Ngày 28-09-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Têrêsa Hài Đồng Giêsu: “Bí kíp” nên thánh: làm việc nhỏ với tình yêu to
Lm. Nguyễn Thành Long
12:19 28/09/2010
Lễ Têrêsa Hài Đồng Giêsu: “Bí kíp” nên thánh: làm việc nhỏ với tình yêu to

Giáo hội Công giáo chúng ta đã có bề dày lịch sử hơn 2000 năm, thế nhưng con số các vị thánh tiến sĩ thực sự rất khiêm tốn. Nếu lật lịch Công giáo ra mà đếm thì ta chỉ thấy vỏn vẹn có 33 vị. Trong số đó, 30 vị là thánh nam, chỉ có 3 vị là thánh nữ. Và điều đặc biệt là trong số 3 vị thánh nữ ấy, nổi bật nhất vẫn là thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu mà Giáo hội mừng kính hôm nay. Thế thì nói nổi bật nhất là nổi bật ở những điểm nào ?

Ngài nổi bật ở chổ dù chỉ là một nữ tu chỉ làm những việc nhỏ, nhưng đã trở thành một nữ thánh lớn. Lớn đến độ ngay sau khi chết, danh Ngài đã vang lừng khắp thế giới, và một phong trào rầm rộ những người muốn đi theo con đường của Ngài đã lan tràn khắp nơi.

Ngài nổi bật ở chổ dù chỉ là một thiếu nữ sống cuộc đời ngắn ngủi, nhưng đã trở thành thầy dạy của Hội thánh. Dù chỉ sống vỏn vẹn có 24 tuổi đời, trong đó 9 năm sống âm thầm trong dòng Cát Minh, và đã chết vì một cơn bạo bệnh (lao phổi) nhưng ngài đã được chính Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong tặng là tiến sĩ Hội Thánh, nghĩa là thầy dạy về đàng thiêng liêng của Giáo hội.

Ngài còn nổi bật ở chổ dù chỉ là một nữ tu chỉ sống âm thầm trong tu viện, nhưng đã trở thành Bổn Mạng các xứ truyền giáo. Thực sự chưa một lần nào ngài ra khỏi tu viện để rao giảng Tin mừng, ấy thế mà ngài đã được đặt làm Quan Thầy các xứ truyền giáo, tức là ngang hàng với tầm cỡ thánh Phanxicô Xaviê.

Điều gì làm nên sự kỳ diệu đó ? Rõ ràng không phải là nhờ ngài được phúc tử đạo. Vì cả cuộc đời Têrêsa đã không đổ một giọt máu nào. Cũng không phải là nhờ ngài có những công trạng hiển hách gì. Cũng chẳng phải là nhờ ngài đã sống một cuộc sống khác thường. Bởi vì cuộc sống của Têrêsa là một cuộc sống bình thường, bình thường hơn cả những người bình thường.

Vậy thì, điều gì khiến một người nữ tu bình thường được phong tặng là tiến sĩ Hội Thánh, và được đặt làm Bổn mạng các xứ truyền giáo như thế ? Thưa, chính là tình yêu. Tình yêu lớn lao mà ngài dành cho Chúa và cho các linh hồn, như lời ngài nói: “Ơn gọi của con chính là tình yêu”.

Trong cái khung cảnh trầm lặng và tầm thường của dòng kín Lisieux, không có những việc phi thường, không có những việc lớn lao, lạ lùng, không có những việc mà người ta phải vận dụng đến nhiều khả năng của khối óc mới làm nổi. Nhưng bằng những khát vọng như vô biên, Têrêsa đã biết biến con người của mình, biến những việc rất tầm thường của mình trở thành cao cả dưới con mắt của Thiên Chúa, thành vĩnh cửu trong tình thương bao la của Người.

Têrêsa làm tất cả mọi việc vì lòng yêu mến Thiên Chúa, không một chút nào vì chính mình. Chị biết rất rõ giá trị của những việc làm vì yêu mến Chúa: "Với lòng kính mến Chúa thì dù cúi xuống đất nhặt một cây kim nhỏ, tôi cũng cứu được một linh hồn".

Chỉ có thế. “Làm việc nhỏ với tình yêu lớn; làm những việc tầm thường với lòng mến phi thường”, đó chính là “bí kíp” nên thánh của Têrêsa. Đó là con đường mà Têrêsa đã đi và đó cũng là con đường mà Chúa muốn chúng ta đặt chân vào để cùng bước đi, như lời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 15 nói: "Các tín hữu thuộc mọi dân tộc, không phân biệt tuổi tác, phái tính, dù đang sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều được tha thiết mời gọi bước theo Con đường bé nhỏ. Vì chính con đường này đã đưa chị Têrêsa Hài đồng Giêsu tới đỉnh trọn lành".

Xin Chúa qua lời cầu bầu của thánh Têrêsa cho mỗi người trong chúng ta cũng luôn biết sống tinh thần thơ ấu thiêng liêng trong cuộc sống hằng ngày như thánh nữ đã sống. Đó là tinh thần “làm việc nhỏ với tình yêu lớn; làm những việc tầm thường với lòng mến phi thường”, hầu mai sau chúng ta cũng được ghi sổ vào hàng ngủ các thánh trên trời. Amen.

LỜI NGUYỆN CHUNG

Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thánh nữ Têrêsa luôn hết lòng hy sinh cho công cuộc truyền giáo, và hiến dâng đời mình làm của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa. Trong niềm hân hoan của ngày Lễ Bổn Mạng Thiếu Nhi Xứ Đoàn Têrêsa hôm nay, chúng ta cùng sốt sắng dâng lời cầu nguyện.

1. “Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân”/ Xin cho các nhà truyền giáo trong Giáo hội có được tinh thần hăng say của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng/ biết từ bỏ chính mình, sẵn sàng hiến thân cho công cuộc phục vụ Nước Chúa/ và cứu rỗi các linh hồn.

2. “Ai không trở nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”/ Xin cho các Kitô hữu có lòng hăng say phục vụ/ sẵn sàng hy sinh quên mình/ hầu có thể làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người trong thế giới hôm nay.

3. “Khi về nước trời, con sẽ mưa hoa hồng xuống trần gian”/ Xin cho mọi thành phần trong giáo xứ/ biết làm theo lời dạy của Thánh Nữ/ hết lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh chị em/ bằng quyết tâm làm những việc nhỏ với tình yêu lớn.

4. “Giữa lòng Giáo Hội, con sẽ là tình yêu”/ Xin cho các em trong Xứ Đoàn Têrêsa chúng ta luôn biết noi gương thánh Bổn Mạng/ sống khiêm nhường, trong trắng và đơn sơ/ Nhờ đó mọi người có thể nhận ra các em là những thiếu nhi ngoan của Chúa/ và là những người con ngoan trong gia đình.

Chủ tế: Lạy Chúa, nhờ lời Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu chuyển cầu, xin Chúa thương nhận lời chúng con khẩn nguyện, mà ban ơn giúp sức cho chúng con, để chúng con biết sống thánh thiện và nhiệt thành làm chứng cho Chúa trong thế giới hôm nay. Chúng con cầu xin.

Phan Thiết, lễ Thánh Têrêsa
 
Mừng lễ các tổng lãnh Thiên Thần
PM Cao Huy Hoàng
12:24 28/09/2010
mừng lễ các tổng lãnh thiên thần: 29-9-2010

Mừng Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Raphel, và Gabriel với thật nhiều ý nghĩa trong những ngày chuẩn bị Đại Hội Dân Chúa Việt Nam.

Micae- “Ai bằng Thiên Chúa”. Ngài xứng danh đại nhân anh hùng. Ngài chiến đấu bênh vực Thiên Chúa. Xin ban cho chúng con dũng cảm, kiên cường.

Raphel- “Nhân từ Thiên Chúa” Ngài xứng danh Từ Bi Nhân Hậu. Ngài minh chứng nỗi lòng Thiên Chúa. Xin ban cho chúng con khoan dung nhân hiền

Gabriel – “Sứ thần Thiên Chúa”. Ngài xứng danh Truyền Thông Cứu Độ. Ngài loan báo Tin Mừng Ân Phúc. Xin ban cho chúng con hân hoan gieo Tin Mừng.

Trước thềm Đại Hội Dân Chúa, giai đoạn chuyển mình để tái khẳng định với cả dân tộc Việt Nam về sự hiện diện thích đáng và cần thiết của Thiên Chúa và của Giáo Hội Chúa Kitô trên quê hương thắm đẫm máu đào các nhân chứng, và với ba ý nghĩa của ba Tổng Lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa, thiết tưởng, mỗi Tín Hữu Việt Nam:

-Cần thay đổi cuộc sống đức tin bằng việc phải luôn luôn nghĩ đến việc chiến đấu cho đức tin. Cuộc chiến đấu không bằng vũ khí, hay những mưu thức chính trị, nhưng bằng cách loại trừ tất cả những việc tôn thờ song đôi, ngang bằng với Thiên Chúa, để chỉ tôn vinh một mình Thiên Chúa là đấng tối thượng.

Giao tế của tín hữu, của Giáo Hội với xã hội, dứt khoát không vì mục đích để duy trì sự hiện diện của tín hữu, hay của Giáo Hội, mà là duy trì sự hiện diện của Thiên Chúa khắp nơi trên đất nước, trong xã hội.

Đức Dũng Cảm là cần thiết. Dũng cảm để loại trừ cái Tôi tự phong là Thiên Chúa. Dũng cảm để loại trừ cái chức quyền lầm tưởng là Thiên Chúa. Dũng cảm để loại trừ kinh tế, chính trị hay chủ trương mà con người bầu làm Thiên Chúa.

Trong thâm tâm của mỗi thánh Tử Đạo Việt Nam hẳn các Ngài đã nghĩ rằng: “Sự hiện diện của Thiên Chúa cần thiết hơn sự hiện diện của con”, và vì thế, các Ngài đã dành tất cả cho Thiên Chúa, và Đức Dũng Cảm đã trổ hoa trái các tín hữu hôm nay.

Cũng vậy, là hậu duệ các Ngài, vô lý chúng ta lại không xin Đức Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cầu xin Chúa ban đức Dũng Cảm cho mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt là thành phần lãnh đạo Giáo Hội.

-Cần thay đổi trái tim con người, nhất là con người Việt Nam đã chịu ảnh hưởng không ít của một nền văn minh báo thù. Con báo thù cho cha, vợ báo thù cho chồng, đệ tử báo thù cho sư phụ…

Biết rằng, vẫn còn đâu đây loang loáng tiếng kêu oan của những người đã chết cho chính nghĩa, đã chết vì một cuộc chiến có vẻ vô lý, đã chết vì những vũ khí không thực sự vô tình.

Biết rằng, vẫn còn đang phải nghe bao tiếng khóc than do bạo lực, bao tiếng hét la đòi dân chủ, đòi công lý.

Nhưng Đức Nhân Từ của Thiên Chúa không cho phép con tim con người sống trong niềm thù hận, không cho phép con người báo thù.

Ngược lại, chính sự hiền dịu khả ái, sự chịu đựng kiên cường, lòng khoan dung độ lượng của mỗi tín hữu, của Giáo Hội có sức giới thiệu một Chúa Giêsu Kitô Thương khó, Tử nạn, và cũng là một Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, chiến thắng.

Đạo của tình yêu không thể lớn lên bằng sự thù hận. Càng không thể phát triển, bằng sự thanh trừng nhau. Kinh nghiệm cho thấy chủ nghĩa nào lấy sự báo thù, thanh trừng làm tiêu chí để bước lên để phát triển, thì chủ nghĩa ấy bị khai tử sớm nhất.

Đạo của Chúa Kitô lớn lên, phát triển và bền vững nhờ tình yêu.

Xin Đức Thiên Thần Raphael cầu cho mọi thành phần dân Chúa lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa, để tái khẳng định sự hiện diện của Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam.

-Cần thay đổi tiếng loa cứu độ. Tiếng loa trên nóc nhà thờ có sức vang xa vài cây số. Nhưng tiếng loa từ cửa miệng của mỗi tín hữu có thể đến cả vài trăm ngàn cây số hoặc xa hơn. Thiết tưởng không nên đặt câu hỏi rằng mỗi tín hữu có được tham gia vào việc Loan Báo Tin Mừng không, nhưng nên chuẩn nhận việc rao giảng tin mừng của mỗi tín hữu là một việc bổn phận do bài sai đã được ban từ bí tích rửa tội. Thay vì ngại ngùng, nên tin tưởng và cổ xúy cho mọi tín hữu giáo dân đem Tin Mừng vào trong cuộc sống.

Bà bán cháo lòng “giảng đạo” theo kiểu của dân bán cháo lòng, Ông bán vé số “giảng” theo kiểu dân vé số… Mỗi người là một tiếng loa cứu độ.

Nếu tiếng loa của nhà thờ có lớn mạnh có át đi tiếng loa của mỗi tín hữu, thì thiết nghĩ, tiếng loa nhỏ nhỏ kia vẫn có giá trị riêng của nó.

Đã đến lúc Giáo Dân không phải là người chỉ nghe, mà còn là người phải nói. Nói bằng lời và nói bằng chính cuộc đời.

Xin Đức Thánh Thiên Thần Gabriel cầu cho chúng con mỗi người một cái loa, người thì loa ở chợ, kẻ loa ở nhà trường, người ngồi một chỗ cũng loa trên internet, miễn sao cả và 85 triệu dân Việt Nam được biết rằng Thiên Chúa của những người Công Giáo Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, cũng là Thiên Chúa của cả Dân Tộc Việt Nam. Nhờ đó, chúng con được quyền hy vọng chúng con thực sự có một Đất Nước, Độc Lập, Tự Do, Hạnh phúc.

PM. CAO HUY HOÀNG
 
Phụng sự Chúa cho phải đạo làm tôi
Lm Inhaxiô Trần Ngà
18:08 28/09/2010
Phụng sự Chúa cho phải đạo làm tôi

(Suy niệm Tin Mừng Luca (Lc 17, 5-10) trích đọc vào Chúa Nhật 27 thường niên)

Với trí tưởng tượng phong phú kết hợp với tài nghệ văn chương tuyệt vời, nhà văn Đan-mạch Hans Christian Andersen đã dựng nên một nhân vật rất độc đáo là “chiếc bóng.”

Ai cũng có chiếc bóng đi theo mình. Chiếc bóng hoàn toàn lệ thuộc chủ: khi chủ đi, bóng đi theo, khi chủ chạy, bóng chạy; khi chủ dừng, bóng dừng theo; chủ đi đâu, bóng theo đến đó.

Vậy mà nhân vật “chiếc bóng” trong chuyện của Andersen lại tách ra khỏi người chủ của mình vốn là một nhà khoa học, để trở thành một nhân vật độc lập, đòi sống riêng không lệ thuộc chủ, rồi dần dà y dám gọi mày xưng tao với chủ… Một thời gian sau, y lên mặt sai khiến cả chủ của mình, và thật trớ trêu, y tự tôn mình lên làm chủ và bắt chủ phải làm “chiếc bóng” của y và cuối cùng, y lập kế tống giam chủ mình vào ngục và sát hại người chủ ngay trong tù.

[Câu chuyện xem ra hoang đường nhưng lại chứa đựng một nội dung thâm thúy: Con người là tạo vật do Thiên Chúa dựng nên, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa như bóng lệ thuộc với hình. Thế mà con người đã ngạo mạn xem mình ngang hàng với Thiên Chúa và thậm chí còn tìm cách giết Ngài, không chỉ là hành hình và đóng đinh Ngài trên thập giá như người Do-thái năm xưa, nhưng nhiều người khác còn tìm cách triệt hạ Thiên Chúa và xóa bỏ Ngài khỏi đời sống nhân loại.]

Tương quan giữa con người với Thiên Chúa cũng như bóng với hình. Thiên Chúa đã tạo dựng nên loài người và mọi người hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa, nhờ Chúa con người mới tồn tại được. Chúa là Chủ, con người là tôi tớ. Chúa là Hình, con người là bóng. Vậy mà nực cười thay, một số người lại làm như nhân vật “chiếc bóng” trong tác phẩm của Andersen. Họ đòi quyền làm chủ và bắt Thiên Chúa lệ thuộc họ. Họ đòi Thiên Chúa đáp ứng những đòi hỏi của họ mà không nghĩ rằng họ phải đáp ứng những đòi hỏi của Thiên Chúa trước đã.

Chẳng hạn khi yếu đau, người ta yêu cầu Chúa chữa họ cho lành. Khi đói, người ta đòi hỏi Chúa cho no đủ. Khi nhà nông thất thu, người ta kêu cầu Chúa cho họ được trúng mùa. Khi gặp thất bại trong cuộc đời, người ta yêu cầu Chúa đem lại sự thành công!…

Vì yêu thương loài người, Thiên Chúa sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu chính đáng của họ, nhưng không vì thế mà người ta cứ đòi Thiên Chúa phải luôn luôn phục vụ mình mà quên rằng mình là người tôi tớ của Thiên Chúa nên phải lo phụng sự và thực hiện ý Chúa trước đã, quên rằng mình phải lo thực hiện ý muốn của Thiên Chúa trước khi nài xin Chúa thực hiện ý muốn của mình.

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su muốn đưa chúng ta trở về lại đúng vị trí của mình, vị trí của người tôi tớ và nhiệm vụ của người tôi tớ là lo phục dịch hầu hạ chủ mình mà không được kể lể công lao.

Chúa nói: “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: "Mau vào ăn cơm đi", chứ không bảo: "Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao?

Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi."

* * *

Một trong những nét đẹp của Mẹ Maria là Mẹ biết nhìn nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa nên sẵn sàng vâng lệnh Chúa truyền. Khi được sứ thần Gáp-ri-en cho biết Thiên Chúa muốn trao cho Mẹ một sứ mạng thật cao cả nhưng cũng đầy khó khăn, Mẹ sẵn sàng vâng phục vì ý thức mình chỉ là tớ nữ hèn mọn của Thiên Chúa. Mẹ thưa với sứ thần: “Nầy tôi là tớ nữ của Chúa. Tôi xin vâng như lời Chúa truyền.” Vì thế, Mẹ làm đẹp lòng Thiên Chúa và được Thiên Chúa nâng lên địa vị tối cao.

Ngay cả Chúa Giê-su, “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa Cha, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ,… Người lại còn hạ mình vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự…” (Philip 2, 6-8)

Đức Giê-su là Thiên Chúa quyền năng mà còn hạ mình làm tôi tớ, vâng phục Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết; Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa Ngôi Hai cao sang thánh thiện mà vẫn sẵn sàng phụng sự Chúa như nữ tỳ khiêm tốn, thì chúng ta càng phải nhìn nhận mình là tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa và hết lòng phụng sự Chúa cho phải đạo làm tôi.

Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô XVI và tương quan giữa Giáo Hội và nhà nước
Vũ Văn An
01:26 28/09/2010
Mối tương quan giữa Giáo Hội và nhà nước và quyền tài phán riêng của hai thẩm quyền này là các chủ đề được Đức Bênêđíctô XVI đề cập tới khá nhiều ngay trong năm đầu tiên của triều đại ngài cũng như trong thông điệp đầu tiên Deus Caritas Est. Song song với việc ủng hộ một chủ nghĩa thế tục lành mạnh nơi nhà nước, Đức Giáo Hoàng cũng bênh vực vai trò hợp pháp của tôn giáo trong việc phát triển luân lý và văn hóa của quốc gia và vai trò của Giáo Hội như tiếng nói của lương tâm luân lý, luôn nhắc nhở nhà nước nhớ các trách nhiệm của mình đối với thiện ích chung.

Viết từ lúc còn là Hồng Y Ratzinger, Đức Giáo Hoàng nói rằng “Kitô hữu luôn là người tìm cách duy trì nhà nước theo nghĩa họ thực hiện điều tích cực, điều tốt, những điều giữ cho nhà nước tồn tại”. Nhưng đồng thời, nhờ học được kinh nghiệm về Chủ Nghĩa Quốc Xã lúc còn nhỏ, ngài cũng từng lên tiếng đề cập tới các nguy hiểm của một nhà nước toàn trị, một nhà nước tự cho mình là “toàn bộ cuộc hiện sinh nhân bản và là toàn bộ niềm hy vọng của con người”. Ngài nhấn mạnh rằng “Việc phục vụ đầu tiên của đức tin Kitô Giáo đối với chính trị là giải phóng con người khỏi tính phi lý của các huyền thoại chính trị vốn là mối đe dọa thực sự trong thời đại ta”.

“Deus Caritas Est” và Alexis de Tocqueville

Theo bài báo “A Tocquevillian in the Vatican” (Một người theo Tocqueville tại Vatican), tiến sĩ Samuel Gregg, thuộc Viện Acton, cho hay: trong Thông Điệp đầu tiên của ngài (Deus Caritas Est), Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không những cho thấy ảnh hưởng nặng nề của Thánh Augustinô mà còn là ảnh hưởng lớn lao của một triết gia xã hội người Pháp, là Alexis de Tocqueville nữa. Lúc được dẫn nhập vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Luân Lý và Chính Trị của Pháp năm 1992, Đức Hồng Y Ratzinger cho hay cuốn “Nền Dân Chủ Tại Hoa Kỳ” của Tocqueville luôn gây ấn tượng mạnh nơi ngài. Ngài mô tả triết gia này như “nhà tư tưởng vĩ đại về chính trị” vì theo Tocqueville, các xã hội tự do không thể tồn tại nếu không gắn bó với “các xác tín chung về đạo đức”. Ông cho rằng nền dân chủ của Hoa Kỳ đã được xây dựng trên các xác tín chung ấy. Chính vì thế, Đức Hồng Y Ratzinger rất ngưỡng mộ mối tương quan giữa nhà nước và tôn giáo tại Hoa Kỳ.

