Ngày 23-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Làm cớ vấp phạm
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:39 23/09/2015
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG, năm B
Mc 9, 38-43.45.47-48

LÀM CỚ VẤP PHẠM

Ngày nay, phương tiện truyền thông là một phương thế hữu hiệu nhất để các tin tức được lanh lẹ tới mọi nơi. Tin tức tốt cũng nhiều mà những tin tức gây nhiễu cũng lắm. Gương lành cũng có mà gương xấu lan tràn khắp nơi. Các phương tiện truyền thông khó được kiểm chứng kỹ lưỡng, nên có nhiều gương xấu dễ lây lan nhanh chóng đến nhiều người, đến mọi người , gây nên bầu khí ô nhiễm thật khó thở. Về phía thế giới, về phía xã hội cũng có nhiều gương tốt mà cũng đan xen nhiều gương xấu. Giáo Hội cũng có những gương xấu khiến có người bị lung lay đức tin. Chúa Giêsu đã có một quan điểm, một thái độ bất khoan nhượng đối với những kẻ gây nên gương mù, gương xấu, Ngài bảo :” …thà buộc cối đá lớn vào cổ kẻ ấy mà ném xuống sông còn hơn “ ( Mc 9, 42 ).

Thực tế, nếu xét khía cạnh tự nhiên, trong cuộc đời con người, chúng ta có lúc đã gây cớ vấp phạm cho người khác. Cha mẹ chưa sống trọn nghĩa vụ làm cha làm mẹ, khiến con cái không an tâm tin tưởng hoặc người cha say sưa, nghiện ngập sẽ làm con cái mất niềm tin. Người mẹ sống gian dối, nợ nần chồng chất, vay mượn lung tung sẽ khiến con cái không thể an tâm tin tưởng, cậy nhờ cha mẹ. Hoặc là con cái bất hiếu, hút sách, chơi bời, cờ bạc, không chịu học hành nghiêm túc sẽ làm cha mẹ buồn lòng, đau khổ vv…Nhưng người giáo dục kẻ khác, những nhà tu hành, những người lãnh đạo người khác sống không đúng với địa vị, vai trò của mình ,sẽ khiến nhiều người, cấp dưới thất vọng. Chúng ta nhiều khi vô tình hay cố ý đã làm tổn thương nhiều người vì những việc làm không tốt của chúng ta.

Chúng ta có thể gây cớ vấp ngã cho người khác.Tuy nhiên, nhiều khi chính việc gây ra cớ vấp phạm của chúng ta cho người khác lại là tội lỗi sâu xé thân xác chúng ta. Chúa Giêsu đã có một thái độ, một đòi hỏi cương quyết :” Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt “ ( Mc 9, 43 ). Lẽ dĩ nhiên, đòi hỏi của Chúa Giêsu không phải là nghĩa đen theo kiểu mắt thế mắt răng đền răng, mà Chúa đòi buộc chúng ta phải sống công chính, sống đạo đức, thánh thiện như Cha chúng ta ở trên trời. Nhưng chúng ta cũng không được coi thường đòi buộc này của Chúa Giêsu. Bởi vì, đã có người phải hy sinh một phần thân thể nào đó để tự cứu được mạng sống mình.

Sống ở đời, chúng ta thấy luôn có người khôn và người dại. Chúa Giêsu đã từng nói đến năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại trong Tin Mừng của Ngài đó sao? Năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn mà lại đem theo dầu dự trữ, còn năm cô trinh nữ khờ dại mang đèn mà không mang dầu theo…Người khôn là người dám hy sinh cái gì cao quý để được cái cao quý hơn.

Nước Trời mà Đức Giêsu rao giảng đòi hỏi người ta phải quảng đại, hy sinh, dấn thân, liều mình. Sự sống vĩnh cửu đòi buộc con người “ thà mất mạng sống để tìm lại được mạng sống bởi vì ai tìm mạng sống mình thì sẽ mất, ai liều mất mạng sống mình thì sẽ lại tìm được nó “ hoặc “ Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ mình, vác thập giá của mình mà theo Thầy “. Tìm sự sống vĩnh cửu là điều quí nhất người khôn “ về bán hết gia tài mà muôn thuở ruộng ấy để tìm viên ngọc quí “.

Tìm nước trời phải :”…về bán hết của cải, phân chia cho người nghèo khó, rồi đến đi theo Thầy”. Đây là cái nghịch lý của Tin Mừng. Chỉ ai khôn ngoan mới hiểu được những gì là cản trở người ấy đến với Chúa thì thà chặt tay, móc mắt hay đẩy xa mọi điều gì có thể làm cản trở họ đến với Chúa. Chúng ta phải dám đoạn tuyệt với tất cả những gì nhằm làm chúng ta khó tới với Chúa. Đoạn tuyệt với một tật xấu, đoạn tuyệt với tội lỗi nhiều khi còn đau đớn hơn khi ta chặt chân, móc mắt vv…

Vâng, chúng ta phải can đảm đoạn tuyệt, lìa xa những gì là xấu xa, những gì làm cản bước chúng ta tới Chúa. Có những hy sinh đòi chúng ta phải quảng đại, phấn đấu, thắng vượt. Phần xác và phần hồn luôn cần đi đôi với nhau.Nếu chúng ta mắc một bệnh nào đó đòi hỏi chúng ta phải giải phẫu thì mới cứu sống ta được thì có những lúc chúng ta cũng phải thanh tẩy tâm hồn chúng ta để chúng ta có con tim mới, bộ óc mới, cái nhìn mới để chúng ta nhận ra Nước Trời, nhận ra Thiên Chúa là Đấng cứu độ chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim mới, một con người mới để chúng con biết nhận ra Chúa nơi mọi người, nơi con người, nơi mỗi người. Xin Chúa giúp chúng con biết đẩy lùi những gì làm cản trở con đường dẫn chúng con đến với Chúa.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu lại nói :” Ai gây cớ làm cho người khác vấp ngã thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” ?
2.Người khôn là người thế nào theo Kinh Thánh ?
3.Chúng ta có phải đoạn tuyệt với những tội lỗi không ?
4.Tìm về vĩnh cửu nghĩa là gì ?
 
Hãy cầu nguyện nhân danh Chúa Giesu Kitò
Lm. Jude Siciliano, OP
06:53 23/09/2015
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN (B)
Dân số 11: 25-29; T.vịnh. 18; Giacôbê 5: 1-6; Máccô. 9: 38-43, 47-48

HÃY CẦU NGUYỆN NHÂN DANH CHÚA GIÊSU KITÔ

Một người bà con họ với tôi thích xem thi đấu đánh bài trên truyền hình. Vừa rồi tôi xem với anh ta một ván bài. Tôi rất ngạc nhiên thấy các người chơi bài giữ kín số bài trong tay- tôi hiểu rõ vì trên bàn có nhiều tiền. Một người chơi bài giữ các lá bài ép sát vào ngực và ít khi nhìn vào các lá bài đó. Người khác để bài úp trên bàn và thỉnh thoảng nhích một góc nhỏ lá bài để xem số. Không ai trong số các đấu thủ muốn bất kỳ đấu thủ nào hoặc người đứng ngoài nhìn thấy các lá bài mà họ sắp xếp. Việc đó dễ hiểu vì họ chơi bài để ăn tiền.

Các môn đệ trong câu chuyện phúc âm cũng giống như những người chơi bài. Họ nghĩ Chúa Giêsu là của quý của họ, và họ muốn Ngài thuộc về họ. Theo cách nói trong chơi bài, các môn đệ giữ Chúa Giêsu "sát vào áo của họ". Họ là một nhóm đầy ham vọng, như Chúa Nhật vừa qua, chúng ta nghe họ bàn tán ai là người sẽ có địa vị cao nhất trong triều đại Chúa Giêsu. Hôm nay họ than phiền là họ trông thấy có người không thuộc về nhóm họ lại chữa lành bệnh nhân vì danh Chúa Giêsu.

Các môn dệ nghĩ Chúa Giêsu thuộc về họ, và họ không muốn ai vi phạm địa vị của họ. Nếu các ông sống thời bây giờ, chúng ta có thể tưởng tượng được là các ông muốn giữ bản quyền trên tên của Chúa Giêsu. "Bao nhiêu lần bạn muốn dùng tên Chúa Giêsu? Mỗi lần phải tốn 5 đồng bạc thật. Bao nhiêu lần bạn muốn chữa lành vì danh Chúa Giêsu? Lại phải tốn thêm 5 đồng nữa". Thậm chí họ có thể in tên Chúa Giêsu vào áo cánh với mức giá nào đó.

Họ cảm thấy là họ thuộc riêng về Chúa Giêsu. Ít nhất hình như đó là ý nghĩ của họ trong câu chuyện của phúc âm. Họ có thể xem như Chúa Giêsu là một Ngôi Sao nhạc Rock và các ông là người quản lý giữ bản quyền trên các việc Chúa Giêsu nói hay làm.

Họ muốn có một tổ chức nhỏ về tôn giáo và họ giữ bản quyền. Đó là ý nghĩ của họ, nhưng họ không làm ra Chúa Giêsu. Họ quên năng lực của trái tim Chúa Giêsu không có giới hạn. Họ quên Chúa Giêsu có lòng cảm thông vô bờ bến, và Ngài không thuộc về một số người nào có địa vị hay đầy uy thế. Lòng cảm thông đó vô giới hạn với tất cả mọi người. Chúa Giêsu là hình ảnh Thiên Chúa mà họ đang nhìn thấy, Thiên Chúa là Đấng muốn nói lời tha thứ cho tất cả những người tội lỗi, chứ không phải cho một số ít người mà thôi. Thiên Chúa muốn với tay sờ vào tất cả những ai bị đau đớn về thể xác cũng như về tinh thần, chứ không phải chỉ những người thuộc một nhóm nào có địa vị hay đáng được thương đến.

Sau đó, họ trông thấy Chúa Giêsu, Ngôi sao tuyệt vời của họ, bị đau đớn trên cây thập giá, và đến sau nữa, Ngài sống lại từ cỏi chết, thì họ mới hiểu ý nghĩa chính. Và sau đó họ sẽ làm những điều chúng ta làm bây giờ, là kể lại những chuyện về Chúa Giêsu, và tha thứ như họ đã thấy Ngài làm, không kể giới hạn, không kể người phải chứng tỏ là họ cần được chữa lành. Khi họ làm như thế họ sẽ hành động và nói vì danh Chúa Giêsu, không chỉ cho một số ít, nhưng cho tất cả những ai họ gặp, hay đến với họ. Vì danh Chúa Giêsu họ sẽ mở mắt cho người mù, chữa lành người tàn tật, và cho người chết sống lại. Trước hết họ làm sai, nhưng rồi họ sẽ được học cách nói và hành động vì danh Chúa Giêsu.

Dựa vào danh thánh toàn năng của Chúa Giêsu mà chúng ta tuyên xưng hôm nay trong lời kinh Thánh Thể. Trong kinh đó, bao nhiêu lần chúng ta kết thúc với lời "nhân danh Chúa Giêsu", hay "nhân danh Chúa Giêsu Kitô". Hay chúng ta cầu xin "vì danh Chúa Giêsu", và chúng ta tin tưởng Thiên Chúa sẽ nghe lời chúng ta. Trái lại, đức tin chúng ta tựa vào danh Thánh Chúa Giêsu nghĩa là Thiên Chúa đã nghe chúng ta qua Chúa Giêsu, và Thiên Chúa rất hài lòng về chúng ta.

Chúng ta không cầu xin nhân danh Chúa Giêsu vì lợi ích cho Thiên Chúa, hay để làm hài lòng Thiên Chúa, nhưng là để nhắc nhở chúng ta là đức tin chúng ta ký thác vào Chúa Giêsu và Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta: Thiên Chúa muốn tha thứ chúng ta, muốn chữa lành, muốn ban thêm năng lực cho cộng đoàn chúng ta và muốn cho chúng ta được bình an.

Thật là điều tốt lành Chúa Giêsu làm việc theo ý Ngài chứ không theo ý các môn đệ. Các ông có thể chỉ định ra ai có thể, hay không có thể cầu xin vì danh Chúa Giêsu. Nếu theo ý các môn đệ lúc đó thì bây giờ Kitô giáo chỉ là một tôn giáo nhỏ hẹp trong một vùng ở Palestine, mà thế giới coi đó là một vùng không đáng kể, không ảnh hưởng gì đến bên ngoài. Trái lại, hôm nay chúng ta tuyên xưng danh thánh Chúa Giêsu, và hằng tỷ Kitô hữu trên thế giới hiệp cùng chúng ta tuyên xưng như thế. Không những chỉ có người Công Giáo mà cả các tín hữu chính thống giáo và tin lành nữa.

Thật đáng tiếc, theo lịch sử, chúng ta, những Kitô hữu tranh luận nhau về đức tin, về các hành động đức tin, và muốn giữ bản quyền. Đôi khi chúng ta tranh luận rất bạo tàn, một đạo binh Kitô hữu chống đối một nhóm khác. Đã có nhiều chiến tranh xãy ra vì danh Chúa Giêsu. Những người đó có thể dùng danh Chúa Giêsu, nhưng chắc Chúa Giêsu không chấp nhận họ.

Hôm nay, chúng ta cầu xin vì danh Chúa Giêsu để khi chúng ta ra đi chúng ta có thể nhờ đức tin vì danh Ngài mà hành động và nói lời Ngài. Bởi thế vì danh Chúa Giêsu chúng ta cầu xin trước hết cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Chúng ta cầu xin cho những người ở ngoài cộng đoàn xứ đạo chúng ta, cho việc làm tốt lành và cho kinh nguyện vì danh Ngài. (ở đây các linh mục có thể nêu lên những việc làm của giáo xứ và cộng đoàn riêng).

Chúng ta cũng cầu xin vì danh Chúa Giêsu cho những việc làm tốt lành trong đời sống hằng ngày của chúng ta: như vì danh Chúa Giêsu chúng ta đi thăm bệnh nhân, nấu bữa cơm cho người không ra khỏi nhà được, tha thứ cho người khác, đón chào người khác chúng ta. Vì danh Chúa Giêsu chúng ta sống đúc tin trong hành động và lời nói hằng ngày.

Tôi đi giảng ở một giáo xứ, cộng đoàn đức tin tuyên xưng họ dấn thân vào việc làm "nhân danh Chúa Giêsu". Đây là cách họ viết sự dấn thân đó trong trang đầu tờ tuần báo của giáo xứ "Chúng tôi, những người trong giáo xứ Thánh Christopher cùng nhau vì phép rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô, là một cộng đoàn hành hương về nhà Thiên Chúa, là Cha chúng tôi. Qua ơn hướng dẫn của Chúa Thánh Thần việc chúng tôi được làm môn đệ đòi hỏi chúng tôi phải học hỏi thêm về phúc âm và, nuôi dưỡng qua lời cầu nguyện và phép Thánh Thể. Cộng đoàn chúng tôi đón chào, kính trọng tất cả đời sống và những ơn huệ Thiên Chúa ban. Chúng tôi nâng đỡ nhau để giúp chu toàn ơn gọi phục vụ trong gia đình, trong cộng đoàn, và trong toàn thế giới"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


26th SUNDAY in Ordinary Time
Numbers 11: 25-29; Psalm 19; James 5: 1-6; Mark 9: 38-43, 47-48

A cousin of mine likes to watch poker tournaments on television. I watched a few minutes of one of the tournaments with him recently. I was struck by how secretive each player was with his or her cards – something I could understand perfectly, after all there was a lot of money on the table! One of the players held the cards close to his chest barely peeking at them. Another held her cards on the table and raised their corners the tiniest bit to take a peek. None of the players wanted any other player or observer to see the cards they held. Obviously..... they were playing poker for a lot of money.

The disciples in the gospel story arc a lot like those poker players. They consider Jesus their special possession, their own personal treasure and they want him for themselves. In poker terms, they are playing him "close to the vest." They were an ambitious group – just last Sunday we heard them arguing over who was the greatest among them. Today they complain that they saw someone who was not part of their group performing a healing in Jesus’ name.

They consider Jesus their own and they don’t want any infringement on their domain. If they could, they would have liked to have copyrighted Jesus’s name and the power that went along with it. If they had lived now, we can imagine them licensing the use of Jesus’s name: "How many times do you want to use Jesus’s name? That will cost five silver coins. How many times do you want to cure someone in his name? That will be another five silver coins." They might even have printed up jerseys and T-shirts with his name on them – for a price.

They felt they were privy to Jesus. At least that seems to be their frame of mind at this point of the gospel story. It’s as if Jesus is a rock star and they are his agents, with exclusive rights over what he does and says.

What they really wanted was a tidy little religious box, clearly in their control. That may have been their thinking – but they hadn’t factored in Jesus. They forgot the size of his heart, that it had no such limits. They forgot how big his compassion was, that it never ran out and wasn’t limited to a few who had the proper credentials or disposition. There was plenty for everyone. Jesus is the visible face of the God that they can’t see; the God who wants to speak words of forgiveness to all sinners, not just a few; who wants to reach out and touch all those broken of limb, and broken of spirit, not just those who belong to our club or carry the right credentials.

Later, after they see their Superstar Jesus crushed on the cross and still later, after he rises from the dead, they will finally get the point, finally understand. Then they would do what we’re doing right now, retell the stories of Jesus and set out to forgive the way they saw him do it – without restrictions or limits of any kind; without people needing to prove that they were worthy candidates for cures. When they did that they would have been speaking and acting in Jesus’ name, not just for a select few, but for everyone they met, or came to them. In Jesus’ name they will open the eyes of the blind, cure cripples, and even raise the dead. At first they got it wrong, but then they learned what it meant to speak and act in Jesus’ name.

It’s the same powerful name of Jesus that we invoke today: listen to our prayers today at this Eucharist. Listen to how many times today we end our prayers.... "in the name of Jesus" or, "in the name of Jesus Christ." Or, we say, "Grant this through Christ our Lord." It’s not a magic formula that we use to get God’s attention. We don’t pray "in Jesus’ name" as our recipe for a sure hearing from God. Instead our faith in his name tells us we already have a hearing from God and that, in Jesus, God is very well disposed towards us.

We are not praying in Jesus’ name for God’s benefit, or to satisfy a special formula, but as a reminder to ourselves of our faith in Jesus and the God he revealed to us: the God who wants to forgive... heal... strengthen our community and bring us peace.

It’s a good thing Jesus had his way and not the disciples. They would have portioned out who could and who could not pray in Jesus’ name. If they had it their way, Christianity today would be a small regional religion practiced by a tiny group in Palestine, whom the world would have considered, quaint and of little significance.
Instead, here we are today invoking Jesus’ name. We are joined by the billions of other Christians doing the same thing throughout the world – not just Catholics, but Orthodox Christians and all kinds of Protestants.

Unfortunately, in the course of our history we followers of Christ have squabbled over our beliefs, practices, and possessions. Sometimes very violently – one so-called Christian army against another. There have been many wars invoking the name of Jesus. They may have been using his name, but he wouldn’t have recognized them.

We use Jesus’ name in prayer today so that when we leave here we can, through our faith in that name, do his works and speak his words. So, in his name we pray, first of all today, for the unity of all Christians who believe in him. We pray for the outreach of our parish community, the good works of prayer and service done in his name. (The preacher might be specific here and name some of the good works done by this particular parish or faith community).

