Ngày 28-09-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 27 Mùa Quanh Năm C. 2.10.2016
Lm Francis Lý văn Ca
01:18 28/09/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Tuyệt đỉnh của mối tương quan giữa ta với Chúa đó là đức tin. Đức tin đòi hỏi một sự phó thác, không tính toán, đòi hỏi hơn thiệt hay lý do.
Trong giáo lý Công Giáo, có hai lãnh vực chúng ta đón nhận với lòng yêu mến, đó là Đức Tin và Luân Lý, nếu những điều nầy được Giáo Hội công bố trên ngai tòa Thánh Phêrô do chính vị Đại Diện của Ngài nơi trần gian.
Giáo Hội luôn trung thành trong những giáo huấn Tông Truyền, với Tin Mừng Chúa soi dẫn, Giáo Hội luôn vững bước trong đường lối của Chúa Thánh Linh. Chính vì điều nầy mà Giáo Hội sẽ không sai lầm trong hai lãnh vực trên.
Với tâm tình phó thác nơi Mẹ dưới đất - là Giáo Hội - trên con đường đức tin không điều kiện, chúng ta sống trung thành tuân giữ những giáo huấn của Giáo Hội. Xin Mẹ Maria, là Đấng chúng ta luôn kính yêu, là Sao Mai dẫn đường chúng ta đi trong những lúc đức tin bị lung lay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Habacúc chứng kiến cảnh bất công, áp bức xảy đến cho những ngưòi công chính. Ông đã oán trách Thiên Chúa. Chúa đã cắt nghĩa cho ông thấy đường nẻo kẻ công chính sẽ được sáng chói trong ngày sau hết.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên nhủ người tông đồ trẻ Timôthêô sống trọn vẹn thiên chức linh mục, qua sự đặt tay của Ngài. Đó là sự thông truyền miêu duệ của chức linh mục ngàn đời cho muôn thế hệ.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các tông đồ đức tin. Đời sống của mỗi người tín hữu chúng ta, nếu thiếu nền tảng đức tin, chúng ta sẽ dễ bị dòng đời lôi cuốn theo những tà thuyết, đạo giáo mới của thế giới hôm nay.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu chỉ đòi hỏi đức tin chúng ta chỉ lớn bằng hạt cải thì có thể khiến cây dâu bứng rễ trồng xuống biển thì nó liền vâng. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta một đức tin vững mạnh.

1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị hướng đạo của toàn thể Dân Thánh Chúa, trên con đường đức tin. Xin cho Ngài luôn trung kiên trên con đường đức tin đó. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin ban cho hàng giáo phẩm được đầy khôn ngoan và Thánh Thần, để các Ngài chu toàn trách vụ Chủ Chăn của Giáo Phận chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những anh chị em đang tìm hiểu về đạo Công Giáo, qua sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý, họ sẽ nhận ra ánh sáng của Chúa đang hướng dẫn họ trong lộ trình đức tin mà họ đang tìm hiểu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích hôn nhân, được đầy khôn ngoan để chuẩn bị đầy đủ cho Bí Tích mà họ sắp lãnh nhận. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tín hữu của Chúa đã qua đời, qua lời cầu nguyện của chúng ta, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục:
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin cho chúng con, với ơn thánh Chúa ban, chúng con sẽ trung thành giữ những lệnh truyền của Chúa qua sự hướng dẫn của Giáo Hội là Mẹ Thánh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:16 28/09/2016
30. MƯỢN CHUYỆN ĐUỔI KHÁCH.
Có người nọ làm khách, ăn lâu mà không đi, chủ nhà chẳng làm gì nổi, chỉ biết kể một câu chuyện cho ông ta nghe:
- “Có người nuôi một con hổ, cái đuôi vằn vện rất đẹp mắt, mỗi ngày chủ nhân đều lấy hạt kê cho nó ăn, con hổ không ăn, ông ta lấy thóc nuôi nó, nhưng con hổ vẫn không ăn, ông ta lại dùng cơm nuôi nó, nó cũng không ăn. Đột nhiên có một thằng nhỏ đi qua đường bị nó vồ ăn mất, lại có một người lớn đi qua, con hổ vồ ông ta và ăn luôn cả áo quần.
Chủ nhân bèn lớn tiếng chửi nó: súc sinh, để cho ngươi rất nhiều thức ăn mà mày không ăn, té ra là ngươi ăn thịt người nên không lúc nào thấy no !”

(Sự Lâm Quảng ký)

Suy tư 30:
Người quá tế nhị thì trở thành khách sáo, mà người khách sáo thì không dám nói thẳng cho người khác biết những chuyện mình muốn nói, chỉ nói xa xa, nói bóng nói gió để cho người khác hiểu ý của mình.
Đức Chúa Giê-su không khách sáo với những người Pha-ri-siêu hay những thầy thông luật, nhưng Ngài rất thẳng thắn chủ động đề cập thẳng vấn đề với họ mà không sợ họ mất lòng, bởi vì lời Ngài nói là sự thật. Quá tế nhị khi anh em chị em phạm lỗi mà không nói sự thật vì sợ mất lòng, là vô tình chúng ta tiếp tay cho anh em, chị em phạm tội; sự im lặng tế nhị đó là vô tình chúng ta tiếp tay cho ma quỷ hại người anh chị em của chúng ta. Con người ta khi đụng chạm đến quyền lợi của mình thì rất là không tế nhị và thẳng thắn đòi cho được quyền lợi cho bản thân, nhưng lại tế nhị không chịu nói thật với người khác vì đó không phải là quyền lợi cá nhân mình.
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta sống theo sự thật và hành động theo sự thật, mà sự thật thì không nên có tế nhị khách sáo chen vào, bởi vì như thế cũng có nghĩa là chúng ta chưa thành thật với anh em, chưa thực sự là những người bạn tốt của người anh em chị em mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:19 28/09/2016

17. Ma quỷ thường nghĩ phương pháp này là: xúi con người không dám rước lễ, bởi vì chúng nó biết khi một tâm hồn vắng bóng Đức Chúa Giê-su thì rất dễ bị chiếm đoạt.

(Thánh Teresa of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:39 28/09/2016
Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần

29/9/2016

Nhân dịp mừng lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần, chúng ta suy niệm về cái nhìn của Thiên Chúa và cái nhìn của con người.

1. Cái nhìn của Thiên Chúa

Thiên Chúa nhìn thấy mọi sự, thấu suốt mọi loài, Ngài nhìn xa trông rộng, không có ai và không có gì là ẩn dấu trước mắt Ngài. Bởi thế, nhà thần học Saint Victor nói rằng: Ở đâu có tình yêu, ở đó có con mắt.” Người Arập có câu ngạn ngữ: “Trong một đêm đen, trên một hòn đá đen, có một con kiến đen, Thiên Chúa vẫn thấy nó và yêu thương nó.”

Ngay ở trang đầu Kinh Thánh nói về cái nhìn của Thiên Chúa: khi sáng tạo mọi sự, “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.” Mọi sự được tạo thành đều tốt đẹp. Không có gì là xấu xa cả! Cái nhìn của Thiên Chúa là rất tích cực và đầy hy vọng.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, Ngài cũng có cái nhìn thấu suốt và tích cực như vậy. Ngài thấy Nathanaen và nói với ông: “Đây đích thật là một người Israen, lòng dạ không có gì gian dối” (Ga 1,45-51). Ngài thấy trước và biết ông trước khi ông gặp Ngài. Ngài thấy chúng ta như chúng ta là.

2. Cái nhìn của con người

Đối với chún
g ta là người trần mắt thịt, chúng ta chỉ thấy mọi sự rất giới hạn, chỉ ở bề ngoài, chỉ thấy một vài phương diện, không bao giờ thấy hết mọi sự.

Không chỉ bị giới hạn, nhiều lúc chúng ta còn thể bị mù lùa, nên không nhìn thấy những gì tốt đẹp xung quanh chúng ta, chúng ta cái nhìn và thái độ tiêu cục về cuộc sống, về Giáo Hội và về người khác. Thái độ tiêu cực này làm ô nhiễm môi trường sống, làm cho cuộc sống thêm nặng nề và thiếu niềm vui.

3. Tin sẽ có cặp mắt của Thiên Chúa

Tuy nhiên, chỉ những ai tin vào Thiên Chúa, thì sẽ có cặp mắt giống Thiên Chúa. Đức tin là cặp kính mới giúp chúng ta nhìn cuộc sống khác hơn, sâu hơn, và xa hơn.

Như Tiên tri Đanien ban đêm, trong một thị kiến, đã nhìn thấy ngai và Đấng ngôi trên ngai rất uy linh (Đn 7,9-10).

Chúa Giêsu nói với Nathanaen: “Anh tin. Nên anh sẽ thấy những điều lớn lao hơn thế nữa. Thật các anh sẽ thấy trời mở rộng, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người” (Ga 1,45-51).

Đức tin giúp chúng ta có thể nhìn thấy thế giới vô hình, đó là thế giới của Thiên Chúa, thế giới của các thiên thần và các thánh.

Đức tin giúp chúng ta có thể nhìn thấy Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo Hội và trong mỗi người. Như nhà thần học Yves Congar nói: “Chúng ta không chỉ thấy Giáo Hội và còn phải tin vào Giáo Hội.”

Đức tin giúp chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp xung quanh chúng ta để biết thán phục và biết ngạc nhiên. Và chúng ta sẽ thấy những điều lớn lao hơn thế nữa của cuộc sống!

Nhờ sự trợ giúp của các Tổng Lãnh Thiên Thần, chúng ta cầu xin Chúa biến đổi cặp mắt tâm hồn chúng ta giống cái nhìn của Chúa. Đó là cái nhìn thấu hiểu, tích cực và nhìn xa trông rộng để chúng ta xứng đáng trở thành người rao giảng niềm vui Tin Mừng.

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
 
Suy niệm lễ Đức Mẹ Mân Côi
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:22 28/09/2016
Sức Mạnh Của Lời Kinh Kính Mừng

SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

(Lc 1,26-38 )

Tháng Mười dẫn chúng ta về với Mẹ Mân Côi, một tay bồng Chúa Giêsu hài Ðồng, còn tay kia thì trao tràng chuỗi Mân Côi cho thánh Ðaminh. Hình ảnh ý nghĩa này chứng tỏ rằng kinh Mân Côi là một phương thế được Ðức Mẹ ban cho nhân loại qua thánh Đaminh, để nhờ chiêm ngắm và suy niệm về cuộc đời của Chúa, mà yêu mến Chúa và theo Chúa mỗi ngày một trung thành hơn.

1. Kinh Kính Mừng

"Kính mừng Maria đầy ơn phúc"

Là câu đầu tiên trong Kinh Kính Mừng chúng ta vẫn thường đọc. Nguồn gốc của lời Kinh này phát xuất từ miệng sứ thần Gabriel chào kính Đức Maria lúc truyền tin : "Kính mừng Maria đầy ơn phúc (Lc 1,28), và lời xác nhận của bà Êlisabet : " Em thật có phúc hơn mọi người nữ, vì Đấng em cưu mang thật diễm phúc".

Những lời của sứ thần Gabriel và của bà Êlisabet trên đây đã được Giáo Hội dùng để chúc tụng ngợi khen Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta. Đồng thời, Giáo Hội thêm vào lời cầu khẩn xin Mẹ thương nâng đỡ phù trì "Thánh Maria ĐứcMẹ Chúa Trời... và trong giờ lâm tử".

Phụng vụ mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, dựa trên trang Tin Mừng (Lc 1,26-38) dìu ta về với "Đức Maria đầy ơn phúc". Mẹ có phúc trước hết là vì Mẹ đã đón nhận hồng phúc khi thưa “xin vâng”. Phúc tiếp theo của Mẹ là có Thiên Chúa ở cùng, Mẹ cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và làm Mẹ Đấng gồm phúc lạ. Phúc của Mẹ thật cao với khôn sánh, nên Giáo Hội không ngớt lời lặp đi lặp lại danh xưng “đầy ơn phúc” này để tôn vinh Mẹ. Nếu yêu và được yêu là những điều hạnh phúc nhất trong đời, thì Đức Maria rất hạnh phúc khi được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn và chính Mẹ cũng đầu tư vốn liếng cuộc đời, biết dành trọn vẹn tình yêu thương của mình cho Thiên Chúa.

Mẹ được đầy ơn phúc, Mẹ cũng muốn cho con cái mình hạnh phúc, vì mẹ nào mẹ chẳng thương con. Nên khi con cái lầm đường lạc lối, sa lầy trong tội, Mẹ đã mở rộng vòng tay, dẫn lối chỉ đường cho con người đạt tới hạnh phúc với lời nhắn nhủ : "Hãy ăn năn đền tội, hãy năng lần hạt Mân Côi". Làm theo lời dặn dò của Mẹ, Hội Thánh đã thoát nhiều cơn giông tố hiểm nguy xác hồn, phá tan được bao bè rối, mang lại bình an trong tâm hồn. Chúng ta hãy đón nhận lời yêu cầu hiền mẫu của Mẹ siêng năng lần chuỗi Mân Côi.