Theo tiến sĩ Samuel Gregg, trong Deus Caritas Est, Đức Bênêđíctô XVI chú ý tới lời cảnh cáo của Tocqueville về nền chuyên chế êm dịu (soft despotism). Ngài viết: “Một nhà nước mà cung cấp mọi sự, mà thâu tóm mọi sự vào chính mình thì tựu trung sẽ trở thành một thứ bàn giấy không có khả năng bảo đảm được chính điều con người khốn khổ, mọi con người, cần đến, đó là quan tâm yêu thương có tính bản vị. Ta không cần một nhà nước điều hướng và kiểm soát mọi sự, nhưng một nhà nước biết dựa theo nguyên tắc phụ đới mà nhìn nhận một cách quảng đại và sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến phát sinh từ nhiều lực lượng xã hội khác nhau và phối hợp được sự tự phát và sự gần gũi với những người thiếu thốn” (số 28).

Từng là nạn nhân của chủ nghĩa Quốc Xã, Đức Bênêđíctô XVI hiểu chủ nghĩa toàn trị hơn ai hết. Vốn là người chịu ảnh hưởng mạnh của Thánh Augustinô, ngài đương nhiên hoài nghi bất cứ chủ trương nào coi trần gian là thiên đường. Tuy nhiên, câu trích trên đây cho thấy Đức Giáo Hoàng hiểu rõ việc Tocqueville cảnh cáo rằng ngay các xã hội tự do cũng có thể vô tình để nhà nước thâu tóm các hiệp hội tự lập từng mang lại cho Hoa Kỳ đặc tính năng động và thẩm quyền cai trị có giới hạn của nó.

Rõ ràng Đức Bênêđíctô quan tâm tới tiềm năng nhà nước có thể xâm thực tính tự lập của các cơ quan từ thiện Kitô Giáo, không hẳn qua việc đột ngột thâu tóm các công việc của họ mà là từ từ làm nhạt nhòa căn tính đặc thù của họ. Trên nguyên tắc, Deus Caritas Est không chống đối việc các cơ quan từ thiện Kitô Giáo hợp tác với nhà nước (số 30, 31). Tuy nhiên, Thông Điệp này mạnh mẽ nhắc người Kitô hữu nhớ rằng “Không bao giờ được lẫn lộn cách biểu lộ đặc thù công việc bác ái của Giáo Hội với hoạt động của nhà nước” (số 29). Thông điệp cũng chống lại “chủ nghĩa tranh đấu và chủ nghĩa thế tục càng ngày càng lớn mạnh nơi nhiều Kitô hữu đang dấn thân vào hoạt động bác ái” (số 36). Hai chủ nghĩa ấy đang biến họ thành một thứ vô thần thực tiễn với quan điểm luân lý giống John Stuart Mill hơn giống Chúa Giêsu Kitô. Luận điểm của Tocqueville trên đây đã được khéo léo đan kết vào Thông Điệp Deus Caritas Est giúp các cơ quan bác ái của Kitô Giáo suy nghĩ về sự khôn ngoan khi quá liên kết với nhà nước. Khi sự liên kết ấy phá hoại khả năng “làm chứng cho Chúa Kitô” (số 31), thì họ cần khéo léo chấm dứt nó.

Quan tâm về mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước được Đức Bênêđíctô XVI nêu ra ngay trong những tháng đầu tiên của triều đại ngài. Thực vậy, ngày 24 tháng 6 năm 2005, trong chuyến viếng thăm Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi tại điện Quirinal, ngài long trọng tuyên bố: “Các mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước Ý được xây dựng trên nguyên tắc đã được Công Đồng Vatican II phát biểu rõ, đó là: ‘cộng đồng chính trị và Giáo Hội tự lập và độc lập với nhau trong lãnh vực riêng của mình. Tuy nhiên cả hai đều phục vụ ơn gọi có tính bản vị của con người, dù dưới các danh nghĩa khác nhau’” (Vui Mừng và Hy Vọng, số 76).

Đức Giáo Hoàng cho biết thêm: “nguyên tắc ấy đã được ghi ngay trong Hiệp Ước Latran và sau đó được các Thoả Hiệp tu chỉnh Hiệp Ước ấy tái xác nhận. Bởi thế, chủ nghĩa thế tục lành mạnh về nhà nước, theo đó, các thực tại trần thế được cai trị theo các quy phạm riêng biệt của chúng nhưng không loại bỏ các tham chiếu đạo đức vốn đặt căn bản tối hậu trong tôn giáo, phải được coi là hợp pháp. Tính cách tự trị của lãnh vực trần thế không loại trừ sự hoà hợp gần gũi của nó với các đòi hỏi cao hơn và phức tạp hơn vốn phát sinh từ một cái nhìn toàn diện về con người và số phận đời đời của họ”.

Tháng 11 năm 2005, nhân cuộc viếng “ad limina” của các giám mục Tiệp, Đức Bênêđíctô XVI nói với vị giám mục này rằng: trong sứ mệnh phúc âm hóa của mình, Giáo Hội không bao giờ tìm cách pha mình vào lãnh vực thẩm quyền dân sự. “Cộng đồng Kitô Giáo là một cộng đồng có qui luật riêng, một cơ thể sống động, hiện hữu trong thế gian để làm chứng cho sức mạnh của Phúc Âm. Bởi thế, nó là một cộng đồng gồm có anh chị em. Họ không có mục tiêu quyền lực hay quan tâm vị kỷ nào, mà chỉ hân hoan sống đức ái của Thiên Chúa, đức ái này chính là Tình Yêu. Trong ngữ cảnh ấy, nhà nước không nên có khó khăn gì trong việc nhìn nhận tư cách đối tác của Giáo Hội, một tư cách không hề tiên thiên xâm phạm chức năng phục vụ các công dân của Nhà Nước”.

Khía cạnh Thánh Kinh trong liên hệ giữa Đức Tin và Nhà Nước

Muốn hiểu sâu xa hơn tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI về mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, tưởng nên trở lại thời ngài còn là Hồng Y Ratzinger. Ngày 26 tháng 11 năm 1981, nhân một buổi phụng vụ tổ chức cho các dân biểu Công Giáo của Bundestag tại nhà thờ Thánh Wynfrith ở Bonn, Đức Hồng Y có đọc một bài diễn văn. Vì các bài đọc hôm đó trích từ thư thứ nhất của Thánh Phêrô (1Pr 1:3-7) và Phúc Âm Thánh Gioan (Ga 14:1-6), đề cập tới các Kitô hữu đang là nạn nhân bị bách hại của một chế độ độc tài tàn bạo, nên Đức Hồng Y nói tới việc “họ không chia sẻ trách nhiệm với nhà nước mà là chịu đựng trách nhiệm ấy. Họ không có quyền khuôn định nó thành một nhà nước Kitô giáo; thay vào đó, trách vụ của họ là sống như những Kitô hữu dù không có nhà nước Kitô Giáo. Do đó, Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô mô tả các Kitô hữu như các khách trú tại nhà nước của mình (1:1) và mô tả nhà nước như một Babylon (5:13). Tư thế chính trị của các Kitô hữu hồi đó y hệt tư thế chính trị của người Do Thái thời lưu đày tại Babylon: họ không phải là công dân có trách nhiệm của nhà nước mà là bày tôi không một chút quyền lợi, và do đó, là những người phải học cách sống còn trong nhà nước đó, chứ không phải học cách xây dựng nó.”

Tư thế đó, Đức Hồng Y bảo, rất khác với tư thế phần đông chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, các bài đọc vẫn có ba điều quan trọng liên quan tới sinh hoạt chính trị của người Kitô hữu.

Điều đầu tiên: nhà nước không phải là toàn bộ cuộc hiện sinh nhân bản và không ôm trọn toàn bộ niềm hy vọng của con người. “Con người và các hy vọng của họ vượt quá nội dung nhà nước, vượt quá lãnh vực sinh hoạt chính trị. Điều ấy không chỉ áp dụng đối với nhà nước kiểu Babylon mà là bất cứ nhà nước nào, mọi nhà nước. Nhà nước không phải là toàn diện tính: điều ấy cất gánh nặng khỏi vai chính khách và đồng thời mở ra trước họ con đường chính trị thuận lý. Nhà nước La Mã là nhà nước sai lầm và chống phá Kitô Giáo chính vì nó muốn trở thành toàn diện tính đối với khả năng nhân bản. Qua cách đó, nó tự khoác cho mình điều nó không tài nào thực hiện được; và cũng qua cách đó, nó bóp méo và làm giảm giá trị con người. Vì sự dối trá toàn trị, nó trở thành ma quái và tàn bạo. Loại bỏ tính toàn diện của nhà nước là phi huyền thoại hóa nhà nước và do đó giải phóng cả con người lẫn các nhà chính trị và nền chính trị”.

Ngược lại, theo Đức Hồng Y, khi đức tin Kitô Giáo, tức lòng tin vào niềm hy vọng lớn hơn của con người, bị tha hóa và sa đọa, thì cái huyền thoại về nhà nước thần thánh kia lại trỗi dậy, vì con người không thể nào từ khước được tính tòan diện của hy vọng. Khổ một điều, khi các hứa hẹn này tự khoác vào mình danh nghĩa tiến bộ và độc quyền hóa ý niệm tiến bộ, thì xét theo lịch sử chúng vẫn tụt về phía sau niềm hy vọng của Kitô Giáo, một sự quay lưng có tính lịch sử. Và mặc dù chúng huênh hoang cho rằng mục tiêu tối hậu của chúng là giải phóng hoàn toàn nhân loại, diệt trừ mọi hình thức thống trị, chúng vẫn đi ngược lại sự thật về con người, đi ngược lại sự tự do của họ, vì chúng cưỡng bức họ vào điều chính họ có thể thực hiện được. Cái loại chính trị huyên hoang tuyên bố nước Thiên Chúa là kết quả của chính trị và bóp méo đức tin thành quyền tối thượng phổ quát của chính trị, tự bản chất, vốn là một nền chính trị nô dịch; nó chỉ là thứ chính trị có tính huyền thoại.

Chống lại thứ chính trị ấy là lý lẽ của Đức Tin Kitô Giáo, một đức tin vốn nhìn nhận khả năng con người có thể tạo ra trật tự tự do và có thể hài lòng với trật tự này, vì nó biết: hy vọng lớn lao của con người sâu nhiệm nằm trong bàn tay Thiên Chúa. Bác bỏ niềm hy vọng của Đức Tin là đồng thời bác bỏ tiêu chuẩn của lý lẽ chính trị. Bác bỏ các niềm hy vọng có tính huyền thoại về một xã hội không có thống trị không phải là một nhẫn nhục chịu khuất phục mà là một niềm trung thực nhằm duy trì được niềm hy vọng của con người. Niềm hy vọng có tính huyền thoại về một thiên đàng tự tạo chỉ tổ đưa con người vào một nỗi sợ sệt không có lối thoát; nỗi sợ thấy các hứa hẹn của mình sụp đổ và sau đó là một trống vắng lớn lao hơn; nỗi sợ chính quyền lực của mình và sự tàn bạo của nó.

Bởi thế, theo Đức Hồng Y, việc phục vụ đầu tiên mà Đức Tin Kitô Giáo đem đến cho chính trị chính là việc nó giải phóng con người khỏi tính phi lý của huyền thoại chính trị, vốn là một đe dọa thực sự đối với thời đại ta.

Dĩ nhiên, tiếp nhận phương thức tỉnh táo, tức phương thức làm điều có thể làm được chứ không hứng khởi chạy theo điều không thể làm được, là điều luôn luôn khó khăn. Vì tiếng nói có lý thường không lớn bằng tiếng nói vô lý. Tiếng nói tuyên truyền cho những điều đại thể (large-scale) bao giờ cũng có hơi hướm như tranh đấu cho luân lý tính; ngược lại, tự chế vào điều có thể xem ra như muốn bác bỏ gánh nặng của luân lý tính, một thứ chủ nghĩa thực tế của những con người nhát đảm. Nhưng thực ra, nền luân lý chính trị hệ ở chính việc chống lại thứ cám dỗ chết người của những đại ngôn chuyên dùng nhân loại và các cơ hội của họ làm canh bạc. Không phải cái thứ luân lý phiêu lưu mạo hiểm tự cho mình đang thực hiện công trình Thiên Chúa là hợp luân, nhưng chính sự trung thực biết thừa nhận các tiêu chuẩn của con người và trong các tiêu chuẩn này biết thực hiện công trình của Thiên Chúa mới hợp luân. Không phải việc bác bỏ thỏa hiệp mà chính sự thỏa hiệp mới là luân lý tính đích thực trong lãnh vực chính trị.

Mặc dù các Kitô hữu bị nhà nước La Mã bách hại, nhưng thái độ căn bản của họ đối với nhà nước ấy không tiêu cực; thay vào đó, họ luôn nhìn nhận nó như một nhà nước và cố gắng xây dựng nó như một nhà nước, trong khuôn khổ các khả năng của họ, chứ không tiêu diệt nó. Chính vì họ biết họ đang sống ở “Babylon”, nên các hướng dẫn mà Giêrêmia đưa ra cho các lưu dân Do Thái cũng áp dụng cho họ. Lá thư mà nhà tiên tri viết trong Giêrêmia 29 không thể nào hiểu như một huấn thị thúc giục người ta phản kháng chính trị, bằng cách tiêu diệt nhà nước nô dịch; nhưng đúng hơn là một huấn thị khuyên người ta duy trì và củng cố điều tốt. Đó là một huấn thị nhằm sự sống còn và đồng thời chuẩn bị cho điều tốt và mới mẻ hơn. Nền luân lý trong hoàn cảnh lưu đày ấy vì thế chủ yếu chứa đựng các yếu tố nền tảng cho một triết lý chính trị tích cực. Giêrêmia khuyên người Do Thái không trì chí trong thái độ chống đối tiêu cực, nhưng: “hãy xây dựng nhà mà ở; hãy trồng cây mà ăn trái… Hãy mưu cầu phúc lợi cho thành phố nơi Ta đã đày các ngươi tới, và hãy cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho họ, vì phúc lợi của họ cũng là phúc lợi của các ngươi” (Gr 29: 5,7). Cũng một lời khuyên như thế tìm thấy trong Timôtê Thứ Nhất, một thư người ta vẫn cho là được viết dưới thời Nêrông. Trong thư này, Thánh Phaolô khuyên ta cầu nguyện “cho mọi người, cho vua chúa và các nhà cầm quyền để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (2:1-2). Thư thứ nhất của Thánh Phêrô cũng cùng một chủ trương ấy: “Anh em hãy ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, để ngay cả khi họ vu khống, coi anh em là người gian ác, họ cũng thấy các việc lành anh em làm mà tôn vinh Thiên Chúa trong ngày Người đến viếng thăm” (2:12) và câu này nữa: “Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua” (2:17). Và “Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, trộm cắp, làm điều gian ác hoặc dây mình vào việc người khác; mà nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Kitô hữu, thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó” (4:15-16).

Điều đó có nghĩa gì? Chắc chắn các Kitô hữu này không phải là bọn người sợ hãi hay lụy phục nhà cầm quyền, hạng người không biết rằng người ta có quyền và có nghĩa vụ phản kháng vì các lý do lương tâm. Thực vậy, câu cuối cùng cho thấy họ biết rõ các giới hạn của nhà nước và họ đã không chịu nó khuất phục khi nó chống lại thánh ý Thiên Chúa.

Nhưng đối với họ, điều quan trọng vẫn là không tìm cách tiêu diệt nhà nước mà là xây dựng nó. Phi luân bị luân lý chống lại, sự ác bị quyết tâm làm điều tốt chống lại, chứ không ngược lại. Luân lý, hay việc làm điều tốt, mới là phản kháng đích thực, và chỉ có điều tốt mới chuẩn bị cho sự thay đổi căn để hướng tới điều tốt hơn. Không hề có hai thứ luân lý chính trị: luân lý phản kháng và luân lý thống trị. Mà chỉ có một thứ luân lý: đó là nền luân lý phát sinh từ các giới răn của Thiên Chúa, một nền luân lý người ta không thể tạm ngưng một thời gian ngõ hầu tạo nên những biến đổi sự việc một cách nhanh chóng hơn. Người ta chỉ có thể xây dựng sự việc bằng cách xây dựng chúng, chứ không phá hủy chúng; đó chính là nền đạo đức học chính trị của Thánh Kinh từ thời Giêrêmia tới thời hai Thánh Phêrô và Phaolô. Kitô hữu luôn là người tìm cách duy trì nhà nước theo nghĩa làm điều tích cực, điều tốt nhằm giữ cho nhà nước tồn tại. Họ không sợ vì thế mà mang tiếng là ủng hộ quyền lực sự ác, nhưng xác tín rằng chỉ có cách củng cố điều tốt mới có thể tiêu hủy được sự ác và giảm thiểu được quyền lực của cả sự ác lẫn người ác. Bất cứ ai chủ trương sát hại người vô tội hay phá hủy tài sản người khác đều đi ngược lại đức tin. Thư thứ nhất của Thánh Phêrô từng nói với những người này rằng: “Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, hay trộm cắp” (4:15). Thứ phản kháng ấy đi ngược lại tinh thần của thư này. Phản kháng đích thật, tức phản kháng Kitô Giáo, chỉ diễn ra khi nhà nước buộc người ta phải chối bỏ Thiên Chúa và các lệnh truyền của Người, khi nó buộc ta phải thực hiện điều ác.

Điểm cuối cùng: Đức tin Kitô Giáo đã tiêu diệt huyền thoại về nhà nước thần thánh, huyền thoại coi nhà nước là thiên đàng, coi nhà nước như một xã hội không có thống trị. Thay vào đó, nó đưa ra tính khách quan của lý trí. Nhưng điều này không có nghĩa nó đã sản sinh ra tính khách quan phi giá trị, tính khách quan của thống kê, một thứ xã hội học nào đó. Tính khách quan chân thực của nhân loại bao giờ cũng thuộc về những con người cụ thể, và nhân loại thì thuộc về Thiên Chúa. Lý trí nhân bản chân chính tùy thuộc tính luân lý, một tính luân lý được nuôi dưỡng bằng các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Tính luân lý này không phải là việc tư riêng, nó có ý nghĩa công cộng. Không có sự thiện trở nên điều tốt và làm được điều tốt, thì sẽ không có nền chính trị tốt. Điều được Giáo Hội bị bách hại đặt ra cho Kitô hữu làm căn gốc cho triết lý chính trị của họ cũng phải được coi là căn gốc cho bất cứ nền chính trị tích cực nào của Kitô Giáo; chỉ khi nào điều tốt được thực hiện và được nhìn nhận là điều tốt thì cuộc hiện sinh nhân bản có tính xã hội tốt mới có thể triển nở. Làm cho công chúng chấp nhận chỗ đứng của luân lý, chỗ đứng của lệnh truyền Thiên Chúa phải được coi là nòng cốt của hoạt động chính trị có trách nhiệm.

Tại sao Giáo Hội và Nhà Nước cần biệt lập

Trong bài “Thần Học và Chủ Trương Chính Trị của Giáo Hội” trích từ cuốn “Church, Ecumenism and Politics: New Essays in Ecclesiology” (Giáo Hội, Đại Kết và Chính Trị: Các tiểu luận mới về Giáo Hội Học) (NY: Crossroad, 1988), Đức HY Ratzinger cho hay, trong lãnh vực chính trị, lời căn bản của Chúa Kitô dĩ nhiên là câu: “Hãy trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda, và hãy trả cho Chúa những gì thuộc về Chúa” (Mt 22:21). Câu nói này đã mở ra một chương mới hẳn cho lịch sử mối tương quan giữa chính trị và tôn giáo. Cho tới lúc có câu nói đó, nguyên tắc chung vẫn cho rằng chính trị có tính thần thánh (sacral). Đã đành là thế giới hậu cổ thời có nhìn nhận nhiều nhóm tôn giáo tự do, những nhóm tôn giáo thường được gọi là các giáo phái bí nhiệm (mystery cults) mà sức lôi cuốn một phần tùy thuộc sự xuống dốc của tôn giáo nhà nước. Nhưng sở dĩ người ta khoan dung đối với các nhóm tôn giáo này là vì chúng nhìn nhận nhà nước là người nắm được tính thần thánh tối cao. Chính tính thần thánh tối cao này bảo đảm tính hợp lệ và tính trói buộc của các luật lệ nhà nước, nhờ đó, nhà nước là biểu thức của ý chí thánh thiêng, ý chí thần linh, chứ không phải chỉ là biểu thức của của ý chí nhân bản. Và vì các luật lệ kia có tính thần linh, nên chúng phải được coi là có giá trị tuyệt đối, trói buộc hết mọi người đàn ông, đàn bà.

Câu nói trên đây của Chúa Kitô đã xẻ làm đôi sự đồng hoá nhà nước với ý chí thần linh như vừa kể. Đồng thời, ý niệm về nhà nước theo quan điểm của thế giới cổ thời cũng bị đặt thành nghi vấn. Thế giới cổ thời đã giận dữ phản ứng lại sự thách thức này đối với tính toàn diện của nhà nước, bằng án tử hình: vì đó là nền tảng làm cho nó hiện hữu và nếu câu nói của Chúa Giêsu mà đúng, thì nhà nước La Mã hết còn có thể hiện diện như trước được nữa.