We also we pray in Jesus’ name for the many good deeds we do in our personal daily lives. In his name we visit a sick friend, cook a meal for a housebound person, practice forgiveness, welcome and accept people different from ourselves. In his name we practice our faith in daily words and actions

At a parish I preached at the community of faith expressed their commitment to act "in the name of Jesus." Here is how they put it in their mission statement, published each week on the cover of their parish bulletin: We, the people of St. Christopher Roman Catholic Church, bonded by our Baptism in Jesus Christ, are a pilgrim community journeying toward God, our Father. Guided by the Holy Spirit, our call to discipleship requires us to be informed by the Gospel challenge, and nurtured by prayer and Eucharist. As a welcoming community, respectful of all life and all God’s gifts, we support each other in order to fulfill the call to service in our families, our community, and our world.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:10 23/09/2015
27. TRÍ TUỆ CỨU ĐƯỢC VÚ EM.
N2T

Trong nhà Hán Võ Đế có một bà bảo mẫu đã một lần phạm tội, viên quan chủ quản trình với Hán Võ Đế đem nhà của bà bảo mẫu dời ra biên cương, Hán Võ Đế buộc lòng phải phê chuẩn.
Bà bảo mẫu sẽ phải vào triều chào từ biệt Hán Võ Đế, nhưng trước đó thì bà đi thăm người diễn viên cung đình mà Hán Võ Đế rất cưng chiều là Quách Xả Nhân và khóc với ông ta.
Quách Xả Nhân nói:
- “Khi bà vào triều yết kiến hoàng thượng rồi lập tức từ biệt ngay và đi cho thật nhanh, khi đi thì nhiều lần ngoái mặt lại nhìn hoàng thượng”.
Bà bảo mẫu làm theo lời của Quách Xả Nhân chỉ bảo, từ biệt Võ Đế, và rất nhanh rời khỏi đó, khi đi thì nhiều lần quay đầu lại nhìn, Quách Xả Nhân lớn tiếng chửi bà vú em:
- ”Ái dà ! Bà già này, tại sao không đi nhanh nhanh một chút ! Bệ hạ đã lớn rồi, lẽ nào còn uống sữa của bà để sống hay sao ! Tại sao không đi cho rồi mà còn quay đầu lại nhìn nữa hử !”
Thế là Hán Võ Đế thương hại bà, lòng cảm thấy rất bi thương, bèn hạ lệnh không được di chuyển nhà của bà bảo mẫu nữa.
(Sử ký)

Suy tư 27:
Khi cử hành thánh lễ Mi-sa là linh mục diễn lại hy tế thập giá của Đức Chúa Giê-su, nghĩa là linh mục đóng vai trò của Đức Chúa Giê-su để chủ tế thánh lễ, chứ không phải linh mục đóng vai trò của quân lính Rô-ma hét la, chửi mắng giáo dân trên bàn thờ và trên bục giảng...
Tôi đã thấy có linh mục dâng thánh lễ chỉ có…mười lăm phút đồng hồ, và sau đó thì tất tật chạy đi đánh cờ đô-mi-nô với bạn bè; tôi cũng đã thấy nhiều linh mục chửi giáo dân trên tòa giảng và hét la ca đoàn trên bàn thờ sau khi đọc lời truyền phép; và tôi cũng nghiệm thấy rằng, nếu giáo dân thờ ơ với thánh lễ, không sốt sắng tham dự thánh lễ là vì linh mục không thật sự diễn lại hy tế của Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ, các ngài dâng lễ nhưng lòng trí thì để nơi bữa tiệc sắp tới với đại gia này đại gia nọ, để nơi cuộc hội hè với bè bạn, hoặc là dâng lễ chạy sô...
Đức Chúa Giê-su trong bữa ăn cuối cùng (tiệc ly) với các môn đệ, Ngài bày tỏ hết lòng yêu thương các ông, Ngài dạy bảo các môn đệ hãy yêu thương nhau và khiêm tốn phục vụ nhau, như Ngài đã yêu thương và phục vụ các ông.
Linh mục cử hành thánh lễ là Đức Chúa Ki-tô cử hành, thánh lễ là bữa tiệc Nước Trời, giáo hữu là các môn đệ. Vậy thì linh mục hãy diễn tả hết tâm tình yêu thương của Đức Chúa Giê-su cho các môn đệ là giáo hữu của mình, để họ cùng yêu thương và phục vụ lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày.
Như thế thì ai còn chê trách được linh mục của Chúa chứ, bởi vì các ngài thông minh và khôn ngoan hơn các diễn viên trên sân khấu, và quan trọng hơn cả là vì các ngài không phải là những diễn viên mà là những Alter Christus -Đức Chúa Ki-tô thứ hai.
Quách Xả Nhân là diễn viên cung đình nhờ trí tuệ của mình mà cứu được bà bão mẫu, chỉ dạy cho bà cách đóng kịch thê lương để cảm động lòng nhà vua.
Linh mục sẽ cứu được nhiều linh hồn khi sốt sắng cử hành mầu nhiệm hy tế -chứ không phải đóng kịch- là thánh lễ Mi-sa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:12 23/09/2015
N2T

12. Bàn về việc kết hôn hoặc giữ trinh khiết, thì tôi tớ không có trách nhiệm phục tùng chủ nhân mình, con gái không có trách nhiệm phục tùng cha mẹ mình.

(Thánh Thomas de Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày đầu tiên của Đức Phanxicô tại Hoa Kỳ
Vũ Van An
00:10 23/09/2015
Sau đây là bản tin ngày 22 tháng Chín của Hãng Associated Press, ghi nhanh về ngày đầu tiên của Đức Phanxicô tại Hoa Kỳ:

1 giờ 20 chiều: Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đánh dấu lần thứ hai ngài có cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Barack Obama.

Hai vị gặp nhau lần đầu tại Vatican, hồi tháng Ba năm ngoái.

Sau cuộc viếng thăm đầu tiên trên, Vatican và Tòa Bạch Ốc đưa ra hai tường thuật khác nhau về những gì hai vị thảo luận trong cuộc gặp gỡ lâu một giờ.

Ông Obama nhấn mạnh tới cơ sở chung của hai vị về việc đấu tranh chống bất bình đẳng và nghèo khó trong khi các giới chức Vatican thì nhấn mạnh tới sự quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo của điều các vị gọi là “các quyền tự do tôn giáo, sự sống và phản đối lương tâm”.

Sự kiện trên cho thấy sự bất đồng lớn về chỉ thị ngừa thai trong đạo luật chăm sóc y tế của Ông Obama.

1giờ 50 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất bình dân; ngài có khuynh hướng xà vào đám đông dân chúng và thích du hành trong những chiếc xe jeep mở cửa hai bên.

Tất cả những điều ấy tạo nhiều nhức đầu cho ngành chấp pháp của Hoa Kỳ khiến họ phải mở một thao tác an ninh chưa từng có để giữ an toàn cho ngài trên đất nước họ.

Trong cuộc thăm viếng 6 ngày tại ba thành phố, bắt đầu chiều thứ Ba, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp Tổng Thống Barack Obama, đọc diễn văn trước Quốc Hội, trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York và tham dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia.

Ngài kết thúc chuyến viếng thăm Cuba vào chiều cùng ngày.

Các biện pháp an ninh chặt chẽ rất có thể làm rất nhiều người không tới gần được Đức Giáo Hoàng và khiến nhiều người khác không thể làm ăn buôn bán được gì trong các thành phố này.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tới Bạch Ốc sáng Thứ Tư. Khoảng 15,000 người đã được mời tham dự lễ nghinh đón ngài tại Vườn Phía Nam.

2 giờ 00 chiều: Bạch Ốc cho biết: Tổng Thống Barack Obama quyết định đích thân nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại căn cứ quân sự Hoa Kỳ bên ngoài Washington không xa; người ta coi đây là một biểu tượng cho thấy lòng kính trọng sâu xa của nhân dân Hoa Kỳ đối với Đức Giáo Hoàng.

Thư ký báo chí Josh Earnest nói rằng: "Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nguồn gợi hứng không những cho người Công Giáo, mà còn cho người thuộc mọi tôn giáo khắp thế giới vốn chia sẻ các giá trị của ngài”

Ông Obama, Phó Tổng Thống Biden và các bà vợ của họ sẽ có mặt tại Căn Cứ Không Quân Andrews để nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên của ngài xưa nay.

Cũng đã có những tiền lệ viếng thăm như thế này. Hồi còn là tổng thống, năm 2008, ông W. Bush cũng đã thân hành tới Căn Cứ này khi Đức Giáo Hoàng hồi đó là Bênêđíctô XVI tới thăm Hoa Kỳ.

3 giờ 30 chiều: Các chuẩn bị vào giờ chót cho việc Đức Giáo Hoàng tới đây đang được ráo riết thực hiện tại căn cứ quân sự bên ngoài Washington, và đoàn hộ tống Tổng Thống Barack Obama đang tiến vào căn cứ.

Hàng Rào Danh Dự của Quân Lực từ Khu Quân Sự Washington đã trải xong thảm đỏ cho Đức Giáo Hoàng. Trong khi 37 trẻ trai thuộc Ban Kèn của Trung Học Công Giáo DeMatha, vận quần nâu áo khoác mầu hải quân, đang thử lại nhạc khí, còn đám đông thì đứng chờ Đức Giáo Hoàng tới.

Waverly Harris, học sinh năm thứ hai của trường toàn con trai ở Hyattsville, Maryland, nói rằng quả là một danh dự lớn được nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên của ngài.

Harris, người chơi nhạc cụ gõ, thú thực rằng cậu “hơi lo lắng một chút” nhưng nói thêm “trình diễn cho ngài quả là tuyệt diệu”.

Ban nhạc của các em sẽ trình diễn bản “Happy” của Pharrell Williams và bản "Don't Stop Believin'” của Journey.

3 giờ 50 chiều: Các chính trị gia và gia đình họ, các vị tổng giám mục và các trẻ em Công Giáo đang tụ lại để nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Hoa Kỳ.

Cùng với Tổng Thống Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama, phái đoàn nghinh đón còn bao gồm các đệ nhất tiểu thơ Malia và Sasha Obama cùng bà ngoại của họ là Marian Robinson.

Bạch Ốc cho biết Phó Tổng Thống Joe Biden và phu nhân Jill Biden sẽ tham dự cùng với hai cháu gái của họ là Maisy và Finnegan. Ông Biden là phó tổng thống Công Giáo đầu tiên.

Đại Sứ Hoa Kỳ bên cạnh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục của Washington cũng tham gia với họ. Bạch Ốc cho biết: Vatican cũng đã chọn các học sinh tiểu và trung học ở vùng Washington để đi nghinh đón Đức Giáo Hoàng và tặng hoa cho ngài.

Các khách chính thức đang tham gia với đoàn khách khác trên khán đài chờ được thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Khoảng 23 trường Công Giáo ở Maryland và Quận Columbia gửi đại diện với khoảng 400 nhân viên quân sự địa phương và gia đình họ.

Đám đông thực tập khẩu hiệu nghinh đón: “We love Francis, how about you?" (Chúng tôi yêu mến Đức Phanxicô, còn các bạn thì sao?) và "Ho, Ho, Hey, Hey, Pope Francis is on the way" (Ho, ho, hey, hey, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đến).

3 giờ 52 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đặt chân tới Hoa Kỳ.

Chiếc máy bay thuê của ngài đang đậu trên sân Căn Cứ Không Quân Andrews bên ngoài Washington sau khi đã đưa nhà lãnh đạo của người Công Giáo La Mã trên thế giới tới đây để viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên.

Đức Phanxicô đặt chân lên đây sau một chuyến bay từ Cuba, nơi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm 4 ngày.

Trước khi rời đảo quốc Cộng Sản, Đức Phanxicô kêu gọi người Cuba khám phá lại di sản Công Giáo của họ và sống “cuộc cách mạng của tình âu yếm”.

Tổng Thống Barack Obama, đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Phó Tổng Thống Joe Biden và phu nhân Jill Biden cùng có mặt tại Căn Cứ Andrew để nghinh đón Đức Giáo Hoàng.

Ông Obama và Đức Phanxicô sẽ trực diện hội kiến với nhau tại Bạch Ốc vào hôm Thứ Tư.

4 giờ 00 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng tự bênh vực ngài trước những lời của phe bảo thủ phê phán các nhận định của ngài về kinh tế. Ngài nói rằng ngài chỉ lặp lại giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo.

Trong chuyến bay từ Cuba tới Washington, Đức Giáo Hoàng nói với các ký giả rằng một số lời giải thích các trước tác của ngài cho người ta có cảm tưởng phần nào ngài “thiên về phía tả hơn”, nhưng giải thích như thế là không đúng.

Đức Phanxicô được yêu cầu nhận định về các nghi vấn của một số bình luận gia Hoa Kỳ về việc không biết ngài là Cộng Sản hay Công Giáo. Ngài trả lời: “tôi chắc chắn một điều tôi không bao giờ nói bất cứ điều gì đi ra ngoài giáo huấn xã hội của Giáo Hội”.

Nói đùa về việc mình có thực sự là người Công Giáo hay không, Đức Giáo Hoàng bảo: “nếu tôi buộc phải đọc kinh Tin Kính, thì tôi là người Công Giáo rồi”.

4 giờ 05 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết: trong diễn văn trước Quốc Hội vào tuần này, ngài sẽ không đặc biệt kêu gọi Hoa Kỳ bỏ cấm vận Cuba.

Trên đường tới Washington, Đức Phanxicô được một ký giả Cuba yêu cầu cho biết ý nghĩ của ngài về việc cấm vận và liệu ngài có nêu vấn đề này trong bài diễn thuyết hôm Thứ Năm hay không, tức bài diễn văn trước nhất của một vị giáo hoàng xưa nay với Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đức Phanxicô cho biết: vấn đề cấm vận là một phần trong diễn trình bình thường hóa đang tiến hành và “uớc nguyện của tôi là họ đạt được kết quả tốt, họ có thể đạt được một thỏa hiệp thỏa mãn cả hai bên”.

Ngài nói rằng trong bài diễn văn sắp tới, ngài sẽ thảo luận các mối liên hệ song phương và đa quốc, nhưng vấn đề cụ thể về cấm vận Cuba “thì không được nhắc đến”.

4 giờ 10 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang được dành cho một cuộc nghinh đón kiểu minh tinh nhạc rock khi ngài tới đây thăm viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên.

Các đám đông tại Can Cứ Không Quân Andrews hoan hô khi máy bay của Đức Giáo Hoàng hạ cánh. Ngay sau đó, Tổng Thống Barack Obama rời nhà ga của căn cứ bước tới máy bay, nơi cờ Hoa Kỳ và cờ Tòa Thánh đang tung bay.

Tổng Thống vẫy tay với các đám đông khi ông cùng vợ và hai con gái bước lên thảm đỏ ngay trước máy bay.

Đức Phanxicô xuất hiện giữa những tiếng hoan hô vang dội, vừa đi vừa bỏ chiếc nón chỏm ra khỏi đầu vì trời gió. Ngài mỉm cười rất tươi và nói “hello” với các cá nhân ra nghinh đón trước khi bước lên thảm đỏ bên cạnh Ông Obama.

Đức Giáo Hoàng dừng lại ở cuối thảm đỏ để tiếp nhận bó hoa từ tay một bé gái. Rồi ngài và Ông Obama cùng đoàn tùy tùng tiến qua đám đông, vào nhà ga.

4 giờ 20 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ khước chiếc limousine sang trọng, chọn chiếc xe khiêm tốn hơn. Ngài ngồi vào ghế sau của chiếc Fiat nhỏ mầu đen, rồi quay kính cửa sổ xuống để nhìn ra ngoài và mỉm cười với đám đông đang rõi nhìn.

Đó là quang cảnh bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy trong đoàn xe hộ tống ông Obama. Tổng thống, theo truyền thống, có thói quen giữ cho các cửa sổ của chiếc limousine đóng chặt vì lý do an ninh.

Mấy giây sau, chiếc xe của Đức Giáo Hoàng bắt đầu lăn bánh. Đức Giáo Hoàng vẫy tay lần chót trước khi khởi hành.

Bên ngoài nhà ga, nhiều người trong đám đông hân hoan hô to "Ho, Ho, Hey, Hey, Welcome to the U.S.A." (Ho, ho, hey, hey, Chào Mừng Ngài Tới Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu).

4 giờ 45 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng án chung thân trong nhà tù giống như “ngày nào cũng chết”, và cho hay: trong Giáo Hội Công Giáo, hiện có nhiều đề nghị kêu gọi chấm dứt án chung thân.

Đức Giáo Hoàng nói như trên trong chuyến bay từ Cuba vào Hoa Kỳ, nơi ngài sẽ viếng một nhà tù trong tuần này.

Ngài gọi án chung thân là “án tử hình dấu mặt” vì “bạn ở đó mà không hề có hy vọng được thả tự do”.

Ngài nói như thế để trả lời một câu hỏi về các tù nhân và người bất đồng Cuba, và cho biết: Giáo Hội Công Giáo La Mã ở Cuba sẽ tiếp tục cố gắng giành tự do cho họ.

4 giờ 55 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chuẩn bị nghỉ đêm đầu tiên trên đất Hoa Kỳ.

Ngài tới Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh trước lúc 5 giờ chiều. Các người hoan hô ngài vận đồ sặc sỡ đứng phía sau hàng rào sắt, rõi mắt nhìn đoàn xe đang tới của Đức Giáo Hoàng.

Chuyên chở Đức Phanxicô qua các đường phố Washington là chiếc Fiat 500L, thật nhỏ giữa hai chiếc SUV đen khổng lồ trong đoàn hộ tống. Đức Phanxicô tỏ ý muốn được sử dụng những chiêc xe khiêm tốn vì ngài muốn nhấn mạnh tới lối sống giản dị, bác bỏ lối sống duy tiêu thụ ngày nay.

Đức Giáo Hoàng dành ít phút chào hỏi những người nghinh đón đứng bên ngoài Tòa Khâm Sứ trước khi đi vào bên trong. Ngài qua đêm trước khi hội kiến với Tổng Thống Barack Obama vào Thứ Tư và nói chuyện với Quốc Hội vào Thứ Năm.

Tòa Khâm Sứ được xây cho Giáo Hội Công Giáo thập niên 1930. Kiến trúc sư của nó là Frederick V. Murphy, người từng lập ra phân khoa kiến trúc cho Đại Học Công Giáo America tại Washington năm 1911.
 
Đón tiếp Đức Thánh Cha tại căn cứ không quân Andrews
VietCatholic Network
05:11 23/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trở thành vị Giáo Hoàng thứ tư thăm viếng Hoa Kỳ. Thật vậy, 3 vị tiền nhiệm của ngài là Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã viếng thăm Hoa Kỳ.

Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên thăm Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1965.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Hoa Kỳ 7 lần. Lần đầu là vào ngày 10 tháng Giêng năm 1979 và lần cuối là vào ngày 26 tháng Giêng năm 1999.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thăm Hoa Thịnh Đốn và New York trong thời gian từ 15 đến 20 tháng Tư năm 2008.

Sáng ngày thứ Ba 22 tháng 9 Đức Thánh Cha còn một sinh hoạt khác nữa là buổi gặp gỡ các gia đình Cuba trong nhà thờ chính toà lúc 11 giờ trưa giờ địa phương và ban phép lành cho thành phố trước khi ra phi trường từ giã Cuba đế đáp máy bay đi Hoa Thịnh Đốn, bắt đầu 6 ngày viếng thăm Hoa Kỳ.

Trong chuyến tông du quốc tế lần thứ 10 kéo dài 9 ngày đến Cuba và Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha dành 6 ngày để thăm 3 thành phố là thủ đô Hoa Thịnh Đốn hay còn gọi là Washington DC, New York và Philadelphia là những nơi ngài sẽ cử hành các Thánh Lễ trước những đám đông vĩ đại, sẽ chủ tọa nghi lễ phong thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ, sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội, trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và gây không ít căng thẳng trong sứ điệp của ngài.

Hàng trăm khách đã được Tòa Sứ Thần mời tới nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Sân Bay Andrews. Khoảng hơn 10 nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng đã được mời tham gia với Tổng Thống Obama, Ông Biden, các phu nhân và con cháu của họ trên sân bay.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viagnò là sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ đang tiến lên máy bay đón Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Cha Carlo đã là sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ từ ngày 19 tháng 10 năm 2011 thay thế cho Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi.

Tòa Thánh và Hoa Kỳ đã đồng ý thiết lập tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại đây từ ngày 24 tháng Giêng năm 1893 với Đức Khâm Sứ Tòa Thánh (Apostolic Delegate – chỉ làm công việc liên lạc giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương – không làm công việc vì quốc gia sở tại chưa có quan hệ chính thức với quốc gia thành Vatican) đầu tiên là Đức Cha Francesco Satolli. Vị Khâm Sứ Tòa Thánh cuối cùng trên đất Mỹ là Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi. Ngài cũng trở thành Sứ Thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) tiên khởi tại Hoa Kỳ sau khi quan hệ thân thiết giữa tổng thống Ronald Reagan và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dẫn đến việc hình thành quan hệ ngoại giao chính thức giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ.

