Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 24/09: Sống theo lương tâm và tuyên xưng Ðức Kitô – Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu
Giáo Hội Năm Châu
05:08 23/09/2020
Phúc Âm: Lc 9.7-9
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra thì phân vân lắm, thật vậy có kẻ nói: “đó là Ông Gioan từ cõi chết chỗi dậy”; còn kẻ khác lại nói: “Ông Êlia đã hiện ra”; kẻ khác nữa nói rằng: “Một tiên tri thời xưa đã sống lại”. Nhưng Hêrôđê thì nói: “Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Vậy thì Ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” rồi vua tìm cách gặp Đức Giêsu.
Ðó là lời Chúa.
Chia sẻ
Thưa anh chị em,
Qua bài tin mừng hôm nay, ta thấy vua Hê-rô-đê đã hành động nghịch lại tiếng lương tâm của ông, ông say mê quyền hành, danh vọng. Ông đã chém đầu Gio-an Tẩy Giả chỉ vì một lời hứa. Và khi Chúa Giê-su xuất hiện thì vua Hê-rô-đê phân vân lắm và ông sống trong sợ hãi trước dư luận khi kẻ thì nói Chúa Giê-su là ông Ê-li-a hay là một ngôn sứ nào đó thời xưa sống lại, hay là ông Gio-an Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy. Sự xuất hiện của Chúa Giê-su đã làm cho vua Hê-rô-đê mất ăn mất ngủ và sống bất an vì những điều ông đã làm. Và ngày nay ta vẫn còn thấy thấp thoáng đâu đó, bóng dáng của vua Hê-rô-đê, đó là những người sống đi ngược lại với tiếng nói lương tâm của mình khi biết những điều không nên làm nhưng vẫn cứ làm hoặc dùng quyền uy của mình mà che đi lỗi lầm mình đã phạm, những người đó luôn sống trong lo âu, sợ hãi. Còn những người đi theo Chúa Giê-su, biết phó thác cuộc đời cho Chúa thì biết nhận ra Đức Ki-tô chính là con Thiên Chúa hằng sống như lời tuyên xưng của thánh Phê-rô và khi đó sự hiện diện của Thiên Chúa là hạnh phúc của cuộc đời chúng ta. Đón nhận Chúa vào lòng, chúng ta được bình an và luôn biết sống làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa. Và lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta là hãy biết sống với lương tâm ngay thẳng và đón nhận Chúa là hạnh phúc của cuộc đời mình.
Sống và thi hành lời dạy của Chúa để ta luôn biết xác tín rằng Đức Ki-tô là con Thiên Chúa hằng sống. Người vẫn đang hiện diện trong cuộc đời của ta qua những con người nghèo khó, những người ốm đau bệnh tật, những người già cả cô đơn. Xin cho chúng con biết quan tâm cũng như không thể làm ngơ trước 1 bàn tay đưa ra cần giúp đỡ. Lạy Chúa, giữa một thế giới bon chen, xô bồ, xin cho chúng con biết sống cho sự thật, cho công bằng và bác ái. Giữa một xã hội mà nhiều người muốn buông xuôi, hay thất vọng, xin cho chúng con là chứng nhân của niềm hy vọng. Giữa một thế giới đầy dịch bệnh, xin cho chúng con là những người biết ủi an, nâng đỡ những người đang phải sống cách ly, biết cầu nguyện cho các nhân viên y tế, các bác sĩ. Những người đang ở những tuyến đầu để chống lại dịch bệnh.
Lạy Chúa, xin cứ dùng con như khí cụ của Ngài, để mỗi ngày con biết ca khen và làm rạng danh Chúa. Và xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người chúng ta. Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần Amen.
Hồi Tâm
Lm Vũđình Tường
05:28 23/09/2020
Dụ ngôn người cha nói với hai người con đi làm vườn nho là dụ ngôn nói về Thiên Chúa sai Kitô hữu đi làm nhân chứng Tin Mừng. Trong dụ ngôn này nhắc đến hồi tâm, thống hối trở về củng Chúa là điều cần thiết. Hồi tâm bắt đầu bằng việc lắng nghe lời Chúa, từ đó dẫn đến hồi tâm thống hối, ăn năn. Thống hối ăn năn bằng cách từ bỏ nếp sống cũ, bắt đầu nếp sống mới, đặt căn bản trên lời Chúa, yêu thương, tha thứ, giao hoà. Đức Kitô nói với lãnh tụ Đền Thờ vào giới Trưởng Lão về dụ ngôn hai người con. Theo truyền thống chuyện hai người con trong Cựu Ước luôn là những chuyện bi thương, đau khổ. Thí dụ như hai anh em Cain và Abel là chuyện anh em giết nhau. Chuyện Giacóp và Esau là chuyện tranh giành vật chất, thế lực. Chuyện Giuse và các anh ông là chuyện ghen tị. Đức Kitô hỏi các vị lãnh đạo Đền Thờ và giới Trưởng Lão, người con nào làm theo lời cha mình. Trong dụ ngôn này không thấy phân biệt con trưởng hay con thứ mà chỉ nói đến hai con. Cũng không thấy nhắc đến người con thưa không nghe lời cha nên người cha mới sai người con khác. Cả hai đều được sai đi làm vườn nho. Người cha nói với hai con đi làm vườn nho cho ông. Người thứ nhất đáp 'Thưa Ngài, con sẽ đi' nhưng anh ta không đi. Người con kia đáp 'Con không đi' nhưng sau đó anh ta hồi tâm và đi làm theo í cha. Vậy người con nào làm theo í cha. Tất cả đều đồng í người con hồi tâm đi làm vườn nho là người con làm theo í cha. Về ngôn từ thì người con đáp 'Thưa Ngài, con sẽ đi' là người con vâng lời cha. Người con đáp 'con không đi' là trái í cha. Về hành động thì người con vâng lời cha là người con hồi tâm thống hối, đi làm vườn nho. Như thế cả hai đều vâng lời: một người vâng lời trên lí thuyết, một người vâng lời trên hành động, thực hành. Hay ngược lại cả hai đều trái í cha. Một trái trên lí thuyết, một trái trên hành động. Theo tinh thần dụ ngôn trên thì vâng lời trên lí thuyết chính là không vâng lời, không có giá trị. Vâng lời trên hành động mới là thực tế, mới chính thực là vâng lời. Chính câu Đức Kitô hỏi nói rõ điều này. Người con nào làm theo í cha? Không phải là nghe mà hành động, thực hành í cha chính là điều Đức Kitô chú trọng đến. Câu trả lời đúng là người con hồi tâm, đi làm vườn nho. Để làm cho rõ nghĩa hơn, Đức Kitô nhắc đến thành quả rao giảng của Gioan Tiền Hô, để rõ người con nào làm theo í cha, người con nào không. Gioan Tiền Hô đi trước mở đường cho Đấng Cứu Thế. Đám đông tin là ông được Thiên Chúa sai đi làm công việc mở đường. Đức Kitô hỏi lãnh tụ Đền Thờ và giới Trưởng Lão: Phép rửa của Gioan đến từ trời hay do loài người? Nếu trả lời đến từ trời, nhóm lãnh tụ Đền Thờ và Trưởng Lão sẽ không thể giải thích tại sao họ không tin lời Gioan rao giảng để thống hối. Nếu trả lời Gioan rao giảng là do con người trần thế, họ sẽ bị đám đông phản đối, và mất sự hỗ trợ từ đám đông. Đức Kitô tiến thêm một bước nữa Ngài nói với họ. Nhóm thu thế, và nhóm mà các ông gọi họ là kẻ tội lỗi, là những người ăn chơi đến nghe Gioan rao giảng và thống hối. Lúc đầu nhóm này lắng nghe lời Chúa nhưng từ chối sống yêu thương, tha thứ. Khi nghe Gioan rao giảng họ ăn năn, thống hối, hồi tâm, xin nhận phép rửa từ Gioan là dấu chỉ của thành tâm thống hối. Lãnh đạo Đền Thờ và giới Trưởng lão, các vị tự nhận là người công chính, là môn đệ của Môisen (Gioan 9,29). Không những các vị từ chối làm theo lời Gioan hướng dẫn, các vị còn hạch sách Đức Kitô. Chất vấn Ngài ai cho phép ông làm như thế? Bởi đâu mà ông dám xử dụng quyền hành như vậy? Mat 21,23. Đức Kitô dùng dụ ngôn hai người con nói cho lãnh tụ Đền Thờ và giới Trưởng Lão biết là quí vị vâng lời Thiên Chúa trên lí thuyết. Quí vị rao giảng lời Chúa cho người khác thực hiện, còn chính quí vị không thực hành điều Thiên Chúa truyền dậy. Quí vị không phục vụ trong khiêm nhường. Quí vị không yêu thương đồng loại. Như thế qúi vị có lối sống của người con thưa với cha mình 'Thưa Ngài, con sẽ đi' nhưng trong tâm thì không đi. Nhóm thu thuế và kẻ ăn chơi không vâng lời Thiên Chúa qua lí thuyết, nhưng họ khiêm nhường nhận tội, nhận mình sai và thống hối, trở về cùng Thiên Chúa. Nhóm này đại diện cho người con thưa với cha mình 'Con không đi' nhưng sau đó hồi tâm, thành tâm đi làm vườn nho. Thiếu yêu thương đồng loại và thiếu thực thi công bằng, bác ái thì không thể nào biện minh là quí vị làm theo í Thiên Chúa là chủ vườn nho. Chúng ta xin ơn biết sống làm theo í Chúa, yêu Chúa, pục vụ tha nhân.
TiengChuong.org
Repentance
The parable of the two sons talks about the need to repent. In this parable, repentance began with the openness to listen to the word of God, and that led to change. Changing means a person denounces their former way of life to adopt a new way, God's way. This change will restore broken relationships, and once again allow us to become God's children, and befriend others. Jesus told to the Chief Priests, and the Elders the parable of the two sons. Jesus reminded them to learn from their traditions. The story of Abel and Cain was the story of manslaughter; the story of Jacob and Esau was the story of power struggle; the story of Joseph and his brothers was the story of jealousy. Jesus asked the Chief Priest and the Elders which son did the father's will. There was no mention of 'younger or elder son, but simply sons'. A man asked both his sons to work in his vineyard. 'Certainly, Sir' was the sweet answer from one but he didn't do it; the other gave a blunt response ' I will not go', and afterwards thought about it and went. Verbally, the son who said 'Certainly Sir' to the father was considered as the obedient son; and the one who responded 'I will not go' was considered as the disobedient son. Obedience in this parable was not about verbal responses, but it was the action that counted. The question asked clearly about the action, 'which of the two did the father's will?' v.31. The one who repented and acted upon the father's will was the correct answer. To make the parable more noticeable, Jesus gave the hint, 'who did the father's will?', and 'who did not do the father's will?', by reminding them of John the Baptist's teaching. John went before Jesus to prepare the way for Jesus. People believed John was sent from God. They flocked to hear what John had to say, and repented. John called them to repent. Coming to him they confessed their sins and asked for the Baptism as the sign of their repentance. Tax collectors and prostitutes came to John, and received John's Baptism. The Chief Priests and the Elders refused to accept John's preaching, 'the pattern of true righteousness' v. 32. Jesus put pressure on them by asking them: what would you say: John's Baptism came from heaven, or man? Mat 21,25 This question put them in big trouble. If their answer was John's Baptism came from heaven, then why not believe him. If their answer was John's Baptism came from man, they would upset the crowds, and lose their support, because the crowds believed John's Baptism came from God. Jesus went on to tell them, the tax collectors and prostitutes repented at the preaching of John the Baptist. Their original lifestyle's answer had been a 'no' to the kingdom, and through John's preaching, they repented, and believed in God. The Chief Priests and the Elders claimed to be virtuous, declaring they 'were disciples of Moses' John 9,29. They themselves refused to take to heart John's preaching. Further, they challenged Jesus' authority and power. 'What authority have you for acting like this? And who gave you this authority? Mat 21,23. Jesus used the parable of the two sons, exposing the Chief Priests and the Elders' failure to be what they claimed to stand for. They claimed they stood for God, but were true only in word, not in action. Their teaching and their appearance stood for God, but deep in their hearts there was no desire to love God and to serve others. Lacking love and kindness in action would be hard for them to claim they did the father's will.
TiengChuong.org
Repentance
The parable of the two sons talks about the need to repent. In this parable, repentance began with the openness to listen to the word of God, and that led to change. Changing means a person denounces their former way of life to adopt a new way, God's way. This change will restore broken relationships, and once again allow us to become God's children, and befriend others. Jesus told to the Chief Priests, and the Elders the parable of the two sons. Jesus reminded them to learn from their traditions. The story of Abel and Cain was the story of manslaughter; the story of Jacob and Esau was the story of power struggle; the story of Joseph and his brothers was the story of jealousy. Jesus asked the Chief Priest and the Elders which son did the father's will. There was no mention of 'younger or elder son, but simply sons'. A man asked both his sons to work in his vineyard. 'Certainly, Sir' was the sweet answer from one but he didn't do it; the other gave a blunt response ' I will not go', and afterwards thought about it and went. Verbally, the son who said 'Certainly Sir' to the father was considered as the obedient son; and the one who responded 'I will not go' was considered as the disobedient son. Obedience in this parable was not about verbal responses, but it was the action that counted. The question asked clearly about the action, 'which of the two did the father's will?' v.31. The one who repented and acted upon the father's will was the correct answer. To make the parable more noticeable, Jesus gave the hint, 'who did the father's will?', and 'who did not do the father's will?', by reminding them of John the Baptist's teaching. John went before Jesus to prepare the way for Jesus. People believed John was sent from God. They flocked to hear what John had to say, and repented. John called them to repent. Coming to him they confessed their sins and asked for the Baptism as the sign of their repentance. Tax collectors and prostitutes came to John, and received John's Baptism. The Chief Priests and the Elders refused to accept John's preaching, 'the pattern of true righteousness' v. 32. Jesus put pressure on them by asking them: what would you say: John's Baptism came from heaven, or man? Mat 21,25 This question put them in big trouble. If their answer was John's Baptism came from heaven, then why not believe him. If their answer was John's Baptism came from man, they would upset the crowds, and lose their support, because the crowds believed John's Baptism came from God. Jesus went on to tell them, the tax collectors and prostitutes repented at the preaching of John the Baptist. Their original lifestyle's answer had been a 'no' to the kingdom, and through John's preaching, they repented, and believed in God. The Chief Priests and the Elders claimed to be virtuous, declaring they 'were disciples of Moses' John 9,29. They themselves refused to take to heart John's preaching. Further, they challenged Jesus' authority and power. 'What authority have you for acting like this? And who gave you this authority? Mat 21,23. Jesus used the parable of the two sons, exposing the Chief Priests and the Elders' failure to be what they claimed to stand for. They claimed they stood for God, but were true only in word, not in action. Their teaching and their appearance stood for God, but deep in their hearts there was no desire to love God and to serve others. Lacking love and kindness in action would be hard for them to claim they did the father's will.
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 26A thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:08 23/09/2020
(Mt. 21:28-32)
TRỞ VỀ
Hai con phụng dưỡng cha già,
Giúp cha chăm sóc, cửa nhà ruộng nương.
Dụ ngôn câu truyện dễ thương,
Nhờ con phụ giúp, đêm trường lắng lo
Sai con thứ nhất hẹn hò,
Chối từ không chịu, lo cho việc đồng.
Chiều về hối hận nghĩ thông,
Vào vườn lao động, ra công thi hành.
Ngỏ lời con thứ cầm canh,
Giúp cha công tác, tập tành thâu gom.
Xin vâng, con sẽ trông nom,
Nhưng vì lười biếng, không dòm ngó chi.
Hứa lèo lại chẳng muốn đi,
Nên đành thất hứa, lắm khi muộn phiền.
Cha già đáng kính dịu hiền,
Mong con hối hận, tội khiên xóa nhòa.