Đồng thời cũng cần nói rằng chính sự tách biệt thẩm quyền nhà nước và thẩm quyền thần thánh này đã trở thành nguồn gốc và cơ sở vĩnh viễn cho ý niệm tự do của Phương Tây. Từ nay trở đi, ta thấy có hai xã hội tuy có tương quan với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau, và không xã hội nào có cái đặc điểm toàn diện như trước đây. Nhà nước không còn là người mang thẩm quyền tôn giáo, một thứ thẩm quyền đụng tới những vùng sâu xa tối hậu của lương tâm, nhưng đối với nền tảng luân lý của chính nó, nó phải vượt quá mình mà quy chiếu tới một cộng đồng khác. Về phần mình, cộng đồng khác này, tức Giáo Hội, tuy ý thức được thẩm quyền luân lý tối hậu của mình, nhưng vẫn phải tùy thuộc vào sự gắn bó tự nguyện và chỉ có quyền chế tài thiêng liêng chứ không thể chế tài dân sự, vì một lý do đơn giản là nó không có được tư thế của nhà nước.

Như thế, mỗi cộng đồng này phải tự hạn chế trong phạm vi của mình và tự do hay không là tùy thuộc ở sự cân bằng trong mối tương quan này. Trên thực tế, sự cân bằng ấy không phải lúc nào cũng có. Thời Trung Cổ và cả đầu thời cận đại, đôi khi Giáo Hội và nhà nước đã bị lẫn lộn thành một với nhau, đến nỗi các chủ trương của đức tin đã bị làm ra sai lạc, trở thành các cưỡng chế phi lý, biến tôn giáo trở thành biếm họa. Tuy nhiên, ngay trong những thời khắc đen tối nhất, mẫu mực tự do được trình bày qua các chứng tá căn bản của đức tin vẫn còn là một thẩm quyền được người ta nại tới để chống lại sự lẫn lộn giữa xã hội dân sự và cộng đồng đức tin kia, một thẩm quyền mà lương tâm có thể tham chiếu và động lực nhằm triệt phá thẩm quyền toàn trị có thể được cổ vũ.

Ý niệm cận đại về tự do như thế rõ ràng là sản phẩm hợp pháp của môi trường Kitô Giáo; ý niệm này khó có thể phát triển ở một nơi nào khác. Thực vậy, người ta phải thêm rằng ý niệm ấy không thể tách biệt khỏi môi trường Kitô Giáo và đem trồng vào một hệ thống khác, như đã được chứng minh trong phong trào phục hưng Hồi Giáo hiện nay; mưu toan tháp nhập vào xã hội Hồi Giáo các tiêu chuẩn Phương Tây vốn rút ra từ Kitô Giáo là một mưu toan không hiểu biết chi về luận lý học nội tại của Hồi Giáo cũng như luận lý học lịch sử của các tiêu chuẩn Phương Tây kia. Mưu toan ấy đương nhiên thất bại. Cấu trúc xã hội trong Hồi Giáo có tính thần trị (theocratic), và do đó nhất nguyên, chứ không nhị nguyên. Nhị nguyên, vốn là tiên quyết của tự do, một phần giả thiết phải có luận lý học Kitô Giáo. Trên thực tế, điều ấy có nghĩa: chỉ nơi nào tính nhị nguyên của Giáo Hội và nhà nước, của thẩm quyền thần thánh và thẩm quyền chính trị hiện diện và được duy trì dưới một hình thức nào đó, thì điều kiện tiên quyết có tính nền tảng của tự do mới có.

Nơi nào Giáo Hội trở thành nhà nước, thì tự do sẽ không còn nữa. Nhưng điều này cũng đúng: bất cứ khi nào Giáo Hội bị loại bỏ, không còn được coi như một thẩm quyền công cộng và có liên hệ, thì lúc ấy tự do cũng sẽ bị giập tắt, vì lúc ấy nhà nước sẽ một lần nữa hoàn toàn đòi cho mình quyền được biện minh toàn diện về luân lý. Trong thế giới thế tục, hậu Kitô Giáo, nhà nước không đòi hỏi điều đó dưới hình thức một thẩm quyền thần thánh mà dưới hình thức thẩm quyền ý thức hệ. Nhà nước trở thành đảng, và vì không còn một thẩm quyền nào ngang hàng với nó, nên nó lại một lần nữa trở thành toàn trị. Nhà nước ý thức hệ bao giờ cũng toàn trị; nó phải trở thành ý thức hệ khi không còn được cân bằng bởi thẩm quyền lương tâm, một thẩm quyền tự do và được nhìn nhận công khai. Khi tính nhị nguyên ấy không còn nữa, thì hệ thống toàn trị là điều không thể tránh được.

Trách vụ căn bản trong chủ trương chính trị của Kitô Giáo, do đó, đã được xác định. Nó có mục tiêu duy trì sự cân bằng của hệ thống kép trên đây, làm nền tảng cho tự do. Bởi thế, Giáo Hội phải đưa ra các đòi hỏi của mình đối với luật lệ công cộng chứ không đơn giản lui về lãnh vực tư riêng. Mặt khác, phải làm hết cách để giữ cho Giáo Hội và nhà nước tách biệt nhau và việc thuộc về Giáo Hội phải luôn rõ ràng duy trì được tính tự nguyện của nó.

Điều cũng quan trọng là phải xác định các nét căn bản trong mối tương quan giữa chủ trương chính trị của Giáo Hội và thần học. Không nên điều hướng chủ trương chính trị ấy dựa vào quyền lực của Giáo Hội; bởi nếu thế, ta sẽ đi ngược lại bản chất đích thực của Giáo Hội, căn cứ vào các luận điểm trên đây và do đó, trực tiếp chống lại nội dung luân lý của chủ trương chính trị ấy. Nó phải được điều hướng bằng nhận thức thần học chứ không bằng ý niệm gia tăng thế lực và ảnh hưởng.
 
Kỷ Niệm 100 năm Tổ chức Từ thiện Công giáo ở Hoa Kỳ
Pt Huỳnh Mai Trác
04:50 28/09/2010
Kỷ Niệm 100 năm Tổ chức Từ thiện Công giáo ở Hoa Kỳ

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập các cơ quan Từ thiện Công giáo tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Paul Josef Cordes, Chủ Tịch Hội đồng “Cor Unum” được mời đến tham dự một cuộc họp mặt tại Washington DC từ ngày 25 đến 29 tháng 9.

Sự can thiệp của Đức Hồng Y được nêu lên trong giấy mời là sẽ chú trọng đến gốc rể của sự dấn thân về các công việc từ thiện của Giáo Hội và sự cần thiết trong việc đề cao những tổ chức từ thiện của Giáo Hội như trong thông điệp của Đức Giáo Hpàng Bênêđictô XVI “ Deus Caritas Est”.

Cơ quan Từ thiện Công giáo ở Hoa Kỳ gồm có khoảng 1700 chi nhánh và hội đoàn bắt đầu từ các giáo xứ, và mỗi năm đã yễm trợ trên 9 triệu người thuộc mọi thành phần và mọi tôn giáo,

Trong sứ điệp gởi đến các tham dự viên, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bày tỏ và cầu chúc kỷ niệm này là một dịp thuận tiện để cám đội ơn Thiên Chúa toàn năng đã có được một mùa gặt thật phong phú,về lòng bác ái, lòng tương trợ và tất cả mọi công việc tốt đẹp của các cơ quan từ thiện Công giáo tại Hoa kỳ. ĐTC khuyến khích những người làm việc trong các cơ quan từ thiện này như là chứng nhân sống động của đức tin trong Chúa Kitô.

Ngoài bài thuyết trình của Đức Hồng Y trong dip lễ kỷ niệm này, ngài còn tham gia vào các cuộc nhóm họp và hội thảo về các đề tài bác ái từ thiện, lý thuyết xã hội và giáo sĩ thuôc địa phận New York và Newark, cũng như về các giáo xứ thuộc địa phận Connecticut. (nguồn tin: VIS)
 
Top Stories
Coree Du Sud: Une université catholique formant des séminaristes est considérée par les autorités comme « une fabrique à chômeurs »
Eglises d'Asie
08:57 28/09/2010
Coree Du Sud: Une université catholique formant des séminaristes est considérée par les autorités comme « une fabrique à chômeurs »

Eglises d'Asie, 28 septembre 2010 – Dans le cadre d’un programme d’évaluation national, le ministère de l’Education, des Sciences et de la Technologie a récemment rétrogradé une université catholique, la rayant de la liste des meilleures institutions d’éducation supérieure du pays pour l’inscrire sur une liste contenant trente universités considérées comme moins performantes.

L’université catholique en question, l’Université catholique de Suwon, a réagi en demandant au ministère de reconsidérer son classement. Ses responsables arguent en effet du fait que les grilles d’évaluation de l’administration peinent à refléter la particularité de cet établissement catholique, modeste certes par le nombre des étudiants qu’il accueille mais unique dans la mesure où ses étudiants sont tous des séminaristes, diocésains ou religieux, appelés à devenir prêtres.

Pour le P. Germanus Kwak Jin-sang, responsable des finances de l’Université catholique de Suwon, « le ministère ne tient pas compte du fait que nous formons des prêtres ». Or, explique-t-il, si le but affiché de l’évaluation gouvernementale est bien d’inciter les universités sud-coréennes à s’améliorer et vise également à maintenir l’efficacité du système des prêts publics aux étudiants, « le ministère a fondé son étude sur deux critères, à savoir le nombre annuel de nouveaux étudiants recrutés chaque année et l’employabilité des étudiants diplômés ». Avec de tels critères, notre université ne peut qu’apparaître comme un établissement « académiquement médiocre », poursuit-il.

En effet, à l’issue de leurs quatre années d’études à l’université de Suwon, la plupart des étudiants retournent dans leurs diocèses ou leurs congrégations et ils sont considérés par l’administration comme étant « sans emploi ». « Aux yeux du ministère, notre établissement produit donc des sans-emploi ! », souligne le prêtre, qui ajoute qu’avec 182 étudiants actuellement inscrits à l’université (1), il est difficile de satisfaire au critère gouvernemental qui veut que chaque nouvelle promotion compte au minimum 90 étudiants. « Nous allons informer le ministère de notre situation particulière et nous lui demanderons de reconsidérer notre position dans le classement », conclut le P. Kwak.

Selon un autre responsable de l’université, une majorité des étudiants de l’Université catholique de Suwon finançant leurs études par des bourses, la diminution des prêts gouvernementaux aux étudiants, qui va de pair avec l’inscription sur la liste des établissements peu performants, ne présente pas en soi un problème. « Mais il est tout de même très regrettable que notre université soit perçue comme étant une mauvaise université », se désole-t-il.

(1) Les 182 étudiants de l’Université catholique de Suwon sont des séminaristes issus principalement des diocèses de Chucheon, Suwon et Wonju, ainsi que de la Société missionnaire de Corée.
 
Vietnam: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly est nominé pour le prix Sakharov par un groupe de députés européens
Eglises d'Asie
08:59 28/09/2010
VIETNAM: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly est nominé pour le prix Sakharov par un groupe de députés européens

Eglises d'Asie, 28 septembre 2010 – Le P. Thaddée Nguyên Van Ly, qui est soigné aujourd’hui à l’archevêché de Huê, à la faveur d’une interruption provisoire de peine, fait partie d’une liste de neuf nominés, sélectionnés par les députés du Parlement européen

, pour l’obtention du prix Sakharov 2010 « pour la liberté de pensée » (1). Il a été présenté par le groupe des conservateurs et réformateurs européens avec la mention suivante: « Le Père Thadeus, ecclésiastique vietnamien, éminent défenseur des droits de l’homme, a choisi la non-violence comme seul instrument de promotion universelle des droits de l’homme » (2).

Le prix qui porte le nom du célèbre scientifique dissident soviétique, Andrei Sakharov, est décerné chaque année par le Parlement européen à un individu ou à une association militant pour les droits de l’homme. Le nom du prêtre de Huê figure à côté de celui de militants et dissidents syrien, cubain, éthiopien, et d’un certain nombre d’associations dont Portes ouvertes, ONG chrétienne au service des chrétiens persécutés dans le monde (3). Après une deuxième sélection à l’issue de laquelle ne seront conservés que trois noms, le prix sera décerné définitivement le 21 octobre 2010. Sa remise publique aura lieu le 15 décembre suivant à Strasbourg.

Le prêtre vietnamien, dont la notoriété est aujourd’hui internationale, est toujours sur le coup de la sentence le condamnant à une peine de huit ans de prison. Elle lui avait été infligée, le 30 mars 2007, par le tribunal populaire de Huê. Après les premières années de son séjour au centre pénitentiaire de Ba Sao, dans le nord du Vietnam, de graves troubles de santé dus à une attaque cérébrale avaient obligé les autorités à l’hospitaliser dans un premier temps, avant de lui permettre d’interrompre momentanément sa peine pour suivre un traitement médical à l’archevêché de Huê, où il réside depuis le 16 mars 2010. Il n’a accompli que trois années de sa peine. Sept ans lui restent donc à purger. Lors de la fête nationale de septembre 2009, il ne figurait pas sur la liste des amnistiés car, avaient fait savoir les autorités, sa « rééducation » n’était pas assez avancée. En 2010, la liste des amnistiés ne portait toujours pas son nom. Cependant, le 28 août dernier, le haut fonctionnaire chargé de la publication de la liste, le général Lê Thê Tiêm, avait expliqué que, bien que le nom du P. Ly ne figurât pas sur la liste, celui-ci serait dispensé de purger le reste de sa peine, et cela en raison des progrès qu’il avait accomplis durant son séjour de quelques mois à l’archevêché. Rien, ensuite, n’est venu confirmer cette déclaration.

Pourtant, comme il l’a fait remarquer lui-même, le P. Ly est loin d’être resté silencieux depuis sa libération provisoire du 16 mars dernier. Dans une lettre adressée le 8 juin 2010 aux Nations Unies et intitulée « Plainte du prêtre-prisonnier de conscience Thaddée Nguyên Van Ly contre les détenteurs du pouvoir communiste au Vietnam pour avoir été arrêté et détenu en contradiction avec le droit international – et cela pour la quatrième fois du 18 février 2007 jusqu’à une date encore indéterminée… » (4), il portait plainte contre l’Etat vietnamien. Un peu plus tard, le 14 août, il faisait paraître un très vigoureux pamphlet intitulé « Les 16 monstrueux mensonges de Hô Chi Minh ».

Le P. Ly est un vieil habitué des prisons communistes. Il fut incarcéré une première fois de 1977 à 1978 puis une seconde fois de 1983 à 1992. En novembre 2000, il entamait une retentissante campagne pour la liberté religieuse, jusqu’à une nouvelle arrestation en mai 2001, qui fut suivie d’une nouvelle condamnation à quinze ans de prison. Libéré le 1er février 2005, mais toujours assigné à la résidence surveillée, il ne tarda pas à reprendre sa lutte, lui donnant comme objectif les droits de l’homme et la démocratie. Ces activités lui valurent le procès et la condamnation du 30 mars 2007 à l’origine de son incarcération à Ba Sao (5).

(1) VietCatholic News, 26 septembre 2010.(2) http://www.secteurpublic.fr/public/article/les-groupes-politiques-du-parlement-europeen-ont-selectionnes-neuf-nomines-pour-le-prix-sakharov-2010.html

(3) Les nominés sont le mouvement Access, Haytham Al-Maleh, l’ONG israélienne Breaking the Silence, Guillermo Fariñas, Aminatou Haidar, Dawit Isaak, Birtukan Mideksa, le Père Thadeus Nguyên Van Ly et l’ONG chrétienne Portes ouvertes.

(4) Voir EDA 531

(5) Pour l’ensemble des faits, voir EDA 321, 322, 323, 324, 325, 326, 327, 330, 331, 332, 335, 337, 340, 357, 358
 
Survey: Americans don't know much about religion
Rachel Zoll, AP
10:04 28/09/2010
new survey of Americans' knowledge of religion found that atheists, agnostics, Jews and Mormons outperformed Protestants and Roman Catholics in answering questions about major religions, while many respondents could not correctly give the most basic tenets of their own faiths.

Forty-five percent of Roman Catholics who participated in the study didn't know that, according to church teaching, the bread and wine used in Holy Communion is not just a symbol, but becomes the body and blood of Christ.

More than half of Protestants could not identify Martin Luther as the person who inspired the Protestant Reformation. And about four in 10 Jews did not know that Maimonides, one of the greatest rabbis and intellectuals in history, was Jewish.

The survey released Tuesday by the Pew Forum on Religion & Public Life aimed to test a broad range of religious knowledge, including understanding of the Bible, core teachings of different faiths and major figures in religious history. The U.S. is one of the most religious countries in the developed world, especially compared to largely secular Western Europe, but faith leaders and educators have long lamented that Americans still know relatively little about religion.

Respondents to the survey were asked 32 questions with a range of difficulty, including whether they could name the Islamic holy book and the first book of the Bible, or say what century the Mormon religion was founded. On average, participants in the survey answered correctly overall for half of the survey questions.

Atheists and agnostics scored highest, with an average of 21 correct answers, while Jews and Mormons followed with about 20 accurate responses. Protestants overall averaged 16 correct answers, while Catholics followed with a score of about 15.

Not surprisingly, those who said they attended worship at least once a week and considered religion important in their lives often performed better on the overall survey. However, level of education was the best predictor of religious knowledge. The top-performing groups on the survey still came out ahead even when controlling for how much schooling they had completed.

On questions about Christianity, Mormons scored the highest, with an average of about eight correct answers out of 12, followed by white evangelicals, with an average of just over seven correct answers. Jews, along with atheists and agnostics, knew the most about other faiths, such as Islam, Buddhism, Hinduism and Judaism. Less than half of Americans know that the Dalai Lama is Buddhist, and less than four in 10 know that Vishnu and Shiva are part of Hinduism.

The study also found that many Americans don't understand constitutional restrictions on religion in public schools. While a majority know that public school teachers cannot lead classes in prayer, less than a quarter know that the U.S. Supreme Court has clearly stated that teachers can read from the Bible as an example of literature.

"Many Americans think the constitutional restrictions on religion in public schools are tighter than they really are," Pew researchers wrote.

The survey of 3,412 people, conducted between May and June of this year, had a margin of error of plus or minus 2.5 percentage points, while the margins of error for individual religious groups was higher.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20100928/ap_on_re/us_rel_religious_literacy_poll)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóm Huệ Thiêng: tập thơ chào mừng cuộc thi viết tôn vinh thánh cả Giuse và cổ võ đức khiết tịnh
Nhiều Tác Giả
08:53 28/09/2010
KHÓM HUỆ THIÊNG: TẬP THƠ CHÀO MỪNG CUỘC THI VIẾT TÔN VINH THÁNH CA GIUSE VÀ CỔ VÕ ĐỨC KHIẾT TỊNH

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày sinh hoạt khởi đầu. Sắp khai mạc, từ giữa đám đông một số người lần lượt nắm tay nhau trở thành nhóm lễ tân, dàn thành hàng rào danh dự, chào đón quan khách và các thành viên mới.

Tuyển tập KHÓM HUỆ THIÊNG xin được là những tiếng vỗ tay, reo hò chào mừng đông đảo văn thi hữu khắp nơi đang cùng nhập cuộc tôn vinh Thánh Cả Giuse và tán dương, cổ võ đức khiết tịnh.

Mở đầu là bài thơ mới và bản thể lệ cuộc thi.

Tiếp đến là 51 bài đường luật của 26 tác giả, sẽ mở ra cuộc xướng họa KHÓM HUỆ THIÊNG song hành bên cạnh cuộc thi xướng họa NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI. Có thể nói cuộc xướng họa KHÓM HUỆ THIÊNG là chương trình vỗ tay phụ họa cho cuộc thi NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI, gồm bốn bộ môn truyện thật ngắn, kịch bản,thơ mới và họa thơ đường.

Bạn thơ khắp nơi có thể họa bất cứ bài nào mình thích trong 51 bài của tập này. Dưới mỗi bài thơ có ghi sẵn điện chỉ email của tác giả. Xin gởi bài họa về cho tác giả, theo email ấy, và đồng thời cũng gởi cho người điều phối cuộc xướng họa KHÓM HUỆ THIÊNG là nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường, qua email: cahoaiviet@yahoo.com

Cuối mỗi bài họa xin ghi rõ: tên thật, bút danh, địa chỉ nhà và số điện thoại. Tất cả những bài đúng niêm luật sẽ được nhà thơ Hoài Việt tổng hợp thành những chùm thơ lần lượt gởi lên mạng lưới điện toán cũng như gởi riêng cho các tác giả có bài trong chùm thơ.

Xin chân thành cám ơn Bác Hoài Việt đã nhận lời phục vụ cuộc xướng họa song hành hứa hẹn nhiều sôi nổi này. Xin mến chúc các bạn thơ nhiều cảm hứng mới lạ và cao đẹp.

Qui Nhơn, 27-9-2010

Lm Trăng Thập Tự

HÀNH TRÌNH BẠCH HUỆ

Ngợi khen thánh cả Giuse,

Người là sức mạnh chở che tuyệt vời !...

Đức Kitô xuống làm Người,

Bàn tay nghĩa phụ dưỡng nuôi ân cần !...

