ bản A là tác phẩm được Têrêxa viết ra theo lời yêu cầu của Mẹ Agnès để kể lại những năm đầu tiên trong cuộc đời thánh nữ. "Truyện mùa xuân của một bông hoa trắng nhỏ", do Têrêxa dùng những giờ phút rảnh rỗi giữa công việc và kinh nguyện để viết lại.

• Thủ bản B được Thánh Nữ Têrêxa kết thúc vào trung tuần tháng 9 năm 1896: Trong một cuộc tĩnh tâm trong cô tịch, Têrêxa nhận được lá thư của chị Marie Thánh Tâm xin Têrêxa chia sẻ những ánh sáng thiêng liêng đã nhận được trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngay ngày hôm ấy, 13-9-1896, Têrêxa trả lời cho chị Marie, thông báo cho chị kinh nguyện dài mà Têrêxa đã viết ngày 8-9-1896 trước đó để kỷ niệm ngày khấn dòng, đồng thời kèm theo một thư dài. Thư này cùng với kinh nguyện vừa nói họp thành điều mà người ta gọi là "Thủ Bản B". Trong thủ bản này, Têrêxa cũng kể lại một giấc mơ và mô tả các mong ước, các ơn gọi mà Têrêxa ước mong được sống.

• Thủ bản C do Têrêxa viết ra trong những tháng trước khi qua đời và lần này chị cũng viết vì đức vâng lời. Sứ mạng huynh đệ mà Têrêxa mô tả chính là một chứng tá sâu xa về đặc sủng Camêlô do Thánh Nữ Têrêxa Avila đã đề xướng khi cải tổ dòng Camêlô.

Ngoài ra, còn có các Thư của Têrêxa được công bố toàn bộ vào năm 1948, gồm 266 thư và miếng giấy nhỏ để ghi. Các thư này được gửi cho những người thân yêu trong gia đình, 7 giáo sĩ, 3 tu huynh và hai bạn gái. Còn thiếu khoảng 60 thư Thánh Nữ Têrêxa viết cho cha giải tội và một số thư viết cho các "người anh thừa sai". Tất cả các thư cho thấy, mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng Têrêxa đã thi hành nhiệm vụ hướng dẫn các linh hồn qua các thư từ đó.

Tập vở vàng gọi là Những Lời Sau Cùng, là tập hợp các lời cuối cùng của Têrêxa ghi lại trên cuốn vở của Mẹ Agnès. Tập này được chính Mẹ Agnès soạn lại, qua đó người ta thấy được chân dung của Thánh Nữ Têrêxa như một phụ nữ bị đóng đinh và chịu đau khổ khôn lường.

Năm 1952, cuốn Huấn dụ và Ghi niệm được công bố, rút từ những tuyên bố mà các nữ tập sinh dòng kín Camêlô ở Lisieux đã cung khai trong cuộc điều tra phong chân phước cho Têrêxa.

Thánh Têrêxa cũng viết 54 bài thơ, được thu thập lại và trình bày trong ấn bản phê bình vào năm 1979. Ngày nay, sau 20 năm nghiên cứu, toàn bộ các tác phẩm của Thánh nữ Têrêxa đã được xuất bản theo nguyên tắc phê bình khoa học và được dịch ra nhiều ngôn ngữ.

Thánh Têrêxa Hài Đồng đã khám phá và sống trọn con đường tình yêu, con đường thơ ấu trong Phúc Âm. Chính con đường đó đã dẫn đưa Têrêxa tới đỉnh cao thánh thiện và trở thành "Tiến Sĩ Hội Thánh", tức là bậc thầy về đàng thiêng liêng. Têrêxa đã ý thức về sự bất toàn và nhỏ bé của mình, nên biết rằng mình không thể nên hoàn thiện với sức riêng. Têrêxa đã tìm thấy trong Phúc Âm chân lý về sự "nhỏ bé", hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa, không cần phải trở nên "cao trọng", nhưng trở nên bé nhỏ trong vòng tay của Chúa.

Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieur. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”. Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành vị thánh lớn.

Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Sáng Chúa Nhật 19-10-1997, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Tiến Sĩ Hội Thánh. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.

Tại sao một Nữ Tu Nhà Kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế?

Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh.Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, “không hề cắp sách đến đại học hoặc dự các khóa thần học quy củ nào, và cũng chẳng có bằng cấp” (ĐTC Gioan Phaolô II), thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lý do Giáo Hội tôn phong Ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh chính vì Thánh Nữ đã mở ra một con đường nên thánh đặc biệt cho các tín hữu, con đường thơ ấu thiêng liêng. Ngài đã mang đến cho Giáo Hội một mùa xuân tâm linh.Bí quyết nên thánh của Têrêxa là làm việc nhỏ với tình yêu lớn, làm những việc tầm thường với một tình yêu phi thường.

"Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.

Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ” (Thủ bản Tự Thuật).

Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống mạnh mẽ trong đức tin và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.

2. VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH NỮ TÊRÊXA Ở LISIEUX

Nổi bật giữa quảng trường là ngọn tháp cao có hình ảnh Ông Bà Louis Martin và Zélie Guérin, cha mẹ của Têrêxa. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành hôn của hai Ông Bà, Đức Hồng Y José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh là Đặc Phái Viên của Đức Thành Cha Bênêđictô XVI, đã cử hành nghi thức phong Chân Phước cho hai vị tại Vương Cung Thánh Đường Lisieux, vào Chúa Nhật Truyền Giáo, ngày 19 tháng 10 năm 2008.

Vương cung Thánh đường là công trình kiến trúc Nhà thờ Công Giáo lớn nhất thế kỷ XX, được khởi công xây dựng vào năm 1929, và mãi cho đến năm 1954 mới hoàn thành. Nhà thờ theo phong cách La mã Byzantine, được lấy cảm hứng từ Nhà thờ Thánh tâm ở Paris.

Nhà thờ có chiều dài 104m, cánh ngang dài 50m, bề rộng của lòng giữa nhà thờ 30m, mái vòm cao 95m. Chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh mái vòm là 95m. Chiều cao của các mái vòm nhỏ là 37m. Riêng đỉnh mái vòm cao 50m. Tổng diện tích là 4.500m2, có sức chứa 4.000 người.

Thánh Têrêxa được phong Chân phước vào năm 1923 và được phong thánh vào năm 1925. Giáo Hội quyết định xây dựng một Vương cung Thánh đường lớn tại đây.

Vương cung Thánh đường này được Đức Hồng Y Pacelli đặc sứ của Giáo hoàng (sau này ngài trở thành Đức Giáo Hoàng Piô XII) thánh hiến ngày 11 tháng 7 năm 1937. Robert Corner tác giả của phần điêu khắc, còn Pierre Gaudin thiết kế các bức tranh khảm đá và kính màu.

Khởi đầu ngày mới, chúng tôi dâng lễ ở Nhà thờ tầng hầm. Nhà thờ này có chiều cao 37m nằm dưới Vương cung Thánh đường là không gian đặc biệt nhất. Đây là nơi dành riêng cho việc tôn kính Thánh nữ. Tầng hầm được trang trí bằng đá cẩm thạch với những bức tranh khảm đá, kể lại cuộc đời của Thánh Têrêxa. Sau thánh lễ, chúng tôi kính viếng và cầu nguyện bên thi hài thánh nhân.

Sau khi ăn trưa tại Foyer Louis et Zélie Martin, các Nữ tu Việt nam và Phi châu Dòng L’Eau Vive đón tiếp niềm nở vui vẻ, chúng tôi trở lại thăm Vương cung Thánh đường.

Nhà thờ có hình dáng như một cây Thánh giá Latinh đặt nằm với mái vòm cong ở giữa. Kiến trúc này làm giảm nhẹ trọng lượng của trần khiến cho việc trổ những khung cửa kính màu từ trên cao có thể lấy ánh sáng tự nhiên được dễ dàng. Hầu hết phần nội thất của Thánh đường được phủ kín bởi những bức tranh và những họa tiết trang trí bằng tranh khảm đá có màu sắc rực rỡ. Đặc biệt bên trong Vương cung Thánh đường có những gian bàn thờ nhỏ kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu của 18 quốc gia có lòng sùng kính thánh nữ:

- Bên phải lòng giữa Nhà thờ là Mêxicô, Tây Ban Nha, Ý.
- Bên trái lòng giữa Nhà thờ là Canada, Bỉ và Balan.
- Cánh ngang bên phải là Ukraina và Chilê.
- Cánh ngang bên trái là Scotland, Đức, Cuba, Ireland.
- Bên phải là Braxin, Achentina và Bồ Đào Nha.
- Bên trái chính điện là Hoa Kỳ, Columbia và Anh Quốc

Đây là những quốc gia đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng Vương cung Thánh đường.