Đời con một chuỗi Mân Côi.

Hạt thương hạt sáng hạt vui hạt mừng.

Ngày đêm nguyện gẫm không ngừng.

Như cây nến cháy nhỏ từng lời kinh.

2. Ơn phúc bởi đọc Kinh Kính Mừng

Sống trong thời văn minh điện toán toàn cầu hóa, biến con người thành những kẻ chạy đua với với thời cuộc. Kẻ làm, người học, có kẻ vừa học vừa làm, làm trong đi học… khiến người ta làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm cả ngày nghỉ. Thì hỡi ông bà anh chị em, dù bận đến đâu cũng đừng bỏ lễ Chúa Nhật và lễ Trọng buộc. Dù mệt đến đâu cũng đừng bỏ đọc Kinh Kính Mừng. Vì "Mẹ Maria chúc phúc cho những ai đọc Kinh Kính Mừng" (St Bênađô).

Nhiều bạn trẻ cho rằng : Thời buổi khoa học, ai còn tụng niệm như mấy ông già bà cả nữa. Không, câu chuyện có thật của một nam sinh Pháp và Bác học Louis Pasteur, Giám Đốc Viện nghiên cứu vi trùng học quốc tế, Giáo sư chuyên khoa Đại Học hoá học và sinh vật học là bằng chứng. Người đời thường có quan niệm: hễ càng văn minh, người ta càng xa Chúa. Nhưng ngược lại Louis Pasteur Bác học trứ danh lại càng tin theo Chúa. Và sợi dây gắn kết niềm tin ấy, động lực để nghiên cứu khoa học lại là Kinh Kính Mừng. Ông lần hạt khi đi trên Métro trước mặt những nam sinh nữ tú mà chúng không hay biết ông là người thầy của mình.

Thế giới ngày hôm nay tục hóa, con người sống như thể không có Thiên Chúa, chân phước Alanô mách bảo chúng ta: "Bất cứ ai trung thành đọc Kinh Mân Côi và suy ngắm những Mầu Nhiệm sẽ được ân thưởng. Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi trong giờ họ chết".

Nếu bị ma quỉ cám dỗ, sự xấu, người xấu lôi kéo, hãy đọc Kinh Kính Mừng, vì: "Kinh Kính Mừng làm cho Quỉ Dữ trốn chạy, Hỏa Ngục run sợ" (Lời thánh Anphongsô). Nếu con cái hư đốn, chồng không trung thủy, vợ bất trung thành, hãy đọc Kinh Kính Mừng: "Nhờ Kinh Kính Mừng, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trên đường trọn lành. Biết bao người được ơn chết lành và hưởng phúc Thiên đàng".

3. Lời kinh cầu cho hòa bình

Chúng ta đang sống trong một tình hình quốc tế đầy những căng thẳng, khủng bố dưới mọi hình thức ngày càng man dợ, trộm cắp, giết người cách tinh vi, hủy hoại môi sinh, gây đau khổ cho đồng loại. Trước những thế lực mạnh hơn trên trái đất này định đoạt số phận của nhân loại, chúng ta cảm thấy bị giới hạn và bất lực, phải nại đến sức mạnh từ trời cao. Chúng ta chạy đến với Thiên Chúa, để khẩn xin ơn bình an cho thế giới. Việc làm trong tháng này là hãy lần hát Mân Côi, như Giáo Hội vẫn thường làm trong các cơn túng cực. Vì chỉ có lời cầu nguyện mới vượt qua được các biên giới các quốc gia và các ngăn cách của thù ghét cũng như không hiểu nhau, mới đem lại bình an cho nhân loại.

Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân Côi, cầu cho chúng con.

Nữ Vương bình an, cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp yêu thương của ĐTC Phanxicô trên Twitter
Lê Đình Thông
07:58 28/09/2016
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRÊN TWITTER

Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng mạng lưới Twitter để truyền đi khắp thế giới thông điệp yêu thương. Ngài đã dùng địa chỉ Pope Francis @ Pontifex gửi đi mấy lời tâm huyết như sau :

‘‘The world needs concrete signs of solidarity, especially before the temptation of indifference.’’

Nhiều nhật báo ở Pháp phát hành ngày 28/09/2016 đã đăng lại bức thông điệp đầy tình người này: ‘‘Le monde a besoin de signes concrets de solidarité, surtout face à la tentation de l’indifférence’’ (Thế giới cần những dấu hiệu cụ thể về tình liên đới, đặc biệt để trực diện với cám dỗ dửng dưng).

Đức Thánh Cha Phanxicô không ngần ngại sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại đề tiếp cận với mọi người, không phân biệt màu da, tôn giáo. Từ tháng 2/2016, ngài đã đăng ký vào mạng Twitter, gửi đi những thông điệp dưới hình thức những lời nhắn nhủ xúc tích, được gọi là tweets. Mỗi ngày, trang Twitter của ĐTC Phanxicô có 9 800 000 người truy cập, không kể báo chí khắp nơi đăng lại. Theo quy định, mỗi tweets gồm tối đa 140 chữ cái. Thông điệp càng ngắn càng được truyền đi rộng rãi. Thông điệp yêu thương trên đây chỉ gồm vỏn vẹn 80 mẫu tự.

Twitter do Jack Dorsey thành lập ngày 31/03/2006, mau chóng trở thành phương tiện truyền thông đại chúng phổ cập. Tính đến ngày 06/05/2016, mỗi tháng có 320 triệu người sử dụng Twitter, gửi 500 triệu tweets mỗi ngày bằng 35 ngôn ngữ. Twitter Inc. đặt trụ sở tại San Francisco, cùng tên thánh Phanxicô của Đức Thánh Cha.

Hàng ngày, Đức Thánh Cha gửi đều dặn các thông điệp ngắn trên Twitter, bày tỏ quan điểm của Tòa Thánh về các vần đề thời sự nóng bỏng trên thế giới. Theo Viện Thăm dò Ý kiến Win-Gallup hợp tác với BVA của Pháp, ‘‘Đức Thánh Cha là vị lãnh đạo thế giới thân dân nhất, được sự tôn kính của mọi người, không phân biết tôn giáo. Ông Jean-Marc Léger, chủ tịch Win-Gallup quốc tế cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy đại đa số người trên thế giới có tôn giáo và quốc tịch khác nhau đều bày tỏ lòng tôn kính ngài. 65% người Do thái, hơn 50% người theo đạo Tin Lành, đa số người vô thần đê tán thành công việc của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Kết quả vừa kể càng khích lệ Đức Thánh Cha nhân ngày 04/10/2016 kính thánh Phanxicô Assisi và củng là tông hiệu đương kim giáo hoàng.

Giáo Xứ Paris, ngày 28/09/2016

Lê Đình Thông
 
Tòa Thánh: Hòa bình dựa vào hù họa hạt nhân chỉ là ảo tưởng
Vũ Văn An
17:10 28/09/2016
Theo Đài Phát Thanh Vatican, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Ông Greg Burke, vừa cho báo chí hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất quan tâm đối với động thái hạt nhân mới đây của Bắc Hàn, một động thái đang gây căng thẳng cho nền chính trị thế giới.

Lời Ông Burke: “tôi có thể xác nhận rằng nỗi quan ngại của Đức Thánh Cha và của Tòa Thánh về các căng thẳng liên tiếp trong khu vực, do các cuộc thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn gây ra, hôm nay đã được lặp lại bởi Đức Cha Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh, khi ngài nói chuyện ở Vienna tại Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế”.

Trong khi ấy, cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, hôm thứ Hai vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh bên cạnh Liên HIệp Quốc, đã nói với cơ quan này rằng “vũ khí hạch nhân đem lại cho chúng ta một cảm thức giả tạo về an ninh, và nền hòa bình do sự hù họa hạch nhân đem lại là một ảo tưởng bi thảm”.

Theo Đức Tổng Giám Mục, “Vũ khí hạch nhân không thể tạo ra cho ta một thế giới ổn định và an ninh… Hòa bình và an ninh quốc tế không thể được xây dựng trên việc chắc chắn sẽ bị tiêu diệt lẫn nhau hay trên việc đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn”.

Sau đây là trọn bài phát biểu của Đức Tổng Giám Auza tại Phiên Họp Toàn Thể Cao Cấp để kỷ niệm và cổ vũ Ngày Quốc Tế Hoàn Toàn Tiêu Hủy Vũ Khí Hạch Nhân, New York, 26 tháng Chín năm 2016

Kính thưa Ông Chủ Tịch,

Tòa Thánh thiết tha hy vọng rằng lễ kỷ niệm hàng năm Ngày Quốc Tế Hoàn Toàn Tiêu Hủy Vũ Khí Hạch Nhân sẽ góp phần phá vỡ sự bế tắc đang cản trở bộ máy giải giới của Liên Hiệp Quốc quá lâu nay.

Tháng Hai năm 1943, hai năm rưỡi trước cuộc thí nghiệm Trinity, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã bầy tỏ nỗi quan ngại sâu xa đối với việc sử dụng năng lượng nguyên tử để phục vụ bạo lực. Sau (thảm họa) Hiroshima và Nagasaki, và vì các hậu quả không tài nào kiểm soát được và bừa bãi của vũ khí hạch nhân, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã yêu cầu phải ngăn cấm và hữu hiệu bãi bỏ cuộc chiến tranh nguyên tử; ngài gọi cuộc chạy đua vũ khí là mối tương quan quá đắt của việc khủng bố lẫn nhau. Tòa Thánh luôn duy trì chủ trương này kể từ khi xuất hiện các vũ khí nguyên tử.

Phái đoàn của tôi tin rằng vũ khí hạch nhân đem lại một cảm thức giả tạo về an ninh, và nền hòa bình bức xúc mà việc hù họa (deterrence) hạch nhân hứa hẹn chỉ là một ảo tưởng bi thảm. Các vũ khí hạch nhân không thể tạo được cho chúng ta một thế giới ổn định và an ninh. Hòa bình và an ninh quốc tế không thể được xây dựng trên việc chắc chắn sẽ tiêu diệt lẫn nhau hay trên việc đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn. Tòa Thánh tin rằng hoà bình không thể chỉ là việc duy trì cán cân quyền lực. Trái lại, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quả quyết, “Hòa Bình phải được xây dựng trên công lý, trên sự phát triển xã hội và kinh tế, trên tự do, trên việc kính trọng các nhân quyền, trên việc tham gia vào mọi việc công cộng và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa mọi dân tộc”.

Như thế, nền hòa bình lâu dài đòi mọi người phải cố gắng đạt cho được việc giải giới vũ khí một cách tiệm tiến và đồng bộ.

Tòa Thánh vốn là một bên ký vào Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân (NPT) kể từ lúc ban đầu, nhằm khuyến khích các quốc gia có vũ khí hạch nhân bãi bỏ các vũ khí loại này, thuyết phục các quốc gia không có vũ khí hạch nhân đừng mua hay phát triển các khả năng hạch nhân, và khuyến khích việc hợp tác quốc tế trong việc sử dụng cách hòa bình các chất liệu hạch nhân. Trong khi vững tin rằng Hiệp Ước NPT vẫn còn có tính sinh tử đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế và lấy làm tiếc một cách sâu xa đối với sự thất bại tập thể của chúng ta trong việc đẩy mạnh nghị trình giải giới tích cực, Tòa Thánh sẽ tiếp tục tranh đấu chống cả việc sở hữu lẫn việc sử dụng các vũ khí hạch nhân, cho tới lúc đạt được việc hoàn toàn hủy diệt các vũ khí hạch nhân này.

Thực thế, Tòa Thánh coi việc đẩy mạnh các cố gắng hướng tới mục tiêu sau cùng là hủy diệt hoàn toàn các vũ khí hạch nhân là một mệnh lệnh hợp luân lý và hợp nhân đạo. Các hiệp ước giải giới không phải chỉ là các nghĩa vụ có tính luật pháp; chúng còn là các cam kết luân lý dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, bắt nguồn từ sự tin tưởng mà các công dân vốn đặt nơi chính phủ của họ. Nếu các cam kết đối với việc giải giới hạch nhân không được đưa ra một cách có thiện chí và kết cục sẽ đem tới các vụ phá vỡ lòng tin tưởng, thì việc lan tràn các loại vũ khí này chắc chắn chỉ là hệ quả hợp luận lý mà thôi.

Vì thiện ích của chính chúng ta và của các thế hệ tương lai, ta không có chọn lựa hữu lý hay hợp luân nào khác hơn là bãi bỏ các vũ khí hạch nhân. Các vũ khí này là một vấn nạn hoàn cầu và chúng tác động tới mọi quốc gia và mọi dân tộc, kể cả các thế hệ tương lai. Sự liên lập và hoàn cầu hóa ngày một gia tăng đòi hỏi rằng bất cứ đáp ứng nào chúng ta đưa ra đối với sự đe dọa của các vũ khí hạch nhân cũng phải có tính tập thể và đồng bộ, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, và bên trong khuôn khổ giải giới tổng quát và hoàn toàn, như Điều VI của NPT đã đòi buộc. Hơn nữa, nguy cơ thực sự và hiện nay là các vũ khí hạch nhân và các vũ khí giết người hàng loạt khác có thể rơi vào tay những nhóm khủng bố cực đoan và nhiều tác nhân bạo động khác không có tư cách nhà nước.