Vượt bao nguy khó gian truân,

Sức người công chính có ngần ngại chi ?!

Từ Nazaret ra đi,

Betlehem máng cỏ Hài nhi giáng trần !!!

Dẫn đường sao sáng long lanh,

Nửa đêm thức giấc, vượt thành phá nguy !...

Nửa đêm sa mạc biên thùy,

Vâng lời “thánh ý” xá gì giá đông ?!...

Con cậy cha, vợ cậy chồng,

Trĩu lưng lừa nhỏ dắt bồng bế nhau,

Tìm an bình, nén thương đau,

Lối xưa Ai-cập, nhuộm màu cổ thi !!...

Ngợi khen thánh cả những gì,

Từ trong khiêm tốn hóa phi thường đời !

Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bằng an dưới thế cho người thiện tâm !...

Từ trong lặng lẽ âm thầm,

Lòng kiên nhẫn chịu đựng trăm muộn phiền!

Giao thời thế sự đảo điên,

Giuse phò giá khắp miền Israel !...

Lách gươm đời, biết bao phen,

Tránh miệng đời, quyết đáp đền ơn thiêng!!...

Maria, trinh nữ vẹn tuyền,

Người bạn thánh sạch, Chúa truyền tin vui !!!

Vui đâu để nỗi ngậm ngùi,

Tìm trong chữ “trọn”, một lời xin vâng !

Mây trời đếm biết bao tầng,

Khổ vui đếm được bao lần “thánh gia” ?!!

Ngợi khen Thánh cả bài ca,

“Hành trình Bạch Huệ”, Chúa là hồng ân,

Là gia nghiệp cõi hồng trần,

Là ơn soi sáng xóa phân vân lòng !!!...

Ôi, dòng khiết tịnh suối trong,

Hộ phù kẻ khó lúc mong sinh thì!

Đến cùng nghĩa phụ từ bi,

Lời thơ con thả thầm thì Thánh ơi !...

Dây cương chùng giữa chặng đời,

Lao vào vạn lý nổi trôi gập ghềnh,

Mỗi lần ôm mối buồn tênh,

Ngước nhìn Thánh cả lại lần bước xuôi !!...

GIUSE ! sức mạnh đời tôi,

Dâng cành huệ trắng kính người tôi yêu !!!

HOÀNG QUANG



ĐẾN VỚI NHAU

Không phải vì em dáng ngọc thướt tha

Càng không phải làn da hay mái tóc

Đến với em để cùng nhau học tập

Mong mai sau ta giúp ích cho đời

Giờ chăm học nhưng ta vẫn vui chơi

Chung tiếng hát thánh thiêng ca tụng Chúa.

Kìa em hỡi, bạt ngàn cánh đồng lúa

Người gọi ta chăm sóc đỡ thay Ngài

Không chần chừ không đùn đẩy đợi ai

Chính chúng ta những người đang sức trẻ.

Hãy cùng nhau sống khiết trinh em nhé

Trắng tâm hồn và trong sạch xác thân

Là mối dây liên kết Đức Ái cần

Là châu báu hơn muôn vàn bạch ngọc.

Hãy giữ gìn, đừng phá tan bỗng chốc

Vì trinh trong là phúc thấy Chúa Trời

Và thấu hiểu tiếng Chân Lý gọi mời

Sống thương nhau trong tình yêu Tuyệt Đối.

ĐOÀN XUÂN DŨNG



NHỚ GIẤC MƠ XƯA

Thưa cha,

Con có một kỷ niệm riêng về Thánh Cả Giuse.

Ngày con chưa theo Đạo, còn là Sinh viên, đã có một giấc mơ thật đẹp.

Rồi con cứ để trong lòng.

Nay đã gần 10 năm, nay con đã được là Người Công Giáo.

Xin gửi tới cha và anh chị em một bài thơ Đồng hành cùng cuộc thi viết Nhánh huệ Nước Trời.

Kính chúc cha mạnh khỏe và niềm vui trong Chúa.

Con HN


(Đồng hành cùng cuộc thi viết

Nhánh Huệ Nước Trời)


Con vẫn nhớ giấc mơ xưa hoa huệ

Một đêm nào Thánh Cả ghé thăm con

Ánh sáng ngời lên tình mến sắt son

Góc nhà tranh ngát hương trinh da diết

Con cứ để trong lòng mình con biết

Rồi không ngờ chính Chúa gọi con đi

Hình ảnh của Ngài con đã khắc ghi

Giêsu đến sau Giuse năm ấy

Mùa thu nay lòng con thanh thản vậy

Nét trầm tư huệ trắng vẫn âm thầm

Góc giáo đường êm dịu tiếng dương cầm

Hòa quyện vào nhau nên nỗi niềm yêu Chúa

Giuse hỡi, cuộc đời không nhung lụa

Vẹn lời thề chung thủy mãi không phai

Cho Giê su chốn nương tựa đêm dài

Cùng Đức Mẹ nên nếp nhà thân ái

Con đã bước qua tháng ngày thơ dại

Ngoái lại nhìn kỷ niệm thấm tình cha

Trọn vẹn hiến dâng cạn tình mến thiết tha

Vòng tay chở che mãi dõi theo con trẻ

Cuộc sống cứ từng ngày trôi chẵn lẻ

Ai giật mình nhớ quá khứ thiêng liêng

Ai nghẹn ngào xin hãy cứ nhìn lên

Màu huệ trắng giữ gìn lòng thanh khiết

Thu 2010 – MP Hồng Nhung

CUỘC THI VIẾT

TÔN VINH THÁNH GIUSE

VÀ CỔ VÕ ĐỨC KHIẾT TỊNH


Vừa qua, nhân lễ trao giải cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy, các tác giả hiện diện trong buổi giao lưu tại Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn chiều 29-7-2010 đã nhất trí, để đóng góp thêm vào các thành quả của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, sẽ mở cuộc thi viết trên mạng mang tên CUỘC THI VIẾT TÔN VINH THÁNH GIUSE VÀ CỔ VÕ ĐỨC KHIẾT TỊNH.

Cuộc thi được đặt dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Chủ đề và thể lệ cuộc thi được ấn định như sau.

I. CHỦ ĐỀ

+ Cuộc thi viết mang tên “NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI”, với nội dung TÔN VINH THÁNH GIUSE VÀ CỔ VÕ ĐỨC KHIẾT TỊNH.

+ Cuộc thi viết lần trước đã nhìn lên gương khiết tịnh của Mẹ Maria, lần này sẽ nhìn lên gương Thánh Giuse. Nghệ thuật thường diễn tả sự chín muồi tâm linh của thánh nhân bằng những nét của người cao tuổi nhưng thật ra Thánh Giuse là một người trẻ giữa những người trẻ ở tuổi lập gia đình, xưa cũng như nay.

+ Mẹ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội, còn Thánh Cả Giuse cũng vướng mắc tội tổ tông truyền như chúng ta. Như thế Ngài rất gần gũi chúng ta trong thân phận tội lụy và cuộc chiến đấu của Ngài cũng gần gũi với cuộc chiến đấu của chúng ta hơn.

+ Lần trước, biểu tượng đức khiết tịnh được lấy theo kinh nghiệm Việt Nam: Hoa Sen. Lần này cuộc thi dùng biểu tượng truyền thống của Giáo hội Công giáo là Hoa Huệ.

“Làm chủ được bản năng và chiến thắng được đam mê, bạn trẻ sẽ thành người giàu nghị lực, sớm thành đạt. Điều ấy bạn trẻ đã biết, thế nhưng truyền thông, quảng cáo, phim ảnh đang liên kết thành một đạo quân có vẻ bách chiến bách thắng, nội lực của bạn trẻ thật mong manh yếu ớt, làm sao đứng vững được trước những tấn công dồn dập đến thế? Hơn nữa, trong thực tế, có thể những tấn công ấy đã đã khiến ta bị vấy bùn và bị tổn thương trầm trọng. Lắm khi nó gây ấn tượng mãnh liệt khiến ta có cảm tưởng sẽ phải chào thua cả đời, không sao thắng vượt được. Chính ở đây ta cần đến sự khôn ngoan của hoa huệ: Ngoi lên khỏi bùn, nó vươn cao thật cao. Nơi hoa huệ ngoài đồng, dù ếch nhái có nhảy xuống bùn, bùn cũng không bắn lên cao tới bông hoa được. Trong cuộc chiến tâm linh, cái vươn cao của hoa huệ là vươn đến Chân Thiện Mỹ Tuyệt Đối tức là Thiên Chúa. Ta không dựa vào sức riêng nhưng dựa vào ơn Chúa. Người môn đệ của Chúa Giêsu quyết vươn cao nhờ đức tin, đức cậy và đức mến. Chính tình yêu của Ngài cuốn hút ta vượt lên không ngừng, thoát khỏi mọi vấn vương tục luỵ.” (Trăng Thập Tự, lời dẫn vào tuyển tập Sen Giữa Lầy)

Tóm lại, cuộc thi nhằm hỗ trợ chương trình cổ võ đoan hứa khiết tịnh theo gương Thánh Cả Giuse trong cuộc sống độc thân, cuộc sống tiền hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình – với hình ảnh hoa huệ.

II. THỂ LỆ

1. Cuộc thi sẽ có bốn bộ môn: truyện rất ngắn, kịch bản, thơ mới và xướng họa thơ Đường luật.

- Truyện rất ngắn: dài không quá 800 từ (tối đa là 1 trang A4 và ¼ - trừ lề như định sẵn trong máy vi tính), chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11.

- Kịch bản: dài không quá 4 trang A4, chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11.

- Thơ mới: Không quá 24 câu.

- Thơ Đường: Cuộc xướng hoạ sẽ được chấm theo các chuẩn mực của thơ Đường nhưng ở đây không nhắm so tài mà chỉ nhắm giao lưu giữa các tác giả, tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ Đức Khiết Tịnh. Bài dự thi tối thiểu phải họa đủ 5 vần, đúng luật bằng trắc và có hai cặp đối.

2. Bài xướng thơ Đường sẽ được giới thiệu sau, trong một văn bản bổ sung.

3. Mỗi bộ môn sẽ có 16 giải:

- một giải nhất: 10.000.000 $VN

- hai giải nhì, mỗi giải 6.000.000 $VN

- ba giải ba, mỗi giải 4.000.000 $VN

- 10 giải triển vọng, mỗi giải 1.000.000 $VN

4. Mọi người đều có thể tham gia, không phân biệt niềm tin, tuổi tác, nam nữ.

5. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng. doc (word), không nhận bài gởi qua đường bưu điện.

6. Email dự thi xin ghi rõ: Dự thi Nhánh Huệ Nước Trời. Mỗi bài dự thi gởi một email riêng. Những email có hai bài trở lên là bất hợp lệ. Để tiện liên lạc khi trao giải, cuối mỗi bài dự thi xin ghi rõ: tên thật, bút danh, địa chỉ nhà và số điện thoại. Dù đã gởi nhiều email dự thi, cuối mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được dự thi.

7. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gởi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.

8. Địa chỉ nhận bài, xin gởi cùng lúc về 3 điện chỉ email:

gopnhattho@yahoo.com, vuonoliu@gmail.com và dongxanhtho@gmail.com

9. Thời gian nhận bài: Từ nay đến hết ngày kết thúc năm thánh 06-01-2011.

10. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố cuối tháng 2-2011.

11. Lễ trao giải sẽ được tổ chức ngày Lễ Thánh Giuse, 19-3-2011, tại ba địa điểm thuộc ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế và Sài Gòn – giờ giấc và địa điểm cụ thể sẽ được thông báo sau.

12. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên www.dunglac.org, trang www.huongvedaihoidanchua.net và những trang mạng ủng hộ chương trình này.

11. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.

Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc cho cuộc thi xin gởi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại: 0935-424-449.

Chúng tôi cũng ước mong có thêm quà tặng đặc biệt bằng sách gởi đến những người đạt giải (64), các vị giám khảo (24) và những người phục vụ khác trong cuộc thi (6). Những vị nào có nhã ý tặng sách, xin gưởi 94 bản, có đề tặng và chữ ký của tác giả. Sách xin gởi về: Bà Võ Thị Hiếu 355 Hòa Hảo, F. 5, Q. 10, TPHCM. Chân thành cám ơn.

Qui Nhơn, ngày 8-9-2010

TM Ban Tổ Chức

Lm Trăng Thập Tự

Chuẩn thuận:

Phan Thiết, ngày 11- 9-2010

+ Giuse Vũ Duy Thống

Giám Mục Phan Thiết

Chủ Tịch UBVH-HĐGMVN

Ghi chú:

Bạn chỉ cần một email duy nhất cho mỗi tác phẩm dự thi. Trên email ấy, tại ô điện chỉ người nhận, bạn ghi cả 3 điện chỉ, sau mỗi điện chỉ đều có dấu phẩy, như sau:

gopnhattho@yahoo.com,vuonoliu@gmail.com, dongxanhtho@gmail.com,


BÀI XƯỚNG CUỘC THI VIẾT

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI


Cùng quý độc giả và quý tác giả tham gia cuộc thi viết Nhánh Huệ Nước Trời

Bản thể lệ cuộc thi viết Nhánh Huệ Nước Trời được Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN ký ngày 11-9-2010 nhưng mãi hôm nay mới được công bố vì còn phải chờ chọn bài xướng cho phần xướng họa thơ Đường trong cuộc thi. Việc này không giản dị.

Đến phút chót, có 59 bài của hơn 30 tác giả gởi về. Ngoài những bài lỗi niêm luật, không sát với chủ đề hoặc không có gì đặc sắc, chúng tôi giữ lại 29 bài gởi đến 20 vị được mời bình chọn. Mỗi vị được mời chọn hai bài hay nhất, A và B. Có 17 vị trả lời: Đức ông Xuân Ly Băng, nữ tu Ngọc Lan fmm, các linh mục văn thi hữu Nguyễn Thiên Cung, Phan Minh Anh, Nguyễn Hữu An, Mai Văn Khôi và Trương Đình Hiền, giáo sư Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương, các văn thi hữu Lê Đình Bảng, Đoàn Xuân Dũng, Bùi Công Thuấn, Trần Vạn Giã, Lê Hữu Phước, Lê Quý Long, Lê Hồng Bảo, Nguyễn Văn Tường và Dương Thành Thiêng.

Căn cứ vào số phiếu bình chọn của 17 vị, nay đã có kết quả bài xướng cho cuộc thi xướng họa. Ban Tổ Chức xin công bố bài xướng của cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời là bài Huệ Trắng của tác giả Dzuy Sơn Tuyền:

HUỆ TRẮNG

Giuse gương sáng bậc làm cha,

Huệ trắng thơm hương khắp mọi nhà.

Nghèo khó thanh bần, nơi cõi thế,

Trinh trong khiết tịnh, chốn phong ba.

Dưỡng nuôi Con Thảo, tròn Thiên ý,

Chăm sóc Bạn Hiền, đẹp Thánh gia.

Luôn giữ tinh tuyền, con nguyện hứa

Dâng về Cha Thánh, khúc hoan ca.

Dzuy Sơn Tuyền

Xin chúc mừng và cám ơn tác giả Dzuy Sơn Tuyền đã đóng góp một bài xướng rất đẹp và ý nghĩa cho cuộc thi lần này.

Chúng tôi cũng xin chia sẻ thêm rằng, trong nhóm tham gia bình chọn, nhiều vị cho biết rất khó chọn vì đa số các bài đều hay ngang ngửa với nhau, không có những bài nổi bật hẳn. Vì lý do này, ngoài bài được bình chọn làm bài xướng cho cuộc thi, chúng tôi sẽ giới thiệu lên mạng một tập khoảng 50 bài, gồm 29 bài nói trên cùng với một số bài khá hay chúng tôi nhận được sau khi đã chuyển các bài sơ tuyển cho nhóm bình chọn, cộng thêm một số bài đóng góp nhằm cổ võ cuộc thi. Dưới mỗi bài sẽ có ghi cả tên và email của tác giả để tạo nhịp cầu giao lưu xướng họa giữa các tác giả với nhau. Những bài này không thuộc hồ sơ dự thi nhưng cũng sẽ được giới thiệu lên mạng thành một sinh hoạt song hành với cuộc thi và hỗ trợ cho cuộc vận động tôn vinh Thánh Cả Giuse và cổ võ đoan hứa khiết tịnh.

Chúng tôi ước mong nhận được thêm những ý kiến đóng góp cho các sinh hoạt này.

Quy Nhơn, ngày 23-9-2010

TM. Ban Tổ Chức,

Lm. Trăng Thập Tự

HUỆ TRẮNG

Mặt đất rừng gai đã trổ sinh

Một nhành hoa Huệ rất tươi xinh

Vươn lên Thiện Mỹ hồn siêu thánh

Lắng xuống Toàn Chân trí cực linh

Hiến tế tình mình nên dũng lạc

Bảo toàn nghĩa bạn vẹn đồng trinh

Giuse khiết tịnh cùng thê tử

Khấn nguyện Ngài ban ơn sạch tinh



PM. CAO HUY HOÀNG

pmcaohuyhoang@gmail.com

HUỆ NA-GIA-RẾT

Sốt sắng vâng tuân hiệp một nhà

Thi hành chu đáo phận làm cha

Trông nom thê tử tình trong trắng

Chăm sóc tri âm nghĩa thuận hòa

Nhục thể nêu gương gìn phẩm giá

Tâm linh toàn thắng xứng danh gia

Bôn ba không quản bền tâm chí

Khiêm tốn lưu đời tiếng ngợi ca.



HOÀI VIỆT NGUYỄN VĨNH TƯỜNG

cahoaiviet@yahoo.com

ĐÓA HUỆ GIUSE

Thánh Cả Giuse sống hết mình

Trắng trong như huệ đẹp tươi xinh

Âm thầm đóa huệ không tì vết

Lặng lẽ Giuse trọn khiết trinh

Nuôi dưỡng Giêsu, Con Đức Chúa

Chở che Đức Mẹ, Nữ Đồng Trinh

Giuse được gọi là công chính

Nhưng vẫn khiêm nhu sống chí tình

TRẦM THIÊN THU





GƯƠNG SÁNG GIUSE

Giuse thợ mộc sống đơn nghèo

Trung tín, thật thà suốt sớm chiều

Trong trắng sắt son: Gương sáng lạ

Tin yêu trọn vẹn: Đức cao siêu

Một đời trinh khiết tươi hoa huệ

Muôn thuở vinh quang đẹp ánh sao

Gương mẫu hôn nhân cho giới trẻ

Hứa thề khiết tịnh trước và sau

TRẦM THIÊN THU



GỌI MỜI

Đi giữa ngàn hoa của cuộc đời

Hồn thơ ngây ngất ý xuân tươi

Hồng hoa kiều diễm luôn mời gọi

Dạ lý hương nồng vẫn lả lơi

Bạch huệ hồn trinh chừng ngã đổ

Hồng sen tâm trắng thoáng tàn vơi

Tiếng chuông khiết tịnh lời tha thiết

Nhắc nhở hồn mê vẫn gọi mời



LÝ VIỆT THẮNG

lyvietthang@sbcglobal.net

HỒN VƯƠNG HƯƠNG SẮC HUỆ

Theo bước GIUSE sống khó nghèo

Trung thành Thánh ý nguyện vui theo

Thăng trầm nghịch cảnh luôn bền chí

Giông tố khổ đau vững mái chèo

Trinh khiết hồn vương hương ý huệ

Thoát siêu xác lánh sắc tâm bèo

Hành trình Thiên quốc không lùi bước

Tâm huệ hồn sen luôn rắc gieo



LÝ VIỆT THẮNG

lyvietthang@sbcglobal.net

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI

Một đoá huệ tươi, lá mong manh

Cũng do bùn đất Chúa làm thành

Lòng trung vạn thuở còn tinh trắng

Đức mến muôn đời vẫn ngát xanh

Tay đục, tay bào khi nắng sớm

Lời nhân, lời nghĩa lúc tàn canh

Nuôi dạy trẻ thơ theo Thánh ý

Nước Trời muôn thuở vẫn lưu danh.

TRẦN PHƯƠNG NHÃ

cucxuongtpn@yahoo.com,

KHÔNG ĐỀ

Luôn luôn kính mến đức đồng trinh

Mãi mãi thương yêu trọng nghĩa tình

Tất cả chăm lo Con bé nhỏ

Trọn đời che chở Mẹ yên bình

Chẳng nề vất vả nơi nghề mộc

Đâu quản nhọc nhằn cõi tạm sinh

Thanh thoát bản thân, ngời khiết tịnh

An khang gia thất, sáng anh minh

JOS. NGUYỄN HỮU ĐẠT

joshuu_dat@yahoo.com

HOA HUỆ VÀ THÁNH GIUSE

NGƯỜI như nhánh Huệ ngát thiên hương

Mạnh mẽ, khiêm cung đến lạ thường

Huệ trắng đơn sơ luôn mộc mạc

Giuse giản dị mãi chân phương

Thẳng ngay, trong trắng, người yêu dấu

Công chính, thanh cao, kẻ mến thương

Sống giữa cuộc đời nêu chứng tá

Học đòi con cái quyết noi gương.

Giuse NGUYỄN VĂN SƯỚNG

suongoc5254@gmail.com

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI

Trời ban cho huệ sắc tươi xinh

Nhánh huệ khiêm nhu giữ phận mình

Mộc mạc dáng hình vương thẳng đứng

Trắng tinh ý nhị chẳng vương sình

Một đời gìn giữ tâm thanh sạch

Vạn thuở nêu gương đức khiết trinh

Thánh Cả tay cầm bông huệ trắng

Tên Ngài đậm nét chốn thiên đình.