Chính các Giám mục Lemonnier, Lisieux và Bayeux đề xướng dự án xây dựng Thánh đường và được Đức Giáo Hoàng Piô XI hỗ trợ. Gần như cả thế giới Công Giáo đã góp tiền của và công sức để thực hiện công trình. Các tác giả của công trình kiến trúc đồ sộ này là các kiến trúc sư: Louis Marie Cordonnier (1954-1940), Louis-Stanislas Cordonnier (1884-1960), điêu khắc gia Robert Coin (1901-2007) và họa sĩ Pierre Gaudin (1908-1973) là những người rất nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Chúng tôi tiếp tục đến thăm Tu viện Nhà Kín và thăm nhà thánh nữ từng sống với gia đình thủa ấu thơ. Tu viện lưu giữ những đồ dùng đơn sơ của Têrêxa lúc sinh thời. Căn nhà gia đình Têrêxa sinh sống ngày xưa còn nguyên vẹn như thủa nào.Ngoài khu vườn bức tượng hai cha con màu trắng rất đẹp sáng lên tình phụ tử.

Chúng tôi lên đường đến thăm Nhà thờ Chính tòa thánh Phêrô, nơi có nhiều dấu ấn đạo đức thời thơ ấu của Têrêxa.

3. NHÀ THỜ CHÍNH TÒA THÁNH PHÊRÔ

Nhà thờ Chính tòa mang nét kiến trúc nghệ thuật Norman Gothic. Đức Giám Mục Arnoult đã cho xây dựng Thánh đường này. Ngài là bạn của Vua Louis VI và là vị cố vấn cho Công tước xứ Normandie. Khi đi theo Vua Pháp trong cuộc thập tự chinh trở về, ngài bắt đầu cho xây dựng nhà thờ vào năm 1149.

Nhà thờ đã bị phá hủy một phần vì cuộc hỏa hoạn vào năm 1126, ngọn tháp phía bắc sụp đổ vào năm 1554. Năm 1793 ngôi nhà thờ này bị biến thành trung tâm của lễ hội cách mạng Pháp. Đến năm 1802, Nhà thờ đã được quay trở lại vai trò ban đầu của mình là nơi thờ phượng Chúa.

Đây là Nhà thờ quê hương của Thánh nữ Têrêxa.Vào tuổi niên thiếu trước khi gia nhập Dòng kín, ngài đã tham gia đời sống của Giáo Hội địa phương. Trong 10 năm, Têrêxa đến đây tham dự Thánh lễ các ngày trong tuần và ngày Chúa Nhật cùng với người cha và các chị em của mình. Một bức tượng hiện đại do Lambert-Rucky thực hiện ở lối đi phía nam đánh dấu chỗ Thánh nữ tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Còn những ngày trong tuần, ngài tham dự Thánh Lễ trong Nhà nguyện ở phần vòng cung sau cung thánh. Pierre Cauchon đã trang trí ngôi Nhà nguyện này. Gần cửa lối đi phía bắc là Nhà nguyện trong đó có tòa giải tội, nơi Cha Ducellier nghe Thánh nữ xưng tội lần đầu.

Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời.

Linh đạo của thánh Têrêxa họa theo tâm tình của Mẹ Maria trong kinh Magnificat. Mẹ Maria luôn xem mình “là nữ tỳ hèn mọn” được “Chúa đoái thương nhìn tới”. Thật nhỏ bé để tình yêu Thiên Chúa đổ đầy ơn phúc. Mẹ Têrêxa Calculta sống linh đạo “con đường nhỏ” bằng tình yêu lớn “yêu Chúa Giêsu Kitô nơi những người cùng khốn”, phục vụ người bất hạnh và đã trở nên vị thánh của thời đại.

Cuộc đời và linh đạo của Thánh Têrêxa luôn bàng bạc trong tâm hồn tôi. Khấn xin với Ngài để có thể đi vào con đường tu đức tuyệt diệu ấy.
 
Giáo xứ Tân Lộc, GP Vinh - Tiếng trống khai trường
GX Tân Lộc
09:09 30/09/2013
Giáo xứ Tân Lộc, GP Vinh - Tiếng trống khai trường

Hòa chung với toàn thể giáo phận Vinh - Giáo xứ Tân Lộc sáng nay gióng lên tiếng trống khai giảng năm học giáo lý mới 2013 - 2014. Trước thánh lễ Ban giáo lý và các thành phần như: Đại diện các em học sinh hứa cam kết học tập tốt, đại diện cha mẹ học sinh cũng lên phát biểu nói lên tinh thần thúc đẩy con cái lo học giáo lý bên cạnh học văn hóa cả hai cùng đồng hành song bước. đại diện giáo lý viên hứa với cha xứ và cộng đoàn sẻ dành nhiều thời gian và cố gắng với khả năng có thể để chuyển tải cho các em kiến thức giáo lý và dẫn dắt các em tập những đức tính nhân bản của người Kytô giáo, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ cũng có lời cám ơn Cha quản xứ, quý giáo lý viên và chúc các em học sinh phấn đấu học thật tốt để "ngày nay học tốt, ngày mai giúp đời". Cuối cùng là tiếng trống khai trường được cha Giuse Phan Sỹ Phương đánh lên 3 hồi dài báo hiệu một mùa học giáo lý năm học mới lại đến, những lời huấn từ ngài, kêu gọi mọi thành phần dân Chúa cùng cộng tác cho công việc giáo dục của xứ nhà.

Xem Hình

Bài diễn văn đã làm nổi bật trách nhiệm của mỗi từng lớp trong công việc giáo dục "Hình ảnh đẹp nhất để diện tả nét sinh động của nền giáo dục Kitô giáo là hình ảnh cây, và cành nho trong Tin Mừng của Thánh Gioan. Hình ảnh đó đặc biệt chỉ về hoạt động của Thầy, cô giáo lý viên (GLV), các Thầy, cô như những cành nho gắn liền với thân nho Chúa Giêsu Kitô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây là Chúa Giêsu, để chuyển đến các em bằng chứng từ rao giảng và thực thi huấn lệnh của Ngài. Cũng theo nghĩa đó, tất cả chúng ta, Hội đồng Mục vụ (HĐMV) mỗi thành viên trong các ban nghành, mỗi phụ huynh cha mẹ học sinh đều là Giáo lý viên.".

Kết thúc diễn văn khai giảng với lời hiệu triệu quyết tâm " Giáo lý là sứ mạng cấp bách, là niềm tin sống còn của mọi tín hữu, nếu không muốn rơi vào nguy cơ tụt hậu. Tất cả chúng ta HĐMV, các ban nghành, các đoàn thể, các gia đình, các tổ chức trong toàn giáo xứ, hãy nắm chặt tay nhau, cộng tác và cổ võ cho phong trào dạy và học giáo lý 2013 – 2014. Tất cả hãy nhìn về phía trước, cùng tiến lên!."

Thánh lễ diễn ra sốt sắng và trang nghiêm trong một tâm tình đón nhận. Đón nhận hồng ân Thiên Chúa, đón nhận và chuẩn bị về mọi mặt, của mỗi tầng lớp nhất là GLV, một năm học mới với bao công việc của giáo dục đang đòi hỏi đợi chờ phía trước. Xin trích lại đây đoạn cuối của Đức Thánh Cha gặp gỡ 2.000 giáo lý viên quốc tế tổ chức tại Vatican từ 26 đến 28-9 nhân dịp Năm Đức Tin: Yếu tố thứ ba". ..Để ở lại với Thiên Chúa cần biết ra ngoài, không sợ ra ngoài. Nếu một giáo lý viên để cho sự sợ hãi chiếm đoạt, thì họ là một người nhát sợ; nếu một giáo lý viên ở yên hàn, thì rốt cục sẽ trở thành một pho tượng trong viện bảo tàng; nếu một giáo lý viên cứng nhắc thì họ trở nhăn nheo và không mang lại lợi ích nào. Tôi hỏi anh chị em: có ai trong anh chị em muốn trở thành nhát sợ, một tượng trong viện bảo tàng hoặc son sẻ hay không?

Nhưng cần lưu ý! Chúa Giêsu không nói: hãy đi và tự xoay sở lấy! Không, Chúa nói: Các con hãy đi, Thầy ở với các con! Đây là vẻ đẹp và là sức mạnh của chúng ta; nếu chúng ta đi, nếu chúng ta ra ngoài để mang Tin Mừng của Chúa với tình yêu thương, với tinh thần tông đồ đích thực, với parresia (nói thẳng thắn), thì Chúa đồng hành với chúng ta, Ngài luôn đi trước chúng ta.