Nghị Trình Phát Triển Lâu Dài 2030 đòi hỏi tất cả chúng ta bắt tay vào việc thực thi tham vọng đầy khó khăn là cải thiện mọi đời sống, nhất là đời sống của những người đã và đang bị bỏ rơi. Sẽ là điều ngây thơ và thiển cận nếu ta tìm cách bảo đảm nền hòa bình và an ninh thế giới bằng vũ khí hạch nhân thay vì tận diệt cảnh nghèo cùng cực, gia tăng quyền được hưởng việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và cổ vũ các định chế và xã hội yêu hòa bình bằng đối thoại và tình liên đới.

Thưa ông chủ tịch,

Không ai xưa nay có thể nói rằng thế giới không có vũ khí hạch nhân là thế giới có thể tạo lập cách dễ dàng. Không dễ chút nào; nó cực kỳ khó khăn; với một số người, thậm chí nó còn là một không tưởng. Nhưng ta sẽ không có một giải pháp nào khác hơn là không ngừng cố gắng nhằm đạt được nó cho bằng được.

Xin cho phép tôi được kết luận bằng cách tái khẳng định xác tín mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu trong thông điệp tháng Mười Hai năm 2014 gửi Chủ Tịch Hội Nghị Vienna về Tác Động của Các Vũ Khí Hạch Nhân về phương diện Nhân Đạo: “Tôi xác tín rằng ước nguyện hòa bình và tình huynh đệ vốn nằm sâu trong trái tim con người sẽ sinh hoa trái một cách cụ thể để bảo đảm việc này: các vũ khí hạch nhân bị ngăn cấm một lần vĩnh viễn, vì lợi ích của căn nhà chung của chúng ta”.
 
Top Stories
Inde: Face à la multiplication des violences au Jammu-et-Cachemire, l’Eglise catholique favorise les initiatives de paix
Eglises d'Asie
09:46 28/09/2016
Le 21 septembre dernier, Journée internationale de la paix, le diocèse catholique de Jammu-Srinagar, Caritas India et les écoles catholiques de la région se sont mobilisés pour la paix, dans cette région minée par une escalade des violences depuis la mort, le 8 juillet dernier, de Muzaffar Wani, jeune chef charismatique d’un groupe séparatiste cachemiri, tué par des militaires indiens.

Alors que d’importantes manifestations violemment réprimées par l’armée indienne ont fait près de 80 morts et des milliers de blessés, un attentat, le 18 septembre dernier, a tué 18 soldats indiens à la base militaire d’Uri, sur la ligne de contrôle entre l’Inde et le Pakistan, créant un regain de tensions dans la région. Pour l’armée indienne, cet attentat a été perpétré par le groupe djihadiste Jaish-e-Mohammed, basé au Pakistan, que le ministre indien de la Défense a qualifié « d’Etat terroriste ».

Clubs pour la paix et veillées de prière

Pourtant, malgré ce climat de guerre larvée, des centaines de jeunes ont réussi à participer à une journée de prière commune, organisée par l’Eglise catholique, ce 21 septembre. « Nous prions pour la paix et le retour à une vie normale », a confié le P. Mathew, curé de la paroisse de la Sainte-Famille, à Srinagar, la capitale d’été de l’Etat. « Alors que l’Etat indien a annoncé vouloir déployer 4 000 troupes supplémentaires dans la région, l’Eglise catholique veut appréhender le conflit en favorisant le dialogue », a-t-il expliqué. Selon le P. Shaiju Chacko, porte-parole du diocèse catholique de Jammu-Srinagar, des veillées de prières pour la paix, en hommage aux victimes du conflit, ont été organisées dans toutes les paroisses du diocèse.

Des centaines d’étudiants de différentes régions du Jammu-et-Cachemire ont également lancé le programme « Maitri Abhiyan » (‘amitié’), des clubs pour la paix rassemblant une trentaine d’étudiants prêts à s’investir quotidiennement dans la diffusion d’un message de paix , d’unité et de solidarité, a précisé le P. Chacko.

Une région paralysée et sous tension

Depuis près de quatre-vingts jours, un couvre-feu paralyse en effet le quotidien des habitants de cet Etat enclavé entre l’Inde, le Pakistan et la Chine. Les réseaux Internet et de téléphonie mobile ont été coupés, afin d’affaiblir la capacité de rassemblement des jeunes séparatistes, très présents sur les réseaux sociaux. La plupart des écoles, des commerces et des administrations publiques sont fermées depuis trois mois, alors que les groupes séparatistes appellent toujours à la grève et aux manifestations, et que ces protestations, qui sont réprimées dans la violence, ont tué des dizaines de personnes et blessé de nombreux manifestants. « Beaucoup de personnes tuées ou blessées sont très jeunes », déplore le P. Mathew. « Nos prières et notre compassion s’adressent également à tous ces enfants innocents qui ont été mutilés ou sont sur le point de perdre la vue, du fait des tirs de billes à plomb », ajoute-t-il. Plus de 300 personnes auraient ainsi perdu la vue du fait de l’utilisation par les forces armées de carabines à plomb.

Un conflit ancien et complexe

Le Jammu-et-Cachemire, seul Etat à majorité musulmane de l’Union indienne, avec 68,3 % de musulmans (1), est, depuis plus de soixante ans, le théâtre de troubles incessants entre l’armée et les séparatistes musulmans, revendiquant leur rattachement au Pakistan. Ces vingt dernières années, le conflit a provoqué la mort de plus de 80 000 personnes et l’exil de milliers d’hindous, malgré un processus de paix entamé avec le Pakistan en 2004. Dans cette vallée de l’Himalaya administrée par l’Inde, où quelque 70 000 soldats sont déployés, une loi, votée en 1990, protège les soldats et les policiers de toute poursuite judiciaire pour les exactions commises en zone de troubles, ce qui leur confère une large impunité, et les accusations de viol, d’assassinat et de saisie de biens à leur encontre sont régulières.

Pour Dibyesh Anand, professeur de relations internationales à l’Université de Westminster, à Londres, et spécialiste du Cachemire indien, « le conflit au Cachemire est utilisé pour alimenter le nationalisme indien. Quand quelqu’un est tué, les médias indiens s’en emparent afin d’en faire un problème national. De cette façon, ils déshumanisent les Cachemiris en les représentant comme violents ». Du côté pakistanais, on cherche à décrédibiliser internationalement l’Inde, en évoquant le sort des Cachemiris, victimes de « la répression du gouvernement Modi ». Pour les médias occidentaux, l’Inde et le Pakistan sont des partenaires économiques privilégiés, notamment dans le domaine de l’armement, et « on préfère ignorer ce qui s’y passe », estime Dibyesh Anand.

L’accord signé le 23 septembre dernier entre le gouvernement indien et la France pour l’achat de 36 avions de combat Rafale est ainsi présenté par certains médias indiens, comme un moyen pour l’Inde de prouver au Pakistan, « sa supériorité aérienne », puisque New Delhi sera désormais capable d’attaquer des cibles en territoire pakistanais, sans violer l’espace aérien d’Islamabad. Pour d’autres médias, comme le Hindustan Times, plus modéré, l’escalade militaire n’est pas la solution, et le quotidien appelle plutôt à isoler le Pakistan sur la scène internationale. D’autres, comme l’Indian Express, brandissent la menace de couper l’eau potable au Pakistan, les deux pays se partageant le bassin de l’Indus, fleuve transfrontalier, où l’Inde, située en amont, jouit d’une position dominante sur son voisin pakistanais, où le bassin de l’Indus représente l’axe vital autour duquel s’organise la majeure partie de la vie du pays.

Pot de terre contre pot de fer

« La violence ne peut avoir comme réponse la violence. Nous devons redoubler d’énergie pour favoriser une solution diplomatique au plan international. Ces derniers temps, les violences se sont intensifiées et c’est une grande inquiétude pour notre pays », a pour sa part affirmé Mgr Theodore Mascarenhas, secrétaire général de la Conférence épiscopale catholique en Inde (CBCI), interrogé par l’agence Ucanews.

Le 29 août dernier, à New Delhi, une cinquantaine de responsables religieux, hindous, musulmans et chrétiens s’étaient rassemblés afin d’appeler le gouvernement indien à prendre des mesures pour que cesse le conflit au Cachemire indien « Nous devons comprendre les raisons exactes qui pousse la jeunesse cachemirie à la violence, que ce soit le chômage ou l’absence de perspectives d’avenir », a appelé Mgr Anil Couto, archevêque de Delhi. « En tant que responsables religieux, nous avons le devoir de créer des ponts entre le gouvernement et les citoyens, afin d’apporter la paix à notre pays », a-t-il insisté. (eda/nfb)

(Source: Eglises d'Asie, le 28 septembre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khai giảng năm học mới tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Qúy
15:47 28/09/2016
Thánh Lễ Tạ ơn Mừng Tết Nhi Đồng và khai giảng năm học mới tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.

Tukwila. Năm học mới niên khoá 2016-2017 về Giáo dục Đức Tin gồm các lớp Giáo Lý, Việt Ngữ, và Thiếu Nhi Thánh Thể tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle khai giảng vào sáng thứ Bảy ngày 24 tháng 9 năm 2016 và sẽ được kết thúc vào tháng 6 năm 2017. Các lớp học kéo dài suốt ngày thứ Bảy mỗi tuần từ 10 giờ sáng cho đến 3 giờ 40 chấm dứt chương trình học để chuẩn bị thánh lễ lúc 4 giờ chiều.

Xem Hình

Khung cảnh nhộn nhịp của ngày khai giảng thật tưng bừng, những em chưa kịp ghi danh cho năm học mới, từ sáng sớm các phụ huynh đã dẫn các em đến ghi danh vào các lớp Giáo lý cũng như Việt Ngữ. Hơn 800 em đã được thu nhận sắp xếp vào các lớp học. Đúng 10 giờ sáng thứ Bảy các em hiện diện tiến vào nhà thờ với hàng ngủ chỉnh tề để bắt đầu tham dự lễ Khai Giảng năm học mới. Cha chánh xứ chủ sự lễ khai giảng, mở đầu ngài ngỏ lời chào mừng tất cả các em hiện diện và chúc các em thăng tiến trong năm học mới, ngài mời gọi các em đi vào phần tâm linh với phút cầu nguyện dâng lên Chúa tất cả thời gian trong năm học mới, xin cho các em hằng tuần biết siêng năng sinh hoạt thường xuyên từ các lớp Giáo lý, Việt Ngữ hay Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau phần nghi thức cầu nguyện và dâng trọn cả năm học mới dưới sự nâng đỡ, phò trợ của Lòng Thương Xót Chúa. Các em theo nhóm của mình trở về các phòng học để bắt đầu chương trình của năm học mới.

Tưởng cũng nên biết, trong những ngày chuẩn bị năm học mới, nhiều phụ huynh đã hy sinh thì giờ tình nguyện đến làm vệ sinh các phòng ốc, lau chùi các bàn ghế trong nhiều ngày qua nên ngày khai giảng tất cả các lớp học đều sạch sẽ và các bàn ghế cho các em ngồi học cũng như dùng chỗ ăn trưa đều sạch đẹp. Đội ngủ phụ huynh khá đông đảo, tất cả đã phân chia từng nhóm và chia nhau phụ trách mỗi nhóm một tuần để lo việc ăn uống, sắp xếp bàn ghế cho các em có điều kiện sinh hoạt thoải mái, nhất là những giờ ăn trưa các phụ huynh phụ trách đã lo những món ăn tương đối ngon và hợp với sở thích chung của các em. Nhìn chung tất cả đều hy sinh thì gìờ để hợp tác với giáo xứ trong việc giáo dục Đức Tin cho con em trong giáo xứ ngày càng phát triển mạnh.

Chương trình sinh hoạt của các em vào các ngày thứ Bảy từ 10 giờ đến 11:45 giờ ăn trưa và trở lại sinh hoạt cho đến 3 giờ 40 thì các lớp học chấm dứt để bắt đầu tham dự thánh lễ lúc 4 giờ theo phụng vụ của ngày Chúa Nhật.

Hôm nay giáo xứ mừng Tết Nhi Đồng nên có thánh lễ tạ ơn mừng Tết Trung Thu lúc 5 giờ để các em cùng dâng lễ và vui Trung Thu sau thánh lễ.

Đúng 5 giờ, Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý cha cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát ca đoàn. Thánh lễ được cử hành đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có cha Miên, cha Lân và cha Thao Dòng Chúa Cứu Thế.

Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ nói: chào mừng các em, các cô thầy, các giảng viên giáo lý cùng toàn thể phụ huynh hiện diện trong ngày khai giảng năm học giáo dục Đức Tin niên khóa 2016-2017 và chúc các em trong ngày vui đón mừng Tết Trung Thu. Ngài tiếp: cùng dâng thánh lễ hôm nay có cha Thao Dòng Chúa Cứu Thế và quý cha trong giáo xứ gồm cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật 26 Thường niên. Tin mừng Thánh Luca kể lại câu chuyện Chúa Giêsu phán cùng các người biệt phái: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: 'Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này'. Abraham nói lại: 'Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được'. Người đó lại nói: 'Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này'. Abraham đáp rằng: 'Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài'. Người đó thưa: 'Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải'. Nhưng Abraham bảo người ấy: 'Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu'".

Phần giảng lễ, cha chánh xứ đã đưa các em hiểu vài nét chính về bài tin mừng như: nhà phú hộ giàu sang, tiệc tùng linh đình nhưng chẳng bao giờ có lòng thương đối với người hành khất hằng ngày nằm ngay bên cổng nhà ông ta. Ngài nhấn mạnh cho các em luôn biết thương người và chúc các em trong năm học mới nhớ chuyên cần, đi học thường xuyên để càng ngày càng tiến bộ hơn...

Trước khi kết thúc thánh lễ, một lần nữa cha chánh xứ cám ơn các thầy cô, các giảng viên giáo lý, các phụ huynh đã hy sinh thì giờ và bỏ công sức hợp tác với giáo xứ trong công tác giáo dục Đức Tin cho các em. Ngài nhấn mạnh đây là bổn phận hết sức quan trọng của phụ huynh trong việc giáo dục con cái để trở thành người tốt, tương lai cho xã hội cũng như Giáo Hội và gia đình. Ngài nói tiếp: "Nếu chúng ta không đầu tư cho việc giáo dục con cái ngay từ khi con còn nhỏ thì sẽ là mối nguy hại cho tương lai của các em cũng như của gia đình, xã hội..Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 10.

Sau thánh lễ là chương trình vui Trung Thu của các em với phần múa lân, văn nghệ và phát quà với đèn Trung Thu, Chương trình khá vui nhộn ở Hội Trường lớn của giáo xứ. Chương trình vui Têt Trung Thu của các em kết thúc vào lúc 10 giờ đêm. Mọi người chia tay ra về trong niềm vui tạ ơn một ngày vào Thu nơi giáo xứ Các ThánhTử Đạo VN thật tuyệt vời.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính Danh Học Việt Nam - bản 2016
Nguyễn Long Thao
08:10 28/09/2016
TÍNH DANH HỌC VIỆT NAM
Ấn Bản 2016

NỘI DUNG

Dẫn Nhập

Chương Một: Danh Xưng Đặc Biệt Của Người Việt Nam

I: Danh xưng đặc biệt của vua chúa Việt Nam
1. Đế hiệu
2. Niên hiệu
3. Tôn hiệu
4. Thụy hiệu
5. Miếu hiệu
II: Danh xưng đặc biệt của thường dân Việt Nam
1. Tên tục
2. Tên tước
3. Tên tự
4.Tên hiệu
5. Bút hiệu
6. Nghệ danh
7. Thương hiệu
8. Bí Danh
9. Tên Thụy
10. Tên đạo giáo

Chưong Hai: Tên Họ Người Việt Nam

I: Tên họ người Việt Nam
1. Định nghĩa tên họ
2. Số tên họ tại Việt Nam
3. Nguồn gốc tên họ tại Trung Quốc
4. Nguồn gốc tên họ tại Việt Nam
5. Các hình thức tên họ tại Việt nam
6. Sự biến đổi tên họ
II: Tên họ người Âu Châu
1. Lịch sử hình thành tên họ tại Âu Châu
2. Các nguồn gốc tên họ tại Âu Châu
3. Số tên họ và sự phân phối tên họ
4. Sự biến đổi tên họ tại Hoa Kỳ
III: So sánh tên họ tại tây phương với Việt Nam và Trung Quốc
1. Những điểm tương đồng
2. Những điểm dị biệt

Chương Ba: Tên Đệm

I: Tên đệm của người Việt Nam
1. Lịch sử tên đệm người Việt Nam
2. Hình thức tên đệm của người Việt Nam
3. Nhiệm vụ tên đệm của người Việt Nam
II: Tên đệm của người tây phương
1. Nguồn gốc tên đệm người tây phương
2. Nhiệm vụ tên đệm người tây phương
III: So sánh tên đệm người tây phương và Việt Nam
1. Những điểm tương đồng
2. Những điểm dị biệt

Chương Bốn: Tên Chính

I: Tên chính của người Việt Nam
1. Tên người sơ khai
2. Phân loại tên chính
3. Những hình thức tên chính
4. Các tục lệ khi đặt tên chính
5. Các nguyên tắc chọn tên chính
6. Sự biến đổi tên chính
Mục II: Tên chính người tây phương
1. Phân loại tên chính
2.Nguyên tắc chọn tên chính
3. Ảnh hưởng của tôn giáo và chính quyền
III: So sánh tên chính người Việt Nam và tây phương
1. Những điểm tương đồng
2. Những điểm dị biệt

Chương Năm: Phép Kỵ Húy

I: Phép kỵ húy tại Trung Quốc.
1. Định nghiã kỵ húy
2. Nguồn gốc phép kỵ húy
3. Phân loại phép kỵ húy
4. Phương pháp tránh húy.
5. Biện pháp chế tài
II. Phép kỵ húy tại Việt Nam
1. Lịch sử phép kỵ húy
2. Phương pháp tránh húy
3. Các biện pháp chế tài
4. Ảnh hưởng phép kỵ húy tại Việt Nam.

Chương Sáu: Cách Xưng Hô Tên Người

I: Cách xưng hô tên người Việt Nam
1. Các tục lệ xưng hô tên người Việt Nam
2. Xưng hô tên phụ nữ có chồng, nghề nghiệp, chức vụ
3.Vấn đề viết hoa tên riêng
II: Biệt hiệu của người Việt Nam
1. Biệt hiệu trong ngành tính danh học
2. Cách đặt biệt hiệu để tỏ lòng ngưỡng mộ
3. Cách đặt biệt hiệu để chế diễu, đùa cợt
III: Cách xưng hô tên người tây phương
1. Các tục lệ xưng hô
2. Xưng hô tên phụ nữ có chồng, chức vụ, nghề nghiệp
3. Cách đặt biệt hiệu của người tây phương
IV: So sánh cách xưng hô tên người tây phương và Việt Nam
1. Những điểm tương đồng
2. Những điểm dị biệt.

Chương Bảy: Hệ Thống Tên Người Trong Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới

I: Hệ thống tên người trong những nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc
1. Tên người Đại Hàn
2. Tên người Nhật Bản
II: Hệ thống tên người La Mã và Do Thái
1. Tên người La Mã
2. Tên người Do Thái
III: Tên người trong thế giới Ả Rập, Nam Dương, Ấn Độ
1. Tên người trong thế giới Ả Rập
2. Tên người Nam Dương
3. Tên người Ấn Độ

Thư Mục Tham Khảo
 
Dẫn Nhập Tính Danh Học Việt Nam
Nguyễn Long Thao
09:07 28/09/2016
DẪN NHẬP TÍNH DANH HỌC VIỆT NAM

Danh Xưng Học

Theo định nghĩa của bách khoa từ điển Britannica, tập 24, ấn bản lần thứ 15, danh xưng học, Anh ngữ gọi là onomastics hay onomatology, là một khoa học nhân văn, nghiên cứu tên nơi chốn, tên con người. Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt, danh xưng học là ngành ngôn ngữ học nghiên cứu tên riêng của người, động vật, sự vật. Phạm vi nghiên cứu khoa học này rất rộng lớn, bao gồm mọi khu vực địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, và mọi thời đại lịch sử. Danh học được chia làm hai ngành: địa danh học (toponymy) và tính danh học (anthroponymy hay anthroponomastics). Địa danh học nghiên cứu về tên nơi chốn, trực thuộc môn địa lý học. Tính danh học nghiên cứu về tên con người, trực thuộc khoa nhân chủng học. Mỗi ngành trên lại chia làm nhiều ngành phụ như địa danh học Trung Quốc, địa danh học Việt Nam, tính danh học Hoa Kỳ, tính danh học Pháp, tính danh học Việt Nam.

Tính Danh Học

Tại Hoa Kỳ, tính danh học được giảng dậy tại phân khoa nhân chủng học, địa danh học được giảng dậy tại phân khoa địa lý học. Danh học nói chung được dậy tại phân khoa ngôn ngữ học. Cũng tại Hoa Kỳ, tính danh học được dậy cho các học sinh trung học trong môn khoa học xã hội. Trên thế giới, quốc gia xuất bản nhiều sách nhất và thiết lập nhiều mạng lưới nhất về tính danh học là Do Thái. Các mạng lưới này nghiên cứu tính danh người Do Thái trên khắp thế giới. Môn tính danh học được giảng dậy tại phân khoa lịch sử Do Thái của viện đại học Bar-Ilan. Đại học Leipzig ở Đức cấp bằng Cao Học cho ngành danh xưng học và nội dung giảng khóa gồm 4 lãnh vực chính: (a) lý thuyết danh xưng học, (b) danh xưng học áp dụng, (c) sự phát triển ngành danh xưng học, (d) xã hội danh xưng học. Tại đại học Louvain ở Bỉ, môn danh học cũng được giảng dậy và tại đây có trụ sở của Ủy Ban Quốc Tế Về Khoa Danh Xưng Học (International Committee of Onomastic Science). Tại Đài Loan, danh xưng học được nghiên cứu trong hai phân khoa xã hội học và luật học của Viện Ðại Học Quốc Gia Đài Loan.

Lịch Sử Tính Danh Học.

Về các tài liệu tính danh học, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới có những tác phẩm về tên họ. Ðời Tấn (265-420), Giang Vi viết Trần Lưu Phong Tục Truyện. Ðời Đường (618-907), tác giả Lâm Bảo viết Nguyên Hà Tính Toản, ghi lại nguồn gốc các tên họ trong triều đại này. Đến đời Tống (960-1279), Trương Định viết Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước có thư mục phong phú nhất về tính danh học. Tác giả Sheau Yueh J. Chao, trong tác phẩm In Search of Your Asian Roots, đã liệt kê thư mục với 210 tác phẩm nói về tên họ tại Trung Quốc. Có những tác phẩm rất chuyên biệt như hai ông Trần Minh Nguyên và Vương Tống Hổ viết Trung Quốc Tính Thị Đại Toàn, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1987, liệt kê và trình bày nguồn gốc 5600 tên họ của Trung Quốc. Tác giả Trần Nãi Hất viết sách nói về bút hiệu, biệt hiệu của các học giả, chính trị gia Trung Quốc. Ngày nay, các từ điển tiếng Hán thường có phần phụ lục liệt kê danh sách tên họ của người Trung Quốc.

Tại Âu Châu, các sách về môn tính danh học được xuất bản khá sớm. Tác phẩm đầu tiên về vấn đề này là The Calendar of Scripture của William Patton, xuất bản năm 1575. Công trình này là tổng hợp hai tác phẩm Bible, tức Kinh Thánh, của Hồng Y Francisco Ximenez de Cisneros, xuất bản năm 1514, và Dictionarium Theologicum, tức từ điển thần học của John Arquerius, xuất bản năm 1567. Nội dung tác phẩm Calendar of Scripture nói về ý nghĩa các tên trong Kinh Thánh của Kitô Giáo.

Tác phẩm quan trọng nhất đề cập đến tên riêng, tên họ của người Anh có tựa đề rất dài: “Remaines of a Greater Worke Concerning Britaine, The Inhabitants thereof, Their Languages, Names, Surnames, Empreses, Wise Speeches, Poesies, and Epitaphes” của William Camden, xuất bản năm 1605. Ngày nay, các học giả gọi vắn tắt tác phẩm này là Remaines. Từ thế kỷ 17, các tác phẩm về tính danh học được xuất bản ở nhiều nơi, nhưng các tác phẩm có giá trị đều xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngày nay, nhiều quốc gia có những tác phẩm danh xưng học.