VŨ THỦY

thuyvu65@gmail.com

HUỆ TRÊN GỐC GIÊ-SÊ

Trên gốc Giê-sê muôn thuở xưa

Vươn lên nhành Huệ đẹp như mơ

Lại gần nhan thánh nghe huyền nhiệm

Xa lánh bụi trần rõ thực hư

Muối đất mặn mà tình dưỡng phụ

Sương trời thanh khiết nghĩa phu thê

Đường trần son sắt cậy tin mến

Lối hẹp thiên cung hương ngát đưa

ĐÌNH CHẨN

dinhchan973@gmail.com,

HUỆ BÊN NHAN THÁNH

Một nhành huệ trắng nét xuân tươi

Từ gốc Giê-sê vượt núi đồi

Bén rễ lặng trầm ươm khí tiết

Đơm bông mau mắn đón sương trời

Hương thầm tín thác bên nhan thánh

Sắc thắm tin yêu giữa biển đời

Ân đức thơm lừng năm cõi đất

Nghìn thu trăng khấn nguyện đầy vơi.

ĐÌNH CHẨN

dinhchan973@gmail.com,

GIUSE KHIẾT TỊNH

Giuse khiết tịnh bởi ơn trời

Công chính lòng người tỏa khắp nơi

Cùng đức Nữ Trinh xe chỉ thắm

Với người thục nữ nối dây đời

Thánh Thần ngỏ ý nàng vâng phục

Thiên sứ báo tin Ngài nhận lời

Bảo vệ Thánh gia luôn tận tụy

Mẫu gương khiết tịnh thế nhân ơi.

Phaolo NGUYỄN PHÚC NGUYÊN

nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

HUỆ TRẮNG



Huệ trắng hoa lòng nở nở xinh

Giuse gương mẫu sống gia đình

Khôn ngoan che chở Ngôi Con Chúa

Chính trực giữ gìn Đức Nữ Trinh

Dạ bạch tinh tuyền hơn tuyết trắng

Lòng thanh rạng rỡ quá bình minh

Mời ai gắn bó đời gia thất

Giữ trọn hoa lòng mãi mãi xinh

HỮU TÂM

huutam2005@gmail.com,

HUỆ THẮM

Huệ thắm ngoài đồng tắm gió sương

Nay còn mai mất lẽ bình thường

Xiêm y lộng lẫy còn thua sắc

Bạch ngọc thơm lừng vẫn kém hương

Sắc Áo tinh tuyền dâng hiến lễ

Hương Trầm thánh thiện tỏa yêu thương

Noi gương khiết tịnh Giuse thánh

Giữ vẹn câu thề chẳng vấn vương

HỮU TÂM

huutam2005@gmail.com,

GƯƠNG THÁNH CẢ GIUSE

Chu toàn Thiên Chức chẳng hề quên,

Nhiệm vụ Thánh Gia giữ vẹn tuyền,

Quyết chí cần lao xin tận hiến,

Khiêm nhu khấn nguyện nhận nghèo hèn,

Phu Quân Trinh Nữ lòng tinh khiết,

Thân Phụ Hài Nhi dạ vững bền,

Công chính nêu gương đời thánh thiện,

Trượng vàng Huệ nở ngát hương lên.

ĐINH QUÂN

dinhquan42@yahoo.com

HUỆ THẮM VƯỜN THIÊNG

Một nhành Huệ thắm giữa vườn thiêng

Hương sắc lung linh nét dịu hiền

Dũng cảm âm thầm, không nản chí

Thanh bần lặng lẽ, vẫn trung kiên

Khiêm nhường hé nụ, trong giông bão

Công chính nảy mầm, giữa oán khiên

Trinh khiết vẹn toàn tươi thánh thất

Gia trang bừng tỏa phúc bình yên

MẶC TRẦM CUNG

mactramcung@gmail.com,

HUỆ HƯƠNG

Huệ thắm âm thầm tỏa sắc hương,

Lung linh trong sáng giữa đời thường.

Khiêm nhường hé nụ, hồn nhung nhớ,

Công chính nảy mầm, dạ luyến thương.

Dũng cảm âm thầm, dù khốn khó,

Thanh bần lặng lẽ, dẫu tai ương.

Nêu gương khiết tịnh vui gia thất,

Hạnh phúc ngọt ngào hương vấn vương.

MẶC TRẦM CUNG

mactramcung@gmail.com,

VỊNH HUỆ

Vươn lên cao sáng giữa bao la

E ấp cung lòng Ánh Nắng xa

Tinh trắng hoa yêu câu nghĩa hạnh

Ngát xanh lá mến chữ hoan ca

Thơm hương nhân đức nồng nhân thế

Toả bóng khiết trinh ấm mọi nhà

Hồn thắm tơ trời tim nhiệm lạ

Huệ thanh cõi đất đời kiêu sa

AN THIỆN MINH



ĐẸP NHƯ BÔNG HUỆ

Nhìn cô em gái thật là xinh

Nhoẻn miệng cười tươi, da trắng tinh

Trong trắng hồn nhiên anh mãi thích

Ngây thơ khiết tịnh bạn tôn vinh

Gìn vàng tiết hạnh người cao quý

Giữ ngọc trung trinh ai dám khinh

Thanh thoát ô kìa bông huệ trắng

Đẹp như thiếu nữ còn đồng trinh

XUÂN PHÚC

xuanphuc1945@yahoo.com.vn

ĐOAN HỨA TINH KHIẾT

Khóm huệ ngoài đồng hoa trắng tinh

Hiu hiu làn gió thổi lung linh

Hoa thơm thoang thoảng hương trinh nữ

Bông trắng đơn sơ sắc nữ sinh

Thanh khiết loài hoa luôn đẹp quý

Đoan trang phụ nữ mãi tươi xinh

Chị em hưởng ứng lời tuyên hứa

Giữ ngọc gìn vàng đức khiết trinh

XUÂN PHÚC

xuanphuc1945@yahoo.com.vn

TÂM HỒN HOA HUỆ

Giuse một kiếp sống thanh bần,

Công chính trung thành ngập phước ân.

Đâu ngại thị phi lời thế thái,

Chẳng e đàm tiếu tiếng phàm nhân.

Vỗ về hiền phụ luôn săn sóc,

Nuôi dưỡng hài nhi mãi tảo tần.

Gia trưởng mẫu gương soi hậu thế,

Đẹp như đóa huệ chốn phù vân.

BÙI NGHIỆP

peternghiep@yahoo.com

HUỆ NGOÀI ĐỒNG

Từ thuở theo người đi bốn phương,

Vẫn mang cốt cách chốn thiên đường.

Cần cù tích tụ hương trinh bạch,

Thầm lặng giữ giàng đức mến thương.

Giờ đến, tên đề trang sách thánh

Lời so xinh vượt áo quân vương.

Hỡi người lữ khách còn rong ruổi

Cỏ dại ven đường chớ vấn vương!



NGUYỄN TIẾN HÙNG



KHÔNG ĐỀ

Huệ trắng tinh tuyền giữa bụi gai

Trưng lên biểu tượng Mẹ Trinh Thai,

Mẹ Vô Nhiễm Tội, sinh Con Chúa,

Mẹ đủ quyền năng, cứu giúp người.

Thần Thánh trên Trời thêm hạnh phúc

Dân gian dưới thế bớt trần ai.

Nhắn cùng giới trẻ đang thao thức:

Khiết tịnh nâng cao nếp sống đời…

THẾ KIÊN DOMINIC

thekiendominic@gmail.com

KHÔNG ĐỀ

Khiết tịnh như hoa huệ trắng ngần

Là nguồn hạnh phúc của hôn nhân.

Yêu thương giữ trọn lời đoan hứa,

Đạo hạnh không rời sự hiến thân.

Anh sáng Trinh Vương soi Nước Chúa

Gương trong Mẹ Thánh chiếu gian trần.

Nhìn Hoa Huệ Trắng lòng tin tưởng:

Khiết tịnh khơi nguồn mạch ái ân.

THẾ KIÊN DOMINIC

thekiendominic@gmail.com

HUỆ GIỮA ĐỒNG 1

Giữa đồng bừng nở đóa hoa xinh

Trời đất se chung một chữ tình

Hương thánh đậm đà hương thánh khiết

Sắc trinh trong trẻo sắc băng trinh

Trời cao yêu mến, trời nghiêng bóng

Đất thấp cậy tin, đất rướn mình

Trên nhánh huệ trần mùa cứu độ

Tình trời duyên đất đẹp lung linh

LƯU MINH GIAN

giaansj@yahoo.com

HUỆ GIỮA ĐỒNG 2

Một đóa tinh khôi huệ giữa đồng

Vươn cao đua nở với vừng đông

Đơm hương ngào ngạt, hương yêu mến

Tỏa sắc dịu dàng, sắc cậy trông

Xa lánh bợn nhơ lá chắn lá

Giữ gìn thanh khiết bông chen bông

Hỏi người cao quý hơn hoa quý

Có dám vươn cao trổ cánh hồng?..

LƯU MINH GIAN

giaansj@yahoo.com

HUỆ TRẮNG

Ai khoác cho hoa áo trắng tinh

Giữa đồng, đất bụi chẳng vương mình

Trời cao tuôn đổ ban nguồn sống

Huệ trắng thẳng mình giữ dáng xinh

Trông sắc màu hoa màu khiết tịnh

Suy nhân đức Mẹ, đức trong trinh

Lạy xin Mẹ đổ muôn ơn phúc

Khiết tịnh nêu cao giữ vẹn mình

CÙ MÈ

quanghuyvu.cbg@gmail.com,

DẠ LAI HƯƠNG

Trắng ngần một đóa Dạ lai hương

Thơm ngát mùi hương mãi vấn vương

Đêm tối mê mù bao khắp chốn

Mùi thơm thanh tịnh tỏa xa phương

Thù giăng, kìa Mẹ càng thanh tịnh

Đêm bủa, mà hoa vẫn ngát hương

Lòng hướng Nữ Vương vô nhiễm tội

Giúp con vượt thắng giữa sa trường

CÙ MÈ

quanghuyvu.cbg@gmail.com,

VŨ LAI HƯƠNG

Vũ lai hương đón những cơn mưa

Mước đổ bao nhiêu cũng chẳng thừa

Mưa tưới đồng khô tràn dịu mát

Hương nồng hoa nở mãi xa đưa

Thắm hương: Huệ trắng ơn mưa cả

Khiết tịnh: Cha hiền phúc Chúa xưa

Đón nhận ơn trên, Cha Cả giúp

Giữ lòng trong sạch, quyết không thua.

CÙ MÈ

quanghuyvu.cbg@gmail.com,

HƯƠNG TRINH BẠCH

(Cảm hứng từ tranh sơn dầu Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ

của họa sĩ Tô Ngọc Vân)


Thoang thoảng đưa theo gió nội đồng

Nhẹ hương trinh bạch giữa trời không

Huệ xinh khoe sắc vươn thân ngóng

Thiếu nữ nghiêng mình ngoảnh mặt trông

Hoa gợi lòng son đời khiết tịnh

Đuốc nêu gương sáng phận tơ hồng

Áo người trắng quyện màu hoa trắng

Trắng cả hồn thơ ai mặn nồng

Phêrô ĐỖ KHẮC MINH KHOA



HUỆ THÁNH - GIUSE



Khó nghèo, danh lợi chẳng tơ vương

Nhánh Huệ lặng thầm được Chúa thương

Bảo bọc trắng trong gìn thắm sắc

Chở che khiết tịnh giữ tươi hương

Thánh ân dẫn lối soi tỏ đạo

Nhân đức đưa phương chiếu rạng đường

Công chính, thanh cao, đời kính ngưỡng

Mọi thời nhân thế mãi noi gương.

Giuse NGUYỄN VĂN SƯỚNG

suongoc5254@gmail.com

NHÁNH HUỆ THIÊN ĐƯỜNG

Ơn trọng trong bình đất mỏng manh

Khiêm cung, thầm lặng tấm lòng thành

Khiết trinh còn mãi khi đầu bạc

Công chính không ngừng lúc tóc xanh

Tin, cậy, mến yêu gìn sáu khắc

Khôn ngoan, dũng cảm giữ năm canh

Chở che Thánh Thất niềm vâng phục

Nhánh Huệ Thiên Đường mãi xứng danh

Giuse NGUYỄN VĂN SƯỚNG

suongoc5254@gmail.com

HUỆ NA-GIA-RÊ

Non nước Gia-Rê thật hữu tình

Huệ cùng sen trắng dáng tươi xinh.

Duyên ưa những ước mong gây dựng

Phận đẹp vun trồng đợi kết tinh.

Đâu biết tạo thành do Chúa đặt

Nể nên xa lánh khỏi đời khinh

Khiêm nhu hiệp nhất vâng thiên ý

Soi sáng thế trần đức khiết trinh.

HOÀI VIỆT NGUYỄN VĨNH TƯỜNG

cahoaiviet@yahoo.com

HUỆ NA-GIA-RẾT

Gâỵ gỗ Giuse bỗng trổ hoa

Mọc lên nhánh Huệ tuyệt luân đa

Láng giềng ca ngợi màu tinh túy

Hương vị tỏa thơm sắc mặn mà

Hằng những ước mơ đời thế tục

Hay ra chấp nhận ý thiên tòa

Khiêm nhu gìn giữ danh trong trắng

Chăm sóc thê nhi hiệp một nhà.



*

Chăm sóc thê nhi hiệp một nhà

Thi hành chu đáo phận làm cha

Trông nom từ mẫu luôn trong trắng

Giúp đỡ tri âm giữ thuận hòa

Nhục thể gìn vàng nêu phẩm giá

Tâm linh toàn thắng xứng danh gia

Bôn ba không quản bền tâm trí

Khiêm tốn lưu đời tiếng ngợi ca.



Ghi chú: (1) Theo truyền thuyết kể lại: Tại làng quê Na-gia-rết có một thiếu nữ nết na và duyên dáng tuyệt vời (đó là Mẹ Maria) nên có rất nhiều trai làng đến xin cầu hôn, Cha mẹ nàng không biết nhận lời ai nên đã phải trình với vị tư tế để xin giải quyết hộ. Vị tư tế hẹn ngày với tất cả các chàng trai muốn cầu hôn với nàng Maria, mang theo mỗi người một cây gậy gỗ và đến đúng giờ cùng một ngày. Sau khi mọi người đã tề tựu đủ, vị tư tế cầu nguyện và tuyên bố cây gậy chủa chàng nào trổ lên nhánh hoa huệ thì chính chàng đó đã được Thiên Chúa chọn làm vị hôn phu của Maria. Ngay sau khi tuyên bố xong, cây gậy gỗ của Gui-se lập tức trổ lên nhánh huệ nên Gui-se đã được nhận thành hôn với Maria.

HOÀI VIỆT NGUYỄN VĨNH TƯỜNG

cahoaiviet@yahoo.com



GẬY GỖ NHIỆM MẦU

Gậy gỗ Giuse nghiệm tuyệt vời

Mọc lên nhánh huệ thật xinh tươi

Cậy nhờ cột chỉ nhờ tư tế

Cầu khấn se duyên khấn Chúa Trời

Những tưởng phụ tình nên lánh mặt

Chiêm bao báo mộng nhận vâng lời

Khiêm nhu kết hợp chăm sen trắng

Tinh túy hương thơm tọa rạng ngời.



HOÀI VIỆT NGUYỄN VĨNH TƯỜNG

cahoaiviet@yahoo.com



Ghi chú: (1) Theo truyền thuyết kể lại: Tại làng quê Na-gia-rết có một thiếu nữ nết na và duyên dáng tuyệt vời (đó là Mẹ Maria) nên có rất nhiều trai làng đến xin cầu hôn, Cha mẹ nàng không biết nhận lời ai nên đã phải trình với vị tư tế để xin giải quyết hộ. Vị tư tế hẹn ngày với tất cả các chàng trai muốn cầu hôn với nàng Maria, mang theo mỗi người một cây gậy gỗ và đến đúng giờ cùng một ngày. Sau khi mọi người đã tề tựu đủ, vị tư tế cầu nguyện và tuyên bố cây gậy chủa chàng nào trổ lên nhánh hoa huệ thì chính chàng đó đã được Thiên Chúa chọn làm vị hôn phu của Maria. Ngay sau khi tuyên bố xong, cây gậy gỗ của Gui-se lập tức trổ lên nhánh huệ nên Gui-se đã được nhận thành hôn với Maria.



THÁNH GIUSE

Đẹp thay giữa đất trời thanh thanh

Hoa Huệ nở đầy phủ lá xanh

Trong trắng và cung cách Thánh thiện

Đơn sơ với phẩm chất chân thành

Nghèo hèn vâng phục Thánh Danh Chúa

Khổ cực tuân theo Đấng Trọn Lành

Vũ trụ cho dù có biến mất

Giuse mãi mãi vẫn lưu danh

NGUYỄN MINH THÔNG

paulnguyenminhthong@yahoo.com

paulnguyenminhthong@gmail.com

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI

Nhánh Huệ nước Trời, Chúa khứng ban

Sắc hương trinh bạch giữa nhân gian

Phu quân trọn nghĩa, đời thanh tịnh

Thảo phận vươn cao, sắc trắng ngần

Ơn phúc Trời ban trong tín thác

Đức trinh Cha vững giữa gian nan

Gương Cha, xin đổ ơn phù giúp

Như Huệ hồn con trắng vẹn phần.



CÙ MÈ

quanghuyvu.cbg@gmail.com,

THÁNH CẢ

Thôn xóm Na-da, thôn xóm xinh

Dưỡng nuôi khôn lớn gốc anh minh

Thanh xuân dâng hiến: đời trong sạch

Hôn ước thần thiêng: bậc khiết trinh

Khiêm hạ mưu sinh: nghề mộc mạc

Thực thi Thánh ý: trọn tâm tình

Gương soi hậu thế: gia đình thánh

Hạnh phúc đơm hương, Huệ hiển linh

Jos NGUYỄN HỮU ĐẠT



THANG GÁC PÊRU

Thánh Cả Giuse quá tuyệt vời

Pêru thang gác để danh đời

Công trình sáng tạo không gì sánh

Bản vẽ công phu chẵng phải chơi

Tay đục tay bào nuôi Thánh Thất

Lòng nhân lòng nghĩa giúp con trời

Nhận vai dưỡng phụ luôn khiêm tốn

Khiết tịnh lòng son chiếu rạng ngời.

Phaolo NGUYỄN PHÚC NGUYÊN

nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

CÀNH HOA KHIẾT TỊNH

Cành hoa trước gió phận mong manh

Ý Chúa toàn năng đã tạo thành

Màu sắc sáng trong tày tuyết trắng

Hương thơm tỏa ngát tận mây xanh

Thương con chẳng quản công lao nhọc

Giúp mẹ yên tâm việc cửi canh

Chung sức dưỡng nuôi con chí Thánh

Cành hoa khiết tịnh mãi lưu danh.

Phaolo NGUYỄN GIỚI



THÁNH CẢ GIUSE I

Thánh Cả Giuse thật hiển vinh

Bạn cùng Thanh nữ dạ quang minh

Mặc cho miệng thế lời đàm tiếu

Giấu kín trong lòng tiếng nghĩa khinh

Tận tụy dưỡng nuôi con Chí Thánh

Thành tâm bao bọc Mẹ Đồng Trinh

Sáng ngời nhân đức soi trần thế

Dõi bước theo Ngài... Cứu chúng sinh.

Phaolo NGUYỄN GIỚI



THÁNH CẢ GIUSE II

Tay cầm cành huệ trắng lung linh

Tay bế Hài Nhi Đấng Cứu Tinh

Mắt ngắm nhìn con nhìn cảm mến

Lòng thương xót mẹ xót ân tình

Cần cù lao động không ngơi nghỉ

Lận đận long đong vẫn lặng thinh

Nhịn nhục chu toàn Thánh ý Chúa

Nêu gương khiết tịnh đáng tôn vinh.

Phaolo NGUYỄN GIỚI

huyen.nguyet@yahoo.com

HUỆ THẮM

Huệ thắm ngoài đồng tắm gió sương

Nay còn mai mất lẽ bình thường

Xiêm y lộng lẫy còn thua sắc

Bạch ngọc thơm lừng vẫn kém hương

Sắc Áo tinh tuyền dâng hiến lễ

Hương Trầm thánh thiện tỏa yêu thương

Sắc Hương khiết tịnh Giuse thánh

Lưu dấu muôn đời soi bóng gương.