Nay anh chị em đã học ý nghĩa của lời ấy. Đây là điều cơ bản đối với chúng ta: Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta! Khi chúng ta nghĩ mình đi xa, tới tận bờ cõi xa xăm, có lẽ chúng ta hơi sợ hãi, nhưng trong thực tế Chúa đã có mặt tại đó: Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta trong tâm hồn người anh em, trong thân thể Ngài bị thương tích, trong cuộc sống bị áp bức, trong tâm hồn không có niềm tin. Chúa Giêsu có mặt tại đó, trong người anh em ấy. Ngài luôn đi trước chúng ta.

Các giáo lý viên thân mến, tôi cám ơn anh chị em vì những gì anh chị em đang làm, nhưng nhất là vì anh chị em ở trong Giáo Hội, trong Dân Chúa đang lữ hành. Chúng ta hãy ở lại với Chúa Kitô, cố gắng ngày càng trở nên một với Chúa. Chúng ta hãy theo Chúa, noi gương Chúa trong chuyển động yêu thương của Ngài, trong việc ra đi gặp gỡ con người; và chúng ta ra ngoài, mở cửa, chúng ta bạo dạn vạch ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng.

Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Mẹ Maria tháp tùng anh chị em.".
 
Thánh lễ ra mắt Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Dị Nậu
BTT Hưng Hóa
21:26 30/09/2013
HƯNG HÓA - Sau hơn 2 năm học hỏi về Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (PT TNTT), vào Chúa Nhật 26 TN, ngày 29/09/2013 – được phép của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Chính Tòa Giáo phận Hưng Hóa, Giáo xứ Dị Nậu hân hoan tổ chức lễ ra mắt Đoàn TNTT mang tên Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, trực thuộc Liên đoàn TNTT Phêrô Vũ Văn Truật – Giáo phận Hưng Hóa. Giáo xứ Dị Nậu là nơi tiên phong trong phong trào TNTT tại Giáo phận Hưng Hóa và cũng là nơi được Đức Cha Gioan Maria chọn làm kiểu mẫu về phong trào TNTT cho những giáo xứ khác trong Giáo phận.

XEm hình ảnh

Vì vậy, ngày lễ ra mắt Đoàn TNTT Giáo xứ Dị Nậu là một ngày thật đặc biệt. Trước ngày ra mắt, Giáo xứ đã có buổi triển lãm trưng bày những hoạt động của TNTT giáo xứ, thông qua những hình ảnh ghi nhận lại quá trình sinh hoạt cũng như trưởng thành của các em TNTT, đồng thời tạo nên điểm nhấn trong lòng các em nói riêng và tất cả giáo dân nói chung về ý nghĩa cũng như những giá trị tích cực mà phong trào TNTT mang lại cho đời sống tinh thần của thế hệ trẻ.

Nhờ hồng ân Thiên Chúa, qua sự hướng dẫn tận tâm của Cha Linh giám Matthêu Phan Thanh Hoàng, MF, cũng là Cha Linh Giám Liên Đoàn Phêrô Vũ Văn Truật, đội ngũ Huynh trưởng giáo xứ ngày càng ý thức hơn và quyết tâm cống hiến sức mình trong việc mang lại những giá trị tinh thần cho thiếu nhi thông qua việc học hỏi và sống các tôn chỉ của Thiếu Nhi Thánh Thể là: Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh và Làm tông đồ.

Với sự quyết tâm đó, hiện nay Đoàn Têrêxa Giáo xứ Dị Nậu có tổng số 665 đoàn sinh gồm có: 188 em ngành Chiên Con, 177 em Ngành Ấu Nhi, 126 em ngành Thiếu nhi và 174 em ngành Nghĩa sĩ. Dưới sự dẫn dắt của Cha Linh giám Matthêu, giáo xứ đã thành lập Hội Đồng Huynh Trưởng, gồm 21 Huynhh trưởng và 07 Dự trưởng. Qua nhiều đợt tham dự các khóa huấn luyện về phong trao TNTT, các Huynh trưởng đã có thể đảm đương trách nhiệm của mình trong công tác TNTT của giáo xứ, chính thức trở thành những người tiên phong làm trổ sinh hoa trái của Lời Chúa và mục đích, tôn chỉ của phong trào đến với mọi đoàn sinh trong giáo xứ.

Lễ ra mắt được tổ chức cách long trọng với sự hiện diện của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám Mục Chính Tòa Giáo phận Hưng Hóa chủ sự, Cha Piô Ngô Phúc Hậu, Cha Linh Giám đoàn Têrêxa Matthêu Phan Thanh Hoàng. Ngoài ra, buổi lễ còn có sự hiện diện của các Trưởng huấn luyện thuộc Liên đoàn Anrê Phú Yên – TGP Sài Gòn: Trưởng Giuse Vũ Đình Khánh, Trưởng Giuse Phạm Hữu Sơn và Trưởng Phaolô Nguyễn Đình Hiện. Về tham dự Thánh lễ ra mắt Đoàn Têrêxa, còn có sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ (trợ úy), các Huynh Trưởng trong Ban Chấp Hành Liên Đoàn Phêrô Vũ Văn Truật, các Huynh Trưởng của các giáo xứ trong Giáo phận, quý khách mời và toàn thể Thiếu Nhi cùng giáo dân giáo xứ Dị Nậu.

Nghi thức ra mắt Đoàn Têrêxa được bắt đầu bằng việc công bố và trình diện Đoàn TNTT Giáo xứ Dị Nậu, tiếp theo là nghi thức làm phép cờ Đoàn và khăn quàng. Tiếp đến, là nghi thức trao khăn cho các Trợ Tá và các Dự Trưởng, sau đó là nghi thức ra mắt các ngành với việc từng ngành nhắc lại quyết tâm thực hành châm ngôn sống của ngành mình: Chiên con – Hiền lành, Ấu nhi – Ngoan, Thiếu nhi – Hy sinh, Nghĩa sĩ - Chinh phục và Huynh trưởng – Phụng sự. Sau đó, Đức Cha Gioan Maria chính thức trao văn thư công nhận Đoàn Têrêxa cho Cha Linh Giám Matthêu Phan Thanh Hoàng.

Trong dịp lễ ra mắt này, các Huynh Trưởng trong Ban Quản Trị nhiệm kỳ 2013 – 2015 tuyên hứa nhiệm vụ lãnh đạo và tinh thần phục vụ của mình trước ĐGM và cộng đoàn, sau cùng ĐGM kết thúc lễ Ra Mắt Đoàn qua nghi thức trao cờ đoàn và chào cờ theo nghi thức PT/TNTTVN.

Sau khi nghi thức Ra Mắt Đoàn kết thúc, Thánh lễ được bắt đầu bằng bài ca nhập lễ. Trong bài chia sẻ của mình, Cha Piô Ngô Phúc Hậu nhấn mạnh đến sự quảng đại và tinh thần bác ái trong cách sống của TNTT qua gương sáng của mẹ Têrêxa Calcutta. Đồng thời Cha Piô cũng khích lệ và đưa ra những chỉ dẫn thực hành tuy đơn giản nhưng thiết thực đối với cuộc sống qua việc giúp đỡ người nghèo, biết chia sẻ tinh thần cũng như vật chất cho những ai đang gặp khó khăn, dựa trên ý lực sống của bài Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Thường Niên – năm C.

Buổi lễ ra mắt đoàn TNTT giáo xứ Dị Nậu được kéo dài hơn bằng bữa tiệc thân mật giữa các Huynh trưởng cùng cộng đoàn giáo xứ Dị Nậu. Tình thân ái và tinh thần đoàn kết được thắt chặt hơn giữa những Huynh Trưởng trong Giáo phận, tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo trong phong trào TNTT trong giáo xứ nói riêng và Giáo phận Hưng Hóa nói chung.

Ngày ra mắt Đoàn TNTT Giáo xứ Dị Nậu đánh dấu một bước ngoặt trong sự trưởng thành của TNTT giáo xứ. Tuy nhiên, đây cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn cho một vị trí là tiên phong trong phong trào TNTT tại Giáo phận Hưng Hóa. Vì thế, phong trào TNTT rất cần sự quan phòng của Thiên Chúa, sau đó là sự giúp đỡ về mặt tình thần lẫn vật chất của những tấm lòng quảng đại từ những ân nhân, thân nhân xa gần.