Tại Âu Châu, nhiều nước có các tổ chức chuyên nghiên cứu danh xưng học. Tại Hoa Kỳ, tổ chức American Name Society xuất bản tập san Names từ năm 1951 đến nay và đã thiết lập mạng lưới điện toán để phổ biến những tin tức, tài liệu danh xưng học trên toàn thế giới. Nhà tính danh học thế giá nhất Hoa Kỳ là cố Giáo sư Elsdon C. Smith. Thư viện của ông có hơn 1200 quyển sách về danh xưng học và quan trọng nhất, ông đã viết tác phẩm Personal Names – A Bibliography trong đó liệt kê 3415 tài liệu về tính danh học được xuất bản ở Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Tính Danh Học Việt Nam

Tại Việt Nam, tài liệu về tính danh học nằm rải rác trong các bộ cổ sử như Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Quốc Triều Hình Luật, Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ, Ðại Nam Thực Lục v.v…Tài liệu tiếng Việt đầu tiên có tính cách chuyên biệt về tính danh học là bài: Chiếc Gạch Nối Giữa Họ Và Tên Người của Tảo Trang, đăng trong báo Thanh Nghị số 19, phát hành ngày 16 tháng Tám năm 1942. Nội dung bài này chú ý tới khía cạnh văn phạm hơn là tính danh học. Đến năm 1949, học giả Nguyễn Bạt Tụy khai phá môn học này trong bài viết: Tên Người Việt Nam được công bố trong tập san của hội Khuyến Học Nam Việt. Nội dung bài này đề cập một cách tổng quát đến các vấn đề tên họ, tên đệm (tác giả gọi là chữ lót), tên chính (tác giả gọi là tên đẻ). Năm 1961, tác giả Trịnh Huy Tiến viết bài: Các Loại Nhân Danh Việt Nam được công bố trong 2 số báo 61 và 62 của tờ Văn Hóa Nguyệt San. Năm 1966, ông Tạ Quang Phát của Viện Khảo Cổ Sàigòn viết bài: Quốc Húy Triều Nguyễn được đăng trong Khảo Cổ Tập San số 6. Năm 1973, Vũ Bằng viết Tìm Hiểu Tên, Bút Hiệu Của Văn Nghệ Sĩ Tiền Chiến, Hiện Ðại. Năm 1975, tại Sàigòn Nhật Thịnh và Nguyễn Thị Khuê Giung cho in ronéo tập Sơ Thảo Tự Ðiển Biệt Hiệu Việt Nam. Cũng trong năm này, Nguyễn Kim Thản viết Vài Nét Về Tên Người Việt được đăng trong tập san Dân Tộc Học, số 4, 1975. Năm 1976, trong tập san Dân Tộc Học số 3, Giáo Sư Trần Ngọc Thêm đăng bài Về Lịch Sử Hiện Tại Và Tương Lai Của Tên Riêng Trong Người Việt Nam. Năm 1988, trong tập sách Tiếng Việt Và Các Ngôn Ngữ Ðông Nam Á, ông Phạm Tất Thắng viết bài Vài Nhận Xét Về Yếu Tố Ðệm Trong Tên Gọi Người Việt. Năm 1992, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in tác phẩm Họ Và Tên Người Việt Nam của Tiến sĩ Lê Trung Hoa. Năm 1996, Giáo sư Hà Mai Phương và Bảng Phong viết bài Tên, Họ Người Việt Nam được in trong phụ lục Di Cảo 7 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Năm 1998, cơ sở MêKông Tỵ Nạn xuất bản di cảo 7 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy với tựa đề: Tên Người Việt Nam. Năm 2000, trong bản tin Hiệp Thông, số 9, xuất bản tại Việt Nam, linh mục Nguyễn Ngọc Sơn viết bài: Vấn Ðề Cách Viết Tên Riêng Tiếng Nước Ngoài Trong Sách Báo Công Giáo. Tại hải ngoại, tập san Thế Kỷ 21 đăng ba bài. Số 111, tháng 7 năm 1998 đăng bài: Những Cuộc Đổi Họ Lớn Trong Lịch Sử của Trần Gia Phụng. Số 122, tháng 6 năm 1999 đăng bài: Người Việt Tên Mỹ-Vấn Đề Cần Suy Nghĩ của ông Nguyễn Đức Mai. Đến số 148, phát hành tháng Tám năm 2001, Giáo sư Vũ Hiệp viết bài: Tìm Hiểu Nguồn Gốc và Sự Phát Triển Của Một Số Dòng Họ Tiêu Biểu Của Người Việt Nam. Năm 2002, Trung tâm văn hóa Nguyễn Trường Tộ tại Pháp cho in hai bài thuyết trình. Bài thứ nhất của tác giả Nguyễn Ðăng Trúc có tựa đề Xưng Hô Trong Gia Ðình Việt Nam. Bài thứ hai của tác giả Hoàng Ðức Phương có tựa đề Cách Xưng Hô Trong Xã Hội Việt. Cả hai bài được in chung trong tác phẩm Tình Yêu, Gia Ðình và Hội Nhập. Ngoài các tài liệu quan trọng trên đây, tạp chí Phổ Thông xuất bản tại Sàigòn trước năm 1975 có in nhiều bài nói về tên người Việt Nam.

Về Pháp ngữ, năm 1932, Giáo sư Pierre Gourou viết bài Les Noms De Famille Ou Họ Chez Les Annamites Du Delta Tonkinois đăng trong tập san Bulletin de L’École Francaise D’Extrême Orient. Tome XXXII, xuất bản tại Hà Nội. Năm 1938, học giả Nguyễn Văn Tố viết bài: La Pratique Du Changement De Nom Chez Les Annamites đăng trong tập san B.I.I.E.H.

Về Anh ngữ, năm 1960, Giáo sư Nguyễn Đình Hòa viết bài Vietnamese Names and Titles đăng trong Asian Culture, Vol. II, số 2. Tài liệu này, năm 1990, hội sinh viên Việt Nam tại đại học San Jose City College cho in lại trong A Selection of Readings on Socio-Cultural Values and Problems of The Vietnamese in The United Sates. Năm 1961, cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ, gọi tắt là C.I.A. viết tài liệu Vietnamese Personal Names, dài 36 trang, hiện đang lưu trữ tại thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington. Năm 1973, Giáo sư Nguyễn Khắc Kham viết bài Vietnamese Names And Their Peculiarities, đăng trong tập san Area and Culture Studies, số 23 của trường đại học Tokyo. Mạng lưới www.dictionary.reference.com, phần Encyclopedia, mục Name, cũng đề cập đến tên người Việt Nam. Ngày nay, từ điển Wikipedia tiếng Việt cũng có mục Tên Người Việt Nam mà trong đó tác giả đã trích dẫn nguyên văn nhiều câu, nhiều tài liệu trong sách của chúng tôi đã xuất bản năm 2003.

Tái bản lần này, chúng tôi thêm tài liệu về tên của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Dương, Do Thái, La Mã, Ấn Độ và tên của người trong thế giới Hồi Giáo để độc giả có thêm tài liệu so sánh với tên người Việt Nam.

Tính Danh Học Việt Nam là một khoa học nên khi nghiên cứu, chúng tôi đã áp dụng phương pháp khoa học gọi là 5W (Who, What, When, Where, Why). Nghiã là trước mỗi sự kiện, như tên tự chẳng hạn, chúng tôi cố gắng trả lời 5 câu hỏi: Ai đặt ra tên tự? Chuyện gì xảy ra khi có tên tự? Tên tự áp dụng ở đâu, cho giai cấp nào? Tên tự có từ khi nào? Tại sao lại đặt ra tên tự?

Do vậy nội dung sách nhằm hai mục đích: Thứ nhất, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa và nguyên tắc mà dân gian đã dùng để đặt các loại tên như tên họ, tên đệm, tên chính, tên húy, đế hiệu, niên hiệu, tôn hiệu, thụy hiệu, tên tự, bút hiệu, thương hiệu, nghệ danh, v.v…Thứ hai, tìm hiểu nét dị biệt và tương đồng giữa hai hệ thống tên: Hệ thống đông phương mà tiêu biểu là Việt Nam và hệ thống tây phương, tiêu biểu là các nước Tây Âu và Hoa Kỳ.

Khi so sánh hai hệ thống đó, chủ đích là cung cấp dữ kiện để độc giả có dịp so sánh và thấy được nét thâm trầm của hệ thống tên người Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, khi trình bày hệ thống tên người tây phương, chúng tôi muốn giúp đồng bào Việt Nam ở hải ngoại biết được hệ thống tên của người trong quốc gia mình đang cư ngụ. Mục đích đề ra như vậy nên nội dung sách gồm 6 chương và một phụ lục:

Chương 1: Danh xưng đặc biệt của người Việt Nam.

Chương 2: Tên họ.

Chương 3: Tên đệm.

Chương 4: Tên chính.

Chương 5: Phép kỵ húy.

Chương 6: Sự xưng hô tên người Việt Nam.

Phụ Lục: Hệ thống tên của một số nước trên thế giới

Nội dung chương 1 có hai phần. Phần đầu nói về các danh xưng đặc biệt của vua chúa. Phần hai nói về các tên đặc biệt của thường dân Việt Nam. Nội dung các chương 2, 3, 4, 6 đều có ba phần, phần một nói về Việt Nam. Phần hai nói về tây phương. Phần ba so sánh tên người Việt Nam và tây phương để tìm ra nét tương đồng và dị biệt. Nội dung chương 5 gồm 2 phần. Phần một nói về phép húy tại Trung Quốc, phần hai nói về phép húy tại Việt Nam. Sở dĩ phải nói về phép húy tại Trung Quốc vì phép húy của Việt Nam bắt nguồn từ phép húy của Trung Quốc. Chương này không đề cập đến phép húy tại các nước tây phương vì tại tây phương không có tục lệ kỵ húy. Phần phụ lục nói về hệ thống tên của một số nước trên thế giới để độc giả có tài liệu so sánh giữa hệ thống tên người Việt Nam và Trung Quốc với hệ thống tên người trên thế giới. Phần phụ lục gồm 3 phần. Phần một nói về tên người trong các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc trong đó có Nhật và Đại Hàn. Phần hai nói về tên người La Mã và Do Thái là hai nước có hệ thống tên ảnh hưởng tới tên người tây phương. Phần ba nói về các tên người trong thế giới Ả Rập hay Hồi Giáo trong đó có Nam Dương và Ấn Độ.

Tính danh học Việt Nam là vấn đề rộng lớn, giống như ca dao tục ngữ, cần có sự đóng góp của nhiều người, nhiều địa phương, nhiều chủng tộc khác nhau. Do vậy, những gì được công bố hôm nay xin được coi là những nét sơ thảo về tính danh học của khối người kinh. Gọi là sơ thảo vì còn nhiều vấn đề chúng ta chưa biết tường tận. Ví dụ: chúng ta chưa biết lịch sử, ý nghĩa của hàng mấy trăm tên họ Việt Nam, chúng ta cũng có rất ít tài liệu về tính danh học của hơn 50 sắc dân thiểu số khác. Do vậy, chúng tôi không dám vội vã đưa ra kết luận cho môn tính danh học Việt Nam vì sợ nhận định còn phiến diện. Xin để công việc này cho các nhà nghiên cứu mai sau, một khi có đầy đủ tài liệu.

Chúng tôi ước mong có nhiều người chú ý đến lãnh vực này vì một khi vấn đề được nghiên cứu đầy đủ, môn tính danh học Việt Nam sẽ dọi thêm ánh sáng vào nhiều vấn đề văn hóa Việt Nam như tín ngưỡng dân gian, triết lý dân tộc, tâm lý và lịch sử xã hội. Sở dĩ tính danh học có thể làm được việc trên vì tên người Việt Nam được quan niệm là một báu vật linh thiêng, được dân gian gói ghém vào đó những gì gọi là ước vọng, tư tưởng tinh túy của dân tộc.

Chúng tôi lấy làm tiếc vì phương tiện eo hẹp, không được đọc hết những tài liệu tính danh học nằm rải rác trong các sách báo xuất bản sau 1975 tại quốc nội, cũng như không có cơ hội được đi đến từng địa phương ở Việt Nam để khảo sát tại chỗ. Do vậy, tác phẩm còn thiếu sót, chúng tôi thành khẩn kính mong quý thức giả bổ túc.

Tác giả chân thành cám ơn sự chỉ giáo và khuyến khích của nhiều bậc thức giả trưởng thượng. Tuy nhiên, phần trách nhiệm nội dung vẫn thuộc cá nhân chúng tôi.

Tái bản làn thứ nhất, San Jose, California tháng 7 năm 2016.
 
Văn Hóa
Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
15:49 28/09/2016
Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

Thánh Têrêsa Nhỏ kính yêu,

Hẳn là nhiều người chúng con đã quá quen thuộc với cuộc đời thánh thiện, lòng nhiệt thành yêu mến Chúa Giêsu của ngài. Tại Việt Nam, ngài cũng là vị thánh nổi tiếng vì ai cũng muốn bắt chước con đường nhỏ bé của ngài, để mỗi ngày người Công Giáo thêm mến yêu Chúa Giêsu nhiều hơn. Mỗi khi mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1-10) , chúng con có dịp nhìn lại cuộc đời của ngài với cả một vườn hồng của tình yêu hạnh phúc.

Ngài ơi, tiếc thay xã hội chúng con hôm nay còn nhiều người không để tâm đến đời sống tôn giáo, phất lờ lối sống nhân bản. Nhiều khi chính chúng con cảm thấy mình đắm chìm trong niềm vui vô bổ, lạc hướng trong xã hội vô thần và hoang mang trong lối sống suy đồi. Lắm lúc chúng con không chọn Chúa Giêsu là niềm vui đích thực, ngại ngùng với sinh hoạt đạo đức. Không ít người thấy cuộc sống thánh thiện là điều gì quá xa lạ mơ hồ. Bởi thế chúng con thiếu vắng bình an, không nhiều hạnh phúc.