Tội nhân thu thuế mù lòa,
Những người gái điếm, trước tòa Chúa thương.
Ăn năn hối cải mở đường,
Trở về bên Chúa, tựa nương tháng ngày.
Chúa Giêsu đem Tin Mừng Cứu Độ đến trần gian. Chúa không đến để kết án hay luận phạt, nhưng mở đường đón nhận những người tội lỗi trở về. Ai trong chúng ta cũng cần trở về, trở về với lòng mình, trở về với gia đình, với cộng đòan và trở về với tình yêu của Chúa.
Người cha nhân từ trong bài Phúc Âm hôm nay, đã đến với từng đứa con xin giúp đỡ. Ông nói,”Con hãy đi làm vườn nho cho cha.” Con thứ nhất trả lời, “Con không muốn đi” nhưng hối hận, sau lại đi. Còn con thứ hai tỏ vẻ sẵn sàng đi làm cho cha, nhưng rồi lại không đi. Dĩ nhiên người con thứ nhất làm cha vui lòng hơn.
Thử suy nghĩ, chúng ta là người con thứ nhất hay con thứ hai? Có lẽ cả hai. Cuộc sống với biết bao thăng trầm đổi thay. Hoàn cảnh thay đổi. Cuộc sống thay đổi. Tính tình con người cũng đổi thay. Lời xin vâng hôm nào trở thành lời chối từ hôm nay. Kẻ yêu thương trở thành địch thù. Người ta nói, “Phú quý sinh lễ nghĩa” nhưng ngược lại phú qúy sinh đạo tặc. Cuộc đời thay trắng đổi đen là thế.
Có anh chị vào xin rửa tội cho con. Trong cuộc truyện trò, tôi hỏi: Anh chị có phải là người Công Giáo không? Họ trả lời: Dạ phải. Nhà chúng con theo đạo Công Giáo mấy đời. Đạo gốc từ cha ông mà cha. Thế anh chị có đi tham dự lễ Chúa Nhật thường không? Anh chị thưa: Thỉnh thoảng chúng con đi, vào các dịp lễ lớn thôi. Tôi hỏi tiếp: Anh chị có lãnh nhận bí tích hòa giải thường xuyên không? Anh chị trả lời rằng: Chúng con có tội gì đâu mà xưng. Tiếp nữa, tôi hỏi: Anh chị có cử hành lễ cưới trong nhà thờ không? Anh chị cười và nói: Chúng con cũng chưa lãnh nhận Bí tích hôn phối. Một cách sống đạo bên ngoài rất hời hợt. Chỉ mang danh là Kitô Hữu. Nói một đàng, làm một nẻo.
Là Kitô Hữu, rất nhiều lần chúng ta đã nói lời “xin vâng”. Xin vâng khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, xin vâng khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Hôn Phối, Bí Tích Truyền Chức Thánh… Chúng ta đã hứa là sẽ đi làm vườn nho cho Chúa. Lời Xin Vâng hôm đó đã bị lãng quên. Chúng ta bận bịu với cuộc sống và chạy đua với thời gian thế là công việc bị bỏ lửng.
Giây phút thinh lặng nguyện cầu giúp chúng ta trở về. Trở về với Cha Nhân Hiền. Hãy thưa với Cha rằng con đã lầm đường, nay con trở về. Xin Cha thứ lỗi.
THỨ HAI, TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
(Lc 9, 46-50).
CAO TRỌNG
Người nào trọng nhất Nước Trời,
Trẻ em bé nhỏ, sống đời đơn sơ.
Chúa thương đón nhận trẻ thơ,
Vòng tay âu yếm, vô bờ mến yêu.
Kẻ nào bé nhỏ yêu kiều,
Là người trọng nhất, thiên triều xứng danh.
Tâm hồn thanh khiết xinh lành,
Tin yêu phó thác, thực hành ái nhân.
Gio-an lên tiếng phân trần,
Người kia trừ quỷ, ở gần chúng ta.
Chúng con ngăn cản người ta,
Chúa rằng đừng cấm, vị tha xóa nhòa.
Họ không chống nghịch thiên tòa,
Đồng tâm trọn ý, thuận hòa kết giao.
Chúa ban ân phúc trời cao,
Sinh hoa kết qủa, biết bao phúc lành.
THỨ BA, TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
(Lc 9, 51-56).
CỨU CHỮA
Thời gian sắp mãn trong đời,
Lên đường cương quyết, Con Người phải đi.
Dân làng không tiếp khinh khi,
Tông đồ nổi giận, sinh nghi lòng người.
Thưa Thầy khiến lửa bởi trời,
Cháy lan thiêu hủy, những người cứng tin.
Chúa quay quở trách khẽ nhìn,
Tính tình ghen tị, niềm tin yếu hèn.
Thần nào xúi giục đua chen,
Ân tình đáp trả, muối men ướp đời.
Kiên tâm đối xử với người,
Rộng lòng tha thứ, cao vời biết bao.
Chúa sang làng khác truyền rao,
Cải tà qui chánh, dẫn vào đường ngay.
Chu toàn sứ mệnh hôm nay,
Ngày mai phó thác, hăng say cứu đời.
THỨ TƯ, TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
(Lc 9, 57-62).
THEO THẦY
Trên đường rao giảng tin mừng,
Một người quyết chí, không ngừng bước theo.
Dù rằng núi đá cheo leo,
Khó khăn muôn lối, dù nghèo lang thang.
Chúa rằng con cáo có hang,
Con chim có tổ, kho tàng ẩn thân.
Con Người không chỗ náu thân,
Gối đầu chẳng có, tinh thần thảnh thơi.
Có người theo Chúa xu thời,
Lo toan công việc, giữa đời khó khăn.
Đáp ơn cha mẹ cản ngăn,
Chôn cha trước đã, lưu danh ở đời.
Theo Thầy đáp tiếng gọi mời,
Rời cha xa mẹ, tuyệt vời tu thân.
Cầm cầy ngó lại đường trần,
Thì không xứng đáng, dấn thân theo Thầy.
THỨ NĂM, TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
(Lc 10, 1-12).
SAI ĐI
Môn đồ Chúa chọn sai đi,
Từng hai người một, xá gì gian nan.
Đồng hành nâng đỡ ủi an,
Thi hành bác ái, sẻ san tình người.
Bảy mươi hai vị vào đời,
Truyền rao chân lý, gọi mời canh tân.
Đầy đồng lúa chín vô ngần,
Cánh đồng bát ngát, rất cần thợ chuyên.
Vào đời dấn bước rao truyền,
Như chiên giữa sói, lời khuyên thanh bần.
Đừng mang tiền bạc phụ thân,
Không đem bao bị, tinh thần thảnh thơi.
Bình an cầu chúc mọi nơi,
Gia đình xứng đáng, ban lời cầu an.
Nước Trời đã đến trần gian,
Mở lòng đón nhận, Chúa ban phúc lành.
THỨ SÁU, TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
(Lc 10, 13-16).
SÁM HỐI
Kêu mời cải qúa tự tân,
Đổi đời sám hối, canh tân lòng người.
Tiên tri sai đến trong đời,
Răn đe dạy bảo, gọi mời đổi thay.
Thực hành phép lạ tỏ bày,
Tâm hồn chai cứng, chẳng hay đổi đời.
Cô-rô-zai hỡi một thời,
Beth-sai-đa nữa, bao lời truyền rao.
Khốn cho dân chúng biết bao,
Dửng dưng vui sống, tự cao dân lành.
Ca-pha-na-úm tranh dành,
Đua đòi thỏa mãn, công danh chức quyền.
Không màng tuân giữ luật truyền,
Thờ ơ khinh dể, lời khuyên trở về.
Tự cao tự đại tư bề,
Sa chìm thấp xuống, ê chề thảm thương.
THỨ BẢY, TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
(Lc 10, 17-24).
GHI DANH
Vui mừng vinh thắng trở về,
Quỷ ma vâng phục, mọi bề an cư.
Thầy ban quyền phép riêng tư,
Kẻ thù rắn rết, miễn trừ cứu nguy.
Đừng vui thần phục lụy tùy,
Vui mừng Nước Chúa, khắc ghi tên mình.
Chúa đầy hoan lạc Thánh Linh,
Ngợi khen ca tụng, uy linh Chúa Trời.
Khôn ngoan thông thái ở đời,
Kiêu căng ngạo mạn, xa vời khó thương.
Đơn sơ thanh khiết tựa nương,
Nhiệm mầu dấu kín, khiêm nhường trao ban.
Chúa Con mạc khải thiên nhan,
Các con hạnh phúc, ngập tràn tin yêu
Ý Cha thể hiện cao siêu,
Tỏ bày mọi sự, thiên triều quang lâm.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 23/09/2020
27. Thánh đức và sự kết hợp với Thiên Chúa thì không coi trọng sức mạnh kỳ diệu và các loại thần ân, nhưng coi trọng sự khắc khổ bản thân trong ngoài, từ bỏ mình, vì Đức Chúa Giê-su Ki-tô mà chịu đau khổ.
(Thánh John of the Cross)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 23/09/2020
33. NGÀI CƯỜNG ĐẠO
Tên cường đạo đi ăn cướp một nhà nọ.
Nhà này gọi nó là cường đạo đại vương, tướng quân, hảo hán.v.v...nên tên cường đạo rất không thích, nên họ hỏi nó là kêu bằng gì thì tốt hơn?
Tên cường đạo trả lời:
- “Có thể gọi ta là ngài.”
Nhà ấy lại hỏi như thế có hợp lý không, tên cường đạo nói:
- “Ta thấy những người làm quan đều được gọi là ngài cả mà !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 33:
Ngày xưa những người đi ăn trộm hoặc làm cường đạo phần nhiều là những người ít học, bần cùng, cho nên không thể gọi họ là ngài ăn cướp được, mà thường gọi là thằng ăn cướp, thằng ăn trộm.v.v...
Ngày nay, những tên cường đạo cướp nhà hàng, cướp đất đai của dân, xin đểu giữa đường đều là những người học thức đầy mình với chuyên môn hẳn hoi, nghiên cứu cách khoa học trước khi đi ăn cướp, nhưng người ta cũng không thể gọi họ là ngài đạo chích, ngài đạo tặc, người ta cũng dùng những từ bình dân để gọi họ: đồ ăn cướp, cướp ban ngày, cướp có bảo kê, cướp có giấy phép.v.v...
Người ta cũng không thể gọi tôi là người Ki-tô hữu khi tôi buôn thần bán thánh, tức là làm những chuyện không sáng danh Thiên Chúa trong cuộc sống của mình; người ta cũng sẽ không gọi tôi là một tu sĩ nếu tôi trở thành gương mù gương xấu cho người khác; người ta cũng sẽ không gọi tôi là linh mục nếu tôi vẫn cứ bon chen kiếm tiền, chạy mánh, tranh chấp tiền bạc, bởi vì như thế cũng có nghĩa là tôi đang trở thành kẻ bắt ép người khác gọi tôi là linh mục khi tâm tôi không còn là linh mục...
Không nói ra thì giáo dân đêu biết tôi là linh mục, là tu sĩ, cho nên đừng bắt ép họ phải gọi mình như thế này hoặc như thế nọ, để cho phù hợp với chức vụ của mình, bởi vì nếu chúng ta tốt lành, thì trước sau gì họ cũng sẽ gọi chúng ta là “ông cha hiền lành”, “ông cha sốt sắng”, “ông cha thánh thiện”, “ông cha nhiệt thành” thì vinh dự biết mấy...
Linh mục không phải là tên cường đạo, tu sĩ nam nữ cũng không phải là tên đạo chích, người Ki-tô hữu cũng không phải là những tên cường đạo ác bá, nhưng tất cả đều là những chứng nhân trung thành của Đức Chúa Giê-su ở trần gian này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tên cường đạo đi ăn cướp một nhà nọ.
Nhà này gọi nó là cường đạo đại vương, tướng quân, hảo hán.v.v...nên tên cường đạo rất không thích, nên họ hỏi nó là kêu bằng gì thì tốt hơn?
Tên cường đạo trả lời:
- “Có thể gọi ta là ngài.”
Nhà ấy lại hỏi như thế có hợp lý không, tên cường đạo nói:
- “Ta thấy những người làm quan đều được gọi là ngài cả mà !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 33:
Ngày xưa những người đi ăn trộm hoặc làm cường đạo phần nhiều là những người ít học, bần cùng, cho nên không thể gọi họ là ngài ăn cướp được, mà thường gọi là thằng ăn cướp, thằng ăn trộm.v.v...
Ngày nay, những tên cường đạo cướp nhà hàng, cướp đất đai của dân, xin đểu giữa đường đều là những người học thức đầy mình với chuyên môn hẳn hoi, nghiên cứu cách khoa học trước khi đi ăn cướp, nhưng người ta cũng không thể gọi họ là ngài đạo chích, ngài đạo tặc, người ta cũng dùng những từ bình dân để gọi họ: đồ ăn cướp, cướp ban ngày, cướp có bảo kê, cướp có giấy phép.v.v...
Người ta cũng không thể gọi tôi là người Ki-tô hữu khi tôi buôn thần bán thánh, tức là làm những chuyện không sáng danh Thiên Chúa trong cuộc sống của mình; người ta cũng sẽ không gọi tôi là một tu sĩ nếu tôi trở thành gương mù gương xấu cho người khác; người ta cũng sẽ không gọi tôi là linh mục nếu tôi vẫn cứ bon chen kiếm tiền, chạy mánh, tranh chấp tiền bạc, bởi vì như thế cũng có nghĩa là tôi đang trở thành kẻ bắt ép người khác gọi tôi là linh mục khi tâm tôi không còn là linh mục...
Không nói ra thì giáo dân đêu biết tôi là linh mục, là tu sĩ, cho nên đừng bắt ép họ phải gọi mình như thế này hoặc như thế nọ, để cho phù hợp với chức vụ của mình, bởi vì nếu chúng ta tốt lành, thì trước sau gì họ cũng sẽ gọi chúng ta là “ông cha hiền lành”, “ông cha sốt sắng”, “ông cha thánh thiện”, “ông cha nhiệt thành” thì vinh dự biết mấy...
Linh mục không phải là tên cường đạo, tu sĩ nam nữ cũng không phải là tên đạo chích, người Ki-tô hữu cũng không phải là những tên cường đạo ác bá, nhưng tất cả đều là những chứng nhân trung thành của Đức Chúa Giê-su ở trần gian này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 26 Quanh Năm A 27.9.2020
Lm Francis Lý văn Ca
16:23 23/09/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta sẽ nghe câu chuyện về sự vâng lời của hai người con, được người cha sai đi làm vườn nho. Một người trả lời rất mực nhanh nhẹn sẽ đi, nhưng lại không đi và người con khác trả lời không đi nhưng sau lại đi.
Hai người con tượng trưng cho con người ngày hôm nay đang bị dằn co trong hai lãnh vực của lương tâm tốt và xấu, trong những việc nên làm hay nên tránh, sau khi có thời gian để suy nghĩ. Chính lúc suy nghĩ là lúc làm cho chúng ta có một phán đoán thật trung thực hay sai lệch, biết vâng theo lẽ phải hay ý kiến riêng mình.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người tín hữu sự khôn ngoan, sáng suốt trong lựa chọn cũng như hành động, để cuộc sống lúc còn tại thế sẽ là tiếng xin vâng liên lỉ theo thánh ý Chúa.
Với những tư tưởng dẫn nhập, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Egiêkiel nhắc cho chúng ta: tội lỗi đưa dẫn con người đến sự chết, chỉ có sự ăn năn thống hối mới dẫn chúng ta đến sự trường sinh bất tử.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta nên có tinh thần khiêm nhường. Ngài mong ước chúng ta vun trồng và phát triển thêm về đức ái giữa anh em.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu kêu gọi người tội lỗi ăn năn thống hối. Chúng ta được Chúa kêu mời sống đời thánh thiện và được hứa ban phần thưởng đời sau. Nếu chúng ta không sống lương thiện thì người tội lỗi và thu thuế, sau khi nghe lời Chúa họ ăn năn hối cải, sẽ vào thiên đàng trước chúng ta.