Với lòng biết ơn sâu xa, giáo xứ Dị Nậu xin dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân. Xin gửi đến Đức Cha Gioan Maria, Cha Linh Giám Matthêu, quý Thầy, quý Dì Trợ Úy, các vị Trợ tá, các Huynh Trưởng cùng những ân thân nhân đã cầu nguyện, nâng đỡ, hỗ trợ TNTT được mỗi ngày thêm thăng tiến và hoàn thiện hơn.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Luật sư Lê Quốc Quân, nhân tài người Việt?
Hà Minh Thảo
12:14 30/09/2013
Trong những ngày qua, hai cuộc thảo luận quan trọng về ‘Hiện trạng kinh tế Việt Nam’ được tổ chức hầu các học giả, kinh tế gia và giới chức Việt Nam có cơ hội để phát biểu nhận định của mình về đề tài sống còn này của Đất Nước nơi đồng bào Việt đang sinh sống. Tiếp theo, chúng ta xin được chia sẻ sự lo buồn với gia đình Luật sư Lê Quốc Quân, người vừa được tuần báo Nouvel Observateurs ngày 13.09.2013 vinh danh là một trong 50 người góp phần làm cho khuôn mặt nhân loại thay đổi trong tương lai (Les 50 qui changent le monde), đang bị tạm giam do bị ghép tội ‘trốn thuế’ : một trong những nhân tài Người Việt ?

I.- HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM.

A./ ‘Nguy cơ vỡ kế hoạch kinh tế 5 năm’

Đó là tựa đề bài của Express.online ngày 24.09.2013 khi viết về cuộc Hội thảo Khoa học ‘Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2015 và những điều chỉnh chiến lược’ được phối hợp tổ chức ngày 23.09.2013 bởi Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội.

Do dự báo kém, không dám nhìn thẳng vào những sai lầm thực sự, nên sau gần 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển này, chính phủ lẫn chuyên gia đều nhận định rất khó để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: ‘Nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm có khả năng không thực hiện được. Ngay trong năm 2013, có tới 7 trên 15 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng Tổng sản lượng quốc gia (TSLQG), giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng, giải quyết việc làm. Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều’. « Việc nhiều chỉ tiêu kinh tế 5 năm dự kiến không đạt kế hoạch dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. », Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ nhận định. Điều này cũng được thể hiện qua nghiên cứu của nhóm chuyên gia kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Hiệu Phó Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhận định, nửa chặng đường đã qua đi nhưng khả năng thực hiện được các mục tiêu theo đúng kế hoạch là ‘rất mong manh’. Mức tăng TSLQG giai đoạn 2011- 2015 được hy vọng 6,5-7%, lạm phát ở mức 5-7% so với năm trước. Tuy nhiên, tính toán hiện thực cho thấy TSLQG thời gian này chỉ ước tăng 5,8% và lạm phát lên tới 9,2%. Tốc độ tăng trưởng trung bình Việt Nam bắt đầu giảm nhanh và liên tục từ cuối năm 2007, đến năm 2012 nằm ở mức thấp nhất kể từ năm 2000. Trong khi đó, tốc độ tương ứng tại bốn trong năm nước quan trọng khác thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-5 gồm : Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đều khởi sắc hơn kể từ cuối 2009, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cũng vậỵ, về lạm phát, dù đã giảm trong năm 2012 nhưng thống kê tại Việt Nam vẫn là cao nhất so với các thành viên ASEAN này. « Trong khi tăng trưởng khu vực đang có xu hướng gia tăng, lạm phát thấp thì Việt Nam đối diện với tốc độ tăng trưởng suy giảm liên tục nhưng giá cả lại cao. Không những thế, biến động lạm phát ở Việt nam cũng cao hơn nhiều, điều này phản ánh sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam là lớn so với các nước trong khu vực và bất ổn vĩ mô vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát », nhóm chuyên gia phản ánh. Do đó, ông đề nghị : « Nên lùi thời gian này thêm 15-20 năm nữa đến năm 2035-2040. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2015 khoảng 2.200 mỹ kim và đến năm 2020 khoảng 4.000 mỹ kim/năm, song ở các nước công nghiệp hiện đại thì thu nhập ít nhất phải 10.000 mỹ kim/năm, do đó, cần phải đợi 10-20 năm nữa ».

Đề nghị này đã gặp phải sự phản bác của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan và các chuyên gia kinh tế ‘Tôi không chấp nhận đề nghị này vì điều chỉnh thì dễ nhưng để làm gì khi những yếu kém vẫn chưa được giải quyết. Tương tự, việc trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 cũng không phải vấn đề cấp bách mà trọng tâm là phải bằng cách nào thực hiện công nghiệp hóa, tránh tình trạng đi lệch đường’. Ngoài ra, ông còn nhận định : « Tôi không tin khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu vì nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng đâu đến nỗi như Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến thế giới như xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng không sụt giảm. Vậy tại sao lại đổ cho nó. Ngoài ra, khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng đã tồn tại từ lâu rồi, nhưng trước đây không đến nỗi bộc lộ như hiện nay ».

B./ Vì sao kinh tế mãi tụt dốc?

Đó là tựa đề bài VnEconomy.online ngày 27.09.2013 tường trình về Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 mang chủ đề ‘Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014, nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược’ do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức ngày 26 và 27.09.2013 tại Huế.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận định nền kinh tế Việt Nam đang một mình nghẽn mạch, nhưng số liệu thống kê luôn có độ ‘bí ẩn’ và nhiều ‘đại vấn đề’ của nền kinh tế vẫn còn nguyên. Ông đề nghị giải pháp chiến lược là nhân dịp sửa đổi Hiến pháp 1992 cần chấm dứt sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không ghi thành phần kinh tế ‘chủ đạo’ trong Hiến pháp. Ngoài ra về đất đai thay vì sở hữu toàn dân nên chuyển sang đa sở hữu.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự báo, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn gặp phải trong năm 2013 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2014, nhưng có thể bớt hơn để có thể đạt tốc độ tăng TSLQG khoảng 5,5% và lạm phát tăng khoảng 7% so với năm 2013. Ông cũng nhấn mạnh nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế. Khi cho rằng đây là thời điểm hệ trọng của nền kinh tế Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành nêu lại quan điểm với ổn định kinh tế vĩ mô thì phải kiên trì nhất quán, phục hồi không quá vội vã, tái cấu trúc thì phải kiên quyết và mạnh mẽ.

Sự bất ổn kinh tế năm 2013, bắt nguồn từ năm 2008 đến nay, khi các chính sách kinh tế vĩ mô đều nhằm chống lạm phát. Sự thay đổi chính sách liên tục (lúc thắt chặc, lúc nới lỏng nhất là chính sách tiền tệ) đã làm cho thị trường mất phương hướng dài hạn. Có 4 thách thức mà nền kinh tế đang phải đối diện được nêu tại Diễn đàn là : 1. Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm ; 2. Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài ; 3. Sự giảm lãi suất cho vay thấp do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại ; 4. Nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện kéo theo việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại vẫn còn khó khăn.

II.- NHÂN TÀI NGƯỜI VIỆT KHÔNG ĐƯỢC TRỌNG DỤNG.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ không bao giờ ‘cất cánh’ được để thành ‘Rồng’ như nhiều người ngoại quốc khen nịnh để người cộng sản mơ mộng. Sau khi được nhận là thành viên thứ 150 Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Đó không phải chỉ là do dự báo kém, không nhìn thẳng những sai lầm thực sự, tham nhũng hay các số liệu thống kê không khả tín mà còn do cái chủ trương gọi là ‘hồng hơn chuyên’. Hậu quả, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những trường hợp Vinashin hay Vinalines đã xảy ra. Trong khi đó, bao nhiêu nhân tài không chịu ‘câm miệng’ đừng đòi nhân quyền hay ‘Hoàng sa Trường sa Việt Nam’ bị cấm tham gia việc giúp nước hoặc bị giam cầm vô tội…

A./ Những người siêu giàu ở Việt Nam.

Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người (tài sản từ 30 triệu mỹ kim trở lên) trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ mỹ kim trong khi Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Trao đổi với VOA Việt Ngữ (ngày 26.09.2013), Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên : « Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục… Họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc nhờ các lý do khác. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên... Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất ».

B./ Luật sư Lê Quốc Quân.