Mỗi khi chiêm ngắm cuộc đời thánh Têrêsa, chúng con được mời gọi để nên thánh ngay trong cuộc sống đời thường. Là trẻ thơ trong vòng tay Chúa giàu lòng thương xót, thánh Têrêsa Hài Đồng đã làm từng điều nho nhỏ với tình yêu nồng nàn. Tuy hành trình nên thánh của ngài lắm chông gai, nhiều thử thách, nhưng lúc nào ngài cũng dành trọn trái tim cho Thiên Chúa. Ngài may mắn có được một gia đình thánh thiện. Cha mẹ ngài lúc nào cũng để tâm đến Thầy Giêsu. Từ nền tảng vững chắc đó, cha mẹ ngài là hai thánh: Martin và Guérin, đã hun đúc cho con cái một tình yêu mãnh liệt nơi Thiên Chúa. Nhờ vậy, thánh nhân có được cảm thức yêu mến và nguyện trót đời dâng mình cho Thiên Chúa từ rất sớm.

Còn nhớ cung cách ngài cầu nguyện luôn là một sự trào dâng của con tim. Với thánh nhân, cầu nguyện đơn giản là một cái nhìn hướng về trời, là một tiếng kêu nhận biết và yêu thương, ôm lấy cả thử thách lẫn niềm vui. Điều này cần thiết cho chúng con là những người muốn nối tương quan với Thầy Giêsu bằng con đường cầu nguyện. Chúng em nhớ hoài lời chia sẻ của ngài: “Đừng sợ nói với Đức Giêsu rằng bạn yêu thương Người; cho dù không cảm thấy gì, đó là cách để buộc Người giúp đỡ bạn, và bồng lấy bạn như một em nhỏ quá yếu không thể bước đi.” Ngài quả đúng như lời nhận xét của nhiều người: “Đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”.

Với tình yêu ấy, thánh nhân đã sống 15 năm hạnh phúc trong gia đình thánh thiện, 9 năm thắm nghĩa vẹn tình với Thầy Chí Thánh trong Dòng kín Carmel. Rồi ngày 30 tháng 9 năm 1897, sau 18 tháng cuối đời chiến đấu với bệnh lao phổi nặng, thánh Têrêsa được đưa về Thiên đàng. Trên Thiên quốc, thánh nhân hằng gieo rắc muôn đóa hồng xuống trần gian. Nhờ ân huệ ấy, chúng con ước mong bắt chước thánh nhân để dâng về Chúa những đóa hồng của đời sống thường ngày. Mỗi hoa hồng là những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ với tình yêu thật lớn!

Hôm nay đây, chúng con tin rằng cả gia đình thánh nhân cũng tỏa ngát hương hoa hồng xuống từng người chúng con, từng gia đình dưới thế. Chúng con nài xin gia đình thánh nhân nơi Thiên quốc cầu bầu cùng Chúa cho mỗi gia đình chúng con trở nên thiên đường hạnh phúc, nên mái nhà yêu thương và nên tổ ấm thánh thiện!

Mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

01-10-2016

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Sen
Mỹ Lê
20:28 28/09/2016
HOA SEN
Ảnh của Mỹ Lê
Hoa sen chỉ có hai màu
Màu hồng màu trắng, màu nào cũng xinh
Một hôm lạc bước ngang Đình
Bỗng ai không biết bảo mình hoa sen...
(Trích thơ của Huệ Thu)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22 – 28/09/2016: Ba linh mục bị thảm sát tại Mễ Tây Cơ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:42 28/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha lên án vụ sát hại 2 linh mục Mễ Tây Cơ

Sau khi hay tin về vụ giết hại hai linh mục ở Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện tín cho Hội Đồng Giám mục nước này, trong thư ngài lên án các hành động bạo lực và hiệp thông trong những lời cầu nguyện và bày sự gần gũi của ngài với cộng đoàn và gia đình các nạn nhân.

Gửi lời chia buồn sâu sắc khi nhận được tin buồn của vụ ám sát các linh mục đáng kính là cha Alejo Nabor Jimenez Juarez và cha Jose Alfredo Suarez de la Cruz, Đức Thánh Cha bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất của mình.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đại diện Đức Thánh Cha ký thư điện tín nói lên sự gần gũi của Đức Thánh Cha với Đức Cha Trinidad Zapata, Giáo phận Papantla, nơi hai vị linh mục đang phục vụ, cũng như sự gần gũi của ngài với tất cả các giáo sĩ, các cộng đoàn tín hữu trong giáo phận.

Ngài dâng lời cầu nguyện của mình “cho các linh mục của Chúa Kitô được yên nghỉ đời đời, họ là những nạn nhân của một vụ bạo lực không thể dung thứ.”

Hôm thứ Hai, các thi thể của hai vị linh mục Mễ Tây Cơ là cha Alejo Nabor Jiménez Juárez và cha José Alfredo Suárez de la Cruz đã được tìm thấy bị sát hại trong một cánh đồng sau khi họ bị bắt cóc đưa đi từ giáo xứ của mình.

Một ngày trước đó, tại Giáo xứ Đức Mẹ Fatima tại thành phố Poza Rica, một thị trấn nằm ở phía Bắc tiểu bang Veracruz vùng Vịnh Mễ Tây Cơ, hai linh mục đã bị bắt cóc đưa đi. Các thi thể của hai linh mục đã được tìm thấy vào ngày hôm sau trên một cánh đồng ngoại ô thành phố Papantla.

Một người ông thứ ba, được nhà chức trách Veracruz xác định là cũng đã bị bắt cóc cùng với hai linh mục, nhưng người này đã trốn thoát được và được tìm thấy còn sống. Các quan chức Veracruz hiện nay ông đang được bảo vệ nghiêm nhặt.

Thành phố Poza Rica và các khu vực xung quanh trong vùng Veracruz là những nơi tập trung của bọn tội phạm ma túy và bạo lực từ nhiều năm nay, nhưng người ta vẫn chưa rõ tại sao các linh mục lại trở thành mục tiêu tấn công của chúng. Các linh mục cũng từng là mục tiêu của bạo lực ở những nơi khác tại Mễ Tây Cơ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án sự leo thang của hoạt động ma túy và bạo lực tại Mễ Tây Cơ trong chuyến thăm của này tới đất nước này hồi đầu năm nay. Ngài nói với những công nhân trong buổi họp mặt dành cho họ hôm 17 tháng 2 là “hãy làm việc hướng tới việc tìm kiếm đầy đủ phương tiện để chấm dứt tình trạng ma túy và bạo lực.”

Ngài cho biết việc thiếu việc làm ổn định là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghèo đói, và sau đó trở thành “vùng đất màu mỡ để lôi kéo thiếu niên rơi vào vòng luẩn quẩn của nạn buôn bán ma túy và bạo lực.”

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể để cho tình trạng hiện tại và tương lai của Mễ Tây Cơ trở nên bị cô độc và bị bỏ rơi.”

Trong bức điện tín, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ “sự lên án đối với tất cả các cuộc tấn công vào cuộc sống và phẩm giá của con người”. Ngài kêu gọi các giáo sĩ và các tổ chức mục vụ của Giáo phận tiếp tục mục vụ của mình với sự nhiệt tình bằng cách bắt chước Chúa Kitô, “bất chấp những trở ngại”.

2. Thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị bắt cóc và bị giết

Một linh mục Công Giáo người Mễ Tây Cơ nữa đã bị bắt cóc, và bị giết, chỉ vài ngày sau khi hai linh mục bị sát hại ở bang Veracruz. Thi thể ngài đã được tìm thấy đầy những vết đạn hôm Chúa Nhật 25 tháng 9 trên xa lộ nối liền Puruandiro và Zinaparo.

Đức Hồng Y Alberto Suarez Inda của Morelia đã tiết lộ rằng Cha José Alfredo Lopez Guillen bị bắt cóc từ giáo xứ của ngài ở bang Michoacan. Xe của ngài cũng mất tích, cũng như là một số món bị lấy khỏi nhà thờ giáo xứ của ngài.

Michoacan đã xảy ra nhiều tai họa bởi bạo lực liên quan đến ma túy.

Tổng số các linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại từ năm 2012 đã lên đến 15 vị. Nếu tính từ năm 2005, đến nay đã có 34 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ.

3. Tòa Thánh tham gia Hiệp Ước chống tham nhũng

Hôm 19 tháng 9, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chính thức trao văn kiện tham gia Hiệp ước này, đã được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 31-10 năm 2003.

Khi bày tỏ sự tham gia Hiệp ước, nhân danh Tòa Thánh và cả Quốc gia Thành Vatican, Tòa Thánh bày tỏ 2 sự dè dặt và 3 tuyên ngôn giải thích được coi là thành phần của Văn kiện tham gia.

Vì thế, chiếu theo khoản số 68 triệt 2 của Hiệp ước, qui định việc chấp nhận cả những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và chống lại các tội tham nhũng trong lãnh vực công quyền, Hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican từ ngày 19-10 tới đây.

Trong một bài đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục ngoại trưởng Paul Gallagher nhắc lại trong trong Tông Sắc “Tôn nhan Thương Xót” (Misericordiae Vultus) ngày 11-4 năm 2015 để ấn định Năm Thánh đặc biệt về Lòng thương xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tố giác nạm tham nhũng như tai ương của xã hội và kêu tích cực bài trừ tệ nạn này.

Hiệp Ước của Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng có đối tượng là thăng tiến và củng cố các biện pháp phòng ngừa và bài trừ nạn tham những, tạo điều kiện dễ dàng cho sự cộng tác và trợ giúp chuyên môn trong lãnh vực quốc tế, cũng như tịch thu các tài sản đã thủ đắc bất hợp pháp. Theo một nghĩa rộng lớn hơn, hiệp ước nhắm thắng tiến sự thanh liêm, trách nhiệm và ý ngay chính trong việc quản trụ công vụ.

Đặc biệt các quốc gia phê chuẩn Hiệp ước chống tham nhũng bó buộc phải truy tố và trừng phạt sự tham nhũng tích cực và thụ động của các nhân viên công quyền thuộc quốc gia của mình và cả những nhân viên công quyền ngoại quốc, cũng như sự tham nhũng trong lãnh vực tư nhân. Ngoài ra các nước phải tuyên bố có thể truy tố theo luật sự chiếm hữu bất hợp pháp, lạm dụng chức vụ, tẩy tiền và làm chứng gian.

4. Hướng dẫn mục vụ cho Linh mục Canada trong những trường hợp trợ tử.

Các Giám mục của bang Alberta và các vùng miền Tây bắc Canada đã đưa ra những hướng dẫn mục vụ giúp các giáo sĩ trong việc trợ giúp mục vụ cho những người được xem là sử dụng “cái chết êm dịu” hay “trợ tử”, những điều hiện tại là hợp pháp ở Canada.

Tài liệu dài 32 trang, được viết cho các Linh mục và các giáo xứ, đưa ra hướng dẫn khi nào những người trong các trường hợp nói trên hợp pháp nhận các bí tích hay nghi lễ an táng Công Giáo. Tài liệu bao gồm các tham khảo giáo luật và hướng dẫn mục vụ cho các trường hợp đặc biệt. Tài liệu hướng dẫn đặc biệt về việc ban các bí tích hòa giải và xức dầu bệnh nhân.

Trước tiên, tài liệu xác định rằng: các hối nhân tuy chưa “bị giết” hay chưa thực hiện việc tự tử, nhưng đã bắt đầu tiến trình này, thì đã là một vấn đề trầm trọng. Nếu các hối nhân không rút lại quyết định thì họ sẽ bị giết. Họ ở trong tình trạng hình thành nên tội vì họ đã sắp xếp công khai để ai đó sẽ giết họ.

Tài liệu nhắc lại 3 yếu tố quyết định một tội trọng, nhưng lưu ý là một người có thể không biết “eutanasia” (cái chết êm dịu) là một tội trọng và sự tự do của một người có thể bị thương tổn do trầm cảm, thuốc, hoặc áp lực từ những người khác.

Trong trường hợp hối nhân ý thức về sự trầm trọng của tình trạng và xem xét lại quyết định thì Linh mục có thể ban phép tha tội. Còn nếu họ không nghĩ đến chuyện rút lại ý muốn tự tử mà họ biết là tội trọng thì trong trường hợp này, thừa tác viên nên hoãn lại việc ban ơn tha tội cho đến khi đương sự thích hợp để được nhận bí tích.

Bí tích xức dầu bệnh nhân thường được ban sau bí tích hòa giải, nhưng cũng có thể được ban cho một người đang hôn mê, với giả thiết là họ hối lỗi. Những người không ăn năn hối hận thì không thích hợp lãnh bí tích.

Các Linh mục được khuyến khích khuyên nhủ bệnh nhận từ bỏ quyết định với sự ăn năn và tin tưởng. Nhưng nếu bệnh nhân vẫn bướng bỉnh không ăn năn thì bí tích xức dầu không thể được ban. Còn nếu một người đang có ý định yêu cầu trợ giúp tự tử hay “chết êm dịu”, nhưng chưa quyét định thực hiện thì không bị từ chối bí tích xức dầu. Ðây là cơ hội quý giá để một người gặp Chúa Giêsu, Ðấng là Thầy và chữa lành.