Thực ra, tước vị chính thức của Đức Cha Pio Laghi là Apostolic Pro-Nuncio vì có một thời gian Tòa Thánh chỉ dùng từ Apostolic Nuncio (tiếng Ý: Nunzio Apostolico) cho những vị là niên trường ngoại giao đoàn tại quốc gia sở tại. Ngày nay, Tòa Thánh dùng danh xưng Apostolic Nuncio cho tất cả các vị vừa làm công việc ngoại giao vừa làm công việc liên lạc giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương.

Tòa Bạch Ốc tìm cách nhấn mạnh các tương đồng giữa Tổng Thống và Đức Giáo Hoàng, trong khi lờ đi các lãnh vực bất đồng. Ông Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Cả Tổng Thống Obama lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong suốt nghiệp vụ của các vị, đã chứng tỏ sự dấn thân cho các giá trị liên quan tới công lý xã hội và kinh tế".

Hôm Thứ Ba, một số dân biểu Dân Chủ công bố ba cuốn video ngắn khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng đề cập tới di dân, thay đổi khí hậu và nghèo đói trong bài diễn văn trước Quốc Hội của ngài.

Nhiều nhà quan sát cho rằng tất cả những chiêu thức này đều là nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới.

Chỉ mấy giờ trước khi ngài tới, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã cố gắng nhưng thất bại trong cuộc vận động ngăn cấm việc phá thai sau 20 tuần thai nghén. Những người chống phá thai hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng của họ trong việc áp đặt các giới hạn mới lên thủ tục phá thai và hủy bỏ việc tài trợ cho "công ty" phá thai Planned Parenthood.

Ông Obama và con cháu đang ra đón Đức Thánh Cha ngay tại chân thang máy bay.

Đức Thánh Cha đang bước xuống thang máy bay. Ông Obama và phu nhân Michelle đón Đức Thánh Cha ngay tại chân thang máy bay. Tổng thống giới thiệu những người con mình là Malia và Sasha, và mẹ vợ, Marian Robinson, trong khi phó tổng thống Biden giới thiệu hai cháu, Maisy và Finnegan.

Đức Thánh Cha đang chào thăm các thành viên chính phủ.

Ngài đang nói chuyện với Đức Hồng Y Donald Wuerl của tổng giáo phận Washington DC.

Tòa Sứ Thần phối hợp với tổng giáo phận Washington đã chọn 4 trẻ em thuộc lớp 1, lớp 3 và lớp 7 từ nhiều trường Công Giáo khác nhau chung quanh khu vực Hoa Thịnh Đốn để nghinh đón ngài, mỗi em mang một bó hoa.

Đức Thánh Cha không có bài diễn văn khi tới đây như ngài đã từng làm khi đến Havana cho nên ngài và tổng thống Obama đi thẳng vào phòng khánh tiết sân bay. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã đi trên một chiếc Fiat rất nhỏ bé để về nghỉ đêm tại Tòa Sứ Thần.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dự nghi lễ chào mừng long trọng tại Vuờn Phía Nam của Bạch Ốc vào sáng Thứ Tư, với 21 phát súng chào, ban nhạc Thủy Quân Lục Chiến cử quốc ca Tòa Thánh và khoảng 15,000 người tụ tập ở đó và tại khu Ellipse gần đó. Sau đó, Ông Obama và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến riêng với nhau trong khoảng 45 phút tại Phòng Bầu Dục trong khi Ông Biden và Ngoại Trưởng John Kerry, đều là người Công Giáo, sẽ gặp gỡ riêng với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
 
Thánh Junipero Serra theo ý kiến Sử Học.
Trần Mạnh Trác
15:16 23/09/2015


Chiều thứ Tư 23 tháng 9 năm 2015, ĐTC Phanxicô sẽ cử hành lễ phong thánh cho chân phước Junipero Serra tại vương cung thánh đường ĐM Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington DC. Buổi lễ sẽ có sự tham dự cuả một số hậu duệ cuả những thổ dân, là những người đã la lối phản đối sự phong thánh này một cách mạnh mẽ nhất. Họ đại diện cho dân tộc cuả họ để dâng lên những thánh tích cuả thánh Junipero Serra.

Những phản đối về việc tôn vinh Thánh Junipero Serra đã xảy ra từ rất lâu trước khi Ngài được phong lên hàng chân phước và đã được giải quyết xong về mặt lịch sử, tuy nhiên hậu quả về những thiệt thòi mà nhiều dân tộc 'thổ dân' đã gánh chịu thì vẫn còn đó, cho nên những việc cổ động đòi hỏi công bình trên lãnh vực xã hội, văn hoá và chính trị thì không vì những chứng cớ lịch sử mà nguôi ngoai đi.

Giáo Hội Công Giáo cũng muốn nhân dịp phong thánh này mà cổ động cho một sự hoà giải và trả lại sự công minh cho những người (dân tộc) đã bị thiệt thòi đó.

Lịch sử đã chứng minh rằng nhờ thánh Junipero Serra mà nhiều hậu duệ cuả những dân tộc đáng lẽ bị diệt chủng hoàn toàn còn có thể sống sót cho tới ngày nay.

Cái 'lỗi' duy nhất mà vị thánh đã phạm, nếu có thể nói là lỗi hay tội, thì đó là việc Ngài đã chủ chương dùng hình phạt thân xác để giáo dục. Tuy nhiên, công bình mà noí, phương pháp giáo dục bằng roi vọt như thế là cách duy nhất mà người ta tin có thể cải hoá những tội phạm trong thời bấy giờ. Đổ lỗi cho thánh Junipero Serra về điểm này thì cũng như chúng ta đổ lỗi cho tất cả những thế hệ cha ông cuả người VN đã từng áp dụng câu phương châm "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi."

Những người chỉ trích Giáo Hội phong thánh cho thánh Junipero Serra thường không đề cập đến những ưu ái, những bảo vệ và hy sinh to lớn mà Ngài đã dành cho những thổ dân dưới sự trông nom cuả Ngài.

Cần phải hiểu rằng sự diệt chủng cuả những thổ dân tại California đã xảy ra sau thời cuả thánh Junipero Serra, vì bệnh tật (đậu muà do người da trắng truyền qua), vì tàn sát và cưỡng bức lao động (do những làn sóng người đi khai mỏ chiếm đất). Những sự việc đó cũng đã xảy nhiều hơn dưới thời cai trị cuả Hoa Kỳ chứ không chỉ xảy ra khi California còn thuộc về đế quốc Tây Ban Nha.

Những hậu duệ cuả thổ dân cho rằng nếu không có những Mission (khu tập trung) do thánh Junipero Serra lập ra thì họ đã không bị tập trung vào một nơi để dễ dàng bị tận diệt như thế.

Sự việc nếu họ đã sống theo lối sống săn bắn và lượm hái thì họ có thể tồn tại dễ dàng hơn hay không? là một điều khó chứng minh, vì lịch sử cuả những thổ dân sống lang thang ở các nơi khác đã không chứng tỏ họ có thể tồn tại lâu dài trước những làn sóng cuả người da trắng đi chiếm đất.

Cho nên nếu đổ lỗi cho rằng thánh Junipero Serra đã 'ngu muội' lập ra những Mission để gây nên nạn diệt chủng, thì cũng giống như đổ lỗi cho một vị thuyền trưởng nọ, trong nỗ lực cứu vớt những thuyền nhân trong một cơn bão, đã ra lệnh thả nhiều thuyền cao xu xuống để vớt. Nhưng không ngờ sóng to gió lớn đã lật úp một số thuyền và nhiều người bị đè lên mà chết.

Làm sao mà chúng ta có thể kết án vị thuyền trưởng đó được, phải không? cái phao là phương cách duy nhất mà ông ta có trong tay và ông đã tận tâm sử dụng đến.

Đáng lẽ chúng tôi không đề cập đến thánh Junipero Serra vì Ngài không có liên hệ gì tới cộng đồng Công Giáo Việt Nam, nhưng nhận thấy đã có một số báo tiếng Việt đưa các sự việc tranh cãi này một cách không cân bằng và có tính cách giật gân (ngay cả trang BBC tiếng Việt,) cho nên chúng tôi xin được phiên dịch một bài cuả National Catholic Reporter, phỏng vấn một giáo sư sử học và là tác giả cuả nhiều cuốn sách nói về thổ dân Mỹ ở California, là giáo sư Robert Senkewicz, dậy môn sử tại Đại học Santa Clara.

Chúng tôi chọn bài báo cuả National Catholic Reporter (NCR) thay vì những bài chính thức cuả Giáo Hội, vì đây là tờ báo cổ võ cho phong trào Cấp Tiến (progressive), thường đề cao những luận điệu chống phá hội đồng giám mục Hoa Kỳ và Toà Thánh Vatican. (Xin đường nhầm với báo National Catholic Register là cơ quan ngôn luận cuả hàng giáo phẩm Hoa Kỳ ).

Dù không hoàn toàn đồng ý với tất cả mọi chi tiết, chúng tôi xin dịch bài 'Junipero Serra: là thánh hay không?' cuà NCR như sau:



Việc phong thánh sắp tới của Junipero Serra đang gây nhiều tranh cãi cũng như nhiều ủng hộ, có người xem ông ta là một Phan Sinh (tu sĩ khó nghèo dòng Phanxicô) đã truyền giáo cho những người Da Đỏ ở California, trong khi những đối thủ của ông lại xem ông ta là một tội phạm đồng loã với sự áp bức người Da Đỏ của đế chế Tây Ban Nha. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong thánh cho ông ta tại một thánh lễ ngày 23 tháng 9 ở Washington, DC.

Serra là ai? Chúng ta nên suy nghĩ gì về ông ta?

Để trả lời, tôi đã đi gặp Robert Senkewicz, giáo sư sử học tại Đại học Santa Clara và là một chuyên gia về lịch sử ban đầu cuả California. Ông là tác giả của một số sách nói về thời khai nguyên cuả California, trong đó có cuốn sách mới đây là 'Junipero Serra: California, người Da Đỏ, và sự biến đổi của một nhà truyền giáo', mà ông viết với vợ là bà Rose Marie Beebe.

NCR: Junipero Serra là ai?

Robert Senkewicz: Junipero Serra là một Phan Sinh sống ở thế kỷ 18, từng là một giáo sư triết rất thành công trên đảo Mallorca. Khi vào lúc ở giữa của cuộc đời, ông đã tình nguyện tham gia việc truyền giáo ở Tân Thế Giới, nơi dòng Phanxicô đã làm việc kể từ đầu những năm 1500. Serra đã tới Mexico City vào ngày 01 Tháng Một 1750.

Ông đã trải qua tám năm làm việc trong một khu vực của Mexico khoảng 100 dặm về phía bắc của Mexico City gọi là Sierra Gorda mà người Da Đỏ Pame đã được truyền đạo trước đó.

Sau đó, ông đã trải qua tám năm làm việc ở các vị trí hành chính khác nhau tại trụ sở truyền giáo ở Mexico City. Trong thời gian này, ông cũng là một thành viên của một nhóm truyền giáo đi nhiều nơi để cố gắng làm tăng thêm lòng đạo tại các giáo xứ Công Giáo khác nhau, khi họ được các giám mục địa phương mời.

Khi dòng Tên bị trục xuất khỏi ​​Tân Tây Ban Nha vào năm 1767, ông lãnh nhiệm vụ làm đầu để tiếp quản những khu tập trung Mission cũ ở Baja California cuả dòng Tên. Năm sau đó, chính phủ Tây Ban Nha quyết định mở rộng biên giới phía bắc từ Baja California đến Upper California, hoặc Alta California.

Serra đã tình nguyện một cách nhiệt tình cho điều đó và ông đã đi theo đoàn thám hiểm từ Baja California đến Alta California. Ông đã trải qua 15 năm còn lại của cuộc đời như là vị giám đốc của các missions ở Alta California. Dưới sự cai quản của ông, 9 missions đã được thành lập.

Mục đích của các mission (khu tập trung) là gì?

Dần dà các mission đã có 2 mục đích. Theo hệ thống của Tây Ban Nha, các nhà truyền giáo được chính phủ trả tiền, do đó, các nhà truyền giáo là viên chức cuả cả Giáo Hội và cuả Nhà Nước.

Từ quan điểm của Giáo Hội, nhiệm vụ là để truyền bá Tin Mừng cho những người chưa được rửa tội.

Từ quan điểm của nhà nước, các mission là những cơ cấu tổ có mục đích đồng hóa các dân tộc bản địa, làm cho họ trở thành công dân của đế quốc. Điều đó có nghĩa là, trong số những thứ khác, họ phải học nông nghiệp theo phong cách châu Âu, trở thành một người Công Giáo, và sống trong những làng xóm tập trung, giống như người Tây Ban Nha.

Một số lớn những căng thẳng trong mission đã xuất phát từ mục đích kép này, vì hai mục tiêu không luôn luôn cùng tồn tại một cách dễ dàng với nhau.

Về vấn đề tôn giáo? Làm thế nào mà ông ta đã cố gắng để chuyển đổi những người Da Đỏ?

Chiến lược truyền giáo ưa thích của Serra là cố gắng tạo ra một cộng đoàn, trong đó những dân tộc bản địa sẽ dần dần hiểu được sự thật của Tin Mừng.

Trong cuốn sách của chúng tôi, Rose Marie và tôi lập luận rằng một số bài giảng Mùa Chay cuả Serra cho một dòng tu caủ các Sơ Poor Clara năm 1744 ở Majorca đã vạch ra chiến lược đó cuả ông. Trong bài giảng, ông sử dụng như là một điệp khúc một giòng của Thánh Vịnh 33, "Hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho thấy Chuá thiện hảo dường bao."

Ông nói rằng Chúa giống như một món ăn ngọt ngào, một viên kẹo. Nếu bạn không nếm thử nó, bạn không biết những gì bạn đang thiếu. Nhưng một khi bạn nếm thử, bạn có được một mong muốn càng ngày càng tăng.

Đó là cách ông ấy nghĩ rằng việc chuyển đổi sẽ đạt được sự thành công. Các dân tộc bản địa dần dần được tiếp xúc với một cộng đồng Kitô giáo và họ sẽ dần dần thấy những ham muốn sâu xa nhất của họ được thực hiện như ở các thành viên của cộng đồng này.

Tại sao người Da Đỏ gia nhập vào các mission?

Người bản địa gia nhập vào các mission ở California vì một loạt các lý do. Một số rõ ràng có sự quan tâm đến đạo Công Giáo. Số khác mang con cái ốm đau đến rửa tội với hy vọng rằng các linh mục có thể có thể chữa bệnh cho chúng.

Một số đến vì các mission có thực phẩm. Điều đó là quan trọng vì những sự cố đang diễn ra ở California, quân đội và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha mang đến một số lượng lớn ngựa, la, lừa, cừu và dê. Những con vật này chắc chắn và nhanh chóng phá hủy cây cối, buị gai và buị dâu. là những nguồn thực phẩm truyền thống cuả người Da Đỏ trong nhiều thế kỷ. Họ (người Tây Ban Nha) cũng làm cho các thú rừng chạy xa khỏi những nơi truyền thống mà người Da Đỏ thường tới săn bắt.

Sự phát triển thuộc địa cuả Tây Ban Nha rất nhanh chóng làm cho cách sinh sống truyền thống bản địa khó có thể duy trì. Vì vậy, một số người đã gia nhập các mission vì lối sống truyền thống đã bị phá hủy bởi những kẻ xâm lược.

ông Serra có nhận ra điều này không?

Chắc là không.

Làm thế nào mà mục đích tôn giáo của mission có thể hoà hợp với các mục đích khác, như các mục đích cuả đế quốc?

Serra biết ông là một phần của đế chế Tây Ban Nha, và ông tin vào đế chế. Nhưng ông và các nhà truyền giáo khác nghĩ rằng một phần quan trọng của họ là để bảo vệ những người Da Đỏ chống lại những khuynh hướng xấu nhất của đế quốc.

Theo cách đánh giá từ thế kỷ 16 cuả một linh mục dòng Ða Minh là Antonio de Montesinos và Bartóleme de las Casas về chủ nghĩa thực dân, thì các nhà truyền giáo thường nghĩ rằng họ đang bảo vệ các người dân tộc tránh khỏi các tiềm năng bị khai thác bởi những người lính, chủ trang trại, các thợ mỏ và dân đi định cư.

Vì vậy, họ thường cố gắng để giữ người dân bản địa sống tách rời các nhóm khác. để làm như vậy, có khi họ đi 'đường tắt'. Nghiã là, họ đã không giải thích kỹ lưỡng cho các dân tộc bản địa thế nào là rửa tội, từ quan điểm của họ, đó là một cam kết suốt đời và việc nhập vào một mission là một con đường một chiều - bạn có thể đi vào, nhưng bạn không được phép đi ra.

Giáo sư có vẻ nói rằng người Da Đỏ đã bị các nhà truyền giáo đã bắt làm nô lệ?

Cưỡng ép cũng đã là một phần trong hệ thống mission, nhưng tôi sẽ không nói rằng họ bị bắt làm nô lệ. Chế độ nô lệ là một hệ thống pháp luật cụ thể. Nói như vậy trong bối cảnh ở đây thì giống như là so sánh nó tương đương với hoàn cảnh cuả người da đen bị đối xử ở miền Nam Hoa Kỳ, và đó là hai loại rất khác nhau. Những người da đó (ở California) chắc chắn bị coi là thấp kém hơn. Nhưng họ đã không bị coi là tài sản, nhưng là giống như mọi người khác.

Thái độ và hành vi cuả ông Serra đối với người Da Đỏ ra sao?

Thái độ và hành vi của ông là thẳng thắn và rõ ràng là một gia trưởng. Cùng với 99 phần trăm người châu Âu vào thời điểm đó, ông nghĩ rằng những dân tộc khác thua kém người châu Âu. Có một cuộc tranh luận lớn trong đế chế Tây Ban Nha khi mới thành lập là có nên cho rằng các dân tộc bản địa cũng có thể có một đầu óc lý trí hay không.

Khi ông Serra đến thế giới mới, nhiều nhà tư tưởng Tây Ban Nha tin rằng các dân tộc bản địa của châu Mỹ đang còn ở trong tình trạng "non trẻ tự nhiên", giống như là những đưá trẻ. Serra đã chia sẻ quan điểm đó và do đó trên căn bản ông đã có một thái độ gia trưởng.

Vì thái độ gia trưởng cho nên, có lúc, đã dẫn đến một vài hành vi mà ngày hôm nay người ta thấy khó để biện minh. Thí dụ nếu một người rời khỏi nhiệm vụ mà không có phép, người sẽ bị lùng bắt bởi những người lính và người da đó khác. Nếu họ bị bắt trở lại, hình phạt thường là đánh roi. Quân đội và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha nghĩ rằng họ đang làm việc trừng phạt một đứa bé để làm cho chúng hiểu phải nên cư xử ra sao.

Người Da Đỏ có theo đạo tại mission không?

Khá rõ ràng là trong lúc đầu các dân tộc bản địa đã làm những gì mà người châu Âu, lúc còn được gọi là "man rợ", đã làm hàng ngàn năm trước đó. Họ đã giải thích Kitô giáo qua truyền thống của mình, qua các vị thần và tâm linh truyền thống. Vì vậy, những gì xẩy ra tại những mission là một sự kết hợp, một chủ nghĩa hỗn tạp, một sự ghép chung giữa truyền thống bản địa ở California và linh đạo Công Giáo nhập khẩu từ Tây Ban Nha và Mexico.

Theo thời gian, một số nhà truyền giáo hiểu rõ điều này và chấp nhận nó. Những người khác thì thiếu kiên nhẫn. ông Serra có thể được đặt vào một vị trí trung dung nào đó.

Ông Serra có thích người Da Đỏ không?

Sau khi chúng tôi đã nghiên cứu nhiếu cuốn sách, chúng tôi đi đến kết luận rằng ông Serra là một nhân vật phức tạp hơn nhiều so với một nhân vật cuả những người ủng hộ hay chống đối ông. Ông có thể là một nhân vật rất mâu thuẫn.