HỮU TÂM

huutam2005@gmail.com,

HUỆ TRẮNG

Huệ trắng hoa lòng nở nở xinh

Giuse gương mẫu sống gia đình

Khi bồng khi dắt thương Con Chúa

Hồi nghĩ hồi lo mến Nữ Trinh

Dạ bạch tinh tuyền hơn tuyết trắng

Lòng thanh rạng rỡ quá bình minh

Mời ai gắn bó đời gia thất

Giữ trọn hoa lòng mãi mãi xinh



HỮU TÂM

huutam2005@gmail.com,

TÌNH KHÚC GIUSE

Giuse Huệ Trắng, đóa anh hoa

Kết Bạn Đồng Trinh nên một nhà

Duyên Đất muôn đời luôn thắm thiết

Tình Trời vạn kiếp chẳng phôi pha

Năm canh mộng báo Lời Thiên Sứ

Sáu khắc thi hành Ý Chúa Cha

Tình khúc thiên cung ngân thánh thót

Nhân gian muôn tiếng hợp lòng ca

HỮU TÂM

huutam2005@gmail.com,

TÌNH THƠ GIUSE

Một nhành huệ trắng rất đơn sơ

Mọc giữa đồng hoang phủ bụi mờ

Chúa ngắt ươm trồng “cây thánh khiết”

Trời chăm vun tưới “lá duyên tơ”

Gìn vàng Bạn nghĩa không tỳ ố

Giữ ngọc Con yêu thắm ước mơ

Mời gọi nam thanh cùng nữ tú

Trung trinh hợp xướng khúc tình thơ

HỮU TÂM

huutam2005@gmail.com,

TRỌN ĐỜI THANH KHIẾT

Dòng dõi đế vương trọng quý thay!

Chẳng màng lợi thú thế gian này

Thanh xuân nhiệt huyết tình yêu gọi

Sức trẻ dâng trào mộng ước say

Khiết tịnh lòng riêng xin quyết giữ

Hôn nhân Thánh Ý mở vòng tay

Giuse sống trọn đời thanh khiết

Huệ trắng hương lừng trong gió bay

KHÔI NGUYÊN



NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI

Huệ trắng tay Người nở ngát hương

Nhành hoa vươn thẳng tới thiên đường

Khiêm nhu chung phận hàng lê thứ

Cao quý mang dòng máu đế vương

Lạc thú không màng, vui khìết tịnh

Lợi danh chẳng thiết, sống hiền lương

Giuse lặng lẽ đời công chính

Nhánh huệ Nước Trời tươi nắng sương

KHÔI NGUYÊN



NOI GƯƠNG THÁNH CẢ

Chỉ mới hôm nào nay lớn khôn

Đã nghe xao xuyến gọi trong hồn

Vạn niềm khao khát thời xuân trẻ

Ngàn nỗi ước mơ tuổi phấn son

Huệ trắng vươn mình trên cám dỗ

Sen vàng đứng thẳng giữa chen bon

Noi gương Thánh Cả tìm thanh khiết

Quyết bước theo Người dạ sắt son

KHÔI NGUYÊN



GƯƠNG THÁNH CẢ

Năm xưa ngắm tượng cuối nhà thờ

Ông thánh bồng con, mặt cúi hờ

Huệ trắng tay mang, hoa chớm nở

Áo nâu vai khoác, bụi vương mờ

Chở che Mẹ Chúa, luôn thanh khiết

Dưỡng dục Con Trời, chẳng bợn nhơ

Thánh Cả sáng ngời gương khiết tịnh

Ngàn năm nhân đức chẳng phai mờ

MỸ HẠNH

longhe.xl@gmail.com

THÁNH CẢ GIUSE

Một cánh tay bồng Đấng Cứu Tinh,

Tay kia cành huệ trắng hoa xinh.

Nâng niu con thảo tình trời bể

Chăm sóc vợ hiền nghĩa khiết trinh.

Trong trắng nêu cao gương giới trẻ

Trung thành tô thắm mẫu gia đình.

Xứng danh vạn thuở người công chính,

Cao ngự quê trời hưởng phúc vinh.

TRĂNG THẬP TỰ



NỘI DUNG

LỜI GIỚI THIỆU 2

HÀNH TRÌNH BẠCH HUỆ 4

ĐẾN VỚI NHAU 8

NHỚ GIẤC MƠ XƯA 10

CUỘC THI VIẾT TƠN VINH THNH GIUSE V CỔ V ĐỨC KHIẾT TỊNH 14

HUỆ TRẮNG 23

HUỆ NA-GIA-RẾT 24

ĐÓA HUỆ GIUSE 26

GƯƠNG SÁNG GIUSE 28

GỌI MỜI 29

HỒN VƯƠNG HƯƠNG SẮC HUỆ 30

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI 31

KHÔNG ĐỀ 32

HOA HUỆ VÀ THÁNH GIUSE 33

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI 34

HUỆ TRÊN GỐC GIÊ-SÊ 35

HUỆ BÊN NHAN THÁNH 36

GIUSE KHIẾT TỊNH 37

HUỆ TRẮNG 38

HUỆ THẮM 39

GƯƠNG THÁNH CẢ GIUSE 40

HUỆ THẮM VƯỜN THIÊNG 41

HUỆ HƯƠNG 42

VỊNH HUỆ 43

ĐẸP NHƯ BÔNG HUỆ 44

ĐOAN HỨA TINH KHIẾT 45

TÂM HỒN HOA HUỆ 46

HUỆ NGOÀI ĐỒNG 47

KHÔNG ĐỀ 48

KHÔNG ĐỀ 49

HUỆ GIỮA ĐỒNG 1 50

HUỆ GIỮA ĐỒNG 2 51

HUỆ TRẮNG 52

DẠ LAI HƯƠNG 53

VŨ LAI HƯƠNG 54

HƯƠNG TRINH BẠCH 55

HUỆ THÁNH - GIUSE 56

NHÁNH HUỆ THIÊN ĐƯỜNG 57

HUỆ NA-GIA-RÊ 58

HUỆ NA-GIA-RẾT 59

GẬY GỖ NHIỆM MẦU 63

THÁNH GIUSE 66

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI 67

THÁNH CẢ 68

THANG GÁC PÊRU 69

CÀNH HOA KHIẾT TỊNH 70

THÁNH CẢ GIUSE I 71

THÁNH CẢ GIUSE II 72

HUỆ THẮM 73

HUỆ TRẮNG 74

TÌNH KHÚC GIUSE 75

TÌNH THƠ GIUSE 76

TRỌN ĐỜI THANH KHIẾT 77

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI 78

GƯƠNG THÁNH CẢ 80

THÁNH CẢ GIUSE 81
 
Mai Hòa mừng lễ thánh Vinh Sơn
Thanh Tâm
09:04 28/09/2010
Mai Hòa Mừng Lễ Thánh Vinh Sơn

Giữa dòng người chật cứng vội vã đến trường học, đến siêu thị, đến công sở với công việc thường nhật thì có một dòng người xuôi về mảnh “đất thép thành đồng”. Dòng người ấy đến với điểm hẹn tình thương, điểm hẹn mang tên Mai Hòa cũng chính là điểm hẹn cưu mang những con người đang nằm bên lề xã hội. Hôm nay, mọi người thân thương với Mai Hòa trở về đây để cùng với đại gia đình Vinh Sơn mừng lễ thánh tổ phụ Vinh Sơn và Lui Marillac.

Xem hình

Năm nay, tu hội truyền giáo Thánh Vinh Sơn và các nữ tu nữ tử bác ái Vinh Sơn mừng Thánh Tổ “to” hơn một chút vì rơi đúng vào dịp kỷ niệm 350 năm ngày sinh nhật trên trời của hai Đấng sáng lập tu hội. Mừng năm Thánh 350 không phải là để phô trương, để bày vẽ nhưng mừng năm Thánh với ý chỉ dừng lại, nhìn lại muôn hồng ân mà Thiên Chúa tuôn đổ trên tu hội và tiếp tục đi, tiếp tục bước tới trên cánh đồng truyền giáo cũng như cánh đồng bác ái xã hội còn bát ngát mênh mông.

Giữa dòng chảy của Hội Thánh, thánh này có đặc sủng này, thánh kia có đặc sủng kia. Thật lạ lùng, thật đẹp khi có những vị thánh cả cuộc đời chỉ biết hướng về người nghèo, lo cho người nghèo và sống chết vì người nghèo. Thánh Vinh Sơn là một trong những con người hết sức lạ lùng ấy. Hình như những con người nghèo, những con người bị bỏ rơi cứ bám víu vào Ngài để rồi nó vào tận xương tủy Ngài lúc nào không biết. Từ ấy, Ngài sống cũng cho người nghèo và chết cũng trong vòng tay của người nghèo.

Thiên Chúa đã thêu dệt những đường tơ, những sợi chỉ hết sức tuyệt vời, hết sức kỳ lạ trên cuộc đời cha Thánh Vinh Sơn. Thánh Vinh Sơn là công cụ hết sức hữu hiệu trong lòng bàn tay Thiên Chúa đê Ngải thi thố quyền năng Thiên Chúa trên những con người nghèo, những con người bị bỏ rơi. Quyền năng Thiên Chúa không chỉ dừng lại ở đất Pháp - nơi quê hương Thánh Tổ - mà còn lan rộng đến mảnh đất Việt Nam thân yêu. Điều kỳ diệu hơn nữa là tình yêu ấy lại lan tràn đến mảnh “đất thép thành đồng”.

Chẳng ai ngờ nơi mà bom đạn cày xới, nơi di tích của chiến tranh, nơi đất đá khô cằn lại mọc lên một điểm hẹn của tình thương. Phải chăng đây là si sản tinh thần của thánh tổ phụ Vinh Sơn và Lui Marillac để lại cho con cái của các Ngài. Trên mảnh đất nhỏ bé này, tình yêu Thiên Chúa được thực thi một cách hết sức thiết thực. Thật kỳ lạ khi tình yêu nẩy mầm trên mảnh đất khô cằn bom đạn, khô cằn tình yêu.

Nhìn vào Thánh Lễ mừng Thánh Tổ hôm nay mọi người sẽ thấy rõ nét hơn tình yêu ấy.

Những linh mục đồng tế hôm nay tề tựu từ khắp nơi. Hiện diện trong Thánh Lễ không chỉ có các cha trong địa phận nhưng còn có các cha dòng nữa. Các cha đến đây với nghĩa cử hết sức yêu thương, hết sức chân thành dành cho bệnh nhân, dành cho những con người bị bỏ rơi hơn cả.

Thành phần dân Chúa cũng hết sức đa dạng, những nữ tu đang phục vụ cũng như những bệnh nhân đang trú ngụ trong Trung Tâm này là điều hết sức bình thường nhưng ngạc nhiên hơn là những thành phần không cùng tôn giáo, gia đình, thân nhân của bệnh nhân và có cả những người gọi là con cái của Mai Hòa, những cộng sự viên, nhân viên đắc lực của Mai Hòa.

Để cộng tác, để chăm lo, để chia sẻ với những bệnh nhân mang căn bệnh thế kỷ không phải là chuyện đơn giản. Đến chơi một lát, đến thăm một chút rồi về chẳng thấm gì với những ca trực thâu đêm suốt sáng với những cơn đau hành hạ bệnh nhân. Những lời thăm hỏi, những lời động viên chẳng thấm gì với những lần thay băng cho vết thương, tắm rửa cho những bệnh nhân bị lở loét. Thế nhưng kỳ diệu thay là tình yêu đã làm được tất cả. Có tình yêu thì tất cả những trở ngại của con người đều tan biến mất.

Điều chú ý, điều đáng ghi nhận ở đây đó là điều kỳ diệu từ tình yêu, điều kỳ diệu xảy đến nơi những người gọi là con cái của Mai Hòa. Những bệnh nhân này đã hơn một lần vào Mai Hòa với thể trạng gần như không còn là một con người lành lặn, không còn là một con người bình thương nhưng nhờ tình thương, nhờ sự chăm sóc của Trung Tâm mà họ đã lành lặn và hội nhập vào đời thường. Nhìn những người ấy không ai có thể ngờ được họ là những người tưởng chừng đã là người thiên cổ.

Thiếu sót thật lớn nếu như không nhắc đến những thiên thần của Chúa trong Thánh Lễ mừng Thánh Tổ hôm nay. Những đứa trẻ hầu như không còn cha cũng như chẳng còn nhìn thấy mẹ mới ngày nao còn khóc nhè mít ướt nay đang lớn dần và đang hội nhập vào cuộc sống. Giọng ca thánh thót của bé H và dáng dấp giúp lễ hết sức dễ thương của bé K phải chăng là dấu chỉ hết sức sống động về tình yêu mà các nữ tử bác ái Vinh Sơn thể hiện trong đời thường.

Tất cả hiện diện hôm nay như là chứng nhân của tình yêu giữa cuộc đời.

Thánh Lễ được cử hành trong bầu khí hết sức đầm ấm và yêu thương.

Để lo cho gần 50 người gồm nữ tu, nhân viên, bệnh nhân không phải là chuyện đơn giản. Trong lúc rảnh rỗi chờ dâng Thánh Lễ, vị phụ trách kề tai tôi nói nhỏ: “Để có nguồn lo cho ngần ấy người không phải là chuyện đơn giản nhưng mà hình như Thiên Chúa cứ quan phòng qua lời chuyển cầu của các thánh trong Dòng, cách riêng của Thánh Tổ Phụ”

Thật ra mà nói, Thiên Chúa có cách của Chúa. Nếu như ta lo cho người nghèo, lo cho người cô thế cô thân Thiên Chúa không bao giờ để ta lẻ loi đâu mà ta phải sợ. Chuyện quan trọng là ta có lòng với những con người nghèo, những con người bị bỏ rơi hay không mà thôi.

Ngày Đại Lễ cũng sẽ qua đi, năm Thánh 350 năm mừng ngày sinh của hai đấng sáng lập cũng sẽ qua đi nhưng tinh thần Vinh Sơn, tinh thần Marillac còn mãi. Nguyện xin hai Đấng sáng lập chuyển cầu lên Chúa để Chúa ban muôn ân phúc xuống trên những ai ngày đêm miệt mài đi trên con đường truyền giáo, đi trên con đường lo cho những con người bất hạnh như ngày xưa hai Đấng để họ chu toàn sứ mạng mà Chúa đã trao phó.
 
Giáo hội, cụ thể là Giáo sĩ Tu sĩ có thực sự sống cái nghèo của Phúc Âm chưa?
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
09:05 28/09/2010
Vì yêu mến Giáo Hội, cũng như tha thiết với sứ mệnh của Giáo Hội trong trần gian nên tôi muốn suy tư thêm một lần nữa về vấn đề này và muốn chia sẻ với những ai có chung một ưu tư và đồng cảm.

Những ai không đồng ý thì chắc chắn sẽ lên án tôi là ‘đạo đực giả, không thực tế, không biết thông cảm v.v... nhưng tôi không quan tâm gì về điều này. Tôi cần nói lên những suy tư của riêng tôi vì mục đích góp phần xây dựng cho Giáo Hội được ngày một trở nên nhân chứng đích thực của Chúa Kitô, “ Người vốn giàu sang, phú quý, nhưng đã trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2Cor 8:9)

Chúa Kitô có thực sự sống khó nghèo để nêu gương nghèo khó cho chúng ta không?

Chỉ cần đọc lại sơ qua Tin Mừng, người ta, dù với nhãn quan nào, cũng tìm ngay được giải đáp đích đáng cho câu hỏi trên.

Thật vậy, khi sinh ra làm người trên trần thế này, Chúa Giêsu đã không chọn sinh ra trong nơi quyền quí, cao sang, mà lại chọn sinh ra nơi hang bò lừa trong thân hình “một trẻ sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ” (Lc 2:13) giữa mùa đông giá rét. Có lẽ trong lịch sử loài người, không một ai đã sinh ra trong cảnh khó nghèo hơn Chúa Cứu Thế Giêsu,và chắc chắn cũng không có ai đã chết cách nhục nhã và khó nghèo hơn Chúa, khi Người bị treo trần trụi trên cây thập giá. Vì nghèo nên Chúa đã không có chỗ để an táng khiến môn đệ phải mượn ngôi mội trống của ông Giuse cho Chúa nằm tạm trong 3 ngày, chờ phục sinh.(Ga 19:41)

Như thế, còn ai nghèo khó hơn Chúa, cũng như ai dám hoài nghi gương khó nghèo của Người?

Trong khi còn đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa Giêsu đã căn dặn các môn đệ như sau: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép.” (Lc 10:4)

Nói thế không phải vì Chúa không thực tế, không nhìn thấy sự cần thiết của nhu cầu vật chất: như cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, phương tiện di chuyển. Thực ra Chúa chỉ muốn các môn đệ trước đây, và mọi tông đồ ngày nay phải sống tình thần nghèo khó mà chính Người đã làm gương cho họ mà thôi: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu. (Mt 8:20).

Tinh thần này Chúa đã nói rõ trong Bài Giảng Trên Núi hay còn gọi là Tám Mối Phúc Thật sau đây:

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,

Vì Nước Trời là của họ.”
(Mt 5:3, Lc 6:20)

Có tinh thần nghèo khó thì chỉ dùng tiền của, xe cộ nhà ở, như phương tiện cần thiết để sống và làm mục vụ cần di chuyển, chứ không vì mục đích phải kiếm tìm. Mục đích phải kiếm tìm chính là Thiên Chúa và Vương Quốc của Người như Chúa đã nói rõ với các môn đệ xưa kia: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33)

Sống tinh thần nghèo khó của Phúc Âm

Như vậy, có tinh thần nghèo khó của Phúc Âm, thì không được chạy theo tiền của và xa hoa vật chất; khiến coi thường người nghèo để chỉ quí trọng hay làm thân với những người giầu có và quyền thế. Cụ thể, đối với người nghèo và không quen biết thì áp dụng luật cứng nhắc như không cho đem xác người chết vào nhà thờ, không cho thân nhân người quá cố là linh mục được đồng tế trong lễ an táng (chuyện có thật xẩy ra ở bên nhà do một nhân chứng kể lại) hay lễ cưới của gia đình nghèo. Ngược lại, với gia đình giàu có và thân quen thì lại cho hàng mấy chục linh mục khác đồng tế trong tang lễ cũng như cho đem xác người chết vào trong nhà thờ !!!, Như thế thì làm sao có thể là nhân chứng đích thực cho Chúa Kitô khó nghèo, thương yêu và công bằng với hết mọi người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, da đen, da trắng, hay da vàng?

Lại nữa, có và sống tinh thần nghèo khó của Phúc Âm thì không thể coi việc dâng lễ theo ý chỉ của người xin như việc buôn bán, để ai đưa tiền nhiều thì ưu tiên làm lễ trước cũng như cho rao tên trong nhà thờ, trong khi người có ít tiền thì bị từ chối hoặc lấy lý do là đã có đủ lễ rồi, không nhận thêm nữa!... Tệ hại hơn nữa, có những cặp hôn phối chưa được phép chuẩn (annulment) của tòa hôn phối hoặc không được chuẩn nhưng cha vẫn bất chấp giáo luật cứ âm thầm chứng hôn cho họ lấy nhau vì họ đã biếu cha một số tiền lớn để hậu tạ! Cha còn dặn thêm là đừng nói cho ai biết. Nhưng người ta vẫn nói nhỏ cho người thân biết, để hợp thức hóa việc họ sống chung trong gia đìnn thân tộc!

Chưa hết, là linh mục, hình ảnh của Chúa Kitô khó nghèo mà vênh vang đi những xe hơi đắt tiền nhu BMW, Lexus, Mercedes v.v... đeo đồng hồ Rolex, Omega.... thì làm sao giảng sự khó nghèo của Phúc Âm cho người khác và thuyết phục được ai sống tinh thần khó nghèo này? Một tệ nạn ở các Giáo Xứ hay Công Đoàn Việt Nam ở Mỹ là tình trạng có nhiều linh mục (có khi trên 20 vị) đồng tế trong các lễ tang, lễ cưới. Đáng lẽ chỉ nên đi đồng tế cho những gia đình thực sự thân quen hay có liên hệ gia đình mà thôi. Nhưng thực tế có nhiều linh mục đi đồng tế vì được mời cho đông, cho thêm phần long trọng của gia chủ, chứ không vì thân quen hay có liên hệ gia đình. Điều này sẽ gây buồn tủi cho những gia đình không quen biết nhiều cha để mời.

Về vấn đề này, tôi đã có đôi lần nói rõ là: ơn thánh Chúa ban cho người quá cố hay cho các đôi tân hôn không hề lệ thuộc vào con số linh mục đồng tế, nhất là vì số tiền to nhỏ mà gia chủ đã chi ra trong những dịp này.

Nói khác đi, nếu một người khi còn sống không “lo thu tích vào kho tàng chẳng thể hao mòn ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá" (Lc 12:33) mà chỉ lo tìm kiếm tiền của, lợi lãi và vui thú trần thế, đến nỗi quên mất Chúa, không dành cho Người một chỗ nào trong tâm hồn mình, thì khi chết dẫu có Đức Thánh Cha chủ lễ với hàng trăm Hồng Y Giám mục,và linh mục đồng tế thì cũng vô ích mà thôi. Ngược lại, một người đã thực tâm yêu mến Chúa và cố gắng sống theo đường lối của Chúa suốt cả đời mình thì khi chết dẫu không được linh mục nào đến đồng tế cầu nguyện cho, hoặc tệ hại hơn nữa là xác không được cho đem vào nhà thờ, vì không “thân quen với cha xứ, nên bị đối xử tàn tệ, thì cũng không hề thiệt thòi chút nào khi ra trước mặt Chúa để được đón nhận vào chốn vinh phúc đời đời, nơi tiền của, thân quen và vinh quang trần thế không thể mua hay đổi chác được!

Chắc chắn là chốn vinh phúc đời đời, nơi tiền của, thân quen và vinh quang trần thế không thể mua hay đổi chác được!