Về nghi lễ an táng, các Giám mục nhắc các tín hữu trung hòa giữa hai sự thật. Thứ nhất, các nghi lễ an táng được dành cho mọi tội nhân. Giáo Hội như người mẹ khoan dung, luôn mong muốn cầu khẩn cho con cái mình dù họ có xa lạc. Thứ hai, Giáo Hội yêu cầu “việc cử hành nghi thức an táng là dấu chỉ thật của đức tin và tôn trọng lương tâm và quyết định của người chết.

Tài liệu liệt kê những loại tội nhân không hợp pháp nhận các nghi lễ an táng Công Giáo trừ khi có dấu hiệu ăn năn trước khi chết. Các Giám mục viết: “Thực tế, Giáo Hội cử hành nghi thức an táng Kitô giáo cho những người đã tự tử. Chúng ta không thể phán xét lý do một người đã chọn quyết định đó hay là tình trạng tâm hồn của họ. Tuy nhiên, trường hợp “trợ tử” hay “chết êm dịu”, là một tình huống mà đôi khi sự sắp đặt của một người và tự do của một người bệnh kinh niên có thể được biết rõ hơn, đặc biệt là nếu nổi tiếng. Trong những trường hợp như vậy, có thể là không được cử hành nghi lễ an táng Kitô giáo. Nếu Giáo Hội từ chối cử hành an táng cho một ai đó, không phải là trừng phạt người đó nhưng nhìn nhận quyết định của họ - một quyết định trái ngược với đức tin Kitô giáo, quyết định mà cách nào đó, nổi tiếng và công khai và có thể làm tổn hại đến cộng đoàn Kitô giáo và nền văn hóa rộng lớn hơn.

Các Giám mục khuyên nhủ quan tâm đến gia đình của người chết. Có thể là gia đình không muốn người thân của họ chọn các cách chết như trên, và họ đang chờ đợi sự giúp đỡ, an ủi, cầu nguyện của Giáo Hội. Trong trường hợp như vậy, nghi thức an táng có thể cử hành miễn là không gây gương xấu cho mọi người.

Các Giám mục nhắc nhở: “Phải luôn nhớ là việc an táng cho người chết là một trong những việc của lòng thương xót cụ thể. Cho nên, ngay cả khi nghi thức an táng của Giáo Hội bị từ chối, thì phụng vụ Lời Chúa ở nhà hay những lời cầu nguyện đơn giản ở huyệt mộ được đề nghị. Thánh lễ cầu hồn cho người chết có thể được dâng sau đó. Ðây là vấn đề do quyết định mục tử khôn ngoan của Linh mục. Cách thế chăm sóc và trợ giúp một gia đình trong thảm kịch này luôn là điều chúng ta phải suy nghĩ, dù là chúng ta cử hành nghi lễ an táng hay không.”

5. Một vị Hồng Y Phi Luật Tân nói những kẻ khủng bố Hồi giáo về thực chất là những kẻ vô thần

Thành viên của các nhóm chiến binh Hồi giáo Abu Sayyaf tại Phi Luật Tân về thực chất là “những kẻ vô thần”. Các hành động của họ biểu hiện một sự “khước từ Thiên Chúa”. Một vị Hồng Y Phi Luật Tân cho biết như trên trong các ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi vừa mới diễn ra trong tuần qua.

Đức Hồng Y Orlando Quevedo nói các thành viên Abu Sayyaf có một “kiến thức chưa đầy đủ về kinh Koran. Họ tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa và có thể là sốt sắng cầu nguyện đấy nhưng các hoạt động khủng bố của họ và các hoạt động tội phạm của họ trong thực tế cho thấy họ chối bỏ Thiên Chúa và Lời của Ngài.”

“Điều này đôi khi cũng xảy ra với nhiều Kitô hữu. Trong khi tin vào Chúa Kitô và Giáo lý của Ngài, nhiều người có một sự phân đôi hoàn toàn giữa niềm tin và thực hành.”

6. Quy định mới của Bộ Tuyên Thánh về việc công nhận các phép lạ

Hôm 23 tháng 9, 2016, Bộ Tuyên Thánh đã ban hành các quy định mới chi phối việc điều tra về mặt y khoa các phép lạ liên quan đến các án tuyên chân phước và tuyên thánh.

Các quy định mới đưa ra nhiều yêu cầu hơn trong việc chấp nhận tính xác thực của một phép lạ, và cũng đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn trong việc lập hồ sơ thanh toán cho các chuyên gia tham gia vào các cuộc điều tra.

Trong thông cáo, Bộ Tuyên Thánh cho biết các phép lạ được báo cáo đã “luôn được xem xét với sự chặt chẽ tối đa,”, và từ năm 1743 tất cả các báo cáo đều được xem xét bởi các chuyên gia y tế. Năm 1959, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập các quy tắc cho các ủy ban y khoa chịu trách nhiệm điều tra; những quy tắc này đã được cập nhật dưới thời Đức Thánh Cha Phaolô VI, Gioan Phaolô II, và bây giờ được cập nhật thêm lần nữa bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Các quy định mới yêu cầu phải có sự đồng thuận của ít nhất 5 chuyên gia y khoa nếu ủy ban điều tra có 7 thành viên. Nếu ủy ban chỉ có 6 thành viên, thì ít nhất 4 người phải đồng ý phê duyệt cấp giấy chứng nhận của một phép lạ. Nếu một trường hợp đã báo cáo bị phủ nhận, thì nó không thể được xem xét lại bởi cùng một ủy ban điều tra; và sẽ không có trường hợp nào có thể được xem xét hơn ba lần.

Các quy định cũng chỉ rõ rằng các chuyên gia y tế được hỏi ý kiến chỉ được thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng. Quy định mới này rõ ràng là để thắt chặt việc kiểm soát tài chính.

Các quy định mới không có tính hồi tố. Những phép lạ đã được chứng nhận bởi Hội đồng Y Khoa sẽ không phải tái xét. Ngoài ra, thông cáo của Bộ Tuyên Thánh khẳng định một lần nữa là Đức Giáo Hoàng có tiếng nói cuối cùng trong việc công nhận một sự kiện đặc biệt có phải là một phép lạ thực sự hay không.

7. Các Giám mục Pêru kêu gọi Nhà nước bảo vệ sự sống.

Ngày Sự sống lần thứ 22 với chủ đề “Gia đình, sống niềm vui của tình yêu” được cử hành cách đây vài ngày đã kết thúc Tuần lễ Gia đình quốc gia Peru.

Ủy ban Sự sống và Gia đình của Hội đồng Giám mục viết trong thông cáo đăng trên trang web Ủy ban: “Sự sống con người là một món quà thánh thiêng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thụ thai. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước cả khi tạo thành chúng ta, trong ý tưởng của Người, và chúng ta được tạo thành để yêu thương chúng ta và yêu thương.”

Trong thông cáo này, các Giám mục đã lên tiếng báo động về những quyết định gần đây của Tòa án Lima trong việc phân phát miễn phí “thuốc viên ngày hôm sau” tại các trung tâm y tế của nước này. Các giám mục của Peru giải thích: “Thuốc này là “một cuộc tấn công vào sự sống con người, đặc biệt là vào những người nhỏ nhất và thiếu khả năng tự vệ, là những người không có tiếng nói.” Các ngài cũng đưa ra lời kêu gọi để cho Nhà nước - kể từ khi việc bảo vệ sự sống được đề cập tại điều 2 của Hiến pháp quốc gia - nhớ rằng “chức năng của Nhà nước là tôn trọng và thúc đẩy các quyền con người của tất cả người dân Pêru, không phân biệt bất cứ loại người nào, dù là ít tuổi hay không có khả năng hành động.

8. Trung quốc thắt chặt việc kiểm soát tôn giáo

Nhà nước cộng sản Trung Quốc dự định đưa ra các quy định mới để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các tổ chức tôn giáo, trong đó nhấn mạnh rằng, các tổ chức tôn giáo tại Trung quốc “không thể bị chi phối bởi các lực lượng nước ngoài.”

Các quy định mới sẽ bao gồm các hạn chế về việc xây dựng nhà thờ và truy cập vào các trang mạng tôn giáo trên Internet. Dự thảo quy định cũng đòi tăng tiền phạt đối với hoạt động mà nhà nước Trung quốc cho là “các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp.”

Mỗi tôn giáo “phải tuân thủ các nguyên tắc độc lập và tự quản,” phải thúc đẩy tinh thần yêu nước của các tín đồ, và các nhà truyền giáo được chấp nhận cho vào nước này hoạt động phải hiểu rõ và chấp nhận quan điểm tôn giáo của Trung Quốc. Các giáo sĩ không được công nhận bởi nhà nước không được phép tham gia vào “hoạt động tôn giáo” trong tư cách giáo sĩ.

Dự thảo quy định được đưa ra tại một thời điểm khi các quan chức Vatican báo cáo là có những tiến bộ tích cực trong đàm phán với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm, và công nhận các Giám Mục Công Giáo. Sự kiện này đã làm gia tăng mối quan ngại đặc biệt của người Công Giáo Trung Quốc. Những quy tắc này tiên báo nhà nước sẽ gây khó khăn nhiều hơn đối với các giáo sĩ Công Giáo hầm trú, là những người đã không được sự chấp thuận của Hội Công Giáo Yêu nước do chính phủ hậu thuẫn.

9. Giám Mục cao niên nhất thế giới qua đời ở tuổi 104

Đức Tổng Giám Mục Peter Gerety, Tổng giám mục nghỉ hưu của Newark, đã qua đời ngày 20 tháng 9 tại một nhà dưỡng lão ở New Jersey.

Đức Cha Gerety đã lãnh đạo giáo phận Newark từ năm 1974 cho đến khi về hưu vào năm 1986. Năm nay ngài 104 tuổi. Ngài là giám mục cao tuổi nhất thế giới, và đã là vị giám mục Mỹ cao tuổi nhất trong gần một thập kỷ qua.

Đức Cha Peter Gerety sinh ngày 19 tháng 7 năm 1912 tại Shelton, Connecticut Hoa Kỳ. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1939. Từ năm 1966 đến năm 1969, ngài là Giám Mục phó giáo phận Portland. Sau đó, làm Giám Mục chính tòa Portland cho đến năm 1974 khi được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Newark.

10. Các giám mục Ba Lan lên tiếng chống lại một nhóm đồng tính

Các giám mục Công Giáo Ba Lan đã lên tiếng phản đối các hoạt động của một nhóm đồng tính đang muốn gây thanh thế tại nước này.

Nhóm đồng tính này tung ra chiến dịch có chủ đề “Hãy trao đổi một cử chỉ hòa bình”, bao gồm những buổi diễn thuyết rầm rộ, những buổi trình diễn âm nhạc và cả những bảng quảng cáo khổng lồ được đặt dọc theo các con đường lớn. Trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua nhóm này còn mời mọc các bạn trẻ đến cư ngụ tại những nơi gọi là “nơi trú ẩn của người hành hương”.

Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz của Krakow nói rằng chiến dịch này được thiết kế để “làm sai lệch những giáo huấn không thể thay đổi của Giáo Hội,” bằng cách mô tả các kết hiệp đồng tính như một điều gì đó là “tốt về mặt luân lý.”

Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Warsaw đồng ý rằng nhóm này đã vượt xa hẳn mục đích thường được rêu rao là vận động sự khoan dung và thông cảm của xã hội với người đồng tính. Chủ ý của họ là muốn thúc đẩy một sự thay đổi trong giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.

Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đang cân nhắc việc có nên đưa ra một tuyên bố bác bỏ chỉ trích của nhóm này cho rằng Giáo Hội là “đồng bóng”. Tuyên bố của các giám mục cho biết Giáo Hội đã và đang “không mệt mỏi tuyên bố mọi người, không trừ một ai, đều có nhân phẩm không thể bị chà đạp.”

Các ngài nói thêm rằng: “Giang rộng đôi tay với người khác có nghĩa là chấp nhận người đó. Nhưng nó không bao giờ có nghĩa là tán thành tội lỗi của họ.”

11. Đức Giám Mục Olmsted nói Tông Huấn Amoris Laetitia không có nghĩa là cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ

Đức Giám Mục Thomas Olmsted của giáo phận Phoenix, Arizona, công bố rằng những người Công Giáo nào đã ly dị và tái hôn thì không nên rước Mình Thánh Chúa.

Viết trong tờ báo giáo phận của ngài, Đức Cha Olmsted nhấn mạnh rằng tông huấn Amoris Laetitia không thay đổi giáo huấn truyền thống của Giáo Hội. Trái lại, ngài lập luận rằng Tông Huấn của Đức Phanxicô là phù hợp với giáo huấn trước đây của các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI trong đó “tái khẳng định truyền thống liên tục của Giáo Hội.”

Giải thích về Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Giám Mục Arizona được nhiều người xem là trái ngược với sự giải thích cuả các giám mục ở Á Căn Đình, theo đó trong một số trường hợp người Công Giáo đã ly dị và tái hôn có thể rước Mình Thánh Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết rằng tuyên bố của các giám mục Á Căn Đình “nắm được toàn bộ ý nghĩa” của tông huấn này.