Một mặt, ông thực sự yêu quí các dân tộc bản địa, những người ông đã rửa tội bởi vì đó là lý do ông đến với thế giới mới.

Ví dụ, ông giữ một cuốn nhật ký của cuộc hành trình từ Loreto ở Baja California đi đến San Diego năm 1769. Đối với ông, một trong những ngày nhiều cảm xúc nhất của cuộc đời xẩy ra tại một nơi ở Baja California, khi một nhóm người bản địa chưa rửa tội đã đi ra khỏi rừng và trình diện trước một linh mục. Đây là lần đầu tiên trong đời ông đã đích thân gặp một nhóm người Da Đỏ chưa rửa tội như thế. Ông đã bị choáng ngợp.

Trong nhật ký của mình, ông viết: "Tôi hôn lên mặt đất và tạ ơn Chúa đã cho tôi những gì tôi đã mong muốn từ nhiều năm." Nó thực sự là một kinh nghiệm rất tình cảm cho ông ta. Sau 19 năm ở Mỹ, cuối cùng ông đã có thể làm được những gì ông phải làm: rao giảng cho những người ngoại đạo.

Tôi nghĩ rằng những người dân bản địa mà ông gặp có thể cũng nhận rằng ông ta thực sự muốn được ở gần họ. ông ấy thực sự rất thích được ở với các dân tộc bản địa bởi vì ông cảm thấy rằng là một nhà truyền giáo là điều quan trọng nhất đối với ông ta.

Tóm lại, ông đã từng là một giáo sư và một nhà giảng đạo cực kỳ bình dân. Ông có thể trở thành một vị giám tỉnh cuả dòng Phanxiocô của đảo Mallorca. Ông đã từ bỏ tất cả vì ông thấy rằng đời sống khoa học đã không cho ông ta hài lòng. ông muốn làm công việc mục vụ trực tiếp. ông ấy thích thú và hạnh phúc nhất khi ông ta làm điều đó.

Thực ra việc dùng trực giác để suy đoán về những suy nghĩ, động cơ và hành vi cuả dân bản điạ qua các tác phẩm của các quan chức thuộc địa thì luôn luôn là vô cùng khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng thật là hợp lý để phỏng đoán rằng một số người dân bản địa đã hiểu và đánh giá cao ông ta, đặc biệt là ở khu vực xung quanh những nơi ông đã dành hầu hết thời gian của mình, ở Carmel. Ông ta là một người hạnh phúc nhất khi ông ta trực tiếp tham gia vào công tác mục vụ.

Ông ta không hài lòng nhất khi ông phải đối phó với những người lính và các thống đốc. ông Serra chưa bao giờ gặp một thống đốc quân sự mà ông thích. Ông làm việc với ba thống đốc và ông càng không thích người đến sau nhiều hơn người trước đó.

Ông cũng có xu hướng không vui khi ông phải đối phó với bề trên của nhà dòng ở Mexico City. Đôi khi ông nghĩ rằng họ không hiểu những gì ông đã cố gắng làm. Cấp trên của ông thường nghĩ rằng ông đã quá nôn nóng và thiếu thận trọng trong việc thiết lập rất nhiều mission một cách nhanh chóng. Có lẽ những chỉ trích như thế là luôn xảy ra với một chức vụ như ông. Thật vậy, các nhà truyền giáo dòng Tên ở Arizona, Eusebio Kino, cũng phải trải qua những kinh nghiệm khó xử với cấp trên tương tự.

Đã có lần, Serra phàn nàn về tất cả những điều này: "Tôi phải bỏ cả một nửa cuộc đời để viết báo cáo." Ông rõ ràng rất buồn vì phải bỏ ra nhiều nỗ lực cho các hoạt động như vậy.

Điều làm cho ông hạnh phúc nhất là làm một nhà truyền giáo ở giữa dân ngoại. Điều khiến ông ta đặc biệt hạnh phúc là có thể làm điều đó trực tiếp một-đối-một với các dân tộc bản địa. Khi ông mô tả sự tương tác giữa con người, ông có xu hướng không chấp nhận cái thực tế là ông đã là một phần của một hệ thống thuộc địa lớn hơn, có lúc vô cùng tàn bạo và rất đẫm máu.

Người Da Đỏ có thích ông ấy không?

Chắc chắn là một số đã có. Các nền văn hóa bản địa cuả California hồi đó không dùng văn bản. Đó là một nền văn hóa truyền khẩu. Vì vậy, các học giả đã cố gắng suy đoán ra các phản ứng cuả các dân tộc bản địa qua các báo cáo có thiên vị của các nhà văn Tây Ban Nha. Ngay cả với những e dè đó, tôi nghĩ rằng một số người đã thực sự thích ông, và họ ưa chuộng ông. Họ gọi ông ta là Padre Viejo, bố già.

Ông ta cũng thích như vậy. Ông già hơn so với hầu hết những người Tây Ban Nha hay Mexico mà người bản địa đã gặp. Ông cũng lùn hơn và yếu ớt hơn so với họ. Tôi nghĩ rằng một số người bản điạ coi ông ta gần như là một linh vật (thần linh).

Ví dụ vào tháng 12 năm 1776, ông đi qua vùng Santa Barbara, và đã có một cơn mưa rất lớn. Vì vậy, nhóm của ông phải rời bãi biển và đi lên chân núi để tránh sóng. Họ đã bị sa lầy trong bùn.

Đột nhiên, và không biết từ đâu, một nhóm người Da Đỏ Chumash xuất hiện. Họ nâng Serra lên cao và đưa ông qua bùn để tiếp tục cuộc hành trình. Họ ở lại với ông một vài ngày, và ông đã cố gắng dạy cho họ một số bài hát. Đó là những điều mà ông rất thích.

Những người bản địa khác, ví dụ người Kumeyaay đã nổi loạn ở San Diego vào năm 1775, đã phá hủy mission ở đó và giết chết một linh mục, rõ ràng là họ đã không thích hệ thống mission. Trong thực tế, sau biến cố đó, Serra viết cho vị phó vương và xin rằng, dù cho nếu ông có bị giết bởi một người Da Đỏ, thì người Da Đỏ ấy phải được tha thứ chứ không bị hành quyết.

Vì vậy, có người đã thích ông, nhưng có người khác nghĩ rằng ông đã phá hủy cuộc sống của họ. Phản ứng bản địa ở các vùng chiếm đóng cuả Tây Ban Nha ở California thì cũng tương tự như những phản ứng tự nhiên đối với những cuộc xâm nhập khác của chủ nghĩa thực dân châu Âu ở châu Mỹ. Chắc chắn là có nhiều tiêu cực hơn là chấp nhận, và phức tạp và hỗn hợp.

Người Da Đỏ có bị khai thác để hỗ trợ hệ thống mission không?

Có. Hệ thống mission đã phát triển theo thời gian và đã trở thành rất khác sau cái chết của Serra ở năm 1784. Đó là kết quả của một vài trường hợp.

Trong năm 1810, (sau khi Serra đã chết), Miguel Hidalgo và Juan María Morelos đã nổi dậy giành độc lập ở Mexico. Nếu bạn là phó vương vào thời điểm đó, bạn sẽ làm tất cả mọi thứ để có thể đánh bại cuộc nổi dậy này. Vì vậy, các tàu bè, từng vận chuyển hàng hoá từ Mexico lên California, phải ngưng lại, bởi vì tất cả mọi nguồn lực đã được chuyển hướng để chống lại Hidalgo và Morelos.

Bất ngờ như vậy, California không còn nhận được sự tiếp vận thường xuyên. Các mission tại California lúc đó là những tổ chức tốt nhất để đối phó với tình hình này vì vào thời điểm đó, họ đã khá thành thạo trong việc sản xuất thực phẩm.

Họ có thợ rèn, thợ mộc lành nghề và những nghề khác. Nhiều tay nghề là người Da Đỏ, đã được đào tạo từ các tay thợ người Mexico, và họ cũng đã truyền nghề cho con cháu của mình. Vì vậy, các mission đã trở thành công cụ kinh tế của California từ khoảng 1810 trở đi.

Kết quả là các mission đã phải tìm thêm người bàn điạ ở những vùng xa hơn bờ biển và xa hơn để đáp ứng nhịp độ sản xuất. Vào đầu thập niên 1820, các nhà truyền giáo đã trở thành gần như là những trại chủ hơn là những nhà truyền giáo. Họ đã bán da và mỡ động vật cho các thương gia người Mỹ và người Anh đang giao dịch dọc theo bờ biển.

Các nhà truyền giáo chắc chắn không mô tả mình là chủ trại, nhưng tôi nghĩ rằng đó là những gì đã xảy ra. Và mối quan tâm về chăn nuôi và hoạt động truyền giáo đã không luôn luôn đi song hành với nhau.

Ví dụ, sự tự do đi lại trong các mission đã bị hạn chế hơn. Một ví dụ là đàn bà con gái đã bị nhốt vào ban đêm vì các vị truyền giáo nghĩ rằng, và họ cũng có lý do, là một số binh sĩ có thể hãm hiếp họ nếu không bảo vệ họ.

Nhưng tập trung nhiều người trong một khu vực khép kín và chật chội tạo ra một môi trường rất không vệ sinh. Những người đàn bà con gái đặc biệt dễ bị lây các bệnh tật mà cơ thể cuả họ chưa phát triển tính miễn trừ. Do đó và do nhiều lý do khác nữa, chẳng hạn như công việc nặng nhọc, mà tỷ lệ tử vong trong những mission thì rất cao và tăng lên theo thời gian.

Rõ ràng, các nhà truyền giáo đã không có hiểu biết về lý thuyết vi trùng, hoặc bất cứ điều gì như thế. Nhưng, họ biết là có một số lượng lớn người chết bởi vì họ làm đám tang, và giữ sổ sách ghi lại rất đầy đủ về các phép bí tích. Một số nhà truyền giáo đã tỏ ra vô cùng khó chịu, nhưng cũng có người khác dường như đã tự an ủi rằng điều này đơn giản có nghĩa là có thêm nhiều linh hồn được lên thiên đàng. Thật là rất chói tai và phẩn nộ khi phải đọc những lời đó ngày hôm nay.

Vậy thì nhà dòng Phanxicô hay Giáo Hội có làm giàu nhờ các mission không? Những lợi nhuận đó có được đưa về Mexico hoặc Tây Ban Nha không?

Sau năm 1810, các mission có một thu nhập đáng kể. Nhưng những nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tài chính và sổ sách kế toán thì khá rõ ràng rằng một số lượng áp đảo của thu nhập này, hơn 90 phần trăm, đã được trực tiếp đưa trở lại các mission, đặc biệt là cung cấp quần áo cho người dân tộc và cung cấp các đồ lễ dùng trong phụng vụ, trong việc dậy giáo lý và các phép bí tích. Rất ít được đưa về Mexico hoặc Tây Ban Nha.

Những lời buộc tội, thực hiện bởi một số đối thủ của việc truyền giáo từ thời điểm đó và đôi khi được lặp đi lặp lại từ đó cho đến nay, rằng Giáo Hội nói chung hay các nhà truyền giáo nói riêng đã đặc biệt làm giàu cho mình, dường như là vô căn cứ.

Điều gì đã xảy ra cho người Da Đỏ và đất truyền giáo khi chính phủ Mexico kết thúc hệ thống mission vào năm 1830?

Những linh mục luôn luôn nói rằng, "đất là thuộc về người Da Đỏ, và chúng tôi giữ nó cho người Da Đỏ." Nhưng tuỳ theo pháp luật cuả mổi nơi, thì đó chỉ là thực tế kỹ thuật mà thôi. Trong thực tế, đất bị chính phủ Mexico phân chia cho các gia đình danh giá cuả California.

Vì vậy, người Da Đỏ đã trở thành những tay thợ cuả những ranchos (nông trại). Ở trong ranchos, nhiều người Da Đỏ đã trở thành những lao động giá trị, vì có kỹ năng học được tại các mission. Vì vậy, cuộc sống của họ cũng na ná giống như lúc còn ở trong các mission. Sự khác biệt là họ có thể ra đi nếu họ muốn.

Với tất cả những điều này, Giáo Sư nghĩ gì về vấn đề phong thánh cho LM Serra?

Tôi là một nhà sử học, không phải là một nhà thần học. Nhưng tôi đã cố gắng theo dõi những cuộc tranh luận và tôi biết một số người bản xứ ở California đang rất chống đối cuộc phong thánh cho cha Serra. Nhiều người có một lập luận sâu sắc, có khớp nối, đam mê và cá nhân.

Tôi nghĩ rằng các lập luận tựu trung dựa vào hai mối quan tâm. Đầu tiên, họ lo ngại rằng việc phong thánh cho cha Serra là có ngụ ý vinh danh toàn bộ hệ thống mission, bao gồm tất cả các hình phạt, bệnh tật và cái chết. Mối quan tâm thứ hai là việc phong thánh cho cha Serra có mục đích bào chữa và minh oan cho vai trò của Giáo Hội trong việc mở rộng thuộc địa - và như thế, là ban phước lành cho việc mở rộng châu Âu sang châu Mỹ và gây ra sự mất mát khủng khiếp cho cuộc sống bản địa và cho đất đai trong quá trình đó.

Về điểm thứ nhất, chúng tôi đã bàn một phần trong cuốn sách của chúng tôi nói về ảnh hưởng của các phong trào phục hưng Tây Ban Nha ở miền nam California vào những năm cuối thế kỷ 19, có ý đồ tạo ra cho Serra trở thành một biểu tượng cho tất cả mọi thứ đã xảy ra trong thời kỳ Tiền-Mỹ (trước khi trở thành nước Mỹ)ở California. Serra trở thành một biểu tượng bởi một nhóm chống-Anglo để thúc đẩy hơn nữa mục đích riêng của họ.

Cá nhân tôi không nghĩ rằng đó là một điều hợp lý làm cho Serra chiụ trách nhiệm cho toàn bộ 65 năm truyền giáo tại California. Hệ thống (mission) này được phát triển sau khi ông qua đời vào một cách mà ông không hề thiết kế hoặc có ý định như thế. Vì vậy, tôi không tin rằng việc phong hiển thánh cho ông có nghiã là Giáo Hội có ý định nói rằng tất cả những điều xảy ra trong các mission từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc là đầy tràn ơn phước. Tôi không nghĩ rằng phong thánh có nghĩa là người đó phải hoàn hảo, ngay cả tất cả mọi thứ đã xảy ra sau cái chết của ông, thậm chí một số hậu quả không ai có thể lường trước được. Nếu đó là những tiêu chí, có lẽ không bao giờ có ai đáng được phong thánh!

Về vấn đề thứ hai, cho rằng Giáo Hội không nên tham gia vào việc mở rộng thuộc địa, tôi nghĩ rằng lập luận như thế là nhìn vào lịch sử một cách quá đơn giản. Các nghiên cứu về quá khứ luôn luôn là một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại, và tôi sợ rằng khái niệm này là quá độc quyền tập trung vào hiện tại để loại trừ quá khứ.

Như tôi đã nói trước đây, các nhà truyền giáo thường nghĩ rằng họ đại diện cho phía cạnh "nhân đạo" của chủ nghĩa thực dân, rằng họ đang bảo vệ các dân tộc bản xứ chống lại các thế lực áp bức của hệ thống (thực dân). Giáo Hội Công Giáo và Serra chắc chắn là một phần của quá trình thuộc địa. Trong khi tôi có thể hiểu được những người của thế kỷ 21 nói rằng tôn giáo nên đứng ngoài những cuộc chiếm đất thuộc địa và không nên biện minh cho nó, nhưng chúng ta không thể đơn giản xuất cảng quan điểm đó vào thế kỷ thứ 18. Thực tế lúc đó là lúc mà nhiều cường quốc châu Âu đang sắp đi vào California, và câu hỏi duy nhất cho Giáo Hội lúc bấy giờ là liệu có nên cố gắng tạo một ảnh hưởng gì đó từ bên trong hay muốn đứng ở ngoài quá trình đó và đánh mất mọi ảnh hưởng có thể có.

Thật vậy, chúng ta đã biết những gì đã xảy ra khi tôn giáo không có mặt để bảo vệ các dân tộc bản địa và không tham gia vào việc mở rộng thuộc địa. Nhiều ví dụ về các bộ lạc Da Đỏ ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 19 là những ví dụ ảm đạm. Trong thực tế, nếu có tội diệt chủng chống lại các dân tộc bản địa ở California, thì nó phải xảy ra trong các cuộc tìm vàng cuả thập niên 1850, khi người Mỹ ra giá cho việc truy tìm và lột da đầu người Da Đỏ, và các dân tộc bản địa của miền Bắc California đã bị tiêu diệt một cách dã man.

Dù với những lỗi lầm của họ, đã không từng có một nhà truyền giáo Tây Ban Nha hay Mexico ở California thốt ra một điệp khúc như chúng ta đã nghe ở giữa thế kỷ 19 ở Bắc Mỹ, rằng "chỉ có một loại Da Đỏ tốt, đó là một tên Da Đỏ đã chết." Và không có một cuộc tàn sát quy mô tại các mission ở California nào giống như các cuộc tàn sát ở Sand Creek hay ở Wounded Knee ( trong cuộc tìm vàng.)

Tôi không biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự định công bố những gì trong cuộc phong thánh cho Serra. Nhưng tôi có thể hiểu rằng, sự sẵn lòng hy sinh những tiện nghi của một sự nghiệp rất thành công của Junipero Serra, sự từ bỏ nấc thang thăng tiến trong Giáo Hội, đi nửa vòng trái đất để sống phần còn lại của cuộc đời trong số những người mà ông chưa bao giờ thấy nhưng mà ông sâu sắc và thực sự yêu thương, và để đi mà không mong lợi lộc gì, là những thứ mà ông có thể dễ dàng có, người ta có thể thấy ngay những phẩm chất đó là rất phù hợp với những gì Giáo Hội đã coi như là dấu hiệu của sự thánh thiện.
 
Thánh Lễ tại Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, Santiago de Cuba
VietCatholic Network
12:22 23/09/2015
Sáng Thứ Ba 22 tháng 9 tại Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ cùng với tất cả các Giám Mục Cuba.

Tưởng cũng nên nhắc lại là cách đây 3 năm, chính xác là vào ngày 26-3-2012, vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã cử hành thánh lễ tại đây nhân dịp kỷ niệm 400 năm tìm thấy pho tượng Đức Mẹ.

Thực vậy, vào năm 1612, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã muốn biểu lộ tình thương của Người cho con cái ở lãnh thổ Cuba. Tài liệu về sự tích này có từ năm 1687, dựa theo lời kể của ông Juan Moreno, một người nô lệ da đen. Khi lên 10 tuổi, Juan cùng hai anh em thổ dân bản xứ là Juan và Rodrigo de Hoyos, ở làng Nipe, đi tìm muối, và họ đã vớt một tượng Đức Mẹ ở khu vực Vịnh Nipe thuộc mạn đông bắc quần đảo Cuba. Mặc dù áo của pho tượng bằng vải, cả ba đều ngạc nhiên vì áo ấy không bị ướt, và đầy vui mừng, họ trở về và họ chỉ lấy 1 phần 3 số lượng muối mà thôi.

Ít lâu sau, pho tượng Đức Mẹ cao 60 centimét ấy được đưa về làng El Cobre, là nơi có mỏ đồng lộ thiên đầu tiên tại Mỹ châu. Từ sau vụ tìm được tượng Đức Mẹ, lòng sùng mộ đối với Đức Mẹ Bác Ái lan rộng mau lẹ trên toàn đảo, mặc dù việc thông tin và giao thông khó khăn.

Thoạt đầu các thổ dân khám phá pho tượng đã dựng một chòi đầu tiên tại “Hato de Bajaragua” để đặt “Bà thánh” ở trong đó. Năm 1648, một chiếc am nhỏ được dựng lên và 32 năm sau đó, 1680, một nhà thờ nhỏ được kiến thiết.