Chăm lo làm ăn, Luật sư Lê Quốc Quân góp phần tăng trưởng kinh tế Đất Nước bằng thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn ‘Giải pháp Việt Nam’ từ năm 2001 chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường. Tuy nhiên, sáng ngày 27.12.2012, ông bị bắt khẩn cấp khi đang trên đường đưa con đi học. Sau đó, một đội công an đến đọc lệnh khám xét văn phòng và nhà riêng của anh vì liên quan đến tội ‘trốn thuế’ vi phạm Điều 161 Bộ luật Hình sự. Hai tiếng đồng hồ sau, họ ra đi mang theo toàn bộ máy tính, đồ đạc gia đình và một số giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, giới quan sát cũng như mọi người thiện chí, khi biết rõ quá trình hoạt động xuất phát từ con tim yêu nước và thương đồng bào của ông, đều nhận định đây là một sự trả thù của người cộng sản đối với một ‘người Công Giáo tốt và Công dân tốt’. Giới hữu trách sẽ kéo anh Quân ra Tòa án Hà nội để được xét xử dưới sự chủ tọa của thẩm phán Lê Thị Hợp. Ba luật sư Hà Huy Sơn, Trần Thu Nam và Bùi Quang Nghiêm sẽ bảo vệ cho người bị cáo gian. Hy vọng phiên tòa có Công lý ! Công lý được thực thi có nghĩa là ông phải được trả tự do, cũng như ba lần bị bắt trước. Hơn nữa, việc ‘trốn thuế’ đã được điều tra bởi các công an chính trị và, kết quả ngược lại, cho thấy nhà nước còn thiếu nợ ông 172 triệu đồng. Phiên tòa được ấn định vào ngày 09.07.2013, sau hơn sáu tháng tạm giam.

Bổng nhiên, ngày 08.07.2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội gởi văn thư cho các luật sư bào chữa báo hoãn phiên xử vì thẩm phán Lê Thị Hợp đã bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu và, theo chỉ thị của bác sĩ, bà cần nằm điều trị tại bệnh viện để theo dõi.

Ngày 03.09.2013, Luật sư Hà Huy Sơn gời 'Yêu cầu của người bào chữa' tới Chánh án Tòa án Nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội để trình sự việc: « Thời hạn xét xử theo khoản 2 Điều 176 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định là hạn 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng. Đối với vụ án phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng » và « phiên tòa ngày 9/7 bị hoãn tối đa 30 ngày phải mở lại ». Do đó, « Cộng tất cả các khoản trên, nếu tính từ ngày ra cáo trạng 09.04.2013 là 93 ngày, tức ngày 12.08.2013 phải mở phiên tòa xét xử; nhưng nay đã quá thời hạn chuẩn bị xét xử 20 ngày ». Chiếu Điều 177 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định 'thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của bộ luật này, nên yêu cầu ‘trả tự do ngay cho ông Lê Quốc Quân’ vì không có lý do để tiếp tục tạm giam đương sự.

Tuần báo Pháp ngữ ‘Le Nouvel Observateur’, ngoài ấn bản điện tử còn phát hành hơn 500.000 báo giấy có ‘Hồ sơ đặc biệt’ giới thiệu 50 khuôn mặt khắp Năm châu, gồm những người trẻ tuổi, hy sinh bản thân, vận động đấu tranh từ Nhân quyền đến bảo vệ môi trường. Trong đó, có Luật sư Lê Quốc Quân : « Từ tháng 12.2012, ông bị tạm giam vì bị cáo buộc ‘trốn thuế’, nhưng lý do thật là bị bắt chỉ sau 9 ngày sau khi ông phổ biến trên trang mạng đài BBC bài viết ‘Hiến pháp hay là bản hợp đồng điện nước?’. Trong đó, ông đề nghị sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt điều 4 cho phép đảng cộng sản độc quyền cai trị quốc gia. Ông Quân đã lập văn phòng luật sư bênh vực Nhân quyền và văn phòng này đã bị đóng cửa từ 6 năm qua và ông bị cấm hành nghề luật sư. Trong một quốc gia vừa gia tăng các biện pháp trừng trị giới sử dụng các mạng xã hội. Ông là một trong 35 blogueurs đang bị tù và là một trong 7 luật sư bị cấm hành nghề. Nguyên thủy, phiên xử được định vào ngày 09.07.2013, nhưng đã được đình chỉ vô thời hạn. Hiện nay, ông được biết khắp thế giới và có thể bị từ ba đến bảy năm tù ».

Ngày 20.09.2013, Luật sư Hà Huy Sơn đã được Tòa án thông báo lên nhận quyết định xét xử ông Lê Quốc Quân vào sáng ngày 02.10.2013 tại 43 Hai Bà Trưng quận Hoàn Kiếm Hà Nội.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho một nhân tài vô tội.
 
Gia đình luật sư Quân mời mọi người dự khán phiên tòa, 02.10.2013
Gia đình luật sư Quân
23:05 30/09/2013
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đồng tính và phá thai làm sai lạc sự thật về bản nhiên con người
Vũ Văn An
04:03 30/09/2013
“Xử với người đồng tính một cách xứng đáng là phải cho họ biết sự thật”. Đây là lời tuyên bố của linh mục Wojciech Giertych, thần học gia của Đức Giáo Hoàng. Và sự thật đó là sự thật nào? Thưa: sự thật đó là: đồng tính đi ngược lại bản chất con người. Và “về phương diện mục vụ, phải giúp những người này tìm lại được tính nguyên tuyền về xúc cảm và luân lý của họ”.

Được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô cử nhiệm năm 2005, công việc của Cha Giertych là duyệt xét sự chính xác về thần học của các bản văn trình lên Đức Giáo Hoàng dùng cho các bài diễn văn của ngài. Gần đây, cha có dành cho LifeSiteNews một cuộc phỏng vấn.

Được hỏi về vấn đề đồng tính luyến ái, “hôn nhân” đồng tính và việc những vấn đề này liên lụy tới tự do tôn giáo, Cha Giertych nhận định rằng “đây không phải là vấn đề phản ứng lại giáo huấn của Giáo Hội, mà là một thay đổi quan trọng về nhân học”. Theo cha, nó là “sự bóp méo nhân tính được đề xuất như một ý thức hệ, hiện đang được hỗ trợ, tài trợ, cổ vũ bởi những người có quyền thế tại rất nhiều nước cùng một lúc”.

Ngài cho biết thêm: “Giáo Hội là định chế duy nhất trên thế giới dám can đảm đứng lên chống lại ý thức hệ này”. Ngài cũng cho rằng vai trò càng ngày càng lớn trong xã hội của nhà nước đã khiến cho các tiêu chuẩn đạo đức bị xuống cấp đáng kể. “Hiện nay, điều chúng ta đang thấy tại nhiều quốc gia trên thế giới, chắc chắn trong thế kỷ 20 và 21, là việc nới rộng một cách đại qui mô các trách nhiệm của nhà nước. Ngày nay, nhà nước càng ngày càng pha mình vào kinh tế, vào đời sống gia đình, vào giáo dục; họ cho rằng chỉ nhà nước mới có độc quyền quyết định về các vấn đề ấy. Nhà nước càng thêm quyền, các tiêu chuẩn đạo đức càng xuống thấp hơn, vì nhà nước không thể cổ vũ các tiêu chuẩn cao về đạo đức”.

Vị linh mục người Ba Lan 61 tuổi này cho hay: “tôi đã thấy ý thức hệ Cộng Sản, một ý thức hệ xem ra rất mạnh, nhưng bây giờ đã biến đi rồi! Các ý thức hệ thi nhau đến rồi đi, dù chúng có tham vọng thay đổi nhân loại, thay đổi bản chất con người. Bản chất con người làm sao thay đổi được; nó chỉ có thể bị bóp méo. Nhưng cho rằng việc nâng sa đoạ lên hàng một giá trị nền tảng cần được nuôi dưỡng và cổ vũ là điều bệnh hoạn tuyệt đối”.

Khi đứng lên chống lại thứ ý thức hệ đang thống ngự trên thế giới Tây Phương này, “Giáo Hội chỉ nói một điều rất bình thường, rất nhân bản, một điều phù hợp với cái hiểu về nhân tính, một nhân tính đã có từ nhiều thiên niên kỷ, trước cả Chúa Kitô, trước cả Kitô Giáo nhiều. Thành thử, đây không phải là việc Giáo Hội đấu tranh với một ý thức hệ, mà là vấn đề bóp méo nhân tính, và Giáo Hội đứng lên để bảo vệ phẩm giá con người”.

Nói về những người thực hành đồng tính, Cha Giertych nói rằng “dĩ nhiên, ta phải cư xử với họ một cách xứng đáng, mọi người đều phải được cư xử cách xứng đáng, cả người tội lỗi cũng thế, phải được đối xử tử tế, nhưng cách tốt nhất để đối xử xứng đáng với người ta là cho họ biết sự thật. Trốn chạy sự thật là ta không đối xử cách xứng đáng với người ta”.