Lời nguyện giáo dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã tự hạ mình chịu chết vì tội lỗi thiên hạ. Trong tâm tình của những ngưòi đã được cứu chuộc bằng giá máu châu báu của Chúa, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tình sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam, xin cho các vị Chủ Chăn luôn kiên vững trong việc lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam đến bến bờ bình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để tránh những căn bệnh của thời đại như: kỳ thị, chia rẽ, phe nhóm, khinh miệt nhau và sau cùng là phép công bằng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta biết vượt thắng những tính íck kỷ, luôn canh tân bản thân, đồng thời giúp cộng đoàn thêm tình thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta biết sống thành thật: có thì nói có, không thì nói không, để nêu những gương tốt cho thế hệ hôm nay cũng như ngày mai. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta đang bước vào tháng Mân Côi, xin cho chúng ta biết dùng những ngày giờ Chúa ban để tôn kính Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu lên Thiên Chúa vạn năng… ban cho cho thế giới sớm có hoà bình chân thật đang mong ước Đồng thời, cho thế giới đang bị đe dọa bời những thiên tai cực kỳ nguy hiểm đã và đang xảy ra, đặt biệt là cho các Kitô hữu đang bị tàn sát dã man do Nhóm Hồi Giiáo quá khích-cực đoan được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cái Chúa van nài, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, khi chúng con chuẩn bị bước vào những ngày dâng kính Mẹ, cho Con Yêu dấu là Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay, chúng ta sẽ nghe câu chuyện về sự vâng lời của hai người con, được người cha sai đi làm vườn nho. Một người trả lời rất mực nhanh nhẹn sẽ đi, nhưng lại không đi và người con khác trả lời không đi nhưng sau lại đi.
Hai người con tượng trưng cho con người ngày hôm nay đang bị dằn co trong hai lãnh vực của lương tâm tốt và xấu, trong những việc nên làm hay nên tránh, sau khi có thời gian để suy nghĩ. Chính lúc suy nghĩ là lúc làm cho chúng ta có một phán đoán thật trung thực hay sai lệch, biết vâng theo lẽ phải hay ý kiến riêng mình.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người tín hữu sự khôn ngoan, sáng suốt trong lựa chọn cũng như hành động, để cuộc sống lúc còn tại thế sẽ là tiếng xin vâng liên lỉ theo thánh ý Chúa.
Với những tư tưởng dẫn nhập, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Egiêkiel nhắc cho chúng ta: tội lỗi đưa dẫn con người đến sự chết, chỉ có sự ăn năn thống hối mới dẫn chúng ta đến sự trường sinh bất tử.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta nên có tinh thần khiêm nhường. Ngài mong ước chúng ta vun trồng và phát triển thêm về đức ái giữa anh em.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu kêu gọi người tội lỗi ăn năn thống hối. Chúng ta được Chúa kêu mời sống đời thánh thiện và được hứa ban phần thưởng đời sau. Nếu chúng ta không sống lương thiện thì người tội lỗi và thu thuế, sau khi nghe lời Chúa họ ăn năn hối cải, sẽ vào thiên đàng trước chúng ta.
Lời nguyện giáo dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã tự hạ mình chịu chết vì tội lỗi thiên hạ. Trong tâm tình của những ngưòi đã được cứu chuộc bằng giá máu châu báu của Chúa, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tình sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam, xin cho các vị Chủ Chăn luôn kiên vững trong việc lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam đến bến bờ bình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để tránh những căn bệnh của thời đại như: kỳ thị, chia rẽ, phe nhóm, khinh miệt nhau và sau cùng là phép công bằng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta biết vượt thắng những tính íck kỷ, luôn canh tân bản thân, đồng thời giúp cộng đoàn thêm tình thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta biết sống thành thật: có thì nói có, không thì nói không, để nêu những gương tốt cho thế hệ hôm nay cũng như ngày mai. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta đang bước vào tháng Mân Côi, xin cho chúng ta biết dùng những ngày giờ Chúa ban để tôn kính Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu lên Thiên Chúa vạn năng… ban cho cho thế giới sớm có hoà bình chân thật đang mong ước Đồng thời, cho thế giới đang bị đe dọa bời những thiên tai cực kỳ nguy hiểm đã và đang xảy ra, đặt biệt là cho các Kitô hữu đang bị tàn sát dã man do Nhóm Hồi Giiáo quá khích-cực đoan được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cái Chúa van nài, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, khi chúng con chuẩn bị bước vào những ngày dâng kính Mẹ, cho Con Yêu dấu là Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thăm dò ý kiến cho thấy đa số người Công Giáo Hoa Kỳ sẽ tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn trước đại dịch
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:32 23/09/2020
Một cuộc thăm dò mới do EWTN News - Đài truyền hình Lời Vĩnh Cửu phối hợp với RealClear Opinion Research - Nghiên cứu Ý kiến Đích thực, đã tiết lộ những con số ấn tượng cho thấy nhiều người Công Giáo đã trải qua một cuộc đổi mới đức tin trong những tháng dài bị phong tỏa. Trong khi cuộc thăm dò chủ yếu tập trung vào các khuynh hướng chính trị và các mô hình bỏ phiếu tiềm năng, kết quả thú vị nhất được nhìn thấy trong các câu hỏi liên quan đến tác động tôn giáo của đại dịch thế giới COVID-19. Trong số các câu hỏi định hướng bầu cử, người Công Giáo tiết lộ mức độ phong tỏa ảnh hưởng đến đức tin của họ.
Theo kết quả do Đài truyền hình Lời Vĩnh Cửu cung cấp, hơn 7/10 người Công Giáo (71%) cảm thấy đau buồn khi không thể tham dự Thánh lễ quá lâu, con số này đã tăng lên 80% ở những người Công Giáo thường xuyên đến nhà thờ trước khi bị phong tỏa. Cuộc thăm dò cho thấy rằng sự đau khổ này đã ảnh hưởng nặng nề đến mong muốn thực hành đức tin, vì hơn một nửa số người được hỏi (52%) cho biết họ muốn tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn so với trước đại dịch.
Cùng với mong muốn tham dự Thánh lễ ngày càng tăng, đa số người Công Giáo được thăm dò ý kiến (58%) cho biết họ cảm thấy an toàn khi trở lại nhà thờ hàng tuần vào thời điểm này. Trong câu hỏi này, có thể thấy mức chênh lệch rất hẹp, vì 42% nói rằng họ cảm thấy chưa an toàn để trở lại tham dự Thánh lễ, trong khi mức thấp nhất được thấy ở các khu vực phía Tây.
Cuộc thăm dò cho thấy những người Công Giáo đã suy nghĩ rất sâu xa trong suốt những tháng bị phong tỏa, với hơn 6/10 (61%) báo cáo rằng giờ đây họ nghĩ khác về đức tin của mình, 79% nói rằng đại dịch đã đưa họ đến gần Chúa hơn, và 93% nói rằng giờ đây họ gần gũi hơn với gia đình.
Trong cuộc thăm dò do Đài truyền hình Lời Vĩnh Cửu tài trợ, John Della Volpe, Giám đốc Bộ phận Bỏ phiếu của Viện Chính trị Đại học Harvard, người giám sát cuộc thăm dò bầu cử của Nghiên cứu Ý kiến Đích thực, gợi ý rằng những vấn đề mà người Công Giáo cân nhắc khi quyết định số phiếu của họ đã thay đổi do đại dịch. Ông lưu ý rằng kết quả thăm dò cho thấy những mối quan tâm truyền thống, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo, phá thai và Tòa án Tối cao, đã phần nào bị lu mờ bởi những lo ngại về kinh tế và chăm sóc sức khỏe. Trong thảm dò cuối cùng, những người Công Giáo chú ý đến ảnh hưởng của dịch, đưa họ gần với Chúa trong cơn dịch, tấn công các nhà thờ, phá thai và hơn nữa.
Thăm dò lần 3 của Nghiên cứu Ý kiến Đích thực cho thấy suy nghĩ và ưu tiên của những người Công Giáo bị dịch cúm ảnh hưởng trầm trọng.
Trong cuộc thăm dò ý kiến lần 3 do cơ quan Nghiên cứu Ý kiến Đích thực, những người Công Giáo dự định bầu cử đã biểu lộ những quan tâm của họ trong cuộc tranh cử Tổng thống 2020.
Hơn chín trong số 10 cử tri Công Giáo (91%) nói rằng họ lo lắng về: - Kinh tế và việc làm 91 %; - Chăm sóc sức khỏe 89%; - Coronavirus 88%; - An ninh quốc gia 85%; - Bất ổn xã hội 84%; Tư pháp hình sự 82%; Thuế 80%; - Liên hệ sắc tội 77%; - Ngoại giáo 75 %; - Bổ nhiệm Chánh án Tối cao 68%; Tự do Tôn giáo 60%; Phá thai 59%.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn EWTN & RealClear Opinion Research
Cùng với mong muốn tham dự Thánh lễ ngày càng tăng, đa số người Công Giáo được thăm dò ý kiến (58%) cho biết họ cảm thấy an toàn khi trở lại nhà thờ hàng tuần vào thời điểm này. Trong câu hỏi này, có thể thấy mức chênh lệch rất hẹp, vì 42% nói rằng họ cảm thấy chưa an toàn để trở lại tham dự Thánh lễ, trong khi mức thấp nhất được thấy ở các khu vực phía Tây.
Cuộc thăm dò cho thấy những người Công Giáo đã suy nghĩ rất sâu xa trong suốt những tháng bị phong tỏa, với hơn 6/10 (61%) báo cáo rằng giờ đây họ nghĩ khác về đức tin của mình, 79% nói rằng đại dịch đã đưa họ đến gần Chúa hơn, và 93% nói rằng giờ đây họ gần gũi hơn với gia đình.
Trong cuộc thăm dò do Đài truyền hình Lời Vĩnh Cửu tài trợ, John Della Volpe, Giám đốc Bộ phận Bỏ phiếu của Viện Chính trị Đại học Harvard, người giám sát cuộc thăm dò bầu cử của Nghiên cứu Ý kiến Đích thực, gợi ý rằng những vấn đề mà người Công Giáo cân nhắc khi quyết định số phiếu của họ đã thay đổi do đại dịch. Ông lưu ý rằng kết quả thăm dò cho thấy những mối quan tâm truyền thống, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo, phá thai và Tòa án Tối cao, đã phần nào bị lu mờ bởi những lo ngại về kinh tế và chăm sóc sức khỏe. Trong thảm dò cuối cùng, những người Công Giáo chú ý đến ảnh hưởng của dịch, đưa họ gần với Chúa trong cơn dịch, tấn công các nhà thờ, phá thai và hơn nữa.
Thăm dò lần 3 của Nghiên cứu Ý kiến Đích thực cho thấy suy nghĩ và ưu tiên của những người Công Giáo bị dịch cúm ảnh hưởng trầm trọng.
Trong cuộc thăm dò ý kiến lần 3 do cơ quan Nghiên cứu Ý kiến Đích thực, những người Công Giáo dự định bầu cử đã biểu lộ những quan tâm của họ trong cuộc tranh cử Tổng thống 2020.
Hơn chín trong số 10 cử tri Công Giáo (91%) nói rằng họ lo lắng về: - Kinh tế và việc làm 91 %; - Chăm sóc sức khỏe 89%; - Coronavirus 88%; - An ninh quốc gia 85%; - Bất ổn xã hội 84%; Tư pháp hình sự 82%; Thuế 80%; - Liên hệ sắc tội 77%; - Ngoại giáo 75 %; - Bổ nhiệm Chánh án Tối cao 68%; Tự do Tôn giáo 60%; Phá thai 59%.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn EWTN & RealClear Opinion Research
Bài giáo lý thứ tám của Đức Phanxicô về Chữa Lành Thế Giới: Tầm quan trọng của nguyên tắc phụ đới
Vũ Văn An
18:34 23/09/2020
Trong buổi yết kiến chung ngày 23 tháng 9 tại Sân San Damaso trong Tông Điện Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giảng bài giáo lý thứ tám của ngài về Chữa Lành Thế Giới cho một cử tọa tín hữu đầy náo nức muốn được thấy ngài. Ngài nhấn mạnh đến nguyên tắc phụ đới.
Anh chị em thân mến, có vẻ như thời tiết không tuyệt vời lắm, nhưng tôi vẫn chúc anh chị em một buổi sáng tốt lành!
Để thoát ra một cách tốt đẹp hơn một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng hiện tại, tức cuộc khủng hoảng sức khỏe, đồng thời là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và kinh tế, mọi người chúng ta đều được kêu gọi đảm nhận trách nhiệm về phần mình, nghĩa là chia sẻ trách nhiệm. Chúng ta phải đáp lại không chỉ với tư cách cá nhân, mà còn từ các nhóm mà chúng ta thuộc về, từ vai trò chúng ta có trong xã hội, từ các nguyên tắc của chúng ta và, nếu chúng ta là tín hữu, từ đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, thường thì nhiều người không thể tham gia vào việc phục hồi thiện ích chung vì họ bị gạt ra ngoài, họ bị loại trừ hoặc bị phớt lờ; một số nhóm xã hội không thành công trong việc đóng góp vì họ bị bóp nghẹt về kinh tế hoặc xã hội. Trong một số xã hội, nhiều người không được tự do bày tỏ đức tin và giá trị riêng của họ, ý tưởng riêng của họ: nếu họ bày tỏ chúng một cách tự do, họ sẽ bị bỏ tù. Ở những nơi khác, đặc biệt là ở thế giới Tây phương, nhiều người phải ức chế các xác tín đạo đức hoặc tôn giáo của họ. Cách này không hề là cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, hoặc ít nhất thoát khỏi nó cách tốt hơn. Chúng ta sẽ ra khỏi nó nhưng tồi tệ hơn.
Để chúng ta có thể tham gia vào việc chữa lành và tái tạo các dân tộc của mình, điều chỉ có thể đúng đắn là mọi người nên có đủ nguồn lực để làm điều đó (xem Bản Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội [CSDC], 186). Sau cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1929, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã giải thích nguyên tắc phụ đới quan trọng như thế nào (xem Thông điệp Quadragesimo anno, 79-80). Nguyên tắc này có một chuyển động kép: từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Có lẽ chúng ta không hiểu điều này có nghĩa gì, nhưng nó là một nguyên tắc xã hội khiến chúng ta hợp nhất hơn. Tôi sẽ cố gắng giải thích nó.
Một mặt, và hơn hết là trong những thời điểm thay đổi, khi các cá nhân, gia đình, hiệp hội nhỏ và cộng đồng địa phương đơn lẻ không thể đạt được các mục tiêu chính, thì điều đúng đắn là các bình diện cao cấp nhất của xã hội, chẳng hạn như Nhà nước, nên can thiệp để cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tiến bộ. Thí dụ, vì sự cấm cửa do coronavirus, nhiều người, nhiều gia đình và các tổ chức kinh tế đã thấy mình và vẫn còn thấy mình gặp rắc rối nghiêm trọng. Vì vậy, các định chế công cộng đang cố gắng giúp đỡ qua các can thiệp thích đáng, kinh tế xã hội, liên quan đến y tế… đây là chức năng của họ, những gì họ cần làm.
Tuy nhiên, mặt khác, các nhà lãnh đạo xã hội phải tôn trọng và cổ vũ các bình diện trung gian hay thấp hơn. Thực thế, sự đóng góp của các cá nhân, gia đình, hiệp hội, doanh nghiệp, hoặc mọi cơ quan trung gian, và thậm chí của Giáo hội, là điều có tính quyết định. Tất cả những chủ thể này, với các nguồn lực văn hóa, tôn giáo, kinh tế hoặc sự tham gia dân sự, sẽ hồi sinh và củng cố xã hội (xem CSCD, 185). Nghĩa là, có sự cộng tác từ trên xuống dưới từ Nhà nước đến người dân, và từ dưới lên trên, từ các định chế của người dân lên đến thượng tầng. Và đó chính là cách thực thi nguyên tắc phụ đới.