Qua dòng thời gian, nhiều nhà nguyện khác nhau và nhà thờ nhỏ đã được dựng lên tại đây, nhưng do điều kiện khí hậu, các nơi thờ phượng này dễ bị hư hỏng, nên các tín hữu đã quyết định xây thánh đường mới cho tượng Đức Mẹ mà họ gọi bằng danh từ thân mật là “Cachita”. Nhiều lần, tượng Đức Mẹ được giữ trong các ngôi nhà nghèo nàn của các nông dân và những người thợ mỏ.

Người ta phải đợi gần 2 thế kỷ mới có được một đền thánh đầu tiên được kiến thiết vào cuối năm 1800. Năm sau đó, tại Đền thánh này có tuyên đọc “Hiến chương tự do cho những người nô lệ ở Mỏ Đồng”, nhờ sự vận động và can thiệp của linh mục tuyên úy Alejando Escanio.

Những nhân vật nổi bật trong lịch sử Cuba, trong đó có các vị lập quốc và những người giữ vai chính trong việc dành độc lập cho Cuba, như ông Carlos Manuel de Céspedes, và tướng Calixto García, là những người rất gắn bó với Đức Mẹ Bác Ái. Ông Manuel de Céspedes là người đã giải phóng và dành độc lập cho Cuba, đồng thời cũng là người cổ võ bãi bỏ chế độ nô lệ. Ông đến hành hương tại Đền thánh để cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cho nền tự do của Cuba. Sau khi chiến thắng, ông lại đến Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái để cảm tạ vì ơn tự do cho Cuba.

Vào cuối năm 1895, tướng Calixto García đã cử tướng Agustin Cebreco và bộ tham mưu của ông đến Đền thánh để cử hành lần đầu tiên “Lễ Đức Trinh Nữ Bác ái của Cuba tự do”. Biến cố này được coi là cử chỉ chính thức đầu tiên của nước Cuba độc lập.

Ngày 8-9 năm 1927, Đền thánh mới dâng kính Đức Mẹ Bác Ái được thánh hiến và tượng Đức Mẹ Bác Ái được rước đến đây.

Ngày nay, Vương cung thánh đường Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng là một nhà thờ có hình thánh giá latinh, với 3 gian, mặt tiền cân đối và có một mái vòm. Cả hai gian bên hông cũng có mái vòm, nhưng nhỏ hơn, và tại đây có các quả chuông. Đền thánh có 8 cửa và một tiền đường phía trước dài 240 mét và rộng 15 mét. Có nhiều bậc thang dẫn lên tiền đường này. Bàn thờ chính của thánh đường được làm bằng nhiều loại cẩm thạch và phía trên bàn thờ có giữ tượng Đức Mẹ.

Ngày 24 tháng Giêng năm 1998, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cũng đã đến viếng thăm tổng giáo phận Santiago de Cuba này, một thành phố lớn thứ hai của Cuba với 400 ngàn dân cư, cách thủ đô La Havana 750 cây số về mạn đông nam. Trong lịch sử, thánh Antonio Claret đã từng là Tổng Giám Mục của giáo phận này.

Hồi đó, Đức Cố Giáo Hoàng đã cử hành thánh lễ tại Santiago de Cuba trước sự tham dự của hơn 200 ngàn tín hữu. Thánh lễ được cử hành với chủ đề “Sự hiện diện của Mẹ Maria trong lịch sử quốc gia Cuba”. Tượng Đức Mẹ Bác Ái đã được rước từ Đền thánh và đặt trên lễ đài gần bàn thờ. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 14 Giám Mục Cuba, và hàng trăm Hồng Y, Giám Mục khách, đến thăm Cuba trong dịp trọng đại này, cùng với đông đảo các linh mục.

Thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.

Đức Thánh Cha: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Cộng đoàn: Amen

Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.

Đức Thánh Cha: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh (chị) em.

Cộng đoàn: Và ở cùng cha.

Cộng đoàn: Anh (chị) em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.

Cộng đoàn: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh (chị) em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

Đức Thánh Cha: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện.

Đức Thánh Cha: Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Cha Toàn Năng hằng hữu, nơi Mẹ Bác Ái vinh quanh của Con Chúa, Chúa đã nhậm lời những ai chạy đến kêu cầu lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho chúng con được kiên vững trong đức tin, bền đỗ trong đức cậy, nhiệt thành trong đức ái. Nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

BÀI ĐỌC 1: Col 3: 12-17

Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.

Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.

Đó là Lời Chúa.

ĐÁP CA:

1- Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

2- Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi. Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà.

3- Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

4- Tình Chúa thiên thu vạn đại, dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn. Người xử công minh cả với đời con cháu,

PHÚC ÂM: Lc 1, 39-45

Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa.40 Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét.

Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."

Đó là Lời Chúa.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói như sau:

Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe đặt để chúng ta trước năng động của Chúa, là năng động sinh ra mỗi lần Ngài viếng thăm chúng ta: Chúa làm cho chúng ta ra khỏi nhà. Đây là các hình ảnh mà chúng ta đã được mời gọi chiêm ngắm nhiều lần. Sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta không để cho chúng ta yên thân, nhưng luôn luôn thúc đẩy chúng ta cử động. Khi Thiên Chúa viếng thăm chúng ta, Ngài luôn luôn kéo chúng ta ra khỏi nhà. Được thăm viếng để thăm viếng, được gặp gỡ để gặp gỡ, được yêu thương để thương yêu.

Ở đây chúng ta thấy Đức Maria, môn đệ đầu tiên. Một thiếu nữ khoảng 15-17 tuổi đã được Chúa viếng thăm trong một làng quê đất Palestina, và báo cho biết rằng sẽ trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế. Thay vì nghĩ rằng mình là nhân vật quan trọng, và tất cả mọi người sẽ đến để trợ giúp và hầu hạ mình, thì mẹ ra khỏi nhà để đi phục vụ. Mẹ đi giúp bà chị họ Elidabét. Niềm vui nảy sinh từ việc biết rằng Thiên Chúa ở với chúng ta, với người dân của chúng ta, thức tỉnh con tim, và khiến cho đôi chân chúng ta chuyển động, “kéo chúng ta ra ngoài”, đưa chúng ta tới chỗ chia sẻ niềm vui đã nhận lãnh như một việc phục vụ, như sự tận hiến trong tất cả mọi trạng huống “khó xử”, mà những người láng giềng hay bà con của chúng ta đang sống. Tin Mừng nói với chúng ta rằng Đức Maria vội vã ra đi, với bưóc đi chậm nhưng liên tục, các bưóc chân biết đi đâu; các bước chân không chạy để đến một cách quá nhanh, hay đi một cách qúa chậm chạp như không bao giờ tới nơi. Không náo động cũng không thiếp ngủ, Đức Maria vội vã ra đi để trợ giúp bà chị họ cao niên có thai. Đức Maria môn đệ đầu tiên, được thăm viếng đã ra đi viếng thăm. Và từ ngày đầu tiên ấy nó đã luôn luôn là đặc tính của Mẹ. Mẹ là người phụ nữ đã viếng thăm biết bao nhiêu người nam nữ, các trẻ em, và người già, người trẻ. Mẹ đã biết thăm viếng và đồng hành trong các tình trạng thê thảm của nhiều dân tộc chúng ta. Mẹ đã che chở cuộc chiến đấu của tất cả những người đã đau khổ để bảo vệ các quyền lợi của con cái họ. Và giờ đây Mẹ không ngừng đem đến cho chúng ta Lời sự sống, là Con của Mẹ, Chúa chúng ta.

Tiếp tục bài giảng ĐTC nói: Cả các vùng đất này cũng đã được sự hiện diện hiền mẫu của Mẹ viếng thăm. Quê hương Cuba đã chào đời và lớn lên trong hơi ấm của lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Bác Ái. Mẹ đã trao ban cho linh hồn cuba một hình thái riêng và đặc biệt. Các Giám Mục của vùng đất này đã viết như thế - bằng cách dấy lên trong con tim của người dân Cuba các lý tưởng tốt đẹp nhất của tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với gia đình và quê hương.

Các người đồng hương của anh chị em cũng đã khẳng định điều này cách đây 100 năm khi họ thỉnh cầu ĐGH Bênêđíctô XV tuyên bố Đức Trinh Nữ Bác Áí là Bổn Mạng Cuba, và họ đã viết như sau: “Không có các tai ương nào, không có các thiếu thốn nào đã dập tắt đuợc đức tin và tình yêu mà người dân Công Giáo của chúng con tuyên xưng nơi Đức Trinh Nữ này, trái lại, trong các biến cố lớn lao nhất của cuộc sống, khi cái chết hay nỗi tuyệt vọng gần kề, đã luôn luôn vọt lên ánh sáng đánh tan mọi hiểm nguy, như sương sa an ủi… Quan niệm về Đức Trinh Nữ được chúc phúc này, là người Cuba tuyệt vời… bởi vì các bà mẹ không thể quên được của chúng con đã yêu Mẹ như vậy, và các người vợ của chúng con chúc tụng Mẹ như thế.” Đề cập đến Đền thánh Đức Bà Bác Ái Mỏ Đồng ĐTC nói:

Trong Đền thánh này, nơi giữ ký ức của Dân trung thành của Thiên Chúa bước đi tại Cuba, Đức Maria được tôn kính như Mẹ Bác Ái. Từ đây Mẹ giữ gìn các gốc rễ của chúng ta, căn tính của chúng ta, để chúng ta đừng đánh mất chúng trên các nẻo đường của sự tuyệt vọng. Linh hồn của nhân dân Cuba, như chúng ta vừa mới nghe, đã được rèn luyện giữa các khổ đau, thiếu thốn, nhưng chúng đã không thành công trong việc dập tắt đức tin ; đức tin ấy đã đuợc duy trì sống động nhờ biết bao nhiêu bà nội bà ngoại đã làm cho có thể tiếp tục cuộc sống gia đình, sự hiện diện sống dộng của Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa Cha giải thoát, củng cố, chữa lành, trao ban can đảm, là nơi nương náu chắc chắn và là dấu chỉ của sự sống lại mới. Các bà nội bà ngoại, các bà mẹ và biết bao nhiêu người khác, với sự hiền dịu và trìu mến đã là các dấu chỉ của sự thăm viếng, của lòng can đảm, của đức tin đối với cháu chắt, trong gia đình họ. Họ đã để mở một kẽ hở, bé nhỏ như một hạt cải, qua đó Chúa Thánh Thần đã tiếp tục đồng hành với nhịp đập của dân tộc này.

ĐTC nói thêm trong bài giảng: Và mỗi lần chúng ta nhìn lên Mẹ Maria, chúng ta lại tin nơi “sức mạnh cách mạng của sự dịu hiền và của tình thương mến” (Evangelii Gaudium, 288). Hết thế hệ này sang thế hệ khác, hết ngày này sang ngày khác, chúng ta đuợc mời gọi canh tân đức tin của chúng ta. Chúng ta được mời gọi “đi ra khỏi nhà”, mở đôi mắt và con tim cho tha nhân. Cuộc cách mạng của chúng ta đi qua sự dịu hiền, đi qua niềm vui lớn trở thành sự gần gữi, luôn trở thánh sự cảm thương và đem chúng ta tới chỗ bị lôi cuốn liên lụy với cuộc sống của người khác, để phục vụ. Đức tin của chúng ta khiến cho chúng ta ra khỏi nhà và đi gặp người khác để chia sẻ các niềm vui nỗi buồn, các hy vọng và bị tước đoạt. Đức tin của chúng ta đưa chúng ta ra khỏi nhà để đi thăm viếng người đau yếu, kẻ bị tù tội, người khóc lóc, và cũng biết cười với người cười, vui với các niềm vui của người bên cạnh. Như Mẹ Maria chúng ta muốn là một Giáo Hội phục vụ, ra khỏi nhà, ra khỏi các đền thờ của mình, ra khỏi các phòng thánh của mình, để đồng hành với cuộc sống, để nâng đỡ các niềm hy vọng, để là dấu chỉ của sự hiệp nhất. Như Mẹ Maria, Mẹ Bác Ái, chúng ta muốn là một Giáo Hội ra khỏi nhà để bác các cây cầu, đập bể các bức tường, ngăn cách, để gieo vãi hoà giải.

Như Mẹ Maria chúng ta muốn là một Giáo Hội biết đồng hành với tất cả mọi tình trạng “bối rối” của dân chúng, dấn thân trong cuộc sống, trong văn hóa, trong xã hội, không ẩn nấp, nhưng bước đi với các anh chị em khác.

Đó là “đồng” quý báu nhất của chúng ta, đó là kho tàng lớn nhất của chúng ta và là gia tài tốt nhất mà chúng ta có thể để lại: như Mẹ Maria học đi ra khỏi nhà trên các nẻo đường của việc thăm viếng. Và học cầu nguyện với Mẹ, dể lời cầu của chúng ta tràn đầy ký ức và lời cám tạ. Đó là thánh thi của Dân Thiên Chúa bước đi trong lịch sử. Đó là ký ức sống động của Thiên Chúa giữa chúng ta. Đó là ký ức vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã doái nhìn sự khiêm hạ của dân Ngài, đã cứu giúp tôi tớ của Ngài như đã hứa với cha ông chúng ta và con cháu họ đến muôn đời.”
 
Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ! Bài diễn văn của Đức Phanxicô tại Bạch Ốc
Vũ Van An
16:17 23/09/2015
Kính thưa Tổng Thống

Tôi biết ơn sâu xa sự nghinh đón của ngài nhân danh mọi người Hoa Kỳ. Là con trai của một gia đình di dân, tôi rất hạnh phúc được là khách tại đất nước này, mà phần lớn đã được các gia đình như thế xây dựng. Tôi mong đợi những ngày đầy gặp gỡ và đối thoại này, trong đó, tôi hy vọng được lắng nghe, được chia sẻ nhiều hy vọng và giấc mơ của nhân dân Hoa Kỳ.

Trong chuyến viếng thăm của tôi, tôi sẽ được vinh dự nói chuyện với Quốc Hội, nơi, với tư cách người anh em của đất nước này, tôi hy vọng có thể ngỏ những lời khuyến khích những ai được ơn gọi hướng dẫn tương lai chính trị của quốc gia trong sự trung thành với các nguyên tắc lập quốc của họ. Tôi cũng sẽ tới Philadelphia dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám, để cử hành và hỗ trợ
các định chế hôn nhân và gia đình vào thời điểm đang có tính khủng hoảng này của lịch sử văn minh ta.

Kính thưa Tổng Thống, cùng với các đồng công dân Hoa Kỳ của họ, người Công Giáo Hoa Kỳ đang dấn thân cho việc xây dựng một xã hội thực sự khoan dung và có tính bao gồm, cho việc bảo vệ các quyền cá nhân và cộng đồng, cho việc bác bỏ mọi hình thức kỳ thị bất công. Cùng với vô vàn người thiện chí khác, họ cũng đang mong mỏi rằng các cố gắng xây dựng một xã hội công chính và có trật tự khôn ngoan hãy tôn trọng các lưu tâm sâu xa nhất và các quyền tự do tôn giáo của họ. Rằng tự do hãy mãi mãi là một trong các sở hữu qúy giá nhất của Hoa Kỳ. Và, như các hiền huynh của tôi, các giám mục Hoa Kỳ, từng nhắc nhở chúng ta, mọi người, chính trong tư cách công dân tốt, đều được mời gọi phải cảnh giác trong việc duy trì và bảo vệ tự do này chống lại tất cả những gì có thể đe dọa hoặc gây thiệt hại cho nó.

Kính thưa Tổng Thống, tôi thấy được khuyến khích khi ngài đề ra sáng kiến giảm thiểu việc ô nhiễm không khí. Khi chấp nhận sự khẩn trương, thì đối với tôi điều cũng rõ ràng là thay đổi khí hậu là một vấn đề mà chúng ta không thể để lại cho thế hệ tương lai nữa. Khi nói tới việc chăm sóc "căn nhà chung" của chúng ta, chúng ta quả đang sống trong một thời điềm nguy kịch của lịch sử. Tuy nhiên, ta vẫn có thì giờ để thực hiện sự thay đổi cần thiết cho việc đem lại "một sự thay đổi lâu dài và toàn diện, vì chúng ta biết rằng sự vật vốn có thể thay đổi" (Laudato Si’, 13). Sự thay đổi này đòi chúng ta phải thừa nhận một cách nghiêm chỉnh và có trách nhiệm một thứ thế giới ta có thể để lại không những cho con cháu ta, mà còn cho hàng triệu con người đang sống dưới một hệ thống đang coi thường họ. Căn nhà chung của chúng ta vốn từng là một phần của nhóm người bị loại trừ này, nhóm người đang kêu la tới trời và tiếng kêu này hiện đang mạnh mẽ vọng tới các mái ấm ta, các thành phố ta và các xã hội ta. Nói như câu nói nhiều ý nghĩa của Mục Sư Martin Luther King, ta có thể nói rằng chúng ta đã không trả được món nợ hứa hẹn thì nay là lúc ta phải trả nó.

Nhờ đức tin, chúng ta biết rằng "Đấng Tạo Hóa không hề bỏ rơi chúng ta; Người không bao giờ từ bỏ kế hoạch yêu thương của Người cũng như hối hận vì đã dựng nên ta. Nhân loại vẫn có khả năng làm việc với nhau để xây dựng căn nhà chung của mình" (Laudato Si’, 13). Là Kitô hữu, được sự chắc chắn này linh hứng, chúng ta muốn dấn thân cho việc chăm sóc căn nhà chung của ta một cách có ý thức và có trách nhiệm.

Các cố gắng được thực hiện gần đây nhằm hàn gắn các mối liên hệ từng bị gẫy đổ và nhằm mở ra những cánh cửa hợp tác mới trong gia đình nhân loại nói lên những bước đi tích cực dọc theo con đường hòa giải, công lý và tự do. Tôi muốn mọi người thiện chí nam nữ của quốc gia vĩ đại này hỗ trợ các cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm che chở những người yếu thế trong thế giới ta và nhằm kích thích các mô thức phát triển có tính toàn diện và bao gồm, để anh chị em chúng ta khắp thế giới biết được các hồng phúc hòa bình và thịnh vượng mà Thiên Chúa hằng muốn dành cho mọi con cái của Người.

Kính thưa Tổng Thống, một lần nữa, tôi xin cám ơn ngài vì sự nghinh đón của ngài, và tôi mong được hưởng những ngày này trên quê hương ngài. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ!
 
Nghi lễ đón tiếp Đức Thánh Cha tại Tòa Bạch Ốc
VietCatholic Network
17:35 23/09/2015
Sáng thứ Tư 23 tháng 9 lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần để đến tòa Bạch Ốc cách đó hơn 4 cây số, nơi diễn ra lễ nghi tiếp đón chính thức. Tòa Bạch Ốc là tư dinh của các tổng thống Mỹ do tổng thống George Washington xây năm 1792 và hoàn thành năm 1800 sau khi ông qua đời.

Đức Thánh Cha Phanxicô được tổng thống Obama và phu nhân đón tiếp tại tiền sảnh toà Bạch Ốc và tháp tùng tới khán đài trong công viên bên cạnh nơi có khoảng 15,000 người tham dự lễ nghi chào đón chính thức. Cùng hiện diện cũng có các Hồng Y Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục Phụ tá tổng giáo phận Washington. Đức Thánh Cha và tổng thống đã duyệt qua hàng chào danh dự trong khi đại bác bắn 21 phát chào mừng vị thượng khách. Ban quân nhạc cử quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Hoa Kỳ. Tiếp đến tổng thống Barack Obama đã đọc diễn văn chào mừng Đức Thánh Cha.

Đáp từ tổng thống Đức Thánh Cha nói: là người con của một gia đình di cư ngài vui mừng được là khách của Hoa Kỳ, có đa số dân gốc di cư. Ngài chuẩn bị cho các ngày gặp gỡ và đối thoại này với hy vọng lắng nghe và chia sẻ nhiều giấc mơ và các niềm hy vọng của nhân dân Hoa Kỳ.