Vị thần học gia của Đức Giáo Hoàng đưa ra một so sánh với việc hút thuốc để nói rằng giúp người ta cai hút thuốc đâu phải là bác bỏ phẩm giá của họ. Ngài bảo: “đồng tính luyến ái đi ngược lại bản chất con người. Thực vậy, nhiều điều được người ta làm không hợp tự nhiên, hút thuốc lá chẳng hạn đâu có tự nhiên. Bạn có thể sống với việc ghiền thuốc lá, bạn có thể vì nó mà chết, nhưng cũng có nhiều người hút thuốc lá mà vẫn sống, gặp gỡ họ, giao tiếp với họ, ta đâu có bác bỏ phẩm giá họ. Thành thử, điều chắc chắn là ta phải tôn trọng những người mắc khó khăn đồng tính... Và do đó, điều quan trọng là làm sao giúp những người này tìm lại được sự nguyên tuyền của họ về xúc cảm và luân lý”.

Cha Giertych ghi nhận rằng đối với nhiều người, có sự giảm khinh trách nhiệm khi vì hoàn cảnh khó khăn kéo dài mà sa vào lối sống đồng tính. Hoạt động đồng tính cũng có liên hệ với nền văn hóa ngừa thai. Theo cha, “... khi ta bắt đầu nói tới ngừa thai, thì đồng tính luyến ái có liên hệ với nó vì ngừa thai triệt hạ phẩm tính của mối liên hệ vợ chồng, khiến người ta làm tình bừa bãi ngoài hôn nhân, và do đó, giản lược tính dục chỉ còn là nguồn gây khoái cảm bất cần trách nhiệm. Cái khoái cảm bất cần trách nhiệm này không bao giờ làm ta thỏa mãn cả, vì nó giống như ma túy vậy. Nó khiến ta thèm khát khoái cảm hơn nữa, điều càng làm ta ít thỏa mãn hơn, vì đâu có đem lại cho ta hạnh phúc tối hậu, thành thử cứ thế mà tìm kiếm nhiều khoái cảm thác loạn hơn nữa về tính dục, khiến con người nhân bản không bao giờ thấy thỏa mãn cả”.
Vị thần học gia của Đức Giáo Hoàng này cũng giải thích sự khác nhau giữa “đồng tính luyến ái” và “loạn dâm đồng nam” (gay) và sự nguy hiểm của người tự nhận là “gay”. Cha cho hay: “... trong ngôn ngữ Hoa Kỳ, bạn phân biệt hai chữ ‘đồng tính luyến ái’ và ‘loạn dâm đồng nam’. Đồng tính luyến ái là người có xu hướng về tình trạng này. Nhiều người mắc xu hướng này mà bạn bè, lối xóm không ai hay. Họ đương đầu với xu hướng này bằng cách cộng tác với ơn thánh Chúa, số người thoát khỏi xu hướng này để trở về với các liên hệ nhân bản bình thường, do đó, không ít. Đôi khi có những thiếu niên, ngay vào lúc cảm quan tính dục xuất hiện, bị người khác bóp méo mà gặp khó khăn về phương diện này. Nhưng sau đó khi đã trưởng thành hơn, họ thoát ra được. Trong khi ấy, người loạn dâm đồng nam là người nói rằng: ‘tôi thế đấy, tôi sẽ mãi mãi như thế, tôi muốn được đối xử như thế, tôi muốn được các đặc ân đặc biệt vì tôi là như thế”. Còn nếu một ai đó không những là đồng tính mà còn loạn dâm đồng tính nữa chắc chắn sẽ nói “con người tôi là thế đấy và tôi muốn cái tôi này được tôn trọng về phương diện luật pháp, xã hội, và v.v...’. Những người như thế sẽ không bao giờ thoát ra được khó khăn này”.

Cha cũng đề cập tới nguy cơ của việc đồng hóa xu hướng đồng tính luyến ái với “biểu thức tối cao của bản sắc cá nhân”, một thứ đồng hóa sẽ tước hết cơ hội chữa lành và tạo hạnh phúc của họ.

Theo Cha Giertych, Chúa Kitô vừa là mô thức cho một nhân tính lành mạnh vừa là nguồn chữa lành đối với các bóp méo nhân tính. “Chúa Kitô cho thấy một nhân tính đã được biến đổi hoàn toàn từ bên trong nhờ thần tính. Ngày nay, nhờ đức tin, nhờ các bí tích, ta tới được ơn thánh Chúa và nhờ sống thực ơn thánh này, ơn thánh chữa lành bất cứ méo mó nào, bất cứ khó khăn nào của ta, với điều kiện ta khởi sự, ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình sống thực đời ta với ơn thánh Chúa hỗ trợ”.

Ngừa thai và sự xuất hiện của bạo lực

Về ngừa thai, Cha Giertych cho biết “Theo tôi, chúng ta thấy rõ: cuộc khủng hoảng kinh tế hiện xẩy ra trong thế giới Tây Phương là hậu quả trực tiếp của năm 1968, năm người ta bác bỏ (TĐ) Humanae Vitae (chống ngừa thai), bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội để chấp nhận cuộc cách mạng tính dục, một cuộc cách mạng tạo nên sự suy sụp về dân số”.

Ngoài việc cho rằng người thời nay vừa làm việc ít hơn vừa sống lâu hơn, hai điều vốn tạo ra bất ổn kinh tế, Cha còn nói đến “vấn đề luân lý trong việc tiêu tiền và thẩy gánh nặng nợ nần cho thế hệ kế tiếp, tức thế hệ một phần bị trục thai một phần bị cha mẹ không đại lượng quan tâm”. Cha cũng cho rằng việc này chuẩn bị đưa người ta vào cuộc tranh chấp vũ bão giữa các thế hệ với nhau.

Cha nói thêm: “Tôi thấy việc này đang sôi sục, chắc chắn tại Âu Châu. Tại Mỹ, ít nhất các bạn cũng có cuộc tranh luận công khai về tính luân lý của việc mở rộng khoản nợ công cộng và thẩy trách nhiệm lên thế hệ kế tiếp”.

Trẻ em sống trong cảnh nghèo vì cha mẹ gặp thảm họa hay chiến tranh vẫn có thể sống còn vì các em hiểu: tai ương kia đã dẫn tới số phận này. Tuy nhiên, hoàn cảnh các em khác với hoàn cảnh trong đó, người ta nghèo so với thế hệ cha anh, không phải vì tai họa, mà vì thế hệ cha anh đã sài hết mọi tài nguyên rồi, và đã thẩy trách nhiệm lên thế hệ kế tiếp.

Nhắc đến những cuộc biểu tình bạo động của giới trẻ và nạn thất nghiệp hàng loạt ở Âu Châu, cha nhận định: phần lớn người biểu tình nói rằng “chúng tôi có quyền nhận” vì cha mẹ họ từng nhận học bổng cho họ, nhận nhà ở rẻ, nên họ thấy họ có quyền nhận như là hậu quả của xã hội chủ nghĩa: một ai đó có nghĩa vụ phải cho.

Cha cho hay, bất hạnh là cuối cùng, chính nhà nước lên tiếng cho hay: “chúng tôi không thể cho thêm nữa. Phải có giới hạn chứ. Chúng tôi có thể làm gì hơn được đây?” Và thế là nhà nước in thêm giấy bạc, khiến chúng ta càng ngày càng mắc nợ và cuối cùng tranh chấp bạo lực sẽ diễn ra, và an tử chính là một khía cạnh của cuộc tranh chấp này, nó chính là hậu quả trực tiếp của việc loại bỏ truyền sinh và buông thả tính dục. Sau cùng, vấn đề ngừa thai cũng là hậu quả của triết lý này.

Theo cha, đến một lúc nào đó, giới trẻ sẽ lắng nghe tiếng nói của Giáo Hội về vấn đề này, một tiếng nói đứng về phía họ, một tiếng nói cho họ hay chủ nghĩa vị kỷ của thế hệ duy khoái lạc đã bóp méo xã hội loài người, ngay ở điểm then chốt nhất, tức vấn đề tính dục.

Tuy nhiên, cha Giertych nhấn mạnh rằng đây không hẳn là vấn đề phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội cho bằng phù hợp với thực tại, với bản chất con người nhân bản và bản chất tình yêu, mà ta vốn tiếp nhận từ chính Thiên Chúa; giáo huấn của Giáo Hội chỉ chỉ đường để ta tiến tới tình yêu cao cả mà thôi.

Đối với Cha Giertych, trả lời cho câu hỏi tại sao Giáo Hội Công Giáo ngăn cấm ngừa thai là điều không khó khăn. Ngài cho hay “Vì ngừa thai làm sai lạc tính dục con người, và nâng cao khoái lạc tính dục, trong khi bác bỏ mục đích nền tảng của tính dục là truyền sinh. Hoạt động tính dục đã được Thiên Chúa tạo nên, được Người đặt kế sách như phương thế truyền sinh và biểu lộ yêu thương, trong khi ngừa thai tách rời việc truyền sinh, việc mà nó loại bỏ, và sau đó chỉ tập chú duy nhất vào khoái lạc, là thứ chỉ tạo nên tính vị kỷ”.