Mọi người cần có khả năng đảm nhận trách nhiệm của mình trong diễn trình hàn gắn xã hội mà họ là thành phần. Khi một dự án được phát động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số nhóm xã hội nào đó, những nhóm này không thể bị loại khỏi việc tham gia - thí dụ: “Bạn làm nghề gì?” "Tôi làm việc với người nghèo." “A, đẹp làm sao. Và bạn làm gì?" "Tôi dạy người nghèo, tôi nói cho người nghèo biết họ cần phải làm gì." Không, điều này không đi đến đâu. Bước đầu tiên là để người nghèo nói cho anh chị em biết họ sống như thế nào, họ cần gì… Hãy để mọi người nói! Và đây là cách vận hành của nguyên tắc phụ đới. Chúng ta không thể bỏ qua sự tham gia của người dân; đức khôn ngoan của họ; đức khôn ngoan của các nhóm khiêm tốn hơn không thể bị gạt sang một bên (xem Tông huấn Querida Amazonia [QA], 32; Thông điệp Laudato Si’, 63). Thật không may, sự bất công này thường xảy ra ở những nơi tập trung các lợi ích kinh tế và địa chính trị khổng lồ, chẳng hạn như một số hoạt động khai khoáng ở một số khu vực của hành tinh (xem QA, 9.14). Tiếng nói của các dân tộc bản địa, văn hóa và viễn kiến thế giới của họ không được xem xét. Ngày nay, việc thiếu tôn trọng nguyên tắc phụ đới này đã lây lan như một loại vi rút. Hãy nghĩ tới các biện pháp hỗ trợ tài chính lớn lao do các Quốc gia ban hành. Các công ty tài chính lớn nhất được lắng nghe hơn là người dân hoặc những người thực sự thúc đẩy nền kinh tế. Các công ty đa quốc gia được lắng nghe nhiều hơn các phong trào xã hội. Nói theo ngôn ngữ hàng ngày, họ lắng nghe người quyền thế hơn là kẻ yếu đuối và đó không phải là cách, đó không phải là cách của con người, đó không phải là cách mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta, đó không phải là cách thực hiện nguyên tắc phụ đới. Do đó, chúng ta không cho phép người ta trở thành "tác nhân trong việc chuộc tội chính họ" [1]. Có phương châm này trong vô thức tập thể của một số chính trị gia hoặc một số nhân viên xã hội: mọi sự cho người ta, không sự gì với người ta cả. Từ trên xuống dưới mà không lắng nghe đức khôn ngoan của người ta, không kích hoạt đức khôn ngoan của người ta trong việc giải quyết các vấn đề, trong trường hợp này là thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Hay chúng ta hãy nghĩ tới việc chữa trị vi-rút: các công ty dược phẩm lớn được lắng nghe nhiều hơn nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu trong các bệnh viện hoặc trong các trại tị nạn. Đấy không phải là đường lối tốt. Mọi người nên được lắng nghe, những người đứng đầu và những người ở dưới cùng, tất cả mọi người.
Để ra khỏi cuộc khủng hoảng tốt hơn, nguyên tắc phụ đới phải được chấp hành, tôn trọng quyền tự chủ và năng lực thi hành sáng kiến mà mọi người đều có, đặc biệt là những người bé nhỏ nhất. Như Thánh Phao-lô đã nói, mọi bộ phận của cơ thể đều cần thiết, chúng ta nghe nói rằng những bộ phận có vẻ yếu nhất và kém quan trọng nhất, trên thực tế lại là cần thiết nhất (xin xem 1 Cr 12:22). Từ hình ảnh này, chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc phụ đới cho phép mọi người đảm nhận vai trò của họ trong việc chữa lành và vận mệnh của xã hội. Thực thi nó, thực thi nguyên tắc phụ đới mang lại hy vọng, mang lại hy vọng trong một tương lai lành mạnh và công bằng hơn; chúng ta hãy cùng nhau xây dựng tương lai này, khao khát những điều lớn lao hơn, mở rộng chân trời và lý tưởng của chúng ta [2]. Hoặc chúng ta làm điều đó với nhau, hoặc sẽ không đi đến đâu cả. Hoặc chúng ta làm việc với nhau để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, mọi bình diện trong xã hội, hoặc chúng ta sẽ không bao giờ thoát ra khỏi nó. Nó không hoạt động theo cách đó. Vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng không có nghĩa là đánh bóng các tình huống hiện tại để chúng có vẻ công bằng hơn. Không. Thoát khỏi cuộc khủng hoảng có nghĩa là phải thay đổi, và sự thay đổi thực sự mà mọi người, tất cả những người tạo nên một dân tộc, đều đóng góp vào đó. Tất cả các ngành nghề, tất cả. Và mọi sự cùng với nhau, mọi người trong cộng đồng. Nếu không có ai đóng góp, kết quả sẽ là tiêu cực.
Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy sự liên đới – bây giờ nói đến liên đới - là cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng ra sao: nó hợp nhất chúng ta và cho phép chúng ta tìm được những đề nghị vững chắc cho một thế giới lành mạnh hơn. Nhưng con đường liên đới này cần sự phụ đới. Ai đó có thể nói với tôi: "Nhưng, thưa Cha, hôm nay Cha nói những điều khó nghe!" Chính vì thế tôi ráng giải thích ý nghĩa của nó. Liên đới, bởi vì chúng ta đang đi theo con đường phụ đới. Thực thế, không có sự liên đới thực sự nếu không có sự tham gia xã hội, không có sự đóng góp của các cơ quan trung gian: các gia đình, hiệp hội, hợp tác xã, tiểu thương, và các biểu thức khác của xã hội. Mọi người cần đóng góp, không trừ ai. Loại tham gia này giúp ngăn chặn và sửa chữa một số khía cạnh tiêu cực của việc hoàn cầu hóa và hành động của các Quốc gia, giống như nó đang diễn ra liên quan đến việc chữa lành những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Những đóng góp “từ dưới lên” nên được khuyến khích. Đẹp đẽ biết bao khi nhìn thấy các tình nguyện viên trong cơn khủng hoảng. Các tình nguyện viên đến từ mọi thành phần trong xã hội, các tình nguyện viên đến từ các gia đình khá giả và các tình nguyện viên đến từ các gia đình nghèo hơn. Nhưng mọi người, mọi người cùng nhau thóat ra. Đó là sự liên đới và đó là nguyên tắc phụ đới.
Trong diễn trình cấm cửa, cử chỉ tự phát vỗ tay, vỗ tay đối với các bác sĩ và y tá bắt đầu như một dấu hiệu của sự khích lệ và hy vọng. Nhiều người đã liều mạng sống mình và nhiều người đã hy sinh mạng sống ấy. Chúng ta hãy nới rộng sự hoan nghênh này đến mọi thành viên trong xã hội, đến từng người và mọi người vì sự đóng góp quý báu của họ, dù nhỏ nhoi đến đâu. "Nhưng người đó có thể làm được gì ở đó không?" “Hãy nghe người đó! Hãy cho người đó không gian để làm việc, hãy tham khảo ý kiến của họ. Chúng ta hãy hoan nghênh những người “bị ném đi”, những người mà văn hóa định nghĩa như những người bị “vứt bỏ”, thứ văn hóa vứt bỏ này - nghĩa là chúng ta hãy hoan nghênh người già, trẻ em, người khuyết tật, hãy hoan nghênh những người lao động, tất cả những người cống hiến bản thân để phục vụ. Mọi người hợp tác để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Nhưng chúng ta đừng chỉ dừng lại ở việc hoan nghênh. Hy vọng có tính táo bạo và vì vậy, chúng ta hãy khuyến khích bản thân ước mơ lớn lao. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học cách ước mơ lớn lao! Đừng ngại ước mơ lớn lao, tìm kiếm các lý tưởng công lý và tình yêu xã hội được sinh ra từ hy vọng. Đừng cố xây dựng lại quá khứ, quá khứ đã là quá khứ, hãy hướng tới những điều mới mẻ. Lời Chúa hứa là: "Ta sẽ làm cho mọi sự trở nên mới mẻ". Chúng ta hãy khuyến khích bản thân ước mơ lớn lao, tìm kiếm những lý tưởng đó, đừng cố gắng tái tạo quá khứ, nhất là quá khứ bất công và đã bệnh hoạn…. Hãy cùng nhau xây dựng một tương lai nơi các chiều kích địa phương và hoàn cầu cùng làm giàu cho nhau - mọi người đều có thể đóng góp, mọi người phải đóng góp phần của mình, từ nền văn hóa của họ, từ nền triết lý của họ, từ cách suy nghĩ của họ - nơi mà vẻ đẹp và sự giàu có của các nhóm nhỏ hơn, thậm chí những nhóm bị gạt ra bên lề, có thể triển nở - bởi vì vẻ đẹp cũng có mặt ở đó - và là nơi những người có nhiều cống hiến hơn để phục vụ và cống hiến nhiều hơn cho những người ít hơn. Cảm ơn anh chị em.
_________________________________________________________
[1] Thông điệp nhân Ngày Thế giới lần thứ 106 về Người di cư và Tị nạn năm 2020 (13 tháng 5 năm 2020).
[2] Xem Diễn từ với các sinh viên tại Trung tâm Văn hóa Cha Félix Varela, Havana - Cuba, ngày 20 tháng 9 năm 2015.
Đức Thánh Cha: Cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại là cùng nhau đoàn kết
Thanh Quảng sdb
18:45 23/09/2020
Đức Thánh Cha: "Cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại là cùng nhau đoàn kết"
Phát biểu trong buổi Tiếp kiến chung ở Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư tới một thế giới hậu đại dịch và tập trung vào việc viện trợ, theo mọi cấp độ xã hội và vai trò của mọi thành phần xã hội trong việc làm hồi sinh các cơ chế xã hội.
(Tin Vatican)
Tiếp nối loạt bài giáo lý về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dựa trên giáo huấn của Giáo hội, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Mỗi người chúng ta đều được kêu gọi đảm nhận trách nhiệm phần mình,” và ngài nhấn mạnh tới một thực tại là chúng ta phải nhìn về tương lai và làm việc cho một trật tự xã hội, trong đó phẩm giá và ân lành của tất cả các thành viên được tôn trọng.
Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Vatican, Đức Thánh Cha đã tập trung về nguyên tắc cứu trợ.
Từ trên đi xuống và từ dưới đi lên
Để giải thích rõ rệt hơn ý nghĩa của nó, ĐTC nhắc nhớ lại thời gian sau cuộc đại suy thoái kinh tế vào năm 1929, Đức Thánh Cha Piô XI giải thích rằng “nguyên tắc này có một sự chuyển động kép: từ trên xuống và từ dưới lên”.
“Để vươn lên tốt hơn từ một cuộc khủng hoảng, nguyên tắc trợ cấp phải được ban hành, tôn trọng quyền tư hữu và khả năng sở hữu chủ mà mọi người đều có, đặc biệt là những người nghèo khó,” Đức Thánh Cha nói rõ hơn trên thực tế, nguyên tắc này “cho phép mọi người phải có trách nhiệm về quyền hạn của mình, vai trò của Giáo hội trong việc chữa lành và vận mệnh của xã hội”.
ĐTC phê bình một thực tại là nhiều người không thể tham gia vào việc tái thiết công ích vì họ bị gạt ra ngoài lề, bị loại trừ hoặc bị phớt lờ đi.
ĐTC nói: “Một số nhóm xã hội không thành công trong việc đóng góp vì họ bị bóp nghẹt về kinh tế hoặc xã hội. Trong một số nơi, nhiều người không được tự do thể hiện đức tin và giá trị của chính họ”.
Ở nơi khác, ĐTC nói tiếp, “đặc biệt ở phương Tây, nhiều người kìm nén niềm tin đạo đức hoặc tôn giáo của chính họ: Đây không phải là cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, hoặc ít nhất là thoát khỏi nó tốt hơn.”
ĐTC Phanxicô nói ở các cấp cao nhất của xã hội, chẳng hạn như Chính phủ, nên can thiệp để cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc tiến bộ. ĐTC lưu ý rằng các tổ chức công đang cố gắng thông qua các biện pháp can thiệp thích hợp; tuy nhiên, ĐTC tiếp tục, các nhà lãnh đạo xã hội phải tôn trọng và thúc đẩy các cấp trung gian...
Sự đóng góp quyết định của tất cả
ĐTC nói: “Sự đóng góp của cá nhân, gia đình, các hiệp hội, các doanh nghiệp, hoặc các cơ quan trung gian, và Giáo hội, vào việc hình thành các quyết định.
Đức Thánh Cha nói tất cả chúng ta có trách nhiệm trong quá trình hàn gắn xã hội mà chúng ta là một thành phần, nhưng vì tình trạng loại trừ bất công thường xảy ra "ở những quyết định chỉ nhắm vào lợi ích kinh tế và chính trị..."
ĐTC nhắc nhớ thực tại ở khu vực Amazon, nơi mà tiếng nói của các dân tộc bản địa, văn hóa của họ và tầm nhìn toàn diện không được cứu xét.
Quyền bá chủ của các công ty đa quốc gia có quyền
“Ngày nay, sự thiếu tôn trọng nguyên tắc phân phối tài nguyên đã lây lan như con vi-rút. ĐTC nói: Hãy nghĩ tới các biện pháp hỗ trợ tài chính mà các Quốc gia phát triển cần chia sẻ... Các công ty tài chính lớn phải biết lắng người dân hoặc những người nghèo, hơn là chỉ nhắm tới việc phát triển kinh tế”.
ĐTC cũng xoáy những suy tư của mình vào cuộc chạy đua hiện tại để tìm cách chữa trị con coronavirus này, ĐTC lưu ý rằng “các công ty dược phẩm lớn cần lắng nghe các nhân viên y tế đang xông pha ở tuyến đầu trong các bệnh viện hoặc trong các trại tị nạn”.
ĐTC suy niệm về Thư thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rinh-tô, trong đó, thánh tông đồ nói tất cả các bộ phận của cơ thể đều cần thiết và thực tế là những bộ phận có vẻ yếu nhất và kém quan trọng nhất lại cần thiết nhất (1Cr 12: 22), ĐTC Phanxicô nói chỉ khi nào thực hiện được các nguyên tắc trợ cấp, thì chúng ta mới có thể đóng trọn được vai trò của mình trong việc chữa lành và trong vận mệnh của xã hội.
ĐTC nói: “Thực hiện nó mang lại hy vọng cho một tương lai lành mạnh và công bằng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng tương lai này, cùng khao khát những điều lớn lao hơn, mở rộng tầm nhìn và lý tưởng của chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại các bài giáo lý trước đây trong đó ngài đề cao sự đoàn kết như một cách giải thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay, và ĐTC nêu ra “con đường đoàn kết này” cần tới sự trợ giúp của tất cả. Trên thực tế, không có đoàn kết thực sự nếu không có sự tham gia xã hội, không có sự đóng góp của các cơ quan trung gian: gia đình, hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và các biểu hiện khác của xã hội”.
ĐTC nhớ lại, trong thời gian bị cách ly, cử chỉ của các đôi bàn tay giang ra của các bác sĩ và y tá như là những dấu hiệu của sự khích lệ và hy vọng.
ĐTC nói, chúng ta hãy dành sự ngợi ca này cho mọi thành viên trong xã hội, vì sự đóng góp quý báu của họ, dù nhỏ đi nữa. ĐTC cũng ngỏ lời cảm ơn và tri ân đặc biệt đến với hàng triệu tình nguyện viên đã cống hiến hết mình trong suốt cơn đại dịch này.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy hoan hô những người già, trẻ em, khuyết tật, lao động, tất cả đã cống hiến hết mình cho công tác, nhưng chúng ta đừng dừng lại ở việc khen ngợi vỗ tay mà thôi.”