Trong chuyến viếng thăm này, Đức Thánh Cha nói, tôi sẽ được hân hạnh phát biểu trước Quốc Hội, nơi tôi hy vọng, như là người anh em của quốc gia này, có thể nói lên một lời khích lệ những ai được mời gọi hướng dẫn tương lai của quốc gia này trong sự trung tín với các nguyên tắc thành lập. Đức Thánh Cha cũng nhắc tới việc tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình tại Philadelphia để cử hành và nâng đỡ các cơ cấu hôn nhân và gia đình trong một thời điểm khó khăn của lịch sử nền văn minh của chúng ta. Đề cập tới phần đóng góp của các tín hữu Công Giáo Mỹ Đức Thánh Cha nói:

Thưa ngài Tổng thống, cùng với các công dân khác tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ đã dấn thân xây dựng một xã hội thực sự khoan nhượng và bao gồm mọi người, bảo vệ các quyền của các cá nhân và các cộng đoàn, và đẩy lùi mọi hình thái kỳ thị bất công. Cùng với nhiều người thiện chí khác nữa của nền dân chủ vĩ đại này, các tín hữu Công Giáo mong chờ rằng các nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng và trật tự một cách khôn ngoan, tôn trọng các âu lo sâu xa nhất của họ và các quyền lợi gắn liền với sự tự do tôn giáo. Sự tự do này là một trong những chinh phục qúy báu nhất của nưóc Mỹ. Và như các anh em Giám Mục Mỹ của tôi đã nhắc nhớ, tất cả mọi người đều được mời gọi tỉnh thức, chính vì là các công dân tốt, để duy trì và bảo vệ quyền tự do đó khỏi bất cứ gì có thể gây nguy hiểm hay làm tổn thương cho nó.

Cần thành toàn một số dấn thân có tầm quan trọng đối với toàn nhân loại và các thế hệ tương lai: bảo vệ cẩi tiến môi sinh, thăng tiến tôn trọng nhân quyền, phát triển, hoà bình, công lý, tự do và thịnh vượng

Tiếp dến Đức Thánh Cha đã ca ngợi tổng thống Obama có sáng kiến giảm việc gây ô nhiễm môi sinh. Đây là một điều cấp thiết cần giải quyết, chứ không thể để cho thế hệ tương lai. Lịch sử đã đặt để chúng ta vào một thời điểm nòng cốt cho việc săn sóc “ngôi nhà chung”. Tuy nhiện chúng ta còn có thời giờ để đương đầu với các thay đổi bảo đảm cho “một sự phát triển có thể chịu đựng nổi và toàn diện, bởi vì chúng ta biết rằng các sự việc có thể thay đổi” (Laudato si’ 13). Các thay đổi đòi buộc từ phía chúng ta một sự thừa nhận nghiêm chỉnh và có trách nhiệm đối với loại thế giới, mà chúng ta muốn để lại không phải chỉ cho con cháu chúng ta, mà cho cả hàng triệu người phải sống dưới một hệ thống lơ là với nó. Căn nhà chung của chúng ta đã là phần của nhóm bị loại bỏ đang kêu thấu tới trời, và ngày nay đang gõ cửa các nhà, các thành phố và các xã hội của chúng ta. Lấy lại lời của mục sư Martin Luther King chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã không chu toàn vài dân thân và giờ đây là lúc phải hoàn thành các dấn thân đó.

Do lòng tin chúng ta biết rằng “Đấng Tạo Hóa không bỏ rơi chúng ta, Ngài không bao giờ lùi bước trong chương trình tình yêu của Ngài, Ngài không hối hận đã tạo dựng nên chúng ta. Nhân loại còn có khả năng cộng tác để xây dựng căn nhà chung” (ibid. 13). Như là các kitô hữu đuợc linh hoạt bởi xác tín này, chúng ta hãy tìm dấn thân cho việc săn sóc ý thức và có tinh thần trách nhiệm đối với căn nhà chung của chúng ta.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong diễn văn đáp từ: Các nỗ lực làm được mới đây để hoà giải các tương quan đã bị bẻ gẫy và việc mở ra các con đường cộng tác mới bên trong gia đình nhân loại diễn tả các bước tiến tới tích cực trên con đường của hòa giải, công lý và tự do. Tôi cầu chúc rằng tất cả mọi người nam nữ thiện chí của quốc gia vĩ đại và thịnh vượng này nâng đỡ các cố gắng của cộng đoàn quốc tế nhằm bào vệ những người yếu đuối nhất trên thế giới này và thăng tiến các mô thức phát triển toàn vẹn và bao gồm, như thế các anh chị em của chúng ta ở khắp nơi có thể biết tới phuớc lành của hòa bình, thịnh vượng, mà Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi con cái Ngài.

Kính thưa tổng thống, một lần nữa tôi xin cám ơn ngài về sự tiếp đón, và tôi tin tưởng nhìn vào các ngày viếng thăm này trên đất nước của quý quốc. Xin Thiên Chúa chúc lành cho nước Mỹ.

Diễn văn của Đức Thánh Cha đã bị ngắt quãng nhiều lần vì các tràng pháo tay tán thưởng của những người hiện diện. Một ca đoàn đã hát bài thánh ca “Chúa là sự sống của con” để chào mừng Đức Thánh Cha và toàn cử tọa.

Sau lễ nghi chào đón, Đức Thánh Cha và tổng thống đã vào thư phòng bầu dục đàm đạo riêng với nhau, trao đổi quà tặng, giới thiệu các thân nhân và chụp hình lưu niệm. Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống bức khắc bằng đồng kỷ niệm Cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình giống huy hiệu Giáo hoàng được làm cho dịp này.

Trong một phòng khác đồng thời cũng diễn ra cuộc hội kiến giữa Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry có sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục Phụ tá Becciu, Đức Tổng Giám Mục ngoại trưởng Toà Thánh Paul Richard Gallagher và Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington.
 
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ Phong Thánh cho Cha Junipero Serra
Vũ Van An
21:23 23/09/2015
Hãy luôn hân hoan trong Chúa! Tô nói lần nữa, hãy hân hoan! Đó là những lời đáng lưu ý, những lời ảnh hưởng tới đời sống ta. Thánh Phaolô bảo chúng ta hãy vui mừng hân hoan; nói đúng ra, ngài ra lệnh cho chúng phải hân hoan vui mừng. Mệnh lệnh này cộng hưởng với ước nguyện của tất cả chúng ta muốn có một cuộc sống thành toàn, một cuộc sống có ý nghĩa, một cuộc sống hân hoan. Như thể Thánh Phaolô nghe thấy những điều mỗi người chúng ta đang suy nghĩ trong tâm trí và nói lên những điều chúng ta đang cảm nhận, những điều chúng ta đang trải nghiệm. Một điều gì đó rất sâu xa trong ta đang mời gọi ta hân hoan và bảo ta đừng bằng lòng với thuốc an thần chỉ giữ ta cảm thấy thoải mái.

Dù vậy, cùng một lúc, tất cả chúng ta đều biết có những cuộc chiến đấu trong đời sống hàng ngày. Xem ra có rất nhiều thứ đang chặn đường trước lời mời gọi hân hoan này. Lề thói hàng ngày của ta thường dẫn ta tới một thứ lãnh cảm ủ rũ từ từ trở thành một tập quán, với hậu quả nguy tử là tâm hồn ta trở nên tê cóng.

Ta không muốn để lãnh cảm hướng dẫn đời ta... hay ta muốn? Ta không muốn sức mạnh của tập quán thống trị đời ta... hay ta muốn? Nên ta hãy tự hỏi mình: ta phải làm gì để giữ cho trái tim ta khỏi bị tê cóng, khỏi bị gây mê? Ta phải làm thế nào để niềm vui Tin Mừng gia tăng và bén rễ sâu hơn trong đời sống ta?

Chúa Giêsu cho ta câu trả lời. Người nói với các môn đệ của Người lúc đó và Người nói điều ấy với chúng ta bây giờ rằng: Hãy ra đi! Hãy công bố! Niềm vui Tin Mừng là một điều để trải nghiệm, một điều để biết và một điều để chỉ có thể sống bằng cách cho nó đi, bằng cách tự cho mình ta đi.

Tinh thần thế gian này bảo ta nên giống như bất cứ ai khác, là bằng lòng với những gì dễ dãi. Đứng trước lối suy nghĩ phàm trần này, "ta phải phhục hồi xác tín này: ta cần có nhau, ta có trách nhiệm chung đối với nhau và đối với thế giới" (Laudato Si, 229). Đó là trách nhiệm công bố sứ điệp của Chúa Giêsu.Vì nguồn hân hoan của ta là "ước nguyện không cùng được tỏ lòng thương xót, vốn là hoa trái của việc ta trải nghiệm được sức mạnh của lòng thương xót vô hạn của Chúa Cha" (Evangelii Gaudium, 24). Hãy ra đi gặp mọi người, hãy công bố bằng cách xức dầu, và hãy xức dầu bằng cách công bố. Đó là điều Chúa dạy ta hôm nay. Người bảo ta:

Kitô hữu tìm thấy niềm vui trong việc được sai đi: Hãy đi gặp gỡ người thuộc mọi quốc gia!
Kitô hữu cảm nghiệm hân hoan bằng cách tuân giữ giới răn: Hãy ra đi và công bố tin mừng!
Kitô hữu tìm được niềm vui luôn mới mẻ bằng cách đáp lại ơn gọi: Hãy ra đi và xức dầu!

Chúa Giêsu sai các môn đệ đi khắp các quốc gia. Đến với mọi người. Chúng ta cũng thế, chúng ta là thành phần của mọi con người ấy từ hai ngàn năm trước đây. Chúa Giêsu không cung cấp bản tên rút ngắn liệt kê ai xứng đáng, ai không xứng đáng tiếp nhận sứ điệp của Người, sự hiện diện của Người. Thay vào đó, Người luôn ôm lấy sự sống khi thấy sự sống ấy. Trong những gương mặt đau đớn, đói ăn, bệnh tật hay tội lỗi. Trong những gương mặt thương tích, khát uống, mệt mỏi, nghi ngại và đáng thương. Không hề chờ mong một đời sống tươi đẹp, ăn mặc bảnh bao, trang điểm sạch sẽ, Người ôm lấy bất cứ đời sống nào khi thấy nó. Bất kể nó dơ bẩn, lôi thôi, tan nát như thế nào. Chúa Giêsu dạy: Hãy ra đi và cho mọi người biết tin mừng. Hãy ra đi và nhân danh Thầy ôm ấp sự sống trong tình trạng hiện hữu của nó, chứ không phải trong tình trạng các con muốn nó phải là. Hãy ra đi tới các xa lộ và đường vòng, hãy ra đi rao giảng tin mừng cách không sợ hãi, không thiên kiến, không tự tôn, không thương hại, cho tất cả những ai đã đánh mất niềm vui sống. Hãy ra đi công bố vòng tay thương xót của Chúa Cha. Hãy ra đi tới những người đang bị đớn đau và thất bại đè nặng, những người đang cảm thấy đời mình trống rỗng, và hãy công bố việc người ta coi là điên rồ của Chúa Cha đầy yêu thương vẫn cứ muốn xức dầu hy vọng, dầu cứu rỗi cho họ. Hãy ra đi công bố tin mừng này: lầm lạc, ảo giác đánh lừa và giả dối không hề có tính quyết định trong đời một con người. Hãy ra đi với dầu thơm xoa dịu các vết thương và chữa lành các tâm hồn.

Việc sai đi không bao giờ là thành quả của một chương trình đã được đặt kế hoạch cách hoàn hảo hay một cẩm nang được sắp xếp đàng hoàng. Việc sai đi luôn luôn là thành quả của một đời sống biết những điều cần được tìm ra và chữa lành, cần được gặp gỡ và tha thứ. Việc sai đi phát sinh từ một cảm nghiệm thường hằng về việc xức dầu đầy xót thương của Thiên Chúa.

Giáo Hội, Dân Thánh của Thiên Chúa, luôn bước trên những nẻo đường bụi bặm của lịch sử, rất thường được qua lại bởi tranh chấp, bất công và bạo lực, mới mong gặp được con cái mình, anh chị em mình. Dân thánh và tín trung của Thiên Chúa không sợ bị lạc đường; họ không sợ trở thành tự khép kín, đông đá thành những thành phần ưu tú, chỉ muốn bám vào sự an toàn của riêng mình. Họ biết rằng tự khép kín, trong mọi hình thức mình tiếp nhận, là nguyên nhân tạo ra rất nhiều lãnh cảm như trên.

Do đó, ta hãy ra đi, hãy ra đi để đem đến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô (Evangelii Gaudium, 49). Dân Thiên Chúa có thể ôm lấy mọi người vì chúng ta đều là môn đệ của Đấng từng qùy xuống trước mặt các môn đệ của Người mà rửa chân cho họ (ibid., 24).

Lý do chúng ta có mặt ở đây hôm nay là: nhiều người khác muốn đáp lại lời kêu gọi trên. Họ tin rằng "sự sống lớn mạnh nhờ được cho đi, và nó sẽ trở nên yếu ớt trong cô lập và êm ái" (Aparecida Document, 360). Chúng ta vốn là những người thừa hưởng tinh thần truyền giáo mạnh dạn của không biết bao nhiêu người nam nữ từng không thích "bị khép kín trong các cơ cấu chỉ đem lại cho ta cảm thức an toàn lầm lẫn... trong các thói quen khiến ta cảm thấy an ổn, trong khi người ta đang chết lả ở ngay ngoài cửa nhà mình" (Evangelii Gaudium, 49). Chúng ta mắc nợ một truyền thống, một chuỗi chứng tá từng làm cho các tin vui của Tin Mừng trở thành vừa "tốt" vừa "mới" đối với mọi thế hệ.

Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ một trong các chứng tá ấy, người đã chứng thực niềm vui Tin Mừng trên lãnh thổ này, Cha Junipero Serra. Ngài là hiện thân của một "Giáo Hội chịu ra đi", một Giáo Hội lên đường, đem lòng âu yếm đầy hoà giải của Thiên Chúa tới mọi nơi. Junípero Serra rời bỏ quê hương và lối sống của ngài. Ngài phấn khởi nghĩ tới những con đường mòn nóng rực, ra đi gặp gỡ nhiều người, học hỏi và trân quí các tập quán và lối sống đặc thù của họ. Ngài học hỏi cách làm thế nào phát sinh và nuôi dưỡng sự sống Thiên Chúa trên gương mặt bất cứ ai ngài gặp; ngài biến họ thành anh chị em của ngài. Junípero tìm cách bảo vệ phẩm giá cộng đồng bản địa, che chở nó chống lại những ai từng xử tệ và lạm dụng nó. Sự xử tệ và các tội ác vẫn còn làm chúng ta ngày nay bối rối, nhất là vì các thương tích họ gây ra trong đời sống nhiều người.

Cha Serra có một khẩu hiệu luôn linh hứng cho đời sống và việc làm của ngài, một khẩu hiệu được ngài sống suốt đời, đó là: siempre adelante! Luôn tiến lên phía trước! Đối với ngài, đây là cách thế để tiếp tục cảm nghiệm được niềm vui Tin Mừng, để giữ cho trái tim ngài kkỏi bị tê cóng, khỏi bị gây mê. Ngài tiếp tục tiến lên phía trước, vì Chúa đang đợi ngài. Ngài tiếp tục bước đi, vì anh chị em ngài đang đợi ngài. Ngài tiếp tục bước đi cho tới lúc chấm dứt cuộc đời. Hôm nay, giống như ngài, ước chi chúng ta cũng có thể nói rằng: Hãy tiến lên phía trước! Hãy tiếp tục tiến lên phía trước!


 
ĐGH Phanxicô sẽ bắt tay với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình?
Trần Mạnh Trác
20:44 23/09/2015


Nếu không nhờ đọc lá thư cuả ĐGM Thaddeus Ma Daqin cuả Thượng Hải thì mọi người đã quên phắt đi là ông Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đang có mặt ở Hoa Kỳ. Không có báo chí nào đề cập tới việc ông đi công du Mỹ Châu trừ ra một vài tờ ở Seattle là nơi ông đến thăm.

Ông đã đến cùng một ngày như ĐTC, sự khác biệt là phi cơ cuả ĐTC đáp xuống ở bờ phiá Đông (Washington DC) còn phi cơ cuả ông thì ở bờ phiá Tây (Seattle).

Nhưng Đông và Tây không chỉ là sự khác biệt duy nhất. ĐTC Phanxicô, với tư cách là nguyên thủ cuả một quốc gia nhỏ nhất hành tinh, đã được cả hai vị Tổng Thống và Phó Tổng Thống HK ra đón tại chân cầu thang máy bay; còn ông Tập Cận Bình, vị chủ tịch cuả một nước lớn nhất và đông dân nhất hành tinh? người đón ông là vị thống đốc tiểu bang Washington Jay Inslee, không thấy có tin về một viên chức Liên Bang nào trong phái đoàn đón rước cả.

Những sự kiện tiếp theo còn thêm nhiều khác biệt hơn nữa.

Dân chúng đón rước ông Tập, báo chí cho nay có khoảng 100 người đứng đợi trước khách sạn Westin hotel nơi ông tạm trú để...la ó vì số đông là những đệ tử cuả môn phái Falun Gong. Có một số nhỏ những người ủng hộ ông cũng ráng giơ cao một biểu ngữ duy nhất “Hello President Xi” viết bằng hán văn.

Còn ĐTC? Các phóng sự cho hay nhiều người đã ăn rầm ở rề trước cửa toà Khâm Sứ để tìm cơ hội thoáng nhìn thấy Ngài, và sáng hôm nay, các sân cỏ cuả National Mall và Ellipse đã đầy người từ lúc 5g sáng, để đợi cho đến 11g trưa khi Ngài đi ngang qua, trên đường tới Nhà Thờ St. Matthew’s Cathedral. Nhiều toà giải tội đã được lập lên trong những khu vực có dân chúng tụ tập, và có không ít người đã đến hoà giải với Chuá.

Ngày mai, ĐTC sẽ đọc thông điệp trước lưỡng viện Quốc Hội. Không thấy nói gì về ông Tập Cận Bình.

Dĩ nhiên những sự khác biệt đó là do ở cảm tình của chủ nhà là Hoa Kỳ và mục đích cuả vị khách.



Ông Tập có mục đích là giao thương cho nên chỉ có những doanh nhân lớn mới đôn đáo chạy theo ông, còn ĐGH có mục đích là mục vụ, tức là săn sóc cho người dân, cho nên dân chúng hồ hởi chạy theo Ngài cũng là lẽ đương nhiên.

Chúng tôi xin không giám bàn về tư cách cuả hai vị khách ở đây, sợ bị phạm tội phạm thượng thì nguy hiểm lắm!

Nhưng giữa ĐGH và ông Chủ Tịch Tập cũng có một sự trùng hợp, đó là cả hai vị đều có chương trình đọc diễn văn trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 25.

Và vì thế mà hai vị đều có mặt ở Washington DC vào ngày 24 và ở New York vào ngày 25, do đó mà Đức Giám Mục phó Thaddeus Ma Daqin cuả Thượng Hải đã ước mơ hai người có một cái bắt tay với nhau.



Dù đang bị quản thúc tại gia vì rời bỏ tổ chức Công Giáo Yêu Nước cuả Nhà Nước ngay sau khi được thụ phong giám mục, ĐGM Ma vẫn là một người yêu quốc gia mình và vì thế mà người ta hiểu cái tâm trạng cuả Ngài là được nhỉn thấy một sự cải tiến có lợi cho đất nước, ngài viết:

Dựa vào ví dụ cuả mối quan hệ Mỹ-Tòa Thánh, "mặc dù tôn giáo có xu hướng đứng ẩn ở phía sau, nó có thể trở thành một thế lực lớn trong các trường hợp đặc biệt."

Hoa Kỳ đã hoàn toàn nhận thức được điều này và đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.

ĐGM Ma cho biết một cái bắt tay thân thiện giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và ông Tổng thống Mỹ là một điều có thể tưởng tượng được dễ dàng.

Ngược lại, Ngài tự hỏi đã có bất kỳ tiến bộ nào trong quan hệ Trung Quốc-Tòa Thánh chưa?

Trung Quốc hiện đang có quan hệ ngoại giao với 165 quốc gia. Bộ trưởng ngoại giao từng nói với báo chí rằng sự hợp tác 'win-win' (cà hai cùng lợi) là một cốt lõi của quan hệ quốc tế mới của Trung Quốc, và rằng Bắc Kinh sẽ duy trì động lực của tiến bộ và mở rộng ngoại giao toàn diện của nó.