Cha cho biết thêm: “lý do chính khiến Giáo Hội nói ‘không’ với ngừa thai là: nó tiêu diệt phẩm tính của tình yêu, và tình yêu phu phụ, vốn là phương cách biểu lộ ơn thánh của bí tích hôn phối, là phương cách sống đức ái được phú bẩm trong thân xác và linh hồn đôi bạn”.

Ngài giải thích thêm: “tình yêu phu phụ phải là phẩm tính tối cao” thế mà ngừa thai kết cục lại nói với hai vợ chồng rằng ‘trong các bạn, có điều tôi yêu nhưng cũng có điều tôi ghét, và điều tôi ghét là bạn có thể thành một bà mẹ. Bởi thế tôi đòi phải đánh thuốc độc việc ấy’. Nhưng việc này đâu phải là yêu thương. Không thể có việc người chồng nói với vợ ‘anh yêu em thực sự’ và cùng một lúc đòi nàng phải chuốc độc khả năng truyền sinh trong cơ thể nàng, khả năng trở thành mẹ”.

“Làm như thế là bóp méo tính dục, bóp méo các liên hệ nhân bản, bóp méo trọn vẹn việc sống thực tính dục con người”. Cha nói thêm: “khi không cột chặt tính dục vào đức khiết tịnh, là đức dạy con người cách tích nhập thèm muốn tính dục vào trong đức ái, thì mọi sự sẽ lung lay. Và chắc chắn, ta sẽ thấy điều này khi ngừa thai trở thành dễ dàng. Lần lượt, ta đã được chứng kiến các hình thức bóp méo tính dục, nhiều nan đề trên bình diện tương giao nhân bản, nhiều hôn nhân tan vỡ, nhiều tấn công hung hãn đối với phụ nữ, những người đang khám ra mình bị kỹ nghệ ngừa thai lạm dụng, và do đó quay qua chủ nghĩa duy nữ hung hãn, nổi loạn chống nam giới. Ngừa thai dẫn tới phá thai, vì nó coi đứa trẻ trong tiềm năng kia như kẻ thù, và nếu có trục trặc gì xẩy ra mà đứa trẻ vẫn được tượng thai, thì dễ dàng nhất là trục thai nó”.
 
Văn Hóa
Lá thư Sydney
Vũ Văn An
19:24 30/09/2013
Sydney tháng Chín, 2013, có nhiều biến cố có ý nghĩa.

Về phía Cộng Đồng Người Việt, Sydney là nơi tổ chức hai đại hội cựu học sinh thế giới của hai trường trung học nổi tiếng của Miền Nam Việt Nam: Petrus Ký và Gia Long. Đại hội Petrus Ký diễn ra trong các ngày 13 tới 15 tháng 9, tại Trung Tâm Hội Thảo Thánh Giuse của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney tại Bringelly. Đại Hội Gia Long diễn ra trong các ngày 20 tới 22 tháng 9, tại Sports Club, Bankstown.

Với các cựu học sinh Petrus Ký, đây là đại hội thế giới lần đầu tiên, với sự tham dự của chừng trên dưới một trăm người gồm cả giáo sư lẫn học sinh. Với các cựu học sinh Gia Long, đây là đại hội thế giới lần thứ 6, với sự tham dự của chừng 600 người cũng gồm cả giáo sư lẫn học sinh.

Một trong những người tham dự Đại Hội Petrus Ký là một cựu giáo sư của Trường, đến từ Hoa Kỳ. Ông vốn thuộc “típ” người ít quan tâm đến các vấn đề chính trị nóng bỏng, dù trước đây từng “ăn sắn ăn ngô” tại các “đại học máu” ở Miền Nam, sau 1975. Tôi không là cựu học sinh Petrus Ký, nên không biết gì về nội dung sinh hoạt của Đại Hội. Nhưng cứ căn cứ vào vị cựu giáo sư này, tôi biết chắc Đại Hội thuần túy có tính thân hữu giữa những người ngày xưa cùng sinh hoạt dưới một mái trường.

Điều làm tôi khâm phục là một cựu học sinh từ Úc đã lặn lội qua Hoa Kỳ “thuyết phục” vị cựu giáo sư này tham dự Đại Hội, với lời bảo đảm lo mọi chi phí tham dự. Đề cập đến việc này không phải để hạ thấp giá trị của Đại Hội mà là để đề cao tình sư đệ thắm thiết của mái trường Petrus Ký ngày xưa. Vị giáo sư hiện sống một mình, nhờ “tiền già” tương đối ít ỏi của hệ thống an sinh Hoa Kỳ. Người học trò cũ biết rõ điều ấy và vẫn lặn lội qua nước giầu có nhất thế giới để mời vị thầy nghèo nhất thế giới này qua Úc gặp lại bạn xưa, trò cũ.

Tôi cũng gặp một cựu nữ sinh Gia Long, tại nhà một người bạn ở Dee Why, không rõ học năm nào, nhưng với tuổi 82, chắc chắn cụ phải thuộc những lớp đầu tiên của Trường Áo Tím. Năm nay, Gia Long kỷ niệm đúng 100 năm thành lập! Điều khiến tôi lưu ý: cụ từ Việt Nam tới. Gần đất xa trời, người cựu nữ sinh Gia Long vẫn không quên được bạn cũ của những ngày xa xưa. Điều gì khiến cụ đến quên cả tuổi tác, cỡi trên mây ngàn, mà tới? Nếu không là hình ảnh Áo Tím ngày nào.

Các mái trường Petrus Ký và Gia Long hẳn đào tạo được rất nhiều nhân tài cho đất nước và thế giới nói chung. Nhưng hai điển hình này đóng góp không nhỏ vào di sản ngời sáng của hai mái trường hết sức đặc trưng của Miền Nam trước đây. Rất tiếc, hình như không ai nhắc đến vị cựu giáo sư của Petrus Ký và người cựu học sinh của Gia Long này cả. Phần lớn chú ý tới nữ danh ca Hoàng Oanh (Gia Long), tới giáo sư lừng danh Nguyễn Xuân Vinh (Petrus Ký) nhiều hơn hay các thiếu sót hoặc lầm lẫn không thuộc lãnh vực giáo dục.

Ngôi sao Úc Á đầu tiên

Cuộc thi X-Factor năm 2013 tại Úc đang đi vào giai đoạn kết thúc và Dami Im đang được coi là ngôi sao Úc Á đầu tiên đoạt giải này: ít nhất, trong 4 tuần liên tiếp vừa qua, nghĩa là từ lúc cuộc thi được đặt trực tiếp dưới sự bỏ phiếu của công chúng, Dami Im đều được cả 4 giám khảo đồng thanh đứng lên vỗ tay tán thưởng và hết lời ca tụng.

Cô vốn sinh tại Nam Hàn, di cư qua Úc, học tại trung học John Paul tại Brisbane. Cô hiểu rõ các áp lực hiện nay đòi cô phải chiếm cho bằng được vinh dự “X-Factor”: “Nhiều người hiện mong tôi làm tốt, không phải chỉ là gia đình tôi, Giáo Hội tôi và cộng đồng Đại Hàn mà cả cộng đồng Á Châu nữa”.

Jeff Fatt, tức Wiggle mang áo tím suốt 21 năm qua, và có lẽ là nhạc sĩ Úc Á bán chạy nhất, cho rằng Im quả là "tuyệt diệu”. Fatt cho hay: “Một nghệ sĩ đơn ca mà ra tranh tài lại là một khung cảnh hoàn toàn khác hẳn, nhưng căn cứ vào nhân cách và tài năng của cô, bạn hẳn phải xếp cô vào hàng có nhiều cơ may thắng hơn cả”.

Cách Im trình diễn và việc cô được nổi tiếng khiến người ta đặt câu hỏi: tại sao không có nhiều siêu sao Úc Á hơn trong nền văn hóa đại chúng?

Nhiều người Úc gốc Á Châu nổi tiếng trong điều người ta thường gọi là “nghệ thuật cao” như văn chương và khiêu vũ, nhưng trong nền văn hóa đại chúng, ít người là siêu sao, ngoại trừ một số ít ỏi như Luke Nguyễn, Kylie Kwong và Poh Ling Yeow trong nghề nấu ăn, hoặc các kịch sĩ hài hước như Anh Đỗ và Benjamin Law.

Trước đây, vốn có khá nhiều các nghệ sĩ tài ba Úc Á trong các ban nhạc nổi tiếng, từ Les Gock, chơi ghita cho ban nhạc Hush trong thập niên 1970 tới nghệ sĩ người Nam Dương Dougy Mandagi chơi cho ban nhạc thành công nhất của Úc, The Temper Trap.