Do đó, linh mục phải làm gương trước tiên và có bổn phận và trách nhiệm giảng dạy cho giáo dân hiểu rõ chân lý trên đây, thay vì chiều theo thị hiếu của một số người ưa thích khoa trương bề ngoài, thích mời nhiều cha đến đồng tế trong mọi dịp vui buồn khiến nẩy sinh tệ trạng linh mục “chạy sô” (show) cuối tuần giống như ca sĩ đi show trình diễn văn nghệ ở nhiều nơi hàng tuần! Có điều khó coi, theo thiển ý, là các gia chủ thường tặng “phong bì” ngay sau lễ ở cuối nhà thờ trước mắt nhiều giáo dân ra về sau lễ. Linh mục đến đâng lễ để cầu nguyện cho người quá cố hay cho đôi tân hôn chứ không phải đến để nhận “phong bì”. Xin mọi người hiểu rõ như vậy để giúp các linh mục sống tinh thần khó nghèo của Phúc Âm, nghĩa là đừng “làm hư” các ngài vì tiền bạc.

Cũng trong tinh thần sống khó nghèo của Phúc Âm, người tông đồ lớn nhỏ của Chúa Kitô ngày nay cũng nên chấm dứt việc thường xuyên đi nước ngoài để xin tiền. Tuy một số vị không công khai xin tiền như trước, nhưng sự có mặt thường xuyên của các vị khách này cũng cho giáo dân hiểu là họ muốn được giúp đỡ cho nhu cầu “vô tận” của họ! Nhưng thử hỏi: giáo hội địa phương có nhiều nhu cầu đến thế hay không mà quá nhiều vị đã bỏ bê đoàn chiên, giáo xứ ở nhà để đi qua đi lại không biết bao nhiêu lần để làm gì? Nếu để xin tiền xây cất cơ sở cho thêm đồ sộ để khoa trương với du khách thì đây không phải là nhu cầu chính đáng để phải vất vả đi lại nhiều lần như thế.

Nhu cầu chính đáng, quan trọng và cần thiết nhất là phải xây cơ sở thiêng liêng, nơi tâm hồn mọi tín hữu mà mình có sứ mạng coi sóc, và làm gương sáng cho đoàn chiên được giao phó cho mình chăn dắt. Đây mới thực sự là nhu cầu phải thỏa mãn, cần thiết phải đầu tư tâm trí và thì giờ để tìm kiếm cho bằng được.

Sống trong một xã hội thụt hậu thê thảm về đạo đức, luân lý, trong khi nhiều giáo dân nói riêng và người dân nói chung còn thiếu thốn mọi mặt, thì những ngôi thánh đường lộng lẫy, những nhà xứ sang trọng đã trở thành dấu phản chứng rõ nét nhất cho tinh thần khó nghèo mà Chúa Kitô đã sống và rao giảng. Chắc chấn Chúa không hài lòng được ngự trong những nơi trang hoàng lộng lẫy giữa đám dân nghèo như vậy.

Linh mục, Đức Kitô thứ hai (Alter Christus), có sứ mạng rất cao cả là mang Chúa Kitô đầy yêu thương, tha thứ, đến với mọi người không phân biệt giầu nghèo, sang hèn Nghĩa là, qua sứ vụ được lãnh nhận từ bí Tích Truyền Chức Thánh (không phải là trao tác vụ linh mục như có người vẫn nói sai) linh mục không những phải rao giảng điều mình tin và nhất là phải sống điều mình giảng dạy, để làm chứng cho Chúa Kitô, “Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người.” Mt 20: 28).

Chính hàng giáo sĩ, tức các vị lãnh đạo tinh thần, những người “cha thiêng liêng” của dân Chúa đã, đang và sẽ đẩy giáo dân ra khỏi Giáo Hội, và làm mất đức tin của họ; khi họ nhìn thấy đời sống của các ngài không phản ảnh trung thực những gì các ngài rao giảng. Chúa Kitô xưa kia đã nhiều lần nặng lời lên án nhóm Luật Sĩ và Biệt phái vì họ nói mà không làm, giảng luật cho người khác tuân giữ nhưng chính họ lại không sống những gì họ dạy người khác phải sống và thi hành.

Tóm lại muốn tránh bị Chúa quở trách, than phiền như Người đã chỉ trích nhóm Biệt Phái và Luật sĩ xưa kia, người tông đồ ngày nay đã học kỹ bài học “giả hình” của bọn người này chưa, để sống trung thực với lời mình rao giảng về tình thương, về đức bác ái, công bằng và nhất là về tinh thần nghèo khó của Chúa Kitô, hầu thuyết phục giáo dân thêm tin yêu Chúa qua đời sống chứng nhân của chính mình ở giữa họ.

Việc rao giảng Tin Mừng sẽ vô hiệu quả khi lời nói không đi đôi với việc làm, nghĩa là không sống và làm chứng cho điều mình giảng dạy cho người khác.
 
Tĩnh tâm Linh Mục – Tu Sỹ tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:30 28/09/2010
Tĩnh tâm Linh Mục – Tu Sỹ tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng

Vâng theo lời truyền của Đức Giêsu “Anh em hãy tìm một nơi yên tĩnh vắng vẻ mà nghỉ ngơi và cầu nguyện”, đã thành thông lệ quen thuộc, cứ hai tháng một lần, toàn thể các Linh mục, nam nữ tu sỹ, dự tu… đang phục vụ tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, lại quy tụ về với nhau, cùng với Đức Giám mục giáo phận, để tham dự những ngày tĩnh tâm.

Trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 năm 2010, các “thợ gặt” trên cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng quy tụ về giáo xứ Thanh Sơn (Cao Bằng) để tham dự chương trình tĩnh tâm tháng 8-9. Họ đã phải vượt qua những hành trình dài, trên những con đường quanh co khúc khuỷu đầy hiểm trở của vùng sơn cước, để đến tham dự ngày tĩnh tâm. Chương trình chính thức bắt đầu vào lúc 16h00 chiều, nhưng từ sáng sớm, nhiều linh mục, tu sỹ đã rời nhiệm sở, lên đường để có thể đến tham dự đúng giờ.

Nhà thờ giáo xứ Thanh Sơn nằm ở trung tâm thị xã Cao Bằng, cách Tòa Giám mục Lạng Sơn khoảng 140km về hướng Đông Bắc. Nhắc đến giáo xứ này, nhiều người nhớ tới câu nói dí dỏm “Thứ nhất Hoa Kỳ, thứ nhì Thanh Sơn” của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt khi còn làm Giám mục Lạng Sơn, bởi ngôi thánh đường này nằm trên một ngọn đồi cao, không khí và cảnh sắc thoáng đãng mát mẻ, từ đây có thể bao quát toàn bộ thị xã Cao Bằng và một vùng núi non hùng vĩ của miền Tây bắc. Giáo xứ này, cùng với Tòa Giám mục giáo phận, là hai điểm thường xuyên được lựa chọn để tổ chức chương trình tĩnh tâm của giáo phận.

Đúng 16h15, chương trình tĩnh tâm tháng 9 của linh mục, nam nữ tu sỹ giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, được chính thức khai mạc, với giờ kinh Chiều trọng thể. Sau đó, cha Giuse Tôn Khánh Duy (OP), đã chia sẻ với các tham dự viên về hình ảnh và sứ vụ của người môn đệ Chúa Kitô giữa xã hội hôm nay, cách riêng đặt trong bối cảnh cánh đồng truyền giáo tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng.

Khởi đi từ những chủ đề được quan tâm trong chuyến viếng thăm Anh quốc vừa qua của Đức giáo hoàng Biển Đức XVI, cha Giuse đã nói lên những thao thức, những cảm nghiệm và chia sẻ của mình về sứ vụ của người môn đệ Chúa. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Giữa những nỗi khổ đau của nhân thế hôm nay, người môn đệ Chúa Kitô, với hành trang ít ỏi của mình, có thể làm gì để xoa dịu, hay xóa đi nỗi khổ đau đó? Sống giữa xã hội hôm nay, ngả về tiêu thụ và sự thực dụng, người môn đệ Chúa Kitô phải làm gì để trở nên chứng nhân cho tình yêu Chúa, trở nên khí cụ của Chúa đem ơn lành cho mọi người?... Cha Giuse nhấn mạnh tới sự dấn thân trong sứ vụ, nhất là nhiệt huyết tông đồ của người môn đệ. Cần có sự đồng cảm với đời, cần có mối liên hệ thân tình với tha nhân, cần đến với tha nhân với nụ cười và vòng tay yêu thương rộng mở,… người môn đệ Chúa Kitô mới có thể trở nên khí cụ để loan truyền tình yêu cứu độ và ơn phúc của Chúa cho mọi người. Ngày nay, cuộc sống xã hội, hay chính trong lòng giáo hội, và gần hơn là chính trong giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, còn nhiều khó khăn thử thách, người môn đệ Chúa Kitô phải luôn biết tín thác vào Chúa, cầu nguyện không ngừng, xây dựng tình hiệp nhất, sự liên đới với nhau và với tha nhân.

Thánh lễ 19h00 tại nhà thờ Giáo xứ do Đức Giám mục giáo phận chủ sự, cùng với sự đồng tế của tất cả quý Linh mục triều và dòng trong giáo phận, trong sự tham dự của quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh và cộng đồng dân Chúa. Đức Cha Giuse đã nêu lên ý nghĩa của việc mọi thành phần dân Chúa quy tụ trong ngôi Thánh Đường giáo xứ Thanh Sơn hôm nay, nhân dịp những ngày tĩnh tâm của linh mục tu sỹ trong giáo phận, đó là dấu chỉ của sự hiệp nhất, của tình liên đới trong gia đình giáo phận.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, lấy đề tài từ các bài đọc Sách Thánh, nhất là câu chuyện ông Gióp, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh đến những yếu tố quan trọng nhất trong hành trình Đức Tin của mỗi người, trong lòng giáo hội và giữa xã hội hôm nay. Dù cuộc sống nhiều khó khăn, dù đời sống đạo nhiều thách đố, nhưng với ơn Chúa, với lòng tin tưởng vào Chúa, mỗi người phải trở nên những dấu chỉ của tình thương Chúa cho mọi người. Phụng vụ hôm nay mừng kính thánh Vinhsơn Phaolô – vị Thánh của tình bác ái – là một mẫu gương cao đẹp cho mỗi người về đức bác ái Kitô giáo. Đây cũng là vị thánh bổn mạng của Đức cố Giám mục Phạm Văn Dụ, Đức cha Giuse mời gọi mọi người cùng hiệp ý tưởng nhớ và cầu nguyện cho ngài.

Sau Thánh lễ, Đức cha Giuse, cùng với quý Cha và quý nam nữ tu sỹ, có những giờ phút thinh lặng thánh, và nhất là cùng quy tụ bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi người dâng lên Chúa những suy tư, thao thức của mình về hành trình ơn gọi, nhất là sự dấn thân nơi miền đất truyền giáo còn nhiều thách đố này. Sau những tháng ngày miệt mài trên cánh đồng truyền giáo, giờ đây các “thợ gặt” có những giờ phút thảnh thơi, sống thân tình bên Chúa. Từ nguồn suối ơn lành của Thánh Thể Chúa, chắc chắn mỗi người đều cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn, và nghị lực mới, để sẵn sàng dấn thân trên những hành trình tiếp theo của đời dâng hiến – phục vụ. Ngày thứ nhất của chương trình tĩnh tâm tạm khép lại, với Phép Lành Mình Thánh Chúa trọng thể và giờ kinh tối sốt sắng.

Đúng 5h00 sáng, Đức cha Giuse đã chủ sự Thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Thanh Sơn, trong sự đồng tế của các linh mục trong giáo phận, sự tham dự của quý nam nữ tu sỹ và giáo dân. Những lời kinh nguyện, những bài hát đạo đức, hòa với những tâm lòng sốt mến, mở đầu cho một ngày mới. Sau Thánh lễ, mọi người cùng hiệp ý trong giờ kinh phụng vụ đầu tiên trong ngày.

7h15, các linh mục và nam nữ tu sỹ hồi tâm để chuẩn bị lãnh nhận bí tích Giao Hòa. Hành trình của người môn đệ Chúa Kitô, dù luôn sống trong ơn lành của Chúa, nhưng chắc chắn, với sự mỏng dòn yếu đuối của con người, họ gặp phải không ít những lầm lỗi. Mỗi dịp tĩnh tâm là cơ hội thuận tiện để nhìn lại chính mình, giao hòa với Chúa, để lãnh nhận ơn phúc của Người cho một hành trình mới.

Chương trình ngày tĩnh tâm được tiếp tục với phần Hội Thảo do Cha Giuse Trần Đức Hạnh – Tổng Đại Diện giáo phận – chủ trì. Đề tài chủ đạo hôm nay được các tham dự viên thảo luận một cách thẳng thắn và cởi mở, đó là những thao thức về kết quả truyền giáo trong một thời gian qua và phương hướng cho thời gian sắp tới. Nơi miền đất Lạng Sơn Cao Bằng còn quá ít người nhận biết Chúa, việc truyền giáo luôn luôn phải là thao thức hàng đầu đối với sứ vụ của người môn đệ. Mỗi người một chia sẻ, một nhận định, một cảm nghiệm, cũng như mỗi người đưa ra những phương thế riêng nhưng tựu trung lại, tất cả đều vì mưu cầu ích lợi cho việc truyền giáo. Một giáo phận truyền giáo, không phải chỉ bằng lời rao giảng, nhưng còn bằng chính đời sống liên đới mật thiết với tha nhân, đồng cảm và sẻ chia những tân toan lắng lo của nhân tình thế thái.

Vào lúc 10h00 sáng, Đức cha Giuse Giám mục giáo phận đã chia sẻ về những cảm nghiệm của ngài khi vừa trải qua khóa thường huấn dành cho các vị giám mục do Tòa Thánh tổ chức tại Roma. Đề tài truyền giáo tiếp tục được ngài khai triển và mở ra nhiều chiều kích mới. Lấy dẫn chứng kết quả truyền giáo của giáo hội Hàn Quốc, hay chính kinh nghiệm truyền giáo của giáo phận Kontum, Đức cha Giuse chia sẻ những thao thức của mình về sứ vụ truyền giáo ngay chính tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng còn quá nhiều thách đố này. Vấn đề nhân sự của giáo phận đã dần đi vào ổn định, số linh mục và nam nữ tu sỹ ngày một gia tăng, đó cũng là một thuận lợi thúc đẩy việc truyền giáo. Nhưng việc đưa ra một phương thế hữu hiệu, một đường hướng cụ thể cho việc truyền giáo, lại đòi hỏi sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa. Truyền giáo và tái truyền giáo là một đòi hỏi bức thiết với giáo phận hôm nay. Ngài kêu mời các linh mục, nam nữ tu sỹ và mọi người dấn thân hơn nữa cho việc đem ánh sáng Tin Mừng của Chúa đến với mọi người.

Chương trình của hai ngày tĩnh tâm khép lại với bữa cơm trưa thân mật, ấm tình gia đình tại nhà xứ Thanh Sơn. Mọi người chia tay nhau sau hai ngày gặp gỡ và sống tình liên đới, cầu nguyện cho nhau và chúc nhau hăng say trong sứ vụ, bền đỗ trong ơn Chúa và đem lại nhiều hữu ích cho các linh hồn.
 
Những ưu tư của vị Giám Mục Dòng Tên về hiện tình giáo hội Việt Nam
Lê Đình Thông
12:12 28/09/2010
NHỮNG ƯU TƯ CỦA VỊ GIÁM MỤC DÒNG TÊN VỀ HIỆN TÌNH GIÁO HỘI

ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt
Kirche in Not vừa phổ biến bài phỏng vấn Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, đề cập đến hiện tình Giáo hội Việt Nam. Nội dung bài phỏng vấn nói lên sự ưu tư của vị giám mục xuất thân dòng Tên. Vì không liên lạc ngay được với Đức Cha để xin phép, chúng tôi mạn phép lược dịch các phần chính của bài phỏng vấn. Kính mong Đức Cha vì lợi ích chung của Giáo hội mà vui lòng chấp nhận.

Giới thiệu Kirche in Not

Kirche in Not tiếng Đức (tiếng Ý: Aiuto alla Chiesa che Soffre; tiếng Anh: Church in Need; tiếng Pháp: Aide à l’Église en détresse) là tồ chức quốc tế trợ giúp mục vụ của Giáo hội Công giáo. Hàng năm, tổ chức này giúp khoảng 5 000 dự án trên khắp thế giới. Kirche in Not do linh mục Werenfried van Straaten sáng lập năm 1947 nhằm giúp những người tỵ nạn bị trục xuất khỏi Đông Âu. Từ năm 1975, trụ sở đặt tại Königstein (Đức). Hiện nay, Kirche in Not có chi nhánh tại 16 quốc gia trên thế giới. Năm 1984, Thánh bộ Tu sĩ ra sắc lệnh công nhận tổ chức là Công hội giáo dân thế giới.

Sau đây là những phần chính trong phát biểu của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt.

Tình trạng nhân sự trong giáo phận

Tôi thiết nghĩ sự hiệp nhất của người công giáo ở Việt Nam phần lớn tùy thuộc vào các giám mục và linh mục. Trong những tình huống cụ thể có thế phát sinh những phản ứng khác nhau nhưng sự hiệp nhất trong Đức Tin thật là sâu xa. Giáo hội nước ta có truyền thống tốt đẹp. Trong giáo phận Bắc Ninh cũng vậy. Mỗi giáo xứ đều có ban hành giáo do giáo dân bầu ra. Các vị trong ban hành giáo làm việc tự nguyện, lo các hoạt động tôn giáo thường nhật: kinh sáng kinh chiều, lần hạt mân côi, đi đàng thánh giá, dâng hoa, đọc sách tùy theo mùa phụng vụ, rước kiệu, thăm viếng người bệnh v.v. Trong Đại hội Dân Chúa từ 21 đến 25-11-2010, giáo phận Bắc Ninh có 6 đại biểu: ngoài giám mục, linh mục tổng đại diện, một linh mục trẻ còn có 3 giáo dân.

Tình trạng sống đạo

Các vị thừa sai đầu tiên và tổ tiên ta trong thời kỳ cấm đạo vào thế kỷ XIX và cha ông ta trong nhiều thập niên qua sống đạo trong những điều kiện khó khăn. Trong các thập niên trước đây, nhiều linh mục và chủng sinh bị tù đầy. Tình trạng thiếu linh mục tại miền Bắc rất là nghiêm trọng. 20 năm trước đây, giáo phận Bắc Ninh chỉ có 2 linh mục. Khi chúng tôi được mở chủng viện, phần lớn các giáo sư không được đào tạo, các chủng sinh phần lớn đã lớn tuổi. Chúng tôi tuân theo tông huấn Dabo Vobis do Đức Gioan-Phaolô II ban hành ngày 25-3-1992 về đào tạo linh mục. Hiện nay, Giáo hội Việt Nam có 7 chủng viện cho 26 giáo phận. Chúng tôi mong rằng tình trạng này mỗi ngày thêm khả quan. Về số chủng sinh, mỗi năm giáo phận Bắc Ninh có 100 ứng sinh, một tỷ lệ hài hòa so với số 55 linh mục, 3 phó tế và 42 chủng sinh hiện nay.

Giáo hội và đất nước

Việt Nam vẫn còn trong tình trạng chậm tiến. Đất nước cần nhiều cố gắng để đạt được mức sống như các nuớc láng giềng Thái Lan, Malaxia và Xingapo. Hiện nay Giáo hội chưa có nhật báo, cơ sở xuất bản. Giáo hội chưa được mở các cơ sở y tế, giáo dục góp phần nâng cao dân trí và cơ sở từ thiện. Vào thế kỷ XIX, Nguyễn Trường Tộ, một sĩ phu công giáo, từ 1863 ¬đến 1871 đã dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần, đề nghị nhiều cải cách nhưng không được nhà vua chấp nhận. Trong lúc đó, Minh Trị Thiên Hoàng mạnh dạn cải cách, đưa nước Nhật lên hàng cường quốc. Trong nửa đầu thế ký XX, người công giáo đã mở nhiêu trường học, bệnh viện, báo chí, góp phần đáng kể vào việc nâng cao phúc lợi xã hội. Việc hạn chế tự do tôn giáo là một sai lầm lịch sử đưa dến những hậu quả tai hại. Chúng tôi mong rằng các hạn chế sẽ được dần dần bãi bỏ.

Trong giáo phận Bắc Ninh, đức tin của tiền nhân thật là trung kiên: từ giáo dân, thầy giảng, chủng sinh, nữ tu đến hàng linh mục và giám mục. Chúng tôi ước mong một ngày không xa, chúng tôi không còn phải xin phép chính quyền về các sinh hoạt thông thường của Giáo hội. Hơn nữa, chúng tôi chúng tôi hy vọng có thể mở trường học, các lớp dự bị đại học cũng như các hoạt động từ thiện, phù hợp với hiến pháp và luật pháp. Chúng tôi cầu mong Giáo hội có điều kiện để hoạt động tôn giáo, giáo dục, bác ái và văn hóa.

Dòng Tên và Giáo hội Việt Nam

Tôi gia nhập dòng Tên vào năm 1967, năm tôi 19 tuổi. Lúc đó đất nước còn chiến tranh. Tôi cho rằng vũ khí không phải là giái pháp cho đất nước cũng như các nơi khác thế giới. Tôi bị lôi cuốn bởi hai nhà truyền giáo dòng Tên là thánh Phanxicô Xavier và giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Giáo sĩ Đắc Lộ là nhà thừa sai tiên khởi đến nước ta. Các linh mục dòng Tên có công sáng tác chữ quốc ngữ, loan báo Tin mừng bằng văn hóa nước nhà. Các nhà truyền giáo chấp nhận hy sinh biệt xứ để rao giảng Tình yêu Chúa tại các miến đất xa xôi. Lúc đó, tôi ước mong sẽ được truyền giáo ở châu Phi.