Hy vọng là vươn lên
ĐTC Phanxicô kết luận bằng hứng nhìn về tương lai, vượt lên những gì khủng hoảng, bằng lời mời gọi hãy hy vọng:
“Hy vọng là vươn lên,” ĐTC nói, “Chúng ta hãy vươn với những ước mơ lớn, tìm kiếm lý tưởng công bằng vì tình yêu xã hội được phát sinh từ hy vọng,” cố gắng không lặp lại cái quá khứ bất công, không lành mạnh, mà thay thế vào bằng một tương lai trong sáng, làm phong phú cho nhau, cho phép nét đẹp và sự phong phú của các nhóm nhỏ hơn được phát triển và "nơi mà những ai có nhiều cơ may phục vụ, biết sẻ chia và mời gọi những người có ít cơ hội cũng được dấn thân phục vụ."
Phát biểu trong buổi Tiếp kiến chung ở Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư tới một thế giới hậu đại dịch và tập trung vào việc viện trợ, theo mọi cấp độ xã hội và vai trò của mọi thành phần xã hội trong việc làm hồi sinh các cơ chế xã hội.
(Tin Vatican)
Tiếp nối loạt bài giáo lý về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dựa trên giáo huấn của Giáo hội, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Mỗi người chúng ta đều được kêu gọi đảm nhận trách nhiệm phần mình,” và ngài nhấn mạnh tới một thực tại là chúng ta phải nhìn về tương lai và làm việc cho một trật tự xã hội, trong đó phẩm giá và ân lành của tất cả các thành viên được tôn trọng.
Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Vatican, Đức Thánh Cha đã tập trung về nguyên tắc cứu trợ.
Từ trên đi xuống và từ dưới đi lên
Để giải thích rõ rệt hơn ý nghĩa của nó, ĐTC nhắc nhớ lại thời gian sau cuộc đại suy thoái kinh tế vào năm 1929, Đức Thánh Cha Piô XI giải thích rằng “nguyên tắc này có một sự chuyển động kép: từ trên xuống và từ dưới lên”.
“Để vươn lên tốt hơn từ một cuộc khủng hoảng, nguyên tắc trợ cấp phải được ban hành, tôn trọng quyền tư hữu và khả năng sở hữu chủ mà mọi người đều có, đặc biệt là những người nghèo khó,” Đức Thánh Cha nói rõ hơn trên thực tế, nguyên tắc này “cho phép mọi người phải có trách nhiệm về quyền hạn của mình, vai trò của Giáo hội trong việc chữa lành và vận mệnh của xã hội”.
ĐTC phê bình một thực tại là nhiều người không thể tham gia vào việc tái thiết công ích vì họ bị gạt ra ngoài lề, bị loại trừ hoặc bị phớt lờ đi.
ĐTC nói: “Một số nhóm xã hội không thành công trong việc đóng góp vì họ bị bóp nghẹt về kinh tế hoặc xã hội. Trong một số nơi, nhiều người không được tự do thể hiện đức tin và giá trị của chính họ”.
Ở nơi khác, ĐTC nói tiếp, “đặc biệt ở phương Tây, nhiều người kìm nén niềm tin đạo đức hoặc tôn giáo của chính họ: Đây không phải là cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, hoặc ít nhất là thoát khỏi nó tốt hơn.”
ĐTC Phanxicô nói ở các cấp cao nhất của xã hội, chẳng hạn như Chính phủ, nên can thiệp để cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc tiến bộ. ĐTC lưu ý rằng các tổ chức công đang cố gắng thông qua các biện pháp can thiệp thích hợp; tuy nhiên, ĐTC tiếp tục, các nhà lãnh đạo xã hội phải tôn trọng và thúc đẩy các cấp trung gian...
Sự đóng góp quyết định của tất cả
ĐTC nói: “Sự đóng góp của cá nhân, gia đình, các hiệp hội, các doanh nghiệp, hoặc các cơ quan trung gian, và Giáo hội, vào việc hình thành các quyết định.
Đức Thánh Cha nói tất cả chúng ta có trách nhiệm trong quá trình hàn gắn xã hội mà chúng ta là một thành phần, nhưng vì tình trạng loại trừ bất công thường xảy ra "ở những quyết định chỉ nhắm vào lợi ích kinh tế và chính trị..."
ĐTC nhắc nhớ thực tại ở khu vực Amazon, nơi mà tiếng nói của các dân tộc bản địa, văn hóa của họ và tầm nhìn toàn diện không được cứu xét.
Quyền bá chủ của các công ty đa quốc gia có quyền
“Ngày nay, sự thiếu tôn trọng nguyên tắc phân phối tài nguyên đã lây lan như con vi-rút. ĐTC nói: Hãy nghĩ tới các biện pháp hỗ trợ tài chính mà các Quốc gia phát triển cần chia sẻ... Các công ty tài chính lớn phải biết lắng người dân hoặc những người nghèo, hơn là chỉ nhắm tới việc phát triển kinh tế”.
ĐTC cũng xoáy những suy tư của mình vào cuộc chạy đua hiện tại để tìm cách chữa trị con coronavirus này, ĐTC lưu ý rằng “các công ty dược phẩm lớn cần lắng nghe các nhân viên y tế đang xông pha ở tuyến đầu trong các bệnh viện hoặc trong các trại tị nạn”.
ĐTC suy niệm về Thư thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rinh-tô, trong đó, thánh tông đồ nói tất cả các bộ phận của cơ thể đều cần thiết và thực tế là những bộ phận có vẻ yếu nhất và kém quan trọng nhất lại cần thiết nhất (1Cr 12: 22), ĐTC Phanxicô nói chỉ khi nào thực hiện được các nguyên tắc trợ cấp, thì chúng ta mới có thể đóng trọn được vai trò của mình trong việc chữa lành và trong vận mệnh của xã hội.
ĐTC nói: “Thực hiện nó mang lại hy vọng cho một tương lai lành mạnh và công bằng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng tương lai này, cùng khao khát những điều lớn lao hơn, mở rộng tầm nhìn và lý tưởng của chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại các bài giáo lý trước đây trong đó ngài đề cao sự đoàn kết như một cách giải thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay, và ĐTC nêu ra “con đường đoàn kết này” cần tới sự trợ giúp của tất cả. Trên thực tế, không có đoàn kết thực sự nếu không có sự tham gia xã hội, không có sự đóng góp của các cơ quan trung gian: gia đình, hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và các biểu hiện khác của xã hội”.
ĐTC nhớ lại, trong thời gian bị cách ly, cử chỉ của các đôi bàn tay giang ra của các bác sĩ và y tá như là những dấu hiệu của sự khích lệ và hy vọng.
ĐTC nói, chúng ta hãy dành sự ngợi ca này cho mọi thành viên trong xã hội, vì sự đóng góp quý báu của họ, dù nhỏ đi nữa. ĐTC cũng ngỏ lời cảm ơn và tri ân đặc biệt đến với hàng triệu tình nguyện viên đã cống hiến hết mình trong suốt cơn đại dịch này.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy hoan hô những người già, trẻ em, khuyết tật, lao động, tất cả đã cống hiến hết mình cho công tác, nhưng chúng ta đừng dừng lại ở việc khen ngợi vỗ tay mà thôi.”
Hy vọng là vươn lên
ĐTC Phanxicô kết luận bằng hứng nhìn về tương lai, vượt lên những gì khủng hoảng, bằng lời mời gọi hãy hy vọng:
“Hy vọng là vươn lên,” ĐTC nói, “Chúng ta hãy vươn với những ước mơ lớn, tìm kiếm lý tưởng công bằng vì tình yêu xã hội được phát sinh từ hy vọng,” cố gắng không lặp lại cái quá khứ bất công, không lành mạnh, mà thay thế vào bằng một tương lai trong sáng, làm phong phú cho nhau, cho phép nét đẹp và sự phong phú của các nhóm nhỏ hơn được phát triển và "nơi mà những ai có nhiều cơ may phục vụ, biết sẻ chia và mời gọi những người có ít cơ hội cũng được dấn thân phục vụ."
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đã Thập Tử Nhất Sinh Chưa ?
Phạm Trần
09:38 23/09/2020
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có hàng chục Nghị quyết, Quyết định và Chỉ thị về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng nhưng vẫn không sao chấm dứt được tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.
Đảng cũng thừa nhận đã có không ít người, kể cả cấp lãnh đạo, đã công khai bài bác quyết định kiên định Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin, dù Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo đã tan hàng ra đám từ năm 1991.
Ngoài ra, tình trạng đã có nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, lười học Nghị quyết và hiện tượng Thanh niên không tha thiết vào đảng cũng đang làm cho lãnh đạo điên đầu với trận cuồng phong “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, đe dọa sự sống còn của chế độ.
Thêm vào những khuyết tật nan giải này, bây giờ, trước Đại hội đảng XIII vào đầu tháng 01/2021, lại tăng nhanh bệnh “cơ hội chính trị” trong nội bộ đảng với mánh mung chạy chức chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy dự án để được “làm quan phát tài” cho cả họ, cả làng và cả Tổ chức được chia phần.
Bằng chứng được Ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng dẫn chứng:” Điều đáng chú ý là trong thời gian gần đây, khi toàn Đảng triển khai công tác chuẩn bị đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, đã xuất hiện tình trạng như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cảnh báo trong các Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng là vẫn còn một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã không tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở cơ quan, địa phương mình, mà chỉ lo chạy chức, chạy quyền để có những vị trí cao ở nhiệm kỳ tới.” (Tạp chí Tuyên giáo, ngày 02/01/2020)
Hiện tượng này được bài viết giải thích thêm :”Thực tế, tệ cơ hội chính trị đang diễn ra ở nước ta hiện nay là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó cũng là biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cơ hội mà những kẻ cơ hội chính trị lại rất tinh vi và xảo quyệt, bằng trực quan chúng ta không thể xét đoán được bộ phận nào trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.”
Nhưng những căn bệnh nêu trên không mới mà đã liên tục được nêu lên, nhưng không giải quyết nổi, từ thời Khóa đảng VIII, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (26/12/1997 – 22/04/2001); qua 2 Khóa IX-X thời Nông Đức Mạnh kế vị (22/04/2001 – 19/01/2011; rồi chuyển sang 2 Khóa XI và XII do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu (từ 19/01/2011-bây giờ).
Như vậy, sau 5 khóa đảng, tổng cộng 25 năm, đảng CSVN đã loay hoay đủ chiều, đủ kiểu, phí phạm không biết bao nhiêu tiền bạc và thời giờ của dân mà vẫn không giải quyết được vấn nạn của công tác tổ chức cán bộ mà ông Trọng gọi là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” (bài viết của ông Trọng ngày 31/08/2020).
Ngoài ra, sau 90 năm có mặt trên đất nước Việt Nam, chưa bao giờ đã có nhiều Trí thức bỏ đảng như thời nay. Một số không nhỏ đảng viên tại chức và nghỉ hưu đã tìm mọi lý do để tránh sinh hoạt đảng, rất lười học tập các Nghị quyết của đảng.
Bên cạnh sự sao lãng nhiệm vụ của đảng viên, nhiều cơ sở đảng đã gần như không còn tổ chức sinh hoạt thường xuyên vì ít người tham dự. Đảng viên không đọc báo đảng, đặc biệt là báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản.
Trong khi đó thì mặc dù đã tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc mồ hôi nước mắt của dân, nhưng Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tự nhận là “cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng”, không sao vận động được Sinh viên và Thanh niên gia nhập Đảng, nếu không vì để bảo đảm công ăn việc làm trong các cơ quan nhà nước.
RÕ NHƯ BAN NGÀY
Thế nhưng, trong bài viết phổ biến ngay 31/08/2020, “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", ông Nguyễn Phú Trọng lại khoe:”Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, tạo dấu ấn nổi bật. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, tích cực. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế.”
Vậy đâu là sự thật?
Hãy đọc trên Tạp chí Cộng sản (TCCS), Cơ quan Lý luận Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN :”Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, trong hàng ngũ của chúng ta có một bộ phận cán bộ, đảng viên đã bị lôi kéo, mua chuộc, thoái hóa, biến chất. Một số cán bộ, đảng viên sau khi bị tiêm nhiễm thông tin tiêu cực, độc hại đã tỏ ra hoài nghi về con đường cách mạng, có tư tưởng xét lại một số chủ trương của Đảng, như đảng viên làm kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân hay vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,... Họ hoài nghi và cho rằng, đây chính là biểu hiện, là minh chứng về sự dần “đổi màu” của Đảng, của chế độ. Nhiều cán bộ, đảng viên từ lung lay lập trường, lại bị tác động, tấn công dồn dập của kẻ thù trên không gian mạng nên dẫn tới tha hóa, biến chất, biến thành những phần tử cơ hội chính trị, thậm chí phản bội lại lợi ích dân tộc và nhân dân.” (theo Tạp chí Cộng sản (TCCS), ngày 22/06/2020)
Về mặt được gọi là “ bảo vệ tư tưởng đảng” có mục đích buộc đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh xem ra đã bị lung lay đến tận gốc rễ cơ sở đảng. Điều này trái với lời tự bốc của ông Trọng cho rằng:” Với một đảng cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín lãnh đạo như Đảng ta, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ, chúng ta sẽ có một sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không thế lực nào ngăn cản nổi dân tộc ta đi lên, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước.” (Bài viết ngày 31/08/2020)
Trái với ông Trọng, bài viết trên TCCS lại nói khác :”Có những cán bộ phai nhạt lý tưởng, không kiên định con đường cách mạng, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói và làm trái với quan điểm của Đảng, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, lợi dụng công nghệ và mạng xã hội để “chia sẻ”, “bình luận”, hùa theo các quan điểm sai trái, lệch lạc; không tận tâm, tận lực vì Tổ quốc, vì cách mạng, vì nhân dân, không làm tròn chức trách, bổn phận được giao; kết bè, kéo cánh, tham nhũng, hủ hóa, cơ hội, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân; gián tiếp tiếp tay cho các lực lượng thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng.”
Hay:
“ Một bộ phận cán bộ, đảng viên dần đi vào lối sống “ảo”, làm việc thiếu chuyên tâm, ngại học tập lý luận chính trị, dẫn tới xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, từ bỏ con đường đã chọn. Nhiều cán bộ, đảng viên mất phương hướng, lầm lẫn giữa cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, thực và “ảo”, bạn và thù. Thực tế cho thấy, sau khi bị tiêm nhiễm, có những cán bộ đi vào quá trình “tự diễn biến”, căn bệnh ngày càng trầm trọng thêm nếu tổ chức không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời. “Diễn biến” đến “độ” nhất định sẽ dẫn tới sự “chuyển hóa”, trở thành “sâu mọt” trong tổ chức và hành vi tất yếu tiếp theo là tiếp tay cho kẻ địch lên mạng nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền các quan điểm sai trái, phản động, thù địch.”
(TCCS, ngày 22/06/2020)
THOÁI HÓA-BIẾN CHẤT DÀI DÀI
Tuy nhiên, tình trạng hoang mang, dao động, mất định hướng của cán bộ, đảng viên bây giờ cũng không mới mà là chuyện đã xẩy ra từ khuya rồi
Trước hết, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) năm 1999 của Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu đã xác nhận rằng:“Tuy nhiên, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (công nghiệp hóa-hiện đại hóa) đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”
(Trích : Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 02/02/1999 Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) BCHTW Đảng (khoá VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.)
Đặc biệt tại Hội nghị này, đảng CSVN đã quyết định “ Thực hiện kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước”, nhưng không đi đến đâu. Sau khi nghỉ hưu, chính ông Phiêu (27/12/1931 – 07/08/2020) đã than phiền nhiều tài sản của kẻ tham nhũng đã do người khác đứng tên nên không sao giải quyết được.