Đức Giám Mục Ma lưu ý rằng tuy Tòa Thánh không phải là một nhà nước. Nhưng nó có một vị trí quan sát thường trực tại Liên Hiệp Quốc.

"Toà Thánh chủ trương xây dựng quan hệ với các quốc gia," ĐGM Ma viết, "và một mối quan hệ như vậy có thể bảo vệ tự do tôn giáo của người Công Giáo ở bất kỳ quốc gia hoặc lãnh thổ nào.

"Toà Thánh duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với 179 quốc gia và lãnh thổ, và chính sách đối ngoại cơ bản của Tòa Thánh là tôn giáo và nhân đạo, không chính trị, không liên quan đến thương mại và quân sự".

"Chủ Tịch Tập và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đều có mặt ở Mỹ hiện nay, sẽ có thể có một cơ hội bất ngờ, và như vậy họ sẽ có một cái bắt tay thân thiện?", vị Giám mục tự hỏi.

"Tôi mong muốn cái bắt tay của họ," Ngài nói thêm. "Nếu hai nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và nổi bật trong thế giới này, thực sự có một cái bắt tay thân thiện, thì không chỉ có tôi, một người đàn ông nhỏ ở chân đồi Sheshan, ngoại ô Thượng Hải, cảm thấy vui xướng, mà sẽ là toàn thể thế giới".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg vui Trung Thu
Trần Đức Duy
16:36 23/09/2015
CÁC EM THIẾU NHI GIÁO ĐOÀN MẸ Thiên Chúa HARRISBURG VUI TRUNG THU

Đối với những ai sinh ra và lớn lên tại Việt Nam thì Tết Trung Thu chẳng có xa lạ gì vì đó là một ngày tết đặc biệt dành cho các em thiếu nhi, là dịp đặc biệt để các em được vui chơi thỏa thích dưới ánh trăng rằm cùng các hoạt động giải trí như múa lân, rước đèn, ca hát và phá cỗ với nhiều loại trái cây và đặc biệt là bánh trung thu. Nhưng đối với các em nhỏ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại thì có lẽ các em chưa hiểu hết ý nghĩa và những giá trị truyền thống của ngày Tết Trung Thu. Chính vì vậy, hằng năm Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa thường tổ chức ngày tết này cho các em một cách long trong theo khả năng của mình để tạo điều kiện cho các em được vui chơi và được học hỏi thêm về ngày tết truyền thống của dân tộc mình.

Xem Hình

Năm nay, Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa tổ chức mừng Trung Thu cho các em tại hội trường Trinity High School, Camp Hill, PA vào ngày 19 tháng 9. Mở đầu cho Đêm Trung Thu là Thánh Lễ Chúa Nhật 25 Thường Niên có đông đảo các em và người lớn cùng tham dự. Chính các em đã phục vụ các phần trong Thánh Lễ như đọc Sách Thánh, Lời Nguyện, dâng của lễ…và đây cũng là lần đầu tiên ca đoàn Huynh Trưởng phục vụ hát lễ. Trong bài giảng của mình, Cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Duy Thường chia thành hai phần: phần thứ nhất dành cho các em và thứ hai dành cho người lớn. Trong phần dành cho các em, Cha đã nhấn mạnh đến tình thương yêu mà Thiên Chúa đã đặc biệt dành cho các em. Trong trái tim của Ngài, các em luôn có một chỗ đứng quan trọng. Chính vì thế Ngài luôn quan tâm đến các em và muốn cho các em được sống an vui hạnh phúc trong tinh thần đơn sơ chân thành. Và vì yêu thương các em nên Ngài luôn âu yếm và chúc lành cho các em và Ngài còn nhấn mạnh rằng Nước Trời chỉ dành cho những ai có tinh thần giống như các em. Cha Quản Nhiệm đã mời gọi các em hãy cảm tạ Chúa về tình thương của Ngài dành cho các em qua ông bà, cha mẹ, các thầy cô, các huynh trưởng… và luôn biết sống hồn nhiên, đơn sơ, chân thành để xứng đáng với tình thương yêu của Chúa.

Trong phần dành cho người lớn, Cha Quản Nhiệm đề cập đến tinh thần phục vụ Chúa và phục vụ tha nhân. Đối với ngài, chức quyền hay địa vị không làm cho người ta trở nên vĩ đại nhưng là tinh thần phục vụ. Chỉ có tinh thần phục vụ mới làm cho con người có giá trị trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người. Và để minh chứng cho điều này, Cha đã ca ngợi những người đôi khi chẳng có địa vị gì trong cộng đoàn những luôn âm thầm làm những công việc tầm thường nhất như rửa chén đĩa nồi niêu, lau chùi bếp núc nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn cũng như các công việc khác trong những lần bán đồ ăn gây quỹ hay tiệc tùng của Giáo Đoàn, những người âm thầm hy sinh thời gian để đi tập hát, những người bỏ thời gian công sức để đi sa mạc làm huynh trưởng phục vụ các em thiếu nhi, những người miệt mài soạn giáo án và dạy dỗ các em của chương trình Giáo Lý và Việt Ngữ, những người âm thầm đóng góp về tinh thần cũng như vật chất cho cộng đoàn với hết khả năng của mình. Đó mới là những người lớn nhất và quan trọng nhất trong cộng đoàn cho dù trước mắt người đời họ chẳng là ai.

Sau Thánh Lễ là phần văn nghệ Trung Thu bắt đầu bằng màn rước đèn lồng và múa lân. Các em hân hoan vui sướng cầm trên tay những chiếc đèn lồng xinh xắn theo nhiepj điệu của bài hát Đêm Trung Thu tiến lên sân khấu cùng với hai chú lân. Sau đó, MC Tú Anh đã giới thiệu cho các em biết ngườn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu rồi sau đó các huynh trưởng đã cho các em và cả người lớn thưởng thức loại bánh truyền thống này do một gia đình trong Giáo Đoàn tài trợ.

Tiếp theo đó là những vũ điệu rất đặc sắc do các em thiếu nhi trong Giáo Đoàn trình bầy. Nhìn các em biểu diễn nhiều người đã không khỏi trầm trồ khen ngợi vì thấy các em diễn xuất giống như những nghệ sĩ chuyên nghiệp mặc dù thời gian tập luyện của các em rất là hạn chế. Các em đã thể hiện hết mình và đã thả hồn vào những tiết mục của các em làm cho các tiết mục đó trở nên sống động và đầy ý nghĩa.

Bên cạnh những tiết mục của các em là phần trình diễn của hai ca sĩ: Tú Anh đến từ Philadelphia và Anh Tú đến từ California. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa người lớn và trẻ em để tất cả có được một buổi tối Trung Thu thật vui vẻ. Các em có cơ hội được học hỏi và hiểu biết thêm về ngày Tết Trung Thu còn người lớn thì có dịp để ôn lại ký ức tuổi thơ của mình.

Để có được sự thành công của Đêm Trung Thu năm nay là do sự nhiệt tình cộng tác và tinh thần phục vụ của mọi người trong Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa. Hội Đồng Mục Vụ lo chuẩn bị tất cả những gì cần thiết cho đêm trung thu, các thầy cô đã hy sinh tập dượt cho các em, các gia đình đã ủng hộ tài chánh cũng như đồ ăn, các bậc phụ huynh nhiệt tình tham dự để cổ vũ tinh thần cho các em. Đặc biệt, rất nhiều người trong đó có các huynh trưởng đã hy sinh thời gian công sức của mình để chuẩn bị trước Thánh Lễ và dọn dẹp “bãi chiến trường ngỗn ngang” sau chương trình văn nghệ. Nếu không có sự hy sinh to lớn này thì sẽ không có sự thành công của Đêm Trung Thu năm nay. Chính vì thế ông chủ tịch HĐMV Lê Văn Ninh đã thay mặt Cha Quản Nhiệm và Giáo Đoàn cảm ơn tất cả những ai đã có công tạo nên sự thành công tốt đẹp cho ngày Tết của các em. Ông cũng phó thác sự hy sinh đó cho Thiên Chúa để Ngài rộng tay chúc lành và trả công bội hậu cho họ. Xin mời quý vị xem thêm hình ảnh Đêm Trung Thu tại trang web của Giáo Đoàn tại: http://vietcatholichbg.org/

Trần Đức Duy
 
Văn Hóa
Nước Montenegro ở đâu mà sao lại có thành Kotor đẹp như tranh vẽ vậy!
Lm Trần Công Nghị
21:22 23/09/2015
Khi tầu du lịch lên chương trình đi thăm thành phố Kotor của nước Montenegro, tôi cũng chẳng biết quốc gia này ở đâu, chỉ nhớ mang máng rằng sau khi Nam tư sụp đổ, và chiến tranh tiếp diễn sau đó Nam tư chia thành 6 quốc gia tự lập, trong đó có Montenegro. Thực ra nếu không có thành Kotor thì chũng chẳng ai đề ý tới Mentenegro đâu!



hình ảnh

Theo nguyên ngữ tiếng Ý, monte là núi, negro là đen, người Ý gọi nước này là núi đen vì từ phía bên kia biển Adriatic là nước Ý nhìn qua thì toàn một mầu núi đen. Gọi tên nước là Núi Đen vì có đến trên 60% diện tích quốc gia này là núi. Người Ý đã mấy lần đến chiếm và cai trị quốc gia nhỏ bé này.

Nếu không đến thăm Kotor và tận mắt chiêm ngưỡng thì cũng không thễ thấy được phong cảnh Kotor đẹp đến như vậy, y như một bức tranh thủy mạc vẽ từ trời xuống! Quá đẹp nên trong những thập niên qua nhiều tầu du lịch đã phải ghé nơi đây. Tôi đã từng đi thăm nhiều vịnh đẹp vùng Nauy, nhưng phải công nhận thành Kotor trong vịnh (fjord) Kotor thì thật tuyệt vời, khó đâu sánh bằng.

Vịnh Kotor, một trong những phần bị thời băng tuyết ngàn năm xưa xoi mòn thuộc biển Adriatic. Đa số công nhận đây là vịnh hẹp ở miền châu Âu đẹp hạng nhất. Tuy nhiên có người cho là một dòng sông "ria", một hẻm núi có sông ngập nước. Cùng với những vách đá vôi nhô ra ở mièn Orjen và Lovćen.

Nếu đi quanh một vòng trong thành Kotor, du khách đã thấy được nét đẹp của những con đường đá mòn soi bóng loáng, những kiến trúc cổ, những nhà thờ lịch sử, những hào lũy kiên vững và phong cảnh đẹp hùng vĩ, thì bạn càng ngạc nhiên bội phần khi dùng xe leo lên chót đỉnh núi cao nhìn xuống sẽ thấy một cãnh thần thiên vô tiền khoáng hậu. Xung quanh thành là núi đá vôi và núi xanh bao quát, nó tạo thành một cảnh quan Địa Trung Hải ấn tượng và đẹp như tranh vẽ. Chúng tôi đã đi xe hơi ngoành nghèo hết vòng nọ đến vòng kia lên đỉnh núi, và giữa chừng vào một làng Mjegusi truyền thống xem cách dân làng đa số dự trữ thịt bằng cách xông khói ướp thịt đề lâu gọi là "smoked ham" hay tiếng Ý là "prosciutto". Thưởng thức thịt xông khói và uống rượu nho đặc biệt sản xuất trong vùng với công nghệ truyền thống 3000 năm có thừa. Thật thú vị biết bao.

Sau khi uống rượu không say lắm, nhưng ngà ngà mơ mơ màng mành... Xe đưa chúng tôi tới thủ đô quốc gia là Cetenje, nơi đây trước kia khi hoàng đế Nicolas cai trị dân Montenegro nhiều đời, có cung điện tuy không nguy nga, nhưng rất qúi giá vì những tranh cổ, đồ dùng và các báo vật nhà Nicolas đề lại. Nay cung điện thành bảo tàng viện cho dân chúng thăm viếng. Dưới thời cộng sản Titô, và đây không phải là thủ đô, nay dân Montenegro được độc lập lại đổi tên lại và lấy thành này làm thủ đô như trước.

Vài nét về lịch sử Kotor

Kotor là một thị trấn ven biển quốc gia Montenegro. Nó nằm trong một phần tách biệt của Vịnh Kotor với dân số khoảng 13.510 người. Thành Kotor được xây dựng lên trong khoảng thời gian người Venetian đến xâm chiếm và cai trị. Quanh thành có một tường thành xây kiên cố, và tường thành xây tuốt lên núi cao, hiện hãy còn pháo đài nằm trên đỉnh núi cao.

Kotor là được công nhận là di sản thế giới vì tính cách lịch sử văn hóa và thắng cảnh cú nó.

Lối vào của thị trấn cũ Kotor có viết bảng hiệu như sau: "Những gì thuộc về người khác thì chúng tôi không muốn, những gì là của chúng tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng."

Theo sử sách thì Kotor, lần đầu tiên được đề cập vào năm 168 trước Công nguyên, trong thời La Mã cổ đại, khi đó nó được gọi là Acruvium, Ascrivium, hoặc Ascruvium (tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἀσκρήβιον). Và là một phần của tỉnh La Mã của Dalmatia.

Kể từ thời Trung Cổ, Kotor phát triền mạnh khi Hoàng đế Justinian xây dựng một pháo đài trên Acruvium vào năm 535. Thành phố bị đánh bại và bị cưới bóc bởi người Saracens vào năm 840.

Thành Kotor là một trong những thành bị văn hóa Dalmatian ảnh hưởng trong suốt thời Trung Cổ, và cho đến thế kỷ thứ 11 ngôn ngữ Dalmatian được sử dụng tại Kotor.

Năm 1002, thành phố bị người Bulgarian chiếm đóng, và trong những năm sau đó người Bugarian đã được nhượng lại cho người Serbia, tuy nhiên, người dân địa phương chống lại các hiệp ước và, lợi dụng đồng minh với Cộng hòa Ragusa, họ chống cự cho tới năm 1184.

Dưới triều đại Nemanjić thành phố kotor được tự trị. Với sự sụp đổ của đế chế Serbia, thành phố vẫn lệ thuộc vào những người Serbia tha hương.

Tới năm 1420, Kotor thừa nhận quyền chủ tể của Cộng hòa Venice.. Bốn thế kỷ dưới sự thống trị của người Venetian đã làm cho thành phố có những nét kiến trúc đặc trưng của Venice, góp phần làm cho Kotor thành di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Trong khi dưới sự cai trị Venetian, Kotor đã bị bao vây bởi Đế chế Ottoman năm 1538 và 1657, đã phải chịu đựng các bệnh dịch hạch năm 1572, và gần như bị phá hủy bởi trận động đất năm 1563 và 1667. Nó cũng được cai trị bởi Ottoman tại một thời gian ngắn.

Sau này nhiều quốc gia mạnh hơn đã thay nhau xâm chiếm Kotor, Napoleon của Pháp vào năm 1805, sau đó là Áo, là Ý, là Nga, và rồi Anh quốc.

Giữa năm 1941 và 1943 Vương quốc Ý thôn tính khu vực của Kotor mà đã trở thành một trong ba tỉnh của Governorate Ý của Dalmatia.

Sau năm 1945 nó trở thành một phần của xã hội chủ Cộng hòa Montenegro sau đó trong hóa thân thứ hai của Nam Tư.

Ngày 15.4. 1979, một trận động đất lớn nhấn khu vực ven biển Montenegro. Có khoảng 100 thương vong. Một nửa của thành cổ Kotor đã bị phá hủy và Nhà thờ St. Tryphon đã phần nào bị hư hỏng.

Cho đến đầu thế kỷ 20, người Công Giáo gốc Croatia chiếm tỷ trọng lớn xung quanh Vịnh Kotor. Kotor có Tòa Giám mục Công Giáo cho người Croatian, trong đó bao gồm toàn bộ vùng vịnh.

Kotor có một trong những thị trấn thời trung cổ được bảo tồn tốt nhất trong Adriatic và là một di sản thế giới UNESCO. Đây là nơi có nhiều điểm tham quan, chẳng hạn như Nhà thờ Saint Tryphon trong khu phố cổ (xây dựng năm 1166), và các bức tường cổ xưa mà kéo dài trong 4,5 km (3 dặm) trực tiếp trên thành phố. Sveti Đorđe và Gospa od Škrpijela đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển của Perast cũng là một trong những điểm đến phổ biến ở những vùng lân cận của Kotor.
 
Thăm hòn đảo Korčula, nơi ghi vết chân Marco Polo trên đường sang Á châu
Lm Trần Công Nghị
12:52 23/09/2015
Korčula hay còn gọi là Corcula là một hòn đảo ở biển Adriatic, thuộc nước Croatia. Hòn đảo này có diện tích 279 km2 (108 sq mi); 46,8 km (29,1 dặm). Dân số trên đảo ước tính là chừng 17.000 người.

Hình ảnh

Khu định cư chính trên đảo là thị trấn của Korčula, Vela Luka và Blato. Làng trên bờ biển là Brna, Lumbarda, Račišće, Zavalatica, Prizba và Prigradica, trong khi Žrnovo, Pupnat, Smokvica và Cara trong nội địa. Con đường chính chạy dọc theo xương sống của đảo kết nối tất cả các khu định cư từ Lumbarda về phía đông để Vela Luka về phía tây.

Tầu du lịch chúng tôi ghé thăm thành phố Korčula, một thành phố có tiếng về du lịch với các nhà thờ danh tiếng, thành lũy đẹp, và nhất là Korčula có liên hệ với nhà thám hiểm Marco Polo trên đường từ Venice dang Trung Hoa có ghé đảo này, và khi trở về cũng ghé nơi đây.

Đảo này danh tiếng về nghề trồng nho, nhờ khí hậu tốt, giống đất, sỏi đá và ánh sáng mặt trời nên sản phẩm rượu ở đây danh tiếng hoàn cầu. Hướng dẫn viên cho biết rượi ở đây do người Hy Lạp trồng đã có quá trình từ 5 thế kỷ trước Công nguyên, một loại rượu nho đỏ khá mạnh, mầu sắc tươi tắn.

Trong chuyến ghé thăm đảo, chúng tôi đã tới làng trồng nho để thăm những vườn nho, cách ép rượu, và nếm rượu nho vàng cũng như nho đỏ tại đây và ăn phó-mát trong nông trại này.

Sau khi thăm nông trại nho, đi suốt con đường Bắc Nam, qua các làng mạc, mà làng trung tâm Blato đông người nhất, sau đó lên mạn Bắc thăm làng đánh cá và nghỉ mát Vela Luca, đạo phố và nghỉ ngơi. Tại đây, chúng tôi thăm 2 nhà thờ Công Giáo, tuy nhiên 2 nhà đều đều cửa đóng then cài, chỉ đứng ngoài chụp hình mà thôi.

Về lại thị trấn Korčula, chúng tôi đạo phố, thăm các di tích lịch sử, vào thăm nhiều nhà thờ, và di tích của Marco Polo đề lại.

Vài nét Lịch sử về Korčula

Theo truyền thuyết, hòn đảo này được thành lập bởi anh hùng Trojan Antenor trong thế kỷ 12 trước Công nguyên, cũng nổi tiếng là người sáng lập của thành phố Padua của Ý.

Người Hy Lạp cổ đại đến đây lập thuộc địa và thành lập Korčula trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Một bảng khắc bằng đá được tìm thấy ở Lumbarda (Lumbarda Psephisma) và đó là bằng văn bản tượng đài bằng đá lâu đời nhất ở Croatia ghi rằng người định cư Hy Lạp từ Issa thành lập thuộc địa trên hòn đảo này vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Hai cộng đồng này sống hòa bình cho đến khi các cuộc chiến tranh Illyria (220 TCN đến 219 TCN) với người La Mã.

Sau chiến tranh Illyriq, các hòn đảo chung quanh vùng này đã trở thành một phần của tỉnh La Mã. Từ thế kỷ 1 trờ đi Korčula đã trở thành một phần của tỉnh La Mã cổ đại là Dalmatia. Từ thế kỷ thứ 6 nó được đặt dưới sự cai trị của đế quốc Byzantine.