Chúng tôi tận lực, đồng lao cộng tác để cải thiện đời sống, nhất là đời sống thiêng liêng của người công giáo cũng như người lương, góp phần kiến tạo một xã hội mới hòa bình, tự do, công bằng và thịnh vượng. Giáo hội cần có nhiều linh mục và tu sĩ để phục vụ các giáo hữu, đến lượt các giáo hữu phục vụ nhân quần xã hội.

Sau hết, chúng tôi nguyện xin Đức Kitô xuống thế làm người, rao giảng Tin Mừng, chịu chết vì yêu thương nhân loại, luôn gìn giữ Giáo hội Việt Nam. Khẩu hiệu giám mục ‘‘tình thương và sự sống’’ giúp tôi thi hành nhiệm vụ giám mục: công bố, cổ vũ và chia sẻ tình thương và sự sống Thiên Chúa ban cho con người.

Paris, ngày 22 tháng 9 năm 2010
 
Thánh lễ kỷ niệm 100 năm nhà thờ Ngăm Giáo - giáo phận Bắc Ninh
JB. Nguyễn Văn Tường
18:03 28/09/2010
THÁNH LỄ KỶ NIỆM 100 NĂM NHÀ THỜ NGĂM GIÁO - GIÁO PHẬN BẮC NINH

BẮC NINH- Sáng ngày 27-09-2010, toàn thể giáo dân giáo xứ Ngăm giáo thuộc giáo phận Bắc ninh vui mừng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm ngôi thánh đường Ngăm giáo được 100 tuổi.

Chủ sự thánh lễ hôm nay là đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt - giám mục giáo phận Bắc Ninh, cùng đến hiệp dân thánh lễ để tạ ơn Thiên Chúa với giáo xứ Ngăm có khoảng gần 20 linh mục, nam nữ tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân từ các giáo xứ lân cận. Đặc biệt, còn có cha Gioakim Hiểu – người con của Ngăm giáo và 65 người con quê hương hiện đang sống tại Miền Nam và Hải Ngoại cũng về tham dự thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân.

Đúng 9g00, đoàn nghi lễ từ trong nhà xứ tiến vào trong Nhà Thờ.

Trước khi bước vào Thánh lễ, một vị đại diện của giáo xứ có đôi lời chào mừng và cảm ơn Đức cha giáo phận, quý Cha, cộng đoàn. Và nói sơ qua lịch sử của giáo xứ và nhà thờ Ngăm giáo.

Trong bài giảng đức cha nhấn mạnh: Giáo xứ Ngăm là giáo xứ có bề dầy lịch sử, trước kia là một nơi quy tụ rất nhiều tín hữu tốt. Ngài chia sẻ rằng, nơi đây cống hiến cho Giáo hội rất nhiều linh mục, tu sỹ nam nữ hiện nay đang phục vụ nhiều nơi trên thế giới.

Xem hình

Đức cha nói tiếp: chúng ta cảm tạ Chúa đã ban cho giáo xứ có nhiều thợ gặt. Giáo xứ trước đây đón nhận hạt giống đức tin và nay đã sinh hoa kết quả, Ngăm giáo như một cây cổ thụ đã sinh ra rất nhiều hoa trái, lan rộng, phát triển về đức tin góp phần xây dựng giáo phận cũng như Giáo hội. Trước đây, giáo xứ có rất đông giáo dân và có nhiều sinh hoạt tôn giáo rất sầm uất, nhưng do hoàn cảnh nên phần lớn giáo dân di cư vào miền Nam. Tuy vậy, vẫn còn một phần nhỏ tín hữu ở lại đã gìn giữ ngôi nhà thờ cho tới ngày hôm nay. Hiện nay, mặc dù giáo xứ có số giáo dân rất ít, nhưng vẫn duy trì việc cầu nguyện hằng ngày. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã nâng đỡ giáo xứ chúng ta trong những lúc khó khăn, gian nan, thử thách. Xin Chúa ban ơn cách riêng cho giáo xứ, gìn giữ giáo xứ.

Nhà Thờ là nhà cầu nguyện, là nơi quy tụ, là biểu tượng của sự hiệp nhất, của tình hiệp thông, là trường học của tình bắc ái huynh đệ, là nơi đào tạo tinh thần phục vụ và truyền giáo.Chính vì thế, chúng ta hãy góp phần xây dựng nhà thờ ngày càng khang trang, đẹp đẽ hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng xây dựng đền thờ là chính tâm hồn mỗi người chúng ta, hãy siêng năng cầu nguyện, đi lễ, đọc kinh… và hãy sống tốt với mọi người, giúp đỡ và làm giương sáng cho những người xung quanh để làm chứng cho Chúa.

Chúng ta cũng xin hai Thánh Gioakim và Anna là bảo trợ của giáo xứ chuyển cầu cùng Chúa cho xứ Ngăm giáo ngày càng phát triển về số lượng và đời sống đức tin.

Cảm tạ Chúa đã cho giáo xứ Ngăm của chúng ta có một Thánh lễ thật sốt sáng, nghiêm trang trong bầu không khí đông đảo của mọi thành phần dân Chúa tham dự. Xin Chúa gìn giữ, nâng đỡ, ban ơn cho giáo xứ, để giáo xứ phát triển hơn về đời sống đức tin, ngày càng có nhiều tín hữu tốt, linh mục, tu sỹ nam nữ cho Giáo hội. Thánh lễ khép lại trong những bức hình lưu niệm, ước mong sao mỗi người chúng ta trở nên Đền thờ sống động cho Chúa ngự.

Đôi nét về giáo xứ Ngăm giáo:

Giáo xứ Ngăm nằm cách tòa giám mục Bắc Ninh khoảng gần 30 km về phía Nam, nằm bên hữu ngạn sông Đuống. Trước năm 1954, Ngăm giáo là một trong những giáo xứ sầm uất của giáo phận Bắc ninh. Theo như các cụ kể lại, Tin mừng đã được loan báo ở Ngăm giáo khoảng 200 năm nay và gần như toàn bộ người dân ở làng ngăm đều đón nhận Tin mừng ngay từ khi được các nhà truyền giáo gieo vào mảnh đất thân yêu này. Đến năm 1954, số nhân danh của Ngăm giáo đã lên đến 1200. Tuy nhiên, hầu như toàn bộ giáo dân đã di cư vào miền Nam sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. theo như các cụ kể lại, chỉ còn lại 3 người ở lại giáo xứ trong thời gian đó.

Hiện nay, số giáo dân ở Ngăm giáo đã lên tới gần 60 người và có các dì Đa minh đến cùng ăn, cùng ở với giáo xứ. Tuy Ngăm giáo không có cha xứ trực tiếp coi sóc, nhưng họ vẫn duy trì ngày ngày đến nhà thờ để cầu nguyện và gìn giữ đức tin.

Ngôi thánh đường Ngăm giáo đã tròn trăm tuổi, tuy rằng nó đã xuống cấp nhiều, nhưng nhờ sự chăm sóc của số giáo dân ít ỏi và đặc biệt là sự quảng đại giúp đỡ của những người con xa quê hương giúp đỡ, ngôi thánh đường đã được tu sửa lại và vẫn bền vững qua thời gian.
 
Văn Hóa
Giữa Lòng Giáo Hội
Chủng sinh J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:06 28/09/2010
Giữa Lòng Giáo Hội

Xin cho con biết mến yêu Giáo hội
Là Mẹ Hiền hằng ấp ủ nâng niu
Dưỡng nuôi con bằng nguồn mạch huyền siêu
Sữa thần linh không bao giờ vơi cạn

Đừng để con phải hoang mang sầu nản
Nhìn sóng trào ngày Giáo hội ra khơi
Dù phong ba mây dữ che kín trời
Niềm tín trung tựa vào Ngài, đi tới

Xin cho con biết dựng xây Giáo hội
Như cành nho lan nhựa sống không rời
Góp phần tô cây Giáo hội đẹp tươi
Che nắng đời, mát cõi lòng mong đợi

Xin cho con bước đi cùng Giáo hội
Trên con đường đem độ lượng thứ tha
Trên con đường đem ân tình Thánh giá
Thắp đêm đen tỏa sáng an hòa

Giữa lòng Giáo hội, xin cho con khiêm hạ
Luôn sẵn sàng phục vụ anh em
Nhận ra mình là đầy tớ thấp hèn
Được sai đến trong vườn thiêng Giáo hội.

 
Đời Con Có Mẹ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:21 28/09/2010
Đời Con Có Mẹ

Xin tận hiến trót cả đời con cho Mẹ
Để được bước đi trong muôn vàn yêu thương.
Trước sóng đại dương mênh mang của thời đại
Mẹ hãy ra tay nâng đỡ dắt dìu con.

Con muốn học hỏi gương nhân đức khiêm hạ
Để ơn Chúa xuống trên con cách tuôn trào.
Lòng đơn côi thấm đượm bao nỗi vất vả
Xin được gửi gắm nơi Trái Tim Mẹ hiền.

Mẹ luôn đứng vững trước cuộc đời dâu bể
Vì biết lắng nghe và đón nhận ý Cha
Không ai oán cũng chẳng than thân trách phận
Tiếng xin vâng trở nên lễ vật chan hòa.

Cùng bước theo Giêsu trên đường khổ giá
Trái tim nát tan đôi mắt thấm lệ nhòa
Trước muôn nhục hình người Con bị ngược đãi
Mẹ thông phần để nhân loại được thứ tha.

Chuỗi Mân Côi giúp con vượt biển dương thế
Trước ba đào cuồn cuộn sóng nước mênh mang
Con vững dạ an lòng vì được che chở
Mẹ dắt dìu con lướt thắng mọi nguy nan.

 
Một làng Samari không đón tiếp Chúa
Ngô xuân Tịnh
17:52 28/09/2010
Một làng Samari không đón tiếp Chúa
Lc 9, 51-55

Khi tới ngày Chúa Giêsu được
Rước về trời cùng với Chúa Cha
Người quyết định phải đi ra
Về Gia-liêm với thiết tha trong lòng

Sai sứ giả các ông đi trước
Vào một làng thuộc Samari
Họ cùng dọn chỗ trước đi
Để rồi tiếp Chúa ngay khi Người vào

Chẳng nhà nào trong làng chịu tiếp
Hai dân tộc sống kiếp hận thù
Hành hương qua đó trọ nhờ
Người người đóng cửa thờ ơ đón chào

Các môn đệ xôn xao tức giận
Giacôbê và Gioan sấn lại thưa
Chúng con trị chúng cho chừa
Lửa trời sai xuống thiêu bừa chúng đi ?

Chúa Giêsu tức thì quay lại
Giận dữ dạy phải trái, phán là
Bỏ làng ấy ta đi ra
Thầy trò ta sẽ trọ nhờ làng bên

Sự nóng giận trước tiên dẹp bỏ
Lửa hận thù chớ có bùng lên
Yêu thương nhẫn nại dịu hiền
Gắng dùng giải quyết việc trên cõi đời

 
Chuỗi Môi Côi hạnh phúc gia đình
PM Cao Huy Hoàng
18:07 28/09/2010
CHUỖI MÂN CÔI, HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Năm 1993, trước khi cha tôi vào cơn hấp hối 56 ngày đêm, cha tôi cầm tay Mẹ tôi nói lời từ biệt. Cha nói chỉ mấy câu. “Cảm ơn Bà, 51 năm chung sống. Vui lên. Tạ ơn Chúa. Đây, Chuỗi Mân Côi hồi mới cưới. Quà chia tay đó. Nhớ giữ, sau nầy làm quà cho con”.

Nghe Mẹ kể mà anh em chúng tôi ứa lệ. Tôi ghi lại kỷ niệm ấy trong bài thơ Di Sản:

Ông già nói với bà già

Bà ơi tôi sắp phải xa bà rồi

Con thì mỗi đứa một nơi

Nhà thời vắng vẻ mình tôi với bà

Tôi đi bà ở lại nhà

Vui lên! Cứ nghĩ như là có tôi

Ai rồi cũng một kiếp người

Tôi thời cũng vậy, bà cười lên đi

Biết rằng tử biệt sinh ly …

Cho tôi nói nhỏ lời tri ân bà

Một đời lăn lóc bôn ba

Tôi dành một chút làm quà chia tay

Bà cầm tràng chuỗi nầy đây

Tôi hằng nguyện giữ từ ngày cưới nhau

Năm mươi hạt ngọc trân châu

Xin làm di sản tôi trao tặng bà

……

Mai kia bà có đi xa

Bà ơi gởi lại làm quà cho con


Tôi lại nhớ, Mẹ vẫn ngồi một góc trên chiếc giường tử biệt của Cha, một mình lần chuỗi Mân Côi hồi mới cưới. Mẹ cầu nguyện cho con cho cháu. Năm 2002, 27 tết, mẹ gọi anh em về vì những cơn nhồi máu cơ tim đã bắt đầu giục giã. Về sum họp với Mẹ, tưởng là sẽ chia tay Mẹ, nhưng không, Mẹ khỏe lại để cùng ăn một cái tết sum họp với anh em từ sau ngày Cha mất.

Mùng 3 tết, cháu Hữu mang bệnh Tim Bẩm Sinh Tứ Chứng Fallot, chào Bà Nội để nhập viện Phan Thiết, rồi Nhi Đồng Sài Gòn vì đang bị viêm Tim và abces Gan. Hữu sốt cao liên tục 112 ngày tại BV nhi đồng, đồng nghĩa với việc bà nội ở nhà đã lần 224, hay 336 chuỗi Mân côi gì đó để cầu nguyện cho cháu. Vừa hết sốt, chỉ có vài ngày, Hữu được về thăm nội. Bà nội mừng rơn, nước mắt dâng trào: “Bà đã dâng con cho Đức Mẹ, Đức Mẹ đã nhậm lời cầu xin”. Bên mộ Bà nội, Hữu nói “Bà nội bịnh lâu rồi, nhưng bà còn phải lần chuỗi cho con và chờ con về, mười ngày sau mới chết. Con cảm ơn bà Nội”

Mỗi năm, cứ đến tháng mười, nỗi nhớ càng da diết thêm.

Nhìn lại nhiều biến cố trong đời tôi, trong đời bạn, trong đời các gia đình công giáo chắc hẳn chúng ta sẽ có những chứng từ sống động về hiệu quả của việc lần hạt Mân côi trong gia đình. Và hơn thế nữa, phép lạ Mân côi trong gia đình chính là Gia đình được Hạnh phúc.

Nhớ năm nào đó, tôi được tham dự buổi sinh hoạt với lớp dự bị Hôn Nhân tại Giáo Xứ Đồng Hộ Nha Trang. Lúc ấy Cha GB. Trần Tấn Linh mới đổi về. Cha giới thiệu một người bạn của Cha, tu xuất, có gia đình bảy tám đứa con gì đó, cuộc sống khó khăn nhưng vẫn luôn nhiệt tình với các công tác giáo hội. Ông ấy chia sẻ với lớp rằng: “Tôi rất vinh dự, và sung sướng vì được vợ tôi luôn cầu nguyện cho tôi. Một ngày của nàng thường lần ba chuỗi Mân côi. Chuỗi thứ nhất cầu nguyện cho Gia đình. Chuỗi thứ hai dành riêng cho tôi, chồng nàng. Và chuỗi thứ ba cầu cho Giáo Xứ.

Khi được hỏi tại sao đã cầu nguyện chung cho gia đình rồi, còn dành riêng một chuỗi cho tôi, thì nàng trả lời chí lý rằng:

-“Ai mà giữ anh nỗi, xin Đức Mẹ giữ, chắc ăn. Mỗi ngày mất có mươi lăm phút, mà được cho anh và cho cả nhà suốt đời ”.

-“Anh có gì mà phải giữ ? ”

-“Có, chứ sao lại không hầy ! Giữ anh khỏi tội lỗi, khỏi mất linh hồn nè ! Giữ anh khỏi đi lạc đường nè, khỏi tan nạn, khỏi bị hiểu lầm, khỏi tính kiêu căng, khỏi đủ thứ chuyện nè ! Trong đó, có cả việc xin Đức Mẹ giữ anh khỏi bị cô nào bỏ bùa yêu nữa nè ! ”

Qua những năm tháng cuộc đời, Tôi mới hiểu ra, Đức Mẹ đã giữ gìn tôi theo lời yêu cầu của nàng ”.

Được hỏi tại sao dành riêng cho Giáo xứ một chuỗi mối ngày, tôi bất ngờ nghe câu trả lời:

-“Cầu cho GX ai cũng sống đạo tốt lành, tốt lành để làm gương cho mình, thì mình cũng khỏe lắm anh à. Lỡ mà vợ chồng mình có điều gì đáng trách thì họ cũng bỏ qua cho, gặp nghèo khổ hoạn nạn thì họ cũng thương tình mà giúp đỡ, và nhất là được sống trong một Giáo Xứ của những người thánh thiện thì còn gì vui bằng. Lần chuỗi Mân côi cầu cho GX là đã cầu nguyện cho Cha sở. Cha phó, quí thầy quí xơ nữa rồi đó nghen. Đức Mẹ mà can thiệp vào thì Cha sở toàn là được chứ không mất gì cả. Cha sở mà được uy tín, được tin tưởng, được yêu mến, được thánh thiện thì trở nên máng thông ơn cho mình. Không cầu nguyện cho các Ngài mà trách cái máng lủng là đòi gặt nơi không gieo đó, là bất công đó ”….

Ông ấy kể lại chứng từ Mân Côi trong gia đình của ông, đặc biệt nơi người vợ, và các anh chị dự bị hôn nhân bị cuốn hút bởi ai cũng muốn cho mình có được một tương lai gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, một vài anh chị đã ngỡ ngàng đối với một việc đạo đức bình dân: “lần chuỗ iMân Côi là thế nào ? ”.

Tôi xin nhường phần giải thích việc Tôn Sùng Đức Mẹ qua việc Lần chuỗi Mân côi cho những bài chú giải và suy niệm của những người khác. Tôi xin nhường lại phần trả lời cho những người có trách nhiệm.

Phần tôi, nhớ lần gặp một cụ già đang lần chuỗi trước đài Đức Mẹ Gia Yên, tôi hỏi cụ: Cụ đọc kinh gì vậy ? « Cụ đọc kinh Kính Mừng. Đọc với cụ nhé: Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thế là ta tuyên xưng đức tin rằng: chỉ có Đức Chúa trời trong nhà ta, như Đức Chúa Trời ở cùng Bà, nhà ta mới được hạnh phúc….Đức Chúa Trời ở cùng nhà ta, trong nhà ta qua Chúa Giêsu »

Rồi cụ bảo tôi, tiếp nhé:

« Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nầy, và trong giờ lâm tử. A men. Một ngày biết bao tội. Ai mà không tội. Trong nhà có tội trong nhà. Ngoài đường có tội ngoài đường. Lúc nào cũng có tội. Nhưng, lúc nào cũng có thể chết. Xin gửi gắm cho Đức Mẹ cả nhà mình, hy vọng tốt hơn, may ra được Chúa cứu »

Tôi bất ngờ cách giải thích hùng hồn của cụ. Cụ giải thích như cụ đã sống. Tôi nghĩ, người nầy đã xây dựng được bình an hạnh phúc nơi nhà mình qua chuỗi Mân côi.

Một lớp trẻ đang xa lạ với chuỗi mân côi là tín hiệu sẽ xuất hiện những gia đình mất nền tảng, sẽ xuất hiện một xã hội đầy dẫy những băng hoại.

Có thể chúng ta chưa giới thiệu chuỗi Mân côi cho thế hệ trẻ hoặc có thể là thế hệ trẻ đang bị đầu độc để có thái độ dị ứng với những việc đạo đức bình dân. Cả hai việc ấy đều phải khắc phục trong gia đình ngay lúc nầy, nếu không muốn thấy có bóng dáng những lạc giáo, những ly giáo, những hỗn độn trong gia đình, trong Giáo Hội và xã hội tương lai.

Xin các gia đình đã quen lần chuỗi với nhau trong giờ kinh tối, đã quen lần chuỗi liên kết với nhau trong ngày, và đã quen sống tinh thần kinh kính mừng hãy kể cho chúng tôi, hãy kể cho giới trẻ niềm vui bình an hạnh phúc mà quí vị nhận được qua chuỗi Mân côi.

Lạy Mẹ Maria, chúng con tin rằng Chuỗi Mân Côi là di sản đức tin Cha ông đã để lại cho gia đình chúng con thắng vượt những thử thách cuộc đời, là bảo đảm phần rỗi cho mỗi thành viên trong gia đình chúng con, và mang lại bình an hạnh phúc thực tại cho gia đình chúng con tại thế gian nầy. Xin cho chúng con biết yêu mến Mẹ, và siêng năng lần Chuỗi Mân Côi.

PM. Cao Huy Hoàng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Trọ Cổng Chùa
Nguyễn Hữu Long
21:40 28/09/2010
CHIM TRỌ CỔNG CHÙA

Ảnh của Nguyễn Hữu Long (Denmark)

Chim mỏi đường bay, trọ cổng chùa

Nhặt kinh, nghe mõ, tịnh tâm chay.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n