Qua năm 2002, Đảng khóa IX thời Nông Đức Mạnh viết tiếp:”Tuy nhiên, sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn. Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có chiều hướng phát triển. Tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên sút kém. Tình trạng không coi trọng nguyên tắc đổi mới, dập khuôn mô hình nước ngoài, chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần... diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Tệ mê tín có chiều hướng tăng lên.”
(Trích Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX)
Đáng chú ý là chỉ 4 tháng sau, Khóa đảng IX lại than phiền:”Tình trạng cán bộ thoái hoá, biến chất chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Trong đội ngũ cán bộ vẫn tồn tại tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm và tính chiến đấu chưa cao. Quản lý và đánh giá cán bộ là khâu yếu nhất nhưng chậm khắc phục; quan điểm, phương pháp, tiêu chí đánh giá cán bộ chưa rõ ràng, nhất quán, chưa căn cứ trước hết vào kết quả thực hiện nhiệm vụ. Chưa làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý; việc bố trí cán bộ còn chắp vá, bị động, chính sách cán bộ còn nhiều bất hợp lý.”
( Kết luận số 15-KL/TW ngày 26/7/2002, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX)
Bước sang Khóa đảng X, cũng thời ông Mạnh, đảng lại than tiếp:”Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tinh thần đồng chí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng, kéo dài nhưng chậm có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp thời xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.”
( Kết luận số 37-KL/TW, ngày 2/2/2009, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020
Bây giờ, 11 năm sau, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn,
Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam lại báo động trên Tạp chí Cộng sản ngày 02-07-2020:
“Diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Đảng ta xác định là một nguy cơ của cách mạng Việt Nam. Do vậy, đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là công cuộc “giữ nước” trong thời bình của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một nhiệm vụ cấp bách, diễn ra quyết liệt trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa.”
Ông nói:”Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trên lĩnh vực văn hóa. công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam còn có hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, trong bối cảnh mới, những tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi các giá trị xã hội, định hướng chuẩn mực đạo đức trong mỗi con người…. Tình trạng lai căng sùng ngoại, coi thường giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các tệ nạn xã hội và sự xâm nhập các sản phẩm, dịch vụ độc hại, chủ nghĩa cá nhân vị kỉ, đang làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhất là giới trẻ hiện nay….Việc ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn chưa thực sự hiệu quả, kịp thời.”
BÀI MÁC-LÊNIN - CHỐNG CỘNG
Ngoài những thay đổi tư duy mãnh liêt về đảng và tìm cách thoát đảng của một số không nhỏ đảng viên như đã dẫn chứng, đảng CSVN còn đối diện với thái độ bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin đang lên cao trong nội bộ, trước thềm Đại hội đảng XIII.
Vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phải răn đe:”Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết ngày 31/08/2020)
Phụ họa với ông Trọng đã có Giáo sư, Tiến sỹ (GS-TS) Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông Nghĩa báo động ngày 07-09-2020:”Trong bối cảnh các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung ra rất nhiều quan điểm, luận điệu, bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hòng gây nhiễu loạn về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mưu đồ “giải trừ ý thức hệ”, làm cho Đảng tan rã về ý thức hệ, từ đó tan rã về tổ chức, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ ta, thì việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện mới là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay.” (theo TCCS)
Nhưng bên cạnh chuyện đảng viên sổ toẹt vào Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin, đảng CSVN còn phải đương đầu với “chủ nghĩa chống cộng”, ngay trong thời kỳ đảng tiến hành tổ chức Đại hội XIII.
Đây là lần đầu tiên, Ban Tuyên giáo đã đưa ra lời cảnh giác này trước một Đại hội đảng toàn quốc.
Báo Tuyên giáo viết :” Hiện nay, toàn Đảng đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Thời điểm này, các thế lực phản động, thù địch lại ra sức “rêu rao” và cổ xúy cho nhiều thứ “chủ nghĩa”, trong đó, nguy hiểm hơn là “chủ nghĩa chống cộng”. (TG, ngày 15/9/2020)
Mặc dù không nêu ra đích danh cá nhân hay tổ chức nào, nhưng bài báo tiết lộ rằng:”Chủ nghĩa chống cộng” lợi dụng sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở các nước Đông u và Liên Xô, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm thời lâm vào thoái trào; lợi dụng những yếu kém, khó khăn và thách thức trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam… để ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phủ nhận những thành tựu to lớn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; cổ xúy cho chủ nghĩa tư bản...”
Thêm vào đó, Tạp chí Tuyên giáo nêu ra các mũi tấn công Việt Nam của “Chủ nghĩa chống cộng” bao gồm:
-“Lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền để chống phá Việt Nam nhằm áp đặt dân chủ, nhân quyền, tự do kiểu phương Tây, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nước ta và thúc đẩy cái gọi là “cách mạng màu sắc” nhằm lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.”
-“Sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá Việt Nam một cách toàn diện nhằm thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”. Chiến lược “diễn biến hòa bình” chống CNXH, chống độc lập dân tộc của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam, với 3 nội dung cơ bản là dân chủ hóa chính trị, tự do hóa kinh tế, và áp đặt văn hóa, lối sống tư sản. Thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” là đánh mềm, đánh ngầm, đánh sâu, đánh hiểm để thực hiện âm mưu phá hoại toàn diện, “chiến thắng không cần chiến tranh”, “nhuộm đen các thế hệ thanh niên”... ở Việt Nam. Về phương thức tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” là kết hợp chống phá công khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp; triệt để lợi dụng những hạn chế, khiếm khuyết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam, tạo dựng lực lượng chống đối từ bên trong, làm cho Việt Nam tự suy yếu, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
-“ Đặc biệt “đặt trọng tâm” vào chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, tìm mọi cách thúc đẩy chuyển hóa đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và thực hiện “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang; khi thấy có điều kiện, thời cơ sẽ kết hợp “diễn biến hòa bình” với bạo loạn lật đổ để nhanh chóng lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.”
Sau khi vạch ra các mũi tấn công của điều gọi là “chủ nghĩa chống cộng”, bái báo đã hé lộ lực lượng này được phối hợp nhịp nhàng giữa ba nhóm : lực lượng Quốc tế, người Việt ở nước ngoài và các cá nhân và tổ chức người Việt trong nước.
Tuy nhiên, báo Tuyên Giáo đã không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để hậu thuẫn cho nội dung, mặc dù bài viết đã vẽ ra nhiều đường giây chiến thuật cho ra vẻ nghiệm trọng, như :
“ Các thế lực phản động quốc tế và các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên chống phá một cách mạnh mẽ, quyết liệt với sự phối kết hợp của nhiều lực lượng thù địch cả trong và ngoài nước. “Hậu thuẫn” cho chúng là những đối tượng cơ hội và chống đối chính trị trong nước bao gồm các phần tử, tổ chức phản động; những đối tượng tiêu cực, bất mãn bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, lôi kéo, mua chuộc... Các thế lực thù địch từ bên ngoài tìm mọi cách móc nối để “gây dựng”, hình thành các hội đoàn chống cộng, tổ chức phản động trong và ngoài nước.”
Về nhân sự, Tuyên giáo quy kết :” Những “nhân vật” được chúng đặc biệt chú trọng là các đối tượng đã bị xử lý trong các vụ án hình sự trước đây, nay tiếp tục hoạt động chống đối trở lại (như số đối tượng trong các vụ án chống Đảng, Nhà nước XHCN, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân); một số đối tượng là đảng viên trong bộ máy Nhà nước có quá trình tham gia cách mạng, có người từng giữ cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp đã “trở cờ” khi có nhận thức, quan điểm chính trị đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản, phản bội Tổ quốc. Một bộ phận là trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ trẻ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống..., một số chức sắc, người đứng đầu núp bóng dưới những hình thức tôn giáo khác nhau, lợi dụng tôn giáo để kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng có đạo...”
Bài báo kết luận:”Có thể tổng quát phương châm, âm mưu, thủ đoạn chống phá của “chủ nghĩa chống cộng” trong bối cảnh hiện nay là: lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá; lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn; lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn; cuối cùng là dùng hoạt động quân sự để can thiệp vũ trang lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.”
Do đó, Tuyên giáo đã kêu gọi toàn đảng hãy :”Kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa chống cộng” và đấu tranh chống “chủ nghĩa cơ hội, xét lại”. Vì chúng thường cấu kết với nhau, dựa vào nhau để chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, CNXH hiện thực và phong trào cách mạng thế giới cũng như ở Việt Nam. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, phối hợp chặt chẽ trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung. Tích cực chủ động tiến công trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và Tổ quốc Việt Nam XHCN.”
Như thế thì đảng CSVN đã thập tử nhất sinh chưa? -/-
Phạm Trần
(09/020)
Đảng cũng thừa nhận đã có không ít người, kể cả cấp lãnh đạo, đã công khai bài bác quyết định kiên định Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin, dù Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo đã tan hàng ra đám từ năm 1991.
Ngoài ra, tình trạng đã có nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, lười học Nghị quyết và hiện tượng Thanh niên không tha thiết vào đảng cũng đang làm cho lãnh đạo điên đầu với trận cuồng phong “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, đe dọa sự sống còn của chế độ.
Thêm vào những khuyết tật nan giải này, bây giờ, trước Đại hội đảng XIII vào đầu tháng 01/2021, lại tăng nhanh bệnh “cơ hội chính trị” trong nội bộ đảng với mánh mung chạy chức chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy dự án để được “làm quan phát tài” cho cả họ, cả làng và cả Tổ chức được chia phần.
Bằng chứng được Ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng dẫn chứng:” Điều đáng chú ý là trong thời gian gần đây, khi toàn Đảng triển khai công tác chuẩn bị đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, đã xuất hiện tình trạng như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cảnh báo trong các Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng là vẫn còn một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã không tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở cơ quan, địa phương mình, mà chỉ lo chạy chức, chạy quyền để có những vị trí cao ở nhiệm kỳ tới.” (Tạp chí Tuyên giáo, ngày 02/01/2020)
Hiện tượng này được bài viết giải thích thêm :”Thực tế, tệ cơ hội chính trị đang diễn ra ở nước ta hiện nay là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó cũng là biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cơ hội mà những kẻ cơ hội chính trị lại rất tinh vi và xảo quyệt, bằng trực quan chúng ta không thể xét đoán được bộ phận nào trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.”
Nhưng những căn bệnh nêu trên không mới mà đã liên tục được nêu lên, nhưng không giải quyết nổi, từ thời Khóa đảng VIII, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (26/12/1997 – 22/04/2001); qua 2 Khóa IX-X thời Nông Đức Mạnh kế vị (22/04/2001 – 19/01/2011; rồi chuyển sang 2 Khóa XI và XII do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu (từ 19/01/2011-bây giờ).
Như vậy, sau 5 khóa đảng, tổng cộng 25 năm, đảng CSVN đã loay hoay đủ chiều, đủ kiểu, phí phạm không biết bao nhiêu tiền bạc và thời giờ của dân mà vẫn không giải quyết được vấn nạn của công tác tổ chức cán bộ mà ông Trọng gọi là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” (bài viết của ông Trọng ngày 31/08/2020).
Ngoài ra, sau 90 năm có mặt trên đất nước Việt Nam, chưa bao giờ đã có nhiều Trí thức bỏ đảng như thời nay. Một số không nhỏ đảng viên tại chức và nghỉ hưu đã tìm mọi lý do để tránh sinh hoạt đảng, rất lười học tập các Nghị quyết của đảng.
Bên cạnh sự sao lãng nhiệm vụ của đảng viên, nhiều cơ sở đảng đã gần như không còn tổ chức sinh hoạt thường xuyên vì ít người tham dự. Đảng viên không đọc báo đảng, đặc biệt là báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản.
Trong khi đó thì mặc dù đã tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc mồ hôi nước mắt của dân, nhưng Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tự nhận là “cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng”, không sao vận động được Sinh viên và Thanh niên gia nhập Đảng, nếu không vì để bảo đảm công ăn việc làm trong các cơ quan nhà nước.
RÕ NHƯ BAN NGÀY
Thế nhưng, trong bài viết phổ biến ngay 31/08/2020, “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", ông Nguyễn Phú Trọng lại khoe:”Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, tạo dấu ấn nổi bật. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, tích cực. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế.”
Vậy đâu là sự thật?
Hãy đọc trên Tạp chí Cộng sản (TCCS), Cơ quan Lý luận Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN :”Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, trong hàng ngũ của chúng ta có một bộ phận cán bộ, đảng viên đã bị lôi kéo, mua chuộc, thoái hóa, biến chất. Một số cán bộ, đảng viên sau khi bị tiêm nhiễm thông tin tiêu cực, độc hại đã tỏ ra hoài nghi về con đường cách mạng, có tư tưởng xét lại một số chủ trương của Đảng, như đảng viên làm kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân hay vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,... Họ hoài nghi và cho rằng, đây chính là biểu hiện, là minh chứng về sự dần “đổi màu” của Đảng, của chế độ. Nhiều cán bộ, đảng viên từ lung lay lập trường, lại bị tác động, tấn công dồn dập của kẻ thù trên không gian mạng nên dẫn tới tha hóa, biến chất, biến thành những phần tử cơ hội chính trị, thậm chí phản bội lại lợi ích dân tộc và nhân dân.” (theo Tạp chí Cộng sản (TCCS), ngày 22/06/2020)
Về mặt được gọi là “ bảo vệ tư tưởng đảng” có mục đích buộc đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh xem ra đã bị lung lay đến tận gốc rễ cơ sở đảng. Điều này trái với lời tự bốc của ông Trọng cho rằng:” Với một đảng cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín lãnh đạo như Đảng ta, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ, chúng ta sẽ có một sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không thế lực nào ngăn cản nổi dân tộc ta đi lên, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước.” (Bài viết ngày 31/08/2020)
Trái với ông Trọng, bài viết trên TCCS lại nói khác :”Có những cán bộ phai nhạt lý tưởng, không kiên định con đường cách mạng, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói và làm trái với quan điểm của Đảng, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, lợi dụng công nghệ và mạng xã hội để “chia sẻ”, “bình luận”, hùa theo các quan điểm sai trái, lệch lạc; không tận tâm, tận lực vì Tổ quốc, vì cách mạng, vì nhân dân, không làm tròn chức trách, bổn phận được giao; kết bè, kéo cánh, tham nhũng, hủ hóa, cơ hội, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân; gián tiếp tiếp tay cho các lực lượng thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng.”
Hay:
“ Một bộ phận cán bộ, đảng viên dần đi vào lối sống “ảo”, làm việc thiếu chuyên tâm, ngại học tập lý luận chính trị, dẫn tới xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, từ bỏ con đường đã chọn. Nhiều cán bộ, đảng viên mất phương hướng, lầm lẫn giữa cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, thực và “ảo”, bạn và thù. Thực tế cho thấy, sau khi bị tiêm nhiễm, có những cán bộ đi vào quá trình “tự diễn biến”, căn bệnh ngày càng trầm trọng thêm nếu tổ chức không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời. “Diễn biến” đến “độ” nhất định sẽ dẫn tới sự “chuyển hóa”, trở thành “sâu mọt” trong tổ chức và hành vi tất yếu tiếp theo là tiếp tay cho kẻ địch lên mạng nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền các quan điểm sai trái, phản động, thù địch.”
(TCCS, ngày 22/06/2020)
THOÁI HÓA-BIẾN CHẤT DÀI DÀI
Tuy nhiên, tình trạng hoang mang, dao động, mất định hướng của cán bộ, đảng viên bây giờ cũng không mới mà là chuyện đã xẩy ra từ khuya rồi
Trước hết, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) năm 1999 của Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu đã xác nhận rằng:“Tuy nhiên, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (công nghiệp hóa-hiện đại hóa) đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”
(Trích : Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 02/02/1999 Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) BCHTW Đảng (khoá VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.)