Thế kỷ 6 và thế kỷ thứ 7 có nhiều dân Slavic di dân đến đây định cư và sau những cuộc quân Avar xâm lược vào khu vực này.

Người Kitô hữu thuộc sắc dân Croatia đã bắt đầu đến đây định cư từ thế kỷ thứ 9, những cư dân nông thôn người Slavic đầu trên đảo cũng có thể đã trở lại đạo gia nhập Công Giáo.

Sau đế chế Byzantine là đến sự kiểm soát của các hoàng tộc Zahumlje.

Vào thế kỷ thứ 12 Korčula bị dưới quyền thống trị một thời gian ngắn bời nước Cộng hòa Venetian. Khoảng thời gian này, các nhà cầm quyền địa phương Korčula bắt đầu thực hiện chính sách ngoại giao và ban hành luật lệ trong thị trấn hầu đảm bảo sự độc lập của hòn đảo này, đặc biệt liên quan đến công việc nội bộ làm thế nào đối xử với cho các nước láng giềng mạnh mẽ hơn mình.

Cũng như nhiều đảo nhỏ hay các quốc gia nhỏ bé khác trong vùng này, Corcula cùng chung số phận bị thống trị bởi các đế quốc mạnh hơn. Các quốc gia mạnh hơn đã thay nhau xâm chiếm Kotor: đó là Pháp, sau đó là Áo, là Ý, là Nga, và rồi Anh quốc.

Bên cạnh dịch vụ du lịch phát triển mạnh, Du lịch mùa hè có một truyền thống lâu đời trên đảo. Corcula còn dựa vào nông nghiệp, cụ thể là việc trồng nho, ô liu và trái cây, ngư nghiệp và chế biến thủy sản. Đóng tàu tuy vẫn còn tồn tại mặc dù tầm quan trọng của nó đối với kinh tế địa phương đã giảm bớt.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ
Lê Trị
21:06 23/09/2015
MẸ
Ảnh của Lê Trị
Mẹ là người có thể thay
thế tất cả những ai khác,
nhưng không ai có thể
thay thế được mẹ.

A mother is she
who can take the place of all others
but whose place no one else can take.
(Đức Hồng Y Gaspard Mermillod)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 17/9 – 23/09/2015: Câu chuyện “Tôi là người bất hạnh nhất trần đời”
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:32 23/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáo Hội là một người mẹ, không phải là một hiệp hội cứng nhắc

Giáo Hội là một người mẹ nơi cảm giác yêu thương và dịu dàng từ mẫu, cũng như sự ấm áp nhân bản được cảm nhận, nếu không tất cả những gì còn lại chỉ là sự cứng nhắc và kỷ luật. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 15 tháng Chín, lễ Đức Mẹ Sầu Bi, tại nhà nguyện Santa Marta. Chín vị Hồng Y đang tham dự khóa họp về cải tổ giáo triều Rôma cũng đã tham dự thánh lễ.

Những suy tư trong bài giảng của Đức Thánh Cha đã dựa trên những lời Chúa Giêsu trối lại từ trên Thập giá khi Ngài phó ông Thánh Gioan làm con Đức Mẹ và ủy thác sự chăm sóc Mẹ Ngài cho vị tông đồ được Ngài yêu mến. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không để chúng ta mồ côi. Chúng ta có một người mẹ bảo vệ chúng ta.

“Trong thời buổi này tôi không biết đó có phải là một cảm giác thịnh hành không; nhưng trong thế giới của chúng ta có một cảm giác rất lớn là bị mồ côi, thế giới này là một thế giới mồ côi. Từ này có một tầm quan trọng rất lớn, đó là tầm quan trọng khi Chúa Giêsu nói với chúng ta: ‘Thầy không để anh em mồ côi, Thầy ban cho anh em một người mẹ.’ Và đây cũng là một nguồn mạch cho niềm tự hào của chúng ta. Đó là chúng ta có một người mẹ, một người mẹ bên cạnh chúng ta, bảo vệ chúng ta, đồng hành cùng chúng ta, giúp đỡ chúng ta, ngay cả trong những thời điểm khó khăn hay kinh hoàng.”

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Lòng từ mẫu của Đức Maria, vượt khỏi Mẹ và lan xa. Từ đó, xuất hiện một người mẹ thứ hai, đó là Mẹ Giáo Hội.

“Giáo Hội là mẹ của chúng ta. ‘Giáo Hội Mẹ Thánh’ của chúng ta được hình thành thông qua phép rửa của chúng ta, làm cho chúng ta lớn lên trong cộng đồng của mình và có thái độ của người mẹ: hiền lành và nhân ái. Mẹ Maria của chúng ta và Giáo Hội Mẹ của chúng ta biết làm thế nào để vuốt ve con cái của mình và thể hiện sự dịu dàng. Nghĩ về Giáo Hội mà không có cảm giác của lòng từ mẫu là nghĩ về một hiệp hội cứng nhắc, một hiệp hội không có sự ấm áp nhân bản, là nghĩ đến một đứa trẻ mồ côi.”

“Giáo Hội là mẹ của chúng ta và chào đón tất cả chúng ta như một người mẹ: Mẹ Maria của chúng ta, Giáo Hội Mẹ chúng ta, và lòng từ mẫu này được thể hiện qua thái độ hoan nghênh, hiểu biết, nhân lành, tha thứ và dịu dàng.”

“Và nơi đâu có lòng từ mẫu và sự sống, ở đó có cuộc sống, có niềm vui, có hòa bình và chúng ta lớn trong hòa bình. Thiếu vắng lòng từ mẫu này tất cả những gì còn lại chỉ là sự cứng nhắc, kỷ luật và mọi người không biết làm thế nào để mỉm cười. Một trong những điều đẹp nhất và nhân bản nhất là mỉm cười với một đứa trẻ và làm cho đứa bé ấy cười.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Xin Chúa cho chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Chúa ngày hôm nay, hệt như Ngài lại đang phó mình trong tay Cha thay mặt cho chúng ta và nói: ‘Này Con, này là mẹ con!’”

2. Hãy dõi theo con đường Thánh Giá , tránh xa các chước ma quỷ cám dỗ

Nếu chúng ta muốn tiến tới “trên con đường đời sống Kitô”, chúng ta phải hạ mình xuống, như Chúa Giêsu đã làm trên Thánh Giá. Đây là thông điệp trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Hai 14 tháng 9 trong Thánh Lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà nguyện Santa Marta, cùng với sự tham dự của các Hồng Y thuộc nhóm 9 vị Hồng Y cố vấn đang họp tại Vatican cho đến ngày 16 tháng 9.

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã dựa trên bài đọc trong ngày kể về con rắn trong sa mạc và những cám dỗ mà ma quỷ quyến rũ chúng ta để rồi tiêu diệt chúng ta. Ngài lưu ý rằng nhân vật chính trong dụ ngôn này là một con rắn, là ma quỷ, là “đứa xảo quyệt và có tài quyến rũ”.

Kinh Thánh nói thêm với chúng ta rằng “ma quỷ là một đứa dối trá, hay ghen ghét, và vì sự ghen tị của ma quỷ, tội lỗi đã lẻn vào thế gian. Tài cám dỗ chúng ta của ma quỷ triệt hạ chúng ta.”

Đức Thánh Cha cảnh báo: “Ma quỷ hứa hẹn nhiều điều, nhưng đến lúc chúng ta tỉnh ngộ giá phải trả là rất cao.”

Đề cập đến Thánh Phaolô, là người đã nổi giận nói với các Kitô hữu thành Galát rằng “Hỡi những người Galát ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá phơi bày ra trước mắt?. . Anh em ngu xuẩn như thế sao?.. Bấy nhiêu kinh nghiệm anh em đã trải qua, lại uổng công sao?” (Thư Galát 3:1-4), Đức Thánh Cha nói họ đã bị con rắn này làm cho hư hỏng. Điều này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng, không có gì là lạ; điều này nằm trong tâm thức người dân Israel.

Đức Giáo Hoàng sau đó đã đề cập đến câu chuyện Chúa nói với ông Môsê, “hãy làm một con rắn bằng đồng và những ai [bị rắn cắn] ngước nhìn lên nó sẽ được cứu”. Điều này, Đức Thánh Cha giải thích rằng cũng là “một lời tiên tri, một lời hứa không phải là dễ hiểu”. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô, “Như ông Môise treo con rắn trong sa mạc lên, cũng thế Con Người cũng sẽ bị treo lên, để ai tin vào Ngài thì được sự sống đời đời.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng con rắn bằng đồng tiêu biểu cho Chúa Giêsu, Đấng đã phải chịu treo trên thập giá.

“Tại sao Chúa chọn hình ảnh thê thảm và xấu xí này. Đơn giản bởi vì Ngài đã đến để gánh lên trên vai mình tất cả tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã trở thành tội nhân lớn nhất mà chẳng hề mắc bất cứ tội lỗi nào. Thánh Phaolô nói với chúng ta: ‘Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.’ (2 Côrintô 5:21). Khi chấp nhận hình ảnh thê thảm và xấu xí ấy, Ngài trở thành con rắn đồng, thành hiện thân của tội lỗi để cứu chúng ta. Đây là thông điệp của Phụng vụ Lời Chúa ngày hôm nay, đây là con đường của Chúa Giêsu.”

“Con đường của Ngài là trở thành phàm nhân giữa chúng ta và gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta lên chính mình. Và Thánh Phaolô giải thích với dân thành Philipphê, là những người mà ông rất thương mến: ‘Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.’

Con đường của Chúa Giêsu là “trút bỏ chính mình, Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta. Ngài đã trở nên xấu xí như con rắn.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Chúng ta thường nhìn thấy những bức tranh đẹp mô tả lúc Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá, nhưng thực tế khác rất xa. Thân thể Ngài đã bị rách nát và đẫm máu bởi tội lỗi của chúng ta. Đây là con đường Chúa đã chọn để đánh bại con rắn theo đường lối của mình. Chúng ta phải nhìn vào Thập Giá của Chúa Giêsu, không phải vào những đường nét nghệ thuật, vào những bức tranh đẹp, nhưng vào thực tế. Và chúng ta phải hướng nhìn vào con đường của Ngài, và nhìn vào Thiên Chúa, là Đấng tiêu diệt chính mình, là Đấng đã cúi xuống để cứu chúng ta.”

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với những lời như sau: “Con đường của người Kitô hữu là nếu ai muốn tiến trên con đường đời sống Kitô, người ấy phải biết tự hạ mình như Chúa Giêsu. Đó là con đường của sự khiêm nhường, vâng, điều đó cũng có nghĩa là người ấy phải gánh lấy nhục nhã vào mình như Chúa Giêsu đã làm.”

3. Câu chuyện “Tôi là người bất hạnh nhất trần đời”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em vừa nghe một trích đoạn trong bản giao hưởng số 5 cung C thứ của nhà soạn nhạc tài hoa Beethoven được giàn giao hưởng Berlin trình bày.

Đây là một bản giao hưởng quen thuộc với nhiều người và các chương trình truyền hình của chúng tôi cũng thường dùng làm những cách đoạn giữa 2 bản tin hay hai câu chuyện.

Nhiều người rất muốn được nổi tiếng lẫy lừng, được lưu danh thiên cổ như Beethoven, nhưng ít người biết rằng lúc sinh thời nhà soạn nhạc danh tiếng lẫy lừng này thường cho rằng “Tôi là người bất hạnh nhất trần đời”.

Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em,

Cuộc đời của nhạc sĩ Beethoven, ngay cả khi đạt đến đỉnh cao của danh vọng, cũng không phải là một cuộc đời hạnh phúc. Tất cả những người viết tiểu sử của nhạc sĩ đều ghi nhận rằng ông đã qua một thời tuổi thơ khốn khổ. Cha ông đã xem kỳ tài âm nhạc của ông như một cơ hội để làm tiền. Thần đồng âm nhạc đã phải ngồi vào đàn Piano từ sáng tới chiều, đến độ ông đâm chán cả âm nhạc. Chỉ có mẹ ông mới là nguồn an ủi duy nhất của ông trong lúc tuổi thơ, nhưng bà đã mất năm ông mới 17 tuổi.

Năm 28 tuổi, Beethoven bắt đầu bị điếc. Ông cảm thấy thất vọng hoàn toàn. Và tai họa đã tiếp diễn cho đến cuối đời ông.

Tuy nhiên, con người “bất hạnh nhất trần gian ấy” như ông thường nói về mình đã sáng tác những dòng nhạc bất hủ nhất ở cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19.

Trong sứ điệp Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân được cử hành vào ngày 11 tháng 2 năm 2016 với đề tài: “Tín thác nơi Chúa Giêsu từ bi như Mẹ Maria: Bất cứ gì Ngài nói với anh em, hãy cứ làm như vậy”, Đức Thánh Cha đã muốn trả lời cho câu hỏi mà nhiều người bệnh, đặc biệt là bệnh nặng, thường đưa ra “Tại sao lại là tôi?”

Bệnh tật khiến cho chúng ta bị khủng hoảng và dễ bị cám dỗ rơi vào thất vọng và nổi loạn, vì nghĩ rằng đã mất mọi sự. Nhưng chính trong những lúc như thế đức tin vén mở cho chúng ta thấy tiềm năng tích cực của bệnh tật. Đức tin không làm cho bệnh tật hay khổ đau biến mất, nhưng cung cấp cho chúng ta một chìa khóa đọc hiểu, qua đó có thể khám phá ra ý nghĩa sâu xa của sự sống con người. Và Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, là “chuyên viên sự sống”, trao ban chìa khóa đó cho chúng ta, giúp chúng ta tiến tới gần Chúa Giêsu hơn.

4. Phụ nữ mang trong mình một phước lành bí mật và đặc biệt

Phụ nữ mang trong mình một phước lành bí mật và đặc biệt của Thiên Chúa để bảo vệ con cái khỏi Kẻ Dữ. Thiên Chúa ghi dấu người đàn bà với một hàng rào che chở chống lại sự dữ, mà bà có thể sử dụng cho mỗi thế hệ nếu muốn. Phước lành đó là nền tảng của một nền thần học về nữ giới. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 30,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiêp kiến chúng sáng thứ Tư 16 tháng 9.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói ngài kết thúc loạt bài giáo lý về hôn nhân và gia đình với đề tài “tương quan giữa gia đình và các dân tộc.” Ngài nói: chúng ta đang đứng trước hai biến cố lớn liên quan tới đề tài này: đó là cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình tại Philadelphia bên Hoa Kỳ và Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình tại Roma. Cả hai đều có chiều kích quốc tế tương xứng với chiều kích đại đồng của Kitô giáo, nhưng cũng tương xứng với tầm quan trọng phổ quát của cộng đoàn nhân loại nền tảng và không thể thay thế được chính là gia đình. Đức Thánh Cha nhận xét xã hội trong đó gia đình phải sống như sau:

Nền văn minh đang đi qua hiện nay xem ra bị ghi dấu bởi các hậu quả dài hạn của một xã hội bị quản trị bởi chế độ kỹ thuật kinh tế. Luân lý đạo đức tuỳ thuộc cái luận lý của lợi nhuận đã thủ đắc các phương tiện to lớn và được các phương tiện truyền thông khổng lồ yểm trợ. Trong bối cảnh này một liên minh mới của người nam và người nữ cũng trở thành chiến thuật giúp các dân tộc thoát khỏi ách thực dân của tiền bạc. Liên minh đó phải trở lại hướng dẫn chính trị, kinh tế và cuộc sống chung dân sự. Nó định đoạt phẩm giá của con người trên trái đất, việc thông truyền tình cảm sự sống, các mối dây của ký ức và niềm hy vọng.

Cộng đoàn hôn nhân gia đình của người nam và người nữ là văn phạm sinh nở của liên minh này, mà chúng ta có thể nói là “nút thắt bằng vàng”.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Chính từ Lời kinh thánh về việc tạo dựng chúng ta đã đặt làm nền tảng cho các suy tư về gia đình trong các buổi gặp gỡ ngày thứ tư. Chúng ta có thể và phải kín múc trở lại lời đó một cách sâu rộng hơn. Đây là một việc làm lớn nhưng cũng hứng thú chờ đợi chúng ta. Việc tạo dựng của Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là một tiền đề triết lý: nó là chân trời đại đồng của đức tin! Không có một dự án tạo dựng và cứu rỗi khác của Thiên Chúa. Chính cho sự cứu rỗi thụ tạo, của mỗi thụ tạo, mà Thiên Chúa đã làm người: “cho loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta” như Kinh Tin Kính nói. Và Chúa Giêsu phục sinh là “con đầu lòng của mọi thụ tạo” (Cl 1,15).

Thế giới đưọc tạo dựng được giao phó cho người nam và người nữ: điều xảy ra trao ban dấu ấn cho tất cả. Việc khước từ phước lành của Thiên Chúa của họ, một cách thê thảm, dẫn đưa tới một mê sảng muốn toàn quyền làm hư hỏng mọi sự. Đó là điều mà chúng ta gọi là “tội tổ tông”. Và chúng ta tất cả đều vào đời với gia tài của căn bệnh ấy.

Tuy thế, chúng ta không bị chúc dữ cũng không bị bỏ rơi cho chính mình. Trình thuật cổ xưa về tình yêu đầu tiên của Thiên Chúa đối vói người nam và người nữ, đã có các trang được viết bằng lửa liên quan tới sự kiện này. “Ta sẽ đặt thù nghịch giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng dõi bà và dòng dõi ngươi” (St 3,15a). Đó là những lời Thiên Chúa đã nói với con rắn lừa dối. Qua các lời này Thiên Chúa ghi dấu người đàn bà với một hàng rảo che chở chống lại sự dữ, mà bà có thể sử dụng cho mỗi thế hệ, nếu muốn, Nó có nghĩa là người nữ mang trong mình một phước lành bí mật và đặc biệt, giúp chống lại Kẻ Dữ! Như Người Đàn Bà trong sách Khải Huyền chạy đi giấu con khỏi Con Rồng. Và Thiên Chúa che chở bà (x, Kh 12,6). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Anh chị em hãy nghĩ coi sự sâu xa nào được mở ra ở đây! Có nhiều kiểu nói thuộc lòng, đôi khi gây xúc phạm đối với người đàn bà cám dỗ gọi hứng cho sự dữ. Trái lại, có chỗ cho một nền thần học về phụ nữ ở độ cao phước lành của Thiên Chúa đối với nàng và đối với việc sinh con!

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Dù sao đi nữa, sự chở che thương xót của Thiên Chúa đối với người nam và người nữ không bao giờ thuyên giảm cho cả hai. Chúng ta đừng quên điều này! Ngôn ngữ biểu tượng của Thánh Kinh nói với chúng ta rằng trước khi họ xa rời Vườn Địa Đàng, Thiên Chúa đã làm cho người nam và người nữ các chiếc áo bằng da và mặc cho họ (x. St 3,21). Cử chỉ dịu hiền này cũng có nghĩa là trong các hậu quả đớn đau của tội lỗi chúng ta, Thiên Chúa vẫn không muốn rằng chúng ta trần truồng và bị bỏ rơi cho số phận của chúng ta là những người tội lỗi. Sự dịu hiền ấy của Thiên Chúa, sự săn sóc này đối với chúng ta, chúng ta trông thấy được nhập thể nơi Đức Giêsu thành Nagiarét, Con Thiên Chúa “sinh ra từ người đàn bà” (Gl 4,4) Và thánh Phaolô còn luôn luôn nói rằng: “trong khi chúng ta còn là các tội nhân, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta” (Rm 5,8).

Lời hứa mà Thiên Chúa đã hứa với người nam và người nữ, ở nguồn gốc của lịch sử, bao gồm tất cả mọi người, cho tới ngày lịch sử kết thúc. Nếu chúng ta có đức tin đủ, các gia đình của các dân tộc trên trái đất sẽ nhận biết phước lành này. Dầu sao đi nữa, bất cứ ai để cho mình cảm động bởi quan điểm này, dù họ có thuộc dân tộc nào, quốc gia nào hay tôn giáo nào đi nữa, họ đều tiến bước với chúng ta,. Họ sẽ là anh chị em của chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho các gia đình tại khắp mọi nơi trên trái đất này! Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em.