Marty Rhone (tức Karel Lawrence van Rhoon, cũng người Nam Dương), từng đứng hàng hai trong bảng xếp hạng đơn ca với Denim & Lace – nhưng là năm 1975. Fatt còn nhớ “Tên tuổi ông đã đi vào ngôn ngữ thông thường của Úc. Người ta quen nói với tôi: chuyền cho tôi chiếc Marty Rhone, tức chiếc máy điện thoại”.

Nhưng không hiểu vì lý do gì trong mấy thập niên qua, các ngệ sĩ Úc gốc Á ít khi đứng trong bảng 10 người đứng đầu.

Yumi Stynes, mà mẹ là người Nhật, người giữ chương trình trực thoại của Đài Mix106.5 và là cựu trình bày viên của Đài Số V cho hay: “tôi đã phụ trách chương trình âm nhạc suốt 13 năm qua và vốn tự hỏi mình các câu hỏi tương tự”. Ông bảo: “Nền văn hóa đại chúng của ta hơi giống chính trị, nó là một con khủng long. Bạn không thể có ai đó chỉ là Á Châu trên [chương trình truyền hình] Neighbours, mà còn phải là một thuyền nhân nữa... Nền văn hóa của ta không được linh lợi lắm, nhưng nó đang cố gắng bắt kịp”.

Dù Dami Im chưa chiếm được số 1 trên Itunes (có tin cô vừa chiếm được), nhưng Stynes tin rằng cô có tiềm năng trở thành tên tuổi. “Dami đủ tiềm năng vượt thắng mọi dè dặt ta có thể có”.

Tân thủ tướng Úc người Công Giáo

Trước đây, Úc từng có thủ tướng người Công Giáo rồi đó là Paul Keating, thuộc đảng Lao Động, người bị John Howard của Đảng Tự Do đánh bại thê thảm năm 1996. Tháng 9 năm nay, Đảng Tự Do lại đánh bại thê thảm Đảng Lao Động một lần nữa, và lần này dưới quyền lãnh đạo của Tony Abbott, một người Công Giáo.
Không như Paul Keating, Tony Abbott không những không dấu căn tính Công Giáo của mình mà còn cho mọi người thấy cả nhiều đặc tính của căn tính Công Giáo ấy nữa như phò gia đình dựa trên hôn nhân dị tính giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

Abbott được giáo dục tại Trung Học St Ignatius của các cha Dòng Tên tại Riverview. Đây là trường trung học nổi tiếng dành cho nam sinh, tọa lạc bên bờ Sydney Harbor, nhìn qua Nhà Con Sò Opera House. Lên đại học, ông theo ngành luật và kinh tế tại Đại Học Sydney, được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Sinh Viên.

Vào thập niên 1970, các đại học Úc đều là trung tâm của phong trào tranh đấu chính trị. Nền giáo dục cao đẳng hồi ấy được tài trợ và việc làm thì dư thừa. Nên nhiều sinh viên dành thời giờ cho các vấn đề chính trị hơn là lo học hành. Các quán cà phê trong khuôn viên đại học nhan nhản các tờ truyền đơn của mọi phe phái từ Maoist, Leninist, Trotskyist, Cộng Sản Âu Châu, Đảng Xanh Tổng Quát, Đảng Xanh Ăn Chay tới các nhóm duy nữ.

Nhiều người làm ngơ các nhóm này vì coi họ chỉ là những “bao chuột” (rat-bags, đê tiện). Tony Abbott cũng nghĩ thế, nhưng không làm ngơ họ. Ông muốn đưa ra một hình thức có tính trí thức chống lại họ và thực hiện điều này với một nét duyên dáng đầy khiêu khích. Truyền thuyết cho rằng ông bước vào các đại giảng đường, tự tuyên bố mình là người được giáo dục ở trường tư, chơi banh bầu dục, Công Giáo dị tính, và yêu cầu sinh viên bầu ông làm chủ tịch hội đồng đại diện sinh viên trên cơ sở những điều xem ra không thời thượng chút nào ấy. Cũng có người kể lại rằng ông hứa sẽ gỡ bỏ các bích chương về Che Guevara xuống và thay thế bằng các bích chương về Đức Gioan Phaolô II.

Chính nhờ thế, ông đã lôi cuốn được phe duy thực tiễn và họ đã bỏ phiếu cho ông. Với tư cách chủ tịch hội đồng đại diện sinh viên, ông đủ điều kiện nộp đơn xin học bổng Rhodes đi học tại Oxford. Điều đáng lưu ý là từ Oxford trở lại Sydney, ông bỗng nhiên có hứng thú với đời tu, và sau đó đã gia nhập đại chủng viện Manly thật, dù lúc 19 tuổi ông từng có cuộc tình nóng bỏng với một cô gái; cô này sau đó đã có thai và ông vẫn tưởng đứa con đó là của mình. Cô gái đã cho đứa con làm con nuôi. Sau này khi Abbott đã nổi tiếng trong chính giới, người con đó đã xuất hiện. Abbott tha thiết muốn nhận lại con, nhưng thử nghiệm DNA không xác nhận ông là cha người con này.

Sau ba năm tại Manly, Abbott thấy mình không có ơn gọi, nên đã bỏ đường tu ra đường đời, làm đủ nghề từ ký giả, giám đốc một công ty trộn đá với xi măng, nhân viên chính trị, Tổng Giám Đốc ACM (Australians for a Constitutional Monarchy, Người Úc ủng hộ Nền Quân Chủ Lập Hiến) và sau cùng tranh cử vào quốc hội liên bang, đơn vị Warringah, thuộc vùng North Sydney.

Được cử vào nội các Howard năm 1998 với tư cách tổng trưởng nhân dụng, liên hệ lao động và tiểu thương, Abbott trở thành tổng trưởng y tế năm 2003, một chức vụ ông giữ cho tới khi chính phủ Howard bị Kevin Rudd đánh bại năm 2007. Năm 2009, ông đánh bại Malcolm Turnbull, cũng người Công Giáo, để trở thành lãnh tụ của Đảng Tự Do. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Tự Do súyt nắm được chính quyền vào năm 2010, nếu các dân biểu độc lập không liên minh với Đảng Lao Động. Ông tiếp tục lãnh đạo Đảng Tự Do suốt thời gian 3 năm qua, trong khi đảng cầm quyền kinh qua nhiều xáo trộn nội bộ, và nhiều lực lượng liên kết với nhau để cố gắng tô vẽ ông như người kỳ thị phái tính, bảo thủ.

Người ta càng coi ông kỳ thị phái tính và bảo thủ hơn khi ông chủ trương: phá thai xấu đối với cả mẹ lẫn con. Cánh tả còn liên kết chủ trương này với thời gian ông tu học tại Manly và liên hệ gần gũi của ông với Đức Hồng Y George Pell. Nhưng chiến thuật gây thành kiến này không thành công. Chính báo chí, trong những ngày cuối cùng của mùa tranh cử vừa qua, cũng coi chiến thuật ấy là một trò đùa.

Bị chỉ trích về thành phần tân chính phủ, trong đó chỉ có một phụ nữ trong nội các là bà Julie Bishop, Abbott cho hay các bổ nhiệm được căn cứ vào tài năng và kinh nghiệm, hạn ngạch (quota hay affirmative action) nay đã không còn nữa.

Tracey Rowland, một trí thức Công Giáo Úc, nhận định như sau về chính phủ Abbott: “trong bài diễn văn dành chiến thắng, Abbott tuyên bố rằng Úc lại một lần nữa ‘mở cửa hàng’. Ý thức hệ của các sinh viên tranh đấu trong thập niên 1970 đã không còn định được nghị trình cho chính sách nữa. Những người đang điều khiển đất nước đều là những người đi dự tiệc vui, chơi một loại thể thao nào đó, có việc làm thực sự (chứ không phải việc làm của các nhà ý thức hệ chuyên nghiệp), và nếu may mắn đủ để gặp được bạn lòng, thì kết hôn. Một số người, như Tony Abbott, còn tham dự cả Thánh Lễ nữa. Nhiều người trong số họ vẫn còn tin Thiên Chúa, nhiều người khác không tin, nhưng không ai trong số họ nghĩ rằng chính phủ Úc có nhiệm vụ phải là người mang thông sáng và cứu vớt tới. Đây quả là một cải tiến quan trọng”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bến Bình Yên
Nguyễn Hùng
21:07 30/09/2013
BẾN BÌNH YÊN
Ảnh của Nguyễn Hùng
Bao tàu thuyền ngày ngày ra khơi.
Vượt sóng dữ trên đại dương không lối,
Chống chọi cuồng phong trên biển cả không đường,
Rồi lại tìm đường trở về bến bình yên.
(Pleiksor nth)