Đặc biệt tại Hội nghị này, đảng CSVN đã quyết định “ Thực hiện kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước”, nhưng không đi đến đâu. Sau khi nghỉ hưu, chính ông Phiêu (27/12/1931 – 07/08/2020) đã than phiền nhiều tài sản của kẻ tham nhũng đã do người khác đứng tên nên không sao giải quyết được.
Qua năm 2002, Đảng khóa IX thời Nông Đức Mạnh viết tiếp:”Tuy nhiên, sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn. Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có chiều hướng phát triển. Tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên sút kém. Tình trạng không coi trọng nguyên tắc đổi mới, dập khuôn mô hình nước ngoài, chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần... diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Tệ mê tín có chiều hướng tăng lên.”
(Trích Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX)
Đáng chú ý là chỉ 4 tháng sau, Khóa đảng IX lại than phiền:”Tình trạng cán bộ thoái hoá, biến chất chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Trong đội ngũ cán bộ vẫn tồn tại tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm và tính chiến đấu chưa cao. Quản lý và đánh giá cán bộ là khâu yếu nhất nhưng chậm khắc phục; quan điểm, phương pháp, tiêu chí đánh giá cán bộ chưa rõ ràng, nhất quán, chưa căn cứ trước hết vào kết quả thực hiện nhiệm vụ. Chưa làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý; việc bố trí cán bộ còn chắp vá, bị động, chính sách cán bộ còn nhiều bất hợp lý.”
( Kết luận số 15-KL/TW ngày 26/7/2002, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX)
Bước sang Khóa đảng X, cũng thời ông Mạnh, đảng lại than tiếp:”Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tinh thần đồng chí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng, kéo dài nhưng chậm có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp thời xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.”
( Kết luận số 37-KL/TW, ngày 2/2/2009, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020
Bây giờ, 11 năm sau, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn,
Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam lại báo động trên Tạp chí Cộng sản ngày 02-07-2020:
“Diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Đảng ta xác định là một nguy cơ của cách mạng Việt Nam. Do vậy, đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là công cuộc “giữ nước” trong thời bình của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một nhiệm vụ cấp bách, diễn ra quyết liệt trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa.”
Ông nói:”Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trên lĩnh vực văn hóa. công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam còn có hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, trong bối cảnh mới, những tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi các giá trị xã hội, định hướng chuẩn mực đạo đức trong mỗi con người…. Tình trạng lai căng sùng ngoại, coi thường giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các tệ nạn xã hội và sự xâm nhập các sản phẩm, dịch vụ độc hại, chủ nghĩa cá nhân vị kỉ, đang làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhất là giới trẻ hiện nay….Việc ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn chưa thực sự hiệu quả, kịp thời.”
BÀI MÁC-LÊNIN - CHỐNG CỘNG
Ngoài những thay đổi tư duy mãnh liêt về đảng và tìm cách thoát đảng của một số không nhỏ đảng viên như đã dẫn chứng, đảng CSVN còn đối diện với thái độ bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin đang lên cao trong nội bộ, trước thềm Đại hội đảng XIII.
Vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phải răn đe:”Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết ngày 31/08/2020)
Phụ họa với ông Trọng đã có Giáo sư, Tiến sỹ (GS-TS) Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông Nghĩa báo động ngày 07-09-2020:”Trong bối cảnh các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung ra rất nhiều quan điểm, luận điệu, bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hòng gây nhiễu loạn về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mưu đồ “giải trừ ý thức hệ”, làm cho Đảng tan rã về ý thức hệ, từ đó tan rã về tổ chức, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ ta, thì việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện mới là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay.” (theo TCCS)
Nhưng bên cạnh chuyện đảng viên sổ toẹt vào Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin, đảng CSVN còn phải đương đầu với “chủ nghĩa chống cộng”, ngay trong thời kỳ đảng tiến hành tổ chức Đại hội XIII.
Đây là lần đầu tiên, Ban Tuyên giáo đã đưa ra lời cảnh giác này trước một Đại hội đảng toàn quốc.
Báo Tuyên giáo viết :” Hiện nay, toàn Đảng đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Thời điểm này, các thế lực phản động, thù địch lại ra sức “rêu rao” và cổ xúy cho nhiều thứ “chủ nghĩa”, trong đó, nguy hiểm hơn là “chủ nghĩa chống cộng”. (TG, ngày 15/9/2020)
Mặc dù không nêu ra đích danh cá nhân hay tổ chức nào, nhưng bài báo tiết lộ rằng:”Chủ nghĩa chống cộng” lợi dụng sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở các nước Đông u và Liên Xô, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm thời lâm vào thoái trào; lợi dụng những yếu kém, khó khăn và thách thức trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam… để ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phủ nhận những thành tựu to lớn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; cổ xúy cho chủ nghĩa tư bản...”
Thêm vào đó, Tạp chí Tuyên giáo nêu ra các mũi tấn công Việt Nam của “Chủ nghĩa chống cộng” bao gồm:
-“Lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền để chống phá Việt Nam nhằm áp đặt dân chủ, nhân quyền, tự do kiểu phương Tây, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nước ta và thúc đẩy cái gọi là “cách mạng màu sắc” nhằm lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.”
-“Sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá Việt Nam một cách toàn diện nhằm thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”. Chiến lược “diễn biến hòa bình” chống CNXH, chống độc lập dân tộc của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam, với 3 nội dung cơ bản là dân chủ hóa chính trị, tự do hóa kinh tế, và áp đặt văn hóa, lối sống tư sản. Thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” là đánh mềm, đánh ngầm, đánh sâu, đánh hiểm để thực hiện âm mưu phá hoại toàn diện, “chiến thắng không cần chiến tranh”, “nhuộm đen các thế hệ thanh niên”... ở Việt Nam. Về phương thức tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” là kết hợp chống phá công khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp; triệt để lợi dụng những hạn chế, khiếm khuyết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam, tạo dựng lực lượng chống đối từ bên trong, làm cho Việt Nam tự suy yếu, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
-“ Đặc biệt “đặt trọng tâm” vào chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, tìm mọi cách thúc đẩy chuyển hóa đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và thực hiện “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang; khi thấy có điều kiện, thời cơ sẽ kết hợp “diễn biến hòa bình” với bạo loạn lật đổ để nhanh chóng lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.”
Sau khi vạch ra các mũi tấn công của điều gọi là “chủ nghĩa chống cộng”, bái báo đã hé lộ lực lượng này được phối hợp nhịp nhàng giữa ba nhóm : lực lượng Quốc tế, người Việt ở nước ngoài và các cá nhân và tổ chức người Việt trong nước.
Tuy nhiên, báo Tuyên Giáo đã không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để hậu thuẫn cho nội dung, mặc dù bài viết đã vẽ ra nhiều đường giây chiến thuật cho ra vẻ nghiệm trọng, như :
“ Các thế lực phản động quốc tế và các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên chống phá một cách mạnh mẽ, quyết liệt với sự phối kết hợp của nhiều lực lượng thù địch cả trong và ngoài nước. “Hậu thuẫn” cho chúng là những đối tượng cơ hội và chống đối chính trị trong nước bao gồm các phần tử, tổ chức phản động; những đối tượng tiêu cực, bất mãn bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, lôi kéo, mua chuộc... Các thế lực thù địch từ bên ngoài tìm mọi cách móc nối để “gây dựng”, hình thành các hội đoàn chống cộng, tổ chức phản động trong và ngoài nước.”
Về nhân sự, Tuyên giáo quy kết :” Những “nhân vật” được chúng đặc biệt chú trọng là các đối tượng đã bị xử lý trong các vụ án hình sự trước đây, nay tiếp tục hoạt động chống đối trở lại (như số đối tượng trong các vụ án chống Đảng, Nhà nước XHCN, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân); một số đối tượng là đảng viên trong bộ máy Nhà nước có quá trình tham gia cách mạng, có người từng giữ cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp đã “trở cờ” khi có nhận thức, quan điểm chính trị đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản, phản bội Tổ quốc. Một bộ phận là trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ trẻ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống..., một số chức sắc, người đứng đầu núp bóng dưới những hình thức tôn giáo khác nhau, lợi dụng tôn giáo để kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng có đạo...”
Bài báo kết luận:”Có thể tổng quát phương châm, âm mưu, thủ đoạn chống phá của “chủ nghĩa chống cộng” trong bối cảnh hiện nay là: lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá; lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn; lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn; cuối cùng là dùng hoạt động quân sự để can thiệp vũ trang lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.”
Do đó, Tuyên giáo đã kêu gọi toàn đảng hãy :”Kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa chống cộng” và đấu tranh chống “chủ nghĩa cơ hội, xét lại”. Vì chúng thường cấu kết với nhau, dựa vào nhau để chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, CNXH hiện thực và phong trào cách mạng thế giới cũng như ở Việt Nam. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, phối hợp chặt chẽ trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung. Tích cực chủ động tiến công trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và Tổ quốc Việt Nam XHCN.”
Như thế thì đảng CSVN đã thập tử nhất sinh chưa? -/-
Phạm Trần
(09/020)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đóa Hồng Thắm
Lê Trị
11:55 23/09/2020
ĐÓA HỒNG THẮM
Ảnh của Lê Trị
Đây hoa hồng đỏ xinh... xin làm mẫu
Một tình yêu chân chính của riêng em
Trao cho anh... lời nói thật dịu mềm
" Yêu anh mãi "...này tình nhân... anh hỡi
(KD)
Ảnh của Lê Trị
Đây hoa hồng đỏ xinh... xin làm mẫu
Một tình yêu chân chính của riêng em
Trao cho anh... lời nói thật dịu mềm
" Yêu anh mãi "...này tình nhân... anh hỡi
(KD)
VietCatholic TV
Hai dân biểu Jim Banks và Joe Wilson kêu gọi Hoa Kỳ thức tỉnh trước nguy cơ Trung Quốc
Giáo Hội Năm Châu
05:18 23/09/2020
Trong bối cảnh Hoa Kỳ hiện phải chống chọi với hai làn sóng thù địch tấn công từ bên trong và ngoài: sự lấn lướt và trộm cắp tài sản trí tuệ từ cộng sản Trung Quốc, khuỵnh hướng bạo động và nổi loạn chống đối chính quyền và nhân viên công lực của các thành phần xã hội bị phe cực tả, Antifa và đảng cộng sản xúi giục và tài trợ (1), một nhóm dân biểu quốc hội Mỹ sớm ý thức được căn nguyên của vấn đề và đã phản ứng thích đáng bằng việc hình thành một uỷ ban đặc biệt lấy tên là "The China Task Force" (Đội Đặc Nhiệm Về Trung Quốc), đứng đầu là chủ tịch Uỷ ban Ngoại vụ Quốc hội, dân biểu Michael Mc Caul (Texas). Đội đặc nhiệm này có nhiệm vu soạn thảo chính sách, đưa ra ý kiến và chiến lược nhằm đối phó với hiểm hoạ từ Trung Quốc ở 5 lãnh vực: An ninh Tình báo, Công nghệ, Kinh tế và Năng lượng, Năng lực cạnh tranh, và Cạnh tranh về Ý thức hệ. (2).
Dưới đây là bài hợp soạn của hai dân biểu Jim Banks và Joe Wilson trên tờ National Review, kêu gọi quốc hội Mỹ hành động tức khắc trước hiểm hoạ xâm lấn toàn diện của kẻ thù nguy hiểm đối với nhân loại: đảng Cộng sản Trung Quốc.
QUỐC HỘI PHẢI HÀNH ĐỘNG NGAY ĐỂ PHẢN CÔNG SỰ TUYÊN TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC NGAY TRÊN NƯỚC MỸ
Vào tháng 3, khi chúng ta biết được khả năng gây chết người của COVID-19 và cộng đồng thế giới không thể ngăn chặn nó, ngày càng có nhiều lãnh tụ bày tỏ sự phẫn nộ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giống vi khuẩn này đến từ đâu? ĐCSTQ đã biết về nó bao lâu rồi? Liệu Trung Quốc đã có thể kiềm chế nó sớm hơn? Tại sao chính phủ Trung Quốc không tuân theo các thủ tục quốc tế và cho phép WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) hoặc cơ quan CDC (Kiểm soát Dịch bệnh) nghiên cứu vi khuẩn này khi họ yêu cầu được làm điều này ngay từ tháng Giêng và tháng Hai?
Thay vì thừa nhận trách nhiệm về việc gây ra đại dịch trên toàn thế giới, ĐCSTQ đã sử dụng sản nghiệp tuyên truyền của mình để phát động một chiến dịch loan truyền thông tin sai lạc nhằm đổ lỗi cho Hoa Kỳ về vi khuẩn này! Màn tuyên truyền quá quắt này cho rằng COVID-19 có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm quân sự của Hoa Kỳ và quốc gia của chúng ta phần nào phải chịu trách nhiệm về việc (đại dịch) bùng phát. Khi điều này lan truyền trên khắp Twitter và các phương tiện truyền thông tin tức khác, nhiều người Mỹ đã phải trực diện với với sản phẩm của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, một cánh tay mờ ám của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang kiểm soát một mạng lưới phức tạp gồm nhiều mặt trận đang hoạt động ngay trong các thành phố của chúng ta.
"Mặt trận Thống nhất" này công khai thừa nhận sứ mạng “chiến tranh chính trị” theo kiểu chủ nghĩa Lenin, có ý dẫn đưa chủ nghĩa cộng sản đến chiến thắng và hạ gục Hoa Kỳ và bất cứ quốc gia nào ủng hộ lý tưởng của chính phủ tự trị theo hiến pháp và dân chủ. Từ Hollywood đến New York đến Washington, D.C., đến các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ, các mặt trận cùng nhau hoạt động trong các công tác lật đổ, loan tin sai lệch và gián điệp của Cộng sản, để tận dụng lợi thế trong một xã hội mở của chúng ta và từng bước phá vỡ nền tảng của nó.
Mao Trạch Đông từng nhắc đến "Mặt trận Thống nhất" như một “vũ khí ảo thuật” để cải lão hoàn đồng xứ sở Trung Quốc, “nhằm lôi kéo thân hữu của đảng và tấn công kẻ thù của đảng,” để rồi cuối cùng đạt đến mục tiêu là một cuộc nổi dậy của người Cộng sản. Cựu lãnh tụ Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình đã nói về Mặt trận Thống nhất như sau: “Điều chính yếu là tập hợp tất cả những người bạn mà chúng ta có thể tập hợp. Chỉ sau khi đó, chúng ta mới tìm cách băm vụn kẻ thù của mình ”. Gần đây, Chủ tịch đảng Tập Cận Bình đã tăng cường mức đầu tư của Trung Quốc vào tổ chức đảng, cho phép kết nạp hàng chục ngàn đảng viên mới để gia tăng chiến tranh chính trị và giúp tăng sức mạnh quân sự lẫn kinh tế của Trung Quốc.
Nỗ lực này rất có hiệu quả ở Hoa Kỳ. "Mặt trận Thống nhất" này đã thay đổi hệ thống giáo dục của chúng ta thông qua các nhóm như Viện Khổng Tử, làm ảnh hưởng đến những gì chúng ta thấy trên mạng xã hội thông qua các chương trình tuyên truyền của Trung Quốc và thậm chí trả tiền cho những câu chuyện xuất hiện trên báo chí của chúng ta. Điều đó ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận trong phòng họp của ban giám đốc của công ty, đến phòng thay đồ của các nhà thể thao chuyên nghiệp, ngay cả đến kỹ nghệ sản xuất phim. Nó thậm chí vẫn đang hoạt động để xuất bản một ấn bản Kinh thánh mới với “các đặc điểm xã hội chủ nghĩa”.