Đức Cha Olmsted hoan nghênh ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô về sự cần thiết phải tiếp cận với các cặp vợ chồng đã ly dị và tái hôn, và “đồng hành cùng với họ” trong nỗ lực sống các nguyên tắc Kitô giáo. Đức Cha Olmsted viết: “Tháp tùng là có thể được, và là điều nên làm trong các giáo xứ của chúng ta. Tuy nhiên, điều này không bao gồm việc cho những ai đã ly dị và tái hôn được rước Mình Thánh Chúa.”

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput đã cũng ra một tuyên bố theo đó giáo lý truyền thống của Giáo Hội về việc người ly dị và tái hôn không được rước Mình Thánh Chúa vẫn có hiệu lực trong Tổng Giáo Phận Philadelphia của ngài.

12. Đức Thánh Cha tiếp các nữ tu chăm sóc các bệnh nhân

Hôm 24 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các nữ tu dòng Mercy phục vụ trong các nhà thương trên thế giới và cám ơn các chị đã chăm sóc cho những người bệnh.

Cộng đồng các nữ tu dòng Mercy được thành lập vào năm 1821 bởi Tôi Tớ Chúa Teresa Orsini Doria Pamphili Landi sinh năm 1788 và qua đời năm 1829.

Đức Thánh Cha nhận xét cay đắng rằng:

“Trong thời đại của chúng ta, lúc này lúc khác, nền văn hóa thế tục muốn loại bỏ tất cả các dấu chỉ tôn giáo khỏi các bệnh viện, bắt đầu từ sự hiện diện của các nữ tu. Khi điều này xảy ra, nó thường đi kèm với sự thiếu vắng tình nhân loại, làm gay gắt thêm những khổ đau của những ai đang chịu đau khổ. Vì thế, chị em đừng bao giờ mệt mỏi là những bạn bè, những chị em gái và những bà mẹ cho các bệnh nhân.”

“Khi chị em gần gũi với những người đau yếu, hãy giữ trong trái tim của chị em sự bình an và niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Trên giường bệnh luôn luôn có Chúa Giêsu nằm đó, hiện diện trong những người đau khổ, và chính Ngài là Đấng đang khẩn cầu sự giúp đỡ từ mỗi một người trong các chị em.”

13. Lãnh đạo Hồi Giáo Li Băng nói: “Đức Phanxicô là lãnh đạo tinh thần của toàn nhân loại”

“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đươc xem như nhà lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại khi ngài nói rằng không có tôn giáo tội ác, nhưng có tội ác trong mọi tôn giáo.” Ông Mohammad Sammak, cố vấn chính trị cho Đại giáo trưởng Hồi giáo của Liban và Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, đã phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị quốc tế về con người và tôn giáo được bắt đầu chiều Chúa Nhật 182016.

Ông Sammak miêu tả nhóm “nhà nước Hồi giáo” như “một nhóm của những kẻ báo thù, tuyệt vọng và cực đoan, những kẻ đã cướp Hồi giáo và sử dụng chỉ cho mục đích báo thù, trong khi đối với Hồi giáo – ông đưa ra ví dụ như việc phá hủy của các nhà thờ và tu viện ở Syria và Iraq - không ai được phép sử dụng những viên đá của một nhà thờ để xây nhà của mình.”

Ông nhắc đến cha Paolo Dall'Oglio, người đã “cống hiến cuộc đời để phục vụ người Hồi giáo và Kitô hữu ở Syria” và Đức Cha Mar Gregorios Yohanna Ibrahim, Giám mục của Aleppo, đã bị bắt cóc cách đây ba năm, là người mà ông đã được biết đến trong các buổi cầu nguyện cho hòa bình tổ chức bởi Sant'Egidio trong những năm qua.

Ông cũng nói về cha Jacques Hamel, đã bị giết hồi tháng 7 vừa qua trong khi đang dâng Thánh lễ tại một nhà thờ ở Rouen, nước Pháp. Ông nói: “Cha Hamel là một nạn nhân không chỉ đối với Giáo Hội của các bạn, mà còn đối với tôn giáo của chúng tôi”. Cuối cùng, ám chỉ tới nước Liban của mình, ông khẳng định rằng “mối quan hệ giữa tín hữu của các tôn giáo khác nhau không thể dựa trên việc loại trừ người khác - như nhóm “nhà nước Hồi giáo” (IS) muốn - và ngay cả trên sự khoan dung. Nó phải được dựa trên niềm tin vào chủ nghĩa đa nguyên và đa dạng, trên sự tôn trọng đối với nền tảng ý thức hệ và lý trí, những điều là nền tảng cho sự đa dạng.” Ông kết luận: “Quyền công dân không thể dựa trên sự khoan dung nhân nhượng, nhưng là dựa trên quyền lợi.”

14. Đức Thánh Cha kêu gọi các ký giả tôn trọng sự thật

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các ký giả tôn trọng sự thật, phẩm giá con người và góp phần làm tăng trưởng chiều kích xã hội của con người.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ năm, 22 tháng 9, dành cho 200 người thuộc Hội đồng toàn quốc ký giả đoàn của Italia.

Lên tiếng trong dịp này, sau khi đề cao tầm quan trọng của các ký giả trong xã hội, với những khó khăn và đòi hỏi của nghề nghiệp, Đức Thánh Cha mời gọi họ hãy dừng lại để suy nghĩ về điều mình đang làm và cách thức mình làm. Cụ thể, ngài kêu gọi các ký giả suy tư về 3 yếu tố, đó là yêu mến sự thật, sống với tinh thần nghề nghiệp, và tôn trọng phẩm giá con người.

- Yêu mến sự thật không phải chỉ có nghĩa là khẳng định, nhưng còn sống sự thật và làm chứng về sự thật trong công việc của mình. Vấn đề ở đây không phải là tín hữu hay không phải tín hữu, nhưng là mình có thành thật, lương thiện với bản thân và tha nhân hay không. Tương quan là trọng tâm của mọi việc truyền thông.. và không tương quan nào có thể đứng vững lâu dài nếu nó dựa trên sự thiếu lương thiện.

Tiếp đến là sống với tinh thần nghề nghiệp. Điều này đòi người ký giả không đặt nghề nghiệp của mình để phục vụ cho những lợi lộc phe phái, dù đó là lợi lộc kinh tế hoặc chính trị. Nghĩa vụ của ngành ký giả, hay đúng hơn là ơn gọi của ký giả, là qua sự tìm kiếm sự thật, làm gia tăng chiều kích xã hội của con người, tạo điều kiện cho sự sống chung đích thực trong xã hội.

Sau cùng là sự tôn trọng phẩm giá con người, đây là điều quan trọng trong mọi nghề nghiệp, đặc biệt là trong nghề báo chí, vì đàng sau những tường thuật một biến cố có những tìm cảm, cảm xúc, và xét cho cùng là chính cuộc sống của con người.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi thường phê bình tật nói hành nói xấu như một thứ khủng bố, người ta có thể giết người bằng miệng lưỡi. Nếu điều này có giá trị đối với mỗi cá nhân, trong gia đình hay tại nơi làm việc, thì nó càng được áp dụng cho các ký giả, vì tiếng nói của họ có thể đi tới mọi người, và đây là một khí giới rất mạnh mẽ. Nghề ký giả phải luôn luôn tôn trọng phẩm giá con người. Một bài báo đăng ngày hôm nay, và ngày mai sẽ được thay bằng một bài khác, nhưng sự sống con người bị vu khống bất công, sẽ bị hủy hoại mãi mãi. Dĩ nhiên sự phê bình là điều hợp pháp, như sự tố giác, phê bình sự ác, nhưng điều này luôn phải được thi hành trong sự tôn trọng người khác, cuộc sống và tình cảm của họ. Nghề ký giả không thể trở thành một khí giới tàn phá con người và thậm chí cả các dân tộc.

Và Đức Thánh Cha cầu chúc cho ngành ký giả ngày càng trở thành một dụng cụ xây dựng, một nhân tố phục vụ công ích và một động cơ đẩy mạnh tiến trình hòa giải, biết chống lại cám dỗ xách động đụng độ, chia rẽ.

15. Công bố qui chế mới về Bộ Thông Tin Tòa Thánh

Hôm 22 tháng 9, Đức Thánh Cha đã cho công bố Quy chế Bộ Truyền Thông.

Bộ này được Đức Thánh Cha thành lập ngày 27-6-2015 qua tự sắc “Bối cảnh truyền thông hiện nay” bao gồm 9 cơ quan của Tòa Thánh liên quan đến lãnh vực truyền thông, đó là: Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, Phòng báo chí Tòa Thánh, Ban Internet Vatican, Đài Phát thanh Vatican, Trung Tâm truyền hình Vatican, Báo Quan sát viên Roma, Nhà in Vatican, Ban Nhiếp Ảnh và Nhà Sách Nhà Xuất bản Vatican. Việc thành lập Bộ Truyền thông nhắm đáp ứng bối cảnh truyền thông ngày nay, với sự hiện diện và phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và những yếu tố hội tụ và tương tác.

Bộ truyền thông gồm có 5 phân bộ là: Phân bộ Tổng Vụ, Phân Bộ Biên Tập, Phân Bộ Phòng báo chí Tòa Thánh, Phân Bộ Kỹ thuật, và Phân Bộ thần học mục vụ.

Theo qui chế mới, Bộ Truyền Thông ở dưới sự điều khiển của Vị Bộ trưởng và vị Tổng thư ký, cùng với 5 vị Giám đốc 5 phân Bộ. Vị Bộ trưởng hiện nay là Đức Ông Dario Edoardo Viganò, người Italia, nguyên là Tổng Giám đốc trung tâm truyền hình Vatican, và vị Tổng thư ký là Đức Ông Lucio Adrian Ruiz, người Argentina, nguyên là trưởng ban Internet của Vatican.

Bộ có các thành viên và các vị Cố vấn. Các thành viên tham dự Đại hội của Bộ truyền thông nhóm hai năm một lần để đề ra hướng đi tổng quát, hoặc bàn về những vấn đề do vị Bộ trưởng đề nghị.

Có một điều khoản (số 19) bàn về sự chuyển tiếp của 9 cơ quan truyền thông trước đây của Tòa Thánh để dần dần hội nhập vào cơ cấu duy nhất của bộ. Qui chế được ban hành thí nghiệm có giá trị 3 năm, bắt đầu từ ngày 1-10 tới đây.

Tổng số các nhân viên thuộc 9 cơ quan truyền thông hiện nay của Tòa thánh vào khoảng 700 người. Với việc gộp tất cả thành một Bộ truyền thông duy nhất, Tòa Thánh sẽ tiết kiệm được ngân sách.

Ngày 02/10 sắp tới để tham dự Tổng Hội lần thứ 36 bàn về những vấn đề quan trọng của Dòng và bầu chọn một vị bề trên tổng quyền mới.

Năm 2014, trong một lá thư gửi toàn Dòng, Cha Adolfo Nicolas, SJ Bề trên Tổng quyền đương nhiệm đã thông báo kế hoạch tổ chức Tổng Hội lần thứ 36 vào cuối năm 2016 và ý định sẽ từ nhiệm sau 8 năm phục vụ trong trách vụ Bề trên Tổng quyền.

Bức thư có đoạn: “Đã vài năm trôi qua kể từ khi tôi được bầu làm Bề trên Tổng quyền của Dòng và tôi cũng đã bước qua tuổi 78. Suy tư về những năm sắp tới, tôi đã đi đến một xác tín cá nhân rằng tôi nên tiến hành những bước cần thiết để xin Tổng hội chấp thuận cho từ nhiệm.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ La Civilta Cattolica, một nhật báo của Dòng Tên tại Ý, cha Nicolas nói rằng ngài hy vọng Tổng Hội không chỉ bầu một vị bề trên tổng quyền xứng đáng mà còn đưa ra những quyết định và thiết lập những đường lối dẫn đến “một đời sống tu trì tốt hơn theo tinh thần của Tin Mừng và một khả năng sáng tạo được đổi mới.” “Dù vẫn tôn trọng đường hướng của tổng hội trước (năm 2008) nhưng thời đại đã thay đổi, chúng tôi cần dũng cảm, sáng tạo và can đảm đối diện với sứ mạng của mình vốn nằm trong sứ mạng lớn hơn của Thiên Chúa giữa lòng thế giới.”

Ngài cũng nói thêm rằng Dòng Tên cũng như các hội dòng khác có một khao khát lớn lao nhằm đáp lại một cách quảng đại đối với những thách đố mà con người đang phải đối diện hôm nay và “một niềm hy vọng mới được khởi phát từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một người hiểu rõ chúng tôi và biết rõ vai trò và sứ mạng của đời sống tu trì trong Giáo Hội.”

Tính đến ngày 012016, tổng số tu sĩ của Dòng Tên trên toàn thế giới là 16,376 trong đó có 11,785 linh mục, 1,192 tu huynh, 2,681 học viên (ứng viên linh mục) và 718 tập sinh.