Từ lâu lắm rồi ĐCSTQ đã có thể làm tất cả những điều này mà hoàn toàn không bị kiểm soát. Bất chấp việc "Mặt trận Thống nhất" đã thẳng thừng thừa nhận các mục tiêu của mình, hầu hết các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ dường như không biết hoặc không quan tâm, mãi cho đến khi Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Pompeo và các viên chức chính quyền khác bắt đầu tiết lộ mối đe dọa nghiêm trọng mà nhóm này gây ra.
Hiện nay ngày càng có sự đồng thuận rằng chúng ta phải chấm dứt hoạt động thâm độc này, và chúng ta tại Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa đang trình bày một kế hoạch chống lại. Mặc dù phần lớn những gì "Mặt trận Thống nhất" can dự ở đây không phải là bất hợp pháp, nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu Đạo luật Chống Tuyên truyền của Trung Quốc trong tuần này để áp đặt các biện pháp trừng phạt và tạo ra các hàng rào nhằm ngăn cản các nhân viên và đặc vụ của "Mặt trận Thống nhất" trong việc tiếp cận hệ thống tài chính của Mỹ, xin thị thực (chiếu khán) để du hành đến Hoa Kỳ, và can thiệp bất hợp pháp vào các cuộc bầu cử của chúng ta.
Chúng tôi kêu gọi tất cả quý đồng nghiệp trong Quốc hội hãy xếp ưu tiên cho việc thông qua dự luật này theo hình thức lưỡng đảng. Nếu bất cứ điều gì có thể làm cho chúng ta xích lại gần nhau, đó chính là mong muốn và nghĩa vụ chung để bảo vệ đất nước của chúng ta và các thể chế của nó. Chỉ còn vài tuần nữa là đến cuộc bầu cử liên bang định mệnh của chúng ta, chúng ta có trách nhiệm phải hành động ngay bây giờ với mặt trận thống nhất của chính chúng ta. Người dân Mỹ phải được phần xứng đáng không kém hơn thế.Nguồn: https://www.nationalreview.com/2020/09/congress-must-act-now-to-counter-chinese-propaganda-in-the-u-s/
(1) https://www.nationalreview.com/news/communist-organizers-arrested-after-allegedly-barricading-officers-inside-aurora-police-department/?utm_source=recirc-desktop&utm_medium=article&utm_campaign=river&utm_content=top-bar-latest&utm_term=third
(2) https://www.nationalreview.com/2020/05/house-republicans-form-china-task-force-amid-new-cold-war/
Bi hùng: Cuộc phản kháng quyết liệt của TGP San Francisco. Biến chuyển lớn trong cuộc bầu cử tại Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:29 23/09/2020
1. Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói: Hạn chế gắt gao các Thánh Lễ ở San Francisco là “Chế nhạo Chúa”
Người Công Giáo ở San Francisco đã diễu hành trong các cuộc rước Thánh Thể trên khắp thành phố vào hôm Chúa Nhật để phản đối việc thành phố tiếp tục hạn chế các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.
Trong bài giảng của mình tại Thánh lễ ngoài trời sau các cuộc rước vào ngày 20 tháng 9, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone nói:
“Trong nhiều tháng, tôi đã thay mặt anh chị em cầu xin Thành phố, bênh vực nhu cầu của anh chị em tìm kiếm niềm an ủi của Thánh lễ, và sự an ủi mà anh chị em có được từ việc thực hành đức tin cũng như sự kết nối với cộng đồng đức tin của anh chị em. Tòa thị chính đã phớt lờ chúng ta.”
“Tôi đã thấy rõ rằng họ không quan tâm đến anh chị em. Chúng ta đã kiên nhẫn chịu đựng sự đối xử bất công quá lâu, và bây giờ đã đến lúc chúng ta đến với nhau để làm chứng cho đức tin của chúng ta và cho sự tối cao của Chúa và nói với Tòa thị chính rằng: Không thể cứ như thế này!”
Những hạn chế của San Francisco đối với việc thờ phượng nơi công cộng cho đến nay vẫn là một trong những hạn chế nghiêm ngặt nhất tại Hoa Kỳ. Thị trưởng London Breed tuần trước thông báo rằng bắt đầu từ ngày 14 tháng 9, các nhà thờ có thể có 50 người tham gia các buổi lễ ngoài trời. Ngoài ra, việc cầu nguyện riêng tư trong nhà thờ chỉ được duy nhất một người cầu nguyện bên trong nhà thờ.
“Chỉ được một người trong ngôi nhà thờ lớn mênh mông này để cầu nguyện à? Thật là một sự xúc phạm. Đây là một sự nhạo báng. Họ đang chế nhạo anh chị em, và thậm chí tệ hơn, họ đang chế nhạo Chúa,” Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói.
Đứng trước các phản ứng quyết liệt của người Công Giáo, Breed hứa hẹn rằng thành phố sẽ cho phép các cử hành trong nhà lên đến tối đa 25 người vào ngày 1 tháng 10. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Cordileone lưu ý rằng con số 25 người ấy ít hơn 1% sức chứa của nhà thờ chính tòa San Francisco.
Vào lúc 11 giờ sáng, Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Cordileone cử hành, và các Thánh lễ bổ sung được cử hành đồng thời tại quảng trường nhà thờ, tất cả 900 không gian chuẩn bị cho Thánh lễ ngoài trời đã được lấp đầy, với nhiều người xếp hàng trên vỉa hè. Một phát ngôn viên của tổng giáo phận nói với CNA rằng cô ước tính có khoảng 1,500 người tham dự.
Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho biết thời gian làm mục vụ tại một giáo xứ vùng nông thôn, sa mạc gần biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ đã dạy cho ngài rằng việc quan tâm đến những người bị từ chối và bị áp bức trong xã hội, trong trường hợp này là những người nhập cư không có giấy tờ, là một phần thiết yếu trong sứ mệnh của Giáo hội.
“Luật cao nhất là tình yêu Thiên Chúa và tình yêu thương người lân cận, và luật đó phải được ưu tiên hơn luật do con người đặt ra, đặc biệt là khi chính phủ yêu cầu chúng ta quay lưng lại với Chúa hoặc với người lân cận của chúng ta”.
“Bây giờ ở San Francisco này, tất cả chúng ta ở đây đang bị xếp vào cuối hàng. Dù giàu hay nghèo, dù mới đến hay từ những gia đình đã ở đây nhiều đời, chính đức tin Công Giáo đã gắn kết chúng ta, và chính vì đức tin Công Giáo của chúng ta mà chúng ta đang bị đặt vào hạng chót.”
Các linh mục tại nhiều giáo xứ xung quanh tổng giáo phận, bao gồm cả Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, đang cử hành nhiều Thánh lễ vào mỗi Chúa Nhật— bên ngoài, và yêu cầu anh chị em giáo dân đứng cách xa nhau — để thích ứng với những hạn chế.
Các thánh lễ cử hành ngoài trời đặt ra những thách thức đối với sức khỏe của anh chị em giáo dân, vì khu vực vùng Vịnh California đang trải qua một thời gian trong đó bầu không khí được đánh giá là tồi tệ nhất trên thế giới, do khói và các chất ô nhiễm khác đến từ các đám cháy rừng.
Source:National Catholic Register
2. Nghị viện Bang Ohio tại Hoa Kỳ cấm chính quyền tiểu bang đóng cửa nhà thờ.
Nghị viện Bang Ohio, Hoa Kỳ thông qua luật cấm chính quyền tiểu bang từ nay không được đóng cửa các nơi thờ phượng, trong cuộc khủng hoảng coronavirus.
Hôm 17 tháng 9, Thượng nghị sĩ Terry Johnson, thuộc đảng Cộng hòa, bang Ohio, là người đệ trình dự luật trước nghị viện tiểu bang, nói rằng vấn đề ở đây là bảo vệ quyền tự do thờ phượng của người dân ở Ohio.
Luật mới được ông Mike DeWine, thống đốc bang Ohio, cũng thuộc đảng Cộng hòa, ký nhận để công bố và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ mùa đông 2020. Hiện nay tại bang này, người dân chỉ có nhiệm vụ phải mang khẩu trang.
Tuy nhiên, các mục sư của Giáo hội Tin lành “Liên minh Kitô Ohio” đã thỉnh cầu ông thống đốc chuẩn chước cho các Giáo hội và các tổ chức tôn giáo khỏi phải đeo khẩu trang.
Theo thống kê hiện nay của các giới chức y tế tiểu bang, Ohio có hơn 130,000 ca nhiễm coronavirus và hơn 4,200 người chết.
Trong khi đó, từ ngày 14 tháng 9, thị trưởng London Breed của thành phố San Francisco, bang California thuộc đảng Dân chủ, chỉ cho phép các nhà thờ được 50 người tham dự thánh lễ ngoài trời và không cho cử hành thánh lễ trong các thánh đường. Nhà thờ được phép mở cửa cho tín hữu vào cầu nguyện riêng, nhưng mỗi lần chỉ được một người mà thôi. Trước đó, ông ta đi xa đến mức chỉ cho tối đa 12 người được dự thánh lễ ngoài trời và nhà thờ bị đóng hoàn toàn.
Đức Cha Salvatore Cordileone, Tổng Giám Mục San Francisco, than phiền rằng chính quyền coi nhẹ các hoạt động tôn giáo, và ngài đã thuê đăng một bài trên báo địa phương than phiền rằng Tu Chính Án thứ nhất trong Hiến Pháp Hoa Kỳ không được áp dụng tại San Francisco.
Đức Tổng Giám Mục San Francisco đã kêu gọi người Công Giáo tham gia các cuộc rước Thánh Thể trên toàn thành phố vào ngày 20 tháng 9 vừa qua, và tham dự các Thánh lễ bên ngoài tòa thị chính - để phản đối các sửa đổi về luật cách ly của thành phố với dụng ý rõ rệt là để ngăn cấm các cử hành phục vụ có công chúng tham dự.
London Breed, là Thị trưởng San Francisco; và Gavin Newsom, là thống đốc tiểu bang California đã tung ra các chính sách hà khắc trong việc đóng cửa các nhà thờ trong thời kỳ đại dịch Covid, trong khi các phòng khám phá thai vẫn được mở cửa. Than thở về những chính sách này, Đức Tổng Giám Mục San Francisco nói: “Họ không chỉ chế nhạo chúng ta. Họ đang chế nhạo cả Thiên Chúa.”
Source:Cleveland
3. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện sẽ có một ảnh hưởng lớn đến Giáo Hội và chính nghĩa phò sinh tại Hoa Kỳ
Bình luận viên Cam Stewart của Sky News Australia cho biết Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ứng viên cho vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ là một người nữ và phải còn trẻ. Thẩm phán Công Giáo Amy Coney Barrett được coi là ứng viên sáng giá nhất cho đến nay.
Thẩm phán Barrett là một người ủng hộ cuộc sống nhiệt thành và ở tuổi 48, bà có thể sẽ ngồi tại Tối Cao Pháp Viện trong nhiều thập kỷ. Vào năm 2015, khi đang là giáo sư Luật Khoa tại Đại Học Công Giáo Notre Dame, bà đã ký một lá thư chung gửi các giám mục Công Giáo khẳng định các giáo huấn của Giáo hội, bao gồm “giá trị của cuộc sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên”, và rằng gia đình và hôn nhân “được xây dựng dựa trên sự cam kết bất khả phân ly của một người nam và người nữ”.
Một ứng cử viên nặng ký khác là Barbara Lagoa, Thẩm phán người Mỹ gốc Cuba đến từ Florida.
Tổng thống đang tìm cách đề cử và phê chuẩn một Thẩm phán Tòa án Tối cao trước cuộc bầu cử liên bang vào tháng 11.
Nếu việc đề cử thành công, ngay cả trong trường hợp xấu nhất là Tổng thống Trump không được tái đắc cử, các chính sách phò sinh sẽ vẫn thắng thế tại Tối Cao Pháp Viện.
Thật thế, nếu Tổng thống Trump có thể điền vào chỗ trống của Tối Cao Pháp Viện, các thẩm phán do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm sẽ có lợi thế là 6 người so với 3 người do Đảng Dân chủ bổ nhiệm, mở đường cho đa số bảo thủ tại Tối Cao Pháp Viện trong nhiều thập niên sắp tới. Trong viễn cảnh ấy, ngay cả phán quyết Roe chống Wade cũng có thể bị lật lại.
Cam Stewart nhận định rằng: “Đảng Dân chủ thực sự không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn điều này.”
Source:Sky News Australia
4. Cái chết của Thẩm phánPope Ginsburg định hình lại cuộc bầu cử tổng thống
Các phương tiện truyền thông tại Úc Đại Lợi nhận định rằng cái chết của Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg đã định hình lại chiến dịch tranh cử tổng thống khi chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày bầu cử.
Tổng thống Donald Trump sẽ công bố lựa chọn của mình cho ghế trống trong tuần này, một động thái được dự kiến sẽ thu hút những lời chỉ trích từ đảng Dân chủ.
Nhà bình luận chính trị Joe Hockey của Sky News cho rằng cái chết của Thẩm phán Ginsburg có thể có lợi cho Tổng thống Trump.
Tuần này các phương tiện truyền thông tại Úc Đại Lợi cũng lên tiếng kêu gọi hủy bỏ quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông 2022 của Bắc Kinh
Một nỗ lực toàn cầu nhằm tước bỏ quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông của Bắc Kinh đã đạt được động lực mới trong bối cảnh có những lo ngại ngày càng tăng về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, và vụ một khoa học gia Trung Quốc tố cáo coronavirus là sản phẩm nhân tạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Chín tờ báo tại Úc Đại Lợi đã đưa tin về một liên minh trên toàn thế giới giữa các nhóm nhân quyền và các chính trị gia để vận động tẩy chay sự kiện này.
Thế vận hội Mùa đông được dự trù khai diễn vào tháng 2 năm 2022.
Source:Sky News Australia
5. Ðức Thánh Cha giúp đỡ những người nuôi gia cầm ở Bojano đang gặp khó khăn.
Nhật báo địa phương Molise ra ngày 18 tháng 9 năm 2020 đưa tin Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tặng 10,000 euro, khoảng 12,000 đô la cho những người nuôi gia cầm ở Bojano, tỉnh Campobasso của Ý, sau khi nghe biết về hoàn cảnh khó khăn của họ.
Cha Alberto Conti, giám đốc Caritas của Giáo phận Trivento, giải thích rằng Ðức Thánh Cha đã rất xúc động khi nghe tin rằng 273 công nhân phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn vì khoản trợ cấp của chính phủ mà họ đang nhận sẽ chấm dứt vào tháng 11 năm 2020.
Cha Conti đã gặp Ðức Thánh Cha ngày 15 tháng 9 năm 2020. Trên Nhật báo Molise, cha kể rằng cha đã xin Ðức Thánh Cha cầu nguyện cho các công nhân, họ sợ bị thất nghiệp sau tháng 11 năm 2020. Ðức Thánh Cha hỏi cha có cách nào giúp họ không. Cha trả lời rằng có 273 gia đình và họ yêu cầu quyền được làm việc. Ðức Thánh Cha đi ra khỏi phòng, sau đó trở lại và vị thư ký của ngài đã trao cho cha một bì thư với số tiền bên trong. Trước sự bối rối của cha, Ðức Thánh Cha còn khuyến khích cha hãy cầm lấy.
Sau khi hỏi ý Ðức cha giáo phận Trivento, cha Conti quyết định dùng số tiền để mua vật dụng học tập cho con của các công nhân.
Cha giải thích rằng vào thời điểm khó khăn, giáo dục và đào tạo người trẻ luôn là những điều đầu tiên bị mất đi. Cha viết: “Ngược lại, những điều này phải được bảo vệ vì chúng là vũ khí hòa bình duy nhất mà những người nghèo nhất sở hữu để cải thiện hoàn cảnh của họ, để phát triển như con người, giúp ích cho sự phát triển của khu vực và do đó là lợi ích của tất cả mọi người”
Source:UCANews